Thuật ngữ Cbiz: hồng huyết, lam huyết là gì? Lục đại lam huyết, bát đại hồng huyết, tiểu lam huyết là gì?

HỒNG HUYẾT, LAM HUYẾT LÀ GÌ?

Được rút ra từ thuật ngữ được dùng trong trò chơi poker, phỉnh (chip) là những tấm thẻ đổi ra từ tiền mặt với những màu sắc tượng trưng cho những mệnh giá cao thấp khác nhau. Màu sắc của phỉnh cũng là thuật ngữ được dùng để nói đến thương hiệu lam huyết, hồng huyết.

Trong bài poker: "Càng bỏ nhiều phỉnh, giá trị phỉnh càng cao thì cơ hội thu tiền về khi ván bài kết thúc càng lớn".

Còn với các thương hiệu thời trang, phỉnh (chip) họ dùng để đặt cược là số lượng và số tiền đổ vào các chiến dịch truyền thông. Dựa theo số tiền được đầu tư cho việc marketing, truyền thông, quảng cáo, các hãng được xếp vào các màu phỉnh khác nhau.Từ cao tới thấp, đó chính là: đại lam huyết, hồng huyết, tiểu lam huyết...

tieu chien dai ngon guicciTiêu Chiến đại ngôn toàn cầu cho Gucci, tạo nên hiện tượng cháy hàng hiếm có.

LỤC ĐẠI LAM HUYẾT: Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada, Dior, Calvin Klein Collection (CKC).

CKC (Calvin Klein Collection) mới được xếp vào nhóm lục đại lam huyết. Tức là không phải toàn bộ thương hiệu Calvin Klein đều được tính là lam huyết mà chỉ có bộ phận CKC (Calvin Klein Collection) mới là lam huyết.

Trong 5/6 thương hiệu đại lam huyết mọi người đã thuộc mặt, thuộc tên có: Louis Vuitton, Chanel, Dior, Prada, Gucci. Đó là những ông lớn chi vô cùng nhiều tiền cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá. Có thể dễ nhận thấy rằng, từ tây đến đông, từ Trung Quốc đến đất Mỹ, bất kỳ nơi đâu cũng có thể bắt gặp 5 cái tên này trên các tạp chí thời trang.

Ngoài việc mua bìa, các thương hiệu này chi cực kỳ nhiều tiền để tài trợ cho những buổi chụp hình, cho những bài viết giới thiệu trong tạp chí. Đồng thời tích cực làm việc, đưa đồ tài trợ, mời các ngôi sao thời trang, những celebrity nổi tiếng tới dự fashion show.

Phủ sóng liên tục trên các tạp chí thời trang, dồn dập xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Liên tục được mặc và được những người nổi tiếng lancer. Cộng thêm với việc nhận về những lời khen có cánh từ đội ngũ biên tập viên. Khách hàng chắc chắn sẽ tin tưởng và mặc định những món đồ, những thương hiệu đó là xu hướng, là thứ mình cần phải mua, cần phải có để theo kịp mốt.

Không những thân thiết với celebrity, editor, fashionista...Đại lam huyết cũng là những thương hiệu đổ cực kỳ nhiều tiền để tổ chức các sự kiện, tiệc tùng nhằm thu hút sự chú ý và chiều lòng khách hàng. Các fashion show được đầu tư chỉn chu với những sân khấu hoành tráng. Không chỉ ở Milan, Paris mà còn được tổ chức ở những địa điểm đặc biệt, được diễn ra tại những quốc gia khác nhau.

Tựu chung, đều là “tiền cược” các hãng phải bỏ ra để thu hút sự chú ý của dư luận, khiến các Thượng Đế thích thú và ấn tượng để kiếm về nhiều lợi ích kinh tế hơn.

vuong nhat bac dai su hinh tuong chanel
Vương Nhất Bác trở thành đại sứ hình tượng của Chanel.

*Calvin Klein

Khác với 5 thương hiệu trên, Calvin Klein không đầu tư quá nhiều cho tiệc tùng, không bỏ tiền cho tuần lễ thời trang và các sàn diễn. Họ đổ tiền,đánh cược bằng các campaign với sự tham gia của vô số celebrity nổi tiếng cũng như các nghệ sĩ đang lên.

Vũ trụ celebrity của Calvin Klein là tập hợp những người đông fan, lắm nhiệt, được truyền thông ưu ái. Là những cái tên mỗi lần xuất hiện là tạo ra tin bài như Justin Bieber, Shawn Mendes, A$AP Rocky, Jari Jones...

