• Một người xin tị nạn hiện sống phía dưới một chiếc xuồng úp ngược trên bờ biển Kent, đang cảnh báo những người nhập cư khác chớ vội vượt eo biển đến Anh. 

    Alaa Eldin nói rằng hệ thống nhập cư của Anh đã đổ vỡ, anh đang cố gắng rời khỏi UK bằng cách chui thùng xe tải nhưng cứ bị cảnh sát bắt lại. 

    Nhiều tháng nay anh phải sống dưới gầm một chiếc xuồng úp ngược. Anh cho biết: "Tôi vô gia cư, không có tiền và không thể rời khỏi đất nước này. Khi tôi cố gắng rời khỏi Anh cảnh sát giữ tôi lại, lôi tôi về đây và nói rằng tôi không được làm thế. Hệ thống nhập cư này đã mục nát rồi, không còn tốt như trước đây nữa".

    muon roi khoi anh 1
    Alaa Eldin rất muốn rời khỏi Anh, nhưng lại bị mắc kẹt. Ảnh: Meridian

    Người thanh niên 25 tuổi đã trả bọn buôn người £3,000 để băng qua eo biển bằng xuồng cao su cùng với hơn 40 người khác vào năm 2021. Hồi năm ngoái anh bị đuổi khỏi khách sạn dành cho người xin tị nạn ở Leeds sau khi bị phát hiện cố tìm việc làm ở thị trường chợ đen. Điều này bị Bộ Nội Vụ cấm, do đó hồ sơ xin tị nạn của anh bị gạch bỏ. Anh phải sống vất vưởng trên bờ biển Kent suốt mấy tháng qua vì bị cắt trợ cấp nhà ở và trợ cấp tài chính. 

    Lúc còn ở tuổi vị thành niên, Alaa đã chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria. Anh nói nếu quay trở về sẽ bị tống vô quân ngũ. Hiện anh đang cố gắng rời khỏi Anh để đến Đức làm nghề thợ trát tường và đoàn tụ với gia đình ở đây. 

    Tổ chức từ thiện Samphire ở Dover cho biết Alaa Eldin không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều người nhập cư muốn rời khỏi UK vì chính sách môi trường thù địch của chính phủ. Hiện tại có một số người nhập cư muốn rời khỏi Anh nhưng lại không có cơ chế cho họ làm điều đó. 

    muon roi khoi anh 1
    Alaa Eldin sống dưới 1 chiếc xuồng úp ngược suốt mấy tháng qua. Ảnh: ITV Meridian

    Alaa cho biết anh sẽ ở lại UK nếu tìm được một luật sư có thể giúp đỡ hồ sơ xin tị nạn của anh. Hiện tại anh không tiếp cận được các trợ giúp pháp lý do số hồ sơ tồn đọng ở Bộ Nội Vụ quá nhiều. 

    Tuy nhiên muốn vậy anh phải có £1,800 để trả tiền phí luật sư. "Tôi không thể gom số tiền đó vì tôi không được phép làm việc, tôi bị mắc kẹt ở đây", anh nói. 

    Sau khi bài báo về Alaa Eldin được ITV News đăng tải, hiện tại anh đang được các quỹ từ thiện cho người vô gia cư giúp đỡ, và cũng đang được tư vấn pháp lý.

    Viethome (theo ITV News)

  • luat nhan quyen cua anh
    Luật nhân quyền của nước Anh đã khuyến khích người nước ngoài phạm tội. Ảnh: Getty Images

    Chính phủ Anh đã nhiều lần hứa hẹn sẽ trục xuất tội phạm nước ngoài, hứa nhiều đến nỗi chúng ta đã không còn tin. Tội phạm nước ngoài được quyền thuê luật sư, nhưng chi phí là do người đóng thuế trả. 

    Ibrahim Ahmadi là một người nhập cư Afghanistan, hắn phạm tội cư.ỡng h.iếp một phụ nữ đang ngủ trong căn hộ của cô tại Glasgow. Lẽ ra hắn phải bị trục xuất sau khi mãn hạn tù vào năm 2019, nhưng điều đó đã không xảy ra.

    Sau khi Taliban đánh chiếm Afghanistan 2 năm sau đó, các luật sư của hắn đã cãi thắng rằng: "Sẽ không an toàn nếu trục xuất hắn về nước, vì Taliban sẽ không chấp nhận một kẻ phạm tội t.ình d.ục ở một quốc gia phương Tây".

    Đúng vậy, chúng ta - những người đóng thuế đã trả tiền cho luật sư để giữ một tên tội phạm cư.ỡng h.iếp ở lại Anh. Hắn được nhận £13,562 chi phí pháp lý để cãi vụ cư.ỡng h.iếp, thêm £1,330 để cãi vụ trục xuất.

    Luật pháp ưu ái tội phạm

    Một tên tội phạm khác là Gjelosh Kolicaj. Lẽ ra hắn phải bị trục xuất về Albani sau khi ngồi tù 6 năm về tội rửa tiền. Nhưng luật sư nói rằng điều này là xâm phạm quyền có một cuộc sống gia đình của Kolicaj vì vợ và 2 con hắn sống ở Anh. Kolicaj có 2 quốc tịch vì hắn đã cưới một phụ nữ Anh. 

    Không chỉ công dân Anh, mà chính người Albani cũng chán ngán hệ thống pháp lý nhu nhược của chính quyền Anh. Giám đốc một tổ chức từ thiện Albani cho biết: "Thực ra người Albani vẫn bị trục xuất mỗi ngày nhưng họ là những doanh nghiệp hợp pháp. Còn những kẻ phạm tội thì lại không hề hấn gì".

    Đúng vậy. Luật nhân quyền của chúng ta đã tạo ra một tác dụng trái ngược, đó là khuyến khích người nhập cư phạm tội, vì nó giúp tăng cơ hội họ được ở lại Anh. 

    Tình hình này sẽ càng tồi tệ hơn với chính sách Rwanda. Theo chính sách này, Rwanda sẽ gửi trả lại Anh những người có hành vi phạm tội trong quá trình xin tị nạn tại Rwanda. 

    Nói cách khác, nếu bạn muốn định cư tại Anh thay vì Rwanda, hãy đi ăn cắp vặt ở thủ đô Kigali, rồi bạn sẽ được di lý trở về Anh.

    Chính phủ Anh lại nói họ đã ký kết một thỏa thuận với Albani, theo đó thì Albani sẽ nhận lại những người phạm tội. Nhưng đừng vội mừng. Chính phủ Anh toàn bị lừa thôi. Các nước khác thích thú khi nhìn thấy nước Anh phải vật lộn với những tên tội phạm nhập cư, chẳng quốc gia nào chịu nhận lại chúng cả. 

    Ngoại trưởng David Cameron gấp gáp muốn trục xuất tội phạm người Jamaica đến nỗi ông hứa sẽ tài trợ tiền xây một nhà tù mới ở nước này, miễn là chính phủ Jamaica chịu nhận lại các phạm nhân và bỏ tù ngay tại cố quốc. Nhưng Jamaica không chịu.

    Đó là lý do dù chính phủ đã rất cố gắng, nhưng chúng ta vẫn phải "nuôi báo cô" 10,441 tội phạm nhập cư. Số lượng tội phạm nhập cư chiếm tới 1/8 dân số nhà tù.

    Vào năm 2021, chúng ta đã cố gắng đưa được 37 tên tội phạm giết người, buôn ma túy, hã.m h.iếp trẻ em lên một chiếc máy bay, sẵn sàng cất cánh đến Jamaica. 

    Nhưng không, chuyến bay đã cất cánh nhưng chỉ chở có 4 người, vì những kẻ còn lại đã kháng lệnh trục xuất thành công. Ngành công nghiệp "nhân quyền" đang cười nhạo chính phủ Anh.

    Chính phủ sẽ không làm gì được trừ khi họ sửa Luật Nhân Quyền (Human Rights Act). Cụ thể, họ phải thêm vào những điều luật nêu rõ những người sống ở Anh được quyền không bị giết hại, h.ãm h.iếp hay lừa đảo bởi tội phạm nhập cư. Nhân quyền của các nạn nhân phải được ưu tiên hơn quyền của bọn tội phạm.

    Nếu đến bước này mà Tòa án Nhân quyền châu Âu vẫn có thể đảo ngược phán quyết của các tòa án Anh, thì đã đến lúc chúng ta rút khỏi Tòa án Nhân quyền châu Âu.

    Anh quốc từng là một trong những quốc gia đi đầu cổ vũ luật nhân quyền, và góp phần thành lập nên Tòa án Nhân quyền châu Âu. Nhưng mục đích cao cả của những người sáng lập đã bị bọn luật sư hám tiền lợi dụng. Đó là những luật sư đại diện cho bọn tội phạm gi.ết người và h.ãm h.iếp.

    Một trong những mục tiêu của Brexit là cho phép nước Anh đề ra hệ thống thang điểm, để chúng ta tự chấm điểm người nhập cư và mở rộng vòng tay chào đón những người làm việc chăm chỉ, sẵn sàng đóng góp vào nền kinh tế, đồng thời quay lưng với những người được dự báo sẽ trở thành gánh nặng. 

    Tuy nhiên ít ai lường được rằng, những người nhập cư tích lũy được số điểm cao nhất lại quay ra gi.ết hại và ăn cướp chính đất nước đang cưu mang họ.

    Viethome (theo The Sun)

  • Người phụ nữ bị giam giữ qua đêm và bị trục xuất ngay hôm sau, dù cô đã xuất trình giấy tờ do Bộ Nội Vụ cấp để chứng minh quyền được sống và làm việc tại Vương quốc Anh.

    tay ban nha truc xuat
    Quan chức biên phòng Anh khuyên cô không nên cố quay trở lại Anh trong vòng 1 tháng. Ảnh: nhân vật cung cấp

    Một phụ nữ Tây Ban Nha 34 tuổi đã bị buộc rời khỏi UK sau khi trở về đây sau kì nghỉ Christmas gần Málaga (Tây Ban Nha). Cô đã cố xuất trình giấy tờ làm việc hậu Brexit nhằm chứng minh cô được quyền sống và làm việc tại Anh quốc. 

    Tại sân bay Luton vào ngày 26/12/2023, cô đã bị cấm túc suốt 1 đêm. Nhân viên biên phòng nói cô không nên lãng phí thời gian, vì những giấy tờ do Bộ Nội Vụ cấp cho cô là không có hiệu lực. Khi không thể nhập cảnh, cô phải bay trở về Tây Ban Nha. 

    "Tôi về thăm nhà ở Tây Ban Nha vì chị gái tôi vừa sinh em bé. 4 ngày sau đó tôi quay trở lại Anh thì họ đưa tôi vào phòng giam giữ tại sân bay Luton. Họ lấy hết đồ đạc và điện thoại của tôi, rồi bắt tôi chờ ở đó. Tôi bị bỏ mặc cả đêm, sau đó bị đưa lên máy bay", Maria cho biết (tên đã được thay đổi).

    Việc bị trục xuất khiến cô kinh hoàng, điều này phần nào phác họa sự bấp bênh mà công dân châu Âu phải đối mặt khi họ nộp đơn xin ở lại UK giữa lúc "thỏa thuận rút lui Brexit" vẫn chưa có kết quả.

    Chồng của Maria đã phải bay đến Tây Ban Nha để giúp cô sau khi lực lượng biên phòng Anh cảnh báo cô không được quay trở lại UK trong vòng 1 tháng.

    Cô nói: "Lẽ ra tôi phải quay trở lại làm việc nhưng cuộc đời tôi thế là tiêu rồi. Tất cả đồ đạc của tôi đều ở UK, chó của tôi, xe của tôi. Tôi đang học nghề điều dưỡng thú y, đó là giấc mơ của tôi. Nếu tôi cố tìm cách quay lại, tình hình càng tệ hơn". 

    Maria là một nhà thiết kế người Tây Ban Nha. Cô đang trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực thú ý. Cô đã nộp đơn muộn để xin visa định cư theo Chính sách định cư cho công dân châu Âu (EU settlement scheme 2023). Cô đang sống với chồng và bố mẹ chồng ở Bedfordshire. 

