• nguoi viet o anh chay marathon 1
    Viet-Anh Tran hoàn thành quãng đường marathon dài tới 100 cây số.

    Viet-Anh Tran cho biết anh "nhận ra mỗi viên sỏi" khi chạy 9 vòng trên con đường Portway ở Bristol, đoạn từ Harbourside đến Ga Sea Mills. Khoảng thời gian chạy của anh lên đến 16 tiếng liên tục. 

    Trước khi đến UK để học chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Bristol, chàng sinh viên 22 tuổi hiếm khi tập thể dục. Nhưng sau đó anh phát hiện ra rằng việc chạy bộ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của anh. 

    Hầu như mỗi ngày anh đều chạy trên con đường Portway. Đến năm thứ 3, mỗi chiều tối anh đều chạy 3 tiếng đồng hồ. Tính đến nay anh đã chạy 2,000 dặm (hơn 3,000 cây số).

    Anh Tran cho biết: "Lúc đầu chạy bộ là việc vô cùng mới lạ với tôi, tôi chạy rất chậm. Nhưng làm một việc khác với bình thường giúp tôi nhận ra rằng cuộc sống còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Nó giúp hàn gắn tinh thần của tôi, vì thế tôi chạy mỗi ngày. Tôi tự thấy yêu thương bản thân mình hơn. Tôi đã làm quen được những người bạn tốt ở đây. Bristol giúp tôi trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình". 

    Tran lớn lên trong một gia đình người Việt ở Romania. Ở đó anh phải đối mặt với sự kì thị chủng tộc. Là người nói tiếng Romania khá nhất trong nhà, anh thường phải đảm nhiệm cả những công việc của người lớn. Điều đó giúp anh trưởng thành nhanh. 

    Anh dự đoán rằng điểm số của mình sẽ rất tệ, nếu có nộp đơn vào các trường đại học thì cũng sẽ bị từ chối. Thay vào đó, anh dành ra 6 tháng để du lịch bụi hitchhiking (phượt bằng cách đi nhờ xe) suốt 3,000 dặm từ Amsterdam (Hà Lan) đến Armenia (một quốc gia nội lục ở Tây Á). Anh sống tằn tiện, ngủ bờ bụi và học hỏi từ hàng trăm người anh gặp dọc đường. 

    nguoi viet o anh chay marathon 1
    Viet-Anh trong chuyến du lịch bụi 3,000 dặm. Ảnh: University of Bristol/PA

    Kết quả sau cùng cho thấy điểm số của anh thuộc top cao hàng đầu. Anh bèn nộp đơn vào University of Bristol sau khi nghe một phượt thủ ở Thổ Nhĩ Kỳ kể về ngôi trường này. 

    Anh cho biết: "Điều đầu tiên tôi nghĩ khi đến Bristol đó là "nơi này thật đẹp". 

    Tuổi thơ khó khăn ở Romania đã khiến anh "chôn chặt mọi cảm xúc trong lòng", nhưng việc chạy bộ và giúp đỡ người khác giúp anh tìm được lối sống tích cực hơn. 

    Anh đăng ký tham gia cuộc thi chạy ultra-marathon nằm trong loạt chương trình Bristol Run Series, gồm những sự kiện chạy bộ ảo do Đại học Bristol tổ chức, ai cũng có thể tham gia. Người tham gia sẽ được huấn luyện miễn phí, người về đích sẽ nhận được huy chương. 

    Vào ngày diễn ra cuộc thi ultra-marathon 100km, anh bắt đầu chạy từ 6h sáng đến 10h tối, đốt cháy gần 10,000 calo và không hề nghỉ ngơi. 

    "Khi về đích, tôi không thể tin nổi và vô cùng tự hào. Ban đầu cơ thể tôi vẫn ổn, sau đó từng bước chân bắt đầu đau đớn. Một người bạn đón tôi tại đích đến, vì thế tôi mượn xe e-scooter của họ để di chuyển. Chạy bộ đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi có thời gian ở một mình với tâm trí của mình, tôi phải đối mặt với những gì đang diễn ra trước mắt. Tôi học được cách yêu bản thân", anh cho biết. 

    nguoi viet o anh chay marathon 1
    Viet-Anh cười hạnh phúc sau khi hoàn thành Cuộc đua Manchester Marathon năm 2022. Ảnh: University of Bristol/PA

    Thầy Matt Birch, trưởng khoa thể thao và sức khỏe thuộc Đại học Bristol cho biết: "Hành trình của Viet-Anh từ một người không thích chạy cho đến khi cán đích tại một cuộc thi marathon đường trường là một hành trình vô cùng ấn tượng. Thật tuyệt diệu khi thấy hoạt động này tốt cho sức khỏe tinh thần của em ấy như thế nào. Chắc hẳn em ấy rành rẽ cung đường Portway hơn bất cứ ai ở Bristol".

    Viet-Anh Tran sẽ tốt nghiệp Đại học Bristol vào tháng 7/2023, anh hiện đang thực tập trước khi bắt đầu khóa thạc sĩ tại Đại học Oxford vào tháng 9 tới. 

    Viethome (theo ITV News)

  • Sau 8 năm theo đuổi nghề hoa, Rose Cao trở thành người Việt đầu tiên đoạt giải tại Chelsea Flower Show 2023, triển lãm được ví như World Cup cho các nghệ nhân cắm hoa.

    Rose Cao Pilipets (Cao Thị Huyền), 37 tuổi, Việt kiều đang sinh sống tại Serbia, là một trong những gương mặt châu Á hiếm hoi xuất hiện tại triển lãm Chelsea Flower Show diễn ra tại London, Anh, ngày 23-27/5.

    Tác phẩm Vũ điệu Ánh sáng của cô được trao giải Bạc hạng mục trang trí hoa đèn đường ở triển lãm, biến Huyền thành người gốc Việt đầu tiên thắng giải trong lịch sử Chelsea Flower Show. Đây là một trong những cuộc thi danh giá nhất thế giới về hoa, được ví như "World Cup" cho những người làm vườn và giới nghệ nhân cắm hoa.

    nguoi viet cam hoa Chelsea Flower Show 1
    Rose Cao Pilipets (Cao Thị Huyền) tại Triển lãm Chelsea Flower Show 2023 ở London ngày 24/5. Ảnh nhân vật cung cấp

    "Góp mặt tại triển lãm năm nay là giấc mơ tôi từng nghĩ rất khó để đạt được, và nó trở thành cột mốc có ý nghĩa rất lớn với hành trình của tôi với nghề", Huyền nói với VnExpress.

    Hành trình đến với nghề cắm hoa nghệ thuật của Huyền khởi đầu khoảng 8 năm trước, khi cô là nhân viên chi nhánh ở Singapore của một tập đoàn dầu khí Mỹ. Cô ban đầu đăng ký học lớp cắm hoa cơ bản chỉ để giải tỏa áp lực trong công việc, sau đó đam mê với lĩnh vực cắm hoa nghệ thuật.

    Huyền kể rằng thời điểm cô tìm đến nghệ thuật cắm hoa cũng là giai đoạn làn sóng cắt giảm nhân sự ập đến công ty do khủng hoảng tài chính châu Á và giá dầu thế giới giảm mạnh. Huyền đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp bị sa thải, trong đó có mẹ nuôi 55 tuổi ở Singapore, người không thể tìm được công việc khác sau khi phải rời khỏi công ty.

    "Khi đó tôi nhận ra rằng cống hiến cả đời cho một tập đoàn đa quốc gia cũng không thể bảo đảm ổn định mãi mãi. Mọi ảo tưởng về sự an toàn đều biến mất trong thời kỳ khủng hoảng", cô cho hay.

    Nỗi bất an này đã thúc đẩy cô theo đuổi đam mê với nghệ thuật cắm hoa để có thể thật sự làm chủ cuộc sống của mình. Ngoài giờ làm việc tại công ty, cô tranh thủ tổ chức các lớp dạy cắm hoa vào buổi tối và làm thêm ở tiệm hoa Singapore mỗi cuối tuần.

    Năm 2016, Huyền quyết định đăng ký tham gia cuộc thi hoa quốc tế tại Singapore Garden Festival. Cô vượt qua hai vòng đấu loại để trở thành một trong 6 nghệ nhân xuất sắc nhất tại vòng chung kết diễn ra ở Vườn Thượng uyển Singapore.

    Thời điểm đó, Huyền đang mang thai con đầu lòng ở tháng thứ tám, nhưng vẫn tiếp tục đến công ty làm việc vào ban ngày, đến đêm lại có mặt trong khu vực triển lãm để bày trí tác phẩm. Huyền được trao Cúp Hoa Mai Bạc với chủ đề trang trí hoa bàn ăn, và cũng là giải thưởng cao nhất do hạng mục này năm đó không có thí sinh nào được nhận cúp vàng.

    Cô cho hay những giải thưởng quốc tế về hoa coi trọng chất nhân văn và tôn trọng cảm nhận nghệ thuật riêng của từng nhà thiết kế, không nặng tính hơn thua, nên thường không trao giải nhất, nhì, ba. "Thay vào đó, giải thưởng là chứng nhận tay nghề của nhà thiết kế ở cấp độ nào so với trình độ quốc tế", Huyền giải thích.

    Huyền trở về Việt Nam cùng chồng vào cuối năm 2016, trước khi cả gia đình sang định cư tại Serbia năm 2019, nơi cô khởi nghiệp dạy cắm hoa trực tuyến.

    Khi Chelsea Flower Show năm nay được tổ chức với gần 300 công ty, vườn ươm, nhà thiết kế vườn và hoa hàng đầu tại Anh và khắp thế giới, Huyền quyết định tham gia, dù cô đã không tranh tài tại cuộc thi quốc tế nào suốt nhiều năm vì vướng bận việc gia đình và nuôi dạy con cái.

    Triển lãm với tuổi đời 110 năm này là nơi giới thiệu các thiết kế sân vườn và hoa quốc tế, giống cây, sản phẩm và các xu hướng làm vườn mới. Huyền ước tính tổng chi phí để cô đến London tranh tài tại Chelsea Flower Show 2023 tốn hơn 13.500 USD, chủ yếu đến từ các mạnh thường quân.

    nguoi viet cam hoa Chelsea Flower Show 1
    Tác phẩm Vũ điệu Ánh sáng của Huyền tại Chelsea Flower Show 2023. Ảnh nhân vật cung cấp

    Suốt 6 ngày sự kiện diễn ra, Huyền cùng các nghệ nhân phải liên tục thay hoa để đảm bảo độ tươi mới của tác phẩm phục vụ triển lãm. Sự kiện trưng bày hơn 100 thiết kế vườn và hoa cùng 270 gian hàng giới thiệu các sản phẩm làm vườn.

    Huyền cảm thấy đôi chút tiếc nuối với kết quả chung cuộc, do một sự cố trong quá trình chuẩn bị đã khiến sản phẩm thực tế khác với phác thảo ban đầu được duyệt vào tháng 11/2022.

    Dù vậy, cô vẫn cảm thấy tự hào về hành trình đến với triển lãm hoa danh giá hàng đầu thế giới, cũng như trân trọng sự giúp đỡ nhiệt tình từ những người đã tin tưởng năng lực của mình.

    Giờ đây, ngoài những giờ dạy và thiết kế ngoại cảnh cho các đối tác, cô còn kiếm thêm thu nhập từ một quyển sách vừa được xuất bản, cũng như các video về sản phẩm làm vườn và tư vấn marketing "xanh" trên kênh YouTube.

    Huyền cảm thấy hài lòng với cuộc sống ở vùng nông thôn ở ngoại ô thủ đô Belgrade của Serbia, cũng như được theo đuổi niềm đam mê cắm hoa vốn mang lại cho cô "sự tự do mà mình mong muốn".

    Theo VnExpress

  • Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần là ai?

    PGS - Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần (tên thật Trần Huỳnh, sinh năm 1979) là bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và da liễu, người sáng lập tổ chức VietMD giúp sinh viên Y khoa Việt "hội nhập" trên đất Mỹ. Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần đang là chủ một phòng khám tư ở khu người Việt phía đông Los Angeles, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện Methodist Hospital, giảng dạy tại trường Y của California Northstate University.

    Vững chuyên môn và một lòng hướng về quê hương, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần là người thành lập và điều hành tổ chức Y khoa phi lợi nhuận VietMD. Năm 2007, khi đang theo học chương trình Tiến sĩ Y khoa, trong lần trao đổi với bác sĩ hướng dẫn của mình là người Ấn Độ, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần biết được nhiều bác sĩ Ấn Độ học y trong nước rồi kiếm học bổng sang Mỹ học nội trú. Bác sĩ Huỳnh nghĩ rằng người Ấn Độ làm được tại sao người Việt không làm được.

    bac si huynh wynn tran 1
    Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần nổi danh trên đất Mỹ.

    Nghĩ là làm, bác sĩ Huỳnh tìm hiểu tất cả mọi thứ về chương trình đó là thành lập VietMD nhằm hỗ trợ các bác sĩ trẻ, sinh viên Y khoa của Việt Nam tìm hiểu về nội trú bên Mỹ. Đến nay, VietMD đã phát triển thành tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám bệnh miễn phí cho người Việt ở Mỹ, giảng dạy tiếng Anh y khoa cho sinh viên Việt Nam, chia sẻ thông tin về các kỳ thi chứng chỉ hành nghề bác sĩ tại Mỹ...

    Bác sĩ Huỳnh chính là cầu nối để các bác sĩ trong nước và nước ngoài trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, chia sẻ tài liệu, thậm chí là sang Mỹ nội trú. Ngoài sáng lập Tổ chức VietMD, anh còn mở Wynn Medical Center - nơi nhận sinh viên y khoa và sinh viên điều dưỡng khám bệnh đến thực tập, thường ưu tiên những bạn sinh viên người Mỹ gốc Việt.

    Năm 2019, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần về Việt Nam ra mắt cuốn tự truyện "Từ kiến trúc sư thành bác sĩ tại Hoa Kỳ. Phương châm "Dám lựa chọn, dám thành công" của bác sĩ Huỳnh Wynn Trần đã truyền ngọn lửa đam mê cùng sự tự tin, bản lĩnh cho các bạn trẻ.

    Quá trình học tập của bác sĩ Huỳnh Wynn Trần:

    • Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc University of Michigan.
    • Tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học - trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ.
    • Tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Y Khoa ĐH New York tai Buffalo, Mỹ.
    • Bác sĩ nội trú chuẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đại học University of Florida, bác sĩ nội trú chuyên khoa nội tổng quát Bệnh viện St Joseph Mercy Health.
    • Nghiên cứu viên chính về ứng dụng siêu âm tim bằng máy siêu âm cấp cứu.

    Thành tích bác sĩ Huỳnh Wynn Trần đã đạt được:

    • Bác sĩ nội trú giảng dạy tốt nhất
    • Học bổng nghiên cứu mùa hè tại Bệnh viện Nhi Boston, trường Y Khoa Harvard.
    • Phần thưởng sinh viên Y nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa tuổi thanh niên Hoa Kỳ
    • Học bổng từ cộng đồng tại trường University of Michigan.
    • Giải thưởng SV xuất sắc ĐH Grand Valley State University.
    • Gương mặt sinh viên xuất sắc được đăng trên trang web trường Grand Valley State University.

    Thời trẻ/ khi chưa nổi tiếng

    Từ khi còn là học sinh trường THPT Chuyên Bạc Liêu, bác sĩ Huỳnh đã học rất giỏi, hay đặt vấn đề và hay hỏi. Không giống nhiều bạn học cùng lớp, bác sĩ Huỳnh luôn tự tin bày tỏ chính kiến, thậm chí tranh luận với thầy cô.

    Theo học Đại học Kiến trúc TP HCM đến năm thứ 3, bác sĩ Huỳnh chấm dứt việc học để theo gia đình sang Mỹ định cư. Những ngày đầu nơi đất khách quê người, bác sĩ Huỳnh đã trải qua vô vàn khó khăn. Ban ngày đi làm, ban đêm đi học, anh vẫn ấp ủ giấc mơ học Đại học tại Mỹ. Sau 2 năm cố gắng, Huỳnh Wynn Trần đã được nhận vào Trường Kiến trúc và hoàn thành khóa đào tạo Kiến trúc sư tại Mỹ. Không dừng lại tại đó, Huỳnh Wynn Trần dấn thân sang lĩnh vực Y khoa, 10 năm tiếp sau đó, anh theo đuổi giấc mơ trở thành bác sĩ - ngành học được xem là khó nhất và tốt nhất tại Mỹ.

    bac si huynh wynn tran 1
    Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần khoe nút Bạc Youtube

    bac si huynh wynn tran 1
    Hình ảnh giản dị của bác sĩ Huỳnh Wynn Trần

    Theo Nguoinoitieng

  • Hàng chục ngàn người con xứ Thanh trên khắp Đông Âu đã quyết định ở lại xứ người sau quá trình hợp tác lao động- một quyết định chắc hẳn rất khó khăn. Họ đều đã đi qua gian khó, nhọc nhằn và cay đắng. Không phải ai cũng thành công. Nhưng tất cả họ đều đáng được ghi nhận bởi nỗ lực vượt khó đi lên từ hai bàn tay trắng, nơi xứ người lạ xa, với bao khó khăn vây bủa xung quanh.

    nhung nguoi con thanh hoa 1

    Gian nan buổi đầu

    “Mình chỉ là con thiêu thân, không biết sẽ bay về phía nào của cuộc đời”.

    Đó là điều Nguyễn Văn Dục nghĩ khi mở cánh cửa trên con tàu đêm trôi lênh đênh giữa những dòng kênh miên man vòng quanh thành phố Venice nước Ý. Khi ấy, chàng trai người Nông Cống chưa đầy 30 tuổi. Khi ấy, chủ nghĩa xã hội vừa sụp đổ tại Đông Âu. Những thanh niên xuất khẩu lao động theo diện hợp tác quốc tế như Dục trải qua một giai đoạn sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Đó cũng là thời kì mà nhóm “Đầu trọc” với chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ucraina... và nhiều nước khác. Mỗi người ngoại quốc như Dục đều phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công khi bước chân ra ngoài căn hộ. Họ được khuyến khích ở trong nhà sau những giờ làm việc tại phân xưởng, mang theo vũ khí phòng thân khi đi ra ngoài. Những bất ổn trong đời sống cùng sự hoang mang trong tinh thần đã khiến các “sòng bài trong nhà” được thành lập. Nhiều thanh niên Việt Nam tại Tiệp Khắc trắng tay, không phải từ biến cố cuộc đời, mà từ những sòng bài trong nhà ấy.

    Khi vài đồng nghiệp vùi đầu bên chiếu bạc, Nguyễn Văn Dục quyết định bước chân ra khỏi căn hộ của mình ở Praha, vượt biên giới để đến nước Ý, trong một hành trình không tưởng, mang theo trong đầu câu hỏi: Trở về quê nhà hay ở lại đất nước mình đã gắn bó nhiều năm, giữa tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đầy biến động? Ở Ý, Dục trải qua 18 ngày đói khát, lang thang trên khắp hang cùng ngõ hẻm. Chỉ với một chiếc áo khoác da làm chăn đắp, một tấm bản đồ, một cuốn sổ tay nho nhỏ, Dục đi trên hành trình vô định. Trong một đêm, lần đầu tiên được đi tàu thủy trên sông ở Venice, anh vô tình mở cánh cửa tàu, đàn thiêu thân cùng mùi nồng nồng của biển ùa vào khoang hành khách. Những con thiêu thân hỗn loạn chấp chới giữa ánh sáng rực rỡ của ánh đèn điện. Khi ấy, Dục đã nghĩ mình không khác gì một con thiêu thân... Nếu cứ bay theo bản năng và sự vô định, rồi một ngày nào đó, anh sẽ rã cánh trên đường đời...

    Khi Dục lênh đênh trên chuyến tàu Venice, cũng là lúc ở Berlin, thủ đô nước Đức, một thanh niên người Thanh Hóa khác là Lê Đình Bính bắt đầu lao ra đường phố. Từ một công nhân nhà máy, bỗng trở nên không có việc làm do chính quyền sở tại giải thể cơ sở sản xuất, Bính buộc lòng phải nghĩ cách mưu sinh. Như nhiều thanh niên mất phương hướng lúc bấy giờ, anh quyết định liều lĩnh buôn thuốc lá lậu, gia nhập vào dòng người kiếm tiền phi pháp. Hành trình kiếm tiền của Bính không chỉ có mồ hôi, mà còn có cả máu và nước mắt. Bính từng bị bắt, bị đẩy vào trại giam, trả giá cho những tháng ngày nông nổi của mình. Lê Đình Bính không có sự mẫn cảm văn chương như Nguyễn Văn Dục để nghĩa mình là một con thiêu thân. Nhưng anh có những trải nghiệm cay đắng hơn, hiểm nguy hơn trong những tháng ngày gian khổ ấy.

    Có rất nhiều thanh niên Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đã trải qua khoảng thời gian vất vả như Nguyễn Văn Dục và Lê Đình Bính. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu gây nên một cơn sang chấn to lớn trong đời sống của họ. Những xí nghiệp Xã hội chủ nghĩa bị giải thể đẩy họ ra đường, đồng thời để lại trong trái tim của những con người ấy tổn thương tinh thần cực kỳ sâu sắc. Trong cuộc mưu sinh đầy khó khăn nơi xứ người, nhiều người Việt ở Đông Âu, trong đó có hàng ngàn người xứ Thanh, đã phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, máu, và thậm chí cả sinh mạng của mình.

