Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu Gucci

Hôm nay ngày 22/10/2021, Tiêu Chiến chính thức trở thành người đại diện thương hiệu (Phẩm bài đại diện) cho Gucci.

"Tiêu Chiến đảm nhiệm vai trò đại diện thương hiệu Gucci, đồng hành với Gucci cùng nhau khám phá và và tìm hiểu hành trình tự sự về thời trang", Gucci đăng tải.

GUCCI cũng đăng tải video quảng cáo sản phẩm của người đại diện Tiêu Chiến: "Người đại diện thương hiệu Tiêu Chiến đã thể hiện dự án hình ảnh sáng tạo mới của GUCCI. Tiếp tục chủ nghĩa thẩm mỹ siêu thực mang tính biểu tượng của thương hiệu. Trong video, Tiêu Chiến với nhiều tạo hình phong cách khác nhau qua nhiều lần xuất hiện, cuối cùng đến với GUCCI để bắt đầu một hành trình mới".

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Tài khoản weibo chính thức của Thời trang Sohu đã đăng tải các hình ảnh được cắt ra từ trong clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến: "Xin chúc mừng Tiêu Chiến đã trở thành người đại diện thương hiệu Gucci..."

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Thông tin thêm về Gucci:

Gucci là một trong những nhãn hiệu xa xỉ lừng danh, có ảnh hưởng trên thế giới, ắt phải nhắc tới khi bàn về thời trang và phụ kiện, là một chuẩn mực về kinh doanh sáng tạo và hiện đại.

Ra đời tại Florence vào năm 1921, Nhà mốt nổi tiếng vì những sáng tạo độc đáo và thời thượng đại diện cho đỉnh cao kỹ thuật thủ công của người Ý và không thể vượt qua về chất lượng, tỉ mỉ đến từng chi tiết và thiết kế giàu sức tưởng tượng.

Ngày nay, Gucci đang nỗ lực định nghĩa lại từ “Xa xỉ” cho thế kỷ 21, một tham vọng bắt đầu từ năm 2015 dưới sự dẫn dắt bởi bộ đôi là Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri. Rực rỡ sắc màu, lãng mạn, thi vị và ảo diệu, tầm nhìn độc đáo của Michele (người đã gắn bó với Gucci từ năm 2002) nhận được tán thưởng từ giới phê bình, đồng thời tạo được một mối liên kết cảm xúc rất riêng với những khách hàng trẻ tuổi.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Với cách phiên giải uyên bác lịch sử văn hóa và thời trang, tiếp cận đa chiều của Michele đã thành công trong việc kết hợp giữa yêu cầu ăn mặc thời thượng với nghệ thuật Phục hưng Ý, lối thẩm mỹ gô tích với thái độ nổi loạn punk DIY. Lúc này hơn lúc nào khác, sự hấp dẫn thu hút, đổi mới và một cam kết theo đuổi cho phép Gucci hướng tới một cách tiếp cận thời trang hiện đại hoàn toàn mới.

Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

Gucci là một nhà mốt thuộc Kering, một tập đoàn xa xỉ toàn cầu quản lý một loạt các nhà mốt thời trang, đồ da, trang sức và đồng hồ lừng danh gồm: Gucci, Saint Laurent, Bottega Veneta, Balenciaga, Alexander Mc Queen, Brioni, Boucheron, Pomellato, DoDo, Qeelin, Ulysse Nardin, Girard-Peregaux và mắt kính Kering. Kering tạo điều kiện cho các nhãn hiệu dưới trướng khám phá các giới hạn sáng tạo mới cùng lúc xây dựng một thế giới hàng xa xỉ bền vững và có trách nhiệm. Năm 2020, doanh thu của Kering là 13,1 tỉ Eur. Một thông tin thú vị là nữ diễn viên nổi tiếng Emma Watson là một Giám đốc trong ban quản trị của Kering từ 16/6/2020. Nhiệm kỳ của cô sẽ kết thúc vào cuối tháng 12 năm 2023. Nữ diễn viên nổi tiếng còn được biết đến với tư cách là nhà hoạt động xã hội tích cực với những nỗ lực lên tiếng, đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, bình đẳng giới không chỉ trong lĩnh vực giải trí.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Kering ngay từ những ngày đầu thành lập đã triển khai rất nhiều hoạt động, dự án hướng tới xã hội bền vững, có trách nhiệm với môi trường, trong đó bao gồm cả việc thành lập Quỹ Kering hỗ trợ ứng phó vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương, cung cấp tài chính cho các dự án kinh doanh vì cộng đồng… hướng tới một tầm nhìn là sự “Xa xỉ” không tách rời khỏi những giá trị và tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội.

