• Araceli Ledesma là nhà sáng lập và CEO của Araceli Beauty. Cô được coi là ''bậc thầy'' trong việc xây dựng một doanh nghiệp thành công ngay từ những ngày đầu, trong khi vẫn giữ được văn hoá và giá trị của chính nơi mình sinh ra.

    tho cat toc Araceli Ledesma
    Araceli Ledesma

    Khi còn là thợ trang điểm tự do, Ledesma đã cho ra mắt Araceli Beauty - thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp "lấy cảm hứng từ Mexico" vào năm 2018. Đây chỉ là một công việc làm thêm của Ledesma.

    Cô chia sẻ: "Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các khách hàng của mình việc trang điểm. Tôi biết tại sao họ lại bối rối và điều gì có thể giúp cuộc sống của họ thoải mái hơn. Và đó là điều đã truyền cảm hứng để tôi tạo ra thứ gì đó được đón nhận rộng rãi hơn và dễ sử dụng với tất cả mọi người".

    Sinh ra ở Jalisco (Mexico), Ledesma và gia đình đã chuyển đến California khi cô chỉ mới 5 tuổi. Ngay khi còn nhỏ, cô đã thể hiện niềm đam mê với trang điểm.

    Ledesma cho hay: "Khi còn nhỏ, tôi có một vài mẫu son. Tôi nhớ rằng mình đã tô son trên quãng đường đi xe buýt về nhà và bước đến cửa nhà tôi phải lau đi vì sợ mẹ nhìn thấy. Nhưng tôi luôn thích trang điểm".

    Giờ đây, 4 năm sau khi thành lập công ty của riêng mình, cô đã kiếm được hơn 2 triệu USD doanh thu và có hơn 160.000 người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội của Araceli Beauty.

    Cô gái bé nhỏ và giấc mơ lớn

    Trong những năm học trung học, Ledesma đã rất nghiêm túc với đam mê làm đẹp của mình và muốn tham gia lớp ngoại khoá về thẩm mỹ của trường. Nhưng, chi phí cho lớp học này lại rất đắt đỏ.

    Cô chia sẻ: "Khi học lớp 11, tôi đã xin mẹ cho tôi theo học lớp thẩm mỹ này. Chi phí khá đắt so với khả năng của gia đình tôi nhưng tôi đã cố gắng thuyết phục mẹ cho vay 600 USD để có thể chi trả. Mẹ tôi đã đồng ý".

    Ledesma vài năm sau đó đã làm việc tại Taco Bell để trả nợ cho mẹ, trong khi vẫn tham gia các lớp học làm đẹp. Đến năm 18 tuổi, cô đã nhận được chứng chỉ và biết mình muốn theo đuổi nghề này lâu dài. Cô đã nhận được công việc nhà tạo mẫu tóc và sau này thành thợ trang điểm của tiệm làm tóc đó.

    Duy trì giá trị của cội nguồn

    Nhiều chuyên gia đồng tình rằng ngành mỹ phẩm và làm đẹp đã bão hoà trong những năm gần đây, khiến các thương hiệu khó tạo được sự khác biệt. Theo hãng nghiên cứu Grand View Research, quy mô thị trường mỹ phẩm toàn cầu được định giá 254,08 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng 5,8% từ 2022 đến 2028.

    Tuy nhiên, Ledesma nhận định đây không phải vấn đề lớn với cô, mà là một thử thách giúp cô có những ý tưởng đột phá hơn.

    Lấy cảm hứng từ chính quê hương Jalisco của mình, Ledesma bày tỏ lòng kính trọng với cội nguồn bằng cách tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc Mexico với công thức của riêng mình.

    Ledesma cho biết trên trang web của Araceli Beauty: "Jalisco là nhà sản xuất rượu lớn nhất thế giới và tôi nghĩ mình cần phải tận dụng điều đó khi tạo ra Araceli Beauty. Chúng tôi dùng một phần nhỏ của Mexico cho các sản phẩm của mình, từ thiết kế bao bì đến công thức. Ví dụ, bảng phấn mắt, phấn bắt sáng và phấn má đều có chiết xuất lá tequila từ cây thùa".

    Các sản phẩm của Araceli Beauty cũng sử dụng các thành phần như bơ, lê gai và dầu xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Sản phẩm mascara của hãng - có tên Monarca Mascara, cũng được lấy cảm hứng từ việc loài bướm vua di cư đến miền trung Mexico. Theo Ledesma, việc "kể chuyện" qua sản phẩm này đã giúp công ty của cô độc đáo và sáng tạo trong một thị trường đang rất bão hoà.

    "Công việc làm thêm" thành công

    Araceli Beauty thành công vang dội kể từ khi ra mắt nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, các sản phẩm trang điểm của Ledesma vẫn chỉ là một công việc phụ đối với cô.

    Cô cho hay: "Tôi khi đó vẫn làm việc ở tiệm làm tóc. Vận hành thương hiệu của riêng mình vẫn chưa phải là công việc toàn thời gian. Tôi vẫn phải làm ở đây để có nguồn thu nhập hỗ trợ cho công việc đó".

    Tuy nhiên, khi các thành phố phong toả do dịch bệnh, tiệm làm tóc phải đóng cửa. Ledesma cho biết hoá ra đó là cơ hội của cô. Cô nói: "Tôi không có lựa chọn nào khác. Đó là thời điểm để tôi đầu tư toàn thời gian vào việc phát triển hoạt động kinh doanh riêng. Tôi thực sự sợ hãi đại dịch và mọi người mất việc làm. Nhưng trong khi đó, Araceli Beauty vẫn làm tốt".

    Ledesma đã tận dụng cơ hội này để quảng cáo các sản phẩm của mình trên mạng nhiều hơn, thu hút thêm khách hàng. Nhóm nhỏ gồm 5 người là người thân và bạn bè Ledesma đã giúp cô hoàn thành các đơn đặt hàng và phát triển thương hiệu.

    Cô chia sẻ, nếu được quay trở lại quãng thời gian ban đầu, cô sẽ thay đổi một số thứ. Vì đã có chứng chỉ hành nghề làm đẹp nên Ledesma đã không học đại học. Đây là áp lực lớn với cô vì muốn bố mẹ tự hào.

    Doanh nhân trẻ chia sẻ: "Tôi ước mình sẽ tham gia nhiều lớp đào tạo kinh doanh hơn. Trải nghiệm này giống như chế tạo một chiếc máy bay khi bạn đang lái nó. Bạn có được bài học khi mắc sai lầm, vấp ngã và đứng dậy. Nhưng tôi mong muốn mình đã chuẩn bị kỹ hơn một chút cho việc kinh doanh".

    Kênh 14 (Nguồn: CNBC)

  • Với 10 nguồn thu nhập khác nhau từ viết blog, diễn thuyết, bán khoá học trực tuyến…, Jannese Torres kiếm được 35.000 USD/tháng, với gần 1/3 là thu nhập thụ động.

    Năm 2013, Jannese Torres làm kỹ sư và có thu nhập 80.000 USD một năm. Nhưng cô cảm thấy không hài lòng với công việc của mình. Vì vậy, cô đã bắt đầu lập một blog về ẩm thực có tên là Delish D’Lites.

    10 nguon thu nhap

    Ngay sau đó, cô bị cho thôi việc. Thời điểm đó giống như một bước thụt lùi đối với Jannese. Nhưng đó cũng chính là khởi đầu cho những điều tốt đẹp hơn, vì cô nhận ra rằng cô không còn muốn chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất.

    Vì vậy, sau khi nhận được lời mời vào vị trí kỹ sư của một công ty khác, cô vẫn tiếp tục viết blog. Cô dành thời gian đăng mỗi ngày một bài với nội dung chia sẻ các công thức nấu ăn lấy cảm hứng từ di sản của Puerto Rico. Trong 3 năm, blog Delish D’Lites đã có tới 15.000 độc giả hàng tháng, đủ để tạo ra một thương hiệu sinh lời.

    Bên cạnh việc phát triển các nghề phụ, cô tăng cường quan tâm đến tài chính cá nhân. Vào năm 2019, cô bắt đầu một podcast về tiền có tên Yo Quiero Dinero để chia sẻ kinh nghiệm của mình và giúp những người khác gây dựng sự giàu có.

    Hiện tại, Jannese 37 tuổi và có 10 nguồn thu nhập khác nhau, bao gồm quảng cáo trên blog, podcast, tiếp thị liên kết, diễn thuyết, khoá học trực tuyến và các hợp đồng thương hiệu với đối tác. Kết hợp tất cả những công việc đó lại, Jannese kiếm được trung bình 35.000 USD/tháng, trong đó 10.000 USD là thu nhập thụ động.

    Năm ngoái, cô đã có nguồn thu nhập thụ động ổn định và nghỉ những công việc theo giờ hành chính. Quyết định đó đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Jannese cho biết tháng 8 vừa rồi, tổng thu nhập của cô là hơn 1 triệu USD kể từ khi bắt đầu hành trình kinh doanh mới.

    Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất của Jannese cho những ai muốn có nhiều luồng thu nhập, thu nhập thụ động và hướng tới độc lập tài chính.

    Bắt đầu bằng việc xác định những thứ bạn không muốn

    Khi Jannese lần đầu viết blog, cô không có kế hoạch làm sao để biến trang blog của mình thành công việc kinh doanh có lợi nhuận. Cô chỉ biết rằng viết về ẩm thực mang lại cho cô niềm vui.

    Cô cảm thấy khi đi làm giống như cho người khác chứ không phải bản thân. Cô muốn trở thành ông chủ của chính mình để không giới hạn nguồn thu nhập.

    Điều này đã giúp cô xác định rõ loại dịch vụ mà cô sẽ cung cấp. Khi tìm ra mục tiêu, Jannese xem xét các kỹ năng, chuyên môn của bản thân và lập ra danh sách những điều cần học hỏi.

    Jannese chia sẻ: “Cho dù bạn không biết gì về công việc kinh doanh mà bạn đang dấn thân vào, đừng nản lòng. Tôi đã tìm được đường đến thành công nhờ Google, nhờ những lần thất bại của mình cũng như học từ người khác”.

    Không ngại tính phí những gì xứng đáng

    Jannese mất 2 năm gây dựng để có thể kiếm tiền từ blog. Cô làm việc với các khách hàng lớn như Walmart, Crockpot và Publix để tạo ra các công thức nấu ăn sử dụng nguyên liệu hoặc thiết bị từ các thương hiệu này.

    Quan hệ đối tác thương hiệu thường bao gồm mội bài viết trên blog, ảnh và quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội của Jannese.

    Vào thời điểm đó, Jannese nghĩ rằng sẽ chẳng có ai chịu trả tiền cho cô để cô tạo ra công thức nấu ăn với sản phẩm của họ. Vì thế, Jannese nhận 125 USD cho mỗi hợp đồng. Khi công việc nhiều hơn mong đợi, cô vẫn vui vẻ với giá tiền ban đầu.

    Nhưng khi chuẩn bị nghỉ công việc giờ hành chính, cô biết bản thân cần phải điều chỉnh, ngừng coi việc viết blog là nghề phụ. Điều đó đồng nghĩa với việc cô phải tăng giá dịch vụ để phản ánh thời gian và công sức mà bản thân đã dành ra.

    Hiện tại, Jannese tính 10.000 USD cho mỗi hợp đồng. Cô cũng có cả một bộ phận nhận thương lượng giá, dựa trên những yếu tố như giá thị trường, khách hàng và tỷ lệ thành công trong quá khứ.

    Đặt việc tạo ra hệ sinh thái thu nhập thụ động là mục tiêu tối thượng

    Jannese bắt đầu viết blog vì cô muốn kiếm tiền từ những gì cô yêu thích, được tiếp xúc với mọi người trên khắp thế giới và có quyền tự do làm việc bất cứ đâu. Thu nhập thụ động biến ước mơ của cô thành hiện thực.

    Ngoài thu nhập từ blog, Jannese kiếm tiền thông qua quảng cáo podcast và tiếp thị liên kết. Cô cũng tự động hoá hệ thống tiếp thị và bán hàng cho các sản phẩm kỹ thuật số và khoá học trực tuyến để đỡ gánh nặng công việc.

    Jannese chia sẻ rằng luôn có cách để tạo thu nhập thụ động, nếu bạn có một lượng người theo dõi và thương hiệu mạnh. Nhưng bạn cần phải vận hành nó. Jannese đã viết hàng trăm bài đăng trên blog Delish D’Lites, thực hiện các bài phát biểu, dành thời gian cho podcast của mình và tạo các khóa học kiếm tiền trực tuyến.

    Cô cũng đầu tư một phần thu nhập vào chứng khoán và bất động sản. Vì vậy, tiền của cô luôn vận động, ngay cả khi cô không làm việc.

    Ưu tiên việc quan trọng

    Jannese nghỉ việc văn phòng vì muốn làm việc tự do. Nhưng điều hành một công việc kinh doanh của riêng mình sẽ có nhiều khó khăn.

    Sau khi cảm thấy kiệt sức, cô nhận ra bản thân đã lãng phí quá nhiều thời gian vào các công việc hành chính như trả lời email, lên lịch bài đăng trên mạng xã hội và điều phối các cuộc họp.

    Tất nhiên, mọi người vẫn cần làm tất cả những công việc này khi mới bắt đầu, đặc biệt là khi ngân sách hạn hẹp. Nhưng khi công việc phát triển, cô biết bản thân cần tập trung vào những công việc quan trọng hơn.

    Vì vậy, vào năm 2020, sau 7 năm kinh doanh, Jannese đã thuê trợ lý ảo đầu tiên với giá 15 USD/giờ.

    Tất cả thành công Jannese có được đều bắt nguồn từ mong muốn chia sẻ đam mê và giúp mọi người cải thiện thu nhập. Cô nói: “Thật tuyệt khi nhìn lại quãng đường mình đã đi được và tôi rất háo hức chờ đợi tương lai”.

    Nhịp sống thị trường (theo CNBC)

  • Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa những tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới và người bình thường.

    bi mat cua nhom nguoi sieu hiem 1

    Trên thế giới có tổng cộng 2.200 tỷ phú - nghĩa là khoảng 0.0002% dân số toàn cầu. Và 67% trong số họ là tỷ phú tự thân.

    Họ làm giàu bằng rất nhiều cách: sáng tạo ra một sản phẩm hữu ích (Bill Gates - cựu CEO Microsoft - với khối tài sản trị giá 107 tỷ USD), cải tiến một vấn đề cũ (người sáng lập Airbnb Brian Chesky - 3,7 tỷ USD). Họ cũng có thể là những nhà đầu tư lỗi lạc (Warren Buffett với khối tài sản 87,3 tỷ USD). Tuy nhiên, không phải cứ quyền cao chức trọng thì bạn sẽ gia nhập được câu lạc bộ người giàu (Tim Cook điều hành tập đoàn Apple trị giá cả nghìn tỷ USD nhưng cũng chỉ sở hữu 625 triệu USD).

    Tất cả những tỷ phú này dù đi lên từ những con đường khác nhau nhưng vẫn có điểm chung. Sau khi phỏng vấn 21 người trong số họ cho cuốn sách The Billion Dollar Secret, tác giả Rafael Badziag đã liệt kê ra 3 đặc điểm hàng đầu mà các tỷ phú giàu nhất thế giới đều sở hữu.

    1. Phấn đấu thành công bất kể hoàn cảnh ra sao

    Badziag cho rằng phần lớn dân số thế giới đều không thành công bởi 1 lý do: Họ luôn chờ thời cơ hoàn hảo để hành động, nhưng nó chẳng bao giờ đến, đó đó không thể theo đuổi mơ ước của mình.

