• Trong khi bạn bè tôi trong nước đập thùng túi Louis Vuitton mới cứng, mua xe hơi “brand new” mới coóng, cà thẻ xài hàng hiệu nóng bỏng tay, Việt kiều Úc như tôi cũng chỉ dám tậu cho mình chiếc túi quèn Novo vài chục đô, mua chiếc xe Mazda 3 cũ đời 2007 xấp xỉ $6000.

    Dù là thợ làm móng tay ở Cabramatta, công nhân vặt lông gà trong nhà máy Springvale, chân khuân vác ở chợ Bankstown, hay cô chạy bàn nhà hàng Footscray, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều. Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng “sang chảnh”, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải sánh hàng đại gia- cho nở mày nở mặt. Bởi vậy mới có chuyện nhiều người ở Úc sắp về Việt Nam, lên eBay mua vội cái túi Louis Vuitton tận bên Trung Quốc để đeo cho sang…

    viet kieu ve que dong dem

    Kiếm tiền đô cực khổ muôn phần

    Xa Việt Nam đã gần 10 năm trời, nhưng số lần về thăm quê của tôi đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần thủ thỉ muốn về ăn Tết với mẹ, bà lại dặn dò “thôi con, tết đừng về, quà cáp, biếu xén, lì xì tốn tiền, đợi thư thư ít bữa qua Tết về cũng được”.

    Những lời dặn dò của mẹ và kỳ vọng của người thân ở quê nhà mỗi khi Việt kiều Úc về nước luôn khiến tôi nặng lòng.

    Là một người qua Úc cưới chồng định cư, bươn trải làm đủ thứ công việc để kiếm sống và hòa nhập cuộc sống nơi xứ người, tôi nhận ra thực tế phũ phàng rằng “kiếm được đồng đô la ở Úc khổ cực muôn phần”, chứ không “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người trong nước vẫn tưởng.

    Thế nhưng dù là thợ làm móng tay, công nhân vặt lông gà trong nhà máy, chân khuân vác ở chợ, hay cô chạy bàn nhà hàng hoặc dân làm farm, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều.

    Họ hàng xa gần, bạn bè vẫn tin tưởng chắc nịch “đi Úc kiếm được tiền đô, hẳn quà cáp mang về sẽ rủng rỉnh”. Thế nhưng mọi người quên rằng kiếm nhiều thì chi nhiều. Tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty, lương thuộc vào hạng kha khá ở Úc là $4000 một tháng, tương đương hơn 70 chục triệu đồng tiền Việt. Con số có vẻ khá to, với cuộc sống ở nhà quê Việt Nam, nhưng với gia đình hai vợ chồng, một con nhỏ, xem chừng chẳng thấm thía vào đâu…

    Tôi nhận ra thực tế phũ phàng rằng “kiếm được đồng đô la ở Úc khổ cực muôn phần”, chứ không “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người trong nước vẫn tưởng.

    Nói ra hẳn nhiều người cho rằng kể lể, nhưng chuyện quà cáp Việt kiều xảy ra cũng vì tư duy sĩ diện hão của nhiều Việt kiều về nước.

    Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng sang chảnh, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải ra dáng đại gia, hàng hiệu giắt quanh người, cho nở mày nở mặt. Bởi vậy mới có chuyện nhiều người sắp về Việt Nam, lên eBay mua vội cái túi Hermes hay LV tận bên Trung Quốc để đeo cho sang. Chuyện quà cáp nặng lòng đến nỗi một chị bạn của tôi sống tại Úc tuyên bố “nếu về mà khỏi tặng quà, năm nào tao cũng về vài lần”.

    Mang chi cái tiếng Việt kiều

    Mỗi lần từ Úc về Việt Nam, tôi thường canh vé giá rẻ trước cả nửa năm trời, với ước mong tiết kiệm được vài trăm đô tiền vé. Một mẹ một con, nhiều khi phải quá cảnh vài tiếng ở Singapore chỉ để có giá vé thấp hơn vài chục đồng. Tiền vé cả ngàn đô cho một chuyến bay về Việt Nam không khiến tôi khiếp đảm bằng số tiền quà cáp, biếu xén cho bà con dòng họ.

    Mua quà cáp không chỉ tính toán đến chuyện tiền nong, mà phải cân đong do đếm xem thứ nào gọn nhẹ để tiện bề vận chuyển.

    Chồng tôi, một người Úc gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc, không thể nào hiểu nổi tại sao mỗi lần tôi về Việt Nam lại thùng to thùng nhỏ, trùng trùng lớp lớp, tay xách nách mang nhiều đến như vậy.

    Chắc ảnh sống ở Úc, nên khó mà hiểu được chuyện người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ ai cũng mong nhận được quà Việt kiều, người này có- người kia không có sẽ tị nạnh.

    Đó là chưa kể anh đồng nghiệp cũ nhờ mua chiếc Iphone 11 mới ra, chị bà con xa nhắc khéo mang về chai nước hoa Chanel, chú hàng xóm nhờ mang giùm ít thịt bò Úc và vài ký cherry ăn lấy thảo…

    Ngay từ Úc trở về Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhận ra mình có nhiều bạn bè lâu không liên lạc quay lại hỏi thăm, và số lượng bà con tự nhiên cũng đông lên “ngùn ngụt”.

    Đó là chưa kể anh đồng nghiệp cũ nhờ mua chiếc Iphone 11 mới ra, chị bà con xa nhắc khéo mang về chai nước hoa Chanel, chú hàng xóm nhờ mang giùm ít thịt bò Úc và vài ký cherry ăn lấy thảo…

    Sau lần đó, tôi chừa hẳn, trước khi về Việt Nam không bao giờ khoe “vé máy bay”, cứ lẳng lặng âm thầm mà hành sự.

    Từ trước khi về Việt Nam vài tháng, tôi đã canh hàng sale trong Chemist warehouse, không có thứ đồ bổ đắt tiền nào mà người Việt mình không biết. Tôi sống ở Úc ngót chục năm, vậy mà còn không biết sữa ong chúa, sụn vi cá mập, nhau thai cừu tốt như thế nào, ấy vậy mà người nhà ở Việt Nam cứ gọi là hiểu biết răm rắp hiệu nào tốt, hàng nào xịn.

    Kem cừu, hạt chia, thuốc bổ, đồ dưỡng da, sữa em bé, nước hoa là những thứ tôi ráng gom góp để dành tặng cho người nào thân thân trong gia đình. Ai quen biết sơ sơ thì hộp kẹo chocolate rẻ tiền, cây son dưỡng môi hoặc cái áo thun Cotton on giảm giá 80%.

    Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng sang chảnh, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải ra dáng đại gia.

    Chồng tôi nhiều lần trố mắt ngạc nhiên khi tôi mua chai nước hoa đắt tiền tặng cho họ hàng, vì theo ảnh “tôi ở Úc mà con không dám xài chai nước hoa đắt như vậy”. Tôi chỉ cười trừ “họ ở Việt Nam, chứ mà còn sang hơn mình”.

    Dù hàng giảm giá có rẻ thế nào, cũng không nên chọn “Made in Vietnam”, người nhận sẽ đánh giá thấp. Còn mua hàng “Made in China” thế nào cũng nhận vài cái bĩu môi.

    Cứ mỗi cuối tuần, mẹ bỉm sữa tôi lại tay xách nách mang bế con ra mấy cửa hàng outlet lặn ngụp tìm hàng sale. Ròng rã mấy tháng trời cho đủ sổ hụi quà về Việt Nam.

    Mỗi lần đến tiết mục đóng thùng cân ký, tháo ra nhét vào là lại nhức đầu. Hành trình về thăm quê sao mà lắm gian nan. Khéo léo đóng gói, hai mẹ con cũng gom được thành hai thùng lớn, ấy là chưa kể nào vali, balô, túi xách nhỏ nhỏ đeo trên mình.

    Về đến phi trường, có lần một anh tài xế grab ở miền Tây lên Sài Gòn hiền khô tỉnh queo hỏi tôi: “Sao em thấy mấy người Việt Nam ở nước ngoài về toàn xách thùng bự bự cột dây chằng chịt không dạ chị? Sao không xài vali cho đẹp như người Tây. Thùng nào thùng nấy bự chà bá lửa!” Tôi nhỏ nhẹ trả lời: “Ờ, tụi chị về Việt Nam, giống mấy em ở Sài Gòn về quê đó, có gì ngon, có gì hay là ráng xách về cho gia đình. Đóng thùng vậy nhẹ hều, xách được quá trời thứ”.

    Dẫu mỗi lần về Việt Nam lo toan bội phần, nhưng đó là quê hương, nơi có gia đình, cha mẹ, nên dù cực mấy, vẫn bấm bụng đi về.

    Nguồn: SBS Vietnamese

  • Chị Hồng Phước, Việt kiều Canada 46 tuổi tranh thủ ba tuần về Việt Nam ăn Tết để làm 20 chiếc răng sứ giá 6.000 USD.

    Chị chọn một trung tâm nha khoa ở quận 1, TP HCM làm răng với lý do chi phí "rẻ đến bất ngờ". Ở TP Red Deer, bang Alberta, chị được báo giá 1.000 USD cho một chiếc răng. Con gái chị Phước chỉ niềng răng cũng tốn 10.000 USD cho hai hàm.

    "Ngoài khám chữa bệnh theo bảo hiểm, các dịch vụ y tế khác đều rất đắt đỏ", Phước nói. "Trong khi đó, dịch vụ y tế ở Việt Nam có chất lượng tương đương mà giá rẻ hơn rất nhiều".

    Chị Phước quê TP HCM, kết hôn và theo chồng sang định cư ở Canada. Lần đầu về Việt Nam năm 2015 một chiếc răng của chị bị hỏng và cần phải trám. Ban đầu chị chần chừ muốn về Canada làm nhưng được người quen giới thiệu đến một trung tâm nha khoa ở quận 1, Phước bất ngờ trước kết quả ưng ý.

    Từ 2015 đến nay, người phụ nữ này về Việt Nam nhiều lần nhưng lần nào cũng đưa các con và em chồng là người Canada theo để kết hợp làm răng, chăm sóc da mặt, thẩm mỹ, phun xăm chân mày. Cuối 2023, chị chi 26 triệu cho hai lần massage da mặt, làm rãnh cười 18 triệu.

    Phước cho biết, khoảng ba năm nay các dịch vụ làm đẹp hoặc khám, chữa bệnh ở Việt Nam đã được cộng đồng người gốc Á biết đến nhiều.

    "Trước kia người ta thường nghĩ đến Thái Lan hoặc Hàn Quốc để làm đẹp, giải phẫu thẩm mỹ nhưng nay họ đang quan tâm tới Việt Nam", chị nói. "Tôi cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ ở quê nhà. Họ nói tiếng Việt, hiểu tâm lý khách hàng và hướng đến nét đẹp Á Đông".

    ve vn kham rang
    Chị Hồng Phước (ngoài cùng bên phải) cùng các con ở cơ sở làm đẹp tại quận 1, TP HCM. Ảnh Nhân vật cung cấp

    Bốn năm trước, cơn đau đầu kéo dài khiến Nguyễn Linh, 38 tuổi, lo lắng. Ở TP Edmonton, Canada nơi chị định cư, người muốn chụp X-quang phải qua nhiều quy trình. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám rồi cho thuốc để bệnh nhân uống. Nếu triệu chứng kéo dài trên một tháng, họ sẽ tiến hành chụp X-quang, kết quả sẽ được báo về cho bác sĩ gia đình thay vì trực tiếp cho bệnh nhân. Linh sẽ nhận được chỉ định thông qua bác sĩ gia đình.

    "Tôi có chút lo lắng và không muốn để lâu, nếu có vấn đề bệnh sẽ được phát hiện lúc đã trở nặng", chị giải thích.

    Trong chuyến thăm Việt Nam giữa 2019, chị Linh được người bạn đưa đến chụp X-quang ở một bệnh viện công thuộc quận 1, TP HCM, kết quả có sau đó vài tiếng. Những kỳ nghỉ ở quê nhà sau đó của Linh đều kết hợp với chuyện khám bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế thẩm mỹ.

    Linh và Phước là những người Việt định cư ở nước ngoài có xu hướng trở về quê hương để sử dụng dịch vụ y tế. Theo thống kê của Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 Việt kiều, người nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh.

    Khảo sát của VnExpress tại trung tâm nha khoa thẩm mỹ 126 ở TP HCM, tính riêng quý 4/2023 khoảng 25% khách hàng là Việt kiều từ Mỹ, Canada, Australia, Đức và Pháp. Những dịch vụ họ sử dụng chiếm đa số là làm răng sứ và cấy ghép implant.

    "Ở nước ngoài chi phí cho các dịch vụ cao gấp 5-7 lần Việt Nam", đại diện nha khoa giải thích. "Họ ưa thích bởi dịch vụ phù hợp với khuôn miệng của người châu Á".

    Đại diện khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết lượng khách Việt kiều tập trung đông nhất vào thời điểm một đến hai tháng trước Tết. Theo ước tính, cận Tết Giáp Thìn, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 5 khách Việt kiều. Họ thường đến từ Nhật Bản, Mỹ, Australia và Mỹ. Do thời gian ở Việt Nam ngắn và kết hợp nhiều việc cá nhân khác nên những khách hàng này có xu hướng kết hợp nhiều dịch vụ cùng ngày như laser kết hợp với tiêm botox, trẻ hóa khuôn mặt.

    TS BS Trần Nguyên Ánh Tú - trưởng khoa Thẩm mỹ da, cho biết lượng khách hàng Việt kiều tăng đều qua từng năm. "Kiều bào về nước khám chữa bệnh hoặc làm thẩm mỹ thường quay lại cùng bạn bè và người thân", TS BS Tú nói. "Đây là dấu hiệu rất đáng mừng, minh chứng cho sự phát triển chuyên môn ngành da liễu".

    TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện Y học ứng dụng, cho biết một trong những thế mạnh của y tế trong nước là chi phí thấp hơn các nước trong khi chất lượng không thua kém. Cuối 2023, nhiều bệnh viện đã làm chủ được các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu tiên tiến ngang tầm các nước trong khu vực.

    Ngoài ra, Việt kiều lựa chọn Việt Nam bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, trang thiết bị hiện đại, thời gian chờ đợi ngắn, chi phí rẻ và được người thân ở Việt Nam chăm sóc. Ông Sơn cho biết những dịch vụ được họ quan tâm bao gồm nha khoa - răng hàm mặt, làm đẹp, thẩm mỹ và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật như đại trực tràng, tiêu hóa hoặc sản phụ khoa, điều trị vô sinh, hiếm muộn, trữ đông trứng.

    Chị Linh nói mình nằm trong số những Việt kiều quan tâm đến những dịch vụ trên. Trong lần gần nhất tháng 3/2023, chị Linh sửa mũi 60 triệu và thực hiện căng da bụng và ngực khoảng 200 triệu. Linh cho biết mức giá này rẻ hơn 50-60% so với Canada.

    Tuy nhiên, người phụ nữ quê Đồng Nai thừa nhận không dễ dàng để chị tìm được địa chỉ uy tín. "Tôi 'nằm vùng' trong các nhóm làm đẹp ở Việt Nam để đọc chia sẻ, bình luận, xem hình ảnh thực tế khoảng vài tháng trước khi lựa chọn dịch vụ", Linh kể.

    Đợt về phẫu thuật thẩm mỹ, chị phải ở TP HCM gần một tháng để đề phòng rủi ro có thể xảy ra như biến chứng hậu phẫu hoặc khuôn mũi chưa vào phom dáng.

    Một hạn chế nữa Linh cảm nhận là lo sợ bị "vẽ" tiền, làm nhiều dịch vụ với giá đắt hơn. "Ở Canada độ an toàn cao hoặc tôi có thể kiện họ ra tòa nếu xảy ra vấn đề", chị nói. "Tuy nhiên, tôi vẫn hài lòng với những lựa chọn ở Việt Nam".

