• Chị Tiểu Vân đã vô cùng hối hận về quyết định xa con và quay trở lại làm việc của mình.

    Tiểu Vân - một bà mẹ bỉm sữa ở Trung Quốc mới đây đã than phiền về chuyện nuôi con của mình thu hút sự chú ý của mọi người. Tiểu Vân nói rằng khi con được 5 tháng tuổi, cô quay trở lại với công việc giống như bao bà mẹ khác nhưng vì điều kiện gia đình nên mẹ chồng không thể lên chăm cháu giúp được, cô đành phải gửi con về quê cho bà hỗ trợ. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng, Tiểu Vân đã vô cùng hối hận về quyết định vội vàng của mình.

    Theo lời mẹ bỉm sữa Tiểu Vân, hóa ra mẹ chồng cô đã nuôi cháu trai 8 tháng trở thành một đứa trẻ vô cùng mập mạp, béo tốt. Thế nhưng là mập quá mức vì 8 tháng đứa trẻ đã nặng tới hơn 30kg. Trong khi đó, cân nặng trung bình của một đứa trẻ trai 8 tháng thì chỉ khoảng 8,6kg, tức là con trai chị có cân nặng gấp 3 lần đứa trẻ bình thường khác.

    gui con ve que 1
    Chị Vân ngỡ ngàng khi nhìn thấy con.

    Mẹ chồng Tiểu Vân không nhận thấy được tác hại của việc nuôi cháu quá béo nên đi đâu, gặp ai cũng khoe khoang thành tích, khi gặp con dâu thì nói "Con xem mẹ nuôi cháu giỏi không. Lúc con mới mang về đây nó ăn uống khổ sở thế nào, giờ thì đỡ hơn rồi nhé, được hơn 30 kg rồi đó" - bà nội tự hào nói.

    Những gì mà Tiểu Vân nhìn thấy không phải là cậu con trai đáng yêu ngày nào cô mới gửi con về quê mà là một đứa trẻ béo phì, chân tay to

    quá mức, khuôn mặt tròn như cái bánh và toàn thân không có chút sức sống nào, nằm bẹp xuống chiếc xe đẩy và không thể nhúc nhích. Tiểu Vân đã tức giận mà nói với mẹ chồng: "Mẹ, chẳng phải con đã nói với mẹ rồi sao. Trẻ con không cần phải quá mập, nó không hề tốt cho sức khỏe. Mẹ nên cho cháu ăn một cách điều độ để cháu phát triển bình thường là được chứ không cần phải tới mức béo như thế này".

    gui con ve que 1

    Thấy con dâu mắng nhiếc mình như thế, mẹ chồng Tiểu Vân lộ vẻ mặt không vui: "Con thì biết gì, mẹ đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và cũng nuôi nhiều đứa trẻ rồi. Trẻ nhỏ thì chỉ cần ăn nhiều là tốt, nhất là con trai, mập mạp một chút mới là tốt nhất".

    Lúc này mẹ chồng cũng không kiềm chế được cơn giận mà mắng lại con dâu rằng trẻ tuổi, chưa nuôi con bao giờ nên không hề biết gì. Ngoài ra bà cho rằng bà đã vất vả hỗ trợ nuôi cháu nhưng không được một lời cảm ơn từ con dâu mà còn bị mắng ngược lại. Cuối cùng, Tiểu Vân bực đến phát khóc, cô ôm con trai mập mạp chạy trốn.

    Thực tế, nuôi con khỏe mạnh, lanh lợi là mong ước của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên điều đó phải dựa trên các cơ sở khoa học. Theo Bao Xiulan, bác sĩ trưởng Khoa Nhi của Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, những đứa trẻ quá béo phì vận động rất khó khăn, dù là lật hay ngồi, quá trình rèn luyện tăng trưởng tự nhiên của trẻ sẽ tương đối chậm. Trong quá trình tập đi, do cơ thể quá tải, lực tác động lên bàn chân quá nhiều sẽ khiến bàn chân bẹt...

    Ngoài ra với trẻ béo phì, khả năng nhận thức và phát triển trí thông minh thông qua một số hành vi đơn giản như cầm, sờ, bò, đi đều rất kém. Không chỉ thế, trẻ bị béo phì còn dễ dẫn tới một số căn bệnh khi trưởng thành như huyết áp, tiểu đường... Chính vì thế trong hành trình nuôi dạy con, cha mẹ cần có những cuộc thảo luận rõ ràng với ông bà, bảo mẫu, những người trực tiếp hỗ trợ chăm sóc con cái... về sự kết hợp nuôi và dạy trẻ một cách khoa học để trẻ phát triển không chỉ tốt về thể chất mà còn về tinh thần, trí thông minh. Cha mẹ trẻ cũng nên chủ động tìm những sách, video phù hợp với thế hệ lớn tuổi, để cả nhà cùng học hỏi những kiến thức chăm trẻ tốt nhất.

    Theo Eva

  • Hàng năm, vào mỗi dịp nghỉ hè vào khoảng đầu tháng 7, trường tiếng Việt London (VietSchool London) – tiền thân của hội từ thiện Gia đình Việt (VFP) - lại tổ chức một trại hè dã ngoại tại Macaroni Woods ở Cotswolds, gần Cirencester, cách London 2,5 giờ lái xe.

    trai he o anh 1
    Học sinh của trường Vietschool London và cha mẹ tham dự trại hè tại Macaroni Woods.

    Theo phóng viên TTXVN tại London, được đặt tại một khu rừng rộng gần 7 ha ở Cotswolds với hệ sinh thái, cây cối, động vật hoang dã và không gian mở, Macaroni Woods mang đến một khung cảnh đồng quê an toàn, thiên nhiên, không có xe cộ, ô nhiễm và tiếng ồn, rất lý tưởng cho trẻ em và người lớn có cơ hội vui chơi và thư giãn.

    Tổ chức trại hè dã ngoại là một trong những hoạt động truyền thống mà Vietschool bắt đầu từ năm 2008 cho đến khi buộc phải tạm dừng do đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Do đó, năm nay là lần đầu tiên Vietschool bắt đầu lại hoạt động ý nghĩa này sau dịch bệnh nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh gốc Việt tại Anh được giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, học tập lẫn nhau; cùng thưởng thức ẩm thực, văn nghệ, trò chơi dân gian đậm nét nét văn hóa truyền thống của Việt Nam; bổ sung, hoàn thiện kỹ năng hoạt động nhóm và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt.

    trai he o anh 1
    Trò chơi câu cá với sự tham gia, hỗ trợ của nhiều cha mẹ học sinh.

    Với đặc thù là ngôi trường dạy tiếng Việt cho các thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba được sinh ra tại Anh, VietSchool tổ chức trại hè nhằm mục đích tạo ra một cơ hội gắn kết, giao lưu và giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt cho các học sinh, vốn không có nhiều cơ hội thực hành trong đời sống hằng ngày tại Anh.

    Chuyến dã ngoại năm này được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 7 đến 9/7 thu hút 32 trại sinh là học sinh của VietSchool và cha mẹ các em. Chương trình được thiết kết một cách công phu, tỉ mỉ với các hoạt động thể thao như bóng đá, đua xe đạp được tất cả mọi người tham gia hưởng ứng; chương trình “Đi dạo đêm” giúp các trại sinh được trải nghiệm khu rừng về đêm với tiếng chim thú hoang dã và các loài động vật đặc trưng của rừng rậm; các buổi đi dạo ban ngày trên những cánh đồng lúa mì tạo cơ hội cho các thành viên được ngắm phong cảnh, thiên nhiên ngoạn mục của mùa Hè nước Anh.

    Sau đó các em trại sinh được tham gia chương trình “Kids Got Talent” (Tìm kiếm tài năng trẻ), một cơ hội để các em thể hiện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tự tin hơn khi trình bày dự án của mình.

    Sau khi tham quan Bibury, được mệnh danh là “ngôi làng đẹp nhất nước Anh”, các gia đình được trải nghiệm trò chơi câu cá, một trong những kỹ năng mà các bạn trẻ muốn trải nghiệm trong cuộc dã ngoại của VietSchool London.

    trai he o anh 1
    Hoạt động đi dạo ban ngày trên những cánh đồng lúa mì của các trại sinh.

    Các em trại sinh và gia đình đều thích thú với bài học Forest School, một hoạt động giáo dục thực tế, trực quan giúp tìm hiểu thêm về các sinh vật trong rừng và làm thế nào để con người chia sẻ môi trường sống, cùng tồn tại với các loài khác trong tự nhiên. Các em học các kỹ năng thú vị, giúp phát triển hiểu biết cá nhân, khả năng hòa hợp tốt hơn với môi trường thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

    Độc đáo hơn cả trong chương trình trại hè là trải nghiệm chế biến và thưởng thức ẩm thực truyền thống Việt Nam. Trước hết là cuộc thi “gói Gỏi cuốn”, một món ăn mang đậm phong cách thiên nhiên của ẩm thực Việt và đây là cơ hội cho các thành viên trong gia đình cùng nhau tương tác, phối hợp để tạo nên một món ăn rất ngon, lành mạnh và dễ làm. Các em đã học được kỹ năng chọn nguyên liệu, cuốn gỏi, trình bày món ăn và giới thiệu cho cả nhóm.

    Bên cạnh đó, các thành viên vô cùng ấn tượng với sự kết hợp tinh tế, có ý đồ giữa các món ăn truyền thống của Anh và Việt Nam. Các bữa sáng được phục vụ hoàn toàn kiểu Anh nhưng bữa trưa và chiều là các món ăn Việt như phở, thịt nướng và bánh mì Việt được chính cô chủ nhà hàng Bánh mỳ Bay, cũng là mẹ của học sinh Vietschool tài trợ.

    trai he o anh 1
    Các em học sinh xếp banner của trại hè Macaroni Woods bằng lá cây trong rừng.

    Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London, bà Quỳnh Giao, người sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức VFP, cho rằng việc tổ chức trại hè mang đến cho các học sinh cơ hội phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và hợp tác thông qua thể thao, trò chơi và các dự án nhóm. Hơn nữa, bằng việc hòa mình cùng thiên nhiên, học sinh có thể cải thiện sức khỏe và tinh thần, tăng khả năng tập trung và sáng tạo, trở nên có trách nhiệm hơn và trưởng thành hơn.

    Bà Quỳnh Giao bày tỏ tin tưởng rằng hành trang mà các bạn học sinh mang về sau trại hè sẽ là một kỳ nghỉ hè ấn tượng về sự chân thành, thân thiện và tình cảm nồng ấm của những người bạn, đồng hương chung dòng máu Việt Nam ở "xứ sở sương mù". Bà mong muốn các hoạt động bổ ích này sẽ được nhân rộng cho các thế hệ trẻ người Việt tại Anh.

    trai he o anh 1
    Các em trại sinh tranh tài trong cuộc thi Kids Got Talent (Tìm kiếm tài năng trẻ).

    Đến Anh từ năm 1994, bà Quỳnh Giao, tốt nghiệp Thạc sĩ Nhân loại học và Phát triển Cộng đồng tại London năm 2007, trải qua 15 năm làm trong Hệ thống Y tế Nhà nước Anh (NHS), chuyên về phát triển các dự án hình thành nếp sống lành mạnh cho Sức khỏe Cộng đồng và hơn 5 năm làm việc với các tổ chức từ thiện Anh về sức khỏe tâm thần.

    Sau một thời gian dài mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em, đến năm 2019, bà và nhóm cộng sự dành công sức thành lập tổ chức từ thiện VFP ở quận Lewisham, London. Tổ chức thường xuyên tham gia các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Anh, góp phần lưu giữ và quảng bá truyền thống văn hóa Việt Nam, khuyến khích các thế hệ trẻ yêu và nói tiếng Việt, nổi bật là Lễ hội Tết Nguyên đán và Tết Trung thu hằng năm ở Lewisham, London.

    Theo TTXVN

  • Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh luôn mong muốn truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở London, vốn ít có điều kiện theo đuổi niềm đam mê này.

    giao su nguyen thi kim thanh trai khoa hoc 1
    Nhóm tổ chức Trại khoa học bao gồm giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh và các cộng sự - tiến sỹ Mark Fuller và Stanley Smith thuộc Đại học UCL, Phó Giáo sư Martin Dominik thuộc Đại học St Andrews, tiến sỹ Linh Nguyễn thuộc Viện Nha khoa UCL Eastman. (Nguồn: Vietnam+)

    Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh làm việc tại Đại học University College London (UCL), Vương quốc Anh, là trí thức người Việt nổi tiếng thế giới và viện sỹ của 4 viện khoa học tại Anh với nhiều giải thưởng khoa học quốc tế danh giá (bà được bầu chọn là nhà khoa học nữ xuất sắc của Liên minh quốc tế về hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng - IUPAC).

    Bà luôn tâm huyết và trăn trở với mong muốn truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở London, vốn ít có điều kiện theo đuổi niềm đam mê này.

    Năm 2019, giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh đã được trao Giải thưởng danh giá Rosalind Franklin từ Viện Hàn lâm Khoa học của Vương Quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung do những thành tựu nghiên cứu của bà trong lĩnh vực vật liệu nano cho y sinh.

    giao su nguyen thi kim thanh trai khoa hoc 1
    Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở London là đối tượng chính được tạo cơ hội tham gia Trại khoa học. (Ảnh: Vietnam+)

    Bà đã đề nghị sử dụng khoản tiền thưởng để tổ chức Trại khoa học dã ngoại ở một trung tâm giải trí phiêu lưu để truyền cảm hứng và động lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học từ lớp 8 đến lớp 10.

    Trại khoa học được tổ chức vào tháng 4/2023 tại trung tâm giải trí phiêu lưu PGL Liddington thuộc vùng Wiltshire của Vương quốc Anh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh và các cộng sự.

    Tổng cộng có 46 học sinh trung học ở London đã được tham gia trải nghiệm Trại khoa học, trong đó chủ yếu là các nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nguồn gốc thuộc các cộng đồng dân thiểu số từ các khu vực kém thịnh vượng ở London, ít có điều kiện theo đuổi sự nghiệp STEM (các ngành học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).

    Sự kiện này không chỉ mang đến cho những học sinh cơ hội đắm mình vào khoa học mà còn phát triển tính độc lập và sự tự tin của các em khi hòa nhập với các em từ các lớp và hoàn cảnh khác.

    Tham gia Trại khoa học của giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, các em học sinh được tham gia những thí nghiệm thực hành khoa học trong lĩnh vực công nghệ nano tiên tiến nhưng rất thú vị và gần gũi với đời sống hằng ngày như tổng hợp các hạt nano vàng bằng nước cốt chanh và muối vàng, thử nghiệm làm đổi màu các hạt nano trong dung dịch bằng nước muối (chất điện phân), khám phá sự ổn định của các hạt nano khi chúng được bảo vệ bởi một lớp protein (lòng trắng trứng) chống lại nồng độ cao của nước muối.

    Các em cũng chứng kiến cách tạo ra các hạt nano vàng, hạt oxit sắt từ tính, các hạt nano từ tính tương tác với từ trường bằng cách sử dụng chất lỏng sắt từ và nam châm.

    giao su nguyen thi kim thanh trai khoa hoc 1
    Các em học sinh tham gia chơi trò chơi khoa học tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất. (Nguồn: Vietnam+)

    Các học sinh thực sự tò mò, thích thú khi được thực hiện các thí nghiệm khoa học dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ nano hiện nay - giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, nhất là được khám phá quá trình sử dụng công nghệ nano để phát hiện và điều trị một số bệnh như ung thư.

    Một học sinh đã thốt lên rằng: "Tôi chưa bao giờ biết giáo sư Thanh có thể tạo ra các hạt nano vàng bằng nước chanh. Thật tuyệt vời khi thấy dung dịch đổi màu và tìm hiểu cách sử dụng những hạt siêu nhỏ này trong chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như COVID-19."

    Phó Giáo sư Martin Dominik từ Đại học St Andrews cũng khuyến khích các em suy ngẫm về việc liệu Trái Đất có phải là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ bao la hay không và cuối cùng là ý nghĩa của việc làm người.

