• Giá nhà ở Manchester đang tiếp tục tăng và các khu phố nổi tiếng nhất đang ngày càng xa tầm với của những người có thu nhập trung bình.

    Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực với liên kết giao thông tốt và nhiều tiềm năng nơi bạn có thể tìm thấy những ngôi nhà giá rẻ hơn. Radcliffe, Atherton và Partington đều là những khu vực đáng đồng tiền tại thời điểm này.

    Radcliffe

    Từng là một trung tâm công nghiệp sản xuất bông và sau đó là nhà máy giấy, Radcliffe giờ đây là một vùng ngoại ô dân cư với những dãy nhà kiểu Victoria xen lẫn các căn nhà từ thời hậu chiến và cả các khu nhà mới.

    Giao thông thuận tiện với tuyến xe bus tới Bury New Road và một trạm xe bus mới nhưng quan trọng nhất là tuyến Metrolink có dừng ở Radcliffe, có nghĩa là bạn có thể đến ga Victoria trong 20 phút.

    Các tài xế cũng có thể dễ dàng đến M60 và tiếp cận mạng lưới đường cao tốc.

    Siêu thị Lidl cũng vừa có mặt tại khu vực để gia nhập cùng Asda và Tesco Express.

    Sông Irwell nằm cạnh thị trấn và có rất nhiều không gian xanh bao gồm Công viên Coronation gần Cầu Radcliffe và một số sân golf gần đó.

    Anh Matthew Fairclough từ công ty bất động sản Pearson Ferrier cho biết: “Radcliffe mang đến cho các gia đình giá trị lớn về tiền bạc và chất lượng cuộc sống tốt.

    "Một ngôi nhà bốn phòng ngủ tốt ở đây sẽ có giá dưới 250.000 bảng – chỉ cần quá bước lên Bury và bạn có thể mất thêm 100.000 bảng.”

    Một số căn nhà trong khu vực hiện đang được rao bán trên thị trường bao gồm:

    Căn hai phòng ngủ trên đường Wolsey - £ 100.000 –  có thể cơi nới thêm 1 phòng ngủ, 2 phòng khách, bếp và sân sau lớn.

    Ba phòng ngủ bán liền kề trên Arran Grove - £ 190.000 (Đã bán)

    Atherton

    Mười dặm về phía tây bắc của Manchester, Atherton cũng mang mã bưu điện M46 nhưng nó thuộc quyền quản lý của chính quyền Wigan.

    Đó là một thị trấn được xây dựng trên than, một ngôi làng kiểu mẫu được xây dựng cho công nhân mỏ và gia đình của họ với nhiều nhà tắm công cộng và quán rượu dọc theo các dãy nhà liền kề.

    Hai nhà ga xe lửa, Atherton Central và Hagprint, có dịch vụ vào thành phố. Tuyến xe bus thuận tiện đưa hành khách tới Trung tâm Manchester City trong 50 phút.

    Mất 10 phút để lái xe ra M61 và M60.

    Trung tâm thị trấn đang trải qua ​​một chút hồi sinh với các quán bar và nhà hàng độc lập hòa quyện với các quán rượu truyền thống.

    Khu bảo tồn thiên nhiên Wigan Flashes ở gần đó và ở phía bên kia của M61 là Rivington Moor rộng lớn.

    Ashley Roberts từ công ty môi giới Balmer Wilcock cho biết: "Nơi đây từng là một trung tâm thị trấn đang hấp hối nhưng sự thay đổi đang diễn ra với nhiều cửa hàng mới mở.

    "Giờ đây, nó đã có chút khác biệt. Chúng tôi đang thấy khá nhiều công trình xây dựng mới khi các nhà đầu tư lớn nhận ra tiềm năng và họ đang thu hút được nhiều người hơn.

    "Nhưng nơi đây vẫn là lựa chọn khá tiết kiệm cho các gia đình.”

    Một số căn nhà đang được rao bán:

    Nhà bán liền kề 3 phòng ngủ trên phố Durban – 165.000 bảng (Đã bán)

    Nhà 3 phòng ngủ ở Old Mill lane – 399.950 bảng (Đã bán)

    Partington

    Sự xuất hiện của kênh đào Manchester Ship Canal vào năm 1894 đã biến đổi Partington và trong một thời gian, cùng với người hàng xóm Carrington, khu vực này đã trải qua khoảng thời gian bùng nổ công nghiệp.

    Nhưng với việc đóng cửa Tập đoàn thép Lancashire vào giữa năm 70, thị trấn đã thay đổi và nó bị chi phối bởi hội đồng.

    Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến ​​sự thay đổi giá trị khi xuất hiện các khoản đầu tư vào một khu liên hợp thể thao mới, một trung tâm thanh thiếu niên và trung tâm mua sắm mới.

    Một lượng lớn nhà ở mới cũng đang được triển khai với 600 ngôi nhà được lên kế hoạch xây dựng tại Heath Farm Lane.

    Xe buýt có thể là lựa chọn giao thông công cộng duy nhất nhưng người đi xe hơi có thể dễ dàng tiếp cận đường cao tốc M60 và bạn có thể đỗ xe rồi lên Metrolink tại Sale hoặc đạp xe dọc theo kênh.

    Người yêu thể thao có thể tới làng thể thao Partington, nơi có hồ bơi, phòng tập thể dục, sân cỏ nhân tạo và sân tennis.

    Thị trấn cũng được bao quanh bởi vùng nông thôn xinh đẹp và Công viên Quốc gia Dunham Massey ở ngay gần đó.

    Richard Antrobus từ Vital Space cho biết: “"Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi mọi người bắt đầu nhận ra tiềm năng của nơi này.

    "Các nhà phát triển thấy điều này và họ đang thêm vào những ngôi nhà lớn bốn và năm giường để thay đổi hỗn hợp nhà ở tại đây.

    "Trong quá khứ, không có tiện nghi nào đáng kể nhưng mọi việc đã thay đổi với sự xuất hiện của trung tâm mua sắm mới. Đột nhiên có thêm chút ồn ào náo nhiệt và mọi người thích ở đó.

    "Trường trung học Broadoaks có xếp hạng Ofsted cao và tôi nghĩ đây sẽ là một trong những khu vực bùng nổ tiếp theo ở phía nam.”

    Một số bất động sản đang có mặt trên thị trường:

    Nhà bán liền kề bốn phòng ngủ ở Lock Lane – 225.000 bảng

    Nhà giữa dãy ba phòng ngủ ở Wooding Close – 160.000 bảng

    VietHome (Theo Manchester Evening News)

  • Những người vô gia cư ở London sẽ được nhận các bữa ăn miễn phí thường xuyên từ Deliveroo.

    Công ty đã hợp tác với Salvation Army để cung cấp thực phẩm cho các nhà tạm trú từ thiện ở phía bắc và phía đông London, và có kế hoạch mở rộng sáng kiến này trên toàn thủ đô.

    Hai nhà bếp Deliveroo Editions, ở Swiss Cottage và Blackwall, sẽ giao các bữa ăn thường xuyên từ các nhà hàng đến Cambria House ở Camden và Riverside Complex ở Westferry.

    Cả hai khu tạm trú này đều được điều hành bởi Salvation Army, cung cấp cho người vô gia cư chỗ ở, tư vấn nhà ở và huấn luyện kỹ năng sống.

    Tin vui được công bố trong bối cảnh số liệu mới nhất cho thấy số người phải ngủ ngoài đường ở London đã tăng gần một phần ba trong năm qua.

    Dan Warne, giám đốc điều hành của Deliveryoo UK & Ireland cho biết: “Việc hợp tác này sẽ giúp chúng tôi làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cộng đồng địa phương.”

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Đối lập với ánh đèn rực rỡ suốt đêm ngày - biểu trưng cho sự phồn thịnh của Hong Kong - là những mảng màu u tối của đói nghèo, những phận người vô gia cư sống lay lắt tạm bợ trên hè phố.

    hong kong vo gia cu 1

    Sự tương phản nghiệt ngã ở Hong Kong hoa lệ, giá đất đắt đỏ nhất hành tinh

    Với những "rừng" cao ốc tráng lệ cùng ánh đèn quảng cáo rực rỡ suốt đêm ngày, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố hoa lệ đúng nghĩa. Hong Kong cũng nổi tiếng với thị trường bất động sản sôi động và đắt đỏ bậc nhất thế giới, nơi đây cả khi chi trả tới hàng ngàn USD tiền thuê nhà, người ta cũng không thể có được một nơi ở tử tế, tiện nghi.

    Đối lập với nhịp sống hào nhoáng ở nơi được mệnh danh là "thành phố không ngủ" này là những mảng màu u tối của đói nghèo, những phận người vô gia cư sống lay lắt tạm bợ trên hè phố. Ngày càng nhiều người bị đẩy ra lề đường, sống cuộc sống "màn trời chiếu đất", cũng không ít người chủ động lựa chọn sống vô gia cư thay vì trú ngụ trong những căn nhà "quan tài" siêu nhỏ và thiếu các điều kiện sống tối thiểu.

    hong kong vo gia cu 1
    Ánh sáng biểu trưng cho sự phồn thịnh ở Hong Kong hoa lệ.

