• Thương hiệu cao cấp Balenciaga gây xôn xao khi tung ra thiết kế túi xách lấy cảm hứng từ bịch rác với giá 1.790 USD.

    Sau khi xuất hiện trên sàn diễn Thu Đông 2022 hồi tháng 3, mẫu túi mang tên Trash Pouch vừa được mở bán với mức giá khiến nhiều người bất ngờ. Sản phẩm được làm từ da bóng, có các phiên bản màu đen, trắng, vàng và xanh.

    Kiểu túi mô phỏng bịch rác đang trở thành tâm điểm bình luận trên Twitter. Không ít người cho rằng đây là một ý tưởng điên rồ: "Họ thực sự cố gắng trêu đùa người tiêu dùng vào thời điểm này", "Tôi có hẳn 40 chiếc dưới tủ bếp của mình", "Túi đựng rác giờ đây cũng quá tầm với của tôi", "Đừng để các thương hiệu cao cấp chơi xỏ bạn"...

    Balenciaga
    Thiết kế Trash Pouch của Balenciaga lấy cảm hứng từ túi đựng rác. Ảnh: Balenciaga

    Giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia của Balenciaga từng nói với WWD về thiết kế Trash Pouch sau show Thu Đông 2022: "Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội làm ra chiếc túi rác đắt nhất thế giới, bởi ai mà không thích một scandal thời trang?".

    Demna Gvasalia sinh năm 1981 tại Georgia. Anh học ngành kinh tế quốc tế tại Đại học Bang Tbilisi và sau đó tốt nghiệp thạc sĩ Thiết kế Thời trang tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Antwerp, Bỉ năm 2006.

    Từ 2009 đến 2013, Gvasalia chịu trách nhiệm các bộ sưu tập nữ ở nhà mốt Maison Martin Margiela. Năm 2013, anh được bổ nhiệm làm nhà thiết kế đồ nữ tại Louis Vuitton, ban đầu dưới quyền Marc Jacobs rồi tới Nicolas Ghesquiere.

    Cùng anh trai Guram, Gvasalia ra mắt thương hiệu Vetements năm 2014. Một năm sau, Gvasalia trở thành giám đốc sáng tạo của Balenciaga, kế nhiệm Alexander Wang. Năm 2019, anh rời Vetements để theo đuổi các dự án nghệ thuật mới.

    Theo Ngôi Sao

  • Xu Yangtian, một trong những người đàn ông giàu nhất đất nước tỷ dân, có lai lịch bí ẩn và chưa bao giờ phản hồi công khai về tin tức liên quan tới mình.

    Chỉ có 2 giai thoại được lan truyền về Xu Yangtian (Chris Xu) - tỷ phú bí ẩn sáng lập Shein. Một tích cực, một tiêu cực, cả hai (nếu đúng) đều cho thấy sự quyết tâm và tàn nhẫn cần thiết để gây dựng đế chế toàn cầu trong thế giới thời trang nhanh vốn cạnh tranh khốc liệt, theo The Guardian.

    Trong câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông Trung Quốc, một nhân viên chuỗi cung ứng giấu tên kể lại lần đến thăm trụ sở chính của công ty ở Quảng Đông.

    “Bất cứ khi nào, dù là 2h hay 3h sáng, mọi người cũng có thể trông thấy Xu Yangtian và nhóm của anh tham gia các cuộc họp, không bao giờ lười biếng và luôn cố gắng học hỏi từ xung quanh”, người này nói.

    de che shein 1
    Được định giá 100 tỷ USD vào đầu năm nay, Shein đắt giá hơn cả Zara và H&M cộng lại. Ảnh: Stefanie Keenan/Getty.

    Câu chuyện còn lại bớt tâng bốc hơn. Theo lời kể của 2 đối tác kinh doanh kiêm đồng sự cũ, sau khi cùng nhau gây dựng công ty thương mại điện tử, bỗng một ngày, Xu trở mặt rồi biến mất, mang theo tài khoản PayPal của công ty, phớt lờ mọi cuộc gọi.

    Một mình, Xu tiếp tục thành lập công ty có thể đạt mức định giá 100 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.

    Trong vòng gọi vốn đầu năm nay, Shein được định giá cao hơn cả Zara và H&M cộng lại. Tuần trước, công ty thông báo thuê giám đốc điều hành mới để hướng tới việc mở rộng sang thị trường châu Âu. Sự nhận diện thương hiệu của Shein hiện nay, đặc biệt đối với người mua sắm trẻ tuổi, là rất lớn.

    de che shein 1
    Ông trùm thời trang nhanh Xu Yangtian thời là sinh viên đại học. Ảnh: Xu Yangtian.

    Lai lịch bí ẩn

    Xu là một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc nhưng ít được biết đến hơn nhiều so với các nhân vật như Jack Ma của Alibaba hay Pony Ma của Tencent. Anh từ chối mọi cuộc phỏng vấn và hiếm khi bình luận công khai ngoài thông cáo báo chí.

    Một số nguồn tin cho biết Xu là người Mỹ gốc Hoa từng học tại Đại học George Washington hoặc sinh ra ở Sơn Đông vào năm 1984 và theo học Đại học Khoa học và Công nghệ Thanh Đảo.

    Shein tiết lộ rằng Xu là người gốc Hoa. Truyền thông Trung Quốc mô tả anh là sinh viên học lực trung bình có xuất thân nghèo khó, phải làm việc để tự trang trải khi học đại học. Xu phát triển kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) - yếu tố đóng vai trò nền tảng cho thành công trong tương lai của anh.

    Các tài liệu về xuất thân và sự nổi lên của Xu vẽ nên bức tranh về người làm SEO chăm chỉ, có khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh tàn nhẫn.

    Năm 2008, Xu thành lập Nanjing Dianwei Information Technology, công ty thương mại điện tử xuyên biên giới, cùng 2 đối tác Wang Xiaohu và Li Peng.

    Vào tháng 5, Li nói với Wired rằng bộ 3 thuê chung văn phòng nhỏ, cố gắng bán mọi thứ từ ấm trà đến điện thoại, trước khi chuyển sang quần áo. Họ bắt đầu mài giũa mô hình mà sau này trở thành Shein - đơn bán trực tiếp đến khách hàng cùng các nhà cung cấp nhỏ, quay vòng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu hơn là dự đoán doanh số, đồng thời sử dụng kỹ năng SEO của Xu để phát hiện và quảng bá xu hướng.

    “Chúng tôi tìm kiếm lợi nhuận thấp và số lượng lớn”, Li nói.

    Năm 2011, Xu thành lập SheInside - nhà bán lẻ váy cưới trực tuyến có trụ sở tại Nam Kinh và là tiền thân của Shein. Nhiều nguồn tin tranh cãi xung quanh động thái này, với việc Li tuyên bố Xu đã đá anh và Wang ra khỏi cuộc chơi.

    Theo Li, một ngày, Xu bỗng biến mất cùng với quyền kiểm soát các tài khoản PayPal của công ty và phớt lờ mọi cuộc gọi. Wang xác nhận lời của Li là thật nhưng từ chối bình luận thêm.

    Shein từng bác bỏ thông tin trên và Xu được cho là dọa kiện người tung tin này. Phát ngôn viên của hãng nói rằng Li chỉ làm việc cho Nanjing Dianwei từ tháng 10/2008 đến giữa năm 2009, cả Wang và Li đều không trở thành đối tác của SheInside cũng như không có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với SheInside.

    de che shein 1
    Sự nhận diện thương hiệu của Shein với người tiêu dùng trẻ tuổi là rất lớn. Ảnh: Dave Benett/Getty.

    Hai năm sau khi thành lập SheInside, trong bài đăng công khai duy nhất, Xu viết: “Công ty đã phát triển nhanh chóng và có hơn 50 nhân viên”. Năm 2015, công ty trở thành Shein, chuyển trụ sở chính đến Quảng Châu và mở văn phòng tại Mỹ.

    Dưới sự dẫn dắt của Xu, Shein bắt đầu phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình. Công ty này thuê sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật để lùng sục trên Internet những thiết kế phổ biến. Nó cũng thành lập nhóm thiết kế nội bộ và mua đối thủ cạnh tranh Romwe - công ty thương mại điện tử do Li và bạn gái khi đó thành lập.

    Các quảng cáo cũng như sản phẩm của Shein tràn ngập Internet và được quảng bá bởi nhiều influencer, người nổi tiếng, mạng xã hội.

    Shein nổi lên trong số hàng nghìn nhà cung cấp, chủ yếu ở khu Phiên Ngung của Quảng Châu, về việc thanh toán đúng hạn nhưng cũng vì các yêu cầu nghiêm ngặt được cho là dẫn đến tỷ lệ tiêu hao cao.

    Tuy nhiên, công ty cũng dính vào nhiều cáo buộc và bị tố đạo nhái.

    Những người trong ngành nói rằng có nhiều hoài nghi về tính bền vững của Shein như một mô hình kinh doanh. Điều này tăng lên trong dịch, khi chuỗi cung ứng làm chậm lại hoặc đè bẹp phần còn lại của ngành, Shein vẫn tiếp tục phát triển, gần như không bị ảnh hưởng.

    Tham vọng bành trướng

    Những năm gần đây, trọng tâm quay trở lại với Xu, trong bối cảnh những tin đồn về việc mở rộng và chuyển nhượng tài sản quốc tế của tỷ phú này thể hiện tham vọng bành trướng Shein hơn nữa.

    Shein được cho là có ý định mua lại gã khổng lồ thời trang Missguided của Anh trước khi công ty này sụp đổ gần đây, sau nỗ lực mua Topshop không thành vào năm 2021. Tháng 12 năm ngoái, Xu được cho là đến Brazil để kiểm tra các nhà máy và nhà cung cấp về khả năng mở rộng.

    Shein thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm Tiger Global Management và Sequoia Capital China, trong bối cảnh báo cáo tuần này cho thấy việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ được lên kế hoạch vào năm 2024.

    de che shein 1
    Tham vọng bành trướng Shein của Xu là chưa dừng lại. Ảnh: Shein.

    Trong động thái có thể liên quan, Reuters đưa tin vào tháng 2 rằng Xu đã trở thành thường trú nhân của Singapore - bước khả thi để trở thành công dân nước này. Hiện có rất nhiều liên kết giữa Shein và Singapore, với các tài sản quan trọng được chuyển từ Trung Quốc sang đảo quốc sư tử.

    Hồ sơ kinh doanh của Trung Quốc cho thấy Xu đã cắt đứt một số quan hệ kinh doanh với quê hương của mình. Ông bắt đầu từ bỏ vai trò quản lý và pháp lý với Shein cùng các tổ chức liên quan vào cuối năm 2020.

    Người thân cận của Xu, Molly Miao, đảm nhận vị trí đại diện pháp lý của Shein tại Trung Quốc. Hồ sơ cho thấy trụ sở chính ở Trung Quốc, Nanjing Lingtian Information Technology, đã bị hủy đăng ký vào năm 2021.

    Shein không phản hồi về những thay đổi đối với quyền sở hữu doanh nghiệp và địa điểm tài sản hoặc các kế hoạch ở Singapore, New York.

    Trong khi công việc kinh doanh tiếp tục phát triển, hào quang đang dần rời bỏ Shein. Theo báo cáo của Bloomberg, doanh số bán hàng của công ty tăng 60% vào năm 2021 lên 16 tỷ USD, giảm từ mức tăng 250% lên 10 tỷ USD vào năm trước. Các đợt bán cổ phiếu riêng lẻ gần đây được cho là giảm giá so với mức định giá tháng 4 là 100 tỷ USD.

    Các nhà đầu tư sẽ hỏi liệu Xu có thể duy trì đà tăng hay không.

    Theo Zing

  • doi chan vera wang 0

    Thân hình săn chắc cùng đôi chân mảnh mai của nhà thiết kế bị nhận xét "phi thực tế" với người già.

    Trong ba năm nay, cứ đến dịp sinh nhật vào tháng 7 của mình, Vera Wang lại tung ra loạt ảnh khoe dáng. Dù khuôn mặt đã hằn rõ vết nhăn tuổi tác, thân hình của bà vẫn mang lại sự ngạc nhiên lớn đối với người hâm mộ.

    Nhìn hình ảnh của "bà tiên váy cưới", fan nhiều lần thắc mắc liệu bà đã dùng loại thuốc nào để giữ vóc dáng gầy như người mẫu dù đạt ngưỡng U80. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng Vera Wang không nên khoe dáng như vậy vì điều này góp phần cổ vũ những chuẩn mực sai lầm, không thực tế về vẻ đẹp tuổi già.

    "Thông lệ" khoe dáng hàng năm

    Ngày 16/7, Wang đăng tải bức ảnh ngồi trong ôtô, mặc theo phong cách năng động trẻ trung với áo bó sát phối cùng khoác rộng và quần shorts. Dù vậy, điều khiến fan chú ý nhất là đôi chân dài của bà chứ không phải bộ quần áo thể hiện sự trẻ trung.

    doi chan vera wang 0

    doi chan vera wang 0
    Vera Wang ở tuổi 73. Ảnh: verawang.

    Bên cạnh những lời khen cho rằng đôi chân của bà là "cực phẩm" ở tuổi 73, một số người lại không nghĩ như vậy. Vào ngày sinh nhật trước đó, bà đăng bộ ảnh mặc áo hai dây xẻ cao kết hợp cùng quần ngắn. Vẻ ngoài của bà đã gây ra tranh cãi.

    Bên dưới những bài báo, nhiều người cho rằng Wang đã luôn cố giữ hình ảnh của mình bằng cách ăn kiêng nghiêm ngặt, đội tóc giả và chỉnh ảnh quá đà. Họ nói vóc dáng mảnh mai như vậy là phi thực tế với người đã 73 tuổi.

    "Chúng ta có thể thôi các bài viết về cân nặng, tuổi tác và ngoại hình của phụ nữ không? Hãy ngưng tiếp tay cho những chuẩn mực sai lầm và giả tạo về cái đẹp tuổi già", một độc giả của Sina nêu quan điểm.

    Dù vậy, một số ý kiến cho rằng hãy nhìn nhận vào mặt tích cực, thành tựu Vera Wang đã tạo nên thay vì chỉ biết nói về vóc dáng bà. Hơn nữa, bà cũng truyền cảm hứng cho những người già khác sống lành mạnh, ăn uống khoa học, không thuốc lá.

    Hai năm trước, việc bà khoe dáng trong những bộ áo tắm vào dịp sinh nhật vẫn khiến không ít người ngưỡng mộ. Cộng đồng mạng liên tục chia sẻ và bàn tán về cách bà giữ dáng. Khi "thông lệ" hàng năm không còn mới mẻ, Wang lại bị "soi" và nhận về chỉ trích.

    Không cố níu giữ tuổi xuân

    Nhà thiết kế từng nói với BBC bản thân chưa bao giờ có ý định giữ gìn tuổi xuân của mình một cách cuồng tín, ám ảnh. Với bà, chủ nghĩa về tuổi tác đã quá lỗi thời.

    doi chan vera wang 0
    Vera Wang thường phối đồ khoe chân. Ảnh: verawang.

    doi chan vera wang 0

    Trước những bình luận tiêu cực về các bức ảnh bà mặc bra với quần ngắn, Wang nói bà bị sốc. Bởi bà đã quen với công việc đằng sau hậu trường và không hề nghĩ mình lại được để ý đến vậy.

    Bỏ qua những lời tiêu cực ngoài tai, Vera Wang hiện vẫn thể hiện lối sống phóng khoáng và trung thành với phong cách trẻ trung của mình. Ngoài quần và váy ngắn, bà cũng thường mặc quần legging hay kết hợp với tất cao để khoe đôi chân dài.

