• Năm 2019 sẽ là năm các nhà sản xuất ở Anh đạt mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2015 do sự bất ổn của vấn đề Brexit.

    Brexit tác động mạnh tới sản xuất của doanh nghiệp ở Anh. 

    Hiệp hội Thương mại Vương quốc Anh (EEF) cho biết năm 2019 là năm các nhà sản xuất ở nước này đạt mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2015 do sự bất ổn trước việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit đã tác động đến nhu cầu nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước bị thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất. 

    EEF dự đoán tăng trưởng sản lượng của các nhà máy trong nước sẽ giảm xuống 0,3% trong năm 2019 so với mức ước tính 1,1% của năm 2018. Lĩnh vực sản xuất đóng góp khoảng 10% GDP của kinh tế Anh. 

    Thủ tướng Anh Theresa May đang đối mặt với nhiều khó khăn khi tập trung thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngày 11/12, thay cho chuẩn bị "phương án B".

    Bà May cảnh báo nếu các nghị sĩ phản đối thỏa thuận thì có thể phải chứng kiến nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận hoặc thậm chí không tách khỏi được EU. 

    Tuần trước Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mark Carney cảnh báo tăng trưởng kinh tế đất nước này có thể giảm 8% trong khoảng thời gian một năm trong trường hợp Brexit "không thỏa thuận". 

    BoE cho biết, các hãng sản xuất ô tô và các nhà máy hóa chất của Anh là những nhà sản xuất thiệt thòi nhiều nhất từ sự chậm trễ hải quan, thuế quan mới và các rào cản thương mại khác, với dự đoán thiệt hại sẽ tương đương 20% sản lượng trong trường hợp Brexit rơi vào kịch bản xấu nhất.  

    VietHome (Theo Bnews)

  • Ông Sam Gyimah - Bộ trưởng Các trường đại học và khoa học Anh, vừa tuyên bố từ chức vì phản đối kế hoạch Brexit đạt được với Liên minh châu Âu (EU) của thủ tướng Anh.

    Ông Sam Gyimah - Bộ trưởng các trường đại học và khoa học Anh vừa tuyên bố từ chức - Ảnh: SHUTTERSTOCK

    Theo Đài Presstv, ông Sam Gyimah đã từ chức Bộ trưởng các trường đại học và khoa học của Anh để phản đối cái mà ông cho là kế hoạch "ngây thơ" đưa nước Anh rời EU của Thủ tướng Theresa May.

    Đây là vị bộ trưởng thứ 7 ra đi tính tới nay vì bất đồng quan điểm với thủ tướng Anh về thỏa thuận Brexit.

    Ông Gyimah, một nghị sĩ Đảng bảo thủ Anh, tuyên bố từ chức ngày 30-11. Ông cho biết sẽ bỏ phiếu chống với dự thảo thỏa thuận Brexit mà bà May đạt được với các lãnh đạo EU vừa qua khi nó được mang ra bỏ phiếu lấy ý kiến tại Quốc hội Anh ngày 11-12.

    Trong tuyên bố, ông Gyimah cảnh báo bản thỏa thuận Brexit có nội dung "đặt EU lên trước tiên" và điều này có nghĩa Vương quốc Anh vẫn sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc của EU trong khi không còn có tiếng nói gì trong khối này nữa.

    Ở một bài báo viết cho tờ Daily Telegraph, ông Gyimah cảnh báo: "Trong những cuộc đàm phán lê thê này, những quyền lợi của chúng ta sẽ bị tổn hại liên tục và mãi mãi bởi EU27 (EU sau khi nước Anh rời đi) trong nhiều năm tới. Nước Anh rốt cuộc sẽ nghèo đi, chuyển từ bên thiết lập nguyên tắc thành bên phải chấp nhận các nguyên tắc". 

    Trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân tháng 6-2016 về Brexit, ông Gyimah là người đã bỏ phiếu ủng hộ quan điểm giữ nước Anh ở lại EU. 

    VietHome(Theo Báo Tuổi Trẻ)

  • Brexit được cho là sẽ đe doạ sự ổn định của EU, nhưng khi quá trình đàm phán kết thúc, người ta lại thấy một EU rất đoàn kết, và có vẻ như mọi thứ không quá tệ với Brussels.

    Vào ngày 24/6/2016, một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử khi nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, Chủ tịch Uỷ ban Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng Donald Tusk và Chủ tịch Nghị viện Martin Schulz đã đưa ra một thông báo chung, nói rằng dù điều này diễn ra là điều “đáng tiếc”, các nước còn lại trong khối sẽ tôn trọng lựa chọn của Anh.

    Ba nhà lãnh đạo EU cũng cho biết những nước còn lại sẽ tiếp tục đoàn kết và đứng cùng nhau để bảo vệ sự ổn định và thịnh vượng của khối. Bất cứ thỏa thuận nào cũng sẽ được đàm phán một cách “công bằng” và sẽ có đầy đủ các yêu cầu với London để đảm bảo điều đó.

    Những ngày sau đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tiếp tục củng cố lập trường này. Phát biểu trước Bundestag (quốc hội Đức), bà Merkel cho biết sẽ không có chuyện nước Anh được “hái những trái anh đào” (cherry-picking: chỉ chọn những điều có lợi). Thủ tướng Đức nhấn mạnh cần có “sự khác biệt rõ ràng giữa những nước là thành viên của gia đình EU và những nước khác".

    Thủ tướng Đức Angela Merkel đã góp phần vạch ra quan điểm của Brussels về Brexit từ những ngày đầu tiên, và quan điểm này tiếp tục được giữ vững đến nay. Ảnh: AP.

    Ông Hollande, tổng thống Pháp khi đó, thậm chí còn khi nhận định việc ở lại thị trường chung “có rất nhiều lợi ích. Và nước Anh sẽ phải đối mặt với những hậu quả từ quyết định này”.

    Hai năm rưỡi trôi qua, quá trình đàm phán đã hoàn thành một cách căn bản và hai bên đã thống nhất được một thoả thuận sơ bộ, ít nhất là với 27 nước EU còn lại khi họ thông qua kế hoạch Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May.

    Rất nhiều điều đã thay đổi trong quãng thời gian này, sự nuối tiếc vẫn còn, nhưng một trang mới đã mở ra trong lịch sử EU.

    Ông Schulz đã biến mất khỏi sân khấu chính trị, ông Hollande không còn là tổng thống Pháp, và bà Merkel đã công bố kế hoạch nghỉ hưu của mình vào năm 2021. Những đảng dân tuý và thiên hữu đang trỗi dậy rộng khắp châu lục già, tiêu biểu như ở Italy, Hungary và thậm chí là ở những nước với tư tưởng tự do nhất như Thuỵ Điển.

    Sự đoàn kết bất thường, nhưng dễ hiểu

    Mặc dù EU thường gặp khó khăn trong việc tìm ra sự đồng thuận để giải quyết nhiều vấn đề, mọi thứ lại diễn ra rất trơn tru với Brexit. 27 nước thành viên còn lại đi đến sự nhất trí thông qua thoả thuận với chính phủ Anh trong thời gian tương đối ngắn. Sự đồng lòng này phần nào đã khiến cho Brussels ở vào một vị trí khác trên bàn đàm phán với London, nếu so sánh với sự hỗn loạn trong chính phủ Anh.

    Mặc dù mỗi quốc gia thành viên đều có bài toán riêng trong vấn đề Brexit. Nhưng trong suốt quá trình đàm phán, điều nổi bật nhất có thể nhận ra là các nước này đều đề cao sự đoàn kết của EU.

    Bà Anna-Lena Hogenauer, nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Chính trị Luxembourg, nhận định: “Rõ ràng là hầu hết châu Âu đều nhận thấy những lời hứa của chính phủ Anh về Brexit là cái gì đó trống rỗng”.

    “Nước Anh đơn giản là đã tự bịt mắt, nhảy xuống biển và bơi vòng quanh. Có vẻ như họ kỳ vọng EU sẽ không bắt họ phải làm theo cách của Brussels, mà sẽ đưa ra một kế hoạch Brexit phù hợp với mong muốn của họ”, bà Hogenauer nhận xét.

    Sự đoàn kết của EU không phải đến lúc này mới được thể hiện. Từ những ngày đầu tiên sau cuộc trưng cầu dân ý, đã có những nỗi lo thật sự bao trùm lên bầu không khí ở Brussels. Ông Fabien Zuleeg, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách châu Âu, cho biết: “Đã có những mối quan ngại, nếu không muốn nói là sợ hãi, về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, và quá trình này sẽ diễn biến như thế nào”.

    Nhưng chính điều này đã kéo các nước EU trở lại gần nhau hơn, những yêu cầu của Brussels với London được vạch ra rất chi tiết và rõ ràng ngay từ đầu.

    Giáo sư Salvador Llaudes đến từ Đại học Tự trị Madrid (UAM) cho rằng đó là một thời điểm quyết định khi “mọi người chấp nhận rằng có một thành viên trong khối muốn rời đi”, thậm chí đây là một thành viên quan trọng và việc EU xử lý vấn đề này như thế nào sẽ “quyết định tương lai của khối”.

    Ông Donald Tusk, ông Jean-Claude Juncker và ông Michel Barnier. Ông Barnier trở thành người đại diện đáng tin cậy của EU trong quá trình đàm phán Brexit. Ảnh: AP

    Brussels cho thấy họ rất nghiêm túc ngay từ đầu, một tuần sau cuộc trưng cầu dân ý, các nhà lãnh đạo EU gặp mặt để vạch ra những mục tiêu cần đạt được trong quá trình đàm phán. Đến cuối tháng 7/2016, một nhóm đại diện EU phụ trách đàm phán Brexit được thành lập với người đứng đầu là ông Michel Barnier.

    Những tiêu chí mà ông Barnier đưa ra bao gồm: không bắt đầu đàm phán cho đến khi nước Anh chính thức kích hoạt Điều khoản 51 (điều khoản áp dụng khi một thành viên muốn rời EU), không để nước Anh chỉ chọn những điều có lợi mà không chấp nhận các quy tắc của thị trường chung, không đàm phán thoả thuận thương mại cho đến khi Anh chính thức rời EU.

    Chiến thắng của Brussels

    Những tiêu chí này gần như không bị thay đổi trong suốt hai năm rưỡi qua. Brussels nhanh chóng thiết lập quan điểm của mình và trung thành tuyệt đối với những quan điểm đó. Ông Barnier di chuyển liên tục đến các thủ đô ở châu Âu để tiếp thu các ý kiến từ các thành viên còn lại và trở thành người đại diện hoàn hảo của EU.

    Nhà phân tích Guntram Wolff từ Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Bruegel nhận xét 27 quốc gia còn lại “sẽ thấy hạnh phúc vì không phải quan tâm đến quá trình đàm phán chi tiết… và đối với nhiều quốc gia, Brexit không còn là mối quan tâm lớn nhất của họ, thậm chí nó trở thành vấn đề thứ hai hoặc thứ ba.”

    Christian Lequesne, một nhà nghiên cứu tại Đại học SciencesPo Paris, nhận định: “Sai lầm của Anh là họ đã đe doạ sự toàn vẹn của thị trường chung châu Âu bằng việc nghĩ rằng hoạt động thương mại và tiếp cận thị trường có thể diễn ra thuận lợi mà không cần phải là một thành viên của khối. Đối với Pháp và Đức, điều này là không thể vì đó là linh hồn của EU”.

    “Trước và ngay sau khi Brexit trở thành sự thật, người ta ngay lập tức nói đến Frexit, Nexit rồi Czexit. Nhưng rất nhanh chóng không còn ai nhắc đến những điều đó nữa. Ở Pháp, lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen từng muốn rời EU, rồi rời khỏi khu vực sử dụng đồng euro, nhưng bây giờ bà ấy không muốn rời khỏi cái gì hết, chẳng ai muốn rời đi nữa”, ông Lequesne nói.

    Lý do là vì Brexit cho thấy một tiền lệ về việc mọi thứ sẽ khó khăn như thế nào khi muốn rời đi. Brexit còn khiến sự ủng hộ Brussels gia tăng trong người dân EU, một khảo sát của Eurobarometer vào tháng mười cho thấy 68% số người được hỏi cho rằng đất nước họ sẽ có lợi nếu là thành viên của EU, mức cao nhất kể từ năm 1983.

    Chính phủ Thủ tướng Anh Theresa May không có cơ hội để ra điều kiện với Brussels mà thay vào đó chỉ có thể phản ứng một cách thụ động trước những yêu cầu của EU trong quá trình đàm phán. Ảnh: Getty

    Ông Fabien Zuleeg cho rằng quá trình đàm phán là một thất bại với chính phủ Anh khi những tiêu chí mà EU27 vạch ra từ đầu đều không bị thay đổi. “Thường thì trong một cuộc đàm phán, hai bên sẽ đi tới sự thoả hiệp lẫn nhau, sau đó mới tìm kiếm sự đồng thuận của bên còn lại. Nước Anh thậm chí còn không thể đi tới phần thoả hiệp”, ông Zuleeg nhận định.

    Trong khi đó ở Brussels chỉ có hai lựa chọn, một là phản đối những lời hứa chính trị của những người ủng hộ Brexit, hai là tự nhận lấy những thiệt hại đáng kể về kinh tế, và chắc chắn là EU không thể chọn phương án hai.

    Thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải đem thoả thuận Brexit trở lại London để quốc hội thông qua sau cuộc gặp cuối tuần vừa rồi với Chủ tịch Jean-Claude Juncker, và dù nó có được chấp thuận hay không, tính đến lúc này, áp lực vẫn đang xuất hiện ở London nhiều hơn là ở Brussels. Phát biểu sau cuộc gặp, ông Juncker tuyên bố: “Đây là thoả thuận duy nhất có thể”.

    Viethome (theo Zing)

  • Theo loạt bài kiểm nghiệm “sức khỏe” toàn diện mà Ngân hàng Anh (BoE) công bố ngày 28/11, hệ thống ngân hàng của nước này sẽ vượt qua kịch bản tệ nhất liên quan tới Brexit - chỉ việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

    Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: Reuters/TTXVN

    Một loạt bài kiểm nghiệm trên được thực hiện đối với các cơ quan tài chính lớn đang hoạt động tại nước Anh hồi đầu năm 2018 do Ủy ban Chính sách Tài chính Anh (FPC) - cơ quan quản lý lĩnh vực tài chính của BoE - đưa ra. Kết quả các bài kiểm nghiệm này được nêu trong Báo cáo Ổn định Tài chính (FSR) tháng 11/2018 của FPC công bố cuối ngày 28/11/2018.

    Trong bài kiểm nghiệm “sức khỏe” 2018, BoE đã xây dựng mô hình giả định Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước Anh giảm 4,75%, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,5%, giá bất động sản và giá bất động sản thương mại giảm giảm 33-40%. Ngoài ra, mô hình này dự kiến đồng bảng Anh giảm 27% và tỷ lệ lạm phát tăng 4%, trong khi GDP của thế giới giảm 2,4%.

    Theo FSR, lần đầu tiên kể từ năm 2008, toàn bộ bảy tổ chức tài chính đều vượt qua đợt sát hạch “sức khỏe” này. Đợt kiểm tra sức khỏe này bao gồm một đợt suy thoái kinh tế thế giới, gây sức ép nghiêm trọng hơn cả kịch bản Brexit xấu nhất đối với nền kinh tế Anh,
    Thống đốc BoE Mark Carney cho hay Brexit là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của  nước Anh.

    BoE - Ngân hàng trung ương Anh - cảnh báo việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), khi hai bên không đạt được thỏa thuận sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở vương quốc này, khiến đồng nội tệ nước này sụt giảm 25% giá trị.

    Trong một báo cáo công bố ngày 28/11, BoE cho rằng kịch bản Brexit không thỏa thuận nếu xảy ra có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội của nước Anh giảm 8% trong quý I/2019. Báo cáo đưa ra một loạt dự báo tình huống xấu nhất đối với kinh tế Anh, như tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ mức 4,1% hiện nay lên 7,5%, trong khi giá nhà đất sẽ giảm khoảng 30%.

    Trước đó, một báo cáo của Chính phủ nước Anh cho rằng với kịch bản Brexit không thỏa thuận, GDP của Vương quốc Anh sẽ giảm 9,3% so với mức hiện tại trong 15 năm tới. Theo báo cáo, ngay cả trong trường hợp đạt được thỏa thuận, nền kinh tế nước này vẫn sẽ chịu thiệt hại, song mức độ sẽ nhẹ hơn đáng kể.

    Trong kịch bản tươi sáng nhất, nếu nước Anh vẫn duy trì thương mại không rào cản với EU và không có thay đổi về cơ chế đi lại tự do giữa Anh và EU, nền kinh tế Anh sẽ thu hẹp 0,6%. Trong khi đó, nếu Anh và EU duy trì thương mại không rào cản nhưng chấm dứt cơ chế đi lại tự do, GDP của Anh sẽ giảm 2,1%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khó có thể đạt mục tiêu duy trì thương mại không rào cản, và London cùng Brussels sẽ đạt được một thỏa thuận ở mức "trung bình", kém phương án không rào cản song tốt hơn so với một thỏa thuận thương mại tự do thông thường.

    Trong trường hợp này, kinh tế Anh sẽ suy giảm 2,1% nếu dòng lao động tự do giữa nước Anh và EU được bảo đảm. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh những số liệu này mang tính tham khảo nhiều hơn dự báo và nên được "diễn giải cẩn trọng".

    VietHome (Theo Báo Tin Tức)

  • Trong khi chờ đợi cuộc họp thượng đỉnh quan trọng vào Chủ nhật tới, thủ tướng Theresa May khi phát biểu trước Quốc Hội hôm qua 22/11/2018 tiếp tục bị chỉ trích từ mọi phía.

    Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường thuật trên tờ Rfi: Lần lượt từng người một, trong không khí luôn ầm ĩ, các nghị sĩ Anh đều giận dữ, kịch liệt bác bỏ bản dự thảo mà thủ tướng vừa trình bày và rất mong muốn được Quốc Hội thông qua. Bắt đầu là bản tuyên bố chính trị về mối liên hệ trong tương lai giữa Luân Đôn và Bruxelles.

    Thủ tướng Anh Theresa May trình bày trước Quốc Hội ngày 22/11/2018.

    Ông Jeremy Corbyn, thủ lãnh Công đảng đối lập phẫn nộ, đánh giá là 26 trang toàn những lời phỉnh phờ. Ông Corbyn nói: Đó là thứ Brexit mù quáng mà tất cả mọi người đều lo ngại, một cú nhảy vào vô định, và chất vấn: Nhưng chính phủ đã chế ra những gì trong hai năm vừa qua ?

    Ngay trong chính quyền, những người ủng hộ Brexit mạnh mẽ nhất, với sự hỗ trợ của các nghị sĩ Bắc Ireland trong đảng DUP (Liên minh Dân chủ), lần lượt lên tiếng đòi hỏi bà Theresa May bỏ qua vấn đề "backstop" (tạm thời vẫn mở biên giới Ireland, Anh quốc vẫn nằm trong liên minh thuế quan châu Âu).

    Một nghị sĩ bảo thủ thậm chí còn nói rằng bản tuyên bố chính trị mơ hồ này trên thực tế giống như một lá thư gởi cho Ông già Noel.

    Về phía các nghị sĩ của tất cả các đảng chống đối Brexit, họ coi đây là bằng chứng cho thấy thỏa thuận bất lợi cho Anh quốc so với những gì đã hứa hẹn, và đòi hỏi, hơn bao giờ hết, cần phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai".

    Viethome (theo rfi)

  • Thủ tướng Anh Theresa May và Liên minh châu Âu (EU) đều có tính toán riêng về Brexit nhưng không còn có thể quyết định việc này có thành sự được hay không.

    Mưu sự của Thủ tướng Theresa May và EU

    Việc EU và chính phủ Anh đạt được thỏa thuận xử lý chuyện nước Anh ra khỏi EU (Brexit) không gây bất ngờ bởi cho dù tiến trình đàm phán giữa hai bên về Brexit có trắc trở đến mấy và dễ bị đổ vỡ đã bao lần, thì trong thâm tâm cả hai phía đều ý thức được rằng không chỉ phải thỏa hiệp với nhau mà còn phải đạt kết quả ấy sớm. Đủ sớm để quá trình phê chuẩn thỏa thuận ở hai phía kịp hoàn tất trước ngày 29.3.2019.

    Trong quá trình đàm phán cho tới nay, bên nào cũng dùng kịch bản không đạt được thỏa thuận (còn được gọi là Brexit cứng) và luôn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận kịch bản này để tạo và tăng thế cho mình, cảnh báo và răn đe phía bên kia.

    Thủ tướng Anh Theresa May đang lo bảo vệ quyền lực của mình trước.

    Kịch bản ấy vừa là thảm họa vừa là tai họa mà họ phải tránh bằng mọi giá. EU không còn ngăn cản được nước Anh ra khỏi liên minh nên cần kết quả đàm phán với tác dụng vừa đủ khiến cho Brexit là chuyện chỉ xảy ra một lần chứ không phải tiền lệ và càng không thể trở thành thông lệ trong tương lai của EU.

    Thủ tướng Anh Theresa May thừa biết quyền lực của mình đứng hay đổ cùng với thành công hay thất bại trong việc xử lý Brexit với EU. Vì thế, giữa EU và chính phủ của bà May mới đạt được thỏa thuận nói trên, chậm và muộn hơn so với lộ trình dự kiến ban đầu, nhưng vẫn còn kịp cho hoàn tất những việc cần thiết tiếp theo trước thời điểm ngày 29.3.2019.

    ... Đều khó thành

    Hai bên cùng mưu sự như thế. Nhưng từ sau đó rồi thì không còn có thể quyết định việc này có thành sự được hay không nữa.

    Khúc đoạn cuối này giờ do phía Anh quyết định mà cụ thể ở đây là nội bộ Đảng Bảo thủ của bà May đang cầm quyền và quốc hội Anh. Trên chính trường ở đảo quốc này ngày càng có thêm nhiều dấu hiệu cho thấy không phải thỏa thuận kia với EU mà số phận chính trị của chính bà May đang được quyết định trước hết.

    Hay nói theo cách khác là vì thỏa thuận kia mà tương lai chính trị của bà May được định đoạt. Những người vốn không ủng hộ Brexit đã đành mà ngay đến cả những người ủng hộ Brexit cũng không tán đồng thỏa thuận được bà May đem về cho đảo quốc từ cuộc đàm phán với EU.

    Bà May coi đấy là kết quả đàm phán tốt nhất đối với nước Anh và EU tuyên bố không thể đòi hỏi ở Anh nhiều hơn thế được nữa. Nhưng đối với những người ở Anh đang muốn hạ bệ quyền lực của bà May thì thỏa thuận ấy không phải là không đủ mà không tốt.

    Họ cho rằng bà May đã nhượng bộ về chủ quyền quốc gia khi thỏa thuận như thế về Bắc Ireland và đã để cho nước Anh lệ thuộc vô thời hạn vào EU khi không cụ thể hóa thời hạn của thời kỳ quá độ.

    Kịch bản nào cho Thủ tướng May và chính phủ?

    Vậy kịch bản nào rồi sẽ xảy ra đây đối với chính phủ hiện tại ở Anh và đối với bà May ?

    Điều có thể chắc chắn là thỏa thuận bà May đạt được với EU về Brexit sẽ không qua được cửa ải phê chuẩn trong quốc hội Anh.

    Muốn được phê chuẩn thì bà May phải có chỉnh sửa nội dung nhất định mà lại không thể tự làm một mình được. EU chắc chắn sẽ không sẵn sàng đàm phán lại. Nhưng nếu có một chính phủ mới ở Anh với thủ tướng mới thì tình huống sẽ lại hoàn toàn khác.

    Khi ấy, EU có thể dễ dàng sẵn sàng chấp nhận đàm phán lại với phía Anh - với chính phủ mới ở Anh - về Brexit mà không ngại bị tổn hại về thể diện.

    Nhưng EU phải rút ra được bài học cần thiết là sẽ để cho phía Anh xử lý ổn thỏa chuyện nội bộ rồi mới tiến hành đàm phán lại. Vì thế, phía EU đã bắt đầu đề cập đến khả năng kéo dài thêm thời gian nước Anh vẫn ở trong EU chứ không ra khỏi EU vào ngày 29.3.2019.

    Bà May hiện đang phải bảo vệ quyền lực của chính mình trước. Nhưng càng bám giữ vào thỏa thuận vừa đạt được với EU về Brexit thì quyền lực của bà May càng bị đe dọa nghiêm trọng.

    Vì thế, trong những ngày tới ở Anh, nếu bà May không bị lật đổ bởi chính đảng của mình thì trên đảo quốc sẽ khó tránh khỏi cuộc tổng tuyển cử mới trước thời hạn. Đảo quốc này lại một lần nữa phải "làm bài tập ở nhà" cho xong đã rồi mới tính tiếp chuyện Brexit với EU.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Người Bắc Ireland đổ xô xin hộ chiếu Ireland với hy vọng sẽ tiếp tục được hưởng các lợi ích trong EU sau Brexit...

    Khi thời hạn để Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, ngày càng đến gần, bà Noeleen Hayes quyết định đã đến lúc xin hộ chiếu Ireland cho hai cậu con trai.

    Người phụ nữ 42 tuổi sống ở Ferrmanagh, Bắc Ireland đã chi khoảng 300 Euro, tương đương 337 USD, để xin hộ chiếu Ireland cho hai cậu bé 11 và 12 tuổi. Mục đích của việc xin hộ chiếu này một phần nhằm đảm bảo hai cậu bé sau này sẽ được hưởng những chế độ phúc lợi của Liên minh châu Âu (EU) như học phí đại học và phí chăm sóc y tế thấp.

    Một thỏa thuận hòa bình ký kết vào năm 1998 quy định 1,8 triệu người dân của Bắc Ireland có thể sở hữu hộ chiếu Ireland, hộ chiếu Anh hoặc cả hai.

    "Tôi làm thế với hy vọng giữ được các quyền lợi cho các con với tư cách là người nắm giữ hộ chiếu Ireland và công dân EU, để chúng được học tập và làm việc ở bất kỳ đâu ở châu Âu hoặc ở Ireland", bà Hayes nói với hãng tin Bloomberg.