Từ năm 2019, Kering đã soạn thảo Bộ tiêu chuẩn phúc lợi động vật và cùng các chuyên gia, tổ chức bên ngoài xúc tiến các chương trình hành động cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành thời trang và hàng hóa xa xỉ. Bắt đầu từ mùa thời trang Thu Đông 2022, tất cả các sản phẩm trong các bộ sưu tập của tất cả 13 nhà mốt trong tập đoàn sẽ không còn sử dụng lông thú ở bất kỳ hình thức nào. Trước khi có động thái thống nhất trong toàn bộ tập đoàn, Gucci đã tiên phong triển khai ý tưởng này từ năm 2017 khi tuyên bố sẽ ngừng sử dụng lông thú dưới sự dẫn dắt của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele (Trước đó Gucci đã có màn trở lại ngôi vị hoành tráng dưới thời Tom Ford ưa sự hào nhoáng cùng việc sử dụng thường xuyên lông thú trong sản phẩm.)

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Năm 2017, giữ vững cam kết của Kering về kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, Gucci đã tuyên bố chương trình “Culture of Purpose’, một chương trình 10 năm tập trung vào việc tạo dựng tác động môi trường và xã hội tích cực với hai cam kết và ba trụ cột. Cam kết đầu tiên chính là việc Gucci tham gia vào Liên minh không sử dụng lông thú (FFA) trong ngành thời trang, liên minh đấu tranh với tình trạng bóc lột và đối xử tàn nhẫn để lấy lông thú trong tự nhiên và cả trong các cơ sở nuôi công nghiệp.

Cam kết này đã được hiện thực hóa từ bộ sưu tập Xuân Hè 2018 Gucci không còn sử dụng và quảng bá về lông thú. Cam kết tiếp theo là Gucci quyên tặng 1 triệu Euro với tư cách là đối tác sáng lập của Sáng kiến tăng cường năng lực cho trẻ em gái của UNICEF. Sáng kiến này giúp UNICEF tiếp cận đến và nâng cao năng lực trực tiếp cho 50.000 trẻ em gái và gián tiếp tới hơn 150.000 trẻ khác. Nguồn quỹ và các hoạt động nằm trong khuôn khổ sáng kiến của Gucci và UNICEF góp phần hiện thực hóa Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs), cụ thể là Mục tiêu số 5 có trọng tâm là bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái. Ba trụ cột mang tính nguyên tắc của Gucci trong Culture of Purpose là: Môi trường, Nhân văn và Mẫu hình mới.

