• Năm 2021 vừa qua, Vinhomes cũng là đơn vị đóng thuế nhiều nhất trong hệ sinh thái Vingroup với 12.600 tỷ đồng, vượt xa mức đóng của công ty mẹ.

    vinhomes nop tien su dung dat 1

    Vừa qua, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên tiết lộ khoản thu ngân sách Nhà nước của địa phương này trong nửa đầu năm 2022 đã vượt dự toán giao cả năm. Đây là lần đầu tiên tỉnh ghi nhận khoản thu ước đạt hơn 26.271 tỷ đồng - bằng 135% dự toán HĐND tỉnh giao cả năm, tăng 166% so với cùng kỳ năm trước (năm 2022 HĐND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách là 19.525 tỷ đồng).

    Năm ngoái, số thu ngân sách của tỉnh là 17.300 tỷ đồng. Trong đó, thu tiền sử dụng đất có sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột phá: số tiền thu được ước đạt trên 18.400 tỷ đồng, đạt gần 256% dự toán giao cả năm.

    Kết quả này chủ yếu là do một số dự án khu đô thị trên địa bàn có số nộp ngân sách khá. Nổi bật nhất là 2 dự án được triển khai bởi Vingroup.

    Tỉnh cho biết nửa đầu năm 2022, dự án Dream City và Khu đô thị Đại An đã lần lượt nộp 8.403 tỷ đồng 6.374 tỷ đồng vào ngân sách. Như vậy chỉ riêng 2 dự án của Vingroup đóng gần 15.000 tỷ đồng, chiếm hơn 80% số tiền sử dụng đất tỉnh Hưng Yên thu được.

    Được biết, dự án Khu đô thị Đại An có tổng diện tích quy hoạch 293,96ha với tổng mức đầu tư dự án khoảng 32.661 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD), được Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư vào cuối tháng 3 năm ngoái. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Vinhomes (công ty con của Vingroup), Vinhomes đóng góp 15%, phần còn lại là vốn vay và huy động các nguồn khác.

    Còn dự án Vinhomes Dream City (The Empire Vinhomes Ocean Park 2) có tổng diện tích quy hoạch lên đến 486ha với tổng mức đầu tư dự án khoảng 33.000 tỷ đồng, dân số dự kiến 65.000 người, được chính thức khởi công vào tháng 8/2021. Dream City tọa lạc ngay cạnh khu đô thị Đại An và Ecopark, cách thành phố Hưng Yên 37km về phía tây Bắc, cách trung tâm Hà Nội 15 phút lái xe qua cầu Vĩnh Tuy.

    vinhomes nop tien su dung dat 1
    Vị trí Khu đô thị Dream City nằm đối diện Đại An qua đường Vành đai 3,5. (Sơ đồ được vẽ tương đối, mang tính tham khảo). Nguồn: Vietnammoi

    Đây là con số không quá bất ngờ bởi là đơn vị thường xuyên đứng top đầu về vốn hóa trên thị trường chứng khoán, Vingroup luôn được xướng tên trong danh sách các doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.

    Chúng tôi thống kê trong giai đoạn 4 năm 2018 - 2021, Vingroup đã nộp kỷ lục 101.853 tỷ đồng vào ngân sách.

    Theo dữ liệu tại báo cáo tài chính của Vingroup, năm 2021, Tập đoàn và các công ty con đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước, tăng 25,2% thuế phải nộp so với năm 2020. Trong đó, Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. VinFast cũng nộp khoảng 5.000 tỷ vào ngân sách Thành phố Hải Phòng.

    vinhomes nop tien su dung dat 1

    Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp là 10.722 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 4.026 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 1.548 tỷ đồng và các loại thuế khác là 8.462 tỷ đồng. 

    Riêng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ theo hợp đồng BT tập đoàn này phải đóng là 1.455 tỷ đồng. Trước đó, năm 2019, trong tổng thuế nộp hơn 38.700 tỷ, Vingroup từng đóng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT lên đến gần 18.400 tỷ - mức lớn nhất trong lịch sử. Với số tiền chỉ của riêng 2 dự án bất động sản nói trên đã đóng trong nửa đầu năm, nhiều khả năng cả năm 2022 Vingroup sẽ đóng khoản thuế này ngang ngửa, thậm chí vượt mức đỉnh 2019.

    Về kết quả kinh doanh, 2021 là năm đầu tiên Vingroup báo lỗ và ghi nhận lỗ đến 7.558 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 10 năm. Giải thích về mức lợi nhuận giảm đến 266% so với thực hiện năm 2020, Tập đoàn này cho biết do đã tài trợ 6.042 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác.

    Thêm vào đó, tập đoàn trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện.

    Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đầu năm.

    Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.

    vinhomes nop tien su dung dat 1

    Theo Cafef

  • Các nhà khoa học Vũ Hán lên kế hoạch tung virus Corona lai mới vào những hang dơi ở Vân Nam (Trung Quốc), nhằm chủng ngừa dơi trước những căn bệnh có thể lây sang người, theo tài liệu vào năm 2018.

    tha virus vao hang doi
    Tiến sĩ Thạch Chính Lệ của Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: SCIENTIFIC AMERICAN

    Báo The Telegraph hôm 21.9 dẫn tài liệu mới cho thấy 18 tháng trước thời điểm phát hiện những ca Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học tại Vũ Hán đã đề xuất kế hoạch phun các hạt nano vào những hang dơi ở Vân Nam. Các hạt nano này thẩm thấu qua da, và chứa nhiều "protein gai lai mới" của virus Corona mà dơi là vật chủ. Đây có thể được xem như một cách chủng ngừa qua không khí.

    Bên cạnh đó, họ có kế hoạch tạo ra các virus lai, được can thiệp gien để lây nhiễm người dễ dàng hơn. Nhóm này đề nghị Cơ quan Các dự án Quốc phòng Hiện đại của Mỹ (DARPA) tài trợ 14 triệu USD cho dự án trên.

    Được một cựu quan chức chính quyền tổng thống Mỹ thời ông Donald Trump xác nhận là có thật, các tài liệu trên cho thấy các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành chỉnh sửa gien trên virus Corona ở dơi, theo đó cho phép chúng dễ dàng xâm nhập tế bào người hơn.

    Vào thời điểm virus gây bệnh Covid-19 (SARS-CoV-2) lần đầu tiên được giải mã trình tự gien, giới khoa học rất thắc mắc làm cách nào virus này có thể tiến hóa ở vị trí phân cắt trên protein gai để có khả năng thích nghi với người mà nhờ vậy SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh chóng.

    Đề xuất của nhóm cũng bao gồm các kế hoạch trộn lẫn những biến thể virus Corona nguy cơ cao trong tự nhiên, với những chủng lây lan mạnh hơn nhưng ít nguy hiểm hơn.

    Các tài liệu trên được nhóm điều tra trên web Drastic công bố. Đây là nhóm do nhiều nhà nhà khoa học trên toàn cầu thiết lập nhằm giải mã nguồn gốc Covid-19.

    Dự án nghiên cứu virus Corona nói trên do nhà động vật học người Anh Peter Daszak của tổ chức EcoHealth Alliance (trụ sở tại Mỹ) soạn thảo và trình lên DARPA. Ông Daszak phối hợp chặt chẽ với Viện Virus học Vũ Hán để triển khai dự án, trong số đó các thành viên có tiến sĩ Thạch Chính Lệ, biệt danh “người dơi” vì các nghiên cứu của bà liên quan đến lĩnh vực này. Các thành viên khác bao gồm những chuyên gia của Đại học Bắc Carolina và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.

    DARPA từ chối cấp quỹ vì cho rằng dự án do chuyên gia Daszak dẫn đầu có thể đẩy các cộng đồng địa phương đến tình trạng nguy hiểm.

    Nguồn: Thanh Niên

  • Rất khó có khả năng SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm là kết luận của đoàn chuyên gia của WHO, sau 4 tuần tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19.

    Theo AP, thông báo trên được đưa ra trong một cuộc họp báo mới diễn ra, sau khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết thúc chuyến công tác vào hôm qua.

    Ông Peter Ben Embarked, chuyên gia an toàn thực phẩm của WHO, cho biết: Giả thiết đợt bùng phát COVID-19 do rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là điều cực kỳ khó xảy ra.

    Ông Embarked nói: "Chúng tôi đã xác định 4 nhóm giả thiết về cách virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện ở loài người: trực tiếp lây lan từ động vật; thông qua vật chủ trung gian; chuỗi thức ăn, sản phẩm đông lạnh, lan truyền qua bề mặt; và sự cố phòng thí nghiệm. Kết luận ban đầu của chúng tôi cho thấy việc lan truyền qua vật chủ trung gian là con đường dễ xảy ra nhất và kết luận này sẽ cần nghiên cứu thêm… Kết luận cho thấy giả thiết sự cố phòng thí nghiệm cực kỳ khó xảy ra".

    emba 1612895223325227738860
    Chuyên gia Peter Embarked của WHO đã kêu gọi thành lập cơ sở dữ liệu toàn cầu để có thể tiếp cận thông tin về dịch tễ và dữ liệu phân tử nhanh chóng trong tương lai. (Ảnh: AP)

    Tại họp báo, chuyên gia này đã kêu gọi thành lập cơ sở dữ liệu tích hợp toàn cầu để có thể tiếp cận thông tin về dịch tễ và dữ liệu phân tử nhanh chóng trong trường hợp xảy ra đại dịch trong tương lai. Ngoài ra, thế giới cũng cần thực hiện thêm khảo sát về các loài động vật có thể là vật trung gian gây bệnh, không chỉ ở Trung Quốc.

    Trước đó, giáo sư Liang Wannian, thành viên nhóm điều tra của WHO, cho biết: Cơ quan này chưa rõ loài nào là vật chủ trung gian lan truyền virus SARS-CoV-2 cho con người, dù ban đầu có giả thiết cho rằng virus này có ở loài dơi hoặc tê tê. Tuy nhiên, các virus được xác định từ trước tới nay trên cả hai loài động vật trên đều không đủ giống với SARS-CoV-2 để kết luận chúng là vật chủ trực tiếp của SARS-CoV-2.

    Ngoài ra, WHO cho biết: Ngoài nhiều ca bệnh có liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam, virus cũng lây lan ở những nơi khác khắp Vũ Hán. Với cơ sở dịch tễ hiện nay, chưa thể xác định được virus SARS-CoV-2 xâm nhập khu chợ này thế nào. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, các chuyên gia WHO đã tới Viện Virus học Vũ Hán - nơi có phòng thí nghiệm bị cáo buộc làm rò rỉ virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia thông báo họ đã hoàn tất các công tác điều tra cần thiết.

    Theo VTV

  • Chính phủ Anh đã lên kế hoạch xét nghiệm khoảng 20.000 hộ gia đình trong những tuần tới để xác định dịch COVID-19 đã lan rộng bao xa trên cả nước và bao nhiêu người đã có kháng thể.

    Hôm 23.4, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock cho biết nước này sẽ triển khai 1 nghiên cứu quy mô lớn nhằm xác định dịch COVID-19 đã lan rộng bao xa và bao nhiêu người đã tạo được kháng thể, Straits Times đưa tin.

    Kết quả của nghiên cứu mới này được cho là có vai trò rất quan trọng giúp chính phủ hiểu rõ hơn về quỹ đạo của dịch bệnh và xác định kế hoạch ứng phó với đại dịch trong tương lai.

    0 xet nghiem mien dich cong dong

    Bộ Y tế Anh cho biết kết quả ban đầu từ nghiên cứu - được tiến hành cùng với Văn phòng Thống kê Quốc gia và Đại học Oxford - sẽ có vào đầu tháng 5. Kết quả sơ bộ này có thể sẽ là cơ sở để chính phủ đưa ra các quyết định về nới lỏng lệnh phong tỏa. 

