• Lưu Hán Thanh là thủ khoa ĐH ở Trung Quốc năm 1980. Sau 43 năm, anh chật vật phải sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ nước này với 400 NDT/tháng (1,3 triệu đồng).

    Thiên tài Toán học trẻ tuổi

    Lưu Hán Thanh (SN 1964) xuất thân trong một gia đình nông thôn ở Giang Tô, Trung Quốc. Từ nhỏ, độ nhạy cảm với con số của anh đã vượt người bình thường. Trong ấn tượng của thầy cô, bạn bè Lưu Hán Thanh thông minh, học giỏi.

    Năm 11 tuổi, anh bắt đầu giải toán cao cấp trước sự ngỡ ngàng của cô giáo. So với các bạn cùng trang lứa, Lưu Hán Thanh được coi là thần đồng. Theo thời gian, tài năng của anh nhiều người biết đến và được mệnh danh là thiên tài Toán học.

    thu khoa nhan tro cap 1
    Lưu Hán Thanh. Ảnh: Sohu.

    Suốt 12 năm học, điểm số của Lưu Hán Thanh luôn nằm trong top đầu lớp. Thậm chí, nhờ tư duy Toán học nhạy bén nên điểm các môn Toán, Lý, Hóa của anh luôn ở mức xuất sắc. Năm 16 tuổi, Lưu Hán Thanh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH. Anh đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân với vị trí thủ khoa - trường trọng điểm của Trung Quốc bấy giờ.

    Mác đỗ ĐH danh tiếng đã tô điểm thêm cho cuộc sống của Lưu Hán Thanh. Khi những người thân và bạn bè xung quanh nghe tin anh đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, ai cũng hạnh phúc. Thậm chí, người dân cũng kéo đến chúc mừng "Phượng hoàng vàng" đã bay khỏi làng. Anh trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè và hàng xóm.

    Nhiều người hy vọng với tấm bằng tốt nghiệp của trường này, Lưu Hán Thanh sẽ tìm được công việc tốt trong tương lai. Nhưng điều mọi người kỳ vọng đều đi ngược lại. 

    Trượt môn nhiều bị đuổi học 

    Đỗ Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Lưu Hán Thanh phân vân giữa ngành Toán học và Nhiệt luyện Vật liệu và Xây dựng. Anh cho rằng, nếu theo đuổi Toán học việc tạo ra dấu ấn của bản thân hoặc một công trình nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế rất khó. Do đó, anh quyết định chọn ngành Nhiệt luyện Vật liệu và Xây dựng.

    Thế nhưng niềm đam mê Toán vẫn bám đuổi Lưu Hán Thanh. Hàng ngày, anh tập trung tích lũy thêm vốn kiến ​​thức Toán học và tham gia nhiều cuộc thi có liên quan. 

    Đến năm 3 ĐH, Lưu Hán Thanh vô tình đọc được Giả thuyết Goldbach của nhà toán học nổi tiếng người Đức Christian Goldbach. Đọc xong giả thuyết, anh tìm thấy mục tiêu theo đuổi và quyết định đi sâu vào nghiên cứu.

    Kể từ đó, Lưu Hán Thanh bỏ bê việc học chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết số. Anh tìm kiếm các cuốn sách liên quan đến Toán học trong thư viện. 

    thu khoa nhan tro cap 1
    Lưu Hán Thanh dành hàng giờ chỉ để ngồi nghiên cứu.

    Cuối kỳ, Lưu Hán Thanh nhận được thông báo trượt môn. Trước tình huống trên, Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân tạo điều kiện để anh học lại và hoãn thời gian tốt nghiệp. Nhưng niềm đam mê Toán của anh không thể dập tắt. Cuối cùng, anh bị đuổi khỏi trường vì trượt môn vượt quá số lượng quy định. 

    Thời điểm đó, giảng viên trong trường đều đánh giá Lưu Hán Thanh là sinh viên tài năng, nếu chăm chỉ học tập việc tốt nghiệp khá đơn giản.

    Lý tưởng cao đẹp nhưng hiện thực phũ phàng

    Sau khi biết tin Lưu Hán Thanh bị đuổi học, dân làng đã bàn tán, những sự chất vấn, tiếc nuối liên tục vang lên. Trong mắt họ, việc anh không có bằng ĐH đồng nghĩa với việc đánh mất tương lai. Bố mẹ anh cũng phải chịu nhiều áp lực kinh tế và những lời bàn tán.

    Lưu Hán Thanh trở về quê không lao động, chỉ nhốt mình trong phòng. Cả ngày, anh ngồi nghiên cứu các bản thảo, đắm chìm trong thế giới Toán học, không quan tâm đến cuộc sống bên ngoài. Anh cho rằng, chỉ cần tập trung nghiên cứu là sẽ thành công.

    Năm 1989, nhờ sự giúp đỡ của bạn, nghiên cứu “Sự phân bố của các số nguyên tố trong dãy số tự nhiên” của Lưu Hán Thanh được xuất bản trên báo mạng. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, một nhà Toán học nổi tiếng ở Na-Uy đã phản bác quan điểm của Lưu Hán Thanh.

    Người này chỉ ra một số điểm không phù hợp trong nghiên cứu của Lưu Hán Thanh. Thậm chí, để chỉ ra điểm sai trong nghiên cứu này, ông còn viết thư để trao đổi. Khi đó, anh đã nhờ bạn cùng lớp trả lời bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, sau nhiều lần trao đổi giấy tờ bị thất lạc, nên nghiên cứu chưa được cải tiến. 

    Năm 1990, nghiên cứu này tiếp tục được một giáo sư toán học nổi tiếng ở ĐH Bắc Kinh kiểm tra kết quả. Đồng quan điểm với nhà toán học Na-Uy, người này cũng chỉ ra một số lập luận chưa thuyết phục, cần phải chứng minh thêm.

    Sau khi nghiên cứu của Lưu Hán Thanh bị 2 nhà Toán học phản bác, anh cho rằng bản thân không sai và không tranh luận thêm. Trước phản ứng dữ dội của Lưu Hán Thanh, một nhà khoa học lên tiếng: “Sai lầm lớn nhất của anh là đóng kín cửa tự nghiên cứu, không giao lưu và tiếp xúc với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Do đó, nghiên cứu còn nhiều lỗ hổng và không thể áp dụng”.

    Người này nói thêm, để nghiên cứu khoa học có thể áp dụng vào thực tiễn cần phải có sự trao đổi qua lại của nhiều người trong một lĩnh vực. Sự đóng góp của các chuyên gia sẽ giúp cho nghiên cứu hoàn thiện. Nhưng Lưu Hán Thanh đã bác bỏ quan điểm của 2 nhà Toán học lớn, do đó nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. 

    Trải qua hơn 20 năm chỉ nghiên cứu, không ra ngoài lao động. Giờ đây, Lưu Hán Thanh chật vật, khổ cực sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ với 400 NDT/tháng (khoảng 1,3 triệu đồng). Ở tuổi 59, anh không có ý định ra ngoài tìm việc hay kết hôn vì sợ lãng phí thời gian nghiên cứu.

    Mặc dù được coi là thiên tài nhưng sau hơn 20 năm nghiên cứu, công trình Toán học của Lưu Hán Thanh không được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhiều giáo viên tiếc nuối cho anh, bởi trí tuệ của Lưu Hán Thanh xứng đáng có cuộc sống tốt.

    Hiện nay, khi nhắc đến Lưu Hán Thanh - một người giỏi phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ để sinh hoạt vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Đây là minh chứng cho thực tế có nhiều thiên tài cống hiến cả đời cho khoa học nhưng không phải ai cũng đạt được kết quả mong muốn. 

    Nhiều người cho rằng, tinh thần nghiên cứu kiên trì của Lưu Hán Thanh đáng học hỏi, nhưng mong muốn theo đuổi một lĩnh vực cần phải phù hợp với thực tại. Tài năng và trí tuệ được đặt đúng vị trí, sẽ phát huy được hiệu quả.

    Theo Vietnamnet

  • Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) ngày 14/3 cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở gần mức thấp kỷ lục nhưng mức lương đang giảm.

    Theo ONS, tỷ lệ thất nghiệp của Anh ổn định ở mức 3,7% trong ba tháng tính đến cuối tháng 1/2023 so với ba tháng tính đến cuối tháng 12/2022. Tiền lương không bao gồm thưởng đã tăng 6,5%, nhưng khi tính đến lạm phát thì giảm 5,3%. 

    Giám đốc thống kê kinh tế của ONS Darren Morgan cho biết mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm một chút, nhưng vẫn lớn hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập, nghĩa là tiền lương thực tế tiếp tục giảm.

    that nghiep o anh

    Nước Anh vẫn bị ảnh hưởng bởi các cuộc đình công khi công nhân phản đối việc trả lương không theo kịp đà tăng của giá tiêu dùng.
    Số liệu này được công bố một ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt công bố kế hoạch ngân sách mới nhất, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã gây ra các cuộc đình công trên khắp nước Anh.

    Các bác sĩ tại Vương quốc Anh ngày 13/3 đã bắt đầu một cuộc đình công kéo dài ba ngày. Các giáo viên, nhân viên đào tạo và công chức cũng đang chuẩn bị một cuộc đình công tương tự.

    Lạm phát hằng năm của Vương quốc Anh đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức trên 10%, gấp năm lần tỷ lệ mà Ngân hàng trung ương Anh đặt ra.

    Phản ứng trước số liệu trên, Bộ trưởng Hunt cho hay ông sẽ đưa ra các biện pháp để giảm lạm phát, giảm nợ và phát triển nền kinh tế, bao gồm cả việc giúp nhiều người quay trở lại làm việc tại buổi công bố kế hoạch ngân sách ngày 15.

    Viethome (theo Guardian)

  • Dữ liệu mới nhất cho thấy đã có 8,7 triệu người tại Anh bị mất việc làm dưới các tác động của địa dịch Covid-19. Kinh tế suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao đã buộc Chính phủ Anh kéo dài các biện pháp hỗ trợ thu nhập cho người lao động.

