• Sét đánh trúng một nhà thờ tạm bằng tôn, sắt bên trong trại tị nạn, trong một buổi cầu nguyện cuối tuần, khiến 14 người thiệt mạng, trong đó có 13 trẻ em.

    Ngày 3/11, cảnh sát Uganda cho biết, chiều tối ngày 2/11, một vụ sét đánh đã xảy ra tại một nhà thờ tạm lắp ghép bằng tôn, sắt ở Trại tị nạn Palabek, huyện Lamwo, miền Bắc đất nước làm 14 người thiệt mạng, 34 người khác bị thương. Đáng chú ý, trong số các nạn nhân thiệt mạng, có 13 trẻ em.

    ti nan set danh 1
    Vụ sét đánh khiến 48 người thương vong. Nguồn: @r_odong.

    Kituuma Rusoke, phát ngôn viên Sở cảnh sát Lamwo, cho biết, vụ việc xảy ra vào 17h50’, ngay sau khi trời đổ mưa, khi mọi người đang tụ tập trong buổi cầu nguyện cuối tuần.

    Ông William Komech, một quan chức địa phương, nói, sét đánh trúng mái tôn của tòa nhà; cho biết, trong số 14 nạn nhân thiệt mạng có 5 bé gái và 9 bé trai ở độ tuổi từ 14 đến 18.

    ti nan set danh 1
    Vụ việc xảy ra tại Trại tị nạn Palabek, huyện Lamwo, miền Bắc Uganda, sát biên giới với Nam Sudan/ @WorldWatch_in.

    Trại tị nạn Palabek nằm sát biên giới với Nam Sudan, nơi trú tạm của khoảng 80.000, chủ yếu đến từ cộng đồng Nuer ở Nam Sudan, quốc gia vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng bạo lực và bất ổn kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2020.

    “Chính phủ đang phối hợp với Cao ủy LHQ về người tị nạn- UNHCR và các liên quan cơ quan khác để cung cấp hỗ trợ cần thiết cho những người sống sót.”, Bộ trưởng Cứu trợ, Phòng ngừa thảm họa và người tị nạn Uganda, Hillary Onek cho biết.

    ti nan set danh 113/14 nạn nhân thiệt mạng là trẻ em. Nguồn: @r_odong.

    Khu vực xảy ra vụ việc thường xuyên có sét và đôi khi gây ra chết người. Tháng 8/2020, một vụ sét đánh ở phía tây bắc Uganda khiến 10 trẻ em thiệt mạng. Trước đó vào năm 2011, một vụ sét đánh khác đã giết chết 18 trẻ em và giáo viên tại một trường học

    baovephapluat (theo CNN, AFP)

  • "Tôi không ngờ điều này lại xảy ra", Maria nói, chỉ về túp lều xụp xụp trên một con phố ở London, nơi mà cô gọi là nhà. "Tôi đến Anh để theo đuổi giấc mơ, nhưng giờ tôi phải sống bờ bụi".

    Maria (không phải tên thật) chỉ là một trong số rất nhiều người phải sống vạ vật quanh London. Cô đến từ Bolivia cách đây 2 năm với hy vọng trở thành bác sĩ, nhưng một loạt biến cố xảy ra đã khiến cô phải ra đường.

    ngu bo bui 1
    Maria đã phải rời căn hộ của chị gái và gặp vô vàn khó khăn về chỗ ở. Ảnh: Facundo Arrizabalaga

    "Anh ta nói sẽ đào một cái hố và chôn tôi xuống đó"

    Hành trình của Maria bắt đầu từ Santa Cruz, Bolivia, cách đây 3 năm. Khi cô mới 17 tuổi, cô cùng mẹ và em trai đã bị đuổi ra khỏi nhà. Nguyên nhân do tranh chấp về quyền thừa kế. Mấy mẹ con quyết định đến London để sống với người chị của Maria, đồng thời nộp đơn xin tị nạn.

    Nhưng sau khi tới Anh, Maria nhanh chóng mâu thuẫn với chị và quyết định bỏ đi khỏi căn hộ ở Brixton. Một thời gian sau, cô dọn về sống cùng một người đàn ông mà cô quen biết ở Anh. Nhưng hắn ta dần trở nên kiểm soát và bạo hành, đánh đập cô. Vì sự an toàn của bản thân, cô phải bỏ trốn.

    Cô kể: "Hắn ta rất kiểm soát. Chẳng hạn hắn ta cho tôi tiền rồi lấy lại. Lúc nào hắn ta cũng hỏi tôi đang ở đâu". Sau khi cô bỏ đi, hắn ta săn lùng tông tích cô, cho đến một ngày hắn ta dùng tạ tấn công cô vì dám bỏ trốn.

    ngu bo bui 1
    Maria cho biết cô đã trở thành người vô gia cư từ tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Facundo Arrizabalaga/MyLondon

    Cô nói: "Bản năng của tôi mách bảo hắn ta có thể làm ra chuyện khủng khiếp. Hắn nói nếu tôi không dọn đi, hắn sẽ gi.ết tôi. Nếu tôi để hắn biết tôi đang ở đâu, hắn ta sẽ đào hố chôn tôi".

    Maria đã bị nhốt trong phòng suốt 5 ngày, chỉ được ăn cá ngừ, bánh mì và cà chua. Nhưng cô đã trốn thoát được. Sau khi được tự do, cô lang thang trên đường cả ngày và buổi tối ngủ trong một phòng gym. Cô nép mình vào góc để không ai nhìn thấy.

    Vài tháng sau đó, cô được cấp chỗ ở. Cô được cấp những 2 lần nhưng sau đó đều bị đuổi. Lúc này cô cải sang đạo Hồi, với hy vọng ngăn cản đám đàn ông tìm đến cô vì d.ục vọng.

    Sau đó cô phát hiện hồ sơ xin tị nạn của mình đã bị từ chối. Trong khi đó hộ chiếu của cô đã bị tịch thu, Maria đứng trước nguy cơ bị trục xuất về nước, nơi cô bị đe dọa.

    Maria đã nghĩ đến việc trả tiền cho bọn buôn người để đưa mình khỏi UK và đến một quốc gia khác, làm lại từ đầu. Cô không sợ chết trên đường ra khỏi UK. "Sau tất cả những gì đã trải qua, tôi thà chết trong tay mình còn hơn chết trong tay người khác", cô nói.

    Không thể rời khỏi UK vì bị giữ hộ chiếu

    Hiện tại, ban ngày cô ngủ lang trong một cơ sở từ thiện ở Central London. Ở đây cô được tắm rửa và sạc điện thoại. Buổi tối cô lang thang trên đường phố để tránh tiếng ồn ào và những rắc rối gần nơi cắm lều.

    Khi có thể, cô ngủ trên xe buýt. Cô đón xe rồi chọn những chiếc ghế sau cùng ở tầng trên, nơi không ai buồn để ý đến cô. Trong ví của cô có một tấm thể Oyster, thẻ ngân hàng từ Bolivia và một tấm thẻ ngân hàng mang tên người khác. Đây là thẻ mà cô mượn từ một người bạn. Họ cho cô sử dụng nó để nhận tiền lương mà cô kiếm được từ nghề lái xe giao hàng. Đây là công việc mà cô làm bất hợp pháp vì không được phép làm việc ở UK. Nhưng cô cũng không thể rời khỏi đất nước này, bởi vì cô chỉ được trả lại hộ chiếu nếu đồng ý trở lại Bolivia.

    Cô phải trả người bạn £50/tháng để thuê chiếc thẻ ngân hàng này. Cô làm việc từ 3pm - 11pm mỗi ngày. Cô thuê một chiếc xe đạp điện để làm việc. Xe đạp điện giúp cô kiếm được gấp đôi xe đạp thường.

    Maria cố gắng không nghĩ về thực tế của mình, cô cố gắng làm việc như một cái máy và không suy nghĩ. Hoặc cô sẽ ngủ cả ngày để quên đi thực tại. Nhưng đôi khi gánh nặng trở nên quá lớn, mọi suy nghĩ ùa đến khiến cô sụp đổ và chỉ muốn khóc, nhưng cô vẫn không dám nói với mẹ về tình thế khốn khổ của mình.

    Hệ thống nhập cư ở Anh được xem là thù địch và khắc nghiệt, được thiết kế để bào mòn ý chí con người. Những người muốn định cư vĩnh viễn ở Anh phải nộp đơn xin visa mỗi 2.5 rưỡi, và kéo dài trong suốt 10 năm. Chi phí mỗi lần là £3,850. Chỉ cần một sai lầm là họ mất quyền làm việc hoặc trợ cấp, và phải quay trở lại từ zero.

    ngu bo bui 1
    Maria rơi vào tình trạng vô gia cư sau khi hồ sơ xin tị nạn bị từ chối. Ảnh: Facundo Arrizabalaga

    Việc trục xuất cũng không phải là ưu tiên số một của Bộ Nội Vụ, vì có những người không thể bị trục xuất, do Vương quốc Anh không kí kết quan hệ ngoại giao với nước họ. Trong trường hợp của Maria, có một Đại sứ quán Anh ở Bolivia, nhưng cô không lại không muốn trở về quê vì sợ bị đe dọa.

    Hiện Bộ Nội Vụ vẫn ngập trong đống hồ sơ, nhưng các chuyên gia gợi ý rằng việc loại bỏ thủ tục xin visa mỗi 2.5 rưỡi sẽ giúp Bộ tiết kiệm được khối thời gian và công sức. Thay vì xin visa mỗi 2.5 năm, người tị nạn chỉ cần xin visa sau 5 năm.

    Hiện Bộ Nội Vụ vẫn khuyến khích người nhập cư tự nguyện hồi hương thông qua chương trình Voluntary Returns Service, và Bộ sẽ hỗ trợ tiền vé máy bay.

    ngu bo bui 1
    Maria ngủ trên xe buýt để giết thời gian. Ảnh: Facundo Arrizabalaga

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một số nước EU – như Áo và Đan Mạch – đã tỏ ra hứng thú với việc làm theo cách của Vương quốc Anh. Phe cực hữu và bảo thủ cũng muốn thúc đẩy ý tưởng này.

    think outside the box
    EU cởi mở với ý tưởng gửi những người xin tị nạn ra các nước thứ 3 “an toàn”. Ảnh: RFI

    Liên minh châu Âu (EU) cởi mở với ý tưởng chuyển những người xin tị nạn ra các nước bên ngoài khối, nhưng khối này không đi xa đến mức như nước Anh với kế hoạch “trục xuất” những người di cư bất thường đến Rwanda, hãng AFP đưa tin hôm 8/4.

    Ý tưởng được đưa ra trong bối cảnh số đơn xin tị nạn gia tăng đột biến ở 27 quốc gia EU, đạt 1,14 triệu vào năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 2016.

    Theo Frontex – cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển của EU, số người di cư bất thường vào khối cũng đang tăng lên, lên tới 380.000 vào năm ngoái.