Clip quảng bá Gucci của người đại diện Tiêu Chiến

Về trụ cột môi trường, Gucci cam kết giảm tác động môi trường và đặt mục tiêu tham vọng tạo một tiêu chuẩn mới trong ngành bán lẻ đồ xa xỉ, ví dụ đảm bảo truy vết được 95% nguyên vật liệu thô, hay như nỗ lực giảm nguyên vật liệu thừa, giảm khối lượng da được xử lý trong quá trình sản xuất cũng như tiết kiệm nước và giảm khí thải carbon trong các công đoạn sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Trụ cột thứ hai là Nhân văn. Gucci nỗ lực tăng cường năng lực cho nhân viên và bảo tồn các kỹ năng nghệ nhân trong chuỗi cung ứng của nhãn hiệu. Gucci đã được trao giải thưởng Green Carpet Fashion vì các đổi mới mang tính bền vững, bình đẳng giới (6 trong 10 lãnh đạo cao cấp của Gucci là nữ), đa dạng và hòa hợp (Gucci là thành viên của Parks – Liberi e Uguali, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được sự da dạng hóa tại môi trường làm việc). Sau cùng Gucci cũng luôn tìm kiếm phát triển các phương thức vận hành mới, áp dụng cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và hậu cần (ví dụ thành lập trung tâm Artlab về vật liệu da)… Ngoài ra Gucci còn triển khai một chương trình để nhân viên hãng dùng 1% quỹ thời gian làm việc hàng năm cho các hoạt động tình nguyện.

Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Ra mắt ngày 05/6/2018 nhân Ngày Môi trường Thế giới, Gucci Equilibrium là web phụ của Gucci, chuyên trang đăng tải những hoạt động của nhãn hiệu vì mục tiêu con người và hành tinh, hướng tới phát triển bền vững. Gucci muốn phát triển nền tảng này trở thành một công cụ phản ánh sự cân bằng giữa các mục tiêu thẩm mỹ và đạo đức, là kim chỉ nam cho chiến lược của hãng. Theo Diana Verde Nieto, đồng sáng lập và CEO của Positive Luxury “Nhờ có sự chuyển đổi giá trị trong nhận thức của khách hàng thời đại mới, những nhãn hàng xa xỉ như Gucci đã nhận ra rằng CSR (trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) không chỉ còn nằm trong danh mục việc phải làm.

Gucci nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp với công chúng về những gì nhãn hiệu đang chủ động thực hiện vì mục tiêu con người và hành tinh này cho dù là những hành động nhỏ nhất.” Gucci Equilibrium ngoài là một nền tảng để chia sẻ những hoạt động của nhãn hiệu, còn có tính năng cho người tiêu dùng tương tác và tham gia cùng với nhãn hiệu. Người tiêu dùng dễ dàng truy cập để biết đến chính sách bền vững và trách nhiệm xã hội của nhãn hiệu, thông tin liên hệ của người phụ trách CSR của doanh nghiệp, mở ra các kênh giao tiếp... “Có những thời điểm quan trọng chúng ta có thể cùng nhau chung sức để thực hiện được các Mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Khí hậu Paris. Cách duy nhất để làm được điều đó là đem mọi người đến gần nhau, chia sẻ ý tưởng, sáng kiến và kinh nghiệm. Đó là mục tiêu chúng tôi cho ra đời Gucci Equilibrium”, theo Marco Bizzarri, CEO của Gucci.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Từ năm 2013, các quyết định mua hàng của những khách hàng giới xa xỉ đã chuyển đổi ngoạn mục bởi sự quan tâm của họ tới trách nhiệm xã hội và sự bền vững. Ngày nay, 56% các khách hàng xa xỉ thực sự đã hài hòa quan tâm của họ với quan điểm các nhãn hàng xa xỉ cần có trách nhiệm xã hội, so với 45% năm 2013. 62% được hỏi cho biết họ sẽ giao dịch với một nhãn hiệu ủng hộ cho sự bền vững hơn là một nhãn hiệu không làm điều đó, tỉ lệ này năm 2013 là 50%. Các mối quan tâm về sự bền vững đã trở nên lớn hơn nhiều ở Hàn Quốc (81%), Nhật Bản (70%), Trung Quốc (66%) và Pháp (66%) so với Mỹ (45%) hay Anh (43%). Gucci đã nhanh chóng trở thành nhân tố đi đầu về sự bền vững trong giới xa xỉ.

Những năm qua, Gucci là nhãn hiệu kinh doanh tốt nhất của Kering do sự tăng trưởng bán hàng xuất sắc. Theo Statista, nhà mốt kết thúc năm 2019 với 9,6 tỉ USD bán hàng, cao một cách ấn tượng khi so với Saint Laurent (2 tỉ) hay Bottega Veneta (1,16 tỉ). Theo Globenewires về kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2021, doanh thu tổng Kering đạt 4,187.8 tỉ EUR, trong đó Gucci đóng góp 2,181.8 tỉ so với Saint Laurent (652.9 triệu), Bottega (363.4 triệu).

