• Với hình thức mua những sản phẩm chăm sóc sức khỏe được ưa chuộng tại Úc và bán lại cho người tiêu dùng trong nước, nhiều du học sinh có thể kiếm lời từ 2.000 đến 3.000 đô la Úc (AUD) mỗi tuần.

    kiem them thu nhap 1
    Carol Lin 'bỏ túi' đến 3.000 đô Úc mỗi tuần nhờ bán thực phẩm chức năng Úc cho người Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH BUSINESS INSIDER

    Mua thực phẩm chức năng, vitamin, hàng tiêu dùng hay sữa bột trẻ em từ Úc rồi chuyển về nước bán lại kiếm lời, là hình thức kinh doanh không mới; tuy nhiên, đây vẫn là cách giúp nhiều du học sinh kiếm được khoản thu nhập khủng, để trang trải sinh hoạt phí khi sống và đóng tiền học ở nước ngoài.

    Carol Lin (25 tuổi, người Trung Quốc), sinh viên của một trung tâm ngôn ngữ tại Sydney (bang New South Wales, Úc), là du học sinh kiếm được nhiều tiền từ cách thức kinh doanh trên. Ở những thời điểm đắt khách, Lin “bỏ túi” hơn 3.000 đô la Úc một tuần, theo Business Insider.

    Lin đến Sydney từ tháng 7.2015, với tư cách là một du học sinh, song cô đã sớm lên chiến lược kinh doanh để kiếm tiền trong thời gian sinh sống tại đây.

    Sau thời gian nghiên cứu thị trường, Lin phát hiện mạng xã hội WeChat là nơi lý tưởng để cô lập những gian hàng trực tuyến. Khi khách hàng ở Trung Quốc có nhu cầu mua thực phẩm chức năng từ các nhãn hàng có uy tín của Úc, họ chỉ việc liên hệ với Lin và đặt hàng. Nhiệm vụ của Lin là tìm nguồn hàng cung cấp có giả sỉ rẻ và chuyển món đồ ấy về cho khách.

    Lin còn phát triển mạng lưới cộng tác viên bán hàng cho mình tại thị trường Trung Quốc thông qua WeChat. Cô và các "cộng sự" của mình kiếm được thu nhập khá tốt vì hầu như họ không phải đóng bất kì khoản thuế nào cho hình thức buôn bán qua mạng như thế này.

    kiem them thu nhap 1
    Maggie Ma, sinh viên kiếm được nhiều tiền nhờ hình thức mua bán hàng Úc cho người tiêu dùng Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH BUSINESS INSIDER

    Hình thức kinh doanh này ngày một phát triển sôi động bởi hai lý do. Thứ nhất, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng sợ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng… từ các doanh nghiệp trong nước. Thứ hai, số lượng du học sinh Trung Quốc ở Úc đang ngày một tăng lên, họ là những đầu mối cung ứng và vận chuyển hàng hóa chất lượng cao từ Úc về nước.

    Không chỉ có Lin, Maggie Ma, (26 tuổi, đến từ Trung Quốc) sinh viên vừa lấy bằng Thạc sĩ kế toán tại trường Đại học Sydney (Úc) cũng là người hoạt động tích cực trong mạng lưới du học sinh bán thực phẩm chức năng qua WeChat.

    Thoạt đầu, Maggie Ma chỉ xem các sản phẩm chức năng tốt cho sức khỏe như một món quà cô dành tặng bố mẹ sau thời gian du học xa nhà; tuy nhiên, người thân nữ sinh càng dùng càng thấy thích và họ đặt hàng cô mang về nhiều hơn. Đó cũng là lúc Maggie Ma nhận thấy tiềm năng kinh doanh của công việc này.

    Cả hai Lin và Ma đều nói rằng họ làm việc như một đại lý trực tuyến và đây là một công việc bán thời gian kiếm tiền rất lý tưởng trong giai đoạn nhu cầu sử dụng hàng hóa Úc tại Trung Quốc đang tăng cao.

    Thông thường, Lin không đề giá trực tiếp lên sản phẩm, với cô “mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những mức giá khác nhau”. Thực phẩm chức năng, sữa bột trẻ em, vitamin tổng hợp, thuốc giải độc gan… là những sản phẩm được khách hàng hỏi mua rất nhiều. Số tiền lời Lin kiếm được từ các sản phẩm này khá hấp dẫn, ví như một hộp vitamin tổng hợp mua tại Úc với giá 17 đô la Úc, sang tay người dùng, Lin thu về 29 đô la Úc. Hay một loại kem đa năng được bán trong cửa hàng với giá chỉ 5 đô la Úc, sang tới Trung Quốc, nó đã dội lên số tiền là 10 đô la Úc.

    Lin giải thích: “Nếu tôi mua một món hàng ở đây có giá 30 đô la Úc, tôi sẽ cộng thêm 7 đô la để chi trả cho chi phí vận chuyển, có nghĩa sản phẩm đã bị nâng lên mức 37 đô la. Nhưng trong làm ăn kinh doanh, tôi không thể bán ở giá này vì như vậy nghĩa là không có lời. Tôi sẽ lấy món hàng đó giá 47 đô la Úc khi chuyển về đến Trung Quốc, tôi kiếm được 10 đô la tiền lời”.

    Nhưng không phải lúc nào Lin cũng lấy tiền lời trên mỗi sản phẩm là 10 đô la, nó có thể ít hơn, khoảng 5 hay 6 đô la tùy trường hợp.
    Các đối thủ kinh doanh xuất hiện ngày một nhiều, đó là lý do Lin buộc phải hạ thấp tiền lời để thu hút khách hàng đặt mua sản phẩm thông qua dịch vụ của mình.

    kiem them thu nhap 1
    Các cô gái làm 'đại lý trực tuyến' vô cùng bận rộn. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH BUSINESS INSIDER

    Một vấn đề bất cập khác mà những “con buôn” nghiệp dư phải đối mặt đó chính là việc tìm nguồn hàng cung ứng sao cho thật phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
    “Sau khi nhận được đơn hàng trên WeChat, tôi viết tất cả những món mình cần mua ra giấy và bắt đầu đi tìm chúng ở các cửa hàng, siêu thị. Song có trường hợp cả 5 món hàng mà tôi cần mua, mỗi món lại ở một nơi khác nhau. Việc này tốn rất nhiều thời gian và thật sự khá phiền hà”, Maggie Ma bộc bạch.

    Trong khi đó, Lin cho biết cô phải thường xuyên kiểm tra điện thoại để không bỏ lỡ một đơn hàng nào. Đôi khi, điều này làm cô cảm thấy khó chịu, nhất là lúc đi ăn tối với gia đình hoặc bạn bè. Trong một ngày, nếu Lin không phải chạy khắp nơi để mua sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách thì cô cũng sẽ dành nhiều thời gian để đóng gói và đi gửi hàng ở bưu điện. Cô bắt đầu làm việc từ 10 giờ sáng và kết thúc vào lúc 21 giờ mỗi ngày.

    “Những người như tôi không có ngày nghỉ, không có cuối tuần”, Lin nói thêm.

  • Suốt 36 năm nay, cụ ông 71 tuổi ở Nhật Bản không phải chi trả một xu nào cho việc ăn, ở, đi lại hay thậm chí mua sắm.

    Sau khi xuất hiện trên tờ Sinchew Daily, ông Kiriya Hiroshi đã khiến dư luận trầm trồ vì "chiến tích" không tiêu một đồng nào suốt 36 năm ròng. Trong thời đại mà hầu hết nhu yếu phẩm đều phải quy đổi bằng tiền, ai cũng tò mò muốn biết nhờ đâu mà cụ ông 71 tuổi ở Tokyo (Nhật Bản) làm được điều thần kỳ ấy.

    khong chi tien trong 36 nam 1
    Sau khi xuất hiện trên tờ Sinchew Daily, ông Kiriya Hiroshi đã khiến dư luận trầm trồ vì "chiến tích" không tiêu một đồng nào suốt 36 năm ròng. 

    Các công ty xứ hoa anh đào thường dành nhiều ưu đãi cho các cổ đông đã mua cổ phiếu đến một mức độ nhất định. Khi chạm ngưỡng ấy, họ sẽ được công ty gửi phiếu giảm giá hoặc sản phẩm để tri ân. 

    khong chi tien trong 36 nam 1
    Các công ty xứ hoa anh đào thường dành nhiều ưu đãi cho các cổ đông đã mua cổ phiếu đến một mức độ nhất định.

    Từ năm 35 tuổi, ông Hiroshi đã bắt đầu bước chân lên con đường chơi cổ phiếu. Đến nay, cụ ông Nhật Bản đã đầu tư vào hơn 900 công ty với tổng giá trị cổ phiếu lên đến 300 triệu yên. Nhờ số vốn khổng lồ đó, mỗi năm ông đều được nhận phiếu quà tặng "mỏi tay". 

    khong chi tien trong 36 nam 1
    Nhờ số vốn khổng lồ đó, mỗi năm ông đều được nhận phiếu quà tặng "mỏi tay".

    Chia sẻ trên một show thực tế, cụ ông 71 tuổi cho biết tất cả những nhu yếu phẩm trong nhà đều được đổi từ phiếu giảm giá dành cho cổ đông, từ gạo, dầu, muối, quần áo, giày dép đến cả xe đạp! 

    khong chi tien trong 36 nam 1
    Ông Hiroshi cũng nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc chi tiêu mà mình đặt ra.

    Ông Hiroshi cũng nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc chi tiêu mà mình đặt ra, ông không bao giờ mua thứ gì đắt hơn phiếu quà tặng. Để "triệt" luôn khoản chi phí dành cho việc di chuyển, ông lão chỉ đạp xe đi vòng quanh chứ không dùng phương tiện giao thông nào khác.

    khong chi tien trong 36 nam 1
    Chiếc ví của Hiroshi có một xấp phiếu giảm giá dày cộm.

    Cũng chính vì thế, chiếc ví của Hiroshi không nhét đầy tiền mặt hay thẻ như bao người mà chỉ có một xấp phiếu giảm giá dày cộm. "Suốt 36 năm qua, tôi chưa từng phải bỏ ra một đồng nào", ông tự hào chia sẻ. 

    Nguồn: World of Buzz

  • Giữa lúc 200.000 sản phẩm Halloween không có thị trường do đại dịch, Jack thuê kho lớn, thu mua hàng của các doanh nghiệp rồi lập website bán với giá rẻ.

    Đầu năm 2020, nhịp sống vẫn diễn ra bình thường, doanh nhân Jack Lear, 27 tuổi, ở Pembrokeshire, xứ Wale lên kế hoạch kinh doanh cho mùa lễ Halloween. Vừa đặt mua 200.000 trang phục thì đại dịch bùng phát, thị trường của anh gần như không tồn tại.

    "Tôi nhận ra đã tự đào một cái hố khá lớn để chôn thân. Tôi phải vượt qua cơn bão hoặc đánh bạc để bắt đầu một công việc kinh doanh mới", anh nhận định. Sau khi đọc được thông tin Amazon tuyển thêm gần 10.000 công nhân vì bùng nổ mua sắm trực tuyến trong đại dịch, ý tưởng mới lóe lên trong đầu Jack Lear.

    "Rủi ro lớn hơn nếu không làm gì cả. Tôi thà cố gắng thất bại còn hơn là ngồi nhìn doanh nghiệp chết", anh cười gượng nói.

    lam giau dip covid
    Jack đã đầu tư 500.000 bảng Anh để thuê nhà kho lớn nhất mà anh ta có thể mua được ở Pembroke Dock. Ảnh: Claudia Belli / BargainFox.com.

    Để có thể chuyển hướng kinh doanh, Jack vay "khoản vay lớn nhất có thể" và tạm dừng xây nhà để dồn toàn bộ tiền và nguồn lực.

    Anh đầu tư 500.000 bảng khởi chạy một nền tảng trực tuyển chuyên bán hàng tiêu dùng giảm giá vào tháng 3. Chàng trai 27 tuổi thuê nhà kho lớn và bắt đầu bán những chiếc máy cắt tỉa râu - thứ có nhu cầu thời rất cao vào điểm đó do các tiệm làm tóc đóng cửa. Nhưng sau đó, Jack bán 50.000 sản phẩm khác nhau trên mọi lĩnh vực, từ hàng gia dụng đến sản phẩm trẻ em, đồ thể thao và giải trí.

    Chàng trai xứ Wales mua hàng trả lại từ các nhà bán lẻ và hàng hóa từ các công ty thanh lý, thỉnh thoảng có sản phẩm bị hỏng bao bì. Tất cả được giảm giá mạnh. Trung bình, hàng của anh rẻ hơn 40% so với giá bán lẻ bình thường.

    "Khách hàng của tôi không bận tâm vỏ bọc bị hỏng phía ngoài. Họ chỉ quan tâm hàng bên trong thế nào và mua được với giá rẻ ra sao", Jack giải thích. Sau vài tháng khởi động công việc kinh doanh mới, doanh thu của anh đạt tới 2,5 triệu bảng Anh.

