• Không phải một ngành khoa học nào cả, lên Đại học, thần đồng Đỗ Nhật Nam sẽ theo học ngành Âm nhạc.

    Cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam từng gây bão với hàng loạt thành tích khủng khiến ai cũng choáng ngợp bạn còn nhớ không? Hẳn là trong tưởng tượng, bạn vẫn nghĩ Nhật Nam vẫn là cậu bé 10 tuổi. Nhưng không, hôm nay, Đỗ Nhật Nam đã tốt nghiệp THPT rồi đấy. Thời gian trôi nhanh khiến cho con người ta không còn chút ý niệm nào về nó nữa.

    Nhật Nam sinh năm 2001, từng hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất. Năm 2014, Nhật Nam nhận được học bổng của trường Saint Paul, sau đó học tại Trường Phổ thông Church Farm School (Pennsylvania, Mỹ).

    Trong quá trình học tại trường THPT Church Farm School (Pennsylvania, Mỹ), Nhật Nam cũng đạt được một số thành tích đáng nể: giải Nhất hạng mục Thuyết trình của Liên hiệp các trường phổ thông toàn thành phố Dallas; điểm tổng kết 2 học kỳ đạt 99/100 điểm; giải Ba hạng mục Nguyên tắc quản trị kinh doanh trong kỳ thi DECA…

    Cuối năm 2018 vừa rồi, Đỗ Nhật Nam cũng đã trúng tuyển vào một trường đại học của Mỹ với học bổng 71.900 USD/ năm – tức khoảng 6,6 tỷ đồng cho 4 năm học. Pomona College – một trường tư thục có lịch sử lâu đời nằm cạnh Los Angeles. Cùng với Stanford University, California Institute of Technology, Pomona nằm trong top các trường “national liberal arts”  (Đại học khai phóng) tốt nhất nước Mỹ. Pomona có 45 chuyên ngành, nổi bật là Toán học, Khoa học máy tính, Tâm lý học. Trường có tỷ lệ sinh viên/ giảng viên là 8:1.

    Được biết, lên Đại học, Nhật Nam sẽ theo học ngành Âm nhạc.

    Đỗ Nhật Nam không phải là cậu bé thần đồng 10 tuổi nữa mà tốt nghiệp THPT rồi. (Ảnh: Chị Phan Hồ Điệp)

    Chị Phan Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam chia sẻ: "Ngày hôm nay đối với mẹ thực sự đặc biệt.

    Em tốt nghiệp phổ thông và mẹ, mẹ cũng tốt nghiệp khoá học làm mẹ để chuyển sang một giai đoạn mới, học hỏi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn, thương nhớ cũng đẩy hơn.

    18 năm qua, trong khóa học đặc biệt ấy, bề bộn những sai lầm và vấp ngã nhưng cũng ngọt ngào và hạnh phúc. Nếu hỏi mẹ đi lại con đường đó, mẹ có làm tốt hơn không, mẹ không dám chắc. Chỉ có điều chắc chắn mẹ vẫn thương em như thế. Tình thương ấy ĐẦY và TRÒN rồi nên luôn và mãi là như vậy thôi em.

    Nên thành quả 18 năm là giây phút mẹ vừa xuất hiện ở sân trường, mẹ chân thấp chân cao chạy về phía em còn em khi nhìn thấy bóng mẹ thì bỏ cả hàng đang xếp để chạy ùa ra ôm mẹ vào lòng: Mẹ ơi, em đợi mẹ mãi.

    Nên thành quả 18 năm là khi em lên phát biểu vẫn đưa mắt tìm mẹ và mỉm cười.

    Nên thành quả 18 năm là khi em hát bài hát chia tay, em nói trong bài hát có câu: Hãy biết ơn người vì bạn mà khóc thầm, em đã nghĩ đến mẹ.

    Nên thành quả 18 năm là khi quay về phòng dọn đồ cho em, mẹ thấy dưới gối có ảnh mẹ và dòng chữ: Mom, I love you!

    Chỉ vậy thôi Nam là quá đủ cho lễ tốt nghiệp của... mẹ.

    Một chặng đường đã đi qua. Mới ngày nào mẹ còn nghĩ không biết bao giờ được đi họp phụ huynh cho em, giờ thì em đã là chàng trai 18 tuổi.

    Nam ơi, ai rồi cũng nên có câu chuyện để kể về cuộc đời mình. Đó có thể là chuyện vui hay buồn, thành công hay thất bại nhưng nhất định là nên có, để cuộc đời không trôi đi nhạt nhẽo.

    18 tuổi quả trẻ cho những dự định và ước mơ. Nên cứ đi và cứ kể vì hành trình còn là phía trước.

    Hôm nọ em chia sẻ rằng có thể em sẽ học ngành âm nhạc. Mẹ thực sự bất ngờ. Vì đó là điều mẹ chưa nghe thấy em nói bao giờ. Nhưng mẹ chỉ mỉm cười. Vì mẹ làm sao có thể lấy kinh nghiệm ít ỏi của mình để đặt lên em. Nên nếu em chọn gap year, em học âm nhạc hay bất cứ điều gì khác, mẹ vẫn luôn ủng hộ. Vì em trước hết, cần được trải nghiệm để trưởng thành.

    Mẹ rồi sẽ già đi, khó tính hơn, yếu thêm nhưng mẹ vẫn ở ngôi nhà có đầy tình yêu của mẹ, để chở đợi và thương mến em.

    Hôm nay, mẹ tự chúc mừng mẹ vì đã là học sinh luôn cố gắng trong khoá học làm mẹ đấy thiêng liêng và kì diệu.

    Mẹ vui lắm, Nam à..."

    Nhật Nam và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp THPT tại Mỹ. (Ảnh: Chị Phan Hồ Điệp)

    (Ảnh: Anh Đỗ Xuân Thảo)

    Năm 8 tuổi, Nhật Nam đã đạt 940/990 điểm TOEIC, 8 tuổi đạt 617 điểm TOEFL ITP, 10 tuổi đạt 107 điểm TOEFL IBT, 11 tuổi đạt 8.0 IELTS với điểm reading tuyệt đối 9.0.

    Viethome (theo Helino)

  • Những con dao bếp sắc nhọn và được trang trí độc đáo của chàng trai gốc Việt đang được nhiều người trên khắp nước Mỹ biết đến.

    Don Nguyen và những con dao do anh rèn.

    Đam mê xe đua nhưng chàng thanh niên gốc Việt Don Nguyen sống ở vùng ngoại ô Vail của bang Arizona (Mỹ) lại trở nên nổi tiếng với nghề rèn dao bếp.

    Theo chuyên trang ẩm thực Tucson Foodie, Nguyen tốt nghiệp ngành kỹ thuật - khoa học vật liệu tại Đại học Arizona vào năm 2016 và mơ ước làm chuyên gia thiết kế siêu xe.

    Tuy nhiên, sau một trải nghiệm nhớ đời trong dịp đến chơi nhà bạn khi phải loay hoay cắt hành bằng những con dao cùn, Nguyen quyết định tự tay rèn dao cho mình.

    Dần dần những con dao bếp sắc nhọn và được trang trí độc đáo của Nguyen nhanh chóng được nhiều người trên khắp nước biết đến và đặt mua sau khi anh chia sẻ sản phẩm lên một diễn đàn về dao.

    Hiện tại, dao bếp Don Nguyen có giá từ 300-800 USD (7-18 triệu đồng) nhưng những con dao được thiết kế đặc biệt có thể có giá 1.800 USD.

    Những bức ảnh và video về dao của Nguyen cũng thu hút đông đảo cư dân mạng và tài khoản mạng xã hội Instagram của anh hiện có hơn 21.000 người theo dõi.

    Một sản phẩm của Don Nguyen.
    Dao của Don Nguyen thường xuyên cháy hàng.
    Trên website chính thức của mình, Don Nguyen đã ra thông báo không còn dao để bán.

    Viethome (theo Thanh Niên)

  • Vì không tìm được loại áo chống đạn phù hợp trên thị trường, Vy Tran quyết định tự thiết kế sản phẩm này để bảo vệ chính gia đình mình.

    Wonder Hoodie, một doanh nghiệp mới được thành lập ở Vịnh San Francisco, bang California, Mỹ, đang bán một sản phẩm mà chủ nhân của nó, Vy Tran, thực sự không hề muốn phải dùng tới: áo khoác chống đạn.

    Vy Tran mặc áo khoác nỉ có mũ chống đạn do cô thiết kế và sản xuất. Ảnh: Fox13

    Tran, 25 tuổi, nảy ra ý tưởng thiết kế áo chống đạn sau thảm kịch với người hàng xóm của cô ở thành phố Seattle. Người phụ nữ bị một tên cướp có vũ trang bắn chết khi đang đi bộ về nhà vào năm 2016.

    "Người mẹ gốc Việt có hai con đang đi bộ về nhà thì bị một kẻ tiếp cận để cướp ví. Cô ấy đã không chịu thua và vật lộn với tên cướp. Cuối cùng, cô ấy bị bắn 8 phát vào ngực và tử vong ngay tại chỗ, ngay trước nhà cô ấy và nhà tôi", Tran kể.

    Lo lắng cho mẹ và em trai mình vì thường xuyên đi lại ở tuyến đường trên, Tran bắt đầu đi tìm mua áo chống đạn nhưng thất vọng khi có rất ít lựa chọn trên thị trường và mức giá hầu hết lên tới hàng nghìn đôla.

    "Tôi không tìm được cái nào cho phụ nữ hay trẻ em, hoặc ở mức giá mà tôi có thể mua được", cô kể.

    Với những kiến thức từng học về khoa học vật liệu, Tran quyết định tự mình sản xuất áo chống đạn. Năm 2018, sau khi thiết kế của cô được Viện Tư pháp Quốc gia Mỹ xác nhận đáp ứng các tiêu chuẩn, Tran thành lập công ty và bắt đầu bán ra bộ áo chống đạn gồm một áo khoác nỉ có mũ, một áo khoác jean, một áo vest và các phụ kiện khác.

    Áo khoác nỉ có mũ chống đạn do Wonder Hoodie sản xuất. Ảnh: Fox13 

    Wonder Hoodie đã nhận được nhiều phản hồi bày tỏ sự quan tâm từ các trường học và các bậc phụ huynh. Một khách hàng đã mua áo chống đạn cho người vợ làm giáo viên, trong khi người khác mua áo để an tâm đến rạp chiếu phim.

    Tran cho hay cô rất đau lòng khi phải sản xuất áo chống đạn cho trẻ em. Cô ước mình không phải bán ra sản phẩm này nhưng không thể phủ nhận nhu cầu của khách hàng.

    Wonder Hoodie đã được cấp bằng sáng chế cho thiết kế bảo vệ đầu mà áo chống đạn truyền thống không đáp ứng được, và khóa kéo kết nối phần chống đạn với áo khoác để người dùng có thể thuận tiện giặt giũ.

    Sản phẩm được làm từ sợi kevlar và được xếp hạng 3A, mức bảo vệ cao nhất đối với áo chống đạn hạng nhẹ. Theo các thông số kỹ thuật của Wonder Hoodie,  áo có thể bảo vệ người mặc trước những loại vũ khí như súng Magnum cỡ nòng 11 mm.

    Áo khoác chống đạn kích cỡ trẻ em có giá là 450 USD, trong khi kích cỡ người lớn là từ 595 USD, còn áo khoác jean chống đạn có giá 525 USD. Tran cho biết cứ 10 sản phẩm được bán ra, công ty sẽ tặng một áo cho giáo viên trường công.

    "Tôi chỉ đang làm công việc của mình để nếu có ai như mẹ hay em trai tôi tìm kiếm sản phẩm như thế, chúng sẽ có sẵn cho họ", Tran nói.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Những người Việt sinh năm 1976 tại châu Âu đang chứng tỏ bản lĩnh thích nghi, hội nhập trên quê hương thứ hai, đồng thời luôn hướng về nguồn cội.

    Tối 21/4 gần 200 người Việt sinh năm Rồng (1976) trên khắp châu Âu đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Thủ đô Praha của Cộng hòa Séc để xác định phương hướng hoạt động sắp tới.

    Dù mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung: năng động, ý chí vượt khó, tạo lập cuộc sống ổn định, kinh doanh thành công, và hứa hẹn kế tục lớp cha anh đi trước.

    Chị Vũ Thị Thu Thủy cho rằng có được cuộc sống ổn định và thành công tại châu Âu đòi hỏi nỗ lực rất lớn của người Việt xa xứ.

    Bước chân sang Na Uy sinh sống được 6 năm, chị Vũ Thị Thu Thủy, chủ một cửa hiệu phun xăm thẩm mỹ, cho biết tới thời điểm này chị không nghĩ vợ chồng chị lại có thể tạo dựng được cuộc sống ổn định tại châu Âu sau quá nhiều khó khăn trở ngại lúc ban đầu.

    “Thực sự hai năm đầu mình chỉ muốn quay trở về Việt Nam, bởi mọi cái đối với mình quá bỡ ngỡ: tiếng không biết, đường xá không quen, không bạn bè, tiền chưa kiếm ra được nhiều, rất khó khăn,” chị Thủy chia sẻ. “Tới năm thứ ba thì mọi thứ dần dần ổn và mình mới hội nhập được… Mình nghĩ đã ra nước ngoài thì phải chấp nhận lao động vất vả, và để có sự thành công thì đó là cả một sự nỗ lực, mình phải cố gắng thôi.”

