• Một biến chủng mới SARS-CoV-2 có tên gọi "biến chủng Bristol" đang gây lo ngại có thể "làm những người từng mắc COVID-19 hoặc người đã tiêm vaccine" vẫn có thể nhiễm bệnh.

    Đây là lời cảnh báo của Giáo sư John Edmunds, thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) thuộc Chính phủ Anh, đưa ra ngày 11/2.

    dau la dai luc

    "Chúng tôi không biết liệu biến chủng Bristol có khả năng lây nhiễm cao hơn biến chủng Kent được phát hiện trước đó hay không? Tuy nhiên, một trong những thế mạnh của nó là làm những người bị mắc bệnh từ trước và hồi phục hoặc đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm virus. Đó là điều chúng tôi đặc biệt lo lắng trước loại biến chủng này" - Giáo sư Edmunds trả lời kênh truyền hình ITV News ngày 11/2.

    Các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 đã được nhận diện ở một số thành phố nước Anh như Bristol, Liverpool và Manchester. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock khẳng định chính phủ nước này cam kết đẩy mạnh việc theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm và giải trình tự gene để kiểm soát sự lây lan của các biến chủng trong cộng đồng.

    Dịch vụ Y tế Công cộng Anh cho biết các ca mắc mới phát hiện ở Anh là bị nhiễm biến chủng mới với đột biến E.484K - cùng kiểu đột biến với chủng được tìm thấy ở Nam Phi và Brazil. Đột biến này có thể cho phép virus lẩn trốn trước sự bảo vệ từ kháng thể.

    Trước đó, Bộ trưởng phụ trách triển khai công tác tiêm chủng vaccine của Anh Nadhim Zahawi cho biết trên thế giới hiện có khoảng 4.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2, buộc các hãng dược phẩm phải tìm cách cải tiến hiệu quả của vaccine.

    Hiện tại, cả Pfizer-BioNTech, Moderna và Oxford-AstraZeneca, đang nghiên cứu các giải pháp cải tiến vaccine nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó với bất kỳ biến chủng nào.

    Nguồn: VTV

  • Anh đã đạt được mục tiêu tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên cho 15 triệu người có nguy cơ cao.

    Chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 của Anh đã đạt mục tiêu tiếp cận 15 triệu người và được coi là thành công của chính phủ trong việc ứng phó với một đại dịch mà đất nước này có số người tử vong cao hơn và chịu thiệt hại kinh tế tồi tệ hơn so với các nước khác.

    Sau khi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine COVID-19, chính phủ Anh đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là triển khai tiêm chủng cho các nhân viên y tế, tất cả những người từ 70 tuổi trở lên và những người cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng.

    Đây là dấu mốc của Anh trong chiến dịch tiêm chủng, nhưng nhà chức trách nước này cho biết vẫn còn quá sớm để thảo luận khi nào các hạn chế có thể được dỡ bỏ.

    15 trieu nguoi tiem vacine

    Trong khi đó, việc mở cửa lại các trường học dự kiến có thể thực hiện từ 8/3. 

    Trong cuộc trò chuyện với Sophy Ridge, ông Raab - Bộ trưởng Ngoại giao, đã phát biểu về kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa: “Chúng tôi dự định mở cửa trường học vào ngày 8 tháng 3. Chúng ta cần phải có kế hoạch chi tiết sau khi đã đánh giá tất cả các bằng chứng và số liệu. Tuy nhiên, mục tiêu hiện tại là cho học sinh tới lớp một cách an toàn vào ngày 8 tháng sau".

    Khi được hỏi tất cả trường học có mở cửa vào cùng ngày hay không, ông Raab trả lời: “Tôi nghĩ chúng ta cần chờ đợi để đánh giá dữ liệu thật cẩn thận và thực hiện các kế hoạch đã đề ra”.

    "Tuy nhiên, tình hình đang dần cải thiện và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có đủ tự tin để bắt đầu quá trình mở trường học vào ngày 8. Và tất nhiên, thủ tướng sẽ đề ra những biện pháp khác, dựa trên số liệu và thành công đã đạt được về vấn đề vắc-xin. Nhờ có vắc-xin, số ca mắc lẫn áp lực lên hệ thống y tế công đều đã giảm”.

    Ông Raab khẳng định thủ tướng sẽ xem xét tất cả các bằng chứng vào ngày 22 tháng 2 trước khi đưa ra “lộ trình” dỡ phong tỏa, bao gồm “tác động của việc phong tỏa lẫn vắc-xin, tốc độ lây truyền, số ca bệnh nhập viện”.

    Trong khi đó, bà Anne Longfield - ủy viên phụ trách các vấn đề liên quan đến trẻ em tại England, cảnh báo rằng cứ sáu học sinh thì có thể có một học sinh không thể bắt kịp khoảng thời gian đã mất ở trường. Bà Anne cũng ủng hộ đề xuất cho rút ngắn kỳ nghỉ và ngày học dài hơn.

    Bà Anne nói: “Cần phải thay đổi để giúp trẻ bắt kịp chương trình học, trong đó có khả năng sử dụng một số thời gian trong các kỳ nghỉ (và) giờ học dài hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần giúp trẻ học lại các kỹ năng xã hội và xây dựng sự tự tin. Sẽ có một nhóm trẻ không bù đắp được khoảng thời gian đã mất - những đứa trẻ bắt đầu chậm hơn hoặc đang học khó khăn. Con số có thể lên tới 1/6 trẻ nếu các em không được hỗ trợ và thúc đẩy”.

    Nguồn: Reuters

  • Giám đốc cơ quan phòng chống dịch bệnh ECDC của Liên minh châu âu (EU) cảnh báo dịch Covid-19 sẽ tồn tại lâu dài và không thể bị xóa sổ dù có vắc xin.

    covid khong bien mat
    Bên phòng chăm sóc đặc biệt bệnh nhân Covid-19 ở Ý. Ảnh: REUTERS

    "Covid-19 thể kéo dài hơn là biến mất”, Giám đốc ECDC Andrea Ammon nói trong cuộc phỏng vấn với AFP ngày 13.2.

    "Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 có vẻ thích nghi rất tốt với cơ thể con người. Vì thế, chúng ta nên chuẩn bị khả năng virus sẽ tồn tại mãi mãi với chúng ta", bà Ammon nói.

    Vắc xin giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc Covid-19 nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chắc chắn liệu vắc xin có làm giảm sự lây lan của virus hay không. "Chúng ta sẽ phải mất nhiều tháng nữa để nghiên cứu vấn đề này, cụ thể là phải theo dõi những người đã được tiêm chủng", bà Ammon lưu ý.

    Các chuyên gia đồng thời lo ngại vắc xin có thể không hiệu quả đối với một số biến chủng mới của virus, nhất là loại được phát hiện ở Nam Phi và Brazil. Bà Ammon chỉ ra rằng vắc xin phòng bệnh cúm theo mùa phải được điều chỉnh hàng năm khi virus liên tục thay đổi.

    Bên cạnh đó, bà Ammon kêu gọi các quốc gia EU duy trì biện pháp phòng dịch Covid-19 dù số ca nhiễm mới sụt giảm ở phần lớn châu Âu.

    Theo số liệu của AFP, số ca nhiễm mới hàng ngày khắp châu Âu hiện là khoảng 150.000, so với khoảng 250.000 một tháng trước.

    Theo số liệu chính thức công bố ngày 12.2, chỉ có 3% người dân ở EU được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19 và 1,4 % là 2 liều, với tổng cộng 20 triệu liều đã được sử dụng.

    Ủy ban châu Âu hứng chỉ trích gay gắt về chương trình triển khai vắc xin Covid-19 cho các nước EU chậm chập, theo AFP.

    Theo Thanh Niên

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc các vaccine hiện tại giảm hiệu quả trước các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 là một điều "đáng lo ngại".

    vaccine dau hang

    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng: Sự xuất hiện của các đột biến trong các biến chủng mới đã đe dọa đến tính hiệu quả của các vaccine hiện nay. Ông cho rằng điều đáng lo ngại là các vaccine hiện nay không hiệu quả trong việc chống lại biến chủng 501.V2 được phát hiện lần đầu ở Nam Phi.

    Ông Tedros khẳng định nhu cầu cấp thiết bây giờ là nâng cấp các loại vaccine hiện có, đồng thời tăng số mũi tiêm trong bối cảnh biến chủng mới đang nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. 