    Hồ sơ của cô đã bị từ chối hồi tháng 6/2023 với lý do cô không cung cấp đủ bằng chứng. Cô đã khiếu nại và yêu cầu xét duyệt lại. Trong khi chờ đợi quyết định, cô được Bộ Nội Vụ cấp giấy thông hành tạm thời (CoA - certificate of application). Giấy này cho phép cô làm việc tại UK cho đến khi nhận được phán quyết về hồ sơ xin định cư của mình.

    "Tôi có thể khai với họ tôi là khách du lịch nhưng tôi đã không làm thế, tôi chẳng có gì phải che giấu cả. Tôi nói rằng tôi đang chờ phán quyết xin visa định cư từ Bộ Nội Vụ, và tôi được quyền làm việc tại Anh", cô nói.

    Người nhân viên di trú bắt giữ cô hôm đó, tình cờ cũng là người đã ngăn chặn cô hồi tháng 8. Nhưng lúc đó người này đã cho cô qua trạm kiểm soát an ninh sau khi tra vấn đồng nghiệp của cô. Lúc đó người này đã nói rằng giấy tờ của cô không có giá trị.

    "Vị nhân viên di trú đó nói tôi đang lãng phí thời gian, và rằng tôi không được quyền làm việc. Tôi đã nói: "Chắn chắn hệ thống này có lỗ hỏng vì tờ giấy CoA nói tôi được phép làm việc, và bây giờ họ lại nói với tôi rằng Bộ Nội Vụ nói dối".

    Maria đã sống ở UK từ năm 2014 - 2018. Sau đó, cô thường đi về giữa Anh và Nam Phi, vì chồng cô đang học tiến sĩ ở đấy. Dịch bệnh Covid khiến họ không thể quay về Anh. 

    Theo chính sách EU settlement scheme in 2023, cô được phép nộp đơn muộn để xin visa định cư tại UK, nhưng cô không được rời khỏi UK quá lâu vì điều đó sẽ vô hiệu hóa quyền ở lại Anh của cô, theo "thỏa thuận rút lui Brexit".

    Lực lượng Biên phòng đã không cho cô nhập cảnh, nguyên nhân vì hồ sơ xin visa định cư của cô đã bị từ chối, và cô không còn quyền nhập cảnh vào UK theo luật Citizens’ Rights (Application Deadline and Temporary Protection) Regulations 2020.

    Maria hiện đang xin tư vấn pháp lý. Cô cho rằng tờ giấy CoA đã đủ chứng minh cô được phép làm việc tại UK trong thời gian chờ đợi hồ sơ xin định cư của cô được xét duyệt. 

    Bội Nội Vụ nói rằng tờ giấy CoA không cho phép công dân châu Âu quyền đi lại tự do khỏi đất nước Anh. Và lực lượng biên phòng có quyền yêu cầu họ xuất trình thêm giấy tờ chứng minh quyền định cư ở UK trước tháng 12/2020. Lực lượng biên phòng không đòi hỏi giấy tờ làm việc, mà họ muốn xem bằng chứng về quyền được sống ở UK theo quy định của "thỏa thuận rút lui Brexit - withdrawal agreement".

    Những người bị từ chối ở biên giới sẽ ngay lập tức bị giam giữ và trục xuất. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền quay trở lại UK vào một thời gian sau đó, chứ không bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

    Viethome (theo Guardian)

  • Bộ trưởng Nhập cư, ông Robert Jenrick, cho biết những người nhập cư Albani đến Anh bất hợp pháp sẽ bị trục xuất trở về Tirana trong vòng 48 giờ. 

    Một chuyến bay của Bộ Nội Vụ vừa đáp xuống Thủ đô Tirana (Albani) vào tuần trước. Chuyến bay chở 5 người đàn ông tuổi từ 20 đến 28. Những người này chỉ vừa đặt chân đến Anh chưa tới 2 ngày. Ngày 5 tháng 9, xuồng của họ cập bến Anh. Nhưng đến ngày 7 tháng 9 họ đã bị trục xuất. Đây được xem là lần trục xuất nhanh nhất lịch sử Anh quốc. 

    Bộ trưởng Nhập cư, ông Robert Jenrick, cho biết số người Albani nhập cư bất hợp pháp đã giảm hơn 90%, và số xuồng nhập cư lậu cũng giảm 20%. Trong khi đó, số người nhập cư lậu vào châu Âu lại tăng. 

    Như vậy, ông Robert Jenrick cho rằng việc trục xuất ngay lập tức là chiếc lược vô cùng quan trọng để dập tắt ý định của người di cư. Và chiến lược trục xuất đến Rwanda cũng quan trọng không kém.

    Anh và Albani đã thống nhất việc trục xuất ngay lập tức người nhập cư Albani. Kế hoạch là trục xuất trong vòng vài tuần thay vì vài thán hay vài năm. Khoảng 3.529 người Albani đã bị trục xuất từ tháng 12/2022 đến nay. 

    4958497

    Thông tin cho thấy, có đến 2% nam giới trưởng thành ở Albani đã vượt biên đến Anh trong năm ngoái. Khoảng 12.301 người Albani đã đến Anh bằng xuồng nhỏ trong năm ngoái, làm dấy lên lo ngại các tổ chức tội phạm đang tiến hành tuyển thêm người để đưa đi. 

    Nhiều người tị nạn Albani đã biến mất khỏi các khách sạn để làm việc cho "nền kinh tế đen" ở UK. Chẳng hạn họ làm việc trong các trại cần sa, các địa điểm xây dựng. 

    Tuy nhiên, sau khi chính sách trục xuất tức thời được áp dụng, trong nửa đầu năm nay chỉ có 148 người Albani đi xuồng nhỏ đến Anh. Điều này giúp củng cố niềm tin cho các bộ trưởng, rằng chính sách của họ đã mang lại hiệu quả trên diện rộng. 

    Bên cạnh đó, chính quyền Anh cũng đã làm việc với TikTok, yêu cầu nền tảng này ngăn chặn các quảng cáo của bọn buôn người. Khi người dân bấm vào xem các quảng cáo này, họ sẽ được điều hướng tới một website từ thiện. Nội dung trên website này cảnh báo người dân các nước không nên vượt biển tới Anh. 

    Chính sách hợp tác với các nền tảng MXH đã cho thấy hiệu quả, góp phần làm giảm số người nhập cư. 

    Ngoài ra, ông Jenrick cũng sẽ làm việc với châu Âu để bàn bạc việc phá hủy những chiếc xuồng hơi. Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ là công xưởng chế tạo ra các chiếc xuồng, sau đó chúng sẽ được vận chuyển đi khắp lục địa, nhưng thường sẽ được cất trữ tại Đức. Việc phá hủy xuồng hơi sẽ giúp chặn đứng hoạt động của bọn buôn người, vì thứ quý nhất đối với bọn chúng chính là xuồng và động cơ.

    Xuồng hơi khan hiếm sẽ khiến chi phí vượt biên càng tăng cao do bọn buôn người muốn bù lỗ. Chi phí quá cao có thể khiến nhiều người rút lại ý định vượt biên.

    Cựu Thủ tướng Anh Theresa May mới đây đã nói rằng những người di cư hiện nay hầu hết là di cư vì kinh tế, vì muốn làm giàu. Họ không hề bị áp bức bóc lột ở quê nhà. Do đó chính quyền cần phải phân định rõ người di cư vì kinh tế, và người tị nạn thật sự.

    Viethome (theo Express)

  • Chính phủ Anh đã kí kết một thỏa thuận với Albania trong một nỗ lực nhằm giảm số người di cư bất hợp pháp đến Anh. Chỉ trong năm 2022, đã có 12.000 người Albania vượt biển đến UK.

    nguoi di cu albani bi truc xuat

    Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick cho biết hàng trăm người nhập cư đã bị trục xuất trở về Albania theo một thỏa thuận "tiêu chuẩn vàng". Con số này vẫn còn quá ít ỏi so với 12.000 Albania đã vượt biển đến UK vào năm ngoái. 

    Ban đầu ông Jenrick nói "hàng ngàn" người đã bị trục xuất về Albania, nhưng sau đó ông đính chính rằng chỉ có hàng trăm người thực sự bị trục xuất kể từ khi thỏa thuận được kí kết cách đây 6 tháng. 

    Nguyên nhân do nhiều người nhập cư kháng cáo và tòa án đã cấm trục xuất họ vào những giây phút cuối cùng. Ngoài ra còn có nhiều người đã bỏ trốn hoặc vẫn ở trong khách sạn. 

    Hồi tháng 4/2023, chính phủ nói rằng có "hơn 1,000 người" Albania đã bị trục xuất kể từ khi thỏa thuận được kí vào tháng 12/2022. Đó là những người tự nguyện trở về, tội phạm gốc Albania và người xin tị nạn bất thành. 

    nguoi di cu albani bi truc xuat
    Top những quốc tịch đến UK bằng thuyền nhỏ nhiều nhất từ năm 2018 - 2022. Ảnh: Home Office

    Ông Jenrick gọi thỏa thuận này là "tiêu chuẩn vàng" nhằm giảm lượng người tìm mọi cách đến UK. Ngoài ra mục đích của thỏa thuận còn nhằm chống tội phạm có tổ chức và tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Thỏa thuận này yêu cầu chính phủ Albania phải hợp tác ngăn chặn người dân di cư bất hợp pháp đến UK.

    Ông Jenirck nói rằng một thỏa thuận khác với Pháp cũng đã giúp "chặn đáng kể số lượng tàu nhỏ vượt biên", cụ thể đã có 33.000 nhập cư bị chặn từ phía Pháp. 

    Bà Suella Braveman từng gọi người di cư Albania là "dân xâm lược", còn ông Jenrick cũng nói rằng người Albania nên bị cấm xin tị nạn. 

    Viethome (theo Sky News)

  • Những người tị nạn, bao gồm một một người lính trong lực lượng đặc biệt và một nhân viên tham mưu chính trị, đều đã nhận được thư "buộc dọn nhà" từ Bộ trưởng Nội vụ. 

    thu buoc don nha cua bo noi vu
    Lá thư viết: "Khi bạn nhận được thư đề nghị chuyển nhà từ chúng tôi, tốt hơn hết bạn nên chấp nhận để bắt đầu ổn định cuộc sống ở UK". Ảnh: Victoria Jones/PA

    Những gia đình tị nạn Afghanistan đã được đưa từ London về Yorkshire hồi đầu năm nay, giờ lại nhận một thông báo "dọn nhà" ký tên Suella Braverman. 

    Kể từ khi được máy bay đưa đi di tản từ Kabul đến UK vào tháng 8/2021, đây đã là lần thứ 4 các gia đình bị buộc phải chuyển nhà, đôi khi phải bỏ việc, đổi trường học. Họ từng được mời đến UK trong chiến dịch Operation Pitting vì có ít nhất một thành viên gia đình làm việc cho chính quyền Anh, và tính mạng của họ sẽ bị đe dọa nếu tiếp tục ở lại Afghanistan. 

    Hồi tháng 3/2023, chính phủ Anh đã thông báo họ sẽ di dời 24,500 người Afghanistan ra khỏi những nơi ở tạm hoặc khách sạn, đồng thời yêu cầu người tị nạn phải chấp chận nơi ở đầu tiên mà Bộ Nội Vụ cung cấp. 

    Lá thư viết: "Nếu việc dọn nhà không được hoàn tất vào trước ngày ghi trong thư thông báo, bạn sẽ bị coi là kẻ xâm phạm và Bộ trưởng Nội vụ có quyền trục xuất bạn ra khỏi nơi bạn đang ở".

    Các gia đình, bao gồm 1 người lính trong lực lượng đặc biệt, 1 phiên dịch viên và 1 nhân viên tham mưu chính trị, cho biết họ đã cố gắng tự tìm nhà nhưng đã bị sự quan liêu của Bộ Nội Vụ và hội đồng địa phương cản trở. 

    Mohamed là một người Afghanistan. Anh cho biết mình đã tìm được rồi lại đánh mất 2 ngôi nhà ở ngoại ô London vì những vấn đề mà Bộ Nội Vụ không thể giải quyết. 

