• Chúc mừng đại ngôn thứ 27 của Tiêu Chiến tính từ đầu năm 2021 đến thời điểm hiện tại, ngày 6/12/2021.

    Vào ngày 6/12/2021, Weibo chính thức của RalphLauren拉夫劳伦香氛 đã tuyên bố Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu nước hoa Ralph Lauren.

    "Thanh tân tươi trẻ như một Quân Tử, phong độ phiên phiên như một quý ông hiện đại. Trong đám đông vẫn không thể che lấp được mùi hương gỗ nhàn nhạt theo mỗi cử chỉ của anh ấy. Nước hoa RALPH LAUREN và người đại diện Tiêu Chiến cùng nhau thể hiện mị lực của quý ông hiện đại thuộc về RALPH'S CLUB"

    Tiêu Chiến sau đó cũng đã cập nhật trên Weibo: ''Rất vui khi trở thành người đại diện của nước hoa Ralph Lauren. Trong hương thơm gỗ mộc thanh mát, hãy bắt đầu chuyến hành trình hiện đại này''.

    tieu chien dai dien nuoc hoa Ralph Lauren

    Ralph Lauren là nhãn hiệu được sáng lập bởi nhà thiết kế thời trang nổi tiếng người Mỹ Ralph Lauren, chuyên kinh doanh các mặt hàng quần áo thời trang, trang sức, phụ kiện và nước hoa. Ralph Lauren chính là sự thể hiện cho nét thanh lịch không bao giờ thay đổi.

    Bản sắc của thương hiệu là sự hòa trộn bản chất cổ điển cùng thể thao ứng dụng và sự sang trọng hiện thực. Thành lập từ đầu năm 1960, nhận diện thương hiệu nổi tiếng này là logo với hình ảnh kỵ sĩ Polo. Logo của thời trang Ralph Lauren là hiện thân hoàn hảo cho những người Mỹ yêu thể thao sang trọng, gợi lên cảm xúc, niềm tự hào, chủ nghĩa tinh hoa và tinh thần tận hưởng cuộc sống lành mạnh.

    Năm 1978, Ralph Lauren phát triển mạnh sang thị trường nước hoa. Lần đầu tiên hai loại nước hoa dành cho nam và nữ được giới thiệu cùng lúc khi Ralph Lauren mang đến nước hoa Polo cho phái nam và Lauren dành cho nữ. Cả hai loại nước hoa này đều trở thành mùi hương kinh điển trên thế giới.

    Ngày nay, bộ sưu tập nước hoa nổi tiếng và đạt nhiều giải thưởng của Ralph Lauren vẫn được bổ sung thêm những mùi hương mới, mỗi hương thơm thể hiện một cá tính đặc trưng và một phong cách khác nhau.

    TVC quảng cáo nước hoa Ralph Lauren của Tiêu Chiến.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Vào tháng 11/2021, chủ đề [Tiêu Chiến] trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) đã cán mốc 90 tỷ lượt xem. Tiêu Chiến là nghệ sĩ đầu tiên đạt được cột mốc này. Trước đó anh cũng là nghệ sĩ đầu tiền cán mốc 40 tỷ lượt xem, 50 tỷ lượt xem, 60 tỷ lượt xem, 70 tỷ lượt xem và 80 tỷ lượt xem trên Douyin. Dùng số liệu để nói chuyện !

    15.11.2021 - Global Nubia Awards (GNAs) đăng tải thông báo chúc mừng Tiêu Chiến là người chiến thắng giải thưởng Nam diễn viên toàn cầu trong khuôn khổ lễ trao giải Global Nubia Awards (GNAs) 2021 của Thái Lan.

    Weibo của Đấu La Đại Lục đã lọt Top 10 official account phim truyền hình có sức ảnh hưởng trên Weibo 2021. Tiêu Chiến cũng là một trong những nam nghệ sĩ được yêu thích nhất trên Weibo.

    Bài liên quan: 

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu Gucci

    Nguồn: DAYDreamer - Tiêu Chiến 肖战 Xiao Zhan 1st Vietnam Fanpage

  • Người khổng lồ siêu thị ASDA có một số gian bán quần áo đã quen thuộc với người tiêu dùng, bao gồm Missguided, Sian Marie, George. Không chỉ dừng lại ở quần áo phổ thông, ASDA còn cung cấp cả những mặt hàng thời trang cao cấp mà trước giờ bạn chưa từng nhìn thấy ở một siêu thị nào. 

    Từ cuối tháng 11, ASDA đã bắt đầu bán mặt hàng thời trang Gucci với giá chỉ £12, nhưng bạn phải nhanh chân lên. Gian hàng George ở ASDA đã thông báo sẽ bán những mặt hàng may mặc được yêu thích của Gucci với giá vô cùng hợp túi tiền. 

    ASDA ban do Gucci
    Sở hữu hàng hiệu Gucci với giá chỉ 12 bảng?

    Động thái này xuất hiện cùng lúc với thời điểm ra mắt bộ phim bom tấn House of Gucci của đạo diễn Ridley Scott, với sự tham gia diễn xuất của Lady Gaga và Jared Leto. 

    Vấn đề nằm ở chỗ, bạn sẽ không thể dễ dàng tìm thấy những món hàng này, bởi vì các nhân viên tinh quái đã giấu chúng đi. 30 mặt hàng đặc biệt của Gucci sẽ được giấu trong các cửa hàng của ASDA ở UK. Khách hàng sẽ phải săn tìm cơ hội mua được món hàng đắt đỏ của nhà mốt danh tiếng với giá chỉ 12 bảng. 

    Đây là sự hợp tác giữa ASDA và đối tác bán buôn mặt hàng thời trang bền vững vintage - PreLoved Kilo. Các ''báu vật'' bí mật của Gucci sẽ được giấu trong những gian hàng George ở các siêu thị ASDA trên khắp Vương quốc Anh. Trong số này có những chiếc áo khoác trị giá tới 4,000 bảng, một đôi vớ cũng có giá tới 145 bảng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những mặt hàng thời trang vintage tại 50 chi nhánh ASDA trên khắp UK, bao gồm London, Bristol, Birmingham, Edinburgh và Brighton. 

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỘ PHIM HOUSE OF GUCCI

    house of gucci 0

    Bộ phim House of Gucci ra mắt dịp Lễ Tạ Ơn 2021 nói về một trong những vụ mưu sát vì tình, vì tiền và vì danh tiếng gây chấn động nhất giới thời trang vào thập niên 1990. Năm 1995, ông Maurizio Gucci, cháu trai Guccio Gucci – nhà sáng lập thương hiệu thời trang Ý – bị bắn chết trên đường phố Ý. Kẻ chủ mưu chính là vợ cũ của ông, bà Patrizia Reggiani.

    Bộ phim được biên kịch Roberto Bentivegna viết kịch bản, dựa trên quyển sách của tác giả Sara Gay Forden – The House of Gucci: A Sensational Story of Murder, Madness, Glamour, and Greed (tạm dịch: Nhà mốt Gucci: Câu chuyện của vụ thảm sát, sự điên cuồng, vẻ hào nhoáng và lòng tham vô tận).

    Bộ phim House of Gucci quy tụ dàn diễn viên hoành tráng. Đó là Lady Gaga ở vai người vợ ghen tuông Patrizia Reggiani. Adam Driver vai Maurizio Gucci, người chồng bị bắn chết. Al Pacino vai Aldo Gucci, người con cả của nhà sáng lập Guccio Gucci và chú Maurizio. Jared Leto vai Paolo Gucci, con trai Aldo. Jeremy Irons vai Rodolfo Gucci, bố Maurizio, con trai út của Guccio Gucci. Và Salma Hayek vai bà đồng Pena, người đã giúp Patrizia lên kế hoạch ám sát.

    Diễn xuất đỉnh cao, cốt truyện kịch tính khiến người xem phải hồi hộp theo từng biến động. Tuy nhiên, bộ phim của đạo diễn Ridley Scott có đúng với lịch sử thật? Hãy cùng tìm hiểu.

    1. Gốc gác gia tộc Gucci

    house of gucci 0
    Lady Gaga mặc các thiết kế làm từ da thuộc và vải canvas monogram của Gucci trong phim. Ảnh: Instagram @gucci

    Trong phim House of Gucci, Aldo Gucci (con cả của nhà sáng lập Guccio Gucci) luôn miệng nói rằng gia đình Gucci đã có lịch sử là nghệ nhân chế tác phụ kiện da thuộc và đồ cưỡi ngựa cho hoàng tộc và quý tộc Ý.

    Thực hay hư? Hư cấu. Gia đình Gucci đúng là có truyền thống chế tác đồ da. Nhưng họ chỉ là một trong nhiều gia đình có truyền thống này tại Florence, Ý. Mãi đến khi Guccio Gucci đến Anh làm việc cho khách sạn Savoy, ông mới nảy ra ý tưởng chế tác phụ kiện cưỡi ngựa bằng da thuộc cao cấp. Khi họ đã khấm khá, gia đình Gucci mới chế tác nên gia huy là hiệp sỹ cưỡi ngựa để có vẻ trông quyền quý hơn.

    2. Mối tình giữa Patrizia Reggiani và Maurizio Gucci

    house of gucci 0
    Cảnh party nơi Patrizia gặp Maurizio. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Patrizia Reggiani (Lady Gaga thủ vai) và Maurizio Gucci (Adam Driver đóng) gặp nhau tình cờ tại một buổi party. Patrizia nhầm tưởng Maurizio là một chàng bartender điển trai. Tuy vẻ bề ngoài của Maurizio cuốn hút, chính họ Gucci mới là chi tiết khiến Patrizio để ý. Cô nàng ngay lập tức tìm mọi cách theo đuổi chàng công tử nhà giàu. Bộ phim miêu tả Patrizia Reggiani như một kẻ đào mỏ thực thụ.

    Thực hay hư? Có phần khác với sự thật. Theo quyển sách cùng tên của tác giả Sara Gay Forden, trước khi hai người này chạm mặt nhau thì Patrizia đã biết Maurizio là ai và trông ra sao. Nhưng chính Maurizio mới là người theo đuổi Patrizia vì cho rằng cô đẹp như nữ diễn viên Elizabeth Taylor.

    3. Maurizio Gucci có từng bị đuổi khỏi nhà?

    house of gucci 0
    Đám cưới không có sự góp mặt của các thành viên gia tộc Gucci. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Maurizio Gucci sau khi say đắm Patrizia Reggiani đã muốn ngay lập tức cưới nàng về dinh. Nhưng bố của ông, Rodolfo, cho rằng Patrizia là kẻ đào mỏ. Ông ngăn cấm cuộc hôn nhân ấy. Phẫn nộ, Maurizio chạy trốn khỏi nhà, đến tá túc với gia đình Reggiani. Bố Patrizia Reggiani có một công ty kinh doanh xe tải, và Maurizio đã làm công cho ông ấy trong nhiều năm, trước khi quay lại với gia đình Gucci.

    Thực hay hư? Sự thật. Theo lịch sử, ông Reggiani thực chất là bố dượng của Patrizia, nhưng yêu thương cô hết mình. Patrizia vốn mang họ Martinelli, sinh 2/12/1948 ở một ngôi làng nhỏ gần Milan. Mẹ của cô cưới ông Reggiani khi cô 12 tuổi, và lúc này ông đã có một đế chế buôn bán xe tải nổi tiếng. Tất nhiên, khối lượng tài sản của họ chẳng là gì khi so với gia tộc Gucci. Vì vậy mà Rodolfo Gucci cho rằng Patrizia Reggiani trèo cao.

    4. Paolo Gucci có yếu kém như phim House of Gucci diễn tả?

    house of gucci 0
    Jared Leto thủ vai Paolo Gucci, tại lễ công chiếu phim House of Gucci ở Los Angeles. Ảnh: Reuters

    Trong phim House of Gucci, Paolo Gucci, con trai của Aldo Gucci, luôn luôn cho rằng cha lạc hậu về mặt thẩm mỹ. Để mời Paolo đá Aldo ra khỏi công ty, Maurizio và Patrizia đã hứa hẹn sẽ cho anh thiết kế một dòng thời trang may mặc sẵn cho Gucci. Nhưng các thiết kế thực sự xấu xí. Rồi Maurizio và Patrizia gọi cảnh sát đến ngừng show diễn vì cáo buộc Paolo vi phạm quyền thương mại, khi sử dụng cái tên Gucci trái phép.

    Thực hay hư? Hư cấu. Paolo Gucci thực chất rất có tài thiết kế. Bộ sưu tập đầu tay của anh là thời trang thể thao, được công chúng đón nhận, và nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ – trái ngược hoàn toàn với những gì thương hiệu Gucci đang thực hiện vào thời điểm ấy. Năm 1980, anh bị đuổi khỏi êkíp thiết kế của Gucci. Nếu Paolo được phép tiếp tục thiết kế thời trang, anh có lẽ sẽ là một nhà thiết kế nổi tiếng bây giờ, và Gucci có lẽ vẫn còn trực thuộc quyền kiểm soát của gia tộc.

    Tuy nhiên, cảnh các cảnh sát đến ngừng show diễn của Paolo là có thật. Theo đúng lịch sử, Maurizio và Paolo đã ngừng hợp tác từ năm 1986. Paolo hoàn toàn không được phép sử dụng tên Gucci cho show diễn của mình. Vì vậy, show diễn của anh hoàn toàn bất hợp lệ.

    5. Aldo Gucci có thực sự thích Maurizio hơn Paolo?

    house of gucci 0
    Aldo Gucci tại cửa hàng flagship của hãng ở Rome. Ảnh: Instagram @gucci

    Aldo Gucci là doanh nhân đại tài. Ông là người đã đưa danh tiếng Gucci lên tầm cao mới khi bành trướng sang Mỹ và Nhật. Trong phim House of Gucci, Aldo Gucci (Al Pacino thủ vai) luôn miệng nói rằng đứa con trai Paolo của mình ngu ngốc, chẳng thông minh và được việc như Maurizio. Aldo dạy việc cho Maurizio, thương cậu như con trai. Đây là lý do khi Aldo Gucci phát hiện Maurizio đã tố cáo với IRS mình trốn thuế khiến ông phải ở tù một năm, và đã xúi Paolo bán cổ phần cho Investcorp, ông đã vô cùng đau lòng và buông xuôi tất cả.

    Thực hay hư? Hư cấu. Aldo Gucci thực chất không ưa gì cháu trai Maurizio. Và chính Paolo cũng không thích người cha của mình. Trong thực tế, sau khi Rodolfo Gucci qua đời, Maurizio đã tranh chấp kịch liệt với Aldo để chiếm quyền điều hành tổng công ty Gucci. Người tố cáo Aldo trốn thuế chính là con trai Paolo.

    6. Maurizio Gucci có thực sự là doanh nhân giỏi?

    house of gucci 0
    Adam Driver thủ vai Maurizio Gucci. Ảnh: Instagram @houseofguccimovie

    Trong phim House of Gucci, Maurizio Gucci được miêu tả là người đã hiện đại hóa thương hiệu Gucci. Thông qua luật sư Domenico de Sole, anh đã liên hệ công ty đầu tư Investcorp, rù quến họ để rót vốn cho Gucci. Anh đã phỏng vấn Tom Ford, đồng ý để Tom Ford thử nghiệm những ý tưởng điên rồ, để thử phương hướng mới cho Gucci. Điểm yếu duy nhất của Maurizio là chi xài quá phóng tay.