    Lao động vất vả từ sáng tới tối, thậm chí thay đổi nhiều nghề khác nhau với hy vọng cải thiện cuộc sống gia đình là đặc điểm chung của rất nhiều người Việt khi bước chân ra nước ngoài lập nghiệp. Anh Trần Duy Nhất, quê ở Hải Dương, tâm sự khi sang Cộng hòa Séc năm 2008, anh phải gây dựng kinh tế gia đình từ hai bàn tay trắng.

    “Lúc đầu sang đây cũng bế tắc, tâm lý chán nản và muốn quay về lắm vì sự khác lạ về văn hóa, tiếng không biết, nghề nghiệp thì không ổn định…. Nhưng được mọi người động viên nên cố gắng trụ lại”, anh Nhất nhớ lại.

    “Trải qua nhiều nghề khác nhau như xây dựng, bán hàng vải (quần áo) và bán hàng thực phẩm, giờ đây mình cũng tạm hài lòng với cuộc sống khi cùng vợ đảm đương được thu nhập cho gia đình và chăm lo giáo dục cho 3 người con”, anh Nhất chia sẻ thêm.

    Anh Nguyễn Quyết Tiến (ngoài cùng bên phải) mong muốn chung tay giúp hoàn cảnh khó khăn ở quê nhà.

    Với anh Nguyễn Quyết Tiến, quê ở Hà Nội, định cư tại thành phố Baden (Đức), thì có chút may mắn hơn khi được chị gái ruột tại Đức hỗ trợ lúc bước chân sang năm 1991. Mặc dù vậy, xác định phương châm tự lực cánh sinh là chính, anh từng bước vượt qua nhiều vật cản trên con đường dẫn tới thành công.

    Là chủ một nhà hàng với 20 lao động được thuê làm việc, hàng ngày anh  Tiến vẫn dậy sớm đưa con tới trường, đi chợ và quay trở lại quán xuyến công việc nhà hàng tới tận 10 giờ đêm.

    “Công việc cũng khá ổn định từ cách đây 6 năm nên cuộc sống gia đình và người thân giờ đây cũng khá giả hơn nhiều. Dù ít tuổi hơn, nhưng mình có thể tự hào nói rằng mình có may mắn và đạt được thành công hơn lớp đàn anh đi trước, tuy nhiên mình vẫn còn phải cố gắng nhiều” anh Tiến thổ lộ.

    Sống xa quê, ngoài nhiệm vụ hàng đầu là ổn định kinh tế gia đình, hội nhập xã hội sở tại, người Việt không quên giáo dục con cái về truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc.

    Không chỉ riêng chị Thủy, anh Tiến, anh Nhất mà còn nhiều người Việt khác đều tích cực cho con tham gia các hoạt động cộng đồng, thậm chí cho con về Việt Nam dịp nghỉ hè hằng năm để các cháu có thêm điều kiện gần gũi ông bà, người thân, tìm hiểu văn hóa cội nguồn và trau dồi vốn tiếng Việt giờ đây được ví như ngoại ngữ đối với các cháu.

    Vinh danh những người tiên phong đóng góp vào việc thành lập hội những người tuổi Rồng (1976) tại châu Âu.

    Thêm vào đó, các anh, chị cũng tích cực tham gia các đợt quyên góp ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn nơi quê nhà như người nghèo, đồng bào vùng bị bão lụt, trẻ em mồ côi, hay phát tâm xây dựng chùa….

    Mới thành lập và đi vào hoạt động được 4 tháng, hội những người tuổi Rồng (1976) tại châu Âu đã thu hút gần 300 hội viên từ nhiều nước khác nhau như Séc, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Ba Lan, Áo, Slovakia…. Đại hội tại thủ đô Praha (CH Séc) là buổi quy tụ đầu tiên để xác định định hướng hoạt động của hội trong thời gian tới, trong đó thiện nguyện hướng về quê hương được coi là hoạt động bản lề.

    Anh Nguyễn Thành Vinh, hội trưởng, cho biết, “Mục đích đầu tiên của việc thành lập hội là gắn kết các bạn trên khắp châu Âu về một mối để kết nối, giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Sau đó chúng tôi nghĩ tới việc thành lập một nhóm thiện nguyện quyên góp về cho quê hương Việt Nam, và đây là một mục tiêu chính của hội”.

    Thực tế thời gian qua cho thấy dù cuộc sống ngày một khó khăn, nhưng những người Việt sinh năm Rồng (1976) tại châu Âu vẫn chứng tỏ bản lĩnh không ngại khó, quyết vươn lên và ổn định cuộc sống tại vùng đất được coi là quê hương thứ hai của mình. Họ đang nỗ lực để có được thành công trên con đường lập nghiệp, hội nhập, xứng đáng là lớp kế cận cha anh, nhưng vẫn không quên nguồn cội.

    Viethome (theo VOV)

  • Sau khi ‘Avengers: Endgame‘ ra mắt, khán giả Việt nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện của một cái tên Việt Nam trong đội ngũ sản xuất. Đó là Giám đốc sản xuất Trinh Trần.

    Nhà làm phim nữ mang dòng máu Việt Nam – Trinh Trần.

    Avengers: Endgame khẳng định sức hút khi kéo khán giả đến kín rạp hàng loạt suất chiếu. Đóng góp vào sự thành công của phim không chỉ có dàn diễn viên mà còn cả đội ngũ sản xuất âm thầm cống hiến phía sau máy quay. Một trong số đó là một nhà làm phim nữ mang dòng máu Việt Nam – Trinh Trần.

    Hoài bão trở thành nhà làm phim dù khó khăn

    Làm việc với Marvel Studios từ bộ phim đầu tiên – Iron Man (2008) – tới nay, Trinh Trần có những bước đi chậm và chắc trong sự nghiệp. Cô khởi đầu ở vị trí trợ lý hậu kỳ trong năm phim: Iron Man (2008), The Incredible Hulk (2008), Iron Man 2 (2010), Thor (2011), Captain America: The First Avenger(2011)và The Avengers (2012).

    Từ năm 2014, Trinh Trần đảm nhận vị trí Điều hành sáng tạo, có mặt trong các khâu sản xuất của Captain America: Civil War (2016) và Captain America: The Winter Soldier (2014). Với Avengers: Infinity War và Avengers: Endgame, Trinh Trần được Marvel tin tưởng giao cho trọng trách Giám đốc sản xuất.

    Trở thành nhà làm phim là ước mơ từ nhỏ của Trinh Trần. Sau khi tốt nghiệp chương trình làm phim mùa hè Inner – City Filmakers (ICF), cô tham gia hỗ trợ sản xuất bộ phim Monster House (2006) của đạo diễn Gil Kenan.

    ICF là chương trình đào tạo nghề nghiệp lĩnh vực giải trí ở California, Mỹ. Thành lập năm 1993 bởi Fred Heinrich và Stephania Lipner, tổ chức phi lợi nhuận này mở cửa để tạo điều kiện cho các thanh thiếu niên có kinh tế khó khăn nhưng mong muốn làm việc trong ngành giải trí.

    Không còn là một trợ lý chạy việc, Trinh Trần giờ đây có một ghế trong bàn tròn, có quyền cất tiếng nói và có sức ảnh hưởng tới đường đi của Vũ trụ Điện ảnh Marvel.

    Nữ siêu anh hùng mới nhất của vũ trụ Marvel.

    Tương lai của nữ quyền trong MCU

    Nói về vai trò sắp tới của hệ thống nhân vật nữ trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU), Trinh Trần khẳng định rằng người hâm mộ sẽ được chiêm ngưỡng sự hiện diện của họ thường xuyên hơn.

    “Trong Avengers: Endgame, phân cảnh các nữ anh hùng sát cánh chiến đấu đã tăng thêm sự hào hứng ở khán giả. Trong khi, trước đó cả biệt đội Avengers chỉ có mình Black Widow”, nhà làm phim nói.

    Với quyền hạn của mình, Trinh Trần hướng tới việc cân bằng vị trí giữa các nhân vật nam và nhân vật nữ. Hơn nữa, hình tượng của các nữ anh hùng cũng được xây dựng để trở thành một hình mẫu mà các cô gái có thể học theo.

    “Mọi nhân vật nữ của chúng tôi đều mang cá tính riêng. Điều này thể hiện ngay trong chủ nghĩa anh hùng của họ. Wonder Woman và Captain Marvel đại diện cho hai điều khác nhau. Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải lắng nghe khán giả để sửa đổi, đồng thời, tôn trọng nguyên tác nhân vật của mình”, Trinh Trần khẳng định.

    Dàn diễn viên nữ của Marvel Studios.

    Xu hướng thay đổ tỷ lệ nữ giới trong ngành công nghiệp điện ảnh

    Tuy nhiên, đây mới chỉ là câu chuyện trước ống kính. Trên thực tế, số lượng nữ giới trong đội ngũ sản xuất phim vẫn còn ít. Địa vị của Trinh Trần tại một hãng phim lớn như Marvel là sự cổ vũ cho tiến trình đa dạng hóa sắc tộc và giới tính nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện ảnh.

    Theo thống kê của Womenandhollywood năm 2018, trong 250 phim điện ảnh có doanh thu cao nhất, 92% số phim không có nữ giới ở vị trí đạo diễn, 74% số phim không có nữ giới ở vị trí dựng phim và 93% số phim không có nữ ở vị trí biên kịch.

    Với vị trí Giám đốc sản xuất của Trinh Trần, tình hình có khả quan. Nữ giới đảm nhận chức danh này chiếm tới 21% trong số Top 250 phim có doanh thu cao nhất.

    Trinh Trần chia sẻ: “Trong bốn năm sản xuất Infinity War và Endgame, tôi trực tiếp làm việc với anh em nhà Russo (đạo diễn) nên không có nhiều cơ hội ra ngoài tìm kiếm thêm thành viên. Tuy nhiên, chúng tôi có hướng tới việc chào đón thêm nhiều nữ giới vào đội ngũ của mình”.

    Viethome (theo Zing)

  • Trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lần đầu tiên tiết lộ chuyện kinh doanh khi ông còn là sinh viên học tập tại Moscow, Nga.

    Ông Vượng cho biết, thực ra ông bắt đầu khởi nghiệp từ khi là sinh viên năm thứ 3 đại học. Khi đó, ông thuê một phòng tại Dom 5, Moscow để buôn bán nhưng càng buôn càng lỗ. Ông Vượng thừa nhận khi đó mình "buôn bán kém" và sau khi thua lỗ đã chuyển sang mở nhà hàng, cũng tại Dom 5.

    Một thời gian sau, ông Vượng quay lại với nghiệp buôn bán, nguồn hàng được nhập từ Việt Nam. Với đặc thù nước Nga có khí hậu lạnh, ông Vượng quyết định buôn áo gió và nhanh chóng kiếm được rất nhiều tiền.

    Thế nhưng, là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, ông Vượng không phản ứng kịp với thị trường. Hệ quả là ông đánh mất sạch những gì mình kiếm được và phá sản. Đến khi rời Moscow để tới Kharkov, Ukraine, ông vẫn còn gánh trên vai khoản nợ 40.000 USD.

    Có thể thấy, việc kinh doanh rồi thua lỗ, thậm chí phá sản không phải là chuyện hiếm. Điều này xảy ra ngay cả với những người cực kỳ thành công và giàu có như ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, cách đứng dậy sau những thất bại thì không phải ai cũng giống ai. 

    Đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, sau khi rời Moscow, ông cùng vợ tới Kharkov chỉ với số vốn ít ỏi vài nghìn USD vay từ bạn bè. Không có nhiều tiền trong tay, ông Vượng đã quyết định mở một nhà hàng. Nhờ đồ ăn ngon, giá cả vừa phải, nhà hàng của ông Vượng nhanh chóng hút khách và nổi tiếng, giúp ông gây dựng lại những đồng vốn ban đầu.

    Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, đời sống người dân Kharkov gặp khó khăn, ông Vượng nắm bắt cơ hội, chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, là sản xuất mì ăn liền với thương hiệu Mivina. Sản phẩm này nhanh chóng được người dân Kharkov đón nhận và lan rộng, nổi tiếng trên toàn Ukraine rồi sau đó được xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới như Đức, Ba Lan, Israel, Latvia, Estonia...

    Sau thành công với mì ăn liền, ông Vượng sản xuất tiếp nhiều mặt hàng mới, như khoai tây nghiền, gia vị, bao bì sản phẩm... và thành lập công ty Technocom. Công ty này đã giải quyết công ăn việc làm cho 3.000 người lao động Kharkov, trở thành doanh nghiệp đóng thuế lớn của tỉnh và là nhà tài trợ thường xuyên cho các chương trình phúc lợi y tế, môi trường, văn hóa xã hội của thành phố.

    Đầu những năm 2000, khi việc làm ăn đang thuận lợi, ông Vượng đã quyết định bán Technocom cho Nestle và trở về Việt Nam lập nghiệp. Ông lập ra công ty Vincom hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với điểm nhấn là tòa tháp Vincom trên đường bà Triệu, Hà Nội. Công ty Vincom sau này được sáp nhập với Vinpearl để trở thành Tập đoàn Vingroup, tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.

    Với bất động sản là xương sống, Vingroup liên tục mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, như bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục. Đáng chú ý, từ giữa năm 2018, Vingroup đã công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

    Từ một anh sinh viên đi buôn áo gió, giờ đây ông Phạm Nhật Vượng đã trở thành tỷ phú đô la, trong top 300 người giàu nhất hành tinh. Vingroup của ông Vượng có slogan là "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" và ông Vượng đang muốn nhân rộng tinh thần này ra toàn xã hội. Vingroup đã thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng tài trợ cho các dự án nghiên cứu có ý nghĩa, có tác động lớn tới xã hội với mức đầu tư tối thiểu là 2 tỷ đồng và tối đa là không có trần. Nếu sản phẩm có ý nghĩa, quỹ này sẵn sàng hỗ trợ để sản xuất ra tới sản phẩm cuối cùng.

