• thi ho quoc tich 1
    Người phụ nữ bị bắt sau cuộc khám xét nhà ở Dartford. Ảnh: Bộ Nội Vụ

    Một người phụ nữ 42 tuổi đã bị bắt vì tình nghi làm hộ bài thi quốc tịch UK cho 12 ứng viên hợp lệ. Bộ Nội Vụ cho biết người này đã đội tóc giả để ngụy trang thành từng ứng viên. 

    Một cuộc khám xét đã được tiến hành vào ngày 7/2/2025 tại nơi ở của người phụ nữ ở Dartford, Kent. Được biết người này đã tiến hành thi hộ tại vài trung tâm tổ chức thi trên khắp Vương quốc Anh. Cô ta cải trang và làm giả giấy tờ tùy thân để tránh bị phát hiện.

    Thanh tra Chris Foster thuộc đội chống tội phạm tài chính của Bộ Nội Vụ cho biết: "Người phụ nữ này đã gian lận trong một thời gian dài, sử dụng tóc giả và cải trang thành người khác để đánh lừa hệ thống nhập cư".

    Khi lục soát nơi ở của cô này, các nhân viên di trú đã phát hiện ra một người phụ nữ khác đang trốn dưới gầm giường. Cô này bị bắt vì tình nghi nhập cư lậu vào UK. 

    Các tài liệu giả mạo cũng đã bị tịch thu cùng với rất nhiều xa xỉ phẩm, túi xách hàng hiệu, đồng hồ và giày hiệu. Đây được cho là những tài sản do phạm tội mà có.

    Bài thi quốc tịch Life in the UK là điều kiện bắt buộc để xin quốc tịch Anh và định cư ở đất nước này. Bài thi gồm 24 câu hỏi, ứng viên cần chứng minh rằng mình có đủ kiến thức về những giá trị, lịch sử và xã hội Anh. 

    Trước đó, một người phụ nữ khác cũng đã bị bắt vì tình nghi làm hộ bài thi quốc tịch cho ít nhất 14 người. Bà Josephine Maurice, 61 tuổi, ở Enfield, bắc London, đã bị truy tố 15 tội danh gian lận và 2 tội tàng trữ giấy tờ giả. Các vụ phạm tội diễn ra từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2023. Hiện bà này vẫn đang bị giam giữ. 

    Viethome (theo BBC)

  • Một cô gái Trung Quốc gây bất ngờ khi đã thay ổ khóa 80 căn hộ, làm giả giấy tờ sở hữu và bán nhà trái phép cho người thân, bạn bè trong suốt 5 năm.

    Theo tạp chí Nanfengchuang, Wang Wei (30 tuổi, sống tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) kết hôn với Cheng vào năm 2017. Tuy nhiên, thói quen tiêu xài hoang phí của cô vợ khiến cả hai lâm vào cảnh nợ nần vì thẻ tín dụng.

    Trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính, cha của Cheng đã vay 450.000 tệ (khoảng 1,5 tỷ đồng), thế chấp ngôi nhà của mình. Quyết tâm trả ơn cha, Cheng sống tiết kiệm suốt nhiều năm và không hay biết vợ mình đang thực hiện một kế hoạch lừa đảo nhắm vào gia đình từ năm 2019.

    Thời điểm đó, Wang Wei phát hiện một công ty địa phương đang triển khai dự án nhà tái định cư chưa phân bổ. Cô sử dụng phần mềm Photoshop để làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu và sơ đồ tầng, thuê thợ khóa thay ổ trên 80 căn hộ bằng giấy tờ giả mạo.

    thay khoa 80 can ho 1
    Wang làm giả giấy tờ sở hữu căn hộ và lừa đảo họ hàng, bạn bè thân thiết (Ảnh: SCMP).

    Một thợ khóa giấu tên kể lại: "Wang thường dẫn tôi đi đường vòng, tránh camera giám sát. Cô ấy đưa ra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nên tôi không nghi ngờ gì".

    Để tránh bị phát hiện, Wang thuê nhiều thợ khóa, mỗi người thay ổ cho nhiều căn hộ khác nhau. Sau khi thu thập đủ chìa khóa, Wang rao bán các căn hộ với giá rẻ hơn thị trường, dán nhãn "suất nội bộ" để tăng độ tin cậy.

    Những căn hộ trị giá 1,1 triệu tệ (3,75 tỷ đồng) được cô rao bán với giá chỉ 600.000 tệ (2,1 tỷ đồng), lừa đảo tổng cộng 42 người, bao gồm dì ruột, chị gái chồng và bạn bè. Trong suốt 5 năm, Wang chiếm đoạt tổng cộng 24 triệu tệ (khoảng 84 tỷ đồng).

    Wang liên tục chuyển tiền cho một nam thần tượng streamer (người phát sóng trực tiếp) tên Zhang Zhen, sống tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc.

    Theo các báo cáo liên quan, Wang và Zhang bắt đầu nảy sinh quan hệ tình cảm sau khi cô bị anh ta thu hút trong một buổi phát trực tiếp vào tháng 10/2022. Zhang tiết lộ rằng, Wang đã tặng anh nhiều tài sản xa xỉ, bao gồm một chiếc SUV trị giá 1,4 triệu tệ (khoảng 4,9 tỷ đồng) cùng bất động sản.

    Tổng số tiền Wang chi cho Zhang lên tới 9,8 triệu tệ (34,3 tỷ đồng). Ngoài ra, cô còn bỏ ra hàng trăm nghìn tệ để tặng quà cho nhiều nam streamer khác.

    thay khoa 80 can ho 1
    Wang đã mua xe sang trọng và bất động sản cho nhân tình (Ảnh: SCMP).

    Phía gia đình Wang không hề hay biết về sự việc. Ngay cả khi vụ lừa đảo bị phanh phui, chồng cô vẫn phải sống tiết kiệm, chật vật trả nợ.

    Hiện tại, Zhang và nền tảng phát trực tiếp hợp tác với cảnh sát để thu hồi số tiền chiếm đoạt. Đến nay, nhà chức trách thu hồi được 8 triệu tệ (hơn 28,5 tỷ đồng).

    Một luật sư nhận định rằng, với số tiền lừa đảo lớn, Wang có thể đối mặt với án tù chung thân và bị tịch thu toàn bộ tài sản. Vụ việc thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, với các chủ đề liên quan đạt hơn 3 triệu lượt xem.

    Một dân mạng đặt câu hỏi: "Làm sao 80 căn hộ bị chiếm dụng suốt 5 năm mà không ai phát hiện? Liệu có sự tắc trách từ phía quản lý tài sản và chủ đầu tư?".

    "Người chồng làm việc không mệt mỏi để giải quyết các khoản nợ, còn vợ phung phí tiền lừa đảo đi nuôi nhân tình. Sự thật này quá tàn nhẫn", một người khác bình luận.

    Theo Dân Trí

  • Kẻ gian nằm trong tổ chức lừa đảo tại Nigeria, gửi hàng nghìn email đến người dùng Việt Nam, lừa đảo tình cảm và chiếm tài sản.

    Trong cảnh báo ngày 18/2, công ty bảo mật Kaspersky cho biết này cho biết các nhóm từ Nigeria đang nhắm tới người dùng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, với hình thức sử dụng những email có nội dung chào mời kiếm tiền, tặng quà, dụ dỗ nạn nhân trao đổi, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    "Trong năm 2023-2024, các nhà nghiên cứu Kaspersky đã phát hiện hơn 5,260 vụ lừa đảo qua email do nhóm tại Nigeria nhắm tới Việt Nam", cảnh báo nêu.

    Theo các chuyên gia, nhóm ban đầu gửi email mạo danh các cá nhân giàu có và có tầm ảnh hưởng. Theo thời gian, nội dung của các email liên tục thay đổi, trở nên tinh vi hơn khi khai thác các sự kiện thời sự và xu hướng phổ biến để thu hút sự chú ý của nạn nhân.

    Gần đây, các kịch bản lừa đảo mới của nhóm là giả vờ yêu đương để yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí đi lại, tặng quà nhưng đề nghị trả phí vận chuyển. Ngoài ra, nhiều email ghi nhận kịch bản lừa đảo là đóng vai doanh nhân giàu có tìm kiếm cơ hội đầu tư và nhắm đến những người là chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty xổ số hướng dẫn nhận giải thưởng, hoặc thậm chí dụ đưa tiền để có quyền lực trong "hội kín Illuminati".

    "Trong một số trường hợp, để làm cho email trông đáng tin cậy hơn, kẻ gian thậm chí đính kèm hình ảnh tài liệu nhằm xác nhận danh tính giả mạo của chúng", chuyên gia Kaspersky cho biết.

    lua dao nigeria 1
    Một email lừa đảo gây quỹ do nhóm từ Nigeria thực hiện. Ảnh: Kaspersky

    Theo bà Anna Lazaricheva, chuyên gia phân tích thư rác tại Kaspersky, những vụ do nhóm tại Nigeria dẫn đầu chủ yếu khai thác phương thức tấn công phi kỹ thuật, bằng cách duy trì cuộc trò chuyện kéo dài để tạo dựng lòng tin và sự hợp pháp giả tạo, dựng lên những câu chuyện phức tạp để thao túng nạn nhân.

    "Khả năng thích nghi, biến hóa khôn lường là lý do khiến hình thức lừa đảo này trở nên đặc biệt nguy hiểm", bà Lazaricheva nói, nhận định trong tương lai, những chiêu trò này sẽ ngày càng tinh vi hơn và có thể trở nên khó phát hiện hơn.