    WHO cũng đang cân nhắc việc đưa ra khuyến cáo sử dụng vaccine AstraZeneca trong trường hợp khẩn cấp. Nếu vaccine của AstraZeneca được thông qua, các nước nghèo sẽ được tiêm vaccine theo chương trình COVAX, một nỗ lực được Liên Hợp Quốc ủng hộ nhằm phân phối vaccine COVID-19 khắp thế giới.

    Theo ông Tedros, Nam Phi đã dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi các báo cáo sơ bộ ghi nhận loại vaccine này không thể ngăn ngừa được các ca nhiễm biến chủng mới ở dạng vừa và nhẹ. Đây cũng chính là lời nhắc nhở cho thấy cần khẩn trương hành động để làm giảm sự lây lan của virus thông qua các biện pháp y tế công cộng.

    Tháng 12/2020, một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận ở Nam Phi. Đột biến, được biết tới là 501.V2 có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn và nguy hiểm hơn tới những người trẻ. biến chủng mới dễ lây lan này cũng có thể chống lại các vaccine COVID19.

    Nguồn: VTV

  • Giới chức y tế Đức mới đây thông báo phát hiện 14 người lớn tuổi dù đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer-BioNTech, vẫn nhiễm biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh.

    nhiem benh du da duoc

    Toàn bộ 14 bệnh nhân trên đều người cao tuổi đang cư trú tại một viện dưỡng lão ở bang Niedersachsen, Đức. Họ được tiêm mũi thứ 2 của vaccine phòng COVID-19 vào ngày 25/1 vừa qua. Đến ngày 2/2 thì phát hiện các ca bệnh này trong đợt xét nghiệm nhanh hàng ngày. Hiện, toàn bộ cơ sở, nhân viên và người nhà những cư dân trong cơ sở này đã được cách ly theo dõi.

    Giới chức y tế địa phương cho biết các ca bệnh trên đến nay chỉ có những biểu hiện thể nhẹ hoặc hầu như không có triệu chứng, một phần có thể do tác động tích cực từ việc đã được tiêm chủng.

    Tuy nhiên, việc nhiễm bệnh cho thấy ngay cả những người được tiêm chủng cũng không miễn dịch được với COVID-19 và vẫn có thể lây lan cho người khác.

    Tờ Tagesspiegel của Đức dẫn một nghiên cứu từ Israel cho biết: Vaccine của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả mục tiêu 95% sau một tuần kể từ khi khi tiêm chủng mũi thứ hai.

    Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể đã có 50% khả năng bảo vệ chống COVID-19 trong 10 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Những kết quả này cũng giống với thông báo của nhà sản xuất trong nghiên cứu giai đoạn ba.

    Nguồn: VTV

  • Chính phủ Anh cho rằng, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến một số sắc tộc thiểu số tại Anh từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19.

    vaccine bi hieu sai

    Anh đã yêu cầu các mạng xã hội lớn gỡ bỏ những thông tin bóp méo sự thật liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do lo ngại về tình trạng số đông trong cộng đồng người da đen và cộng đồng người Nam Á miễn cưỡng tham gia chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mà Chính phủ Anh đang tiến hành, một phần là do những người này không tin tưởng vào vaccine.

    Cơ quan theo dõi những thông tin sai lệnh về COVID-19 của Chính phủ cho biết, họ đang theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến COVID-19 trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook, đồng thời yêu cầu những người quản lý các trang mạng xã hội gỡ bỏ các thông điệp được cho là thiếu chính xác.

    Thị trưởng London Sadiq Khan và Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề vaccine của Anh Nadhim Zahawi cũng đã gửi thông điệp đến các cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Anh về sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Nước Anh đã mở chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ đầu tháng 12 và đến nay đã tiêm phòng cho hơn 10% dân số.

    Phát hiện ‘siêu virus corona’ mang 2 đột biến Anh và Nam Phi, giới khoa học báo động

    Một biến thể corona mới mang cả hai đột biến nguy hiểm vừa được phát hiện tại Anh. Các nhà khoa học báo động vì lo ‘siêu virus’ này lây mạnh, độc lực cao và kháng vắc xin.

    “Hoạ vô đơn chí” là cụm từ Đài Deutsche Welle (DW) của Đức dùng để mở đầu một bản tin mới về virus corona (SARS-CoV-2).

    Theo DW, các chuyên gia của Vương quốc Anh vừa phát hiện một chùm 11 ca bệnh COVID-19 nhiễm biến thể Anh mang cả đột biến gen của biến thể Nam Phi.

    Các nhà khoa học hết sức lo ngại trước diễn biến này vì hai biến thể nguy hiểm nhất hiện nay (B.1.1.7 và 501Y.V2) kết hợp lại có thể tạo ra một “siêu virus” không chỉ lây mạnh mà còn kháng vắc xin và độc lực cao.

    Biến thể 501Y.V2 của Nam Phi mang đột biến gen gọi là E484K, nó cũng được phát hiện trên 2 biến thể Brazil là B.1.1.33 và B.1.1.28. Và nay E484K xuất hiện trên cả biến thể B.1.1.7 ở Anh.

    Các biến thể trên được đánh giá là rất dễ lây trong nhóm dân số trẻ dưới 20 tuổi. Chúng còn có thể vô hiệu hóa kháng thể của hệ miễn dịch thông qua lây nhiễm tự nhiên hoặc vắc xin.

    Hệ quả là những loại vắc xin đang sử dụng hiện nay hiệu quả bảo vệ không còn cao. Không chỉ vậy, những người đã từng nhiễm bệnh và hồi phục cũng có nguy cơ tái nhiễm. Các trường hợp tái nhiễm đã được Brazil ghi nhận.

    “KHÔNG TỐT” là hai từ nhà dịch tễ học người Mỹ Eric Feigl-Ding, thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ mô tả tình hình trước mắt.

    Còn ông Julian Tang, nhà virus học thuộc Đại học Leicester (Anh), gọi chùm ca COVID mới ở Anh là “một diễn biến đáng lo”. Trả lời Đài BBC, ông nhận định nếu các biến thể trên lan rộng, nó sẽ càng tạo điều kiện lý tưởng cho các biến thể mới hơn xuất hiện.

    Mối quan ngại chung của các chuyên gia là nếu biến thể mới xác lập chỗ đứng trong dân số, sẽ vô cùng khó khăn để kiểm soát đại dịch cho dù con người đã bào chế được nhiều loại vắc xin khác nhau.

    Chẳng hạn, theo chuyên gia Feigl-Ding, vắc xin của Moderna hiệu quả với biến thể Anh nhưng lại kém hiệu quả hơn 6 lần trước biến thể Nam Phi.

    Các hãng dược đang chạy đua cập nhật vắc xin trước thách thức mới từ virus nhưng quá trình phát triển, thử nghiệm, xin giấy phép, sản xuất hàng loạt và triển khai tiêm chủng không đơn giản và mất rất nhiều thời gian.

    Theo: Vtv/Tuổi Trẻ

  • Một mũi tăng cường vaccine COVID-19 vào mùa thu năm nay, tiếp đến sẽ tiêm nhắc lại hàng năm là việc mà giới chức Anh đang cân nhắc, nhằm ứng phó với các biến chủng mới.

    Theo ông Nadhim Zahawi, Bộ trưởng phụ trách vấn đề triển khai vaccine COVID-19 thuộc Chính phủ Anh, trên thế giới hiện có khoảng 4.000 biến chủng. Trong đó, các biến chủng phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil là những loại có vẻ có tốc độ lây lan nhanh hơn các biến chủng khác.

    tiem nhac vaccine

    "Chúng tôi nhận thấy khả năng cần phải tiêm một mũi tăng cường vào mùa thu năm nay và sau đó phải nhắc lại hàng năm, tương tự như việc tiêm vaccine phòng cúm, vì đang có nhiều biến chủng khác nhau của SARS-CoV-2 trên khắp thế giới" - ông Zahawi nói.

    Trong khi đó, hãng dược AstraZeneca nói rằng loại vaccine ngừa COVID-19 mà hãng này hợp tác phát triển với đại học Oxford có vẻ chỉ mang lại tác dụng hạn chế trong việc ngừa bệnh thể nhẹ gây ra bởi biến chủng Nam Phi. Tuyên bố này được đưa ra dựa trên dữ liệu ban đầu của một cuộc thử nghiệm.

    Theo Reuters, nước Anh đến nay đã tiêm hơn 12 triệu mũi vaccine và đang trên đà tiến tới hoàn tất mục tiêu 100% người dân thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm trước giữa tháng 2 năm nay.