    Theo ông, các tỷ phú tự thân lại có tư duy hoàn toàn khác. Hầu hết những người Badziag phỏng vấn đều không xuất thân từ gia đình giàu có hay sở hữu điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, họ vẫn theo đuổi giấc mơ của mình bất chấp hoàn cảnh ra sao - họ không quản khó khăn, giông bão.

    Minh chứng cho điều này chính là tỷ phú N. R. Narayana Murthy - người thành lập tập đoàn IT Infosys có trị giá hơn 45 tỷ USD.

    Trước khi sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 2,4 tỷ USD, người đàn ông 72 tuổi này đã lớn lên ở Ấn Độ vào những năm 50-60 của thế kỷ trước. Đây là một trong những quốc gia còn nghèo và kém cởi mở với doanh nghiệp tự do lúc bấy giờ. Khi còn bé, ông từng phải ngủ trên sàn vì nhà quá nghèo, chẳng mua nổi đồ đạc gì.

    bi mat cua nhom nguoi sieu hiem 1
    Ông N. R. Narayana Murthy. Ảnh: Forbes

    Dù không có tiền nhưng Murthy vẫn rất ham học. Ông thường tới thư viện cộng cộng trong thị trấn và đọc mọi thứ có thể. Từ những gì học được, Murthy tin rằng phần mềm chính là chìa khóa nắm giữ tương lai. Vì vậy, ông và một vài đồng nghiệp đã thành lập một công ty phần mềm vào năm 1981.

    Thế nhưng, họ không có máy tính, trong khi chính phủ Ấn Độ đòi hỏi phải có giấy phép mới cho nhập khẩu. Vậy là trong vòng 3 năm, Murthy kiên trì đi đi lại giữa Karnataka và Delhi bằng tàu hỏa, vượt qua khoảng cách 1.500 dặm để thực hiện hơn 50 cuộc gặp gỡ nhà chức trách nhằm thuyết phục họ cấp giấy phép cho ông. Chỉ bằng chiếc máy tính và đường dây điện thoại (mà ông mất tận 1 năm để lắp đặt), Murthy cùng những người đồng sáng lập khác đã làm nên Infosys và biến nó từ một dự án chỉ có 7 người thành gã khổng lồ công nghệ hàng đầu Ấn Độ như hiện nay.

    2. Không làm mọi thứ vì tiền

    Hầu hết người thường đều mơ ước sẽ trở nên giàu có trong tương lai, nhưng lại chẳng bao giờ thực hiện được. Hoặc nếu thực hiện được, họ cũng sẽ nhanh chóng mất đi động lực và thỏa mãn với số tiền mình có trong tài khoản ngân hàng.

    Tuy nhiên, Badziag đã phát hiện ra rằng các tỷ phú tự thân mà ông phỏng vấn đều không lấy của cải làm động lực. Thay vào đó, họ "ý thức rõ được mục đích và niềm đam mê công việc của mình". Động lực của họ chính là khát khao "phát triển và học hỏi bất kể mình giàu đến mức nào".

    Như người sáng lập Apple Steve Jobs đã từng nói: "Tôi đáng giá 1 triệu USD ở tuổi 23, 10 triệu USD ở tuổi 24 và 100 triệu USD ở tuổi 25. Nhưng điều đó cũng chẳng quan trọng, vì tôi làm tất cả chưa bao giờ vì tiền." Steve Jobs giải thích rằng ông thành lập Apple với mong muốn tạo ra "một loại máy tính mà bất cứ ai cũng sử dụng." Rốt cuộc, giấc mơ tưởng như hoang đường ấy cũng trở thành hiện thực.

    Còn Murthy lại nói với Badziag, ông bị thôi thúc bởi niềm tin rằng cách duy nhất để giải quyết tình trạng đói nghèo là "tạo ra hàng triệu việc làm với mức thu nhập tốt, trong đó khởi nghiệp chính là công cụ tuyệt nhất để thực hiện."

    Doanh nhân người Pháp gốc Syria Mohed Altrad sở hữu 2,7 tỷ USD bằng cách mua lại 1 công ty giàn giáo vào năm 1985 và phát triển thành gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dịch vụ Altrad Group. Ông cho biết mình không coi tiền bạc là mục tiêu.

    "Nó chỉ là một trong những dấu hiệu của thành công. Thành công của một tổ chức phải là phát triển bền vững, trong đó mọi người đều hạnh phúc và tình người là nền tảng," Altrad giải thích.

    bi mat cua nhom nguoi sieu hiem 1
    Steve Jobs. Ảnh: NY Post

    <p3. Sống giản dị, tiết kiệm

    Theo Badziag, người bình thường sẽ mê tiêu tiền và hay dính vào nợ nần vì chi tiêu nhiều hơn những gì mình có. Kể cả những người thành công cũng thích khoe của bằng xe hơi, quần áo hàng hiệu và các chuyến du lịch sang chảnh.

    Tuy nhiên, những tỷ phú mà Badziag phỏng vấn lại rất khác biệt. Ông cho biết, họ "vui vì làm ra tiền, nhưng không thích tiêu tiền".

    Hãy thử nhìn vào cuộc sống của Warren Buffett - người giàu thứ 4 thế giới với khối tài sản khoảng 87,3 tỷ USD. Mặc dù giàu có là vậy, vị tỷ phú 88 tuổi này vẫn sống trong căn nhà khiêm tốn tại Omaha được ông mua từ năm 1958 với giá 31.500 USD. Ông cũng chi rất ít tiền cho việc ăn sáng, chỉ khoảng 3,17 USD/ngày tại cửa hàng McDonald’s. Buffett thường gọi 1 trong 3 món sau: 2 miếng chả, xúc xích và trứng kèm pho mai (hoặc thịt hun khói).

    Vài năm trước, Peter Hargreaves - người sáng lập một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất nước Anh - đã kể với Badziag rằng, ông vẫn lái chiếc Toyota Prius 8 năm tuổi. Tài sản của người đàn ông này ước tính vào khoảng 4,2 tỷ USD.

    Theo Hargreaves, các con ông cũng có lối sống giản dị. "Chúng đi học trên những chiếc xe đơn giản nhất; thậm chí có xe còn được dùng hơn 7 năm. Chúng sống trong những căn hộ khiêm tốn nhất. Nếu đi du lịch, họ ngồi ở phía đuôi máy bay," ông chủ của tập đoàn Hargreaves Lansdown cho biết.

    Dĩ nhiên là, thỉnh thoảng họ cũng sống đúng với mức độ giàu có của mình. Vốn được biết đến là người chỉ dám đeo đồng hồ có giá 10 USD nhưng Bill Gates thừa nhận rằng ông khá nuông chiều bản thân. "Giờ tôi đi nghỉ nhiều hơn. Tôi của tuổi 20 chắc sẽ khinh bỉ tôi của ngày nay lắm. Bạn biết đấy, ngày xưa tôi chẳng biết bay là gì mà chỉ đi xe khách. Giờ thì tôi có hẳn một chiếc máy bay," Gates hóm hỉnh nói.

    Theo Thể thao Văn hóa

  • Paul Müller cho biết anh không cần nhiều vốn khi bắt đầu đầu tư vào bất động sản, dù kiếm được “khá nhiều tiền” với công việc cố vấn ở PwC.

    Ở tuổi 32, Paul Müller đã sở hữu đến 70 bất động sản, trị giá khoảng 10,5 triệu euro (10,3 triệu USD). Bất động sản đầu tiên mà anh sở hữu là 2 căn hộ nhỏ ở khu Leipzing, miền đông nước Đức. Căn hộ này được Müller mua vào năm 2017, trị giá 80.000 euro (khoảng 77.900 USD).

    dai gia so huu nha trieu do
    Paul Müller

    Müller cho biết anh không cần nhiều vốn khi bắt đầu đầu tư vào bất động sản, dù kiếm được “khá nhiều tiền” với công việc cố vấn ở PwC. Anh chia sẻ thêm, anh có 5.000 euro tiền tiền tiết kiệm và đã đi vay thêm 5.000 euro từ các đồng nghiệp.

    Müller nói: “Vì vậy, tôi đã bắt đầu với số vốn là 10.000 euro và phần còn lại tôi đi vay ngân hàng.”

    Năm 2019, Müller quyết định nghỉ việc và chuyển sang làm ở một công ty bất động sản trong một thời gian ngắn. Sau đó, anh trở thành một nhà đầu tư bất động sản tự doanh vào năm 2020.

    Müller chia sẻ rằng việc tự đầu tư vào bất động sản giúp anh cảm thấy như mình đã có một doanh nghiệp nhỏ. Anh cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cấp vốn, đàm phán giá và quản lý các bất động sản của mình.

    Doanh nhân 32 tuổi cho biết, khoảng 1 nửa danh mục đầu tư của anh là các bất động sản “mua để nắm giữ”. Đây là những khu mà anh đã mua sau đó cho thuê và kiếm lợi nhuận. Một nửa còn lại bao gồm các bất động sản phải “sửa chữa và cải tạo”. Đây là một chiến lược mà Müller mua, cải tạo lại bất động sản và sau đó bán lại với giá cao hơn.

    Anh cho hay: “Tôi nghĩ nếu bạn muốn đầu tư bất động sản trong khi làm một công việc khác, thì nên bắt đầu với chiến lược mua và nắm giữ, vì đây là cách đầu tư không đòi hỏi nỗ lực quá nhiều và ít rủi ro hơn.”

    Theo Müller, với các bất động sản “sửa chữa và cải tạo”, bạn cần phải biết nhiều hơn về thị trường và theo đuổi chiến lược này cũng mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, lợi thế của chiến lược này lại là bạn có thể kiếm được số tiền khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn.

    Còn mặt khác, việc cho thuê nhà có thể giúp bạn tạo ra thu nhập thụ động lớn hơn trong tương lai hoặc một khoản tiền hàng năm mà bạn có thể rút ra để sử dụng.

    Müller chia sẻ về cách lựa chọn bất động sản, khi tìm kiếm, các nhà đầu tư với chiến lược mua và nắm giữ chủ yếu chú ý đến lợi nhuận. Anh nói: “Với chiến lược mua và nắm giữ, bất động sản cho thuê phải mang về lợi nhuận lớn hơn bất kỳ khoản vay nào cùng chi phí quản lý, bảo trì.”

    Nếu sau khi trừ đi các chi phí này bạn vẫn còn một khoản dư, thì đó là bất động sản sinh lời. Các dự án sửa chữa và cải tạo cũng vậy.

    Müller chủ yếu xem xét tổng lợi nhuận tiềm năng mà anh có thể kiếm thông qua các bất động sản này. Anh sẽ tính toán sơ bộ trước khi kiểm tra kỹ hơn.

    Anh thường cộng giá mua vào, chi phí cải tạo, sử dụng vốn và quảng cáo, sau đó trừ đi tổng số tiền đó vào giá bán ước tính, với phần chênh lệch là lãi hoặc lỗ. Anh nói: “Nếu tôi không lãi 15% sau khi tính toán kỹ lưỡng hơn, thì tôi sẽ không mua bất động sản đó. Tôi luôn cố gắng đạt được mức lãi 20-30%.”

    Müller tự nhận thấy mình là người lý trí trong việc đầu tư bất động sản, nếu các con số đúng như mong đợi thì đó là khoản đầu tư hiệu quả.

    Sở hữu nhiều bất động sản nên Müller cũng có nhiều cách để cắt giảm bớt khối lượng công việc cần xử lý. Anh chia sẻ: “Tôi có 2 bất động sản có hợp đồng thuê ngắn hạn và đã giao toàn bộ cho 1 nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Tôi thực sự không theo dõi 2 căn nhà đó, thu nhập đến hoàn toàn thụ động.” Anh đã chia 23% tiền thuê nhà cho nhà cung cấp dịch vụ.

    Đối với những toà nhà căn hộ, Müller sử dụng dịch vụ quản lý bất động sản để đảm nhận nhiều công việc. Họ có các dịch vụ như bảo vệ toà nhà, nhân viên bảo trì. Theo đó, công việc của anh chỉ là kiểm tra xem mọi thứ vận hành như thế nào.

    Müller cho biết mục tiêu của anh hiện tại là tuyển dụng thêm nhân sự, tăng từ 5 lên 50 nhân viên và mở rộng sang thị trường Mỹ.

    Theo Nhịp sống Thị trường

  • ba chu cho thue nha 1993 1

    Cô gái này chia sẻ, ở độ tuổi 20 đã làm đủ nghề để có tiền mua nhà. Kết quả sau 7 năm khiến nhiều người phải thảng thốt.

    Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về một cô gái ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. 9X này đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cư dân mạng khi là bà chủ cho thuê hơn 400 tòa nhà với hơn 10.000 căn phòng.

    "Bà chủ trọ" sinh năm 1993, hiện mới 29 tuổi. Dù còn khá trẻ nhưng nếu xét về tuổi đời thì cô đã tích lũy được những kinh nghiệm sống phong phú.

    Làm đủ nghề để thành công sớm

    9x sớm đã có ý tưởng kiếm tiền từ việc cho thuê nhà vào năm 2013, khi mới 20 tuổi. Ở tuổi độ tuổi của cô, đại đa số các bạn trẻ vẫn dành thời gian cho giảng đường, đi thực tập và yêu đương. Tuy nhiên, lúc đó cô đã bắt đầu kiếm được "hũ vàng" đầu tiên.

    "Bà chủ trọ" nhớ lại, bản thân từng phải làm 6 công việc bán thời gian, từ xếp tờ rơi, làm gia sư đến viết kịch bản quảng cáo. Thậm chí cô đã thử sức phát triển một số App nhưng đổi lại là thất bại.

    Trước đó, cô đã đặt chân đến hơn mười quốc gia để ngắm nhìn thế giới và tìm kiếm đam mê đích thực của bản thân. Sau những chuyến đi, cô gái trẻ đặt ra mục tiêu mình phải mua một tòa nhà sau khi tốt nghiệp!

    Nhờ nỗ lực không ngừng, 7 năm sau, tức năm 2020, cô đã trở thành “nữ đại gia” với 400 tòa nhà và hơn 10.000 phòng trọ. Theo lời kể, nếu mỗi ngày cô ngủ một phòng thì phải mất 30-40 năm mới có thể trải nghiệm hết số phòng hiện có.

    ba chu cho thue nha 1993 1
    Chân dung cô gái 9x (bên phải) sở hữu 400 tòa nhà. Ảnh: AppleDaily

    Nắm bắt xu hướng thuê nhà “nhanh như chớp"

    Giá thuê nhà ở khắp Trung Quốc đang tăng. Năm 2021, giá thuê nhà tại 55 thành phố lớn tăng trung bình gần 10%. Tại 8 thành phố lớn nhất nước này, giá thuê nhà tăng gần 24,5% so với năm 2020. Thành ở phía tây nam tỉnh Thành Đô dẫn đầu mức tăng với 40%, nhưng người dân Bắc Kinh, Thượng Hải và trung tâm công nghệ phía đông Hàng Châu đều chứng kiến mức tăng hơn 20%.

    3 thập kỷ trước, tác động của tình trạng này phần lớn gây áp lực cho lao động nhập cư đến từ các vùng nông thôn. Những năm 1990, nhóm người trẻ ở thành thị, có trình độ học vấn, thường chỉ thuê nhà trong thời gian ngắn sau đó họ có đủ tiền tiết kiệm để mua nhà.

    Còn hiện tại, ngày càng nhiều người trẻ ở thành thị phải sống trong cảnh đi thuê nhà rất lâu. Trong cuộc khảo sát gần đây với cư dân tại 10 thành phố ở Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của Sixth Tone nhận thấy người Trung Quốc ở độ tuổi 20-30 là nhóm đi thuê nhà nhiều nhất, chiếm gần 63% tổng số.