    Theo số liệu chính thức năm 2018, có 1.127 người vô gia cư ở Hong Kong, tuy nhiên các tổ chức từ thiện cho rằng con số thực tế lên tới gần 2.000 người và có thể tiếp tục tăng mạnh theo thời gian.

    hong kong vo gia cu 1
    Người vô gia cư sống lay lắt trong một công viên ở Sham Shui Po.

    Hơn một nửa trong số 1.127 người vô gia cư được khảo sát cho biết họ đã sống như vậy hơn 5 năm. Trong số này, có tới 244 người thừa nhận họ đã ngủ trên hè phố hơn một thập kỷ. Số liệu khảo sát cũng chỉ ra, hơn một nửa số người vô gia cư ngủ trong công viên, sân chơi và bãi đỗ xe. Các địa điểm khác được họ lựa chọn bao gồm gầm cầu vượt, nhà vệ sinh công cộng, trạm xe buýt và cửa hàng thức ăn nhanh mở cửa 24/24.

    Phần lớn người vô gia cư cho biết, họ không có khả năng trả tiền thuê nhà do thất nghiệp. Những người khác buộc phải sống "không nhà" do không thể tìm được nhà ở giá cả phải chăng, hoặc không tìm được nơi ở sau khi ra tù hay sau khi rời các cơ quan khác. Một số khác lại khẳng định đó là cuộc sống họ chủ động lựa chọn.

    Cuộc sống của người đàn ông gốc Việt ở nơi nghèo nhất Hong Kong

    Ông Nguyễn Văn Sơn là một trong số 17 người vô gia cư sống ở cây cầu bộ hành trên phố Yen Chow tại Sham Shui Po, quận nghèo nhất Hong Kong.

    hong kong vo gia cu 1
    Ông Sơn sống ở cây cầu bộ hành thuộc phố Yen Chow tại Sham Shui Po, quận nghèo nhất Hong Kong.

    Ông Sơn rời Việt Nam sang Hong Kong từ năm 1981-1982 rồi làm công việc tháo dỡ nhà cũ. Thời điểm đó, Hong Kong đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hàng loạt nhà cao tầng mọc lên. Được một thời gian, đến khoảng những năm 2000, ông không tìm được nhiều công việc tay chân như hồi trẻ nên buộc phải lao vào con đường đi bán thuốc lá lậu và 5 lần 7 lượt bị bắt. Vợ con cũng bỏ ông mà đi, ông phải dọn ra ngoài ở, không tiền, không công việc, ông buộc phải sống vất vưởng ở cây cầu suốt thời gian dài.

    Ông kể: "Vào buổi sáng, tôi dọn dẹp khu một chút. Tôi tưới nước cho những cái cây của tôi, cứ phải tưới 3 lần 1 ngày vì ở đây giờ nóng lắm. Tôi thường ăn bánh mì hoặc mì gói, đôi khi nhịn 1-2 bữa cũng chẳng sao".

    hong kong vo gia cu 1

    Là người vô gia cư và đã trên 60 tuổi, ông Sơn chỉ nhận được trợ cấp 3.485 đô la Hong Kong mỗi tháng. "Nếu tôi chi tiêu tằn tiện hết mức thì cũng đủ. Tôi có vài công việc tạm thời, chẳng hạn dọn dẹp, nhưng lúc làm, lúc không. Khi còn trẻ và còn sức lực, tôi làm việc chăm chỉ hơn, giờ tôi già yếu rồi không đủ sức nữa. Tôi có vấn đề cá nhân. Tôi từng suy nghĩ rất nhiều, về việc gia đình chia ly, mỗi lần nghĩ đến chuyện đó tôi lại đau đầu, nên giờ tôi không bận tâm nữa. Nếu có việc thì tôi làm, có thức ăn thì tôi ăn, có bao nhiêu tiền thì tôi tiêu bấy nhiêu", ông Sơn nói.

    McRefugees – Những người "tị nạn" tại cửa hàng thức ăn nhanh

    Khi chi phí sinh hoạt ở Hong Kong không ngừng tăng lên, ngày càng nhiều người đổ xô tới các cửa hàng McDonalds, không phải vì đồ ăn nhanh giá rẻ mà là để kiếm chỗ ngủ. Thuật ngữ "McRefugee" cũng từ đó mà ra đời (refugee là từ tiếng Anh, nghĩa là "tị nạn"). "McRefugee" dùng để chỉ những người ngủ qua đêm tại cửa hàng thức ăn nhanh và bị đuổi ra ngoài trước khi cửa hàng phục vụ bữa sáng.

    Theo Tổ chức vì Cộng đồng Hong Kong (SoCO), năm 2018 có ít nhất 384 người ngủ qua đêm tại McDonalds, trong khi con số này là 256 người vào năm 2015 và 57 người vào năm 2013. Số lượng người tìm đến chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phục vụ 24/7 này cũng đang tăng ngoài tầm kiểm soát.

    hong kong vo gia cu 1
    Cửa hàng thức ăn nhanh trở thành ngôi nhà thứ hai của người vô gia cư ở Hong Kong.

    So – từng là một người bán cá - bắt đầu chọn McDonalds như ngôi nhà thứ hai của mình từ năm 2017 sau khi mất việc.

    Suốt nhiều tháng, anh đứng bên ngoài cửa hàng McDonald chờ đợi những thực khách cuối cùng kết thúc bữa ăn đêm của mình. Vào một ngày đẹp trời, anh nhớ lại, nhân viên McDonald để cho các McRefugees vào trong vào khoảng 11h30 đêm. Mỗi người sẽ tìm một chỗ nằm cho mình và chợp mắt trước khi bị đánh thức vào khoảng giữa 5-7 giờ sáng hôm sau bởi mùi trứng xúc xích McMuffins thơm nức mũi tràn ngập cửa hàng.

    "Tôi không cảm thấy sợ", So nói, "Khi không có một xu dính túi, bạn chẳng còn gì để sợ cả".Người đàn ông 39 tuổi bộc bạch, cuộc đời anh đã trượt dài do nghiện ma túy. Anh rơi vào nợ nần và dần xa lánh gia đình.

    Tháng 11/2017, anh được Ng – một nhân viên xã hội của tổ chức SoCO phát hiện và giúp anh vào một trung tâm tạm trú dành cho người vô gia cư.

    Không thể trở lại công việc bán cá do một vết thương ở cánh tay sau nhiều năm cầm dao, So cho biết anh vẫn tích cực tìm việc và đã xin việc ở hệ thống đường sắt MTR.

    "Nếu tìm được việc thì tôi sẽ có thể tính đến việc tìm nơi ở. Dù chỗ đó nhỏ như một cái nhà lồng cũng chẳng sao vì tôi chỉ ở một mình thôi. Khi nào tìm được việc, tôi mới có thể đối mặt với gia đình mình", So ngậm ngùi.

    Từ cuộc sống ngột ngạt trong nhà lồng đến cuộc sống bấp bênh trên hè phố

    Mật độ dân cư đông đúc với quỹ đất gần như đã hết, giá nhà đất cũng như chi phí thuê nhà ở không ngừng tăng lên đã dồn ép nhiều người thu nhập thấp, buộc họ phải tìm đến những căn nhà lồng, nhà "quan tài" – loại căn hộ siêu nhỏ có giá thuê từ 1.000-4.000 đô la Hong Kong (tương đương 127-510 USD) mỗi tháng.

    Dù giá thuê cao ngất ngưởng nhưng các khu nhà này vô cùng chật chội, thường nhỏ hơn một chỗ đậu xe, cực kỳ bất tiện, đông đúc, kém thông thoáng và ngột ngạt, chưa kể đến nguy cơ hỏa hoạn.

    Có những nơi nhà bếp và nhà vệ sinh được gộp thành một, người sống phải o ép mình trong diện tích không gian chỉ từ 1,3 - 4,6 m2 không khác gì một chiếc lồng.

    Ước tính có tới 200.000 người ở Hong Kong phải sinh tồn trong những căn nhà như vậy.

    hong kong vo gia cu 1
    Các tình nguyện viên phát thức ăn và nước uống bên ngoài khu lều tạm bợ trên cầu ở Mong Kok.

    Với những người không thể chi trả tiền thuê nhà, chân cầu, gầm cầu vượt và cầu tàu là những lựa chọn tiếp theo dù cuộc sống ở những nơi như thế rất bấp bênh với nỗi lo bị trục xuất luôn thường trực.

    Cứ vài ba tháng họ lại bị yêu cầu rời đi và phải chuyển tới các nhà tạm trú do chính quyền quản lý, nơi thời gian lưu trú bị giới hạn vỏn vẹn 6 tháng, đôi khi chỉ 3 tháng.

