• Sự bấp bênh được xem là nguyên nhân quan trọng khiến nền kinh tế Anh giảm tốc mạnh...

    Các nghiên cứu của Chính phủ Anh dự báo quy mô nền kinh tế nước này sẽ nhỏ đi 7,7% sau Brexit không thỏa thuận, so với trường hợp vẫn giữ được các thỏa thuận thương mại hiện nay - Ảnh: Getty/CNN.

    Trong năm 2019 này, nước Anh có thể đứng trước một lựa chọn kinh tế đầy khó khăn: hoặc ra khỏi Liên minh Châu Âu (EU) - tức Brexit - với một thỏa thuận, hoặc suy thoái.

    Về lý thuyết, cuộc "ly dị" giữa Anh với EU sẽ chính thức hoàn tất vào ngày 29/3. Nếu nước này ra đi mà không có một thỏa thuận nào với EU, thì kết quả sẽ là những biến động to lớn, trong khi một thỏa thuận giữa hai bên sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của Brexit đối với nền kinh tế.

    Trang CNN Business dẫn một báo cáo của ngân hàng UBS nhận định rằng triển vọng của nền kinh tế Anh tùy thuộc vào việc Brexit có thỏa thuận hay không. Sự gián đoạn thương mại gây ra bởi Brexit không thỏa thuận sẽ "đẩy nước Anh vào suy thoái kinh tế". Còn nếu Anh và EU có thỏa thuận, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy yên tâm.

    Thủ tướng Anh Theresa May đã đàm phán một thỏa thuận Brexit với EU, nhưng thỏa thuận này đang vấp phải sự phản đối của Quốc hội Anh. Theo dự kiến, các nghị sỹ Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này trong tháng 1/2019.

    Một cuộc "ly hôn" không thỏa thuận giữa Anh và EU được coi sẽ là thảm họa đối với nhiều công ty ở Anh. Một loạt hàng rào thương mại mới sẽ được dựng lên và môi trường pháp lý trở nên bấp bênh. Các nhóm vận động hành lang đã cảnh báo rằng nhiều công ty chưa hề chuẩn bị sẵn sàng cho một vụ Brexit không thỏa thuận.

    "Nước Anh sẽ phải thiết lập lại những thỏa thuận quan trọng nhất trong số hàng trăm thỏa thuận thương mại và pháp lý quốc tế mà họ hiện đang có nhờ địa vị thành viên EU", chuyên gia Andrew Goodwin thuộc Oxford Economics nhận định.

    Các chuyên gia kinh tế cho rằng hệ quả của Brexit không thỏa thuận sẽ nhanh chóng được thể hiện.

    Công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định Brexit không thỏa thuận sẽ khiến kinh tế Anh suy giảm 0,2% trong năm nay. Đồng Bảng có khả năng sụt giá về mức 1 Bảng đổi 1,12 USD, từ mức khoảng 1 Bảng "ăn" 1,26 USD hiện nay.

    Còn theo Oxford Economics, đến năm 2020, kinh tế Anh sẽ suy giảm 2,1% so với trong trường hợp Brexit có thỏa thuận.

    Một thỏa thuận Brexit giữa Anh với EU sẽ giúp mang lại sự an tâm cho các công ty vốn đã sống trong sự bấp bênh suốt hai năm qua. Nhiều tổ chức đại diện doanh nghiệp đã hối thúc các nghị sỹ Anh thông qua thỏa thuận mà bà May đã đạt được với EU.

    Sự bấp bênh được xem là nguyên nhân quan trọng khiến nền kinh tế Anh giảm tốc mạnh trong nửa sau của năm 2018. Tiêu dùng và đầu tư kinh doanh ở nước này cũng đã sa sút kể từ khi cử tri Anh chọn rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

    "Rủi ro trong dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế Anh từ Brexit là lớn, nhưng Brexit có thỏa thuận sẽ giúp ích nhiều cho kinh tế Anh trong trung hạn", chuyên gia kinh tế cấp cao Kallum Pickering thuộc Berenberg nhận định. Cũng theo vị chuyên gia này, những công ty đối mặt nhiều rủi ro nhất, chẳng hạn các hãng sản xuất xe hơi, cũng sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất nếu Brexit có thỏa thuận.

    Tuy nhiên, Anh rời EU theo thỏa thuận của bà May hoặc không thỏa thuận không phải là những lựa chọn duy nhất dành cho nước này. Vẫn còn có hai kịch bản khác: hoãn Brexit, hoặc thậm chí hủy Brexit.

    Viethome (theo VnEconomy)

  • Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: Reuters)

    Theo Reuters, Thủ tướng Anh Theresa May ngày 31/12 kêu gọi các nghị sỹ ủng hộ thỏa thuận của bà về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đồng thời cam kết thỏa thuận này sẽ cho phép Anh "có một bước ngoặt" và giúp Chính phủ tập trung vào giải quyết các vấn đề trong nước như vấn đề nhà ở cũng như sự thiếu hụt năng lực.

    Lời kêu gọi được Thủ tướng May đưa ra trong thông điệp Năm mới của mình, khi mà chỉ hơn 2 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội Anh về kế hoạch Brexit của bà.

    Cuộc bỏ phiếu, được Thủ tướng May hoãn lại hồi tháng 12 để tránh thất bại, sẽ là thời điểm then chốt cho nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới: cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định xem liệu Anh có đi theo kế hoạch của bà để có thể rời khỏi EU một cách có kiểm soát và khép lại vừa phải mối quan hệ kinh tế, hoặc sẽ phải đối mặt với sự thiếu chắc chắn về bước đi tiếp theo của Anh.

    Trong đoạn video được Văn phòng Thủ tướng Anh đăng tải, Thủ tướng May nêu rõ: "Năm mới là thời điểm để nhìn về phía trước và trong năm 2019, Anh sẽ khởi đầu một chương mới. Thỏa thuận Brexit mà tôi đã đàm phán đem lại mong muốn của người dân Anh và trong vòng vài tuần tới, các nghị sỹ sẽ phải đưa ra một quyết định quan trọng. Nếu Quốc hội ủng hộ thỏa thuận, Anh có thể có một bước ngoặt". 

    VietHome (Theo TTXVN)

  • Ngày 19/12, chính phủ Anh công bố chương trình cải cách chính sách di cư lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, đặt dấu chấm hết cho những ưu đãi đặc biệt dành cho các công dân Liên minh châu Âu (EU) trong khi vẫn cam kết cho các doanh nghiệp thời gian để thích nghi với các kế hoạch hậu Brexit - ám chỉ việc Anh rời EU.

    Trong chính sách nhập cư thời hậu Brexit vốn được mong đợi từ rất lâu, chính phủ Anh cho biết hệ thống nhập cư mới sẽ ưu tiên những người lao động có tay nghề và đối xử công bằng với cả công dân EU cũng như công dân ngoài EU. 

    Dù chính những quan ngại về những ảnh hưởng lâu dài về xã hội và kinh tế từ dòng người di cư đã tạo động lực giúp phe ủng hộ Brexit giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit 2016 nhưng cam kết mới được chính phủ Anh đưa ra nhằm chấm dứt quyền tự do dịch chuyển của các công dân trong khối EU tới Anh lại khiến lãnh đạo các doanh nghiệp lo lắng không thể tuyển dụng được nhân viên. 

    Tuy văn bản chính sách mới công bố không nói rõ giới hạn cụ thể số người nhập cư sẽ được tiếp nhận hàng năm nhưng có đoạn nêu rõ sẽ giảm số lượng tới một mức bền vững đã được nêu trong cương lĩnh tranh cử của đảng Bảo thủ cầm quyền. Trong cương lĩnh tranh cử năm 2017 của đảng Bảo thủ, giới hạn này là dưới 100.000 người.

    Các lao động có tay nghề tới Anh theo hệ thống nhập cư mới sẽ phải được một công ty bảo trợ và được hưởng một mức lương tối thiểu theo quy định sẽ được đặt ra sau khi chính phủ tham vấn với các doanh nghiệp trong năm tới. Anh cũng sẽ không đề ra hạn mức số lượng người lao động có tay nghề được phép tới quốc gia này.