    "Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ, mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời", Chủ tịch Vingroup nói.

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Một cựu sinh viên gốc Việt của Đại học California Irvine Mỹ (UCI) đã tình cờ phát minh ra một loại pin có thể sử dụng đến 400 năm, mở ra một tương lai mới mà không bao giờ phải lo lắng việc thay pin.

    Theo tờ The Epoch Times, cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery – trong khi cô đang nghiên cứu cách chế tạo pin sạc dây nano có chất lượng tốt hơn. Sau khi cô phủ một tập hợp các sợi nano vàng trong một loại gel điện phân, rồi đóng gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Trong vòng 3 tháng thử nghiệm, cô đã tạo ra một mạch chịu được 200.000 chu kỳ điện tích chưa từng có.

    Cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery. (Ảnh: Priscilla Iezzi)

    Trong thời gian thử nghiệm bằng cách sử dụng nhiều lần để kiểm tra, thì loại pin này không bị mất hiệu suất, cũng không bị đứt dây nano, và các sợi nano bên trong trở nên bền vừng hơn nhiều lần. Thông thường các sợi nano sẽ bị gãy sau khoảng chu kỳ sạc/xả tối đa 8.000 lần, sau đó pin bắt đầu yếu dần và không hoạt động được nữa.

    Nhưng với phát minh của cô Mya sẽ làm tuổi thọ của pin lâu hơn gấp nhiều lần. Cô Mya có thể tạo ra một loại pin thương mại không bao giờ cần phải thay thế. Chúng có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ máy tính đến điện thoại, các đồ gia dụng, xe hơi, thậm chí cả máy bay và phi thuyền.

    Cô Mya Le Thai đang làm thí nghiệm tại trường đại học UCI khi còn là nghiên cứu sinh năm 2016. (Ảnh: UCI)

    Tuy nhiên, phát minh của cô vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu tại UCI vẫn chưa tìm ra lý do tại sao gel điện phân bảo tồn dây nano vàng ngay cả khi sử dụng quá nhiều. Đồng thời, họ cũng đang tìm phương án để thay thế cho vàng để chi phí ít tốn kém hơn, theo Business Insider.

    Khi còn là nghiên cứu sinh vào năm 2016, cô Mya luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật pin “nanowire”, nó mỏng hơn tóc người hàng ngàn lần, diện tích bề mặt của dây siêu nhỏ cho phép lưu trữ và truyền công suất lớn hơn cho các điện tử.

    Cô Mya Lê Thái đã tốt nghiệp bằng tiến sĩ Đại học UCI, hiện đang làm kỹ sư cho hãng máy tính Intel Corporation. Cô vẫn đang nghiên cứu để làm phát minh được hoàn thiện hơn và có thể tạo ra loại pin dùng đến hàng thế kỷ.

    Nhưng trong khi đợi cô Mya và các khoa học gia tìm ra phương án để phổ biển loại pin có năng lượng bền vững này, chúng ta vẫn tiếp tục sạc pin điện thoại cũng như các thiết bị khác mỗi ngày khi nó hết pin.

    Viethome (theo DKN)

  • Nam Nguyễn, một sinh viên năm thứ tư tại trường đại Washington State University (WSU), vừa được trao một giải thưởng quốc gia Lãnh đạo Sinh viên Toàn cầu.

    Chàng thanh niên gốc Việt có ngoại hình như một hot boy có tên Nam Nguyễn đang trở thành tâm điểm của giới trẻ ở Mỹ khi nhận được giải thưởng lớn do Diversity Abroad, một tổ chức kết nối và đào tạo các sinh viên mới tốt nghiệp và các chuyên gia trẻ tuổi làm quen với kinh nghiệm quốc tế để chuẩn bị cho cơ hội nghề nghiệp và giáo dục trong tương lai.

    Nam Nguyen

    Theo tin của WSU News, Nam Nguyễn là con út trong một gia đình có 2 chị gái và một anh trai. Nam Nguyễn sinh ra tại Đồng Nai, Việt Nam và sang Mỹ năm 16 tuổi và lớn lên tại Kent, tiểu bang Washington. Anh là người đầu tiên trong gia đình vào đại học, và nay là sinh viên đầu tiên trong lịch sử 127 năm của trường WSU từng học tại bảy lục địa trên thế giới. Theo chương trình du học tại trường Washington State University, trong bốn năm qua Nam Nguyễn đã học tại 11 trường ở Ý, Đức, Anh, Ba Tây, Úc, Hàn Quốc...

    Người nhận giải thưởng Global Student Leadership thường đã thành lập phương pháp mới và đạt được sự xuất sắc toàn diện, tất cả với mục đích trang bị các sinh viên sự đa dạng để thành công trong học tập và sự nghiệp bằng cách tiếp cận công bằng với giáo dục toàn cầu. Nam Nguyễn là sinh viên rất xuất sắc và đang học hai môn kinh doanh và tiếp thị quốc tế tại phân khoa Carson College of Business thuộc đại học WSU, đã nhận được giải thưởng trong tháng Ba này tại Hội nghị Du học Đa dạng tổ chức tại Boston.

    Nam là một sinh viên xuất sắc, đam mê giáo dục quốc tế và đã chứng tỏ sự xuất sắc trong lãnh vực này,” bà Jessica Cassman, trợ lý trưởng khoa kinh doanh và các chương trình quốc tế học của phân khoa Carson College of Business, cho biết.

    “Kể từ lần du học hè đầu tiên ra nước ngoài đến Ireland, Vương Quốc Anh, Nam Nguyễn đã hoàn thành 11 chương trình du học. Anh là sinh viên đầu tiên trong lịch sử 127 năm của WSU đi du học ở mọi châu lục.”

    Nam Nguyễn đã trưng cờ của trường tại Nam Cực trong hình trên. (WSU)

    Thông qua kinh nghiệm đi nhiều nơi của mình, Nam Nguyễn đã có được những kiến thức mới về cách mọi người giải quyết vấn đề trên khắp thế giới. Anh ấy cũng học được nhiều hơn về bản thân mình qua lăng kính của các thế giới quan khác và có sự trân trọng với các nền văn hóa và tín ngưỡng khác, Nam cho biết.

    “Nam là ví dụ điển hình nhất về cách trao đổi quốc tế có thể mở ra cánh cửa tương lai,” bà Stefanie Gruber  Sliva, một viên chức của chương trình DAAD Bắc Mỹ cho biết. “Thông qua nỗ lực không ngưng nghỉ và sức hút phong phú từ nước ngoài, anh đã tạo cơ hội giáo dục toàn cầu dễ tiếp xúc hơn với nhóm đồng nghiệp rộng lớn của mình.

    “Là một nghiên cứu sinh trong Chương Trình Học Giả WSU McNair, Nam Nguyễn khám phá lý do tại sao một số điểm đến du học lại phổ biến hơn những nơi khác, cũng như những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên. Dự án sẽ giúp các sinh viên học tập kinh nghiệm du học, cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho các nhà tư vấn và những người thiết kế các chương trình du học,” bà Stefanie nói.

    Nguyễn đã trình bày nghiên cứu của mình tại một số hội nghị quốc tế và sẽ trình bày tại Đại Học Stanford ở California trong tháng Tư. Vào tháng Năm, anh sẽ tới Oldenburg, Đức, để trình bày nghiên cứu của mình tại Đại hội Thế giới về Nghiên cứu Đại học.

    Trong thời gian qua Nam Nguyễn làm việc như một nhà cố vấn và giúp sinh viên quốc tế mới được thích hợp với trường WSU tại thị xã Pullman và Mỹ. Là một cố vấn học tập toàn cầu, anh trình bày thông tin du học toàn cầu 101 và tư vấn cho các sinh viên khác quan tâm đến giáo dục ở nước ngoài. Anh ủng hộ tất cả các sinh viên và hỗ trợ tạo ra chương trình LGBTQ + chương trình du học tập trung đầu tiên của WSU.Nam Nguyễn cũng đã quản lý chương trình “Tham gia vào thế giới,” mời những người thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và kiến ​​thức văn hóa của họ với các lớp học tại WSU và các nhóm cộng đồng địa phương như trường học và các trung tâm cao cấp.

    “ Nam có cá tính và tố chất cho phép anh  trở thành một sinh viên thành đạt, một người có tầm ảnh hưởng và một con người tốt bụng và chu đáo”, Christine Oakley, giám đốc WSU Global Learning nói. Khả năng tương tác thực sự của anh ấy với sinh viên là một phương pháp hoàn hảo cho kiểu dạy và học chỉ xảy ra thông qua sự tham gia ngang hàng.

    Viethome (theo Dân Việt)

  • 18 năm lăn lộn trên đất Mỹ, Tiến sĩ Huỳnh Wynn Trần đã nhiều lần chỉ muốn xách balo về nước. Từ một sinh viên kiến trúc năm cuối ở Việt Nam, sau 18 năm, Tiến sĩ Huỳnh đã có bằng bác sĩ, là chủ một phòng khám tư và đang giảng dạy ở một trường y khoa. 

    Để đạt được những thành quả này, anh đã phải trải qua vô vàn khó khăn, thách thức mà chỉ những người từng lăn lộn nơi xứ người mới có thể thấm thía.

    Cú ‘sốc’ điểm C của sinh viên giỏi

    Khó khăn đầu tiên đến với anh là ngôn ngữ. Mặc dù là một sinh viên giỏi ở Việt Nam với vốn tiếng Anh được bạn bè ngưỡng mộ, nhưng khi đặt chân sang Mỹ, trong tuần đầu tiên của khóa tiếng Anh, anh nhận điểm C to đùng.

    ‘Tôi buồn đến muốn khóc khi nghĩ đến gia đình đang vất vả mưu sinh cho tôi được đi học. Tôi càng buồn hơn khi nhớ đến thời oanh liệt ở Việt Nam, được vây quanh bởi những lời khen và sự thán phục đàn em’, BS Huỳnh nói.

    Sau đó, nhờ sự chỉ dẫn của một nhà giáo già, anh đã thay đổi cách học của mình và dần tiến bộ hơn.

    Tốt nghiệp trường Kiến trúc ở Mỹ, anh ra trường và tìm được công việc đúng ngành nghề theo học. Nhưng sau khi đi làm 2 năm, anh nhận thấy công việc không phù hợp với mình. Anh quyết định theo học trường Y và chấp nhận quay lại vạch xuất phát.

    ‘Danh sách những việc sẽ phải làm “to-do-list” để chuẩn bị cho nghề y tương lai của tôi dài hơn 3 trang giấy, chi chít những khoanh tròn, sắp xếp thứ hạng ưu tiên những việc cần làm ngay’ – bác sĩ Huỳnh kể. 

    Để rút ngắn thời gian học và tiết kiệm tiền bạc, anh dự tính mình sẽ phải nhận số tín chỉ nhiều gấp rưỡi hoặc gấp đôi sinh viên bình thường. ‘Tôi cũng tính sẽ đi làm thêm sau giờ học buổi chiều hoặc cuối tuần để có thêm tiền trả nợ. Khi người ta chưa biết mùi thất nghiệp thì họ ít có cảm giác thiếu thốn. Khi người ta thất nghiệp thì cái thiếu thốn đó hiện rõ ra, dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ’, nam bác sĩ chia sẻ.

    Cách lái xe lên dốc khi túi chỉ còn 5 đô la

    Bác sĩ Huỳnh nhớ lại một kỷ niệm vào tuần thứ 2 đi học. Khi thấy xe sắp hết xăng, anh móc ví lấy tiền đổ xăng nhưng ví chỉ còn 5 đô la.

    ‘Tôi chợt nhớ ra mình đã nghỉ việc. Tôi đổ xăng vừa đúng 5 USD và cố chạy tiết kiệm nhất có thể. Chiếc Honda Civic số tay nên lên dốc tôi dùng trớn xe, ít đạp ga, chỉ để xe vừa đủ lên dốc. Những lúc xuống dốc, tôi trả cần số về 0 và giữ ga tối thiểu. Sau này tôi vẫn nhớ lại cảm giác những lần chạy kiểu tiết kiệm đó’.

    Bác sĩ Huỳnh đã phải làm đủ các loại công việc để có tiền ăn học. Ảnh: NVCC 

    Anh cũng nhớ về kỷ niệm đi làm ‘nail’ (làm móng) – một công việc rất phổ biến với người Việt ở Mỹ.

    ‘Đây là nghề kiếm được khá nhiều tiền ở Michigan vì đa số khách hàng là người Mỹ trắng, thường cho tiền típ cao. Ai làm nail ở Michigan cũng có nhà cao cửa rộng, đi xe Lexus láng cóng. Nghề nail cũng không cần giỏi tiếng Anh, chỉ cần giao tiếp sơ sơ với khách hàng. Tôi nhẩm tính mình có thể làm hai ngày cuối tuần và kiếm được trên 150 đô la (trong khi làm kiến trúc, tôi nhận được 100 đô mỗi ngày)’, BS Huỳnh nói.

    Nhưng mọi thứ không đơn giản như dự tính của anh. Trong những ngày làm việc đầu tiên, mùi hăng hắc của keo dán khiến anh không chịu nổi và phải nghỉ việc ngay sau đó.

    Làm ‘nail’ không thành, anh lại chuyển sang chạy bàn cho một nhà hàng Trung Quốc. Khi đang làm ở nhà hàng thì có người giới thiệu anh đi làm phiên dịch viên cho bệnh nhân người Việt ở bệnh viện. Thấy công việc ít nặng nhọc, lại gần gũi với ngành nghề mình đang theo học, anh thấy thích công việc này và làm lâu dài về sau.