    20.000 hộ gia đình trên khắp nước Anh sẽ tham gia vào đợt nghiên cứu đầu tiên và dự kiến quy mô sẽ mở rộng tới 300.000 người trong 12 tháng tới.

    Tất cả những người tham gia sẽ cung cấp các mẫu xét nghiệm gạc từ mũi và miệng, đồng thời, trả lời các câu hỏi từ nhân viên y tế để xác định xem có bị nhiễm virus hay không. Trong năm tiếp theo, họ sẽ được yêu cầu kiểm tra thêm mỗi tuần 1 lần trong năm tuần đầu tiên, sau đó mỗi tháng 1 lần trong 12 tháng.

    Bên cạnh đó, người trưởng thành từ khoảng 1.000 hộ gia đình cũng sẽ cung cấp các mẫu máu xét nghiệm để tìm hiểu xem họ có kháng thể sau khi đã nhiễm virus trước đó hay không.

    "Hiểu thêm về tỷ lệ nhiễm virus trong dân số nói chung và khả năng tồn tại kháng thể là một phần quan trọng giúp Anh ứng phó với dịch bệnh", Bộ trưởng Hancock nói.

    Dù Anh đã bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người kể từ hôm nay, giáo sư Chris Whitty, cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, nhận định người dân Anh sẽ phải chung sống với các biện pháp giãn cách xã hội ít nhất tới cuối năm nay bởi đây là biện pháp hiệu quả nhất trước khi tìm ra vaccine hay phác đồ điều trị chuẩn.

    Tính đến chiều 23.4, Anh đã ghi nhận 138.078 ca mắc COVID-19 và 18.738 người tử vong. 

    Theo Guardian

     

  • Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, thuộc Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, có làn da chuyển màu nâu sau một thời gian chống chọi với nCoV.

    Hai bác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng, đều 42 tuổi, bị nhiễm nCoV trong khi điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán hồi tháng một. Họ là đồng nghiệp với bác sĩ Lý Văn Lượng, người từng bị cảnh sát triệu tập vì cảnh báo về nCoV và đã qua đời hôm 7/2 do mắc Covid-19.   

    Cả ông Yi và ông Hu đều được xác định dương tính hôm 18/1, ban đầu được đưa vào Bệnh viện Phổi Vũ Hán điều trị, sau đó chuyển viện hai lần, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

    Bác sĩ Li Shusheng, người điều trị cho cả ông Yi và ông Hu, cho biết da của họ chuyển thành màu nâu do nCoV gây tổn hại gan, dẫn tới mất cân bằng hormone. Ngoài ra, ông cũng nghi ngờ một loại thuốc mà họ tiếp nhận ở giai đoạn điều trị ban đầu có tác dụng phụ, làm sẫm màu da.  

    Ông Li dự kiến da của hai bệnh nhân này sẽ trở lại bình thường sau khi chức năng gan của họ cải thiện.

    da nau nhiem covid 1
    Bác sĩ Yi trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Wuhan Central Hospital, Beịing Satellite TV

    Sau 39 ngày được can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể), sức khoẻ của ông Yi, một bác sĩ tim mạch, mới tiến triển. Chia sẻ từ giường bệnh hôm 20/4, ông cho biết mình gần như đã hồi phục, có thể cử động bình thường trên giường, nhưng tự đi lại vẫn khó khăn.

    Yi thừa nhận chuỗi ngày giành giật sự sống với Covid-19 khiến ông rất đau đớn.   

    "Khi mới tỉnh lại, nhất là sau khi biết tình trạng của mình, tôi rất sợ hãi. Tôi thường xuyên gặp ác mộng", ông nói. 

    Yi dần dần vượt qua rào cản tâm lý nhờ được các bác sĩ động viên và tư vấn. Hiện ông được chăm sóc tại khoa thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật của Vũ Hán.

    Tình trạng của ông Hu nghiêm trọng hơn. Bác sĩ tiết niệu này đã nằm liệt giường 99 ngày và sức khỏe tổng thể của ông rất yếu, bác sĩ Li cho biết. Ông Li cũng rất lo lắng về sức khoẻ tinh thần của người đồng nghiệp.

    "Anh ấy không ngừng nói chuyện với các bác sĩ khi họ đến kiểm tra", ông Li nói.

    Ông Hu được can thiệp ECMO từ hôm 7/2 đến 22/3 và lấy lại khả năng nói hôm 11/4. Hiện ông nằm tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Vũ Hán.

    da nau nhiem covid 1
    Bác sĩ Hu trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Pear Video, Beịing Satellite TV

    Trung Quốc gần như đã kiểm soát được Covid-19 với số ca nhiễm mới hàng ngày tăng nhẹ và không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca nhiễm nCoV ở nước này là hơn 82.700, trong đó hơn 4.600 người chết.  

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán hôm 17/4 tuyên bố sửa lại số người chết vì nCoV ở thành phố từ gần 2.600 lên gần 3.900, tăng 50% so với báo cáo trước đó. Số ca nhiễm cũng được điều chỉnh, tăng thêm hơn 300 ca, từ hơn 50.000 lên hơn 50.300. Vũ Hán đã dỡ lệnh phong toả từ hôm 8/4, nối lại các hoạt động giao thông và sản xuất, nhưng một số biện pháp phòng dịch vẫn được duy trì.  

    VnExpress (theo DailyMail)

  • Một cuộc khảo sát cho thấy chỉ 9% người Anh muốn cuộc sống trở lại "bình thường" sau khi dịch coronavirus chấm dứt.

    Người dân đã nhận thấy những thay đổi tích cực đáng kể trong giai đoạn cách ly xã hội, bao gồm không khí sạch hơn, nhiều động vật hoang dã hơn và liên kết cộng đồng mạnh mẽ hơn.

    Hơn một nửa (54%) trong số 4.343 người tham gia cuộc khảo sát của YouGov hy vọng họ sẽ thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống của chính họ và cho cả đất nước để học hỏi từ cuộc khủng hoảng.

    Và 42% người tham gia cho hay họ biết coi trọng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác hơn kể từ đại dịch, và 38% tự nấu nướng nhiều hơn.

    skynews coronavirus waterloo station 4939694

    Cuộc khảo sát cho thấy 61% người dân đang chi tiêu ít đi và 51% nhận thấy không khí ngoài trời sạch hơn, trong khi 27% cho rằng có nhiều động vật hoang dã xuất hiện hơn.

    2/5 cảm nhận được ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn trong khu vực của họ kể từ khi dịch bệnh bắt đầu và 39% nói rằng họ đang quan tâm bạn bè và gia đình nhiều hơn.

    Cuộc khảo sát được Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia cùng với Food Foundation thực hiện để xây dựng kế hoạch hành động cho việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm, duy trì nông nghiệp, sử dụng đất đai và phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

    Giáo sư Tom MacMillan từ Đại học Nông nghiệp Hoàng gia, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu của ủy ban RSA, cho biết: "Dữ liệu này cho thấy thái độ mong muốn sự thay đổi và mong muốn cả quốc gia có thể học hỏi từ cuộc khủng hoảng này.

    "Mọi người đang thử những điều mới và nhận thấy sự khác biệt ngay ở nhà, trong công việc và trong cộng đồng."

    Ông MacMillan cho biết điều này đặc biệt rõ ràng ở lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và nông thôn.

    Ông nói thêm: "Bên cạnh phản ứng khẩn cấp, điều quan trọng là phải luôn dõi theo những thay đổi này trong hoạt động hàng ngày và tâm thế cộng đồng của chúng ta, để giúp xây dựng nên đất nước mà chúng ta muốn, bao gồm cả cách nuôi sống bản thân sau khi đại dịch kết thúc. "

    Matthew Taylor, giám đốc điều hành của RSA, nói rằng mặc dù cần ưu tiên những hành động phản ứng khẩn cấp, "chúng ta cũng phải tận dụng thời gian này để hình dung ra một tương lai tươi sáng hơn".

    Ông nói: "Cuộc thăm dò này cho thấy người dân Anh ngày càng nhận thức được rằng sức khỏe của con người và hành tinh không thể tách rời và đã đến lúc thay đổi môi trường, xã hội, chính trị và kinh tế triệt để."

    VietHome (Theo Sky News)
  • Update 18/04: Chủ Tịch Hội Sinh Viên SVUK đã liên hệ với VietHome để xác nhận chính thức là không có chuyến bay nào ngày 20/4. Thông tin dưới là bị copy và chỉnh sửa lại ngày tháng nên làm cộng đồng hoang mang. 

    VietHome được một vài bạn đọc hỏi và đã kiểm tra lại thông tin về chuyến bay hồi hương tiếp theo của hãng VietNam Airlines vào ngày 20/4 tới đây (xem hình dưới đây). Khi click vào đường link thì bản đăng kí hỏi rất nhiều thông tin cá nhân như tên tuổi, hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ ở Việt Nam.

    Sau khi tìm hiểu thì VietHome nhận thấy thông tin về chuyến bay này là không có thật. Khi kiểm tra trên website của hãng hàng không Vietnam Airlines cũng không hề có chuyến bay nào vào ngày 20/4 bay về Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh.
    ( VietHome chia sẻ cách kiểm tra bên dưới bài này ) 

    Hiện tại phía ĐSQ Việt Nam tại London cũng không có bất cứ 1 thông báo nào về các chuyến bay hồi hương trong thời gian tới đây.

     

    hoi huong london vietnam

     

    khong co chuyen bay london vietnam

    Trang web của Vietnam Airlines không có chuyến bay nào trong ngày 20/4.

    san bay healthrow

    Sân bay Heathrow, London cũng không ghi nhận chuyến bay nào vào ngày 20/04 của hãng Vietnam Airlines.

    Theo VietHome được biết thì mới chỉ có duy nhất 1 chuyến bay đã thực hiện vào ngày 14-15/4 vừa rồi - là chuyến bay VietNam Airlines chở công dân Anh quay lại London và ngược lại, công dân Việt Nam trở về Việt Nam. Các bạn có thể đọc thêm ở đây. 

    Tại thời điểm VietHome đăng bài này lên thì các thông tin trong Facebook kia cũng đã bị xóa đi. Hiện chưa rõ mục đích của các thông tin kể trên là gì nhưng mong các bạn hãy cẩn trọng trong thời gian này, kiểm tra kĩ thật/giả trước khi để cho ai đó biết được các thông tin của cá nhân mình. 

    Cách check chuyến bay của VietHome

    Một cách hiệu quả nhất để kiểm tra trong trường hợp này là phía sân bay hoặc các trang web theo dõi các chuyến bay quốc tế. 
    VietHome đã vào website của sân bay Heathrow và tìm những chuyến bay được đăng kí trong 7 ngày sắp tới.(https://www.heathrow.com/)

    Đồng thời, VietHome vào trang web theo dõi các chuyến bay quốc tế, để xem có chuyến nào khởi hành từ Anh Quốc hay không .

    cac chuyen bay vietnam airlines

    Các sân bay sắp được Vietnam Airlines sử dụng trong 7 ngày tới. Không có chuyến nào khởi hành từ Anh Quốc. Chuyến gần nhất là ở Đức về. 

    (Bật mí với bạn đọc: Các bạn có thể dùng các website tương tự - để xem chuyến bay của người thân đang tới đâu, có bị trễ hay không. Website: https://flightaware.com/ )

    Ngoài ra, VietHome tham khảo thêm các thông báo từ phía ĐSQ Việt Nam tại Anh hoặc từ chính hãng hàng không để nắm được thông tin chính thức hơn. 

    VietHome

  • Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố gần như chắc chắn nước Anh sẽ gia hạn thời gian phong toả và giữ nguyên các quy định chặt chẽ như hiện nay.