    Ở Sham Shui Po - quận nghèo nhất Hong Kong, một lối đi có mái che trở "nhà" của khoảng 15 người đàn ông vô gia cư.

    hong kong vo gia cu 1
    Ông Lee Tim-choi khoe nơi ngủ của mình giữa đống khăn bẩn lùng nhùng.

    Người nào may mắn thì có giường gấp. Những người khác như Lee Tim-choi (70 tuổi) thì tự chế nệm ngủ bằng vài chiếc khăn bẩn.

    Lee là người vô gia cư đã 30 năm nay. Thời trẻ, ông làm những công việc lặt vặt để trả tiền thuê nhà. Không may, một tai nạn giao thông vào năm 1989 đã tước đi khả năng lao động của Lee và buộc ông phải gắn bó với chiếc xe lăn kể từ đó.

    Lee từng đến ở nhà tạm trú nhiều lần. Gần đây nhất, ông sống trong một viện dưỡng lão nhưng sau đó quyết định rời đi, nói rằng ông rất buồn với cách đối xử của các nhân viên ở đó.

    Lee hoài nghi về những nỗ lực giúp đỡ của chính quyền và cho rằng cơ hội để ông thoát khỏi cuộc sống màn trời chiếu đất hiện tại là rất hy hữu.

    "Tôi không sống được bao lâu nữa. Nhưng chỉ cần bạn có một trái tim hướng thiện, bạn sẽ chẳng có gì phải sợ cả", Lee nói.

    Bên cạnh số đông người vô gia cư bất đắc dĩ, vẫn có những người gọi cuộc sống vất vưởng nơi hè phố là "lựa chọn cá nhân". Trong số đó có Simon Lee - người vô gia cư hạnh phúc nhất ở Hong Kong.

    hong kong vo gia cu 1
    Simon Lee có lẽ là người vô gia cư hạnh phúc nhất Hong Kong.

    Người đàn ông 52 tuổi này đã từ bỏ tầng lớp trung lưu để trở thành một người vô gia cư không một xu dính túi, sống qua ngày nhờ thức ăn thừa của cửa hàng McDonald và các suất ăn thiện nguyện phát tại một đền thờ đạo. Simon Lee coi đó là cách giúp xã hội tiết kiệm các nguồn lực.

    "Tôi duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu. Tôi không tiêu tiền nên cũng không cần phải kiếm tiền. Tôi không ham hư danh và vật chất. Mọi người thường mặc định là người vô gia cư bẩn thỉu, rách nát và thô lỗ. Nhưng những người vô gia cư cũng có cách sống của riêng mình. Chúng tôi sống rất đàng hoàng", ông nói.

    Simon Lee cũng không kết hôn và chủ động cắt đứt mọi liên hệ với gia đình. Với ông, cuộc sống không nhà cửa là cách giải thoát ông khỏi gánh nặng vật chất và nỗi đau do các mối quan hệ mang lại.

    Những nỗ lực thất bại của chính quyền Hong Kong

    Những người chủ động lựa chọn cuộc sống vô gia cư và hài lòng với nó chỉ là con số rất nhỏ. Phần lớn người vô gia cư ở Hong Kong vẫn đang phải chật vật từng ngày với cuộc sống thiếu thốn đủ đường, không được chăm sóc về y tế.

    Theo Ng - một nhân viên xã hội của Tổ chức Cộng đồng (SoCO), tình trạng vô gia cư diễn ra vì chính quyền Hong Kong không muốn đối phó với nó.

    Khi giá bất động sản và chi phí cho thuê tăng vọt, chính quyền đã cam kết xây thêm nhà ở công cộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi ngày càng nhiều người dân bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ. Nhưng quỹ đất hạn chế đã buộc các quan chức thừa nhận không thể đạt được mục tiêu.

    Khi tình trạng thiếu hụt ngày càng trầm trọng, thời gian chờ đợi để được ở nhà trợ cấp đã tăng lên lâu nhất trong gần hai thập kỷ. Để có được một suất trong nhà ở trợ cấp, thời gian đợi trung bình là 5 năm 1 tháng đối với hộ gia đình và 2 năm 9 tháng đối với người cao tuổi.

    Đối với những người không thuộc hai diện này, thời gian đợi có thể lâu hơn nhiều. Có người chờ đợi tới 20 năm kể từ khi đăng ký mà vẫn chưa được xét duyệt. Cuối cùng, nhiều người chẳng buồn đăng ký vì thời gian chờ đợi quá mệt mỏi.

    hong kong vo gia cu 1
    Nhà lồng chật chội đã trở thành biểu tượng của Hồng Kông.

    hong kong vo gia cu 1

    Chính quyền Hong Kong cũng cố gắng cung cấp các nơi tạm trú cho người vô gia cư nhưng theo các tổ chức xã hội, nỗ lực này chỉ mang tính chất ngắn hạn. Ng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng giới hạn lưu trú tại các nhà tạm trú này từ 3-6 tháng, lên ít nhất là 1 năm.

    Các tổ chức phi chính phủ Hong Kong cũng thúc giục chính quyền địa phương áp dụng chính sách thân thiện với người vô gia cư. Nhiều trường hợp người vô gia cư bị trục xuất đột ngột mà chính quyền không hề thương lượng hay thông báo trước.

    Việc chính quyền buộc 8 người vô gia cư tại cầu tàu Kwun Tong phải rời đi giữa tiết trời lạnh giá hồi tháng 1/2018 từng khiến dư luận dậy sóng phẫn nộ.

    Nếu chính quyền Hong Kong không có những giải pháp toàn diện, lâu dài và cách tiếp cận chủ động hơn, số người vô gia cư tại đây sẽ còn tiếp tục tăng và ánh sáng phồn thịnh của đảo ngọc này sẽ mãi không thể chiếu sáng góc khuất u tối của những phận người nghèo đói không nhà cửa.

    Viethome (theo Helino)

  • Trước khi phải ngủ trên hè phố, Callum cho rằng những người vô gia cư nguy hiểm và lười biếng.

    Callum quyết định tham gia thử thách 3 ngày ngủ trên đường phố London cho bộ phim tài liệu ‘Rich Kids Go Homeless’ 

    Callum là một vũ công ba lê đã từ bỏ sự nghiệp do chấn thương. Chàng trai 24 tuổi từng dành 10 năm tập luyện để trở thành một vũ công chuyên nghiệp nhưng sau chấn thương, Callum buộc phải từ bỏ đam mê.

    Giờ đây, công việc hằng ngày của Callum là đi chơi, chăm sóc da mặt ở spa và ngắm nhìn những món hàng hiệu mà cậu sở hữu. Đôi khi, cậu thấy cuộc đời mình vô nghĩa.

    Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã thay đổi khi cậu quyết định tham gia thử thách 3 ngày ngủ trên đường phố London cho bộ phim tài liệu ‘Rich Kids Go Homeless’ (Từ con nhà giàu thành vô gia cư).

    Cuộc sống của Callum phủ đầy hàng hiệu và những dịch vụ đắt tiền.
    Tới spa chăm sóc da là một trong những sở thích của cậu.

    Trước đó, Callum có một số quan điểm rất vững chắc về những người lấy mặt đường làm nhà. ‘Họ nguy hiểm và hơi lười biếng. Trong một số trường hợp, họ phải ở đó vì nghiện rượu hoặc ma tuý’.

    ‘Việc họ sống ngoài đường không phải là việc mà tôi có thể đồng cảm’ - Callum nói.

    ‘Họ có thể làm được nhiều hơn thế để thoát khỏi tình cảnh đó’ - cậu phán xét.

    Theo thử thách này, Callum sẽ sống trên các con phố ở Kensington và Chelsea.

    Đây là khu vực giàu có nhất nước Anh nhưng lại có tỷ lệ người vô giư cư cao thứ 3 ở thủ đô.

    Số người ngủ gục trên những con phố ở London đã tăng 165% kể từ năm 2010. Số người chết trên đường phố cũng tăng 25%.

    Tuy nhiên, Callum tự cho rằng mình sẽ có một kế hoạch khôn ngoan hơn để không phải ngủ qua đêm trên đường phố. ‘Tôi sẽ lợi dụng những người say rượu và hỏi xin tiền họ. Sau đó, tôi sẽ mua hoa để bán cho các cặp đôi’.

    Callum chưa từng phải ngủ trên phố, thậm chí anh còn chưa từng đi cắm trại. ‘Tôi đi cắm trại 1 lần vào dịp sinh nhật nhưng mẹ tôi đã đến đón tôi về’.

    Callum gặp khó khăn khi phải ngủ qua đêm ở ngoài đường.

    Cuộc sống đường phố vì thế khác xa với những gì mà Callum mong đợi. Trời bắt đầu mưa, nhiệt độ xuống thấp. Cậu tìm cách xin người qua đường một điếu thuốc và quyết định chuyển sang khu dân cư giàu có hơn của Chelsea.

    Nhưng cậu không gặp ai ở đó.

    Không còn cách nào khác, cậu phải tìm nơi để ngủ qua đêm. Bất chấp nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, Callum nhất quyết không muốn chui vào chiếc túi ngủ của mình. ‘Tôi cảm thấy bị bó buộc trong đó’  - cậu giải thích.