    Ngoài ra, chính sách mới cũng bao gồm kế hoạch tiếp nhận người lao động thời vụ áp dụng trong thời gian chuyển tiếp từ chính sách cũ sang chính sách mới, cho phép các công dân EU và người lao động ở mọi trình độ tay nghề từ các quốc gia "ít nguy cơ" tới Anh trong vòng 12 tháng mà không cần phải có lời mời từ một nhà tuyển dụng cụ thể. 

    Về kế hoạch này, Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid cho biết hệ thống mới dành ưu tiên cho người lao động có tay nghề giúp các nhà tuyển dụng có thể tiếp cận những nhân tài mà họ cần nhưng đây là đợt điều chỉnh hệ thống nhập cư lớn nhất trong vòng hơn 40 năm qua nên các nhà tuyển dụng cũng cần có thời gian thích nghi.

    Do đó, chính phủ xây dựng kế hoạch lao động thời vụ nhằm giúp các doanh nghiệp có được những nhân viên họ cần và đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang hệ thống nhập cư mới.

    Tuy nhiên, kế hoạch này cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, người lao động tới theo diện này sẽ không được hưởng quyền được định cư tại Anh, chỉ có thể tiếp cận một số quỹ hỗ trợ cộng đồng cụ thể và chính phủ sẽ đánh giá lại kế hoạch trước năm 2025 để cân nhắc dừng kế hoạch nếu tình hình kinh tế cho phép. Người lao động theo diện này cũng sẽ phải rời khỏi Anh sau 12 tháng và chỉ có thể được xem xét cấp thị thực trở lại Anh sau 12 tháng kể từ ngày rời đi. 

    Chính sách nhập cư mới sẽ được đệ trình lên Quốc hội ngày 20/12 và sẽ có hiệu lực khi giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu vào cuối tháng 3/2019 khi Anh chính thức rời EU. Hiện chính phủ cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc xét duyệt thị thực làm việc và giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp bảo trợ người lao động. 

    Công dân châu Âu tới Anh theo diện du lịch trong khoảng thời gian tối đa 6 tháng sẽ không cần thị thực trong khi công dân Cộng hòa Ireland tiếp tục được di chuyển và làm việc tự do tại Anh.

    Chỉ còn 100 ngày nữa là Anh sẽ chính thức rời EU nhưng Thủ tướng Anh Theresa May vẫn chưa thể đảm bảo thỏa thuận Brexit mà chính phủ của bà và EU thông qua hồi tháng trước sẽ được chấp thuận tại Quốc hội nước này. Thỏa thuận với nội dung xuyên suốt nhằm duy trì quan hệ mật thiết với EU thời hậu Brexit vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính giới Anh, đặc biệt là điều khoản "rào chắn" giúp duy trì biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. 

    Hôm 9/12, bà May đã hoãn đệ trình thỏa thuận Brexit lên xem xét thông qua tại Hạ viện vì nguy cơ bị bác bỏ quá cao, để tìm kiếm thêm sự đảm bảo từ phía EU với điều khoản gây tranh cãi này. 

    Ngày 19/12, bà May khẳng định đang làm việc với EU để có được những đảm bảo cần thiết giúp thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của Quốc hội đồng thời cho biết sẽ công bố những đảm bảo này sau khi thảo luận với các lãnh đạo EU và trở lại Anh trong dịp Năm mới./.

    Viethome (theo TTXVN)

  • Ngày 18/12, Anh thông báo sẽ đặt 3.500 binh sỹ trong tình trạng trực chiến nhằm đối phó với bất kỳ vụ việc bất ngờ nào có thể xảy ra trong kịch bản Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, không có thỏa thuận nào.

    Binh sỹ Anh. (Nguồn: Defenceimagery.mod.uk)

    Phát biểu trước nghị viện, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết các binh sỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ bộ nào trong chính phủ để xử lý bất kỳ sự vụ nào xảy ra khi cần thiết.

    Trước đó cùng ngày, nội các Anh đã nhất trí đặt phương án Brexit không có thỏa thuận là một ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Thủ tướng Theresa May đang phải vật lộn để thuyết phục các nghị sỹ Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với EU tháng 11 vừa qua.

    Theo tờ Sunday Time, cảnh sát trưởng các thành phố của Anh cũng đã lên kế hoạch nhằm đối phó với khả năng xảy ra hỗn loạn dẫn đến bạo loạn.

    Ngày 17/12, người phát ngôn của Thủ tướng Anh xác nhận bà Theresa May đang chuẩn bị kế hoạch Brexit, mà không có một thỏa thuận "ly hôn" cụ thể.

    Mặc dù chính phủ đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận chung với EU, song người phát ngôn trên khẳng định Thủ tướng May cũng chuẩn bị cả kế hoạch Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

    Đại diện chính phủ cho biết sẽ nhanh chóng công bố kế hoạch phân bổ 2 tỷ bảng cho kịch bản Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận.

    Theo kế hoạch Brexit, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019. Nếu đến ngày đó không có thỏa thuận nào đạt được và hai bên không kéo dài thêm thời hạn, Anh sẽ trở thành quốc gia ngoài EU mà không có bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp nào.

    Theo kịch bản này thì ngay sau ngày 29/3/2019, London sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu và không còn tên trong các hiệp định thương mại của EU với các quốc gia khác. Ngân hàng Anh ước tính trong trường hợp này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ giảm 8%. 

    VietHome (Theo TTXVN)

  • Chính phủ Anh hôm 18/12 công bố kế hoạch phân bổ 2,2 tỷ euro cho 26 bộ, ngành nhằm chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận.

    Sau nhiều ngày bế tắc liên quan tới kế hoạch rời Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, chính phủ Anh hôm 18/12 công bố kế hoạch phân bổ 2,2 tỷ euro cho 26 bộ, ngành nhằm chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận. Nước này cũng đồng thời đặt 3.500 binh sĩ trong tình trạng trực chiến nhằm đối phó với bất kỳ vụ việc bất ngờ nào có thể xảy ra.

    Tại cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Bộ trưởng trong năm 2018, Chính phủ của Thủ tướng Theresa May hôm 18/12 quyết định đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho khả năng Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Trong thông cáo phát đi sau cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond nhấn mạnh, một chính phủ có trách nhiệm phải chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống.

    Đặc biệt, trên tổng số hơn 2 tỷ euro dự kiến sẽ được phân bổ, gần 1 nửa là dành cho Bộ Nội vụ và các cơ quan hải quan, chịu trách nhiệm kiểm soát biên giới nhằm bổ sung thêm hàng trăm cảnh sát biên giới và 3.000 nhân viên hải quan. Như vậy, tính từ năm 2016, Bộ Tài chính Anh đã chi hơn 4,7 tỷ euro nhằm chuẩn bị cho kịch bản Brexit không có thỏa thuận. 

    Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson thông báo, 3.500 binh sĩ sẽ được đặt trong tình trạng “sẵn sàng” nhằm hỗ trợ các cơ quan chính phủ đối phó với bất kỳ vụ việc bất ngờ nào có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông cho biết, vẫn chưa có yêu cầu chính thức nào được đưa ra.

    Tiến trình thông qua thỏa thuận Brexit đang lâm vào bế tắc trong khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến thời điểm Anh chính thức rời khối (29/3/2018). Cuối tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Theresa May đã đạt được với Liên minh châu Âu một thỏa thuận “chia tay” sau 17 tháng đàm phán khó khăn.

    Tuy nhiên nhà lãnh đạo Anh đến phút chót đã quyết định hoãn cuộc bỏ phiếu thông qua văn kiện tại Nghị viện dự kiến vào ngày 11/12 vừa qua do nguy cơ thất bại cao. Sự phản đối ngày càng tăng từ cả các đảng phái đối lập và đảng Bảo thủ cầm quyền, từ những người ủng hộ đến những người hoài nghi châu Âu đang làm gia tăng khả năng về một sự chia tay không có thỏa thuận.

    Viethome (theo VOV)

  • Vào hôm 17/12/2018, thủ tướng Anh Quốc đã trở lại trước Hạ Viện Anh để bảo vệ thỏa thuận Brexit mà chính quyền của bà đã đàm phán được với Liên Hiệp Châu Âu. Theo một số trích đoạn diễn văn được tiết lộ tối qua, bà Theresa May đã dứt khoát bác bỏ khả năng tổ chức lại một cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Lý do rất đơn giản: một cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy đa số dân Anh giờ đây sẽ phản đối việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. 