    Theo VTV

  • Bộ trưởng phụ trách vaccine của Anh ngày 7/2 tuyên bố nước này sẽ không đưa ra hộ chiếu vaccine cho các công dân vì chưa rõ hiệu quả thực sự của vaccine, dù Anh là nước đang tiêm vaccine nhiều nhất châu Âu, cho hơn 11,5 triệu dân.

    Thông tin được Bộ trưởng phụ trách vaccine của Anh, ông Nadhim Zahawi khẳng định trong buổi trả lời phỏng vấn trên đài BBC của Anh ngày 7/2. Theo ông Zahawi, dù đang là nước tiêm vaccine nhiều nhất châu Âu, nước Anh vẫn không có ý định tung ra “hộ chiếu vaccine”.

    ho chieu covid
    Tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Anh. Ảnh: Getty.

    “Có một vài lý do chúng tôi không đưa ra hộ chiếu vaccine. Trước hết, như Thủ tướng Boris Johnson có phát biểu tại Nghị viện, tại Anh thì vaccine không phải bắt buộc. Mọi người tiêm vaccine trên cơ sở tự nguyện. Ngoài ra chúng ta cũng chưa biết rõ tác động của vaccine đến việc ngăn ngừa virus lây nhiễm và việc tung ra hộ chiếu vaccine cũng có thể tạo nên sự phân biệt đối xử”.

    Ý tưởng về hộ chiếu vaccine được nhiều nước châu Âu thảo luận trong thời gian qua, theo đó người nào đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 sẽ được tự do đi lại mà không phải chịu các hạn chế di chuyển. Các nước vốn dựa nhiều vào du lịch tại châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha cũng như một số nước Bắc Âu như Đan Mạch… ủng hộ đề xuất này.

    Liên minh châu Âu dự kiến cũng sẽ bàn thảo về ý tưởng này trong các hội nghị thượng đỉnh sắp tới, với mục tiêu gỡ bỏ mọi rào cản về di chuyển tại châu Âu trước mùa Hè năm 2021.

    Tuy nhiên, việc xuất hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng kháng vaccine đang khiến nhiều nước lo ngại. Tại Anh, mặc dù đã có hơn 11,5 triệu người được tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên nhưng giới chức y tế và khoa học nước này cảnh báo sự thành công của chiến dịch tiêm vaccine tại Anh đang bị đe dọa bởi các biến thể virus, đặc biệt là biến thể đến từ Nam Phi.

    Cuối tuần qua, các nhà khoa học Anh cho biết sẽ sớm thử nghiệm việc trộn các loại vaccine khác nhau để tìm ra công thức ngăn chặn các biến thể virus. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách vaccine Zahawi nhận định, nhiều khả năng sẽ phải tiêm vaccine hàng năm cũng như phải tăng liều để đối phó với Covid-19, giống như các nước đang xử lý dịch cúm mùa mỗi năm.

    Trong khi đó, cơ quan y tế Australia ngày 6/2 đã lên tiếng trấn an dư luận và khẳng định hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất sau khi chính phủ Nam Phi thông báo tạm dừng sử dụng loại vaccine này.

    Sáng 6/2, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt khẳng định vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca vẫn có tác dụng tại Australia. Tuyên bố của người đứng đầu cơ quan y tế Australia được đưa ra trong bối cảnh đang có những quan ngại về hiệu quả của vaccine do AstraZeneca sản xuất sau khi chính phủ Nam Phi quyết định tạm thời ngừng sử dụng loại vaccine này do lo ngại vaccine có tác dụng hạn chế trong việc ngăn chặn biến thể virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi.

    Bộ trưởng Y tế Australia khẳng định sự tin tưởng vào hiệu quả bảo vệ của vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Các dữ liệu đến nay cho thấy vaccine này có tác dụng ngăn chặn các trường hợp mắc Covid-19 thể nặng dẫn đến phải nhập viện và điều quan trọng là vaccine có thể giúp bảo vệ mạng sống của người bệnh.

    Đến thời điểm hiện tại, Australia vẫn đang tiến hành quy trình thẩm định trước khi cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Mặc dù chưa cấp phép song Australia đã ký hợp đồng mua gần 54 triệu liều vaccine của hãng dược này, trong đó 50 triệu liều sẽ được sản xuất tại Australia./.

    Quang Dũng/VOV-Paris, Hữu Tiến/VOV-Australia

  • Các nhà khoa học đang thử nghiệm tiêm lẫn vaccine Covid-19 của cả Pfizer và AstraZeneca để nhanh chóng ngăn ngừa biến thể virus đang lây lan mạnh mẽ.

    Nghiên cứu bắt đầu hôm 4/2 nhằm đánh giá phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiêm kết hợp hai mũi tiêm. Dữ liệu ban đầu dự kiến công bố vào khoảng tháng 6. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm vaccine của Pfizer trước, sau đó đến AstraZeneca trong liều thứ hai hoặc ngược lại, cách nhau từ 4 đến 12 tuần. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thử kết hợp hai vaccine được điều chế theo phương pháp khác nhau.

    Pfizer sử dụng công nghệ mRNA (thông tin di truyền). Vaccine có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.

    AstraZeneca phát triển sản phẩm bằng vector, dùng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.

    tiem lan cac loai vaccine
    Chuyên viên tại Đại học Aalborg ở Đan Mạch phân tích mẫu biến thể nCoV B.1.1.7, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

    Dữ liệu sau khi tiêm kết hợp hai loại vaccine giúp các nhà khoa học trả lời câu hỏi liệu thế giới có thể triển khai vaccine một cách linh hoạt hơn, làm tăng khả năng miễn dịch cộng đồng hay không. Matthew Snape, chuyên gia tiêm chủng Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết phương pháp này từng hiệu quả trong đợt dịch Ebola, viêm gan A-B hay ung thư cổ tử cung (HPV).

    "Cuối cùng, tất cả đều nhằm phục vụ một mục tiêu, đó là tấn công tế bào tạo ra protein vỏ virus. Chúng chỉ sử dụng công nghệ khác nhau mà thôi. Vì thế, chúng tôi dự đoán việc kết hợp hai vaccine vẫn sẽ tạo phản ứng miễn dịch", ông nói.

    Biến thể nCoV B.1.1.7 đang chiếm ưu thế tại Anh. Theo các tạp chí khoa học của nước này, virus liên tục thay đổi khi tiếp xúc với vật chủ và môi trường mới. Song chỉ một số đột biến mới có thể khiến chúng ưu việt hơn. Biến thể Anh và Nam Phi được cho là có thể trốn tránh miễn dịch do tạo ra. Các hãng dược tuyên bố sản phẩm vẫn hiệu quả, song chưa rõ trong bao lâu.

    "Tất cả các nhà sản xuất như Pfizer-BioNTech, Moderna, Oxford-AstraZeneca đang xem xét cách điều chỉnh vaccine để bảo toàn tác dụng với bất cứ biến thể nào. Hiện có khoảng 4.000 biến thể trên khắp thế giới", Bộ trưởng Triển khai vaccine Nadhim Zahawi nói.

    VnExpress (Theo Reuters)

  • Một nhóm luật sư ở Anh khẳng định Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh đã tiến hành một cuộc đấu thầu “bất hợp pháp” liên quan đến việc xét nghiệm kháng thể COVID-19.

    Cụ thể hơn, dự án “The Good Law Project” tin rằng có nhiều đơn vị khác có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể COVID-19 chính xác hơn, nhưng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh vẫn giao cho Công ty Abingdon Health một bản hợp đồng trị giá 80 triệu bảng Anh. Ngoài ra, cơ quan này cũng sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ Công ty Abingdon Health. Sau khi Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đặt hàng 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể từ Trung Quốc vào tháng 3 và thêm 17,5 triệu bộ sau đó, Chính phủ Anh quyết tâm giao toàn bộ việc xét nghiệm vào tay một công ty nội địa.

    gettyimages 995055234
    Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh Matt Hancock.