    Thực hay hư? Hư cấu. Maurizio Gucci là một người kém cỏi. Nếu Aldo Gucci biết cách đầu tư để tạo ra cơ hội kiếm tiền, thì Maurizio Gucci lại chỉ biết tiêu pha vô độ. Anh tốn rất nhiều tiền bạc trang hoàng cho những cửa hàng Gucci mới dù sản phẩm không mang lại doanh số tương xứng. Đây là lý do anh bị Investcorp tìm cách tống cổ đi.

    Còn Tom Ford thực chất đến với Gucci sau khi Maurizio đã rời đi – nhà thiết kế trẻ được tuyển chọn bởi nữ doanh nhân Dawn Mello, một người Investcorp mời về (không xuất hiện trong phim House of Gucci).

    7. Vì sao Patrizia lại giết Maurizio?

    house of gucci 0
    Ảnh: Instagram @ladygaga

    Đến nay, người ta vẫn không rõ liệu Patrizia Reggiani có từng yêu Maurizio không, hay cô ta chỉ thích những lợi ích về vật chất mà anh chồng mang lại. Phim dường như ám chỉ rằng, trong giai đoạn đầu, cô đúng là bị hấp dẫn bởi tiền bạc của Maurizio. Nhưng sau khi ly dị, chồng cũ vẫn chu cấp đủ cho Patrizia hưởng thụ cuộc sống sang giàu. Việc thuê kẻ ám sát Maurizio chứng minh rằng cô vô cùng yêu chồng cũ ấy và không muốn chia sẻ Maurizio với người đến sau, Paola Franchi.

    Thực chất, có lẽ Patrizia không yêu Maurizio nhiều đến vậy. Lý do thực vì sao cô thuê sát thủ ám sát chồng vì năm 1995, anh Maurizio muốn chính thức kết hôn với Paola. Một khi kết hôn với vợ mới, số tiền Maurizio phải chu cấp cho Patrizia sẽ bị giảm xuống còn phân nửa. Điều này khiến Patrizia tức giận và là động cơ khiến cô thuê sát thủ. Khi được hỏi “vì sao cô không tự tay bắn Maurizio?”, Patrizia trả lời, “Mắt tôi không tốt lắm. Tôi không muốn bắn trượt”. 

    Viethome (theo Manchestereveningnews / Bazaar Vietnam)

  • pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Burberry vừa khai trương cửa hàng pop up vị lai (futuristic) ở đảo Jeju, Hàn Quốc. Gọi là trải nghiệm Ảo cảnh, cửa hàng pop up này là một phần trong các hoạt động pop up khắp toàn cầu của Burberry, kết hợp giữa nghệ thuật và thương mại. Mục đích của công trình kiến trúc là xóa nhòa ranh giới giữa thiên nhiên và công nghệ; giữa kiến trúc trong nhà và ngoài trời; giữa thực tế và tưởng tượng.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Pop up Ảo cảnh của Burberry không chỉ là một cửa hàng. Nó còn là một công trình nghệ thuật được thiết kế đặc biệt vì đảo Jeju.

    Phong cảnh miền núi của đảo Jeju được Burberry tái hiện qua lối kiến trúc của cửa hàng pop up Ảo cảnh. Cấu trúc của công trình được điêu khắc mô phỏng địa hình và cảnh quan xung quanh, đồng thời gợi nhớ đến những đường nét trên bản đồ địa lý. Bề mặt tráng gương phản chiếu khung cảnh thiên nhiên xung quanh.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Công trình ngự dưới chân núi Halla hùng vĩ, nhìn về núi Sanbangsan và bờ Nam. Một đài quan sát được thiết kế trên đỉnh cửa hàng pop up, để khách tham quan có thể nhìn thấy bao quát toàn bộ phong cảnh.

    Bố trí bên trong tòa kiến trúc chia thành khu vực chiếu phim và khu mua sắm.

    Nhà mốt giới thiệu, khu vực chiếu phim là nơi “thế giới ảo và thế giới thực va chạm”. Bởi đó là một căn phòng với các màn hình lớn, luân phiên trình chiếu các bộ phim do các nghệ sỹ Maotik, Cao Yuxi, Lia Jiayu thực hiện. Khách tham quan sẽ được bao quanh bởi các màn hình này. Họ cũng có thể tương tác với “các thế giới độc đáo mà những nghệ sỹ đã tạo ra”.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0
    Khu vực chiếu phim.

    Những màn hình phủ khắp gian phòng, và cột gương và máy chiếu 3D tạo cảm giác lọt vào thế giới thần tiên. Tất cả đều lấy cảm hứng từ cảnh quan ngoài trời.

    Tại khu vực mua sắm, sản phẩm được trưng bày là các phiên bản mới nhất của chiếc áo trench coat đặc trưng của Burberry. Các mẫu áo trench của Burberry luôn được làm từ vải gabardine chống thấm nước. Đây là loại vải do chính Thomas Burberry phát minh ra. Được dệt ở Anh Quốc, chất liệu vải gabardine có kiểu dệt sợi chéo, nhẹ nhưng chống thấm, có thể được áp dụng cho nhiều kiểu áo khoác bên cạnh trench coat như áo phao (puffer), áo chần bông…

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0
    Khu vực mua sắm.

    Thời trang Burberry giúp mọi người hòa mình vào các hoạt động ngoài trời. Các thiết kế khuyến khích việc khám phá không gian mới. Chúng phản ánh tinh thần của Thomas Burberry: “Cố định trong từng trang phục của Burberry chính là tự do”.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Tại khu mua sắm, khách tham quan có thể trải nghiệm công nghệ thực tế ảo do Burberry và TikTok phối hợp thực hiện. Scan một mã QR code qua tài khoản TikTok, và màn hình điện thoại của bạn sẽ thể hiện khung cảnh đàn cá mập đang bơi lội trên bầu trời cửa hàng pop up Burberry ở Jeju.

    Bên cạnh công trình kiến trúc Ảo cảnh, Burberry cũng thiết lập Thomas’s Cafe. Đây là lần đầu tiên cafe của Burberry được giới thiệu tại Hàn Quốc.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0
    Thomas’s Cafe.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Đặt theo tên người sáng lập Thomas Burberry, thiết kế của quán cà phê mang đậm chất Burberry với hình ảnh, tông màu beige nhạt và các họa tiết đặc trưng từ vương quốc động vật Burberry trên tường.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Bên trong quán cà phê, đầu bếp bánh ngọt Justin Lee từ JL Dessert Bar đã tạo ra một loạt các món ăn với cảm hứng địa phương hòa quyện với tinh thần thương hiệu một cách vô cùng tinh tế.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Tất cả các món ăn đều được trưng bày trong đĩa gốm sứ monogram của Burberry.

    Việc ra mắt pop up Ảo Cảnh trên đảo Jeju còn là một phần trong cam kết vì môi trường của Burberry. Đây là kim chỉ nam của nhà mốt Anh, hướng đến những thay đổi tích cực vì tương lai bền vững hơn.

    Burberry sẽ luôn tiếp tục hỗ trợ bảo tồn đảo Jeju. Nhà mốt có mối quan hệ đối tác 5 năm với tổ chức phi lợi nhuận Jeju Olle Foundation.

    pop up trang guong cua burberry tai han quoc 0

    Theo đó, Burberry sẽ giúp duy trì những con đường mòn tuyệt đẹp của hòn đảo này, để công chúng có thể tự do khám phá, mà vẫn đáp ứng tiêu chí an toàn. Nhà mốt Anh cũng hỗ trợ các chương trình loại bỏ rác thải để bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của đảo Jeju. Chứng nhận không phát thải – Carbon Neutral – sẽ được trao cho Burberry. Như một cam kết giảm thải tác động môi trường trong tất cả các hoạt động của thương hiệu. Tinh thần chinh phục hành trình, khám phá những khả năng vô hạn, bức phá đến một thực tế mới và khát khao vươn lên chính là điều mà nhà mốt xứ sở sương mù muốn gửi gắm đến khách hàng.

    Theo BazaarVietnam

  • Tiêu Chiến đại diện xa xỉ phẩm, nghệ sĩ trong và ngoài nước tán thưởng, gương mặt đậm chất phương Đông xuất hiện trên màn hình của thế giới.

    Gần đây, thương hiệu lam huyết Gucci đã tuyên bố Tiêu Chiến trở thành người đại diện toàn cầu (nhấn mạnh chữ Global), nhiệt độ thảo luận kéo dài "ba ngày không dứt", “dư âm hãy còn văng vẳng bên tai”, chủ đề ngoại trừ sức mua hàng mạnh mẽ của người hâm mộ, khả năng mang hàng của Tiêu Chiến ra, chủ đề nghệ sĩ Tiêu Chiến cũng trở thành chủ đề bàn luận nhiều nhất.

    Một nghệ sĩ mới xuất đạo 5 năm, năm ngoái còn bị hắc toàn mạng, tất cả mọi người đều cho rằng Tiêu Chiến không thể quay lại được nữa, một thế hệ đỉnh lưu cứ vậy mà rời khỏi sân chơi.

    Không ai nghĩ tới 2021 Tiêu Chiến lại có thể lấy tốc độ nhanh chóng, khí thế mạnh mẽ mà quay trở lại như vậy? Chỉ trong vòng 5 tháng ngắn ngủi đã lấy được 3 xa xỉ phẩm: TOD’S, Zenith, Gucci, mà tất cả đều là danh phận người đại diện thương hiệu.

    Danh phận có lớn hay không, có đáng để kiêu ngạo hay không, thực ra người trong ngành đều biết rõ, trong các tiểu sinh phát triển cùng thời, đều phải “Quá quan trảm tướng” thông qua sự tiếp xúc và hợp tác, từ Bạn thân thương hiệu, hợp tác một nhánh, Đại sứ thương hiệu, quảng cáo tại sân ga, lên bìa tạp chí, quay chụp, phỏng vấn...mà những quy trình này đối với Tiêu Chiến có vẻ quá mức rườm rà, thương hiệu đã trực tiếp bỏ qua và mở rộng cửa mời người đại diện.

    Có thể nói Tiêu Chiến là người đầu tiên làm được như vậy ở trong mảng thương hiệu xa xỉ phẩm của giới giải trí, không trải qua quy trình như trên mà trực tiếp “nhảy” đến danh phận người đại diện.

    Rất nhiều Tiểu Phi Hiệp thấy những kẻ ghen tị* dậm chân chê bai “Người đại diện của 3 thương hiệu xa xỉ phẩm” thì có gì để khoe khoang, phải biết rằng người đai diện hợp tác thương vụ cùng với nhãn hàng, trực tiếp nhất chính là có phí đại diện, không cần suy nghĩ mấy thứ khác, có tiền là Ok, mấy điều còn lại không đáng quan tâm.

    Sau khi tuyên bố trong nước, thương hiệu cũng đồng thời tuyên Tiêu Chiến trở thành người đại diện trên các nền tảng mạng xã hội quốc tế, Twitter, Ins, Facebook và một số nền tảng khác đồng loạt đăng bài, có điểm giống với lúc tuyên TOD’S, cư dân mạng lại tiếp tục chế bức ảnh “Vua sư tử”, đúng là giống nhau như đúc.

    Tài khoản Weibo chính thức của thương hiệu cũng thay đổi phong thái lạnh lùng và kiêu ngạo trước đây, liên tục đăng bài thể hiện sự yêu thích, nhìn y như một “Tài khoản giả mạo” vậy, xem ra xa xỉ phẩm cũng get được “mật mã tài phú” của người đại diện.

    Từ sinh nhật của Tiêu Chiến 1005, cho đến thập toàn thập mĩ, một lòng một dạ, 520 (tôi yêu bạn), một ngày mà đăng liên tục 8 bài, Tiêu Chiến đã khiến lam huyết “lần đầu làm chuyện ấy”.

    tieu chien gucci vogue

    Nhìn vào không khí náo nhiệt này, Có thể thấy được các thương hiệu quốc tế thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn của mình đối với người đại diện, người hâm mộ của Tiêu Chiến ngoại trừ là người hâm mộ thì họ còn là người tiêu dùng trực tiếp nhất, các xa xỉ phẩm thực sự đã quan tâm và tôn trọng khách hàng khu vực nội địa, nắm được những chi tiết mà người hâm mộ của Tiêu Chiến quan tâm, 3 xa xỉ phẩm lần lượt thể nghiệm những điều kì lạ thú vị, Đông Tây kết hợp tạo ra bầu không khí thật lãng mạn.

    Mọi người đều biết dưới tình hình dịch bệnh, thị trường nội địa Trung được các thương hiệu xa xỉ phẩm quan tâm nhất, việc Gucci thay đổi tư thái của mình trước Tiêu Chiến và người hâm mộ đã đánh vỡ phong cách lạnh lùng trước đó của các xa xỉ phẩm, tạo nên một cái nhìn khác đối với lam huyết. Có thể thấy, xa xỉ phẩm không lạnh lùng, chỉ là sự sủng ái không giành cho bạn mà thôi. Tất nhiên là Tiêu Chiến rất nổi tiếng, nhưng nổi tiếng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để được nhãn hàng ưu ái, còn có phong thái cùng sự kiêu ngạo không gì thay thế được dù hoạt động trong giới giải trí đầy bùn lầy, điều đó thực sự rất đáng trân trọng.

    Nhìn lại thì, Tiêu Chiến sẽ không bị bất kì ảnh hưởng nào từ các kiểu “chế giễu” cả, lần nhận đại ngôn này khiến cho danh tiếng của Tiêu Chiến lại một lần nữa xuất hiện trên toàn cầu, để thế giới chiêm ngưỡng những nét đẹp mang phong cách truyền thống đậm chất phương Đông, chỉ có thể nói “Trai đẹp chính là tiền tệ lưu hành toàn thế giới” , cuối cùng, sau khi tuyên bố người đại diện trên các nền tảng, các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước đã thể hiện sự tán thường, đây đúng thật là phiêu hương của thế giới.

    *Người viết bài dùng từ 酸鸡 – gà chua, đây là từ dùng để chỉ mấy kẻ vua bàn phím, mở miệng chê bai nhưng thực chất đang ghen tị đến đỏ cả mắt

    Nguồn: Baidu - 茶娱和饭后

    Dịch: Tiêu Chiến - Xóm trọ vui vẻ

    Bài liên quan: Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu Gucci

  • Hôm nay ngày 22/10/2021, Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu (Phẩm bài đại diện) cho Gucci.

    "Tiêu Chiến đảm nhiệm vai trò đại diện thương hiệu Gucci, đồng hành với Gucci cùng nhau khám phá và và tìm hiểu hành trình tự sự về thời trang", Gucci đăng tải.

    GUCCI cũng đăng tải video quảng cáo sản phẩm của người đại diện Tiêu Chiến: "Người đại diện thương hiệu Tiêu Chiến đã thể hiện dự án hình ảnh sáng tạo mới của GUCCI. Tiếp tục chủ nghĩa thẩm mỹ siêu thực mang tính biểu tượng của thương hiệu. Trong video, Tiêu Chiến với nhiều tạo hình phong cách khác nhau qua nhiều lần xuất hiện, cuối cùng đến với GUCCI để bắt đầu một hành trình mới".

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Tài khoản weibo chính thức của Thời trang Sohu đã đăng tải các hình ảnh được cắt ra từ trong clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến: "Xin chúc mừng Tiêu Chiến đã trở thành người đại diện thương hiệu Gucci..."

