• nguoi ti nan ukraine o anh

    Dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh cho thấy 22.800 thị thực đã được cấp theo chương trình gia đình Ukraine, ngoài ra còn có 2.700 thị thực được cấp theo chương trình tài trợ.

    Theo Reuters, ngày 30/3, Chính phủ Anh thông báo nước này đã cấp 25.500 thị thực cho người Ukraine theo kế hoạch tiếp nhận người tị nạn khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng trước.

    Dữ liệu từ Bộ Nội vụ Anh cho thấy 22.800 thị thực đã được cấp theo chương trình gia đình Ukraine, ngoài ra còn có 2.700 thị thực được cấp theo chương trình tài trợ.

    Với số lượng hàng triệu người rời khỏi Ukraine sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, chính phủ Anh đang chịu sức ép liên quan việc tiếp nhận thêm người tị nạn.

    Trong khi đó, Bộ trưởng nhà ở Ireland Darragh O'Brien cho biết chi phí cho việc tái định cư hàng chục nghìn người tị nạn Ukraine ở Ireland có thể lên tới 2,5 tỷ euro (gần 3 tỷ USD) và có thể cần thêm 35.000 ngôi nhà.

    Ba Lan đã tiếp nhận hơn 130.000 học sinh từ Ukraine

    Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan - Przemyslaw Czarnek cho biết, hiện đã có hơn 130.000 học sinh, sinh viên Ukraine đăng ký vào hệ thống trường học của Ba Lan.

    Theo Bộ trưởng Przemyslaw Czarnek, đây là một trong những nội dung quan trọng và cấp bách để giúp đỡ những người Ukraine đang phải di tản vì cuộc xung đột Nga-Ukraine. Việc các em học sinh sớm được đến trường sẽ giúp giảm căng thẳng cho các gia đình phải di tản cũng như giảm các vấn đề xã hội đối với Ba Lan.

    Ông Przemyslaw Czarnek cũng cho biết, chỉ trong vài ngày đã có hàng nghìn người Ukraine đăng ký các khóa học tiếng Ba Lan cơ bản do Trung tâm phát triển giáo dục tổ chức. Điều này cho thấy, các giáo viên và những người liên quan đến giáo dục cũng như những người Ukraine đến Ba Lan muốn nhanh chóng hòa nhập cuộc sống ở Ba Lan.

    Liên quan đến hỗ trợ người tị nạn Ukraine, Bộ trưởng chính sách xã hội và gia đình Ba Lan - Marlena Malag cho biết, hơn 17.000 phụ nữ Ukraine đã được các công ty Ba Lan tuyển dụng.  Những người này đã và đang tận dụng các hình thức học tiếng Ba Lan để có thể hòa nhập xã hội và tìm kiếm việc làm.

    Tuần trước, Trung tâm Phát triển Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục Ba Lan đã bắt đầu tuyển dụng giáo viên và chuyên gia giáo dục người Ukraine muốn làm việc trong các trường học ở Ba Lan với tư cách là trợ lý cho giáo viên Ba Lan.

    Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, hơn 2,3 triệu người tị nạn, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em Ukraine đã vượt qua biên giới vào Ba Lan./.

    Theo VOV / Vietnamplus

  • Roman Abramovich nghi bị đầu độc bằng vũ khí hóa học, sau khi tham gia cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga hồi đầu tháng 3/2022.

    Chủ sở hữu CLB Chelsea phát bệnh cùng hai nhà đàm phán hòa bình Ukraine, nghi bị đầu độc bằng vũ khí hóa học. Tờ Wall Street Journal cho hay, Abramovich có triệu chứng mất thị lực trong vài giờ, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt liên tục, da tay và mặt bị bong tróc.

    Kết thúc cuộc họp diễn ra hôm 3/3 tại Kiev, Abramovich và hai thành viên cấp cao bên phía Ukraine xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Một người còn lại không bị ốm, dù có cùng đồ ăn thức uống với họ.

    Guardian tiết lộ thêm, tỷ phú người Nga đóng vai trò "trung gian" kết nối với mục đích sớm chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine.

    Người đại diện của Abramovich xác nhận với BBC, ông mắc các triệu chứng nghi nhiễm độc và điều trị tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tình trạng sức khỏe hiện tại của tỷ phú gốc Nga đã được cải thiện.

    abramovich bi dau doc
    Tỷ phú Abramovich tham gia cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine

    Trang tin điều tra Bellingcat cho hay, liều lượng và loại độc tố được sử dụng "không đủ khả năng" gây nguy hiểm đến tính mạng. Giả thuyết đưa ra rằng, cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mang tính chất hăm dọa.

    Bellingcat tiết lộ thêm, họ biết vụ đầu độc từ lâu nhưng quyết định không công khai thông tin "do lo lắng về sự an toàn của các nạn nhân".

    Khi được hỏi về nghi án trên, người phát ngôn đoàn đàm phán Ukraine - ông Mykhailo Podolyak chỉ nói: "Hiện có nhiều suy đoán và những thuyết âm mưu khác nhau".

    Trước đó, tỷ phú Roman Abramovich bị chính phủ Anh trừng phạt, phế mọi quyền hành và phong tỏa tài khoản CLB Chelsea, khiến đội bóng thành London rơi vào cảnh lao đao.

    Nguồn: Wall Street Journal

  • 35 nhà tài phiệt và quan chức Nga được cho là có quan hệ mật thiết với Tổng thống Vladimir Putin đang sở hữu khối tài sản lên tới 17 tỉ USD khắp toàn cầu.

    tai phiet than putin 1

    Khối tài sản khổng lồ trên được thống kê bên ngoài lãnh thổ Nga - bao gồm tài khoản ngân hàng, du thuyền, chuyên cơ, bất động sản xa xỉ ở London, Tuscany và French Riviera, theo báo Anh Guardian.

    Trong số 35 nhân vật Nga bị "điểm danh" gồm 4 nhà tài phiệt giàu có nhất, người đứng đầu các công ty nhà nước, lãnh đạo đài truyền hình nổi tiếng, giám đốc cơ quan tình báo, cố vấn chính trị và thống đốc khu vực.

    Tiết lộ của Guardian cho thấy, về bất động sản ở Anh có tổng trị giá hơn nửa tỉ USD - liên quan đến các công ty, quỹ tín dụng hoặc người thân của 4 nhà tài phiệt Nga, gồm: Roman Abramovich, Alisher Usmanov, Oleg Deripaska và Igor Shuvalov. Báo Anh Guardian cho biết sẽ công bố chi tiết về những tài sản này trong những ngày tới đây.

    tai phiet than putin 1
    Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải lần lượt là các tài phiệt Nga: Abramovich, Usmanov, Deripaska và Shuvalov. Ảnh: Reuters.

    Khối tài sản bị "kê biên" toàn cầu bao gồm 35 biệt thự, 43 căn hộ sang trọng và 27 bất động sản khác, 7 du thuyền cùng 11 chuyên cơ, trực thăng riêng.

    "Tổng cộng đã phát hiện họ (35 nhà tài phiệt và quan chức Nga) có hơn 145 tài sản khác trên toàn cầu" - báo Guardian cho biết - "Trong đó chỉ riêng 6 người liên quan đã sở hữu khối tài sản lên tới 2 tỉ USD".

    Có 26 tài sản liên quan đến nhà tài phiệt Deripaska, bao gồm số lượng cổ phiếu trị giá hàng tỉ USD, một khách sạn trên dãy Alps của Áo, một siêu du thuyền, một tàu hỗ trợ dài 60 m có sân bay lên thẳng và các tài sản sang trọng ở London, Paris, Washington và New York cùng 4 biệt thự ở Sardinia.

    Cựu phó thủ tướng thứ nhất Nga Shuvalov được cho là cũng có hai chuyên cơ riêng - một chiếc Gulfstream G650 trị giá 65 triệu USD và một chiếc Bombardier Global Express. Ngoài ra, ông Shuvalov có liên quan đến ba bất động sản sang trọng trị giá khoảng 35 triệu USD nằm ở Salzkammergut (Áo), Tuscany (Ý) và Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).

    tai phiet than putin 1
    Siêu du thuyền Amore Vero, được cho là của tỉ phú Igor Sechin, tại cảng La Ciotat gần Marseille. Ảnh: Reuters.

    Nhật báo của Anh còn liệt kê nhiều tài sản khác liên quan đến gia đình tài phiệt Nikolay Tokarev và nhiều người khác nữa.

    "Ngoài một số tài sản "nổi" như biệt thự ở Quảng trường Belgrave (London), siêu du thuyền Dilbar, Lena và Amore Vero - có liên quan quan đến các nhà tài phiệt Oleg Deripaska, Alisher Usmanov, Gennady Timchenko hay Igor Sechin - thì những tài sản "chìm" khác hầu như không ai biết tới"- nhật báo Anh nhấn mạnh.

    Các nhân vật bị "điểm tên" như tỉ phú Abramovich, Tokarev và Shuvalov vẫn chưa lên tiếng khi được yêu cầu bình luận.

    Còn phía người phát ngôn của nhà tài phiệt Deripaska cho biết: "Không rõ những "bản kiểm kê tài sản" này ở đâu mà có và nó có phục vụ gì cho lợi ích cộng đồng hay không. Đồng thời người này lên án hành động nhà chức trách London khi đã tịch thu một số tài sản "vốn thuộc sở hữu của họ hàng" ông Deripaska.

    "Tất cả tài sản và tài sản mà ông Deripaska sở hữu đều được mua lại hợp pháp. Thực tế ông Deripaska trở thành nạn nhân của động cơ chính trị" - người phát ngôn của nhà tài phiệt Deripaska nhấn mạnh.

    Người phát ngôn của ông Usmanov cũng lên tiếng: "Toàn bộ tài sản của ông Usmanov được gây dựng thông qua các khoản đầu tư thành công, đôi khi rủi ro …, đó là bản chất của hoạt động kinh doanh. Do đó, việc qui kết nguồn tiền của ông ấy "không minh bạch" là không chính xác và làm tổn hại đến danh tiếng của ông Usmanov với tư cách là một doanh nhân trung thực và một nhà từ thiện".

    Kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine hôm 24-2 đến nay, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã tung loạt đòn trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga và các nhà tài phiệt của nước này với cáo buộc "có liên hệ mật thiết với Tổng thống Putin".

    Theo Người Lao Động

  • Nga thừa nhận chưa đạt được bất kỳ mục tiêu quân sự nào ở Ukraine và không loại trừ sẽ dùng vũ khí nguyên tử, theo CNN.

    Trong buổi phỏng vấn với CNN hôm Thứ Ba, 22 Tháng Ba, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, liên tục từ chối loại trừ việc Nga sẽ cân nhắc dùng vũ khí nguyên tử đối phó với điều mà nước này xem là “mối đe dọa sống còn.”

    vu khi nguyen tu
    Nhà máy điện hạt nhân Leningrad ở Nga. Ảnh: AP

    Khi được hỏi tình huống nào ông Putin sẽ dùng vũ khí nguyên tử, ông Peskov trả lời ''nếu đó là mối đe dọa sống còn cho đất nước chúng tôi, có thể như vậy''.

    Ông Putin trước đây tỏ ý cho biết sẽ dùng vũ khí nguyên tử chống quốc gia nào mà ông xem là mối đe dọa Nga. Hồi tháng Hai, trong bài diễn văn truyền hình trực tiếp, ông Putin tuyên bố: ''Bất kì ai cản đường chúng tôi, hoặc nghiêm trọng hơn, đe dọa đất nước và người dân chúng tôi, họ phải hiểu Nga sẽ lập tức đáp trả, và sẽ có hậu quả mà quýt vị chưa từng thấy trong lịch sử''.

    Tại buổi họp được truyền hình trực tiếp với giới chức quốc phòng Nga sau đó, ông Putin cho hay: “Giới chức các quốc gia hàng đầu NATO tự cho phép mình nói năng hung hăng về đất nước chúng ta, do đó tôi ra lệnh bộ trưởng Quốc Phòng và tổng tư lệnh quân đội đặt Lực Lượng Răn Đe Của Quân Đội Nga vào tình trạng báo động chiến đấu.”

    Về câu hỏi ông Putin nghĩ đã đạt được mục tiêu nào ở Ukraine tính đến nay, ông Peskov trả lời: “À, trước hết là chưa. Ông ấy chưa đạt được gì.”

    Ông Peskov cũng tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” – cách Moscow gọi cuộc xâm lăng Ukraine – “đang diễn ra đúng kế hoạch và mục đích đề ra trước đó.”

    Ông cũng lặp lại những yêu sách của ông Putin, cho hay “mục tiêu chính của chiến dịch này” là “phi quân sự hóa Ukraine,” bảo đảm Ukraine là “quốc gia trung lập,” loại bỏ “thành phần theo chủ nghĩa dân tộc” để Ukraine chấp nhận Crimea – bán đảo bị Nga xâm chiếm và sáp nhập năm 2014 – thuộc Nga, cũng như chấp nhận hai khu vực ly khai Luhansk và Donetsk “là quốc gia độc lập.”

