• Tự học về giao dịch tiền tệ qua Youtube, nam sinh 16 tuổi kiếm được 60.000 bảng sau chưa đầy một năm.

    Edward Ricketts (16 tuổi), người tin rằng mình là nhà giao dịch ngoại hối trẻ nhất nước Anh, bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này sau khi đọc được bài đăng trên Internet của một người khoe khoang rằng kiếm được rất nhiều tiền nhờ trao đổi ngoại tệ. 

    Edward biến 150 bảng thành 60.000 bảng sau chưa đầy một năm nhờ tự nghiên cứu về tiền tệ. Ảnh: XM Partners

    Edward chủ động xin lời khuyên từ người này với mong muốn nối gót anh ta. Tuy nhiên, nam sinh thất vọng khi nghe nói rằng không thể trở thành nhà ngoại hối thành công nếu không qua đào tạo bài bản. 

    Không nản lòng, Edward quyết định tự học cách mua, trao đổi và bán các loại tiền tệ để kiếm lợi nhuận bằng cách dành hàng giờ xem video trên Youtube về chủ đề này. "Tôi quan tâm đến tiền tệ vì đồng bảng đang bị ảnh hưởng bởi Brexit", em giải thích. 

    Ngoài chênh lệch tỷ giá giữa các loại tiền tệ, Edward còn tính phí khách hàng 100 bảng cho mỗi lần giao dịch. Sau chưa đầy một năm, nam sinh 16 tuổi kiếm được 60.000 bảng Anh (khoảng 1,8 tỷ đồng). Theo dõi tin tức liên tục, Edward nắm được các mánh lới, dần hái ra tiền từ khoản đầu tư ban đầu 150 bảng Anh. 

    Edward sống ở Tottenham cùng ông bố đơn thân Oscar Ammad, anh trai Earnest và chị gái Anita. Em muốn trích một khoản tiền để đưa cả gia đình sang Mỹ du lịch. 

    Hiện Edward theo học khóa kinh doanh tại trường đại học. Em tiêu một phần tiền tự kiếm vào quần áo thiết kế, nhưng chủ yếu muốn tiết kiệm để mua một chiếc Mercedes A-Class khi đủ tuổi lấy bằng lái. 

    Edward cho biết rất hạnh phúc khi lần đầu trong đời được sở hữu số tiền lớn, sống tự lập và có thể thoải mái chi trả cho nhu cầu của bản thân. 

    "Mục tiêu chính của tôi là tiếp tục tiết kiệm. Sau này tôi muốn đầu tư vào bất động sản", nam sinh thổ lộ về dự định của mình.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Vòng xoáy nợ nần khiến con người ta lạc lối không thể tìm ra con đường sống đúng đắn cho chính mình.

    Liam, 29 tuổi

    24 tuổi, tôi có công việc đầu tiên trong ngành tài chính, và cố gắng hòa nhập vào môi trường công sở. Đồng nghiệp ai nấy đều diện những bộ cánh đắt tiền và dư dả để đi chơi xa vào cuối tuần hay đi ăn quán sang chảnh. Nó khác so với công việc từ thiện trước kia của tôi - nơi lương thấp nhưng mọi người thực sự nhiệt huyết với công việc. Đây là một thế giới hoàn toàn trái ngược - trẻ trung và cạnh tranh. Đột nhiên, tôi nhận ra mình bị bao quanh bởi những con người có xuất thân giàu có.

    Làm việc ở bộ phận sale, tôi buộc phải hòa đồng và tập quen biết nhiều người trong ngành. Tôi đi chơi 4 tối/tuần, nhưng quán bar gần công ty không hề rẻ. Những tối đó sẽ tính vào tiền công ty, tuy nhiên phần lớn tôi đều phải trả. Tôi phải đi ra bar mua đồ uống cho đồng nghiệp, lo lắng xem thẻ tín dụng có được chấp nhận không. Chẳng có gì nhục nhã bằng việc thừa nhận mình không thể trả tiền cho đống đồ uống.

    Năm 21 tuổi, tôi chính thức trượt dốc. Vừa mới ra trường, lại không tiết kiệm được đồng nào, tôi sử dụng khoản vay thấu chi 1.000 bảng Anh trong 6 tuần thực tập không lương tại một tổ chức từ thiện. Khi chính thức ký hợp đồng, lương của tôi cũng chỉ có 12.000 bảng Anh/năm, chỉ bằng ⅓ mức trung bình. Trả xong tiền nhà, tôi chẳng còn đồng nào để mua thức ăn hay đi lại. Ngu ngốc hơn, thay vì nói thật với mẹ và sếp, tôi lại đăng ký mở thẻ tín dụng với mức hạn mức 4.000 bảng Anh để xoay xở.

    Sinh nhật tuổi 23, tôi không trả nổi tiền thuê nhà hay hóa đơn. Nhìn lại, tôi thấy mình thật non nớt và ngu ngốc. Tôi còn chẳng thèm xem mình đã tiêu bao nhiêu tiền. Cuối cùng, mẹ phải trả hộ tôi, dù bà cũng không dư dả gì vì là giáo viên đã về hưu. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ.

    1 tháng sau, tôi mở chiếc thẻ tín dụng thứ hai. Tôi làm mọi cách để cắt giảm chi tiêu và kiếm thêm thu nhập: đi bộ 1 tiếng đến cơ quan, mang đồ ăn trưa, làm thêm tại quán bar. Thậm chí, tôi còn chẳng thể ngủ ngon vì quá lo lắng chuyện tiền bạc. Thế nhưng, nợ nần vẫn cứ chồng chất.

    Không muốn tình hình thêm tồi tệ, tôi nói chuyện với mẹ, nhưng không hoàn toàn thành thật. Tôi ứng tuyển công việc mới với mức lương 37.000 bảng/năm, với quyết tâm làm lại từ đầu.

    Tôi đã hy vọng những lo lắng về tiền bạc sẽ chấm dứt, nhưng hóa ra đây chỉ là sự khởi đầu. Khi tôi mới trả được một phần nợ, chủ nhà lại quyết định tăng giá cho thuê. 2 người sống cùng tôi có thể trả được, còn tôi thì không biết phải làm gì ngoài việc "cắn răng" chịu đựng. Tôi định chuyển về sống cùng mẹ nhưng nhà lại ở quá xa, đồng nghĩa với việc tôi sẽ phải từ bỏ công việc hiện tại.

    Ở tuổi 26, bạn bè của tôi đều đã đính hôn. Trong vòng 3 năm, tôi đã tham gia đến 15 bữa tiệc độc thân và đám cưới. Cái hoành tráng nhất được tổ chức tại Las Vegas và tôi làm phù rể. Chúng tôi đi nghỉ cùng nhau với chi phí lên tới hàng nghìn bảng trả bằng thẻ tín dụng. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ: "Đây là những người bạn thân nhất của mình. Làm sao có thể nói không cơ chứ?".

    Càng ngày tôi càng cảm thấy lo lắng về vấn đề chi tiêu. Thay vì đối mặt với nó, tôi chỉ cố mở thêm thẻ tín dụng để xoay xở tạm thời. Tôi dần dần trở nên nghiện mua sắm. Mỗi lần quẹt thẻ trả cho những món đồ nằm ngoài khả năng, như một đôi giày mới hay đồ ăn đắt tiền, tôi lại toát mồ hôi. Càng gần hạn mức, tôi càng lo sợ. Thế nhưng, tiêu tiền làm tôi dễ chịu hơn, khiến tôi có cảm giác mình làm chủ cuộc sống - dù sự thật không phải như vậy. 

    Lương tăng thì khoản nợ của tôi cũng tăng. Tôi biết mình sẽ vỡ nợ một ngày nào đó, nhưng không muốn nghĩ về nó. Các hóa đơn tôi chưa từng mở ra xem chất đống trong nhà. Tôi còn chẳng nhớ thẻ nào đã tới hạn hay tiền nhà đã trả chưa. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy áp lực, ngộp thở trong chính lối sống và lựa chọn của mình. Tôi tự nhủ rằng "mình chỉ đang mệt thôi" hoặc "mọi chuyện sẽ ổn cả".

    Khoảng 2 năm trước, các bạn tôi bắt đầu mua nhà. Chỉ tới khi đó tôi mới nhận ra: mình chẳng có gì trong tay ngoài 6 chiếc thẻ tín dụng - một vài cái đã hết hạn - và 1 khoản nợ ngân hàng. Nếu muốn mua nhà, tôi sẽ cần vay thế chấp để lấy tiền đặt cọc. Tôi không thể dựa mãi vào bố mẹ như bạn bè mình được.

    Tôi biết mình không thể sống mãi như thế này. Vì thế, tôi quyết định tìm đến chuyên gia để xin lời khuyên. Các nhân viên tư vấn về nợ nần khuyến khích tôi liệt kê mọi tài sản mình có. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự ngồi xuống và nghĩ về mọi thứ. Việc này đã khiến tôi mất cả ngày Chủ nhật, và đến lúc hoàn thành, tôi đã ôm mặt mặt cố không khóc. Tôi quá xấu hổ. Tôi đã không thể nhìn thấy lối ra. Nợ nần khiến tôi cảm thấy cô đơn cùng cực. Thay vì tâm sự với mọi người, tôi uống vodka mọi người tặng nhân dịp sinh nhật cho tới khi say mèm. Tôi nghĩ mình đã cùng đường rồi.

    Tôi quyết định phải thay đổi, trước tiên bằng việc chuyển nhà, tìm một nơi khác rẻ hơn để ở. Tôi vay ngân hàng một ít để trả cho vài chiếc thẻ. Dù vẫn còn nợ nần, nhưng tôi đã xử lý mọi chuyện tốt hơn. Mấy tháng tiếp theo, tôi bắt đầu kiểm soát được cuộc sống của mình: Tôi ngừng đi chơi và hủy thẻ tập gym. Thực sự, nó chẳng khác nào tỉnh dậy từ một giấc mơ.

    Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, số nợ của tôi không tăng nữa.

    Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc tại sao mình lại rơi vào hoàn cảnh này, tại sao lại phải đồng ý với mọi thứ. Tôi biết mình không cần phải cố hòa nhập. Tôi biết bạn bè sẽ luôn ở bên tôi trong mọi tình huống. Tôi biết bạn gái sẽ không bỏ rơi tôi chỉ vì tôi không mua quà cho cô ấy. Tôi vẫn bị thôi thúc tiêu tiền vô tội vạ, nhưng tôi đã học được cách kiềm chế bản thân. Hầu hết các lần.

    Thật may là tôi vẫn giữ được công việc và còn được thăng chức. Nếu không, tôi cũng chẳng biết trả nợ kiểu gì. Bạn bè tôi đều đang sống cuộc đời của riêng mình. Người thì mua nhà, người thì ổn định, còn tôi vẫn mắc kẹt trong nợ nần. Tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời, nhưng phải đánh đổi với cái giá rất đắt - bao gồm việc khiến mọi người thân yêu thất vọng. Tôi đã phí phạm tuổi 20 của mình chỉ để vay tiền và mở thẻ, để rồi dành cả đời để trả chúng.

    * Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

    Viethome (theo cafef)

  • Mỗi buổi tối, Chelsey Fleming (25 tuổi) cùng bạn trai Jonny đến từ Georgia, Mỹ thường hay trốn cảnh sát, lén tới phía sau các siêu thị mở thùng rác và tìm thức ăn cho con trai 8 tháng tuổi của họ - Griffin.

    Theo tờ Mirror của Anh đưa tin ngày 14/4, cặp đôi này đã tiết kiệm được khoảng 150 bảng (khoảng 200 USD) mỗi tháng nhờ vào việc lượm thức ăn từ thùng rác. Nếu bạn cho rằng họ chỉ nhặt thức ăn từ trong thùng rác thì bạn đã nhầm. Ngoài thực phẩm, họ còn tìm thấy những gói quà giáng sinh vẫn nguyên tag, cùng các đồ dùng sinh hoạt khác. Họ thậm chí còn có một kênh bán hàng riêng, bán những chiến lợi phẩm thu được cho bạn bè, người thân và những người quan tâm ở Mỹ.

    Cặp vợ chồng và con trai 8 tháng.
    Hàng tiêu dùng thu nhặt được từ trong thùng rác siêu thị.

    Chelsey nói: “Có rất nhiều đồ thực phẩm bị ném ra khỏi siêu thị hoặc các gia đình, chẳng ai có thể nói rằng họ vứt đi trong lúc đang đói cả. Một số người chế nhạo cách làm của chúng tôi, nhưng tôi và Johny hi vọng có thể tự thể hiện cách sống của chính mình.”

    Thực phẩm được tìm thấy trong thùng rác.

    Chelsey cho biết: “Chúng tôi rất tiết kiệm, bởi vậy mà chúng tôi có thể mua nhà hoàn toàn bằng tiền của mình. Những người cười nhạo chúng tôi có khi còn không thể làm như vậy.

    Chelsey nói rằng, mặc dù họ có xung đột với cảnh sát vì việc này, nhưng đồng thời họ cũng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có rất nhiều người được họ truyền cảm hứng và làm tương tự.

    Tôi hi vọng sẽ có càng nhiều người làm như vậy, không chỉ vì lợi ích của họ mà còn vì môi trường sống. Có khoảng 40 triệu người Mĩ đang phải chống chọi với cái đói, nhưng thực phẩm lãng phí lại chiếm tới 30-40% chuỗi cung ứng thực phẩm, có tới hàng tỉ pound thực phẩm bị vứt trực tiếp vào bãi rác.”

    Chelsey ngồi bên "đống rác".

    Chelsey cho rằng, mặc dù số ít người thu gom rác không hề bị ảnh hưởng bởi những con số này, nhưng điều quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc không lãng phí.

    Viethome (theo giadinh)

  • 'Vua cờ bạc châu Á' chỉ tỉnh ngộ sau một biến cố nhớ đời, bị cắt cụt chân. Từ đó ông cảnh tỉnh mọi người về con đường bịp bợm này.

    Yao Jian-Yun sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Lúc còn nhỏ, ông rất nghịch ngợm nên liên tiếp bị đuổi khỏi 4 trường, rồi bỏ học từ cấp một. Trong mắt cha, ông là đứa con trai "bất trị". Khi Yao 16 tuổi, người cha quyết định cho ông đi làm.

    Trên công trường xây dựng, Yao Jian -Yun đã không làm việc nghiêm túc theo sự kỳ vọng của cha mình. Ông dần sa vào cờ bạc, mỗi đêm nghỉ ngơi đều cùng các công nhân chơi bài.

    Vì kỹ năng chơi bài không giỏi, Yao luôn bị thua, khiến ông mất từ vài điếu thuốc đến vài chục tệ. Chàng trai tự an ủi "Đánh bạc nhỏ vui vẻ tinh thần, đánh bạc lớn mới làm tổn thương bản thân", mất ít tiền đổi lại niềm vui cũng đáng.

    Yao Jian -Yun càng đánh bạc càng thua. Cho đến khi mất hết tiền, ông phải ngủ trong nhà kho. Vào những ngày cuộc sống của Yao gần như tuyệt vọng, ông đã gặp một người đã thay đổi cuộc đời mình - Yang Hongguang, một lão cao thủ trong giới cờ bạc ngầm ở Giang Tây. Khi gặp Yang Hongguang, Yao nhận ra tất cả cờ bạc chỉ là một trò lừa đảo.

    Sau đó ông theo Yang Hongguang học hỏi bằng cách đứng sau lưng thầy mình. Ông dần thâm nhập vào những bí ẩn của thế giới cờ bạc, từ cách đổi thẻ trên không, cách giấu thẻ... 

    Kể từ đó, Yao từ một khán giả đứng sau lưng thầy trở thành một bậc thầy, rồi thành một lão cao thủ chơi bài. Đến một ngày ông muốn ra ngoài kiếm tiền. Khi ông quyết định rời đi, người thầy chỉ nói một câu: "Giang hồ hiểm ác, tự giải quyết ổn thỏa". Thật đáng tiếc Yao không thể hiểu ý nghĩa thực sự của những từ này.

    bay ngam cua song bai
    Yao Jian -Yun từng trở thành vua cờ bạc nhờ những mánh khoé. Giờ đây cũng chính ông đi lật tẩy các chiêu gian lận đó. Ảnh: Wenxuecity.