    Anh nói: "Tứ bề đều là trở ngại, chúng tôi phải có người bảo lãnh, phải có tiền đặt cọc thuê nhà, phải có nghề nghiệp, phải được sự ưng thuận của chính quyền địa phương. Mọi chuyện càng tệ hơn vì trước đó, chúng tôi đã bị dời từ London về Yorkishire, phải bỏ việc và các mối liên hệ sẵn có". 

    Trước đó các hộ gia đình đã nhận được thư nói rằng Bộ Nội Vụ sẽ tìm cho họ một nơi ở ổn định. Lá thư được gửi tới vào thứ Năm tuần trước nói rằng: "Khi bạn nhận được thư đề nghị chuyển nhà từ chúng tôi, tốt hơn hết bạn nên chấp nhận để bắt đầu ổn định cuộc sống ở UK".

    Nhưng đến thứ Bảy, quan chức Bộ Nội Vụ lại nói rằng những người tị nạn đang ở trong khách sạn có thể không được cấp nhà, và có thể phải tự mình đi tìm chỗ ở. 

    Người đại diện của Bộ Nội Vụ nói: "Khách sạn không phải là nơi ở lâu dài dành cho người tị nạn Afghanistan. Do đó chúng tôi đã triển khai một kế hoạch trị giá 285 triệu bảng, để đẩy nhanh tốc độ tìm nhà ở lâu dài cho người Afghan. Vì thế, một khi chúng tôi đã cấp nhà, thì người tị nạn nên chấp nhận để sớm an cư lạc nghiệp".

    Viethome (theo Guardian)

  • Iraq được coi là nguy hiểm đến mức Bộ Ngoại giao cảnh báo người dân không nên di đến đó do “nguy cơ bị bắt cóc trên khắp đất nước, do cả Daesh [Nhà nước Hồi giáo] và các nhóm khủng bố và phiến quân khác”.

    Đây là vụ trục xuất về Iraq đầu tiên trong vòng 10 năm qua. Các đối tác của Bộ Nội vụ tham gia vào nhiệm vụ trục xuất lần này, đều đã trải qua khóa đào tạo đặc biệt trong tình huống nguy hiểm như bị bắt cóc hoặc bắt làm con tin.

    Quá trình đào tạo là không bắt buộc đối với các điểm đến khác, theo đó bộ Nội vụ thuê máy bay thương mại để trục xuất người, chẳng hạn như Jamaica và Albania.

    8iraqChuyến bay thương mại sẽ đưa 30 người tới Iraq.

    Chuyến bay dự kiến ​​hạ cánh ở Erbil ở miền bắc Iraq - nơi chính quyền khu vực Kurdistan đang nắm quyền kiểm soát. Các cuộc biểu tình phản đối chuyến bay đã diễn ra vào thứ Hai ngày 30/5 ở cả London và Kurdistan.

    Nhiều người sắp bị trục xuất là người xin tị nạn hoặc người tị nạn ở Anh và đã có gia đình và con cái ở đây. Một số đang ở trong các trung tâm giam giữ và tuyên bố tuyệt thực.

    Một người đàn ông cho biết: “Toàn bộ quá trình này thật tồi tệ. Chúng tôi là con người. Tôi đã ở đây 20 năm. Tôi đã thi A-levels. Tôi nói 6 ngôn ngữ khác nhau. Tôi không phải tội phạm hay buôn ma túy, tôi chưa làm gì cả. Càng nghĩ về điều đó, tôi càng thấy giận dữ”.

    Một người xin tị nạn - hiện 35 tuổi, đã đến Anh trong một chiếc xe tải lúc 15 tuổi. Anh cho biết tất cả những người được đưa lên chuyến bay vào ngày thứ Ba 31/5 đều đang rất hoang mang, lo sợ: "Tôi thề rằng tất cả người trở về Kurdistan sẽ gặp nguy hiểm. Một số đã bị đe dọa. Chúng tôi lo mình sẽ bị bắt ngay khi đến sân bay Erbil. Ở đất nước tôi, một số người sẽ không ngần ngại bắn vào đầu chúng tôi. Có những kẻ rất tàn nhẫn”.

    Bà Bella Sankey, giám đốc tổ chức từ thiện Detention Action, cho biết: “Chúng tôi biết ít nhất 11 người có con em là người Anh có thể bị trục xuất đến Kurdistan thuộc Iraq. Nhiều người đã trốn thoát khỏi đó nhiều thập kỷ trước vì bạo lực và hỗn loạn. Khi việc đàn áp người biểu tình, trẻ em tôn giáo, trẻ em và người LGBT + đang tiếp tục ở Kurdistan, bà Priti Patel một lần nữa thể hiện sự coi thường của mình đối với an toàn và nhân quyền của những người tị nạn. Họ đã xây dựng lại cuộc sống của họ trong cộng đồng của chúng ta”.

    Karen Doyle từ Phong trào Vì Công lý - một tổ chức đã vận động chống lại chuyến bay hôm thứ Ba, cho biết: “Bộ Nội vụ đang có kế hoạch gửi những người sống sót từ hành vi tra tấn đến một khu vực nguy hiểm và bất ổn - đây là động thái thể hiện sự coi thường mạng sống của con người. Những người đàn ông mà chúng tôi làm việc cùng đã sống ở Anh và có vợ con ở đây. Nhiều người không được hỗ trợ pháp lý khi bị giam giữ. Chính phủ này đang bỏ qua những tổn thương cá nhân của những người này”

    Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi không xin lỗi vì đã loại bỏ tội phạm nước ngoài và những người không có quyền ở lại Anh. Đây là điều công chúng mong đợi một cách đúng đắn và đó là lý do chúng tôi thường xuyên khai thác các chuyến bay đến các quốc gia khác nhau. Các cá nhân chỉ bị trục xuất khi Bộ Nội vụ và tòa án (nếu có) cho rằng việc này là an toàn. Kế hoạch Nhập cư Mới sẽ khắc phục các nhược điểm của hệ thống cũ và xúc tiến việc loại bỏ những người không có quyền ở đây”.

    Viethome (Theo Guardian)

  • Một người đàn ông đã có gia đình và sống ở Anh 20 năm là một trong số 50 người phải đối mặt với việc bị trục xuất về Iraq.

    Nếu chuyến bay thuê của Bộ Nội vụ đến Sân bay Quốc tế Erbil cất cánh vào ngày 31 tháng 5, đây sẽ là lần đầu tiên Anh gửi người về Iraq trong ít nhất một thập kỷ, theo tổ chức từ thiện Bail for Immigration Detainees (BiD).

    Chúng tôi đã tìm được lệnh trục xuất của ba người ở trung tâm Colnbrook, bên cạnh Sân bay Heathrow - tất cả đều đã được thông báo vào tuần trước, khiến họ chỉ còn vài ngày để tìm tổ chức đại diện pháp lý.

    Một trong những người bị bắt giữ giấu tên cho biết đã sống ở tây bắc England từ năm 2002, xây dựng cuộc sống mới kể từ khi thoát khỏi tra tấn ở Iraq. Vợ và bốn con riêng của anh đều cố gắng giúp đỡ trong thời gian anh xin tị nạn thất bại.

    Cố gắng kiềm nén những giọt nước mắt từ phòng giam, người đàn ông 39 tuổi nói: “Quên hết những thứ khác đi, cách ly tôi khỏi gia đình là điều tồi tệ nhất. Tôi có một tuổi thơ thực sự tồi tệ và tôi luôn mơ ước có một gia đình bình thường và một cuộc sống bình thường. Đến từ Iraq và phải trải qua chiến tranh, những cuộc tra tấn và giết chóc, tôi đến đây để xây dựng gia đình nhỏ cho riêng mình. Tôi sẽ chết ở Iraq sao? Tôi có được gặp lại gia đình mình không? Tôi luôn nghĩ về những điều đó”.

    “Đôi khi, tôi nghĩ đến việc treo cổ để mọi chuyện kết thúc. Mọi việc khó khăn, tôi thậm chí không thở được. Tất cả chúng ta đều là con người nhưng tôi cảm thấy mình không được nhìn nhận như vậy. Chỉ vì tôi đến từ Iraq không có nghĩa là tôi không phải con người. Tôi bị nhốt trong căn phòng này và tôi không thể thở được, thậm chí không có cửa sổ”.

    28kentCó tới 50 người Iraq ở Anh có nguy cơ bị trục xuất trong những ngày tới

    Trước đó, anh đã bị giam giữ vào năm 2017, 2018 và 2019, trải qua 4-5 tuần bị nhốt trong các trung tâm xử lý người nhập cư, bị đối xử "như một kẻ khủng bố".

    Khi đến nơi ẩn náu trong chiếc xe tải ở tuổi 19, anh không hình dung được cuộc sống ở Anh sẽ như thế nào - sống với nỗi sợ hãi rằng mọi tiếng gõ cửa là từ các nhân viên xuất nhập cảnh.

    Mặc dù đã có gia đình “trong mơ” nhưng anh không được phép làm việc hợp pháp, để lại gánh nặng tài chính cho người vợ 65 tuổi đang tự kinh doanh.

    Hàng tuần, anh cũng phải đến trình diện tại đồn cảnh sát địa phương - cuộc hẹn anh cho biết mình chưa bao giờ bỏ lỡ - và thậm chí đã kết bạn với các sĩ quan ở đó. Năm năm chiến đấu với Bộ Nội vụ đối với anh là “tra tấn”. Bác sĩ đã phải kê cho anh thuốc chống trầm cảm.

    Suy nghĩ về tương lai và khả năng sắp bị trục xuất đến Iraq - nơi anh không có gia đình hoặc bạn bè, đã khiến sức khỏe tâm lý của anh trở nên tồi tệ hơn khi bị nhốt tại Colnbrook.

    Người cha nói: "Tôi nhớ xe tăng, máy bay trực thăng, chiến tranh liên miên và những người bị nổ tung trước mặt mình. Gia đình tôi đều thiệt mạng trong một vụ đánh bom năm 2006, bốn năm sau khi tôi rời đi. Tôi mất mẹ, em gái và anh trai của mình vào ngày hôm đó. Nếu tôi bị đuổi trở lại đó, tôi sẽ bị tra tấn và giết chết".

    Sau khi bị bắt vào tuần trước, anh được biết về “khoảng 50” người Iraq khác bị giam giữ tại Brook House và Harmondsworth, những người - giống như anh - đã được Bộ Nội vụ gửi lệnh trục xuất.

    Các nhà vận động đang làm việc để tạm dừng chuyến bay với thời gian rất hạn chế mà họ có cho đến thứ Ba tới, khi máy bay dự kiến ​​khởi hành.

    28kentNhân vật trong bài viết tới Anh từ lúc 19 tuổi

    BiD - công ty thách thức pháp lý việc giam giữ người nhập cư, cho đến nay đã liên lạc được với 4 người đàn ông - một số người đã ở Anh hàng thập kỷ và lập gia đình ở đây.

    Giám đốc Annie Viswanathan nhấn mạnh nhiều người không còn kết nối với một đất nước “bị chia cắt bởi bạo quyền, xâm lược và xung đột kéo dài”: "Chúng ta đang nói về những người lo sợ cho mạng sống của họ nếu bị trả về Iraq, bao gồm cả những người trước đó đã bị tra tấn. Mặc dù đã biết về chuyến bay này trong nhiều tuần, Bộ Nội vụ chỉ thông báo cho những người họ định trục xuất vào cuối tuần trước - hơn một tuần trước chuyến bay, vào một ngày luật sư không làm việc. Trong nỗ lực trục xuất càng nhiều người càng tốt trên một chuyến bay, Bộ Nội vụ dường như đang cản trở việc tiếp cận công lý của họ. Chúng tôi rất ấn tượng bởi công việc những công dân Iraq hiện đang bị giam giữ thực hiện, họ đang đoàn kết để nâng cao nhận thức về sự bất công".

    Trước đó, chuyến bay thương mại đến Jamaica cất cánh với bảy người sau khi hơn 10 người khác nhận được lệnh ân xá.

    Báo cáo năm 2020 của Ủy ban Tài khoản Công (PAC) cho thấy sự thiếu đa dạng lớn ở chức vụ cấp cao của Bộ Nội vụ, đồng nghĩa với việc thiếu "sự đa dạng về quan điểm khi thiết lập các quy tắc và đánh giá tác động con người đối với các quyết định”.