    Tuy nhiên, đã xuất hiện những lo ngại rằng mọi chuyện có thể sẽ không đơn giản như vậy, vì nhiều chế độ phúc lợi EU đối với người Bắc Ireland sẽ bị xóa trừ phi Anh và EU đạt nhất trí rằng vùng này sẽ tiếp tục là một phần của EU sau Brexit. Những tranh cãi về quyền lợi chỉ là một phần nhỏ trong mâu thuẫn lớn hơn về Ireland - vấn đề có thể khiến Anh ra khỏi EU mà không có một thỏa thuận nào.

    Địa vị của Bắc Ireland là một điểm gai góc trong cuộc đàm phán Brexit. Trọng tâm đàm phán cho đến nay vẫn là tránh phải lập các chốt kiểm soát biên giới, nhưng vấn đề cho phép người Bắc Ireland tiếp tục được hưởng các quyền lợi của công dân EU là rất "nan giải" - Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói hồi tuần trước.

    Cũng trong tuần trước, 1.000 người có ảnh hưởng ở Bắc Ireland đã viết một bức thư gửi Thủ tướng Ireland, kêu gọi Dublin không từ bỏ vùng này.

    Trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, 56% cử tri Bắc Ireland chọn ở lại trong EU. Bởi vậy không có gì khó hiểu về việc hộ chiếu Ireland lại có sức hấp dẫn lớn đến như vậy đối với người Bắc Ireland ở thời điểm này. Dublin đã nhận được 180.000 đơn xin cấp hộ chiếu Ireland từ Bắc Ireland kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý.

    Nhiều người Bắc Ireland xin hộ chiếu Ireland với hy vọng sẽ được hưởng chăm sóc y tế miễn phí khi thăm châu Âu, công nhận bằng cấp trong toàn khối và được trợ cấp học phí đại học. Một công dân EU theo học ngành kỹ thuật tại Đại học Trinity ở Dublin chỉ phải trả 28.000 Euro học phí trong vong 4 năm. Trong khi đó, sinh viên không phải là công dân EU, như người Anh sau Brexit, sẽ phải đóng khoảng 100.000 Euro.

    Vấn đề nằm ở chỗ nhiều chế độ trong số này bị ràng buộc bởi nơi cư trú. Chẳng hạn, một sinh viên cần phải sống ở EU trong 3-5 năm trước khi nhập học mới được hưởng mức học phí thấp hơn ở Dublin.

    Giải pháp là công dân Bắc Ireland phải được xem như sống ở EU sau Brexit. Tương tự, EU đã đề xuất xem Bắc Ireland như một phần trong liên minh hải quan của khối sau khi Anh rời đi, để tránh phải lập lại các chốt kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, Anh đã từ chối đề xuất này, cho rằng EU thực ra đang muốn sáp nhập Bắc Ireland.

    Viethome (theo VnEconomy)

  • Đồng Bảng Anh sụt giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 15/11 sau khi một số quan chức chủ chốt trong Chính phủ Anh xin từ chức nhằm gây áp lực đối với Thủ tướng Theresa May về kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

    Ngoài ra, thông tin về việc Thủ tướng May sẽ có buổi họp báo sau khi nữ chính khách này phải mất nhiều giờ để bảo vệ dự thảo thỏa thuận này trước sự “tấn công” của các bên tại Quốc hội, song dường như có rất ít ý kiến ủng hộ, cũng góp phần khiến thị trường thêm quan ngại.

    Trong phiên giao dịch ngày 15/11, đồng Bảng Anh đã giảm 2% so với đồng USD và giao dịch ở mức 1,2778 USD/1 Bảng. Trong khi đó, giá cổ phiếu các ngân hàng Anh cũng đồng loạt sụt giảm, trong đó cổ phiếu Lloyds và Barclays mất hơn 4%, cổ phiếu RBS lao dốc gần 10%.

    Theo giới đầu tư, đồng Bảng Anh đã chịu sức ép lớn từ khi mở cửa phiên giao dịch sau động thái từ chức của một loạt bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Brexit Dominic Raab và mới đây nhất là của Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti.

    Điều này đẩy tiến trình Brexit lún sâu vào tình trạng bấp bênh và dấy lên nguy cơ xảy ra kịch bản "Brexit" cứng. Nhà phân tích Chris Beauchamp nhận định nguy cơ thỏa thuận Anh - EU dường như bắt đầu trở thành "một kế hoạch thất bại" đang gây áp lực đối với đồng Bảng Anh, đặc biệt sau làn sóng từ chức của các bộ trưởng chủ chốt.

    Một số nhà phân tích khác cũng lo ngại hàng loạt bộ trưởng khác cũng đưa ra quyết định tương tự và có thể diễn ra một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí Thủ tướng của bà May.

    Chưa đầy 1 ngày sau khi Thủ tướng May thông báo đội ngũ bộ trưởng hàng đầu của bà đã nhất trí với các điều khoản trong bản dự thảo thỏa thuận Brexit, Bộ trưởng Raab và Bộ trưởng Việc làm và hưu trí Esther McVey đã đệ đơn từ chức do bất đồng quan điểm.

    Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng Raab nhấn mạnh: "Với lương tâm của mình, tôi không thể ủng hộ các điều khoản được đề xuất" cho việc Anh rời khỏi EU. Ông Raab là Bộ trưởng phụ trách Brexit thứ hai từ chức trong năm nay. Trong khi đó, Bộ trưởng Việc làm và hưu trí McVey đã đệ đơn từ chức chỉ một giờ sau đó với lý do thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May không tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 2016.

    Sự ra đi của hai bộ trưởng trên cùng với các quan chức cấp cao khác đã làm cho bộ máy chính phủ vốn bị chia rẽ của Thủ tướng May rơi vào khủng hoảng. Bất ổn chính trị đang đe dọa thỏa thuận Brexit mà bà May đã mất rất nhiều công sức mới đàm phán được với EU.

    Bản dự thảo này bao gồm ý tưởng thiết lập một "lưới an ninh" nhằm tránh khả năng tái lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh với Cộng hòa Ireland; toàn bộ Vương quốc Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan với EU và một liên kết đặc biệt cũng sẽ được quy định thêm cho Bắc Ireland trong giai đoạn chuyển tiếp dự kiến kéo dài đến khi các cuộc thảo luận về mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa hai bên được hoàn tất.

    Hiện bản dự thảo thỏa thuận Brexit cần được Quốc hội Anh thông qua. Tuy nhiên, đây được dự báo là một tiến trình đặc biệt khó khăn. Khoảng 40 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu chống bản dự thảo thỏa thuận. Để thông qua được thỏa thuận, Thủ tướng May cần được sự ủng hộ của ít nhất 320 trong số 650 nghị sỹ tại Hạ viện.

    Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, người từ chức hồi tháng Bảy do bất đồng với bà May trong vấn đề Brexit, cho rằng với thỏa thuận này, Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan và trên thực tế cũng sẽ ở lại thị trường chung châu Âu. Ông cho rằng điều đó sẽ biến nước Anh trở thành một "chư hầu" của EU vì họ không còn được tham gia vào quá trình ra quyết định của khối.

    Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh rời khỏi EU vào tháng 3/2019, song một loạt quyết định từ chức của các quan chức cấp cao đã đặt chiến lược Brexit của Thủ tướng May vào thế bấp bênh.

    Không những vậy, nữ Thủ tướng này còn có nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do lãnh đạo của nhóm nghị sỹ có quan điểm cứng rắn ủng hộ Brexit, ông Jacob Rees Mogg, đề xuất. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trên sẽ được tiến hành nếu 48 nghị sỹ đảng Bảo thủ viết thư có nội dung tương tự.

    Thủ tướng May có nguy cơ phải từ chức nếu 158 trong số 315 nghị sỹ bỏ phiếu chống lại bà. Nếu bà vượt qua được cuộc bỏ phiếu, bà sẽ duy trì chức Thủ tướng và không bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm trong một năm. Ngược lại, bà sẽ phải từ chức và không thể tham gia tái tranh cử./.

    Viethome (theo TTXVN)

  • Đây là một thỏa thuận rất đồ sộ, dày hơn 500 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 Nghị định thư và rất nhiều phụ lục. Trong dự thảo thỏa thuận Brexit vừa đạt được với EU, toàn bộ Vương quốc Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan châu Âu trong một thời gian quá độ nhưng riêng Bắc Ireland sẽ phải tuân theo các quy định của EU một cách chặt chẽ hơn so với phần còn lại của Vương quốc Anh.

    Tối 14/11, Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Anh đã cùng công bố bản dự thảo chi tiết của thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU (gọi là Brexit). Văn bản này còn phải được lãnh đạo châu Âu và Nghị viện Anh phê chuẩn.

    Dự thảo gồm 585 trang cùng một tuyên bố chính trị ngắn hơn về các kỳ vọng cho một mối quan hệ tương lai đã được hai bên công bố sau khi Chính phủ của Thủ tướng Theresa May nhất trí thông qua.

    Sau một cuộc họp kéo dài 5 giờ đồng hồ, Thủ tướng Anh Theresa May đã chính thức thông báo cho biết nội các của bà ủng hộ các nội dung của bản dự thảo thỏa thuận Brexit. Phát biểu sau khi Chính phủ Anh thông qua bản dự thảo thỏa thuận, Thủ tướng Theresa May tuyên bố đây là giai đoạn quyết định để các bên có thể tiến lên phía trước.

    Điểm mới nhất và cũng là quan trọng nhất của thỏa thuận là vấn đề biên giới Bắc Ireland. 

    Tổng thể của dự thảo thoả thuận này liên quan đến một loạt các vấn đề từng gây tranh cãi nhưng đã được hai bên đồng ý từ nhiều tháng trước. Về hóa đơn chia tay, Vương quốc Anh dự kiến phải trả cho EU 45 tỷ Euro.

    Hàng triệu công dân Anh và công dân EU đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của nhau sẽ tiếp tục được giữ nguyên quyền lợi như hiện tại, tiếp tục được hưởng trợ cấp và đoàn tụ gia đình. Toà tư pháp châu Âu vẫn có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến công dân EU sinh sống tại Anh.

    Tiếp đến, Vương quốc Anh sẽ quá độ 21 tháng trong EU, từ ngày 1/4/2019 đến 31/12/2020. Thời hạn quá độ này có thể được gia hạn thêm, nhưng chỉ được một lần.

    Điểm mới nhất, và cũng là quan trọng nhất, là vấn đề biên giới Bắc Ireland. Theo đó, để đảm bảo không tái lập lại biên giới cứng giữa vùng đất Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh với nước CH Ireland thuộc EU thì hai bên đã đưa ra giải pháp là duy trì cả Vương quốc Anh, chứ không chỉ riêng Bắc Ireland, trong liên minh thuế quan châu Âu trong một thời gian quá độ.

    Thời gian quá độ cụ thể chưa được nêu ra nhưng trên lý thuyết là sẽ kéo dài cho đến khi nào Anh và EU hoàn tất được một thoả thuận về quan hệ kinh tế tương lai giữa hai bên thời hậu Brexit. Tuy nhiên, trong thời gian quá độ này, Bắc Ireland ngoài việc phải tuân thủ các quy định của khối thị trường đơn nhất châu Âu thì sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ hơn về các quy định của EU so với phần còn lại của Vương quốc Anh.

    “Tôi biết trước mắt vẫn còn những ngày khó khăn nhưng với cương vị Thủ tướng Anh, tôi đã sẵn sàng để giải thích cho quyết định này, bắt đầu từ ngày mai trước Nghị viện. Chúng ta phải lựa chọn, hoặc là thoả thuận này, hoặc là không có bất cứ thoả thuận Brexit nào và tôi tin tưởng, bằng cả trí óc và trái tim mình, rằng đây là thoả thuận tốt nhất cho lợi ích của toàn thể Vương quốc Anh”, Thủ tướng Anh Theresa May nói.

    Việc chính phủ Anh thông qua dự thảo thoả thuận Brexit là một thắng lợi chính trị quan trọng với bà Theresa May. Trước đó, trong tối 13/11, bà May đã gặp từng cá nhân Bộ trưởng trong Chính phủ Anh để thuyết phục các nhân vật này ủng hộ dự thảo thoả thuận.

    Tuy nhiên, các thách thức thực sự sẽ đến với bà May trong những ngày tới, với cuộc chiến tại Nghị viện Anh. Ngay sau khi Chính phủ Anh thông báo thông qua dự thảo thoả thuận Brexit, các lãnh đạo của đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland - DUP và đảng Dân tộc Scotland (SNP) đã lên tiếng phản đối. 

    VietHome (Theo Thế Giới Và Việt Nam)

  • Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/11 đã đề xuất miễn thị thực đi lại trong phạm vi liên minh đối với công dân Anh cũng như đang tăng cường các biện pháp chuẩn bị trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận "ly hôn."

    Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của Ủy ban châu Âu (EC) tại Strasbourg (Pháp), Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho biết EC đã thảo luận một loạt vấn đề liên quan đến kế hoạch Brexit không đạt bất kỳ thỏa thuận nào. Ông khẳng định dù việc đạt được thỏa thuận Anh rời khỏi EU - Brexit - là giải pháp ưu tiên của liên minh, song EU cũng phải chuẩn bị mọi phương án có thể xảy ra.