    Các dữ liệu mới nhất cho thấy đã có thêm khoảng 300.000 người lao động tại Anh bị mất việc trong tuần vừa qua, nâng tổng số người thất nghiệp tại Anh lên mức 8,7 triệu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại quốc đảo này.

    Con số này cũng đồng nghĩa có hơn 25% tổng lực lượng lao động tại Anh đã bị mất việc vì dịch bệnh và phải phụ thuộc vào gói cứu trợ việc làm trị giá khoảng 14 tỷ bảng Anh của Chính phủ Vương quốc Anh.

    Gói cứu trợ việc làm của Anh được công bố trong tháng 3 vừa qua nhằm ngăn chặn tình trạng sa thải diện rộng trong bối cảnh các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 được áp dụng, buộc nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa và khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ.

    Gói cứu trợ việc làm cho phép người lao động được hưởng tới 80% mức lương hàng tháng, lên tới 2,500 bảng Anh, để vượt qua các tác động của dịch bệnh.

    that nghiep 25 phan tram

    Cuối tuần trước, Chính phủ Vương quốc Anh đã quyết định kéo dài gói cứu trợ việc làm cho đến cuối tháng 10/2020 thay vì kết thúc vào cuối tháng 7 như dự kiến trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đồng thời, Chính phủ Vương quốc Anh yêu cầu các chủ sử dụng lao động phải chi trả từ 10% - 20% mức lương còn lại cho người lao động bên cạnh số tiền Chính phủ nước này chi trả kể trong tháng 9 và tháng 10/2020.

    ADự kiến, gói cứu trợ việc làm này sẽ khiến nước Anh tiêu tốn khoảng 80 tỷ bảng Anh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lao động Anh Anneliese Dodds cảnh báo tình trạng thất nghiệp sẽ tăng trở lại sau khi gói cứu trợ việc làm kết thúc.

    Hiện tại, các nhà hàng và các cơ sở kinh doanh sản phẩm – dịch vụ không thiết yếu tại Vương quốc Anh vẫn buộc phải đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh tại đây chưa có dấu hiệu được kiểm soát tốt và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng các hoạt động kinh tế sẽ không bật tăng ngay trở lại khi các biện pháp phong toả được dỡ bỏ.

    Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cảnh báo Vương quốc Anh đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 300 năm trở lại đây. BoE dự báo quy mô nền kinh tế nước này có thể suy giảm đến 14% trong năm nay.

    Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng đang đối mặt với những bất ổn trong thoả thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh Châu Âu (EU) khi khó có thể đạt được một thoả thuận thương mại mới với EU vào cuối năm nay. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh có thể giữ ở mức hai chữ số trong thời gian dài trong bối cảnh nền kinh tế nước này suy yếu.  

    Theo BBC

  • Không công việc, không nhà cửa cũng không có tiền tiết kiệm, những người trẻ tay trắng cho rằng họ không bao giờ có thể phục hồi nổi sau đại dịch.

    Trong khi những người trẻ tuổi được cho là ít có nguy cơ mắc Covid-19, họ lại là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi những dư chấn tài chính của đại dịch. Không giống như những thế hệ trước, nhiều người trẻ ngày nay không có khoản tiết kiệm dự phòng an toàn hoặc nhà riêng để có thể "ẩn náu" trong giai đoạn khó khăn.

    trang tay vi covid
    Anh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Ảnh: Telegraph.

    Vấn đề gây áp lực lớn nhất cho những người trẻ là "hố đen" của cơ hội việc làm. Hàng chục ngàn việc làm dành cho người sau đại học và thực tập sinh đã bị cắt giảm. Số lượng việc làm được quảng cáo cho những người tốt nghiệp đại học đã giảm xuống một phần tư so với con số hồi đầu năm, theo thống kê của trang việc làm Adzuna.

    Thất nghiệp trong giới trẻ dự kiến sẽ tăng vọt, thậm chí khiến hơn nửa triệu người từ độ tuổi 18 tới 24 tuổi không có việc làm vào nửa cuối năm nay. Những người trẻ đã đi làm cũng đứng trước nguy cơ mất việc cao hơn những người khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân viên trong các lĩnh vực bán lẻ, khách sạn... dưới tuổi 25 tuổi có khả năng lớn sẽ bị cắt giảm công việc trong thời gian đại dịch.

    Kể cả khi ngành kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, triển vọng nghề nghiệp của những người này cũng không đến cùng lúc. Những người trẻ tuổi tham gia vào thị trường lao động trong thời kỳ suy thoái nhiều khả năng sẽ kiếm được ít tiền hơn, thậm chí không có việc làm, so với những người bắt đầu sự nghiệp trong các khoảng thời gian bình thường khác. Điều này là đúng ngay cả 5 năm sau khi suy thoái đã diễn ra, theo Viện nghiên cứu tài chính IFS (Institute for Fiscal Studies).

    Trong khi những người đã có nhiều năm làm việc lấy tiền tiết kiệm để sử dụng khi thu nhập giảm sút vì đại dịch, những người trẻ tuổi lại có rất ít khả năng có được một khoản tiết kiệm an toàn (safety net). Một phần tư những người từ 18 đến 34 tuổi không có tiền tiết kiệm, theo thống kê từ Hiệp hội Xây dựng Toàn quốc (Nationwide Building Society).

    Mặc dù tình hình tài chính có vẻ khó khăn, nhưng theo ông Andrew Hunter - CEO của trang giới thiệu và tìm kiếm việc làm Adzuna, vẫn có nhiều cách để những người trẻ cải thiện triển vọng của bản thân. Ông khuyến khích người trẻ tuổi sử dụng thời gian này để tham gia các khóa kỹ năng có giá trị, có thể giúp họ thúc đẩy sự nghiệp sau đó.

    Andrew Hunter nhận định: "Có hơn 10.000 việc làm được quảng cáo trên trang web của chúng tôi đòi hỏi các kỹ năng ngoại ngữ. Các công việc đòi hỏi ngoại ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức sẽ được trả nhiều hơn 10% so với mức trung bình quốc gia, trong khi việc làm cho những người biết tiếng Trung còn cao hơn thế".

    Ông cũng khuyến khích họ nên cân nhắc chọn theo học một ngôn ngữ lập trình như Java: "Những kỹ năng này thực sự luôn được cần tới, và đã, cũng như đang có những công việc khả dụng cho các ứng viên". Ngoài ra, ông động viên người trẻ chuyển hướng sang các lĩnh vực việc làm trở nên hot lên sau đại dịch, ví dụ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cảnh sát. Ngoài ra, những sinh viên đang cân nhắc về nghề nghiệp tương lai cũng nên tìm hiểu về các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, dược phẩm, điều này càng được nhấn mạnh về tầm quan trọng sau Covid-19.

    Các chuyên gia cũng khuyên rằng người trẻ cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc học sau đại học. Việc học lên cao không phải lúc nào cũng giúp cải thiện thu nhập triển vọng, đôi khi bạn còn phải trả thêm nợ. Charlie Ball của Prospects nói rằng việc lựa chọn một khóa học sau đại học nên được cân nhắc một cách thật cẩn thận.

    Bên cạnh đó, người trẻ cần suy nghĩ về việc có một gói tiết kiệm khoảng 3-6 tháng lương. Nếu họ có thể duy trì thói quen tiết kiệm tốt, họ có thể tính đến việc vay ngân hàng để mua nhà, cũng như đóng một khoản nhất định cho quỹ hưu trí.

    VnExpress (theo Telegraph)

  • Một tài xế máy xúc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho một khách sạn mới khai trương vì cho rằng mình bị nợ 600 bảng tiền lương. Giờ đây, anh ta đã bị kết án 5 năm và 4 tháng tù.

    John Manley đã lái chiếc máy xúc đâm vào cửa trước của một khách sạn mới toanh ở Liverpool vào tháng 1 năm ngoái, gây thiệt hại hơn 443,000 bảng Anh.

    Video ghi lại vụ việc đã nhanh chóng lan truyền trên mạng, cho thấy các đồng nghiệp đã cố gắng ngăn Manley lại khi anh ta hét lên: “Tất cả những gì các anh phải làm là trả tiền cho tôi.”

    Thẩm phán David Aubrey QC nói: “Bị cáo đã có ý định gây tổn thất lớn.”

    Manley đã nhận tội làm hư hại tài sản và không quan tâm đến tính mạng của người khác vào ngày đầu tiên của phiên tòa hồi tháng 9 năm ngoái.

    Thẩm phán tại Tòa án Tối cao Liverpool cũng công nhận Manley, người được cho là mắc chứng rối loạn nhân cách không ổn định về mặt cảm xúc, đã gặp phải một số vấn đề trong cuộc sống.

    Ông nói: “Sự bất bình này là do hậu quả của việc bị cáo chưa được trả lương, và nó cũng có thể là chất xúc tác khiến bị cáo có hành động bộc phát như vậy vào ngày hôm đó.”

    Công tố viên Trevor Parry-Jones cho biết Manley đã phá hủy hầu hết trần nhà, hệ thống dây điện và cấu trúc của tòa nhà đúng vào ngày nó dự kiến hoàn thành sau khi anh ta lái đâm qua cửa trước của khách sạn 71 phòng ngủ, nơi mọi người vẫn đang tiến hành công việc .

    Hai đồng nghiệp sau đó tìm được cách ngắt kết nối đường dẫn nhiên liệu với chiếc xe, khiến một trong hai bị mù tạm thời do dầu diesel phun vào mặt, còn Manley nhảy ra khỏi xe rồi leo lên hàng rào cao 3m để chạy trốn khỏi hiện trường.

    Ông Parry-Jones nói rằng ông bố hai con đã gây ra hậu quả lớn cho những nhân viên đã bắt đầu làm việc tại khách sạn và buộc phải nghỉ làm trong thời gian sáu tuần để chờ sửa chữa.

    Không có tiền mua thức ăn, ông bố 2 con đã không thể giữ các con ở bên mình.

    Tòa án được biết công trình này được điều hành bởi Remstone Property Management nhưng Manley được thuê bởi nhà thầu MF Groundworks. Nhà thầu đã nhận được khoản thanh toán cho công việc của họ vào ngày 17 tháng 1 năm 2019.

