• Ông Boris Johnson cho biết chế độ của Vladimir Putin không được phép thành công trong cuộc xâm lược “kinh tởm”, khi Nga bắn phá các thị trấn quan trọng khiến hàng chục thường dân thiệt mạng.

    6ukraineẢnh: AP

    Thủ tướng cho biết “thường dân vô tội đang bị giết hại và các thành phố bị phá hủy, và thế giới không cho phép sự hung hăng của tổng thống Putin thành công” trong cuộc gọi thảo luận về cuộc xung đột với tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro.

    Tin tức được công bố khi trận chiến ở các thành phố quan trọng ở Ukraine đang diễn ra gay gắt. Các lực lượng Ukraine đang giao tranh với quân đội Nga ở ngoại ô Enerhodar - thành phố sản xuất năng lượng quan trọng phía nam, nơi đặt nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu.

    Trong khi đó, cư dân của thành phố cảng Mariupol đang cố gắng sống sót sau đợt pháo kích không ngừng của Nga, gây mất nguồn cung cấp nước và điện.

    Maxim - 27 tuổi, một nhà phát triển CNTT đang trốn trong căn hộ của sinh viên nói: “Đã không có ánh sáng, không có lò sưởi và nước trong suốt hai ngày. Chúng tôi hầu như không còn thức ăn”.

    Các cuộc pháo kích mới đã được ghi nhận tại thành phố Chernihiv, miền bắc Ukraine, nơi lực lượng cấp cứu cho biết ít nhất 22 dân thường đã thiệt mạng. Họ cảnh báo con số thương vong có thể tăng lên khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm dưới đống đổ vỡ. Thị trưởng thành phố cho biết ông đang gặp khó khăn trong việc tổ chức lối đi an toàn cho dân thường.

    Các lực lượng Nga cũng bắn phá Kharkiv - thành phố lớn thứ hai của đất nước. Khu vực trung tâm Kharkiv đã biến thành đống đổ nát.

    Các gia đình có trẻ em chạy trốn qua những con đường lầy lội và đầy tuyết ở miền đông Donetsk, trong khi cuộc tấn công quân sự vào làng Yakovlivka gần thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine, đã phá hủy 30 ngôi nhà, khiến 3 người chết và 7 người bị thương. 10 người đã được lực lượng cứu hộ giải cứu khỏi đống đổ nát.

    Các vùng đất ở trung tâm Kharkiv, thành phố thứ hai của Ukraine với 1.5 triệu dân, đã bị thổi bay thành đống đổ nát. Cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy mức độ tàn phá đối với các tòa nhà cũng như các phương tiện quân sự của Nga ở Borodyanka, cách Kyiv 60 km (40 dặm) về phía tây bắc.

    Chính quyền Ukraine kêu gọi người dân tiến hành chiến tranh du kích chống lại lực lượng của ông Putin bằng cách chặt cây, dựng rào chắn trong các thành phố và tấn công quân Nga từ phía sau.

    “Đây là con át chủ bài của Ukraine và đây là điều chúng ta có thể làm tốt nhất trên thế giới”, trợ lý tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovich cho biết trong một tin nhắn video, nhắc lại các hành động du kích ở Ukraine khi bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Các nhà đàm phán của cả hai bên cho biết sau cuộc hội đàm tại Belarus, Nga và Ukraine đã nhất trí về sự cần thiết phải thiết lập các hành lang nhân đạo và có thể đi đến một lệnh ngừng bắn cho thường dân Ukraine chạy trốn chiến tranh.

    Tuy nhiên, trong khi nhà đàm phán Nga Vladimir Medinsky cho biết các cuộc đàm phán đã đạt được "tiến bộ đáng kể", các lực lượng của Nga đã bao vây và bắn phá các thành phố của Ukraine khi cuộc xung đột bước sang tuần thứ hai.

    Một nhà đàm phán Ukraine cho biết các cuộc đàm phán không mang lại kết quả Kyiv mong đợi nhưng hai bên đã đạt được sự thống nhất về việc sơ tán dân thường.

    Viethome (Theo Evening Standard)

  • Ông Mikhail Watford là một người Nga sinh ra tại Ukraine. Ông đã đổi họ từ Tolstosheya thành Watford khi chuyển đến sống ở Vương quốc Anh vào những năm 2000.

    Vào hôm thứ Hai ngày 28/2, một người làm vườn phát hiện ông đã tử vong tại nhà riêng, chỉ vài ngày sau khi chiến sự nổ ra tại Ukraine.

    Nhà tài phiệt Nga được tìm thấy tử vong trong garage tại một trong những bất động sản đắt đỏ nhất Anh quốc, chỉ vài ngày sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

    Ông Mikhail Watford, 66 tuổi, được tìm thấy trong tình trạng treo cổ tại dinh thự trị giá 18 triệu bảng ở Virginia Water, Surrey, vào ngày 28/2 vừa qua.

    Mikhail Watford 1
    Ông Mikhail Watford và vợ, bà Jane 41 tuổi. 

    Hiện cảnh sát đang tiến hành điều tra cái chết của ông bố 3 con, người đã tạo ra khối tài sản khổng lồ nhờ kinh doanh dầu mỏ và khí đốt từ Ukraine, trước khi thành lập một công ty bất động sản ở Anh. 

    Một người bạn của gia đình cho biết: ''Thần trí của ông ấy có lẻ bị ảnh hưởng bởi tình hình ở Ukraine. Thời điểm ông ấy qua đời và thời điểm bùng phát chiến sự ở Ukraine không đơn giản chỉ là một sự tình cờ''.

    Ông Mikhail Watford không nằm trong danh sách các tỷ phú bị chính phủ trừng phạt. Tuy nhiên người bạn này nói rằng: ''Cái chết của ông ấy có rất nhiều khuất tất. Thực tế tất cả những cái chết đáng ngờ của người Nga và các tổ chức Nga tại UK đều dấy lên nhiều suy luận''. 

    Đại diện Cảnh sát Surrey cho biết: ''Chúng tôi được gọi đến vào buổi trưa ngày 28/2 sau khi nhận được báo cáo về cái chết của một người đàn ông. Một xe cứu thương đã có mặt nhưng người đàn ông, trong độ tuổi 60, được công bố đã tử vong tại hiện trường. Việc điều tra đang được tiến hành nhưng hoàn cảnh xảy ra cái chết không có gì đáng ngờ''. 

    Mikhail Watford 1
    Dinh thự trị giá 18 triệu bảng của ông Mikhail Watford

    Mikhail Watford 3
    Chân dung ông Mikhail Watford.

    Khi mới đến Anh, ông Mikhail Watford đã mua hàng loạt nhà ở Eaton Square, Belgravia, central London, sau đó là mảnh đất xây dựng dinh thự 18 triệu ở Surrey và gần nhất là hàng loạt bất động sản ở Wentworth.

    Năm 2015, ông từng than phiền rằng thật khó tìm một dinh thự hoàn hảo bên ngoài London. Do đó ông đã dùng mảnh đất gần 900 mét vuông của mình để xây dựng dinh thự theo ý mình. Cụ thể, chiếc cổng sắt được thực hiện bởi công ty từng xây dựng Cung điện Kensington, lối vào tiêu tốn 56,000 bảng mô phỏng theo vòng tròn đá bên ngoài King's College, Cambridge. 

    Ông nói: ''Tôi muốn sự hoàn hảo. Ở London, bạn có thể tìm nhà chất lượng cao ở Mayfair, Knightsbridge, Belgravia. Nhưng bên ngoài London, bạn không thể tìm thấy thứ như vậy. Tôi không thể ở trong những căn nhà rẻ tiền, thiếu phong cách, chất lượng kém. Chúng tôi không sống như thế''.

    Cảnh sát Surrey bị cáo buộc không đủ năng lực điều tra vụ việc. Vào năm 2012, một triệu phú Nga khác là ông Alexander Perepilichnyy, 44 tuổi, sống ở khu trọc phú St George’s Hill, Weybridge, cũng tử vong. Từng có tin rằng ông bị hạ độc bằng một loại chất độc thực vật có tên gọi là ''heartbreak grass (cây lá ngón)''. Tuy nhiên cảnh sát Surrey đã xác nhận ông Alexander Perepilichnyy tử vong do nguyên nhân tự nhiên. 

    Viethome (theo Mirror / DailyMail)

  • Thông tin về nơi ở hiện tại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn là bí ẩn giữa xung đột với Nga.

    Vào chiều 1/3, các phóng viên của Reuters và CNN đã được đưa tới nơi đặc biệt để phỏng vấn Tổng thống Volodymyr Zelensky. Nơi ở hiện tại của nhà lãnh đạo Ukraine khác xa với dinh tổng thống Bankova uy nghiêm giữa lòng thủ đô Kiev.

    Các phóng viên Reuters đã được chở đến địa điểm ở thủ đô bằng một chiếc xe tải. Tòa nhà dường như là một văn phòng hành chính từ thời Liên Xô. Hầu hết là những người lính bảo vệ ông Zelensky còn trẻ, được trang bị vũ khí.

    tong thong ukraine dang o dau 1
    Tổng thống Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn tại Kiev. Ảnh: Reuters

    Những bao cát được xếp chồng lên nhau, che chắn bên dưới các cửa sổ. Rèm được kéo xuống và chỉ có ánh sáng từ đèn của nhóm phóng viên ghi hình. Một lá cờ Ukraine đã được di chuyển vào vị trí gần hơn để có thể xuất hiện trong khung hình.

    Ông Zelensky và đoàn tùy tùng xuất hiện dọc theo một hành lang và sau khi chào các nhà báo bằng một cái bắt tay và một nụ cười, ông đứng trên bậc đầu tiên của một cầu thang nhỏ bằng đá cẩm thạch để bắt đầu phát biểu.

    Không cạo râu và mệt mỏi, nhưng tỏ ra hăng hái, người đàn ông 44 tuổi này kêu gọi cộng đồng quốc tế làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine.

    Ông Zelensky mặc một chiếc áo phông màu ô liu, quần tây và giày dã chiến, giống như những lần xuất hiện trước đó trên mạng xã hội kể từ khi cuộc xung đột nổ ra 7 ngày trước. Đây là hình ảnh của một "tổng thống thời chiến", theo Reuters.

    Khi được hỏi về lịch trình hàng ngày, ông Zelensky nói: "Tôi làm việc và ngủ". Ông cũng chưa gặp các con trong vài ngày qua.

    Khi được hỏi Ukraine sẽ cầm cự được bao lâu, Tổng thống Zelensky trả lời: "Chúng tôi không cầm cự, chúng tôi chiến đấu và đất nước chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là nhà của chúng tôi, chúng tôi đang bảo vệ đất đai, nhà cửa của chúng tôi. Vì tương lai của con em chúng tôi".

    tong thong ukraine dang o dau 1/p>

    Trước đó, trong một video đăng trên Facebook cuối ngày 25/2, Tổng thống Zelensky cho thấy ông vẫn ổn và đang ở lại Kiev cùng với các trợ lý. "Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, binh sĩ của chúng tôi ở đây... chúng tôi đang chiến đấu để bảo vệ độc lập của dân tộc".

    Trước đó, ông Zelensky cũng tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại thủ đô ngay cả khi ông trở thành "mục tiêu số 1" và gia đình ông là "mục tiêu số 2" của các đặc vụ Nga.