    Yao bước vào một sòng bạc cao cấp ở Nam Xương, câu đầu tiên ông nói: "Tôi đến từ Phúc Châu, một nơi nghèo khó. Mọi người ở đây đều là ông chủ, tôi thì không đủ khả năng". Mọi người trên sòng bài có vẻ coi thường, nhưng cuối cùng Yao đã thắng liên tiếp 3 lần với số tiền 2 triệu tệ.

    Những người thua lúc đó đã bị phá sản, gia đình tan vỡ, đến mức phải vay ông 4 triệu tệ. Chỉ trong một đêm, từ 500.000 tệ trở thành 6 triệu tệ, Yao trở nên nổi tiếng. Trên sòng bạc, ngoài bản lĩnh, còn phải biết mưu tính. Yao giống như một con cá bơi trong nước, với kỹ năng tuyệt vời của mình, ông nhanh chóng có được sự giàu sang.

    Những năm 1990, người Giang Tô và Chiết Giang kiếm được rất nhiều tiền nhờ đường biển, sòng bạc là nơi mà họ yêu thích nhất. Nếu ai đó thua tiền và muốn thắng, bạn cần tìm một "xạ thủ". Yao chính là "tay súng" giỏi nhất. Sau khi nhận được thông báo của khách hàng, Yao sẽ thay đổi tên, thuê một căn nhà xung quanh mục tiêu, thỉnh thoảng hỏi tin tức của bên kia để biết nhau. Sau đó, bắt đầu mời đối phương đánh bạc.

    "Tay súng" cần phải giả vờ mình không biết chơi bài ngay từ đầu và thường bị thua. Đợi khi chơi bạc lớn hơn, họ mới bắt đầu hạ đối thủ. Kết thúc trò chơi, Yao đứng dậy rời đi. Còn "kẻ bại trận' nhanh chóng bán nhà, chuyển nhượng tài sản và cuối cùng Yao Jian- Yun được chia tài sản với chủ nhân.

    Đến những năm 90, Yao trở thành người giàu có nổi tiếng nhất trong khu vực. Ông được mệnh danh là "Vua cờ bạc châu Á". Ông cưới một sinh viên trẻ đẹp, nhận nuôi một vài đứa trẻ mồ côi làm tay sai, xây biệt thự ở quê nhà và thậm chí mở một khách sạn sang trọng.

    Năm 1993, khi con gái Yao được một tuổi, ông gặp một đối thủ khá mạnh ở phía Nam - ông chủ thuyền cá Chu Hải (tỉnh Quảng Đông) cùng nhiều đối thủ khác. Sau cuộc chơi ông thắng 1,7 triệu tệ. Không lâu sau, ông chủ thuyền cá lại mời Yao đến Chu Hải lần nữa cho canh bạc hơn 5 triệu tệ. Sự cám dỗ quá lớn, Yao bỏ ngoài tai lời khuyên của vợ, lên đường.

    Tuy nhiên, khi tàu ra khơi, Yao dần thấy việc đánh bạc không còn nằm trong tầm kiểm soát của ông nữa. Trong ba giờ, ông đã thua 300.000 tệ. Khi canh bạc kết thúc tối hôm đó, Jianyun không giành lại được 300.000 tệ mà còn mất 600.000 tệ. Vì thế, ông hẹn gặp đối phương đánh bạc vào ngày hôm sau.

    Chuyện xảy ra vào ngày sau đó, khi ông vừa cầm thẻ, người học việc đứng bên cạnh đột nhiên hét lên: "Ông ta có một thẻ giả trên tay!"

    Yao muốn chạy thoát, nhưng bị một nhóm người bên ngoài lao vào đánh.  Đến khi tỉnh dậy, ông đã nằm trong một bệnh viện ở Hong Kong và quần áo đầy máu. Hai chân của ông bị cắt cụt đến đầu gối. Ba ngón tay ở giữa bàn tay trái bị huỷ. Trong suốt 5 năm, Yao trốn ở nhà cả ngày. Ông sợ những người đã thua trước đây sẽ đến nhà để đòi tiền. Ông thậm chí không cắt tóc, cạo râu, vì sợ có đối thủ nhận ra.

    Yao Jian- Yun từng đứng trên đỉnh giàu sang, trở thành 'Vua cờ bạc châu Á' trước khi bị đối thủ cắt cụt chân, 3 ngón tay. Ảnh: dayuge.

    Vài năm sau đó, cha qua đời, ông cũng không dám về nhà, vợ chồng cãi nhau liên miên. Cảm giác đau khổ kéo dài khiến ông nhiều lần tự tử mà không thành.

    Năm 1998, ông và vợ ly dị. Ông trao toàn bộ tài sản cho vợ, với điều kiện cô có thể nuôi con gái lớn khôn. Ông hy vọng con có thể đi học đại học và tránh xa những người bẩn thỉu. Cuộc sống đã đẩy vị vua cờ bạc một thời vào ngõ cụt. Ông lấy 20.000 tệ rời khỏi nhà.

    Năm 2000, Yao quyết tâm ngừng đánh bạc, thành lập một nhóm nhạc và vũ đoàn khuyết tật. Trong quá trình đó, một khán giả đã bị thu hút bởi trò chơi poker ma thuật của ông và khuyên Yao đến khu phố giải trí tham gia trò chơi magic.

    Trên sân khấu, Yan Jian-Yun nhặt những lá bài khán giả đã tự đổi, chỉ lật vài lần và 54 lá bài còn lại đều có thể đoán được. Tất cả các buổi biểu diễn, ông thường sử dụng "hàng ngàn kỹ năng" để lật tẩy mánh khóe cho mọi người. Ông nói với mọi người tại hiện trường rằng dù đó là hộp thuốc lá hay chiếc nhẫn trên bàn, nó đều trở thành một công cụ để gian lận. "Tôi đã chứng kiến những cái bẫy trên sòng bạc, nên sẽ tiết lộ cho mọi người từng cái một", Yao nói với khán giả, khiến họ vừa thích thú vừa nhận thức sâu sắc vô số âm mưu khắp nơi trong sòng bạc.

    Kết thúc các buổi biểu diễn, ông hay lấy chính mình ra làm ví dụ: "Nếu bạn vẫn đang đánh bạc, bạn có thể kết thúc giống như tôi. Sòng bạc không có người chiến thắng".

    Vì việc này, Yao trở thành cái gai trong mắt các ông chủ sòng bạc. Nhiều lần ông bị ám sát. Dù vậy, Yao nói không do dự: "Tôi không sợ hãi, chỉ cần một ngày có thể thuyết phục một người từ bỏ đánh bạc, tôi cũng cam tâm".

    Vua cờ bạc Yao trở thành diễn giả phòng chống cờ bạc sau biến cố bị cắt cụt chân. Ảnh: Casinostar.

    Năm 2004, ông được mời tham gia một chương trình chống đánh bạc trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, trong thời gian đó Yao đã vạch trần các phương thức gian lận trong cờ bạc. Nhờ đó ông đã trở nên nổi tiếng trên nhiều tờ báo và chương trình truyền hình. Câu chuyện của ông "vua cờ bạc" công khai "chống đánh bạc" - đã được coi là một ví dụ để khuyến khích mọi người tránh xa nghiện ngập. 

    "Sòng bạc đầy cạm bẫy và xảo quyệt, mọi người đừng đánh bạc, đừng trao hạnh phúc cho người khác và hãy biết trân trọng bản thân. Những người trung thực sẽ luôn được chào đón và chấp nhận", ông khuyên người đánh bạc hãy thức tỉnh càng sớm càng tốt.

    Năm 2011, đoàn làm phim "Khu nhà trên núi Fuchun" muốn tìm một người giỏi chơi bài một chút. Bộ phim đã giành được 300 triệu phòng vé. Yao lại giàu có và nổi tiếng, song không mang lại bất kỳ thay đổi nào cho cuộc đời của Yao Jian - Yun, bởi ông vẫn luôn đi thuyết phục những người đang đánh bạc hãy dừng cuộc chơi.

    Ông đã tái hôn vào năm 2009 với một người phụ nữ quan tâm tới mình. Họ có một cô con gái 4 tuổi. Trước lúc qua đời vì ung thư vào năm 2018, Yao cho biết hài lòng với cuộc sống. "Gia đình tôi khiến tôi trở nên tốt hơn. Tôi không muốn làm họ thất vọng", Yao nói.

    Viethome (theo VnExpress)

  • You can find work from home positions in a variety of career fields spanning a wide level of expertise and experience. And whether you're looking to join a startup or work remotely for a top earning company like Amazon and Dell, there's a remote job out there for you.

    Here are some of the best ways to earn money from home, according to experts.

    1. Airbnb Host

    Have an extra room in the house? Try renting it out on Airbnb.com. According to Smart Asset, you can pay up to 81% of your rent by listing one room in a two-bedroom home. If you're really looking to ring in the cash, renting out a private home or apartment is the way to go. According to Smart Asset's findings, rates for full apartments are significantly higher than those for just rooms, with annual profits ranging from $15,000 to $31,000 for a two-bedroom apartment.

    2. Babysitter

    If you love kids, sign up for Care.com or SitterCity to spend a few hours a week babysitting. These websites verify both babysitters and those seeking sitters with background checks, so you can ensure you're conversing with a reliable source. Babysitting rates vary based on years of experience, number of children, and hours per week. According to ZipRecruiter, the average hourly rate for a babysitter is $28. Use Care.com's calculator to plug in your experience and find out how much your should be making an hour as a babysitter.

    3. Music Reviewer

    Who knew you could be paid to listen to music? Slicethepie is the largest paid review site on the internet that pays you to listen to music and write detailed reviews. How much you'll earn per review varies by the quality of your review. A.k.a. the more detailed and constructive, the better. The minimum payment is $10, so once you've reviewed enough songs to earn at least $10, your money will be sent to you via a direct payments on PayPal.

    4. Customer-Service Rep

    Some companies like 1-800flowers.com outsource customer-service operations to third-party companies who then hire home-based workers or "agents" to take calls and orders. When you call 1-800-flowers, you may be speaking with Rebecca Dooley, a retired police officer and employee of Alpine Access, a major call-center service. When you dialed the number to 1-800-flowers, your call was automatically routed to Rebecca's spare bedroom in Colorado.

    Alpine Access currently employs more than 5,000 work-at-home customer-service agents who take in-bound calls (there's no outbound or cold calling) for dozens of companies. "This works perfectly for me because I can set up my hours around my family's busy lifestyle," says Dooley, who usually works 20 to 32 hours a week, depending on her schedule.

    While the typical rate is $9-10 per hour, Alpine Access agents who work more than 20 hours a week are eligible for benefits plus a 401k program when they have worked for over 1,000 hours. Although, some companies consider their staff independent contractors and do not provide benefits. Some other companies that hire virtual call agents include:

    • LiveOps.com
    • Arise.com
    • WorkingSolutions.com
    • ACDDirect.com

    5. Telemarketer

    To qualify for this job, it's best to be a skillful communicator, well-organized, and have customer service experience. Some companies outsource their cold-calling campaigns to third parties who hire home-based workers to place the calls.

    Telemarketers are typically paid by the hour, and they may earn incentives and commission based on performance. Companies hiring home-based workers include Intrep.com and Indeed. Keep in mind that a legitimate company will typically not require you to pay a fee to get information or leads.

    6. Online Juror

    Companies will pay you to virtually sit on mock juries to give attorneys and other jury consultants feedback on cases they are currently handling. Think of these as focus groups. The cases are real, but your verdict will do little more than give those involved a prediction of how things might go when it's time to go to court. You can earn fees ranging from $5 to $60. Be sure to read all the disclaimers and details. If this sounds interesting go to eJury.com or OnlineVerdict.com to find a case.

    7. Survey Taker

    There are plenty of opportunities for scams in this industry, so you have to be careful. Avoid giving companies your sensitive information or paying upfront fees, as they're likely to be fraudulent.

    There are, however, opportunities to make money at home by taking job surveys from legitimate companies. Elementary school substitute teacher Andrea Spain and her mother Bonnie Alcala take online surveys for two hours a week, ringing in around $100 a month in cash, gift cards, and other prizes.

    If you've got a little spare time and want to save up for a family vacation, try any of these green light websites:

    • npdor.com
    • SurveySavvy.com
    • ACOP.com
    • ViewpointForum.com
    • ePoll.com
    • GreenfieldOnline.com
    • MySurvey.com
    • InboxDollars

    8. Writer, Editor, or Proofreader

    Everyone says you're a fantastic writer, so isn't it about time you got paid? According to Durst, Good writing is in demand, especially for online content. Good freelance writing websites to find job listings include JournalismJobs.com, upwork.com, and MediaBistro.com. If you have experience as a copy editor, writer, or proofreader, go to editfast.com to find freelance opportunities in these areas. Rates average at $32, $28, and $26 an hour for remote writing, editing, and proofreading jobs, respectively.

    9. Cyber Crafter

    If you're a crafter, the internet is your showcase — and not only at auction sites like eBay. DeWitt Young of ObviousFront.etsy.com has had success turning her crafts into cash online. She has a booth at Etsy.com's Craft Mall, an amazing place where thousands of artisans and crafters offer their goods for sale. DeWitt turns salvaged parts from old TVs and VCRs into artsy necklaces, earrings, and figures. Colleen Jordan of wearableplanter uses 3D printing to create her necklaces called wearable planters.

    If you need a little help kicking off your projects, Shapeways is a 3D printing company with simple apps to help you customize your own designs, anything from a wedding band in rose gold, a vase in ceramic, or your own bobble head printed in full color. All for the purpose of generating sales.

    10. Online Guide or Expert

    If your friends look to you for advice on things you're passionate about, such as how to choose the best car, repair appliances, or make a killer cheesecake, listen up: No matter what your area of expertise is, consider becoming an online expert guide.

    Guides are freelancers with an ability to communicate well. At JustAnswer.com, users agree to pay for the answers to their questions from trusted sources like vets, lawyers, doctors, and more. As a guide, you'll be paid a percentage of the pre-negotiated price per answer and for the number of answers you provide.

    11. Virtual Assistant

    Many small business owners and mid- to executive-level professionals need personal assistants, but may not be able to afford a permanent position on the payroll. The solution: Hire people from remote locations to do their administrative work.

    Virtual assistants handle all kinds of administrative projects, including travel arrangements, event planning, correspondence and other support services that can be done remotely via e-mail and phone.

    According to Lynne Norris of NorrisBusinessSolutions.com, who works out of her home in Pennsylvania as a virtual assistant, the rates for VAs run about $25 to $75 or more an hour, though ZipRecruiter calculates the average hourly rate at $19. According to Norris, the startup costs of this work from home job can range from about $500 to $1,000, assuming you have an up-to-date computer and printer.

    If you have children, virtual assistant positions are highly flexible. "My children are happy that I don't miss the important things in their lives," Norris says. Check out the International Virtual Assistants Association, virtualassistantjobs.com, and teamdoubleclick.com for more information.

    12. Online Tutor

    If you have a college degree and the skills to tutor students online in math, science, English, or language, this is a perfect fit. Go to Tutor.com — tutors who work for the company and have passed their probationary period can earn $10 to $14 an hour.

    According to Durst, "Skype and other web interface tools are bringing English language instructors face-to-face with students from around the world." Plus, as a virtual tutor, you can chose your own schedule — so if you want to get in a quick session while the kids are napping, by all means.

    13. eNeighbor

    Maybe you've already secured your stay at home job and are looking for a way to make even more money. Well, if you consider your neighbors like family and they trust you enough to help them out while they're at work, sign up up for eNeighbr.

    The site allows you to accept and hold shipments for your neighbors when they're away, so items don't get stolen. Every eNeighbr is verified and each package is insured up to $300, so they can relax knowing that your belongings are in good hands.