    Quản lý công trình Peter Robinson, người làm việc cho Remstone, đã gặp bị cáo hai ngày trước khi vụ việc xảy ra, và khi đó, anh ta đe dọa sẽ tự nhốt mình trong một túp lều ngay tại công trường vì anh ta chưa được trả lương.

    Vào ngày 21 tháng 1, Manley một lần nữa gặp ông Robinson và đe dọa sẽ phá hỏng tòa nhà nếu không được trả tiền.

    Ông Parry-Jones nói: “Ông Robinson tin rằng đây chỉ là một lời đe dọa nên ông ấy đã đi uống trà và ăn sandwich.”

    Tòa án được biết hai giờ sau, Manley đã leo lên chiếc máy xúc.

    Khách sạn sắp hoàn thành nhưng lại bị phá tan.

    Manley, người từng có tiền án về tội phá họai, đã tự đến bệnh viện khám sức khỏe tâm thần và bị bắt khi anh ta được ra viện vào ngày 14 tháng 2.

    Luật sư biện hộ Mark Sharman cho biết ông bố hai con không đủ tiền trả hóa đơn điện và mua thức ăn vì chưa được trả lương, và do đó không thể giữ các con, 6 và 11 tuổi, ở lại với mình.

    Luật sư cho biết khi còn nhỏ, Manley đã “bị tổn thương” và “mang vết sẹo tình cảm” khi bị cả cha và mẹ ngược đãi.

    Manley, trú tại St Aidan, Way ở Netherton, cũng bị tước bằng lái xe trong bốn năm và một tháng.

    VietHome (Theo ITV)

  • Một nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động chưa bao giờ đi làm đã tăng 50% trong hai thập kỷ qua.

    Theo tổ chức think tank Resolution Foundation, 8.2% người trong độ tuổi 16-64 ở Anh hiện nay (tổng cộng 3,4 triệu người) chưa bao giờ có một công việc được trả lương.

    Đây là mức tăng 50% so với năm 1998, lúc đó chỉ 5.4% người trong độ tuổi lao động chưa từng đi làm.

    Báo cáo của tổ chức cho biết tỷ lệ việc làm của những người từ 16 đến 17 tuổi gần như đã giảm một nửa trong hai thập kỷ qua - từ 48,1% trong năm 1997-99 xuống còn 25,4% trong năm 2017-19.

    Bà Laura Gardiner, giám đốc nghiên cứu tại Resolution Foundation, cho biết: "Ngày càng có nhiều người trong chúng ta đang làm việc, với tỷ lệ người có việc làm đạt mức cao kỷ lục và thất nghiệp đạt mức thấp kỷ lục.

    "Nhưng bất chấp điều này, cứ 12 người trong độ tuổi lao động thì lại có 1 người chưa bao giờ làm việc một ngày nào trong đời - tăng 50% kể từ cuối những năm 1990.

    "Số lượng những người chưa bao giờ có một công việc được trả lương ngày càng tăng. Nguyên nhân do thanh thiếu niên không được làm việc ngày thứ Bảy, và tình trạng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi quay lưng lại với việc kiếm tiền trong lúc đi học.

    "Khi những người trẻ ngày nay dự kiến ​​sẽ kết thúc sự nghiệp của họ ở độ tuổi muộn hơn so với các thế hệ trước, việc họ muốn bắt đầu làm việc ở độ tuổi muộn hơn là điều dễ hiểu.

    "Nhưng sự thiếu kinh nghiệm làm việc này có thể tạo ra các vấn đề dài hạn hơn, đặc biệt là nếu họ chạm đến các mốc quan trọng khác trong cuộc đời như làm mẹ hoặc sức khỏe suy giảm trước khi sự nghiệp của họ bắt đầu."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Theo số liệu chính thức mới nhất, tỷ lệ người có việc làm đang giảm và tiền lương đã ngừng tăng trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng căng thẳng.

    Các nhà quan sát cảnh báo rằng giai đoạn tỷ lệ người có việc làm ở mức cao của Vương quốc Anh đang dần chấm dứt. Ở giai đoạn vàng này, số lượng người đi làm duy trì ở mức cao hơn bao giờ hết.

    Số liệu trong ba tháng tính đến tháng 8 từ Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy sự sụt giảm 56.000 việc làm, khiến 1,31 triệu người mất việc, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1% lên 3,9%.

    Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn thấp so với trước đây, nhưng đây cũng là bằng chứng củng cố niềm tin rằng nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Brexit khi đầu tư kinh doanh xuống dốc và năng suất bị đình trệ.

    Ông Thomas Pugh thuộc tổ chức Capital Economics cho biết thị trường lao động vẫn là phần mạnh nhất của nền kinh tế, nhưng giờ đây, các số liệu cho thấy “điểm yếu cơ bản kìm hãm tăng trưởng kinh tế là sự đình trệ hoạt động của thị trường lao động.

    Ông Tej Parikh, người đứng đầu Institute of Directors, phát biểu: “Điều kiện kinh tế khó khăn đang dập tắt cuộc bùng nổ tuyển dụng của Vương quốc Anh. Nỗ lực lâu dài của các nhà lãnh đạo kinh doanh nhằm mở rộng lực lượng lao động đã đưa thị trường lao động lên một vị thế mạnh mẽ. Tuy nhiên, các công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tình hình bất ổn và sự thu hẹp của nguồn cung tài năng.”

    Các số liệu về tiền lương vẫn ổn định, trong đó thu nhập tăng đều đặn với tỷ lệ hàng năm là 3,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không suy chuyển so với lần thống kê gần đây nhất, cho thấy sự đình trệ. Số liệu của ONS chỉ ra tiền lương vẫn ở dưới mức cao nhất của quãng thời gian trước khi suy thoái kinh tế xảy ra năm 2008.

    Emma-Lou Montgomery, phó giám đốc đầu tư cá nhân tại Fidelity International, bày tỏ: “Thị trường lao động ở Anh có phần khó đoán, dường như vẫn luôn vững chãi bất chấp các biến động chính trị và kinh tế chồng chéo.

    “Hiện tại, điều này sẽ tiếp tục có tác động tích cực đối với ngân sách của các hộ gia đình, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra câu hỏi thị trường lao động có thể chịu đựng được bao lâu nữa, đặc biệt là khi dự báo kinh tế trong quý 3 cho thấy nhiều giông bão.”

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Là một trong 6 người được chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án đô thị thông minh, sau khi tốt nghiệp loại giỏi trở về nước, anh Phạm Quốc Thái được phân công làm... rà soát hồ sơ, nhập liệu - công việc mà chỉ cần tốt nghiệp THCS là có thể hoàn thành tốt.

    Anh Phạm Quốc Thái (26 tuổi), hiện công tác ở Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, kể mình từng học kỹ sư tài năng ngành kỹ thuật xây dựng của Trường Đại học (ĐH) Bách khoa TP.HCM. Tốt nghiệp ĐH năm 2017, anh làm cho một công ty của Mỹ với mức lương 12 triệu đồng/tháng.

    Tháng 4.2017, thông qua trang web của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, anh Thái biết thông tin TP.HCM phối hợp cùng Công ty Intel Products VN (gọi tắt là Intel) thông qua ĐH Arizona (Mỹ) đang tìm kiếm, đào tạo nhân sự cho các chương trình đô thị thông minh mà TP.HCM xúc tiến.

    Sau khi tìm hiểu thông tin, anh Thái gửi hồ sơ ứng tuyển tới đại diện ĐH Arizona tại VN. Vượt qua nhiều cuộc phỏng vấn chủ yếu xoay quanh về đô thị thông minh, tháng 7.2017, anh Thái cùng 5 ứng viên nữa nhận học bổng chương trình thạc sĩ tại ĐH Arizona thời gian 1 năm. Chi phí học hành, sinh hoạt ở Mỹ khoảng 65.000 USD (tương đương 1,5 tỉ đồng) đều do Intel tài trợ. Chương trình có điều kiện sau khi học xong, ứng viên sẽ làm việc cho các dự án nằm trong đề án thành phố thông minh của TP.HCM ít nhất 3 năm.

    “Hôm nhận học bổng có lãnh đạo Sở TT-TT TP.HCM đến trao đổi, dặn dò. Khi học về tháng 8.2018 thì tháng 9.2018, chúng tôi được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong gặp gỡ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như yêu cầu các sở ban ngành liên quan phải tiếp nhận, tạo điều kiện trong công việc. Thấy được sự trọng thị mà lãnh đạo TP.HCM dành cho mình, ai cũng cảm thấy phấn chấn và tự hứa sẽ đóng góp cho các chương trình đô thị thông minh của TP.HCM”, anh Thái kể.

    Anh Thái chạy Grab bike đón khách trước tòa nhà Viettel đường Cách Mạng Tháng Tám. Ảnh: Trung Hiếu

    Học xây dựng, bố trí làm... an toàn thực phẩm

    Tháng 11.2018, anh Thái được phân công về Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm của Ban Quản lý ATTP TP.HCM. Do được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng nên khi được bố trí về Ban Quản lý ATTP, thấy không phù hợp anh Thái nhiều lần đề nghị được thay đổi nhưng đều không kết quả. Thế là công việc hằng ngày của một thạc sĩ học ở Mỹ về chỉ là nhận tờ khai của doanh nghiệp thực phẩm nộp vào, kiểm tra việc điền thông tin về truy xuất nguồn gốc có khớp không, nếu không khớp sẽ hướng dẫn điền cho đúng.

    “Công việc giống như lao động phổ thông mà một người trình độ lớp 9 cũng có thể làm được. Điều tôi bức xúc đó là việc tôi học về kỹ thuật xây dựng công trình nhưng lại phân về quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt heo - một lĩnh vực mà tôi không hề có kiến thức gì cả”, anh Thái kể.