    Ông Sơn nói thêm, y tế Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được các nhu cầu về điều trị lâm sàng của người bệnh, nhưng chưa đáp ứng được các nhu cầu khác như an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, vui chơi giải trí hoặc cung cấp các kiến thức về sức khỏe.

    Các bệnh viện lớn còn quá tải bệnh nhân và chỉ có 5,5% bệnh viện có khu điều trị quốc tế chất lượng cao và số bệnh viện có khu hoặc khoa điều trị theo yêu cầu chiếm 22,2%. Hiện cả nước có khoảng 50 bệnh viện đạt chất lượng tốt theo 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế.

    Lần gần nhất chọn cơ sở làm răng chất lượng cao, Hồng Phước cảm thấy thoải mái khi được mời dùng nước, trò chuyện và tư vấn kỹ lưỡng. Cô nói xứng đáng với số tiền bỏ ra.

    "Không ai hiểu người Việt bằng người Việt", Phước nói.

    Theo VnExpress

  • Người đàn ông Trung Quốc nghĩ rằng bản thân sẽ nhận được sự giúp đỡ khi tiết lộ tình cảnh khó khăn của mình. Song sự thật trái ngược hoàn toàn với những gì ông nghĩ.

    Bài viết dưới đây là chia sẻ của anh Xu (36 tuổi, Trung Quốc) viết và trải nghiệm về quê đón Tết sớm đang thu hút sự chú ý.

    Tết năm nay, tôi về quê sum họp với bố mẹ sớm hơn mọi lần. Những năm trước do vẫn điều hành một nhà máy nhỏ ở Quảng Đông, Trung Quốc, phải tối 29 Tết, tôi mới kịp về nhà.

    Ở thời điểm đó, lợi nhuận của công ty khá tốt. Thu nhập của tôi dư dả. Chỉ sau 2 năm mở công ty, tôi đã đủ tiền mua một căn nhà đầy đủ tiện nghi ở thành phố, đồng thời xây một căn nhà 2 tầng ở quê cho bố mẹ. Ít lâu sau đó, gia đình tôi còn sắm ngay 1 chiếc ô tô giá hơn 300.000 NDT. Với những gì có được ở thời điểm đó, nhiều người trong làng cho rằng tôi là người thành công, giàu có.

    Thật không may, sau giai đoạn Covid-19, nhà máy của tôi không còn nhận được nhiều đơn đặt hàng trong 2 năm qua. Công ty rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Năm nào tôi cũng nỗ lực và hy vọng có thể vực dậy được tình hình của công ty. Song dường như mọi chuyện không thể cứu vãn được.

    mac no ve que an tet
    Ảnh minh họa

    Tháng 11 năm nay, tôi đã đóng cửa và giải thể công ty. Dù đã bán nhà và xe để trả nợ nhưng vẫn không đủ. Dẫu vẫn còn 1 vài khoản nợ lớn song tháng 12 vừa rồi, tôi vẫn trở về quê để đón Tết.

    Trở về với 1 chiếc túi rỗng và vẫn còn những gánh nặng nợ nần song tôi thấy nhẹ nhõm đôi chút. Bởi từ khi bắt đầu kinh doanh đến nay, tôi không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đặc biệt trong 2 năm qua, những khó khăn ở nhà máy khiến tôi kiệt sức cả về thể xác và tinh thần. Suốt quãng thời gian công ty khó khăn, tôi không có được 1 giấc ngủ ngon.

    Bây giờ, mọi thứ đã không còn. Tôi có thể về nhà sớm đón Tết và thảnh thơi hơn. Khi trở về, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng mình nên cởi mở về tình hình hiện tại. Khiêm tốn khi giàu có nhưng khi gặp khó tôi nghĩ mình nên thành thật.

    Tôi không giấu giếm những chuyện diễn ra trong 2 năm qua. Tôi kể với mọi người rằng nhà máy đã đóng cửa và đang phải mang một khoản nợ có khi phải mất 5-6 năm để trả hết.

    Lúc đầu, mọi người không tin, cho rằng tôi giả vờ nghèo vì sợ bị hỏi vay tiền. Nhưng sau nhiều lần xác nhận, đặc biệt, khi hàng xóm thấy tôi đi xe máy về chứ không phải ô tô như mọi lần, mọi người dần tin đó là sự thật.

    Bố biết tôi không còn dư đồng nào nên ông đã đưa tôi 1 khoản tiền nhỏ để sửa lại căn nhà cũ ở quê nhằm đón Tết. Tôi tìm đến đội thợ xây trong làng để nhờ hỗ trợ.

    Thông thường, sau khi hoàn thiện công trình, chủ nhà mới thanh toán tiền. Tuy nhiên, những người thợ này đòi tôi trả tiền công từng ngày một họ mới làm. Họ nói thẳng rằng biết tôi đang nợ nần nhiều nên không muốn cuối năm lại không nhận được tiền công. Không còn lựa chọn nào khác, tôi đồng ý với quy định đó.

    Câu chuyện chưa dừng ở đó. Điều khiến tôi buồn hơn là sự thờ ơ của mọi người xung quanh. Trước đây, khi còn làm ăn được, người thân trong nhà và bạn bè ai cần giúp đỡ về tài chính. Tôi đều cố gắng thu xếp được.

    Giờ đây, vì một số khoản nợ nước ngoài cần phải trả gấp, tôi có hỏi vay họ. Tuy nhiên, điều tôi nhận được lại toàn những cái lắc đầu. Mọi người đều cho rằng tôi không còn hy vọng gì, cho vay thì khó có thể lấy lại được.

    Ngoài thực tế này, dạo gần đây, khi đi dạo trong làng, tôi thấy mọi người đều rẽ hướng khác khi nhìn thấy bóng tôi. Có lẽ, mọi người đang sợ rằng gặp tôi sẽ bị hỏi mượn tiền.

    Với những gì đã trải qua, tôi nhận ra rằng chỉ có bố là sẵn lòng giúp đỡ đứa con nợ nần chồng chất này. Tôi chỉ mong rằng năm sau tình hình sẽ khá hơn. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để thoát nợ.

    Từ câu chuyện của bản thân, tôi hiểu rằng ngoài việc khiêm tốn khi giàu. Đôi khi bạn cũng phải khiêm tốn ngay cả khi nợ nần. Bởi vì mọi người sẽ chỉ dè chừng và tránh xa bạn. Thực tế, không ai thực sự thông cảm hay giúp đỡ bạn.

    Theo Kênh 14

  • 10 năm bươn chải cật lực với nghề phục vụ ở Australia chỉ đủ nuôi hai con, chị Lệ Hằng gom góp mua quà khi về nước thăm thân, song bị người em họ "bóc phốt" trên mạng, bĩu môi vì quà không tương xứng "danh" Việt kiều.

    Với người Việt xa quê, Tết Nguyên Đán là dịp để trở về. Thế nhưng ngoài niềm vui đoàn tụ với gia đình, không ít người gánh trên vai áp lực với cái mác Việt kiều. 

    Chị Lệ Hằng, một Việt kiều sống 10 năm ở Úc, cho biết từng rơi vào thế khó xử khi bị em họ "bốc phốt" công khai trên mạng "vì tội Việt kiều tặng quà không tương xứng". Do đó năm nay chị chọn không về quê ăn Tết. 

    "Chị cho 1 cây son Mac, 1 chai dầu gió xanh. Ai chị cũng cho như vậy hết á. Có con em họ của chị nó lên FB nó nói chị luôn. Việt kiều đi bao nhiêu năm về chả cho được cái gì. Chị bảo "thế mày có từng hỏi tao là cuộc sống của tao như thế nào không?". Chị li dị chồng, một mình nuôi 2 đứa con. Quà có là hay rồi, chưa cám ơn mà quay lại bĩu môi ít nhiều. Cho ít quá không đủ người ta lại khinh. Nên là thôi cứ bơ, cỡ nào cũng phải bơ. Đến nỗi chị sợ chị không dám về Tết luôn. Cái đó là một bài học cho mình, để mình mạnh dạn "say no" với quà cáp cho VN. Không quà nữa, ai muốn nói gì thì nói".

    "Bố mẹ chị mất rồi, 6 năm chị chưa có về. Con chị nó về thôi, tự về nó tự đi chơi. Nó không về họ hàng, đâu ai trách gì được. Cũng buồn, mình cũng thích về Tết, nhưng mà về là quà cáp này kia nữa. Mình cho ít hay nhiều thì phải tùy khả năng".

    ap luc qua cap khi ve nuoc

    Tương tự, chị Thanh Hương, một Việt kiều khác tại Úc, cũng chần chừ chưa dám về vì liên tục bị người thân nhắc quà từ trời Tây. 

    "Đối với người Việt ở nước ngoài, khi về VN thì chắc chắn em phải chuẩn bị tiền. Chị rất ghét những người bảo là "ơ mày về thì mày nhớ mua quà nhé". Đăng FB về VN, bao nhiêu người inbox nhờ mua cái này cái kia. Rất là kì cục. Có nhiều người bảo là "mua sữa cho con tao". Mình từ chối thì nó kì. Việt kiều hay rỉ tai nhau "đi về lẳng lặng mà về". Mình né thôi, về sau đó "alo, tao đang ở VN nè". Đi cafe cà pháo thì Việt kiều mình trả, bởi vì tiền đó không bao nhiêu hết. Ai cũng có một áp lực riêng".

    "Chị chỉ nhớ một lần cách đây 10 năm, năm 2013 chị đi Úc, cuối năm 2013 chị về VN. Mọi người rủ chị đi ăn, đến khi tính tiền thì ai cũng im re. Thế là bà kia bảo "Việt kiều để nó trả". Chị nhớ hoài luôn. Chị mới đi Úc hồi tháng 2, tháng 11 về chị có em bé. Mới đi có mấy tháng, quay lại tự nhiên thành Việt kiều. Ai cũng nghĩ đi nước ngoài là in tiền, gửi tiền về".

    Chị Thanh Hương nói càng ngại về nước hơn khi chứng kiến người bạn Việt kiều Mỹ tốn 4.000 đô tiền quà cho dòng họ, chưa kể phải rút thêm 10.000 đô để lì xì, kèm các chi phí khác trong chuyến về nước cách đây 2 tuần. "Tiêu hết 4.000 đô tiền quà cáp, thuốc men cho người già, mỹ phẩm... Em mua phải tính ra là gia đình bao nhiêu người. Son thường L'Oréal người ta đâu có thích. Người ta thích Gucci, Dior, Chanel...những loại son đắt tiền $70-80/cây. Rồi nước hoa, còn phải rút tiền ra lì xì cho mỗi người nữa. $10.000 tiền mặt phải đổi ra tiền Việt, cho mỗi người 200-300k. Người lớn tuổi thì phải biếu cả triệu bạc, chưa kể cháu chắt... Đi ăn bên nội bên ngoại đều phải trả tiền, tiền taxi bao cả nhà đi ăn, vô nhà hàng Việt kiều phải trả hết".

    "Con cái về mời bố mẹ là đúng, nhưng mà lại còn phải mời thêm họ hàng mà có những người lâu cũng chẳng quen nữa. Chị phải khóc dùm người bạn của mình, cảm thấy ấm ức. Không về không được, vì còn ông bà, bố mẹ nên phải về".

    Ông Thái Phúc 62 tuổi, một Việt kiều sống 42 năm tại Pháp, cho biết về quê dịp Tết là nỗi sợ chung của phần lớn Việt kiều bởi gánh nặng quà cáp. Chính điều này làm biến tướng ý nghĩa của cái Tết truyền thống. Mang cái mác Việt kiều, ông đợi sau Tết gần 1 tháng mới dám về nước. 

    "Cái Tết rất là quan trọng với người Việt ở nước ngoài, tại vì mấy ngày Tết mình gặp được bạn bè, bà con dòng họ, mình đi thăm chỗ này chỗ kia. Nó vui, còn ngày thường về thì không được như vậy. Nhưng mà ngày Tết về sợ nhất là tiền cho, tiền lì xì. Phải cho cháu, cho anh, cho em. Thí dụ mình xài 1 đồng mình phải cho 9 đồng. Mình cho nhiều thì mình không khả năng. Tui có 8 đứa cháu trai, 8 cháu dâu tổng cộng 16 người. Rồi cháu nó đẻ ra cháu nữa. Mang cái tiếng Việt kiều nó khó lắm. Nên qua Tết mới về, tránh được cái khoản tiền lì xì, cho ít cũng không sao. Mình bị gia đình lợi dụng, rồi bạn bè cũng lợi dụng mình. Cách đây chừng 1 tuần có mấy đứa bạn hỏi mượn tui 1.000 euro ăn Tết, 1 đứa khác thì xin tui 300 euro ăn Tết. 10 người mượn tiền là không có ai trả tiền cho mình hết trơn. Làm giống như đó là bổn phận của mình".

    Ông nói 62 tuổi vẫn phải đi làm tiếp tân cho nhà hàng, dù nhận lương hơn 50 triệu đồng tính theo tiền Việt mỗi tháng, nhưng đây chỉ là con số đủ sống ở Pháp. Để có tiền về quê ăn Tết, ông phải cắt giảm khoản ăn uống. 

    "Nhà mình có cái tánh là phải thành công, phải đi làm, phải có tiền, phải có mặt mũi chút xíu. Họ cứ tưởng mình giàu. Mình làm tiếp tân cho nhà hàng Tàu, qua đây đi làm công, tính tiền VN thì khoảng hơn 50 triệu một tháng. Mình về VN để hưởng thụ vì đi làm ở đây cực quá. Lãnh lương xong rồi, đóng thuế rồi chẳng còn bao nhiêu đâu. Ví dụ ở VN, mua sầu riêng, mà trái mùa thì cỡ 100k/kg. Bên đây mua 1kg sầu riêng tốn 500k-700k theo loại. Nó bán hàng theo tiền lương. Ai cũng phải trả tiền nhà, tiền điện hàng tháng. Thấy gia đình anh em nghèo khó, mình muốn cho, mình muốn giúp, mình phải nhịn ăn 1kg thịt bò hay 1kg sầu riêng, mình để dành tiền cho người ta. Nhưng mà người ta không hiểu. Người ta thấy đồng tiền được dễ quá. Tiền thì nó có giới hạn thôi, để dành mình thủ thân nữa".

    Chị Lệ Hằng nói định cư Úc 10 năm là 10 năm vật lộn với mưu sinh xứ người. Chị phải làm việc cực lực mới đủ nuôi con. "Thắt lưng buộc bụng lắm để mình mua quà về cho nó, mình xách về cho nó. Rồi đến bây giờ nó nói mình thế này thế kia. Một mình chị nuôi 2 đứa con mà cho quà cả dòng họ như vậy là chị đã vất vả cỡ nào rồi. Chị đi bán bánh mì, đi bán cà phê. 6h làm thì 5h ra khỏi nhà rồi. Mùa đông lạnh lẽo, mưa gió, lái xe ra ga xe lửa đậu, rồi đi xe lửa vào trung tâm. Cũng mất 1 tiếng đi 1 tiếng về. Đi làm về còn phải cơm nước cho con, đưa đón con. Không làm vất vả thì đâu đủ sống".

    Chị Thanh Hương cho biết đa số Kiều bào ở nước ngoài làm lao động tay chân, bươn chải cực khổ để kiếm đồng tiền. Số người thành đạt giàu có thực sự không phải số đông. Cái mác Việt kiều thành đạt vô tình trở thành gánh nặng khiến nhiều người không dám về nước.

    "Có nhiều người đi làm cực lắm. Họ góp cả năm được khoảng chừng $10.000, nhưng về VN không đủ tiêu. Số lượng người Việt qua đây chủ yếu làm công việc tay chân, số lượng người trở thành bác sĩ y tá rất ít. Hầu hết qua đây đều đi làm luôn vì chi phí sống đắt đỏ. Họ làm nail, làm lát gạch, đào cống, làm nông trại trái cây. Họ phải dậy từ 3h sáng, hái trái cây tới giữa trưa. Trời mùa hè nóng tới 40 độ, mùa đông thì 5-6 độ là bình thường. Có công việc làm đã là may mắn. Lương chỉ ở mức trung bình và khá. Thương gia giàu có thì cũng có. Một số người qua từ nhỏ, bố mẹ gia đình có của ăn của để. Chẳng hạn bố mẹ mở tiệm tạp hóa hay nhà hàng, thì con cái nối tiếp bố mẹ mà làm. Còn VN qua đây từ 10-20 năm đổ lại, thấy cũng bèo lắm, thường là làm linh tinh vậy đó. Ở nước ngoài kiếm công việc ổn định rất khó. Nhiều người qua đây chỉ sống trong cộng đồng Việt, chỉ nói được tiếng Việt, không nói được tiếng Anh". 