    Ngày 17/2, Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo hình thức "lừa đảo tình cảm" ngày càng trở nên phổ biến, sau khi một nhóm 50 người chuyên thực hiện hình thức này bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện.

    Theo đó, nhóm sử dụng các tài khoản Facebook ảo, khoác lên mình vỏ bọc doanh nhân thành đạt để tiếp cận những người phụ nữ trung niên, đơn thân, thiếu thốn tình cảm. Theo kịch bản đã được đào tạo, chúng xây dựng lòng tin, từng bước thiết lập mối quan hệ thân thiết với nạn nhân.

    Khi chiếm được sự tin tưởng, chúng chia sẻ "bí quyết thành công" của bản thân và thuyết phục nạn nhân cùng đầu tư Bitcoin với lời hứa hẹn về một tương lai tươi đẹp.

    "Điều này khiến nạn nhân tin họ đang không chỉ đầu tư tài chính mà còn bước vào một mối quan hệ tình cảm nghiêm túc, bền vững. Đây là cơ hội để nhóm lừa đảo đưa nạn nhân sập bẫy", cảnh báo của Cục nêu.

    Trước ngày lễ Tình nhân 14/2, Meta cũng cảnh báo hình thức này, cho biết kẻ gian tiếp cận nạn nhân bằng nhiều cách, như thông qua tin nhắn, email lừa đảo, ứng dụng hẹn hò, bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, và nhiều nền tảng khác. Chúng "đóng giả là người hấp dẫn, độc thân, thành đạt, như quân nhân hoặc doanh nhân", gửi tin nhắn hàng loạt đến nhiều mục tiêu khác nhau để tìm kiếm người phản hồi. Khi có người trả lời, kẻ lừa đảo tìm cách tạo dựng lòng tin, nói "đang cô đơn", và có thể kiên nhẫn tạo dựng mối quan hệ tình cảm trong một thời gian dài trước khi đề nghị gửi tiền hoặc lôi kéo đầu tư vào các dự án lừa đảo.

    Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi giao lưu và kết bạn trực tuyến, đặc biệt là qua các ứng dụng hẹn hò và mạng xã hội. "Tuyệt đối không tham gia đầu tư tài chính, chứng khoán hay tiền ảo, không tin tưởng những lời mời hấp dẫn", cảnh báo nêu. Ngoài ra, người dùng được khuyến nghị bảo vệ thông tin cá nhân, không vội chia sẻ thông tin cá nhân, đặc biệt là tài khoản ngân hàng hay mã số thẻ, luôn xác minh thông tin trước khi quyết định hành động.

    Theo VnExpress

  • Cậu con trai thông minh đã lập kế hoạch đóng nhiều vai để ngăn chặn bọn lừa đảo, lấy lại số tiền chúng lấy của cha mình.

    Một người con trai ở Đài Loan đã nghĩ ra kế hoạch khéo léo và đóng ba vai khác nhau để cứu cha khỏi một băng nhóm lừa đảo trực tuyến.

    Sự việc lần đầu tiên được tiết lộ trong một bài đăng trực tuyến của người con trai.

    Theo đó, kẻ lừa đảo trực tuyến giả danh phụ nữ để kết bạn với người đàn ông ở huyện Nam Đầu, miền trung Đài Loan và liên tục nịnh nọt. Chúng thuyết phục được ông đầu tư 700.000 Đài tệ (21.000 USD). Kẻ lừa đảo không chỉ trực tiếp đến lấy tiền mà còn dụ người cha cài đặt một ứng dụng lạ vào điện thoại của ông.

    "Nhóm lừa đảo gọi bố tôi là 'bố', liên tục hỏi thăm: Bố thế nào? Tối nay bố đã ăn tối chưa? Bố ngủ thế nào", người con trai chia sẻ với Đài Loan EBC News.

    Sau đó, tổng số tiền đầu tư của người cha đã tăng lên 1,3 triệu Đài tệ (40.000 USD) và lợi nhuận đạt hơn 600.000 Đài tệ. Trong khi người cha háo hức muốn rút tiền lãi thì kẻ lừa đảo khăng khăng rằng "ông cần phải đạt đến một số tiền nhất định mới có thể rút".

    Người con bắt đầu nghi ngờ sau khi cha phàn nàn về tình hình. "Sau khi cha chia sẻ về sự bất an, tôi bắt đầu xem các video chống lừa đảo trên YouTube. Tôi tình cờ thấy một video mà YouTuber nói rằng: Bạn cần một miếng mồi lớn hơn mồi bạn đã mất để có cơ hội lấy lại tiền. Tôi quyết định áp dụng chiến thuật này, sử dụng điện thoại của bố tôi để kết nối lại với kẻ lừa đảo", người con nói.

    lay lai tien cho cha

    Trong vai người cha, cậu con trai nói với những kẻ lừa đảo rằng có hai người bạn rất ấn tượng với hứa hẹn lợi nhuận đã háo hức đầu tư lần lượt 500.000 Đài tệ và một triệu Đài tệ. Cậu hỏi khi nào chúng có thể đến lấy tiền số đầu tư này tại nhà mình.

    Khi cuộc trò chuyện diễn ra suôn sẻ, người con chuyển hướng bằng cách bày tỏ nhu cầu cấp thiết về tiền bạc do vấn đề gia đình, yêu cầu rút 700.000 Đài tệ từ số lợi nhuận đã có trong tài khoản đầu tư.

    Ban đầu, nhóm lừa đảo còn do dự, nhưng người con trai đã dành nhiều giờ thuyết phục, thậm chí đóng tới ba vai, bao gồm hai "nhà đầu tư" bạn của ông bố, quan tâm và nghiêm túc hỏi về các chi tiết đầu tư.

    Cuối cùng, nhận thấy cơ hội béo bở, nhóm lừa đảo với mong muốn có được số tiền lớn hơn đã đồng ý trả lại người cha 700.000 Đài tệ.

    Ngay cả sau khi trả lại 700.000 Đài tệ cho nạn nhân, những kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục thông báo rằng ứng dụng hiện lên dữ liệu cho thấy lợi nhuận là 2,35 triệu Đài tệ (72.000 USD). Nhưng người cha phải "nộp thuế 5-10%" trước khi có thể rút bất kỳ khoản tiền nào.

    Tuy nhiên, lần này, người cha đã không mắc lừa.

    Câu chuyện về sự khéo léo của cậu con trai đã nhận được nhiều lời khen ngợi của cộng đồng mạng. Một người quan sát trực tuyến cho biết: "Đây thực sự là công tác chống gian lận". Một người khác nói đùa: "Lừa bọn lừa đảo bằng trò lừa đảo của chính chúng! Bây giờ sẽ đến lượt nhóm lừa đảo báo cảnh sát".

    VnExpress (Theo SCMP)

  • ba tuoc anh 1

    Megan Clark sốc khi vị hôn phu mà cô tưởng là 'bá tước' thực chất là kẻ lừa đảo bị kết án 5 năm tù vào năm 2022 và đang bỏ trốn.

    Megan Clark (27 tuổi) đang làm quản lý tại một quán bar trên đảo Wight (Anh) khi lần đầu gặp gỡ "Ngài bá tước" Bertie Underwood. Anh quyến rũ, tốt bụng, chu đáo và thể hiện rất rõ rằng anh thích cô, theo Oddity Central.

    Anh tự giới thiệu mình là hậu duệ của John T. Underwood, người sở hữu công ty bán Máy đánh chữ Underwood vào đầu thế kỷ 20, có ngoại hình và hành xử giống như một quý tộc thời hiện đại.

    Underwood gửi hoa cho Megan khi cô đang làm việc, mua cho cô những món quà đắt tiền từ Harrod's và đến London bằng chiếc siêu xe Bentley của mình để hẹn hò lãng mạn.

    Ngài Bertie Underwood xuất hiện như một giấc mơ, vì vậy khi anh đề nghị cô chuyển đến biệt thự 3 tầng hướng biển của mình, Megan không để ý đến chuyện họ chỉ mới hẹn hò một tháng. Năm tháng sau, anh đã cầu hôn và cô lập tức đồng ý.

    Megan Clark (27 tuổi) đang làm quản lý tại một quán bar trên đảo Wight (Anh) khi lần đầu gặp gỡ "Ngài bá tước" Bertie Underwood. Anh quyến rũ, tốt bụng, chu đáo và thể hiện rất rõ rằng anh thích cô, theo Oddity Central.

    Anh tự giới thiệu mình là hậu duệ của John T. Underwood, người sở hữu công ty bán Máy đánh chữ Underwood vào đầu thế kỷ 20, có ngoại hình và hành xử giống như một quý tộc thời hiện đại.

    Underwood gửi hoa cho Megan khi cô đang làm việc, mua cho cô những món quà đắt tiền từ Harrod's và đến London bằng chiếc siêu xe Bentley của mình để hẹn hò lãng mạn.

    Ngài Bertie Underwood xuất hiện như một giấc mơ, vì vậy khi anh đề nghị cô chuyển đến biệt thự 3 tầng hướng biển của mình, Megan không để ý đến chuyện họ chỉ mới hẹn hò một tháng. Năm tháng sau, anh đã cầu hôn và cô lập tức đồng ý.

    ba tuoc anh 1
    Megan đang phải gánh khoản nợ khổng lồ do bạn trai lừa đảo gây ra.

    Vì tình yêu với vị hôn phu của mình, Megan đã nghỉ việc tại quán bar nơi họ lần đầu gặp nhau, vì anh nói không thích cô ở gần quá nhiều người đàn ông khác. Anh tự nhận mình là một chuyên gia về đồng hồ (người làm, thiết kế và sửa đồng hồ).