    Nước Anh tiếp tục chứng kiến số ca tử vong trong ngày cao nhất trong các nước châu Âu khi có thêm trên 700 nạn nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 trong ngày 13/4. Giới chức Anh gần như chắc chắn sẽ ra quyết định gia hạn lệnh phong toả ngay trong tuần này.

    Con số chính thức do Cơ quan Y tế quốc gia Anh công bố trong chiều ngày 13/4 cho thấy, nước Anh có thêm 717 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số nạn nhân trong ngày tại Anh ở mức cao nhất châu Âu, hơn cả 3 nước Italia, Tây Ban Nha và Pháp.

    gia han phong toa
    Nhân viên Y tế Anh lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Ảnh: Guardian.

    Tổng cộng, số nạn nhân vì Covid-19 tại nước này đã lên 11.329 người, cao thứ 5 trên thế giới. Số ca nhiễm bệnh được công bố thông qua xét nghiệm là gần 89 ngàn ca.

    Tuy nhiên, theo thông báo của Cố vấn trưởng Y tế của chính phủ Anh, Chris Whitty, trong 24h qua nước Anh phát hiện thêm 92 ổ dịch tại các nhà dưỡng lão, nên chắc chắn số nạn nhân thiệt mạng và nhiễm bệnh tại Anh cao hơn con số đã công bố do cho đến nay giới chức y tế Anh vẫn chưa tính số nạn nhân đã thiệt mạng tại nhà riêng và trong các nhà dưỡng lão.

    Trước các diễn biến này, trong buổi họp báo thường nhật chiều 13/4 về dịch Covid-19, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố gần như chắc chắn nước Anh sẽ gia hạn thời gian phong toả và giữ nguyên các quy định chặt chẽ như hiện nay.

    Quyết định chính thức sẽ được đưa ra sau khi Hội đồng khoa học Anh đưa ra báo cáo chi tiết về hiệu quả của lệnh phong toả trong tuần này.

    Cố vấn trưởng Khoa học của chính phủ Anh, ông Patrick Vallance thì nhận định, nước Anh sẽ còn chứng kiến dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng trong tuần này

    “Nước Anh đi sau Italia và đi theo gần như đúng theo con đường đó, vì thế tôi nghĩ tuần này sẽ rất khó khăn, chúng ta sẽ còn chứng kiến số ca tử vong và nhiễm mới tăng lên. Sau đó, khi các biện pháp giãn cách xã hội mang lại hiệu quả, nước Anh có thể sẽ đạt đỉnh. Đỉnh này cũng sẽ phải kéo dài một thời gian thì dịch Covid-19 mới bắt đầu đi xuống”, ông Patrick Vallance nói.

    Liên quan đến sức khỏe của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 13/4 cho biết sau khi xuất viện, ông Boris Johnson vẫn đang tập trung nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ và chưa thể sớm quay lại làm việc trong những ngày tới.

    Trước đó, trong tối Chủ nhật, ông Boris Johnson đã đủ sức xuất hiện trong một đoạn video gửi lời cảm ơn đến các y bác sỹ Anh đã cứu mạng sống cho ông, cũng như cảm ơn và khích lệ người dân Anh tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội để đối phó với đại dịch Covid-19./.

    Theo BBC

  • Vì dịch Covid-19 mà trường lớp ở TP.HCM đóng cửa từ sau tết, gần 3 tháng nay, thầy giáo Tây dạy tiếng Anh J.D nghỉ dạy. Không việc, không lương, ông phải ra đường xin sự giúp đỡ từ người xa lạ ở TP.HCM.

    thay giao tay 1
    Vì dịch Covid-19 mà thầy giáo J.D phải đứng xin mọi người giúp đỡ. Ảnh: Trịnh Thanh

    "Tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì"

    Hình ảnh người nước ngoài lớn tuổi đứng góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) với tấm biển: “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!” khiến nhiều người chạnh lòng.

    Người ấy là ông J.D (53 tuổi, người Anh). Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM 6 năm rồi trở về nước. Năm 2015, ông quay lại Việt Nam tiếp tục công việc giáo viên Anh ngữ cho các trung tâm, nhưng dịch Covid-19 đã khiến ông khốn khó.

    Hỏi về việc ra đường xin tiền, ông J. chia sẻ: “Tôi chỉ mới nảy ra ý nghĩ này vào cuối tuần trước khi tiền tiết kiệm đã cạn. Tôi ra đường đứng khoảng 2 tiếng. Một số người nhìn thấy tôi thì bỏ đi, một số dừng lại cho tôi 20.000 - 50.000 đồng. Có khoảng 200.000 đồng, tôi về nhà và đi siêu thị mua đồ ăn”.

    thay giao tay 2
    Thầy giáo Tây bỏ qua sỉ diện để tồn tại. Ảnh: Phong Lê

    “Lý do duy nhất khiến tôi làm được việc này là vì tôi đeo khẩu trang. Mọi người không nhận ra tôi là ai. Thật sự, tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì. Tôi phải sống”, ông J. ngậm ngùi nói.

    Ông J. cho biết làm việc tại một đơn vị giáo dục tư nhân ở TP.HCM. Gần 3 tháng nay, ông không có bất kỳ thu nhập nào vì tất cả trường học, trung tâm ngoại ngữ đều phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với số tiền còn lại trong tài khoản, ông J. phải trả tiền visa, tiền thuê nhà nên không còn đủ để mua thực phẩm.

    “Thu nhập giáo viên của tôi khoảng 20 triệu/tháng. Tôi trả tiền thuê nhà hết 6 triệu và phí visa 4 triệu/3 tháng. Nhưng bây giờ, tôi chỉ tiêu tiền chứ không kiếm được đồng nào. Tôi là giáo viên mà phải làm điều đó, nhưng thật sự là không có sự lựa chọn nào khác”, ông J. chia sẻ.

    Muốn trở về quê hương

    Ông J. kể thêm nhiều người bạn ngoại quốc của ông tại Việt Nam cũng đang vướng vào tình cảnh tương tự vì dịch Covid-19 nên ông không thể nhờ họ giúp đỡ. Ông tâm sự: “Những người bạn ở Anh có gửi tiền, giúp đỡ tôi nhưng hiện tại họ cũng gặp khó khăn. Mọi thứ bị phong tỏa để ngăn Covid-19 nên họ không thể gửi tiền liên tục cho tôi được”.

    Từ thông tin của ông, ngày 12.4, một hiệu trưởng trường tiểu học ở TP.HCM xác nhận ông J.D có dạy ở trường học kỳ 1 vừa rồi. Trường giảng dạy chương trình tích hợp nên làm việc với một trung tâm Anh ngữ tư nhân. Do dịch, từ sau tết việc dạy học tạm ngừng.

    thay giao tay 2
    Sau khi hình ảnh được chia sẻ, ông J. nhận được nhiều sự hỗ trợ. Ảnh: Phong Lê

    Trong khi đó, đại diện trung tâm Anh ngữ mà ông J. cộng tác cho biết: “Thầy là giáo viên bán thời gian của trung tâm, còn hợp tác với bên nào khác không thì chúng tôi không nắm. Đây là hình thức dạy theo giờ, có thời khóa biểu thì đưa cho thầy và nhận lương theo tiết dạy. Với tình hình nghỉ vì dịch bệnh, thầy không có tiết dạy nên không có lương. Đây cũng là tình hình chung của các giáo viên bán thời gian tại đây”.

    Người đại diện này cũng cho biết trung tâm có chính sách hỗ trợ giáo viên toàn thời gian, giáo viên cơ hữu; riêng trường hợp như thầy J., nếu biết được thông tin về hoàn cảnh sớm hơn thì cũng sẽ có biện pháp hỗ trợ. “Tôi cũng mong mạnh thường quân có thể hỗ trợ, giúp đỡ trường hợp của thầy J.”, ông này nói.

    Được biết, ông J. không lập gia đình; cha mẹ ở Anh đều đã qua đời từ lâu. Em gái ông đã kết hôn cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình. “Tôi muốn trở về quê hương nhưng điều kiện hiện tại tôi không thể trả tiền vé máy bay”, ông buồn bã nói và cho biết số tiền ông được người đi đường giúp đỡ đủ dùng để mua đồ hộp, mì gói và ít rau củ. “Hàng quán đóng cửa, trong người không có tiền, tôi phải chọn cách nấu ăn để tiết kiệm chi phí”, ông nói.

    Theo Thanh Niên

  • Abdul Mabud Chowdhury, một bác sĩ tiết niệu cấp cao, tử vong vì nhiễm nCoV, sau nhiều tuần khẩn cầu Thủ tướng Anh đảm bảo thiết bị bảo hộ. 

    Ông Chowdhury qua đời vào sáng 9/4 tại phòng điều trị tích cực, bệnh viện Queen's, Romford, London, sau 15 ngày chiến đấu với nCoV, để lại hai con và người vợ vừa kỷ niệm 25 năm ngày cưới. Gia đình Chowdhury cho rằng bác sĩ đã cống hiến cả đời mình để cứu chữa cho những người khác, nhưng cuối cùng lại "bị bỏ rơi bởi hệ thống y tế" Anh.   

    bac si tiet nieu
    Bác sĩ Abdul Mabud Chowdhury và vợ. Ảnh: Telegraph

    Ông Chowdhury là người gốc Bangladesh, làm cố vấn về tiết niệu tại bệnh viện Homerton Teaching, phía đông London. Hôm 18/3, ông đăng lên Facebook thông điệp gửi tới Thủ tướng Boris Johnson, đề nghị ông "khẩn trương" cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho mọi nhân viên y tế ở Anh. 

    "Xin hãy nhớ rằng chúng tôi có thể là những bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng chúng tôi cũng là những con người có nhân quyền như bao người khác, để được sống trong thế giới này cùng gia đình và con cái mà không bị bệnh", ông viết. "Chúng tôi phải bảo vệ bản thân và gia đình, con cái trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này bằng việc sử dụng các thiết bị bảo hộ và phương pháp điều trị phù hợp".

    Ba ngày sau, Chowdhury bắt đầu sốt và nhập viện một tuần sau đó vì khó thở. Tuy nhiên, sau khi chờ tới hai giờ mà xe cấp cứu không tới, vợ ông đành lái xe đưa chồng đến bệnh viện. Ông được các bác sĩ đặt ống thở nhưng bệnh tình diễn tiến ngày càng xấu rồi qua đời.

    Mir-Rashed Ahmed, em rể ông, cho rằng lời khẩn cầu của Chowdhury đã bị chính phủ Anh làm ngơ. 

    "Trước khi chết, Chowdhury từng nói với tôi rằng chính phủ đang ứng phó rất chậm chạp và hệ thống y tế quốc gia đang thực sự gặp khó khăn. Chúng ta có bài học từ Trung Quốc và Italy nhưng đã không nỗ lực hết sức".

    Ít nhất 20 nhân viên y tế Anh đã tử vong trong khi chiến đấu với đại dịch. Các nhân viên cảnh sát, điều dưỡng và nhân viên bưu điện cũng chỉ trích chính phủ không đảm bảo an toàn cho những người làm các công việc thiết yếu khi dịch bệnh tiếp tục lây lan.

    Một phát ngôn viên của văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố chính phủ "tự tin" rằng đang cung cấp đủ PPE cho tuyến đầu. Khoảng 33 triệu thiết bị bảo hộ đã được chuyển tới 269 tổ chức và cơ quan y tế ở Anh hôm 8/4, nâng tổng số PPE trong tháng qua lên hơn 600 triệu.

    "Chúng tôi tự tin rằng nguồn cung ứng đầy đủ đang được chuyển tới tuyến đầu, nhưng nếu có vấn đề về phân phối do nhu cầu tăng cao, chúng ta cần phải giải quyết ngay lập tức", người phát ngôn nói.