    Theo Bộ ngoại giao, hiện có 6 triệu người Việt đang sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 80% là các nước phát triển. Trong đó khoảng 10% là tri thức, còn lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số có việc làm, nhà ở, đảm bảo được cuộc sống. Ước tính lượng kiều hối chảy về nước trong năm 2023 đạt 16 tỉ đô la Mỹ, tăng 32% so với năm trước. 

    Theo VnExpress 

  • Đến thời điểm giai đoạn sát Tết, giá vé máy bay ở mức rất cao, thậm chí hết sạch vé đi Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng. 

    Hiện nay, giá vé phổ thông từ TPHCM đi các tỉnh phía Bắc đều rất cao. Thống kê từ một số đại lý cho biết một số chặng bay tăng giá vé 5-10% so với một tháng trước, thậm chí xảy ra tình trạng hết ghế.

    Theo khảo sát ngày 5/2, từ ngày 6-9/2 (27-30 tháng Chạp), giá vé một chiều chặng bay TPHCM - Hà Nội đều hơn 3 triệu đồng, chủ yếu là chuyến bay đêm. Đặc biệt, các hãng khai thác đường bay thẳng đều hết vé vào ngày 6/2. Hành khách phải chấp nhận bay đường vòng với số tiền từ 3,8-14 triệu đồng.

    ve may bay ve nghe an 1
    Hết vé bay các các chặng từ TPHCM đến Vinh, Thanh Hóa cho đến ngày 9/2.

    Trong khi đó, việc đặt vé đi các tỉnh khác còn căng thẳng hơn rất nhiều. Chặng bay TPHCM - Thanh Hóa hết sạch vé của tất cả hãng bay từ ngày 6-8/2. Hành khách chỉ có thể đặt mua vé về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) vào ngày 9/2 với mức giá một chiều lên đến hơn 3,2 triệu đồng.

    Tình hình tương tự cũng diễn ra với chặng bay TPHCM-Vinh khi hết vé cả ngày 6/2. Đến ngày 7/2, chỉ còn duy nhất chuyến bay đêm do Vietjet Air thực hiện còn chỗ với số tiền gần 3,5 triệu đồng. Thậm chí vào ngày 8/2, không còn hãng hãng hàng không nào khai thác đường bay thẳng đến Vinh. Tất cả các chuyến bay đều phải vòng qua sân bay Nội Bài.

    Các chặng bay TPHCM - Hải Phòng, TPHCM - Quảng Ninh cũng không khả quan. Tình trạng này khiến nhiều hành khách lo sốt vó.

    Chị Minh Anh - sinh sống tại quận 7, TPHCM - cho biết: "Như các đợt nghỉ lễ thời gian gần đây, dù giá vé máy bay tăng nhưng nếu đặt sát ngày, mình có thể mua vé rẻ. Nhưng đến tết năm nay, càng sát ngày càng đắt, chỉ cần chậm chân vài phút là hết vé. Vé bay đi Thanh Hoá cứ hơn 3 triệu thế này, mình phải chuyển hướng về quê bằng đường tàu hoả".

    "Mình cũng nghĩ là mua vé sát ngày sẽ dễ dàng hơn nhưng tình hình không hề khả quan chút nào khi giá vé đến nay đã tăng khoảng 15%. Đành chấp nhận vậy thôi, gia đình mình có 3 người, chỉ riêng việc mua vé khứ hồi đã ngốn ngân sách lên đến 25 triệu đồng cho đợt tết năm nay", anh Mạnh - trú tại khu Phú Mỹ Hưng, TPHCM - chia sẻ.

    Theo lý giải của của Cục hàng không và các hãng bay, giá vé đắt dịp Tết bắt nguồn từ việc các hãng đang phải bù đắp chi phí hai chiều theo quy luật điều tiết của thị trường.

    Dữ liệu cho thấy các chuyến bay ngày thường hay chuyến bay hè đều kín khách 2 chiều trong khi các chuyến bay vào đợt Tết hầu hết lệch đầu, một chiều kín khách, một chiều rỗng hoặc tỷ lệ khách đi rất thấp, chỉ đạt 20 - 25% số ghế.

    Từ ngày 1-4/2, các hãng hàng không đã phải tăng cường hơn 300 chuyến bay rỗng không có khách (Ferry) từ các sân bay địa phương về Tân Sơn Nhất để chờ, bảo dưỡng, bảo trì tàu bay và tăng tải cho chiều từ TP.HCM đi miền Trung và miền Bắc.

    ve may bay ve nghe an 1
    Hành khách liên tục gặp cảnh bay chậm giờ trong 2 ngày qua vì thời tiết sương mù.

    Đáng chú ý, với thời tiết sương mù dày đặc đến sát tết, người đã mua được vé cũng đang phải chật vật với những chuyến bay về quê. Theo thống kê của Trung tâm Điều hành sân bay Tân Sơn Nhất, từ 0h ngày 1 đến 16h ngày 3/2 (22-24 tháng Chạp), tỷ lệ chuyến bay bị chậm giờ chiếm gần 60%.

    Hai hãng có số chuyến bị ảnh hưởng nhiều nhất là Vietjet Air với 257 chuyến, chiếm hơn 74% tổng số chuyến khai thác của hãng. Vietnam Airlines cũng có 209 chuyến, chiếm hơn 59%.

    Bên cạnh tình trạng trễ giờ khởi hành, còn có 40 chuyến bay tại Tân Sơn Nhất buộc phải hủy vì ảnh hưởng thời tiết xấu, chiếm tỷ lệ 3,63% trên tổng số chuyến khai thác.

    Theo Tiền Phong

  • Làng Vũ Đại xưa (nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với món ăn dân dã truyền thống cá kho. Gần Tết Nguyên đán, nhà nhà trong làng lại tất bật kho thâu đêm, phục vụ thực khách trong cả nước.

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    Làng Vũ Đại xưa từ lâu đã nổi tiếng với món ăn dân dã truyền thống là cá kho. Gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhà nhà trong làng lại tất bật kho cá thâu đêm, để phục vụ thực khách trong nước và xuất khẩu.

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    Cá để kho phải là cá trắm đen, có trọng lượng trên 4-8 kg. Cá sau khi được làm sạch, bỏ đầu và đuôi, chỉ lấy khúc giữa, cắt thành từng khúc vừa ăn, để ráo nước rồi đem ướp với những gia vị như riềng củ, gừng, ớt, chanh, hành củ, muối hạt, đường và nước dùng gia truyền.

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    Củi dùng kho cá phải là củi nhãn, bởi củi nhãn cho lượng nhiệt cao khử mùi đất nung và giúp cá nhừ xương, chín tới.

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    Niêu cá đạt chuẩn đạt chất lượng sẽ được kho liên tục từ 8-12 tiếng, lửa luôn phải đều, không quá to cũng không quá nhỏ, không được để bùng ngọn lửa lớn, dùng hơi nóng để giữ nhiệt kho là chính.

    ca kho lang vu dai 1

    “Trung bình mỗi tháng ngày thường gia đình tôi chỉ kho khoảng vài chục niêu, còn vào dịp lễ Tết thì kho hàng trăm niêu mỗi ngày. Nhà tôi làm lâu năm nên có một lượng khách quen khá lớn, nên vào dịp cận Tết, đơn hàng đặt tăng cao, các thành viên trong gia đình thay nhau kho cá thâu đêm mới đáp ứng kịp những đơn hàng đã đặt", anh Toản - chủ một cơ sở kho cá ở Lý Nhân, Hà Nam - chia sẻ.

    ca kho lang vu dai 1

    ca kho lang vu dai 1

    Kho cá trong thời gian dài trong môi trường khói mù mịt, nhiều người đã dùng đeo kính bơi để tránh khói bay vào mắt.

    ca kho lang vu dai 1

    Điểm đặc biệt của cá kho Vũ Đại nếu được để ở nơi có nhiệt độ mát, món ăn này có thể giữ nguyên được hương vị tươi ngon tới 2-3 tuần mà không cần sử dụng bất kỳ loại chất bảo quản nào. Tùy theo kích thước và trọng lượng của nồi cá, giá từ 700.000 - 1.500.000 đồng/nồi.

    Theo Tienphong

  • Sảnh đến của ga Quốc tế Tân Sơn Nhất những ngày cận Tết Nguyên Đán lúc nào cũng nhộn nhịp từ sáng đến đêm.

    Ghi nhận vào khoảng 10h sáng ngày 31/1, tại sảnh chờ của ga Quốc tế "ken đặc" người thân đang ngóng chờ Việt Kiều nơi xa về quê ăn Tết. Nhiều gia đình đi khoảng 6-10 thành viên để tạo không khi vui tươi, náo nhiệt khi đón người thân.

    3h sáng từ Sóc Trăng lên Thành phố, gia đình 6 người của cô Trịnh Thị Dung đã có mặt để chờ người em gái ruột từ Mỹ trở về. "Thà đi sớm rồi lên đây chờ chút xíu chứ những ngày này cô sợ kẹt xe cộ lắm, đi đường xa nên cô chuẩn bị luôn cả đồ ăn thức uống, lỡ đói thì ăn cho có sức". Cô Dung háo hức chia sẻ.

    ve que an tot 3

    ve que an tot 3

    ve que an tot 3
    Sảnh chờ của ga Quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất ken đặc người

    ve que an tot 3
    Dù đông nhưng ai cũng háo hức và vui mừng vì sắp gặp người thân sau thời gian dài xa cách

    Cũng có người thân sống xa quê, 6 năm không được đón Tết cùng gia đình nên chị Phạm Mai (ngụ quận 4) cũng rất mong chờ chuyến trở về lần này của mẹ ruột và các anh chị mình. Chị Mai mừng rỡ chia sẻ:

    "Mình nên đi sớm vì đâu biết được sự ùn tắc như nào, rồi vào sảnh phải chọn thêm chỗ đứng để người thân mình còn thấy mình. Mẹ chị lâu rồi không được ăn Tết cổ truyền của mình nên rất là nôn nóng để được về, Tết của mình rất là vui, không khí nó náo nức lắm".

    ve que an tot 3

    ve que an tot 3

    ve que an tot 3
    Nhiều người chờ từ rất sớm để gặp người thân

    Càng về trưa lượng người đổ về khu vực sảnh ngày càng đông. Tuy thời tiết có oi bức nhưng ai nấy cũng đều rất vui vẻ.

    Sốt ruột nhìn lên màn hình thông tin chuyến bay, chị Thanh Xuân (ngụ quận Tân Bình) cũng đang chờ chị gái ruột từ Canada trở về.

    "Thấy bảo chuyến bay đáp lúc 11h mà sao giờ e vẫn chưa thấy chị gái ra. Em cũng nghĩ là sẽ đông nhưng đâu ngờ là đông như thế này đâu, giờ không còn chỗ ngồi luôn, rất sợ mọi người lạc nhau, bé con nhà em nó cũng nóng lắm rồi", chị Thanh Xuân chia sẻ.

    ve que an tot 3

    Còn tại khu vực ga đi Quốc nội, ghi nhận vào khoảng 5h sáng, lượng khách đi cũng đã rất đông, hành khách chờ làm thủ tục xếp hàng dài. Nhiều người cũng tranh thủ đi từ rất sớm vì sợ bị ùn tắc.

    Theo toquoc

  • Vợ chồng tôi đều gần bốn mươi tuổi, đi cùng nhau học tập và sống ở nước ngoài được 15 năm, có hai con nhỏ sáu và bốn tuổi.

    Ngay tuần đầu năm 2024 cùng với đợt ốm nhẹ của hai vợ chồng, tôi tự nhiên có suy nghĩ muốn thay đổi mọi thứ về cuộc sống hiện tại để về lại Việt Nam, nhưng chưa thể đưa ra được quyết định cho mình và gia đình nhỏ. Do vậy tôi muốn viết lên suy nghĩ của mình để nhẹ nhàng tinh thần, cộng thêm mong nhận được ý kiến từ nhiều phía.

    Cả nhà tôi đều có quốc tịch ở Bắc Mỹ. Tôi đang lưỡng lự muốn chuyển hẳn về Việt Nam sống nhưng vợ không muốn vì bắt đầu mọi thứ từ con số không đúng nghĩa, trong khi ở lại thì không phải lo lắng nhiều về tương lai.

    Về mặt sức khỏe và tinh thần: Do đã đi lâu nên dù có nhiều bạn bè ở gần nhưng cũng qua loa. Các gia đình thường tụ tập ăn uống. nói chuyện con cái, chuyện cuộc sống Việt Nam, cuộc sống ở đây nhưng không quá sâu sắc hay quan tâm cá nhân, không thể giúp mình khi ốm đau bệnh tật. Tôi rất hiểu ở Việt Nam cũng tương tự, ai rồi cũng sẽ bận rộn với cơm áo gạo tiền, gia đình riêng.

    Về tình cảm gia đình, do chúng tôi ở xa nên chẳng cần hay phải lo chuyện gì ngoài tết gửi chút tiền hay cuối tuần gọi video nói chuyện với ông bà. Chúng tôi có chuyện vui hay buồn, ốm đau cũng chỉ gói gọn lại hai vợ chồng chia sẻ, chứ ông bà rồi anh em cũng không mấy khi hiểu được thực sự. Về sức khỏe, hai chúng tôi đều khỏe, ít ốm đau, hiện tại thỉnh thoảng hay cảm cúm với chăm con nhỏ nên tôi hơi mệt mỏi, cảm thấy cần củng cố sức khỏe thể chất. Trong trường hợp nếu có chuyện một trong chúng tôi mất đi, vợ sẽ ở lại đây vì cuộc sống bớt áp lực và rõ ràng mọi thứ; còn tôi sẽ về vì mất đi người thân rồi, cuộc sống không còn đầy đủ ý nghĩa nữa, tôi cần gia đình bạn bè để tiếp tục lo cho cả nhà.

    mo ve cuoc song gian di o vn

    Tôi vẫn đau đáu từ ngày sinh viên, rất hay mơ về thăm Việt Nam, cảm giác bị nghẹt thở khi nghĩ tới kì nghỉ lễ sắp hết phải quay sang tiếp tục học tập. Ra bên ngoài, thấy mùi cỏ cắt ở vệ đường, tôi nhớ mùi lúa ở Việt Nam. Trời hơi lạnh, người dân đốt lò sưởi, tôi nhớ cái lạnh và mùi gác bếp của quê hương. Nhưng thực tế khi về thăm Việt Nam mùa hè, tôi thấy quá nóng hơn ngày còn bé. Về mùa đông, tôi lại thấy quá lạnh buốt, dù ở chỗ tôi sáu tháng tuyết trắng nhưng ở trong nhà nên thấy bình thường. Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn, rất nhớ quê hương vì một cái gì đó không thể nói rõ thành lời. Cũng không phải tôi muốn về muốn đóng góp hay giúp đỡ hoặc thay đổi ai, chỉ là cảm giác ở một nơi mà nghĩ về một nơi rất nghẹt thở và sẽ mãi không là nhà.

    Về con cái và học tập: Các con nói tiếng Việt tốt, nhưng về lâu dài các con sẽ không còn nhiều chất Việt trong người. Vợ bảo kiếm tiền cho các con về chơi nhiều, 2-3 tháng ở Việt Nam để hiểu và yêu quê hương là đủ. Nhưng tôi muốn các con ở Việt Nam, rồi sau lớn tự quyết định ở lại quê hương hay định cư học tập theo sở thích. Lúc đó tôi còn không nặng lòng vì phần Việt trong tôi và các con vẫn còn đó. Tôi biết học trong nước sẽ vất vả hơn vì học thêm, chạy đua trường lớp cũng như đầu tư cho con, trong khi ở nước ngoài chương trình khá nhẹ nếu học tập ở mức trung bình và không quá tốn kém theo thu nhập hiện tại.