    Thay vì ăn kiêng nghiêm ngặt như mọi người nghĩ, bà tiết lộ giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp mình có được vẻ ngoài như hiện tại. Ngoài ra, Wang cũng đánh giá cao việc uống một ly cocktail vodka vào cuối ngày. Bởi nó giúp bà giảm cảm giác căng thẳng sau ngày dài làm việc. Bà gọi nó là “thần dược”.

    “Tôi chưa bao giờ nghĩ về tuổi xuân trong những năm làm việc ở lĩnh vực thời trang. Có lẽ bởi tôi làm việc với những phụ nữ đẹp nhất trên thế giới hàng ngày. Đó cũng là cách đối phó với lão hóa hiệu quả”, bà chia sẻ.

    Hơn nữa, Vera Wang từng là vận động viên trượt băng nghệ thuật. Bà tiếp xúc với bộ môn này từ khi 8 tuổi nên cơ thể cũng trở nên săn chắc từ trước.

    doi chan vera wang 0
    Vera Wang thường phối đồ khoe chân. Ảnh: verawang.

    doi chan vera wang 0

    Bí quyết của Vera Wang

    Thay vì lo "cơm áo gạo tiền" hay gia đình như những phụ nữ cùng lứa, Vera Wang lại chăm chút cho giấc ngủ, ăn ngon. Đối với bà, đó cũng là "chìa khóa" giúp mình luôn tươi khỏe.

    Dù công việc bận rộn, bà vẫn không có thói quen bỏ bữa, đặc biệt là buổi sáng. Bà từng nói với InStyle: "Món ưa thích của tôi cho bữa sáng là trứng tráng với một ít bánh mỳ nướng hoặc miếng thịt xông khói".

    doi chan vera wang 0
    Wang cũng tìm niềm vui trong bộ môn golf. Ảnh: verawang.

    Vào buổi trưa, Vera Wang không có thói quen rời văn phòng và thường ăn tại chỗ cùng nhân viên. Súp gà hay rau quả tươi là những món yêu thích của bà. Nếu không có việc đột xuất, bà luôn cố gắng kết thúc công việc vào 18h để kịp về nhà thưởng thức bữa tối trước 19h.

    Bà Wang cũng từng cho biết mình không mặn mà với việc tập thể dục. Bởi vậy, nhà thiết kế sinh năm 1949 tìm niềm vui từ bộ môn đánh golf và thiền.

    Đôi khi, nữ doanh nhân cũng dành thời gian chơi cùng hai con gái vào dịp cuối tuần. Khi họ bận rộn với gia đình riêng, bà lại tưởng nhớ về quê nhà bằng cách nhờ đầu bếp nấu những món ăn đậm chất Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, một trong những yếu tố bên ngoài giúp bà giữ được vẻ trẻ trung như thiếu nữ đôi mươi là gu thời trang cá tính. Bà không ngại thử sức với thiết kế bó sát, cắt xẻ lạ mắt, màu sắc sặc sỡ và bắt kịp xu hướng.

    "Vera Wang luôn mang nguồn năng lượng tuyệt vời", Lisa Jackson - bạn thân của nhà thiết kế - chia sẻ.

    Thực tế, sự tự tin và lối sống tích cực mà mọi người hay nhắc tới đã gắn bó với Vera Wang từ khi còn nhỏ. Nhờ có nền tảng gia đình vững chắc, bà luôn sống đúng với đam mê và đứng dậy được sau nhiều vấp ngã.

    Theo Zing News

  • Mathilde Pinault là người thừa kế tiềm năng của đế chế xa xỉ Kering. Cô gái 21 tuổi yêu thời trang nhưng mơ ước thành vận động viên cưỡi ngựa.  

    Mathilde Pinault 1
    Mathilde Pinault

    Ông trùm thời trang 60 tuổi François-Henri Pinault là CEO Kering - Tập đoàn xa xỉ của Pháp nắm trong tay hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Balenciaga, Bottega Veneta, Alexander McQueen và Yves Saint Laurent.

    François-Henri đã kết hôn với ngôi sao Hollywood 55 tuổi - bà Salma Hayek và có chung một cô con gái Valentina. Ngoài ra, ông còn có ba người con khác từ cuộc hôn nhân trước và một trong số họ trở thành tín đồ thời trang với phong cách riêng. 

    Ở tuổi 21, Mathilde Pinault là cái tên thường xuyên xuất hiện trong làng thời trang và gần đây đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng khi diện bộ trang phục màu đen trong buổi trình diễn thời trang cao cấp 2022 của Balenciaga. Mọi ánh mắt đổ dồn vào người thừa kế trẻ tuổi như đang nhìn vào phong cách tương lai của ngành thời trang.

    Mathilde Pinault 1
    François-Henri, Valentina, Mathilde Pinault và Salma Hayek (từ trái sang phải). Ảnh: Instagram

    Yêu thời trang nhưng mơ ước thành vận động viên cưỡi ngựa

    Dễ dàng nhận thấy Mathilde rất yêu thời trang. Cô thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện trong Tuần lễ thời trang Paris và khoác lên mình bộ cánh của những thương hiệu đình đám. Ngoài tham gia các sàn diễn thời trang cao cấp của Balenciaga, Mathilde còn có mặt tại các buổi trình diễn mùa thu của Giambattista Valli và Balenciaga gần đây.

    “Cách thời trang tác động đến văn hóa và xã hội đã khiến tôi bị thu hút. Tôi quan tâm đến cách một thương hiệu, chẳng hạn như Balenciaga có tác động như thế nào", cô nói với tờ Vanity Fair của Italia.

    Tuy nhiên, mơ ước của Mathilde không phải là một sự nghiệp rộng mở trong ngành thời trang bởi cô có đam mê rất lớn với bộ môn cưỡi ngựa.

    Người thừa kế trẻ chia sẻ với tạp chí Paris Match về cách cưỡi ngựa để giảm lo lắng của cô: "Cưỡi ngựa cũng là một phương pháp trị liệu đối với tôi. Tôi đang sống trong vỏ bọc của mình và tôi từ chối mọi thứ". Trong một cuộc phỏng vấn trên YouTube với Auction, Mathilde cho biết muốn trở thành một vận động viên cưỡi ngựa chuyên nghiệp và đó cũng là mục tiêu trong tương lai của cô.

    Những mối quan hệ tốt đẹp

    Gần đây, gia đình nhà Pinault gây chú ý khi xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Paris. Đặc biệt, tất cả mọi người, kể cả Mathilde, đều đổ dồn ánh mắt về phía Salma Hayek.

    Năm 2009, bố của Mathilde đã kết hôn với Hayek và cô rất yêu quý người mẹ kế của mình. Mathilde từng chia sẻ mối quan hệ này với tạp chí Paris Match: "Bà luôn giúp đỡ tôi trong cuộc sống hàng ngày. Bà dạy tôi giữ ý chí phấn đấu và luôn biết cách để xoa dịu tôi".

    Bộ đôi mẹ kế - con chồng thường xuyên được bắt gặp đi cùng nhau trong các buổi trình diễn thời trang hoặc tại nơi làm việc. Mathilde cũng chia sẻ những lần cùng Hayek đến phim trường: "Tôi đã cùng mẹ đến phim trường. Tôi có thể quan sát cách bà quản lý lịch trình, học hội thoại vào ban đêm. Mẹ cũng là người luôn dạy tôi cách đối mặt với mọi khó khăn một cách chân thực".

    Mathilde Pinault 1
    Cô gái 21 tuổi cho hay bản thân thích một cuộc sống bình thường, đơn giản. Ảnh: Instagram

    François-Henri kết hôn và sống với người vợ đầu tiên Dorothée Lepère từ năm 1996 đến năm 2004. Họ có hai đứa con là Mathilde và anh trai 24 tuổi. Ông François-Henri cũng có một người con trai 14 tuổi Augustin James Evangelista với người mẫu Canada Linda Evangelista.

    “Bố là người đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Nhiều năm liền, do công việc của ông luôn bận rộn nên tình cảm gia đình có một vài khoảng cách. Để khiến ông ấy luôn tự hào về mình, tôi muốn bản thân phải thật hoàn hảo trong mọi phương diện. Nhưng sau đó, tôi phát hiện suy nghĩ của mình quá sai lầm. Ông ấy vẫn luôn rất tự hào về tôi, chỉ đơn giản vì tôi chính là con gái của ông", Mathilde chia sẻ về người cha tỷ phú của mình.

    Là con gái của ông chủ Kering, Mathilde có mối quan hệ với nhiều người giàu có. Theo SCMP, cô khá thân thiết với người thừa kế thương hiệu thời trang của Zara là Marta Ortega Pérez và công chúa Monaco Charlotte Casiraghi.

    Dù vậy, cô gái 21 tuổi cho hay bản thân thích một cuộc sống bình thường, đơn giản. “Tôi có thể ăn diện lộng lẫy, gặp những người máu mặt ở một buổi trình diễn thời trang và hai giờ sau đó ngồi lê la ở quán cà phê với bạn bè mình. Tôi không chỉ thuộc về thế giới của những điều đắt tiền, sang chảnh", cô nói.

    Mathilde hiện theo học ngành Kinh tế và Khoa học Xã hội tại Trường Kinh doanh Emlyon ở Pháp. Trong khi cưỡi ngựa là niềm đam mê chính, Mathilde muốn có thêm về kiến ​​thức trong kinh doanh.

    "Việc tiếp tục học là điều cần thiết với tôi. Sau khi quan sát quy mô của ngành đua ngựa, tôi nhận ra khả năng cưỡi ngựa giỏi là chưa đủ, tôi cần biết cách thương thảo, giao tiếp", cô nói với Studforlife.

    Theo NĐH

  • Trước khi Primark xuất hiện, các đối thủ khác như Zara và H&M đang "làm mưa làm gió" trên thị trường thời trang giá rẻ. Vậy Primark có gì khác biệt khi có thể bán đồ với giá thấp hơn mà vẫn có lãi?

    Với 100 USD để mua sắm, bạn chỉ có thể mua được một chiếc quần jeans của Levi’s hoặc một nửa chiếc cà vạt của thương hiệu Hermès, thế nhưng bạn có thể đến Primark và lấp đầy tủ quần áo của mình. Thương hiệu thời trang "ăn liền" này sẽ bán cho bạn chiếc áo phông chỉ với giá 3.5 USD và quần tây với giá 10 USD.

    Trước khi Primark xuất hiện, các đối thủ khác như Zara (Tây Ban Nha) và H&M (Thụy Điển) đang "làm mưa làm gió" trên thị trường thời trang giá rẻ. Vậy Primark có gì khác biệt khi có thể bán đồ với giá thấp hơn mà vẫn có lãi?

    primark in london

    Kinh doanh đồ may mặc là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt nhất, bởi đối thủ cạnh tranh nhiều, tâm lý người tiêu dùng dễ bị tác động, sản phẩm thay đổi nhanh và yếu tố thời trang đóng vai trò quan trọng. Primark có vẻ giống với các đối thủ khác nhưng mô hình kinh doanh của hãng này lại khác biệt.

    Giữa lúc các thương hiệu khác thử các cách tiếp cận mới, như điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình theo xu hướng mua bán trực tuyến, thì Primark đi theo hướng xây dựng mạng lưới cửa hàng ở những vị trí đắc địa và tiện lợi cho khách hàng tiếp cận, cửa hàng nào cũng phải rất rộng để có chỗ cho khối lượng sản phẩm lớn và cho lượng khách hàng đông.

    Bản thân Primark được gây dựng không phải để trở thành một thương hiệu thời trang cao cấp và đặc biệt là không được đắt.

    Khi cạnh tranh với các ông lớn, chuyện định giá thấp hơn để cạnh tranh là chiến lược thường thấy. Song mức giá thấp ở Primark vẫn khiến người ta kinh ngạc. Phần lớn sản phẩm có giá thấp hơn chiếc bánh pizza như 15 USD cho quần jeans, áo len 14 USD và khăn 3 USD. Theo MarketWatch, trung bình các nhà bán lẻ khác ở Mỹ định giá cao hơn 202% so với Primark.

    Ngay cả, giá của các sản phẩm tương tự tại Walmart - được coi là biểu tượng tiết kiệm ở Mỹ, cũng cao hơn khoảng 36%. Theo Morgan Stanley, áo váy len ở Primark có giá khoảng 14 USD, so với 16.88 USD tại Walmart và 49.9 USD ở Uniqlo.

    Chiến lược giá là "bức tường" quan trọng để bảo vệ Primark, khiến đối thủ cạnh tranh gần như không thể xâm phạm. Primark xác định bản chất thương hiệu là "Rẻ mà thời trang và thời trang mà rẻ". Muốn được vậy, Primark phải "rẻ" ở tất cả công đoạn trong chuỗi làm nên sản phẩm và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

    Điều này thúc đẩy Primark tập trung sản xuất ở các nước có chi phí thấp hơn, đặc biệt là Bangladesh, nơi mức lương hàng tháng trong lĩnh vực may mặc chỉ vào khoảng 100 USD. Ngoài địa điểm, các đơn đặt hàng của Primark thường được đặt vào giai đoạn thấp điểm của mùa thời trang, qua đó giúp các nhân viên luôn có công việc để làm mà chi phí rẻ.

    Một yếu tố nữa là Primark tìm mọi cách để cắt giảm chi phí quản lý và đặc biệt không hề chi cho quảng cáo và tiếp thị, trong khi H&M thường dành 4% tổng doanh thu cho việc tiếp thị.

    Về phương diện này, Primark sử dụng chiêu thức "khách hàng quảng cáo, tiếp thị cho Primark". Trong suy tính của thương hiệu này, hàng rẻ thì khách hàng sẽ mua nhiều và có nhiều khách hàng mua. Khách hàng không chần chừ suy tính nhiều khi quyết định mua và ngay cả khi mang về thấy không thật sự vừa ý thì cũng gần như không trả lại vì thực sự không đáng để quay lại trả hàng.

    Tuy nhiên, Primark có một chính sách đi ngược với xu thế chung đó là hãng không bán hàng trực tuyến vì hãng cho rằng điều này không khả thi với mức giá bán của mình. Việc không tham gia vào thị trường bán hàng trực tuyến khiến Primark mất tới 100% doanh số bán hàng do đại dịch buộc các cửa hàng trên khắp thế giới phải đóng cửa.

    Việc đóng cửa kéo dài, đặc biệt là ở Anh, quê hương của khoảng 50% trong số 380 cửa hàng của Primark, khiến hãng này mất 3 tỷ bảng Anh doanh thu và  khoảng 1 tỷ bảng Anh lợi nhuận.

    Primark khởi đầu chỉ là cửa hàng bán quần áo nhỏ mà Tập đoàn Associated British Foods mở ra tại đường phố ở thủ đô Dublin của Ireland năm 1969 với tên gọi Penneys, sau đó mới có thêm tên gọi Primark để tránh đụng chạm đến thương hiệu khác (không cùng ngành) ở Mỹ có tên tương tự (Penneys vẫn được dùng ở Ireland). Primark mở thêm cửa hàng trước khi đến Anh năm 1971.

    Nhưng phải đến năm 2006, Primark mới xuất hiện bên ngoài nước Anh, khi "đặt chân" đến Tây Ban Nha, tiếp đến là Hà Lan (năm 2008), Đức, Bồ Đào Nha và Bỉ (năm 2009), Áo và Pháp (năm 2012). Cứ như thế, Primark mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp châu Âu. Tuy doanh số và quy mô không thể so với nhiều thương hiệu may mặc khác, nhưng Primark vẫn xứng danh là kỳ phùng địch thủ của Kik, H&M, Zara hay C&A./. 