    Ý tưởng về nước thứ 3 “an toàn”

    Theo AFP, ý tưởng để các nước thứ 3 tiếp nhận những người xin tị nạn đến châu Âu đã được Italy hiện thực hóa đầu tiên trong một thỏa thuận mà quốc gia Nam Âu này gần đây đã đạt được với quốc gia không phải thành viên EU là Albania.

    Và trong đề xuất cải cách luật di cư và tị nạn của EU mà Nghị viện châu Âu sẽ đưa ra bỏ phiếu vào ngày 10/4 cũng có điều khoản gửi người xin tị nạn đến một nước thứ 3 “an toàn”. Tuy nhiên, EU sẽ yêu cầu phải có “mối liên kết” giữa người xin tị nạn và quốc gia mà họ được gửi đến.

    Ngược lại, kế hoạch của London là biến Rwanda trở thành quốc gia duy nhất tiếp nhận tất cả những người nhập cư bất hợp pháp và những người không thành công trong việc xin tị nạn tại Anh, bất kể họ có bất kỳ mối liên hệ nào với quốc gia Trung Phi này hay không. Ý tưởng đó đã vấp phải sự phản đối của Tòa án Nhân quyền châu Âu.

    Một động thái như vậy sẽ không thể thực hiện được ở EU vì nó “không phù hợp với khuôn khổ lập pháp hiện hành cũng như không phù hợp với những cải cách sẽ được đưa ra bỏ phiếu”, ông Alberto‑Horst Neidhardt, một nhà phân tích về vấn đề di cư tại Trung tâm Chính sách châu Âu, cho biết.

    Trong khi đó, một số nước EU – như Áo và Đan Mạch – đã tỏ ra hứng thú với việc làm theo cách của Vương quốc Anh. Phe cực hữu và bảo thủ cũng muốn thúc đẩy ý tưởng này.

    Ông Jens Spahn, một thành viên của Đảng CDU (Đức), một phần của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bảo thủ lớn nhất trong khối Nghị viện châu Âu, lập luận rằng sẽ có ít người di cư bất hợp pháp cố gắng đến EU “nếu trong vòng 48 giờ họ sẽ được đưa đến một quốc gia an toàn bên ngoài EU”, với các lựa chọn tiềm năng là Rwanda, Gruzia (Georgia) và Moldova.

    Tuy nhiên, ý tưởng các quốc gia EU gửi người di cư đến những quốc gia được gọi là “an toàn” vấp phải sự chỉ trích của các tổ chức từ thiện và phi chính phủ vì người di cư.

    Đó sẽ là “một bước tiến xa hơn trong EU và các quốc gia thành viên trong việc đẩy trách nhiệm của họ lên các quốc gia ngoài EU, mặc dù khối này chỉ tiếp nhận một phần nhỏ số người phải rời bỏ nhà cửa trên thế giới”, bà Stephanie Pope từ tổ chức từ thiện Oxfam cho biết.

    Tư duy “bên ngoài chiếc hộp”

    Chính phủ cực hữu của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã đạt được thỏa thuận với Albania nhằm hướng tới việc chuyển người di cư ra khỏi đất nước bà.

    Hiệp định mà Rome đã ký với Tirana vào tháng 11 năm ngoái phác thảo việc chuyển người di cư đến các trung tâm ở Albania nhưng do Italy tài trợ và điều hành, và những trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm đánh giá các đơn xin tị nạn và áp dụng luật pháp của Italy đối với các trường hợp.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen đã ca ngợi mô hình trên như một ví dụ về tư duy “bên ngoài chiếc hộp”, một cách sáng tạo để đối phó với làn sóng người di cư - tị nạn đang quét qua “lục địa già”.

    Ông Jean-Louis De Brouwer, cựu quan chức chính sách tị nạn và nhập cư của Ủy ban châu Âu, hiện là giám đốc chương trình các vấn đề châu Âu tại Viện nghiên cứu Egmont, cho biết các thỏa thuận tương tự như của Italy-Albania có thể được nhân rộng.

    Đó là loại thỏa thuận song phương mà các nước EU cũng có thể đạt được với các nước Balkan vốn đang hy vọng gia nhập khối, “ví dụ như giữa Bắc Macedonia và Đức”, ông De Brouwer cho biết.

    Theo ông De Brouwer, điều này có một logic chính trị nhất định, vì nó sẽ đưa ra một dấu hiệu rõ ràng rằng các ứng cử viên sẵn sàng tham gia vào một hình thức đoàn kết của châu Âu trong việc giải quyết vấn đề tị nạn.

    Mặc dù vậy, với số lượng lớn người xin tị nạn tìm đường đến châu Âu, những thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là “giọt nước trong đại dương”, ông De Brouwer nói.

    Nguoiduatin (Theo Digital Journal, France24)

  • Chính phủ đang ra sức thực thi kế hoạch trả tiền cho các TikToker nổi tiếng ở các nước, nhằm mục tiêu giảm số người nhập cư qua eo biển.

    Bộ Nội Vụ sẽ trả tiền cho các TikToker có lượng người theo dõi lớn ở các nước, đề nghị họ đăng tải những nội dung khuyến khích người dân không vượt biển đến Anh quốc.

    Các TikToker này sẽ được trả tới hàng ngàn bảng để đăng tải nội dung cảnh báo và khuyên lơn người dân ở những quốc gia có nhiều người di cư nhất, chẳng hạn Albani. Họ có thể nói về các luật nhập cư hà khắc và nguy cơ bị trục xuất sang Rwanda. 

    Đại diện Bộ Nội Vụ nói rằng Bộ sẽ sử dụng mọi phương pháp có thể để ngăn chặn xuồng nhỏ và cứu sống các sinh mạng. "Các đường dây buôn người thường dùng MXH để nói dối về một nước Anh màu hồng cho người nhập cư. Do đó chúng ta cũng phải dùng các nền tảng tương tự để người nhập cư nhận ra sự thật. Nhờ những nổ lực không mệt mỏi, số lượng người nhập cư bằng xuồng nhỏ đã giảm 36% vào năm ngoái, dù thời tiết năm ngoái cũng tương tự năm kia".

    tiktok albani

    Bộ Nội Vụ đã thuê một công ty tư vấn thị trường ở Albani giúp Bộ lọc ra một danh sách các TikToker có tầm ảnh hưởng ở đất nước này. Danh sách này gồm 1 rapper, 2 diễn viên hài, 1 blogger phong cách sống, 1 nhân vật truyền hình, 1 blogger du lịch. 

    Bộ Nội Vụ có ngân sách khoảng £30,000 để trả cho các TikToker Albani, những người được cho là có sức thu hút các thanh niên trẻ ở đất nước này. Chi phí tối đa cho mỗi TikToker vào khoảng £5,000.

    Trong năm 2024, hơn 1.000 người nhập cư đã đến Anh bằng xuồng nhỏ. TikTok là một nền tảng chia sẻ video thuộc sở hữu của Công ty Trung Quốc ByteDance. Nền tảng này đã bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây, với lượng người dùng ước tính 1 tỉ người. 

    Một đặc điểm của chính sách này là giúp Bộ Nội Vụ tránh né được lệnh cấm sử dụng TikTok của chính phủ Anh, vì lo ngại rò rỉ thông tin cá nhân. Lệnh cấm đồng nghĩa Bộ Nội Vụ, cũng như các ban ngành khác, không được phép quảng cáo trực tiếp trên TikTok. 

    Trong 3 năm qua Bộ Nội Vụ đã tổ chức nhiều chiến dịch ở Albani, Pháp và Bỉ nhằm ngăn chặn xuồng nhỏ. Hoạt động có trả phí của Bộ Nội Vụ trên MXH ở Albani đã tiếp cận được hơn 946,000 người.

    Với ngân sách 1 triệu bảng, Bộ không chỉ tuyên truyền về những rủi ro của hành trình di cư, cuộc sống khốn khổ khi cập bến, mà Bộ cũng ca ngợi những tấm gương vượt khó tích cực và các cơ hội việc làm ngay tại Albani. 

    Viethome (ITV News)

  • nha o xa hoi manchester 1
    5 phụ nữ tị nạn Eritrea hạnh phúc khi được cấp nhà ở tinh tươm. Ảnh: Christopher Thomond/The Guardian

    Nằm ở một con đường cụt, chỉ cách trung tâm Manchester 10 phút lái xe là một ngôi nhà với cửa trước màu trắng. Bên trong là 5 người phụ nữ đến từ Eritrea đã được cấp quyền tị nạn. Căn nhà liền kề gọn gàng chính là chiếc phao cứu sinh đối với họ.

    2 trong số 5 người phụ nữ là Mariam và Helen (không phải tên thật), cho biết trước đó họ phải sống vô gia cư, ngủ bờ bụi ngoài đường sau khi được Bộ Nội Vụ cấp quyền tị nạn. 

    "Không có từ ngữ nào đủ để miêu tả cảm giác của tôi khi được sống trong ngôi nhà này", Mariam nói, "Tôi biết rất nhiều người đang phải chịu cảnh vô gia cư, hoàn cảnh của những người phụ nữ phải ngủ ngoài đường còn nguy hiểm hơn. Ngôi nhà này là tốt nhất. Nó yên tĩnh, an toàn, ở đây không ai quấy rối chúng tôi". 

    Căn nhà của họ sạch sẽ không tì vết và được trang hoàng mới toanh. Ở đây có một phòng khách rộng, một căn bếp rộng với nội thất màu xám, bếp núc tiện nghi và nhiều tủ đựng đồ đạc. 

    Phía sau nhà còn có một khu vườn xinh xắn với bàn ghế, nơi những người phụ nữ có thể tận hưởng không gian ngoài trời khi thời tiết ấm áp hơn. Họ phân chia công việc để đảm bảo mỗi người đều tham gia giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà. 

    nha o xa hoi manchester 1
    Tsega Abreha, một nhân viên hỗ trợ tại Quỹ từ thiện Boaz Trust, đang trao đổi với 2 người phụ nữ sống trong căn nhà. Ảnh: Christopher Thomond/The Guardian

    Đây là 1 trong 19 căn nhà thuộc sự quản lý của Quỹ từ thiện Boaz Trust, 1 thành viên trong số các tổ chức từ thiện Naccom, cộng sự của Guardian và tờ The Observer trong năm 2023.

    Boaz Trust cung cấp nhà ở cho người đã được cấp quyền tị nạn, cũng như người xin tị nạn bị từ chối và không được trợ cấp. Những người tị nạn sẽ trả tiền thuê nhà theo khung trợ cấp nhà ở địa phương. Những người này đều được phép làm việc, được hưởng trợ cấp và khoản tiền này sẽ được dùng để bổ sung tài chính cho quỹ từ thiện. 

    Quỹ này hỗ trợ toàn phần cho những người thuê nhà, để giúp họ tự chủ cuộc sống càng sớm càng tốt. Cụ thể, họ sẽ được tư vấn việc làm và trợ cấp, được đăng kí phòng khám GP. Những người bị từ chối quyền tị nạn, sẽ được cấp giấy thông hành để tìm luật sư di trú nhằm chuẩn bị bộ hồ sơ xin tị nạn mới. 