    Về kinh tế và công việc: Sau khi xong tiến sĩ vài năm trước, chúng tôi có công việc tương đối tốt và không áp lực, với mức lương không quá cao, tổng gia đình 150.000 USD mỗi năm, có hai nhà vẫn đang nợ ngân hàng 20 năm. Ở Việt Nam, có vài mảnh đất nhỏ lẻ ở tỉnh, tổng giá trị tầm 2 tỷ đồng. Giờ nếu quyết định về quê hương, sau khi bán tài sản, chúng tôi có tầm 3 tỷ đồng mang về để bắt đầu thiết lập cuộc sống lại từ con số không, lo từ thuê nhà cửa, xe cộ, tìm việc... Bố mẹ hai bên đều nông dân cơ bản nên không giúp gì thêm, nhưng chúng tôi cũng không phải lo cho bố mẹ quá nhiều vì ông bà còn tương đối khỏe.

    Vợ tôi không thích về Hà Nội vì khá yếu và không bon chen nên sợ cảnh chen chúc ra đường đưa đón con, trường học, cơm nước, đi làm,... Trong khi ở đây, chúng tôi 8h giờ sáng đưa con đi học và làm, 4h chiều đón con về, đi lại ôtô cách nhà 10 phút. Về tới nhà, hai vợ chồng cơm nước, dọn dẹp rồi chơi với con. Chúng tôi không có nhu cầu tiêu xài hoang phí, hàng hiệu, ăn ngoài, tất cả ở mức vừa đủ khi cần thiết.

    Tôi làm lập trình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nên nếu về, hy vọng may mắn vợ chồng tìm được công việc lương tổng 100 triệu đồng mỗi tháng. Mong muốn cuối tuần có thời gian về quê chơi với ông bà hai bên hoặc đi chơi gần xa tùy kinh tế. Đây là hoạch định còn thực tế thì tôi không còn nhiều mối quan hệ bạn bè ở Việt Nam để hỏi công việc và cuộc sống nên không rõ với mức thu nhập đó, thời gian cho con hay cuộc sống sẽ chính xác khó khăn hoặc tạm ổn thế nào.

    Tóm lại, tôi xác định mỗi nơi sẽ có được mất. Về Việt Nam, tôi sẽ vất vả và có ít thời gian cho các con hơn. Chỉ là tôi được về lại quê hương và giữ một phần Việt trong tôi và các con, không còn mơ tới mỗi chuyến về thăm ngắn. Nhưng có khi thỉnh thoảng lại nhớ vùng quê hương thứ hai ở đây. Vợ nói sẽ theo tôi nhưng không sẵn sàng cho những bon chen, trong khi cái được lại không rõ ràng. Tôi viết để giãi bày cũng như mong nhận được ý kiến của mọi người.

    Theo VnExpress

  • Vợ rất kiên quyết ở lại Đức, nếu tôi chọn giải pháp về nước, vợ chồng có nguy cơ chia tay.

    Tôi 38 tuổi, vợ 37, cưới nhau được mười năm, có con gái 9 tuổi và con trai 5 tuổi, đang sinh sống ở Đức. Trước đây vợ chồng tôi đều tốt nghiệp loại giỏi ở những trường đại học top đầu tại Sài Gòn. Sau khi ra trường, hai vợ chồng đều làm cho các công ty nước ngoài. Trong thời gian này, vợ hoàn thành khóa học thạc sĩ trong nước. Cách đây năm năm, vợ xin được học bổng làm tiến sĩ tại Đức, cả gia đình sang và sống ở Đức từ năm 2018. Sau khi tốt nghiệp, vợ xin được công việc rất tốt ở Đức và có khả năng ở lại lâu dài. Từ đây bắt đầu phát sinh mâu thuẫn về việc nên về hay ở lại.

    Quan điểm của tôi là nên về nước vì tôi là con trai đầu, sau còn một em gái lấy chồng xa bố mẹ. Tôi muốn về để có thời gian chăm sóc bố mẹ khi già yếu. Bố mẹ tôi hơn 65 tuổi, sống cách Sài Gòn khoảng 70 km. Tiếp nữa, về nước, tôi có cơ hội làm việc theo đúng chuyên ngành và có thể phát triển sự nghiệp trước khi quá muộn.

    Nhưng vợ nhất quyết ở lại. Trước hết vì con cái, khi tiếp xúc với môi trường giáo dục cũng như an sinh xã hội ở đây, quả thật nơi này có điều kiện rất tốt để con cái phát triển. Hơn nữa công việc của vợ rất tốt, phù hợp với chuyên ngành. Bên nhà vợ thì vợ là con út, trên có hai anh trai và một chị gái, ông bà ngoại ở nhà anh trai nên hầu như vợ không phải lo lắng nhiều về ông bà.

    bao hieu bo me chong ve nuoc

    Vợ chồng tôi đã có những buổi nói chuyện thẳng thắn nhưng vẫn không thống nhất được. Mối lo lắng lớn nhất của tôi là bố mẹ đã có tuổi, không ai ở gần chăm sóc, các cháu ở xa nên những dịp lễ tết, ông bà thường cảm thấy buồn. Tôi đã tham khảo ý kiến của bạn bè khi đi du học, có hai hướng.

    Một là cả hai vợ chồng về nước lập nghiệp, sau đó tạo điều kiện cho con cái đi du học. Hai là ở nước ngoài, hàng năm về thăm ông bà vài tuần. Tôi theo hướng một và vợ chọn hướng hai. Tôi cố gắng thuyết phục, vợ dù thông cảm và hiểu cho suy nghĩ của tôi nhưng vẫn giữ quan điểm ở lại.

    Nói thêm chút là trong thời gian yêu và hơn mười năm cưới, vợ chồng tôi rất yêu thương nhau và hợp ý trong hầu hết các chuyện lớn. Cả hai rất ít khi tranh cãi và gia đình luôn tràn ngập tiếng cười. Vợ vẫn rất kiên quyết ở lại, nếu tôi chọn giải pháp về nước, vợ chồng có nguy cơ chia tay. Còn nếu ở lại, tôi không đành lòng nhìn bố mẹ mình như vậy. Tôi đã xa ông bà năm năm vừa rồi và cảm thấy thời gian dành cho bố mẹ không còn nhiều nữa. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của các bạn. Tôi xin cảm ơn.

    Theo VnExpress

  • Hiện các hãng hàng không trong nước đã mở bán vé lượt, vé khứ hồi cho các chuyến bay nội địa dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đáng chú ý, giá vé hiện tại tăng mạnh so với năm ngoái, khan hiếm vé giá rẻ. 

    Theo khảo sát trên trang bán vé máy bay của các hãng hàng không, các chuyến bay từ Hà Nội đến các điểm du lịch như Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn trong giai đoạn cao điểm Tết đang khan hiếm vé giá rẻ.

    Hiện nay, Vietnam Airlines đã hết vé phổ thông từ Hà Nội tới Nha Trang vào ngày 11/2/2024, tức mồng 2 Tết Âm lịch. Đối với hạng vé thương gia, giá khứ hồi cho chuyến 4 ngày hiện đang dao động trong khoảng 10-14,528 triệu đồng.

    gia ve may bay
    Vé máy bay giá rẻ cho thời điểm Tết Nguyên đán đang khan hiếm (Ảnh minh họa).

    Trong khoảng thời gian trên, giá vé bay Vietjet chặng Hà Nội - Nha Trang khoảng 4,6 triệu/vé khứ hồi hạng phổ thông và hơn 5 triệu khứ hồi hạng phổ thông đặc biệt. Với Bamboo Airways, giá vé khứ hồi cho đường bay này là 6-7 triệu đồng/vé.

    Đối với tuyến đường bay Hà Nội - Phú Quốc, mức vé khứ hồi của Vietnam Airlines cũng lên tới khoảng 10-13 triệu đồng, chỉ có một số chuyến bay giờ sớm hoặc đêm khuya giá 7-8 triệu đồng/vé khứ hồi. Số lượng vé phổ thông cho tuyến bay này còn rất ít.

    Trong khi đó, giá vé bay Vietjet chặng Hà Nội - Phú Quốc từ 6-6,8 triệu đồng/vé khứ hồi. Với Bamboo Airways, giá vé khứ hồi cho đường bay này là 7,6 - 9,5 triệu đồng/vé.

    Ngoài ra, qua khảo sát trên ứng dụng đặt vé trực tuyến, các chuyến bay quốc tế như Hà Nội đi Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Bali (Indonesia), giá vé khứ hồi cũng tăng mạnh, lên tới khoảng 8-12 triệu đồng.

    Cũng vì giá vé máy bay trong nước "sốt" thời điểm Tết Nguyên đán sắp tới nên nhiều du khách chuyển hướng lựa chọn các tour du lịch trọn gói tới các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan bởi giá cả phải chăng hơn.

    Anh Tuấn Linh (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ rằng dù đi du lịch theo tour rẻ nhưng bị hạn chế nhiều trải nghiệm. "Khi tham gia tour du lịch, chúng tôi được đưa đến các điểm mua sắm liên tục và bị áp lực về thời gian trải nghiệm cho mỗi điểm đến. Với chuyến đi chỉ trong khoảng 3-4 ngày, tôi muốn khám phá chậm rãi về các kỳ quan và văn hóa. Do đó sau một lần đi du lịch theo tour không có trải nghiệm như mong đợi, tôi quyết định sẽ tìm thời điểm có vé giá rẻ để đi tự túc, chủ động lịch trình hơn".

    Với tình hình hiện tại, chị Tho - làm việc tại một đại lý bán vé máy bay ở Hà Nội - cho biết mức giá mùa cao điểm Tết Âm lịch sắp tới đều tăng so với các năm trước.

    "Vào năm ngoái, các đường bay đi từ Hà Nội tới các điểm du lịch đều có giá phải chăng. Ví dụ, giá vé khứ hồi trong thời gian mùng 2 đến mùng 5 Tết từ Hà Nội đi Quy Nhơn chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/người", chị Tho chia sẻ.

    Cùng với đó, nhiều đại lý khác nhận định khách hàng có nhu cầu đi du lịch vào thời điểm Tết Nguyên đán nên cân nhắc thời điểm mua vé vì thời điểm hiện tại, mức giá chưa thực sự ổn định. Như các năm trước, nếu người mua đặt vé sớm khoảng 2-3 tháng thì sẽ được mức giá hợp lý. Nhưng đến năm nay, khách hàng đặt vé bay sát ngày thường tiết kiệm hơn vài triệu đồng.

    Thông thường các hãng sẽ tăng tần suất chuyến bay dịp Tết, giá vé sẽ phụ thuộc vào diễn biến cung - cầu của thị trường và đảm bảo khung giá quy định của nhà nước. Khi nguồn cung vé dồi dào, nhu cầu của hành khách không đạt kỳ vọng thì giá vé máy bay Tết sẽ dần "hạ nhiệt".

    Theo Tiền Phong

  • Cậu tôi ở Canada, mỗi lần về quê ăn Tết lì xì họ hàng mỗi người hai triệu đồng nên 10 đôla Canada của tôi được đánh giá quá ít.

    Hôm trước tôi đọc được một băn khoăn của một bạn, là Việt kiều tại một nước châu Âu. Tết tới bạn dự định về quê nhà ăn Tết, tiền vé máy bay và chi phí đi lại không làm bạn lo lắng mà mối bận tâm to lớn nhất đến từ câu hỏi "nên lì xì cho người thân và họ hàng bao nhiêu tiền".

    Tôi thấy rằng nếu khá giả thì cho tiền người thân trong gia đình và giúp đỡ một phần tuỳ tâm cho những họ hàng khó khăn. Bạn không có nghĩa vụ phải phát tiền cho mọi họ hàng như đang làm từ thiện. Nếu đang khó khăn thì không phải áy náy khi không lì xì cho ai.

    li xi tet

    Là một người từng mang danh Việt kiều ở Canada, tôi có một trải nghiệm không vui khi lì xì cho họ hàng vào dịp Tết. Tôi có ông cậu sống ở Canada đã lâu, thấy tôi ra trường vài năm mà vẫn loay hoay với cuộc sống nên cậu và gia đình bảo lãnh tôi qua định cư tại đó. Thời gian đầu, tôi ở chung nhà với gia đình cậu.

    Ở Canada không dễ kiếm tiền và làm ăn như ở Mỹ hay các nước châu Âu khác. Đất nước Canada rộng lớn nhưng vùng đất có thể sống được chỉ nằm gần biên giới với Mỹ vì khí hậu ấm áp hơn. Chỗ tôi ở với gia đình cậu có khí hậu rất lạnh. Mùa đông tuyết trắng xoá, mọi người chỉ quây quần ở nhà, không ai ra đường nên kinh doanh nhà hàng của cậu tôi cũng ế ẩm.

    Mà một năm có đến mấy tháng ế ẩm như thế, nên nói chung tiền kiếm được chỉ đủ tiêu, không dư giả gì để gửi về cho gia đình xây nhà, mua xe. Gần năm năm trời tôi mới dám về quê ăn Tết. Câu chuyện cũng xảy ra cách đây mười mấy năm rồi.

    Ban đầu tôi ngượng vì mình cũng chẳng thành đạt gì nhưng bước xuống sân bay, tôi phát hoảng vì đại gia đình ở nhà thuê chiếc xe 16 chỗ, gần chục người đi từ ba giờ sáng đến sân bay đón tôi. Về đến nhà thì thấy đã bày sẵn gần chục mâm cỗ mừng tôi về nhà.

    Biết họ hàng mình đông, lúc nối chuyến bay ở Singapore tôi đã mua một lốc 20 chai dầu gió tặng cho các cô, dì tuổi cao, chục hộp sôcôla để tặng cho đám trẻ. Rồi sáng mùng một Tết, cả họ quây quần đi chúc Tết ở nhà tôi.

    Lúc đó, như thông lệ là trách nhiệm của một người đi xa, mang danh Việt kiều, tôi phát lì xì cho mọi người. Lúc nhận ai cũng rạng rỡ, vui vẻ, nhưng một bà cô bóc lì xì ra và nói một câu làm tôi choáng váng: "Trời, lì xì gì có 10 CAD (đôla Canada) vậy, thằng Năm (cậu tôi) mỗi lần về cho ít nhất cũng hai triệu", anh họ tôi xì xầm: "Vậy nên nó mới không đổi ra tiền Việt đó".

    Lúc đó tôi cố kìm nén, để mọi người về hết thì tôi về phòng khóc một trận và tự hỏi đó là điều nhận được sao 5 năm xa quê hay sao. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao cậu mợ tôi từ chối về ăn Tết cùng. Vì khi tôi còn ở Việt Nam, mỗi lần về quê là mỗi lần cậu mợ lì xì cho mọi người, nhưng tôi chỉ thấy mọi người cười, còn cậu mợ thì không.

    Họ hàng, người thân không biết được những người mang danh Việt kiều phải đi làm sáng sớm và về nhà lúc muộn tối, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt giải trí. Vì lý do tài chính, mà họ phải tiếp tục làm việc, sống khổ sở nước ngoài. Bây giờ, dù đã về nước ở hẳn, nhưng mỗi mùa lễ Tết, tôi nhận thấy Việt kiều đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc giải thích cho người thân về các khó khăn mà họ đang gặp phải khi sống và làm việc tại nước ngoài.

    Người thân có thể không hiểu rõ và luôn cho rằng sống tại nước ngoài luôn một trải nghiệm sung sướng và dễ dàng kiếm tiền. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việt kiều cũng có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm việc và sống tại một nước khác, bao gồm việc giao tiếp với người bản xứ, học hỏi một ngôn ngữ mới, và đối mặt với những khía cạnh xã hội, văn hóa và luật pháp khác nhau.