Để nói về độ chịu chi: Calvin Klein là nhãn hàng đầu tiên mời đủ cả bộ 3 IT girls nặng tiền Kendall Jenner, Bella Hadid & Gigi Hadid, mời đủ cả đại gia đình Kardashian - Jenner. Những trendsetter như Travis Scott, J Balvin,... những người mẫu đình đám như Naomi Campbell, Kate Moss, Liu Wen, Irina Shayk đều đã vài lần lên campaign của Calvin Klein.

Năm 2019 - Billie Eilish nổi đình nổi đám như một hiện tượng của giới trẻ. Năm 2020 - Liu Yuxin trở thành bia ngắm khi thực hiện mọi hoạt động truyền thông, Calvin Klein đã lập tức dang tay tóm sống và chi bộn tiền để họ tham gia chụp hình quảng cáo cho các sản phẩm của hãng.

Hay như ở thị trường Hàn Quốc, những vẻ đẹp quốc dân, những cặp đôi được chú ý,những nam chính phim truyền hình như Kim Jennie, Kang Daniel, Hyuna - E'Dawn, Yoo Ah In, Seo Kang Joon, Ji Chang Wook đều ít nhất một lần xuất hiện trong những quảng cáo của Calvin Klein.

Vì số lượng người tham gia campaign vô cùng đông, mà độ hot của ai cũng vô cùng lớn nên số tiền Calvin Klein đổ vào quảng cáo và các hoạt động marketing không bao giờ dừng ở con số nhỏ. Đó là lý do một nhà mốt chuyên đồ lót và đồ jeans chẳng có chút Thượng đẳng gì lại thượng vị trên top bên cạnh những ông lớn sừng sỏ như Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada, Dior khi người ta phân cao thấp.

Chanel: Đại sứ hình tượng thương hiệu khu vực Trung Quốc Châu Tấn + Vương Nhất Bác + Lưu Văn + Trần Vĩ Đình + Tống Thiến + Lưu Thi Thi, đại sứ hình tượng khu vực Đài Loan Quế Luân Mỹ, đại sứ hình tượng dòng trang điểm khu vực Trung Quốc Lâm Doãn, đại sứ hình tượng dòng dưỡng da khu vực Trung Quốc Lâm Doãn, đại sứ hình tượng dòng nước hoa Mã Tư Thuần.

Louis Vuiton: Đại diện thương hiệu Ngô Diệc Phàm, bạn thân thương hiệu Chu Nhất Long + Chung Sở Hy + Địch Lệ Nhiệt Ba + Lưu Hạo Nhiên.

Gucci: Đại diện toàn dòng, toàn cầu: Tiêu Chiến. Đại diện dòng trang sức và đồng hồ khu vực châu Á: Lý Vũ Xuân (đã thăng cấp lên đại diện thương hiệu toàn cầu); đại sứ dòng kính mắt khu vực châu Á: Nghê Ni (đã thăng cấp lên đại diện thương hiệu toàn cầu).

Prada: Đại diện thương hiệu Thái Từ Khôn.

Dior: Đại sứ toàn thương hiệu khu vực Trung Quốc: AngelaBaby + Trương Tuyết Nghênh + Hoàng Hiên + Triệu Lệ Dĩnh + Vương Tuấn Khải + Trần Phi Vũ; đại sứ dòng nước hoa Vương Tử Văn, Hoàng Cảnh Du, Dương Thái Ngọc, Hàn Đông Quân, Lưu Lệ Kiệt, Đồng Li Li, Vạn Bảo Bảo, Lưu Chiêu, Vãn Vãn, đại sứ hình tượng dòng mỹ phẩm Dior Prestige Vương Lệ Khôn, đại sứ hình tượng dòng dưỡng da Dior CAPTURE TOTALE CELL ENERGY Cảnh Điềm.

trieu le dinh dai su Dior
Triệu Lệ Dĩnh đại diện Dior ở Trung Quốc.

Clain Klein: Đại diện dòng Calvin Klein Performance (sản phẩm thể thao) và Calvin Klein Underwear khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Lâm Doãn (đã hủy hợp đồng), đại diện toàn cầu dòng Calvin Klein Jeans và Calvin Klein Underwear Trương Nghệ Hưng (đã cảnh cáo thương hiệu, do có liên quan đến vụ Bông Tân Cương). 

