• Sở hữu khối tài sản trăm triệu đô la nhưng Hetty Green lại sống cuộc đời bần cùng đến khó tin.

    Hetty Green sinh năm 1843 tại tiểu bang Massachusetts, Mỹ trong một gia đình trung lưu, phất lên nhờ công việc săn bắt cá voi và kinh doanh. Anh trai Hetty qua đời rất sớm nên bà trở thành người duy nhất được định sẵn sẽ thừa kế khối tài sản khổng lồ của gia đình.

    Từ năm lên 6, Hetty đã bắt đầu tiếp cận những kiến thức tài chính rồi sau đó thảo luận cùng ông nội và bố. Sau này lớn lên thừa hưởng gia sản, cùng với đầu óc nhanh nhạy nắm bắt thị trường, bà kiếm được số tiền khổng lồ từ hoạt động đầu cơ đồng đô la và các khoản đầu tư vào trái phiếu, bất động sản, đường sắt… Bí quyết của Hetty là mua vào với giá rẻ mạt rồi đợi thời gian bán ra với giá cao gấp nhiều lần.

    Năm 1905, Hetty lọt vào danh sách 12 nhân vật giàu nhất thế giới do tờ Seattle Republican bình chọn, ước tính tài sản của bà còn nhiều hơn cả vua nước Anh Edward VIII. Thời điểm đó, Hetty trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông bởi những thành tựu đáng nể của bà trong lĩnh vực tài chính tưởng chừng như chỉ là "đất dụng võ" của cánh mày râu.

    Thành danh trên thương trường, có trong tay tiền tài và danh vọng nhưng cuộc sống của Hetty lại không hề hào nhoáng và xa hoa như các nhà tài phiệt thông thường. Tất cả là bởi tính tình keo kiệt của người phụ nữ được mệnh danh là "phù thủy phố Wall". Sở dĩ người ta gọi Hetty là phủ thủy là vì mỗi lần ra đường, bà đều khoác lên mình bộ váy đen rách nát, bẩn thỉu như nhân vật ác phụ thường thấy trong những câu chuyện cổ tích.

    Để bảo vệ tài sản của riêng mình, Hetty đã yêu cầu chồng mình là doanh nhânEdward Henry Green, phải ký một bản hợp đồng tiền hôn nhân, ghi rõ họ sẽ không bao giờ động vào tiền của nhau, kể cả sau khi ly hôn. Năm 1885, khi chồng bị phá sản vì công việc kinh doanh thất bại, bà đã nhanh chóng đệ đơn ly dị vì không muốn chịu chung trách nhiệm với các món nợ của ông.

    Người ta quan niệm con của tài phiệt, sinh ra đã "ngậm thìa bạc" chắc hẳn phải có được cuộc sống sang chảnh nhưng những đứa trẻ của Hetty lại không may mắn như vậy. Thời điểm con trai gặp tai nạn bị thương ở chân, bà vì không muốn tốn tiền đã từ chối cho con nhập viện vì nghĩ vết thương không nghiêm trọng. Kết quả là sau đó, vết thương bị hoại tử và người ta phải tiến hành cắt bỏ 1 chân của cậu bé.

    Kiếm được hàng trăm triệu đô nhưng Hetty lại bủn xỉn một cách quá đáng. Bất kể là đông hay hè, bà không bao giờ sử dụng nước nóng, đến đồ lót phải chờ cho chúng mòn chỉ mới bấm bụng mua mới. Mắc chứng thoát vị đĩa đệm bị cơn đau hoành hành liên tục nhưng Hetty quyết tâm không đi chữa bệnh. Sau khi ly hôn, Hetty chuyển đến sống cùng con gái. Cả hai cắt đứt liên lạc với họ hàng vì sợ họ sẽ dòm ngó đến gia tài của bà. Mỗi bữa ăn, 2 mẹ con Hetty chỉ tiêu tốn 15 xu, chấp nhận uống sữa lạnh để tiết kiệm chi phí khí đốt. Mỗi khi tìm được ngôi nhà giá rẻ hơn, bà lập tức chuyển đi, không ngại cuộc sống rày đây mai đó, một phần vì sợ báo chí và bọn trộm cắp.

    Năm 1916, Hetty qua đời, để lại khối tài sản 100 triệu USD cho 2 con sau khi đóng góp 1 khoản tiền lớn cho các quỹ từ thiện. Sau khi thoát khỏi cuộc sống tù túng, các con của Hetty vô cùng vui mừng. Con trai bà kết hôn với mối tình đầu, người con gái mà "phù thủy phố Wall" khi còn sống hết mực phản đối. Trong khi đó, con gái bà cũng lên xe hoa, tận hưởng cuộc sống tự do nhờ số tiền khổng lồ của mẹ để lại.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Để có được một đồng tiết kiệm, bạn đã phải làm việc quần quật, và trả đủ thuế cho nó. Điều này khác với một đồng bạn "sẽ làm ra".

    Mọi học sinh tiểu học ở Mỹ đều quen thuộc với câu nói nổi tiếng của Ben Franklin - "một đồng kiếm được là một đồng tiết kiệm được". Câu nói có thể từng đúng vào thời xa xưa, nhưng qua thời gian, điều đó đang thay đổi, Ryan Guina - doanh nhân và là người sáng lập trang web Cash Money Life, đánh giá. Dưới đây Ryan lý giải vì sao Một đồng tiết kiệm được đáng giá hơn một đồng làm ra: 

    1. Thuế

    Hầu hết người làm công ăn lương đều phải trả thuế. Nếu bạn trả ở mức 25%, thì một triệu đồng bạn làm ra, thực chất chỉ còn 720 nghìn đồng. Do vậy, nên nhớ khi bạn để dành được một triệu đồng, bạn đã phải trả đủ số thuế cho nó rồi. 

    Một ví dụ đơn giản khác: Để mua một suất gà chiên, bạn có thể bỏ ra 50 nghìn đồng. Nhưng để có được 50 nghìn đó, bạn thực tế phải kiếm được hơn 60.000 đồng.

    Điều này có khiến bạn nghĩ lại mỗi khi vào các cửa hàng đắt đỏ mỗi ngày?

    2. Giá trị của tiền theo thời gian

    Bạn muốn có một triệu đồng hôm nay, hay là sau một năm nữa? Hầu hết mọi người đều muốn có nó ngay hôm nay, và vì một lý do đúng - tiền hôm nay giá trị hơn đồng tiền tương lai. Tại sao vậy? Đó là vì tiềm năng sinh lời của nó. Bạn có thể kiếm được lợi tức trên tiền ngay bây giờ. 

    Giả sử bạn gửi một triệu đồng vào ngân hàng, lãi suất 5% năm, sau một năm, bạn sẽ có số tiền khoảng một triệu và 50 nghìn đồng. Còn nếu bạn nhận một triệu đồng vào cuối năm, thì thực chất hôm nay nó chỉ là hơn 950 nghìn đồng. 

    3. Lạm phát

    Khi thời gian qua đi, giá cả chung của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên, và sức mua của đồng tiền bạn đang có sẽ giảm đi. Lại lấy ví dụ về một triệu đồng. Nếu bạn nhận nó hôm nay, bạn có khả năng mua đúng trị giá một triệu đồng. Nếu bạn nhận nó sau một năm nữa, sức mua của số tiền này sẽ giảm đi do lạm phát. 

    4. Đã xong việc 

    Với một đồng kiếm được, công việc của bạn đã được hoàn thành, và bạn đã trả xong thuế. Để kiếm một đồng khác thay thế nó, bạn sẽ phải làm việc lại, và trả thêm thuế.

    Điều này nghe không bõ bèn gì nếu chỉ xét trên vài đồng, nhưng nếu bạn có thói quen giảm chi tiêu, và sống tiết kiệm hơn, bạn có thể để dành vài triệu đồng mỗi tháng. Không tiêu tiền, nghĩa là bạn sẽ không phải làm việc quần quật để có được số tiền ấy một lần nữa.

    5. Không có gì đảm bảo bạn sẽ tiếp tục kiếm được trong tương lai

    Hầu hết chúng ta sẽ thức giấc vào ngày mai, đi làm và lĩnh lương cuối tháng. Nhưng luôn vẫn có khả năng bạn sẽ mất việc do thu hẹp sản xuất, kinh doanh, bị sa thải, hoặc mất khả năng làm việc. Tiền tiết kiệm sẽ cho phép bạn cách ly với nguy cơ mất thu nhập trong tương lai. 

    Khi nhìn lại những điều trên, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng số tiền bạn đã để dành được giá trị hơn số tiền bạn sẽ kiếm được trong tương lai, và bạn sẽ không phải cày cuốc một lần nữa để có được nó, hay lo lắng rằng liệu mình có thể kiếm lại được nó không.

    Nói cách khác, khả năng giữ được tiền trong túi bạn quan trọng hơn là việc bạn làm ra nhiều tiền. Và để làm được điều đó, không gì khác là học cách tiết kiệm. 

    Viethome (theo VnExpress)

  • 10 thành phố này hiện là nơi sinh sống của 551 tỷ phú thế giới. Tổng tài sản mà họ nắm giữ gần 2.300 tỷ USD, theo Forbes.

    1. New York - 84 tỷ phú. New York là thành phố có nhiều tỷ phú nhất năm 2019. Theo thống kê của Forbes, số lượng tỷ phú tại đây là 84 người với tổng tài sản sở hữu là 469,7 tỷ USD. Đứng đầu danh sách những người giàu nhất New York là ông trùm truyền thông Michael Bloomberg. New York cũng là nơi sống của hàng loạt tỷ phú tên tuổi khác với của nhiều lĩnh vực như CEO công ty tài tài chính JPMorgan Chase - Jamie Dimon, nhà đầu tư bất động sản Steven Roth sở hữu Vornado…

    Thành phố Thượng Hải.

    2. Hong Kong - 79 tỷ phú. Hong Kong là thành phố có số lượng tỷ phú nhiều thứ hai thế giới sau New York với 79 người, tăng 2 người so với năm ngoái. Tổng tài sản mà họ có là 355,5 tỷ USD. Tỷ phú giàu có nhất Hong Kong là ông Lý Gia Thành, sở hữu 31,7 tỷ USD. Hầu hết tỷ phú tại Hong Kong như Lee Shau Kee, Peter Woo… đều phất lên nhờ bất động sản. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây, 57% các nhà đầu tư tại Hong Kong dự báo giá nhà đất sẽ giảm trong năm nay.

    3. Moscow - 71 tỷ phú. Gần 80% tỷ phú Nga đều sống tại thủ đô Moscow. Tổng tài sản mà 71 tỷ phú tại Moscow sở hữu là 336,5 tỷ USD. Ông trùm dầu mỏ và khí đốt Leonid Mikhelson, người sở hữu công ty Novatek, là người giàu nhất tại Moscow với tài sản trị giá 24 tỷ USD. Năm ngoái, 5 tỷ phú tại thành phố này đã bị Bộ Tài chính Mỹ xử phạt vì liên quan các “hành động mờ ám của chính phủ Nga” trên phạm vi toàn cầu.

    4. Bắc Kinh - 61 tỷ phú. Dù số lượng tỷ phú giảm đi 3 người nhưng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vẫn là một trong những thành phố có nhiều người giàu nhất hành tinh. Tổng tài sản của 61 tỷ phú ước khoảng 193,3 tỷ USD. Trong đó, đại đại gia bất động sản Wang Jianlin là người giàu nhất tại Bắc Kinh với 22,6 tỷ USD. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng là nơi ở của hai tỷ công nghệ phú trẻ nhất Trung Quốc là Jihan Wu (33 tuổi) và Zhang Yiming (35 tuổi).

    5. London - 55 tỷ phú. Tổng giá trị tài sản ròng của 55 tỷ phú tại London là 226 tỷ USD. Điểm thú vị là chỉ 20 người trong số này là dân bản xứ hoặc người Anh, trong khi đó, 35 tỷ phú còn lại đến từ 23 quốc gia như Ấn Độ, Iceland, Nga, Thụy Điển… chuyển đến. Người giàu nhất London là tỷ phú Mikhail Fridman. Ông sở hữu 15 tỷ USD.

    6. Thượng Hải - 45 người. Số lượng tỷ phú của Thượng Hải là 45 người, đứng vị trí thứ 6 trong danh sách những thành phố có nhiều người giàu nhất thế giới. Họ sở hữu khối tài sản trị giá 110,7 tỷ USD. Ông chủ hãng thương mại điện tử Pinduoduo - Colin Huang, là người giàu nhất tại đây với 13,5 tỷ USD. Với đặc thù là thành phố cảng, chủ sở hữu nhiều doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất Thượng Hải cũng có mặt trong nhóm những người giàu có này.

    7. San Francisco - 42 tỷ phú. San Francisco là trung tâm của cuộc cách mạng công nghệ tại Mỹ. 42 tỷ phú tại đây hầu hết hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, tổng tài sản mà họ có được là 109,2 tỷ USD. Đồng sáng lập Facebook - Dustin Moskowitz, là người giàu nhất San Francisco với 11,1 tỷ USD. Việc phát triển các công ty công nghệ và kỹ thuật số đã khiến San Francisco thành thành phố đắt đỏ nhất Mỹ.

