• dau don roi khoi ukraine 1

    Sang Ukraine sinh sống làm ăn và xây dựng gia đình yên bình từ năm 1988 đến nay, giờ đây tất cả đa phần cộng đồng người Việt phải chạy loạn vì chiến tranh, tìm cách ra khỏi Ukraine bằng nhiều cách là một điều không bao giờ nghĩ và lường trước được...

    Gia đình tôi là đợt người Việt cuối cùng di tản rời khỏi Ukraine sang Moldova rồi đến Rumani. Chúng tôi vốn đã định phó thác cho số phận khi kiên quyết bám trụ ở lại thành phố Odessa, nhưng áp lực từ người thân ở Việt Nam, mẹ tôi đã già, bà suốt ngày phải khóc vì lo lắng cho chúng tôi, nên vợ chồng tôi đã quyết định trở về.  Trên đường đi, tôi đã khóc suốt vì bỏ lại tất cả sau lưng là tất cả tuổi trẻ, ký ức tươi đẹp và mọi tài sản mà bao nhiêu năm tần tảo gầy dựng.

    Tư trang mang theo chỉ mấy bộ quần áo gọn nhẹ nhất vì phải đi bộ từ 15 đến 20km mới đến được trạm biên phòng của Moldova. Những ngày đầu còn ít người di tản đến đây thì Hội chữ thập đỏ còn ra đón, sau đó hỗ trợ làm thủ tục và cho người di tản tá túc 7 ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống. Nhưng sau đó người di tản đến nhiều, đông quá họ không lo xuể nên mọi người phải tự túc.

    Gia đình tôi nằm trong nhóm 50 người có tổ chức hội người Việt liên hệ trước hỗ trợ xe ca sang tận nơi thì đỡ hơn những đoàn đi lẻ khác. Nhưng khi khu tập trung quá đông người, chúng tôi và một vài gia đình tự bắt xe ra khách sạn để bớt gánh nặng cho những người từ thiện đồ ăn. Những ai đi xe ô tô riêng, khi sang Moldova hoặc Rumani phải vứt bỏ ô tô lại để về tìm đường về Việt Nam hoặc đi tiếp...

    dau don roi khoi ukraine 1
    Nụ cười hồn nhiên của những em bé người Việt theo cha mẹ đi di tản mà không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh Lệ Thúy

    Gia đình tôi đã cùng với hàng ngàn người Việt qua Moldova và đi tiếp sang Rumani. Vì Moldova cũng bị đóng không phận. Từ đây mọi người đi di tản sang các nước Châu Âu nếu muốn. Hiện gia đình tôi đang ở chỗ tập trung và chờ để được trở về Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn người đang sống cùng nhau ở những chỗ tập trung do cộng đồng người Việt tại Rumani liên hệ với địa phương để sắp xếp.

    Hàng ngày có đội tình nguyện viên chủ yếu là người Việt đang sống tại Rumani và một số người địa phương tiếp tế thức ăn và các thứ thiết yếu để chờ chuyến bay cứu trợ.

    Trong số đó có rất nhiều người không có nổi ngàn đô tiền mặt, vì chuẩn bị vào vụ xuân hè nên tiền của bà con mình nằm hết trong hàng hóa. Hôm chúng tôi đi gặp lại một người bạn của chồng tôi, trước làm cùng nhà máy, anh ấy bảo giờ trong tay chỉ có 500 đô la, không thể di tản đến nơi nào nên sống chết gì anh ấy cũng bám trụ ở lại Ukraine. Nhiều người khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, tài sản, cơ nghiệp của chúng tôi ở Ukraine bỗng chốc tan theo mây khói của chiến tranh.

    "Ra đi cũng tay trắng, giờ trở về tay không" là cảnh ngộ chung của rất nhiều người như chúng tôi.

    Nếu không có chuyến bay cứu trợ về quê hương Việt Nam thì không biết người Việt ở Ukraine sẽ xoay xở ra sao vì người Việt tại Rumani cũng không thể hỗ trợ lâu dài được với lượng người di tản đông hàng ngàn người như vậy.

    Cầu mong chiến tranh thật nhanh chấm dứt! Và những người Việt từ Ukraine đang chờ tại Rumani sớm được trở về quê hương. Hôm nay, tôi đã cùng con trai ra phố ghi lại vài hình ảnh làm kỷ niệm trong đời khó quên này!

    Theo Dân Việt

  • Các biện pháp trừng phạt đối với Nga và viện trợ cho Ukraine được đưa ra từ nhiều hướng. Tuy nhiên, việc bố trí quân đội tại Ukraine, quốc gia không phải là thành viên của NATO, là ranh giới mà Mỹ và các đồng minh phương Tây khác không sẵn sàng vượt qua, CNN đưa tin ngày 28/2.

    Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với CNN hôm Chủ nhật rằng, chính quyền Joe Biden “đã nói rõ” Mỹ sẽ không đưa bộ binh tới Ukraine. “Chúng tôi sẽ không khiến quân đội Mỹ gặp nguy hiểm”, bà Thomas-Greenfield nói.

    Nhưng những yếu tố nào khác đang ngăn cản quân đội Mỹ ở Ukraine? Dưới đây là một số yếu tố.

    Tại sao Mỹ không đưa quân vào Ukraine?

    Mặc dù Mỹ lên án hành động của Nga mọi lúc mọi nơi, nhưng Tổng thống Joe Biden từ lâu đã nói rõ rằng các lực lượng Mỹ sẽ không tiến vào Ukraine và giao tranh trực tiếp với Nga. Tại sao vậy? Như ông Biden đã nói với NBC News vào đầu tháng này” “Đó là một cuộc chiến tranh thế giới khi người Mỹ và Nga bắt đầu bắn nhau”.

    Nói cách khác, việc Mỹ tham gia vào cuộc xung đột có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn cầu. Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Mark Hertling, một nhà phân tích quân sự và an ninh quốc gia của CNN, phát biểu hôm Chủ nhật: “Chìa khóa của ngoại giao là hạn chế khả năng xảy ra chiến tranh. Trong khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hiện nay rất bi thảm, hỗn loạn và tàn khốc, nó vẫn là một cuộc xung đột khu vực”.

    “Nếu NATO hoặc Mỹ cử binh sĩ đến Ukraine để giúp họ chống lại người Nga, động lực sẽ chuyển sang một cuộc xung đột đa quốc gia với những tác động tiềm tàng trên toàn cầu do tình trạng sức mạnh hạt nhân của cả Mỹ và Nga. Vì vậy, Mỹ và NATO - và các quốc gia khác trên thế giới - đang cố gắng tác động đến sự thành công của Ukraine và sự thất bại của Nga bằng cách cung cấp các hình thức hỗ trợ khác”, ông Hertling nói.

    wang yibo
    Các binh sĩ thuộc Sư đoàn Dù số 82 chờ đợi ở Fort Bragg, Bắc Carolina, trước khi được triển khai đến châu Âu vào ngày 14/2. Ảnh: Getty Images.

    Quân Mỹ ở châu Âu thì sao?

    Mỹ đã triển khai hàng nghìn binh sĩ khắp châu Âu, cả trước và trong khi Nga tấn công Ukraine. CNN đưa tin hôm Chủ nhật rằng, hơn 4.000 binh sĩ Mỹ đã triển khai tạm thời đến châu Âu hiện sẽ được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ - rất có thể trong vài tuần - như một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine.

    Nhưng những đội quân đó không ở đó để chiến đấu với người Nga. Các lực lượng Mỹ “không và sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Nga ở Ukraine”, Tổng thống Biden cho biết từ Nhà Trắng hôm thứ Năm. Thay vào đó, quân Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ “các đồng minh NATO của chúng tôi và trấn an các đồng minh đó ở phía đông”, Tổng thống Biden nói. “Như tôi đã nói rõ, Mỹ sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh của Mỹ”, ông nói thêm.

    Có kịch bản nào mà Mỹ sẽ giao chiến trực tiếp với Nga không?

    Ukraine có biên giới với các nước thành viên NATO là Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania. Nếu Nga đe dọa một trong những nước này, Mỹ - cùng với Pháp, Đức, Anh và phần còn lại của liên minh NATO gồm 30 thành viên - sẽ phải đáp trả theo Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

    Điều 5 đảm bảo rằng các nguồn lực của toàn liên minh có thể được sử dụng để bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào. Lần đầu tiên và duy nhất Điều 5 được sử dụng là sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào Mỹ; kết quả là các đồng minh NATO tham gia cuộc xâm lược Afghanistan.

    Quân đội Mỹ có giúp tạo vùng cấm bay ở Ukraine?

    Đại sứ Thomas-Greenfield cho biết hôm Chủ nhật rằng, Mỹ sẽ không đưa các phi công Mỹ lên trời để tạo vùng cấm bay ở Ukraine. Bà nói rằng, quan điểm của chính quyền Biden là giữ các lực lượng Mỹ ở ngoài Ukraine, đồng nghĩa với việc “chúng tôi sẽ không đưa lính Mỹ lên không trung, nhưng chúng tôi sẽ làm việc với người Ukraine để giúp họ có khả năng tự vệ”.

    Trong khi một số quan chức Ukraine kêu gọi các nước NATO “đóng cửa bầu trời” đối với Ukraine, việc thiết lập vùng cấm bay sẽ khiến Mỹ can dự trực tiếp với quân đội Nga mà Nhà Trắng đã tuyên bố rõ ràng là họ không muốn làm.

    Mỹ đang giúp Ukraine như thế nào?

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Bảy cho biết, theo sự ủy quyền của Tổng thống Biden, ông đã đồng ý với khoản chi mới trị giá 350 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine ngay lập tức. Các khoản hỗ trợ trước đây là 60 triệu USD và 250 triệu USD, đưa tổng số tiền trong 12 tháng qua lên hơn 1 tỷ USD.

    Ngoài ra, Ngoại trưởng Blinken hôm Chủ nhật thông báo rằng, Mỹ đang gửi gần 54 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của Nga.

    Mỹ đã trừng phạt Nga như thế nào?

    Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Nga, nhằm vào các lĩnh vực ngân hàng, hàng không vũ trụ và công nghệ của nước này. Họ đưa ra nhiều hình phạt cụ thể:

    -Phong tỏa tài sản đối với các ngân hàng lớn nhất của Nga.

    -Hạn chế về nợ và vốn chủ sở hữu đối với các công ty khai thác, vận tải và hậu cần quan trọng của Nga.

    -Ngăn chặn khả năng tiếp cận của Nga đối với các công nghệ quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp và quân sự chủ chốt của Nga.

    Hôm thứ Sáu, Mỹ - cùng với Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada - tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp lên Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.

    Một ngày sau, Mỹ và Ủy ban châu Âu cùng với Pháp, Đức, Ý, Anh và Canada, thông báo rằng họ sẽ loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi SWIFT - mạng lưới bảo mật cao kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính khắp thế giới.

    “Hy vọng rằng, các biện pháp trừng phạt, phong tỏa, ảnh hưởng kinh tế, xây dựng liên minh chống lại các hành động của ông Putin, đồng thời cung cấp vũ khí và những sự trợ giúp khác cho Ukraine sẽ ngăn chặn được đà leo thang và những hậu quả không mong muốn trên toàn thế giới”, ông Hertling nói.

  • Chuyến bay sơ tán đầu tiên chở 287 kiều bào từ Ukraine đã cất cánh rời Romania, đáp xuống Nội Bài trưa nay sau hành trình gần 11 tiếng.

    Chuyến bay đầu tiên chở người sơ tán từ Ukraine cất cánh lúc 19h35 (23h35 giờ Hà Nội) ngày 7/3 từ sân bay quốc tế Henri Coandă ở Bucharest, thủ đô Romania.

    Máy bay chở 287 kiều bào, nhiều hơn 4 người so với dự kiến ban đầu, trong đó có 85 trẻ em dưới 12 tuổi. Theo thông cáo của Vietnam Airlines, chuyến bay mang số hiệu VN88 hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài lúc 11h30.

    nguoi viet o ukraine duoc dua ve nuoc
    Kiều bào sơ tán từ Ukraine làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay thủ đô Bucharest của Romania. Ảnh: TTXVN

    Bộ Ngoại giao trong thông cáo hôm nay cho hay kiều bào đăng ký về nước lần này là những người sơ tán từ Ukraine sang Romania qua Moldova.

    Đại sứ quán đã đón công dân di chuyển từ Moldova đến hai điểm tiếp tại Bucharest và ra sân bay, phối hợp với cộng đồng người Việt Nam tại Romania thu xếp phương tiện đi lại, chỗ ăn, ở tạm thời và cung cấp vật dụng thiết yếu cho kiều bào trước khi lên máy bay về nước.