    Chạy grab bike kiếm thêm

    Một điều khác anh Thái cảm thấy thất vọng là mức lương hằng tháng. Dù có bằng thạc sĩ (hệ số lương 2,67) nhưng anh cho biết chỉ được tính hệ số lương đại học 2,34 và mỗi tháng anh Thái nhận gần 2,8 triệu đồng. Mức lương này còn thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng khoảng 4 triệu đồng của người lao động ở TP.HCM (thuộc vùng 1).

    Hiện chi phí sinh hoạt mỗi tháng của anh Thái gồm: 1,5 triệu đồng tiền thuê nhà (ở chung với 3 người bạn), tiền điện thoại, xăng xe và internet 500.000 đồng, tiền ăn 2 triệu đồng (bằng mức ăn thời sinh viên)…, đã vượt xa mức lương nhận được. Do đó hơn 6 tháng qua, để bám trụ ở TP.HCM, ngoài việc dè sẻn chi tiêu, anh Thái phải xin tiền nhà, cuối tuần làm thêm ở Tây Ninh và mới đây đăng ký chạy Grab bike vào buổi tối kiếm thêm thu nhập.

    Anh Thái cho biết việc chạy Grab bike để mưu sinh do không có lựa chọn nào khác. Trước đó anh cũng tính làm thêm ở một vài nơi nhưng công việc ở Ban Quản lý ATTP TP.HCM chiếm hết thời gian, trong khi chạy Grab bike có thể giúp anh linh động sắp xếp thời gian vào buổi tối. Sau khi đăng ký và được Grab bike đồng ý, anh Thái phải đóng 600.000 đồng (300.000 đồng trả chậm) để mua 2 áo, 2 nón và một bộ hướng dẫn để “hành nghề”.

    Mỗi đêm anh Thái cố gắng kiếm khoảng 100.000 - 150.000 đồng rồi “đóng máy” về phòng trọ. Dịp cuối tuần, anh lại bắt xe buýt lên Tây Ninh tham gia khóa huấn luyện đưa kiến thức khoa học về vùng sâu, vùng xa do một tổ chức nước ngoài thực hiện với thù lao được trả chừng 300.000 đồng/ngày. Mức thù lao tuy không cao nhưng anh khá hài lòng vì đã truyền đạt kiến thức cho người dân nghèo.

    Muốn đóng góp xây dựng đô thị thông minh

    Một buổi tối giữa tháng 6.2019, chúng tôi ghé thăm nơi trọ của anh Thái cùng 3 người bạn học cùng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại một chung cư cũ trên đường Điện Biên Phủ (Q.10, TP.HCM). Căn phòng chừng 10 m2, giá thuê 1 tháng 6 triệu đồng được ngăn làm hai đủ để 4 người có chỗ chui ra chui vào. Thu nhập ít ỏi nên anh Thái phải tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt, trưa và tối sau giờ làm nếu không bận việc gì anh đều tranh thủ về phòng trọ nấu cơm ăn chứ không dám ăn ngoài.

    Trò chuyện với những người bạn cùng phòng, chúng tôi được biết Thái được kết nạp Đảng từ lúc học cấp 3 ở Long Khánh (Đồng Nai) và có thành tích học tập rất ấn tượng. Khi học năm 3 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Thái là 1 trong 3 sinh viên cả nước nhận được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước Đông Nam Á và có một kỳ học tại ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore).

    Đáng chú ý, cùng thời điểm nhận học bổng đi Mỹ, anh còn nhận được học bổng học thạc sĩ đúng chuyên ngành xây dựng ở Ý trong vòng 2 năm do chính phủ Ý tài trợ 100%. Đây là học bổng bất cứ sinh viên nào cũng ao ước nhận được, bởi ngoài việc tài trợ học phí, chi phí sinh hoạt, mỗi năm học viên sẽ được cấp hơn 8.000 euro (hơn 200 triệu đồng). Sau khi ra trường, người nhận học bổng sẽ được lựa chọn làm việc tại 3 công ty hàng đầu của Ý.

    Anh Thái tâm sự thời điểm nhận học bổng của chính phủ Ý diễn ra đồng thời với việc nhận học bổng đi Mỹ nên anh rất băn khoăn. Nhưng cuối cùng anh chọn học bổng đi Mỹ bởi thấy chương trình đưa ra rất hay và cũng mong muốn sau khi học về sẽ đóng góp vào việc xây dựng chương trình đô thị thông minh của TP.HCM.

    “Tôi chấp nhận làm nhà nước lương thấp nhưng nghĩ một chương trình hợp tác bài bản như vậy nên ít ra lương cũng phải được 10 triệu đồng/tháng để bảo đảm cuộc sống, nhưng không ngờ mức lương thấp như vậy và họ trả không đúng với quy định nhà nước nữa. Vừa rồi làm việc với chỗ ĐH Arizona, chị giám đốc ở đây hỏi tôi có người yêu chưa, tôi trả lời ngay cả cuộc sống tối thiểu hằng ngày còn chưa lo được sao dám nghĩ chuyện yêu đương”, anh Thái chia sẻ và cho biết với sự bố trí công việc không phù hợp, lương quá thấp khiến anh đang suy nghĩ có nên gắn bó lâu dài với công việc hiện tại hay không.

    Mỗi suất học bổng trị giá 60.000 - 65.000 USD

    Những thạc sĩ học ở Mỹ nói trên thuộc chương trình học bổng Grand Challenge do Intel tài trợ, nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho TP.HCM xây dựng đề án đô thị thông minh. Mỗi suất học bổng trị giá 60.000 - 65.000 USD gồm chi phí học tập và sinh hoạt. Nguồn tiền trên nằm trong khoản tài trợ 1 triệu USD của Intel cho dự án thành phố thông minh, được UBND TP.HCM triển khai giai đoạn 2017 - 2025. Theo thỏa thuận, sau khi tốt nghiệp các thạc sĩ này phải làm việc ít nhất 3 năm cho dự án đô thị thông minh của TP.HCM.

    6 người nhận được học bổng là Phạm Quốc Thái, Đào Đoàn Duy, Hoàng Thị Khánh Hà, Hồ Hoàng Hải Nam, Nguyễn Quang Hưng, Lê Phước Trí. Những người này tốt nghiệp loại giỏi các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Huế. Họ đã học thạc sĩ ở ĐH Arizona từ tháng 7.2017 - 7.2018 với chuyên ngành liên quan tới dự án đô thị thông minh của TP.HCM như: GTVT, môi trường, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng...

    Trong số 6 thạc sĩ nói trên, anh Hồ Hoàng Hải Nam và Lê Phước Trí có phần may mắn hơn khi được phân về Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn thuộc Sở GTVT với mức thu nhập khoảng 8,2 triệu đồng/tháng, có thể nói là tạm đủ sống, việc làm liên quan đến đô thị thông minh.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Hơn 1.000 người có nguy cơ mất việc khi chuỗi nhà hàng do đầu bếp nổi tiếng Jamie Oliver thành lập phải xin chỉ định quản lý sau lần suýt phá sản hai năm trước đó.

    Chuỗi cửa hàng Ý Jamie’s Italian và các địa điểm khác của Oliver đã đăng ký với công ty kiểm toán KPMG để tiến hành quy trình xử lý mất khả năng thanh toán.

    Động thái này khiến 1.300 người có nguy cơ mất việc và cũng giáng một đòn mạnh vào vị đầu bếp truyền hình có phong cách độc đáo này. Việc kinh doanh đã đem đến cho ông một khối tài sản khổng lồ trong suốt 20 năm qua.

    Các nguồn tin nói rằng quy trình quản trị sẽ được tiến hành ở các nhà hàng Barbecoa còn lại của ông Oliver cũng như nhà hàng Fiffteen London, trang web mà ông đã mở sau khi ông nổi tiếng thông qua chương trình TV Chef Chef.

    Quá trình mất khả năng thanh toán có thể khiến HSBC, ngân hàng cho vay chính của công ty, phải chịu một khoản lỗ hàng triệu bảng.

    KPMG có thể sẽ tiến hành một cuộc tìm kiếm chủ sở hữu mới sau khi doanh nghiệp của ông Oliver đưa ra quy trình tái cấu trúc vào năm 2017 xử lý một số cơ sở thua lỗ.

    Tình trạng mất khả năng thanh toán của Jamie’s Italian và các thương hiệu liên quan xảy ra trong giai đoạn các chuỗi nhà hàng bình dân trên phố lớn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

    Cau đã biến mất trong khi người anh em Gaucho đang được tái cơ cấu, và nhiều chuỗi khác, bao gồm cả Prezzo và Carluccio cũng bị buộc phải đóng một loạt cửa hàng.

    Người phát ngôn của Tập đoàn Jamie Oliver cho biết: "Hội đồng quản trị của Jamie Italian Limited đã chỉ định Will Wright và Mark Orton của KPMG để đưa hoạt động kinh doanh nhà hàng có trụ sở tại Anh của mình vào quy trình quản lý.

    “Jamie Oliver Holdings, công ty điều hành Jamie Oliver Limited và Jamie Oliver Licensing Limited, cũng như doanh nghiệp nhượng quyền nhà hàng quốc tế, Jamie Italian International Limited, sẽ tiếp tục giao dịch như bình thường.

    "Fifteen Cornwall, hoạt động dưới hình thức nhượng quyền, cũng không bị ảnh hưởng."

    Jamie Oliver trả lời: "Tôi vô cùng đau buồn trước kết quả này và xin cảm ơn tất cả các nhân viên và nhà cung cấp của chúng tôi đã đặt cả trái tim và tâm hồn của họ vào doanh nghiệp này trong hơn một thập kỷ qua.

    "Tôi hiểu những người bị ảnh hưởng đang phải đối mặt với khó khăn. Tôi cũng muốn cảm ơn tất cả các khách hàng đã yêu thích và ủng hộ chúng tôi trong thập kỷ qua, thực sự vui khi được phục vụ các bạn.”

    KPMG từ chối bình luận.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Theo một số liệu chính thức, gần một phần ba sinh viên tốt nghiệp đang làm công việc không xứng với trình độ của họ, và tình trạng này rõ rệt nhất trong các ngành nghệ thuật, sinh học và nhân văn.