    Suốt những năm học nghề y, lịch học và làm việc của anh kín mít. Buổi sáng, anh học gấp đôi so với bạn cùng lớp. Buổi chiều học xong, anh về ăn rồi lăn ra ngủ. Đến đêm, anh lại thức làm dịch thuật qua điện thoại đến sáng rồi đi học tiếp.

    Những giai đoạn đầy chông gai trên đất Mỹ giúp anh trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Ảnh: NVCC 

    ‘Thế nhưng hình như lịch làm việc như vậy vẫn chưa đủ cực. Tôi hy sinh thêm một buổi ngủ nướng cuối tuần, xin làm tình nguyện ở bệnh viện. Trong suốt những ngày tháng cực nhọc của mình, tôi luôn nghĩ tới viễn cảnh một ngày sẽ trở thành bác sĩ, mặc áo trắng khám bệnh’, anh bộc bạch.

    Sau một năm nỗ lực, anh tốt nghiệp xuất sắc văn bằng đại học thứ 2 về y sinh học. ‘Cái giá tôi phải trả cũng không quá đắt. Tôi giảm 5 kg và già đi gần 10 tuổi do phải liên tục thức khuya làm thông dịch viên và học bài’.

    Cùng lúc đó, anh được vinh danh tại bệnh viện do làm thiện nguyện tốt. Một bác sĩ trong bệnh viện đã viết cho anh một lá thư giới thiệu rất hay để nộp hồ sơ vào trường Y.

    Đừng chọn sống an toàn giữa cộng đồng người Việt ở Mỹ

    Nhìn lại chặng đường mình đã đi qua, bác sĩ Huỳnh nói, yếu tố quan trọng nhất là hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ. Trong nhiều lần về Việt Nam nói chuyện với sinh viên, anh nhận thấy các bạn hay tiếc.

    ‘Các bạn thấy ngành mình đang học không phù hợp, muốn chuyển sang ngành khác nhưng không dám, vì tiếc. Nếu không dám thay đổi vì tiếc thì 10 năm sau, các bạn vẫn làm công việc đó, vị trí đó và cứ nuối tiếc mãi. Tôi cho rằng không bao giờ là muộn với những người trẻ’, BS nói.

    Từ kinh nghiệm của mình, bác sĩ Huỳnh chia sẻ: ‘Các bạn đừng nghĩ quá xa về việc mình có làm được không, đừng đặt ra những mục tiêu quá lớn, mà hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành nó từng chút một. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra mình đã xây được một bức tường từ những viên gạch nhỏ’.

    ‘Khi đã chọn sống và làm việc ở Mỹ, hãy tìm cách thoát ra khỏi ‘comfort zone’ (vùng an toàn) của mình’ – bác sĩ Huỳnh chia sẻ. Ảnh: NVCC 

    Anh cho rằng, khi đã chọn sống và làm việc ở Mỹ, hãy tìm cách thoát ra khỏi ‘comfort zone’ (vùng an toàn) của mình. ‘Người Việt Nam qua đây thích ở Cali – những nơi có nhiều người Việt sinh sống. Nhưng làm như thế sẽ không đi xa được. Bạn hãy tự tin sống chung với người bản địa, với văn hóa bản địa. Đã qua Mỹ, đã đi du học là phải hòa mình vào cộng đồng của người bản địa’.

    ‘Đã có những lúc tôi nhớ Việt Nam tới nao lòng. Đã có những lúc tôi muốn bỏ hết mọi thứ về Việt Nam sống… Nhưng vượt qua được những giai đoạn đó, tôi học được cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống của mình’, anh Huỳnh kể.

    Anh cũng từng chứng kiến, có những người đang có vị trí, công việc tốt ở Việt Nam, sang Mỹ định cư, biết nỗ lực phấn đấu, vẫn có được một công việc tốt ở Mỹ. Theo anh, sự chăm chỉ đóng vai trò rất quan trọng.

    Ngoài ra, để sống tốt ở Mỹ còn cần sự nhạy cảm về văn hóa. ‘Thay vì rủ nhau đi làm ‘nail’ hay trốn thuế thì mình phải tìm hiểu về luật pháp sở tại, về văn hóa bản xứ, chứ không phải là a dua theo văn hóa người Việt ở đó’.

    Tốt nghiệp ngành Y ĐH Buffalo và chương trình Tiến sĩ Y khoa tại trường Y khoa, ĐH State University of New York, hiện bác sĩ Huỳnh Wynn Trần là chủ một phòng khám tư ở khu người Việt phía đông Los Angeles. Anh cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị mở một phòng khám mới ở khu vực ngoài cộng đồng người Việt.

    Bác sĩ Huỳnh hiện còn là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, chuyên nhận bác sĩ nội trú đến phòng khám của mình để giảng dạy. Anh cũng đang giảng dạy tại trường Y của California Northstate University.

    Viethome(theo Vietnamnet)

  • Cô chủ gốc Việt xinh đẹp, đầu bếp nổi tiếng gốc Việt của nhà hàng Hai Hai- Christina Nguyễn đã lọt vào top 3 đầu bếp xuất sắc của vùng Trung tây Mỹ.

    Theo tin của báo kinh doanh địa phương, tờ Minneapolis / St. Paul Business Journal, ngày 27/3, 3 đầu bếp trong vùng đô thị Minneapolis, Mỹ đã được lọt vào vòng chung kết của giải 2019 James Beard Award.

    Ba người này gồm có bà Jamie Malone ở nhà hàng Grand Cafe, cô Christina Nguyễn tại nhà hàng Hai Hai, và bà Ann Kim ở nhà hàng Young Joni. Họ được vào chung kết của giải thưởng Đầu Bếp xuất sắc nhất vùng trung tây Mỹ (Best Chef – Midwest). Vòng chung kết của giải này hiện đang có tới năm đầu bếp. Bà Ann Kim gốc Hàn cũng từng vào chung kết vào năm ngoái nhưng không thắng. 

    Trong lĩnh vực nấu ăn, giải James Beard được xem như giải Oscars trong ngành điện ảnh tại Mỹ. Vào tháng Giêng đầu năm nay, tiệm Phở 79 tại Little Saigon, Quận Cam đã thắng giải Americas Classics Award của James Beard. Tiệm phở Việt Nam này cũng là nhà hàng đầu tiên tại Quận Cam từng thắng giải James Beard.

    Nữ đầu bếp gốc Việt Christina Nguyễn được đánh giá là mang đến một sản phẩm tuyệt vời cho món ăn đường phố Đông Nam Á với sự vui tươi, trái tim và rất nhiều nhiệt huyết.

     

    Nhà hàng Hai Hai của cô chủ gốc Việt Christina Nguyễn là một trong những nhà hàng mới được nhắc đến nhiều của năm 2018 . Đến nhà hàng Hai Hai, thực khách như có cảm giác đang thực hiện một chuyến tham quan Đông Nam Á mà bắt đầu là từ Việt Nam thông qua việc thưởng thức món bánh trứng giòn, hoa chuối tươi và đi qua Philippines với món sườn heo adobo, đến Indonesia bằng món đùi gà Balan, Lào bằng gỏi gạo giòn với xúc xích thịt lợn chua…

    Nhà hàng của Christina Nguyễn mở đầu bằng món bánh mỳ kẹp bột ngô nướng phục vụ với khoai tây chiên. Dần dần nhà hàng mở rộng và đa dạng hóa món ăn Việt cùng với món ăn của nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. .

    VietHome (Theo Dân Việt)

  • Từng không nhà cửa, nợ nần tới 900.000 đôla, chỉ trong 5 năm, người mẹ Australia gốc Việt đã xây dựng được công ty triệu đô. 

    Ngày nay, chị Diễm Fuggersberger, 47 tuổi, là một doanh nhân nổi tiếng với hai công ty thực phẩm thành công: Berger Ingredients và Coco&Lucas, chuyên sản xuất các bữa ăn đông lạnh cho trẻ em. Nhưng để tiến tới nấc thang này, người phụ nữ quê Bạc Liêu đã phải vượt qua nhiều trắc trở. 

    Diễm Fuggersberger giới thiệu sản phẩm của mình tại siêu thị. Ảnh: Coco&Lucas.

    Chị Diễm kể rằng cuộc đời mình là một loạt những sóng gió và điều đó đã rèn cho chị khả năng thích nghi tốt. 

    Lúc 7 tuổi, Diễm cùng 15 người thân rời Sài Gòn lênh đênh trên biển ra nước ngoài. Trên chuyến tàu chen chúc với hơn 400 người khác, họ đã bị cướp biển tấn công, vơ vét hết tài sản mang theo. Sau đó, họ còn gặp bão và may mắn dạt được vào một hòn đảo rồi được đội cứu hộ đưa đến một trại tị nạn ở Indonesia. Họ sống trong cảnh cơ cực tại đây suốt 15 tháng, trước khi đến Singapore rồi sau đó sang Australia.

    "Từ rất nhỏ, tôi nghĩ rằng mình có khả năng thích nghi, hồi phục tốt. Tất cả chỉ là cố gắng làm sao để sống sót", Diễm nói.

    Tại Australia, gia đình Diễm đối mặt với nhiều khó khăn. Cả nhà không ai nói được tiếng Anh, chẳng còn chút tiền nào và cũng không hề quen biết ai ở đây. "Kém ngoại ngữ và sống trong điều kiện nghèo khổ, chúng tôi thường xuyên bị bắt nạt và nghe những lời kỳ thị, phân biệt. Đó là quãng thời gian cơ cực", Diễm chia sẻ với Women In Focus

    Vì hoàn cảnh gia đình, Diễm nghỉ học từ lớp 10 để phụ giúp cha mẹ. Sau đó, chị quen biết với anh Werner Fuggersberger rồi kết hôn và sinh 2 con. Cuộc sống sau kết hôn tưởng như chỉ có nhung lụa khi người chồng kinh doanh phát đạt, nhanh chóng giàu có. Thế nhưng, vào năm 2009, công ty trị giá 27 triệu đôla của chồng chị bị phá sản do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cùng năm đó, cả bố đẻ và bố chồng chị đều qua đời. Hai vợ chồng ngập trong số nợ 900.000 đôla, không nhà cửa, công việc.

    "Con gái tôi rất hay ốm và tôi nhớ có lần ra hiệu thuốc, tôi chỉ còn 16 đôla trong khi lọ thuốc ho của con giá 18 đôla. Nước mắt tôi cứ thế chảy ra", chị Diễm nhớ lại. 

    "Nhưng sau đó, tôi nói với chồng, cái chúng ta mất chỉ là của cải vật chất. Hôn nhân của chúng ta vẫn bền chặt, con cái khỏe mạnh. Chúng ta vẫn còn khối óc, đôi tay. Cả hai sẽ cùng nhau làm lại".

    Dù vững tin vậy nhưng thời điểm đó, chị Diễm cũng chưa nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân. Chị nảy ra ý tưởng kinh doanh khi thấy một người cháu bị dị ứng thức ăn và việc ăn uống vất vả của con gái mình. Chị tự lên các công thức nấu ăn với những món không chứa gluten và lactose - các thành phần dễ gây dị ứng, và chỉ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

    Sau khi đưa ra thị trường, các sản phẩm bữa ăn trẻ em đông lạnh của chị được nhiều bà mẹ yêu thích. Tuy nhiên, khi ấy vợ chồng Diễm đã cạn vốn. Chị phải đi gõ cửa nhiều ngân hàng và cuối cùng được một cơ sở duy nhất đồng ý cho vay 50.000 đôla.

    Từ số tiền này, chị cùng chồng mở rộng sản xuất, kinh doanh và gặt hái được nhiều thành quả. Ngày nay, công ty của Diễm được định giá hàng chục triệu USD và chị được truyền thông Australia gọi là "bà chủ đế chế thực phẩm" tại nước này. Năm 2016, Diễm được trao giải thưởng Doanh nghiệp sắc tộc tại Australia dành cho khối doanh nghiệp nhỏ.  

    "Tôi rất biết ơn những khó khăn mình đã trải qua. Nếu được sung sướng ngay từ đầu, có lẽ tôi sẽ chẳng nỗ lực nhiều để đạt được mọi thứ như hôm nay", chị nói. 

    Với những phụ nữ đang bắt đầu xây dựng sự nghiệp, chị chia sẻ: "Hãy bắt tay làm ngay những gì dự định. Đừng nghĩ ngợi, phân tích quá nhiều. Phải hành động. Khi bạn đã ngồi trên lưng hổ, thì chẳng có cách nào khác là phải gồng mình phi tới".

    Viethome (theo VnExpress)

  • An Saxton (sinh năm 1985), cô gái gốc Việt, hiện sống tại bang Oregon, Mỹ được nhiều người biết tới nhờ khả năng làm móng tay điêu luyện. Không chỉ là những thao tác đơn giản như chăm sóc móng, cắt tỉa móng, An Saxton còn có thể biến những bộ móng tay trở thành tác phẩm nghệ thuật, theo nhiều chủ đề khác nhau.

    Từng kỳ thị nghề... thấp cấp: An Saxton lớn lên ở TP.HCM, sau khi tốt nghiệp THPT, cô chuyển sang làm kinh doanh. Cho tới khi theo chồng sang Mỹ định cư hơn 10 năm trước, An học tiếp lên đại học, nghề Tài chính- Kế toán. Tuy nhiên, thời điểm đó, kinh tế Mỹ đang khủng hoảng nên tỉ lệ thất nghiệp cao, người ra trường kiếm được việc làm rất khó.