    3/4 trong số đó là lao động nhập cư, một số đến từ nông thôn, nhưng nhiều người lại đến từ các thành phố khác. Trong số những người không phải là người địa phương, 61% có bằng đại học trở lên. Điều này có nghĩa là, rất nhiều người trong nhóm lao động nhập cư có trình độ đại học, làm công việc văn phòng phải đi thuê nhà.

    Nhìn thấy tiềm năng từ thị trường này, cô gái 9x đã quyết tâm mua nhà để cho thuê.

    Trở thành phú bà ở tuổi đôi mươi, hàng tháng xách bao tải thu tiền nhà

    "Bà chủ 9x" cho biết, khi mới bắt tay vào cho thuê nhà trọ, cô tự tay làm mọi việc như mua sắm đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa. Điều khiến cô mệt mỏi nhất là hàng tháng phải mang bao tải đi thu tiền thuê nhà.

    Khi công việc được mở rộng, cô bắt đầu tìm đối tác để hỗ trợ bản thân. Hiện tại cô đã có một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, chuyển từ thu tiền mặt sang chuyển khoản.

    Về phần lợi nhuận từ việc cho thuê, cô nhấn mạnh rằng "(mỗi tòa nhà) nhiều nhất là 500.000 NDT/tháng. Tuy nhiên không phải tòa nhà nào cũng có thể kiếm được con số này. Lợi nhuận của mỗi căn nhà là khác nhau, thậm chí có căn phải chấp nhận bị lỗ".

    Cô tiết lộ hiện tại bản thân có thể tự do mua sắm: "Tôi không phải đắn đo về việc mua một thứ gì đó, kể cả các tòa nhà".

    Cho thuê nhà là công việc không hề mới. Nhưng cô đã mở rộng “mảnh đất” của mình bằng việc quảng bá và tiếp thị. “Bà chủ 1993 cho thuê nhà” đã trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong một thời gian dài. Nhờ đó, dịch vụ cho thuê của cô được nhiều người biết đến hơn.

    Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực!

    Nhìn vào những con số ở trên, nhiều người thắc mắc: Cũng là một người trẻ, tại sao "bà chủ trọ 9x" lại có thể sở hữu khối tài sản lớn như vậy?

    Cô gái tiết lộ châm ngôn sống là phải chọn đúng hướng. Trong xã hội hiện đại, làm việc chăm chỉ đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản. Nhiều người bận rộn, nhưng họ đang làm công việc lặp đi lặp lại và vô ích. Thậm chí có những người dốc sức làm nhưng khi được hỏi về ước mơ, theo đuổi và mục tiêu, có mấy ai hiểu rõ về bản thân mình?

    Thứ hai, sau khi chọn được hướng đi, kiên trì và bền bỉ là quy tắc duy nhất để thành công.

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa cô gái sinh năm 1993 và những người bình thường là sự bền bỉ. Ngoài ý thức giàu có và tầm nhìn xa trông rộng, mọi người cũng cần quyết tâm theo đuổi đến cùng. Khi bắt đầu, “bà chủ 9x" cũng gặp phải những thất bại thậm chí là trắng tay.

    Cũng giống như mọi người, cô cũng phải bắt đầu từ con số 0. Thậm chí, cô còn làm việc một mình. Đến nay, ngay cả khi đã có một đội và thành lập công ty, cô ấy vẫn không bao giờ từ bỏ cơ hội để học hỏi và cải thiện.

    Thành công luôn ủng hộ những người có sự chuẩn bị. Những nỗ lực của cô gái 9x không phải là nỗ lực vô ích hay mù quáng mà là đi đúng hướng, không ngừng nỗ lực và mở rộng. Đó là cách cô tạo ra “đế chế” của riêng mình.

    Nhịp sống thị trường (theo Sohu, QQ, 163)

  • Ngày nay, số lượng người trẻ tự lập kinh doanh ngày càng trẻ hóa, tuy nhiên, vẫn có một phụ nữ đã gần 60 tuổi vẫn ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp dù đã về hưu - doanh nhân Quan Ngọc Hương. Nhiều người nghĩ rằng bà kinh doanh ở tuổi này vì muốn kiếm tiền dưỡng già, nhưng thực ra không phải.

    lam giau khi ve huu 1

    1. Phát hiện cơ hội kinh doanh trong một lần đi du lịch

    Ở Trung Quốc, một phụ nữ tên Quan Ngọc Hương đã nghỉ hưu ở tuổi 56, nhưng bà lại không chọn an hưởng tuổi già nhàn rỗi mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình.

    Trước khi nghỉ hưu, bà là một nữ công nhân trong xưởng sản xuất nhạc cụ. Bà đã làm việc trong xưởng này trong suốt 31 năm mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào. Nhưng trong một lần đến Hải Nam để nghỉ dưỡng, bà nhận thấy nước giải khát ở địa phương chưa được đóng gói đàng hoàng, không nổi bật và kém hấp dẫn. Ngay lập tức bà nghĩ đến một cơ hội kinh doanh.

    Khi trở về, Quan Ngọc Hương liền bắt tay vào thành lập nhà máy sản xuất bao bì O.R.G. chuyên về bao bì kim loại cho đồ uống. Khi thành lập công ty, bà đã 56 tuổi. Cũng từ đây, bà như được mở ra chương mới của đời mình.

    lam giau khi ve huu 1
    Bà Quan Ngọc Hương

    2. Thu về 940 triệu USD trong nửa năm

    Thành tích của O.R.G ngày hôm nay có liên quan rất nhiều đến Red Bull - một sản phẩm bán chạy ở Trung Quốc.

    Trong những năm sản phẩm nước uống tăng lực này "siêu hot", Quan Ngọc Hương ý thức rất rõ nếu mượn được “ngọn gió” của thương hiệu này, O.R.G. rất có thể sẽ “lên mây” tại Trung Quốc.

    Nên sau 41 lần kiên trì đến Red Bull thương lượng, Quan Ngọc Hương đã có được bản hợp đồng cung cấp bao bì cho thương hiệu nổi tiếng này. Sau khi ký hợp đồng, bà Quan đã chi hàng triệu USD để nhập các thiết bị cao cấp từ Singapore nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng lô hàng.

    Sự kết hợp có “mối quan hệ cộng sinh” này đã giúp O.R.G ghi nhận tổng số tiền là 6,5 tỷ NDT (hơn 900 triệu USD) trong 6 tháng đầu năm. Với sự “hậu thuẫn” ổn định của thương hiệu nổi tiếng, năm 2012, O.R.G. đã được niêm yết thành công, và bà chủ Quan Ngọc Hương trở thành một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc lúc bấy giờ.

    lam giau khi ve huu 1

    3. Khởi nghiệp không bao giờ muộn

    Năm 2017, doanh thu của O.R.G. đạt gần 8 tỷ NDT, ngoài việc hợp tác với Red Bull, bà Quan còn mở rộng hợp tác với Want Want, nhà máy bia Thanh Đảo và thậm chí nhãn hiệu nước giải khát lâu đời Arctic Ocean… Nhờ vào tâm nhìn xa trông rộng của bà, O.R.G. không chỉ sản xuất lon nước uống mà còn sản xuất lon thịt ăn liền, lon bánh quy nén…

    Báo cáo nửa đầu năm 2019 cho thấy công ty thu về 4,144 tỷ NTD (580 triệu USD) và lợi nhuận ròng 486 triệu NDT (hơn 68 triệu USD), tăng 8,22% so với cùng kỳ năm trước đó.

    lam giau khi ve huu 1

    Câu chuyện của Quan Ngọc Hương là minh chứng cho việc “thành công không bao giờ là muộn”. Không cần đang ở thời hoàng kim, chỉ cần bạn có tâm, 56 tuổi vẫn có thể khởi nghiệp!

    Khởi nghiệp kinh doanh không liên quan gì đến tuổi tác, chỉ cần bạn có dũng khí và quyết tâm vượt qua rào cản thì sẽ không có gì cản trở được bước tiến của bạn.

    Một số người đã cao tuổi nhưng vẫn luôn có động lực và sẵn sàng cố gắng để theo đuổi đam mê và ước mơ của mình, bản thân là thế hệ trẻ, tại sao không làm việc chăm chỉ?

    Hãy ví thành công là mục tiêu sống mỗi ngày, đừng ngại thử thách để đạt được mong ước.

    Nhịp sống thị trường (theo Toutiao)

  • shipper thu nhap 33 trieu dong

    Cách đây ít lâu, một shipper người Trung Quốc đã đăng phiếu lương của mình lên trang cá nhân, điều này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi tới từ hàng triệu cư dân mạng quốc gia này.

    Trên phiếu lương dài dằng dặc này, nguồn của từng khoản lương của anh ấy được ghi lại rất chi tiết:

    Tổng số đơn đặt hàng hợp lệ là 1927, số lượng đơn hàng ăn đêm là 64; mỗi đơn hàng là 1,5 nhân dân tệ (khoảng 5 ngàn đồng); cộng với tiền thưởng cần cù là 400 nhân dân tệ (1,3 triệu đồng), trợ cấp cho người lái xe là 474,5 nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu đồng), thưởng vì được khách hàng đánh giá tốt là 40 nhân dân tệ (khoảng 140 ngàn đồng), trừ 390 nhân dân tệ (khoảng 1,3 triệu đồng) tiền phạt vì giao đồ muộn, bảo hiểm 198 nhân dân tệ (khoảng 700 ngàn đồng)...

    Từng khoản nhỏ một tạo nên tiền lương của anh ấy - cơ bản là 9531,9 nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng).

    Có thể có nhiều người hay nói giờ đi đưa hàng thôi cũng có thể kiếm được hàng chục triệu mỗi tháng. Nhưng những gì bạn không thấy là họ kiếm được hàng chục triệu một tháng đó thông qua việc chạy không ngừng nghỉ trong suốt 13 hoặc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Vì 400 nhân dân tệ tiền thưởng cần cù, họ không dám nghỉ một ngày nào.

    Sợ nhất là gặp phải tình trạng xẹp lốp sẽ làm chậm thời gian giao hàng. Kết quả là bị khách hàng phàn nàn và trừ tiền... Chỉ một đánh giá không tốt thôi sẽ bị trừ 20 tệ (khoảng 60 ngàn đồng), còn trừ thêm nữa thì cả ngày coi như làm việc không công.

    Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mình là người vất vả nhất trên đời, mình phải nghiến răng chịu đựng gánh nặng hơn ai hết. Nhưng thử nghĩ mà xem, trên đời này ai là người có cuộc sống dễ dàng?

    4h sáng, các công nhân vệ sinh đã bắt đầu ngày làm việc trong sương mờ. Còn dân công sở, những người ngồi trong các tòa nhà văn phòng cao cấp, làm những công việc nhiều người khác ghen tị lại chỉ mới vừa tan sở đi về nhà vào lúc này.

    Tất cả mọi công việc trên đời, không có công việc nào không có lúc khiến ta tủi thân. Ai cũng có những nỗi buồn đau không tên, ai cũng có những nỗi lo lắng không ai có thể an ủi.

    01. Việc kiếm được ra tiền, không có cái nào là dễ dàng cả

    Tôi từng xem được một video khá nhói lòng như này.

    Ở một con phố nọ ở Thành Đô, Trung Quốc, một người đàn ông gầy gò hơn 60 tuổi, "bị" đống hàng hóa nặng hơn 100kg "đè" lên người.

    Hàng hóa rung lắc, rất nguy hiểm. Nhưng ông ấy không nghĩ nhiều như vậy.

    "Vận chuyển 50kg mới kiếm được 10 tệ (35 ngàn đồng), tôi chỉ muốn một chuyến vận chuyển nhiều hơn một chút, kiếm lấy 20 tệ"

    Một cảnh sát nhìn thấy nói ông đừng mạo hiểm như vậy nữa, nhưng ông lắc lắc đầu: "Tôi mà không bê thì làm sao kiếm được tiền".

    Ai chẳng muốn ăn sung mặc sướng, nhưng cuộc đời mà, ai cũng có những nỗi khổ riêng.

    Mỗi một người nỗ lực vì mưu sinh mỗi ngày đều từng phải chịu những ấm ức trong công việc, đều từng bị cuộc sống tát vào mặt.

    Giống như bà cụ nọ ngủ trên chiếc xe đẩy lúc 3 giờ sáng.

    Nếu không vì mưu sinh, ai lại muốn bươn chải để nuôi gia đình ở cái tuổi đáng nhẽ nên được hưởng phúc, được nghỉ ngơi.

    Cũng giống như người tài xế xe tải vừa lau nước mắt vừa lái xe, anh ấy bật khóc khi biết nhiên liệu trong bình xăng đã bị lấy trộm.

    Phải chạy thêm bao nhiêu chuyến đi nữa mới có thể bù lỗ?

    William Somerset Maugham từng viết: "Không có đủ thu nhập, hy vọng sống bị cắt đi một nửa. Bạn phải đắn đo, phải đong đếm từng đồng bạc, trở nên nhỏ bé và ti tiện".

    Những chua xót của người trưởng thành, tất cả đều liên quan tới việc không có tiền.

    Một nhà văn nọ từng kể một câu chuyện như này.

    Một phụ nữ khi thanh toán tiền, cô ấy thấy có rất nhiều người đang xếp hàng và việc di chuyển rất chậm.

    Hóa ra chàng trai 16 tuổi làm ở quầy thu ngân rất vụng về, thường xuyên mắc lỗi, hoặc là không thể quẹt hoặc quên mã vạch của sản phẩm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ.

    Một lúc sau, cô nghe thấy có người mắng cậu bé: "Sao lại thuê cậu vào đây làm vậy, dịch vụ của cửa hàng cậu tệ quá!".

    Cậu bé đứng đó ngơ ngác, không biết làm sao.

    Vì vậy, người phụ nữ bước tới thuyết phục khách hàng, giúp cậu bé thoát khỏi vòng vây, không ngờ, cậu bé bỗng bước ra khỏi quầy thu ngân, ôm cô ấy rồi nói:

    "Cảm ơn cô, sáng nay mẹ cháu vừa qua đời, cháu buồn lắm, nhưng cháu vẫn phải sốc lại tinh thần để đi làm, bởi vì còn rất nhiều hóa đơn còn cần cháu trả…".

    Không ai hiểu được nỗi đau mất mẹ của cậu, còn cậu thì vẫn phải tiếp tục làm việc.

    Vì cuộc đời sẽ không vì ai mà chậm lại, chúng ta chỉ có thể lau nước mắt, rồi âm thầm tăng tốc để bắt kịp nhịp sống.

    Trên mạng có một người đặt ra câu hỏi như này: "Tại sao làm việc khó đến vậy, mà vẫn có những người phải nỗ lực làm việc?".

    Có một câu trả lời như này:

    "Ý nghĩa thực sự của công việc chính là cái vốn để bạn an cư lạc nghiệp, để bạn có tiền ăn và nuôi con, báo hiếu với cha mẹ và để bạn thức giấc nửa đêm mà cũng không cần sợ hãi".

    Chỉ khi nỗ lực hết mình, bạn mới không còn cần phải lo lắng, phải bất lực nữa…

    02. Muốn kiếm được tiền, phải cất đi cái sĩ diện

    Có người nói rằng trên đời này có hai loại người, một người có lòng bàn tay hướng lên và một người có lòng bàn tay hướng xuống.

    Những người có lòng bàn tay hướng lên trông cao quý, nhưng họ lại quen nhờ vả và có được chỗ dựa vững chắc.

    Nhưng những người có lòng bàn tay hướng xuống dưới luôn biết cách vươn tay và nắm lấy thứ họ muốn bất cứ lúc nào.

    Những người như vậy, ngay cả khi tư thế của họ có vẻ không được duyên dáng cho lắm, họ vẫn là những anh hùng của cuộc đời.