    Dữ liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) công bố cho thấy 31% sinh viên tốt nghiệp có trình độ học vấn cao hơn mức cần thiết cho công việc họ đang làm trong năm 2017. Trong đó bao gồm 22% những người tốt nghiệp trước năm 1992 và 34% những người tốt nghiệp từ năm 2007 trở về sau.

    London có tỷ lệ lao động với trình độ vượt mức cao nhất ở Anh, với 25% được đánh giá đang làm công việc không cân xứng với trình độ. Điều này một phần là do tỷ lệ lao động nhập cư tương đối cao, và họ chính là những người có học vấn chuyên môn quá tốt, theo ONS.

    Tiến sĩ Maja Savic, chuyên gia kinh tế của ONS, cho biết: “Trong bối cảnh sinh viên tốt nghiệp có trình độ quá cao so với công việc họ tìm được hiện nay, tình trạng này phổ biến nhất đối với những người rời trường đại học một thời gian trước đây. Phát hiện của chúng tôi cho thấy những người nghiên cứu về nghệ thuật, sinh học và nhân văn là những người đã được đào tạo quá mức nhiều nhất.”

    Khoảng 16% những người từ 16 đến 64 tuổi có việc làm trong năm 2017 có trình độ cao hơn so với yêu cầu cho công việc của họ.

    Báo cáo của ONS cho biết: “Tỷ lệ có trình độ quá cao so với công việc là tương đối cao ở nhóm tuổi từ 35 đến 49, cho thấy tình trạng này là một hiện tượng đã kéo dài ở thị trường lao động ở Anh.”

    Bất chấp những lo ngại về việc thiếu việc làm sau đại học, nhưng số liệu được công bố trong tháng này cho thấy hiện tượng ưu tiên bằng cấp khi xác định mức lương vẫn còn tồn tại, trong đó sinh viên tốt nghiệp ở Anh kiếm được trung bình nhiều hơn khoảng 10.000 bảng so với những người không tốt nghiệp.

    Theo thống kê thị trường lao động tốt nghiệp của Bộ Giáo dục (DfE), sinh viên tốt nghiệp ở mọi lứa tuổi tính đến 64 tuổi được trả mức lương trung bình 34.000 bảng trong khi những người không tốt nghiệp được trả 24.000 bảng.

    Các số liệu của DfE chỉ ra rằng những sinh viên trẻ tốt nghiệp, đặc biệt là phụ nữ, đã phải vật lộn rất nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước. Mặc dù tỷ lệ có việc làm cao hơn so với các năm trước đối với cả nam và nữ, nhưng sinh viên tốt nghiệp nam và nghề nghiệp họ chọn đã được hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình hồi phục mức lương.

    VietHome (Theo Guardian)

  • Dữ liệu về mức thu nhập chính thức cho thấy sinh viên tốt nghiệp ở Anh cần có thêm một bằng sau đại học để có thu nhập đáng kể.

    Số liệu về thu nhập của sinh viên tốt nghiệp cho thấy cho đến lúc 30 tuổi, sinh viên sau đại học thường kiếm được 9.000 bảng, hoặc nhiều hơn khoảng 40% so với những người không có bằng cấp. Con số này gấp đôi khoảng cách 4.500 bảng mỗi năm – khoảng 21% – giữa những người có một bằng đại học và người không có bằng đại học.

    Số liệu năm 2018 về thu nhập của người tốt nghiệp đại học, do Bộ Giáo dục Anh công bố, cho thấy sinh viên tốt nghiệp trong độ tuổi từ 21 đến 30, mức lương thông thường là 25.000 Bảng, so với mức 21.000 Bảng của người không có bằng cấp.

    Sự trì trệ về lương

    Nhưng hiện tại với nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn bao giờ hết, mức thu nhập cao nhất hiện nay cho những người học cao hơn, với sinh viên sau đại học thường là 30.000 Bảng.

    Khoảng cách chênh lệch này diễn ra với tất cả những người đi làm, trong độ tuổi từ 16 đến 64, sinh viên sau đại học trung bình kiếm được 40.000 Bảng, so với 34.000 Bảng của sinh viên tốt nghiệp đại học và 24.000 Bảng là của người không bằng cấp.

    Chính phủ Anh yêu cầu cần có một đánh giá mức liệu học phí đại học 9.250 Bảng mỗi năm ở Anh hiện tại có đáng giá hay không.

    Số liệu chính thức mới nhất này cho thấy lợi thế đang thu hẹp giữa những người trẻ tốt nghiệp, khoảng cách lương hàng năm giữa người có bằng đại học và người không có bằng trong năm 2008 giảm từ 6.000 xuống 4.500 Bảng và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm những công việc “tay nghề cao” trong năm 2018 cũng thấp hơn.

    Số liệu thu nhập cho thấy mức lương cho tất cả các cấp giáo dục đang đối mặt với một thập niên trì trệ và suy giảm trong thực tế.

    Năm 2008, sinh viên tốt nghiệp kiếm được 24.000 Bảng – và đến năm 2018, nếu chỉ cần tính theo tốc độ lạm phát, con số đó đáng lẽ phải tăng lên khoảng 31.500 Bảng.

    Nhưng sinh viên tốt nghiệp chỉ kiếm được khoảng 25.000 Bảng trong năm 2018, cho thấy thu nhập thực tế giảm đáng kể.

    Đằng sau những số liệu quốc gia về sinh viên tốt nghiệp này là khoảng cách rất lớn – phụ thuộc vào giới, chủng tộc và thị trường việc làm khu vực. 

    Thu nhập trung bình của sinh viên nữ tốt nghiệp, tính đến 30 tuổi, vào khoảng 24.500 Bảng, nhưng sinh viên nam tốt nghiệp thu nhập trung bình 28.000 bảng

    Sinh viên da trắng tốt nghiệp thu nhập trung bình 26.000 bảng, trong khi thu nhập trung bình của sinh viên da đen là 22.000 Bảng

    Sinh viên “first-class degree” (có thể hiểu là tốt nghiệp loại ưu) kiếm được 27.000 bảng, trong khi sinh viên “2:2 degree” (hay còn gọi là Lower second class degree) chỉ được 24.000 bảng

    Ở London, sinh viên tốt nghiệp thu nhập trung bình 30.000 bảng, trong khi ở phía đông bắc những người này chỉ kiếm được 21.000 bảng.

    Ông Skidmore nói: “Rõ ràng cần nhiều hơn nữa để cải thiện khoảng cách lương về chủng tộc và giới.

    “Chúng tôi đã đưa ra một loạt những cải cách trong giáo dục đại học, tập trung không ngừng vào việc tạo ra sân chơi bình đẳng, để mọi người có tài năng và tiềm năng không chỉ có thể học đại học, mà còn phát triển tài năng của họ ở đó và có cơ hội tốt nhất để thành công trong sự nghiệp.”

    Viethome (theo BBC)

  • Khoảng 1,8 triệu người lao động sẽ được tăng lương gần 5% sau khi mức lương đời sống quốc gia (national living wage) chính thức tăng từ ngày 1/4.

    Mức lương theo giờ cho người lớn từ 25 tuổi trở lên đã tăng từ 7,83 bảng lên 8,21 bảng, tương đương 690 bảng mỗi năm. Mức tăng 4.9% này là mức tăng lớn nhất từ ​​trước tới nay.

    Lương theo giờ cho những người từ 21 đến 24 tuổi đã tăng từ 7,38 bảng lên 7,70 bảng và từ 5,90 bảng lên 6,15 bảng cho những người từ 18 đến 20 tuổi.

    Chính phủ cho biết nhân công trong ngành bán lẻ và khách sạn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

    Một nghiên cứu của tổ chức Công đoàn (TUC) cho thấy những người lao động trẻ đang thiệt thòi nhất vì mức lương thấp cho nhóm tuổi của họ.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng người lao động từ 21 đến 24 tuổi đang kiếm được trung bình ít hơn 800 bảng một năm so với người trên 25 tuổi.

    TUC đã kêu gọi cho phép tất cả những người trên 21 tuổi được trả mức lương tối thiểu đầy đủ và được tăng lên 10 bảng một giờ càng sớm càng tốt.

    Đợt tăng lương lần này diễn ra vào đúng ngày kỷ niệm 20 năm ra mắt chính sách lương tối thiểu quốc gia của đảng Lao động.

    Chính phủ Lao động thông qua mức lương khuyến nghị của Ủy ban Low Pay là 3,60 bảng / giờ vào năm 1998, và con số này đã trở thành mức lương tối thiểu cho những người trên 22 tuổi vào năm 1999.

    Vào thời điểm đó, những người trong độ tuổi từ 18 đến 21 được nhận mức lương tối thiểu quốc gia là 3,00 bảng Anh.

    Chính sách này đã gây rất nhiều tranh cãi trong thời gian chuẩn bị áp dụng và bị đảng Bảo thủ và nhiều nhà kinh tế phản đối. Người ta lo ngại mức lương tối thiểu quốc gia sẽ dẫn đến mất việc làm và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế.

    Giả định này dựa trên ý tưởng cho rằng các nhà tuyển dụng sẽ cắt giảm việc làm nếu họ phải trả cho nhân viên của họ nhiều hơn. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, thực tế đã chứng minh nó không có ảnh hưởng đáng kể đến việc làm hoặc năng suất trong hầu hết các lĩnh vực.

    Đảng Bảo thủ đã đảo ngược chính sách bãi bỏ mức lương tối thiểu quốc gia vào tháng 2 năm 2000.

    Mười năm sau khi được bắt đầu áp dụng, mức lương tối thiểu quốc gia cho những người trên 22 tuổi đã lên tới 5,80 bảng, trong khi đối với những người từ 18 đến 21 tuổi là 4,83 bảng.

    Bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ, ông George Osborne đã công bố một mức lương mới, được gọi là lương đời sống quốc gia, áp dụng cho những người từ 25 tuổi trở lên kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2016. Khi đó, nó được quy định ở mức 7,20 bảng một giờ.

    Mặc dù mức lương tối thiểu vẫn tăng đều đặn, nhiều ý kiến ​​cho rằng việc tăng lương không theo kịp với chi phí sinh hoạt.