    Ông Peskov cũng khẳng định Nga chỉ tấn công mục tiêu quân sự ở Ukraine, bất chấp vô số báo cáo cho biết quân Nga không kích mục tiêu dân sự mà người dân Ukraine đang ẩn náu.

    CNN phỏng vấn ông Peskov giữa lúc tình báo Tây phương cho hay cuộc xâm lăng của Nga bị chựng lại tại nhiều nơi ở Ukraine.

    Theo Người Việt

  • Tiền bán Chelsea sẽ không được Roman Abramovich dùng làm từ thiện như ông mong muốn. Thay vào đó, trước mắt khoản tiền hàng tỷ bảng này sẽ ‘thuộc quyền kiểm soát’ của chính phủ Anh.

    Theo trang Inews, Roman Abramovich sẽ không có quyền sử dụng tiền bán CLB Chelsea, ngay cả khi nhà tài phiệt người Nga đã quyết định dùng toàn bộ số tiền này để giúp đỡ nạn nhân của các vụ xung đột đang diễn ra tại Ukraine.

    Lý do bởi chính phủ Anh sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc số tiền thu được từ việc bán Chelsea sẽ đi về đâu. Trang Inews giải thích rằng sở dĩ phía Anh làm vậy là bởi họ muốn đề phòng trường hợp “nguồn tiền bán Chelsea, thông qua những lớp ngụy trang nào đó, được chảy vào túi người Nga”.

    thuong vu ban chelsea
    Tiền "sang nhượng" đội bóng đang được Thomas Tuchel dẫn dắt sẽ bị chính phủ Anh đóng băng.

    Theo đó, ở thương vụ chuyển chủ cho Chelsea thì khi người trúng thầu được chọn, đề xuất sẽ này được kiểm duyệt bởi chính phủ Anh. Tiền gửi vào tài khoản của bên thứ ba sẽ bị bộ Tài chính Anh đóng băng theo quy định.

    Inews cũng cho biết, Abramovich không thể nhận bất kỳ xu nào từ việc bán CLB Chelsea. Điều này thực ra đã có từ trước đó do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt cho nhà tài phiệt Nga. Nhưng vấn đề là ông chủ Chelsea cũng sẽ không thể quyết định số tiền này sẽ được sử dụng vì mục đích gì.

    Thay vào đó, Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa của Anh sẽ là bên có quyền định đoạt cuối cùng sau khi thương vụ sang nhượng Chelsea được hoàn tất.

    Trong khi đó, một cuộc điều tra của BBC đã phát hiện ra những bằng chứng về việc Abramovich đã dùng “tiền bẩn” để mua lại Chelsea cũng như các tài sản khác của mình.

    Một trong những bằng chứng là BBC đưa ra là ông chủ Chelsea đã kiếm được hàng tỷ USD sau khi mua một công ty dầu khí từ Nga trong một cuộc đấu giá bị coi là “gian lận” vào năm 1995.

    Song, các luật sư của nhà tài phiệt này đã bác bỏ mọi bằng chứng mà BBC đưa ra. Họ khẳng định rằng không có cơ sở để cáo buộc thân chủ của mình.

    Theo iNews

  • Chính phủ Anh đang chuẩn bị can thiệp và tạm thời điều hành chi nhánh cung cấp bán lẻ khí đốt của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, trong bối cảnh các công ty cắt đứt quan hệ với các doanh nghiệp Nga.

    gazprom
    "Cánh tay năng lượng" của Gazprom tại Anh đang gặp nhiều khó khăn do bị xa lánh và cô lập.

    Cụ thể, theo Bloomberg, các quan chức Anh đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại Gazprom Marketing & Trading Retail Ltd, giao dịch với tên gọi Gazprom Energy, có công ty mẹ là Gazprom do nhà nước Nga điều hành.

    Với hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp và tổ chức công, bao gồm các bộ phận của Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh, Gazprom Energy cung cấp hơn 1/5 lượng khí đốt thương mại của Anh.

    Công ty này là ứng cử viên hàng đầu để được đưa vào chế độ quản lý đặc biệt của Vương quốc Anh nếu nó không thể đảm bảo nguồn cung liên tục cho khách hàng, theo Bloomberg.

    Đây là biện pháp được phía London đưa ra sau khi xem xét sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đối với hoạt động của cánh tay Gazprom tại Anh.

    Được biết, Gazprom Energy hiện cũng đang cố gắng tìm một người mua để ngăn chặn sự sụp đổ khi nhiều khách hàng lớn tìm cách huỷ bỏ những hợp đồng lớn trị giá nhiều triệu USD với công ty này, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

    Công ty cũng chưa đưa ra bình luận về việc bị quốc hữu hoá.

    Trước đó, ngày 8/3, Anh thông báo rằng họ đang có kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào cuối năm nay để phản đối việc Nga tấn công Ukraine.

    Cơ sở của việc loại bỏ nhập khẩu là do Anh hoàn toàn không phụ thuộc vào khí đốt của Nga và chỉ nhập khẩu khoảng 4% nhu cầu khí đốt từ quốc gia này.

    Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/3, tập đoàn Gazprom của Nga cho biết sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống tại Ukraine với định mức 104,7m3 theo yêu cầu của khách hàng tại châu lục này. 

    Trong khi đó, Ngoại trưởng của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục chia rẽ khi bàn luận về phương pháp trừng phạt năng lượng Nga phù hợp nhất mà không gây tổn hại nhiều cho khối. 

    Theo Bloomberg, Reuters

  • Ngoài phần phát biểu, trang phục của ông Putin tại lễ kỷ niệm 8 năm Crimea sáp nhập vào Nga được tổ chức ở Moscow cũng thu hút sự chú ý của các kênh truyền thông phương Tây.

    Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin, ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ kỷ niệm 8 năm Crimea sáp nhập vào Nga tại sân vận động Luzhniki ở thủ đô Moscow.

    putin mac ao dat tien 1
    Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ kỷ niệm 8 năm Crimea sáp nhập vào Nga ở thủ đô Moscow. Ảnh: Getty Images

    Tại đây, ông Putin đã nói với những người có mặt tại sự kiện rằng, nguồn gốc của xung đột Nga - Ukraine là do ông muốn bảo vệ "các giá trị phổ quát" của người Nga, đồng thời nói rằng những người lính tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt" đang chiến đấu vì "giá trị phổ quát" của mọi người dân Nga.

    "Chúng ta đã không có sự đoàn kết như vậy trong một thời gian dài", ông Putin nói.

    Ngoài phần phát biểu, trang phục của ông Putin trong buổi tối hôm đó cũng thu hút sự chú ý của các kênh truyền thông phương Tây.

    Tờ Daily Mail của Anh ngày 19/3 cho biết, ông Putin đã mặc một chiếc áo khoác đắt tiền của thương hiệu Ý Loro Piana vào tối hôm đó. Chiếc áo được được làm bằng chất liệu cashmere và bán tại Nga với giá 1.445.000 Rúp (10,200 bảng), gấp 25 lần thu nhập trung bình tháng của người dân nước này.

    putin mac ao dat tien 1
    Ảnh chụp màn hình website Loro Piana.

    Theo trang tin Today20 của Ý, ngay sau khi thông tin được đưa ra, Pier Luigi Loro Piana - thành viên chính của gia đình sáng lập thương hiệu Loro Piana - đã tuyên bố công khai rằng, điều này "thật đáng xấu hổ", nhưng thương hiệu này trước đó đã ngừng cung cấp sản phẩm sang Nga và đóng cửa các cửa hàng ở nước này.

    Thương hiệu thời trang Loro Piana được thành lập vào năm 1924 tại Piedmont, phía Tây Bắc nước Ý. Đây là nhà sản xuất vải và quần áo nổi tiếng, được biết đến với các sản phẩm len cashmere cao cấp, sang trọng.

    Năm 2013, gia đình sáng lập của thương hiệu này đã bán 80% cổ phần của mình cho tập đoàn LVMH của Pháp với giá 2 tỷ Euro. Việc này đã gây ra khá nhiều chấn động trong ngành thời trang thời điểm đó.

    Tập đoàn LVMH đã ngừng cung cấp tất cả các sản phẩm xa xỉ bao gồmthương hiệu Loro Pana cho Nga, và đóng cửa vô thời hạn các cửa hàng tại Nga kể từ tháng 3.

    Thành viên gia đình sáng lập thương hiệu Loro Piana tin rằng, chiếc áo khoác của ông Putin đã được mua cách đây khá lâu, và cho biết thương hiệu này hoàn toàn ủng hộ lập trường của tập đoàn LVMH và người dân Ukraine.

    Theo DailyMail

  • Mới đây, Thủ Tướng Boris Johnson đã đến thăm UAE và Ả Rập Saudia - là hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất trong Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ông kêu gọi hai nước này tham gia vào một liên minh quốc tế trừng phạt Nga, tìm kiếm nguồn bổ sung thay thế cho dầu mỏ của Nga, đồng thời thông qua đó lấy lại hình ảnh của mình sau những cáo buộc nhậu nhẹt vào thời điểm dịch bệnh.

    Tuy nhiên kết thúc chuyến thăm, Thủ tướng B. Johnson đã không nhận được cam kết nào của UAE và Ả Rập Saudi về tăng sản lượng dầu. Tại các cuộc hội đàm với Thái tử Abu Dhabi MBZ và Thái tử Ả Rập Saudia MBS, cả UAE và Ả Rập Saudi đều không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc họ sẽ tăng sản lượng khai thác dầu.

    98a1125f 029d 43f8 9b8a 0661cd62413f 16477744963631071413290

    Hãng thông tấn WAM của UAE và SPA của Ả Rập Saudi, khi đưa tin về cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng B. Johnson và lãnh đạo hai nước này đã không hề đề cập gì đến chủ đề dầu mỏ mà chỉ kêu gọi sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết các xung đột khác nhau vì ổn định của khu vực và quốc tế. Bộ Dầu mỏ hai nước này cũng từ chối bình luận về kết quả đàm phán với Thủ tướng Anh.

    Tờ The Independent của Anh đưa tin, Thủ tướng B. Johnson đã thất bại trong việc thuyết phục Ả Rập Saudi và UAE tăng sản lượng dầu. Tờ báo viết: "Thủ tướng Anh Boris Johnson đã không nhận được lời hứa từ giới lãnh đạo Saudi Arabia và UAE về tăng sản lượng dầu khi giá năng lượng tăng sau hành động quân sự của Nga ở Ukraine." Tờ The Hill viết: "B. Johnson đã cầu xin UAE và Ả Rập Saudi tăng sản lượng dầu, nhưng đã không thành công."

    Trả lời câu hỏi của phóng viên báo này về thỏa thuận tăng sàn lượng dầu sau cuộc gặp Thái tử MBS, B. Johnson nói: "Tôi nghị bạn nên nói chuyện với Ả Rập Saudi."

    Trong khi đó, một quan chức cấp cao của UAE đề nghị giấu tên nói với phóng viên tờ S&P Global Platts rằng việc UAE và Ả Rập Saudi tăng sản lượng là vi phạm thỏa thuận OPEC+ với Nga và hai nước sẽ tôn trọng nghiêm túc thỏa thuận này.

    Trước đó, ngày 10/3/2022, các nước thành viên của liên minh OPEC+ đã từ chối tăng sản lượng dầu vượt quá kế hoạch đã được thông qua 400.000 thùng/ ngày. Theo các nước này, giá dầu hiện đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, chứ không phải do các nguyên tắc cơ bản của thị trường.

    Ngoài việc không đạt được thỏa thuận tăng sản lượng dầu của UAE và Ả Rập Saudi, ông B. Johnson còn bị các nghị sỹ trong Quốc hội Anh và các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích nặng nề do đi thăm Ả Rập Saudi ngay sau khi nước này hành quyết một lúc 81 người với tội danh khủng bố và 3 người nữa bị hành quyết ngay khi ông ở Riyahd. 

    Đây là số người bị hành quyết trong một ngày cao mức kỷ lục, vượt quá con số 69 người bị hành quyết năm 2021. Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia bị tố cáo mạnh nhất về vi phạm quyền con người và có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới.

    Yêu cầu của ông B. Johnson lên án Tổng thống Nga V. Putin về cuộc tấn công Ukraine cũng không được đáp ứng, cả UAE và Ả Rập Saudi đã tránh lên án Nga.

    Mặc dù không ủng hộ hành động quân sự của Nga ở Ukraine, nhiều nước Trung Đông vẫn mong muốn tăng cường quan hệ với Nga trong nhiều lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên, trong khi Mỹ và phương Tây phát động một chiến dịch chống Nga chưa từng có, Tổng thống Ai Cập Abdel F. Al-Sisi, Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan, Thủ tướng Israel . N. Bennett, Ngoại trưởng UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Iran... đã lần lượt đến Moscow. 