    Nhưng theo thời gian, người phụ nữ trẻ bắt đầu nhận thấy những điều bất thường.

    Khoảng 18 tháng sau cuộc tình chóng vánh của họ, những lá thư gửi theo tên người lạ bắt đầu được gửi đến nhà họ, nhưng Underwood nói với Megan rằng chúng có lẽ là gửi cho những người thuê nhà trước.

    Nhưng rồi một ngày, cô bước vào văn phòng của vị hôn phu và tìm thấy một chiếc ví đầy thẻ tín dụng mang tên người khác.

    Sự nghi ngờ ngày càng tăng, cô quyết định tìm kiếm trên Google theo những cái tên đó và sửng sốt khi phát hiện ra tất cả đều là bí danh của Robert Madejski, một kẻ lừa đảo bị kết án trông giống hệt Ngài Bertie Underwood của cô.

    Lúc này, cô nhận ra việc Underwood yêu cầu mình không bao giờ đăng ảnh anh lên mạng xã hội trở nên hợp lý, vì có rất nhiều người đang truy lùng anh ta.

    ba tuoc anh 1
    Robert Madejski đã tạo nhiều danh tính giả để đi lừa đảo.

    Mọi thứ về Underwood đều là bịa đặt, anh không phải hậu duệ của một nhà phát minh mang tính biểu tượng nào đó, không liên quan gì đến đồng hồ, chiếc siêu xe và ngôi nhà anh sở hữu được cho thuê để "phông bạt" về sự giàu có.

    Tệ hơn nữa, anh ta đã khiến Megan mắc nợ 30.000 bảng Anh (40.000 USD) bằng cách mở thẻ tín dụng dưới tên cô. Ngay cả chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương mà cô cố gắng bán để trả nợ cũng hóa ra là đồ giả.

    Khi Megan đối chất với người chồng tương lai của mình chỉ hai tuần trước đám cưới, anh ta đã bỏ đi, khiến cô đau khổ và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy bỏ đám cưới và tìm cách trả nợ.

    "Tôi rất dễ tin người cho đến khi có dấu hiệu bất thường, và anh ta rất giỏi trong việc lừa đảo. Anh ta không bao giờ để lộ kẽ hở", Megan giải thích.

    Cô cho biết anh ta sẽ bịa ra những lời nói dối nhỏ nhặt không liên quan để hợp lý hóa những lời nói dối lớn hơn.

    "Ví dụ, anh ta kể với tôi rằng đã tìm thấy ván sàn nhà nơi chúng tôi ở trong một studio ở London và lắp đặt chúng trong quá trình cải tạo. Anh ta thậm chí còn không sở hữu cái nhà đó, nó là nhà thuê. Anh ta còn nói ông cố của mình đã phát minh ra máy đánh chữ Underwood, và treo ảnh thiết bị này trên tường. Hoàn toàn là bịa đặt", Megan kể.

    Sau khi biết sự thật về Robert Madejski, Megan đã đăng câu chuyện của mình lên mạng xã hội và nhanh chóng được nhiều người khác cũng bị anh ta lừa đảo liên hệ.

    Megan đã đến tìm cảnh sát, nhưng nhiều giao dịch được cho là do mối quan hệ giữa họ và cô phải tự mình trả hàng nghìn bảng Anh tiền nợ.

    Mặc dù bị kết án 5 năm tù vì các tội danh gian lận khác vào năm 2022, Madejski đã trốn thoát và bỏ trốn kể từ đó.

    Theo Zing

  • Khi người phụ nữ xác nhận có thai, người hiến tinh trùng sẽ nhận khoản tiền 1 triệu ringgit (khoảng 6 tỷ đồng).

    Vụ việc mới diễn ra tại Malaysia vào ngày 24/9, khi một người đàn ông tin lời một cô gái hứa sẽ trả khoản tiền lớn nếu giúp cô ta mang thai.

    Những tưởng sẽ phát tài nhờ hiến tinh trùng

    SCMP đưa tin, một người đàn ông 49 tuổi, họ Lý (Malaysia) đã vô tình bắt gặp một bài đăng trên mạng xã hội với nội dung tìm kiếm "người hiến tinh trùng" với phần thưởng hậu hĩnh. Là một người cha đơn thân, ông Lý đã bị hấp dẫn bởi lời đề nghị này với hy vọng có thể cải thiện được thu nhập.

    hien tt 1
    Tin lời quảng cáo hiến tinh trùng sẽ nhận được 6 tỷ, người đàn ông tái mặt khi biết sự thật. Ảnh minh họa.

    Ngay sau khi điền các mẫu đơn thông tin cơ bản, một người phụ nữ họ Trần tự nhận đến từ Singapore đã chủ động liên hệ với anh Lý qua WhatsApp. Được biết người này tên là "Trần Huệ Như", 34 tuổi, đã kết hôn với một doanh nhân giàu có ở Singapore. "Trần Huệ Như" cho biết cô đang tìm kiếm người "hiến tinh trùng" và sẵn sàng trả 1 triệu Ringgit (khoảng gần 6 tỷ đồng) cho người đồng ý. Điều kiện đặt ra là người hiến có tình trạng sức khỏe tốt và họ sẽ phải quan hệ cho đến khi cô này mang thai.

    Bị thu hút bởi hình ảnh một người phụ nữ xinh đẹp, ưa nhìn cùng những lời lẽ ngọt ngào, ông Lý đã dần si mê "Trần Huệ Như" và quyết định đồng ý. Trong suốt thời gian chờ đợi hoàn thành thủ tục, "Trần Huệ Như" luôn lấy lý do bận rộn để từ chối gặp mặt trực tiếp hay gọi video, chỉ chấp nhận liên lạc với ông Lý qua điện thoại.

    Những ngày sau đó, một người đàn ông tự xưng là luật sư của "Trần Huệ Như" đã liên hệ với ông Lý, yêu cầu ông ký vào thỏa thuận bảo mật và thanh toán một số khoản phí như phí cam kết, phí thủ tục, phí công chứng quốc tế, thuế... với tổng số tiền là 24.000 Ringgit (tương đương gần 150 triệu đồng). Ban đầu, ông Lý hoàn toàn tin tưởng và đã chuyển khoản số tiền trên. Tuy nhiên, khi vị "luật sư" tiếp tục yêu cầu ông Lý trả thêm 30.000 Ringgit (hơn 180 triệu đồng) tiền đặt cọc, ông Lý mới bắt đầu nghi ngờ.

    Ông Lý đã tìm đến ông Trương, người đứng đầu bộ phận Dịch vụ công và Khiếu nại thuộc Hiệp hội người Hoa ở Malaysia tìm kiếm sự giúp đỡ. Tại đây, ông mới ngã ngửa khi biết mình đã bị lừa bởi những kẻ giả mạo.

    Qua điều tra, ông Trương cho biết người phụ nữ "Trần Huệ Như" và văn phòng luật sư đều là giả mạo. Hình ảnh "Trần Huệ Như" được sử dụng là ảnh lấy từ tài khoản mạng xã hội của một người phụ nữ khác.

    hien tt 1
    Toàn bộ hình ảnh của họ Trần đều là giả mạo. Ảnh: Ettoday

    Vụ việc sau đó đã được chuyển giao cho cảnh sát, tuy nhiên phía tội phạm có thủ đoạn tinh vi nên trước mắt phía cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình tìm kiếm. Sự việc này hiện đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng người Hoa tại Malaysia.

    Những vụ lừa đảo tương tự

    Những vụ lừa đảo với thủ đoạn kiểu này không phải hiếm gặp, trước đây lại Trung Quốc từng có 1 người đàn ông họ Trương (Chiết Giang) cũng rơi vào bẫy lừa đảo như trên. Được biết, vào ngày 1/1/2019, người đàn ông vô tình nhận được 1 tin nhắn từ người lạ, người này chia sẻ câu chuyện chồng vô sinh và ngỏ lời tìm người hiến tinh trùng để có con. Cô gái này còn hứa hẹn sẽ trả 2.8 triệu NDT (gần 10 tỷ đồng) nếu thành công mang thai.

    Sau khi trả trước 2400 tệ (khoảng 9 triệu) tiền cọc trước, người đàn ông bất ngờ bị cô gái xóa kết bạn. Tài khoản Wechat của đối phương cũng bị xóa hết. Lúc bấy giờ người đàn ông mới biết mình đã bị lừa nhưng mọi chuyện đã quá muộn.

    Sau vụ việc, phía cảnh sát đã đưa nhiều lời tuyên truyền nhắc nhở người dân cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng sự đồng cảm thương hại sau đó đưa khoản tiền lớn dụ dỗ "con mồi" rơi vào bẫy "hiến tinh trùng".

    Theo Đời sống Pháp luật

  • Những kẻ lừa đảo đã bị bắt cùng với tất cả thiết bị mà chúng dùng để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng từ các điểm rút tiền.

    trom the atm 1
    Cristian-Petrut Zaharia 19 tuổi, Ioan Zaharia 52 tuổi, và Sandu Vasilca 30 tuổi đã bị bắt. Ảnh: City of London Police

    3 người đã bị kết tội trộm cắp sau khi cảnh sát phát hiện ra một thiết bị quét thẻ trên xe của họ. Cristian-Petrut Zaharia 19 tuổi, Ioan Zaharia 52 tuổi, đều đến từ Leytonstone; cùng với Sandu Vasilca 30 tuổi, đến từ Ilford, đã bị bắt vào ngày 25/6/2024.