    Bên cạnh các thí nghiệm khoa học, các em học sinh còn được tham gia các hoạt động bổ trợ, trò chơi khoa học rất lý thú khác. Đó là trò chơi “Thông điệp từ xa,” trong đó các học sinh sẽ thảo luận việc tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất và tạo ra một mã để truyền tin nhắn bằng các khối màu và sau đó phân tích cấu trúc mã của chúng (so sánh mã của các học sinh với một loạt các mẫu có sẵn, bao gồm chữ tượng hình, chữ Latinh có pixel, Tetris, mã Morse, ASCII và mã di truyền).

    Trong một hoạt động khác, các em mô tả về nền văn minh nhân loại và viết một thông điệp cho người ngoài hành tinh khác. Hoạt động này ban đầu được thiết kế cho Triển lãm khoa học mùa Hè của Viện Hàn lâm Khoa học Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung năm 2019.

    giao su nguyen thi kim thanh trai khoa hoc 1
    Các hoạt động thể chất khác của trung tâm giải trí phiêu lưu PGL thu hút các em học sinh tham gia. (Nguồn: Vietnam+)

    Bên cạnh giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, tiến sỹ Mark Fuller của UCL, người kết nối quan hệ giữa trường đại học UCL và các trường phổ thông, cũng tham gia với vai trò người hướng dẫn hoạt động chế tạo tên lửa và năng lượng bền vững.

    Các em học sinh cũng rất thích các hoạt động thể chất khác của trung tâm giải trí phiêu lưu PGL như thử thách thẳng đứng, dựng bè, thang Jacob, đu dây, leo núi, bắn cung, đoạt cờ, giải quyết vấn đề và một giải thi đấu PGL.

    Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh bày tỏ vui mừng khi tổ chức được Trại khoa học sau một thời gian dài bị trì hoãn do dịch COVID-19 và truyền đạt những kiến thức khoa học tiên tiến của bà đến với các em học sinh.

    Bà cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều đằng sau hậu trường để thiết kế mọi thứ thật đơn giản và ấn tượng với các em học sinh. Chúng tôi rất vui khi thấy các em khám phá khoa học và hòa mình vào nhiều hoạt động thể chất mạo hiểm."

    Về kế hoạch tiếp theo, giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại UCL cho các em học sinh này, đồng thời sẽ dịch và cung cấp các video cho các giáo viên trên toàn thế giới để họ có thể mô phỏng quá trình tổng hợp các hạt nano trong điều kiện của họ.

    Bà cho biết sẽ mở rộng hợp tác với các trường trung học để tăng số lượng học sinh theo học các môn Sinh học, Hóa học và Vật lý đạt trình độ A (tiên tiến) lên 50% vào năm 2025-2026.

    Bà nhấn mạnh: “Trại khoa học chỉ là bước khởi đầu trong nỗ lực của chúng tôi nhằm thúc đẩy giáo dục STEM và truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà khoa học tiếp theo. Chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy những thay đổi tích cực, đặc biệt là ở các em gái và các nhóm dân tộc thiểu số, để các nhóm này trong tương lai sẽ khám phá và theo học các môn STEM ở cấp đại học”.

    Theo TTXVN

  • Các giáo viên ở Thụy Sĩ phàn nàn về việc nhiều học sinh không biết sử dụng nhà vệ sinh, thậm chí không thể tự đi vệ sinh và phải mặc bỉm đến trường.

    "Trẻ em bắt đầu đi học từ 4 tuổi nên vẫn có vài học sinh còn đóng bỉm. Nhưng trẻ 11 tuổi vẫn mặc tã đến trường đang trở thành một xu hướng đáng lo ngại", Dagmar Rösler, người đứng đầu Liên đoàn Giáo viên Thụy Sĩ cho biết.

    Theo các chuyên gia, độ tuổi trung bình để tập ngồi bô cho trẻ là từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng nhiều bậc cha mẹ đang né tránh điều này. Nhiều trẻ đã quá quen với việc đóng bỉm nên không còn hứng thú với việc chuyển sang sử dụng nhà vệ sinh. Nhà khoa học giáo dục Margrit Stamm cho biết tã đã trở nên tiện lợi tới mức nhiều người để con mặc tã như đồ lót bình thường.

    Rita Messmer, một chuyên gia về trẻ em cho biết số lượng học sinh tiểu học mặc tã đến trường tại Thụy Sĩ gần đây đã tăng vọt. Bà kể rằng mình từng điều trị một bệnh nhân 11 tuổi nhưng vẫn tè dầm do không được dạy cách tự sử dụng nhà vệ sinh.

    Việc các em thiếu kỹ năng đi vệ sinh đang trở thành gánh nặng cho giáo viên bởi họ phải thay tã cho học sinh. "Các bậc cha mẹ có trách nhiệm đảm bảo rằng những đứa trẻ trong độ tuổi đi học của họ không phải mặc tã nữa. Đó không phải việc của giáo viên", Rösler nói.

    Một trường học ở thành phố Spreitenbach, Thụy Sĩ thậm chí còn tổ chức một buổi sự kiện dành cho các phụ huynh để nhắc nhở họ rằng thay tã là trách nhiệm của cha mẹ.

    tre tay mac bim
    Ảnh minh họa: ABC News

    Trường hợp tương tự cũng từng xảy ra vào năm 2019 tại thành phố Buffalo, New York (Mỹ) khi có nhiều báo cáo cho thấy nhiều cha mẹ không dạy con họ cách sử dụng nhà vệ sinh. Liên đoàn giáo viên Buffalo cho biết trong trường có 43 trẻ em không được huấn luyện ngồi bô một cách hiệu quả, dẫn đến bị kỳ thị và trêu chọc.

    "Các giáo viên không có trách nhiệm phải thay tã", Phil Rumore , chủ tịch Liên đoàn giáo viên Buffalo cho biết.

    Tuy nhiên Rumore cũng tỏ ra thông cảm với các bậc cha mẹ. Trong một số trường hợp, trẻ bị mắc chứng tự kỷ, có vấn đề về cảm xúc hay thể chất, hoặc mắc các bệnh lý, dẫn đến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn. Ông cũng đề xuất rằng mỗi trường cần phải có một trợ lý chăm sóc sức khỏe đặc biệt để cùng giải quyết vấn đề với các bậc phụ huynh.

    Các chuyên gia khuyến khích các gia đình nên để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng sử dụng nhà vệ sinh. Những dấu hiệu có thể là mong muốn được mặc đồ lót, biết khi nào tã bị bẩn và có biểu hiện trên khuôn mặt khi đến lúc phải đi vệ sinh.

    VnExpress (Theo NYP, Insider)

  • Hồng Liên luôn xác định rõ mục tiêu học tập của con, chuẩn bị kế hoạch ít nhất nửa năm, đào tạo đủ các kỹ năng cho con... trước khi đi trại hè nước ngoài.

    cho con di trai he 1
    Nguyễn Thị Hồng Liên và hai con Vũ Hà, Lê Minh tham gia trại trong rừng 8 ngày đêm tại bang Michigan với học sinh Mỹ, năm 2022. Ảnh: NVCC

    Nguyễn Thị Hồng Liên, 40 tuổi, công tác trong một trường liên cấp ở Hà Nội, là mẹ hai con trai 17 tuổi và 14 tuổi. Ngay từ khi các con học cấp một, chị cho các bé đi trại hè trong nước để có trải nghiệm. Lúc các con lớn hơn, chị cho con đi trại hè nước ngoài, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích và là hành trang du học sau này. Từ năm 2018, các con chị đã được đi trại hè Australia, đi Nhật và Mỹ năm 2019, rồi tiếp tục đi Mỹ năm 2022. Bản thân chị cũng từng đi nhiều nước, làm việc với các bạn trẻ đã đi du học, tiếp xúc người nước ngoài nên có khả năng ngoại ngữ tốt, thuận lợi đồng hành cùng quá trình học tập của con.

    Dưới đây là các kinh nghiệm của chị để con có một trại hè nước ngoài hữu ích.

    1. Xác định rõ mục tiêu của chuyến đi

    Trong mỗi dịp cho con đi trại hè nước ngoài, bà mẹ hai con đều đặt ra mục tiêu rõ ràng. Với chuyến đi Australia 5 năm trước, chị muốn để các con học và sống cùng bạn bè nước ngoài, trải nghiệm một môi trường học tập quốc tế. Vì vậy, chị lên kế hoạch để con đi học bằng phương tiện công cộng, tự nấu ăn, giặt, phơi đồ và dọn dẹp nhà cửa, sống như các bạn Australia. Từ tháng 12 của năm trước đó, chị đã liên hệ với trường, sau đó trường gửi thư xin phép Sở giáo dục của bang và hỗ trợ xin visa. Ngay khi được trường và bang chấp nhận, chị đặt vé máy bay và thuê nhà ở, rồi mới nộp hồ sơ visa để tỷ lệ đỗ cao hơn.

    Còn với chuyến đi Nhật, mục tiêu chị đưa ra cho con là trở thành người tổ chức, tự lên kế hoạch và dẫn cả nhà đi chơi.

    Trong chuyến đi Mỹ, chị cùng các con tham gia một đoàn đi trại hè để trải nghiệm cuộc sống trong một trường học. Đoàn đặt ra mục tiêu cho thành viên nhỏ tuổi gồm:

    - Biết tìm đường, tự đi lại ở các địa điểm thầy cô cho phép đi và có hướng dẫn cụ thể, có khoanh vùng

    - Các anh chị lớn phải biết chăm lo và quản lý các em nhỏ, chia nhóm làm việc và mỗi nhóm đều có nhóm trưởng.

    - Các bạn nhỏ học được sự tự lập như tự ăn uống, thức dậy vào mỗi sáng, biết chăm lo sức khỏe bản thân, tự giặt đồ, dọn dẹp.

    - Tìm hiểu sự khác biệt văn hóa khi đến Mỹ, những lưu ý đặc biệt, điều gì là tối kỵ mà học sinh phải biết.

    Để chuẩn bị nền tảng cho các con, chị gợi ý ba mẹ nên cho con được tham gia trại hè ngay từ cấp một và từng bước thích nghi với các trại bán trú với giáo viên nước ngoài ở trong nước, trại nội trú xa nhà 1-2 tuần. Mỗi tháng một lần, gia đình chị còn đi cắm trại với một hội nhóm đã nhiều năm nên các con quen với việc chuẩn bị đồ, di chuyển, cách sống trong tự nhiên.

    2. Lập đoàn đi trại hè nước ngoài ít nhất trước nửa năm

    Sau những năm đầu cùng con tham gia trại hè, bà mẹ hai con nhận thấy việc các con giao lưu được với bạn bè, tiếp xúc với văn hóa phụ thuộc nhiều vào người dẫn đoàn. Nếu người dẫn đoàn kỹ tính, biết chăm lo và giáo dục, các con sẽ tiếp nhận được nhiều điều mới, trưởng thành hơn. Còn không, đó là trải nghiệm gây lãng phí tiền bạc.

    Tiếp theo, việc chọn lọc những học sinh trong đoàn cũng ảnh hưởng lớn đến chuyến đi của các con. Nếu các học sinh nói tục, chơi điện thoại, ỷ lại, không thích tìm hiểu văn hóa và chỉ thích mua sắm, thiếu ý thức thời gian, sự thành công của chuyến đi khó đảm bảo. Do đó, nên tìm nhóm học sinh có cùng văn hóa, được gia đình giáo dục kỹ, kèm dặn dò trước khi đi, chuyến đi sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời với các bạn nhỏ.

    Do vậy, chị thường lập đoàn đi trại hè từ tháng 10-11 của năm trước, tìm các gia đình có cùng quan điểm về giáo dục con. Mỗi tháng nhóm gặp nhau một lần, học hỏi nhiều kỹ năng trước khi đi. Việc lập đoàn sớm còn có các ưu điểm:

    - Lên phương án sớm nên dịch vụ được tính giá khách đoàn, có nhiều ưu đãi và giá rẻ. Ví dụ, được giảm giá vé máy bay, chi phí đặt khách sạn, đặt tour sớm.

    - Có thời gian gộp đoàn, hướng dẫn kỹ năng trước khi đi cho các con. Bố mẹ có thêm thời gian hiểu chương trình, dễ giáo dục con.

    Một nguyên tắc khác là gia đình luôn tìm người quen ở nước muốn đi để được hỗ trợ thêm thông tin về trại, địa điểm vui chơi, chỗ ăn ở hợp lý và hướng dẫn tất cả thủ tục. Nhờ vậy, chị có thêm phương án để phòng ngừa bất trắc khi dẫn con đi trại hè nước ngoài.

    3. Đào tạo kỹ năng cho con

    Để lên khung chương trình trại hè chuẩn chỉnh, Hồng Liên đào tạo con đủ các kỹ năng. Ví dụ, với trại hè diễn ra ở Mỹ, chị lên nội dung cần giáo dục các con như sau:

    - Tìm hiểu thủ tục xin cấp visa và phỏng vấn visa. Hướng dẫn và phỏng vấn thử visa Mỹ

    - Tìm hiểu văn hóa Mỹ, những điều phải lưu ý khi nhập cảnh và sống tại đây

    - Tìm hiểu lạm dụng và bắt nạt, các điều tối kỵ khi ở đây

    - Chọn một tiết mục thể hiện văn hóa Việt Nam, giới thiệu đến các bạn bè quốc tế

    - Tìm hiểu về dinh dưỡng và học cách nấu bữa ăn cân bằng

    - Tìm hiểu về các bệnh cá nhân hay gặp và cách phòng tránh khi đi Mỹ ba tuần

    - Cách dọn nhà và dọn phòng

    - Biết tìm kiếm siêu thị để mua đồ đạc cá nhân.

    - Lên lịch trình đi chơi, tham quan tại Boston, Washington DC, New York. Biết bảo vệ quan điểm với đoàn tại sao nên đi đâu, làm gì

    - Hiểu mình, cân bằng cảm xúc và xử lý tình huống không như ý

    - Đọc sách du học, khoảng 3-5 quyển từ khi lên kế hoạch cho tới lúc đi (khoảng hơn nửa năm)

    - Danh sách đồ cần mang theo khi đi, tự đóng gói đồ đạc

    - Hiểu rõ nội quy, lịch trình đoàn đi trại hè

    - Tự tìm hiểu về sức khỏe bản thân trước khi đi, điền mẫu tờ khai về sức khỏe

    Các bé vừa học offline vừa học online trên group facebook của đoàn trại hè đi Mỹ về các kỹ năng này. Nhờ có chung mục tiêu học tập, các bé trong nhóm trại hè trở nên thân thiết với nhau từ trước chuyến đi. Sau khi đào tạo kỹ năng cho con, Hồng Liên theo dõi các đầu việc mà con đã hoàn thành, cùng các bố mẹ khác hỗ trợ theo dõi một số đầu việc của con.

    4. Xin visa

    Trước chuyến đi Mỹ, bà mẹ hai con từng nghe xin visa vào nước này rất khó khăn. Vì vậy, chị làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị hồ sơ, chứng minh được mục đích đi rõ ràng, lên kịch bản phỏng vấn. Chị luyện phỏng vấn cho các con rất nhiều, chú ý về tác phong, thái độ của con, của bố mẹ... Đồng thời, chị nhân rộng quy trình này tới các gia đình khác cùng đoàn đi trại hè. Nhờ làm kỹ càng từng bước một, 30 bạn nhỏ cùng đoàn của chị đều đỗ visa Mỹ.

    5. Chuẩn bị lên đường

    Trước khi lên đường, đoàn họp một buổi, cho các con tìm hiểu kỹ về nội quy đoàn, cách tránh lạc nhau, các lưu ý khi ở sân bay. Đoàn cũng giả định tình huống các bé bị lạc thì nên làm gì, lưu ý kỹ ngày giờ chuyến bay, việc mua sắm, những dặn dò về ăn uống, theo dõi sức khỏe, cách đóng gói đồ, đồ ăn mang kèm... Thống nhất việc chia nhóm và các anh chị lớn tự quản các em bé theo nhóm. Phổ biến các nội quy, kỷ luật cần có cho các con. Qua buổi họp, học sinh sẽ thấm nhuần tinh thần tự lập, đúng giờ trước khi lên đường. Các bé cũng được phát đồng phục để dễ nhận diện, tránh lạc nhau ở nơi đất khách.