    Jack bắt đầu sự nghiệp kinh doanh khi vẫn còn là một cậu học sinh. Sau đó, anh bỏ học và tự thiết kế những bộ trang phục lạ mắt, thuê gia công ở Trung Quốc. Một số thiết kế trong số đó đã được đăng ký bản quyền trên toàn thế giới. Mẹ của Jack không ủng hộ con trai, nhưng đã bị anh thuyết phục.

    Hiện, chàng doanh nhân trẻ tuyển dụng 35 công nhân làm nhiệm vụ kiểm tra kho, kiểm tra chất lượng và chụp ảnh sản phẩm để đưa lên website. Nhiều nhân viên của anh là người dân địa phương trẻ tuổi, thất nghiệp do đại dịch.

    Jack đang xoay sở để tuyển thêm 12 người nữa trong thời gian Giáng Sinh.

    Theo walesonline

  • Thành lập công ty từ năm 2010 nhưng nửa năm trở lại đây, việc kinh doanh của vợ chồng Adam Taylor mới lên như diều gặp gió.

    Anh Adam và vợ Alexandra Taylor, đến từ Warwickshire (Anh) bắt đầu lập ra Pet Shop Bowl cách đây một thập kỷ. Thời điểm đó cả hai đều thất nghiệp do khủng hoảng tài chính.

    Công ty hoạt động cầm chừng trong suốt các năm qua. Covid-19 nổ ra, công ty đột nhiên cho lợi nhuận kếch xù. "Công việc kinh doanh của chúng tôi đã đi từ thành công này đến thành công khác, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh", Adam, 39 tuổi cho biết.

    Do khách hàng ở nhà nên đã đầu tư vào thú cưng. Các mặt hàng dành cho thú cưng, đặc biệt là chăm sóc và chải lông được ưa chuộng. "Chỉ trong vài tháng, chúng tôi đã từ kiếm 2.000 bảng một tuần lên hơn 21.000 bảng một tuần - đó là mức tăng 950%", Adam tiết lộ.

    lam giau mua covid
    Công việc kinh doanh của vợ chồng Adam đã phất lên từ khi giãn cách xã hội. Ảnh: Ladbible.

    Cặp vợ chồng này là một trong số những người bán trên eBay đạt kỷ lục doanh thu 1 triệu bảng trong năm nay. Ước tính số triệu phú eBay đã tăng 35% trong bối cảnh dịch. Tại London có 52 người, Manchester có 36 người và Birmingham với 35 người vượt mốc một triệu bảng.

    Một người thành công khác là Rodney Davies đến từ Oakhampton, Devon. Anh bán phụ kiện nhà, vườn trực tuyến và doanh nghiệp của anh, Far East Direct, vốn có doanh thu 4,5 triệu bảng, nay tăng lên 50%. Các mặt hàng được ưa chuộng của anh là chuồng chó, thảm yoga, tủ ủ phân hữu cơ... Thiết bị nuôi ong cũng bán rất chạy.

    "Kể từ lúc giãn cách xã hội, công ty chúng tôi nhận ngập trong đơn hàng. Năm ngoái doanh thu là 4,5 triệu bảng, năm nay có thể kỳ vọng 6,5 triệu bảng", anh nói.

    Ông Murray Lambell, Tổng giám đốc eBay tại Anh cho biết: "Đại dịch chắc chắn đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, nhưng nó cũng cho thấy các doanh nhân có thể biến khủng hoảng thành cơ hội, kiếm hàng triệu USD".

    Theo ông, chính những doanh nghiệp nhỏ có tư duy tương lai này sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Vương quốc Anh.

    Theo Ladbible

  • Dù từng là đứa trẻ lêu lổng, bị đuổi học, thất nghiệp và bị từ chối cho vay tiền khởi nghiệp, Adam Deering giờ là chủ 5 doanh nghiệp có doanh thu 50 triệu bảng.

    Adam Deering, 39 tuổi, ở Greater Manchester, sinh trưởng trong gia đình bố mẹ ly hôn, sống với bà ngoại từ năm 10 tuổi. Cậu học trường nam sinh ở Urmston, nhưng đã bị đuổi học do nhiều lần nghịch ngợm.

    "Cạnh trường có một bãi phế liệu. Khi thấy một chiếc ôtô chạy vào, chúng tôi đã nhảy qua hàng rào và đá vào cửa xe. Nhưng hóa ra đó không phải là chiếc xe phế liệu mà là xe của chủ bãi phế liệu", Adam kể.

    trieu phu anh lam giau 1
    Adam Deering hiện 39 tuổi là một chủ doanh nghiệp thành công. Anh có 3 con trai và thích dành thời gian thư giãn với các con. Ảnh: Business Live.

    Cậu thiếu niên bị đuổi học, từ đó ngày càng phá phách. Năm 16 tuổi, cậu gia nhập Không quân hoàng gia Anh với hi vọng tìm hướng đi cho cuộc đời, nhưng tại đây cậu lại sa đà vào rượu. Năm 19 tuổi cậu về nhà, sống trong vòng luẩn quẩn các công việc bán thời gian và bị sa thải.

    Chỉ đến khi một người hàng xóm tốt bụng xuất hiện thì cuộc đời Adam bắt đầu thay đổi. Người này tên Chris mới chuyển đến, là người duy nhất có BMW trong khu phố. Adam được thuê dắt hai con chó của người này đi dạo. "Khi tôi rời không quân, tôi vẫn qua lại với vài người bạn cũ và đang đi chệch hướng. Chris biết tôi có vấn đề nên đã đưa đến công ty tiếp thị của anh ấy và nói thẳng: 'Cậu đang đi con đường sai lầm'. Tôi hỏi: 'Anh có thể cho tôi một công việc không?'. Anh ấy trả lời: 'Không, tôi sẽ không. Nhưng nếu cậu ra ngoài, có kinh nghiệm thì sau đó tôi có thể giúp cậu".

    trieu phu anh lam giau 1
    Adam khi 16 tuổi trong Không quân hoàng gia Anh. Ảnh: Men media.

    Chris đã viết cho Adam một CV, nói cậu đã làm cho anh 12 tháng, dù thực tế không phải vậy. Anh cũng cho Adam mượn một bộ đồ và hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn. "Tôi đã đi phỏng vấn các công việc cho mức lương 35-40 nghìn bảng/năm, điều mà trước đây tôi chưa từng làm. Tôi chỉ mới 19 tuổi nhưng Chris lại bảo tuổi tác là lợi thế. Cuối cùng tôi kiếm được công việc ở Salford Quays", Adam kể.

    Một lần Chris nói: "Cậu sẽ thực sự giỏi trong bán hàng nếu giảm giọng Manchester một chút". Đúng như lời khuyên của Chris, chỉ trong hai tháng, Adam đã trở thành nhân viên bán hàng hàng đầu của công ty. Điều này đã thu hút sự chú ý của một công ty tài chính khác, mời Adam đến bộ phận quản lý nợ của họ. Sau một năm Adam yêu cầu tăng lương nhưng không được chấp thuận, anh quyết định thành lập công ty khi mới 21 tuổi.

    Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn. Adam lập một bản kế hoạch đầy triển vọng trình lên ngân hàng nhưng đã bị chủ ngân hàng ở quê nhà Urmston từ chối cho vay 10.000 bảng. "Tôi đã rất thất vọng khi người này nói tôi còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm và không đời nào họ mạo hiểm với tôi", Adam nhớ lại.

    Không gục ngã trước khó khăn, Adam dùng số tiền lương cuối cùng để thuê một văn phòng nhỏ ở Stretford. Trong 4 tháng đầu tiên, Adam liên tục gọi điện cho các khách hàng tiềm năng trong khi ngồi trên sàn văn phòng không có nổi một bộ bàn ghế. Không có một bằng cấp nào nên Adam không có khả năng tiếp thị, cũng như các kinh nghiệm quản lý đều yếu kém. "Tôi phải tự học khá nhiều. Đó là những năm tháng chật vật, thật không dễ dàng chút nào", anh nhớ lại.

    Ở tuổi 24, anh quyết định thành lập một công ty quản lý nợ khác, ngay khi cuộc khủng hoảng tín dụng sắp ập đến. Tầm nhìn đúng nên khi cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra, sự nghiệp của Adam cất cánh. Rất nhiều người mắc nợ tìm đến anh. "Ở tuổi 26 tôi có 100 nhân viên. Tuy nhiên lúc đó tôi kinh ngạc về những gì mình đã tạo ra nhưng lại không tự tin vào bản thân", anh thành thật.

    Với số tiền ồ ạt đổ về, Adam bắt đầu ăn chơi, uống rượu quá mức. Đến khoảng năm 30 tuổi, công việc của Adam đi xuống dốc và cuộc đời anh lại mất kiểm soát lần nữa. Năm 2012, Adam nhận thấy "con sâu rượu" đang điều khiển mình, nên quyết định đến một trung tâm ở Thái Lan trong một tháng để cai nghiện.

    Quay trở lại, Adam thay đổi số điện thoại, cắt liên lạc với bạn bè xấu và lao đầu vào công việc, thể dục thể thao. Đến nay người đàn ông 39 tuổi là chủ 5 doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp CNTT, quản lý nợ và doanh nghiệp tang lễ) với hàng trăm nhân viên, doanh thu năm 2019 ước tính 50 triệu bảng.

    Về phần Chris, người hàng xóm tốt bụng đã giúp đỡ Adam khi còn là một thiếu niên, mỗi lần Adam hỏi "Liệu tôi có thể trả lại tiền cho anh hay không?". Người này chỉ luôn nói: "Nếu bạn thấy một đứa trẻ gặp khó khăn, hãy giúp đỡ nó". Đây chính là điều Adam đang cố gắng làm ở hiện tại. Bên cạnh công việc kinh doanh, anh dành nhiều thời gian làm diễn giả, truyền cảm hứng cho mọi người từ chính câu chuyện khởi nghiệp của mình. Dù bản thân hoàn toàn tự học về kinh doanh, anh khuyến khích tất cả những người trẻ tuổi cần học hành đến nơi đến chốn.

    Gần đây, Adam Deering đã chi 450.000 bảng để mua lại tòa nhà ngân hàng - nơi ước mơ khởi nghiệp của anh từng bị coi thường. Adam cho biết việc mua tòa nhà ngân hàng "mang ý nghĩa về mặt cảm xúc", song anh cũng có kế hoạch riêng cho nơi này. Anh sẽ bỏ thêm 500.000 bảng để tạo ra 8 căn hộ và một công ty bán lẻ.

    "Đối với tôi, việc mua tòa nhà ngân hàng giúp cuộc đời trở nên đầy đủ. Điều đó cho thấy rằng tôi đã đúng khi tiếp tục tin tưởng vào bản thân", anh nói.

    (Theo Manchestereveningnews, Mirror)

  • Tiến hành kinh doanh tại nhà hoặc tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh online có thể là một thử thách khá lớn. Tuy nhiên với sự bùng nổ của dịch Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp mua bán hàng hóa, dịch vụ offline đều bị ảnh hưởng thì việc suy nghĩ những ý tưởng mới để bắt đầu kinh doanh online lại là một ý kiến hay.

    Biển thì không thiếu cá tuy nhiên bạn đã biết đánh bắt ở điểm nào sẽ cho bạn mẻ cá lớn nhất chưa? Dưới đây là một số gợi ý:

    kiem tien mua covid

    1. Mô hình Dropshipping

    Dropshipping là một trong những mô hình phù hợp nhất để kinh doanh tại nhà. Vì Dropshipping là một hình thức kinh doanh bán lẻ, bạn là người bán nhưng bạn lại không sở hữu sản phẩm đó, không có mặt hàng và không có cả kho hàng nhưng bạn vẫn kinh doanh và bán được hàng. Khi có khách hàng đặt mua sản phẩm từ bạn, việc bạn cần làm là “chạy qua” nhà cung cấp của bạn mua hàng và yêu cầu họ gửi hàng tới địa chỉ khách hàng của bạn. 

    Có nghĩa là thực chất bạn cũng đóng vai trò như một người mua hàng lẻ nhưng là mua từ trong kho, bạn mua với mức giá thấp hơn sau đó khi gửi cho khách hàng sẽ là mức giá khác. Bạn chỉ cần làm việc với khách hàng của bạn và nhà cung cấp của bạn mà không cần trực tiếp xử lý sản phẩm đó, lợi nhuận của bạn chính là khoản tiền ở giữa mức giá bạn ra với khách hàng và giá gốc từ kho. 

    Bạn giống như một bên trung gian cho việc mua bán giữa khách lẻ và nhà cung cấp, việc của bạn là chốt đơn, theo dõi đơn hàng, chăm sóc khách hàng và marketing về sản phẩm của mình thật tốt.

    2. Bán các sản phẩm thiết kế theo yêu cầu

    Cung cấp sản phẩm theo yêu cầu rất giống với dropshipping. Bạn chỉ phải trả tiền cho các sản phẩm sau khi đã bán cho khách hàng và nhà cung cấp xử lí giai đoạn hoàn tất đơn hàng.

    Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là mô hình kinh doanh sản phẩm thiết kế theo yêu cầu cho phép bạn tự tùy chỉnh các sản phẩm cơ bản với thiết kế riêng.

    kiem tien mua covid
    Các ứng dụng hỗ trợ kinh doanh dịch vụ in ấn theo yêu cầu (Print on Demand) - Ảnh: Oberlo

    Đầu tiên, bạn cần mở một cửa hàng trực tuyến bán các sản phẩm (áo phông, sổ ghi chép và túi xách) có thiết kế của riêng mình. Sau đó, nhà cung cấp với lô hàng cơ bản sẽ hoàn tất việc thêm các điều chỉnh.

    Khi nhận được đơn đặt hàng, nhà cung cấp sẽ in thiết kế của bạn lên sản phẩm và giao cho khách hàng. Vì vậy, dù chỉ là đơn vị trung gian, cơ hội xây dựng thương hiệu riêng cho bạn vẫn rất lớn.

    Các loại sản phẩm phổ biến nhất trong ngành này hiện nay bao gồm quần áo, đồ thể thao, túi, mũ, trang sức, phụ kiện điện thoại, đồ gia dụng...

    3. Kinh doanh các sản phẩm handmade

    Nếu bạn luôn thích tự làm đồ thủ công, đồ chơi khi còn bé thì bán sản phẩm handmade là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời để kiếm tiền từ sự sáng tạo của bạn. Ngay cả khi bạn có đầy ý tưởng để tạo ra những vật dụng handmade mới lạ nhưng thiếu kinh nghiệm sản xuất vẫn có cách để biến mọi thứ thành hiện thực.

    Nếu bạn chưa rõ là mình nên bán gì, hãy bắt đầu bằng cách nhìn xung quanh ngôi nhà của chính bạn. Những gì còn thiếu mà bạn chưa có? Có phải là một cái chậu trồng cây xinh xinh? Hay chiếc drap trải giường đầy màu sắc? Sau đó bạn hãy thực hiện một số nghiên cứu để xem thị trường đang ưa chuộng những sản phẩm gì. Các cửa hàng lớn có bán các mặt hàng tương tự chưa?

    Một khi bạn đã quyết định được những thứ bạn có thể làm, bán và đang là xu hướng, hãy bắt đầu sáng tạo!

    4. Kinh doanh các sản phẩm digital

    E-learning đang bùng nổ như một ngành công nghiệp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngành công nghiệp này sẽ có giá trị khoảng 331 tỷ đô vào năm 2025. Tạo ra các sản phẩm digital trở thành một trong những cơ hội kinh doanh online tốt nhất dành cho các nhà sáng tạo và các nhà giáo dục: âm nhạc, video, sách điện tử và các khóa học trực tuyến là một vài ví dụ. Chúng có thể là bản cứng để người dùng có thể cầm nắm nhưng phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm có thể tải về được để người dùng lưu trữ và sử dụng bất cứ khi nào họ muốn.

    Các sản phẩm digital cũng tạo ra cơ hội kinh doanh tuyệt vời vì bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí để sản xuất và phân phối. Bạn có thể thực hiện một lần và bán nó nhiều lần cho những người khác nhau mà không cần lưu trữ hàng tồn kho hoặc liên hệ với các nhà cung cấp. Nếu bạn coi mình là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn có thể sử dụng sự hiểu biết của mình để tạo thành sản phẩm và bán sản phẩm đó online.

    5. Kinh doanh hình ảnh

    Các cơ hội kinh doanh liên quan đến việc bán ảnh hiện đang rất phổ biến. Bạn có thể bán ảnh trên các trang web như: Getty Images, Shutterstock, iStock, 500px và Stocksy, hoặc bất cứ nơi nào có nhu cầu về loại hình nhiếp ảnh của bạn.

    Hãy đảm bảo bạn có 3 điều dưới đây để thành công trong lĩnh vực này:

    1. Tìm chủ đề phù hợp. Cho dù đó là hoa, du lịch, các tòa nhà, phong cảnh hay thời trang, hãy chọn một và gắn bó với chủ đề đó.
    2. Xây dựng tập khán giả riêng. Đây không phải là công việc bạn chỉ làm một lần trong thời gian nhàn nhỗi rồi thôi, đây còn là cơ hội tốt để bạn tận dụng xây dựng hình ảnh và tên tuổi cho chính mình trong tương lai.
    3. Tạo ra nhiều luồng doanh thu. Đừng chỉ dừng lại ở một trang nào đó. Hãy quảng bá các sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau để tạo ra nhiều luồng thu nhập khác nhau.

    Cho dù bạn chỉ chụp hình vì sở thích hay đây là một công việc nghiêm túc thì việc bán ảnh là một trong những cơ hội tuyệt vời để bạn kiếm thêm thu nhập nếu bạn thật sự đầu tư vào nó.

    6. Chơi game

    Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là sự thật ngày nay chơi game không đơn thuần chỉ là giải trí bạn hoàn toàn có thể kiếm ra tiền, nhận tài trợ hoặc trở thành các vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp.

    Với một ngành công nghiệp trị giá 1,7 tỷ đô la và đang phát triển, việc chơi game có thể là một trong những cơ hội kinh doanh có lợi nhất, nếu bạn chơi đúng cách. Doanh thu không chỉ đến từ việc chơi chuyên nghiệp trong các đội tuyển. Bạn có thể kiếm tiền phát trực tiếp trên một nền tảng như Twitch.tv, bắt đầu một kênh YouTube hoặc thậm chí bán các phụ kiện, đồ lưu niệm lấy cảm hứng từ các trò chơi.

    7. Trở thành nhà văn online

    Bạn có thích viết và có ước muốn xuất bản một cuốn sách của riêng mình thì đây là tin vui cho bạn, bạn hoàn toàn có thể tự xuất bản các nội dung của mình.

    Tự xuất bản chỉ có nghĩa là bạn không làm việc với một nhà xuất bản, trải qua các bước chỉnh sửa, thiết kế và sản xuất để tạo ra một cuốn sách. Thay vào đó, bạn có thể tự làm bởi hiện nay không thiếu những người thích đọc thực sự trên internet, có rất nhiều kênh để bạn thực hiện và bán ebook hoặc audiobook và kiếm lợi nhuận.

    8. Kinh doanh các sản phẩm cho thú cưng

    Một cửa hàng bán đồ cho thú cưng online là một lựa chọn vô cùng thú vị bởi bạn có thể bán rất nhiều loại sản phẩm liên quan. Nhiều người xem thú cưng như là người thân trong gia đình và sẵn sàng chi tiền để đảm bảo chúng có cuộc sống tốt. Ví dụ bạn có thể bán thức ăn, đồ chơi, các dụng cụ chăm sóc cho thú cưng,...

    Bạn hoàn toàn có thể bán dưới hình thức Dropshipping hoặc tự làm đồ ăn tại nhà để bán thì thu nhập vẫn sẽ rất tốt và luôn được đảm bảo vì khách hàng sẽ không bao giờ ngừng yêu thương và chiều chuộng thú cưng của mình.

    9. Kinh doanh đồ second-hand

    Bạn có biết ngành công nghiệp đồ second-hand đã đạt 24 tỷ đô? Với sự hỗ trợ của công nghệ, mạng xã hội đây là một cơ hội tuyệt vời để tận dụng quần áo cũ bạn không sử dụng nữa và biến chúng thành nguồn thu nhập béo bở.

    10. Làm việc tự do

    Làm việc tự do là một trong những cơ hội kinh doanh online phổ biến nhất. Trở thành một freelancer có nghĩa là bạn tự làm chủ và không cam kết với một nhà tuyển dụng lâu dài nào cả. Bạn được làm chủ của chính mình và văn phòng của bạn ở khắp mọi nơi.

    Với sự phát triển của việc làm việc từ xa, bạn có thể thành công trong việc làm freelancer. Có thể sẽ rất cạnh tranh nhưng nếu bạn đã có một bộ kỹ năng mà bạn đã xây dựng qua nhiều năm, hoặc thậm chí là một kỹ năng bạn muốn học, thì cơ hội luôn bao la.

    Ví dụ bạn có thể biến một kỹ năng như thiết kế web, marketing, sáng tạo nội dung hoặc xây dựng ứng dụng thành một doanh nghiệp có lợi nhuận tại nhà.

    11. Trở thành một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội

    Bạn đã bao giờ thử nghĩ đến việc chuyển lượt thích và theo dõi thành tiền chưa? Hiện nay là một thời điểm tốt để tận dụng danh tiếng của bạn và trở thành một người có ảnh hưởng (influencer, KOL,...)  trên các kênh truyền thông xã hội. Mặc dù nghe có vẻ xa vời, nhưng ngày nay nó lại trở thành một ngành “hot” cho những người ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm đẹp, thời trang, thực phẩm, du lịch và thậm chí là nuôi dạy con cái.

    Bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng danh tiếng của mình, nhưng nếu bạn có một chủ đề mà bạn đam mê và thích nói, bạn có thể kiếm tiền bằng cách tăng lượng khán giả tham gia trên phương tiện truyền thông xã hội.

    12. Kinh doanh cafe

    Mở một quán cà phê không phải là lựa chọn duy nhất nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh với cafe. Với nhu cầu được thưởng thức cafe tại nhà, bạn có thể bán bất cứ thứ gì, từ hạt cho đến máy rang xay cho đến cốc và các sản phẩm liên quan đến cafe khác trên kênh online.

    Vì cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, có rất nhiều khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn. Khách hàng ngày nay cũng dành sự ưu ái đặc biệt cho các thương hiệu nhỏ, điều đó có nghĩa là bạn có thể tìm kiếm và bán cho một nhóm người cụ thể. Mọi người đã muốn cà phê của bạn, họ chỉ cần biết nơi để tìm thấy bạn.

    13. Cho thuê nhà

    Bạn có thể dễ dàng cho thuê nhà hoặc phòng nào đó không được sử dụng trong nhà của bạn cho những người đang có nhu cầu. Đây là một trong những cách hấp dẫn tận dụng được tối đa không gian nhà của bạn vừa kiếm thêm được thu nhập hàng tháng.

  • Ngày 23/1/2019, bảng xếp hạng những người giàu có tính cho thấy rằng: James Dyson người sáng lập Công ty Dyson - một công ty công nghệ của Anh, là người sở hữu số tài sản có giá trị lên đến 13,8 tỷ USD, trở thành người có tài sản lớn nhất nước Anh.

    Đằng sau ánh hào quang ấy là sự kiên trì, theo đuổi hết mình của ông đối với mỗi sản phẩm.

    5.126 lần thất bại

    Chẳng ai nghĩ rằng James Dyson - người nổi tiếng với danh hiệu "Vua thiết kế nước Anh" trước khi phát minh ra máy hút bụi đã từng thất bại 5.126 lần.

    James Dyson từ rất sớm đã bộc lộ tài năng thiết kế thiên bẩm, khi đang theo học tại Học viện nghệ thuật Hoàng gia Anh, ông đã nổi tiếng với những phát minh như tàu sân bay "Sea Truck" hay xe cút kít chân bóng.

    Vào một ngày năm James Dyson 31 tuổi, trong lúc sửa chữa một chiếc máy hút chân không tại một trang trại, ông phát hiện ra rằng càng nhiều bụi bặm bị hút vào càng dễ tạo ra tình trạng tắc nghẽn khiến lực hút bị yếu đi.

    Là một người được mệnh danh là "cuồng kỹ thuật", ông quyết định sẽ giải quyết vấn đề hóc búa này, đặt nền móng cho cho việc phát minh ra máy hút bụi của mình.

    Sau đó, James Dyson đã nghiên cứu và chế tạo ra hơn 100 mô hình nhưng không có cái nào thành công. Nhưng ông không dễ dàng từ bỏ. Dù phải gánh khoản vay ngân hàng với lãi cao, cùng khoản nợ 2 triệu bảng Anh ông cũng kiên quyết làm đến cùng.

    Trải qua 5 năm cố gắng nỗ lực không ngừng, James Dyson đã thành công ở lần thứ 5.127 khi tạo ra mẫu máy hút bụi khí cuốn không túi G-Force năm 1983.

    Nhưng chưa kịp tận hưởng niềm vui sướng của thành công, James Dyson đã ngay lập tức gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường.

    james dyson 0

    Đứng lên từ khó khăn

    Thời điểm đó, các đơn vị kinh doanh ở Anh chủ yếu sản xuất loại máy hút bụi có túi đem lợi nhuận cao, máy hút bụi kiểu mới do James Dyson sáng chế không được xem trọng và chú ý đến.

    Đối mặt với khó khăn lớn khiến công ty ông đứng trên bờ vực phá sản.

    Để giải quyết tình trạng này James Dyson quyết định hướng đến thị trường Nhật Bản, quốc gia có nền văn hóa say mê với đồ gia dụng.

    Tại đây, máy hút bụi của ông được đón nhận một cách ngoài mong đợi, lượng tiêu thụ tăng mạnh và đạt được giải thưởng trong triển lãm thiết kế quốc tế năm 1991.

    Năm 1993, James Dyson quyết định một lần nữa đánh vào thị trường Anh Quốc. Ông thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Anh, đồng thời thông qua chiến dịch quảng cáo trên truyền hình có tên "Nói tạm biệt với túi bóng" để thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm máy hút bụi của mình.