    "Tôi sẽ ở lại thủ đô, tôi sẽ ở lại cùng với người dân của mình. Gia đình tôi cũng ở lại Ukraine, và các con tôi cũng vậy. Các thành viên trong gia đình tôi không phải là những kẻ phản bội, họ là các công dân của Ukraine. Tuy nhiên, tôi không thể tiết lộ nơi họ đang ở trong lúc này", ông Zelensky nói.

    Theo CNN/Reuters

  • dan ti nan trung dong

    Ahmad al-Hariri đã chạy khỏi chiến tranh ở quê hương Syria sang nước láng giềng Li-băng cách đây 10 năm. Anh dành một thập kỷ qua để hy vọng một cách vô vọng về một cuộc sống mới ở châu Âu.

    “Chúng tôi băn khoăn rằng vì sao người Ukraine được chào đón ở tất cả các nước, còn những người tị nạn từ Syria như chúng tôi vẫn ở trong lều tạm dưới trời tuyết, đối mặt với cái chết và không ai nhìn ngó đến chúng tôi”, al-Hariri nói với Reuters khi đang ở khu tị nạn có 25 gia đình thuộc rìa thành phố Sidon bên bờ Địa Trung Hải.

    Một số người nhớ lại hình ảnh những người tị nạn đi bộ suốt nhiều ngày trong thời tiết khắc nghiệt, thậm chí mất mạng trong những hành trình vượt biển nguy hiểm để cố tìm cách vào châu Âu.

    Ở thế giới Ả-rập, nơi khoảng 12 triệu người Syria phải bỏ nhà đi trốn chạy chiến tranh, những người như Hariri và nhiều nghệ sĩ biếm họa đang so sánh phản ứng của phương Tây với dòng người chạy khỏi xung đột ở Ukraine hiện nay với cách mà châu Âu đã chặn người Syria và những người tị nạn khác hồi năm 2015.

    Ngày 28/2, bốn ngày sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) cho biết ít nhất 400.000 người tị nạn từ Ukraine đã vào các nước châu Âu. Hàng triệu người khác dự kiến sẽ vào và EU đang chuẩn bị cấp giấy cư trú tạm thời cho họ, cùng với việc tạo điều kiện làm việc và hưởng phúc lợi xã hội. Cách phản ứng nhanh chóng này trái ngược với thái độ với cuộc chiến tranh kéo dài ở Syria và những nơi khác.

    Đến đầu năm 2021, tức 10 năm sau khi xung đột nổ ra ở Syria, các nước EU nhận 1 triệu người tị nạn Syria, trong đó Đức nhận hơn một nửa. Hầu hết họ đến trước khi EU ký thoả thuận vào năm 2016 về việc trả hàng tỷ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục giữ lại 3,7 triệu người Syria.

    Lần này châu Âu chào đón ngay lập tức.

    “Chúng tôi có một làn sóng tị nạn ở đây mà chúng tôi chưa quen và chúng tôi không biết phải làm gì, với những người có quá khứ không rõ ràng”, Thủ tướng Bulgary Kiril Petkov nói. Bulgary khẳng định sẽ giúp tất cả mọi người từ Ukraine, nơi có khoảng 250.000 người gốc Bulgary.

    Năm ngoái, khoảng 3.800 người Syria xin bảo vệ ở Bulgary và 1.850 người được cấp quy chế tị nạn hoặc nhân đạo. Người Syria nói rằng hầu hết người tị nạn chỉ đi qua Bulgary để sang các nước châu Âu giàu hơn.

    Chính phủ Ba Lan năm ngoái bị chỉ trích gay gắt vì từ chối cho dòng người di cư từ Belarus đi qua. Họ chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi. Lần này Ba Lan chào đón những người chạy khỏi xung đột ở Ukraine.

    Tại Hungary, một hàng rào được dựng lên dọc biên giới phía nam để phòng khả năng tái diễn làn sóng di cư từ Trung Đông và châu Á như hồi năm 2015. Nhưng lần này dòng người tị nạn từ Ukraine đã dẫn đến chiến dịch nhân đạo để hỗ trợ phương tiện đi lại, chỗ ở, quần áo và thực phẩm,

    Hungary và Ba Lan đều nói rằng người tị nạn từ Trung Đông đến biên giới của họ đã đi qua những người an toàn khác, mà đáng ra những nước đó phải hỗ trợ.

    Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu: “Tôi bác bỏ việc so sánh những người phải chạy khỏi xung đột với những người cố vượt biên trái phép”, ông nói tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc tại Geneva.

    "Văn minh hơn"

    Sự tiếp đón này một phần có thể giải thích bằng thực tế rằng Ukraine là nơi sinh sống của một cộng đồng rất đông người gốc Hungary.

    Quan hệ đó khiến các nhà báo phương Tây cho rằng thảm hoạ nhân đạo ở Ukraine khác với khủng hoảng ở Syria, Iraq hay Afghanistan, vì người châu Âu cảm thấy lần này họ có liên quan hơn.

    Nhận định này gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cho rằng phương Tây thiên vị.

    Một phóng viên truyền hình làm việc cho đài CBS của Mỹ đã mô tả Kiev là thành phố “văn minh hơn, châu Âu hơn” với với những vùng chiến sự khác. Một số nhà báo khác nói rằng Ukraine khác vì những người phải ra đi lần này thuộc tầng lớp trung lưu hoặc xem Netflix.

    Phóng viên CBS Charlie D’Agata đã xin lỗi, nói rằng anh chỉ cố mô tả về quy mô của xung đột.

    Nadim Houry, giám đốc điều hành Sáng kiến đổi mới Ả-rập, nói rằng nhiều thông tin của báo chí phương Tây rất đáng lo ngại, cho thấy “sự thiếu hiểu biết về người tị nạn từ những khu vực khác của thế giới, những người có cùng nguyện vọng với người Ukraine”.

    Bên cạnh đó, Houry và những người chỉ trích khác cho rằng một số chính phủ đang thể hiện tiêu chuẩn kép trong vấn đề tình nguyện đến Ukraine.

    Ngoại trưởng Anh Liz Truss cuối tuần qua lên tiếng ủng hộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi mọi người tham gia lực lượng tình nguyện quốc tế để chống quân Nga. “Chắc chắn rồi, nếu mọi người muốn hỗ trợ, tôi sẽ ủng hộ họ làm điều đó”, bà Truss nói với BBC.

    Ngược lại, cảnh sát Anh cảnh báo công dân nước này chớ sang Syria cách đây 8 năm để tham gia lực lượng của phiến quân, tuyên bố họ có thể bị bắt khi quay về.

    Dù cảm thấy bị bỏ rơi, nhiều người tị nạn từ Syria, Li-băng và Jordan nói với Reuters rằng họ không trách châu Âu, mà trách nhiệm thuộc về những chính phủ gần quê hương của họ.

    “Chúng tôi không trách các nước châu Âu mà trách các nước Ả-rập. Các nước châu Âu chào đón người của họ. Chúng tôi trách những người anh em Ả-rập của mình”, Ali Khlaif, một người tị nạn đang sống trong khu trại gần thị trấn Azaz ở vùng tây bắc Syria, nói với Reuters.

    Theo Reuters

  • Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, 1 triệu người đã chạy khỏi Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào nước này hôm 24/2. Đây là một cuộc di cư chưa có tiền lệ trong thế kỷ này vì tốc độ của nó.

    1 trieu nguoi ti nan ukraine 1
    Dân quân địa phương giúp một gia đình chạy sơ tán qua cây cầu bị pháo phá hủy ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 2/3/2022. Ảnh: AP 

    Số liệu từ Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho thấy, có tới hơn 2% dân số Ukraine đang phải rời bỏ nhà cửa tị nạn trong vòng chưa đầy một tuần. Cuối năm 2020, Ngân hàng Thế giới thống kê dân số Ukraine là 44 triệu người.

    UNHCR dự báo khoảng 4 triệu người sẽ rời khỏi Ukraine và cảnh báo rằng thậm chí dự báo này còn có thể được điều chỉnh tăng lên.

    Trong một lá thư điện tử, người phát ngôn của UNHCR, Joung-ah Ghedini-Williams, chia sẻ: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy đã vượt mốc 1 triệu người" tính đến nửa đêm 1/3 ở Trung Âu, dựa trên số liệu do các cơ quan chức năng quốc gia thu thập.

    Trên Twitter, người đứng đầu UNHCR, Filippo Grandi,  cũng viết: "Chỉ trong 7 ngày, chúng ta đã chứng kiến cuộc di cư của 1 triệu người tị nạn từ Ukraine sang các nước láng giềng."

    1 trieu nguoi ti nan ukraine 1
    Dòng xe chờ đón người thân tị nạn từ Ukraine tại Palanca, Moldova ngày 2/3/2022. Ảnh: AP

    Theo số liệu của UNHCR, Syria, nơi từng xảy ra cuộc nội chiến kéo dài vào năm 2011, hiện vẫn là quốc gia có dòng người tị nạn lớn nhất - với hơn 5,6 triệu người. Nhưng ngay cả vào thời điểm người tị nạn rời Syria với tốc độ nhanh nhất, vào đầu năm 2013, cũng phải mất ít nhất 3 tháng để 1 triệu người tị nạn rời khỏi đất nước. 

    Người phát ngôn của UNHCR Shabia Mantoo hôm 2/3 cho biết, "với tốc độ" dòng người tị nạn từ Ukraine, nước này có thể trở thành nơi xuất phát của "cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất thế kỷ này."

    1 trieu nguoi ti nan ukraine 1
    Một phụ nữ khóc bên ngoài căn nhà bị phá huỷ ở Gorenka, ngoại ô Kiev ngày 2/3/2022. Ảnh: AP

    Ngày 2/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một chương trình bảo vệ tạm thời cho những người rời khỏi Ukraine tránh xung đột, bao gồm việc cấp giấy phép cư trú, tiếp cận việc làm và phúc lợi xã hội tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

    EC cho biết, hơn 650.000 người đã rời Ukraine đến các nước láng giềng là thành viên của EU kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Phát biểu trên đài phát thanh tư nhân Zet ngày 2/3, Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker cho biết, hơn 450.000 người từ Ukraine đã vào Ba Lan kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự. 

    Nhằm ứng phó với tình trạng người tị nạn ồ ạt đổ đến các nước EU, dự luật mới trên sẽ được áp dụng ở tất cả các quốc gia thành viên EU. Nếu được thông qua, chương trình bảo vệ tạm thời sẽ ngay lập tức bắt đầu được áp dụng cho những người tị nạn Ukraine trong 1 năm và có thể kéo dài tới 3 năm.

    Trong khi đó, theo AP, trong một bài phát biểu trước toàn quốc vào sáng sớm 2/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đưa ra đánh giá lạc quan về cuộc xung đột và kêu gọi người dân Ukraine tiếp tục kháng chiến. Ông Zelenskyy không bình luận về việc liệu người Nga có chiếm được một số thành phố của Ukraine, bao gồm cả Kherson hay không.

    Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 2/3 của Đại hội đồng LHQ yêu cầu ngừng ngay lập tức chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và rút toàn bộ quân đội Nga. Cuộc bỏ phiếu nói trên có kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng.

    Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine theo đề nghị của lãnh đạo Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng và Cộng hòa nhân dân Donesk tự xưng ở vùng Donbass, miền đông Ukraine. Ông Putin khẳng định kế hoạch của Nga không bao gồm chiếm đóng các vùng lãnh thổ Ukraine. Phản ứng trước động thái này, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và một số quốc gia khác đã tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

    Theo AP

  • Cuộc tấn công được phát động vào ngày 24 tháng 2 đã khiến khoảng 368,000 người Ukraine phải chạy trốn khỏi đất nước.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã kêu gọi người dân không đến Ukraine để tham gia chiến sự và giúp đỡ bằng những cách khác, chẳng hạn như quyên góp tiền thông qua đại sứ quán Ukraine cho vũ khí và viện trợ, hoặc tình nguyện tham gia tổ chức giúp đỡ người tị nạn. Dưới đây là những cách bạn có thể giúp đỡ tại nhà.

    1. Quyên góp cho các tổ chức từ thiện có liên quan

    Nếu đủ khả năng, việc quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện sẽ có ý nghĩa lớn đối với người Ukraine.

    Giám đốc điều hành Unicef ​​Catherine M Russell cho biết: “Unicef ​​đang làm việc trên khắp miền đông Ukraine để mở rộng quy mô các chương trình cứu trợ trẻ em. Chúng tôi đang vận chuyển nước an toàn bằng đường bộ đến các khu vực bị ảnh hưởng; cũng như các phương tiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và giáo dục khẩn cấp; làm việc với các thành phố để đảm bảo giúp đỡ ngay lập tức cho trẻ em và các gia đình đang gặp khó khăn. Các đội chăm sóc do Unicef ​​hỗ trợ cũng đang cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm lý xã hội cho trẻ em bị tổn thương bởi chứng bất an kinh niên”.

    2ukraineDòng người chạy trốn khỏi Ukraine

    Cao ủy về người tị nạn Filippo Grandi cho biết cơ quan người tị nạn LHQ đang “phối hợp với các cơ quan chức năng, LHQ và các đối tác khác ở Ukraine và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo bất cứ khi nào cần thiết và có thể”.

    Đóng góp tại đây: donate.unrefugees.org.uk

    Sunflower Of Peace là tổ chức từ thiện địa phương thu thập vật tư y tế cho các nhân viên y tế và bác sĩ ở tiền tuyến.

    Đóng góp tại đây: facebook.com/donate/507886070680475

    Hội Chữ thập đỏ Anh đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để giúp Ukraine - các nhà hảo tâm có thể gửi tiền tại đây: donate.redcross.org.uk/appeal/ukraine-crisis-appeal

    Cuối cùng, hãy truy cập United Help Ukraine (unitedhelpukraine.org) để hỗ trợ một tổ chức từ thiện tập trung vào việc cung cấp viện trợ nhân đạo, cũng như nâng cao nhận thức về cuộc xung đột.

    2. Viết thư cho nghị sỹ địa phương

    Hãy viết thư cho nghị sĩ địa phương để thúc giục Chính phủ làm nhiều hơn nữa nhằm giúp đỡ quốc gia trong cuộc xung đột. Để tìm nghị sĩ trong khu vực của mình, hãy truy cập trang web quốc hội Vương quốc Anh www.members.parosystem.uk/members/Commons và nhập mã bưu điện hoặc địa chỉ của bạn.

    Thủ tướng Boris Johnson đã thông báo các thành viên gia đình ruột thịt có thể đến Anh ở cùng với người Ukraine đã được định cư ở Anh sau khi nới lỏng các yêu cầu về thị thực. Ông Wallace cũng cho biết các biện pháp tiếp theo có thể sớm được công bố.

    3. Hỗ trợ báo chí địa phương

    2ukraineQuốc kỳ Ukraine bay trên số 10 Phố Downing

    Việc tin tức ở Ukraine luôn cập nhật phần lớn là nhờ vào các nhà báo đưa tin trên thực địa. Để giúp họ tiếp tục công việc quan trọng này, hãy theo dõi tin tức từ các nguồn địa phương như the Kyiv Independent (kyivindependent.com - bạn đọc cũng có thể quyên góp trên trang web của họ) và The New Voice of Ukraine (english.nv.ua).

    Tự tìm hiểu về lịch sử và sắc thái của cuộc khủng hoảng từ các nguồn uy tín sẽ giảm thông tin sai lệch.

    4. Tham gia biểu tình hòa bình

    Đây có vẻ không phải là cách trực tiếp để giúp đỡ người Ukraine, chẳng hạn như quyên góp tiền - nhưng nó vẫn có thể có tác động lớn.

    Tham gia biểu tình hòa bình (nếu bạn có thể làm như vậy và cảm thấy thoải mái khi ở trong đám đông) là một cách công khai để thể hiện sự ủng hộ đối với người dân Ukraine và gây áp lực lên những người có quyền lực và kêu gọi họ giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.

    5. Quyên góp các mặt hàng tại địa phương

    Các điểm quyên góp đang được thiết lập trên khắp Vương quốc Anh để thu thập hàng hóa cho những người mới tới từ Ukraine.

    Trung tâm Công giáo Ba Lan Leeds ở Tây Yorkshire (Leeds Polish Catholic Centre) đang kêu gọi quyên góp các mặt hàng như chăn, quần áo, giấy vệ sinh, tã lót và bàn chải đánh răng trong khi câu lạc bộ Đại bàng trắng (White Eagle Club) ở tây nam London cũng nhận hàng cho người tị nạn.

    Các tình nguyện viên cũng có thể giúp phân loại và đóng gói đồ để gửi ra nước ngoài. Kiểm tra tin tức địa phương và mạng xã hội để biết các điểm đóng góp đã được thiết lập trong khu vực.

    Các điểm đóng góp thường được thành lập bởi các nhóm cộng đồng Ukraina và Ba Lan và nhà thờ ở các thị trấn và thành phố.

    Viethome (Theo Express&Star)

  • Hầu hết bà con ở Kiev và Odessa, hàng trăm người ở Kharkov (Ukraine) đã được sơ tán khỏi khu vực, đã và đang được bố trí sang các nước lân cận.

    Liên quan đến tình hình bảo hộ công dân tại Ukraine, thông tin từ tổ công tác bảo hộ công dân tối 2/3 cho biết, các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận tiếp tục tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sơ tán người Việt Nam tại Ukraine ra khỏi các vùng chiến sự.

    Theo các cơ quan đại diện, tính đến chiều ngày 2/3 giờ Việt Nam, cơ bản hầu hết bà con ở Kiev và Odessa, hàng trăm người ở Kharkov đã được sơ tán khỏi khu vực, đã và đang được bố trí sang các nước lân cận.

    140 người đã từ Ukraine sang Ba Lan và hiện ở Warsaw, 70 người đã sang Romania và khoảng 220 người đã sang đến Moldova và sẽ được bố trí sang Romania; khoảng 30 người đã tới Hungary.

    nguoi viet roi khoi ukraine 4
    Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam hỗ trợ công dân sơ tán tại Lviv.

    Các cơ quan đại diện Việt Nam hỗ trợ các thủ tục và giấy tờ cần thiết cho bà con nhập cảnh, quá cảnh và phối hợp với nhà chức trách địa phương, các hội đoàn người Việt ở sở tại đón và thu xếp chỗ ăn ở tạm thời, cung cấp vật dụng thiết yếu cho bà con.

    Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch sơ tán công dân và sẽ phối hợp các hãng hàng không sớm tổ chức các chuyến bay về nước theo lộ trình phù hợp với tình hình thực tế.

    Theo Vietnamnet

  • Lo lắng, thấp thỏm là tâm trạng chung của người Việt xa xứ đang sống tại Ukraine những ngày này. Có người quyết định rời thành phố trong nước mắt, song cũng không ít người vẫn chọn ở lại Kiev.

    Chuyến đi chưa biết ngày trở về

    12h trưa ngày 25/2/2022, những hành lý cuối cùng được chất lên xe, chị Hà Bích Diệp (sống ở Kiev, Ukraine) cùng chồng và 2 người con bước vào hành trình đi sơ tán giữa lúc chiến sự leo thang. Khi những đường phố, tòa nhà, hàng cây quen thuộc dần khuất bóng, chị mới đối diện với sự thật phải rời xa Kiev mà chưa biết ngày trở về.

    "Lúc bước lên xe, tôi đã khóc vì buồn, thương Kiev và không nghĩ có ngày phải rời xa thành phố trong tình cảnh như vậy. Tuy nhiên, vợ chồng tôi không còn lựa chọn nào khác, gia đình có con nhỏ nên đành chọn phương án an toàn nhất", chị Bích Diệp chia sẻ với Dân Trí khi đang trên hành trình đi về phía Tây để sang Ba Lan.

    nguoi viet roi khoi ukraine 1
    Một điểm tiếp tế đồ ăn, bỉm, sữa cho các gia đình đi sơ tán (Ảnh: NVCC)

    Sau 2 ngày ròng rã trên đường, chiều ngày 27/2, vợ chồng chị và 2 con đang cách biên giới Ba Lan khoảng 2 km. Tuy nhiên, để qua được biên giới dự kiến phải mất 2-3 tiếng hoặc lâu hơn.

    "Nhiều người Việt Nam và Ukraine đang rời khỏi Kiev. Trên đường đi, gia đình tôi thấy dòng xe cộ nối đuôi nhau, đường bị tắc nghẽn. Hành trình từ Kiev đến biên giới với Ba Lan vốn dĩ chỉ mất 6-7 tiếng thì nay gia đình tôi đã phải ngồi trên xe 2 ngày", chị Bích Diệp chia sẻ.

    Chiến sự xảy ra tại vùng ngoại ô, còn gia đình chị Diệp sống tại chung cư ở khu trung tâm. Tuy nhiên, vài ngày trở lại đây cũng nghe tiếng súng vang lên, xé tan bầu không khí yên tĩnh.

    5h sáng ngày 24/2/2022, khi đang ngủ, chị Diệp bị tỉnh giấc do nghe thấy tiếng nổ lớn nhưng không nghĩ chiến sự đã tới thủ đô. Trong lúc đang cố ngủ lại, chị Diệp lại nghe thêm một tiếng nổ nữa. Sau khi đọc thông tin trên báo, người phụ nữ gốc Việt này mới biết chiến sự đã bắt đầu.

    "Lúc đó, tâm trạng của tôi rất lo lắng và có chút căng thẳng. Khoảng 7h sáng, tôi rời nhà đi mua một số đồ ăn và nước uống vì chiến sự xảy ra quá bất ngờ, không ai tích trữ hay chuẩn bị nhu yếu phẩm. Cả ngày 24/2/2022, tôi ngồi trong nhà theo dõi tình hình", chị Diệp nhớ lại.

    Rạng sáng 25/2/2022, tiếng còi báo động vang lên, vợ chồng chị cùng 2 con xuống hầm trú ẩn là chỗ để ô tô dưới tòa nhà chung cư. Trong số hàng trăm con người vừa Việt vừa Ukraine, ai cũng có tâm trạng thấp thỏm. Tuy nhiên, mọi người vẫn giúp đỡ nhau, chia sẻ nơi ngủ ấm áp cho trẻ con trong hoàn cảnh khó khăn.

    Trong khi gia đình chị Diệp chọn cách sang Ba Lan để tìm nơi ở an toàn, rất nhiều bà con, bạn bè người Việt bám trụ lại Kiev. Nhiều người muốn xem xét tình hình chiến sự rồi đưa ra quyết định, nhưng không ít người không muốn rời thành phố.