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Thông tin thêm về Gucci:

    Gucci là một trong những nhãn hiệu xa xỉ lừng danh, có ảnh hưởng trên thế giới, ắt phải nhắc tới khi bàn về thời trang và phụ kiện, là một chuẩn mực về kinh doanh sáng tạo và hiện đại.

    Ra đời tại Florence vào năm 1921, Nhà mốt nổi tiếng vì những sáng tạo độc đáo và thời thượng đại diện cho đỉnh cao kỹ thuật thủ công của người Ý và không thể vượt qua về chất lượng, tỉ mỉ đến từng chi tiết và thiết kế giàu sức tưởng tượng.

    Ngày nay, Gucci đang nỗ lực định nghĩa lại từ “Xa xỉ” cho thế kỷ 21, một tham vọng bắt đầu từ năm 2015 dưới sự dẫn dắt bởi bộ đôi là Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri. Rực rỡ sắc màu, lãng mạn, thi vị và ảo diệu, tầm nhìn độc đáo của Michele (người đã gắn bó với Gucci từ năm 2002) nhận được tán thưởng từ giới phê bình, đồng thời tạo được một mối liên kết cảm xúc rất riêng với những khách hàng trẻ tuổi.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Với cách phiên giải uyên bác lịch sử văn hóa và thời trang, tiếp cận đa chiều của Michele đã thành công trong việc kết hợp giữa yêu cầu ăn mặc thời thượng với nghệ thuật Phục hưng Ý, lối thẩm mỹ gô tích với thái độ nổi loạn punk DIY. Lúc này hơn lúc nào khác, sự hấp dẫn thu hút, đổi mới và một cam kết theo đuổi cho phép Gucci hướng tới một cách tiếp cận thời trang hiện đại hoàn toàn mới.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Gucci là một nhà mốt thuộc Kering, một tập đoàn xa xỉ toàn cầu quản lý một loạt các nhà mốt thời trang, đồ da, trang sức và đồng hồ lừng danh gồm: Gucci, Saint Laurent, Bottega Veneta, Balenciaga, Alexander Mc Queen, Brioni, Boucheron, Pomellato, DoDo, Qeelin, Ulysse Nardin, Girard-Peregaux và mắt kính Kering. Kering tạo điều kiện cho các nhãn hiệu dưới trướng khám phá các giới hạn sáng tạo mới cùng lúc xây dựng một thế giới hàng xa xỉ bền vững và có trách nhiệm. Năm 2020, doanh thu của Kering là 13,1 tỉ Eur. Một thông tin thú vị là nữ diễn viên nổi tiếng Emma Watson là một Giám đốc trong ban quản trị của Kering từ 16/6/2020. Nhiệm kỳ của cô sẽ kết thúc vào cuối tháng 12 năm 2023. Nữ diễn viên nổi tiếng còn được biết đến với tư cách là nhà hoạt động xã hội tích cực với những nỗ lực lên tiếng, đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, bình đẳng giới không chỉ trong lĩnh vực giải trí.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Kering ngay từ những ngày đầu thành lập đã triển khai rất nhiều hoạt động, dự án hướng tới xã hội bền vững, có trách nhiệm với môi trường, trong đó bao gồm cả việc thành lập Quỹ Kering hỗ trợ ứng phó vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương, cung cấp tài chính cho các dự án kinh doanh vì cộng đồng… hướng tới một tầm nhìn là sự “Xa xỉ” không tách rời khỏi những giá trị và tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội.

    Từ năm 2019, Kering đã soạn thảo Bộ tiêu chuẩn phúc lợi động vật và cùng các chuyên gia, tổ chức bên ngoài xúc tiến các chương trình hành động cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành thời trang và hàng hóa xa xỉ. Bắt đầu từ mùa thời trang Thu Đông 2022, tất cả các sản phẩm trong các bộ sưu tập của tất cả 13 nhà mốt trong tập đoàn sẽ không còn sử dụng lông thú ở bất kỳ hình thức nào. Trước khi có động thái thống nhất trong toàn bộ tập đoàn, Gucci đã tiên phong triển khai ý tưởng này từ năm 2017 khi tuyên bố sẽ ngừng sử dụng lông thú dưới sự dẫn dắt của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele (Trước đó Gucci đã có màn trở lại ngôi vị hoành tráng dưới thời Tom Ford ưa sự hào nhoáng cùng việc sử dụng thường xuyên lông thú trong sản phẩm.)

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Năm 2017, giữ vững cam kết của Kering về kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, Gucci đã tuyên bố chương trình “Culture of Purpose’, một chương trình 10 năm tập trung vào việc tạo dựng tác động môi trường và xã hội tích cực với hai cam kết và ba trụ cột. Cam kết đầu tiên chính là việc Gucci tham gia vào Liên minh không sử dụng lông thú (FFA) trong ngành thời trang, liên minh đấu tranh với tình trạng bóc lột và đối xử tàn nhẫn để lấy lông thú trong tự nhiên và cả trong các cơ sở nuôi công nghiệp.

    Cam kết này đã được hiện thực hóa từ bộ sưu tập Xuân Hè 2018 Gucci không còn sử dụng và quảng bá về lông thú. Cam kết tiếp theo là Gucci quyên tặng 1 triệu Euro với tư cách là đối tác sáng lập của Sáng kiến tăng cường năng lực cho trẻ em gái của UNICEF. Sáng kiến này giúp UNICEF tiếp cận đến và nâng cao năng lực trực tiếp cho 50.000 trẻ em gái và gián tiếp tới hơn 150.000 trẻ khác. Nguồn quỹ và các hoạt động nằm trong khuôn khổ sáng kiến của Gucci và UNICEF góp phần hiện thực hóa Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs), cụ thể là Mục tiêu số 5 có trọng tâm là bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái. Ba trụ cột mang tính nguyên tắc của Gucci trong Culture of Purpose là: Môi trường, Nhân văn và Mẫu hình mới.

    Clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến

    Về trụ cột môi trường, Gucci cam kết giảm tác động môi trường và đặt mục tiêu tham vọng tạo một tiêu chuẩn mới trong ngành bán lẻ đồ xa xỉ, ví dụ đảm bảo truy vết được 95% nguyên vật liệu thô, hay như nỗ lực giảm nguyên vật liệu thừa, giảm khối lượng da được xử lý trong quá trình sản xuất cũng như tiết kiệm nước và giảm khí thải carbon trong các công đoạn sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Trụ cột thứ hai là Nhân văn. Gucci nỗ lực tăng cường năng lực cho nhân viên và bảo tồn các kỹ năng nghệ nhân trong chuỗi cung ứng của nhãn hiệu. Gucci đã được trao giải thưởng Green Carpet Fashion vì các đổi mới mang tính bền vững, bình đẳng giới (6 trong 10 lãnh đạo cao cấp của Gucci là nữ), đa dạng và hòa hợp (Gucci là thành viên của Parks – Liberi e Uguali, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được sự da dạng hóa tại môi trường làm việc). Sau cùng Gucci cũng luôn tìm kiếm phát triển các phương thức vận hành mới, áp dụng cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và hậu cần (ví dụ thành lập trung tâm Artlab về vật liệu da)… Ngoài ra Gucci còn triển khai một chương trình để nhân viên hãng dùng 1% quỹ thời gian làm việc hàng năm cho các hoạt động tình nguyện.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Ra mắt ngày 05/6/2018 nhân Ngày Môi trường Thế giới, Gucci Equilibrium là web phụ của Gucci, chuyên trang đăng tải những hoạt động của nhãn hiệu vì mục tiêu con người và hành tinh, hướng tới phát triển bền vững. Gucci muốn phát triển nền tảng này trở thành một công cụ phản ánh sự cân bằng giữa các mục tiêu thẩm mỹ và đạo đức, là kim chỉ nam cho chiến lược của hãng. Theo Diana Verde Nieto, đồng sáng lập và CEO của Positive Luxury “Nhờ có sự chuyển đổi giá trị trong nhận thức của khách hàng thời đại mới, những nhãn hàng xa xỉ như Gucci đã nhận ra rằng CSR (trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) không chỉ còn nằm trong danh mục việc phải làm.

    Gucci nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp với công chúng về những gì nhãn hiệu đang chủ động thực hiện vì mục tiêu con người và hành tinh này cho dù là những hành động nhỏ nhất.” Gucci Equilibrium ngoài là một nền tảng để chia sẻ những hoạt động của nhãn hiệu, còn có tính năng cho người tiêu dùng tương tác và tham gia cùng với nhãn hiệu. Người tiêu dùng dễ dàng truy cập để biết đến chính sách bền vững và trách nhiệm xã hội của nhãn hiệu, thông tin liên hệ của người phụ trách CSR của doanh nghiệp, mở ra các kênh giao tiếp... “Có những thời điểm quan trọng chúng ta có thể cùng nhau chung sức để thực hiện được các Mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Khí hậu Paris. Cách duy nhất để làm được điều đó là đem mọi người đến gần nhau, chia sẻ ý tưởng, sáng kiến và kinh nghiệm. Đó là mục tiêu chúng tôi cho ra đời Gucci Equilibrium”, theo Marco Bizzarri, CEO của Gucci.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Từ năm 2013, các quyết định mua hàng của những khách hàng giới xa xỉ đã chuyển đổi ngoạn mục bởi sự quan tâm của họ tới trách nhiệm xã hội và sự bền vững. Ngày nay, 56% các khách hàng xa xỉ thực sự đã hài hòa quan tâm của họ với quan điểm các nhãn hàng xa xỉ cần có trách nhiệm xã hội, so với 45% năm 2013. 62% được hỏi cho biết họ sẽ giao dịch với một nhãn hiệu ủng hộ cho sự bền vững hơn là một nhãn hiệu không làm điều đó, tỉ lệ này năm 2013 là 50%. Các mối quan tâm về sự bền vững đã trở nên lớn hơn nhiều ở Hàn Quốc (81%), Nhật Bản (70%), Trung Quốc (66%) và Pháp (66%) so với Mỹ (45%) hay Anh (43%). Gucci đã nhanh chóng trở thành nhân tố đi đầu về sự bền vững trong giới xa xỉ.

    Những năm qua, Gucci là nhãn hiệu kinh doanh tốt nhất của Kering do sự tăng trưởng bán hàng xuất sắc. Theo Statista, nhà mốt kết thúc năm 2019 với 9,6 tỉ USD bán hàng, cao một cách ấn tượng khi so với Saint Laurent (2 tỉ) hay Bottega Veneta (1,16 tỉ). Theo Globenewires về kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2021, doanh thu tổng Kering đạt 4,187.8 tỉ EUR, trong đó Gucci đóng góp 2,181.8 tỉ so với Saint Laurent (652.9 triệu), Bottega (363.4 triệu).

    Gucci không thể có kết quả ấn tượng như vậy nếu không có chiến lược marketing số của Alessandro Michele, chiến lược ưu tiên hướng đến khách hàng trẻ, hiểu nhu cầu của họ và hành động theo họ. Marco Bizzari và Alessandro Michele đã cho triển khai chiến lược marketing nhằm vào Gen Z, nhóm khách hàng rõ ràng là sức mua thấp, ngược lại có ảnh hưởng lớn. Theo Forbes, trong khi nhóm khách hàng này chỉ chiếm 4% lượng tiêu thụ sản phẩm xa xỉ toàn thế giới năm 2018, đến năm 2020 tỉ lệ đó đã tăng gấp đôi.

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

    Tại những vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Gen Z chiếm tới 15% lượng mua sắm các mặt hàng xa xỉ tại đất nước này. Để thu hút nhóm khách hàng trẻ này, nhóm đối tượng mà các nhãn hiệu khác trong lúc này còn chưa tính đến, Gucci đã tự làm mới bản thân bằng việc sử dụng các công nghệ mới nổi và các công cụ marketing số để tạo ra nội dung số như các ứng dụng AR, VR, AI chatbots cũng như hợp tác với các đối tác để cho ra các sản phẩm số như các phiên bản ảo của các bộ sưu tập và sản phẩm của nhà mốt.

    Nếu những thập kỷ trước đây, các nhãn hiệu xa xỉ dùng các sản phẩm phụ trợ như thắt lưng, ví, các sản phẩm da nhỏ để hấp dẫn khách hàng kém dư giả hơn trước khi tiếp thị tới họ những tiêu chuẩn và trải nghiệm công ty có thể mang lại cho họ, ngày nay, Gucci đang làm chính xác như vậy nhưng được số hóa (50% doanh số của nhà mốt đến từ phụ kiện)… Những gì Gucci làm là chuyển một nhãn hiệu xa xỉ từ sàn diễn sang internet, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội bằng việc tập trung vào Gen Y và Gen Z. Chiến lược có vẻ đã gặt hái được thành công. Thực tế, 55% doanh thu của Gucci đến từ nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Tỉ lệ này đặc biệt cao so với các nhãn hiệu xa xỉ truyền thống khác. Bán hàng trực tuyến cũng chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Gen Z được nhắm đến không phải vì sức mua hiện tại mà bởi sức gây ảnh hưởng lớn của nhóm này. Nhóm khách hàng trẻ tuổi này định hình hành vi tiêu dùng hàng ngày thông qua sự tương tác với đồng nghiệp, thành viên gia đình, bạn bè v.v… Họ là nhóm tiếp nhận khởi điểm. Họ không ngại thử nghiệm những thứ mới lạ rồi giới thiệu cho người khác, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên các đợt sóng quảng bá rộng rãi.

    Bên cạnh đó, thị hiếu và sự lựa chọn của nhóm khách hàng trẻ ảnh hưởng mạnh đến những thế hệ lớn tuổi hơn. Có câu “Các bà mẹ mua những gì con gái họ thích.” Trường hợp ngược lại hiếm thấy. Những nhãn hiệu mà Gen Z ưa thích sẽ tất yếu gợi hứng thú đối với Gen X. Tương tự, Gen Z sẽ khiến Gen X kém hứng thú với những những gì Gen Z không thích. Vì vậy, để vươn tới Gen X, các nhãn hiệu đầu tiên phải tương thích với Gen Z. Không tạo được sự tương thích này, một nhãn hiệu sẽ không có tương lai.

    Trung Quốc là một thị trường hàng xa xỉ phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất của thế giới. Đây cũng là thị trường trẻ nhất và số hóa nhất, nơi mà Gen Z đã đóng góp 15% lượng mua sắm hàng xa xỉ của nước này. Con số đó vẫn đang tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Thế hệ Gen Z của Trung Quốc có cái nhìn lạc quan về cuộc sống và tương lai, trưởng thành mà không phải trải qua khó khăn kinh tế. Họ có học thức, thường được học tại những trường đại học hàng đầu khắp thế giới, là những người kiêu hãnh và ái quốc hơn các thế hệ trước.

    Là những người sinh ra trong thời đại công nghệ, họ tiếp cận dễ dàng tới mọi thứ họ muốn. Cũng giống như Gen Z ở những nơi khác trên thế giới, Gen Z ở Trung Quốc coi bản thân họ là những thương hiệu cá nhân. Vì vậy, họ chỉ bao quanh bản thân bởi những nhãn hiệu tương thích với giá trị của mình. Và không nghi ngờ gì nữa, thế hệ trẻ nhất lại là nhân tố định hướng giá trị có ảnh hưởng nhất.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Để tiếp cận đến lực lượng gây ảnh hưởng này, Gen Z cần nhiều hơn việc được nhìn nhận. Cần có một chiến lược toàn thể. Lý do là nhóm dân số này số hóa một cách tối đa các hoạt động trong cuộc sống và nắm bắt thông tin nhanh chóng, có nghĩa là họ có mong đợi cao mà độ trung thành thì thấp. Những nhãn hiệu tương thích với Gen Z là những nhãn hiệu tiếp cận đến họ sớm, có những nội dung hấp dẫn và gắn kết họ trong khi chia sẻ các nguyên tắc và quan điểm của họ.