    Theo BNews       

  • Câu chuyện về Dolce & Gabbana không chỉ dừng lại ở những bộ sưu tập thời trang lộng lẫy tràn ngập sắc màu mà còn khiến người ta nhớ về một chuyện tình được kể dưới ngôn ngữ lãng mạn của thời trang.

    dolce and gabbana 1
    Hình ảnh một cửa hàng Dolce & Gabbana. Ảnh: DAFC

    Thương hiệu Dolce & Gabbana được thành lập bởi hai nhà sáng lập Domenico Dolce và Stefano Gabbana vào năm 1985. Từ số tiền khởi nghiệp không quá 2.000 USD, Domenico Dolce và Stefano Gabbana giờ đây đã trở thành hai trong số những người đàn ông giàu nhất Italy.

    Tuy nhiên, câu chuyện về hai nhà thiết kế đình đám này không đơn giản như vậy. Bên cạnh những bộ sưu tập thời trang lộng lẫy tràn ngập sắc màu mang đến sự vui tươi phá cách, Dolce & Gabbana còn khiến người ta nhớ mãi về một câu chuyện tình được kể dưới ngôn ngữ lãng mạn của thời trang.

    * Cuộc gặp định mệnh: Nơi giấc mơ bắt đầu

    Domenico Dolce sinh năm 1958 tại một thị trấn nhỏ ở Sicily, hòn đảo yên bình và tràn ngập ánh nắng ở phía Nam của Italy. Từ nhỏ, ông đã sớm được tiếp cận với thời trang do các thành viên trong gia đình đều là yêu thích thời trang. Bố của ông là thợ may và mẹ là người bán quần áo.

    Trong khi đó, thời thơ ấu của Stefano Gabbana có đôi chút khác biệt. Ông sinh năm 1962 tại Milan – kinh đô thời trang hoa lệ của thế giới. Mẹ của ông Gabbana là một công nhân dịch vụ giặt là và cha của ông làm việc trong một xưởng in. Năm 15 tuổi, anh bắt đầu quan tâm đến thời trang và ông luôn thừa nhận rằng người bạn đồng hành Dolce đã dạy ông rất nhiều về thời trang.

    Định mệnh đã sắp đặt Dolce & Gabbana gặp nhau trong một hộp đêm ở Milan vào năm 1980. Đây là điểm khởi đầu cho câu chuyện tình cảm lãng mạn cũng như thành công của hai người. Khi đó, cả hai đều là trợ lý của nhà thiết kế Giorgio Correggiari. Sau đó, họ đã nghỉ việc vào năm 1982 và mở một phòng tư vấn thiết kế riêng. Đến năm 1985, thương hiệu mang tên Dolce & Gabbana chính thức ra đời với Domenico và Stefano là hai nhà thiết kế chính.

    dolce and gabbana 1
    Hai nhà sáng lập Domenico Dolce (phải) và Stefano Gabbana. Ảnh: Reuters

    Những sản phẩm đầu tiên của Dolce & Gabbana được giới thiệu trong hạng mục Các thương hiệu mới vào tháng 10/1985 trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan. Vào thời điểm này, Domenico và Stefano thậm chí không đủ tiền để trả cho người mẫu nên họ phải huy động sự giúp đỡ từ bạn bè. Tuy nhiên, Dolce & Gabbana đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng và sau đó họ đã tung ra bộ sưu tập Thu Đông đầu tiên dành cho phụ nữ với tên gọi “Real women” (tạm dịch: Những người phụ nữ thực sự). Các sản phẩm của Dolce & Gabbana tiếp tục ra đời song hành với việc mở một cửa hiệu mới tại Milan.

    Mặc dù vậy, doanh số bán hàng của “Real women” thời gian đầu không được như kỳ vọng và đã phần nào khiến Stefano nản chí. Tuy nhiên sau đó gia đình của Dolce đã quyết định giúp họ trả các chi phí sau khi cả hai về thăm nhà ở Sicily.

    Đến năm 1987, bộ sưu tập hàng đồ len đầu tiên của Dolce & Gabbana được ra mắt và năm sau đó họ đã ký một hợp đồng sản xuất đồ may sẵn với ông Saverio Dolce, cha của Domenico và cũng người sở hữu công ty sản xuất Dolce Saverio tại Legnano, gần Milan.

    Dolce & Gabbana tiếp tục ra mắt bộ sưu tập đồ bơi đầu tiên tại Tokyo vào năm 1989 và bộ sưu tập thời trang nam đầu tiên vào năm 1990 tại New York. Vào năm 1991, bộ sưu tập thời trang nam của Dolce & Gabbana giành được giải thưởng Woolmark cho bộ sưu tập nam sáng tạo nhất của năm.

    Năm 1992, Dolce & Gabbana tung ra bộ sưu tập nước hoa nữ đầu tiên và nhận được giải thưởng của Perfume Academy cho hương thơm nữ giới tuyệt vời nhất trong năm. Đến năm 1994, thương hiệu này tiếp tục giới thiệu sản phẩm sản phẩm nước hoa dành cho nam giới.

    Cũng trong 1994, Dolce & Gabbana khai trương dòng thời trang phụ của họ, D&G. Dòng D&G hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, có mức giá mềm hơn. Nhưng đến năm 2012, D&G lại được sát nhập vào Dolce & Gabbana.

    Từ năm 2000, một dòng đồng hồ và các dòng sản phẩm quần áo mới của Dolce & Gabana được tung ra, bao gồm cả hàng da và giày dép khi công ty mở rộng quy mô sang các quốc gia như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp. Lần lượt các cửa hàng mới, showroom, văn phòng và các sáng kiến chương trình khuyến mãi cũng tăng theo cấp số nhân.

    dolce and gabbana 1
    Dolce & Gabbana nổi tiếng với những thiết kế rực rỡ, nhiều màu sắc. Ảnh: Dolce & Gabbana

    * “The Sicilian Dress” và cuộc gặp gỡ định mệnh với Madonna

    Dolce & Gabbana khác biệt ở chỗ phong cách thời trang của thương hiệu này luôn phản ánh hơi thở vui tươi và đầy sắc màu của cuộc sống. Dưới bút vẽ của hai nhà thiết kế Domenico và Stefano, những vật thể tưởng chừng vô tri vô giác của cuộc sống như sách vở, cây, lá và nhiều thứ khác lại được tái hiện một cách sống động lạ kỳ.

    Nguồn cảm hứng Domenico và Stefano được hình thành từ những chuyến du lịch. Họ đã cùng nhau đi thăm thú các địa điểm khác nhau để hòa mình vào cảnh sắc cũng như sự quyến rũ của các nền văn hóa địa phương.

    Đây cũng là thương hiệu tiên phong trong cuộc cách mạng thời trang của phụ nữ với những thiết kế phá cách, giúp phụ nữ trở nên bí ẩn và quyến rũ hơn, như áo corset, vải ren và váy lót tạo dáng (petticoats). Nhìn từ bên ngoài, các thiết kế của Dolce & Gabbana luôn được tô điểm bởi rất nhiều chi tiết vô cùng cầu kỳ, thể hiện sự xa xỉ tột bậc và mang đậm sắc màu cuộc sống.

    Trong số các bộ sưu tập của Dolce & Gabbana, bộ sưu tập thứ tư lấy cảm hứng từ quê hương Sicily của Dolce có lẽ là bộ sưu tập nổi tiếng nhất. Một trong những mẫu thiết kế của bộ sưu tập này đã được Giám đốc thời trang của tạp chí InStyle Hal Rubenstein lựa chọn là một trong 100 chiếc đầm đặc sắc nhất trong thiết kế với tên gọi The Sicilian Dress (Chiếc đầm Sicily). Ông Hal Rubenstein nói: “The Sicilian Dress là viên ngọc quý của Dolce & Gabana”.

    dolce and gabbana 1
    Những mẫu thiết kế mang hơi thở Sicily của Dolce & Gabbana. Ảnh: Dolce & Gabbana

    The Sicilian Dress là thiết kế với mẫu vải được in những họa tiết đồng quê của Sicily, được thể hiện qua những chi tiết vẽ thủ công tinh xảo, khiến người ta liên tưởng đến một bức tranh thiên nhiên rực rỡ đầy sắc màu. Và cũng từ đó, "Sicily style" đã trở thành một trong những phong cách thiết kế nổi tiếng của Dolce & Gabana và cũng trở thành biểu tượng của phong cách thời trang hiện đại tại Italy.

    Mối quan hệ với người nổi tiếng cũng là yếu tố tạo ra thành công của Dolce & Gabana. Chắc hẳn người ta sẽ không quên hình ảnh ca sỹ lừng danh Madonna, người đã xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes với một thiết kế corset của Dolce & Gabbana và đặt hàng 1500 bộ trang phục cho chuyến lưu diễn "Girlie Show” của bà vào năm 1993. Trả lời phỏng vấn về trang phục của Dolce & Gabbana, Madonna chia sẻ: “Quần áo của họ mang một nét quyến rũ và hài hước giống như tôi”.

    Và đó cũng là bước đệm giúp Dolce & Gabbana trở nên rất nổi tiếng trong giới Hollywood. Họ đã thiết kế trang phục cho những ngôi sao như Isabella Rossellini, Kylie Minogue, Demi Moore, Nicole Kidman... Ngoài ra, Dolce & Gabbana cũng tiếp tục được giới giải trí để mắt đến khi giành được hợp đồng thiết kế trang phục cho bộ phim Romeo và Juliet của đạo diễn Baz Luhrmann.

    Trong những năm 2000, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với Madonna, Dolce & Gabbana thiết kế đồng phục cho các cầu thủ Milan, họ hợp tác với Motorola và năm 2010, họ đã ký hợp đồng cung cấp trang phục trong ba năm với đội bóng Chelsea của tỷ phú người Nga Roman Arkadyevich Abramovich.

    Trên chặng đường phát triển gần 40 năm, Dolce & Gabbana không chỉ là một thương hiệu thời trang mà còn là một nốt nhạc bổng trong một bản nhạc tràn đầy tình yêu thương, sự rung động mà cặp đôi nhà thiết kế Domenico Dolce và Stefano Gabbana dành cho vùng quê Sicily thơ mộng. Những hình ảnh quảng cáo của họ luôn tái hiện một cách chân thật cuộc sống rộn ràng, vui tươi ở đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp.

    Tuy nhiên, sau gần 25 năm quen biết và 19 năm sống cùng nhau, Domenico và Stefano đã tuyên bố chia tay vào năm 2005, thời điểm mà Dolce & Gabana đang phát triển mạnh mẽ. Và may mắn thay cho đến nay, họ vẫn giữ được tình bạn đẹp để tiếp tục hợp tác trong công việc và đưa Dolce & Gabana lên những tầm cao mới.

    Theo BNews

  • Sau buổi trình diễn show cao cấp của Valentino, cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa hai nhà mốt về vấn đề kinh doanh gặp khó khăn.

    Theo Hypebeast, giám đốc của Christian Dior ở Italy đã viết đơn khiếu nại Valentino. Trong bức thư, nhà mốt Pháp yêu cầu Valentino bồi thường 100.000 euro (tương đương 101.000 USD). Họ yêu cầu khoản tiền này phải được thanh toán sau 15 ngày.

    Cụ thể, tuần trước, Valentino tổ chức buổi trình diễn thời trang cao cấp Thu - Đông 2022 để ra mắt những thiết kế mới nhất của Giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli. Show được tổ chức tại Spanish Step (Rome, Italy).

    show valentino
    Valentino đã được cấp giấy phép để làm show ở Spanish Steps. Ảnh: Vogue

    Chương trình đã thu hút lượng lớn khán giả. Điều này làm ảnh hưởng đến những nhà bán lẻ ở khu vực lân cận. Đặc biệt là flagship của Dior.

    Đại diện Dior cho rằng người tới xem show không được quản lý chặt chẽ vào ngày trình diễn. Việc kinh doanh của họ bị cản trở vì khách ngại tới hoặc không thể thoải mái bước vào cửa hàng. Vào ngày diễn ra show của Valentino, cửa hàng của họ không có lấy một mống khách và dường như phải ngưng hoạt động từ đầu giờ chiều.

    Bức thư cũng có ghi rõ số tiền bồi thường tương ứng doanh thu đã bị mất ngày hôm đó. Nhãn hàng xa xỉ của Pháp cũng áp dụng tất cả biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của mình.

    Đáng chú ý, Valentino đã có được các giấy phép cần thiết để tổ chức buổi trình diễn thời trang tại Spanish Steps. Họ cũng gửi lá thư chính thức cho các nhà bán lẻ lân cận rằng sẽ “đảm bảo lượng người đến những cửa hàng”.

    Ngày 8/7, bộ sưu tập cao cấp gồm 102 thiết kế của Valentino được ra mắt công chúng. Khái niệm về giới tính bị mờ nhạt trong “vũ trụ” của Piccioli. Anh không phân biệt thời trang dành cho nam và nữ. Các tạp chí nổi tiếng đánh giá cao về cách dàn dựng cũng như nghệ thuật thủ công của bộ sưu tập.

    Theo Zing

  • Shein vẫn đang phát triển rực rỡ, nhưng có 1 "cơn gió ngược" đang dần nổi lên: một bộ phận người trẻ phản đối mô hình kinh doanh của Shein nói riêng và thời trang nhanh nói chung.

    shein 1

    Ava Grand là sinh viên đang theo học ngành thời trang. Khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở Mỹ cũng là lúc cô bắt đầu đặt mua quần áo siêu rẻ trên Shein.

    Tuy nhiên sau khi nhận những chiếc quần áo được gói trong quá nhiều túi nilon, cô lại cảm thấy tội lỗi. Vì thế Grand đã tái chế những chiếc túi này thành những món đồ hữu ích và đăng đoạn video ngắn tóm tắt quá trình tái chế đó lên TikTok. Đoạn video thu hút tới hàng triệu lượt xem và nhận được vô số bình luận tích cực. Cuối cùng Grand còn làm được cả một bộ sưu tập thời trang từ những chiếc túi nilon gói hàng của Shein.

    Grand chỉ là một trong số rất nhiều người trẻ đang lên tiếng về những tác động mà Shein gây ra cho môi trường. Ra đời năm 2008, trong vài năm trở lại đây Shein đã trở thành cái tên rất được Gen Z ưa chuộng vì mức giá rẻ đến giật mình và mẫu mã liên tục cập nhật theo xu hướng thời thượng.

    Mỗi ngày hãng cập nhật hàng nghìn sản phẩm mới, ví dụ như set gồm áo crop-top và váy ngắn "giống kiểu Kim Kardashian" nhưng có giá chỉ 2.9 USD – tức chưa bằng giá 1 gallon sữa. Học theo mô hình thời trang nhanh của Zara nhưng khuếch đại lên nhiều lần, vừa qua Shein đã đạt được cột mốc giá trị vốn hóa vượt 100 tỷ USD, cao hơn cả H&M và Zara cộng lại.

    Mạng xã hội góp phần không nhỏ tạo nên thành công của Shein khi hãng là một trong những thương hiệu xuất hiện nhiều nhất trong các video siêu ngắn trên TikTok và YouTube. Tổng cộng các video được gắn nhãn "Shein Haul" trên nền tảng TikTok đã thu hút được 5.7 tỷ lượt xem và con số vẫn đang tăng lên.

    shein 1
    Các sản phẩm tái chế từ túi nylon Shein của Ava Grand.

    Shein vẫn đang phát triển rực rỡ, nhưng có 1 "cơn gió ngược" đang dần nổi lên: một bộ phận người trẻ phản đối mô hình kinh doanh của Shein nói riêng và thời trang nhanh nói chung. Trên nhiều tờ báo nội bộ của các trường trung học và đại học, trong các quán café và cả trên mạng xã hội, làn sóng chống lại Shein và ủng hộ phát triển bền vững ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý. Và vì Shein là 1 công ty rất kín tiếng nên người ta càng đặt dấu hỏi lớn về những tác động mà công ty này gây ra cho môi trường.