    14. Cooking Host

    Sites like Cookening, EatWith, and MealSharing are to restaurants what Airbnb is to hotels. Sign up as a host to earn dough by cooking and serving meals to guests in your home. It's up to you what you want to cook and how many people you can accommodate. Cooks are paid directly through the site, so no cash ever changes hands. The earning potential for becoming a cooking host is $50-$100 per meal.

    15. Data Entry Clerk

    Sign up with sites like Clickworker and The Smart Crowd to complete virtual jobs like data research, data entry, translation, and testing. According to ZipRecruiter, the average hourly rate for this position is $19.

    16. Petsitter

    DogVacay, Rover, and Petsit match dog sitters with people who need someone to watch their fur babies while they're out of town. Sitters set their own rates and hours, and can choose to watch the pups in their own home or at the owner's place. According to Pettsitter.com, most pet sitters earn between $14 and $19 an hour.

    17. Creative Service Provider

    If you have a marketable skill, no matter how small or obscure, you can likely sell it for $5 at creative marketplaces like Fiverrr. Members offer everything from cover letter writing services to psychic readings to video game coaching. Most listings start at $5 per hour.

    18. Car Rental Provider

    Getaround is the sharing economy's answer to rental agencies. The company allows you to rent out your car on an hourly or daily basis, starting at $5 an hour. Depending on your vehicle's market value, you set the price per hour, and Getaround takes a 40% cut to cover 24/7 roadside assistance and driver insurance. According to the Getaround, earning potential for renting your car when you're not using it is up to $1,000 a year.

    19. Transcriber

    Head over to TranscribeMe to earn up to $22 per audio hour for transcribing files, with top monthly earnings reaching $2,200. Competitors like Scribie pay about $5 to $25 per hour, and some Fiverrr members offer medical transcription services for $30 per audio hour.

    20. Website or App Tester

    Virtual workers visit and explore new websites, perform various simple tasks on the site, and provide feedback and critiques. UserTesting, for instance, pays you $10 via PayPal for everyone 20-minute round of testing you complete. You can earn up to $60 per test, and it's up to you how much work you'd like to take on each month.

    How to Avoid Work From Home Scams

    It's not always easy to figure out if a company is legitimate, especially when some are professional scammers. Use these five essential tips from the Attorney General of the State of New York to stay safe:

    1. Check with the Better Business Bureau to see if your company is legitimate.

    2. Ask specific questions about the job tasks you'll have to perform, how you'll be paid, and who will be pay you.

    3. Be cautious about overstated claims of product effectiveness, exaggerated claims of potential earnings, and demands that require you to pay for something before instructions or products are provided.

    4. Be wary of personal testimonials that fail to identify the person by name, so you can't investigate further.

    5. Contact your state Attorney General's consumer help line if you believe you've been victimized by a work-from-home scheme.

    Viethome/Womansday

  • Trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lần đầu tiên tiết lộ chuyện kinh doanh khi ông còn là sinh viên học tập tại Moscow, Nga.

    Ông Vượng cho biết, thực ra ông bắt đầu khởi nghiệp từ khi là sinh viên năm thứ 3 đại học. Khi đó, ông thuê một phòng tại Dom 5, Moscow để buôn bán nhưng càng buôn càng lỗ. Ông Vượng thừa nhận khi đó mình "buôn bán kém" và sau khi thua lỗ đã chuyển sang mở nhà hàng, cũng tại Dom 5.

    Một thời gian sau, ông Vượng quay lại với nghiệp buôn bán, nguồn hàng được nhập từ Việt Nam. Với đặc thù nước Nga có khí hậu lạnh, ông Vượng quyết định buôn áo gió và nhanh chóng kiếm được rất nhiều tiền.

    Thế nhưng, là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, ông Vượng không phản ứng kịp với thị trường. Hệ quả là ông đánh mất sạch những gì mình kiếm được và phá sản. Đến khi rời Moscow để tới Kharkov, Ukraine, ông vẫn còn gánh trên vai khoản nợ 40.000 USD.

    Có thể thấy, việc kinh doanh rồi thua lỗ, thậm chí phá sản không phải là chuyện hiếm. Điều này xảy ra ngay cả với những người cực kỳ thành công và giàu có như ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, cách đứng dậy sau những thất bại thì không phải ai cũng giống ai. 

    Đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, sau khi rời Moscow, ông cùng vợ tới Kharkov chỉ với số vốn ít ỏi vài nghìn USD vay từ bạn bè. Không có nhiều tiền trong tay, ông Vượng đã quyết định mở một nhà hàng. Nhờ đồ ăn ngon, giá cả vừa phải, nhà hàng của ông Vượng nhanh chóng hút khách và nổi tiếng, giúp ông gây dựng lại những đồng vốn ban đầu.

    Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, đời sống người dân Kharkov gặp khó khăn, ông Vượng nắm bắt cơ hội, chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, là sản xuất mì ăn liền với thương hiệu Mivina. Sản phẩm này nhanh chóng được người dân Kharkov đón nhận và lan rộng, nổi tiếng trên toàn Ukraine rồi sau đó được xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới như Đức, Ba Lan, Israel, Latvia, Estonia...

    Sau thành công với mì ăn liền, ông Vượng sản xuất tiếp nhiều mặt hàng mới, như khoai tây nghiền, gia vị, bao bì sản phẩm... và thành lập công ty Technocom. Công ty này đã giải quyết công ăn việc làm cho 3.000 người lao động Kharkov, trở thành doanh nghiệp đóng thuế lớn của tỉnh và là nhà tài trợ thường xuyên cho các chương trình phúc lợi y tế, môi trường, văn hóa xã hội của thành phố.

    Đầu những năm 2000, khi việc làm ăn đang thuận lợi, ông Vượng đã quyết định bán Technocom cho Nestle và trở về Việt Nam lập nghiệp. Ông lập ra công ty Vincom hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với điểm nhấn là tòa tháp Vincom trên đường bà Triệu, Hà Nội. Công ty Vincom sau này được sáp nhập với Vinpearl để trở thành Tập đoàn Vingroup, tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.

    Với bất động sản là xương sống, Vingroup liên tục mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, như bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục. Đáng chú ý, từ giữa năm 2018, Vingroup đã công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

    Từ một anh sinh viên đi buôn áo gió, giờ đây ông Phạm Nhật Vượng đã trở thành tỷ phú đô la, trong top 300 người giàu nhất hành tinh. Vingroup của ông Vượng có slogan là "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" và ông Vượng đang muốn nhân rộng tinh thần này ra toàn xã hội. Vingroup đã thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng tài trợ cho các dự án nghiên cứu có ý nghĩa, có tác động lớn tới xã hội với mức đầu tư tối thiểu là 2 tỷ đồng và tối đa là không có trần. Nếu sản phẩm có ý nghĩa, quỹ này sẵn sàng hỗ trợ để sản xuất ra tới sản phẩm cuối cùng.

    "Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ, mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời", Chủ tịch Vingroup nói.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.

    Bằng đại học chỉ để làm kỷ niệm

    Tốt nghiệp khoa Văn, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010, chị Doãn Lâm quyết định kết hôn với một chàng trai đang định cư ở Séc và theo chồng sang miền đất mới lập nghiệp.

    Vừa sang thì chị sinh con, ở nhà nuôi con nhỏ gần 2 năm, chị không thuộc đường sá, không biết tiếng. Chị thấy lúc đó mình ‘giống như mù chữ’. Chị cảm thấy cuộc sống bí bách, khó chịu mặc dù chồng lo toan mọi việc.

    ‘Không biết tiếng nên việc trò chuyện hay hoà nhập với hàng xóm cũng khó. Chăm con khoảng một năm rưỡi thì mình quyết tâm đi làm’ – chị Lâm kể.

    Ban đầu chồng chị xin cho chị làm ở một trang tin của người Việt ở chợ Sapa (một khu chợ ở Praha). Công việc nhàn nhưng lương thấp, sau một thời gian, chị nghỉ việc và ra quầy rửa xe của chồng phụ giúp.

    Nhu cầu giao tiếp tăng lên, chị quyết định đi học một lớp tiếng Séc miễn phí dành cho người nước ngoài hoà nhập với cuộc sống bản địa.

    Vợ chồng chị Lâm sinh sống và làm việc ở Cộng hoà Séc đã được 18 năm. Ảnh: NVCC

    ‘Ban ngày đi làm về cũng mệt nhưng tuần nào mình cũng lọ mọ đi học 2 buổi tối. Lúc ấy, mình học như nuốt từng chữ, học xong hôm sau ra chợ gặp khách vận dụng luôn. Nhiều khi mình còn nhờ khách chỉnh sửa phát âm, chính tả giúp mình’.

    Học đi đôi với hành nên chỉ vài tháng, vốn tiếng Séc của chị đã giỏi hơn chồng. Sau đó, chị tự đăng ký thi lấy bằng rồi xin định cư 10 năm luôn.

    ‘Nếu ở Việt Nam, có bằng cấp, đi làm văn phòng thì vẫn sang hơn. Ở đây, nhiều khi mọi người trong chợ vẫn trêu, học đại học xong sang rửa xe à. Giả sử mà bố mẹ mình sang đây chứng kiến con gái làm việc vất vả thế này chắc cũng xót lắm’ – chị Lâm kể.

    Nhưng chị nói, bù lại sự vất vả của bố mẹ là cuộc sống an nhàn của các con. 

    Trẻ con được quý như vàng

    Trẻ em Séc được miễn học phí, sách vở cho đến hết đại học. Mỗi tháng chính phủ còn trợ cấp thêm 800 nghìn đồng mỗi đứa trẻ. Ảnh: NVCC

    ‘Ở Việt Nam bây giờ, nếu có tiền có thể cho con học trường quốc tế, mọi thứ vật chất cũng không thiếu thốn gì, nhưng mình vẫn cảm thấy môi trường bên này tốt hơn Việt Nam rất nhiều’.

    ‘Ví như chuyện đi bác sĩ. Bác sĩ ở đâu cũng có chuyên môn cao, nhưng bác sĩ ở đây thực sự như mẹ hiền. Nhiều khi họ cẩn thận hơn cả mình. Ngày mình đi đẻ đứa thứ 2, đẻ xong, y tá cho về phòng nằm và nói với mình bằng giọng kiên quyết nhưng ánh mắt trìu mến: 'Bạn nên nhớ là bạn còn có tôi ở đây nhé. Dù là vấn đề nhỏ nhất như đi vệ sinh, nếu bạn không đi được, hãy ấn chuông. Nửa giây sau, tôi sẽ có mặt ngay để giúp bạn'.

    Những ngày ở viện, 2 mẹ con chị Lâm được chăm sóc tử tế, nhẹ nhàng, ân cần, đến nỗi chị còn ‘chả buồn ra viện’. Trẻ con mới sinh ra dù mẹ có giấy tờ sinh sống hợp pháp hay không hợp pháp, có bảo hiểm sinh đẻ hay không, bác sĩ không quan tâm. Nhiệm vụ của họ chỉ là đảm bảo sức khoẻ của đứa trẻ.

    ‘Mỗi đứa trẻ sẽ có một bác sĩ nhi chuyên chăm sóc sức khoẻ cho trẻ từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành, thậm chí còn có bác sĩ răng, mắt, xương, dị ứng riêng nữa. Bác sĩ đặt lịch cho mình, cứ tới ngày thì mang con tới khám’, chị Lâm cho biết.

    Trẻ em vừa sinh ra ở Séc sẽ được nhà nước cho 300 triệu đồng (tính theo tiền Việt) dù là công dân Séc hay người nước ngoài. Mỗi tháng, đứa trẻ đó còn được nhà nước cho thêm 800 nghìn đồng cho tới khi học xong. Học phí, sách vở hoàn toàn miễn phí cho tới hết đại học. Trẻ em đi học trường công mỗi tháng chỉ phải đóng 500 nghìn tiền ăn và 300 nghìn tiền trông trẻ từ trưa đến 5 giờ chiều.

    Chị Lâm cho biết, sinh hoạt phí, thực phẩm ở Séc chỉ tương đương Việt Nam nhưng tiền đóng bảo hiểm, thuê nhà, thuê cửa hàng thì cao.

    Cô giáo yêu chiều con hơn mẹ

    Chị Lâm hoàn toàn yên tâm khi con mình được học trong một môi trường tràn đầy tình yêu thương từ các thầy cô. Ảnh: NVCC

    Còn chuyện học hành của con ở trường, chị cảm thấy vô cùng hài lòng về tình yêu thương của các giáo viên dành cho trẻ.

    ‘Kỳ vừa rồi, bé nhà mình bị cô phê bình là tiếng Séc kém. Cô bảo con có vấn đề rất lớn, muốn gặp quý phụ huynh để nói chuyện. Lúc gặp nhau, tôi nhờ cô hãy đe nẹt cháu để cháu sợ, về nhà còn học bài. Cô nói: 'Bà cứ yên tâm, tôi sẽ doạ cháu. Nhưng vừa dứt lời, thằng bé nhà mình chạy từ ngoài sân vào lớp, 2 cô trò ôm hôn nhau trìu mến còn hơn cả mẹ’'.

    Chị Lâm kể, trẻ con bên này được dạy theo kiểu vừa học vừa chơi, không có bài vở tối mặt như trẻ con Việt Nam. Tháng nào, lớp cũng tổ chức đi chơi, tham quan các lâu đài, di tích, sau đó về nhà vẽ lại đặc trưng ở đó, hoặc vẽ lại các nhân vật câu chuyện mà trẻ ấn tượng. Mỗi học sinh làm một kiểu khác nhau, kiểu gì cũng được, cô không áp lực phải làm thế này thế kia.

    ‘Dù con kém môn tiếng Séc, nhưng môn này dân bản địa cũng nhiều trẻ kém lắm, nên mình vẫn quyết định là không cho con đi học thêm’, chị Lâm khẳng định.

    Chị Lâm kể, chị có một người bạn có hoàn cảnh tương tự. Ở Việt Nam, người bạn ấy cũng làm việc cho một tờ báo nhưng quyết định sang Séc đi làm thuê, sau đó tách ra làm riêng, rồi quyết định không về nữa. Dù vất vả vô cùng nhưng vẫn muốn trụ lại vì muốn cho con có cuộc sống tốt nhất có thể.

    Hiện tại, công việc của vợ chồng chị ở cửa hàng rửa xe tuy vất vả nhưng khá ổn. Cửa hàng đông khách, làm không hết việc, tuy không 'sang’ bằng bạn bè ở Việt Nam nhưng chị hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại. Chị cho rằng đó là sự đánh đổi để ‘con được đi du học từ lúc lọt lòng’.

    Viethome (Theo Vietnamnet)

  • Jo, người làm việc quản lý chăm sóc sức khỏe bán thời gian, thường thưởng cho bản thân bằng cách đi làm móng và lông mày mỗi tháng cùng những cuộc vui ở câu lạc bộ đêm - mặc dù còn nợ nhiều hóa đơn.

    Jo sống ở Knowsley, Liverpool. Gần đây, Jo tiết lộ rằng cô ấy phải nhận một hóa đơn điện trị giá 990 bảng và cô không có tiền mặt để chi trả.

    Jo chăm sóc hai con trai sinh đôi Isaac và Zachery, một tuổi cùng con trai Gabriel, hai tuổi. Cả ba đều là con của người đàn ông mà cô đã chia tay từ sáu tháng trước, và Oliver, 12 tuổi, từ mối quan hệ trước đó.

    Bà mẹ thừa nhận: “Tài chính là một cơn ác mộng đối với tôi. Để có thời gian đi làm, bạn phải đi gửi trẻ. Bạn có một chiếc xe hơi, ngôi nhà phải được sưởi ấm vì thế phải chịu những hóa đơn khổng lồ.