    Ngôi nhà mà 5 phụ nữ Eritrea đang share là một sự tương phản rõ rệt so với loại nhà ở mà Bộ Nội Vụ thường cấp cho người xin tị nạn. Nếu như Bộ Nội Vụ phải chi rất nhiều tiền để thuê nhà tư nhân, thì Boaz Trust lại không quá quan tâm đến lợi nhuận. 

    Những ngôi nhà share chung do đối tác của Bộ Nội Vụ cung cấp thường có chất lượng rất kém, ẩm thấp, mốc meo, trần nhà sập, nhiễm sâu bọ... Bộ còn nhét người xin tị nạn vào phòng khách sạn, những nơi ở tập thể như căn cứ không quân cũ Wethersfield ở Essex, hay xà lan Bibby Stockholm ở Dorset. Những nơi này đã hứng vô số chỉ trích vì chẳng khác gì ngục tù. 

    Các tổ chức từ thiện cho rằng nếu quy trình xử lý hồ sơ của Bộ Nội Vụ nhanh hơn, những người tị nạn được phép làm việc và tự trả tiền thuê, thì Bộ không phải è cổ ra thuê nhà cho họ nữa. Sau khi được cấp quyền tị nạn, thay vì bị đuổi ra đường không nơi nương tựa, họ nên được cấp chỗ ở để ổn định công việc và cuộc sống.

    Mariam đã chuyển đến sống trong ngôi nhà này từ tháng 8/2023. Tiếng Anh của cô đã tiến bộ và cô đang học thi bằng lái xe, hy vọng sẽ tìm được việc làm nhân viên chăm sóc. 

    "Giờ tôi đã được cấp quyền tị nạn, tôi có chỗ ở và muốn giúp đỡ người khác. Nếu thi đậu bằng lái xe tôi có thể tìm việc làm trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người già và người tàn tật", cô nói. 

    Viethome (theo Guardian)

  • Hàng trăm người nhập cư đang bị đuổi khỏi nơi ở và rơi vào cảnh vô gia cư sau khi được cấp quyền ở lại UK. 

    Amal là một nha sĩ ở Sudan, cô từng có nhà và sống hạnh phúc. Nhưng cuộc nội chiến đã buộc cô phải rời bỏ quê hương để đến UK. Sau hai năm chờ đợi, cô được Bộ Nội Vụ cấp visa định cư vĩnh viễn ở UK. 

    Nhưng ngay sau đó, cô nhận được thông báo phải dọn khỏi căn nhà ở Middlesbrough, nơi cô share chung với người khác. "Tôi không thể tìm được chỗ ở khác và chính thức trở thành người vô gia cư", Amal nói với ITV News. 

    Điều khó khăn nhất đối với cô chính là một tương lai vô định, không biết đêm nay mình sẽ ngủ ở đâu. Amal là 1 trong hàng trăm người nhập cư được quyền sống hợp pháp tại Anh, nhưng lại không có chỗ để đi về. 

    nguoi nhap cu bi truc xuat
    Biniam, một người tị nạn từ Eritrea, đã phải ngủ lang thang vì tình trạng thiếu nhà ở nói chung. Ảnh: ITV News

    Biniam từng là một kĩ sư công nghệ ở Eritrea. Anh được cấp quyền định cư hồi tháng 11/2023 nhưng từ đó, anh phải ngủ nhờ trong xe của bạn trên đường phố do tình trạng thiếu nhà ở xã hội tại Leeds.

    Mùa đông khiến anh phải ngủ trong trằn trọc vì cái lạnh. "Tôi phải đối mặt với nó, tôi không còn lựa chọn nào khác", anh nói.

    Tháng trước, tờ báo The Big Issue cho biết có khoảng 1,500 người nhập cư đã rơi vào tình cảnh vô gia cư trong giai đoạn từ tháng 8 - tháng 10/2023, tăng 450 người so với cùng kì năm trước. 

    Nguyên nhân số lượng người vô gia cư tăng là do sự thay đổi trong chính sách nhập cư của chính phủ. Trước đây khi một người nhập cư được cấp quyền tị nạn, Bộ Nội Vụ cho họ 28 ngày để tìm chỗ ở mới. Đây là giai đoạn họ được chuyển từ nhận trợ cấp tị nạn sang hưởng các loại trợ cấp chính thống như người bản xứ, và họ được phép làm việc nhưng cũng phải tự túc chỗ ở.

    Nhưng từ tháng 8/2023, Đảng Bảo Thủ đã đề xuất khung thời gian mới, yêu cầu người vừa được cấp quyền tị nạn phải dọn ra khỏi chỗ ở trong vòng 7 ngày. Nghĩa là con số 28 ngày đã bị giảm xuống chỉ còn 7 ngày. 

    Sự thay đổi này đã vấp phải chỉ trích từ chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ người vô gia cư. Vì thế đầu tháng 12/2023, Bộ Nội Vụ đã đảo ngược đề xuất mới của mình, và con số 7 ngày lại tăng trở thành 28 ngày. Nghĩa là người tị nạn có thời gian tối đa 28 ngày để tìm chỗ ở mới.

    Nhưng các tổ chức từ thiện yêu cầu chính phủ phải mở rộng khung thời gian này hơn nữa. CEO của Hội đồng Nhập cư, ông Enver Solomon, cho biết: "Hãy tưởng tượng bạn là một người tị nạn, bạn đến đây và bạn được phép định cư. Lẽ ra lúc này bạn phải là người hạnh phúc nhất, từ đây bạn có thể tự đứng trên đôi chân của mình."

    "Đừng quên người nhập cư đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng của chúng ta và chúng ta phải tạo điều kiện để họ làm việc đó. 28 ngày để tìm chỗ ở mới là quá ít. Họ phải tìm việc làm song song với tìm chỗ ở".

    Sau khi tạm dừng vào Giáng sinh, các thông báo trục xuất khỏi nhà sẽ tiếp tục được thực thi. Bộ Nội Vụ cho biết sẽ làm việc với các hội đồng để kiểm soát tác động của quyết định trục xuất đối với người được tị nạn. 

    Đối với Amal, Biniam và hàng trăm người khác, đây lại là một cơn ác mộng khác sau nhiều năm chờ đợi quyền định cư vĩnh viễn. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Wheatridge Court 1
    Khu cư xá Wheatridge Court ở Gloucester đang được cải tạo để trở thành nơi ở cho những người đã được cấp giấy tờ tị nạn. Ảnh: Google Street View

    Một trung tâm chăm sóc cũ ở Gloucestershire sẽ tạm thời trở thành nơi ở của người đã được cấp tị nạn. Khu cư xá Wheatridge Court ở Abbeydale, Gloucester, đang được cải tạo để chào đón những người đã có giấy tờ. 

    Khu cư xá này có 30 phòng và 2 căn bungalow, do Hội đồng hạt Gloucestershire quản lý. Vài tháng nay nó gần như bỏ trống. Vào tháng 10/2023, chỉ có 1 người sống ở đây. 

    Những người tị nạn được chuyển tới đây là những người đã có quyền sống và làm việc ở UK. Họ là những người đã phải chạy trốn sự đàn áp hoặc chiến tranh tại quê nhà. 

    Hội đồng hạt Gloucestershire nói rằng nơi đây thích hợp cho gia đình và cả người độc thân ở. Đầu năm 2024 nơi này sẽ sẵn sàng cho người tị nạn ở. Trước mắt thì cả năm 2024 nơi này sẽ được dành cho người tị nạn. 

    Người dân địa phương gần đó đã được thông báo về kế hoạch tái mở cửa cư xá Wheatridge Court. Hội đồng sẽ tiếp tục đánh giá những phản ánh của người dân khi cư xá đi vào hoạt động.

    Lá thư thông báo của hội đồng viết: "Sau khi được cấp giấy tờ tị nạn, người tị nạn phải rời khách sạn nơi Bộ Nội Vụ cấp cho họ. Vì chỉ được thông báo trước 1 tuần để tìm chỗ ở mới, nên họ thường không có thời gian để lên những kế hoạch dài hạn, chẳng hạn tìm việc và một chỗ ở lâu dài".

    "Wheatridge Court sẽ cung cấp cho họ chỗ ở tạm thời, để họ chuẩn bị những kế hoạch lâu dài cho tương lai. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm một nhà cung cấp để giúp chúng tôi quản lý cư xá và giúp đỡ những người chuyển đến đây".

    Viethome (theo ITV News) 

  • cong vien Tower Gardens
    Vụ việc xảy ra tại Công viên Tower Gardens ở thị trấn Skegness, Lincolnshire. Ảnh: Google Maps

    Một người xin tị nạn đã bị cáo buộc tội h.ãm h.iếp một người phụ nữ xa lạ trong công viên, nhưng anh này phủ nhận tội trạng. Anh này nói không biết nạn nhân đã say và cô ấy cũng không ngã xuống đất. 

    Các công tố viên cho biết nạn nhân đã quá say nên không thể nhớ rõ mình đã bị tấn công vào lúc mấy giờ tại Công viên Tower Gardens ở Skegness, Lincolnshire, vào ngày 9 tháng 6/2023.

    Xuất hiện tại Tòa án Lincoln Crown Court vào ngày 6 tháng 12/2023 là Saad Gomaa, quốc tịch Ai Cập, từng sống 4 năm ở Ý. Anh này cập bến Anh vào ngày 28/4/2023 sau khi chính quyền Anh cứu được một chiếc xuồng chở 70 người nhập cư di chuyển từ bờ biển Pháp.

    Saad Gomaa, 34 tuổi, nói rằng chính nạn nhân mới là người chủ động rủ rê anh ta. Cô này đã chủ động ôm và hôn anh ta sau khi anh quấn cho cô một điếu thuốc là. 

    Gomaa đang sống trong một khách sạn ở Skegness nhờ được Bộ Nội Vụ bảo lãnh. Thông qua một phiên dịch viên tiếng Ả Rập, anh khai rằng: "Tôi không rõ cô ấy có say hay không, nhưng cô ấy khá vui vẻ. Cô ấy muốn ngồi xuống sàn, cô ấy không bị ngã".

    Gomaa nói rằng anh ta đã cho nạn nhân một lon nước ép xoài và không ép cô ta làm gì cả. "Cô ta đối xử với tôi như thế nào thì tôi làm lại như thế ấy. Cô ta ôm tôi, hôn tôi. Khi tôi đi, cô ta tỏ ra buồn bã. Cô ta muốn tôi quay lại với cô ta. Tôi chẳng làm gì trái với mong muốn của cô ta cả", Gomaa nói. 

    Nhưng khi thẩm tra chéo Gomaa, công tố viên lại cho rằng nạn nhân đã bị theo đuôi trong công viên, lúc này do quá say nên nạn nhân gần như tê liệt, không thể đi đứng. 

    Gomaa đã cho nạn nhân uống một thứ nước trong một cái ống (loại giống ống nghiệm). CCTV quay được cảnh Gomaa dìu nạn nhân dậy.

    Công tố viên hỏi bị cáo: "Đầu gối của cô ấy vừa mới khuỵu xuống đó, phải không ông Gomaa, có phải cô ấy đã ngã xuống sàn không?"

