• Một người đàn ông nhiễm coronavirus được cho là chỉ còn sống được 24 tiếng nhưng đã có thể xuất viện sau khi bất ngờ đánh bại bệnh tật - và khoảnh khắc xúc động khi anh đoàn tụ với mẹ đã được ghi lại.

    Vào thứ Bảy (18/4), Ben McCafferty, 34 tuổi, rời Bệnh viện Hoàng gia Bradford ở West Yorkshire, nơi anh đã mất hơn hai tuần để chiến đấu với COVID-19.

    skynews coronavirus ben mccafferty 4972134
    Ben ôm chầm lấy mẹ.

    Nói chuyện với các y tá trước khi rời bệnh viện, cha dượng của Ben, ông Neil, người luôn túc trực bên cạnh con trai trong suốt quá trình chiến đấu cam go, cho biết ban đầu gia đình "không dám mong con có thể sống sót".

    Ông nói: "Ben nhập viện hai tuần trước trong tình trạng rất tệ và chúng tôi không dám mong con sẽ... chúng tôi đã không dám mong con có thể sống sót.

    "Chúng tôi được thông báo rằng tỷ lệ sống sót sẽ rất thấp. Nhưng với đội ngũ nhân viên xuất sắc cùng sự giúp đỡ và sự hỗ trợ mà con nhận được, con đã vượt qua."

    Trên thực tế, tại một thời điểm, các bác sĩ dự đoán Ben không thể sống sót thêm quá 24 giờ nữa, theo bà Karen Dawber, trưởng khoa điều dưỡng tại Breadford Teaching Hospitals.

    "Chúng tôi chỉ cố gắng giúp anh ấy thoải mái trên giường cùng với sự có mặt của cha dượng", bà nói, "Chúng tôi thấy anh ấy bắt đầu khỏe hơn. Khi đó, anh ấy đang được chăm sóc tại phòng bệnh dành cho bệnh nhân không còn nhiều hy vọng sống."

    Và - sau hai tuần điều trị, Ben dường như đã giành chiến thắng một cách thần kỳ và có thể rời khỏi bệnh viện mà không còn dấu hiệu của virus.

    skynews ben mccafferty coronavirus 4972177

    Khi anh đi qua hành lang để nói lời tạm biệt với các y tá đã điều trị cho anh, người đàn ông 34 tuổi này được chào đón bởi mẹ  mình, bà Di Margerison, người đã không gặp anh trong nhiều tuần.

    Trong đoạn phim ghi lại khoảnh khắc xúc động đó, Ben thốt lên: "Đó là Diane, đó là Diane," khi anh thấy mẹ mình đang đứng chờ, rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau.

    Bà đáp lại: "Là Diane đây, đúng vậy. Nhìn xem ai đây nào?"

    "Một người đàn ông đẹp trai," Ben đùa giữa tiếng cười của các nhân viên.

    Ben bị viêm màng não từ năm 13 tuổi và bị liệt một phần. Khi đó, ở Leeds, anh đã phải nhờ đến máy hỗ trợ sự sống trong suốt ba tuần.

    Cha mẹ Neil và Diane Margerison, sống ở Thornton, gần Bradford, cho biết chàng trai rất yêu âm nhạc, chơi ukulele và khiêu vũ. Anh cũng có cuộc sống xã hội năng động.

    Diane nói: "Khi tuần đầu trôi qua và chúng tôi đến tuần thứ hai, tôi nhận được một vài cuộc gọi điện thoại nói rằng có một tia lạc quan và họ nói (chỉ) một tia lạc quan."

    Khi đưa con trai trở về nhà, bà nói: "Thằng bé là chất keo gắn kết trong gia đình... vào mỗi sáng, con tỏa sáng như ánh nắng mặt trời mỗi khi cười... và tôi đã tìm lại được tất cả".

    Bà Margerison đã ở cùng con trai trong đêm đầu tiên nhập viện nhưng không thể tiếp tục do những hạn chế trong thời gian cách ly xã hội.

    skynews coronavirus ben mccafferty 4972134
    Ben đã chiến thắng Covid-19 một cách kỳ diệu.

    Cha dượng của Ben, ông Neil, đã túc trực bên giường bệnh trong hai tuần qua.

    Ông nói: "Tôi không ngủ nhiều nhưng phản ứng đầu tiên của tôi (mỗi khi thức dậy) là 'con đã chết chưa?'

    "Một trong các bác sĩ nói với tôi rằng con chỉ có một phần 10 cơ hội sống sót, điều đó thực sự không tốt. Tôi đã sợ điều tồi tệ nhất.

    "Chúng tôi thật sự choáng ngợp khi giờ đây con đã ở nhà an toàn và vô cùng biết ơn tất cả các nhân viên bệnh viện, từ các chuyên gia tư vấn đến người dọn dẹp."

    Trong khi đó, bà Dawber cho biết Ben đã gây ấn tượng lớn với các y tá và "rất nổi tiếng" trong thời gian ở đây.

    Bà nói thêm rằng bà "vui mừng vì con đã hồi phục tuyệt vời như vậy".

    Bà cũng kêu gọi mọi người tiếp tục nghiêm túc thực hiện các quy tắc cách ly và nhắc nhở mọi người đừng ngại đến bệnh viện nếu họ có triệu chứng COVID-19.

    "Đừng sợ khi phải thừa nhận mình cần đến bệnh viện nếu bạn không khỏe", bà nói thêm: "Mọi người vẫn có thể hồi phục. Ben đã chứng minh điều đó."

    VietHome (Theo Sky News)

  • tiem vaccine o anh 1
    Elisa Granato là một trong hai tình nguyện viên đầu tiên thử nghiệm vaccine.

    Thử nghiệm vaccine virus corona đầu tiên trên người tại châu Âu đã bắt đầu tại Oxford.

    Hai tình nguyện viên đã được tiêm, là những người đầu tiên trong số 800 người được chọn cho nghiên cứu này.

    Một nửa trong số đó sẽ được tiêmvaccine Covid-19, số còn lại sẽ được tiêm vaccine phòng viêm màng não chứ không phòng virus corona.

    Những tình nguyện viên tham gia sẽ không biết họ được tiêm loại vaccine nào, chỉ có bác sĩ mới biết điều này.

    Elisa Granato, một trong hai người đầu tiên được tiêm thử nghiệm, nói với BBC: "Tôi là một nhà khoa học, do đó tôi luôn muốn hỗ trợ các thử nghiệm khoa học bất cứ nơi đâu."

    Vaccine này được một nhóm nghiên cứu ở Đại học Oxford phát triển trong chưa đầy ba tháng. Sarah Gilbert, giáo sư vaccine học tại Viện Jenner, dẫn đầu cuộc nghiên cứu tiền lâm sàng.

    "Cá nhân tôi có niềm tin sâu sắc vào loại vaccine này," bà cho biết.

    "Tất nhiên là chúng ta phải thử nghiệm và thu thập dữ liệu trên người. Chúng ta buộc phải chứng minh vaccine hiệu nghiệm và có thể giúp con người tránh bị nhiễm virus trước khi có thể sử dụng rộng rãi."

    Giáo sư Gilbert trước đây từng nói là bà "tin tưởng 80%" rằng vaccine sẽ phát huy tác dụng, nhưng giờ đây bà đã không đưa con số cụ thể nào mà chỉ nói đơn giản là "rất lạc quan".

    Vaccine hoạt động như thế nào?

    Vaccine thử nghiệm trên được làm từ một loại virus cúm mùa đã bị làm yếu (gọi là adenovirus) lấy từ tinh tinh và đã được can thiệp để không thể phát triển ở người.

    tiem vaccine o anh 1

    Trước đây, nhóm khoa học gia của Oxford từng phát triển vaccine ngừa MERS, một loại virus corona khác, với phương pháp tiếp cận tương tự và đã cho thấy kết quả khả quan trong các thử nghiệm lâm sàng.

    tiem vaccine o anh 1
    Phóng viên Fergus đang cầm lọ đựng vắc xin thử nghiệm của nhóm Oxford.

    Làm sao để biết vaccine hiệu nghiệm?

    Cách duy nhất để nhóm nghiên cứu biết được loại vaccine Covid-19 này phát huy hiệu quả là so sánh số người bị nhiễm trong các tháng tới từ hai nhóm tham gia thử nghiệm.

    Trong trường hợp các ca nhiễm ở Anh giảm nhanh thì có thể khiến cuộc thử nghiệm gặp rắc rối do không đủ dữ liệu.

    Giáo sư Andrew Pollard, Giám đốc Nhóm Vaccine Oxford và là người dẫn đầu cuộc thử nghiệm, cho biết: "Chúng tôi đang đuổi bắt giai đoạn cuối của đợt dịch hiện tại. Nếu không bắt kịp, trong vài tháng tới chúng tôi sẽ không thể khẳng định được vaccine có hiệu nghiệm hay không. Nhưng chúng tôi cũng nhận định là sẽ có thêm nhiều ca bệnh trong tương lai bởi vì con virus này không biến mất."

    Các nhà nghiên cứu vaccine thường ưu tiên tuyển chọn các nhân viên y tế địa phương cho các cuộc thử nghiệm vì những người này dễ phơi nhiễm virus.

    Trong các tháng tới, một cuộc thử nghiệm lớn hơn sẽ được tiến hành với số tình nguyện viên tham gia khoảng 5.000 người không giới hạn độ tuổi.

    Người lớn tuổi thường có phản ứng miễn dịch yếu hơn khi được tiêm vaccine. Các nhà nghiên cứu đang cân nhắc liệu có nên tiêm cho họ hai liều.

    Nhóm nghiên cứu Oxford cũng đang tìm hiểu khả năng tiến hành thử nghiệm ở châu Phi, có thể là Kenya, nơi tỉ lệ lây nhiễm đang tăng nhanh.

    Nếu số lượng người nhiễm là vấn đề, tại sao không cân nhắc việc tiêm thử nghiệm vaccine cho các tình nguyện viên nhiễm virus corona?

    Đó có thể là phương cách nhanh chóng và rõ ràng để có thể xác định được vaccine có hiệu nghiệm hay không, nhưng làm vậy sẽ đối mặt với vấn đề đạo đức trong bối cảnh chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu đối với bệnh nhân Covid-19.

    Nhưng điều đó có thể trở nên khả thi trong tương lai. Giáo sư Pollard chia sẻ: "Nếu một lúc nào đó chúng ta tìm được vài biện pháp điều trị cho căn bệnh này, và có thể đảm bảo an toàn cho các tình nguyện viên, thì đó sẽ là cách rất tốt để thử vaccine."