    Cách đây một thời gian, một nhà sáng tạo nội dung V. đã chia sẻ câu chuyện về sự thay đổi nghề nghiệp của mình.

    V. vốn là tổng giám đốc của một quỹ đầu tư tư nhân, từng là một tay chơi quyền lực trên thị trường tài chính, nhưng vì tình hình kinh doanh không tốt nên đã bị cho nghỉ việc.

    Cứ ngỡ rằng giữ chức vụ cao trong công ty thì không khó để tìm công việc mới nhưng thực tế lại bị tát vào mặt. Không có công ty nào thuê anh sau khi bị mất việc.

    Để hỗ trợ gia đình của mình, V. đã đi làm tài xế, từ một giám đốc công ty, anh trở thành một tài xế chỉ sau một đêm.

    Có người chế nhạo: Không sợ mất mặt sao? Đi chở khách như này, nếu gặp người quen, cấp dưới cũ hay khách hàng, vậy thì xấu hổ lắm nhỉ!

    03. Cá chép hóa rồng

    Có một câu chuyện như này.

    Tương truyền, cá chép muốn hóa rồng, thì bắt buộc phải nhảy qua long môn (cổng rồng).

    Có một bầy cá chép đã thử qua rất nhiều lần nhưng đều không thể vượt qua được, vì vậy, chúng bèn đi xin Long Vương hạ thấp ngưỡng cửa xuống.

    Long Vương khuyên bầy cá chép, mặc dù có thể hạ thấp ngưỡng cửa, nhưng điều đó sẽ không có lợi cho chúng và chúng cũng sẽ phải hối hận về điều đó trong tương lai.

    Nhưng cá chép không nghe lời, và chỉ muốn biến thành rồng ngay lập tức.

    Cuối cùng, Long Vương đã hạ thấp ngưỡng cửa như chúng mong muốn.

    Nhưng dù có nhảy qua Cổng Rồng, chúng cũng không thể bay lên trời như những con rồng vàng khác.

    Chúng lại phải đến gặp Long Vương, Long Vương nói: "Muốn trở thành rồng thật thì phải nhảy qua cổng rồng ban đầu. Hạ tiêu chuẩn xuống thì tự nhiên sẽ phải có sự khác biệt so với rồng thật".

    Cá chép lúc này mới hiểu ra, một lần nữa thỉnh cầu Long Vương khôi phục lại ngưỡng cửa ban đầu.

    Tagore nói: "Những khó khăn bạn phải chịu ngày hôm nay, những mất mát bạn gánh chịu, trách nhiệm bạn gánh chịu, tội lỗi bạn gánh chịu và nỗi đau bạn phải chịu đựng cuối cùng sẽ biến thành ánh sáng, soi sáng con đường của bạn".

    Khi bạn đang chán nản, khi bạn không muốn làm việc, hãy nhớ:

    Một người có thể tích cực đương đầu với số phận trong những năm tháng cằn cỗi nhất, nhất định sẽ đón được một cái kết có hậu trong tương lai gần.

    Anh V. cảm thán:

    "Tuổi trung niên rồi, nhìn nhận vào thực tế mà sống thôi, cái tuổi này, trên có già dưới có trẻ, không thể dừng lại được. Nếu thực sự không thể sinh tồn được nữa, phải biết tìm cho mình một lối rẽ khác".

    Nhậm Chính Phi, người sáng lập của Huawei từng nói: "Cái tôi muốn là thành công, sĩ diện chỉ là phù phiếm, cũng chẳng thể biến thành cơm".

    K. khi bán sản phẩm bên Nigeria, luôn phải đứng canh ở cửa nhà vệ sinh mới có thể gặp được vị CEO mà anh muốn gặp.

    Công việc lên trước, sĩ diện để sau.

    Suy nghĩ như vậy, anh ngày một trở nên "mặt dày", dạn dĩ hơn, sức mạnh ý chí cũng ngày một trở nên mạnh hơn.

    Vài năm sau, K. tạo ra thành tích doanh thu 400 triệu đô la Mỹ mỗi năm và trở thành giám đốc quản lý khu vực Tây Phi.

    Người trường thành, vứt bỏ đi sĩ diện để mà chuyên tâm vào kiếm tiền, đó mới là thể diện đích thực.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Hot girl Instagram - Anna Bey chia sẻ những bài học về "kỹ thuật" đào mỏ cho những cô nàng khác.

    Anna Bey là một hot girl nổi tiếng trên Instagram nhờ vào những bí kíp "đào mỏ" đại gia, cô nàng đã mở một lớp học có tên là School of Affluence (Trường học của sự giàu có) để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình.

    Anna Bey, 32 tuổi thường chia sẻ những chuyến du lịch xa xỉ và đồ hiệu đắt đỏ lên Instagram, không ngần ngại thừa nhận rằng những người yêu đại gia tặng chu cấp cho mình.

    Cô cho hay: "Một khi bạn bước chân vào thế giới của sự giàu có, bạn sẽ không thể nào thoát ra được". Vì vậy mà hot girl 8x này luôn tìm cách để duy trì lối sống xa xỉ.

    "Nếu muốn tồn tại trong thế giới này, bạn cần phải thay đổi bản thân từ ngoại hình, cách hành xử và nhiều thứ khác. Bạn có thể phẫu thuật thẩm mỹ để hấp dẫn hơn, điều đó chẳng có gì là xấu cả", người đẹp tuyên bố.

    Vì thế, Anna đã giảm 15kg, phẫu thuật mũi, tiêm filler ở cằm và gò má.

    Hot girl Thụy Điển trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

    Anna luôn muốn được sống trong giàu sang mà không cần lao động. Cô cho rằng, trong một mối quan hệ, người đàn ông phải có trách nhiệm chu cấp cho người phụ nữ của mình, nghĩa vụ của người phụ nữ là làm cho người đàn ông vui chứ không phải ra ngoài làm việc kiếm sống.

    Mong muốn này nhen nhóm trong Anna từ năm 19 tuổi, khi cô đi du lịch ở Ý và được tiếp xúc với lối sống giàu có của hội con nhà giàu.

    Cô càng khao khát cuộc sống xa hoa hơn khi tiệc tùng và giao thiệp với những gương mặt nổi tiếng như Paris Hilton. Chính những bữa tiệc ấy là nơi Anna Bey tìm "đối tác" thích hợp với mình.

    Những bài học của Anna chủ yếu giúp phụ nữ tránh những lỗi cơ bản khi hẹn hò với đại gia và tiếp xúc với giới thượng lưu. Bên cạnh đó còn có những bài giảng về bữa tiệc giới thượng lưu gồm: cách dùng từ ngữ sang trọng, cư xử trên du thuyền, cách ăn hàu và cách ăn mặc.

    Tất cả những bài học này đều được Anna đúc kết từ kinh nghiệm của cô sau nhiều năm gắn bó với "đam mê" này. 

    Đáng ngạc nhiên rằng lớp học của cô nàng lại được rất nhiều cô gái trẻ khác thích thú tham gia. Thậm chí cô còn mở một nhóm kín trên Facebook để các cô nàng chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình.

    Tuy nhiên, Anna Bey cũng vấp phải những chỉ trích vì lối sống của cô. Nhiều người cho rằng cô đại diện cho những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ hiện nay, lười lao động và ưa hưởng thụ. Đặc biệt là những cô nàng xinh đẹp muốn dựa vào nhan sắc của mình để tồn tại mà không cần làm việc.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Đối với trẻ em nghèo, sống ở khu vực có nhiều người thuộc tầng lớp cao hơn sẽ làm tăng đáng kể số tiền chúng kiếm được khi trưởng thành.

    Nghiên cứu được công bố hôm 1/8 trên tạp chí Nature, dựa trên phân tích tình bạn trên mạng xã hội của 72 triệu người (chiếm 84% người trưởng thành ở Mỹ trong độ tuổi 25-44), theo The New York Times.

    Theo đó, kết quả cho thấy nếu trẻ em nghèo lớn lên trong khu dân cư với 70% bạn bè xuất thân giàu có, trung bình thu nhập của chúng sẽ tăng 20% ​​trong tương lai.

    Tình bạn giữa các tầng lớp khác nhau, được nhóm nghiên cứu gọi là “kết nối kinh tế”, có tác động mạnh hơn chất lượng trường học, cấu trúc gia đình, khả năng làm việc hoặc thành phần chủng tộc.

    Nghiên cứu chỉ ra những người quen biết đều mở ra cơ hội thoát nghèo. Trong khi đó, sự phân chia giai cấp ngày càng tăng ở Mỹ là rào cản.

    choi voi nguoi giau 1

    Khác biệt đáng kể

    Raj Chetty, nhà kinh tế tại ĐH Harvard và Giám đốc của Opportunity Insights, cho biết: “Việc lớn lên trong cộng đồng có sự kết nối giữa các tầng lớp sẽ giúp trẻ em có cơ hội vươn lên thoát nghèo tốt hơn”.

    Ông là một trong 4 tác giả chính của nghiên cứu, cùng với Johannes Stroebel và Theresa Kuchler từ New York University, Matthew O. Jackson của Stanford and Santa Fe Institute.

    Các phát hiện cho thấy hạn chế của nhiều nỗ lực nhằm tăng tính đa dạng như đưa đón học sinh bằng xe chung, phân vùng gia đình và chính sách nâng đỡ nhóm yếu thế. Việc gắn kết mọi người lại với nhau là chưa đủ để tăng cơ hội. Liệu họ có hình thành mối quan hệ hay không mới quan trọng.

    GS Stroebel nói: “Những người nỗ lực tạo ra ‘kết nối kinh tế’ nên tập trung vào việc thu hút các cá nhân có thu nhập khác nhau tương tác”.

    choi voi nguoi giau 1
    Jimarielle Bowie tại trường cũ ở Fairfield, California. Là luật sư, cô ghi nhận một số thành công của mình là nhờ vào tình bạn mà cô đã đạt được ở trường trung học. Ảnh: Marissa Leshnov.

    Jimarielle Bowie (24 tuổi) lớn lên trong gia đình thuộc tầng lớp trung lưu bậc dưới. Cha mẹ cô ly hôn, thất nghiệp và mất nhà trong cuộc khủng hoảng cuối những năm 2000.

    Vì vậy, khi kết bạn với các cô gái sống ở khu vực giàu có của thị trấn vào những năm trung học, lối sống của họ khiến Bowie tò mò. Nhà của họ rộng hơn, đồ ăn toàn món đắt tiền, cha mẹ - gồm bác sĩ, luật sư, mục sư - có những mục tiêu và kế hoạch khác nhau cho con cái, bao gồm cả việc đăng ký học đại học.

    “Mẹ tôi truyền cho các con tinh thần làm việc chăm chỉ và không ngừng cố gắng. Nhưng tôi không biết gì về kỳ thi SAT, trong khi cha mẹ của bạn bè đăng ký lớp này. Vì vậy, tôi làm theo và cố gắng thu hút sự chú ý từ họ”, cô kể.

    Bowie trở thành người đầu tiên trong gia đình có bằng sau đại học. Cô giờ là luật sư bào chữa vụ án hình sự, nhờ bạn từ thời trung học giới thiệu.

    “Khi gặp những người giàu có hơn, tôi phải tham gia vòng kết nối đó và hiểu được suy nghĩ của họ. Tôi hoàn toàn nghĩ rằng điều đó đã tạo ra sự khác biệt đáng kể”, cô nói.

    “Chim lông kết đàn”

    Vốn xã hội, mạng lưới các mối quan hệ và cách mọi người bị ảnh hưởng bởi chúng từ lâu đã thu hút các nhà khoa học xã hội.

    Việc sử dụng cụm từ “chim lông kết đàn” lần đầu tiên được biết đến năm 1916 bởi LJ Hanifan - nhà quản lý trường học ở Tây Virginia. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ bắt đầu từ thời thơ ấu với những người có học vấn hoặc giàu hơn có thể hình thành khát vọng, con đường đại học và sự nghiệp.

    Tuy nhiên, nghiên cứu mới là phân tích đầu tiên chỉ ra việc sống ở nơi thúc đẩy các kết nối này mang lại kết quả kinh tế tốt hơn, dựa trên dữ liệu từ 21 tỷ mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội.

    Các nhà nghiên cứu ước tính thu nhập của người tham gia khảo sát dựa trên mã ZIP, trường đại học, kiểu điện thoại, độ tuổi và các đặc điểm khác của họ.

    Kết quả cho thấy càng có nhiều mối liên hệ giữa người giàu và người nghèo thì khu vực lân cận càng tốt hơn trong việc nâng đỡ trẻ em thoát khỏi nghèo đói. Các đặc điểm khác - bao gồm thành phần chủng tộc, mức độ nghèo đói và chất lượng trường học của khu vực lân cận - ít quan trọng hoặc không ảnh hưởng đối với sự dịch chuyển đi lên.

    “Đó là vấn đề lớn bởi những gì chúng ta thiếu ở Mỹ ngày nay và giảm thảm hại trong 50 năm qua là ‘cầu nối vốn xã hội’. Nói cách khác, đó là những mối quan hệ không chính thức dẫn chúng ta đến người thuộc tầng lớp cao hơn”, Robert Putnam, nhà khoa học chính trị tại ĐH Harvard, nói.

    choi voi nguoi giau 1
    Bowie (thứ 3 từ trái sang) với bạn bè trong dạ hội cuối cấp tại trường trung học. Ảnh: Jimarielle Bowie.

    Trong những thập kỷ gần đây, mọi người ngày càng có xu hướng sống trong khu dân cư và đi học với người có tình trạng kinh tế tương tự. Hành vi này, theo các nhà khoa học xã hội, xuất phát từ lo lắng về việc tụt thang thu nhập trong thời đại bất bình đẳng ngày càng tăng.

    Jessica Calarco, nhà xã hội học tại ĐH Indiana, cho biết: “Áp lực mà các bậc phụ huynh cảm thấy khi cố gắng tạo cho con cái họ lợi thế cạnh tranh càng tăng lên khi xã hội bất bình đẳng. Hơn nữa, xã hội được cấu trúc theo cách không khuyến khích tình bạn không phân biệt giai cấp. Nhiều bậc cha mẹ, thường là người da trắng, đưa ra lựa chọn về nơi sống và trường học cho con cái, khiến những kết nối như thế ít xảy ra hơn”.

    Nghiên cứu cho thấy người thu nhập thấp có xu hướng kết bạn với cá nhân có thu nhập cao hơn nhiều ở chiều ngược lại. Nhưng ở những khu vực nghèo, có ít người giàu ở gần để kết bạn hơn.

    “Bản chất của con người là kết bạn với cá nhân đồng cảnh ngộ. Đó là lý do hầu hết nền văn hóa đều có cụm từ như ‘chim lông kết đàn’”, GS Putnam nói.

    Ngay cả khi mọi người hình thành mối liên hệ không phân biệt giai cấp, nhiều bằng chứng cho thấy chủng tộc là yếu tố thu hút họ.

    Bowie, người da đen và mang dòng máu Nhật, nói rằng bạn bè mà cô kết thân từ các gia đình giàu có cũng là người da đen.

    “Riêng việc chơi với những người da đen có tiền đã là cú sốc văn hóa. Những người da trắng có tiền lại có lối sống hoàn toàn khác. Ít nhất với người da đen, chúng tôi có cách nói chuyện tương đồng, xem những bộ phim giống nhau và được ông bà truyền cho niềm tin như nhau”, cô nói.

    Bowie vẫn sống ở Fairfield và thân thiết với cả 2 nhóm bạn - hàng xóm và những người cô gặp ở trường trung học. Quỹ đạo của họ khác nhau.