    Sau khi xem đoạn CCTV, Gomaa trả lời: "Cô ấy đang vui và cô ấy muốn ngồi xuống. Tôi chỉ đỡ cô ấy để cả hai tiếp tục đi".

    Gomaa nói mình không có nâng người phụ nữ dậy, "Tôi chỉ nắm tay cô ấy để cô ấy đứng vững. Tôi chỉ cầm tay, chứ không có nâng người cô ấy dậy", anh này nói. 

    Công tố viên đáp trả: "Ý anh nói là đến lúc này anh vẫn không nhận ra cô ấy say à?"

    Gomaa trả lời: "Có thể cô ấy đã uống một chút rượu, nhưng cô ấy vui vẻ và không say".

    Trong quá trình bị thẩm tra chéo, Gomaa phủ nhận chuyện mình đã quan sát xung quanh để xem có ai nhìn thấy anh ta và người phụ nữ không. Gomaa nói: "Cô ta cố tình muốn tống tôi vào tù".

    Gomaa phủ nhận 1 tội danh h.ãm hiếp nên phiên tòa sẽ tiếp tục.

    Viethome (theo ITV News)

  • Một người xin tị nạn sống tại căn cứ không quân cũ ở Essex cho biết anh cảm thấy không an toàn do nạn bạo lực thường xuyên xảy ra tại đây. 

    Anh cho phóng viên ITV News xem một đoạn video quay cảnh những người đàn ông đấm nhau và ném ghế trong phòng ăn. Sự việc gây náo loạn căn cứ không cũ ở Wethersfield, Essex. 

    Căn cứ này bắt đầu tiếp nhận người tị nạn vào tháng 7/2023. Hiện tại đã có 430 người sống ở đây. Kế hoạch của chính phủ là đưa 1,700 người xin tị nạn đến đây. 

    Một thanh niên tị nạn 19 tuổi từ Iran cho biết, cãi vã thường xuyên bùng nổ giữa các nhóm người thuộc các quốc gia khác nhau. 

    Anh này cho biết: "Trong trại rất nguy hiểm, đêm nào cũng có đánh nhau. Những người khác ngôn ngữ, khác sắc tộc...họ đánh nhau. Có nhân viên an ninh nhưng họ không đủ sức trấn áp vì người tị nạn ở đây quá đông. Tôi cảm thấy không an toàn, tôi sợ ở đây, quá nguy hiểm".

    Bộ Nội Vụ cho biết đã tăng cường nhân viên mỗi khi có thêm người nhập trại, tuy nhiên tình trạng bạo lực ở đây vẫn không thể chấp nhận được. 

    trai ti nan essex 1
    Căn cứ không quân cũ RAF Wethersfield được cải tạo thành nơi ở cho người xin tị nạn. Ảnh: ITV News Anglia

    Một nguồn tin khác cho biết quả thật có rất nhiều trận đánh nhau xảy ra trong trại. Những người trẻ ở đây được mô tả là đáng sợ, họ bầm mình mẩy, trầy vi tróc vảy vì đánh nhau. 

    Phóng viên ITV News đã nhìn thấy hình ảnh chụp thương tích nghiêm trọng của những người này, có người phải vào Bệnh viện Broomfield ở Chelmsford để khâu vết thương. 

    Việc sử dụng căn cứ không quân sự cũ để làm chỗ ở cho người tị nạn ở đã bị phản đối liên tục kể từ khi kế hoạch được thông báo hồi tháng 3/2023. Mục đích của chính phủ là nhằm giảm chi phí duy trì chỗ ở cho người xin tị nạn trong khách sạn. Được biết mỗi ngày chính phủ tốn đến 6 triệu bảng cho tiền khách sạn. 

    Nhưng Bộ trưởng Nội vụ kiêm nghị sĩ khu vực, ông James Cleverly lại chỉ trích kế hoạch vì căn cứ quân sự này nằm ở một vùng nông thôn xa xôi, cách xa mọi tiện ích xã hội. Ông muốn đóng cửa trại này càng sớm càng tốt. 

    trai ti nan essex 1
    Một phòng ngủ trong trại tị nạn Wethersfield. Ảnh: PA

    Tháng trước, nhiều người đã xuất hiện "bệnh ghẻ". Họ mô tả cuộc sống ở đây chẳng khác gì nhà tù. Những nhà vận động địa phương nói rằng tình hình bất ổn ở trại tị nạn diễn ra đúng như những gì họ đã cảnh báo, rằng nơi này hoàn toàn không phù hợp. 

    Alan MacKenzie đến từ tổ chức từ thiện The Fields Association, cho biết: "Ở đây chẳng có gì cho họ làm cả. Giờ lại là mùa đông họ cũng chẳng thể ra ngoài. Trong những ngôi nhà di động này, tôi nhìn thấy 40-50 người sống chen chúc với nhau. Họ đều còn trẻ nên chắc chắn sẽ có xích mích xảy ra".

    Trả lời cho vấn đề này, Bộ Nội Vụ nói: "Bạo lực và phá hoại ở Wethersfield là không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ làm việc với ban quản lý ở đó để đảm bảo mọi người xin tị nạn đều cư xử đúng mực. Số lượng nhân viên công tác đã được tăng cường tương ứng với số người xin tị nạn tăng lên".

    Viethome (theo ITV News)

  • Một người xin tị nạn sống trên xà lan Bibby Stockholm đã thiệt mạng vì tự tử, theo các nhân chứng trên tàu. 

    Phóng viên ITV News cho biết, một người xin tị nạn được phát hiện đã chết vào sáng ngày 12/12/2023. Hai xe cứu thương và 3 xe cảnh sát đã có mặt tại hiện trường. Nhưng một giờ sau khi lực lượng khẩn cấp tới, những người trên tàu mới được thông báo về sự việc. 

    Cảnh sát Dorset cho biết họ nhận được tin báo về "cái chết đột ngột của một người sống trên tàu Bibby Stockholm" vào lúc 6h22 sáng ngày 12/12. Hiện cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc. 

    Quỹ từ thiện Care4Calais cho rằng chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm về bi kịch này. CEO Steve Smith nói: "Họ cố tình phớt lờ những khổ đau mà họ gây ra cho những người bị ép lên xà lan Bibby Stockholm, và hàng trăm người đang chuẩn bị được đưa tới các căn cứ quân đội cũ. Những người tị nạn bị chia cắt khỏi xã hội, chúng tôi đã chứng kiến họ ngày càng suy sụp. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo về các trường hợp có ý định tự tử, nhưng chính quyền đã không làm gì cả".

    xa lan bibby
    Thi thể người tị nạn được đưa ra khỏi xà lan.

    Tổ chức từ thiện Freedom from Torture nói: "Chúng ta sẽ tiếp tục nghe thấy những ca tự tử, những người bị tra tấn về tinh thần, cho đến khi chính phủ ngừng ép người tị nạn phải đến sống ở những nơi không đàng hoàng".

    "Đã đến lúc chính phủ ngừng sử dụng xà lan và căn cứ quân sự làm chỗ ở cho người tị nạn", bà Ann Salter, trưởng bộ phận y tế của quỹ từ thiện nói, "Người xin tị nạn cần được sắp xếp chỗ ở trong cộng đồng, nơi họ nhận được sự hỗ trợ để hồi phục tinh thần và xây dựng lại cuộc sống".

    Bộ trưởng Nội vụ, ông James Cleverly, xác nhận "có người chết trên tàu Bibby Stockholm". Ông nói với Hạ viện rằng chính phủ sẽ điều tra chi tiết vụ việc. 

    Sau khi tin tức nổ ra, người ta đã đặt hoa bên ngoài xà lan để gửi lời tiếc thương đến người đã khuất. Một tấm thiệp có nội dụng: "Thật buồn khi một người bạn đến từ một vùng đất xa xôi đã qua đời vào hôm nay. Cầu chúc bạn yên nghỉ".

    hoa vieng
    Hoa tiếc thương người đã khuất được đặt bên ngoài xà lan Bibby Stockholm. Ảnh: ITV News/Sangita Lal

    Một người trên tàu cho biết, nạn nhân tối nào cũng đi ra phòng tiếp tân, anh ta xin đổi phòng và nói rằng sức khỏe của anh không được tốt. 

    Một người tị nạn nói rằng cái chết này là "có thể đoán trước" vì điều kiện sống nghèo nàn trên xà lan. "Chúng tôi không ngạc nhiên. Việc Bộ Nội Vụ ép chúng tôi lên xà lan đã khiến nhiều người nung nấu ý định tự kết liễu. Càng phải ở đây lâu, tinh thần của mọi người càng kiệt quệ", anh nói.

    Một số cư dân trên tàu đã tuyệt thực để phản đối tình trạng thức ăn quá tệ. Tuy vậy, 300 người xin tị nạn sẽ tiếp tục ở lại trên tàu bất chấp cái chết.

    Chiếc xà lan này từng được cảnh báo là thiếu an toàn kể từ khi nó neo đậu tại cảng Portland vào tháng 7 năm nay. Lực lượng cứu hỏa cảnh báo đây là một cái bẫy chết chóc vì số người tập trung trên tàu quá đông mà lại thiếu lối thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

    Viethome (theo ITV News)

  • Tổng Cục Thống kê Anh (ONS) cho biết số người di cư ròng đến Anh trong năm 2022 ở mức cao kỷ lục.

    Điều này được cho là làm gia tăng sức ép đối với Thủ tướng Rishi Sunak trong bối cảnh ông cam kết sẽ tìm cách giảm số người di cư vào Anh.

    Số người di cư ròng là mức chênh lệch giữa số người đến sống ở Anh và số người rời khỏi nước này. Theo ONS, trong năm 2022, số người di cư ròng đến Anh là 745.000 người. Hồi tháng 5 vừa qua, cơ quan này ước tính số người di cư ròng đến Anh trong năm 2022 là 606.000 người.

    Lâu nay, các nhà lãnh đạo chiến dịch Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit - cho rằng việc này sẽ giúp Anh kiểm soát biên giới tốt hơn. Trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016, nhiều người bỏ phiếu ủng hộ viện dẫn số người di cư cao và áp lực đối với các dịch vụ công như một yếu tố dẫn đến quyết định của họ. Tuy nhiên, kể từ sau khi Anh chính thức rời EU vào tháng 1/2020, số người di cư hợp pháp đến nước này tăng mạnh. Trong năm 2021, di cư ròng đến Anh là 488.000 người.

    Thủ tướng Rishi Sunak đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này và cam kết sẽ thực hiện biện pháp để cắt giảm lượng di cư ròng. Một người phát ngôn của Thủ tướng Sunak nhấn mạnh rõ ràng số người di cư ròng đến Anh "vẫn quá cao", đồng thời tỏ ý sẽ có thêm các biện pháp được thực hiện để giảm con số này. Trước đây, Chính phủ Anh đã hủy bỏ việc cấp visa cho thân nhân của một số sinh viên quốc tế theo học tại nước này.

    Vấn đề người nhập cư lâu nay là chủ đề gây tranh cãi trong các thảo luận chính trị tại Anh. Vấn đề này sẽ là một trong những chủ đề chính mà cử tri quan tâm trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024.