Gucci không thể có kết quả ấn tượng như vậy nếu không có chiến lược marketing số của Alessandro Michele, chiến lược ưu tiên hướng đến khách hàng trẻ, hiểu nhu cầu của họ và hành động theo họ. Marco Bizzari và Alessandro Michele đã cho triển khai chiến lược marketing nhằm vào Gen Z, nhóm khách hàng rõ ràng là sức mua thấp, ngược lại có ảnh hưởng lớn. Theo Forbes, trong khi nhóm khách hàng này chỉ chiếm 4% lượng tiêu thụ sản phẩm xa xỉ toàn thế giới năm 2018, đến năm 2020 tỉ lệ đó đã tăng gấp đôi.

Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng

Tại những vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Gen Z chiếm tới 15% lượng mua sắm các mặt hàng xa xỉ tại đất nước này. Để thu hút nhóm khách hàng trẻ này, nhóm đối tượng mà các nhãn hiệu khác trong lúc này còn chưa tính đến, Gucci đã tự làm mới bản thân bằng việc sử dụng các công nghệ mới nổi và các công cụ marketing số để tạo ra nội dung số như các ứng dụng AR, VR, AI chatbots cũng như hợp tác với các đối tác để cho ra các sản phẩm số như các phiên bản ảo của các bộ sưu tập và sản phẩm của nhà mốt.

Nếu những thập kỷ trước đây, các nhãn hiệu xa xỉ dùng các sản phẩm phụ trợ như thắt lưng, ví, các sản phẩm da nhỏ để hấp dẫn khách hàng kém dư giả hơn trước khi tiếp thị tới họ những tiêu chuẩn và trải nghiệm công ty có thể mang lại cho họ, ngày nay, Gucci đang làm chính xác như vậy nhưng được số hóa (50% doanh số của nhà mốt đến từ phụ kiện)… Những gì Gucci làm là chuyển một nhãn hiệu xa xỉ từ sàn diễn sang internet, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội bằng việc tập trung vào Gen Y và Gen Z. Chiến lược có vẻ đã gặt hái được thành công. Thực tế, 55% doanh thu của Gucci đến từ nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Tỉ lệ này đặc biệt cao so với các nhãn hiệu xa xỉ truyền thống khác. Bán hàng trực tuyến cũng chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Gen Z được nhắm đến không phải vì sức mua hiện tại mà bởi sức gây ảnh hưởng lớn của nhóm này. Nhóm khách hàng trẻ tuổi này định hình hành vi tiêu dùng hàng ngày thông qua sự tương tác với đồng nghiệp, thành viên gia đình, bạn bè v.v… Họ là nhóm tiếp nhận khởi điểm. Họ không ngại thử nghiệm những thứ mới lạ rồi giới thiệu cho người khác, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên các đợt sóng quảng bá rộng rãi.

Bên cạnh đó, thị hiếu và sự lựa chọn của nhóm khách hàng trẻ ảnh hưởng mạnh đến những thế hệ lớn tuổi hơn. Có câu “Các bà mẹ mua những gì con gái họ thích.” Trường hợp ngược lại hiếm thấy. Những nhãn hiệu mà Gen Z ưa thích sẽ tất yếu gợi hứng thú đối với Gen X. Tương tự, Gen Z sẽ khiến Gen X kém hứng thú với những những gì Gen Z không thích. Vì vậy, để vươn tới Gen X, các nhãn hiệu đầu tiên phải tương thích với Gen Z. Không tạo được sự tương thích này, một nhãn hiệu sẽ không có tương lai.