    6. Trải nghiệm trại hè

    cho con di trai he 1
    Vũ Hà thuyết trình tại trại hè ở Boston năm 2019. Ảnh: NVCC

    Trong các chuyến đi trại hè, giữ tinh thần bình tĩnh để xử lý các sự cố là điều mà bà mẹ hai con đúc rút được. Ở chuyến bay tới Mỹ, một số bé trong đoàn không nhập cảnh thuận lợi, bị gạch dấu chéo. Khi đó, chị trấn an các bé, tìm quản lý ở khu vực sân bay, trình bày đủ hồ sơ của tất cả học sinh đi trong đoàn. Sau khi cơ quan chức năng xem xét hồ sơ, tất cả đều được qua cửa nhập cảnh. Tuy nhiên, các bé trong nhóm trại hè bị thất lạc hành lý, vì vậy cả đoàn chờ đợi để được hỗ trợ và lấy lại đồ đạc.

    Điều mà ba mẹ con chị nhận ra khi tham gia trại hè Mỹ là học sinh nơi đây đều tự lập, trưởng thành nhờ các hoạt động trải nghiệm và đi ra ngoài. Trong hai tuần ở Boston, các bé học tiếng Anh, xây dựng dự án kinh doanh, nêu ý tưởng bảo vệ môi trường, học về văn hóa khi được đi tham quan các địa điểm nổi tiếng tại đây. Các bé có cơ hội giao lưu nhiều du học sinh Việt ở Mỹ, biết cần chuẩn bị gì cho hành trang du học.

    Đến với trại hè Australia, các con của chị nhớ về người bạn được trường giao nhiệm vụ hỗ trợ mình. Các con cũng thấm nhuần văn hóa im lặng, xếp hàng, phân loại rác của người Nhật khi phượt từ Tokyo, đến Kyoto, Osaka. Trong chuyến đi này, hai lần các bé bị nhầm tàu, nhỡ tàu và mất ví nhưng cuối cùng đều an toàn và nhận lại được ví, nhờ có kỹ năng ứng biến và giao tiếp ngoại ngữ.

    Theo chị, mỗi loại trại hè là một trải nghiệm thực tế đến từng khía cạnh của cuộc sống, phù hợp với tình hình tài chính của từng gia đình. Năm nay, chị tiếp tục cho con tham gia trại hè ở Nhật Bản. Vì các con đã lớn, chị lo hộ chiếu, đặt vé máy bay, còn lại toàn bộ chương trình do các con thiết kế. Trong chương trình, các bé sẽ được học kỹ năng sinh tồn trong rừng 8 ngày đêm với các bạn Nhật, Mỹ.

    Theo Ngôi Sao

  • Dương Quang Phổ Chiếu - bộ phim được trang Variety bình chọn là phim hay nhất năm 2020 đã vạch trần những góc khuất tăm tối trong một gia đình châu Á: Cách dạy con sai lầm, nuôi con đầy thiên vị của các bậc phụ huynh sẽ tạo ra bất hạnh khủng khiếp không thể cứu vãn thế nào?!...

    Dương Quang Phổ Chiếu xoay quanh một gia đình bình dân Đài Loan: vợ chồng ông Trần sống cùng hai hai đứa con trai gần như trái ngược nhau. Người anh cả A Hào đẹp trai, học giỏi, hiền lành là niềm tự hào của cha mẹ trong khi cậu em trai A Hòa gầy gò, cục cằn, chuyên mang rắc rối về cho gia đình.

    A Hào hoàn mỹ sáng lạn như ánh mặt trời, còn A Hòa là bóng tối u ám bi thương. Một ngày, A Hòa gây ra sự kiện chấn động đến nỗi bị bắt vào trại giáo dưỡng vị thành niên, chưa hết bạn gái của cậu lại đang mang bầu. Bi kịch nhà họ Trần bắt đầu từ đây.

    Trong Dương Quang Phổ Chiếu, người ta dễ dàng nhận ra những thành phần cấu nên bi kịch rất quen trong nhiều gia đình Châu Á: Một người cha gia trưởng, thiên vị, một người mẹ nhẫn nhục chịu đựng, một đứa con mang áp lực phải hoàn hảo và một “con cừu đen” đau khổ khi là vết nhơ trong mắt mẹ cha.

    duong quang pho chieu
    Bộ phim Dương Quang Phổ Chiếu đã dành được 6 tượng vàng tại LHP Kim Mã năm 2019.

    Thật dễ dàng để phủ định sự tồn tại của một người. Chỉ cần câu nói của người cha: “Nhà chúng tôi chỉ có một đứa con” dẫu cho ông có tận hai đứa con trai. Trong mắt của bố, cậu con trai út A Hòa gần như người vô hình. Khi cậu gây nên tội nghiệt, người bố chẳng mảy may ý muốn xin tha tội cho con. Khi cậu vào trại giáo dưỡng, ông nói với người khác: “Tôi mong nó bị nhốt đến già, đến chết”. Khi cậu được thả trở về nhà, ông cũng chỉ bình thản ngồi xem TV, không màng quan tâm.

    Chẳng có gì dễ dàng hủy hoại một con người hơn là bị người thân chối bỏ. Người thân có thể là người nâng đỡ, vực ta dậy lúc tận cùng tuyệt vọng nhưng cũng có thể là là lí do ta mãi mãi không thể sống một cuộc đời bình thường.

    Nhưng nếu bạn hỏi có gì đáng sợ hơn sự hắt hủi của cha mẹ không? Thì đó là khi họ đặt quá nhiều kì vọng, nhồi nhét những tư tưởng, những giấc mơ quá cao vời cho con mà không quan tâm con mình đã vụn vỡ như thế nào. A Hào - đứa con hoàn hảo của gia đình ông Trần bị hủy hoại theo cách đó.

    Gánh nặng và những áp lực của gia đình, của xã hội đặt lên vai A Hào một ngày bỗng trở nên nặng nề quá sức chịu đựng và cậu… chọn rời đi. "Mọi người đều có thể trốn trong bóng râm của góc tối. Nhưng tôi thì không. Tôi không có chum nước, và chỗ trốn nào, mà chỉ có ánh nắng, hai mươi bốn tiếng, không ngừng, sáng rực và ấm áp, chiếu sáng mọi thứ.”

    A Hào là một đứa trẻ ngoan, hiểu chuyện đến đau lòng. Trước khi rời khỏi thế gian, cậu lặng lẽ tắm rửa, lặng lẽ gấp quần áo gọn gàng, lặng lẽ dọn phòng để "không phải làm phiền đến ai cả". Nghiệt ngã làm sao, người cha già lại phải chứng kiến đứa con trai như ánh mặt trời chiếu rọi duy nhất trong cuộc đời ảm đạm của ông cứ thế lạnh lùng nhẫn tâm bỏ ông mà đi. Ông ngẩn ngơ tìm khắp ngõ xóm như thể con mình chỉ đang lạc lối đâu đây. Cảnh phim A Hào nhìn cha và dịu dàng nói với ông: “Con không đi cùng bố được nữa rồi”... tựa như một vết dao, thật lẹm thật sâu cắt ngang qua tim người xem, đau nhói.

    “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Thế nhưng biết bao nhiêu ông bố bà mẹ trên đời này vẫn cứ mù quáng muốn ép con theo cái khuôn của chính mình, muốn con trở thành cái bóng của những ảo vọng hoang đường. Yêu thương con thì hãy để nó được sống là chính mình. Một đứa trẻ chỉ cần lớn lên khỏe mạnh đã là một phước lành, chẳng phải thế sao?!...

    Nguồn: Đài Phát Thanh

  • Quyết sinh lần nữa để kiếm cô công chúa cho đẹp đội hình, bố mẹ tái hết cả mặt mày khi nghe bác sĩ thông báo đang mang thai ba.

    Con cái là món quà trời cho, thế nên dù là trai hay gái thì cũng đều xứng đáng được yêu thương, quan tâm chăm sóc như nhau. Thế nhưng với các gia đình đã có 1 con, tâm lý muốn “đủ nếp đủ tẻ” luôn thôi thúc họ kiếm con thêm lần nữa. Cũng vì thế mà có không ít câu chuyện “dở khóc dở cười” phát sinh.

    Một cặp vợ chồng ở Quảng Đông, Trung Quốc đã gây “bão mạng” khi chia sẻ câu chuyện hài hước trong chính gia đình mình. Được biết, cả hai vốn đã có một con trai đầu lòng, thế nhưng họ vẫn ao ước có thêm cô công chúa cho “đủ nếp đủ tẻ”, vì vậy cặp đôi không ngần ngại mang thai lần nữa với hy vọng ngút ngàn sẽ có được một bé gái đáng yêu.

    nha dong anh em 1
    Chỉ muốn kiếm thêm cô công chúa, cặp đôi không ngờ lại có thêm tận 3 hoàng tử. Ảnh: Sohu

    Cứ nghĩ chỉ muốn tìm con gái hoặc nếu vẫn tiếp tục là con trai thì chỉ dừng lại ở mốc 2 con là đủ, thế nhưng “người tính không bằng trời tính”,  trong một lần siêu âm, cặp đôi tá hỏa khi bác sĩ phát hiện người vợ đang mang thai ba, điều đáng nói là lần này họ lại tiếp tục có 3 bé trai. May mắn sau đó, người mẹ đã bình an hạ sinh thêm 3 hoàng tử để làm đẹp cho đội hình gia đình.

    nha dong anh em 1
    Nuôi cùng lúc bốn cậu con trai khiến bố có đôi lúc vô cùng hoang mang. Ảnh: Sohu

    Một lúc phải nuôi nấng, chăm sóc tận 4 cậu con trai khiến cặp vợ chồng này không khỏi lo lắng, hoang mang. Đặc biệt là khi ở Trung Quốc, nếu sau này lấy vợ, số tiền chuẩn bị sính lễ bao gồm nhà, xe,… đều là những khoản cực kỳ lớn. Dù lâm vào tình huống dở khóc dở cười, thế nhưng cặp đôi cho biết họ vẫn cố gắng hết sức để nuôi 4 con trai khôn lớn. Nhìn bộ mặt “rầu rĩ” của ông bố mỗi lần phải một tay chăm sóc 4 cậu hoàng tử, ai nấy không thể nhịn nổi cười.

    - Định kiếm một cô công chúa thôi mà thế nào lại tòi ra thêm 3 hoàng tử nữa, tổng cộng là 4 anh bố mẹ nuôi mệt nghỉ luôn.

    - Trộm vía đáng yêu quá chừng, đông con nuôi thì cực thật đấy nhưng bù lại cũng rất vui mà đúng không mọi người? Chỉ bị áp lực ở chỗ phải lo lắng tiền bạc để nuôi con thôi.

    - Nếu giàu mình cũng muốn sinh 3, 4 đứa gì đó vì cực thích nhà đông vui. Ai từng trưởng thành trong gia đình đông đúc mới thấy những dịp đoàn tụ, được sum họp bên nhau quây quần ấm cúng đến thế nào. Nói chung có điều kiện thì cứ đẻ, còn nếu lỡ thì hãy cố gắng hết sức thôi nè.

    - Vất vả thật nhưng nhìn con khỏe mạnh, ngày càng khôn lớn bố mẹ tự động cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi hy sinh dành cho con đều xứng đáng đúng không cả nhà?

    - Trước khi lấy chồng có giai đoạn vẫn nghĩ mình sẽ sinh cả một đội bóng cơ. Giờ mới được 2 đứa thì đã quá là sợ luôn rồi, nhưng đúng là nhà đông con thì vui thật các mẹ ạ, lắm lúc nhức đầu nhưng được cái náo nhiệt, mỗi dịp lễ tết cũng thấy xôm tụ, nhộn nhịp hơn hehe.

    - Ở Trung thì lớn lên lo tiền sính lễ cho 4 cậu cũng mệt nghỉ à nha. Nhưng chuyện tương lai thì cứ để tương lai lo thôi, bây giờ cứ cố gắng nuôi dưỡng, chăm sóc các con thật tốt là được rồi.

    Thực sự mà nói, sinh con lúc nào, sinh bao nhiêu con luôn là lựa chọn và quyết định của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ở thời buổi công nghệ hiện đại, mọi thứ đều quy ra tiền bạc, vật chất như hiện nay thì để chăm sóc tốt cho một đứa trẻ, bố mẹ sẽ phải hao tốn rất nhiều công sức cũng như của cải.

    Đó chính là lý do mỗi cặp đôi nên suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sinh con. Hãy chuẩn bị tốt về mọi mặt để đảm bảo con ra đời có được một cuộc sống tốt nhất trong khả năng có thể. Bố mẹ có thể không quá giàu có nhưng bố mẹ vẫn phải nỗ lực hết sức để cho con có một cuộc sống đủ đầy.

    Bên cạnh đó, càng có đông con thì phụ huynh lại càng phải chú ý đến chuyện dạy dỗ, uốn nắn con. Trẻ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ, hãy đối xử công bằng, đừng thiên vị bất cứ người con nào vì điều này sẽ dễ làm ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ và cả mối quan hệ giữa anh chị em một nhà trong tương lai. Nuôi con là cả một hành trình dài với muôn vàn khó khăn, hãy luôn cố gắng hết sức để làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình bố mẹ nha.

    Theo webtretho

  • Lý Dương lo lắng cho tình hình của con gái nên đã lắp camera giám sát để tìm hiểu sự thật.

    Đôi khi trong cuộc sống thường ngày sẽ xảy ra những bất đồng quan điểm khi nuôi dạy trẻ khiến chúng ta trở nên khó chịu với nhau nhưng khi bình tĩnh suy xét mọi việc thì tựu chung lại tất cả cũng vì muốn tốt cho đứa trẻ.

    Chị Lý Dương (Trung Quốc) có một cô con gái Dao Dao năm nay 6 tuổi. Cả nhà đều yêu thương và chiều chuộng Dao Dao vì cô bé xinh xắn lại vô cùng ngoan ngoãn. Thế nhưng dạo gần đây lúc nào trong bữa ăn sáng Dao Dao cũng nói với mẹ rằng đổi cho con chiếc giường khác rộng hơn vì giường chật quá.

    con ngu bat on
    Ảnh minh họa

    Lý Dương thắc mắc mặc dù giường con gái nằm là giường cá nhân thật nhưng nếu một mình Dao Dao nằm thì không thể chật được. Tuy nhiên Dao Dao lại khẳng định đêm nào cũng cảm giác có "rất nhiều người" nằm ngủ cùng con, ôm con ngủ nên con cảm giác chật chội, không thể xoay sở người. Câu nói của con gái thoạt đầu khiến Lý Dương cảm thấy bật cười vì quá vô lý.

    Vậy nhưng việc này không chỉ diễn ra một ngày mà rất nhiều lần Dao Dao đã kể chuyện này với mẹ. Lý Dương bắt đầu cảm thấy thực sự lo lắng nên đã âm thầm đi mua camera giám sát để lắp đặt phòng ngủ của con gái, xem thực hư như thế nào.

    Buổi tối hôm đó, sau khi cho con gái ngủ và trở về phòng của mình, Lý Dương bắt đầu mở camera lên xem. Xem suốt 2 tiếng đồng hồ cô vẫn thấy con bé nằm ngủ rất ngon và không hề có chuyện gì lạ xảy ra. Khi Lý Dương định tắt điện thoại để đi ngủ thì bỗng thấy một bóng đen xuất hiện, bước vào từ phía cửa ra vào.

    Lý Dương bỗng chống lạnh toát người, ngồi dậy để tập trung nhìn xem đó là ai. Danh tính khiến Lý Dương giật mình bởi người đó không ai khác chính là mẹ chồng của cô - bà nội đứa trẻ. Lý Dương quan sát kĩ hơn thì thấy người bà tiến lại chiếc giường kéo chăn đắp cho Dao Dao sau đó cũng leo lên giường của cô bé để ôm cháu ngủ.

    Lý Dương vẫn không hiểu thực hư chuyện này là như thế nào bởi cứ tầm khoảng 5h sáng Lý Dương dậy xem thì người bà đã không còn ngủ ở phòng của Dao Dao nữa. Nhiều đêm liền thấy hành động của mẹ chồng, Lý Dương bèn hỏi bóng gió người bà thì bà phủ nhận, bà nội luôn nói rằng "tôi ngủ ở phòng tôi cả đêm".