    "Lúc đang ở trên đường, tôi được biết việc di chuyển ra khỏi Kiev đang khó khăn hơn. Rời Kiev mà trong lòng vẫn không yên. Trong thâm tâm chỉ mong mọi chuyện sẽ sớm kết thúc, bà con người Việt cũng như người Ukraine luôn bình an", chị Bích Diệp chia sẻ qua điện thoại với phóng viên.

    nguoi viet roi khoi ukraine 1
    Những hàng xe nối đuôi nhau chờ nhập cảnh sang Ba Lan từ phía Ukraine (Ảnh: NVCC)

    Ở lại Kiev và những lần chạy vào nhà tắm trấn an

    Khác với gia đình chị Diệp, vợ chồng chị Mỹ vẫn chọn ở lại Kiev mà không đi sơ tán. Tuy nhiên, mỗi khi nghe tiếng nổ vang lên từ xa, chị Mỹ không khỏi lo lắng, bất an.

    "Vợ chồng tôi không đi sơ tán vì gia đình không có con nhỏ. Thêm nữa, tuyến đường dẫn tới các ngả biên giới đã chật kín xe cộ, không muốn làm cản trở những gia đình đưa con đi sang nước khác", chị Mỹ chia sẻ.

    Những con đường vắng tanh trong ngày chiến sự cạnh chung cư gia đình chị Mỹ sinh sống (Ảnh: NVCC).

    Nơi gia đình chị Mỹ đang ở khá xa trung tâm, song là khu vực có đông bà con Việt kiều sinh sống. Khi trò chuyện với phóng viên qua điện thoại, chị Mỹ không giấu được sự lo lắng. Từ sáng đến chiều, thỉnh thoảng người phụ nữ gốc Việt này lại giật mình, bởi nhiều tiếng nổ vang lên trong những ngày gần đây.

    "Có lúc nghe tiếng nổ, tôi vẫn bình tĩnh ngồi ở ghế. Tuy nhiên, khi không giữ được bình tĩnh, tôi chạy vào trong nhà tắm để trú ẩn như là cách ổn định tâm lý tạm thời", chị Mỹ chia sẻ.

    Nhắc đến hình ảnh Kiev những ngày này, chị Mỹ không khỏi buồn bã. Tiếng khóc của chị vang lên trong điện thoại khi trả lời phỏng vấn như nỗi xót xa trào dâng.

    nguoi viet roi khoi ukraine 1
    Hình ảnh một em bé ngồi trú ẩn dưới tầng hầm chung cư (Ảnh: NVCC)

    "Đây là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nổ của chiến sự, giữa thời bình vẫn còn những hình ảnh đó, thật không thể tưởng tượng nổi. Trước ngày nghe những tiếng súng đầu tiên ở Kiev, tôi và người bạn vẫn đi làm và không hình dung sẽ có ngày như hôm nay", chị Mỹ nói trong tiếng nấc nghẹn.

    Bữa cơm giữa ngày chiến sự của vợ chồng chị có phần vội vàng hơn. Các món ăn cũng đạm bạc hơn trước đây, chị Mỹ bảo chỉ là "ăn qua bữa" chứ không hề có cảm giác ngon miệng. Đồ ăn tích trữ vẫn còn nhưng chị luôn cố gắng dè sẻn hơn để dành cho những bữa sau.

    Mấy ngày qua, đường phố nơi chị Mỹ sinh sống luôn vắng vẻ, hình ảnh đó chưa bao giờ xuất hiện trong hơn 20 năm sống ở đây. 17h chiều là thời điểm bước vào khung giờ giới nghiêm, không thấy ai trên đường, mọi người đều hạn chế ra ngoài.

    "Dưới mỗi chung cư đều có hầm trú ẩn, nhìn ánh mắt thơ ngây của các em nhỏ ngơ ngác trong lúc người lớn bất an, tôi không kìm được sự xúc động và nước mắt. Chỉ mong những ngày này sớm qua đi...", chị Mỹ chia sẻ. 

    Ukraine nói chung và Kiev nói riêng gắn bó với những người Việt xa quê như chị Diệp, chị Mỹ nhiều thập kỷ qua. Với họ, đất nước này không phải là nơi "chôn nhau cắt rốn" nhưng giống như quê hương thứ hai với biết bao nghĩa tình.

    Trong những ngày chiến sự căng thẳng, lòng mỗi người chỉ mong cảnh gia đình ly tán hay rời thành phố không còn. Và ngày mai, ai cũng hy vọng đường phố sẽ đông đúc trở lại, mọi người tất bật đi học, đi làm giữa khung cảnh thanh bình.

    Theo Dân Trí

  • them 100000 nguoi ti nan ukraine den anh

    Vào hôm 28/2, bà Priti Patel đã từ chối cấp quyền nhập cảnh miễn thị thực cho những người Ukraine đang chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh với Nga, vì bà lo sợ điều này sẽ cho phép quân đội Nga và những kẻ khủng bố được dịp trà trộn vào Anh. 

    Nhưng do đang chịu áp lực phải cho phép nhiều người tị nạn hơn đến UK, nên bà đã đưa ra một ''lộ trình nhân đạo'' mới để cho phép 100,000 người Ukraine đến Anh an toàn.

    Tuy vậy, dù luật có được nới lỏng hơn, thì bà Patel vẫn kiên quyết từ chối việc theo chân các lãnh đạo EU và từ bỏ những quy luật an ninh quốc gia. Bà Patel nói với các nghị sĩ rằng bà đang tuân theo ''những lời khuyên an ninh thận trọng nhất'' và bà phản đối việc cấp visa tùy tiện. 

    ''Các biện pháp kiểm tra an ninh và sinh trắc học là nền tảng của quá trình cấp visa, cũng tương tự như quá trình di tản người từ Afghanistan đến Anh. Đó là quy trình then chốt để đảm bảo công dân Anh được an toàn và đảm bảo chúng ta giúp được người thực sự cần giúp đỡ, đặc biệt khi quân đội Nga đang xâm nhập và hòa lẫn vào lực lượng Ukraine''.

    ''Tin tình báo cũng cho biết sự tồn tại của các băng đảng và tổ chức cực đoan không chỉ đe dọa vùng chiến sự mà cả lãnh thổ Anh. Tất cả chúng ta đều biết quá rõ những gì mà nước Nga của ông Putin dám làm, thậm chí trên lãnh thổ của chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó trong vụ tấn công Salisbury''.

    Các nghị sĩ lão làng của Đảng Bảo Thủ, bao gồm ông Damian Green và Jeremy Hunt, vẫn không ngừng kêu gọi những nỗ lực lớn hơn nhằm giúp đỡ người tị nạn. Họ viết thư cho ông Boris Johnson yêu cầu ông ''hành động dứt khoát'' để ''chia sẻ trách nhiệm'' với các quốc gia châu Âu.

    Bà Patel đã nói trước Quốc hội: ''Tôi có thể khẳng định thêm 100,000 người Ukraine nữa sẽ được cập bến an toàn tại Vương quốc Anh. Họ sẽ được tạo điều kiện làm việc cũng như nhận trợ cấp công''.

    ''Chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ những người quốc tịch Ukraine đang sống tại Vương quốc Anh, cho phép họ chuyển đổi miễn phí sang lộ trình nhập cư tính điểm, hoặc lộ trình nhập cư theo diện visa thân nhân''.

    ''Chúng tôi cũng đang mở rộng visa cho những người lao động tạm thời trong một số lĩnh vực, người mang quốc tịch Ukraine có thể ở lại UK đến ít nhất là tháng 12/2022''.

    Trước đó, 38 nghị sĩ Đảng Bảo Thủ đã ký tên vào lá thư yêu cầu ông Boris Johnson có cách tiếp cận thực tế và linh hoạt hơn để người Ukraine có thể tị nạn tạm thời tại UK. 

    Lá thư này viết: ''Rõ ràng đây không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng nhập cư, đây là khủng hoảng chiến tranh. Do đó đừng đưa vấn đề kinh tế thiệt hơn vào đây, chúng ta cần phải hỗ trợ người dân Ukraine một cách nhanh chóng và chân thành''.

    Người phát ngôn nội vụ bên Đảng Dân chủ Tự Do, Alistair Carmichael nói: ''Người Ukraine đang đấu tranh tìm sự sống. Họ xứng đáng được hỗ trợ nhiều hơn, còn chính phủ ta thì cứ bối rối không đưa tay giúp đỡ. Bộ trưởng Nội vụ nên khẩn cấp đưa ra một lộ trình tị nạn đầy đủ để người Ukraine tái định cư ở UK''.

    Một trong những cấp phó của bà Patel, ông Kevin Foster, đã không chịu xin lỗi sau khi phát biểu rằng người Ukraine nên nộp đơn xin làm công việc thu hoạch trái cây ở UK để được cấp visa. 

    Bà Patel thì khẳng định rằng Bộ Nội vụ đã liên hệ trực tiếp với từng gia đình Ukraine ở Anh và cũng đã hạ thấp rất nhiều tiêu chuẩn cũng như ngưỡng lương để họ có thể ổn định cuộc sống tại Anh. 

    ''Nhiều thân nhân của người quốc tịch Anh dù không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, nhưng cũng đã vượt qua vòng kiểm tra an ninh của chúng tôi. Hệ thống nhập cư sẽ cho phép họ đến Anh trong vòng 12 tháng và chúng tôi cũng ưu tiên xử lý hồ sơ cho nhóm đối tượng này''.

    Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng nỗ lực của chính phủ Anh còn quá yếu kém so với quyết định của các nước EU khi cho phép mọi công dân Ukraine được đi lại tự do không cần thị thực trong vòng 3 năm và giúp họ thoát khỏi cuộc chiến tranh. Trong khi đó, nước Anh chỉ cho thành viên gia đình (quốc tịch Ukraine) của người quốc tịch Anh được phép vào Anh. Hành động của nước Anh không thể gọi là giúp đỡ người tị nạn. 

    Viethome (theo DailyMail)

  • Chỉ trong vòng vài ngày, khu vực biên giới các nước giáp Ukraine chứng kiến tình trạng quá tải do người di tản đổ xô đến trong bối cảnh chiến dịch quân sự diễn biến phức tạp. LHQ cho biết, 660 nghìn người đã chạy khỏi Ukraine trong chiến sự, con số này có thể lên tới hàng triệu người.

    nguoi ti nan ukraine 1
    Những người tị nạn Ukraine lên một chiếc xe buýt ở Medyka, Ba Lan, dự kiến sẽ đưa họ đến Przemyśl, một điểm trung chuyển khác. (Ảnh: Kasia Strek/The Washington Post)

    Theo ước tính, gần 327.000 người đã nhập cảnh vào Ba Lan từ Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này vào ngày 24/2, Lực lượng Biên phòng Ba Lan cho biết hôm thứ Hai (28/2).

    Lực lượng biên phòng cũng cho biết trong một tweet rằng chỉ trong ngày thứ Hai, họ đã xử lý khoảng 73.300 người rời khỏi Ukraine, tính đến 17h00 (theo giờ địa phương).

    Hết chiếc xe buýt này đến xe buýt khác chở đầy người Ukraine đến Medyka, Ba Lan, nơi họ gặp gỡ những đám đông tụ tập từ khắp châu Âu để chào đón những người tị nạn.

