• Tóm tắt toàn bộ nội dung bài báo về vụ 3 chị em nhà Quyên phải rời khỏi Thụy điển mới đây, bài dịch của bạn Thuý-Lund Abelson đăng trên group Thụy Điển -Bạn Và Tôi.

    truc xuat khoi thuy dien 1
    3 chị em Quyên. Ảnh: hd.se

    Cha Quyên và 3 con gái đến Thụy điển với sambo của cha (visa sambo là dạng visa dành cho 2 người sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn). Một thời gian sau bị tố và sở di trú quyết định rằng cuộc chung sống ấy là giả tạo và buộc phải trả lại visa - tức là phải rời khỏi Thụy điển.

    Người cha bị trục xuất về VN, để lại 3 con gái nhỏ. Họ được nhận đỡ đầu bởi người Thụy Điển. Nhưng giờ luật siết chặt buộc phải rời khỏi đây. Người đầu tiên là Quyên 20 tuổi.

    Lời Quyên nói: Bây giờ chúng tôi phải rời khỏi đây vì đã có người quyết định điều đó. Chúng tôi không có sự lựa chọn sau đó và không có sự lựa chọn bây giờ. Tôi không biết phải làm gì ở đó? (VN) Tôi sẽ sống ở đâu?

    Ljungbyhed là một trong những trung tâm lưu giữ của Cơ quan Di trú với 44 địa điểm. Cơ sở này thuộc về kho Åstorps.

    Quyên nói, cảnh sát đã hỏi họ có người thân nào ở Việt Nam không.

    - Tại sao những người thân mà chúng tôi không liên lạc lại quan tâm đến chúng tôi?

    truc xuat khoi thuy dien 1

    Quyên gọi điện cho bố. Chủ yếu là để cập nhật cho ông về mọi thứ đang diễn ra sau khi ông trở về. Cô tức giận với bố mình.

    - Toàn bộ tình huống này là do những gì ông ấy đã làm, không phải lỗi của chị em tôi, vậy mà chúng tôi phải gánh chịu.

    Việc tìm được cha đồng nghĩa với việc hai cô em út Trâm và Vy, chưa đủ 18 tuổi theo phán quyết của Tòa án di Trú, có thể trở về Việt Nam với cha.

    - Có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tôi không thể chăm sóc các em, tôi không thể cung cấp cho các em những gì cần thiết. Trong một thời gian, tôi cảm thấy tội lỗi, nhưng tôi cần một cuộc sống của riêng mình và chủ yếu là để quản lý bản thân. Tôi thực sự không biết. Tôi không muốn các em kết thúc trong trại trẻ mồ côi.

    Với vị trí cố định, Quyên có thể xin giấy phép cư trú và làm việc, nhưng đơn xin đó phải được nộp và được cấp trước khi vào Thụy Điển. Tuy nhiên, với kế hoạch thắt chặt các quy định về nhập cư lao động của chính phủ, trong số đó có nghĩa là tăng mức lương sàn từ 13.000 lên 33.000 một tháng đối với mức lương trung bình cho những người từ bên ngoài EU, Quyên thấy điều đó là không thể làm được với cô ấy

    Mẹ của họ lần đầu tiên họ tiếp xúc là ở Thụy Điển. Nhưng Quyên nghĩ về bà ấy như một người mẹ đã bỏ rơi ba đứa con của mình. Cô cảm thấy không có hy vọng rằng người mẹ sẽ chăm sóc con mình.

    - Tôi mong những điều tốt đẹp nhất đến với chị em của mình.

    Quyên nghĩ rất nhiều về tương lai, nhưng chẳng đi đến đâu. Cô không biết Việt Nam mình có những công việc gì để ứng tuyển, học có được không, chế độ làm việc ra sao.

    - Tôi không có ý kiến. Ở đây tôi có một cuộc sống. Tôi ước, khi tôi nhìn bạn bè của mình, rằng tôi cũng có thể học tập. Nhưng tôi không có cơ hội đó và điều đó đôi khi khiến tôi cảm thấy ghen tị. Nó rất dễ dàng cho những người khác.

    - Nếu được chọn, tôi muốn ở Thụy Điển. Tôi muốn trở thành một nữ hộ sinh.

    truc xuat khoi thuy dien 1
    Quyên khóc vì quyết định trục xuất. Ảnh: hd.se

    Vào thời điểm viết bài, Quyên không biết ngày nào sẽ ra đi. Đó là một sự không chắc chắn. Một cảm giác mà cô đã quen sống sau vài năm và nhiều chuyến đi trình diện với chính quyền.

    - Tôi sống qua ngày. Không chắc chắn về tương lai, chỉ là những thứ tôi phải làm.

    Quyên được luật sư và mẹ nuôi hỗ trợ. Kể từ ngày 18 tháng 2-2023, Quyên đã sống trong kho lưu trú chờ về nước tại Ljungbyhed.

    truc xuat khoi thuy dien 1

    Dịch: Thuý-Lund Abelson / group Thụy Điển -Bạn Và Tôi

    Nguồn: https://www.hd.se/2022-11-03/efter-atta-ar-kan-quyen-tram-och-vy-tvingas-tillbaka-till-vietnam

  • Hội đồng Tị nạn ở bang Saxony (Đức) đang chuẩn bị chống lại việc trục xuất anh Pham Phi Son. Anh này từ Việt Nam đến Đức vào năm 1987 với tư cách công nhân hợp đồng dưới thời Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). 

    Hiện anh đang sống tại thành phố Chemnitz (bang Saxony) và đã ở Đức suốt 35 năm. Nhưng nay anh bị đe dọa trục xuất vì đã từng về Việt Nam quá 6 tháng để chữa bệnh. 

    Pham Phi Sơn và vợ có một con gái 5 tuổi sinh ra tại Đức. Sau 35 năm sống và làm việc ở Đức, anh đã bị từ chối quyền được tiếp tục ở lại Đức vì đã về VN quá 6 tháng vào năm 2016 để chữa bệnh. 

    gia dinh nguoi viet Pham Phi Son bi truc xuat
    Gia đình anh Pham Phi Son. Ảnh: saechsischer_fluechtlingsrat

    Hội đồng Tị nạn Saxony đã lập một đơn thỉnh nguyện trực tuyến gửi đến quốc hội bang vào ngày 19-8-2022, nhằm chống lại việc trục xuất Pham. Chỉ sau 2 ngày, đã có gần 40,000 người ký vào đơn thỉnh nguyện.

    ''Việc trục xuất là một scandal, nó đe dọa phá vỡ một gia đình hoàn hảo, một gia đình có công ăn việc làm đàng hoàng và có thể tự nuôi sống bản thân'', đơn thỉnh nguyện ghi.

    Cán bộ nhập cư khu vực Chemnitz, bà Etelka Kobuß, nói rằng bà biết gia đình anh Pham. Và thông qua MXH, bà mô tả sự việc là một vụ scandal vô nhân tính. 

    ''Sau 35 năm sống ở Đức, anh Pham cũng là một công dân đích thực như con gái anh, người được sinh ra tại Đức và giờ đã 5 tuổi'', bà Kobuß viết. 

    Còn theo Ủy viên về Người nước ngoài tại Saxony, ông Geert Mackenroth cho biết trường hợp của Pham Phi Son đã bị Ủy ban chuyên Xử lý Trường hợp Đặc biệt (hardship commission - Härtefallkommission des Landes) bác bỏ vào năm 2019.

    Vào năm 2022, một đơn kháng cáo khác chống lại lệnh trục xuất lại tiếp tục bị bác bỏ vì ''tính pháp lý và bản chất của sự việc vẫn không có gì thay đổi''. Hiện vụ của anh Pham Phi Son đã được chuyển lên Bộ Nội Vụ Đức.

    Lá đơn thỉnh nguyện ra đời đúng lúc nước Đức đang tưởng nhớ bi kịch Rostock-Lichtenhagen. Từ ngày 22 đến ngày 26-8-1992, khoảng 2000 người đã bao vây một cư xá được chuyển đổi thành trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn. Cư xá này chủ yếu dành cho các công nhân Việt Nam làm việc theo hợp đồng tại Đông Đức. 

    Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu ''Nước Đức chỉ dành cho người Đức''. 

    Bạo lực leo thang khi hàng trăm kẻ cực đoan cánh hữu từ khắp nước Đức tụ tập về đây để tiếp tay cho những kẻ nổi loạn và tấn công cư dân trong cư xá bằng bom xăng, đá và chai lọ.

    Hơn 35 năm đã trôi qua, những người chứng kiến vẫn chờ đợi một sự phán xử công bằng từ chính quyền và các chính trị gia.

    Viethome (theo infomigrants)

  • Một người quốc tịch Việt Nam khai rằng mình bị buộc phải chăm sóc các cây cần sa, dù anh ta sở hữu một chiếc xe và có tiền mặt. 

    no le hien dai co xe
    Tòa án Royal Courts of Justice, London

    Một người đàn ông đã khai rằng mình bị các ''băng đảng mafia'' ép buộc điều hành một trại cần sa. Lời khai này đã bị các thẩm phán bác bỏ dù Bộ Nội Vụ từng kết luận anh ta là nạn nhân buôn người.

    Người đàn ông quốc tịch Việt Nam, được tòa án cho phép ẩn danh, đã bị bắt bên ngoài một ngôi nhà ở Haydock (St Helens, Merseyside) vào đầu năm 2017 khi cảnh sát tiến hành lệnh khám xét.

    Ngôi nhà đã được chuyển đổi thành trại cần sa. Cảnh sát tìm thấy 3 điện thoại di động và 700 bảng tiền mặt trên bàn. Lúc này, người đàn ông đang ngồi trên một chiếc xe hơi đậu bên ngoài ngôi nhà, trong túi anh ta có 100 bảng và chìa khóa ngôi nhà. Trong xe còn có 1 con dao.  

    Sau đó, người đàn ông khai với cảnh sát mình nhập cư bất hợp pháp vào UK và phải ngủ bờ bụi suốt 5 tháng. Cho đến khi anh ta gặp được một nhóm người đồng ý trả cho anh ta £200/tuần để làm công việc chăm sóc cây.

    Nhóm người này cũng cho anh ta một chiếc xe. Anh ta dùng xe này để lái đến McDonald's 1 lần mỗi tuần để gặp người trả lương cho mình. Anh ta nói mình mới 16 tuổi, nhưng kết quả kiểm tra sau đó cho thấy vào thời điểm bị bắt, anh ta ít nhất cũng phải 19 tuổi.

    Anh ta bị bỏ tù 24 tháng vào ngày 24/4/2017 tại tòa án Liverpool Crown Court, sau khi bị kết tội sản xuất cần sa và sở hữu vũ khí. 

    Đến tháng 5/2017, Bộ Nội Vụ thông báo sẽ trục xuất anh ta về Việt Nam, nhưng anh ta quyết định nộp đơn xin tị nạn với lý do mình là nạn nhân buôn người. Khi được thẩm vấn, anh ta nói rằng mình đã bị buôn từ châu Âu và UK.

    Tại tòa phúc thẩm, anh ta phủ nhận việc mình bị băng đảng trồng sa bắt làm nô lệ, nhưng nói rằng ''mafia săn lùng tôi'' vì bố của anh ta nợ họ một số tiền lớn ở Việt Nam. Anh ta nói mình đã đồng ý làm việc tại UK trong 5 năm để trả hết số nợ.

    Vào tháng 4/2018, anh ta được kết luận ''có thể'' là nạn nhân buôn người hoặc nô lệ hiện đại. Một cuộc thẩm vấn khác được tiến hành. Lúc này anh ta lại khai: ''Tôi chưa từng nói mình bị buôn người hay bị ép làm nô lệ. Tôi được tự do đi lại... tôi được trả tiền, thức ăn và thức uống được cung cấp''. 

    Bộ Nội Vụ 2 lần kết luận không có bằng chứng cho thấy anh ta bị buôn người. Tuy nhiên vào tháng 2/2020, thẩm phán tòa án nhập cư Immigration Tribunal lại chấp nhận đơn xin tị nạn của anh ta. Rồi đến tháng 4/2020, Bộ Nội Vụ xem xét lại quyết định của mình và kết luận, anh ta là nạn nhân buôn người.

    Tại phiên tòa Phúc thẩm, luật sư của anh ta đã kháng cáo bản án của anh, nói rằng anh không nên bị truy tố, và anh nên được bảo vệ theo điều 45 (Section 45) của Luật nô lệ hiện đại Modern Slavery Act 2015.

    Section 45 nói rằng nếu như bị cáo có thể chứng minh rằng một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự sẽ không bao giờ phạm tội như bị cáo đã làm, thì nghĩa là bị cáo thực hiện hành vi phạm tội vì bị ép buộc. 

    Cuối cùng, Thẩm phán McGowan kết luận: ''Bị cáo nói với chúng tôi rằng bị cáo được các băng đảng mafia đưa tới trại cần sa. Bị cáo phải làm việc để trả nợ cho bố, và được hướng dẫn khai man nếu bị bắt. Bị cáo phải nói dối với cảnh sát mình chưa đủ 18 tuổi, và được trả tiền để làm việc''.

    ''Bị cáo nói mình từng cố chạy trốn nhưng bị phát hiện và bắt lại''.  

    Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận rằng mình được tự do đi lại, có chìa khóa vào ngôi nhà, có xe để di chuyển và có tiền để tiêu xài. Bị cáo cũng không thể trả lời rõ ràng khi được hỏi ''bố hiện sống ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với ông ta''.

    Luật sư của bị cáo, ông Ben Douglas-Jones thừa nhận rằng vụ việc này khá phức tạp vì lời khai bất nhất của bị cáo, nhưng nguyên nhân là do bị cáo ''mất niềm tin vào chính quyền''.

    Ông Andrew Johnson, đại diện cho bên công tố của Cảnh sát Merseyside thì cho rằng: dù bị cáo có bị buôn người đến UK, nhưng anh ta cũng không bị ép buộc phải trồng cần sa vì anh ta có thể rời đi bất cứ lúc nào. 

    Thẩm phán Tòa Phúc thẩm đồng ý với bên công tố, nói rằng trong trường hợp này, Section 45 không thể áp dụng. Thẩm phán McGowan nói rằng: ''Dù chúng tôi có chấp nhận chuyện bị cáo bị buôn người từ Việt Nam, thì điều đó cũng không đồng nghĩa là bị cáo bị ép trồng cần sa ở Anh''.

    ''Bởi vì vào thời điểm bị bắt, bị cáo có 100 bảng trong người, và có thêm 600-700 bảng trên chiếc bàn trong nhà mà bị cáo có thể lấy bất cứ lúc nào. Bị cáo có chìa khóa nhà, có chiếc xe hơi và giữ 1 con dao trong xe, bị cáo không hề bị ai giám sát''.

    ''Những bằng chứng này cho thấy bị cáo không giống một người phải tuân thủ lệnh của kẻ khác, càng không giống là nạn nhân buôn người hay nô lệ hiện đại. Dù lý do bị cáo đến UK, hành trình đến UK như thế nào, nhưng ngay trước lúc bị bắt, bị cáo hoàn toàn có thể hành động tự do. Những thông tin mà bị cáo khai hoàn toàn không thể tin được, và không thể giúp giảm tội trạng của bị cáo''.

    Viethome (theo Liverpool Echo)

  • Hơn 2,300 người di cư bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi Síp vào năm 2021, gấp đôi số lượng trong hai năm qua.