    Nhìn chung, các kết quả và báo cáo tài chính của Gucci đã chứng minh rằng nhóm khách hàng trẻ tuổi này thực sự là một lực lượng trong thế giới hàng xa xỉ.

    Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy 40% lượng hàng xa xỉ bán được do ảnh hưởng từ những gì khách hàng nhìn thấy trên mạng. Chiến lược số của Gucci không chỉ nhằm thu hút khách hàng tới các cửa hàng hoặc các kênh bán hàng khác, mà còn tạo ra các hiệu ứng lan truyền trong lĩnh vực số, có thể là trong các cộng đồng chơi game hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhãn hiệu cố gắng đạt được mục tiêu mà không phải quà cáp bằng sản phẩm cho những nhân vật, nhãn hàng có ảnh hưởng một cách phô trương. Nhãn hiệu quan tâm đến việc trở thành một nhãn hiệu được nói đến nhiều nhất trên mạng, bởi họ biết rằng bằng việc tạo sóng online, họ có thể sao chép hiệu ứng đó ngoài đời thực.

    Nhìn vào bối cảnh hiện tại, cách vận dụng truyền thống các phương tiện truyền thông – từ đơn giản là trưng bày ảnh chụp sản phẩm đến trả tiền cho những nhân vật ảnh hưởng hoặc người nổi tiếng tạo dáng với bộ sưu tập mới – đang dần tỏ ra kém hiệu quả không chỉ đối với những nhãn hiệu xa xỉ. Một số tác nhân ảnh hưởng đến xu hướng này. Đầu tiên đó là đại dịch COVID-19 giữ chân khách hàng tại nhà phần lớn thời gian trong năm vừa qua khiến những nội dung thực sự thú vị và giải trí lên ngôi. Khách hàng đơn giản sẽ không quan tâm nhiều đến việc hình ảnh những người nổi tiếng xuất hiện ở những vị trí đắc địa nào khi mà họ bị kẹt trong nhà. Tiếp đến, các nhãn hiệu thấy rằng lối tiếp cận sáng tạo với những sản phẩm truyền thông có nội dung gắn mác riêng sẽ đáng giá hơn là chỉ đơn giản ném tiền vào nền tảng rồi hi vọng đạt được hiệu quả cao nhất.

    Nghiên cứu của Customer Content Council cho thấy 72% đơn vị thực hiện marketing cho rằng tiếp thị nội dung hiệu quả hơn quảng cáo trên tạp chí, 62% cho rằng hiệu quả hơn hình thức quảng cáo trên TV, 69% cho rằng tiếp thị nội dung có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với việc giao tiếp qua kênh email trực tiếp và quan hệ công chúng (PR). Đến lượt mình, trong khi vẫn duy trì các tài khoản trên các nền tảng xã hội, Gucci đã chứng tỏ là người dẫn dầu trong thế giới “hậu xã hội” thông qua chiến lược kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố nội dung-thương mại.

    Tháng 4 năm 2021, nhãn hiệu Ý này đã tung ra talkshow gắn mác Gucci với kịch bản viết riêng cùng sự chủ trì của James Corden và sự tham gia của các khách mời trong trang phục Gucci gồm Harry Styles, Senrena William và Awkwafina. Hoạt động này là một cách quảng bá tinh tế cho chiến dịch Beloved, giới thiệu hiệu quả bộ sưu tập mới một cách trực tiếp mà không chiến dịch truyền thông xã hội nào có thể đem lại.

    Cách tiếp cận của Gucci cũng được thấy rõ qua việc chuyển hướng sang sản xuất các đoạn phim cho nhãn hiệu và chiến dịch GucciFest tháng 11/2020, nâng cấp hợp tác với The North Face và Pokemon Go, triển khai nội dung audio qua trạm phát radio “FM520” ở Trung Quốc. Trở lại quá khứ, từ năm 2017, nhà mốt đã triển khai chiến dịch meme độc đáo, tiếp cận tới người dùng trên các nền tảng xã hội bằng meme của nhà mốt rồi đề nghị họ “meme” lại, kết quả sau đó được nhà mốt đăng tải trên website. Bằng việc đảm bảo sự hiện diện trên mạng một cách rầm rộ và sử dụng ngôn ngữ mạng, Gucci đảm bảo cho mình thị phần lớn.

    tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

    Những nỗ lực kể trên cũng cho thấy khi mà đa phần các nhãn hiệu xa xỉ khác tạo khoảng cách với người hâm mộ, Gucci lại dựa vào các yếu tố văn hóa, xã hội đương đại cùng lôi cuốn sự tham gia của những nhân vật có ảnh hưởng về mặt truyền thông. Đối với chiến lược marketing thông qua nhân vật có sức ảnh hưởng và fan của người nổi tiếng, hiện nay Gucci vẫn đang đảm bảo rằng nhãn hiệu được nhìn thấy trên người những biểu tượng phong cách bao gồm Harry Styles, Kate Moss và Rihanna… đều là những nhân vật được Gen Y yêu thích. Người nổi tiếng luôn luôn đã và đang là xác nhận tột bậc cho những nhãn hiệu xa xỉ. Điều quan trọng là phong cách phải được nhìn thấy trên đúng người với cách thức sáng tạo, nội dung lôi cuốn.

    Nếu có điều gì nên tránh được khuyên từ các chuyên gia hàng xa xỉ thì đó là quy mô lớn của sản phẩm theo trào lưu, chiến lược được những nhãn hiệu thời trang phổ thông như H&M và Zara, phân khúc bên kia của thị trường theo đuổi. Theo đó, nguy cơ đối với nhãn hiệu xa xỉ là đánh mất vị trí trong phân khúc và làm loãng tên tuổi. Tuy nhiên Francois-Henri Pinault, chủ tịch và CEO của Kering gần đây cho rằng Gucci cần tìm cách thức cân bằng trong chiến lược marketing để thu hút cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

    Gucci đã mạo hiểm trong việc giữ chân khách hàng truyền thống. Năm năm trước, Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Nỗ lực của Gucci đã được phản ánh trong tỉ lệ sản phẩm bán ra với 40% là đồ xu hướng, 60% theo phong cách cổ điển. Cách thức marketing của nhãn hiệu thể hiện sự tiếp cận sành sỏi để vươn tới đối tượng khách hàng thành thạo số hóa và trẻ hóa trên phạm vi toàn cầu.

    Việc có một chiến lược sản phẩm mạnh kết nối với văn hóa đại chúng, cùng sự vận hành uyển chuyển mượt mà các chiến lược marketing độc đáo đã đảm bảo cho Gucci chỗ đứng xứng đáng là một nhãn hiệu xa xỉ hàng đầu của ngành công nghiệp.

    Hài hòa với những mục tiêu bền vững, phát triển xã hội, xây dựng những nội dung số cộp mác thương hiệu rồi để những yếu tố đó cộng hưởng với nhau đã được thể hiện trong một số hoạt động quảng bá thời gian qua của hai thương hiệu xa xỉ TOD’S (có 10% cổ phần thuộc LVMH) và Zenith (trực thuộc LVMH). Bộ sưu tập mới nhất Xuân Hè 2022 cho nữ, TOD’S quảng bá show diễn bằng đoạn phim ngắn truyền tải thông điệp về sự gắn kết giữa chia sẻ, tiếp thêm sức mạnh và kỹ nghệ thủ công. Mở màn và kết màn show, nhãn hiệu trình chiếu đoạn phim về bảy người phụ nữ hình thể khác nhau, màu da khác nhau thân ái trong một nghi lễ đoàn tụ. Trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Milan, TOD’S đã cho ra mắt các thiết kế nghệ thuật độc đáo được chế tạo từ vật liệu thừa, ý tưởng không giới hạn ở sản phẩm túi xách, giày dép mà còn là những sản phẩm nội thất được trưng bày tại các showroom của nhãn hiệu.

    Về phía Zenith, hiện nhãn hiệu là nhà tài trợ thời gian cho Extreme E (giải đua xe ô tô địa hình sử dụng năng lượng mặt trời). Từ đầu năm 2020, Zenith đã khởi động chiến dịch toàn cầu Dreamhers gắn với bộ sưu tập đầu tiên dành cho nữ giới Defy Midnight nhằm tôn vinh sự độc lập của phụ nữ, theo đuổi, chinh phục thử thách, vượt qua mọi rào cản để vươn đến ước mơ của riêng mình. Chiến dịch có sự tham gia của các Dreamhers Ambassdors, những phụ nữ không phải là người nổi tiếng nhưng đạt được những thành tựu đã được ghi nhận từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ khắp mọi miền trên thế giới. Từ khi khởi động chiến dịch đến nay, CEO Julien Tonare của nhãn hiệu đã trực tiếp thực hiện loạt livestream đối thoại với các đại sứ trong chương trình và phát trực tiếp trên nền tảng xã hội. “Time to reach your star”, khẩu hiệu của hãng được tiếp thị trực tiếp đến mỗi người tiêu dùng bằng ứng dụng công nghệ ảo đơn giản nhưng khá thú vị khi chỉ bằng cách nhấp vào đường link trên Chrome, người dùng có thể mở ra cả một vũ trụ lấp lánh ba chiều trên màn hình điện thoại.

    Fun fact:

    Gucci còn là một tính từ!

    Trong một phỏng vấn Harper’s Bazaar năm 1999, nhạc sĩ Lenny Kravitz nói rằng phòng ngủ anh ta “rất Gucci”. Cụm từ đã nhanh chóng được văn hóa đại chúng tiếp nhập. Trong những năm 90, Gucci trở thành một từ bóng bẩy để mô tả thứ gì đó xa xỉ và tuyệt vời.

    Nguồn: Tiêu Chiến - xóm trọ vui vẻ

    Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

    Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

    Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

  • Mới đây, siêu mẫu xinh đẹp vừa lên xe hoa với con trai của tỷ phú giàu thứ 6 thế giới.

    co gai ban trai cay 0

    Natalia Vodianova, siêu mẫu nước Nga và được mệnh danh là một trong những người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới, mới đây đã lên xe hoa với doanh nhân Antoine Arnault - con trai của tỷ phú giàu thứ 6 thế giới Bernard Arnault. Được biết đây là chồng thứ 2 của cô, sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với tỷ phú Justin Trevor Berkeley Portman vào năm 2011. Cô có 3 con với chồng cũ. Nhan sắc của các con Natalia cũng vô cùng xinh đẹp.

    co gai ban trai cay 0
    Nhan sắc khó ai sánh kịp của nữ siêu mẫu Natalia Vodianova.

    Nàng Lọ Lem tìm được Hoàng tử không chỉ một mà hai lần

    Nữ siêu mẫu hàng đầu xứ sở bạch dương đã chia sẻ bức ảnh nắm tay chồng rời khỏi văn phòng đăng ký kết hôn ở Paris vào ngày 21/9. Cô diện chiếc váy trắng dài tay, thanh lịch, tôn lên nét sang trọng, quý phái của mình. Chồng cô, Antoine Arnault, diện vest xanh lịch lãm. Cặp đôi tay trong tay hạnh phúc, rạng rỡ bước đi trong sự reo hò của mọi người xung quanh.

    co gai ban trai cay 0

    Natalia Vodianova được doanh nhân Antoine Arnault cầu hôn vào khoảnh khắc giao thừa khi bước sang năm 2020. Họ dự kiến tổ chức hôn lễ vào tháng 6/2020 nhưng phải hoãn lại vì dịch bệnh.

    Natalia và Antoine gặp nhau lần đầu vào năm 2008 khi vị doanh nhân giàu có này đang làm việc tại văn phòng Louis Vuitton còn Natalia là người mẫu ảnh. Khi ấy, dù Natalia đã có chồng con nhưng sắc đẹp của nàng siêu mẫu vẫn khiến con trai chủ tịch LVMH - Moët Hennessy Louis Vuitton say đắm. Suốt những năm sau đó, Antoine vẫn thầm thương nàng thơ của mình. Đến năm 2011, khi cuộc hôn nhân của siêu mẫu với tỷ phú Justin Trevor Berkeley Portman đổ vỡ, chàng công tử Antoine đã nỗ lực chinh phục trái tim người đẹp.

    Họ nhanh chóng hẹn hò từ năm 2011 đến nay và có 2 con Maxim 6 tuổi, Roman 4 tuổi.

    "Tuổi thơ nghèo khó theo tôi đến cả cuộc đời."

    Dù là phu nhân tỷ phú nhưng Natalia Vodianova từng có tuổi thơ thiếu thốn đến mức có những ngày cô chỉ có thể húp nước súp để "cầm hơi", Mỗi ngày trải qua đều là cuộc chiến chống lại giá rét và đói khát đang muốn nhấn chìm mình.

    co gai ban trai cay 0

    Nhưng không chối bỏ quá khứ nghèo khó đó, Natalia luôn cảm ơn những gì mình phải trải qua và nỗ lực giúp đỡ người khác khi cuộc sống của cô trở nên khá giả hơn.

    Natalia sinh ra ở một thị trấn công nghiệp phía Đông Moscow. Cha cô đã bỏ gia đình khi Natalia còn rất nhỏ, hai mẹ con cô sống cùng bà ngoại, dù nghèo nhưng vẫn ấm áp vì có tình thương của bà.

    co gai ban trai cay 0

    Sau đó, mẹ Natalia Vodianova lấy chồng khác và có một con gái thứ hai bị bại não, sau đó bà sinh thêm một người con gái khác. Cuối cùng, cha dượng của Natalia cũng rời bỏ gia đình để họ lâm vào tình cảnh vô cùng khốn khó.

    Năm 1993, lúc Natalie 11 tuổi thì đã giúp mẹ chuyên chở trái cây. Lên 14 tuổi, vì để giảm bớt gánh nặng cho mẹ và chữa bệnh cho em gái, cô cùng bạn hùn tiền mở một sạp trái cây.

    co gai ban trai cay 0

    Cùng năm ấy, khi đang ở trước sạp bán thì cô được người "săn nhân tài" phát hiện ra. Người quản lý nói với cô điều kiện tiên quyết để trở thành người mẫu là trong vòng 3 tháng phải học được tiếng Anh, như vậy mới có cơ hội bay đến Paris phát triển.

    Khi mẹ phải làm lao công ở 4 nơi và cô thì mở một quầy trái cây để có thu nhập, Natalia đã làm tất cả việc nhà như nấu nướng, chăm sóc các em. Từ đó mà cô phải học cách trưởng thành hơn, có những ngày nhà cạn thức ăn, cô và các em phải chịu đói rồi quen dần với sự thiếu thốn đó.

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0

    Vì những năm tháng nghèo khó mà hiện nay, dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng nữ siêu mẫu không phung phí vào những sở thích xa hoa, cô sống rất giản dị và luôn dạy các con phải khiêm tốn.

    Được biết Natalia sống cùng chồng ở căn biệt thự có tầm nhìn ra tháp Eiffel, tuy nhiên cô vẫn giữ được cách tiêu xài hợp lí và không mua sắm những thứ đắt tiền, trong một chia sẻ, Natalia từng khẳng định: ''Chúng tôi không mua sắm gì nhiều, chỉ những khi thực sự cần thiết mới đi mua sắm và sẽ mua đủ dùng cho cả năm, với những món đồ cơ bản như quần jeans, áo sơ mi, áo khoác ấm... Nói chung, chúng tôi sống giản tiện''.