    Cách nay hơn 2 năm, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016 về việc nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, phe "Đi – Leave" đã chiến thắng với 51,9% số phiếu, so với 48,1% của phe "Ở lại – Remain".

    Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của viện BMG Research, được nhật báo Anh The Independant công bố hôm 15/12, có đến 51% người được hỏi xác định không muốn rời Liên Hiệp Châu Âu. Tệ hơn nữa, tỉ lệ người ủng hộ Brexit chỉ còn 41%.

    Khoảng cách 10% giữa phe chống và phe ủng hộ Brexit là chênh lệch lớn nhất được ghi nhận kể từ cuộc trưng cầu dân ý tháng 6/2016 đến nay.

    Trong bối cảnh đó, rõ ràng là thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải đối phó với những ngày cực kỳ khó khăn, đặc biệt là làm sao để thuyết phục các nghị sĩ bỏ phiếu phê chuẩn thỏa thuận Brexit mà bà đã thương thuyết được với Bruxelles. 

    Trước ngày bà trở lại để giải trình, Hạ Viện Anh đã tràn ngập những ý kiến khác nhau để tránh khủng hoảng.

    Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

    "Làm gì bây giờ ? Không chỉ có các nghị sĩ, và đây là điểm mới, mà cả một số bộ trưởng của bà Theresa May cũng bắt đầu tự hỏi là làm thế nào để phá vỡ thế bế tắc của Brexit, vào lúc mà theo nhận định ​​chung, thỏa thuận của thủ tướng không thể được phê chuẩn nếu vẫn giữ nguyên.

    Một ý tưởng thường xuyên được nêu lên trong những ngày gần đây là tổ chức một loạt những cuộc "bỏ phiếu lấy ý kiến" trong Hạ Viện, cho phép các dân biểu đề cập một cách tự do đến các phương án khác nhau. Chẳng hạn như Brexit theo mô hình Na Uy hay mô hình Canada, hoặc một Brexit không có thỏa thuận, thậm chí tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai…

    Nói tóm lại, đó sẽ là các cuộc tham vấn với hy vọng tạo ra được một đa số ủng hộ một Kế hoạch B, trong bối cảnh chẳng bao lâu nữa sẽ đến ngày định mệnh 29 tháng 3, là ngày nước Anh thực sự ra khỏi khối châu Âu.

    Lội ngược dòng nước đó, bà Theresa May hôm nay trở lại trước các nghị sĩ để cảnh cáo rằng bà sẽ không từ bỏ kế hoạch của mình, và các cuộc đàm phán với châu Âu sẽ tiếp tục ở Luân Đôn và Bruxelles trong tuần lễ Giáng Sinh.

    Qua đến thứ Ba, bà May cũng sẽ họp nội các như mọi tuần, để chấn chỉnh tinh thần đội ngũ.

    Thế nhưng thái độ cứng rắn của bà, kèm theo với việc bà suýt nữa thì bị chính đảng của mình bỏ phiếu bất tín nhiệm, cả hai yếu tố này khiến uy thế của bà May bị suy yếu thêm."

    Viethome (theo rfi)

  • Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay (17/12) cảnh báo các nghị sĩ Quốc hội Anh hệ lụy của cuộc trưng cầu ý dân mới về việc Anh rời Brexit.

    Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay (17/12) cảnh báo các nghị sĩ Quốc hội Anh rằng, việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân mới về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ phá vỡ lòng tin với người dân Anh.

    Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Anh nhấn mạnh, một cuộc bỏ phiếu mới ở Anh sẽ gây thiệt hại không thể sửa chữa được đối với sự toàn vẹn chính trị của nước Anh. Hành động này đồng nghĩa với việc giới chức Anh đang nói với hàng triệu người dân vốn tin tưởng vào nền dân chủ Anh, rằng nước Anh không có nền dân chủ.

    Theo bà May, hành động này không những không giúp nước Anh tiến xa hơn mà còn tiếp tục chia rẽ đất nước vào thời điểm nước Anh rất cần sự đoàn kết.

    Tuyên bố của bà May đưa ra trong bối cảnh truyền thông Anh ngày 16/12 dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết, các đồng minh thân cận của Thủ tướng Anh trong đảng Bảo thủ đang bí mật chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit.

    Anh sẽ rời Liên minh châu Âu vào ngày 29/3/2019, theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon và luật pháp của Anh. Nếu đến ngày đó không có thỏa thuận nào đạt được và hai bên không kéo dài thêm thời hạn, Anh sẽ trở thành quốc gia ngoài Liên minh châu Âu mà không có bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp nào.

    Theo kịch bản này thì ngay sau ngày 29/3/2019, Anh sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu và không còn tên trong các hiệp định thương mại của Liên minh châu Âu với các quốc gia khác./.

    Viethome (theo VOV)

  • Theo hãng tin Reuters, hầu hết các bộ trưởng cấp cao trong nội các của Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng kế hoạch Brexit mà bà đã ký với Liên minh châu Âu (EU) đã chết. Theo đó các bộ trưởng đang thảo luận các lựa chọn khác, bao gồm một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc Anh rời EU.

    Báo The Times của Anh đưa tin Thủ tướng May nhiều khả năng phải đối mặt với các phản đối của các bộ trưởng vào tuần tới trong bối cảnh bà hy vọng nhận được nhiều sự ủng hộ hơn nữa từ các nhà lãnh đạo EU đối với kế hoạch Brexit của bà, mặc dù chuyến công du vừa qua của bà đến Brussels không có kết quả.

    Một nhóm bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Amber Rudd, Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, đã thể hiện chiều hướng ủng hộ một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai nếu các lựa chọn khác không nhận được sự ủng hộ. Một nhóm khác, trong đó có Bộ trưởng Môi trường Michael Gove, Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid, phản đối ý tưởng tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ hai.

    Bản thân ông Gove thiên về mô hình quan hệ của Na Uy với EU sau Brexit. Các bộ trưởng khác, trong đó có Ngoại trưởng Jeremy Hunt sẵn sàng đối phó với nguy cơ Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận nào.

    Kế hoạch Brexit của bà May đã nhận được sự tán thành của các lãnh đạo EU hồi tháng trước, song vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ trong chính đảng Bảo thủ của bà. Các nghị sĩ này lo ngại với kế hoạch này, Anh sẽ "mắc kẹt" trong vòng kiềm tỏa của EU. Thủ tướng May cảnh báo việc bác bỏ kế hoạch trên có nguy cơ khiến Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận để "giảm sốc" cho nền kinh tế, hoặc Anh sẽ không "ly hôn" nữa.

    Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU có thể tìm một cách để "làm rõ" các điều khoản thỏa thuận "ly hôn" của Anh, song không thể đàm phán lại các điều khoản.

    Phát biểu với báo giới sau hội nghị thượng đỉnh của EU ngày 14/12, ông Macron nêu rõ: "Đã có một thỏa thuận, và đây là thỏa thuận duy nhất và tốt nhất có thể, chúng ta không thể đàm phán lại thỏa thuận. Nhưng chung ta có thể làm rõ và cam đoan một lần nữa".

    Tại hội nghị trên, lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí đảm bảo với Thủ tướng Anh rằng EU sẽ cố gắng để ký một Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với Anh trước năm 2021./.

    Viethome (theo Bnews)

  • Kết quả hội nghị đã ngay lập tức khiến Thủ tướng Theresa May vấp phải không ít sự công kích từ dư luận Anh.

    Thủ tướng Anh Theresa May hôm 14/12 đã lên đường về nước sau 2 ngày Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tập trung vào vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit) kết thúc tại Bỉ. Tuy nhiên, cái mà bà May nhận được chỉ là sự đảm bảo mang tính mơ hồ và không chắc chắn từ lãnh đạo Liên minh châu Âu. Kết quả hội nghị đã ngay lập tức khiến bà May vấp phải không ít sự công kích từ dư luận Anh.

    Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Anh Theresa May hôm 14/12 đã lên tiếng trấn an dư luận rằng, bà vẫn có khả năng nhận được sự đảm bảo từ Liên minh châu Âu để Quốc hội Anh có thể bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận Brexit đạt được hồi tháng trước, bất chấp việc lãnh đạo Liên minh châu Âu trước đó đã bác bỏ khả năng đàm phán lại về thỏa thuận.

    Thủ tướng Anh cũng thừa nhận vẫn còn nhiều việc phải làm và hai bên vẫn tiếp tục làm rõ quan điểm của nhau: “Các cuộc thảo luận của tôi với các đồng nghiệp châu Âu cho thấy hai bên cần thảo luận thêm và làm rõ vấn đề sau kết luận của Hội đồng châu Âu. Vẫn còn nhiều việc phải làm và chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán trong những ngày tới nhằm giành được sự đảm bảo để Quốc hội Anh có thể phê chuẩn thỏa thuận”.

    Tuyên bố của bà May cộng với sự tái khẳng định không đàm phán lại về thỏathuận Brexit của không ít lãnh đạo Liên minh châu Âu như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar  những nỗ lực thuyết phục Liên minh châu Âu của Thủ tướng Anh dường như đã “xôi hỏng bỏng không”. Sau bài phát biểu của Thủ tướng Anh tại hội nghị thượng đỉnh vào chiều qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi Anh phải làm rõ quan điểm về Brexit. Theo ông Jean-Claude Juncker, chính Anh phải nói rõ cái mà nước Anh muốn thay vì yêu cầu Liên minh châu Âu phải nói ra điều mà khối này mong muốn và rằng, cuộc tranh luận về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu diễn ra u ám và mơ hồ.

    Theo hãng tin BBC, một đoạn văn bản dường như đã xuất hiện trong dự thảo tuyên bố chung ban đầu nói rằng, “Liên minh châu Âu sẵn sàng xem xét lại là liệu có nên đưa ra bất cứ đảm bảo nào cho Anh hay không” đã bị cắt xén đi trong tuyên bố chung khi hội nghị kết thúc.

    Kết quả của hội nghị đã khiến dư luận Anh lập tức chĩa mũi dùi chỉ trích vào Thủ tướng Anh. Lãnh đạo Công đảng Jeremy Cobyn đã nói rằng, 24 giờ qua cho thấy thỏa thuận Brexit đã chết, Thủ tướng Anh đã thất bại trong nỗ lực mang lại một sự thay đổi có ý nghĩa đối với thỏa thuận Brexit. Theo ông Cobyn, giờ thì thay vì tiến về phía trước và làm chậm lại thời gian, Thủ tướng Anh sẽ buộc phải đưa thỏa thuận Brexit ra bỏ phiếu tại Quốc hội vào tuần tới.

    Viethome (theo Brexit)

  • Thậm chí, cả các doanh nghiệp và chính phủ cũng có những động thái rõ rệt trong thời gian này.

    Tới nhà gia đình Nevin Mann ở Cornwall, phía tây nam nước Anh, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi thấy một chiếc tủ chất đầy thức ăn, thùng nhựa chứa đầy các loại thuốc, hàng loạt đồ hộp, đồ sấy khô, gạo, bột ở dưới gầm cầu thang. Họ cứ như đang chuẩn bị cho ngày tận thế trong các bộ phim viễn tưởng. Thậm chí, gia đình Nevin còn lắp đặt những tấm pin mặt trời trên mái nhà, chuẩn bị bể chứa nước 1.300 lít và đầy đủ khẩu phần ăn dành cho thú cưng.

    Cận cảnh người dân Anh tích trữ nhu yếu phẩm và lương thực trước ngày Brexit.

    Không chỉ riêng nhà Nevin mà nhiều người Anh khác cũng đang điên cuồng tích trữ nhu yếu phẩm và thực phẩm. Bởi theo quan điểm của họ, “Brexit” hay việc nước Anh tách ra khỏi liên minh châu Âu vào tháng 3 năm sau sẽ dẫn đến một “thảm hoạ”. Một khi tách khỏi châu Âu, nhất là khi không có thoả thuận, nước Anh sẽ bị thiếu thực phẩm trong một thời gian không ngắn.

    Trên mạng, nhiều người còn khoe ảnh chụp “thùng Brexit” dùng để tích trữ thực phẩm của mình. Một người có tên Justina Kowalczy đựng đầy cà phê, đồ uống và nước sốt cam của Pháp trong thùng Brexit.  Còn Jo Elgarf là một bà mẹ 3 con sống ở London, gần đây cũng mua rất nhiều thực phẩm có hạn sử dụng lâu ngày ở siêu thị.

    Thật ra, Jo Elgarf và vợ chồng Nevin đều có chung 1 đặc điểm: họ đã bỏ phiếu tán thành cho việc tách khỏi châu Âu trong cuộc biểu quyết công khai năm 2016. Ngày đó, đã có 48% người bỏ phiếu tán thành. Những người này bắt đầu có tâm lý lo sợ trước ngày Brexit thật sự diễn ra. Họ đăng tờ rơi “Hãy cùng sẵn sàng” trên mạng để nhắc nhở mọi người tích trữ những nhu yếu phẩm cần thiết.

     

    Khẩu hiệu “”Get ready together” (cùng nhau sẵn sàng) được chia sẻ trên mạng..

    Nội dung tờ rơi cho biết, tách khỏi châu Âu mà không có thoả thuận sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và thuốc ở Anh, việc nhập khẩu thực phẩm sẽ bị trì hoãn. Hơn nữa, cả an ninh quốc phòng và an ninh mạng đều sẽ bị đe doạ.

    Những hành động và cảnh báo của nhóm người chuẩn bị cho Brexit này hoàn toàn không mang tính thái quá. Bởi trên thực tế, nước Anh phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu, trong khi hàng hoá sản xuất trong nước không đáp ứng nổi 1 nửa nhu cầu tiêu dùng. Gần như mọi hoa quả và rau củ tươi đều nhập từ châu Âu. Mùa đông năm ngoái, thời tiết ở châu Âu hết sức khắc nghiệt, khiến nông sản bị mát mùa. Vào thời điểm đó, các kệ hàng ở siêu thị Anh đều trống rỗng, khiến người dân nhận thức được nước này phụ thuộc vào hàng hoá châu Âu nhiều đến mức nào.

    Hiện tại, không chỉ người dân mà các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cũng đang tích trữ hàng. Tháng 11 năm nay, một công ty kho trữ lạnh của xứ Wales cho biết các kho lạnh của họ đều đã chật kín.

    Bên cạnh đó, chính phủ Anh cũng có những động thái liên quan tới Brexit. Ngày 7/12 vừa qua, trang Bloomberg đưa tin chính quyền của bà Theresa May đã gửi thông điệp tới các siêu thị lớn, yêu cầu họ tăng tích trữ kho càng nhiều càng tốt. Thông báo này không được đưa ra công khai. Hiện nay, 4 chuỗi siêu thị lớn ở Anh là Tesco Plc, J Sainsbury Pic, Asda và Wm Morrison Supermarkets Pic đều đã yêu cầu các nhà cung cấp tăng thêm lượng hàng. Joe Clarke, giám đốc phụ trách thực phẩm, đồ uống và thuốc tại Unite Union ở Anh dự tính, các siêu thị sẽ thiếu nguồn cung trong 2 tuần sau Brexit.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Dù không phải một chiến thắng áp đảo nhưng Thủ tướng Theresa May đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với 200 phiếu thuận và 117 phiếu chống.

    Thủ tướng Anh Theresa May đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do đảng Bảo thủ tổ chức trong nội bộ đảng với 200 phiếu thuận và 117 phiếu chống. Sau khi đảm bảo được tỷ lệ 63% trong tổng số phiếu, Thủ tướng May hiện có thể tiếp tục vai trò lãnh đạo của mình trong 1 năm tới.

    Phát biểu tại Downing Street, bà Theresa May khẳng định sẽ thực hiện quá trình Brexit mà "đa số đã bỏ phiếu", đồng thời cho biết bà vẫn sẽ lắng nghe ý kiến của những nghị sĩ trong đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu bất tín nhiệm với bà.

     Mặc dù sóng gió đối với Thủ tướng Anh đã "tạm lắng xuống" nhưng một số nhà phân tích cho rằng mất đi sự ủng hộ của 1/3 nghị sĩ là một "thảm họa" với bà May.