    Hầu hết bạn bè trong khu phố của Bowie đều đi học trường cộng đồng, sống gần nhà và loay hoay trên con đường sự nghiệp. Những người bạn thời trung học của cô thì rời thị trấn để học đại học và theo đuổi sự nghiệp y học và thiết kế.

    Với Bowie, trải nghiệm ở cả 2 thế giới là yếu tố cần thiết cho sự thành công trong nghề nghiệp của cô.

    “Tôi có rất nhiều kiến thức chuyên sâu về các nền văn hóa nhờ ‘chọn bạn mà chơi’ từ thời trung học. Nếu không có những trải nghiệm đó, tôi có thể bị sốc văn hóa khi bước vào đời với tư cách là luật sư”, cô nói.

    Theo Zing

     

  • Ở tuổi 25, CEO Austin Russell đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với tài sản trị giá khoảng 3,3 tỷ USD.

    Thần đồng khoa học

    Austin Russell, người sáng lập kiêm CEO của công ty khởi nghiệp xe ô tô tự lái Luminar, đã chính thức được tờ Forbes gọi tên là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 25 với khối tài sản ròng ước tính gần 3,3 tỷ USD.

    Ngay từ khi còn nhỏ, Austin Russell nổi tiếng là một thần đồng khoa học. Vào năm 2 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác còn đang quanh quẩn chơi đùa thì Russell đã thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Russell cũng bắt đầu viết phần mềm lúc 10 tuổi.

    Khi học lớp 6, Austin Russell đã biến chiếc máy chơi game của mình thành một chiếc điện thoại di động do bố mẹ không chịu mua cho anh hồi bé. Và điều đáng nói là chiếc máy thực sự hoạt động rất tốt. Càng lớn, niềm đam mê của Russell lại càng trở nên phức tạp hơn.

    photo 1 16072535745881331442924Austin Russell sở hữu vẻ ngoài hút hồn

    "Tôi đam mê hệ thống máy tính, siêu máy tính, những thứ khác trên phần cứng và sau đó phát triển dựa trên công nghệ laser, quang học và quang điện tử", chàng trai nói.

    13 tuổi, Russell đăng ký bản quyền sáng chế đầu tiên. Đó là một hệ thống tái chế nước ngầm - cho phép hứng nước từ vòi phun trong vườn, giảm thiểu nước thải và tạo nên hệ thống tưới tiêu tuần hoàn. Từ năm 14 tuổi, chàng trai trẻ Russell đã nghiên cứu về Lidar - phương pháp sử dụng tia laser để đo khoảng cách của vật thể. Nó có thể được sử dụng để tạo bản đồ 3 chiều, công nghệ hàng đầu cho phép xe ô tô tự lái xác định và tránh chướng ngại vật.

    Bỏ học năm 17 tuổi để khởi nghiệp

    Trong khi bạn bè cùng trang lứa học trung học, Russell đã vượt cấp, được tuyển thẳng vào đại học. Anh lấy bằng Đại học California khi ở tuổi teen. Năm 16 tuổi Russell tiếp tục theo học khoa vật lý tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, một năm sau đó, chàng trai trẻ đã bỏ học giữa chừng sau khi giành được học bổng Thiel trị giá 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) từ tỷ phú Peter Thiel, ông trùm Thung lũng Silicon, người cũng đã đầu tư vào Facebook và Palantir.

    Vào năm 2012, Russell thành lập công ty Luminar, hiện có trụ sở tại Florida (Mỹ). Luminar sản xuất cảm biến nhận diện ánh sáng và khoảng cách (còn gọi là lidar), trên nền tảng sử dụng các chùm phản xạ laser để dẫn đường cho xe cộ. Bộ cảm biến thường có giá khá đắt đỏ và Luminar nổi bật trong lĩnh vực startup đầy cạnh tranh nhờ việc giảm thiểu chi phí. Hiện Luminar đang bán sản phẩm của mình cho những tập đoàn xe hơi lớn như Volvo, Daimler hay thậm chí là Mobileye của Intel.

    ty phu tu than tre nhat the gioi 1
    Russell đã bỏ học năm 17 tuổi để thành lập công ty cho riêng mình

    Mới đây, Russell đã đưa công ty ra mắt trên thị trường chứng khoán. Wall Street Journal đưa tin, giá cổ phiếu của Luminar đã tăng gần 28%, mang lại cho công ty giá trị thị trường khoảng 7,8 tỷ USD. Cổ phiếu liên tục tăng đã nâng tổng giá trị tài sản của Russell lên khoảng 3,3 tỷ USD. Như vậy, chàng trai 25 tuổi này đã chính thức trở thành "tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới" sau 8 năm thành lập công ty riêng.

    Máu, mồ hôi và nước mắt

    Đạt được thành tựu đáng nể, nhưng vị tỷ phú này nói với Forbes rằng con đường dẫn đến thành công của mình không hề dễ dàng. "Tôi còn rất trẻ nhưng đã đổ rất nhiều mồ hôi, nước mắt, máu vào công ty. Mọi thứ mà chúng ta từng trải qua là một hành trình cực kỳ gian nan, mệt mỏi", Russell nói với Forbes.

    Không giống những người cùng tuổi, Russell không có tài khoản Twitter hay Instagram, nhưng thú nhận rằng bản thân đã học nhiều thứ từ Wikipedia và YouTube.

    ty phu tu than tre nhat the gioi 1
    Russell không sở hữu tài khoản mạng xã hội

    "Bạn chẳng cần chờ qua tuổi dậy thì rồi đợi tích vốn qua 25 tuổi mới khởi nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể khởi nghiệp sớm để đi con đường mà chưa ai từng làm trước đây", tỷ phú 25 tuổi Russell nói.

    Mặc dù chưa có kế hoạch cho hoạt động từ thiện giống như Bill Gates, tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới cho hay, anh muốn góp phần một phần công sức của mình xóa bỏ tai nạn ô tô.

    "Khi công nghệ của chúng tôi trở nên an toàn, hiện đại và được tích hợp trên mọi phương tiện sản xuất toàn cầu, đó là lúc tôi khẳng định chắc chắn rằng chúng tôi đã hoàn thành các mục tiêu mà mình đặt ra", Russell cho biết.

    Theo Kênh 14

  • Bỗng một ngày có người lạ mặt trông dữ tợn chặn đường của bạn. Rồi bạn nhận ra bản thân mình đã bị quan sát một thời gian…

    dich vu xin loi ho 1

    "Lần theo dõi lâu nhất mà anh phải thực hiện là bao lâu?", Kurokawa ngồi trong lều nhìn vào vô định, tay cầm điếu thuốc đang hút dở, suy nghĩ một lúc. "Hai ngày thì phải," Kurokawa nói với giọng lưỡng lự, như thể anh cũng không chắc chắn và điều mình nói: "Nếu anh đợi đủ lâu thì cuối cùng cũng sẽ tìm được người cần tìm thôi".

    Kurokawa không giải thích lý do vì sao anh lại chọn phỏng vấn trong một căn lều bỏ hoang ở giữa vùng nông thôn Shizuoka, cách trạm xe buýt gần 40 phút đi bộ qua một đường hầm. Công ty của anh – cũng là chủ đề của cuộc phỏng vấn – vốn dĩ không có văn phòng. Căn lều mà anh sở hữu chỉ có vài chiếc ghế dài kê quanh một chiếc bàn nhỏ, thêm một chiếc bàn làm việc và thế là chẳng còn không gian cho thứ gì khác nữa.

    dich vu xin loi ho 1

    Thật kỳ lạ khi Kurokawa muốn phỏng vấn ở đây. Một quán café ở Tokyo sẽ thích hợp hơn nhiều. Không thiếu chỗ tốt hơn nơi này. Nhưng có vẻ căn lều khiến anh thoải mái hơn. Anh ngồi thư giãn trên chiếc ghế dài và rút thêm một điếu thuốc nữa.

    Công ty của Kurokawa có cách thức để tìm "mục tiêu" của họ: Thu thập một số thông tin về đối tượng như nơi làm việc hay địa chỉ nhà rồi sau đó ngồi và chờ đợi.

    Hẳn bạn sẽ không muốn thấy một người với khuôn mặt có đường nét thô và hơi dữ dằn như Kurokawa đậu xe trước cửa căn hộ của mình. Nhưng anh không đến để gây sự. Điều mà anh làm là xác định và dồn mục tiêu của mình vào một góc và rồi… nói lời xin lỗi.

    Công ty chuyên đi xin lỗi

    Kurokawa là người sáng lập và quản lý Shazai-daikou – một công ty có dịch vụ đi xin lỗi hộ. Công ty này được mở cửa vào năm 2014. Hiện nay, Kurokawa đang quản lý một đội ngũ gồm 120 "nhân viên xin lỗi" rải rắc khắp Nhật Bản, từ Hokkaido đến Kagoshima. Cách thức hoạt động của công ty rất độc đáo.

    Kurokawa sẽ nhận yêu cầu xin lỗi qua điện thoại hoặc thông qua biểu mẫu gửi trên trang web của mình. Dường như khách hàng của anh được chia thành 2 loại cơ bản: một là những công ty cần xin lỗi khách hàng đang giận dữ, hai là người "không chung thuỷ" có nhu cầu xin lỗi vợ hoặc chồng mình.

    Khách hàng cần giải thích nguyên nhân của lời xin lỗi và nói ra khu vực cần đến để thực hiện hành động này. Hầu hết nhân viên sẽ đến tận nơi để nói lời xin lỗi nhưng gọi điện thoại cũng có thể là một lựa chọn.

    dich vu xin loi ho 1

    Tuỳ theo từng trường hợp, Kurokawa sẽ giao nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp nhất. Người đó sẽ đóng giả làm nhân viên của công ty cần đi xin lỗi hoặc người yêu cũ của người bạn đời không chung thuỷ. Với những thông tin được khách hàng cung cấp, nhân viên sẽ bắt đầu quá trình quan sát đối tượng.

    Khi đối tượng xuất hiện, nhân viên sẽ sử dụng cách thức xin lỗi trang trọng và cực đoan nhất của Nhật Bản. Họ sẽ quỳ gối xuống kiểu dogeza để quỳ lạy trước mặt của đối tượng. Theo Kurokawa, đối tượng sẽ thường bị bất ngờ đến mức luôn chấp nhận lời xin lỗi của nhân viên và không muốn làm to chuyện.

     "Công ty này thật sự không bình thường," Kurokawa tự nhận xét.

    Khởi nguồn của dịch vụ kỳ lạ

    Không như những quốc gia khác, ý tưởng thuê ai đó đóng giả người khác để đưa ra lời xin lỗi không quá lạ lùng ở Nhật Bản. Hoặc ít nhất là nó đã trở nên đủ phổ biến để khiến cho vài công ty mọc thêm trong vài năm vừa qua và cung cấp dịch vụ này.

    Tuy nhiên, Kurokawa cảm thấy tự hào khi anh nói công ty của mình là nơi duy nhất cam kết độc quyền về thương mại xin lỗi. Các công ty khác sẽ kết hợp dịch vụ xin lỗi với một loạt các dịch vụ khác.

    "Nhưng một người chuyên nghiệp thực sự sẽ chỉ đi xin lỗi thôi," người theo chủ nghĩa thuần tuý Kurokawa giải thích.

    Anh nói về nguồn gốc của những công ty này bắt nguồn từ bộ phim có tên là Shazai Oosama (The Apology King - tạm dịch: Vua xin lỗi) được ra mắt vào năm 2013. Bộ phim hư cấu xoay quanh những "chuyên gia xin lỗi" với nhân vật chính kiếm sống bằng cách dạy người khác cách đi xin lỗi. Đây dường như là nguồn cảm hứng cho công ty của Kurokawa để anh thành lập công ty vào một năm sau đó.

    Dân ''giang hồ'' có tài ăn nói 

    "Có nhiều người không có wajutsu (tài ăn nói). Khi gặp rắc rối, họ sẽ không có khả năng giải quyết ổn thoả mọi việc. Nhưng những nhân viên của tôi đều ăn nói rất giỏi. Hơn thế nữa, họ còn rất đáng sợ." Theo Kurokawa, trở nên đáng sợ là kỹ năng quan trọng nhất mà các nhân viên của anh có được.

    Anh ngả người ra phía sau, dựa vào chiếc bàn nhỏ trong căn lều bỏ hoang: "Tôi biết mà, trông tôi rất đáng sợ phải không?"

    Không rõ đây là câu hỏi tu từ hay anh đang thực sự muốn nghe câu trả lời, nhưng anh vẫn nhấn mạnh: "Tôi hay nhân viên của mình cũng đều trông như yakuza (mafia Nhật Bản) vậy."

    Đối với Kurokawa, một lời xin lỗi thành công dường như là sự hoà trộn giữa sự nhún nhường và sự đe doạ.

    Một mặt, nhân viên sẽ "phủ phục" dưới chân của đối tượng khiến họ cảm nhận được thành ý của lời xin lỗi. Mặt khác, nhân viên ấy cũng mang khuôn mặt dữ tợn đủ để khiến đối tượng nhanh chóng nói câu "Không sao đâu, không sao nữa rồi" và rời đi ngay sau đó.

    dich vu xin loi ho 1

    Kurokawa khẳng định rằng lời xin lỗi của nhân viên mình luôn thành công 100%. Các đối tượng thường quá sợ hãi bởi những người trông như mafia đến nỗi không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận lời xin lỗi.

    Khi được hỏi cách anh tìm thấy những yakuza ăn nói ngọt ngào này, Kurokawa nói anh không hề tìm họ mà là ngược lại. Mọi người liên hệ để làm việc thông qua trang web của anh. Anh sẽ xem xét đơn đăng ký của họ, sắp xếp một cuộc phỏng vấn và đánh giá liệu họ có đủ tài ăn nói và kỹ năng cần thiết hay không. 

    Tất cả nhân viên đều làm việc toàn thời gian. Họ có tình yêu dành cho công việc của mình. Tất nhiên, đây không phải là công việc tình nguyện. Với khối lượng công việc đủ lớn, hợp đồng diễn xuất này sẽ mang lại lợi nhuận khá cao.

    "Dù thế nào thì họ thật sự rất yêu công việc này. Đây không phải là công việc bình thường. Nó đòi hỏi rất nhiều sự tự tin."

    Một lời xin lỗi không thể thực hiện

    Dù chấp nhận đi xin lỗi cho những người phạm phải những sai lầm, Kurokawa bất ngờ nói về một trường hợp khiến anh cảm thấy không thể vượt quá ranh giới đạo đức của bản thân.

    "Có một yêu cầu xin lỗi mà tôi đã từ chối. Đó là một bác sĩ đã phẫu thuật cho bệnh nhân nhưng ca mổ đã không thành công. Bệnh nhân ấy đã tử vong. Họ muốn có người đứng ra xin lỗi gia đình bệnh nhân. Nhưng sao có thể làm thế chứ? Chúng tôi không có ai có thể diễn xuất như thể đó là lỗi của mình được. Đến trước gia đình của bệnh nhân và giả vờ như thể mình là bác sĩ phẫu thuật đã gây ra lỗi lầm. Điều đó gần như là một tội ác vậy."

    Câu chuyện của anh giống như một đoạn kết hay cho toàn bộ cuộc phỏng vấn ngày hôm ấy. Kurokawa mỉm cười và đứng dậy, đầu gần như chạm vào trần nhà.

    "Được rồi," chàng trai mang ngoại hình của một xã hội đen nói, "Tôi sẽ đưa cậu ra trạm xe buýt."

    Cafef (Tokyo Weekender)

  • Gymshark 1

    Thật khó có thể hình dung làm thế nào mà một chàng sinh viên 19 tuổi lại có đủ thời gian và sức lực để vừa đi học vừa thành lập một thương hiệu thời trang của riêng mình.