    Công ty Abingdon Health, cùng nhiều công ty nhỏ khác, đã kết hợp với Trường Đại học Oxford để sản xuất ra bộ xét nghiệm kháng thể hiện đang sử dụng. Ý tưởng ban đầu của Chính phủ Anh là sử dụng bộ xét nghiệm để tìm ra những người có kháng thể COVID-19 trong máu, sau đó những người có kháng thể sẽ được nhận “hộ chiếu miễn nhiễm” và không phải chịu các quy định cách ly, giãn cách xã hội theo pháp luật. Ngoài ra, một lý do khác thúc đẩy Chính phủ Anh tiến hành xét nghiệm kháng thể đó là nước Anh muốn tìm hiểu xem liệu con người có thể chống lại COVID-19 một cách bẩm sinh hay không.Lựa chọn khó hiểu của Chính phủ Anh

    Tuy nhiên, theo như kết luận của nhóm luật sư, bộ xét nghiệm của Abingdon Health không đáng tin cậy và đủ chính xác để thực hiện tham vọng này, vì tuy rằng Abingdon Health khẳng định bộ xét nghiệm của đơn vị có tỉ lệ chính xác lên đến 99% nhưng vào tháng 11-2020, một bài đánh giá của Hội đồng Y tế Cộng đồng Anh đã nhận định tỉ lệ chính xác của sản phẩm thấp hơn 85%.

    Bài đánh giá cũng chỉ ra những khiếm khuyết nổi cộm trong lựa chọn của Chính phủ Anh, cung cấp nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy độ chính xác của bộ xét nghiệm khó có thể đạt được 100% và sản phẩm của Công ty Abingdon Health chỉ nên được sử dụng vào việc giám sát một bộ phận người dân vì nếu được lưu hành rộng rãi, bộ xét nghiệm có thể gây ra nhiều hiểm hoạ khó lường.

    Theo như bài đánh giá, bộ xét nghiệm có thể xét nghiệm chính xác 92,5% ca bệnh đã dương tính sẵn, nhưng khi xét nghiệm các bệnh nhân ngẫu nhiên thì tỉ lệ chính xác chỉ còn 84,7%. Điều này có nghĩa là nếu 10% người được xét nghiệm đã dương tính từ trước đó thì 1 trong 5 xét nghiệm sẽ bị sai và đưa ra kết quả dương tính giả. Dĩ nhiên, xét nghiệm vẫn có ích cho việc giám sát bằng cách xác định những ai trong cộng đồng đã nhiễm virus trước đó.

    mo am lua chon vaccine 1
    Các nhân viên Công ty Randox.

    Giáo sư Dipender Gill, hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Hoàng gia London và giáo sư Mark J Ponsford, hiện đang công tác tại Đại học Cardiff, tin rằng Công ty Abingdon Health đã đánh giá quá cao tính chính xác của bộ xét nghiệm vì cách thử nghiệm sai lầm.

    Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh đã chặn bài đánh giá này trên Internet, và Hội đồng Y tế cộng đồng Anh tuyên bố hành vi này sẽ mang lại mối nguy lớn cho đất nước. Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh sau đó phủ nhận việc chặn bài đánh giá trên mạng, khẳng định rằng bài đánh giá nên được bình duyệt chứ không nên được đăng ngay tức thì lên Internet. 

    Bài đánh giá của Hội đồng Y tế Cộng đồng Anh quả là một nỗi xấu hổ cho các bộ trưởng đã tập hợp các công ty y tế Anh và Đại học Oxford để hợp tác sản xuất ra bộ xét nghiệm. Giáo sư hoàng gia John Bell chịu trách nhiệm tuyển chọn các công ty được tham gia vào quá trình này, nhưng ông không chịu trách nhiệm sản xuất cũng như đánh giá bộ xét nghiệm.

    Sau khi bài đánh giá được công khai, Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Anh đột ngột thay đổi chính sách về việc xét nghiệm kháng thể COVID-19: “Bộ xét nghiệm được sản xuất tại Anh sẽ hỗ trợ việc theo dõi mức độ lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng”. Khi được yêu cầu bình luận về bài đánh giá của Hội đồng Y tế Công cộng Anh, bộ trả lời: “Chúng tôi chưa bao giờ định sử dụng bộ xét nghiệm này một cách rộng rãi”.

    Dự án “The Good Law Project” tin rằng lý do Chính phủ Anh lựa chọn Công ty Abingdon Health đơn thuần là vì… lòng yêu nước, cộng với việc chính phủ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ bộ xét nghiệm. Trong khi Chính phủ Anh tuyên bố tiến triển chóng mặt của dịch bệnh đã khiến nước Anh phải gấp rút sử dụng sản phẩm của Công ty Abingdon Health thì ông Jolyon Maugham, người sáng lập dự án “The Good Law Project” lại cho rằng chính phủ nên cùng công chúng chọn lựa một đơn vị uy tín để sản xuất ra thiết bị xét nghiệm chính xác. Ông cũng chỉ trích việc nước Anh thay đổi lý do sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19.

    Hiện tại, Chính phủ Anh vẫn từ chối việc cam đoan sẽ không bao giờ kí hợp đồng với Công ty Abingdon Health. Còn công ty cùng Bộ Y tế và Sức khoẻ Cộng đồng không có bình luận thêm về vụ việc.

    Công ty "đi đêm" với quan chức để kí hợp đồng?

    Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Anh vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về việc xét nghiệm COVID-19. Vào đầu tháng 11-2020, Chính phủ Anh đã làm mới một hợp đồng xét nghiệm COVID-19 trị giá 347 triệu bảng Anh với Công ty Randox - vốn có mối liên hệ mật thiết đến Đảng Bảo thủ - bất chấp việc bộ xét nghiệm do Randox sản xuất đã bị thu hồi mùa hè năm nay vì nhiễm khuẩn. Được biết, ngoài Randox, không công ty nào được mời đấu thầu. Theo tính toán của các chuyên gia, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã đồng ý chi gần 500 triệu bảng Anh tiền thuế của dân cho công ty có trụ sở đặt tại Bắc Ai-len kể từ khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở Anh.

    mo am lua chon vaccine 1
    Nghị sĩ Owen Peterson, cố vấn của Công ty Randox.

    Một bài viết được đăng tải trên trang web chuyên về đấu thầu ở châu Âu TED lo ngại rằng Randox nhận được hợp đồng này nhờ vào quen biết, và khoản ngân sách trị giá 12 tỉ bảng Anh được sử dụng để phát triển hệ thống phòng tránh dịch tại Anh nên được điều tra. Các chuyên gia càng lo ngại hơn khi chính trị gia thuộc Đảng Bảo thủ Owen Paterson, người “tình cờ” đang nhận lương 100.000 bảng Anh/ năm để làm cố vấn cho Công ty Randox, chính là cầu nối giữa công ty này với ông James Bethell, quan chức chịu trách nhiệm lựa chọn nhà phân phối bộ xét nghiệm COVID-19. Thông tin này làm dấy lên những nghi ngờ về vai trò của Owen Patterson với Randox và bộ quy tắc ứng xử dành cho các nghị sĩ, vốn giới hạn việc vận động hành lang và giám sát liên hệ của nghị sĩ với các quan chức cấp cao hơn.

    Công ty Randox cung cấp hàng nghìn bộ xét nghiệm cho các nhà dưỡng lão và những cá nhân muốn tự xét nghiệm tại nhà, sau đó thu lại những bộ xét nghiệm này và gửi đến các phòng thí nghiệm của công ty ở hạt Antrim. Vào tháng 7-2020, nhiều người phát hiện ra bộ xét nghiệm được sản xuất tại Trung Quốc và chưa hề được khử trùng. Sau đó, Công ty  Randox phải thu hồi 750.000 bộ xét nghiệm. Sự kiện này đã trì hoãn việc cung cấp bộ xét nghiệm cho nhân viên và những người cư trú tại các nhà dưỡng lão ở Anh - một lời hứa đến giờ chính phủ vẫn chưa thực hiện được. 

    Vào tháng 5-2020, tờ The Guardian tiết lộ Randozx trúng gói thầu trị giá 133 triệu bảng Anh vào ngày 30-3-2020 sau một cuộc đấu thầu kín, không hề được công khai trên bất cứ phương tiện truyền thông nào và cũng không có đơn vị nào khác được mời tham gia đấu thầu – một trường hợp vi phạm quy chế hết sức trắng trợn. Bộ Y tế và Sức khỏe cộng đồng tiết lộ khoản tiền 133 triệu bảng Anh được chi trả để mua 2,7 triệu bộ xét nghiệm, tức là mỗi bộ chỉ trị giá 49 bảng Anh và hợp đồng với Công ty Randox sẽ kéo dài thêm 6 tháng nữa tới tháng 3-2021.

    mo am lua chon vaccine 1
    Công ty Abingdon Health nhìn từ trên cao.