    Tôi nghĩ, thay vì đau đầu hay gồng mình để tính toán lì xì cho người thân thế nào là hợp lý. Tốt nhất nên cố gắng giải thích cho người thân về các khó khăn mà mình đang gặp phải. Việc đánh giá thấp số tiền lì xì dù không có ác ý nhưng vẫn là một hành vi không tốt và có thể gây tổn thương cho những người Việt ở xa quê.

    Theo VnExpress

  • Báo chí gần đây lên tiếng về câu chuyện kích cầu du lịch, rồi mục tiêu 8 triệu lượt du khách quốc tế, hay tại sao đa số khách nước ngoài một đi không trở lại? Tôi cũng có thể xem là một người trong cuộc, vì anh, chị, em và cháu ruột của tôi định cư ở nước ngoài, xem như là người nước ngoài, muốn về Việt Nam du lịch, ngay cả về thăm người thân trong gia đình cũng cảm thấy ngại.

    Khổ từ chuyện xin visa

    Là công dân của cùng một nước châu Âu, người thân của tôi đi hầu như khắp nơi trên thế giới mà không cần xin visa, nhưng muốn về Việt Nam thăm người thân hay du lịch là buộc phải có visa. Đây là câu chuyện vô cùng mệt mỏi, phiền toái nhưng suốt nhiều năm qua chúng ta vẫn chưa giải quyết được.

    Nơi anh, chị, em tôi đến xin visa gần như không có thời gian làm việc rõ ràng (từ thứ hai cho tới thứ sáu): Ai có nhu cầu xin visa, phải chịu khó chầu chực, đi hai, ba trăm km đến nơi vào buổi sáng mà thấy đóng cửa thì một là phải ngồi trên xe chờ đợi hoặc thuê khách sạn gần đấy, đến buổi chiều ghé lại thử xem có mở cửa làm việc không. Nếu vẫn không thấy làm việc thì hôm sau bạn sẽ lại phải bắt đầu một vòng lặp mới. Nếu ai đó nói sao không điện thoại trước khi đến, thì sự thực là rất ít khi đầu dây bên kia bắt máy nên có muốn hỏi trước cũng chẳng được.

    viet kieu ve nuoc tham than
    Ảnh minh họa

    Vấn đề bất cập khác là không có niêm yết giá làm visa: cha tôi bệnh nặng, anh em rủ nhau về gấp. Dù ở cùng một quốc gia, chỉ khác thành phố, nhưng anh tôi đóng phí làm visa là 85 euro, trong khi em tôi phải đóng tới 500 euro - sự chênh lệch quá lớn. Khi người em hỏi nhân viên lãnh sự sao giá quá cao như vậy, thì chỉ nhận được câu trả lời nửa vời.

    Thiếu thiện cảm với các sân bay

    Ngồi máy bay cả 20 tiếng đồng hồ, vừa mệt mỏi, vừa say, ấy vậy mà khi tới làm thủ tục nhập cảnh, thứ khiến em tôi không thể nào quên là gương mặt lạnh tanh, có phần cau có của nhân viên hải quan. Nhiều người từng hỏi tôi rằng tại sao nhân viên kiểm soát xuất nhập cảnh ở Việt Nam không thể vui vẻ, thân thiện như ở Thái Lan hay Singapore? Có thể một phần vì họ bị quá tải do các sân bay ở ta luôn trong tình trạng quá tải, nhưng thực những biểu cảm đó phần nào làm giảm đi thiện cảm từ bạn bè quốc tế mỗi khi tới Việt Nam.

    Ra đường như ra trận

    Những người cháu ruột của tôi được cha mẹ chúng cho về Việt Nam thăm bà con, cũng như đi du lịch, chúng phát hoảng ngay lần đầu đặt chân xuống quê hương. Chúng không tưởng tượng được rằng ở Việt Nam, khi đi dạo (khu vực quanh nhà) lại phải đi bộ xuống lòng đường vì vỉa hè, lề đường đã bị các quán ăn, cửa hàng chiếm dụng hết. Nơi không có CSGT thì giao thông càng hỗn loạn, đèn xanh cũng như đèn đỏ, người ta cứ đua nhau chạy tốc độ cao, lấn làn, bấm còi inh ỏi, chẳng bao giờ chịu nhường đường cho người đi bộ.

    Cá nhân tôi không trách những đứa cháu của mình. Vì trong những ngày ở Việt Nam, chúng đã tận mắt chứng kiến cảnh người ta tranh giành khách, đánh nhau thô bạo ngay tại các khu du lịch, kết hợp với việc xe cộ chạy bát nhau, bất chấp pháp luật, phải đi bộ dưới lòng đường...

    Du lịch 'ăn xổi'

    Nói về cách làm du lịch ở Việt Nam, tôi có thể kể ra ngay các vấn đề nhức nhối sau đây:

    Nhiều đường phố, bãi biển đầy rác, nhiều nhà vệ sinh công cộng còn mất vệ sinh.

    Đeo bám du khách: người bán dạo sẵn sàng bám dính lấy gia đình tôi khi đi du lịch, thậm chí họ thẳng tay nhét đồ vào túi áo, túi quần để ép chúng tôi mua đồ cho họ một cách trắng trợn.

    Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh: Ngay cả những thành phố du lịch lớn như Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng... cũng không dễ để bạn tìm được một nhà vệ sinh công cộng.

    Trước khi định cư ở nước ngoài, anh chị em của tôi đi du lịch khá nhiều nơi như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu Đà Lạt, Huế, Phú Quốc, Phan Thiết, các tỉnh miền Tây vào những năm 1990. Khi tôi dẫn họ đi quay lại các nơi này thì họ thất vọng vì nhiều nơi đã bê tông hóa hết rồi.

    Chẳng hạn, lên thành phố Đà Lạt mà người thân tôi nói: "Sao giống như Sài Gòn vậy, toàn nhà với nhà, ở Sài Gòn bật máy lạnh lên cũng vậy thôi". Hay như đến Phan Thiết, chẳng còn những rừng cây nằm ngả ra phía bờ biển dài thơ mộng nữa, vì resort che hết cảnh quan biển rồi còn đâu.

    Nạn chặt chém, ăn nói thô tục tại các địa điểm buôn bán đồ lưu niệm ở các khu du lịch: chuyện này như một bộ phim dài tập, nhiều người đã nói quá rồi nên tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Bao năm qua dường như chúng ta chưa làm được gì để thay đổi thực trạng đáng buồn này.

    Nạn móc túi, cướp giật: đây cũng là nỗi nhức nhối năm này qua năm khác ở nước ta, thế nhưng nếu hỏi tình hình có cải thiện hơn không thì có lẽ tôi chẳng tìm được lý do, dẫn chứng gì để nói "có".

    Lời cuối, tôi chỉ muốn gởi đến nhưng người làm du lịch nước nhà một điều rằng, nếu muốn thu hút khách du lịch, coi đây như là một mũi nhọn về kinh tế, thì trước hết chúng ta thay đổi toàn diện một cách căn cơ. Hãy bắt đầu từ những bất cập tồn tại khiến người ta bức xúc suốt bao năm qua để tìm cách giải quyết triệt để, cải thiện cho tốt dần lên mỗi ngày.

    Phát triển du lịch không chỉ là tổ chức các cuộc hội họp, hội thảo, bàn kế hoạch trên giấy, mà phải bắt tay hành động thật dứt khoát và tức thì. Hãy nhìn thẳng vào sự thật nền du lịch của nước nhà, thà một lần đau còn hơn để cơn đau dai dẳng. Tạo hóa đã ban cho Việt Nam cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, nên đừng chỉ ào ào chạy đua bê tông hóa các khu du lịch rồi khoác lên nó những mỹ từ như hội nhập, đổi mới.

    Theo VnExpress

  • Năm nay, Tết Nguyên đán đến sớm nên thời điểm đón Tết Tây cũng là lúc nhiều gia đình người Việt tất bật chuẩn bị để tranh thủ về Việt Nam sum vầy.

    Chị Thiên Thư đã sinh sống và làm việc ở thủ đô Warsaw - Ba Lan được 9 năm. Chị kể tại Ba Lan, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát nên người dân có thể tụ tập tại các lễ hội chào mừng năm mới.

    Nhộn nhịp trở lại

    Tuy lạm phát leo thang và tình hình kinh tế khó khăn nhưng chợ trung tâm Warsaw vẫn thu hút rất đông người đến mua sắm và ăn uống.

    Các nhà hàng khu người Việt sinh sống đã bắt đầu mở tiệc đón năm mới, không khí dần tấp nập trở lại như trước đại dịch. Đặc biệt, nhiều người dân Ba Lan cũng đến các quán lẩu tại khu chợ ẩm thực của người Việt để thưởng thức.

    Theo chị Thư, điều khác biệt năm nay là khu vực chị sinh sống tiếp nhận người dân Ukraine và hỗ trợ họ có một mùa lễ ấm cúng xa nhà.

    Ba Lan có chung đường biên giới dài khoảng 500 km với Ukraine và đã tiếp nhận hơn 1,5 triệu người dân láng giềng chạy trốn xung đột, nhiều nhất trong các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

    Ông Serhiy Berezhko - diễn viên, 64 tuổi - cùng gia đình từ Ukraine đến Ba Lan vào tháng 3 năm nay. Chia sẻ niềm vui lễ hội với những người dân địa phương đã giúp đỡ gia đình mình, ông Berezhko cảm kích: "Tất cả những gì chúng tôi có bây giờ là nhờ người dân Ba Lan".

    an tet tay 1
    Người dân mua sắm tại chợ Giáng sinh ở thủ đô Warsaw - Ba Lan. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO BA LAN

    Không khí lễ hội cũng đã phủ lên khu Eden Center của cộng đồng người Việt ở bang Virginia - Mỹ. Đang sinh sống tại TP Falls Church của bang này, chị Kim Ngân mô tả tâm trạng người dân khá phấn khởi khi đã có thể gặp gỡ, giao lưu, ăn uống và cùng nhau chờ đón năm mới.

    Chính quyền bang Virginia cho phép tổ chức hòa nhạc đón giao thừa ở TP Virginia Beach vào đêm 31-12 (giờ địa phương), miễn phí vé vào cổng cho mọi lứa tuổi. Đáng chú ý, Thống đốc Jim Justice thông báo các công chức tại bang Virginia sẽ được nghỉ nửa ngày vào 23-12 và 30-12 để có thêm thời gian tận hưởng bên cạnh những người thân.

    Ở bên gia đình cũng là lựa chọn của nhiều người Việt khác. Do các con được nghỉ đông kéo dài 18 ngày nên chị Kenzie Tran dự tính Giáng sinh sẽ cùng cả nhà đến thăm ông bà nội, sau đó quay về nhà ở TP Bradenton, bang Florida - Mỹ đón Tết Tây, mà theo lời chị tả thân mật là "gia đình úm lấy nhau".

    Trong lúc chờ các con lớn hơn để được vui hết mình trong không khí tiệc tùng cuối năm thì đêm giao thừa sắp tới, gia đình chị sẽ đặt phòng khách sạn ở khu trung tâm Bradenton để… đổi gió. Tại đây có thể tham gia các lễ hội giao thừa, sau đó lên tầng thượng khách sạn nhìn ra sông Manatee để ngắm pháo hoa.

    Nôn nao về Việt Nam

    Trong khi nhiều nơi trên thế giới đón Giáng sinh và năm mới 2023 trong tiết trời mùa đông lạnh giá thì Úc, New Zealand… lại nổi tiếng với "Giáng sinh mùa hè", do tháng 12 tại những nơi này là mùa hè. Chị Mai Uyên kể khu Point Cook, TP Melbourne - Úc, nơi chị sinh sống, cũng có nhiều người Việt.

    an tet tay 1
    Chị Mai Uyên đưa con gái nhỏ đi xem đèn Giáng sinh ở khu Point Cook, TP Melbourne - Úc. Ảnh: MAI UYÊN

    "Thường trước Giáng sinh 5 ngày tới một tuần là học sinh được nghỉ hè, cũng là lúc mọi nhà bắt đầu rất bận rộn, như mua quà cuối năm cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, chuẩn bị đi xem bắn pháo hoa đêm giao thừa... 25-12 là ngày nghỉ ở Úc nên các gia đình thường tụ tập người thân và bạn bè ăn uống tại nhà vì ngày đó tất cả cửa hàng đều đóng cửa. Sang hôm sau, 26-12, là Boxing Day (ngày bán hàng giảm giá lớn nhất trong năm, cũng là ngày nghỉ ở Úc), mọi người hay đi mua sắm" - chị Uyên kể.

    Một số lựa chọn khác là đi du lịch hay về miền quê nghỉ ngơi. Mùa này cũng là mùa đi chơi nông trại ở Úc nên nhiều gia đình quyết định đi hái cherry (anh đào), dâu, đào, việt quất... - vừa thư giãn vừa gần gũi thiên nhiên.

    Đặc biệt, năm nay Tết Nguyên đán đến sớm nên thời điểm đón Tết Tây cũng là lúc nhiều gia đình người Việt tất bật chuẩn bị tranh thủ về Việt Nam sum vầy. Càng ý nghĩa hơn khi đây là cái Tết đầu tiên sau đại dịch COVID-19, nhiều người Việt càng mong ngóng được về quê nhà sau 2 năm xa cách do hạn chế đi lại.

    Trong lúc chị Thiên Thư lên kế hoạch về ăn Tết thì tại Warsaw, khu chợ người Việt đã bắt đầu bán pháo hoa, các loại hoa và nhận đặt làm bánh chưng, bánh tét, xôi cúng giao thừa…

    Chị Thư kể rất đông người dân Ba Lan thích thú với văn hóa Tết của người Việt nên tìm đến khu ẩm thực để thưởng thức các món ăn truyền thống của Việt Nam, thậm chí còn đông hơn cả người Việt tại đây.

    Tại bang Virginia - Mỹ, mặc dù giá cả tăng cao do lạm phát nhưng những người con xa xứ vẫn cố gắng duy trì cái Tết truyền thống ấm cúng. Theo chị Kim Ngân, thời điểm này người Việt tại Virginia đã bắt đầu chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Nhiều người Việt háo hức mua đồ trang trí nhà cửa mang biểu tượng bánh chưng, hoa mai, hoa đào, dưa hấu…

    Khác với 2 năm đại dịch, dự kiến có rất đông người Việt tập trung tại khu Eden Center để xem pháo hoa tận hưởng không khí Tết nếu không thể về quê nhà. Trong khi đó, như chị Kenzie Tran chia sẻ, nhiều gia đình người Việt mà chị quen biết có thể tiết kiệm trong mùa lễ hội cuối năm này để dành tiền về quê ăn Tết ta!

    Theo NLĐ

  • Chuyến hồi hương bao gồm cả di chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, chờ các chuyến bay... hết tổng thời gian hơn 36 giờ với nhiều lo lắng và rủi ro trên đường.

    Hành trình hồi hương ăn Tết nhớ đời

    Tôi vừa từ Úc trở về Việt Nam với 1 hành trình nhớ đời. Nhưng có hàng nghìn người cũng đã chọn đi cung đường tương tự để về quê ăn Tết. Từ Úc, tôi bay đến Singapore. Qua một đêm vạ vật ở sân bay Singapore, tôi tiếp tục bay về Phnompenh (Campuchia). Sau khi xét nghiệm nhanh âm tính, tôi được nhập cảnh vào Campuchia.

    Từ Thủ đô nước bạn, chúng tôi đi đường bộ về cửa khẩu Bavet, giáp cửa khẩu Mộc Bài của Tây Ninh. Tiếp theo là di chuyển về sân bay Tân Sơn Nhất để bay ra Hà Nội, trước khi leo taxi đi về nhà, thực hiện cách ly tại nhà 3 ngày.