    Song, gậy gộc tàn bạo của bọn đầu trọc, nguy cơ bất an khi bước chân ra khỏi nhà, sự bất ổn về chính trị, kinh tế của Đông Âu thời kỳ ấy không thấm tháp gì so với nỗi cô đơn, buồn tủi của những người con xa xứ....

    Định hình những giấc mơ

    Trong ánh nắng rất đẹp của Praha, thủ cộng hòa Séc, anh Nguyễn Văn Dục chở chúng tôi đi thăm những công trường khai thác cát của mình trải dọc trên khắp Cộng hòa Séc. Anh bây giờ đã trở thành ông chủ lớn, là một trong những nhà khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu của Séc. Sức mạnh nào đã đưa Nguyễn Văn Dục rời khỏi con tàu lênh đênh ở cùng bầy thiêu thân và suy nghĩ bi quan về phận người trong đêmVenice ấy? Anh bảo đó chính là là gia đình và quê hương. Khi sự mất phương hướng lên đến đỉnh điểm, Dục chợt nhớ tới mẹ cha, những người anh chị em của mình ở ngôi làng nghèo khó nơi quê nhà Nông Cống; nghĩ về những kỳ vọng của họ khi tiễn chân anh lên máy bay đến một chân trời xa lạ. Những ý nghĩa ấy đã cứu rỗi cuộc đời Nguyễn Văn Dục, khiến anh quyết định xách ba lô, mang theo cuốn nhật ký và chiếc áo khoác da từ Ý quay trở lại nước Séc.

    Tại đất nước mà Dục đã biết tiếng, đã quen nếp sinh hoạt cũng như có nhiều năm gắn bó, anh bắt đầu khởi nghiệp. Trong giai đoạn tay trắng ấy, Dục trải qua rất nhiều nghề lao động chân tay, việc gì cũng làm, miễn có thể kiếm tiền theo cách chân chính. Đến những năm đầu thế kỷ XX, khi đã có một số vốn nhất định, anh quyết định thành lập công ty, đầu tư vào lĩnh vực khai vật liệu xây dựng. Nguyễn Bá Dục có một nhãn quan làm ăn tinh tường. Trước mỗi một dự án, anh đều có những kế hoạch và chiến lược rõ ràng. Bởi thế, gần 2 thập niên lăn lộn trong lĩnh vực khai thác cát, Nguyễn Văn Dục đã có trong tay một gia tài, với 16 mỏ khai thác cát trải dọc trên toàn CH Séc. Doanh nghiệp của anh hiện cung cấp ¾ lượng cát cho thủ đô Praha và 1/3 lượng cát cho toàn nước Séc.

    Trên các công trường của anh Dục, những chiếc máy hút cát rửa cát, phân loại cát trị giá hàng trăm triệu EURO hoạt động gần như suốt ngày đêm. Điều đặc biệt, là trong quá trình khai thác, cũng như khi đã khai thác xong, Công ty của anh Nguyễn Văn Dục luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường, để biến những công trường khai thác cát thành vùng du lịch sinh thái.

    nhung nguoi con thanh hoa 1
    Một trong những máy hút cát của anh Dục.

    Trước khi đặt máy hút cát ở mỗi một địa điểm nào đó, lớp đất màu mỡ phía trên sẽ được gạt ra, tập kết riêng tại nơi quy định. Lớp đất ấy, theo anh Dục, có giá trị quý hơn vàng. Đất màu sẽ được dùng để cung cấp cho các địa phương, hoặc hộ gia đình muốn cải tạo đất canh tác nông nghiệp. Cát hút lên sẽ tạo thành những hố sâu. Ở mỗi hố khai thác, những ta luy vững chắc được dựng lên nhằm tránh sạt lở đất. Mỗi công trình khai thác xong, người ta lại thấy xuất hiện những hồ nước trong xanh, được thả đầy cả, có tác dụng điều hòa không khí. Anh Dục chỉ cho chúng tôi những cánh rừng mà doanh nghiệp của anh trồng lại bên trên các công trường khai thác cát. Những đồi thông, đồi sồi xanh ngút tầm nhìn đem đến cho người ta cảm giác an lành của môi trường tái sinh, của sự phát triển công nghiệp mang tính bền vững.

    nhung nguoi con thanh hoa 1

    Khi Nguyễn Văn Dục khởi nghiệp thành công, Lê Đình Bính cũng bắt đầu rời đường phố. Sau bao sóng gió, Bính dường như đã hiểu, con đường cũ mà anh đi không an toàn cho bản thân anh, và không được xã hội chấp nhận. Anh quyết định làm lại cuộc đời. Cơ duyên đưa anh đến với nghề chế biến vịt- thứ thực phẩm cực kỳ thân thuộc của người Việt Nam. Cách Berlin hơn 100km, chúng tôi băng qua những cánh đồng xanh bát ngát để đến Milower, một làng quê nơi Lê Đình Bính mở cơ sở chế biến vịt của mình. Trong xưởng của anh, có khoảng hơn chục công nhân đều là người Thanh Hóa đang làm việc. Sản phẩm chính của công ty anh Bính là vịt quay. Vịt sống được anh thu mua từ cơ sở giết mổ, sau đó đem về gia công, tẩm ướp, quay chín và bóc tách lấy riêng phần thịt, cấp đông rồi xuất bán cho các nhà hàng, khách sạn trên nhiều nước châu Âu.

    nhung nguoi con thanh hoa 1
    Vịt quay - Sản phẩm của công ty anh Lê Đình Bính.

    “Mỗi ngày có khoảng 20.000 người trên khắp châu Âu sử dụng sản phẩm thịt vịt của công ty tôi”, Lê Đình Bính tự hào nói. Người đàn ông vóc dáng nhỏ bé ấy chưa dừng tham vọng tại đó. Cách Milower khoảng hơn 100 Km nữa, ở Neutrebbin, có cơ sở sản xuất Vịt quay mới mà Lê Đình Bính đang xây dựng. Anh mua lại một phân xưởng sản xuất vịt quay của người Đức, với chiếc máy chế biến Vịt quay được thiết kế duy nhất trên toàn nước Đức. Khi phân xưởng đi vào hoạt động, sản lượng vịt xuất bán của công ty anh có thể lên đến trên 15 tấn/ ngày, gấp đôi sản lượng hiện tại. Ngoài ra, Lê Đình Bính đã hoàn thiện một trung tâm mua sắm mà anh mới dựng lên tại trung tâm thành phố Berlin, cách Trung tâm thương mại Đồng Xuân không xa. Trung tâm ấy khi đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt giữa lòng nước Đức. Lê Đình Bính bây giờ là một doanh nhân thành đạt, hoàn thành mọi nghĩa vũ nộp thuế, trở thành một công dân tốt mà nước Đức ghi nhận và trân trọng.

    nhung nguoi con thanh hoa 1
    Toàn cảnh cơ sở sản xuất của anh Lê Đình Bính.

    Hàng chục ngàn người con xứ Thanh trên khắp Đông Âu, như anh Bính và anh Dục đã quyết định ở lại xứ người sau quá trình hợp tác lao động- một quyết định chắc hẳn rất khó khăn. Họ đều đã đi qua gian khó, nhọc nhằn và cay đắng. Không phải ai cũng thành công. Nhưng tất cả họ đều đáng được ghi nhận bởi nỗ lực vượt khó đi lên từ hai bàn tay trắng, nơi xứ người lạ xa, với bao khó khăn vây bủa xung quanh.

    Trong văn phòng làm việc của Nguyễn Văn Dục ở Praha, có hai cây chuối mang từ Việt Nam sang. Anh hy vọng chúng có thể phát triển ở xứ lạnh như cộng hòa Séc. Cất công mang cây chuối lên chuyến bay gần 10000 km, mục đích của Nguyễn Văn Dục không có gì khác, là vơi đi nỗi nhớ quê hương. Hiện nay, anh Dục có một số dự án đầu tư về Việt Nam, trong đó có trại cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỏ đá tại Yên Bái và Tĩnh Gia Thanh Hóa... Trại cá cảnh của anh được xem là một trong những trại cá lớn nhất trên thế giới. Mẫu đá ở Yên Bái, Tĩnh Gia anh cũng đã đem sang nước Séc để giới thiệu mặt hàng. Những dự định tương lai của Nguyễn Văn Dục còn rất lớn và rất xa...

    nhung nguoi con thanh hoa 1
    Một góc trại cá cảnh của anh Nguyễn Văn Dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Lê Đình Bính chưa có dự án nào cụ thể về Việt Nam, nhưng cơ sở sản xuất Vịt quay của anh đang nuôi sống mấy chục hộ gia đình người Thanh Hóa trên đất Đức. Tại hội đồng hương Thanh Hóa khu vực Berlin và vùng lân cận, nơi Lê Đình Bính làm hội viên, anh luôn được xem là một trong những Mạnh Thường Quân rộng lòng đối với hoạt động của cộng đồng người xứ Thanh.

    “Quê hương là chùm khế ngọt”

    Cả anh Dục và anh Bính đều không nói ra câu nói ấy. Nhưng họ vẫn giữ giọng nói đặc trưng của người xứ Thanh dù đã bôn ba nhiều thập niên nơi đất khách quê người. Tiếng nói là điều gì đó rất thiêng liêng. Nó cho ta biết nguồn cội (và xa hơn là tâm hồn, bản chất) của mỗi con người. Người xứ Thanh quen ăn sóng nói gió, giọng nói âm vang như tiếng gầm của dòng Mã Giang hay của sóng nước duyên hải chồm bãi cát. Anh Dục, anh Bính và hàng ngàn người con xứ Thanh giữ tiếng nói của quê mình nơi trời Tây là để có động lực vươn lên khẳng định mình, cũng là để gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất địa linh nhân kiệt giữa lòng châu Âu xa hoa, tráng lệ...

    Theo Báo Thanh Hóa

  • Với nghề công chứng viên tư nhân, cô gái gốc Việt Angelina Nguyễn kiếm được 150.000 USD trong năm 2022, làm việc dưới sáu giờ mỗi ngày.

    Một số buổi trong tuần, Angelina Nguyễn (người gốc Việt, sống tại Mỹ) kiếm được 150 USD chỉ trong năm phút. Đến giờ, cô gái 25 tuổi vẫn còn ngạc nhiên về thu nhập từ công việc công chứng tư nhân mình đang làm.

    Công chứng viên là người chứng kiến và cho phép các bên ký kết tài liệu quan trọng như đơn xin cấp hộ chiếu hay hợp đồng bất động sản. Hầu hết công chứng viên chỉ có thể tính phí những gì tiểu bang của họ quy định. Các đại lý ký công chứng có thể tính phí cao hơn vì họ chuyên về các lĩnh vực nhất định như tài sản hoặc cho vay.

    Angelina từng nghĩ rằng, mỗi ngày cô sẽ phải lặp đi lặp lại việc xác minh chữ ký và giải thích tài liệu cho khách hàng. Nhưng cô nhận ra công việc này còn mang lại nhiều điều hơn. Cô gái trẻ vui mừng khôn xiết khi chứng kiến nhiều người ký chứng thư mua căn nhà đầu tiên của họ, rồi lại ủ rũ cả ngày khi công chứng cho những người ký hợp đồng bán nhà mà họ chưa sẵn sàng rời đi.

    "Từ những khoảng khắc đó, tôi nhận ra mình muốn trở thành điểm tựa giúp mọi người cảm thấy được nhìn thấy, được lắng nghe, được quan tâm và thấu hiểu trong những thời khắc quan trọng", Angelina chia sẻ.

    nghe cong chung vien
    Angelina Nguyễn. Ảnh: CNBC

    Hai năm trước, cô gái gốc Việt quyết định làm công chứng viên như một việc toàn thời gian. Cô nàng thành lập doanh nghiệp riêng - Team Signings, ở San Jose (California). Quyết định đó giúp cuộc đời cô sang trang mới. Tính đến năm 2022, đại lý kinh doanh công chứng này kiếm được gần 150.000 USD.

    Cha của Angelina làm nghề môi giới bất động sản. Ông đã gợi ý cô trở thành một đại lý công chứng. Trong quá trình làm nghề, ông nhận thấy việc công chứng chuyên về bất động sản có nhu cầu rất cao, nhiều người có thể kiếm được 75-200 USD cho mỗi lần thực hiện.

    Ở hầu hết tiểu bang ở Mỹ, người có nhu cầu chỉ cần nộp đơn đăng ký và hoàn thành kiểm tra lý lịch để trở thành công chứng viên. Nhưng ở California, họ phải tham gia khóa đào tạo kéo dài sáu giờ, vượt qua kỳ thi và hoàn thành kiểm tra lý lịch. Chi phí ban đầu để trở thành một công chứng viên ở California có thể dao động 275-442 USD.

    Angelina mất khoảng ba tháng để hoàn thành quy trình và một tháng đào tạo, học tập để trở thành đại lý công chứng chuyên biệt vào năm 2021. Trước khi trở thành một công chứng viên, cô gái này đã bỏ vị trí giao dịch viên ngân hàng vào năm 2016 và trong 5 năm sau đó đã thử nhiều công việc khác nhau gồm đại lý bất động sản và đại lý bảo hiểm. Nhưng không có công việc nào phù hợp với cô như nghề công chứng.

    "Giờ giấc linh hoạt và tôi cảm thấy bản thân đang thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người", Angelina nói về lý do yêu nghề.

    Khi mở công ty công chứng riêng Team Signings, cô ngay lập tức bắt tay vào xây dựng tệp khách hàng cho mình. Cô gái trẻ ghé thăm các công ty bất động sản để chủ động làm quen, tạo các trang nội dung trên TikTok và Instagram để ghi lại công việc của mình và nhờ bạn bè giới thiệu. Angelina cho biết kênh TikTok đang có gần 30.000 người theo dõi, là công cụ tiếp thị thành công nhất. Nhiều người theo dõi ở gần San Jose đã nhắn tin cho cô để yêu cầu dịch vụ công chứng.

    Angelina đặt mục tiêu thực hiện ít nhất hai lần công chứng mỗi ngày, tính phí từ 75-200 USD, đôi khi mức phí còn cao hơn, tùy thuộc vào loại tài liệu cần được công chứng và cuộc hẹn cách văn phòng bao xa. Một số bản hợp đồng chỉ mất vài phút, nhưng có thể mất một giờ để hoàn thành.

    Trung bình, Angelina làm việc "ít hơn sáu giờ một ngày". Cô thường sắp xếp công việc hoàn thành từ 9h sáng đến 3h chiều, nhưng đôi khi cũng thường nhận các cuộc hẹn ký kết vào cuối tuần. Cô đã thuê một trợ lý toàn thời gian vào để giúp lập kế hoạch và thực hiện các vấn đề về quyết toán.

    Điều hối tiếc duy nhất của cô gái trẻ là không bắt đầu kinh doanh công chứng sớm hơn. "Tôi thích việc mình có thể tự lên lịch trình, hỗ trợ tài chính cho bản thân và bố mẹ nếu họ cần giúp đỡ. Tất cả những điều đó cộng lại, cùng với việc có cơ hội giúp đỡ mọi người mỗi ngày, khiến tôi cảm thấy thực sự mãn nguyện", Angelina chia sẻ.

    VnExpress (theo CNBC)

  • Tốn hàng triệu USD với 9 tháng chuẩn bị, Dennis Nguyen đưa Society Pass lên sàn Nasdaq, trở thành doanh nghiệp của người Việt duy nhất IPO tại Mỹ.

    Society Pass niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) với mã SOPA vào tháng 11/2021. Công ty huy động thành công khoảng 28 triệu USD cùng định giá hơn 35 triệu USD. Đây là doanh nghiệp hướng đến hệ sinh thái thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và các chương trình khách hàng thân thiết tại Việt Nam, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

    SOPA được sáng lập bởi ông Dennis Nguyen, hiện giữ chức giám đốc điều hành và nắm quyền quyết định với tỷ lệ 68,7%. Ông từng là người hậu thuẫn cho các thương hiệu F&B lớn mạnh một thời, gồm chuỗi nhà hàng Món Huế và chuỗi cà phê The Kafe.

    nguoi viet len san nasdaq 1
    Ông Dennis Nguyen - CEO Society Pass, doanh nghiệp có trụ sở Việt Nam duy nhất niêm yết sàn Nasdaq. Ảnh: SOPA

    Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới, đang niêm yết hơn 3.700 cổ phiếu. Cùng với sàn New York (NYSE), Nasdaq có tiếng được quản lý tốt, có tính thanh khoản cao và có hệ thống quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hàng đầu thế giới. Chi phí và thủ tục cho quá trình niêm yết trên NYSE và Nasdaq cao hơn hẳn hầu hết thị trường khác.

    Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận Nasdaq trước vì các yêu cầu để niêm yết thoải mái hơn NYSE, tỷ lệ thành công cũng cao hơn (76% vào năm 2021). Đổi lại, danh tiếng cho cổ phiếu thấp hơn, phù hợp với các công ty công nghệ mới nổi. Tuy nhiên, nếu so với các sàn giao dịch khác trên thế giới, niêm yết Nasdaq vẫn là bảo chứng lớn cho doanh nghiệp vì đây đang là ngôi nhà chung của hàng loạt tên tuổi như Apple, Alphabet và Google, Microsoft, Meta, Tesla.

    Tốn 4 triệu USD trong 9 tháng để IPO trên Nasdaq

    Ông Dennis Nguyen kể lại, quá trình niêm yết trên Nasdaq gồm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị, cung cấp thông tin, chờ đợi chấp thuận từ sàn giao dịch đến chính thức niêm yết. Quá trình trên tùy thuộc vào độ phức tạp trong báo cáo tài chính của mỗi công ty, số lượng câu hỏi từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) hay Nasdaq trong quá trình thẩm định. Thông thường, các doanh nghiệp phải mất khoảng hai năm. Tuy nhiên Society Pass chỉ cần chín tháng.

    Chi phí cho thương vụ này khoảng 4 triệu USD. Đa phần là chi phí pháp lý, kế toán, phí ngân hàng đầu tư (investment banking fees) và phí hành chính... Chi phí cho quá trình niêm yết trên Nasdaq phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như quy mô công ty, mức độ phức tạp của báo cáo tài chính hay chi phí phải trả cho ngân hàng đầu tư.

    "Với hơn 25 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và ngân hàng đầu tư, tôi đã từng giúp nhiều công ty niêm yết thành công và cũng khá quen thuộc với quy trình để được niêm yết", ông chia sẻ.

    Society Pass là công ty đầu tiên mà doanh nhân này trực tiếp đưa lên sàn Nasdaq. Trước đó, ông chủ yếu giúp các công ty giao dịch trên sàn Hong Kong hoặc Singapore. Để mã SOPA hiển thị trên bảng điện Nasdaq, dù có đội ngũ dày dạn kinh nghiệm, ông Dennis Nguyen kể, các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát vẫn có thể xảy đến.

    Để được niêm yết, Dennis Nguyen lưu ý các doanh nghiệp dành nhiều thời gian và nguồn lực hoàn thiện tiêu chí về kiểm toán và pháp lý. Với quy định kiểm toán, công ty niêm yết Nasdaq phải có báo cáo tài chính được kiểm định bởi một hãng kế toán công cộng độc lập được đăng ký với Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giám sát hoạt động kiểm toán của các doanh nghiệp đại chúng tại Mỹ. Thêm vào đó, các công ty cũng được yêu cầu tuân thủ đạo luật Sarbanes-Oxley về thành lập, duy trì các cơ chế kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính và các cơ chế nội bộ này phải được giám sát thường niên bởi một hãng kế toán công cộng độc lập.

    Dựa vào kinh nghiệm của Society Pass, ông cho rằng các công ty có thể tuân thủ hai quy định này nhờ vào việc thiết lập các cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả, tiến hành các hoạt động thẩm định thường xuyên, công bố thông tin trung thực, bảo vệ những cá nhân lên tiếng chống lại những điều sai trái (whistleblower), xây dựng bộ quy tắc ứng xử cũng như thành lập một ủy ban kiểm toán độc lập. Các doanh nghiệp có thể hợp tác cùng một hãng kế toán công độc lập được đăng ký với PCAOB để giúp việc thẩm định báo cáo tài chính.

    "Các công ty sẽ phải chấp nhận thực tế rằng, quá trình này có thể nhiều trở ngại mà chẳng hề có 'lối tắt' nào, do đó, họ cần phải đánh giá mình có đủ thời gian và chi phí hay không trước khi đưa ra quyết định và bắt đầu thực thi kế hoạch", ông lưu ý.

    Tuy nhiên, nếu thành công, việc xuất hiện trên sàn chứng khoán quốc tế, nhất là tại Mỹ, có thể giúp các công ty tiếp cận với nguồn vốn lớn và gia tăng nhận diện thương hiệu trên thị trường. Với Society Pass, niêm yết trên Nasdaq thành công giúp công ty tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng.