    Thành phố nơi gia đình An Saxton sinh sống lại nhỏ nên công việc càng hiếm hơn. An Saxton liều đi học thêm nails để kiếm thêm tiền phụ chồng. “Lúc đó, mình chưa có đam mê với nghề nail, thậm chí còn kỳ thị nghề này là... thấp cấp nữa”, An Saxton nhớ lại.

    Ban đầu, An Saxton nghĩ học nghề làm móng khá đơn giản, ai thử cũng được. Song, càng học, An Saxton thấy mình đã nghĩ sai. Tại Mỹ, mọi người đều phải đi học rồi thi đậu thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Để thi đỗ nghề nails lại càng gian nan. Tại trường Treasure Valley Academy of beauty, An đã trải qua 650 giờ học với 3 bài thi cũng gian nan không kém. 

    An Saxton kể: Những tiểu bang có trường Việt, được thi tiếng Việt còn đỡ, tại tiểu bang nơi An Saxton sinh sống, cô phải học trường Mỹ và thi bằng tiếng Anh nên khá khó. Song, càng học vất vả, An Saxton càng thấy yêu thích nghề này.


    An Saxton, cô gái gốc Việt, hiện sống tại bang Oregon, Mỹ được nhiều người biết tới nhờ khả năng làm móng tay điêu luyện.

     Hơn thế, cô còn hiểu ra, bất kể nghề nào làm bằng sức lao động thì không thể gọi là thấp kém, huống hồ một thợ nails giỏi tại Mỹ có thể kiếm được từ 4.000 đến 8.000 USD/tháng, trong khi có những cử nhân đi làm cũng chỉ nhận được mức lương khởi điểm 2.000-3.000 USD/tháng.

    Đặc biệt, khoảng 5-6 năm gần đây, nhiều bạn trẻ còn chủ động chọn nghề nails, không phải vì không có khả năng đi theo con đường học hàn lâm mà vì các bạn thật sự đam mê công việc này và muốn cải thiện những cái nhìn thiển cận về người Việt làm nails ở Mỹ. Và An Saxton là một trong những người đang góp phần dần dần thay đổi bộ mặt của nghề nails và đưa nghề này lên một tầm cao hơn.

    An Saxton cho biết, để làm được một sản phẩm nails đẹp cần sự tập trung, nghiên cứu, tìm tòi học hỏi. Dù đã khá thành thạo với nghề nhưng hàng năm, An Saxton đều âm thầm tìm kiếm sư thầy giỏi để học thêm, nhằm giúp mình thành thạo hơn nữa.

    Chồng tự hào vì vợ Việt là “nghệ sĩ nails”

    Nhớ lại bộ móng tay đầu tiên An Saxton làm hết hơn 4 tiếng đồng hồ. Sản phẩm làm xong, An còn vã mồ hôi. Nhưng nhờ sự chăm chỉ luyện tập mà 7 tháng sau An Saxton đã tự tin làm móng cho khách.


    An Saxton và bộ móng "Cô bé lọ lem" được thực hiện trong 9 tiếng

    An Saxton cho biết, trong rất nhiều bộ móng đã làm, bộ mà cô tâm đắc nhất và cũng được cô dồn nhiều tâm huyết nhất là bộ móng có chủ đề “Cô bé lọ lem”. Bộ móng này đã lấy của An Saxton gần 9 tiếng không nghỉ vì tất cả mọi công đoạn đều phải làm thủ công bằng tay. Tuy nhiên, khi hoàn thành, bộ móng đã gây ngỡ ngàng vì quá đẹp. Những mô hình được gắn trên móng như chiếc giày thủy tinh, cỗ xe... bí ngô đều hết sức tinh xảo, sống động, lấp lánh sắc màu như thể sự hiện hữu của thế giới cổ tích với nàng lọ lem tí hon trong đời thực.

    An Saxton tâm sự: Không nghề nào có thành công, nếu như người thợ không bỏ vào đó mồ hôi, tâm huyết. Như An Saxton đã phải rèn luyện cả ngày lẫn đêm, khi ăn, ngủ cũng nghĩ đến nails.

    Chồng An Saxton ban đầu chưa ủng hộ vợ làm nails. Về sau, nhìn thấy sự đam mê của người bạn đời, anh hiểu rằng, đó không còn là một công việc giúp vợ kiếm tiền nữa mà là niềm vui, hạnh phúc của vợ. Vì thế, chính anh đã ủng hộ, tạo điều kiện để vợ làm nails. Giờ, anh rất tự hào và còn khoe với mọi người là có người vợ Việt là “nghệ sĩ nails”.

    Đến nay An Saxton đã qua 7 năm gắn bó với nghề. Nhiều người nghe tiếng về đôi tay khéo léo của An Saxton đã tìm tới cô. Ai làm xong cũng đều hài lòng, tấm tắc khen An Saxton. An Saxton cũng đi dạy nghề cho các bạn trẻ khác muốn học nails ở các tiểu bang ở Mỹ và còn ra nước ngoài để dạy. An Saxton và các bạn cùng làm nails còn lập ra một group để giới thiệu và bán sản phẩm nails. Ai cũng mong muốn đưa ngành nails đi xa hơn nữa và trở thành một ngành nghệ thuật.

    An Saxton tâm sự: Trong tương lai nếu có thể, cô muốn thành lập một hệ thống tiệm nails đào tạo thợ giỏi. An Saxton muốn sang nước ngoài và về Việt Nam để phát triển ngành nails, nhằm giúp phụ nữ Việt có điều kiện làm đẹp đôi bàn tay mình.  

    VietHome (Theo Phụ Nữ Việt Nam)

  • Làm ngành tài chính, công nghệ, thậm chí là chăm sóc móng tay… nhưng họ đều ghi dấu ấn đậm nét về kinh doanh trên đất Mỹ.

    Ông chủ khách sạn Trần Đình Trường: Khối tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường – ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại New York, Manhattan.

    Năm 1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh năm 2003 vì hành động này.

    Trần Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách sạn tại Mỹ.

    Đoàn Trí Trung - "Ngôi sao đang lên" của chip LED

    Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ). Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.

    Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED. Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.

     

    Charlie Tôn Quý - "Vua" nails tại Mỹ

    Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng “hái ra tiền” tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.

    Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với “người khổng lồ” WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.

    Ông Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip “hot” nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.

     

    Bill Nguyễn - Người có duyên bán hàng cho Apple

    Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu” - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.

    Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.

    Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.

     

    Triệu Như Phát: Tỉ phú từ BĐS

    Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.

    Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.

    Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm. 

     

    Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

    Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

    Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.

    Tỉ phú công nghệ Trung Dung 

    Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học. Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.

     

    Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.

    Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.

    Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
    Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.

    VietHome (Theo VietNamNet)

  • Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân ở vùng quê nghèo khó, ít ai nghĩ rằng, sẽ có ngày Như Quỳnh và Kim Anh lại chạm đến ước mơ du học ở xứ sở sương mù.

    Nắng gió miền Trung mang trong mình vị mặn nồng của biển cả. Vất vả, khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ con người nơi đây ngừng nỗ lực vượt lên gian khổ để thành công.

    Đến với Quảng Nam và Quảng Ngãi, biết bao câu chuyện cảm động được người dân nơi đây kể cho nhau nghe về các em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên trở thành những học trò giỏi toàn diện.


    Như Quỳnh và Kim Anh đang du học tại Vương quốc Anh. Ảnh: NVCC

    Lê Thị Như Quỳnh và Nguyễn Thị Kim Anh (sinh viên năm cuối của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK) - Đại học Đà Nẵng), hiện đang tham gia chương trình chuyển tiếp tại Đại học Aston (Vương quốc Anh) là những trường hợp như vậy.

    Vượt qua khó khăn

    Trong suốt những năm học trung học phổ thông, Như Quỳnh và Kim Anh luôn là một trong những học sinh giỏi với nhiều thành tích học tập, hoạt động đáng nể. Tuy nhiên, ngưỡng cửa đại học càng cận kề thì nỗi lo của các bạn càng đè nặng thêm.

    Sinh ra và lớn lên trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hai bạn chưa từng nghĩ mình lại có cơ hội trở thành sinh viên của một ngôi trường Đại học công lập quốc tế.

    Trong thời điểm đứng giữa “ngã ba đường” với những lựa chọn khó khăn thì Như Quỳnh và Kim Anh được nhận gói học bổng trị giá 12.000 USD do Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp với VNUK xét duyệt.

    Gói học bổng này có thể giúp hai bạn trang trải khoản học phí và chi phí sinh hoạt trong những năm học Đại học tại VNUK.

    "Ngày nhận học bổng, gia đình cô đã theo con gái ra tận Đà Nẵng để chứng kiến giây phút Như Quỳnh chạm tay vào giấc mơ của mình.

    Quỹ học bổng đã mang đến cho Quỳnh cơ hội được học tập tại trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, thỏa ước mong bao năm của nó” - cô Nguyễn Thị Nguyệt, mẹ Như Quỳnh chia sẻ.

    Cũng như Quỳnh, gia đình Kim Anh đã vỡ òa trong cảm xúc khi nhận món quà bất ngờ và ý nghĩa này. Với một gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì đây là món quà vô cùng đặc biệt và giá trị, nó “chắp cánh” cho những ước mơ vươn lên của Kim Anh.

    Không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô, trong suốt những năm học tập tại VNUK, Như Quỳnh và Kim Anh là một trong những sinh viên nổi bật với nhiều thành tích đáng nể trong học tập và hoạt động ngoại khóa.

    Vào mùa hè cuối năm 2, trong khi Như Quỳnh lọt vào vòng chung kết cuộc thi Đại sứ khoa học do Hội đồng Anh tổ chức, Kim Anh được nhận vào thực tập tại vị trí quản lí Spa cho khách sạn 5 sao Fusion Maia với những phản hồi rất tích cực của doanh nghiệp.

    Tại Hội nghị APEC 2017, hai bạn đã được chọn làm cộng tác viên tham gia điều phối hệ thống xe đưa đón và đã được ban tổ chức đánh giá rất cao vì tinh thần trách nhiệm và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

    Đường đến Vương quốc Anh

    Với những thành tích trong học tập và hoạt động xã hội, Như Quỳnh và Kim Anh trở thành một trong số ít những sinh viên đủ điều kiện tham gia chương trình trao đổi một năm tại Trường kinh doanh Aston - trường đại học uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của Vương quốc Anh.

    Đặt chân đến xứ sở sương mù, hai cô trò học nghèo lại có thêm nhiều trăn trở với những cơ hội mới nhưng cũng không thiếu những thử thách đầy cam go, khó khăn đang chờ đợi phía trước.

    “Đó như là một giấc mơ, bởi em đã được học tập ở một ngôi trường đẳng cấp quốc tế. Chúng em cảm thấy may mắn vì được học những kiến thức ở trường Aston.

    Cảm ơn VNUK đã chắp cánh cho những ước mơ của em thành hiện thực. Cảm ơn những người thầy, người cô ở VNUK đã cho em cơ hội thử thách và trải nghiệm tuyệt vời này”, Như Quỳnh chia sẻ.

    Theo đại diện VNUK thì sinh viên trường này có cơ hội đi trao đổi 1 đến 2 học kì hoặc tham gia chương trình chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác ở Vương quốc Anh và các nước khác.

    Sinh viên sẽ được du học theo thỏa thuận liên kết đào tạo cho chương trình chuyển tiếp đại học 3+1 (3 năm học tại VNUK và 1 năm học ở nước ngoài và do Đại học đối tác cung cấp) và 2+2 (2 năm học tại VNUK và 2 năm tại Đại học đối tác và nhận bằng do Đại học đối tác cung cấp). 

    VietHome (Theo Giaoduc)


     

  • Thoát chết sau vụ nổ mìn tự sát của cha mẹ, Haven Shepherd từ một cô bé mất hai chân nỗ lực trở thành tài năng bơi lội của Mỹ.  


    Haven Shepherd tập luyện chuẩn bị cho thế vận hội Paralympic ở Tokyo vào năm 2020. Ảnh: BBC.

    Haven Shepherd quỳ trên tấm ván nhảy cầu, hít một hơi thật sâu và lao mình xuống bể bơi. "Khi tôi ở dưới nước, tôi cảm thấy hoàn toàn tự do, tôi hoàn toàn là chính mình", cô gái 15 tuổi nói với BBC tại bể bơi dành cho vận động viên ở thành phố Carthage, bang Missouri, Mỹ. 

    Đi bơi là khoảng thời gian hiếm hoi Haven được tạm cất đôi chân giả sang một bên. Mang đôi chân giả nặng nề cả ngày khiến cô bé cảm thấy "mệt mỏi". 

    Haven Shepherd sinh vào ngày 10/3/2003 ở một làng quê thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam và được cha mẹ đặt tên là Đỗ Thị Thúy Phượng. Khi Phượng mới 14 tháng tuổi, cha ruột của cô bé ra một quyết định chết chóc. Ông ta bước vào căn nhà lụp xụp của gia đình, khóa trái cửa nhốt hai vợ chồng ở bên trong với một cục thuốc nổ TNT. Bé Phượng mắc kẹt ở giữa hai người.

    Báo chí địa phương dẫn lời của nhân chứng đưa tin sức ép của vụ nổ giết hai vợ chồng ngay lập tức, còn cô con gái bé bỏng bị hất tung lên không trung khoảng 9m.

    "Tôi sống sót qua một bi kịch mà đáng lẽ ra tôi không thể sống sót", cô bé Phượng năm nào giờ là Haven Shepherd nói. 

    Theo truyền thông, cha ruột của Haven cưới một phụ nữ khác và có con riêng. Khi mẹ của cô bé phát hiện ra sự thật, bà đe dọa sẽ bỏ đi và người đàn ông đó đã quyết định kết liễu cả gia đình. Nhưng ông bà của Haven lại kể cho cháu gái nghe một câu chuyện hoàn toàn khác. Theo họ, hai vợ chồng không thể đến được với nhau nên quyết định cùng nhau tự sát. 