    “Vì vậy, họ đã gửi thông báo cho tôi và bảo họ muốn kiện tôi. Bây giờ họ nói rằng họ muốn £990. “Họ muốn được trả tiền trong vòng bảy ngày. Tôi sẽ không trả vì làm gì có tiền. Tôi sẽ phải gọi cho họ, nhưng tôi cảm thấy rất mệt mỏi.”

    Người mẹ đơn thân ở câu lạc bộ đêm

    Ở Knowsley, cứ năm gia đình thì có ba gia đình cha mẹ đơn thân. Nhưng những bà mẹ độc thân vẫn có thể nương tựa vào nhau. Jo thường chia sẻ những phiền muộn của mình với một bà mẹ đơn thân khác, Danielle, người làm việc bán thời gian tại salon làm đẹp nơi Jo chăm sóc lông mày.

    Mặc dù không có tiền mặt trả hóa đơn, Jo dường như vẫn thoải mái bỏ tiền ra để chăm sóc sắc đẹp, bao gồm cả móng tay, mỗi tháng.

    Jo nói: “Tôi nghĩ tôi đã phải làm việc cả tháng, vậy tại sao tôi không nên đến đây chứ? Đó là những điều nhỏ nhặt, tôi có thể ngồi trong nhà nhưng đó là những điều khiến tôi cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.

    Danielle sẵn sàng đưa ra một số lời khuyên và nói rằng Jo nên chấp nhận thực tế là hóa đơn phải được thanh toán. Bà mẹ ba con độc thân nói: “Bạn phải nhìn vào mặt tươi sáng hơn vì lúc nào mà chẳng có một hóa đơn. Bạn luôn luôn phải trả hóa đơn của mình.”

    Rất may, Jo không mất hết hy vọng bởi cha mẹ cô có thể giúp cô thanh toán hóa đơn. Jo thừa nhận cô ấy sẽ rất khó khăn nếu không có sự giúp đỡ của bố mẹ.

    Mẹ Jo thậm chí sẵn sàng chăm sóc bọn trẻ khi Jo muốn đi club với bạn bè.

    Jo nói: “Tôi không thể chờ thêm được nữa. Đây là đêm đầu tiên sau một thời gian dài mà tôi không phải thức dậy với bốn đứa trẻ.”

    Loạt phim của kênh Channel 5 cũng theo chân các bà mẹ độc thân khác khi họ chia sẻ cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của họ, về việc làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của con cái cũng như dành thời gian cho bản thân.

    VietHome (Theo The Sun)

     

  • Cho dù cùng thực hiện 1 hành động thì chính tư duy khác biệt sẽ đem đến kết quả khác nhau giữa người giàu và người nghèo.

    Câu chuyện một người nông dân và một ông giám đốc cùng đi mua nhà sau đây sẽ lý giải tầm quan trọng của tư duy trong công cuộc làm giàu. Nhà vốn là nhu cầu thiết yếu của bất cứ ai, cho dù giàu hay nghèo đến mấy thì chúng ta đều cần có một mái nhà để nghỉ ngơi. Nhưng cách tư duy khi mua nhà của người giàu - nghèo lại hoàn toàn khác biệt:

    Sự khác biệt thứ nhất

    Anh nông dân: Chỉ cần có một ngôi nhà với giá cả vừa phải, phù hợp cho cuộc sống là quá tốt rồi, cần gì quan tâm tới tình hình giao thông xung quanh, các trạm xe bến đỗ, bệnh viện và cơ sở trường học nữa. Nhà xa thì đi bộ tới cũng được, càng tốt cho sức khỏe.

    Ông giám đốc: Cho dù mình đã có một căn hộ ở gần đây nhưng vì nơi này có đầy đủ tiện nghi, các công trình hạ tầng xung quanh phát triển đầy đủ thì cho dù sau này không ở đến vẫn có thể bán lại cho người khác với giá cao, không lo thiếu nhu cầu.

    Sự khác biệt thứ hai

    Anh nông dân: Nếu trả trước 70% số tiền và trả góp 30% chỗ còn lại, tính ra, mỗi tháng mình phải dành dụm được từ 7-10 triệu đồng.

    Chưa kể, thời gian trả nợ càng dài, lãi suất ngày càng cao hơn, số tiền thực tế mình phải trả cho người ta lại càng lớn. Thế nên tốt nhất là trả trước càng nhiều càng tốt để làm giảm áp lực cho chi tiêu mỗi tháng sau này.

    Ông giám đốc: Trong khi thế chấp là cách vay được nhiều tiền nhanh nhất thì lãi suất trả góp mua nhà lại là lãi suất nhỏ nhất trong các khoản vay.

    Chính vì thế, nợ tiền nhà được bao nhiêu thì cứ nợ. Số tài chính dư dả mình có thể dùng để đầu tư vào danh mục khác. Cho dù sau này lãi suất tăng lên thì thu nhập của mình cũng đã tăng nhiều hơn thế, không sợ áp lực trả nợ mỗi tháng quá lớn.

    Sự khác biệt thứ ba

    Anh nông dân: Cùng một căn hộ với tiện nghi diện tích không chênh lệch là mấy, một khu người ta bán 1,5 tỷ và một khu bán với giá 2 tỷ. Mặc dù khu nhà 2 tỷ phát triển hơn một chút, hoàn cảnh cũng an ninh hơn một chút nhưng đắt hơn 500 triệu là quá nhiều rồi. Các chi phí phụ phát sinh trong khu này chắc chắn cũng đắt hơn nên mình sẽ chọn khu nhà 1,5 tỷ thôi.

    Ông giám đốc: Mặc dù chi phí và giá thành thấp hơn nhưng khu nhà 1,5 tỷ vừa không đảm bảo an ninh, an toàn, các hạng mục bảo hiểm, tình hình kinh tế xung quanh cũng đều kém hơn so với khu nhà 2 tỷ.

    Với tình hình vật giá ngày càng leo thang, con người cũng ngày càng muốn hưởng thụ những thứ tốt đẹp hơn thì lựa chọn ngôi nhà 2 tỷ mới là hợp lý nhất. Bây giờ giá cả chỉ chênh lệch 500 triệu, nhưng sau một vài năm nữa, nhất định nó sẽ còn tăng lên nhiều hơn.

    Sự khác biệt thứ tư

    Anh nông dân: Cùng một khu nhà, điều kiện xung quanh như nhau, diện tích và bố cục như nhau nhưng căn hộ có phương hướng không tốt nên có giá rẻ hơn, đương nhiên phải tranh thủ mua luôn.

    Ông giám đốc: Đây là nơi mình sống mỗi ngày, nơi để hưởng thụ và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc mệt mỏi thì chẳng tội gì không chọn căn hộ có hướng tốt, vừa tràn ngập ánh nắng, đông ấm hạ lạnh, sinh hoạt cũng vô cùng thuận tiện. Bỏ ra nhiều thêm một chút nhưng được thoải mái lâu dài vẫn có lợi hơn.

    Sự khác biệt thứ năm

    Anh nông dân: Tháng trước chủ nhà vừa báo giá nơi này chỉ 1,5 tỷ mà giờ đã đòi tăng giá lên 1,7 tỷ, thật đúng là tham lam, mình thà đi nơi khác chọn nhà còn hơn.

    Ông giám đốc: Chỉ trong một tháng mà ngôi nhà đã tăng giá lên 0,2 tỷ, chứng tỏ nhu cầu về thị trường nhà đất xung quanh nơi này vẫn đang tăng cao. Rất có thể sau 1 năm nữa giá trị của ngôi nhà đã tăng thêm một nửa, dù bây giờ mình mua đắt hơn một chút thì vẫn có lợi về sau.

    Có thể thấy rằng, người giàu thường suy nghĩ lớn, đặt ra các mục tiêu lớn và dám mạo hiểm đầu tư để có thể kiếm tiền lớn.

    Với người nghèo, họ chỉ dừng lại ở những mục tiêu nhỏ, bó hẹp và luôn mang tâm lý sợ hãi thất bại, sợ hãi mất đi số vốn ít ỏi họ có khi bắt đầu làm một việc gì đó.

    Nhưng hầu hết những người thành công là những người đã từng thất bại, và quan trọng nhất là họ dám chấp nhận những thất bại đó và tiếp tục xây dựng ước mơ của chính mình.

    Chính điểm này đã tạo nên sự khác biệt lớn trong tư duy và tầm nhìn, giúp người giàu ngày một giàu hơn, còn người nghèo cứ cố gắng tiết kiệm mà mãi chẳng khấm khá nổi.  

    VietHome (Theo Thế Giới Trẻ)

  • Nếu thích nằm trên giường đọc sách, xem phim trực tuyến... thì đây thật sự là công việc mơ ước mà NASA dành cho bạn.

    NASA muốn các tình nguyện viên thực hiện bài thử nghiệm về trọng lực nhân tạo. Sau đó, họ sẽ đưa ra những giải pháp giúp cho các phi hành gia khỏe mạnh hơn trong không gian.


    Các tình nguyện viên phải nằm trên giường nghiêng xuống 6 độ. Ảnh: DLR.

    Việc nghỉ ngơi trên giường trong khoảng thời gian khá dài là một phần của nghiên cứu về tác động không trọng lượng đối với cơ thể con người. Giai đoạn 2 sẽ được thực hiện bởi Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) từ tháng 9 đến tháng 12.

    Theo thông tin trên web của DLR, họ quan tâm đến cách duy trì sức khỏe và hiệu suất của con người trong không gian và trên Trái Đất. Đặc biệt, trong điều kiện không trọng lượng ở không gian, đây là một thách thức. Các phi hành gia phải sống trong thời gian dài trên Mặt trăng và sao Hỏa, khoa học cần các biện pháp hiệu quả để chống lại chứng teo xương và cơ.

    Đối với nghiên cứu trọng lực nhân tạo, DLR tìm kiếm 12 người đàn ông và 12 phụ nữ. Những người này sẽ dành cả ngày và đêm nằm trên giường nghiêng 6 độ. Cách này sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các chi, giống như những phi hành gia ở trong không gian.


    Các tình nguyện viên tham gia chương trình sẽ nhận được 19.000 USD. Ảnh: DLR.

    Ngoài ra, DLR còn có các phòng thí nghiệm để nghiên cứu tác động của việc giảm oxy, giảm áp suất, cùng các công cụ nghiên cứu sinh học, vi sinh, phân tử…

    Ngoài việc nhận được 19.000 USD khi tham gia chương trình nghiên cứu này, bạn còn có nhiều thời gian hơn để thư giãn, đọc sách hay xem các bộ phim trực tuyến…

    Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tham gia công việc mơ ước này. Yêu cầu với những người tham gia là phải biết tiếng Đức và từ 24-55 tuổi, khỏe mạnh. Ngoài 60 ngày nghỉ ngơi tại giường, những người tham gia sẽ ở lại thêm 29 ngày để hồi phục sức khỏe. 

    VietHome (Theo zing)

  • Kể từ khi lấy chồng đại gia là doanh nhân Chính Chu, Hà Phương- cô em gái của Cẩm Ly, không còn đi hát mà tập trung vào kinh doanh. Cũng kể từ lúc đó, nữ ca sĩ được sống trong một căn biệt thự vô cùng xa hoa. 

    Nhà Cẩm Ly có 3 chị em thì cả 3 đều theo nghiệp diễn. Nếu Cẩm Ly là cái tên nổi bật ở quê nhà thì Minh Tuyết và Hà Phương lại cực kì được lòng mọi người ở hải ngoại. Không đi hát quá nhiều nhưng Hà Phương được mọi người biết đến với vẻ đẹp đằm thắm và giọng hát mượt mà.

     
    Hà Phương, em gái của ca sĩ Cẩm Ly được biết đến ca sĩ dòng nhạc dân ca trữ tình khá đình đám ở sân khấu hải ngoại.

    Có một thời, cái tên Hà Phương luôn phủ khắp các sân khấu, nổi hơn cả ca sĩ Cẩm Ly và Minh Tuyết. Tuy nhiên, kể từ khi kết hôn, tên tuổi cô dần dần im ắng hơn bởi giọng ca lựa chọn việc lui về hậu trường chăm sóc chồng con.

    Những Việt kiều ở Mỹ còn chia sẻ, nơi vợ chồng cô sinh sống là khu vực sang chảnh nhất nước Mỹ, có giá trị lên đến cả tỷ đô. Căn biệt thự vô cùng rộng lớn, những món đồ nội thất cũng lộng lẫy và sang trọng không kém. Căn biệt thự mà vợ chồng nữ ca sĩ đang sống được người ta so sánh chẳng kém cạnh nhà của bất kì chính trị gia nào. Thậm chí, chồng cô là doanh nhân Chính Chu còn được người ta ca ngợi là người Việt giàu nhất thế giới.

    Được biết, chồng Hà Phương là Giám đốc Quản trị tài sản của Tập đoàn Blackstone và là một trong những doanh nhân Châu Á thành đạt nhất tại Mỹ. Theo tin tức, chồng Hà Phương có tài sản lên tới 1 tỷ USD (tương đương 21.000 tỷ đồng).

    Cùng khám phá căn hộ xa hoa, choáng ngợp của ca sĩ Hà Phương:


    Tất cả các trang thiết bị đều tinh tế và sang trọng.


    Từ phòng khách có thể ngắm view bên ngoài của cả thành phố.

    Kể từ ngày lấy chồng đại gia, cuộc sống của Hà Phương thay đổi hẳn. Không còn là một nữ ca sĩ dịu dàng, đằm thắm và giản dị, giờ đây Hà Phương như một bà hoàng được nhiều người săn đón. Ngay cả tới những ngôi sao nổi tiếng của Hollywood cũng có mối quan hệ mật thiết với nữ ca sĩ. Tất cả những gì người ta có thể nói về vợ chồng cô chính là xa hoa và hào nhoáng.

    VietHome (Theo Giaoducthoidai)

  • Tỷ phú và bà vợ nội trợ khi ly hôn không ai nhường ai quyền sở hữu chiếc du thuyền hơn 400 triệu bảng Anh.

    Doanh nhân Farkhad Akhmedov (quốc tịch Nga) lấy vợ Tatiana Akhmedova vào 1993, có hai người con chung. Sau khi gia đình chuyển tới London (Anh), ông giàu lên nhờ đầu tư vào công ty kinh doanh dầu khí ở Nga. Farkhad Akhmedov hiện sở hữu tài sản trị giá 1,4 tỷ USD.

    Bà Tatiana Akhmedova rời một phiên tòa ở London.

    Năm 2013, sau 20 năm kết hôn, người vợ trình đơn ly hôn lên tòa án ở thành phố London. Thủ tục ly hôn được hoàn thiện vào cuối 2014, nhưng cuộc tranh chấp tài sản giữa hai người vẫn đang tiếp diễn.

    Từ năm 2014 tới 2015, Farkhad Akhmedov hai lần đề xuất hòa giải, bao gồm khoản tiền đưa một lần lên tới 40 triệu bảng Anh và khoản cấp dưỡng bốn triệu bảng Anh mỗi năm. Bà Tatiana Akhmedova từ chối nhận.

    Farkhad Akhmedov khẳng định mình và vợ đã ly hôn tại tòa án ở thành phố Moscow (Nga) từ 18/8/2000 sau khi phát hiện vợ ngoại tình, đồng thời trình ra giấy tờ chứng minh.

    Người vợ phản bác, đưa ra bằng chứng cho thấy trong văn thư lưu trữ của tòa án Moscow không ghi nhận sự tồn tại của vụ ly hôn như Farkhad Akhmedov nói. Tòa án cấp cao London từ đó nhận định các giấy tờ thủ tục do Farkhad Akhmedov xuất trình đã bị ngụy tạo.

    Tỷ phú Farkhad Akhmedov.

    Người chồng cho rằng mình đã có cống hiến "vượt trội" với gia đình nên không muốn chia đôi tài sản. Tòa án nhận định trong lúc Farkhad Akhmedov xây dựng công ty ở Nga, Tatiana Akhmedova là người "giữ lửa" ngôi nhà, một mình nuôi dạy con khi sống xa quê hương. Đóng góp của hai người cho gia đình là như nhau. Trên thực tế, người vợ cũng chỉ yêu cầu được nhận 41% tổng tài sản chung.