    "Society Pass giống như một đứa con của tôi vậy! Giúp SOPA được niêm yết trên sàn Nasdaq khiến tôi cảm thấy thực sự tự hào, phấn khích và biết ơn", ông chia sẻ.

    nguoi viet len san nasdaq 1
    Ông Dennis Nguyen (ở giữa) cùng ban giám đốc và cổ đông của Society Pass ăn mừng đợt IPO trên sàn giao dịch Nasdaq vào tháng 11/2021. Ảnh: SOPA

    Doanh thu tăng 10 lần sau niêm yết

    Sau 5 năm hoạt động với khoảng 27 triệu cổ phiếu trên sàn Mỹ, Society Pass hiện có 3,3 triệu khách hàng và 200.000 người bán hàng đăng ký sử dụng nền tảng. Kết quả này có được chủ yếu đến từ chiến lược sáp nhập tám công ty để mở rộng hệ sinh thái.

    Trong giai đoạn 2019-2022, SOPA có tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh, từ 10.000 USD lên 6,1 triệu USD. Mức doanh thu dự báo năm 2023 vào khoảng 42,7 triệu USD. "Đây là một tốc độ phát triển rất nhanh chóng", ông Dennis Nguyen nhận định.

    Về mô hình kinh doanh, Society Pass hướng một hệ sinh thái số, hiểu đơn giản như một trung tâm mua sắm trực tuyến và được kết nối với nhau qua hệ thống điểm khách hàng thân thiết Society Point. Tại Việt Nam, công ty này đang vận hành Leflair - nền tảng thương mại điện tử về phong cách sống, Handycart - dịch vụ giao hàng tạp hóa và mới đây là Nusatrip -nền tảng du lịch trực tuyến.

    Thông thường, khách hàng nếu muốn mua quần áo sẽ truy cập trang web thời trang, đặt vé máy bay sẽ vào nền tảng du lịch. Các đơn vị thường đưa ra khuyến mãi như mua hai tặng một, tích điểm để được chiết khấu trong lần mua sắm sau. Dennis Nguyen muốn tạo ra một trải nghiệm mua sắm khác. Khi khách hàng mua thời trang trên Leflair, đặt đồ ăn giao qua Handycart hay đặt vé máy bay trên Nusatrip đều được tích điểm Society Point. Điểm khách hàng thân thiết này được sử dụng trên mọi nền tảng của hệ thống, qua đó, theo ông, giúp giữ chân được khách hàng tốt hơn hệ thống khách hàng thân thiết riêng lẻ.

    Với mô hình này, khó khăn là cạnh tranh lớn từ các đối thủ, các vấn đề pháp lý, sự hạn chế các phương tiện truyền thông cũng như logistics và cơ sở hạ tầng. Dẫu thế, Dennis Nguyen nhận thấy nhiều cơ hội lớn tại thị trường Việt Nam với trợ lực từ tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng. Sự tăng trưởng trong việc sử dụng thiết bị di động và Internet cũng giúp tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.

    Năm nay, Society Pass đặt mục tiêu thực hiện 7-10 thương vụ sáp nhập với nguồn vốn 75 triệu USD. Khi hệ sinh thái càng mở rộng, Dennis Nguyen tin công ty càng có nhiều giao dịch và dữ liệu khách hàng. Từ đó, doanh số ngày càng tăng với mục tiêu đạt điểm hòa vốn vào quý II năm nay.

    'Tôi tự hào là người Việt Nam'

    Society Pass niêm yết thành công trên Nasdaq, doanh thu tăng trưởng nghìn lần sau vài năm. Theo Dennis Nguyen, điều này cho thấy nỗ lực của cả tập thể nhân viên, đội ngũ tư vấn, các nhà đầu tư và cả thành viên trong gia đình đã hỗ trợ ông. CEO này nhấn mạnh, thiếu đi sự đóng góp của họ, câu chuyện IPO trên đất Mỹ có thể chẳng bao giờ thành công.

    Xây dựng tốt mạng lưới hỗ trợ từ các nhà đầu tư, đối tác, đồng nghiệp và cả các thành viên trong gia đình là một trong những điểm mạnh của Dennis Nguyen, theo đánh giá của Raynauld Liang - Giám đốc tài chính của Society Pass, cộng sự gắn bó với doanh nhân này hơn 10 năm qua.

    Ông Liang cho rằng, sự giúp sức về tài chính, nguồn lực, tư vấn và cả những lời động viên của mọi người xung quanh là một trong những điều làm nên thành công của Dennis Nguyen.

    Bên cạnh đó, Liang cũng ấn tượng với phẩm chất lãnh đạo, năng lực phân tích và đạo đức nghề nghiệp của cộng sự. Theo ông, Dennis luôn đầu tư nhiều thời gian và công sức để đạt mục tiêu. Giám đốc tài chính của Society Pass thích cách Dennis Nguyen luôn trả lời email ngay cả khi đêm muộn và "dường như làm việc 24 giờ mỗi ngày".

    Là một người Singapore, đã đến Việt Nam nhiều lần trong hơn 20 năm làm việc, Raynauld Liang tin rằng, Dennis sở hữu nhiều phẩm chất của người Việt, đó là kiên cường, giàu đam mê và luôn hướng đến mục tiêu của mình.

    Sinh ra và có thời ấu thơ tại Việt Nam, về sau Dennis Nguyen theo gia đình di cư và học tập tại Mỹ. Với kiến thức 10 năm tu nghiệp liên tiếp, ông ra trường và tham gia lĩnh vực đầu tư thuộc Citi Group, Credit Agricole và SMBC tại châu Á. Sau cùng, ông vẫn nuôi chí lập sự nghiệp riêng tại quê nhà với mong muốn tạo nên một cơ ngơi phát triển khắp khu vực, bắt nguồn từ Việt Nam.

    "Tôi tự hào và muốn được gọi là một người Việt Nam", Dennis Nguyen khẳng định.

    Từ góc độ cá nhân, ông cho rằng mình là một người chăm chỉ và kiên cường trước thử thách, giống như nhiều người dân trên đất nước. Người Việt cũng được biết đến nhiều với đạo đức nghề nghiệp tốt cùng quyết tâm sẵn sàng bỏ thêm thời gian làm việc để đạt mục tiêu. Theo CEO Society Pass, những phẩm chất trên rất cần thiết trong kinh doanh. Đây là lĩnh vực mà thất bại như một phần của quá trình học hỏi và việc vững vàng để vượt qua khó khăn có thể tạo nên khác biệt lớn.

    Theo VnExpress

  • Là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, bà Hoàng Xuân Sính đã dành cả một đời để cống hiến vì sự nghiệp giáo dục. Ở tuổi 90, bà vẫn luôn khắc khoải về những hoài bão xây dựng một nền giáo dục tiên tiến nhất, mong cho thế hệ trẻ Việt Nam có cơ hội phát triển toàn diện nhất.

    Nữ Giáo sư Toán đầu tiên của Việt Nam

    Bà Hoàng Xuân Sính (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1933) là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. GS. Hoàng Xuân Sính là vừa là nữ tiến sĩ vừa là nữ giáo sư toán học đầu tiên ở Việt Nam.

    Sau khi tốt nghiệp bằng tú tài 1 tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), bà Sinh khi ấy được cậu ruột đón sang Pháp học tiếp chương trình phổ thông, rồi lên Đại học, chuyên ngành toán học. Kiến thức toán học từ ấy cứ đến với bà như một lẽ tự nhiên mà bà gọi là “dường như Toán học đã chọn tôi”.

    Năm 26 tuổi, bà đã xuất sắc đủ tiêu chuẩn để học lên Tiến sĩ tại Đại học Toulouse (Pháp) - một cấp học mà ở Pháp, chỉ có con cháu hai dòng họ danh giá Marie Curie và Langevin mới dám thi và có cơ may đỗ.

    giao su hoang xuan sinh 1
    GS. TSKH. NGND Hoàng Xuân Sính

    Dù con đường sự nghiệp rộng mở ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở trời Tây để trở về nước ngay trong những năm tháng cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. 

    giao su hoang xuan sinh 1
    Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam trên trang bìa báo Phụ nữ Việt Nam

    Bà từng chia sẻ “ Tôi luôn nhớ tới câu: "Mỗi người cố học giỏi lấy một nghề, sau này trở về phục vụ Nhân dân". Những lúc Tổ quốc gian khó nhất, là những khi Nhân dân cần chúng ta nhất. Tôi biết, trở về chính là yêu nước”.  Ba tháng sau khi nhận bằng Thạc sĩ, bà về nước, với một vali quần áo và một hòm sắt sách vở.

    Cái tài phải đi đôi với cái tâm

    Cả một cuộc đời gắn bó với nghề giáo, đồng hành cùng lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam, Giáo sư Hoàng Xuân Sính chỉ muốn nhắn nhủ với thế hệ trẻ trong 3 chữ: “lòng nhân ái”.

    Bà nói: “Nếu con người không có lòng nhân ái với nhau thì xã hội sẽ không thể tiến bộ được”. Chính lòng nhân ái đã làm nên “cái tâm” của một nhà giáo, soi rọi cho “cái tài”, giúp bà có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học.

    Về nước trong thời kỳ khó khăn nhất, không cho bản thân một ngày nghỉ ngơi, bà Sính đã đến Bộ Giáo dục “xin việc” và quyết định giảng dạy tại Đại học sư phạm Hà Nội. Trường cách nhà 10 km nên hàng ngày, nhà giáo ấy phải dậy từ sáng sớm, đạp xe đi/về 20km, có ngày họp đến 10 giờ đêm mới xong.

    “Lớp học chỉ là nhà tranh vách đất, bắt đầu từ 6h30 trong ánh đèn le lói. Sinh viên đến lớp mùa đông với đôi chân trần, không áo ấm. Không micro, thầy cô giáo gân cổ nói từ bục giảng đến cuối phòng để toàn lớp đều nghe thấy. Không sách vở, thư viện hầu như không có sách, tất cả bài giảng đều do các thầy cô tự ghi chép”, bà kể lại.

    giao su hoang xuan sinh 1
    Giáo sư Hoàng Xuân Sính luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công tác giảng dạy

    Nghĩ lại những năm tháng đời sống sư phạm khó khăn, bà Sính không hề sốc khi viễn cảnh khác xa với thực tế. Bà và những người đồng nghiệp luôn động viên nhau, cùng chung suy nghĩ xây dựng để ngày mai Tổ quốc tốt đẹp hơn, Nhân dân hạnh phúc hơn. “Đó cũng là lý tưởng chung của thanh niên chúng tôi ngày đó, không phải của riêng tôi. Tôi chỉ hì hục làm về chuyên môn, không suy nghĩ gì khác. Bởi tôi cho đó là lẽ sống của mình”, bà tâm sự đầy xúc động.

    Người thành lập trường Đại học tư nhân đầu tiên ở Việt Nam

    Từ một lá thư của Giáo sư Bùi Trọng Liễu gửi về từ Pháp năm 1988 với ngỏ ý mời 5 nhà khoa học cùng lập nên một trường Đại học tư nhân, bà Sính đã nung khát khao xây trường sao cho khắc phục các nhược điểm của trường ĐH công lập trong hoàn cảnh bấy giờ. “Tôi xin mở trường tư thục với hai lý do: giúp giảng viên bớt khổ, có thể sống bằng nghề của mình và thay đổi giáo trình giảng dạy, mang kiến thức du học nước ngoài truyền đạt tới các thế hệ sinh viên”, giáo sư chia sẻ.

    Bà đã liều lĩnh một thân một mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, xin mở trường Đại học nhưng không xin tiền Nhà nước và được đồng thuận. Khóa đầu tiên của trường đón nhận nhiều sinh viên giỏi, thiếu 1, 2 điểm vào những trường ĐH danh tiếng lúc bấy giờ như Bách Khoa, Sư phạm…

    Học phí lúc bấy giờ là 10 cân gạo. Nhà trường không thể thu nhiều hơn vì sợ học phí đắt sẽ là hòn đá cản đường sinh viên đến với con chữ. Vậy nên, thời gian đầu, trường hoạt động dựa vào nguồn tài chính của chính bà Sính và khoản tiền quyên góp từ Pháp.

    giao su hoang xuan sinh 1
    Giáo sư luôn đề cao hai từ “trách nhiệm” với sự nghiệp “trồng người” của mình

    Trường đại học Thăng Long đã quy tụ những giáo sư đầu ngành với mức lương 5 USD/giờ, so với các trường khác lúc bấy giờ là ở mức cao để giúp những nhà giáo có điều kiện tập chung vào chuyên môn, không còn nỗi lo cơm áo. Tuy nhiên, sau 3 năm, nguồn quyên góp từ Pháp cũng cạn dần, chính bà Sính lại phải đích thân sang Pháp để kêu gọi quyên góp, cốt sao giữ trọn 2 chữ “trách nhiệm” với sinh viên, giảng viên và các bậc phụ huynh.

    Ngôi trường khi ấy nhỏ bé, lụp xụp ở trong những con ngõ, con hẻm mà hai người đi xe máy không vừa, cứ 6 tháng, một năm lại phải chuyển địa điểm một lần. “Có những ngày, không đủ trả tiền cho lao công, tôi đến trường từ 6 giờ sáng để quét lớp. Sinh viên trông thấy hiệu trưởng trong dáng hình lao công thì không nhịn được mà bật cười. Không quát mắng, tôi chỉ nghiêm khắc: "Các em cầm chổi, quét cùng tôi", bà kể lại trong niềm xúc động khôn xiết.

    giao su hoang xuan sinh 1
    Bà Hoàng Xuân Sính trong bức ảnh chụp cùng gia đình ở tuổi 90

    Đã bao năm qua đi, hiện tại, bà đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thăng Long. Bà vẫn luôn trăn trở về tương lai của nền giáo dục Việt Nam: “Bởi còn lo lắng, là tôi còn trăn trở, còn cố gắng, còn khát khao: "Một ngày nào đó, sinh viên Việt Nam sẽ được hưởng nền giáo dục tốt nhất, phát triển trọn vẹn tài năng của mình". GS. TSKH. NGND Hoàng Xuân Sính chính là tấm gương sáng của nền giáo dục Việt Nam, là động lực giúp những nhà giáo chân chính luôn giữ vững niềm khát khao, nhiệt huyết, vượt qua mọi khó khăn, gian khó trong cuộc sống.

    CafeF (nguồn ảnh: Tạp chí giáo dục, HNUE)

  • Một tay cắp nón, tay xách đôi dép tổ ong cũ mèm, bà Trần Thị Thủy, bước chân trần từ trên ôtô xuống cổng công ty, nơi hơn 300 công nhân đang làm việc.

    Bà Thủy, 62 tuổi, gật đầu chào người bảo vệ rồi xăm xăm bước về phía phòng giám đốc. Làm chủ doanh nghiệp có doanh thu hơn 30 tỷ đồng mỗi năm, bà vẫn "trung thành" với bộ quần áo nâu, chẳng khác nông dân. Hình ảnh này đã quá quen thuộc với nhân viên công ty và người dân thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

    "Con nhà nghèo lại vất vả từ bé nên quen rồi. Giờ bắt tôi thay đổi cũng không được nữa", bà giải thích thói quen đi chân đất của mình.

    Nhà 9 anh chị em, bà Thủy học chưa hết lớp Ba thì phải nghỉ. 13 tuổi, bà đi làm dâu. Ba năm liền sinh ba đứa con. Một đứa đẻ ngoài đường, một đứa ở chuồng lợn, một đứa ngoài ruộng. "Đứa đầu được bộ đội đỡ, hai đứa sau đẻ rơi nên cứ lấy liềm cắt rốn rồi bế về nuôi", bà nhớ lại.

    Hàng ngày, trong căn nhà hai gian lót ổ rơm, người mẹ buộc tay hoặc chân con vào cột nhà, rải ít khoai cho ăn còn mình thì đi mò cua, bắt hến. Ai thuê gì, làm đấy.

    Khoảng năm 1980, có vụ tai nạn xảy ra gần nhà, người phụ nữ tò mò đến xem. Thấy hai thanh niên gặp nạn bà dìu vào nhà cứu giúp.

    Vét thùng được hai bơ gạo, bà thịt thêm con gà duy nhất đãi khách. Sáng ra, một trong hai thanh niên dúi xấp tiền vào tay ân nhân: "Em biếu chị mua gạo cho các cháu". "Tao nghèo là việc của tao", bà từ chối rồi cắp cái nón rách ra đồng.

    ty phu bac giang 1
    Trang phục thường thấy của bà giám đốc doanh nghiệp là nón lá, bộ áo nâu và dép tổ ong hoặc chân đất. Bà được biết đến với biệt danh "đại gia chân đất" vì lối sống giản dị. Ảnh: Phạm Nga.

    10 ngày sau, mẹ của hai thanh niên đến cảm ơn, tặng chăn màn, quần áo, nhu yếu phẩm và nhận bà Thủy làm con nuôi. Bốn mẹ con bà được mời lên nhà mẹ nuôi ở Lạng Sơn chơi.

    Theo mẹ nuôi ra chợ, thấy rau khoai lang bán 1.000 đồng ba mớ, quê mình 1.000 đồng mua được 15 mớ, bà về hái mang lên Lạng Sơn bán. Đất nông nghiệp chiếm gần 76% diện tích tự nhiên, nông sản ở huyện Lạng Giang dồi dào nên giá rẻ. Hết mùa, tiền lời từ ba sào rau khoai, bà Thủy mua được 1,5 cây vàng.

    Hết rau, người mẹ dẫn đàn con ra sông mò cua, hến, mua gạo, lợn mang lên Lạng Sơn buôn. Thời bấy giờ có chính sách cấm buôn gạo, thịt nên bà Thủy - lúc này đã có 4 con - chia thành túi nhỏ, cho mỗi đứa con ôm một túi. Cứ tích cóp từng chuyến hàng như vậy, đến năm 1990, bà có gần 100 triệu đồng trong tay.

    "Buôn bán có lời, tôi muốn mua ôtô để chở hàng", bà Thủy kể. Buộc tiền từ chân lên cổ, mặc áo mưa che kín vì sợ cướp, người phụ nữ bắt xe khách xuống bãi xe ở Long Biên, Hà Nội mua ôtô. Thay vì vào thẳng vấn đề, bà xin quét dọn ở bãi xe để thăm dò giá cả. Cả ngày không bán được xe nào, ông chủ chỉ vào cái xe tải 2 tấn hiệu Hyundai nói: "Ông đang ế. Mày có tiền ông bán đứt con này, đúng giá gốc 78 triệu". Bà lập tức cởi bỏ áo mưa, chồng đủ 78 triệu đồng. 

    "Mày nhất định làm nên sự nghiệp", người đàn ông chép miệng rồi tự đánh xe về tận nhà cho bà Thủy.

    Mua được xe, bà thuê tài xế rồi hàng ngày gom rau, lợn của cả làng, đánh lên Lạng Sơn. Để kết hợp chuyến về, bà thu mua đồng nát chở sang Hải Dương, Bắc Ninh bán. Chỉ bằng cách tự học, người phụ nữ này còn có thể giao tiếp trôi chảy với bạn hàng bằng tiếng Trung.

    Ông Đoàn Văn Hậu, 59 tuổi, nhân viên bảo vệ của công ty kể: "Ngày xưa tôi còn đi buôn hàng sang Trung Quốc, chị Thủy xin đi theo. Đúng ba chuyến thì chị đã thuộc làu đường, tự đi".

    Tình cờ biết một nhà máy sản xuất bình phun thuốc trừ sâu từ rác thải nhựa, bà Thủy về kể với bố nuôi: "Con muốn làm một doanh nghiệp biến rác thành tiền thế này bố ạ". 

    Bà quyết định xin vào nhà máy làm thuê để học hỏi. "Nữ công nhân" này làm việc không nề hà thời gian cốt để được quan sát nhiều nhất có thể. Bà cũng học cách phân loại rác, cách sản xuất hạt nhựa. Sau ba năm, khi đã nắm khá chắc kỹ thuật, bà về Hải Dương để học hỏi mô hình nhà máy, vẽ lại rồi yêu cầu thợ làm. Nhà máy đầu tiên mọc lên tại khu đầm lầy nơi người phụ nữ bốn con từng mò cua, bắt ốc kiếm cơm. 

    ty phu bac giang 1
    Bà Thủy bị nhiều người chê là "ăn mặc như ăn mày" vì thói quen giản dị. Nữ đại gia chân đất quản lý tất cả mọi việc lớn bé trong công ty của mình. Các con bà đều có công việc riêng. Ảnh: Phạm Nga.

    Năm 2000, công ty sản xuất bình phun thuốc trừ sâu, do chồng bà Thủy làm giám đốc được thành lập. Nhưng chỉ hai năm sau, hai người ly dị. Tranh chấp sau ly hôn khiến tài sản của người phụ nữ này có nguy cơ mất trắng.

    Cùng lúc sự nghiệp, gia đình đều "như đèn dầu trước gió". Uất ức, đêm 30 Tết, bà viết thư tuyệt mệnh, trèo lên tầng hai định nhảy xuống tự vẫn. Màn đêm buông xuống. Một luồng gió tạt mạnh vào khuôn mặt đẫm nước mắt. "Mình chết là mất hết", bà bừng tỉnh. 