    Ông Christos Andreou - người phát ngôn cảnh sát, nói với Hãng thông tấn Síp (CNA) rằng trong năm 2018, 695 vụ trục xuất đã diễn ra, trong khi năm 2019, con số này là 417. Vào năm 2020, số vụ trục xuất được thực hiện tăng gấp ba lần lên 1,272 người, và tiếp tục tăng lên 2,320 vào năm 2021.

    10cyprusHình ảnh một chuyến bay trục xuất

    Cảnh sát đã hợp tác với Bộ Nội vụ để tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, đặc biệt là trong năm ngoái, để truy lùng những người nhập cư bất hợp pháp ở Síp. Ông Christos nhấn mạnh các hoạt động này diễn ra trên khắp hòn đảo, đặc biệt là ở những khu vực có rất nhiều người nhập cư. Hầu hết những người di cư bất hợp pháp đến từ các khu vực bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng ở phía bắc thông qua Ranh giới Xanh.

    Chỉ trong tháng trước, Bộ Nội vụ và Ngoại giao đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam và cho hồi hương 258 công dân Việt đang lưu trú bất hợp pháp tại Síp. Chuyến hồi hương ngày 17/12/2021 là tự nguyện, và tất cả 258 người Việt đã rời Síp trên một chuyến bay đặc biệt.

    “Thông qua các thỏa thuận song phương với nước thứ ba và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và châu Âu như Frontex, chúng tôi đang cố gắng tối đa hóa số người được hồi hương”, Bộ Nội vụ Síp cho biết. Bộ đang lên kế hoạch cho nhiều chuyến bay hồi hương tự nguyện trong tương lai.

    Bài liên quan: Cộng hòa Síp tạm ngừng chương trình đổi tiền lấy quốc tịch

    Cộng hòa Síp cho biết nước này tạm dừng chương trình “Hộ chiếu vàng”, chương trình nhận nhiều chỉ trích nặng nề của cộng đồng quốc tế, khi cho phép người nước ngoài dùng tiền đầu tư vào nước này để lấy quốc tịch.

    Ngày 13/10/2020, người phát ngôn chính phủ Cộng hòa Síp - Kyriakos Koushos cho biết, nước này sẽ tạm dừng chương trình cho phép người nước ngoài dùng tiền mua quốc tịch. Quyết định tạm dừng chương trình được mệnh danh là "Hộ chiếu vàng" sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2020.

    Chương trình này của Cộng hòa Síp được triển khai từ năm 2013 cấp hộ chiếu cho người nước ngoài quyền cư trú và quyền công dân nếu họ đầu tư tối thiểu khoảng 2 triệu euro vào quốc gia này. Chương trình đã thu về cho nước này khoảng 7 tỷ euro, trong đó chủ yếu là những người có quốc tịch Nga và Trung Quốc.

    Tuy nhiên, chương trình này đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề sau khi hãng thông tấn Al Jazeera công bố tài liệu khoảng 1.400 người mua hộ chiếu để vào châu Âu từ quốc gia Nam Âu này trong giai đoạn 2017-2019.

    Hãng thông tấn này cũng cáo buộc một số các quan chức cấp cao, chính trị gia và luật sư đã giúp cho các đối tượng tội phạm có được quốc tịch nước này thông qua chương trình. Theo quy định, người có hộ chiếu Cộng hòa Síp được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia và sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại Liên minh châu Âu (EU).

    Ủy ban châu Âu cũng nhiều lần chỉ trích Cộng hòa Síp và Malta về các quy định lỏng lẻo liên quan tới việc đầu tư đổi quốc tịch tại các quốc gia này. Cơ quan này cho rằng, các chương trình như thế có thể bị các đối tượng tội phạm lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động tham nhũng và rửa tiền. Các thành viên nghị viện châu Âu cho rằng, các chương trình kiểu này đã làm suy yếu hệ thống kiểm soát biên giới Schengen và tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh của khối./.

    Viethome (Theo Financial Mirror)

  • Các luật sư đang thách thức chính sách của Bộ Nội vụ khi cơ quan này tiếp tục thuê máy bay thương mại để trục xuất người về Việt Nam.

    Trước đó, các luật sư và tổ chức từ thiện đã bày tỏ lo ngại trước khả năng các nạn nhân buôn người có thể bị trục xuất khỏi Anh. Quá trình sai trái này thuộc hệ thống xử lý nhanh đối với người di cư bị giam giữ.

    Ông Tom Nunn - thuộc hãng luật Duncan Lewis, đang đưa ra thách thức pháp lý chống lại Bộ Nội vụ trong quá trình trục xuất một số người Việt khỏi Vương quốc Anh. Ông Tom cho biết: “Điều đáng lo ngại là số lượng lớn công dân Việt Nam đang được đưa vào quy trình xử lý tị nạn cấp tốc này, mặc dù nhiều người có dấu hiệu rõ ràng là nạn nhân buôn người”.

    Bốn năm trước, một thanh niên 20 tuổi được gia đình thu xếp đưa đến Vương quốc Anh để bóc lột sức lao động nhằm trả nợ. Vào tối thứ Tư tuần trước, cô gái này đã được đưa lên chuyến bay ở sân bay Birmingham để về nước. Chuyến bay của cô may mắn được hoãn lại vào phút chót. Tuy nhiên, 21 người khác được cho là đã bị trục xuất.

    Chuyến bay là một phần trong "mùa hè" trục xuất của Bộ Nội vụ đến các quốc gia bao gồm Zimbabwe, Việt Nam, Jamaica, Pakistan, Ghana và Nigeria.

    Nhiều nạn nhân Việt Nam bị buôn bán đến Vương quốc Anh buộc phải làm việc trong các trang trại trồng cần sa hoặc tiệm nails. Trong vài tháng gần đây, số lượng người Việt vượt eo biển Manche đến Anh đã gia tăng nhanh chóng.

    3homeofficeBộ Nội vụ khẳng định họ chỉ trục xuất những người không cần sự bảo vệ của chính quyền Anh.

    Chi - 20 tuổi, cho biết mình từ Việt Nam đến Anh vào tháng 1 năm 2017, đã tìm cách thoát khỏi tình trạng bị bóc lột sức lao động và hiện đang được nhận nuôi. Cô gái trẻ đang theo học khóa tiếp cận điều dưỡng.

    Hồi tháng Tư, nhân viên của Bộ Nội vụ đã cố gắng bắt và giam giữ Chi trong khi cô đang ngủ để trục xuất về Việt Nam, nhưng đã bị người mẹ nuôi ngăn cản. Sau đó, Chi bị bắt giữ vào ngày 13 tháng 7 khi đến trình diện tại Bộ Nội vụ.

    Chi nói: “Lúc đầu, tôi nghĩ nó giống như nhà tù và chúng tôi sẽ không có gì để ăn. Nhưng họ cho chúng tôi ăn và ở đó có một thư viện. Tôi là người Việt Nam trẻ nhất ở đó. Có những người khác lớn tuổi hơn tôi. Tất cả chúng tôi đều rất sợ hãi. Tôi đã khóc rất nhiều".

    "Tôi chỉ muốn trở lại với mẹ nuôi của tôi. Lúc đó tôi rất sợ bị đưa về Việt Nam. Tôi không thể về với gia đình và tôi sợ rằng mình sẽ lại bị bán tới Anh quốc”.

    Trên Facebook, một nhóm của các công dân Việt Nam tại Anh đã thảo luận về việc Bộ Nội vụ thuê máy bay thương mại để trục xuất người hồi tháng 4. Các thành viên cho biết mặc dù một số người chọn tự nguyện về nước, tương tự những người trên chuyến bay tuần trước - nhưng quá trình này không thực sự tự nguyện.

    “Trong số 13 người tự nguyện hồi hương, chỉ có sáu người xin trở về. Bảy người còn lại bị giam trong trại di trú quá lâu nên đã nản chí và đồng ý ký vào đơn xin trở về Việt Nam”, một thành viên đăng tải.

    Nhóm Hỗ trợ Người bị giam giữ SOAS đã kêu gọi TUI - công ty hàng không được cho là đang điều hành các chuyến bay trục xuất về Việt Nam, chấm dứt hợp tác với Bộ Nội vụ. TUI từ chối đưa ra bình luận.

    Ông Phil Robertson - phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: “Rõ ràng là nhiều người Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng khi lên đường từ Việt Nam sang Anh. Điều đáng lo ngại là chính phủ Việt Nam rất ít quan tâm tới người dân của mình trong khi những người đang tuyệt vọng bị các đối tượng chào bán hành trình nguy hiểm tới Anh. Ngoài ra, chính phủ Anh lại muốn đưa những người này vào vòng nguy bằng cách trục xuất họ, không quan tâm tới những hành vi ngược đãi họ đã phải chịu đựng”.

    Bà Bella Sankey, giám đốc của tổ chức Detention Action, cho biết: “Nhiều người Việt Nam thoát khỏi tình trạng nô lệ hiện đại và nạn buôn người nhưng lại bị đưa vào khu giam giữ do rào cản ngôn ngữ và bị tổn thương, không thể nhận được sự hỗ trợ mà họ được hưởng”.

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi chỉ trục xuất những người mà Bộ Nội vụ và tòa án chấp nhận là không cần sự bảo vệ của chúng tôi và không có cơ sở pháp lý để ở lại Vương quốc Anh”.

    Viethome (Theo Guardian)

  • Theo thông tin VietHome vừa nhận được thì sẽ có 1 chuyến bay trục xuất 22 người Việt từ Birmingham về Việt Nam vào 5h30 chiều ngày 28/07/2021.

    Một số tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền lợi của người tị nạn đang dùng mọi cách để dừng chuyến bay trục xuất này.

    Đặc biệt Nghị Sĩ Anh - bà Sarah Owen ở Luton North tối qua đã đăng 1 dòng tweet chất vấn hãng máy bay TUIUK và kêu gọi dừng các chuyến bay trục xuất do hãng này thực hiện.

    Trong đó có viết:"TUIUK tôi tự hỏi liệu  hãng máy bay  có thể xác nhận: 

    A) phía hãng  sắp thực hiện 1 chuyến bay trục xuất người Việt phải không ? 

    B) Trên đó có trẻ dưới 18t và người dễ bị tổn thương hay không ? 

    C) Hãng đã kiếm được bao nhiêu tiền từ những chuyến bay ép trục xuất như này ? #vietnam22 #TUIDừngTrụcXuat"

    truc xuat nguoi Viet

    Cùng lúc đó, tổ chức "SOAS Detainee Support" cho biết họ may mắn cứu được 1 phụ nữ Việt khỏi chuyến bay đó, nhưng còn khoảng 20 người nữa vẫn có tên trong chuyến bay. Tổ chức này đang tiếp tục kêu gọi Bộ Nội Vụ thả người phụ nữ có tên: Chi Kim Phung. Thông tin chi tiết ở đây : https://www.ipetitions.com/petition/asylum-chi-kim-phung

    Kể từ khi Vương Quốc Anh rời khỏi Châu Âu, Bộ Nội Vụ đã đẩy mạnh chính sách trục xuất những người không có giấy tờ, đặc biệt họ đã  thiết lập các chuyến bay chuyên biệt ( Chartered Flight ) - chỉ để trục xuất người Việt về Việt Nam.

    VietHome Tổng Hợp

  • Lam Hong Le một người tị nạn Việt Nam, đến Mỹ năm 1981 ở tuổi 12. Năm 1992, anh  bị kết tội giết người liên quan đến băng đảng và bị kết án 34 năm tù, theo Los Angeles Times. Khoảng Thời gian anh bị tù là khoảng thời gian anh nhìn lại quá khứ của mình để học cách trở thành một con người khác.

    Bây giờ, bạn bè nói rằng Lam Hong Le là một người đàn ông đã hoàn lương, đã trả được nợ cho xã hội và tham gia vào các công việc cộng đồng có ý nghĩa. Vào tháng 10 năm 2019, anh  được ân xá sau khi thụ án 32 năm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi anh ta được thả, ICE đã bắt giam anh và giam giữ trong 2 tháng và tám ngày.

    Lam được trả tự do theo thủ tục trục xuất. Anh ấy đã dành 18 tháng tiếp theo với tư cách là một nhân viên thiết yếu toàn thời gian và tích cực tham gia vào việc phục vụ nhà thờ và cộng đồng.

     Thủ tục chờ trục xuất là thường xuyên trình diện Sở ICE. Kỳ hẹn trình diện kế tiếp là ngày 7 tháng 6/2021, và người ta lo ngại là Lam sẽ bị trục xuất vào ngày đó.

    nguoi viet sap bi truc xuat

    “Tôi cảm thấy rất thất vọng, tôi cảm thấy rằng… rất buồn,  rất đau, rất cô đơn…đều mà tôi chưa bao giờ cảm thấy đau như thế bởi vì tôi cảm thấy họ sẽ trục xuất tôi quay trở lại Việt Nam, “Lam nói trong một video .

    Vào thứ Năm, Tsuru for Solidarity , một tổ chức phi lợi nhuận mà Lam có liên quan, đã dẫn đầu một bản thỉnh nguyện thư và chữ ký để xin trực tiếp ân xá từ Thống Đốc Newsom

    Bản thỉnh nguyện thư có đoạn: “Anh ấy là một người sống sót trong thời thơ ấu của bạo lực bây giờ đã tự mình hoàn lương trở thành người chăm sóc và giúp đỡ những người trải qua thời tuổi nhỏ bạo lực. Ngoài ra Lâm là một người tốt bụng và làm việc chăm chỉ.”

    Kể từ năm 2008, đã có một thỏa thuận chính thức giữa Hoa Kỳ và Việt Nam rằng Việt nam chỉ chấp nhận những người bị trục xuất đến Mỹ sau năm 1995. Ba năm trước, Bộ An ninh Nội địa đàm phán lại Bản ghi nhớ đó theo chỉ đạo của Chính quyền Trump, mở đường cho việc trục xuất những người tị nạn chiến tranh đến nơi đây khi còn nhỏ. Theo đơn kiện của Người Mỹ gốc Á Advance Justice, nhằm làm sáng tỏ các cuộc đàm phán bí mật này dưới chính quyền Trump, hầu hết những người tị nạn bị nhắm mục tiêu đều phạm tội khi còn nhỏ.

    Theo Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á, SEARAC, vào tháng 3, với sự điều hành của chính quyền Trump, các đặc vụ ICE đã bắt giữ 33 người tị nạn và nhập cư Việt Nam và đưa họ lên máy bay trục xuất về Việt Nam.

    “Đó là sự hỗn loạn”, Lam nhớ lại trong một buổi họp vào tuần trước.

    Lam 12 tuổi  cùng em trai đi thuyền bốn ngày từ Đà Nẵng đến Hồng Kông. Sau một năm ở trại tị nạn, anh bị tách khỏi em trai và được gửi đến sống với một gia đình ở Los Angeles. Lam nói rằng anh bắt đầu chạy trốn khỏi sự lạm dụng phải chịu đựng khi còn học lớp 9.

    Cảm thấy mình không có ai, cuối cùng Lam đã tìm thấy một gia đình mới trong cuộc sống băng đảng khét tiếng của thành phố. Khi 23 tuổi, Lam  giết một thành viên băng đảng đối thủ và bị đưa đến nhà tù San Quintin. Anh nghĩ rằng sẽ ở đó suốt đời.