    Đặc biệt, ngay sau khi từ chối trả lời điện thoại của Tổng thống Mỹ J. Biden, Thái tử Ả Rập Saudi MBS và Thái tử Abu Dhabi đã gọi điện đàm thoại với Tổng thống Nga V. Putin. Tất cả những nước này đều khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga.

    Trong khi Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, UAE vẫn tiếp tục hợp tác tích cực với Nga. Ngay sau khi Thủ tướng  Anh B. Johnson kết thúc thăm Abu Dhabi, ngày 17/3/2022, Ngoại trưởng UAE, Sheikh Abdullah bin Zayed đã bay sang Moscow gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. 

    Hai Bộ trưởng đã thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và an ninh lương thực. Năm 2021, UAE đứng đầu trong số các đối tác kinh tế và thương mại của Nga trong thế giới Ả Rập.

    Ngoại trưởng Abdullah bin Zayed khẳng định UAE sẽ không nhượng bộ trước áp lực của phương Tây nhằm tăng sản lượng dầu trong thời điểm hiện nay và sẽ không làm bất cứ điều gì sau lưng Moscow trong lĩnh vực này. Ông nhắc lại lập trường trung lập của Abu Dhabi trong cuộc xung đột Ukraine. 

    Mặc dù có sự vận động của Mỹ và các nước phương Tây, UAE đã bỏ phiếu trắng nghị quyết về tình hình Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Các quan chức UAE đảm bảo với Moscow rằng họ sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây chống Nga và sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong quan hệ với Moscow.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Faisal bin Farhan đã đàm thoại với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Hoàng tử cho biết trong hai năm qua, sự hợp tác của Ả Rập Saudi với Nga đã góp phần duy trì sự ổn định trên thị trường dầu mỏ và sự hợp tác này vẫn sẽ tiếp tục.

    Nguyên nhân các nước dầu mỏ vùng Vịnh lạnh nhạt đối với Mỹ và Anh

    Các nước Ả Rập, đặc biệt là các nước Ả Rập vùng Vịnh không hài lòng với quan điểm của chính quyền Mỹ và Anh liên quan đến vụ sát hại Khashoggi, thái độ đối với nhóm Houthi trong cuộc chiến ở Yemen và kế hoạch khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.  

    Mỹ và Anh là hai nước chống chính phủ Hoàng gia Ả Rập Saudi và Abu Dhabi mạnh mẽ nhất về vấn đề nhân quyền mà Riyahd và Abu Dhabi coi đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

    Khác với người tiền nhiệm D. Trump, Tổng thống J. Biden đã nhiều lần tuyên bố chống Riyahd vi phạm nhân quyền, coi Thái tử MBS là thủ phạm chính trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018. Quan hệ Mỹ - UAE cũng có nhiều vấn đề bất ổn khi chính quyền J. Biden ngừng thực hiện hợp đồng cung cấp 50 máy bay chiến đấu F-35 và loại trừ nhóm Houthi ở Yemen khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

    Các nước vùng Vịnh nhận ra rằng Mỹ không phải là đồng minh đáng tin cậy và chỉ sẽ tìm cách bán vũ khí chứ không sẵn sàng bảo vệ họ khi an ninh của họ bị đe dọa. Tình hình những năm qua cho thấy trong cuộc đối đầu với Iran, Washington chỉ chiến đấu bằng người Ả Rập, giống như hiện nay họ đang chiến đấu chống Nga bằng người Ukraine.

    Mặt khác, nguy cơ thực sự từ các nước láng giềng của các quốc gia vùng Vịnh đang giảm bớt. Chiến tranh với Israel khó xảy ra sau khi nhiều nước Ả Rập bình thường hoá quan hệ với Tel Aviv. Quan hệ với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đi theo chiều hướng giảm căng thẳng... Trong tình hình như vậy, các nước vùng Vịnh không còn cần đến chiếc ô quân sự của Mỹ nữa.

    Người Ả Rập rất trọng chữ tín. Trong lúc khó khăn, Mỹ và Anh sẵn sàng bỏ qua những bất đồng trước đây để phục vụ cho lợi ích trước mắt của mình, chứ không phải xuất phát từ mong muốn chân thành. Báo The Hill của Anh số ra ngày 16/3/2022 viết Thủ tướng Anh B. Johnson và Tổng thống Mỹ J. Biden đang "cầu xin" Ả Rập Xê-út, UAE, Iran và Venezuela tăng sản lượng dầu để ngăn chặn giá năng lượng keo thang. 

    Maya Foa, người đứng đầu nhóm hoạt động nhân quyển Reprieve của Anh cho biết, để đổi lấy dầu, Thủ tướng B. Johnson sẵn sàng bỏ qua những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất.

    Không dễ dàng tìm nguồn thay thế dầu Nga

    Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng, về lý thuyết phương Tây sẽ có thể thay thế dầu khí của Nga bằng các nguồn khác, nhưng không thể sớm hơn 5-10 năm tới và về mặt kỹ thuật là hết sức khó khăn.

    Về khí đốt, châu Âu phải xây dựng thêm hai trạm tiếp nhận lớn đòi hỏi thời gian và đầu tư lớn. Việc thay thế dầu của Nga khoảng 4-5 triệu thùng/ngày dễ dàng hơn, nhưng cũng không thể sớm được, vì các nước sản xuất lớn không thể hoặc không muốn tăng sản lượng.

    Venezuela tháng 1/2022, chỉ sản xuất được 670 nghìn thùng/ngày và chỉ xuất khẩu được 490 nghìn thùng/ngày do Mỹ phá hủy ngành công nghiệp dầu mỏ ở Venezuela và việc khôi phục ngành dầu mỏ ở nước này cần hàng chục tỷ USD và nhiều năm.

    Iran có trữ lượng dầu lớn, nhưng năm 2020 chỉ sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 400 nghìn thùng/ngày do Mỹ cấm vận. Khả năng dỡ bỏ cấm vận chưa rõ ràng và tăng sản lượng cũng bị hạn chế.

    Ả Rập Saudi tháng1/2022 sản xuất 10 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 6,66 triệu thùng/ngày, UAE sản xuất 2,9 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 2,4 triệu thùng/ngày nhưng cả hai nước đều chống lại việc tăng sản lượng.

    Bản thân Mỹ cũng đang tăng sản lượng dầu nhưng cũng chỉ ở mức tối thiểu do giá thành sản xuất dầu đá phiến cao.

    Quyết định cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga không chỉ gây khó khăn cho Nga mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của chính nền kinh tế Mỹ và châu Âu.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • qua anh ti nan

    Trả lời tờ Sunday Times, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hai bên Anh và Ukraine đã thảo luận về phương án để ông Zelensky và gia đình tị nạn ở Anh.

    Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson cho biết ông đã đề nghị tổng thống Volodymyr Zelensky và gia đình tị nạn tại Vương quốc Anh trong bối cảnh Nga tiến hành hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.

    Ông Johnson cho biết thường xuyên nói chuyện với ông Zelensky và ông Zelensky là một "người đàn ông quyến rũ và cũng là một nguồn cảm hứng".Trả lời tờ Sunday Times, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hai bên Anh và Ukraine đã thảo luận về phương án để ông Zelensky và gia đình tị nạn ở Anh.

    Theo Thủ tướng Anh, khả năng ông Zelensky và gia đình tị nạn ở Anh đã được thảo luận, nhưng "ông Zelenskyu luôn rõ ràng, ông ấy nói có nghĩa vụ đối với người dân Ukraine; ông ấy quyết định ở lại đó để chăm sóc người dân. Tôi phải nói rằng tôi ngưỡng mộ ông ấy."

    Bài liên quan: Gia đình người tị nạn Ukraine vỡ mộng khi muốn đến Anh: "Thật khủng khiếp - Tôi đã rất sốc"

    Theo tờ Daily Mail (Anh), sau khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine bùng phát, đã có rất nhiều người Ukraine đã trở thành dân tị nạn và tìm nơi ẩn náu trên lục địa châu Âu. Trong số đó có gia đình ông Vadym Chernets (45 tuổi).

    Gia đình ông Chernets có 9 người: bao gồm ông ta và vợ, 6 người con của họ (1 con trai và 5 con gái, từ 7 đến 23 tuổi), cháu gái 7 tháng tuổi. Ngoài ra, cô con gái 23 tuổi của ông đang mang thai đứa con thứ hai.

    gia dinh nguoi ti nan bi hat hui

    Tuần trước, gia đình họ đã rời thủ đô Kiev của Ukraine trên một chiếc Mercedes-Benz để tới Pháp và hy vọng cuối cùng sẽ đến Anh một cách an toàn. Tuy nhiên, khi đến cảng Calais (Pháp), họ được các nhân viên biên phòng Anh tại "Điểm thông tin nhập cư của Vương quốc Anh" cho người tị nạn Ukraine thông báo rằng, gia đình họ không thể xin thị thực vì không có người thân ở Anh.

    Thậm chí, một quan chức còn "nhẫn tâm" hét vào mặt Chernets tại thời điểm đó: "Hãy trở lại chiếc xe sang trọng của các người và biến đi!", tờ Daily Mail viết.

    Chernets nói với tờ Daily Mail: "Tôi rất sốc khi nghe thấy điều đó. Những quan chức này không quan tâm đến chúng tôi, họ chỉ quan tâm đến các thủ tục và thể chế. Tôi nghĩ người Anh sẽ chào đón chúng tôi, nhưng với những gì chúng tôi đã trải qua, tôi cảm thấy như thể họ đang xúc phạm tôi".

    Ông Chernets tiếp tục: "Chúng tôi vừa chạy khỏi Kiev và bọn trẻ đã thấy một số điều khủng khiếp. Con trai cả của tôi vẫn ở đó chiến đấu. Nước Anh là đất nước tôi luôn ngưỡng mộ và chúng tôi muốn học tiếng Anh, sống ở đây cho đến khi an toàn trở về đến Ukraine. Tôi biết tôi không có người thân nào ở Anh và không biết ai sẽ hỗ trợ tài chính cho mình, nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ không thể thay đổi các quy định và giúp đỡ chúng tôi".

    Theo Daily Mail, sau khi bị các quan chức nhập cư của Anh từ chối, gia đình Chernets đã quay trở lại chiếc Mercedes và hiện đang cân nhắc nên đến quốc gia nào.

    "Chúng tôi có thể ở lại Pháp, hoặc đến các nước châu Âu khác, tôi không rõ nữa. Tôi vẫn đang cố gắng chấp nhận sự thật rằng nước Anh không chào đón chúng tôi. May mắn là tình hình tài chính của tôi không tệ, vì vậy trước tiên chúng tôi sẽ đặt phòng tại một khách sạn, và sau đó suy nghĩ về những gì nên làm tiếp theo", Chernets nói.

  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo nguy cơ xảy ra "một cuộc chiến tranh thế giới lần 3" nếu các nỗ lực đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin thất bại.

    chien tranh the gioi thu ba 1
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

    Trả lời phỏng vấn CNN ngày 20/3, ông Zelensky tuyên bố sẵn sàng đối thoại với ông Putin. "Tôi sẵn sàng đàm phán với ông ấy. Tôi đã sẵn sàng làm điều này suốt 2 năm qua. Tôi nghĩ, nếu không có thương lượng, chúng ta không thể kết thúc cuộc chiến này", Tổng thống Ukraine nói.

    Trong nỗ lực mới nhất nhằm kêu gọi trợ giúp của nước ngoài, ông Zelensky đã có bài phát biểu qua video trực tuyến trước quốc hội Israel, đề nghị nước này bán các hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt cho Ukraine.

    "Mọi người đều biết rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của các bạn là tốt nhất... và các bạn chắc chắn có thể giúp người dân của chúng tôi, cứu sống người Ukraine, người Do Thái ở Ukraine", ông Zelensky, người cũng có gốc Do Thái, nhấn mạnh.

    Theo báo Guardian, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã có nhiều cuộc điện đàm riêng rẽ với các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga nhằm cố gắng chấm dứt xung đột, trong bối cảnh các lực lượng Moscow đang tăng cường tấn công nhiều khu vực ở nước láng giềng.

    Giao tranh ác liệt đang diễn ra bên trong thành phố Mariupol, miền đông Ukraine. Thành phố cảng chiến lược này đã phải hứng chịu một số đợt pháo kích dữ dội nhất kể từ khi chiến sự bùng phát ngày 24/2. Rất nhiều người trong số 400.000 cư dân Mariupol vẫn bị mắc kẹt tại đây với rất ít thực phẩm và nước uống còn lại, trong tình trạng các hệ thống điện bị cắt đứt.

    chien tranh the gioi thu ba 1
    Người dân đang đào mộ chôn những nạn nhân thiệt mạng vì xung đột ở Mariupol, Ukraine ngày 20/3. Ảnh: Reuters

    Chính quyền Mariupol cũng tố cáo quân Nga đánh bom một trường nghệ thuật trong thành phố, nơi 400 cư dân đang trú ẩn hôm 19/3. Tuy nhiên, phía Nga phủ nhận đã nhắm tấn công dân thường.