    Chuyến đi ấy tính tổng thời gian (bao gồm cả di chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, chờ các chuyến bay...) là hết hơn 36 giờ với nhiều lo lắng và rủi ro trên đường. Ai cũng nói đấy là hành trình hành xác. Nhưng cá nhân tôi vẫn thấy mình may mắn. Tôi may hơn những người thậm chí còn phải bay tới 3-4 chặng mới đến được Campuchia, để tìm đường về Việt Nam. Tôi may hơn những người chỉ trước đó 2-3 hôm vẫn phải cách ly 14 ngày tập trung hoặc tại khách sạn.

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Từ Úc, tác giả phải bay về Singapore chờ một đêm, tiếp tục bay về Phnompenh, sau đó đi bộ đến cửa khẩu Bavet (giáp cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh). Ảnh minh họa

    Tôi biết đến con đường "quá cảnh" ở Campuchia rồi đi đường bộ về Việt Nam qua 1 group (nhóm) chia sẻ kinh nghiệm trên Facebook. Không có con số chính xác, nhưng chắc chắn có hàng nghìn người Việt ở nước ngoài đã chọn cách "hành xác" như vậy để "về nhà".

    Bởi tuy đã chuyển sang chế độ "riêng tư", group hiện đã có gần 30 nghìn thành viên, số bài đăng trong 28 ngày gần nhất là hơn 3000 bài. Những con số cho thấy nhu cầu tìm đường về Việt Nam của bà con ở nước ngoài là cực lớn. Cho dù 28 ngày trở lại đây là quãng thời gian các hãng hàng không Việt Nam đã bắt đầu mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

    Trước khi các đường bay thương mại quốc tế được mở lại thì quá cảnh Campuchia là cách duy nhất để những người Việt xa xứ tự chủ được thời gian hồi hương. Bằng không họ sẽ buộc phải trông chờ vào các chuyến bay giải cứu hay các chuyến bay charter - được thuê trọn gói nguyên chuyến bay theo hành trình yêu cầu của bên thuê. Ban đầu thì đầy tính may rủi (với các chuyến bay giải cứu) rồi sau đó lại đắt cắt cổ (với các chuyến charter).

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Những chuyến bay charter có chi phí gấp 3-4 lần chi phí bay thương mại thông thường. (Ảnh minh họa)

    Trước khi quyết định chọn hành trình 36 giờ việt dã, tôi đã tìm hiểu về 1 chuyến charter do 1 hãng lữ hành có tiếng đứng ra thực hiện. Khách hàng hoàn toàn không có quyền lựa chọn về gói khách sạn cách ly cho phù hợp với ngân sách của bản thân. Họ bắt buộc phải ở tại 1 khách sạn 4 sao được chỉ định sẵn với giá đắt đỏ. Chi phí trọn gói lên tới khoảng 70-80 triệu đồng/người, tức là gấp tới 3-4 lần chi phí bay thương mại thông thường.

    Chính vì sự đắt đỏ và có phần cưỡng ép đó mà nhiều người Việt đã lựa chọn cách chủ động đi về hợp pháp qua đường Campuchia. Theo nhiều người chia sẻ trên group, họ thừa khả năng chi trả khoản chi phí bay charter, nhưng không chấp nhận bị chặt chém một cách vô lý.

    Ai giải cứu ai?

    Có lẽ, chính cách vận hành đầy cứng nhắc ấy đã đẩy các hãng hàng không lẫn lữ hành Việt tiếp tục có 1 năm đầy khó khăn. Theo báo cáo tài chính Quý III của Vietnam Airlines được công bố tháng 11/2021, hãng đã lỗ thêm hơn 3500 tỷ đồng. Có giảm so với các Quý trước đó, nhưng vẫn tăng hơn 500 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu tiếp tục giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngược lại, nhìn sang Singapore Airlines. Cũng theo một báo cáo được đưa ra vào tháng 11/2021 thì tính đến 30/9, khoản lỗ trong 3 tháng gần nhất của hãng này là 315 triệu USD, đã giảm đáng kể từ mốc hơn 1,7 tỷ USD 1 năm trước đó. Doanh thu của Singapore Airlines đã tăng gấp đôi trong Quý và dự kiến sẽ đạt đến mốc hòa vốn trong tháng 12.

    Tất nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ của Singapore Airlines so với Vietnam Airlines có liên quan đến các chính sách cho phép bay thương mại của Chính phủ 2 nước. Nhưng một điều quan trọng không kém là chính Singapore Airlines rất biết cách giành lấy niềm tin ở khách hàng. Họ vận hành các chuyến bay thương mại với chi phí không tăng nhiều so với lúc không dịch, trong khi chất lượng phục vụ vẫn được đảm bảo.

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Nếu chậm thay đổi cách nhìn về việc "ai đang giải cứu ai", vẫn cung cấp dịch vụ theo kiểu mùa dịch thì rất có thể các hãng hàng không Việt Nam sẽ lại sớm cần phải giải cứu. (Ảnh minh họa)

    Ngược lại, có vẻ như các hãng hàng không Việt Nam vẫn đang giữ tư duy kinh doanh mùa dịch. Nhiều người về Việt Nam qua đường Campuchia đã hi vọng có thể bay thẳng từ Phnompenh về TP Hồ Chí Minh từ đầu tháng 1.

    Nhưng giá vé chuyến bay thương mại đầu tiên đã khiến phần đông thất vọng. Giá vẫn cao hơn vé thương mại trước dịch 2-3 lần. Quan trọng hơn giá vé chiều bay về Việt Nam đắt hơn chiều bay ra rất nhiều. Nó dễ tạo cho bà con cảm giác tiêu cực rằng các hãng hàng không muốn tranh thủ "chặt chém", "bắt chẹt"... Nên nhiều người tiếp tục đi đường bộ về Việt Nam.

    Mới đây, 1 người bạn của tôi bay thương mại từ Úc về Việt Nam đã phàn nàn rằng chất lượng đồ ăn khá tệ. Bay quốc tế dài tiếng mà cả chuyến bay toàn bánh mì nguội lạnh, nuốt không nổi. Khi hỏi tiếp viên thì được trả lời ráo hoảnh "quy định thế".

    Khi dịch mới bùng phát, các hãng hàng không đóng vai trò giải cứu công dân mắc kẹt ở nước ngoài. Nhưng trong điều kiện bình thường mới, thì chính khách hàng mới là những người giải cứu các hãng hàng không vốn đang chìm trong khó khăn, chứ chẳng phải các gói cứu trợ chỉ mang tính hà hơi thổi ngạt từ Nhà nước.

    Nếu chậm thay đổi cách nhìn về việc "ai đang giải cứu ai", vẫn cung cấp dịch vụ theo kiểu mùa dịch thì rất có thể các hãng hàng không Việt Nam sẽ lại sớm cần phải giải cứu.

    Theo Soha

  • Sau vụ bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước, nhiều người đã lên tiếng về việc mình bị ép mua vé giá cao trong thời gian đại dịch.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Thông tin ban đầu ngày 28/1 nói đây vụ án Cục lãnh sự liên quan tố cáo nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

    Tuy nhiên, một số người phản ánh với BBC News Tiếng Việt rằng ngay từ đầu dịch, những chuyến bay hồi hương đã có những tình trạng phải 'mua suất' và những chuyến charter (thuê bao phi cơ) thì đã bị "hét giá cao".

    Đối với các chuyến bay hồi hương, giải cứu, người dân phải thuộc diện ưu tiên như các trang Đại sứ quán Việt Nam liệt kê là khoảng ba nhóm đối tượng. Và những người đủ tiêu chuẩn để lên các chuyến bay này thường là do nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài lập danh sách từ những đơn nguyện vọng.

    Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Hoàng Hùng, một trong những quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán, trang web thường ghi nhận các phản ánh về khúc mắc, tiêu cực liên quan đến hoạt động lãnh sự của VN ở nước ngoài cho biết:

    "Trong hai năm đại dịch vừa qua diễn đàn chúng tôi nhận được các lời than phiền về việc các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài gây khó khăn cho người dân. Cụ thể như việc lạm thu, hạch sách giấy tờ, tạo ra các thủ tục để gây khó khăn cho người dân. Thế nhưng cái mà gây nhức nhối nhất là những lời kêu cứu của những người Việt đi lao động, đi du lịch, đi học, trên khắp thế giới, không thể đăng ký mua vé trên các chuyến bay do nhà nước Việt Nam tổ chức."

    "Khi viết đơn lên các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước đó không được xét duyệt để trở về nước. Bản thân tôi ngay từ ngay từ tháng 4/2020 đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước về việc tổ chức các hỗ trợ với người Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong mùa dịch bệnh. Thế nhưng rất tiếc là kiến nghị, đề nghị của tôi không được lắng nghe." ông Hùng bộc bạch.

    Chuyện 'mua suất' trên các chuyến hồi hương

    Việc bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba cán bộ tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước là liên quan đến những chuyến bay charter trong thời điểm dịch bệnh.

    Tuy nhiên, trước khi có các chuyến bay charter, công dân muốn về nước chỉ có thể đăng ký với Đại sứ quán để về trên các chuyến hồi hương. Vì vậy, nhiều người phản ánh có khi họ phải mua vé chợ đen hoặc mua suất để có thể lên được các chuyến hối hương này.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Theo lời kể của một người giấu tên, thời điểm Tết 2021, khi Mỹ đang bùng dịch và nhiều người chết vì Covid thì những chuyến bay hồi hương từ bờ Đông, tiền mua suất có giá là khoảng 8.000 đô la, từ bờ Tây là khoảng 11.000 đô la.

    Sau đó, một người phải chi trả thêm khoảng 2.000 đô la nữa.

    Người này cũng nói, các suất trên chuyến bay hồi hương này không phải người nào cũng là mua suất mà có thể là thuộc diện "xin-cho" từ quan hệ quen biết. Số còn lại là những người đăng ký nguyện vọng với Đại sứ quan và thuộc nhóm đối tượng như nhà nước đề ra nên được lên máy bay.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Từ đó, người này bình luận: "Điều này cho thấy, có những thời điểm mà suất bay về nước là an nguy tính mạng thì người ta cũng sẵn sàng chi 10-11.000 đô la để mua suất. Theo luật, cơ quan công quyền nên không được thu tiền ngoài ngân sách cho nên Đại sứ quán làm việc thông qua một số công ty mà họ chỉ định - như chặng ở Mỹ là công ty An Bình. Công ty này sẽ yêu cầu người dân gửi đúng số tiền Đại sứ quán yêu cầu và khi nộp đủ, họ xuất vé cho mình về."

    "Thế nên, đoạn tham nhũng là việc mua suất để có tên trong danh sách mà công ty gửi email xác nhận mình có quyền được trả tiền để đi về trên chuyến bay giải cứu. Điều này có nghĩa là ai đi theo diện này sẽ phải trả tiền hai lần: tiền mua suất để được lên chuyến bay và tiền vé." người này phân tích.

    Một nhân chứng khác cung cấp các hóa đơn cho BBC News Tiếng Việt thì nói rằng, vào khoảng một tháng trước khi có các chuyến bay charter, ở Mỹ cũng bán những chuyến bay giải cứu thông qua dịch vụ. Theo đó, giá vé một chiều từ Mỹ mà Đại sứ quán VN tại đây thông báo là 2.500 đô la Mỹ nhưng mua qua các phòng vé thì 5.000 đô la Mỹ.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Đăng ký với sứ quán không được, mua vé ngoài gấp đôi

    Ông Ngọc Sơn, người đã có hơn 17 năm làm việc tại Cộng hòa Czech nói với BBC News Tiếng Việt anh về nước vào tháng 11/2021 trên chuyến bay giải cứu với giá vé 2.000 euro, chưa tính tiền cách ly.

    "Tất cả những người ở CH Czech muốn về vào thời điểm đó đều phải qua dịch vụ chứ không đăng ký được với Đại sứ quán. Họ bán đầy, quảng cáo đầy và tôi liên hệ vì có nhu cầu về. Nếu so với con số Đại sứ quán thông báo, thì giá hơn 2.000 euro mà tôi mua là gấp đôi, nhưng vẫn được coi là thuộc dạng rẻ vì nhiều người đi cùng chuyến về, cách ly chung với tôi nói rằng họ phải mua 2.800 - 3.000 euro. Tất cả kiều bào ở châu Âu có thuộc diện ưu tiên hay không thì không đăng ký với Đại sứ quán được mà đều phải qua các phòng vé dịch vụ này."

    Ông Sơn mô tả ông được đưa đi cách ly ở Trung Đoàn 126, tỉnh Hưng Yên với giá 120.000 VND/ngày nhưng điều kiện sinh hoạt và ăn ở thì "quá tồi tệ", phòng ốc không đủ vệ sinh và tiêu chuẩn.

    Khi được hỏi về hoàn cảnh, ông Sơn chia sẻ: "Chuyện mua vé máy bay mang tiếng là giải cứu nhưng phải bỏ ra số tiền gấp 2-3 lần chứ không đăng ký được với Đại sứ quán đã là điều mà ai cũng hiểu và chấp nhận ở bên đây rồi. Nhưng ai có công việc như bố mẹ ốm đau thì phải chịu cái giá đó để về vì thời điểm đó không có cách nào khác. Dù chúng tôi có thuộc diện ưu tiên mà sứ quán thông báo trên trang thì vẫn không thể nào đăng ký được ngay, nên phải chịu thôi. Nếu chờ Đại Sứ quán duyệt thì có khi cả mấy tháng trời, mà công việc cấp bách vậy ai chờ được."

    Ông Hoàng Hùng, người đang cung cấp bằng chứng cho cơ quan điều tra về tình trạng nâng giá máy bay, nói với BBC:

    "Các chuyến bay hồi hương có mục đích là giúp đỡ những người Việt đang bị khó khăn ở nước ngoài trở về nước. Những người Việt Nam tại nước ngoài có nhu cầu về nước, viết đơn đăng ký lên cơ quan đại diện Việt Nam, sau đó họ sẽ xét duyệt theo các mức ưu tiên. Khi được phía cơ quan đại diện chấp nhận, họ sẽ gửi email và chỉ định ra một phòng vé máy bay để trả tiền.

    Thế nhưng phần lớn là không nhận được trả lời của cơ quan đại diện Việt Nam cho phép về nước. Những người có nhu cầu về nước phải thông qua các phòng vé, để mua vé về Việt Nam với giá rất cao. Thông thường là khoảng 4.000 đô la Mỹ và có giai đoạn là 8.000 đô la Mỹ cho chuyến bay một chiều từ Czech về Việt Nam. Phía các phòng vé sẽ lo mọi khoản giấy tờ, kể cả việc lo chạy giấy trên các cơ quan đại diện Việt Nam. Còn cụ thể họ chia chác tiền như thế nào thì tôi không biết cụ thể."

    Từ đó, ông Hoàng Hùng đặt câu hỏi: "Nếu không có tham nhũng thì tại sao người dân đăng ký về Việt Nam không được? Thế nhưng nộp tiền cho các phòng vé, họ lại đăng ký được với các cơ quan đại diện Việt Nam."

    Quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán cũng thông tin thêm:

    "Việc bắt giữ bốn đối tượng ở Cục Lãnh sự là quá chậm, nhưng chậm còn hơn không. Vụ việc đã có dấu hiệu tội phạm rõ ràng, được nhiều người nói tới, các đơn thư, các đề nghị, kiến nghị, … được gửi cho các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, nhưng không ai giải quyết. Ngay cả chỉ đến tận bây giờ, nhiều lá đơn tố cáo của những nạn nhân trong vụ án cũng không biết gửi qua địa chỉ email nào của phía cơ quan điều tra."

    Nhìn chung, tình trạng thiếu minh bạch trong các hoạt động của cơ quan lãnh sự, ngoại giao VN ở nước ngoài đã có từ lâu, như bình luận của TS Lê Hồng Hiệp trong một bài đăng trên BBC News Tiếng Việt, kèm lời kêu gọi cải cách cơ quan này.

    "Vì liên quan nhiều lợi ích nên bộ phận lãnh sự trong nước cũng như ở các đại sứ quán thường là nơi mang lại nhiều tiếng xấu nhất cho Bộ Ngoại giao. Lên mạng chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bao nhiêu phàn nàn, lên án, tố cáo… của cư dân mạng, nhất là người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài, nói về việc họ bị gây khó dễ, ăn chặn, lạm thu… bởi cán bộ lãnh sự ở các đại sứ quán của Việt Nam như thế nào,' TS Hiệp từ Singapore viết.