    Cũng trong khoảng thời gian này James Dyson vẫn luôn cố gắng tìm kiếm một con đường mới để phát triển. Ông hợp tác cùng Paul Smith - nhà thiết kế của một thương hiệu thời trang nổi tiếng và tiến hành bán máy hụt bụi ngay tại của hàng của họ.

    Điều bất ngờ là lượng máy hút bụi tiêu thụ ở đây còn cao hơn cả ở các cửa hàng bán thiết bị điện thông thường.

    Từ đó, máy hút bụi mang thương hiệu Dyson dần chiếm lĩnh thị trường Anh Quốc, và ngày các có xu hướng vươn ra toàn cầu.

    Cùng với sự ra đời của quạt không cánh, máy hong khô tay sử dụng màng lọc HEPA và hàng loạt các sản phẩm mang tính cách mạng, James Dyson thành lập nên đế chế Dyson hùng mạnh, đây được coi là chiến thắng của người mang tư tưởng "Chủ nghĩa sản phẩm".

    Steve Jobs của ngành đồ gia dụng

    James Dyson được mệnh danh là "Steve Jobs của ngành đồ gia dụng" bởi ông rất giống Steve Jobs - đều là những người mang nặng chủ nghĩa sản phẩm.

    Hiện tại, dù đã ở hơn 70 tuổi James Dyson vẫn luôn duy trì thần thái của một nhà phát minh.

    Ông thích "mày mò nghiên cứu" các loại mô hình,  luôn nắm bắt và hiểu rõ mọi dự án của công ty, phần lớn thời gian ông đều ở trong phòng thí nghiệm, cùng với các kỹ sư tiến hành các loại thí nghiệm kiểm tra đối với sản phẩm

    Ông thích đi sâu vào nghiên cứu nhưng không hề sợ thất bại. "Tôi không hề thất bại, tôi chỉ là tìm ra vô số các phương pháp không hiệu quả mà thôi.

    Thất bại là một loại gen của nhà phát minh, bạn sẽ không bao giờ học được bất cứ điều gì đáng giá từ thành công nhưng ta có thể làm được điều đó từ những lần thất bại."

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Một người đàn ông nghỉ học từ năm 16 tuổi nay kiếm được hàng ngàn bảng mỗi tuần nhờ nỗi ám ảnh về sự sạch sẽ.

    Từ ba năm trước, Liam Maguire, 30 tuổi, đã ra mắt cơ sở rửa xe của riêng mình. Bây giờ anh có thể kiếm được tới 2,800 bảng cho mỗi lần làm sạch và đánh bóng xe hơi.

    Liam có thể tăng gấp đôi doanh thu hàng năm của mình khi phục vụ những chiếc xe sang trọng, bao gồm một chiếc McLaren 720S cho một khách hàng ở Manchester.

    Nhưng anh cũng giải thích, công việc không chỉ đơn thuần là rửa một vài ô cửa sổ. Anh cho biết dịch vụ này phản ánh các tiêu chuẩn sạch sẽ của cá nhân nhưng cũng yêu cầu “làm việc một cách an toàn để đảm bảo không gây ra tiếp xúc mạnh hoặc thiệt hại quá mức cho chiếc xe, đồng thời sử dụng các sản phẩm cao cấp để đảm bảo chất lượng hoàn thiện tốt nhất.”

    "Rửa xe hàng ngày có thể gây trầy xước và hư hỏng xe", Liam nói, "Tôi chính là người mà bạn gọi để sửa chữa những hỏng hóc này và cũng hứa đem lại cho bạn sự hài lòng."

    Liam đã trải qua nhiều cấp độ công việc trước khi ra mắt doanh nghiệp của mình, Urban Valet. Anh rời trường năm 16 tuổi và bắt đầu làm công việc rẻ mạt nhất cho một công ty ở St Helens.

    Đến năm 19 tuổi, anh trở thành người quản lý một bộ phận đánh rửa xe và phụ trách những người gấp đôi tuổi cũng như số năm kinh nghiệm so với anh. Sau đó ông chủ đã hỗ trợ anh tách ra làm riêng trên một chiếc xe tải nhỏ, sau này trở thành Urban Valets.

    Anh làm việc trên một chiếc xe di động.

    "Cho đến ngày nay, tôi vẫn giữ mối quan hệ tuyệt vời với ông chủ cũ và tôi cũng bảo trì những chiếc xe của ông ấy."

    Công sức đã được đền đáp và Liam hiện đang tăng gấp đôi doanh thu hàng năm của mình. Anh làm việc với một số chiếc xe sang trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh này.

    Liam nói: "Dịch vụ của tôi có giá dao động từ £40 đến hàng ngàn bảng. Công việc được trả lương cao nhất của tôi là 2.800 bảng và tôi phải mất trọn một tuần cho nó.

    "Đó là một chiếc McLaren 720S ở Manchester của một khách hàng chuyên chơi Bitcoin và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

    "Đối với các khách hàng cao cấp của tôi, tôi không bao giờ nhắm đến những cầu thủ bóng đá vì mục đích kinh doanh của tôi là gây ấn tượng với những người hiểu biết về xe hơi.

    "Đó là cách để chứng minh tôi là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình."

    Khách của anh là triệu phú sở hữu những chiếc siêu xe.

    Khách hàng cao cấp đầu tiên của Liam là tay đua của đội Red Bull, sau đó dịch vụ của anh thu hút sự chú ý của các nhà môi giới bảo hiểm và các chủ doanh nghiệp sở hữu những chiếc siêu xe như McLaren, Lamborghini và Ferrari.

    Sau đó, anh đã được làm việc với chiếc siêu xe đắt nhất ở Anh hiện tại, một chiếc McLaren Senna. Chiếc xe bản nâng cấp có giá khoảng 1,2 triệu bảng. Liam nói đây là 'thành tựu lớn nhất' của anh.

    "Tôi là người chăm sóc duy nhất từng chạm vào một trong những chiếc xe hiếm này", anh nói thêm.

    "Chủ sở hữu đến từ Dubai và đích thân yêu cầu tôi và một nhân viên phục vụ khác gặp mặt ông ấy tại triển lãm xe hơi tự động Birmingham NEC và làm việc thử trên chiếc xe này.

    Liam làm việc tại một showroom.

    "Gần đây tôi cũng đã hoàn thành công việc kéo dài một tuần tại Essex với một chiếc xe hiếm đời 1986 BMW E28 535i, nó phải có vẻ ngoài hoàn hảo để tham dự một show tại Áo vào tháng Năm.”

    Liam thừa nhận làm việc với những khách hàng cấp cao này rất “căng thẳng” nhưng anh rất mong chờ đến giây phút được “tỏa sáng”.

    Anh bày tỏ: "Tôi biết tôi làm tốt, tôi tin vào bản thân mình và mọi triệu phú mà tôi từng gặp đều cảm thấy ấn tượng đến mức ngồi lại và cho tôi lời khuyên.

    "Tôi nghĩ đó là thứ tiền không mua được, vì vậy, đó là điều tôi thích nhất về công việc của mình."

    Siêu xe McLaren Senna.

    Với danh tiếng ngày càng tăng, Instagram của Liam cũng trở nên nổi tiếng và hiện có gần 10.000 người theo dõi trang Urban Valets của anh. Anh cho biết mình đã “thắp sáng một ngành công nghiệp nhàm chán” và làm cho nó trở nên thú vị.

    "Tôi đã đơn giản hóa mọi thứ để mọi người có thể tham gia... Tôi đã chia sẻ các mẹo và gợi ý trong các bài đăng trên Instagram của mình và cũng cho phép mọi người nhìn thấy tôi và tính cách của tôi", Liam nói.

    "Tôi khiến mọi người chặn tôi trên đường khi đi mua sắm hay ăn uống và hét lên ‘ái chà, đó là urban valets’.

    "Chiếc xe tải của tôi rất đặc biệt. Tôi lái xe quanh Liverpool và mọi người chụp ảnh và vẫy tay với tôi."

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • "Từng nghĩ chỉ cần cưới được chồng giàu là đảm bảo hạnh phúc, tôi đã vỡ mộng khi phải ôm đống nợ lúc ly hôn", bà Glassell viết.

    Bài viết dưới đây là chia sẻ của Curry Glassell, vốn là con gái ông trùm dầu mỏ Mỹ Alfred Glassell Jr, về quá trình từ cô tiểu thư được bao bọc, chỉ biết dựa dẫm tài chính vào đàn ông tới bước phải một mình vừa nuôi con vừa trả nợ và làm giàu. Bà hiện là nhà sản xuất phim, tác giả sách, diễn giả, chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân:

    Tiền bạc có thể tạo ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho bạn nhưng cũng có khi khiến bạn phải trả giá rất đắt để có được bài học về nó. 

    Cha tôi đã tạo được một gia tài khổng lồ. Tôi chứng kiến ông từng bước gây dựng sự nghiệp và trở thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Cha tôi thực sự là một người phi thường trong việc kiếm tiền và ông cũng rất sành tiêu. Ông sưu tầm những đồ quý hiếm, có hai tủ quần áo đồ sộ với những bộ đồ lịch lãm. Ông không bao giờ nhịn mua những thứ mình muốn.

    Curry Glassell 2
    Không được thừa kế nhiều tài sản từ người cha tỷ phú, lại vướng nhiều nợ nần sau ly hôn, Curry Glassell có cơ hội để học cách tự lập về tài chính. Ảnh: Entrepreneur.

    Từ sự khôn ngoan, dư giả, và cũng cực kỳ bảo thủ của cha mình, ngay từ sớm, tôi đã thấm vào đầu khái niệm về tiền bạc trong gia đình là: Chồng sẽ trả các hóa đơn, chồng có trách nhiệm về tài chính. Chồng chăm lo cho vợ, con và có thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn. 

    Thông điệp thường xuyên tôi nhận được là: "Con đường để một người phụ nữ trở nên quyền lực là cưới người đàn ông giàu có. Hãy đi tìm người đàn ông đó, làm đám cưới và anh ta sẽ chăm lo cho bạn, đưa tiền cho bạn". Quan niệm đó đã khiến tôi phải ân hận về sau này.

    Tôi dựa dẫm vào sự giàu có của cha cho tới giữa tuổi 30. Tôi vô cùng hoảng sợ khi nghĩ cuộc sống sẽ thế nào nếu thiếu tiền. Tôi "cố thủ" ở trường đại học để tiếp tục nhận được trợ cấp. Khi tôi tiêu hết tiền được cho, cha tôi nói: "Nếu con vẫn tiếp tục tiêu tiền kiểu đó, có ngày con sẽ phải tay bị tay gậy trên đường đó". Tôi không hiểu lắm ý cha. Tôi chỉ tiêu tiền vào những thứ thiết thực - thuê nhà, mua đồ ăn, xe hơi. Tôi đâu làm gì quá đáng? 

    Mặc dù luôn có tiền nhưng tôi hoàn toàn chẳng có chút quyền lực gì về tài chính, kể cả khi rời khỏi vòng tay cha.

    Khi kết hôn, tôi chỉ nghĩ là vì tình yêu. Chồng tôi là sự đối lập với tất cả những nam giới tôi từng gặp. Anh ấy dường như muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, luôn muốn chia sẻ sự tử tế và tình yêu. Tôi tưởng như mình đã tìm thấy một cuộc đời mới và hạnh phúc thực sự.

    Khi chúng tôi lấy nhau, tôi thực hiện theo mọi thứ mình đã được dạy. Tôi có một khoản tiền dành dụm nhỏ và tất nhiên tôi để chồng quản lý hết. Tôi để anh ấy gánh vác việc trả các hóa đơn và tôi không hỏi han gì về mọi việc anh ấy làm. Vấn đề là chúng tôi sống hơi vung tay quá trán. Hai vợ chồng thường xuyên đi chơi, mua những ngôi nhà lớn và các đồ vật đắt tiền, rồi sau đó bán rẻ, chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai. 

    Hạnh phúc không kéo dài lâu. Khi chúng tôi ly hôn, tòa quyết định tôi sẽ được quyền nuôi các con miễn là gánh hết các khoản nợ. Tôi đồng ý vì không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu thiếu hai con trai, lúc đó một đứa 4 tuổi, một 3 tháng. Nhưng vì sự thiếu hiểu biết, tôi cũng không hình dung nổi khoản nợ đó lên tới 2 triệu đôla. Vậy là ly hôn xong tôi là bà mẹ có hai con nhỏ với 2 triệu đôla phải trả cho các chủ nợ và chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. 

    Gia đình tôi từ chối giúp đỡ, vì thế tôi không còn lựa chọn nào khác là bắt đầu học và tự chủ cuộc đời mình. Quá trình đó đã rèn cho tôi sự can đảm, kiên định nhưng cũng gây cho tôi không biết bao nhiêu tổn thương. Tôi nói chuyện với các chủ nợ và cùng họ đưa ra kế hoạch trả nợ. Tôi gọi cho từng người. Tôi bán mọi thứ có thể, từ piano tới du thuyền và trả nợ nhiều nhất, sớm nhất trong khả năng. Tôi chuyển tới ở một căn nhà nhỏ - nhỏ nhất trong đời mình.