    Đại sứ quán và hội người Việt tại Romania cũng hỗ trợ kiều bào làm thủ tục hải quan, cấp giấy thông hành tại sân bay, do nhiều người thiếu hoặc không có giấy tờ tùy thân trong quá trình chạy nạn.

    Ông Phạm Duy Hưng, phó chủ tịch hội người Việt tại Romania, tổ chức nòng cốt hỗ trợ giúp đỡ và sơ tán người Việt từ Ukraine, bày tỏ vui mừng khi kiều bào được lên máy bay trở về quê hương. "Hôm nay tôi thấy tâm trạng của kiều bào đã khá hơn những ngày đầu tại Moldova. Chúng tôi cũng đã làm tất cả những gì có thể trong điều kiện cho phép để hỗ trợ", ông nói.

    Đến ngày 7/3, số người Việt sơ tán từ Ukraine tới Bucharest đã có xu hướng giảm. Việt Nam dự kiến tổ chức một chuyến bay chở 270 công dân khởi
    hành từ Warsaw, Ba Lan ngày 9/3 và một chuyến nữa từ Bucharest ngày 10/3.

    Theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, tính đến 18h ngày 7/3, 2.200 người Việt sơ tán khỏi Ukraine đã được cơ quan đại diện Việt Nam đón tại Ba Lan. Con số này ở Romania là 830 người, ở Hungary 310 người, tại Slovakia hơn 100 người và Nga khoảng 20 người.

    Trước khi chiến sự diễn ra, có gần 7.000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine, tập trung tại một số thành phố lớn như Kiev (khoảng 800 người), Kharkov (khoảng 3.000 người), Odessa (khoảng 3.000 người) và một số thành phố nhỏ khác như Kherson, Donetsk, Lviv.

    Nga ngày 24/2 thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/3 nói chiến dịch đang diễn ra theo đúng kế hoạch, sẽ không chấm dứt cho đến khi chính quyền Kiev ngừng kháng cự và thực hiện những yêu cầu do Moskva đưa ra.

    Hai bên đã tổ chức đàm phán vòng ba hôm 7/3, nhưng tiếp tục không đạt được kết quả đột phá. Phái đoàn hai nước dự kiến tiếp tục tổ chức đàm phán vòng thứ tư, nhưng chưa công bố thời gian cụ thể.

    Trong trường hợp cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sơ tán về nước, người Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận có thể liên hệ, đăng ký thông tin với Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước như sau:

    Bộ Ngoại giao: +84-965411118, +84-981848484; email: baohocongdan@gmail.com

    Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine: +380 (63) 8638999

    Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga: +79916821617

    Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan: 0048782257359

    Đại sứ quán Việt Nam tại Romania: 0040744645037

    Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia: +421 2 5245 1263, +421 915 419 568.

    Các cơ quan đại diện tại Ba Lan và Romania tiếp tục nhận đăng ký của công dân có nguyện vọng về nước cho các chuyến bay tiếp theo qua danh sách.

    Theo VnExpress

  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 8/3 cáo buộc phương Tây đã không giữ "lời hứa" viện trợ máy bay chiến đấu và bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công của Nga.

    “Chúng tôi đã nghe những lời hứa suốt 13 ngày qua. 13 ngày chúng tôi được thông báo sẽ có viện trợ trên không và máy bay chiến đấu sẽ được chuyển giao cho chúng tôi”, Tổng thống Zelensky nói trong một video đăng tải trên Telegram.

    “Nhưng trách nhiệm thực hiện điều đó thuộc về những người không có khả năng đưa ra quyết định ở phương Tây, những người không bảo vệ được bầu trời Ukraine khỏi người Nga”, ông Zelensky nói, theo AFP.

    phuong tay khong giu loi

    Trước đó, trong cuộc điện đàm với các nhà lập pháp Mỹ hôm 6/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã "tha thiết" kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu, nhằm đẩy lùi cuộc tấn công của Nga và duy trì quyền kiểm soát không phận, theo AP.

    Đáp lại yêu cầu trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang “rất tích cực” xem xét đề xuất để Ba Lan, nước láng giềng của Ukraine, cung cấp máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô cũ cho Kyiv. Tuy nhiên, Ba Lan đang tỏ ra không mặn mà với yêu cầu này, phần lớn là do những cảnh báo của Nga.

    Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang ngày càng leo thang trong khi vòng đàm phán thứ ba không mang lại nhiều đột phá. Hôm 8/3, Nga vẫn tiếp tục tăng cường bắn phá vào nhiều thành phố lớn, bao gồm thủ đô Kyiv và Mariupol.

    Thành phố Mariupol đã không có điện, nước và hệ thống sưởi trong vài ngày. Nga và Ukraine đã đạt được những bước tiến nhỏ trong việc mở hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường. Tuy nhiên, hai phía vẫn có sự bất đồng về nơi thiết lập hành lang.

    Ba kịch bản cho Ukraine những tuần tới

    “Tình huống lý tưởng nhất là hòa bình. Ngược lại, tình huống xấu nhất là Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch quân sự, gây ra thiệt hại lớn về tính mạng của cả người Nga và Ukraine”, giáo sư Christian Raffensperger - chủ nhiệm khoa Lịch sử tại Đại học Wittenberg, Mỹ - chia sẻ về những kịch bản trong tương lai của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2.

    Ông Raffensperger tốt nghiệp bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Chicago. Chuyên môn của ông là về giai đoạn châu Âu thời trung cổ, Nga và Ukraine.

    Chiến dịch quân sự tại Ukraine bước vào ngày thứ 12, Nga tiếp tục bao vây các thành phố lớn nhưng bước tiến của họ đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine.

    Trên bàn đàm phán, sau 3 lần gặp nhau ở biên giới Belarus, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Nhiều nước đang cố gắng làm trung gian hòa giải cho Ukraine và Nga, trong đó có chuyến công du bất ngờ của thủ tướng Israel tới Moscow để thảo luận các vấn đề xoay quanh điểm nóng chính trị này.

    Kịch bản 1: Đàm phán hòa bình thành công, nhưng Ukraine sẽ mất mát

    Tình huống lý tưởng nhất, tất nhiên, là hòa bình. Giáo sư Raffensperger nhận định hòa bình có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán ở Belarus hoặc từ hội nghị do Israel làm trung gian.

    Tuy nhiên, chuyên gia từ Đại học Wittenberg cho rằng khó có thể tưởng tượng hòa bình sẽ tới mà Ukraine không hề mất mát, chẳng hạn Donetsk và Luhansk sẽ độc lập hoàn toàn, hoặc NATO tuyên bố không bao giờ kết nạp Ukraine làm thành viên.

    Đề cập tới những yếu tố làm hạ nhiệt căng thẳng, giáo sư Raffensperger cho rằng giao tranh ở Ukraine hiện diễn ra một phần là do vấn đề Ukraine trở thành thành viên của NATO. Nếu như NATO đưa ra lời cam kết rằng Ukraine sẽ không bao giờ là thành viên của liên minh, những cuộc tấn công hiện tại có thể sẽ chấm dứt.

    Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định căng thẳng hiện nay nằm ở phía Tổng thống Putin.

    “Đây là cuộc chiến của ông Putin, thậm chí giao tranh này không đại diện cho người Nga bởi nhiều người bày tỏ phản đối”, ông đề cập tới các cuộc biểu tình tại Nga vào những ngày diễn ra xung đột ở Ukraine.

    Kịch bản 2: Tổng thống Putin thay đổi toan tính

    Đây là kịch bản lạc quan nhất mà Carl Schuster - cựu Giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, hiện là giảng viên Đại học Hawaii Pacific, Mỹ - dự đoán.

    Chuyên gia Schuster khẳng định suy tính của Tổng thống Putin là yếu tố có thể ngăn chặn giao tranh, giúp Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận.

    “Ông Putin tìm kiếm lệnh ngừng bắn. Các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến việc Nga rút quân khỏi Ukraine trước khi vấn đề này trở nên vượt quá kiểm soát”, ông nói, đề cập đến việc quyền lực của tổng thống Nga lung lay khi vấp phải sự phản đối nội bộ. “Nếu ông ấy chọn cách này, căng thẳng sẽ dịu bớt”.

    Tuy nhiên, điểm khó là làm thế nào để thuyết phục ông Putin chọn phương án rút quân. Thương vong của quân Nga, mức độ thành công của chiến dịch quân sự, hay lòng trung thành của những người thân cận sẽ là yếu tố chính khiến ông Putin thay đổi suy nghĩ, chuyên gia nói.

    tong thong ukraine trach phuong tay
    Tổng thống Ukraine phát biểu trong đoạn video dài 9 phút đăng tải lúc đêm 7/3 (giờ địa phương). Ảnh: CNN

    Chuyên gia cho rằng hàng loạt lệnh trừng phạt mới đây nhằm vào Nga sẽ gây tổn hại “chưa từng có” tới nước Nga nói chung và bản thân ông Putin nói riêng, và điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lực của tổng thống.

    “Nếu thương vong của Nga và tiếng nói chính trị phản đối cuộc chiến trong nội bộ tiếp tục gia tăng, ông Putin có thể bắt đầu lo lắng” và thay đổi chiến lược, ông nói.

    Ông cho rằng tổng thống sẽ tăng cường tấn công bằng không quân, pháo binh và tên lửa trong tuần tới. Tuy nhiên, nếu không đạt được thành công chính trị - quân sự quyết định, ông Putin sẽ đề nghị đàm phán, hoặc ít nhất là ngừng bắn.

    Nga đang đối mặt với sự kháng cự quyết liệt hơn từ quân đội Ukraine so với dự đoán. Mặc dù Nga tuyên bố có ưu thế trên không, hệ thống phòng không của Ukraine xung quanh thủ đô Kyiv và các khu vực khác vẫn hoạt động hiệu quả. Rất nhiều người Ukraine cũng tình nguyện tham gia vào các đơn vị bảo vệ lãnh thổ, cộng thêm hỗ trợ tình báo và vũ khí của phương Tây.

    Từ đó, ông Schuster kết luận tổng thống Nga sẽ không “sa lầy” lâu dài vào cuộc chiến này. Ngoài ra, thời tiết xấu tại Ukraine vào tháng 3, như bùn lầy, cũng khiến mức độ giao tranh thấp hơn.

    “Nếu người Ukraine có thể cầm cự tới lúc đó, giao tranh sẽ dịu xuống”, ông kết luận.

    Kịch bản 3: Nga đẩy mạnh tấn công

    Tuy nhiên, sự chống trả quyết liệt, cùng với viện trợ của Mỹ và NATO có thể dẫn đến một tình huống khác, khi mà Nga quyết thực hiện tới cùng chiến dịch quân sự này, gây ra thiệt hại lớn về tính mạng của cả người Nga và Ukraine.

    “Cuộc giao tranh sẽ trở nên khốc liệt và đẫm máu hơn nữa khi Nga đổ bộ vào khu dân cư, và người Ukraine tiếp tục chống trả”, giáo sư Raffensperger nhận định.

    Đồng quan điểm, ông Schuster cũng cho rằng kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra khi ông Putin tăng cường các cuộc tấn công bằng pháo binh, không quân và tên lửa vào các thành phố của Ukraine.

    Hiện chưa rõ Nga sẽ làm gì trong kịch bản chiến dịch quân sự đạt được các mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên, trong buổi họp báo được phát trên truyền hình ngày 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lực lượng vũ trang Nga sẽ tiếp tục tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt được các mục tiêu đề ra.

    Ông Shoigu nhấn mạnh mục tiêu của Moscow là "phi quân sự hóa" tại Ukraine, cũng như bảo vệ Nga khỏi "mối đe dọa quân sự từ phương Tây".

    “Xung đột phần nào đã vượt ra ngoài lãnh thổ Ukraine”

    Giáo sư Raffensperger cho rằng xung đột ở Ukraine phần nào đã vượt xa khỏi lãnh thổ nước này. Ông dẫn ví dụ về việc EU lần đầu tiên có động thái mạnh tay khi một cuộc xung đột quân sự diễn ra, ví dụ như chặn máy bay Nga trên không phận hay cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

    Trong vòng chưa đầy một tuần, Mỹ và đồng minh đã đưa hơn 17.000 vũ khí chống tăng tới Ukraine, bao gồm tên lửa Javelin, qua biên giới Ba Lan và Romania.

    “Đây không phải là động thái chung của NATO, mà là phản ứng của từng thành viên”, ông nhận định.