    Vaccine có an toàn?

    Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ được giám sát kỹ trong thời gian tới. Họ được cảnh báo là một vài người có thể bị nhức tay, đau đầu hoặc sốt trong vài ngày đầu tiên sau khi tiêm.

    Họ cũng được cảnh báo là về lý thuyết thì có thể xảy ra nguy cơ virus thử nghiệm kích hoạt các phản ứng nghiêm trọng từ virus corona, vốn trước đây từng xảy ra trong các cuộc thử nghiệm vaccine SARS trên động vật.

    tiem vaccine o anh 1
    Việc nghiên cứu vắc xin bắt đầu từ tháng 1/2020. Ảnh: SEAN ELIAS - OXFORD VACCINE TRIAL

    Nhưng nhóm nghiên cứu Oxford nói rằng các dữ liệu thu thập được cho thấy nguy cơ vaccine thử nghiệm khiến cho bệnh tình nặng thêm là rất thấp.

    Các nhà khoa học hy vọng vào tháng 9 có thể có được 1 triệu liều vaccine, sau đó có thể tăng quy mô sản xuất, nếu vaccine cho thấy hiệu quả phòng bệnh.

    Ai sẽ được tiêm vaccine trước?

    Giáo sư Gilbert nói chưa có quyết định về việc này: "Chúng tôi không có bổn phận tuyên bố điều gì sẽ đến, chúng tôi chỉ cố gắng để có được một vaccine hiệu nghiệm và có đủ số lượng vaccine đó. Sau đấy thì là chuyện của người khác."

    Giáo sư Pollard nói thêm: "Chúng tôi sẽ đảm bảo có đủ liều dùng để cung cấp cho những người cần kíp nhất, không chỉ tại Anh mà còn tại các nước đang phát triển."

    Một nhóm khác tại Đại học Imperial London cũng đang hy vọng tiến hành các cuộc thử nghiệm vaccine trên người vào tháng 6.

    Các nhóm nghiên cứu của Oxford và Imperial đã nhận hơn 40 triệu bảng từ quỹ của chính phủ.

    Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã biểu dương hai nhóm nghiên cứu và nói rằng Anh quốc sẽ "dốc toàn lực" để phát triển vaccine.

    Cố vấn y tế trưởng của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, trước đây từng nói là khó có khả năng vaccine và thuốc điều trị sẽ sẵn sàng vào năm tới.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Rất nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 đã không được bệnh viện Nightingale thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tại thủ đô London tiếp nhận do bệnh viện này đang thiếu y tá tại các phòng chăm sóc đặc biệt.

    bvn 1
    Ngài Simon Stevens, CEO của NHS England tại bệnh viện Nightingale. Ảnh:AFP/Getty Images.

    Rất nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 đã không được bệnh viện Nightingale thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tại thủ đô London tiếp nhận do bệnh viện này đang thiếu y tá tại các phòng chăm sóc đặc biệt.

    Bệnh viện Nightingale đã không thể tiếp nhận điều trị cho khoảng 50 người có các triệu chứng của COVID-19 và đang phải “giành giật lại sự sống từ tay thần chết” kể từ khi bệnh nhân đầu tiên đến cơ sở của bệnh viện này trong trung tâm triển lãm ExCeL gần bến cảng London Docklands vào ngày 7/4.

    Theo thống kê của tờ The Guardian thì 30 người trong số họ bị từ chối điều trị vì bệnh viện này thiếu y tá. Do đó, kế hoạch chuyển các bệnh nhân mắc COVD-19 tới bệnh viện Nightingale từ các cơ sở điều trị khác trong thủ đô London cũng bị hủy bỏ vì “vấn đề nhân sự”.

    Những tiết lộ này cũng đặt ra câu hỏi về vai trò và tương lai của bệnh viện Nightingale khi tính đến đầu tuần này mới chỉ điều trị được cho 41 bệnh nhân, mặc dù được trang bị gần 4.000 giường bệnh.

    “Bệnh viện bắt buộc phải từ chối những người cần chăm sóc vì không thể có đủ các y tá như ở các bệnh viện khác để có thể làm việc ở đó”, một nhân viên tại cơ sở mới của bệnh viện Nightingale cho biết.

    Một nhân viên khác cũng cho biết thêm bệnh viện vẫn đang có rất nhiều bác sĩ đang sẵn sàng làm nhiệm vụ tại đây, tuy nhiên vấn đề chính nằm ở việc thiếu hụt các y tá chuyên khoa tại các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của bệnh viện. Đồng thời họ cũng không thể có người đến hỗ trợ khi rất nhiều y tá chuyên khoa khác cũng đang phải cật lực làm việc tại các cơ sở y tế khác tại thủ đô London.

    bvn 1
    Bệnh viện Nightingale tại thủ đô London.

    Trước những thông tin trên, người phát ngôn của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho rằng việc các bệnh nhân mắc COVID-19 bị bệnh viện Nightingale thuộc NHS “quay lưng” và từ chối tiếp nhận điều trị do thiếu y tá chuyên khoa là không chính xác.

    Đồng thời ông cũng cho biết bệnh viện Nightingale được lập ra với mục đích trở thành cơ sở chữa trị cho các ca mắc COVID-19 khi hệ thống NHS bị quá tải và khẳng định các bệnh viện khác tại thủ đô London vẫn có đủ khả năng dự phòng để có thể điều trị cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới gây ra. 

    Theo Guardian

  • Bệnh nhân Covid-19 thức dậy thấy mình như 'một người đàn ông mới' sau khi tiêm huyết tương từ người được chữa khỏi.

    huyet tuong cuu nguoi 1
    Bệnh nhân nhiễm Covid-19 Alexander Kutzov, 49 tuổi.

    Một bệnh nhân Covid-19 đã tuyên bố, ông có cảm giác không tin nổi khi tỉnh dậy, thấy mình "như một người đàn ông mới", sau khi truyền huyết tương từ một người nhiễm Covid-19 nhưng đã được chữa khỏi.

    Alexander Kutzov, 49 tuổi, đã chiến đấu với căn bệnh này trong sự chăm sóc đặc biệt khi các bác sĩ ở Nga đưa ra quy trình thí nghiệm như là phương sách cuối cùng. Ban đầu, bệnh nhân này  từ chối điều trị sau khi nghĩ rằng nó có thể khiến ông bị lây nhiễm HIV- nhưng sau đó ông đã thay đổi suy nghĩ khi các bác sĩ đảm bảo với ông  rằng điều đó là không thể.

    Huyết tương chứa kháng thể kháng virus corona  có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với cơ hội phục hồi. Kutuzov nói: "Tôi cảm thấy xấu hổ khi nói nhưng ban đầu tôi đã từ chối lời đề nghị truyền huyết tương. Tôi đã có nỗi sợ ngu ngốc khi bị nhiễm HIV hoặc viêm gan. Nhưng các bác sĩ đảm bảo với tôi điều này là không thể, rằng máu đã được kiểm tra.

    Tôi đã đồng ý và ngay sau khi làm thủ tục đầu tiên tôi thức dậy như một người đàn ông mới. Cơn sốt của tôi biến mất, nó trở nên dễ thở hơn. Hình ảnh chụp chiếu về phổi của tôi cho thấy sự chuyển động tích cực và tôi nhận ra mình may mắn như thế nào". Được điều trị tại Viện nghiên cứu Sklifosovsky ở Moscow, ông   Kutuzov là một trong 3 bệnh nhân ở thủ đô đã chữa khỏi bệnh sau khi nhận được huyết tương.

    huyet tuong cuu nguoi 1
    Alexander Kutzov thấy mình như một "người mới".

    Moscow đang cung cấp các hỗ trợ kinh phí cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục để hiến huyết tương, cung cấp khoảng 54 bảng cho tối đa mỗi người khi hiến 600 ml huyết tương.

    Ông Kutuzov nói thêm: Tôi đã thực hiện xét nghiệm máu để tìm kháng thể và tôi rất hy vọng tôi sẽ có thể giúp đỡ các bệnh nhân khác bằng cách trở thành một người cung cấp huyết tương.

    Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)-bà Melita Vujnovich cũng cho rằng: "Sự tích lũy miễn dịch thụ động bằng cách đưa huyết tương từ người đã hồi phục hoặc huyết thanh siêu miễn dịch hạn chế về thời gian và có thể sử dụng như một phương án điều trị hoặc biện pháp bảo vệ hạn chế thời gian cho những người dễ bị tổn thương."

    Nguồn: Dailystar

  • Bé Leah Peters đã trở thành một trong những bệnh nhi nhỏ tuổi nhất chiến thắng coronavirus. 

    Em được đưa vào khoa cấp cứu bệnh viện Pilgrim ở Boston, Lincolnshire và cuối tháng Ba sau khi xuất hiện triệu chứng ho. Tại đây, em được cho thở oxy, và sau được xét nghiệm dương tính với Covid-19. 

    be 1 tuoi khoi benh 1
    Bé Leah đã chiến thắng Covid-19.

    Bố mẹ của em, chị Agata và anh Michael Peters, lo sợ con mình sẽ gặp nguy hiểm vì con vốn bị viêm phổi mãn tính và bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, Leah đã khiến mọi người kinh ngạc khi em được xuất viện ngay vào ngày nhận kết quả xét nghiệm.

    Chị Agata nói: ''Cách đây vài tuần, tôi thấy con ho. Nhưng vì trong nhà còn 2 đứa trẻ 4 và 5 tuổi nữa, nên tôi chỉ nghĩ con chỉ bị cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm một loại virus khác. Chúng tôi không quá lo lắng''.

    ''Vì con bị bệnh tim nên chúng tôi có một y tá đến nhà thăm khám hàng tuần. Khi phát hiện tình trạng của con, y tá đã ngay lập tức gọi cứu thương đưa con đến bệnh viện Pilgrim nơi con được cho thở oxy''

    ''Sau đó khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính, chúng tôi đã vô cùng ngạc nhiên. Tôi nghĩ với bệnh lý sẵn có, con sẽ rất khó khăn để để chiến thắng virus''.

    ''Nhưng con là một chiến binh tí hon dũng cảm. Con sớm được xuất viện về nhà và bây giờ đang rất ổn''.

    Leah trải qua hầu hết tuổi thơ của em trong bệnh viện để trị các căn bệnh bẩm sinh. Em được sinh non lúc 32 tuần 5 ngày, khiến em bị viêm phổi bẩm sinh do quá trình sinh nở. Em sẽ trãi qua một cuộc phẫu thuật tim nữa vào mùa hè này. 

    Mẹ của em cho biết đội ngũ NHS ''rất tuyệt vời''. 