    8. Thâm Quyến - 39 tỷ phú. Với 39 tỷ phú, Thâm Quyến đã đứng vào vị trí thứ tám trong danh sách những nơi có số lượng người giàu có nhiều nhất hành tinh. Tuy con số này ít hơn so với Thượng Hải và San Francisco, nhưng tổng tài sản mà họ sở hữu lại cao hơn rất nhiều, cụ thể là 190,5 tỷ USD. Tỷ phú tự thân là điểm chung của những người giàu có tại Thâm Quyến. Người giàu có nhất tại đây là CEO Tencent - Ma Huateng. Ông sở hữu 38,8 tỷ USD.

    9. Seoul - 38 tỷ phú. Tổng tài sản 38 tỷ phú tại Seoul sở hữu là 99,9 tỷ USD. Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee là người giàu có nhất tại đây, đồng thời cũng đứng đầu danh sách tỷ phú Hàn Quốc với 16,9 tỷ USD. Những người giàu nhất Seoul kiểm soát các doanh nghiệp lớn nhất nước, gồm Samsung và Hyundai.

    10. Mumbai - 37 tỷ phú. Thành phố tại Ấn Độ này có tất cả 37 tỷ phú với tổng tài sản 184,4 tỷ USD. Tỷ phú giàu nhất Mumbai, đồng thời giàu nhất Ấn Độ, là ông Mukesh Ambani, sở hữu 50 tỷ USD. Mumbai cũng là nơi có nhiều bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

    Viethome (theo Zing)

  • Thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến rất nhiều người ở San Jose phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.

    San Jose (California) là trung tâm của Thung lũng Silicon (Mỹ) và là nơi đắt đỏ nhất nước này. Hàng hóa, dịch vụ tại đây có giá cao hơn trung bình cả nước gần 30%. Giá nhà trung bình ở đây cũng là hơn 1 triệu USD.

     

    San Jose là nơi đặt trụ sở của Cisco Systems và eBay. Xung quanh đó còn có trụ sở Google, Facebook và Apple.

    “Tất cả những người anh gặp đều làm việc trực tiếp trong ngành công nghệ, hoặc cho một công ty đổ vốn vào hãng công nghệ”, Julia David – một nhân viên hợp đồng tại PayPal cho biết, “Vài người của tôi là kỹ sư, nhưng cũng có nhiều người làm tài chính, kế toán và marketing nữa”.

    San Jose là nơi tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ, chủ yếu nhờ công nghệ. Năm 2017, GDP thành phố này tăng 7,6% lên hơn 275 tỷ USD, tương đương GDP bình quân hơn 137.000 USD mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây cuối năm ngoái cũng chỉ là 2,5%, thấp hơn trung bình cả nước là 3,9%.

     

    Theo PayScale, các công việc phổ biến nhất ở đây là kỹ sư cơ khí, kỹ sư phần mềm và chuyên viên phần mềm cấp cao. Thu nhập của họ vào khoảng 77.000 – 134.000 USD. 

    Tuy vậy, thu nhập này chẳng đủ mua nhà. 10 năm qua, giá nhà trung bình ở San Jose đã tăng hơn gấp đôi, từ 431.000 USD lên 1,05 triệu USD. Người mua cần thu nhập hàng năm ít nhất 257.000 USD để đạt điều kiện vay mua nhà với khoản trả trước 20%.

     

    Khoảng 70% người sở hữu nhà tại đây vay mua nhà. Hàng tháng, họ chi khoảng 3.200 USD cho khoản này. Giá thuê cũng đắt đỏ, với khoảng 2.500 USD một tháng cho căn hộ một phòng ngủ.

     

    Vì thế, rất nhiều người ở đây phải sống trong nhà di động, xe tải hoặc trên thuyền.

     

    Ellen Tara James-Penney, dù làm giảng viên Đại học San Jose, vẫn phải ngủ trong xe hơi đỗ tại một nhà thờ. Đêm nào bà cũng phải chấm bài và làm giáo án trong xe như thế này.

     

    Không chỉ giá nhà, các sản phẩm khác tại đây cũng rất cao. Số liệu năm 2016 cho thấy giá sản phẩm, dịch vụ ở đây đắt hơn trung bình cả nước gần 30%. Dù vậy, trong khảo sát năm ngoái, US News & World Report vẫn xếp San Jose vào top địa điểm đáng sống nhất nước Mỹ.

     

    Và dù San Jose được coi là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp, không phải ai ở đây cũng theo đuổi việc kinh doanh. Các khoa được ưa chuộng nhất tại Đại học San Jose là tâm lý học, thư viện và khoa học thông tin.

    “Trên thực tế, dù San Jose là thành phố đông dân thứ 10 ở Mỹ, đường phố ở đây thường xuyên vắng vẻ, khiến nhiều nơi tạo cảm giác như bị thời gian lãng quên vậy”, Meg Furey – một người sống tại đây cho biết.

     

    “Tại San Jose, anh sẽ thấy nhiều thợ làm đồ thủy tinh, thợ cắt tóc, thu ngân, bảo vệ và cả các nhà hoạt động xã hội rất muốn rời khỏi đây nếu có thể. Nhưng họ bị ràng buộc vì nhiều loại trách nhiệm, phải sống chạy ăn từng bữa và hy vọng tồn tại được ở đây”, Furey nói. 

    VietHome (Theo VnExpress)

  • Ông từng thu hút sự quan tâm của báo chí khi tuyên bố đã hẹn hò và ngủ với 10.000 phụ nữ.

    Ở tuổi 83, Cecil Chao Sze-tsung, tỷ phú người Hồng Kông (Trung Quốc) được mệnh danh là “tay chơi” sừng sỏ. Ông đã có những chia sẻ về sự nổi tiếng bất đắc dĩ của mình.

    Tỷ phú Cecil Chao nổi tiếng một phần nhờ cuộc sống cá nhân. Ảnh: SCMP

    Ông là chủ tịch công ty Cheuk Nang và giàu lên nhờ buôn bán bất động sản. Tuy vậy, Cecil Chao từng thu hút sự quan tâm của báo chí khi tuyên bố đã quan hệ với 10.000 phụ nữ.

    Năm 2012, ông lại một lần nữa được nhiều tờ báo nhắc đến khi tuyên bố sẽ tặng bất cứ chàng trai nào cưới cô con gái đồng tính của mình 40 triệu bảng Anh.

    Ngoài những phát ngôn gây “sốc”, tỷ phú Chao còn có một cuộc sống cá nhân vô cùng phóng túng. Ông giữ quan hệ với nhiều phụ nữ cùng lúc. Tất cả đều trẻ đẹp và theo ông là họ chỉ đến với ông vì tiền, địa vị.

    “Tôi có thể gọi 1.000 phụ nữ là vợ mình nhưng tôi không cưới họ” - vị tỷ phú khẳng định.

    Ông cho rằng, hẹn hò không có nghĩa là lên giường với nhau và với ông, việc hẹn hò 5-6 người một ngày là rất bình thường.

    Đến khi chia tay, ông và các cô gái vẫn là bạn: “Trong dịp sinh nhật, tôi vẫn nhận được 50-60 cuộc gọi từ những người bạn gái cũ. Theo trí nhớ của họ, tôi vẫn là một bạn trai hoàn hảo”.

    Trong số này, có hai cô gái mà ông không thể quên: Một là cô gái ông đã hẹn hò 5 năm khi đang học ở Anh và một cô gái người Úc trong vòng 6 năm. 

    Tung tiền kén chồng cho con gái đồng tính

    Như một người già điển hình, ông Chao thích dùng điện thoại bàn hơn điện thoại di động và không tin vào quan hệ đồng tính. Ông cũng không quan tâm tới những gì cô con gái Gigi chia sẻ trước công luận về mối quan hệ của cô với người bạn đồng tính Sean Eav.

    “Tôi không muốn biết” - ông Chao cắt lời khi được hỏi về những chia sẻ của Gigi trên trang Facebook.

    Bàn về hôn nhân đồng tính, ông nói: “Bạn có thể kết bạn với bất cứ ai mà mình muốn, nhưng trong sách của tôi và trong luật của bất cứ quốc gia nào, hôn nhân là sự kết hợp của 2 giới tính khác nhau để sinh ra thế hệ tiếp theo. Nếu ai cũng là người đồng tính thì sẽ chẳng có thế hệ tiếp theo nào cả. Loài người sẽ tuyệt chủng”.

    Sau đó, vị tỷ phú tỏ ra bất ngờ khi phần thưởng 40 triệu bảng Anh của mình đã thu hút được 20.000 đơn ứng tuyển. Thế nhưng kèm với đó là rất nhiều lời chỉ trích cho rằng quan điểm của ông về hôn nhân đồng tính là “lỗi thời”.

    Cô con gái Gigi Chao và người tình đồng tính Sean Eav.

    Chưa bao giờ gay gắt với các con

    Chủ tịch công ty bất động sản Cheuk Nang - người có số tài sản ròng 4,2 tỷ đô la Hồng Kông tính tới thời điểm năm 2012 cho biết, ông đã quá quen với dư luận.

    Tuy nhiên, cũng có một điều mà ông muốn làm rõ. “Tôi đã được nhiều kênh truyền hình và tờ báo trong và ngoài khu vực phỏng vấn. Nhưng họ đã đưa thông tin sai lệch, rằng tôi giống như một ông già trong tiểu thuyết Romeo và Juliet - người đã cấm đoán con cái chọn người mình yêu”, ông Chao chia sẻ, giấu ánh mắt sau cặp kính râm màu vàng xa hoa.

    “Không phải như vậy. Tôi chỉ muốn Gigi có một lựa chọn tốt hơn, thay vì mắc kẹt với những thứ không phải là tốt nhất. Tôi không cố gắng áp đặt con gái mình. Tôi chỉ cố gắng cho con bé nhiều lựa chọn hơn”.

    Khi được hỏi ông có biết Sean Eav là ai không, ông Chao trả lời: “Tôi không muốn biết. Ai cũng có quyền lựa chọn điều mà mình muốn”.

    Giữa cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, chuông điện thoại bàn của ông kêu. Đó là Gigi. PV của tờ này nhận ra quan điểm bất đồng giữa 2 bố con không gây căng thẳng tới mối quan hệ này.

    “Tôi chưa bao giờ nói chuyện với con cái bằng giọng gay gắt. Tôi luôn trò chuyện với chúng như bạn bè… Bất kể chúng làm gì cũng đều là quyết định của chúng. Tôi chưa bao giờ can thiệp vào cuộc sống của con”, ông Chao khẳng định.

    Ông cũng cho biết, ông thường xuyên gặp gỡ 3 đứa con. Gigi và Howard vẫn nằm trong hội đồng quản trị của công ty. Tuy nhiên, mối quan hệ của ông với các bà vợ cũ thì không được hoàn hảo cho lắm.

    Mặc dù bất đồng quan điểm nhưng mối quan hệ của bố con tỷ phú Chao vẫn tốt đẹp. Ảnh: The Independent.

    Viết hồi ký, làm phim, xây bảo tàng riêng

    Vị tỷ phú cho biết, từ nhỏ ông đã đặt mục tiêu sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng.

    Sau này, ông Chao muốn viết hồi ký, làm phim về cuộc đời mình, thậm chí là làm một bảo tàng riêng.

    “Cuộc sống thật nhiều màu sắc. Nhiều chuyện đã xảy ra”, ông Chao khẳng định. Ông còn tự hào nói rằng cuộc đời ông tương đương với cuộc đời của 10 người khác. 

    Ban đầu, ông Chao chỉ muốn xuất bản hồi ký bằng tiếng Trung, nhưng sau đó ông tiết lộ có thể sẽ có bản tiếng Anh.

    Trong bảo tàng của mình, ông cũng muốn trưng bày bộ sưu tập thư pháp, tranh vẽ của Trung Quốc mà người mẹ quá cố đã để lại, cũng như những bộ phim, cuộc phỏng vấn, bài báo đã viết về ông và cả những chiếc xe mà ông từng lái.

    Ông Chao cho biết, hầu hết các người tình đều nhớ về ông như một bạn trai hoàn hảo.

    “Bảo tàng này sẽ dành cho mục đích từ thiện, để cho mọi người thấy cuộc sống đầy màu sắc và thú vị của một con người. Bạn cũng có thể thấy những cô gái xinh đẹp trong số 10.000 người mà tôi đã quan hệ. Một số cô thực sự xinh đẹp”.

    Bảo tàng này có thể sẽ được mở cửa sau khi ông qua đời. “Nhưng Gigi cho rằng còn lâu mới đến lúc đó”, ông nói.

    Hiện tại tỷ phú Chao vẫn tập thể dục đều đặn 6 ngày/ tuần.

    “Hằng ngày, tôi thức dậy và suy nghĩ về cách kiếm tiền và làm thế nào để mình hạnh phúc. Tôi không muốn lãng phí một ngày nào cả”, ông khẳng định.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • 5 ngày đầu tiên ra đường, con trai tỷ phú kim cương Ấn Độ không kiếm được việc làm và chỗ ở, phải xoay xở để có tiền ăn.