    Cao uỷ LHQ về người tị nạn cho biết, đến ngày 1/3 đã có 660.000 người chạy trốn kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu vào tuần trước. Con số này có thể lên tới 4 triệu người. Hơn 110 nghìn người Ukraine đã vượt qua biên giới sang các nước láng giềng như Ba Lan, Hungary, Romania.

    Ủy viên Nội vụ EU, Ylva Johansson hôm Chủ nhật (27/2) cho biết Liên minh châu Âu có thể cấp quyền tị nạn tạm thời cho người Ukraine trong tối đa ba năm, kế hoạch dự kiến tiến hành trong tuần này.

    Hàng nghìn người Ukraine hiện vẫn mắc kẹt tại các đồn biên phòng. Họ hy vọng rằng mình sẽ có thể đi vào khu công nghiệp đông nam của Ba Lan, hoặc vượt qua dãy núi Carpathian vào Slovakia và Hungary, hoặc qua đồng bằng sông Danube vào Romania.

    Các cơ quan quản lý nhập cư ở những quốc gia ngay phía tây của Ukraine đã bị quá tải, người dân Ukraine tị nạn đã phải chờ đợi suốt nhiều ngày. Những người có ô tô sẽ ngủ trong đó, trong khi những người khác không thể nghỉ ngơi vì nhiệt độ quá lạnh và lo sợ bị bỏ lại. Hành trình này gian khổ đến nỗi một số người đã từ bỏ và quyết định mạo hiểm ở lại Ukraine.

    Những hoàn cảnh éo le

    nguoi ti nan ukraine 1
    Những người từ các khu vực khác của Ba Lan và Châu Âu đang cầm những tấm biển có tên các thành phố mà họ có thể tiếp nhận người tị nạn Ukraine. (Ảnh: Kasia Strek/The Washington Post)

    Tại Medyka, khu vực đông đúc nhất vùng biên giới Ukraine-Ba Lan, dòng ô tô xếp hàng dài trên những con đường quê xám xịt và đóng băng, gần nửa đường đến Lviv, thành phố đông dân nhất ở miền tây Ukraine.

    Một số người đã lái xe trong suốt nhiều ngày sau khi chạy trốn khỏi các cuộc pháo kích ở những nơi khác, chỉ để đến một nơi mà họ cảm thấy bị mắc kẹt. Có người bỏ xe và đi bộ về phía trước.

    "Tôi không thể cảm thấy bàn chân của mình nữa. Tôi nghĩ rằng chúng đang bị đóng băng", Olga Balaban, 26 tuổi cho biết.

    Maksym Kozytskyy, người đứng đầu chính quyền bang Lviv, cho biết có khoảng 30.000 người chờ đợi suốt 3 ngày tại các ga tàu của khu vực và sáu cửa khẩu biên giới với Ba Lan. Dịch vụ khẩn cấp của bang đã dựng lều cho những người này.

    Somnath Gaud, 22 tuổi, một công dân Nepal đang theo học ngành quản lý khách sạn ở Kyiv cho biết: "Trong ba ngày, tôi không ăn được chút nào, chỉ uống nước". Anh không những không ăn mà còn không ngủ. Anh đứng trong hầu hết ba đêm. Vào sáng Chủ nhật, sau khi vượt qua Ba Lan, cuối cùng Gaud mới có thể ngấu nghiến một gói bánh quy. "Nếu tôi ngủ, tôi sợ rằng mình sẽ bị bỏ lại".

    Cedric Rehman, một nhà báo của tờ báo Đức Berliner Zeitung, cho biết ông đã chứng kiến một phụ nữ lớn tuổi chết tại một trong những trạm kiểm soát vào Ba Lan. Ông cho biết, sau khi đi vào Ukraine, ông thấy khung cảnh "hoàn toàn hỗn loạn." Người phụ nữ lớn tuổi nằm dưới đất, mặt tái mét, còn cậu con trai thì đang cố gắng cứu sống bà. Còn nửa giờ nữa xe cấp cứu mới đến, nhưng người phụ nữ đã chết. Mặc dù vậy, người con trai vẫn cố gắng hồi sức cho bà.

    "Các nhân viên y tế không thể ngăn cản anh ta", Rehman nói. "Không ai ngăn cản được anh ấy".

    Các nhà chức trách biên giới Ukraine cho biết tình trạng hiện tại là do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là bởi các đồn biên phòng của họ không đủ khả năng xử lý số lượng lớn những người cố gắng vượt qua.

    Roman Pavlenko, phát ngôn viên của lực lượng biên phòng Ukraine tại khu vực Lviv, cho biết: "Mọi người ai cũng lo lắng cho cuộc sống của họ, tất cả đều căng thẳng. Chúng tôi đang rất quá tải!"

    Trong khi đó, Ewa Leniart, một quan chức hàng đầu của chính quyền khu vực cho biết: "Người Ukraine đang trong tình trạng 'ngàn cân treo sợi tóc'. Vì vậy, tất nhiên an ninh biên giới cũng sẽ gặp khó khăn".

    Theo Dân Việt

  • Các hãng hàng không Việt Nam đều đã sẵn sàng đến các điểm tại châu Âu để đưa người Việt từ Ukraine hồi hương.

    Đến thời điểm chiều tối 1/3, Cục Hàng không Việt Nam đã nhận được văn bản báo cáo của các hãng hàng không cho biết sẵn sàng thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Ukraine về nước theo chỉ đạo của Chính phủ.

    Hiện tại, do việc khai thác đến Ukraine là vùng chiến sự, không thực hiện được nên Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways đều đã chuẩn bị các phương án khai thác đến những điểm tại châu Âu gồm: Warsaw-Ba lan, Bucharest-Rumani, Budapest-Hungary, Bratislava-Slovakia, Moscow-Nga, Minsk-Belarus để đưa người Việt Nam và thành viên gia đình tại Ukraine về Việt Nam.

    Ngoài các điểm trên, các hãng hàng không Việt Nam sẽ sẵn sàng khai thác bất cứ điểm nào khác theo phương án cụ thể của Chính phủ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và tạo thuận lợi tối đa cho người Việt Nam và thành viên gia đình tại Ukraine về nước.

    dua nguoi viet nam tu ukraine ve nuoc
    Hình ảnh một gia đình người Việt ăn ngủ dưới hầm trú ẩn ở Kharkov (Ukraine). Ảnh nhân vật cung cấp

    Trong văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam, VietJet Air cho biết luôn sẵn sàng về nguồn lực và tàu bay để khai thác phục vụ công tác đưa công dân tại Ukraine về nước theo sự phân công chỉ đạo của các cơ quan quản lý. VietJet sẽ tổ chức chuyến bay ngay khi được giao nhiệm vụ.

    Tương tự, Vietnam Airlines xây dựng 6 phương án với các đường bay theo thứ tự ưu tiên: Đường bay Hà Nội - Warsaw (Ba Lan), tiếp đó là Hà Nội - Budapest (Hunggary); Hà Nội - Bratislava (Slovakia), Hà Nội - Moskva (Liên bang Nga) và Hà Nội - Minsk (Belarus).

    Trong khi đó Bamboo Airways công bố đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để vận chuyển công dân Việt tại Ukraine hồi hương theo chỉ đạo từ cơ quan chức năng. Theo đại diện hãng, khi xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra tại Ukraine, Bamboo Airways đã dự trù phương án để tham gia vận chuyển công dân Việt hồi hương ngay khi có các chỉ đạo và phân công từ phía Chính phủ và các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam.

    Trước đó, trong Công điện ngày 26/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh từ ngày 24/2, tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine diễn biến phức tạp, nhanh chóng lan rộng trên lãnh thổ Ukraine, đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân, doanh nghiệp trong đó có khoảng 7.000 người Việt Nam đang cư trú tại Ukraine, chủ yếu là Kharkiv, Odessa và Thủ đô Kyiv và một số nơi khác...

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao xây dựng Phương án đảm bảo an ninh, an toàn; sơ tán công dân và thành viên cơ quan đại diện khi cần thiết và triển khai hỗ trợ về nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và các điều kiện cần thiết khác.

    Chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận lập danh sách công dân Việt Nam đang ở trong khu vực chiến sự, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ, nhanh chóng đưa công dân rời khỏi các khu vực nguy hiểm, lánh nạn ở các nước láng giềng khi cần thiết và có phương án đưa những người có nhu cầu về Việt Nam theo đề nghị.

    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các hãng hàng không của Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch đưa người Việt và thành viên gia đình về nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và kiến nghị biện pháp phù hợp đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

    Theo Suckhoedoisong

  • FIFA chính thức gạch tên các đội tuyển quốc gia và CLB Nga khỏi mọi giải đấu quốc tế.

    Thông báo mới nhất trên trang chủ FIFA có tiêu đề: "FIFA/UEFA đình chỉ các CLB và ĐTQG Nga ở tất cả mọi giải đấu". 

    Sau khi nhóm họp và cân nhắc, các cơ quan điều hành bóng đá quyết định trừng phạt mạnh tay. "FIFA và UEFA hôm nay đã cùng nhau quyết định rằng tất cả các đội bóng tới từ Nga, cả CLB lẫn các đội tuyển quốc gia đều bị đình chỉ tham gia mọi giải đấu quốc tế cho đến khi có thông báo mới nhất", FIFA viết thông báo.

    FiFa cam Nga

    "Quyết định trên được phê duyệt trong hôm nay bởi văn phòng hội đồng FIFA và Ủy ban điều hành UEFA. Bóng đá đoàn kết với người dân Ukraine. Cả FIFA lẫn UEFA đều hy vọng tình hình ở Ukraine sẽ sớm được cải thiện một cách nhanh chóng để bóng đá một lần nữa có thể trở thành sự kết nối, mang tới hòa bình cho tất cả mọi người". 

    Theo trang Reuters, quyết định từ UEFA và FIFA có nghĩa đội tuyển nam quốc gia Nga sẽ bỏ lỡ cơ hội giành quyền tham dự World Cup năm nay tại Qatar. Tuyển Nga dự kiến ​​sẽ đấu với Ba Lan trong trận bán kết play-off ở Moscow vào ngày 24.3, trước khi gặp Thụy Điển hoặc CH Czech tại thủ đô của Nga 5 ngày sau đó. Tuy nhiên, cả 3 quốc gia đã từ chối chơi với Nga vì chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

    Ngoài ra, Spartak Moscow - đại diện duy nhất còn sót lại của bóng đá xứ sở bạch dương tại cúp châu Âu cũng bị loại thẳng tay ở trận gặp RB Leipzig tại vòng 1/8 Europa League. 

    Ban đầu, FIFA cho biết tuyển Nga phải chơi các trận đấu trên sân nhà tại một địa điểm trung lập, không có người hâm mộ và không có quốc kỳ hoặc quốc ca của đất nước. Nhưng quyết định hôm 28.2 là đòn trừng phạt nặng hơn khi cấm các đội Nga hoàn toàn và tuân theo các khuyến nghị trước đó từ Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đối với các VĐV Nga và Belarus không được phép tham gia các giải đấu quốc tế ở tất cả các môn thể thao.

    Liên đoàn Bóng đá Nga (RFU) cho biết họ có quyền thách thức quyết định của FIFA và UEFA. RFU đã chỉ trích bước đi này là "phân biệt đối xử" và nói rằng nó sẽ gây hại cho "hàng triệu người hâm mộ Nga và nước ngoài." “Liên đoàn Bóng đá Nga hoàn toàn không đồng ý với quyết định của FIFA và UEFA về việc đình chỉ tất cả các đội bóng Nga tham gia các trận đấu quốc tế trong thời gian không xác định. Chúng tôi cho rằng quyết định này trái với chuẩn mực và nguyên tắc thi đấu quốc tế, cũng như tinh thần thể thao”, RFU phản ứng trong một tuyên bố trên trang web.