    Phó Chủ tịch EC cho biết hiện các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. Dù các bên đã đạt tiến triển, song vẫn chưa thể đi đến thỏa thuận. Theo đề xuất trên, người dân Anh sẽ không cần thị thực khi lưu tới EU trong vòng 90 ngày.

    Trong trường hợp Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào, điều khoản này sẽ được áp dụng từ ngày 30/3/2019. Nếu hai bên đạt thỏa thuận "ly hôn", đề xuất này sẽ được áp dụng ngay cuối quá trình chuyển tiếp.

    Tuy nhiên, Brussels cũng cảnh báo điều này "hoàn toàn phụ thuộc vào việc Anh cũng cấp thị thực đi lại miễn phí và không phân biệt đối xử đối với công dân EU đi tới Anh." Để phát huy hiệu lực, đề xuất trên phải được Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU thông qua.

    Trong một tuyên bố, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định đàm phán đang ở trong giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, hai bên vẫn bất đồng liên quan đến vấn đề biên giới Ireland.

    Trước đó, cùng ngày, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh David Lidington tuyên bố một thỏa thuận về Brexit giữa Anh và EU hiện "gần như đang trong tầm tay." Khi được hỏi liệu điều này ngụ ý rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận trong 1-2 ngày tới, ông Lidington đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng khi cho biết "điều này vẫn có thể, nhưng không thể chắc chắn hoàn toàn."

    Quan chức này cũng từ chối đề cập tới việc liệu Anh sẽ phải bắt đầu chuẩn bị cho kịch bản "Brexit không thỏa thuận" nếu không có thỏa thuận nào đạt được vào cuối ngày 14/11.

    Ông nhấn mạnh kết quả vào cuối ngày 14/11 là điều quan trọng, song "những gì mà chúng tôi vẫn đang làm trong 2 năm qua kể từ cuộc trưng cầu ý dân (năm 2016) là chuẩn bị các kế hoạch để ứng phó với mọi tình huống xảy ra bất ngờ."

    Trong khi đó, trao đổi với hãng Reuters, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt vẫn bày tỏ tin tưởng về một giải pháp khai thông bế tắc cho các cuộc đàm phán Brexit song thừa nhận rất khó để thương lượng đối với 5% còn lại của thỏa thuận. Cả EU và Anh hiện cần đạt được một thỏa thuận để duy trì mối quan hệ giao thương trong tương lai.

    Tuy nhiên, kế hoạch Brexit của Thủ tướng May, còn gọi là kế hoạch Chequers với mục tiêu giữ nước Anh ở lại thị trường hàng hóa chung EU ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ để đảm bảo duy trì thương mại tự do trong khối và không thiết lập đường biên giới cứng giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Ireland, đang vấp phải sự phản đối của giới chức EU và nhiều thành viên chính phủ, đe dọa làm chệch hướng văn kiện này./.

    Viethome (theo Vietnamplus)

  • Theo kết quả một cuộc thăm dò mới nhất và quy mô nhất tại Anh về Brexit, 54% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu để ở lại Liên minh châu Âu (EU) nếu diễn ra cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit. 46% vẫn muốn rời khỏi "ngôi nhà chung".

    Hiện chưa có gì rõ ràng về điều sẽ xảy ra nếu London và Brussels không thể đạt thỏa thuận trước ngày Anh chính thức rời EU 29/3/2019, song đã xuất hiện gợi ý rằng nên tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về quy chế thành viên của Anh trong EU.

    Người dân Anh đang "hối hận" và không muốn rời khỏi EU.

    Thủ tướng Anh Theresa May bác bỏ ý tưởng này, cho rằng sẽ là "phi dân chủ" nếu Anh đảo ngược kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6/2016, trong đó đa số cử tri (52%) đã đồng ý Brexit với mong muốn giành lại quyền kiểm soát biên giới đảo quốc này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người tị nạn làm rúng động châu Âu khi đó.

    Tuy nhiên, đến nay các cuộc đàm phán Brexit vẫn bế tắc do tranh cãi liên quan đến đường biên giới với Ireland, và nội dung chính cho một thỏa thuận Brexit dường như sẽ không giống với những gì phe "ra đi" đã hứa hẹn cách đây hai năm.

    Cuộc thăm dò dư luận trên mạng Internet đã lấy ý kiến của 20.000 người trong thời gian từ ngày 20/10 - 2/11 vừa qua. Đây là cuộc thăm dò dư luận quy mô lớn nhất về Brexit. Kết quả cho thấy vào thời điểm này, số người ủng hộ "ở lại" đã vượt quá số người ủng hộ "ra đi" ở thời điểm cách đây hai năm.

    Cụ thể, tỷ lệ ủng hộ Brexit ở một số thành phố từng muốn "ly hôn" với EU giảm khoảng 10%. Tại Southampton, thành phố cảng có 250.000 dân ở miền Nam England, tỷ lệ này giảm từ 53,8% xuống còn 41,8%, trong khi tại Birmingham, một thành phố công nghiệp trung tâm với dân số một triệu người, giảm từ 50,4% xuống còn 41,8%.

    Ngày 27/10, hơn một triệu người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi Chính phủ Anh cho phép công dân nước này có tiếng nói cuối cùng về Brexit trong một cuộc trưng cầu ý dân mới. Trước đó, hơn 700.000 người cũng đã tuần hành ở thủ đô London đòi có tiếng nói cuối cùng về Brexit.

    Viethome (theo TTXVN)

  • Kinh tế Anh sẽ được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2019, khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
     
    Phát biểu trước Quốc hội khi công bố bản ngân sách cuối cùng trước khi nước Anh rời EU, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond Hammond cho biết: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ tăng nhanh hơn dự kiến trong năm 2019, cao hơn mức dự đoán 1,3% đưa ra bảy tháng trước đây.
     viethome kinh te Anh quoc 7
    Khẳng định giai đoạn thắt lưng buộc bụng kéo dài gần một thập niên qua tại “xứ sở sương mù” đang “đi đến hồi kết”, người đứng đầu Bộ Tài chính Anh nói thêm nước Anh “tiếp tục kiên quyết tập trung vào các thách thức và cơ hội nằm ở phía trước”, khi nước này thiết lập một mối quan hệ mới với các nước láng giềng châu Âu; một tương lai mới bên ngoài EU.
     
    Song ông cho biết quan ngại đang gia tăng về khả năng Anh sẽ rời EU vào tháng 3/2019 mà không có một thỏa thuận nào với Brussels, khi đó nhiều khả năng phải đưa ra ngân sách mới sớm hơn dự kiến. Bộ trưởng Hammond cho biết quỹ Brexit của Chính phủ Anh sẽ được tăng lên 4.2 tỷ bảng (5.4 tỷ USD), tăng 500,000 bảng.
     
    Viethome (theo Bnews)
  • Theo Sputniknews, hơn 1 triệu người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi Chính phủ Anh cho phép công dân nước này được có tiếng nói cuối cùng về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit, trong một cuộc trưng cầu ý dân mới.

    viethome tro lai EU

    Tuần hành quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm yêu cầu Chính phủ tổ chức trưng cầu ý dân về các điều khoản Brexit tại London, Anh ngày 20/10/2018.

    Bản kiến nghị trên trang web change.org đã cán mốc hơn 1 triệu chữ ký vào ngày 27/10, sau khi được báo The Independent phát động.

    Bản kiến nghị có đoạn: "Người dân ở cả 2 phe (đồng ý và không đồng ý) đang mất niềm tin vào tiến trình (Brexit) hiện nay. Từ Thủ tướng Anh Theresa May cho đến Quốc hội nói chung, một cách tiếp cận hỗn độn đã dẫn đến sự đấu đá trong nội bộ, nhiều quan chức từ chức và ảnh hưởng đến các hoạt động chính trị, trong khi vấn đề chủ chốt mà người dân quan tâm thì lại không đạt mấy tiến triển."

    Tuần trước, hơn 700.000 người đã tuần hành ở thủ đô London đòi có tiếng nói cuối cùng về Brexit. Anh đã bỏ phiếu rời khỏi EU hồi tháng 6/2016. Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào tháng 3/2019, song cho đến nay cả London và Brussels đều vẫn không thể nhất trí về một số vấn đề chủ chốt, trong đó có biên giới Ireland và các thỏa thuận hải quan, có khả năng dẫn đến viễn cảnh không đạt được thỏa thuận về Brexit.

    VietHome (Theo VietNamPlus)

  • Người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh tuyên bố nước này quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải ở biển Đông, bất chấp phản ứng của Trung Quốc.
     
    Theo Financial Times hôm 22-10, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones, nói Anh có nghĩa vụ thể hiện sự ủng hộ vật chất cho các đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chống lại việc Trung Quốc coi thường công ước quốc tế về luật biển.
     viethome hai quan Anh 1
    Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones. 
     
    "Nếu họ có cách diễn giải khác về công ước dành cho đa số quốc gia thì điều đó phải bị phản đối. Nếu không, họ sẽ ngay lập tức thấy rằng các nước trên thế giới cũng sẽ bắt đầu có cách diễn giải riêng của họ" - tư lệnh hải quân Anh nói.
     
    Khi được hỏi liệu có tiếp tục triển khai tàu chiến Anh đi qua biển Đông hay không, ông Jones nhấn mạnh Anh sẽ tiến hành thêm các chuyến đi như vậy, sẽ đi qua vùng biển với những tàu có sẵn ở trong khu vực.
     
    Trước đó, Reuters hồi tháng 9 đưa tin tàu chiến HMS Albion thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã thực hiện chuyến đi nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông. Theo đó, tàu đổ bộ HMS Albion này đã di chuyển qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) hồi cuối tháng 8.
     
    Trung Quốc đã phái một tàu khu trục và hai trực thăng để thách thức tàu Anh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó ra thông cáo phản đối kịch liệt hành động này. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Hải quân Hoàng gia Anh khẳng định: "HMS Albion thực hiện các quyền tự do hàng hải của mình theo khuôn khổ luật pháp và các quy định quốc tế". Theo Đô đốc Jones, Anh vẫn tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải ở biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc lấy chuyện đàm phán hậu Brexit đe dọa Anh về hành động mà Bắc Kinh cho là "khiêu khích trên Biển Đông".
     viethome hai quan anh 2
    Tàu đổ bộ 22.000 tấn HMS Albion của Anh.
     
    Theo đó, Anh có thể mất cơ hội đảm bảo các thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc vì hành động đưa tàu chiến tới gần các đảo (mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông).
     
    “Trung Quốc và Anh đã nhất trí bàn bạc thỏa thuận thương mại tự do sau Brexit. Bất cứ hành động nào làm tổn hại tới lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ chỉ làm cản trở các cuộc đàm phán” - tờ Daily China viết. China Daily cho rằng, Anh đang cầu xin “ân huệ” từ phía Mỹ - nước đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác về tự do hàng hải trên Biển Đông.
     
    Anh coi Mỹ là phao cứu sinh kinh tế sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu nên không ngần ngại chớp lấy mọi cơ hội có thể để làm hài lòng Mỹ. Mặt khác, từ sau khi xác định “ly hôn” với Châu Âu, Anh đã tìm đến Trung Quốc để xây dựng các thỏa thuận thương mại hậu Brexit và thúc đẩy quan hệ hai nước lên “kỷ nguyên vàng”. Song thực chất, hai bên chưa chính thức đàm phán. Hoạt động này chỉ được thực hiện khi Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu trong năm tới và có thể mất vài năm mới hoàn tất.
    Viethome (theo Lao Động)
  • Trong một động thái hiếm có, Nữ hoàng Anh bất ngờ lên tiếng về vấn đề Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu.
    Nữ hoàng Anh, người vốn theo đuổi quan điểm không can thiệp vào vấn đề chính trị, lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Brexit trước công chúng trong bài phát biểu tại yến tiệc thết đãi Nhà Vua Hà Lan Willem-Alexander cùng Hoàng hậu Maxima, đang có chuyến thăm chính thức tới Anh.
     
    Phát biểu trước Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan cùng Thủ tướng Anh Theresa May, Nữ hoàng Anh Elizabeth cho biết, “Anh mong đợi xây dựng quan hệ mới với Châu Âu và cho biết thêm, những giá trị mà Anh và Hà Lan cùng chia sẻ là “tài sản quý giá nhất”.
     viethome nu hoang elizabeth ii

    Nữ hoàng Anh trong buổi đón tiếp Đức vua và Hoàng hậu Hà Lan.

    "Trong bối cảnh chúng tôi mong muốn hướng đến quan hệ đối tác mới với Châu Âu, chính những giá trị chung, cam kết lẫn nhau, chính là tài sản quý giá nhất và chứng minh, kể cả qua thay đổi, mối quan hệ đồng minh bền lâu giữa hai nước vẫn mạnh mẽ. Là những người sáng tạo, thương nhân và người theo chủ nghĩa quốc tế, chúng tôi rất tự tin hướng đến tương lai".
     