    Savji Dholakia, 57 tuổi, là một trong những tỷ phú kim cương giàu có bậc nhất Ấn Độ. Không chỉ nổi tiếng bởi khối tài sản khổng lồ, ông Dholakia và gia tộc mình (chuyên sản xuất và xuất khẩu kim cương) còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách giáo dục con khác biệt.

    Năm 2016, cậu con trai duy nhất của ông Dravya Dholakia, khi đó 21 tuổi, học MBA tại Mỹ trở về nhà trong một kỳ nghỉ. Không để con trai có thời gian nghỉ ngơi lâu, ông đã yêu cầu Dravya phải tới một thành phố lạ, nơi không ai biết cậu là ai, phải tự xin việc, kiếm tiền tồn tại trong vòng một tháng.

    “Tôi đã đưa ra 3 điều kiện cho con: Thứ nhất phải tự làm việc kiếm tiền và sau mỗi tuần phải thay đổi công việc. Thứ hai, con không được nói là con tỷ phú, và cuối cùng là không được sử dụng điện thoại di động. Tôi muốn con mình hiểu ý nghĩa cuộc sống, hiểu cách những người nghèo phải đấu tranh thế nào để có được một công việc và có tiền để tồn tại. Không trường đại học nào có thể dạy con những kỹ năng sống này, ngoại trừ những kinh nghiệm thực tế”, ngài tỷ phú chia sẻ trên tờ Timesofindia.

    Cậu con trai tỷ phú Dravya đã phải tìm nhiều việc để tự trang trải cuộc sống trong một tháng. Ảnh: Timesofindia.

    Dravya chấp nhận thử thách và quyết định tới thành phố Kochi, nơi cậu chưa từng đặt chân đến và không rành tiếng bản địa ở đó. Cậu chỉ được phép mang ba bộ quần áo và 7,000 rupee (khoảng 100 đôla), được dặn chỉ tiêu số tiền này trong trường hợp khẩn cấp. Chàng trai trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với khó khăn, nhưng những gì diễn ra trên thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì cậu tưởng tượng.

    “5 ngày đầu tiên tôi không kiếm được việc làm hoặc một chỗ ở thích hợp. Tôi thất vọng vì bị tới 60 nơi từ chối. Không ai biết tôi là ai. Đó là quãng thời gian tôi hiểu thế nào là thất bại, và giá trị để có một công việc”, Dravya chia sẻ.

    Dravya cuối cùng cũng xin được làm trong một tiệm bánh. Cậu đã nói dối với ông chủ rằng đang là học sinh lớp 12, và sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Kế tiếp, Dravya làm việc ở tổng đài điện thoại, rồi ở một tiệm giày và thậm chí là chạy bàn ở nhà hàng McDonalds. Cậu chỉ kiếm được 60 đôla trong một tháng.

    “Trước đây, tôi chưa bao giờ lo lắng về tiền bạc nhưng ở đây tôi phải xoay sở để có tiền ăn, mỗi bữa chỉ 0,6 đôla. Tôi cần phải kiếm thêm 4 đôla mỗi ngày để trả tiền nhà trọ”, Dravya Dholakia kể lại.

    Tỷ phú Savji Dholakia từng chia sẻ rằng gia tộc Dholakia đã duy trì truyền thống “đẩy con ra đường trải nghiệm” suốt 17 năm qua. Nhiều chàng trai trong gia đình đều phải rời cuộc sống sang chảnh để thử đối mặt với những khó khăn, tự tìm việc và kiếm tiền trong một khoảng thời gian.

    Năm 2017, Hitarth Dholakia, hiện 25 tuổi, tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh ở Mỹ trở về nhà, cũng được bố mẹ đề nghị tới thành phố Hyderabad để trải nghiệm giống như em họ mình. Hitarth nhận được yêu cầu này ngay tại sân bay.

    Chỉ với 500 Rupee (khoảng 7 đôla), Hitarth phải cố gắng kiếm tiền lo 2 bữa ăn mỗi ngày. Thậm chí, cậu phải sống trong căn nhà đi thuê cùng 17 người khác với giá thuê 100 Rupee (gần 1,5 đôla). Sau đó, Hitarth tìm được công việc ở một công ty liên doanh với mức lương 4.000 Rupee/tháng (khoảng 57 đôla). Tuy nhiên, cậu chỉ làm ở đây 5 ngày rồi bỏ việc theo yêu cầu, phải thay đổi công việc mỗi tuần một lần.

    Hitarth cũng phải lăn lộn kiếm việc, có tiền nuôi thân. Ảnh: Timesofindia.

    Tiếp đó, cậu xin được làm về marketing tại một cơ sở sản xuất nhưng cũng chỉ làm 5 ngày và kiếm được 1.500 Rupee (khoảng 21 đôla). Trong 4 tuần, Hitarth nhảy việc 4 lần và kiếm được 5.000 Rupee (khoảng 71 đôla).

    Chia sẻ với báo chí, cô em gái Hitarth cho hay: “Tôi bị sốc khi đến những nơi anh trai sống và làm việc. Đó là công việc khó khăn và hoàn cảnh khó tin với chúng tôi. Tôi tự hào về anh trai và gia đình tiếp tục giữ truyền thống này để giúp các con có nền tảng, tôn trọng mọi người và hiểu tầm quan trọng của tiền bạc”.

    Cũng trong năm đó, Dhruv Dholakia, một người anh em khác, khi đó 18 tuổi, cũng đã tới miền Nam Ấn Độ trong một tuần để thử trải qua cảm giác sống như một người bình thường.

    Dhruv vào một cửa hàng cà phê để xin việc nhưng bị từ chối vì đã đủ người. Sau đó, anh chàng vẫn nỗ lực xin và cuối cùng được làm nhân viên phục vụ ở đó một tuần. Dhruv xin nghỉ với lý do gia đình có việc, và trở lại quán vào 5 ngày sau. Khi đó, anh chàng mới tiết lộ gia thế thật là thành viên trẻ nhất của tập đoàn sản xuất kim cương hàng đầu thế giới SRK.

    Dhruv (áo đỏ) thử cảm giác làm việc trong một quán cà phê trong một tuần. Ảnh: Timesofindia.

    Như một cử chỉ để cảm ơn ban quản lý và nhân viên của công ty, Dhruv cũng tặng họ những món quà quý giá bao gồm kim cương quý, đồng hồ, quà tặng tiền mặt và những cây bút đắt tiền…

    “Để có được những bài học cuộc sống, hãy tự mình trải nghiệm. Nó sẽ đem lại những kinh nghiệm thực tế không nơi nào dạy cho bạn”, vị tỷ phú Savji Dholakia chia sẻ trên trang cá nhân.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Có ai đó đã từng nói, đến một độ tuổi nhất định, bất cứ ai trong số chúng ta đều sẽ dần vứt bỏ 4 thứ:

    Thứ nhất là những bữa tiệc rượu không ý nghĩa.

    Thứ hai là những người mà mình không yêu thương.

    Thứ ba là những người xem thường người thân của mình.

    Thứ tư là những thứ tình bạn giả tạo, qua loa.

    Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy dường như xung quanh chúng ta lúc nào cũng có một kiểu người thích xây dựng "mạng lưới quan hệ". Họ chẳng những thường xuyên khoe khoang mình có nhiều bạn tới mức nào mà còn liên tục tiêu tốn thời gian, tinh lực và tiền bạc của mình cho vô số cuộc hẹn.

    Khi nhìn vào tài khoản mạng xã hội của người đó, bạn sẽ thấy hôm nay họ đăng ảnh tụ tập cùng nhóm này, ngày mai lại có hình đi hát với nhóm khác, hôm sau lại say sưa túy lúy với một hội bạn chẳng biết thân hay sơ. Gần như bất kể một bữa tiệc xã giao nào cũng có xuất hiện bóng dáng của kiểu người ấy.

    Thế nhưng không mấy ai trong số họ thực sự hiểu rằng, xây dựng mạng lưới quan hệ không phải là thường xuyên tụ tập một cách tùy tiện, mà những mối quan hệ có thể trông cậy khi cần thiết cũng không phải chỉ cần qua vài ba bữa rượu là có thể dựng nên.

    Sẽ có một số thời điểm, bạn phát hiện ra rằng nhiều mối quan hệ mà ta đầu tư thời gian, kinh tế cùng tình cảm để cất công duy trì, hết thảy đều là những mối xã giao vô dụng.

    Có đôi khi, người mà bạn tốn hết tâm tư để lấy lòng thực chất chỉ coi ta là kẻ "có giá trị lợi dụng". Quay đầu nhìn lại, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện họ căn bản không coi trọng ta một chút nào.

    Cũng giống như nhà văn Trung Quốc Lý Thượng Long từng nói: "Nếu như bạn không mạnh mẽ, mọi thứ xã giao kia thật ra chẳng hề có ích lợi gì. Chỉ có những trao đổi đồng giá mới có thể nhận lại sự trợ giúp hợp lý".

    Và sự thực là có không ít người không thích xã giao lại thực sự là người mà ta có thể trông cậy khi cần thiết. Ngôi sao nổi tiếng Lương Triều Vỹ chính là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu người này.

    Dù đã lăn lộn nhiều năm trong giới showbiz, thế nhưng tài tử họ Lương lại rất ít có những scandal tiêu cực. Ông là mẫu người không vì cả nể duy trì những mối quan hệ giao thiệp xã giao, đồng thời luôn duy trì khoảng cách nhất định đối với những người xung quanh mình.

    Nhiều năm về trước, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, cố nghệ Trương Quốc Vinh đã từng nhắc tới thói quen này của Lương Triều Vỹ:

    "Cậu Vĩ là một người rất kỳ lạ. Tôi, Vương Phi và một nhóm bạn bè thường xuyên tới nhà cậu ấy tụ tập đánh bài, mọi người đều chơi rất vui vẻ, chỉ có Vĩ là không hề tham gia mà thường ngồi bên cạnh uống trà một mình".

    Trong trí nhớ của Trương Quốc Vinh, mỗi khi kết thúc việc chơi bài, mọi người thường rủ nhau ra ngoài uống rượu, ca hát. Thế nhưng Lương Triều Vỹ luôn từ chối họ bằng một câu nói đơn giản:

    "Các cậu cứ chơi đi, tôi về nhà".

    Tuy nhiên ít ai thực sự hiểu được rằng, kiểu người không thích xã giao như Lương Triều Vỹ lại là một người sở hữu thế giới nội tâm vô cùng phong phú.

    Ông thường dành quỹ thời gian riêng của mình cho nhiều sở thích như đọc sách, ngắm cảnh, học vẽ tranh, thiền định…

    Đã từng có lần, Lương Triều Vỹ một mình ra công viên thành phố giữa trời đông giá rét chỉ để mua vé vào cửa và ngắm cảnh tuyết rơi một mình.

    Cũng từng có khoảng thời gian ông cất công mời một họa sĩ có tiếng ở Anh quốc tới dạy mình hội họa để tự tay vẽ ra những cảm ngộ của bản thân về cuộc sống.

    Thậm chí có lúc, Lương Triều Vỹ đăng ký một lớp thiền kéo dài liên tục trong 4 ngày 3 đêm để tìm cách thấu hiểu chính nội tâm và con người của mình.

    Cũng giống như câu nói của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Dương Giáng: "Thế giới là của mình ta, không liên quan tới những người khác", mà Lương Triều Vỹ quả thực đã đem chân lý đơn giản này áp dụng một cách hiệu quả vào cuộc sống của mình.

    Thế nhưng ngay cả khi lựa chọn đứng ngoài nhiều cuộc xã giao, tài tử họ Lương ấy vẫn được xem là người bạn tin cậy của rất nhiều ngôi sao, nghệ sĩ.

    Có lẽ, chính thái độ không cả nể trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội cùng với ý thức dành thời gian cho bản thân và những người yêu thương mới thực sự là chìa khóa tạo nên một Lương Triều Vỹ thành công và được mến mộ như ngày hôm nay.

    Buông bỏ những ham muốn thái quá và những thứ thừa thãi trong cuộc sống

    Suy cho cùng, phàm là người có ham muốn quá cao, dục vọng quá nhiều, dù có phấn đấu tới đâu cũng chẳng mấy khi có được sự vui vẻ, sung sướng.

    Trong cuốn "Mạnh Tử" từng có một câu thành ngữ: "Tâm vi vật dịch", ý nói nội tâm của con người dễ bị những ham muốn bên ngoài khống chế. Đây cũng là lý do khiến những người có quá nhiều ham muốn và dục vọng thì trong lòng luôn tràn ngập cảm giác tham lam, sợ hãi.

    Không mấy ai trong số những người đầy tham vọng ấy thấu hiểu được chân lý giản đơn: "Một người biết buông xuống càng nhiều thì càng giàu có".<

    Thay vì chạy theo vô vàn những ham muốn vật chất và dục vọng tầm thường, chúng ta nên tự tạo cho mình một "không gian" sạch sẽ cả trên phương diện vật chất và tinh thần.

    Trên thực tế, xung quanh chúng ta luôn có một bộ phận không nhỏ những thứ từ sớm đã không còn cần thiết, thậm chí đã trở thành đồ thừa thãi. Thế nhưng bản thân ta từ trước tới nay chưa từng nghĩ cách buông bỏ hay xử lý những thứ làm vướng bận cuộc đời của mình như vậy.