    ''Dù phải mặc trang phục bảo hộ cồng kềnh nhưng họ vẫn rất ngọt ngào và tận tâm. Chúng tôi không mong mỏi gì hơn. Lời nói không thể diễn tả hết sự biết ơn của tôi dành cho họ'', cô nói. 

    Leah là một trong hơn 130 bệnh nhân nhiễm coronavirus ở Lincolshire đã được xuất viện.

    Tại Thái Lan, một em bé một tháng tuổi, ca nhiễm nCoV trẻ nhất nước này, đã hồi phục và sẽ được xuất viện trong hôm nay.

    Visal Moolasart, bác sĩ tại Viện các Bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura ở thủ đô Bangkok, ngày 22/4 cho biết sau khi tham khảo ý kiến các dược sĩ và những chuyên gia y tế khác, đội ngũ y bác sĩ điều trị cho em bé đã quyết định dùng 4 loại thuốc chống virus.

    be 1 tuoi khoi benh 1
    Y tá tại Viện các Bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura ở Bangkok bế em bé một tháng tuổi đã chiến thắng Covid-19, vào hôm qua, một ngày trước khi em xuất viện. Ảnh: Reuters.

    "Chiến lược được sử dụng là cho cháu bé dùng thuốc trong 10 ngày" Moolasart nói. "Chúng tôi kiểm tra sức khỏe cho cháu bé mỗi ngày và sau khoảng 3 đến 5 ngày, phim chụp X-quang cho thấy dấu hiệu dần dần hồi phục".

    Theo Visal, việc điều trị cho trẻ sơ sinh gặp nhiều thách thức bởi hạn chế trong việc sử dụng thuốc, song các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ thường ít nghiêm trọng hơn so với người lớn.

    Thái Lan hôm qua ghi nhận thêm 15 ca nhiễm nCoV và một trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc lên 2.826 và 49. Dù số ca nhiễm mới giảm, giới chức nước này vẫn tỏ ra thận trọng, khẳng định cách tốt nhất để kiềm chế dịch bệnh là người dân ở nhà, tiếp tục thực hiện nghiêm cách biệt cộng đồng.

    Viethome (theo Standard)

  • Các kế hoạch đang được soạn thảo để cho phép Amazon cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus tại nhà ở Vương quốc Anh.

    Công ty đang bắt đầu một chương trình thí điểm sử dụng dịch vụ hậu cần của Amazon để cung cấp tăm bông lấy mẫu dịch mũi họng và mẫu xét nghiệm này sẽ được thu lại một giờ sau đó.

    Kết quả sẽ được thông báo qua tin nhắn văn bản, và toàn bộ quá trình dự kiến hoàn thành chỉ trong vòng chưa đầy 48 giờ. Được biết, xét nghiệm này khác với bộ xét nghiệm kháng thể coronavirus tại nhà đang được nghiên cứu sản xuất. 

    Trước đó, cơ quan đại diện cho các nhà khoa học y sinh của NHS cho biết các thành viên của họ vẫn không thể đẩy mạnh xét nghiệm coronavirus do thiếu bộ dụng cụ chứ không phải thiếu năng lực. Viện Khoa học Y sinh (IBMS) cho biết các phòng thí nghiệm NHS vẫn đang vật lộn để tìm nguồn dụng cụ và thuốc thử, và nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu cuối tháng là 100.000 xét nghiệm mỗi ngày do Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đặt ra.

    PRI 147776919 1

    Cơ quan này cũng cảnh báo các phòng thí nghiệm mới do Chính phủ thành lập có thể sẽ cạnh tranh với các phòng thí nghiệm NHS thành lập.

    Phố Downing cho biết vào hôm thứ Năm, 17/4, Vương quốc Anh hiện có khả năng tiến hành 35.000 xét nghiệm coronavirus mỗi ngày - mặc dù trên thực tế chỉ đang thực hiện chưa đến một nửa số đó.

    Người phát ngôn chính thức của Thủ tướng cho hay, trong 24 giờ tính đến 9 giờ sáng thứ Tư 16/4, 15.994 xét nghiệm đã được thực hiện trên khắp nước Anh, Scotland và xứ Wales.

    Trong khi năng lực xét nghiệm tại các cơ sở công cộng là 20.771 và hơn 14.300 thông qua các cơ sở xét nghiệm thương mại.

    “Chúng tôi hiểu rõ rằng nhân viên NHS, nhân viên chăm sóc xã hội và gia đình của họ nên được ưu tiên ở những cơ sở còn khả năng xét nghiệm,” người phát ngôn nói.

    Chủ tịch IBMS Allan Wilson cho biết vấn đề đang tồn tại trong phòng xét nghiệm của NHS không phải là năng lực, mà là thiếu bộ dụng cụ.

    “17.000 nhân viên phòng thí nghiệm NHS mà tôi đang đại diện hiện rất thất vọng,” ông nói trong một tuyên bố.

    “Họ đã tự tìm cách sáng tạo để tăng khả năng xét nghiệm Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng để các phòng thí nghiệm NHS có thể đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng của Quốc Vụ khanh Dominic Raab, nhưng họ vẫn không thể tìm ra nguồn cung cấp bộ dụng cụ thử nghiệm và thuốc thử mà họ cần.

    “Tôi lo lắng khi nhận thấy các khoản đầu tư đáng kể đang được dồn vào các trung tâm xét nghiệm hàng loạt. Họ đang lên kế hoạch thực hiện 75.000 trong số 100.000 xét nghiệm mỗi ngày.

    “Các cơ sở này sẽ là nguồn tài nguyên đáng hoan nghênh và giảm áp lực cho NHS nếu vấn đề nằm ở năng lực.

    “Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đang ngăn cản các chuyên gia y sinh, chứ không phải do thiếu năng lực.”

    Ông Wilson cho biết có những lo ngại cho rằng các trung tâm xét nghiệm hàng loạt sẽ chỉ khiến cạnh tranh khốc liệt hơn trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.

    Ông cho biết số lượng xét nghiệm tại NHS có thể giảm nếu các phòng thí nghiệm phải tranh giành bộ thử nghiệm và thuốc thử Covid-19 với các trung tâm thí nghiệm lớn.

    Ông nói thêm: “Vương quốc Anh phải tránh lâm vào tình trạng này vì sự an toàn của bệnh nhân.

    “Rõ ràng hiện tồn tại hai luồng xét nghiệm: một luồng được cung cấp bởi các nhà khoa học y sinh (HCPC) đã đăng ký, có kinh nghiệm và có trình độ cao làm việc trong các phòng thí nghiệm được công nhận bởi Dịch vụ Cấp phép Vương quốc Anh (UKAS), nguồn còn lại đến từ các tình nguyện viên chưa đăng ký trong các phòng thí nghiệm không có giấy phép và được thành lập chỉ trong vòng vài tuần.”

    Ông nói rằng IBMS không tham gia vào việc “đảm bảo chất lượng của các trung tâm xét nghiệm, ngay cả khi chúng nằm gần các Phòng thí nghiệm lớn của NHS”.

    VietHome (Theo Metro)

  • Hơn 100 bệnh nhân nặng khỏi bệnh và xuất viện chỉ sau 6 ngày dùng thuốc thử nghiệm remdesivir, Đại học Y khoa Chicago thông báo hôm qua. 

    Remdesivir là một trong những loại thuốc đầu tiên cho thấy tiềm năng điều trị nCoV. Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, các chuyên gia trên thế giới kỳ vọng nhiều vào kết quả thử nghiệm lâm sàng.   

    Nếu an toàn và hiệu quả, rất có thể nó sẽ nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan khác, trở thành phương pháp điều trị Covid-19 chính thức đầu tiên.    

    Thử nghiệm ba giai đoạn của Đại học Y khoa Chicago có 125 tình nguyện viên. Trong đó 113 người mắc bệnh nặng với các triệu chứng như suy hô hấp và sốt cao. Tất cả được truyền dịch chứa remdesivir hàng ngày.

    "Tin tốt là hầu hết bệnh nhân được xuất viện, điều này thật tuyệt vời. Chỉ có hai bệnh nhân tử vong", Tiến sĩ Kathleen Mullane, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học Chicago, người đứng đầu thử nghiệm, cho biết.

    Tuy nhiên đây chỉ là kết quả sơ bộ nghiên cứu về độ hiệu quả của remdesivir. Thử nghiệm không có nhóm giả dược, những người không được cho dùng thuốc, để đối chứng. Vì vậy sẽ rất khó để kết luận liệu thuốc có thực sự giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân hay không.

    thuoc thu thanh cong
    Một lọ thuốc remdesivir thử nghiệm. Ảnh: AP

    "Nhưng chắc chắn kể từ khi bắt đầu sử dụng, cơn sốt của họ hạ dần. Giờ triệu chứng sốt không còn là điều kiện cần để tham gia thử nghiệm nữa, nhiều người sốt cao nhưng giảm nhiệt nhanh chóng. Điều quan trọng là một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc không còn phải sử dụng máy thở, tình trạng sức khoẻ cải thiện đáng kể.", tiến sĩ Mullane giải thích.

    "Trước đó hầu hết họ biểu hiện triệu chứng nặng, nhưng chỉ 6 ngày sau đã được xuất viện. Như vậy liệu trình có thể được rút ngắn xuống, không nhất thiết kéo dài 10 ngày. Có thể còn 3 ngày", bà bổ sung

    Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps bày tỏ lạc quan: "113 bệnh nhân nặng tham gia thử nghiệm đều có nguy cơ tử vong cao. Nếu phần lớn được xuất viện, đây là tín hiệu tích cực cho thấy thuốc có hiệu quả". 

    Song ông cũng cho rằng cần đối chiếu với kết quả từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. 

    Nhiều nghiên cứu khác đang được tiến hành song song. Hãng Gilead, nhà sáng chế remdisivir, hiện phân phối thuốc cho khoảng 2.400 bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng và 1.600 người biểu hiện trung bình và nhẹ trên toàn thế giới. Kết quả thử nghiệm dự kiến có vào cuối tháng này.    

    (Theo CNN, STAT)

  • Chính phủ Bồ Đào Nha đã tiết lộ làm thế nào mà nước này tránh được kịch bản tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19.

    Bồ Đào Nha, với dân số chủ yếu là người cao tuổi đã chứng kiến ​​tỷ lệ tử vong chỉ 3% so với phần còn lại của châu Âu.

    Ricardo Baptista Leite, một bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm, tuyên bố rằng những số liệu thống kê bất ngờ trên không phản ánh chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ.