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0

    Quan trọng hơn hết, Natalia luôn giúp đỡ những người khó khăn, cô tham gia các chương trình thiện nguyện, quyên góp cho các tổ chức giúp đỡ trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn. Cô cũng từng chia sẻ, những năm tháng tuổi thơ cực nhọc khiến cô ám ảnh đến mức không thể thoả sức vung tiền cho những món đồ xa xỉ.

    Nàng Lọ Lem khiến cả thế giới ghen tỵ

    Năm 17 tuổi, Natalia tham gia cuộc tuyển chọn người mẫu và ngay lập tức được chú ý. Chỉ 1 tuần sau, cô được đến Paris và bắt đầu học tiếng Anh. Đến năm 19 tuổi, Natalia kết hôn với chồng tỷ phú và có 3 người con.

    co gai ban trai cay 0
    Natalia và chồng cũ.

    Sau 10 năm gắn bó, họ đường ai nấy đi. Rồi Natalia gặp người chồng thứ hai, cũng là một người đàn ông giàu có.

    co gai ban trai cay 0
    Natalia và công tử nhà LV, Antoine Arnault.

    co gai ban trai cay 0
    Họ đã hẹn hò từ năm 2011 và có với nhau 2 người con.

    Gia đình nhà chồng cô vốn kinh doanh thời trang và có một chuỗi cửa hiệu thời trang cao cấp. Bản thân Natalia từng có mặt ở sàn catwalk cho hơn 200 show thời trang quốc tế, xuất hiện trên vô số bìa tạp chí thời trang, tham gia nhiều chiến dịch quảng bá lớn của các thương hiệu cao cấp…

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0
    Natalia chụp ảnh cùng các con.

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0

    co gai ban trai cay 0
    Dù là con trai tỷ phú nhưng Antoine vẫn rất mực cưng chiều vợ.

    Hiện nay, Natalia đang có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên gia đình. Với đức tính giản dị của mình, cô cũng có rất nhiều người hâm mộ. Đã ở tuổi 38, trải qua 5 lần sinh nở, nhưng nhan sắc của Natalia vẫn rất ấn tượng, cô không có ý định giải nghệ trong tương lai gần.

    Nguồn: Lost Bird

  • Hàng trăm chiếc áo lót Victoria's Secret bị phát hiện tại một bãi rác ở Colorado. Việc này đã gợi lại những vết đen trong quá khứ của các thương hiệu thời trang lớn.

    Theo Business Insider, Melanie Gelinas, cư dân của thành phố Centennial thuộc bang Colorado, đã phát hiện ra một vài chiếc áo lót trên mặt đất ở bãi rác gần nhà cô. Khi tiến lại gần, Gelinas nhận ra có hàng đống áo lót Victoria's Secret bị vứt ở đó.

    Cô cho biết: "Chúng phải lên tới hàng trăm chiếc. Thay vì vứt toàn bộ ra bãi rác như vậy, những chiếc áo lót này có thể quyên góp đến người vô gia cư và phụ nữ bị bạo hành".

    "Tôi chỉ cảm thấy việc này thật lãng phí, bạn biết đấy, người phụ nữ nào sống trong một khu vô gia cư lại không muốn có một chiếc áo lót mới của Victoria's Secret chứ?", Gelinas bày tỏ thêm.

    Một cửa hàng trưng bày của Victoria's Secret. Ảnh: Bloomberg

    Người phát ngôn của Victoria's Secret đã xác nhận rằng những món đồ bỏ đi này đến từ một cửa hàng Victoria's Secret đã bị đóng cửa gần đó.

    "Chúng tôi xin lỗi vì để điều này xảy ra. Bởi cửa hàng đóng cửa, chúng tôi đã hủy các sản phẩm mẫu bao gồm cả áo ngực từ phòng thử đồ. Tất cả hàng tồn kho còn lại đã được phân bổ đến các cửa hàng khác."

    Bí mật đen tối của ngành công nghiệp thời trang

    Sự cố này là một ví dụ về cách thức thường được các nhà bán lẻ áp dụng - vứt bỏ quần áo không thể bán được nhưng vẫn có thể sử dụng thay vì tặng chúng cho người khác. Nhiều thương hiệu lớn cũng từng thực hiện điều tương tự trong quá khứ.

    Năm 2017, một cư dân New York đã phát hiện những túi rác chứa đầy giày thể thao Nike bị vứt bên ngoài một cửa hàng ở Soho. Những đôi giày thể thao này đã bị cắt rạch từ mặt trước ra mặt sau khiến chúng không thể đi được nữa. Nike không giải thích tại sao những đôi giày bị cắt ra nhưng nói rằng chúng không phù hợp để bán lại hoặc quyên góp nên đã bị huỷ bỏ.

    Eddie Bauer, một cửa hàng quần áo ngoài trời, đã bị ném đá trên mạng xã hội vào năm 2017 sau khi một người mua sắm chia sẻ những bức ảnh về đống áo khoác và chăn có giá 200-400 USD của nó bị cắt và vứt vào thùng rác bên ngoài một cửa hàng ở New York. Thời điểm đó, đại diện Eddie Bauer đã xác nhận sự việc nhưng cho biết rằng đó không phải là chính sách của công ty.

    Các thương hiệu nổi tiếng thường áp dụng cách thức này để ngăn sản phẩm của mình bị bán lại tại các cửa hàng giá rẻ nhằm bảo vệ hình ảnh thương hiệu.

    Nhiều thương hiệu còn dùng đến cách đốt hàng tồn kho dư thừa. Trước đây, H&M đã gửi hàng tồn kho tới một nhà máy năng lượng ở Thụy Điển, nơi quần áo được dùng làm nhiên liệu đốt để sản xuất năng lượng. Công ty cho biết rằng họ chỉ đốt các mặt hàng không an toàn cho người tiêu dùng, không bao gồm quần áo còn sử dụng được.

    Các thương hiệu xa xỉ còn có những hành động cực đoan hơn. 7/2018, Burberry tiết lộ trong một báo cáo rằng họ đã phá hủy quần áo và phụ kiện trị giá lên đến 37 triệu USD để bảo vệ thương hiệu của mình. Tin tức này đã tạo ra làn sóng phản đối trên phương tiện truyền thông. Ngay sau đó, Burberry đã phải tuyên bố rằng họ sẽ ngừng sử dụng quy trình này.

    Thay vì phải bỏ ra các khoản tiền đáng kể cho chi phí môi trường, chi phí thiêu hủy thì những sản phẩm may mặc này có thể được quyên góp và sử dụng lại.

    26 triệu tấn quần áo nằm tại bãi rác mỗi năm

    Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, phải mất 2.700 lít nước để sản xuất áo riêng một chiếc áo phông, làm may mặc trở thành một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu. Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ ước tính rằng 11,8 triệu tấn hàng dệt may bị vứt bỏ tại một bãi rác mỗi năm. Trong đó, một số mặt hàng làm từ vải khó phân hủy.

    Đốt quần áo cũng không phải là cách thức tốt hơn. Quá trình này giải phóng CO2 và thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu. Gần đây, Fast Company đã báo cáo rằng việc đốt quần áo thải ra nhiều CO2 hơn so với đốt than đá và khí đốt tự nhiên.

    2/2019, Ủy ban Môi trường Quốc hội của Anh đã đưa ra một báo cáo về tiêu dùng quần áo và sự bền vững trong ngành công nghiệp thời trang. Theo BBC, báo cáo đề cập rằng rằng hành vi thiêu hủy quần áo gây hại cho sức khỏe con người bằng cách "tạo ra khí thải và làm ô nhiễm không khí thêm".

    Theo Zing

  • Những ngày qua, thông tin thương hiệu Victoria Beckham làm chủ thua lỗ đã khiến công chúng đặc biệt chú. Song, khi được biết thương hiệu này đã làm ăn thất bát suốt 11 năm qua càng khiến dư luận ngỡ ngàng. 

    Victoria Beckham - bà xã của cựu danh thủ nổi tiếng David Backham, vốn được công chúng hâm mộ biết đến là cựu thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng Spice Girls. Thời điểm sau khi kết hôn, người đẹp này bắt đầu chuyển hướng lấn sân sang lĩnh vực thời trang, và được ngợi ca fashion icon có tầm ảnh hưởng nhất nhì nước Anh. Sau đó, cô tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực này khi trở thành nhà thiết kế danh tiếng.

    Với tất cả những kinh nghiệm và tài hoa ấy, Victoria Beckham đã quyết định thành lập công ty riêng. Dưới sự "rót" vốn của ông xã David Backham, Victoria đã cho ra mắt thị trường thời trang thương hiệu của riêng mình vào năm 2008.

    Thương hiệu Victoria Beckham làm ăn thua lỗ suốt 11 năm qua

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, thông tin thương hiệu thời trang của Victoria Beckham làm ăn thua lỗ đã khiến công chúng vô cùng bất ngờ. Theo đó, dù danh tiếng của Victoria Beckham là rất khủng, cô cũng cho quảng bá thương hiệu rất hoành tráng,....song được biết kể từ khi ra đời đến nay, thương hiệu này hoạt động chưa từng có lãi. Câu chuyện làm ăn thua lỗ, thực tế đã kéo dài suốt 11 năm qua.

    Đế chế thời trang của Victoria đang gặp khủng hoảng, với số nợ lên đến 46 triệu USD trong năm nay. Chưa tính khoảng lỗ của năm ngoái, bà xã của David còn phải gánh thêm 15 triệu USD. (Ảnh: Instagram)
    Thậm chí những tổn thất của công ty thời trang này còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến công ty mẹ Beckham Brand Holdings (công ty mà hai vợ chồng David Backham quản lý). David Beckham đã phải "rót" thêm vốn để hỗ trợ khoản nợ cho công ty của bà xã. (Ảnh: Instagram)

    Lý do thua lỗ: Giá sản phẩm rất "trên trời" và thiếu yếu tố đột phá

    Vào đầu tháng 3 vừa qua, bà Beck chia sẻ với tờ Financial Times rằng: "Đây không phải là một dự án thời trang phù phiếm. Nếu tôi muốn thì thương hiệu này vẫn có thể tồn tại trong 10,20,30, thậm chí là 40 năm nữa. Chúng tôi cần phải hoà vốn và sau đó cần phải có lãi. Chúng tôi đang đi đúng hướng, nhưng không thể có lãi chỉ trong nay mai được". 

    Với mục tiêu và định hướng chắc nịch đó, bà Beck tung ra nhiều chiến dịch giảm giá, cũng như chấp nhận những khoản lỗ tạm với hi vọng các tín đồ thời trang sẽ mặn mà hơn với thương hiệu. Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn đó, dường như người tiêu dùng thời trang không hề ưa chuộng sản phảm của Victoria Beckham.

    Với danh tiếng của Victoria Beckham vẫn không thể cứu nỗi được thương hiệu mà cô gầy dựng hơn 1 thập kỷ qua. (Ảnh: Instagram)

    Và hai lý do được cho là khiến thương hiệu này ngày càng đi xuống chính là giá sản phẩm rất "trên trời" và thiếu yếu tố đột phá. Nói về giá cả của các sản phẩm thuộc thương hiệu Victoria Beckham, có thể nói rằng, các mặt hàng thời trang của Victoria đang ở mức giá cao so với mức độ danh tiếng thương hiệu mà họ đang sở hữu. Bởi với mức giá khoảng 45 triệu đồng đến 51 triệu đồng chi trả cho một chiếc váy hoặc một chiếc túi xách bình thường, chắc chắn các tín đồ thời trang sẽ chọn lựa một thương hiệu khác danh tiếng hơn. 

    So với mức độ danh tiếng và kinh nghiệp lành nghề của một thương hiệu khá trẻ như Victoria Beckham, thì mức giá bán cao đã tạo nên sự cản trở cho khách hàng. (Ảnh: Instagram)

    Nói về tính đột phá của các mặt hàng thương hiệu Victoria Beckham cũng không được đánh giá quá cao. Các thiết kế của Victoria được nhận xét là không quá nổi bật cũng không kích thích được sự khao khát nào khiến người mua chấp nhận bỏ ra số tiền cao ngất ngưởng để mua.

    Xưa nay, danh tiếng của thương hiệu Victoria Beckham phần lớn được ca ngợi là bởi phong cách fashion icon của Victoria, còn thực tế, bà Beck chưa bao giờ tạo ra một món đồ nào đủ đặc biệt để giới mộ điệu phải ca tụng, hay tạo nên cơn sốt. 

    Những thiết kế của Victoria nhìn lại mà nói rõ ràng thiếu rất nhiều yếu tố "wow". (Ảnh: Instagram)

    Ngoài ra, một yếu tố khác khiến giới mộ điệu đặc biệt chú ý, chính là việc thiết kế của Victoria dường như rất ít được các người đẹp quốc tế chọn lựa xuất hiện trên thảm đỏ. Giá như, những mẫu thiết kế của Victoria Beckham được nâng tầm, thông qua sức ảnh hưởng của các gương mặt nổi tiếng, thì có lẽ các sản phẩm của bà xã David sẽ được công chúng chú ý nhiều hơn. Phần lớn hình ảnh quảng bá thương hiệu của Victoria chính là cô chứ không phải là một cái tên nào khác.

    Các khoản lỗ của công ty phần đa là do đầu tư lớn vào thiết kế, sản xuất và tiếp thị. Tuy nhiên dường như chiến lược của bà Beck không mấy khả quan, bởi sau cùng kết quả thua lỗ suốt 11 năm qua chính là câu trả lời. (Ảnh: Instagram)

    Hiện tại, để tiếp tục duy trì được thương hiệu như mong muốn, Victoria Beckham chắc chắn sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn về mặt tài chính. Đồng thời tìm ra một chiến lược mới khả quan hơn, để đưa thương hiệu đến gần hơn với các tín đồ thời trang. Sự phát triển về lâu về dài của thương hiệu này vẫn còn được bỏ ngỏ.

    Liệu thương hiệu Victoria Beckham còn cầm cự được bao lâu? (Ảnh: Instagram)

    Bài liên quan: Được chồng đầu tư cả núi tiền, công ty của Victoria vẫn có nguy cơ vỡ nợ

    Theo Thể thao & Văn hóa

  • Là con dâu của ông chủ đế chế Louis Vuitton, ít ai biết rằng Natalia Vodianova có một tuổi thơ nghèo khó và từng trải qua cuộc hôn nhân dang dở trước khi đến với "thái tử" của hãng thời trang nổi tiếng thế giới.

    Natalia Vodianova và người chồng hiện tại Antoine Bernard - con trai ông chủ Louis Vuitton

    Cuộc đời Natalia giống như câu chuyện cô bé Lọ Lem cưới được hoàng tử. Nhưng cô bé Lọ Lem người Nga này cưới được những 2 hoàng tử - một người là quý tộc Anh, còn người kia là con trai của ông chủ hãng thời trang danh tiếng.

    Sinh ra ở Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moscow (Nga) 400km, cô sống cùng mẹ và em gái mắc chứng động kinh và tự kỷ vì bố cô đã bỏ nhà ra đi từ năm cô mới 2 tuổi. Natalia và mẹ cùng nhau chăm sóc em gái bệnh tật. Mẹ cô phải làm 4 công việc cùng lúc để nuôi 2 chị em. Lẽ dĩ nhiên, cô dành khá nhiều thời gian để giúp mẹ chăm sóc em gái.