    SEI 180210225
    Người di cư chờ được giải cứu khi vượt eo biển Manche tới Dover ở miền nam nước Anh. Theo ONS, trong năm 2022, số người di cư ròng đến Anh là 745.000 người. Ảnh: AFP

    Theo TTXVN

  • Nga lên tiếng vụ bị tố đưa người tị nạn đến biên giới Phần Lan

    Nga bác bỏ cáo buộc tổ chức 'vượt biên bằng xe hai bánh' đến Phần Lan của Helsinki. Bộ Ngoại giao Nga nói sẵn sàng hợp tác với Phần Lan để giải quyết tình hình người tị nạn ứ đọng tại biên giới hai nước.

    nguoi ti nan o nga 1
    Dòng người tị nạn đi bằng xe đạp từ Nga đến của khẩu Salla, Lapland (Phần Lan) - Ảnh: BUSINESS INSIDER

    Hãng thông tấn RIA (Nga) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Matxcơva vẫn sẵn sàng hợp tác với Phần Lan để giải quyết tình hình người tị nạn ở khu vực biên giới giữa hai nước.

    “Phía Phần Lan nên chỉ đạo lực lượng biên phòng tham vấn với lực lượng biên phòng Nga, cùng nhau đàm phán về tất cả mọi mối quan ngại của Helsinki. Hai bên nên cùng nhau xem xét các vấn đề để tìm ra giải pháp chung có thể dung hòa cả Nga và Phần Lan. Chúng tôi sẵn sàng cho những việc này”, bà Zakharova nói trên kênh truyền hình Sputnik hôm 22-11.

    Trước đó, trang Business Insider đưa tin chính quyền Phần Lan tố Matxcơva cố tình “dàn xếp” cho người tị nạn từ các quốc gia khác đi bằng xe đạp, xe tay ga từ Nga đến Phần Lan, tạo ra một cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới hai nước.

    nguoi ti nan o nga 1
    Những người tị nạn chen chúc nhau trong một chiếc lều để tránh cái lạnh ở vùng giáp Bắc cực - Ảnh: KOMSOMOLSKAYA PRAVDA

    “Rõ ràng những người này đã được giúp đỡ và họ cũng đang được lực lượng cảnh sát biên phòng hộ tống hoặc đưa đến khu vực biên giới” - Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo nói hôm 14-11.

    Tờ Telegraph dẫn lời giới chức Phần Lan nghi ngờ Matxcơva cấp xe đạp và xe tay ga cho những người tị nạn, bởi những người dân bị cấm đi bộ giữa các trạm kiểm soát tại khu vực biên giới Nga - Phần Lan.

    Dòng người tị nạn bất ngờ đổ vào Phần Lan khiến nước này phải đóng cửa nhiều trạm kiểm soát biên giới ở đoạn biên giới giáp Nga. Kể từ hôm 18-11, chính quyền Helsinki đã đóng cửa 4 trên tổng số 8 trạm kiểm soát ở đoạn biên giới giáp Nga.

    Hãng thông tấn RIA nhận định chính việc Phần Lan đóng cửa các trạm kiểm soát biên giới với Nga đã khiến dòng người tị nạn tụ tập đông đúc. Nga cũng bày tỏ sự phản đối việc Helsinki đóng cửa các trạm kiểm soát biên giới.

    Theo ghi nhận của Thống đốc thành phố Murmansk Andrei Chibis, chỉ riêng trạm kiểm soát Salla có khoảng 300 người đứng xếp hàng đợi để có thể bước vào lãnh thổ Phần Lan.

    Helsinki đã tiếp nhận hơn 500 người xin tị nạn từ Yemen, Somalia, Syria và Iraq chỉ trong vòng hai tuần gần đây.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phần Lan Marie Rantanen cho biết giới chức nước này đang chuẩn bị thêm những hạn chế tiếp theo để ngăn dòng người tị nạn ồ ạt đổ về.

    nguoi ti nan o nga 1
    Lực lượng phòng vệ Phần Lan làm nhiệm vụ tại trạm kiểm soát biên giới Vartius, giáp Nga - Ảnh: RIA NOVOSTI

    Ngay sau khi Helsinki đóng cửa các trạm kiểm soát biên giới, Nga ngay lập tức tố Phần Lan đơn phương đưa ra quyết định đóng cửa biên giới chung một cách vội vàng mà không tham khảo ý kiến của phía Matxcơva.

    Điều này cũng vi phạm quyền và lợi ích của hàng chục ngàn người Nga lẫn người Phần Lan, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực biên giới giữa hai nước.

    Bộ Ngoại giao Nga gọi động thái của Helsinki là “hành động khiêu khích làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa các quốc gia”.

    Trái lại Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö tuần trước cho rằng động thái này là một phần trong những phản ứng của Nga đối với việc Helsinki hoàn tất ký kết Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) với Mỹ.

    Theo Tuổi Trẻ

  • trai ti nan essex 1
    Trung tâm tị nạn mới có phòng chơi thể thao, phòng khám GP và mọi chức năng thiết yếu.

    Căn cứ không quân cũ Wethersfield Airfield ở Essex đã được chuyển đổi thành trại tị nạn. 46 người xin tị nạn đầu tiên đã được chuyển về đây vào tháng 7 vừa qua. Bộ Nội Vụ cho biết đến mùa thu này, trại sẽ được trang bị đầy đủ mọi công năng thiết yếu để tiếp đón 1,700 nam giới tị nạn. 

    Hình ảnh cho thấy các khu nhà mà người tị nạn sẽ ở, có vẻ giống 1 khách sạn. Mỗi phòng có 3 giường ngủ, 1 toilet và phòng tắm. Dưới canteen có phòng ăn riêng. Ở đây cũng có một phòng khám GP. 

    Các tiện ích giải trí bao gồm một sân đa chức năng trong nhà để mọi người chơi bóng rổ hoặc cầu lông, một phòng gym với các máy tập và dụng cụ tập luyện. 

    Khi đến đây, người xin tị nạn sẽ nhận được một chiếc túi chứa đồ vệ sinh cần thiết, một bảng hướng dẫn "các nguyên tắc sống tập thể" với nhiều ngôn ngữ.

    trai ti nan essex 2
    View nhìn từ một phòng ngủ ở Trại tị nạn Wethersfield Airfield. Ảnh: Pool

    Cheryl Avery, giám đốc bộ phận nhà ở cho người tị nạn thuộc Bộ Nội Vụ, cho biết "có đầy đủ tiện ích để đảm bảo mọi người không thấy thiếu thốn. Ngoài ra còn có hệ thống CCTV hoạt động 24/7". Người xin tị nạn sẽ không ở đây quá 9 tháng.

    Các kế hoạch biến căn cứ không quân cũ thành trại tị nạn đã dấy lên nhiều tranh cãi suốt thời gian qua. Người dân đã tiến hành biểu tình chống đối, họ không muốn sống gần quá đông người tị nạn như vậy. Hội đồng quận Braintree muốn dập tắt kế hoạch này nhưng lại thua trước Tòa án tối cao và thua cả phiên tòa kháng cáo. 

    Hiện có 51,000 người xin tị nạn đang sống trong khách sạn, gây thiệt hại 6 triệu bảng mỗi ngày cho người đóng thuế, tương đương 2.3 tỉ tiền thuế/năm. 

    Chính phủ hy vọng việc chuyển họ đến các trại tị nạn này sẽ giúp cắt giảm chi phí. 

    trai ti nan essex 1
    Cửa vào phòng gym.

    trai ti nan essex 1
    Một số máy tập gym.

    trai ti nan essex 1
    Mỗi phòng ngủ có 3 giường.

    trai ti nan essex 1
    Phòng y tế.

    trai ti nan essex 1
    Mỗi người xin tị nạn được cấp 1 chiếc túi cá nhân khi đến nơi.

    trai ti nan essex 1
    Hội trường.

    trai ti nan essex 1
    Canteen.

    Viethome (theo ITV News)

  • Một bảng phân tích các số liệu mới nhất của chính phủ cho thấy, 3/4 những người đến Anh bằng xuồng nhỏ trong năm nay sẽ được xem là người tị nạn sau khi hồ sơ của họ được duyệt.

    Khảo sát do Hội đồng Tị nạn (Refugee Council) tiến hành. Kết quả cho thấy, một khi Bộ luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Act) đi vào thực thi toàn diện, cũng chỉ 3.5% số người đến Anh bất hợp pháp bị trả lại quê nhà mỗi năm. Trong khi hàng chục ngàn người khác sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, họ sẽ bị bỏ lay lắt bên lề xã hội. 

    Bộ luật này đã có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, nhưng lại không có khung thời gian bắt buộc phải hoàn thành các yêu cầu chính của luật. Chẳng hạn, không có quy định rõ ràng về thời điểm trục xuất người nhập cư bất hợp pháp khỏi UK và cấm họ xin tị nạn.

    3 phan tu xuong nho

    Mặc dù các bộ trưởng cho rằng phần lớn những người nhập cư bất hợp pháp đều là di cư vì kinh tế và không cần sự bảo vệ từ Chính phủ Anh, nhưng báo cáo cho thấy hầu hết họ đều được cấp tị nạn.

    74% những người đến Anh bằng xuồng nhỏ (tương đương 14.618 người) sẽ được cấp tị nạn sau khi hồ sơ của họ được xử lý. Trong đó, 100% người Eritrea (châu Phi) sẽ được cấp tị nạn, kế tiếp là người Syria với 99%, kế nữa là người Afghanistan với 97%. 

    Tổng cộng, hơn phân nửa những người di cư bất hợp pháp đều đến từ các quốc gia với tỉ lệ đậu tị nạn khá cao. 

    Năm nay, tổng số người di cư bằng xuồng nhỏ đến Anh đã giảm 20%, phần lớn là giảm người Albani. Từ khi chính phủ Anh ký thỏa thuận cam kết trục xuất người di cư trở về Albani, thì người dân nước này cũng giảm nhu cầu đến Anh. Số lượng người Albani đến Anh đã giảm từ 35% trong năm ngoái xuống chỉ còn 3% trong năm nay. 

    Tuy nhiên, số lượng người Ấn Độ đến Anh lại tăng gấp 5 lần trong năm 2023, còn người Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã tăng gấp 3 lần.

    Hội đồng Tị nạn cho rằng sau khi Bộ luật Chống Nhập cư Bất hợp pháp đi vào thực thi toàn diện, chi phí sẽ bị đội lên rất lớn. Theo luật này, nếu một người nộp đơn xin tị nạn, họ chỉ bị trục xuất về quê hương nếu đó là 1 trong 27 nước thành viên EU, hoặc Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ, Liechtenstein và Albani. Còn những người thuộc quốc tịch khác, thì sẽ bị đưa đến quốc gia thứ 3 an toàn.

    Chỉ 660 người trong tổng số 19.441 người vượt eo biển trong năm nay bị đưa về quê hương. Tất cả họ đều là người Albani. 

    Hội đồng Tị nạn ước tính, nếu như quốc tịch của những người đến Anh vẫn duy trì như vậy, thì chỉ có 3.5% số này bị trục xuất về cố quốc mỗi năm. 