    Đáng nghi ngờ hơn, chỉ ít ngày sau khi trúng thầu, Công ty Randox đã gặp mặt quan chức chịu trách nhiệm cho việc xét nghiệm COVID-19 trên cả nước qua sự giới thiệu của ông Paterson. Ông Bethell, người từng sở hữu một công ty chuyên vận động hành lang trước khi trở thành chính trị gia, được biết đến như một quan chức rất thích sử dụng các công ty tư nhân trong công cuộc phòng chống COVID-19 tại Anh. Trong cuộc họp với các bộ trưởng, ông Bethell tuyên bố ông và ông Paterson gặp gỡ Công ty Randox chỉ để thảo luận thêm về phương pháp xét nghiệm COVID-19.

    Một nguồn tin trong chính phủ lại khẳng định đó là một cuộc gặp để Randox có cơ hội “cảm ơn”. Khi được chất vấn năm ngoái về khoản tiền lương khổng lồ mình nhận được với tư cách “cố vấn” của Công ty Randox, ông Paterson chỉ trả lời: “Những khoản thu nhập của tôi đã được công bố đầy đủ và chính xác theo đúng bộ quy tắc của Hạ viện”.

    Ông Steve Goodrich, công tác tại tổ chức Minh bạch Quốc tế Anh cho rằng chính phủ nên quay trở lại hình thức đấu thầu mở. Tiêu hàng trăm triệu bảng Anh vào một công ty không cần phải cạnh tranh với ai là khó chấp nhận, nhưng đáng sợ hơn là việc các đơn vị thắng gói thầu nhờ những mối quan hệ mờ ám với nhiều chính trị gia. Nếu không tái khởi động hình thức đầu thầu mở, chính phủ sẽ không thể nào quản lý tốt tiền thuế của dân.

  • Không phải châu Âu, không phải Mỹ, đây mới là quốc gia tiêm chủng Covid-19 thành công nhất thế giới thời điểm hiện tại.

    Thời điểm vaccine được chế tạo và bắt đầu phân phối, không nhiều quốc gia thực sự thành công. Tuy nhiên vượt lên trên tất cả, đất nước có chương trình tiêm chủng vaccine thành công nhất trong đại dịch Covid-19 không phải là Mỹ hay các nước châu Âu, mà là Israel.

    tiem chung thanh cong

    Khi đa số các quốc gia mới chỉ tiêm chủng được dưới 1% dân số, Israel đã vượt quá 20%. Và mới đây theo các nghiên cứu được thực hiện tại quốc gia này, chương trình tiêm vaccine Covid-19 thực sự đã có tác dụng, được ghi nhận thông qua tỉ lệ ca nhiễm và nhập viện giảm cực mạnh. Tuy nhiên, các kết quả cũng chỉ ra rằng một số loại vaccine - ít nhất là loại của Pfizer/BioNtech - cần phải tiêm 2 mũi để đảm bảo hiệu quả.

    Trong cuộc đua khốc liệt giữa các quốc gia trên thế giới để đảm bảo tiếp cận vaccine sớm, Israel trên thực tế lại ở vị thế khá vững chắc. Họ thuyết phục được Pfizer rằng với quy mô dân số nhỏ, đường biên giới được kiểm soát nghiêm ngặt, cũng như khả năng tổ chức và lần vết dịch bệnh tốt sẽ giúp đưa ra báo cáo về tính hiệu quả của chương trình tiêm chủng diện rộng một cách nhanh nhất.

    Pfizer nhận ra lợi thế này của Israel, vì thế đã hỗ trợ hết sức cho chương trình tiêm chủng tại đây. Một thực tế là tỉ lệ lây nhiễm trước đó tại Israel cũng ở trên mức trung bình cũng là yếu tố giúp chương trình được triển khai nhanh hơn. Kết quả, Israel nhận được đủ vaccine để tiêm phòng cho toàn bộ dân số, trong khi cả thế giới phải vật lộn cạnh tranh để có được thứ mình cần.

    Giữ lời hứa cung cấp kết quả sớm, Bộ Y tế Israel cùng Dịch vụ Y tế Maccabi đã đưa ra bản báo cáo về tỉ lệ lây nhiễm sau khi tiêm chủng. Theo đó, chỉ 31:163.000 người được tiêm chủng bị nhiễm trong vòng 7 - 16 ngày trước khi nhận mũi tiêm thứ 2. Trong khi đó, nhóm khác thì có tới 6.500 ca nhiễm trong cùng kỳ.

    Sự so sánh ở đây là không hoàn hảo - vì những người được tiêm có xu hướng quan ngại và thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt hơn. Tuy nhiên, đó không phải là thứ có thể dùng để giải thích tỉ lệ chênh lệch tới 200 lần. Times of Israel ghi nhận, vaccine có hiệu quả tới 92%, thấp hơn một chút so với con số 95% khi thử nghiệm lâm sàng. Những chỉ số thực sự ấn tượng, bởi nhóm đối tượng nghiên cứu Maccabi thực hiện có độ tuổi trung bình cao hơn so với những gì Pfizer từng làm.

    Nhóm đối tượng của Bộ Y tế Israel có quy mô lớn hơn, và kết quả cũng gần tương tự. Trong vòng 1 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2, chỉ 317 người trên tổng số 715.425 dương tính với Covid-19 - chiếm 0,04%. Cần biết rằng các thử nghiệm lâm sàng sẽ rất khó để tiếp cận những chỉ số phức tạp hơn như số ca nhập viện và tử vong, vậy nên việc Israel chỉ ghi nhận 16 ca nhập viện (0,02%) là điều hết sức đáng chú ý.

    Không chỉ có kết quả tương đồng với thử nghiệm lâm sàng, những gì xảy ra tại Israel cũng khớp với hạt Los Angeles (Mỹ). Đó là nơi cũng ghi nhận số ca nhiễm giảm đáng kể sau khi triển khai tiêm chủng.

    Trên thực tế, tỉ lệ lây lan tại Israel đã giảm từ ngày 14/1. Tuy nhiên khi đó chưa thể công bố số liệu, vì không thể biết đó là hiệu quả của vaccine hay là do các biện pháp phòng dịch khác. Bởi lẽ, nhiều quốc gia cũng đạt được thành tựu này chỉ nhờ việc đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài.

    Dẫu vậy, số liệu của Israel cũng ghi nhận con số kém ấn tượng nếu chỉ tiêm một mũi vaccine của Pfizer/BioNtech. Đó là nguyên nhân vì sao tỉ lệ lây nhiễm tại quốc gia này thời điểm đó vẫn tiếp tục tăng, bất chấp việc rất nhiều người đã được tiêm phòng.

    Nếu như số liệu của họ được xác nhận, đây sẽ là thông tin quan trọng đối với các cơ quan y tế trên thế giới. Từ đây, giới chuyên gia sẽ biết được rằng liệu có nên sử dụng vaccine với số lượng hạn chế, hay ưu tiên tiêm chủng với quy mô lớn hơn trước.

    Nguồn: The Guardian, IFL Science

     

  • Chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các bang.

    Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) cho hay đã phân phối gần 50 triệu liều vaccine tới các bang, nhưng hiện chỉ hơn 31,1 triệu liều đã được tiêm cho mọi người. Một khi vaccine đã được chuyển đi, các bang sẽ chịu trách nhiệm theo dõi số vaccine đó, tờ Politico cho hay.

    Nhóm của Tổng thống Joe Biden đang cố gắng xác định tình trạng của 20 triệu liều vaccine Covid-19 còn lại. Họ tin rằng khoảng 10% số này, tức 2 triệu liều, bị thất lạc do các bang báo cáo chậm trễ. Phần còn lại có thể đang lưu trữ trong các nhà kho, tủ lạnh, hoặc đang trong quá trình vận chuyển ở mạng lưới phân phối phức tạp giữa chính quyền liên bang và các bang.

    that lac vaccine
    Các lọ vaccine Pfizer-BioNTech ở một trung tâm tiêm chủng tại Vero Beach, Florida, hôm 21/1. Ảnh: AP.

    Nhóm của tân Tổng thống Biden đang bị chỉ trích vì không thể xác định hiện chính quyền liên bang có trong tay bao nhiêu liều vaccine. Biden khẳng định chương trình vaccine mà chính quyền Donald Trump để lại "tồi tệ hơn chúng tôi dự kiến hay tưởng tượng".

    Số liều đang thất lạc có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu tiêm vaccine cho 100 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tiên Biden đương nhiệm.

    "Giống như câu nói của Mike Tyson: Mọi người đều có một kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào miệng", một người am hiểu về chương trình vaccine nói. "Họ đang lên kế hoạch. Họ có năng lực. Nhưng khi bạn ngồi xuống chiếc ghế đó, bạn mới thấy được gánh nặng. Nó rất nặng".