    Theo thời gian, Lam bắt đầu tham gia các chương trình khác nhau. Những tương tác của anh ấy với Jun Hamamoto, hay “Dì Jun”, một giáo viên nghệ thuật người Mỹ gốc Nhật, tình nguyện viên tại San Quintin, đặc biệt truyền cảm hứng và thay đổi cuộc đời của anh

    Lam được tạm tha khỏi San Quintin vào tháng 10 năm 2019. Anh ta chỉ được tự do trong vài phút trước khi các nhân viên ICE bắt giữ anh, đưa anh ta đến cơ sở giam giữ Quận Yuba. Tại đó, những người ủng hộ nói rằng Lam đã phải chịu một thử thách xử lý kéo dài 24 giờ, bị cùm trong suốt thời gian đó, không có chỗ để ngủ. Anh ta chỉ được cho ăn một chiếc bánh mì trong suốt những giờ đó.

    “Tôi cảm thấy rất buồn, rất cô đơn,” Lam nhớ lại.

    Sau hai tháng trong nhà tù Yuba, Lam nhận được lệnh cuối cùng về việc trục xuất và sau đó được đưa vào nhà ở chuyển tiếp đến Oakland để chờ bị trục xuất. Kể từ đó, anh ấy đã nhận được một công việc tại một nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư, cũng như tình nguyện đưa đón những người lớn tuổi người Mỹ gốc Á quanh Vùng Vịnh khi hàng loạt tội ác thù hận đang xảy ra gần đây.

    Tiến sĩ Satsuki Ina, một nhà trị liệu tâm lý chuyên về chấn thương cộng đồng, đã biết Lam vào năm ngoái và tiếp tục nói chuyện với anh ấy một cách thường xuyên.

    “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chấn thương thời thơ ấu, đặc biệt là chấn thương liên quan đến bạo lực, làm thay đổi hệ thần kinh, dẫn đến những thay đổi không chỉ về mặt sinh lý mà còn về cấu trúc của não,” Ina nhận xét. “Các trạng thái chấn thương mãn tính, chẳng hạn như sống trong vùng chiến sự, cha mẹ xa cách, lạm dụng thể chất, có thể dẫn đến giải phóng quá nhiều hormone căng thẳng, dẫn đến tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Vì vậy, bên cạnh những tổn thương đó, khi đặt chân đến Mỹ, Lâm cũng sống trong cảnh nghèo khó, bị các bạn đồng trang lứa kỳ thị, chế giễu, bắt nạt vì không nói được tiếng Anh. Anh ấy đã bị lạm dụng và bị bỏ rơi… Việc tiếp xúc thêm với bạo lực từ thời thơ ấu, tất cả kết hợp lại, khiến Lam dễ bị bạo lực và phạm tội ”.

    Ina đã bị ấn tượng bởi sự phục thiện của Lam kể từ khi trở về với xã hội. Gần đây, anh ấy đã giúp cứu sống một ai đó khỏi sử dụng ma túy quá liều trong khi làm công việc tiếp cận người vô gia cư của mình. Lam tham gia vào một nhà thờ người Mỹ gốc Việt, đang đào tạo để trở thành đầu bếp và dự định sử dụng câu chuyện của mình như một cách để giúp đỡ những thanh niên gặp khó khăn.

    “Tôi sẽ nói chuyện với những đứa trẻ và bảo chúng tránh xa các băng đảng, và làm thế nào để tránh xa ma túy và rượu,” Lam nói tại tòa thị chính.

    Nhưng Bộ An ninh Nội địa dường như không quan tâm đến những gì Lam hoặc bất kỳ người ủng hộ nào của ông nói. ICE đã nói với Lam rằng lần tới trình diện, vào cuối tháng này, anh nên mang theo hộ chiếu. Đó là một dấu hiệu đáng ngại.

    Ina hy vọng Lam sẽ được tha thứ  từ Newsom. Họ và các nhóm khác bao gồm SEARAC, Liên minh Nhập cư Sacramento và Phong trào Liên tôn vì sự liêm chính của con người, lên kế hoạch để kêu gọi Thống đốc ân xá 

    “Đó là cách duy nhất tôi có thể ở lại đây để trở thành một công dân tốt,” Lam nói  “và có ích cho xã hội và cộng đồng. Đó là điều tôi muốn. Đó là điều tôi hy vọng ”.

    Theo Baocalitoday

  • Nhiều bên đã bày tỏ lo ngại về việc liệu bộ Nội vụ có vi phạm các quy tắc riêng của chính cơ quan này về quyền được tư vấn pháp lý hay không.

    Hai mươi bảy công dân Việt Nam đã bị trục xuất vào hôm thứ Tư 21/4 vừa rồi trên chuyến bay cất cánh từ Birmingham.

    Một số nguồn tin cho thấy bộ Nội vụ đã sử dụng máy bay của hãng hàng không du lịch Tui, mặc dù phía công ty từ chối xác nhận cũng như phủ nhận điều này.

    Trong số 27 người, 14 người được lệnh bắt buộc trục xuất về Việt Nam và 13 người tự nguyện rời đi.

    Theo email từ một luật sư chính phủ, trong số 14 trường hợp bị trục xuất theo yêu cầu của tòa, trước chuyến bay có 6 trường hợp không ở đủ 5 ngày làm việc tại Trung tâm Trục xuất người nhập cư (IRC). Ở tại IRC sẽ giúp những người này được tiếp cận với quá trình tư vấn pháp lý dễ dàng hơn so với bị giam giữ trong nhà tù hoặc một cơ sở giam giữ ngắn hạn.

    Các quy tắc của chính phủ nêu rõ tất cả người tị nạn phải được cho 5 năm ngày làm việc với đầy đủ quyền tiếp cận tư vấn pháp lý trước khi bị trục xuất để họ có thể xác minh tính hợp pháp của quy trình trục xuất.

    26vn

    Đây là lần đầu Anh thuê máy bay tư nhân để trục xuất người Việt về nước.

    Do Việt Nam là một trong những điểm nóng hàng đầu về nạn buôn người vào Vương quốc Anh, nhiều bên đã bày tỏ lo ngại rằng một số người bị trục xuất có thể là nạn nhân buôn người do vậy có quyền được bảo vệ ở Anh.

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ quy trình pháp lý hợp lệ, bao gồm đảm bảo những người bị trục xuất trong chuyến bay thuê bao này có cơ hội được tư vấn pháp lý. Đề xuất điều ngược lại là hoàn toàn sai sự thật”.

    Bất chấp những kêu gọi cung cấp bằng chứng về dịch vụ tư vấn pháp lý cho sáu công dân Việt Nam, Bộ Nội vụ từ chối vì lý do bảo mật.

    Email từ đội ngũ luật sư chính phủ làm việc cho Bộ Nội vụ có đoạn: “Trong số 14 trường hợp bị cưỡng chế trục xuất, 5 người đã ở trong nhà tù cho đến ngày 19 tháng 4 thì họ được chuyển đến IRC".

    "Trước khi bị trục xuất, một người đã ở tại một cơ sở giam giữ ngắn hạn trong hai ngày trên tổng số năm ngày theo luật. Cá nhân này có tổng cộng sáu ngày tại IRC kể từ ngày được cung cấp hướng dẫn trục xuất".

    Bộ nội vụ đã gửi cho tổ chức Detention Action email này để trả lời các câu hỏi về chuyến bay ngày 21/4.

    Chuyến bay khởi hành lúc 5 giờ chiều thứ Tư, và thời gian luật sư chính phủ gửi cho Detention Action là 5 giờ 57 phút chiều.

    Bà Bella Sankey, giám đốc Detention Action, cho biết: “Từ thông tin của luật sư chính phủ, chúng tôi hiểu rằng ít nhất sáu người bị trục xuất trên chuyến bay về Việt Nam hôm 21/4 bị thiệt thòi do hành vi vi phạm trực tiếp chính sách của bộ Nội vụ là đảm bảo đầy đủ quyền được tư vấn pháp lý”.

    “Nếu đây là sự thật, họ đã vi phạm quy định của pháp luật, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và phải khẩn cấp rút lại”.

    “Bộ trưởng bộ Nội vụ sẽ phải trả lời những câu hỏi rất nghiêm trọng - ở trước tòa nếu cần thiết”.

    Các nhà vận động nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của những người Việt bị trục xuất.

    Ông Phil Robertson - phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: “Trong những trường hợp này, Anh lẽ ra phải căn nhắc rằng Việt Nam có chính sách trừng phạt công dân xuất cảnh trái phép và chắc chắn sẽ tiến hành điều tra về hoạt động của những người này khi ở Anh”.

    "Do vậy, England phải cố gắng đảm bảo cơ hội được bảo vệ và các thủ tục được thực hiện, thay vì cố gắng đưa người lên máy bay trục xuất giữa đại dịch”.

    Steve Valdez-Symonds, giám đốc quyền người tị nạn và di cư tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về các báo cáo rằng một số người bị buộc phải rời khỏi Anh quốc trên chuyến bay về Việt Nam mà không có cơ hội thích hợp để tìm kiếm hoặc nhận tư vấn và hỗ trợ pháp lý”.

    “Rủi ro nghiêm trọng và hoàn toàn không thể chấp nhận được là có những người bị trục xuất trái pháp luật, bao gồm nạn nhân buôn người và các hình thức lạm dụng nghiêm trọng khác".

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói: “Chúng tôi quyết tâm trục xuất những người không có quyền ở lại Vương quốc Anh. Kế hoạch nhập cư mới sẽ giúp quá trình này dễ dàng hơn”.

    "Tại tất cả các trung tâm loại bỏ người nhập cư, các cá nhân có thể liên hệ với đại diện hợp pháp của mình qua điện thoại, email cá nhân, fax hoặc thông qua các cuộc gọi video trên ứng dụng Skype và tín dụng điện thoại di động bổ sung".

    "Các cuộc thăm viếng pháp lý trực tiếp tiếp tục được tổ chức trong những trường hợp đặc biệt, phù hợp với chính sách của chính phủ về giãn cách xã hội và khi không có phương tiện liên lạc nào khác”.

    Viethome (Theo Guardian)

  • Các tổ chức bảo vệ quyền của người di cư lo ngại rằng những người bị trục xuất không được tư vấn pháp lý đầy đủ.

    Các tổ chức từ thiện và vận động nhân quyền đã bày tỏ sự lo lắng khi Bộ Nội vụ lần đầu thuê máy bay dân sự để trục xuất người về Việt Nam.

    Theo tờ Guardian, chuyến bay cất cánh vào thứ Tư 21/4. Hiện không rõ lý do chính phủ quyết định trục xuất công dân Việt Nam vào thời điểm số lượng người bị trục xuất đang ở mức thấp nhất từng được ghi nhận vì đại dịch.

    Các tổ chức bảo vệ quyền của người di cư lo ngại rằng người bị trục xuất không nhận được lời khuyên pháp lý và các hình thức tư vấn khác một cách đầy đủ do Covid-19.

    Vì vậy, ít nhất một trong số những người bị trục xuất, đồng thời là nạn nhân của nạn buôn người, đã nộp kháng nghị vào phút cuối và sẽ không được tòa xem xét.

    Một tấm vé do bộ Nội vụ phát hành cho một người Việt Nam trên chuyến bay ngày thứ Tư có ghi: “Bạn là đối tượng của lệnh trục xuất… Hiện đã có hướng dẫn cho việc trục xuất bạn khỏi Anh quốc trên chuyến bay thẳng đến sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội, Việt Nam vào ngày 21 tháng 4 năm 2021.”

    22charteredflight

    Bộ Nội vụ đang bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì quyết định này

    Trong khi chúng ta không biết hoàn cảnh cụ thể của từng người bị trục xuất, các nhóm nhân quyền cảnh báo nhiều người di cư từ Việt Nam ở Anh đang bị bóc lột dưới nhiều hình thức, như cưỡng bức trồng cần sa trong các cơ sở trong nhà bất hợp pháp, hoạt động mại dâm hoặc làm việc trong các tiệm nails.

    Việt Nam là một trong những điểm nóng về nạn buôn người sang Anh.

    Một số công dân Việt Nam trả cho các đối tượng khoảng 30,000 bảng cho một chuyến đi đến đất nước mà họ tin có nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân và gia đình hơn ở Việt Nam.

    Sự nguy hiểm chết người của điều này đã trở thành tâm điểm chú ý sau cái chết thương tâm của 39 người di cư Việt Nam trong thùng xe tải ở Essex vào tháng 10 năm 2019.

    Trước đại dịch, một loạt luật sư di trú đã đến thăm các trung tâm loại bỏ người nhập cư. Các cuộc tham vấn này hiện nay chủ yếu được thực hiện từ xa.

    Nhiều tổ chức từ thiện trước đây tiến hành thăm các trung tâm giam giữ cũng phải tạm dừng vì đại dịch.

    Toàn bộ nhóm người Việt hiện đang bị giam giữ tại trung tâm di trú Harmondsworth gần Heathrow. Ông William Neal, nhân viên tại Dịch vụ cho Người tị nạn Jesuit tại Anh - tổ chức cung cấp hỗ trợ cho một số người Việt bị trục xuất vào thứ Tư, cho biết:

    “Chúng tôi thường thấy các chuyến bay thuê bao được sử dụng để trục xuất người tị nạn mà không có sự giám sát đầy đủ về mặt pháp lý và không có sự cân nhắc thích đáng về tác động của con người của quyết định trục xuất”.

    “Chúng tôi hỗ trợ những cá nhân phải đối mặt với việc bị trục xuất bằng các chuyến bay thuê bao và nhận thấy nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn điều này có thể gây ra.  Vì vậy, chuyến bay ngày thứ Tư đang nhận được rất nhiều quan ngại”.

    "Đây là một phần của hệ thống nhằm tránh sự minh bạch và các biện pháp bảo vệ cơ bản của các cá nhân. Một số cá nhân mà chúng tôi hỗ trợ - những người bị trục xuất vào ngày mai (21/4), là nạn nhân của nạn buôn người và chế độ nô lệ hiện đại tại Vương quốc Anh”.

    Cô Bella Sankey, giám đốc của tổ chức Detention Action, nói: “Các chuyến bay thuê bao tạo ra động lực tiêu cực cho việc trục xuất hàng loạt và - như lịch sử cho thấy, dẫn đến những bất công nghiêm trọng, bao gồm cả quyết định ảnh hưởng đến mạng người".

    "Hệ thống tư vấn pháp lý cho người bị ảnh hưởng đang bị xáo trộn. Do vậy, có nguy cơ nạn nhân của tội phạm buôn người hoặc người phải trốn chạy bạo lực sẽ bị trục xuất".

    "Chuyến bay thử nghiệm này là hành động chính trị nguy hiểm thuộc loại tồi tệ nhất”.

    Trả lời bình luận của cô Bella, Bộ Nội vụ cho biết:

    “Chúng tôi bác bỏ những tuyên bố này - tất cả các cá nhân trên chuyến bay thuê bao đều có cơ hội được tư vấn pháp lý và gợi ý điều ngược lại là sai sự thật”.

    "Chúng tôi chắc chắn sẽ quyết tâm trục xuất những người không có quyền ở lại Vương quốc Anh và kế hoạch nhập cư mới sẽ giúp quá trình này dễ dàng hơn".

    Viethome (Theo Guardian)

  • Các nhà hoạt động và các nhóm vận động người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ đã giận dữ và thất vọng trước việc 33 người Việt Nam vừa bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Họ cho rằng trục xuất người tị nạn là một hình thức khác của bạo lực chống người châu Á.

    Sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden ra lệnh cấm trục xuất 100 ngày đầu tiên. Nhưng vào cuối tháng 2, một thẩm phán liên bang do Trump bổ nhiệm ở Texas đã ra lệnh cấm vô thời hạn việc chính quyền thực thi lệnh tạm dừng. Sau phán quyết này, 15 người đã bị trục xuất đến Jamaica và hàng trăm người đến Trung Mỹ. Vào thứ Hai, ngày 15 tháng Ba ICE đã lên lịch cho 33 người lên chuyến bay ở Texas để  trục xuất về Việt Nam .

    ewecdjfvkaeyjhe 696x397

    Trong số 33 người này có Hiếu Huỳnh, một người tị nạn 49 tuổi, đến Hoa Kỳ vào năm 1980 cùng gia đình và Tiến Phạm, người đã trải qua nhiều năm trong trại tị nạn cho đến khi tái định cư ở San Jose, CA.

    Bà Nancy Dung Nguyen, giám đốc điều hành của nhóm VietLEAD hôm 16/3 xác nhận với tờ The American Independent qua email rằng “Đêm qua, chuyến bay # N234AX cất cánh từ Fort Worth, Texas, trục xuất 33 thành viên trong cộng đồng Việt Nam bao gồm Hieu Huynh, Tien Pham và 31 người tị nạn và di dân khác. Chuyến bay hiện đang trên đường về Việt Nam”.

    Truyền thông Mỹ nói rằng các nhóm vận động cho cộng đồng Đông Nam Á và những người nhập cư đã tỏ ra rất “thất vọng” và “tức giận” trước thông tin này.

    Các nhóm vận động cho rằng việc trục xuất nhóm người Việt là trực tiếp vi phạm một thỏa thuận song phương được ký kết vào năm 2008 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó nói rằng tất cả những người nhập cư Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 sẽ được bảo vệ khỏi việc trục xuất, bất kể tình trạng giấy tờ hay tiền án có thể có của họ.

    Các nhóm vận động  cũng viết trong bản tuyên bố: “Việc trục xuất người nhập cư và người tị nạn Việt Nam đến một đất nước mà họ không hề biết từ khi còn nhỏ là một cuộc tấn công bạo lực chống người châu Á, không chỉ đối với cá nhân họ, mà còn đối với gia đình họ và cộng đồng người Việt Nam và nhập cư của chúng tôi trên khắp đất nước,” 

    Trong bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Biden trước người dân, ông đã tố cáo các cuộc tấn công bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á trong đại dịch và kêu gọi chấm dứt chúng ngay lập tức.

    Gần đây nhất, trong một bản ghi nhớ ngày 26 tháng 1 năm 2021, ông tuyên bố rằng Chính phủ Liên bang “nên chống lại sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung chống lại [AAPIs] và nên làm việc để đảm bảo rằng tất cả các thành viên của cộng đồng AAPI – bất kể xuất thân của họ, ngôn ngữ của họ hoặc niềm tin tôn giáo của họ – được đối xử công bằng”.

    Theo Baocalitoday

  • Ông Tin Nguyen được ân xá vào năm ngoái sau 20 năm ngồi tù, nhưng chưa kịp làm lại cuộc đời thì đối mặt với nguy cơ trục xuất về Việt Nam.

    Ông Tin Nguyen, 47 tuổi, sang Mỹ tị nạn khi mới là một cậu bé 6 tuổi vào năm 1979. Học lớp hai ở thành phố Pomona, bang California, Nguyen là đứa trẻ Việt Nam duy nhất trong lớp và trở thành mục tiêu bắt nạt.

    Đến tuổi thiếu niên, ông dùng ma túy, uống rượu rồi gia nhập các băng nhóm Việt Nam, một ở Pomona, sau đó là ở Los Angeles. Năm 1996, Nguyen sát hại một nhà nhập khẩu trang sức ở San Jose. Ba năm sau, Nguyen bị kết án 20 năm tù vì tội giết người cướp của và không được ân xá.

    Trong hai thập kỷ qua, Nguyen cảm thấy rất ăn năn về tội lỗi của mình và theo gia đình cũng như những người ủng hộ, ông đã cố gắng xoay chuyển cuộc đời mình trong tù.

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với tờ Boom California, Nguyen cho hay: "Tôi không biết làm sao để bày tỏ sự hối hận của mình và nói lời xin lỗi tới người đàn ông đã bị tôi cướp mất cuộc đời và tương lai, tới một gia đình mà tôi đã làm tổn thương, hay tới cộng đồng mà tôi đã gây hại? Điều đó vẫn chưa đủ. Và tôi nhận ra rằng tôi phải làm điều đó trong tù".

    nguoi viet bi truc xuat
    Ông Tin Nguyen và mẹ, bà Thi Cuc Le, 84 tuổi, ở hạt San Bernardino, tại lễ tốt nghiệp chương trình dạy tù nhân huấn luyện chó trị liệu vào năm 2018. Ảnh: VietRise.

    Nguyen đã tham gia các lớp học cao đẳng thông qua một chương trình của Đại học bang California tại nhà tù Lancaster. Ông cũng vượt qua nỗi sợ những chú chó để làm việc cho một chương trình huấn luyện cho động vật trị liệu tâm lý.

    "20 năm trong tù đã thay đổi cuộc đời một người đàn ông", chị gái của Nguyen, Cheri Li, nói. "Tin hôm nay đã học cao đẳng, có kỷ luật, có lòng nhân ái và mong muốn cống hiến cho xã hội".

    Vào đêm Giáng sinh 2018, thống đốc California khi đó là Jerry Brown đã ban lệnh giảm án cho Nguyen. Một sau năm, Nguyen ra tù nhưng lại bị các nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ ICE) đưa đến một trại giam giữ người nhập cư ở hạt San Bernardino.

    "Ông ấy chưa bao giờ được bước đi tự do. Ông ấy chưa bao giờ gặp mẹ. Ông ấy chưa bao giờ gặp gia đình", luật sư Ben Seelig nói.

    Hiện Nguyen bị giam tại Trung tâm Xử lý của ICE Adelanto, đối diện với khả năng bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông đã xa cách hàng thập kỷ qua. Các quan chức di trú tìm cách trục xuất Nguyen, một thường trú nhân hợp pháp, vì các tiền án của ông.

    "Thay vì liên tục chú ý đến các tội phạm, các nhóm vận động nên đưa ra tiếng nói cho những người là nạn nhân của các tội ác nghiêm trọng như giết người. Thật không may, nạn nhân của tội phạm thường bị lãng quên", David Marin, giám đốc văn phòng hiện trường thuộc bộ phận Hoạt động Thực thi và Xóa bỏ của ICE tại Los Angeles, cho hay trong một tuyên bố hôm 17/9.

    Nếu bị trục xuất về Việt Nam, Nguyen đối mặt với một tương lai khó khăn, không có gia đình, tiếng Việt bị hạn chế.

    "Những gì sẽ xảy ra nếu ông ấy trở lại Việt Nam là một câu hỏi lớn", luật sư Seelig nói.

    Hôm 16/9, một ngày sau khi đơn kiến nghị được nộp lên tòa án liên bang xin thả ông Nguyen, gia đình và những người ủng hộ ông đã tập trung bên ngoài văn phòng của ICE tại thành phố Santa Ana để thu hút sự chú ý tới hoàn cảnh của Nguyen. Họ cho rằng việc giam giữ ông bây giờ là vi hiến và vi phạm thỏa thuận mà Việt Nam và Mỹ đã ký kết năm 2008, theo đó những người Việt đến Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất về nước.

    "Chúng tôi kêu gọi các quan chức được bầu, các thành viên cộng đồng và cộng đồng người Việt ở quận Cam, hành động để ngăn chặn việc trục xuất một người Việt", Allison Vo, thành viên tổ chức pháp lý xã hội địa phương VietRise, nói.

    Trong số những người ủng hộ ông Nguyen có hai dân biểu khu vực là Alan Lowenthal và Lou Correa. Cả hai cho rằng ông đã hoàn lương và xứng đáng có một cơ hội khác. Họ cũng nhấn mạnh việc trục xuất ông sẽ vi phạm thỏa thuận Việt - Mỹ năm 2008.

    Ủy viện hội đồng Santa Ana, Vicente Sarmiento, người cũng ủng hộ Nguyen, cho rằng xã hội nên chào đón ông quay lại. "Nhưng họ làm gì? Họ đợi ở ngoài và giam ông ấy vì một việc khác".

    Hai giáo sư ở trường đại học bang California ở Los Angeles, nơi đã dạy ông Nguyen trong tù, cũng ủng hộ ông. Giáo sư Taffany Lim là người đã giúp Nguyen tìm luật sư chuyên nghiệp.

    "Tin không chỉ là một trong những sinh viên giỏi nhất lớp ở Lancaster mà còn là một trong những thủ lĩnh của lớp, một người không ngừng giúp đỡ các bạn học, tổ chức các nhóm học tập, cố vấn cho các học sinh yếu hơn và là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai gặp ông ấy", giáo sư Bidhan Chandra Roy viết trong một bức thư năm 2019 thay mặt Nguyen.

    Luật sư Seelig cho biết tháng trước, chính phủ Mỹ đã trục xuất 30 người Mỹ gốc Việt, trong đó có hơn chục người đến trước năm 1995, bất chấp thỏa thuận song phương. Vụ kiện năm 2018 chống lại việc giam giữ vô thời hạn một số người Việt Nam đang chờ giải quyết.

    (Theo OC Register)

  • Trần Huyền đã đến Úc bằng thuyền và xin được tị nạn vào năm 2011. Lúc đó cô thoát khỏi Việt Nam vì lý do tôn giáo. Cô chọn Úc làm quê hương và kết hôn với một người đàn ông gốc Hoa tên Paul và họ quyết định tạo một cuộc sống gia đình với nhau.

    Nhưng trong khi cô đang mang thai, Huyền bị chính quyền Úc bắt buộc phải vào trại giam ở Melbourne, nơi cô sinh bé gái Isabella vào tháng 3 năm 2018. Đã 20 tháng kể từ khi Isabella được sinh ra và hai mẹ con cô vẫn bị giam giữ.

    Bé gái chưa bao giờ rời khỏi trại giam của sở di trú và chỉ có thể gặp ba mình trong một thời gian ngắn mỗi ngày khi anh đến thăm hai mẹ con sau giờ làm việc.

    Vợ chồng cô Huyền và bé Isabelle.

    Một bản kiến ​​nghị của hội Change.org (hội Thay Đổi) nói rằng em bé Isabella đã không nhận được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe căn bản khi bị nhốt trong trại giam, và kể từ khi hai người bạn cùng chơi duy nhất của cô bé được chuyển đến Đảo Giáng Sinh, bé gái đang chập chững biết đi này đã bị sút cân và mất cảm giác ngon miệng.

    Một nhà tâm lý học đã chẩn đoán cô Huyền bị trầm cảm và bé gái Isabella bị chứng lo âu. Isabella là đứa trẻ duy nhất trong trung tâm giam giữ và nay đứa trẻ này đang có nguy cơ bị tách rời mẹ thật sự, nếu sở di trú thi hành lệnh trục xuất Trần Huyền ra khỏi nước Úc.

    Một thông báo trục xuất vào tháng 11 đã được đưa ra với Huyền, một người sùng đạo Công giáo. Thông báo này nói rằng cô sẽ bị gửi trở lại Việt Nam, nơi mà người Công giáo là thiểu số.

    Anh Paul Lee, chồng của Huyền là một chuyên viên cơ khí gốc Trung Hoa đến từ đảo Mauritius. Paul không phải là công dân Úc nhưng được sang Úc làm việc với visa 457 - dành cho những người có tay nghề hoặc kỹ năng cần thiết tại Úc. Vì vậy visa của anh không cho phép anh bảo trợ vợ. Liên Hiệp Quốc đã gửi một bản đệ trình khẩn cấp tới chính phủ Úc để xin không trục xuất Huyền trong khi họ tiến hành một cuộc điều tra.

    Chính phủ Úc trả lời rằng họ sẽ tiến hành điều tra riêng nhưng chưa xác nhận bằng văn bản.

    Tại thời điểm được đưa ra, hơn 7,345 người đã ký một bản kiến ​​nghị trên Change.org kêu gọi Thủ Tướng Scott Morrison giữ gia đình này lại với nhau.

    “Điều duy nhất mà các luật sư của Huyền biết chắc chắn ngay bây giờ là họ sẽ nhận được thông báo bảy ngày nếu cô ấy bị đuổi đi và tách khỏi con gái và chồng của cô ấy,” bản kiến nghị viết.

    Bạn có thể ký tên ủng hộ mẹ con Huyền tại đây https://www.change.org/p/scott-morrison-don-t-deport-huyen/u/25465610 nhằm tạo tiếng nói mạnh mẽ hơn, khiến chính quyền nước Úc không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước gia đình bé nhỏ này.

    Theo Viendongdaily

  • 6 người đã bị bắt trong một chuyên án nhắm vào các tiệm nail sử dụng lao động chui, rửa tiền và nhiều khả năng buôn người.

    Cảnh sát đã đột kích một số ngôi nhà ở Darwen và Bolton vào tờ mờ sáng ngày 10/12, sau đó tiếp tục kiểm tra một số tiệm nail ở Đông Lancashire và Greater Manchester. 

    2 phụ nữ 29 và 34 tuổi, 1 nam giới 48 tuổi, tất cả đều đến từ Darwen, cùng 1 phụ nữ 35 tuổi ở Bolton đã bị bắt vì tình nghi vi phạm luật nhập cư, gian lận và âm mưu sản xuất cần sa.

    Cảnh sát bắt 1 phụ nữ ở Darwen.

    1 phụ nữ 41 tuổi và 1 nam giới 57 tuổi đến từ Blackburn đã bị bắt vì tình nghi rửa tiền.

    4 tiệm nail bị lục soát bao gồm: P. Nails chi nhánh ở The Mall và Higher Church Street. Hai tiệm này đều ở Blackburn. Tiệm thứ 3 là M. Nails ở Blackburn Morrisons. Và cuối cùng là D. Nails ở đường Blackburn Road, Bolton. 

    Cảnh sát kiểm tra tiệm P. Nails trên phố Higher Church ở Blackburn.

    Đây là lần đầu tiên cảnh sát bắt giữ chủ tiệm nail tình nghi phạm tội bóc lột lao động ở Đông Lancashire.

    Cảnh sát đang điều tra liệu có phải 20 người quốc tịch Việt Nam đã bị đưa lậu vào Anh. 

    Chuyên án kéo dài đến nay đã được 2 tháng, bắt đầu từ việc cảnh sát phát hiện các tin nhắn liên quan đến việc buôn người sau khi bắt giữ 1 nam giới tại một trại cần sa ở Nelson. Người này đã bị bỏ tù vì tội cung cấp cần sa.

    Cảnh sát bắt giữ 1 nam giới Darwen.

    Các tin nhắn này đã khiến cảnh sát quyết định lục soát các tiệm nail ở Đông Lancashire và Greater Manchester.

    Cảnh sát cũng phát hiện các trại cần sa tại Turton, Barrow ở Ribble Valley, Tottington và Walsall với 1,000 cây cần sa bị tịch thu.

    Cảnh sát đang thẩm vấn 3 người liên quan tới cuộc điều tra.

    Cảnh sát bắt 1 phụ nữ ở Bolton.

    2 người khác đã bị buộc tội sản xuất cần sa. Đó là O. D. Ho, 24 tuổi ở Sunnymere Drive, Darwen. Và T. Nguyen, 54 tuổi, ở Harwood Street, Darwen. 

    O. D. Ho vẫn bị giam giữ, còn T. Nguyen đã được bảo lãnh tại ngoại. 

    Cảnh sát kiểm tra tiệm D. Nails in Bolton.