    Nữ hoàng Anh cũng ca ngợi những mối kết giao sâu sắc giữa Anh và Hà Lan đã đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế và đời sống văn hóa của xứ sở sương mù. "Hà Lan là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Châu Âu vào Anh. Chúng tôi có một cộng đồng Hà Lan thịnh vượng, hai nước thường xuyên trao đổi về văn hóa và nghệ thuật ở cường độ cao” - Nữ hoàng nói.
     
    Bài phát biểu của Nữ hoàng Anh một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm của nữ Thủ tướng Anh Theresa May rằng, Anh chỉ đang rời khỏi Châu Âu chứ không cắt đứt quan hệ với Châu Âu.
     
    Về phía Hà Lan, Nhà vua Willem-Alexander (giao thức ngoại giao Hà Lan không cho phép trích dẫn trực tiếp) cho biết, mặc dù phần đông sự chú ý hiện nay đang tập trung vào khía cạnh “kỹ thuật” của Brexit nhưng hai nước Hà Lan - Anh không nên đánh mất những ý nghĩa to lớn đã gắn hết hai nước. Đặc biệt là ý nghĩa của tự do, cởi mở và hợp tác vì phát triển và thịnh vượng - những thành quả mà hai bên đang cùng tận hưởng.
     
    Vương quốc Anh trưng cầu dân ý, rời khỏi Liên minh Châu Âu từ tháng 6/2016, dự kiến "li dị" với EU vào cuối tháng 3/2019, bất chấp còn tồn tại nhiều trở ngại cản trở các cuộc đàm phán.
    Viethome (theo Sputnik)
  • BMW cho biết họ sẽ tạm dừng sản xuất tại phân xưởng Mini ở Anh theo kế hoạch đối phó khẩn cấp trong trường hợp không đạt được thỏa thuận Brexit.  
     
    Hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã công bố kế hoạch tạm dừng sản xuất hàng năm tại nhà máy ở Oxford trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về việc UK có thể phải rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

    viethome BMW roi Anh

    BMW sản xuất gần 220,000 chiếc xe hơi ở nhà máy Oxford trong năm ngoái.
     
    Thông thường, các hãng sản xuất ô tô sẽ cho đóng cửa các nhà máy của họ trong vòng vài tuần vào mùa hè để sửa chữa bảo dưỡng trang thiết bị cũng như để các nhân viên nghỉ ngơi 
    trong thời điểm doanh số thấp nhất trong năm.
     
    Chúng tôi đã lên kế hoạch cho kỳ bảo dưỡng hàng năm tại Mini Plant Oxford vào khoảng thời gian từ ngày 1 tháng Tư, khi UK rời khỏi EU, để hạn chế tối đa nguy cơ đối mặt với khả năng thiếu linh kiện ngắn hạn trong bối cảnh không đạt được thỏa thuận Brexit,” đại diện BMW cho biết.
     
    Dù chúng tôi tin rằng viễn cảnh tồi tệ này không có nhiều khả năng xảy ra, chúng tôi vẫn cần có kế hoạch đối phó với nó.
     
    Nước Anh sẽ đến hạn rời khỏi liên minh châu Âu vào ngày 29 tháng Ba năm tới, nhưng thủ tướng Theresa May đang phải đối mặt với cuộc chiến giành lấy các thỏa thuận với Brussels trước thời hạn chót.
     
    Thông báo của BMW cho thấy hãng này khá lo ngại về viễn cảnh Brexit không có thỏa thuận.

    viethome BMW dong cua o AnhViễn cảnh u ám của Brexit khiến BMW hoang mang. 

    Các nhà sản xuất xe hơi lo ngại rằng Brexit có thể dẫn đến việc các sản phẩm hoàn chỉnh và linh kiện sẽ phải đóng dấu hải quan, dẫn đến chậm trễ trong sản xuất và gây nhiều tốn kém.
     
    Hãng BMW với hơn 850,000 nhân viên tại Anh đã cảnh báo những khoản phí tổn tăng thêm có thể dẫn đến việc khó duy trì cơ sở sản xuất này.
     
    Hôm thứ Hai, 17/9, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất nước Anh, Jaguar Land Rover, cũng thông báo họ sẽ giảm thời gian làm việc xuống còn ba ngày một tuần tại nhà máy Castle Bromwich từ tháng Mười đến đầu tháng Mười Hai, sau khi cảnh báo về ảnh hưởng của Brexit cũng như chính sách diesel.
     
    BMW cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ các cơ sở sản xuất ở Anh, bao gồm một điểm sản xuất thiết bị nội thất Rolls-Royce, một nhà máy sản xuất chi tiết máy và một cơ sở lắp ráp.
     
    Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục hoạt động ở Anh. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà chúng tôi sản xuất thiết bị cho ba trên bốn dòng sản phẩm của mình,” đại diện BMW phát biểu.
     
     
    VietHome (Theo Evening Standard)
  • Thủ tướng Anh Theresa May hôm 21/9 cáo buộc EU gây ‘bế tắc’ trong các cuộc đàm phán Brexit qua việc EU bác bỏ thẳng thừng bản kế hoạch Brexit khiến đồng bảng Anh bị rớt giá mạnh do lo ngại nước Anh sẽ ra khỏi EU trong hỗn loạn.
     
    Bản ‘Kế hoạch Chequers’ của bà May – được đặt tên theo dinh thự Chequers, tức căn nhà nghỉ mát ở nông thôn của Thủ tướng Anh, nơi kế hoạch này được phác thảo hồi tháng Bảy – có mục tiêu là giữ nước Anh lại trong thị trường chung EU đối với hàng hóa nhưng loại trừ dịch vụ để đảm bảo duy trì thương mại tự do trong khối và không thiết lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Anh và Ireland vốn là thành viên EU.
     
    Các quan chức EU ngay từ đầu đã tỏ thái độ lạnh lùng với ‘Kế hoạch Chequers’ và nói rằng Anh quốc không thể nào chỉ chọn những điều có lợi cho mình trong khi rũ bỏ những cái giá và trách nhiệm đi kèm.
    viethome brexit 1
    Lời lẽ cứng rắn của bà May cho thấy sự yếu thế của bà.
     
    Trong một thông cáo hôm 21/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói rằng phía Anh ‘đã biết toàn bộ các chi tiết về lập trường của khối trong nhiều tuần’. Ông nói các nhà lãnh đạo EU đã sững sờ trước lập trường ‘không nhượng bộ’ của bà May tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Salzburg, Áo. Ông nói rằng một hội nghị thượng đỉnh EU khác vào ngày 18-19/10 sẽ là ‘khoảnh khắc sự thật’ khi thỏa thuận về các điều khoản tách ly và đề cương về giao thương giữa hai bên hoặc là sẽ được chốt lại hoặc là sẽ không có thỏa thuận nào hết.
     
    Mắc mứu lớn nhất hiện nay khi Anh tách ra khỏi EU là Bắc Ireland – vốn là lãnh thổ thuộc Anh – sẽ không bị cắt đứt hoàn toàn với Ireland vốn thuộc EU và do đó sẽ có quy chế khác biệt với phần còn lại của nước Anh hay là phải theo chân Anh ra khỏi EU hoàn toàn. Cả Anh và EU đều mong muốn duy trì đường biên giới mở giữa Ireland và Bắc Ireland. Nếu một đường biên giới cứng được dựng lên thì cuộc sống và hoạt động làm ăn của người dân ở hai phía sẽ bị gián đoạn và phá hoại nền hòa bình ở Bắc Ireland mà khó khăn lắm mới tạo dựng được.
     
    Anh và EU đồng ý là cần phải có điều khoản ràng buộc về pháp lý để đảm bảo rằng sẽ không có việc dựng lại các trạm kiểm soát hải quan hay các cửa khẩu biên giới. Nhưng London bác bỏ đề xuất của EU giữ Bắc Ireland ở lại trong liên minh hải quan của khối còn phần còn lại của nước Anh phải ra đi. Bà May nói rằng EU ‘đang phạm phải sai lầm cơ bản’ nếu cho rằng bà sẽ đồng ý với ‘bất kỳ hình thức biên giới hải quan nào giữa Bắc Ireland và phần còn lại của nước Anh’. Bà nói bà muốn khẳng định với người dân ở Bắc Ireland rằng ‘trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nào, chúng tôi sẽ làm hết sức trong khả năng để không để quay lại tình trạng biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Ireland’.
     
    Trong bài phát biểu được trực tiếp trên truyền hình ở số 10 Phố Downing sau khi trở về từ Salzburg, bà May nói: “Tôi sẽ không đảo ngược kết quả của cuộc trưng cầu dân ý (mà người dân Anh đòi Brexit) cũng như tôi sẽ không làm tan rã đất nước của mình.” Bà cũng nhấn mạnh rằng bà chuẩn bị đưa Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận nào ‘nếu như EU không đối xử tôn trọng hơn với Anh.’
     
    Trước đó, báo chí Anh tuyên bố rằng bà May bị các lãnh đạo EU ‘hạ nhục’. “Trong toàn bộ quá trình, tôi đã đối xử với EU hoàn toàn với sự tôn trọng,” bà nói, “Nước Anh cũng đòi hỏi điều tương tự từ EU. Cuối cùng quan hệ giữa hai bên có tốt hay không tùy thuộc vào việc này.” Bà May cũng nói rằng ‘chúng ta đang bế tắc’. Bà nói EU phải đưa ra ‘đâu là vấn đề thật sự và giải pháp thay thế của họ là gì’.
    viethome brexit 2
    Bà May cho rằng mình không được EU tôn trọng. 
     
    Đồng bảng Anh đã giảm 1,5% xuống còn 1,3066 đô la Mỹ sau bài phát biểu của bà May do thị trường Anh lo ngại về viễn cảnh gián đoạn kinh tế nếu nước Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận. Hội nghị Salzburg, vốn được trông chờ sẽ tạo ra bước đột phá về thỏa thuận Brexit, đã diễn ra trong rối loạn khi mà nước Anh chỉ còn 6 tháng nữa là sẽ chính thức rời khỏi EU vào ngày 29/3 năm sau. Tại hội nghị, ông Donald Tusk thẳng thừng nói rằng bản kế hoạch của bà May là ‘không thể làm được’ trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi các chính trị gia ủng hộ Brexit của Anh là ‘bọn dối trá’ khiến dư luận nước Anh hiểu sai về cái giá của việc rời khỏi EU.
     
    Tờ báo lá cải The Sun vốn có lập trường ủng hộ Brexit đã gọi các nhà lãnh đạo EU là ‘lũ chuột bẩn thỉu’ vào cáo buộc ‘những kẻ côn đồ châu Âu’ là Tusk và Macron đã ‘phục kích’ bà May. Về phía hơn 3 triệu công dân EU đang sống và làm việc ở Anh, bà May đã trấn an rằng họ vẫn được giữ nguyên quyền của mình ngay cả khi không đạt được thỏa thuận về Brexit. “Quý vị là bạn bè, hàng xóm và là đồng nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi muốn quý vị ở lại,” bà May nói.
     
    Lời lẽ cứng rắn của bà May thể hiện vị thế yếu ớt của bà: hiện bà đang lãnh đạo chính phủ mà không nắm đa số ở Hạ viện, trong khi Đảng Bảo thủ của bà bị chia rẽ giữa phe bài EU và phe ủng hộ EU. Phe chủ trương Brexit đã đe dọa sẽ lật đổ bà nếu bà nhượng bộ EU quá nhiều. Những lời lẽ nặng nề của bà May rõ ràng là nhằm để xoa dịu phe chống EU trong đảng của bà trước khi diễn ra hội nghị hàng năm của Đảng Bảo thủ vào cuối tháng này vốn được dự đoán sẽ khốc liệt.
     
    Viet Home (theo Voanews)
  • Nước Anh đang nỗ lực giải quyết bài toán thiếu lao động do rời EU. Chính phủ Anh sẽ thí điểm cấp thị thực tạm thời kéo dài 6 tháng cho những người lao động thời vụ từ các nước bên ngoài Liên minh châu Âu (EU).
     
    Đây là giải pháp để Anh khắc phục tình trạng thiếu lao động trong những thời kỳ thu hoạch nông nghiệp khi nước này rời khỏi EU (Brexit).
    viethome thu hoach dauNgành nông nghiệp Anh đang rơi vào khủng hoảng lao động.
     
    Kế hoạch thí điểm cấp thị thực tạm thời cho người lao động từ các nước bên ngoài EU sẽ được triển khai từ mùa Xuân năm 2019 cho tới hết tháng 12/2020. Theo đó, 2.500 người lao động ở những quốc gia này sẽ được phép tới Anh trong thời gian tối đa là 6 tháng.
     
    Sản xuất lương thực là lĩnh vực sản xuất lớn nhất của Anh với doanh thu năm 2017 đạt hơn 90 tỷ USD. Mặc dù ước tính ngành này cần hơn 80.000 lao động mỗi năm, song theo Chủ tịch Liên hiệp Nông dân quốc gia Anh (NFU), kế hoạch thí điểm trên đã là "một thành công lớn". Bộ Môi trường Anh sẽ nghiên cứu thêm nhiều giải pháp khác để khắc phục tình trạng thiếu nhân công tại nước này.

    viethome thu hoach

    Hầu hết lao động thời vụ không phải là người Anh bản địa.