    "Tôi hứa với mình sẽ lấy sự nghiệp vẻ vang để trả thù những đau khổ mình trải qua trong đời", bà hạ quyết tâm. Cha mẹ nuôi khuyên nên đưa các con lên Lạng Sơn sống, bà Thủy lấy tay gạt nước mắt: "Ngã ở đâu, con sẽ đứng lên ở đấy". 

    Quần quật đánh xe đi khắp các tỉnh buôn bán. Tích góp thêm bốn năm, người phụ nữ lúc bấy giờ 48 tuổi mở thêm công ty vận chuyển và xuất khẩu hàng nông sản. Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 13.000 m2, nằm ngay quốc lộ 1A (Lạng Giang- Bắc Giang) với 3 xưởng sản xuất và hơn 30 công nhân. Xác định đây là ngành đặc thù, khó khăn với nữ, nhưng "nếu thành công là thắng lớn", bà quyết định lấn sân.

    Bà Thủy tính toán, trong thời mở cửa và hội nhập mình không có công nghệ thì sẽ không thể cạnh tranh được. Bà chọn cách liên doanh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc để được chuyển giao công nghệ, máy móc. 

    Ngoài lĩnh vực xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và sản xuất bình phun thuốc trừ sâu, công ty của bà con liên kết với đối tác Hàn Quốc để sản xuất các loại linh, phụ kiện điện thoại di động.

    "Tôi dặn nhân viên, cái quan trọng nhất là cách ứng xử, thứ hai là uy tín. Dù bạn hàng, chính quyền đúng hay sai, mình phải giữ sự nhã nhặn. Thiếu hàng, dù một bao cũng phải chấp nhận đền theo giá thị trường", bà kể.

    Một mình cáng đáng mọi việc, nhiều bữa bà quên ăn, thức đến 2 giờ sáng. Đến nay, nữ giám đốc vẫn xuống xưởng làm việc cùng công nhân. Việc dù lớn nhỏ đều giấy trắng, mực đen rõ ràng. Con gà nhà hàng xóm lạc sang, khi trả về, bà yêu cầu viết cam kết giao - nhận. Con trai có sai sót cũng phải viết kiểm điểm như công nhân.

    Chị Hồng Liên, 36 tuổi, con gái nuôi của bà Thủy kể: "Lúc thập tử nhất sinh mẹ vẫn đeo máy thở gọi điện điều phối công việc. Cuốn danh bạ hơn 13 năm ghi chi chít con số, nhưng muốn tìm số điện của ai, mẹ lật đúng trang đó. Học chưa hết lớp ba, nhưng các phần mềm văn phòng như Excel, Word,... bà đều thành thạo".

    Sau hai năm hoạt động, lợi nhuận từ công ty giúp bà Thủy có tiền xây 25 ngôi nhà đại đoàn kết, tặng hàng trăm nồi cơm điện, chăn ấm cho người nghèo bốn xã trong huyện Lạng Giang.

    Từ 2008 đến 2018, bà xây dựng trường mầm non chăm sóc gần 50 trẻ nghèo, là con phụ nữ đơn thân... vì nghĩ đến đàn con nheo nhóc năm xưa. Hiện nay, công ty do bà làm chủ tạo việc làm cho hơn 300 nhân công với mức lương trung bình 5-7 triệu đồng mỗi tháng.

    Dịch Covid-19 bùng phát, xem TV thấy bộ đội phải ngủ lán, nằm đất, bà ủng hộ 50 tấn gạo đến một số điểm cách ly trên địa bàn 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Ninh Bình.

    Trước đó 5 năm, "nữ giám đốc chân đất" thập tử nhất sinh vì bệnh tim ở bệnh viện tại Hà Nội. Không muốn phiền con cháu, bà thuê người chăm sóc. Trên giường bệnh, bà viết di chúc. Toàn bộ tài sản sẽ từ thiện. Khi nhắm mắt, bà có nguyện vọng được hỏa táng, rải tro cốt xuống sông.

    "Tôi không cần phúng viếng, không chôn cất, không thờ cúng, chết là về với cát bụi. Đến giờ, tôi vẫn không thay đổi tâm nguyện đó", bà nói.

    Theo VnExpress

  • Đang là tiếp viên của hãng hàng không 5 sao ở Trung Đông - Emirates Airlines - với cuộc sống đáng mơ ước tại Dubai, cô gái Vũ Khánh Ly (30 tuổi) quyết định đi học phi công, về VN cầm lái máy bay trên bầu trời.

    vu khanh ly co pho may bay 1

    "Kính thưa quý khách, tôi là Vũ Khánh Ly, cơ phó phát thanh từ buồng lái. Một lần nữa, thay mặt cơ trưởng Vũ Anh Tuấn, tiếp viên trưởng Đỗ Thị Thu Hằng và toàn thể phi hành đoàn, xin hân hạnh chào đón quý khách trên chuyến bay Pacific số hiệu..."

    Tiếng loa thông báo vang lên, hành khách ngạc nhiên nhìn nhau "Ồ, phi công nữ". Trên rất nhiều chuyến bay trước đó, Khánh Ly cũng khiến nhiều hành khách "giật mình" khi thấy người bước ra từ buồng lái là…  một nữ phi công trẻ trung, năng động.

    Bước ngoặt lên buồng lái

    4 tháng trước khi tốt nghiệp Học viện Hàng không Việt Nam, tháng 3.2015, Khánh Ly thi đậu tiếp viên hàng không của Emirates Airlines ngay trong lần đầu thi tuyển. Vừa nhận tấm bằng, cô gái 9X chuyển ngay đến Dubai, ở nhà do công ty cấp và bắt đầu với những chặng bay dài.

    1 năm sau, Khánh Ly chuyển ra ngoài thuê nhà sinh sống, tự học bằng lái, mua ô tô đi làm với cuộc sống sang chảnh ở thành phố xa hoa tột độ. 

    vu khanh ly co pho may bay 1
    Kỷ niệm trong thời gian Vũ Khánh Ly làm tại hãng Emirates - Ảnh: NLĐ

    "Một mình ở nước ngoài, cảm giác cô đơn quanh quẩn hoài, không có người thân bên cạnh. Có những lần bệnh tôi cũng phải tự chạy xe đến bệnh viện truyền nước rồi tự chạy xe về nhà. Nhiều ngày liên tiếp chỉ đi bay, chân sưng phù vì đứng lâu, rồi cô đơn, cười như robot, tôi nhận thấy hơn 3 năm đã đi du lịch nhìn ngắm đủ nên không muốn xa nhà nữa", nữ phi công kể lại.

    Trong thời gian bị "áp lực" vì sự cô đơn ấy, Khánh Ly nhận được câu hỏi của một cơ trưởng người Singapore: "Đã bao giờ cháu nghĩ sẽ tiếp tục công việc bay ở nước mình nhưng với một vị trí khác chưa?". Đó cũng là cột mốc khiến cô gái định từ bỏ cuộc đời tiếp viên hàng không quyết định nộp đơn học phi công tại Mỹ.

    vu khanh ly co pho may bay 1

    Cô gái xinh đẹp tâm sự: "Khi còn làm tiếp viên, đi đến nước nào tôi cũng được công ty cấp tiền tiêu ở nước đó, mỗi tháng chỉ có khoảng 10 ngày ở Dubai thì tôi hay ngủ để hồi phục sức khỏe. Tôi để dành được một khoản kha khá, cộng thêm sự hỗ trợ từ gia đình nên không bị áp lực về tài chính khi đi học phi công".

    Sau 1,5 năm theo học tại Mỹ, Khánh Ly tham gia huấn luyện chuyển loại máy bay ở Singapore vào tháng 4.2021 và chính thức trở thành phi công của hãng hàng không trong nước.

    Cao ráo, năng động, Khánh Ly luôn xuất hiện với vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung. Từ bỏ cuộc sống sang chảnh ở thành phố với những tòa nhà cao chọc trời, ngày ngày lái xe hơi đi làm, cô gái cao 1m72 về nước, mỗi ngày chạy chiếc xe số màu ngả bạc từ Q.12 đến sân bay Tân Sơn Nhất.

    Nữ phi công hài hước đúc kết: "Nhìn lựa chọn của tôi có thể người ta ví "lên voi xuống chó", nhưng về Việt Nam được hít thở không khí với nhiều cây xanh, xung quanh toàn người Việt, dù có đang sống một mình tôi vẫn không thấy cô đơn".

    vu khanh ly co pho may bay 1

    Tự hào vì chưa bao giờ bỏ cuộc

    Gặp chúng tôi sau chặng bay dài từ sáng sớm, nữ cơ phó 9X xuất hiện với vẻ ngoài tràn đầy năng lượng, lạc quan. Ly cho biết, trong "văn phòng" làm việc của mình có khoảng 500 nút, cầu chì điều khiển với từng chức năng khác nhau. Trong buồng lái, cô cùng cơ trưởng sẽ liên hệ kiểm soát viên không lưu để xin lệnh đẩy nổ, di chuyển trên sân đỗ, xin lệnh cất, hạ cánh, cân bằng trọng tải,…

    Xác định làm phi công, Khánh Ly không cho phép bản thân được yểu điệu, thướt tha, thậm chí bản thân cô cũng đôi lần quên luôn mình là phụ nữ vì làm việc trong môi trường hầu như đa số là đồng nghiệp nam.

    vu khanh ly co pho may bay 1

    Nữ phi công kể: "Khi khám sức khỏe phi công, để có thể vượt qua được vòng tiền đình, ở nhà tôi đã phải ngồi lên ghế và xoay vòng liên tục 2 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần, sau đó đứng lên đi thẳng. Rất khó khăn, nhưng luyện tập thì sẽ làm được".

    Với công việc đi sớm, về khuya, đặc thù đi làm kín lịch vào ngày lễ, tết, nữ cơ phó cho rằng cũng rất khó tìm được "một nửa của mình". 6 tháng một lần, phi công phải vượt qua những bài huấn luyện và kiểm tra trong tình huống khẩn nguy, người trong nghề gọi đây là công việc buộc phải học cả đời, sức khỏe bền bỉ.

    vu khanh ly co pho may bay 1

    "Cảm giác đầu tiên khi ngồi vào chiếc ghế lái rất vui, rất hào hứng. Khi ở vị trí là phi công, view của tôi với cảnh quan xung quanh đặc biệt hơn rất nhiều. Có rất nhiều ngày tôi sẽ được trải nghiệm một bầu trời đêm đầy sao, những dãy núi cao, những đám mây nhỏ như những cục bông gòn hay những cơn bão rất to, nhìn trên radar nó không như vậy, nhưng nhìn thực tế nó rất là vĩ đại", nữ phi công tâm sự.

    Nhìn lại chặng đường gần 4 năm từ khi có ý định học phi công đến hôm nay, Khánh Ly luôn tự hào vì chưa bao giờ bỏ cuộc, tự hào vì vượt qua được những điều mà bản thân từng tưởng chừng như không thể.

    Cơ hội thay đổi bản thân

    Đến thời điểm này, Ly vẫn khẳng định lý do chính đưa mình gắn bó với ngành hàng không là "duyên". Ba mẹ là nông dân, ở xã không có trung tâm Anh ngữ, Ly tự học bằng cách nghe nhạc, xem ti vi, dần dần bỏ phụ đề để luyện nghe. Cơ hội làm việc tại Dubai cũng cho cô nhiều cơ hội thực hành với tiếng Anh mỗi ngày. Đây cũng là điều kiện đầu tiên của một phi công vì trên chuyến bay tất cả trao đổi giữa phi công với không lưu, mặt đất đều bằng tiếng Anh.

     

    Thời điểm Khánh Ly theo học tại Mỹ, phí đào tạo phi công đã ngang ngửa giá một căn hộ tại quận nội thành TP.HCM, cô gái sinh năm 1993 quyết tâm hoàn thành chương trình học nhanh nhất có thể để tìm ngay việc làm.

    Nữ cơ phó chia sẻ: "Ngày còn nhỏ, tôi là người nhút nhát, tự ti vì cao ngồng cao nghều, gầy như cây gậy không có điểm gì đặc biệt, học khá. Nhưng khi làm tiếp viên tôi được mở mang tầm nhìn, cảm thấy năng động hơn, muốn trải nghiệm, thử những điều mới lạ. Nhưng sau khi huấn luyện phi công thì tôi thấy mình trầm tính lại, cảm giác như không cần thiết phải như một ngọn lửa, cứ từ từ giải quyết, mọi thứ sẽ qua, kết quả sẽ tốt hơn là bốc đồng".

    vu khanh ly co pho may bay 1

    Mỗi tuần, nữ phi công thường sắp xếp thời gian về Gia Kiệm (H.Thống Nhất, Đồng Nai) thăm gia đình 2 lần, sau đó nếu còn thời gian sẽ gặp đồng nghiệp, bạn bè uống cà phê. Còn lại chủ yếu thời gian cô tự vào bếp nấu nướng, tập yoga.

    Khánh Ly thừa nhận bản thân đã thay đổi nhiều, tự tin hơn từ khi trở thành phi công, đặc biệt là khi sánh bước cùng với số đông nam giới trong nghề, Ly cảm thấy được tôn trọng chia sẻ giống nhau, bình đẳng hơn.

    Cơ trưởng Vũ Anh Tuấn, Hãng hàng không Pacific Airlines (cũng là thầy giáo của cơ phó Khánh Ly) cho biết, dù người ta cho rằng nghề phi công chỉ dành cho nam giới nhưng đến bây giờ, có thể thấy số lượng phi công nữ đã tăng lên đáng kể. Điều này chứng minh rằng nghề này không phân biệt phụ nữ hay đàn ông.

    "Đối với tôi bay cùng đồng nghiệp nam hay nữ cùng như nhau thôi, nhiều phi công nữ có kỹ năng bay tốt – như Khánh Ly. Công việc này nhìn có vẻ dễ nhưng yêu cầu các bạn nữ phải mạnh mẽ, quyết đoán, đối mặt với nắng ở trên cao ảnh hưởng làn da nè hay đi bay mùa mưa gió", cơ trưởng Vũ Anh Tuấn nhận xét.

    Theo Thanh Niên

  • Không dừng lại với công việc tại ngân hàng, Lê Thị Ngọc (30 tuổi) quyết tâm theo đuổi song song giấc mơ khởi sự từ bánh chuối nướng. Sau hơn 2 năm bền chí, đến nay doanh thu của chị đã đạt 100 triệu đồng/tháng.

    Khởi sự từ vốn thấp, chỉ làm về đêm

    Tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chị Ngọc sớm tìm được công việc ổn định tại một công ty ngân hàng. Như bao người khác, chị vốn bằng lòng với một công việc có mức lương tốt, cuộc sống nhàn hạ. Tuy vậy, niềm đam mê kinh doanh vẫn âm ỉ cháy trong chị. Với niềm đau đáu khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B (ngành thực phẩm và đồ uống), trong một lần thưởng thức bánh chuối nướng, chị trót yêu thích hương vị của nó và quyết định chuyển sang khởi nghiệp từ loại bánh này.

    ban banh chuoi 1
    Dù bán bánh chuối nướng chỉ là nghề tay trái, nhưng công việc này vẫn giúp chị Lê Thị Ngọc có thêm thu nhập tốt

    Tự mình tìm tòi công thức làm trên internet, chị Ngọc cho ra lò chiếc bánh đầu tiên vào tháng 8.2020 rồi đem cho người nhà ăn thử. Khi nhận được phản hồi tốt, chị tiếp tục điều chỉnh công thức sao cho phù hợp với thị hiếu số đông khách hàng.

    Với chiếc lò thanh lý vỏn vẹn 1,5 triệu đồng, chị miệt mài nhào nặn 200 chiếc bánh trong vòng 3 - 4 tháng để chuẩn hóa công thức. Sau khi mang thành quả cho bạn bè, đồng nghiệp thưởng thức, chị bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường và tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử.

    "Khoảng thời gian ấy, cứ mỗi ngày tan làm lúc 7 giờ tối, tôi lại cật lực nướng bánh đến 1 giờ sáng để hôm sau giao cho khách. Vì vậy, tôi phải cắt xén bớt thời gian cho gia đình cũng như cho những cuộc đi chơi hưởng thụ. Gia đình hai bên lúc đó đã phản đối quyết định khởi nghiệp của tôi vì thấy tôi vất vả quá", chị kể.

    Vốn là "tay ngang" làm bánh, chị Ngọc tiết lộ sản phẩm của mình ban đầu không tránh khỏi những lời phàn nàn. "Có khách bảo bánh tôi làm ngọt quá, có người ăn xong thì phản hồi bánh bị nhão. Khi nhìn thấy những đánh giá 1 sao trên app (ứng dụng), bản thân tôi không khỏi buồn lòng. Nhưng rồi tôi lại xem đó là động lực giúp mình tìm ra cách cải tiến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa khẩu vị mỗi người khác nhau, tôi phải chấp nhận trong 10 người mua sẽ có 3 người không thích sản phẩm của mình", chị nói.

    ban banh chuoi 1
    Mùa dịch Covid-19 năm 2021, có giai đoạn chị Ngọc tiêu thụ được 1 tấn chuối trong 10 ngày. Ảnh: NVCC

    Tích tiểu thành đại

    Sau 6 tháng khởi nghiệp, nhận thấy công việc đã đi vào ổn định, chị Ngọc quyết định tuyển nhân viên và chuyển giao quy trình làm bánh cho họ. Tiệm bánh của chị hiện tại có 3 người, trong đó chị vẫn chịu trách nhiệm quản lý từ xa. Theo chị, việc vừa làm ngân hàng vừa vận hành tiệm bánh bài bản là điều rất khó. Do đó, để tạo thành một dây chuyền sản xuất bền vững, nhân viên tại tiệm bánh của chị phải có tính tự giác rất cao và hứng thú với môi trường làm việc.

    Ngoài ra, bánh chuối nướng là sản phẩm tráng miệng và không thông dụng như bánh kem, bánh bông lan nên chị luôn trăn trở về việc tạo ra dấu ấn để khách hàng luôn nhớ đến "đứa con tinh thần" của mình.

    Với phương châm an toàn vệ sinh thực phẩm là trên hết, nguyên liệu của chị đều được nhập từ những thương hiệu uy tín. Chị chia sẻ: "Vì chuối là chủ chốt của sản phẩm nên tôi tìm chọn những loại chuối sứ có ở các tỉnh, thành miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang… Chuối phải để chín tự nhiên, tuyệt đối không ngâm hóa chất. Đồng ý rằng khi để chín tự nhiên, số lượng chuối sẽ hao hụt khá nhiều nhưng tôi chấp nhận điều đó vì sức khỏe người tiêu dùng". Theo đó, bánh chuối của chị được ướp với rượu rum và nước cốt dừa, quyện thêm một chút bơ sữa nên ăn vào cảm giác sẽ vừa quen vừa lạ.

    Trong hơn 2 năm qua, số lượng bánh chuối chị nướng mỗi ngày cũng tăng dần theo thời gian. Đặc biệt, cột mốc chị đạt được trong giai đoạn dịch Covid-19 năm 2021 là trong 10 ngày tiêu thụ được 1 tấn chuối, kéo theo doanh thu trong tháng lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn phát triển thêm các sản phẩm như bánh flan, sữa chua, nước giải khát. Đến nay, thương hiệu của chị có tổng cộng 20 đại lý tại TP.HCM và đã xuất 35.000 bánh chuối, 60.000 sản phẩm phụ ra thị trường cả hai miền Nam, Bắc.

    Từ khi "khai sinh" tiệm bánh, chị luôn tâm niệm công việc của mình phải mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng. Nghĩ vậy, chị quyết định trở thành mạnh thường quân thường trực của Quỹ Bông Sen - quỹ từ thiện cung cấp những quán ăn 0 đồng dành cho người nghèo và hằng tháng đều quyên góp 60 kg đường vào quỹ này.

    Là "khách ruột" của chị Ngọc, chị Võ Thanh Nhã, 28 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM, nhận xét: "Tôi là người khá kén ăn nên thường từ chối ăn bánh chuối nướng vì nó rất dễ ngán. Tuy nhiên, sản phẩm của Ngọc lại làm tôi bất ngờ vì bánh khá chắc dẻo, không quá ngọt, lại có vị beo béo của bơ và chuối. Không những thế, Ngọc cũng rất chỉn chu trong bao bì đựng sản phẩm".

    Theo Thanh Niên

  • Anh Trần Định, 21 tuổi, hiện đang là sinh viên năm thứ ba ngành kỹ sư cơ khí tại Cal State Long Beach (CSULB), đồng thời cũng là một trong những vận động viên trượt băng nghệ thuật hàng đầu ở Mỹ, theo Long Beach Post News.

    Lần đầu tiên Trần Định tiếp xúc với đôi giày trượt băng là năm bốn tuổi, lúc đang ở với gia đình tại San Francisco. Đến năm lên năm, anh bắt đầu trượt băng một cách nghiêm túc, và đó chính là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mình. Đến nay, sau hơn 15 năm, anh được xếp trong nhóm những vận động viên trượt băng nghệ thuật hàng đầu nước Mỹ.

    tran dinh truot bang 1
    Trần Định trong cuộc thi 2023 TOYOTA U.S. Figure Skating Championships ở San Jose hồi Tháng Giêng.