    Lãnh sự Hy Lạp ở Mariupol, nhà ngoại giao cuối cùng của Liên minh châu Âu sơ tán khỏi thành phố, xác nhận nơi đây đã bị chiến tranh tàn phá. Quan chức này mô tả tình hình ở mức "không ai muốn phải chứng kiến".

    Quân đội Nga yêu cầu các lực lượng Ukraine ở Mariupol phải đầu hàng để tránh "thảm họa nhân đạo khủng khiếp". Họ hạn cho binh lính Ukraine đến 5h giờ Moscow (9h giờ Việt Nam) hôm nay, 21/3 phải hạ vũ khí để đảm bảo việc sơ tán dân an toàn ra khỏi thành phố. Phía Nga thông báo sẽ cho phép mở các hàng lang nhân đạo dành cho dân thường từ 10h giờ Moscow.

    chien tranh the gioi thu ba 1
    Một người mẹ ôm hôn con trai sau khi cậu sơ tán khỏi Mariupol và đến ga tàu hỏa ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AP

    Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết, 7.295 người đã được sơ tán khỏi các thành phố nước này thông qua các hành lang nhân đạo hôm 20/3, bao gồm 3.985 người từ Mariupol. Theo bà Vereshchuk, chính phủ có kế hoạch cử gần 50 xe buýt đến Mariupol để đưa thêm dân thường di tản.

    Trước đó, Hội đồng thành phố Mariupol cáo buộc, hàng nghìn cư dân "đã bị bắt cóc và trục xuất" đến Nga trong tuần qua. Ngược lại, các hãng thông tấn Nga đưa tin, những chiếc xe buýt đã chở hàng trăm người từ Mariupol đến nước này lánh nạn trong những ngày gần đây.

    Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield bày tỏ, Washington chưa thể xác thực có việc cưỡng ép cư dân Mariupol di tản đến Nga hay không, nhưng nếu đó là sự thật, việc này "rất đáng lo ngại".

    chien tranh the gioi thu ba 1
    Cảnh đổ nát sau một trận pháo kích của Nga vào khu dân cư Satoya ở Kiev, Ukraine ngày 20/3. Ảnh: AP

    Thị trưởng Kiev cho hay, một quả đạn pháo đã phát nổ bên ngoài một tòa nhà chung cư khiến 5 người bị thương, giữa lúc quân Nga đang áp sát và đẩy mạnh oanh tạc thủ đô Ukraine.

    Theo Bộ Quốc phòng Anh, quân Nga ở miền nam Ukraine cũng đang nỗ lực vượt qua thành phố Mykolaiv trong lúc tiến về phía tây tới Odesa. Tuy nhiên, nhà chức trách Anh đánh giá, các lực lượng Nga đạt được rất ít tiến triển trong nỗ lực này.

    "Hải quân Nga tiếp tục phong tỏa bờ biển Ukraine và tiến hành tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu khắp Ukraine. Việc phong tỏa bờ biển Ukraine có khả năng làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo ở Ukraine và ngăn cản các nguồn tiếp tế quan trọng cho người dân Ukraine", trích báo cáo tình hình chiến sự của Bộ Quốc phòng Anh.

    Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) thống kê, ít nhất 902 dân thường đã thiệt mạng và 1.459 người khác bị thương kể từ đầu cuộc chiến. OHCHR cho biết thêm, hầu hết các thương vong được ghi nhận là do việc dùng vũ khí gây nổ có phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm pháo hạng nặng, hệ thống phóng đa tên lửa và máy bay không kích.

    Theo cơ quan phụ trách vấn đề người tị nạn của LHQ, ước tính 10 triệu người Ukraine đã bị mất nhà cửa, bao gồm cả 3,4 triệu người phải rời bỏ đất nước đến các quốc gia láng giềng như Ba Lan để lánh nạn. 

    Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch thăm Ukraine trong tuần này khi ông tới châu Âu để tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp nhằm bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

    Các quan chức Mỹ và NATO đang cố gắng giải mã tình trạng các cuộc hòa đàm giữa Nga và Ukraine. Phương Tây tin, Tổng thống Nga Putin chưa từ bỏ các yêu cầu ban đầu của ông trong quá trình thương lượng với Ukraine, dù Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ Moscow và Kiev đã tiến gần nhau hơn trong các vấn đề then chốt.

    Theo CNN, Guardian

  • mang bao tien di so tan
    Ảnh: India Today

    Vợ cựu nghị sĩ Ukraine Kotvytskyy mang nhiều vali chứa 28 triệu USD và 1,3 triệu Euro tiền mặt rời Ukraine và nhập cảnh Hungary qua tỉnh Zakarpattia.

    Hãng tin NEXTA của Belarus sáng nay (21/3) cho biết, người phụ nữ này đã bị lực lượng biên phòng Hungary giữ lại và buộc phải khai báo số tiền trên.

    Khoảng 10 triệu người Ukraine, hơn 1/4 dân số nước này, đã phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, người đứng đầu cơ quan phụ trách người tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) cho biết hôm qua (20/3). Trong số này có hơn 3,4 triệu người phải chạy sang các nước láng giềng.  

    Hãng Reuters đưa tin, các quan chức Trung Âu đã bày tỏ lo ngại rằng sắp hết khả năng tiếp nhận gần 3,5 triệu người tị nạn Ukraine. Theo UNHCR, hầu hết người Ukraine đã tới các điểm biên giới ở Ba Lan, Slovakia, Romania và Hungary, gây áp lực lên các nước Liên minh châu Âu (EU) - vốn đang cố tìm nơi tạm trú cho họ.

    Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Czech Vit Rakusan cho biết, chính phủ nước này sẽ tìm cách gia hạn tình trạng khẩn cấp để đối phó với dòng người tị nạn.

    Theo đó, các quan chức nước này đang cố chuyển những người mới tới các thành phố bên ngoài thủ đô Prague để giảm bớt áp lực. Quốc hội Cộng hòa Czech trong tuần qua đã phê chuẩn 3 luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tị nạn Ukraine đi làm, có bảo hiểm y tế...

    Tại Ba Lan, nơi có cộng đồng Ukraine lên tới 1,5 triệu người, sân vận động quốc gia tạm thời trở thành văn phòng hành chính tiếp nhận đăng ký của những người tị nạn Ukraine. Hơn 2 triệu người Ukraine đã nhập cảnh Ba Lan kể từ khi chiến tranh bùng phát, làm số dân ở thủ đô Warsaw của nước này thêm thêm 17%.

    Theo Vietnamnet

  • Loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Nga, tác động lớn đến đời sống và công việc làm ăn của nhiều người Việt tại đây.

    Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga chủ yếu tập trung làm ăn, buôn bán ở các chợ đầu mối tại nhiều khu vực trên toàn nước Nga. Ở Moskva, phần nhiều bà con ta kinh doanh ở chợ Liubliu và Sadavod. 

    Lao đao khi đồng rúp mất giá

    “Nhiều người Việt tại Nga hoang mang. Đồng rúp trượt gần nửa giá trị là cơn ác mộng đối với bà con ta”, anh Dương Quốc Thiện, tiểu thương ở Moskva nói với VTC News.

    Ngoài những tác động tiêu cực chung từ thị trường quốc nội, các khu chợ của người Việt tại Nga còn có những khó khăn khác: Chi phí thuê mặt bằng, dịch vụ rất cao, giá mua đầu vào cao, hàng hoá nhập về khó khăn do nhiều khu vực bị phong toả. Thương nhân Việt chủ yếu dùng tiền USD và euro để mua hàng hoá và nguyên liệu sản xuất từ các nước và bán ra bằng đồng rúp cho người dân Nga. Giờ đây khi đồng rúp trượt giá, nhiều người Việt bị thiệt hại hơn nửa tài sản.

    Không thể kể hết khó khăn. Đồng rúp mất giá nhiều, giá hàng hoá tăng cao, thị trường trì trệ. Việc kinh doanh hầu như cầm chừng hoặc dừng hẳn. Trong khi đó, tất cả các chi phí hàng ngày như tiền thuê mặt bằng, lương công nhân, sinh hoạt cá nhân và gia đình vẫn phải chi trả. Gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai nhiều người Việt”, anh Thiện cho biết.

    nguoi viet o nga giua chien su ukraine 1
    Chợ Việt ở Nga vắng khách

    Tình hình khó khăn, nhiều người Việt phải trả mặt bằng, tạm dừng kinh doanh và chuyển sang làm thuê. Kiều bào ở khắp nơi đều gặp tình trạng chung này, từ Moskva cho tới các khu vực có đông người Việt sinh sống như Tula, Volgograd, Voronezh, Kazan...

    Chị Dương Thị Thìn, tiểu thương tại Voronezh cho biết, hai năm gần đây dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cuộc sống của chị khá bấp bênh. Bây giờ xảy ra xung đột Nga - Ukraine, tình hình lại càng khó khăn hơn.

    “Từ khi cuộc chiến bùng nổ, sức mua của người dân Nga giảm mạnh. Bà con người Việt nào may mắn vẫn bán được hàng thì vừa vui,vừa buồn. Bởi có khi nay lấy được hàng về bán, ngày mai giá bán buôn đã cao hơn giá bán lẻ hôm qua”, chị Thìn cho biết.

    Khó khăn chồng chất

    Theo chị Thìn, hiện nay, những bà con sang đây lao động, làm công ăn lương gửi tiền về cho gia đình trong nước thực sự khó. Tiền lương được trả bằng đồng rúp, trong khi tỉ giá USD tăng cao, số tiền gửi về chẳng còn là bao. Thậm chí nếu tính theo tỉ giá hiện nay, lương của lao động Việt Nam ở Nga còn thấp hơn ở trong nước.

    Với chị Nguyễn Thị Hường, một lao động Việt Nam làm thuê trong lĩnh vực may mặc tại Moskva, trước đây, thu nhập hàng tháng của chị có thể đổi ra ngoại tệ đạt từ 800-1.000 USD/tháng. Còn hiện nay, số tiền chị quy đổi ra USD gửi về lo cho gia đình ở Việt Nam bị giảm hơn nửa.

    Ngoài ra, chị cho biết, vì giá cả thị trường thay đổi chóng mặt, các công ty may mặc cũng tạm dừng nhập nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Do đó, những lao động làm thuê như chị cũng không có việc làm, trong khi chi phí sinh hoạt và vật giá tăng cao.

    nguoi viet o nga giua chien su ukraine 1
    Lao động may mặc Việt Nam làm việc tại Nga

    Nhiều người Việt tại Nga đang tiếp tục nghe ngóng, chờ đợi. Nếu tình hình xấu tiếp tục diễn ra, sẽ có 2 khả năng xảy ra. Những người không vướng bận gia đình ở Nga, làm công trong lĩnh vực may mặc, nông nghiệp, xây dựng, có thể về nước. Trong khi đó, những người có gia đình ở đây vẫn phải bám trụ lại, để lo cho con cái học hành.

    “Tình hình này còn kéo dài, tôi và nhiều lao động Việt Nam khác phải nhanh chóng về nước. Vì nếu ở lại, sẽ không còn tiền để chi tiêu, trong khi cần có tiền để gửi về lo cho con cái, bố mẹ già ở quê”, chị Hường nói.

    Đoàn kết vượt qua khủng hoảng

    Bên cạnh nhóm người Việt sẵn sàng tinh thần để về nước, nhiều người vẫn kiên định ở lại và gắn bó với nước Nga.

    Chị Trần Phi Na sinh sống tại Moskva cho biết, dưới ảnh hưởng của lệnh trừng phạt từ phương Tây, cộng đồng người Việt hiểu vị thế của người Nga. Mọi người vẫn cố gắng lạc quan đi làm việc. Nhiều người dần quen và cảm thấy chấp nhận được các hạn chế này. Một vài điều bất tiện nhỏ như không còn nhiều sự kiện văn hóa và ca nhạc, ít sự kết nối với nước ngoài hơn.

    nguoi viet o nga giua chien su ukraine 1
    Tiểu thương Việt Nam bán được hàng vừa mừng vừa lo trong cơn bão giá

    “Hiện không nhiều người Việt Nam ở các chợ đầu mối ở Moskva muốn về trong thời điểm này, bởi đa số hộ đã có quyền định cư hợp pháp. Mọi người vẫn cố gắng tiết kiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng đồng hành vượt qua khủng hoảng”, chị Na nói.