    Hồi tháng 4, Drew Afualo, người có hơn 7 triệu người theo dõi trên TikTok, bị chính fan của mình chỉ trích nặng nề sau khi đăng 1 video được Shein tài trợ. Đã có 1 cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra giữa 1 bên là những người yêu môi trường và ủng hộ phát triển bền vững với bên còn lại là những người yêu thích Shein vì mức giá rẻ và sản phẩm phong phú.

    shein 1
    Một sản phẩm tái chế từ túi nylon Shein của Ava Grand.

    Thậm chí 1 cửa hàng Shein ở Toulouse (Pháp) đã bị người biểu tình phản đối thời trang nhanh bao vây và đập phá.

    Trước tình hình này, Shein cũng đã triển khai một số chương trình để cải thiện hình ảnh. Mới đây hãng vừa công bố ra mắt quỹ Extended Producer Responsibility Fund trị giá 50 triệu USD với mục tiêu giải quyết vấn đề rác thải dệt may. Shein còn hợp tác với The Or Foundation, 1 tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và giáo dục.

    Năm ngoái, Shein chiêu mộ Adam Whinston làm giám đốc phụ trách ESG. Trả lời phỏng vấn của Sourcing Journal hồi đầu năm nay, Whinston cho biết Shein nhận thức được đối với nhóm khách hàng 18-25 tuổi mà hãng hướng tới thì kinh doanh bền vững là yếu tố đặc biệt quan trọng. Do đó Shein đang phát triển nhiều chương trình để giải quyết những lo ngại của khách hàng.

    Hiện vẫn chưa rõ những lo ngại về môi trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của Shein. Có làn sóng phản đối Shein trên mạng xã hội, nhưng không rõ làn sóng này có ảnh hưởng đến những khách hàng trung thành hay không.

    Grand cho biết cô thường xuyên nhận được nilon gói hàng từ các khách hàng trung thành của Shein. Cô vẫn liên lạc với Shein để tìm kiếm khả năng hợp tác nhằm mở rộng dự án tái chế túi đựng hàng Shein trên các kênh LinkedIn, Instagram và TikTok.

    Cafef (Tham khảo Wall Street Journal)

  • ong chu ray ban qua doi 0

    Tỷ phú giàu thứ hai Italy Leonardo Del Vecchio, ông chủ hãng Ray-Ban, người đã biến một cửa hàng nhỏ bé thành công ty hàng đầu thế giới về kính mắt, qua đời ở tuổi 87.

    Tập đoàn EssilorLuxottica, có trụ sở tại Paris, nhà bán lẻ kính mắt hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất thấu kính điều chỉnh lớn nhất, thông báo về cái chết của Chủ tịch Leonardo Del Vecchio, hôm 27/6. Công ty cho biết hội đồng quản trị sẽ họp "để xác định các bước tiếp theo".

    Leonardo Del Vecchio sinh ra trong một gia đình nghèo ở Milan (Italia) vào năm 1935. Cha mất trước khi cậu bé chào đời vài tháng, gia đình nghèo khó, người mẹ không đủ khả năng lo cho năm đứa con nên đến năm bảy tuổi, cậu được gửi vào trại trẻ mô côi, sống nhờ vào sự chăm sóc của các tu sĩ.

    Từ làm thuê trở thành ông chủ

    Năm 14 tuổi, Leonardo bắt đầu làm việc để kiếm thêm thu nhập giúp mẹ. Công việc đầu tiên của cậu là lắp ráp các bộ phận máy ở một xưởng sản xuất công cụ. Tại đây, Leonardo may mắn được người chủ cho tham gia các lớp học ban đêm tại Học viện Mỹ thuật Brera, chủ yếu về thiết kế.

    Sớm bị cuốn hút và đem lòng say mê những chiếc kính mắt, chàng thiếu niên đã hình dung ra triển vọng, viễn cảnh mở rộng và quảng bá kính mắt như nhiều phụ kiện thời trang khác. Leonardo quyết định chuyển đến ngôi làng nhỏ có tên Agordo thuộc Venice, nơi được coi là quê hương của ngành công nghiệp kính mắt nước Ý để mở xưởng sản xuất riêng ở tuổi 23.

    ong chu ray ban qua doi 0
    Leonardo Del Vecchio

    Năm 1961, Leonardo thành lập Luxottica, chuyên cung cấp các mảnh kính cho các nhà sản xuất kính mắt. Đến năm 1967, ông mở rộng hoạt động sang lắp ráp kính. Sau một thập kỷ, Luxottica quyết định ngừng sản xuất khung, gọng cho các thương hiệu khác đồng thời phát triển dòng sản phẩm độc quyền của riêng mình.

    Từ một nhà cung cấp các bộ phận như gọng, mắt kính cho những nhà sản xuất khác, nhờ con mắt tinh tường và quyết định đúng đắn của nhà sáng lập, Luxottica đã làm chủ và thực hiện, kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất kính mắt.

    Tầm nhìn xa trông rộng

    Trong những năm sau đó, Luxottica tiếp tục phát triển không ngừng. Ban đầu, công ty không bán hàng trực tiếp mà hợp tác với các nhà phân phối độc lập để đưa sản phẩm đến khách hàng. Nhưng sau đó, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quản lý bán hàng, Leonardo đã bắt đầu thực hiện chiến lược mới.

    Năm 1974, Luxottica mua lại Scarrone S.p.A, một nhà phân phối bán buôn tại thị trường Ý. Năm 1981, công ty tiến ra thị trường quốc tế. Luxottica đã mở một công ty con ở Đức, quốc gia có truyền thống lâu đời trong sản xuất kính mắt, đồng thời ra mắt tại Hoa Kỳ bằng việc mua lại Avant-Garde Optics Inc., một trong những nhà phân phối nổi tiếng nhất thời kỳ đó để hiểu hơn và tạo ra mối quan hệ tin cậy, thân thiết với khách hàng.

    Vậy là chỉ trong 10 năm, Leonardo đã xây dựng nên mô hình kinh doanh tích hợp theo chiều dọc hoàn chỉnh, đi từ thiết kế, sản xuất đến bán hàng.

    Công cuộc mở rộng đế chế kính mắt của Leonardo vẫn chưa kết thúc. Ông "nuôi lớn" Luxottica bằng việc mua lại, thâu tóm các thương hiệu đình đám bấc nhất và cả những chuỗi bán lẻ toàn cầu.

    Năm 1990 Luxottica mua lại thương hiệu kính Vogue. Sau đó các thương hiệu mang tính biểu tượng như Ray-Ban của Hoa Kỳ hay Oakley, Oliver Peoples, Persol, Alain Mikli, Arnette và REVO cũng lần lượt rơi vào tay Leonardo.

    ong chu ray ban qua doi 0
    Luxottica đã thâu tóm rất nhiều thương hiệu kính mắt...

    Chưa hết, Luxottica cũng đạt được thỏa thuận phát triển độc quyền, sản xuất và phân phối trên toàn thế giới các gọng, kính râm được thiết kế bởi Chanel, Burberry, Chanel, Coach, Dolce & Gabbana, Paul Smith, Prada, Stella McCartney, Tiffany, Versace,...

    Bên cạnh đó, việc mua lại những chuỗi bán lẻ tại các quốc gia lớn khác như OPSM (Úc), Pearle Vision,Target Optical và Sears Optical (Bắc Mỹ) hay đặc biệt là LensCrafters, chuỗi chuyên bán kính râm Sunglass Hut đã giúp sản phẩm của Luxottica phủ sóng toàn cầu.

    ong chu ray ban qua doi 0
    ... và các chuỗi bán lẻ để mở rộng đế chế của mình.

    Tháng bảy vừa qua, Leonardo Del đã đồng ý một thỏa thuận mới trị giá 6,1 tỷ USD để mua đối thủ GrandVision, công ty hàng đầu thế giới về bán lẻ, củng cố thêm vị trí số 1 trong ngành kính mắt.

    Tỷ phú giàu nhất nước Ý và thương hiệu kính số 1 thế giới

    Không bằng cấp, không có điểm tựa gia đình, khởi đầu với 10 nhân công (tính cả người sáng lập) tại một ngôi làng nhỏ, Luxottica giờ đây được cả thế giới biết đến là một tập đoàn quy mô toàn cầu với 82.000 nhân viên và 7.000 điểm bán hàng.

    Tính đến năm 2013, Luxottica đã sản xuất 46,6 triệu kính râm và 26,1 triệu gọng kính. Năm ngoái, công ty ghi nhận doanh thu 9.984 tỷ USD. Trong khi đó, nhà sáng lập Leonardo Del Vecchio cũng sở hữu cho mình khối tài sản trị giá 21,9 tỷ USD, là tỷ phú giàu nhất nước Ý hiện nay.

    Năm 2015, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình, vị tỷ phú đã tặng toàn bộ nhân viên người Ý khoảng 9 triệu euro (10 triệu USD) cổ phiếu trong công ty. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ nhận được khoản tiền 1.200 USD.

    "Với cử chỉ nhỏ này, tôi muốn cho thấy các nhân viên quan trọng với tôi như thế nào. Tôi thực sự cảm thấy như thể chúng ta là một gia đình", ông chia sẻ.

    ong chu ray ban qua doi 0
    ... và các chuỗi bán lẻ để mở rộng đế chế của mình.

    Bên cạnh đó, năm 2008, tập đoàn Luxottica cũng thành lập OneSight, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập với nhiệm vụ giúp mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là những người sống trong hoàn cảnh kinh tế, xã hội hoặc văn hóa khó khăn có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt và kính mắt chất lượng.

    Theo Kênh 14

  • Sau vụ Louis Vuitton bị tố bán hàng giả, những sự thật đằng sau cũng được các chuyên gia phanh phui.

    Năm 2021, Gucci bị một khách hàng tố bán hàng giả. Năm 2020, trường hợp làm giả toàn bộ dây chuyền sản xuất của Hermès gây hoang mang cho các tín đồ thời trang. Đến cuối tháng 5/2022, việc Louis Vuitton bị cáo buộc bán hàng fake càng khiến người tiêu dùng mất niềm tin.

    Nhiều người đặt câu hỏi: “Việc nhà mốt Pháp bán hàng giả có phải là xác suất nhỏ hay là sự phơi bày góc tối ‘quy luật ẩn’ của thị trường hàng xa xỉ?” Theo Sina, đằng sau vẻ hoàn hảo được dệt nên bởi lịch sử lâu đời, ý tưởng thiết kế độc đáo và dữ liệu doanh thu đáng mơ ước là mặt ẩn của sự sang trọng cao cấp.

    louis vuitton ken chon khach hang
    Louis Vuitton áp dụng mọi cách để tăng sự khan hiếm. Ảnh: Jing Daily.

    "Thực tế, việc hàng giả xuất hiện là điều không thể xảy ra. Nhưng vẫn có một số trường hợp khách hàng mua phải hàng giả dù mua ở nơi uy tín. Hàng thật bị nhân viên lấy và bán hàng giả cho khách, đội buôn hàng nhái sau lưng thương hiệu”, Zhou Ting - chuyên gia về hàng xa xỉ và là Viện trưởng viện nghiên cứu VIP- cho biết.

    Do đó, vị chuyên gia này khuyên các thương hiệu nên kiểm soát tốt đội ngũ của mình để tránh những sự việc không hay có thể xảy ra. Bởi một chiếc túi giả được bán ra có thể ảnh hưởng đến cả thị trường hàng xa xỉ.

    Theo Ting, những người tiêu dùng cốt lõi được thương hiệu coi là khách hàng VIP hiếm khi bị lừa. Trong khi đó, một sự thật đáng buồn là khách hàng mới thường được cho vào danh sách “quy tắc ẩn”.

    Người mới thiếu khả năng nhận biết do thiếu kinh nghiệm. Nếu có vấn đề xảy ra, thương hiệu cũng giải quyết nhanh với nhóm khách hàng này. Với người tiêu dùng VIP, họ là nhóm khách mà các thương hiệu cao cấp cố gắng giữ chân.

    Cách đây không lâu, một biên bản cuộc họp của Louis Vuitton bị lộ. Trong đó, cơ sở khách hàng của nhà mốt này được chia thành ba nhóm. Đó là khách hàng có giá trị ròng cực cao (thu nhập hàng năm của cá nhân từ 1,5 triệu USD trở lên hoặc thu nhập hàng năm của gia đình từ 4,5 triệu USD trở lên), khách hàng có giá trị ròng cao (thu nhập cá nhân hàng năm từ 450.000 USD đến 1,5 triệu USD hoặc thu nhập gia đình hàng năm từ 1,5 triệu USD đến 4,5 triệu USD), không có thu nhập (bao gồm sinh viên và công nhân bình thường).

    “Thu nhập hàng năm dưới 450.000 USD thuộc về nhóm phi thu nhập. Đây là câu nói vừa chế giễu vừa lăng mạ”, Sina bình luận.

    Tất cả điều trên cho thấy Louis Vuitton đã cố gắng áp dụng mọi cách để tăng cường sự khan hiếm và định vị cao hàng xa xỉ. Sự khan hiếm là một yếu tố quan trọng để các thương hiệu cao cấp duy trì nét bí ẩn của họ. Và “vũ khí” chính là tăng giá.

    Ngoài ra, các giám đốc điều hành LVMH cũng đề cập trong cuộc họp rằng dịch bệnh đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu khách hàng. Hiện tại, chỉ khách hàng có giá trị ròng siêu cao mới tăng sức mua. Trong tương lai, LVMH sẽ thích ứng với sở thích của những cá nhân có giá trị ròng cực cao. Mặt khác, dòng sản phẩm cao cấp sẽ tiếp tục tăng giá để loại bỏ lượng khách hàng có thu nhập đang ngày càng suy giảm.

    Dự đoán của hãng về nhóm khách hàng khá phù hợp với dữ liệu "Báo cáo về sự giàu có” của Hurun năm 2021.

    Báo cáo cho thấy dịch bệnh ít ảnh hưởng đến giới siêu giàu. Các "gia đình giàu" với tổng tài sản 1 triệu USD thậm chí còn tăng 1,3% so với năm trước. Trong khi đó, hộ gia đình có giá trị ròng cực cao với tổng tài sản 15 triệu USD tăng 2,5%.

    Theo Zing

  • chanel tang gia 6 lan 2

    Không chỉ Chanel, nhiều thương hiệu cao cấp khác như Rolex, Hermès, Dior, Prada, Louis Vuitton, Gucci cũng tăng mạnh giá bán để duy trì hình ảnh đắt đỏ và xa xỉ của mình.

    Đầu tháng 3, Chanel tăng giá ví và túi xách trung bình 5%, sau mức tăng trước đó là 17% vào tháng 1. Đây là lần tăng giá thứ 6 của thương hiệu này trong vòng 12 tháng qua, theo Korea Joongang Daily.

    Classic Flap, mẫu túi xách có chiều dài 23 cm và chiều rộng 14,5 cm, hiện có giá hơn 8,050 USD, tăng 36% so với tháng 11/2020 và gần gấp đôi so với 10 năm trước.

    Chanel không phải là thương hiệu cao cấp duy nhất tăng giá. Rolex, Hermès, Dior, Burberry đã thông báo điều chỉnh giá sản phẩm hồi đầu năm. Prada, Louis Vuitton và Gucci cũng lần lượt tăng giá vào tháng 2.

    Ban đầu, suy thoái kinh tế do đại dịch được xem là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng giá. Tuy nhiên, hiện tại, dù thị trường đang hồi phục với tốc độ nhanh chóng, các thương hiệu xa xỉ vẫn tiếp tục đẩy giá lên cao hơn.

    Tăng giá liên tục chắc chắn sẽ dẫn đến việc mất khách hàng, nhưng các công ty này dường như ít quan tâm đến điều đó. Họ mong muốn bảo vệ hình ảnh cao cấp của mình để thu hút những khách hàng giàu có, trung thành thay vì chạy theo xu hướng "mua sắm trả thù" hậu đại dịch.