    Theo ông Leite, tình hình dịch Covid-19 ở Bồ Đào Nha có thể tồi tệ hơn bởi hệ thống y tế yếu kém ở nước này.

    Tuy nhiên, người dân Bồ Đào Nha đã hiểu rất rõ rằng nếu muốn sống sót thì chúng ta cần phải làm nhiều hơn. Người dân ở đất nước đã thể hiện sự đoàn kết to lớn. 

    Mặc dù Bồ Đào Nha là nước ban hành các biện pháp phong tỏa ít nghiêm ngặt nhất ở châu Âu nhưng người dân đã không vì thế mà chủ quan. Một cuộc khảo sát cho thấy 51% người Bồ Đào Nha thích ở nhà hơn là ra ngoài thời dịch Covid-19 hoành hành.

    Thủ tướng António Costa cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh đầu tuần này rằng: "Từ đầu cuộc khủng hoảng này, người Bồ Đào Nha đã hiểu rằng ở nhà là cách tốt nhất họ có thể hỗ trợ nhân viên y tế trên tuyến đầu của chúng tôi. Chúng ta nên tôn vinh những người đã thể hiện ý thức kỷ luật tự giác".

    0 bo dao nha

    Bồ Đào Nha là nước có dân số già chỉ sau Ý và Hy Lạp tại châu Âu. Họ cũng chỉ có tỷ lệ 4,2 giường chăm sóc đặc biệt trên 100.000/dân - con số thấp nhất trong số các quốc gia thành viên EU.

    Nước láng giềng Tây Ban Nha có 9 giường trên 100.000 dân, trong đó Đức có trên dưới 30 giường.

    Bồ Đào Nha tuyên bố phong tỏa đất nước vào ngày 18/3 khi nước này có 450 ca nhiễm Covid-19. Tây Ban Nha đã thực hiện các biện pháp tương tự 3 ngày trước đó khi có số ca nhiễm Covid-19 gấp gần 10 lần Bồ Đào Nha.

    Inês Fronteira, giảng viên về sức khỏe cộng đồng quốc tế tại Đại học NOVA của Lisbon bình luận: "Việc thực hiện sớm các biện pháp phong tỏa, cách ly xã hội có thể giúp giải thích tốc độ lây nhiễm bệnh Covid-19 ở Bồ Đào Nha chậm hơn. Chúng tôi đã làm điều đó trong một giai đoạn mà chưa ghi nhận quá nhiều ca nhiễm bệnh. Điều này có hiệu quả hơn trong việc giảm sự lây truyền".

    Hiện Bồ Đào Nha ghi nhận ​​19.022 trường hợp nhiễm Covid-19, trong khi láng giềng Tây Ban Nha ghi nhận tới 190.839 ca nhiễm.

    Theo Express

  • Việc sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 mang tính rủi ro cao vì được tiến hành trên quy mô lớn và song song với quá trình thử nghiệm tính hiệu quả.

    1 trieu vaccine
    Đại học Oxford (Anh) quyết định sản xuất 1 triệu liều vắc xin Covid-19 dù chưa chứng minh hiệu quả. Ảnh: Reuters

    Theo Reuters ngày 17.4, khoảng 1 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 do các nhà khoa học Anh phát triển đang được sản xuất và sẽ đưa ra vào tháng 9, dù chưa qua bước thử nghiệm để xác định tác dụng.

    Nhóm chuyên gia tại Đại học Oxford gọi vắc xin này là ChAdOx1 nCoV-19, một trong ít nhất 70 vắc xin đang được phát triển trên thế giới, trong đó có 5 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu trên người.

    Các chuyên gia tại Đại học Oxford ngày 17.4 thông báo tuyển tình nguyện viên thử nghiệm giai đoạn 1, song song với việc “sản xuất mang tính rủi ro” trên quy mô lớn đang được tiến hành. Điều này có nghĩa là các liều thuốc được sản xuất số lượng lớn vẫn có khả năng vô dụng nếu thử nghiệm không chứng minh được hiệu quả.

    “Chúng tôi bắt đầu sản xuất mang tính rủi ro không phải ở quy mô nhỏ, sử dụng mạng lưới các nhà sản xuất ở 7 nơi khác nhau trên thế giới. Mục tiêu là có ít nhất 1 triệu liều vào tháng 9, thời điểm chúng tôi hy vọng tính hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm”, theo giáo sư Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner tại Đại học Oxford.

    Ông cho biết có 3 đối tác sản xuất ở Anh, 2 tại châu Âu, 1 tại Ấn Độ và 1 tại Trung Quốc. Chi phí sản xuất ban đầu có thể lên đến hàng chục triệu bảng Anh và ông biết rõ về rủi ro đầu tư khi đẩy mạnh sản xuất trước khâu xác nhận hiệu quả thuốc.

    Giáo sư Anthony Costello tại viện Sức khỏe Toàn cầu UCL, London, cảnh báo chính phủ đã ứng phó với Covid-19 quá chậm chạp và hơn 40.000 người nước này có thể chết do nCoV.

    "Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng chúng ta đã hành động quá muộn. Có thể 40.000 người sẽ chết trước khi điều này kết thúc", Costello nói, đồng thời cho biết việc phát triển vắc xin là yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống Covid-19.

    Tuy nhiên, các bộ trưởng Anh liên tục bảo vệ những biện pháp ứng phó Covid-19, cho biết họ đã hành động dựa theo lời khuyên khoa học và luôn phản ứng nhanh chóng.

    Theo Independent/Reuters

  • Các bác sĩ chuyên ngành chăm sóc tích cực tại Mỹ đã giải thích lý do vì sao các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng thường được đặt nằm sấp.

    Hôm 10/4, Bác sĩ Mangala Narasimham nhận được một cuộc gọi khẩn cấp. Một người đàn ông ở độ tuổi 40 nhiễm Covid-19 đang ở trong tình trạng nguy kịch, và đồng nghiệp muốn bà đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Bệnh viện Do thái Long Island để xem liệu anh ấy có cần dùng máy thở hay không.

    “Trước khi tôi đến”, bà Narasimham nói với vị bác sĩ còn lại, “thử quay bệnh nhân nằm sấp lại xem có đỡ hơn không”. Bà Narasimham sau đó không cần phải tới ICU. Phương pháp lật sấp đã có tác dụng.

    Các bác sĩ đang phát hiện ra rằng phương pháp thông khí nhân tạo bằng cách đặt các bệnh nhân nhiễm virus corona vào tư thế nằm sấp sẽ giúp tăng lượng oxy vào được phổi của bệnh nhân.

    benh nhan nam sap 1
    Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đặt nằm sấp tại một bệnh viện ở Italia

    “Chúng tôi đang cứu sống nhiều người bằng cách này, chắc chắn là như vậy”, bà Narasimham, Giám đốc vùng phụ trách chăm sóc tích cực của hệ thống y tế Northwell Health, cho biết. “Đó là một việc làm rất đơn giản, nhưng chúng tôi đã ghi nhận những sự cải thiện đáng kinh ngạc. Chúng tôi có thể nhìn thấy điều này ở tất cả các bệnh nhân”.

    “Một khi bạn biết nó có tác dụng, bạn sẽ muốn làm việc này nhiều hơn, và bạn sẽ thấy là nó có tác dụng gần như ngay lập tức”, bác sĩ Kathryn Hibbert, Trưởng khoa ICU ở Bệnh viện Đa khoa bang Massachusetts, Mỹ cho biết.

    Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường tử vong do ARDS – hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Hội chứng này cũng là nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân nhiễm cúm mùa, viêm phổi và nhiều căn bệnh khác. 7 năm trước, các bác sĩ người Pháp đã đăng tải một bài nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân với hội chứng ARDS phải dùng máy thở thường có tỉ lệ tử vong thấp hơn nếu họ được đặt nằm sấp trong bệnh viện.

    Kể từ đó, các bác sĩ tại nhiều quốc gia đã bắt đầu đặt nằm sấp các bệnh nhân phải thở máy. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi với bệnh nhân Covid-19, và nó đã mang lại hiệu quả. Khi nam bệnh nhân ở Bệnh viện Do thái Long Island được đặt nằm sấp, độ bão hoà oxy trong máu đã tăng từ 85% lên 98%, một mức tăng rất lớn.

    benh nhan nam sap 1
    Bác sĩ tại nhiều quốc gia đang áp dụng phương pháp thông khí nhân tạo bằng cách đặt bệnh nhân nằm sấp.

    Các bệnh nhân phải thở máy thường nằm sấp trong khoảng 16 tiếng một ngày, phần thời gian còn lại sẽ nằm ngửa để các bác sĩ dễ dàng thực hiện các thủ tục thăm khám và điều trị hơn. Các chuyên gia chăm sóc tích cực cho biết, việc cho các bệnh nhân nằm sấp có tác dụng vì tư thế này cho phép oxy dễ dàng đi vào phổi hơn. Khi nằm ngửa, sức nặng của cơ thể vô hình chung đã chèn vào một phần của hai lá phổi.

    “Bằng cách đặt họ nằm sấp, chúng tôi đang mở ra một phần của hai lá phổi mà trước đó chưa được mở ra”, bà Hibbert cho biết.

    Theo Vietnamnet

  • Khi Viethome đăng bài này, con số quyên góp có thể đã vượt mốc £12,049,190.18 chỉ trong một thời gian ngắn.

    Ông Tom Moore, một cựu binh Thế chiến II từng phục vụ trong quân đội Anh ở Ấn Độ, quyên được số tiền trên nhờ hoàn thành thử thách 100 vòng trong khoảnh vườn 25 mét trước thời điểm đón sinh nhật 100 tuổi vào cuối tháng này.

    Ông ban đầu dự kiến gây quỹ 1.000 bảng cho tổ chức từ thiện của Cơ quan Y tế Quốc gia, sau khi được các y bác sĩ điều trị vì gãy xương hông và ung thư. Nhưng chưa đầy một ngày, họ đã đạt được con số này. Sau đó, ông cùng gia đình đặt mục tiêu gây quỹ lên 500.000 bảng và chỉ chưa đầy một tuần, họ đã quyên góp được 2 triệu bảng để ủng hộ cho các bác sĩ và y tá đang ở những tuyến đầu chống dịch Covid-19.

    cuu chien binh gay quy
    Cựu binh Thế chiến II Tom Moore đi bộ 100 vòng trong vườn nhà ở hạt Bedfordshire, phía nam Anh, hôm 15/4, để gây quỹ cho nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19. Ảnh: Reuters

    "Thật tuyệt vời cho các bác sĩ và y tá tuyến đầu", ông nói về số tiền quyên được. "Trong cuộc chiến trước, những người lính mang quân phục ở tiền tuyến. Lần này, quân đội của chúng ta là các y bác sĩ. Chúng ta sẽ sống sót qua cuộc chiến này".