    Nhắc lại rằng nhiều vấn đề đã có "từ 20 năm qua", TS Lê Hồng Hiệp nhận xét: "Điều mình ngạc nhiên là sau gần mấy chục năm, mọi thứ vẫn như vậy, và không thấy có những nỗ lực đáng kể nào từ Bộ Ngoại giao trong việc khắc phục tình trạng này để giữ uy tín, hình ảnh cho Bộ."

    Còn ông Hoàng Hùng chỉ ra sự im lặng trong việc giải quyết khiếu nại của Bộ Ngoại giao, cụ thể là trong vụ lạm thu, đội giá vé máy bay này:

    "Chính cái khoảng trống trong việc tiếp nhận đơn thư tố cáo, lại tiếp tay cho các nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay. Nực cười hơn nữa là các đơn tố cáo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài được gửi về cho Cục Lãnh sự, nơi mà vừa bị bắt giữ từ Cục trưởng trở xuống." Ông cũng nêu yêu cầu chấn chỉnh, cải tổ:

    "Tôi mong muốn chính quyền Việt Nam, cần phải có các hướng cải cách trong việc tiếp nhận đơn thư tố cáo của người dân. Người dân có quyền kiện bất cứ cơ quan nhà nước nào và toà án Việt Nam phải đưa ra toà xét xử các vụ khiếu kiện đó."

    Cho đến nay (04/02/2022), chưa thấy các lãnh đạo cao nhất của Bộ Ngoại giao lên tiếng trả lời trực tiếp về vụ việc tại Cục Lãnh sự.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác tin rằng chỉ "xử lý bốn cán bộ" xem ra không đủ để giải quyết điều mà có người cho là "vụ án thế kỷ", vì "niềm tin mất cả rồi", và nhất là khi người dân phải gánh chịu đau thương của dịch Covid.

    Bài liên quan: Lãnh sự quán VN ở nước ngoài ''vẽ bậy'' lên hộ chiếu công dân?

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Người Việt ở các nước vui mừng khi đường bay thương mại được khôi phục, nhưng vẫn gặp một số bối rối với thủ tục khai báo y tế, nhập cảnh.

    Cô Khánh Linh, Việt kiều sống tại bang Bắc Carolina của Mỹ, ngày 9/1 lên chuyến bay thương mại từ San Francisco, bang California, trở về Việt Nam để giải quyết công việc và đón Tết cùng gia đình. Cô được đại lý cho biết đây là một trong những chuyến bay thẳng thương mại đầu tiên khởi hành từ thành phố này và hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM.

    Cô đặt ghế hạng phổ thông đặc biệt có giá khoảng 4.000 USD (hơn 91 triệu đồng). "Mua vé chuyến bay thương mại khá đơn giản. Tôi chỉ gặp khó khăn hơn lúc lên máy bay và hạ cánh ở Việt Nam", cô nói với VnExpress.

    viet kieu gap kho khan khi ve que an tet
    Hành khách chờ lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng 5/2021. Ảnh: Hữu Khoa.

    Cô Linh cho biết hành khách trước khi lên máy bay cần khai báo y tế bằng ứng dụng PC-Covid, trong đó có thông tin nơi tự cách ly khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức sử dụng ứng dụng khai báo y tế Việt Nam lại không phổ biến với cộng đồng người Việt ở Mỹ, nên cô và nhiều người đi cùng ban đầu khá lúng túng.

    "Ứng dụng yêu cầu số điện thoại Việt Nam, nhưng nhiều người lại không có. Tôi đã dùng số của con tôi đi cùng, còn một số người phải liên lạc xin số điện thoại của người thân ở Việt Nam để khai báo", cô kể lại.

    Hành khách được yêu cầu mang theo chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính với nCoV không quá 72 tiếng trước khi lên máy bay. Do khởi hành vào ngày chủ nhật, cô Linh phải căn ke thời gian đi xét nghiệm để được nhận kết quả kịp thời.

    Tuy nhiên, sau khi máy bay hạ cánh, hành khách phải tiếp tục làm xét nghiệm nhanh, đồng thời được thông báo chuẩn bị 4 loại giấy tờ gồm hộ chiếu, khai báo y tế nơi cách ly, kết quả xét nghiệm và chứng nhận tiêm chủng để làm thủ tục nhập cảnh.

    Thiện Anh, Việt kiều 27 tuổi đã học tập và làm việc ở Australia hơn 9 năm, rất vui mừng khi Việt Nam mở lại đường bay thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với cô khi bay về nước ăn Tết là thiếu thông tin trong quá trình chuẩn bị giấy tờ.

    Thiện Anh và chồng, một du học sinh người Việt tại Sydney, năm ngoái làm đám cưới ở Australia nên năm nay quyết định về Việt Nam tổ chức tiệc báo hỷ. Do đường bay thường lệ hai chiều giữa TP HCM với Sydney và Melbourne mới chính thức khai thác trở lại từ ngày 15/1, vợ chồng Thiện Anh quyết định đặt vé chuyến bay của Singapore Airlines để kịp về nước tổ chức tiệc và đón Tết cùng gia đình.

    Với phương án này, Thiện Anh sẽ phải quá cảnh tại Singapore trong chuyến bay ngày 3/2, với tổng chi phí cả hai chiều khoảng 10.000 AUD (hơn 160 triệu đồng). Tuy nhiên, chị không được đại lý hướng dẫn cụ thể khi trở về Việt Nam sẽ cần những giấy tờ nào và nếu cần giải đáp thắc mắc thì liên hệ ở đâu.

    Cổng thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Australia ngày 5/1 đăng thông báo về quy định cách ly đối với người nhập cảnh Việt Nam từ 1/1/2022, dẫn lại thông báo của Bộ Y tế về yêu cầu cách ly 3 ngày, theo dõi sức khỏe 14 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine. Văn bản này nêu ra các yêu cầu chung lẫn cụ thể về phòng chống dịch đối với người nhập cảnh, song chưa đề cập chi tiết những giấy tờ mà các kiều bào như Thiện Anh cần chuẩn bị khi xuống sân bay.

    Thiện Anh đã phải dò hỏi những người bạn vừa về nước trước mình, trong đó một người nói rằng cần có "xác nhận của địa phương nơi sẽ lưu trú". Cô cảm thấy hoang mang nên đã nhờ người thân liên hệ với chính quyền địa phương về trường hợp của mình và đang chờ phản hồi.

    Chị Dung, một người Việt lấy chồng Ấn Độ, cũng vừa đi chuyến bay của hãng Emirates từ Mumbai về Hà Nội hôm 13/1. Chị cho biết chuyến bay lần này lâu hơn thường lệ, do phải quá cảnh ba tiếng tại Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cũng như tiến hành thủ tục xét nghiệm, khai báo y tế ở sân bay Mumbai và Nội Bài.

    Tuy nhiên, gia đình chị từ đầu đã chấp nhận "bình thường mới" khi sử dụng dịch vụ hàng không, cũng không gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhập cảnh. Khi về đến Nội Bài, gia đình chị chỉ trải qua hai khâu gồm xét nghiệm nhanh Covid-19 và khai báo y tế theo mẫu có sẵn với hải quan để được nhập cảnh.

    Thiện Anh cũng mong muốn chuyến đi về Việt Nam sắp tới của mình cũng sẽ diễn ra suôn sẻ như vậy, không xảy ra trục trặc nào về giấy tờ, đặc biệt là khâu nhập cảnh.

    "Hiện tôi chưa tìm được văn bản nào hướng dẫn từng bước các giấy tờ và quy trình về nước cụ thể ra sao, hành khách cần chuẩn bị tinh thần cho những gì", Thiện Anh nói. "Tôi hy vọng trong thời gian tới, những khúc mắc này sẽ được làm rõ thêm và thông tin hướng dẫn về nước được phổ biến rõ ràng để kiều bào dễ tìm kiếm hơn trước khi khởi hành".

    Việt Nam đến nay đã khôi phục hoạt động chở khách thường lệ tới 8 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc) và Australia. Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải có xét nghiệm âm tính PCR, trong đó người tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà 3 ngày, còn người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phải cách ly tại nơi lưu trú 7 ngày.

    Theo VnExpress

  • Lúc họ làm giàu cho quê hương thì chào đón, giờ có ngày Tết để về quê, họ lại bị coi là mối nguy dịch bệnh sao?

    Mong người dân không về ăn Tết, bạc bẽo lắm!

    "Thấy một số tỉnh gửi tâm thư mong người dân tỉnh mình đi làm ăn ở nơi khác không về quê ăn Tết, mình thấy bất nhẫn lắm. Thấy cứ bạc bẽo thế nào ấy. Những người dân đó chẳng phải đã giúp cho địa phương giải bài toán việc làm hay sao? Những ngôi nhà khang trang và cuộc sống khấm khá hơn của địa phương chẳng phải được đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và sự thắt lưng buộc bụng của họ ở nơi xa xứ hay sao?

    Quanh năm đầu tắt mặt tối, làm việc quần quật dồn cho những ngày nghỉ Tết ít ỏi, để bây giờ họ được bảo là đừng về! Dành dụm cả năm để mua đồng quà tấm bánh cho cha mẹ, con em nay biết gửi ai!" - đó là những trăn trở của Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội.

    viet kieu ve que an tet

    Bà cảm thấy xót xa khi những người lao động xa quê, từ tư cách những người làm giàu cho quê hương, vì dịch Covid-19 mà bỗng dưng bị coi như mối nguy dịch bệnh. Bà này cho rằng, người dân về quê ăn Tết vốn là một hành vi bình thường, tự nhiên, bỗng vì tâm thư động viên đừng về mà bị gán cho trách nhiệm đạo đức. Tức là, nếu trở về quê mà mang theo mầm mống dịch bệnh, nghĩa là họ trở thành gánh nặng cho quê hương.

    Tiến sĩ Khuất Thu Hồng đồng ý rằng, việc một số địa phương tỏ ra quan ngại về sự bùng phát dịch Covid-19 khi người dân về quê ăn Tết là có cơ sở. Tuy nhiên, bà không đồng tình với việc chính quyền các địa phương gửi tâm thư động viên, khuyến khích người dân ăn Tết tại địa phương họ đang tạm trú.

    "Với việc hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn người về một địa phương nào đó đón Tết, chắc chắn sẽ kích thích tiêu dùng, mua sắm, đi lại, từ đó góp phần vào phục hồi phát triển kinh tế. Trải qua thời gian bị "tổn thương", nền kinh tế rất cần những dòng kích cầu như thế.

    Nếu tôi là chính quyền ở các địa phương ấy, tôi cũng viết một tâm thư, nhưng nội dung là mong muốn người dân trở về quê hương đón Tết, kèm theo đó là đề nghị bà con tuân thủ các quy định 5K, phòng chống dịch tốt", nữ Tiến sĩ chia sẻ.

    Đại dịch cần kết thúc trong tâm trí người trước đã

    Những trăn trở của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cũng chạm đến tâm tư của nhiều người. Có thể thấy, trong tâm thức nhiều người Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, dịp Tết Nguyên đán cực kỳ quan trọng. Với những người đi làm, đi học xa quê, họ luôn có tập quán, nhu cầu trở về nhà mỗi dịp cuối năm.

    Ở thời điểm bình thường, không có dịch, người ta sẵn sàng chi hàng triệu để mua vé tàu xe, vé máy bay để trở về nhà đoàn tụ. Khi có dịch, tâm lý muốn hồi hương lại càng thôi thúc, phần vì họ đã phải cầm cự quá lâu suốt bốn làn sóng của dịch bệnh, phần vì những căng thẳng kéo dài cần được làm dịu lại bằng không khí đầm ấm của quê hương.

    Ranh giới giữa sợ hãi bệnh dịch và kỳ thị người xa quê, sống ở các thành phố lớn (với nhiều nguy cơ) rất mỏng mảnh. Quê hương cần an toàn và không muốn chịu rủi ro y tế, nhưng người xa quê cũng cần có nơi an trú về tinh thần, cần được hướng dẫn và tạo điều kiện để về nhà an toàn, không phải kiểu "quê hương đang yên ổn, con ơi đừng về".

    Có lẽ, đại dịch sẽ phải kết thúc trong ý nghĩ của con người, chủ động ứng phó để có thể (cho phép) được sống bình thường, trước khi nó thật sự kết thúc trong thực tế.

    Một số dân mạng cũng bình luận về câu chuyện này:

    - Tôi quyết tâm về quê. Những người xa xứ như tôi mới cần những ngày này để về quê hương thăm mẹ già, ngồi mâm cơm với mẹ, với anh, chị, em và các cháu.

    - Với độ phủ các mũi vaccine tiêu chuẩn cao như ở nước ta, theo tôi, nên nghĩ ra nhiều cách tổ chức giao thông phù hợp để đón họ về quê thì hơn. Ví dụ, khách hàng ở vùng xanh đi với nhau, tương tự như vậy với các vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ. Xe chở khách từ vùng đỏ chỉ được phép chở tối đa 1/2 thôi... Nên để người dân về quê trong trật tự hơn là có lời vận động kém nhân văn như chúng ta đã thấy.

    - Chúng ta tiêm vaccine là để được sống bình thường, chứ không phải để co cụm sợ hãi. Một năm qua có biết bao biến cố, nhiều người đã chứng kiến người thân quanh mình ra đi, những nỗi đau, sự bí bức trong môi trường chật hẹp, sự tổn thương tâm lý vì bị đứt gãy giao tiếp xã hội... khiến người ta cần được về quê. Người nào về quê cũng đã tự lo cho bản thân và người thân của họ rồi, đừng kỳ thị họ.

    Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 và Quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, từ bỏ mục tiêu zero Covid-19 và chấp nhận số ca mắc tăng nhiều. PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, các tỉnh, thành phố và địa phương cần thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 128, tránh "ngăn sông cấm chợ". Ngoài ra, một số địa phương vận động hay ra quy định "làm khó" người dân về quê dịp Tết cổ truyền sẽ tạo ra tiền lệ không hay.

    Dù vậy, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, PGS.TS Trần Đắc Phu đưa khuyến cáo: Người dân về quê ăn Tết không nên lơ là, chủ quan mà cần tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng, chống dịch.

    Theo Cafebiz

  • Kể từ 1 Tháng Giêng, VN cho phép thành phố Sài Gòn tiếp nhận các chuyến bay thương mại đưa người từ ngoại quốc về Việt Nam ăn Tết, nhưng theo ông Nguyễn Hữu Hưng, phó giám đốc Sở Y Tế ở Sài Gòn, hành khách phải thực hiện theo năm bước kiểm soát COVID-19.

    Giải thích về các thủ tục hành khách cần chuẩn bị để nhập cảnh Sài Gòn, trong chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời” hôm 9 Tháng Giêng, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết “đầu tiên là hành khách cần phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính trong 72 giờ, do cơ quan thẩm quyền nước sở tại cấp. Bên cạnh đó, hành khách cần khai báo y tế, xác nhận chích đủ hai mũi vaccine. Với người từng mắc COVID-19, thì cần có giấy xác nhận đã khỏi bệnh.”

    vn thu tuc nhap canh 1
    Hành khách khai báo y tế khi nhập cảnh Sài Gòn tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. (Hình: Hữu Khoa/DânTrí)

    Khi nhập cảnh vào Sài Gòn, hành khách phải thực hiện theo năm bước. Cụ thể, khi vừa xuống phi trường, hành khách phải tạo mã QR cá nhân, bằng cách cài đặt ứng dụng PC-COVID-19. Sau khi khai báo và có mã QR, phi trường tổ chức xét nghiệm nhanh với tất cả hành khách nhập cảnh.

    Nếu test nhanh bị dương tính, hành khách sẽ phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định và chuyển về bệnh viện Dã Chiến Số 12. Trường hợp âm tính, hành khách được hướng dẫn rời phi trường về nơi cư trú đã ghi danh trước đó.