    Vào lúc 8h40 phút tối ngày 25/6/2024, Cảnh sát City of London phát hiện 3 tên này ngồi trên một chiếc xe chạy tới Square Mile. Hình ảnh từ CCTV cho thấy chiếc xe dừng lại ở Cheapside, sau đó Cristian-Perut Zaharia ra khỏi xe và đi đến một máy ATM với thẻ ngân hàng trên tay. Sau đó tên này quay lại xe.

    20 phút sau đó, cảnh sát đã chặn chiếc xe này trên phố Gresham Street và phát hiện vài chiếc máy đọc thẻ từ ATM, cùng với nắp đậy hộc rút tiền, băng dính, móc câu, tua vít, keo siêu dính, cái đục, và một cọc tiền.

    Thanh tra cảnh sát James Crellin, thuộc đội Điều tra Tội phạm của Sở Cảnh sát City of London Police, cho biết: “Lần truy tố thành công này cho thấy sự nỗ lực của cảnh sát trong việc truy tìm và ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài chính hoành hành. Nhờ sự hiệu quả của hệ thống CCTV khắp thành phố, phòng cảnh sát của chúng tôi dễ dàng xác định được địa điểm của bọn tội phạm, dẫn tới việc bắt người vô cùng nhanh chóng".

    trom the atm 1
    Cheapside ở City of London nơi bọn tội phạm bị phát hiện. Ảnh: Mike Kemp/In Pictures via Getty Images

    "Đây cũng là lời cảnh báo cho những kẻ nghĩ rằng có thể phạm tội trong thành phố, chúng tôi sẽ bắt các người để đưa ra ánh sáng. Hậu quả mà bọn tội phạm gây ra có thể rất nặng nề đối với nạn nhân, khi họ phát hiện tài khoản đã cạn tiền lúc nào không hay".

    Cristian-Petrut Zaharia và Sandu Vasilca bị truy tố vì tội trang bị thiết bị nhằm mục đích trộm cắp. Hai tên này đã được bảo lãnh và sẽ ra tòa và ngày 6 tháng 9. Ioan Zaharia đã nhận tội trước đó.

    Bọn trộm có thể "bẫy" một chiếc thẻ bằng cách đặt một thiết bị vào trong máy, để ngăn không cho máy đẩy thẻ ra. Khi bạn rời đi, bọn chúng sẽ lấy được thẻ của bạn. Để quét thẻ, bọn chúng gắn một thiết bị vào máy ATM để quét thông tin chi tiết dải từ trên thẻ của bạn.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Những kẻ lừa đảo đã lấy mất £9,000 của tiệm. Hiện tại chủ tiệm không biết lấy gì để trả lương nhân viên.

    quan cafe bi lua 1
    Etude Coffee mới hoạt động ở Crystal Palace được 7 tháng. Ảnh: Tom Waterfall

    Một quán cafe nhỏ ở Crystal Palace vừa mới bị lừa hơn £9,000 bởi những kẻ giả dạng nhân viên ngân hàng. Vụ lừa đảo khiến chủ quán Etude Coffee không biết lấy tiền đâu ra để trả nhân viên và chi phí vận hành. Được biết quán chỉ mới đi vào hoạt động được 7 tháng. 

    Quán cafe nằm trên đường Church Road. Vào ngày 6 tháng 8/2024, những kẻ lừa đảo đã gọi điện đến tiệm, nói rằng bọn chúng thuộc đội chống giả mạo của ngân hàng Revolut. Đây cũng là ngân hàng nơi đặt tài khoản của tiệm.

    Bọn lừa đảo yêu cầu một nhân viên quán cafe xác nhận xem có phải một "giao dịch giả mạo" đã xảy ra hay không. Khi nhân viên kiểm tra app mobile banking, người này phát hiện ra đúng là có một giao dịch giả mạo như vậy. Nhờ đó mà bọn lừa đảo đã lấy được lòng tin của nhân viên tiệm. 

    Sau đó, người nhân viên này về nhà và gọi điện lại cho bọn lừa đảo. Người này được yêu cầu tải về một phần mềm. Phần mềm này dùng để tạo ra các mã đăng nhập trên điện thoại. Kết quả là bọn lừa đảo đã lấy được 2 lần tiền, tổng cộng là £9,336.78.

    quan cafe bi lua 1
    Số tiền bị đánh cắp là tiền dùng để trả lương nhân viên và chi phí tiệm. Ảnh: Tom Waterfall)

    "Tại sao lại làm chuyện thất đức như vậy, những nhân viên ở đây phụ thuộc vào số tiền đó. Đây chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, nếu bị lừa tiền, chúng tôi sẽ khó lòng vực dậy", anh Amir Montazer, giám đốc Etude Coffee cho biết. 

    Sau khi nhận ra tiệm mình bị lừa, anh Montazer đã liên lạc với ngân hàng Revolut. Ngân hàng đã nhanh chóng ngừng và đảm bảo an toàn cho các tài khoản của Etude. Nhưng ngân hàng sẽ không hoàn tiền cho khách. Người đại diện của Revolut cho biết họ sẽ làm việc với phía ngân hàng có liên quan để truy thu khoản tiền bất chính. 

    Đây không phải lần đầu tiên ngân hàng Revolut bị nghi ngờ về các phương pháp chống lừa đảo của họ, và cũng không phải lần đầu họ từ chối bồi hoàn tiền cho những nạn nhân lừa đảo. 

    Hồi tháng 7/2024, Bloomberg báo cáo rằng Revolut nhận được nhiều khiếu nại về tình trạng lừa đảo nhất so với những ngân hàng khác. Hồi tháng 4/2024, một khách hàng của Revolut đã bị lừa mất 40,000 bảng, và ngân hàng không đền đồng nào.

    quan cafe bi lua 1
    Quán cafe Etude vẫn chưa lấy lại được đồng nào. Ảnh: Tom Waterfall

    Etude Coffee đã thành lập một quỹ GoFundMe nhằm quyên tiền trang trải tổn thất. Hiện tại họ đã nhận được gần £3,000.

    "Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng, từ các khách hàng và đồng nghiệp. Mọi người hãy cảnh giác vì hình thức lừa đảo này ngày càng phổ biến", anh Montazer nói. 

    Người đại diện của Revolut cho biết: "Chúng tôi khuyến cáo khách hàng đừng tải các ứng dụng không rõ nguồn gốc, hoặc chia sẻ mã SMS cũng như mật khẩu với bất cứ ai, kể cả khi bạn tin rằng mình đang nói chuyện với nhân viên Revolut".

    "Ngân hàng sẽ không bao giờ gọi cho bạn mà không báo trước thông qua hộp chat trong ứng dụng mobile banking của chúng tôi. Chúng tôi cũng không hỏi những thông tin nhạy cảm hay thuyết phục bạn chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác".

    "Hiện chúng tôi đang làm việc với ngân hàng đối phương để truy hồi khoản lừa đảo. Mọi vụ việc lừa đảo đều được chúng tôi điều tra cẩn thận và xem xét độc lập". 

    Viethome (theo MyLondon)

  • Liên quan đến vụ đòi 2 ngân hàng bồi thường tổng cộng 26,5 tỉ đồng, tòa tuyên Techcombank thắng kiện. Khi đang xử vụ án với Vietcombank, khách hàng khóc, tỏ ra mất bình tĩnh, khiến phiên tòa phải tạm dừng.

    Chiều 2.7, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử liền 2 vụ án tranh chấp hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán. Nguyên đơn là bà Chúc (50 tuổi, trú tại TP.Từ Sơn, Bắc Ninh), bị đơn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

    toi pham lua dao ngan hang
    Cho rằng việc mất tiền xuất phát từ lỗi của nhân viên ngân hàng, nữ khách hàng khởi kiện yêu cầu bồi thường (ảnh minh họa). Ảnh: TN

    Tháng 4.2022, bà Chúc được 2 người tự xưng là cán bộ giao thông và công an ở Đà Nẵng thông báo bà liên quan đến một đường dây tội phạm, yêu cầu cài đặt "phần mềm bảo mật" (có thể đọc, gửi, xử lý tin nhắn; đọc, tạo mới lịch sử cuộc gọi, truy cập vị trí thiết bị…) và nộp 26,5 tỉ đồng vào tài khoản để "chứng minh sự trong sạch".

    Nghe lời, bà Chúc đăng ký mở 2 tài khoản ngân hàng tại Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc (chuyển vào tài khoản 11,9 tỉ đồng) và Techcombank chi nhánh Từ Sơn (chuyển vào tài khoản 14,6 tỉ đồng). Ít ngày sau, bà đến trụ sở các ngân hàng kiểm tra số dư thì tá hỏa phát hiện tài khoản chỉ còn 114.000 đồng và 0 đồng, trong khi không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào.

    Cho rằng nhân viên và ngân hàng có "lỗi nghiệp vụ chuyên môn", không tư vấn đầy đủ về cách bảo mật thông tin tài khoản cũng như cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, là nguyên nhân dẫn tới bị mất tiền, bà Chúc khởi kiện 2 ngân hàng, đòi bồi thường tổng cộng 26,5 tỉ đồng.

    Tháng 2 và tháng 3.2024 vừa qua, TAND TP.Từ Sơn lần lượt mở 2 phiên tòa sơ thẩm. Tòa xác định bà Chúc nghe theo kẻ gian để cài đặt phần mềm bảo mật giả, dẫn tới mất quyền kiểm soát số điện thoại, máy điện thoại, là nguyên nhân chính dẫn tới mất tiền.