    Khoảng 615.045 người đã góp tiền vào quỹ của ông Moore, khiến trang JustGiving thậm chí có thời điểm bị sập. Trong số các mạnh thường quân có hai cựu đội trưởng của Manchester United và Arsenal là Rio Ferdinand và Tony Adams, huy chương vàng Olympic Kelly Holmes, cùng nhiều tổ chức từ thiện, chương trình truyền hình và báo chí.

    Hiện tại, chỉ 1 tuần sau khi phát động chiến dịch, ông đã quyên được hơn 12 triệu bảng và đã đi thêm một số vòng trong vườn nhà ở hạt Bedfordshire, phía nam Anh, với thiết bị hỗ trợ. Không chỉ người dân Anh mà mọi nơi trên thế giới, từ Pháp đến Mỹ, rất nhiều người đã quyên góp cho ông.

    cuu binh 99 2
    Hình ảnh ông Moore trong Thế chiến thứ II. Ảnh: JustGiving

    10 vòng cuối cùng của ông Moore sẽ được phát trực tiếp trên hai show truyền hình buổi sáng lớn nhất của Anh vào hôm nay, là BBC Breakfast và Good Morning Britain.

    Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã gửi lời cảm ơn tới ông Tom Moore trong cuộc họp báo hàng ngày ở Downing Street, gọi ông là ''nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta''.

    Sau khi biết được thông tin này, ông Moore nói với Sky News: ''Tôi vô cùng kinh ngạc một người như ông ấy lại nhắc tới tôi. Ông ấy là một người quan trọng trong chính phủ, và nếu ông ấy nói về tôi thì điều đó thật vinh dự''. 

    Gia đình ông Moore không thể thốt nên lời trước thành quả mà cựu chiến binh đã đạt được. Họ vô cùng tự hào về ông.

    Bạn có thể ủng hộ ông tại đây https://www.justgiving.com/fundraising/tomswalkforthenhs

    Theo Sky News

  • Theo thông tin từ người nhà ông Nguyễn Minh Sơn (sinh năm 1962), người Việt đầu tiên tử vong vì COVID-19 tại Đức, gia đình đã đồng ý hiến xác ông để các nhà khoa học nghiên cứu về virus corona chủng mới.

    nguoi viet tu vong o duc
    Tấm ảnh kỷ niệm của vợ chồng ông Sơn - Ảnh: NVCC

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online chiều 14-4, anh Phạm Hoài Nam, em rể ông Sơn, cho biết sau khi họp bàn, gia đình đã quyết định đồng ý với đề nghị của bệnh viện ở Munchen (Đức), hiến xác ông Sơn để các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh COVID-19.

    Mong giúp ích cho khoa học

    Theo anh Nam, sau khi được gia đình đồng ý, từ hôm nay 14-4, các nhà khoa học Đức sẽ tiến hành mổ tử thi để nghiên cứu quá trình xâm nhập cơ thể cũng như sự tấn công, tàn phá của virus corona chủng mới với các bộ phận con người. 

    Công việc này dự kiến kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó bệnh viện sẽ hỏa thiêu và gửi tro cốt để gia đình mai táng.

    Cũng theo anh Nam, sở dĩ gia đình đồng ý hiến xác ông Sơn là vì mọi người trước nay luôn ủng hộ việc làm vì mục đích khoa học này. Một số thành viên trong gia đình lớn của anh Nam cũng đã đăng ký hiến tạng sau khi chết. Và họ biết lúc còn sống ông S. đã từng có mong muốn đó.

    Thêm nữa họ còn bị thuyết phục bởi lập luận của các nhà chuyên môn ở Đức. Đó là mặc dù ông Sơn có bệnh tiểu đường đã nhiều năm nay nhưng diễn biến chuyển bệnh nguy kịch của ông quá nhanh, chỉ trong vòng 7 ngày không thể qua khỏi, cộng thêm đó là những giả thuyết chưa tiết lộ về chủng virus corona trong ca bệnh của ông Sơn. Đây là những vấn đề giới khoa học Đức mong muốn nghiên cứu làm rõ.

    Lây bệnh từ bên ngoài?

    Theo một số nguồn tin ban đầu thì ông Sơn bị lây bệnh từ vợ, song theo anh Nam có vẻ sự việc chưa hẳn là thế. Đó là việc bà N.T.L. (vợ ông S.) cũng có biểu hiện ho, sốt, nhưng tới hôm nay 14-4 bà vẫn có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona.

    Bà L. đã tự cách ly ở nhà từ 4-4, ngày ông Sơn phải nhập viện cấp cứu và sau đó có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tới hôm nay, theo quy định cách ly theo dõi bắt buộc 14 ngày, bà L. còn 4 ngày nữa mới hết thời hạn theo dõi bệnh cần thiết.

    Chiều 14-4, nhà báo Vũ Lương nguyên là Trưởng đại diện Tạp chí Cầu Đường Việt Nam, nay đã nghỉ hưu và định cư tại Berlin (Đức) - chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online diễn biến cụ thể ca bệnh của ông S. qua những chia sẻ của bà T.L. với ông.

    Theo những ký ức chắp nối lại của bà L., nhiều khả năng ông Sơn bị lây bệnh trong ngày chủ nhật 29-3 khi đi bỏ phiếu trực tiếp tại phòng bầu cử.

    Trước đó nửa tháng, vì bang Bayern và thành phố Munchen đang là tâm dịch COVID-19 nên hai vợ chồng bà đã chấp hành nghiêm túc lệnh hạn chế đi lại của chính quyền. Đáng lẽ ông Sơn có thể bầu qua thư nhưng vẫn muốn tới phòng bỏ phiếu trực tiếp như một cách thư giãn sau hơn chục ngày phải ở trong nhà.

    Ông Sơn có kể lại với vợ sau khi bỏ phiếu đã đi dạo vài vòng trong công viên rồi mới lên tàu về nhà. Tới ngày 1-4 ông bắt đầu ho, có cảm giác như bị cảm lạnh. Ngày 2-4 ông bị ho nhiều hơn, người mệt mỏi và đau đầu. Ngày sau đó ông tiếp tục bị sốt cao, ho và đau người. 

    Đêm 3-4 ông chuyển bệnh nặng nhưng vì bà L. không biết lái xe nên phải chờ tới sáng hôm sau mới cùng chồng đi xe buýt tới viện.

    Ngày 8-4 nhân viên y tế tới nhà kiểm tra thân nhiệt của bà L. và lấy mẫu xét nghiệm. Tới ngày 9-4 em trai của ông S. báo tin ông phải dùng máy trợ thở và đã không thể qua khỏi 2 ngày sau đó. 

    Ông Sơn là người thứ 2.607 tử vong trên đất Đức nhưng là người Việt đầu tiên chết vì bệnh COVID-19.

    Bài liên quan: Thêm 1 người gốc Việt tử vong vì nhiễm Covid-19

    Theo Tuổi Trẻ

  • tay do o chan 1
    Hiệp hội Chuyên khoa Chân ở Tây Ban Nha đang thu thập dữ liệu về các ca bị viêm nhiễm ở chân để nghiên cứu về những dấu hiệu nhiễm coronavirus. Ảnh: Spanish General Council of Official Podiatrist)

    Những u nhọt màu đỏ bầm, nhìn giống như thủy đậu, sởi hoặc vết sưng tấy trên ngón chân và bàn chân có thể là dấu hiệu nhiễm coronavirus. Đây là báo cáo của các bác sĩ Tây Ban Nha và Italy.

    Các bệnh nhân với vết bầm tím, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, khi xét nghiệm Covid-19 thường cho kết quả dương tính ở Tây Ban Nha, cũng như Italy và Pháp.

    Một cậu bé 13 tuổi ở Italy cũng rơi vào trường hợp này, ban đầu mọi người nghĩ em bị nhện cắn. Em đến bệnh viện vào ngày 8/3 sau khi xuất hiện các vết cắt trên da, các vết này sưng tấy lên và đóng vảy. 2 ngày sau em bị viêm phổi, sốt, đau cơ bắp, đau đầu và đặc biệt đau nhức ở các vết sưng trên chân.

    tay do o chan 2
    Các vết màu đỏ như thủy đậu đã xuất hiện ở một số bệnh nhân nhiễm coronavirus. Ảnh: Spanish General Council of Official Podiatrist

    Vì tình trạng quá tải ở Italy, nên em đã không được xét nghiệm coronavirus. Nhưng vào ngày 29/3, tức 5 tuần sau khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Ý, thì cũng xuất hiện một báo cáo chính thức về các u nhọt ở trẻ em được xem là triệu chứng nhiễm Covid-19. 

    Hiện nay, 1/5 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở các bệnh viện Italy là xuất hiện triệu chứng viêm da kỳ lạ này.

    Một chuyên gia da liễu trẻ em ở Bari, ông Mazzotta Troccoli, cho biết tình trạng này ngày càng phổ biến ở Italy. Và sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, thì những tổn thương ở chân sẽ lành mà không để lại dấu tích gì trên da.

    Ông viết: ''Căn cứ vào các dữ liệu từ phòng thí nghiệm và qua quan sát thực tế, chúng ta có thể khẳng định rằng những vết đỏ này là dấu hiệu y khoa của căn bệnh Covid-19. Thông tin này có thể hữu ích trong việc xác định trẻ em hoặc thanh thiếu niên nhiễm Covid-19 trong giai đoạn chưa nghiêm trọng, để tiến hành cách ly phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu vẫn cần mở rộng''.

    Covid-19 thường tấn công phổi, gây ra những con ho liên tục, khó thở và sốt cao. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, đau tinh hoàn, mất vị giác, mất khứu giác.

    tay do o chan 2
    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa các u nhọt trên chân và căn bệnh Covid-19. Ảnh: Spanish General Council of Official Podiatrist.

    Hội đồng Chuyên khoa Chân ở Tây Ban Nha, với 7.500 chuyên gia, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về các triệu chứng u nhọt trên chân. Và họ cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu về các trường hợp nhiễm Covid-19 mà có vết cắt, vết sưng trên chân.

    tay do o chan 2
    Triệu chứng này thường xuất hiện ở người nhỏ tuổi, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở một số ít người trưởng thành. Ảnh: Spanish General Council of Official Podiatrist.