    Thủ tướng Anh đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với sự ủng hộ của 63% nghị sĩ đảng Bảo thủ và 37% bỏ phiếu chống lại bà.

    Cuộc bỏ phiếu kín này được thực hiện theo yêu cầu của 48 nghị sĩ trong đảng Bảo thủ, những người bất đồng với chính sách Brexit của Thủ tướng Theresa May khi cho rằng chính sách này đi ngược với kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

    Biên tập viên Laura Kuenssberg của trang BBC nhận định mức độ phản đối cho thấy "không phải tất cả đều hài lòng" với Thủ tướng Anh và đây là một "cú đánh thực sự" vào chính quyền của bà May.

    Phát biểu ngay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định bà sẽ nỗ lực để tạo ra những thay đổi trong thỏa thuận Brexit tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra ngày 13/12.

    "Tôi hài lòng khi nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ trong cuộc bỏ phiếu tối nay. Dù tôi rất biết ơn những người ủng hộ mình nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể các nghị sĩ bỏ phiếu bất tín nhiệm với tôi và tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ".

    Thủ tướng May cũng khẳng định thêm về nhiệm vụ thực hiện thỏa thuận Brexit mà đa số đã bỏ phiếu, đưa mọi người gắn kết với nhau và xây dựng một đất nước thực sự phục vụ người dân Anh".

    Đảng Bảo thủ phản ứng như thế nào?

    Jacob Rees-Mogg, người đi đầu trong việc kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Anh cho rằng mất đi sự ủng hộ của 1/3 nghị sĩ trong đảng Bảo thủ là "một kết quả tồi tệ đối với Thủ tướng" và yêu cầu bà từ chức.

    Nghị sĩ đảng Bảo thủ Mark Francois, người ủng hộ Brexit nhận định rằng cuộc bỏ phiếu là "một thảm họa" khi hơn một nửa thành viên Nghị viện không phục vụ trong chính phủ không còn ủng hộ Thủ tướng Anh.

    "117 là một con số lớn, lớn hơn nhiều so với dự đoán của bất cứ ai. Tôi cho rằng điều này sẽ khiến Thủ tướng tỉnh táo hơn và suy nghĩ cẩn trọng về những điều bà sẽ thực hiện".

    Bộ trưởng Giao thông Chris Grayling thừa nhận có những "bài học" cho Thủ tướng May và đảng Bảo thủ sau kết quả cuộc bỏ phiếu. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Nội các Damian Green thì cho rằng đây là chiến thắng mang tính "quyết định" với Thủ tướng Anh khi điều này giúp bà May "tiếp tục tiến lên và thực hiện những công việc đang làm".

    Dù đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ đảng Bảo thủ nhưng Thủ tướng Anh Theresa May vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến “cân não” để thỏa thuận Brexit mà bà đã nhất trí với EU được Nghị viện Anh thông qua trong bối cảnh tất cả các đảng đối lập và ngay cả những người trong chính đảng Bảo thủ cũng đang chống lại bà.

    Phe đối lập nói gì?

    Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn cho rằng cuộc bỏ phiếu này "chẳng thay đổi điều gì".

    "Bà Theresa May đã mất đa số sự ủng hộ trong Nghị viện, chính phủ của bà ấy thì lộn xộn và bà ấy không thể thực hiện được một thỏa thuận Brexit có lợi cho đất nước".

    Đảng Lao động cho biết Đảng này sẽ đệ trình một cuộc thảo luận bỏ phiếu bất tín nhiệm mà tất cả Nghị viện chứ không phải chỉ riêng đảng Bảo thủ đều có thể bỏ phiếu khi họ cảm thấy họ có cơ hội chiến thắng và kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử.

    Stephen Gethins thuộc Đảng Quốc gia Scotland (SNP) hối thúc đảng Lao động cần "hành động quyết liệt", đồng thời kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bà May khi cáo buộc chính phủ "chơi đùa với cuộc sống của nhân dân".

    Phó lãnh đạo đảng Hợp nhất Dân chủ DUP (đảng chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland), ông Nigel Dodds thì cho rằng đảng của ông vẫn tiếp tục ủng hộ Thủ tướng Theresa May và nhận định cuộc bỏ phiếu này không thực sự thay đổi điều gì.

    Con đường phía trước của Thủ tướng Anh Theresa May

    Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định sẽ nỗ lực thực hiện thỏa thuận Brexit của mình mà bà cho rằng đây là lựa chọn duy nhất để rời EU theo tuần tự cho đến ngày 29/3.

    Cuối bài phát biểu trước các nghị sĩ sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng May cam kết bà sẽ tiếp tục nỗ lực trên tư cách một nhà lãnh đạo trước khi cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra năm 2022.

    Thủ tướng Anh khẳng định "trong thâm tâm", bà muốn tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo nhưng bà nhận ra rằng đảng Bảo thủ của bà không muốn điều đó xảy ra.

    Nếu bà May thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bà sẽ phải từ chức vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ và sau đó là vai trò Thủ tướng.

    Thủ tướng Anh dự kiến sẽ tới Brussels tham dự Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 13/12 để tiếp tuc thuyết phục các nhà lãnh đạo EU thay đổi thỏa thuận mà trước đó họ khẳng định rằng không thể đàm phán lại./.

    Viethome (theo BBC)

  • Thủ tướng Theresa May có thể bị mất chức nếu 158 trong 315 nghị sĩ đảng Bảo Thủ bỏ phiếu chống lại bà.

    Nghị sĩ Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922 của đảng Bảo thủ Anh, cho biết, đã có 15% số nghị sĩ trong đảng yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Theresa May. Theo quy định, khi ủy ban này nhận được ít nhất 15% thư bất tín nhiệm từ các nghị sĩ, một cuộc bỏ phiếu kín bất tín nhiệm vai trò lãnh đạo đảng của Thủ tướng sẽ diễn ra, Reuters đưa tin.

    Cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức từ 18h đến 20h ngày 12/12 và kết quả sẽ được công bố không lâu sau đó. Bà May có thể sẽ phải từ chức nếu 158 trong 315 nghị sĩ bỏ phiếu chống lại bà.

    Trước thông tin trên, Thủ tướng May tuyên bố bà sẽ đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm "bằng tất cả những gì mình có". Theo bà, việc bầu một lãnh đạo mới vào lúc này sẽ "đẩy tương lai đất nước vào rủi ro" và

    Thủ tướng May nhấn mạnh mục tiêu cao nhất của bà hiện nay là hoàn thành Brexit và lãnh đạo mới sẽ không thể có đủ thời gian để tái khởi động việc thương thảo. Nếu bà bị thay thế, tiến trình Brexit cũng sẽ bị đình trệ.

    Theresa May giữ cương vị thủ tướng sau khi Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016 với kết quả đồng ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nữ thủ tướng hiện phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ bên trong nội bộ đảng cầm quyền về những trì hoãn của kế hoạch Brexit.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Trên sàn giao dịch London, đồng Bảng Anh đã tăng 0,9% so với đồng USD và 0,35% so với đồng EUR sau khi nhận được thông tin trên.

    Chính phủ Anh có quyền đơn phương ngừng quá trình rút khỏi Liên minh châu Âu hay Brexit. Thông tin được đưa ra bởi các cố vấn luật hàng đầu của EU ngay lập tức đã tác động mạnh đến đồng Bảng Anh.

    Trước đó, trong một bản báo cáo, cố vấn pháp lý của Tòa án Công lý châu Âu ECJ đã cho biết, chính phủ Anh hoàn toàn có thể đơn phương ngừng tiến trình đàm phán 2 năm về các điều khoản liên quan tới Brexit theo Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon.

    Quan điểm này đang là một trở ngại cho chính phủ Anh vốn luôn cho rằng Điều khoản 50 chỉ có thể ngừng hiệu lực khi có sự đồng ý của tất cả 27 thành viên còn lại của EU.

    Điều này sẽ mang đến cho các nghị sĩ Anh phản đối Brexit một sự lựa chọn bổ sung trong việc cân nhắc phê chuẩn thỏa thuận Brexit mới đây của Thủ tướng Theresa May.