    Tuy nhiên, các ngân hàng cũng có một phần lỗi trong việc giải thích các quy định và cảnh báo cho khách hàng. Vì thế, tòa tuyên Vietcombank bồi thường cho bà Chúc 700 triệu đồng, Techcombank bồi thường 800 triệu đồng.

    Sau sơ thẩm, bà Chúc kháng cáo vì cho rằng mức bồi thường quá ít. Các ngân hàng kháng cáo đề nghị không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Chúc. Viện KSND TP.Từ Sơn cũng kháng nghị cả 2 bản án, đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của bà Chúc.

    Ngân hàng nói có, khách hàng nói không

    TAND tỉnh Bắc Ninh quyết định xét xử vụ án giữa bà Chúc và Techcombank trước.

    Trình bày tại tòa, bà Chúc cho biết, sáng 23.4.2022 có đến trụ sở Techcombank chi nhánh Từ Sơn đề nghị mở tài khoản ngân hàng. Quá trình từ lúc bắt đầu đến khi xong thủ tục chỉ khoảng 10 phút. Nhân viên ngân hàng không tư vấn gì cho bà, chỉ yêu cầu đưa hộ chiếu để mở tài khoản, sau đó "tự điền hết thông tin, tự tick (đánh dấu) vào dịch vụ, trong đó có chuyển tiền qua internet banking".

    Bà Chúc cũng nói không được giải thích các nội dung trong giấy đề nghị mở tài khoản cũng như biện pháp quản lý tài khoản, không được tư vấn biện pháp bảo mật số tiền trong tài khoản, cũng không được khuyến cáo về các thủ đoạn lừa đảo chiếm quyền kiểm soát điện thoại…

    Nguyên đơn cho rằng nhân viên ngân hàng đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm đối với khách hàng, là nguyên nhân dẫn tới bà bị kẻ gian lấy mất tiền trong tài khoản.

    Ngược lại, đại diện Techcombank nói nhân viên đã tư vấn đầy đủ nội dung về dịch vụ mở tài khoản với khách hàng, chứ không phải không hướng dẫn gì như lời bà Chúc. Theo quy định, một số thông tin nhân viên ngân hàng có thể điền giúp khách hàng, nhưng bắt buộc phải đưa cho khách kiểm tra lại trước khi xử lý trên hệ thống. Riêng với các dịch vụ về tài khoản, việc tick chỉ thực hiện khi khách hàng có nhu cầu và đề nghị.

    Luật sư của bà Chúc đề nghị trình chiếu đoạn clip do camera giám sát ghi lại quá trình bà Chúc làm việc giữa bà Chúc với nhân viên ngân hàng. Phía Techcombank cho hay clip này đã được trình chiếu tại tòa sơ thẩm, clip cũng chỉ có hình mà không có tiếng. Do đó, hội đồng xét xử không đồng ý trình chiếu vì không có nội dung hội thoại, nếu xem cũng không giải quyết được vấn đề.

    Theo luật sư, phía Techcombank khẳng định nhân viên đã làm đúng quy trình nhưng không đưa ra được bằng chứng chứng minh. Trong khi đó, đại diện Techcombank thì cho rằng nghĩa vụ chứng minh thuộc về phía nguyên đơn, không thể đưa ra cáo buộc chỉ bằng lời nói.

    Hội đồng xét xử sau đó công bố lời khai của nữ nhân viên trực tiếp làm thủ tục mở tài khoản cho bà Chúc. Người này cho biết tổng thời gian bà Chúc có mặt ở quầy giao dịch là khoảng 30 phút, đã được tư vấn về các gói sản phẩm của ngân hàng, được giải thích các điều kiện cơ bản về mở tài khoản, được hướng dẫn về các điều khoản in trong hợp đồng, được tư vấn cách sử dụng ứng dụng trên mobile và cách bảo mật thông tin…

    Đại diện Techcombank nhiều lần khẳng định đã thực hiện đúng quy định về tư vấn, mở tài khoản cho khách hàng. Các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của bà Chúc đều hợp lệ, được thực hiện trên tài khoản đứng tên bà Chúc, đúng mật khẩu, đúng số điện thoại mà bà Chúc đã đăng ký.

    Theo vị đại diện, việc bà Chúc tự ý cài đặt phần mềm bảo mật giả chính là lý do khiến bị mất quyền kiểm soát điện thoại, dẫn đến mất tiền.

    Luật sư: Nhân viên làm đúng thì khách hàng sẽ không mất tiền?

    Cũng trong phần xét hỏi, trả lời hội đồng xét xử, bà Chúc cho biết trước khi mở tài khoản tại Techcombank, bà đã có tài khoản tại 2 ngân hàng khác, từng thực hiện chuyển tiền qua internet banking.

    Hội đồng xét xử đề cập tới việc bà Chúc được 2 đối tượng xưng là cán bộ, yêu cầu cài đặt phần mềm bảo mật và nộp tiền để "chứng minh sự trong sạch", nhưng bà Chúc nói do đã lâu ngày, cơ quan điều tra cũng chưa có kết luận chính thức, nên từ chối nhiều câu hỏi.

    Bảo vệ quyền lợi cho bà Chúc, luật sư cho rằng nếu nhân viên Techcombank thực hiện đúng và đủ trách nhiệm khi tư vấn thủ tục mở tài khoản cho bà Chúc, hướng dẫn cho khách sử dụng tài khoản, bảo mật thông tin, cảnh báo thủ đoạn lừa đảo... để khách hiểu, thì bà Chúc đã không bị kẻ xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết để lừa đảo.

    Theo luật sư, hành vi này của nhân viên ngân hàng vi phạm quy định tại Nghị định 88/2019, bao gồm không khuyến cáo cho người sử dụng về nguyên tắc, phạm vi sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng; không hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trên internet.

    Cạnh đó, khi sự cố xảy ra đối với tài khoản của bà Chúc, với trách nhiệm của mình, Techcombank phải xử lý và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Đại diện ngân hàng cho rằng đã báo cáo nhưng lại không xuất trình được văn bản chứng minh.

    Luật sư đặt giả thiết nếu sự việc được báo kịp thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các biện pháp chỉ đạo các ngân hàng liên quan chặn dòng tiền, không cho kẻ gian tẩu tán. "Techcombank đáng ra phải hành động kịp thời, biết có người trộm tiền phải chạy theo truy đuổi, chứ cả tuần, cả tháng sau mới báo cáo, thì có được gọi là kịp thời và đúng trách nhiệm?", luật sư chất vấn và đề nghị ngân hàng bồi thường cho thân chủ.

    Tranh luận với luật sư, đại diện Techcombank khẳng định đã thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Hợp đồng giao kết giữa hai bên đã quy định cả về trách nhiệm của khách hàng trong việc bảo mật thông tin, quản lý số dư tài khoản…, tuy nhiên khách hàng đã không tuân thủ đầy đủ.

    Theo vị đại diện, việc bảo vệ tiền trong tài khoản là trách nhiệm của cả tổ chức tín dụng và khách hàng. Techcombank đang làm đúng nhưng khách hàng thì không, bằng việc cài đặt phần mềm bảo mật giả. Chính hành vi này dẫn tới khách hàng bị mất quyền truy cập điện thoại, từ đó mất tiền trong tài khoản. Việc mất tiền hoàn toàn do lỗi của khách hàng, khách hàng tự chịu trách nhiệm.

    Hơn thế, Techcombank là tổ chức tín dụng, không phải cơ quan điều tra nên không thể và cũng không có trách nhiệm trong việc xác minh kẻ gian là ai, số tiền đang ở đâu, chuyển đi như thế nào. Khi sự cố xảy ra, ngân hàng đã thực hiện trong phạm vi có thể, bằng việc tư vấn khách hàng tạm khóa tài khoản, hướng dẫn trình báo, đồng thời phối hợp cung cấp tài liệu cho cơ quan điều tra…

    Hội đồng xét xử: Lỗi hoàn toàn của khách hàng, ngân hàng không phải bồi thường

    Sau ít phút nghị án, hội đồng xét xử nhận định, dù thời điểm mở tài khoản, bà Chúc không được biết toàn bộ nội dung các điều kiện, điều khoản trên website của Techcombank nhưng đã được nhân viên ngân hàng giải thích cơ bản. Khi đặt bút ký, bà Chúc "cần phải biết và buộc phải biết" về các điều khoản này.

    Vẫn theo hội đồng xét xử, quá trình thực hiện giao dịch tại quầy kéo dài gần 30 phút. Bà Chúc đưa điện thoại về phía giao dịch viên một thời gian đủ để trợ giúp bà tải app, kích hoạt tài khoản. Bà Chúc dùng mật khẩu tạm thời để đăng nhập, đổi mật khẩu thành công và rời đi. Do đó, lời khai của bà Chúc về việc không được đọc lại hợp đồng, không được cài đặt và kích hoạt ứng dụng trên điện thoại là không phù hợp.

    Chưa kể, Techcombank đã cung cấp cho bà Chúc các yếu tố định danh (tên truy cập, số điện thoại, mật khẩu, mã số bí mật dùng 1 lần, mã OTP để kích hoạt và sử dụng Techcombank mobile...). Từ yêu cầu của 2 đối tượng tự xưng là cán bộ, bà Chúc sau đó hủy ứng dụng trên điện thoại iPhone và đăng ký trên thiết bị khác.

    Theo quy tắc chuyển khoản tại Techcombank, chỉ bà Chúc biết mã OTP và mật khẩu đăng nhập để chuyển tiền, do vậy việc bà đăng nhập bằng mật khẩu do chính bà thiết lập thể hiện ý chí chủ quan của mình. Các giao dịch chuyển tiền được coi là hợp lệ.