    Tháng 12/2016, tòa cấp cao ở Anh ra phán quyết đồng ý yêu cầu chia tài sản của Tatiana Akhmedova. Theo đó, Tatiana Akhmedova được nhận 41% tổng số tài sản gia đình, tương ứng 453 triệu bảng Anh, bao gồm các tài sản như xe sang, bộ sưu tập nghệ thuật, bất động sản ở Anh... Đây được coi là vụ ly hôn lớn nhất trong lịch sử tố tụng nước Anh.

    Để vô hiệu hóa phán quyết trên, tháng 7/2018, Farkhad Akhmedov đệ đơn lên tòa án thành phố Moscow yêu cầu phục hồi hiệu lực pháp lý của vụ ly hôn năm 2000, nhưng bị bác bỏ. Đơn kháng cáo của Farkhad Akhmedov bị tòa cấp trên của Nga từ chối vào tháng 10/2018 với lý do ông không cung cấp được chứng cứ xác đáng về vụ ly hôn.

    Dù vậy, người chồng tỷ phú không tuân thủ quyết định của tòa, coi giá trị của phán quyết như "tờ giấy vệ sinh" vì từ lâu ông đã không còn tài sản tại Anh. Vị tỷ phú quả quyết rằng giấy tờ chứng minh vụ ly hôn năm 2000 đã bị Tatiana Akhmedova cho người tiêu hủy từ trước.

    Bà Tatiana Akhmedova và các luật sư của mình.

    Theo yêu cầu của người vợ, tòa án Anh sau đó ra lệnh đóng băng tài sản trên toàn thế giới của Farkhad Akhmedov, khiến du thuyền mang tên Luna trị giá khoảng 466 triệu bảng Anh của Farkhad Akhmedov khi cập bến ở Dubai đã bị tòa án Trung tâm tài chính quốc tế Dubai (tòa án DIFC) thu giữ chờ chấp hành án. Chiếc du thuyền trở thành tài sản trung tâm trong cuộc tranh chấp giữa Farkhad Akhmedov và Tatiana Akhmedova.

    Tháng 4/2018, tòa án Anh yêu cầu chuyển quyền sở hữu của du thuyền sang cho Tatiana Akhmedova. Không chịu thua, Farkhad Akhmedov kháng cáo lên tòa phúc thẩm Dubai. Tháng 7/2018, tòa phúc thẩm tuyên tòa án DIFC vốn không có thẩm quyền thu giữ du thuyền vì đây là vấn đề hôn nhân, không phải tranh chấp về hàng hải hoặc thương mại, nhưng lệnh "đóng băng" vẫn có hiệu lực. Vụ việc được chuyển cho tòa án địa phương áp dụng luật Hồi giáo Sharia, vốn có xu hướng nghiêng về người chồng khi xử lý ly hôn.

    2 vợ chồng tranh chấp chiếc du thuyền.

    Tháng 11/2018, tòa án sharia của Dubai bãi bỏ lệnh "đóng băng" với chiếc du thuyền vì cho rằng mình không có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết của tòa án Anh, đồng thời yêu cầu Tatiana Akhmedova trả án phí cho chồng cũ.

    Tatiana Akhmedova thể hiện ý định sẽ kháng cáo phán quyết của tòa Dubai.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Người Việt bây giờ đổ xô du lịch. Không ít người đang có khả năng chi tiền ngao du thế giới mạnh đến nỗi lâu không gặp, khi gọi điện phải hỏi: “Này, đang ở biên giới nào đấy?”, mới đúng mốt. Du học sinh, bà con Việt kiều cũng chớp lấy cơ hội để có thêm cách kiếm đồng ra đồng vào, đôi bên cùng có lợi.

    1. Thấy tôi định cư ở châu Âu gần chục năm mà chưa tìm việc gì làm để kiếm tiền cho ra tấm ra món, một người bạn đang định cư bên Ý tiếc rẻ: “Thôi, giống tớ, không biết buôn bán. Sống ở thế giới đồ hiệu mà không biết bán hàng online”.


    Một cửa hàng bán bánh mì Việt ở thành phố Malmo (Thụy Điển)

    Một du học sinh khoe: “Em săn được “quả” đồng hồ xịn, giá chuẩn, phải hơn 2.000EUR. Chờ đúng mùa sale (giảm giá) “vớt” ngay, ra sân bay lại xin được cái giấy miễn thuế, về Việt Nam bán lời chẵn 1.000EUR. Chị thấy có ngon ăn không? Dại gì mà buôn bếp từ với sữa bột cho nặng. Đóng hàng gửi về cũng mất 5-6 EUR/kg rồi. Chị cứ săn đồng hồ, áo da, túi xách, giày dép xịn hoặc vitamin cho em, nhẹ cân mà nặng tiền. Những thứ này ở nhà đang háo”.

    Nhìn các đồng hương quen biết ở Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Đức, Pháp… đều ríu rít bán hàng online, thu nhập có khi cả nghìn EUR/tháng, còn mình loanh quanh việc nhà, kỳ cạch viết lách chẳng ra được mấy đồng tiền, thật có “tội” với chồng con. Nhưng săn hàng thế nào? Phải làm đủ các loại thẻ khách hàng để được ưu đãi giảm giá, phải liên tục quần đảo các khu phố shopping thời thượng, phải có chút vốn để chi ra mua hàng trước rồi thu vào sau khi bán.

    Ở Việt Nam phải tìm được người tháo vát, tin cẩn đứng ra tìm khách cho mình… Ôi khoản này tôi kém lắm, đến cái túi hàng hiệu còn không phân biệt đường chỉ nào tạo nên giá trị nghìn đô so với túi nhái. Đâu phải ai cũng lao vào buôn bán online được!

    2 .“Thì đi tour cho khách Việt”, người bạn bên Ý gợi ý: “Dân Việt mình thực ra du lịch còn kết hợp sang châu Âu buôn hàng hiệu ầm ầm. Tớ đi tour còn tư vấn, giới thiệu đồ hiệu của Ý cho khách Việt nên được trả công cao hơn chút”.

    Bạn kể được mời dẫn tour vài ngày cho các đoàn khách Việt theo hành trình Ý – Pháp, tiền công tùy thỏa thuận, từ 150 – 250EUR/ngày. Liên tuyến này mà mua đồ hiệu cứ gọi là nhất.

    Tôi ngẩn ngơ: “Muốn làm hướng dẫn viên phải thi lấy bằng chứ không cậu hướng dẫn chui à?”. Bạn bật cười về sự ngây thơ của tôi: “Đòi hỏi bằng cấp sao mình thi được. Nghề hướng dẫn có nhiều kiểu phục vụ. Tớ vẫn đi tour cả trăm người có sao đâu. Chui gì mà chui, mình có dùng micro đứng giữa đường thuyết minh oang oang đâu”.

    Nghĩ, mình có đủ trình độ để thuyết minh dông dài từ thời Napoleon phải lòng góa phụ Josephine cho đến chuyện tình tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kém vợ Brigitte Trogneux 24 tuổi, chưa chắc du khách Việt nào cũng muốn nghe. Nhưng cứ theo đà này, có lẽ các công ty du lịch trong nước cũng bị mất một lượng khách không nhỏ bởi trào lưu du lịch tự túc của người Việt hiện nay.

    Một đồng nghiệp cũ của tôi từng tâm sự, chị coi như mình chưa đến được Barcelona dù đã tham gia hành trình Tây Ban Nha gần chục ngày. Cũng là mua tour của công ty du lịch chuyên nghiệp, nhưng là gom khách lẻ, mỗi khách một sở thích: “Đoàn dừng trước Nhà thờ La Sagrada Familia. Hướng dẫn viên địa phương say mê thuyết minh về kiến trúc độc đáo của công trình tôn giáo có một không hai trên thế giới, vừa định mời vào bên trong tham quan thì có đến 2/3 số người trong đoàn nhao nhao đòi quay lại xe, rút ngắn điểm tham quan để tranh thủ thời gian mua sắm”. Mỗi lần nhớ lại chuyện này, chị còn cảm thấy ngượng với hướng dẫn viên địa phương.

    Có lẽ cũng vì thế mà bây giờ khách Việt thường thích tự hình thành nhóm cùng sở thích, tự săn vé rẻ, tự xin visa vào châu Âu (không cần qua dịch vụ du lịch chuyên nghiệp) để được du lịch như ý muốn.

    3. Du học sinh, Việt kiều có thêm nghề phục vụ đồng hương, lo hậu cần tại điểm đến. Cần gì cung cấp nấy, đón tiễn ở sân bay, phục vụ nấu ăn, xe riêng chở đến điểm tham quan, hướng dẫn tham quan và mua sắm, bố trí nơi ăn chốn ở… Giá dĩ nhiên rẻ hơn và không phải sinh hoạt tập thể gò bó như đi theo tour.

    Khoảng một tuần trước khi đến Milan (Ý), Pietro – chủ nhân căn hộ cho thuê mang tên Nice Livings Gioia gửi thư điện tử cho tôi kèm bản đồ, dặn kỹ: “Từ ga tàu trung tâm chỉ đi bộ 5 – 10 phút là đến căn hộ. Nhưng cô cũng có thể bắt tàu điện ngầm và dừng ở bến Sondrio. Đi xe buýt thì lấy số 81 nhé”. Vào đến căn hộ, cũng chẳng thấy mặt Pietro đâu, chỉ một cô gái gốc Trung Đông xinh đẹp mở cửa, giao chìa khóa, nhận tiền của tôi và đưa ra một cuốn sổ dày: “Hình ảnh, thông tin và mọi chỉ dẫn các điểm tham quan ở Milan chúng tôi đều in sẵn trong cuốn này. Cần gì cô cứ tra nhé, cả cách lấy xe buýt và tàu điện ngầm đến từng điểm. Siêu thị cách đây khoảng hơn một cây số, xuống nhà cứ rẽ trái là đến”.

    Từ khu phố kênh đào Navigli nhộn nhịp hàng quán và chợ đêm, lâu đài Castello Sforzesco, phố thời trang Emanuele II, tu viện Santa Maria delle Grazie có kiệt tác “Last Supper” của danh họa Leonardo Da Vinci tái hiện Bữa ăn cuối của Chúa với các môn đệ… cho đến Montenapoleone ví như “salon thử áo quần thời trang lớn nhất châu Âu” đều được chủ nhân căn hộ này đánh máy, in ảnh minh họa, kèm cả trang web thông tin chi tiết. Dặn dò xong, cô gái này cũng đi luôn.

    Tôi vào bếp, mở tủ, thấy một lọ dầu oliu, hai gói mì khô, mấy hộp sốt cà chua, bánh ngọt, cà phê bột một lọ, đường một hũ, trà chanh vài gói. Ngoài bếp điện còn có lò vi sóng, bốn cái nồi, hai chảo và bát đĩa, ly cốc, thìa muỗng. Nghĩa là có mải đi chơi, về nhà không kịp ăn gì cũng không đến nỗi chết đói.

    Hai ngày sau, rời Nice Livings Gioia, tôi vẫn không gặp Pietro. Cô gái Trung Đông đã dặn rồi: “Chìa khóa chị cứ bỏ vào thùng gỗ treo ở hành lang trước khi sập cửa”. Công việc trả phòng chỉ có vậy. Chẳng cần nhân viên phải lên kiểm tra phòng, săm soi điều khiển tivi và điều hòa còn đủ không trước khi khách rời đi như ở khách sạn.

    Nghe tôi kể chuyện ở trọ tại Milan như vậy, Hồng T. – một người gốc Việt làm thêm nghề host family (cho thuê phòng trọ) ở Đức lắc đầu: “Có thế mà chị đã khen. Bây giờ lòng tin lên cao lắm. Như khách trọ vào nhà em, sáng họ chưa dậy em đã phải đi làm rồi. Trước khi đi còn viết giấy dán lên bàn ăn: nấm ruốc, su su luộc chấm muối lạc, thịt kho tàu trong tủ lạnh. Cơm đã chín, vẫn để ở chế độ ấm”.

    Nhà cũng chỉ hai phòng ngủ, nhưng để có thêm đồng ra đồng vào, vợ chồng Hồng T. dành một phòng ngủ cho khách thuê trọ ngắn ngày. Chủ yếu là khách du lịch Việt, vì cái tiện lợi chủ có thể nói tiếng Việt, mách bảo mọi đường đi nước bước tham quan, mua sắm, ăn chơi ở Đức. Đi vào ngày nào thì tiền tàu xe rẻ một nửa, đến chỗ nào ăn thì ngon, mua ở đâu giá tốt. Coi như làm host và kiêm hướng dẫn viên. Chỉ có một chiếc nệm, một giường em bé nên Hồng T. lấy 15 EUR/người/đêm (trẻ từ 6 tuổi 10 EUR, dưới 5 tuổi miễn phí). Gia đình gồm vợ chồng và hai con, nếu chung nệm chật thì chủ nhà còn sofa ở phòng khách. Người Việt với nhau cả, nằm chật một chút nhưng vui. Còn “lên đời” nằm giường thịnh soạn như các host gốc Việt ở Amsterdam (Hà Lan) hoặc ở London (Anh) giá sẽ 20 EUR/người/đêm. Phòng 25m², ga tàu – bến xe buýt – xe đạp ngay trước cửa, thêm cái ban công lãng mạn rộng khoảng 7m2 ngồi uống cà phê buổi sáng trông ra Nhà thờ Đức Bà hoặc vườn Luxembourg ở Paris, một chủ host vừa báo giá 25 EUR/người/đêm. 


    Khách du lịch châu Á ở Munich (Đức)

    4. Không chỉ Việt kiều định cư lâu năm, một số du học sinh Việt tại Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc… được bố mẹ đầu tư cho thuê nhà ở các thành phố lớn, hiện cũng tham gia dịch vụ cho thuê nhà du lịch. Các bạn trẻ bắt đầu tập cách dùng chung bếp và tủ lạnh, dành phòng và xếp lịch cho khách du lịch thuê ngắn hạn để kiếm thêm thu nhập, giảm bớt chi phí du học.

    Gần một năm trước, tôi đi Venice (Ý), lớ nga lớ ngớ vì chẳng thân quen ai, phải thuê khách sạn đắt gấp 3 lần, mất rất nhiều thời gian cho việc hỏi đường, đọc bản đồ và lạc lối. Gần đây, đọc thông tin một bạn trẻ người Việt làm host nhà ở Venice (chỉ 20 EUR/người/ngày, được nấu ăn và giặt quần áo), ngẩn ngơ tiếc mãi. Hiện đang là Lễ hội bia Đức Oktoberfest tại Munich (từ ngày 16-9 đến 3-10). Tôi được một trang web gửi cho thông tin có người Việt còn phòng trống đúng dịp này (có bếp, nhà tắm, khu vệ sinh rộng rãi), được ở ghép 2-3 người, phòng cách bến tàu điện ngầm chỉ 3 phút đi bộ, thêm 5 phút ngồi tàu đến nhà ga trung tâm và vào lễ hội chỉ 10 phút, cũng đi bộ. Quá tiện. Khấp khởi định đi thì cánh đàn ông cản: “Đấy là lễ hội uống tràn cung mây, lều bia nào cũng có kẻ say xỉn. Đàn bà con gái vào chốn ấy làm gì”. Thực ra chính những lời mời gọi host nhà của người gốc Việt ở Munich còn hấp dẫn tôi hơn cả lễ hội bia.

    Cứ đà này, rồi đến lúc khách Việt du lịch châu Âu được đon đả mời chào homestay, family host chẳng kém gì khách Trung Quốc được người Ý kính cẩn cúi đầu “ní hảo” khi vào mua sắm hàng hiệu. Cứ ra đến đường phố trung tâm bây giờ là thấy bánh mì Việt, còn lo gì phải vác mì tôm theo vì không hợp đồ ăn Tây. Lòng tin lên cao, chẳng lo khách quịt tiền, chỉ ngại nỗi, như một host ở Pháp nói nhỏ với tôi: “Chỗ cho thuê trọ chủ yếu là chung cư, nhà liền kề ở trung tâm thành phố. Sợ nhất người Việt mình hay ồn ào, ra vào đóng cửa ầm ầm và gọi nhau ầm ĩ khắp hành lang…”. 