    Quỹ Living Wage cho biết tính toán của chính phủ dựa trên việc phấn đầu đạt được con số tương đương 60% thu nhập trung bình vào năm 2020, thay vì tính đến số tiền mà mọi người cần kiếm được để đủ sống.

    Tổ chức này lập luận rằng "mức lương đời sống thực tế" hiện là 9 bảng trên toàn Vương quốc Anh và 10,55 bảng ở riêng London, so với 8,21 bảng Anh cho người trên 25 tuổi được giới thiệu vào ngày 1 tháng Tư.

    Kinda Chapman, giám đốc của Quỹ Living Wage, phát biểu: "Việc tăng mức lương tối thiểu của chính phủ sẽ mang lại lợi ích đáng hoan nghênh cho những người lao động bị trả lương thấp, nhưng con số này vẫn thấp hơn 1.500 bảng mỗi năm so với mức lương đời sống thực tế.

    "Khoảng sáu triệu người lao động hiện được trả ít hơn mức lương đủ sống và đang phải vật lộn để đủ ăn.

    "Cách duy nhất để thu hẹp khoảng cách là cho phép nhiều doanh nghiệp quyết định và cam kết mức lương đủ trang trải chi phí sinh hoạt."

    Liên minh GMB tuyên bố hàng triệu người lao động sẽ kiếm được thêm 7.500 bảng mỗi năm nếu mức lương tối thiểu tăng ở mức tương đương lương của giám đốc điều hành công ty.

    Nếu mức lương theo luật định tương xứng với mức lương trung bình của 100 giám đốc điều hành FTSE, thì nó sẽ là 11,41 bảng một giờ.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Một phân tích cho thấy tự động hóa có thể tác động lên thị trường lao động ở Anh, với khoảng 1,5 triệu việc làm đứng trước nguy cơ cao bị tự động hóa trong tương lai.

    Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) ngày 25/3 công bố một phân tích cho thấy tự động hóa có thể tác động lên thị trường lao động ở Anh, với khoảng 1,5 triệu việc làm đứng trước nguy cơ cao bị tự động hóa trong tương lai.

    Công nhân làm việc tại nhà ga Paddington ở phía tây thủ đô London, Anh, ngày 1/3/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    ONS phân tích việc làm của 20 triệu người tại Anh năm 2017, chú ý vào các công việc mà con người thực hiện để đánh giá khả năng một vài trong số các công việc này có thể bị thay thế trong quá trình tự động hóa. Phân tích trên cho biết 7,4% tổng việc làm có nguy cơ bị tự động hóa.

    Tự động hóa là việc thay thế các công việc hiện nay do công nhân làm bằng công nghệ, có thể bao gồm các chương trình máy tính, thuật toán hoặc robot.

    Theo ONS, phụ nữ, thanh niên, và những người làm việc bán thời gian hầu hết làm việc trong những vị trí có nguy cơ cao bị tự động hóa. Ba loại việc làm có nguy cơ bị tự động hóa cao nhất là hầu bàn, xếp đồ lên sạp hàng, và bán hàng sơ cấp, đều là những công việc đòi hỏi ít kỹ năng hoặc lặp đi lặp lại.

    Trong khi đó, ba loại việc làm ít nguy cơ tự động hóa nhất gồm những người làm nghề y, chuyên gia về giảng dạy đại học và các chuyên gia cấp cao của các cơ sở giáo dục. Các công việc này đều đòi hỏi kỹ năng cao.

    Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm có nguy cơ cao bị tự động hóa nhìn chung giảm nhẹ từ năm 2011-2017, từ 8,1% xuống còn 7,4%, trong khi tỷ lệ việc làm chịu nguy cơ tự động hóa ở mức thấp hoặc trung bình đã tăng lên. Lý do chính xác cho tình trạng giảm trên vẫn chưa rõ, nhưng có thể là do tự động hóa một số việc làm đã xảy ra rồi.

    Ngoài ra, trong khi tổng số việc làm tăng lên, đa số các công việc này thuộc nhóm nguy cơ bị tự động hóa ở mức thấp hoặc trung bình. Theo ONS, điều này chứng tỏ thị trường lao động có thể thay đổi sang những công việc đòi hỏi sự phức tạp hơn và ít kỹ năng lặp lại hơn. 

    VietHome (Theo VietNamPlus)

  • Tỷ lệ thất nghiệp trong 3 tháng, từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, giảm xuống còn 3,9%, đây là lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp của Anh giảm xuống dưới 4% và là mức thấp nhất kể từ năm 1975.

    Bất chấp nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc trong bối cảnh Anh dự kiến rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào tuần tới, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đã giảm xuống mức kỷ lục trong 44 năm qua.

    Theo số liệu Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 19/3, tỷ lệ thất nghiệp trong 3 tháng, từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, giảm xuống còn 3,9%.

    Đây là lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp của Xứ sở sương mù giảm xuống dưới 4% và là mức thấp nhất kể từ năm 1975.

    Số người thất nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 1/2019 cũng giảm 35.000 người xuống còn 1,34 triệu người, thấp hơn 112.000 người so với cùng kỳ trước đó.

    Các nhà kinh tế cho rằng thị trường lao động đã mang lại bức tranh sáng sủa cho Anh, dù nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc.

    Nhà kinh tế Howard Archer nhấn mạnh số liệu việc làm mà ONS vừa công bố phần nào khiến giới phân tích ngạc nhiên khi một số khảo sát cho thấy ngày càng nhiều người thuê lao động đang hoãn việc thực hiện chính sách tuyển dụng trong bối cảnh tương lai Brexit vẫn chưa chắc chắn.

    Cũng theo ONS, tăng trưởng lương của Anh tiếp tục tăng vượt lạm phát. Theo đó, thu nhập trung bình của người dân, trong đó có tiền thưởng, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 1/2019, tăng 3,4% so với cùng kỳ trước đó. 

    VietHome (Theo VietNamPlus)

  • Tỷ lệ thất nghiệp của Anh trong quý cuối cùng của năm 2018 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 44 năm qua bất chấp tăng trưởng kinh tế suy yếu do nền kinh tế toàn cầu giảm tốc và nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà không đạt được thỏa thuận.

    Công nhân làm việc tại một cơ sở phân phối rau quả ở phía nam thủ đô London, Anh, ngày 5/12/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 19/2, trong giai đoạn từ tháng 10-12/2018, tỷ lệ thất nghiệp của nước này ở mức 4%, thấp nhất kể từ năm 1975.

    Theo đó, số người tìm được việc làm đã tăng 167.000 người so với quý trước đó, qua đó giúp tỷ lệ lao động có việc làm tiếp tục duy trì ở mức 75,8%.

    ONS đánh giá bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động của Anh vẫn "bùng nổ" với tỷ lệ lao động có việc làm ở mức cao kỷ lục.

    Ngoài ra, ONS cũng cho biết thu nhập trung bình của người dân Anh, bao gồm tiền thưởng, đã tăng 3,4% trong quý cuối cùng của năm 2018 so với cùng kỳ năm trước đó.

    Theo kế hoạch, Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3 tới, song cho đến nay Thủ tướng Anh Theresa May chưa nhận được sự thông qua của Hạ viện đối với "thỏa thuận ly hôn."

    Nếu không có thỏa thuận, hoặc không gia hạn Brexit, Vương quốc Anh sẽ rời EU mà không có giai đoạn chuyển tiếp.

    Kịch bản này gần như chắc chắn sẽ dẫn tới đình trệ về thương mại và gây hoảng loạn các thị trường tài chính. 

    VietHome (Theo VietNamPlus)

  • Chủ tịch Debenhams, Sir Ian Cheshire, quyết định từ chức sau khi tình trạng doanh số giảm mạnh khiến chuỗi cửa hàng này ngắc ngoải.

    Sau ba năm nắm quyền, Sir Ian thông báo với hãng về quyết định ra đi của mình tại buổi họp hội đồng cổ đông vào ngày thứ Năm, 10/1. Theo Debenhams, Sir Ian quyết định từ chức sau khi có hai thành viên trong hội đồng bỏ phiếu phản đối ông tiếp tục giữ chức vụ.

    Được biết, hai lá phiếu này đến từ Sports Direct và Landmark Group, hai đơn vị nắm 38% cổ phần của Debenhams. Riêng Sport Direct chỉ có dưới 30% cổ phần của Debenhams.

    Quyết định từ chức của Sir Ian được công bố cùng ngày với thông tin về doanh số thảm hại trong dịp Giáng sinh của chuỗi cửa hàng. Giữa những khó khăn mà hãng này đang gặp phải, giám đốc điều hành Sergio Bucher cũng không được hội đồng bầu lại vào vị trí.

    Tuy nhiên, hội đồng quản trị và ông Bucher thống nhất ông sẽ tiếp tục công việc CEO và có nhiệm vụ thường xuyên thông báo với hội đồng. 

    Sir Ian bày tỏ: “Thật vinh hạnh khi được quen biết các đồng nghiệp của tôi ở Debenhams trong suốt ba năm qua. Trong điều kiện thị trường rối ren, đội ngũ chúng tôi vẫn làm việc vô cùng chăm chỉ để xây dựng chiến lược cho tương lai và một kế hoạch hợp lý để tái cơ cấu việc kinh doanh. Điều này có thể giúp Debenhams phục hồi và tiến bước vào tương lai. Trong khi việc tôi từ chức hôm nay là một quyết định đúng đắn, tôi sẽ luôn cầu nguyện cho đội ngũ Debenhams có thể đạt được thành công trong tương lai.”

    Giám đốc độc lập cao cấp của Debenhams, ông Terry Duddy, được chỉ định làm chủ tịch lâm thời.

    Ông nói: “Tôi hiểu rằng các cổ đông muốn thể hiện sự không hài lòng của mình. Tôi muốn cảm ơn Ian vì sự lãnh đạo sáng suốt của ông và những đóng góp của ông cho việc kinh doanh. Chúng tôi xin được chúc ông những điều tốt lành nhất.”

    Debenhams đang phải vật lộn để kiểm soát chi phí, và để đạt được mục tiêu này, họ đã quyết định đóng cửa 50 cửa hàng trong vòng ba đến năm năm tới.