    Anh hiện ghi nhận hơn 65.000 ca nhiễm, gần 8.000 ca tử vong. Thủ tướng Johnson, 55 tuổi, cũng bị nhiễm nCoV và được rời phòng chăm sóc tích cực hôm 9/4 nhưng vẫn tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi.   

    Ngoại trưởng Dominic Raab, người đang thay ông Johnson lãnh đạo chính phủ, cảnh báo số người chết vẫn tăng và dịch chưa đạt đỉnh, do đó lệnh phong tỏa sẽ không thể được dỡ bỏ như dự kiến vào ngày 13/4.

    VnExpress (dịch từ Telegraph)

  • Bài viết đăng trên báo Thời Đại – cơ quan ngôn luận của Diễn đàn của Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam

    Mới đây, đại diện của Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh đã thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên gồm 50 thùng khẩu trang và găng tay đến bộ phận tiếp nhận của NHS ở Dartford, ngoại ô London.

    vauk 1
    Ông Lê Đại Vinh, đại diện Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh,cùng số hàng ủng hộ đầu tiên của cộng đồng Việt ở Anh (Ảnh: VAUK)

    Hiện nay, trước đại dịch COVID-19, các bệnh viện ở Anh đang thiếu trầm trọng các thiết bị bảo hộ như găng tay và khẩu trang. Chính vì thế, Hội Người Việt Nam ở Anh Quốc kêu gọi lòng hảo tâm của các doanh nghiệp và cá nhân trong cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Anh. 

    Số hàng trao tặng gồm 50 thùng găng tay và khẩu trang do cộng đồng gửi về tổng kho của Hội để từ đó Hội chuyển đến cho tổng kho của NHS. Đây là cơ quan phụ trách Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh. Cơ quan này đang đảm nhận vai trò lớn trong công tác chống dịch COVID-19.

    Quy trình phối hợp giữa Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh và NHS được thống nhất giữa hai bên để đảm bảo hiệu quả, tiêt kiệm thời gian, nhân lực và chi phí nhất trong thời điểm nước Anh đang dồn toàn lực cho hệ thống y tế.

    Hội được khuyến cáo trong quá trình giao hàng vẫn đảm bảo khoảng cách 2 mét, không tiếp xúc, bắt tay, chụp hình đứng sát nhau theo nguyên tắc của giãn cách xã hội (social distancing) đang được khuyến cáo thực hiện ở Anh mà các cơ quan liên quan đến y tế cần gương mẫu đi đầu thực hiện. 

    vauk 1
    Lô hàng ủng hộ đầu tiên của cộng đồng Việt ở Anh đến tay NHS ngày 06/04 (Ảnh: VAUK)

    Trước đó, trên trang VAUK-trang mạng của Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh, Chủ tịch Hội, Vương Mạnh Hùng đã phát động phong trào kêu gọi ủng hộ vật dụng y tế hỗ trợ NHS tại Anh Quốc.

    Chủ tịch Vương Mạnh Hùng cho biết Hội mong muốn chung tay hỗ trợ các bác sỹ trong tuyến đầu chống lại dịch bệnh. Các hội viên có thể quyên góp găng tay, khẩu trang để hỗ trợ các bác sỹ trong tuyến đầu chống lại dịch bệnh gửi về tổng đài theo cú pháp: tên người quyên góp, địa chỉ, số lượng… Thông tin liên lạc của Ban thư ký Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh, số điện thoại: 07763365245.

    Báo Thời Đại/VAUK

  • Trong lúc chứng kiến quan tài mẹ được hạ huyệt, Laura Richarts, 32 tuổi, bỗng gục xuống vì lên cơn đau tim.

    dot tu khi chon cat me 1
    Laura Richarts sống ở hạt Warwichshire, Anh, trước khi qua đời. Ảnh: FB.

    Laura Richarts chết khi dự đám tang mẹ của cô, bà Julie Murphy (63 tuổi), tại nghĩa trang Atherstone, hạt Warwichshire, tuần trước. Bà Murphy, mắc chứng đa xơ cứng và mất trí nhớ, qua đời ngày 15/3 sau khi nhiễm nCoV tại nhà dưỡng lão. Laura là một trong số ít người được cho phép đến tang lễ do quy tắc giãn cách xã hội.

    Sadie (45 tuổi), chị gái cùng cha khác mẹ của Laura, cho biết gia đình đang phải chịu tang thương chồng chất. Sadie nói: "Họ đang hạ quan tài mẹ tôi thì Laura đột nhiên nói 'Em không thở được, em không thể thở được'.

    Cô ấy vừa nói vừa ôm ngực. Con gái tôi bảo cô ấy ngồi xuống và choàng một chiếc áo khoác nhưng Laura vẫn hầu như không thể nói hay thở. Ngay cả cha xứ cũng cố gắng cứu mạng em tôi nhưng không thể làm gì nổi. Laura bị một cơn đau tim dữ dội".

    dot tu khi chon cat me 1
    Laura Richarts thăm mẹ ở viện dưỡng lão trước khi Covid-19 tràn vào nước Anh. Ảnh: FB

    "Mất em gái trong đám tang mẹ - giống như một bộ phim kinh dị vậy. Laura mới 32 tuổi. Thể xác của cô ấy đã rời bỏ cô ấy. Tai tôi lùng bùng không nghe nổi gì nữa, hệt như lúc nhìn quan tài mẹ chạm đất. Thật kinh khủng", Sadie nói thêm.

    Cảnh sát Warwickshire xác nhận họ được gọi đến hiện trường vào khoảng 12h30 ngày 31/3. Người phát ngôn của cảnh sát cho biết: "Người phụ nữ ấy được xe cứu thương chở đến bệnh viện nhưng sau đó đáng tiếc đã qua đời. Cái chết của cô ấy không có gì được coi là đáng ngờ".

    Theo Mirror

  • Ngày 9-4, tờ Guardian của Anh đã đưa các bức tranh và áp cổ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam đến với thế giới.

    0 tranh tuyen truyen 1
    Bộ tem ''Chung tay phòng chống Dịch COVID-19'' - Ảnh: Bộ TTTT

    Guardian đã liên lạc với nhiều họa sĩ Việt Nam là tác giả của những tranh ảnh cổ động này, trong đó có họa sĩ Lê Đức Hiệp.

    "Sau khi chính phủ kêu gọi người dân ở nhà để ngăn COVID-19, tôi lướt khắp các trang mạng xã hội và thấy nhiều người vẫn tụ tập và đi cà phê, nhà hàng... điều đó làm tôi bận tâm.

    Tôi muốn sáng tạo thứ gì đó có khả năng lan tỏa, cảnh báo và truyền cảm hứng cho người dân làm điều đúng đắn", Guardian trích lời của họa sĩ trên.

    Bức áp phích của Đức Hiệp vẽ một một nhân viên y tế nắm tay vươn cao cùng một người lính trẻ, cả 2 cùng đeo khẩu trang. Khẩu hiệu của bức ápphích đề "Ở nhà là yêu nước".

    0 tranh tuyen truyen 1
    Tranh của họa sĩ Lê Đức Hiệp - Ảnh: GUARDIAN

    Đức Hiệp giải thích anh chọn cách vẽ áp phích tuyên truyền nhằm tạo cảm giác thân thuộc cho người dân Việt Nam và đây là phong cách luôn "khơi dậy tình yêu nước".

    Guardian ghi nhận Đức Hiệp không phải họa sĩ Việt Nam duy nhất được truyền cảm hứng từ cách vẽ áp phích tuyên truyền trong đợt dịch COVID-19.

    Họa sĩ Phạm Trung Hà đã phối hợp cùng Bộ Y tế Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chung tay phòng chống dịch COVID-19".

    Họa sĩ Lưu Yên Thế, 73 tuổi, người đang chống chọi với căn bệnh ung thư, cũng xuất hiện trên bài báo của Guardian. Ông đã góp cho Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Việt Nam hai thiết kế cổ động chống dịch.

    "Vẽ áp phích tuyên truyền vốn là sở thích của tôi từ những năm 1960 và 1970, thời Việt Nam tập trung vào việc thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Thời đấy, bạn có thể thấy những bức tuyên truyền lớn trên khắp đất nước tôi", ông trả lời Guardian.

    0 tranh tuyen truyen 1
    Tranh của họa sĩ Lưu Yên Thế - Ảnh: GUARDIAN

    Tờ báo Anh nhận định những thông điệp trên, cùng với hành động tức thời và sớm truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh đã giúp Việt Nam tránh thảm cảnh mà châu Âu đang phải chịu đựng, với hàng ngàn ca mới được ghi nhận mỗi ngày.

    "Tại những quốc gia không có khả năng xét nghiệm hàng loạt, số ca nhiễm thường cao hơn số liệu chính thức ghi nhận được. Nhưng sau 88.000 xét nghiệm, tại Việt Nam chỉ có 245 người bị xác nhận nhiễm COVID-19 và chưa có ca tử vong.

    Việt Nam đã tập trung cách ly bất cứ ai có liên hệ với ca mắc COVID-19, đặc biệt là những người đến hoặc về nước. Việt Nam đã cách ly hơn 67.000 người", Guardian ghi nhận.

    Các họa sĩ Việt Nam cũng nói với Guardian rằng trong những thời điểm như thế này, nghệ thuật là cách duy nhất để chúng ta cùng kết nối với nhau.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Cảnh sát đang tìm kiếm hai người đàn ông liếm tay rồi quệt chúng lên thịt, thực phẩm tươi sống và tay nắm tủ lạnh trong siêu thị.

    Cảnh sát cho biết bộ đôi này đã vào cửa hàng Sainsbury ở đường Lancaster, Morecambe, vào khoảng 1.45 tối ngày thứ Bảy (4/4).

    Thanh tra James Martin, thuộc Sở Cảnh sát Lancashire, cho biết cửa hàng đã được khử trùng triệt để sau vụ việc và tất cả thực phẩm đã được tiêu hủy.

    Ông cũng lên án hành động của hai người đàn ông trong bối cảnh cuộc khủng hoảng coronavirus đang căng thẳng.

    liem tay sieu thi 1

    "Bất cứ ai cũng có thể nghĩ rằng hành vi như thế này chẳng có gì nghiêm trọng hoặc khá buồn cười. Ngay cả trong thời điểm thông thường, đối với tôi việc này cũng là không thể chấp nhận được. Tại thời điểm khủng hoảng này, khi nhiều người phải đối mặt với các kệ hàng hóa trống không, vụ việc quả là đáng kinh ngạc," ông nói.

    "Hành động đó hoàn toàn đáng khinh bỉ và tôi kêu gọi bất cứ ai biết những người này hãy liên lạc với chúng tôi."

    Một trong hai đối tượng được mô tả là ở độ tuổi 20, da trắng, mái tóc đen và mặc áo khoác đen, quần đen và giày thể thao màu xám.

    Người còn lại cũng ở độ tuổi 20, da trắng, cũng có mái tóc sẫm màu, mặc áo khoác đen, áo trùm đầu màu trắng, quần đen và ủng leo núi.

    Bất cứ ai có thông tin hãy gọi 101 trích dẫn mã số vụ việc 0693 ngày 4 tháng Tư.

    VietHome (Theo Sky News)

  • Trong lúc dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, một bệnh viện đã nghĩ ra cách này để bảo vệ trẻ em ngay khi chúng vừa chào đời.

    Mới đây, trên trang Facebook của bệnh viện Paolo (tỉnh Samut Prakan, Thái Lan) đã chia sẻ những bức ảnh của rất nhiều em bé vừa mới chào đời tại bệnh viện này, kèm theo đó là dòng thông báo: "Chúng tôi có các biện pháp bảo vệ cho những đứa trẻ của mình với một chiếc mũ che mặt cho trẻ sơ sinh. Chúc mừng tất cả những người vừa lên chức bố, mẹ". 