    VietHome (Theo SGGP)

  • Việc mở một business, hay tiệm, ắt không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam ở hải ngoại. Nhưng việc chia sẻ kinh nghiệm cụ thể, thì mình không thấy mấy bài. Mình chia sẻ ở đây, viết dài quá sợ tốn tài nguyên mạng và thời gian của mọi người nên chắc chỉ nói ý chính thôi, mời các bạn tham khảo.

    I. Điều Kiện Tiên Quyết: ĐỌC! - Trước khi cầm viết lên kí vào gì đó, mình buộc mình phải nhẩm đi nhẩm lại câu “bút sa gà chết” ít nhất 3 lần. Nhiều người cầm bản hợp đồng dài dằng dặc tiếng Anh từ đầu tới cuối ngại, đọc lướt qua hay nghĩ thầm: “Bọn này làm ăn lâu năm uy tín chắc chả lừa mình”, và kí. No. A BIG NO! Nếu không đọc và hiểu hết, thì trả tiền cho một văn phòng nào đó dịch hay xem lại cho. Bởi một khi đặt bút kí vào hợp đồng rồi là sẽ dính vào đó lâu dài.

    Điều cần xem nhất khi kí hợp đồng, đầu tiên là khoản tiền hàng tháng, kế đó thời hạn hợp đồng, điều kiện gia hạn hợp đồng, khoản tiền sau mỗi năm liệu có tăng… Có một khoản mọi người hay xem lướt qua, là điều kiện để sublease (cho người khác thuê lại nếu mình làm ăn không tốt, hay share bớt diện tích văn phòng). Cái này ban đầu khi làm, mình hay không để ý, vì mở công ty ai lại nghĩ tới ngày ế phải sang lại hay chia một phần cho business khác. Nhưng again, hỏi trước và rõ ràng, sau chỉ có lợi không hại.

    II. Khi Nào Thì Sẵn Sàng Mở Tiệm?

    Theo kinh nghiệm của mình (mở gần 10 tiệm, thành công có, thất bại cũng có), câu hỏi này xoay quanh hai ý trả lời chính:

    1. Tài Chính
    2. Công Sức

    1. Tài Chính

    Tài chính, phải đủ cover trong trường hợp xấu nhất. Đừng tính toán rằng mình mở tiệm ra, sẽ thu được bằng này, bằng kia, trừ vào tiền tiệm. Mình khi tính toán lên kế hoạch mở tiệm mới, toàn tính tới trường hợp giả sử trong vòng 6 tháng, hoàn toàn không thu được khách nào, thì tiền mình đủ “chống cự” không? Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì theo mình nên dời lại kế hoạch cho tới khi kiếm đủ tiền.

    Đối với ai đã có tiệm rồi, muốn mở thêm tiệm nữa thì đơn giản hơn: chỉ cần xem tiệm cũ có kiếm đủ tiền để trả cho lỗ tiệm mới không. Cái này mỗi người, tuỳ vào độ mạo hiểm sẽ có câu trả lời khác nhau. Con số mình tự đề ra là 2/3. Nếu lời tiệm cũ đủ trả cho 2/3 chi phí tiệm mới (trong trường hợp không kiếm được khách), thì mình làm.

    Thật ra, mọi thứ cũng không quá đáng sợ và bi đát. Khi đăng kí business, nên xem kĩ và chọn loại business nào để khi phá sản không ảnh hưởng đến cá nhân mình (LLC). Business là phải mạo hiểm, nhưng biết điều này cũng khiến mình an tâm hơn xíu. Trường hợp xấu nhất, khai phá sản là xong, dù chẳng ai muốn…

    2. Công Sức

    Có mở tiệm rồi mới thấy, công sức bỏ ra là khoản “hi sinh” và “đầu tư” lớn nhất. Bình thường đi làm cho tư bản, ngày 6 tiếng, 8 tiếng… là xong. Lái xe về nhà ăn tối xong, mở Netflix coi hay đánh vài trận game, không phải lo lắng gì. Mở tiệm rồi xem như chết dính với nó cả ngày lẫn đêm.

    Tiệm làm ăn tốt, nhanh có lời để mướn người thì còn đỡ. Nhiều tiệm mở ra (như mình ban đầu bị) một thời gian dài chưa kiếm được, thân làm chủ phải lấy công làm lời, cái gì cũng phải làm, từ việc đi sớm về khuya, đến làm những việc chân tay như quét dọn, sơn tường, khuân vác…

    Mình hơi mạo hiểm khi mở tiệm đầu tiên mà không xem xét tới vấn đề này, cứ nghĩ mình sức trẻ sợ quái gì. Thành ra có một thời điểm hầu như chỉ cắm đầu làm, nhiều lúc thâu đêm suốt sáng, không còn thời gian tận hưởng cuộc sống, dẫn đến tâm lý khá trầm xuống và stress nặng.

    III. Khi Mở Tiệm Cần Làm Những Gì?

    Đầu tiên, những gì muốn thay đổi với tiệm, thì tốt nhất là làm ngay từ khi bắt đầu mở tiệm. Đừng để suy nghĩ: “thôi cứ vô làm, từ từ sửa sau” ngóc lên làm chủ đạo. Sau khi đã dọn vô, đồ đạc đầy nhóc rồi, thì chắc chắn động lực để sửa chữa, cải tạo tiệm sẽ giảm đi vài chục lần.

    Thường mình khi mở tiệm, việc đầu tiên là đặt bảng hiệu. Bảng hiệu như khuôn mặt của tiệm. Tiệm mới mà không có bảng hiệu khang trang thì chả mấy ai vào. Kế tiếp là sơn lại tường, thiết kế lại bên trong theo ý mình muốn. Những đồ cũ chủ trước để lại, trừ khi còn thật mới và tốt, còn không thì cứ vứt đi mua đồ mới, vừa nhìn đẹp mắt, vừa xài được bền lâu hơn, khỏi nghĩ tới chuyện thay.

    Nhân công bên này mắc, nên nhắm gì làm được thì cứ học mà làm. Nhất là mấy bạn nam, những việc như sửa điện, lắp bảng exit, open, sơn tường, đóng kệ… nên tranh thủ lúc này học luôn, sẽ rất có ích cho tương lai sau này. Hầu như 90% các việc sửa chữa ban đầu trong tiệm là bọn mình làm hết, khi nào quá phức tạp, cần máy móc và kĩ thuật chuyên dụng… mới đi thuê người ngoài. Google và Youtube là miễn phí mà!

    IV. Làm Sao Để Hút Khách Ngày Đầu?

    First impressions last. Khách hàng mới rất thiếu kiên nhẫn, và tâm lý chung chưa đủ biết mình để “tha thứ” các lỗi lầm. Một lỗi lớn với khách hàng cũ có thể khiến họ mất vui, nhưng chưa đến mức bỏ đi; một lỗi nhỏ tưởng chừng vô cùng vớ vẩn, với khách hàng mới, có thể dù họ bên ngoài cười xởi lởi, nhưng họ sẽ không bao giờ trở lại. Business chạy khoảng thời gian đầu, phải đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi. Nếu chưa đảm bảo được, nghĩa là chưa sẵn sàng.

    Khách chỉ có vài giây ấn tượng ban đầu để đi đến quyết định (cuốn sách Blink của Malcolm Gladwell giải thích việc này khá hay). Nên nếu bạn chạy quảng cáo trên social media, thì hãy chắc chắn rằng khi khách click vào để đến trang chủ của bạn, trong vòng 3 giây đầu khách phải thấy ấn tượng, không thì đại đa số khách sẽ nhấn close tab ngay. Chạy slot quảng cáo radio thì phải gây được sự chú ý, tò mò trong khách ở tầm 3 câu đầu. Tới câu thứ 4 nếu vẫn chán òm, thì không một ai buồn mà nghe hết.

    Quay lại ý trên. Quảng cáo, dĩ nhiên cần, nhưng quảng cáo cần một, thì làm cách nào để khách quay trở lại cần thiết gấp mười. Khách tới vì quảng cáo, nếu không vừa ý và bỏ đi, thì lần sau quảng cáo bao nhiêu lần, khách cũng sẽ không tới.

    V. Những Kinh Nghiệm Ngoài Lề Khi Deal Với Landlord

    Có một câu cũ mà vẫn xài được tới giờ: In a negotiation, never make the first offer. Nhưng để đạt được khả năng “tỉnh” chờ họ đưa con số trước rồi mình trả giá, thì phải tìm hiểu kĩ:

    1. Vị trí đó có “hot” không? Cách tốt nhất là đi hỏi “hàng xóm”. Ví dụ, suite đó đã để 5 tháng chưa ai thuê, nghĩa là landlord nhiều khả năng sẽ chấp nhận cho mình ưu đãi. Mình hay quan niệm: nếu chỗ đó cho thuê được thì đã cho thuê được rồi, không phải vì mình chậm vài ngày mà hụt mất. Nên đừng sốt ruột mà quyết định vội.

    2. Building đó hút khách không? Nên đậu lì xe ở đó để tìm hiểu các ngày và thời gian khác nhau trong tuần. Nhiều khi Chủ Nhật sáng đông, không có nghĩa là ngày thường trong tuần cũng đông. Business không thể chỉ sống nhờ vào sáng Chủ Nhật, có đúng không nhỉ?

    3. Hơi nhẫn tâm, nhưng làm ăn là làm ăn, nếu sang lại lease của ai, thì có nghĩa là người cần sang lại muốn dứt để đi càng nhanh càng tốt, không tranh thủ kiếm chút lợi ích thì còn chờ đến khi nào? Dĩ nhiên, đừng quá chèn ép hay đẩy người ta đến đường cùng, dù sao cũng là đồng hương, sau này ra đường tình cờ gặp còn nhìn mặt nhau bắt tay chào. Nhưng nên gắng deal thêm, vì nhiều khả năng mình sẽ “thê thảm” còn hơn họ khi này. Mình hay deal xin chủ cũ “trả giúp” tháng đầu tiền thuê tiệm trong khi đang ế.

    4. Counter landlord thì thường chỉ xoay quanh 2 yếu tố: giảm thời gian xuống càng ít càng tốt (dại gì ôm vào người cái lease 5 năm trong khi mình có thể kí chỉ 3 năm); tiền lease thì chắc khó giảm vì nó thuộc quy định của công ty họ, nhưng nên xin họ miễn phí tầm 2 tháng đầu, vì lí do phải dọn vào, sửa sang lại tiệm, khách ế.

    5. Chú ý inspect để yêu cầu sửa chữa trước khi move vào. Những khoản “nhỏ” như sửa trần dột, bóng đèn… thường landlord sẽ đồng ý sửa cho mình. Thậm chí đa phần landlord chấp thuận mở rộng cửa để hàng hoá ra vào dễ cho bọn mình miễn phí.

    6. Đọc kỹ hợp đồng.

    VII. Kết Luận

    Việc mở tiệm là quyết định trọng đại, và mỗi người, mỗi ngành, mỗi nơi lại khác. Mình chia sẻ kinh nghiệm những gì mình biết được thôi, trí lực có hạn, mình không dám khẳng định hay gọi đây là cẩm nang chính xác. 

    Chúc mọi người nhiều điều tốt lành!

    Viethome (Nguồn: Hai Nguyen – Save and Earn in America)

  • Bà Thảo không hài lòng với phán quyết phiên xử ly hôn khi nó khiến bà mất đi quyền điều hành Trung Nguyên.

    Sau khi nghe phán quyết vụ ly hôn , bà Lê Hoàng Diệp Thảo nghẹn ngào: "Công lý ở đâu khi mà quá bất công với mẹ con tôi". Trong khi đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ từ chối trả lời mọi câu hỏi và nhanh chân ra về.

    Bà Thảo bất mãn vì mất quyền điều hành Trung Nguyên.

    Trong phiên tòa diễn ra chiều nay (27/3), TAND TP HCM đưa ra phán quyết về mối quan hệ vợ chồng của chủ cà phê Trung Nguyên. Tòa nhận định ông Vũ là người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Trải qua nhiều năm, ông Vũ giữ chức vụ cao nhất trong tập đoàn và vốn góp của ông Vũ luôn lớn hơn bà Thảo. Trong khi đó bà Thảo là người thông minh, vừa chăm sóc các con du học ở nước ngoài vừa quán xuyến các công việc kinh doanh ra nước ngoài.

    Bà Thảo gục đầu khóc sau khi nghe tòa tuyên án.

    Xét công sức đóng góp của hai vợ chồng, tòa xác định ông Vũ có nhiều đóng góp hơn nên đưa ra phương án chia cho ông Vũ 60%, bà Thảo 40% số cổ phần tại 7 công ty trực thuộc tập đoàn Trung Nguyên. Theo kết quả thẩm định, giá trị số cổ phần của Vũ và bà Thảo nằm trong 7 công ty này khoảng 5.700 tỷ đồng.

    Tòa đề nghị bà Thảo nhượng lại số cổ phần cho ông Vũ và ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán số cổ phần trên bằng tiền mặt. Với phán quyết trên, bà Thảo hoàn toàn mất đi quyền điều hành Trung Nguyên. Trước đó, bà luôn chia sẻ nguyện vọng được tham gia điều hành công ty và hy vọng con cái có cơ hội kế nghiệp cha mẹ. Ngay sau khi tòa tuyên án, bà Thảo thất vọng, cúi mặt buồn bã.

    Clip bà Thảo buồn và bất mãn khi tòa tuyên án.

    Bà Thảo rơi nước mắt trên đường ra về.

    Ngoài ra, số tiền vàng trị giá 1.764 tỷ đồng tòa đề nghị chia đôi cho hai đên đương sự. Số tiền lãi ngân hàng kể từ năm 2016 đến nay ông Vũ đề nghị không tính, bà Thảo được hưởng toàn bộ.

    Như vậy tổng cộng khối tài sản chung vợ chồng trừ bất động sản là 7.500 tỷ đồng. Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán lại cho bà Thảo số tiền chênh lệch là hơn 1.200 tỷ đồng.

    Sau khi tuyên án, tòa cho biết các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong vòng 15 ngày. Khi được hỏi có kháng cáo hay không, bà Thảo từ chối đưa ra câu trả lời.

    Trước đó, tại phiên tòa chiều 25/2, đại diện VKS đã có những phát biểu quan trọng liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con và phân chia tài sản. Theo đó, ông Vũ và bà Thảo đều đồng thuận với phương án cấp dưỡng 4 người con 10 tỷ đồng/năm đến khi học xong đại học và chia đôi 13 bất động sản, riêng bà Thảo được giữ lại căn nhà trên đường Tú Xương (quận 3, TP HCM).

    Viethome (theo Ngôi Sao)

  • Bài viết này nói về chương trình giảm thuế bất động sản cho doanh nghiệp nhỏ (new Business Rate Retail Discount scheme), bắt đầu từ tháng 04/ 2019 và kéo dài hai năm, cho đến hết tháng 03 năm 2021.

    Nếu hiện tại các bạn đang đóng Business Rate, số tiền này có thể được giảm đi một phần ba (một phần ba của giá trị Business Rate thật trừ đi giá trị Business Rate miễn giảm (Small Business Rate Relief). Bạn có thể tham khảo xem bất động sản của mình có thuộc dạng được miễn giảm hay không theo link này https://www.gov.uk/apply-for-business-rate-relief

    Để được hưởng chương trình này, địa điểm kinh doanh của các bạn phải được sử dụng cho một trong những mục đích sau đây:

    • Kinh doanh buôn bán hàng hóa, nơi khách hàng có thể ra vào tự do, bao gồm cửa hàng hoa, tiệm bánh, cửa hàng thức ăn – thịt, cá rau quả, cửa hàng trang sức, văn phòng phẩm, tiệm tạp hóa, tiệm thuốc tây, sạp báo, siêu thị, cửa hàng phụ tùng máy móc...
    • Kinh doanh cung cấp dịch vụ, nơi khách hàng có thể ra vào tự do, bao gồm: tiệm Nails, tiệm tóc, tiệm làm đẹp, tanning...
    • Kinh doanh phục vụ thức ăn/nước uống, nơi khách hàng có thể ra vào tự do, bao gồm: nhà hàng, tiệm takeaway, tiệm cà phê...