    Chuỗi cửa hàng vẫn đang trong giai đoạn đàm phán với chủ cho thuê đất, và sẽ có khoảng 4,000 trong số 27,000 nhân viên của công ty có khả năng mất việc nếu đề xuất đóng cửa được tiến hành.

    VietHome (Theo Sky News) 

  • Về Zara thì khỏi nói, cửa hàng mà ai cũng biết là bán gì rồi đấy, còn nếu chưa, các bạn có thể gu-gồ!! Nổi tiếng là thế vậy xin vào làm ở Zara có khó không? Các bạn tiếp tục đọc review để biết nhé!!

    Yêu cầu công việc:

    - Tiếng anh, đặc biệt là nghe và nói phải thật sự tốt.

    - Nhanh nhẹn, hoạt bát, xử lý được nhiều thông tin cùng lúc.

    - Cần có kĩ năng giao tiếp tốt (interpersonal skill) vì bạn không những tiếp xúc với khách hàng mà còn làm việc với manage và các đồng nghiệp khác.

    - Khả năng quan sát và tỉ mỉ là điều kiện thật sự cần, nhưng mình nghĩ làm ở đâu cũng cần điều này, chỉ là ở Zara thì phải đẩy nó lên một level cao hơn.

    - Khả năng upsale (tăng doanh số bán hàng), bạn nào học marketing hoặc business thì sẽ có chỗ thực hành luôn.

    - Biết gấp quần áo sao cho đẹp mắt là một lợi thế, nếu không bạn sẽ được train.

    Lương : Part time trả cheque, lương $14/h, cộng thêm commission thì tính ra tháng có thể thu nhập trên 15$/h. Sau 3 tháng thử việc thì bạn sẽ được nhận thẻ giảm giá dành cho nhân viên Zara với giá trị lên tới 30% trên mỗi món hàng, ngon lành!!!

    Thường thì Zara sẽ không để bảng tuyển dụng, nhưng hãy tự tìm lấy cơ hội của mình bằng cách hỏi xin gặp manager của cửa hàng để có một cuộc trao đổi chất lượng trước khi nộp resume. Hãy cho họ thấy sẽ thật đáng tiếc nếu không có được bạn. Đùa đấy, ý mình là hãy tự tin lên, thần thái lên, sang lên, vì đây là cửa hàng thời trang nên đó là ba yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một phần của nó. Sau đây là các tips ghi điểm:

    #1: Đừng quên ăn diện một tí, không cần lồng lộn quá, thanh lịch và tinh tế mới là yếu tố quyết định.

    #2: Đừng vồ vập quá, cũng đừng tỏ ra e dè quá, cứ bình tĩnh và thoải mái thôi, vậy thì mới có tâm thế trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra một cách thông thái nhất.

    #3: Đừng tiếc lời khen ngợi, cứ khen những gì có thể khen để tạo cảm giác bạn là người có thể làm đẹp lòng khách hàng, vì ai mà chả thích được khen, nhưng khen cũng phải tinh tế vào nhé!

    Chỉ trong 1 tuần, mình nhận được điện thoại từ Zara để đi orientaion và training chính thức, và mình được tính lương ngay từ buổi đầu orientation. Hai tuần đầu tiên sau buổi orientation, mình được train ở vị trí shop floor, tức là mình đứng ở ngay mấy kệ quần áo, giúp khách hàng trong việc tư vấn lựa chọn sản phẩm, check size hay màu của món đồ đó, check giá trong trường hợp khách không tìm thấy.

    Hai tuần tiếp theo, mình được chuyển qua bộ phận thu ngân, học các thao tác tính tiền sản phẩm cho khách, các quy trình giúp khách đổi trả sản phẩm, khá là nhiều bước nên ban đầu có hơi khó khăn để nhớ. Nhưng dù sao thì nó vẫn là Entry-Level-Jobs (công việc không yêu cầu cao về kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó) nên chỉ cần làm nhiều, chăm chỉ và nỗ lực làm tốt là sẽ ổn thôi.

    Note: Nếu làm sai, hãy bình tĩnh làm lại, với một thái độ cool nhất có thể nhé, đừng cuống lên vì nó chỉ làm bạn cảm thấy vấn đề trầm trọng hơn thôi. Good luck guys!!!

    Viethome (theo kinhnghiemcanada)

  • Đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô ở Anh quốc đã giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi Brexit. Khả năng nhiều công ty ô tô sẽ ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Anh để chuyển sang nước khác. Các nhà sản xuất ô tô đã cảnh báo khả năng hàng ngàn công nhân có nguy cơ mất việc làm nếu những nhà máy ô tô ở Anh ngừng sản xuất.

    Mới đây, báo cáo phát triển bền vững hàng năm của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô và thương nhân (SMMT) là hiệp hội thương mại cho ngành công nghiệp ô tô Vương quốc Anh, cho biết việc sản xuất xe hơi đã đạt mức tăng trưởng thứ 8 liên tiếp với doanh thu kỷ lục 82 tỷ bảng, tăng 5,3% và tăng trưởng việc làm 2,8%, mặc dù sản lượng giảm 4% (giảm 1,75 triệu xe).

    Hơn 850.000 người được tuyển dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Anh. Trong đó, nhà máy Sunderland của Nissan sử dụng 7.000 người, sản xuất nửa triệu xe một năm, chiếm 1/3 tổng số xe của hãng; Rolls Royce và Mini đều thuộc sở hữu của tập đoàn BMW, có 9.000 nhân viên ở bốn địa điểm khác nhau ở Vương quốc Anh,...

    Nhà máy Sunderland của Nissan ở Anh.

    Tuy nhiên, SMMT cho biết số tiền dành cho các mô hình, thiết bị và cơ sở mới đầu tư vào ngành sản xuất ô tô tại nước Anh đã giảm gần một nửa, từ 647,4 triệu bảng trong nửa đầu năm 2017 xuống còn 347,3 triệu bảng (tương đương 461 triệu USD), con số thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

    Trước tình hình trên, SMMT kêu gọi Chính phủ Anh tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trước các quyết định sắp tới về các mô hình mới và "chấm dứt sự không chắc chắn hiện tại về mối quan hệ tương lai của Anh với EU" bằng cách cam kết tiếp tục là thành viên của liên minh thuế quan. Giám đốc điều hành Mike Hawes cho biết: "Con số trên cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô đối với nền kinh tế Anh".

    Phát biểu tại Paris Motor Show vừa qua, đại diện Toyota tại châu Âu, ông Johan van Zyl cho biết có thể công ty sẽ ngừng sản xuất ô tô tại nhà máy ở Burnaston ở vùng trung du phía đông nước Anh. Nhà máy của Toyota ở đây rộng lớn để sản xuất ô tô cho cả châu Âu.

    "Nếu Anh rời khỏi EU, chúng tôi không xuất khẩu xe sang cho thị trường châu Âu được, và thị trường Anh thì không đủ lớn để tiêu thụ hết số xe sản xuất ra, nó sẽ có tác động không tốt đến tương lai của nhà máy". Ông giải thích: "Lý do mà nhiều nhà sản xuất chọn Anh là vì họ có thể xuất khẩu miễn thuế sang thị trường châu Âu".

    Hãng xe hơi BMW (Đức) cảnh báo, trước tác động của Brexit các hãng xe hơi có thể di chuyển sản xuất sang nước khác, vì khó có thể nhập linh kiện một cách nhanh chóng và nhiều vấn đề khác.

    Vào hồi tháng 6-2018, đại diện của nhà chế tạo ô tô BMW tại nước Anh, Ian Robertson cho biết BMW không xem xét tới phương án dời địa điểm sản xuất ra khỏi Vương quốc Anh, bất chấp sự thiếu chắc chắn liên quan đến vấn đề Brexit. 

    Tuy nhiên, mới đây, hãng xe BMW đã công bố nhà máy sản xuất loại xe Mini tại Oxford sẽ đóng cửa từ ngày 01/4/2019 - vài ngày sau khi Anh rời khỏi khối EU (29/3/2019). Khoảng 60% trong số 378.000 xe Mini do BMW sản xuất, năm ngoái đã ngừng sản xuất tại Oxford.

    Còn hãng xe Jaguar Land Rover đã đưa ra những cảnh báo liên quan đến những thỏa thuận Brexit sẽ khiến công ty mất hàng tỷ USD và gây ra những hiểm họa cho các khoản đầu tư trong tương lai tại Anh. Ralf Speth, người đứng đầu Jaguar Land Rover, lo ngại công việc của nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Anh có thể trì hoãn và cho biết hàng chục ngàn việc làm có thể bị mất. 

    Ông cho biết, quyết định về việc sản xuất xe điện ở Anh đã bị trì hoãn "bởi vì chúng tôi lo ngại về cái gọi là "Brexit cứng", nơi Anh sẽ rời khỏi khối mà không có một thỏa thuận thương mại với EU. Ông kêu gọi chính phủ Anh khẩn trương cung cấp "sự chắc chắn cho doanh nghiệp", bao gồm cả việc đảm bảo miễn thuế và thương mại không xung đột lợi ích với Liên minh châu Âu.

    Anh vẫn là thị trường lớn thứ ba của Đức và là đối tác thương mại lớn thứ năm, theo số liệu thống kê do Hiệp hội các phòng công nghiệp và thương mại Đức (DIHK) công bố. DIHK cho biết, nhiều công ty nước này bắt đầu chuyển hướng đầu tư khỏi Anh, vì sợ rào cản thương mại tăng. "Rất nhiều thành viên DIHK cho biết sẽ chuyển hướng đầu tư khỏi Anh do lo ngại tác động tiêu cực từ Brexit. Cụ thể, Brexit sẽ làm tăng thêm các thủ tục hành chính và quy định kiểm soát ở biên giới. Vì thế, chi phí của các công ty bị đội lên", Giám đốc DIHK Martin Wansleben giải thích.

    Brexit cũng chính là nguyên nhân khiến các ngân hàng và công ty bảo hiểm đặt tại Anh đang di chuyển khỏi London, nhằm duy trì quyền tiếp cận với khối thị trường chung châu Âu.