    Chỉ khi bỏ hết những "phế thải" cả về vật chất và tinh thần, ta mới nhận ra điều gì là thực sự cần thiết đối với mình, mọi ham muốn và tham lam cũng nhờ vậy mà dần được hóa giải.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • 30 tuổi được xem là thời điểm rực rỡ để con người phát triển sự nghiệp. Nhưng có một quốc gia mà ở đó, những người 30 tuổi đã tính đến việc nghỉ hưu và dưỡng lão.

    Quốc gia này chính là nước láng giềng của Việt Nam: Lào. Thường xuyên góp mặt trong danh sách những đất nước hạnh phúc nhất hành tinh, người dân Lào thường nghỉ hưu từ rất sớm. Trước 30 tuổi, họ làm việc chăm chỉ, kết hôn, sinh con và chuẩn bị cho tương lai sau này nhưng từ sau 30, họ đã nghỉ hưu và sống cuộc đời ung dung tự tại.

    Ở Lào có một điều vô cùng đặc biệt, đó là không tìm thấy nhiều người nghiện công việc. Người dân nơi đây luôn tập trung thời gian cho gia đình và ưu tiên con người hơn lợi nhuận.

    Lào thuộc nhóm quốc gia ít phát triển nhất thế giới. Họ thiếu cơ sở hạ tầng, giáo dục và quản lý kém hiệu quả nhưng mỗi gia đình tế bào lại vô cùng kiên cường.

    dat nuoc lao

    Ở tuổi 30, người Lào đã chuẩn bị nghỉ hưu, tĩnh dưỡng.

    Người dân Lào rất tốt bụng, có xu hướng đặt bạn bè và gia đình lên trên công việc. Nếu đến với đất nước này, mọi người sẽ được dân bản xứ chào đón nồng nhiệt, chia sẻ về truyền thống và văn hóa của mình.

    Rất nhiều khách du lịch khi đến Lào đều nhận xét đây là đất nước của nụ cười. Ngay cả một em bé nhút nhát nhất cũng sẽ từ sau lưng mẹ vươn ra với nụ cười rạng rỡ. Đặc biệt, người Lào luôn dành cho nhau những cử chỉ chào thân ái, dù là với bạn bè hay người lạ. Cảm giác được chào đón nồng ấm chính là điều mà bất cứ ai khi đến Lào đều có được.

    Có một câu nói mà người dân Lào thường hay đùa nhau: "Những người Lào không vội vàng". Sự chậm rãi, thảnh thơi trong cuộc sống không vội vã, không lo lắng của quốc gia này (gọi là lối sống Bo Pen Nyang) có thể khiến người Phương Tây khó tiếp nhận, thậm chí là bực bội nhưng khi đã thật sự hòa mình vào cuộc sống nơi đây, bạn chắc chắn sẽ yêu nét văn hóa này.

    Đến Lào, bạn sẽ thấy người dân ở đây hào phóng về lời khen như thế nào. Họ coi việc nói ra những lời khen là cách để thể hiện sự tôn trọng và xây dựng mối quan hệ giữa mọi người. Người Lào cũng rất thẳng thắn khi nói về ngoại hình, sở thích ăn uống và hành động của bạn. 

    Ở Lào, người chồng sẽ nắm giữ tài chính và thường chuyển đến sống cùng gia đình vợ. Thông thường, một gia đình người Lào sẽ có nhiều thế hệ ở cùng nhau, họ sẻ chia công việc và sống hòa thuận.

    Lào có hơn 150 dân tộc khác nhau, tạo thành một đất nước đa dạng văn hóa. Tất cả các nền văn hóa tồn tại một cách hòa bình và thể hiện bản sắc của mình thông qua trang phục, ngôn ngữ, phong tục và các lễ hội.

     nguoi lao sung dao
    Người dân nơi đây rất sùng đạo Phật.

    Một điều tuyệt vời nữa ở xứ sở này chính là người dân rất hòa nhập. Nếu bạn đang đi bộ và gặp một nhóm người đang ăn, họ có thể mời bạn cùng thưởng thức. Khi mùa cưới bắt đầu sau tuần chay của đạo Phật vào cuối tháng 10, các lễ hội bắt đầu diễn ra triền miên. Nếu ở Lào đủ lâu, có thể bạn sẽ được mời dự lễ cưới con chủ nhà dù bạn chẳng quen ai.

    Về tôn giáo, hầu hết người dân Lào đều theo Phật giáo Nguyên thủy. Những ngôi đền, chùa ở đây đều đắm mình trong luồng sinh khí của đạo Phật. Chính vì đa số theo Phật giáo nên người dân Lào rất hiền hòa. Bạn sẽ không thấy họ cãi nhau lớn tiếng hay tỏ thái độ khó chịu rõ rệt bao giờ. Chính vì lẽ đó mà dù đất nước không giàu có nhưng người dân Lào vẫn luôn nhàn tản, hạnh phúc, trở thành niềm ao ước của bạn bè quốc tế.

    VietHome (Theo Tin Tức)

  • Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh và không có gì khó hiểu khi cái tên Francoise Bettencourt Meyers, ái nữ tập đoàn mỹ phẩm L'Oreal trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới.

    Theo danh sách tỷ phú được tạp chí danh tiếng Forbes công bố hôm 4/3, bà Francoise Bettencourt Meyers, ái nữ của tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới - L'Oreal đã trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới. Số tài sản ròng hiện tại của bà Francoise ước tính khoảng 49,3 tỷ USD.

    Đột nhiên trở thành tỷ phú

    Bà Francoise sinh ngày 10/7/1953, là cháu gái của người sáng lập hãng mỹ phẩm Pháp L'Oreal - ông Eugene Schueller. Từ năm 1997, bà Francoise đã trở thành thành viên HĐQT của tập đoàn L'Oreal. Sau khi mẹ của bà Francoise là bà Liliane Bettencourt qua đời vào tháng 9/2017, Francoise nghiễm nhiên trở thành người thừa kế khối tài sản hàng chục tỷ USD.

     

    Bà Francoise đã trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới, đồng thời đứng thứ 15 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes.

    So với năm ngoái, khối tài sản của bà Francoise đã tăng 7,1 tỷ USD nhờ việc kinh doanh phát đạt của tập đoàn. Bà và gia đình hiện sở hữu 33% cổ phần trong công ty này. Khoảng 90% tài sản của bà Francoise đến từ cổ phiếu của L'Oréal.

    Nữ tỷ phú Francoise hiện đang sống tại Paris (Pháp). Bà cũng là chủ tịch của quỹ từ thiện gia đình Bettencourt Schueller Foundation. Quỹ này dùng tiền để hỗ trợ tiến trình khoa học và nghệ thuật Pháp ngữ, đồng thời trợ cấp các gia đình có con tự kỷ và dàn đồng ca Pháp của gia đình.

     

    Bà Francoise bên người mẹ quá cố Liliane Bettencourt.

    Mặc dù đây là năm đầu tiên bà Francoise Bettencourt Meyers nắm giữ vị trí người phụ nữ giàu nhất hành tinh nhưng danh sách của Forbes chưa bao giờ xa lạ với dòng họ Bettencourt. Trong suốt hơn 30 năm qua, họ Bettencourt luôn nắm vị trí cao trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới.

    Nữ tỷ phú giàu nhất thế giới lại ghét giới nhà giàu

    Khác với người mẹ Liliane, bà Francoise luôn xa lánh với xã hội và ghét sự hào nhoáng của giới nhà giàu. Bà dành nhiều giờ mỗi ngày để chơi piano, viết sách, nghiên cứu Kinh thánh và tìm hiểu gia phả của các vị thần Hy Lạp.

    "Bà ấy thực sự sống trong cái kén của chính mình, chủ yếu là trong những giới hạn của gia đình", Tom Sancton, tác giả cuốn The Bettencourt Affair, nói.

     

    Mặc dù rất giàu có nhưng bà Francoise không thích kinh doanh, chỉ đam mê âm nhạc và sách. 

    Ông Tom cũng cho biết thêm, bà Francoise vô cùng đam mê piano và sách. Đặc biệt, bà rất hiếm khi mua những món hàng xa xỉ, cũng không hứng thú tới thế giới kinh doanh và tài chính khổng lồ của gia đình. Mặc dù là nữ thừa kế của tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới nhưng bà Francoise gần như chẳng có món đồ hàng hiệu nào.

    Nữ tỷ phú cũng rất ít khi quan tâm đến các vấn đề của L'Oreal mặc dù bà đã đóng vai trò thành viên HĐQT trong hơn 2 thập kỷ. "Bà ấy xuất hiện trong các cuộc họp nhưng ít khi để tâm. Mẹ của bà - Liliane - thì khác, luôn đọc hàng tấn tài liệu và quan tâm tới kinh doanh", ông Tom nói.

     

    Người phụ nữ giàu nhất hành tinh lại thực sự ghét giới nhà giàu.

    Ngoài âm nhạc và sách vở, bà Francoise còn có một đam mê khác là hoạt động từ thiện. Có thể nói, nữ tỷ phú nhà Bettencourt là một người sống khép kín, âm thầm và thích giúp đỡ người khác nhưng cũng vô cùng tài năng và mạnh mẽ. 

    VietHome (Theo Báo Tin Tức)

  • Theo CNBC, Grant Sabatier, tác giả cuốn sách Financial Freedom (Tự do tài chính) và chủ nhân trang blog Millennial Money hiểu rõ cần phải làm gì để tối đa hóa khoản tiết kiệm của mình. Đầu năm 2010, Sabatier không có việc, sống cùng nhà với cha mẹ, và chỉ còn 2.26 đôla trong tài khoản. 5 năm sau đó, anh có tổng tài sản hơn một triệu đôla.

    Để đạt được điều đó, Sabatier đàm phán lương với nhà tuyển dụng và làm thêm 13 công việc, trong đó có xây dựng các website, tự học về marketing số để có thể làm trong lĩnh vực này. 


    Grant Sabatier. Ảnh: CNBC.

    Anh bắt đầu tiết kiệm 15% mọi thứ kiếm được, sau đó tăng lên 25%, rồi 40% và bắt đầu đầu tư. "Tôi bỏ mọi thứ mình có được vào đầu tư. Trong 6 năm tôi đã đọc hơn 300 cuốn sách về tài chính cá nhân, đầu tư và các chủ đề tài chính khác", anh chia sẻ. Giờ đây, anh có 3 công ty thành công, một trong số đó tăng trưởng 122% vào năm 2018. 

    Anh chàng 34 tuổi cũng tiết kiệm bằng cách cắt giảm 3 loại chi phí lớn nhất, đó là ăn uống, nhà ở và xe cộ.

    Sabatier khuyến khích đi xe chung hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Còn nếu cần thiết phải có một chiếc ôtô, "hãy mua xe đã qua sử dụng". Sabatier cho rằng mua một chiếc xe hơi mới tinh là "một trong những quyết định tài chính tệ nhất mà bạn có thể mắc phải trong cuộc sống". Bởi chi phí mua xe mới thường cao mà đó lại không phải là khoản đầu tư sinh lời theo thời gian.

    "Bạn mất hai thứ khi mua một chiếc ôtô mới. Đầu tiên, là thời gian làm lụng để đủ tiền mua xe. Thứ hai là cơ hội giúp khoản tiền này tăng trưởng", anh nói.

    Chẳng hạn, mua một chiếc xe trị giá 40.000 đôla (920 triệu đồng), bạn phải có một công việc thu nhập sau thuế là 20 đôla/giờ (460 nghìn đồng) và phải làm việc thêm 200 tiếng/năm, trong 10 năm. Nếu bạn đem số tiền đó đầu tư thay vì mua ôtô, nó sẽ có giá trị hơn 240.000 đôla sau 30 năm với tỷ lệ hoàn vốn 6%, hoặc hơn 440.000 đôla với tỷ lệ hoàn vốn 8%.

    Quan điểm "sai lầm tài chính lớn nhất là mua ôtô mới" được nhiều chuyên gia như Suze Orman hay David Bach đồng tình. Suze Orman khuyên mua ôtô đã qua sử dụng, vì không giống nhà đất, xe hơi không tăng giá trị theo thời gian.

    Còn triệu phú tự thân David Bach phân tích rằng thời điểm bạn lái xe ra khỏi cửa hàng, chiếc xe bắt đầu bị khấu hao: "Giá trị một chiếc xe thường giảm 20-30% vào cuối năm đầu tiên sử dụng. Và trong 5 năm, nó có thể mất tới 60% hoặc hơn nửa giá trị ban đầu".

    Bach nhấn mạnh việc vay tiền để mua xe lại là một sai lầm tồi hơn nữa. "Tại sao hầu hết mọi người lại vay tiền để mua một tài sản ngay lập tức giảm giá trị 30%?".

    VietHome (Theo VnExpress)

  • Sydney là thành phố có giá bất động sản cao nhất nhì trên thế giới nhưng một chàng trai chưa đầy 30 tuổi đã mua được tới 200 căn nhà ở ngay thành phố này.

    Nathan Birch, 30 tuổi, là một ông trùm triệu phú bất động sản, đã mua hàng trăm tài sản bất động sản. Anh chia sẻ bí quyết để thành công của mình: Ở tuổi 18, anh mua căn nhà đầu tiên của mình, tại Mount Druitt với giá $248,000. Lúc đầu, mọi người nói với anh rằng đó là một ý tưởng không hay.