    Ngoài ra, để được hưởng chương trình này, giá trị tài sản được đánh giá để nộp thuế (rateable value) phải dưới £51,000 trong 2 năm tài khóa 2019-2020 và 2020-2021. Nếu các bạn muốn tham khảo thêm về giá trị Business Rate của mình, các bạn có thể truy cập vào đường link dưới đây, nhập địa chỉ và postcode kinh doanh của mình vào. https://www.tax.service.gov.uk/business-rates-find/search

    Xin lưu ý rằng, nếu gần đây hoạt động kinh doanh của các bạn có nhận được khoản tiền hỗ trợ từ chính phủ và vượt quá 200,000 eur (khoảng 171,308 bảng), các bạn sẽ không được hưởng chương trình giảm Business Rate Retail Discount cho kinh doanh nhỏ này.

    Nếu việc kinh doanh của bạn thỏa mãn những yêu cầu của chương trình giảm Business Rate Retail Discount này, các bạn sẽ không cần phải làm gì thêm, số tiền được giảm sẽ được Council cập nhật tự động. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra lại hóa đơn Business Rate năm 2019/2020 để kiểm chứng rằng liệu số tiền Business Rate Retail Discount được giảm này đã được tính vào trong hóa đơn Business Rate đúng hay chưa.

    Ví dụ:

    Nếu hóa đơn Business Rate của các bạn là £1,800 (là số tiền sau khi đã được trừ Small Business Rate Relief), số tiền được giảm của chương trình giảm Business Rate Retail Discount cho kinh doanh nhỏ này là £600 (1/3 của £1,800) vì vậy tổng số tiền Business Rate cần đóng chỉ là £1,200.

    Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này có ích cho các bạn, nếu có câu hỏi nào cần giải đáp, các bạn có thể liên lạc với Council.

    Viethome (từ chia sẻ của bạn Hien Le trên các hội nhóm)

  • Chủ nhân lâu đài xa hoa ở Nam Định chia sẻ về khoảng thời gian từ lúc ông khởi nghiệp đầy sóng gió đến ngày thành công, sở hữu khối tài sản đáng nể.

    Ông Nguyễn Văn Khuê (SN 1958), chủ lâu đài Lan Khoa Khuê được dư luận biết đến nhiều sau khi đứng ra tổ chức đám cưới xa hoa cho con trai út: lâu đài tổ chức tiệc bề thế, cô dâu được bố mẹ tặng vương miện bằng vàng… Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Khuê tại nhà riêng ở Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định. Người đàn ông này trong bộ quần áo lao động đang tham gia chỉ đạo các tốp thợ hoàn thiện tòa lâu đài nổi tiếng của mình.

    Lâu đài Lan Khoa Khuê

    Những ngày khởi nghiệp

    Ông Khuê cho biết, ông đi lên nhờ nghề kinh doanh khoáng sản (than) và tàu biển. "Tôi rời gia đình đi làm ăn vào năm 1992. Khi đó, kinh tế gia đình vô cùng eo hẹp và có khoản nợ lớn do vỡ nợ.

    Thời gian ấy, không hề dễ dàng gì với tôi. Chủ nợ hối thúc và tôi phải bán hết tất cả tài sản, chỉ trừ lại nhà để ở. Không muốn nhìn thấy cảnh người ta đến đòi nợ làm bố mẹ đau lòng, tôi quyết định phải đi làm ăn".

    Ông Nguyễn Văn Khuê

    Lúc đó, ông Khuê đã có 2 con gái. Người vợ không muốn chồng đi vì lo sợ vất vả, nguy hiểm nhưng ông quả quyết “ở nhà làm ruộng chỉ mong đủ ăn không thể kiếm được tiền trả nợ và lập nghiệp”.

    "Tôi đến Quảng Ninh làm thuê cho các chủ tàu kinh doanh than từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đó là những ngày lênh đênh trên biển. Những đêm biển còn mù sương, trời lạnh cắt da cắt thịt vẫn phải dậy ra đón hàng. Tôi đi làm suốt đêm suốt ngày, không ngại khó để kiếm tiền”, đại gia sinh năm 1958 chia sẻ.

    "Kiếm được chút tiền nào tôi trở về nhà ngay. Tôi gọi những chủ nợ đang đòi gấp đến thanh toán cho họ trước. Sau đó, tôi lại lên đường đi tiếp. Chỉ trong vòng 3 năm, tôi trả được số nợ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người”, ông nói tiếp.

    Tòa lâu đài của ông Khuê đang trong giai đoạn hoàn thiện.

    Sau khi trả được nợ, ông Khuê cũng quen các mối làm ăn tại đây nên bắt đầu tách ra làm ăn riêng bằng cách mua lại các tàu cũ để kinh doanh. Từ ít đến nhiều, sau hàng chục năm ông đã trở thành một đại gia có số tài sản khiến không ít người phải mơ ước.

    Ông nói, trong quá trình làm ăn, điều ông chú trọng nhất là chữ tín trong kinh doanh. Chữ tín này giúp ông có động lực để trả nợ những người đã cho mình vay. Nó cũng giúp ông có những mối quan hệ quan trọng trong công việc để tạo nên cơ nghiệp như ngày nay.

    Công trình để đời

    Tòa lâu đài mang tên Lan Khoa Khuê nằm ở vị trí đắc địa của xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định được xây trong 9 năm. Đến nay lâu đài vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. 

    Sau nhiều năm làm ăn trên thương trường, ông Khuê hiện tại đã nghỉ ngơi, mọi công việc kinh doanh được giao lại cho người con trai. Cũng từ đây, ông có ý tưởng và bắt đầu xây tòa lâu đài.

    "Ban đầu, vợ tôi không đồng ý vì: “Nhà ở không hết xây lên nữa làm gì”, tuy nhiên tôi muốn có một công trình để đời, làm một điều gì đó cho thế hệ các con, cháu sau này. Đây cũng là một minh chứng, bài học cho các con, cháu biết ông, bố... của chúng đã từng ra biển, đã từng vất vả như thế nào", ông nói.

    "Hiện, phần lớn thời gian trong ngày tôi dành để hoàn thiện tòa lâu đài Lan Khoa Khuê, dự kiến cuối năm sẽ hoàn thành. Sáng nay, người ta vừa chở hoa, cây đến để trồng quanh lâu đài", vừa nói ông vừa chỉ về số cây mẫu đơn, hoa nhài... đang để một góc trong khu vườn.

    Đây là một trong những công trình thể hiện sự giàu có, sung túc của người dân huyện Hải Hậu. 

    Ngoài việc xây dựng, chủ lâu đài Lan Khoa Khuê cũng dành thời gian cho việc luyện tập thể thao, chăm sóc vườn cây (vú sữa, hồng, mít... ).

    "Tôi có những may mắn nhất định nên mới sở hữu cơ ngơi như ngày hôm nay. Vì vậy khi đã trở về quê hương, tôi cũng cố gắng để chia sẻ phần nào đó cho bà con xung quanh còn khó khăn.

    Điều này đầu tiên là xuất phát từ tâm nguyện một người con muốn cống hiến cho quê hương. Thứ hai là tôi trước đây cũng là người nghèo nên tôi hiểu được họ và muốn chia sẻ phần nào với họ", chủ lâu đài Lan Khoa Khuê chia sẻ với báo chí.

    Chủ nhân lâu đài là vợ chồng ông Nguyễn Văn Khuê (SN 1958) và bà Nguyễn Thị Lan (SN 1961). Được biết, ông Khuê hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khoáng sản, tàu biển.

    Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Minh, cho biết: "Ông Khuê là một người giàu có và rất tích cực trong các hoạt động từ thiện vì cộng đồng. Bất kỳ hoạt động nào xã cần kinh phí, ông đều đứng ra đóng góp và kêu gọi mọi người chung tay".

    Cũng theo ông Phong, ông Khuê từng ủng hộ hơn 500 triệu đồng để xã Hải Minh xây dựng đường nhựa ven sông, lắp kè để cải tạo bờ sông. Hàng năm, vào các dịp Tết, vị đại gia này cũng ủng hộ từ 30- 40 triệu đồng cho những người nghèo ở quê hương có điều kiện ăn Tết.

    Ông Nguyễn Văn Khuê cho biết: Tên tòa lâu đài 'Lan khoa Khuê' là sự kết hợp tên của các thành viên trong gia đình - tên ông (Khuê), tên vợ (Lan) và tên người con trai (Khoa). Chi phí xây dựng công trình tính đến nay đã vượt ra ngoài con số 40 tỷ đồng.
    Lâu đài có diện tích 470m2 nằm trên mảnh đất 3000 m2. Trước khi bắt tay vào xây dựng, ông Khuê đã dành thời gian sang Pháp, Italy vừa đi du lịch vừa tham khảo các mẫu lâu đài. "Toàn bộ ý tưởng lâu đài là của tôi, các kiến trúc sư căn cứ vào đó để lập bản vẽ. 10 năm trước, tôi vào miền Nam lấy mẫu của một tòa lâu đài nổi tiếng ở đó nhưng không ưng. Cuối cùng, tôi quyết định ra nước ngoài tìm hiểu. Riêng bản vẽ phải mất 3 năm mới hoàn thiện. Quá trình xây dựng, bản vẽ thay đổi liên tục, hạng mục nào làm xong, chưa ưng ý tôi cho đập đi xây lại, dù chi phí đội lên rất lớn", ông Khuê chia sẻ.
    Hệ thống cổng, hàng rào được làm bằng chất liệu nhôm hợp kim mạ đồng. Hai bên có hai tượng sư tử trắng, kích cỡ lớn án ngữ. Hai pho tượng này vừa mang tính chất trang trí, vừa thể hiện sự mạnh mẽ của gia chủ trong cuộc sống và kinh doanh. Đặc biệt, cánh cổng được điều khiển bằng hệ thống từ xa. Ngoài ra, xung quanh gắn 20 camera và lớp hàng rào thép gai để đảm bảo an ninh. Vị đại gia tiết lộ, ông có đam mê với thần thoại Hy Lạp. Chính vì vậy, ý tưởng thiết kế và trang trí được ông nghiên cứu, mô phỏng từ các thần thoại này. Bức tượng trong ảnh mô tả nữ thần chiến thắng, kết thúc trận chiến, cởi bỏ áo giáp, mũ để trở về.
    Bức tượng thợ săn cao hơn 2 mét được đặt ở góc vườn, bên cạnh là cung và con chó... "Các pho tượng đều được những nghệ nhân trực tiếp chế tác bằng tay từ chất liệu xi măng. Để làm số lượng tượng lớn và các phù điêu, hoa văn trang trí khắp lâu đài, tôi thuê 4 tốp thợ (16 người) từ Nghệ An, Quảng Trị... ra Nam Định và làm trong 3 - 4 năm mới hoàn thành", đại gia sinh năm 1958 nhấn mạnh.
    Tượng con tàu trên nóc tòa lâu đài mang ý nghĩa gắn liền với công việc kinh doanh tàu biển của ông Khuê. Hình tượng con tàu vươn ra biển lớn thể hiện khát vọng chinh phục, 2 nữ thần hai bên phù hộ. Bông lúa mạch thể hiện sự sung túc đủ đầy, con ngựa và sư tử thể hiện uy quyền, uy lực.
    Gia chủ sử dụng gỗ đỏ, gỗ hương, gỗ cẩm lai làm nội thất. Lâu đài gồm 5 tầng có 1 hầm để xe. Cánh cửa chính lấy nguyên mẫu từ Pháp, được làm từ tấm gỗ quý và rất nặng. Thời điểm lắp đặt, gia chủ phải dùng cần cẩu mới vận chuyển được vào trong.
    Khu đại sảnh được ốp bằng gỗ đỏ. Ông Khuê cho lắp đặt thang máy để thuận tiện di chuyển giữa các tầng trong tòa lâu đài. Bên cạnh đó, lâu đài có hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiện đại với chi phí lên tới vài tỷ đồng.
    Cây xanh, tiểu cảnh trong khuôn viên sân vườn lâu đài.
    Phía góc sân là nhà ăn tập thể dùng vào dịp lễ Tết có đông người tham dự. Phòng ăn này có thể chứa khoảng 60-70 người. 
    Hoa văn đắp nổi trên trần nhà bằng đồng mạ vàng 18k.
    Lâu đài có nhiều phòng như: Phòng triển lãm cổ vật, phòng làm việc, phòng ở cho gia nhân...  Ông Khuê thông tin thêm: "Tôi xây dựng lâu đài này với mong muốn có một công trình để đời, làm một điều gì đó cho thế hệ các con, cháu sau này. Đây cũng là một minh chứng, bài học cho các con, cháu biết ông, bố... của chúng đã từng ra biển, đã từng vất vả như thế nào". 

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Beau Jessup, 19 tuổi, có thể tự trả học phí đại học nhờ cung cấp dịch vụ giúp các bậc phụ huynh Trung Quốc đặt tên tiếng Anh cho con.

    Jessup khởi nghiệp năm 2015 khi mới 15 tuổi. Chỉ 6 tháng sau đó, cô bé đã kiếm hơn 60.000 USD nhờ đặt tên cho khoảng 200.000 em bé Trung Quốc. Từ đó đến nay, trang web của Jessup đã giúp các bậc phụ huynh Trung Quốc đặt 677.900 cái tên tiếng Anh với doanh thu hơn 400.000 USD.19 tuổi, Beau Jessup hiện là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của trang web "Special Name" chuyên cung cấp dịch vụ đặt tên tiếng Anh cho trẻ em Trung Quốc, CNBC ngày 21/3 đưa tin. 

    Beau Jessup, 19 tuổi, giám đốc điều hành trang web "Special Name" chuyên cung cấp dịch vụ đặt tên tiếng Anh cho trẻ em Trung Quốc. Ảnh: CNBC.

    Ý tưởng khởi nghiệp của Jessup xuất phát từ một chuyến du lịch đến Trung Quốc với bố. Lúc đó, một đối tác làm ăn của ông bố đã nhờ cô bé nghĩ ra một cái tên tiếng Anh để đặt cho con gái ba tuổi.

    "Tôi cảm thấy vinh dự xen lẫn ngạc nhiên", Jessup nhớ lại. "Dường như việc này thực sự quan trọng với họ".

    Để chọn được một cái tên thích hợp, Jessup đã bảo cô Wang chia sẻ một số thông tin về cô con gái nhỏ. Sau khi trò chuyện, Jessup nhận ra ước mong lớn nhất của người mẹ này là con gái khi trưởng thành sẽ đạt được những thành tựu khiến người khác phải thán phục. Suy nghĩ cẩn thận, Jessup đề xuất tên "Eliza", lấy cảm hứng từ tên của nhân vật nữ trong bộ phim "My Fair Lady".

    Bà Wang rất hài lòng và giải thích rằng các bậc phụ huynh Trung Quốc vô cùng coi trọng việc đặt tên tiếng Anh cho con. Theo truyền thống, tên của người Trung Quốc thường hàm chứa những ý nghĩa nhất định. Trong thời đại toàn cầu hóa, các bậc làm cha mẹ Trung Quốc cảm thấy con mình sẽ dễ giao tiếp với người nước ngoài hơn nếu có thêm tên riêng bằng tiếng Anh. Tuy nhiên do rào cản ngôn ngữ, nhiều người không biết chọn tên như thế nào.

    Năm 2015, chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách Một con. Jessup cảm thấy thời điểm kinh doanh đã tới. Và trang "Special Name" ra đời.