    Quy luật khan hiếm

    Năm 2019, 70% tổng số giao dịch mua hàng xa xỉ của khách hàng Trung Quốc được thực hiện ở Mỹ và châu Âu. Doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm vào năm 2020 do lệnh cấm du lịch và sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.

    Chanel báo cáo doanh thu giảm 18% so với năm 2019, xuống còn 10,1 tỷ USD và lợi nhuận giảm 41%, còn 2 tỷ USD vào năm 2020.

    LVMH - tập đoàn sở hữu khoảng 70 thương hiệu bao gồm Louis Vuitton, Dior - và Kering - tập đoàn sở hữu Gucci và Saint Laurent - đều giảm 16% doanh số bán hàng.

    Năm 2021, các công ty nhanh chóng bù đắp khoản lỗ bằng cách tăng giá sản phẩm khi thị trường bắt đầu phục hồi và nhu cầu mua sắm tăng trở lại ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

    chanel tang gia 6 lan 2

    chanel tang gia 6 lan 2
    Người Hàn xếp hàng 14 tiếng giữa mùa đông để mua túi Chanel. Ảnh: Bloomberg.

    Theo công ty nghiên cứu Bain & Company, doanh số bán hàng xa xỉ toàn cầu năm ngoái đã vượt qua mức trước đại dịch năm 2019, đạt khoảng 311 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2020.

    Nhưng ngoài nhu cầu tăng mạnh hậu đại dịch, còn một yếu tố khác đẩy giá hàng xa xỉ tăng cao: Quy luật khan hiếm.

    Chanel là một ví dụ điển hình. Khi thương hiệu của Pháp trở nên nổi tiếng vào năm ngoái do xu hướng "mua sắm trả thù" (chi tiêu bốc đồng bị thúc đẩy bởi cảm giác thất vọng và bỏ lỡ cơ hội do Covid-19) và thị trường bán lại hàng xa xỉ phát triển, một số khách hàng giàu có đã quay lưng với Chanel.

    "Tôi quyết định không ghé thăm cửa hàng Chanel nữa sau khi chứng kiến ​​hàng loạt người đứng đợi bên ngoài cửa hàng", khách hàng 43 tuổi ở Hàn Quốc, người đã sử dụng các sản phẩm của Chanel hơn 20 năm qua, cho biết.

    Người tiêu dùng này nói thêm giờ đây khi nhắc đến Chanel, nhiều người Hàn Quốc sẽ chỉ nghĩ đến những thứ như bán lại hoặc "open run" - thuật ngữ chỉ việc xếp hàng thâu đêm trước cửa hàng bách hóa để chờ giờ mở bán vào buổi sáng.

    Chiến lược của Hermès

    Để khiến sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn hơn, các thương hiệu cao cấp phải khiến chúng khó tiếp cận, khó sở hữu hơn.

    Giới phân tích thị trường nhận thấy kế hoạch định giá của Chanel tương tự như chiến lược của Hermès, một thương hiệu chỉ nhắm vào những khách hàng giàu có.

    Giá của một chiếc túi Chanel Classic Flap cỡ vừa đã tăng 93% trong thập kỷ qua, từ 6,1 triệu won lên 11,8 triệu won, tốc độ tăng vượt trội so với chỉ số giá tiêu dùng.

    Các thương hiệu được coi là cao cấp nhưng có giá bán thấp hơn so với Rolex, Hermès hay Chanel không tăng giá thường xuyên như vậy. Đối với nhóm này, câu hỏi liệu khách hàng có đủ khả năng để mua sản phẩm hay không là một điều rất quan trọng.

    Mặt khác, khách hàng của Hermès và Chanel phần lớn vẫn không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. Thay vào đó, những người này có xu hướng thích những thứ xa xỉ mà người tiêu dùng bình thường không thể tiếp cận được.

    Đó là lý do các thương hiệu cao cấp đang để mắt đến thế hệ trẻ giàu có ở thị trường Trung Quốc. Theo công ty tư vấn Knight Frank, Mỹ đang có số lượng người siêu giàu với tài sản trị giá hơn 30 triệu USD nhiều nhất thế giới, nhưng Trung Quốc lại là nơi có nhiều triệu phú, tỷ phú mới nổi hơn.

    Giới siêu giàu ở Trung Quốc ước tính sẽ vượt quá 100.000 người vào năm 2025.

    Bain & Company nhận định rằng Trung Quốc sẽ chiếm một nửa tổng lượng tiêu thụ hàng xa xỉ trên toàn thế giới vào năm 2025.

    Tuy nhiên một số chuyên gia không cho rằng các thương hiệu có thể tiếp tục đẩy giá bán lên cao hơn nữa.

    Việc tăng giá liên tục có thể gặp phải sự phản kháng nếu chính phủ các nước bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm du lịch và Trung Quốc tiếp tục báo cáo tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến.

    Goldman Sachs dự báo thị trường xa xỉ của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này giảm nhiều so với dự báo tăng trưởng 13,5% trước đó, vì mục tiêu tăng trưởng thấp cũng như cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản tại đất nước tỷ dân.

    Nhà phân tích Luca Solca nói rằng các thương hiệu xa xỉ có thể phải trải qua "những đợt điều chỉnh đau đớn" nếu giá bán tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt như những năm qua.

    Theo Zing

  • mua dior tra thu 1

    Người phụ nữ trung niên cho biết bị coi thường khi xem đồ ở cửa hàng Dior, Rome. Nhiều ngày sau, bà quay lại để mua sắm thỏa thích cùng con gái của mình.

    Ngày 18/5, người phụ nữ có nickname Nahtyourbby (người Singapore) đăng tải đoạn video mua sắm lên mạng xã hội. Nội dung cho thấy cô đi cùng mẹ, mua khá nhiều túi xách ở cửa hàng Dior tại Rome, Italy.

    "Tôi biết các nhân viên bán hàng tại đây có cuộc sống khó khăn. Hôm nay, họ tiếp đón chúng tôi với dịch vụ khách hàng cơ bản. Anh ta pha cho chúng tôi cà phê và nó rất nóng. Bạn có thể không tôn trọng tôi nhưng đừng bao giờ làm điều đó với mẹ tôi", cô nói trong video.

    mua dior tra thu 1
    Mẹ của Nahtyourbby trong đoạn video của con gái mình.

    Cũng trong đoạn phim này, mẹ của Nahtyourbby nói chúc mừng nam nhân viên bán hàng một cách mỉa mai trong khi con gái mình thanh toán. Nhân viên này tỏ ra không bận tâm đến việc quay video.

    Theo Asia One, đây không phải lần đầu tiên mẹ của Nahtyourbby đến cửa hàng Dior này. Đầu tháng 5, bà từng đến đây một mình và cho biết không nhận được sự tiếp đón nhiệt tình của nhân viên. Nahtyourbby cho rằng khi đó do mẹ mình ăn mặc "kém sang" nên bị nhân viên từ chối cho xem những món đồ bà yêu cầu.

    Tức giận trước thái độ của nhân viên, Nahtyourbby quyết định đưa mẹ quay lại cửa hàng mua sắm thật nhiều để chứng tỏ mình đủ điều kiện tài chính.

    Đoạn video của Nahtyourbby nhận sự quan tâm lớn trên mạng xã hội. Nhiều người dùng đặt câu hỏi liệu cô có cần phải phô trương sự giàu có của mình như vậy hay không.

    "Những vấn đề của người giàu thật buồn cười", một người bình luận.

    Trong khi đó, một số người khác cho rằng hành động phớt lờ (nếu có) của nhân viên Dior là một chiến thuật bán hàng phổ biến nhằm gây ức chế và kích thích việc mua sắm của khách hàng. Không may, mẹ con Nahtyourbby không hề nhận ra điều này.

    Đáp trả, Nahtyourbby nói rằng mình chỉ mua sắm để phản đối hành vi phân biệt đối xử của nam nhân viên đối với mẹ mình.

    Nahtyourbby cho biết công việc trước đây của mình là hướng dẫn học sinh làm bài luận trong kỳ tuyển sinh đại học. Trong suốt 6 năm, cô tích lũy được 40.000 USD (tương đương 54.000 SGD).

    Hiện tại, cô làm giám đốc tiếp thị sản phẩm, thu nhập 150.000 USD/năm.

    mua dior tra thu 1

    mua dior tra thu 1
    Nahtyourbby và mẹ mua số lượng túi lớn tại cửa hàng.

    Câu chuyện giữa Nahtyourbby và cửa hàng Dior Rome chưa dừng lại khi vào 30/5, cô tiếp tục đăng tải một video khác lên mạng xã hội và phủ nhận mọi chỉ trích về mình

    "Tôi mua sắm không có nghĩa là cố trả thù hay muốn ai đó bị sa thải. Tôi chỉ muốn có một trải nghiệm mua sắm tốt và nhận được ứng xử lịch sự từ nhân viên cửa hàng", cô nói trong video, cho biết thêm sẵn sàng làm mọi điều để mẹ mình hạnh phúc.

    Trước đó, vào tháng 3/2022, một phụ nữ khác ở Singapore mua cho mẹ mình chiếc túi Louis Vuitton. 10 năm trước, mẹ của cô bị chê không đủ đẹp khi bước vào một cửa hàng thuộc thương hiệu này.

    Theo Zing

  • louis vuitton ban tui fake 2

    Louis Vuitton vướng phải cáo buộc bán túi giả cho khách hàng. Chuyên gia nhận định có một số nguyên nhân khiến cửa hàng của thương hiệu Pháp bán hàng fake.

    Danh tiếng của Louis Vuitton ảnh hưởng sau khi vướng cáo buộc bán túi fake cho khách hàng. Một tài liệu pháp lý được tiết lộ trực tuyến cho biết tòa án địa phương tại Phù Dung, Trung Quốc yêu cầu thương hiệu Pháp bồi thường khách hàng.

    Vị khách mua chiếc túi Vaugirard tại cửa hàng của Louis Vuitton ở trung tâm mua sắm Changsha IFS. Tuy nhiên, một bên thứ 3 xác nhận mẫu túi là hàng fake. Nhà mốt Pháp bị tòa án yêu cầu trả lại số tiền khách đã chi và bồi thường một khoản gấp 3 lần giá trị mẫu túi là 10.050 USD.

    Theo 163, sau phán quyết của tòa án, đại diện trung tâm mua sắm Changsha IFS cho biết công ty coi trọng sức ảnh hưởng của sự việc. Đồng thời, Changsha IFS sẽ thành lập đội điều tra và kiên quyết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Trung tâm thương mại Changsha IFS, nơi có cửa hàng Louis Vuitton bán hàng fake, cho biết sẽ thành lập đội điều tra và nỗ lực bảo vệ quyền lợi khách hàng. Ảnh: Wong Tung Group.

    Tại sao có hàng fake trong cửa hàng của hãng?

    Trước sự việc này, ông Zhou Ting, Giám đốc Viện Fortune Character kiêm chuyên gia về hàng hiệu, cho biết các cửa hàng của Louis Vuitton đều do chính phủ trực tiếp giám sát và chắc chắn không nhập hàng giả.

    Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có vài tình huống khiến khách hàng bị mua phải túi fake. "Phổ biến nhất là hiện tượng nhân viên tráo hàng. Hàng thật bị họ lấy đi và gói hàng fake cho khách. Tình hình này tồn tại ở tất cả thương hiệu cao cấp", ông Zhou Ting nói.

    Việc nhân viên đánh tráo hàng từng xảy ra trước đây. Vào tháng 9/2021, cửa hàng Gucci tại Thượng Hải đã báo cảnh sát sau khi phát hiện nhiều mẫu túi giả được cất trong kho.

    Sau cuộc điều tra, cảnh sát phát hiện ra Jin, nhân viên cũ của cửa hàng, đã đánh tráo sản phẩm. Jin dùng những mẫu túi giả để cất vào kho. Trong khi đó, các sản phẩm thật được Jin bán lại với giá rẻ hơn. Jin đã bán được 5 chiếc túi của hãng.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Chuyên gia cho biết các cửa hàng của Louis Vuitton không nhập hàng giả do chịu sự giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khiến khách hàng mua phải hàng fake. Ảnh: Erin Mallon

    Ngoài việc nhân viên tráo hàng, một số nguyên nhân khác khiến hàng fake được bán tại cửa hàng của hãng.

    Ông Zhou Ting cho biết ở một số thương hiệu, các nhân viên tập hợp thành một nhóm chuyên bán hàng fake. Họ giấu thương hiệu và bán các sản phẩm giả cho khách hàng. Hiện tượng này từng xảy ra tại Hermès Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn cung cũng khiến một số cửa hàng nhập đồ fake. Khi doanh số bán hàng bùng nổ, các cửa hàng vội vã tìm nhà cung cấp. Nguồn cung thiếu hụt, nhiều món hàng fake có chất lượng tốt hơn hàng thật... khiến tình trạng đồ giả xuất hiện tại cửa hàng.

    Hình phạt dành cho Louis Vuitton

    Việc bán hàng fake ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của thương hiệu. Bên cạnh đó, sự việc đang thu hút độ quan tâm của dân mạng Trung Quốc. Louis Vuitton bác bỏ cáo buộc này. Nhà mốt Pháp đang kháng cáo quyết định.

    louis vuitton ban tui fake 2
    Khách hàng mua phải túi Vaugirard fake. Ảnh: Purse Blog.

    Trước sự việc một vị khách mua phải túi fake, tòa án địa phương yêu cầu thương hiệu Pháp bồi thường gấp 3 lần giá trị sản phẩm. Tờ Beijing News Shell Finance cho biết mức bồi thường gấp 3 lần áp dụng cho trường hợp công ty, cửa hàng lừa dối về hàng hóa hoặc dịch vụ.

    Theo khoản đầu tiên Điều 55 Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích Người tiêu dùng của Trung Quốc, nếu đơn vị kinh doanh có hành vi gian dối trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ bị tăng mức bồi thường theo yêu cầu của người tiêu dùng.

    Bởi vậy, tòa án địa phương tại Phù Dung, Trung Quốc, ra phán quyết sơ thẩm rằng Louis Vuitton hoàn trả 3.350 USD và bồi thường 10.050 USD cho khách hàng.

    Miao Huimin, luật sư từ công ty Luật Bắc Kinh Yihe, nhận thấy Louis Vuitton nên có danh sách xuất nhập kho rõ ràng và quy trình quản lý chặt chẽ đối với hàng hóa.

    Theo WWD, một chuyên gia pháp lý khẳng định thương hiệu Pháp có thể cung cấp bằng chứng chứng minh cửa hàng bán đồ thật. Nếu không nộp đủ bằng chứng, họ sẽ thua kiện.

    Theo Zing

  • Ô Gucci x Adidas có họa tiết đẹp, với tay cầm bằng gỗ bạch dương và có giá 1.300 USD. Tuy nhiên chiếc ô lại không thể che mưa mà được miêu tả là chỉ đi trời nắng và dùng làm đồ trang trí.

    o che nang gucci adidas 1
    Những chiếc ô của Gucci và adidas. Ảnh: Gucci

    Bộ sưu tập thời trang dưới sự kết hợp của Gucci và Adidas ra mắt thời gian vừa qua đã gây sốt với giới mộ điệu. Ngoài những bộ trang phục ấn tượng với họa tiết trang trí đến từ hai nhãn hàng cao cấp thì một số phụ kiện cũng gây chú ý không kém, điển hình có thể nói đến chiếc ô sang trọng có giá 1.290 USD.

    Sản phẩm hấp dẫn không thua gì những món đồ khác với màu sắc và họa tiết ấn tượng. Đặc biệt, phần tay cầm làm từ gỗ bạch dương hình chữ G thực sự là chi tiết đắt giá.

    Tuy nhiên, bất chấp những điểm nổi bật đó, người tiêu dùng ở Trung Quốc lại thể hiện sự bức xúc, theo Jing Daily. Hashtag "not waterproof collab umbrella sold at 11.000 yuan" (chiếc ô không thể chống thấm nước được bán với giá 11.000 nhân dân tệ) thu về hàng trăm triệu lượt xem trên Weibo.