    Anh chia sẻ: “Đối với những vận động viên tập luyện các môn Olympic, thì mục tiêu cao nhất là được thi đấu tại Olympic. Đó cũng chính là mục tiêu chính của tôi ở thời điểm hiện tại, tham gia Olympic trong vòng ba năm tới.”

    Gần đây anh tham gia thi đấu trong khuôn khổ FISU World University Games tại Lake Placid, New York. Đây cũng chính là địa điểm tổ chức Olympic Mùa Đông 2026. 

    Trần Định từng tham gia thi đấu ở mọi nơi, từ Ý đến Phần Lan đến Áo. Tuy nhiên chuyến đi đến Ba Lan có lẽ là kỷ niệm đẹp nhất. Bởi tại đây anh gặp được người yêu của mình, cô Hania. Hiện tại ở hai đầu thế giới, họ vẫn là một cặp, thế nhưng không thể gặp nhau thường xuyên.

    Trở về nhà tại Southern California, anh hay luyện tập trượt băng ở Lake Forest, Artesia và Irvine.

    Nếu khi còn nhỏ, anh thường bị gọi dậy lúc 5 giờ sáng để luyện tập kịp giờ trước khi lên lớp, thì hiện tại anh có thể dành thời gian luyện tập vào buổi chiều, thời điểm anh cảm thấy bản thân tập trung và có năng suất hơn.

    Anh cân bằng hiệu quả giữa việc học ở trường, tập luyện trượt băng và các chuyến du lịch. Anh tin tưởng phần lớn là nhờ những bài tập anh học được trên sân trượt, đó là khả năng tập trung và tư duy kỷ luật, kiên trì, can đảm. 

    Sau khi tốt nghiệp, anh có dự định lớn khác cho bản thân mình, không phải là trượt băng nghệ thuật. Mọi chuyện hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng anh mong muốn chuyển sang đua xe, trở thành kỹ sư trong cuộc đua Formula 1.

    Điều này cũng là nguyên nhân khiến anh thay đổi ngành học ở CSULB. Lúc đầu anh học kỹ thuật máy tính. Tuy nhiên sau khi xác định mục tiêu trong F1 và thực hiện một vài nghiên cứu về mảng này, anh chuyển sang kỹ thuật cơ khí. 

    tran dinh truot bang 1
    Trần Định, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ gốc Việt.

    Trước khi tấn công sang giải đua xe lớn nhất thế giới, anh hy vọng viết được một cuốn tự truyện kết thúc cuộc đời vận động viên trượt băng nghệ thuật của mình.

    Trong những tháng cuối cùng tại World University Games, anh xếp trong nhóm 10 người đứng đầu, cũng là vận động viên Mỹ xếp vị trí cao nhất. Anh không đạt được phong độ cao nhất trong bài trình diễn ngắn, tuy nhiên anh chấn chỉnh lại được trong bài thi tự do, từ đó giúp anh vươn lên trong bảng xếp hạng.

    Theo anh Định, được đại diện nước Mỹ tham gia cuộc thi là trải nghiệm rất tuyệt vời. 

    Cuộc thi World University Games giống như một Olympic thu nhỏ, có nhiều bộ môn thể thao, nhiều vận động viên từ các quốc gia khác nhau.

    Theo Người-Việt

  • “Tôi muốn tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Tôi không nghĩ nhiều đến việc kiếm thêm lợi nhuận đâu”, David Trần chia sẻ với Forbes.

    vua tuong ot Sriracha 1

    Tháng 12/1978, David Trần, 33 tuổi, bán một phần số vàng tích lũy được, chơi lớn, mua một tòa nhà rộng hơn 200 mét vuông tại khu người Hoa và thành lập công ty Huy Fong chuyên sản xuất loại tương ớt độc nhất có tên Sriracha dựa theo công thức chuẩn người Thái.

    Hơn 4 thập kỷ sau, Sriracha có mặt trên Survivor, Trạm vũ trụ quốc tế và vô số bàn ăn trên toàn thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, thương hiệu mang logo con gà trống nắp xanh này xuất hiện tại gần như 10% các nhà bếp trên khắp nước Mỹ, đồng thời xếp thứ ba trên thị trường tương ớt trị giá 1,5 tỷ USD . Vượt qua nó là Tabasco thuộc sở hữu của gia đình McIlhenny từ năm 1868 và Frank's RedHot thuộc sở hữu của gã khổng lồ gia vị McCormick & Co.

    Ngày nay Huy Fong trị giá 1 tỷ USD dựa trên doanh thu ước tính 131 triệu USD vào năm 2020, theo công ty nghiên cứu IBISWorld. Điều đó biến ông Trần, người đàn ông năm nay ngoài 70 tuổi, trở thành tỷ phú tương ớt đầu tiên tại Mỹ.

    Được biết, một số đối thủ cạnh tranh của Sriracha đã bị thâu tóm thời gian gần đây, trong đó điển hình là thương vụ McCormick mua lại thương hiệu nước sốt cay Cholula của Mexico với giá 800 triệu USD vào tháng 11/2020. Trong khi đó, David Trần không có ý định bán công ty. Ông dự định sẽ truyền lại công việc kinh doanh cho 2 người con là William, 47 tuổi và Yassie, 41 tuổi.

    Sriracha cho tới nay đã trở thành thương hiệu lớn không tốn một xu quảng cáo, cũng không tăng giá bán buôn kể từ đầu những năm 1980. Nó cũng sống sót một cách thần kỳ trong đợt khan hiếm ớt vào mùa xuân năm ngoái - thời điểm Huy Fong phải tạm ngưng sản xuất vì không đủ nguyên liệu đầu vào.

    “Tôi muốn tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Tôi không nghĩ nhiều đến việc kiếm thêm lợi nhuận đâu”, David Trần chia sẻ với Forbes.

    vua tuong ot Sriracha 1

    Hành trình ông Trần trở thành tỷ phú tương ớt tại Mỹ không mấy dễ dàng. Ông sinh năm 1945 trong một gia đình có 8 anh chị em.

    Xuất phát từ việc nhận ra các loại tương ớt khác trên thị trường đa phần không đủ cay hoặc thiếu hương vị, người đàn ông này đã nảy ra ý tưởng kinh doanh mới: sản xuất loại tương ớt giữ nguyên vị tươi và cay từ công thức trứ danh đặc biệt.

    “Tôi suy nghĩ rất nhiều vì giá ớt thường xuyên lên xuống”, ông Trần nói. “Nếu có thể bình ổn giá ngay cả khi giá ớt tăng lên, tôi sẽ có thể độc chiếm một thị trường”.

    Tháng 1/1980, gia đình ông Trần chuyển đến Los Angeles, một phần vì anh rể cho biết có thể tìm thấy ớt tươi ở California. David Trần sau đó mua ớt từ các chợ địa phương, thành lập Huy Fong vào tháng 2/1980 và chọn chú gà trống làm biểu tượng in bao bì. Đơn giản vì Trần tuổi Dậu.

    Đến năm 1987, nhu cầu tăng cao đến mức ông Trần buộc phải chuyển Huy Fong đến tòa nhà mới rộng 22 nghìn mét vuông ở Rosemead, phía đông Quận Los Angeles. Chưa đầy một thập kỷ sau, ông mua luôn nhà máy Wham-O cũ ngay bên cạnh để mở rộng cơ sở sản xuất.

    vua tuong ot Sriracha 1
    Không tốn 1 xu quảng cáo, cũng không tăng giá bán buôn từ năm 1980, Sriracha biến founder nhập cư thành tỷ phú tương ớt đầu tiên tại Mỹ

    Năm 2010, Huy Fong tiếp tục chuyển đến cơ sở lớn rộng hơn 60 nghìn mét vuông ở Irwindale, cách Rosemead không xa. Thời điểm phát triển nhanh chóng cũng có nghĩa thách thức đang chực chờ.

    Năm 2013, thành phố Irwindale kiện Huy Fong vì mùi ớt phả ra từ nhà máy quá khó chịu. Một cơn bão tranh cãi nổ ra, trong khi các chính trị gia ngoài tiểu bang, bao gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz, đều khuyên Huy Fong nên rời khỏi Golden State.

    Vốn là người nhút nhát trước báo giới, ông Trần giải quyết khủng hoảng bằng cách mở cửa nhà máy cho công chúng vào tham quan.

    “Một trong những điều khiến Trần trở nên thu hút là ông ấy luôn miễn cưỡng kể câu chuyện của mình”, Griffin Hammond, đạo diễn một bộ phim tài liệu năm 2013 về Sriracha nói. “Tất cả những gì ông ấy quan tâm chỉ là điều hành công việc kinh doanh sao cho thật tốt”. Đến tháng 5/2014, thành phố rút đơn kiện.

    Sau khi Sriracha tạo được tiếng vang, nhiều thương hiệu đi sau bắt đầu có xu hướng ăn theo làm hàng giả.

    “Chúng tôi đã gửi một số thư yêu cầu ngừng hoạt động và đệ đơn kiện,” Rod Berman, một đối tác của Jeffer Mangels Butler & Mitchell kiêm đại diện Huy Fong cho biết. “David và Huy Fong có một loại nước sốt độc đáo. Không thương hiệu nào có thể thay thế Huy Fong và đó là tấm chắn bảo vệ tốt nhất mà họ có”.

    Đến năm 2017, mối quan hệ giữa Huy Fong và Underwood Ranches, nhà cung cấp ớt độc quyền từ năm 1988, đổ vỡ. Huy Fong ban đầu kiện Underwood vì không hoàn trả khoản thanh toán vượt mức 1,4 triệu USD từ mùa trồng trọt trước. Trong khi đó,  Underwood cáo buộc Huy Fong vi phạm hợp đồng vì thu mua ớt từ những nhà cung cấp khác. Tranh cãi kéo dài mãi cho đến năm 2021, khi một tòa phúc thẩm ở California yêu cầu Huy Fong bồi thường 23 triệu USD cho Underwood.

    Được biết đến với biểu tượng chú gà trống trắng trên nhãn chai, Sriracha đánh thức vị giác của những người yêu ẩm thực và ngày càng phát triển hơn khi thu hút một lượng lớn người dùng trung thành. Mỗi năm, hàng triệu kilogram ớt Jalapenos được chế biến để tạo ra loại tương ớt huyền thoại của Huy Fong với vị cay nồng đặc trưng của ớt tươi, vị chua nhẹ của giấm và tỏi thơm nồng. Chúng được sử dụng trong hầu hết mọi món ăn, từ pizza, sushi, đến mì ống hoặc phở.

    Cafebiz (theo: Forbes, CNN)

  • "Đó là cuộc sống mà tôi chưa bao giờ sống. Tôi không nhớ gì cả. Tôi chỉ bị mất đôi chân của mình, đáng lý tôi đã mất mạng", "cô gái thần kỳ" Haven Shepherd kể lại.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    Haven Shepherd quỳ trên tấm ván nhảy cầu, hít một hơi thật sâu và lao mình xuống bể bơi. "Khi tôi ở dưới nước, tôi cảm thấy hoàn toàn tự do, tôi hoàn toàn là chính mình", Haven trả lời phỏng vấn với BBC News tại bể bơi dành cho vận động viên ở thành phố Carthage, bang Missouri, Mỹ.

    Đi bơi là khoảng thời gian hiếm hoi Haven được tạm cất đôi chân giả sang một bên. Mang đôi chân giả nặng nề cả ngày khiến cô cảm thấy "mệt mỏi".

    Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Haven, ít ai biết được rằng cô gái này đã từng trải qua vô vàn đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần trong quá khứ.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Haven Shepherd

    "Tôi sống sót qua một bi kịch mà đáng lẽ ra tôi không thể sống sót"

    Haven Shepherd là một cô gái gốc Việt, có tên trong giấy khai sinh là Đỗ Thị Thúy Phượng, sinh ngày 10/3/2003 tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Khi Haven mới 14 tháng tuổi, bố mẹ ruột của cô đã đưa ra một quyết định khiến ai cũng phải sửng sốt. Bố của cô đã khóa trái cửa nhà nhốt cả gia đình vào bên trong, rồi họ buộc bom vào người, ôm con gái ở giữa.

    Báo chí địa phương dẫn lời của nhân chứng cho biết sức ép của vụ nổ bom vô cùng lớn đã khiến hai vợ chồng qua đời tại chỗ, chỉ còn Haven sống sót nhưng cô bị đã bị hất văng lên không trung, bay khỏi vị trí ban đầu hơn 9 m. Khi được đưa đi cấp cứu, Phượng ở trong tình trạng nguy kịch khi bỏng nặng, mảnh đạn găm vào đầu, đôi chân không còn nguyên vẹn nữa.

    "Tôi sống sót qua một bi kịch mà đáng lẽ ra tôi không thể sống sót", Haven Shepherd nói.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Khi đến bệnh viện, cả hai chân của Phượng ngay lập tức bị cắt cụt dưới đầu gối để tránh nhiễm trùng. Cô đã dành hơn một tháng để điều trị.

    Được biết, nguyên nhân của vụ việc này là do cha ruột của cô đã cưới một người phụ nữ khác và có con riêng. Khi mẹ cô bé phát hiện ra sự thật, bà đã đe dọa sẽ bỏ đi nhưng người chồng không đồng ý và quyết định kết liễu cả gia đình. Mất cả bố lẫn mẹ, sau đó đôi chân cũng không còn, Phượng đã phải trải qua những đau đớn khủng khiếp cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Thế nhưng sau vài tháng điều trị, cô đã dần phục hồi và được gửi vào một trại trẻ mồ côi do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông bà tuổi cao sức yếu không có khả năng chăm sóc.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Không thể tự chi trả cho việc điều trị, ông bà cô bé phải dựa vào sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm và truyền thông báo chí. (Ảnh: BBC News)

    Một quyết định mang tính phép màu, mở ra cuộc sống mới cho cô bé khuyết tật

    Tới năm cô 20 tháng tuổi, một phép màu đã xảy ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ là Rob và Shelly Shepherd đã bay nửa vòng trái đất tới Việt Nam sau khi nghe được câu chuyện của cô. Tưởng chừng như mọi thứ đã ổn thỏa nhưng bà Shelly không thể nào rũ bỏ cảm giác vẫn còn thiếu một điều gì đó vì nhận nuôi một đứa trẻ lại là chuyện hoàn toàn khác.

    "Chúng tôi đến một buổi nói chuyện về việc nhận con nuôi nước ngoài, có rất nhiều trẻ em trên thế giới cần một mái nhà. Tôi ngồi đó lắng nghe và tự nhủ mình không thể làm vậy. Tại sao cơ chứ? Chúng tôi đã sinh 6 đứa con rồi mà", bà Shelly nhớ lại.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Vợ chồng Rob và Shelly Shepherd (Ảnh: Instgram Havenfaithshepherd)

    Nhưng số phận đã đưa đẩy hai vợ chồng vượt qua mọi lưỡng lự. Shelly có một người bạn học thời phổ thông tên là Pam Copes. Vợ chồng Pam ôm trong lòng nỗi đau riêng vì lý do con trai họ đã qua đời vì trụy tim. Họ từng đến Việt Nam vài lần, ghé thăm trại trẻ mồ côi do một người bạn thành lập và tham gia các hoạt động từ thiện để tưởng nhớ cậu con trai xấu số. Do đó, chuyến đi chữa lành đến Việt Nam lần này, hai vợ chồng rủ Rob và Shelly Shepherd đi cùng.

    Tháng 10/2004, hai cặp vợ chồng đến Đà Nẵng. Họ được dẫn đến một ngôi làng trên núi sau hành trình dài bằng ôtô và xe máy. Shelly nhớ rất rõ khoảnh khắc nhìn thấy Haven lần đầu tiên. "Haven nằm trên tay chị gái. Tôi đưa cánh tay ra đỡ lấy con bé. Khoảnh khắc đó cảm giác như chúng tôi đã biết nhau".

    Tuy nhiên, sau chuyến đi đến Việt Nam, Shelly không khỏi nhớ nhung về cô bé. Định mệnh thay, 6 ngày sau, cô bất ngờ nhận được điện thoại của Pam thông báo gia đình nhận nuôi Haven đã thay đổi quyết định. Họ bảo hoàn cảnh gia đình không thích hợp nuôi dạy Haven. Vài tiếng sau cuộc gọi đó, Haven đoàn tụ với cha mẹ nuôi và trở thành một phần không thể thiếu của gia đình Shepherd. Đó là ngày 19/11/2004, ngày cô bé Haven Shepherd gọi là ngày "Con đã tìm được bố mẹ", cho cô thêm một lý do và động lực để sống.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Ông Rob Shepherd bế Haven tại bãi biển Đà Nẵng năm 2004. (Ảnh: BBC News)

    "Khi đón con bé ở cửa nhà, gia đình tôi đón nhận mảnh ghép hoàn thiện", Shelly nói 6 đứa con ruột đều ủng hộ quyết định của vợ chồng bà. "Tôi cho rằng chúng tôi vốn là một gia đình đông thành viên, tôi luôn tập trung dạy bọn trẻ về thế nào là yêu thương nhân đôi thay vì nỗi sợ san sẻ. Vì vậy khi có thêm con, điều đó nghĩa là gia đình chúng tôi có thêm tình yêu để chia sẻ cùng nhau". Bà Shelly chia sẻ.

    "Tôi luôn biết mình sẽ trở thành vận động viên"

    Từ đó, cuộc sống của Haven bước sang trang mới, gia đình ông bà Rob không chỉ cho cô một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc mà cả hai còn tôn trọng, lắng nghe những quyết định của cô.

    "Tôi rất biết ơn cha mẹ nuôi đã cưu mang. Họ đã cho tôi cả thế giới. Tôi luôn nói đùa với các anh chị em rằng tôi là cô gái kỳ diệu, luôn được bố mẹ yêu thương". Haven bày tỏ.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Anh chị em của Haven trong đại gia đình Shepherd. (Ảnh: BBC News)

    Ban đầu, chính bà Shelly cũng hoài nghi về khả năng của đứa con gái khuyết tật này. Bà nghĩ rằng sẽ cho Haven học piano hoặc may vá nhưng nhanh chóng nhận ra điều này hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của bà. Cô bé thích vận động và thường xuyên theo dõi các chương trình thể thao, trận đấu liên quan đến bóng chuyền, bóng rổ.

    Sau đó, Haven được một tổ chức phi lợi nhuận tặng chân giả và bắt đầu học chạy năm 9 tuổi nhưng khó thích nghi. Bà Shelly đã đề nghị con gái thử bơi. Haven bắt đầu học bơi từ năm 10 tuổi và chỉ 2 năm sau, cô đã gia nhập một đội tuyển bơi chuyên nghiệp, được tập luyện quanh năm.

    "Tôi cảm thấy mình được truyền cảm hứng và năng lượng", Haven tâm sự. "Suốt quãng thời gian trưởng thành, làm việc gì, tôi cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác. Còn với bơi lội, lần đầu tiên tôi biết thế nào là tự thân vận động".

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Đôi chân giả đầu tiên dành cho Haven. (Ảnh: BBC News)

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Cô bé Haven bắt đầu làm quen với việc tập luyện bơi lội. (Ảnh: BBC News)

    Sau sinh nhật thứ 13, đội tuyển quốc gia Paralympic Mỹ bắt đầu để mắt đến Haven. Nhận thấy đây là cơ hội ngàn vàng, cô quyết tâm không để tuột mất. Haven bắt đầu tăng cân và áp dụng chế độ tập luyện kỷ luật hơn. Cô bé tham dự các khóa học tại trung tâm huấn luyện dành cho vận động viên tham dự thế vận hội Olympic.

    Hồ bơi ở sau nhà là nơi Shepherd học những bài đầu tiên. Hành trình trở thành tuyển thủ bơi Mỹ của cô khởi đầu từ đó. Chia sẻ về tấm gương mà bản thân ngưỡng mộ, Haven cho biết thần tượng của cô là Jessica Long, nhà vô địch Paralympic 13 lần - người cũng bị mất hai chân.

    "Tôi muốn mọi người thấy những VĐV khuyết tật cũng giống các VĐV bình thường", Shepherd nói trong cuộc phỏng vấn với tờ People. "Chúng tôi vẫn là những người có trình độ cao, dù bị khuyết tật về cơ thể".

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Haven xăm chữ "Create" trên cổ tay. (Ảnh: BBC News)

    Bốn năm sau khi học những bài bơi đầu tiên, Shepherd bay sang Italy cùng đội tuyển Paralympic Mỹ và mang về hai tấm HC vàng đồng đội. Tại Can-Am Open 2017, cô về nhất nội dung 100m bướm, 50m và 100m tự do, 100m ếch. Tại Giải Vô địch bơi lội dành cho người khuyết tật thế giới 2018, cô về nhất nội dung bơi tự do 50m và 100m. Năm 2019, Shepherd giành 2 HC bạc và 1 HC đồng tại Parapan American Games.