    Bên cạnh đó, bà con người Việt theo dõi sát sao tình hình chiến sự, và bày tỏ sự lo lắng cho người dân trong vùng xung đột. Ở các chợ đầu mối có người Việt kinh doanh, buôn bán, mọi người kêu gọi quyên góp quần áo, giày dép, tiền bạc để ủng hộ người dân Ukraine trong đó có cả người Việt Nam đang chạy tị nạn.

    Còn theo chị Dương Thị Thìn, hiện nay có trên 80% người Việt tại Voronezh tin tưởng vào khả năng vượt qua khủng hoảng của nước Nga. Mọi người vẫn lạc quan và cố gắng giúp đỡ nhau trong giai đoạn khó khăn này.

    “Người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều có tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoạn nạn, khó khăn”, chị Thìn nói.

    Những người Việt Nam ở Nga lâu năm đều hiểu rằng, cứ chu kỳ 7-10 năm sẽ xảy ra một đợt khủng hoảng kinh tế như thế này, nên người Việt cũng thích nghi dần.

    “Thường trong cái khó, ló cái khôn. Người Việt Nam tại Nga hi vọng rằng, khi những tập đoàn kinh doanh, chuỗi hàng bán lẻ lớn của phương Tây rời đi, lúc đó các xưởng may và cửa hàng bán quần áo và đồ ăn nhanh của người Việt sẽ mọc lên và phát triển tại Nga”, chị Thìn lạc quan.

    Anh Dương Quốc Thiện nói: “Trong lúc khó khăn này, cần bình tĩnh thì mới có thể tìm ra được ánh sáng từ đường hầm”.

    “Đầu tiên là bà con phải cân đối tài chính trong chi tiêu và kinh doanh bởi vì khó khăn đang còn dài. Thứ hai là tìm hiểu kĩ thị trường cung cầu. Sau khi các tập đoàn phân phối lớn của phương Tây như H&M, Zara, Nike, Adidas,… tạm dừng hoạt động hoặc rút đi, bà con người Việt có thể tranh thủ thời cơ để chiếm lĩnh thị phần”, anh Thiện nói.

    Dưới tác động của các lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đồng rúp bắt đầu trượt giá.

    Đầu chiến dịch, tỉ giá đồng rúp so với USD và euro dao động từ 80-86 rúp/1USD, 90-103 rúp/euro. Với chiến sự diễn biến ngày càng ác liệt, lệnh trừng phạt liên tiếp của nhiều nước và các tổ chức quốc tế, nền kinh tế Nga bị chấn động mạnh, đồng rúp mất giá không ngừng. Đến ngày 10/3 đồng rúp đã mất hơn gần 50% giá trị so với USD và euro.

    Theo VTC

  • Ngày 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đăng trên mạng Twitter thừa nhận đã bị lừa nói chuyện qua điện thoại với một kẻ mạo danh "Thủ tướng Ukraine" suốt mười phút.

    Theo Sky News, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Anh tiết lộ kẻ mạo danh “Thủ tướng Ukraine” này đã có cuộc gọi video call kéo dài ít nhất 10 phút với Bộ trưởng Wallace và có lúc đã dò hỏi về chính sách đối ngoại của Anh đối với Ukraine. Cuộc gọi điện thoại truyền hình này do các quan chức Bộ Quốc phòng Anh sắp xếp, nhưng hiện vẫn không rõ làm thế nào mà kẻ mạo danh này thuyết phục được các quan chức này rằng hắn ta chính là Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal.

    Sau khi sự việc được tiết lộ, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cũng thú nhận gần đây bà cũng gặp phải trường hợp tương tự. Được biết, vào ngày 17/3, ông Ben Wallace đã yêu cầu tiến hành ngay lập tức một cuộc điều tra về vấn đề lỗ hổng an ninh của Bộ Quốc phòng.

    mao danh bo quoc phong anh 1
    Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace (Ảnh: Reuters).

    Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã viết trên Twitter vào ngày 17/3: "Hôm nay, một kẻ mạo danh tự xưng là 'Thủ tướng Ukraine' đã cố nói chuyện với tôi. Hắn ta đã hỏi tôi một số vấn đề nhạy cảm. Sau khi cảm thấy nghi ngờ, tôi đã ngắt điện thoại."

    Wallace chĩa mũi nhọn nghi ngờ vào Nga trong bản tweet thứ hai. Ông tuyên bố rằng: "Cho dù lượng thông tin sai lệch, sự thật xuyên tạc và thủ đoạn bẩn thỉu nào Nga nhiều đến mấy cũng không thể chuyển hướng sự chú ý của mọi người khỏi việc Nga vi phạm nhân quyền và xâm lược Ukraine bất hợp pháp. Đây chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng."

    Tuy nhiên, ông Wallace không tiết lộ quá trình cụ thể về việc mình bị mắc lừa, cũng như không đề cập đến bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Nga có liên quan đến vụ việc.

    Ngược lại, rất nhiều cư dân mạng vô cùng ngạc nhiên: đường đường là Bộ trưởng Quốc phòng Anh sao lại có thể nói chuyện với một "Thủ tướng Ukraine" giả mà không nhận ra?

    "Tôi không biết tại sao ông ta lại tiết lộ điều này... Làm thế nào mà kẻ mạo danh có thể liên lạc được với Bộ trưởng Quốc phòng của chúng ta?"

    "Tôi chỉ không hiểu tại sao ông Bộ trưởng Quốc phòng lại viết tweet như thế này... nếu chuyện này xảy ra, ông có đang sử dụng một đường dây an toàn không? (Nếu là đường dây, làm thế nào mà kẻ mạo danh vào được - Tôi đoán chắc MI6 đã phát hiện ra?) Nếu không phải, tại sao không sử dụng đường dây an toàn? Việc ông cảm thấy cần phải công khai và nhấn mạnh sự kiện này, đã là rất kỳ quặc!”.

    Sky News cho biết, cuộc gọi được thiết lập thông qua ứng dụng "Team" hoặc hình thức hội nghị truyền hình khác. Bộ Quốc phòng đã sắp xếp cuộc gọi sau khi nhận được thông tin từ một bộ khác của chính phủ. Không rõ bằng cách nào mà kẻ mạo danh lừa được các quan chức Bộ Quốc phòng Anh để họ tin rằng hắn là Thủ tướng Denis Shmigal của Ukraine".

    Bản tin của Sky News dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Anh nói rằng kẻ giả mạo cũng "đã rất nỗ lực" để ngụy trang: “Một lá cờ Ukraine đã được cắm phía sau kẻ mạo danh, và người đàn ông này cũng sử dụng những thông tin giả mạo của đại sứ quán Ukraine để khiến bản thân trông thực tế hơn.

    Vào thời điểm đó, kẻ mạo danh đã có một cuộc đàm thoại kéo dài ít nhất 10 phút với ông Wallace, người đang ở thăm Ba Lan, đã hỏi các câu hỏi liên quan đến chính sách đối ngoại của Anh đối với Ukraine,nhưng khi các câu hỏi trở nên "điên rồ hơn", ông Wallace đã nảy sinh nghi ngờ.

    Bản tin viết, ông Wallace đã nhanh chóng chột dạ và nghi ngờ vì những câu hỏi rất kỳ quái mà kẻ mạo danh đặt ra. Ví dụ hắn hỏi: “Các ông đã nhận được tài liệu mà chúng tôi gửi đến chưa?”.

    Wallace khi đó trả lời rằng ông không biết bên kia đang nói đến cái gì.

    Kẻ mạo danh còn đề cập đến một số cái tên mà ông Wallace chưa bao giờ nghe thấy trước đây, sau đó cuộc điện đàm đã bị ông ngắt bỏ.

    mao danh bo quoc phong anh 1
    Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal, người bị kẻ lừa đảo mạo xưng (Ảnh: Skynews).

    Bản tin chỉ ra rằng Bộ Quốc phòng Anh đã đưa ra lời kêu gọi đối với Wallace, yêu cầu ông cảnh giác hơn để ngăn chặn những kẻ mạo danh cố gắng sử dụng bất kỳ đoạn video nào để "deep fake" (làm giả sâu hơn), từ đó phá hoại sự đoàn kết quốc tế trong vấn đề cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine.

    Ngoài ra, sau khi ông Wallace công khai vụ việc, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cũng cho biết gần đây bà cũng gặp phải tình huống tương tự. Bà Patel nói rằng “thật đáng buồn khi có kẻ cố gắng chia rẽ chúng ta vào thời điểm khó khăn như thế này”.

    Hiện tại, vào ngày 17/3, ông Ben Wallace đã yêu cầu một cuộc điều tra ngay lập tức về lỗ hổng an ninh của Bộ Quốc phòng.

    Theo thông tin công khai, Thủ tướng Ukraine đương nhiệm Denis Shmigal nhậm chức vào ngày 4/3/2020. Ông trước đây từng là Bộ trưởng Phát triển Cộng đồng & Lãnh thổ Ukraine và Thống đốc tỉnh Ivano-Frankivsk.

    Theo SkyNews

  • Điện Kremlin ngày 17/3 bác bỏ phán quyết của ICJ yêu cầu Nga dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trong khi đó, phía Kyiv nói rằng đang bắt đầu phản công Moscow theo một số hướng.

    “Chúng tôi không thể xem xét phán quyết này”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm 17/3, trong đó nhắc tới phán quyết được đưa ra một ngày trước đó của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), theo TASS.

    Ông cũng nói thêm rằng cả hai bên - Nga và Ukraine - phải cùng đồng ý thì phán quyết mới có thể được thực thi. "Không thể có được sự đồng ý trong trường hợp này", ông Peskov nhấn mạnh.

    Trong ngày xung đột thứ 22 hôm 17/3, giao tranh tiếp tục xảy ra ở các thành phố của Ukraine, từ Kyiv, Chernihiv, Kharkiv tới Mariupol. Quân đội Ukraine tuyên bố đang triển khai phản công trên một số hướng. Trong khi đó, số người Ukraine phải tị nạn ở nước ngoài đã vượt mốc 3 triệu người.

    Nga cảnh báo phương Tây

    Hôm 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà nước này phát động tại Ukraine “đang theo đúng kế hoạch”.

    Ông Putin cũng tuyên bố Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục chiến dịch để đạt được mục tiêu bao gồm "tình trạng trung lập" và "phi quân sự hóa" ở nước láng giềng.

    nga chan chinh phuong tay 1
    Ông Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS.

    Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố rằng Moscow đã trụ vững được trong “cuộc chiến tranh kinh tế chớp nhoáng” khi phương Tây áp một loạt biện pháp trừng phạt khắc nghiệt lên nước này.

    Tuyên bố được đưa ra giữa lúc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland lần đầu tiên triệu tập một lực lượng đặc nhiệm đa phương có tên gọi REPO, dành riêng cho việc thực thi các lệnh trừng phạt với Nga.

    Đơn vị này đang xem xét 50 cá nhân và 28 cái tên trong số đó đã được công bố công khai.

    Theo TASS, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cho rằng phương Tây liên tục tìm cách làm suy yếu Nga, khẳng định nỗ lực của đối phương sẽ không thành công.

    Viết trên Telegram ngày 17/3, ông Medvedev đổ lỗi cho phương Tây vì căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa hai bên.

    Theo ông Medvedev, khối phương Tây muốn dồn ép Nga, tìm cánh khiến Nga gục ngã và phải cải cách theo mô hình nhà nước phương Tây, thậm chí chia tách Nga thành nhiều phần nhỏ.

    "Âm mưu đó sẽ không thành hiện thực. Nga đủ mạnh để đưa đối thủ trở lại đúng vị trí của họ", ông Medvedev tuyên bố.

    Ukraine phản công

    Phía Kyiv cho biết quân đội Nga đang tiến hành tấn công mạng và phá hủy tín hiệu truyền thanh - truyền hình nhằm làm mất tín nhiệm của giới lãnh đạo Ukraine.

    Trước đó, giới chức Ukraine tuyên bố quân đội nước này bắt đầu chuyển sang trạng thái phản công trên một số mặt trận.

    “Quân đội Ukraine đang bắt đầu một cuộc phản công trên một số hướng. Thực tế này đang thay đổi mạnh mẽ cục diện của các bên”, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak tuyên bố trên Telegram.

    Một quan chức cấp cao trong quân đội Ukraine cho biết các cuộc phản công nhằm vào lực lượng Nga ở ngoại ô Kyiv và tỉnh Kherson miền Nam đất nước, theo New York Times.

    Quan chức trên cho biết phía Ukraine sẽ tấn công bằng lực lượng tăng thiết giáp, pháo binh và máy bay chiến đấu. “Trong nhiệm vụ gây ra thiệt hại lớn nhất, chúng tôi đã làm rất tốt”, người này cho biết.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy máy bay chiến đấu Su-25 phá hủy các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, trong đó có kho vũ khí, theo Sputnik.