    Viethome (theo Lancashiretelegraph)

  • Trong những ngày qua, chuyện gia đình ca sĩ Huy Cường ở vùng Little Saigon (California, Mỹ) có vợ bị trục xuất về Việt Nam đã trở thành đề tài cho nhiều người bàn tán xôn xao. Có người thương, có người ghét. Có người trách móc, có người đồng cảm. Nhiều người đặt ra câu hỏi nghi vấn, chẳng hạn như tại sao ở Mỹ 17 năm mà sao chồng không bảo lãnh được cho vợ? Hay là họ chưa kết hôn để được là “single mom” để hưởng trợ cấp? Cô vợ có phạm tội gì không mà bị trục xuất? Tại sao nghèo mà đi xe sang, có tiệm nail, có nhà đẹp, xài đồ hiệu lại còn đi làm “bầu show” từ thiện?

    Phóng viên nhật báo Người Việt đã có dịp thăm và phỏng vấn những “người trong cuộc” để làm sáng tỏ phần nào những điều trên.

    Đường vào trại tạm giam Adelanto Processing Center ở Victorville, California. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Cuộc bố ráp bất ngờ

    Theo lời ca sĩ Huy Cường, sáng sớm ngày 17 Tháng Mười, khi những đứa trẻ còn đang chuẩn bị ăn sáng để đi học, thì có năm viên chức tới gõ cửa. Họ mặc quần áo giống như thường phục, không giống như cảnh sát, nhìn kỹ mới thấy logo ICE nhỏ trên ngực áo (ICE là tên của Cơ Quan Thực Thi về Di Trú và Biên Phòng –  U.S. Immigration and Customs Enforcement). Trong số họ có một người gốc Việt.

    Người cảnh sát gốc Việt lên tiếng hỏi gặp người có tên Ly Nguyễn, đó chính là tên của vợ ca sĩ Huy Cường.

    “Khi vợ tôi đi ra cửa gặp họ, viên cảnh sát người Mỹ mời vợ tôi ra ngoài nói chuyện vài câu. Sau ít phút ngắn ngủi, viên cảnh sát dẫn cô ấy ra xe đã đợi sẵn ở ngoài. Tôi vội vàng chạy theo cô ấy ra xe, thì thấy họ đang còng tay vợ tôi trong xe. Bên cạnh cô ấy, có một phụ nữ gốc Việt khác cũng bị còng tay. Họ áp tải cô ấy đi mà không kịp lấy một thứ đồ đạc gì, còn mặc nguyên bộ đồ ngủ,” anh Cường kể lại. 

    “Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì viên cảnh sát gốc Việt đưa cho tôi địa chỉ và nói ‘Anh chờ ít nhất là hai ngày nữa, muốn thăm vợ thì hãy tới địa chỉ này. Đây là nơi giam mấy người di trú bất hợp pháp.’ Anh ta còn nói tôi phải tìm ra sổ thông hành (passport) Việt Nam của vợ tôi. Nếu không tìm ra, vợ tôi có thể bị giam ở đó rất lâu để chờ ngày trục xuất. Họ nói rồi vội vã rời đi,” anh Cường kể tiếp.

    Ca sĩ Huy Cường hiện đang trong cảnh gà trống nuôi bốn con, trong đó có bé gái út mới 4 tuổi, lớn nhất là bé trai 13 tuổi. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Nơi giam giữ chờ ngày trục xuất

    Sau gần hai tiếng lái xe dọc theo xa lộ 91 mới tới được trung tâm Adelanto Processing Center. Đây là nơi tạm giữ người nhập cư bất hợp pháp đang chờ ngày trục xuất, nằm ở Victorville cách Little Saigon 90 dặm. Đó là những tòa nhà xây dựng còn khá mới, khang trang, sạch sẽ nằm giữa sa mạc. Cách đó một con đường bê tông nhỏ, là một khu nhà lớn hơn với hàng rào kẽm gai kiên cố, nghe nói đó là nhà tù giam giữ những tội nhân hình sự. Còn Adelanto Processing Center không phải là nhà tù, chỉ là nơi tạm giữ những di dân chờ ngày trục xuất.

    Bên trong phòng chờ dành cho thân nhân, có treo những bức hình lớn mô tả điều kiện vật chất bên trong trại giam là khá tốt để cho người thân được yên tâm. Nơi đây đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ, khám chữa bệnh, thư viện đọc sách, lướt Internet. Muốn gọi điện thoại ra ngoài, thì người nhà phải nạp tiền vào cho họ, thông qua một máy như ATM ở ngay phòng chờ.

    Tất cả người thân muốn vào thăm phải để đồ đạc tư trang ở một tủ khóa bên ngoài. Sau đó tiếp tục qua một cửa an ninh có máy “scan” bằng tay như ở phi trường.

    Tiếp đến là đi qua hai cánh cửa thép nặng chịch, có nhân viên canh gác. Cuối cùng mới tới căn phòng trò chuyện để được gặp người đang bị giam trong đó. Căn phòng chỉ rộng chừng 500 sqft, có khoảng 7-8 bộ bàn ghế đơn sơ và có một nữ nhân viên an ninh canh gác ở góc phòng với hệ thống camera và màn hình theo dõi nghiêm ngặt. 

    Số người thăm vào Chủ Nhật thường nhiều hơn ngày thường. Đây là khu dành cho nữ, vì thế, cảnh thường thấy là một người mẹ đang bị tạm giam chờ trục xuất, ôm chầm lấy những đứa con thơ, khi thì thủ thỉ, khi thì nức nở trong cảnh chia ly không biết liệu có ngày đoàn tụ trên đất Mỹ.

    Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi trong trại giam: Nhà, xe, tiệm nail? Kết hôn thật hay giả?

    Mỗi tuần người thân chỉ được thăm vào ngày Thứ Ba, Thứ Sáu và Chủ Nhật. Quy định ở đây là số người được vào thăm không quá ba người một lần, mỗi lần không quá 60 phút. Vì chúng tôi đi nhiều hơn ba người nên phải gọi điện thoại báo trước với người quản lý để chia ra hai nhóm, mỗi nhóm được thăm chỉ vỏn vẹn 30 phút, nhưng chỉ riêng thủ tục an ninh, đợi chờ qua ba cánh cửa, cũng mất gần 10 phút.

    Gặp Bảo Ly, người phụ nữ 37 tuổi, nhỏ nhắn trong bộ đồ đồng phục màu cam, trên cổ tay cô là một vòng có gắn mã số, khuôn mặt cô có vẻ mệt mỏi và xanh xao. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, chúng tôi chỉ kịp chào hỏi vài câu rồi vào đề ngay. Câu đầu tiên là: “Có phải chị Bảo Ly nói trên Facebook là đã mua căn nhà đang ở với giá $680,000 và trả hết bằng tiền mặt không?”

    Căn nhà hiện gia đình Huy Cường đang thuê và hai chiếc xe được mạnh thường quân giúp đỡ để mua trả góp và thuê. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Bảo Ly lắc đầu, rơm rớm nước mắt: “Dạ không phải, mười mấy năm nay chúng tôi chỉ đi thuê nhà. Căn nhà này chúng tôi thuê từ năm 2016, lúc đó anh chủ nhà mới mua và nói cho tôi biết giá nhà như thế. Trên Facebook có một chị người quen hỏi tôi giá căn nhà đó bao nhiêu. Tôi biết giá nên tôi trả lời là $680,000 chứ tôi không hề nói rằng tôi mua căn nhà đó.”

    Ngừng một chút, chị nói tiếp trong nước mắt: “Nếu mà tôi có tiền mua căn nhà như thế, thì tôi đâu nỡ lòng nào để các con phải ở chật chội như vậy. Chị thấy đó, sáu người ở trong một căn phòng. Mỗi khi các con sang nhà bạn bè chơi, rồi về ngây thơ hỏi mẹ: nhà bạn con có phòng riêng, rộng rãi lắm, sao con không có hả mẹ?! Tôi nói với các con, tôi sẽ ráng làm để các con sẽ có phòng riêng. Mình làm cha mẹ mà không lo cho con được như người ta, tôi đau lòng lắm.”

    “Vậy có phải chị làm chủ một tiệm nail không?” phóng viên Người Việt hỏi.

    “Tiệm nail là nhờ một mạnh thường quân ở San Jose, California, đó là ông chủ tiệm vàng Khải Toàn giúp đỡ. Vì tôi có nghề nail nên ông ấy đứng ra mua tiệm nail để cho tôi cơ hội làm kiếm tiền nuôi mấy đứa nhỏ. Lời thì hưởng mà lỗ thì chịu, người đứng tên tiệm vẫn là ông Khải Toàn. Nhưng một phần vì bận con nhỏ, một phần vì thiếu thợ, nên lỗ hoài, tôi phải vay mượn bù lỗ. Sau khi cầm cự gần một năm, tôi không kham nổi nên mới nói ông Khải Toàn bán tiệm nail đi. Rồi ông ấy cho lại $20,000,” Bảo Ly giải thích.

    “Người ta đồn là chị sang Mỹ bằng diện hôn thê với một người khác rồi bỏ đi lấy anh Huy Cường, có phải vậy không?” phóng viên Người Việt hỏi tiếp.

    Với gương mặt mệt mỏi, Bảo Ly bắt đầu câu chuyện đã gần 20 năm về trước: “Tôi có người cô ruột ở tiểu bang Maryland. Cô có gửi tiền về cho bố mẹ tôi để đầu tư một khu nhà làm phòng trọ ngắn hạn theo tháng, chứ không phải khách sạn sang trọng gì cả. Cô cho ba mẹ tôi đứng tên và cả gia đình tôi ở ngay đó trông coi. Ngày ấy có nhiều người từ Mỹ về thuê trọ, trong đó có một anh tên D. ở Minnesota.  Lúc đó tôi mới 20 tuổi còn đang đi học nên cũng chưa hiểu biết gì nhiều. Chúng tôi đến với nhau là hoàn toàn chân thật. Anh D. bảo lãnh tôi sang Mỹ theo diện hôn thê (K1). Chúng tôi kết hôn sau khi sang Mỹ một vài tuần. Rồi anh D. làm thủ tục xin thẻ xanh.”

    Căn phòng nhỏ với hai giường tầng và hai giường đôi, đủ cho bốn cháu bé và hai cha mẹ nằm chung. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    “Nhưng khi sang Mỹ, tôi mới biết anh D. đang thất nghiệp. Tất cả ba mẹ và mấy anh chị em đều ở chung một nhà. Đến nỗi vợ chồng mới cưới như tôi cũng không có nổi một phòng riêng, phải ngủ tạm phòng khách. Hồi ở Sài Gòn cùng bố mẹ, tôi không phải làm gì ngoài đi học, nên không biết làm việc nhà. Bố mẹ chồng vốn là người gốc Huế. Tôi vụng về, làm việc gì cũng bị chê trách, không được lòng bố mẹ chồng. Thêm nữa là cả hai chúng tôi đều không có thu nhập, sống phụ thuộc. Thời gian đó tôi chỉ biết khóc,” cô kể tiếp.

    “Anh D. khi đó bàn với tôi rằng, tôi cứ đi sang tiểu bang Maryland ở với cô ruột để học nail trước, rồi anh ấy sẽ thu xếp sang sau. Nhưng không ngờ, sau này anh ấy đơn phương làm đơn ly dị nộp lên tòa, lấy lý do là tôi tự ý bỏ đi. Tôi nhận được thư của tòa báo là anh ấy đã ly dị và cần tôi ký. Tôi không biết rõ nội dung bằng tiếng Anh, chỉ hiểu là cần ký để ly dị nên đã ký vào. Tôi nhận được quyết định ly dị của tòa vào Tháng Tư, 2005,” Bảo Ly nói tiếp.

    “Cuối năm 2005 thì tôi mới gặp anh Cường. Chúng tôi yêu thương nhau rồi kết hôn và chuyển về California sống. Từ đó tới nay đã 14 năm, ở chung nhà, có bốn đứa con như vậy. Tất cả đều là tình cảm thật.” Bảo Ly nói tới đây thì cũng là lúc hết giờ thăm. Chúng tôi miễn cưỡng phải ra ngoài trong khi còn rất nhiều điều muốn hỏi. Chúng tôi chỉ còn biết nói với theo: “Chị giữ sức khỏe nha, ở đây họ đối xử có tốt không? Có người Việt nào ngoài chị không?”

    “Dạ, họ đối xử cũng tốt. Ngoài tôi ra còn có sáu người Việt nữa.” Bảo Ly nói vừa dứt lời, cánh cửa phía trước mở, chúng tôi buộc phải bước ra ngoài, còn Bảo Ly bị đưa vào trong bằng cánh cửa phía sau, khuất bóng trong giây lát.

    Thăm “nhà” Huy Cường

    Đó là một căn nhà “single house” nằm ở phía sau khu chợ ABC ngay khu trung tâm Bolsa. Cảm nhận đầu tiên là căn nhà rất nhiều đồ đạc, từ lối vào cho tới phòng khách, bếp, garage nhưng khá ngăn nắp và sạch sẽ.

    Bốn cháu bé, lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi đều đang ở nhà. Tiếp chuyện với chúng tôi là bà cụ ngoài 70 tuổi, là bà ngoại của chị Bảo Ly: “Từ hôm mẹ cháu bị đưa đi, tôi vội bay từ Maryland sang để chăm sóc các cháu. Những ngày đầu, các cháu khóc liên tục vì nhớ mẹ, cứ một đứa khóc là cả ba đứa kia khóc theo.”

    Adelanto Processing Center ở Victorville, California là một trong những nơi tạm giam di dân bất hợp pháp đang trong thời gian chờ trục xuất. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh nhà, bà cụ kể: “Nhà có năm phòng ngủ, một phòng khách nhưng cho thuê lại (tức là “share” phòng) bốn phòng ngủ rồi. Phòng khách thì ngăn một nửa để thờ Phật, nửa còn lại cũng cho thuê. Ngày họ đi làm tối về ngủ nên cũng không phiền là mấy. Còn tất cả hai vợ chồng và bốn đứa nhỏ chỉ có nhiêu đây thôi.” Vừa nói bà cụ vừa vén lớp màn cửa, để lộ ra căn phòng rộng chừng 15 mét vuông, chỉ đủ không gian để một cái giường tầng cho hai đứa lớn và hai cái nệm đôi, đủ cho cha mẹ nằm cùng hai đứa nhỏ còn lại.

    Ca sĩ Huy Cường cho biết: “Trước kia giá nhà thuê là $2,800 thì chúng tôi cho thuê lại như vậy cũng vừa đủ. Nay chủ nhà tăng lên $3,200 nên mỗi tháng cũng phải bù vào vài trăm.”

    Trở ra phía trước garage, một xe Lexus LX350 đời 2015 và một xe van tám chỗ đang đậu ở đó. Huy Cường tâm sự: “Nhờ ông chủ tiệm vàng Khải Toàn cho $20,000 nên chúng tôi mới có tiền đi mua chiếc xe Lexus này. Chúng tôi mua xe cũ chứ không dám mua xe mới và mua trả góp mới được năm tháng nay. Mỗi tháng $407, hiện còn nợ hơn $20,800 nữa. Giờ hoàn cảnh thế này, bà xã tôi nói phải để cho nhà băng kéo xe hoặc có ai mua được giúp thì đỡ bị ‘bad credit.’ Còn xe van chúng tôi thuê trong vòng ba năm.”

    Về chuyện từ thiện, ca sĩ Huy Cường cho biết: “Trước kia tôi cũng đi làm hãng, cuối tuần tham gia từ thiện. Nhưng sau đó bị hãng cho nghỉ việc, nhà cũng cần một người để lo đưa đón chăm sóc con, việc tổ chức show cũng bận rộn nên tôi quyết định không đi làm hãng nữa.”