    Tài liệu nêu rõ không thể dựa vào sự đánh giá chuyên môn nếu một tổ chức có điểm mù và vụ bê bối Windrush chứng tỏ những thiệt hại có thể xảy ra. Bộ Nội vụ cho biết họ không bình luận về các trường hợp riêng lẻ.

    Một tuyên bố cho biết: “Chúng tôi không xin lỗi vì đã loại bỏ tội phạm nước ngoài và những người không có quyền ở lại Anh quốc. Đây là điều công chúng mong đợi một cách đúng đắn và tại sao chúng tôi thường xuyên khai thác các chuyến bay đến các quốc gia khác nhau. Các cá nhân chỉ được trả lại khi Bộ Nội vụ và, nếu có thể - các tòa án cho rằng làm như vậy là an toàn. Kế hoạch Nhập cư Mới sẽ sửa chữa hệ thống nhập cư và giải quyết triệt để việc loại bỏ những người không có quyền ở Anh".

    Viethome (Theo Metro)

  • “Đôi khi họ sẽ không chống lại bạn. Họ biết họ đã sai”

    Đến đầu tháng 11, có tin tức về chuyến bay. Những người bị trục xuất sẽ xuất phát vào thứ Ba ngày 10 tháng 11. Một lần nữa, các nhà vận động cho biết thông tin bị hạn chế.

    Công ty của Jamie đã từng được biết chính xác thời gian và vị trí của các chuyến bay, nhưng hiện họ  phải tìm hiểu “rất nhiều thông qua những lời đồn đại và xì xào, hoặc khi một nhóm lớn người thuộc một quốc tịch nhất định được chọn”.

    Hôm thứ Năm 4/11/2021, khoảng 15 người biểu tình đã tụ tập tại một góc phố gần Công viên Hyde, bên ngoài đại sứ quán Jamaica. Đó là ngày thứ Năm trước khi chuyến bay dự kiến ​​cất cánh, Movement for Justice đã xác định được 50 người sẽ bị trục xuất.

    Cùng với Colnbrook - nơi Mark và Sam bị giam giữ, những hành khách khác đang bị giam giữ tại các trung tâm Yarl’s Wood, Brook House, và Harmondsworth.

    Trong số đám đông có thành viên gia đình của họ, cầu xin chính phủ Jamaica không chấp nhận chuyến bay. Các quan chức bên trong tòa nhà gạch đỏ gần bảo tàng Victoria và Albert nhìn chằm chằm về phía những người biểu tình. Bên trong Colnbrook, Sam và 15 người bị giam giữ khác hô vang qua chiếc điện thoại được phóng thanh bằng loa của Karen.

    Cũng nhờ vậy, chúng ta được biết rằng không giống như Mark và Sam, những người không có tiền án tiền sự vẫn có thể bị trục xuất - điều này lần đầu tiên được thực hiện kể từ vụ bê bối Windrush.

    Sự chú ý của giới truyền thông tăng lên. Không chỉ mỗi luật sư và các nhà vận động phải dựa vào kênh thông tin không chính thức.

    Sử dụng đường dây trực tiếp của Bộ Nội vụ, Karen đã viết thư cho bà Priti Patel về vụ việc: "Họ không có tiền án, họ có quyền con người ở lại đây, bà đang làm cái quái gì vậy?"

    11patelBà Patel đã bộc lộ sự thất vọng của mình khi nhiều người bị gạch tên khỏi danh sách hành khách

    Không lâu sau cuộc biểu tình vào đêm thứ Năm, có tin tức rằng những người Karen đang giúp đỡ đã bị gạch tên khỏi danh sách hành khách.

    “Đôi khi họ nói sẽ không chống lại bạn. Họ biết họ đã sai”, Karen chia sẻ. Khi Sam đang ngủ trong phòng giam của mình vào Chủ nhật trước chuyến bay, điện thoại của anh đổ chuông.

    Luật sư gọi để thông báo vé của Sam đã bị hủy bỏ vì các chi tiết liên quan đến buôn người. Anh ấy sẽ không có mặt trên chuyến bay.

    Từ lâu, Covid đã ảnh hưởng đến Colnbrook - vốn là cơ sở hoạt động nhằm cấp phép lưu trú cho khách hàng của Duncan Lewis. Đến thứ Hai, lượng người không bị trục xuất tăng vọt. Khoảng một tá khách hàng của Duncan Lewis đã được trả tự do.

    Chuyến bay cất cánh

    Chuyến bay dự kiến ​​sẽ khởi hành vào đêm thứ Ba. Ngay cả khi xe buýt có mặt để đưa những người bị tạm giữ đến sân bay, vẫn có những vụ án đang chờ xử lý, vẫn có người không chắc chắn về số phận của họ.

    Các nhà hoạt động tự xưng là Stop the Plane nằm trên con đường phía trước Brook House, cho tay vào ống nhựa và chặn xe tải. Một số người phản đối đã bị tạm giữ chỉ sau một đêm, nhưng sự chậm trễ họ gây ra đã đem đến những phút quý giá cho những người đang chờ phán quyết.

    Vào lúc 01:30 sáng Thứ Tư, chuyến bay rời sân bay Birmingham với chỉ một người tự nguyện và ba người bị bắt buộc. Theo ước tính của Movement for Justice, danh sách ban đầu có 50 người.

    Tổng cộng, 33 người được ở lại vì các thách thức pháp lý - trong đó 13 người nhận được quyết định trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành.

    Sáng hôm sau chuyến bay, bà Priti Patel đưa ra một tuyên bố về sự thất vọng của mình: “Tôi không xin lỗi vì đã loại bỏ những tên tội phạm quốc tịch nước ngoài đã phạm tội và để lại hậu quả cho nạn nhân. Những người bị trục xuất về Jamaica ngày hôm nay là tội phạm bị kết án, những người đã bị kết tội với một loạt tội danh nghiêm trọng. Họ không có chỗ trong xã hội của chúng ta. Thật đáng kinh ngạc là, một lần nữa, các tuyên bố pháp lý vào phút cuối đã ngăn chặn việc trục xuất 33 người, bao gồm những người phạm tội ghê sợ như giết người và tội phạm tình dục trẻ em".

    Những người được “ân xá” có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn. Sam nói: “Thật kinh khủng khi biết trên chuyến bay đó có người. Tôi biết họ cảm thấy thế nào và họ đang phải trải qua những gì".

    Và mặc dù những người như Mark và Sam không phải lên máy bay, nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho họ. Jamie nói: “Với bất kỳ ai có mặt trong danh sách trục xuất vào bất kỳ thời điểm nào, trường hợp của họ vẫn chưa được giải quyết. Họ sẽ luôn còn nhiều việc phải làm. Có rất nhiều khó khăn.

    "Họ đang chơi đùa với tất cả mọi người cho đến khi chúng tôi bỏ cuộc"

    Sam bị giam trong vài ngày sau đó. Sam nói: “Tôi về nhà và vợ tôi rất vui và ngạc nhiên. Tôi không nói với bất kỳ ai mình đã được thả". Nhưng kể từ đó Sam bắt đầu gặp ác mộng.

    Vụ việc có tác động sâu sắc, nhưng đó chỉ là tình tiết mới nhất, gay gắt nhất của những gì đã chi phối cuộc đời anh trong một thập kỷ qua.

    Sam nói: “Tôi làm thủ tục nhập cư từ năm 2011 và bây giờ là 2021. Việc này rất căng thẳng. Có rất nhiều lần tôi cảm thấy mình bị buộc phải bán ma túy và phải rời khỏi Anh”.

    Khi các phóng viên phỏng vấn, Sam đang chờ được cân nhắc đầy đủ hơn và đăng ký anh là nạn nhân buôn người.

    Nhưng quyền kiểm soát vận mệnh của Sam không nằm trong tay anh: “Suốt cuộc đời mình, tôi cảm thấy như bị mọi người bảo mình phải làm gì, và không ai hỏi tôi muốn gì. Cuộc sống của tôi không thực sự là của tôi. Tôi đã nghĩ đến việc tự sát. Nhưng tôi lớn lên mà không có bố, tôi không muốn con trai mình chịu cảnh như vậy”.

    Chiến đấu chống lại các nguồn lực vô hạn của chính phủ khiến Sam suy sụp.

    Mark cũng cảm thấy các nhà chức trách đang đùa giỡn với mình.

    Yêu cầu về hành động của các bên tố tụng trong vụ việc của Sam đã bị từ chối sau khi anh được thả. Sam cảm thấy mình đang chờ bị giam giữ một lần nữa: “Họ biết họ đang làm gì - họ chơi trò chơi. Họ chơi đùa mọi người cho đến khi chúng tôi bỏ cuộc. Họ có tiền để làm bất cứ điều gì họ muốn”.

    Ngồi bên cạnh Sam, Angela cho biết tương lai không chắc chắn khiến cả gia đình thất vọng: “Anh ấy đã phải vào tù, phải trả giá cho tội ác của mình và được cải tạo. Bây giờ họ đang trừng phạt anh ấy một lần nữa, nhưng không chỉ vậy họ còn trừng phạt tôi và các con".

    Viethome (Theo Big Issue)

  • Cùng tìm hiểu câu chuyện và những khó khăn khi tìm kiếm sự trợ giúp của Sam và Mark - hai người di cư bị bộ Nội vụ ép buộc trở về đất nước mà họ rời đi từ khi còn rất nhỏ.

    Trong bộ đồ ngủ, Mark Burkett đang vật lộn với một chiếc còng nhỏ gắn quanh mắt cá chân. Anh phải sạc điện thiết bị theo dõi GPS một giờ mỗi ngày. Mark bị kết tội bán ma túy và phải ngồi tù hai năm. Anh được thả vào năm 2015. Vì là công dân Jamaica, sáu năm qua Mark đã đấu tranh với Bộ Nội vụ.

    Ngồi cùng vợ Angela trong phòng khách ngôi nhà ở Birmingham, việc phải đeo thiết bị định vị khiến Mark căng thẳng: “Đúng, tôi phạm tội, nhưng đây là hình phạt quá mức. Họ muốn bòn rút linh hồn của tôi. Họ muốn tôi kiệt quệ. Họ muốn làm như vậy với những người khác, không chỉ riêng tôi”. Vào tháng 10/2021, Mark bị giam giữ và được thông báo anh sẽ được đưa lên một chuyến bay trục xuất về Jamaica.

    9markGóc trái: Mark cùng hai con

    Chính sách Bộ Nội vụ, theo đó các máy bay thương mại sẽ được thuê để trục xuất tội phạm, là tốn kém và gây tranh cãi. Với việc Dự luật Quốc tịch và Biên giới được thông qua ở quốc hội, các nhà hoạt động lo ngại chính phủ sẽ sớm có nhiều quyền hơn trong việc giam giữ và trục xuất người nhập cư. 

    Tuy nhiên, các chuyến bay trục xuất đến Jamaica ngày càng có ít hành khách hơn: 17, 13 và sau đó là 7. Chuyến bay mới nhất - trong đó có tên Mark, được cho là bao gồm 50 người.

    Nhiều người trong số họ đã ở Anh từ khi còn nhỏ hoặc chưa có tiền án - lần đầu tiên việc này được thực hiện kể từ sau bê bối Windrush.

    Vào đầu giờ sáng ngày thứ Tư 10 tháng 11/2021, một chiếc Airbus A350-900 cất cánh từ sân bay Birmingham đến Jamaica với chỉ bốn hành khách. Mark là một trong những người đã được ân xá. Mark cảm thấy nhẹ nhõm nhưng tương lai của anh và của gia đình vẫn chưa rõ ràng.

    Sau khi chiếc Airbus rời đi, Priti Patel bày tỏ sự thất vọng rằng bà đã không thể trục xuất những tên tội phạm cứng rắn do những nỗ lực về pháp lý vào phút cuối.

    Việc số hành khách giảm không phải điều ngẫu nhiên: trong những ngày và tuần trước đó, các nhà hoạt động, luật sư, chính trị gia và gia đình đã đấu tranh để đưa những người bị trục xuất xuống khỏi chuyến bay này.

    "Anh Burkett, đến lúc phải đi rồi”

    Đó là một buổi sáng thứ Ba khi Mark làm thủ tục nhập cư tại Sandford House ở Solihull. Trung tâm báo cáo nhập cư của Bộ Nội vụ có ba tầng, với gạch xám, nhựa PVC ố vàng và camera CCTV.