    Tuy nhiên, ông cho rằng NATO sẽ không chống lại Nga trực tiếp. Trong khi quân đội và nguồn lực của NATO đang được bổ sung, như các nước Baltic, Ba Lan và Romania, họ sẽ không tiến vào Ukraine.

    Ông Schuster cũng có nhận định tương tự. Ông nói rằng chính Tổng thống Putin cũng phải thừa nhận việc tấn công lãnh thổ hay lực lượng NATO không phải là bước đi khôn ngoan bởi điều đó sẽ dẫn đến xung đột, làm lung lay quyền lực của ông.

    Do đó, đây không phải là điều mà ông Putin sẽ mạo hiểm, chuyên gia từ Đại học Hawaii Pacific nhận định.

    Theo Zing

  • ukraine khong the gia nhap nato

    Đó là bình luận của Thủ tướng Anh Johnson khi chia sẻ về khả năng gia nhập NATO của Ukraine, trong bối cảnh Kiev mong muốn trở thành thành viên của liên minh quân sự này trong thời gian sớm nhất.

    Trong một bài viết đăng trên báo New York Times ngày 6/3 về tình hình chiến sự đang nổ ra giữa Nga và Ukraine cũng như trách nhiệm của NATO trong việc hỗ trợ Ukraine, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: "Đây không phải là cuộc xung đột của NATO, và nó sẽ không trở thành một cuộc xung đột như vậy. Sẽ không có đồng minh nào gửi quân tham chiến đến Ukraine".

    Ông Johnson nói thêm, NATO không có thái độ thù địch đối với người dân Nga, cũng như không đặt câu hỏi về vị thế của Nga với tư cách là một cường quốc trên thế giới.

    Nói về tương lai và triển vọng gia nhập NATO của Ukraine, Thủ tướng Johnson cho biết: "Ukraine không có triển vọng trở thành một thành viên của NATO trong tương lai gần".

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đưa Ukraine gia nhập NATO. Vào năm 2019, Ukraine đã đưa mục tiêu gia nhập các liên minh phương Tây vào hiến pháp của mình.

    Trước đó, ông Johnson đã đề xuất với các đồng minh NATO ủng hộ kế hoạch hành động quốc tế đối với Ukraine. Kế hoạch bao gồm việc huy động liên minh nhân đạo quốc tế, cung cấp thiết bị phòng thủ cho Kiev, tối đa hóa sức ép kinh tế đối với Nga, ngăn chặn "bất kỳ sự bình thường hóa đáng sợ nào" đối với các hành động của Nga ở Ukraine và tìm kiếm các con đường ngoại giao nhằm giảm leo thang căng thẳng.  

    Theo ông Johnson, phương Tây và toàn bộ cộng đồng quốc tế nên ủng hộ những sáng kiến này. Trong tuần tới, ông Johnson dự định sẽ thảo luận về vấn đề này với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte, những người dự kiến sẽ thăm London vào ngày 7/3.

    Cũng vào ngày 8/3 tới, London sẽ đón các nhà lãnh đạo của Nhóm Visegrad (Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary). Tại cuộc gặp lần này, các lãnh đạo Nhóm Visegrad và Thủ tướng Anh sẽ tiến hành một cuộc hội đàm đặc biệt về tình hình Ukraine.

    Theo Tass

  • Sau hơn 25 năm làm việc ở Ukraine, anh Võ Đức Hạnh (48 tuổi, quê Hà Tĩnh) chấp nhận bỏ lại nhà cửa, tài sản, tài khoản ngân hàng, chỉ mang theo ít quần áo, bánh mì, rời vùng chiến sự.

    Giữa lúc tình hình chiến sự Nga và Ukraine đang căng thẳng, qua nhiều mối liên hệ, PV Dân trí có cuộc trao đổi qua điện thoại với anh Võ Đức Hạnh (SN 1974, quê ở Hà Tĩnh) là lao động có hàng chục năm sinh sống làm việc tại thủ đô Kiev của Ukraine.

    Sau hành trình gần 5 ngày đêm đi từ Kiev sang Đức để lánh nạn, tối 4/3, anh Hạnh mới có thời gian chia sẻ câu chuyện về cuộc sống cũng như những vất vả mà anh và nhiều lao động Việt Nam phải trải qua bởi chiến sự.

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Anh Hạnh bỏ lại nhà cửa, tài sản, chỉ mang theo ít quần áo và bánh mỳ làm thức ăn dọc đường khi rời Ukraine sang Đức lánh nạn (Ảnh: NVCC).

    Theo anh Hạnh, năm 1996, anh rời quê hương sang Ukraine mưu sinh. Những năm đầu ở xứ người, anh kiếm sống bằng nghề in ảnh ở thủ đô Kiev. Từ năm 2000 đến nay, anh làm tại nhà máy in bao bì của người Việt ở Ukraine.

    "Cuộc sống lao động ở xứ người, tôi không mấy quan tâm đến chính trị, chỉ biết rằng người dân ở đây hiền lành và tốt bụng nên tôi chọn gắn một phần dài cuộc đời của mình. Về thu nhập tại đây, so với các nước châu Âu khác thì không bằng nhưng so với Việt Nam vẫn thoải mái. Bên này cũng có những người Việt rất giàu, cũng có người làm chỉ đủ ăn. Cuộc sống của tôi nói chung thì ổn định", anh Hạnh tâm sự.

    Theo anh Hạnh, thời điểm khoảng những năm 2008 - 2009, người Việt sinh sống và làm việc ở đất nước Ukraine khá đông, hiện còn khoảng 6-7 nghìn người.

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Theo anh Hạnh, cuộc sống sinh hoạt của anh tại Ukraine khá thoải mái khi chưa xảy ra chiến sự (Ảnh: NVCC).

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Hình ảnh một góc thủ đô Kiev năm 2014 (Ảnh: NVCC).

    Anh Hạnh kể: "Sáng 24/2, tôi vẫn đi làm bình thường như mọi ngày nhưng không hiểu sao hôm đó đường đông xe đến vậy. Ở các cây xăng xe xếp dài hàng cây số. Hỏi những người bản địa thì mới biết chuẩn bị có chiến sự".

    Mặc dù chiến sự xảy ra nhưng anh Hạnh vẫn liều ở lại 3 ngày để trông coi nhà máy, không có ý định di tản. Tuy nhiên, đến sáng 28/2, khi tình hình căng thẳng, anh đã phải về nhà vội vàng xếp mấy bộ quần áo rồi cùng vợ chồng người bạn quê huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) rời thủ đô Kiev đi lánh nạn.

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Trên đường rời Ukraine, những người lánh nạn phải dừng ở nhiều chốt để lực lượng quân sự Ukraine kiểm tra (Ảnh: NVCC).

    "Chúng tôi chỉ biết cố rời thật nhanh để đảm bảo an toàn tính mạng của bản thân. Tài sản cùng tiền trong ngân hàng tích cóp lâu nay đều không thể mang theo được bất kể thứ gì. Không chỉ tôi mà hầu như người Việt nào ở đây cũng đều rơi vào tình cảnh tương tự", anh Hạnh nói.

    Hành trình rời thủ đô Kiev cũng gặp nhiều khó khăn bởi các tuyến đường cao tốc, đường huyết mạch đều bị quân đội Ukraine đánh sập cầu, phá hỏng nhiều đoạn để ngăn quân đội Nga tiến vào.

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Đoàn xe xếp hàng dài 13-14km ở khu vực cửa khẩu Ukraine và Ba Lan để chờ làm thủ tục qua biên giới lánh nạn (Ảnh: NVCC).

    "Quãng đường khoảng 700km từ thủ đô Kiev đến cửa khẩu Ba Lan chúng tôi đi mất 20 tiếng đồng hồ. Trên đường đi phải dừng lại xếp hàng mua xăng, tuy nhiên cây xăng chỉ bán cho mỗi xe 20 lít nên khi mua xong, chúng tôi quay lại xếp hàng lần thứ 2 để mua thêm. Ngoài ra, đi dọc đường có nhiều chốt quân đội của Ukraine kiểm tra nghiêm ngặt, xem có mang theo vũ khí và từ đâu đến. Khi xuất trình được chứng cứ rời thủ đô Kiev thì họ cho đi", anh Hạnh kể tiếp.

    Đến khoảng 4h ngày 1/3, anh Hạnh và vợ chồng người bạn mới đến khu vực cửa khẩu Ba Lan. Tại đây, xe xếp hàng dài 13-14km, những người lánh nạn lại phải chờ thêm một ngày đêm mới tới lượt qua cửa khẩu.

    nguoi viet bo lai tai san roi ukraine 1
    Vì thời tiết rất lạnh nên khi qua cửa khẩu Ba Lan anh Hạnh phải dùng chăn quấn để giữ ấm (Ảnh: NVCC).

    Khi qua cửa khẩu Ba Lan, nhóm người của anh Hạnh tiếp tục sang Đức vì có người thân đón. Anh dự tính sẽ ở lại đó một thời gian vì theo anh Hạnh, bản thân anh có thẻ định cư nên có thể ở được 3 năm theo luật Tị nạn của nước Đức. Anh Hạnh cũng hy vọng sau khi nhập trại tị nạn sẽ được ngành chức năng ở Đức tạo cơ hội tìm việc làm.

    "Tất cả những người từng sống ở Ukraine chúng tôi, ai cũng mong muốn chiến sự chấm dứt. Tôi sống hơn 25 năm ở thủ đô Kiev rồi, bây giờ không phải nói đi là đi được. Thành phố vốn rất đẹp, thanh bình mà giờ nhìn qua tivi thấy hoang tàn, tôi thật sự rất đau lòng", anh Hạnh nói.

    Theo Dân Trí

  • Bom đạn, pháo kích, tên lửa ngập trời Ukraine chiều tối 3.3 làm chợ Barabasova, chợ lớn nhất của người Việt làm ăn mua bán tại thành phố Kharkiv phát cháy. Nhiều bà con tiểu thương đang lo tránh bom đạn nghe tin bật khóc, cay đắng lo lắng: “Buồn quá! Tài sản mất rồi còn đâu”.

    Cộng đồng người Việt ở Kharkiv hầu hết đa số đều buôn bán ở chợ này. Tại đây, người Việt sở hữu hơn một nửa tổng diện tích 60ha mặt bằng bán lẻ với đủ loại gian hàng, hàng hóa. Có người thì thuê người bản xứ đứng bán hoặc cho thuê lại mặt bằng. Nhiều người Việt đã có cửa hàng riêng hoặc thuê được nơi buôn bán.

    chay cho nguoi viet 1
    Những người có mặt tại chợ Barabasova thời điểm xảy ra vụ cháy được sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: HẢI ANH

    Gần 19 giờ ngày 3/3, ông Hải Anh, sống tại TP.Kharkiv cho biết khu chợ Barabasova phát cháy khoảng 15h30 sau khi hứng phải tên lửa. Có mặt tại chợ sau vụ việc, ông cũng cho biết nơi đây bị thiệt hại nặng nề về tài sản.

    “Lúc đó số người Việt ở chợ ít do mọi người đã khóa cửa kho từ trước, một số đã và đang sơ tán qua các nước láng giềng hoặc ngủ dưới hầm trú ẩn. Hiện chưa có người Việt Nam bị thương hay tử vong do bom đạn, còn về vật chất thì thiệt hại rất lớn, có người mất trắng tài sản”, ông nói thêm.

    Ông cho biết, đám cháy dần lan rộng làm tài sản ở chợ của một số người Việt bị thiêu rụi mất trắng.

    Bà Nguyễn Thị Oanh (54 tuổi) sống trong một chung cư tại số 33 trên đường Hvardiitsiv Shyronintsiv, thành phố Kharkiv, cho biết từ sáng sớm bà cùng 4 thành viên còn lại trong gia đình đang trên đường di chuyển sang biên giới Ba Lan để tránh đạn.

    Trên đường, hay tin khu chợ mà bà và chồng đã gắn bó hơn nửa cuộc đời bị cháy vì bom đạn, bà như không đứng vững, xót xa bật khóc: “Nghe bảo cháy lớn lắm! Buồn lắm không biết nên nói sao đây. Tài sản mất hết rồi còn đâu”.

    Với bà Oanh, khu chợ này là nơi làm ăn, mưu sinh nuôi sống không chỉ gia đình bà mà của rất rất nhiều người Việt Nam đang sống ở thành phố Kharkiv này. Việc khu chợ cháy là một nỗi đau, một sự mất mát không thể diễn tả thành lời.