    Tôi bắt đầu nhìn lại xem mình cần ưu tiên tiền cho việc gì trước (lúc đó là việc học của con, mua quần áo, thức ăn cho con). Cứ một năm hai lần vào dịp khuyến mại thu, hè, tôi lại mua đồ đủ mặc cho hai con. Bản thân tôi đã có quá nhiều trang phục nên tôi hạn chế mua cho mình.

    Tôi đã trải qua 4 năm cực kỳ khó khăn, thực sự là "giật gấu vá vai". Nhưng tôi bắt đầu thấy được sức mạnh bên trong mình. Tôi thấy mọi người sẵn sàng hợp tác với tôi. Tôi phát hiện ra mình có khả năng đàm phán tốt. Và tôi bắt đầu học, nghiên cứu, đặt câu hỏi rồi chú tâm tới từng quyết định tài chính đã ảnh hưởng tới cuộc đời mình. 

    Các khóa tài chính đã khiến tôi thực sự mở mắt và lúc này tôi mới hiểu câu nói trước kia của cha mình. Tôi áp dụng triệt để nguyên tắc là luôn tiết kiệm 10% tất cả các khoản thu nhập, dù khi kiếm được 100 hay 1.000 đôla hoặc hơn. Số tiền kiếm được ngày càng lớn thì trong tôi càng thôi thúc muốn giúp đỡ những người khác cũng được "mở mắt" như mình. Sách và các khóa chia sẻ về kinh nghiệm trả nợ, làm giàu ra đời từ đó. 

    Chia sẻ với Bodyandsoul, Curry Glassell cho rằng, có 3 dấu hiệu cho thấy bạn yếu thế về tài chính: 1. Bạn chưa bao giờ quan tâm tới các món mua sắm hay đầu tư. 2. Bạn không biết mình có bao nhiêu, nợ ngần nào và tiết kiệm được ra sao. 3. Bạn thường xuyên trở thành con mồi cho việc mua sắm bốc đồng.

    Bà cho rằng, muốn làm chủ được tài chính của bản thân, cần thực hiện 3 bước: 

    - Trau dồi kiến thức: Ngày nay, mạng cung cấp nhiều cơ hội học trực tuyến miễn phí về tài chính cho mọi người. Khi có kiến thức, bạn sẽ dễ dàng biết cách để tiền có thể phục vụ bản thân thay vì chạy theo nó. 

    - Can đảm: Cần có đủ can đảm để vững vàng khi gặp phải khó khăn và biết nói "không" với những người, những thứ có thể gây hại cho tài chính, tương lai của mình.

    - Ngừng mua sắm bốc đồng bằng cách áp dụng 3 bước đơn giản này: Tự hỏi "Liệu mình có thể sống thiếu món đồ này được không". Câu trả lời thường là "có". Nếu vậy, hãy nhận ra việc mua nó hay không là một lựa chọn. Tiếp theo, lại hỏi mình "Đây có phải là thời điểm thích hợp để mua nó?". Cách này sẽ giúp bạn tự chủ với tiền bạc của mình và tránh mua sắm theo hứng. 

    Theo VnExpress

  • Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ người lao động ở Anh thực sự kiếm được bao nhiêu và làm thế nào bạn có thể tăng lương để trở thành một trong những người có thu nhập hàng đầu của đất nước.

    Mức lương trung bình của Vương quốc Anh

    Năm ngoái, thu nhập trung bình của Vương quốc Anh tăng 3,5%, có nghĩa là một người có thu nhập trung bình mang về nhà khoảng 569 bảng mỗi tuần, tổng cộng 29.588 bảng mỗi năm.

    Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia: đàn ông từ 40 đến 49 tuổi kiếm được trung bình 707,70 bảng một tuần. Các nhà quản lý, giám đốc và quan chức cấp cao thường kiếm được hơn £266 so với người bình thường mỗi tuần, trong khi những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc và dịch vụ giải trí thường được trả lương thấp nhất.

    Khi nào nên xin tăng lương

    Không hài lòng với thu nhập hiện tại của mình so với phần còn lại của cả nước? Vậy thì, giờ là lúc để bắt đầu tìm cách tăng lương rồi. Nhưng chúng tôi không có ý khuyên bạn ngay lập tức xông vào văn phòng ông chủ và đòi thêm tiền sau khi đọc bài viết này. Dành được những gì bạn nghĩ rằng bạn xứng đáng là một quá trình tinh tế hơn nhiều và cần phải được bắt tay vào thực hiện ngay.

    Điều quan trọng là hãy nhớ rằng bạn nên được tăng lương mỗi năm một lần, vì vậy nếu thu nhập của bạn đã được tăng khá gần đây, thì có lẽ tốt nhất là nên nghiến răng và tạm hài lòng với những gì đang có. Mặt khác, nếu đã một năm hoặc hơn kể từ khi bạn được tăng lương, bạn nên bắt đầu thực hiện chiến lược của mình ngay lập tức.

    Thời điểm hợp lý nhất để yêu cầu tăng lương là kỳ đánh giá hiệu suất, vì vậy, bạn nên tìm hiểu khi nào kỳ đánh giá kế tiếp của bạn đến. Thật không may, sau đó, phần còn lại phụ thuộc nhiều vào tính cách của sếp bạn. Nếu họ là dạng người không thích lằng nhằng và thường đi thẳng vào vấn đề, thì một email sau kỳ đánh giá nêu rõ mong muốn thảo luận về một mức lương sẽ là cách làm hiệu quả. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải lồng ghép nó vào một cuộc trò chuyện khác.

    Nhưng bất cứ khi nào chủ đề này được nhắc tới, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị lý do hợp lý giải thích tại sao bạn thực sự xứng đáng được tăng lương. Bạn đã nhận thêm bất kỳ trách nhiệm nào kể từ lần tăng lương cuối cùng? Hoặc phát triển bất kỳ chiến lược mới nào có lợi cho công ty? Hãy suy nghĩ thật kỹ càng và cố nhớ rõ trong đầu những điểm này trước khi bạn mở lời xin tăng lương. Bạn cần phải tự tin đề xuất trường hợp của mình, vì vậy, đừng bao giờ quên những điểm chính và chớ tỏ ra lúng túng – bạn có thể tập những điều định nói trước gương mỗi sáng.

    Việc vạch sẵn mức tăng bạn mong đợi cũng là điều cần thiết. Nghiên cứu mức lương trung bình của những người khác làm việc cùng lĩnh vực với bạn và thậm chí hỏi xung quanh để xem người khác kiếm được bao nhiêu. Đừng ngại ngùng với những cuộc trò chuyện về tiền bạc với bạn bè; bạn càng mù mờ về việc người khác kiếm được bao nhiêu, bạn sẽ càng kém tự tin khi đàm phán với người quản lý của mình. Sau đó, bạn có thể quyết định số tiền bạn muốn tăng hoặc chờ đợi một con số được đề xuất bởi công ty. Hãy nhớ rằng, đây là một trò chơi tinh tế, vì vậy lựa chọn thứ hai có lẽ là an toàn nhất và, nếu con số quá thấp so với mong đợi, bạn có thể thử đàm phán lại. Từ từ nâng đến con số bạn muốn theo cách đó sẽ hiệu quả hơn là yêu sách thẳng thừng.

    Nếu bạn bị từ chối, đừng vội nản lòng. Hãy coi điều này như một cơ hội để chứng tỏ rằng bạn rất muốn ở lại với công ty và cải thiện hiệu suất: chủ động hỏi xem bạn nên bắt đầu làm những việc gì để được tăng lương trong tương lai và ngẩng cao đầu rời khỏi cuộc đàm phán. Vấn đề không phải lúc nào cũng nằm ở cá nhân bạn - ngày nay, nhiều công ty đơn giản là không có ngân sách. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, hãy gắn bó với nó và xem bạn có thể làm những gì để đảm bảo được tăng lương trong tương lai gần. Nếu bạn đã chán ngấy với công việc thì có thể cân nhắc các lựa chọn khác.

    Các công việc được trả lương cao nhất ở Anh

    Rất có thể bạn không kiếm được nhiều như bạn bè đồng lứa là vì ngành nghề của bạn. Thật tốt nếu bạn đam mê công việc, nhưng nếu tiền là động lực chính của bạn, bạn có thể muốn xem xét đổi việc. Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là mức lương cao nhất trong cả nước thuộc về các giám đốc điều hành và quan chức cấp cao, những người kiếm được trung bình 97.000 bảng mỗi năm. Nếu bạn thực sự muốn kiếm được nhiều tiền nhất có thể, có thể bạn nên tiếp tục công việc hiện tại và dần dần thăng tiến - hoặc tham gia chính trường, nhưng thời buổi này ai lại muốn bước chân vào Westminster chứ?

    Công việc có thu nhập cao thứ hai thuộc về các bác sĩ y khoa, những người kiếm được trung bình 75.855 bảng, theo sát phía sau là các giám đốc tiếp thị và bán hàng, những người kiếm được 75.126 bảng. Ở vị trí thứ tư, các giám đốc CNTT và viễn thông mang về nhà 72.109 bảng mỗi năm, theo sau là các chuyên gia pháp lý với mức lương trung bình 69,992 bảng.

    Làm thế nào để thương lượng mức lương ở nơi làm việc mới

    Vậy là, bạn đã quyết định thay đổi và kiếm được cho mình một lời mời làm việc mới. Tin tuyệt vời đúng không? Trước khi bạn thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu ăn mừng, bạn cần suy nghĩ sáng suốt về cách bạn chấp nhận lời đề nghị để có thể tận dụng nó tối đa.

    Ở giai đoạn này, hãy đợi nhà tuyển dụng đề nghị con số trước, cảm ơn họ về lời đề nghị, nhưng lịch sự xin thời gian để xem xét trước khi bạn bay vào và ký hợp đồng. Mặc dù bạn cảm thấy muốn chấp nhận công việc ngay lúc đó, nhưng sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu làm như trên, vì nó sẽ cho bạn thời gian để suy nghĩ cẩn thận mà không bị niềm phấn khích cản trở phán đoán.

    Nếu bạn đã nhắn tin báo tin tốt cho mẹ của mình và đã bình tĩnh lại, đã đến lúc phải suy nghĩ cẩn thận về mức lương bạn muốn và cách thức để có được nó. Quá trình này rất giống với cách bạn xin tăng lương ở trên. Bạn cần tìm hiểu những người khác trong lĩnh vực của bạn kiếm được bao nhiêu và bạn cần có khả năng rao bán chính mình, điều mà bạn rõ ràng đã làm khá tốt mới được mời vào vị trí hiện tại.

    Khi bắt đầu đàm phán với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn sẽ mở đầu chủ đề mà không tỏ thái độ phòng thủ quá mức và đóng khung mức lương mong muốn của bạn, nên đưa ra mức lương như một lời đề nghị thay vì một yêu cầu. Hãy chắc chắn luôn thể hiện lòng nhiệt tình với vị trí công việc, vì mục tiêu ở đây là thể hiện khả năng trung thành cũng như giá trị của bạn. Bất kỳ tối hậu thư nào cũng là một điều không nên – nó có thể dẫn đến kết cục tay trắng, không việc cũng không lương.

    Nếu họ không muốn cho bạn mức lương cao hơn, bạn có thể thử đàm phán về các phúc lợi khác của nhân viên, chẳng hạn như ngày lễ và tiền thưởng. So với mức tăng lương mà bạn đã đề xuất trước đây, những lợi ích này sẽ giống như những yêu cầu nhỏ, vì vậy họ có xu hướng ném cho bạn một cục xương, đặc biệt là nếu bạn đã cố gắng duy trì sức quyến rũ của mình trong suốt quá trình đàm phán. Nếu không, bạn cũng có thể thử đề xuất một cuộc đánh giá tăng lương ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc - bằng cách này bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong công việc và sẽ có thể tranh luận về trường hợp của mình một cách tự tin hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, giá trị của một cá nhân không được phản ánh qua tiền lương của anh ta.

    VietHome (Theo GQ Magazine)

  • Không kiếm được việc đúng chuyên ngành, Tugrul Cirakoglu chuyển hướng đi dọn vệ sinh, không ngờ thu về hàng nghìn USD mỗi ngày.

    Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9/2014. Tugrul Cirakoglu ở Amsterdam (Hà Lan) tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị và Kinh doanh Quốc tế. Trong thời gian chật vật tìm việc, chàng trai sinh năm 1990 vô tình biết đến một công ty dọn vệ sinh của Mỹ. Thấy họ thành công sau thời gian ngắn, anh quyết định chuyển nghề.

    Với 300 USD, Tugrul khởi nghiệp, tự mở dịch vụ dọn vệ sinh. Trong bốn tháng, anh đọc hết tài liệu trên Internet về nghề dọn dẹp.

    Tugrul trở thành nhân viên dọn vệ sinh dù có bằng thạc sĩ.

    Ban đầu, Tugrul chỉ dọn dẹp các bữa tiệc nhưng dần dần nhận các công việc "nặng ký" hơn vì tiền lương cao hơn. Tháng 5 năm nay, anh dọn 150 kg chất thải ra khỏi một căn nhà. Nguyên nhân do toilet bị tắc từ lâu mà chủ nhà vẫn sử dụng. 

    Lần khác, Tugrul phát hiện trong ngôi nhà mình đến làm việc có thi thể người đàn ông đã qua đời cách đó năm tháng. Anh cũng không ngại dọn dẹp hiện trường các vụ án với lời hứa "sạch như chưa có gì xảy ra".