    Mark đến Vương quốc Anh khi 25 tuổi vào năm 2001. Anh gặp Angela ngay sau đó và cặp đôi có với nhau hai người con, trong đó có Brandon - vừa tròn 18 tuổi. Tuy nhiên, Brandon gặp khó khăn về mặt trí tuệ, khiến Mark phải chăm sóc cậu bé.

    Anh đã được chấp thuận ở lại Anh vô thời hạn, nhưng điều này đã bị thu hồi khi Mark phải ngồi tù hai năm vì bán chất cấm loại A. Trong tù, Mark nhận được giấy trục xuất, rằng chính phủ muốn đưa anh trở lại Jamaica.

    Ngày 19 tháng 10, Mark vào bên trong tòa nhà của Bộ Nội vụ, việc anh phải làm hàng tháng kể từ khi ra tù năm 2015. Vào sáng thứ Ba đó, anh ta được thông báo: "Anh Burkett, đến lúc phải đi rồi”.

    Đây không phải lần đầu tiên Mark bị bắt giữ do nhập cư - vào năm 2019, anh đã tránh được một chuyến bay trục xuất nhờ Windrush.

    Tổng cộng, kể từ tháng 4 năm 2020, chính phủ đã thuê 75 chuyến bay thương mại để trục xuất người đến các quốc gia như Nigeria, Romania, Bulgaria và Jamaica. Nhưng kể từ vụ bê bối Windrush, những người từ Jamaica đã nhận được sự “quan tâm” đặc biệt.

    Từ Sandford House, Mark được đưa đến Trung tâm Trục xuất Người nhập cư Colnbrook. Mãi cho đến phiên tòa vào ngày 26 tháng 10 - sau một tuần ở Colnbrook - Mark mới biết chắc chắn điều gì đang xảy ra.

    Khi luật sư nộp đơn xin cho Mark được tại ngoại, với đề nghị yêu cầu cơ quan nhập cư xem xét lại trường hợp này, Bộ Nội vụ tiết lộ Mark đã bị giam giữ để tham gia chuyến bay trục xuất sắp tới.

    Quá trình này đã gợi lại ký ức của Angela về một buổi điều trần tương tự cách đây hai năm: “Con của chúng tôi phải hầu tòa. Tôi thậm chí không thể nói về việc này. Ngay cả luật sư cũng khóc. Tất cả chúng tôi đã ở đó, mẹ tôi đã ở đó. Tôi nghĩ mọi việc đã kết thúc rồi”.

    “Sau đó, tôi được yêu cầu phải đi và đưa bọn trẻ đến chào tạm biệt anh ấy. Tôi đưa chúng đến Oxford vào một ngày Chủ nhật và nghĩ đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp Mark”.

    Phiên tòa tiếp theo, Angela có mặt qua Zoom. Mark được cho tại ngoại tại phiên điều trần. Mong muốn được giúp đỡ, Angela đã gọi điện cho Karen Doyle - một nhà hoạt động của nhóm Movement for Justice. Hai người bắt đầu xâu chuỗi những gì đang xảy ra với nhau.

    "Tôi đã chiến đấu với họ từ năm 2011 để được ở lại Anh"

    Hai ngày sau, vào thứ Năm ngày 28 tháng 11 - khi Mark được thả khỏi Colnbrook, cũng là lúc Sam làm thủ tục nhập cư tại Eaton House ở Hounslow.

    Năm nay đã 33 tuổi, Sam đến Vương quốc Anh từ Jamaica khi mới 11 tuổi. Anh sống ở London với vợ - hai người đã gắn bó trong 16 năm và có một cậu con trai 16 tuổi.

    Sam đã vào tù hai lần vì cung cấp lớp chất cấm loại A - một lần từ năm 2009 đến năm 2011 và một lần nữa từ năm 2016 đến năm 2019. Sam nói với luật sư anh bị ép buộc phải phạm tội - họ đã đệ đơn về vấn đề này vì cho rằng Sam là nạn nhân của nạn buôn người. Đây là lý do tên thật của anh ấy không được sử dụng trong câu chuyện này.

    Vào một sáng thứ Năm, vợ của Sam đã chở anh đến Eaton House, trên đường đi mua đồ ăn và ngồi trong xe. Chị ngồi trong xe khi chồng bước vào trong để trình báo.

    Các quan chức đã chụp ảnh Sam trong một chuyến đi trước đó - điều này khiến anh nghi ngờ. Một vài người bạn cho biết Bộ Nội vụ có thể đang chuẩn bị để giam giữ Sam.

    “Tôi đã chiến đấu với họ từ năm 2011 để ở lại Anh”, Sam nói.

    Khi vào bên trong, Sam nhận ra có điều gì đó khác lạ: “Cánh cửa họ bảo tôi đi qua, tôi nghe nói những người đi qua đó thường không quay lại. Vì vậy, tôi biết có điều gì đó không ổn”.

    “Các vị đưa tôi trở lại Jamaica để làm gì? Chả vì gì cả...”

    9mark1

    Tọa lạc bên cạnh sân bay Heathrow vào năm 2004, Trung tâm Loại bỏ Người nhập cư Colnbrook trông giống như ký túc xá của trường đại học vào đầu những năm 2000.

    Tuy nhiên, nó được xây dựng theo tiêu chuẩn của một nhà tù an ninh cấp cao. Tất cả những người bị giam giữ đều là nam giới, được chuẩn bị để trục xuất khỏi Anh.

    Trang Wikipedia mô tả cách trung tâm “cung cấp cho những người bị giam giữ một loạt các hoạt động trong khi chờ trục xuất, bao gồm thư viện, cơ sở thờ tự đa tín ngưỡng, giáo dục, phòng tập thể dục và các hoạt động thể thao, và một cửa hàng”.

    Đó là một thế giới khác xa theo lời Sam: “Phòng giam bẩn thỉu. Tường đầy nấm mốc. Nhà vệ sinh bẩn đến mức tôi thậm chí không thể sử dụng được”.

    Sam phải chà cam lên bồn cầu để khử mùi và cảm thấy “kinh khủng, không thể ngủ được, căng thẳng và cảm thấy muốn tự tử”.

    Cùng với việc duy trì hy vọng mình sẽ không bị đưa đến đất nước anh đã rời đi từ khi còn nhỏ, Sam lại nghĩ đến chuyến đi tới cửa hàng thực phẩm với vợ mà anh đã bỏ lỡ. Ý nghĩ phải trở lại Jamaica khiến anh kinh hãi.

    Trong phòng giam, anh suy ngẫm về cuộc đấu tranh về vấn đề nhập cư, diễn ra từ năm 2011, và đã ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của mình: “Cơ quan nhập cư nói tôi không được phép làm việc và học tập. Con trai tôi 16 tuổi và tôi muốn chu cấp cho nó nhưng tôi thực sự không thể làm được gì. Vợ tôi phải thanh toán tất cả các hóa đơn. Mọi việc rất khó khăn”.

    Cuối cùng, anh nhận được một tờ giấy A4 trông vô thưởng vô phạt - tấm vé cho chuyến bay sắp tới.

    Sam nói: “Tôi đang nghĩ nếu họ đưa mình trở lại Jamaica thì tôi cũng có thể tự sát ở đó. Tôi đã nói với viên sĩ quan mình sẽ tự sát trong phòng giam”.

    “Các vị đưa tôi về Jamaica để làm gì? Chả vì gì cả. Tôi không biết phải đi đâu, tôi không biết ai cả. Tôi sẽ mất mạng trên đường phố. Tôi không thể mua thuốc và tôi thực sự cần uống thuốc”.

    Đó là lúc Sam gọi Karen từ Phong trào vì Công lý. Cô giúp anh liên lạc với các luật sư ở Duncan Lewis. Các luật sư hiện tại của Sam - người anh ấy đang trả tiền cho họ, không đại diện cho thân chủ  của mình một cách đúng đắn.

    "Trái tim tôi thắt lại khi nghĩ về những người không thể tiếp cận với các dịch vụ giúp đỡ"

    Việc tiếp cận với đại diện pháp lý thích hợp là thách thức lớn đối với những người trong quá trình bị trục xuất.

    Trong các cuộc trò chuyện với các nhà vận động, một luật sư có kinh nghiệm và một thành viên quốc hội, điều này được nhắc đi nhắc lại.

    Thông thường, chỉ khi những người ở trong các trại tạm giam, còn vài ngày trước lúc lên máy bay, họ mới tìm cách nhờ đến luật sư, và chỉ khi đó các chi tiết về vụ việc mới được xem xét một cách chính xác.

    Nghị sĩ đảng Lao động Bell Ribeiro-Addy nói: “Chỉ vì bỏ qua nhiều bước mà họ có thể khá thành công trong việc chống lại các thách thức pháp lý từ người bị trục xuất".

    “Trái tim tôi thắt lại khi nghĩ về những người không được tiếp cận với các dịch vụ giúp đỡ, bởi vì, với tư cách là những nhà vận động và thành viên quốc hội, có những người chúng tôi đã bỏ lỡ và không thể giúp đỡ".

    Jamie Bell - luật sư của Duncan Lewis, cho biết anh đã làm việc với 10 chuyến bay thương mại kể từ năm 2016. Duncan Lewis đại diện cho hơn một chục người sẽ có mặt trên chuyến bay mới nhất.

    Jamie cho biết bộ Nội vụ tỏ ra khá vội vàng khi giam giữ và việc hàng loạt người được thả cho thấy quy trình này bừa bãi như thế nào.

    Jamie nói: “Chỉ nhờ sự can thiệp gấp gáp vào phút cuối mà các vụ việc mới được bộ nội vụ và tòa án chú ý. Việc bị giam giữ rất hỗn loạn, căng thẳng và thiếu thông tin. Giữa lúc này, việc đại diện cho những người cần giúp đỡ sẽ do một liên minh của các tổ chức thực hiện.

    Sự tức giận với các chiến thuật cũng như tác động do hành động của bộ Nội vụ buộc mọi người phải giúp đỡ. Vì thiếu thông tin, nhiệm vụ cơ bản thường là đưa người bên trong trại giam tiếp xúc với những người có thể giúp đỡ họ.

    Một nhóm khác, Detention Action, giúp những người bị giam giữ được cố vấn, cũng như những hỗ trợ về vật chất tinh thần. Thông qua công việc này, họ đã chứng kiến ​​cách thức hoạt động của hệ thống.

    Và mọi cuộc trò chuyện đều đề cập đến Karen - người làm việc với Movement for Justice. Cô đóng vai trò trung tâm trong việc giúp mọi người liên lạc và giải quyết vụ việc của họ.

    Trong quá trình này, thông qua các cuộc gọi như cuộc gọi với Angela, Karen cũng xây dựng được bức tranh về những gì đang xảy ra.

    (Còn tiếp)

    Viethome (Theo Big Issue)

  • Unzela Khan chào đời vào tháng 10/1993 tại một bệnh viện ở London. Bố mẹ và anh trai cô đã từ Pakistan đến Anh một năm trước đó bằng work visa của bố cô. Một năm sau đó, cả 3 người đều nhận được visa ở lại vĩnh viễn. Và một năm sau, cả 3 được cấp quốc tịch Anh.

    Nhờ đó, Unzela Khan tự động trở thành công dân Anh nhờ bố mẹ mình. Huống chi cô còn sinh ra ở Anh, do đó cô dĩ nhiên là một người Anh.

    Unzela Khan lớn lên ở Bắc London, đi học ở Barnet. Sau đó cô tốt nghiệp Đại học London và làm thêm nhiều công việc khác. Cô khởi nghiệp là một nhà báo, chuyên trách mảng đời sống của người Anh gốc Nam Á. 

    Có khoảng 6 triệu người giống như Unzela Khan, đều sinh ra ở Anh, làm việc ở Anh và cho rằng mình là người Anh gốc Pakistan. Tuy nhiên thỉnh thoảng họ cảm thấy bị hắt hủi ngay chính nơi họ đã sinh ra. Đôi khi cô trở về Pakistan để tìm sự kết nối với nền văn hóa quê hương, nhưng bản chất cô vẫn là người Anh, dù thường xuyên bị đánh giá là công dân hạng 2.