    Hàng chục ngàn người còn lại sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì thỏa thuận với các nước thứ 3 (chẳng hạn Rwanda) vẫn còn vướng thủ tục pháp lý. Những người này sẽ phải sống chui rúc trong cộng đồng, dễ bị bóc lột và lạm dụng, làm gia tăng chi phí xử lý các vấn đề liên quan đến họ.

    Viethome (theo ITV News)

  • Chàng trai trẻ Amin Khan rời bỏ quê nhà ở Kunar (Afghanistan) vào tháng 8/2021 sau khi Taliban kiểm soán đất nước. Anh hy vọng có thể xin tị nạn ở UK.

    tai sao khong nhap cu o phap
    Amin Khan chia sẻ hành trình xin tị nạn của mình. Ảnh: PA

    Một thanh niên đã chia sẻ về quyết tâm vượt eo biển Anh sau khi "đi bộ" 2 năm từ nhà ở Afghanistan đến Calais (Pháp). Amin Khan, 20 tuổi, đang trú ngụ tại "Afghan jungle" - đây là một điểm cắm trại sơ sài tại một bãi đất trống gần bệnh viện đa khoa của thành phố Calais. Mảnh đất trống này là nhà của nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Họ sống tách biệt để giảm nguy cơ xung đột. 

    Khan đã ở Calais được 1 tháng và không có đồng xu dính túi. Nhưng anh hy vọng có thể lẻn lên được một chiếc xuồng đi đến UK. Nếu bị bọn buôn người phát hiện ra, anh chắc chắn sẽ bị đánh một trận lên bờ xuống ruộng. 

    Cách đây 3 tuần, anh đã thành công lẻn lên được 1 chiếc xuồng. Nhưng chiếc xuồng đã bị chìm ngoài khơi, anh được chính quyền Pháp cứu và đưa trở lại bờ biển. 

    "Nếu bạn tiếp cận được 1 chiếc xuồng trên bờ biển và nhảy lên, sẽ không ai hỏi vé, chẳng ai biết bạn đã trả tiền hay chưa. Ai cũng cố nhảy lên xuồng nhanh nhất có thể. Chúng tôi theo dõi khi nào thì sẽ có xuồng đi, rồi chúng tôi cố bám theo bọn buôn người để lên xuồng. Việc này rất nguy hiểm. Nếu bị bắt, bọn chúng sẽ đánh thậm chí giết bạn".

    Khan rời bỏ quê nhà ở Kunar (Afghanistan) vào tháng 8/2021 sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát đất nước. Taliban đã bắt cóc chú của anh và đốt hết tài sản kinh doanh của ông. 

    Khan là mục tiêu kế tiếp của bọn chúng. "Tôi cứ thế biến mất. Bố mẹ tôi không có tin gì của tôi, nhưng họ có thể hy vọng tôi vẫn còn sống. Nếu Taliban bắt được tôi, thì chắc chắn là tôi sẽ chết". 

    Khan kể chi tiết hoàn cảnh của mình và có cả ảnh làm bằng chứng, nhưng đột nhiên anh trở nên hoảng sợ. "Các bạn không thể đăng báo câu chuyện của tôi vì những người tị nạn khác có thể đọc được nó và bịa đặt rằng họ cũng trải qua những chuyện tương tự. Hoàn cảnh bi đát của tôi là thứ giá trị nhất mà tôi có để xin tị nạn".

    Các phóng viên đã đồng ý chỉ thuật lại khái quát câu chuyện của anh. 

    Khi được hỏi tại sao không xin tị nạn ở Pháp, và ở Anh có gì hấp dẫn mà anh phải liều mạng trước nguy cơ bị đánh tới chết, hay bị chết chìm ngoài biển. 

    Khan nói: "Nếu trở lại Afghanistan tôi sẽ mất cả tính mạng. Nếu xin tị nạn ở Pháp, họ sẽ đẩy tôi đến Bulgari vì đó là đất nước EU đầu tiên tôi đặt chân đến. Họ sẽ yêu cầu tôi xin tị nạn ở đó. Nhưng Bulgari không chào đón người tị nạn. Họ sẽ từ chối đơn xin của tôi, cảnh sát sẽ đánh tôi và những người xin tị nạn khác, để khiến chúng tôi sợ hãi và rời khỏi. Ở UK, tôi có thể xin tị nạn dễ hơn ở châu Âu. Tôi sẽ được làm việc và sống trong yên bình. Ở Pháp, điều đó là không thể". 

    Viethome (theo Express.co.uk)

  • ki tuc xa dai hoc huddersfield
    Khu kí túc xá HD1 được mô tả là một "dãy nhà xa xỉ". Ảnh: Google Maps

    168 sinh viên đại học đã được yêu cầu tìm chỗ ở mới sau khi một dãy kí túc xá bị Bộ Nội Vụ thuê để làm chỗ ở cho người xin tị nạn. 

    Dãy căn hộ studio HD1 ở Huddersfield vốn sẽ trở thành nơi cư trú của 168 sinh viên trong niên học mới, theo Công ty quản lý Nhà ở Sinh viên Prestige Student Living. 

    Tuy nhiên, Bộ Nội Vụ đã quyết định dùng dãy nhà 405 giường ngủ này để chứa những người xin tị nạn. Dãy nhà này chỉ cách trường đại học một quãng đi bộ ngắn. 

    Người phát ngôn của Prestige Student Living cho biết: "Hudd Student Management, chủ sở hữu của dãy nhà HD1, đã thông báo rằng tòa nhà sẽ không mở cửa cho sinh viên vào tháng 9 này. Quyết định này vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi đã ngay lập tức thông báo với sinh viên và giúp các em tìm chỗ ở khác tại Huddersfield, cũng như hoàn trả số tiền mà các em đã đóng. Chúng tôi vô cùng thông cảm với những sinh viên bị ảnh hưởng và sẽ cố hết sức hỗ trợ". 

    Hiện chủ sở hữu tòa nhà HD1 vẫn chưa phản hồi phóng viên ITV News. 

    Chính phủ đã phải thuê khách sạn và các tòa nhà khác để làm chỗ ở khẩn cấp cho người xin tị nạn giữa lúc số hồ sơ xin tị nạn tồn đọng tăng cao kỉ lục. 

    Người phát ngôn Bộ Nội Vụ cho biết: "Chúng tôi luôn cố gắng đi trước để sẵn sàng cho những áp lực khủng khiếp đè nặng lên hệ thống tị nạn, do số lượng người di cư bất hợp pháp đến UK không ngừng tăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương để tìm kiếm thêm những chỗ ở mới".

    Bộ trưởng nhập cư bên phía Đảng Lao Động, ông Stephen Kinnock, cho rằng giờ đây đến lượt sinh viên phải "trả giá cho sự phụ thuộc của chính phủ vào loại hình nhà ở khẩn cấp".

    "Số lượng hồ sơ xin tị nạn đã tăng bùng nổ từ 19,000 vào năm 2010 lên đến 175,000 hồ sơ ở thì hiện tại. Chi phí nhà ở hàng năm đã tăng gấp 8 lần lên tới 4 tỉ bảng", ông nói.

    Chính phủ sắp tốn đến 5 tỉ bảng mỗi năm để sắp xếp chỗ ở cho người xin tị nạn

    Chi phí cung cấp chỗ ở cho người xin tị nạn sẽ tăng lên hơn 5 tỉ bảng/năm tính đến cuối nhiệm kì chính phủ tới, giữa lúc chính sách chống nhập cư mới của chính phủ sẽ làm tăng thêm hàng ngàn trường hợp người xin tị nạn phải chờ đợi vô thời hạn. 

    Bên cạnh áp lực phải chặn cơn lũ xuồng nhỏ tràn vào UK, chính quyền Rishi Sunak còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lan rộng do Bộ Luật chống Nhập cư Bất hợp pháp (Illegal Migration Act) gây ra. 

    Các Chuyên gia nghiên cứu Chính sách công (IPPR) cho rằng số lượng người chưa bị buộc rời khỏi UK sẽ tăng lên, nhưng không có gì bảo đảm họ sẽ đậu tị nạn và được quyền làm việc. 

    Báo cáo được công bố chỉ vài giờ sau khi ông Sunak nói rằng ông không thể ngăn chặn hết xuồng nhỏ trước kì bầu cử sắp tới, mặc dù số lượng xuồng nhỏ vượt eo biển đã giảm so với năm ngoái. 

    5 ti nguoi ti nan
    Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố ông không thể chặn hết xuồng hơi trước kì bầu cử sắp tới. Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images

    Ông Sunak cho rằng "Thật bất công khi những người đóng thuế ở UK phải chịu cảnh bị móc túi hàng tỉ bảng để cung cấp chỗ ở cho những người nhập cư bất hợp pháp".

    Trong một báo cáo, IPPR nói rằng số người đến UK bằng xuồng đã tăng chóng mặt trong 5 năm qua, lên tới hàng trăm ngàn người. Hiện số hồ sơ tị nạn tồn đọng lên tới 130,000 hồ sơ. Chi phí trợ cấp cho người tị nạn lên tới 3.5 tỉ bảng/năm và sẽ còn tăng cao hơn.

    Theo Bộ luật Chống nhập cư Bất hợp pháp, người nhập cư tới UK bằng hình thức bất hợp pháp sẽ không qua được ải xét duyệt, nhưng luật quốc tế không cho phép trục xuất họ về quê hương, do đó họ sẽ bị trục xuất tới Rwanda hoặc một nước thứ ba. Tuy nhiên các thẩm phán lại cho rằng chính sách này là trái luật. "Đi không xong, ở cũng không được", đó là tình hình chung của người nhập cư bất hợp pháp.

    Dù chính phủ có dự tính trục xuất được 500 người mỗi tháng đến các lãnh thổ hải ngoại, thì chi phí chỗ ở hàng tháng cho người tị nạn cũng vẫn hơn 5 tỉ bảng mỗi năm trong 5 năm tới. Con số này có thể tăng lên hơn 6 tỉ bảng mỗi năm nếu số người bị trục xuất chỉ dưới 50 người/tháng.

    Thực tế có rất ít người bị trục xuất đến quốc gia thứ 3, dù chính sách Rwanda có được công nhận hợp pháp. 

    Marley Morris thuộc IPPR cho biết: "Thậm chí khi Luật chống Nhập cư Bất hợp pháp được thực thi đầy đủ, thì số người đến bằng xuồng nhỏ vẫn áp đảo số người bị trục xuất. Nghĩa là sẽ ngày càng nhiều người bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, gia tăng áp lực khổng lồ lên bộ máy nhà ở và trợ cấp của Bộ Nội Vụ. Hơn nữa, hàng ngàn người có nguy cơ mất tích khỏi nơi ở, bị bóc lột và áp bức".

    Viethome (theo ITV News)

  • Chỉ vài ngày sau khi lên xà lan Bibby Stockholm, tất cả 39 người xin tị nạn lại bị dời khỏi tàu sau khi phát hiện có vi khuẩn Legionella trên tàu. 