    Chỉ vài giờ sau, cậu tỉnh giấc và đó là đêm tồi tệ nhất trong cuộc đời cậu.

    ‘Tôi bị đóng băng, còn lưng thì bị đau’.

    Đó là đêm tệ nhất cuộc đời Callum.

    Trải nhiệm đầu tiên của Callum trên đường phố quá tệ, đến mức cậu muốn dừng lại toàn bộ trải nghiệm này. Nhưng may mắn thay, cậu tìm thấy một trung tâm dành cho người vô gia cư, nơi mà cậu có được bữa ăn nóng sốt và một nơi trú chân an toàn.

    ‘Đó là huyết mạch của người vô gia cư’ – cậu nhận xét. ‘Nó thật đáng yêu và mọi người cũng đáng yêu nữa’.

    Với lòng quyết tâm mới, Callum đến gặp Gert – người đã ngủ trên các con phố của London suốt 5 năm qua. Gert đến từ Bỉ và không giống như bất cứ khái niệm nào của Callum về người vô gia cư.

    Dù không có nhà để ở, Gert vẫn có một công việc toàn thời gian và anh chưa bao giờ tiết lộ với các đồng nghiệp rằng mình là người vô gia cư.

    Được trả lương cho công việc của mình nhưng Gert không đủ tiền trả thuê nhà khoảng 1.100 bảng/ tháng. Không còn cách nào khác, anh tiếp tục làm việc nhưng chọn cách ngủ trên đường phố. Anh đang nỗ lực kiếm tiền để có một tương lai tốt đẹp hơn. Callum sững sờ khi nghe câu chuyện vô cùng cảm động của Gert.

    ‘Anh đã làm việc rất chăm chỉ, được tăng lương nhưng điều đó không nên tước bỏ của anh một phần quan trọng của cuộc sống. Đó là chỗ ở’ – Callum nói.

    Callum gặp Gert - một người vô gia cư vẫn đi làm hằng ngày để kiếm sống nhưng không đủ tiền thuê nhà.

    Gert hiện đang làm việc từ 5 giờ sáng tới 1 giờ chiều mỗi ngày trong một nhà kho. Đêm đến, anh lại ngủ bên ngoài nhà thờ. Không ai ở chỗ làm biết rằng anh không có nhà.

    Gert mời Callum tới chỗ ngủ của mình và sẵn sàng chia sẻ, nhưng Callum lại có một kế hoạch khác.

    Cậu không tham gia thử thách ngủ ngoài đường đêm đó, mà đến nhà một người họ hàng để tắm nước nóng và ngủ trên chiếc giường ấm áp.

    Ngày hôm sau, Callum quyết định quay lại ngủ ngoài đường và gặp Gert sau ca làm việc của anh. Cả hai đã đến trung tâm vô gia cư mà Gert vẫn ghé qua hằng ngày để có đồ ăn nóng và sử dụng Internet để tìm xem có căn hộ nào để thuê.

    Được truyền cảm hứng từ quyết tâm cải thiện cuộc sống của Gert, Callum quyết định dành thêm một đêm nữa ngủ trên đường phố với Gert.

    Gert đã làm Callum thay đổi định kiến về những người vô gia cư nguy hiểm và lười biếng.

    Gert dạy Callum cách sống sót qua đêm ở nhiệt độ dưới 0 độ C, thậm chí anh còn cho Callum mượn chiếc túi ngủ dự phòng của mình. Gert nói rằng anh biết có nhiều người đã chết trên đường vì quá lạnh.

    ‘Thật tệ khi người ta phải ngồi đó và chết. Mọi thứ mà tôi chứng kiến giúp tôi quý trọng những gì mà cha mẹ đã làm cho mình’.

    Sáng hôm qua, Gert và Callum phải tạm biệt nhau. Họ vẫn giữ liên lạc và có vẻ như Callum đã học được một số điều từ trải nghiệm này.

    Thay vì những món quà xa hoa trong ngày sinh nhật, cậu đã nhờ bạn bè và gia đình quyên góp tiền cho trung tâm vô gia cư mà Gert vẫn ghé qua mỗi ngày.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Tìm được một vị trí đẹp để ngồi xin tiền, doanh nhân trẻ tuổi người Anh lập tức bị quát tháo và xua đuổi vì dám “chiếm địa bàn”.

    Kieren hiện sống trong một ngôi nhà đáng mơ ước ở thủ đô London cùng với bạn gái xinh xắn và một cô con gái nhỏ đáng yêu. Nhờ tự lập, anh đã trở thành một doanh nhân giàu có. Kieren lái những chiếc xe tốt nhất, mặc quần áo đẹp nhất và xài những chiếc đồng hồ xịn nhất.

    Kieren là một Rich Kid, sở hữu những chiếc xe sang trị giá 100.000 bảng. Ảnh: Mirror.

    Theo vị doanh nhân trẻ tuổi, những người vô gia cư là những kẻ lười biếng. Nếu chăm chỉ, họ hoàn toàn có thể kiếm được một nơi để ngủ mỗi tối. Để chứng minh điều đó, Kieren quyết định tạm rời bỏ vị trí của mình để sống 3 ngày trên một con phố nổi tiếng nguy hiểm với người vô gia cư nhất thủ đô London - theo chương trình Rich Kids Go Homeless.

    Anh mang theo một chiếc túi ngủ, bộ quần áo đang mặc và một đôi tất cho trải nghiệm đặc biệt của mình.

    "Tôi nghĩ việc mình hóa thân thành một người vô gia cư và xoay xở để được ngủ trong khách sạn sẽ khá dễ dàng. Nếu tôi làm được điều đó, có nghĩa những người vô gia cư cũng có thể làm được", anh nói.

    Dùng cặp kính của mình như một "vũ khí bí mật", Kieren dự định sẽ xin tiền đủ để mua một chiếc ô, sau đó bán chúng cho khách du lịch hoặc những người đi làm, khi trời đổ mưa.

    Chàng trai tìm một nơi đông người qua lại và sáng sủa để ngồi xin tiền. Chỉ một giờ sau, anh kiếm được 5 bảng, nhưng không đủ tiền mua một cái ô.

    "Tôi cảm tưởng như mình đang bán thân vậy. Quả là tôi hơi có chút tự mãn khi nghĩ kế hoạch của mình sẽ dễ thực hiện", Kieren thừa nhận.

    Kieren khởi đầu 3 ngày vô gia cư trong tâm trạng vui vẻ, chuẩn bị xin ăn. Ảnh: Mirror.

    Đêm đầu tiên trong thử thách của mình, ông chủ doanh nghiệp trẻ tuổi đành phải ngủ trên đường phố lạnh lẽo.

    Sáng ngày thứ hai, anh quyết tâm kiếm đủ tiền để mua ô bán lại theo kế hoạch và tìm một điểm để xin tiền. Kieren đeo kính lên và làm động tác xin tiền. Tuy nhiên, dù được cho rất nhiều thức ăn, tiền mặt lâu lâu mới có.

    Anh tiếp tục phải chịu cảm giác của một kẻ thấp hèn khi lấy mắt kính xúc Spaghetti yêu thích trong hộp để ăn. Kiếm được 7 bảng, doanh nhân trẻ đành từ bỏ kế hoạch buôn ô của mình. Anh nghĩ ra phương án mới là xin tiền đủ để được ngủ trong khách sạn.

    Trong hơn 6 giờ đồng hồ ngồi trên phố, Kieren chỉ xin được 33 bảng. Không phòng khách sạn nào ở thủ đô có giá đó. Rơi vào tuyệt vọng, doanh nhân giàu có cố gắng tìm một nhà nghỉ để ngủ. Tuy nhiên, sau nhiều giờ bị lạc, Kieren suy sụp khi biết nhà nghỉ không còn phòng trống.

    Các nhà tạm trú cũng chật kín người, vì số người vô gia cư ở London đông hơn số giường ở đây. Vì vậy, Kieren đành trở lại con phố đã ngủ đêm đầu tiên.

    Tại đây, anh gặp Tommy 32 tuổi - một người nghiện ma túy tổng hợp. Vì đều chung thân phận vô gia cư nên Kieren nghĩ mình cần liên kết với Tommy. Anh  năn nỉ người bạn mới quen ngày hôm sau sẽ cùng kiếm tiền để ngủ chung phòng.

    Nhưng sáng hôm sau, mối quan tâm của Tommy là ma túy chứ không phải chỗ ngủ. Điều đó khiến Kieren kinh sợ. Ông chủ trẻ tuổi đành đi một mình, tìm một khách sạn có thể ngủ chung với giá 25 bảng/đêm hoặc ngủ riêng với giá 60 bảng/đêm.

    Quyết tâm thay đổi, Kieren tìm đến một điểm khác để xin tiền. Thế nhưng, vừa có chỗ ngồi lý tưởng, anh lập tức bị la hét vì dám chiếm "địa bàn".