Trung Quốc là một thị trường hàng xa xỉ phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất của thế giới. Đây cũng là thị trường trẻ nhất và số hóa nhất, nơi mà Gen Z đã đóng góp 15% lượng mua sắm hàng xa xỉ của nước này. Con số đó vẫn đang tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Thế hệ Gen Z của Trung Quốc có cái nhìn lạc quan về cuộc sống và tương lai, trưởng thành mà không phải trải qua khó khăn kinh tế. Họ có học thức, thường được học tại những trường đại học hàng đầu khắp thế giới, là những người kiêu hãnh và ái quốc hơn các thế hệ trước.

Là những người sinh ra trong thời đại công nghệ, họ tiếp cận dễ dàng tới mọi thứ họ muốn. Cũng giống như Gen Z ở những nơi khác trên thế giới, Gen Z ở Trung Quốc coi bản thân họ là những thương hiệu cá nhân. Vì vậy, họ chỉ bao quanh bản thân bởi những nhãn hiệu tương thích với giá trị của mình. Và không nghi ngờ gì nữa, thế hệ trẻ nhất lại là nhân tố định hướng giá trị có ảnh hưởng nhất.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Để tiếp cận đến lực lượng gây ảnh hưởng này, Gen Z cần nhiều hơn việc được nhìn nhận. Cần có một chiến lược toàn thể. Lý do là nhóm dân số này số hóa một cách tối đa các hoạt động trong cuộc sống và nắm bắt thông tin nhanh chóng, có nghĩa là họ có mong đợi cao mà độ trung thành thì thấp. Những nhãn hiệu tương thích với Gen Z là những nhãn hiệu tiếp cận đến họ sớm, có những nội dung hấp dẫn và gắn kết họ trong khi chia sẻ các nguyên tắc và quan điểm của họ.

Nhìn chung, các kết quả và báo cáo tài chính của Gucci đã chứng minh rằng nhóm khách hàng trẻ tuổi này thực sự là một lực lượng trong thế giới hàng xa xỉ.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy 40% lượng hàng xa xỉ bán được do ảnh hưởng từ những gì khách hàng nhìn thấy trên mạng. Chiến lược số của Gucci không chỉ nhằm thu hút khách hàng tới các cửa hàng hoặc các kênh bán hàng khác, mà còn tạo ra các hiệu ứng lan truyền trong lĩnh vực số, có thể là trong các cộng đồng chơi game hoặc trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhãn hiệu cố gắng đạt được mục tiêu mà không phải quà cáp bằng sản phẩm cho những nhân vật, nhãn hàng có ảnh hưởng một cách phô trương. Nhãn hiệu quan tâm đến việc trở thành một nhãn hiệu được nói đến nhiều nhất trên mạng, bởi họ biết rằng bằng việc tạo sóng online, họ có thể sao chép hiệu ứng đó ngoài đời thực.

Nhìn vào bối cảnh hiện tại, cách vận dụng truyền thống các phương tiện truyền thông – từ đơn giản là trưng bày ảnh chụp sản phẩm đến trả tiền cho những nhân vật ảnh hưởng hoặc người nổi tiếng tạo dáng với bộ sưu tập mới – đang dần tỏ ra kém hiệu quả không chỉ đối với những nhãn hiệu xa xỉ. Một số tác nhân ảnh hưởng đến xu hướng này. Đầu tiên đó là đại dịch COVID-19 giữ chân khách hàng tại nhà phần lớn thời gian trong năm vừa qua khiến những nội dung thực sự thú vị và giải trí lên ngôi. Khách hàng đơn giản sẽ không quan tâm nhiều đến việc hình ảnh những người nổi tiếng xuất hiện ở những vị trí đắc địa nào khi mà họ bị kẹt trong nhà. Tiếp đến, các nhãn hiệu thấy rằng lối tiếp cận sáng tạo với những sản phẩm truyền thông có nội dung gắn mác riêng sẽ đáng giá hơn là chỉ đơn giản ném tiền vào nền tảng rồi hi vọng đạt được hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu của Customer Content Council cho thấy 72% đơn vị thực hiện marketing cho rằng tiếp thị nội dung hiệu quả hơn quảng cáo trên tạp chí, 62% cho rằng hiệu quả hơn hình thức quảng cáo trên TV, 69% cho rằng tiếp thị nội dung có hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với việc giao tiếp qua kênh email trực tiếp và quan hệ công chúng (PR). Đến lượt mình, trong khi vẫn duy trì các tài khoản trên các nền tảng xã hội, Gucci đã chứng tỏ là người dẫn dầu trong thế giới “hậu xã hội” thông qua chiến lược kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố nội dung-thương mại.