    Giao tranh tiếp diễn

    Trong ngày 17/3, giao tranh tiếp tục được ghi nhận ở nhiều địa điểm khác nhau tại Ukraine.

    Sáng sớm 17/3, cơ quan tình trạng khẩn cấp Ukraine cho biết ít nhất một người thiệt mạng và 3 người bị thương tại thủ đô Kyiv do một vụ tấn công bằng tên lửa.

    Những người này là cư dân một tòa nhà ở quận Darnytsky bị trúng tên lửa vào khoảng 5h. Vụ việc khiến tầng 16 và tầng kỹ thuật của tòa nhà bị phá hủy và bốc cháy.

    nga chan chinh phuong tay 1
    Nhân viên cứu hộ bên một tòa nhà bị tên lửa đánh sập sáng 17/3 ở Kyiv. Ảnh: AFP.

    Trong khi đó, một cơ sở giáo dục ở thành phố Merefa, tỉnh Kharkiv bị cho là trúng tên lửa vào rạng sáng. Các đoạn video được ghi nhận tại hiện trường cho thấy một số ngôi nhà xung quanh cũng bị phá hủy. Không có thương vong được ghi nhận.

    Thống đốc tỉnh Chernihiv Viacheslav Chaus cũng cho biết 53 người Ukraine thiệt mạng trong ngày 16/3.

    Giới chức Ukraine nói rằng một nhà hát có hàng trăm người trú ẩn, bao gồm nhiều trẻ em, đã bị tấn công và đánh sập tại thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk.

    Giới chức Ukraine chưa thể đưa ra con số thương vong cụ thể.

    Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường. Tại Moscow, Bộ Quốc phòng cho biết lực lượng của họ đã không tấn công nhà hát, thay vào đó cáo buộc Tiểu đoàn Azov, một lực lượng dân quân cực hữu của Ukraine, đã làm nổ tung tòa nhà, theo hãng tin RIA của Nga.

    Chưa có bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho tuyên bố. Trước đó, Nga đã cáo buộc tiểu đoàn này ngăn cản dân thường rời khỏi thành phố.

    Theo ước tính của cơ quan người tị nạn của Liên Hợp Quốc, hơn 3 triệu người đã rời Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát hôm 24/2. Ba Lan vẫn là điểm đến chủ yếu của người tị nạn, với gần 1,9 triệu người. Romania, Moldova, Hungary và Slovakia đều đón hơn 200.000 người, trong khi số lượng nhỏ hơn tới Nga và Belarus.

    “Hơn 3 triệu người tị nạn Ukraine đã rời đất nước. Người dân Ukraine rất cần hòa bình. Người dân khắp thế giới đòi hỏi điều này. Nga cần chấm dứt cuộc tấn công ngay lập tức”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đăng tải trên Twitter.

    Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cũng tuyên bố gửi mũ và áo chống đạn tới các phóng viên Ukraine, theo New York Times. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng tài trợ cho một đường dây nóng, nơi các phóng viên Ukraine có thể yêu cầu di tản từ vùng nguy hiểm.

    Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này ghi nhận ít nhất 43 vụ tấn công nhằm vào bệnh nhân, nhân viên y tế hay cơ sở y tế kể từ khi chiến sự bùng phát.

    Theo TASS, NY Times, Sputnik

  • Chuyện ghi ở "bể khổ" người tị nạn Ukraine của một tình nguyện viên người Việt ở Ba Lan

    Ba Lan đang trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa nhân đạo lớn nhất kể từ sau thế chiến 2. Dự tính sẽ có khoảng 5 triệu người tị nạn từ Ukraine chạy sang Ba Lan và phần lớn ở lại đây mà không đi tiếp sang các nước phương Tây khác, vì họ có bà con, gia đình, bạn bè ở Ba Lan. 

    khung hoang ti nan ukraine o ba lan 1
    Dòng người tị nạn vạ vật ở nhà ga Warszawa. Ảnh Nguyễn Linh Thái

    Trước khi chiến tranh xảy ra, người Ukraine đã sang Ba Lan làm việc rất đông trong đủ mọi ngành nghề từ IT, xây dựng, y tế, vận tải, nhân viên siêu thị, dọn dẹp…. Tiếng Ukraine và tiếng Ba Lan lại gần gũi hơn so với tiếng Đức, Pháp hay Anh.

    Hàng ngày có khoảng hàng chục ngàn người từ Ukraine đổ xuống các ga tàu ở Warszawa, nơi giờ đây đã thực sự biến thành các "bể khổ" đúng nghĩa. Lúc nào cũng la liệt người, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em dắt díu bồng bế nhau.

     Họ tới nơi trong tình trạng mệt lả, kiệt sức. Có những gia đình có trẻ con phải đi bộ mấy ngày mới lên được tàu. Có những người không còn đủ sức để cầm cốc trà tình nguyện viên đưa cho, có người sau khi nằm ra sàn nghỉ thì không nhấc được chân lên nữa… Có bà mẹ có 2 con nhỏ mệt mỏi đờ đẫn đến nỗi ko còn ý thức được mình đang làm gì và mọi người nói gì với mình… 

    khung hoang ti nan ukraine o ba lan 1
    Chuối và musy là hai loại hoa quả được người tị nạn Ukraine dùng nhiều nhất.

    Phần lớn họ không có nhiều tiền, toàn bộ gia tài mang theo là cái va li hay túi xách nhỏ và đứa con bế bồng hay dắt theo. Tài sản quan trọng nhất của họ có lẽ là cái điện thoại, để liên lạc với gia đình và xem thông tin. Bao nhiêu sức lực họ dồn hết để che chắn và lo cho những đứa trẻ. Mình cảm thấy ở họ có một sức chịu đựng kỳ lạ. Họ yên lặng chịu đựng mọi thứ với một sự bình tĩnh đáng khâm phục. Họ không la hét, không khóc lóc, như thể cố giữ lại những thảm kịch của mình trong lòng để không làm phiền người khác.

     Hàng ngày người dân Warszawa liên tục tiếp tế đồ ăn thức uống và các vật dụng cần thiết như bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng, dầu gội đầu, tã giấy, băng vệ sinh, khăn giấy ướt… . đến các ga để những người chạy nạn có cái dùng. Vì ở ga không có kho chứa đồ, nhu cầu những thứ cần tiếp tế của từng ga thay đổi từng giờ, phải theo dõi trên mạng để mang đến cho hợp lý.

    khung hoang ti nan ukraine o ba lan 1

     Trong hành trình thiện nguyện của chúng tôi, tôi có 1 số quan sát nên ghi ra đây, có thể có ích cho ai đó muốn giúp đỡ:

     - Ga trung tâm Warszawa Centralna nói chung khá đầy đủ vì mọi người hay mang đồ đến đó nhất, ở đó cũng có khá nhiều tình nguyện viên. Trong khi các ga Zachodnia hay Wschodnia thì cần nhiều đồ ăn hơn.

     - Ở các ga đều có điểm nhận tiếp tế đồ ăn do các tình nguyện viên quản lý. Trên nguyên tắc các tình nguyện viên không được nhận đồ ăn "nhà làm", vì bên vệ sinh dịch tễ không cho phép. Nhưng khi thiếu đồ ăn thì họ cũng mắt nhắm mắt mở nhận. Nếu họ không nhận, tôi có thể phát trực tiếp cho những người đang nằm ngồi trong ga. 

    - Có nhiều người già đi lại khó khăn, hay phụ nữ có con nhỏ vướng víu không đến được các điểm phát đồ ăn, hoặc đơn giản là nhiều người còn ngại ngùng. Các tình nguyện viên nhiều khi làm việc không xuể. Nếu tôi đến tận nơi đưa cho họ thì họ sẽ rất mừng. 

    - Rất nhiều người mang bánh mì kẹp đến nên nhiều khi thành thừa. Đồ ăn nóng luôn hết rất nhanh. Có 2 thứ đồ ăn tôi thấy lúc nào và ở ga nào cũng thiếu là chuối và musy (hoa quả nghiền đóng gói trong túi nhỏ để trẻ con có thể mút uống). Mọi người thích ăn chuối hơn táo và quýt, chắc do dễ ăn hơn. Mang chuối ra lúc nào cũng hết trong vài nốt nhạc. 

    - Rất thiếu chăn và các tấm trải. Trẻ con nhiều bé phải nằm trên sàn lạnh rất thương. Các bé phải chờ đợi lâu nên buồn chán, nếu được cho tranh tô màu và bút chì màu thì các bé rất vui mừng. 

    - Ở ga Zachodnia có điểm nhận quần áo khăn mũ, xe đẩy… để cho những người cần thì lấy dùng. Nhất là quần áo trẻ con vì khi chạy nạn các bà mẹ không mang được nhiều. Áo khoác kurtki thì không mấy người cần.

     - Các chuyến tàu thường đến vào ban đêm sau 20h, mỗi chuyến vài ngàn người, nên nếu tiếp tế được sau 20h là tốt nhất. Hoặc vào sáng sớm vì tầm 5-6 giờ là mọi thứ đều sạch bách. Tình trạng người chạy nạn ở các ga tàu cần giúp đỡ có lẽ sẽ còn tiếp diễn lâu, tạm thời vẫn dựa chủ yếu vào hảo tâm và nhiệt tình của người dân. Tình nguyên viên nhiều lúc bị thiếu hoặc làm việc kiệt sức. Hi vọng chính phủ sớm có giải pháp hệ thống và hiệu quả.

    khung hoang ti nan ukraine o ba lan 1
    Chị Nguyễn Thái Linh (tác giả), sống ở Warszawa, Ba Lan- những ngày qua là tình nguyện viên hỗ trợ người di cư từ Ukraine qua Ba Lan.

    Nguyễn Thái Linh (Viết từ Warszawa, Ba Lan) / Dân Việt

  • Tháng 12 năm ngoái, Đức Anh tiễn bạn gái về nước thăm gia đình và làm một số giấy tờ chuẩn bị kết hôn, không biết chiến sự sắp nổ ra ở quê hương cô.

    10h sáng 24/2, khi đang mê man vì nhiễm COVID-19, Trần Đức Anh, 30 tuổi, ở Hà Nội thấy bạn gái Anita, 22 tuổi, gọi tới. "Quê em xảy ra chiến tranh rồi", cô gái với giọng gấp gáp kể nhanh về tình hình thành phố Kharkov rồi khóc nức nở.

    "Tôi nghe thấy tiếng máy bay, tiếng đạn nổ. Trái tim tôi như bị ai bóp nghẹt vì không ngờ người yêu ở trong tình huống như vậy", Đức Anh nói. Động viên Anita bình tĩnh, nhưng anh thừa nhận lúc đó mình cũng bấn loạn.

    tinh yeu cua chang trai viet va co gai ukraine 1
    Đức Anh và Anita thời mới yêu, tháng 8/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Anita vừa quay về Ukraine tháng 12/2021, thăm gia đình sau hai năm mắc kẹt ở Việt Nam vì COVID-19 đồng thời xin xác nhận độc thân để đăng ký kết hôn. Hai người lên kế hoạch năm 2022 sẽ về chung một nhà.

    Cô sang Việt Nam đầu năm 2020 theo một hợp đồng hai tháng với một công ty người mẫu. Chưa hết hợp đồng thì đại dịch bùng phát, các đường bay quốc tế dừng hoạt động, Anita kẹt lại ở Việt Nam. Giữa năm 2020, trong một lần đến nhà bạn, Đức Anh gặp Anita. Nhìn thấy cô người mẫu Ukraine với đôi mắt xanh lơ, mái tóc vàng và nụ cười hiền, chàng trai Hà Nội lập tức bị hút hồn. Tiếng Anh bập bõm nhưng anh chủ động bước tới giới thiệu mình với Anita.

    Kết thúc buổi nói chuyện, Đức Anh xin được tài khoản mạng xã hội của Anita và dành trọn đêm đó ngắm hết những bức ảnh của cô, rồi mạnh dạn mời Anita đi ăn. Ở nhà hàng sushi trong bữa tối hôm sau, hai người nói đủ thứ chuyện về công việc, con người và cảnh sắc Việt Nam. Điểm lạ kỳ là Đức Anh chưa nói xong câu, Anita đã đoán được anh định nói gì. "Không biết lý do gì, tôi luôn hiểu anh ấy. Có lẽ đó là duyên trời định", Anita kể.

    Sau bốn buổi gặp, dù chẳng ai ngỏ lời, họ chính thức thành đôi. Anita chuyển sang làm người mẫu tự do. Ngoài giờ việc của một chuyên viên bất động sản, Đức Anh phụ bạn gái lên lịch làm việc, gặp gỡ đối tác. Anh đưa cô đến các điểm chụp ảnh, kiên nhẫn chờ đợi. Từ ngày có Đức Anh, cuộc sống nơi xứ người của Anita an toàn và dễ chịu hơn hẳn. "Vì có anh nên tôi tình nguyện được mắc kẹt ở Việt Nam", cô nói.