    Mới đây, UEFA cũng chính thức thông báo ngừng hợp tác với Gazprom - tập đoàn dầu khí của Nga. "UEFA hôm nay đã quyết định chấm dứt hợp tác với Gazprom ở mọi giải đấu, bao gồm cả Champions League và Euro 2024. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức".

    Theo Kênh 14

  • Tổng thống Vladimir Putin bị Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) tước đai đen 9 đẳng.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng với tài võ nghệ khi ông có đai đen Judo và đai đen danh dự Taekwondo. Tuy nhiên, với diễn biến gần đây, thể thao Nga đã chịu làn sóng tẩy chay lớn.

    LĐ Judo Quốc tế (IJF) tước ghế Chủ tịch danh dự và đại sứ LĐ này của ông. Sau đó đến lượt LĐ Taekwondo Thế giới (WTF) ra thông cáo tước đai đen 9 đẳng danh dự của ông.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn xuất thân từ ngành tình báo, luyện tập Sambo (1 môn võ nguồn gốc từ Nga) năm lên 14 tuổi trước khi chuyển sang tập Judo. Ông tham gia nhiều hoạt động nhằm quảng bá bộ môn này ở Nga, mở phòng tập, viết sách.

    putin bi tuoc dai den 1

    Thời gian vừa qua, liên tục các LĐ, tổ chức, giải đấu thể thao quốc tế đã ra quyết định tẩy chay thể thao Nga. LĐBĐ châu Âu (UEFA) quyết định chuyển địa điểm tổ chức trận chung kết Champions League 2021/2022 từ Gazprom Arena (St.Peterburg, Nga) đến sân Stade de France (Paris, Pháp). LĐBĐ Thế giới (FIFA) chỉ cho phép đội tuyển Nga thi đấu các trận playoff vòng loại World Cup 2022 dưới danh nghĩa LĐBĐ Nga và không được dùng quốc kỳ, quốc ca.

    Các CLB bóng đá cũng bị ảnh hưởng lớn. Spaktak Moscow đã chính thức bị loại khỏi Europa League 2021/2022 dù đã vào tới vòng 1/8. Tại Anh, ông chủ CLB Chelsea - tỉ phú Nga Roman Abramovich đã phải trao uỷ quyền chủ tịch cho cấp dưới trước sức ép dư luận. Trong khi đó ở Đức CLB Schalke 04 chủ động loại nhà tài trợ tập đoàn dầu khí của Nga Gazprom khỏi áo đấu.

    putin bi tuoc dai den 1
    Tay đua F1 Mazepin và đội đua Haas đang "ngồi trên lửa" chờ đợi phán quyết của FIA (Ảnh: Getty)

    Ở 1 số bộ môn khác, giải bóng rổ số 1 châu Âu EuroBasket cấm 3 đội bóng Nga thi đấu và LĐ bóng rổ châu Âu cũng có quyết định tương tự với ĐT bóng rổ Nga. LĐ ô tô quốc tế (FIA) hưởng ứng lời kêu gọi từ Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) sẽ có cuộc họp bất thường để đi đến quyết định cấm các tay đua F1 mang quốc tịch Nga, cụ thể là Nikita Mazepin của đội Haas. Trước đó, chặng Grand Prix Nga 2022 đã bị huỷ.

    Do hàng loạt bê bối doping, các VĐV Nga đã bị cấm thi đấu dưới danh nghĩa nước Nga bởi WADA. Giờ đây, thể thao Nga lại phải hứng chịu thêm 1 làn sóng tẩy chay khác, quyết liệt và toàn diện hơn.

    Theo Kênh 14

  • Alisher Usmanov, tỷ phú người Uzbekistan, đồng sở hữu hai nhà tài trợ lớn nhất của Everton, đã bị đưa vào danh sách mới nhất về các nhà tài phiệt Nga đang bị Liên minh châu Âu trừng phạt.

    Theo lệnh trừng phạt này, tất cả tài sản của Usmanov tại EU sẽ bị đóng băng và ông hiện cũng bị cấm đi lại qua bất kỳ quốc gia thành viên nào khi EU đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại chưa từng có với Nga.

    Một tuyên bố của EU cho biết 26 cá nhân có quan hệ mật thiết với Điện Kremlin sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt. Và Usmanov, vốn là một công dân Nga nhưng đang sinh sống chủ yếu tại Uzbekistan, sẽ chịu thiệt hại lớn.

    everton
    Everton sẽ gặp vô vàn khó khăn trong thời gian tới.

    Usmanov từng là người giàu nhất nước Nga. Ông có tài sản hiện ước tính 20 tỷ bảng. Ông được báo chí miêu tả là nhân vật “đã tích cực hỗ trợ về vật chất, tài chính và có liên quan mật thiết” đến sự kiện tại Ukraine.

    Usmanov cũng đã dấn thân vào bóng đá từ lâu. Ngoài việc từng nắm quyền đồng sở hữu Arsenal, tỷ phủ này hiện là cổ đông lớn của USM Holdings, công ty mà chủ sở hữu của Everton, Farhad Moshiri, đang là chủ tịch.

    Usmanov đứng sau những thương vụ tài trợ lớn nhất của Everton. Ông là người kết nối các đối tác với đội bóng, thậm chí các công ty của vị tỷ phú này cũng có quan hệ làm ăn với Everton.

    Moshiri, người luôn khẳng định khoản đầu tư của mình vào Everton hoàn toàn độc lập với Usmanov, đã từ chối bình luận về tình hình. Tuy nhiên, không ít thì nhiều, án phạt đóng băng tài sản của Usmanov sẽ ảnh hưởng đến Everton.

    Trước mắt, các đối tác tài trợ của CLB này sẽ bị ảnh hưởng, qua đó nguồn tiền đầu tư vào Everton sẽ bị cắt giảm khá nhiều. Theo The Athletic nhận định, đây sẽ là một đòn kinh tế rất lớn với Everton bên cạnh khó khăn về thành tích thi đấu của CLB trong giai đoạn gần đây.

    Theo Tiền Phong

  • Chủ sở hữu CLB Chelsea Roman Abramovich được cho là đã chấp nhận lời đề nghị của Ukraina cố gắng đàm phán hòa bình với Nga.

    Những ngày qua, cả thế giới rúng động trước cuộc phát động tấn công bằng lực lượng quân sự vào Ukraina của tổng thống Nga Putin. Điều này khiến Nga chịu nhiều lệnh trừng phạt từ khắp mọi nơi trên thế giới trên mọi lĩnh vực. Ông chủ tỉ phú người Nga của Chelsea là Roman Abramovich phải từ chức chủ tịch CLB này. Nhưng giới tinh hoa của Anh còn yêu cầu tước quyền chủ sở hữu CLB Chelsea của Abramovich.

    ong chu chelsea Roman Abramovich 1
    Sau gần 20 năm làm ông chủ, Abramovich đã biến Chelsea thành thế lực lớn của bóng đá thế giới. ẢNH: GETTY

    Hôm nay (1-3), truyền thông quốc tế đưa tin Abramovich được phía Ukraina nhờ đàm phán hòa bình với Nga và tỉ phú ngươi Nga này đã chấp nhận làm “trung gian hòa giải”.

    Tờ Daily Star (Anh) dẫn lời người phát ngôn của Nga nói trên tờ Jewish News (Tin tức Do Thái): “Tôi có thể xác nhận rằng Roman Abramovich đã được phía Ukraina liên hệ để hỗ trợ một giải pháp hòa bình và kể từ đó, ông ấy đang cố gắng giúp đỡ. Chúng tôi sẽ không bình luận về tình huống như vậy, cũng như không bình luận về sự tham gia của Abramovich”.

    Đạo diễn kiêm doanh nhân người Nga Alexander Rodnyansky được cho là đã hỗ trợ Roman Abramovich tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình này.

    Ông Alexander Rodnyansky: “Tôi có thể xác nhận rằng phía Ukraina đã cố gắng tìm kiếm một người Nga nào đó sẵn sàng giúp họ trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Họ được kết nối với ông Abramovich thông qua cộng đồng do Thái và liên hệ với ông ấy để được giúp đỡ.

    ong chu chelsea Roman Abramovich 1

    Abramovich đã cố gắng vận động sự ủng hộ cho một giải pháp hòa bình kể từ đó. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Abramovich còn hạn chế, nhưng ông ấy là người duy nhất phản hồi và cố gắng giúp đỡ.

    Liệu điều này có ảnh hưởng gì hay không, tôi không biết. Tuy nhiên, tôi đã tự mình liên hệ với nhân viên của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và biết rằng họ rất biết ơn những nỗ lực thực sự của Abramovich”.

    Cuộc hội đàm giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Belarus hôm 28/2 kết thúc sau hơn 5 giờ. Quan chức hai bên sẽ trở về thủ đô để tham vấn và có kế hoạch tổ chức vòng đàm phán tiếp theo, theo AFP.

    Trong khi trước đó, Abramovich đã từ chức chủ tịch Chelsea và giao quyền điều hành Chelsea cho Quỹ từ thiện của đội. Roman Abramovich nói: “Trong suốt gần 20 năm sở hữu Chelsea FC, tôi luôn xem vai trò của mình như là người giám sát CLB, người có công việc là đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đạt được thành công như ngày hôm nay, cũng như xây dựng tương lai, đồng thời đóng vai trò tích cực trong cộng đồng của chúng tôi.

    Tôi luôn đưa ra quyết định vì lợi ích cao nhất của CLB Chelsea. Đó là lí do vì sao tôi trao lại quyền “chăm sóc” CLB Chelsea cho những người được ủy thác quản lý Quỹ từ thiện Chelsea. Tôi tin rằng, hiện tại họ đang ở vị trí tốt nhất để có thể chăm lo lợi ích của CLB, các cầu thủ, nhân viên và người hâm mộ Chelsea”.

    Sự giàu có của Roman Abramovich

    Abramovich, sinh năm 1966, sở hữu giá trị tài sản ròng được tạp chí Forbes ước tính là 13,6 tỷ USD. Ông cũng là người giàu thứ 10 tại Nga. Năm 2003, ông đã bán 26% cổ phần của công ty hàng không Nga Aeroflot cho Ngân hàng Dự trữ Quốc gia. Abramovich cũng gây dựng tài sản từ cổ phần ở tập đoàn thép Evraz và tập đoàn khai thác, luyện kim Nornickel. Ông từng có thời điểm là người giàu nhất nước Nga với số tài sản 23,5 tỷ USD.

    ong chu chelsea Roman Abramovich 1

    ong chu chelsea Roman Abramovich 1
    Abramovich sở hữu nhiều siêu xe và máy bay riêng.

    Vị tỷ phú 55 tuổi sở hữu cổ phần của các công ty dầu khí Sibneft, nhà sản xuất nhôm Rusal và cả hãng hàng không Aeroflot, nhưng sau đó đã bán lại cổ phần của hãng hàng không này.

    Abramovich được biết đến là một tỷ phú có lối sống "sang chảnh", sở hữu bộ sưu tập siêu du thuyền, siêu xe, phi cơ riêng và những ngôi biệt thự sang trọng trên khắp thế giới.