    Một thành viên của nhóm chuyển giao quyền lực cho hay chính quyền mới đã không được tiếp cận tất cả dữ liệu trong quá trình chuyển giao từ chính quyền tiền nhiệm.

    "Không ai có một bức tranh hoàn chỉnh", Julie Morita, thành viên của nhóm Biden, nói. "Các kế hoạch đã được thực hiện với giả định rằng sẽ có thêm nhiều thông tin có sẵn và được cung cấp một khi chúng tôi vào Nhà Trắng".

    VnExpress (Theo New York Post)

  • Cuộc chiến sở hữu vaccine đã nổ ra giữa Liên minh châu Âu (EU) và nước Anh, sau khi hãng dược Anh AstraZeneca không thể cung cấp đủ số vaccine cho EU.

    Khoảng 9h20 tối 29/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nhận một cuộc điện thoại khi ở nhà riêng. Bên kia đầu dây là Thủ tướng Anh Boris Johnson.

    Không mấy vui vẻ, ông Johnson yêu cầu bà Leyen giải trình vì sao EU lại kích hoạt một điều khoản trong quy trình rời châu Âu của nước Anh (Brexit), qua đó chặn việc nhập khẩu vaccine Covid-19 của Anh thông qua Cộng hòa Ireland.

    sai lam noi tiep sai lam
    Cuộc "khủng hoảng vaccine" càng làm cho quan hệ giữa Anh và EU xấu đi. Ảnh: Financial Times.

    Điều này xảy ra sau khi hãng dược AstraZeneca của Anh, một trong những đối tác cung cấp vaccine Covid-19 cho cả EU và Anh, tuyên bố sẽ cắt giảm đến hơn 60% số lượng vaccine giao cho EU theo hợp đồng. EU đã rất tức giận và nhanh chóng hành động khi tin rằng công ty này đang tập trung giao vaccine cho Anh mà "ngó lơ" EU.

    Những hợp đồng chậm trễ

    Vào đầu tuần trước, hàng dược phẩm Anh AstraZeneca đã tạo ra một cuộc khủng hoảng khi tuyên bố họ sẽ giảm 60% nguồn cung vaccine cho EU. Dự kiến, hãng dược này chỉ có thể cung cấp 31 triệu liều vaccine cho EU vào cuối tháng 3 - tức chỉ 1/10 số vaccine được ghi trong hợp đồng trị giá hơn 408 triệu USD giữa hai bên.

    Ở phía ngược lại, việc giao vaccine đến nước Anh lại đúng với kỳ vọng ban đầu, và giúp tốc độ tiêm chủng của nước này cao hơn nhiều lục địa già.

    Dữ liệu gần đây cho thấy EU chỉ có thể cấp 2,6 liều vaccine ngừa Covid-19 cho 100 người. Con số tương tự của Mỹ và Anh đều cao hơn nhiều, với Mỹ là 8,8 liều/100 người và Anh là 12,5 liều/100 người. Tin tức về việc chậm trễ này dấy lên sự phẫn nộ khắp EU.

    "Ngoại giao vaccine giờ đã chuyển thành việc cướp vaccine", Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic cay đắng bình luận. Hiện quốc gia này ghi nhận hơn 230.000 ca nhiễm Covid-19, với gần 5.000 ca tử vong.

    EU đã kiểm tra nhà máy của AstraZeneca tại Brussels (Bỉ) để xác minh lời giải thích của hãng dược Anh. Trước đó, công ty này biện minh cho sự chậm trễ là do nhà máy của họ tại Bỉ xảy ra sự cố. EU cũng không loại trừ khả năng nhà sản xuất muốn trì hoãn để bán cho các bên đưa giá cao hơn.

    Ủy ban châu Âu cũng cho biết hàng triệu liều vaccine đã được xuất khẩu khỏi EU trong tháng vừa qua để đến Anh, Trung Quốc, Israel và Canada. Các quan chức EU cho rằng AstraZeneca phải chịu trách nhiệm trong việc giữ số vaccine đó lại cho châu Âu, song họ không tìm ra chứng cứ khi số liệu xuất khẩu không được các nhà sản xuất cung cấp.

    Căng thẳng leo thang

    Để lấy được các thông tin trên, Ủy ban châu Âu (EC) đã đệ trình kế hoạch yêu cầu các công ty dược phải đánh dấu rõ quốc gia mà đơn hàng được xuất tới. Các công ty này cũng bị buộc phải cung cấp số liệu xuất khẩu từ tháng 12/2020.

    Điều này đã làm phật lòng hãng dược AstraZeneca. Trong một bài phỏng vấn được đăng tải hôm 26/1, CEO của công ty này, ông Pascal Soriot, đã bác bỏ các cáo buộc của Ủy ban châu Âu, cho rằng sự chậm trễ một phần là do EU đã ký hợp đồng sau nước Anh.

    "Tôi là người châu Âu, châu Âu luôn ở trong tim tôi. Vì thế, chúng tôi muốn đối xử với châu Âu tốt nhất có thể. Chúng tôi làm điều này mà không có lợi nhuận", ông Soriot nhấn mạnh.

    Cuộc phỏng vấn của ông Soriot nhanh chóng làm các nước châu Âu nổi giận. Đức, sau đó là Pháp, nhanh chóng yêu cầu EU họp mặt để có cách tiếp cận chặt chẽ hơn đối với vấn đề này.

    Đến sáng 27/1, căng thẳng giữa hai bên tồi tệ đến mức hai bên không thể đồng thuận rằng một cuộc điện đàm được lên lịch trước đó có thể diễn ra hay không.

    Tại một cuộc họp báo gần đây, Cao ủy Y tế và An toàn thực phẩm châu Âu Stella Kyriakides đã bác bỏ lập luận từ phía hãng dược. Bà tuyên bố nguyên tắc đến trước được trước "có thể đúng với những người bán thịt ở trong khu phố, chứ không phải trong một hợp đồng".

    Đến lúc này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen quyết định họ sẽ phải có cách tiếp cận cứng rắn hơn, trong đó bắt buộc các công ty có hợp đồng cung cấp vaccine cho châu Âu không chỉ phải thông báo mà còn phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu vaccine ra khỏi khối.

    Thậm chí, châu Âu còn có thể sẽ giành quyền kiểm soát vaccine sản xuất tại đây nếu như các biện pháp trên là chưa đủ đảm bảo rằng vaccine sẽ đến được với tay người dân châu Âu.

    Sai lầm nối tiếp sai lầm

    Sau khi quyết định trên được đưa ra, bà Leyen và cấp dưới đã phải vội vàng soạn thảo một kế hoạch mới với thời hạn gấp rút, qua đó dẫn đến hàng loạt các sai lầm.

    Vào hôm 28/1, các phóng viên được mời đến dự một cuộc họp trong khi đề xuất còn chưa được hoàn thiện, điều vốn rất ít khi xảy ra ở Ủy ban châu Âu. Đến sáng 29/1, EU công khai hợp đồng của họ với AstraZeneca. Các đoạn thông tin mật được biên tập lại đầy vụng về, khiến cho thậm chí những người nghiệp dư cũng có thể truy lại các thông tin này.

    Sau khi kế hoạch trên được hoàn thiện và công bố, nó khiến cho các nhà lập pháp của cả Anh và Cộng hòa Ireland phẫn nộ khi ban hành việc cấm xuất khẩu vaccine tạm thời giữa hai quốc gia trên. Thủ tướng Ireland và Anh đều đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ của mình, cho rằng họ đã không được hỏi ý kiến và quy định trên sẽ gây tổn hại đến quan hệ giữa các bên có liên quan.

    EU sau đó đã phải nhanh chóng gỡ các quy định mới khỏi trang web của mình và đưa ra tuyên bố lùi thời hạn của quyết định trên ngay trước nửa đêm. Một kế hoạch mới, trong đó không có quy định cấm xuất khẩu giữa Ireland và Anh, cũng được công bố vào sáng 30/1.

    Tuy nhiên, điều này là quá đủ cho những người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU (Brexit). Trong một bài đăng trên Twitter, nghị sĩ Bảo thủ Tom Tugendhat nói rằng điều này đã cho thấy thái độ thật và sự thiếu thiện chí của EU.

    Bên cạnh đó, mặc dù EU cho biết sẽ không tái kích hoạt các điều khoản gây tranh cãi, song cho biết sẽ sử dụng "tất cả các biện pháp" nếu các công ty tìm cách lách việc kiểm soát xuất khẩu. Thậm chí, EU cũng bỏ ngỏ khả năng buộc các nhà sản xuất vaccine chia sẻ công thức, cơ sở sản xuất, thậm chí là tịch thu bằng sáng chế.