    Tòa án Công lý châu Âu ECJ ngày 10/12 công bố một văn bản cho biết Anh có quyền đảo ngược điều 50, quy định cách mà một nước thành viên muốn rời khỏi EU. Thông báo của ECJ được đưa ra chỉ một ngày trước khi Quốc hội Anh biểu quyết kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May.

    “Khi một nước thành viên thông báo với Hội đồng Châu Âu về ý định rút khỏi EU, như việc Anh đã làm, nước này có quyền tự do đơn phương rút lại thông báo đó”, ECJ cho biết.

    Phán quyết của tòa án cho thấy một quốc gia hoàn toàn có chủ quyền để đưa ra quyết định về việc ở lại EU hay không, theo RT.

    ECJ nói rằng việc rút lại thông báo là hợp lệ “miễn là thỏa thuận về việc rời EU của nước thành viên và khối vẫn chưa đi vào hiệu lực”.

    Vụ việc được tòa ECJ xem xét sau khi một nhóm gồm các chính trị gia đa đảng trước đó đã nộp đơn thắc mắc rằng liệu một nước thành viên như Anh có thể tự rút lại quyết định rời EU hay không.

    Các chính trị gia trên cho rằng việc đơn phương rút lại quyết định là có thể xảy ra và nó có thể trao cho Anh thêm một lựa chọn khác trong vấn đề Brexit. “Nếu Anh muốn thay đổi quyết định về Brexit và London có thể việc đảo ngược điều 50 và phía EU sẽ chào đón Anh quay trở lại khối” , nghị sĩ Joanna Cherry Alyn Smith của đảng SNP, cho biết.

    Anh dự kiến sẽ chính thức rời EU vào ngày 29/3/2019 vì vậy họ chỉ còn 16 tuần để thống nhất thỏa thuận chia tay với liên minh. Mặc dù vậy, số phận của Brexit vẫn chưa rõ ràng khi dự thảo thỏa thuận Brexit đã được EU chấp thuận song cần phải được Quốc hội Anh thông qua vào ngày mai 11/12. Nếu Quốc hội phản đối, chính phủ bà May sẽ không còn nhiều lựa chọn.

    Mặt khác, một số nghị sĩ Anh phản đối Brexit đang ra sức yêu cầu tiến hành cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit. Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Anh, Michael Gove, một người ủng hộ Brexit và đồng minh của bà May, đã bác bỏ phán quyết của ECJ, nhấn mạnh rằng Anh sẽ rời EU đúng theo lộ trình thời gian đã định. 

    VietHome(Theo VTV)

  • Nước Anh có nguy cơ rơi vào "tình huống nguy hiểm" nếu thỏa thuận Brexit đạt được tháng trước không được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo.

    Thủ tướng May nhấn mạnh việc bác bỏ các đề xuất của bà đồng nghĩa với việc mang lại sự bất ổn nghiêm trọng cho nước Anh. Đồng thời, bà cảnh báo các nghị sĩ Quốc hội rằng hành động của họ có thể dẫn tới nguy cơ không có Brexit cũng như một cuộc tổng tuyển cử.

    Bà May cũng đề xuất trao cho Quốc hội vai trò lớn hơn trong việc quyết định có kích hoạt thỏa thuận "chốt chặn" tại biên giới giữa Ireland và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh, hay kéo dài giai đoạn chuyển tiếp. Phương án "chốt chặn" bao gồm một khu vực chung thuế quan giữa Anh và EU, bắt đầu từ khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc cho tới khi đạt được thỏa thuận tiếp theo. 

    Tuần trước, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã cảnh báo một kịch bản Brexit xấu nhất có thể tác động đến nền kinh tế nước này còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi có thể gây ra sự suy giảm tới 8% một năm.

    Đa số dư luận cho rằng bà May sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 11/12. Thậm chí, các bộ trưởng lo ngại rằng mức độ thất bại có thể tới mức làm sụp đổ chính phủ của bà May, vốn đang chia rẽ sâu sắc về kế hoạch Brexit.

     

    Viethome (theo VTV)

     

  • Đã có một số quốc gia thể hiện thành ý với Mỹ sau khi Anh rời EU nhưng không có nước nào có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ như Anh. 
     
    Mới đây, Washington Post đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Sau khi Anh rời EU, nước nào sẽ trở thành bạn tốt nhất của Mỹ ở EU?" của tác giả William Booth.

    Theo ông này, trong bối cảnh Anh và liên minh châu Âu EU đang thảo luận các bước tiếp theo trong điều khoản Brexit vào cuối tuần này thì người Mỹ đã cảm thấy mất mát: 1 đại diện từng không thế thiếu ở EU không còn sức ảnh hưởng thay mặt cho Mỹ trong khối này nữa.

    Thủ tướng Anh được cho đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Ảnh: Reuters

    Mất mát của Mỹ

    Brexit sẽ buộc châu Âu phải tiến hành một cuộc điều chỉnh quy mô lớn, rất có khả năng liên quan đến một loạt các vấn đề quan trọng đối với Mỹ, từ các lệnh trừng phạt Nga cho tới tự do thương mại và chiến lược quân sự.

    Anthony Gardner, người từng là Đại sứ Mỹ tại EU trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nói: "Có Vương quốc Anh giúp chúng tôi thoải mái hơn. Chúng tôi có thể điện đàm bất cứ lúc nào. Mọi ý tưởng về các phương diện của chúng tôi dường như đều giống nhau. Đó là quốc gia chúng tôi lựa chọn đầu tiên mỗi khi cần trưng cầu ý kiến hay tìm kiếm sự giúp đỡ".

    Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu trở nên căng thẳng vì ông Trump đi chệch khỏi nhiều chính sách ngoại giao từ trước tới nay của Mỹ với châu Âu và thay vào đó là áp dụng cách tiếp cận độc lập trên toàn thế giới.

    Nhưng các nhà ngoại giao và lãnh đạo ở hai bờ Đại Tây Dương cho rằng, trong các lĩnh vực mà lợi ích đồng nhất thì người Mỹ sẽ khó áp đặt mong muốn của mình cho một nhóm gồm 27 quốc gia. EU là một trong những khối giàu nhất thế giới.

    Các nhà lãnh đạo châu Âu và Anh sẽ tập trung hoàn thiện các điều khoản Brexit vào cuối tuần này, một trong số các điều khoản trong bản dự thảo yêu cầu duy trì mối quan hệ mật thiết, bao gồm lĩnh vực an ninh giữa Mỹ và Anh. An ninh là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

    Các nhà lãnh đạo ở London và Washington luôn thể hiện sự tự hào về quan hệ đặc biệt của song phương. Đây là di sản của nhiều thế kỷ liên kết chính trị, văn hóa, ngôn ngữ và sự tín nhiệm. Các nhà hoạch định chính sách nói rằng, trên thực tế, vị thế của Anh ở ngoài EU ít đặc biệt hơn nhiều.

    Thực ra, đã có một số thành viên EU lên tiếng trở thành "người mới" của Mỹ. Ireland đã mua một tòa nhà lớn ở Washington để mở rộng Đại sứ quán. Ba Lan cam kết để Mỹ lập căn cứ Fort Trump tại nước này. Các nhà ngoại giao Hà Lan hào hứng thể hiện lập trường và thái độ tương tự của người Anh với Mỹ.

    Stefano Stefanini, cựu quan chức ngoại giao cao cấp người Ý và hiện là cố vấn an ninh tại Brussels, nói: "Sẽ có một khoảng trống". Ông nói: "Bao gồm cả nước tôi, Ba Lan và các nước khác, họ hy vọng nhận được lợi ích (từ vị trí nước Anh bỏ lại). Nhưng họ không có mối quan hệ như mối quan hệ giữa Anh và Mỹ ".

    Trong bài phát biểu vào tháng trước tại London, cựu Thủ tướng Anh John Major nói: "Mọi Tổng thống Mỹ tôi quen biết điều cho rằng, tư cách thành viên EU của chúng tôi đã củng cố mối quan hệ giữa chúng tôi và Mỹ".

    "Giá trị đồng minh Mỹ của chúng ta sẽ suy giảm... Nếu Anh không còn có thể đáp ứng cho lợi ích của Mỹ ở châu Âu, nước Mỹ sẽ tìm đến nước khác", ông nhấn mạnh.