    Dù sự thật như thế nào, Haven vẫn là nạn nhân. Cô bé được tìm thấy trong tình trạng bị bỏng nặng với các mảnh kim loại găm chi chít trên đầu và hai chân dập nát buộc phải cắt bỏ. 

    Hồi bé, Haven được mọi người gọi là "đứa trẻ kỳ diệu". Sau vụ nổ, bà ngoại chở cháu đến bệnh viện bằng xe máy qua quãng đường dài và gập ghềnh rừng núi nhưng Haven cuối cùng vẫn vượt qua. Ở bệnh viện, việc đầu tiên các bác sĩ làm là phẫu thuật cắt bỏ phần chi từ đầu gối trở xuống để tránh nhiễm trùng. Haven nằm viện điều trị hơn một tháng. 

    Do quá nghèo, ông bà của Haven trông chờ vào lòng tốt của các gia đình bệnh nhân khác giúp chi trả viện phí cho cháu gái. Báo chí địa phương cũng vào cuộc, kêu gọi sự hảo tâm của bạn đọc. 


    Bé Đỗ Thị Thúy Phượng, sau này là Haven Shepherd, trong bệnh viện sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ hai chân. Ảnh: BBC.

    Khi Haven nằm trong bệnh viện thì cách đó 13.000 cây số, đôi vợ chồng người Mỹ Shelly và Rob Shepherd đang bận rộn với công việc làm ăn và nuôi dạy 6 đứa con. Tưởng chừng như mọi thứ đã viên mãn nhưng bà Shelly không thể nào rũ bỏ cảm giác vẫn còn thiếu một điều gì đó. 

    "Chúng tôi đến một buổi nói chuyện về việc nhận con nuôi nước ngoài, có rất nhiều trẻ em trên thế giới cần một mái nhà. Tôi ngồi đó lắng nghe và tự nhủ mình không thể làm vậy. Tại sao cơ chứ? Chúng tôi đã sinh 6 đứa con rồi mà", Shelly nhớ lại. Nhưng sau đó, ý nghĩ thoáng qua "Tại sao lại không?" khiến bà mẹ ở bang Missouri không ngừng day dứt. 

    Rob và Shelly là những người có đức tin tôn giáo mãnh liệt. Gia đình họ luôn rộng cửa chào đón những đứa trẻ cơ nhỡ, khó khăn. Tuy nhiên, nhận con nuôi lại là một việc hoàn toàn khác. 

    Nhưng số phận đã đưa đẩy hai vợ chồng vượt qua mọi lưỡng lự. Shelly có một người bạn học thời phổ thông tên là Pam Copes. Vợ chồng Pam ôm trong lòng nỗi đau riêng. Năm 1999, con trai họ đột ngột qua đời vì trụy tim sau một buổi tập bóng bầu dục. Họ từng đến Việt Nam vài lần, ghé thăm trại trẻ mồ côi do một người bạn thành lập và tham gia các hoạt động từ thiện để tưởng nhớ cậu con trai xấu số. Những chuyến đi được coi là hành trình chữa lành. Lần này quay trở lại Việt Nam, hai vợ chồng rủ Rob và Shelly Shepherd đi cùng. 

    Ông bà của Haven trình bày gia cảnh nghèo túng. Họ nhờ Pam đưa cháu gái vào trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật. Nhưng Pam và chồng cô cho rằng đó không phải là nơi tốt nhất dành cho cô bé. Họ muốn con bé được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. 

    Shelly lên đường sang Việt Nam chỉ với mục đích đơn giản: chuyến đi sẽ giúp hai vợ chồng hiểu hơn về những đứa trẻ đáng thương ngoài kia. Điều họ không lường trước được là cô bé Haven. "Lúc đó, chúng tôi không biết rằng chúng tôi sẽ phải lòng con bé", Shelly nói. 

    Tháng 10/2004, hai cặp vợ chồng đến Đà Nẵng. 4 người được dẫn đến một ngôi làng trên núi sau hành trình dài bằng ôtô và xe máy. Shelly nhớ rất rõ khoảnh khắc nhìn thấy Haven lần đầu tiên. "Haven nằm trên tay chị gái. Tôi đưa cánh tay ra đỡ lấy con bé. Khoảnh khắc đó cảm giác như chúng tôi đã biết nhau".

    Ngày hôm sau, trên bãi biển Đà Nẵng vào lúc sáng sớm, Shelly và Rob thay phiên nhau nhau bế Haven. Con bé tỏ ra rất quấn Rob. Họ bắt đầu cảm thấy như là một gia đình dù biết rằng sẽ sớm phải chia tay vì sau đó vài tuần, Haven đến Mỹ, sống với gia đình mới. 


    Ông Rob Shepherd bế Haven khi đứng tại bãi biển Đà Nẵng năm 2004. Ảnh: BBC.

    Sau chuyến đi đến Việt Nam, Shelly mang về trái tim tan vỡ. "Giây phút phải trao con bé cho người ta, Shelly gần như sụp đổ", Rob nhớ lại.

    6 ngày sau, Shelly bất ngờ nhận được điện thoại của Pam thông báo gia đình nhận nuôi Haven đã thay đổi quyết định. Họ bảo hoàn cảnh gia đình không thích hợp nuôi dạy con bé. Vài tiếng sau cuộc gọi đó, Haven đoàn tụ với cha mẹ nuôi và trở thành một phần không thể thiếu của gia đình Shepherd. Đó là ngày 19/11/2004, ngày cô bé Haven Shepherd gọi là ngày "Con đã tìm được bố mẹ". 

    "Khi đón con bé ở cửa nhà, gia đình tôi đón nhận mảnh ghép hoàn thiện", Shelly nói 6 đứa con ruột đều ủng hộ quyết định của vợ chồng bà. "Tôi cho rằng chúng tôi vốn là một gia đình đông thành viên, tôi luôn tập trung dạy bọn trẻ về thế nào là yêu thương nhân đôi thay vì nỗi sợ san sẻ. Vì vậy khi có thêm con, điều đó nghĩa là gia đình chúng tôi có thêm tình yêu để chia sẻ cùng nhau". 

    Giữa những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận đường chân trời ở một thị trấn vùng trung tây nước Mỹ, gia đình Shepherd đang quây quần ăn sáng trong căn bếp ấm cúng. Ngoài phòng khách, 13 đứa trẻ cười nói ồn ào. Đứa chập chững chạy quanh phòng. Những đứa lớn hơn sôi nổi nói về một đám cưới sắp diễn ra, chúng kể chuyện chọc cười nhau.

    Haven nằm trên thảm vui đùa cùng mấy đứa cháu gái, cháu trai. Đứa tóm lấy tay Haven, đứa nghịch ngợm nhấc chiếc chân giả lên đung đưa trên không. Ngắm các cháu vui đùa, Haven bật ra những tràng cười sảng khoái.

    Haven thổ lộ niềm hạnh phúc được là một phần của gia đình Shepherd. "Tôi có 4 chị gái. Các chị luôn trang điểm và chăm chút cho tôi ăn diện. Các chị thực sự là hình mẫu trong cuộc đời tôi", Haven nói. "Lớn lên cùng với một đám anh chị em đang ở độ tuổi trung học, thực sự rất vui". Là út ít, Haven được cưng chiều hết mực. Tuổi thơ trôi qua đầy ắp kỷ niệm đẹp.

    Khi lên 5 tuổi, lần đầu tiên Haven hỏi mẹ về đôi chân. Và bà Shelly không giấu giếm. Nghe xong câu chuyện, cô bé ngây thơ thốt lên: "Thật vớ vẩn. Ở Việt Nam làm sao có bom hả mẹ?" Trong khi bà Shelly còn lúng túng vì không biết trả lời thế nào, Haven dường như đã quên mất câu hỏi và vô tư quay lại vui đùa. 


    Đại gia đình Shepherd. Ảnh: BBC.

    Gia đình Shepherd không chỉ cho Haven một mái ấm, họ còn ảnh hưởng đến những quyết định lớn trong cuộc đời cô bé. "Tôi luôn có mặt trên sân xem một trận bóng chuyền rồi đến một trận bóng rổ. Cả nhà ai cũng thích hoạt động thể thao. Vì vậy tôi đã sớm biết sau này mình sẽ trở thành một vận động viên", Haven nói. Và bơi lội là lựa chọn cuối cùng sau nhiều thử nghiệm không thành công với các môn thể thao khác. 

    "Tôi cảm thấy mình được truyền cảm hứng và năng lượng", Haven tâm sự. "Suốt quãng thời gian trưởng thành, làm việc gì, tôi cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác. Còn với bơi lội, lần đầu tiên tôi biết thế nào là tự thân vận động". 

    Haven bắt đầu tập bơi năm 10 tuổi, chỉ hai năm sau đó, cô bé được tuyển vào đội tuyển bơi chuyên nghiệp, tập luyện quanh năm. Sau sinh nhật thứ 13, đội tuyển quốc gia Paralympic Mỹ bắt đầu để mắt đến Haven. 

    Cơ hội đến, Haven hạ quyết tâm. Đã đến lúc không thể tiếp tục làm "một vận động viên bơi lội tầm tầm hạng trung", cô bé tự nhủ. Haven tăng cân và áp dụng chế độ tập luyện kỷ luật hơn. Cô bé tham dự các khóa học tại trung tâm huấn luyện dành cho vận động viên tham dự thế vận hội Olympic. 

    Mùa hè năm ngoái, Haven bay sang Italy cùng đội tuyển Paralympic Mỹ và mang về hai tấm huy chương vàng đồng đội. "Tôi được đội chiếc mũ lưỡi trai in chữ USA. Cảm giác rất ngầu", Haven phấn khích kể về cảm giác tự hào khi được thi đấu vì nước Mỹ. 

    Haven đang tích cực tập luyện cho kỳ thế vận hội dành cho các vận động viên khuyết tật diễn ra ở Tokyo vào năm 2020. Cô bé 15 tuổi coi vinh dự này là "đỉnh cao trong đời".

    "Cô bé không sợ hãi, nao núng", huấn luyện viên nhận xét. "Con bé là một ví dụ điển hình cho thấy bạn vừa có thể là một vận động viên đỉnh cao tập luyện cật lực vừa vẫn là một đứa trẻ vô tư". 

    Khi không tập luyện hay bận rộn học hành, Haven dành thời gian làm đại sứ đại diện cho những người khuyết tật. Cô bé đến thăm những quân nhân bị cụt chân tay, tham gia những buổi trò chuyện với học sinh phổ thông, ở đó Haven nói về những mặt tích cực khi ta khác biệt. Dù lớn lên giữa những con người lành lặn, Haven chưa bao giờ cảm thấy yếu đuối và mặc cảm về sự khiếm khuyết của mình. 


    Haven Shepherd (ngoài cùng bên phải) chụp cùng các chị gái. Ảnh: BBC.

    "Tôi có hai lựa chọn. Tôi có thể trở thành con người đầy sợ hãi và luôn cảm thấy bị tổn thương hoặc tôi có thể nghĩ: 'Ồ, anh tấn công tôi bởi vì ghen tị với đôi chân chất phát ngất này'". Và tôi nghĩ theo cách thứ hai".

    Gia đình Shepherd dự định sẽ đưa con gái về Việt Nam sau thế vận hội 2020 để cô bé hiểu về cội nguồn của mình, ông Rob chia sẻ.

    Sắp bước sang sinh nhật 16 tuổi, Haven chuẩn bị phải làm quen với cuộc sống độc lập. Từ trước đến nay, Haven và mẹ Shelly như hình với bóng. Hàng ngày, bà chở con gái đến trung tâm tập luyện. Nhưng sắp tới, Haven sẽ tự lái xe. "Tôi nghĩ ở trên xe, tôi sẽ gọi điện cho mẹ chỉ để nghe tiếng nói thân thuộc của bà. Bởi vì tôi yêu mẹ lắm", Haven thổ lộ. 

    Nhắc đến cha mẹ ruột, Haven không có chút oán hận. "Tôi nghĩ tình cảnh của mình chính là lý do giải thích tại sao chúng ta không nên sống một cuộc đời vô định". 

    VietHome (Theo VnExpresss)

  • Sang Mỹ khi 18 tuổi, không bằng cấp, tiếng Anh nhưng nay chị Hằng đang làm trong một công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh thêm.

    Trong ngôi nhà xinh đẹp ở thành phố Boise (Idaho, Mỹ), chị Hằng Palmer, 31 tuổi, đang có cuộc sống viên mãn cùng ông xã David và hai con. Không như một số phụ nữ tại đây, chị Hằng chưa từng yên phận để chồng nuôi mà ngay từ lúc mới chân ướt chân ráo sang Mỹ, chị đã tự nhủ phải đứng trên đôi chân mình. 

    Hai con chị hiện 8 và 6 tuổi. 

    Song, không bằng cấp, tiếng Anh muốn nói gì phải dùng từ điển, chị đã phải chịu muôn vàn tủi nhục, trước khi có được công việc bao người mơ ước trong một công ty xuất nhập khẩu của châu Âu. Là người châu Á duy nhất trong công ty này nhưng chị được cấp trên ưu ái giao cho phụ trách các đối tác quan trọng. 

    Mỗi ngày hiện tại, chị phải khai thuế hải quan, xuất nhập khẩu, cùng nhiều dịch vụ khác cho 10 công ty mình chịu trách nhiệm. Đêm về, chị lại quản lý việc kinh doanh hàng mỹ nghệ từ Việt Nam sang Mỹ, cùng dịch vụ ship hàng về Việt Nam cũng như nội địa Mỹ. 