    Xinh đẹp nên được nhiều người theo đuổi, nhưng yêu Đức Anh, Anita không trả lời tin nhắn của bất kỳ ai. Hàng ngày, cứ có thời gian rảnh là cô nấu những món anh thích rồi dọn dẹp nhà cửa. "Cô ấy vui vẻ làm như một người nội trợ thực thụ chứ không hề xem đó là nghĩa vụ. Tôi nghĩ những cô gái trẻ Việt Nam bây giờ cũng ít ai được như thế", Đức Anh nhận xét.

    Bố mẹ chàng trai Hà Nội ban đầu phản đối con trai yêu cô gái nước ngoài vì nghĩ sẽ không lâu dài. Nhưng gặp Anita, thấy cô xắn tay vào bếp dọn dẹp, chăm sóc con trai mình từng chút một như một người vợ đảm, họ cũng bị chinh phục.

    Đại dịch đưa họ đến với nhau và cũng thử thách tình yêu của hai người. Nghề kinh doanh bất động sản của Đức Anh đóng băng dài hạn. Nghĩ tương lai không thể mang lại hạnh phúc cho Anita, anh quyết định chia tay. Cô không chấp nhận lời đoạn tuyệt, hàng ngày vẫn lặng lẽ đến nấu ăn, an ủi bạn trai. "Dù chuyện gì xảy ra, em vẫn sẽ ở bên anh. Đừng nói ra những điều ngay cả anh cũng không muốn mà làm tổn thương cả hai đứa", Anita nói. Nhờ bạn gái động viên, Đức Anh có động lực vượt qua thất bại.

    Cuối năm 2021, hai người quyết định sẽ kết hôn và Anita cũng ở lại Việt Nam định cư.

    tinh yeu cua chang trai viet va co gai ukraine 1
    Đức Anh và bạn gái chụp ảnh lưu niệm tại Hạ Long, đầu năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Khi đường bay quốc tế được nối lại, Anita về Kharkov thăm gia đình và hoàn thiện thủ tục để đăng ký kết hôn. Lần này cô lại mắc kẹt ngay tại chính quê hương mình.

    "Chiến tranh xảy ra, tôi chợt hoảng loạn, sợ chỉ sau một giây có thể mất người mình yêu", Đức Anh nói. Về phần Anita, cô cho biết chỉ sợ nếu điều xấu nhất đến với mình, cô sẽ không gặp được người yêu.

    Kể từ hôm chiến sự nổ ra, hai người gọi video cho nhau rồi để máy kết nối 24/24h. Qua màn hình, Đức Anh thấy cả gia đình người yêu, gồm mẹ, bà ngoại, chị gái, cháu và dì ruột Anita, đều dọn hết ra căn hộ ở giữa nhà, tránh xa cửa sổ. Thi thoảng, anh thấy tiếng bom, ánh lửa lóe lên qua cửa sổ.

    Mỗi lần đang chập chờn ngủ, nghe còi hú hoặc tiếng máy bay, Đức Anh bật dậy gọi bạn gái và để biết cô vẫn an toàn. Có lần bà ngoại hết thuốc, bên ngoài thi thoảng lại có tiếng pháo kích, Anita và chị gái vẫn mạo hiểm ra ngoài tìm mua. Ở Việt Nam, ruột gan Đức Anh đau quặn. Anh không rời màn hình một giây, chỉ thở phào khi bạn gái về nhà bình an.

    "Tôi cũng như đang sống trong một cuộc chiến tranh, có điều thấy bất lực vì không thể làm gì", anh nói. Đọc tin tức và nắm tình hình chiến sự, anh khuyên cả nhà nên di tản đến Lviv, nơi đại sứ quán các nước đều chuyển đến. Nhưng bà ngoại Anita bị bệnh phải nằm liệt giường, trong khi họ chỉ di chuyển được bằng tàu hỏa. Mẹ cô buộc phải ở lại. Không đành lòng, cả nhà quyết định cố thủ, chờ ngày quê hương bình yên. Nhưng 10 ngày trôi qua, Kharkov vẫn bị bắn phá, đã có thương vong. Nghĩ đến cháu gái nhỏ, chị em Anita, chú và dì ruột quyết định rời Kharkov.

    tinh yeu cua chang trai viet va co gai ukraine 1
    Gia đình Anita trên chuyến tàu rời Kharkov sang Lviv, hôm 5/3. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Qua video, Đức Anh thấy hết cảnh nhà cửa đổ nát, cảnh người dân xếp hàng mua thực phẩm, khói bụi mù trời. Anh thức cùng bạn gái suốt tám giờ xếp hàng lên tàu, đau lòng khi thấy cô phải ngồi trên tàu với vẻ mệt mỏi vì mất ngủ, lo sợ. Chuyến tàu từ Kharkov về Lviv bình thường chỉ 15 tiếng, nhưng nay kéo dài đến 36 tiếng. "Trong lúc sơ tán vì chiến tranh, cô ấy vẫn lo lắng cho sức khỏe của tôi khi bị COVID khiến tôi càng thương Anita hơn", anh kể. Còn Anita luôn thấy biết ơn khi Đức Anh luôn đồng hành cùng cô. Nhờ người yêu, cô vượt qua được những ngày tồi tệ nhất đời.

    Hôm 5/3, Anita và người thân đã được bình yên trong căn hộ của người quen ở Lviv. Đức Anh lên nhóm người Việt ở Ukraine nhờ hướng dẫn thủ tục để bạn gái có thể trở lại Việt Nam. Hai ngày nữa Anita sẽ đến Ba Lan, sau đó làm hộ chiếu bay sang Hà Nội. Họ bàn với nhau, khi đoàn tụ, cả hai sẽ đi du lịch nhiều nơi.

    Trước đây, Anita thích đi khám phá đó đây, nhưng vì bận rộn công việc, đôi tình nhân chẳng có thời gian nghỉ ngơi. "Chia cắt vì chiến tranh, tôi không biết liệu ngày mai còn được nhìn thấy nhau hay không. Tôi tự hứa sẽ làm mọi thứ cho cô ấy khi gặp lại để không bao giờ hối hận trước bất cứ hoàn cảnh nào", Đức Anh nói.

    Theo VnExpress

  • Hơn 100,000 người Anh đã đề nghị để người tị nạn Ukraine ở trong nhà của họ. Thủ tướng cho biết đây là điều "tuyệt vời" và cảm ơn "tất cả mọi người trên khắp đất nước đã ủng hộ cho đến nay".

    Trang web thể hiện nguyện vọng cung cấp nhà trong ít nhất sáu tháng cho người Ukraine chạy trốn khỏi cuộc chiến với Nga được ra mắt vào lúc 4 giờ chiều hôm qua 15/3.

    Bộ trưởng Nội các Michael Gove thông báo chương trình Homes for Ukraine đã được mở vào thứ Hai 15/3 và sẽ không có giới hạn về số lượng người tị nạn Ukraine có thể đến Vương quốc Anh.

    19ukraineHàng trăm nghìn người Ukraine đã bỏ trốn khỏi đất nước

    Trong vòng một giờ đầu tiên kể từ khi trang web hoạt động, 1500 người đã đăng ký đề nghị ủng hộ. Chủ nhà sẽ được chính phủ hỗ trợ 350 bảng miễn thuế một tháng khi đón người tị nạn.

    Mọi công dân Ukraine hoặc thành viên gia đình trực hệ của công dân Ukraine cư trú tại Ukraine trước ngày 1 tháng 1 năm nay đều đủ điều kiện tham gia chương trình. Người tị nạn không cần có người thân đang ở Anh.

    Đề án sẽ hoạt động như thế nào?

    Người ở Vương quốc Anh có phòng trống hoặc chỗ ở khép kín riêng biệt không có người ở, đang được vận động tiếp nhận người tị nạn Ukraine ở trong thời gian ít nhất sáu tháng.

    Những người muốn tham gia được yêu cầu thể hiện sự quan tâm trên trang web "Homes for Ukraine". Trong giai đoạn đầu của kế hoạch, các đề nghị phải được thực hiện cho một hoặc nhiều người. Các tổ chức từ thiện có thể giúp người cung cấp chỗ ở liên hệ với một người tị nạn.

    Việc kiểm tra sẽ được thực hiện đối với những cá nhân đề nghị tiếp nhận người tị nạn, tuy nhiên ông Gove cho biết sẽ không cần kiểm tra DBS (hồ sơ tiền án tiền sự) đầy đủ.

    Hội đồng địa phương cũng có thể kiểm tra chỗ ở sắp được cung cấp có phù hợp hay không. Người bảo trợ có thể thuộc mọi quốc tịch cùng tình trạng nhập cư, miễn là có ít nhất sáu tháng ở lại Vương quốc Anh. Người Ukraine được miễn phí đăng ký tham gia chương trình này.

    Hỗ trợ tài chính cho người tị nạn

    Các hội đồng địa phương sẽ được cung cấp 10,000 bảng cho mỗi người tị nạn. Tài trợ bổ sung sẽ được cung cấp để trẻ em đến trường và tất cả những người tị nạn sẽ có thể sử dụng miễn phí tất cả các dịch vụ của NHS.

    Những người đến từ Ukraine có thể nộp đơn xin trợ cấp, tìm kiếm và nhận việc làm. Họ sẽ được ở lại Anh trong ba năm và có thể tiếp cận các dịch vụ công, chẳng hạn như NHS và đi học.

    Viethome (Theo Sky News)

  • 4 căn nhà ở thủ đô Kiev khoảng 10 tỷ đồng, chưa kể cửa hàng và hàng hóa trị giá vài tỷ mới nhập về, chị Yến bỏ lại tất cả.

    Đã hơn nửa tháng nay, kể từ khi chiến sự giữa Nga và Ukraine xảy ra, gần như chẳng đêm nào chị Vũ Hải Yến (31 tuổi) ngủ yên giấc. Suốt một tuần đầu, trên hành trình tị nạn, hai vợ chồng chị thay nhau lái xe xuyên ngày đêm. Thi thoảng, họ dừng lại chợp mắt dọc đường hoặc tá túc ở nhà đồng hương người Việt.

    Khi đã an toàn trên nước Đức, được sắp xếp nơi ở, ổn định sinh hoạt, đêm nào chị Yến cũng khắc khoải nhớ về nơi mình đã sinh sống, lập nghiệp gần 20 năm qua - thủ đô Kiev.

    Chia sẻ với Dân trí, chị Yến bùi ngùi kể, năm 14 tuổi, chị theo mẹ sang Ukraine sinh sống. Chị Yến học trung học phổ thông, sau đó thi vào khoa kinh tế của một trường đại học. Tốt nghiệp ra trường, chị quyết định ở lại Ukraine định cư, áp dụng các kiến thức đã học vào nối nghiệp mẹ kinh doanh, buôn bán quần áo.

    nu viet kieu bo lai tat ca o ukraine 1
    Chị Hải Yến kinh doanh buôn bán quần áo ở Kiev nhiều năm nay (Ảnh: Hải Yến)

    Trải qua nhiều năm bươn chải, từ một sạp quần áo nhỏ, đến đầu năm 2022, chị Yến đã có trong tay chuỗi 9 cửa hàng quần áo ở thủ đô Kiev. Nữ Việt kiều cũng tậu được ô tô và 4 căn nhà ở thành phố này. Tiền của bao năm dành dụm từ việc kinh doanh, chị đầu tư hết vào bất động sản, mua nhà cho thuê.

    "Có được khối tài sản ấy là mồ hôi nước mắt của tôi bao nhiêu năm qua. Thời gian đầu chưa có nhiều vốn, để tiết kiệm tiền thuê nhân công, tôi tự tay làm tất cả, từ bốc vác hàng hóa, thức đêm soạn quần áo, đến quảng bá hình ảnh cửa hàng…

    Sau này, khi nguồn thu ngày một lớn, tôi mới mở thêm nhiều cửa hàng, thuê thêm nhiều nhân viên", chị Yến nghẹn ngào nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp gian nan.

    Cuộc sống yên bình trôi qua nhiều năm và chị Yến đặc biệt yêu quý những người dân Ukraine. "Họ rất thân thiện, hiền hậu, tốt bụng và đặc biệt không bao giờ tỏ ra phân biệt chủng tộc với những người nước ngoài đến lao động, định cư trên đất nước họ. Con cái tôi đi học được các cô giáo yêu quý, chăm sóc như chính những đứa con của họ", chị Yến chia sẻ.