    Đối với những nhiệm vụ khó khăn như dọn 150 kg chất thải, Tugrul có thể thu về 4.000 USD. Những công việc nhẹ hơn cũng giúp anh kiếm 2.000 USD. Năm ngoái, Tugrul lãi 300.000 USD. Thạc sĩ 29 tuổi dự đoán con số này có thể tăng lên gấp ba, bốn lần.

    Tugrul không ngần ngại dọn những "bãi chiến trường" vì tiền lương cao hơn.

    Tuy nhiên, nghề dọn vệ sinh cũng kéo đến không ít nguy hiểm. Tugrul cho biết thi thể không được dọn sớm sẽ bị phân hủy và tạo ra một dạng bụi. "Khi hít thở không khí ở đó, bạn cũng hít vào một phần của người chết và có nguy cơ mắc bệnh", anh nói. 

    Để tự bảo vệ, Tugrul đầu tư những thiết bị đặc biệt như máy hút bụi có trang bị bộ lọc ngăn vi khuẩn phát tán ra không khí, có giá 1.600 USD.

    Sau 5 năm làm nghề dọn vệ sinh, Tugrul không hề hối hận về quyết định của mình. Tuy nhiên, công việc khiến anh suy nghĩ về cuộc sống thời hiện đại.

    "Tôi kinh ngạc về sự cô đơn và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Hà Lan", anh chia sẻ. "Tôi tự hỏi tại sao lại có người qua đời trong nhà suốt 5 tháng mà chẳng ai hay biết". 

    Những hiện trường ''kinh dị'' mà anh chấp nhận dọn dẹp:

    Theo VnExpress

  • Một bà triệu phú, ngoài 60 tuổi, ở khu thượng lưu Prospect Heights tại Brooklyn, New York, hàng ngày vẫn đi lượm lon về bán lại để có được từ $20 đến $30 mỗi lần.

    Bản tin của tờ Business Insider nói rằng bà Lisa Fiekowski, làm chủ các bất động sản trị giá khoảng hơn $8 triệu ở thành phố New York, kể cả một căn chung cư trị giá chừng $1 triệu cạnh khu Prospect Park.

    Bà triệu phú Lisa Fiekowski cạnh các món đồ thu nhặt và chiếc xe Toyota Camry của mình. (Hình: NYPost/Twitter)

    Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngoài khi bà Fiekowski đẩy xe đựng các món thu nhặt được thì không ai có thể nghĩ rằng đây là một bà triệu phú.

    Bà Fiekowski kể với tờ New York Post rằng bà khởi sự đi lượm lon từ khoảng chục năm nay, kiếm được từ $20 đến $30 cho vài giờ làm việc mỗi ngày.

    Bà cũng nói rằng thích công việc này vì tạo cơ hội hoạt động, trò chuyện với hàng xóm, và cũng giữ cho khu xóm được sạch sẽ.

    “Điều chính là tôi có cơ hội hoạt động,” bà nói với tờ Post.

    Ít người biết về bà Fiekowski có thể nghĩ rằng bà thích đi lượm lon và những thứ “linh tinh” khác trên đường.

    Bà Lisa Fiekowski khi đi thu nhặt quanh khu xóm. (Hình: NYPost/Twitter)

    Bà Fiekowski có bằng MBA từ trường đại học danh tiếng University of Chicago. Chồng bà hiện có mức lương khoảng $180,000 một năm, cũng theo tờ Post. Bà trước đây là một phân tích gia thị trường và cũng có lúc là môi giới thị trường chứng khoán. Cha mẹ bà từng là các kinh tế gia cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ.

    “Gia đình tôi nghĩ việc này là tệ hại, nhưng tôi lại thấy đây là điều vui,” bà cho biết.

    Bà Fiekowski nói rằng việc gia đình bà bực bội về cách sống riêng của bà là một thí dụ cho thấy người dân thành phố New York nay ưa phê bình chỉ trích kẻ khác.

    “Thành phố New York lúc trước dễ dàng chấp nhận những người được coi là ‘lập dị’, nhưng nay thì khó sống lắm,” bà nhận định. 

    Hồi tháng trước, thành phố kéo chiếc xe Toyota Camry đời 1993 của bà, bên trong chứa đầy những thứ tạp nham, bên ngoài móp méo và bị sơn bậy. Bà Fiekowski nói bà đậu xe hợp pháp, không có gì sai trái.

    “Đó chỉ vì người ta không thể chấp nhận có chiếc xe trông tồi tệ ở trong khu phố sang trọng này,” bà Fiekowski kể. “Điều này cho thấy người ở nơi đây nay trở nên hẹp hòi tới cỡ nào,” cũng theo bà Fiekowski.

    Theo Người Việt

  • Hot girl Instagram - Anna Bey chia sẻ những bài học về "kỹ thuật" đào mỏ cho những cô nàng khác.

    Anna Bey là một hot girl nổi tiếng trên Instagram nhờ vào những bí kíp "đào mỏ" đại gia, cô nàng đã mở một lớp học có tên là School of Affluence (Trường học của sự giàu có) để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình.

    Anna Bey, 32 tuổi thường chia sẻ những chuyến du lịch xa xỉ và đồ hiệu đắt đỏ lên Instagram, không ngần ngại thừa nhận rằng những người yêu đại gia tặng chu cấp cho mình.

    Cô cho hay: "Một khi bạn bước chân vào thế giới của sự giàu có, bạn sẽ không thể nào thoát ra được". Vì vậy mà hot girl 8x này luôn tìm cách để duy trì lối sống xa xỉ.

    "Nếu muốn tồn tại trong thế giới này, bạn cần phải thay đổi bản thân từ ngoại hình, cách hành xử và nhiều thứ khác. Bạn có thể phẫu thuật thẩm mỹ để hấp dẫn hơn, điều đó chẳng có gì là xấu cả", người đẹp tuyên bố.

    Vì thế, Anna đã giảm 15kg, phẫu thuật mũi, tiêm filler ở cằm và gò má.

    Hot girl Thụy Điển trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

    Anna luôn muốn được sống trong giàu sang mà không cần lao động. Cô cho rằng, trong một mối quan hệ, người đàn ông phải có trách nhiệm chu cấp cho người phụ nữ của mình, nghĩa vụ của người phụ nữ là làm cho người đàn ông vui chứ không phải ra ngoài làm việc kiếm sống.

    Mong muốn này nhen nhóm trong Anna từ năm 19 tuổi, khi cô đi du lịch ở Ý và được tiếp xúc với lối sống giàu có của hội con nhà giàu.

    Cô càng khao khát cuộc sống xa hoa hơn khi tiệc tùng và giao thiệp với những gương mặt nổi tiếng như Paris Hilton. Chính những bữa tiệc ấy là nơi Anna Bey tìm "đối tác" thích hợp với mình.

    Những bài học của Anna chủ yếu giúp phụ nữ tránh những lỗi cơ bản khi hẹn hò với đại gia và tiếp xúc với giới thượng lưu. Bên cạnh đó còn có những bài giảng về bữa tiệc giới thượng lưu gồm: cách dùng từ ngữ sang trọng, cư xử trên du thuyền, cách ăn hàu và cách ăn mặc.

    Tất cả những bài học này đều được Anna đúc kết từ kinh nghiệm của cô sau nhiều năm gắn bó với "đam mê" này. 

    Đáng ngạc nhiên rằng lớp học của cô nàng lại được rất nhiều cô gái trẻ khác thích thú tham gia. Thậm chí cô còn mở một nhóm kín trên Facebook để các cô nàng chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình.

    Tuy nhiên, Anna Bey cũng vấp phải những chỉ trích vì lối sống của cô. Nhiều người cho rằng cô đại diện cho những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ hiện nay, lười lao động và ưa hưởng thụ. Đặc biệt là những cô nàng xinh đẹp muốn dựa vào nhan sắc của mình để tồn tại mà không cần làm việc.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Nhiều người nghĩ công nhân thu gom rác hay dọn dẹp có mức lương thấp nhưng không phải như vậy.

    Theo tờ aljazeera, năm 2014 có 90.000 người nộp đơn để ứng tuyển vị trí công việc thu gom rác ở New York (Mỹ) nhưng thành phố chỉ thuê 500 người.

    Tỷ lệ đỗ vào đại học Havard là 5,8% trong số hồ sơ nộp, trong khi với số lượng hồ sơ nộp vào làm công nhân vệ sinh môi trường nói trên thì tỷ lệ người trúng tuyển chỉ là 0,5%.

    Để làm công việc này phải có bằng lái xe, trải qua bài kiểm tra và kiểm tra sức khỏe.

    Mức lương khởi điểm thấp nhất là 33.746 USD/năm nhưng nếu làm thêm có thể nhận 47.371 USD/năm.

    Sau 5,5 năm, mức lương lên 88.616 USD. Mức lương này cao hơn một số công việc như giáo viên, nhân viên cơ quan công viên New York.

    Số liệu của trang money.usnews cho hay, trong năm 2017, ở Mỹ, 25% người thu gom rác được trả lương cao nhất là 47.640 USD, 25% người làm gom rác được trả lương thấp nhất cũng kiếm được 27.300 USD. Trong đó, theo trang web này, thành phố trả lương cao nhất cho người gom rác là San Jose (California) ở mức 62.940 USD.

    Trong năm 2017, người làm công việc thu gom rác có mức lương trung bình là 38.920 USD, trong khi tài xế xe buýt là 43.290 USD, dọn nhà cửa 27.900 USD, lái xe tải 35.610 USD.

    Hồi năm 2017, báo chí Mỹ đưa tin về câu chuyện của ông Liang Zhao Zhang (nhân viên hệ thống vận chuyển nhanh khu vực vịnh San Francisco) làm công việc dọn dẹp nhà ga kiếm hơn 270.000 USD trong năm 2015.

    Trước đó, số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, ông liên tục làm thêm giờ. Trong đó có 18 ngày liên tục làm 20 giờ/ngày.

    Roy Aguilera, quản lý của hệ thống vận chuyển nhanh khu vực vịnh San Francisco cho hay, Liang chăm chỉ và không quản ngại việc làm thêm giờ.

    Trước đó, vào năm 2016, trong một bài viết, CNN cho hay, Noel Molina và đồng nghiệp Tony Sankar làm công việc thu gom rác kiếm được nhiều tiền. Cụ thể, Molina kiếm được 112.000 USD/năm và Sankar - người trợ giúp kiếm được 100.000 USD/ năm.

    Hai người làm việc từ 19h đến 3h sáng bất chấp trời mưa gió, rét mướt hay nắng nóng. 

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Bị coi thường vì liệt chân, Steeve lấy hết tiền tiết kiệm của mình, mua 30 bộ vest mặc bán báo rồi bất ngờ nổi tiếng.

    Trong 3 năm bán báo, Steeve Mackaya (30 tuổi) từ một người vô gia cư, nay đã có một cuộc sống đầy đủ với căn hộ tầm trung giữa trung tâm New York.

    Ngồi vỉa hè với xấp báo giấy, dù mưa hay nắng, Steeve vẫn nổi bật giữa con phố Avenue bởi những bộ vest và thần thái của mình. Mỗi ngày, anh bán được khoảng 400 tờ báo. Trước khi chưa có ý tưởng này, anh chỉ bán được 50 tờ. Nhiều người nghĩ anh là ăn xin, cho tiền mà không lấy báo.

    Steeve chọn công việc bán báo vì chán nản với dòng chảy hiện đại. Ảnh: New York Times.

    Steeve từ Gabon - một nước thuộc châu Phi - sang Mỹ để làm thiết kế nội thất. Tuy nhiên, visa của anh hết hạn, mất quyền cư trú hợp pháp. Một ngày tháng 4/2016, có người dừng lại nói "Thật tội nghiệp, sao đất nước này lại có thể để một người tàn tật đi bán báo như vậy". Dù biết họ không có ý xấu, nhưng Steeve cũng cảm thấy nhói đau khi người khác nghĩ mình ở đáy xã hội.

    Đêm hôm đó, đứng trước một cửa hàng âu phục, anh thấy mình quá nhếch nhác. Steeve thấy lòng mình chùng lại, nghĩ "chính mình nhìn thấy mình còn đáng thương, huống hồ người khác". Hôm sau, anh chi 15.000 USD (khoảng 350 triệu đồng) mua đồ vest và gửi trong tầng hầm nhà bạn, bắt đầu ý tưởng của mình.

    Mỗi bộ suit của Steeve đều được đầu tư rất kĩ lưỡng không khác gì một fashionista thực thụ.

    Hàng ngày, anh chỉ cần ngồi trên chiếc xe lăn với dáng ngồi thẳng thớm để bán báo. Những bộ vest của anh có tông màu đơn giản nhưng vẫn thu hút ánh nhìn. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ sẵn sàng thuê anh bán với lương cao.

    Chỉ trong 6 tháng, anh đã thu hồi được số vốn bỏ ra mua vest. Trong một năm, anh có căn hộ chung cư với giá thuê 1.000 USD mỗi tháng. Sau 2 năm, anh đã được nhập cư chính thức nhờ truyền thông đưa tin mạnh mẽ. Hiện tại, anh có khoản tiền tiết kiệm 50 nghìn USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).