    Năm 11 tuổi, cô phải bán hoa quả ngoài chợ. Công việc ấy gắn bó với Natalia cho tới khi cô được một công ty người mẫu để mắt tới. Năm 17 tuổi, cô chuyển tới Paris vì sự nghiệp của mình. Mẹ và em gái cô vẫn sống ở Nga – nơi mà em gái có một người chăm sóc toàn thời gian, còn Natalia thì thường xuyên ghé thăm.

    Năm 19 tuổi, cô kết hôn với người chồng đầu tiên – Justin Portman, một quý tộc người Anh. Hôn nhân của họ kéo dài 9 năm với 3 đứa con. Năm 2011, họ ly hôn.

    Cũng vào năm đó, Natalia gặp lại Antoine Bernard - con trai của tỷ phú Bernard, ông chủ của Louis Vuitton, Céline và Dior.

    Trước đó, họ gặp nhau lần đầu tiên trong một buổi chụp hình cho chiến dịch của Louis Vuitton năm 2008. Lúc ấy, Antoine là giám đốc truyền thông. Buổi chụp hình có sự góp mặt của các siêu mẫu đình đám khác nhưng anh chỉ bị thu hút bởi Natalia.

    "Tôi nhớ là mình đã khựng lại khi nhìn thấy cô ấy. Ý tôi là, tất nhiên là cô ấy rất xinh đẹp nhưng ở cô ấy còn có một thứ không thể xác định được. Giống như là ánh hào quang xung quanh vậy", Antoine nhớ lại.

    Sau lần gặp ấy, vài năm sau họ mới gặp lại nhau trong một bữa tối cùng nhóm bạn. Họ làm quen với nhau.

    Một thời gian sau, Antoine chia tay bạn gái. Anh cũng đọc được trên báo chuyện Natalia ly hôn chồng. "Tôi đã nhắn tin cho cô ấy", anh kể.

    Natalia và Antoine.

    Họ trò chuyện với nhau vài tháng trước khi đồng ý gặp nhau ở căn hộ riêng để tránh sự nhòm ngó của truyền thông.

    "Chúng tôi ngồi uống với nhau trên sân thượng, nhìn xuống thành phố Paris. Và thật buồn cười là cả hai đều rất nhút nhát. Anh ấy mặc quần jean, rất giản dị, tôi thích như thế. Nhưng anh ấy thậm chí còn không cố hôn tôi. Tôi không phải mẫu con gái lo lắng việc liệu một người đàn ông có thích mình hay không…. Tôi đã nghĩ là có thể anh ấy chỉ muốn làm bạn".

    Bữa tối tiếp theo của họ là khi Natalia đã phải lòng Antoine. Cô chưa từng giới thiệu con cái cho bất cứ ai kể từ khi ly dị. Và không chỉ có bọn trẻ ở đó, còn có cả ông bà, mẹ và em gái cô.

    Sau cuộc gặp ấy, tuần nào Antoine cũng bay sang Anh – nơi Natalia đang sống để gặp gỡ. "Tôi đã bảo cô ấy ‘hãy tới Paris đi, anh muốn chúng ta sống cùng nhau".

    Natalia trả lời: "Anh biết là không chỉ có một mình em chứ?".

    Mùa thu năm ấy, bọn trẻ chuyển tới học ở một trường quốc tế ở Paris. "Tôi nói rằng tôi muốn bọn trẻ đi cùng".

    Năm 2013, họ quyết định dọn về sống cùng nhau và có với nhau 2 cậu con trai sau đó.

    "Trong vòng 2 năm rưỡi, từ không có đứa con nào, tôi trở thành người đàn ông với 5 đứa con. Đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới này".

    Chia sẻ về cuộc sống với người chồng thứ 2 và 5 đứa con, Natalia cho biết: "Nó ít phức tạp hơn trên báo chí miêu tả". "Tất nhiên, chúng yêu bố nhưng chúng cũng yêu cha dượng và các em".

    Gia đình hiện tại của cô.

    Mặc dù có sự nghiệp riêng nhưng Natalia vẫn muốn dành tối đa thời gian cho con cái. "Tôi may mắn vì tôi có thể lựa chọn lịch làm việc cho mình, và vẫn có thể có mặt ở những bữa tiệc sinh nhật, những buổi hoà nhạc ở trường của chúng. Nhiều bà mẹ khác không được lựa chọn như vậy".

    "Hầu như ngày nào tôi cũng thức dậy lúc 7 giờ sáng, đưa 4 đứa lớn đến trường, dành thời gian với đứa nhỏ nhất rồi tới văn phòng. Tôi về nhà lúc 7 giờ tối, ăn tối cùng gia đình. Giống như nhiều bà mẹ, cuối tuần của tôi là bất khả xâm phạm. Tôi phải ở nhà và để chiếc điện thoại sang một bên".

    Làm việc, dạy con, Natalia còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuổi thơ bất hạnh và cô em gái mắc bệnh tự kỷ có lẽ là một trong những động lực khiến cô thành lập Quỹ Naked Heart – tổ chức đã xây dựng 158 sân chơi cho trẻ em ở Nga. Quỹ này cũng chi tiền hỗ trợ các gia đình có con em khuyết tật. "Tôi hi vọng đang làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn với chúng", Natalia từng nói.

    Theo Vietnamnet

  • Có nhiều yếu tố góp phần vào thành công của Zara ngày hôm nay và một trong những thế mạnh quan trọng của thương hiệu thời trang đình đám này, đó là việc đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi tính toán về sản phẩm.

    Zara là một trong những thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới - nếu không muốn nói là thành công nhất. Với việc tạo ra một đế chế thời trang bán lẻ phát triển nhanh chóng, Zara khao khát tạo ra niềm đam mê với thời trang giữa nhiều người tiêu dùng, trải khắp các nền văn hóa và nhóm tuổi khác nhau.

    Câu chuyện thương hiệu Zara

    Zara được Amancio Ortega và Rosalía Mera thành lập vào năm 1975 ở thành phố Galicia, Tây Ban Nha. Cửa hàng đầu tiên bày bán đồ quần áo có giá rẻ. Và trong vòng 8 năm sau đó, cách tiếp cận thời trang và mô hình kinh doanh của Zara dần tạo ra sức hút với người tiêu dùng Tây Ban Nha cùng với đó là 9 cửa hàng được mở mới tại các thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha.

    Năm 1985, Inditex được thành lập như một công ty cổ phần, đặt nền móng cho một hệ thống phân phối có khả năng phản ứng với việc thay đổi xu hướng thị trường cực kỳ nhanh chóng. Ortega đã tạo ra một quy trình thiết kế, sản xuất và phân phối mới, có thể giúp giảm thời gian sản xuất và phản ứng với các xu hướng mới một cách nhanh chóng hơn. Đó chính là khái niệm mà ông gọi là "thời trang ngay lập tức". Điều này được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư lớn vào công nghệ thông tin và sử dụng các nhóm thay vì các nhà thiết kế riêng lẻ cho phần việc rất quan trọng - thiết kế.

    Trong thập kỷ tiếp theo, Zara bắt đầu mở rộng mạnh mẽ sang các thị trường ở phạm vi toàn cầu gồm Bồ Đào Nha, New York (Mỹ), Paris (Pháp), Mexico, Hy Lạp, Bỉ, Thụy Điển, Malta, Síp, Na Uy và Israel. Ngày nay, hầu như không có một quốc gia phát triển nào mà không có cửa hàng Zara. Zara hiện có 2.251 cửa hàng có vị trí chiến lược tại các thành phố hàng đầu trên 96 quốc gia. Không có gì ngạc nhiên khi Zara, khởi đầu là một cửa hàng nhỏ ở Tây Ban Nha, hiện là nhà bán lẻ thời trang phát triển nhanh nhất thế giới. Người sáng lập ra thương hiệu, Amancio Ortega, xếp vị trí giàu thứ sáu thế giới theo tạp chí Forbes.

    Ngày nay, Inditex là tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới với hơn 170.000 nhân viên điều hành hơn 7.400 cửa hàng tại 96 thị trường trên toàn thế giới và 49 thị trường trực tuyến. Lĩnh vực quản lý và kinh doanh của Inditex bao gồm rất nhiều thương hiệu đình đám nổi tiếng thế giới trong đó có Bershka, Pull & Bear, Stradivarius…

    Chiến lược thương hiệu Zara

    Năm 2017, Zara được xếp hạng 24 trong danh sách tư vấn thương hiệu toàn cầu của Interbrand về các thương hiệu toàn cầu tốt nhất. Giá trị cốt lõi của nó được tìm thấy trong bốn thuật ngữ đơn giản: vẻ đẹp, sự rõ ràng, chức năng và tính bền vững.

    Bí quyết thành công của Zara chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng bắt kịp xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng và ít khi chậm trễ khi thể hiện điều đó trong các bộ sưu tập của mình. Ngay từ đầu, Zara đã giải quyết được khó khăn giữa tính thời trang và thời gian ra mắt, điều mà hiếm có  thương hiệu quần áo nào làm tốt. Mục tiêu của thương hiệu này là theo kịp các xu hướng thời trang mới nhất, đồng thời tạo ra bộ sưu tập quần áo có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. Zara theo dõi sát sao xu hướng thời trang thay đổi và phát triển mỗi ngày trên toàn thế giới. Dựa trên các phong cách và xu hướng mới nhất, nó tạo ra các thiết kế mới và đưa chúng vào các cửa hàng chỉ trong một hoặc hai tuần. Trong khi đó, hầu hết các thương hiệu thời trang khác sẽ mất gần sáu tháng để đưa các thiết kế và bộ sưu tập mới vào thị trường.

    Chính nhờ chiến lược giới thiệu các bộ sưu tập mới dựa trên các xu hướng mới nhất một cách nhanh chóng đã giúp Zara đánh bại các đối thủ khác. Nó nhanh chóng trở thành thương hiệu yêu thích của mọi người, đặc biệt là với những người muốn theo kịp xu hướng thời trang. Và người sáng lập Amancio Ortega chính là người nổi tiếng với quan điểm về quần áo là một mặt hàng dễ hỏng. Theo ông, mọi người nên thích sử dụng và mặc quần áo trong một thời gian ngắn và sau đó họ nên vứt chúng đi, giống như sữa chua, bánh mì hoặc cá, thay vì cất chúng trong tủ.

    Thời gian sản xuất ngắn hơn (và quần áo thời trang hơn): Thời gian sản xuất ngắn hơn cho phép Zara đảm bảo rằng cửa hàng của mình bán những mẫu quần áo mà khách hàng muốn vào thời điểm đó (ví dụ: bộ sưu tập xuân / hè hoặc thu / đông cụ thể, xu hướng gần đây, một món đồ được mặc bởi một người nổi tiếng / một diễn viên và bất ngờ phổ biến, bộ sưu tập mới nhất của một nhà thiết kế hàng đầu, v.v.). Trong khi nhiều nhà bán lẻ cố gắng dự báo những gì khách hàng có thể mua hàng tháng trong tương lai, Zara chuyển động cùng với khách hàng của mình và cung cấp cho họ những gì họ muốn mua tại một thời điểm nhất định.

    Số lượng thấp hơn (nguồn cung khan hiếm): Bằng cách giảm số lượng sản xuất cho một kiểu thiết kế cụ thể, Zara không chỉ tạo ra thực tế "không phải ai cũng có thể sở hữu được sản phẩm" mà còn tạo ra sự khan hiếm "nhân tạo". Tương tự như nguyên tắc áp dụng cho tất cả các mặt hàng thời trang (và cụ thể hơn là thời trang sang trọng), thì thứ càng ít có sẵn, càng trở nên dễ được mong muốn. Một lợi ích khác của việc sản xuất số lượng thấp hơn là nếu một kiểu dáng không tạo ra lực kéo với người mua và có doanh số kém, thì sẽ giúp giảm thiểu khả năng một số lượng lớn sản phẩm phải bỏ đi. Một năm, Zara chỉ có hai lần bán hàng "có điều kiện ràng buộc" thay vì phải giảm giá liên tục. Thương hiệu này cũng chỉ phải giảm giá một phần rất nhỏ các sản phẩm của mình, khoảng một nửa so với các đối thủ cạnh tranh, đó là một kỳ tích rất ấn tượng. 

    Nhiều kiểu mẫu thiết kế hơn: Thay vì sản xuất số lượng nhiều hơn cho mỗi một thiết kế, Zara tạo ra nhiều thiết kế hơn, khoảng 12.000 mẫu thiết kế mỗi năm. Ngay cả khi một kiểu phong cách/mẫu thiết kế bán hết rất nhanh, vẫn có những mẫu mới đang chờ để lấp đầy không gian cửa hàng. Điều này có nghĩa là có nhiều lựa chọn hơn và cơ hội cao hơn để đạt được sự phù hợp cao nhất với nhu cầu của người tiêu dùng.

    Zara chỉ cho phép các thiết kế của nó duy trì tại cửa hàng trong ba đến bốn tuần. Điều này khiến người tiêu dùng liên tục ghé thăm các cửa hàng của Zara bởi vì nếu họ chỉ trễ một tuần, tất cả quần áo theo một phong cách hoặc xu hướng cụ thể sẽ biến mất và thay thế bằng một xu hướng mới. Đồng thời, việc làm mới liên tục các dòng và kiểu dáng cũng lôi kéo khách hàng ghé thăm các cửa hàng của nó thường xuyên hơn.

    Nhà thiết kế chủ chốt của Zara chính là khách hàng: Văn hóa đồng sáng tạo

    Sự tập trung không ngừng nghỉ của Zara vào khách hàng là cốt lõi của sự thành công của thương hiệu và những đỉnh cao mà nó đạt được ngày hôm nay. Có một câu chuyện hấp dẫn xung quanh cách Zara và khách hàng của mình "đồng sáng tạo" ra các sản phẩm. Vào năm 2015, một phụ nữ tên Miko bước vào một cửa hàng Zara ở Tokyo và hỏi trợ lý cửa hàng về một chiếc khăn màu hồng, nhưng cửa hàng không có bất kỳ chiếc khăn màu hồng nào. Điều tương tự cũng xảy ra gần như đồng thời đối với Michelle ở Toronto, Elaine ở San Francisco và Giselle ở Frankfurt, tất cả đều bước vào cửa hàng Zara và yêu cầu những chiếc khăn màu hồng. Tất cả họ rời khỏi các cửa hàng mà không có bất kỳ chiếc khăn nào - một trải nghiệm mà nhiều người hâm mộ Zara khác gặp phải trên toàn cầu trong các cửa hàng Zara khác nhau chỉ trong vài ngày.

    7 ngày sau, hơn 2.000 cửa hàng Zara trên toàn cầu bắt đầu bán những chiếc khăn màu hồng. Chính xác là 500.000 chiếc khăn màu hồng đã được bán hết trong 3 ngày.