Tháng 4 năm 2021, nhãn hiệu Ý này đã tung ra talkshow gắn mác Gucci với kịch bản viết riêng cùng sự chủ trì của James Corden và sự tham gia của các khách mời trong trang phục Gucci gồm Harry Styles, Senrena William và Awkwafina. Hoạt động này là một cách quảng bá tinh tế cho chiến dịch Beloved, giới thiệu hiệu quả bộ sưu tập mới một cách trực tiếp mà không chiến dịch truyền thông xã hội nào có thể đem lại.

Cách tiếp cận của Gucci cũng được thấy rõ qua việc chuyển hướng sang sản xuất các đoạn phim cho nhãn hiệu và chiến dịch GucciFest tháng 11/2020, nâng cấp hợp tác với The North Face và Pokemon Go, triển khai nội dung audio qua trạm phát radio “FM520” ở Trung Quốc. Trở lại quá khứ, từ năm 2017, nhà mốt đã triển khai chiến dịch meme độc đáo, tiếp cận tới người dùng trên các nền tảng xã hội bằng meme của nhà mốt rồi đề nghị họ “meme” lại, kết quả sau đó được nhà mốt đăng tải trên website. Bằng việc đảm bảo sự hiện diện trên mạng một cách rầm rộ và sử dụng ngôn ngữ mạng, Gucci đảm bảo cho mình thị phần lớn.

tieu chien dai dien thuong hieu gucci 1

Những nỗ lực kể trên cũng cho thấy khi mà đa phần các nhãn hiệu xa xỉ khác tạo khoảng cách với người hâm mộ, Gucci lại dựa vào các yếu tố văn hóa, xã hội đương đại cùng lôi cuốn sự tham gia của những nhân vật có ảnh hưởng về mặt truyền thông. Đối với chiến lược marketing thông qua nhân vật có sức ảnh hưởng và fan của người nổi tiếng, hiện nay Gucci vẫn đang đảm bảo rằng nhãn hiệu được nhìn thấy trên người những biểu tượng phong cách bao gồm Harry Styles, Kate Moss và Rihanna… đều là những nhân vật được Gen Y yêu thích. Người nổi tiếng luôn luôn đã và đang là xác nhận tột bậc cho những nhãn hiệu xa xỉ. Điều quan trọng là phong cách phải được nhìn thấy trên đúng người với cách thức sáng tạo, nội dung lôi cuốn.

Nếu có điều gì nên tránh được khuyên từ các chuyên gia hàng xa xỉ thì đó là quy mô lớn của sản phẩm theo trào lưu, chiến lược được những nhãn hiệu thời trang phổ thông như H&M và Zara, phân khúc bên kia của thị trường theo đuổi. Theo đó, nguy cơ đối với nhãn hiệu xa xỉ là đánh mất vị trí trong phân khúc và làm loãng tên tuổi. Tuy nhiên Francois-Henri Pinault, chủ tịch và CEO của Kering gần đây cho rằng Gucci cần tìm cách thức cân bằng trong chiến lược marketing để thu hút cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Gucci đã mạo hiểm trong việc giữ chân khách hàng truyền thống. Năm năm trước, Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và CEO Marco Bizzarri đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Nỗ lực của Gucci đã được phản ánh trong tỉ lệ sản phẩm bán ra với 40% là đồ xu hướng, 60% theo phong cách cổ điển. Cách thức marketing của nhãn hiệu thể hiện sự tiếp cận sành sỏi để vươn tới đối tượng khách hàng thành thạo số hóa và trẻ hóa trên phạm vi toàn cầu.