    Chiếc ô xinh đẹp của Gucci x Adidas không thể chịu được mưa và hoàn toàn không thể bảo vệ chủ nhân khỏi mưa. Cửa hàng trực tuyến của Gucci cũng ghi rõ: "Xin lưu ý, mặt hàng này không chống thấm nước và được sử dụng để chống nắng hoặc trang trí".

    Điều khiến người mua tức giận là tại sao nhà sản xuất không thể tạo ra thứ gì đó hữu ích với mức giá đắt đỏ như vậy. Một chiếc ô không thể chống mưa thì cũng vô ích như không khí đóng trong chai.

    Tuy nhiên, thương hiệu cao cấp đã nhanh chóng phản hồi và thực hiện các thay đổi tên sản phẩm từ "ô che mưa" thành đơn giản là "ô". Còn với nhiều người khác, đó đơn giản là thời trang, đẹp và không nhất thiết phải hợp lý vì một lý do nào cả.

    Bài liên quan: Gucci và adidas ra một bộ sưu tập ready-to-wear đầy năng động

    Gucci và adidas - hai thương hiệu lớn được biết đến với những đường kẻ sọc đặc trưng - mới đây đã kết hợp cùng nhau để tạo ra một bộ sưu tập ready-to-wear đầy năng động. Dưới sự dẫn dắt của Giám đốc Sáng tạo Gucci - Alessandro Michele, bộ sưu tập đã đưa những đường kẻ sọc và di sản của thương hiệu lên một tầm cao mới.

    o che nang gucci adidas 1

    Được thể hiện qua ống kính của Carlijn Jacobs, bộ sưu tập như đưa người xem bước vào thế giới lưu trữ của nhà mốt trên vô số phông nền sống động. Điểm nhấn của bộ sưu tập chính là các món đạo cụ thể thao, phản ánh tính thẩm mỹ của cơn sốt thể dục trong những năm 1980.

    o che nang gucci adidas 1

    Bộ sưu tập đã phần nào tái hiện truyền thống thương hiệu với đa dạng họa tiết có nguồn gốc cổ điển. Nếu có tính từ nào để mô tả đặc trưng của bộ sưu tập này, có lẽ đó chính là Logomania khi logo của cả hai thương hiệu xuất hiện với tần suất dày đặc trên các món phụ kiện, trong khi các biểu tượng riêng bao trùm lên phom dáng thể thao. 

    o che nang gucci adidas 1

    Trọng tâm của toàn bộ bộ sưu tập, áo khoác và set đồ thể thao, thì được làm nổi bật với hàng loạt sọc dọc, đơn cử như mẫu áo khoác với một tay áo mang biểu tượng ba sọc đặc trưng của adidas, còn tay kia có sọc màu đỏ và xanh lục đặc trưng của Gucci. 

    o che nang gucci adidas 1

    Được thúc đẩy bởi cam kết chung về tính bền vững, hợp tác và đổi mới, bộ sưu tập cũng mang đến nhiều sản phẩm cotton và polyester. Một phần mũ xô và mũ bóng chày GG đều được làm bằng nylon tái sinh ECONYL®.

    o che nang gucci adidas 1

    Trong bộ sưu tập, mẫu giày thể thao Gazelle biểu tượng dành cho cả nam và nữ của adidas cũng được Gucci cải tiến. Mối hợp tác cũng là bước khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt mẫu giày đế bằng dành cho nữ kèm bảng màu nổi bật. Không hề phô trương và tràn đầy năng lượng, những đôi giày sáng màu gắn kết thẩm mỹ của Michele với phong cách Gucci đích thực, và hoàn toàn mang tinh thần thể thao đến từ adidas.

    Cafef (theo Jing Daily)

  • burberry 1

    Mất đi vị thế, giảm doanh thu, bị tẩy chay, đóng cửa hàng chục store... là những hậu quả khủng khiếp mà Burberry phải gánh chịu do hàng nhái gây ra.

    Họa tiết kẻ caro với các màu đen - trắng - đỏ - camel là thứ quá mức quen thuộc, dễ dàng bắt gặp tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Từ quần áo cho đến khăn, ga trải giường.... nhan nhản những món đồ được làm với họa tiết kẻ sọc quen thuộc này. Tuy nhiên, quen thì quen như vậy nhưng khi được hỏi họa tiết này bắt nguồn từ đâu, đến từ hãng thời trang nào thì ít ai có thể trả lời được. Nguyên nhân của vấn đề này, tất cả là vì 2 chữ hàng nhái.

    burberry 1

    burberry 1

    burberry 1

    burberry 1

    Dù bạn chưa biết hay bạn đã biết rồi, thì xin nhấn mạnh lại một lần nữa rằng họa tiết kẻ sọc nói trên là đặc trưng kinh điển của nhà mốt Burberry chứ không đến từ Quảng Châu hay bất cứ chỗ nào khác nhưng nó lại là thứ bị đạo nhái nhiều nhất trên thế giới. Ảnh hưởng của việc đạo nhái này nghiêm trọng tới mức khiến hãng mất tính độc quyền đối với họa tiết này tại Trung Quốc vào năm 2013.

    Cơ quan quản lý Burberry tại Trung Quốc tuyên bố sẽ không bảo hộ cho họa tiết caro độc quyền của hãng tại nước này vì hãng đã không sử dụng họa tiết độc quyền trên trong suốt 3 năm với tần suất thường xuyên. Đây là một lý do rất khó để chấp nhận.

    Việc bị cả thế giới làm nhái họa tiết kinh điển đã ảnh hưởng khủng khiếp đến vị thế và sự phát triển của Burberry, ngay đến chính thương hiệu này cũng không tài nào tưởng tượng nổi. Từ một biểu tượng kinh điển của văn hóa Anh Quốc, bóng dáng họa tiết của Burberry xuất hiện nhan nhản tại các khu chợ đầu mối, chợ đêm, quán xá vỉa hè... với mức giá rẻ giật mình. Hệ quả không thể tránh khỏi là giới thời trang cho rằng họa tiết Burberry đã trở nên mất giá trị, chẳng nên sử dụng nữa.

    Trước sự tấn công của hàng giả hàng nhái nhiều nhan nhản trên thị trường, Burberry đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ quần áo, phụ kiện và nước hoa tồn kho trong nhiều năm liền. Năm 2017, giá trị sản phẩm Burberry tiêu hủy là 35 triệu USD và năm 2016 là 24,4 triệu USD. Theo báo cáo thường niên của Burberry, trong vòng 5 năm kể từ 2013 đến 2018, hãng đã tiêu hủy tới gần 117 triệu USD hàng tồn.

    burberry 1

    “Burberry không muốn sản phẩm của họ dễ dàng đến tay người tiêu dùng với mức giá thấp như vậy, điều này làm mất giá trị thương hiệu của họ. Burberry cũng không muốn thị trường bị ngập trong hàng giảm giá, hàng nhái ồ ạt. Tiêu hủy các sản phẩm tồn kho là cách Burberry bảo vệ giá trị thương hiệu của mình”, Maria Malone - giảng viên về kinh doanh tài chính tại Đại học Manchester Metropolitan chia sẻ.

    burberry 1

    burberry 1

    Tuy nhiên, hành động này của Burberry đã bị phản đối bởi các nhà đầu tư và cổ đông vì họ e rằng nó ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hãng sau đó đã chọn một hướng đi khác, sai lầm và tai hại hơn: hạ giá sản phẩm. Nhà mốt Anh Quốc tiến hành đại hạ giá dòng sản phẩm may sẵn và đồ da lên đến 50% như 1 cách đối phó với hàng tồn (thay vì phải đốt) và cũng để duy trì doanh thu.

    Khác với dự đoán giảm giá thì sẽ thu hút khách hàng, Burberry với quyết định đại hạ giá như tự lấy đá đập vào chân mình. Các khách hàng trung thành của hãng đã bị tổn thương bởi chính việc Burberry tự làm giảm giá trị sản phẩm của chính mình. Trong khi các thương hiệu cao cấp như Dior, Chanel tăng giá ầm ầm thì Burberry lại tự biến những mặt hàng xa xỉ của mình trở thành những sản phẩm dễ dàng mua được với mức giá sale trong tầm với của nhiều người. Điều này chẳng khác nào 1 cú tát vào mặt các khách hàng mua đồ nguyên giá.

    burberry 1

    Dần dà, do áp lực hàng nhái và ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid, tình hình kinh doanh của hãng đã sụt giảm nghiêm trọng. Doanh thu của Burberry năm 2019 giảm đến 75% tại một số thị trường trọng yếu như EMEIA (Châu Âu, Trung Đông, và Châu Phi). Công ty mẹ dự định cắt giảm 500 nhân lực và đóng nhiều cửa hàng.

    burberry 1

    Hiện tại, vị thế của Burberry tuy đã hồi phục phần nào, báo cáo doanh thu cho thấy tình hình kinh doanh khả quan hơn nhưng vấn nạn đạo nhái hoa tiết kinh điển vẫn luôn là nỗi đau cắt da cắt thịt với Burberry. Không ai biết lúc nào nỗi đau ấy lại trồi lên và có thể hay không khiến Burberry một lần nữa điêu đứng.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Các dân chơi tiền số mê đồ hiệu có vẻ rất thích thú với công bố này từ nhà Gucci.

    Theo tạp chí Vogue Business, nhà mốt Gucci sẽ bắt đầu chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa nhằm thử nghiệm mức độ hiệu quả của việc tích hợp crypto vào hoạt động kinh doanh.

    gucci thanh toan bang tien ao 1
    Gucci sẽ bắt đầu thử nghiệm các phương thức thanh toán bằng tiền mã hóa

    Cụ thể, Gucci sẽ hỗ trợ thanh toán bằng các loại tiền số phổ biến như Bitcoin (BTC), Bitcoin Cash (BCH), Ethereum (ETH), Wrapped Bitcoin (WBTC), Litecoin (LTC), Dogecoin (DOGE), Shiba Inu (SHIB) và 5 stablecoin không được nêu tên.

    Khách hàng khi mua sắm sẽ nhận được một mã QR gửi đến địa chỉ email, người dùng có thể quét nó bằng ứng dụng ví tiền mã hóa và tiến hành thanh toán.

    Gucci cho biết họ dự định sẽ thử nghiệm phương pháp thanh toán mới này tại một số ít cửa hàng tại Mỹ vào cuối tháng 5 và sẽ mở rộng ra trên khu vực Bắc Mỹ nếu thu về kết quả tích cực.

    Đây là bước đi tiếp theo vào lĩnh vực tiền mã hóa của Gucci. Trước đó, hãng thời trang đã lập một đội ngũ riêng chuyên nghiên cứu về Web3.0 và lập một thế giới ảo riêng mang tên "Gucci Garden" dựa trên nền tảng game Roblox.

    Họ còn tham gia mua đất trong metaverse của The Sandbox. Gucci cũng là nhà mốt đầu tiên phát hành NFT hồi tháng 6/2021 dưới dạng một bộ phim với mức giá bán lúc đó rơi vào khoảng 25.000 USD.

    gucci thanh toan bang tien ao 1
    Bộ phim NFT do Gucci phát hành vào tháng 6/2021.

    Hồi tháng 3, Off-White, hãng thời trang cao cấp của huyền thoại Virgil Abloh cũng đã thông báo chấp nhận thanh toán bằng nhiều loại tiền điện tử khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Ripple, Binance Coin (BNB) và 2 loại stablecoin khác là Tether (USDT) và USD Coin (USDC).

    Giống như Gucci, khách hàng của Off-White tại các cửa hàng ở New York, London, Paris và Milan sẽ được gửi một mã QR để thanh toán. Tuy nhiên, khi yêu cầu hoàn tiền, người mua sẽ phải đến trực tiếp cửa hàng và nhận tại tiền pháp định.

    Theo Vogue Business

  • dau tu tui xach louis vuitton 2

    Trong ngôn ngữ của giới thời trang, túi xách được phân chia làm hai thể loại.

    Nhóm đầu tiên là It bag, tức là những chiếc túi luôn chạy theo xu hướng mới. Chúng có thể phất lên vì bất kỳ lý do gì, ví dụ như xuất hiện trên tay một ngôi sao, một bộ phim hay vì một sự kiện đặc thù. Sở hữu It bag chứng tỏ bạn sành sỏi những gì đang hot nhất.

    Nhóm thứ nhì là các dòng túi cổ điển (classic bag). Đây là những dòng túi đậm bản sắc và lịch sử của thương hiệu. Chúng được làm mới mỗi mùa thời trang với các họa tiết, màu sắc hay kích cỡ. Nhưng chúng sẽ không bị đào thải. Và các dòng túi cổ điển cũng dần được xem là tài sản tăng giá trị theo năm.

    Louis Vuitton, với tuổi đời cả thế kỷ, có sự cân bằng giữa những mẫu túi cổ điển không thể nhầm lẫn, và các thiết kế túi xách tạo sự mới mẻ cho thương hiệu. Sau đây, hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu về các dòng túi xách Louis Vuitton cho nữ kinh điển, luôn là best-seller của hãng.

    1. Speedy: Chiếc túi xách cho nữ được Louis Vuitton cải biên từ túi du lịch nam

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Túi Speedy Bandoulière trong bộ sưu tập Spring in the City mùa Hè 2022

    Ra đời từ thập niên 1930, Speedy là một trong những mẫu túi xách cho nữ lâu đời nhất của Louis Vuitton. Nó là phiên bản nhỏ hơn của mẫu túi duffle best-seller cho nam, mẫu Keepall. Louis Vuitton chế tác chiếc túi này nhằm mang đến một sản phẩm nhỏ gọn nhưng rộng rãi, nhẹ và tiện để đi du lịch vì làm bằng chất liệu canvas nhẹ có bề mặt chống thấm.

    Chiếc túi này trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện cùng nữ minh tinh Audrey Hepburn. Ngày nay, Speedy vẫn là một trong những mẫu túi xách nữ luôn nằm trong danh sách best-seller của Louis Vuitton. Nó phù hợp cho những chuyến đi biển, dã ngoại, mang lên tàu hỏa hay cabin máy bay…

    Nhờ miệng có khóa kéo, chiếc túi này bảo vệ cho tư trang của bạn, tránh tình trạng bị rơi, đổ khi di chuyển. Tuy túi không có ngăn bên trong, nhưng bạn có thể mua từ thị trường các loại hộp vải có ngăn đặt vào, giúp bạn phân chia và quản lý tư trang phù hợp nhu cầu cá nhân.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Speedy loại thông dụng bằng chất liệu canvas in họa tiết monogram của Louis Vuitton, ở tình trạng tốt, thường duy trì khoảng 50% giá trị trên thị trường second hand. Các phiên bản giới hạn sẽ có mức giá resale cao hơn.

    2. Alma: Chiếc túi xách du lịch được đặt hàng bởi Coco Chanel

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Túi Alma phiên bản năm 2021

    Nguồn tin cho rằng, năm 1925, Coco Chanel đã đặt cháu trai Louis Vuitton, Gaston-Louis Vuitton thiết kế một mẫu túi du lịch cho bản thân mình. Năm 1934, chiếc túi đặc biệt ấy mới được sản xuất đại trà với cái tên Squire Bag. Và đến tận năm 1992 thì nó mới được đổi tên thành Alma, theo cây cầu Alma trên sông Seine ở Paris.

    Dù mang cái tên nào thì từ khi ra mắt đến nay, chiếc túi xách Alma của Louis Vuitton đã làm phái nữ xiêu lòng vì hình dáng mềm mại dễ thương. Miệng túi cũng có khóa kéo, nhưng độ dẹp của túi khiến nó dễ để kẹp nách hơn khi so sánh với túi Speedy.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Alma loại thông dụng bằng chất liệu canvas in họa tiết monogram của Louis Vuitton, ở tình trạng tốt, thường duy trì khoảng 60% giá trị gốc.