    "Tôi nghĩ, nếu kiếm ăn bằng sự thương hại, bạn sẽ chỉ sống được trong một thời gian ngắn. Ngược lại, bằng tài năng của mình, cuộc sống sung túc của bạn sẽ lâu dài", Steeve bày tỏ.

    Ai có thể ngờ rằng một người di cư bán báo lại có thể một ngày được nhập tịch Mỹ.
    Dẫu nắng hay mưa, Steeve đều miệt mài với công việc của mình. Sự chuyên cần từ lao động đến việc chăm chỉ diện đẹp mỗi ngày của Steeve khiến nhiều người ngưỡng mộ.
    Mỗi ngày anh nhân viên bán báo Steve đều xuất hiện với 1 bộ suit khác nhau.
    Những màn mix – match trang phục và phụ kiện vô cùng ấn tượng của Steeve.
    Mỗi bộ suit của Steeve đều được đầu tư rất kĩ lưỡng không khác gì một fashionista thực thụ.
    Chân dung Steeve Mackaya – người bán báo nổi tiếng nhất ở góc phố Chelsea ((New York).
    Steeve bộc bạch rằng, bộ quần áo chính là chỉ dấu cho sự kiêu hãnh, vẻ đẹp tâm hồn cao quý và sự bình đẳng cho những người có số phận không may mắn.
    Anh mong muốn mọi người thay đổi định kiến về những người khuyết tật, dù không thể hoạt động bình thường như những người khác nhưng họ vẫn rất tháo vát, còn có ích cho xã hội và đặc biệt là có đam mê thời trang như bao người.
    Nhiếp ảnh gia Moshe Katvan đã mô tả về Steeve Mackaya như một bức tranh nghệ thuật đường phố của New York.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Họ đã sống ở những thành phố xinh đẹp đắt đỏ bậc nhất thế giới trong hai năm qua mà không phải trả một xu tiền thuê nhà, không hoá đơn điện nước và hoàn toàn hài lòng với cuộc sống này.

    Cô Britt, 30 tuổi và Jay, 29 tuổi tiết kiệm được hơn 63.000 USD, chưa kể việc họ được đi vòng quanh thế giới với nghề giữ nhà, trông thú cưng- Ảnh: NVCC

    Theo báo Tin tức Úc, đôi bạn Britt, 30 tuổi và Jay, 29 tuổi đến với công việc trông giữ thú cưng (chó, mèo) cho những người lạ cần đến họ từ năm 2016 và hiện nay làm công việc này toàn thời gian. Cả hai đã tiết kiệm được hơn 63.000 USD, chưa kể việc họ được đi vòng quanh thế giới.

    “Chúng tôi đã sống ở London, Dublin, Bangkok, Malaysia, New Zealand, Melbourne, Pháp… và hiện chúng tôi đang ở Rome, Ý,” Britt nói.

    Cô gặp Jay, bạn trai hiện tại, năm 2014. Mặc dù đi du lịch đến nhiều quốc gia cùng nhau và rất vui, cả hai vẫn cảm thấy có điều gì đó thiếu vắng trong hành trình của mình – họ không có những con thú cưng bầu bạn.

    Rồi họ biết đến nghề giữ chó qua một người bạn khi sống ở London và nhận ra mình thèm và nhớ được chơi cùng vật nuôi đến thế nào.

    Theo Britt và Jay, chia tay những con thú cưng mà họ chăm sóc là điều khó khăn nhất của công việc này -Ảnh: NVCC

    Sau khi tìm hiểu, họ may mắn tìm được một gia đình cần người trông hộ chó trong hai tuần không xa nơi mình sống. Vui với trải nghiệm này, Britt và Jay tiếp tục việc trông nhà, chăm sóc thú nuôi vắng chủ.

    Uy tín tăng dần cùng kinh nghiệm, họ trở thành người giữ chó toàn thời gian sau khi hết hạn visa làm việc ở Anh.

    Cả hai có tài khoản trên trang web kết nối người trông và người chủ thú nuôi là Aussie House Sitters nhưng phần lớn khách vẫn đến thông qua trang web riêng và Instagram riêng.

    Theo Britt và Jay, chia tay những con thú cưng mà họ chăm sóc là điều khó khăn nhất của công việc này -Ảnh: NVCC

    Trên thực tế Britt và Jay không được trả tiền. Thay vào đó, họ sống miễn phí trong nhà của người sở hữu thú nuôi. Mỗi đợt thường kéo dài từ 3-5 tuần.

    “Những người thuê chúng tôi rất thích điều này vì họ có người coi nhà, thú cưng được chăm sóc, có người chơi cùng”, Britt nói.

    Ngoài thời gian chăm sóc chó, họ là những nhà lập trình và làm việc cho dự án riêng ở bất cứ đâu.

    Hiện nay, cả hai đã tiết kiệm đủ tiền để đặt cọc đợt đầu nếu muốn mua nhà nhưng họ không muốn ngừng việc chu du khắp nơi và giữ thú cưng cho các gia chủ.

    “Chúng tôi yêu cuộc sống này. Chúng tôi thích đi du lịch chậm, khám phá những nơi mới, gặp những gia chủ mới và làm bạn với những vật nuôi tuyệt vời. Chúng tôi cũng đã dành 12 tháng trông coi thú cưng như vậy ở Melbourne. Nó giúp chúng tôi hiểu hơn về khu vực mình muốn mua nhà sau này. Nhưng điều đó hẵng còn xa”, Britt nó.

    Không kể 20 quốc gia đã đi du lịch cùng nhau, riêng trong hai năm sống với nghề trông giữ thú cưng, Britt và Jay được đặt dịch vụ 27 lần ở 8 nước, chăm sóc 35 con chó, 17 con mèo, 10 con cá, 6 con gà và 1 con rùa. Đây là cuộc sống họ chưa từng hình dung ra trước đó.

    Britt cho biết: “Chúng tôi động viên bạn bè và gia đình mình thử lối sống này. Chăm sóc thú cưng thay đổi cách chúng ta du lịch và quan sát thế giới”.

    Elli Phillips và thú cưng của gia đình cô giúp chăm sóc ở Sydney, Úc – Ảnh: Instagram Elli Phillips

    Trên thực tế, họ không phải là những người kì lạ đơn độc. Quan niệm “cuộc sống vẫn ổn dù không sở hữu tài sản” là sự lựa chọn của nhiều người.

    Cô Elli Phillips, 30 tuổi, sống khỏe từ nghề giữ nhà, giữ thú cưng khắp thế giới gần 4 năm nay. Cô không thu phí khi bắt đầu nhưng hiện nay cô thu một số tiền nhỏ, 30 USD/đêm nếu căn nhà ở khu trung tâm, và 50-75 USD/đêm nếu ở ngoại thành.

    Cô cho biết thực ra cô thu phí vì không muốn phải giải thích với khách hàng của mình vì họ không hiểu thể nổi tại sao cô lại giúp trông nhà, trông thú nuôi miễn phí.

    Sau khi lập trang Facebook riêng và không mấy tự tin giới thiệu về mình trên mạng xã hội lúc ban đầu, công việc đến với cô tới tấp. Cô được đặt hàng 4 tháng, 6 tháng rồi một năm, Elli cho biết. Sau gần 4 năm, cô vẫn chưa có ý định ngừng lại.

    “Nhiều người thấy khó hiểu vì tôi không có nhà của mình. Nhưng cuộc sống của tôi rất thoải mái, tự do khi làm công việc giữ nhà, giữ chó. Năm ngoái, tôi nhận ra mình muốn đi học trở lại và đã thực hiện điều này. Tôi dự định sẽ tiếp tục công việc này, ít nhất cho tới khi học xong. Hiện giờ, tôi không hề muốn quay lại cuộc sống bình thường trong một ngôi nhà duy nhất vì tôi được sống trong rất nhiều ngôi nhà với rất nhiều vật nuôi dễ cưng. Nhờ đang độc thân, tôi càng nghĩ cuộc sống này dễ dàng hơn. Sau này khi có người yêu, có thể tôi sẽ muốn ổn định cuộc sống với người đó”, Elli Phillips nói.

    Trong khi giữ nhà, Elli còn công việc bán thời gian khác là tiếp nhận hợp đồng thanh toán bảo hiểm. Cô cũng đang học ngành y tá. Cô đã giữ hộ 94 ngôi nhà và sẽ chạm đến con số 100 vào năm 2020.

    Elli Phillips tận hưởng tiện nghi của ngôi nhà cô giúp coi sóc tại Mexico – Ảnh: Instagram Elli Phillips

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)

  • Thi thể của ông chủ chuỗi cà phê lớn nhất Ấn Độ được tìm thấy trên sông Nethravathi. Gánh nợ khổng lồ là nguyên nhân dẫn đến cái chết đau đớn của doanh nhân được kính trọng này.

    Theo ABC, ngày 31/7 ngư dân địa phương tìm thấy thi thể của doanh nhân V.G. Siddhartha - người sáng lập chuỗi cà phê Coffee Day - trên sông Nethravathi ở miền nam Ấn Độ. Đây là kết cục đầy bi kịch đối với ông Siddhartha, một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất tại quốc gia tỷ dân. 

    Trong hơn 20 năm, ông Siddhartha xây dựng thành công đế chế cà phê lớn nhất Ấn Độ, nơi trà mới là thứ đồ uống được phần đông ưa chuộng. Coffee Day sở hữu hơn 1.700 cửa hàng tại 245 thành phố tính đến cuối năm ngoái. Quy mô của hãng tại Ấn Độ lớn gấp 10 lần gã khổng lồ cà phê Mỹ Starbucks. 

    Ông trùm cà phê V.G. Siddhartha tại New Delhi vào năm 2015. Ảnh: Getty.

    Lá thư tuyệt mệnh ông gửi đến ban quản lý Coffee Day đã giải thích rõ lý do ông quyết định tự sát. Đó là chuyện thiếu tiền và "áp lực khủng khiếp" từ các ngân hàng và một nhà đầu tư.

    Đã chiến đấu nhưng xin bỏ cuộc

    “Tôi muốn nói rằng tôi đã hỗ lực hết mình. Tôi xin lỗi vì đã khiến những người tin tưởng mình thất vọng. Tôi đã chiến đấu trong một thời gian dài, nhưng hôm nay tôi xin bỏ cuộc”, ông trùm cà phê viết trong thư. Các chính trị gia Ấn Độ kêu gọi chính quyền điều tra nghiêm túc cái chết của ông Siddhartha.

    Điều khiến nhiều người bất ngờ là bất chấp quy mô đầy ấn tượng, chuỗi cà phê Coffee Day của ông Siddhartha lại ngập trong nợ. Báo cáo tài chính cho thấy nợ ngắn hạn của Coffee Day tăng hơn 100% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2019.

    Hai tuần trước khi tự sát, ông Siddhartha dành toàn bộ thời gian nỗ lực gây quỹ trả nợ ở thành phố Mumbai. Một nguồn tin thân cận tiết lộ ông còn có những khoản nợ đáo hạn vào tháng 7 và 8.

    Tính đến tháng 6/2019, ông Siddhartha và gia đình đã thế chấp tới 76% cổ phiếu Coffee Day để vay ngân hàng. Các ngân hàng ép Coffee Day phải trả lãi suất lên đến 14% dù đã nhận tài sản thế chấp. 

    Trong khi đó, sở thuế các bang Karnataka và Goa cho biết ông Siddhartha có khoản thu nhập chưa tính thuế lên đến 3,6 tỷ rupee. Nhà chức trách ngăn chặn một công ty công nghệ của ông Siddhartha bán cổ phiếu cho đến khi ông thế chấp cổ phiếu Coffee Day. 

    Bên ngoài sảnh một quán cà phê của Coffee Day tại Bengaluru, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg.

    Cuộc khủng hoảng toàn Ấn Độ

    Giới quan sát nhận định vụ tự sát của ông trùm cà phê Siddhartha là cú sốc lớn đối với giới kinh doanh Ấn Độ. Bởi không ít doanh nhân nước này cũng đang đối mặt với tình trạng khát tiền mặt trong thời điểm tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đang chậm lại. 

    "Không chỉ Cafe Coffee Day, có hàng trăm doanh nghiệp Ấn Độ khác cũng đang đối mặt với sức ép khủng khiếp. Khát vốn, công ty sẽ sụp đổ và đó là một cuộc khủng hoảng lớn", Bloomberg dẫn lời nhà kinh tế Madan Sabnavis của Care Ratings Ltd. 

    Nền kinh tế Ấn Độ - lớn thứ 3 châu Á - đang hụt bước, tốc độ tăng trưởng giảm 4 quý liên tiếp tính đến quý I/2019. Năm ngoái, thị trường tài chính Ấn Độ rúng động khi tổ chức tín dụng Infrastructure Leasing & Financial Services Ltd sụp đổ vì nợ nần. 

    Thời gian qua, truyền thông Ấn Độ vẫn liên tục phản ánh hiện tượng hàng loạt nông dân tự sát vì không thể trả nợ. Và giờ số phận bi thảm đó vận vào một trong những doanh nhân lừng lẫy nhất đất nước.