    Nathan Birch, 30 tuổi

    Nhà triệu phú cho biết: “Có rất nhiều người đã nói với tôi ‘Anh điên rồi, giá trị của nó sẽ không bao giờ tăng, lý do tại sao anh lại muốn mua trong khu vực đó?…’. Đơn giản bởi vì lúc đó tôi chỉ có khả năng mua tại đó”.

    Nathan đã mua căn nhà bên phải.

    Chỉ tính riêng trong 5 tuần qua, anh đã mua 18 bất động sản, bao gồm các khu phức hợp, nhà phố, nhà tách ra và thậm chí toàn bộ khối căn hộ. Nathan cho biết anh không ‘mua nhanh – bán nhanh’ như các nhà đầu tư khác.

    “Tôi không mua một căn nhà và bán nó nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Tôi đang kiếm tiền bằng cách mua căn nhà, cho thuê và thu lợi nhuận từ nó”.

    “Ông trùm” bất động sản đã chi $50,000 để tân trang căn nhà này.

    Ba năm trước, anh đã mua một ngôi nhà ở Kellyville có giá $442,000. Anh đã bỏ ra thêm $50,000 cho công việc tu sửa lại và chia đất thành một nửa, xây dựng một ngôi nhà thứ hai trên mảnh đất đó với chi phí $250,000. Bây giờ ngôi nhà có giá trị 1,7 triệu $ và tiền thuê ở đó khoảng $650 một tuần.

    “Nhà mới của Nathan giúp anh kiếm được khoảng $650 một tuần.

    Danh mục đầu tư ấn tượng của Birch toàn bộ có giá trị 50 triệu $ và tạo ra 3,5 triệu $ từ tiền cho thuê nhà, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng không nên dùng tất cả tiền của bạn vào trong một loại hình đầu tư. Shane Oliver đến từ AMP Capital cho biết bất động sản chỉ nên là một phần trong danh mục đầu tư đa dạng của bạn.

    Birch đã thành lập tập đoàn đầu tư bất động sản Binvested để chia sẻ kinh nghiệm của anh với các nhà đầu tư khác và giúp họ đạt được mục tiêu bất động sản của chính mình.

    3 nguyên tắc vàng của Nathan:

    - Luôn luôn mua với giá thấp hơn so với thị trường.

    - Mua trong khu vực có giá dễ tăng

    - Hãy chắc chắn rằng những người thuê nhà bảo đảm được việc đóng tiền đầy đủ.

    Viethome (theo Vietucnews)

  • Chỉ với “phần nổi” được tranh chấp tại Tòa, theo tính toán sơ bộ, mức án phí mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nghĩa vụ phải nộp có thể lên đến hơn 8,4 tỷ đồng.

    Theo đó, đối với tranh chấp tài sản trong vụ án dân sự có giá trị tài sản tranh chấp trên 4 tỷ đồng, mỗi bên sẽ phải nộp tiền án phí cho Nhà nước là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

    Vụ ly hôn đình đám giữa hai vợ chồng ông chủ Cà phê Trung Nguyên sẽ sớm khép lại.

    Tại phiên tòa xét xử vụ ly hôn giữa Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, phía ông Vũ đưa ra con số tổng giá trị tài sản tranh chấp khoảng 8.379 tỷ đồng, bao gồm bất động sản, tiền mặt, vàng, cổ phần.

    Trong đó, phần tài sản chung giá trị nhất là cổ phần chung tại hệ thống 7 công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên gồm: CTCP Đầu tư Trung Nguyên, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đắk Nông.

    Dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu thì số cổ phần trên trị giá 5.654 tỷ đồng.

    Quy định về mức án phí dân sự sơ thẩm theo phụ lục của Nghị quyết 326 của Quốc hội.

    Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326 nói trên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo mỗi người sẽ phải nộp mức án phí sơ thẩm ly hôn theo công thức: 112 triệu đồng + 0,1% của 8.375 tỷ đồng (trong đó, 8,375 tỷ đồng là kết quả của 8.379 tỷ đồng – 4 tỷ đồng).

    Một tình tiết cũng hết sức đáng lưu ý khi tranh luận tại tòa về tài sản chung, ông Vũ tố bà Thảo dùng quyền lực điều khiển, chi phối nhiều việc trong công ty. Số tài sản trong ngân hàng được đưa vào hồ sơ để phân chia trong vụ án ly hôn chỉ là "bề nổi".

    Tuy nhiên, chỉ với "phần nổi" được tranh chấp tại Tòa, theo tính toán sơ bộ, mức án phí mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nghĩa vụ phải nộp có thể lên đến hơn 8,4 tỷ đồng.

    Theo Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội - về nguyên tắc, việc phân chia tài sản khi ly hôn chỉ được đặt ra khi hai bên còn yêu cầu ly hôn và tòa án chấp nhận cho ly hôn.

    Nếu cả hai bên không còn yêu cầu ly hôn hoặc tòa án không chấp nhận cho ly hôn thì việc chia tài sản sẽ không đặt ra nữa, hoặc tòa án cũng có thể giải quyết cho ly hôn, còn vấn đề tài sản sẽ tách ra giải quyết trong một vụ án khác...

    Do đó, Tòa án luôn khuyến khích các đương sự tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nếu không tự thỏa thuận được thì tòa án mới giải quyết.

    Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc phân chia tài sản cần đảm bảo các tiêu chí như: Xứng đáng với công sức trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản; Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người lao động, quyền lợi của cổ đông, của đối tác và các lợi ích của xã hội, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các con.

    "Để thỏa thuận được về tài sản, thì mỗi bên phải chịu thiệt một chút mới có thể thỏa thuận được. Với các đương sự trong vụ án này, một vài trăm tỷ với họ không phải quá lớn.

    Bởi thế cứ ăn thua với nhau, chi ly với nhau thì rất khỏ thỏa thuận, vụ án sẽ kéo dài, tốn kém, tổn thương và gây hệ lụy cho nhiều người.

    Còn quyết định thế nào là do ông Vũ và bà Thảo, nếu hai người không nhượng bộ thì đành phải chờ phán quyết của Tòa án." Luật sư Đặng Văn Cường nói.

    Theo kế hoạch, chiều 01/03/2019 TAND TP.HCM sẽ công bố phán quyết cuối cùng về vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, khép lại 3 năm kéo dài với những tranh chấp và hòa giải bất thành.

    Viethome (theo infonet)

  • “Có người vợ nào mà còn lương tính đưa chồng vào nhà thương điên để đoạt quyền? Có người vợ nào mà dám đưa cả công an liên tỉnh vào khống chế tê liệt hết để đưa Qua vào tù? Cô ấy phải sám hối” – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chia sẻ trong xót xa với phóng viên về nguyên nhân ông quyết định ly hôn vợ.

    Trước khi vụ ly hôn nghìn tỷ chủ cà phê Trung Nguyên được đưa ra xét xử, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng phản đối, không đồng ý việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo xin ly hôn. Điều này trái ngược với quyết định đề nghị tòa án giải quyết cho được ly hôn bà Thảo ngay cả khi bà Thảo xin rút đơn tại tòa.

    Trong các buổi xét xử, ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn yêu cầu bà Thảo phải sống khác đi, thiện tâm, thiện lành và sám hối. Điều này khiến bà Thảo vô cùng bức xúc, cho rằng ông Vũ đã sỉ nhục bà. Ngay khi bà Thảo đồng ý rút đơn xin ly hôn, mong muốn cơ hội quay về hàn gắn mối quan hệ, thì ông Vũ nhất mực đề nghị tòa giải quyết cho được ly hôn. Trong khi trước đó, ông Vũ từng không đồng ý ly hôn với bà Thảo.

    Trả lời báo chí về việc bà Thảo cho rằng nguyên nhân đổ vỡ hôn nhân là do sự biến đổi về cách ăn mặc, lời nói, tính nết, thái độ, sự quan tâm đối với gia đình, vợ con… của ông Vũ sau thời gian ông lên núi thiền định?! Ông Vũ gay gắt trả lời: “Đó là những lý do thôi. Cô ấy làm ra đủ thứ chuyện. Qua đã vì cô ấy mà đi khám ở 5 bệnh viện, 2 hội đồng… Có ai vì cô ấy mà dám đi làm như vậy không?”.

    “Cô ấy thiếu tiền hay sao mà phải đi ra ngoài bươn chải những điều như vậy? Ai cho phép. Một ví dụ cô ấy đẻ con, không nuôi con mà giao cho người làm, 3 năm không lên một ký là sao? Thời giờ, tiền bạc còn thì đi thành lập một doanh nghiệp của mình, để Trung Nguyên đó cho nó phát triển đúng tầm nhìn của nó. Bản tính không phải một sớm một chiều mà dám làm những điều kinh khủng như thế. Người phụ nữ hiện đại là hiện đại làm sao, hiện đại là có thể ngỗ ngược với cả những điều phải hay sao?”

    "5, 6 năm, Qua đã nhún nhường rồi. Trước đây Qua từng khuyên vợ của mình rằng hãy lui về đi, ở nhà nuôi dạy con cái, sắp xếp lại nhà cửa. Còn với bản thân cô ấy thì học yoga, học thiền đi để lấy lại vóc dáng ngày xưa, mình có năng khiếu thì đi học thêm hội hoạ hay âm nhạc để phong phú tâm hồn. Còn tiền thì mình quá nhiều rồi, nếu còn thời gian thì thành lập 1 cái doanh nghiệp nào đó để kinh doanh."

    “Nói đi nói lại, sau này các con Qua sẽ hiểu. 5 năm Qua không muốn nói, Qua cứ im lặng. Ra tòa là cực chẳng đã. Có người vợ nào mà còn lương tính đưa chồng vào nhà thương điên để đoạt quyền? Có người vợ nào mà dám đưa cả công an liên tỉnh, bộ công an vào khống chế tê liệt hết để đưa Qua vào tù? Qua không muốn nhắc tới cô ấy nữa. Một người còn lương tri, lương tâm không ai dám làm điều đó. Cô ấy phải sám hối”.

    "Đàn ông, cần nhất là mạnh mẽ. Còn bao dung thì hãy để cho phụ nữ. Tốt nhất, đàn ông thì chỉ nên là đàn ông, và phụ nữ thì chỉ nên là phụ nữ."

    Dường như ông Vũ chưa một lần thôi dành sự quan tâm, những suy nghĩ có lợi cho vợ mình. Vẫn nuông chiều vợ, vẫn cho vợ những điều tốt đẹp nhất nhưng ông cũng biết rằng dù là vợ chồng thì vẫn phải có sự công minh công tâm. Không thể để vì họ là phụ nữ mà họ muốn làm điều gì cũng được.

    Trước đó, trong hai ngày xét xử vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên, bà Thảo đã từng quyết định rút đơn xin ly hôn, mong có cơ hội quay về đoàn tụ. Tuy nhiên, trái với mong muốn của bà Thảo, ông Vũ quyết định đề nghị tòa cho ông được ly hôn. Bà Thảo cũng trao đổi với báo chí, bà ly hôn ông Vũ không phải vì tranh chấp tài sản, mà bà muốn ngăn chặn sự thất thoát của Trung Nguyên?!

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Không khí im lặng bao trùm xung quanh căn nhà số 31 Tú Xương nơi mà hai vợ chồng Vua cà phê Trung Nguyên và con cái từng ở ngày còn hạnh phúc.

    Câu chuyện tranh chấp của cặp vợ chồng cà phê Trung Nguyên đã tốn nhiều giấy báo của truyền thông những ngày qua. Xuất hiện tại tòa vào chiều 25/2, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có những trao đổi xoay quanh vấn đề ly hôn và chia tài sản. 

    Nêu quan điểm bảo vệ lợi ích cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ, luật sư cho biết bản thân ông đã nhiều lần hàn gắn nhưng bà Thảo không chấp thuận. Đến nay, rạn nứt tình cảm bước đến bờ vực tan vỡ, không thể níu kéo. Cặp đôi thuận tình ly hôn và mong quan tòa chấp thuận.

    Cánh cổng ngôi nhà số 31 Tú Xương đóng khép lại một cách im lìm.

    Đây không chỉ là một ngôi nhà bình thường mà nó còn chất chứa nhiều kỉ niệm đẹp của cặp vợ chồng Vua Cà phê Trung Nguyên ngày còn hạnh phúc.

    Diện tích rộng rãi lên đến vài trăm mét vuông, ngôi biệt thự được xây dựng theo phong cách đơn giản, nhã nhặn. Ngoài gam màu trắng chủ đạo thì còn có thêm màu nâu của gạch gốm và màu xanh của cây cối xum xuê.

    Sau phiên toà ngày 25/2, không ít người tỏ ý tò mò, ghé mắt lại nhìn khi đi ngang qua ngôi nhà này.

    Tuy vậy, căn biệt thự của cặp vợ chồng Vua Cà phê khá kín cổng cao tường với hàng rào gai nhọn.

    Nằm trong khu đất vàng quận 3 thuận lợi cho mọi hoạt động giao thông và kinh tế, ước tính ngôi nhà có giá trị hàng trăm tỷ đồng.