    3. Neverfull: Chiếc túi tote “chứa đựng cả thiên hạ” của Louis Vuitton

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Túi tote Neverfull họa tiết Damier Azur

    Được giới thiệu năm 2007, chiếc túi xách Neverfull của Louis Vuitton tương đối non trẻ khi so sánh với Speedy hay Alma. Tuy nhiên khả năng “chứa đựng cả thiên hạ” của mẫu túi tote này mau chóng chinh phục khách hàng, từ quý cô công sở cần túi xách đựng vừa laptop cho đến các bà mẹ bỉm sữa luôn tay xách nách mang.

    Đây là chiếc túi xách nữ luôn có mặt trong những bộ sưu tập mới của Louis Vuitton, liên tục được cập nhật với họa tiết và chất liệu mới. Bên cạnh đó, nhà mốt Pháp cũng ưu ái mẫu thiết kế với nhiều phiên bản giới hạn bắt tay cùng các nghệ sỹ.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Neverfull, ở tình trạng tốt hoặc như mới, có thể duy trì lên đến 91% giá trị gốc! Các mẫu phiên bản giới hạn sẽ có giá trị cao hơn. Điều cần lưu ý khi bảo quản túi Neverfull là tránh để các quai đeo bị giãn và đổi màu do tiếp xúc với dầu trên da tay.

    4. Boite Chapeau: Chiếc túi xách lấy cảm hứng từ hộp đựng mũ thế kỷ 19

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Túi Boite Chapeau kích cỡ XL

    Vào thế kỷ 19, phụ nữ luôn sử dụng mũ khi ra đường, và cần một chiếc hộp đựng đặc thù bảo quản phụ kiện mỏng manh ấy. Vì lẽ đó, quý ngài Louis Vuitton từng thiết kế hộp đựng mũ cho phái đẹp khi khởi nghiệp.

    Mùa Cruise 2018, trên sàn diễn ở Tokyo, thương hiệu Pháp cho ra đời mẫu túi Boite Chapeau dựa trên chính chiếc rương đựng mũ ấy. Tuy về tuổi đời, mẫu túi này tương đối non trẻ, nhưng hình dáng cổ xưa của nó khiến Boite Chapeau ngay lập tức được liệt kê vào dòng túi xách Louis Vuitton cổ điển.

    Ngày nay, Boite Chapeau có kích cỡ Petite và Mini, cũng như phiên bản Souple (mềm mại). Bên cạnh đó, nó cũng là một trong những dòng túi xách cho nữ duy nhất của Louis Vuitton có phiên bản da cá sấu.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Boite Chapeau bằng canvas với họa tiết Monogram hoặc Reverse Monogram có thể duy trì 87% giá trị nguyên bản.

    5. Petite Malle: Chiếc rương Louis Vuitton phiên bản mini

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Petite Malle cứng cáp (phải) và Petite Malle Souple mềm mại (trái)

    Đây là chiếc túi đã mở màn cho kỷ nguyên của giám đốc sáng tạo Nicolas Ghesquière tại Louis Vuitton.

    Lúc đó là năm 2014, Marc Jacobs vừa rời bỏ cương vị này, và Nicolas Ghesquière lên thay thế. Nicolas cần một bộ sưu tập đặc thù giúp củng cố địa vị mới của mình. Ý tưởng của nhà thiết kế là làm mới những thiết kế di sản của Louis Vuitton, biến chúng thành phẩm tiện dụng để sử dụng hàng ngày trong một thế giới thành thị hiện đại. Và mẫu túi hộp Petite Malle lần đầu tiên ra mắt giới một điệu như một phần của bộ sưu tập Louis Vuitton Thu Đông 2014.

    Cũng như Boite Chapeau, chiếc túi hộp vuông vắn này được lấy cảm hứng từ những chiếc rương trứ danh của Louis Vuitton. Những chi tiết như nắp khóa rương, đường viền tương phản trên rương, và những góc được bo bảo vệ, đều được tái hiện hoàn hảo. Louis Vuitton thiết kế mẫu Petite Malle như chiếc túi (clutch) đi tiệc sang trọng.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi hộp Petite Malle có giá khởi điểm tương đối cao, do mất nhiều công sức chế tác và đòi hỏi phụ tùng phức tạp. Ở thị trường second hand, dòng túi này có thể duy trì khoảng 50% giá trị nguyên bản.

    6. Noé: Dòng túi xách bucket bag của Louis Vuitton

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Mẫu NéoNoé với họa tiết Monogram Empreinte được dập nổi 3D

    Bạn có biết: Mẫu túi Noé vốn được thiết kế để đựng vang sủi champagne? Chuyện lạ có thật! Năm 1932, một nhà sản xuất rượu champagne tại Pháp yêu cầu Louis Vuitton thiết kế một mẫu túi đủ to để có mang theo năm chai vang, lại không khiến nó bị đổ nghiêng đổ ngả. Cháu trai Louis Vuitton, Gaston-Louis Vuitton, đã thiết kế chiếc túi Noé để phục vụ yêu cầu này.

    Ngày nay, dòng túi Noé có nhiều kích cỡ và phong cách khác nhau: NéoNoé, Noé (với ba kích cỡ Nano, Petit và BB), Noé Backpack (dạng balo), và Noé Purse. Mẫu Noé có miệng rộng và khi túm lại trông như bông hoa. NéoNoé thì giản đơn hơn khi thắt miệng.

    Giá trị đầu tư: NéoNoé là mẫu túi được ưa chuộng hơn, khi so với Néo nguyên thủy. Các mẫu được làm bằng chất liệu canvas có thể duy trì khoảng 70% giá trị gốc trên thị trường second hand.

    7. Twist: Chiếc túi xách Louis Vuitton thiết kế cho phái nữ hiện đại

    dau tu tui xach louis vuitton 2
    Kaia Gerber đeo túi Twist phiên bản năm 2021

    Chiếc túi xách Louis Vuitton Twist lần đầu tiên được giới thiệu trên sàn diễn Cruise 2015. Từ đấy, nó trở nên được ưa chuộng đến mức Louis Vuitton đã liệt kê mẫu túi Twist vào hàng ngũ các dòng túi xách cổ điển cho phái nữ của hãng.

    Nhờ khóa cài thông minh kết hợp chữ L và V, mẫu Louis Vuitton Twist có thể ý nhị khoe logo của nhà mốt Pháp mà không cần đến hoa văn monogram. Dòng túi này có nhiều kích cỡ, nhưng luôn sử dụng chất liệu da thuộc Epi có đường vân đặc thù của Louis Vuitton. Nó phù hợp với phong cách tối giản (minimalism) được ưa chuộng trong nếp sống thành thị hiện đại.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Twist, ở tình trạng tốt hoặc như mới, có thể duy trì khoảng 60–70% giá trị gốc.

    8. Capucines: Chiếc túi xách cho người phụ nữ thành đạt

    dau tu tui xach louis vuitton 2

    Ra mắt lần đầu vào tháng 6/2013, chiếc túi xách Capucines được đặt theo con đường Neuve-des-Capucines ở Paris, nơi cửa hàng đầu tiên của Louis Vuitton khai trương năm 1854.

    Chiếc túi Capucines dễ nhận diện vì cấu trúc hình thang, với phần đáy rộng hơn phần miệng. Điểm nhấn đặc sắc nhất có lẽ là hai chữ LV viết tắt của Louis Vuitton bằng kim loại đính chặt vào rãnh ở miệng túi. Cấu trúc cứng cáp và nghiêm túc, phù hợp để sử dụng cho chốn công sở.

    Dòng túi này ít khi được phủ họa tiết monogram của thương hiệu, do đó được ưa chuộng bởi những người phụ nữ thành đạt không thích phô thanh thế.

    Capucines cũng là dòng túi nghệ thuật của Louis Vuitton. Mỗi năm, các họa sỹ và/hoặc nghệ sỹ thị giác hợp tác cùng Louis Vuitton, sử dụng mẫu túi xách này như toan vẽ, thiết kế nên phiên bản ArtyCapucines r61t giới hạn.

    Giá trị đầu tư: Dòng túi xách Capucines, ở tình trạng tốt hoặc như mới, có thể duy trì khoảng 60–70% giá trị gốc.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐẦU TƯ VÀO TÚI XÁCH LOUIS VUITTON

    • Chọn những gam màu dễ hợp thị hiếu đám đông. Những màu trung tính như đen, nâu, xám, trắng luôn dễ phối đồ hơn sắc màu neon nổi bật. Đối với Louis Vuitton, các mẫu có họa tiết monogram của hãng, dù là monogram reverse hay monogram giant, đều được đón nhận nhiệt liệt.
    • Đối với Louis Vuitton, nên hạn chế chọn chất liệu vernis. Tuy có bề mặt láng bóng như sơn mài nhưng chất liệu này dễ bị trầy xước, đổi màu khi tiếp xúc với không khí ẩm. Do bị xem là “đỏng đảnh” nên các sản phẩm Louis Vuitton bằng chất liệu canvas vernis không được đón nhận bằng canvas truyền thống.
    • Cẩn thận khi sử dụng túi xách có viền bằng da thuộc vachetta. Đây là da thuộc thực vật đổi màu theo năm tháng. Những phần tiếp xúc nhiều với dầu trong da tay hay ánh sáng mặt trời sẽ đổi màu nhất. Điều bạn cần tránh là sự đổi màu lem nhem ở nhiều khu vực khác nhau. 

    Theo Harper's Bazaar 

  • louis vuitton 2

    Trong nhiều thập kỉ, sự chuyên nghiệp của Louis Vuitton (LV) đã thu hút được những khách hàng lớn nhất và giàu có nhất trên khắp thế giới. Louis Vuitton được định nghĩa cho sự sang trọng tuyệt đối.

    Nhà sáng lập có tuổi thơ bị bạo hành, không nhà cửa

    Louis Vuitton, nhà sáng lập của thương hiệu xa xỉ cùng tên, sinh ra ở Pháp năm 1821. Rời khỏi ngôi nhà bị bạo hành tinh thần và bắt đầu lại cuộc sống với nhiều hy vọng và nỗ lực, Vuitton đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc đời để sáng lập thương hiệu của chính mình.

    Lớn lên trong một gia đình có cha là nông dân và mẹ là một chủ cối xay ở miền Đông nước Pháp, Vuitton đã từng chứng kiến cảnh nghèo đói cận kề. Cha của ông, Xavier Vuitton, tái hôn sau khi mẹ ông qua đời. Người mẹ kế đã đối xử rất tàn nhẫn với Louis khi còn nhỏ.

    Vào năm 1837, ở tuổi 16, ông đã đi bộ 292 dặm (gần 500km) từ thị trấn của mình đến Paris và phụ việc cho các thợ thủ công và nghệ nhân. Tuy nhiên, ông không thể kiếm đủ tiền để sinh sống và phải ngủ trên đường phố

    Sau đó, Vuitton đã đến Paris và bắt đầu với vị trí học việc với Monsieur Marechal, người đã dạy ông tạo ra những chiếc rương có độ bền cao. Ông đã trở thành một trong những thợ học nghề giỏi nhất tại hãng chuyên sản xuất vali Monsieur Marechal. Từ năm 1852, Louis Vuitton là người duy nhất mà nữ hoàng Eugénie tin tưởng để giao đóng những chiếc rương chở những chiếc váy phồng sang trọng khi đi nghỉ.

    louis vuitton 2
    Louis Vuitton

    Sau một vài năm, nhờ sự thành thạo trong nghề, Vuitton đã mở một cửa hàng tại Rue Neuve des Capucines, với mặt hàng chủ đạo là các vali hành lý.

    Năm 1858, ông đã tạo ra một cuộc cách mạng khi đã phát minh ra chiếc rương đầu tiên chịu được nước được làm từ vải bạt màu xám có tên là Trianon. Chất liệu vải bạt Trianon (Trianon canvas) có trọng lượng rất nhẹ, chống thấm nước và không gây mùi. Những chi tiết này khiến chiếc rương Trianon trở thành một hiện tượng. Đây là cộc mốc lịch sử quan trọng trong ngành sản xuất rương, vali du lịch.

    Ngày nay, sản phẩm này vẫn "làm mưa làm gió", với dòng chữ "Bản quyền thương hiệu Louis Vuitton" để tránh hàng giả.

    Một khởi đầu mới

    Năm 1870, Vuitton gặp khó khăn khi xưởng sản xuất của mình bị phá huỷ, vật liệu bị đánh cắp. Tuy nhiên, ông đã không lùi bước. Thay vào đó, nhà sản xuất hành lý đã tìm kiếm một địa điểm mới để mở xưởng. Vuitton thậm chí đã mở một cửa hàng mới tại một khu vực dành cho tầng lớp thượng lưu ở Paris, Pháp. Công việc kinh doanh đã vô cùng thành công chỉ sau vài tháng và ông nhận được vô số đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã mở một cửa hàng ở London và cũng nhận được đơn đặt hàng từ Hoàng gia Anh. Lúc này, Louis quyết định cho con trai Georges tham gia công việc kinh doanh. Năm 1886, con trai của Vuitton, Georges, đã phát minh ra một hệ thống khóa không thể mở được.

    Khi công việc kinh doanh đang ở đỉnh cao vào năm 1892, Louis Vuitton đột ngột qua đời. Con trai của ông, Georges đã tiếp quản và ngay lập tức bắt tay vào công việc. Khi tham dự Hội chợ Thế giới ở Chicago, Georges gặp John Wanamaker, người đã thiết lập khái niệm cửa hàng bách hóa và thẻ giá. Cửa hàng Wanamaker của Georges ra đời từ đó, bắt đầu bán những chiếc túi mà Louis Vuitton tạo ra. Năm 1896, Georges đã tạo ra chữ lồng LV và họa tiết hoa để tưởng nhớ cha mình. Đây được coi là một cuộc cách mạng! Vì lần đầu tiên, một nhà thiết kế lại đặt tên thương hiệu lên sản phẩm. Cũng từ thời điểm này, để tránh bị làm giả, nhà sản xuất luôn tạo ra nhiều họa tiết mới, như chỏm kim cương, những vì sao và hoa… để trang trí cho chiếc túi vải của mình.

    Vào những năm 1930, Georges đã tạo ra một mạng lưới phân phối trên khắp nước Mỹ. Khi công việc kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, điều không may đã xảy ra và Georges Vuitton qua đời vào năm 1936.

    louis vuitton 2

    Vươn tới đỉnh cao

    Con trai Georges, Gaston tiếp quản công việc kinh doanh và có một khởi đầu khó khăn. Thế chiến thứ hai vừa mới bắt đầu, khiến cho thế hệ thứ ba của Vuitton phải đóng cửa các nhà máy và cửa hàng trên toàn thế giới.

    Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1946, Gaston giao quyền cho các con trai của mình để quản lý công việc kinh doanh. Khi Gaston qua đời vào năm 1970, Henri Racamier – giám đốc điều hành LV đồng thời là chồng của Odile Vuitton, cháu gái của Louis Vuitton, đã tiếp quản LV và phát triển tập đoàn ngành nghề xa xỉ này. Henri được cho là người đã biến Louis Vuitton từ một thương hiệu hàng xa xỉ nhỏ thành một thương hiệu được quốc tế công nhận với hàng tỷ USD.

    Trong vòng 6 năm, doanh thu của LV đã tăng từ 20 triệu USD lên 260 triệu USD. Đến năm 1987, LV đã đạt doanh thu 1 tỷ USD nhờ mở cửa hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

    Racamier đã hợp nhất công ty với các thương hiệu như Moët Hennessy và tạo ra thương hiệu LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy). Sự bắt tay của 3 đại gia hàng xa xỉ này đã làm tăng lợi nhuận lên rất nhiều. Năm 1988, thống kê cho thấy lợi nhuận của Louis Vuitton đã tăng 49% chỉ trong một năm.