    Một trong những bí mật thành công của Zara là thương hiệu đào tạo và trao quyền cho nhân viên và quản lý cửa hàng của mình. Những nhân sự này đặc biệt nhạy cảm với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và cách khách hàng thể hiện khi đến mua tại cửa hàng. Zara trao quyền cho các cộng tác viên bán hàng và quản lý cửa hàng trong nghiên cứu khách hàng. Họ chăm chú lắng nghe và ghi chú ý kiến ​​khách hàng về ý tưởng cắt giảm những chi tiết thừa, vải hoặc một xu hướng mới. Họ quan sát kĩ các phong cách mới mà khách hàng đang mặc, có thể tự đánh giá về khả năng được chuyển đổi thành một phong cách độc đáo mang thương hiệu Zara. Trong khi đó, các báo cáo bán hàng truyền thống hàng ngày khó có thể cung cấp một bức tranh cập nhật năng động như vậy về thị trường. Đế chế Zara được xây dựng dựa trên hai quy tắc cơ bản: Tập để cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn có, và giúp khách hàng có thể nhận được sản phẩm họ mong muốn nhanh hơn bất kỳ nhãn hiệu khác nào.

    Do khả năng nghiên cứu khách hàng rất cạnh tranh của Zara, các dịch vụ sản phẩm của họ trên toàn cầu phản ánh nhu cầu và mong muốn riêng biệt của từng cá thể khách hàng dựa trên khác biệt về thể chất, khí hậu hoặc văn hóa. Nó cung cấp các mẫu quần áo có kích cỡ nhỏ hơn ở Nhật Bản, quần áo phụ nữ đặc biệt ở các nước Ả Rập và quần áo có tính thời vụ khác nhau ở Nam Mỹ. Những khác biệt trong dịch vụ sản phẩm giữa các quốc gia được hỗ trợ rất nhiều bởi sự tương tác thường xuyên giữa các nhà quản lý cửa hàng địa phương của Zara và đội ngũ sáng tạo của thương hiệu.

    Công nghệ cũng là một yếu tố cần nhắc đến. Zara đã thiết lập các hệ thống điều khiển công nghệ tinh vi, cho phép thông tin nhanh chóng được chuyển từ các cửa hàng về trụ sở chính ở Arteixo, Tây Ban Nha. Điều này cho phép các nhà lãnh đạo ra quyết định hành động nhanh chóng và phản ứng hiệu quả với xu hướng đang phát triển. Đội ngũ thiết kế của nó thường xuyên đến thăm các trường đại học; câu lạc bộ đêm và các địa điểm khác để quan sát những gì các nhà lãnh đạo thời trang trẻ đang mặc. Tại trụ sở của mình, đội ngũ thiết kế sử dụng màn hình phẳng được liên kết bằng webcam với các văn phòng ở Thượng Hải, Tokyo và New York (những thành phố hàng đầu về xu hướng thời trang), đóng vai trò là người chạy theo xu hướng. Nhóm 'Xu hướng' không bao giờ đến các buổi trình diễn thời trang mà theo dõi các blogger và lắng nghe khách hàng của mình một cách chặt chẽ.

    Việc các nhà thiết kế và khách hàng của Zara liên kết chặt chẽ với nhau là một phần quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Các nhóm chuyên gia nhận được phản hồi liên tục về các quyết định mà khách hàng của họ đưa ra tại mỗi cửa hàng Zara, nơi liên tục truyền cảm hứng cho đội ngũ sáng tạo Zara.

    Chuỗi cung ứng siêu hiệu quả

    Chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc, rất nhạy của Zara cho phép xuất khẩu hàng may mặc 24 giờ, 365 ngày trong năm, dẫn đến việc vận chuyển sản phẩm mới tới các cửa hàng hai lần một tuần. Sau khi sản phẩm được thiết kế, họ mất khoảng 10 đến 15 ngày để đến các cửa hàng. Tất cả mặt hàng quần áo được xử lý thông qua trung tâm phân phối ở Tây Ban Nha, nơi các sản phẩm mới được kiểm tra, sắp xếp, gắn thẻ và đưa lên xe tải. Trong hầu hết các trường hợp, các mặt hàng quần áo được giao đến các cửa hàng trong vòng 48 giờ. Sự tích hợp dọc này cho phép Zara giữ quyền kiểm soát các khâu như nhuộm vải và khả năng xử lý vải theo yêu cầu để cung cấp các loại vải chính xác cho các kiểu mới theo sở thích của khách hàng. Nó cũng loại bỏ nhu cầu về kho bãi và giúp giảm tác động của biến động nhu cầu.

    Đây chính xác là văn hóa và sự tôn trọng thực tế của thương hiệu này rằng đó là không ai là người tạo ra xu hướng xác thực, tốt hơn chính bản thân khách hàng.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Vị cha đẻ cũng như nhà sáng lập của hãng thời trang nổi tiếng thế giới Primark đã qua đời ở tuổi 83 vào ngày 8/7/2019.

    Có thể nói, Primark là một trong số ít các thương hiệu của Ireland nổi tiếng trên toàn thế giới. Primark khởi đầu chỉ là cửa hàng bán quần áo nhỏ của Tập đoàn Associated British Food được đặt trụ sở ở thủ đô Dublin (Ireland) vào năm 1969 với tên gọi Penneys, sau đó mới có thêm tên gọi Primark để tránh đụng chạm đến thương hiệu khác ở Mỹ.

    Arthur Ryan - cha đẻ của hãng thời trang Primark.

    Thế nhưng phải đến năm 2006, Primark mới được thị trường các nước châu Âu khác như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đức, Bỉ,... đón nhận và dần trở thành đối thủ "nặng kí" của H&M hay Zara.

    Dù cho chuỗi cửa hàng thời trang Primark ngày càng trở nên thịnh vượng, nhưng Arthur Ryan - cha đẻ của Primark đã sống một cuộc đời chỉ toàn những nỗi đau và sự sợ hãi sẽ bị bắt cóc.

    Mới đây, vào ngày 8/7/2019, Primark đã xác nhận thông tin nhà sáng lập Arthur Ryan đã hưởng dương 83 tuổi.
    Những thông tin cá nhân về nhà sáng lập Primark luôn được bảo mật vô cùng cẩn thận nên người ta chỉ biết ông sinh vào tháng 7 năm 1935. Được biết, Ryan bắt đầu sự nghiệp với chuỗi bán lẻ sau khi chuyển đến London.

    Sau một thời gian va vấp và học được nhiều kinh nghiệm tại England, Ryan đã trở về quê hương Dublin và bắt đầu làm việc cho Dunnes Stores.

    Thông báo tưởng niệm Arthur Ryan trong một cửa hàng Primark.

    Khi mới 27 tuổi, ông đã mở cửa hàng Penneys đầu tiên của mình ở Dublin vào năm 1962. Sau 12 năm xuất hiện trong thị trường thời trang, Ryan đã đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu khi mở một loạt các chuỗi cửa hàng Penneys tại các nước châu Âu. Sau đó, cha đẻ của Penneys đã đổi tên công ty thành Primark để tránh các vấn đề pháp lý với chuỗi thương hiệu khác của Mỹ.

    Lần hiếm hoi ông chủ Primark xuất hiện trước truyền thông.

    Việc kinh doanh phát triển thịnh vượng cũng là lúc ông trùm Primark phải đối diện với khoảng thời gian đen tối trong cuộc đời. Cuộc sống riêng tư của ông luôn được bảo đảm bí mật một cách tối đa và ông chỉ ghé thăm những đứa con Primark của mình 2 tuần 1 lần.

    Chính vì thế, ít ai có thể nhận ra Ryan - một trong những ông lớn có tầm ảnh hưởng của ngành thời trang Anh. Ông chỉ xuất hiện trong một đoạn video quảng cáo cho chuỗi cửa hàng của mình và luôn sống trong những ngôi nhà có hệ thống an ninh nghiêm ngặt, hiện đại nhất ở Dublin. Ryan cũng hiếm khi ra ngoài mà không có đội cảnh vệ đi cùng. Người ta thậm chí còn nghĩ rằng ông đã bị ám ảnh bởi sự an toàn của bản thân.

    Và mối quan ngại ấy của Ryan không phải là không có cơ sở. Tại thời điểm đỉnh cao của những rắc rối xảy ra tại bắc Ireland, những ông lớn "máu mặt" ở Ireland đã trở thành tầm ngắm của Quân đội Cộng hoà Ireland (Irish Republic Army).

    Vào khoảng thời gian đó - Ben Dunne - một ông chủ cửa hàng bách hóa - thậm chí đã bị tổ chức khủng bố bắt cóc mất năm 1981. Dù giai đoạn kinh khủng ấy đã qua nhưng Arthur Ryan luôn nơm nớp một nỗi lo sợ bản thân sẽ bị bắt cóc.

    Bên cạnh đó, dù hiếm khi được nhìn thấy ở nơi công cộng mà không ngụy trang nhưng Arthur luôn được coi là linh hồn của những bữa tiệc.

    Mặc dù có một sự nghiệp bán lẻ kéo dài gần 60 năm nhưng lần đầu tiên ông chụp ảnh và phát biểu trước công chúng là tại lễ trao giải Tuần lễ bán lẻ năm 2010, nơi ông được vinh danh với giải thưởng thành tựu cả cuộc đời.

    Ryan cùng vợ - Alma Carroll.

    Cha đẻ Primark đã kết hôn với cựu ngôi sao giải trí tên Alma Carroll và cặp đôi đã có với nhau một cô con gái - Jess Ryan. Thế nhưng, bi kịch đã ập đến với gia đình Ryan. Con trai và cháu trai Barry Davis (20 tuổi) của ông đã bị chết đuối sau khi bị một con sóng đẩy ra biển. Không chỉ thế, bạn gái của Barry Snr - Niamh O'Connor - cũng đã mất mạng ở bãi đá Baltimore.

    Barry Snr - con trai của ông trùm Primark - chết đuối vào năm 2015.
    Cháu trai Barry Davis của Ryan đã bị chết đuối khi lao ra biển cứu bố và Niamh.
    Niamh O'Connor - bạn gái của Barry Snr.

    Được biết, khi thấy cặp đôi này bị đẩy ra xa bờ, Davis đã lao ra để cứu nhưng cuối cùng lại bị cuốn theo. Người con gái thứ 2 của Barry đã chứng kiến toàn bộ sự việc và chạy đi tìm sự giúp đỡ. Thế nhưng khi cô bé quay lại, cả 3 người họ đều đã chết hết.

    Hai khách du lịch đã nghe thấy tiếng kêu cứu của cô và đội cứu hộ Baltimore Lifeboat đã có mặt trong vòng chưa đầy 10 phút, nhưng đã quá muộn để cứu Niamh và Barry Snr bởi thi thể họ đã trôi vào sát bờ. Hơn 80 thợ lặn, hầu hết là tình nguyện viên, đã dành nhiều ngày để tìm Barry Davis. Thi thể của anh được tìm thấy 10 ngày sau đó.

    Cuộc đời bi kịch là vậy nhưng ông trùm Primark - Arthur Ryan vẫn để lại không ít đóng góp cho giới bán lẻ với gần 200 cửa hàng Primark được mở gần đây tại Birmingham.

    Viethome (theo lostbird/DailyMail)

  • Từ lâu, kim cương đã trở thành biểu tượng cho quyền lực, sang giàu, tình yêu và hôn nhân vĩnh cửu. Nhưng xét từ góc độ tài chính và khoa học thì kim cương chẳng đáng được gọi là "tài sản". 

    Giá trị thật của kim cương còn chưa bằng một nửa số tiền bạn bỏ ra mua, và kim cương cũng mới trở thành biểu tượng của quyền lực, sang giàu và ái tình ở Hoa Kỳ được ba phần tư thế kỷ mà thôi, ngạc nhiên chưa?! Tất cả chỉ là kết quả của chiến lược marketing quá đỗi khôn khéo của hãng kim cương De Beers vào đầu thế kỷ 20. Bằng một "phép màu" nào đó, họ đã thay đổi cách nhìn nhận của tất cả mọi người về kim cương và bắt cả thế giới phải khao khát thứ đá quý lấp lánh này.

    Câu chuyện: Độc quyền để biến kim cương trở thành quý hiếm

    Năm 1870, những mỏ kim cương khổng lồ tại Nam Phi được phát hiện. Ngay sau đó, các nhà tài phiệt Anh Quốc nắm giữ các mỏ này nhận ra rằng nếu cứ để mặc thì thị trường kim cương sẽ bão hòa. Năm 1888, họ bèn thành lập liên doanh nghiệp De Beers nhằm sở hữu và kiểm soát độc quyền tuyệt đối tình hình mua bán kim cương trên thế giới. 

    Vào những năm 1900, De Beers kiểm soát 90% lượng kim cương thô trên thế giới và khống chế cả cung lẫn cầu. Kim cương không hề hiếm, nhưng họ đã thu gom bằng hết và chỉ bán ra theo chiến lược nhằm khống giá. Bán cho ai, bán bao nhiêu, bán giá nào đều là quyền của họ.

    Thách thức: De Beers mất thế độc quyền

    Sau Thế Chiến I, kim cương mất giá trầm trọng khắp Châu Âu do suy thoái kinh tế và sự thay đổi ngôi bậc của thành phần thượng lưu ở các quốc gia bại trận. Thị phần của De Beers giảm liên tục và đứng trước nguy cơ phá sản.

    Trong khó khăn, họ hướng về xứ Mỹ xa xôi và đặt cược vào thị trường mới đang lên này. Năm 1938, De Beers chọn N.W. Ayer, một trong những công ty quảng cáo lâu đời nhất thế giới, làm đối tác marketing.

    Chiến lược: Huyền thoại hóa kim cương

    Cuối những năm 1930, N.W.Ayer tiến hành nghiên cứu và thấy rằng người Mỹ nghĩ kim cương là thứ xa xỉ, chỉ dành cho các siêu đại gia có xe hơi, có của nả. Do đó, Ayer phải tiếp thị cho người tiêu dùng đến từ các nhóm thu nhập khác nhau. 

    Làm thế nào để khách hàng đổ xô đi mua kim cương trong bối cảnh kinh tế khó khăn?

    Ayer phải tìm cách gán kim cương vào cảm xúc con người. Cái gì vừa gắn với cảm xúc, vừa có giá trị xã hội lại vừa vĩnh cửu đây? Đó là tình yêu và hôn nhân! Kế hoạch của Ayer là ''tạo tình thế khiến tất cả những người đang tiến tới hôn nhân đều bắt buộc cần tới một chiếc nhẫn kim cương".

    nhan kim cuong de beers
    Cánh đàn ông cho rằng kim cương là vũ khí tối hậu của tình yêu. Còn với phái đẹp, đã yêu là phải có kim cương.

    Truyền thống trao nhẫn đính hôn đã có từ thời Trung Cổ nhưng chưa được đón nhận rộng rãi. Trước Thế Chiến II, số nhẫn đính hôn gắn kim cương chỉ chiếm khoảng 10%. Bằng một chiến lược khôn ngoan, Ayer không chỉ làm sống dậy truyền thống này mà còn khiến cả thế giới thay đổi suy nghĩ.

    Từ một loại đá quý, kim cương trở thành thứ không thể thiếu trong tình yêu và hôn nhân. Cánh đàn ông cho rằng kim cương là vũ khí tối hậu của tình yêu còn với phái đẹp, đã yêu là phải có kim cương.

    Tiến hành: Kim cương là mãi mãi

    Đầu tiên, De Beers phải làm cho kim cương xuất hiện ở khắp nơi. Các siêu sao Hollywood được trả những khoản cát-sê khổng lồ để huyền thoại hóa kim cương bằng những kịch bản là các cặp nhân tình và vợ chồng sắp cưới phải dùng kim cương để làm quà. Báo chí đăng suốt những câu chuyện người nổi tiếng cầu hôn nhau bằng nhẫn kim cương, còn kể cụ thể kim cương ấy loại gì, kích cỡ ra sao, giá trị thế nào nữa. Cánh thiết kế thời trang cũng suốt ngày "ra rả" về xu hướng kim cương mới nổi trên radio.