    Cũng giống như nhiều người trẻ khác, Francis bắt đầu khởi nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên. Vào năm 2012, chàng sinh viên 19 tuổi Francis sau khi kết thúc các lớp học trên trường lại vội vàng đi giao pizza đến tận khuya. Trả lời trong một chương trình phỏng vấn về khởi nghiệp, Ben nhớ lại: “Khoảng thời gian đó, tôi phải đi học cả buổi chiều, sau đó sẽ đến quán pizza làm việc từ 5h – 10h tối”.

    Anh cũng chia sẻ thêm về thời gian dành cho Gymshark: “Tôi trả lời email khách hàng của Gymshark trong thời gian nghỉ giữa các chuyến giao pizza. Hết ca, tôi về nhà và làm việc trên website của mình cũng như thiết kế sản phẩm mới”.

    Liên tục làm việc như vậy sau hai năm, Ben gần như kiệt sức. Khi đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh mới thành lập đã lên đến gần 320.000 USD. Francis đã quyết định nghỉ học đại học và bỏ công việc giao pizza để tập trung phát triển công ty của mình. Bảy năm sau đó, thương hiệu quần áo thể thao Gymshark của anh đạt doanh thu ước tính 130 triệu USD.

    Những ý tưởng đầu tiên ra đời

    Trước khi bắt đầu kinh doanh vào năm 2012, Francis đã cảm nhận được “dòng máu kinh” chảy trong người mình. Ngay từ khi còn là một thiếu niên, anh đã lập một trang web chuyên bán biển số xe hơi. Thế nhưng đam mê thực sự của anh ấy là chơi thể thao và tập gym. Trước Gymshark, Francis đã xây dựng hai ứng dụng giúp theo dõi mức độ tập luyện trên iPhone. Một trong hai ứng dụng đã giúp chàng trai trẻ thu về 10.000 USD.

    Tiếp theo, ý tưởng về Gymshark cũng ra đời: Một doanh nghiệp bán trang phục dành cho những người mê gym. Francis cho biết: “Tôi thường xuyên đi tập gym và về cơ bản mà nói, thì tôi muốn gia nhập vào lĩnh vực thể hình. Tôi muốn kết hợp sở thích này với việc tạo ra một trang web bán các sản phẩm về gym”.

    Tuy nhiên, ban đầu Gymshark tiếp cận thị trường gym từ một khía cạnh khác - thực phẩm bổ sung dành cho những người tập gym. Khi nhận thấy lợi nhuận từ việc bán thực phẩm bổ sung quá thấp, Francis quyết định chuyển hướng sang kinh doanh trang phục gym.

    Anh nói: “Tôi vẫn còn nhớ vào một buổi chiều khi đang trong phòng gym, tôi đã nhìn khắp nơi và thấy chẳng có một bộ đồ nào mà tôi ưng ý cả. Thế nên, tôi tự nhủ, “không ai có thì mình sẽ tự làm lấy”.

    Gymshark 1

    Những bước đi đầu tiên

    Nói là làm, việc đầu tiên, Francis kêu gọi nguồn vốn từ anh trai và bạn bè đóng góp. Với số tiền đó, anh đã mua một chiếc máy may và máy in, sau đó bắt đầu sản xuất áo thun trong nhà để xe của gia đình. Francis chia sẻ: “Bà tôi biết may vá và đã dạy tôi cách may đồ. Tôi nhớ ngày đó, để hoàn thành 10 đơn đặt hàng với khoảng 12 - 15 sản phẩm sẽ mất cả một ngày. Nhưng quá trình đó thực sự rất vui”.

    Nhìn lại hành trình dài đã trải qua, Francis thừa nhận rằng, sau lần đầu tiên Gymshark lấn sân sang lĩnh vực trang phục thể thao, công ty vẫn không có kế hoạch mở rộng đáng kể nào. “Điều chắc chắn duy nhất là tôi muốn mặc những bộ quần áo đó để đến phòng tập gym” chàng trai trẻ khi ấy 26 tuổi nói.

    Sau đó là thời gian tìm ra các chiến lược phù hợp. Và rồi, Gymshark bắt đầu sản xuất những chiếc áo ba lỗ có tên gọi là “skeletons” hướng đến đối tượng khách hàng là những thanh niên có vóc người tương đối gầy, ít cơ bắp. Bởi vì khi đó, hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều dành cho những người có cơ bắp rõ ràng.

    Ngoài ra, theo Francis, công ty lúc đó không có nghiên cứu quá sâu về giá cả trên thị trường, nên việc định giá sản phẩm khá mơ hồ. “Thú thật, chúng tôi đã tự hỏi bản thân “mình muốn mua món này với giá bao nhiêu?” rồi tự định giá.

    Gymshark 1

    Tăng trưởng nhanh chóng nhờ tận dụng mạng xã hội

    Hiện nay, Gymshark có hơn 900 nhân viên, cùng các văn phòng ở Anh, Hồng Kông và Hoa Kỳ, trong khi mạng lưới các trung tâm phân phối còn lớn hơn. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 268 triệu USD và được định giá hơn 1,4 tỷ USD. Nên nhớ rằng Ben Francis - người sáng lập, CEO sở hữu 70% cổ phần, chỉ mới 29 tuổi!

    Thế nhưng, làm thế nào mà startup này có thể phát triển nhanh như vậy?

    Thành công vượt bậc của Gymshark gói gọn trong việc biết tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội. Cụ thể hơn, Gymshark đã bắt đầu gửi quần áo miễn phí cho những người có tầm ảnh hưởng (influencers) trong lĩnh vực như các chuyên gia, vận động viên gym nổi tiếng. Mục đích của việc gửi đồ là mong muốn những ngôi sao này sẽ nhận xét tích cực về sản phẩm của Gymshark.

    Theo đó, người theo dõi họ trên các kênh mạng xã hội như Youtube, Instagram, Facebook… cũng bắt đầu muốn mua đồ tập như vậy. Và ý tưởng này đã mang lại thành công vượt xa những kỳ vọng của Francis. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, doanh số bán hàng của hãng đã tăng lên nhanh chóng.

    Đồng thời, Gymshark cũng đảm bảo sao cho tài khoản mạng xã hội của mình luôn thú vị và dễ thu hút người dùng nhất có thể. Hiện này, Gymshark đã sở hữu tài khoản có khoảng 2,4 triệu người theo dõi trên Instagram và 1,5 triệu trên Facebook.

    Gymshark 1

    Cùng với đó, Gymshark cũng tổ chức nhiều sự kiện quảng bá sản phẩm khắp nơi trên thế giới. Tại đây, các khách hàng thân thiết của hãng sẽ có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với một số influencers. Thông thường, những chiến dịch như thế này sẽ thu hút hàng trăm người đến tham dự.

    Một kim bài khác góp phần không nhỏ vào thành công của Gymshark chính là những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh được Francis mời về. Chẳng hạn như, Steve Hewitt, người từng làm việc cho các thương hiệu thể thao khác, đã trở thành giám đốc của công ty.

    Theo các nhà phân tích thị trường, như nhà báo Emily Sutherland, thì thành công của Gymshark quyết định bởi việc thương hiệu đã sử dụng tốt các phương tiện truyền thông xã hội. Nhà báo giải thích lý do các influencers có thể khiến khách hàng lựa chọn Gymshark thay vì những thương hiệu khác là nhờ cảm giác tin tưởng mà họ mang lại.

    Hơn nữa, theo Emily, do Gymshark là một thương hiệu chỉ phân phối online nên nó “có thể phản ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với những thay đổi trên thị trường và không phải lo về chi phí xây dựng cửa hàng”.

    Bước tiếp theo trong hành trình của Gymshark là trở thành một thương hiệu quốc tế thực sự. Hiện khoảng 40% doanh số bán hàng của hãng đến từ thị trường Mỹ. Trong thời gian tới, Gymshark dự kiến sẽ đưa sản phẩm của mình tiếp cận tới 25 quốc gia khác nhau. Hiện tại, con số này mới là 11.

    Cuối cùng, Francis bật mí: “Tôi không đi mua sắm thường xuyên, nhưng đang có ý tưởng về việc mở một cửa hàng trực tiếp ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng cửa hàng không cần phải có diện tích quá lớn. Tôi chỉ muốn nó thật thú vị”.

    Cafef (Theo worldtodaynews)

  • Chapman đã tìm thấy các sản phẩm đa dạng với giá 4,99 USD ở thị trường Trung Quốc rồi bán lại với giá 59,99 USD ở thị trường Mỹ. Điều này giúp anh đạt doanh thu khổng lồ trong hơn 3 tháng bán hàng online.

    nhap hang re ban gia cao 1

    18 năm trước khi còn là một sinh viên đại học, Trevor Chapman đã phải nhận công việc gõ cửa từng nhà để bán thuốc diệt côn trùng nhằm kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí. Sau đó, anh đã quyết định mở một công ty bán và lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời, công việc thuận lợi giúp Trevor mở rộng hoạt động sang 3 tiểu bang khác. Tuy nhiên hai năm sau, Chapman cảm thấy thời gian anh dành cho công việc quá nhiều khiến cho cuộc sống ngày càng áp lực.

    Sau một thời gian suy nghĩ, Trevor Chapman đã quyết định chuyển hướng sang mô hình bán hàng online. Anh chi 200 USD để ra mắt LDSman.com, một cửa hàng trực tuyến cung cấp các loại sản phẩm độc đáo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong vòng ba tháng, thay vì phải vất vả 12 tiếng mỗi ngày tại công ty năng lượng như trước, giờ đây Trevor chỉ cần dành 1,5 tiếng mỗi tuần cho trang web bán hàng và đã nhanh chóng đạt doanh số 1 triệu USD.

    Trevor đã kiếm 1 triệu USD như thế nào?

    Khi vẫn đang "đầu tắt mặt tối" ở công ty năng lượng, Trevor chợt "tỉnh ngộ" khi đọc được câu nói nổi tiếng của tỷ phú Warren Buffet: "Nếu không tìm được cách kiếm tiền kể cả trong lúc ngủ, bạn sẽ phải làm việc cho đến lúc chết".

    Trevor suy nghĩ và quyết định kiếm thêm thu nhập từ lĩnh vực thương mại điện tử. Báo cáo của Tổ chức Thương mại điện tử thế giới năm 2015 cho thấy doanh số bán lẻ trực tuyến toàn cầu tăng 20%, từ 1,9 nghìn tỷ USD lên 2,3 nghìn tỷ USD. Điều này đem lại cơ hội kinh doanh cho nhiều người trong đó có Chapman.

    Anh đã dành một vài giờ trong buổi đêm để lên kế hoạch cho dự án mới với chi phí khởi nghiệp tối thiểu là khoảng 200 USD, trong đó 2,99 USD mua tên miền trong một năm, 14 USD để tạo tài khoản thử nghiệm trên Shopify, 100 USD để chạy quảng cáo và các khoản phát sinh khác. LDSman.com của Chapman chính thức đi vào hoạt động ngày 11/11/2016.

    nhap hang re ban gia cao 1

    Trong khoảng thời gian đầu, Chapman nhận ra mình đã bán nhầm sản phẩm và bị thua lỗ: "những bước đầu của tôi là bán các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến, tôi nhận ra rằng những gì tôi đang bán hàng trực tuyến không đủ hấp dẫn để thúc đẩy lưu lượng truy cập". Thế rồi Chapman sử dụng bài học từ hoạt động kinh doanh các tấm pin năng lượng mặt trời của mình đó là chuyển sang bán các sản phẩm đủ hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. 

    Vậy là anh chuyển trọng tâm sang những mặt hàng như ghế phao, dập ghim của những thương hiệu đang được ưa chuộng...Trong quá trình tìm nguồn cung ứng từ các nhà sản xuất Trung Quốc trên Alibaba và Aliexpress, Chapman đã tìm thấy các sản phẩm khác với giá 4,99 USD mà anh hoàn toàn có thể bán lại với giá 59,99 USD ở thị trường Mỹ.

    Để tránh chi phí và rủi ro khi lấy hàng tồn kho, Chapman đã thiết lập thỏa thuận với các nhà cung cấp để giúp cho các đơn đặt hàng của anh được chuyển trực tiếp từ kho ở Trung Quốc đến tận tay khách hàng ở Mỹ. Ngoài ra, nhờ một thỏa thuận có tên ePacket giữa Dịch vụ Bưu chính Mỹ và các nhà khai thác bưu chính nước ngoài nhằm khuyến khích thương mại điện tử, phí vận chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ còn rẻ hơn phí vận chuyển nội địa Mỹ, dù thời gian chậm hơn một chút.

    "Ví dụ, một ống kính zoom cho iPhone chuyển từ Thượng Hải sang có phí vận chuyển chỉ 2,29 USD thay vì 5 USD như trong nước. Đây là cách hiệu quả để thử xem một mặt hàng có bán chạy hay không," anh cho biết.

    Kiếm tiền ngay cả khi ngủ

    Khi các đơn đặt hàng liên tục đến, Chapman nhận ra mình đang tiến gần đến thành công. Chỉ sau hai tuần hoạt động, anh đã có được 10.000 USD đầu tiên.

    Doanh thu cho phép Chapman thuê cho một nhóm nhân viên tự do ở Philippines để đảm nhiệm công việc phục vụ khách hàng. Chapman cho biết anh đang trả cho mỗi thành viên trong nhóm 700 USD một tháng (thấp hơn theo tiêu chuẩn của Mỹ nhưng cao hơn đáng kể so với mức trung bình 400 USD hàng tháng mà một gia đình ở Philippines kiếm được). 

    Ngoài ra, anh cũng dần tăng ngân sách cho các quảng cáo trên Facebook bằng việc tập trung nhiều tiền hơn vào các quảng cáo thu hút nhiều lượt mua nhất. Tuy nhiên, khi công việc đang thuận lợi thì hai tháng sau, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra đe dọa đến công việc của Chapman.

    Theo đó, nhà cung cấp ở Trung Quốc mà anh phải trả 80.000 USD để sản xuất và vận chuyển các túi ghế hơi đã thay thế các sản phẩm được anh chọn thành loại hàng có giá rẻ hơn. Khi khách hàng bắt đầu phàn nàn, anh mới phát hiện ra và phải bồi thường khoảng 1.500 sản phẩm cho họ. Mặc dù vậy, phần lợi nhuận trước thuế anh thu về vẫn khá cao, khoảng 48%.

    Một thời gian sau, anh mua một nhà kho rộng hơn 800m2 và tuyển thêm 5 nhân viên làm việc toàn thời gian để đề phòng những sự cố tương tự trong tương lai. Điều này cũng giúp hoạt động kinh doanh của Chapman trở nên thuận lợi hơn. Cũng từ đó, anh bỏ hoàn toàn mảng kinh doanh về năng lượng mặt trời và dành khoảng hơn 1 giờ mỗi tuần làm việc trên trang web và cập nhật quảng cáo.

    Anh cho biết: "Mỗi đêm tôi dành vài giờ để xây dựng trang bán hàng trực tuyến này nhưng không chắc chắn về kết quả, đó cũng là lý do thời gian đầu tôi không bỏ việc tại công ty pin mặt trời."

    Sau 92 ngày đi vào hoạt động, khi trang web mang về doanh số 1 triệu USD đầu tiên. Một quỹ đầu tư đã đề nghị mua lại với giá 3 triệu USD nhưng Trevor từ chối. Anh muốn duy trì khoản thu nhập tự động và theo đuổi những dự án riêng của mình. Chapman cho biết anh đã đạt doanh thu 2 triệu USD trong tháng thứ sáu hoạt động. 