    Trong loạt ảnh này, các em bé sơ sinh đều đội thêm mũ che mặt phiên bản mini của chiếc mũ bảo hộ mà các nhân viên y tế vẫn thường đeo. Đây là hành động để bảo vệ các em bé khỏi sự lây lan của virus SARS-COV-2, bởi những đứa trẻ vừa sinh ra sức đề kháng còn rất yếu. Được biết, có 63 trẻ sơ sinh chào đời ngày hôm đó và tất cả chúng đều được bảo vệ bằng mũ che mặt.

    mu che mat tre em 1

    mu che mat tre em 1
    Các em bé được trang bị thêm mũ che mặt khi vừa chào đời.

    mu che mat tre em 1
    Dường như các em bé không hề cảm thấy khó chịu vì những chiếc mũ này.

    Hầu hết tất cả các bé có vẻ không cảm thấy khó chịu bởi chiếc mũ che mặt này và vẫn có thể nằm ngủ ngon lành trong cũi. Thậm chí, nhiều người còn nhận xét trông lũ trẻ rất dễ thương với phụ kiện này. 

    Bài đăng trên Facebook của bệnh viện Paolo đã nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng với hơn 3.900 lượt thích và bình luận cùng hơn 3.400 lượt chia sẻ tính đến thời điểm hiện tại. 

    Sau đó những hình ảnh này đã được đăng lại trên rất nhiều các trang cộng đồng khác. Rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự thích thú với những bức ảnh này. Đồng thời, mọi người cũng hoan nghênh những nỗ lực của bệnh viện để đảm bảo sức khoẻ của các bé không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

    mu che mat tre em 1

    mu che mat tre em 1
    Dân mạng đã có những nhận xét tích cực về hành động của bệnh viện.

    "Cảm ơn các bạn đã bảo vệ các em bé, chúng là tương lai của chúng ta"; "Đây thực sự là một biện pháp tốt để bảo vệ trẻ sơ sinh, các bạn thật chu đáo"; "Dễ thương, sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa được tốt, chúng cần được bảo vệ cẩn thận như thế này"... Là những bình luận của cư dân mạng khi xem xong loạt ảnh nói trên.

    Ở Việt Nam, tuy các bệnh viện chưa trang bị mũ che mặt cho trẻ sơ sinh song các bác sĩ và nhân viên y tế luôn đảm bảo tối đa sự an toàn đối với các bé. 

    Bên cạnh đó, một số lời khuyên mà các chuyên gia y tế dành cho các mẹ sinh con vào mùa dịch bệnh được đưa ra như: 

    - Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được cơ quan y tế khuyến cáo.
    - Ăn chín, uống sôi, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng.
    - Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng.
    - Hạn chế tiếp xúc với nhiều người đến thăm.
    - Thường xuyên tiệt trùng đồ dùng cho bé.
    - Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào trẻ. 

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Một thập kỷ hỗn loạn đã bước sang những ngày cuối cùng. Giao thừa năm 2019 và gần như cả thế giới đang chuẩn bị ăn mừng.

    Brexit, cuộc nội chiến Syria, khủng hoảng tị nạn, sự phát triển của mạng xã hội và chủ nghĩa dân tộc bùng nổ trở lại được cho là những dấu mốc định hình những năm 2010. Nhưng chưa phải là tất cả.

    Cho đến những giờ phút cuối cùng, trước khi mọi người bật champagne và đếm ngược, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất thập kỷ xuất hiện.

    13h30 ngày 31/12, trang web của chính phủ Trung Quốc thông báo phát hiện một "bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân" ở khu vực quanh chợ bán buôn hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, thành phố công nghiệp với 11 triệu dân.

    100 ngay covid 1
    Nhân viên cảnh sát đứng gác trước chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, ngày 10/1. Ảnh: Reuters.

    Trong vòng 100 ngày sau đó, virus đã làm đóng băng giao thương quốc tế, dập tắt hoạt động kinh tế và khiến hơn một nửa dân số loài người phải ở yên trong nhà, lây nhiễm cho hơn một triệu người và con số còn tiếp tục tăng lên, trong đó có cả Thủ tướng Anh, Thái tử Anh, Phó tổng thống Iran cùng hàng loạt người nổi tiếng khác.

    Nhưng vào thời điểm ngày cuối cùng của tháng 12/2019, không ai có thể tưởng tượng ra những hệ quả này. Đúng thời khắc giao thừa, pháo hoa vẫn nổ và người dân khắp thế giới vẫn hân hoan đón chào năm mới.

    Ngày 1 (1/1/2020), chợ hải sản Vũ Hán bình thường nhộn nhịp nhưng nay cảnh sát lại đang dán băng dính nối các tấm chắn bằng kim loại lại với nhau, đồng thời giục những người chủ cửa hàng đóng cửa. Những nhân viên chính quyền trong đồ bảo hộ cẩn thận lấy mẫu từ các bề mặt rồi bỏ vào túi nhựa kín.

    Những thông tin gây hoang mang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nỗi lo âu càng tăng lên khi xuất hiện những tài liệu y tế cảnh báo rằng bệnh nhân đang đến các bệnh viện ở Vũ Hán với những triệu chứng đáng ngại.

    "Về cơ bản, chắc chắn là bệnh SARS, đừng để y tá ra ngoài", một tin nhắn trên mạng viết. Một người khác đưa ra lời khuyên ngắn gọn: "Rửa tay. Đeo khẩu trang. Đeo găng tay".

    Giới chức Đài Loan xem xét tình hình với thái độ cảnh giác. Hòn đảo đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa y tế như những người đến trên các chuyến bay trực tiếp từ Vũ Hán phải được kiểm tra các triệu chứng giống cúm trên đường băng ở Đài Bắc trước khi nhập cảnh. Trong vòng hai ngày, Singapore bắt đầu kiểm tra những người đến từ Vũ Hán tại biên giới.

    Tại Vũ Hán, nhà chức trách đã triệu tập 8 người bị cáo buộc lan truyền "tin đồn" về dịch bệnh. Bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng về sau bị khiển trách vì đã cho một nhóm cựu sinh viên trường y cùng khóa với anh xem bản phân tích về virus mà anh cho là SARS.

    Các cụm từ như "viêm phổi Vũ Hán bí ẩn" hay "chợ hải sản Vũ Hán" nhanh chóng bị kiểm duyệt trên YY, nền tảng phát video trực tiếp nổi tiếng của Trung Quốc.

    Ngày 9 (9/1), căn bệnh bí ẩn được xác định: Các nhà khoa học Trung Quốc nói những bệnh nhân bị ốm tại Vũ Hán đã nhiễm một loại virus corona chưa được phát hiện trước đó.

    Hai loại virus corona, SARS và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông), từng tạo nên đại dịch và loại virus mới này cũng vô cùng nguy hiểm. Đêm trước, một bệnh nhân 61 tuổi đã qua đời, là nạn nhân đầu tiên của virus.

    Việc xác định virus mới bị làm lu mờ bởi những đồn đoán xung quanh một vụ rơi máy bay bên ngoài thủ đô Tehran, Iran, ngày 8/1. Iran nói rằng nguyên nhân máy bay rơi là do lỗi kỹ thuật nhưng các hình ảnh và video trên mạng làm dấy lên nghi ngờ phi cơ bị bắn rơi.

    Sau này, một nghiên cứu kết luận tại thời điểm đó, dịch bệnh đã tăng gấp đôi về quy mô sau mỗi tuần. Ngày 10/1, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

    Ngày 13 (13/1), hơn một tuần đã trôi qua sau khi giới chức y tế Vũ Hán lần cuối xác nhận về một trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (nCoV). Không có gì bất thường xảy ra. Thành phố bắt đầu tổ chức một cuộc họp thường niên giữa các quan chức đảng trung ương và địa phương.

    Nhưng nCoV đã thoát khỏi Trung Quốc. Thái Lan ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus, một cư dân 61 tuổi đến từ Vũ Hán có biểu hiện sốt cao được phát hiện bởi máy giám sát nhiệt tại sân bay Bangkok.

    Chính phủ Trung Quốc cho biết chưa có bằng chứng rõ ràng về việc virus có thể lây từ người sang người cũng như chưa có chuyên gia y tế nào xuất hiện triệu chứng bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra một thông báo khẳng định họ yên tâm về cách phản ứng của Trung Quốc.

    Các nhà dịch tễ học nói rằng những tin tức mới rất đáng khích lệ. "Nếu không có ca nhiễm nào mới trong vài ngày tới, dịch bệnh sẽ kết thúc", Quản Dật, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, nói với New York Times.

    Các bác sĩ ở Vũ Hán lại nhìn thấy một bức tranh khác. Nghiên cứu về sau cho thấy trong hơn hai tuần, bệnh viện ở Vũ Hán đã phải đối phó với "một sự gia tăng theo cấp số nhân" những trường hợp nhiễm virus không liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam.

    100 ngay covid 1
    Đường phố Vũ Hán vắng vẻ ngày 26/2. Ảnh: Reuters.

    Ngày 20 (20/1), Chung Nam Sơn, một chuyên gia hô hấp giàu kinh nghiệm trong nhóm phản ứng với dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc, xuất hiện trên truyền hình với hai tin xấu: Hai ca nhiễm nCoV mới được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông trong số những bệnh nhân không có mối liên hệ trực tiếp tới Vũ Hán. Kết luận đã rõ ràng. "Có thể chắc chắn rằng đây là hiện tượng lây nhiễm từ người sang người", ông nói.

    Dường như đã biến mất khỏi Trung Quốc trong hơn hai tuần, virus giờ đây xuất hiện trở lại trên khắp đất nước. Tối 24/1, Trung Quốc ghi nhận thêm 4 ca nhiễm. Đến 26/1, số ca nhiễm tăng lên 139. Ngày hôm sau, ca nhiễm đã được báo cáo ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

    Virus tiếp tục lan khắp thế giới, đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, nơi mà vào ngày 19/1, một người đàn ông 35 tuổi vừa trở về từ Vũ Hán đến một phòng khám ở bang Washington với triệu chứng ho và sốt cao, trở thành ca nhiễm đầu tiên ở nước này.

    Tổng thống Donald Trump ngày 18/1 nhận được báo cáo ngắn đầu tiên về virus trong một cuộc họp mà ông đã cắt ngang để hỏi khi nào các sản phẩm vape (thuốc lá điện tử) có mùi hương quay trở lại thị trường, theo Washington Post.

    Hoảng loạn gia tăng ở Vũ Hán. 6h sáng 20/1, hơn 100 bệnh nhân có triệu chứng nhiễm nCoV được nhìn thấy xếp hàng bên ngoài bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán.

    Ngày 24 (24/1), trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, khi hàng trăm triệu người Trung Quốc đổ về mọi miền để thăm bạn bè, gia đình, Vũ Hán bị phong tỏa. Mọi tuyến giao thông đến và đi khỏi thành phố bị chặn. Thành phố ghi nhận hơn 800 người nhiễm nCoV, 25 người chết.

    Virus xâm nhập châu Âu, được phát hiện ở hai hành khách đến từ Trung Quốc và một người họ hàng của họ. Cả ba người có lịch sử tiếp xúc phức tạp và chính quyền Pháp thông báo đang nỗ lực lần dấu những ca nhiễm tiềm tàng. "Bạn phải đối phó với một dịch bệnh như xử lý hỏa hoạn", Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn nói.

    Trump nhận được câu hỏi đầu tiên từ truyền thông về virus khi ở Davos hai ngày trước. Khi được hỏi ông có lo lắng về  nguy cơ bùng phát dịch bệnh không, Tổng thống Mỹ đáp: "Không, chúng ta đang kiểm soát nó một cách hoàn hảo".