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Những thành tích đáng ngưỡng mộ của cô bé khuyết tật Haven. (Ảnh: BBC News)

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Bức ảnh truyền cảm hứng khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ về câu chuyện nghị lực theo đuổi niềm đam mê của cô bé gốc Việt. (Ảnh: Instgram Havenfaithshepherd)

    Bên cạnh khả năng bơi xuất sắc, Shepherd còn thường xuyên dành thời gian đến thăm những người khuyết tật trong trường học, các trung tâm bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn và trao những món quà cho họ. Có lẽ chính điều này mà cô được trao danh hiệu đại sứ truyền cảm hứng khi mang lại niềm vui, niềm hy vọng trong cuộc sống cho những người có hoàn cảnh giống mình.

    Ngoài ra, cô còn có năng khiếu hội họa và là một người mẫu.Với hơn 45,3k lượt theo dõi trên Instagram, Haven thường xuyên đăng tải những bức ảnh xoay quanh cuộc sống cá nhân, tập luyện bơi lội, những chuyến đi bên gia đình và bạn bè.

    "Với tôi, không có cơ thể hoàn hảo nào tồn tại", Shepherd nói. "Nếu bạn nhìn xung quanh, chúng ta đều có những khiếm khuyết. Chỉ một số ít người có cơ thể chuẩn mực".

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0

    tam guong khuyet tat Haven Shepherd 0
    Dù cơ thể không hoàn hảo nhưng Haven Shepherd luôn rất lạc quan, yêu đời. (Ảnh: Instgram Havenfaithshepherd)

    Cho đến thời điểm hiện tại, Haven vẫn luôn mong muốn trở về Việt Nam, có thể đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm không vui của cô trong quá khứ nhưng Haven hi vọng câu chuyện sống sót phi thường của mình sẽ trở thành một nguồn cảm hứng lan tỏa đến cộng đồng về sự nghị lực, niềm tin cho biết bao người tiến về phía trước, chiến thắng số phận, chiến thắng cuộc đời.

    "Tôi nghĩ tình cảnh của mình chính là lý do giải thích tại sao chúng ta không nên sống một cuộc đời vô định". Haven bày tỏ.

    Kênh 14 (nguồn: BBC News)

  • Từ đứa trẻ nhặt rác tới người giành học bổng Fulbright, sáng lập Công ty Realtime Robotics, cho ra đời những phát minh đột phá về drone, trở thành người đầu tiên xuất khẩu drone sang Mỹ. Đó là hành trình của một người theo đuổi việc tự học suốt đời.

    Niềm tin vào trí tuệ của người Việt

    Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, nhiều khách tham quan bị thu hút bởi một sản phẩm đặc biệt. Đó là drone Hera, sản phẩm công nghệ hoàn toàn được phát minh, thiết kế, chế tạo bởi người Việt.

    Hera là sản phẩm do Realtime Robotics – một công ty công nghệ Việt Nam phát triển. Tiến sĩ Lương Việt Quốc, người sáng lập nên Realtime Robotics, từng có thời gian theo học tại nước ngoài. Nhưng ít người biết rằng, để có được thành công ngày hôm nay, ông đã phải trải qua một hành trình dài.

    xuat drone viet sang my
    Tiến sĩ Lương Việt Quốc tin rằng người Việt đủ giỏi để tham gia “cuộc chơi” trong lĩnh vực công nghệ cao, có thể phát minh và chế tạo ra một chiếc drone vượt lên trên thế giới.

    Giới thiệu về mình, Tiến sĩ Lương Việt Quốc cho biết, bản thân ông là một người không ngừng theo đuổi việc học. Từng là một đứa trẻ phải đi lượm rác để kiếm sống, thế nhưng hoàn cảnh khó khăn không khiến ông từ bỏ niềm đam mê học tập.

    Tiến sĩ Lương Việt Quốc có niềm tin mãnh liệt vào trí tuệ của người Việt Nam. Ông tin rằng người Việt đủ giỏi để tham gia “cuộc chơi” trong lĩnh vực công nghệ cao, có thể phát minh và chế tạo ra một chiếc drone vượt lên trên thế giới.

    Nghĩ là làm, vị tiến sĩ đã lập nên Công ty Realtime Robotics với sứ mệnh rõ ràng: “Drone innovations to advance humanity” – “Sáng chế drone để phụng sự con người”. Giúp ngành nông nghiệp xanh hơn, sạch hơn, thúc đẩy năng lượng sạch, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, giúp cho xã hội an toàn hơn, bảo vệ môi trường…, và đặc biệt, cung cấp drone trong lĩnh vực quân sự để bảo vệ tự do và chủ quyền lãnh thổ, chính là mục đích hướng tới của drone để phụng sự con người.

    Được dẫn dắt bởi một sứ mệnh rõ ràng và tập trung toàn bộ nguồn lực vào nghiên cứu, phát triển trong suốt nhiều năm, Realtime Robotics đã “hái quả ngọt”, đó là phát minh đột phá Hera - mẫu drone vượt trội so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thế giới.

    Giá trị của một chiếc drone nằm ở năng lực của các loại thiết bị mà nó có thể mang theo. Về mặt vật lý, muốn nâng một vật nặng lên cao thì động cơ phải to và chong chóng phải lớn mới tạo ra đủ sức nâng, drone cũng vậy.

    Realtime Robotics đã giải được bài toán đó khi phát triển thành công Hera – mẫu drone nhét gọn vào ba lô nhưng lại có khả năng mang theo khối lượng thiết bị lên tới 15kg, gấp 7 lần sản phẩm cùng loại. Về không gian, các drone trên thế giới thường chỉ có đủ chỗ để gắn 1 tải hay 1 camera. Còn Hera vừa nhỏ gọn lại vừa rộng rãi, có thể gắn 4 camera ở 4 vị trí khác nhau, hoặc camera kết hợp với bệ thả… Khả năng thực thi nhiệm vụ của Hera vượt hơn hẳn các thiết bị drone đang có trên thị trường.

    Ở cùng một phân khúc, drone Hera của Việt Nam hiện là số 1 thế giới và không có đối thủ. Điều này đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia uy tín thế giới, qua nhiều đánh giá độc lập có thể tìm thấy từ Google, sau khi Hera được công bố tại các triển lãm ở nước ngoài.

    Bán drone sang Mỹ nhờ khát vọng Việt Nam

    Hiện Realtime Robotics đã nhận được đơn đặt hàng từ RMUS – nhà phân phối drone lớn ở Mỹ. Lô sản phẩm đầu tiên RMUS đặt hàng sẽ được cung cấp cho lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ. Giá bán cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại đến từ Mỹ và châu Âu đã góp phần xác thực cho sự vượt trội về tính năng của Hera so với các sản phẩm khác. Đây cũng là bằng chứng cho thấy drone Hera đã được thị trường chấp nhận.

    Sau Mỹ, Realtime Robotics sẽ xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường châu Âu. Hera sẽ được phân phối độc quyền tại Liên minh Châu Âu (EU) bởi một đối tác chuyên cung cấp dịch vụ drone cho quân đội và các lực lượng đặc biệt.

    Tại Việt Nam, sắp tới, chiếc Hera đầu tiên sẽ được Realtime Robotics cung cấp cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an.

    Với sự xuất hiện của Hera, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội sở hữu drone ở cấp độ cá nhân người lính, vượt trội hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại mà Israel và các nước NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đang sử dụng. Đây là phát minh của người Việt, do đó, chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc chuyên biệt hóa drone để đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

    Toàn bộ quá trình phát minh, thiết kế, chế tạo máy bay không người lái của Realtime Robotics đều được thực hiện ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Lương Việt Quốc đang có kế hoạch xây dựng nhà máy để tăng tốc độ sản xuất lên gấp 5 - 10 lần.

    Bên cạnh việc tăng tốc độ sản xuất và độ phủ trên thị trường, Realtime Robotics đang hướng đến thương mại hóa các phát minh kế tiếp, trong đó có thể cho ra đời 1 - 2 sản phẩm mới thuộc hệ sinh thái drone trong năm 2023. Mẫu drone với tên gọi “Thần nông” đang được ấp ủ ý tưởng nhằm phục vụ ngành nông nghiệp Việt.

    Chia sẻ về tương lai, Tiến sĩ Lương Việt Quốc mong muốn Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất drone hàng đầu thế giới. Còn Realtime Robotics sẽ trở thành nhà chế tạo drone chuyên dụng sáng tạo nhất, đáng tin cậy nhất, cũng như có mục tiêu phụng sự con người rõ ràng nhất trên thị trường.

    Ông hy vọng câu chuyện về Hera sẽ khích lệ các startup mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Đó là con đường mà Việt Nam cần phải đi, cũng giống như cách mà Hàn Quốc đã vươn lên từ một quốc gia đang phát triển trở thành quốc gia hàng đầu thế giới.

    Theo ICTNews

    (Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)

  • Tấm gương nghị lực của phụ nữ Việt Nam luôn khiến người khác nể phục như cô gái gốc Việt sau đây đã có hành trình thực hiện ước mơ bay lượn bầu trời vô cùng phi thường, truyền cảm hứng cho cộng đồng.

    Đó là câu chuyện của nữ phi công Nguyễn Anh Thư - cô gái gốc Việt từng nổi tiếng với câu chuyện đặt mục tiêu bay vòng quanh thế giới. Hiện tại, Anh Thư đang chuẩn bị cất cánh cho chặng bay 1 mình quanh thế giới sau 2 năm bị hoãn do dịch Covid-19. Chia sẻ trên chương trình truyền hình, Anh Thư cho biết hành trình của cô đến với giấc mơ bay lượn trên bầu trời không hề dễ dàng. 

    nguyen anh thu phi cong 10
    Chân dung phi công Anh Thư - người có câu chuyện truyền cảm hứng về phụ nữ Việt giàu nghị lực.

    Anh Thư sinh ra tại Tuy Hòa, Phú Yên đến năm 12 tuổi, cô theo gia đình sang Mỹ định cư. Khi lên đại học, bố mẹ mong muốn cô theo nghề bác sĩ thế nhưng Thư đã chọn học ngành Toán của  Đại học Purdue, Indiana theo diện học bổng. Sau đó, Anh Thư nung nấu ước mơ được làm phi công bay lượn, tuy nhiên gia đình đã không ủng hộ. Để trang trải chi phí học tập đắt đỏ, Anh Thư phải vừa học vừa làm thêm. Không đủ tiền trả cả khóa học nên cô đành chia nhỏ ra, trả học phí theo từng buổi.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Hiện tại, Anh Thư là phi công của một hãng máy bay tư nhân tại Mỹ.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Cô gái gốc Phú Yên có học lực giỏi, từ bé luôn là niềm tự hào của bố mẹ.

    "Giấu được 6 tháng thì ba mẹ phát hiện con gái quyết tâm theo đuổi ngành bay, họ không cấm cản cũng không ủng hộ mà lờ đi cho tôi làm theo ý thích. Tôi dạy kèm chỉ được 5 - 6 USD/mỗi giờ thế nhưng trường bay học phí rất đắt 200 - 300 USD/mỗi giờ. Vì vậy tôi đi làm 1 tuần mới đủ học bay 1 lần. Mỗi bằng bay chi phí hết khoảng chừng 500 triệu đến 1 tỷ đồng, chi phí rất đắt" - Anh Thư chia sẻ.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Năm 18 tuổi, Anh Thư bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ làm phi công.

    Không ít lần, vì không đủ tiền thuê khách sạn trong thời gian luyện bay, Anh Thư phải ngủ trong xe ô tô. Sau đó, giảng viên trường bay đã cho phép cô ngủ nhờ tại sân bay. Dù cuộc sống gian khổ, không có người thân động viên, ủng hộ thế nhưng cô vẫn quyết tâm không từ bỏ.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Sau lần đầu tiên thử tập bay với máy bay tư nhân, Anh Thư càng thêm quyết tâm với khát vọng bay lượn.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Chi phí học bay rất đắt, cô phải đi dạy thêm 60 giờ mới đổi được 1 giờ ngồi học bay.

    Trong 13 năm làm việc trong lĩnh vực hàng không, Anh Thư đã có tổng cộng 10 tấm bằng khác nhau liên quan đến ngành nghề điều khiển máy bay. Đặc biệt, không chỉ là phi công mà Anh Thư còn đang là giảng viên đào tạo các phi công chuyên nghiệp. Tại trường bay, cô cũng là nữ giảng viên gốc châu Á duy nhất.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện Anh Thư là giảng viên đào tạo phi công chuyên nghiệp, cô là nữ phi công cũng là người châu Á duy nhất đảm nhận việc này tại đây.

    Ban đầu khi nhìn thấy Anh Thư, nhiều học viên đã vô cùng bất ngờ và có thái độ không thiện chí. Thậm chí có lần cô bị chặn lại yêu cầu xuất trình giấy tờ. Dù gian nan vất vả là vậy, nhưng với Anh Thư chỉ cần được bay, được đứng trên bục giảng nói về đam mê của mình khiến Thư vô cùng hạnh phúc.

    Năm 2017, Anh Thư xuất sắc trở thành huấn luyện viên dạy điều khiển máy bay của tổ chức Aircraft Owners and Pilots Association (Hiệp hội các chủ sở hữu và phi công máy bay). Tính đến năm 2022, cô đã đào tạo trên 500 phi công chuyên nghiệp.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Không chỉ thực hiện thành công hàng nghìn chuyến bay, Anh Thư đã đào tạo hơn 500 phi công.

    nguyen anh thu phi cong 1
    Giờ đây khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, Anh Thư đang bắt tay thực hiện giấc mơ chinh phục bầu trời của mình.

    Cách đây 2 năm, Anh Thư bắt đầu lên kế hoạch cho mục tiêu bay vòng quanh thế giới. Dự kiến, cô sẽ bay qua 25 quốc gia với chặng bay dài 50.000km. Theo Forbes thống kê đến năm 2018, thế giới chỉ có 5% nữ giới theo ngành phi công và chỉ có 8 người trong số đó hoàn thành chuyến bay quanh Trái Đất. Hi vọng rằng trong tương lai gần, Anh Thư có thể hạ cánh thuận lợi cho chặng bay toàn cầu - trở thành nữ phi công gốc Việt đầu tiên bay vòng quanh thế giới.

    Theo Bestie

  • Từ ngày ôm giấc mơ về "thiên đường nơi hạ giới", anh Mãn trút bỏ những bộ vest lịch lãm, sống ngoài đảo hoang. Người đàn ông này còn bán hết gia sản và suýt phải đánh đổi bằng hạnh phúc gia đình.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Anh Trịnh Phúc Mãn là Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch đảo Cát Dứa (Hải Phòng) thu hút được nhiều sự chú ý khi liều lĩnh bán toàn bộ biệt thự, siêu xe để ra đảo làm người rừng. Người ta vẫn hay gọi anh với cái tên thân mật Mãn “khùng”, “giám đốc quần sooc”.

    15 năm trước, người đàn ông sinh năm 1969, sinh sống ở Hà Nội quyết định ra đảo Khỉ – nơi đầu sóng ngọn gió ở vịnh Lan Hạ (Cát Bà) làm “người rừng” để thực hiện một ý tưởng mà nhiều người cho là liều lĩnh – khai phá hòn đảo hoang này, biến nó trở thành “thiên đường nơi hạ giới”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Đảo Khỉ tuyệt đẹp giữa vịnh Lan Hạ.

    Bị khùng mới đổ tiền ra nơi đầu sóng ngọn gió

    Sinh ra ở Hà Nội, sớm bắt tay vào kinh doanh, anh Mãn sở hữu nhiều bất động sản và xe sang. Vợ chồng anh có một công ty du lịch với gần 40 chiếc xe chuyên chạy tour Hà Nội – Huế – Đà Nẵng và hệ thống khách sạn nổi tiếng khắp phố cổ từ những năm 1990, 2000.

    Chia sẻ với PV Dân trí, anh Trịnh Phúc Mãn cho hay: “Năm 2007, nhận thấy lượng khách của tôi đổ về Cát Bà khá đông, Vườn Quốc gia Cát Bà đã cử nhân viên về Hà Nội để mời tôi liên kết làm mô hình du lịch sinh thái bảo vệ rừng và biển.

    Chủ trương này dựa theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho phép các vườn quốc gia trên toàn quốc được phát triển về du lịch, làm những mô hình thí điểm. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, UBND TP. Hải Phòng cũng đồng tình”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Anh Mãn cùng vợ khởi nghiệp làm du lịch khá sớm và từng gặt hái được không ít thành công.

    Vốn là một người yêu thiên, yêu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, anh Mãn khá hào hứng với ý tưởng này. Song, khi theo đoàn đi tìm hiểu đảo Khỉ (gồm Bãi Dứa 1 và Bãi Dứa 2), anh Mãn choáng ngợp trước những chiếc tàu đắm nằm ngổn ngang, những núi rác lừng lững cao hàng mét chen lẫn với hệ thống cây rừng, bụi gai rậm chằng chịt…

    Để có đường đi, nhân viên của Vườn Quốc gia Cát Bà khi đó phát quang từng bụi rậm để cả đoàn leo núi, dò dẫm đường đi. Cuối buổi khảo sáᴛ, đôi giày anh Mãn đi dưới chân đã rách bươm.

    “Lúc ấy, tôi cũng đã hiểu vì sao bao năm không ai đủ can đảm để “đụng” vào hòn đảo này, nhìn là đã thấy quá nhiều chông gai, quá nhiều vất vả, sẽ rất tốn công, tốn của và tốn sức”, anh Mãn nói.

    Khó khăn là vậy, nhưng anh Mãn không tốn quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định của bản thân.

    Đứng ở điểm trung tâm của Bãi Dứa 2, phóng tầm mắt ra xa là mặt biển mênh mông, quay lưng lại là núi xanh mướt mắt, anh nghĩ, nếu rẽ được lớp rác rưởi và bụi rậm kia ra, nơi đây sẽ trở thành một thiên đường tuyệt đẹp.

    “Nhưng thú thực, khi đó tôi tin vào giới lãnh đạo của Hải Phòng, tin về suy nghĩ của những người quản lý rằng họ thực sự muốn dựng xây mảnh đất này, một cách đàng hoàng ᴛử tế… để củng cố suy nghĩ, niềm tin mong manh của mình”, hướng ánh nhìn về phía đất liền, người đàn ông này ngậm ngùi.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Hôm ấy, đứng ngay tại bãi biển, vị phó giám đốc bấm máy gọi điện thoại cho lái xe bảo về Hà Nội trước. Sau đó, anh gọi cho vợ – chị Trần Thị Cúc báo tin. Nghe anh Mãn nói, chị Cúc tưởng chồng… đùa. Song khi biết chồng hoàn toàn nghiêm túc, chị liền nói mình sẽ về Cát Bà ngay trong ngày để cùng anh xem xét tình hình.

    Thấy vợ sốt ruột đứng ngồi không yên, anh Mãn liền ngăn vợ: “Em đừng xuống. Nếu em xuống là anh sẽ không đủ can đảm ở lại đây”.

    Ngày hôm sau, kết thúc buổi làm việc đi đến thống nhất với Vườn Quốc gia Cát Bà, anh Mãn ra ngay bến Bèo mua một chiếc đò máy với giá 10 triệu đồng và “tuyển” luôn ông lão lái đò làm “tài xế” dưới nước cho mình.

    Hàng ngày, người lái đò có nhiệm vụ chở anh Mãn ra vào đảo để anh khảo sáᴛ, lên kế hoạch. Anh Mãn trút bỏ những bộ vest lịch lãm, vận áo phông, quần sooc. Vị phó giám đốc xắn tay vào làm mọi việc.

    Việc đầu tiên anh Mãn cho triển khai là dọn rác và trục vớt xác ba chiếc tàu đắm. Nhân công được đưa đón hàng ngày từ thị trấn vào đảo. Họ ăn trưa trên đảo và đến tối lại trở về. Thời gian đầu, chỉ có mình anh Mãn trên đảo.

    Năm 2007, vị phó giám đốc phải trả tiền công 300 nghìn/người/ngày, tương đương hơn nửa chỉ vàng. Gần 20 người làm việc liên tục trong 6 tháng mới cơ bản dọn được rác rưởi trên đảo Khỉ.

    Thợ thuyền thường chỉ làm ban ngày rồi trở vào đất liền, còn lại mình anh Mãn trên đảo hoang. Lo nhất là khoảng thời gian đầu, chưa có nhà tạm, đêm đêm, anh Mãn đốᴛ lửa kê ván nằm ngủ.

    “Tôi vẫn nhớ nhất là có đêm, đang ngủ, rắn to cỡ cổ tay người lớn vắt ngang bụng. Lần ấy, tôi tưởng mình ‘thế là xong rồi’, may mắn là tỉnh dậy kịp, người không sao.

    Sau lần ấy tôi phải mua dầu, làm đủ kiểu để xua đuổi rắn xung quanh lều. Lúc đó, phương tiện tàu thuyền cũng không nhiều, mỗi lần bão, các thuyền đò không ra tiếp tế được, cả tuần liền tôi và thợ chỉ ăn cơm mắm, muối là chuyện thường. Nhiều người bảo tôi: Sướng mà không biết đường sướng!”, anh Mãn cười khà nhớ lại.

    Cơn bão của biển khơi, cơn bão của hôn nhân

    Sau khi dành thời gian 6 tháng dọn rác, trục vớt tàu đắm, anh Mãn đưa các đơn vị thi công, thiết kế vào đảo triển khai các hạng mục. Đến đảo rồi, người nào cũng nói với anh “hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đổ tiền vào đây”; có người lại khuyên “anh nên dừng lại”. Tuy nhiên, anh Mãn vẫn kiên định mục tiêu ban đầu.