    Các chuyên gia lưu ý rằng những vết sưng trên chân là lành tính. Tuy nhiên, hội đồng cảnh báo người dân nếu ai xuất hiện dấu hiệu này thì hãy tự cách ly và chờ đợi xem mình có xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ho, sốt, khó thở hay không. Các chuyên gia khuyến cáo không nên đưa trẻ đi khám để tránh lây nhiễm nhéo, mà cho trẻ cách ly và thoa thuốc corticosteroid lên vết thương. Các u nhọt này có thể mưng mũ nhưng không cần lo lắng, vì đây chỉ là triệu chứng lành tính. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu cần.

    tay do o chan 2
    U nhọt trên chân có thể bị bỏ qua, khiến cho Covid-19 lan rộng trong cộng đồng. Ảnh: Spanish General Council of Official Podiatrist

    Tiến sĩ Randy Jacobs thuộc Đại học California, Mỹ, cho biết virus corona có thể gây tắc mạch máu, gây tụ máu dưới da, tạo nên những vết bầm. ''Nhiều người thắc mắc Covid-19 có khiến da thay đổi hay không. Câu trả lời là có'', ông nói.

    Viethome (theo Metro)

  • Một cựu chiến binh gây quỹ được gần 1.5 triệu bảng để hỗ trợ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) chống dịch Covid-19 bằng cách cố gắng đi bộ 100 vòng trước sinh nhật lần thứ 100 của ông.

    cu ong gay quy
    Cụ ông muốn đi bộ thêm 100 vòng nữa để gây quỹ hỗ trợ các bác sĩ và y tá chống dịch Covid-19. Ảnh: Chụp màn hình BBC

    Ông Tom Moore, sẽ chính thức bước sang 100 tuổi vào ngày 30.4, cho hay ông rất biết ơn các nhân viên NHS đã điều trị ung thư và gãy xương hông cho mình nên cụ muốn làm điều gì đó để đáp lại trong lúc NHS đang chống chọi với dịch Covid-19, theo Reuters.

    Vì vậy, hồi tuần trước, ông bắt đầu phát động chiến dịch gây quỹ cho NHS bằng cách đi bộ. Ông đặt mục tiêu đi bộ 100 vòng, mỗi vòng 25 m, trong vườn của mình với sự hỗ trợ của khung tập đi trước ngày 16.4.

    Ông Moore và gia đình đặt mục tiêu ban đầu là chỉ cần gây quỹ được 1.000 bảng, nhưng chưa đầy một ngày, họ đã đạt được con số này. Sau đó, ông cùng gia đình đặt mục tiêu gây quỹ lên 500.000 bảng và chỉ chưa đầy một tuần, họ đã quyên góp được 1,2 triệu bảng để ủng hộ cho các bác sĩ và y tá đang ở những tuyến đầu chống dịch Covid-19.

    Tính đến hôm nay 14.4, ông Moore đã gây quỹ gần 1,5 triệu bảng. Hơn 75.000 người trên thế giới đã quyên góp tiền cho chiến dịch gây quỹ của cụ ông này.

    Khi số số tiền quyên góp được vượt mốc 1 triệu bảng, ông Moore mô tả con số đó “gần như không thể tin được” và cho rằng tất cả bác sĩ và y tá đang dũng cảm chống dịch covid-19 đều xứng đáng được nhận tiền ủng hộ. Cụ hy vọng sẽ có thêm tiền cho họ nên muốn đi bộ thêm 100 vòng nữa, theo BBC.

    Ngoài ra, cụ Moore còn muốn gửi một thông điệp về hy vọng cho mọi người trong lúc dịch Covid-19 đang hoành hành ở Anh, với hơn 89.500 ca nhiễm và trên 11.340 ca tử vong. “Cách tôi luôn nhìn mọi thứ: Ngày mai sẽ là ngày tốt đẹp”, ông Moore chia sẻ. 

    Theo BBC

  • Liều vắc-xin được tiêm vào vai trái của cô Jennifer chỉ trong vài giây, nhưng nó gây nên áp lực không hề nhỏ và cũng mang theo niềm hi vọng lớn lao đẩy lùi dịch Covid-19.

    Bà mẹ hai con Jennifer Haller, 44 tuổi, không hề lảng tránh khi nhân viên phòng thí nghiệm tiêm vắc-xin vào da thịt mình. Cô đã chuẩn bị tinh thần từ rất lâu trước buổi sáng ngày 16/3, chính thức trở thành người đầu tiên trên thế giới nhận một liều tiêm phòng Covid-19, theo các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định.

    nguoi dau tien tiem vaccine 1
    (Ảnh: AP)

    Nhiều tuần trước đó, cô Jennifer vẫn là người phụ nữ của gia đình kiêm quản lý vận hành một start-up công nghệ ở bang Washington. Nhưng rồi cô đã nhìn thấy trên Facebook một lời kêu gọi có 1-0-2 trong lịch sử về việc thử nghiệm vắc-xin chống lại chủng virus corona mới.

    Quyết định thử nghiệm vắc-xin vì muốn có cảm giác kiểm soát

    "Thời gian đó chúng tôi cảm thấy bất lực" - Jennifer nói với tờ báo Anh Telegraph trong khi đang tự cách ly ở nhà. "Tôi nghĩ mình chẳng thể làm gì để ngăn cản đại dịch toàn cầu. Sau đó, tôi nhìn thấy một cơ hội và nghĩ rằng: Chà, có lẽ đây là điều mà mình nên đóng góp".

    Giữa mùa dịch Covid-19, mọi thứ mà chúng ta từng cho là dĩ nhiên như quyền tự do di chuyển, chủ động đến nơi làm việc... đã đột nhiên vụt mất trong tầm tay. Khi đó, việc thử nghiệm vắc-xin bỗng trở thành một cái "mỏ neo" để ta có thể vịn vào, đem lại một chút cảm giác an toàn. "Điều đó cho phép tôi cảm thấy mình có thể kiểm soát phần nào tình hình" - Jennifer nói.

    Tuy vậy, cô không dễ dàng đưa ra quyết định cuối cùng. Sau khi cô được khám tổng quát để đảm bảo đủ điều kiện dùng thử vắc-xin, bạn bè và gia đình càng tỏ ra lo ngại. Chồng cô băn khoăn rằng liệu việc này có thật sự an toàn hay không. Cặp đôi từng cho phép con trai mình tham gia một số nghiên cứu y tế khi còn là trẻ sơ sinh, tuy nhiên vấn đề lần này hoàn toàn khác.

    nguoi dau tien tiem vaccine 1
    Cô Jennifer bên cạnh 2 con của mình vào buổi sáng tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 (Ảnh: AP)

    Thử nghiệm vắc-xin sẽ do Viện nghiên cứu Sức khỏe Washington thuộc Tập đoàn Kaiser Permanente thực hiện, bao gồm tiêm 2 liều thử nghiệm vắc-xin, mỗi liều cách nhau 28 ngày và giám sát trong vòng 1 năm.

    Vắc-xin có tên mRNA-1273 đã được dùng trên động vật và cho kết quả hứa hẹn. Tuy nhiên, ngày 16/3 là lần đầu tiên được thử nghiệm ở người. Việc này sẽ không bao gồm đưa vào cơ thể bất kỳ mầm bệnh Covid-19 nào, tuy nhiên toàn bộ quá trình vẫn khá phức tạp.

    Trước khi tiêm phòng, Jennifer phải ký vào văn bản gồm 45 trang tuyên bố từ chối trách nhiệm của Viện nghiên cứu, cho thấy còn rất nhiều điều mà khoa học chưa thể khẳng định chắc chắn. Ngoài ra ngay cả khi tiêm vắc-xin, người phụ nữ vẫn có thể nhiễm Covid-19, vì dĩ nhiên mọi thứ vẫn đang thử nghiệm mà thôi.

    Cuối cùng, Jennifer vẫn chấp thuận. "Có 1 tấn những mối nguy cơ hiển hiện. Nhưng tôi là người rất tích cực, và theo tôi đánh giá thì lợi nhiều hơn hại".

    Các nhà khoa học tin rằng chỉ có nghiên cứu vắc-xin mới dập tắt được đại dịch Covid-19, cứu sống cho hàng trăm ngàn sinh mạng. Tuy nhiên quá trình chế tạo và tung ra thị trường có thể kéo dài ít nhất 1 đến 1,5 năm nữa. Cho đến lúc đó, các biện pháp phòng chống dịch, và có lẽ là miễn dịch cộng đồng, sẽ là những vũ khí tương đối hiệu quả của con người.

    Cảm nhận sau 2 tuần tiêm phòng

    Chỉ đến 8h sáng ngày 16/3, Jennifer mới phát hiện mình là người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, khi cô nhìn thấy phóng viên hãng AP được mời đến đưa tin.

    Sau khi liều vắc-xin đi vào người, Jennifer sẽ ghi chép lại các triệu chứng hàng ngày của mình trong vòng 2 tuần. "Ngày đầu tiên tôi cảm thấy thân nhiệt tăng lên một chút. Ngày thứ hai, cách tay trái hơi sưng tấy. Nhưng chỉ vậy, mọi thứ đều ổn định sau đó. Nó dễ dàng như tiêm phòng cúm".

    Điều Jennifer cảm thấy hơi phiền là hàng ngàn tin nhắn cổ vũ trên Facebook và Instagram: "Chúng tôi cầu nguyện cho cô", "chúng ta cần vắc-xin", "cảm ơn bạn đã liều mạng để cứu lấy thế giới"...

    Jennifer cho rằng những lời khen ngợi có phần thái quá. "Đột nhiên tôi không biết làm sao xử lý khi nhận được sự quan tâm lớn như vậy" - Jennifer bày tỏ. Trong khi đó, con trai 16 tuổi và cô gái 13 tuổi của cô tỏ ra... khá phấn khích. "Chúng thường thống kê là tôi đã có bao nhiêu lượt xem trên TikTok hay mọi người thảo luận thế nào trên Reddit. Tôi thấy khá là hài hước".

    nguoi dau tien tiem vaccine 1
    (Ảnh: Jen Haller)

    Cùng với 44 người trưởng thành khác đã tham gia vào cuộc thử nghiệm ở Washington, cô Jennifer sẽ nhận liều vắc-xin thứ hai vào tuần tới. Việc giám sát kéo dài đến mùa xuân năm 2021. Tuy quãng đường còn dài, Jennifer tự tin rằng một chế phẩm vắc-xin thành công sẽ nhanh chóng xuất hiện, dù là loại cô đã thử nghiệm hay là ở bất kỳ phòng nghiên cứu nào khác trên thế giới.

    "Bất luận chừng nào chúng ta có vắc-xin và việc thử nghiệm của tôi sẽ kết thúc ra sao, tôi vẫn tự hào vì được đóng góp một phần".