    Ngay từ những ngày đầu chiến sự Nga tiến quân vào vùng Donbass, vợ chồng bà Oanh vẫn rất lạc quan, vẫn ra chợ Barabasova buôn bán làm ăn như bình thường. Nhưng khi tiếng bom đạn ngày càng dữ dội và liên tục, bà quyết định để lại hàng hoá, đồ đạc ở chợ rồi về nhà để trú ẩn, chờ một ngày gần nhất được trở lại buôn bán.

    chay cho nguoi viet 1
    Hình ảnh khu chợ bị cháy được chia sẻ trên mạng xã hội. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

    Theo Thanh Niên

  • anh cap 50 visa cho nguoi ti nan ukraine
    Người tị nạn Ukraine nghỉ ngơi tại một nơi trú ẩn tạm ở ga xe lửa Krakow. Ảnh: AFP via Getty Images

    Chính phủ Anh đã bị chỉ trích thậm tệ khi quay lưng với người tị nạn Ukraine tại Calais, đồng thời chậm trễ trong việc cấp visa khi chỉ có 50 visa được cấp tính tới nay. 

    Cuộc di cư của những gia đình Ukraine tuyệt vọng đang trở thành cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2. Chính phủ Anh tối qua đã bị kết tội là không cố gắng giúp đỡ, trong khi các nước khác trên toàn lục địa đều chào đón những người chạy trốn bom đạn của Putin.

    Sốc hơn nữa khi những người Ukraine muốn tới Anh lại bị quay lưng ở Calais (Pháp) sau khi đã di chuyển quảng đường dài 1,000 dặm (1,600 cây số), chỉ vì họ không có giấy tờ đúng theo yêu cầu. 

    Chính phủ Anh cũng không có những phương tiện cơ bản tại thành phố cảng để xử lý dòng người tị nạn, khi mà tính đến nay chỉ mới có 50 visa được cấp.

    Pháp cho rằng tình huống này là ''vô nhân đạo''. Trong khi Đảng Lao Động chỉ trích khả năng ứng biến của bà Priti Patel đối với cuộc khủng hoảng. Đảng này yêu cầu Bộ Nội vụ nhanh chóng thiết lập trung tâm khẩn cấp ở Calais để người dân có thể đoàn tụ với người thân của họ''.

    anh cap 50 visa cho nguoi ti nan ukraine
    Người tị nạn được chào đón ở Israel khi máy bay chở người nhập cư Do Thái vừa hạ cánh. Ảnh: AFP via Getty Images

    Hơn 1.5 triệu người tị nạn từ Ukraine, bao gồm nửa triệu trẻ em, đã rời khỏi đất nước sang các quốc gia lân cận như Ba Lan, Romani, Hungary, Slovakia và Moldova.  

    Những tình nguyện viên và nhân viên y tế đã cung cấp thực phẩm, quần áo, tả và các vật dụng thiết yếu cho người tị nạn. Các gia đình có người thân ở Anh quốc đang đổ về Calais, hy vọng có thể cập bến vào Anh. 

    Nhưng chính sánh của Anh lại giới hạn những người có thân nhân tại Anh, chẳng hạn Anh chỉ chấp nhận bố mẹ, con cái, anh chị em. Và họ phải trình được giấy tờ theo yêu cầu. 

    Pháp nói rằng kể cả những người đáp ứng mọi yêu cầu cũng không thể xin được visa tại Calais, mà họ phải đi tới trung tâm đăng ký ở Paris hoặc Brussels.

    Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Gerald Darmanin nói: ''Tôi đã gọi điện cho người đồng cấp Anh 2 lần. Tôi yêu cầu bà ấy thiết lập một trạm tư vấn ở Calais để xử lý giấy tờ và cấp phát visa. Người Anh phải biến lời nói thành hành động. Nghe bảo ông Boris Johnson độ lượng lắm mà. Tôi hy vọng nước Anh mở rộng vòng tay và ngừng ngay những quy tắc máy móc''. 

    Thị trưởng Calais, bà Natacha Bouchart nói: ''Tôi không hiểu vì sao Chính phủ Anh lại tìm mọi cách để ngăn cản việc cấp visa cho những người có thân nhân tại Anh''. 

    Bà Patel tối qua vẫn khẳng định rằng Vương quốc Anh đang ''làm mọi thứ có thể'' để đẩy nhanh quá trình cấp visa cho người Ukraine. Bà bác bỏ việc người tị nạn bị quay lưng ở Calais. 

    Bà nói: ''Tôi đã cử nhân viên đến Calais để hỗ trợ các gia đình Ukraine muốn đến UK. Thật sai trái khi nói chúng tôi không làm gì. Chúng tôi có làm''. 

    Nhưng Bộ Nội vụ cũng thừa nhận chỉ có 50 visa được bật đèn xanh theo kế hoạch Ukraine Family Scheme. Trong khi đó, có tới 5,535 người nộp đơn và 2,368 người đã đặt hẹn phỏng vấn xin visa.

    Viethome (theo Mirror)

  • Người tình từng 2 lần đạt huy chương Olympic của Tổng thống Putin hiện được cho là đang trú ẩn an toàn trong một dinh thự riêng tư ở Thụy Sĩ, cùng với 4 đứa con nhỏ của họ.

    Cô Alina Kabaeva, 38 tuổi, từng được mệnh danh là ''người phụ nữ dẻo nhất nước Nga''. Cô được cho là có 4 con với nhà độc tài 69 tuổi Putin, bao gồm 2 bé trai và 2 bé gái sinh đôi 7 tuổi. Bọn trẻ được cho là đều có hộ chiếu Thụy Sỹ.

    Kabaeva từng chụp ảnh khỏa thân cho tạp chí Maxim và được nhiếp ảnh gia mô tả là ''vô cùng gợi dục''.

    nguoi tinh olympic 1
    Người tình của ông Putin, cô Alina Kabaeva (phải) được cho là đang ẩn náu cùng 4 con ở Thụy Sỹ.

    nguoi tinh olympic 1
    Cô là vận động viên nổi tiếng từng dành Huy chương vàng Olympic bộ môn thể dục nhịp điệu.

    nguoi tinh olympic 1
    Cô từng chụp ảnh khỏa thân cho 1 tạp chí chỉ với một chiếc khăn choàng lông thú. Cô được nhận xét là một trong những phụ nữ danh giá nhất ở Nga.

    Có nhiều báo cáo về việc cô có đeo nhẫn cưới, nhưng không có thông tin nào về việc kết hôn. Kabaeva cũng sở hữu một đội xe limousine Maybach tùy ý sử dụng. Khi đi uống cà phê ở Moscow, cô được cả một đội an ninh mang súng hộ tống. 

    Kabaeva là một trong những vận động viên thể dục dụng cụ thành công nhất lịch sử với 2 huy chương Olympitc, 14 huy chương World Championship, 25 huy chương European Championship. 

    Nhiều người Nga tin rằng cô là lý do khiến ông Putin chia tay vợ cũ, cựu đệ nhất phu nhân Lyudmila, 62 tuổi. Hai người có chung hai cô con gái lớn. Nhà độc tài của nước láng giềng Belarus, ông Alexander Lukashenko ám chỉ rằng ông Putin ly dị vì bị người tình gây áp lực. 

    Là một trong những người phụ nữ được yêu mến nhất ở Nga, Kabaeva chỉ từng xuất hiện tin đồn tình ái với một cảnh sát người George đã có vợ. Mối quan hệ này ít được nhắc tới vào năm 2005 khi xuất hiện nhiều than phiền rằng báo lá cải can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng tư của các nữ vận động viên.

    Nhà phê bình Alexei Navalny 44 tuổi, cho rằng ông Putin là người giàu nhất thế giới, đã sử dụng quỹ đen để bao nuôi các người đẹp và gia đình của họ, trong đó có cả một cô con gái rơi 17 tuổi. 

    nguoi tinh olympic 1
    Nhiều người Nga tin rằng Kabaeva là lý do dẫn đến sự tan vỡ cuộc hôn nhân giữa ông Putin và cựu đệ nhất phu nhân, bà Lyudmila, 62 tuổi, mẹ của 2 con gái lớn của ông Putin.

    nguoi tinh olympic 1
    Ông Putin và người vợ lúc bấy giờ Lyudmila Putin tại điện Kremlin ở Moscow. Họ thông báo ly dị vào tháng 7/2013.

    nguoi tinh olympic 1
    Đã có nhiều báo cáo về việc Kabaeva có đeo nhẫn cưới, nhưng không có thông tin gì về việc kết hôn.

    nguoi tinh olympic 1
    Alina Kabaeva kiếm được 7.5 triệu bảng/năm nhờ làm chủ một công ty truyền thông tại điện Kremlin. Đây là nguồn tin rò rĩ từ dữ liệu thuế.

    nguoi tinh olympic 1
    Alina Kabaeva trình diễn màn múa lụa để dành chiến thắng hạng mục cá nhân tại Giải vô địch Nhịp điệu thế giới (Rhythmic Gymnastics World Championships) ở Osaca (Nhật) vào tháng 10/1999.

    nguoi tinh olympic 1
    Chuyện tình cảm giữa Tổng thống Nga và người đẹp bắt đầu vào khoảng năm 2008. Cô được cho là mang thai con của Putin khi tham dự sự kiện vào năm 2015.

    ''Trong khi Putin đánh chiếm Ukraine, tấn công những dân thường vô tội và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn, thì gia đình ông ta lại ấm êm ở một nơi cực kì riêng tư và an toàn tại Thụy Sỹ'', nguồn tin từ Page Six cho hay.

    Hiện chiến sự ở Ukraine đã bước sang ngày thứ 11. Hàng ngàn người đã bị giết hại và hơn 1,5 triệu người Ukraine đã trốn chạy ra nước ngoài. 

    Quân đội Ukraine đánh giá lực lượng Nga đã bắt đầu tập trung nguồn lực để mở đợt tiến công lớn vào Kiev sau nhiều ngày tiến quân chậm chạp.

    Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine hôm nay công bố báo cáo tác chiến cho biết lực lượng Nga đang tiếp tục chiến dịch tấn công, tập trung bao vây thủ đô Kiev cùng các thành phố Kharkov, Chernihiv, Sumy và Mykolaiv. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cho rằng phía Nga chưa đạt được mục tiêu sau 11 ngày tiến hành chiến dịch.

    "Các đơn vị Nga đã bắt đầu tập trung nguồn lực để tiến công vào Kiev", báo cáo có đoạn. "Tại thành phố Irpin, ngoại ô phía tây Kiev, các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới Nga đang tiến về thủ đô, cũng như tìm cách tiếp cận khu vực phía đông Kiev thông qua các quận Brovarsky và Boryspil".

    Quan chức Ukraine cũng lưu ý rằng lực lượng Nga đã hứng chịu "thiệt hại đáng kể" khi tìm cách thiết lập quyền kiểm soát đối với các thành phố Chernihiv, miền nam Ukraine, và Sumy, đông bắc đất nước. Quân đội Nga được cho là đang phải tung thêm lực lượng để "bổ sung nhân lực và thiết bị" cho chiến dịch.

    Viethome (theo Daily Mail)

  • ke hoach 6 diem

    Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 5/3 cho biết Thủ tướng Boris Johnson đưa ra một "kế hoạch hành động" gồm 6 điểm đối với tình hình ở Ukraine và kêu gọi các nhà lãnh đạo khác tham gia.

    Kế hoạch trên bao gồm tập hợp liên minh nhân đạo quốc tế cho Ukraine, hỗ trợ khả năng phòng thủ của Ukraine và gia tăng tối đa sức ép kinh tế nhằm vào Nga. Ông cũng kêu gọi theo đuổi các giải pháp ngoại giao để giảm leo thang căng thẳng với sự tham gia đầy đủ của Chính phủ Ukraine, tăng cường an ninh tại khu vực châu Âu - Đại Tây Dương và ngăn chặn các hoạt động của Nga ở Ukraine.

    Theo kế hoạch, Thủ tướng Johnson sẽ có cuộc thảo luận với lãnh đạo các nước thuộc Nhóm Visegrad (V4 gồm CH Séc, Slovakia, Hungary và Ba Lan) vào ngày 8/3. Văn phòng thủ tướng Anh cho biết trong bối cảnh hàng triệu người Ukraine rời khỏi đất nước để tránh xung đột, nhóm V4 là các quốc gia phải trực tiếp đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn.

    Liên quan vấn đề trên, hãng tin AFP ngày 5/3 đưa tin Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng Trung Quốc cần đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Nga-Ukraine, trong bối cảnh các cường quốc phương Tây không thể đảm đương vai trò này. 