    Chỉ 4 ngày sau khi được đưa lên xà lan Bibby Stockholm, 39 người xin tị nạn lại bị dời khỏi đây sau khi phát hiện vi khuẩn Legionella trong nguồn nước.

    Những người này sẽ tạm thời được đưa đến ở nơi khác để phòng ngừa nhiễm khuẩn, công tác điều tra và khử trùng đang được tiến hành. Hiện vẫn chưa phát hiện vi khuẩn trong nguồn nước dân cư. 

    Theo Sky News, các chuyên gia dịch tể đã khuyên Bộ Nội Vụ di dời 6 người xin tị nạn vừa lên tàu vào hôm qua, sau khi phát hiện ra nước bị ô nhiễm. Sau đó Bộ Nội Vụ quyết định di dời luôn 39 người tới một chỗ ở tị nạn tạm thời. Hiện chưa có ai trên tàu Bibby Stockholm xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh. 

    Vi khuẩn Legionella có thể gây viêm phổi nghiêm trọng, gọi là bệnh nhiễm trùng Legionella. Bệnh Legionnaire có nhiều thể khác nhau, nhẹ nhất là bị sốt. Nếu nặng có thể gây tử vong do viêm phổi với tỷ lệ 5-30% nếu không được điều trị. Tỷ lệ tử vong tăng cao trên 40% ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch không được điều trị. 

    nguoi ti nan len tua bibby dorset
    Người xin tị nạn lên tàu Bibby Stockholm. Ảnh: Ben Birchall/PA

    Người phát ngôn của Bộ Nội Vụ cho biết: "Sức khỏe của mỗi cá nhân trên tàu là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Mẫu thử lấy từ nguồn nước trên tàu đã phát hiện ra một hàm lượng tương đối vi khuẩn Legionella, chúng tôi vẫn cần điều tra thêm. Hiện Bộ Nội Vụ đang làm việc với Cơ quan An toàn Sức khỏe Anh (UKHSA) để xử lý nguồn nước, đảm bảo môi trường sống trên tàu được an toàn về lâu dài, đáp ứng các quy chuẩn của Cơ quan Sức khỏe Môi trường Dorset".

    "Để phòng ngừa, chúng tôi đã di dời tất cả 39 người xin tị nạn đến nơi ở khác. Không có ai xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh. Không có mối nguy dịch bệnh nào trong cộng đồng Portland, và nguồn nước sạch được dẫn lên tàu cũng không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm trùng Legionella không lây từ người sang người". 

    Vụ việc xảy ra chỉ 4 ngày sau khi nhóm 15 người đầu tiên lên tàu. Vào thời điểm đó, Bộ Nội Vụ kỳ vọng sẽ có 50 người được đưa lên, nhưng vào những phút cuối cùng, các luật sư đã chiến thắng các cuộc đấu tranh pháp lý, giúp 20 người không phải lên tàu. 

    Tổ chức từ thiện Care4Calais cho rằng các bộ trưởng nên sớm nhận ra việc chuyển người xin tị nạn lêu tàu là không thỏa đáng. CEO của tổ chức, ông Steve Smith cho biết: "Chúng tôi đã luôn lo lắng rằng cuộc sống trên tàu không đủ an ninh và an toàn, và thực tế đã chứng minh nhận định của chúng tôi là đúng. Xà lan này là biểu tượng kém cỏi của hệ thống tị nạn Anh quốc, đại diện cho môi trường thù địch với người tị nạn mà Chính quyền Anh theo đuổi. Trong khi việc chính quyền nên làm chính là xử lý nhanh các đơn xin tị nạn, để người tị nạn có thể tham gia vào lực lượng lao động và đóng góp cho cộng đồng. Đó chính là điều mà họ mong muốn khi vượt gian khổ để đến Anh".

    Với sức chứa 500 người xin tị nạn, chính phủ kì vọng xà lan Bibby Stockholm cùng với các căn cứ quân sự cũ sẽ giúp giảm chi phí khách sạn 6 triệu bảng mỗi ngày. 

    Viethome (theo ITV News)

  • len xa lan thu ba 1
    Người xin tị nạn lên xà lan Bibby Stockholm vào ngày 8 tháng 8. Ảnh: Getty

    Các tổ chức từ thiện cho biết, Chính phủ đang đe dọa sẽ ngừng cung cấp chỗ ở cho những người xin tị nạn nếu họ từ chối lên xà lan Bibby Stockholm.

    Tổ chức từ thiện Care4Calais tỏ ra băn khoăn trước những ngôn từ trong lá thư mà Bộ Nội Vụ gửi cho người xin tị nạn. Trong lá thư gửi cho một người đàn ông không chịu lên xà lan vào hôm 7 tháng 8, Bộ Nội Vụ viết: "Người xin tị nạn không được quyền chọn chỗ ở. Nếu bạn không chấp nhận chỗ ở được cấp cho bạn mà không có lý do xác đáng, thì họ sẽ không được cấp chỗ khác. Nếu bạn không lên tàu vào ngày mai, 8/8/2023, Bộ Nội Vụ sẽ ngừng hỗ trợ cho bạn".

    Một lá thư khác viết: "Chỗ ở của bạn sẽ thay đổi và bạn sẽ chuyển đến sống tại xà lan Bibbly Stockholm ở Portland". Dù trong thư cung cấp các số điện thoại tư vấn nếu người xin tị nạn cần thêm lời khuyên, nhưng thư không đề cập đến quyền pháp lý và quyền có người đại diện". 

    len xa lan thu ba 1
    Một lá thư mà Bộ Nội vụ gửi cho người xin tị nạn. Ảnh: PA

    len xa lan thu ba 1
    Người xin tị nạn lên xà lan vào hôm thứ Hai. Ảnh: PA

    len xa lan thu ba 1
    Người của tổ chức từ thiện chào đón những người xin tị nạn lên tàu vào hôm 7 tháng 8. Ảnh: PA

    Care4Calias cho rằng ngôn ngữ mà Bộ Nội Vụ dùng trong thư ám chỉ việc chuyển đi là bắt buộc, người xin tị nạn không được quyền từ chối nhưng họ có quyền khiếu nại hành động của Bộ và tìm kiếm đại diện pháp lý. 

    Chính phủ ban đầu muốn sắp xếp cho nhóm 50 người lên tàu vào hôm thứ Hai. Nhưng kết quả sau đó cho thấy chỉ 15 người chấp hành, 20 người đã từ chối lên tàu vào hôm thứ Hai. Đến thứ Ba lại có thêm người lên tàu.

    Nghị sĩ Bảo thủ, ông Lee Anderson đã gây tranh cãi khi bình luận: "Nếu bọn họ không thích lên xà lan, vậy hãy "cút" về Pháp đi".

    Viethome (theo Mirror)

  • phan doi nguoi ti nan
    Những người biểu tình ở bên ngoài Cảng Portland tại Dorset

    Nhóm người tị nạn đầu tiên đã được đưa lên xà lan Bibby Stockholm, dự kiến sẽ có thêm nhiều người nữa lên tàu vào ngày hôm nay 7 tháng 8. 

    Khoảng 50 người sẽ dọn lên con tàu neo tại Cảng Portland ở Dorset vào thứ Hai, sau nhiều tuần lễ trì hoãn. Xà lan Bibby Stockholm là một trong nhiều lựa chọn mà Bộ Nội Vụ dùng để thay thể cho các khách sạn đắt đỏ. Được biết chính phủ tiêu tốn tới 6 triệu bảng mỗi ngày cho tiền khách sạn. 

    Xà lan này có 222 phòng ngủ, chứa được tối đa 500 nam giới. Đến cuối tuần này, dự kiến các phòng sẽ được lấp đầy, nghĩa là khoảng 500 người sẽ lần lượt lên tàu trong tuần này. 

    Bộ Nội Vụ cho rằng xà lan này chính là thông điệp mạnh mẽ mà nước Anh muốn gửi tới những người di cư, rằng nếu họ đã liều mạng đến đây thì chào đón họ chính là những chỗ ở "tươm tất...nhưng không xa xỉ". Bộ Nội Vụ trước đây cho rằng các khách sạn chính là một lực hút, hấp dẫn người ta đến UK. 

    Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy một số người dân địa phương phản đối kế hoạch này vì lo ngại các dịch vụ, cơ sở hạ tầng địa phương sẽ bị ảnh hưởng bởi người tị nạn. 

    Đảng Lao Động nói rằng xà lan này là không cần thiết, và yêu cầu Bộ Nội Vụ nên xử lý mớ hồ sơ xin tị nạn tồn đọng, hiện đã vượt quá 100,000 hồ sơ.

    Bên cạnh xà làn, Bộ Nội Vụ cũng đã sắp xếp cho người tị nạn tới ở tại một căn cứ không quân cũ và các lán trại. 

    Nhiều báo cáo cho thấy chính phủ đang tái cân nhắc dự án trung tâm tị nạn dở dang trên Đảo Ascension ở Nam Đại Tây Dương nếu kế hoạch Rwanda thất bại trước tòa án.

    Viethome (theo Sky News)

  • Báo chí trong và ngoài nước Anh thời gian gần đây hướng chú ý về sự an toàn của người tị nạn tại quốc gia này. Từ vụ việc một người đàn ông ném bom xăng vào trại tị nạn ở Dover hồi cuối năm ngoái đến vụ nổi loạn do các phần tử cánh hữu tổ chức tại Knowsley, chưa bao giờ người tị nạn lại gặp nguy hiểm trên đất Anh như lúc này. Vậy nhưng theo nhiều chuyên gia, người tị nạn, đặc biệt là trẻ em tị nạn, chưa bao giờ thực sự an toàn tại đảo quốc sương mù.

    Tiếng kêu cứu của những đứa trẻ

    Theo luật pháp Anh, người tị nạn nước ngoài đến Anh mà không làm thủ tục từ trước sẽ phải ở tại trại tị nạn trong thời gian giấy tờ của họ được xử lý. Một phần vì chính sách cắt giảm nhân sự của chính phủ đảng Bảo thủ, một phần vì mức lương không hấp dẫn được người lao động mà bộ máy xử lý giấy tờ tị nạn thuộc chính quyền Anh không thể đuổi kịp được số người tị nạn đến nước này. Nhiều người tị nạn có thể phải chờ đến hơn một năm mới được xử lý giấy tờ. Đứng trước những trại tị nạn đã chật kín người, chính phủ Anh không còn sự lựa chọn nào khác là thuê phòng khách sạn để người tị nạn tạm trú.

    bi kich cua tre ti nan 1
    Cảnh sát Anh đột kích một cơ sở sản xuất sử dụng nô lệ trẻ em.

    Tại các khách sạn cho người tị nạn ở thành phố Brighton mới đây đã xảy ra một vấn đề khiến cả nước Anh phải sững sờ: 222 trẻ tị nạn đã bị bắt cóc khỏi nơi các em và gia đình đang trú ngụ. Đa phần các trẻ bị bắt cóc nằm trong độ tuổi 13-16 và đến từ Albania. Cảnh sát mới chỉ tìm thấy và đưa về gia đình 60 trẻ. Nhiều em cho biết mình đang đi bộ trên đường thì bị những người đàn ông lạ mặt bắt đi và chở đến những ngôi nhà để chờ đến ngày bị bán lại cho người khác.