    “Tổ chức show từ thiện được đi đây đi đó, gặp nhiều người tốt nên đó là đam mê của tôi. Bà xã tôi hiểu nên cũng ủng hộ việc này.”

    Theo lời Huy Cường, tổ chức từ thiện “Tiếng Gọi Quê Hương” đã hoạt động được 13 năm và được chính phủ công nhận là tổ chức vô vụ lợi (tức là được miễn trừ thuế theo điều khoản 501 (c) (3) ). Huy Cường cũng khẳng định là hằng năm có thuê công ty có chuyên gia CPA khai thuế.

    “Vậy anh có nhận lương khi điều hành tổ chức này không?” phóng viên Người Việt hỏi.

    Ca sĩ Huy Cường trả lời: “Vì dành toàn thời gian cho việc từ thiện, nên tôi có nhận một khoản lương, là hơn $2,000 mỗi tháng, giống như đi làm hãng vậy thôi.”

    Ca sĩ Huy Cường nạp tiền vào tài khoản trong trại giam để vợ anh, cô Bảo Ly, có tiền gọi điện thoại hoặc mua một số vật phẩm cần thiết. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Vì sao 17 năm không bảo lãnh được vợ, người vợ bị trục xuất vì tội gì? 

    Cho chúng tôi xem một tập tài liệu về hồ sơ bảo lãnh vợ từ 2005, ca sĩ Huy Cường giải thích: “Do người quen giới thiệu, chúng tôi có nhờ văn phòng luật sư ở Virginia tư vấn. Vị luật sư này nói rằng Bảo Ly đã ly dị chồng trước thì hoàn toàn có thể kết hôn với tôi và tôi có thể mở hồ sơ bảo lãnh cô ấy được. Nói rồi, chính họ là người dẫn tôi và cô ấy đi đăng ký kết hôn tại Virginia.”

    “Sau đó thì chúng tôi về California tổ chức lễ cưới và ở đây luôn tới giờ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh cũng chuyển sang văn phòng luật sư khác ở Little Saigon làm tiếp, mất cũng hơn $2,000. Nhưng từ 2005 tới giờ, cứ mỗi lần đi phỏng vấn hay ra tòa, đều bị bác hồ sơ. Quan tòa nói vợ tôi không đủ bằng chứng [để tự bảo lãnh mình] trong cuộc hôn nhân trước. Họ không hỏi gì tới cuộc hôn nhân hiện tại với tôi,” anh kể.

    “Lần cuối cùng ra tòa là vào khoảng 2012, khi đó trước khi quan tòa quyết định trục xuất hay không, họ có hỏi vợ tôi rằng: Cô có sẵn sàng để bị trục xuất về Việt Nam không? Bảo Ly nói sẵn sàng vì nghĩ rằng như thế sẽ được nhẹ tội, còn có cơ hội quay lại Mỹ. Nhưng khi quan tòa cho Bảo Ly nói lời sau cùng để kết thúc phiên tòa, thì cô ấy òa khóc. Cô ấy khóc vì nghĩ tới hai đứa con thơ và một đứa còn đang mang bầu. Vì thế quan tòa đã quyết định hủy bỏ lệnh trục xuất và nói chúng tôi hãy tìm luật sư để có thêm bằng chứng,” anh kể tiếp.

    Nhưng sau đó gia đình Huy Cường phải chuyển nơi thuê trọ mấy lần mà không biết rằng phải báo với tòa về việc thay đổi địa chỉ. Anh cho biết: “Ngày nào chúng tôi cũng kiểm tra hòm thư mà không thấy. Chúng tôi muốn biết quyết định của tòa ra sao, chừng nào thì trục xuất hay là cần thêm giấy tờ gì không.”

    “Hơn nữa luật sư ở đây nói có lẽ chúng tôi đã có mấy đứa con nên có thể vợ tôi được ở lại vì sự nhân đạo. Thành ra cứ chờ đợi thấp thỏm, nửa mừng, nửa lo,” anh tâm sự.

    “Nhưng có lẽ vì tòa gửi giấy mà không thấy chúng tôi phản hồi nên mới có ngày vợ tôi bị [ICE bắt] như vậy. Ngoài sự việc đó ra, cô ấy không hề phạm pháp gì cả. Cô ấy có ID và đi làm khai thuế chung với tôi từ năm 2005 tới giờ. Giấy khai sinh của bốn đứa nhỏ cũng có tên cha, tên mẹ,” ca sĩ Huy Cường giải thích thêm.

    Thông tin kết hôn của Huy Cường và Bảo Ly có thể dễ dàng tìm thấy tại website Ancestry.com ở Virginia. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Ca sĩ Huy Cường cũng cho biết, vợ anh đã ký giấy chấp nhận bị trục xuất trong trại giam và cơ quan ICE đã có vé bay cho cô, nhưng không tiết lộ chính xác ngày nào cô sẽ bị trục xuất. Anh đã làm passport cho các con để về Việt Nam gặp mẹ.

    Khi hỏi về giấy tờ tiệm nail, Huy Cường có cho xem giấy tờ tiệm nail ở Costa Mesa, quyền sở hữu thuộc về người đàn ông có tên là “Ken Van Tu,” cư dân tại thành phố Walnut Creek, California.

    Phỏng vấn người liên hệ

    Chúng tôi đã liên lạc với chủ nhân của căn nhà vợ chồng Huy Cường đang ở, đó là anh Ngọc Nguyễn, cư dân Westminster. Anh cho biết: “Tôi mua căn nhà này vào cuối năm 2016 với giá đúng là $680,000. Vừa mua xong thì vợ chồng anh Huy Cường tới đặt cọc thuê nguyên căn. Nhưng sau đó, do sợ không đủ trả tiền thuê nhà nên họ đổi ý, muốn rút lại tiền cọc. Tôi cũng đồng ý trả lại cho họ. Nhưng chưa kịp trả thì anh Huy Cường xin tôi cho phép anh ấy cho ‘share’ phòng. Tôi cũng đồng ý nên họ tiếp tục thuê và ở từ đó tới nay. Giá thuê đúng là như trên.”

    Liên lạc với ông chủ tiệm vàng Khải Toàn theo số điện thoại mà Huy Cường cung cấp, ông cho biết: “Năm 2017 tôi được mời tới dự tiệc gây quỹ từ thiện tại một nhà hàng ở San Jose. Bữa đó ban tổ chức đặt nhà hàng hơn một chục bàn mà thấy người ta đi có 7-8 bàn. Tôi thấy tổ chức show từ thiện mà như thế này là lỗ to rồi. Cho nên tôi mới bù vô số lỗ đó cho họ vì thấy tội nghiệp. Huy Cường cám ơn và từ đó tôi mới biết tới Huy Cường.”

    “Một lần tôi ghé Los Angeles chơi, nên có nhờ Huy Cường chở đi vòng vòng. Rồi Huy Cường có mời tôi ghé thăm nhà và mấy đứa nhỏ. Tôi không ngờ các cháu bé phải ở trong một điều kiện như vậy nên tôi muốn giúp,” ông chủ tiệm vàng Khải Toàn nói tiếp.

    “Thấy cô Bảo Ly có nghề nail, nên tôi tìm mua tiệm nail cho họ. Tôi đóng cửa tiệm vàng bốn ngày, xuống đó lo tìm mua tiệm, lo giấy tờ, phụ dọn dẹp. Tôi đứng tên tiệm. Được chừng tám tháng thì cô Bảo Ly không làm nổi. Tôi muốn họ có tiền nuôi mấy đứa nhỏ bằng việc giúp họ một kế sinh nhai, chứ tôi không cho tiền. Tôi nghĩ là họ muốn làm chủ, không muốn lấy công làm lời. Tôi đành phải bán rẻ tiệm nail đi, chỉ còn một nửa tiền. Sau đó tôi cho lại họ $20,000. Tôi khuyên họ mua cái xe van cũ để tiện đưa đón tụi nhỏ và đi làm. Tôi chỉ thương mấy cháu bé, còn người lớn thì phải tự lo lấy thôi,” ông nói thêm.

    Trả lời câu hỏi: “Vì sao trên giấy tờ tiệm nail không phải là Khải Toàn?” Ông cho biết: “Khải Toàn là tên tiệm vàng của tôi. Trên giấy tờ, tôi họ Từ, tên Mỹ của tôi là Ken.”

    Tâm An/Người-Việt

  • Một bác sĩ thực tập sinh dành hơn nửa cuộc đời của mình ở Anh đã nhận được một lá thư yêu cầu cô rời khỏi Anh trong vòng một tuần hoặc sẽ bị trục xuất.

    Mu-Chun Chiang đang xin tư vấn pháp lý, nhưng Bộ Nội vụ khẳng định cô không phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi Anh mà bộ chỉ đang "thảo luận về các lựa chọn" với cô.

    Nhưng cô gái 27 tuổi nói rằng cô không nhận được sự đảm bảo nào cho tương lai kể từ khi được thông báo rằng cô phải rời đi.

    Cô Chiang đã sống ở Anh từ năm 2006, khi cô từ Đài Loan đến Cambridge du học, và trước đó, cô đã sống với bố mẹ tại Glasgow trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2002.

    Với chất giọng Scotland đậm nét, cô bày tỏ: "Khi tôi trở về Đài Loan, tôi cảm thấy đó là một môi trường khác và gặp chút khó khăn - tôi còn khá trẻ và thực sự muốn quay trở lại Vương quốc Anh.

    "Gia đình tôi ở Đài Loan, nhưng tôi hòa hợp hơn với nước Anh, tôi cảm thấy như đang ở nhà. Tôi thích giúp đỡ mọi người, luôn yêu thích bộ môn sinh học và khoa học ở trường, và từ khi theo đuổi con đường đó, tôi chưa bao giờ quay đầu."

    Sau khi hoàn thành chương trình GCSE và A-level tại trường The Leys ở Cambridge, cô chuyển đến Đại học Liverpool để lấy bằng y khoa và sau đó lấy bằng Thạc sĩ tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool.

    Cô Chiang đã sống ở Anh gần nửa đời người.

    Cô đã hoàn thành chương trình đào tạo hai năm tại Bệnh viện Đa khoa Cheltenham và Bệnh viện Hoàng gia Gloucester, và gần đây đã quay trở lại Liverpool để tiếp tục tham gia khóa đào tạo bác sĩ đa khoa, đồng thời làm việc theo ca tại Bệnh viện Đại học Aintree.

    Cô làm việc theo ca ở Bệnh viện Đại học Aintree.

    Nhưng những kế hoạch đó đang bị xáo trộn vì những hiểu lầm trong đơn xin visa của cô.

    Cô đã được cấp visa du học từ năm 2006 cho đến đầu năm nay, nhưng cần phải xin visa làm việc để tiếp tục được ở lại.

    Hồ sơ xin visa của cô bắt đầu vào tháng 6 và bao gồm giấy chứng nhận tài trợ từ Health Education England, nhưng rắc rối bắt đầu nảy sinh từ ngày 22 tháng 8.

    Bộ Nội vụ yêu cầu cô phải có ít nhất 945 bảng trong tài khoản ngân hàng trong thời gian 90 ngày nộp hồ sơ để chứng minh cô có thể tự túc tài chính.

    Trong khi số dư trên tài khoản thanh toán của cô đã giảm xuống dưới mức £945, cô khẳng định mình có nhiều hơn số tiền này trong tài khoản tiết kiệm.

    Tuy nhiên, cô chỉ gửi bảng sao kê tài khoản thanh toán, vì cô tưởng rằng chỉ cần giữ đủ mức tiền yêu cầu vào cuối mỗi tháng là được.

    Bộ Nội vụ từ chối đơn đăng ký của cô, nhưng cô đã kháng cáo ngay sau vài ngày với giấy chứng minh tài khoản tiết kiệm của mình đã có đủ số tiền kể trên trong suốt 90 ngày.

    Cô Chiang lớn lên ở Glasgow nhưng giờ đang sống ở Liverpool.

    Cô Chiang nói: "Tôi không nhận ra ý họ là tôi luôn phải có đủ số tiền đó, thậm chí không thiếu đến một giờ trong ngày, tiền của tôi không được phép giảm xuống dưới mức £945. Đây chỉ đơn giản là sự hiểu nhầm quy tắc."

    Vào ngày 27 tháng 9, cô nhận được một lá thư thông báo cô sẽ phải đối mặt với việc bị trục xuất trong vòng bảy ngày.

    Lá thư đề ngày 19 tháng 9 và được giao vào ngày 25 tháng 9, nhưng cô Chiang đã không xem thư ngay vì bận làm việc.

    Lá thư trục xuất của Bộ Nội vụ.

    Bộ Nội vụ cho biết cô Chiang không bị trục xuất, nhưng cô nói: "Tôi cảm thấy như họ đang coi tôi là tội phạm. Tôi đã phải ngừng công việc để trông chừng điện thoại xem có ai gọi cho mình không. Sếp của tôi cũng đang cố gắng giúp đỡ.

    "Với tình trạng thiếu hụt nhân sự của NHS, tôi không hiểu tại sao họ không chịu xem xét kháng cáo của tôi."

    Hơn 10.000 người đã ký một bản kiến ​​nghị kêu gọi Bộ Nội vụ thay đổi quyết định của mình, và chiến dịch này đã thu hút sự hỗ trợ từ các bác sĩ ở Anh và cả nước ngoài.

    Người bạn Mina Mesri đã tạo một bản kiến nghị (petition) để kêu gọi mọi người ký tên yêu cầu Bộ Nội vụ cấp visa cho cô ở lại UK.

    Cô Chiang nói: "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nhân tài và có quyền ở lại. Nhưng tôi thực sự thích công việc của mình và mọi người đều biết rằng nước Anh đang thiếu bác sĩ.

    "Những loại quy tắc của Bộ Nội vụ cần phải được xem xét lại - Tôi sẽ gặp luật sư vào thứ Hai để xem lựa chọn của tôi là gì, nhưng rất nhiều bác sĩ khác sẽ chỉ chọn cách từ bỏ và về quê hương."

    Lunar House ở Croydon, văn phòng của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm vấn đề visa.

    Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: "Tất cả các đơn xin thị thực được xem xét dựa trên giá trị cá nhân của người nộp và mức độ phù hợp với các quy tắc nhập cư.

    "Cô Chiang không cung cấp bằng chứng cần thiết để được cấp thị thực nhưng chúng tôi đang liên lạc với cô ấy và thảo luận về các lựa chọn có sẵn."

    Cô Chiang tuyên bố rằng cô chưa hề nhận được thư từ nào khác từ Bộ Nội vụ.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Tổng thống Mỹ yêu cầu biên phòng bắt đầu cuộc vây bắt khoảng 2.000 người nhập cư từ chủ nhật.

    Sĩ quan ICE bắt một người nhập cư Mexico không có giấy tờ hợp lệ ở New York hồi tháng 4/2018. Ảnh: AP.

    Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan Mỹ (ICE) ngày 23/6 bắt đầu truy quét những gia đình nhập cư không có giấy tờ hợp lệ và đã nhận được lệnh trục xuất. Cuộc đột kích sẽ diễn ra trong phạm vi 10 thành phố, bao gồm Houston, Chicago, New York và Miami.

    Mac Morgan, quyền giám đốc ICE, hôm 21/6 xác nhận. "Chiến dịch không nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi mà nhằm đảm bảo luật pháp và duy trì tính toàn vẹn của hệ thống pháp luật", ông nói.

    Morgan cho hay ICE sẽ truy đuổi hơn 2.040 người, là thành viên các gia đình vẫn sống ở Mỹ dù đã nhận được lệnh trục xuất. Ông cho hay mục tiêu của chiến dịch là ngăn chặn những người khác vào Mỹ trái phép.