    Trả lời phỏng vấn của tờ El Mundo (Tây Ban Nha), ông Borrell nhấn mạnh rằng "ngoại giao không chỉ ở châu Âu hay châu Mỹ. Ngoại giao của Trung Quốc có một vai trò trong vấn đề này". Theo ông, cả Mỹ lẫn châu Âu đều không thể đóng vai trò trung gian, nhưng "Trung Quốc thì có thể".

    Ông Borrell cũng loại trừ việc khôi phục đàm phán theo định dạng Normany (cơ chế đàm phán bốn bên gồm Pháp, Đức, Nga, Ukraine về khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine).  

    Trước đó, Nga và Ukraine đã tổ chức hai vòng đàm phán, vào ngày 28/2 và 3/3. Nhà đàm phán của Ukraine David Arakhamia ngày 5/3 cho hay các cuộc đàm phán giữa Nga-Ukraine sẽ được nối lại vào ngày 7/3. 

    Trong một phát biểu mới đây về tình hình Ukraine, Đại sứ Trương Quân, Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh ưu tiên trước mắt là tất cả các bên liên quan thực hiện các biện pháp kiềm chế cần thiết, ngăn tình hình diễn biến xấu đi trong khi đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao nhằm hướng tới một giải pháp chính trị.

    Ông khẳng định Trung Quốc hoan nghênh việc bắt đầu các cuộc đối thoại và đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, cho rằng Ukraine nên đóng vai trò là cầu nối đối thoại giữa phương Đông và phương Tây.

    Đại sứ Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh mọi hành động của LHQ và các bên liên quan của cộng đồng quốc tế cần ưu tiên hòa bình, sự ổn định của khu vực và an ninh chung cho tất cả mọi người, đồng thời phải giúp giảm leo thang căng thẳng và tạo thuận lợi cho một giải pháp ngoại giao.

    Theo Independent

  • nga khoa van khi dot

    Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.

    Hãng tin RT (Nga) ngày 5/3 (theo giờ địa phương) thông báo: "Đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây, điều đó có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn".

    Theo hãng tin Nga, Moscow đang đáp ứng gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu thông qua đường ống này và việc ngừng cung cấp có thể khiến giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt.

    "Vật giá ở một số quốc gia châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga", RT nhấn mạnh thêm.

    Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Nga đóng van khí đốt, châu Âu, đặc biệt là Đức sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.

    Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi từng cảnh báo, "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Không có quốc gia riêng rẽ nào có thể thay thế Nga làm được điều này".

    Theo ông al-Kaabi, sản lượng khí đốt của các nguồn cung, bao gồm Qatar hầu như gắn liền với các hợp đồng dài hạn của các đối tác châu Á nên rất khó để chuyển hướng khối lượng khổng lồ này sang châu Âu trong chốc lát.

    Tuy nhiên, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung chỉ ra rằng ngay cả khi Nga quyết định ngừng xuất khẩu khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây thì Đức vẫn có đủ trữ lượng khí đốt cho đến cuối mùa đông này.

    Trong năm qua, 10% sản lượng điện của Đức được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, trong khi 88,4% lượng khí đốt được nhập khẩu và gần một nửa lượng khí đốt nhập khẩu đến từ Nga.

    Khí đốt tự nhiên vẫn là một giải pháp quan trọng

    Sản xuất điện bằng khí đốt vẫn là một giải pháp quan trọng trong thời kỳ quá độ khi các công ty lớn của Đức tìm cách phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo. Bất chấp tầm quan trọng của dự án này, các nhà hoạch định chính sách của Đức vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của Nga.

    Không giống như các nước láng giềng khác, ngay từ đầu Đức không có kho chứa khí thiên nhiên được hóa lỏng LNG. Sau nhiều năm trì hoãn dự án, có vẻ như một kho chứa cho mục đích này sẽ được xây dựng ở bang Lower Saxony, miền bắc nước Đức.

    Tuy nhiên, quá trình phê duyệt dự án sẽ mất ít nhất một năm hoặc một năm rưỡi, đó là lý do tại sao các nhà cung cấp năng lượng của Đức sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các kho chứa đặt tại các nước láng giềng như một giải pháp trung hạn.

    Tờ Süddeutsche Zeitung cảnh báo, khí đốt của Nga là một vũ khí nguy hiểm và sự phụ thuộc của Đức vào nguồn nguyên liệu thô của Nga có thể khiến nước này phải trả giá rất lớn. Đồng thời, tờ này cũng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho châu Âu, lục địa này cần tìm các lựa chọn thay thế, ngay cả khi chúng có giá cao hơn.

    nga khoa van khi dot
    Đức đã quyết định sẽ xây dựng hai thiết bị đầu cuối LNG nhưng các nhà phê bình cho rằng đó là khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch nên không bền vững. Ảnh: Tass

    Mỹ nỗ lực để lấp đầy sự thiếu hụt

    Hiện tại, rất khó để tìm ra các giải pháp thay thế cho việc vận chuyển khí đốt từ bên trong châu Âu, vì Na Uy đã đạt công suất tối đa từ rất lâu trước cuộc khủng hoảng và Hà Lan muốn ngừng sản xuất sau trận động đất ở Groningen.

    Süddeutsche Zeitung cho biết, trong bối cảnh này, Mỹ đã nỗ lực việc lấp đầy sự thiếu hụt nguyên liệu của các đồng minh trong mùa đông này, phần lớn là nhờ sản lượng dầu khí đá phiến tăng lên. Mỹ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất, điều này cho phép các nước phương Tây tránh được tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay.

    Vào cuối tháng 2, châu Âu là điểm đến số 1 cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ trong tháng thứ ba liên tiếp. Vào tháng 1, 3/4 tổng lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Mỹ đã vượt Đại Tây Dương sang châu Âu, gấp đôi lượng cung cấp trong cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nhiều nhà lập pháp Mỹ hiện đang thúc đẩy cắt giảm xuất khẩu để hạn chế tăng giá tại thị trường nội địa Mỹ.

    Đây là một trong những lý do tại sao Tổng thống Joe Biden đã chào đón nồng nhiệt Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đến Nhà Trắng hồi tháng 1 vừa qua, thậm chí tuyên bố Qatar là một đồng minh lớn của Mỹ ngoài NATO. Quốc gia Trung Đông này dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc khủng hoảng khí đốt để trở thành nhà cung cấp khí đốt chính của EU.

    Nhưng không rõ liệu điều này có sớm xảy ra hay không. Ông George Zuckerman thuộc tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel cho biết, châu Âu vẫn chưa phải là thị trường ổn định cho LNG, chẳng hạn như Đức có kế hoạch sản xuất 80% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

    Mặt khác, Qatar cũng giống như Mỹ, coi trọng các giao dịch dài hạn hơn là chỉ đóng vai trò tạm thời trong việc lấp đầy khoảng trống. Lý do là bởi chi phí đầu tư vào sản xuất và chuyển đổi LNG khá cao.

    Việc sản xuất LNG đòi hỏi phải làm lạnh khí đến -162 độ cho đến khi thể tích thành phẩm so với thể tích ban đầu đạt tỷ lệ 1:600, đây cũng là điều kiện tiên quyết để lưu trữ và vận chuyển trong các thùng chứa đặc biệt.

    Đa dạng hóa các nguồn năng lượng

    Báo Đức cho biết, vào đầu năm 2022, một số điểm đến xuất khẩu LNG cũng đã được chuyển hướng từ Đông Á sang Châu Âu khi Tổng thống Biden cố gắng thuyết phục Hàn Quốc và Nhật Bản chấp nhận vấn đề này. Vấn đề chính là Qatar đã thảo luận về sản lượng và ký kết hợp đồng mua bán với nhiều nước, bao gồm Trung Quốc.

    Tuần trước, Đại sứ Qatar tại Đức tuyên bố Qatar sẵn sàng giúp nước này đa dạng hóa các nguồn năng lượng và ông hoan nghênh các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Berlin và Doha.

    Tại một hội nghị thượng đỉnh của các nhà sản xuất khí đốt vào tuần trước tại thủ đô Doha, Quốc vương Qatar thông báo sẽ nâng sản lượng khai thác từ 77 triệu tấn hiện tại lên 126 triệu tấn.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi cho rằng, châu Âu không nên quá kỳ vọng về việc dựa vào Qatar như một giải pháp quá độ.

    "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu . Không có quốc gia riêng rẽ nào có thể thay thế Nga làm được điều này", ông al-Kaabi nói rằng, sản lượng LNG của Qatar hầu như gắn liền với các hợp đồng dài hạn của các đối tác châu Á nên rất khó để chuyển hướng khối lượng khổng lồ này sang châu Âu trong chốc lát.

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

  • nguoi ukraine tro ve bao ve to quoc

    Hôm 5/3, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đã có hơn 66.000 người đàn ông Ukraine trở về từ nước ngoài để bảo vệ đất nước khi Nga tiếp tục cuộc xâm lược.

    Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Cuộc xâm lược đã khiến nhiều công dân Ukraine, cả trong và ngoài nước, tình nguyện tòng quân để chiến đấu bảo vệ đất nước.

    Theo Oleksii Reznikov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ít nhất 66.224 người đàn ông Ukraine sống ở nước ngoài sẽ về nước tham gia cuộc chiến.

    “66,224,” ông Reznikov đã tweet vào sáng sớm thứ Bảy. “Đó là số lượng đàn ông từ nước ngoài trở về vào lúc này để bảo vệ Tổ quốc của họ khỏi quân xâm lược… Người Ukraine, chúng ta là bất khả chiến bại! #FightLikeUkrainian.”

    Cuộc chiến cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm binh sĩ từ cả hai quốc gia, mặc dù số người thiệt mạng chính xác vẫn còn gây tranh cãi. Nga cho biết hôm thứ Tư rằng 498 binh sĩ Nga đã chết, trong khi 1.597 người khác bị thương kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Reuters đưa tin. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky nói rằng ít nhất 9.000 quân Nga đã thiệt mạng.

    Ukraine cho biết số binh sĩ thiệt mạng của họ dưới 500, trong khi Nga tuyên bố rằng hơn 2.870 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay.

    Trong khi đó, ít nhất 351 dân thường – bao gồm cả trẻ em – đã thiệt mạng ở Ukraine, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Ukraine đưa ra số người chết cho đến nay là hơn 2.000.

    Ukraine trước đó cũng đã tuyên bố thành lập quân đoàn “quốc tế” dành cho các tình nguyện viên ở nước ngoài muốn đến Ukraine hỗ trợ chống quân xâm lược Nga.

    Theo quan chức quốc phòng tại Đại sứ quán Ukraine ở Washington D.C, cho đến nay họ đã nhận được hơn 3.000 đơn xin gia nhập của các công dân Mỹ muốn tham gia cuộc chiến chống Nga.

    Ngoại trưởng Vương quốc Anh Liz Truss hôm Chủ nhật cũng cho biết bà ủng hộ những cá nhân người Anh muốn đến và chiến đấu ở Ukraine.

    Trong một video phát biểu hôm thứ Năm, ông Zelensky nói rằng 16.000 tình nguyện viên nước ngoài đã sẵn sàng chiến đấu cùng với người Ukraine.

    Đáp lại việc Ukraine thành lập quân đoàn nước ngoài mới, một phát ngôn viên của quân đội Nga nói rằng Moscow sẽ không đối xử với những người tình nguyện này giống như đối với binh lính Ukraine, đe dọa họ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề hơn nếu bị bắt.

    “Tôi muốn đưa ra một tuyên bố chính thức rằng không ai trong số những người lính đánh thuê mà phương Tây cử đến Ukraine để chiến đấu cho chế độ dân tộc chủ nghĩa ở Kyiv có thể được coi là chiến binh theo luật nhân đạo quốc tế hoặc được hưởng quy chế tù nhân chiến tranh”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Năm, hãng thông tấn Tass của Nga đưa tin.

    Ông Konashenkov tiếp tục, nói rằng “họ có thể bị truy tố như tội phạm.” Ông cảnh báo các công dân nước ngoài “hãy suy nghĩ trước hàng chục lần” trước khi lên đường chiến đấu cùng với người Ukraine.

    Theo Trithucvn

  • Theo thông tin từ tờ The Times, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thoát khỏi các vụ ám sát của Nga ít nhất 3 lần trong tuần qua.