    Nhận thấy nhiều biểu hiện khác thường của mẹ chồng, vợ chồng Lý Dương đưa bà đi khám thì bác sĩ thông báo mẹ chồng Lý Dương mắc chứng Alzheimer - suy giảm trí nhớ ở người già. Tới đây, Lý Dương dần hiểu ra tất cả. Hóa ra từ lúc Dao Dao còn nhỏ, do công việc của vợ chồng Lý Dương bận rộn nên Dao Dao ngủ với bà nội từ nhỏ.

    Khi cô bé lớn dần thì vợ chồng Lý Dương tách phòng cho con gái nhưng người bà thương cháu nên không đồng ý. Bà luôn muốn ngủ với Dao Dao nhưng Lý Dương lại không cho phép vì cô muốn con gái tự lập. Do đó khi bị Alzheimer, bà nội lúc nhớ lúc quên vẫn yêu thương cháu nên theo thói quen cũ nửa đêm đến phòng để ôm cháu ngủ nhưng sau đó bà lại trở về phòng và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

    Lý Dương nghẹn ngào vì người mẹ chồng của mình quá tốt, dù đã bị đãng trí nhưng vẫn yêu thương cháu nội của mình vậy mà nhiều lúc cô đã trách sai mẹ chồng vì cho rằng bà không quý cháu nội mà chỉ quý cháu ngoại.

    Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ em nên có rất nhiều những phương pháp chăm trẻ tốt. Họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Những đứa trẻ do người già nuôi dưỡng có thể có suy nghĩ hơi khác so với những đứa trẻ khác, già dặn hơn và kém thẩm mỹ hơn, điều này thường được gọi là "cổ hủ".

    Vì vậy không còn cách nào khác là hãy dung hòa những quan điểm nuôi dạy trẻ của các thế hệ để có thể đem đến những điều tốt nhất con cái bởi ai cũng vì mục đích chung là yêu thương con trẻ.

    Theo Eva

  • Tất cả trẻ em ở quốc gia này không phân biệt giàu nghèo đều được cha mẹ đặt nằm trong hộp bìa carton sau khi chào đời. Đằng sau việc làm này có liên quan đến một hoạt động của Chính phủ trong việc nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

    tre so sinh o phan lan 1

    Nhìn thoáng qua, việc đặt một em bé sơ sinh nằm ngủ trong thùng bìa carton là điều kỳ lạ. Song thực tế đây lại là nơi đầu tiên mà nhiều trẻ sơ sinh ở Phần Lan - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nằm ngủ.

    Như một thông lệ, hơn 75 năm qua, những bà mẹ tương lai tại quốc gia này luôn được nhận một hộp quà từ Chính phủ. Bên trong chiếc hộp này, nhà chức trách muốn gửi tặng những gia đình sinh em bé các vật dụng cần thiết như một túi ngủ, sữa tắm cho em bé cũng như tã lót được đựng trong 1 chiếc hộp có đệm nhỏ. Với nệm ở phía dưới đáy, các hộp này trở thành chiếc giường đầu tiên của các bé. Nhiều trẻ em từ mọi tầng lớp xã hội của quốc gia này đều có những giấc ngủ đầu tiên trong chiếc hộp bìa carton này. 

    tre so sinh o phan lan 1

    Chương trình tặng quà này xuất phát từ sáng kiến của cố Tổng thống Kyosti Kallio, được bắt đầu từ năm 1938 sau khi các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở nước này cao mức báo động: cứ 1.000 em bé sơ sinh thì có 65 bé bị tử vong. 

    Ban đầu, chương trình chỉ áp dụng cho những gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên kể từ năm 1949 tất cả những bà mẹ ở Phần Lan đều được nhận món quà này bất kể giàu nghèo.  

    Song để nhận được món quà này từ Chính phủ, các bà mẹ tương lai sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế của Chính phủ trong 4 tháng đầu tiên. Những bà mẹ không cần chiếc hộp này có thể lựa chọn lấy 155 USD.

    Chia sẻ về ý nghĩa của chính sách này, Giáo sư Mika Gissler tại Viện Quốc gia về y tế và phúc lợi Helsinki cho biết: "Chính các hộp thai kỳ và chính sách chăm sóc trước sinh đối với tất cả các bà mẹ trong những năm 1940, tiếp theo là giai đoạn những năm 1960 với hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia cùng mạng lưới các bệnh viện trung tâm đã cải thiện đáng kể tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh".

    Chia sẻ với NYTimes, Titta Vayrynen, một bà mẹ 35 tuổi khá phấn khích khi nhận được chiếc hộp này. "Dễ dàng để biết em bé sinh năm nào bởi quần áo mỗi năm trong hộp là khác nhau và rất thú vị khi so sánh và nghĩ về nó", cô so sánh.

    Thực tế, những món đồ trong chiếc hộp này thay đổi theo thời gian. Trong suốt những năm 1930 đến 1940, món quà được tặng thường là vải sợi bởi các bà mẹ đã quen với việc may quần áo cho con bằng chất liệu này. Tuy nhiên trong thế chiến thứ 2, vải và cotton rất cần cho Quốc phòng nên những món đồ trong hộp quà này lại là các tấm lót giường và vải tã. Từ những năm 1950, hộp quà thường là quần áo may sẵn, trong những, trong những năm 1960, 1970 bắt đầu cho xu hướng tặng vải co giãn.

    tre so sinh o phan lan 1

    Theo NYTimes cũng có thời điểm bình sữa, núm vú giả được gỡ bỏ khỏi hộp quà nhằm thúc đẩy phụ nữ cho con bú nhiều hơn. Panu Pulma, giáo sư tại Đại học Helsinki cho biết việc tặng những chiếc hộp quà này còn khuyến khích cha mẹ biến chúng thành chiếc giường nhằm giúp các em tập thói quen ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ. 

    Ngoài việc tặng những món quà đựng trong chiếc hộp carton, quốc gia này còn đưa ra nhiều chính sách giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn sinh con. Điển hình, thời gian nghỉ phép có lương của các bậc cha mẹ ở Phần Lan kéo dài đến 18 tháng đối với người mẹ và 9 tuần cho người cha. Đặc biệt họ được đảm bảo rằng bất kỳ ai ở nhà với con có thể quay lại làm việc bất cứ lúc nào trước khi đứa trẻ còn 3 tuổi.   

    tre so sinh o phan lan 1

    Chính sách hỗ trợ của Phần Lan cũng bao gồm chính sách trợ cấp nuôi con. Theo đó, trợ cấp dành cho một đứa trẻ mới sinh trong mỗi gia đình là 100 euro/tháng, từ đứa thứ 3 là 141 euro/tháng và từ đứa thứ 5 sẽ là 182 euro/tháng. Khoản tiền này được trợ cấp cho đến khi đứa trẻ đủ 17 tuổi. 

    Theo CafeF

  • Đứa trẻ dù ngoan hay hư, thành công hay thất bại vẫn mãi được cha mẹ yêu thương, chở che. Nhiệm vụ của người làm cha, làm mẹ là giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội.

    nuoi con ngo nghich 1

    Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ làm ngơ trước những vấn đề mà con mình mắc phải. Họ không làm tròn trách nhiệm khiến đứa trẻ nhận thức sai lệch, gây ra những hành vi xấu, ảnh hưởng không tốt tới tương lai của chính đứa trẻ, của gia đình và xã hội. 

    Trên thực tế, có rất nhiều đứa trẻ ngỗ nghịch đến từ nguyên nhân gia đình, từ cách dạy dỗ của cha mẹ. Bởi trong quá trình trẻ trưởng thành, cha mẹ chỉ cần lơ là, không chú ý tới các biểu hiện nhỏ trong thay đổi tính cách và hành động của trẻ rất dễ khiến trẻ sẽ đi sai hướng, tự hủy hoại bản thân. 

    Câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều bậc làm cha, làm mẹ phải suy ngẫm.

    Bí quyết giáo dục nằm ở một từ giúp các con "hoá rồng, hoá phượng"

    Hei Xiaolong, quê tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ônh từng giữ chức Tổng giám đốc công ty Máy bay Hughes ở Hoa Kỳ, kiêm Phó tổng giám đốc của Tập đoàn Acer Đài Loan (Trung Quốc). Và ông cũng là một trong những Phó chủ tịch của một số chương trình văn hóa và giáo dục ở Đài Loan. Ông Hei Xiaolong có sự nghiệp thành công nhưng về phương diện nuôi dạy con cái thì lúc đầu không suôn sẻ. 

    Ông Hei Xiaolong có tất cả là 4 người con, gồm 3 con trai và 1 con gái. Ngoại trừ người con trai cả biết nghe lời thì 3 người con còn lại đúng là nỗi rắc rối thực sự. Thậm chí, đôi khi ông thấy những đứa trẻ như cơn ác mộng của cuộc đời ông.

    nuoi con ngo nghich 1
    Ông Hei Xiaolong được nhiều người ngưỡng mộ vì nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công.

    Một lần khi cả nhà đang đi mua sắm tại siêu thị, cậu con trai thứ hai của ông Hei Xiaolong đã lén lút ăn cắp 1 đôi găng tay rồi bỏ vào túi. Hành vi này đã bị nhân viên siêu thị bắt quả tang. Quá bất lực và xấu hổ, vợ của ông Hei Xiaolong bật khóc ngay tại chỗ. Bà trách móc bản thân không biết mình đã nuôi dạy con như thế nào mà để con gây ra hành vi sai lệch, không chấp nhận được như vậy.

    Còn cô con gái thứ ba của ông Hei Xiaolong là người thích ăn diện ngay từ nhỏ. Càng lớn, cô bé càng đua đòi, thích mặc những trang phục lòe loẹt, đủ màu sắc. Cô bé không nghe lời cha mẹ, thường xuyên có hành vi chống đối. Sau khi vào cấp 2, thành tích học tập của cô bé sa sút, nảy sinh tình cảm với một vài người bạn khác giới. 

    Cậu con trai út có thành tích học tập không đến nỗi tệ, nhưng tính cách quá mạnh mẽ, luôn tự cho mình là giỏi nhất và không nghe lời cha mẹ, thầy cô.

    Thời điểm các con trong độ tuổi nổi loạn, vợ chồng Hei Xiaolong "đau đầu", nhiều lúc bất lực vì không dạy được con. Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, áp lực. Nhiều người xung quanh còn cho rằng các con của ông Hei Xiaolong đã "hỏng", không thể thay đổi. 

    Thế nhưng bây giờ, cả 4 con của ông Hei Xiaolong đều thành công, đi đúng hướng, thi đỗ vào các trường đại học nổi tiếng với thành tích đáng ngưỡng mộ. Và sau tất cả những biến cố thăng trầm, có thể thấy được quan điểm nuôi dạy con của ông Hei Xiaolong hoàn toàn đúng đắn.

    Thật ra, ông không có quan điểm gì cao siêu mà tất cả chỉ gói gọn trong 1 từ, đó là "CHẬM"

    Ông Hei Xiaolong tin rằng chỉ có cách chậm lại, không nóng nảy trong việc nuôi dạy những đứa trẻ, biết kiểm soát cảm xúc bản thân, thường xuyên tâm sự để thấu hiểu con thì mới đạt được kết quả như mong muốn.

    Và thực sự ông Hei Xiaolong đã thực hiện từng bước một trong việc dạy bảo những đứa con. Ông dành nhiều thời gian trò chuyện để hiểu mong muốn của con, tôn trọng quyền lựa chọn mà con đưa ra. Trên sơ sở đó, ông hướng dẫn và truyền cảm hứng để các con vững đi trên con đường chinh phục ước mơ phía trước.

    Và kết quả của quá trình chậm rãi, cẩn thận đó là cả 4 người con của ông đều trúng tuyển vào những trường đại học nổi tiếng thế giới. Vì vậy, có thể thấy quan niệm nuôi dạy con của ông Hei Xiaolong rất đúng đắn, khoa học và đem lại hiệu quả cao. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn.

    nuoi con ngo nghich 1
    Ông Hei Xiaolong đã cảm hoá những đứa con ngỗ nghịch.

    Cha mẹ nên "chậm" thế nào để giáo dục con hiệu quả?

    1. Đừng so sách gia đình mình với gia đình người khác  

    Nếu cha mẹ muốn chậm lại để đạt hiệu quả trong việc giáo dục con cái, thì điều đầu tiên phải làm là đừng so sánh gia đình mình với gia đình người khác. 

    Cha mẹ đừng nên đặt con lên bàn cân với những đứa trẻ khác để so sánh kết quả học tập hay tính cách,... Bởi cụm từ "con nhà người ta" vừa làm trẻ khó chịu, tủi thân, vừa khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng với việc học của con mình. Từ đó, cha mẹ sẽ sinh tâm lý khắt khe, bắt ép con phải học cho bằng bạn bằng bè.

    2. Cho con không gian được tự do phát huy năng lực

    Cha mẹ đừng nên hạn chế trẻ. Đó là cách cha mẹ đang huỷ hoại sự năng động và sáng tạo ở trẻ. Hãy là cha mẹ thông thái, cho con mình không gian thoải mái, được tự do sáng tạo, vui chơi và kết bạn. Bởi chỉ có như vậy, trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc và không hình thành tâm lý chống đối.

    nuoi con ngo nghich 1

    3. Cha mẹ đừng dồn toàn bộ tâm chí vào con

    Đối với cha mẹ, con cái là tài sản quý giá, vì thế trẻ thường được bao bọc, chở che. Nhưng cha mẹ cần hiểu, sau này khi khôn lớn, trẻ cũng sẽ có một cuộc sống cho riêng mình và phải tự lập, tự kiểm soát và xử lý mọi vấn đề. 

    Vì thế, cha mẹ không nên dồn toàn bộ tâm trí vào con, hãy cho mình  chút không gian riêng. Và cha mẹ nên hiểu rằng, con cái ắt tự có phúc của riêng mình, cha mẹ chỉ cần làm tròn trách nhiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

    Chỉ khi cha mẹ có thể chậm lại, chứng kiến quãng thời gian trưởng thành của con, là người bạn đồng hành, là người thầy nhân từ thì đứa trẻ mới vững bước trên hành trình tiến về phía trước. Trẻ mới có nhiều cơ hội thành công, cảm thấy cuộc đời tươi đẹp và ý nghĩa. 

    Theo CafeBiz

  • Sợ con gái nghĩ ngoại hình là điều duy nhất quan trọng đối với phụ nữ, Clare O’Reilly thề sẽ chỉ khen con về những ưu điểm khác.

    ba me anh khong khen con 1
    Clare quyết không khen ngợi ngoại hình của con gái mà tập trung vào ưu điểm khác. 

    Clare O’Reilly (39 tuổi), khách mời chương trình This Morning của Anh có quan điểm độc đáo về cách nuôi dạy con. Cô không bao giờ khen con gái 7 tuổi Annie xinh xắn, dễ thương như cách đa số phụ huynh thường làm.

    Bảy năm trước, Clare từng nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực làm cha mẹ. Cô có thể kiểm soát mọi cơn cáu giận của hai cậu con trai nhỏ hay những rắc rối ở nhà trẻ. Tuy nhiên, ngay khi con gái ra đời, Clare nhận ra việc xây dựng lòng tự trọng và tính độc lập cho phái nữ là một thách thức mới.

    Clare thấy mọi người đối xử với Annie khác hai anh trai của cô bé. Các nữ hộ sinh đã gọi con trai Clare là “những cậu bé khỏe mạnh”, nhưng Annie lại được mô tả với tính từ "xinh đẹp" dù cân nặng lúc chào đời vượt xa các anh.

    ba me anh khong khen con 1
    Ba con của Clare O’Reilly

    Những người lạ và bạn bè liên tục khen ngợi vẻ ngoài khi vừa gặp Annie, trong khi Eddie (hiện 14 tuổi) và Sammy (9 tuổi) cũng là những đứa trẻ đáng yêu. Một người bạn của Clare lần đầu bế Eddie đã khen ngợi đôi chân chắc khỏe, nhưng khi bế Annie lại chỉ tập trung vào hàng lông mi dài.