    Nhiều người ủng hộ Brexit tin rằng, Brexit sẽ khiến mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ càng trở nên đặc biệt hơn - đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của London sau khi rời EU.

    Tuy nhiên, mặc dù Thủ tướng Anh Theresa May đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Mỹ nhưng ông rất hiếm khi hồi đáp.

    Ví dụ, đầu tháng 11, thông qua cuộc điện đàm, Tổng thống Trump đã chỉ trích Thủ tướng May về Brexit, chỉ trích thỏa thuận thương mại với châu Âu mà ông cho là không công bằng, đồng thời lên án mối quan hệ của Anh với Iran.

    Về vấn đề khác, một EU sau khi đã chia tay với Anh rấy có thể sẽ chuyển sang một hướng mới - một hướng mà người Mỹ có thể không thích.

    Tháng 11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ mong muốn xây dựng một đội quân châu Âu thực sự trong khi London và Washington luôn cố gắng ngăn chặn kế hoạch này từ trước tới nay bởi họ lo lắng kế hoạch này sẽ phân tán nguồn lực của NATO và khiến NATO suy yếu.

    Khi Anh còn là thành viên chính thức của EU, họ đã phủ quyết các cuộc thảo luận này. Nhưng hiện nay, EU đang lên kế hoạch cho những ngày sau Brexit và London không còn có tiếng nói. 

    VietHome(Theo Soha)

  • Thủ tướng Anh Theresa May dự kiến hoãn cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội vào ngày 11/12 về thỏa thuận Brexit đạt được tháng trước.

    Theo tờ Sunday Times số ra ngày 9/12, bà Merkel sẽ tới Brussels vào tuần tới để yêu cầu một số điều khoản tốt hơn từ EU. Báo trên dẫn lời các bộ trưởng và cố vấn cho rằng Thủ tướng May có thể sẽ thông báo hoãn cuộc bỏ phiếu trong ngày hôm nay (9/12).

    Đa số dư luận cho rằng bà May sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu, thậm chí các bộ trưởng lo ngại rằng mức độ thất bại có thể tới mức làm sụp đổ chính phủ của bà May vốn đang chia rẽ sâu sắc về kế hoạch Brexit.

    Cũng theo báo trên, bà May tới Brussels để lần cuối yêu cầu EU cải thiện thỏa thuận Brexit sau hàng loạt cảnh báo từ các bộ trưởng rằng cần có những điều khoản tốt hơn để có được sự ủng hộ của các nghị sĩ.

    Trước đó, hôm 7/12, người phát ngôn của Thủ tướng May khẳng định cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào tuần tới bất chấp một số nghị sĩ kêu gọi hoãn sự kiện này. Tuy nhiên, sức ép đối với bà May càng gia tăng sau khi nghị sĩ đảng Bào thủ Will Quince ngày 8/12 tuyên bố từ chức trong chính phủ để phản đối thỏa thuận Brexit với EU.

    Một bộ trưởng trong chính phủ cho tờ Sunday Times biết ông sẽ từ chức nếu cuộc bỏ phiếu tại quốc hội vẫn diễn ra. 2 bộ trưởng từng ủng hộ Brexit và 2 thành viên quốc hội cũng bóng gió về ý định từ chức liên quan đến kế hoạch bỏ phiếu. Thậm chí một số bộ trưởng tuyên bố đang lên kế hoạch cho cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về quy chế thành viên EU.  

    Kể từ khi Thủ tướng May công bố thỏa thuận Brexit sơ bộ đạt được với EU, đã có 8 quan chức chính phủ từ chức. Thỏa thuận đưa Anh rời EU càng bị chỉ trích mạnh mẽ từ chính các đồng minh của Thủ tướng Theresa May cũng như từ phe đối lập sau khi các nội dung tư vấn pháp lý về thỏa thuận này được công bố.

    Nội dung tư vấn pháp lý từ Bộ trưởng Tư pháp Geoffrey Cox mà Chính phủ Anh công khai có đoạn nêu rõ dù dự thảo có những ghi chú rằng điều khoản "rào chắn" nhằm duy trì đường biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland sẽ không tồn tại mãi mãi và thể hiện rõ ý định của các bên về việc sẽ thay thế điều khoản này bằng những thỏa thuận khác, nhưng theo luật quốc tế, bản dự thảo này sẽ tồn tại vô thời hạn cho tới khi có một thỏa thuận thay thế. Vì thiếu một thời hạn cụ thể nên tồn tại một nguy cơ pháp lý rằng Anh có thể sẽ mắc kẹt trong các cuộc đàm phán kéo dài và lặp đi lặp lại.

    Nội dung trên được coi là bất lợi đối với những nỗ lực kêu gọi ủng hộ thỏa thuận của bà May bởi điều khoản "rào chắn" này là vấn đề gây tranh cãi lớn nhất.

    Viethome (theo TTXVN)

  • Khoảng 30 tổ chức tài chính đã đăng ký với Ngân hàng Trung ương châu Âu về việc chuyển trụ sở từ London sang Frankfurt (Đức)...  

    Thủ đô London của Anh được dự báo sẽ mất tới 800 tỷ Euro (909 tỷ USD) tài sản tính tới tháng 3/2019 - thời điểm nước này chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) (còn gọi Brexit) - khi các ngân hàng chuyển cơ sở kinh doanh sang các trung tâm tài chính khác của châu Âu. 

    FMF nhận định sẽ có tới 10.000 việc làm được chuyển từ Londond sang Frankfurt trước thềm Brexit và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục tới năm 2024.

    Đây là con số được tổ chức Frankfurt Main Finance (FMF) đưa ra trong một báo cáo mới đây, dựa trên xác nhận rằng 30 tổ chức tài chính đã đăng ký với Ngân hàng Trung ương châu Âu về việc chuyển trụ sở từ London sang Frankfurt (Đức). FMF cho rằng con số này có thể sẽ còn cao hơn nữa vào tháng 3 năm sau và tiếp tục tăng do Brexit.

    Con số 800 tỷ Euro trên gồm các tài sản như tiền mặt, tài sản lưu động, các chi phí trả trước. FMF cho biết các công ty đang chuyển những tài sản này từ London sang Frankfurt để văn phòng mới có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về vận hành và quy định pháp lý.

    Trong báo cáo, Giám đốc điều hành Hubertus Vath của FMF cho biết sự bất ổn đang buộc các ngân hàng phải chuyển các chi nhánh hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh ra khỏi Anh. Một số ngân hàng lớn cho biết sẽ chuyển hoạt động của mình ra khỏi London trước khi Brexit chính thức diễn ra. FMF nhận định sẽ có tới 10.000 việc làm được chuyển sang Frankfurt trước thềm Brexit và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục tới năm 2024.

    Các tổ chức đại diện cho London và lĩnh vực tài chính của thành phố cho rằng ngành này đã có sự chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất nhưng vẫn nhận thấy tác động lớn của việc di dời của các công ty. Catherine McGuinness, chủ tịch phụ trách chính sách tại City of London Corporation, cho biết bà chưa từng chứng kiến nỗi sợ mất một lượng lớn việc làm như hiện tại. 

    "Tuy nhiên, các công ty đang theo dõi sát sao tiến trình đàm phán giữa 2 bên (Anh và EU). Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc Anh có bị mất nhiều việc làm sau Brexit hay không", bà McGuinness nói với CNBC. "Dù thế nào, vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của London không thể dễ dàng bị thay thế bởi nơi nào khác tại châu Âu. Sự quan tâm của mọi người hiện giờ hướng vào một thỏa thuận, trong đó có lĩnh vực tài chính. Nếu không đạt được thỏa thuận, cả kinh tế Anh và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng, tăng trưởng bị hạn chế và mất việc làm".

    Stephen Jones, CEO bộ phận thương mại của U.K. Finance nhận định tương lai của kinh tế Anh phụ thuộc vào các chính trị gia và việc có "một cuộc tranh luận trung thực về những tổn hại thực sự của việc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận".

    Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May mới đây thất bại trong 2 cuộc bỏ phiếu liên tiếp về Brexit. Các kết quả này làm gia tăng nguy cơ thất bại của bà May trong cuộc bỏ phiếu quyết định về bản thỏa thuận Brexit dự kiến diễn ra vào tuần sau. Khi đó, Anh sẽ đứng trước khả năng - thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý mới hoặc rời EU mà không có thỏa thuận nào.