    Tất cả điều này tạo ra một bức tranh rối bời trong mối quan hệ giữa Anh và Liên minh châu Âu, vốn đã chả mấy "cơm lành, canh ngọt" từ sau Brexit và càng xấu đi trong bối cảnh các chủng Covid-19 mới, nguy hiểm hơn xuất phát từ Anh.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lên tiếng cho rằng các quy tắc xuất khẩu mới là "không hữu ích", thậm chí có thể châm ngòi mâu thuẫn với Anh sau khi nước này chính thức hoàn tất việc rút khỏi EU. Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo sự gián đoạn chuỗi cung ứng vaccine có thể lan rộng khắp thế giới và làm đình trệ cuộc chiến chống lại Covid-19.

  • Hơn 1.000 liều vaccine Covid-19 tại Florida phải đem tiêu hủy sau khi một người vô tình tắt tủ lạnh bảo quản chúng.

    Theo thông báo do giới chức y tế hạt Palm Beach, bang Florida, Mỹ, công bố hôm 29/1, đây là một sự cố không chủ đích do "lỗi của con người". Sự cố được phát hiện hôm 22/1, khi các nhân viên tại một đơn vị lưu động do chính quyền địa phương điều hành thấy một tủ lạnh bị tắt nguồn.

    hong vaccine covid
    Các lọ vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech tại một điểm tiêm chủng ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, hôm 29/1. Ảnh: AFP.

    Tủ lạnh này chứa 232 lọ đựng vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech, tương đương tổng cộng 1.160 liều. Số vaccine này phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp trong các tủ lạnh đặc biệt. Giới chức cho biết họ đã tiêu hủy các lọ vaccine sau khi hãng sản xuất xác nhận rằng chúng không thể sử dụng được nữa.

    Giới chức không nói rõ sai sót xảy ra như thế nào, nhưng cho hay "các biện pháp kiểm soát chất lượng bổ sung" đã được áp dụng. "Một trong những biện pháp bảo vệ bổ sung là tập hợp toàn bộ nguồn cung vaccine hàng ngày tại một địa điểm an toàn, với máy phát điện dự phòng 24/7", thông báo có đoạn.

    Giới chức còn lưu ý "sự cố nhỏ lẻ" này không gây ảnh hưởng đến sự an toàn của quá trình tiêm chủng, thêm rằng cư dân Palm Beach nên "tin tưởng tuyệt đối" vào hệ thống tiêm chủng. Cơ quan y tế Palm Beach cho biết họ đã tiêm gần 25.000 liều vaccine Covid-19 kể từ ngày 23/12/2020.

    VnExpress (Theo NY Post)

  • Một người đàn ông 60 tuổi, sống ở Orange County, vùng Nam California, và cũng là một chuyên viên quang tuyến X tại bệnh viện, đã thiệt mạng sau khi chích mũi thứ nhì của thuốc vaccine do Pfizer chế tạo. Các điều tra viên nay đang tìm hiểu xem là việc chích ngừa COVID-19 này có là nguyên do gây nên cái chết của ông hay không.

    Bản tin của đài truyền hình CBS-Los Angeles hôm Thứ Tư, 27 Tháng Giêng, cho biết chỉ hai tiếng rưỡi sau khi được chích mũi thuốc Pfizer thứ nhì hôm 5 Tháng Giêng, ông Tim Zook than phiền là khó thở và đau bụng. Vào cuối ca làm việc, các đồng nghiệp phải đưa ông vào phòng cấp cứu tại bệnh viện Coastal Global Medical Center in Santa Ana, nơi ông làm việc.

    lieu vaccine thu nhi 1
    Ông Tim Zook. (Hình: CBS Los Angeles)

    Con trai của ông, Kyle Zook, nói rằng cha mình “không tự thở được, ông bị đau bụng, ông cảm thấy không khỏe.”

    Hai ngày sau đó ông Zook bị hôn mê và qua đời bốn ngày sau khi được chích mũi thuốc thứ nhì.

    Anh Kyle nói rằng ông Zook biết bệnh tình của mình trầm trọng nên nói với người chung quanh hãy gắn máy trợ thở cho ông, vì “ông muốn được sống.”

    Anh Kyle cũng nói rằng ông Tim Zook có chứng cao máu nhưng nói chung là khỏe mạnh, không có bệnh nào khác.

    Cả anh Kyle và bà mẹ là Rochelle Zook đều nói rằng ông Zook là người tin tưởng vào việc chích thuốc ngừa và nhiệt thành kêu gọi những người khác hãy mạnh dạn chích vaccine ngừa COVID-19.

    lieu vaccine thu nhi 1
    Ông bà Tim và Rochelle Zook. (Hình: Gia đình cung cấp)

    Người con trai của ông Zook nói vẫn tin là mọi người hãy đi chích ngừa.

    “Tôi xin mọi người hãy đi chích ngừa. Tôi biết cha tôi muốn mọi người hãy làm điều này. Cha tôi không muốn ai bị nhiễm COVID-19,” con trai người quá cố nói.

    Gia đình ông Tim Zook hiện đang chờ kết quả giảo nghiệm để biết thêm về cái chết của ông. 

    Nguồn: Người Việt

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi, không nên tiêm vaccine Covid-19 của Moderna.

    Khuyến cáo được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) đưa vào hướng dẫn mới về sử dụng vaccine Covid-19 hôm 26/1.

    Theo WHO, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm nCoV. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên tiêm vaccine, trừ khi họ có nguy cơ phơi nhiễm nCoV rất cao, ví dụ như nhóm nhân viên y tế.

    vaccine mederna 2

    WHO cũng khuyến cáo không nên tiêm cho người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine Moderna hoặc vaccine sử dụng công nghệ mRNA. Không tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi trước khi có kết quả nghiên cứu sâu hơn.

    Vaccine được ưu tiên cho người cao tuổi do có nguy cơ mắc Covid-19 nặng và tử vong cao. Những người cao tuổi có sức khỏe yếu, khả năng sống sót dự đoán dưới 3 tháng, cần được đánh giá riêng trước khi tiêm phòng.

    Khuyến cáo cũng hướng dẫn vaccine Moderna nên được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày hoặc 42 ngày nếu cần thiết.

    Vaccine Moderna hoạt động tương tự như vaccine Pfizer, hiệu quả chống lại nCoV đến 92%. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại vaccine này có khả năng chống lại các biến thể nCoV mới được phát hiện ở Anh và Nam Phi.

    Trước đó, WHO cũng đưa ra khuyến nghị về sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech. Theo đó, những người có tiền sử dị ứng với thành phần của vaccine, phụ nữ mang thai và cho con bú, người dưới 16 tuổi không nên tiêm vaccine.

    VnExpress (Theo WHO)

  • Lửa bùng lên tại Viện Huyết thanh ở bang Maharashtra, nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19, khiến 5 người thiệt mạng.

    Hình ảnh trên truyền hình cho thấy những đám khói dày đặc, cuồn cuộn bốc lên từ một tòa nhà thuộc Viện Huyết thanh ở thành phố Pune, bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ chiều nay. Lửa bùng lên tại cơ sở đang được xây dựng trên khuôn viên rộng 40 ha.

    Các báo cáo cho biết khu phức hợp bị cháy nằm cách cơ sở sản xuất vaccine Covid-19 vài phút lái xe. Có tới 9 tòa nhà đang được xây tại khu phức hợp để nâng cao năng lực sản xuất vaccine.

    chay nha may vaccine
    Khói bốc lên từ đám cháy ở Viện Huyết thanh Ấn Độ hôm nay. Ảnh: India Today.

    "Năm người đã chết", Murlidhar Mohol, thị trưởng Pune cho hay. Thi thể các nạn nhân được phát hiện sau khi đám cháy được kiểm soát.

    "Chúng tôi vô cùng đau buồn và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình những người đã mất", Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh, đăng Twitter, song không cung cấp thêm chi tiết.

    Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

    Viện Huyết thanh Ấn Độ, cơ sở sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19 Covishield do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Công ty khẳng định việc sản xuất vaccine chống đại dịch không bị ảnh hưởng do hỏa hoạn.

    Viện Huyết thanh, được thành lập năm 1966 bởi Cyrus Poonawalla, cha của Adar. Cơ sở này sản xuất 1,5 tỷ liều vaccine mỗi năm, gồm vaccine chống bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, và xuất khẩu sang hơn 170 quốc gia.