    Ngoài ra, bà mẹ hai con cho biết thêm "hàng trăm ngàn" người khác xứng đáng được khen ngợi hơn bản thân mình - những y bác sĩ, nhân viên bách hóa, nông dân và người dọn vệ sinh... Tất cả họ mới luôn luôn trực tiếp đương đầu với virus corona để bảo vệ cộng đồng.

    "Tôi chỉ làm được một việc nhỏ, và tôi hạnh phúc vì điều đó. Tôi chẳng cứu thế giới gì đâu nhé" - Jennifer lại khiêm tốn một lần nữa.

    (Theo Telegraph)

  • Việc các công ty công nghệ được phép tiếp cận dữ liệu cá nhân của các bệnh nhân Anh để ứng phó với Covid-19 đang gây tranh cãi gay gắt.

    Nhiều tập đoàn cùng lúc tiếp cận

    Palantir, công ty dữ liệu lớn tại Mỹ đang hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo Faculty tại Anh tổng hợp dữ liệu từ Chính phủ Anh để giúp các bộ trưởng và quan chức nước này tìm ra cách ứng phó với đại dịch Covid-19. Ngoài ra, Faculty cũng đang sử dụng số dữ liệu này để xây dựng các mô hình dự đoán bằng máy tính liên quan đến tình hình dịch bệnh đang lan rộng trên khắp thế giới.

    thong tin ca nhan nhay cam
    Thông tin cá nhân nhạy cảm của nhiều người dân Anh có thể bị lợi dụng vào những mục đích khác hơn là để ứng phó với dịch Covid-19. Ảnh: AP

    Một tài liệu từ Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy, 2 tuần trước, Faculty đang cân nhắc chạy một phần mềm giả lập đánh giá tác động của Covid-19 đối với chính sách “miễn dịch cộng đồng có chọn lọc” tại Anh. Tuy nhiên, luật sư của Faculty lại lên tiếng khẳng định, việc này “chưa bao giờ xảy ra”.

    Trong khi đó, NHSX- “cánh tay phải” của NHS trong quá trình chuyển đổi số các dữ liệu y tế của Chính phủ anh - được cho là đã liên lạc với các công ty công nghệ nhằm xây dựng “cơ sở dữ liệu về Covid-19” cho phép các bộ trưởng và giới chức nước này “thông tin theo thời gian thực về các dịch vụ y tế, trong đó chỉ rõ khi nào nhu cầu về y tế gia tăng và khi nào cần triển khai các trang thiết bị y tế thiết yếu”.

    Người phát ngôn của NHSX khẳng định: “Các công ty sẽ không có quyền kiểm soát dữ liệu và chia sẻ chúng cho các mục đích riêng. Luật sư của Faculty cũng khẳng định, công ty này chỉ được phép tiếp cận những thông tin ẩn danh từ hệ thống của NHS.

    Ban đầu, Chính phủ Anh cho biết, chỉ có Faculty và Palantir được tiếp cận dự án dữ liệu Covid-19. Tuy nhiên, theo điều tra của Guardian, quy mô và tính chất phức tạp của dự án cùng những thông tin nhạy cảm mà các công ty được phép tiếp cận đang cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác biệt.

    Cụ thể, một phần trong dự án này cho phép lãnh đạo NHS, Văn phòng Nội các Anh được phép truy cập trực tiếp vào các thông tin dữ liệu về những người nhập viện, số người cần chăm sóc đặc biệt, số máy thở đang được sử dụng và lượng oxy cung cấp cho các bệnh nhân...

    Tuy nhiên, không dừng ở đó, giới chức Anh còn được tiếp cận một số lượng lớn dữ liệu cá nhân, trong đó có nhiều dữ liệu được cho là thuộc quyền riêng tư của người bệnh như kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 và những thông tin dịch tễ về các bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt.

    Lỗ hổng bảo mật gây sốc

    Các chuyên gia về bảo mật thông tin khẳng định, ngay cả các dữ liệu nói trên được sử dụng dưới hình thức ẩn danh, đó vẫn là những dữ liệu cá nhân nhạy cảm và việc thu thập thông tin phục vụ cho một cơ sở dữ liệu tập trung cho riêng Chính phủ Anh có thể gây ra nhiều hoài nghi.

    Nhiều quan chức Anh đã bày tỏ lo ngại về “lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ” được sử dụng trong dự án mà theo họ là “đang được xử lý với tốc độ chóng mặt trong khi chưa có các giải pháp về bảo mật thông tin một cách đầy đủ”.

    Trong đó, đáng lo ngại nhất là các cuộc gọi của người bệnh đến đầu số 111 - vốn được bảo mật theo quy định của Chính phủ Anh - để cung cấp thông tin cá nhân chi tiết liên quan đến tình trạng mắc Covid-19 của họ, trong đó có những thông tin nhạy cảm như giới tính, mã bưu điện, triệu chứng bệnh, đơn thuốc và thậm chí là cả thời gian chính xác họ cúp máy.

    Những thông tin như thế này được cho là có thể được các công ty lợi dụng biến chúng thành “các dữ liệu marketing xã hội” nhằm phân loại người dân theo các phân khúc thị trường khác nhau phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ.

    Dù người phát ngôn của NHSX khẳng định: “Những quy định về bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt sẽ được áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào tham gia vào nhiệm vụ quan trọng này”, những thông tin mà Guardian thu thập được lại không cho thấy điều này. Cụ thể, hiện vẫn chưa rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm kiểm soát việc tiếp cận và sử dụng những dữ liệu cá nhân được cho là hết sức nhạy cảm này.

    Nhiều quan chức Anh đã mô tả việc các công ty có quyền tự do tiếp cận những thông tin nhạy cảm như vậy là “một lỗ hổng dữ liệu gây sốc”. Trong khi đó, Faculty khẳng định, công ty “hết sức tự hào” vì được làm việc với NHS để cứu sống tính mạng của nhiều bệnh nhân Covid-19: “Faculty không xử lý các thông tin cá nhân mang tính định danh. Chúng tôi chỉ giúp phát triển các bảng biểu, mô hình và các thuật toán giúp Chính phủ đưa ra các quyết sách trong việc ứng phó với Covid-19”.

    Về phần mình, Palantir cho biết, vai trò của họ chỉ là tích hợp dữ liệu của NHS vào hệ thống quản lý dữ liệu của Foundry - một công ty của Mỹ. Một số “gã khổng lồ công nghệ” khác của Mỹ như Microsoft, Google, Amazon được cho là cũng cung cấp các ứng dụng phục vụ dự án thu thập dữ liệu này nhưng ở mức ít trực tiếp hơn.

    Các quan chức cao cấp của NHS cũng lên tiếng trấn an rằng, dự án hiện nay “chỉ mang tính tạm thời”: “Khi dịch bệnh lắng dịu và sự lây lan được kiểm soát, chúng tôi sẽ đóng cửa cơ sở dữ liệu về Covid-19. Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại, nhiều khả năng cơ sở dữ liệu này sẽ được duy trì rất lâu sau đó./.

    Theo Guardian

  • Các thầy thuốc Nhật Bản sơ bộ phát hiện ra rằng thuốc Nelfinavir ngăn chặn được virus corona SARS-CoV-2 (Covid-19) sinh sôi nhân bản. Kết quả nghiên cứu được đăng trên cổng thông tin bioRxiv.

    Nelfinavir được sử dụng để chống virus gây suy giảm khả năng miễn dịch ở người. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị HIV khi kết hợp với một số thuốc kháng virus khác.

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của chín loại thuốc tương tự đối với các phần tử coronavirus chủng mới và tìm ra quy luật giữa việc áp dụng Nelfinavir với hiện tượng tác nhân gây bệnh COVID-19 giảm hoạt động sao chép nhân bản.

    Các bác sĩ nhấn mạnh rằng thời điểm hiện tại chưa tìm ra phương thuốc được chứng minh tác dụng để chống lại căn bệnh truyền nhiễm virus corona, vì vậy cần phải thử nghiệm những loại thuốc chống virus hiệu quả.

    chong virus nhan ban

    Ở lĩnh vực vaccine, các nhà khoa học Nga đã tìm ra loài vật lý tưởng để thử vaccine ngừa virus corona. Họ cho rằng mèo là loài vật dễ nhiễm Covid-19 hơn cả, báo Izvestia đưa tin.

    Đã có một loạt công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chứng minh tính nhạy cảm cao của loài mèo đối với virus corona. Theo đó, việc kiểm tra sự xuất hiện kháng thể đối với SARS-CoV-2 của những con mèo ở Vũ Hán đã phát hiện ra rằng 14,7% những con vật được theo dõi đã bị nhiễm loại virus này.

    Chúng cũng có thể bị lây nhiễm từ con người, bởi vì ngày càng phát hiện nhiều hơn những trường hợp người chủ mắc bệnh có vật nuôi cũng nhiễm loại virus này. Trong khu đó chính thức chưa phát hiện trường hợp nào con vật truyền virus corona ngược lại cho con người.

    Theo các chuyên gia, mèo thường được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu về thần kinh, vì hệ thống thần kinh của chúng tuy rất phức tạp song lại ổn định.

    Tuy nhiên, mèo sẽ có giá cao hơn những con chuột được sử dụng trong thử nghiệm hiện nay. Ngoài ra, loài vật này rất ít những con vật thuần chủng để phù hợp cho công việc.

    Ngày 4/4, có thông tin cho biết ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi là ổ lây lan virus corona, có rất nhiều con mèo bị nhiễm bệnh. Đồng thời các nhà khoa học phát hiện ra trong cơ thể của hơn mười con mèo từ Vũ Hán có kháng thể đối với virus corona. Các chuyên gia lưu ý rằng điều gì đó tương tự có thể xảy ra ở các khu vực khác trên Trái đất bị ảnh hưởng dịch bệnh.

    Dân Việt (Nguồn: Sputnik)

  • Một loại vắc-xin coronavirus có thể có sẵn phục vụ người dân vào tháng 9, một giáo sư của Đại học Oxford cho biết.

    Bà Sarah Gilbert, giáo sư về vắc-xin tại Đại học Oxford, đang lãnh đạo một nhóm các nhà nghiên cứu trong việc phát triển loại vắc-xin chống lại Covid-19.

    Trong một cuộc phỏng vấn với The Times, giáo sư nói rằng bà và nhóm của mình đã tạo ra một loại vắc-xin tiềm năng và sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người trong vòng hai tuần tới.