    Như chia sẻ của cả hai thì đây từng là nơi lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc của cặp vợ chồng và con cái.

    Viethome (theo yan/thethaovanhoa)

  • Kể từ khi vụ ly hôn giữa vợ chồng vua cà phê diễn ra, có lẽ nhiều người đã phải thán phục trước những phát ngôn để đời của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

    Chiều ngày 25/2 vừa qua, vụ ly hôn nghìn tỷ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã tiếp tục được xét xử. Đến nay, vẫn chưa hề có một phương án nào hợp lý để chia số tài sản vô cùng lớn, gần 8.000 tỷ đồng giữa hai vợ chồng. 

    Vụ ly hôn ngày càng gay gắt và kịch tính hơn khi cả ông Vũ và bà Thảo có thêm nhiều ý kiến trái chiều, không ai nhượng bộ ai. Liên tục mang đến cho phiên tòa nhiều cảm xúc trái ngược, ngoài câu chuyện về công ty và tài sản thì còn là chuyện vợ chồng.

    Xuyên suốt các phiên tòa diễn ra từ đó đến nay, cư dân mạng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với những câu nói chứa đầy thông điệp đáng suy ngẫm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trước phiên xét xử tiếp theo diễn ra vào ngày 1/3, cùng điểm lại một số phát ngôn để đời của Vua cà phê nhé.

    Theo quan điểm của một người làm kinh doanh, vốn đối mặt với thương trường luôn đầy đấu đá, ông từng nói: "Cái gì không phải của mình thì đừng nên giành, mà có giành thì cũng không giữ được."

    Còn dưới góc nhìn và cảm nhận của một người chồng dành cho vợ, một người đàn ông dành cho phụ nữ, thì ông Vũ có những ý kiến sau:

    "Một người phụ nữ hiện đại là có thể ngỗ ngược những điều phải đạo sao? Không phải như vậy!"

    "Đâu có ai bắt cô ấy phải lui về, nhưng điều phải, điều đúng thì mình phải nghe."

    "5, 6 năm, Qua đã nhún nhường rồi. Trước đây Qua từng khuyên vợ của mình rằng hãy lui về đi, ở nhà nuôi dạy con cái, sắp xếp lại nhà cửa. Còn với bản thân cô ấy thì học yoga, học thiền đi để lấy lại vóc dáng ngày xưa, mình có năng khiếu thì đi học thêm hội hoạ hay âm nhạc để phong phú tâm hồn. Còn tiền thì mình quá nhiều rồi, nếu còn thời gian thì thành lập 1 cái doanh nghiệp nào đó để kinh doanh."

    "Đàn ông, cần nhất là mạnh mẽ. Còn bao dung thì hãy để cho phụ nữ. Tốt nhất, đàn ông thì chỉ nên là đàn ông, và phụ nữ thì chỉ nên là phụ nữ."

    Dường như ông Vũ chưa một lần thôi dành sự quan tâm, những suy nghĩ có lợi cho vợ mình. Vẫn nuông chiều vợ, vẫn cho vợ những điều tốt đẹp nhất nhưng ông cũng biết rằng dù là vợ chồng thì vẫn phải có sự công minh công tâm. Không thể để vì họ là phụ nữ mà họ muốn làm điều gì cũng được.

    Luôn dành những lời khuyên thật lòng cho vợ.

    Ngoài những câu nói đáng suy ngẫm mà ông nói về vợ mình, ông cũng có những chia sẻ về chuyện của các con:

    "Đau lòng lắm Qua mới nói, như bé Tini chẳng hạn, gia đình đâu có thiếu tiền đâu mà cổ phải đi khắp nơi làm ăn để rồi nuôi con 3 năm trời không lên nổi một ký. Đẻ con ra mà giao cho người làm thì đâu có được được. Mình đâu có thiếu tiền đến nỗi mà phải ra ngoài bươn chải rồi bỏ bê con cái."

    "Cô muốn chu cấp lúc nào thì tôi chu cấp lúc đó thôi. Con tôi cần gì thì tôi có cái đó!”" - Ông Vũ nhấn mạnh.

    Đó là về chuyện gia đình, ông Vũ luôn chia sẻ những ý kiến thật tâm. Còn với cương vị là một ông chủ tập đoàn đã va chạm rất nhiều trong thương trường, Vua cà phê cũng có lời truyền đạt vô cùng ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, với những người đang có ý định khởi nghiệp trong tương lai.

    "Muốn thành công thì phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn."

    "Nếu chúng ta không ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng không nên trông chờ đến một kết quả tốt."

    "Thanh niên hiện tại khó lập chí vì họ không tin vào năng lực của mình, mà họ lại tin vào số phận. Giờ phải làm thế nào để đánh bật những tư tưởng tự ti đó ra? Cần phải có người thúc đẩy, thổi lửa cho họ."

    Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều có thể để lại cho công chúng những bài học về mọi lĩnh vực vô cùng bổ ích. Bạn thấy sao về những phát ngôn trên của ông? Cùng chia sẻ cho cộng đồng biết với nhé.

    Viethome (theo thethaovanhoa)

  • “Có người phụ nữ nào, người vợ nào mà nói chồng bị tâm thần, rồi ép chồng đi bệnh viện? Qua đã vì cô ấy mà đi khám ở 5 bệnh viện, 2 hội đồng giám định...”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã cay đắng thốt lên trong thời gian khi phiên xét xử tạm dừng để HĐXX nghị án.

    Chiều 25.2, sau thời gian nghị án, phiên xét xử vụ ly hôn của vợ chồng chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thu hút sự theo dõi của đông đảo dư luận.

    Đây là vụ ly hôn đặc biệt gây chú ý của dư luận trong thời gian qua. Bởi cả hai bên đương sự là những doanh nhân thành đạt trong giới doanh nhân Việt Nam. Hơn nữa, họ đã từng có một tình yêu đẹp, cuộc sống gia đình hạnh phúc với 4 người con là kết quả của cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu.

    Mặt khác, vụ ly hôn này được dư luận gọi là vụ ly hôn “nghìn tỷ”, bởi số tài sản hai bên tranh chấp quá lớn, bao gồm các cổ phần trong 7 công ty thuộc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, hàng nghìn tỷ trong tài khoản ngân hàng, 1 bất động sản… tổng cộng lên tới 8.400 tỷ đồng.

    Ông Vũ đã đi khám ở 5 bệnh viện, giám định tâm thần ở 2 hội đồng giám định.

    Phiên xét xử ngày 20, 21.2, hai bên đã có những tranh luận nảy lửa về vấn đề phân chia tài sản. Tại các buổi tranh luận, còn quá nhiều “điểm nghẽn” chưa được giải quyết trong vụ án này.

    Trong 15 phút tạm dừng để HĐXX nghị án chiều ngày 25.2, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có buổi trao đổi khá thoải mái với báo giới những vấn đề xung quanh vụ ly hôn. Trả lời phóng viên về vấn đề bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho đến nay vẫn khăng khăng ông Vũ bị bệnh về thần kinh (tâm thần), ông Vũ tỏ ra bức xúc và gay gắt về việc này.

    “Cô ấy chỉ lấy cớ. Qua đã vì cô ấy, đi khám ở 5 bệnh viện rồi ra tới 2 hội đồng giám định tâm thần, người ta hỏi như hỏi cung. Ra bệnh viện nhìn thấy những người ngẩn ngơ, trong khi Qua là một tổng giám đốc, một chủ tịch tập đoàn... Đây là nỗi niềm”.

    Tuy nhiên, bà Thảo lại có ý kiến trái ngược. Trong hai ngày xét xử trước và trong phiên tòa ngày 25.2, trao đổi với phóng viên, bà Thảo vẫn cho rằng ông Vũ bị bệnh, cần được điều trị và bà Thảo cũng rất lo lắng cho bệnh tình của ông Vũ, lo ông Vũ không đảm bảo sức khỏe để điều hành, lãnh đạo Trung Nguyên.

    Bà Thảo trong vòng vây của báo chí chiều ngày 25.2, bà Thảo có quan điểm trái ngược, vẫn cho rằng ông Vũ bị bệnh.

    Trước đó, ngày 21.2, trả lời trước HĐXX, bà Lê Thị Ước, mẹ đẻ ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết, vì bà Thảo cho rằng chồng mình bị tâm thần nên bà đã phải đưa ông Vũ đi khám ở nhiều bệnh viện. Bà Ước nói: “Không có người vợ nào lại bảo chồng bị tâm thần rồi bắt đi chữa bệnh cả. Con tôi, Đặng Lê Nguyên Vũ không bị bệnh tâm thần”.

    Như Dân Việt đã thông tin, vụ án ly hôn giữa vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên diễn ra trong hai ngày 20,21.2. sau thời gian tạm dừng để nghị án, TAND TP.HCM tiếp tục đưa vụ án ra xét xử vào chiều 25.2. Tại phiên xét xử, VKSND TP.HCM nêu quan điểm: đề nghị TAND TP.HCM chấp nhận một phần đề nghị của cả hai bên đương sự

    Về tình trạng hôn nhân, đề nghị tòa giải quyết cho ông Vũ bà Thảo được ly hôn theo luật định.

    Phần con cái: Đồng ý với sự thống nhất của hai bên đương sự, đề nghị giao cho bà Thảo là người trực tiếp chăm sóc ba người con (một người đã qua tuổi vị thành niên). Ông Vũ chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với số tiền 10 tỷ đồng/năm, từ 2013 đến hết học đại học.

    Phần tài sản: Về tài sản là 13 bất động sản phân chia theo sự thỏa thuận của hai bên tại phiên tòa diễn ra trước đó. Đề nghị HĐXX giải quyết theo phương án các bên đưa ra, ai đang sở hữu, sử dụng tài sản nào thì tiếp tục sở hữu bất động sản đó. Bà Thảo chịu trách nhiệm thanh toán lại phần chênh lệch cho ông Vũ.

    Phòng xử án không còn chỗ trống chiều ngày 25/2.

    Về số cổ phần trong 7 công ty thuộc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, trước khi xét xử, ông Vũ yêu cầu chia tỷ lệ 70/30, bên bà Thảo đề nghị 50/50. Sau đó bà Thảo đề nghị chia theo tỷ lệ 51/39 tại Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên.

    VKSND đề nghị tòa xem xét giải quyết phân chia tài sản cho phù hợp căn cứ vào chứng cứ hai bên cũng cấp, tranh luận tại phiên tòa, xét đóng góp và công sức của hai bên.

    Đối với tài sản là tiền, vàng, các tài khoản tại các ngân hàng do còn sai sót về mặt thủ tục nên chưa có đủ cơ sở để giải quyết.

    Đối với công ty tại Singapore, không có cơ sở giải quyết trong vụ án này bởi trước đó tòa đã tách để giải quyết ở một vụ án khác mà chưa có quyết định nhập để giải quyết trong vụ án ly hôn.

    Sau thời gian tạm dừng để HĐXX nghị án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra thông báo phiên tòa sẽ kéo dài thời gian nghị án, 14h ngày 1.3.2019 tòa tuyên án.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Bỏ nghề thu nhập 45.000 bảng/năm để làm việc nhận 160 bảng mỗi tuần, người phụ nữ Anh nói chị hạnh phúc hơn.

    Chị Claire McCartan, hiện 36 tuổi, từng là luật sư với thu nhập 45.000 bảng (gần 1,4 tỷ đồng) một năm. Nhưng sau đó chị quyết định từ bỏ tất cả để trở thành nhân viên chăm sóc người già với mức lương tối thiểu.

    Bà mẹ 2 con này khẳng định chị không hề hối tiếc - và đặt câu hỏi tại sao xã hội đánh giá chị cao hơn trong vai trò trước đây so với bây giờ, dù chị giúp ích được nhiều người yếu thế hơn. Dưới đây là chia sẻ của chị trên Mirror: 

    Tôi vừa thay ga và lau rửa sạch sẽ cho một bà lão không tự chủ vệ sinh được. Trong lúc đó, người phụ nữ tội nghiệp ấy liên tục nói: "Tôi xin lỗi cô, tôi thật gây phiền quá".

    Chỉ vài tháng trước, tôi vẫn sống "sang chảnh" khi làm luật sư thành phố, diện những bộ vest đen, trắng tới văn phòng ở trung tâm London. Vị trí tôi có gây ấn tượng với những người tôi gặp và giúp tôi có nhiều người bạn mới. Họ coi tôi là một phụ nữ thành đạt, chuyên nghiệp. 

    Ngày nay, tôi làm nghề giản đơn là chăm sóc người già, giúp lau dọn cho họ trong khu dành cho các bệnh nhận mắc bệnh sa sút trí tuệ. 

    Tôi từng rất ngại kể với mọi người về việc mình thay đổi công việc kiếm sống bởi mỗi lần vậy, người ta thường nhìn tôi khinh khỉnh kiểu "Cô này bị làm sao thế".

    Ngày trước, tôi kiếm được 45.000 bảng mỗi năm, kèm những khoản thưởng. Tôi thuê người giúp việc và chăm sóc các con vì bản thân phải làm 10 tiếng mỗi ngày, với những lá đơn yêu cầu bồi thường thương tích cá nhân trong công ty luật lớn. 