    Hiện Trevor còn cùng anh rể mở một công ty chuyển phát để đưa hàng từ châu Á sang Mỹ, giúp giảm chi phí vận chuyển. Anh cũng đang dạy một khóa học buôn bán trên sàn thương mại điện tử cho những ai có nhu cầu. Việc kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn nên anh cũng có dành nhiều thời gian đi du lịch cùng gia đình.

    Cafef (Theo CNBC)

  • Giải thưởng kinh doanh Vương Quốc Anh vừa vinh danh ông Rob Stone, người sáng lập Instaloft là Doanh nhân của năm.

    Tám năm trước là thời điểm ông Rob Stone vẫn đang vật lộn với những công việc mưu sinh. Nhìn thấy 9 người con đang trông đợi vào mình, ông biết rằng mọi thứ sẽ phải sớm thay đổi. Ông tìm kiếm các cơ hội nhượng quyền kinh doanh trên internet, và vô tình biết đến một mô hình kinh doanh thang cuộn cho gác xếp. 

    Vấn đề là ông không đủ tiền để thực hiện một cuộc nhượng quyền, nhưng ít nhất nó đã mang đến cho Rob một ý tưởng táo bạo. Ông đã dùng thẻ tín dụng hạn mức chỉ 200 bảng của mình, để sắm sửa một vài thiết bị và vật dụng cần thiết để “tự khởi nghiệp.” Bước đầu Rob đã giới thiệu thành công thương hiệu Instaloft trên Facebook.

    (Ảnh: UKBA).

    Đó là một rủi ro lớn nhưng sau cùng, quyết định phát triển mô hình kinh doanh thiết kế thang đính kèm với gác xếp đã có hiệu quả tích cực. Doanh thu hằng năm khoảng 14 triệu bảng, với hơn 140 nhân viên và ngoài trụ sở chính tại Telford, ông còn có thêm nhiều văn phòng khác tại Essex, Reading, Newport, Peterborough,...

    Sau khi quyết định mở rộng mô hình kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác, Rob dự đoán rằng doanh thu bình quân hằng năm của Instaloft sẽ đạt 30 triệu bảng. Câu chuyện từ hai bàn tay trắng trở thành triệu phú đã giúp Rob đoạt giải Doanh nhân của năm tại Giải thưởng kinh doanh Vương quốc Anh được tổ chức hồi đầu tháng 7.

    thang cuon
    Công ty chuyên sản xuất thang rút gọn cho nhà ở.

    Bản thân ông còn chưa hết ngất ngây sau khi đoạt giải: “Tôi vẫn còn rất xúc động sau khi giành được danh hiệu này, giải thưởng Doanh nhân của năm là một lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng giữa chúng tôi với các đối thủ của mình. Tôi đã bắt đầu từ hai bàn tay trắng, từ những khó khăn không tưởng và giải thưởng này là sự công nhận xứng đáng cho những gì chúng tôi đã cùng nhau có được.”

    Rob tiếp tục chia sẻ với truyền thông như sau: “Tôi hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng đến nhiều doanh nhân tiếp theo. Các bạn phải tin rằng mình sẽ làm được thì mới có thể chạm đến thành công, tôi tự hào nhìn lại và kể về chuyến hành trình của mình đến tất cả các bạn.”

    Nguồn: Viethome (theo Birmingham Mail)

  • Hai năm trước khi lập công ty sự kiện ảo, Boufarhat (27 tuổi, ở Anh) không thể ngờ mình có thể trở thành tỷ phú nhanh như vậy, nhưng đại dịch đã mang lại vận may cho anh.

    ky lan cong nghe 1

    Kỳ lân công nghệ có giá trị nhất châu Âu

    Hai năm trước, khi Johnny Boufarhat thành lập công ty kinh doanh sự kiện ảo, thế giới không có đại dịch, không có phong tỏa, không bị hạn chế đi lại. Nhưng tất cả đã thay đổi trong năm 2020.

    Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã buộc vô số sự kiện, hội nghị lớn phải hủy bỏ hoặc hoãn lại khi các chính phủ trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan. Nhờ đó, những công ty cung cấp phần mềm hội nghị truyền hình như Zoom, Microsoft, Google được hưởng lợi.

    Tuy nhiên, không chỉ những gã khổng lồ công nghệ Mỹ mới chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc mà Hopin - công ty của Boufarhat - cùng một số công ty khởi nghiệp khác như Run The World, Bizzabo cũng kinh doanh khởi sắc hơn khi những đơn vị tổ chức sự kiện chuyển sang hình thức trực tuyến.

    ky lan cong nghe 1
    Boufarhat - sáng lập viên của nền tảng tổ chức sự kiện trực tuyến Hopin - trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Anh (Ảnh: Hopin).

    Làn sóng nhu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến đã nhanh chóng đưa Hopin lên vị trí "kỳ lân" với mức định giá vượt 2 tỷ USD trong vòng gọi vốn hồi tháng 11 năm ngoái. Giá trị thị trường của Hopin sau đó đã tăng gấp đôi lên mức 5,65 tỷ USD vào tháng 3 vừa qua.

    Giờ đây, khi công ty hoàn tất vòng gọi vốn thứ 4 kể từ tháng 2 năm ngoái khi huy động thêm 450 triệu USD, giá trị của Hopin đã được nâng lên thành 7,75 tỷ USD. Đợt huy động mới đã đưa công ty khởi nghiệp này trở thành một trong những kỳ lân công nghệ có giá trị nhất châu Âu.

    Vận may bất ngờ

    Nói với CNBC, người sáng lập của Hopin, anh Boufarhat (27 tuổi) cho rằng phần lớn thành công của công ty là do may mắn. "Bạn có thể thực sự chăm chỉ và đưa ra một số quyết định quan trọng để doanh nghiệp đi đúng hướng. Nhưng một phần thực sự rất lớn để đưa bạn đến thành công là may mắn", Boufarhat nói.

    Doanh nhân sinh ra ở Australia này bắt đầu thành lập Hopin vào tháng 6/2019 tại London khi anh bị chuẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch khiến anh không thể ra khỏi nhà. Đó là thời điểm ý tưởng về một phần mềm tốt hơn cho các cuộc họp trực tuyến xuất hiện và nền tảng tổ chức sự kiện ảo Hopin đã ra đời.

    Với các công cụ trò chuyện ảo, mạng một-một, Hopin cho phép các đơn vị tổ chức sự kiện trực tuyến với số lượng tối đa 100.000 người.

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người phải chuyển sang làm việc từ xa, Hopin đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội. Hiện công ty khởi nghiệp này đang có hơn 100.000 khách hàng bao gồm America Express, NATO và hơn 17 triệu người dùng đăng ký tài khoản.

    Giá trị doanh nghiệp tăng cao đã đưa Boufarhat trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất tại Anh trên sổ sách, theo Sunday Times Rich List. Từ chỉ có 8 nhân viên vào tháng 3/2020 đến nay Hopin đã có 800 người, tất cả đều đang làm việc từ xa.

    Nói về thành công của công ty, Boufarhat cho biết: "Rất nhiều thứ đã xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Thật sự mà nói, tôi ước đại dịch không bao giờ xảy ra. Chúng tôi vẫn tăng trưởng nhanh trước đại dịch, nhưng rõ ràng Covid-19 đã thúc đẩy công ty phát triển nhanh hơn".

    Về kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Boufarhat cho hay Hopin dự kiến sẽ IPO trong khoảng 2-4 năm tới.

    Theo Dân Trí

  • cu ba dau tu chung khoan 0

    "Cổ phiếu tăng và giảm là chuyện bình thường. Thị trường chứng khoán cũng giống như thị trường thực phẩm. Nếu có nhiều nhà cung cấp bán cùng một loại rau, tôi sẽ chọn người bán với giá thấp nhất", nhà đầu tư 104 tuổi chia sẻ.

    Thông thường khi ở cái tuổi xưa nay hiếm, ít người còn quan tâm đến chuyện kiếm tiền, thế nhưng cụ bà 104 tuổi có tên là Zhou Hongbao ở quận Minhang, Thượng Hải, Trung Quốc lại không hề như vậy. Hiện bà là nhà đầu tư chứng khoán cao tuổi nhất ở đất nước tỷ dân.

    Mối quan tâm hàng ngày của bà là nghiên cứu thị trường lên và xuống để đầu tư sinh lời. Bà tập trung vào tỷ lệ giá trên thu nhập, tỷ suất lợi nhuận và đường trung bình động.

    Giao dịch cổ phiếu bắt đầu ở thành phố mà bà sinh sống vào cuối những năm 1860. Đây không phải là một sân đấu dành cho những người yếu tim hay thiếu khiến thức. Dẫu vậy, cụ bà này đã bắt đầu đầu tư chứng khoán từ những năm 1990, tính đến nay, bà đã thu về số tiền khoảng 100.000 NDT (tương đương 15.000 USD) lợi nhuận từ số vốn ban đầu là 3.000 NDT.

    Bà Zhou cho biết khi còn trẻ bà không hề quan tâm đến thị trường chứng khoán, cơ duyên dẫn lối bà đến với thị trường này là nhờ người hàng xóm: "Vào những năm 1980, ông bạn hàng xóm đã nhờ một người giúp giao dịch chứng khoán. Ông ấy nhận thấy rằng một người có thể kiếm tiền khi đầu tư vào cổ phiếu, vì vậy ông ấy muốn tự mình thử sức.”

    cu ba dau tu chung khoan 0

    Cũng từ lúc đó, bà Zhou bắt đầu bị hấp dẫn bởi giao dịch chứng khoán nhưng không có nhiều tiền mặt để đầu tư. Thấy vậy, người hàng xóm đã đề nghị bán cho bà 5% cổ phần của ông với giá khoảng 500 NDT. Đó là một mức giá hợp lý, vì vậy bà đã đồng ý. Khi giá cổ phiếu chạm mức 30 NDT, bà đã yêu cầu người hàng xóm bán cổ phiếu và khoản đầu tư ban đầu nhờ đó đã tăng gần gấp đôi.

    Bà kể lại: "Mặc dù lúc đó tôi không rõ cách thức hoạt động như thế nào, nhưng tôi rất vui với kết quả có được". Lúc đó khi đã ngoài 70 tuổi, bà nhờ con trai mở tài khoản chứng khoán tại một công ty chứng khoán Thượng Hải để bà có thể tiếp tục mua cổ phiếu.

    Năm 1994, bộ phim có tên “Shanghai Fever” kể về hành trình một người soát vé xe buýt trở thành nhà đầu tư chứng khoán đã được phát hành. Nhờ bộ phim này, nhiều người biết đến thị trường chứng khoán hơn và làn sóng đầu tư cũng sôi động hơn hẳn.

    Bà Zhou luôn ghi nhớ lời khuyên của người hàng xóm là hãy thận trọng và không bị cuốn vào các "thị trường bò tót" (dùng để chỉ một thị trường đang trên đà đi lên). Lúc đầu, bà đầu tư 3.000 NDT vào một vài cổ phiếu của các công ty mà bà quen thuộc. Bà cũng xem kênh tài chính suốt cả ngày để theo dõi và nghiên cứu thị trường.

    cu ba dau tu chung khoan 0

    Sau hơn 30 năm đầu tư, bà Zhou đã thu về số tiền khoảng 100.000 NDT. Với khoản tiền này, bà dành để chi tiêu tuổi già, mua điều hòa và chiếc tủ lạnh mới, đồng thời chi trả phí phẫu thuật mắt. của mình. Dù có thâm niên tham gia đầu tư chứng khoán song bà Zhou thừa nhận việc kiếm tiền từ đây không phải là mục tiêu ban đầu.

    Bà cho biết: “Đối với tôi, đầu tư chỉ là để giải trí”, cũng vì thế nên bà thường mua cổ phiếu theo “cảm xúc” cá nhân. Bà tiết lộ, bản thân không quan tâm đến sự biến động của giá cả giao dịch và theo dõi thông tin thị trường như một cách để giết thời gian. Dẫu vậy vẫn phải thừa nhận rằng bà Zhou là người may mắn khi thu về nhiều khoản lợi lớn từ bí kíp đầu tư rất đơn giản của mình.

    "Mua cổ phiếu cũng giống như mua nguyên liệu để nấu ăn. Giá rau lên xuống là chuyện bình thường. Nếu có nhiều nhà cung cấp bán cùng một loại rau, tôi sẽ chọn người bán với giá thấp nhất. Giống như khi tham gia thị trường chứng khoán, nếu một cổ phiếu giảm giá thì tôi sẽ mua vào. Nếu nó giảm nhiều hơn, tôi sẽ mua nhiều hơn để bù lỗ khi giá tăng lên một chút", nhà đầu tư lão làng chia sẻ.

    Không tham lam và hài lòng với lợi nhuận nhỏ, đó cũng là cách để bà Zhou kiếm tiền triệu nhờ chứng khoán.

    Kênh 14 (Theo shine.cn)

  • Theo bảng xếp hạng vừa công bố của Forbes, thế giới hiện có 2.668 người có tài sản từ 1 tỷ USD, giảm 87 tỷ phú so với năm ngoái. Tài chính và Đầu tư là lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú nhất cho thế giới. Từ vị trí số 2 của năm ngoái, công nghệ đứng thứ 3 năm nay.

    10 nganh nghe tao ra nhieu ty phu

    1. Tài chính và Đầu tư

    Số lượng tỷ phú: 393, chiếm 15%

    Người giàu nhất: Warren Buffett (118 tỷ USD), Chủ tịch và CEO Berkshire Hathaway – Tập đoàn sở hữu cổ phần ở hơn 60 doanh nghiệp, bao gồm Duracell và Dairy Queen. 

    2. Sản xuất

    Số lượng tỷ phú: 337, chiếm 13%

    Người giàu nhất: He Xiangjian (28,3 tỷ USD), nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị gia dụng Midea Group. Tập đoàn này có hơn 200 công ty con và giao dịch trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. 

    3. Công nghệ

    Số lượng tỷ phú: 332, chiếm 12%

    Người giàu nhất: Jeff Bezos (171 tỷ USD), nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Bezos cũng là chủ của tờ Washington Post và công ty Blue Origin.

    4. Thời trang và Bán lẻ

    Số lượng tỷ phú: 250, chiếm 9%

    Người giàu nhất: Bernard Arnault (158 tỷ USD), Chủ tịch và CEO LVMH – tập đoàn sở hữu hơn 70 thương hiệu xa xỉ, bao gồm Louis Vuitton, Tiffany & Co. và Sephora.

    5. Chăm sóc sức khỏe

    Số lượng tỷ phú: 217, chiếm 8%

    Người giàu nhất: Cyrus Poonawalla (24,3 tỷ USD), người sáng lập Viện Huyết thanh của Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới (theo liều lượng). 

    6. Thực phẩm và đồ uống

    Số lượng tỷ phú: 203, chiếm 8%

    Người giàu nhất: Zhong Shanshan (65,7 tỷ USD), Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring. Ông cũng sở hữu công ty dược phẩm Beijing Wantai Biological Pharmacy. 

    7. Bất động sản

    Số lượng tỷ phú: 193, chiếm 7%

    Người giàu nhất: Lee Shau Kee (32,6 tỷ USD), đồng sáng lập tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai. 

    8. Đa ngành

    Số lượng tỷ phú: 180, chiếm 7%

    Người giàu nhất: Mukesh Ambani (90,7 tỷ USD), Chủ tịch Reliance Industries – tập đoàn đầu tư trong các lĩnh vực hóa dầu, bán lẻ, viễn thông...

    9. Truyền thông và Giải trí

    Số lượng tỷ phú: 109, chiếm 4%

    Người giàu nhất: Michael Bloomberg (82 tỷ USD), đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg LP. 