    Bà cho biết bản thân "tự tin 80%" về thành công của nó, "dựa trên những thử nghiệm khác mà chúng tôi đã làm với loại vắc-xin này".

    stream img 1

    Hầu hết các chuyên gia trong ngành nói rằng có thể mất tới 18 tháng để phát triển và phân phối một loại vắc-xin trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, Giáo sư Gilbert tin rằng bằng cách cho phép các tình nguyện viên từ những nơi không áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nhiễm bệnh một cách tự nhiên, quá trình thử nghiệm lâm sàng sẽ được đẩy nhanh.

    "Nếu một trong những nơi đó có tốc độ lây truyền virus cao thì chúng tôi sẽ nhận được kết quả rất nhanh, vì vậy đó là một chiến lược để rút ngắn thời gian", bà nói.

    Giáo sư nói thêm: "Việc cách ly toàn xã hội khiến mọi chuyện khó khăn hơn. Nhưng chúng tôi cũng không muốn áp dụng phương thức miễn dịch bầy đàn.

    "Chúng tôi muốn tình nguyện viên tiếp xúc với các thử nghiệm chỉ là để kiểm tra hiệu quả."

    Để vắc-xin được phân phối vào mùa thu, Giáo sư Gilbert nói rằng Chính phủ sẽ cần phải bắt đầu sản xuất trước khi nó được chứng minh là có hiệu quả.

    Bà nói: “Chúng tôi không muốn rơi vào tình cảnh khi cuối cùng xác nhận vắc-xin có hiệu quả cao thì lại không có vắc-xin để dùng.”

    VietHome (Theo ITV)

  • Tammy Tran là một trong số những người đầu tiên nhiễm virus corona ở New York. Cô đã trải qua nhiều ngày cách ly và chữa trị tại một bệnh viện ở Manhattan, nơi cô nói đã nhận được chăm sóc tận tình của các bác sỹ. Nhưng đó cũng là những ngày mà cô cảm thấy “khủng hoảng nhất” trong cuộc đời khi phải chống chọi giữa cái sống và cái chết.

    Không ngờ nhiễm bệnh

    Là một người làm trong ngành truyền thông, Tammy – một phụ nữ gốc Việt đang sinh sống ở New York hơn 3 năm nay – nói rằng cô phải tiếp xúc với nhiều người trong công việc nhưng không biết mình đã bị nhiễm từ đâu.

    Những triệu chứng ban đầu, như Tammy cho biết, là “ớn lạnh, mệt mỏi và khó thở” nhưng cô không chú ý nhiều và chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh mặc dù trước đó đã nghe cảnh báo từ một người bạn của cô về các triệu chứng của bệnh do virus corona gây ra.

    “Đến ngày thứ 6 khi Tammy đi làm thì tự nhiên lên cơn sốt và được đưa đi cấp cứu,” Tammy nói với VOA sau khi đã được ra viện và đang phục hồi tại nhà riêng ở New York. “Tammy thở không được nữa nên làm các xét nghiệm và được đưa qua nằm ở phòng ICU (phòng hồi sức cấp cứu).”

    Sau khi có kết quả dương tính với virus corona, cô được đưa vào phòng cách ly và được hỗ trợ bằng máy thở oxy thường dùng cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện Lower Manhattan Hospital. Sau 14 ngày, cô hết sốt và được đưa sang phòng chăm sóc phục hồi trước khi được ra viện hôm 30/3.

    song sot sau covid19
    Tammy Tran, một cư dân gốc Việt sống ở New York, vừa trải qua một cuộc chống trọi với bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Cô gọi đó là cuộc chiến với tử thần. (Facebook Tammy Tran)

    ‘Từ cõi chết trở về’

    Mười bốn ngày trong phòng cách ly với máy thở oxy là quãng thời gian mà Tammy nói là “khủng khiếp” nhất.

    Lúc mới vào đó, Tammy không biết tại sao mọi người, từ bác sỹ, y tá đến những người phun khử trùng, không cho cô ngủ và cô luôn bị đánh thức.

    “Bác sỹ không cho Tammy ngủ. Bác sỹ nói mình phải thức”, Tammy cho biết và giải thích rằng “máy trợ thở hoạt động khi mình thức” còn khi ngủ người bệnh có thể ngừng thở và lúc đó máy trợ thở sẽ không làm việc, dẫn đến tim ngừng hoạt động và tử vong.

    “Mười bốn ngày đầu tiên rất là dễ sợ vì không được ngủ khi bác sỹ và y tá vào đánh thức mình hoài”, Tammy nói và cho biết rằng cô được truyền nước biển để hỗ trợ cho cơ thể chống chọi với cơn sốt.

    Cùng với cảm giác như “nằm trong nhà xác” vì chỉ có một mình với các bức tường trong phòng cách ly, Tammy nói đó là “thời gian khủng hoảng nhất”.

    “Mình không biết là mình sống hay mình chết. Mình thấy rất khó thở. Hơi thở khó khăn và đau cổ, như muốn xé banh lồng ngực của mình ra”, Tammy nói và cho biết cô là người đầu tiên được đưa vào phòng cách ly với cơn sốt khoảng hơn 38 độ C.

    Cô cho biết đó là trải nghiệm mà cô chưa bao giờ gặp phải trong đời và trải qua được cơn nguy kịch này, cô thấy "như từ cõi chết trở về”.

    May mắn và biết ơn

    Là một trong số rất ít những người đầu tiên nhập viện hồi cuối tháng 2, khi New York mới phát hiện một số trường hợp đầu tiên nhiễm virus – lúc đó được gọi là nCoV, Tammy nói cô gần như là người duy nhất nằm trong phòng cách ly.

    Do đó cô cảm thấy “may mắn” vì nhận được sự chăm sóc đặc biệt của các bác sỹ khi “bệnh viện còn vắng”, không như hiện nay khi các bệnh viện ở New York đang quá tải vì lượng người nhiễm bệnh nhập viện và sự thiếu thốn về thiết bị trợ thở.

    “Bác sỹ rất là tận tâm”, Tammy cho biết. “Phải nói là sau đợt bệnh này Tammy nhận thấy rằng những người làm việc trong ngành y, mình phải rất mang ơn người ta. Hiện giờ, các bác sỹ này đang phải làm việc rất nhiều và hết sức”.

    Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở New York là một phụ nữ 39 tuổi trở về từ Iran hồi cuối tháng 2 và được xét nghiệm tại một bệnh viện ở Manhattan. Tiểu bang New York hiện đã trở thành điểm nóng của dịch bệnh này ở Mỹ với số ca nhiễm là gần 162.000 – lớn hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó hơn 7.000 người đã tử vong.

    “Con (virus) này rất là dễ sợ – nó không phải là sốt rét, nó không phải là bệnh cảm. Nó là một bệnh về phổi mà không như bệnh lao, mà trên thế giới chưa thể tìm ra thuốc chữa," Tammy nói và cho biết cô sẽ phải cẩn thận để không bị nhiễm lại.

    Đối với Tammy, cô coi trải nghiệm này là một lời nhắc nhở đối với bản thân rằng cô sẽ phải chăm sóc sức khoẻ của mình tốt hơn và để ý những lời cảnh báo bệnh sớm của bạn bè cô. Tammy cũng khuyên mọi người nên ở trong nhà trong thời gian dịch bệnh bùng phát và thực hiện đúng việc giãn cách xã hội để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

    Theo VOA Tiếng Việt

  • Một loại thuốc kháng virus thử nghiệm giúp cải thiện sức khỏe của hơn một nửa số bệnh nhân mắc Covid-19 nặng được thử thuốc, trong một diễn biến hứa hẹn.

    Tuy vậy, không có cách nào để biết bao nhiêu bệnh nhân trong nhóm sẽ cải thiện nếu không được cho thuốc, vì không có nhóm so sánh, theo các bác sĩ.

    Kết quả trên được công bố trên tạp chí y học New England Journal of Medicine, là những kết quả đầu tiên về các bệnh nhân Covid-19 chữa trị bằng thuốc remdesivir của hãng Gilead Sciences.

    800 thuoc AP
    Thuốc remdesivir có tác dụng can thiệp vào enzyme giúp mã di truyền của virus sao chép. Ảnh: Gilead Sciences/AP.

    Loại thuốc này, một trong những loại thuốc kháng virus đầu tiên được thử nghiệm, cho kết quả hứa hẹn đối với các chủng virus corona khác trong quá khứ, cũng như đối với chủng virus lần này (SARS-CoV-2) trong phòng thí nghiệm.

    Hiện chưa có loại thuốc nào được phê duyệt để chữa trị Covid-19. Ít nhất 5 nghiên cứu lớn đang đánh giá remdesivir, và công ty Gilead cũng đã dùng thuốc cho hơn 1.700 bệnh nhân trong các trường hợp khẩn cấp, riêng lẻ.

    Kết quả nghiên cứu ngày 10/4 dựa trên 53 bệnh nhân như vậy, có tuổi từ 23 đến 82, nhập viện ở Mỹ, châu Âu, Canada và Nhật Bản. 34 trong số họ bị nặng tới mức cần hỗ trợ bởi các loại máy thở.

    Tất cả họ được truyền thuốc remdesivir thông qua truyền tĩnh mạch trong 10 ngày, hoặc cho tới khi cơ thể vẫn chịu được.

    Trung bình sau 18 ngày, 36 bệnh nhân (tức 68% số người) cần ít ôxy hơn hoặc ít hỗ trợ thở hơn. 8 bệnh nhân bệnh tình vẫn tiếp tục xấu đi.

    7 bệnh nhân tử vong, gần như đều trên 70 tuổi. Tỷ lệ tử vong này (13%) là thấp hơn so với các khảo sát khác về remdesivir, nhưng khó có thể so sánh khi các nhóm bệnh nhân dùng thuốc không phải các nhóm tương đồng nhau.

    “(Kết quả trên) cũng khá hứa hẹn”, tiến sĩ Elizabeth Hohmann, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, người dẫn đầu một trong những nghiên cứu về remdesivir, nói với AP. Các ca diễn biến xấu cũng không ngạc nhiên vì bản chất mới của bệnh Covid-19.

    Tiến sĩ Derek Angus, phụ trách chăm sóc bệnh nhân nguy kịch ở bệnh viện Đại học Pittsburgh, không liên quan tới nghiên cứu trên, cho biết tỷ lệ hồi phục như trên là tốt, nhưng “không có cách nào để nói được từ nghiên cứu trên rằng remdesivir là nguyên nhân đóng góp vào đó”.

    Các nghiên cứu chặt chẽ hơn dự kiến sẽ cho kết quả vào cuối tháng này, theo hãng tin AP.

    Theo Zing