    Theo Plo

     

  • Hình ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies (Mỹ) ghi lại ngày 28/2 cho thấy, đoàn xe quân sự của Nga dài 64km, áp sát thủ đô Kiev. Theo tính toán, chiều dài đoàn xe đã tăng lên đáng kể, so với ghi nhận của Maxar 1 ngày trước đó là 27km.

    Công ty của Mỹ còn cho biết, Nga đã triển khai lực lượng bộ binh bổ sung và các đơn vị trực thăng tấn công mặt đất tại miền Nam Belarus, cách biên giới phía Bắc Ukraine khoảng 32km.

    doan xe quan su nga 1
    Hình ảnh vệ tinh do Maxar cung cấp cho thấy đoàn xe quân sự Nga đang ở khu vực Ivankiv, ngoại ô vùng Kiev.

    Trong lúc này, Moscow đang hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt, cô lập từ Mỹ và các nước phương Tây vì chiến dịch quân sự đặc biệt do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động từ ngày 24/2.

    Cuộc đàm phán đầu tiên kéo dài tới 5 giờ giữa Nga và Ukraine đã kết thúc tối 28/2 mà chưa có tiến triển, các bên đều hứa hẹn sẽ trở về thủ đô tham vấn và có thể tổ chức các vòng đàm phán khác tiếp sau đây.

    Hãng tin CNN đưa tin, Nhà Trắng đang theo dõi sát sao đoàn xe quân sự kể trên của Nga. Một số quan chức Mỹ từng thể hiện ngạc nhiên trước sức chống cự mạnh mẽ của Ukraine trước Nga nay lo ngại tình hình đang ngày càng thách thức hơn.

    Nga nói rằng trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moskva nhận được thông tin Kiev chuẩn bị động binh ở vùng ly khai Donbass.

    Làm rõ lý do vì sao Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, trong cuộc họp báo tại Liên hợp quốc, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya nói: "Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh Nga không lên kế hoạch mở chiến dịch quân sự ở Donbass nếu chính quyền và quân đội Ukraine không đe dọa trực tiếp đến các nước cộng hòa này". Nga mới công nhận hai vùng ly khai miền Đông Ukraine là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng là độc lập khoảng vài ngày trước khi thực hiện chiến dịch tấn công.

    doan xe quan su nga 1
    Hình ảnh vệ tinh do Maxar cung cấp cho thấy đoàn xe quân sự Nga đang ở khu vực Ivankiv, ngoại ô vùng Kiev.

    Song, "chúng tôi có thông tin đáng tin cậy rằng Ukraine đã lên kế hoạch hành động quân sự. Trong tình thế đó, động thái của chúng tôi là không thể tránh khỏi", ông Nebenzya giải thích thêm.

    Đại sứ Nga cũng nhấn mạnh Nga đã coi việc Ukraine gia nhập NATO là "lằn ranh đỏ" do những lo ngại về an ninh ngay từ đầu.

    "Việc đặt cơ sở hạ tầng NATO tại Ukraine sẽ buộc chúng tôi phải thực hiện các biện pháp ăn miếng trả miếng, có thể đẩy Nga và NATO đến bờ vực xung đột quân sự. Do đó, vào tháng 12/2021, chúng tôi đã đề nghị Mỹ và NATO ký kết các thỏa thuận (mang tính pháp lý) đảm bảo an ninh cho Nga. Tuy nhiên, cánh tay chúng tôi chìa ra đã bị Mỹ và NATO khước từ một cách ngạo mạn", ông Nebenzya nhấn mạnh.

    Báo Giao Thông (Theo Reuters)

  • Xung đột Nga-Ukraine đã khiến Liên minh châu Âu (EU) trở nên đoàn kết, với quan điểm thống nhất hiếm thấy trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

    “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến châu Âu và hai bờ đại dương đoàn kết chưa từng có kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ.

    Từ Sofia tới Stockholm, chia rẽ trong Liên minh châu Âu (EU) về cách đối xử Moscow dần tan biến, nhường chỗ cho quan tâm chung tới thách thức lớn nhất với cấu trúc an ninh phương Tây trong nhiều thập niên.

    Đối mặt với nguy cơ chưa từng có, các phản đối ban đầu, dù là mong muốn tiếp tục bán hàng xa xỉ cho giới tỷ phú Nga của Italy, hay mong muốn duy trì đường ống dẫn khí đốt từ Đức, đã không còn.

    Ngay cả các chính trị gia có quan hệ tốt với ông Putin như Tổng thống Czech Miloš Zeman, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hay bà Marine Le Pen của đảng Mặt trận quốc gia Pháp đều quay lưng với Nga.

    Bốn ngày sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, châu Âu không chỉ đồng ý triển khai cấm vận tài chính chưa từng có mà hầu hết các nước, bao gồm các bên trung lập như Áo hay Thụy Điển, đã hoặc sẽ đóng cửa không phận với máy bay Nga.

    EU cũng đóng cửa RT, kênh truyền hình nhà nước Nga ở châu Âu.

    Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Thụy Điển, ông Hans Dahlgren khẳng định: “Đây là thời điểm cần thiết hơn bao giờ hết để triển khai nhiều hơn nữa các biện pháp để cô lập Nga”.

    Tuy nhiên, chuyển biến đột ngột nhất lại đến từ Đức. Berlin đã nỗ lực đối thoại với Moscow trong thời gian dài, bất chấp cảnh báo từ các đồng minh và đối tác.

    Ít lâu sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Đức đã trì hoãn không thời hạn dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Song đây chỉ là khởi đầu cho lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Thủ tướng Olaf Scholz.

    Ngày 26/2, Đức không còn phản đối đề xuất đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, đồng thời cho biết sẵn sàng gửi vũ khí hỗ trợ quân đội Ukraine.

    Một ngày sau, Thủ tướng Olaf Scholz đã có quyết định đi vào lịch sử nước Đức khi công bố khoản ngân sách 100 tỷ Euro để phát triển, mua sắm các khí tài, trang thiết bị quân sự mới.

    Quyết định này đảo ngược hoàn toàn quan điểm truyền thống của Berlin về ngân sách quốc phòng. Con số khổng lồ trên cho phép Berlin đáp ứng chi tiêu quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đề ra trong thời gian tới.

    Thậm chí, Berlin còn đi xa hơn những gì đồng minh mong muốn khi khẳng định tăng cường đầu tư vào lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr), sau nhiều năm do dự vì những gì từng diễn ra trong quá khứ.

    EU vi dai tro lai
    Vài ngày sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra quyết định sẽ đi vào lịch sử của nước Đức. (Nguồn: DPA)

    Xung đột Nga-Ukraine không chỉ là “một bước ngoặt trong lịch sử của châu Âu”, mà còn là bước ngoặt về chính sách với nước Đức.

    Bởi lẽ, trước đó chỉ hai tuần, một số lãnh đạo tại Berlin còn hạ thấp nguy cơ Nga tấn công Ukraine và coi cảnh báo liên tục từ Washington và các nước khác là “cuồng loạn”.

    Các quan chức ngoại giao cấp cao của Đức thậm chí được cho là tránh tiếp xúc với Đại sứ Ukraine Andrij Melnyk, người đã dành nhiều tháng thuyết phục Berlin dỡ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới Kiev.

    Tuy nhiên, vài ngày sau xung đột Nga-Ukraine nổ ra, mọi thứ đã rất khác. Trong buổi họp Quốc hội ngày 27/2, các nghị sĩ Đức đã đứng dậy và dành một tràng pháo tay lớn cho quan chức ngoại giao Ukraine.

    Dành lời cảm ơn sự hiện diện của ông Andrij Melnyk trên khán đài VIP, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khẳng định những gì diễn ra tại Ukraine đã buộc bà phải chấp nhận thực tế không dễ dàng.

    Bà nói: “Đó có thể là chúng ta, tìm chỗ trú ẩn dưới ga tàu điện ngầm. Đó có thể là con em của chúng ta. Những gì đang diễn ra tại châu Âu đã trở thành điều khó tưởng tượng với không ít người của thế hệ chúng tôi”.

    Cuối cùng, xung đột Nga-Ukraine là bài kiểm tra thực tế với nỗ lực “tự chủ chiến lược” của EU. Kết quả cho thấy tình hình tại Kiev có thể khiến châu Âu còn phụ thuộc hơn vào “chiếc ô an ninh” từ Mỹ.

    Điều này buộc EU có bước đi mới, quyết liệt và táo bạo hơn để thực hiện kế hoạch “tự chủ chiến lược”. Đồng thời, xung đột Nga-Ukraine cũng khiến Mỹ phải nhìn nhận lại điều chỉnh về ưu tiên trước đó, khi tập trung nguồn lực để đối phó với Trung Quốc và dành ít quan tâm hơn tới thách thức từ nước Nga.

    Nga đã khiến châu Âu vĩ đại trở lại, song sự “vĩ đại” ấy sẽ kéo dài trong bao lâu và liệu nó có tan biến khi xung đột Nga-Ukraine chấm dứt, để rồi “ai lại về nhà nấy”?

    Chỉ thời gian mới có thể trả lời.

    Theo baoquocte

  • Theo hãng tin quốc gia Ukrinform, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

    “Ông Zelensky vừa ký một văn bản mang tính lịch sử, đó là đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine”, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, ông Serhiy Nykyforov cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm 28/2.

    Động thái này diễn ra vài giờ sau khi ông Zelensky công bố video đề nghị EU kết nạp Ukraine vào khối và kêu gọi các lực lượng Nga về nước. Ông Zelensky kêu gọi EU kết nạp Ukraine bằng “một thủ tục đặc biệt mới”, nhưng không nêu rõ chi tiết.

    “Chúng tôi biết ơn các đối tác đã sát cánh cùng chúng tôi. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là được hòa nhập với tất cả người dân châu Âu và bình đẳng với họ. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi xứng đáng với điều đó. Tôi chắc chắn điều đó là có thể”, Tổng thống Ukraine nói.

    ukraine muon gia nhap chau au
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) cầm đơn xin gia nhập EU sau khi ký hôm 28/2. Ảnh: Facebook Volodymyr Zelensky

    Lãnh đạo của tám quốc gia Trung và Đông Âu trong một bức thư đã kêu gọi các quốc gia thành viên EU ngay lập tức cấp quy chế thành viên cho Ukraine và bắt đầu các cuộc đàm phán để nước này gia nhập.

    “Chúng tôi, Tổng thống của các nước thành viên EU gồm Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia và Slovenia tin tưởng mạnh mẽ rằng Ukraine xứng đáng nhận được triển vọng gia nhập EU ngay lập tức” - các nhà lãnh đạo nói trong bức thư kêu gọi. 

    Ukraine chưa thể ngay lập tức gia nhập EU

    Tuy vây, cùng ngày, EU đã "dội một gáo nước lạnh" vào lời thỉnh cầu của Tổng thống Zelensky về đề nghị trên. Giới lãnh đạo EU cho biết họ có thể thảo luận về khả năng Ukraine trở thành thành viên của tổ chức này trong một cuộc họp không chính thức diễn ra trong tháng 3 này.

    Quan chức ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell cũng nói rằng ưu tiên trước mắt là nên hỗ trợ thiết thực cho Ukraine để chống lại sự tấn công của Nga hơn là thảo luận về những vấn đề dài hạn có thể kéo dài nhiều năm.