    10. Năng lượng

    Số lượng tỷ phú: 95, chiếm 4%

    Người giàu nhất: Fan Hongwei (18,2 tỷ USD), Chủ tịch nhà cung cấp sợi Hengli Petrochemical - công ty sản xuất polyester và dệt may.

    Theo NDH

  • Một người phụ nữ ''hiểu biết'' đã ra mắt dịch vụ cho những phụ nữ khác thuê chồng của mình James với giá 35 bảng mỗi lần.

    Bà mẹ 3 con đang tìm cách kiếm thêm tiền giữa cuộc khủng hoảng chi phí. Cô nảy ra ý tưởng này sau khi nghe được một bản tin podcast, trong đó kể lại câu chuyện một người đàn ông kiếm sống bằng công việc lắp ráp đồ nội thất cho người khác, 

    Người phụ nữ 41 tuổi chợt nhận ra anh chồng tháo vát của mình cũng có thể làm như vậy. Anh từng sử dụng các kỹ năng DIY để cải tạo căn nhà của họ ở Bletchley, Bucks, bằng cách tự chế ra những chiếc giường, bao gồm một chiếc giường rộng gần 3m để cả nhà có thể tập trung khi mấy đứa nhỏ không chịu đi ngủ. Anh cũng tự cải tạo bếp và đóng một cái bàn ăn, sơn phết, trang trí, lát gạch và trải thảm. 

    cho thue chongLaura Young đã ra mắt dịch vụ cho thuê chồng của mình. Ảnh: Hyde News & Pictures Ltd

    Laura nói: ''Anh ấy rất giỏi chuyện nhà cửa và sân vườn, nên tôi nghĩ tại sao mình không trưng dụng những kỹ năng này và cho thuê anh ấy?''. Nghĩ vậy, cô liền ra mắt website ''Rent My Handy Husband'' và quảng cáo trên FB cũng như ứng dụng Nextdoor. 

    Cô rất ngạc nhiên trước số lượng phản hồi mà mình nhận được. ''Mọi người khá là quan tâm. Cũng có không ít người hiểu lầm rằng tôi cho thuê chồng đi làm ''chuyện bậy bạ'', cô chia sẻ, ''Dù giá cả có leo thang đi chăng nữa, tôi cũng chẳng bao giờ làm chuyện suy đồi như vậy. Sau khi hiểu rõ dịch vụ này, mọi người đều nghĩ rất tuyệt. Các khách hàng cho biết thật khó kiếm một người thợ chịu sửa những thứ vặt vãnh trong nhà''.

    ''James có thể lắp ráp đồ đạc, lắp ráp đệm nhún, đóng kệ và lắp đặt các thiết bị. Đôi khi chồng của bạn sẽ chẳng bao giờ rớ tay vào những việc này, thay vì chờ đợi và thúc ép mệt mỏi, bạn chỉ cần bỏ ra 35 bảng để James làm giúp bạn. Cuộc sống rất bề bộn, do đó những chuyệt lặt vặt thường bị bỏ qua một bên. Đấy là lúc tôi hình thành ý tưởng của mình''.

    cho thue chong 2
    James và Laura với dự án ''Rent My Handy Husband''. Ảnh: Hyde News & Pictures Ltd

    James cho biết: ''Bạn tạo ra ý tưởng còn tôi sẽ thực hiện nó. Tôi có thể làm mọi thứ, chẳng hạn đóng giường cho trẻ em, thiết kế riêng đồ nội thất phù hợp với gia đình''.

    Công việc tự do này khá thích hợp với James. Trước đây anh là một công nhân kho hàng, làm việc ca đêm. Nhưng cách đây 2 năm anh phải nghỉ việc để giúp vợ chăm sóc 3 đứa con, trong đó có 2 con bị tự kỷ. Bản thân James cũng từng được chẩn đoán có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Có lẽ căn bệnh này biến anh trở thành một người rất kỹ tính, nhờ đó mà anh có khả năng DIY vô cùng xuất sắc.

    James đang có ý định trở lại trường học để học nghề thợ máy. Anh sẽ cố gắng cân bằng giữa việc học và việc làm thêm để hỗ trợ tài chính cho gia đình.

    Laura chia sẻ: ''Anh ấy đã luôn thích sáng tạo và tạo ra đồ vật. Nhiều năm nay, tôi đã giúp anh ấy phát huy sở trường của mình bằng cách tự thiết kế đồ đạc trong gia đình, giúp đỡ bạn bè và người thân. 

    Đối với ngôi nhà của mình, anh đang có ý định xây một khu bếp ngoài trời cho mùa hè này. Laura nói: ''Chi phí thuê trung bình khoảng £35/lần, không có công việc nào là quá vặt vãnh. Chẳng hạn như gắn TV lên tường, lắp cửa sổ hay sơn hàng rào''.

    ''Chúng tôi muốn tính chi phí rẻ nhất và chân thành với mọi người. Chúng tôi biết một cuộc sống chật vật là như thế nào, vì vậy chúng tôi thường giảm giá cho người tàn tật, nhân viên chăm sóc, người đang hưởng trợ cấp Unversal Credit và người trên 65 tuổi''.

    Theo Manchester Evening News

  • Cậu bé Ingvar Kamprad ngày nào phải đi bán diêm từ năm 5 tuổi để phụ giúp gia đình sau này đã trở thành một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới.

    Ingvar Kamprad Ikea 1

    Công thức “tuổi thơ cơ cực trở nên giàu có” thường được dùng để mô tả sự nghiệp và cuộc đời của các tỷ phú nổi tiếng, các doanh nhân xuất chúng. Ingvar Kamprad- CEO của IKEA cũng là một trong những nhân vật đó. Sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nghèo ở Thụy Điển, nơi mọi người đều phải đứng xếp hàng để nhận viện trợ thực phẩm và việc làm, ông đã sử dụng sự sáng tạo và tài năng của mình để giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Ông bắt đầu đi làm khi mới 5 tuổi và dần trở thành doanh nhân thành đạt, là một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới.

    Chú bé bán diêm khi mới 5 tuổi

    Giống như những gia đình khác, cha mẹ ông sống dựa vào việc làm nông để kiếm sống qua ngày, nhưng số tiền thu được không bao giờ đủ để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của gia đình. Hầu hết mọi người xung quanh khu vực của ông đều hối hả kiếm thêm tiền bằng cách bán các đồ tự làm hoặc thực phẩm bảo quản. Mẹ ông cũng đã mở một nhà nghỉ để kiếm thêm thu nhập.

    Ingvar Kamprad ikea 2
    Ingvar Kamprad khi còn nhỏ (bên góc trái)

    Từ năm 5 tuổi, Ingvar đã bắt đầu bán diêm để phụ giúp gia đình. Sau 2 năm đầu tiên bán diêm, ông nhận ra rằng thu nhập của mình chỉ đáng vài đồng xu. Đây là lúc ông tìm ra cơ hội cho bản thân: Ingvar nhờ dì mua diêm với số lượng lớn từ Stockholm và gửi cho ông. Sau đó, ông sẽ chia số diêm thành các gói nhỏ hơn và bán lại chúng.

    Trở thành ông chủ đế chế nội thất IKEA khi mới chỉ 17 tuổi

    Ingvar thành lập IKEA năm 1943 khi ông mới tròn 17 tuổi. Về cơ bản, đó là sự mở rộng công việc kinh doanh thời thơ ấu của ông. Lúc đầu, ông chỉ bán đồng hồ, bút, tất nylon và khung tranh thông qua mail đặt hàng. Ông sử dụng báo chí để quảng cáo cho sản phẩm của mình và sử dụng xe bán sữa để vận chuyển đơn đặt hàng đến ga tàu gần nhất.

    Ingvar Kamprad Ikea 1

    Cửa hàng đồ nội thất đầu tiên của IKEA được khai trương vào năm 1950 như một trong những danh mục bán hàng của công ty. Các nhà sản xuất địa phương chịu trách nhiệm cho tất cả các đồ nội thất và đã rất thành công. Chúng thành công vang dội đến mức Ingvar quyết định ngừng bán các sản phẩm khác và chỉ tập trung kinh doanh đồ nội thất.

    Rất ghét lãng phí thời gian và tiền bạc

    Mặc dù là một người giàu có nhưng Ingvar không bao giờ để lãng phí thời gian hay tiền bạc. Ông đã lái chiếc Volvo 240 GL đời 1993 trong gần 2 thập kỷ và và chỉ đổi xe khi được thông báo rằng chiếc xe không còn an toàn nữa. CEO của IKEA còn đi xe buýt khá thường xuyên và có lần đã đến muộn ở lễ trao giải “Doanh nhân của năm” nhưng vì đi xe buýt và bị từ chối cho vào hội trường.

    Ingvar Kamprad Ikea 1
    Ingvar và chiếc xe Volvo đã đồng hành với ông gần 2 thập kỷ

    Ingvar luôn bay hạng vé phổ thông (Economy) và ở trong những khách sạn rất bình dân. Ông thích cắt tóc ở các nước “đang phát triển” để chi phí không vượt quá ngân sách cắt tóc của ông. Trong một cuốn sách năm 1998, ông nói rằng bản thân mình có thói quen ghé các chợ rau với hy vọng tìm được món hàng giá rẻ. Vào năm 2014, ông còn chia sẻ rằng tất cả đồ mặc trên người đều đến từ chợ trời.

    Ingvar sẽ nghiêm khắc nhắc nhở nhân viên của mình nếu họ quên tắt đèn khi rời khỏi phòng. Có nguồn tin cho biết các nhân viên của ông đã được dạy không bao giờ được vứt giấy nếu chưa dùng cả hai mặt. Trong một lần, ông đã chỉ trích một nhân viên chỉ bởi vì người đó đã vứt đoạn thừa của một sợi dây. Đối với ông, công ty có thể nối những đoạn cuối của các cuộn dây vào với nhau và giữ chúng lại để dùng vào việc khác.

    Sau cả cuộc đời hy sinh, Ingvar đã tạo ra khối tài sản cá nhân hơn 100 triệu USD. Trên thực tế, tổng giá trị tài sản của ông còn lớn hơn rất nhiều. Ông đã để lại cho các con trai của mình một công ty thành công rực rỡ và đã cung cấp việc làm cho hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới.

    Ngoài ra, Ingvar rất quan tâm đến quê hương của mình. Ông đảm bảo rằng sau khi qua đời, một nửa số tiền của mình sẽ được đầu tư vào việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ở miền bắc Thụy Điển. Ông có một trái tim nhân ái, một tấm lòng quan tâm sâu sắc đến những người trong cộng đồng nhỏ. Với Ingvar, họ không có nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống và ông luôn muốn giúp đỡ họ nếu có cơ hội.

    Cafebiz (Nguồn: The Bright Site; Ảnh: Internet.)

  • lucy guo 2

    Ở tuổi 27, Lucy Guo trở thành nữ tỷ phú tự thân dưới 40 tuổi giàu thứ 2 thế giới và còn là hàng xóm của cựu danh thủ bóng đá David Beckham. 

    Alexandr Wang được biết tới là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 25. Giá trị tài sản ròng của nam tỷ phú hiện là 1 tỉ USD và chủ yếu đến từ Scale AI, công ty khởi nghiệp do anh đồng sáng lập vào năm 2016. Nền tảng công nghệ này hiện được định giá 7,3 tỉ USD. Nhưng Wang không phải là người duy nhất đứng đằng sau thành công của Scale Ai. Bởi cựu đồng sáng lập Scale Al là cô Lucy Guo cũng đang được tôn vinh vì những đóng góp lớn.

    lucy guo 2
    Giá trị tài sản ròng của Lucy Guo là 440 triệu USD. (Ảnh: Instagram)

    Mới đây, tạp chí Forbes đã đưa Lucy Guo vào danh sách các nữ tỷ phú tự thân dưới 40 tuổi giàu nhất trên thế giới, và xếp ở vị trí thứ 2 chỉ sau Kylie Jenner. Tài sản của Lucy Guo được ước tính là 440 triệu USD. Nhiều nữ ngôi sao cũng nằm trong danh sách của Forbes gồm Taylor Swift, Rihanna, Maria Sharapova và Huda Kattan.

    Với thành tích ấn tượng trên, Lucy Guo đã phá vỡ thế thống trị của nam giới trong ngành công nghệ.

    Bố mẹ không muốn con gái theo đuổi ngành công nghệ

    Theo hồ sơ của New York Post, Guo đã học cách viết mã khi mới học lớp 2. Trong khi một số cha mẹ sẽ khuyến khích con cái theo đuổi đam mê, nhưng bố mẹ của Guo là hai kỹ sư điện lại không như vậy. Đặc biệt mẹ của Guo khuyên con gái không nên tham gia vào lĩnh vực công nghệ, do bà cho rằng phụ nữ khó có thể thành công trong lĩnh vực này.

    lucy guo 2

    Nhưng không gì có thể cản được đam mê của cô gái 27 tuổi. Guo đã theo học chuyên ngành khoa học máy tính tại Carnegie Mellon, nhưng lại bỏ học giữa chừng để theo đuổi Học bổng Thiel Fellowship do ông Peter Thiel, người đồng sáng lập PayPal, thành lập. Theo thông tin đăng trên trang web, quỹ Thiel Fellowship “tặng 100.000 USD cho người trẻ muốn xây dựng những điều mới mẻ thay vì ngồi trong lớp học”.

    lucy guo 2

    Trước khi trở thành nhà đồng sáng lập Scale AI, Guo đã làm việc tại trang web hỏi đáp (Q&A) Quora và trở thành nhà thiết kế nữ đầu tiên của Snapchat.

    Sau Scale AI, Guo tiếp tục theo đuổi nhiều dự án khác. Guo rời Scale AI vào năm 2018, đúng năm Guo và Wang được đưa vào danh sách những người giàu dưới 30 tuổi của tạp chí Forbes. Dù rời khỏi Scale AI, nhưng Guo vẫn nắm giữ 6% cổ phần của công ty.

    lucy guo 2

    Cũng theo Forbes, vào năm 2019, Guo đồng sáng lập công ty Backend Capital. Vào tháng Tư năm nay, cô đã cho ra mắt công ty công nghệ khởi nghiệp Moment. Theo trang web của Moment, công ty được Antifund hỗ trợ.  Antifund được Geoffrey Woo và Jake Paul thành lập.

    Cuộc sống cá nhân

    Guo từng công khai trên mạng xã hội bức ảnh chụp màn hình về cuộc nói chuyện với bố đẻ. Trong đó, Guo tiết lộ việc cô thích cả nam lẫn nữ hay nói cách khác cô là người song tính. 

    Guo còn được biết tới là người đam mê tập luyện thể thao. Cô từng quay một video HIIT (cardio cường độ cao) giúp đốt cháy mỡ thừa kéo dài 3 tiếng đồng hồ trên YouTube để khoe sức bền của bản thân. 

    lucy guo 2

    Ngoài thói quen tập HIIT, Guo từng nói trong video về việc chạy 16 - 32 km mỗi ngày, và thực hiện một bài HIIT hoặc bài tập sức mạnh khác trước bữa tối. Guo tập thể dục tổng cộng 5,5 giờ/ngày.

    Guo sở hữu một căn hộ sang trọng ở Bảo tàng One Thousand tại thành phố Miami của bang Florida, Mỹ. Căn nhà có giá 6,7 triệu USD.

    Theo trang New York Post, Guo là hàng xóm của cựu danh thủ bóng đá David Beckham. Chuyện bất ngờ là Guo từng có lần đi chung thang máy với Beckham, nhưng cô gái trẻ hoàn toàn không nhận ra cầu thủ nổi tiếng một thời. Guo chỉ hay biết khi cô bạn đi cùng thốt lên “Chúa ơi, đó là David Beckham”.

    Theo Infonet