    Một báo cáo từ British Summer Fruits, tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp trồng hoa quả tại Anh cho thấy, có một số lượng lớn lao động trong ngành này không đến từ Anh. 95% trên tổng số 29.000 lao động cần thiết cho canh tác và thu hoạch dâu cùng các loại quả mềm như phúc bồn tử là người thuộc các quốc gia EU, chủ yếu từ Ba Lan và Rumani.

    BBC cũng công bố khảo sát về tình trạng lao động của ngành trồng trọt. 78% số chủ trang trại được hỏi cho biết công đoạn tuyển dụng nhân công thời vụ cho mùa thu hoạch trở nên khó khăn hơn trong năm 2016, với khoảng 20% khẳng định rằng năm 2017 là thời điểm khan hiếm nhân lực nhất. Thiếu hụt người thu hoạch sẽ khiến nước Anh phải nhập khẩu hoa quả từ nước ngoài. 71% người tham gia khảo sát cho rằng sẽ phải xem xét việc giảm sản lượng nếu như có sự hạn chế về nguồn lao động trong tương lai.

    viethome thu hoach 2

    Thiếu nhân lực có thể đe dọa sản lượng lương thực, thực phẩm ở Anh.

    Theo The Independent, việc chỉ dựa vào nhập khẩu sẽ khiến giá các loại hoa quả như dâu hay phúc bồn tử tăng từ 30 - 50%. British Summer Fruits cho biết Chính phủ sẽ thất thu thuế khi ngành công nghiệp này chịu hậu quả từ việc thắt chặt nhập cư sau Brexit. Bloomberg đưa ra thông tin, việc đồng Bảng sụt giá sau Brexit cũng góp phần khiến các lao động từ châu Âu không tỏ ra mặn mà với ngành trồng trọt ở Anh. Từ sau trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016, thu nhập của những lao động này đã giảm đi khoảng 12%.

    Liên đoàn Nông dân Quốc gia Anh đã đưa ra cảnh báo về khả năng một thỏa thuận sai lầm trong đàm phán Brexit có thể ảnh hưởng lớn đến ngành trồng trọt. Ngoài hậu quả về thiếu hụt lao động, chính phủ Anh có thể sẽ phải chi hàng tỷ Bảng để trợ giá và giúp các chủ trang trại có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường.

    Viet Home (theo VTV)

  • Việc Anh rời khỏi Liên minh chấu Âu hay còn goi là Brexit đã và đang gây ra những tác động và thay đổi đáng kể lên cuộc sống của người dân Anh và của người Việt đang sinh sống và làm việc tại Anh nói riêng. Hôm nay hãy cùng VietHome điểm lại một số diễn biến chính để có một cái nhìn tổng quát về Brexit nhé.  

    I. TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA ANH VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

    Mối quan hệ của Vương quốc Anh với EU từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội nước Anh nói chung và chính trường Anh nói riêng. Trước khi tìm hiểu về Brexit, chúng ta cần nhìn lại một số sự kiện nổi bật trong quan hệ đầy sóng gió hơn 40 năm qua giữa Anh và EU.

    Brexit.jpg

    Hãy cùng nhìn lại những điểm chính của Brexit:

    1. SỰ HÌNH THÀNH EU

    Sau khi cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai đã làm kiệt quệ nền kinh tế và mối quan hệ của các nước châu Âu, nhằm hàn gắn và kết nối lại các quốc gia này, ý tưởng về một Liên Minh châu Âu đã được hình thành từ năm 1945.viethome.co.uk

    Tuy nhiên, vào năm 1951, khi Cộng đồng Than thép Châu Âu (ECSC) được thành lập, nước Anh đã từ chối tham gia cộng đồng này. Đến năm 1957, Anh quốc cũng đã từ chối lời mời tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) của sáu quốc gia sáng lập khác là Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức.

    2. ANH GIA NHẬP EU

    Sau khi nhận thấy Pháp và Đức có sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau chiến tranh và hình thành được một liên minh mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo Anh đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc gia nhập EEC. Nước này đã nộp đơn tham gia EEC vào năm 1961, nhưng đã bị bác bỏ hai lần bởi Tổng thống Pháp Charles de Gaulle vào năm 1963 và 1967.

    Đến năm 1973, Anh chính thức trở thành thành viên của cộng đồng EEC. Nhưng chỉ hai năm sau, nhiều người dân Anh đã đòi rời khỏi EEC, và do vậy, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào năm 1975 nhằm giải quyết vấn đề này. Sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh vẫn quyết định ở lại EEC nhờ 67% dân số ủng hộ việc này.

    Năm 1992, sự kiện “Ngày thứ 4 đen tối” xảy ra và đánh dấu thời điểm tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa Anh và Châu Âu. Sau khi không thể bảo vệ được đồng Bảng Anh khỏi các cuộc tấn công đầu cơ liên tục, Bộ trưởng bộ Tài chính Anh Norman Lamont đã phải chính thức thông báo nước Anh rút khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái (Exchange Rate Mechanism) của châu Âu vào ngày 16 tháng 9 năm 1992.viethome.co.uk

    Cũng trong năm 1992, châu Âu xúc tiến quá trình hợp nhất chính trị và nước Anh đã quyết định đứng ngoài cuộc và quyết định không sử dụng đồng tiền chung euro.

    Trong những năm tiếp theo, mối quan hệ giữa Anh và EU đã trở nên tốt đẹp hơn song vẫn luôn tồn tại những điều trắc trở như vấn đề Hiến pháp châu Âu hay việc liệu Brussels có nên được trao thêm nhiều quyền lực hơn nữa để kiểm soát châu Âu.

    3. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA ANH VÀ EU

    Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, chúng ta không thể không nhắc đến các vấn đề kinh tế.

    EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Về vấn đề việc làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn. Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ Bảng – tương đương với 48% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Anh.

    Ngược lại, Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU, khi nước này đóng góp khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới 12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.

    Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng năm của Anh cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những đạo luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ Bảng Anh mỗi năm. Cụ thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật “gây phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.

    4. VẬY ĐIỀU GÌ CHÂM NGÒI CHO BREXIT?

    Rõ ràng là mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng “êm đẹp”, nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua.

    Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Liệu việc là một thành viên của EU có thực sự có lợi đối với Anh?

    Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục người dân bầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của Anh ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh. Và giờ, để giữ đúng lời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

    II. NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ BREXIT

    1. BREXIT LÀ GÌ?

    Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành động rời khỏi EU. Đây không phải lần đầu tiên việc ghép từ như thế này được sử dụng, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa “Greece” và “exit”) để nói tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU.viethome.co.uk

    Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu nói chung.

    2. THỜI GIAN DIỄN RA CUỘC TRƯNG CẦU

    Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016.

    3. CỬ TRI HỢP LỆ

    Những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc Anh, các công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những thuộc địa cũ của Anh như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh. Các công dân mang quốc tịch Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không quá 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn.

    4. CÂU HỎI CỦA CUỘC TRƯNG CẦU

    “Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên rời khỏi EU?”

    5. HAI PHE ĐỐI LẬP

    Chiến dịch vận động nước Anh rời khỏi EU là chiến dịch “Vote Leave” (tạm dịch: Hãy chọn rời đi), còn chiến dịch vận động ở lại EU là chiến dịch “Stronger In” (tạm dịch: Mạnh hơn nếu ở lại). Lập luận chính của chiến dịch “Vote Leave” là việc rời khỏi EU sẽ cho phép người Anh giành lại tự chủ và sử dụng ngân sách theo những ưu tiên của riêng nước này. Phía bên kia, chiến dịch “Stronger In” phản bác rằng nước Anh sẽ trở nên mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn khi là một thành viên EU so với việc rời khỏi tổ chức này.

    Trên chính trường Anh, các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm khác nhau. Ủng hộ cho việc Anh ở lại EU là: Thủ tướng David Cameron (Đảng Bảo thủ), ông Jeremy Corbyn (lãnh đạo Đảng Lao động), Bộ trưởng Bộ tài chính George Osborne (Đảng Bảo thủ), cựu thủ tướng Anh Tony Blair và John Mayor. Phía bên kia- ủng hộ Anh rời EU là Cựu thị trưởng London- Boris Johnson (Đảng Bảo thủ).

    Những người đứng đầu EU và các chính trị gia khac trên thế giới cũng có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một số nhân vật tiêu biểu đã lên tiếng ủng hộ việc Anh tiếp tục là thành viên của EU. Trong khi đó, Donald Trump- ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lại thể hiện sử phản đối với EU và cho rằng người Anh nên chọn rời khỏi cộng đồng này.

    6. KẾT QUẢ CỦA CUỘC TRƯNG CẦU

    Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52% so với số phiếu ở lại là 48%.

    Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% – tương đương với hơn 30 triệu người. Đây là tỷ lệ cử tri cao nhất trong lịch sử kể từ cuộc bầu cử năm 1992.

    7. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỐ PHIẾU CỦA CÁC VÙNG TRÊN NƯỚC ANH

    Cuộc trưng cầu này đã cho thấy một sự phân hóa ý kiến sâu sắc giữa các vùng trong nội bộ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

    Sự_phân_hóa_phiếu_bầu_Brexit_theo_vùng_địa_lý.jpg

    Sự phân hóa phiếu bầu theo vùng địa lý

    Nước Anh và xứ Wales đều ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU, với tỉ lệ phiếu bầu rời đi lần lượt là 53,4% và 52,5%. Trong khi đó, người dân Scotland và Bắc Ireland đều thiên về việc Anh ở lại EU, với tỷ lệ số phiếu ở lại là 62% và 55,8%. Riêng thủ đô London có tỉ lệ phiếu bầu ở lại là 59,9%, phiếu bầu ra đi là 40,1%.

    Sự_phân_hóa_phiếu_bầu_Brexit_theo_độ_tuổi_cử_tri.jpg

    Sự phân hóa phiếu bầu theo độ tuổi cử tri

    Ngoài sự phân hóa giữa các vùng, một cuộc khảo sát của Lord Ashcroft Polls cũng cho thấy sự phân hóa theo độ tuổi của cử tri, khi những người trẻ (trong độ tuối từ 18 đến 34) thường có xu hướng bầu chọn cho việc Anh ở lại EU hơn là những người trung niên và cao tuổi.

    III. 12 LÝ DO CHO VIỆC RA ĐI VÀ Ở LẠI EU

    1. VẤN ĐỀ VỀ NGƯỜI NHẬP CƯ

    Vì sao nên ra đi?

    Nước Anh vẫn là một điểm đến lý tưởng cho những người dân nhập cư từ những đất nước kém phát triển hơn mong muốn tạo dựng sự nghiệp tại quốc gia này. Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành lạo động, đặc biệt ở những phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp. Điều này được cho là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và gây áp lực lên các dịch vụ công cộng. Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu, vì quyền tự do đi lại đồng nghĩa với việc các công dân EU có quyền tự do sinh sống và làm việc ở Anh.

    Vì sao nên ở lại?

    Một luận điểm trái chiều cho rằng việc rời khỏi EU sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư mà sẽ chỉ đem đến thêm gánh nặng cho nước Anh, vì hoạt động kiểm soát biên giới châu Âu sẽ chuyển từ thị trấn Calais (Pháp) sang thị trấn Dover (Anh). Ngoài ra, làn sóng nhập cư không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ví dụ như những người nhập cư từ EU thường đóng thuế nhiều hơn số tiền trợ cấp mà họ nhận được.

    2. TỘI PHẠM

    Vì sao nên ra đi?

    Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu (European Arrest Warrant) đồng nghĩa với việc công dân Anh có thể bị đưa đến nước ngoài và bị xử ở các tòa án nước khác. Việc rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ chấm dứt tình trạng này.

    Vì sao nên ở lại?

    Những tên tội phạm hiếp dâm, giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác phạm tội ở Anh rồi trốn sang nước ngoài chỉ có thể bị bắt nhờ Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu. Do vậy, rời khỏi EU sẽ khiến Lệnh này không còn được áp dụng với Anh và ngăn chặn việc thực thi công lý.

    3. GIAO THƯƠNG

    Vì sao nên ra đi?

    Những người ủng hộ Anh rời EU chô rằng mối quan hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi- ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ. Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ không còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU.

    Vì sao nên ở lại?

    44% hàng xuất khẩu của Anh là đến các nước thành viên EU, thế nên rút khỏi EU sẽ tạo rào cản thương mại với các nước này và ảnh hưởng đáng kể đến giao thương của Anh của Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung.viethome.co.uk

    4. LUẬT PHÁP

    Vì sao nên ra đi?

    Rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập pháp tại Brussels và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu (European Court of Justice). Điều này đã hạn chế quyền tự chủ của các tòa án nước Anh.

    Vì sao nên ở lại?

    Trong chiến dịch thúc đẩy Anh rời khỏi EU, giới truyền thông đã phóng đại về số lượng luật được ban hành bởi Ủy ban châu Âu mà Anh phải tuân thủ nhằm vẽ ra viễn cảnh “dễ thở” hơn khi Anh rời khỏi cộng đồng này. Tuy nhiên nếu nước Anh ở lại và cùng tham gia vào hoạt động lập pháp của châu Âu thì quốc ga này sẽ được hưởng những thành quả lập pháp từ những chuyên gia hàng đầu của khối này.