    The Times chỉ ra rằng hai nhóm khác nhau đã được cử đi để lấy mạng ông Zelensky, bao gồm nhóm lính đánh thuê do Điện Kremlin hậu thuẫn là Nhóm Wagner (Wagner Group) và Lực lượng đặc biệt Chechnya (Chechen Special Forces). Hoạt động của cả 2 nhóm này đều bị cản trở bởi tin báo từ các nhân vật phản chiến trong Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

    Tại thủ đô Kyiv của Ukraine, lính đánh thuê thuộc Wagner Group được cho là đã bị tổn thất trong nỗ lực ám sát ông Zelensky. Theo thông tin, những lính đánh thuê này được cho là bị sốc trước dự đoán chính xác của người Ukraine về hành động của họ. Một nguồn tin thân cận với Wagner Group cho biết, đội ngũ an ninh của ông Zelensky dường như biết rõ về vụ ám sát.

     methode times prod web bin 3d509750 9b2e 11ec 8194 a993851c15ba
    Ông Zelensky tại một cuộc phỏng vấn ở Kyiv vào hôm 2/3. Ông bắt đầu cập nhật tin tức từ những địa điểm bí mật thay vì các địa điểm bên ngoài như trước đây.

    The Times đưa tin, những người Nga phản chiến đã thông báo cho các quan chức Chính phủ Ukraine thông tin tình báo về các cuộc tấn công đã được lên kế hoạch, để ông Zelensky tránh được hành động ám sát.

    Ông Oleksiy Danilov, Tổng thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine (NSDC), cho biết trên kênh truyền hình quốc gia: “Chúng tôi đã nhận được thông tin (từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga) rằng họ không muốn can dự vào cuộc chiến đẫm máu này”.

    TT Zelensky bác cáo buộc ông đã trốn chạy khỏi Ukraine 

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Sáu (4/3, giờ địa phương) đã đăng video trên tài khoản Instagram cá nhân nói rằng ông vẫn ở thủ đô Kyiv và chưa có rời khỏi đất nước.

    “Suốt hai ngày qua có thông tin nổi lên nói rằng tôi đã trốn chạy đi đâu đó, trốn chạy khỏi Ukraine, khỏi Kyiv, khỏi văn phòng của tôi. Như quý vị có thể nhìn thấy, tôi vẫn ở đây, vẫn ở tại vị trí của tôi, Andriy Borisovich là đây. Không có ai trốn chạy đi đâu hết. Chúng tôi đang làm việc ở đây”, ông Zelensky nói trong video.

    “Chúng tôi thích đi dạo tập thể dục, nhưng hiện giờ chúng tôi không có thời gian để làm việc đó”, ông Zelensky nói đùa. “Làm việc. Vinh quang cho Ukraine”, vị tổng thống sinh năm 1978 nhấn mạnh.

    Trong diễn biến khác, liên quan đến chiến sự tại Ukraine, BBC cho biết thường dân sẽ sớm được sơ tán khỏi thành phố Mariupol vốn đang bị quân Nga bao vây.

    Dưới đây là một số thông tin BBC có được từ hội đồng thành phố Mariupol.

    * Thỏa thuận ngừng bắn tại thành phố Mariupol sẽ kéo dài từ 9:00 đến 16:00 ngày thứ Bảy (5/3, giờ địa phương).

    * Hoạt động sơ tán thường dân sẽ bắt đầu từ 11:00 ngày thứ Bảy (5/3, giờ địa phương).

    * Tuyến hành lang nhân đạo sẽ từ Mariupol tới Zaporizhzhia, thành phố ở miền Tây.

    * Các chuyến xe buýt sẽ rời thành phố Mariupol ở ba địa điểm và các phương tiện giao thông cá nhân cũng sẽ được phép di chuyển theo tuyến đường được phép.

    * Hội đồng thành phố Mariupol yêu cầu các tài xế tận dụng tất cả các chỗ ngồi trên xe để giúp người dân di tản.

    * Tuyệt đối cấm các phương tiện di chuyển khỏi Mariupol theo các tuyến đường không được phép.

    TrithucVn (Theo CNA)

  • catch p 1

    Doanh nhân người Nga đang treo thưởng 1 triệu USD cho bất kỳ sĩ quan quân đội nào bắt được Tổng thống Nga Vladimir Putin dù “sống hay chết” vì phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược Ukraine.

    Alex Konanykhin, một doanh nhân và cựu nhân viên ngân hàng hiện đang sống tại Mỹ, đã đăng thông báo về số tiền thưởng lên mạng xã hội khi Nga bước vào ngày thứ 7 xâm lược quốc gia láng giềng. 

    Trong khi các chính phủ và nhiều công ty phương Tây đã đáp trả cuộc xâm lược bằng cách trừng phạt kinh tế ông Putin và giới cầm quyền của Nga, doanh nhân Konanykhin lại đặt mục tiêu trực tiếp hơn vào nhà lãnh đạo Nga.

    Ông Konanykhin cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Ba rằng ông hứa sẽ trả cho bất kỳ sĩ quan nào số tiền 1 triệu USD nếu bắt giữ “Putin như một tội phạm chiến tranh theo luật pháp của Nga và quốc tế.”

    “Là một người Nga và là một công dân Nga, tôi coi nhiệm vụ đạo đức của mình là tạo điều kiện cho việc phi ph.át x.ít hóa nước Nga”, ông Konanykhin nói trong bài đăng. 

    catch p 1
    Bài đăng của Alex Konanykhin trước khi ông xóa ảnh vì “vi phạm chính sách của Facebook” – Ảnh chụp màn hình.

    Konanykhin, người có bức ảnh đại diện mặc áo phông với màu vàng và xanh của quốc kỳ Ukraine, cho biết trong bài đăng của mình rằng ông sẽ tiếp tục “hỗ trợ Ukraine trong những nỗ lực anh hùng để chống lại cuộc tấn công dữ dội của quân đội Putin.” 

    Trước đó, ông Konanykhin đã đăng trên LinkedIn một bức ảnh của ông Putin với dòng chữ “Truy nã: Sống hay chết. Vladimir Putin vì tội giết người hàng loạt”, theo The Jerusalem Post. Bài đăng này sau đó đã bị gỡ xuống.

    Ông Konanykhin nói thêm rằng ông Putin lên nắm quyền “là kết quả của một hoạt động đặc biệt nhằm thổi bay các tòa nhà chung cư ở Nga, sau đó vi phạm Hiến pháp bằng cách loại bỏ tự do bầu cử và giết đối thủ của mình.”

    Ông Konanykhin đã thành lập hơn 100 công ty vào năm 25 tuổi, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Nga, theo một bài báo năm 1996 trên tờ The Washington Post. Ông Konanykhin hiện ngụ tại Thành phố New York và là Giám đốc điều hành của TransparentBusiness, một nền tảng kinh doanh kỹ thuật số.

    Nhiều tỷ phú Nga có liên hệ mật thiết với TT Putin bị “tịch thu” tài sản ở châu Âu, Mỹ

    Nhiều tỷ phú, nhà tài phiệt người Nga có mối liên hệ mật thiết với Tổng thống (TT) Nga Vladimir Putin đã và đang đứng trước nguy cơ bị kiểm soát tài sản ở châu Âu, Mỹ. Theo tin công bố, 3 siêu du thuyền của các nhà tài phiệt Nga đã bị tịch thu hoặc cấm ra khỏi nơi neo đậu tại Ý, Pháp, Đức.

    cccc
    Dilbar là chiếc siêu du thuyền lớn nhất thế giới tính theo tải trọng tàu, được hạ thủy vào tháng 5/2016. (Ảnh: Massimo Campanari/Shutterstock)

    Theo tin tức của CNBC, ít nhất hai siêu du thuyền thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga đã bị chính quyền Liên minh châu Âu bắt giữ kể từ khi lệnh trừng phạt áp dụng cho một số nhân vật cao cấp có mối liên hệ gần gũi với TT Nga Vladimir Putin.

    Mới đây, “Lady M” – một du thuyền thuộc sở hữu của nhà tài phiệt giàu có nhất nước Nga đã bị tịch thu ở cảng Imperia (Ý) vào ngày 5/3.

    Một cố vấn truyền thông của Thủ tướng Ý Mario Draghi đã xác nhận trong một tweet rằng siêu du thuyền Lady M là tài sản của tỷ phú bị trừng phạt Alexei Mordashov.

    Video cho thấy chính quyền Ý bao vây du thuyền. Ông Mordashov là Giám đốc điều hành của công ty thép Severstal, có tài sản ròng gần 30 tỷ USD và gần đây đã bị Liên minh châu Âu trừng phạt sau khi Nga xâm lược Ukraine. Theo trang Superyacht Fan, du thuyền Lady M trị giá hơn 50 triệu USD và dài hơn 61 m.

    Trước đó, siêu du thuyền “Dilbar” của tỷ phú và ông trùm kinh doanh Nga Alisher Usmanov đã bị chính quyền Đức hạn chế rời khỏi nơi neo đậu hôm thứ Năm (ngày 3/3), theo một quan chức không tiết lộ danh tính phụ trách vấn đề này.

    Vị này cho biết siêu du thuyền Dilbar chưa chính thức bị tịch thu mà chỉ không được phép di chuyển khỏi vị trí hiện tại ở thành phố cảng Hamburg của Đức. Người này nói thêm rằng nhiều biện pháp sẽ được thực hiện sau.

    Chiếc siêu du thuyền Dilbar được đặt theo tên của mẹ ông Usmanov, chiều dài hơn 152,4 m và được trang bị hồ bơi trong nhà lớn nhất từng được lắp đặt trên một chiếc tàu tư nhân. Bộ Tài chính Mỹ ước tính giá trị hiện tại của siêu du thuyền Dilbar là khoảng 735 triệu USD.

    Chính quyền Pháp đã tịch thu chiếc du thuyền Amore Vero mà họ cho là có liên quan đến tỷ phú Nga Igor Sechin – CEO của Công ty Dầu khí nhà nước Rosneft. Trước đây, ông Sechin từng là Phó Thủ tướng Nga trong chính phủ của ông Putin. Tạp chí Forbes báo cáo rằng ông Sechin được biết đến trong giới kinh doanh Nga là “Darth Vader”.

    Không chỉ tại châu Âu, Mỹ đã nhắm đến tỷ phú Usmanov và siêu du thuyền của ông này vào thứ Năm khi chính quyền Biden tuyên bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với giới tinh hoa Nga có quan hệ với Điện Kremlin.

    Bộ Tài chính Mỹ viết trong một thông cáo rằng ông Usmanov thân thiết với TT Nga Vladimir Putin và “mối quan hệ với Điện Kremlin làm ông Usmanov trở nên giàu có và thụ hưởng lối sống xa xỉ”.

    Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ liệt kê siêu du thuyền của ông Usmanov là tài sản bị chặn. Điều đó có nghĩa là bất kỳ giao dịch nào liên quan đến du thuyền như: bảo trì, thuê thủy thủ đoàn, thanh toán phí cập cảng,… được thực hiện với người Mỹ hoặc bằng đô la Mỹ đều bị cấm.

    Động thái nhắm mục tiêu vào các tài sản này diễn ra khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố một lực lượng đặc nhiệm mới sẽ giúp thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với các nhà tài phiệt Nga. Lực lượng đặc nhiệm sẽ sử dụng các công cụ khác nhau như: truy tìm tiền điện tử, theo dõi tài sản để thu giữ và truy tố những người vi phạm lệnh trừng phạt.

    Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tàn khốc đối với ông Putin và các tổ chức tài chính quan trọng của Nga, bao gồm cả ngân hàng trung ương của quốc gia này.

    Theo TrithucVn (theo CNBC)

  • ong bo bi goi tong quan 1
    Tymofii Dmytrenko cùng vợ Iryna và 2 con từ Anh bay về Ukraine để đi trượt tuyết. Ảnh: Tymofii Dmytrenko / SWNS

    Một ông bố đưa cả gia đình từ Anh quốc về Ukraine nghỉ dưỡng, nhưng chuyến đi vui vẻ đã trở nên đáng sợ khi anh được kêu gọi tòng quân để chống trả lính Nga. 

    Anh Tymofii Dmytrenko, 39 tuổi, là một chuyên gia IT. Cả gia đình đã rời Anh vào ngày 18/2 để đến Kyiv, họ lên kế hoạch đi trượt tuyết và thăm bố mẹ anh trong kì nghỉ 10 ngày. 

    Nhưng sau khi nghe Tổng thống Biden cảnh báo về nguy cơ xâm lược, gia đình anh đã cắt ngắn kì nghỉ và cố gắng đi tới biên giới. Anh giúp vợ Iryna (36 tuổi) và 2 con (11 và 15 tuổi) vượt qua biên giới đến Slovakia. 3 mẹ con sau đó đã trở về Anh quốc. 