    Sau khi trở về Anh, Jessup mượn bố gần 2.000 USD để thuê một người thiết kế trang web. Trong khi đó, cô gái trẻ vừa bận rộn học dự bị đại học vừa dành thời gian xây dựng kho dữ liệu với hơn 4.000 cái tên cho cả bé trai lẫn bé gái. Dựa vào 5 tính cách trong số 12 tính cách được liệt kê như năng động, chân thành, thấu cảm hoặc lạc quan, hệ thống sẽ chọn ra một cái tên phù hợp. 

    "Tôi chỉ bất chợt nảy ra ý tưởng thôi. Chủ yếu là tôi hứng thú và muốn nghiên cứu về tích cách con người, nhân chủng học, tôi học chuyên sâu về lĩnh vực này", Jessup nói với trang tin của Australia news.com.au. "Bố mẹ tôi à? Họ dĩ nhiên là rất mừng, nhưng không biết do tự hào về con gái hay nhẹ nhõm vì không phải đóng học phí đại học cho tôi nữa".

    Jessup không chỉ đủ tiền tự trang trải học phí đại học mà còn có vốn đầu tư vào bất động sản và đương nhiên trả bố khoản vay cách đây 4 năm kèm cả lãi. Hiện cô gái 19 tuổi đang theo học ngành nhân chủng học xã hội tại đại học London School of Economics.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Hai anh em nhà Ambani điều hành tập đoàn công nghiệp Reliance ở nhiều lĩnh vực khác nhau với sự trợ giúp của vợ và các con.

    Cơ nghiệp của gia đình Ambani được gây dựng bởi ông Dhirubhai Ambani (giữa), người sáng lập tập đoàn công nghiệp Reliance vào năm 1977 tại thành phố Mumbai.

    Reliance đã đưa Ambani lên ngôi vị gia đình giàu nhất châu Á khi lọt tốp 500 công ty trị giá 100 tỷ USD trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí Fortune, và là một trong những công ty đắt giá nhất Ấn Độ.

    Khi qua đời năm 2002 ở tuổi 69 do đột quỵ, ông Dhirubhai không để lại di chúc. Trong hình, hai con trai ông là Mukesh (trái) và Anil Ambani cùng nhau đưa thi hài cha đến nơi mai táng.

    Năm 2005, sau những cuộc đấu đá quyền lãnh đạo Reliance, anh em nhà Ambani quyết định chia đôi công ty. Mukesh quản lý mảng dầu khí, hóa dầu, còn Anil kiểm soát mảng xây dựng, viễn thông, giải trí và sản xuất điện.

    Ông Mukesh là cổ đông lớn nhất của Reliance và sở hữu khối tài sản ước tính 50 tỷ USD. Tháng 7/2018, ông vượt mặt tỷ phú Jack Ma của tập đoàn Alibaba để trở thành người giàu nhất châu Á.

    Vợ của ông Mukesh, bà Nita Ambani, được tạp chí Forbes gọi là Đệ nhất phu nhân của giới kinh doanh Ấn Độ. Nita là chủ tịch quỹ từ thiện Reliance Foundation, tham gia vào nhiều dự án thể thao của công ty cũng như chiến lược quảng bá cho mạng lưới di động Reliance Jio Infocomm của Reliance. 

    Trong hình, bà Nita chụp ảnh cùng đội cricket Mumbai Indians do tập đoàn này sở hữu. 

    Vợ chồng ông Mukesh có 3 con, gồm hai con sinh đôi Isha và Akash, 27 tuổi, và con trai út Anant, 23 tuổi (giữa), người gần đây bắt đầu tham gia vào một số sự kiện và cuộc họp của tập đoàn.

    Isha tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Cô hiện nằm trong ban giám đốc của công ty bán lẻ Reliance Retail và là đồng giám đốc công ty viễn thông Reliance Jio.

    Tháng 12 năm ngoái, Isha kết hôn với Anand Piramal, 33 tuổi, người thừa kế một tập đoàn bất động sản và dược phẩm Ấn Độ. Đám cưới của cô được tổ chức tại dinh thự 27 tầng của gia đình, kéo dài suốt nhiều ngày với khoảng 600 khách mời, bao gồm các chính trị gia thế giới, các ngôi sao Bollywood. Phát ngôn viên của Reliance cho biết chi phí đám cưới không vượt quá 15 triệu USD.

    Akash cũng là thành viên ban quản trị của Reliance Jio. Anh vừa kết hôn với bạn gái quen từ thời đại học ở Mỹ Shloka Mehta vào đầu tháng 3. Shloka là con gái của một trùm kinh doanh kim cương có tiếng.

    Trong khi việc kinh doanh của gia đình anh trai Mukesh ngày càng phát triển thì tập đoàn Reliance Group do em trai Anil, 59 tuổi, lãnh đạo lại gặp khó khăn. 

    Công ty viễn thông Reliance Communications của ông nợ khoảng 4 tỷ USD và buộc phải thanh toán vào tháng hai. Ông còn đối mặt với án tù nếu không thanh toán khoản nợ 80 triệu USD cho công ty Ericsson của Thụy Điển. Tuy nhiên, hôm 18/3, Anil gây xôn xao khi cho hay vợ chồng anh trai Mukesh đã ra tay giúp ông trả nợ, thoát cảnh tù tội. 

    Anil kết hôn với bà Tina Ambani, một cựu diễn viên Bollywood, và có hai con trai đều tham gia điều hành các công ty cùng cha. Anil hiện sở hữu khối tài sản ước tính 1,8 tỷ USD.

    Gia đình Ambani từ lâu có quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia, người nổi tiếng thế giới, như vợ chồng Thái tử Anh Charles, cựu thủ tướng Anh David Cameron, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Mukesh cũng quen biết cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần 20 năm nay. Năm ngoái, bà đã bay đến Mumbai dự đám cưới của ái nữ nhà Ambani.

    Tài sản của nhà Ambani vẫn đang không ngừng gia tăng. Công ty viễn thông Reliance Jio chiếm phần lớn thị phần ở Ấn Độ và đạt 200 triệu người dùng chỉ trong hai năm. Đây cũng là công ty tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Reliance.
    Trong khi cả 3 con của ông Mukesh đều tham gia điều hành việc kinh doanh, không rõ ai sẽ là người thừa kế của tập đoàn 100 triệu USD.

    Từ trái sang phải trong hình: con trai út Anant và bạn gái, bà Nita, con trai cả Akash, con gái Isha cùng chồng và ông Mukesh tại đám cưới Akash hồi đầu tháng 3.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Chúng ta nghĩ rằng con nhà nghèo sẽ có động lực vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi bít lại các cơ hội.

    "Con phải cố lên, đời này bố mẹ cậy nhờ hết ở con". Đây là câu nhiều bố mẹ nói với con từ nhỏ. Vấn đề là, sự "dựa dẫm" này là quá rủi ro, đặc biệt khi thế hệ trẻ đang phải đứng trước quá nhiều cạnh tranh như hiện nay.


    Cha mẹ giàu con thong thả. Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.

    Năm 2016, Đại học Harvard công bố kết quả một nghiên cứu kéo dài 30 năm với 107 người Mỹ ở nhiều tầng lớp xã hội, từ lao động, tới thượng lưu. Theo đó, ảnh hưởng vị thế của cha mẹ tới thế hệ sau vượt xa những gì chúng ta tưởng. Ảnh hưởng này đến từ nhiều yếu tố, không chỉ về tiền bạc mà còn bao gồm độ bền vững của hôn nhân, khả năng cảm thông, mạng lưới xã hội và hiểu biết của cha mẹ. 

    Năm 1948, một phụ nữ Giang Tô tên Wang Shuzhen cùng chồng đưa 13 con tới Đài Loan. Bà Wang vốn là tiểu thư con nhà trí thức, được học chơi nhạc cụ, đánh cờ, viết thư pháp từ nhỏ. Chồng bà cũng là một doanh nhân giàu có. Không may, năm sau đó, người chồng khi trở về quê nhà lo việc làm ăn đã gặp nạn qua đời.

    Cái chết đột ngột của người chồng khiến gia đình chao đảo. Người mẹ vốn không phải đụng tới việc gì giờ phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Để bớt gánh nặng, bà có thể cho con nghỉ học. Nhưng bà không chọn cách đó mà động viên các con nỗ lực học tập. Ngay cả lúc tài chính cạn kiệt, gia đình phải chuyển về ngoại ô, bà vẫn kiên định để các con tiếp tục đến trường, dù phải đi bộ vài kilomet. 

    Cuối cùng, 13 con của bà đều trở thành tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, công nghệ, luật, tài chính... Ba trong số đó còn đoạt giải "Mười gương mặt trẻ tiêu biểu nhất tại Mỹ". Theo Womenofchina, bà được cựu tổng thống Mỹ Bush viết thư khen ngợi là "người mẹ vĩ đại" và tổng thống Clinton mừng sinh nhật lần thứ 100. 


    Bà Wang Shuzhen và con trai Li Changyu - một nhà khoa học pháp y, thám tử lừng danh, được ví với Sherlock Holmes đời thực. Ảnh: Visiontimes.

    Vậy có phải khi càng lâm vào khó khăn, con người càng dễ vươn lên thành công? Không hẳn.

    Nếu nói về nghèo khó, có nhiều người ở Đài Loan còn nghèo hơn gia đình Wang Shuzhen. Nhưng có bao nhiêu nhà nghèo chọn bằng mọi giá cho con đi học thay vì nghỉ kiếm tiền phụ gia đình như bà?

    Vào ngày 22/8/2017, một nam thanh niên 23 tuổi ở Thâm Quyến (Quảng Đông) đã tự tử vì muốn đi học nhưng không được bố mẹ đồng ý. Chuyện là, vì nhà nghèo, chàng trai này phải bỏ học từ cấp 2 để đi làm. Sau đó, khi kinh tế gia đình khá hơn, anh muốn đi học lại vì nhận ra sống ở thành phố cạnh tranh này, không có kiến thức thì khó ngóc đầu lên được. Thế nhưng cha mẹ anh phản đối. Cảm giác bất lực và phải mang gánh nặng quá lớn khiến anh tìm tới cái chết.

    Chúng ta nghĩ rằng khi khó khăn, người ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi là sự bít lại các cơ hội. Tầm nhìn, hiểu biết, giá trị và quan niệm về cuộc sống của cha mẹ và các thành viên gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới thế hệ trẻ.

    Nhiều người thường chỉ thấy các gia đình giàu thì có tiền bạc để lại cho con cái mà không hề biết rằng họ còn truyền cho thế hệ sau nhiều thứ khác như sự hiểu biết, trải nghiệm, niềm tin, văn hóa...

    Gia đình ảnh hưởng tới đường đời của người trẻ thế nào?

    Trong nghiên cứu 30 năm, các giáo sư Đại học Harvard đã phân tích ảnh hưởng của gia đình tới cuộc đời trẻ ở các khía cạnh là trình độ giáo dục của cha mẹ, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống...

    Một kết quả đáng chú ý là điều kiện gia đình ảnh hưởng lớn tới khả năng tốt nghiệp đại học của một người. Nếu bạn lớn lên trong gia đình thu nhập cực thấp, thì dù bạn có đạt điểm tốt khi học cấp 2, cơ hội bạn tốt nghiệp đại học ít hơn hẳn so với những ai điểm thấp nhưng sống trong gia đình thu nhập cao. Ngoài ra, bố mẹ càng có trình độ giáo dục cao thì sẽ càng khích lệ con cái học cao hơn. 

    Mối quan hệ xã hội của bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển của con. Phụ huynh có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, nghĩa là luôn có những người bạn có khả năng giúp đỡ con cái mình bất cứ khi nào trẻ cần tìm việc, chuẩn bị hồ sơ đi học hay lúc bị bệnh tật, đau yếu. 

    Người trẻ ở những gia đình bình dân thường không thiếu nỗ lực, sự chăm chỉ. Cái họ thiếu là khả năng nhìn thấy hướng đi. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình và các nguồn lực bên ngoài, trong những giai đoạn khó khăn, họ dễ bối rối, khó vượt qua. Đó là do sự thiếu định hướng cuộc đời. 

    Điều kiện kinh tế cũng tác động rất lớn tới cách giáo dục con của cha mẹ. Chẳng hạn, cha mẹ ở các gia đình tầng lớp cao có thể đọc được các lý thuyết và phương pháp dạy con mới, từ đó, trẻ cũng dễ tiếp cận trước với những bài học phát triển trí thông minh, khả năng giao tiếp... so với bạn bè ở các gia đình khó khăn. Sự bất bình đẳng từ đầu đời sẽ tăng dần theo thời gian.

    Ngay cả các thống kê về lượng sách bán ra cũng nói lên nhiều điều. Một trang thương mại điện tử cho biết, lượng sách bán ở Bắc Kinh và Thượng Hải chiếm 60% lượng bán ra cả nước.


    Cha mẹ có trình độ giáo dục cao có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều phương pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Ảnh: The Conversation.

    Đây là lý do tại sao nhiều gia đình bần cùng loay hoay khó thoát khỏi đáy xã hội, trong khi các gia tộc khá giả có thể thịnh vượng hàng trăm năm. Tương tự, sau kỳ thi đại học ở Trung Quốc, các con số thống kê đều cho thấy, những người đỗ hầu hết là con các gia đình khá giả. 

    Thực tế, nhiều người vẫn giữ ảo tưởng "đọc nhiều chắc gì đã hơn". Họ luôn đưa ra các ví dụ về việc nhiều người không có nền tảng giáo dục và gia đình tốt trong những năm đầu đời và chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân để vươn lên tầng lớp cao hơn trong xã hội. Nhưng điều đó xảy ra không nhiều, đa số là khi "gặp thời" hay cộng một số yếu tố khác. 

    Dữ liệu gần đây của Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), số sinh viên nông thôn tại các đại học lớn ở Trung Quốc đã giảm từ những năm 1990. Tỉ lệ sinh viên nông thôn tại Đại học Bắc Kinh đã giảm từ 30% xuống 10% và sinh viên nông thôn ở Đại học Thanh Hoa năm 2010 chỉ chiếm 17%. 

    Có thể thấy, nhiều bố mẹ luôn hy vọng vào thế hệ sau, mà không hiểu rằng: Trong gia đình, chính bố mẹ mới là người đầu tiên cần nỗ lực, dù là để đạt tầm cao mới về vật chất hay tri thức... Họ quên rằng, khả năng vươn lên trong xã hội giống như một cuộc đua tiếp sức gia đình, và mỗi thế hệ đều phải nỗ lực hết mình, không thể chỉ trông chờ vào thế hệ sau. 

    Mẹ của Bill Gates từng là doanh nhân và có mối liên quan mật thiết với ban giám đốc công ty máy tính IBM. Năm 1968, khi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ còn chưa có máy tính, trường tư Bill Gates học đã có máy tính PDP-10 cho ông và các bạn học lập trình cơ bản. 

     Cha Buffett là một thành viên của quốc hội. Khi 8 tuổi, Buffett đã tới sở giao dịch chứng khoán New York. Bố ông là giám đốc của một ngân hàng đầu tư đa quốc gia thu hút sinh viên các trường hàng đầu thế giới.

    Ngay cả các tên tuổi lớn của ngành công nghệ Trung Quốc hầu hết cũng đều xuất thân từ các gia đình có điều kiện tốt nhất.

    Nhìn vào thực tế trên không phải để hoảng hốt: "Vậy 'cái khó cứ bó cái khôn' mãi sao" và lo lắng rằng thế hệ sau sẽ thua ngay từ vạch xuất phát nếu bố mẹ ở vị trí thấp. Thay vào đó, chính bố mẹ cần không ngừng nỗ lực và đừng đặt hết kỳ vọng vào thế hệ sau hay phàn nàn rằng thế hệ trước đã không để lại bước đệm cho mình. Chính mình hãy trở thành điểm tựa tốt hơn cho con cháu sau này. 

    Viethome (theo VnExpress)