    "Hiện yếu tố lớn nhất khiến các gia đình kéo nhau tới đây là họ biết rằng một khi đã tới Mỹ, họ có thể ở đây mà không bị làm sao", Morgan nói. "Chúng ta phải thay đổi điều này".

    Thông tin chiến dịch được tiết lộ vào 4 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên Twitter rằng ICE sẽ sớm trục xuất "hàng triệu" người nhập cư không có giấy tờ đang sống ở Mỹ.

    Kevin McAleenan, quyền bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, đang lưỡng lự về chiến dịch. Ông kêu gọi ICE tập trung vào 150 gia đình từng thuê luật sư nhưng đã bỏ dở quá trình pháp lý và biến mất.

    Mỹ đang đối mặt với lượng người di cư từ một số quốc gia Trung Mỹ tăng vọt, vượt quá khả năng quản lý và sức chứa của các cơ sở giam giữ. Trump gọi đây là "cuộc xâm lược", biến cuộc chiến chống di cư trái phép thành trọng tâm trong công việc điều hành đất nước. 

    Ước tính 10,5 triệu người nhập cư trái phép đang sống ở Mỹ. Trong tháng 5, tỷ lệ người di cư tăng vọt lên 144.000, bao gồm 57.000 trẻ vị thành niên, lập kỷ lục trong vòng 13 năm.

    Quốc hội đã ủy quyền cho ICE giữ 40.000 người di cư, nhiều người khác được đưa tới các cơ sở giam giữ đang quá tải trên toàn quốc. Năm 2017, chính quyền Trump từng áp đặt quy định "không nhân nhượng" với người vượt biên trái phép qua biên giới Mexico sang Mỹ, khiến hàng trăm gia đình ly tán.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Lan Nguyễn, đạo diễn gốc Việt vừa quay xong phim tài liệu Fighting for Family, chia sẻ với VOA một góc nhìn về chính sách di trú của chính quyền Tổng thống Donald Trump, hoàn cảnh một gia đình người Việt ở bang North Carolina bị chia cắt vì chính sách này và cuộc tranh đấu của họ để được đoàn tụ.

    Đạo diễn Lan Nguyễn, một giáo viên giảng dạy môn nghiên cứu sắc tộc tại trường đại học California State University of Long Beach, cùng với tổ chức VietUnity-SoCal thực hiện bộ phim tài liệu Fighting for Family nói về đôi vợ chồng Chuh A và Rex Ny và bốn đứa con đã cố gắng xây dựng một gia đình hạnh phúc, nay đang chiến đấu để gia đình được đoàn tụ vì người chồng đã bị trục xuất về Việt Nam.

    Chị Rex Ny và các con về Việt Nam thăm anh Chuh A.

    Cô Lan Nguyễn nói với VOA:

    “Chúng tôi đang tích cực kêu gọi cộng động chống lại chính sách trục xuất người tị nạn gốc Đông Nam Á. Chúng tôi cũng kêu gọi giúp đỡ các gia đình có người gặp nguy cơ trục xuất và bị trục xuất. Tôi thấy có vài phim tài liệu về người Khmer bị trục xuất, nhưng chưa có phim về người Việt. Thế là tôi làm phim về người Việt, vì vấn đề trục xuất chưa được cộng đồng người gốc Việt biết nhiều.”

    Bộ phim tài liệu thành hình nhằm mục đích gia tăng nhận thức về vấn đề di dân, đồng thời tìm kiếm ngân quỹ để giúp đoàn tụ gia đình người tị nạn đang bị phân chia, cô Lan nói thêm.

    “Bộ phim cũng sẽ đặt nghi vấn về các hệ thống của cảnh sát, hệ thống hình sự hóa tội phạm, cụ thể là vì sao cùng mức độ phạm tội mà người da màu có tội nặng hơn người da trắng.”

    Trang Next Shark trích lời đạo diễn Lan Nguyễn, nói: “Năm 2017, tôi biết được có hơn 14,000 người Đông Nam Á đang sống trong nguy cơ bị trục xuất và gia đình họ sẽ bị chia cách. Nghe vậy làm tôi tức giận và muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này để tìm cách giúp đỡ những người tị nạn đứng trước nguy cơ bị trục xuất.”

    Gần 20 năm trước, anh Chuh A và chị Rex Ny, người tị nạn Montagnard từ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng một gia đình và sau đó họ có 4 đứa con gái ở tiểu bang North Carolina.

    Anh Chuh là một trong số 193 người gốc Việt bị trục xuất về Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018.

    Trong đoạn giới thiệu phim, anh Chuh ngồi một mình ở phòng trọ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhớ lại giây phút đau lòng khi bị đưa lên máy bay về lại Việt Nam năm 2017.

    “Đó là điều tệ hại nhất khi tôi bị đưa lên máy bay. Đầu óc tôi cứ quay cuồng tự hỏi vì sao tôi bị cho về, vì sao tôi không được chung sống với gia đình tôi… Bây giờ ngồi đây một mình thật đau lòng. Tối đến tôi cứ khóc hoài, nhìn hình các con mà nhói lòng…”

    Cũng trong phim, từ thành phố Raleigh, North Carolina, chị Rex Ny, vợ anh Chuh, nói:

    “Điều duy nhất mà tôi mong muốn là chồng tôi quay về. Đó chính là mục tiêu của tôi, tôi không cầu xin điều gì khác.”

    Anh Chuh làm việc tại một quán cà phê ở Sài Gòn. Cảnh trong phim Fighting for Family.

    Trang Indiegogo viết: “Câu chuyện của anh Chuh và chị Rex là một trong hàng ngàn câu chuyện về vấn đề chính sách chia tách gia đình nhập cư. Chiến tranh Việt Nam đã làm hơn 2 triệu người mất nước từ Việt Nam đến Campuchia và Lào. Những người tị nạn này phải trốn nước và định cư ở Mỹ. Hiện giờ hơn 14000 người Đông Nam Á đang sống trong nguy cơ bị trục xuất. Các người tị nạn giống anh Chuh và chị Rex đã sống ở Mỹ từ nhỏ nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được giấc mơ Mỹ.”

    Đạo diễn Lan Nguyễn nói:

    “Phim của tôi cho thấy gia đình anh Chuh chị Rex, cũng như một gia đình bình thường nào khác, thương yêu và chăm sóc cho nhau, một gia đình Việt Nam rất đặc trưng, nhưng lại gặp nhiều thử thách.

    "Tôi cũng mong muốn chúng ta lưu tâm nhiều hơn đến người Thượng di dân, một cộng đồng thiểu số Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ."

    Trước đó theo Reuters, vào tháng 6/2016, anh Chuh lần đầu tiên nhận lệnh trục xuất. Tuy nhiên, khi ấy tòa đại sứ Việt Nam ở thủ đô Washington từ chối cấp hộ chiếu hay giấy tờ cần thiết để anh Chuh hồi hương. Anh Chuh bị giam giữ ở nhà tù do ICE quản lý ở Irwin County, bang Georgia, trước khi bị trục xuất về Việt Nam vào tháng 7/2017.

    Anh Chuh vừa là người Thượng gốc ở Kon Tum, vừa là con trai của một người thuộc lực lượng đồng minh của Mỹ. Ông Tony Ngiu, cha của anh Chuh A, cùng với 40,000 người Thượng khác, đã trợ giúp cho CIA và Biệt kích Mỹ trong thời chiến Việt Nam. Ông Tony từng bị tù cải tạo 9 năm sau chiến tranh, trước khi thoát sang Mỹ cùng gia đình vào năm 1998, khi đó Chuh mới có 13 tuổi, theo New York Times.

    Đạo diễn Lan Nguyễn chia sẻ bộ phim Fighting for Family sẽ hoàn tất vào tháng 9 năm nay, và cô hy vọng sẽ được công chiếu tại các liên hoan phim khác nhau khắp thế giới và cuối cùng được đưa lên mạng xã hội vào năm tới.

    Lan Nguyễn, cô con gái của một gia đình tị nạn Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở thành phố Long Beach, bang California, cho VOA biết cuộc vận động quyên góp để trang trải phí luật sư cho gia đình anh chị Chuh và Rex trên Indiegogo đã nhận được 3,480 đôla Mỹ của 65 mạnh thường quân tính đến ngày 30/5/2019.

    Viethome (theo VOA News)

  • Một cặp đôi người Việt coi sóc trang trại cần sa ở Blackburn đã bị kết án tổng cộng bốn năm tù giam.

    Tại Tòa án Tối cao Preston, T. Vo, 45 tuổi, và Q. Nguyen, 57 tuổi, khai nhận đã đóng giả làm vợ chồng để thuê một căn nhà ở đường Wellfield vào tháng Một năm ngoái.

    Nhưng khi cảnh sát đột kích vào ngôi nhà này bảy tháng sau đó, họ phát hiện ra một cơ sở trồng chất cấm tinh vi trong phòng ngủ trên lầu và gác xép.

    Các công tố viên cho biết tổng cộng 110 cây bị phát hiện, có khả năng tạo ra sản lượng cần sa bốn cân rưỡi, với giá trị thị trường khoảng 55.000 bảng Anh.

    Ngôi nhà ở Wellfield được lắp đặt nhiều đèn chiếu sáng, thiết bị sưởi và thông gió.

    Manh mối từ Vo và Nguyen tiếp tục đưa cảnh sát đến một ngôi nhà ở The Sheddings, Bolton, nơi hai người trồng thêm một trang trại cần sa khác.

    Công tố viên Michael Goldwater cho biết một số bằng chứng đã chứng minh mối liên hệ giữa cặp đôi với ngôi nhà ở Blackburn.

    Hình ảnh CCTV ghi lại được cảnh Nguyen thanh toán hóa đơn thuế của hội đồng, công tố viên trình bày trước tòa án.

    Các hình ảnh khác từ camera an ninh cũng bắt được hình ảnh ông ta nạp tiền cho điện thoại di động tại Asda, sử dụng cùng một chiếc xe Toyota mà ông ta lái đến công ty bất động sản trên đường Wellfield.

    Chiếc xe Toyota đã được cảnh sát tìm thấy bị bỏ lại sau khi nó có liên quan đến một vụ tai nạn, và trong xe có mùi cần sa khá nặng. Một chứng từ chuyển khoản ngân hàng có tên Nguyen và Vo cũng được tìm thấy bên trong xe.

    Chính chứng từ này này sau đó đã đưa cảnh sát đến địa chỉ ở Bolton.

    Ông Goldwater cho biết khi ngôi nhà ở Bolton bị đột kích, 200 cây cần sa đã thu hoạch, cùng với năm khay cần sa và túi zip nhựa đã được thu giữ. Việc ‘trồng trọt’ tại đây cũng được duy trì bằng hệ thống sưởi và chiếu sáng tương tự như ở cơ sở trước đó.

    Cảnh sát cũng phát hiện 40 viên thuốc lắc và khoảng 50 gram ketamine, có liên quan đến Vo.

    Tòa án được biết cả hai bị cáo đều không bị xem là những người cầm đầu các cơ sở này, tuy nhiên họ đều đóng vai trò quan trọng.

    Tường thuật chi tiết về cuộc phỏng vấn của cảnh sát đối với Vo, ông Goldwater cho hay: "Bà ấy nói rằng bà ấy đã ở đất nước này được bốn năm. Một đêm nọ, bà ấy bị say rượu ở Việt Nam và khi tỉnh dậy đã ở London.

    Nguyen và Vo đều bị buộc tội âm mưu cung cấp cần sa. Vo một mình thừa nhận sở hữu thuốc lắc và ketamine với ý định tiêu thụ.

    Quan tòa Simon Medland QC kết án mỗi người hai năm tù giam và ra lệnh trục xuất khi họ mãn hạn tù.

    VietHome (Theo Lancashire Telegraph)

  • Gia đình Russell đã trải qua bảy năm với mối đe dọa thường trực rằng họ có thể không được phép sống cùng nhau tại Vương quốc Anh.

    Andy Russell người Anh, người vợ gốc Hoa của ông, cô Lili Shao và các con của họ đã phải sống xa nhau cả năm trời sau khi các quy định nhập cư được thay đổi, yêu cầu mức thu nhập tối thiểu cho các cặp vợ chồng.

    Các con trai của họ đã bắt đầu gọi Lili – còn được biết đến với cái tên Molly ở Anh - là “người mẹ máy tính” khi cô chỉ có thể quan sát các con mở quà sinh nhật và Giáng sinh qua Skype từ nơi cách xa hàng ngàn dặm ở Trung Quốc.

    Đó là tình cảnh của năm 2012, và gần đây hơn - khi Molly được phép quay lại Vương quốc Anh tạm thời - gia đình này lại lo sợ bị chia cắt một lần nữa sau khi đơn xin lưu lại Anh của cô bị từ chối.


    Gia đình ông Andy Russell

    Bộ Nội vụ cho biết thu nhập của Andy thấp hơn 104 bảng so với yêu cầu tối thiểu. Nhưng ông khẳng định rằng ông đã cung cấp bằng chứng về việc thu nhập của ông vượt quá ngưỡng 6,000 bảng Anh, và rằng một số hóa đơn thanh toán của ông đã bị thất lạc.

    Giờ đây, chỉ hơn một tuần sau khi tờ iđăng tải câu chuyện về gia đình khốn khổ này, các nhà chức trách đã thay đổi hoàn toàn quyết định và gia đình Russell đã bị sốc khi nhận được giấy tờ cho phép Molly lưu lại Anh vĩnh viễn qua đường bưu điện.

    Ông Andy nói: “Chúng tôi đã hoàn toàn cạn kiệt nhưng đó thực sự là một tin tốt tới đáng kinh ngạc. Thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể bắt tay vào lập kế hoạch cho tương lai ngay bây giờ.

    “Chúng tôi có thể tự do sống và làm những gì chúng tôi muốn như một gia đình mà không có đám mây đen này lơ lửng trên đầu. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tờ i và thông tin mà họ đã lan tỏa, đó là yếu tố quan trọng khiến Bộ Nội vụ phải xem xét lại vụ việc.”


    Tội nghiệp cho 3 anh em phải đùm bọc lẫn nhau khi thiếu vòng tay mẹ chăm sóc.

    Trước đó, ông kể với tờ báo này rằng ông đã cung cấp các giấy tờ chứng minh ông kiếm được gần 25,000 bảng trong giai đoạn từ tháng Chín năm 2017 đến tháng Chín năm 2018, nhưng Bộ Nội vụ chỉ công nhận các chứng từ trong vòng năm tháng của năm tài khóa này. Nói cách khác, một số chứng từ đã biến mất không rõ nguyên nhân.

    Ước tính có khoảng 15.000 trẻ em ở Anh lớn lên trong cái gọi là ‘gia đình Skype’, và có những lo ngại cho rằng Brexit sẽ tạo ra nhiều gia đình phải chia cách hơn nữa.

    Andy nói rằng ông rất buồn trước cách người nhập cư hiện đang bị đối xử ở Anh.

    “Những người thuộc phe Bảo thủ dường như rất muốn tạo ra một môi trường thù địch đối với bất kỳ ai không đến từ Vương quốc Anh,” ông nhận xét.

    Andy nói rằng lệ phí xin visa cho đến nay đã tiêu tốn của họ 10,000 bảng. Một người bạn của gia đình đã gây quỹ trên GoFundMe để giúp đỡ họ trong cuộc chiến pháp lý trị giá 4,000 bảng.