    Kim cương De Beers: Vụ 'bốc phét' vĩ đại nhất lịch sử hay marketing đại tài? (2)

    "Diamonds are forever" 

    ("Kim cương là mãi mãi").

    Nhưng De Beers và Ayer nói rằng: "Chúng tôi không rao bán trực tiếp, cũng không cố khắc sâu tên thương hiệu vào tâm trí công chúng, mà chỉ tiếp thị một ý tưởng đơn giản duy nhất: giá trị xúc cảm vĩnh hằng xung quanh viên kim cương." Khéo là ở chỗ đó, các câu chuyện chỉ xoay quanh những người tặng và được tặng kim cương và việc kim cương khiến họ hạnh phúc và ngập chìm trong ái tình ra sao.

    Và trong 4 năm kể từ 1938 đến 1941, doanh số kim cương tại Hoa Kỳ đã tăng 55%. Thừa thắng xông lên, Ayer muốn chiến lược marketing của thập niên 40 thêm phần "mạnh tay" bằng cách lan truyền tư tưởng: "Hôn nhân mà thiếu kim cương là hỏng". 

    "Kim cương là mãi mãi", đó là khẩu hiệu thế kỷ mà Ayer đã nghĩ ra cho De Beers. Câu slogan này ăn sâu đến nỗi nhiều người không hề biết đến gốc tích đầy tính thương mại của nó. Tác dụng thì khỏi nói, một mũi tên trúng hai đích! Nó không chỉ ca ngợi kim cương vĩnh hằng như tình yêu, mà còn khiến mọi người không còn muốn đem kim cương đi bán lại cho ai nữa. Bởi đại gia kim cương De Beers hiểu rằng nếu một lượng lớn kim cương được bán lại thì không chỉ thị trường bị phá vỡ mà giá của kim cương cũng bị kéo xuống, để lộ giá trị thật "gây sốc" của nó.

    Kết luận: Bốc phét hay là cao tay?

    Ban đầu, De Beers tạo ra cầu và khống chế cầu kim cương bằng độc quyền, về sau lại thay đổi thái độ của người Mỹ, khiến ai ai cũng tin rằng hôn nhân mà thiếu kim cương thì không vẹn toàn. Vậy đây là vụ "lừa đảo" quy mô nhất lịch sử hay là ví dụ điển hình của marketing đại tài? 

    Ai nghiên cứu khoa học đều biết kim cương không bất diệt như lời nói dối của De Beers vì nó có chu kỳ bán rã. Kim cương có thể bị đập vỡ, phai màu, hao mòn, cháy tan… như những khoáng sản khác. Giá bán kim cương không phải lúc nào cũng cao hơn giá mua vào như quảng cáo. Thêm vào đó, nếu ai từng xem bộ phim Blood Diamond của Leonard De Capri đều thấy mặt trái dơ bẩn của nghề sản xuất và mua bán kim cương ở Zaire. Chẳng có lãng mạn hay yêu đương gì trong món quà này sất!

    Cái giỏi của nhà tư bản De Beers là biết ứng dụng nghệ thuật kiểm soát tâm lý đám đông. De Beers biết kim cương không có giá trị nội tại như vàng, bạc, do đó thay vì marketing cho sản phẩm, họ lại marketing cho giá trị. Cụ thể, họ gán cho nó giá trị xoay quanh tình yêu, hôn nhân...

    Ngay cả các bậc phù thủy của chính trị hay tôn giáo cũng đang ứng dụng mô hình De Beers trong việc phát triển và củng cố vị trí của phe nhóm. Cốt lõi là “huyền thoại hóa” mọi chuyện lớn hay nhỏ, hư hay thực, sống hay chết, như Hitler đã nói, "Những lời nói dối lặp đi lặp lại mỗi ngày vào đầu óc người dân sẽ biến chúng thành sự thực”.

    Bài báo "Chỉ có một cách để kiếm tiền" (There Is Only One Way To Make Money) đăng trên báo Forbes năm 2011 có viết về 2 dạng công ty: một là tìm ra giá trị rồi gói ghém bán cho khách hàng, hai là tự tạo ra giá trị từ con số 0.

    Đa số công ty đều thuộc nhóm đầu, họ phản ứng với hiện tại, như Kraft Foods thay đổi chiến lược thị trường khi thấy khách hàng chuyển sự chú ý từ khuyến mãi trực tiếp sang đồ ăn vặt cho trẻ em. De Beers lại là điển hình của nhóm sau, khi thấy sự sụt giảm trong cầu kim cương họ liền bắt tay làm chiến dịch để thay đổi chứ không phải là hòa hợp, thích nghi với thái độ xã hội đương thời. Đồng ý là khôn khéo và thành công, nhưng vụ marketing này cũng mở ra nhiều vấn đề về đạo đức, cả thế giới "ăn" quả lừa cơ mà!

    Dù thế nào thì De Beers vẫn là một câu chuyện thú vị. Tuy hiện nay đại gia kim cương đã không còn độc quyền trong thị trường nhưng mỗi năm họ vẫn thu về hàng tỷ đô la. Tiếp thị ý tưởng, không tiếp thị sản phẩm để rồi kiến tạo nên nền công nghiệp kim cương 72 tỉ USD và thống trị trong suốt 80 năm, đáng học hỏi đấy chứ?

    Theo Tri thức trẻ

  • Ted Baker là thương hiệu thời trang cao cấp của Anh quốc ra đời vào năm 1988. Từ một cửa hàng khiêm tốn ở Glasgow, Ted Baker đã vươn lên trở thành thương hiệu toàn cầu với hơn 300 cửa hàng trên khắp thế giới.

    Chiếc túi đeo chéo Quilted Studded Mini Crossbody có giá 130 bảng trên website Ted Baker, nhưng bạn có thể mua một bản sao tương tự ở Primark với giá chỉ 12 bảng. 

    tui xach primark 1
    Túi xách Primark

    Giáng sinh đang đến gần, hãy tự thưởng cho mình một chiếc túi mới toanh nhé. Đây là một phụ kiện thanh lịch và thời trang, thích hợp để phối với váy đầm, áo khoác bomber hoặc cả trench coat và bốt cao cổ khi đi chơi đêm Giáng sinh. 

    Khi Primark giới thiệu chiếc túi xách mới trên Instagram, hàng trăm khách hàng đã ào vào bình luận và để lại 21,000 lượt like. Chiếc túi có 2 màu xanh và đen với dây đeo màu vàng kim. Dù chỉ có giá £12, nhưng thiết kế của chiếc túi không thua gì một sản phẩm thời trang cao cấp mang âm hưởng Ted Baker.

    tui xach primark 1
    Túi xách Ted Baker

    Ted Baker cũng đã chia sẻ hình ảnh các mẫu túi của mình lên Instagram. Đó là chiếc túi số 8 và 13. Mẫu này ở Ted Baker có 3 màu: đen, kem và đỏ, giá 130 bảng. 

    Đối với bản sao của Primark, bạn có thể đến cửa hàng gần nhất để mua. Sản phẩm túi này dường như không được bán online trên website của Primark.

    Bài liên quan: Vì sao chiếc áo cardigan 15 bảng của Primark lại được săn lùng?

    Primark đã chia sẻ bức ảnh về chiếc cardigan giá 15 bảng trên Instagram của họ và nhận được nhiều bình luận tích cực. Trong khi đó, nhiều khách hàng đã đổ xô tới các chi nhánh để tranh thủ mua trước khi áo hết hàng.

    11cardChiếc áo nhận được rất nhiều bình luận tích cực

    Primark đã chia sẻ bức ảnh với 9.1 triệu người theo dõi của mình với chú thích: ”Đồ đẹp + cà phê ngon = chiều Chủ nhật hoàn hảo. Cardi £15 / €19”.

    Cư dân mạng nhanh chóng bày tỏ sự thích thú của họ với sản phẩm này. Một người mua sắm đã viết: "Chiếc cardigan này trông đẹp và cảm thấy rất cao cấp! Tôi giặt nó 6 lần rồi nhưng áo không co và không nhàu".

    Một người khác thốt lên: “Chính là chiếc cardigan này. Tôi cần nó!!!" Người thứ ba nói: "Nếu thấy tôi tới Primark mua áo ngày hôm nay, đừng để ý nhé”.

    Chiếc cardigan màu đỏ đen giá 15 bảng hiện đang được bày bán tại các chi nhánh Primark. Tuy nhiên, dựa trên số lượng bình luận của bài đăng trên Instagram Primark, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh tay nhanh chân nếu muốn giật được hàng.

    Bài liên quan: Cha đẻ của Primark: Cả đời lo sợ bị bắt cóc và nỗi đau mất cả con lẫu cháu

    Viethome (theo Essexlive)

  • sarah linh tran 2

    Tài năng, kín tiếng và bình dị là những gi mà người ta nhớ đến khi nói về cặp đôi quyền lực của làng mốt thời trang thế giới Sarah Linh Trần - nhà thiết kế gốc Việt và Christopher Lemaire - cựu giám đốc sáng tạo của Hermes. Họ là hai mảnh ghép hòa quyện với nhau cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống lứa đôi.

    sarah linh tran 2
    Bộ đôi quyền lực trong làng mốt quốc tế. (Ảnh: Bazaar)

    Cuộc gặp gỡ định mệnh

    Được biết, Sarah Linh Trần là người gốc Việt lớn lên tại Pháp. Ước mơ ban đầu của cô là trở thành một tổng biên tập thay vì nhà thiết kế thời trang như hiện tại. Vì vậy Linh Trần đã theo học tại Cao đẳng Eugene Lang (New York, Mỹ) chuyên ngành truyền thông. 

    sarah linh tran 2
    Chân dung NTK gốc Việt - Sarah Linh Trần. (Ảnh: Pinterest)

    Thời còn sinh viên thỉnh thoảng Linh Trần sẽ la cà ở mấy quán bar để vui chơi với bạn bè và đây cũng chính là nơi định mệnh mà cô nàng đã tình cờ gặp được nhà thiết kế Christophe Lemaire, lúc này anh đang đảm nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo của Lacoste. Sự đồng điệu trong những cuộc nói chuyện đã giúp cả hai phát hiện ra họ có vô số điểm chung như về độ thẩm mỹ, thích xem phim hay chụp ảnh. Chính vì vậy cả hai nhanh chóng "dính" lấy nhau và thành đôi không lâu sau đó.

    sarah linh tran 2
    Cặp đôi sát cánh bên nhau trong tình yêu lẫn công việc. (Ảnh: Pinterest)

    “Chúng tôi nhanh chóng nhận ra cả hai có cùng chung cảm nhận và đồng điệu về gu thẩm mỹ, phong cách, nghệ thuật lẫn phim ảnh. Và rất tự nhiên chúng tôi đến với nhau, làm điều mà mọi người đều khuyên là không nên trong tình yêu: hợp tác làm việc cùng nhau”, Lemaire chia sẻ Nytimes. Cho đến nay, Sarah Linh Trần đã có hơn 11 năm làm việc cho hãng thời trang của người yêu.

    sarah linh tran 2
    Luôn đồng hành cùng nhau trong mỗi show diễn. (Ảnh: Pinterest)

    Giờ đây, cặp đôi đã có một cái kết viên mãn khi về chung một nhà. Khác với những cặp đôi trang làng mốt họ giữ một sự bình lặng, không ồn ào, kín tiếng. Cuối mỗi show diễn, khán giả thường thấy Sarah Linh Trần sánh bước cùng chồng Christophe ra chào khán giả. Cô vẫn khiến người ta ấn tượng mãi với khuôn mặt mộc đậm chất Á Đông, mái tóc xoăn buông lơi và đường nét chất nàng thơ.

    sarah linh tran 2
    Nàng thơ của cựu giám đốc sáng tạo Hermes. (Ảnh: Pinterest)

    "Cặp bài trùng" trong thời trang

    Trước khi cũng nhau thành lập một "khoảng trời riêng", người tình của Linh Trần có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho nhà mốt Yves Saint Laurent và Thierry Mugler, cũng như phụ tá cho Christian Lacroix. Năm 2000, nhà thiết kế người Pháp đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho thương hiệu danh tiếng Lacoste. Sau đó, ông tiếp quản vị trí giám đốc nghệ thuật cho dòng thời trang nữ của Hermes trước khi từ chức năm 2014. 

    sarah linh tran 2

    sarah linh tran 2
    Cựu giám đốc sáng tạo của Hermes, Lacoste - Christopher Lemaire. (Ảnh: Ngôi Sao)

    Chính Sarah Linh Trần là người đã tạo cảm hứng và truyền động lực cho Christophe tạo nên thương hiệu thời trang riêng Lemaire. Không chỉ vậy, cô còn đảm nhận vai trò đồng giám đốc sáng tạo, chịu trách nhiệm toàn bộ những việc liên quan đến bộ mặt thương hiệu: thiết kế trang phục đặc biệt là dòng sản phẩm nữ, tìm địa điểm, dàn dựng show diễn, casting, thiết kế nhận diện thương hiệu…

    sarah linh tran 2
    Cặp đôi tại Studio của Lemaire ở Paris. (Ảnh: Ngôi Sao)

    Trong thiết kế, cặp đôi quan niệm "không cần cố tỏ vẻ, không chạy theo trào lưu, những gì bạn chọn khoác lên người giúp tôn lên cá tính và tâm hồn bạn chứ không phù phiếm hóa con người bạn". Tư duy thời trang này cũng phần nào phản ánh với lối sống khép kín của cả hai. Thương hiệu của họ không chú trọng thu hút các khách hàng giàu có hay ngôi sao nổi tiếng, không dùng chiêu trò PR, không lợi dụng truyền thông. Điển hình là có rất ít thông tin về màn kết đôi giữa Uniqlo và thương hiệu của bộ đôi.

    sarah linh tran 2
    Nhan sắc mộc mạc, đậm chất Á Đông của Linh Trần. (Ảnh: Ngôi Sao)

    Bản thân Linh Trần tự nhận mình là người cực kỳ bảo thủ và rất cứng đầu. Với cá tính khác biệt, NTK gốc Việt Sarah Linh Trần cùng với chồng là một trong những mảnh ghép quan trọng tạo nên lịch sử cho nền công nghiệp thời trang thế giới. Cô cũng là niềm tự hào của người Việt khi tạo dấu ấn trên các sàn diễn thời trang lớn.

    Hơn 11 năm gắn bó bên nhau họ không chỉ xem nhau là bạn đời mà còn là người tri kỷ trong công việc lẫn cuộc sống. Dù ít khi xuất hiện trước truyền thông nhưng cặp đôi vẫn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi mối tình riêng tư, bình dị. Hiếm có cặp đôi nào cùng nhau đồng hành từ tình yêu lẫn sự nghiệp như thế này, không những vậy mà họ còn làm rất tốt, thương hiệu thời trang của bộ đôi được người trong giới đánh giá cao.

    Bên cạnh đó, Sarah Linh Trần cũng là niềm tự hào của Việt Nam khi trở thành một mảnh ghép quan trọng của làng mốt quốc tế. Mang trong mình dòng máu Việt Nam, Sarah thừa hưởng nhiều nét đẹp Á đông không chỉ trong nhan sắc mà còn ở cách ăn mặc và cô đã truyền nó sang những trang phục thiết kế của mình.

    Theo YAN