    Bối rối, anh lang thang trên phố và cuối cùng cũng tìm được một khách sạn. Ở đây, Kieren biết mình chỉ được thuê phòng nếu có thẻ căn cước - thứ mà những người vô gia cư chẳng thể có khi không sống ở một nơi cố định.

    Bị giáng một đòn chí mạng, anh đành lùng sục ở các vỉa hè để ngủ. Một lần nữa, thanh niên này gặp lại Tommy. Kẻ nghiện ma túy nghi ngờ Kieren là người của văn phòng cảnh sát chứ không phải vô gia cư. Một kẻ lang thang khác đe dọa "đâm hắn ta" và "đập cho hắn trọng thương".

    Kieren suy sụp khi bị từ chối ngủ trong nhà trọ. Ảnh: Mirror.

    Lo ngại sẽ có tình huống bạo lực xảy ra, những người làm chương trình thực tế buộc phải can thiệp. "Đường phố thật tàn nhẫn. Giờ tôi mới biết nó nguy hiểm thế nào. Tôi thấy một con dao. Thà ở tù còn hơn phải sống ở một nơi không an toàn như thế này", anh nói.

    Sau đó, ông bố trẻ run rẩy gọi điện về cho bạn gái chỉ để nghe tiếng thở của cô con gái nhỏ đang ngủ say.

    "Tôi đã bỏ lỡ mọi thứ ở nhà. Tôi muốn được thả mình trong bồn tắm ấm áp với ánh nến. Tôi không thể sống thêm một ngày trên phố thế này nữa", Kieren thừa nhận. Sau khi tìm thấy một nơi "an toàn nhất trên đường phố", ông chủ doanh nghiệp ngủ đêm cuối ngoài đường cùng với một nhóm người vô gia cư.

    Sau trải nghiệm, túi ngủ và những gì kiếm được suốt 3 ngày đi xin, Kieren đem cho những người vô gia cư khác. Anh hứa sẽ quyên góp tiền, thức ăn và khuyến khích con gái làm điều tương tự với những người khốn khổ này.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Barry đã được xác định là điểm nóng bất động sản hàng đầu với tăng trưởng giá chào bán lớn nhất trong năm qua.

    Theo trang web bất động sản Rightmove, giá trung bình trên một ngôi nhà ở thị trấn ven biển gần Cardiff này đã tăng 10,6% mỗi năm. Trang web cũng cho biết cho biết giá chào bán trung bình ở Barry, nổi tiếng là bối cảnh cho bộ phim sitcom Gavin & Stacey của BBC, đã tăng hơn 20% trong năm năm qua và hiện ở mức £191,050.

    Và một thị trấn ven biển khác của xứ Wales cũng lọt vào top 5 – đó là Llandudno với mức tăng 10,1%.

    Chuyên gia tài sản của Rightmove, ông Miles Tauide, cho biết: "Thật tuyệt khi thấy Barry được công nhận là thị trường bất động sản nóng nhất của cả nước tại thời điểm này.

    "Đó là một điểm du lịch tuyệt vời nhờ vào sự nổi tiếng của Gavin & Stacey, và đừng quên Barry cũng tự hào sở hữu một số cảnh quan ven biển tuyệt đẹp."

    Một số báo cáo gần đây cho rằng việc loại bỏ các trạm thu phí Severn nối miền Nam xứ Wales với Tây Nam nước Anh sẽ khuyến khích nhiều người mua nhà tìm kiếm bất động sản ở phía biên giới xứ Wales - nơi họ có thể nhận được nhiều lợi ích hơn so với ở Anh.

    Andrew Fenton, giám đốc bán hàng của công ty bất động sản Chris Davies có trụ sở tại Vale of Glamorgan, cho biết: "Barry là nơi đáng sống, vì thế, tôi không ngạc nhiên với kết luận của Rightmove.

    "Giá bất động sản ở đây so với Cardiff và vùng ngoại ô là tương đối hợp lý."

    Ông cho biết khu vực này có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và nhiều trường học tốt.

    Ông Fenton nói thêm: "Tôi nghĩ thậm chí năm năm trước, Barry vốn đã rất nổi tiếng với những người muốn mua nhà, nhưng yếu tố chính gần đây là bãi bỏ phí cầu đường Severn.

    "Kể từ đó, người dân ở Newport đã bị các nhà đầu tư từ Bristol hất cẳng khỏi thị trấn của họ, vì vậy những người đó đã đến Barry.

    “Nhưng chúng tôi đều yêu thích mối liên hệ với Gavin & Stacey, tại sao lại không chứ? Rõ ràng nó đã tạo nên sự khác biệt lớn.”

    Và nếu bạn thích chuyển tới sống ở Barry, có rất nhiều ngôi nhà hiện đang được rao bán.

    Từ những căn penhouse sang trọng cho đến những căn nhà cải tạo giá mềm, những ngôi nhà lâu đời cho đến những ngôi nhà lớn tuyệt vời dành cho các gia đình - Barry có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu, phong cách và ngân sách, dễ thở hơn so với Cardiff hoặc Vale of Glamorgan.

    Sau đây là một vài căn nhà đang được chào bán…

    Phố Gaen: 145,000 bảng

    Một ngôi nhà ba phòng ngủ không cần sửa sang thêm, tọa lạc tại một vị trí phổ biến, với giá dưới 150,000 bảng là điều khó có thể tìm thấy ở thành phố thủ đô. Tuy nhiên, cách đó chỉ 10 dặm ở Barry, ngôi nhà xinh đẹp này đang được chào bán, được thiết kế không gian mở, có khu vườn dễ thương và thậm chí một căn phòng tiện ích.

    Phòng tắm vẫn ở tầng trệt, nhưng lợi thế của vị trí này là ba phòng ngủ đang chờ chủ nhân mới ở tầng trên.

    Nằm trên một con đường yên tĩnh ở quận West End, ngôi nhà hiện đại này vẫn lưu giữ một số nét truyền thống, bao gồm một cửa sổ đầy ánh sáng, chân tường, đường lượn và mái vòm.

    Liên hệ chi nhánh Barry của Peter Alan theo số 01446 733224.

    Đường Gladstone: 174,950 bảng

    Ngôi nhà cổ điển trước Thế chiến II này có tất cả các tính năng mà chủ nhà mới có thể mong chờ, cộng với một số đường nét đương đại bắt mắt. Cửa trước có kính màu nguyên bản tuyệt đẹp dẫn tới một cầu thang tinh xảo và lộng lẫy khi người mua nhà bước chân xuống sảnh.

    Phòng tiếp khách chính có một cửa sổ lớn vòm cong và lò sưởi trang trí hoa văn kim loại. Chủ sở hữu hiện tại đã hiện đại hóa căn nhà theo tiêu chuẩn tiện lợi dành chogia đình - chỉ cần mang theo chìa khóa và vali khi dọn tới.

    Phòng tiếp khách phía sau đã được gỡ bỏ một bức tường để tạo ra căn bếp kiêm phòng ăn hiện đại và rộng rãi, nối thẳng ra vườn.

    Công cuộc cải tạo cũng được thực hiện trên tầng hai, với một phòng tắm hiện đại và ba phòng ngủ.

    Liên hệ với công ty bất động sản Nina theo số 01446 736888.

    Glanfa Dafydd: 220,000 bảng

    Không chỉ có Vịnh Cardiff và Swansea Marina mới có thể tự hào về những căn hộ áp mái với tầm nhìn ra biển. Căn nhà xinh đẹp với hai phòng ngủ này là một ngôi nhà hai tầng được thiết kế để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cũng như tối đa hóa tầm nhìn ra bờ biển.

    Tầng dưới có một khoảng sân rộng rãi trải rộng theo chiều rộng tòa nhà, có thể đi vào trực tiếp từ phòng khách lớn và nhà bếp kiêm phòng ăn.

    Bức tường đối diện với biển được lắp cửa sổ kéo dài từ sàn đến trần cũng như cửa ra vào kiểu Pháp dẫn đến khu sân rộng.

    Lên tiếp một tầng và có bạn có thể khám phá hai phòng ngủ, cả hai đều có ban công Juliet. Có một phòng tắm riêng ngoài phòng ngủ chính.

    Căn penthouse được thiết kế cẩn thận này cũng có phòng tắm gia đình và khu vực nghỉ ngơi rộng rãi dưới tầng một, hoàn hảo để ngắm nhìn những chiếc thuyền lướt qua khi thời tiết quá bão gió để mạo hiểm ra sân.

    Liên hệ chi nhánh Barry của Peter Alan theo số 01446 733224.

    Đường Windsor: 215,000 – 295,000 bảng

    Tòa nhà được cải tạo đầy thông minh từ một nhà thờ cũ này là của công ty danh tiếng Loft Co, tác giả của một số công trình cải tạo độc đáo khác, bao gồm The Pump House ở Barry và Tramshed ở Grangetown, Cardiff.

    Kết quả của dự án này là Windsor Lofts, với một dãy các ngôi nhà hai và ba phòng ngủ sẽ được hoàn thành vào mùa hè 2019, nhưng hiện đã được chào bán.