    Không riêng gì các hãng xe ô tô, mà ngay cả Airbus và Siemens cũng dọa sẽ rút một số hoạt động ra khỏi Anh khi nước này rời khỏi EU. Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus cảnh báo, hãng này sẽ rút khỏi Anh trong trường hợp nước này rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. 

    Phó chủ tịch của Tập đoàn Airbus Katherine Bennett cho biết: "Nếu không có thỏa thuận, chúng tôi sẽ phải xem xét kế hoạch đầu tư một cách nghiêm túc vào Anh. "Brexit không thỏa thuận" sẽ là một thảm họa đối với nước Anh cũng như Airbus". Theo Airbus, hiện có hơn 10.000 lao động làm việc trong hai nhà máy của hãng tại Anh. Giám đốc sản xuất máy bay Airbus Tom Williams cảnh báo rằng nếu Anh rời khỏi EU mà không có một thỏa thuận sẽ "trực tiếp làm ảnh hưởng đến tương lai của Airbus ở Anh".

    Trước tình hình trên, Thủ tướng Theresa May khẳng định nước Anh sẽ áp dụng mức thuế suất doanh nghiệp thấp nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Ngoài ra, Anh còn khởi động hệ thống nhập cư mới để bảo đảm cho các doanh nghiệp có thể thu hút những nhân tài sáng giá nhất. 

    Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng cảnh báo rằng, việc cắt giảm lao động có tay nghề thấp của Chính phủ Anh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với các ngành điều dưỡng, xây dựng, chế biến thực phẩm và khách sạn. Điều đáng chú ý là trong chính sách nhập cư mới được Anh đưa ra sẽ không có ưu tiên đặc biệt nào cho các công dân EU so với các công dân khác trong việc xin visa vào làm việc tại Anh. 

    VietHome (Theo Công An Nhân Dân)

  • Công nhân làm việc tại nhà máy của Jaguar Land Rover. (Nguồn: Getty Images)

    Nhà sản xuất xe ôtô hàng đầu của nước Anh Jaguar Land Rover vừa cho biết họ có kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm trong năm 2019 nhằm đối phó với tình trạng bất ổn liên quan tới Brexit và tình hình tiêu thụ xe sụt giảm hiện nay.

    Kế hoạch cắt giảm tới 5.000 vị trí việc làm là một phần trong gói cắt giảm chi phí lên tới 2,5 tỷ bảng của Jaguar Land Rover trước những bất ổn do Brexit gây ra, tình hình tiêu thụ xe của hãng này tại Trung Quốc giảm và nhu cầu đối với xe ô tô chạy bằng động cơ diesel giảm tại châu Âu.

    Hiện nay Jaguar Land Rover có khoảng 40.000 công nhân làm việc cho Jaguar Land Rover tại nước Anh.

    Jaguar Land Rover hiện đã cắt giảm 1.000 công nhân hợp đồng thời vụ tại nhà máy ở Solihull, nơi sản xuất Range Rover và xe thể thao đa năng Land Rover Discovery.

    Nhà sản xuất xe đắt tiền của nước Anh này cũng cắt giảm bớt giờ làm việc của công nhân tại nhà máy Wolverhampton vào thời điểm trước lễ Giáng sinh năm nay.

    Kế hoạch tiếp tục cắt giảm nhân công được đưa ra sau khi bộ phận sản xuất tại vùng West Midlands đã báo lỗ 90 triệu bảng trong quý 3/2018 do so số lượng xe bán tại Trung Quốc và châu Âu đều sụt giảm.

    Jaguar Land Rover, nhà sản xuất dòng xe ôtô cao cấp, do tập đoàn đa quốc gia Ấn Độ Tata sở hữu, dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 5.000 việc làm vào tháng 1/2019.

    Ngoài ra, Jaguar Land Rover cũng cho biết sẽ cắt giảm chi phí đầu tư hàng năm từ 4,5 tỷ bảng xuống còn 4 tỷ bảng trong năm 2018 và 2019, giảm bớt lượng ôtô còn tồn kho.

    Nhà sản xuất xe này cũng sẽ cắt giảm 1 tỷ bảng tiền chi phí sản xuất và hiện thời đã tạm ngưng việc tuyển dụng, hạn chế những chuyến công du không cần thiết nhằm đối phó với tình trạng giao dịch xe trên thị trường sa sút.

    Thông tin về việc sa thải bớt nhân công tại Jaguar Land Rover đã khiến nghiệp đoàn lao động Unite bày tỏ quan ngại về tình trạng lao động trong ngành công nghiệp xe ôtô tại nước Anh mất việc làm, và lên tiếng kêu gọi giới chủ phải đảm bảo vấn đề việc làm, đào tạo lại tay nghề cho những công nhân bao nhiêu năm qua đã gắn bó với Jaguar Land Rover, tạo dựng nên thương hiệu cho họ ngày hôm nay.

    Unit mong muốn giới chủ sẽ công khai nói về những khó khăn của ngành công nghiệp xe ôtô tại Vương quốc Anh và những tác động lên nhà sản xuất xe này. 

    VietHome (Theo VietNamPlus)

  • Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia, mức lương theo giờ đang tiếp tục tăng tới mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. So với một năm trước, mức lương bao gồm cả thưởng, đã tăng thêm 3.3% trong ba tháng tính đến tháng Mười, mức tăng cao nhất kể từ tháng Mười một năm 2018.

    Mức lương theo tuần trung bình hiện đang là 495 bảng – cao nhất kể từ năm 2011, sau khi được điều chỉnh lạm phát. Số lượng người có việc làm đã tăng 79,000 đưa tổng số người lao động lên 32.48 triệu, mức cao kỷ lục kể từ năm 1971.

    Số người thất nghiệp tăng 20,000 lên 1.38 triệu người, mặc dù độ chênh lệch vào khoảng 70,000 và tổng số vẫn thấp hơn so với một năm trước. Số lượng nam giới thất nghiệp tăng 27,000 người, trong khi nữ giới thất nghiệp giảm đi 8,000 người.

    Lý do cho việc cả số lượng người có việc làm và thất nghiệp đều tăng là do dân số Anh đang tăng và ngày càng có nhiều người gia nhập lực lượng lao động, ví dụ như sinh viên hay người cao tuổi.

    Số lượng việc làm đang trống tăng 10,000 trong quý vừa qua, đưa tổng số lê mức kỷ lục là 848,000 công việc.

    “Thu nhập thực tế đang tăng ở mức nhanh nhất kể từ khoảng cuối năm 2016,” chuyên gia thống kê cao cấp của ONS, ông Matt Huges, cho biết.

    Bộ trưởng việc làm Alok Sharma phát biểu: “Số liệu ngày hôm nay cho thấy sức chống chọi bền bỉ của thị trường việc làm, với mức lương đánh bật lạm phát tới tháng thứ chín liên tiếp và tỷ lệ người có việc làm ở mức cao kỷ lục.”

    Bộ trưởng việc làm và hưu trí đảng đối lập, bà Margaret Greenwood, bày tỏ: “Thực tế đằng sau những con số này là số lượng người có việc làm nhưng vẫn sống trong cảnh đói nghèo đang tăng nhanh hơn so với tỷ lệ có việc làm. Lương thực tế vẫn thấp hơn mức 10 năm trước đây.”

    Ông Matthew Percival, thuộc CBI, và Suren Thiru, thành viên cơ quan Thương mại Anh quốc, cũng bày tỏ mối lo ngại về việc thị trường lao động đang ngày càng bó hẹp.

    Ông Percival nói điều này được thể hiện thông qua “tỷ lệ có việc làm cao kỷ lục và số lượng vị trí trống không thể tìm được người.”

    Ông nói thêm: “Trong khi mức lương đang tăng ở tốc độ nhanh nhất và ổn định nhất trong một thập kỷ quá, nó vẫn thấp hơn so với những gì nước Anh từng có được trong quá khứ.”

    Ông Thiru thì cho rằng thị trường thu hẹp là do “tỷ lệ thất nghiệp tăng lần thứ hai liên tiếp, cộng với số người không chịu tìm việc ngày càng giảm.”

    “Các cơ sở kinh doanh cho biết bất ổn chính trị và kinh tế, cùng với khó khăn trong việc tìm nhân viên, đang khiến họ không còn muốn tiến hành tuyển dụng. Và điều này rất có thể sẽ tạo gánh nặng lên thị trường lao động trong tương lai gần,” ông nói thêm.

    Tổng thư ký TUC, ông Frances O’Grady, cho biết: “Mức lương tăng chỉ là chút an ủi nhỏ nhoi đối với người lao động, những người đang ở trong thời kỳ thắt chặt hầu bao dài nhất trong vòng 200 năm qua. Lương thực tế được dự đoán sẽ chỉ quay lại mức trước khủng hoảng vào năm 2024. Chúng ta cần một kế hoạch cụ thể để hỗ trợ việc làm và mức lương.”

    Howard Archer, cố vấn kinh tế của EY Item Club, nói: “Tỷ lệ người có việc làm khá cao ở hiện tại có thể là do các công ty đang cố gắng hết sức để tìm nhân lực trong lúc còn có thể, trong bối cảnh nhiều lĩnh vực đang đối mặt với nguy cơ thiếu lao động có tay nghề.

    “Trong một vài trường hợp, đây cũng có thể là kết quả của việc lượng nhân công từ châu Âu đang sụt giảm,” ông nói.

    Các chuyên gia phân tích của Capital Economics cho rằng: “Số liệu mới nhất về thị trường lao động cho thấy mức lương thực tế đang phục hồi. Điều này chứng minh quan điểm của chúng tôi rằng tăng trưởng GDP là hoàn toàn có thể trong năm tới nếu chúng ta tránh được việc rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận.”

    Stephen Clarke, thuộc quỹ Resolution Foundation, nói: “Trong khi bất ổn Brexit và sự tê liệt chính trị đang ngáng đường nền kinh tế nói chung, thị trường lao động đang có phần ổn định hơn.”

    VietHome (Theo BBC)