    Người phụ nữ đến từ Việt Nam - nhỏ, gầy và đen nhưng ánh mắt đầy cương nghị.
     

    Vợ chồng chị Hằng hạnh phúc bên hai con.

    Ngay từ khi còn nhỏ, chị Hằng (ở Trảng Bom, Đồng Nai) đã ra dáng một người con cả đảm đang. Bố làm thợ hàn, mẹ chạy chợ, Hằng đảm đương mọi việc trong nhà. Cuộc sống của cô thiếu nữ xáo trộn khi mùa hè năm 2002 bà nội từ Mỹ về nước, dẫn theo một chàng trai ngoại quốc. Bà nội Hằng rất muốn ghép đôi cô cháu gái với anh chàng tốt tính này nhưng Hằng đang tuổi ăn, tuổi chơi nên ghét ra mặt. 

    David (năm đó 26 tuổi) chia sẻ thích Việt Nam nên anh theo chân bà sang đây du lịch. Thời gian ngắn ở đây, có không ít cô gái Việt theo đuổi, nhưng chẳng hiểu sao khi gặp Hằng, nhìn thấy cô bé gầy nhẳng mà ương bướng, anh lại thấy thú vị. David càng nhìn chằm chằm, càng bị Hằng xua đuổi như "đỉa phải vôi". 

    "Anh ấy ở nhà mình 3 tuần. Mình rất khó chịu, lạnh lùng, ăn nói cộc lốc. Cư xử tệ vậy mà anh ấy cứ dịu dàng, ngọt ngào" chị Hằng nhớ lại. 

    Một lần cả gia đình Hằng dẫn David đi Đà Lạt. Vì ghét quá nên ăn cơm xong, Hằng bỏ ra ngoài chơi, không chú ý ngoài trời rất lạnh. Lát sau, David đi ra đưa cho chị cái áo. Hành động quan tâm của anh khiến chị nhìn lại thái độ của mình. 

    Khi David về nước, Hằng đồng ý cho anh một cơ hội tìm hiểu. Hai năm tiếp theo, chàng trai Mỹ đều đặn gửi tình yêu về Việt Nam qua những lá thư, cú điện thoại. Vốn lãng mạn nên anh hay tặng cô gái Việt những món quà nhỏ bất ngờ, những lá thư có các câu tiếng Việt hoặc hát cho cô nghe những bản tình ca. 

    Hai năm sau, David quay trở lại cầu hôn và đón Hằng sang Mỹ, năm đó cô vừa tròn 18 tuổi. Bà nội ở xa, nên chỉ một mình Hằng tự xoay xở cuộc sống mới. Ra đi với tâm thế hào hứng bao nhiêu thì cuộc sống xa lạ nơi đất khách và nỗi nhớ gia đình đã vùi dập Hằng bấy nhiêu. 

    Chị bộc bạch: "Suốt 4 năm trời tôi sống trong nỗi buồn chán, không quen đồ ăn, nhớ và lo cho cha mẹ, trong đầu chỉ nghĩ phải về Việt Nam thôi. Nếu không phải vì tình yêu quá lớn của chồng, gia đình chồng quá tốt thì tôi đã quay về rồi". 

    David làm marketing trong một công ty điện tử, đủ sức để nuôi vợ con và báo hiếu bố mẹ vợ. Song vợ cương quyết tự lo cho gia đình ở quê nhà nên anh buộc phải đồng ý cho chị đi làm.  

    Công việc đầu tiên là làm thu ngân trong siêu thị, nhưng vì khả năng giao tiếp kém nên Hằng luôn bị nhìn bằng ánh mắt coi thường. Có lần, chị làm trong một quán ăn của người Việt, nhưng cũng thường xuyên bị bà chủ quát mắng, sỉ nhục. Kiếm một công việc rất khó khăn nên chị đã nuốt nước mắt vào trong.

    David luôn ủng hộ và giúp đỡ mọi việc vợ làm, miễn chị vui.

    Năm 2010, Hằng xin vào một công ty may mặc với mức lương 8 đô-la/giờ. Công việc ban đầu cũng rất khó khăn khi chị không biết may nên thường bị những đồng hương người Việt chê bai: "Chắc chắn sẽ bị đuổi trong vòng một tuần" hoặc "Trời ơi, coi nó may nè"... 

    Ba tháng sau, công ty tuyển vị trí quản lý chăm sóc khách hàng. Chị Hằng nộp hồ sơ ứng tuyển, cùng với 15 người có kinh nghiệm lâu năm. Biết chuyện, vẫn những đồng nghiệp kia nói: "Mày trèo cao quá, người châu Á mà đòi lên chức". 

    "Lúc mình vào phỏng vấn, người quản lý đã hỏi: 'Cho tôi biết lý do tại sao nên chọn bạn, khi bạn mới làm được 3 tháng'. Mình xoáy thẳng vào mắt người quản lý trả lời kiên quyết: 'Vì tôi muốn chức vụ đó và tôi tin sẽ làm tốt hơn những người khác'", chị thuật lại. 

    Thật bất ngờ, họ đã chọn cô gái Việt vì thái độ quá tự tin của chị. Đây cũng là bước ngoặt lớn kể từ khi Hằng đi làm trên đất Mỹ.  

    Bốn năm sau công ty may đóng cửa. Hằng đi học làm móng, nhưng tiếp xúc một thời gian ngắn, chị không thấy đam mê với công việc nên từ bỏ, dù lương khá cao. Cùng lúc đó, có một công ty xuất nhập khẩu của châu Âu tuyển người làm. Ban đầu khi đọc yêu cầu tuyển dụng, chị cũng sợ vì có 10 đòi hỏi, quan trọng nhất là bằng cấp mà chị thì không có. Nhưng vẫn với thái độ "không có gì để mất", Hằng tự tin tham dự phỏng vấn cùng 40 đối thủ. 

    "Mình vẫn mặt dày lắm, không kinh nghiệm mà vẫn tỏ ra chuyên nghiệp, ăn nói tự tin. Hạnh phúc vỡ òa khi họ nói sẽ chọn mình", chị hạnh phúc khoe.
     
    Với sự tự tin và niềm đam mê, chị Hằng nhanh chóng hòa nhập công việc. Đầu năm 2017, chị Hằng lập kỷ lục và được thư khen ngợi của sếp khi chỉ trong một ngày đã thông quan 31 chuyến hàng vào Mỹ. 



     
    Bức thư của sếp khen ngợi chị Hằng đã lập kỷ lục khi thông quan 31 chuyến hàng từ Singapore vào Mỹ chỉ trong một ngày.

    Năng lực được ghi nhận, trọng trách được giao càng lớn. Chị Hằng trở thành nhân viên quan trọng của công ty. Mới đây, chị còn nhận được 4 lời mời từ các công ty xuất nhập khẩu khác, trả một mức lương cao hơn nhưng vì quý người sếp đã nâng đỡ mình nên chị vẫn gắn bó với công ty này. 

    Cũng từ đây, bà mẹ hai con đã nảy ra ý tưởng nhập hàng hoá do người Việt làm để cung cấp cho thị trường Mỹ. Tiếp đó, chị kinh doanh thêm dịch vụ ship hàng trong nội địa Mỹ và ship hàng về Việt Nam. Trong thời gian tới, chị sẽ tập trung vào việc nhập cà phê organic của Việt Nam bán cho các đối tác nước ngoài.

    David, 41 tuổi, giãi bày anh rất hài lòng với sự trưởng thành của vợ và sẵn sàng gánh vác mọi công việc gia đình để chị có thể theo đuổi đam mê. "Cô ấy đã gây dựng được sự nghiệp cho mình từ con số 0. Gia đình, bạn bè tôi đều rất nể phục cô ấy. Chỉ cần vợ cười hạnh phúc thì tôi có thể làm bất cứ việc gì". 

    Chị Hằng cảm kích chia sẻ, chồng đúng là món quà tuyệt vời nhất ông trời đã ban cho và may mắn chị đã không bỏ qua. Trong hơn chục năm sống cùng nhau, anh đã ở bên chị mọi lúc, chia sẻ cùng chị mọi cay đắng, ngọt bùi.
     
    "Biết mình nhớ nhà nên anh tự lên mạng học cách nấu những món ăn Việt Nam. Anh ấy học văn hóa Việt để mang vào cuộc sống hàng ngày. Vào các dịp lễ Tết, anh tự biết đi mua đồ về trang trí. Có bộ phim Việt nào hay là anh mang về cho mình xem khiến mình cảm giác đang ở quê nhà...", giọng xúc động, chị cho biết.
     
    Trên Facebook cá nhân, chị Hằng từng viết: "Như quả trứng, nếu chờ bị vỡ từ bên ngoài thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác. Nếu bạn có thể đánh vỡ mình từ bên trong, như vậy mới thực sự tái sinh". 

    Bản thân chị cũng tự mổ vỏ mà ra để trưởng thành như hôm nay.

    VietHome (Theo VietnamMoi)

  • Người mẹ can trường ấy vẫn luôn bên cạnh chăm sóc, đồng hành cùng cậu con trai bại não bẩm sinh để vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.

    Trong căn phòng nhỏ vỏn vẹn bốn bức tường và chiếc máy vi tính cũ, có một cậu bé 9 tuổi mang tên Vũ Quốc Hùng bắt đầu tự đi tìm niềm vui, nuôi hy vọng cho chính mình từ những con chữ ‘ê, a’, những nốt nhạc trắng đen được viết từ đôi chân gồng gắng từng chút, từng chút một.

    Vũ Quốc Hùng bên cạnh người mẹ của mình.

    Mang trong mình căn bệnh bại não thể co cứng, tưởng chừng mọi cánh cửa hy vọng đã đóng lại, thế nhưng, ý chí và nghị lực mạnh mẽ giúp Hùng vượt lên nghịch cảnh u tối đó. Trở thành một nhạc sỹ 9x được bao bạn trẻ ái mộ, những ca khúc của Hùng đã chinh phục rất nhiều trái tim yêu nhạc, từng câu từng chữ nhẹ nhàng đi vào lòng người.

    Và để có được ngày hôm nay, phía sau chiếc áo vest cài nơ của chàng trai thiên tài đó, luôn có hình dáng một người phụ nữ kề bên, chăm lo từ giấc ngủ, bữa ăn, từng vui buồn dù là vụn vặt nhất.

    Thiên Ngôn - Chàng trai truyền cảm hứng và nghị lực cho bao người.

    Một chàng trai hơn 70 kg lại không thể tự mình vệ sinh cá nhân, không thể đi lại, không thể nói chuyện tròn vành rõ chữ từng từ. Sẽ phải làm thế nào, sẽ khó khăn đến nhường nào, sẽ đau lòng đến thế nào?

    Người mẹ với sức mạnh can trường mang tên Tạ Thị Mùi đã 25 năm đồng hành cùng con trai, 25 năm đôi chân đưa con đi muôn phương, 25 năm đối đầu với trăm ngàn gian lao, khó nhọc, tủi cực, cứ thế mang vác trên vai mình nỗi xót con nhưng không một lần từ bỏ.

    Thiên Ngôn đã cho ra đời rất nhiều ca khúc được giới trẻ đặc biệt yêu thích.

    Và những năm dài tháng rộng phía trước, cô sẽ cùng con đi tiếp hành trình chẳng hề dễ dàng ấy, nhưng phía cuối con đường, rất nhiều hoa thơm đã nở, rất nhiều ngọn đèn đã sáng, rất nhiều cái ôm đã đứng đợi…

    Công việc của cô Mùi ư? Không phải một giáo viên, không phải một người nội trợ, mà là chăm con và yêu con. Cô Mùi tâm sự, ngày sinh Hùng là một ngày hè oi ả, niềm vui đón con trai đầu lòng chưa kịp đong đầy thì cô nhận thấy Hùng phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa.

    Hùng được 6 tháng tuổi nhưng chưa biết bò, chưa biết lẫy, bàn tay thường nắm chặt… Gia đình quyết định đưa Hùng đi khám, và nhận về tiếng sét ngang tai: Hùng bị bại não bẩm sinh. 

    Thượng đế luôn công bằng, đừng vội nản chí và bỏ cuộc.

    Cuộc chiến với bệnh tật, cuộc chiến với sự khốc liệt của cuộc sống từ đó bắt đầu. Gác lại hết mọi công việc, ròng rã muôn nẻo cùng con đi tìm điều kỳ diệu. ‘Mỗi ngày, cô lại bế Hùng đi xích lô từ Thanh Xuân đến Bệnh viện Nhi Trung ương để học lớp phục hồi chức năng cho con.

    Có bệnh thì vái tứ phương, cứ nghe ai mách ở đâu có thầy lang, bác sĩ nào chữa trị được là vợ chồng, cái con bồng bế nhau đi. Xa xôi đến mấy, vào Nam, ra Bắc cô chẳng ngại, chỉ mong Hùng có thể đến trường, đi lại bình thường, như vậy trong lòng Hùng mới thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm…’.

    Nam Cường bật khóc khi gặp gỡ nhạc sĩ Vũ Quốc Hùng - Thiên Ngôn.

    Nhưng có lẽ, điều kỳ diệu nằm ở chính cô và Hùng, Hùng luôn nở nụ cười của tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm sắc hơn sắt đá và đặc biệt là tài năng âm nhạc thiên bẩm. Những ca khúc tuyệt vời được viết lên từ đôi chân co quắp bám víu lấy từng phím đàn nhưng vô cùng da diết, sâu sắc.