    5. VIỆC LÀM

    Vì sao nên ra đi?

    Bên ủng hộ ra đi nói rằng những hậu quả tiềm tàng của tình trạng thất nghiệp do rời khỏi EU đã bị phóng đại. Họ lập luận rằng chỉ cần thực hiện các khoản đầu tư theo bước của các nước Bắc Âu không thuộc EU thì nước Anh vẫn có thể tồn tại và thậm chí còn nở rộ về mặt kinh tế như những nước trên.

    Vì sao nên ở lại?

    Hiện nay có khoảng 3 triệu việc làm ở Anh có liên hệ trực tiếp tới EU, do vậy, nếu rời EU, có rất nhiều người lao động sẽ có thể mất việc làm. Mỗi ngày, Anh nhận được 66 triệu Bảng tiền đầu tư từ EU, do vậy, một khi rời khỏi EU,số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Anh sẽ giảm đáng kể.

    6. VỊ THẾ

    Vì sao nên ra đi?

    Anh không cần ở trong EU để có được vị thế trên trường quốc tế. Bằng việc mở lại hợp tác với Khối Liên hiệp Anh, nước Anh có thể có quyền lực và vị thế ngang với khi là một thành viên của EU.

    Vì sao nên ở lại?

    Anh sẽ bị “bỏ rơi” nếu rời khỏi EU, theo lời cựu Phó thủ tướng Anh Nick Clegg. Trong một thời đại toàn cầu hóa, vị thế của Anh sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu Anh là một thành viên của cộng đồng EU.

    7. TÀI CHÍNH

    Vì sao nên ra đi?

    Bên ủng hộ Anh rời EU tin rằng tình trạng tháo chạy vốn sẽ không thể xảy ra. London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu ngoài châu Âu và các ngân hàng vẫn sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế.

    Vì sao nên ở lại?

    Các ngân hàng sẽ “tháo chạy” khỏi Anh và trung tâm tài chính London sẽ sụp đổ nếu Anh rời EU. Chính những lợi thế thương mại có được khi Anh là thành viên Liên minh châu Âu đã giúp các ngân hàng nói riêng và nền tài chính nước Anh nói chung phát triển mạnh mẽ.viethome.co.uk

    8. TỰ CHỦ

    Vì sao nên ra đi?

    Nghị viên Anh đã không còn tự chủ kể từ khi Anh gia nhập EU. Với việc EU đang hướng tới “một liên minh với mức độ thống nhất ngày càng cao” và sự hội nhập kinh tế nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng đồng euro, nước Anh tốt nhất nên rời EU trước khi các cam kết với tổ chức này trở nên chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn.

    Vì sao nên ở lại?

    Trong một thế giới toàn cầu hóa, mỗi quốc gia cần hợp tác với nhau nhiều hơn nếu nếu muốn phát triển thịnh vượng và bền vững. Việc đòi hỏi tự chủ chỉ đồng nghĩa với việc cô lập bản thân mình.

    9. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

    Vì sao nên ra đi?

    Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng cho quân đội EU và điều này sẽ làm suy giảm lực lượng quân đội độc lập của Anh. Sau khi rời EU, Anh vẫn có thể hợp tác với các nước châu Âu khác để chống khủng bố, giống như nước Mỹ vậy.

    Vì sao nên ở lại?

    Các nước châu Âu đang đều phải đối mặt với mối đe dọa IS, do vậy chỉ có hợp tác cùng nhau thì các nước mới có thể đối phó với vấn đề này.

    10. MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG

    Vì sao nên ra đi?

    Các quy định về môi trường của EU có thể là những gánh nặng với các doanh nghiệp Anh và khiến chi phí năng lượng tăng cao. Kể cả khi Anh rời khỏi EU, các nước châu Âu khác vẫn sẽ muốn bán điện cho Anh. Hơn nữa, khác với nhiều nước thành viên EU, phần lớn nguồn dầu khí của Anh đến từ Na- uy chứ không phải Nga.

    Vì sao nên ở lại?

    An ninh năng lượng của Anh sẽ được đảm bảo hơn vì các thỏa thuận năng lượng được thực hiện theo một khối liên minh. Đông thời, nhờ các quy định của EU, Anh sẽ có nguồn nước và không khí sạch hơn và lượng phát thải CO2 thấp hơn.

    11. GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU

    Vì sao nên ra đi?

    Chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi EU, Anh có thể dùng khoản phí thành viên hàng năm phải đóng góp cho EU để đầu tư hỗ trợ các dự án giáo dục và khóa học khác.

    Vì sao nên ở lại?

    Rất nhiều trường đại học ở Anh nhận các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ EU và nhiều nhà khoa học hàng đầu của nước này đến từ các quốc gia khác ở châu Âu.

    12. DU LỊCH VÀ SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI

    Vì sao nên ra đi?

    Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du lịch châu Âu của người Anh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật quốc tế hiện hành sẽ bảo vệ những người Anh đang sống và làm việc ở các nước khác thuộc EU.viethome.co.uk

    Vì sao nên ở lại?

    Nhờ là một thành viên của EU, người Anh đang được hưởng ưu đãi về giá cho các chuyến bay đến châu Âu và phí điện thoại di động. Ngoài ra, không có gì bảo đảm chắc chắn rằng những công dân Anh đang sinh sống và làm việc tại các nước khác thuộc EU sẽ tiếp tục được ở lại các nước này sau khi Anh rời EU.

    IV. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT

    Chúng ta đều đã biết được kết quả của cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của nước Anh trong Liên minh châu Âu (EU), nhưng không phải ai cũng hiểu được những tác động to lớn cuộc trưng cầu này. Một vài người có thể băn khoăn là tại sao cần quan tâm đến tác động của cuộc trưng cầu, thì câu trả lời chính là: nước Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, và khi kinh tế- chính trị của quốc gia này chịu những ảnh hưởng của Brexit thì rất có thể tình hình thế giới cũng như Việt Nam sẽ trải qua nhiều biến động do sự kiện này.

    1. VƯƠNG QUỐC ANH

    Rõ ràng là bản thân nước Anh chính là “nạn nhân” hứng chịu những hậu quả nặng nề nhât của Brexit. Cuộc trưng cầu lịch sử này đã có những ảnh hưởng to lớn đến tình hình kinh tế- chính trị- xã hội của Anh Quốc.

    Thị trường chao đảo

    Đồng bảng Anh đã giảm đáng kể so với đồng đôla Mỹ và đạt mức thấp kỉ lục trong 31 năm qua. Chỉ sau một tuần, đồng bảng Anh đã mất đi 12% giá trị của nó.

    Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã hạ cấp tín dụng của Anh, đồng nghĩa với việc các tổ chức này tin rằng việc cho chính phủ Anh vay tiền không còn an toàn như trước kia.

    Thị trường chứng khoán ở Anh cũng đã có một phen chao đảo. Chỉ số FTSE 250 – chỉ số cổ phiếu của các công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh đã giảm 10% kể từ sau cuộc trưng cầu. Trong đó, các ngân hàng dường như là những tổ chức chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cổ phiếu của các ngân hàng như Lloyds, Barclays và Royal Bank of Scotland đã giảm mạnh ở các mức là 21%, 20% và 18%. Các chuyên gia tính toán rằng kể từ sau cuộc trưng cầu, thâm hụt ở nước Anh đã lên đến 935 tỉ Bảng. Điều này có thể gây áp lực lên giá trị cổ tức các doanh nghiệp cần trả cho cổ đông cũng như giảm khả năng tăng lương và thuê thêm nhân công của các doanh nghiệp nước này.

    Bên cạnh thị trường tài chính, rất nhiều dự án đầu tư tại Anh cũng đã phải chịu ảnh hưởng của Brexit. Chính phủ Anh đã tạm hoãn việc xây dựng một đường băng mới ở sân bay Heathrow, và các chuyên gia cũng đang nghi ngại cho dự án đường sắt cao tốc ở phía Bắc nước Anh hay công trình nhà máy điện hạt nhân ở Somerset. Vì các nguồn đầu tư là một phần quan trọng trong GDP mỗi nước, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Anh rất có thể sẽ phải trải qua một cuộc suy thoái hoặc ít nhất là có tốc độ tăng trưởng rất chậm trong thời gian sắp tới.

    Nhưng có lẽ hệ quả kinh tế nghiêm trọng nhất chính là vấn đề thời gian. Nước Anh chỉ có hai năm để đàm phán cho một mối quan hệ thương mại mới với EU- thị trường giao thương lớn nhất của nước này. Và sau hai năm, nếu không thỏa thuận mới nào được kí kết thì ngành thương mại của Anh Quốc sẽ phải chịu những thiệt hại khôn lường.

    Chính trường hỗn loạn

    Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức. Trong bài phát biểu từ chức của mình, ông Cameron nói rằng ông sẽ tiếp tục vị trí là người lãnh đạo Đảng Bảo thủ để chuẩn bị cho việc Anh rời EU, tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng mình sẽ không phải là người lãnh đạo nước Anh trong quá trình rút khỏi cộng đồng này.

    Và nước Anh lại khẩn trương tìm cho mình một nhà lãnh đạo mới. Ngày 13/7 vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã được các thành viên Đảng Bảo thủ chọn là Tân Thủ tướng của Anh, sau khi một loạt các ứng viên rút khỏi chiến dịch tranh cử và bà May là ứng cử viên cuối cùng trụ lại.

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người kế nhiệm này là xây dựng lại các thỏa thuận thương mại với các nước châu Âu cũng như giải quyết vấn đề nhập cư. Tuy vốn là người ủng hộ Anh ở lại EU nhưng bà May đã tuyên bố về kết quả cuộc trưng cầu là: "Brexit là Brexit. Nước Anh không phải nỗ lực để ở lại EU hay tái gia nhập EU bằng cửa sau. Và cũng không có trưng cầu ý dân lần hai".

    Kể cả khi Anh đã có nhà lãnh đạo mới, chính trường Anh vẫn chưa thể “yên bề” vì các đảng phái khác cũng đang trải qua khủng hoảng. Chỉ hơn một tuần sau cuộc trưng cầu, lãnh đạo Đảng Độc lập Anh (UKIP)- ông Nigel Farage đã tuyên bố từ chức. Trong khi đó, Đảng Lao động Anh đang đối mặt với nội bộ lục đục, khi mà nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn đang vấp phải các yêu cầu từ chức của các thành viên Đảng này.

    Nguy cơ rạn nứt Vương quốc Anh

    Trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các nước có tỷ lệ số phiếu bầu ở lại nhiều nhất là Scotland và Bắc Ireland. Hai nước này đã thể hiện sự phản đối của mình và ngay lập tức “đánh tiếng” về khả năng rời khỏi Vương quốc Anh.

    Ngày 24/6, Bộ trưởng Thứ nhất (tương đương Thủ tướng) của Scotland – bà Nicola Sturgeon đã tuyên bố trong bài phát biểu của mình: “Cuộc trưng cầu ở đây đã cho thấy người dân Scotland muốn tiếp tục là một phần của EU.”

    Năm 2014, Scotland đã từng mở một cuộc trưng cầu để đòi độc lập khỏi Vương quốc Anh, và kết quả là phần lớn người dân vẫn muốn ở lại. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, Đảng Độc lập Scotland đã đề cập trong bản tuyên ngôn của họ là nghị viện Scotland có quyền mở một cuộc trưng cầu độc lập thứ hai nếu Scotland bị buộc rời khỏi EU trái với ý nguyện của người dân nước này.

    Bắc Ireland cũng đang phải đối mặt với tình thế khó khăn, khi mà tỷ lệ phiếu bầu ở lại EU là 56%. Brexit rất có thể sẽ khiến nhiều người dân Bắc Ireland muốn nước này hợp nhất với nước láng giềng Ireland- hiện đang là một thành viên EU. Phó Bộ trưởng Thứ nhất của Bắc Ireland- ông Martin McGuinness cũng đã kêu gọi việc mở một cuộc trưng cầu cho việc thống nhất Ireland.

    2. EU VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN KHÁC

    EU sẽ mất đi nền kinh tế lớn thứ hai của khối này một khi Anh ra đi, và điều này chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng kinh tế- chính trị to lớn khi mà hiện tại EU đã đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và cuộc khủng hoảng nhập cư.

    Những nước chịu ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của việc Anh rời EU là Ireland và Đức. 32% hàng xuất khẩu của Ireland là đến Anh, và Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức. Một ảnh hưởng kinh tế khác chính là việc EU sẽ gia tăng các chính sách bảo hộ thương mại như tăng thuế quan cho hàng nhập khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp trong nước. Lí do cho sự điều chỉnh này là việc từ trước đến nay, trong EU luôn tồn tại hai phe: một bên ủng hộ các biên pháp bảo hộ thương mại, một bên ủng hộ thị trường thương mại tự do- trong đó có nước Anh. Thế nên, khi Anh rời đi, xu hướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại rất có thể xảy ra.