    Viện Huyết thanh cũng có kế hoạch cung cấp 200 triệu liều cho Cơ chế Covax, một nỗ lực do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn dắt để thu mua và phân phối vaccine Covid-19 cho các nước nghèo.

    VnExpress (theo AFP)

  • Na Uy ghi nhận 29 trường hợp tử vong ở những người trên 75 tuổi được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Sự việc làm dấy lên câu hỏi về việc nên tập trung tiêm chủng vào nhóm nào.

    Con số mới được công bố vào ngày 16/1 đã thêm 6 ca tử vong vào tổng số những trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng Covid-19 ở Na Uy, đồng thời cũng hạ thấp hơn nhóm tuổi của những nạn nhân bị ảnh hưởng từ độ tuổi 80 được ghi nhận trước đó.

    Trong phản hồi mới nhất vào ngày 16/1 tới Bloomberg, Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết cho tới ngày 15/1, Pfizer-BioNTech là vaccine Covid-19 duy nhất được tiêm chủng ở Na Uy và “do đó, tất cả trường hợp tử vong đều liên quan tới vaccine này”.

    “13 ca tử vong trong số đó đã được khám nghiệm tử thi và chúng tôi được biết 16 ca nữa cũng đang được giám định”, Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết thêm.

    “Toàn bộ ca tử vong được ghi nhận đều liên quan tới các trường hợp người cao tuổi có các rối loạn cơ bản nghiêm trọng. Hầu hết đều gặp phải các tác dụng phụ dự kiến ​​của vaccine, chẳng hạn như buồn nôn và nôn ói, sốt, phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm và bệnh lý nền của họ trở nên tồi tệ hơn”.

    vaccine na uy
    Báo cáo đầu tiên trên toàn châu Âu về độ an toàn của vaccine Pfizer-BioNTech có thể sẽ được công bố vào cuối tháng 1. Ảnh: AFP.

    Viện Y tế Công cộng Na Uy cho rằng “đối với những người bị suy nhược nghiêm trọng nhất, thậm chí các tác dụng phụ tương đối nhẹ của vaccine cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với những người có thời gian sống còn lại rất ngắn, lợi ích của vaccine có thể hạn chế hoặc không thích đáng”.Tình trạng xảy ra ở Na Uy đã khiến giới chức trách nước này đi đến đánh gia ban đầu rằng vaccine Covid-19 có thể quá rủi ro đối với người lớn tuổi và mắc bệnh nan y. Đây là một trong những đánh giá thận trọng nhất từ ​​một cơ quan y tế châu Âu trong bối cảnh các nước đang đánh giá tác dụng phụ thưc tế của những mũi tiêm đầu tiên trong chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19.

    Pfizer và BioNTech đang làm việc với cơ quan quản lý Na Uy để điều tra các trường hợp tử vong ở nước này, phía Pfizer cho biết trong một tuyên bố qua email. Cơ quan Dược phẩm châu Âu nhận thấy “số lượng sự cố cho đến nay chưa đáng báo động và nằm trong mức dự tính”, phía Pfizer cho biết.

    “Chúng tôi đã được thông tin về các trường hợp tử vong ở các quốc gia khác, nhưng chưa có đầy đủ thông tin chi tiết về vấn đề này”, Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết. “Giữa các quốc gia có sự khác nhau về đối tượng được ưu tiên tiêm chủng và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến việc báo cáo các tác dụng phụ, bao gồm cả tử vong”.

    “Cơ quan Dược phẩm Na Uy đã thông báo trước khi tiêm chủng rằng khi tiêm chủng cho những người già nhất và ốm yếu nhất, dự kiến ​​có các trường hợp tử vong trong bối cảnh liên quan đến thời gian với việc tiêm chủng. Điều này không có nghĩa là có mối liên hệ giữa tiêm chủng và tử vong. Cơ quan này cho biết liên quan đến các trường hợp tử vong được báo cáo, có thể các tác dụng phụ phổ biến và đã biết của vaccine là yếu tố góp phần dẫn đến một ca bệnh nghiêm trọng hoặc kết quả tử vong.

    Khuyến cáo từ Na Uy không cho thấy những người trẻ hơn, khỏe mạnh hơn nên tránh tiêm chủng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu ban đầu về những điều cần chú ý khi các quốc gia bắt đầu đưa ra báo cáo giám sát an toàn vaccine.

    Emer Cooke, người đứng đầu mới của Cơ quan Dược phẩm châu Âu, cho biết việc theo dõi độ an toàn của vaccine Covid-19, đặc biệt là những vaccine dựa trên công nghệ mới như RNA thông tin, sẽ là một trong những thách thức lớn nhất khi các mũi tiêm được triển khai rộng rãi.

  • Hơn một nửa trong số 23 trường hợp này được cho là tử vong do phản ứng phụ sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên.

    15norway

    23 trường hợp ở Na Uy tử vong sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. (Ảnh minh họa: Bloomberg)

    Giới chức Na Uy ngày 15/1 cho biết đã ghi nhận 23 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian ngắn sau khi tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên và đều là những người trên 80 tuổi sống tại các viện dưỡng lão.

    Trong số các trường hợp này, 13 trường hợp bị nghi tử vong do tác dụng phụ của vắc xin gây phản ứng nghiêm trọng ở người cao tuổi. Hiện các cơ quan chức năng và chuyên ngành tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân các trường hợp tử vong.

    Cơ quan Y tế Công cộng Na Uy nhận định, với những người cao tuổi, thậm chí những tác dụng phụ nhẹ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

    Kể từ khi đại dịch bùng phát, Na Uy ghi nhận hơn 57.000 ca mắc Covid-19 và hơn 500 trường hợp tử vong. Na Uy bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 từ cuối tháng trước.

    Đến nay, Na Uy đã tiêm mũi đầu tiên cho khoảng 33.000 người dân, trong đó tập trung vào những người thuộc nhóm nguy cơ cao nếu mắc Covid-19 như người cao tuổi.

    Hầu hết vắc xin được phân phối là của BioNTec/Pfizer, trong khi vắc xin của hãng Moderna cũng đang bắt đầu được phân phối.

    Viethome (Theo Dân trí)

  • WHO cảnh báo tiêm chủng vaccine trên diện rộng sẽ không thể giúp thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.

    Khoa học gia trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Soumya Swaminathan cảnh báo thế giới cần thêm thời gian để sản xuất và phân phối vaccine đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, South China Morning Post đưa tin.

    "Chúng ta sẽ không đạt được miễn dịch cộng đồng ở bất cứ mức độ nào trong năm 2021", bà Swaminathan cảnh báo, nhấn mạnh cần tiếp tục thực thi các biện pháp giãn cách vật lý, rửa tay và đeo khẩu trang.

    WHO cho rằng làn sóng dịch bệnh trên quy mô toàn cầu thời gian qua chủ yếu do "tiếp xúc giữa người và người gia tăng", không phải bởi các biến chủng virus mới được phát hiện.

    biden vaccine
    Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: AP.

    "Chúng ta thua trong cuộc chiến bởi thay đổi thói quen tiếp xúc (giữa người với người) trong mùa hè, mùa thu và đặc biệt là khoảng thời gian Giáng sinh và năm mới. Điều này tác động trực tiếp tới số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân tại nhiều nước", bà Kerkhove cho biết.Maria Van Kerkhove, chuyên gia của WHO về Covid-19, cho biết số ca nhiễm mới liên tiếp lập kỷ lục ở nhiều quốc gia trước khi các biến chủng mới được xác định. Bà Kerkhove lưu ý các ca nhiễm mới đã giảm mạnh trong mùa hè, nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức 1 chữ số.

    BioNTech, công ty Đức đồng phát triển vaccine Covid-19 với Pfizer, cho biết năng lực sản xuất vaccine toàn cầu có thể đạt 2 tỷ liều trong năm 2021.

    Mặc dù vậy, BioNTech cảnh báo Covid-19 "nhiều khả năng trở thành một dịch bệnh đặc hữu", và các loại vaccine cần được điều chỉnh để bảo đảm khả năng đối phó khẩn cấp với các biến chủ virus mới. Đồng thời, cần cân nhắc tình huống "miễn dịch giảm dần hiệu quả tự nhiên".

    Tới thời điểm hiện tại, thế giới đã ghi nhận hơn 90 triệu ca nhiễm virus corona, trong đó hơn 1,9 triệu người đã tử vong. Mỹ, Ấn Độ, Brazil và các nước châu Âu là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.