    Ngày 25/1, lệnh phong tỏa của Trung Quốc được mở rộng ra 56 triệu người. Chủ tịch Tập Cận Bình sau này cảnh báo đất nước đang đối diện với "một tình cảnh chết chóc". Lương Vũ Đông, bác sĩ tại bệnh viện Tân Hoa ở Hồ Bắc, trở thành nhân viên y tế đầu tiên tử vong vì nCoV.

    Ngày 31 (31/1), quy mô dịch Covid-19 đã lớn hơn dịch SARS. nCoV đã đến Anh. Tây Ban Nha và Italy không lâu sau cũng ghi nhận ca nhiễm đầu tiên.

    "Tình hình khá nghiêm trọng nhưng không cần thiết phải báo động, mọi thứ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát", Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza khẳng định.

    Chưa có ai chết vì nCoV bên ngoài Trung Quốc nhưng số ca tử vong của Trung Quốc đang tăng nhanh chóng, lên 258 ca trong hơn 11.000 người nhiễm. Mỹ thông báo cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài gần đây đến Trung Quốc.

    Ngày 36 (4/2), số ca nhiễm ở Trung Quốc đã vượt 20.000 với 425 ca tử vong. Một người dân Vũ Hán bị viêm phổi nặng từ tuần trước qua đời tại một bệnh viện ở Manila, Philippines, trở thành người đầu tiên tử vong vì nCoV bên ngoài Trung Quốc. Philippines cấm nhập cảnh người đến từ Trung Quốc.

    Tổng giám đốc WHO cho biết sự lây lan của virus trên toàn cầu có vẻ "chậm và không đáng kể", dù nó có thể tồi tệ hơn và không cần thiết phải ngừng giao thương, đi lại.

    Tại bệnh viện Trung ương Vũ Hán, tình trạng của bác sĩ Lý Văn Lượng xấu đi. Ba ngày sau, anh qua đời. Cái chết của bác sĩ Lý thổi bùng thịnh nộ và đau buồn tại Vũ Hán cũng như trên khắp Trung Quốc.

    Ngày 5/2, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) bắt đầu phân phối các kit xét nghiệm nCoV đi khắp đất nước. Nhưng thiết bị còn sai sót và trong tháng sau đó, Mỹ chỉ thực hiện được hơn 1.200 xét nghiệm, so với ít nhất 12.000 xét nghiệm mỗi ngày ở Hàn Quốc và Đức.

    Ngày 50 (19/2), Hàn Quốc đã được đền đáp nhờ áp dụng chiến lược thử nghiệm diện rộng và theo dõi sát sao. Một ngày trước, nước này chỉ ghi nhận 30 ca nhiễm nhưng ca nhiễm thứ 31 lại gây lo ngại cho nhà chức trách.

    Người phụ nữ, 61 tuổi, thành viên một giáo phái đã tham dự nhiều buổi lễ cầu nguyện dù đã nhiễm virus. Bà phớt lờ yêu cầu xét nghiệm nCoV từ bác sĩ. Giới chức ước tính bà có ít nhất 1.160 tiếp xúc nguy cơ. "Sau đó, virus bùng nổ", Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, nói.

    Iran công bố hai ca nhiễm đầu tiên, đều ở thành phố Qom.

    Ngày 56 (25/2), số ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt 80.000. Lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, số trường hợp nhiễm mới ở nước ngoài cao hơn Trung Quốc. Bắc Kinh đã đạt đỉnh dịch vào ngày 23/2 khi 150 người chết vì dịch bệnh.

    Trong khi đó, các quốc gia khác chỉ mới bắt đầu quá trình gia tăng. Italy ghi nhận ca tử vong đầu tiên vào ngày 21/2 (4 ngày trước) và lúc này số người chết đã lên đến 11. Khoảng 50.000 người ở khu vực phía bắc Italy bị áp lệnh phong tỏa, đầu tiên ở châu Âu.

    Tại Iran, Covid-19 đã tấn công quyết liệt vào giới tinh hoa. Thứ trưởng Bộ Y tế Iran Iraj Harirchi tối hôm trước xuất hiện trên truyền hình, mồ hôi đầm đìa, tuyên bố virus vẫn được kiểm soát tốt. Chiều 25/2, ông nhận kết quả dương tính với nCoV.

    Khi Mỹ công bố ca nhiễm thứ 14, Trump tweet trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ: "nCoV đang được kiểm soát rất tốt tại Mỹ. Thị trường chứng khoán trông khá ổn đối với tôi!".

    Ngày 66 (6/3), số ca tử vong vì nCoV tại Italy tăng 6 lần trong 6 ngày. Hơn 230 người đã chết và số trường hợp nhiễm mới tăng hơn 1.200 mỗi ngày. Rome đã ra lệnh đóng cửa trường học, cấm khán giả đến xem các trận đấu bóng đá trong giải Serie A và chuẩn bị phong tỏa Lombardy.

    "Hệ thống y tế có nguy cơ quá tải và chúng ta sẽ gặp vấn đề với hệ thống điều trị tích cực nếu cuộc khủng hoảng theo cấp số nhân này còn tiếp diễn", Thủ tướng Giuseppe Conte cảnh báo.

    Một phụ nữ ngoài 70 tuổi trở thành bệnh nhân đầu tiên chết vì nCoV tại Anh. Phố Downing đánh giá virus giờ đây dường như đang lan truyền "theo cách rất đáng lưu ý".

    Ba ngày trước, tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố ông vẫn sẽ giữ thói quen bắt tay chào hỏi. "Tôi đã ở bệnh viện vào đêm nọ, nơi tôi nghĩ là có một số bệnh nhân nCoV và tôi đã bắt tay từng người", ông nói.

    Ngày 71 (11/3), tại một cuộc họp báo hiếm hoi ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, Trump thông báo chính quyền của ông đang bắt tay vào "nỗ lực tích cực và toàn diện nhất để đối đầu với một virus từ nước ngoài".

    Số ca nhiễm ở Mỹ đã vượt 1.000 và hơn 116.000 người bị nhiễm trên toàn cầu. Thị trường chứng khoán Mỹ và Anh sụp đổ nhanh chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 2008 do lo lắng về virus và cuộc chiến giá dầu Nga - Arab Saudi.

    Italy ghi nhận thêm 168 ca tử vong chỉ trong một ngày, con số cao nhất được ghi nhận trên thế giới. Hình ảnh một y tá Italy kiệt sức bên bàn làm việc lan truyền nhanh chóng trên mạng. Đất nước đang đối diện "giờ phút đen tối nhất", Thủ tướng Conte nhấn mạnh.

    WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

    Anh ghi nhận 456 ca nhiễm nhưng từ chối phong tỏa diện rộng, biện pháp đã được áp dụng rộng rãi trên khắp châu Âu. Những người ốm và người dễ bị tổn thương được khuyến cáo ở nhà, nhưng chính phủ nghiêng về quan điểm rằng cái giá phải trả để dập tắt virus là quá cao nếu phải đánh đổi sự tự do.

    Cho phép virus lây lan có thể "tạo ra một loại miễn dịch cộng đồng", Patrick Vallance, cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ Anh, phát biểu trên BBC.

    Ngày 77 (17/3), các quốc gia châu Âu tự cách ly với nhau và cách ly với thế giới bên ngoài. "Chúng ta đang trong một cuộc chiến", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố.

    100 ngay covid 1
    Nhân viên phun thuốc khử trùng phía trước nhà thờ ở thành phố Milan hôm 31/3. Ảnh: AP.

    Số ca tử vong ở Italy đã vượt 450 mỗi ngày và sẽ sớm vượt qua Trung Quốc. Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha sẽ tăng gấp đôi lên 17.000 vào cuối tuần. 3/4 số ca tử vong vì nCoV trên toàn cầu là ở châu Âu.

    Mỗi giờ trôi qua lại xuất hiện thêm những diễn biến mới: Nhiều trường hợp nhiễm mới hơn, nhiều ca tử vong hơn và nhiều nước áp đặt lệnh hạn chế hơn. Người Australia ở nước ngoài được yêu cầu về nước càng sớm càng tốt. Người Pháp bị cấm đi xe đạp. 40 triệu dân California, Mỹ, được khuyên không rời khỏi nhà.

    Phố Downing khẩn cấp thay đổi chiến lược hướng tới "miễn dịch cộng đồng" khi một biểu đồ được trình lên Thủ tướng Boris Johnson cho thấy để đạt mục tiêu trên, nửa triệu người Anh sẽ phải chết và Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) sẽ sụp đổ.

    Tại châu Phi, số ca nhiễm sắp đạt 1.000. Toàn cầu ghi nhận hơn 160.000 ca nhiễm.

    Ngày 83 (23/3), số ca nhiễm toàn cầu đã vượt 370.000. Thủ tướng Anh ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, kêu gọi cả nước "ở yên trong nhà".

    Gần 400 người chết ở Tây Ban Nha.

    Hơn 5.000 ca nhiễm mới được báo cáo ở New York, nâng tổng số ca nhiễm ở bang này lên 20.000. Đến cuối tuần, Mỹ sẽ trở thành nước ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất thế giới.

    Dịch bệnh đang có chiều hướng đi xuống ở Trung Quốc khi Bắc Kinh báo cáo ngày đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa nào.

    Ngày 24/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi người dân "quên chuyện ra ngoài đi" trong vòng ba tuần tới. Hơn 3,5 tỷ người trên toàn cầu đang phải sống trong điều kiện cách biệt cộng đồng.

    Ngày 93 (2/4), Đại học Johns Hopkins xác nhận số ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt một triệu với hơn 50.000 ca tử vong. Người nhiễm virus bao gồm cả Thủ tướng Anh Johnson. Ông nói mình chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ và vẫn sẽ điều hành chính phủ trong thời gian cách ly.

    Tại Ấn Độ, ca nhiễm thứ hai được phát hiện ở Dharavi, khu ổ chuột lớn nhất Mumbai, một trong những nơi có mật độ dân số dày nhất Trái Đất, làm dấy lên lo ngại dịch bệnh tại nước này có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với con số hơn 2.000 ca nhiễm mà chính phủ công bố.

    Số ca tử vong ở Tây Ban Nha vượt 950 trong một ngày, mức cao kỷ lục. Số liệu cho thấy 9,6 triệu người Mỹ đã nộp đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp. Mỹ ghi nhận gần 250.000 người nhiễm và 6.000 người chết vì nCoV. Các bệnh viện dã chiến được dựng lên ở Công viên Trung tâm New York, các xe tải đông lạnh được dùng để giữ xác người chết. Trump cảnh báo "hai tuần rất, rất đau thương" đang ở phía trước.

    Ngày 99 (8/4), Thủ tướng Anh nhập viện và phải điều trị tích cực từ đầu tuần vì các triệu chứng ngày càng xấu đi.

    Ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của châu Âu, số ca nhiễm và tử vong mới đang giảm. Trung Quốc báo cáo ngày đầu tiên không ghi nhận ca tử vong nào và thận trọng mở cửa trở lại một số thành phố. Thứ bảy trước đó (ngày 4/4) có thể là ngày chết chóc nhất kể từ thời điểm dịch bùng phát đến nay khi toàn cầu ghi nhận hơn 6.600 ca tử vong mới. Nhưng nCoV vẫn chưa chạm tới một số nước nghèo nhất, mật độ dân số đông nhất, vì vậy vẫn còn quá sớm để hy vọng.

    Singapore, nước được ca ngợi vì phản ứng nhanh, thực hiện biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn khi xuất hiện dấu hiệu về đợt sóng lây nhiễm mới.

    Vaccine nCoV đang được nhanh chóng nghiên cứu nhưng phải mất ít nhất 18 tháng nữa mới có thể cung cấp hàng loạt. Thế giới chưa có chiến lược trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đưa cuộc sống trở lại bình thường, khi hơn 1,4 triệu người đã nhiễm và gần 84.000 người thiệt mạng trong đại dịch này.