    Từ các căn hộ song lập đến nhà phố, cộng đồng mới trong khu nhà thờ theo phong cách gothic này sẽ sống gần ga tàu và có thể đi bộ đến bờ biển.

    Ngôi nhà được gọi là Mattel này là một ngôi nhà được thiết kế trên ba tầng, với một phòng ngủ riêng ở mỗi tầng và một khu vực sinh hoạt mở ở tầng giữa.

    Để biết thêm chi tiết về những ngôi nhà độc đáo này, liên hệ với Savills theo số 029 2036 8900.

    Nant Talwg Way: 345,000 bảng

    Ở rìa của thị trấn, có những vùng ngoại ô, nơi người mua nhà có thể tìm thấy một căn nhà khá biệt lập và vừa túi tiền.

    Ngôi nhà lớn dành cho gia đình ở khu West End của Barry có bốn phòng ngủ bao gồm một phòng chính có tủ quần áo riêng trong tường và một phòng tắm gia đình.

    Ở tầng dưới, có một phòng tiện ích và phòng làm việc riêng biệt tiện dụng và một phòng tiếp khách riêng sẽ là nơi lý tưởng để học tập hoặc làm việc.

    Điểm nhấn của ngôi nhà chính là phòng khách lớn trải rộng từ phía trước đến phía sau căn nhà và dẫn vào một nhà kính. Người chủ mới có thể dễ dàng loại bỏ bức tường giữa nhà bếp và phòng khách lớn này để tạo ra không gian mở lớn hơn.

    Liên hệ công ty bất động sản Knights theo số 01446 700222 để biết thêm chi tiết.

    Đường Romilly Park: 599,950 bảng

    Không chỉ Cardiff mới xây dựng những ngôi nhà đương đại dễ dàng được tỏa sáng trên tạp chí bất động sản và nội thất.

    Ngôi nhà hiện đại với tầm nhìn ra Công viên Romilly được xếp hạng II này là một phần của một loạt các ngôi nhà được thiết kế tỉ mỉ, với giá dao động từ 520.000 đến 585.000 bảng.

    Ngôi nhà năm phòng ngủ này có rất nhiều điểm đáng để bạn trầm trồ; ban công, không gian mở lớn, nhà bếp kiêm phòng ăn hiện đại dẫn thẳng ra vườn thông qua cửa gấp và hai phòng tắm - tất cả nằm trên ba tầng.

    Liệu với khoản tiền này ở Cardiff, bạn có thể tìm được một căn nhà gần công viên độc đáo như vậy không?

    Liên hệ Pablack nếu bạn muốn sống ở đây, 01446 733224.

    Port Road East: 1.1 triệu bảng

    Ngay khi một người săn nhà cho rằng Barry không thể cho họ thêm bất ngờ hoặc mua nhà nào nữa, bạn sẽ nghĩ sao về hai căn nhà với giá chỉ bằng một căn nhỉ?

    Hai căn nhà liền kề đang được tung ra thị trường cùng lúc, tạo cơ hội cho các công ty phát triển nhà ở hoặc thậm chí các gia đình hai thế hệ được tận hưởng khu nhà tổng cộng 12 phòng ngủ, ba tầng sinh hoạt và thậm chí có thể cân nhắc mua thêm cả một căn nhà gỗ cùng khu vực.

    Liên hệ Allan & Harris, chi nhánh Barry, theo số 01446 747878.

    VietHome (Theo Wales Online)

     

  • Ed Stafford, một người chuyên đi trải nghiệm và là cựu đội trưởng trong quân đội Anh, đã thử sống như người vô gia cư ở London, Manchester và Glasgow trong 60 ngày. Ông cho hay đã giảm 5 kg trong suốt 2 tháng trải nghiệm. 

    "Tôi nghĩ rằng sẽ giảm nhiều cân lắm, và sẽ khó khăn để duy trì cuộc sống hàng ngày, nhưng thực tế có nhiều người giúp đỡ, ở cả 3 thành phố", Stafford nói.

    Stafford thử sống như người vô gia cư trên hè phố suốt 60 ngày. Ảnh: The Mirror.

    Tại Glasgow, Stafford đã chứng kiến 26 tình nguyện viên hỗ trợ thức ăn cho những người vô gia cư vào một đêm. "Có một người trên hè phố thậm chí còn phàn nàn rằng anh ấy 'ăn quá nhiều'", Stafford  kể, theo The Mirror.

    Nhưng điều Stafford sốc nhất không phải là kiếm được tiền tương đối dễ dàng, mà bởi cách những người vô gia cư chấp nhận hoàn cảnh của họ.Theo anh, một người vô gia cư mà anh ngồi cạnh ở Manchester đã kiếm được 20 bảng Anh trong 30 phút. "Còn ở London, người vô gia cư sẽ kiếm được 100-200 bảng Anh mỗi đêm (khoảng 3 - 6 triệu đồng), nhiều hơn số tiền mà nhiều người đi làm kiếm được", anh nói.

    "Tôi từng cho rằng không ai muốn trở thành người vô gia cư nếu họ có lựa chọn tốt hơn, nhưng thực ra, một số người lại thích cuộc sống trên đường phố hơn là đến trung tâm bảo trợ xã hội", Ed Stafford chia sẻ.

    Sau trải nghiệm, người đàn ông này cho hay anh sẽ không cho tiền những người vô gia cư nữa, nhưng anh nói họ cần thêm sự hỗ trợ.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Khu đất của nhà tù Holloway đã được bán lại cho một hiệp hội nhà ở và dự kiến 1,000 căn nhà mới sẽ được xây lên ở đây.

    Địa điểm từng là nhà tù nữ ở bắc London – nơi những tội phạm sát nhân như Myra Hindley và Rose West từng bị giam giữ – đã được Peabody mua lại trong một thương vụ trị giá 81.5 triệu bảng.

    Kế hoạch xây dựng trên khu đất rộng 10 mẫu vuông này bao gồm một trung tâm dành cho nữ giới, cửa hàng, không gian xanh và khu vui chơi.

    Peabody cho biết khoảng 600 căn nhà mới sẽ được xây dựng với sự hợp tác của công ty xây dựng London Square, và đây sẽ là những căn nhà giá rẻ cho người dân.

    City Hall đã cho hiệp hội nhà Peabody vay số tiền 41.6 triệu bảng để thanh toán với Bộ Tư pháp.

    Nhà tù Holloway

    Bộ trưởng London Sadiq Khan và lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn đã đăng trên Twitter về dự án này.

    Ông Corbyn viết: “Đã từ lâu, các đơn vị xây dựng tư nhân được cho phép mua lại đất công và xây lên những căn nhà giá cả hợp lý cho cộng đồng địa phương.

    “Nhưng với sự chỉ đạo của Thị trưởng và hội đồng thuộc Đảng Lao động, khu vực từng là nhà tù Holloway sẽ trở thành nơi 600 căn nhà xã hội giá rẻ được xây lên.”

    Quan chức chịu trách nhiệm quản lý các nhà tù, ông Rory Stewart, phát biểu: “Việc bán Holloway sẽ giúp thực hiện cam kết thay thế những nhà tù đã cũ kỹ bằng những cơ sở hiện đại và được xây dựng phù hợp với mục đích hơn.

    “Tôi quyết tâm đầu tư số tiền thu được này vào việc cải tạo các hoạt động nhà tù và giảm tỷ lệ tái phạm tội.

    “Chúng tôi đã kết hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương và các cơ quan khác để đảm bảo số lượng nhà giá rẻ ở khu vực này đáp ứng được nhu cầu của người dân, và tôi hài lòng khi thấy chúng tôi đã đạt được mục tiêu này và mang đến lợi ích cho người dân.”

    VietHome (Theo Sky News)

  • Cảnh sát đã đặt một tờ thông báo bên cạnh người đàn ông xin được giấu tên này khi ông đang “ngủ bên ngoài Cung điện Westminster.”

    Theo một nhà hoạt động vì người vô gia cư, người đàn ông này đã rất “giận dữ và buồn bực’ và xé tờ thông báo trước khi nó được dán lại và chia sẻ lên mạng xã hội.

    Nhà hoạt động nói: “Ông ấy không hiểu vì sao ông ấy không được phép ở đó. Ông ấy không có cảm giác được giúp đỡ.”

    Những người vô gia cư khác trong khu vực cho biết họ cũng nhận được những thông báo tương tự, và nhiều người trong số họ còn bị cảnh sát làm phiền và đuổi đi.

    Nhà hoạt động vì người vô gia cư không muốn nêu danh tính cho biết: “Đây thực sự là một bi kịch, rất nhiều người vô gia cư phải liên tục di chuyển suốt cả cuộc đời.”

    Thông báo Bảo vệ Cộng đồng, ban hành bởi Sở Cảnh sát London, yêu cầu người đàn ông “ngay lập tức” chấm dứt hành động phạm luật.

    Nó cũng nêu rõ nếu không thực hiện việc này, hành động của ông sẽ bị coi là phạm pháp và phải nhận các hình phạt bao gồm số tiền ‘không quá 20,000 bảng.’