    Đến năm 1989, Louis Vuitton vận hành 130 cửa hiệu trên toàn thế giới. Bước vào những năm 90, Yves Carcelle trở thành chủ tịch của LV. Cuối cùng vào năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO của LVMH.

    Trong những năm qua, khi doanh số bán hàng giảm mạnh, thương hiệu đã hợp tác với các nghệ sĩ như Vivien Westwood và Manolo Blahnik để tạo ra các phiên bản Kỷ niệm 100 năm, tạo động lực cho LV.

    Công ty đã có sự tăng trưởng ổn định kể từ đó và bước vào hoạt động kinh doanh dòng sản phẩm đồng hồ, quần áo và kính râm.

    Thương hiệu LV cuối cùng đã trở thành tập đoàn thời trang hàng đầu trên toàn cầu, với giá trị tài sản 28,4 tỷ USD.

    Theo Cafebiz

  • FERRAGAMO Cage bag 11

    Một sự kết hợp linh hoạt, đầy sắc màu, đồng thời mang một tinh thần kép thể hiện tính thủ công nghệ thuật độc đáo của thương hiệu. Cage Bag chính là biểu tượng mới của Salvatore Ferragamo, được hãng thời trang Ý  giới thiệu trong mùa Xuân Hè 2022.

    Sự hợp nhất giữa di sản và công nghệ tinh xảo

    Chiếc túi xách Ferragamo Cage Bag dạng bucket bag, có thân trụ hình chiếc xô, miệng rút dây. Tuy nhiên khác với những mẫu túi bucket bag bình thường, chiếc Cage Bag từ Ferragamo phân chia thành túi và miệng túi. Phần thành túi là những tấm da thuộc đan lại như một cái lồng tinh xảo. Phần thân bên trong là túi vải được thắt miệng bằng dây da.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Nhờ sự tách biệt của thành túi và thân túi, Salvatore Ferragamo có thể tạo nên những tổ hợp đa sắc cho mẫu thiết kế. Phần túi dây rút bên trong có thể được làm bằng chất liệu tự nhiên hoặc vải lụa in họa tiết lấy cảm hứng từ một mẫu khăn choàng trong kho lưu trữ của nhà mốt Ý. Lớp da bên ngoài có thể được chọn màu đồng bộ hoặc tương phản với phần túi bên trong. Sự kết hợp hai trong một này tạo nên nét đặc sắc cho chiếc túi biểu trưng của Salvatore Ferragamo mùa Xuân Hè 2022.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Sự kết hợp hoán đổi thông minh này được lấy cảm hứng từ mẫu sandal Kimo của Salvatore Ferragamo. Đôi giày nổi tiếng ra mắt năm 1951 có phần mu trên bằng da thuộc đan, phối hợp với lớp tất liền bằng da hoặc lụa có thể táo rời. Từ cấu trúc của đôi giày này, êkíp Salvatore Ferragamo đã tạo nên một kết cấu lồng cực nhẹ tương tự cho túi xách Ferragamo Cage Bag.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Các màu sắc và chất liệu của túi xách Ferragamo Cage Bag mùa Xuân Hè 2022

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu trắng quang học, bên trong là thân túi từ lụa tơ tằm

    Dòng túi xách Ferragamo Cage Bag mùa Xuân Hè 2022 có những lối chơi màu như:

    • Lồng bằng da thuộc màu đen với đinh tán vàng. Túi rút miệng bên trong cùng màu.
    • Da màu xanh ngọc (Tyrone Turquoise), Trắng, hoặc đỏ (Candy Apple), với phần cứng đơn sắc và túi bên trong đồng màu
    • Lồng da thuộc màu đen với đinh tán nhiều màu. Túi bên trong bằng vải tự nhiên.
    • Lồng da thuộc màu nâu (Saddle Brown) với đinh tán vàng. Túi bên trong vải tự nhiên.

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu Tyrone Turquoise, thân túi bên trong đồng màu

    Khách hàng cũng có thể cá nhân hóa phần túi rút dây bên trong với loại túi lụa tơ tằm. Nó có sẵn trong các biến thể sau:

    • Bản in di sản với màu bão hòa của màu đỏ và cam
    • Họa tiết in Poppy Flower của nghệ sĩ người Pháp Julien Colombier, cho bộ sưu tập Xuân Hè 2022. Họa tiết này lấy cảm hứng từ một chiếc khăn lụa in hoa anh túc thập niên 1970 từ kho lưu trữ Ferragamo.

    FERRAGAMO Cage bag 11Túi với lồng đỏ Candy Apple và thân túi đồng bộ

    FERRAGAMO Cage bag 11
    Túi với lồng da màu đen gắn đinh tán, thân túi từ lụa tơ tằm

    Túi xách FERRAGAMO Cage bag có giá từ 1,640 - 2,155 bảng. Mua tại đây.

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    FERRAGAMO Cage bag 11

    Túi xách FERRAGAMO Cage bag có giá từ 1,640 - 2,155 bảng. Mua tại đây.

    Theo Harper's Bazaar

  • nguoi thua ke de che LVMH 1
    Antoine Arnault và vợ Natalia Vodianova. Ảnh: Getty Images

    Dù đã 73 tuổi, tỷ phú giàu thứ ba thế giới Bernard Arnault vẫn chưa công bố ai sẽ là người kế nhiệm ông điều hành tập đoàn LVMH. Cả 5 người con của ông Arnault đều rất tài năng và đã tham gia vào công việc kinh doanh của đế chế hàng hiệu này.

    Theo thông tin từ Reuters, tỷ phú 73 tuổi Bernard Arnault có thể kéo dài thời gian lãnh đạo đế chế hàng hiệu LVMH đến năm 80 tuổi.

    Các cổ đông của tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới - sở hữu hàng chục nhãn hiệu cao cấp bao gồm Louis Vuitton, Dior và Tiffany - sẽ bỏ phiếu vào ngày 21/4 về việc thay đổi điều lệ công ty, nâng giới hạn tuổi của giám đốc điều hành từ mức 75 lên 80.

    Arnault - CEO, Chủ tịch và cổ đông kiểm soát của LVMH - đã xây dựng tập đoàn khổng lồ trải dài từ khách sạn đến đồng hồ đeo tay thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm. Forbes ước tính tỷ phú Arnault và gia đình hiện sở hữu khối tài sản trị giá 169,3 tỷ USD trong khi Bloomberg cho rằng con số này là 146 tỷ USD.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Bernard Arnault, Chủ tịch và CEO của LVMH hiện là tỷ phú giàu thứ ba thế giới. Ảnh: Bloomberg

    Tỷ phú giàu thứ ba thế giới là người ra quyết định ai trong số 5 người con của ông sẽ tiếp quản tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới. Trong khi Arnault vẫn đang cân nhắc về người kế nhiệm, cùng nhìn lại chân dung 5 người con tài năng của ông:

    Delphine Arnault

    Nữ doanh nhân 46 tuổi và là Phó Chủ tịch của Louis Vuitton. Bà theo học Trường Kinh doanh EDHEC ở Lille (Pháp) và Trường Kinh tế London.

    Theo Financial Times, Delphine Arnault bắt đầu sự nghiệp ở công ty McKinsey ở Paris. Tại đây, bà làm việc với vai trò nhà tư vấn trong 2 năm và học về chiến lược. Sau đó, Delphine có thời gian làm việc ở công ty của nhà thiết kế John Galliano - nơi giúp bà phát triển, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong ngành thời trang.

    Từ năm 2001 đến 2013, Delphine làm việc tại Christian Dior, bắt đầu ở mảng giày và thăng tiến lên chức phó tổng giám đốc. Bà đã cùng Christian Dior trải qua một trong những giai đoạn thành công nhất của nhãn hiệu. Nữ doanh nhân người Pháp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, phát triển mảng đồ da và phụ kiện cũng như các chiến lược truyền thông.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Delphine Arnault là nữ doanh nhân tài năng. Ảnh: WWD

    Sau đó, bà trở thành Phó Chủ tịch điều hành của Louis Vuitton và phụ trách giám sát các hoạt động liên quan đến sản phẩm của thương hiệu. Delphine được biết đến với phong cách quản lý điềm đạm và thường ghé thăm các cửa hàng khi họ bận rộn nhất.

    Bà cũng nằm trong hội đồng quản trị của nhiều công ty như Château Cheval Blanc, The Saint-Emilion Premier Grand Cru, Les Echos, Loewe, Pucci's, Celine, Christian Dior, 21 Century Fox và Repossi. Từ năm 2009, bà là thành viên ban kiểm soát của M6, đến năm 2013 bà tham gia vào ban kiểm soát của Havas.

    Delphine cũng là người ủng hộ LVMH Prize, giải thưởng cho phép các nhà thiết kế thời trang trẻ được huấn luyện bởi các chuyên gia LVMH. Năm 2014, bà được vinh danh trong Top 40 under 40 của Fortune.

    Antoine Arnault

    Antoine, 44 tuổi, là Giám đốc truyền thông và hình ảnh của LVMH. Ông cũng là Chủ tịch của Loro Piana và Giám đốc điều hành của Berluti. Khi đảm nhận vai trò điều hành tại Berluti, Antoine đã chuyển hãng giày sang trọng này thành một nhãn hiệu thời trang nam nổi tiếng.

    Năm 2002, khi Antoine 25 tuổi, ông đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp internet và bắt đầu làm việc trong nhóm tiếp thị của LVMH. Sau đó, ông nhận bằng MBA tại Insead và quay lại LVMH làm việc ở bộ phận quảng cáo vào năm 2005.

    Hai năm sau, Antoine được bổ nhiệm làm Giám đốc truyền thông của Louis Vuitton. Với vai trò này, ông đã triển khai các chiến dịch “giá trị cốt lõi”, với sự tham gia của những người nổi tiếng như Muhammad Ali, Angelina Jolie, Mikhail Gorbachev và Bono.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Antoine Arnault và vợ Natalia Vodianova. Ảnh: Getty Images

    Năm 2011, ông giới thiệu sự kiện Les Journées Specificulières, trong đó mọi người được mời đến thăm các xưởng sản xuất LVMH và tận mắt chứng kiến tay nghề của các thợ thủ công. Sự kiện này diễn ra trên khắp 14 quốc gia và khuyến khích các thương hiệu LVMH mở cửa rộng rãi với công chúng. Hai năm sau, khi LVMH mua lại 80% cổ phần của Loro Piana, Antoine trở thành Chủ tịch của thương hiệu này.

    Ông đảm nhận vai trò hiện tại ở LVMH từ năm 2018 với nhiệm vụ quản lý hình ảnh của tập đoàn nổi tiếng. Antoine cũng nắm cổ phần thiểu số tại Laperouse – nhà hàng ở Paris được người bạn của ông mua vào năm 2019.

    Giống như chị gái Delphine và cha mình, Antoine là thành viên hội đồng quản trị của LVMH. Theo Wall Street Journal, ông đã kết hôn với người mẫu Nga Natalia Vodianova và rất đam mê golf.

    Alexandre Arnault

    Ở tuổi 29, Alexandre thông thạo tiếng Pháp, Anh, Đức và là Phó Chủ tịch hãng trang sức Tiffany. Alexandre tốt nghiệp trường Viễn thông ParisTech và có bằng thạc sĩ về đổi mới tại École Polytechnique. Kinh nghiệm kỹ thuật số của Alexandre đã giúp tập đoàn thời trang ra mắt nền tảng thương mại điện tử 24 Sevres.

    Năm 2017, anh được bổ nhiệm lãnh đạo thương hiệu hành lý sang trọng Rimowa sau khi LVMH thông báo mua lại 80% cổ phần của công ty. Đây là động thái quan trọng vì Rimowa là thương hiệu hành lý cao cấp cuối cùng còn lại trên thị trường sau khi Samsonite mua lại Tumi. Thương hiệu đã ảnh hưởng đến chiến lược kỹ thuật số của LVMH cũng như sự hợp tác với Supreme, Off-White và Fendi.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Alexandre Arnault hiện là Phó Chủ tịch tại Tiffany. Ảnh: WWD

    Năm 2019, Alexandre tiếp quản ghế của cha mình trong ban giám đốc tại chuỗi siêu thị Pháp Carrefour. Năm ngoái, anh trở thành Phó Chủ tịch điều hành sản phẩm và truyền thông của Tiffany. Trong vai trò này, Alexandre bắt đầu mọi thứ với cách tiếp cận hiện đại. Nhờ anh, Jay-Z và Beyoncé đã đồng ý thực hiện chiến dịch "About Love" cho Tiffany.

    Năm 2021, Alexandre kết hôn với nhà thiết kế trẻ Géraldine Guyot. Hôn lễ được cử hành ở Paris và sau đó ở Venice. Buổi lễ lớn được tổ chức với sự tham dự của Roger Federer, Pharrell Williams, Carters và Kanye West.

    Frédéric Arnault

    Frédéric, 27 tuổi, là Giám đốc điều hành của TAG Heuer, một thương hiệu đồng hồ cao cấp. Anh theo học tại École Polytechnique và từng điều hành công ty khởi nghiệp thanh toán di động với một người bạn nhưng đã bán cho BNP. Sau đó, Frédéric gia nhập TAG Heuer và làm việc toàn thời gian với tư cách là giám đốc chiến lược và kỹ thuật số.

    Khi Frédéric 25 tuổi, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của TAG Heuer. Trong khi tập trung nhiều vào đồng hồ được kết nối, trọng tâm chính của Frédéric là mảng thương mại điện tử, đã tăng 329% vào năm 2020. Cũng nhờ Frédéric, TAG Heuer có được quan hệ đối tác quan trọng với Porsche.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Frédéric Arnault đang điều hành TAG Heuer. Ảnh: The New York Times

    Năm 2020, anh trở thành tâm điểm sau khi hợp tác với Ryan Gosling. Ban đầu, cái bắt tay này gây hoài nghi vì nam diễn viên chưa từng làm đại sứ thương hiệu trước đó và cũng không sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, Frédéric đã nhìn thấy cơ hội và cuối cùng ký hợp đồng hai năm với Gosling sau một năm rưỡi đàm phán.

    Năm Frédéric 11 tuổi, anh đã được cha mình tặng cho một chiếc TAG Heuer Aquaracer. Đến năm 1999, Bernard Arnault mua lại thương hiệu này và đưa TAG Heuer thành thương hiệu đồng hồ quan trọng nhất trong danh mục đầu tư của LVMH.

    Frédéric cũng là một người có tài chơi piano và quần vợt, đồng thời thông thạo tiếng Anh, Italia và Đức.

    Jean Arnault

    Ở tuổi 23, Jean là Giám đốc tiếp thị và phát triển của đồng hồ Louis Vuitton. Louis Vuitton khai trương nhà máy sản xuất đồng hồ của mình vào năm 2003.

    nguoi thua ke de che LVMH 1
    Jean Arnault mới bước chân vào thế giới kinh doanh. Ảnh: The New York Ledger

    Con trai út nhà Arnault có bằng thạc sĩ về kỹ thuật cơ khí từ Trường Imperial College London và bằng toán học tài chính từ MIT. Khi nghe anh trai kể về những gì mình đang làm tại TAG Heuer, Jean trở nên rất quan tâm đến ngành công nghiệp đồng hồ. Dù chỉ mới bắt đầu bước chân vào thế giới kinh doanh, tương lai của Jean hứa hẹn rất tươi sáng.

    Jean chia sẻ với Financial Times rằng anh nhận thấy tiềm năng to lớn của đồng hồ cơ trong cuộc cách mạng kết nối kỹ thuật số. Thế hệ của Jean càng kết nối cuộc sống của họ với các thiết bị, họ càng khao khát những cỗ máy thời gian tuyệt vời.

    Theo Người Đồng Hành