    Tuy nhiên Anh Tymofii phải ở lại để gia nhập quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Tất cả đàn ông Ukraine tuổi từ 18-60 đều được yêu cầu ở lại để chiến đấu, theo thiết quân luật. 

    ong bo bi goi tong quan 1
    Anh Tymofii hiện đang nằm trong đội hình dự bị của Ukraine. Ảnh: Tymofii Dmytrenko / SWNS

    Anh nói: ''Tôi nghĩ mình sẵn sàng để chiến đấu vì đất nước, nhưng cảm xúc của tôi khá lẫn lộn. Tôi chưa bao giờ cầm súng hay bắn súng, tôi không có kĩ năng quận sự nào cả. Vì không được huấn luyện chính quy, tôi cảm giác mình giống như một túi thịt vô dụng. Điều đó khá đáng sợ, tôi không biết chiến tranh sẽ diễn biến tới đâu''. 

    ''Nhiều người vẫn còn rất sốc. Chúng tôi vẫn không hiểu vì sao chiến tranh lại diễn ra ngay giữa châu Âu, sát gần bên Liên minh châu Âu. Chúng tôi có bố mẹ sống ở Ukraine, chúng tôi thường kết hợp những kì nghỉ để thăm gia đình và bạn bè''.

    ''Gia đình tôi đến Kyiv vào ngày 18/2 và trải qua 2 ngày ở đây, sau đó chúng tôi đến resort trượt tuyết và dành vài ngày ở đó. Nhưng mọi thứ thay đổi quá nhanh, chúng tôi quyết định tốt hơn hết là bay về Anh. Chúng tôi đã hủy vé khứ hồi để mua vé mới khởi hành vào ngày 25/2''.

    Tuy nhiên, kế hoạch của anh đã bị đảo lộn 1 ngày trước khi lên máy bay trở lại Anh, vì ngày 24/2 Nga đã tiến quân đánh Ukraine. Anh Tymoffi, cũng giống như hàng triệu người tị nạn, bị kẹt ở miền tây Ukraine nhưng họ cố gắng đón một chiếc taxi đến Uzhhorod, gần biên giới Slovakia.

    Anh nói: ''Chúng tôi xếp hàng gần 4 tiếng để đổ xăng vì khi taxi tới, bình xăng đã gần cạn. Dòng xe xếp hàng đổ xăng dài dằng dặc. Rồi chúng tôi tới được Uzhhorod, phải chờ 2 tiếng để đón xe buýt''.

    Sau đó anh liên hệ một người bạn sống ở thành phố gần đó, và 1h sáng ngày 25/2, họ tới đón gia đình anh và cho ngủ qua đêm. Sáng sớm hôm sau, anh cố gắng đặt vé cho vợ và 2 con đón xe buýt đến một thị trấn nhỏ gần biên giới với Slovakia.  Anh không thể đi với họ do thiết quân luật. 

    Anh nói: ''Tôi đưa vợ con lên xe buýt lúc 4h sáng, đó là một khoảnh khắc vô cùng đau đớn. Ai cũng khóc, mấy đứa nhỏ và vợ tôi đều khóc. Mấy tiếng sau khi họ đi rồi tôi vẫn còn khóc. Nhưng may mắn vợ con tôi đã qua biên giới an toàn''.

    Sau khi nói lời tạm biệt, anh đến văn phòng đăng ký tòng quân, nơi anh được đưa vào đội dự bị trong cuộc chiến chống lại quân đội Nga. 

    Viethome (theo Manchestereveningnews)

  • Trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin và Nga vì vấn đề Ukraine sẽ khiến phương Tây phải trả giá trên sân nhà, bởi vì để đánh vào chỗ hiểm của Nga, phương Tây sẽ phải tự làm tổn thương tất cả, CNN bình luận ngày 23/2.

    Nga là quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, vì vậy nhiều nước phụ thuộc vào hàng xuất khẩu Nga. Trên thực tế, hơn một phần ba lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc vào Nga.

    Đó là lý do việc Đức đình chỉ chứng nhận đường ống Nord Stream 2 cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức gây nhiều ấn tượng mạnh. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói về sự phụ thuộc của EU.

    Hôm thứ Ba, ông Medvedev đăng trên Twitter: “Chào mừng bạn đến với thế giới mới dũng cảm, nơi người châu Âu sẽ sớm trả 2.000 euro cho 1.000 mét khối khí đốt tự nhiên” (tức gấp đôi giá hiện nay).

    trang chet chua cung bang ha
    Tuyến đường ống Nord Stream 2 từ Nga xuyên biển Baltic đến Đức mà không đi qua Ukraine như tuyến đường ống cũ Nord Stream. Đồ họa: Kyiv Post.

    Cách hiệu quả nhất để nhắm vào Nga bằng các lệnh trừng phạt là cắt nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên cho phương Tây. Nhưng điều đó có thể kích động tăng giá nhiên liệu cao hơn nữa và gây tổn thương nhiều hơn cho người tiêu dùng.

    Giá dầu đã ở gần mức cao nhất trong 8 năm qua và là động lực chính của lạm phát. Thực tế đó đang gây ra nhiều thiệt hại về mặt chính trị và các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ khó mà tung đòn kiểu “Trạng chết chúa cũng băng hà” như vậy.

    Nhà phân tích chính trị Josh Rogin nói: “Tổng thống Mỹ phải lo lắng về các cuộc thăm dò trong nước khi ông ấy sắp bước vào mùa bầu cử mới và các nhà lãnh đạo ở châu Âu cũng có những ràng buộc chính trị trong nước. Điều đó cuối cùng sẽ giới hạn phạm vi phản ứng, phạm vi hành động mà các đồng minh có thể thực hiện để đáp lại các động thái của ông Putin. Tất nhiên, ông Putin biết điều đó. Đó là thực tế của các nền dân chủ và đó là một lợi thế cho ông Putin mà ông ấy chắc chắn sẽ khai thác”.

    Nhà Trắng và các đồng minh đã công bố vòng trừng phạt đầu tiên của họ - đối với hai ngân hàng, nợ chính phủ và một số nhà tài phiệt Nga. Sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt nếu Tổng thống Putin không xuống thang.

    Làm sao đảm bảo nguồn cung dầu khí?

    Tổng thống Biden thừa nhận các lệnh trừng phạt cũng sẽ gây thiệt hại cho người Mỹ. “Bảo vệ tự do cũng sẽ gây tổn hại cho chúng ta và ở đây là trên sân nhà”, ông Biden nói hôm thứ Ba. Theo ông, đối phó chi phí năng lượng cao hơn là điều cực kỳ quan trọng.

    “Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ nguồn cung cấp năng lượng xem có bất kỳ sự gián đoạn nào không và thực hiện kế hoạch phối hợp với các nhà tiêu thụ và nhà sản xuất dầu lớn nhằm đầu tư tập thể để đảm bảo sự ổn định và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu”, Tổng thống Biden nói.

    Điều đó có thể có nghĩa là gì? Gây áp lực buộc các nhà sản xuất phải mở kho, phối hợp giải phóng các kho dự trữ dầu chiến lược với các đồng minh, miễn thuế khí đốt hoặc ưu đãi cho các nhà sản xuất đá phiến trong nước.

    Nhưng công cụ của tổng thống có hạn. Ông Rogin nói: “Chúng ta có đòn bẩy, ông Putin có đòn bẩy và khi tất cả chúng ta đã tận dụng tất cả các đòn bẩy của mình, chúng ta sẽ quay trở lại con số không tròn trĩnh. Khả năng thao túng thị trường năng lượng của người Nga sẽ luôn lớn hơn khả năng giảm thiểu những thao túng đó của người châu Âu”.

    Trong khi đó, Greg Valliere của công ty quản lý đầu tư AGF Investments (trụ sở ở Canada) nói với khách hàng rằng, Nga có thể ra đòn với ba mục tiêu chính: “Đẩy phần lớn phương Tây vào cuộc khủng hoảng kinh tế lạm phát cao; chia rẽ Mỹ giữa những người theo chủ nghĩa cô lập và những người theo chủ nghĩa quốc tế, và phát động một cuộc chiến tranh mạng nhằm vào Mỹ và Kiev, làm gián đoạn mọi thứ từ máy ATM tới phòng họp của công ty”.

    Theo Tiền Phong

  • dan anh quyen gop cho ukraine

    Tấm lòng tương thân tương ái của người dân Anh đã được khen ngợi sau khi 55 triệu bảng được quyên góp chỉ trong vòng 24h nhằm xoa dịu cuộc chiến ở Ukraine. 

    Ủy ban Thảm họa Khẩn cấp (Disasters Emergency Committee) cho biết đây là một sự hỗ trợ đáng kinh ngạc dành cho những người mà cuộc sống đã bị đảo lộn hoàn toàn do chiến tranh. 

    Hàng trăm ngàn người đã tham gia quyên góp chỉ trong vòng vài giờ, bao gồm cả Nữ hoàng Anh. Quỹ từ thiện xác nhận Nữ hoàng đã đóng góp ''một khoản rất lớn'', cùng với Thái tử Charles và Hoàng tử William.

    Con số này đã bao gồm 20 triệu bảng được chính phủ hỗ trợ như một phần của sáng kiến UK Aid Match, nhằm hỗ trợ những người nghèo khổ và dễ bị tổn thương. 

    Giám đốc điều hành Saleh Saeed cho biết: ''Chúng tôi vô cùng biết ơn tấm lòng nhân đạo của những người dân Anh đã quyên góp vào dự án hỗ trợ khẩn cấp cho đất nước Ukraine. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tấm lòng vàng của Hoàng gia Anh, cũng như các đài phát sóng và những người nổi tiếng đã tham gia các chương trình thiện nguyện thu hút hàng triệu người theo dõi''.

    Vào thứ Sáu, Tesco cũng thông báo đã quyên góp được 1 triệu bảng cho Hội Chữ Thập Đỏ. Giám đốc điều hành Jason Tarry cũng tuyên bố thành lập 1 quỷ từ thiện, trong đó mỗi bảng quyên góp từ khách hàng sẽ tương ứng với mỗi đồng siêu thị quyên cho từ thiện giúp Ukraine.

    Cùng lúc này, Hiệp hội Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi một quỹ toàn cầu với mục tiêu 43.2 triệu bảng nhằm hỗ trợ y tế cho những người ở Ukraine cũng như người tị nạn.

    Cơ quan Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết 1 triệu người đã rời khởi Ukraine và con số  này sẽ tiếp tục tăng. Liên Hiệp Quốc cảnh báo khủng hoảng tị nạn sẽ vượt qua cả hậu quả của Nội chiến Syria. 

    Bạn có thể quyên góp bằng cách click vào đây.

    Bài liên quan: Một số siêu thị Anh ngừng bán vodka của Nga

    Hai chuỗi siêu thị của Anh đã ngừng bán một nhãn hiệu vodka của Nga, trong đó một công ty mô tả quyết định của họ là "dấu hiệu của tình đoàn kết với người dân Ukraine".

    5vodkaRượu vodka Russian Standard

    Rượu vodka Russian Standard - được chưng ở St Petersburg, sẽ không còn xuất hiện trên các kệ hàng tại Morrisons.

    Co-op cho biết quyết định của họ được đưa ra nhằm đáp trả cuộc xâm lược đang diễn ra vào Ukraine và vì đồ uống này "được tiếp thị công khai là của Nga và được sản xuất ở đó".

    Người phát ngôn của Co-op cho biết: "Để phản đối cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra của lực lượng Nga và bày tỏ dấu hiệu của tình đoàn kết với người dân Ukraine, chúng tôi đã đưa ra quyết định không bán rượu vodka do Nga sản xuất. Loại hàng này sẽ không được dự trữ trong tương lai gần."

    "Các thành viên và khách hàng của chúng tôi cũng có thể hỗ trợ hoạt động nhân đạo giúp đỡ những người phải di dời do xung đột bằng cách quyên góp cho Ủy ban Khẩn cấp Thiên tai (DEC) tại các cửa hàng Co-op. “Chúng tôi xin được chia buồn cùng người dân Ukraine và những người ở Nga phản đối cuộc xâm lược này”.

    Hiện các thương hiệu siêu thị ở các quốc gia châu Âu khác cũng có động thái tương tự.

    Viethome (theo Metro)

  • Các lệnh cấm vận và trừng phạt sẽ khiến các công ty châu Âu chịu thiệt hại nặng.