    Để đi tới cùng mục tiêu ấy, anh Mãn phải đối diện với vô vàn khó khăn. Những khó khăn mà sau này nghĩ lại, anh không nghĩ mình có thể vượt qua được.

    Vốn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, anh Mãn chưa thể ngày một ngày hai hiểu hết biển cả. Mỗi lần bão gió ập đến, bao nhiêu của cải lại đội nón ra đi.

    Chỉ vào chiếc cầu cảng nơi để tàu, thuyền ra vào đón khách, anh Mãn kể: “Riêng chiếc cầu này, tôi phải làm đi làm lại tất cả ba lần. Bởi cứ dựng lên thì bị sóng gió, bão tố đánh sập”.

    Năm năm đầu tiên với anh Mãn thực sự “ᴋɪɴʜ ʜᴏàɴɢ”. Năm nào anh cũng ᴍấᴛ hơn 1 tỷ đồng. Nhiều hạng mục cứ làm xong thì bão đổ về, có những ᴍấᴛ mát không thể lường trước được.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Chiếc cầu cảng anh Mãn xây đi xây lại ba lần.

    Năm nay sóng đánh hướng này, sang năm, sóng lại thử thách anh Mãn ở hướng khác. Mỗi khi thi công hạng mục nào, anh lại phải lựa theo con nước, một tháng có thể chỉ thi công được 7-10 ngày. Nếu nước rút về đêm, 2-3h sáng, anh và thợ đã phải thức dậy làm.

    Hàng trăm ngàn khối cát từ Quan Lạn được chuyển về đảo Khỉ. Những bờ kè cũng từng bước được dựng lên. Giữ đúng cam kết với Vườn Quốc gia Cát Bà, anh Mãn xây dựng khu lưu trú bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như tre, nứa, gỗ, mà một căn nhà loại này đắt gấp ba lần loại xây bằng bê tông, gạch thông thường. Nhưng những căn nhà ấy, thường xuyên bị bão đánh tan tành.

    Anh Mãn nhớ nhất là thời điểm năm 2012, bão chồng bão – “7 ngày 3 cơn bão”. Cơn bão ngoài biển khơi dội về khiến cho khu nghỉ dưỡng đang dần hiện ra hình hài của anh Mãn bị xóa sổ tới 75%. Không chỉ có thế, nó còn khiến cuộc hôn nhân của vợ chồng anh chao đảo.

    Vị phó giám đốc nhớ lại: “Thời điểm ấy, nếu vợ chồng tôi không vững vàng thì có lẽ gia đình tôi cũng đã chia đôi, mỗi người mỗi ngả. Tuy nhiên, tôi đã thuyết phục được vợ và cô ấy đã đặt niềm tin vào tôi một lần nữa”.

    Lần ấy, anh Mãn quyết dốc toàn lực vào Monkey Island. Anh bán hết gia sản gồm biệt thự, bất động sản ở Hà Nội, du thuyền ở Hạ Long (Quảng Ninh) lấy tiền đầu tư ngoài đảo. Tiền bán gia sản không đủ, anh vay thêm bạn bè, ngân hàng…

    Vợ con anh Mãn phải thuê một căn nhà nhỏ để sinh sống. Phải chia tay ngôi nhà gắn bó và là niềm tự hào với bạn bè, con gái lớn của anh khi ấy đang học cấp ba rất buồn.

    Suốt một tháng sau ngày bố bán nhà, ngày nào cô bé cũng đạp xe đi qua ngôi nhà cũ và ngoảnh lại nhìn với niềm tiếc nuối. Biết được tâm sự của con gái, anh Mãn đã lặng người, rơi nước mắt. Vị phó giám đốc tự nhủ bản thân phải thành công bằng mọi giá.

    Thời điểm đó, ở Hà Nội, anh Mãn vẫn giữ lại một bộ phận nhân viên để kinh doanh, tổ chức tour du lịch. Cứ có tiền, anh lại đổ vào đầu tư ngoài đảo. Vị phó giám đốc nhớ mãi câu nói của một nữ nhân viên: “Anh ơi, bao giờ thì thành công? Em sợ lúc đó tóc em bạc rồi”.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Niềm vui ngắn chẳng tày gang

    Cuối năm 2016, sau nhiều thất bại phải đánh đổi bằng công sức và hàng trăm tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng cũng dần đi vào hoạt động. Đặt chân đến đây, ai cũng bất ngờ bởi sự ʟộᴛ xác của hòn đảo trước đây vốn chỉ toàn rác.

    “Nằm tại hòn đảo hoang sơ, giữa cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, ai cũng bảo nơi đây như thiên đường hạ giới. Nhiều khách Tây còn không dám ngủ vì chỉ muốn được tận hưởng thật nhiều cảnh sắc thiên nhiên”, anh Mãn mỉm cười nhớ đến lời khen ngợi du khách dành cho mình.

    Tuy nhiên, Cô vít ập đến đánh một đòn chí ᴍạɴɢ vào ngành du lịch. Anh Mãn một lần nữa lại đối diện với những thử thách nằm ngoài dự kiến. Khu nghỉ dưỡng không hoạt động, anh rút tiền túi, vay ngân hàng… trả lương cho 6 nhân viên canh coi đảo và tàu bè, chi phí mỗi tháng gần 100 triệu đồng.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Mòn mỏi chờ mãi cũng đến ngày dịch được kiểm soát, du lịch khôi phục trở lại. Khách nghỉ hè đến với đảo Khỉ đông hơn, gương mặt vị phó giám đốc cũng dần giãn ra khi mỗi tháng có thể trả được ngân hàng mấy trăm triệu đồng.

    Hơn một thập kỷ ngoài đảo Khỉ, anh Mãn đã dốc gần như toàn bộ gia sản vào nơi đây. Cứ ngỡ trải qua từng ấy khó khăn, nghiệt ngã, anh có thể bắt đầu tận hưởng những trái ngọt. Nhưng mọi chuyện lại không được suôn sẻ như anh vẫn mong mỏi và hy vọng suốt 15 năm qua.

    “Khi nợ vẫn chưa trả hết thì tôi lại phải đối diện với nguy cơ ᴍấᴛ trắng khi chủ trương của thành phố thay đổi, thu hồi lại khu nghỉ dưỡng. Khi nhận lời mời hợp tác với Vườn Quốc gia Cát Bà, tôi hiểu mình vừa làm du lịch nhưng cũng góp phần giữ biển, giữ rừng, giữ đảo cho Tổ quốc và làm cho vùng đảo Cát Bà bừng sáng như hôm nay. Và thực tế, tôi cũng từng được ghi nhận”, anh Mãn nói.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    ty phu trinh phuc man cat ba 1

    Theo anh Mãn, trước đây, Vườn Quốc gia Cát Bà trở thành mô hình điểm về liên kết làm du lịch sinh thái. Anh từng vinh dự được tiếp đón đại diện một số vườn quốc gia trên cả nước tới đảo Khỉ để học tập mô hình. Công ty của anh còn nhận được một số bằng khen vì có thành tích trong hoạt động du lịch của địa phương.

    Nhiều lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện Cát Hải qua các thời kỳ khi đến thăm đảo đều ghi nhận mô hình của anh là một trong điểm nhấn du lịch của Cát Bà. Nhận được những lời động viên ấy, anh càng vững tin vào con đường mình đã chọn.

    ty phu trinh phuc man cat ba 1
    Anh Mãn trăn trở trước số phận của đảo Khỉ.

    “Tuy nhiên, đến lúc này, tôi có thể bị ᴍấᴛ trắng vì chủ trương thay đổi. Liệu tôi có đáng bị đối χử như vậy? Việc phá dỡ các công trình xây dựng của doanh nghiệp hiện tại liệu có để trồng rừng hay lại cho ra đời một dự án đầu tư khác quy mô hơn?”, nghèn nghẹn nơi cổ họng, anh Mãn liên tiếp đưa ra những câu hỏi.

    Theo Dân Trí

  • Nhắc đến Chính Chu, người ta nghĩ ngay đến tỷ phú gốc Việt khiến cả phố Wall phải kiêng dè với khả năng đầu tư tài ba. Ông được báo chí đặt biệt danh là “người đàn ông đáng gờm”, thậm chí là “Sói già phố Wall” với vô số thương vụ triệu đô thành công trên chính đất Mỹ.

    Sau vài chục năm tích lũy tài sản và kinh nghiệm khi làm lãnh đạo cấp cao cho Blackstone; năm 2015, tỷ phú Chính Chu ra riêng và tự mình lập nghiệp đầu tư tại phố Wall, với CC Capital. Kể từ đó đến nay, tỷ phú Chính Chu và CC Capital chính là cặp đôi hoạt động năng nổ nhất trong lĩnh vực mua bán – sáp nhập doanh nghiệp tại thị trường Mỹ.

    chinh chu 1

    Chính Chu là ai?

    Tỷ phú Chính Chu (Chinh E. Chu) sinh năm 3/5/1966, tại Việt Nam, trong một gia đình có 6 anh em. Năm 1975, cả gia đình ông đã sang Mỹ – cụ thể là Hawaii, với vốn liếng chỉ vài trăm USD.

    Như tất cả các gia đình Việt Nam nhập cư tại Mỹ thời đó, cuộc sống của ông và các anh chị em của mình không hề sung túc.

    Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Chính Chu đã bị cuốn hút bởi thế giới tài chính, nên ông thường tìm đọc sách về kinh tế và kinh doanh khi rảnh rỗi. Lúc còn là học sinh và sinh viên, ông từng làm thêm bằng cách bán sách tới tận các trường đại học cho công ty Southwestern Co; là nhân viên tiếp thị qua điện thoại, gây quỹ cho UB.

    Năm 1988, ông tốt nghiệp Cử nhân tài chính Đại học Buffalo – một ngôi trường không mấy danh tiếng tại New York (Mỹ), hậu quả: 15 lá đơn xin việc của ông đều bị từ chối.

    Tuy nhiên, những thất bại đầu đời không khiến ông Chính Chu lùi bước; thậm chí nó còn khiến ông càng nung nấu quyết tâm thành công ở lĩnh vực tài chính – ngành nghề mà nhiều người cho rằng rất khắc nghiệt và phức tạp. Ông từng chia sẻ: “Trong cuộc sống, bạn cần có tính kiên trì để theo đuổi mục tiêu của mình“.

    chinh chu 1
    Chỉ cần bạn có mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó thì thành công sẽ không bao giờ quay lưng lại với bạn.

    Bước ngoặt đổi đời

    Tuy nhiên, cũng trong năm 1988, ông may mắn được nhận vào làm tại bộ phận mua bán và sáp nhập của công ty Salomon Brother.

    Năm 1990, cơ hội đã đưa Chính Chu đến với lĩnh vực tài chính khi yêu thích, ông về làm việc cho tập đoàn tài chính chuyên về đầu tư Blackstone. Ở tuổi 33, sau 10 năm cống hiến và chứng tỏ được bản thân, Chính Chu được Blackstone bổ nhiệm làm Chuyên viên đầu tư cao cấp của quỹ này. Tuần tự nhi tiến, sau đó ông còn leo lên chức vụ Giám đốc Điều hành cấp cao.

    Chu có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính, lĩnh vực mà để thành công, đòi hỏi phải là người giỏi và có tài năng nổi trội“, James Barlett, Tập đoàn Teletech, nhận định.

    Theo đó, trong những năm làm chuyên viên và lãnh đạo cấp cao của của Blackstone, ông Chính Chu đã ‘đạo diễn’ thành công nhiều thương vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)…

    chinh chu 1
    Tòa nhà Trump World Tower nơi Chính Chu bỏ 34,3 triệu USD để sở hữu tầng 89 và 90.

    Tuy nhiên, tên tuổi của ông chỉ vượt ra khỏi phố Wall và lan nhanh ra toàn thế giới vào năm 2007, khi ông bỏ ra 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89 – một nửa tầng 90, ở tòa tháp Trump World Tower, do tỷ phú Donald Trump đầu tư.

    Đây là tòa nhà dân sinh cao nhất thế giới, nằm đối diện trụ sở Liên Hợp Quốc, được xây dựng từ năm 1999 – 2001. Căn penthouse rộng gần 1.400 m2 này gồm 34 phòng trong đó có 12 phòng ngủ và 16 phòng tắm. Ông Chính Chu đã cố gắng mua lại nốt nửa còn lại của tầng 90 nhưng không thành, vì không đạt được thỏa thuận, chứ không phải… không đủ tiền.

    Sau cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, ông Chính Chu bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu.

    Đặc biệt, ông Chính Chu còn dẫn dắt các nhà đầu tư khác trong nỗ lực thâu tóm Dell năm 2013, trước khi Blackstone từ bỏ thương vụ này và Dell bán mình cho Silver Lake Management cùng Michael Dell với giá 24,9 tỷ USD. Trong quá trình thương thảo, CEO Blackstone – Steve Schwarzman đã tin tưởng giao cho ông Chính Chu và Dave Johnson (cựu lãnh đạo của Dell) đi gặp mặt Michael Dell tại một nhà hàng ở Texas.

    Điểm đáng chú ý ở Blackstone là văn hóa và những quy tắc ở đây vẫn không hề thay đổi so với ngày tôi bắt đầu về đây làm việc. Đó là nơi rất ưu ái nhân tài và luôn tập trung vào những chuẩn mực cao nhất“, ông Chính Chu từng trả lời phỏng vấn Bloomberg như thế.

    Trong 25 năm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cấp cao của Blackstone, ông đã tham gia và dẫn dắt Quỹ đầu tư này tại các khoản đầu tư – mua lại Phòng thí nghiệm Stiefel, DJ Orthopedics, Biomet, Catalent Pharma Solutions, Alliant, ReAble Therapeutics, Celanese, Nalco, SunGard DataSystems, Nycomed và LIFFE.

    Trong 3 thập kỷ qua, Blackstone luôn là tập đoàn M&A, đầu tư hàng đầu ở thị trường Mỹ. Tính đến năm 2020, tổng tài sản mà Blackstone đang quản lý là khoảng 619 tỷ USD.

    chinh chu 1
    Chính Chu (trái) từng giữ chức Giám đốc Điều hành cấp cao và Chủ tịch của Tập đoàn Đầu tư Tài chính Blackstone.

    Xây dựng đế chế đầu tư của riêng mình

    Năm 2015, tỷ phú Chính Chu rời Blackstone nhưng không rời phố Wall. Ông cùng Douglas Newton và Jason Giordano – những nhà đầu tư danh tiếng khác ở phố Wall đã thành lập Quỹ đầu tư tư nhân tên CC Capital. Bản thân ông giữ chức vụ Giám đốc Điều hành Cấp cao của quỹ này.

    Trong vài năm gần đây, phố Wall rộ lên phong trào thành lập SPACs. Công ty mua lại mục đích đặc biệt (Special purpose acquisition company – SPACs) là các công ty rỗng, không có hoạt động thương mại nào. 

    Mục đích duy nhất của SPAC là huy động vốn thông qua IPO để hợp nhất hoặc mua lại một công ty khác và đưa công ty đó lên sàn. Thông thường, SPAC được tạo ra hoặc được tài trợ bởi 1 nhóm nhà đầu tư tổ chức. Trong tất cả, CC Capital là doanh nghiệp tích cực nhất trong xu hướng này

    Kể từ năm 2016 đến này, CC Capital và ông Chính Chu đã huy động được 5 SPACs bao gồm CF Corp, Collier Creek Holdings, CC Neuberger Principal Holdings I, II, III (3 SPACs này là liên doanh giữa CC Capital và Neuberger Principal Holdings).

    Về CF Corp: CF Corp đã huy động được 1,2 tỷ USD để mua lại doanh nghiệp Fidelity & Guaranty Life, ông Chính Chu đã giữ vai trò Đồng Chủ tịch thành viên mới này.

    Về Collier Creek Holdings: SPACs này được thành lập vào năm 2018 và huy động được 473 triệu USD. Collier Creek Holdings được đồng sáng lập bởi Roger K. Deromedi, Chinh Chu và Jason Giordano. Ông Deromedi là cựu chủ tịch của Pinnacle Foods và là cựu giám đốc điều hành của Kraft Foods.

    Vào năm 2020, Collier Creek Holdings đã hợp nhất với Utz Quality Foods để tạo thành Utz Brands. Utz Quality Foods là một trong những nhà sản xuất snack và thức ăn vặt nhẹ hàng đầu nước Mỹ. Utz Brands có giá trị ban đầu dự kiến ​​khoảng 1,56 tỷ USD.

    chinh chu 1
    Chính Chu và các lãnh đạo của CC Capital lẫn Collier Creek Holdings mừng SPACs này lên sàn New York.

    Về CC Neuberger Principal Holdings: CC Neuberger, đã huy động được 414 triệu USD với mục đích mua lại một hoặc nhiều doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực tài chính, công nghệ và dịch vụ kinh doanh.

    CC Neuberger Principal Holdings I: Vào tháng 2/2021, CC Neuberger Principal Holdings I đã hợp nhất với E2open; để tạo thành E2open Parent Holdings Inc. Doanh nghiệp kết hợp này sẽ có doanh thu dự kiến ​​hơn 550 triệu USD trong năm tài chính 2022. Giao dịch dự kiến ​​sẽ kết thúc vào quý III/2021.

    Tập đoàn nghiên cứu dữ liệu Gartner Inc, đã xếp hạng E2open là nhà cung cấp lớn thứ chín thế giới trong thị trường phần mềm chuỗi cung ứng dựa trên doanh thu năm 2020, một danh mục do SAP SE dẫn đầu, tiếp theo là Oracle Corp.

    Sau đó không lâu, E2open Parent Holdings Inc cho biết họ sẽ mua lại công ty phần mềm – quản lý dịch vụ hậu cần BluJay Solutions Ltd (Anh) với giao dịch trị giá 1,7 tỷ USD – bao gồm cả cổ phiếu và tiền mặt. Cụ thể, E2open sẽ mua lại 72,4 triệu cổ phiếu BluJay loại A và 760 triệu USD tiền mặt. Các cổ đông hiện tại của BluJay sẽ sở hữu khoảng 22% cổ phần của E2open, sau khi thương vụ kết thúc.

    Để cung cấp tài chính cho giao dịch, E2open đã đảm bảo 300 triệu USD thông qua PIPE (Private Investment in Public Equity), hoặc khoản đầu tư tư nhân vào vốn cổ phần công cộng và khoản phụ trợ 380 triệu USD cho khoản vay có thời hạn thế chấp thứ nhất hiện có.

    Chủ tịch E2open, Chinh Chu cho biết: việc mua lại BluJay sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho công ty kết hợp nói trên. BluJay hiện có 5.700 khách hàng trên toàn cầu.

    CC Neuberger Principal Holdings III: SPACs này vừa đóng lại thương vụ IPO có giá 402,5 triệu USD, sau khi bán ra 40,25 triệu cổ phiếu với giá 10 USD/cổ.

    chinh chu 1
    Tỷ phú Chính Chu trong cuộc gặp gỡ với các bản trẻ ở Vietnam Finance Society năm 2019.

    Ngoài thành lập các SPACs, tỷ phú Chính Chu – CC Capital đã dẫn đầu giao dịch tư nhân 7,1 tỷ USD của Dun & Bradstreet vào năm 2019 và thương vụ mua Wilshire vào năm 2021.

    Năm 2019, CC Capital dẫn dắt các nhà đầu tư khác, đã mua lại công ty Dun & Bradstreet trong một thương vụ trị giá 6,9 tỷ USD. Dun & Bradstreet cung cấp cho các đối tác doanh nghiệp các dịch vụ phân tích và dữ liệu, có hơn 5.000 nhân viên ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

    Vào tháng 7 năm 2020, Dun & Bradstreet đã chính thức IPO thu về 1,7 tỷ USD, nhiều hơn 31% so với dự kiến. Đây được xem là một trong những thương vụ IPO lớn nhất năm ở mảng công nghệ tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, Công ty cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá 400 triệu USD cho một số người mua nhất định.

    Tháng 1/2021, CC Capital và Motive Partners đã liên kết mua lại Wilshire Associates.

    Kể từ khi được thành lập bởi Dennis Tito vào năm 1972, Wilshire đã phát triển từ một công ty công nghệ đầu tư thành một công ty tư vấn hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm đầu tư, dịch vụ tư vấn và giải pháp công nghệ. Hiện tổ chức này đang thay mặt các khách hàng tổ chức và bán lẻ, quản lý danh mục 73 tỷ USD tài sản.

    Ông Chính Chu, Giám đốc điều hành cấp cao của CC Capital, cho biết: “Nền tảng mà Wilshire đã xây dựng trong 5 thập kỷ qua mang đến cơ hội vô cùng hấp dẫn để đẩy nhanh tốc độ phát triển cho khách hàng và doanh nghiệp”.