    Thông tin gây phẫn nộ này được đưa ra sau khi một người đàn ông vô gia cư qua đời bên ngoài lối vào tòa nhà Quốc hội hồi tháng Mười hai năm ngoái.

    Gyula Remes, 43 tuổi, đã ngã gục bên ngoài lối vào và được đưa đến bệnh viện, nơi ông qua đời sau đó.

    Trong cùng tháng đó, số liệu do ONS cung cấp cho thấy gần 600 người vô gia cư đã qua đời trong năm trước đó ở Anh và xứ Wales, tăng 24% trong năm năm qua.

    VietHome (Theo Metro) 

  • Giá nhà ở Anh đã tụt xuống mức thấp nhất trong sáu năm qua trong bối cảnh Brexit đang đến gần và kế hoạch đàm phám với EU của bà Theresa tiếp tục gặp nhiều bất lợi. Giá cả vẫn đang không ngừng giảm với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, khiến cả người bán lẫn người mua đều cảm thấy hoang mang.

    Nước Anh sắp chính thức rời khỏi EU vào ngày 29 tháng Ba, và những người sở hữu nhà đất đang lo ngại về sự sụp đổ của thị trường. Nhưng theo Giáo sư Andrew Baum, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu về nhà đất của trường Said Business School đã chia sẻ lời khuyên hữu ích của mình và dự đoán thị trường sẽ không thể sụp đổ.

    Tuy nhiên, với những người đang rất cần bán được nhà trong năm 2019, có một lời khuyên quan trọng mà họ cần lắng nghe.

    Giáo sư Baum nói: “Đối với những người đang thực sự cần bán nhà trong năm nay, bạn cần suy nghĩ thực tế về giá cả và bạn có thể nhanh chân hơn những người kiên quyết giữ giá chào bán như hiện nay.

    “Và sắp tới thị trường sẽ rất thuận lợi cho người thuê nhà, bởi lẽ người bán sẽ có xu hướng quyết định cho thuê nhà hơn là giảm giá bán.”

    Ngài giáo sư tiếp tục giải thích rằng trên thực tế, giá nhà hiện nay đang cao hơn dự kiến đối với hoàn cảnh như hiện tại, nhưng sẽ không có một cuộc khủng hoảng thị trường nào cả.

    Ông bày tỏ: “Có thể giá nhà đang cao hơn dự kiến vào thời điểm này, nhưng điều đó không có nghĩa thị trường sẽ sụp đổ.

    “Dù có nhiều lý do khiến thị trường nhà đất của Anh trở nên suy yếu, nhưng với bất cứ lý do nào (ví dụ như tăng trưởng lương thấp hay sụt giảm lòng tin của người tiêu dùng), giá cả cũng không thể đến mức sụp đổ.

    “Thay vào đó, chúng ta thường thấy hiện tượng sụt giảm trong lưu lượng thanh toán. Lý do là bởi chủ nhà cảm thấy rất khó khăn trong việc chấp nhận mất tiền và không chịu từ bỏ giá chào bán nhanh như mong đợi.”

    Người bán cũng nên nhớ cân nhắc các chi phí bên ngoài đi kèm với việc bán nhà.

    Giáo sư Baum nói thêm: “Điều này đặc biệt đúng khi căn nhà được mua một phần bằng tiền vay nợ – nếu căn nhà của bạn có trị giá 400,000 bảng và 300,000 trong số đó được vay thế chấp và 15,000 chịu thuế tem và các chi phí giao dịch, bạn cần phải bán nó với giá 415,000 bảng để cân bằng các chi phí.

    “Nếu bạn bán giá 350,000 bảng, bạn mất 65,000 bảng hoặc 56% trong phần 115,000 bảng của bạn.”

    Hiện tại cũng đang là thời điểm lý tưởng cho những người mua nhà lần đầu bước chân vào thị trường và kiếm được một món hời – nhưng họ cũng không nên đưa ra quyết định quá vội vã.

    “Thị trường yếu thường gây ảnh hưởng lớn nhất đến những người buộc phải bán nhà vì bất cứ lý do gì, vì thế nó cũng gây ra vấn đề đó là rất khó để mua  - bởi lẽ chẳng ai muốn bán hay từ bỏ giá chào bán, đặc biệt là khi lãi suất đang thấp như hiện nay,” ông Baum cho biết.

    “Trong thị trường này, người mua nhà lần đầu có thể và cần phải hết sức kiên nhẫn. Nhà vẫn sẽ được rao bán trên thị trường, và hoàn cảnh cá nhân của một số người sẽ khiến họ thực sự muốn bán. Trong trường hợp đó, sẽ có khoảng cách lớn giữa giá chào bán và giá cuối cùng.”

    Sau Brexit, việc thị trường sụp đổ là gần như không có khả năng, nhưng việc tỷ lệ lãi suất tăng nhanh có thể gây ra nhiều rắc rối cho người bán.

    “Lý do chính khiến giá nhà đất chao đảo sẽ là do lãi suất tăng nhanh, khiến việc trả tiền vay thế chấp trở nên khó khăn và buộc người bán phải bán với giá thấp (1990), hoặc một cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng có thể hủy bỏ hoặc giới hạn việc cho vay thế chấp (2008).

    “Brexit sẽ chỉ là vấn đề nếu nó dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc lãi suất cao.”

    VietHome (Theo Express)

  • Một cặp đôi vô gia cư đã được bồi thường gần £90,000 sau khi Bộ Nội vụ vô cớ giam giữ họ trong suốt 5 tháng trời.

    Iwona Deptka, 33 tuổi, và Henry Sadlowski, 38 tuổi, bị giam giữ 154 ngày sau khi người của Bộ Nội vụ nhìn thấy họ nằm ngủ vật vờ ngoài đường ở Lancashire. Tại phiên tòa ở London vào hôm thứ Sáu mới đây, Thẩm phán đã tuyên rằng mỗi người sẽ được bồi thường £44,500 chưa kể lãi suất. Tuy nhiên, tin rất buồn là anh Sadlowski đã qua đời ngay sau Giáng sinh, nên tiền bồi thường sẽ được gửi cho gia đình anh ở Ba Lan.

    Cặp đôi người Hà Lan này đã đối mặt với án trục xuất dựa theo Điệp vụ Gopik. Đây là một chính sách quốc gia nhằm trục xuất những người mang quốc tịch các nước thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) bị phát hiện ngủ lang ngoài đường.

    Nhưng Bộ Nội vụ sau đó thừa nhận rằng cặp đôi đã bị giam giữ không đúng luật sau khi vào tháng 12/2017, một Tòa án tối cao trong một vụ án khác đã đưa ra phán quyết rằng chính sách này là trái pháp luật. 

    Cô Deptka và anh Sadlowski bị bắt vào tháng 3/2017 và được đưa tới 2 trung tâm tạm giữ người nhập cư chờ trục xuất. Cô Deptka cho biết mình vô cùng hoảng loạn trong suốt 4 tuần bị giam giữ tách biệt với anh Sadlowski. Cô nói: ''Tôi rất sợ. Tiếng đập cửa ầm ầm và tiếng quát tháo làm tôi muốn tự tử''.

    Một nhân viên trại giam giữ nói với anh Sadlowski rằng họ có thể ''nghiền nát'' cô Deptka bất cứ lúc nào. Khi anh hỏi thăm về tình hình của cô, họ bảo anh đừng có nhiều chuyện. Sau nhiều lần van xin, cuối cùng cặp đôi mới được đoàn tụ trong một trung tâm gia đình ở trại giam giữ Yarl’s Wood.

    Căn cứ vào việc cặp đôi đã bị tổn hại tinh thần nghiêm trọng, cộng thêm sự thờ ơ và không một lời xin lỗi từ Bộ Nội vụ, thẩm phán quyết định cặp đôi được bồi thường cơ bản £35,000/người, cộng với £8,500/người tiền tổn hại gia tăng, cộng thêm £1,000/người do bị áp đặt những yêu cầu bất hợp pháp sau khi họ được thả khỏi trại giam giữ. 

    Viethome (theo Metro)

  • Một khách sạn tại Anh đã hủy đặt phòng của một nhóm người vô gia cư, gây ra nhiều phản đối trong cư dân vì cho rằng khách sạn này phân biệt với người nghèo khổ.

    Ông Carl Simpson đứng trước khách sạn The Royal

    Nhằm mang đến mùa Giáng sinh hạnh phúc cho những người vô gia cư, tổ chức tình nguyện Raise the Roof (Dựng mái ấm) tại thành phố Hull miền bắc nước Anh đã gây quỹ để 28 người vô gia cư được ở 2 đêm trong khách sạn vào dịp lễ này.

    CNN dẫn lời nhà sáng lập dự án Carl Simpson cho biết đã đặt được 14 phòng đôi tại khách sạn The Royal nhưng bất ngờ bị hủy vào hôm 15.12 và không nhận được bất kỳ lý do nào.