    Các cậu bé vẫn được cổ vũ về sự “phiêu lưu” khi tập leo cây, hoặc được dự đoán lớn lên sẽ trở thành kỹ sư vì lắp ráp Lego đầy sáng tạo. Nhưng hết lần này đến lần khác, Annie chỉ được khen là cô bé xinh đẹp.

    Những bình luận tích cực về ngoại hình của con gái không khiến Clare vui vẻ mà ngược lại, cô lo lắng Annie sẽ bị ấn tượng bởi sự tập trung vào ngoại hình.

    “Ngày nay, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với hình ảnh của những người phụ nữ xinh đẹp trên truyền thông, mạng xã hội, nhiều người bắt đầu hình ảnh tương tự của bản thân từ khi còn rất trẻ. Có phải các cô bé của chúng ta đang dần trở thành những phụ nữ trẻ bận tâm về ngoại hình hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó?”, Clare đặt câu hỏi.

    Clare quyết tâm làm mọi thứ để cân bằng, xây dựng tư duy tích cực cho Annie. Cô quyết định không bao giờ khen Annie là xinh đẹp, dễ thương hay bất kỳ tính từ nào khác để ca ngợi vẻ ngoài.

    Yêu nụ cười tỏa sáng của con, nhưng Clare chỉ khen ngợi về khả năng thể thao, lòng tốt với động vật hoặc tinh thần chăm chỉ khi tập luyện piano.

    Tháng trước, khi lần đầu đi dự tiệc nhảy của trường, cô bé nhìn mẹ và hỏi: “Mẹ, trông con như thế nào?”. Clare tự hào đáp: “Trông con như đang sẵn sàng để nhảy rồi đấy”.

    Một lần khác, Annie làm phù dâu trong đám cưới của mẹ đỡ đầu. Khi bước xuống những bậc thang trong bộ váy nhỏ xinh, cô bé lại hỏi mẹ câu như cũ. Clare trả lời: “Mẹ yêu những bông hoa của con quá, chúng thơm lắm phải không?”. Cô bé hít hà hương hoa, cười toe toét.

    Dù con còn quá bé để nhận thấy nỗ lực của Clare, bà mẹ này cũng không nói về ngoại hình của chính mình để làm gương. Quan điểm của Clare được nhiều người ủng hộ nhưng cũng bị một số phụ huynh đánh giá có phần cực đoan. Khi bạn bè cảnh báo rằng Annie có thể cảm thấy thiếu tự tin vì mẹ không bao giờ khen, cô không đồng tình và vẫn quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn.

    Theo Xã Luận

  • Dưới sự kìm kẹp và ép buộc học tập của cha, William mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng từ khi còn nhỏ và trở nên cực kỳ nhạy cảm với thời gian.

    Edison có một câu nói rất nổi tiếng: "Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là khổ luyện" nhằm khẳng định tầm quan trọng của sự chăm chỉ trong hành trình chinh phục thành công. Không thể phủ nhận tính đúng đắn của câu nói này nhưng vẫn có những "ngoại lệ" xảy ra, chẳng hạn như trong trường hợp của William James Sidis.

    William James Sidis từng được coi là một truyền kỳ khi mới 6 tháng tuổi đã có thể nói rõ ràng tên của một nguyên tố phức tạp như "nhôm" (aluminium), 8 tháng tuổi chỉ ra được Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, 18 tháng tuổi biết đọc The New York Times... Tất cả những điều này nghe vô cùng khó tin với nhiều người nhưng thế giới vốn đầy rẫy những điều kỳ diệu và kỳ tích tương tự đã xuất hiện với William James Sidis.

    than dong harvard William James Sidis 1
    William bộc lộ trí thông minh hơn người từ khi còn rất nhỏ 

    Cha của William tên là Boris Sidis (SN 1867), vốn là một người Ukraine gốc Do Thái, di cư sang Mỹ từ năm 1887 khi mới 20 tuổi để thoát khỏi đàn áp chính trị. Boris sau đó trở thành Giáo sư tâm lý học, Tiến sĩ Y khoa và Tiến sĩ Triết học ưu tú. Mẹ của William là bác sĩ Sarah Mandelbaum Sidis (SN 1874) tốt nghiệp trường Y khoa thuộc Đại học Boston năm 1897. Sarah đã theo gia đình sang Mỹ để tránh khỏi các cuộc tàn sát vào năm 1889 khi 15 tuổi. Boris và Sarah gặp nhau tại Mỹ và nhanh chóng phải lòng nhau. Họ kết hôn và sinh William vào năm 1898.

    Thừa hưởng gen trội từ cha mẹ nên từ khi sinh ra, William đã thể hiện sự thông minh và IQ vượt trội so với bạn bè đồng trang lứa. Trong khi những đứa trẻ khác còn đang khóc oe oe đòi ăn, William đã bập bẹ học nói. Đến khi tụi trẻ học nói thì William đã có thể cầm tờ The New York Times mà đọc vanh vách.

    Thời điểm ấy, cha của William - ông Boris đang nghiên cứu lý thuyết giáo dục mầm non của riêng mình. Vì vậy, ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm đặc biệt và giáo dục có mục tiêu cho William. William không được đi học mà nhận được toàn bộ sự giáo dục tại gia dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Ông Boris để William bắt đầu học tiếng Latin từ năm 2 tuổi, tự học tiếng Hy Lạp từ năm 3 tuổi, và đến năm 4 tuổi, cậu bé đã thông thạo tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Pháp cũng như tiếng Latin.

    than dong harvard William James Sidis 1
    William James Sidis (1898-1944) được coi là một thần đồng, một thiên tài tuyệt đối.

    Năm 6 tuổi, William bắt đầu tự học logic, ngôn ngữ và giải phẫu học. Năm 7 tuổi, cậu thi đỗ vào trường Y thuộc Đại học Harvard với kết quả xuất sắc. Tuy nhiên, do còn quá nhỏ và không thực sự đam mê ngành Y nên William không đăng ký học.

    Năm 8 tuổi, William tiếp tục vượt qua kỳ thi tuyển sinh của MIT. Đến lúc này, cậu đã tự học và thông thạo tổng cộng 8 ngôn ngữ (tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, Hebrew, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia). Cậu thậm chí còn phát minh ra một ngôn ngữ mới gọi là Vendergood.

    Năm 9 tuổi, William vượt qua bài kiểm tra đầu vào chung của Đại học Harvard. Năm 10 tuổi, cậu đã có thể sửa lỗi trong bản thảo của giáo sư logic tại Đại học Harvard. Năm 11 tuổi, William chính thức vào học ở Harvard và bắt đầu cống hiến hết mình cho toán học cao cấp và chuyển động của thiên thể. Cậu nắm vững kiến thức đến mức có thể mở sân khấu diễn thuyết của riêng mình trong Câu lạc bộ Toán học Harvard, đồng thời tổ chức các buổi thuyết trình về cấu trúc và quan niệm về vật thể bốn chiều cho sinh viên Harvard cùng nghiên cứu.

    than dong harvard William James Sidis 1
    11 tuổi, William đã trở thành sinh viên Đại học Harvard

    Năm 17 tuổi, William được cả thế giới biết đến như một thiên tài tuyệt đối. Trong khi bạn bè đồng trang lứa còn vất vả trên ghế trung học và lo lắng về việc học đại học thì William đã tốt nghiệp rồi được giữ lại làm giảng viên của Đại học Harvard. Tuy nhiên, do bị một nhóm sinh viên Harvard đe dọa về mặt thể chất nên không lâu sau đó, cha mẹ đã kiếm cho William một công việc tại Viện nghiên cứu vì sự tiến bộ Văn khoa và Nghệ thuật William Marsh Rice (nay là Đại học Rice) ở Houston, Texas với vai trò trợ giảng môn Toán. Tại đây, William tham gia giảng dạy chính 3 lớp: hình học Euclid, hình học phi Euclid và lượng giác.

    Dù được coi là thiên tài "nghìn năm có một" nhưng quãng thời gian ở lại Harvard đã khiến cuộc đời William thay đổi. Ngoài năng khiếu thiên bẩm, nhiều người cho rằng một phần lớn cái "thiên tài" của William có được là nhờ sự giáo dục và đào tạo nghiêm khắc của người cha Boris.

    Dưới sự kìm kẹp và ép buộc học tập của cha, William mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng từ khi còn nhỏ và trở nên cực kỳ nhạy cảm với thời gian. Ví dụ, khi William đến một nhà hàng để ăn, một khi thời gian phục vụ muộn hơn so với thời gian đã định, dù chỉ là một phút, thiên tài này sẽ liên tục nhìn đồng hồ và nhìn xung quanh một cách mất bình tĩnh, anh ấy sẽ dùng chân tay đá bàn, đập bàn với biểu hiện cực kỳ kích động trên gương mặt.

    Và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này đã đồng hành suốt cuộc đời William. Khi còn giảng dạy tại Harvard, William luôn theo đuổi sự hoàn hảo và vô cùng thất vọng khi những gì William cho là phương pháp giảng dạy đúng đắn không mang lại hiệu quả như ý vào thời điểm đó. Kết hợp với việc bị đe dọa nên William đã từ chức giảng viên Harvard chỉ sau một năm giảng dạy.

    Sau đó, William tiếp tục "đâm đầu" vào học. Năm 1916, William khi đó 18 tuổi chuyển sang trường Luật nhưng một năm trước khi tốt nghiệp, anh ta bị bắt vì tham gia một cuộc biểu tình và cuối cùng phải từ bỏ bằng luật của mình.

    William thẳng thắn tuyên bố về chủ nghĩa hòa bình của cá nhân nhưng đã bị vô số người phương Tây chỉ trích, thậm chí ông Boris còn gửi William vào viện an dưỡng với hy vọng dùng phương pháp giáo dục của chính mình để thay đổi căn bệnh kích động của William. Ông còn đe dọa rằng nếu William không nghe lời, ông sẽ gửi William vào bệnh viện tâm thần.

    than dong harvard William James Sidis 1
    Phương pháp giáo dục của gia đình giúp William trở thành thiên tài nhưng đồng thời cũng đẩy William vào bi kịch.

    Do đó, William đành phải tạm thời thỏa hiệp và không còn theo đuổi quan điểm chính trị của mình nữa. Nhưng đồng thời, anh cũng không muốn tiếp tục là "sản phẩm thử nghiệm độc quyền" của cha mình, vì vậy anh đã từ bỏ sự nghiệp lẫy lừng của mình, xa lánh cha mẹ và kiếm sống bằng nghề cu li. Năm 1944, thiên tài trẻ tuổi lỗi lạc này qua đời vì đột quỵ ở tuổi 46.

    Đến thời điểm hiện tại, những cuộc tranh luận liên quan đến cách thức nuôi dạy con cái của gia đình William vẫn nhận được nhiều sự chú ý. Phần lớn chỉ trích phương pháp giáo dục của cha mẹ William vì cho rằng trẻ nhỏ nên được đến trường và có các trải nghiệm đời thường để có thể phát triển toàn diện nhất về cả thể chất lẫn tâm lý. Hầu hết các nhà tâm lý học cho rằng trí thông minh là di truyền và có quan điểm hướng tới xóa bỏ giáo dục mầm non tại nhà.

    Loạt khó khăn mà William gặp phải khi theo học và giảng dạy tại Đại học Harvard cho thấy cái khó của những đứa trẻ thần đồng khi buộc phải hòa hợp với môi trường xã hội quá sớm, dẫn đến thiếu đi những kỹ năng thông thường nhất.

    Kênh 14 (nguồn: Sohu)

  • Làn nước lạnh giá dưới hồ Ravalen đóng băng không làm Elton nao núng, cậu bé 11 tuổi lao xuống trong tiếng vỗ tay của các bạn học.

    Tại khu dân cư Sollentuna, miền bắc Stockholm, 40 học sinh ngày 7/2 tham gia "isvaksovning", bài học giáo dục thể chất tại trường, huấn luyện cách sinh tồn nếu rơi xuống một trong nhiều hồ băng ở Thụy Điển.

    Ba tuần một lần, 750 học sinh lớp 5 ở trường Vaxmora sẽ thay phiên nhảy xuống chiếc hố có kích thước khoảng 2x4 m giữa hồ băng. Các tiết học này rất phổ biến ở quốc gia Bắc Âu.

    Đối với các học sinh Thụy Điển, nhảy xuống hồ băng không bắt buộc, nhưng không em nào "ngán", tất cả đều lao mình xuống làn nước buốt giá.

    Ngẩng đầu trên mặt nước giữa cái lạnh 1 độ C, Elton, 11 tuổi, chộp lấy dụng cụ chống trượt đeo quanh cổ, đâm chúng vào lớp băng và tự kéo mình ra khỏi hố.

    Nếu không có dụng cụ này, trèo lên khỏi mặt băng mà không bị trượt trở lại là rất khó khăn. Nhiều người Thụy Điển không bao giờ bước lên mặt băng nếu thiếu bộ dụng cụ như vậy.

    tre em thuy dien 1
    Một học sinh cắm dụng cụ chống trượt lên mặt băng, cố gắng trèo lên bờ, trong tiết học giáo dục thể chất ở Sollentuna, Thụy Điển, ngày 7/2. Ảnh: AFP.

    "Lạnh hơn nhiều so với cháu nghĩ", Elton nói khi sưởi ấm quanh đống lửa cùng các bạn cùng lớp. "Nhưng cháu vẫn trụ được 30 giây".

    Marie Ericsson, mẹ Elton, đã đến để quay lại khoảnh khắc đó. "Tiết học này cực kỳ quan trọng, là một kiến thức tốt, giúp phụ huynh chúng tôi cảm thấy an toàn hơn vì bọn trẻ thường xuyên chơi quanh khu vực có nhiều hồ", cô nói.

    Trước khi nhảy xuống hồ, những đứa trẻ mặc đầy đủ quần áo, đội mũ, đeo găng tay, đi ủng. Chúng cũng đeo ba lô lớn, giúp giữ cơ thể nổi, và được buộc một sợi dây bảo hiểm do giáo viên thể dục Anders Isaksson cầm.

    Một số hét lên khi nhảy xuống làn nước lạnh. "Tốt lắm! Bình tĩnh hít thở nào", giáo viên Isaksson nhắc nhở các em.

    Hầu hết học sinh tỏ ra ngần ngại khi đến lượt mình, nhưng một khi hoàn thành thử thách, các em bình thản một cách đáng ngạc nhiên, dù lạnh cóng và ướt sũng. Chúng chạy vào bờ để thay quần áo khô và quây quần bên một đống lửa.

    tre em thuy dien 1
    Một học sinh trèo lên bờ sau khi ngâm mình trong nước lạnh ở Sollentuna, Thụy Điển, ngày 7/2. Ảnh: AFP.

    Các tiết học này đã chứng minh vai trò quan trọng trong những năm gần đây, khi các vụ tai nạn trên băng gia tăng. Theo Hiệp hội Cứu hộ Thụy Điển, 16 người đã thiệt mạng sau khi rơi xuống hồ băng vào năm 2021, so với 10 người một năm trước đó, hầu hết là người cao tuổi. Khoảng 100 vụ tai nạn khác với hồ băng cũng được báo cáo.

    "Những tiết học này rất quan trọng, bởi Thụy Điển là quốc gia mà hoạt động ngoài trời là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người", giáo viên Isaksson nói.

    Đối với một số học sinh, trải nghiệm này cũng là cơ hội để kiểm tra lòng dũng cảm. Siri Franzen, 11 tuổi, đã ngâm mình hai phút rưỡi dưới nước lạnh, trước khi tự bước ra khỏi hồ.

    "Tôi rất tự hào về cháu", Louise, mẹ cô bé, nói. "Cháu vừa đánh bại kỷ lục của anh trai mình cách đây 4 năm".

    VnExpress (theo AFP)

  • Video cha mẹ Na Uy để con nằm một mình trong xe nôi giữa trời lạnh khiến dư luận chú ý về cách rèn luyện sức khỏe cho trẻ sơ sinh ở Bắc Âu.