    Dù Unzela Khan sinh ra và lớn lên ở Anh, nhưng theo điều 9 trong Luật Quốc tịch và Biên giới (Nationality and Borders Bill), Bộ Nội vụ có thể tước quốc tịch của cô và trục xuất về Pakistan mà không cần thông báo trước. 

    nguoi pakistan bi tuoc quoc tich

    Cụ thể, nếu cô ra nước ngoài và chính phủ không thể liên lạc với cô, thì hộ chiếu của cô có thể bị vô hiệu hóa và Bộ Nội vụ cũng không cần cảnh báo gì trước. 

    Luật sư Mohammed Tasnime Akunjee (luật sư từng đại diện cho cô dâu IS Shamima Begum), giải thích về điều 9 (clause 9) Luật Quốc tịch và Biên giới như sau: Trước đây, nếu Bộ Nội vụ cho rằng sự tồn tại của một người ở UK chẳng đem lại điều gì tốt cho đất nước và muốn tước bỏ quốc tịch của người đó, thì Bộ Nội vụ phải gửi thông báo về quyết định này và giải thích lý do tại sao lại tước quốc tịch của người đó. 

    Tuy nhiên với luật mới, họ không cần giải thích gì cả, họ cũng không cần thông báo. Bạn chỉ biết điều này khi muốn lên máy bay trở lại Anh và nhận ra hộ chiếu của mình đã không còn hoạt động.

    Chính phủ đã từng khẳng định rằng những ai bị tước quốc tịch mà không nhận được thông báo trước, thì có quyền kháng cáo. Tuy nhiên quy định này cũng khá nhiêu khê. 

    Luật sư Mohammed Tasnime Akunjee nói: ''Bạn cần phải trình ra một tờ thông báo thì mới kháng cáo được. Nếu bạn không xuất trình được tờ thông báo, tòa án sẽ yêu cầu bạn chứng minh là bạn bị tước quốc tịch. Bạn phải có được tờ thông báo đó để dùng làm bằng chứng nộp cho tòa trước khi kháng cáo''. Lưu ý đây không phải là thông báo qua e-mail hay tin nhắn, mà là thư thông báo gửi tới nhà.

    Bên cạnh đó, mặc dù nhiều người tin rằng nếu được sinh ra tại Anh thì bạn sẽ ít nguy cơ bị tước quốc tịch, nhưng nhìn về mặt pháp lý thì điều này là không đúng.

    Anh Akunjee nói: ''Dù bạn sinh ra ở Anh, hay bạn sinh ra ở nước khác và được cấp quốc tịch trong quá trình sống tại Anh, thì bạn cũng đều có nguy cơ bị tước quốc tịch như nhau. Căn cứ vào luật mới này thì nơi sinh không quyết định mức độ rủi ro bị trục xuất''.

    Trong lúc đó, Bộ Nội vụ nói: ''Quốc tịch Anh là một đặc ân, không phải quyền. Việc tước quốc tịch sẽ áp dụng cho những người có tiềm năng gây hại đến nước Anh, hoặc hành vi của họ mang tính hủy hoại cao. Luật Quốc tịch và Biên giới sẽ sửa chữa luật cũ, theo đó, một người có thể bị tước quốc tịch dù không nhận được thông báo, bởi vì chính quyền không thể liên lạc được với người đó''.

    Viethome (theo myLondon)

  • Một nhà khoa học hàng đầu về năng lượng tái tạo và vợ của anh, một nhân viên chăm sóc sức khỏe, và 3 đứa con của họ đang đối mặt với lệnh trục xuất về Sri Lanka nơi gia đình họ từng bị tra tấn.

    Tiến sĩ khoa học Nadarajah Muhunthan từng giành được học bổng Commonwealth Rutherford cho phép anh đến Anh để làm công việc phát triển thiết bị quang điện màng mỏng dùng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Nhưng hiện anh đang đối mặt với lệnh trục xuất cùng với vợ Sharmila Muhunthan, người từng làm việc tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe trong thời gian qua.

    nha khoa hoc bi truc xuat

    Trốn thoát khỏi quê nhà

    Cặp đôi cùng 3 con đến Anh vào năm 2018 để tạo điều kiện cho Nadarajah Muhunthan phát triển công nghệ năng lượng tái tạo. Vào tháng 11/2019, cặp đôi đã trở về Sri Lanka để thăm mẹ của Tiến sĩ Muhunthan đang bị ốm.

    Nhưng trong lần này anh Muhunthan đã bị bắt và bị tra tấn bởi chính quyền Sri Lanka, theo báo cáo của Guardian. Nhà khoa học may mắn trốn thoát và trở lại UK, sau đó anh nộp đơn xin tị nạn.

    Một năm sau, tiến sĩ được Bộ Nội vụ cho phép tiếp tục công việc vì chuyên môn của anh được liệt vào danh sách thiếu người (Shortage Occupation List - SOL).

    Bị Bộ Nội vụ trục xuất

    Tuy nhiên, sau khi học bổng của anh hết hạn vào tháng 2/2020, đôi vợ chồng không thể tiếp tục làm việc được nữa. Giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe nơi cô Munhunthan làm việc đã viết thư xin Bộ Nội vụ cho nhân viên của mình tiếp tục công việc. 

    Nội dung lá thư có đoạn: ''Chúng tôi đang rất cần một nhân viên sức khỏe đã qua đào tạo, và chúng tôi cầu khẩn Bộ Nội vụ xem xét trường hợp của cô Sharmila Muhunthan vì đây là vấn đề khẩn cấp''. Bất chấp sự can thiệp từ phía vị giám đốc, yêu cầu ở lại UK của đôi vợ chồng vẫn bị từ chối. 

    Các trung tâm chăm sóc sức khỏe từng yêu cầu chính phủ liệt ''nhân viên chăm sóc sức khỏe'' vào danh sách thiếu người để cấp visa. Họ cũng muốn Bộ Nội vụ giảm mức lương tiêu chuẩn £25,600 hiện nay. Đây là mức lương yêu cầu nếu muốn tuyển lao động chăm sóc sức khỏe ngoài UK. Hiên nay danh sách SOL chỉ bao gồm ''nhân viên chăm sóc cấp cao'' và vị trí ''giám đốc''. 

    John Penrose, nghị sĩ Đảng Bảo Thủ ở khu vực Weston-super-Mare nơi gia đình Muhunthan đang sống, đã viết một lá thư cho bà Priti Patel, nói rằng: ''Tình huống này hoàn toàn có thể tránh được, nhưng hệ thống nhập cư và visa quá chậm lụt nên mới gây khó khăn cho họ''.

    Luật sư mà gia đình thuê đã tiến hành kiện Bộ Nội vụ. Nhóm luật sư này đến từ công ty luật MTC solicitors. Luật sư Naga Kandiah nói với Guardian: ''Vấn đề nhân quyền ở Sri Lanka đang trở nên ngày càng nhức nhối. Cao ủy Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, từng nói rằng các nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền và thân nhân của những người mất tích luôn trong tình trạng bị theo dõi, đe dọa, chèn ép về mặt pháp luật. Tình trạng ức hiếp này ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến cả những sinh viên, tri thức, các giáo sư y khoa và lãnh đạo tôn giáo...''.

    Tại UK, danh sách các bệnh nhân phải chờ để được chăm sóc ở England đã tăng 26% lên 300,000 người chỉ trong vòng 3 tháng. Bất cứ thời điểm nào, lĩnh vực này cũng thiếu 100,000 nhân viên. Tuy nhiên các quy định nhập cư hà khắc của UK đã khiến cho nhiều nhân viên tài giỏi phải quay trở về quê hương của họ. 

    Đáp lại trường hợp của vợ chồng Muhunthan, đại diện Bộ Nội vụ nói: ''Tất cả các đơn khiếu nại về nhân quyền và tị nạn đều được chúng tôi xem xét cẩn thận từng trường hợp, tuân theo bổn phận của nước Anh với quốc tế''.

    Viethome (theo carehome)

  • Chính phủ Anh sẽ dùng quyền lực mới để áp đặt các lệnh phạt visa lên những quốc gia không chịu nhận người nhập cư bất hợp pháp của họ về. Đây là đạo luật cải cách nhập cư Nationality and Borders Bill. 

    Theo luật mới, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel sẽ được phép đưa ra những lập trường cứng rắn hơn với các quốc gia không chịu hợp tác. Cụ thể, phía Anh có thể đình chỉ hoàn toàn chính sách cung cấp visa, áp dụng phụ phí 190 bảng Anh cho những đơn xin visa đến UK, hoặc kéo dài thời gian xử lý visa. 

    Bà Patel phát biểu vào tuần trước: ''Vương Quốc Anh có một lịch sử đáng tự hào về việc mở cửa với thế giới, nhưng chúng tôi mong mỏi bạn bè quốc tế hãy hợp tác với chúng tôi, và nhận lại những người không được phép sống ở UK, chẳng hạn những tội phạm nước ngoài nguy hiểm''.

    ''Thật bất công cho người dân Anh và những người đóng thuế, khi mà những người ngoại quốc này đang đè nặng lên dịch vụ công của chúng tôi. Thông qua Kế hoạch Nhập cư mới, tôi sẽ tiếp tục sửa chữa những lổ hổng trong hệ thống tị nạn và cung cấp đến người dân Anh điều mà họ cần - đó chính là quyền kiểm soát hoàn toàn biên giới''.

    Theo báo chí Anh: Pakistan, Iran, Iraq, Sudan, Eritrea và Philippines là một trong những nước gây khó dễ trong việc nhận lại người nhập cư bất hợp pháp. 

    phat quoc gia khong nhan lai nguoi nhap cu

    Chính sách mới nhằm khuyến khích các quốc gia hãy nhượng bộ. Bộ Nội Vụ cho biết luật mới sẽ giúp ngăn ngừa những hành trình nguy hiểm vào UK cũng như đập tan mô hình kinh doanh của các băng nhóm buôn người, và chế độ nô lệ hiện đại. 

    Nhiều tội phạm ngoại quốc cũng sẽ bị trục xuất sớm hơn theo Kế hoạch Trục xuất Sớm. Theo đó các tội phạm sẽ bị trục xuất sớm trước 12 tháng so với thời gian phải thụ án của họ. Quy định hiện hành là 9 tháng. 

    ''Kế hoạch Nhập cư Mới (New Plan for Immigration) cung cấp giải pháp dài hạn để sửa chữa hệ thống tị nạn, và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình khi Luật Biên giới và Quốc gia (Nationality and Borders Bill) được Quốc hội phê chuẩn'', ông Tom Pursglove, Bộ trưởng Tư pháp Anh và Vấn đề Nhập cư Bất hợp pháp cho biết. 

    ''Chúng tôi muốn đảm bảo rằng hệ thống nhập cư là công bằng đối với người tuân thủ, nhưng nghiêm khắc đối với tội phạm nước ngoài cũng như những người cư trú bất hợp pháp tại Anh''.

    Một số luật mới cũng đang được đệ trình lên Quốc hội bao gồm: phương pháp kiểm tra độ tuổi chính xác để nhận dạng những người đóng giả trẻ em xin tị nạn.

    Ngoài ra còn có luật triển khai hệ thống Cấp phép du lịch Điện tử Electronic Travel Authorisation (ETA) Scheme. Luật này yêu cầu những người muốn đến Anh (trừ công dân Anh và Ireland) phải có thông tin nhận dạng kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số giúp chính phủ Anh dễ dàng kiểm soát những người ra vào Anh.    

    Viethome (theo The Week)

     

  • Bruce Mpofu bị Bộ Nội vụ trục xuất vì một tội mà anh phạm phải vào năm 2010. Hồi tháng 8/2021, Bruce Mpofu đã bị trục xuất về Zimbabwe. Gia đình, bạn bè và những tổ chức tình nguyện đang cố gắng để đưa anh trở lại UK.

    Vào hôm 25/8, Bruce, 29 tuổi, đã bị trục xuất về nơi mà anh không hề có gia đình và bạn bè ở đó. Trước đó, anh đã bị giam giữ hơn 1 tháng tại Trại tạm giam Người nhập cư Brook House gần sân bay Heathrow vì một tội mà anh phạm phải vào năm 2010, lúc 18 tuổi.