    Cả cuộc đời lặng lẽ nuốt hết những giọt đắng vào tim để tiếp tục hành trình với con trai, chẳng một lần than vãn, chẳng một lần muốn buông xuôi. Là một người phụ nữ thì được quyền yếu đuối, nhưng là một người mẹ thì không, là mẹ của Hùng lại càng không được phép yếu đuối!

    Niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc đã giúp chàng trai trẻ thực hiện được ước mơ sáng tác của mình.

    Hùng, cậu bé lết từng mét vuông gạch đến bên ô cửa sổ nhìn ngắm tia sáng mặt trời đang chiếu rọi, đã trở thành một nhạc sỹ thực thụ, nghệ danh là Thiên Ngôn. Cái tên Thiên Ngôn thật hay, và đẹp hơn nữa khi người ta được thấy nụ cười luôn túc trực trên gương mặt chàng trai ấy.

    Với nghệ danh là Thiên Ngôn, Hùng đã tạo ra những sản phẩm âm nhạc được rất nhiều người yêu thích và đón nhận như ca khúc Dù không là định mệnh (Hồng Dương M4U thể hiện), Đừng bắt em phải quên (Miu Lê), Sợ mất em (Nam Cường), Hạnh phúc của anh (Tăng Nhật Tuệ), Nụ cười hạnh phúc (Vũ Duy Khánh),… 

    Nhờ tình yêu thương bao la của mẹ, Hùng đã luôn vui vẻ lạc quan.

    Có rất ít nghệ sĩ đã từng hợp tác và làm việc với những sáng tác của Vũ Quốc Hùng biết được câu chuyện cuộc đời của chàng nhạc sĩ trẻ. Chỉ đến khi có dịp gặp mặt trực tiếp như ca sĩ Nam Cường, anh mới thực sự bất ngờ, khi một người nói khó khăn, chân tay co quắp, phải đi lại nhờ xe lăn, lại có thể tạo nên những điều không phải ai cũng làm được như thế.

    Nếu hôm nay, chỉ vì công việc không như ý mà đã nghĩ tới việc từ bỏ tương lai, nếu hôm nay vì chuyện tình yêu tan vỡ mà muốn tự tử, nếu hôm nay, chỉ vì một chuyện không như ý mà nhậu say bí tỉ rồi làm dăm ba chuyện mất kiểm soát… thế chẳng phải quá có lỗi với cuộc đời sao?

    Nếu một ngày mỏi mệt, về nhà với mẹ thôi. Về nhà, mọi bão giông đều dừng sau cánh cửa. Chỉ có hơi ấm của mẹ. Vì mọi bà mẹ trên thế giới này, đều thật vĩ đại!

    Viethome (theo tinnhanhonline)

  • Những người Việt thành đạt và có tầm ảnh hưởng thế giới trong các lĩnh vực khác nhau sẽ cùng thảo luận về mục tiêu nâng tầm thương hiệu quốc gia.

    Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF) lần thứ nhất do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào ngày 30-31/3 tới, dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao.

    Tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc. Ảnh: Le Monde

    Dự kiến diễn ra tại lâu đài Salomon de Rothschild, Paris, VGLF 2019 sẽ tập trung vào chủ đề "Nâng tầm thương hiệu Việt Nam" nhằm đánh thức tiềm lực quốc gia, đưa thương hiệu và giá trị Việt cạnh tranh trên trường quốc tế, đồng thời đặt nền móng đầu tiên cho mạng lưới Người Việt có tầm ảnh hưởng. 

    Diễn đàn có sự tham gia của nhiều diễn giả uy tín cùng 200 khách mời danh dự là người Việt thành đạt và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới trong các lĩnh vực khác nhau, từ chính trị gia, nhà khoa học, doanh nhân, đến bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ như tỷ phú Hoàng Chúc, GS.BS Đinh Xuân Anh Tuấn, chuyên gia công nghệ - giám đốc chương trình E-accessibility Cao Antoine, Jessica Minh Anh - người mẫu "thay đổi làng thời trang thế giới".

    Chương trình bao gồm các phiên trình bày và thảo luận giữa các diễn giả và khách mời, giữa các doanh nghiệp và các đối tác triển vọng về các chủ đề Xây dựng thương hiệu Việt Nam, Nông nghiệp, Du lịch, Công nghệ đổi mới và tăng trưởng, Văn hóa và con người.

    Bên lề diễn đàn sẽ là các buổi trao đổi cho doanh nghiệp và các dự án lớn của cá nhân với các tập đoàn hàng đầu của Pháp. Ngoài ra, chương trình còn có tiệc tối du thuyền trên sông Seine và chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam.

    Người mẫu gốc Việt Jessica Minh Anh. Ảnh: J Model Management

    Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu là một tổ chức tập hợp các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở Pháp và một số nước với mục tiêu tham gia đóng góp cho Việt Nam. Hội thành lập năm 2011, hiện có gần 200 thành viên với mạng lưới liên kết khoảng 30.000 người.

    Những năm gần đây, AVSE triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong nước, chủ yếu tập trung vào các dự án về giáo dục, công nghệ, kinh tế - tài chính, phát triển bền vững và thu hút nhân tài.

    Diễn đàn được xem là bước đi đầu tiên và quan trọng cho một chiến lược dài hạn nhằm thu hút, kết nối và xây dựng mạng lưới tài năng người Việt và gốc Việt trên toàn thế giới.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Hai du khách Việt Nam đã được đài truyền hình địa phương ở Orlando, Florida, phỏng vấn sau khi họ khống chế thành công một kẻ trộm đột nhập vào phòng khách sạn của mình.

    Cảnh sát thành phố Orlando thuộc bang Florida cho biết hai du khách đến từ Việt Nam đã khống chế thành công một kẻ đột nhập vào phòng khách sạn của họ, theo Fox 35 Orlando hôm 7/3 đưa tin.

    Tan Duong (trái) và Anh Nguyen trò chuyện với cảnh sát. Ảnh: Fox 35 Orlando.

    Hai vị khách này đang trải qua đêm đầu tiên tại Florida và họ phát hiện một người lạ trong phòng mình tại khách sạn Travelodge ở khu trung tâm Orlando.

    Một trong hai du khách tên Anh Nguyen cho biết: "Tôi kiểm tra lại mọi thứ, trong đó có ví, điện thoại và điện thoại của bạn tôi. Tôi hét lên và thu gom đồ đạc, bạn tôi thức dậy và khống chế bà ta".

    Cảnh sát cho biết vị khách còn lại tên Tan Duong đang khống chế kẻ đột nhập khi họ có mặt.

    "Bà ta cố gắng chạy thoát nhưng may mắn là cảnh sát đã tới", Tan Duong chia sẻ.

    Theo cảnh sát, kẻ đột nhập được xác định là Nicole Watkins, một phụ nữ 40 tuổi vô gia cư, đã cố gắng trốn chạy khi bị đưa đi giam giữ. Người này có mang theo dụng cụ sử dụng ma túy và sẽ phải đối mặt với các cáo buộc đột nhập, tàng trữ ma túy và trộm cắp. 

    Hai vị khách chia sẻ họ là những nhà làm phim, sẽ tham dự một festival phim trong tuần này và chưa từng nghĩ sẽ phải đối mặt với tình huống giống trong phim đến vậy.

    "Thật sự lo lắng vì đây là lần đầu tiên chúng tôi đến đây", Tan Duong cho biết.

    Viethome (theo Zing)

  • Cô gái Việt Nam di cư đến Úc cùng gia đình theo diện 3 "không": Không tiền, không ngoại ngữ, không chỗ dựa nhưng sở hữu những phẩm chất "có" đầy đáng giá: Có nghị lực, có quyết tâm, có ý chí.

    Lê Thị Thái Tần, thường được biết đến với tên gọi Tần Lê, có thể coi như "ngôi sao" trong giới công nghệ. Năm 2010, chị đã gây chấn động cả thế giới khi sáng tạo ra thiết bị đọc sóng não EPOC, giúp con người chỉ dùng suy nghĩ nhưng vẫn điều khiển được các vật thể trong thế giới ảo và sau này là thế giới thực.

    Tuy nhiên, để có được thành công như ngày hôm nay, Tần Lê đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách mà ít người có thể ngờ tới. Chị kể tại diễn đàn danh tiếng của nữ giới, TEDxWomen rằng chị rời Việt Nam từ khi 4 tuổi cùng bà ngoại, mẹ và em gái để đến Úc theo diện nhập cư: không tiền, không ngoại ngữ, không chỗ dựa.

    4 người phụ nữ của 3 thế hệ tạo lập cuộc sống mới cùng nhau ở Footscray, vùng ngoại ô, nơi đa phần đều là những người nhập cư nghèo khổ, nói thứ tiếng Anh bập bẹ giống họ.

    "Chúng tôi rất nghèo, từng đồng tiền đều được cân nhắc nhưng tiền học thêm Tiếng Anh và Toán luôn được đặt riêng ra, dù phải bớt chi tiêu vào các khoản khác. Thường thì là các khoản cho quần áo mới".

    "Chúng tôi luôn mặc đồ cũ, mang hai đôi tất đi học để đôi này che lỗ thủng của đôi kia, mặc bộ đồng phục dài tới mắt cá vì cần phải mặc tới 6 năm nữa".

    Tuy nhiên nỗi khổ vì thiếu thốn vật chất có lẽ không đáng sợ bằng sự đau đớn trong tinh thần. Dù không thường xuyên nhưng Tần Lê cho biết chị rất đau lòng khi bạn bè chế giễu là "đồ mắt hí" hay đôi khi trên tường xuất hiện những dòng chữ "bọn Châu Á, về nhà đi".

    "Nhưng về nhà là về đâu", chị tự hỏi.

    Bối cảnh khó khăn cộng với hình ảnh kiên cường của mẹ, dù phải làm việc trong dây chuyền sản xuất ô tô 6 ngày/tuần, mỗi ngày 2 ca nhưng vẫn tìm được thời gian để học Tiếng Anh và lấy chứng chỉ công nghệ thông tin, là động lực khiến Tần Lê cố gắng mỗi ngày.

    Cùng lúc chị sống trong 2 thế giới song song: Một thế giới của những mảnh đời bấp bênh, tổn thương sâu sắc bởi bạo lực, nghiện ngập và cô quạnh; còn ở một thế giới khác, chị là học sinh gốc Á điển hình, luôn đặt ra yêu cầu khắc nghiệt với bản thân để tiến về phía trước.

    Nhờ sự cố gắng không ngừng, cô gái gốc Việt hoàn thành sớm chương trình phổ thông tại Úc khi mới 16 tuổi. Sau đó, chị được nhận được nhận vào Đại học Monash danh giá và tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật, Thương mại.

    Sự nghiệp rộng mở khi Tần Lê trở thành luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, nhưng cũng lúc này chị từ bỏ để theo đuổi con đường khởi nghiệp trong một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến ngành học: nghiên cứu công nghệ phát triển bộ não con người.

    "Trên thế giới có 7 tỷ người, nghĩa là có 7 tỷ bộ não, nhưng 2 tỷ trong số đó mắc các bệnh về thần kinh, đột quỵ, trầm cảm, mất trí nhớ khi về già… Đấy là chỉ nói đến bệnh tật, còn chưa nói trong tương lai trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng ưu việt vì học hỏi nhanh, lại tích lũy được lượng kiến thức khổng lồ con người đã xây dựng trong hàng ngàn năm. Muốn xây dựng một thế hệ mới cạnh tranh với AI thì phải làm sao cải thiện được bộ não người".

    "Vì yếu tố này mà mình chọn lĩnh vực rất xa vời là công nghệ não. Mình nghĩ trong tương lai, con người cần có bộ não tốt hơn, hạn chế bệnh tật, tương tác được với toàn bộ hệ thống thông tin xung quanh", Tần Lê cho biết.

    Năm 2003, Tần Lê cùng người đồng sáng lập Đỗ Hoài Nam thành lập Emotiv System, với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Sau 7 năm nghiên cứu, ý tưởng thành hiện thực vào 2010 với chiếc mũ đọc sóng não EPOC gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.

    Thành tựu này đưa Tần Lê, ngay trong năm đó, lọt vào danh sách Những phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ của Fast Company. Cùng với một người gốc Á nữa, chị cũng vinh dự nằm trong danh sách của Forbes về 50 gương mặt cần biết trong năm 2011.

    Đặc biệt hơn, sản phẩm của Emotiv còn gây chú ý với giới truyền thông khi năm 2017, Rodrigo Mendes, một người bị bại liệt ở Brazil đã tự lái được chiếc xe của giải đua công thức một (F1) nhờ sử dụng chiếc mũ đọc sóng não Epoc.

    Với công nghệ điện não đồ được kết nối với xe qua một hệ thống máy tính, chiếc mũ giúp đo điện não của người đội và cho phép Mendes điều khiển xe bằng ý nghĩ. Sau quá trình tập luyện nhiều tháng, Mendes có thể điều khiển xe tăng tốc bằng cách tưởng tượng mình đang ăn mừng một bàn thắng bóng đá. Để rẽ phải, anh nghĩ mình đang ăn thứ gì đó thật ngon lành còn rẽ trái là hình ảnh Mendes đang nắm tay lái một chiếc xe đạp.

    Đến nay, ngoài trụ sở chính ở Mỹ, công ty của Tần Lê hiện có văn phòng ở Australia và Việt Nam. CEO gốc Việt kỳ vọng thị trường trong nước sẽ giúp chị thực hiện được mục tiêu đảm bảo ứng dụng phát triển gần gũi với tất cả mọi người trên thế giới, chứ không chỉ dành cho người giàu có ở các nước phát triển. 

    VietHome (Theo Cafe Biz)