BÁT ĐẠI HỒNG HUYẾT: Givenchy, Giorgio Armani, Valentino, Saint Laurent, Versace, Hermes, Lanvin, Burberry.

3 thương hiệu Dolce & Gabbana (D&G), Balenciaga và Fendi được xếp vào nhóm hồng huyết (tạm gọi là hồng huyết mới).

Theo bảng xếp hạng được lưu truyền từ năm 2016 ,những thương hiệu mạnh vì gạo, bạo vì tiền tiếp theo bao gồm: Givenchy, Armani, Saint Laurent, Valentino, Versace, Hermes, Lanvin, Burberry, DG, Fendi, Balenciaga.

Đến năm 2020, ta vẫn có thể chứng kiến những màn đốt tiền khét lẹt của Burberry, Givenchy, Valentino trong quá trình marketing, quay phim, chụp hình, sản xuất campaign quảng cáo.

Vẫn được chứng kiến Saint Laurent tiếp tục đổ tiền vào việc tổ chức sự kiện, duy trì hoạt động của hai bảo tàng tại Ma Rốc và Paris cùng với hàng loạt billboard có vị trí đẹp, phủ sóng ở khắp mọi nơi.

Hay D&G, người ta vẫn thấy ông lớn này vẫn thiêu cả núi tiền thông qua việc tổ chức những show diễn, những bữa tiệc xa hoa hơn người.

Và Valentino, Versace, Armani vẫn là những cái tên không bao giờ ngại bỏ ngân sách cho những bài đăng tạp chí, không bao giờ thiếu mặt ở những đêm tiệc, thảm đỏ lễ trao giải hay những sân khấu perfomance.

Còn Hermes, Fendi ngoài việc mang khăn lụa, quần áo lên tạp chí thời trang vẫn âm thầm tổ chức vô vàn event, những bữa tiệc liên quan đến nội thất, đua ngựa, exotic skin và lông thú vô cùng xa xỉ cho khách hàng VIP.

Nhưng cũng có những thương hiệu đã không còn trụ lại tại bảng xếp hạng đốt tiền này nữa như Lanvin và Balenciaga.

*Cartier, Chopard, Bvlgari, Tiffany & Co., Chaumet.

Ngoài các thương hiệu quần áo, có thể thấy rằng có vô số nhãn hiệu trang sức đang mạnh mẽ chạy đua bằng tiền xứng đáng có mặt trong danh sách này, điển hình là Cartier, Chopard, Bvlgari, Tiffany & Co. và Chaumet. Không chỉ mạnh về campaign, xuất hiện thường xuyên trên truyền hình, báo chí mà đây là các brand rất năng nổ trở thành nhà tài trợ và đối tác của các bộ phim, các liên hoan phim lớn đồng thời xây dựng hình tượng, nâng giá thương hiệu bằng quan hệ mật thiết với quý tộc, hoàng gia các nước Châu Âu (Anh, Monaco, Tây Ban Nha, Đan Mạch,...)

Phải nói rằng người được đại lam huyết, hồng huyết,... lựa chọn để làm việc cùng phải là những cái tên có địa vị, giá trị truyền thông khổng lồ. Và cũng không thể phủ nhận họ là những người rất may mắn bởi ngoài tài năng, ngoài sức ảnh hưởng, họ còn có thêm những đơn vị hỗ trợ giúp nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu như lên bao nhiêu bài báo, lên billboard bao nhiêu cái, xuất hiện tại bao nhiêu nơi. Bởi lam huyết, hồng huyết là những thương hiệu sẵn sàng chi tiền, rất rất nhiều tiền để hình ảnh của gương mặt thương hiệu, đại sứ, bạn thân và cả sản phẩm của họ xuất hiện khắp mọi chỗ. Đấy là tiền cược họ chấp nhận bỏ ra.

Nhưng xin nhấn mạnh rằng, đại lam huyết, hồng huyết chỉ là bảng xếp hạng dựa vào số tiền các thương hiệu chi trả để làm marketing, để xuất hiện nhiều nhất có thể trước khách hàng và các phương tiện truyền thông. Nó không phải bảng xếp hạng đẳng cấp của thương hiệu. Không ai định nghĩa sự Thượng Đẳng, sự cao cấp bằng số tiền quảng cáo một thương hiệu bỏ ra. Thương hiệu thừa tiền quảng cáo chưa chắc đã là một thương hiệu tốt nhất.