    Olly Bowman, một TikToker người Australia đang sống tại Na Uy, đã đăng lên mạng xã hội video hàng xe nôi được xếp ngay ngắn bên đường mà không có người trông coi bên cạnh, cùng chú thích: "Một ngày bình thường ở Na Uy, những đứa trẻ đang ngủ một mình trong tiết trời giá lạnh".

    tre em dan mach ngu ngoai troi lanh 1
    Em bé nằm trong xe nôi bên ngoài một quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AP.

    Trong video, Bowman nhún vai và cho biết đây là cách người Na Uy rèn luyện cho trẻ em "độc lập hơn" ngay từ trong nôi và cách làm này cũng có lợi cho hệ hô hấp của trẻ.

    Video của Bowman nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, với hơn 11,2 triệu lượt xem cùng hơn 14.000 bình luận. Một số người cho biết họ "bị sốc" khi chứng kiến cảnh tượng này, trong khi nhiều người bày tỏ lo lắng khi cha mẹ để con ngoài trời giữa cái lạnh như vậy.

    Số khác so sánh cách làm của người Na Uy với các phụ huynh ở Mỹ, những người thường xuyên phải lo lắng về sự an toàn của con cái ở trường, đặc biệt là sau các thảm kịch xả súng tại trường học. "Trẻ em Na Uy ở ngoài trời khi cha mẹ đi mua sắm, trong khi chúng tôi ở Mỹ phải lo sợ cho con cái khi chúng đến trường", một người dùng mạng xã hội bình luận.

    Olly Bowman chia sẻ về hàng xe nôi để ngoài trời ở Na Uy. Video: TikTok/MrMelk.

    Đây không phải lần đầu tiên hình ảnh những chiếc xe nôi trẻ em để ngoài trời lạnh được lan truyền trên mạng xã hội. Tháng 9/2022, một bà mẹ đăng video trên TikTok về hoạt động tương tự ở quốc gia láng giềng của Na Uy là Đan Mạch, thu hút hơn 16 triệu lượt xem.

    "Đây là văn hóa của người Đan Mạch, thậm chí được các nữ hộ sinh và y tá đề xuất áp dụng", người mẹ này giải thích. "Trẻ sơ sinh được mặc quần áo len nhẹ, đắp chăn lông vũ và ngủ ngoài trời, trong khi cha mẹ đi mua sắm hoặc ngồi cà phê gần đó".

    "Họ luôn giám sát chặt chẽ tình hình của con, hoặc gắn camera bên trong xe nôi", bà mẹ cho biết thêm.

    Vào tháng 1/2020, một nghệ sĩ người Đan Mạch tên Amalie Bruun đã khiến cộng đồng mạng xôn xao khi đăng tải một bức ảnh lên Instagram. Bức ảnh chụp cô cùng cậu con trai 4 tháng tuổi, Otto, đang ở ngoài vườn. Otto lúc đó vẫn còn thức và Bruun chia sẻ rằng con cô thường xuyên ngủ ở ngoài trời. Không chỉ Brunn, mà nhiều bậc cha mẹ Bắc Âu khác cho biết họ cũng thường xuyên để con nhỏ ngủ ngoài trời vào mùa đông lạnh giá.

    Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm ở Đan Mạch. Nhiệt độ trung bình thấp nhất xuống tới 2°C. Ở Phần Lan, cha mẹ thường để con nhỏ ngủ trưa ngoài trời khi nhiệt độ xuống tới -26°C.

    be ngu ngoai troi
    Ảnh minh họa

    Theo Katie Palmer, một chuyên gia tư vấn giấc ngủ tại London, những đứa trẻ ngủ trưa ngoài trời sẽ ngủ lâu hơn, có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và ít nguy cơ tiếp xúc với vi trùng hơn so với những đứa trẻ ngủ trong nhà.

    Theo Insider, để trẻ sơ sinh ngủ trong xe nôi ngoài trời không phải chuyện lạ ở các nước Bắc Âu, trong đó có Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan hay Thụy Điển.

    Nghiên cứu năm 2007 từ Viện Khoa học Sức khỏe của Đại học Oulu, Phần Lan, cho biết "trẻ em ngủ trưa ngoài trời có xu hướng yên giấc lâu hơn so với trong nhà", thêm rằng hoạt động này thường bắt đầu khi trẻ được hai tuần tuổi và được thực hiện một lần mỗi ngày.

    Theo trang văn hóa Norway Guide, hầu hết các trường mẫu giáo ở Na Uy đều cho trẻ sơ sinh ngủ trưa ngoài trời trong xe nôi, trong khi trẻ em lớn hơn vui chơi chạy nhảy.

    Nhiều người Na Uy quan niệm rằng điều này khiến trẻ dễ ngủ ngay cả khi có tiếng ồn, đồng thời ngủ ngon hơn vào ban đêm, song chưa được các nghiên cứu khoa học xác thực.

    Một số người phản đối cách làm này, cho rằng mức nhiệt ngoài trời vào mùa đông ở Bắc Âu quá lạnh để trẻ ngủ. Tuy nhiên, Nicklas Iversen, biên tập viên của Norway Guide, cho hay trẻ em Na Uy khi ngủ ngoài trời thường được mặc lớp quần áo mỏng bên trong, lớp đồ len bên ngoài, đội mũ mùa đông, ngủ trong túi ngủ trẻ em loại dày và phủ một tấm chăn lên trên. Cha mẹ hoặc thầy cô giáo ở trường sẽ thường xuyên để mắt đến các bé, sẵn sàng đưa các bé vào nhà nếu quá lạnh.

    Ông cho hay khi mặc đủ quần áo ấm như vậy, trẻ em có thể chịu được nhiệt độ -20 độ C. Tuy nhiên, các trường mẫu giáo ở Na Uy thường không cho trẻ ngủ ngoài trời nếu nhiệt độ thấp hơn -10 độ C.

    tre em dan mach ngu ngoai troi lanh 1
    Một bà mẹ kiểm tra áo ấm cho con sơ sinh ở Na Uy. Ảnh: Today

    Tại Thụy Điển, các bậc cha mẹ thường xuyên xếp xe nôi của con bên ngoài quán cà phê, trong khi họ thưởng thức đồ uống bên trong.

    "Thật tốt khi chúng được tiếp xúc với không khí trong lành từ khi còn nhỏ", Lisa Mardon, bà mẹ ba con ở Stockholm, nói. Mẹ của Lisa, Gunilla, hiện 61 tuổi, nói rằng bà cũng đã làm điều tương tự với Lisa khi cô còn nhỏ.

    Khảo sát các phụ huynh của Brittmarie Carlzon, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Stockholm, cho thấy nhiệt độ lý tưởng để trẻ ngủ ngoài trời là -5 độ C, một số cha mẹ thậm chí để con ngủ giữa tiết trời -30 độ C. Hầu hết trẻ em ở Thụy Điển sẽ ngủ như vậy cho đến khi ba tuổi.

    Katie Palmer, chuyên gia giấc ngủ có trụ sở tại London, Anh, cho biết ngủ trưa ngoài trời có nhiều lợi ích như giấc ngủ dài hơn, chất lượng tốt hơn, giảm nguy cơ tiếp xúc vi khuẩn trong nhà.

    Nhưng bà Palmer cũng cảnh báo những rủi ro tiềm tàng với trẻ, như hạ thân nhiệt vào mùa đông, cháy nắng vào mùa hè, cũng như nguy cơ tiếp xúc hóa chất ô nhiễm hay bị người lạ bắt cóc.

    Chuyên gia này cho hay bà không khuyến khích hay ngăn cản khách hàng để con ngủ ngoài trời, "miễn là họ cảm thấy hợp lý, an toàn và luôn để mắt đến con".

    Martin Jarnstrom, hiệu trưởng một trường mẫu giáo ở Thụy Điển, nhấn mạnh rằng "điều quan trọng là trẻ phải được giữ ấm bằng đồ len và túi ngủ". "Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo tệ", ông dẫn một ngạn ngữ Thụy Điển. "Một chút không khí trong lành không làm hại bất cứ ai".

    be ngu ngoai troi
    Ảnh minh họa

    Viethome (Theo Insider, Norway Guide, BBC)

  • Đâu có ai ngờ toàn bộ bi kịch của gia đình này bắt nguồn từ một bài kiểm tra 18 điểm.

    Con cái lớn lên thành công, "hoá rồng hoá phượng" là nguyện vọng chung của nhiều cha mẹ. Song có một thực tế đáng buồn, nhiều người vì quá lo lắng cho tương lai con mà buộc đứa trẻ học ngày học đêm.

    Việc cha mẹ không thể chấp nhận những khiếm khuyết của trẻ, nhiều khi lại vô tình khiến con bị áp lực. Thảm kịch gia đình cũng bắt đầu từ đây, điển hình như câu chuyện đau lòng đã diễn ra ở Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).

    Là một người bố đơn thân, một mình nuôi dưỡng con nên ông Dương đặt nhiều kỳ vọng lên cậu con trai 13 tuổi. Tuy nhiên con trai ông Dương học không tốt, nhiều lần bị giáo viên nêu tên nhắc nhở trong buổi họp phụ huynh.

    Một hôm, ông Dương nhận được thông tin phàn nàn của giáo viên về điểm số của con. Tất cả các môn học của cậu đều đạt thành tích thấp, trong đó điểm của môn Thể dục chỉ là 18 (thang điểm cao nhất của Trung Quốc là 100 điểm).

    "Nó bị điểm kém ở các môn khác là chuyện bình thường, sao đến cả Thể dục cũng chỉ có 18 điểm?", ông Dương nhớ lại nguồn cơn của chuỗi bi kịch.

    bat con hoc gioi 1
    Ông Dương

    Cho rằng đứa trẻ không chịu phấn đấu học hành, ông Dương bèn lấy thanh kiếm samurai dài khoảng 1m, chĩa thẳng vào người con để chất vấn. Đáng buồn là trong cơn nóng giận, do không làm chủ được bản thân, ông Dương đã vô tình đâm chết chính con trai mình.

    Chỉ đến khi con hét lên vì đau đớn, ông Dương mới hối hận gọi xe cấp cứu, đưa cậu đến bệnh viện. Thế nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cậu bé ra đi vĩnh viễn khi mới 13 tuổi. Kết quả khám nghiệm cho thấy, cậu tử vong do bị mất máu quá nhiều.

    Câu nói cuối cùng trước khi con trai qua đời, cũng là lời giải thích muộn màng gửi đến người bố: "Bố luôn nói con học tập không chăm chỉ. Nhưng thật ra con đã cố gắng lắm rồi".

    Sau cái chết thương tâm của cậu con trai, ông Dương bị kết án 12 năm tù vì tội ngộ sát. Trong phiên toà, người đàn ông nói trong nước mắt: "Tôi chỉ muốn cảnh cáo để nó chăm học hơn. Tôi không ngờ nó sẽ rời xa mình theo cách này".

    bat con hoc gioi 1
    Con trai ông Dương được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu sau khi bị bố đâm. Tuy nhiên, cậu đã ra đi vĩnh viễn khi mới 13 tuổi.

    bat con hoc gioi 1
    Hung khí của vụ án là thanh kiếm samurai dài khoảng 1m

    Đáng phẫn nộ hơn là trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện trên người con trai ông Dương xuất hiện nhiều vết sẹo và thâm tím, chứng tỏ đây không phải lần đầu tiên đứa trẻ bị bố bạo hành. Ông Dương cũng thừa nhận, từ khi con còn nhỏ, ông ta đã nhiều lần đánh đập, mắng mỏ đứa trẻ vì thành tích học tập kém.

    Khi con trai học lớp 5 và lớp 6, ông Dương đã 2 lần dùng kiếm samurai để cảnh cáo cậu. Và có lẽ ông cũng không ngờ rằng, trong lần thứ ba "chơi đùa" với thanh kiếm samurai đã khiến con trai ông ra đi mãi mãi.

    Tình yêu thương khi không đặt đúng chỗ, đúng mức sẽ để lại hậu quả khó lường. Trước trường hợp của con trai ông Dương, đã có nhiều đứa trẻ rơi vào bi kịch vì áp lực thành tích từ chính gia đình. Do đó, đã đến lúc để phụ huynh nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân và những đứa con có sự điều chỉnh, tránh tình huống không mong muốn xảy ra.

    Vậy cha mẹ ép con học quá nhiều, học "nhồi nhét" sẽ tác động tiêu cực thế nào?

    1. Hình thành tâm lý phản nghịch:

    Nếu trẻ bị cưỡng ép làm theo hành động không mong muốn, tâm lý chống đối phụ huynh sẽ hình thành. Ngay cả khi trẻ không nói ra, sự bất mãn cũng sẽ tăng dần theo thời gian. Trẻ không những chán chường việc học dẫn đến kết quả giảm sút mà còn có thể lén lút làm những chuyện xấu sau lưng cha mẹ.

    2. Thiếu tư duy sáng tạo

    Khi cảm thấy chán vì bị ép học, trẻ sẽ khó tiếp thu kiến thức và làm mọi thứ một cách máy móc. Trẻ sẽ không tìm hiểu sâu vấn đề và thiếu sự linh hoạt áp dụng vào thực tế.

    3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ

    Khi trẻ bận rộn với lịch trình học ngày học đêm, hiển nhiên là trẻ sẽ không có thời gian nghỉ ngơi và dành cho sở thích cá nhân. Học tập trong tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khiến trẻ mắc nhiều căn bệnh. Tình huống tệ nhất là trẻ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm và có hành động dại dột.

    Để giúp trẻ giảm bớt áp lực học hành, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

    - Tạo điều kiện để trẻ có không gian vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ, gặp gỡ bạn bè để giảm bớt căng thẳng nội tâm. Luôn nhớ rằng, nghỉ ngơi và tận hưởng tuổi thơ là quyền lợi của trẻ em.

    - Trò chuyện với trẻ thường xuyên để kịp nắm bắt những bất thường trong tâm lý của trẻ. Khi trẻ làm tốt, có thể thưởng cho trẻ những phần quà tạo động lực như một chuyến đi chơi, món đồ chơi trẻ đã ước muốn có từ lâu. Đồng thời, không quên động viên, cổ vũ khi trẻ đạt thành tích kém.

    - Cần tạo cho trẻ môi trường học thoải mái, tránh gây áp lực về việc đỗ - trượt, điểm thi cao - thấp lên trẻ. Hạn chế so sánh trẻ với "con nhà người ta".

    - Khi thấy có dấu hiệu bất thường về tâm lý, hành vi, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để can thiệp kịp thời.

    - Không được dùng bạo lực để dạy dỗ trẻ. Ngược lại, cũng không nên dùng sự nuông chiều để bao che cho sai lầm của trẻ.

    Thể thao Văn hóa (nguồn: Sohu)

  • 'Quan điểm của bác tôi là chỉ cần con học giỏi và kiếm được tiền để thuê người giúp việc là được, việc nhà không biết làm cũng không sao'.

    Bảo bọc con cái từ lâu đã được coi là đặc điểm của cha mẹ châu Á, khác với phụ huynh ở các vùng khác trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều cha mẹ, đặc biệt những người thuộc thế hệ 8X, sống trong thời kỳ bao cấp thiếu thốn nên muốn bù đắp những thiếu hụt vật chất, tinh thần trong quá khứ cho con, thậm chí là nuông chiều trẻ. Thêm vào đó, ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ sinh một đến hai con nên cha mẹ có xu hướng dành nhiều tâm huyết, lo toan cho con nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bảo bọc quá mức.

    con hoc gioi ma ko biet nau com
    Ảnh minh họa

    Cũng từng lớn lên trong sự bảo bọc quá kỹ của cha mẹ, độc giả Vo Huy Cuong chia sẻ quan điểm: "Năm 18 tuổi, tôi không biết cắm nồi cơm, không biết nấu bất cứ một món gì, không biết giặt giũ hay động tay làm bất cứ việc gì trong nhà. Đó là hệ quả của việc suốt những năm học phổ thông, tôi chỉ có mỗi nhiệm vụ học và học. Ngay cả chuyện đi học thêm thế nào tôi cũng bị cha mẹ quản. Tôi nhớ có lần, vào năm lớp 12, tôi tham gia hoạt động ở trường đến 18h mới về, vậy mà mẹ tôi cũng xách xe đạp đi tìm cho bằng được. Từ nhà tôi ra trung tâm thành phố chỉ khoảng 6 km, nhưng tôi cũng chưa lần nào được đi một mình cả.