    Trong lúc di chuyển, hành khách không được dừng dọc đường, bảo đảm “5K” (khẩu trang–khử khuẩn– khoảng cách–không tập trung – khai báo y tế). Tiếp theo, khi đã về đến nơi cư trú, chính quyền địa phương tiếp tục giám sát, theo dõi.

    Sau cùng, có hai trường hợp. Với hành khách khi về địa phương đã chích đủ liều vaccine, thì chỉ theo dõi sức khỏe tại nhà ba ngày. Còn với người chưa chích hoặc chích chưa đủ mũi vaccine, phải cách ly tại nhà bảy ngày, địa phương sẽ làm xét nghiệm trong ngày thứ ba và thứ bảy để kiểm tra.

    Nhằm tránh quá sức khâu xét nghiệm, Cục Hàng Không Việt Nam đã gửi văn bản cho Bộ Giao Thông Vận Tải đề nghị điều chỉnh giờ bay của các chuyến bay quốc tế trọn gói về Việt Nam “không hạ cánh ở Tân Sơn Nhất và Nội Bài để hạn chế việc ùn tắc tại khu vực test nhanh COVID-19 ở hai phi trường trên.”

    Tin cho biết từ ngày 4 đến 7 Tháng Giêng, 47 chuyến bay quốc tế đã đến Việt Nam. Trong đó có 16 chuyến thương mại thường lệ, 20 chuyến trọn gói, 11 chuyến chở chuyên gia, khách du lịch quốc tế. Tổng cộng có 6,094 khách nhập cảnh. 

    Theo Người Việt

  • Người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà 3 ngày, không được ra khỏi nơi lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh trong thời gian này.

    Ngày 16/12, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về phòng chống dịch Covid-19 với người nhập cảnh. Theo đó, người nhập cảnh Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong 72h, trừ trẻ em dưới 2 tuổi; khai báo y tế; cài đặt ứng dụng PC-Covid để theo dõi sức khỏe.

    Người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sẽ được tự theo dõi sức khỏe 3 ngày tại nơi lưu trú, gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Những người này xét nghiệm PCR vào ngày thứ ba; nếu kết quả âm tính thì tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày.

    Bộ Y tế nêu rõ, những người này phải có chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine đã được Việt Nam công nhận. Nếu là F0 khỏi bệnh, phải có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền các nước cấp.

    nhap canh vietnam cach ly 3 ngay

    Người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine được cách ly tại nơi lưu trú 7 ngày; xét nghiệm PCR hai lần vào ngày thứ 3 và thứ 7.

    Người nhập cảnh dưới 18 tuổi; người từ 65 tuổi; phụ nữ có thai; người có bệnh lý nền sẽ được cách ly cùng người chăm sóc. Điều kiện là người chăm sóc phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc là F0 khỏi bệnh.

    Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 3/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

    Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (vợ/chồng, con), nếu chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, sau khi nhập cảnh sẽ được tiêm chủng miễn phí.

    Ngoài ra, Bộ Y tế nêu rõ, người nhập cảnh tự chi trả phí xét nghiệm, cách ly, khám chữa bệnh và các chi phí liên quan. Tất cả người nhập cảnh được khuyến khích tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày đầu tiên.

    Thời gian áp dụng quy định này từ 1/1/2022. Trước đó vào tháng 8/2021, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày; theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Như vậy, theo quy định mới, tất cả các trường hợp nhập cảnh Việt Nam sẽ không phải cách ly tập trung.

    PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM, cho rằng quy định cách ly tại nhà 3 ngày với người nhập cảnh là "tiến bộ và cởi mở". Cách làm này tương tự Singapore, đó là cách ly người nhập cảnh 3 ngày tại nhà; ngày đầu làm xét nghiệm PCR (với đường hàng không) hoặc xét nghiệm nhanh (với đường bộ); ngày thứ hai, khách tự làm xét nghiệm; ngày thứ ba, nhân viên y tế làm xét nghiệm nhanh, nếu âm tính thì người nhập cảnh được phép đi lại.

    TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch, lại kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ cách ly với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine và xét nghiệm PCR âm tính.

    Ông Nam phân tích, quy định cách ly 3 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine "vẫn còn bất cập". Hiện nay, người dân trong nước, nếu đã tiêm đủ liều vaccine sẽ được đi lại thuận lợi giữa các địa phương. Vì vậy, quy định nêu trên của Bộ Y tế có "sự vênh nhau" về biện pháp chống dịch giữa việc đi lại của người dân trong nước và người nhập cảnh.

    Theo ông Nam, nếu người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine, xét nghiệm PCR âm tính trước khi bay, chỉ cần yêu cầu họ xét nghiệm nhanh tại cảng hàng không; người có kết quả âm tính sẽ không phải cách ly tập trung hoặc tại nhà.

    "Các biện pháp về cách ly với người đã tiêm đủ liều vaccine cũng cần thống nhất giữa việc đi lại trong nước và người nước ngoài nhập cảnh. Chủ trương này không chỉ tạo thuận lợi để Việt Nam mở cửa với quốc tế mà còn tạo điều kiện cho hàng triệu kiều bào, công dân Việt Nam về nước", TS Lương Hoài Nam nêu quan điểm.

    Hiện Chính phủ đã đồng ý kế hoạch khôi phục chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với địa bàn có hệ số an toàn cao, bắt đầu từ 1/1/2022.

    Theo VnExpress

  • Đã đến lúc các chuyến bay cứu trợ, giải cứu Việt kiều phải kết thúc sứ mệnh lịch sử để chính thức mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân Việt Nam về nước trong dịp Tết đoàn viên sắp tới, đồng thời khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn....

    truc loi tren noi kho cua nguoi dan
    Một số đơn vị nhân danh chống dịch nhưng lại lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

    Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kế hoạch mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2020 cho đến nay cứ “dập dình”.

    Khách vào Việt Nam gặp vô vàn rào cản, trình tự thủ tục. Nếu gỡ bỏ được, mới tính được các chuyến bay quốc tế thương mại.

    Thứ nhất, về yêu cầu phòng chống dịch, cách ly hay không cách ly với những người tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc F0 khỏi bệnh hoặc nếu không đủ tuổi để tiêm vaccine, hành khách chỉ cần xét nghiệm âm tính.

    Nếu cách ly thì buộc phải đàm phán với các nước đối tác về tần suất bay bởi còn liên quan đến năng lực cách ly ở địa phương, năng lực về cơ sở y tế, vật tư y tế để thực hiện xét nghiệm… thì mới xác định được tần suất bay giữa hai quốc gia có liên quan. Nếu như không cách ly, chỉ có xét nghiệm, chắc chăn rằng không phải đàm phán, mở cửa bình thường.

    Thứ hai, với các quốc gia áp dụng hộ chiếu vaccine buộc phải đàm phán song phương để có quan hệ đối đẳng, xác định thông tin hành khách tiêm hai mũi hoặc F0 khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính, là không giả dối.

    Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, từ tháng 4/2020 - 9/2021, có hơn 274,2 nghìn người nhập cảnh qua đường hàng không. Đối với các chuyến bay giải cứu, các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay, cách ly tại các cơ sở quân đội hơn 110.000 công dân về nước. Gần 150 chuyến bay theo hình thức tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm… với hơn 30.000 công dân.

    Trục lợi từ nỗi bĩ cực của đồng bào

    Ngày 20/11 vừa qua, đoàn khách quốc tế đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam sau gần 2 năm “đóng băng” do COVID-19 chính thức hạ cánh tại cảng hàng không Phú Quốc.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại tọa đàm “Mở cửa du lịch phục hồi kinh tế” vừa tổ chức, dù mang tiếng mở cửa du lịch nhưng Việt Nam mới cho phép 5 địa phương gồm Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh đón khách quốc tế với số lượng rất hạn chế. Nhiều địa phương vẫn ban hành các quy định riêng về cách ly. Những rào cản này khiến các doanh nghiệp du lịch tiến thoái lưỡng nan, không mở cửa đã khổ, mở rồi càng khổ hơn.

    Gần đây, một khách sạn tại Vũng Tàu vì bất lực, sức cùng lực kiệt phải đặt tấm biển ngay trước cửa, mong mỏi UBND thành phố mở lại các hoạt động theo tiêu chí an toàn phòng chống dịch và phục hồi kinh tế.

    Lấy dẫn chứng hình ảnh này, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia về du lịch và hàng không chua xót nhận xét, tiếng kêu cứu này có sức nặng hơn ngàn con số thống kê về thiệt hại đại dịch.

    Đáng lên án, có đơn vị nhân danh chống dịch mà trục lợi trên nỗi khốn khó của đồng bào. Ông Nam dẫn chứng: “Bạn tôi vừa về từ Mỹ với giá 170 triệu, trước đó lên đến 240 triệu đồng. Trong khi thời điểm tháng 3-4/2020, chuyến bay Vietnam Airlines giải cứu từ châu Âu về chỉ mất 1.200 USD; từ Mỹ, Canada là 1.600 USD và sau đó đưa về cách ly tại các cơ sở quân đội”. So sánh chênh lệch giữa giá bay giải cứu của Vietnam Airlines, ông Nam cho rằng có thể lờ mờ hiểu ra câu chuyện tiền còn lại bao nhiêu và đi vào túi ai.

    Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, bà con Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm về nước bằng cách “lách” sang Campuchia. Hành khách bay từ châu Âu về Phnom Penh chỉ với giá 630 Euro, đi ô tô mất 100 Euro lên cửa khẩu Mộc Bài, chìa hộ chiếu Việt Nam ra chắc chắn  sẽ được vào Việt Nam và sau đó, cách ly 1 tuần ở Tây Ninh. 

    Đồng ý quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Holdings cho rằng đã đến lúc các chuyến bay cứu trợ phải kết thúc sứ mệnh và vai trò lịch sử của nó. Phải mở lại các đường bay thương mại thường lệ quốc tế, càng sớm càng tốt. Chính phủ cần mở lại nền kinh tế, mà đầu tiên bắt đầu từ giao thông vận tải, đặc biệt mở cửa với quốc tế.

    Thị trường nội địa không đủ sức để cứu ngành du lịch cũng như hàng không. Đóng càng lâu càng mất lợi thế, số tiền chi sau này để cứu vớt lại sẽ càng lớn, bao gồm cả chi phí thời cơ khi chậm chân, khó cạnh tranh với các nước xung quanh”, ông Kỳ nhấn mạnh.

    Chậm chân sẽ mất thị trường, doanh nghiệp nợ nần chồng chất

    Điều đáng nói, trong lúc Việt Nam tỏ ra rất thận trọng, các quốc gia lân cận như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Úc… áp dụng thành công các giải pháp để đón khách quốc tế song song với kiểm soát dịch bệnh.

    Các chuyên gia cho rằng cần nhanh chóng mở cửa an toàn nhưng không bỏ lỡ cơ hội, đón hàng triệu du khách quốc tế đang mong muốn đến Việt Nam sau một khoảng thời gian dài và gỡ bỏ những rào cản để mở lại các đường bay quốc tế.

    TS. Trần Du lịch, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, trong ba lĩnh vực liên quan đến du lịch gồm lưu trú, lữ hành và vận tải thì lưu trú phát triển rất mạnh và đầu tư lớn.

    Nhưng lĩnh vực này đang đứng trước nguy cơ, khách sạn nằm yên hết năm này hết năm khác, không ít doanh nghiệp, dự án đầu tư vay tín dụng ngân hàng. Liệu nếu họ chết thì ngân hàng có sống yên không? Đã đến lúc phải tính toán vấn đề mở cửa một cách mạnh dạn”, ông Lịch cảnh báo.

    Bên cạnh đó, theo ông Lịch, nhiều ngành, nhiều địa phương vẫn hô khẩu hiệu chuyển hướng từ “Zero Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, chấp nhận sống chung nhưng vẫn hành động theo kiểu “Zero Covid”. Nguyên nhân là sự thiếu đồng bộ, không riêng ngành du lịch mà tất cả các ngành. Đặc biệt, truyền thông phải giải tỏa tâm lý sợ hãi của người dân nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới du lịch.

    Phần lớn doanh nghiệp du lịch hiện nay mất thị trường, mất lao động, mất vốn, nợ nần. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp không có điều kiện vay thêm vì đã thế chấp hết tài sản.

    Nếu hàng không cứ bay thuê chuyến thì đừng bàn chuyện mở cửa du lịch. Hai ngành như anh em sinh đôi. Mở du lịch không được lo sợ vấn đề mở cửa hàng không, mở lại đường bay thương mại. Nếu còn sợ hãi thì khỏi phải bàn”, ông Lịch chỉ rõ.

    Kể lại chuyến đi Phú Quốc vừa qua, cảnh vật tiêu điều, ông Lương Hoài Nam cũng tỏ rõ sự xúc động. Kết quả đạt được sau chỉ đạo của Bộ Chính trị, sự phối hợp của các ban ngành, địa phương trong thời gian dài, là chưa thỏa đáng. Việt Nam mở cửa du lịch nhưng khách lại vô cùng ít ỏi, chuyến bay đếm trên đầu ngón tay. Các điều kiện quy định ngặt nghèo khiến du khách thấy thiếu hấp dẫn. 

    Cần bỏ quy định cách ly

    Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa du lịch, hàng không quốc tế của nhiều quốc gia lân cận, TS. Lương Hoài Nam cho hay, Dubai mở cửa hoàn toàn từ tháng 8 không yêu cầu visa vaccine. Thái Lan mở cửa cho 63 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hành khách có thẻ xanh visa, trẻ em đi cùng thì không cần, chỉ cần ở khách sạn một đêm, test COVID sau đó tự do.

    Campuchia mở thoáng hơn Thái Lan, không giới hạn quốc gia với chính sách visa áp dụng như trước. Singapore thận trọng hơn theo hướng song phương, có đi có lại theo làn xanh vaccine với hơn 10 nước.

    Không có một nước nào yêu cầu cách ly tập trung, Việt Nam là độc nhất, duy nhất thì đáng phải suy nghĩ”, ông Nam nhấn mạnh.

    Đồng thời, ông Nam đề xuất thứ nhất, tạo điều kiện ngay lập tức cho mọi công dân Việt Nam từ nước ngoài về không thông qua bất kỳ thủ tục phê duyệt nào. Trước mắt khi các hãng hàng không chưa có các chuyến bay thường lệ cho kiều bào về trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài,  chỉ cần có thẻ xanh, cùng lắm test Covid một lần ở sân bay.

    Thứ hai, với người công vụ, giới đầu tư kinh doanh, các chuyên gia, lao động cao cấp của các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất người, lực lượng chuyên gia không sang Việt Nam nữa vì sợ cách ly. Đứt gãy nguồn lao động chất lượng cao, nguy hiểm vô cùng.

    Thứ ba, với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, ông Nam đề nghị áp dụng như Thái Lan, đề nghị trở lại như trước Covid, nước nào trong danh sách 25 quốc gia được miễn, tiếp tục miễn.

    Đồng thời, không bắt buộc du khách mua tour trọn gói, chỉ cần vé máy bay và khách sạn, bởi khách du lịch không thích đi đoàn đông trong diễn biến dịch phức tạp như hiện nay.

    Cuối tuần qua, tại cuộc họp bàn về kế hoạch phôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chủ trì, lãnh đạo các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Văn hoá - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Quốc phòng, Y tế đều tán thành chủ trương mở lại các đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh Việt Nam đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh với tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh, tập trung kiểm soát số ca bệnh nặng và tử vong.

    Tuy nhiên, lãnh đạo các Bộ đều đều cho rằng cần có hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Hiện Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo và đang xin ý kiến các bộ, dự kiến sẽ ban hành sớm.

    Theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam theo 2 giai đoạn.

    Giai đoạn 1, hai tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12. Tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc - Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

    Các chuyến bay quốc tế sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần.

    Giai đoạn 2, thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022.

    Ngoài 9 thị trường trên, Bộ đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.

    Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).

    Theo VnEconomy