    Mặt khác, việc bà Chúc cài đặt các phần mềm độc hại đã gián tiếp cung cấp cho kẻ gian tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP để giao dịch trên ứng dụng ngân hàng, dẫn đến mất tiền. Khi chuyển tiền vào tài khoản vừa mở, bà Chúc không chủ động kiểm tra số dư, cũng là điều kiện để kẻ gian chuyển tiền đi tài khoản khác.

    Hội đồng xét xử cho rằng nếu bà Chúc thường xuyên đăng nhập ứng dụng, kiểm tra số dư tài khoản, có thể đã sớm phát hiện hành vi lừa đảo để có các biện pháp kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại xảy ra.

    Từ những căn cứ đã nêu, tòa phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của bà Chúc, chấp nhận kháng cáo của Techcombank và kháng nghị của VKSND TP.Từ Sơn. Theo đó, Techcombank không có lỗi trong việc bà Chúc bị mất tiền và không phải bồi thường bất cứ đồng nào.

    Nguyên đơn mất bình tĩnh, tòa tạm dừng xét xử

    Khoảng 17 giờ 30, sau khi kết thúc vụ kiện giữa bà Chúc và Techcombank, tòa chuyển sang xét xử vụ kiện giữa bà Chúc và Vietcombank.

    Tính cả 2 phiên tòa, thời gian làm việc kéo dài từ 14 giờ - 20 giờ. Trong phần xét hỏi, trước nhiều câu hỏi từ phía hội đồng xét xử, bà Chúc khóc, tỏ ra mất bình tĩnh. Do tinh thần mất ổn định, bà Chúc được người nhà dìu ra ngoài, không thể tiếp tục phiên tòa.

    Luật sư cho biết việc xét xử liền 2 vụ án trong suốt 6 tiếng đã khiến thân chủ căng thẳng, mệt mỏi; bản thân luật sư cũng không còn đủ tỉnh táo và đảm bảo sức khỏe. Vì thế, luật sư đề nghị dừng xét xử và tiếp tục vào sáng hôm sau.

    Sau khi nghe ý kiến của các bên và hội ý nhanh, hội đồng xét xử chấp thuận, tạm nghỉ lúc 20 giờ và tiếp tục xét xử vào sáng nay 3.7.

    Thanh Niên

  • Những công ty ảo được lập ra để tài trợ đội bóng châu Âu, quảng cáo cờ bạc đến người dùng Đông Nam Á, Trung Quốc. Đây là mô hình phi pháp, bị cấm hoàn toàn ở Việt Nam.

    nha cai viet nam 1
    Crystal Palace vừa công bố nhà tài trợ mới là một công ty cá độ. Ảnh: S.Pro.

    Gần đây, nhiều trang báo thể thao phương Tây đưa tin về việc Crystal Palace, Wolverhampton ký hợp đồng tài trợ áo đấu giá trị kỷ lục với đối tác nhà cái. Các công ty này được đăng ký tại Anh, nhưng các đơn vị truyền thông vẫn trích dẫn rằng những trang cá độ đến từ Việt Nam.

    Thực tế, đây là các đơn vị kinh doanh mô hình phi pháp, bị cấm hoàn toàn tại Việt Nam. Chúng cũng là những thực thể, được dựng lên và hoạt động đa quốc gia, không phải công ty Việt Nam.

    Đến nay, chỉ có hai công ty Việt Nam từng có ký kết tài trợ với đội bóng Anh là Hoàng Anh Gia Lai (Arsenal) và Bia Sài Gòn (Leicester City).

    Không phải công ty Việt Nam

    “Crystal Palace thông báo họ đã ký hợp đồng hai năm giá trị ‘kỷ lục’ với công ty cá cược Việt Nam. Logo của thương hiệu này sẽ xuất hiện trên áo đấu và trang phục tập luyện của Palace từ mùa giải 2024-2025”, The Athletic dẫn tin hôm 14/6.

    Wolverhampton vừa thông báo hợp tác với một công ty cá độ nhắm đến khách hàng châu Á khác. Nhiều đơn vị truyền thông phương tây cũng gọi nhà cái này là “công ty Việt Nam”.

    nha cai viet nam 1
    Wolverhampton cũng có nhà trợ áo đấu mới là công ty cờ bạc. Ảnh: BBC.

    Trường hợp của nhà tài trợ này được gọi là nhãn trắng (white-label). Đây vốn là thực thể phi pháp, được đứng tên bởi người được thuê, không phải ông chủ phía sau. Ví dụ như Risq Capital đăng ký thương hiệu N**88 tại London chỉ vài tháng trước khi tài trợ cho Crystal Palace. Nhà cái này được xác nhận bởi Cơ quan quản lý cờ bạc Vương quốc Anh.

    Khi tìm kiếm từ Anh, website của đơn vị cá cược này còn chưa bắt đầu vận hành. “Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng trải nghiệm mới. Trang web đầy đủ sẽ sớm hoạt động”, nhà tài trợ của đội bóng thuộc EPL thông báo.

    Tương tự, nhà tài trợ áo đấu của Wolverhampton cũng được đăng ký với pháp nhân là TGP Europe.

    The Athletic giải thích rằng các quảng cáo này sẽ được phân phối tới người xem khắp thế giới, trong đó có quốc gia cấm cờ bạc như Việt Nam, Trung Quốc. Khi tìm kiếm trên các phương tiện Internet, kết quả trả về là các website cá cược được hiển thị bằng tiếng Việt.

    Thực tế, việc đặt xuất xứ các công ty này tại Việt Nam không phản ánh đúng bản chất. Những mạng lưới đa quốc gia này hoạt động phi pháp ở nhiều nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Đồng thời, luật pháp Việt Nam cấm hoàn toàn các hoạt động cá cược, cờ bạc. Những doanh nghiệp này không được đăng ký tại Việt Nam.

    Ví dụ, De***, trang web của nhà cái tài trợ áo đấu của Wolverhampton bị các nhà mạng trong nước chặn truy cập trang web, nằm trong danh sách đen của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Hành vi phi đạo đức

    Việc Crystal Palace, Wolverhampton quảng cáo cho website cá cược phi pháp nhận phải sự phản đối lớn tự người hâm mộ địa phương. Trước đó, các nguồn tài trợ dạng này bị cho là phi đạo đức khi nó có thể ảnh hưởng đến nhóm fan vị thành niên, không được phép tham gia hoạt động nói trên tại Anh.

    Ngay cả những nhà cái nhắm đến người dùng châu Á, ít hoạt động tại phương Tây cũng bị phản đối khi mô hình này này là vi phạm pháp luật ở nhiều nước.

    nha cai viet nam 1
    Hai công ty cá cược được đăng ký tại Anh cùng ngày, bởi một hãng luật. Ảnh: Martin Calladine.

    Cây viết điều tra Martin Calladine công bố nhiều điểm bất thường của N**88 và De***. Cụ thể, chúng được đăng ký tại Anh cùng một ngày, có giao diện website gần như tương tự và gần như không có hoạt động gì ở nước sở tại cho đến khi thông báo tài trợ hai đội bóng EPL với thỏa thuận triệu USD.

    Theo quy định mới, các hợp đồng giữa nhà cái và câu lạc bộ thuộc Ngoại hạng Anh sẽ không được chấp nhận từ mùa giải 2026.

    Trong khi đó, quảng cáo dạng này cũng đang được kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam. Gần đây, Bộ TT&TT đã xử phạt 2 đơn vị vì để xuất hiện nội dung quảng cáo cá độ trong trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia. Cục PTTH&TTĐT sau đó đã gửi công văn cho các doanh nghiệp, đài phát thanh truyền hình cung cấp dịch vụ phát sóng giải bóng đá lưu ý để không tái diễn tình trạng này.

    Trận Siêu kinh điển lượt về La Liga 2023-2024, diễn ra hôm 22/4 cũng bị dừng sóng tại Việt Nam khi xuất hiện các quảng cáo cá cược trên bảng hiệu ảo. Những nội dung này được thiết kế riêng, hiển thị bằng tiếng Việt, nhắm đến người dùng trong nước, kêu gọi tham gia hoạt động phi pháp.

    Tuy nhiên, việc này cũng khiến nhu cầu theo dõi bóng đá của người dùng trong nước bị gián đoạn, trong đó gồm cả các khách hàng trả tiền để xem bóng đá bản quyền. Sau đó, SCTV, đơn vị phân phối nội dung giải đấu La Liga tại Việt Nam phải lên tiếng giải thích và xin lỗi khán giả.

    Theo ZNews

  • Bị cáo Hồ Văn Toàn, 34 tuổi, ở thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, vừa bị kết án chung thân với cáo buộc lừa 40 tỷ đồng (gần $1.6 triệu) của ba người đàn ông khác nhau.

    Báo Tuổi Trẻ hôm 13/6/2024 dẫn cáo trạng vụ án cho hay, hồi năm 2018 bị cáo Toàn quen biết anh NTN qua mạng xã hội.

    lua tien duong gia
    Bị cáo Hồ Văn Toàn tại phiên tòa. (Hình: Khắc Hiếu/Tuổi Trẻ)

    Sau đó anh N. nhờ bị cáo Toàn giúp xin vào làm tại một tập đoàn. Đến khi khám sức khỏe, anh N. nhận biết mình bị HIV/AIDS nên báo cho bị cáo Toàn biết.