    May mà sau khi thi đỗ đại học, tôi quyết lên Sài Gòn, vượt qua sự phản đối kịch liệt từ gia đình. Nhờ vậy mà cũng coi như tôi được nếm trải mùi đời một chút. Giờ tôi có thể tự nấu tốt bữa ăn gia đình và vài món ăn sáng, ăn vặt, bánh mứt, thức uống tăng cân hay giải nhiệt... Từ chính câu chuyện cuộc đời mình, tôi cho rằng, đúng là phụ huynh nào cũng muốn yêu thương và lo lắng cho con cái mình hết mực, nhưng bảo bọc đến mức "trùm con vào váy mẹ" thì chính là hại con".

    Cũng tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ yêu thương con theo kiểu bảo bọc quá mức, bạn đọc Nguyn Thanh Xuân nhận định: "Tôi có một bà chị cực kỳ tự hào khi nói về con gái, dù cháu năm nay 18 tuổi vẫn không biết rửa bát, giặt quần áo. Việc duy nhất của cháu là học và đi làm. Quả thực, cháu rất ngoan và học giỏi, nhưng lại không biết làm việc gì khác để tự lo cho cuộc sống của mình. Quan điểm của chị tôi là chỉ cần con học giỏi, kiếm được tiền, sau này lấy chồng có điều kiện là được. Và tôi tin ngày nay nhiều cha mẹ cũng có tư tưởng như thế. Còn quan điểm của tôi là ngoài việc học, con phải biết làm việc nhà phụ giúp bố mẹ. Cũng vì thế mà trong mắt chị, tôi giống như một người 'mẹ mìn', lúc nào cũng bắt con làm đủ thứ việc nhà".

    Trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ quá bảo bọc sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như bị hạn chế khả năng khám phá thế giới hoặc xây dựng mối quan hệ. Việc một đứa trẻ được bảo bọc quá nhiều cũng sẽ khiến chúng mất đi kỹ năng sinh tồn, khả năng chống chọi với biến động và cú sốc xã hội kém. Khi đó, trẻ ũng sẽ coi mình là trung tâm, ít quan tâm đến người khác.

    Độc giả Anh Hoa nói thêm: "Tôi từng chứng kiến gia đình nhà bác ruột làm ăn buôn bán nhỏ, có hai cô con gái. Ngày các chị còn bé, bác gái không cho làm gì trong nhà cả. Trong khi đó, mẹ bắt tôi phải ngồi giặt một chậu quần áo mỗi khi nghỉ học. Sang nhà bác chơi, mẹ tôi có góp ý với bác gái nhưng bác nói 'các con chỉ việc học giỏi, lớn lên kiếm tiền nhiều rồi thuê người giúp việc là được'.

    Bây giờ, các chị tôi đã 30, 33 tuổi. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, các chị không làm việc nhà, trong khi bác gái đã lớn tuổi vẫn phải lọ mọ hết nấu ăn lại đến lau nhà. Giao tiếp của các chị cũng ở giữa tiểu thư với con nhà nghèo, công việc của các chị cũng chỉ làm công ăn lương bình thường , không có bạn trai để tìm hiểu dù rất muốn kết hôn. Bác tôi giờ hay than ngược với mẹ tôi rằng 'có con gái lớn không được nhờ mà vẫn phải hầu nó'".

    Trong khi đó, nhận ra những sai lầm khi quá bảo bọc con cái, bạn đọc Hoàng Lan chọn cách dạy con tự lập ngay từ khi còn nhỏ: "Con tôi từ 3 tuổi đã bắt đầu được dạy tự lập: Từ 3-5 tuổi, con tự ăn, tự dọn dẹp đồ chơi của mình, tự để đồ đúng nơi quy định, tự đi chơi với nhà trường mà không có mẹ đi cùng. Từ 6-9 tuổi, con biết quét nhà, tự tắm, tự bỏ đồ của mình vào máy giặt. Từ 10-12 tuổi, con biết cắm cơm, rửa rau, rửa bát, lau nhà và dọn phòng ngủ, phơi đồ, ủi đồ của mình.

    Từ 13 tuổi trở đi, con đã biết nấu ăn từ đơn giản đến phức tạp (tôi dạy và khuyến khích con tự học thêm trên mạng để nấu những món mình yêu thích), đã tự biết dọn tổng thể nhà ngoài phòng ngủ của mình. Tôi cho tự đi chơi đá bóng, xem phim, ăn uống với bạn thân. Đến giờ, hai con tôi đã biết làm tất cả những việc cơ bản của một người tự lập trước tuổi 15. Vợ chồng tôi đi làm về thậm chí còn có sẵn cơm canh nóng hổi để ăn.

    Và trong hành trình dạy con tự lập của mình, chúng tôi cũng không tránh khỏi sự gièm pha của người khác. Vợ chồng đã bị khá nhiều người nói sau lưng là 'một cặp bố mẹ lười, sợ khổ nên không muốn làm cho con mọi thứ'. Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận tất cả, miễn sao để con có thể sống tốt mà không cần bố mẹ bảo bọc".

    Theo VnExpress

  • Nhắc đến những sao nhí kiếm tiền "khủng" từ Youtube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan’s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật. Trong một lần "tình cờ" quay video để đăng lên nền tảng YouTube, cậu bé đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

    Nội dung chính của các clip Ryan làm là "đập hộp", hay nói cách khác là review, đánh giá các loại đồ chơi khác nhau. Và chính Ryan cũng không ngờ, trải qua quá trình dài xây dựng và phát triển, kênh YouTube này đã mang về cho cậu nguồn thu nhập khổng lồ.

    ryans world 1
    Ryan Kaji

    Làm YouTube cho vui, ai ngờ bỗng nổi tiếng "rần rần"

    Ryan Kaji có bố là kiến trúc sư người Nhật tên Shion Guan, còn mẹ là giáo viên THCS gốc Việt. Hiện cả gia đình cậu đang sinh sống tại bang Texas, Mỹ. Theo lời của bố Ryan, mục đích ban đầu họ quay video về Ryan đăng lên YouTube là để chia sẻ về cuộc sống hàng ngày của cậu với người thân: "Gia đình tôi sinh sống tại Mỹ, trong khi người thân hai bên lần lượt ở Nhật Bản và Việt Nam. Khi Ryan chào đời, mọi người không thể đến thăm thường xuyên nên tôi quay video và lập kênh YouTube riêng để họ theo dõi dễ dàng hơn".

    Khi Ryan Kaji lên 3 tuổi, cậu bé rất thích xem các video đập hộp đồ chơi của những bạn nhỏ khác. Với tính tò mò của mình, cậu bé lúc nào cũng thắc mắc liệu rằng mình có thể làm những video tương tự hay không và rồi điều gì đến cũng sẽ đến, video đầu tiên của cậu bé về chủ đề này đã ra đời vào tháng 3/2015 với nội dung "đập hộp" đồ chơi.

    Nằm ngoài dự tính ban đầu, video "làm vội" của cậu bé đã thu về hơn 17,2 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày đăng tải. Đó chưa phải là con số lớn nhất bởi vào tháng 7/2015, video đánh giá về một hộp hơn 100 đồ chơi từ loạt phim Cars của Disney của cậu nhận được gần 935 triệu lượt xem sau ít ngày đăng tải, đến nay video đã thu về hơn 1 tỷ lượt xem.

    ryans world 1
    Gia đình của Ryan Kaji

    Đi liền với sự nổi tiếng của Ryan không thể không kể đến những quan tâm, lo lắng đến từ phía bố mẹ cậu. Nhận thức được 2 mặt của sự nổi tiếng, bố mẹ Ryan e sợ con trai mình chưa đủ sẵn sàng với những hào quang của sự nổi tiếng. Do đó, họ đã ngồi lại và nói chuyện với cậu bé về việc có tiếp tục làm YouTube hay không. Nhưng, với quyết tâm cao nhất của mình, cậu bé nói: "Con vẫn thích làm."

    Thấy được sự quyết tâm của con, bố mẹ Ryan không còn phản đối nữa. Thay vào đó, để đồng hành cùng con được tốt nhất, họ đã chấp nhận từ bỏ công việc riêng và thành lập công ty sản xuất phim Sunlight Entertainment với 30 nhân viên chịu trách nhiệm quay video, chỉnh sửa hậu kỳ và tải các video của Ryan lên YouTube.

    ryans world 1
    Bố mẹ của Ryan đã từ bỏ công việc riêng và thành lập công ty sản xuất phim Sunlight Entertainment

    Không chỉ có vậy, với sự nhạy bén của mình, bố Ryan còn nhận thấy rằng rất nhiều kênh YouTube dành cho trẻ em chỉ tập trung vào thương hiệu đồ chơi mà quên đi mất thương hiệu cá nhân. Do đó, ông đã đề xuất và định hướng phát triển kênh dựa vào sự nổi tiếng của Ryan, để thể tạo thương hiệu của riêng mình, nhân vật của riêng mình, đồ chơi của riêng mình. Tại đây, họ sẽ tạo ra một vũ trụ nhân vật, đa dạng hóa luồng nội dung, tăng cường bán hàng và cấp phép nội dung của bạn cho một số nền tảng lớn nhất trên thế giới.

    Bố Ryan nói: "Mọi người đang xem Ryan chứ không phải món đồ chơi mà thằng bé đang trưng bày. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra hẳn một nhân vật hoạt hình gốc lấy cảm hứng từ Ryan".

    Thu nhập khủng từ nghề "đập hộp" không chuyên

    Kênh YouTube càng phát triển đồng nghĩa với việc nguồn thu vào của Ryan càng nhiều. Đến độ vào năm 2017 khi chỉ mới 5 tuổi, Ryan đã được xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng những YouTuber hàng đầu thế giới với thu nhập lên tới 250 tỷ đồng. Năm 2020, Tạp chí Forbes một lần nữa công bố Ryan đứng đầu bảng xếp hạng YouTuber có thu nhập cao nhất năm 2020 khi thu về 30 triệu USD (hơn 700 tỷ đồng) từ YouTube. Cũng theo tạp chí này, Ryan đã kiếm được 27 triệu đô la vào năm 2021.

    Vậy sức hấp dẫn của Ryan và những clip cậu làm đến từ đâu?

    "Tôi nghĩ tính xác thực của nội dung chúng tôi làm là nhân tố hàng đầu. Bởi chúng tôi không có kịch bản nên nhiều khi chỉ quay lại phản ứng tự nhiên của con. Ai xem video của Ryan sẽ hiểu, con rất giỏi trong việc diễn đạt quan điểm của mình. Khi bọn trẻ xem video, chúng sẽ không cảm thấy giống như chúng đang xem một vở kịch. Khi xem video, chúng có cảm giác như đang đi chơi", bố của Ryan, Shion Koji nói.

    ryans world 1
    Ryan quay video cùng bố

    Đến nay kênh Ryan’s World đã thu hút hơn 34,1 triệu người đăng ký với hơn 2,2 nghìn video. Theo The Guardian (Anh), video nổi tiếng nhất của Ryan Kaji có tiêu đề "Huge Eggs Surprise Toys Challenge" có hơn 2 tỷ lượt xem.

    Ở thời điểm hiện tại, Ryan đã chuyển từ việc quay video về các đồ chơi của người khác sang việc review đồ chơi của chính mình. Giờ đây, việc kiếm tiền trên YouTube có lẽ chỉ là "phụ" khi cậu bé này còn kiếm được thêm 200 triệu USD từ những món đồ chơi và quần áo mang thương hiệu Ryan’s World, bao gồm cả đồ ngủ hợp tác với Marks & Spencer. Bên cạnh đó, Ryan cũng đã ký một hợp đồng trị giá hàng triệu USD cho loạt phim truyền hình riêng của mình trên Nickelodeon.

    ryans world 1
    Đồ chơi mang thương hiệu Ryan

    ryans world 1
    Ryan trong một set quay

    Mặc dù là một người nổi tiếng toàn cầu, Ryan vẫn là một đứa trẻ bình thường có hàng triệu người hâm mộ. "Cháu sẵn sàng nói 'xin chào' với mọi người nếu như họ muốn, cháu cũng sẽ chụp ảnh. Hầu hết những người cháu gặp đều thực sự thân thiện và dễ mến", Ryan nói với KITV4.

    Đặc biệt, bất chấp sự thành công vô cùng của con, bố mẹ của Ryan vẫn quả quyết rằng họ sẵn sàng chấp nhận nếu con không muốn làm YouTube nữa.

    "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn mọi thứ để đa dạng hóa nội dung của mình. Chúng tôi đã lên rất nhiều kế hoạch, từ việc lập quỹ đại học, quỹ ủy thác... cho con. Vì vậy, không có áp lực nào để con tiếp tục nếu Ryan muốn dừng lại”, mẹ cậu nói.

    Trí Thức Trẻ (theo Kitv, The NewYork Times, tổng hợp)

  • Mũi Tẹt - con chị Giang đã kịp thời cứu mẹ khỏi tình huống nguy hiểm tới tính mạng nhờ một kỹ năng đơn giản được chị dạy trước đó.

    day con ky nang song con 1

    "Chiều nay, con trai 3 tuổi của mình đã cứu mẹ khỏi một tình huống nguy hiểm tới tính mạng", đó là chia sẻ của chị Ngô Hồng Giang, một kỹ sư phần mềm hiện đang sinh sống và làm việc ở Thụy Điển.

    Lúc ấy, chỉ có chị Giang và cậu con trai Mũi Tẹt (sinh năm 2019) ở dưới nhà, còn chồng thì ở tầng trên. Cơn ho sặc đờm đến rất nhanh đúng lúc đang nằm, làm chị không thể thở, không nói được và cũng không thể tự ngồi dậy được. 20 giây trôi qua trong hoảng loạn.

    Tẹt đang ngồi chơi phía cuối giường, thấy mẹ ho bất thường, con bò ra cạnh mẹ. Chị Giang giơ tay lên ra dấu hiệu cần giúp đỡ. Tẹt nhận ra đây là ký hiệu trường hợp khẩn cấp, vội chạy đi gọi bố kéo mẹ dậy, kịp thời cứu mẹ khỏi tình huống hiểm nghèo. Chị ôm con, bật khóc: "Cảm ơn con đã cứu mẹ!". Nhờ được dạy về ngôn ngữ ký hiệu (sign language), cậu bé mới 3 tuổi đã cứu mẹ thoát khỏi tình huống ngặt nghèo trong gang tấc như thế.

    day con ky nang song con 1
    Bé Mũi Tẹt (sinh năm 2019), hiện đang sinh sống ở Thụy Điển.

    Chị Giang bắt đầu suy nghĩ về việc dạy con về ngôn ngữ ký hiệu quốc tế từ khi con 6 tháng tuổi, xuất phát từ đam mê xê dịch của 2 vợ chồng. Một lần, khi du lịch đến một làng nhỏ miền Nam Tây Ban Nha, điện thoại hết pin trong khi xung quanh không ai nói tiếng Anh, vợ chồng chị Giang đã phải tìm cách giao tiếp với người dân địa phương bằng ngôn ngữ ký hiệu.

    Khi Tẹt 1,5 tuổi, cả nhà tham gia một chương trình học về kỹ năng sinh tồn cùng thiên nhiên của cộng đồng người Nhật, cùng học những kỹ năng như che đầu và trú ẩn trong thiên tai động đất, hay những biển báo hay dấu hiệu nguy hiểm.

    Khi Tẹt 2 tuổi đi học mẫu giáo ở Thụy Điển, cô giáo của Tẹt luôn đeo trên cổ một tập flashcard ngôn ngữ ký hiệu, và cô thực hành với những đứa trẻ mọi lúc mọi nơi, miệng nói, tay ra ký hiệu. Cô giải thích rằng:

    Thứ nhất, đây là một cách dạy trẻ về sự bình đẳng. Ở Thụy Điển, những người có khuyết tật được tạo điều kiện sinh hoạt trong xã hội như một người bình thường. Vì thế cơ hội các con có một người bạn khiếm thính là khá cao cả ở hiện tại như ở trường học, và tương lai như ở nơi làm việc. Học và hiểu ngôn ngữ ký hiệu giúp các con cảm thông với những người kém may mắn hơn, và trao cho con phương tiện để có thể tự tin giao tiếp với họ.