    Tiếc rằng, khi cuộc sống ổn định và có trong tay tất cả thì chiến sự nổ ra, chị Yến hoảng loạn rời đi trong vô vàn tiếc nuối.

    nu viet kieu bo lai tat ca o ukraine 1
    Dòng xe xếp hàng dài ở biên giới để qua cửa khẩu Ba Lan (Ảnh: Hải Yến)

    Chị kể, rạng sáng ngày 24/2, khi nghe tin các sân bay ở Kiev bị tấn công, chị vội vã đi đổ xăng và mua được ít đồ ăn dự trữ. Cả ngày 24/2, gia đình chị liên tục phải xuống hầm trú ẩn. Căn hầm ẩm thấp, lạnh lẽo khiến con chị sợ hãi và lúc nào cũng run lên.

    Sau 2 đêm thức trắng nghe tiếng bom nổ sát bên tai, chị Yến quyết định bỏ lại hết tất cả tài sản dành dụm bấy lâu, đưa gia đình đi di tản. Trên chặng đường đi kẹt cứng, nhiều đoạn chỉ có thể nhích từng chút một, chị thầm cầu nguyện cho chiếc xe không trúng bom đạn, cả nhà được an toàn thoát khỏi vùng chiến sự.

    Sau 3 ngày 3 đêm lái xe không ngủ, chị Yến mới đến được đất Ba Lan và được gia đình một đồng hương người Việt giúp đỡ cho ăn nghỉ tạm thời.

    nu viet kieu bo lai tat ca o ukraine 1
    Cả nhà chị Yến chụp ảnh lưu niệm với gia đình ông Phan Thanh Xuân - đồng hương người Việt ở đất Ba Lan (Ảnh: Hải Yến)

    Chị Yến tâm sự, trên chặng đường tị nạn, chị không nhớ nổi bao lần mình đã rơi nước mắt. Chị khóc vì thương gia đình mình bỗng chốc loạn lạc trong chiến tranh, khóc vì chứng kiến cuộc chia ly đẫm nước mắt và nụ hôn tạm biệt dưới mưa của những người đàn ông Ukraine với vợ con nơi biên giới.

    Chia sẻ với Dân trí, chị Yến cũng kể thêm, vì chuẩn bị vào mùa xuân hè tháng 3, tháng 4, nên chị đã đổ ra số tiền vài tỷ đồng để nhập hàng hóa. Chị hoàn toàn không biết, có ngày, đất nước Ukraine yên bình lại bị bom đạn bắn phá ác liệt như vậy.

    "Chiến tranh nổ ra, điều tôi nghĩ đến đầu tiên là phải đưa gia đình tháo chạy để bảo toàn tính mạng. 4 căn nhà khoảng 10 tỷ đồng, chưa kể cửa hàng và hàng hóa mới nhập về, tôi bỏ lại tất cả, chẳng mang theo được gì.

    Tôi thật sự rất buồn, gần đây đọc tin tức, tôi thấy con phố nơi một căn nhà của tôi ở đó bị bắn phá, nhiều nhà dân đổ sập, tan nát, không biết ngôi nhà của tôi có trong số đó không. Nhiều khu chợ cũng bị bắn phá tan hoang. Hàng hóa của tôi có lẽ cũng chẳng còn gì", chị Yến nói với giọng nghẹn ngào.

    Ra đi trong vội vã, chị Yến chỉ kịp mang theo mấy bộ quần áo, chút đồ ăn và một ít tiền mặt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, đồng tiền Ukraine mất giá. Mấy ngày đầu, chị Yến chỉ đổi được một ít sang tiền Đức với giá trị rất thấp và tới hiện giờ thì không ở đâu chấp nhận đổi tiền của đất nước đang có chiến sự này nữa.

    "Tiền của bao năm dành dụm, tôi đầu tư hết vào bất động sản bên Ukraine, ở Việt Nam cũng chẳng có gì. Bây giờ có lẽ tôi còn nghèo hơn những người nghèo ở Đức nữa", nữ Việt kiều ngậm ngùi nói.

    Hiện tại, vợ chồng chị Yến đã được nước Đức cho nhập trại tị nạn, bố trí chỗ ăn ở. Cả hai đã lên sở ngoại kiều nộp hồ sơ.

    "Chúng tôi đang chờ cấp giấy tờ đi học nghề, đi làm. Tôi dự định sẽ đi học làm nail hoặc nấu ăn. Tôi uớc tính sẽ mất khoảng 1 năm học nghề, không lương. Nhưng bây giờ mất hết, tay trắng. Từ một người chủ, giờ tôi lại thành người đi làm thuê. Tất cả cũng chỉ vì chiến sự khốc liệt này. Nhưng dù sao ngẫm lại, chúng tôi cũng đã bảo toàn được tính mạng và sơ tán an toàn. Còn người là còn của, vợ chồng tôi sẽ cố gắng làm lại từ đầu", chị Yến nói.

    nu viet kieu bo lai tat ca o ukraine 1
    Mỗi lần nghe con trai hỏi về bạn bè và cô giáo, chị Yến lại ứa nước mắt (Ảnh: Hải Yến)

    Chị Vũ Hải Yến là một trong số gần 7.000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine rơi vào cảnh loạn lạc khi chiến sự nổ ra.

    Theo thống kê, người Việt tại Ukraine tập trung tại một số thành phố lớn như Kiev (khoảng 800 người), Kharkov (khoảng 3.000 người), Odessa (khoảng 3.000 người) và một số thành phố nhỏ khác như Kherson, Donetsk, Lviv… Họ sinh sống chủ yếu bằng các nghề buôn bán quần áo, mở hàng ăn, làm công nhân...

    Cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, hàng nghìn người Việt đã sơ tán sang các nước Ba Lan, Rumani, Hungary, Slovakia. Nhiều người sau đó về nước theo các chuyến bay cứu trợ, một số thì ở lại di tản sang các quốc gia như Đức, Séc… để tiếp tục tìm việc làm, gây dựng cuộc sống mới.

    Theo Dân Trí

  • Một nhóm người quá khích đã chiếm giữ biệt thự ở London (Anh) của gia đình tỷ phú người Nga Oleg Deripaska, buộc cảnh sát phải can thiệp.

    tan cong biet thu ty phu nga 1
    Cảnh sát London tiếp cận nhóm người quá khích. Ảnh: EPA-EFE

    Mặc trang phục chống bạo động, cảnh sát London hôm qua, 14/3, tiến vào dinh thự trị giá hàng triệu bảng Anh ở Quảng trường Belgrave của gia đình tỷ phú Oleg Deripaska sau khi nhận được tin báo rằng một nhóm người quá khích đã tấn công biệt thự này. Nhóm quá khích tụ tập trên ban công phía trước căn nhà, vẫy cờ Ukraine và treo biểu ngữ.

    tan cong biet thu ty phu nga 1
    Hiện trường vụ việc bị phong toả. Ảnh: EPA-EFE

    tan cong biet thu ty phu nga 1
    Cảnh sát tiến vào dinh thự của tỷ phú Oleg Deripaska. Ảnh: Reuters

    tan cong biet thu ty phu nga 1
    Một người cố gắng ngăn cản lực lượng an ninh tiếp cận toà nhà. Ảnh: Reuters

    Đến 20 giờ cùng ngày, tình hình được kiểm soát. “Bốn người biểu tình trên ban công toà nhà ở Quảng trường Belgrave đã được đưa xuống và bị bắt”, cảnh sát London cho biết. Trước đó, 4 người khác đã bị bắt giữ khi đang cố gắng đột nhập toà nhà.

    Chính phủ Anh đã đóng băng tài sản của tỷ phú Oleg Deripaska vào tuần trước, nhằm đáp trả việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    Một phát ngôn viên của Deripaska cho biết ngôi nhà nói trên thực chất thuộc sở hữu của gia đình ông này, không phải của riêng vị tỷ phú 54 tuổi.

    “Chúng tôi ngạc nhiên trước sự lỏng lẻo của hệ thống tư pháp Anh khi họ đưa ra những biện pháp trừng phạt kiểu này. Thực sự là một điều đáng xấu hổ khi việc này xảy ra ở một quốc gia đáng nhẽ phải tôn trọng tài sản tư nhân và pháp quyền”, phát ngôn viên nói.

    Đến thời điểm hiện tại, Anh đã áp lệnh trừng phạt lên khoảng 20 nhà tài phiệt Nga (bao gồm cả chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea, Roman Abramovich), đóng băng tài sản của họ trên khắp London và cấm họ đến Anh.

    “Việc xâm nhập tư dinh của người khác là bất hợp pháp. Chúng tôi đang thảo luận để xác định mục đích sử dụng phù hợp cho các tài sản bị đóng băng trong khi chủ sở hữu của họ phải chịu lệnh trừng phạt”, phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson nói với các phóng viên. "Chúng tôi chắc chắn không nghĩ rằng mọi người được phép vi phạm pháp luật."

    Theo Straitstimes

  • Vài ngày trước, bức ảnh một phụ nữ mang thai được sơ tán khỏi một bệnh viện bằng cáng cứu thương đã được chia sẻ rộng rãi, song hãng tin AP ngày 14-3 cho biết cả hai mẹ con cô đều không qua khỏi.

    Vài ngày trước, bức ảnh một phụ nữ mang thai được sơ tán khỏi một bệnh viện bằng cáng cứu thương đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Theo hãng tin AP ngày 14-3, không may, người phụ nữ đó cùng con mình đều không qua khỏi.

    Theo AP, bức ảnh được chụp sau cuộc không kích của quân đội Nga vào một bệnh viện phụ sản ở thành phố Mariupol, đã thể hiện sự kinh hoàng của một cuộc tấn công vào dân thường.

    me con ukraine khong qua khoi
    Người phụ nữ được đưa ra khỏi bệnh viện bằng cán cứu thương. Ảnh: AP

    Người mẹ trong ảnh là một trong ít nhất ba phụ nữ mang thai có mặt tại bệnh viện nơi cuộc không kích diễn ra. Hai người còn lại sống sót, cùng với con gái mới sinh của họ.

    Trong video và hình ảnh do các nhà báo AP ghi lại, người phụ nữ bị thương vuốt ve vùng bụng dưới bên trái đầy máu khi nhân viên cấp cứu bế cô qua đống đổ nát. Khuôn mặt trắng bệch phản ánh sự bàng hoàng của cô trước những gì vừa xảy ra.

    Đó là một trong những khoảnh khắc tàn khốc nhất trong 19 ngày chiến sự vừa qua giữa Nga-Ukraine.

    Sau khi được đưa khỏi hiện trường, người phụ nữ được đưa đến một bệnh viện khác, gần tuyến đầu hơn để được bác sĩ chăm sóc.

    Ngày 14-3, trả lời AP, Bác sĩ Timur Marin cho biết xương chậu của người phụ nữ đã bị nghiền nát còn xương hông bị gãy. Con của cô được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai nhưng "không có dấu hiệu của sự sống".

    BS Marin cho biết họ đã cố gắng cứu người phụ nữ nhưng "hơn 30 phút hồi sức cho người mẹ không có kết quả".

    Thi thể của cô và con đã được chồng và cha cô đưa đi an táng. Các bác sĩ nói rằng họ rất biết ơn vì cô ấy đã không phải bị chôn trong những ngôi mộ tập thể ở Mariupol.

    Hiện các quan chức Nga vẫn bác cáo buộc tấn công dân thường và tuyên bố bệnh viện phụ sản nói trên đã bị "những kẻ cực đoan Ukraine chiếm dụng để làm căn cứ và không có bệnh nhân hay y tế nào được ở bên trong".

    Các phóng viên AP, những người đã đưa tin từ bên trong Mariupol đã ghi lại cuộc không kích và tận mắt chứng kiến các nạn nhân và thiệt hại. Họ đã công bố nhiều video và hình ảnh về một số bà mẹ mang thai bê bết máu, chạy trốn khỏi phòng hộ sinh bị thổi ngạt khi các nhân viên y tế la hét và trẻ em khóc.

    Theo như những người sống sót mô tả về các cuộc không kích, các vụ nổ làm rung chuyển các bức tường, khiến các nhân viên y tế lo sợ. Các cuộc pháo kích và nổ súng trong khu vực diễn ra lẻ tẻ nhưng không ngừng. Cảm xúc sợ hãi dâng cao, ngay cả khi các bác sĩ và y tá tập trung vào công việc của họ.

    Một thai phụ khác - cô Mariana Vishegirskaya vừa ôm đứa con gái mới sinh, vừa kể lại vụ đánh bom với AP.

    "Chúng tôi không biết nó đã xảy ra như thế nào. Chúng tôi đã ở trong phòng. Một số người có thời gian che chắn bản thân, một số khác thì không" - cô nói.

    Câu chuyện của cô là một trong số rất nhiều những câu chuyện đau thương khác ở thành phố 430.000 dân.

    Theo AP, thành phố này là chìa khóa để Moscow tạo ra một hàng lang trên bộ từ biên giới Nga tới Bán đảo Crimea. Việc không chiếm được hoàn toàn Mariupol đã thúc đẩy lực lượng Nga mở rộng cuộc tấn công ở những nơi khác trên khắp lãnh thổ Ukraine.

    Theo Plo