    Anh đã phải ngồi tù 11 tháng vì tội trộm cắp, và từ đó đến nay chưa từng lặp lại. Trong 10 năm qua, Bruce đã sống tích cực hơn bằng cách giúp đỡ những người trẻ tuổi. Anh chơi rugby tại câu lạc bộ địa phương Wibsey Rugby Club ở Bradford trong suốt nhiều năm.

    Bruce đến Vương quốc Anh lúc 9 tuổi. Bạn bè mô tả anh là "chàng trai mang đậm tính cách Yorkshire'' và không nghĩ rằng anh lại là một mối đe dọa.

    chuyen bay truc xuat khoi UK 1
    Bruce bị giam giữ 1 tháng trước khi trục xuất.

    Zita Holbourne, giám đốc của tổ chức hỗ trợ người da màu Black Activists Rising Against Cuts (BARAC UK) cho rằng việc trục xuất Bruce là quyết định ''mất nhân tính'' của Bộ Nội vụ. Tổ chức này đang vận động để đảo ngược lệnh trục xuất nhằm đưa anh trở về UK đoàn tụ với mẹ, vốn là một nhân viên NHS.

    Cô nói: ""Bruce đã sống cả cuộc đời ở UK. Anh bị Bộ Nội vụ nhắm tới vì tiền án của mình. Đây là chính sách của chính phủ hiện nay - trục xuất những người có tiền án. Nhưng Bruce đã cố gắng cải tạo bản thân để sống tốt hơn. Mặc dù Bộ Nội vụ có quyền làm như vậy, điều họ làm là hợp pháp, nhưng theo chúng tôi đó là một thái độ vi phạm luật nhân quyền nghiêm trọng''.

    Zita cũng lo lắng những người bị trục xuất sẽ rơi vào tình trạng vô gia cư và nghèo túng. Họ bị bỏ mặc và phải tự tìm cách sinh tồn. Một quỹ đã được thành lập trên Crowdfunder để hỗ trợ chi phí pháp lý giúp Bruce chống lại quyết định trục xuất, đồng thời giúp đỡ anh chi phí sinh hoạt khi ở Zimbabwe.

    Zita nói những người bị trục xuất phải sống nhờ vào các tổ chức từ thiện ở quê nhà. Cô cáo buộc chính phủ Anh đã dùng tiền lẽ ra phải đưa cho những người bị trục xuất, nhưng lại chuyển cho chính quyền nước sở tại.

    Trước khi bị trục xuất, Bruce nói với tờ The Independent: "Tôi vô cùng sợ hãi. Tôi không biết về đó mình sẽ phải làm gì. Tôi không biết nói tiếng Zimbabwe. Tôi không quen biết ai. Tôi không có tiền''.

    ''Suốt 10 năm qua tôi đã cố gắng sửa chữa sai lầm của mình. Nếu tôi cứ phạm tội để rồi vào tù ra khám, thì tôi sẽ đồng ý rằng mình bị trục xuất là đáng. Nhưng tôi đã thay đổi rồi mà. Thật bất công khi họ phán xét tôi chỉ vì một tội trạng mà tôi đã phạm phải cách đây 10 năm''.

    chuyen bay truc xuat khoi UK 1
    Một sai lầm phạm phải vào 10 năm trước khiến anh không có cơ hội quay đầu.

    Khi về đến Zimbabwe, Bruce sẽ phải cách ly trong 10 ngày. Gia đình anh hiện đang tuyệt vọng chờ đợi ngày anh được trở lại UK. Zita đã chỉ trích Bộ Nội vụ không có tình người, vô cảm trước cuộc sống của người bị trục xuất.

    Vẫn còn nhiều chuyến bay trục xuất đến Jamaica, Vietnam, Nigeria, Ghana sẽ được tiến hành sớm.

    Phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết: "Tội phạm nước ngoài chắc chắn sẽ bị trục xuất. Từ tháng 1/2019 đến nay, chúng tôi đã trục xuất 8.441 tội phạm nước ngoài khỏi UK. Và chúng tôi cũng chỉ trục xuất những người mà Bộ Nội vụ và tòa án (nếu có) đồng ý rằng không còn cần sự bảo vệ của chúng tôi, cũng như không còn quyền ở lại UK''. 

    ''Trong chuyến bay trục xuất đến Zambabwe hồi tháng 8/2021, Bộ Nội vụ cũng đã tài trợ chi phí cho hoạt động tái định cư của những người bị trục xuất thông qua quỹ Tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration - IOM)''.

    Theo My London

     

  • 7h48 ngày 12/8/2020, chuyến bay đầu tiên trong loạt kế hoạch trục xuất người xin tị nạn của Anh cất cánh rời sân bay Stansterd - mang cả nỗi thống khổ của người không có chốn về.

    esparto 11 2

    30 phút trước khi chuyến bay trục xuất Esparto 11 cất cánh từ sân bay Stansted, một người đàn ông yêu cầu được sử dụng phòng vệ sinh trên máy bay. Một nhân viên Bộ Nội vụ Anh đưa anh ta vào nhà vệ sinh, chân giữ cửa hé mở. Chỉ sau vài phút, nhân viên nhìn vào bên trong và phát hiện người đàn ông đã cứa cổ tay.

    Ghìm chặt người đàn ông để giành quyền “kiểm soát”, một sĩ quan khác ép anh vào tường và còng tay. Theo lời kể của các sĩ quan, chiếc còng tay được sử dụng để khiến “anh ta đau đớn” - một kỹ thuật xoắn còng vào cổ tay để đối phương khuất phục.

    Đó chỉ một trong số những câu chuyện của người tị nạn bị trục xuất thông qua chương trình của Bộ Nội vụ Anh trên chuyến bay Esparto 11 vào ngày 12/8/2020.

    Máy bay 295 chỗ ngồi chỉ có 14 người tị nạn, cùng với rất nhiều nhân viên giám sát đi kèm. Trải dài từ Toulouse, Pháp đến Frankfurt, Đức, chuyến bay sẽ đưa những người tị nạn này về nơi xa hàng nghìn dặm so với nhà họ.

    Những gì diễn ra trên chuyến bay đã bị che đậy. Tuy nhiên, báo cáo từ những người trên chuyến bay Esparto 11, cùng lời khai của nạn nhân thông qua tổ chức nhân quyền Observer and Liberty Investigates được Guardian trích dẫn, đã cung cấp một cái nhìn đáng kinh ngạc về chuyến đi.

    Chính sách bí mật bất hợp pháp

    Tài liệu đã làm sáng tỏ cách quan chức cấp cao Bộ Nội vụ Anh ủy quyền một chính sách bí mật - có thể bất hợp pháp - dưới vỏ bọc chính sách liên quan đến Covid-19 để trục xuất những cá nhân dễ bị tổn thương. Triển khai lặng lẽ từ tháng 3/2020, họ có thể dễ dàng trục xuất những người xin tị nạn - đối tượng của nạn buôn người và tra tấn.

    Nazeer đã nhìn thấy Kent, một hạt nằm phía đông nam nước Anh, nhưng anh sợ mình sẽ không bao giờ chạm tới đó. Anh cùng 10 người khác rời khỏi bờ biển nước Pháp vào sáng sớm một ngày tháng 6/2020 trên một chiếc xuồng bơm hơi.

    Khi chạm bờ, ngay lập tức họ bị cảnh sát bắt đến Yarl’s Wood - nơi anh bị lấy dấu vân tay, điện thoại di động và bị tra khảo. Nazeer đến từ Darfur, miền Tây Sudan - nơi những người không phải người Arab phải chịu đựng hơn một thập kỷ thanh lọc sắc tộc.

    Bị chính quyền giam giữ, đánh đập nên anh cố gắng bỏ trốn. Tại Libya, anh rơi vào tay những tội phạm buôn người. Sau nhiều tháng lao động không công, người đàn ông khốn khổ này lại tìm cách trốn đi.

    esparto 11 2
    Những người di cư trên chiếc xuồng bơm hơi hướng về bờ biển phía nam nước Anh vào tháng 9/2020 sau khi vượt biển từ Pháp. Ảnh: Guardian.

    Nếu Omar và Nazeer gặp vấn đề liên quan đến nạn buôn người, có thể họ sẽ được duyệt yêu cầu xin tị nạn. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ đã bí mật loại bỏ các câu hỏi liên quan đến chi tiết này với lý do hạn chế tiếp xúc do lo ngại virus corona. Trong cột đánh giá liệu Omar có bị tra tấn hay không, các quan chức không ngần ngại tích “không”.Omar - một người khác đến từ Darfur giống như Nazeer - thông thường sẽ đủ điều kiện để được hưởng quy chế tị nạn ở Vương quốc Anh. Nhưng Bộ Nội vụ lại chọn cách trục xuất hai người về quốc gia đã lấy dấu vân tay của họ trước đó - theo cơ chế pháp lý của EU là Quy định Dublin.

    Peter - một người khác trên chuyến Esparto 11 - cũng khẳng định chính quyền từ chối đề cập đến sự bóc lột mà anh phải chịu đựng.

    “Nếu cuộc tra hỏi không bị cắt ngắn, anh ta có thể được xác định là nạn nhân buôn người và hồ sơ xin tị nạn không bị loại bỏ”, Maria Thomas, luật sư của công ty luật Duncan Lewis khẳng định.

    Thay vào đó, Omar và những người khác bị đưa đến Trung tâm giam giữ Brook House vào cuối tháng 7/2020 để đợi bị trục xuất.

    Theo quy định, họ có thể gặp luật sư để tìm kiếm trợ giúp pháp lý. Nazeer không thể kiểm tra hồ sơ cho đến khi máy bay rời đi. Luật sư liên lạc với Omar quá muộn - một ngày trước khi khởi hành. Peter thậm chí còn không được nói chuyện với luật sư.

    Cái nôi của sự tuyệt vọng

    Từ tháng 8 đến tháng 12/2020, Bộ Nội vụ Anh xây dựng lịch trình 19 chuyến bay Esparto. Omar, Nazeer và Peter cảm thấy chật vật trong thời gian ở Brook House.

    Trong khi Serco - người điều hành trung tâm - cho biết IMB luôn đối xử “nhân đạo” và có mối quan hệ “tích cực giữa nhân viên và người tị nạn”, Emma Ginn - giám đốc tổ chức Medical Justice (cung cấp trợ giúp y tế cho những người di cư bị giữ tạm ở Anh) - khẳng định hệ thống bảo vệ người tị nạn “rõ ràng không hoạt động”.

    “Với các chuyến bay mỗi tuần, khả năng bị trục xuất luôn hiện hữu trong tâm trí họ. Sự dằn vặt tinh thần khiến họ tự làm đau bản thân. Brook House là cái nôi của sự tuyệt vọng”, bà nói.

    esparto 11 2
    Trung tâm tị nạn Yarl’s Wood ở Bedfordshire, Anh. Ảnh: Guardian

    Vào cái ngày định mệnh ấy - 12/8/2020 - lúc 2h sáng, Omar bị nhân viên Brook House dựng dậy. 10 người lính mặc trang phục chống bạo động bắt giữ nhiều người khác. Một thanh niên người Iran bị trói và còng tay.

    Hai xe khách và 9 xe tải đậu bên ngoài. Omar cầu xin thông dịch viên hãy tìm cho anh một luật sư. Tuy nhiên, người này thúc giục anh hãy tuân thủ. “Có một người Sudan trước cũng cố chống cự. Họ gần như đã giết chết anh ta. Bạn sẽ bị giết nếu bạn không chấp thuận”.

    “Tôi bị kèm chặt ở cả hai phía và bị đưa đi. Tôi biết nếu tôi chống cự, tôi sẽ bị cưỡng chế, thậm chí là đánh đập”, Omar kể lại.

    Một vụ việc khác cũng được công bố trong tập tài liệu. Jamal - một người xin tị nạn Sudan - chống cự không lên xe. Một sĩ quan đã còng tay Jamal và cảnh cáo anh sẽ bị thương nếu cố chống đối. Jamal sau đó “đập đầu” và cố gắng cắn họ. Sĩ quan đã siết còng tay vào chỗ đau khiến anh “khụy gối và bị đưa lên xe”.