    Thứ hai, ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp con giao tiếp khi không thể nói được. Đơn giản, như trong trường hợp con bị cúm bị mất giọng chẳng hạn. Hay trong tình huống hiểm nghèo như bị không chế, bị bắt cóc.

    Vì thế, chị Giang quyết định dạy con sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, tín hiệu các biển cảnh báo nguy hiểm, như một kỹ năng sinh tồn.

    5 điều chị Giang dạy để con có thể tự cứu mình trong tình huống nguy hiểm:

    1. Ký hiệu cần giúp đỡ

    Ký hiệu này rất dễ học, chị Giang chỉ cần dạy 1-2 lần là Tẹt đã nhớ được. Nhờ đó, con nhận ra mẹ đang gặp nguy hiểm và tìm người đến giúp đỡ. Để ra ký hiệu, ta chỉ cần giơ tay lên với lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi gập ngón cái hướng vào lòng bàn tay, sau đó gập các ngón tay còn lại trùm vào ngón cái.

    Đây là một ký hiệu quan trọng bố mẹ nên dạy con. Vì thứ nhất là ký hiệu quốc tế, thứ hai là sign language (ngôn ngữ ký hiệu) dùng tay nên có thể truyền đạt thông tin ngay cả khi không biết ngôn ngữ.

    day con ky nang song con 1

    Ký hiệu cần giúp đỡ

    Thậm chí, việc biết ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp con tự cứu bản thân khỏi những tình huống nguy hiểm, như bị bắt cóc chẳng hạn. Thực tế là năm 2021, một thiếu niên mất tích ở Mỹ đã được giải cứu nhờ làm ký hiệu tay cầu cứu và được một người đi đường nhận thấy và gọi báo cho cảnh sát.

    2. Tín hiệu SOS

    Ký hiệu quốc tế rất thông dụng này là từ đầu tiên chị Giang chọn để dạy khi Tẹt có hứng thú về chữ cái.

    Có rất nhiều người từng thắc mắc tại sao người ta lại sử dụng cụm từ SOS làm tín hiệu khẩn cấp mà lại không phải là từ khác? Ban đầu, tính chất của nó là một dạng tín hiệu được sử dụng trong lĩnh vực hàng hải, những người gặp vấn đề trên biển như tàu bị hỏng hóc hoặc trôi dạt vào đảo hoang. Lúc này lực lượng cứu hộ chính là máy bay từ trên cao nên sẽ cần một tín hiệu có thể dễ dàng thấy được theo nhiều hướng khác nhau và SOS được lựa chọn khi mà viết xuôi, viết ngược hay lộn ngược lại thì vẫn cứ là SOS mà thôi.

    3. Biển cảnh báo nguy hiểm

    Biển cảnh báo về nguy hiểm là một kỹ năng bố mẹ nhất định phải dạy con càng sớm càng tốt. Đây là một cách tiếp cận rất hiệu quả. Vì biển báo, với tính năng cảnh báo nên được thiết kế bắt mắt, dễ hiểu ngay cả với trẻ nhỏ, ví dụ như biển: Stop, có điện, cấm vào, chú ý nơi nguy hiểm…

    Và người lớn nên thẳng thắn và thành thật nói với con về những rủi ro nếu mình vi phạm những cảnh báo, tránh nói như: "Sờ vào 'nó' cắn đấy", "Vào đấy là ngáo ộp bắt đấy", vv…

    "Mình đã dạy Tẹt từ khi con 6 tháng bằng cách giải thích cho con bất cứ lúc nào nhìn thấy biển cảnh báo và bằng hình vẽ. Kết quả là, Tẹt có ý thức cảnh giác rất cao, luôn quan sát và tuân thủ những chỉ dẫn khi đi ra ngoài", chị Giang nói.

    4. Điện thoại trường hợp khẩn cấp

    Thực ra, bố mẹ cũng nên biết và thành thạo tính năng vô cùng hữu ích này của điện thoại. Bất cứ điện thoại nào cũng có tính năng SOS. Nếu đang ở trong một tình huống thậm chí có thể đe dọa tính mạng, bạn có thể sử dụng điện thoại của mình để gọi điện cho các dịch vụ khẩn cấp trong khu vực của bạn. Thậm chí không cần lấy điện thoại ra khỏi túi, bạn vẫn có thể quay số 113 và thông báo về tình huống và vị trí của bạn. Số điện thoại bạn gọi sẽ tự động điều chỉnh theo từng khu vực địa phương cụ thể.

    Khi cho con tiếp xúc với điện thoại, đây là tính năng đầu tiên của điện thoại bố mẹ nên dạy con. Để tìm hiểu thêm, bố mẹ có thể google: "Cách kích hoạt tính năng SOS trên điện thoại xxx (xxx là tên hiệu điện thoại của bạn, ví dụ như iPhone, Samsung, Oppo, Nokia…).

    day con ky nang song con 1

    Một buổi hoạt động trong rừng của cộng đồng người Nhật ở Stockholm mà nhà Tẹt tham gia hàng tháng. Ở đây các con được học kỹ năng sinh tồn, tình yêu thiên nhiên và có một môi trường nói tiếng Nhật. Đây là cách người Nhật gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Nhật dù ở nước ngoài.

    5. Còi

    Bố mẹ nên trang bị và hướng dẫn con cách sử dụng còi để phát ra tín hiệu khi gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, nhất định phải lưu ý với con là chỉ sử dụng còi trong trường hợp thực sự cần thiết. Nếu không, bố mẹ cũng sẽ giống nhà Tẹt, bị đau đầu một thời gian vì con có hứng thú thổi còi mọi lúc mọi nơi.

    "Lúc đó, mình dùng câu chuyện 'Cậu bé chăn cừu nói dối' để giải thích với con rằng: Còi dùng để báo cho người khác biết là con đang gặp nguy hiểm mà đến giúp đỡ con. Nếu con lạm dụng dùng còi để chơi, thì cũng giống như chú bé nói dối đã luôn la toáng lên để trêu chọc sự chú ý của mọi người. Nếu làm như vậy, một lúc nào đó, mọi người sẽ không ai tin tiếng còi của con nữa. Đến lúc con thực sự gặp nguy hiểm, như chú bé bị sói đến ăn thịt cừu, dù con có thổi còi bao nhiêu lần, sẽ chẳng còn ai đến giúp con", chị Giang chia sẻ.

    Từ đó, Tẹt đã học được cách dùng còi và phát tín hiệu nguy hiểm đúng đắn.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Bé gái chỉ mới 5 tuổi nhưng đủ sự dũng cảm và khôn ngoan để cứu sống 2 em trai sau vụ tai nạn xe hơi mà bố mẹ các em đều thiệt mạng.

    Kênh CNN hôm 28-12 đưa tin và mô tả chiếc Land Rover của cặp vợ chồng Jake Day (28 tuổi) cùng Cindy Braddock (2 5 tuổi ) bị trượt khỏi đường chính khiến lật nhào ở Kondinin, cách thủ phủ bang Perth, miền Tây nước Úc khoảng 280 km về phía Đông. Khi đó, trên xe của đôi vợ chồng trẻ còn có 3 con nhỏ từ 1-5 tuổi.

    Hậu quả của vụ tai nạn khiến đôi vợ chồng thiệt mạng tại chỗ, trong khi 3 con nhỏ của họ mắc kẹt trong xe giữa lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới 30 độ C. Tuy nhiên, hiện trường vụ tai nạn là vùng nông thôn xa xôi của nước Úc nên phải hơn 55 giờ sau mới có người phát hiện và tiếp cận hiện trường.

    tai nan may bay
    Hiện trường vụ tai nạn chết người gần Kondinin ở Tây Úc. Ảnh: CNN

    "Chiếc xe chở 5 người trong gia đình anh Jake Day được phát hiện vào sáng 27-12. Các nạn nhân Cindy Braddock và Jake Day đều chết tại hiện trường" - Cảnh sát Tây Úc cho biết và thêm rằng người đầu tiên đến hiện trường là người thân của nạn nhân.

    Gia đình 5 người nhà anh Jake Day được thông báo mất tích một ngày trước đó, sau khi họ không về dự lễ Giáng sinh cùng gia đình theo kế hoạch.

    Người họ hàng Michael Read nói với Nine News rằng bé gái 5 tuổi đã cứu sống 2 em trai của mình bằng cách giải thoát em khỏi chiếc ghế trẻ em.

    "Nếu đứa trẻ 5 tuổi không mở khoá ghế và bế em của mình ra khỏi ôtô thì có lẽ lúc này chúng đã không có mặt ở đây với gia đình chúng tôi" - anh Michael Read nói - "Không rõ những đứa trẻ đã sống sót như thế nào khi nhiệt độ lúc đó lên tới 30 độ C. Có lẽ trong vài năm nữa những đứa trẻ vẫn sẽ không biết điều gì đã xảy ra với chúng".

    Cảnh sát cho biết những đứa trẻ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất nước nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng của họ hiện đều ổn khi chỉ bị thương nhẹ và dự kiến cả 3 sẽ xuất hiện trong một vài ngày tới.

    Theo Người Lao Động

  • Đằng sau thành công của Cherry An Nhiên là sự chăm chỉ, cố gắng không ngừng và sự đồng hành của mẹ.

    be gai viet di lam som 0

    Những năm gần đây, thị trường mẫu nhí - diễn viên nhí "nở rộ". Một mặt các bậc phụ huynh muốn đầu tư cho con học thêm các môn năng khiếu, mặt khác là lăng xê cho các nhóc tỳ nổi tiếng từ nhỏ. Ngắm nhìn con tự tin sải bước trên sàn catwalk hay xuất hiện trên sóng truyền hình, là niềm tự hào với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Thế nhưng đi đôi với hào quang là những sự đánh đổi. So với bạn bè đồng trang lứa, những ngôi sao nhí vất vả hơn khi phải vừa học vừa "chạy show", liên tục bồi dưỡng thêm kỹ năng để phát triển bản thân.

    Cherry An Nhiên chính là gương mặt mẫu nhí nổi đình đám, nhận được nhiều chú ý thời gian gần đây. Dù chỉ mới 4 tuổi, cô bé đã được "chọn mặt gửi vàng" làm vedette trong nhiều show diễn, tham gia vào phim giờ vàng của VTV như  "Hương vị tình thân" hay mới đây nhất là "Đừng làm mẹ cáu". Được biết, cát-xê của Cherry An Nhiên có thời điểm lên đến 25 triệu đồng/giờ khi nhận lời đại diện cho một nhãn hàng dành cho trẻ em. Thành công của Cherry An Nhiên khiến không ít người xuýt xoa, nhưng mọi việc chưa bao giờ là dễ dàng.

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0
    Cherry An Nhiên là mẫu nhí nổi đình đám, sở hữu mức cát-xê "khủng".

    be gai viet di lam som 0
    Cô bé "chưa từng biết xấu là gì", sở hữu gương mặt đáng yêu như búp bê.

    Cherry An Nhiên bắt đầu công việc mẫu nhí từ khi mới 2 tuổi. Cô bé sở hữu gương mặt xinh xắn hệt búp bê với đôi mắt to tròn, hàng mi cong vút cùng thần thái nổi bật. Tuổi nhỏ nhưng Cherry An Nhiên vô cùng tự tin. Mẫu nhí không chỉ hoàn thành tốt các màn catwalk mà đảm nhận tốt vai diễn, từ vui tươi hồn nhiên đến những phân đoạn tâm trạng phải bật khóc.

    Thái độ làm việc của Cherry An Nhiên cũng vô cùng chăm chỉ. Mẹ cô bé tiết lộ: "Cuối tuần 5 giờ sáng, 2 mẹ con Happi lại cố gắng dậy sớm để thành công. Lạnh buốt, gió rét quá các bác ạ. Nay con đi quay ngoại cảnh hơi xa nữa chứ". Có thể thấy dù làm việc cả cuối tuần, phải thức khuya dậy sớm nhưng cô bé luôn giữ thần thái tươi tỉnh và hoàn thành tốt công việc của mình.

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0
    Cherry An Nhiên đang tham gia bộ phim "Đừng để mẹ cáu" cùng với Quỳnh Kool.

    Như bao bậc phụ huynh khác, bố mẹ của Cherry An Nhiên cũng xót con vô cùng. Tuy nhiên vì muốn ủng hộ đam mê và sở thích của cô bé, mà cả gia đình quyết định đồng hành cùng con trên chặng đường làm mẫu nhí - diễn viên nhí. Mẹ Cherry An Nhiên từng chia sẻ: "Bố của bé từng không đồng ý cho con theo đuổi công việc này vì xót con gái nhỏ. Nhưng quan sát con, tôi thấy Cherry là người làm việc trách nhiệm và chuyên nghiệp. Con cũng rất yêu thích và đam mê công việc. Con có thể thức khuya dậy sớm theo lịch của đoàn phim. Đôi khi con mệt nhưng con vẫn nói con vẫn nói làm được và sẽ nghỉ ngơi sau khi cảnh quay kết thúc".

    Bản thân mẹ Cherry An Nhiên - chị Ly Ly cũng gác lại công việc của mình để đồng hành cùng con gái. Trước đây, chị từng là một giáo viên và kinh doanh thời trang. Hiện tại, bà mẹ một con theo chân Cherry An Nhiên tham gia các show diễn và thường nói đùa mình là "osin cao cấp" của con, kiêm nhiệm cả công việc trợ lý lẫn lái xe.

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0
    Mẹ Cherry An Nhiên luôn đồng hành cùng con.

    Chị tâm sự: "Thật ra vất vả cũng không hề ít, chẳng hạn mình phải sắp xếp lịch trình làm sao để con vừa học vừa làm mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi. Hơn thế mình phải đồng hành cùng con mọi lúc mọi nơi, phải cập nhật những xu hướng mới nhất. đảm bảo hình ảnh của con luôn chỉn chu mỗi khi xuất hiện.

    Nhiều khi con ngủ rồi, mẹ vẫn thức để suy nghĩ ngày mai đi show con sẽ mặc trang phục gì, tổng duyệt ra sao. Thỉnh thoảng mình còn chế lại đồ để con có diện mạo tốt nhất. Vất vả là thế nhưng mình xem đó là niềm vui và niềm hạnh phúc". Nhiều lúc, 2 mẹ con đi diễn xa nhà và bị ốm phải tự chăm nhau. Đó là những kỷ niệm và khó khăn mà không phải ai cũng biết.

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0

    Sợ con sa ngã vì nổi tiếng sớm. Mẹ Cherry An Nhiên dạy con gái rất tỉ mỉ. "Tôi luôn có suy nghĩ rằng: Dạy con thành người trước khi thành tài. Vợ chồng đều đồng lòng như vậy. Trước tiên hãy dạy con là người tốt, biết đối nhân xử thế, biết yêu thương những người xung quanh. Một đứa trẻ không biết tài giỏi đến đâu nhưng trước tiên cần là một đứa trẻ ngoan đã. Một đứa trẻ ngoan sẽ luôn được mọi người yêu quý. 

    Tôi sợ vào môi trường nghệ thuật con dễ hư hỏng nên dạy con từng lời ăn tiếng nói, từng cách cư xử với mọi người. May mắn con là đứa bé hiểu chuyện, đi đâu cũng được mọi người yêu quý. Con ngoan, không bao giờ nói trống không, khi làm việc với mọi người luôn biết lắng nghe và cố gắng", bà mẹ trẻ thổ lộ.

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0

    be gai viet di lam som 0

    Đối với số tiền cát-xê "khủng" con kiếm được, gia đình chọn cho con biết số tiền cát xê con kiếm được và nói với con nên làm gì. Một phần tiền được đưa cho mẫu nhí bỏ ống tiết kiệm, một phần để con tự chọn mua đồ mình thích và một phần được sử dụng để làm từ thiện dưới danh nghĩa của mẫu nhí. Mặt khác, gia đình còn để tiền cát-xê mua bảo hiểm và làm sổ tiết kiệm để con quyết định sử dụng số tiền hợp lý khi lớn lên.

    Thành công sớm và được gia đình ủng hộ, Cherry An Nhiên được kỳ vọng sẽ tiến xa hơn trong lĩnh vực giải trí và trở thành mầm non mới của Vbiz.

    Theo Eva