    VnExpress (theo Guardian)

  • Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công, với bộ xét nghiệm của Seegene, những người bị nhiễm Covid-19 có thể được phát hiện ngay cả khi họ chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

    cong ty vo danh han quoc 2

    Vào ngày 31/12/2019, những thông tin đầu tiên về một loại virus lây lan tại Vũ Hán được truyền đến Hàn Quốc. Khi ấy, CEO Seegene Chun Jong-yoon, 63 tuổi đã dự đoán được điều tồi tệ và nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan ra toàn cầu là rất cao.

    Chun đã ngay lập tức hủy tất cả các công việc khác tại văn phòng công ty ở Seoul và yêu cầu các trưởng nhóm nghiên cứu và nhân viên tập trung toàn lực vào sản xuất một bộ kít xét nghiệm Covid-19. "Nhu cầu sẽ tăng rất nhanh. Trước khi tình huống trở nên tồi tệ, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng".

    Trong vòng 2 tuần, Seegene đã phát triển bộ kít Allplex 2019-nCoV Assay. Đến 27/1, khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Hàn Quốc, Chun đã nhận được một cuộc gọi khẩn từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hàn Quốc (KCDC) yêu cầu gửi bộ kít xét nghiệm của công ty để cơ quan này đánh giá. Thật không ngờ, quá trình phát triển bộ kít của Seegene khá phù hợp với chỉ dẫn của phía KCDC.

    Đến 12/2, KCDC đã cấp phép đưa bộ kít của Seegen vào sử dụng dù bình thường, một quy trình như vậy cần ít nhất 6 tháng. "Đó là vấn đề cấp thiết vì vậy quan trọng là phản ứng thật nhanh. Việc KCDC cấp phép đưa vào sử dụng bộ kít xét nghiệm Covid-19 trong 2 tuần là điều chưa từng xảy ra".

    cong ty vo danh han quoc 2
    Bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Seegene.

    Kết quả là nhờ bộ kít xét nghiệm của Seegene cùng với phản ứng nhanh chóng của chính phủ với chiến thuật xét nghiệm rộng cùng nhiều biện pháp khác, Hàn Quốc đã kiểm soát được sự lây lan của Covid-19. Trong một đất nước 51 triệu dân, Hàn Quốc ghi nhận ít hơn 10.000 trường hợp nhiễm bệnh, ít hơn Thụy Sỹ với dân số 8,6 triệu dân.

    Vào thời điểm tờ Forbes Hàn Quốc phỏng vấn Chun vào giữa tháng 3, Seegene đã quá tải đơn đặt hàng. Trước đó họ sản xuất 100.000 bộ kít mỗi tuần nhưng giờ đây đã tăng lên 1 triệu kít/tuần. Hiện sản phẩm của họ đã được gửi đến 40 quốc gia gồm cả Pháp, Đức, ý, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác ở châu Á để sử dụng. Họ cũng đang chờ giấy phép đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ. Trong bối cảnh đến thời điểm này dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng trên toàn thế giới Seegene hiện đang tiếp tục chuẩn bị tăng sản lượng hơn nữa.

    "Hiện tại chúng tôi đã ngừng mọi hoạt động khác và huy động toàn lực lượng để sản xuất các bộ kít xét nghiệm Covid-19. Nhu cầu từ các chính phủ và cơ quan y tế đang quá tải. Chúng tôi có thể cung ứng nhiều nhất 3 triệu kít mỗi tuần. Tuy nhiên, dù như thế thì vẫn thiếu hụt lớn so với nhu cầu. Chính vì vậy chúng tôi đang có ý định chia sẻ bản quyền sản xuất bộ kít miễn phí cho những nhà phát triển khác. Virus không thể lan rộng nếu được xét nghiệm rộng rãi", ông Chun khẳng định.

    Nhà máy của Seegene được đặt tại 2 tòa nhà nằm ở phía đông nam thủ đô Seoul. Về bản chất, việc sản xuất kít xét nghiệm không yêu cầu không gian rộng hay máy móc lớn.

    Thứ cần là nguồn lao động vì vậy Seegene đã tăng gấp đôi lượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu hiện tại, bố trí hệ thống 2 ca và họ đang có ý định tăng lên 3 ca mỗi ngày. Công ty nói rằng họ cũng đang tính tới việc rời nhà máy đến ngoại ô Seoul vào năm tới để có thể mở rộng năng lực sản xuất hơn nữa.

    Chun cho biết động lực để ông cống hiến cho y tế là khi phải chiến đấu với bệnh lao từ sau khi tốt nghiệp trung học. Ông đã được chuẩn đoán nhiễm bệnh ngay sau khi vừa tốt nghiệp khiến ông phải mất tới 5 năm để chữa trị, phục hồi và không thể học cấp 3. Ông vào Đại học Konkuk Seoul chuyên ngành nông nghiệp sau khi lấy được một bằng GED (General Education Development) tương đương công nhận đạt trình độ trung học. Sau này ông học lên Tiến sỹ ngành Khoa học cuộc sống tại Đại học Tennessee. Sau đó ông tiếp tục có bằng sau Tiến sỹ tại Đại học Harvard và Đại học California.

    Chun quay trở về Hàn Quốc vào năm 1995 sau thời gian nghiên cứu về DNA, ông trở thành giáo sư sinh học tai Đại học nữ sinh Ewha nhưng lúc ấy ông đã có ý định trở thành doanh nhân. "Ngay cả khi đang đi học, tôi đã nghĩ về việc mở công ty. Trong cuộc sống chúng ta có thể làm được nhiều hơn với kinh doanh thay vì nghiên cứu. Nhưng để điều hành một doanh nghiệp thành công, bạn phải rất bền bỉ".

    Chun thành lập Seegene vào năm 2000 với 300 triệu won đầu tư từ chú của ông (khoảng 240.00 USD hiện nay). Trong 3 năm đầu, Seegene không có một đồng doanh thu nào. "Đó là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với tôi, nhưng tôi đã xác định phải làm rồi. Nếu tôi có thể sản xuất ra một thứ gì đó tuyệt vời, tất cả thế giới biết".

    Seegene phát triển các dụng cụ chuẩn đoán bệnh hô hấp, tiêu hoá, bệnh lây qua đường tình dục và ung thư. Tuy nhiên tất cả đều có nhu cầu rất ít ở trong nước.

    Bước chuyển mình quan trọng của công ty đến vào thời điểm Seegene tìm thấy thị trường béo bở: 82% doanh thu của Seegene hiện tới từ xuất khẩu. Mỹ và châu Âu là những khách hàng lớn của công ty. Chun nói ông đã đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu các bộ chuẩn đoán của Seegene và thuyết phục họ bằng sự thành công toàn cầu của công ty. Ngay cả trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lợi nhuận ròng của công ty vào năm ngoái đã tăng gấp đôi lên 23 triệu USD với doanh thu tăng 19% lên 105,3 triệu USD.

    cong ty vo danh han quoc 2
    Thị trường lớn nhất của Seegene là châu Âu.

    Cổ phiếu của Seegene đã tăng gấp đôi kể từ tháng 1 lên mức gần đây là 88.100 won/1 cổ phiếu và công ty đạt vốn hóa thị trường gần 2 tỷ USD.

    Bộ kít của Seegene nằm trong một ống nghiệm duy nhất, dùng xác định ba gen mục tiêu có trong Covid-19. Nhờ hợp lý hóa quá trình xét nghiệm, bộ kít này cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công và hạn chế được sai sót.

    cong ty vo danh han quoc 2
    Doanh thu qua các năm của Seegene. Đơn vị: Tỷ won.

    Trong khi các xét nghiệm khác tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể, Seegene sử dụng thứ gọi là phản ứng chuỗi polymerase để phát hiện virus có trong dịch cơ thể trước khi kháng thể hình thành. "Cách chẩn đoán phân tử như vậy trái ngược với chẩn đoán miễn dịch cũ nhưng nhanh hơn và chính xác hơn", Chun nói. Điều đó cũng có nghĩa là những người bị mắc Covid-19 có thể được phát hiện trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào.

    Ngoài thành tích ngăn chặn được sự lây lan của Covid-19, Chun xem phương pháp xét nghiệm của mình là một chiến thắng cho chẩn đoán phân tử. Ông chia sẻ: "10 năm qua, tôi có mục tiêu là giúp việc chẩn đoán phân tử dễ dàng hơn, giá cả phải chăng và phổ biến hơn".

    Theo Trí Thức Trẻ

  • Một người đàn ông Malaysia vừa trở về từ Nhật Bản đã đi bộ ba ngày trời từ sân bay về nhà do lo ngại bản thân nhiễm COVID-19 và lây cho mọi người. 

    Một người đàn ông Malaysia vừa trở về từ Nhật Bản đã đi bộ ba ngày trời từ sân bay về nhà cùng một chú chó mà không chọn đi phương tiện công cộng hay gọi người nhà ra đón.

    Lý do là người đàn ông này lo ngại bản thân mình có thể mang virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Câu chuyện đã thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.

    Đi bộ 120 km vì sợ lây COVID-19 cho người khác

    Theo báo The Straits Times, nhân vật nói trên tên là Alixson Mangundok, 34 tuổi, vừa trở về từ Nhật Bản - nơi người này làm việc - vào hôm 25-3.

    Ngay sau khi tới sân bay quốc tế Kota Kinabalu ở bang Sabah, Mangundok, lo ngại bản thân mình mang virus gây bệnh COVID-19 nên đã không chọn đi phương tiện công cộng hay gọi người nhà ra đón.

    Thay vào đó, anh đã quyết định đi bộ về nhà tại huyện Kota Marudu, bang Sabah cách sân bay 120 km.

    di bo vi so lay benh 1
    Anh Alixson Mangundok đi bộ ba ngày trời từ sân bay về nhà. Ảnh: The Straits Times

    “Sau khi đến sân bay quốc tế Kota Kinabalu, tôi đã được kiểm tra và mặc dù các quan chức y tế nói tôi khỏe và không có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 nhưng tôi vẫn được yêu cầu tới Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth để kiểm tra thêm” - Mangundok nói.

    Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm của Mangundok, các bác sĩ nói với người đàn ông này rằng trong khi chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, anh ta có thể tự cách ly tại nhà và không cần phải kiểm tra tại các trung tâm cách ly của nhà nước.

    Trước đó, người nhà của Mangundok đã giúp anh mang về hai gói hành lý lớn và để lại cho anh một ba lô xách tay vì nghĩ rằng anh sẽ phải ở lại trong các khu cách ly tập trung của nhà nước trong hai tuần.

    “Nhưng sau đó, tôi được biết là tôi có thể tự cách ly tại nhà. Vì vậy, để tránh bất kỳ rủi ro nào cho bất kỳ ai, tôi quyết định đi bộ tới Kota Marudu do tôi cũng đã quen với việc đi bộ hàng kilomet trong nhiều ngày từ thời còn đi săn và làm trang trại” - Mangundok nói.

    Trước khi thực hiện chuyến đi này, Mangundok đã ăn trưa và mua hai chai nước tại bệnh viện.

    Bắt đầu hành trình trở về nhà, khi anh vừa đi qua một nghĩa địa, một chú chó xuất hiện và đi theo. Mangundok không những cho chú chó đi theo như bạn đồng hành mà còn đặt tên cho nó là Hachiko.

    “Tôi ban đầu nghĩ rằng nó sẽ bỏ tôi giữa chừng, nhưng nó đã đi cùng tôi suốt cả chuyến đi. Đó là lý do tôi quyết định nhận nuôi Hachiko” - Mangundok nói.