    Không rõ liệu có thông dịch viên hay Jamal có hiểu được “hướng dẫn” của người hộ tống hay không, nhưng Jamal từ chối phỏng vấn vì cảm thấy “quá tổn thương”.

    Không chỉ thế, khi một người bị phát hiện ngậm lưỡi dao trong miệng và không muốn nhổ ra, một sĩ quan đã áp dụng kỹ thuật ấn dây thần kinh sau tai ở góc hàm dưới để áp chế. Joanne Caffrey - một cảnh sát có kinh nghiệm 24 năm - cho biết nếu thực hiện không chính xác, động tác này có thể gây tê liệt hoặc tử vong.

    Sau đó, anh này cũng đã liều mình nuốt lưỡi dao.

    Tới đường băng, những người tị nạn bị triệu tập theo số của họ.

    Nazeer sẵn sàng lên máy bay một cách ôn hòa “Nhưng hai người giữ hai bên, một người đẩy phía sau để tôi bước lên cầu thang, Nó thực sự không cần thiết, và khiến tôi thấy nhục nhã”, Nazeer nói.

    Bộ Nội vụ tuyên bố họ rất coi trọng sức khỏe và thể trạng của những người bị giam giữ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vũ lực sẽ được cân nhắc sử dụng như là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chính họ và những sĩ quan khác.

    Tuyệt vọng

    Câu chuyện Esparto 11 đưa ra một câu hỏi: Tại sao nền kinh tế giàu thứ năm thế giới lại kiên quyết nhắm vào một số ít những người dễ bị tổn thương chỉ mong muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn?

    Bộ Nội vụ không cảm thấy ăn năn. Khi có đơn thư gửi cho Chris Philip - Thành viên Quốc hội Anh - cảnh báo về sự “đối xử vô nhân đạo” với những người tị nạn, ông trả lời một cách đầy lạc quan.

    “Vương quốc Anh từ xa xưa vẫn luôn bảo vệ những người cần nó. Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương nhất thoát khỏi sự áp bức, bắt bớ và chuyên chế”, ông viết.

    esparto 11 2
    Một cuộc biểu tình bên ngoài Bộ Nội vụ vào tháng 8/2020 về các chính sách trục xuất của chính phủ. Ảnh: Guardian

    Mưa xối xả, Omar người ướt đẫm chỉ tay về phía thùng gỗ và tấm bạt mà anh ngủ trên đó. Nhiều tháng sau chuyến bay Esparto 11, Omar đến một thành phố tại châu Âu với nỗi lo bị trục xuất thêm một lần nữa.

    Biết được lời nói của Chris Philip, Omar bức xúc: “Tôi bị bức hại và phải chạy trốn khỏi quê hương mình, nhưng làm gì có ai bảo vệ tôi?”.

    “Tôi chỉ muốn được phép ở lại một nơi nào đó để sống như một người bình thường, xây dựng gia đình của riêng tôi… Tôi chỉ muốn hỏi rằng mong ước như vậy có quá đáng hay không?”.

    Zing (theo Guardian)

  • Một đôi vợ chồng đang vô cùng buồn khổ, vì người chồng đang đối diện với lệnh trục xuất sau 17 năm dài tranh đấu với Bộ Nội vụ.

    Cô Sandra Plitt gặp anh Brandon trên mạng vào năm 2002. Mặc dù chênh lệnh đến 20 tuổi và sống ở 2 nơi quá xa, cô Sandra ở Clochester (UK) và anh Brandon ở Ohio (Hoa Kỳ), nhưng cặp đôi vẫn nhanh chóng rơi vào lưới tình.

    Sau khi gặp nhau, họ kết hôn tại Phòng Hộ tịch Colchester vào năm 2003. Brandon phải quay về Mỹ vài tuần sau đó, nhưng cuối cùng anh đã xin được visa hôn phu 2 năm.

    Từ đó, dù trải qua rất nhiều thử thách pháp lý và nộp hồ sơ nhiều lần cho Bộ Nội vụ, nhưng anh Brandon vẫn không được cấp visa lưu trú vĩnh viễn.

    Cặp đôi hiện đang sống ở Shrub End. Họ vừa mới nhận được lá thư từ Bộ Nội vụ, nói rằng anh sẽ bị trục xuất trong vài ngày tới. ''Chúng tôi thật sự muốn biết tại sao chính phủ không muốn anh ấy ở đây'', cô Sandra tuyệt vọng nói. Cô bị nhiều chứng bệnh trong người và lo sợ sẽ không ai chăm sóc khi Brandon phải về Mỹ.

    ''Anh ấy là người chăm sóc cho tôi, là bạn, là chỗ dựa tinh thần, là tất cả đối với tôi. Tôi thật sự sợ rằng khi anh ấy không còn ở đây, tôi chắc sẽ chết dần chết mòn'', cô nói.

    Anh Brandon 47 tuổi, không thể xin việc làm vì tình trạng nhập cư của mình, cũng không thể xin trợ cấp và đặc biệt, không được gặp rắc rối với cảnh sát.

    17 nam tranh dau
    Đám cưới của cặp đôi vào năm 2003.

    Từ khi sống ở Anh, anh thường xuyên ra tường trình tại Sở cảnh sát Colchester. Cách đây 2 năm, anh gặp 3 nhân viên nhập cư và họ bắt anh, đem đến giam giữ tại trại Campsfield House ở Oxfordshire. Nhờ luật sư can thiệp, anh được cho về nhà 10 ngày sau đó. 

    Cặp đôi ước tính họ đã tiêu £15,000 - £20,000 chi phí pháp lý cũng như chi phí hồ sơ để đảm bảo cho tương lai của Brandon. Brandon không muốn trở về Ohio vì những người thân ở Mỹ không chào đón anh.

    ''Tôi không thích nơi đó. Đây mới là nhà của tôi, bên người vợ yêu quý. Dường như họ luôn tìm mọi cách để tống tiễn càng nhiều người ra khỏi đất nước này càng tốt'', anh buồn bực nói.

    Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: ''Ông Plitt đã ở quá hạn visa suốt 9 năm trước khi nộp đơn xin định cư lâu dài. Đơn này đã bị từ chối và quyết định này vẫn được một thẩm phán chuyên về di trú giữ nguyên''.

    Viethome (theo gazette-news)

  • Bộ Nội vụ vẫn tiến hành một chuyến bay trục xuất theo kế hoạch đến Jamaica. Nhưng một số người bị tạm giữ nhập cư có tên trên chuyến bay đã không bị buộc rời đi sau khi Tòa Phúc thẩm can thiệp.

    Vào tối thứ Hai, 10/2, nữ thẩm phán Simler phán quyết rằng Bộ Nội vụ không được trục xuất một số người vì có lo ngại rằng việc không sở hữu điện thoại di động đã khiến họ không thể tiếp cận với tư vấn pháp lý trong thời gian giam giữ chờ trục xuất.

    Bà Simler nói rằng những người này không nên bị trục xuất trừ khi Bộ Nội vụ khẳng định rằng họ đã được quyền sử dụng “một thẻ Sim không dùng mạng O2 vào hoặc trước ngày 3 tháng 2.”

    Vào sáng thứ Ba, 11/2, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi không thể đưa ra lời xin lỗi vì đã cố gắng bảo vệ công chúng khỏi những đối tượng nước ngoài phạm tội nghiêm trọng, vô cùng bạo lực và có tái phạm. Phán quyết của tòa án không có hiệu lực đối với tất cả những tội nhân người nước ngoài có kế hoạch bị trục xuất và do đó chúng tôi vẫn tiến hành chuyến bay.”

    Bella Sankey, thuộc tổ chức Detention Action, cho biết nhóm chiến dịch tin rằng một số người bị trục xuất không có mặt trên chuyến bay vì họ được bảo vệ theo lệnh của tòa án.

    Trước đó, bà Sankey nói rằng việc trục xuất những tù nhân được bảo vệ theo lệnh của tòa án có nghĩa là Bộ Nội vụ đã vi phạm pháp luật.

    Các nhà vận động đã chỉ trích chuyến bay trục xuất, cho rằng một số công dân nước ngoài bị đuổi ra khỏi quê hương đã đến Anh từ khi còn nhỏ, không có mối liên hệ nào với Jamaica và chỉ bị kết án liên quan đến chất cấm một lần khi họ còn trẻ.

    Nhưng các bộ trưởng đã bảo vệ chuyến bay này, nói rằng những người bị giam giữ từng bị kết án vì các tội danh nghiêm trọng bao gồm buôn bán ma túy, bạo lực và vũ trang.

    Lệnh của tòa án được áp dụng cho bất cứ ai bị giam giữ tại hai trung tâm tạm giữ gần Heathrow là Colnbrooke và Harmondsworth.

    Thẩm phán đã ban hành lệnh mà không có phiên tòa xét xử sau khi nhận được đơn kháng nghị khẩn cấp của Detention Action.

    Tổ chức từ thiện lập luận rằng một vài trong số 56 tù nhân tại hai trung tâm Heathrow không có hoặc không thể sử dụng điện thoại di động, sau các sự cố của trạm di động O2 trong khu vực.

    Nhưng lệnh này không áp dụng cho trung tâm giam giữ Brook House, gần Gatwick, mặc dù các nhà vận động cho biết những người bị giam giữ ở đây cũng trải qua những vấn đề tương tự.

    Không biết chính xác có bao nhiêu người đang bị tạm giữ tại Brook House.

    Chuyến bay đã gây ra một cuộc biểu tình bên ngoài phố Downing vào tối thứ Hai, trong đó những người biểu tình chặn các con đường quanh Parliament Square.

    Cũng có nhiều tranh cãi tại Hạ viện vào chiều thứ Hai, khi các nghị sĩ Lao động đặt ra câu hỏi khẩn cấp cho Chính phủ.

    Có những tiếng hét “thật đáng xấu hổ” khi Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel rời khỏi phòng và để thứ trưởng Kevin Foster trả lời.

    Ông Foster khẳng định không có công dân Anh nào trên chuyến bay và cho biết các quy tắc trục xuất được áp dụng “theo tội danh chứ không phải quốc tịch của người phạm tội”. Ông nói thêm rằng: “Các công dân nước ngoài trên chuyến bay đó đã bị kết án tổng cộng 300 năm tù.

    "Các tội danh, như chúng tôi đã nói, liên quan đến tất cả mọi thứ, từ tội phạm tình dục, tội buôn bán ma túy nghiêm trọng, tội phạm bạo lực, tội phạm về súng đạn."

    Ông Foster liên tục được các nghị sĩ chất vấn về thông tin hành vi phạm tội cụ thể của những người trên chuyến bay nhưng ông từ chối cung cấp thêm chi tiết.

    Hơn 150 nghị sĩ đã ký một bức thư kêu gọi Thủ tướng can dự và dừng chuyến bay.

    Chuyến bay được quyết định sau một báo cáo bị rò rỉ sau vụ bê bối Windrush, cảnh báo Chính phủ rằng chính sách trục xuất nên được xem xét lại đối với tất cả các trường hợp ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất.

    Được soạn thảo vào tháng 6 năm 2019, tài liệu cho biết: “Chính phủ nên xem lại chính sách và cách tiếp cận đối với FNOs (tội phạm là công dân nước ngoài), thông qua quy trình luật pháp nếu cần thiết.

    “Chính phủ cần xem xét chấm dứt tất cả các vụ trục xuất FNOs nếu họ đến Vương quốc Anh khi còn nhỏ (ví dụ trước 13 tuổi). Ngoài ra - việc trục xuất chỉ nên được xem xét trong những trường hợp nghiêm trọng nhất.”

     

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Sajid Javid, cựu Bộ trưởng Nội vụ, nói: “Chúng tôi sẽ luôn làm tất cả những gì có thể để bảo vệ công chúng. Đây đều là những kẻ phạm tội người nước ngoài - họ đều đã nhận được những bản án tù giam từ 12 tháng trở lên. Họ chịu trách nhiệm về các tội ác như ngộ sát, hiếp dâm, buôn bán chất cấm loại A.

    “Và việc đuổi họ ra khỏi đất nước sau khi thụ án là hoàn toàn đúng đắn vì họ không phải là công dân Anh, họ không phải là thành viên của thế hệ Windrush, họ đều là những người nước ngoài phạm tội.”

    VietHome (theo Metro)