    Điều kinh hoàng nhất là con số 231 vụ bắt cóc chỉ mới được tổng hợp từ tháng 7 năm 2021, và trước đó không biết đã có bao nhiêu vụ việc như vậy. Một vấn nạn kinh khủng như vậy nhưng công chúng lại không hay biết gì do thông tin bị cảnh sát và chính quyền địa phương giấu kín. Khi mọi chuyện vỡ lở, Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman và cơ quan dưới quyền bà đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề từ quốc hội Anh vì tội thiếu trách nhiệm và không trung thực.

    Những trẻ tị nạn bị bắt cóc đã đi về đâu? Theo Quỹ Trẻ em & Vị thành niên (TACT), một tổ chức từ thiện hoạt động vì quyền trẻ em, thì đa số các nạn nhân bị buộc trở thành nô lệ: “Ở các trung tâm công nghiệp như Sheffield, Bristol và Milton Keynes có không ít cơ sở sản xuất đang sử dụng trẻ em bị bắt cóc làm nhân công. Họ sẵn sàng phạm luật chỉ để không phải trả thêm vài bảng mỗi tiếng cho người lớn làm... Các cơ sở sản xuất bắt đầu sử dụng lao động ngoại quốc với giá rẻ mạt kể từ khi chính phủ của ông Tony Blair nới lỏng các quy định lao động và mở cửa biên giới cho người nước ngoài đến từ những quốc gia EU khác. Brexit và sau đó là đại dịch khiến cho số người châu Âu muốn đến Anh làm việc giảm rất mạnh. Điều này lại càng khiến tội phạm bắt cóc thêm nhiều trẻ tị nạn, sau đó bán đi làm lao động khổ sai”.

    Các nguồn tin từ cảnh sát Anh cho biết có một sợi dây liên kết giữa trẻ em bị bắt cóc và những cơ sở sản xuất hàng giả. Thanh tra Neil Blackwood, chỉ huy Chiến dịch Vulcan của cảnh sát Anh nhằm chống hàng giả, cho biết: “Các băng nhóm tội phạm có thể bắt cóc 20, 30 trẻ em cùng một lúc. Thường chúng có “tay trong” trong các tổ chức đưa người tị nạn vượt biển trái phép lẫn đội ngũ phục vụ khách sạn nơi người tị nạn ở... Rất nhiều trẻ em tị nạn sẽ được đưa đến Cheetham Hill để lao động trong những cơ sở làm hàng giả. Mỗi cái túi xách, dây lưng hay son môi không rõ xuất xứ trên thị trường hoàn toàn có thể có dấu tay của trẻ em bị bắt cóc”.

    bi kich cua tre ti nan 1
    Một cuộc tuần hành của người Anh yêu cầu chính phủ phải có hành động bảo vệ trẻ em tị nạn.

    Phố Cheetham Hill tại thành phố Manchester được gọi là “thủ đô hàng giả” của nước Anh. Nơi đây từng là một trung tâm hàng may mặc lớn nhưng hiện nay còn sản xuất đủ thứ hàng hóa không nhãn mác xuất xứ. Trẻ em bị bắt cóc lao động và sinh hoạt ngay tại các nhà xưởng đặt dưới tầng hầm những ngôi nhà liền kề. Một lý do mà các cơ sở làm hàng giả tại Cheetham Hill sẵn sàng sử dụng trẻ em tị nạn làm người lao động là vì tại đây vốn có rất nhiều gia đình nhập cư từ Nam Á, Bắc Phi và vùng Caribe, tạo điều kiện cho tội phạm dễ dàng giấu  nạn nhân bắt cóc. Một đối tượng làm giấy tờ giả ở Manchester khai: “Phần đông khách hàng của tôi muốn mua thẻ căn cước và giấy khai sinh giả để biến trẻ em ngoại quốc thành trẻ em Anh. Có những gia đình mà có tận chục “đứa con” được “thêm thắt” vào”.

    Trong khi triển khai Chiến dịch Vulcan, cảnh sát Anh đã mở không ít chiến dịch đột kích vào những cơ sở làm hàng giả tại Manchester và giải cứu 46 trẻ tị nạn bị bắt cóc. Một em nhỏ Syria mô tả cảnh sống trong giam cầm của mình: “Chúng em ngủ dậy rồi đi làm, làm xong thì ăn rồi lại làm đến khi được cho phép ngủ. Mọi thứ chúng em làm đều theo lệnh của ông chủ. Đôi khi ông chủ lại bảo chúng em chạy sang những nhà khác trên phố để tránh cảnh sát... Ngày mà các chú cảnh sát đưa em ra ngoài, em không nhìn thấy gì một lúc vì lâu lắm rồi em không nhìn thấy ánh nắng mặt trời”.

    Ngoài Manchester, cảnh sát Anh còn tìm thấy trẻ tị nạn bị bắt cóc rồi đưa đến West Yorkshire, Cleveland, Nottingham, Merseyside, Somerset, Kent, London, Scotland và Xứ Wales. Không ít trẻ sau khi được bán cho cơ sở sản xuất, trang trại, v.v... bị đối xử tàn tệ, thậm chí là chịu tra tấn như trường hợp một em trai 16 tuổi từ Afghanistan bị buộc làm công cho một nhóm đối tượng trồng cần sa trái phép. Khi cảnh sát giải cứu được em nhỏ, trên người em có rất nhiều vết thương do bị đánh bởi dây thép gai. Một số vết thương đã nhiễm trùng vì không được rửa sạch và băng bó đúng cách. Nếu như nạn nhân còn ở trong chỗ “địa ngục trần gian” thêm một thời gian nữa, rất có thể mạng sống của em sẽ gặp nguy hiểm.

    Thảm cảnh và phản ứng

    Câu truyện của cậu bé người Afghanistan minh họa cho một vấn đề khác trong vấn nạn trẻ tị nạn bị bắt cóc tại Anh - Sức lao động của các em bị lạm dụng bởi tội phạm có tổ chức. Những băng nhóm buôn lậu, sản xuất - mua bán ma túy, cờ bạc, v.v... coi trẻ tị nạn như nguồn lao động hoàn hảo do các em dễ bị đe dọa làm theo lời chúng hơn là trẻ em Anh. Mặt khác, trong trường hợp các em bị bắt, rào cản ngôn ngữ và nỗi sợ nhà chức trách sẽ khiến các em gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn hợp tác với cảnh sát.

    Bà Patricia Durr, giám đốc tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT UK, trả lời phóng viên tờ The Guardian: “Nước Anh đang trải qua một cuộc khủng hoảng về chăm sóc trẻ em, và trẻ em tị nạn là các nạn nhân lớn nhất... Mục tiêu của tội phạm là tách rời các em khỏi gia đình cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Khi trẻ em bị “rơi tự do” như thế, các em sẽ sẵn sàng làm mọi việc mà người lớn yêu cầu.”

    bi kich cua tre ti nan 1
    Nhóm người tị nạn đi thuyền từ Pháp sang Anh.

    Một thanh tra giấu tên tại sở cảnh sát London cho biết: “Chỉ trong vòng một tuần qua chúng tôi đã bắt bốn trẻ em là người tị nạn vì tội móc túi. Cả bốn em đều là trẻ mất tích có gia đình đang trú tại các khách sạn ở Eastbourne. Hai trong số bốn em bị bắt cóc, còn hai trường hợp kia vì nghe dụ dỗ của kẻ xấu mà đi theo chúng. Tất cả đều bị bắt đi móc túi để có cái ăn”.

    Theo nhiều chuyên gia, không ít trẻ em tị nạn đang bị buộc làm việc trái ý mình trong quá trình sản xuất, chế biến và mua bán ma túy. Trong khi Nam Mỹ vẫn là nhà cung cấp heroin và ma túy tổng hợp lớn nhất tại Anh, nước này đang càng ngày dựa vào nguồn cung cần sa trong nước. Không khó để người Anh tìm mua trên mạng xã hội hạt cây cần sa, giàn lưới, đèn, v.v... để bắt đầu canh tác gai dầu. Và nguồn lao động chính là trẻ em tị nạn bị bắt cóc.

    Ngoài việc trồng, chăm sóc và thu hoạch ma túy, trẻ bắt cóc còn đang bị buộc tham gia buôn bán ma túy. Số liệu từ cảnh sát Manchester cho biết họ đang tạm giữ 16 trẻ em tị nạn mang trong người ma túy. Các em khai mình được giao việc đứng đường rao hàng hoặc mang ma túy đến chỗ khách hàng đặt. Bà Patricia Durr và ECPAT UK hiện đang tìm cách đưa các em đoàn tụ với gia đình. Bà Patricia cho biết: “Một em đang bị viêm phổi nặng vì hằng ngày phải đứng 10 tiếng ở góc đường để bán ma túy kể cả khi trời mưa. Em ấy nói rằng làm vậy thì một ngày được trả 20 bảng. Em gửi hết số tiền đấy về cho mẹ và sáu em gái đang ở khách sạn tại Kent”.

    Chưa hết, tội phạm băng đảng đang lôi kéo trẻ em tị nạn vào vòng xoáy bạo lực. Mới đây thôi một người phụ nữ đã bị đánh hội đồng đến bất tỉnh sau khi cãi nhau về giá với một cửa hàng bán túi xách ở Cheetham Hill. Hai ngày sau đó, bốn thiếu niên được đưa vào viện sau khi một nhóm 20 người xô xát có đổ máu vì vấn đề tranh giành địa bàn rửa tiền. Tất cả những đối tượng thực hiện hai tội ác nói trên đều là trẻ tị nạn đã gia nhập hai băng đảng Cheetham Hill và Gooch khét tiếng trong vùng. Hồi thập niên 1980, hai băng nhóm này từng không ít lần xô xát vũ trang hay thậm chí là ám sát thành viên của nhau. Ngày nay chúng bắt trẻ em tị nạn đổ máu thay chúng. Hậu quả đối với tính mạng và tương lai của các em khó mà ước lượng hết được.

    Cảnh sát Anh đang dồn hết sức vào vấn đề trẻ tị nạn bị bắt cóc và lạm dụng sức lao động. Chỉ riêng trong Chiến dịch Vulcan cảnh sát đã triệt phá 70 cơ sở sản xuất và buôn bán có sử dụng lao động trẻ em, tịch thu 260 tấn đồ giả và 218 kg ma túy cùng 250.000 bảng. Vậy nhưng theo chính ngài Mark Rowley, Ủy viên Cảnh sát Đô thị toàn Anh, thì: “Đây là một vấn đề xã hội mà một mình cảnh sát không thể giải quyết nổi”. “Chìa khóa” vấn đề nằm ở chỗ tháo gỡ việc dồn ứ giấy tờ nhập cư, giải quyết hành chính cho hàng trăm gia đình người tị nạn để họ sớm có cơ hội hòa nhập với xã hội thay vì ở trong tình cảnh “sống dở chết dở” như hiện nay.

    Theo CAND