    Ông cũng cho biết gia đình có kế hoạch hoàn trả các khoản đóng góp, và bất kỳ khoản tiền nào không được trả lại sẽ được dùng để chi trả chi phí 2,400 bảng cho hồ sơ xin lưu trú vĩnh viễn của Molly.

    Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: “Tất cả các đơn xin thị thực ở Vương quốc Anh đều được xem xét dựa trên giá trị cá nhân của người nộp đơn cũng như trên cơ sở bằng chứng có sẵn và phù hợp với các quy tắc nhập cư của Vương quốc Anh.”

    VietHome (Theo i)

  • Là quản lý của một công ty tại Irvine với mức lương $82,000 một năm, là cha của hai đứa bé kháu khỉnh 5 tuổi và 2 tuổi, là chồng của người vợ đang làm việc cho một ngân hàng, và là người đang chuẩn bị mở một công ty cho riêng mình vào tuần tới đây, cuộc sống của anh có thể gọi là “thành đạt.” Nhưng. Đùng một cái. Anh sắp bị trục xuất về Việt Nam.

    Anh chết lặng. Vợ anh bàng hoàng. Hai đứa con anh còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đã xảy ra, ngoài câu hỏi được lặp đi lặp lại “Sao ba không về chở con đi học bơi, học võ, đi ăn?”

    Anh L. Hồ, người sắp bị trục xuất về Việt Nam, cùng vợ và hai con. (Hình: Gia đình cung cấp)

    Anh là L. Hồ, một trong khoảng 8,000 người gốc Việt có thể bị trục xuất theo chính sách di trú cứng rắn của chính quyền Donald Trump, nhắm vào di dân có thẻ xanh nhưng chưa là công dân và từng vi phạm luật pháp Mỹ.

    Anh bị giữ lại khi lên trình diện tại Cơ Quan Cảnh Sát Di Trú ICE (Immigration and Customs Enforcement) hôm cuối Tháng Ba với thông báo: đã có giấy tờ trục xuất anh về Việt Nam, nơi anh rời khỏi từ năm 13 tuổi.

    Nơi tạm giam người bị trục xuất

    Nơi anh L. đang bị giam giữ chờ ngày trục xuất là một trung tâm của ICE nằm ở Adelanto, thuộc San Bernardino County, miền Nam California, cách Little Saigon khoảng 90 dặm.

    Dù gọi là nơi “tạm giữ” nhưng cách thức tổ chức sinh hoạt cho những người bị tạm giữ nơi đây cũng không khác nhà tù là mấy. Người bị tạm giữ vẫn phải mặc đồng phục tù nhân, vẫn bị quản lý giờ giấc ăn ngủ với thời khóa biểu khá bất thường: ăn sáng lúc 4 giờ, ăn trưa lúc 10 giờ sáng và ăn tối lúc 4 giờ chiều. Được gọi điện thoại về nhà thoải mái, nhưng cứ 1 phút phải trả 7 cent. Mỗi tuần được “đi chợ” một lần bằng cách nhân viên trại tạm giam đưa cho nguyên tờ “list,” muốn mua gì để dành ăn uống khi đói, hay vật dụng cá nhân để xài thì đánh dấu vô, dĩ nhiên cũng với giá đắt hơn bên ngoài rất nhiều.

    Một trong những nơi tạm giữ người chờ bị trục xuất ra khỏi Mỹ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

    Thân nhân vào thăm cũng phải theo quy định khắt khe của nơi đây về trang phục, như không được mặc quần short, không mặc áo hở vai, hở ngực, những chiếc áo vừa chấm lưng quần cũng bị cấm. Những chiếc áo thun bó chẽn cũng không được. Quần jean với những lỗ rách thời trang cũng bị mời ra. Dĩ nhiên, tất cả điện thoại, túi xách, tiền bạc… đều phải để bên ngoài. Chỉ đi vào tay không sau khi qua kiểm tra an ninh kỹ lưỡng, bắt buộc phải moi móc hết những gì có trong túi áo túi quần ra.

    Quy định nơi này mỗi tuần có ba ngày được thăm viếng. Vào ngày thăm viếng, người đang bị tạm giam chỉ được một lượt người tới thăm nói chuyện trong vòng 1 giờ đồng hồ, và một lượt như vậy tối đa là ba người. Tuy nhiên, có những gia đình có đông con nhỏ, đứa nào cũng muốn được gặp mẹ, gặp cha. Thế nên, nhân viên làm việc nơi đây đã hành xử đầy tình người bằng cách cho họ đi thành hai lượt, mỗi lượt 30 phút.

    Phòng chờ vào thăm người sắp bị trục xuất khỏi Mỹ khác hẳn phòng chờ nơi những nhà tù bình thường ở chỗ: có rất nhiều con nít, có đứa còn ẵm ngửa, có đứa mới lẫm đẫm biết đi, có đứa đã vào tuổi “teenage.” Đó là những đứa bé trong phút chốc bị bứt lìa khỏi vòng tay của mẹ, của cha, những đứa bé bỗng dưng trở thành “mồ côi” cha hoặc mẹ trong tức tưởi.

    Và, những cái ôm chầm không muốn rời, những giọt nước mắt lập tức tuôn xuống ngay khi gặp người thân trong bộ quần áo màu cam của nhà tù sau nhiều tiếng ngồi chờ đợi là điều đầu tiên ai cũng có thể nhìn thấy khi chứng kiến cảnh thăm viếng diễn ra nơi đây.

    Bị trục xuất sau 10 năm trả xong bản án cho một lỗi lầm nhỏ thời tuổi trẻ

    L. có vẻ mặt sáng sủa, và nụ cười ấm áp, chân thành, dễ gây thiện cảm với người lần đầu gặp gỡ.

    “Tôi bị giữ lại đây từ ngày 29 Tháng Ba, sau khi đi trình diện ở cơ quan di trú hôm 29 Tháng Ba. Đây là việc tôi phải làm từ 10 năm nay, kể từ khi hoàn thành bản án của mình vào năm 2009,” L. bắt đầu câu chuyện.

    L. sang Mỹ năm 1998, lúc 13 tuổi, cùng cha và mẹ kế. “Ba mẹ cũng phải lo hòa nhập cuộc sống, tôi cũng vậy, ai cũng phải vậy mà. Ba tôi có quốc tịch khi tôi đã 18 tuổi, nên tôi không được hưởng theo, mà khi đó còn trẻ quá, đâu biết cần phải làm gì, đâu ai hướng dẫn cho mình biết cần phải lo giấy tờ như thế nào,” L. nói.

    Năm 19 tuổi, khi đang học Đại Học Riverside, L. đã phạm tội vì muốn giúp bạn.

    “Một người bạn bị đụng xe, cần tiền để lo nhiều thứ. Để giúp bạn, tôi đã làm trung gian cho người mua và người bán ‘thuốc lắc,’ nhưng bị cảnh sát chìm bắt, kêu án 70 tháng tù vào năm 2004,” L. nhớ lại.

    Theo lời L. sau gần 5 năm ở tù, L. được thả ra vì “hạnh kiểm tốt” vào Tháng Tám, 2009.

    Tuy nhiên, như phần lớn người phạm pháp khi chưa có quốc tịch Mỹ, L. bị cơ quan Di Trú ICE đưa vào trại giam của cơ quan này ở New Mexico ngay khi trả xong bản án của mình.

    “Tôi nhận được lệnh trục xuất cuối cùng của tòa án vào Tháng Chín, 2009. Tuy nhiên, có thể do không có giấy tờ từ phía Việt Nam, và do có sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, nên Cơ Quan Di Trú ICE đã thả tôi ra vào Tháng Mười Hai, 2009, với yêu cầu mỗi năm phải đi trình diện,” L. tiếp tục kể về hoàn cảnh của mình.

    L. nói như tâm sự, “Nếu ngay thời điểm đó họ trục xuất tôi về Việt Nam, tôi nghĩ mình cũng ok, vì tôi không có gì trong tay, không có trách nhiệm với ai hết, tôi chỉ nghĩ đơn giản mình đã phạm tội, thì mình phải trả thôi.”

    “Nhưng ở thời điểm này, mười mấy năm sau những sai lầm của thời tuổi trẻ, tôi bị bắt giữ để chờ trục xuất, tôi cảm thấy đau đớn quá, bởi vì tôi đã có một gia đình phải gánh vác, với trách nhiệm của một người chồng, người cha của hai đứa con còn quá nhỏ. Mỹ có luật một tội không phạt hai lần. Nhưng rõ ràng, tôi cảm giác họ đang bắt tôi tiếp tục hình phạt cho lỗi lầm tôi gây ra thời còn nhỏ. Tôi cảm thấy đau lắm,” L. nói với nụ cười gượng gạo cố che đi phần nào cảm xúc của mình.

    Anh L. Hồ trong một lần đi phát mền, thực phẩm cho người vô gia cư ở Los Angeles. (Hình: Gia đình cung cấp)

    Cố gắng làm lại cuộc đời bằng học vấn, bằng thái độ sống có trách nhiệm

    L. cho biết, “Kể từ 10 năm qua, tôi chưa từng một lần phạm thêm một lỗi lầm nào, dù là nhỏ như giấy phạt lái xe chẳng hạn. Tôi đã cố gắng bằng hết sức mình để làm lại một cuộc đời khác, sống có trách nhiệm, có ích hơn.”

    Theo lời L., trong thời gian bị giam giữ, L. đã kịp học để lấy được bằng AA về Quản Trị Kinh Doanh (Business Administration). Sau khi được tha, anh tiếp tục học để lấy bằng cử nhân ngành Quản Lý Thương Mại vào năm 2012. Cũng trong thời gian này, L. bắt đầu việc đi làm cho một hãng chuyên làm dụng cụ y tế trong suốt sáu năm.

    “Khi mới vô tôi chỉ làm một nhân viên bán hàng, nhưng chỉ một thời gian ngắn, tôi được đưa lên làm quản lý sản xuất. Sau đó, tôi chuyển sang làm quản lý ‘logistic’ cho một công ty lớn chuyên về thiết bị gia dụng ở Irvine với mức lương $82,000 một năm, thêm ‘bonus’ nữa là gần $90,000. Tôi làm ở vị trí này suốt ba năm, cho đến ngày 29 Tháng Ba, khi tôi đi trình diện rồi bị giữ lại, tôi phải gọi điện thoại về cho ông chủ xin từ chức vì tình trạng của mình,” L. chia sẻ.

    Trước đó, để phát triển thêm nghề nghiệp của mình, L. tiếp tục học là lấy bằng chứng nhận về “Project Management Professional” (Chuyên Gia Quản Lý Dự Án) vào năm 2017, và bằng “Green Belt Lean Six Sigma” vào năm 2018.

    Gia đình bị chia cắt, tương lai bất định

    Chị H., vợ của L., tâm sự, “Chúng tôi quen nhau từ năm 2010 và kết hôn năm 2013. Anh L. là người trụ cột của gia đình, người lo tài chánh cũng như phụ tôi chăm sóc hai con. Chuyện xảy ra tôi thực sự bị sốc. Trong phút chốc mọi thứ như đảo lộn hết. Tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa phải đi làm full time.”

    “Bình thường tôi đi làm ngày Thứ Bảy, anh L. ở nhà đưa con đi học bơi, học võ, chở nó đi ăn cơm tấm. Hai tuần nay nó hỏi, ‘Ba đâu, sao ba không chở con con?’ Tôi chở nó lên thăm ba nó, nó hỏi sao ba không về nhà với con, chỉ còn biết nói dối với nó là ba bận làm ở đây không về nhà được,” người phụ nữ thật gầy với đôi mắt buồn, cho biết.

    Chị kể thêm, “Năm trước cả nhà đi Hawaii chơi. Thằng lớn mấy hổm rày lại nhắc là ba hứa năm nay sẽ cho con đi nữa mà sao ba không về dẫn con đi.” Câu hỏi của đứa con làm tê tái bất cứ người cha, người mẹ nào khi họ không có được quyền thực hiện điều đó bởi những điều luật nghiệt ngã.

    Chị H. sang Mỹ từ nhỏ, đã có quốc tịch Mỹ, tuy nhiên, như chị cho biết, “Không thể nào làm giấy tờ để bảo lãnh anh L. được vì họ không cho.”

    Anh L. nói thêm, “Năm ngoái tôi đã tốn $70,000 mướn luật sư lo về tình trạng di trú của tôi, nhưng không được. Tôi biết luật nào cũng có xét về mặt nhân đạo. Tôi biết một người cũng có hoàn cảnh giống tôi, hiện ở Florida. Tuy nhiên, anh được phía Việt Nam mời lên phỏng vấn liên quan đến chuyện trục xuất. Khi nghe nói anh có con nhỏ, họ đã gạt lại hồ sơ của anh để anh tiếp tục ở Mỹ, vì nếu phía Việt Nam không cấp giấy thông hành thì phía Mỹ không thể nào trục xuất được.”

    “Còn tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào trước để mình có sự thu xếp chuyện nhà cửa. Khi tôi lên trình diện, nhân viên Di Trú chỉ chìa cho tôi xem tờ giấy, mà tôi cũng không biết rõ là passport hay là visa của Việt Nam, vì họ không cho mình cầm, chỉ đưa coi thôi, trong đó có tên tuổi tôi và ghi thời hạn là từ Tháng Hai đến Tháng Tám, 2019. Tôi có xin bản copy nhưng đến giờ cũng chưa thấy họ gửi,” L. nói tiếp.

    Một gia đình hạnh phúc trong phút chốc bị tan đàn vì lệnh trục xuất lạnh lùng. (Hình: Gia đình cung cấp)

    Anh cho biết anh chưa có chuẩn bị hay kế hoạch gì cho vấn đề này, ngoài nỗi bận tâm cho vợ con.

    “Buổi tối rất khó ngủ, vì cứ nhắm mắt là suy nghĩ đến những ngày tới. Đầu óc tôi cảm thấy rất căng thẳng. Vợ tôi sẽ phải lo tiền nhà, lo chăm sóc con như thế nào đây. Tôi cũng không biết họ sẽ đưa tôi đi đâu, chỉ nói là về Việt Nam. Tôi cũng không có họ hàng gì thân thiết ở đó. Ngày đi tôi chỉ mới 13 tuổi thôi,” anh bày tỏ nỗi lo lắng.

    Chị H. cũng cho biết tinh thần chị rất căng thẳng. “Tôi cảm thấy cuộc đời không công bằng. Ai cũng có được một cơ hội để làm lại sau những sai lầm. Nhưng sao chồng tôi lại không có được cơ hội đó, trong khi anh là một người rất tốt, không chỉ lo cho gia đình, mỗi năm anh còn gửi tiền cho một tổ chức từ thiện ở Việt Nam để cho trẻ em nghèo được đi học, anh đi cung cấp mền, thức ăn cho người vô gia cư ở Los Angeles.”

    Anh L. cho rằng đến giờ này anh cũng không biết lúc nào sẽ bị đưa đi, bởi vì, “Họ chỉ nói là từ cuối Tháng Tư này thì bất cứ lúc nào có vé máy bay là họ đưa về, kêu gia đình chuẩn bị hành lý mang vô đây sẵn.”

    Một tiếng đồng hồ thăm viếng trôi qua trong tích tắc. Những giọt nước mắt lại rơi bởi cảnh phân ly. Những ánh mắt rười rượi của người thân lẫn người mặc áo cam lại cố nhìn nhau qua tấm kính khi cánh cửa phòng thăm đóng lại.

    Nước Mỹ nhân đạo vô cùng. Nhưng. Nước Mỹ cũng tàn nhẫn vô cùng với những gì đang diễn ra cho các gia đình như L.

    Viethome (theo Người Việt)