*Haute Couture

Luôn luôn tồn lại những thương hiệu vô cùng chất lượng nhưng lại khép nép trước truyền thông, luôn có những nhà mốt Haute Couture muốn giữ im lặng, không cho mượn đồ cũng như không muốn chi tiền để báo chí ca ngợi. Vẫn tồn tại những khu phố vang danh về đẳng cấp, về sự sang trọng,về sự lành nghề và chất lượng sản phẩm nhưng không nhà nào thuê người mẫu hay treo lên các campaign mà chỉ có trưng bày hàng ngàn mẫu vải và bản sketch.

Givenchy: Đại diện dòng mỹ trang (skincare + make up) khu vực Trung Quốc Dịch Dương Thiên Tỉ (đã hủy hợp đồng).

Burberry: Đại diện toàn cầu Ngô Diệc Phàm (đã hết hợp đồng), đại diện thương hiệu Châu Đông Vũ (trước là đại sứ hình tượng khu vực Trung Quốc) + Triệu Vy.

Giorgio Armani: Đại diện hình tượng thương hiệu Emprorio Armani khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Hồ Ca + Lưu Diệc Phi; đại sứ thương hiệu Armani Beauty toàn cầu Chung Sở Hy, đại diện hình tượng thương hiệu Armani Exchange khu vực Đại Trung Hoa và Châu Á Thái Bình Dương Âu Dương Na Na, đại diện hình tượng dòng đồng hồ nữ của Emporio Armani khu vực Đại Trung Hoa và Châu Á Thái Bình Dương Đồng Lệ Á, đại diện hình tượng dòng đồng hồ nam của Emporio Armani khu vực Đại Trung Hoa và Châu Á Thái Bình Dương Ngô Lỗi, đại sứ dòng nước hoa của Armani Beauty Vương Gia Nhĩ, đại sứ dòng kem nền của Armani Beauty Diêu Thần, đại diện dòng trang điểm của Armani Beauty Dịch Dương Thiên Tỉ.

Fendi: Đại sứ khu vực Trung Quốc Cổ Lực Na Trát (đã hết hạn), đại sứ hình tượng thương hiệu Vương Gia Nhĩ, đại sứ dòng túi Fendi Baguette khu vực Trung Quốc Đàm Trác, đại diện Fendi Peekaboo Hứa Ngụy Châu (trước là đại sứ lực lượng).

Yves Saint Lauren: Đại sứ hình tượng dòng mắt kính khu vực Châu Á Thái Bình Dương Hoàng Tử Thao, bạn thân thương hiệu dòng YSL Beauty Dương Tử San, đại sứ nước hoa dòng Mon Paris Địch Lệ Nhiệt Ba, đại sứ sắc màu linh cảm dòng YSL Beauté Tân Chỉ Lôi, đại sứ dưỡng da và mỹ trang Tạ Đình Phong.

Dolce & Gabbana: Đại sứ thương hiệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương Địch Lệ Nhiệt Ba, Vương Tuấn Khải (đã hủy hợp đồng)

Valentino: Đại diện dòng thời trang nam khu vực Đại Trung Hoa Trương Nghệ Hưng (trước là đại sứ thương hiệu khu vực Trung Quốc)

Versace: Đại diện thương hiệu Dương Mịch (đã hủy hợp đồng).

Lanvin: Bạn thân thương hiệu Lâm Ngạn Tuấn.

TIỂU LAM HUYẾT

Michael Kors: Đại sứ toàn cầu Dương Mịch, đại diện thương hiệu khu vực Trung Quốc Tống Tổ Nhi, đại diện thương hiệu khu vực Đại Trung Hoa Ngô Lỗi.

Hugo Boss: Đại diện thương hiệu khu vực Đại Trung Hoa Triệu Hựu Đình, đại diện thương hiệu toàn cầu Lý Dịch Phong.

Tom Ford: Đại sứ hình tượng dòng nước hoa khu vực Trung Quốc Cảnh Điềm + Chu Nhất Long, đại sứ hình tượng dòng trang điểm khu vực Trung Quốc Lưu Hạo Nhiên + Trương Quân Ninh, bạn thân thương hiệu khu vực Trung Quốc Lý Vân Địch + Mạnh Mỹ Kỳ + Trần Mạn.

Nguồn: Diệp Hách Na Lạp Ý An