  • Bộ trưởng thứ nhất của Scotland Nicola Sturgeon đã chỉ trích dự thảo thỏa thuận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit, của Chính phủ Anh; đồng thời cảnh báo rằng cuộc “ly hôn” với EU sẽ làm cho Scotland “nghèo đi”. 

    Bộ trưởng thứ nhất của Scotland Nicola Sturgeon. Nguồn: Getty Images

    Theo nhà lãnh đạo Scotland, không chính quyền Scotland nào có khả năng chấp nhận một thỏa thuận làm cho vùng lãnh thổ này nghèo hơn. Liên quan đến một báo cáo mới của chính quyền Scotland, bà Sturgeon đã cảnh báo rằng, dự thảo thỏa thuận Brexit có khả năng khiến cho Scotland thất thoát khoảng 1.610 bảng/người so với khi còn là thành viên của EU.

    Cũng với thời điểm này, đầu tư tại Scotland có thể giảm 7,7% so với việc Anh còn ở lại EU.

    Ngoài ra, bà Sturgeon cho rằng một biên giới cứng tại Bắc Ireland sẽ khiến Scotland rơi vào tình thế cạnh tranh bất lợi nghiêm trọng với Bắc Ireland, và điều đó "sẽ khiến chúng tôi nghèo đi."

    Theo bà, chính quyền Scotland sẽ ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về Brexit với lựa chọn ở lại EU vào thời điểm phù hợp với người dân vùng lãnh thổ này. 

     

    Viethome (Theo SGGP)

  • Bản kế hoạch Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May hôm 5/12 đang hứng chịu chỉ trích dữ dội từ cả các đối thủ lẫn đồng minh sau khi chính phủ buộc phải công bố tư vấn pháp lý của luật sư chính phủ cho thấy nước Anh có thể sẽ vĩnh viễn bị cột chặt trong quỹ đạo của Liên minh châu Âu.

    Brexit, tức nước Anh rời khỏi EU, là thay đổi kinh tế và chính trị lớn nhất của nước Anh kể từ Đệ nhị Thế chiến. Brexit đã liên tục đẩy nền chính trị Anh vào khủng hoảng kể từ cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016 mà theo đó dân Anh quyết định rời khỏi EU.

    Bà Theresa May rời Phố Downing hôm 4/12.

    Sau một loạt những thất bại đáng xấu hổ của bà May ở Quốc hội vào ngày trước đó vốn đã làm dấy lên hoài nghi về khả năng của bà đưa được thỏa thuận Brexit qua ải Quốc hội, ngân hàng đầu tư Mỹ J.P. Morgan nói rằng khả năng nước Anh hủy toàn bộ Brexit đã tăng lên.

    Quốc hội Anh đã buộc bà May phải công bố lời khuyên của luật sư hàng đầu của chính phủ về cơ chế đường biên giới mềm để tránh phải quay trở lại kiểm soát biên giới giữa Cộng hòa Ireland thuộc Liên minh châu Âu và Bắc Ireland thuộc Anh.

    Đảng DUP của Bắc Ireland vốn liên minh với bà May để giúp bà dựng lên chính phủ nói rằng những lời tư vấn pháp lý về thỏa thuận Brexit là ‘hết sức đáng buồn’.

    Ông Nigel Dodds, phó lãnh đạo của Đảng DUP nói rằng lời khuyên pháp lý này chứng tỏ rằng Bắc Ireland sẽ được đối xử khác với phần còn lại của nước Anh.

    Giờ đây Quốc hội Anh đã tỏ tất cả các dấu hiệu cho thấy họ sẽ nhấn chìm thỏa thuận Brexit của bà May trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 11/12 tới. Hiện vẫn chưa rõ liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu thỏa thuận bị bác bỏ vì nước Anh sẽ phải rời EU vào ngày 29/3 năm sau.

    Hôm 4/12, chỉ vài giờ trước khi bắt đầu cuộc tranh luận kéo dài 5 ngày ở Quốc hội Anh về thỏa thuận Brexit của bà May, một quan chức luật pháp hàng đầu tại Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) nói rằng Anh quốc có thể rút lại thông báo ly khai chính thức.

    “Nước Anh giờ đây dường như có lựa chọn đơn phương rút lại đơn ly khai và lấy thời gian theo ý họ để quyết định sẽ làm gì tiếp theo,” kinh tế gia Malcolm Barr của Ngân hàng J.P. Morgan nhận định.

    Ông đánh giá có 10% cơ hội nước Anh sẽ rời khỏi EU mà không có thỏa thuận, giảm xuống từ mức 20% và 50% cơ hội nước Anh rời EU với thỏa thuận, giảm từ 60%, trong khi khả năng sẽ không xảy ra Brexit đã tăng gấp đôi từ 20% lên 40%. Đây là sự thay đổi nhận định lớn nhất kể từ cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016.

    Bộ trưởng thương mại Liam Fox, một người ủng hộ Brexit, nói rằng giờ đây có khả năng Brexit sẽ không xảy ra. Ông Fox nói với một ủy ban Quốc hội rằng có nguy cơ thật sự là Brexit sẽ ‘bị lấy mất’ khỏi tay người dân Anh.

    Trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016, 52% cử tri bỏ phiếu cho Brexit trong khi 48% yêu cầu ở lại trong EU.

    Nếu thỏa thuận Brexit bị bác bỏ, bà May đã cảnh báo rằng nước Anh có thể ra đi mà không có thỏa thuận hoặc là sẽ không có chuyện Brexit luôn.

    Những người ủng hộ Brexit nói rằng nếu quá trình Brexit bị đảo ngược, nước Anh sẽ bị đẩy vào khủng hoảng Hiến pháp vì, theo lời họ, giới tinh hoa chính trị và tài chính đã bóp nghẹt nguyện vọng dân chủ của người dân.

    Mặc dù cả Đảng Bảo thủ của bà May và Đảng Lao động đối lập đều nói rằng họ sẽ tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý, ngày càng có nhiều nghị sỹ trong Quốc hội nói rằng giải pháp duy nhất có lẽ là một cuộc trưng cầu dân ý mới để các cử tri có lựa chọn ở lại EU.

    Viethome (theo VoaNews)

  • Thủ tướng Anh Theresa May đã bác bỏ tin đồn rằng bà có thể từ chức nếu dự thảo kế hoạch Brexit của bà không nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội trong cuộc họp ngày 11/12 tới.

    Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: EPA/TTXVN) 

    Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ITV ngày 3/12, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định: "Tôi vẫn làm công việc của mình trong vòng 2 tuần tới".

    Bà nói thêm: "Công việc của tôi là đảm bảo rằng chúng ta thực hiện điều mà người dân yêu cầu, là rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó một cách tốt cho người dân".

    Thủ tướng Anh nhấn mạnh sẽ không có sự thay đổi nào đối với kế hoạch Brexit mà bà đã nhất trí với các lãnh đạo khác của EU.

    Theo kế hoạch, Anh chính thức "chia tay" EU vào ngày 29/3/2019. Thủ tướng May hiện đang nỗ lực vận động sự ủng hộ trên toàn quốc đối với thỏa thuận Brexit sơ bộ mà chính phủ của bà đạt được với EU ngày 25/11, sau quá trình đàm phán Brexit kéo dài 17 tháng đầy chông gai.

    Tuy nhiên, việc thuyết phục Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận này được đánh giá là không hề dễ dàng khi vấp phải không ít ý kiến phản đối của cả các nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền lẫn các đảng đối lập.

    Trong một thông điệp gửi tới Quốc hội, Thủ tướng Anh đã kêu gọi các nghị sĩ suy nghĩ về quyền lợi của cử tri, thay vì bác bỏ thỏa thuận Brexit.

    Bà khẳng định đây là thỏa thuận góp phần bảo vệ việc làm, cuộc sống và an ninh cho chính cử tri Anh, đồng thời nhấn mạnh nếu Quốc hội không ủng hộ kế hoạch Brexit, nước Anh sẽ phải đối mặt với sự chia rẽ và bất ổn. 

    VietHome(Theo Bnews)