    Bây giờ, khi là thành viên của trại dưỡng lão, mỗi tuần tôi chỉ mang về nhà được chưa tới 160 bảng (gần 4,9 triệu đồng). Người thân, bạn bè thất kinh khi nghe tôi kể việc bỏ nghề luật sư để làm việc này. Nhưng tôi chưa bao giờ hối hận. 

    Chị Claire McCartan hiện dành thời gian chăm sóc mẹ bị sa sút trí tuệ và học làm nhà tư vấn. Ảnh: Mirror.

    Tôi đã làm luật sư trong 10 năm tươi đẹp nhất đời mình. Tôi rời nhà lúc 7 rưỡi sáng, chỉ kịp đánh thức con trai Sean, 11 tuổi và con gái Tia, 14 tuổi, trước khi lao ra khỏi cửa. Thỉnh thoảng, tôi về nhà khi đã hơn 10 h đêm, lúc các con đều đã đi ngủ. 

    Tôi từng là một trong khoảng 400 luật sư ở văn phòng London và chịu áp lực phải phấn đấu và làm thêm giờ. Bạn càng làm việc nhiều thì cơ hội để được nhận thưởng và thăng tiến càng cao. Vì vậy tôi thường mang máy tính cá nhân về nhà để làm việc buổi đêm và cuối tuần. 

    Thỉnh thoảng tôi còn phải đi tiếp khách hàng vào buổi tối và tham gia các sự kiện từ thiện của cơ quan ngoài giờ làm. Điều đó nghĩa là tôi đã bỏ lỡ nhiều sự kiện, hoạt động của bọn trẻ, nhưng tôi từng nghĩ như vậy cũng đáng để có thể mang lại cho các con một mái nhà sung túc. 

    Tôi đã tưởng khi các con lớn lên, mọi thứ sẽ nhẹ gánh bớt nhưng ngược lại, khi con gái vào trung học, cháu cần tôi nhiều hơn trước. 

    Trong lúc nỗ lực nhiều nhất có thể, tôi biết có những người không con đang làm việc tốt hơn mình vì họ có nhiều thời gian hơn. Tôi bắt đầu lo âu và căng thẳng với áp lực mình kém cỏi, bị bỏ lại. 

    Tỉ lệ công việc ngày càng tăng khi tôi ngày càng giàu kinh nghiệm, có nhiều khách hàng. Tôi từng phải dùng thuốc chống lo âu theo đơn của bác sĩ, khi luôn cảm thấy hoảng sợ và khó ngủ. 

    Suốt một thời gian luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và cảm giác mình như đứng ngoài nhịp sống gia đình, cuối cùng, tôi quyết định nghỉ việc.

    Khi chị Claire McCartan nghỉ việc lương cao để đi làm tại trại dưỡng lão gần nhà, người vui nhất là cậu con trai út vì được ở bên mẹ nhiều hơn. Ảnh: Mirror.

    Vài ngày sau, khi đi bộ gần nhà, tôi thấy một tấm biển đề tuyển người ngoài cửa trung tâm dưỡng lão. Tôi nghĩ ngợi một chút rồi quyết định gửi mail xin việc, họ đồng ý. Sau 3 ngày đào tạo, 2 tuần học việc, tôi bắt đầu vào làm. Trước đây tôi chưa từng chăm sóc người lớn nên khá lo lắng. Nhưng sau đó, tôi dần yêu công việc và nhận ra những người dễ tổn thương này thực sự cần mình. Đó là một công việc liên quan tới sự sống hay cái chết bởi nếu thiếu sự chăm sóc, cuộc đời họ sẽ rất khác.Chồng tôi, anh Simon, 42 tuổi, là một nhà khoa học ở London, hoàn toàn ủng hộ vợ. Vào ngày nghỉ việc, tháng 1/2017, tôi cảm thấy như vừa trút được gánh nặng. 

    Và mỗi ngày tôi đều cảm thấy được nhận lại điều gì đó từ những gì mình trao đi. Tôi giúp những người phiền não cảm thấy dễ chịu hơn, thậm chí vui sống. Mỗi ngày khi về nhà, tôi lại cảm thấy mình đã làm được điều gì đó hữu ích. 

    Nhưng tôi không thể hiểu được tại sao người ta lại khinh thường khi phát hiện giờ tôi chỉ là nhân viên ở trung tâm dưỡng lão. Thiếu người chăm sóc, những công dân ở đây sẽ không thể sống nổi. Thiếu luật sư, họ có thể chẳng sao.

    Tôi cảm thấy mình đang làm một công việc đầy trách nhiệm tại nhà dưỡng lão, không như khi mình ngồi tại văn phòng, sau máy tính suốt ngày.

    Mặc dù thù lao nhận được ít hơn hẳn, nhưng tôi không bận tâm nhiều. Giờ tôi không còn phải trả 800 bảng (gần 24,3 triệu đồng) cho người giúp việc nữa, và vì nơi làm chỉ cách nhà 5 phút đi bộ, tôi tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian di chuyển.

    Sau một năm làm việc tại nhà dưỡng lão, tôi nghỉ để về chăm sóc mẹ. Mẹ tôi bị bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn cuối. Nếu chưa có kinh nghiệm từng làm nghề này, có lẽ tôi không thể tự mình chăm mẹ mà phải gửi bà vào trung tâm.

    Tôi hiện 36 tuổi, đang học để trở thành nhà tư vấn vàhy vọng sẽ trở lại trung tâm dưỡng lão để hỗ trợ những người gặp các khó khăn về tâm lý hay vừa mất người thân.

    Ở nhà, gia đình tôi hạnh phúc hơn khi tôi dành nhiều thời gian với các con và cùng bọn trẻ phát triển qua các cột mốc quan trọng. Con gái lớn cũng cùng tôi tới nhà dưỡng lão để hỗ trợ bữa ăn cho người già ở đó vào mỗi tối thứ 4. 

    Trước đây cuộc sống của chúng tôi luôn căng thẳng, còn bây giờ mọi người đều thư giãn, hài lòng và tận hưởng khoảng thời gian chất lượng bên nhau.

    Nhưng việc này cũng giúp tôi "mở mắt" về sự vận hành của xã hội. Chúng ta dường như đang đánh mất các giá trị gia đình, coi trình độ học vấn và thu nhập cao là mục tiêu hướng tới, thay vì hỗ trợ những người yếu thế. 

    Viethome (theo VnExpress)

  • Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) diễn ra trong suốt hai ngày 20 và 21-2-2019. Phiên toà đã kết thúc phần tranh luận và hiện đang tạm nghỉ.

    Dự kiến chiều 25-2, đại diện VKSND TP.HCM sẽ phát biểu quan điểm giải quyết vụ án, sau đó toà sẽ nghị án và tuyên án.

    Vợ chồng ông Vũ – bà Thảo là những doanh nhân nổi tiếng tạo thương hiệu cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan Trung Nguyên (G7). Trong đó, ông Vũ là người đã được tạp chí National Geographic Traveller và và tạp chí Fobers Asia vinh danh là “Vua cà phê Việt Nam”.

    Tại toà, ông Vũ và bà Thảo đã có nhiều tranh cãi, đấu khẩu về triết lý sống, những mâu thuẫn gia đình, cách chăm sóc con cái và đường hướng xây dựng Trung Nguyên phát triển.

    VIỆC CHĂM LO CHO CÁC CON

    Bà Thảo và các luật sư cung cấp một bức thư được cho là của các con ông Vũ viết gửi cho bố. Nội dung bức thư có đề cập đến việc chu cấp cho mỗi người con 5% tài sản của ông Vũ. Tuy nhiên, ông Vũ lắc đầu và nói sẽ đọc vào thời điểm khác. Ông nói chính người lớn hướng các các con vào nhiều chuyện.

    Ông Vũ: “Tình cảm của các cháu tôi ghi nhận. Cái này không cần thiết. Tôi nói với các con của tôi, không phải 5% hay là bao nhiêu phần trăm. Bà nội của con hiện nay 70 tuổi rồi, không ai mà muốn tiền bạc hết. Ba cũng vậy. Chỉ có mẹ của con là khác. Nói những điều phải không nghe. Giờ dẫn ra đây, đứng trước toà nói những thứ như vậy. Bịa ra, rồi những người anh em lại đi bảo vệ cho những thứ bịa ra như vậy. Không ai tưởng tượng nổi. Đừng có lôi các con vào chuyện này. Tôi nói bằng cái tâm của tôi. Còn lá thư đó là chứng cớ mà mẹ nó nêu. Mẹ nó đủ chuyện để làm, chứ không phải là chuyện lá thư này không. Tôi nói bằng cái lòng người cha. Cô đó cũng biết rằng tôi chưa bao giờ sai với cô cả”.

    Bà Thảo: “6 năm qua anh Vũ không quan tâm lo lắng cho các con. Giai đoạn các con trưởng thành, có khi đến chỉ được chơi với người giúp việc, không bao giờ được gặp cha. Bản thân tôi muốn dành mọi thứ, làm sao về mặt tinh thần cho các con đầy đủ. Làm sao cho các con được sống với mẹ. Mong anh Vũ có trách nhiệm của người cha - người hay nói về sự thiện lành. Nguyện vọng các con là cho các con quyền kế nhiệm sản nghiệp cho gia đình phát triển lâu dài”.

    Ông Vũ: "Nói cái gì phải đúng với lòng mình. Ở đây còn gia đình, anh em trong công ty, ai cũng biết sự thật. Không ai giành giật cái gì cả. Điều cao nhất là đừng bao giờ làm tổn thương các con, mình đã sai rồi thì đừng bao giờ đưa tụi nó vào tranh chấp này. Còn giữ mấy đứa con làm con tin nữa. Không ai làm điều này hết. Nhà này đâu thiếu tiền. Tôi sợ mỗi lời nói, nói ra rất đau lòng. Toà tuyên xử thế nào không quan trọng, lương tri của mình là điều quan trọng. Mấy cháu làm sao thiếu tiền được. Nuôi con mà thiếu tình người. Nuôi con cũng như Trung Nguyên. Cô nuôi 3 năm không lên ký nào. Cô phải nói sự thật, phải nhìn lại bản thân của mình. Làm sao cho các con ổn định tinh thần. Cha mẹ ai đúng, ai sai chưa biết nhưng đừng bao giờ làm tổn thương các cháu dù một khoảnh khắc nào. Hôm trước, đưa cả các cháu vào tòa, không ai làm chuyện đó”.

    BÀ THẢO: ''TÔI SẴN SÀNG THA THỨ HẾT''

    Tại tòa, sau khi được hòa giải, bà Thảo đề nghị cùng hàn gắn gia đình. Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng đã có một quá trình dài hai bên không thể thống nhất.

    Bà Thảo: “Trước khi quyết định đưa nhau ra tòa, trong 3 năm 3 tháng, tôi không dưới 10 lần năn nỉ đưa giải pháp có thể để anh Vũ đồng ý trở về, gia đình có thể đoàn tụ. Tuy nhiên, tôi đành bất lực. Anh Vũ muốn mọi chuyện trở về như cũ, tôi sẵn sàng tha thứ hết. Anh hãy để cho các con có quyền gìn giữ sản nghiệp của gia đình cũng như tiếp nối con đường mà anh mong muốn cho tương lai”.

    Luật sư của bà Thảo hỏi ông Vũ khi ông từ chối đề nghị đoàn tụ cùng bà Thảo: “Trong hành trình hướng Trung Nguyên đến tầm nhìn vĩ đại toàn cầu, vì sao ông không muốn có người vợ của ông bên cạnh nữa?”. Ông Vũ trả lời: “Sống với nhau khá lâu nên tôi rất hiểu cái tâm tính. Không có ai muốn loại cô ra khỏi Trung Nguyên này hết. Nhưng có một cái điều, ở đây là những người chồng. Chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ. Trên phải ra trên, dưới phải ra dưới. Nó phải có một cái trật tự. Vợ tôi dữ dằn chứ không như luật sư nói. Cô ấy không những làm tổn thương tôi mà còn làm tổn thương cả gia đình hai bên”.

    ÔNG VŨ: ''VỢ TÔI DỮ DẰN CHỨ KHÔNG NHƯ LUẬT SƯ NÓI''

    Luật sư của bà Thảo sang ngồi bên ông Vũ và mong muốn ông Vũ qua ngồi bên bà Thảo để hòa giải. Nhưng ông Vũ nói: “Không qua được đâu người anh em. Ở đây không ai giành của cổ hết. Khi cổ thiện, “Qua” giao hết cho cổ. Còn bây giờ cổ không có đủ thiện”.

    LS hỏi: “Vậy bây giờ làm thế nào để hòa giải?”. Ông Vũ đáp: “Không, không. Phải thành tâm chứ. Sau bao nhiêu việc đó, vẫn chưa xin lỗi mẹ mà còn nói vậy. Vẫn hỗn hào, vẫn to tiếng như vậy”.

    LS hỏi tiếp: “Thế thì khả năng để quay lại sao?”. Ông Vũ trả lời: “Không, không. Qua nói cho người anh em biết, đã đi đến một cái mức độ khủng khiếp cỡ này thì người anh em phải nhìn ra tiến trình của nó. Nếu như đó là vợ của người anh em thì người anh em có sống nổi không?”.