    Ảnh chân dung ông Siddhartha tại sảnh trụ sở chính Coffee Day tại Bangalore. Ảnh: Getty.

    Ông Siddhartha sinh ra ở Chikmagalur, trung tâm cà phê của Ấn Độ. Gia đình của ông có truyền thống trồng cà phê. Ông  từng làm bồi bàn và nhân viên pha chế tại các quán để tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cuộc sống của các nhân viên.

    Bloomberg cho biết hiện tại, hệ thống ngân hàng Ấn Độ đang bị đè nặng bởi các khoản nợ xấu thuộc vào loại lớn nhất thế giới. Ngay cả các tập đoàn và doanh nghiệp lớn cũng gặp khó khăn trong việc vay vốn kinh doanh. Công ty của ông Siddhartha mắc kẹt trong vòng xoáy đó. 

    Ngày 31/7, Hội đồng quản trị Coffee Day tuyên bố sẽ tìm cách giảm nợ. "Khủng hoảng tiền mặt là có thật. Chúng ta vẫn nói về những vụ tự tử của nông dân ở Ấn Độ, nhưng có mấy ai quan tâm đến cái chết của các doanh nhân? Doanh nhân là những người đầy đam mê, và rất cô đơn khi ở đỉnh cao", chuyên gia Sanjiv Kaul thuộc ChrysCapital Management Co. nhận định.

    Viethome (theo Zing)

  • Lá chanh, loại lá gia vị được bán với giá “rẻ như cho” ở nước ta, được bán với giá 6,3 triệu đồng/kg ở nước ngoài.

    Lá chanh là loại lá rất quen thuộc với người Việt Nam, thường được dùng để rắc lên món gà luộc như một loại gia vị. Tuy nhiên, người Việt chúng ta thường chú ý đến quả chanh hơn lá chanh.

    Nông dân Việt hiếm khi coi lá chanh là một trong những nguồn thu nhập. Ở nhiều nơi, lá chanh được bán với giá "rẻ như cho" ở ngoài chợ.

    Lá chanh được bán giá gần 7 USD/1 oz tại amazon.com.

    Tuy nhiên, lá chanh lại là loại lá gia vị có giá khá cao ở nước ngoài. Tại trang bán hàng trực tuyến Amazon.com, lá chanh lại được rao bán với giá khoảng 7 USD/1 oz, tương đương 25g. Như vậy, 100g lá chanh có giá vào khoảng 28 USD (635.000 đồng), 1kg sẽ có giá "choáng" vào khoảng 6,35 triệu đồng.

    Có lẽ vì nhận thấy lợi nhuận lớn từ loại lá bình thường này, mà từ vài năm trước, lá chanh đã được một số công ty thu gom hàng chục tấn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, thu về cả triệu USD.

    Nhiều vùng, lá chanh vốn chỉ để làm gia vị gà luộc nay được chuộng, giá cả trăm nghìn/kg.

    Theo lãnh đạo một công ty chuyên thu mua mặt hàng lá chanh khu vực phía Nam để xuất khẩu thì lá chanh được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn khác ở phương Tây.

    Lá chanh xuất sang thị trường châu Âu có 2 dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây, tạo nên hương vị hoàn chỉnh của món lẩu Thái.

    So với hàng Thái Lan, gia vị nấu lẩu Thái của Việt Nam thơm và đậm đà hơn rất nhiều. Còn dạng thông thường thì chỉ bao gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn.

    Chanh ta vốn được định hình tại Việt Nam là loài cây bụi, cao khoảng 5 mét với nhiều gai. Những giống chanh lùn thì phổ biến hơn đối với những nhà vườn, nó có thể được trồng trong nhà kính vì không chịu được thời tiết giá rét.

    Thân cây hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh từ nơi gần gốc. Lá hình trứng, dài 2,5 – 9 cm (1–3,5 inch), nhìn giống lá cam (cái tên khoa học aurantifolia nhằm ám chỉ lá của cây này giống lá cam - C. aurantium).

    Hoa chanh có đường kính 2,5 cm (1 inch), màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt. Cây đơm hoa kết trái quanh năm nhưng ra quả nhiều nhất từ tháng 5 tới tháng 9. Trái chín sau từ 5 tới 6 tháng khi hoa nở.

    Theo Gia đình & Xã hội

  • Bạn đã bao giờ ngồi tính xem mình chi tiêu bao nhiêu tiền cho thực phẩm mỗi tháng chưa? Đó có phải một con số nhỏ?

    Cô Grainne McNamee, 33 tuổi, sống ở Belfast (Bắc Ailen) cùng với chồng Ryan và chú chó nhỏ Jessie, đã bị sốc khi phát hiện ra rằng họ đã chi hơn 500 bảng Anh mỗi tháng cho việc mua thực phẩm. Trong khi đó, anh Ryan đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp từ ngân hàng và cả hai đang có khoản nợ lên đến 16.000 bảng Anh.

    "Biến cố xảy đến vào năm 2017, chồng tôi phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Lúc đó chúng tôi mới nhận ra rằng mình đã vô tâm với việc chi tiêu thế nào", Grainne  nói. 

    Hai vợ chồng đã từ bỏ đặt gọi món ăn tại nhà hay đi ăn ở nhà hàng bên ngoài để bắt đầu học cách tự nấu ăn với giá chỉ khoảng 1 bảng Anh mỗi phần.

    Grainne thường mua thịt với số lượng lớn qua mạng để giảm giá thành.

    Để giảm giá thành, cô Grainne mua thịt với số lượng lớn từ nhà cung cấp trên mạng, rau theo mùa. Kết hợp với đồ hộp và gia vị tươi, cô nấu ra khoảng 45 phần ăn với giá chưa đến 60 bảng Anh.

    Grainne thường chọn mua ức gà, bò xay, thịt lợn và thịt bò để có thể nấu ra được nhiều món ăn ngon, lại tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thịt còn thừa từ bữa trưa sẽ được cô dùng để làm pizza cho bữa tối chẳng hạn.

    Với cách tận dụng hết thực phẩm thừa như vậy, một chiếc pizza to dành cho 3 người ăn được cô làm ra chỉ có giả khoảng 5 bảng Anh, rẻ hơn bất so với mua tại bất kì siêu thị nào.

    Thịt ăn thừa buổi trưa được cô tận dụng làm pizza cho bữa tối.

    Nhờ tính toán tỉ mỉ, giờ đây họ đã mua được 1 chiếc xe mới giá 11.000 bảng Anh theo phương thức trả dần. Sau đó lại thu xếp trả hết số nợ 16.000 ngàn bảng đã vay, điều mà ban đầu họ không dám nghĩ tới. 

    Grainne cho biết cho đã lập hẳn một trang Instagram chuyên dụng, @WannaBeDebtFree, để nhập chi tiêu hàng ngày, thanh toán khoản vay và tài chính khác nói chung.

    "Hầu hết mọi người đều kiêng dè khi nói mọi thứ liên quan đến thu nhập, chi tiêu hay nợ nần, nhưng giờ tôi đã tìm nhiều người giống tôi qua cộng đồng trực tuyến khổng lồ và rất hữu ích ở hashtag #DebtFreeCommunity", Grainne nói.

    Grainne nói tiếp: "Mua sắm trực tuyến là cách giúp bạn có thể cẩn thận với chi tiêu cũng như tận dụng tối đa số tiền mình có.

    Thường xuyên kiểm tra tủ lạnh để chắc chắn bạn không có để sót bất kì thực phẩm thừa nào sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm được tiền bạc, vừa cắt cắt được rác thải sinh hoạt, có lợi cho môi trường.

    Grainne hiện làm việc hai ngày một tuần, điều này cũng giúp cô có thời gian tập trung vào viết blog của riêng mình. Grainne chia sẻ: "Hành trình giải thoát khỏi nợ nần của chúng tôi không hề dễ dàng, nhưng chắc chắn là đáng giá.

    Giờ Grainne và Ryan đều rất thoải mái vì không còn có khoản nợ nần nào.

    Khi tôi và Ryan kết hôn vào năm ngoái, cả hai đều không có nợ nần. Mỗi tháng chúng tôi còn tiết kiệm được đủ tiền để chi trả sinh hoạt dù chỉ làm việc 2 ngày mỗi tuần.

    Điều này giúp tôi có thời gian để tập trung vào blog Instagram của mình và thậm chí còn viết được một cuốn sách xuất bản vào tháng 12 năm ngoái với tiều đề "Cách thoát khỏi nợ nần: Chiến lược 8 giai đoạn để trả hết nợ nần và khắc phục tài chính của bạn cho tốt".

    Mọi người sẽ cho rằng sống đạm bạc sẽ rất khổ nhưng tôi nghĩ mình chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như lúc này.

    Tất cả những gì bạn cần làm là dành chút thời gian để chấn chỉnh lại, thực hiện vài thay đổi trong vấn đề tài chính và về lâu dài, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt".

    Viethome (theo Đời sống & Pháp luật)

  • Thị trường Việt Nam được các công ty nội thất cao cấp đánh giá cao bởi nhu cầu chịu chơi và chịu chi của các đại gia ngày càng gia tăng.

    Cách đây không lâu, một đại gia Việt đã sẵn sàng bỏ ra 6 tỷ để chỉ sở hữu một chiếc giường phong cách hoàng gia. Giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt.

    Khi đưa giường về đến Việt nam, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang lắp ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm.

    Tương tự như vậy, cách đây không lâu, một đại gia khác chi gần 2 tỷ đồng để mua chiếc đèn sản xuất thủ công tại Ý. Theo KTS Phạm Tú, gu thẩm mỹ ngày càng cao đi cùng điều kiện sống cải thiện nên số tiền người Việt chi tiêu mua sắm nội thất xa xỉ, đặc biệt hàng nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu cũng lớn dần lên.

    Nội thất cao cấp đổ bộ vào Việt Nam.

    Theo thống kê của Concetti, riêng năm 2017, người Việt chi khoảng 15,6 triệu USD để nhập khẩu nội thất cao cấp từ Italy. Số liệu từ Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (Hawa) cho hay, với quy mô gần 95 triệu người, mức tiêu dùng đồ gỗ năm 2017 ước đạt trên 3,2 tỷ USD.

    Năm 2018, con số này có thể lên đến 4 tỷ USD. Theo Paolo Lemma, Tham tán thương mại Italy, cùng sự phát triển của thị trường bất động sản, nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.  

    Ông Lý Quí Trung, CEO AKA Furniture Group đánh giá, nhu cầu tiêu thụ nội thất thuộc nhóm cao cấp nhất thì Việt Nam cũng không thiếu.Thị trường nội thất Việt Nam đặc biệt so với các nước khác ở chỗ thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp không thua Hong Kong, Singapore. Ông Trung lấy dẫn chứng, nhiều khách hàng tại Hà Nội và Tp.HCM có nhu cầu rất nội thất rất cao như châu Âu.

    Nhận thấy tiềm năng, rất nhiều thương hiệu nội thất cao cấp như Baxter, Ceccotti Collezioni, Savio Firmino, Walter Knoll,… đổ bộ vào Việt Nam. Bellavita Luxury, đơn vị phân phối các thương hiệu nội thất Italy trong đợt 'chào sân' này, xác nhận cụm showroom vừa mở cũng là trung tâm nội thất cao cấp Italy và châu Âu lớn nhất Hà Nội hiện nay.

    Xu hướng người giàu ngày càng tăng.

    Sự xuất hiện của các thương hiệu quốc tế đã tạo nên cuộc cạnh tranh sôi động trong thị trường bởi doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn đến phân khúc tiềm năng này. Dự báo sự phát triển của thị trường bất động sản, nội thất cao cấp đang trên đà tăng trưởng sẽ thu hút khoảng 40%.

    Trước đó, nhiều thương hiệu khác Cassina, Badari Lighting, Cantori, Diemme Cucine, Formitalia, Officina Luce, Sicis, Versace Home cũng có mặt tại Việt Nam thông qua các doanh nghiệp phân phối nội địa.

    Sự góp mặt của các thương hiệu nội thất cũng sẽ thay đổi gu thẩm mỹ của người Việt. Ông Trung cho biết, ở các nước phương Tây, với ngành hàng nội thất, có thể không cần mở showroom lớn, tất cả bán qua catalogue và các kênh online, cộng thêm một vài địa điểm offline là đủ. Nhưng tại Việt Nam, họ vẫn cần showroom để khách hàng tới chiêm ngưỡng, định hình không gian bài trí. Bởi không phải ai cũng có ý tưởng hay "gu" thẩm mỹ trong đầu.

    Đánh giá về tiềm năng của thị trường nội thất cao cấp, ông Trung cho rằng, gian hàng tại Hà Nội chính là bước đi lớn đón đầu hướng tới những người có thu nhập cao và khả năng chi trả lớn. Nội thất cao cấp đặc biệt phù hợp với Hà Nội hơn là TP.HCM.

    Ông Trung cũng tiết lộ, doanh số nội thất cao cấp phía Bắc cao hơn trong Nam. "Người Bắc có thể sẵn sàng chi tiền cho những món đồ đắt nhất, đẹp nhất.

    Viethome (theo Vietnamnet)