    Hachiko là tên một chú chó nổi tiếng khắp Nhật Bản do trung thành với chủ ngay cả sau khi người chủ đã qua đời nhiều năm.

    Trên đường đi, họ đã nghỉ ngơi tại các trạm xe buýt, đi qua khá nhiều điểm chốt, leo qua các ngọn đồi bất kể trời mưa hay nắng. Anh cũng đã làm quen với nhiều bạn mới.

    “Tại mỗi điểm chốt, cảnh sát và các lực lượng an ninh đang làm nhiệm vụ sẽ hỏi tôi đang đi đâu và khi tôi nói tôi đi tới Kota Marudu, họ không thể tin được nhưng cuối cùng tôi đã thuyết phục họ rằng tôi không nói đùa” - Mangundok nói.

    Anh đã giải thích lý do và chìa cho họ thấy tấm hộ chiếu của mình cùng với những giấy tờ tại bệnh viện làm bằng chứng. Họ sau đó khuyên anh cẩn thận, cảnh giác và hãy nghỉ ngơi ở những khu vực sáng sủa.

    “Họ cũng đề nghị giúp tôi bằng ngựa nhưng tôi từ chối vì tôi còn có chú chó đi cùng, hơn nữa tôi không muốn gây ra bất kỳ rủi ro y tế nào cho bất kỳ ai mặc dù các bác sĩ nói tôi ổn” - Mangundok kể.

    Mangundok đã dừng lại ở các cửa hàng tạp hóa để mua nước và lon cá mòi cho chú chó Hachiko của mình, còn bản thân anh thì không ăn gì vì mệt.

    Về tới nhà nhưng không gặp cha mẹ ngay

    Đến sáng 28-3, khi đến gần Kg Tandasan ở huyện Kota Belud, còn nửa đường nữa là tới huyện Kota Marudu, Mangundok nhìn thấy anh trai mình đang lái xe đi đâu đó và vẫy tay ra hiệu cho người anh.

    “Anh ấy vẫy tay lại nhưng không nhận ra tôi vì tôi che mặt tránh ánh nắng và có con chó đi cùng. Anh ấy đã lái xe đi” - Mangundok kể.

    di bo vi so lay benh 1
    Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ khi đợt công dân Malaysia thứ hai được sơ tán khỏi TP Vũ Hán, Trung Quốc về đến sân bay Kuala Lumpur. Ảnh: SCMP

    Mangundok nói rằng sau đó người đi cùng anh trai của mình đã nhìn thấy anh đang đi bộ.

    "Lúc đó, tôi nghĩ mọi người đều lo lắng bởi điện thoại của tôi đã hết pin được hai ngày và họ không nghe được tin gì từ tôi kể từ khi tôi rời sân bay" - anh nói.

    Mangundok cho biết thêm, người anh trai sau đó đã trở lại và nhìn thấy anh đi bộ trên đường.

    Anh trai của Mangundok đã thông báo với gia đình rằng anh đã đi bộ được ba ngày và nhờ người nhà gửi xe lên.

    Vì vậy, Mangundok có thể tự lái xe chở bạn đồng hành bốn chân của mình về cùng.

    "Tôi không tới gặp cha mẹ ngay khi đến Kota Marudu mà tới thẳng túp lều nhỏ ở nông trại bởi nơi đó an toàn hơn cho tất cả mọi người" - Mangundok cho biết.

    Mangundok kể lần sàng lọc đầu tiên của anh cho kết quả âm tính. Đến ngày 7-4, anh đi khám COVID-19 lần hai tại Bệnh viện Kota Marudu. 

    "Tôi sẽ không nghỉ ngơi và sẽ không gặp gia đình cho đến khi bệnh viện xác nhận tôi không nhiễm virus. Đến nay, Hachiko vẫn ở cùng tôi trong túp lều".

    Ông bố hai con này là con út trong gia đình gồm 12 anh chị em. Mangundok đã làm việc tại một số nước như Singapore, Algeria, Úc và Hàn Quốc từ năm 18 tuổi.

    Theo trang thống kê Worldometer, Malaysia hiện là quốc gia có ca nhiễm cao nhất khu vực Đông Nam Á với 4.119 ca nhiễm, trong đó 65 người đã tử vong.

    Theo Plo

  • Mặc dù vẫn phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực vì nhiễm Covid-19, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có thể ngồi dậy và giao tiếp với các nhân viên y tế.

    Theo Guardian, ông Rishi Sunak, Bộ trưởng Tài chính Anh hôm 9/4 cho biết tình trạng của Thủ tướng Boris Johnson đã được cải thiện, và ông đã có thể ngồi dậy trên giường bệnh cũng như giao tiếp một cách tích cực với các nhân viên y tế.

    Ông Sunak cũng cho biết thủ tướng Anh đang nhận được "sự chăm sóc y tế tuyệt hảo" nhưng cũng nói rằng ông Johnson cần tiếp tục ở lại phòng chăm sóc tích cực.

    "Thủ tướng không chỉ là đồng nghiệp và cấp trên của tôi mà còn là bạn của tôi, và những suy nghĩ trong tôi luôn hướng về ông ấy và gia đình ông ấy", ông Sunak phát biểu.

    0 thu tuong khoe lai
    Ông Boris Johnson, 55 tuổi, được đưa tới Bệnh viện St Thomas ở London tối 5/4. Ảnh: Getty.

    Ông Sunak cũng khẳng định các chính trị gia và quan chức chính phủ đang làm hết sức để đảm bảo vệ sinh và tuân thủ các hướng dẫn để hạn chế khả năng nhiễm virus, sau khi có lo ngại rằng có nhiều nhân viên chính phủ bị nhiễm Covid-19.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson được xác định dương tính với virus corona từ ngày 27/3, ông được đưa vào bệnh viện St. Thomas ở thủ đô London hôm 5/4 sau khi bệnh tình trở nặng và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt một ngày sau đó.

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, người tạm thời thay thế ông Johnson lãnh đạo chính phủ, cho biết thủ tướng Anh không cần sử dụng máy thở và không bị viêm phổi.

    Trong khi đó, một bộ trưởng cấp cao khác là Michael Gove cho biết ông đang tự cách ly không triệu chứng sau khi một thành viên trong nhà bắt đầu có các dấu hiệu nhiễm bệnh.

    Hôm 8/4, nước Anh ghi nhận sự gia tăng kỷ lục số ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày, với 938 ca, nâng số người chết vì nCoV lên 7.097 trong số 60.733 người nhiễm.

    Chính phủ Anh sẽ kéo dài lệnh phong toả, dự kiến kết thúc vào ngày 15/4 này, để làm phẳng hơn nữa đường cong, giảm tỷ lệ nhập viện vì virus.

    Zing (dịch từ Mirror)

  • Mẹ của một thiếu niên được cho là đã tự kết liễu đời mình trong thời gian cách ly xã hội ở Anh đang kêu gọi các gia đình nói với con họ rằng "không ổn cũng không sao cả".

    Kian Southway, tài năng kickboxer 15 tuổi đã qua đời vào ngày 31 tháng 3 tại nhà riêng ở xứ Wales sau khi bắt đầu thời gian cách ly xã hội do coronavirus theo yêu cầu của chính phủ.

    Cậu học sinh được gia đình và bạn bè miêu tả là một thiếu niên "lịch sự", luôn nghĩ cho mọi người và là người anh trai "phi thường" của em gái Darcey.

    0 PAY WNS 070420 Teen Isolating Death 02xJPEG

    Nhưng cha mẹ cậu cho rằng cậu cảm thấy 'bị cô lập với thế giới' trong thời gian cách ly Covid-19.

    Cha mẹ của cậu thiếu niên, Jolene và Julian, đã kể rằng dù rất yêu đời, tâm trạng của Kian đã thay đổi chỉ trong vòng vài ngày.

    Jolene Southway, từ Treorchy, nói: "Chuyện xảy ra quá bất ngờ, tôi nghĩ chúng tôi vẫn còn sốc. Chúng tôi đã tê liệt.

    "Chúng tôi cần mọi người biết Kian không hề mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, con không bị trầm cảm.

    "Chúng tôi cần mọi người biết chuyện này xảy ra nhanh đến thế nào. Tôi nghĩ rằng con thực sự cảm thấy bị cô lập với thế giới do Covid-19.

    "Kian rất yêu đời. Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố cách ly xã hội vào thứ Hai và thằng bé ra đi vào thứ Sáu. Mọi sinh hoạt đình trệ và thằng bé nói rằng không thể chờ đợi nó kết thúc và thằng bé muốn tua nhanh tất cả."

    Kian có đai đen kickboxing và là cựu thành viên của câu lạc bộ kickboxing WCKA ở Rhigos.

    Một video vinh danh cậu thiếu niên cũng đã được những người bạn trong câu lạc bộ U16 Penygraig thực hiện và chia sẻ, khuyến khích những người trẻ tuổi cởi mở hơn. Video đã nhận được hơn 1.600 lượt chia sẻ.

    Jolene nói: "Kian rất hòa đồng. Thằng bé có chút nhút nhát nhưng rất lịch sự.

    "Con luôn nghĩ cho tất cả mọi người và thích được ra ngoài. Thằng bé thật tuyệt vời.

    "Con là một người anh lớn phi thường đối với Darcey, con luôn ở bên em gái.

    "Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi chuyện này. Chúng tôi liên tục nói chuyện và chúng tôi khuyến khích bọn trẻ nói chuyện, chúng tôi không che giấu bất cứ điều gì.

    "Kian biết cảm thấy không ổn thì cũng chẳng sao nhưng con đã không nói chuyện. Chúng tôi sẽ không bao giờ biết tại sao."

    Bằng cách lên tiếng sau cái chết của Kian, gia đình muốn khuyến khích mọi người lên tiếng bày tỏ những lo lắng của họ và tìm kiếm sự hỗ trợ.

    Jolene nói: "Mọi người đã nhắn tin nói rằng con cái họ đã tự tử hoặc cố gắng làm tự tử, cũng có người nói rằng họ đã mất những người bạn cùng tuổi khi còn nhỏ.

    "Bạn biết nó tồn tại, nhưng khi nó không ảnh hưởng đến bạn thì nó cũng không ảnh hưởng đến gia đình bạn. Có gì đó sai trái ngoài kia và nó thay đổi những đứa trẻ của chúng ta. Chuyện đó phải dừng lại.

    "Tôi chỉ cần mọi người nói chuyện, tôi cần họ biết rằng cảm thấy không ổn cũng không sao cả và mọi người thực sự yêu bạn và muốn nói chuyện. 

    "Khi Kian qua đời, tôi gọi cho nhiều phụ huynh nhất có thể. Mọi người nghĩ rằng họ có thể thấy chuyện xấu đang đến, họ nghĩ rằng có thể phán đoán mọi chuyện.

    "Chúng tôi là một gia đình, không ai nghĩ chuyện này có thể xảy ra. Kian có một cuộc sống tốt nhất có thể. Chuyện đó có thể hủy hoại mọi người, các gia đình, nó phá hủy mọi thứ."

    Tưởng nhớ Kian, trường học của cậu bé, Ysgol Gyfun Cwm Rhondda, nói: "Trường chúng tôi rất buồn khi mất một thành viên rất thân yêu của gia đình, Kian Southway. Xin gửi lòng cảm thông sâu sắc nhất của chúng tôi tới gia đình và những người gần gũi nhất của em.

    "Chúng ta sẽ cùng nhau nhớ đến Kian khi có thể. Cho đến lúc đó, chúng ta hãy giữ hình ảnh của Kian nhẹ nhàng trong suy nghĩ của chúng ta ở đây, tại Ysgol Gyfun Cwm Rhondda."

    Một trang gây quỹ đã được bạn bè của Kian lập ra để hỗ trợ gia đình cậu trong thời gian này và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần trong giới trẻ.

    VietHome (Theo Mirror)