    LS im lặng, ông Vũ nói tiếp: “Qua hỏi từ trong lòng, người anh em có sống được không? Cái thứ hai, Qua nói luôn cho người anh em, bây giờ an ninh của Qua đi đâu, tâm tính đi đâu đều thấy sợ. Qua là cái người luôn muốn mọi thứ đều thiện. Bản thân Qua sống với mọi người, chưa bao giờ Qua có ý hại ai từ suy nghĩ đầu tiên chứ đừng nói người vợ của mình”.

    CHỦ TỌA: ''CHỊ CHỈ CÓ ĐƯỢC, NHƯ MỘT BÀ HOÀNG''

    Thẩm phán chủ toạ đã dành thời gian để hai bên hoà giải tại phiên toà: “Cả anh Vũ và chị Thảo đều là những người giỏi trong kinh doanh, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Chị nên suy nghĩ lại, rút đơn ly hôn để quay về lo cho các con, tài sản vẫn là của chung của hai người để anh Vũ có thể đưa Trung Nguyên thực hiện những sách lược và nâng lên tầm cao mới. Anh Vũ là người có tài điều hành Trung Nguyên từ một doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp hàng đầu. Tài sản sau này cũng sẽ thuộc về các con của anh chị. Tiền chị vẫn giữ và tài sản vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Chị chỉ có được, như một bà hoàng, sống tốt, lui về hậu trường chăm lo cho gia đình”.

    Tuy nhiên, bà Thảo phản đối lời khuyên này của chủ toạ: “Từ trước đến giờ, việc xây dựng Trung Nguyên, tôi đóng góp rất lớn. Tôi cũng là một doanh nhân có danh tiếng không những ở trong và ngoài nước. Nếu thẩm phán đề nghị tôi trở về, ở nhà lo việc nhà thì thẩm phán có đảm bảo rằng anh Vũ không tiếp tục ngoại tình, anh Vũ không tiếp tục đưa những người phụ nữ khác vào nhà, hoặc anh Vũ sẽ không chuyển công ty sang người khác hay không. Thẩm phán có thể đảm bảo an nguy cho mẹ con tôi không? Trong suốt 5-6 năm qua, mẹ con tôi vô cùng khổ sở. Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để mọi người hiểu rằng mẹ con tôi cũng là một phần vô cùng quan trọng của Trung Nguyên. Hai mươi mấy năm qua tôi đều nhường hết cho chồng mình, tất cả những điều tôi làm tôi đều nghĩ rằng để anh ấy toả sáng thì gia đình mình cũng toả sáng thôi. Không bao giờ tôi nghĩ rằng mình phải lo lắng hay đề phòng gì với chồng mình cả".

    Chủ toạ: “Anh ấy rất quan tâm đến vợ và con, thể hiện ở chỗ là toàn bộ số tiền ở ngân hàng mà toà xác minh, tất cả đều do chị đứng tên. Như vậy anh ấy rất tin chị, mới giao hết cho vợ nắm quyền hành. Thiền, yoga để nâng cao sức khoẻ, không có tội gì cả. Không có dấu hiệu nào cho thấy anh Vũ ngoại tình. Mấy ngày phiên toà diễn ra, anh Vũ thể hiện là người rất thông minh, sáng suốt. Một người đàn ông hùng hục đi lao động ở ngoài, kiếm tiền về cho vợ con, như con đại bàng đực chỉ có tha mồi về cho đại bàng cái nuôi con. Sướng quá đi chứ. Tại sao chị lại tự nhiên ôm khổ vào thân. Tôi nghĩ như thế là hợp tình hợp lý, hợp với đạo lý và hợp với phong tuc tập quán của dân tộc Việt Nam mình”.

    Ông Vũ: "Tôi đã nói ngay từ đâu, tôi xin hỏi lại thẩm phán chủ toạ và những người đàn ông ngồi ở đây. Nếu trường hợp các người anh em đàn ông ngồi ở đây mà có một người vợ như vậy, mình có thể sống chung lại ngay lập tức được hay không. Tôi chỉ khuyên cô ấy một điều thôi, cô hãy chịu khó lui về đi, tu tập, tu tâm lại. Tại vì cái đó nó phát sinh ra cái nghiệp rất là xấu. Nói ra tôi thấy rất là khó chịu. Phải sám hối thì cô mới hết cái tội được... Còn những gì đang diễn ra, xin thẩm phán hãy hỏi những người anh em còn trong tổ chức công ty, thậm chí hỏi người thân của chính cô ấy”…

    SAO LẠI KHUYÊN MỘT DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT VỀ NẤU CƠM?

    Trước lời khuyên của chủ tọa, luật sư của bà Thảo đã lên tiếng phản đối vì cho rằng lời khuyên này trái với luật Hôn nhân gia đình và các quy định pháp luật.

    “Tại sao lại kêu gọi một doanh nhân, một người mẹ, một người bị cấm không cho vào công ty mấy năm nay đi về nấu cơm nấu nước, chăm lo cho chồng? Lời khuyên không phù hợp. Ở đây có những người là phụ nữ, thử hỏi lời khuyên này có hợp với pháp lý và đạo lý hay không?”

    NĂM THÁNG THANH XUÂN ĐẸP NHẤT CỦA BÀ THẢO ĐÃ DÀNH CHO ÔNG VŨ

    Luật sư của bà Thảo phát biểu kết thúc phần tranh luận: “Cuộc ly hôn này khiến cho rất nhiều người trong đó có tôi cảm thấy đau xót. Mất mát không chỉ có 2 vợ chồng mà còn ảnh hưởng uy tín danh dự, tâm trí mấy đứa con. Phân chia thế nào là quyền của HĐXX nhưng trong cuộc sống, không thể không tính đến năm tháng thanh xuân đẹp nhất của người phụ nữ. Bà Thảo đã dành hết cho ông Vũ và những đứa con...”.

    DÒNG SỰ KIỆN

    Vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên được TAND TP.HCM thụ lý từ tháng 11-2015.

    Tháng 8-2017, toà áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ khối tài sản của ông Vũ và bà Thảo.

    Ngày 3-8-2018, hoà giải lần 1

    Ngày 3 và 14-8-2018, hoà giải lần 2. Bà Thảo vắng

    Ngày 4-9-2018, bà Thảo gửi đến khiếu nại đến TAND TP.HCM yêu cầu huỷ bỏ phiên toà dự kiến mở vào ngày 15-9-2018.

    Sáng 14-9-2018, TAND TP.HCM tiếp tục tổ chức hòa giải để làm rõ việc thẩm định giá của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và tranh chấp xoay quanh vấn đề con cái. Tuy nhiên, bà Thảo lại không đến tòa nên những vấn đề này chưa đi đến thống nhất.

    Ngày 22-10-2018, TAND TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để thu thập thêm chứng cứ. Bà Thảo kháng cáo, đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM hủy bỏ quyết định này.

    Ngày 20 và 21-2-2019, TAND TP.HCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ ly hôn và phân chia tài sản này.

    HAI PHƯƠNG ÁN CHIA TÀI SẢN

    Bà Thảo đề nghị được trực tiếp nuôi dưỡng 4 người con chung. Về cấp dưỡng cho 4 người con, bà Thảo đề nghị ông Vũ cấp dưỡng 5% cổ phần của ông Vũ/người con, để các con kế nghiệp sản nghiệp lâu dài của cha mẹ.

    Về yêu cầu này của bà Thảo, ông Vũ trình bày, ban đầu ông chỉ đồng ý cấp dưỡng 5% cổ tức/người con nhưng bà Thảo cho rằng cổ tức liên quan đến lời lỗ của tập đoàn và việc điều chỉnh sổ sách kế toán nên ông Vũ đưa ra con số sẽ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 cháu. Và tại phiên tòa, ông Vũ giữ nguyên ý kiến này.

    Viethome (theo Plo)

  • Mỗi tháng chi 4.000 đô cho mua sắm, cô gái Mỹ lâm vào nợ nần nhưng trong năm 2018 cô đã cai nghiện mua sắm thành công.

    Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực khiến người trẻ có suy nghĩ tiêu tiền để giải toả. Hannah Louise Poston, người Mỹ đã "tự thưởng" cho mình mỗi khi buồn. Trớ trêu là cô trầm cảm suốt nên vì cưng chiều bản thân mà trở thành một người nghiện mua sắm. Mỗi tháng cô mua sắm từ 3.000 đến 4.000 đôla, nhiều món đồ thậm chí không dùng tới.

    Điều bất ngờ Hannah nhận được trong thử thách ngừng mua sắm một năm là cuộc sống của cô đã cân bằng, vui vẻ hơn. Ảnh: Yahoo.

    Trên Yahoo Hannah chia sẻ, mỗi lần vào trung tâm thương mại cô mất cả ngày trong đó. Như khoản mỹ phẩm và chăm sóc da, cô đã chi gần 3.500 đô vào năm 2017. Cũng chính vì tiêu pha không nghĩ ngợi, Hannah nợ thẻ tín dụng rất nhiều.

    Sang đầu năm 2018 cô nàng phát hoảng và quyết tâm thay đổi. "Thời kỳ đầu tôi cực kỳ khổ sở, cảm giác khó chịu, đau đớn khi không được mua thứ mình thích", cô nói trong video đang được xem nhiều trên kênh Youtube của mình.

    Vượt qua được thời gian đầu, cô gái trẻ quen dần với việc ngừng tiêu tiền và ngày càng cảm thấy có động lực. Cô còn phát hiện không mua sắm giúp mình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

    Trong suốt 2018, ngoài việc mua các nhu yếu phẩm Hannah không còn vung tiền vào các sản phẩm chăm sóc da, đồ nội thất, quần áo, phụ kiện mới... Đồng thời, cô cũng xóa thông tin thẻ tín dụng của mình trên các trang web mua sắm trực tuyến. Ví như việc cắt đi khoản chăm sóc da đắt tiền đã giúp cô tiết kiệm được ít nhất 2.300 đô và khoảng 4.000 đô vào quần áo.

    Cô cũng thành lập một kênh Youtube riêng có đến gần 50.000 lượt theo dõi, cùng một công ty về trang phục. Thử thách ngừng mua sắm một năm giúp Hannah trả hết nợ và điều bất ngờ nhất là nó mang lại cho cô cuộc sống viên mãn. Trên thực tế, nhà tâm lý học Kit Yarrow tin rằng ngoài việc tiết kiệm tiền, một thách thức như vậy còn cứu trạng thái tinh thần của một người. 

    Viethome (theo VnExpress)

  • Vụ ly hôn kéo dài 4 năm của vợ chồng ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên dần đi đến hồi kết và khối tài sản chung tranh chấp cũng dần được hé lộ.

    Sáng 20/2, TAND TP.HCM xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên. Tại phiên xét xử này lần đầu tiên khối tài sản chung để phân chia khi ly hôn được hé lộ chi tiết khi tòa án trưng cầu giám định.

    Với khối tài sản đang tranh chấp luật sư của ông Vũ đưa ra đề xuất thân chủ của mình nhận 70% còn 30% được chia cho bà Thảo. Đồng thời trong khối tài sản này luật sư của ông Vũ cũng đưa ra 13 bất động sản chung có giá trị 725 tỷ đồng. Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng.

    Về các tài sản khác được xác minh tại ngân hàng (tháng 10/2018) vào khoảng 2.102 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng. Khối tài sản này phía bị đơn cũng đề nghị được chia theo tỉ lệ 70% cho ông Vũ, 30% cho nguyên đơn.

    Tuy nhiên theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói tại tòa, số tiền được xác định tại ngân hàng chỉ là bề nổi. Rõ ràng khối tài sản được chú ý nhất vẫn là tỷ lệ sở hữu bên trong “đế chế” Trung Nguyên. Vậy bên trong tập đoàn Trung Nguyên có gì?

    Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh cà phê, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu, du lịch và bất đông sản. Trong đó công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại.

    Cụ thể, các công ty chính trong hệ thống cà phê bao gồm Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện pháp luật (cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%). Tiếp đó là Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên cũng do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện pháp luật (Cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%) 

    Hệ thống doanh nghiệp ngoài cà phê bao gồm Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise (ông Vũ có 15% cổ phần, Trung Nguyên Group 85%); Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%); Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30%, 2 cổ đông khác 10%) và Công ty thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.

    Ngoài ra Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Bao gồm 4 nhà máy tại TP.HCM, Bình Dương, Buôn Ma Thuột và Bắc Giang. Các dự án bất động sản là Thành phố cà phê Buôn Ma Thuột, Dự án khu du lịch cụm thác Dray Sap thượng, Nhà khách Trung Nguyên, Khu du lịch sinh thái M’Drăk.

    Tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu có trị giá 5.654 tỷ đồng. Như vậy theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.

    Cuối tháng 1, phía bà Thảo đã có đề xuất tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7.

    Quyền lựa chọn đầu tiên thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại. Hơn nữa, sau khi đã chọn rồi, ông Vũ vẫn có thêm 1 tháng để suy nghĩ và thay đổi quyết định, theo đó, bà Thảo sẽ tiếp tục tôn trọng và chấp nhận lựa chọn cuối cùng của ông Vũ.

    Viethome (theo Vietnamnet)