    Bị cáo Toàn nói dối rằng bên Úc đang thử nghiệm thuốc chữa HIV/AIDS và ngỏ lời giúp anh N. qua Úc chữa bệnh với chi phí 90 triệu đồng ($3,537).

    Bị cáo đưa ra nhiều lý do như chi phí mua vé máy bay, máy móc, thuê chỗ trọ ở Úc, viện phí… và yêu cầu gia đình anh N. nộp tổng cộng 3.6 tỷ đồng ($141,498).

    Đến cuối năm 2020, gia đình anh N. nhận thấy có dấu hiệu bị lừa nên đã đòi lại tiền. Lúc này, bị cáo Toàn cắt ghép, làm giả giấy tờ chuyển khoản cho gia đình bị hại.

    Một nạn nhân khác bị ông Hồ Văn Toàn lừa tiền là ông NVA, 72 tuổi, người cho bị cáo thuê nhà. Để lấy lòng ông này, bị cáo Toàn tặng quà và nói dối rằng mình có nhiều tài sản thừa kế, cần tiền nộp thuế nên đã mượn tiền ông A., hứa hẹn sẽ chia một phần tài sản khi hoàn tất thủ tục.

    Bị cáo Toàn liên tiếp nói dối với ông A. về chi phí làm thủ tục thừa kế, phí “bôi trơn” giấy tờ và giải chấp ngân hàng. Thậm chí, nam bị cáo còn hứa hẹn sẽ giúp con trai ông A. lấy quốc tịch Mỹ và chia thừa kế cho anh này.

    Với thủ đoạn nêu trên, ông A. đã chuyển cho bị cáo Toàn 36.5 tỷ đồng ($1.4 triệu). Khi bị ông A. đòi lại tiền, bị cáo Toàn chỉ trả lại gần một nửa số tiền nêu trên.

    Ngoài anh NTN và ông NVA, bị cáo Toàn còn chiếm đoạt 885 triệu đồng ($34,785) của một nạn nhân khác, ông TNĐ, cũng với lời hứa sẽ chia tiền thừa kế.

    Tại phiên tòa, Hội Đồng Xét Xử cho rằng bị cáo Toàn đã lừa tiền tích cóp, phòng thân của người bệnh, người cao tuổi.

    Hành vi lừa đảo của bị cáo Toàn khiến ba gia đình nạn nhân “điêu đứng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn” nên cần có mức án tương thích. Bản án chung thân được tuyên sau khi bị cáo Toàn thừa nhận hành vi phạm tội và cho biết “rất hối hận.” 

    Theo Người Việt

  • Hơn 37 năm làm nghề, gặp gỡ nhiều nạn nhân của các vụ lừa đảo nhưng MC nổi tiếng này đã bị lừa chỉ trong một thời điểm sơ ý.

    Mới đây, Peter Levy, người được biết đến với vai trò là người dẫn chương trình của chương trình tin tức Look North của BBC đã tiết lộ ông mất hàng chục nghìn bảng Anh chỉ sau cuộc gọi điện thoại kéo dài 15 phút.

    Đáng chú ý hơn, là một người có kinh nghiệm 37 năm làm việc, Levy đã rất quen thuộc với những chiêu trò lừa đảo nhưng trong phút giây mất cảnh giác nam MC đã bị lừa. 

    MC BBC
    Peter Levy đã bị lừa toàn bộ tiền trong tài khoản chỉ sau một cuộc gọi kéo dài 15 phút

    Cụ thể, vào một buổi tối tháng 2/2024, khi đang trên đường về nhà, Levy nhận được cuộc gọi từ bộ phận chống lừa đảo của Virgin Money - công ty dịch vụ tài chính. Theo đó, ông được thông báo là tài khoản xuất hiện những giao dịch đáng ngờ với số tiền là 500 bảng Anh (khoảng 15 triệu đồng). Lúc này, kẻ lừa đảo cam đoạn sẽ giúp Levy lấy lại số tiền này. Ngoài ra, còn không quên an ủi ông khiến ông thêm tin tưởng sẽ được hỗ trợ lấy lại tiền. 

    Sau đó, gã lừa đảo hướng dẫn ông tải một ứng dụng được cho là để kiểm tra tài khoản nhưng thực tế là ứng dụng độc hại có thể chiếm quyền truy cập vào điện thoại từ xa.  

    Ngay sau đó, khi ông rời khỏi phòng thì kẻ lừa đảo đã nhanh chóng rút hết tiền trong các tài khoản của anh. Số tiền đó bao gồm tài khoản Virgin Money và hàng chục nghìn bảng tiền tiết kiệm trong tài khoản Barclays cá nhân. Điều này khiến ông rất sốc và cực kỳ hối hận khi đã quá ngây thơ để mất đi số tiền tiết kiệm hưu trí của mình. 

    Nam MC nói trên The Times: "Lúc đó trời đã khuya và các bộ phận chống lừa đảo ngân hàng vẫn chưa mở cửa. Tôi đã thức suốt đêm để suy nghĩ mọi thứ trong đầu."

    Vào buổi sáng hôm sau, Levy đã liên lạc với Barclays và Virgin Money, bắt tay vào quá trình điều tra và giải quyết tỉ mỉ. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả, trong khi phía ngân hàng đang tiến hành điều tra thì nhóm lừa đảo này còn nộp đơn xin vay tiền ở ngân hàng HSBC dưới tên ông. 

    Sau đó, Levy đã được trả lại số tiền đã mất nhưng đây đích thị là một bài học khó quên dành cho ông. Levy hy vọng câu chuyện cá nhân của mình cũng sẽ là bài học cảnh tỉnh để những người khác không gặp phải tình trạng tương tự. 

    Chia sẻ với The Times, người phát ngôn của Barclays cho biết: "Các vụ lừa đảo mạo danh đang ngày càng tinh vi hơn. Nếu bạn nhận được yêu cầu về việc: tải xuống ứng dụng, chuyển tiền hoặc giao mã pin của mình, chúng tôi khuyên bạn nên kết thúc cuộc gọi ngay lập tức và xác minh người gọi. Không công ty hợp pháp nào thực hiện cuộc gọi để yêu cầu quyền truy cập từ xa vào máy tính hoặc thiết bị của bạn."

    Theo Đời sống & Pháp luật

  • Người đàn ông ở Đà Nẵng chi hơn 1 tỷ đồng để thuê người mang thai hộ, tuy nhiên khi đứa bé sinh ra, kết quả xét nghiệm ADN không cùng huyết thống.

    Chiều 22/12, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, vừa phối hợp Công an phường Thịnh Đán (tỉnh Thái Nguyên) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Dung (SN 1985, trú phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên) để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Công an đã di lý đối tượng từ Thái Nguyên về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.

    Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 12/2021, biết vợ chồng ông N.V.N (65 tuổi, trú Đà Nẵng) có nhu cầu tìm người mang thai hộ nên Dung đã nhận tìm người cho trứng và mang thai hộ, sinh con cho vợ chồng ông N. Dung “nổ” trước đây đã từng thực hiện được cho nhiều người nên ông N. đồng ý.

    Theo đề nghị của Dung, chi phí giai đoạn đầu tìm người cho trứng, thuốc kích trứng, hút trứng, làm phôi là 150 triệu đồng. Ngày 17/12/2021, ông N. chuyển khoản trước cho Dung số tiền 18 triệu đồng.

    mang thai ho
    Công an TP Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố đối với Nguyễn Thị Dung. Ảnh: CACC

    Ngày 22/1/2022, Dung thông báo tìm được người cho trứng tên là C.T.H (25 tuổi, trú huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội), các thủ tục liên quan được thực hiện tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Theo yêu cầu của Dung, ngày 24/1/2022, ông N. chuyển tiếp 82 triệu đồng.

    Tháng 2/2022, ông N. đi cùng Dung đến Thái Nguyên để thực hiện các bước tiến hành cấy phôi. Lần này, ông N. chuyển tiếp cho Dung 50 triệu đồng tiền mặt. Ngày 12/2/2022, Dung thông báo được 6 phôi tốt và nuôi tiếp 2 phôi, yêu cầu ông N. chuyển vào tài khoản do Dung chỉ định số tiền 118,5 triệu đồng, nói là chi phí để sàng lọc và nuôi phôi.

    Về phần Dung, sau khi thỏa thuận việc mang thai hộ giúp ông N., Dung gặp C.T.H để làm thủ tục, thỏa thuận giá là 380 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đến Bệnh viện làm thủ tục kích trứng nhưng trứng không đạt yêu cầu nên chỉ đưa cho H. khoảng 90 triệu đồng. Dung tiếp tục liên hệ thêm 2 người phụ nữ khác để thực hiện “hợp đồng” nhưng đều không có kết quả.

    Sau khi tìm người cho trứng không thành công, Dung dừng việc này lại nhưng không thông báo sự thật cho ông N. mà nói dối mọi việc đang tiến triển thuận lợi.

    Đến tháng 8/2022, Dung thông báo việc cấy phôi vào người mang thai hộ thành công và mang thai được 3 tháng. Dung yêu cầu ông N. ra Thái Nguyên gặp người mang thai và cùng đến siêu âm tại một cơ sở khám tư nhân thì cho kết quả thai nhi là con trai.

    Sau đó, Dung thường xuyên nhắn tin cập nhật tình hình sức khỏe thai nhi, gửi hình ảnh kết quả siêu âm để ông N. tin tưởng, nhiều lần chuyển tiền theo yêu cầu.

    Khoảng tháng 10/2022, ông N. phát hiện Dung có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã hỏi Dung thì đối tượng cam kết nếu đứa trẻ sinh ra làm xét nghiệm ADN không phải con của ông N. thì sẽ trả lại tiền.