Việc có một chiến lược sản phẩm mạnh kết nối với văn hóa đại chúng, cùng sự vận hành uyển chuyển mượt mà các chiến lược marketing độc đáo đã đảm bảo cho Gucci chỗ đứng xứng đáng là một nhãn hiệu xa xỉ hàng đầu của ngành công nghiệp.

Hài hòa với những mục tiêu bền vững, phát triển xã hội, xây dựng những nội dung số cộp mác thương hiệu rồi để những yếu tố đó cộng hưởng với nhau đã được thể hiện trong một số hoạt động quảng bá thời gian qua của hai thương hiệu xa xỉ TOD’S (có 10% cổ phần thuộc LVMH) và Zenith (trực thuộc LVMH). Bộ sưu tập mới nhất Xuân Hè 2022 cho nữ, TOD’S quảng bá show diễn bằng đoạn phim ngắn truyền tải thông điệp về sự gắn kết giữa chia sẻ, tiếp thêm sức mạnh và kỹ nghệ thủ công. Mở màn và kết màn show, nhãn hiệu trình chiếu đoạn phim về bảy người phụ nữ hình thể khác nhau, màu da khác nhau thân ái trong một nghi lễ đoàn tụ. Trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Milan, TOD’S đã cho ra mắt các thiết kế nghệ thuật độc đáo được chế tạo từ vật liệu thừa, ý tưởng không giới hạn ở sản phẩm túi xách, giày dép mà còn là những sản phẩm nội thất được trưng bày tại các showroom của nhãn hiệu.

Về phía Zenith, hiện nhãn hiệu là nhà tài trợ thời gian cho Extreme E (giải đua xe ô tô địa hình sử dụng năng lượng mặt trời). Từ đầu năm 2020, Zenith đã khởi động chiến dịch toàn cầu Dreamhers gắn với bộ sưu tập đầu tiên dành cho nữ giới Defy Midnight nhằm tôn vinh sự độc lập của phụ nữ, theo đuổi, chinh phục thử thách, vượt qua mọi rào cản để vươn đến ước mơ của riêng mình. Chiến dịch có sự tham gia của các Dreamhers Ambassdors, những phụ nữ không phải là người nổi tiếng nhưng đạt được những thành tựu đã được ghi nhận từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ khắp mọi miền trên thế giới. Từ khi khởi động chiến dịch đến nay, CEO Julien Tonare của nhãn hiệu đã trực tiếp thực hiện loạt livestream đối thoại với các đại sứ trong chương trình và phát trực tiếp trên nền tảng xã hội. “Time to reach your star”, khẩu hiệu của hãng được tiếp thị trực tiếp đến mỗi người tiêu dùng bằng ứng dụng công nghệ ảo đơn giản nhưng khá thú vị khi chỉ bằng cách nhấp vào đường link trên Chrome, người dùng có thể mở ra cả một vũ trụ lấp lánh ba chiều trên màn hình điện thoại.

Fun fact:

Gucci còn là một tính từ!

Trong một phỏng vấn Harper’s Bazaar năm 1999, nhạc sĩ Lenny Kravitz nói rằng phòng ngủ anh ta “rất Gucci”. Cụm từ đã nhanh chóng được văn hóa đại chúng tiếp nhập. Trong những năm 90, Gucci trở thành một từ bóng bẩy để mô tả thứ gì đó xa xỉ và tuyệt vời.

Nguồn: Tiêu Chiến - xóm trọ vui vẻ

Bài liên quan: Gucci, Zenith, TOD's đã khiêm tốn trước fan Tiêu Chiến như thế nào?

Toàn cảnh Sự kiện 227 và âm mưu lật đổ Tiêu Chiến

Fan miêu tả vẻ đẹp siêu thực của Tiêu Chiến khi xem Như Mộng Chi Mộng