    Giám đốc dự án Hayley Harrington thì nói rằng không hề che giấu với khách sạn việc khách trọ là người vô gia cư và The Royal cũng đã xác nhận đặt phòng.

    “Họ hủy đặt phòng mà không cho chúng tôi lý do nào. Chúng tôi kiểm tra trên mạng thì thấy vẫn còn phòng trống. Đây đích thực là sự phân biệt đối xử”, ông Harrington nói.

    Bài viết của ông Simpson trên Facebook về sự việc này đã thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người bất bình vì cách hành xử của The Royal trong khi những người khác đã quyên tiền để tiếp sức cho dự án đặt phòng giữa lúc Giáng sinh đang đến gần. Theo BBC, số tiền nhận được đến nay là hơn 9.000 bảng Anh (264 triệu đồng).

    Những tình nguyện viên của Raise the Roof

    Ngày 18/12, một người phát ngôn The Royal nói với BBC rằng vì lo ngại cách sinh hoạt của người vô gia cư làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty nên đã hủy đặt phòng.

    Theo người phát ngôn này, trong mùa Giáng sinh năm trước, khách sạn Ibis đã bị thiệt hại nhiều vì nhóm khách vô gia cư của dự án nói trên sinh hoạt bừa bãi, gây hỏa hoạn và lấy cắp những đồ dùng trong phòng. Tuy nhiên, phía Ibis đã lên tiếng phủ nhận và gọi toàn bộ thông tin này là dối trá. 

    VietHome(Theo Thanh Niên)

  • Giới chức đang phải đối mặt với những lời kêu gọi yêu cầu hành động ngay lập tức để giải quyết vấn nạn trẻ em vô gia cư trong dịp Giáng sinh.

    Quỹ từ thiện chuyên cung cấp nơi ở cho người khó khăn Shelter cho biết sẽ có 131,269 trẻ em vô gia trên khắp nước Anh trong dịp Giáng sinh này, trong đó 9,500 em sẽ trải qua ngày 25 tháng Mười hai tại một nhà trọ hay B&B nào đó.

    Gary Beales, giám đốc chiến dịch, cho biết “cuộc khủng hoảng nhà ở sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ,” với 1 trên mỗi 103 trẻ em lâm vào tình trạng không nhà cửa.

    “Con số trẻ em đang trú thân trong các nhà trọ và B&B đã đủ để khiến chúng ta không thể cầm lòng,” ông nói. “Đó không phải là nơi thích hợp cho các em lớn lên.

    “Chúng tôi được nghe kể về tình trạng lạnh giá và ẩm thấp ở những nơi này, thậm chí có cả chuột. Các em bé phải nằm chung giường với nhiều thành viên khác trong gia đình, cố gắng tìm trò chơi trong những hành lang chung cáu bẩn, và buộc phải rời khỏi phòng vào nửa đêm để đi vệ sinh.”

    Shelter kêu gọi người dân hãy ủng hộ chiến dịch Giáng sinh của họ với mục đích cung cấp cho các gia đình “đường dây tư vấn và các dịch vụ cần thiết để có nơi ở trong kỳ lễ hội.”

    London đứng đầu danh sách các thành phố có số lượng trẻ vô gia cư cao nhất, và con số của thủ đô đã tăng gần gấp đôi trong năm năm qua.

    Khu vực Westminster được đánh giá là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên khắp nước Anh. Tại đây, cứ 11 trẻ em lại có một em vô gia cư.

    Ông James Murray, phó thị trưởng chịu trách nhiệm vấn đề nhà ở của London, bày tỏ: “Thật xấu hổ khi Chính phủ để cho số lượng trẻ vô gia cư tăng cao đến mức này và thật đau buồn khi phải thấy rất nhiều trẻ em đang phải hứng chịu hậu quả.”

    Ông cho biết ngài thị trưởng Sadiq Khan đang hỗ trợ các hội đồng xây thêm 10,000 nhà hội đồng mới trong vòng bốn năm tới.

    “Nhưng sự thật là các hội đồng cần nhiều hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ để có thể giúp đỡ các gia đình vô gia cư ngay tại thời điểm này và để xây thêm số nhà hội đồng mà người dân London cần,” ông Murray nói thêm.

    “Điều quan trọng nhất là các quan chức cần chấm dứt việc coi nhẹ nguyên nhân gốc rễ của tình trạng số lượng người vô gia cư tăng cao và họ cần cam kết sẽ giải quyết vấn đề này một cách trung thực.”

    Ông John Healey, bộ trưởng nhà ở đảng đối lập, cho hay tình trạng vô gia cư ở Anh đã nghiêm trọng gấp đôi kể từ khi Đảng Bảo thủ nắm quyền trong năm 2010.

    “Việc số lượng người vô gia cư tăng cao không có gì đáng ngạc nhiên khi mà Đảng Bảo thủ phá bỏ các dự án đầu tư vào nhà ở giá rẻ, từ chối giúp đỡ người thuê cá nhân và mạnh tay cắt giảm trợ cấp nhà ở cũng như dịch vụ cho người vô gia cư,” ông nói.

    Trong khi đó, bà Heather Wheeler, quan chức chịu trách nhiệm vấn đề vô gia cư, cho hay các hội đồng có trách nhiệm cung cấp nhà ở tạm thời cho người dân và 1.2 tỷ bảng đã được dùng để giải quyết cuộc khủng hoảng vô gia cư này.

    Bà nói thêm: “Không có gia đình nào đáng phải chịu cảnh không có mái nhà che mưa nắng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo trẻ em có một nơi an toàn để ở khi chúng cần.”

    VietHome (Theo Huffington Post)

  • Rác rưởi bốc mùi, người vô gia cư lay lắt nằm khắp các góc phố... là những điều ít ai tin được có thể tồn tại ở một thành phố xa hoa bậc nhất thế giới như Paris, thủ đô nước Pháp.

    viethome paris vo gia cu 1

    Nhiếp ảnh gia David Tesinsky (người Czech) đã ghi lại những hình ảnh đường phố Paris thường nhật dưới một góc nhìn khác. Đối lập với một kinh đô hoa lệ nổi tiếng thế giới là những hình ảnh đường phố đầy rác rưởi, những người vô gia cư ngủ vạ vật ven đường... David Tesinsky gọi thành phố này là "sự lãng mạn giả tạo".

    viethome paris vo gia cu 2

    Trên góc phố của thành phố du lịch xinh đẹp nhiều người ao ước đặt chân đến là hình ảnh không mấy đẹp mắt của một người đàn ông vô gia cư ngủ ngon lành giữa đường nhộn nhịp người qua lại.

    viethome paris vo gia cu 3

    Cuộc sống của một người phụ nữ lay lắt qua ngày, góc phố nào cũng có thể làm chỗ ngủ.

    viethome paris vo gia cu 4

    Những mảnh chăn góp nhặt chẳng đủ để cô chống chọi với cái rét thấu xương của mùa đông châu Âu.

    viethome paris vo gia cu 5

    Có lẽ cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu 3 năm về trước là nguyên nhân chính dẫn tới việc ngày càng gia tăng số lượng người vô gia cư ở những thành phố lớn tại châu lục này.

    viethome paris vo gia cu 6

    Dưới chân cầu hay bên trong đường hầm chật chội đều có thể là nơi ở của những phận người kém may mắn tại kinh đô ánh sáng.

    viethome paris vo gia cu 7

    Người Paris nổi tiếng thế giới với phong cách sống thanh lịch, quý tộc, nhưng có lẽ điều đó chỉ đúng với những người giàu. Mấy ai biết đến những mảng màu u tối của Paris với những phận người nghèo hèn, nguồn sống chực chờ vào những trợ cấp xã hội ít ỏi.

    viethome paris vo gia cu 8

    Những người vô gia cư nằm la liệt cùng nhau, thậm chí bủa vây xung quanh là bao rác thải. Có thể họ đang chờ được chuyển đến những trại tị nạn.

    viethome paris vo gia cu 9

    Những đứa bé này được lớn lên ở kinh đô ánh sáng nhưng dưới những ánh đèn điện hắt hiu nằm đâu đó dưới chân tháp Eiffel hoa lệ.

    viethome paris vo gia cu 10

    Số phận của chúng cũng như những đứa trẻ nghèo sống tại những khu ổ chuột ở các thành phố khác trên thế giới.

    viethome paris vo gia cu 11

    Một bên là thành phố nhộn nhịp tiếng cười nói của khách du lịch ở khắp mọi nơi, đại lộ sạch sẽ ngập ánh sáng, tương phản với sự cô đơn, nghèo đói của những phận người dường như chẳng ai ngó ngàng đến.

    viethome paris vo gia cu 12

    Người ta thường nghĩ một thành phố như Paris chắc chẳng tìm thấy nổi một người ăn xin nào. Nhưng hình ảnh người đàn ông cầm tấm biển "tôi đói" cầu xin sự giúp đỡ của những người đi đường là những gì chân thật nhất đang diễn ra hàng ngày ở thành phố xa hoa này.
     
    Viethome (theo Zing)