    Theo New York Times, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Tổng thống Nga Putin vì tấn công Ukraine cũng có thể giáng một đòn mạnh vào các công ty châu Âu, đặc biệt là những công ty cho các hãng hàng không Nga thuê máy bay thương mại.

    Phần lớn máy bay thương mại do các công ty Nga thuê là của các công ty nước ngoài, mà hầu hết các công ty này có trụ sở tại Ireland - một thành viên của Liên minh châu Âu. Những công ty liên quan đã tuân thủ lệnh trừng phạt thông qua việc cấm bán hoặc cho thuê máy bay cho các công ty ở Nga.

    photo1646361095873 1646361096922255332569

    Theo Ishka, một công ty tư vấn chuyên về ngành hàng không, số phận của hàng trăm chiếc máy bay trị giá khoảng 12 tỷ USD đang bị đe dọa. Các công ty có trụ sở tại Ireland đặc biệt dễ bị tổn thương, với số lượng máy bay trị giá 4 tỷ đến 5 tỷ USD ở Nga, công ty này cho biết.

    Chính phủ Ireland xác nhận các lệnh trừng phạt cho các công ty cho thuê máy bay có hạn đến ngày 28/3 để chấm dứt các hợp đồng hiện có.

    Nhưng việc lấy lại máy bay sẽ không dễ dàng. Việc thu hồi các máy bay thuê thường được lên kế hoạch trước nhiều năm. Theo New York Times, các hãng hàng không ở Nga có thể không hợp tác hoặc có thể gặp trở ngại từ ông Putin. Một rủi ro khác là châu Âu và Nga đã đóng cửa không phận của họ đối với máy bay của đối phương. Hay nói cách khác, máy bay châu Âu đang ở Nga không thể cất cánh hợp pháp trên bầu trời Nga.

    Phil Seymour, chuyên gia hàng không của IBA, một công ty tư vấn, cho biết: "Công tác hậu cần sẽ vô cùng phức tạp. Chúng ta cần xử lí thủ tục để hàng trăm chiếc máy bay cất cánh về nước".

    Ông Seymour chỉ ra một số vấn đề mà các công ty sở hữu máy bay hiện phải đối mặt: "Máy bay có thể đi đâu được chứ? Họ [Nga] có gây trở ngại không? Liệu có lệnh nào từ cấp trên yêu cầu họ không hợp tác không?".

    Không thể trở về châu Âu?

    AerCap, công ty cho thuê máy bay thương mại lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ tuân thủ đầy đủ các lệnh trừng phạt về việc ngừng cho các hãng hàng không Nga thuê máy bay.

    Có trụ sở tại Dublin, AerCap có thể là công ty chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ lệnh trừng phạt, với 152 máy bay trị giá gần 2,5 tỷ USD ở Nga và Ukraine, theo IBA. 9 công ty cho thuê khác có trụ sở tại Ireland cũng có máy bay ở Nga.

    Trong một hồ sơ gửi các nhà đầu tư, AerCap cho biết các hợp đồng của họ với các hãng hàng không Nga, theo trang web của họ bao gồm Aeroflot và Rossiya, chiếm khoảng 5% đội bay của họ, tính theo giá trị vào cuối tháng 12.

    Công ty đã thừa nhận vào cuối năm rằng kinh doanh ở những nơi như Nga vốn đã rất rủi ro. AerCap cho biết vào thời điểm đó, việc thu hồi máy bay sẽ rất khó khăn nếu hãng buộc phải hủy hợp đồng vì lệnh trừng phạt của chính phủ.

    "Chúng tôi có thể gặp phải những trở ngại và có khả năng phải chịu chi phí và tổn thất đáng kể khi thu hồi máy bay", công ty cho biết.

    Các chuyên gia hàng không cho biết, đối với một công ty lớn như AerCap - công ty có tài sản 75 tỷ USD vào cuối năm 2021 - thì khoản lỗ vẫn ở ngưỡng có thể chịu được. Nhưng các lệnh trừng phạt có thể tàn phá các công ty có số lượng máy bay nhỏ hơn nhiều và những công ty có mối quan hệ mật thiết với Nga.

    Ngay cả khi các công ty cho thuê máy bay có những khách hàng tốt bụng, đôi khi họ cũng gặp phải vấn đề. Ví dụ, máy bay có thể không còn động cơ được lắp đặt ban đầu vì các hãng hàng không đã thay thế bằng bộ phận khác để bảo trì hoặc các lý do khác.

    Ông Seymour nói: "Việc này có thể rất tốn kém đối với những người cho thuê máy bay.

    Thông thường trước khi một chiếc máy bay được thu hồi, nó phải có nội thất không tì vết, và các thủ tục giấy tờ ghi lại lịch sử bảo trì của nó và mọi vấn đề đều phải đúng trình tự".

    Paul O’Driscoll, nhà tư vấn của Ishka, cho biết nếu các công ty cho thuê không thể khôi phục máy bay của họ, họ sẽ phải gánh chịu tất cả rủi ro liên quan đến máy bay. Một khi hợp đồng bị hủy bỏ, các hãng hàng không Nga không còn phải thanh toán cho máy bay hoặc bảo trì chúng nữa.

    Ông O’Driscoll nói: "Hãng hàng không địa phương được miễn trách nhiệm. Công ty sẽ thực sự bị mắc kẹt và buộc phải để máy bay lại đó."

    Theo cafef

  • Mọi con mắt đều đổ dồn về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.

    Các nhà chức trách Ukraine cho biết vào rạng sáng ngày 4/3, một đám cháy đã bùng phát tại một nhà máy điện hạt nhân nằm ở Enerhodar, đông nam Ukraine, sau khi nó bị vũ khí hạng nặng của Nga bắn vào.

    Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhà máy này có quy mô lớn nhất ở Ukraine. Tại đây chứa 6 trong số 15 lò phản ứng hạt nhân của đất nước.

    Trong khi tất cả đang theo dõi vị trí đám cháy cũng như mức độ ảnh hưởng đến các lò phản ứng và hệ thống làm mát, người phát ngôn của nhà máy điện Andrii Tuz cho biết nhà máy không chịu bất kỳ "thiệt hại nghiêm trọng" nào.

    IAEA dẫn lời quan chức Ukraine rằng vụ hỏa hoạn không làm ảnh hưởng đến bất kỳ thiết bị "thiết yếu" nào. Các nhân viên cũng đang nỗ lực hành động để giảm thiểu thiệt hại.

    no nha may hat nhan 1

    Các cơ quan quản lý hạt nhân cùng các cơ quan chính phủ Mỹ và Ukraine cho biết mức độ phóng xạ ở khu vực hiện tại vẫn bình thường. Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm cho biết các chỉ số bức xạ vẫn ổn định. Bà thông báo trên Twitter rằng: "Các lò phản ứng của nhà máy được bảo vệ bởi các cấu trúc ngăn chặn vững chắc và chúng đang được đóng cửa an toàn".

    Các cuộc giao tranh có thể dẫn đến tình huống xấu nhất là tác động trực tiếp đến các lò phản ứng, làm gián đoạn hệ thống làm mát của nhà máy, gây ra sự cố nóng chảy và giải phóng lượng lớn chất phóng xạ.

    Graham Allison, giáo sư tại Trung tâm Belfer, Đại học Harvard, cho biết tình hình phụ thuộc vào vị trí đám cháy. Không phải tất cả các vụ cháy nhà máy điện hạt nhân đều gây ra hậu quả thảm khốc.

    Theo trang web của nhà máy, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là nhà máy lớn nhất ở châu Âu. Cơ sở này sản xuất 1/5 tổng lượng điện năng tạo ra hàng năm ở Ukraine và chiếm gần 47% sản lượng điện do các nhà máy điện hạt nhân Ukraine sản xuất.

    Ông Zelensky: 'Một vụ nổ hạt nhân sẽ đặt dấu chấm hết cho toàn châu Âu'

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo cuộc pháo kích của Nga nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phải được ngăn chặn ngay lập tức, nếu không châu Âu sẽ phải đối mặt một thảm họa hạt nhân.

    Hãng thông tấn Ukrinform ngày 3-3 (giờ địa phương) đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo cuộc pháo kích của Nga nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phải được ngăn chặn ngay lập tức, nếu không châu Âu sẽ phải đối mặt một thảm họa hạt nhân.

    Phát ngôn trên được Tổng thống Ukraine đưa ra trong một đoạn video đăng trên trang Telegram.

    "Quân đội Nga phải được ngăn chặn ngay lập tức. Hãy nói với các chính trị gia của bạn như vậy. Có 15 đơn vị hạt nhân ở Ukraine. Nếu có một vụ nổ, đó sẽ là dấu chấm hết cho tất cả chúng ta" - ông nói.

    Ông nói thêm rằng chỉ có hành động ngay lập tức của châu Âu mới có thể ngăn chặn quân đội Nga.

    Theo cafef

  • Chủ sở hữu của một công ty boongke ngày tận thế có trụ sở tại Texas (Mỹ) đã chứng kiến ​​sự tăng vọt về doanh số bán hàng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

    Daily Mail đưa tin, Rising S Bunkers là một công ty sản xuất và bán nơi trú ẩn sinh tồn. Phạm vi nhà ở cho mọi sở thích từ boongke mini với giá 39,5 nghìn USD đến boongke quý tộc với giá 8,35 triệu USD, có sức chứa lên đến 44 người. Theo Giám đốc điều hành Rising S Bunkers, ông Gary Lynch, doanh số của boongke bất ngờ tăng 1.000% kể từ thứ Năm (24/2) tuần trước.

    “Tôi thường bán 2 đến 6 boongke mỗi tháng và thường mùa đông là khoảng thời gian tĩnh lặng đối với chúng tôi”, ông Gary chia sẻ.

    Vào ngày đầu tiên của hoạt động quân sự ở Ukraine, Rising S Bunkers đã bán được 5 boongke và ngày hôm sau, ông mua thêm vật liệu để xây dựng các hầm trú ẩn mới.

    nhu cau boongke tang
    Nhu cầu về boongke bất ngờ tăng 1.000%. (Ảnh: Rising S Bunkers)

    “Điện thoại không ngừng đổ chuông”, ông Gary nói với The Sun. Công ty có trụ sở tại Texas đã nhận được yêu cầu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Italy, Anh, Đan Mạch, Nhật Bản và Canada, cũng như Mỹ.

    “Sự quan tâm không chỉ giới hạn ở Mỹ, mà ở khắp mọi nơi trên thế giới”, ông Gary nhấn mạnh. Theo ông Gary, đây không phải là lần đầu tiên công ty nhận thấy nhu cầu đối với các sản phẩm của mình tăng lên.

    “Đừng chế giễu hoặc chỉ trích những người đang sợ hãi. Họ chỉ muốn bảo vệ mình và những người thân yêu trong khoảng thời gian khó khăn này”, ông Gary nói thêm.

    Được biết, các boongke của công ty nằm ở độ sâu chỉ hơn 3 mét dưới lòng đất và có thể được trang bị mặt bằng để trồng rau, trái cây, trung tâm thể dục, thang máy, bể bơi, phòng tắm hơi, rạp hát, khu phức hợp chơi bowling, tiệm giặt là cũng như nhiều trang bị hơn nữa.

    Thiết kế boongke bằng thép dày của Rising S Bunkers được quảng cáo đủ khả năng chống chọi động đất cực mạnh. Bên cạnh một số người muốn xây dựng boongke cho cá nhân là số người khác chọn thiết kế loại hầm trú ẩn cho cả một cộng đồng. Về cơ bản, boongke được trang bị đầy đủ mọi hệ thống cần thiết: điện, nước, thông hơi và cả hệ thống lọc không khí trước sự tấn công hạt nhân và sinh hóa học.

    Ngoài ra, boongke cũng đủ sức chứa lượng thực phẩm dự trữ dùng cho 1 năm hoặc hơn thế nữa. Ngoài ra, những kỹ năng cần thiết cho sự sống còn như là y tế cũng được các nhà phát triển boongke cam kết hỗ trợ.

    Trước đó, ông Gary cho rằng 99,5% khách hàng muốn xây dựng hầm trú ẩn không chỉ đơn giản vì sợ thảm họa mà do tình hình chính trị.

    “Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, doanh thu từ bán hầm trú ẩn tận thế tăng 700% với nhiều khách hàng lo ngại nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên”, ông Gary nói.

    Nói là nơi trú ẩn tận thế nhưng một số khách hàng cũng mua hầm để nghỉ dưỡng cuối tuần, hưởng thụ tuổi già sau khi về hưu hoặc để con cháu thừa hưởng.

    Theo infonet