    Nhưng viễn cảnh tồi tệ nhất khiến nhiều người lo ngại là Brexit sẽ gây ra hiệu ứng “domino”, làm lan tỏa chủ nghĩa Euroscepticism (chủ nghĩa nghi ngờ và phản đối EU) ra toàn châu Âu. Brexit có thể khiến một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Áo, Thụy Điển mở cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tư cách thành viên EU của mỗi nước. Và nếu kết quả của những cuộc trưng cầu này là “Ra đi” thì nguy cơ Liên minh châu Âu tan rã sẽ ngày càng cao.

    3. THẾ GIỚI

    Chỉ hai ngày sau khi kết quả trưng cầu được thông báo, thị trường thế giới đã mất một con số kỉ lục là 3 tỉ đô la Mỹ. Các chuyên gia dự báo rằng trong những tháng theo sau Brexit, thị trường vẫn sẽ tiếp tục biến động. Việc đồng bảng Anh bị mất giá đi kèm với việc những ngân hàng lớn như Barclays mất 1/3 giá trị cổ phiếu cũng khiến xu hướng biến động của thị trường ngày càng lan rộng.

    Mỹ là nước chịu những tác động rõ rệt nhất của Brexit - khi cổ phiếu nước này đã giảm hơn 600 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6- một ngày sau cuộc trưng cầu.

    Bên cạnh ảnh hưởng tài chính, có lẽ những ảnh hưởng về mặt chính trị cũng là điều làm Mỹ lo ngại. Nước Anh vốn là đối tác chiến lược của Mỹ trong vấn đề ổn định tình hình ở Afghanistan và các vấn đề Trung Đông như chương trình hạt nhân ở Iran và mối quan hệ giữa Israel và Palestin. Một hệ quả của Brexit sẽ là việc Mỹ sẽ nhận được ít trợ giúp hơn từ Anh và các nước đồng minh NATO khác. Nói cách khác, một nước Anh bị phân tâm bởi các vấn đề nội bộ khó có thể dồn hết tâm trí và lực lượng để giải quyết các thách thức toàn cầu và một đồng minh Mỹ có thể trông cậy.

    Nếu có nước nào được lợi từ sự ra đi của Anh khỏi EU thì đó chính là nước Nga. Việc đồng Bảng giảm giá so với đồng euro sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Anh chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ khác thuộc EU. Mà EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, thế nên, điều này đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại giữa Anh và Nga có thể tăng cao.

    Ngoài ra, Nga cũng đang chịu các lệnh trừng phạt của EU do các xung đột tại Ukraine. Trong số các thành viên EU, Anh và một số nước Đông Âu khác là những nước đã nhiều lần kêu gọi EU tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này. Nhưng với việc Anh không còn ở EU, nhiều khả năng sẽ không còn quốc gia nào đứng lên kêu gọi tiếp tục trừng phạt Nga và cuối cùng những án phạt này có thể được dỡ bỏ.

    4. VIỆT NAM

    Thị trường chứng khoán Việt Nam và và tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD/VND) đều có biến động mạnh sau khi kết quả bỏ phiếu Brexit được công bố. Kết thúc phiên sáng ngày 24/6, chỉ số chứng khoán VN-Index giảm 21,63 điểm, xuống còn 610,64 điểm. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND cũng tăng từ 30-35 đồng.

    Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng tức thì của thị trường. Vì chỉ sau một tuần, chỉ số VN- Index lại tăng trở lại và vượt mức 640 điểm vào ngày 1/7. Còn tỷ giá USD/VND cũng đã giảm so với ngày 24/6.

    Ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra nhận định rằng kinh tế Việt Nam chưa bị tác động lớn trước diễn biến Brexit, do EU chưa phải là đối tác chiếm tỷ trọng lớn với kinh tế Việt Nam, kể cả về thương mại và đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với EU cuối năm 2015, đầu 2016 (EVFTA) mà Anh là một trong 28 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định này có hiệu lực từ năm 2018 nên ngay trước mắt, nếu Anh rời EU trước thời điểm EVFTA có hiệu lực thì việc tác động đến kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – EU nói chung và Việt Nam – Anh nói riêng là không lớn.

    Nhưng trong dài hạn, Việt Nam vẫn phải theo dõi chặt chẽ quá trình Anh rời EU bởi vì sẽ có những ảnh hưởng mang tính gián tiếp ví dụ như việc Anh rời EU ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền các nước, trong đó có các nước là bạn hàng lớn về thương mại và đầu tư của Việt Nam.

    V. REGEXIT VÀ QUÁ TRÌNH ĐỂ ANH RÚT KHỎI EU

    Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 cho thấy 52% trong tổng số hơn 30 triệu cử tri muốn nước Anh này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Quyết định này đã khiến không chỉ lãnh đạo nhiều nước ở Châu Âu mà ngay cả một bộ phận người Anh cũng đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng.

    1. REGREXIT LÀ GÌ?

    Regrexit là cụm từ được ghép bởi “Regret” (tiếc nuối) và “Exit” (hành động Anh rời EU), ám chỉ sự hối hận của một bộ phận cử tri nước này sau khi đã bỏ phiếu rời EU.

    Trên các mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến bình luận của người Anh thể hiện sự nuối tiếc và hối hận khi họ đã bỏ phiếu rời đi. Trên Twitter, hashtag #regrexit đã được một số người ở Anh sử dụng để khẳng định họ đã mắc một sai lầm khi bỏ phiếu rời. Theo một cuộc điều tra gần đây của Opinium, gần 7% cử tri – tương đương với khoảng 1,2 triệu người bầu “Ra đi” nuối tiếc về sự lựa chọn của mình.

    Về nguyên nhân của tình trạng này, một số bằng chứng đã chỉ ra rằng nhiều người Anh đã chưa thực sự nhận thức được chính xác những gì họ đã làm trong cuộc trưng cầu vừa qua. Dường như có một tỷ lệ không nhỏ người Anh đi bỏ phiếu mà không hiểu rõ mình đang bỏ phiếu cho điều gì và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao. Theo thống kê của Google, rất nhiều người Anh đã tìm kiếm những câu hỏi như: rời EU sẽ có hệ quả như thế nào, EU là gì hay thậm chí có bao nhiêu nước thuộc EU chỉ một vài giờ sau khi kết quả bầu cử được công bố. Ngoài ra, có những người còn tin rằng chiến dịch vận động Anh rời khỏi EU sẽ chắc chắn thất bại và Quốc hội sẽ không bao giờ để Brexit xảy ra, thế nên, họ không cho rằng lá phiếu “Ra đi” của mình sẽ có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu.

    2. KIẾN NGHỊ CHO CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý LẦN 2

    Sau cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, những người ủng hộ Anh tiếp tục là một thành viên của EU đã thể hiện mong muốn được bỏ phiếu lại. Nhà hoạt động chính trị William Oliver Healey đã lập một đơn kiến nghị kêu gọi bỏ phiếu lại trên website của Nghị viện Anh. Tuy nhiên, điều thú vị là, Healey thuộc phe muốn Anh rời Brexit, và đã lập sẵn kiến nghị này trước khi cuộc trưng cầu diễn ra do lo sợ phe của mình sẽ bị thua. Nhưng sau khi Brexit là phe chiến thắng, những người ủng hộ Anh ở lại EU đã "tận dụng" luôn kiến nghị này để đòi một cuộc trưng cầu lần 2.

    Ngày 25/6, website của Nghị viện Anh đã có lúc bị sập do lượng truy cập tăng vọt dẫn đến quá tải. Tính đến ngày 12/7 - đã có 4.131.387 người ký tên vào đơn kiến nghị gửi lên Nghị viện để yêu cầu tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý. Với số lượng này, đơn kiến nghị đã đủ điều kiện để được ra thảo luận bởi các thành viên Nghị viện Anh. Phiên thảo luận dự kiến sẽ diến ra vào ngày 5 tháng 9 năm sắp tới. Phần lớn người ký đơn sống tại London, Brighton, Oxford, Cambridge và Manchester – những khu vực có đa số phiếu chọn ở lại EU.

    Tuy nhiên, vào ngày 27/6, khi được hỏi về khả năng của một cuộc trưng cầu mới, người phát ngôn của cựu Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố: “Việc này khó có thể xảy ra. Cuộc trưng cầu đã có một kết quả rõ ràng. Thế nên, trọng tâm các cuộc thảo luận của chính phủ trong thời gian sắp tới là làm sao để thực hiện được kết quả đó.”

    Bản thân tân Thủ tướng Anh – bà Theresa May cũng đã lên tiếng cho rằng bà tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu và sẽ không có một cuộc trưng cầu thứ hai.

    3. QUÁ TRÌNH ĐỂ NƯỚC ANH RÚT KHỎI EU

    Ngay sau khi cử tri Anh quyết định họ muốn rời khỏi Liên minh châu Âu, các ngoại trưởng từ sáu quốc gia sáng lập EU (bao gồm Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Đức) đã gặp nhau tại Berlin để thảo luận về quá trình và chiến lược rút lui của Anh.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết ông muốn tiến hành việc này "Ngay lập tức". Ông cho rằng người Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu thì không có lí do gì họ phải đợi đến tháng mười mới đàm phán các điều khoản rời đi.Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại đề nghị không cần vội vàng xúc tiến quá trình này.

    Trên thực tế, EU có những quy tắc chính thức dành cho các nước thành viên muốn rút khỏi tổ chức này, nhưng trong lịch sử tồn tại và phát triển của EU, chưa từng có quốc gia nào rời liên minh, vì vậy người ta vẫn chưa chắc những quy tắc này sẽ được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu nước Anh quyết định rời khỏi EU, quốc gia này sẽ phải thực hiện một số bước sau:

    Bước 1: Anh cần chính thức thông báo với Hội đồng Châu Âu về quyết định rút khỏi EU của mình

    Các bước cơ bản của quá trình rời EU đã được mô tả trong Điều 50 Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu. Điều luật này quy định về cách thức một nước thành viên sẽ rời khỏi EU như thế nào. Quá trình này sẽ chính thức được bắt đầu khi Hội đồng châu Âu nhận được thông báo từ một lãnh đạo của chính phủ (ví dụ như thủ tướng hay tổng thống) từ 1 trong sô 28 quốc gia thành viên trong Hội đồng châu Âu.

    Điều 50 không cho biết khi nào thông báo này nên diễn ra, và hiện nay nước Anh cũng chưa ra thông báo chính thức nào về thời gian bắt đầu quá trình rời khỏi EU. Tuy nhiên, trong một bài phát biểu với Hạ Viện trong năm nay, cựu Thủ tướng David Cameron đã phát biểu: “Nếu người dân bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU thì tôi tin rằng họ mong muốn quá trình này sẽ được thực hiện ngay lập lức”.viethome.co.uk

    Bước 2: Anh và EU đàm phán các điều khoản rút khỏi EU

    Trong thời gian này, Anh vẫn phải tuân theo tất cả các quy tắc và các hoạt động của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, đại diện của Anh tại Hội đồng châu Âu sẽ không tham gia vào những cuộc đàm phán hoặc biểu quyết liên quan đến việc Anh rút khỏi EU.

    Bước 3: Cả hai bên chấp thuận các điều khoản

    Hai cơ quan lập pháp của Liên Minh Châu Âu bao gồm Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng đều phải bỏ phiếu chấp thuận.

    Nghị viện châu Âu, trong đó có hơn 700 thành viên được bầu từ cả khối, sẽ cần phải chấp thuận thỏa thuận giữa Anh và EU với đa số phiếu. Hiện chưa rõ liệu các thành viên là công dân Vương quốc Anh có được phép bỏ phiếu hay không.

    Hội đồng Bộ trưởng châu Âu bao gồm các đại diện từ mỗi quốc gia, nhưng không có một số lượng thành viên cố định. Bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên sẽ tham dự các cuộc họp Hội đồng dựa trên từng lĩnh vực chính sách được giải quyết. Để các thỏa thuận được chấp thuận, Hội đồng sẽ cần một lượng đa số phiếu. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa 20 trên 27 thành viên (trừ Anh) bỏ phiếu ủng hộ.

    Điều 50 không quy định một nước rút khỏi Liên Minh nên chấp nhận thỏa thuận như thế nào, nhưng một cuộc họp Hạ viện cho thấy chính phủ Anh sẽ đưa các thỏa thuận ra thảo luận trước Nghị viện Anh trước khi chúng được phê chuẩn.

    Anh và E.U. có hai năm để hoàn tất các thủ tục

    Quá trình này có thời hạn hai năm, bắt đầu ngay sau khi Hội đồng châu Âu nhận được thông báo rút khỏi EU của nước Anh. Thời hạn này có thể được mở rộng, nhưng chỉ khi được chấp thuận bởi Hội đồng châu Âu.

    Khi thời hạn hai năm kết thúc, Anh Quốc sẽ không còn là thành viên trong khối Liên Minh Châu Âu, ngay cả khi hai bên chưa đạt được một thỏa thuận.

    Nước Anh sẽ mất đi những lợi ích và nghĩa vụ của một thành viên EU, bao gồm cả tự do thương mại và quyền tự do đi lại của người Anh trong các nước thuộc cộng đồng này. Nếu không có bất kì thỏa thuận thương mại mới nào được kí kết, hoạt động thương mại của Anh với các nước thuộc Liên minh châu Âu có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

    VietHome (Theo SAGA)