    Rob Heyvaert, Đối tác quản lý của Motive Partners, cũng nhận xét: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác trở lại với CC Capital. Sự kết hợp kiến ​​thức sâu rộng giữa chúng tôi về lĩnh vực này, có thể thành công thực hiện kế hoạch chuyển đổi, mang lại lợi ích cho cơ sở khách hàng – đặc biệt là của Wilshire và các khách hàng trong tương lai“.

    chinh chu 1
    Chính Chu kết hôn với ca sĩ Hà Phương, hai vợ chồng cùng tham gia nhiều hoạt động từ thiện.

    Hiện ông Chính Chu còn giữ vai trò thành viên Ban lãnh đạo và cố vấn của các công ty sau: E2open, Vakast.com, Catalent Pharma Solutions, Kronos, HealthMarkets, Freescale Semiconductor, NCR, BioMet…

    Vào năm 2019, trong buổi ăn tối với các bạn trẻ ở tổ chức Vietnam Finance Society, tỷ phú Chính chu đã tiết lộ 3 nguyên tắc chính cho sự thành công của mình: sống với niềm đam mê tột độ, tận dụng sự triệt để sự độc đáo của bản thân, chứng minh rằng bạn luôn dư tài năng và có khả năng tạo ra siêu phẩm.

    Theo đánh giá của Ncerpoint.com, tài sản ròng của vị tỷ phú 53 tuổi này khoảng 1,5 tỷ USD. Ông kết hôn với ca sỹ Hà Phương – chị gái của ca sỹ Minh Tuyết và Khánh Ly, hiện có 1 con trai và 1 con gái. Với tài sản và quyền lực của mình ở giới đầu tư Mỹ cũng như tại phố Wall, có thể xem ông Chính Chu là một trong những người Việt thành đạt nhất trên đất Mỹ.

    Tham khảo Doanh nghiệp và Tiếp thị

  • co gai dan toc muong thit chua 1

    Câu chuyện lập nghiệp và hành trình phấn đấu đi lên không ngừng để mang đặc sản quê hương mình – thịt chua để với mọi miền tổ quốc của chị Thu Hoa khiến nhiều người không khỏi nể phục.

    Những năm trở lại đây, chúng ta thấy phái nữ đang dần chứng tỏ được tài năng và thực lực của mình trên mọi lĩnh vực. Chị Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO của một công ty chuyên kinh doanh thịt chua truyền thống của người Mường chính là một ví dụ.

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Từ 4 triệu được mẹ chồng đầu tư cho khởi nghiệp, chị Hoa nay đã xây đựng được một hệ thống chuyên kinh doanh bán thịt chua Phú Thọ

    Chị Thu Hoa hiện đang là CEO của Trường Foods, tuy đã đã thành công với chuỗi cửa hàng thịt chua truyền thống với doanh thu hơn 50 tỷ/năm, cô gái người Mường vẫn xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt nam để gọi vốn với tham vọng đứng đầu Việt Nam.

    Tuy doanh thu tiền tỷ mỗi tháng, nhưng cô gái 9x với tham vọng và khát khao quảng bá món ăn dân tộc đến với khắp mọi miền đất nước, chị Thu Hoa thẳng thắn chia sẻ: “Em muốn công ty của mình trở thành một nhà cung cấp đồ nhắm số 1 Việt Nam”

    Hành trình khởi nghiệp đầy gian nan

    Chia sẻ về hành trình đưa món ăn đặc sản Phú Thọ sang trang mới, chị Hoa cho biết lúc đó chị mới tốt nghiệp THPT thì lập gia đình luôn. Lúc đó, chị chỉ mong muốn có một việc làm để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống, nhưng làm nghề gì cũng không thấy phù hợp.

    Trong một lần chị chợt nhận ra người Mường ở Thanh Sơn (Phú Thọ) có món thịt chua, lúc này chị mới bắt đầu tìm hiểu về cách làm món thịt chua này. Người Mường đã nghĩ ra phương pháp để giữ thịt được lâu hơn bằng cách muối thịt trong ống tre, ống nứa. Hơn nữa, nguyên liệu làm món này cũng rất đơn giản gồm: thịt lợn, thính ngô, thính đỗ, các loại gia vị gồm muối, đường, tỏi, ớt,…sau vài ngày lên men là có thể ăn được. Sau khi tìm hiểu kỹ, năm 18 tuổi, chị quyết định sẽ khởi nghiệp với thịt chua, một đặc sản của quê hương.

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Xuất hiện với hình ảnh một cô gái người Mường, chị Hoa khiến cho người xem không khỏi thích thú

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Sau bài thuyết trình và kêu gọi vốn thành công, cô gái người Mường đã nhận được lời mời hợp tác từ 4 nhà đầu tư từ chương trình

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Thịt chua của người Mường là một trong những món đặc sản được sáng tạo bởi đồng bào dân tộc thiểu số

    Những ngày đầu khởi nghiệp, chị gặp vô vàn khó khăn. Thời điểm đó thịt chua chưa được thịnh hành, thậm chí nhiều người dân ở Phú Thọ cũng không biết đến món ăn này. Thời gian đầu chị làm không có công thức nên chất lượng sản phẩm không được đồng đều lúc mặn, lúc nhạt, nắm to, nắm nhỏ. Vì thế, chị đã phải thử nghiệm rất nhiều lần, số sản phẩm hỏng có khi bằng lợi nhuận cả năm.

    Sau nhiều lần thất bại nghiên cứu công thức làm thịt chua, đến năm 2022, chị đã tìm được công thức chuẩn như ngày nay mà không làm thay đổi chất lượng, khẩu vị gốc. Chị Thu Hoa cũng nghiên cứu ra được cách bảo quản thịt được lâu hơn khi sử dụng miếng dán seal. Đây một miếng dán được dùng để lót hoặc làm kín miệng lọ, hộp. Lớp seal này được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhôm, PE, PP, giấy đệm… Việc sử dụng seal giúp tăng thời gian bảo quản thịt chua lên 2 tháng.

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Thịt chua của người Mường là một trong những món đặc sản được sáng tạo bởi đồng bào dân tộc thiểu số

    Trách nhiệm với gia đình, quê hương

    Trong thời điểm nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì những khó khăn chung năm 2019-2020, Trường Foods may mắn lội ngược dòng, liên tục tăng trưởng dương.Hiện nay công ty đã có hơn 5.000 điểm bán, cung cấp cho thị trường hơn 2.500.000 sản phẩm mỗi năm. Doanh thu liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, ví như năm 2020 doanh thu 40 tỷ đồng; năm 2021 tăng lên 52 tỷ đồng, dự kiến năm 2022 doanh thu đạt 65 tỷ đồng.

    Chị Hoa cho rằng, để có được thành công như hôm nay, một phần đóng góp không nhỏ chính là đội ngũ công nhân, người lao động tại địa phương. Chị Hoa chi sẻ, có nhiều công nhân gắn bó từ khi xưởng mới thành lập, đến nay đã 12 năm. Có thời điểm nhiều ngày liên tục chị chỉ ngủ từ 2 đến 3 tiếng, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi.

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Nhan sắc xinh đẹp của cô gái dân tộc Mường ngoài đời thường

    Nhắc tới những cô gái người dân tộc thiểu số tài năng ta không thể bỏ quan bạn Hà Hồng Nhung – một cô gái người Mường chấp nhận bỏ phố về quê phát triển sự nghiệp của mình bằng cây trong vườn rừng.

    Cô gái Thanh Hóa sinh năm 1994 đã cùng với 2 cộng sự của mình làm nên sự nghiệp từ các sản phẩm chế biến từ cây Quýt Hoi, một loại cây mọc trên núi.

    Được biết, Hồng Nhung đang có một công việc ổn định tại thành phố nhưng lúc nào cũng mong muốn được trở về với rừng núi. Vậy là dưới sự động viên của mọi người, cô nàng đã cùng 2 người bạn thân thành lập một nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Quýt Hoi.

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Tính đến năm 2019, công ty của Hồng Nhung đã sản xuất và cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm như trà, siro,…từ cây Quýt Hoi

    co gai dan toc muong thit chua 1
    Không chỉ cải thiện kinh tế cho gia đình, công ty của Hồng Nhung còn tạo được nhiều việc làm cho bà con trong khu vực

    Hai cô gái người Mường trên chính là minh chứng cho khả năng lãnh đạo của chị em, họ có thể làm được những điều lớn lao, cũng có thể thành đạt không kém gì cánh mày râu. Hơn thế nữa, hai cô gái này cũng là hình tượng để cho lớp trẻ noi theo, dám mơ ước, dám làm và dám đứng lên để vươn tới thành công.

  • ATM đã tạo ra một cuộc “cách mạng” trong ngành công nghiệp ngân hàng ngay khi vừa xuất hiện và trong câu chuyện đó, có dấu ấn của một tiến sĩ gốc Việt.

    tien si do duc cuong may ATM 1

    “Chỉ một cái khe trên tường đã làm thay đổi thế giới”, đó là những gì người ta từng nói về máy rút tiền tự động ATM, một thiết bị đã quá quen thuộc trong thời đại ngày nay nhưng ở thời điểm vừa xuất hiện, nó đã tạo ra cuộc “cách mạng” trong ngành công nghiệp ngân hàng và thay đổi cách công chúng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

    Cuộc ‘cách mạng’ ATM

    Khoảng những năm 1960, các ngân hàng tích cực làm việc, tìm giải pháp cho vấn đề làm thế nào để khách hàng rút tiền mặt sau giờ làm việc mà không phải ra tận chi nhánh.

    Những nhóm tác giả hoạt động độc lập đã đưa ra nhiều ý tưởng lẫn phiên bản, trong đó chiếc máy rút tiền tự động (ATM) do ông John Shepherd-Barron phát minh được công nhận rộng rãi là ATM đầu tiên trên thế giới được lắp đặt và có người sử dụng.

    tien si do duc cuong may ATM 1
    ATM gây chấn động ngay khi nó xuất hiện. (Ảnh minh họa)

    Trước đó, phiên bản máy rút tiền tự động khác đã được một người Mỹ là Luther George Simjian phát triển. Sản phẩm được lắp tại ngân hàng City Bank (New York) năm 1939 nhưng sau phải tháo dỡ do không thành công.

    Những sự kiện này đã nổ phát súng khởi đầu cho văn hóa “ngân hàng tự phục vụ” ngày nay - rất lâu trước khi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được chấp nhận rộng rãi. Sự thành công của máy rút tiền cho phép mọi người mua hàng ngẫu hứng, chi tiêu nhiều hơn vào cuối tuần và buổi tối để giải trí, đồng thời có nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng ở khắp mọi nơi.

    Truyền thông vô cùng chú ý đến những “người thu ngân robot” này. Vào thời điểm nhiều người chưa từng tiếp xúc với các thiết bị điện tử tiên tiến, hệ thống vẫn còn rất nhiều lỗi. Bất chấp nhu cầu rộng rãi, chỉ những khách hàng có “tín dụng tốt” mới được cung cấp dịch vụ. Những chiếc máy ban đầu cũng cồng kềnh, nặng nề, nguy hiểm khi di chuyển, không đáng tin cậy và hiếm khi được đặt ở vị trí thuận tiện.

    Không giống như các máy ngày nay, các máy ATM đầu tiên chỉ có thể làm một việc: phân phối một lượng tiền mặt cố định khi được kích hoạt bằng mã thông báo giấy hoặc thẻ nhựa (được phát hành cho khách hàng tại các chi nhánh bán lẻ trong giờ làm việc).

    Sau khi được sử dụng, các mã thông báo sẽ được máy lưu trữ để nhân viên chi nhánh có thể lấy chúng và ghi nợ vào các tài khoản thích hợp. Trong khi đó, thẻ nhựa sẽ phải được gửi lại cho khách hàng qua đường bưu điện.

    Khỏi nói, các ngân hàng và công ty công nghệ đã phải mất nhiều năm để thống nhất các tiêu chuẩn và giải pháp loằng ngoằng này để thực hiện lời hứa của họ về khả năng tiếp cận tiền mặt 24/7.

    Nhưng nhu cầu hệ thống ATM vẫn nhanh chóng "bùng nổ". Đến năm 1970, chỉ có chưa đến 1.500 máy ATM trên khắp thế giới, tập trung ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nhưng sau đó, có khoảng 40.000 máy ATM vào năm 1980 và 1 triệu máy vào năm 2000.

    tien si do duc cuong may ATM 1
    Tiến sĩ Đỗ Đức Cường

    Tiến sĩ gốc Việt cải tổ thành công ATM

    Cùng với nhu cầu bùng nổ, thiết kế các máy ATM bắt buộc phải trở nên cải tiến và tinh vi hơn. Nhiều cái tên đã góp phần vào suốt hành trình “thay da đổi thịt” này, với hàng loạt các bằng sáng chế được ghi nhận. Trong đó, tiến sĩ gốc Việt Đỗ Đức Cường cùng với nhóm 3 tác giả khác là các nhà phát minh được Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế số D386883, năm 1997 liên quan đến việc cải tiến thiết kế ATM.

    Ông Cường sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông có những năm tuổi thơ nghèo khó, các anh chị em lần lượt chết vì đói, 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần. Sau này, ông luôn tự nhủ phải làm giàu vì cuộc sống nghèo khó quá hẩm hiu.

    Sau khi học tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn, ông chuyển sang học ngành Kỹ sư cơ khí tại Đại học Phú Thọ. Năm 1963, trong chuyến thăm và làm việc của một phái đoàn Nhật tại Việt Nam, ông đạt điểm số cao và được cấp học bổng sang Nhật.

    Tại Nhật, ông vừa đi học vừa đi làm cho công ty Toshiba. Sau đó phía Mỹ biết được tài năng của ông và mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Theo như ông Cường, công việc chính của ông lúc bấy giờ là làm thế nào để ngân hàng phổ biến hơn với mọi người.

    Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc, ông nhận được lời mời đến Citibank để phát triển công cụ mới.

    Ông cùng đội ngũ kỹ sư bắt đầu mày mò. Những năm cải tiến chiếc máy ATM gắn liền 20 năm công tác tại Citibank của ông. “Tôi nhận ra một điều khi làm việc với Citibank: Nếu ngân hàng không nhìn những người dân bình thường như những khách hàng tiềm năng, ngân hàng không phát triển được. Quần chúng hoá các dịch vụ, ngân hàng sẽ thành công”, ông nói.

    Tháng 6/2003, ông Cường về nước sau hơn 30 năm ở Mỹ. Ông tìm hiểu, làm quen với ngân hàng Việt Nam. Đông Á là ngân hàng đầu tiên mà ông Cường hợp tác.

    Khi ấy, ở Hà Nội và TP.HCM mới chỉ có máy ATM của ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chủ yếu dành cho khách hàng sử dụng thẻ quốc tế. Ông Cường tiếp tục mục tiêu “quần chúng hóa dịch vụ ngân hàng”, giúp đào tạo những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM.

    Khi hợp tác với SaigonBank, ông giải thích: “Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang. Và ATM phải mang đến cho khách hàng lợi ích, cho ngân hàng lợi nhuận lâu dài, phải giúp những ngân hàng ít vốn cũng có thể xây dựng hệ thống tương thích với các ngân hàng lớn”.

    Để giúp các thành viên hệ thống thẻ ngân hàng Việt Nam (VNBC) trang bị máy ATM, ông Cường trao bản quyền 8 phát minh cho một đơn vị nước ngoài để họ cung cấp những chiếc máy ATM cho ngân hàng Việt Nam, với điều kiện họ không được bán máy qua công ty trung gian nhằm giảm giá thành cho ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn.

    Nói về ông Đỗ Đức Cường, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á nhận xét: "Tiến sĩ Cường không chỉ là nhà chuyên môn mà là nhà chiến lược với tư duy làm việc rất đặc biệt. Trên hết, ông ấy làm việc vì cái tâm với trách nhiệm lớn mà không hề tư lợi, chúng tôi cảm nhận và hiểu được tấm lòng muốn cống hiến, đóng góp cho quê hương của mình".

    Sau khi về Việt Nam, ông Đỗ Đức Cường là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL,Taxi Mai Linh, Bảo hiểm Bảo Việt... và nhiều tổ chức khác. Ông còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực như y học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính.

    Theo VTC

  • Từng không nhà cửa, nợ nần tới 900.000 đôla, chỉ trong 5 năm, người mẹ Australia gốc Việt đã xây dựng được công ty triệu đô.

    Berger Ingredients 0

    Ngày nay, chị Diễm Fuggersberger, 50 tuổi, là một doanh nhân nổi tiếng với hai công ty thực phẩm thành công: Berger Ingredients và Coco&Lucas, chuyên sản xuất các bữa ăn đông lạnh cho trẻ em. Nhưng để tiến tới nấc thang này, người phụ nữ quê Bạc Liêu đã phải vượt qua nhiều trắc trở. 

    Chị Diễm kể rằng cuộc đời mình là một loạt những sóng gió và điều đó đã rèn cho chị khả năng thích nghi tốt. 

    Lúc 7 tuổi, Diễm cùng 15 người thân rời Sài Gòn lênh đênh trên biển ra nước ngoài. Trên chuyến tàu chen chúc với hơn 400 người khác, họ đã bị cướp biển tấn công, vơ vét hết tài sản mang theo. Sau đó, họ còn gặp bão và may mắn dạt được vào một hòn đảo rồi được đội cứu hộ đưa đến một trại tị nạn ở Indonesia. Họ sống trong cảnh cơ cực tại đây suốt 15 tháng, trước khi đến Singapore rồi sau đó sang Australia.

    "Từ rất nhỏ, tôi nghĩ rằng mình có khả năng thích nghi, hồi phục tốt. Tất cả chỉ là cố gắng làm sao để sống sót", Diễm nói.

    Berger Ingredients 0
    Chị Diễm thích tự tay nấu các bữa ăn cho gia đình. Ảnh: Coco&Lucas.

    Tại Australia, gia đình Diễm đối mặt với nhiều khó khăn. Cả nhà không ai nói được tiếng Anh, chẳng còn chút tiền nào và cũng không hề quen biết ai ở đây. "Kém ngoại ngữ và sống trong điều kiện nghèo khổ, chúng tôi thường xuyên bị bắt nạt và nghe những lời kỳ thị, phân biệt. Đó là quãng thời gian cơ cực", Diễm chia sẻ với Women In Focus. 

    Vì hoàn cảnh gia đình, Diễm nghỉ học từ lớp 10 để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, chị quen biết với anh Werner Fuggersberger rồi kết hôn và sinh 2 con. Cuộc sống sau kết hôn tưởng như chỉ có nhung lụa khi người chồng kinh doanh phát đạt, nhanh chóng giàu có. Thế nhưng, vào năm 2009, công ty trị giá 27 triệu đôla của chồng chị bị phá sản do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng năm đó, cả bố đẻ và bố chồng chị đều qua đời. Hai vợ chồng ngập trong số nợ 900.000 đôla, không nhà cửa, công việc.

    "Con gái tôi rất hay ốm và tôi nhớ có lần ra hiệu thuốc, tôi chỉ còn 16 đôla trong khi lọ thuốc ho của con giá 18 đôla. Nước mắt tôi cứ thế chảy ra", chị Diễm nhớ lại. 

    "Nhưng sau đó, tôi nói với chồng, cái chúng ta mất chỉ là của cải vật chất. Hôn nhân của chúng ta vẫn bền chặt, con cái khỏe mạnh. Chúng ta vẫn còn khối óc, đôi tay. Cả hai sẽ cùng nhau làm lại".

    Berger Ingredients 0
    Diễm Fuggersberger giới thiệu sản phẩm của mình tại siêu thị. Ảnh: Coco&Lucas.

    Dù vững tin vậy nhưng thời điểm đó, chị Diễm cũng chưa nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân. Chị nảy ra ý tưởng kinh doanh khi thấy một người cháu bị dị ứng thức ăn và việc ăn uống vất vả của con gái mình. Chị tự lên các công thức nấu ăn với những món không chứa gluten và lactose - các thành phần dễ gây dị ứng, và chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

    Sau khi đưa ra thị trường, các sản phẩm bữa ăn trẻ em đông lạnh của chị được nhiều bà mẹ yêu thích. Tuy nhiên, khi ấy vợ chồng Diễm đã cạn vốn. Chị phải đi gõ cửa nhiều ngân hàng và cuối cùng được một cơ sở duy nhất đồng ý cho vay 50.000 đôla.

    Từ số tiền này, chị cùng chồng mở rộng sản xuất, kinh doanh và gặt hái được nhiều thành quả. Ngày nay, công ty của Diễm được định giá hàng chục triệu USD và chị được truyền thông Australia gọi là "bà chủ đế chế thực phẩm" tại nước này. Năm 2016, Diễm được trao giải thưởng Doanh nghiệp sắc tộc tại Australia dành cho khối doanh nghiệp nhỏ.  

    "Tôi rất biết ơn những khó khăn mình đã trải qua. Nếu được sung sướng ngay từ đầu, có lẽ tôi sẽ chẳng nỗ lực nhiều để đạt được mọi thứ như hôm nay", chị nói. 

    Với những phụ nữ đang bắt đầu xây dựng sự nghiệp, chị chia sẻ: "Hãy bắt tay làm ngay những gì dự định. Đừng nghĩ ngợi, phân tích quá nhiều. Phải hành động. Khi bạn đã ngồi trên lưng hổ, thì chẳng có cách nào khác là phải gồng mình phi tới".

    VnExpress (theo Mamamia)