    “Chúng ta phải đưa ra câu trả lời trong vài giờ tới chứ không phải cho vài năm tới. Ukraine rõ ràng có triển vọng nhưng bây giờ chúng ta phải chiến đấu chống lại một kẻ thù hung hăng” - ông Borrell nói.

    Vị quan chức này lưu ý chưa có quá trình nào được bắt đầu và không nên quá “đột ngột” đối với đơn xin gia nhập của Ukraine khi đề cập điều mà giới lãnh đạo châu Âu quan tâm nhất là tình hình Ukraine.

    Theo họ, những nước có nguyện vọng gia nhập khối thường phải đối mặt với một quá trình lâu dài và phức tạp, thường đòi hỏi những cải cách lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU.

    Những nước này cũng phải chứng minh rằng tài chính của họ đang đi theo hướng cho phép họ chấp nhận đồng Euro. Kiev từ lâu đã tìm cách gia nhập EU và quá trình này đã kéo dài từ lâu, song khối này cho rằng, Ukraine cần tiến hành cải cách để kiểm soát nạn tham nhũng.

    Theo Politico, Ukraine hiện không được công nhận là ứng cử viên chính thức cho tư cách thành viên EU, dù quốc gia này là một phần của thỏa thuận liên kết với EU, trong đó hai bên đồng ý gắn kết nền kinh tế trong các lĩnh vực nhất định và làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị kể từ năm 2017.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hôm 27/2 nói Ukraine là “một trong số chúng tôi và chúng tôi muốn họ gia nhập EU”. Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen cho rằng việc Ukraine gia nhập EU sẽ không diễn ra ngay lập tức bởi quá trình này liên quan đến việc tích hợp thị trường của Ukraine vào EU. Nhà lãnh đạo EC lưu ý Ukraine và EU có hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực như năng lượng.

    Trang web riêng của EU nhấn mạnh rằng “việc trở thành thành viên của EU là một thủ tục phức tạp, không thể diễn ra trong một sớm một chiều”.

    Theo NPR, quá trình này liên quan đến các cuộc đàm phán kéo dài rất nhiều năm. Một quốc gia chỉ có thể nộp đơn xin gia nhập EU khi đáp ứng các điều kiện nhất định, bao gồm có nền kinh tế thị trường tự do, nền chủ ổn định và chấp nhận tất cả các luật pháp của EU cũng như đồng euro. Sau đó, quốc gia sẽ nộp đơn lên Hội đồng châu Âu, bên sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí.

    Nếu đánh giá của EC thuận lợi, Hội đồng châu Âu phải phải nhất trí về một khuôn khổ chính thức cho các cuộc đàm phán sẽ diễn ra giữa các bộ trưởng và đại sứ của các chính phủ EU và nước ứng viên.

    “Do khối lượng lớn các quy tắc và quy định của EU mà mỗi quốc gia ứng viên phải áp dụng như luật quốc gia, các cuộc đàm phán cần có thời gian để hoàn thành”, EU giải thích.

    Năm quốc gia hiện đang trong quá trình tích hợp luật pháp của EU vào luật quốc gia là Albania, Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Kosovo và Bosnia và Herzegovina được xếp vào nhóm “ứng cử viên tiềm năng” vì họ chưa đáp ứng các tiêu chí để đăng ký thành viên.

    Theo Plo

  • Anh và các đồng minh nhắm tới Ngân hàng trung ương, Quỹ tài chính quốc gia và Bộ Tài chính Nga nhằm gây thiệt hại tối đa cho Moscow.

    Ở thời điểm hiện tại, Nga là trung tâm trong các lệnh trừng phạt của phương Tây khi các nước này đồng loạt chỉ trích chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine. Chỉ trong vòng vài ngày qua, các nước phương Tây đã liên tiếp gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow và tuyên bố các biện pháp trừng phạt được thiết kế để gây tổn thương lớn nhất tới nền kinh tế Nga.

    Trong diễn biến mới nhất, chính phủ Vương quốc Anh cho biết sẽ ngay lập tức áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Nga. Theo đó, Anh cấm các thực thể của mình thực hiện giao dịch tài chính liên quan đến Ngân hàng Trung ương Nga, Quỹ tài chính Quốc gia và Bộ Tài chính Nga.

    anh cam van tai chinh nga

    Cùng với Mỹ và liên minh châu Âu, biện pháp của Anh nhằm ngăn chặn Ngân hàng Trung ương Nga "triển khai dự trữ ngoại hối của mình theo những cách làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt mà phương tây áp đặt" đồng thời "cũng giảm thiểu khả năng tham gia vào các giao dịch ngoại hối để hỗ trợ đồng rúp của Nga".

    "Các biện pháp trừng phạt này là biện pháp kinh tế mạnh nhất mà Vương quốc Anh từng ban hành nhằm vào Nga. Nó sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế Nga", tuyên bố của Anh cho biết.

    "Các biện pháp này thể hiện quyết tâm của chúng tôi khi áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên đất Ukraine. Chúng tôi đang thông báo động thái này tới các đồng minh và nhanh chóng phối hợp để cùng thực hiện, thể hiện quyết tâm kiên định trong việc nhằm vào hệ thống tài chính Nga khi chiến sự vẫn đang diễn ra", Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết.

    Thống đốc Ngân hàng Anh cũng cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện tất cả những hành động cần thiết để hỗ trợ chính phủ trong việc bày tỏ sự phản đối với Nga. Cơ quan này cũng hoan nghênh việc Anh phối hợp với đồng minh Mỹ và châu Âu để cùng tạo áp lực lớn lên Nga.

    Trong một diễn biến gần đây, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết nước này sẽ nâng lãi suất cơ bản lên 20% so với mức 9,5% trước đây. Cơ quan này cũng đã lý giải cho động thái tăng hơn gấp đôi lãi suất.

    "Các điều kiện bên ngoài tác động nên nền kinh tế Nga đã dẫn tới quyết định thay đổi mạnh mẽ. Việc tăng lãi suất cơ bản sẽ đảm bảo tăng lãi suất huy động lên mức cần thiết để bù đắp cho trượt giá và lạm phát gia tăng. Điều này là cần thiết để hỗ trợ ổn định tài chính và giá cả cũng như bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân khỏi bị mất giá", Ngân hàng Trung ương Nga cho biết.

    Vài ngày trước, phương Tây cũng cho biết sẽ loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế SWIFT. Theo đó, bước đi này sẽ khiến những ngân hàng bị trừng phạt bị ngắt kết nối khỏi hệ thống tài chính quốc tế, khiến khả năng hoạt động của họ trên toàn cầu bị tổn hại.

    SWIFT là một doanh nghiệp độc lập có trụ sở tại Bỉ, hoạt động như một hệ thống nhắn tin nội bộ giữa hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Theo Trí Thức Trẻ

  • nga va ukraine dam phan 2

    Vào lúc 12h trưa hôm nay 28-2 (giờ Matxcơva), phái đoàn Nga và Ukraine đã bắt đầu đàm phán tại Belarus. Sau những ngày giao tranh quân sự, đây là tín hiệu đáng mừng không chỉ cho các quốc gia có liên quan.

    Cuộc đàm phán giữa hai phái đoàn của Nga và Ukraine diễn ra tại Belarus sau 4 ngày đụng độ quân sự. Phái đoàn Ukraine đã đến địa điểm đàm phán với Nga bằng trực thăng, hãng tin Sputnik đưa tin.

    Cuộc đàm phán bắt đầu muộn hơn vài giờ vì lý do hậu cần từ phía đoàn Ukraine sau một hành trình dài. Tại cuộc đàm phán, Kiev yêu cầu Nga rút tất cả quân đội bao gồm cả ở Crimea và khu vực Donbass, theo hãng tin Nga Sputnik.

    nga va ukraine dam phan 2
    Hai phái đoàn Ukraine và Nga tại vòng đàm phán - Ảnh: REUTERS

    Văn phòng Tổng thống Ukraine nói mục tiêu chính của cuộc đàm phán với Nga là ngừng bắn ngay lập tức và Nga phải rút quân, theo Reuters. 

    Trước đó, trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky cho biết Nga mong muốn "đạt được một thỏa thuận nào đó" với Ukraine càng sớm càng tốt.

    Trước khi diễn ra đàm phán, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Ukraine sẽ không "đầu hàng" Nga. "Nếu kết quả của các cuộc đàm phán này là hòa bình thì điều đó nên được hoan nghênh. Nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất nào trên lãnh thổ của mình", ngoại trưởng Ukraine nói.

    Donbass là khu vực ở phía đông Ukraine, gồm hai tỉnh Donetsk và Lugansk. Khu vực này trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014 sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang.

    Các lực lượng ly khai trong hai vùng này đã tự thành lập hai thiết chế chính trị tách biệt khỏi Kiev, có tên gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR).

    Ngày 22-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận độc lập đối với Donbass. Sáng 24-2, ông tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Donbass nhằm bảo vệ người dân tại khu vực này.

    Crimea là bán đảo thuộc Ukraine. Tháng 3-2014, Nga đã sáp nhập Crimea thông qua các cuộc trưng cầu ý dân ở vùng lãnh thổ này.

    nga va ukraine dam phan 2
    Đoàn đàm phán của Nga và Ukraine - Ảnh: CGTN

    Để có được cuộc đàm phán mặt đối mặt của ngày hôm nay, cả hai bên đều đã trải qua những mặc cả căng thẳng.

    Như hôm 27-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn còn từ chối việc tổ chức đàm phán với Nga tại Belarus, đồng thời đề xuất một số địa điểm thay thế trong đó có Budapest (Hungary) và Warsaw (Ba Lan).

    Tuyên bố trên được ông Zelensky đưa ra trong đoạn video được đăng trên trang mạng Telegram của ông, không lâu sau khi Điện Kremlin thông báo phái đoàn của Nga đã đến Belarus và sẵn sàng bắt đầu đàm phán với Ukraine tại thành phố Gomel.

    Tổng thống Zelensky nêu rõ: "Chúng tôi không đồng ý với địa điểm Minsk. Hai bên có thể gặp nhau ở các thành phố khác. Tất nhiên chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi muốn đối thoại và chấm dứt giao tranh. Chúng tôi đã đề xuất những địa điểm như Warsaw, Bratislava, Budapest, Istanbul, Baku".

    Sau đó thậm chí Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga, ông Vladimir Medinsky đã ra "tối hậu thư" về thời gian chờ đợi phản hồi từ phía Ukraine cho việc đàm phán. Ông nhấn mạnh rằng trong trường hợp Ukraine từ chối đàm phán, nước này “sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thương vong nào".

    * Trong khi đó theo báo Tages-Anzeiger của Thụy Sĩ, tổng thống Ignazio Cassis của Thụy Sĩ đã nhận được đề nghị từ tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine làm trung gian tìm kiếm "khả năng ngưng bắn".

    Tổng thống Cassis cũng đã giữ liên lạc với Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga, người dự kiến có mặt tại thủ đô Geneva của Thụy Sĩ vào ngày 28-2 cho phiên họp của Hội đồng nhân quyền.

    Theo nhật báo Thụy Sĩ, cuộc gặp đầu tiên giữa ông Cassis và ông Lavrov có thể diễn ra trong ngày 28-2 này.

    Theo Tuổi Trẻ