    Ngày 7/2/2023, Dung thông báo chị T.H đã sinh con, tuy nhiên khi lấy mẫu xét nghiệm ADN thì kết quả không cùng huyết thống với ông N.

    Mặc dù không thực hiện đúng như cam kết nhưng toàn bộ số tiền hơn 1 tỷ đồng nhận của ông N., Dung đã sử dụng đầu tư tiền ảo và thua hết.

    Theo Vietnamnet

  • Đi mua 100kg vàng miếng tại 9 cửa hàng vàng, nhóm thanh niên Trung Quốc bị điều tra, bắt giữ bởi 1 chi tiết lạ.

    Biểu hiện lạ của nhóm thanh niên mua 100kg vàng

    Theo cảnh sát thành phố Hợp Phì, Trung Quốc, gần đây, họ nhận được thông tin của các cửa hàng vàng cho biết có một nhóm thanh niên đã đến 9 cửa hàng vàng trong khu vực để mua đến 100kg vàng miếng với tổng số tiền lên đến 49 triệu NDT (khoảng 166 tỷ đồng).

    Nhắc đến nhóm đối tượng này, những nhân viên bán hàng rất ấn tượng. “Họ đến vào lúc 2-3h chiều, nhóm thanh niên này gồm 3 người. Tất cả đều trong khoảng 20-30 tuổi. Vừa bước vào cửa hàng, họ đã nói muốn mua vàng miếng với nhu cầu rất lớn”, nhân viên của cửa hàng bán vàng kể lại.

    Theo trí nhớ của một số nhân viên tại các cửa hàng vàng khác, nhóm thanh niên này có một số hành vi bất thường trong quá trình mua như không quan tâm hay so sánh giá cả của các loại vàng miếng. Họ chỉ tập trung hỏi cửa hàng còn bao nhiêu lượng vàng miếng và muốn mua hết. Điểm lạ nữa là trong một lần mua nhưng nhóm thanh niên này thanh toán bằng rất nhiều thẻ ngân hàng khác nhau.

    100 kg vang 1

    “Nhóm người này liên tục kiểm tra điện thoại như đang chờ nhận thông báo từ ai đó. Khi tôi hỏi anh có việc bận gì à thì họ không trả lời. Điều khiến tôi thấy kỳ lạ là các thanh niên này xem những thỏi vàng đắt tiền như mớ rau. Họ không cần chúng tôi đóng gói, chỉ cần bỏ vào túi rồi mang đi”, nhân viên trực tiếp bán hàng cho nhóm người này chia sẻ.

    Đường dây lừa đảo xuyên biên giới

    Ngay khi ghi nhận những manh mối này, cảnh sát địa phương đã lập tức mở cuộc điều tra. Dựa theo những bằng chứng được cung cấp, cảnh sát phát hiện nhóm người này không phải là người dân thành phố Hợp Phì. Sau khi đáp chuyến bay đến đây, chỉ trong 1 tuần, họ đã đến 9 tiệm vàng để mua hơn 100kg vàng với tổng số tiền lên đến 49 triệu NDT.

    Theo điều tra của cảnh sát, nhóm thanh niên này đã sử dụng tổng cộng 45 thẻ ngân hàng và chủ thẻ đều là những người khác nhau đến từ những nơi khác nhau trên cả nước.

    Tiếp tục làm rõ, cảnh sát xác nhận được, số tiền những người này mua vàng là tiền ăn trộm, lừa đảo qua Internet mà có được. Số tiền này được chuyển qua nhiều lớp và cuối cùng được chuyển sang 45 thẻ ngân hàng này. Sau khi nhận được tiền, nhóm thanh niên sẽ sử dụng chúng để đi mua vàng cho băng nhóm lừa đảo.

    Kiểm tra video trích xuất từ camera tại các cửa hàng vàng, cảnh sát phát hiện. Sau khi quét thẻ thanh toán, màn hình điện thoại của anh ta sẽ sáng lên, dường như đang nhận thông báo từ ai đó, có thể là 1 nhân vật cấp trên đang chỉ đạo từ xa.

    100 kg vang 1

    Sau khi khoanh vùng, cảnh sát đã tìm và triệu tập được 3 thanh niên này. Tại cơ quan cảnh sát, nhóm đối tượng này khai nhận mình thực hiện việc mua vàng theo chỉ đạo của người tên Lương Mậu.

    Nhóm người này cho biết Lương Mậu chính là người đứng đầu băng nhóm lừa đảo. Sau khi thành lập băng nhóm, việc đầu tiên người này làm là tổ chức một số thành viên đi mua lại các thẻ ngân hàng trên khắp cả nước.

    Bằng cách này, Lương Mậu lấy được số lượng lớn các thẻ ngân hàng của nhiều người khác nhau. Số tiền thu được từ các nhóm lừa đảo ở nước ngoài sẽ liên tục được chuyển vào những thẻ ngân hàng này. Như một cách để xoá sạch dấu vết, chúng tổ chức các thành viên khác đi đến những cửa hàng vàng trên cả nước để quẹt thẻ mua vàng.

    Sau khi nắm bắt được đầy đủ thông tin, cảnh sát Hợp Phì, Trung Quốc đã phát lệnh truy nã và bắt giữ 40 nghi phạm thuộc đường dây lừa đảo này ở Hải Khẩu, Hải Nam, Nam Kinh, Giang Tô, Tây An và Thiểm Tây (Trung Quốc).

    Cơ quan cảnh sát cho rằng, việc bán lại hoặc cho thuê thẻ ngân hàng của người dân chính là một trong những hành vi tiếp tay cho các băng nhóm lừa đảo thực hiện trót lọt hành vi vi phạm pháp luật của mình. Vì thế, cơ quan chức năng đã phát ra cảnh báo mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng của mình.

    CafeF (theo 163)

  • Ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được một cô gái trẻ đẹp, nóng bỏng chấp nhận yêu đương. Đến khi biết mình bị lừa, ông đau khổ đến mức suýt tự tử.

    Theo Mirror, Simon Frost (75 tuổi), là một nha sĩ về hưu, cư trú tại thị trấn Soham, Cambridgeshire, nước Anh. Sau 10 năm sống trong cảnh góa vợ, tháng 2/2017, Frost gia nhập một trang web hẹn hò. Hai tháng sau, ông làm quen được cô gái tên Eva, đang sống tại Ghana.

    Cụ ông 75 tuổi khi ấy đã hết sức sung sướng và hạnh phúc vì nghĩ rằng mình có được một cô bạn gái xinh đẹp, nóng bỏng. Thực ra, những bức hình của Eva gửi cho ông chính là hình của nữ diễn viên phim cấp 3 nhưng Frost không nhận ra.

    Eva thậm chí còn có ý định kết hôn với ông. Trong các cuộc trò chuyện, Eva gọi ông là chồng, cô nàng bày tỏ ý định sinh con và mua nhà sống cùng ông ở Anh.

    cu ong yeu gai tre 1
    Simon Frost, 75 tuổi, đau đớn vì bị lừa cả tình lẫn tiền

    Vì quá tin tưởng "bạn gái ảo", ông Simon đã đều đặn gửi tiền và còn mua cả vé máy bay cho cô nàng đến Anh.

    Lý do mà "bạn gái" Eva đưa ra là bản thân cần tiền giải quyết hồ sơ với tòa án để được thừa kế số tiền 5 triệu bảng Anh từ người bố đã mất. Do con tim lấn át lý trí, ông Simon đã gửi cho "bạn gái" 6.000 bảng tiền tiết kiệm, 3.000 bảng tiền trong thẻ tín dụng và 5.000 bảng tiền vay với mức lãi suất cắt cổ là 49%.

    Chi phí vé máy bay cho "bạn gái" đến Anh là 1.600 bảng nhưng dĩ nhiên, Eva không hề lên máy bay và điện thoại cũng không liên lạc được. Đến tận lúc này, ông Simon mới biết mình đã bị lừa.

    Đến lúc này cụ ông mới biết mình bị lừa. Ông cụ đau khổ đến mức suýt tự tử.

    cu ong yeu gai tre 1
    Kẻ xấu đã mượn hình diễn viên Mỹ để lừa ông Frost. Ảnh: SWNS.

    "Tôi đã quá tin những gì cô ấy nói. Tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ có thể cùng nhau trả nợ rồi mua nhà sống với nhau. Nhưng rõ ràng là cô ấy hoàn toàn không có ý định ấy. Tôi cảm thấy bản thân thật cô đơn. Eva quá thông minh trong khi tôi lại là một 'con mồi' khá dễ dãi" - ông Simon chia sẻ.

    Không chỉ tổn thương về mặt tinh thần, ông Simon còn phải đối mặt với món nợ khổng lồ. Tài khoản của ông bị khóa do những món tiền không rõ ràng gửi đến Ghana nên phải nhờ con gái phụ trả nợ. Trong suốt 2 năm tới, người đàn ông này phải trả mỗi tháng 598 bảng Anh (gần 18 triệu đồng).

    Vì sao người già dễ mắc bẫy lừa tình trên mạng?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi trở thành con mồi dễ ăn của những kẻ trộm cắp tinh vi thời nay. Một trong những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là người già thường sống cô đơn và tách biệt - thực tế rất nhiều người già không được con cháu, người thân quan tâm sát sao. Chỉ cần một cuộc điện thoại chuyên nghiệp, từ một người có tính tình niềm nở có thể lừa gạt nạn nhân bằng những ngôn từ quan tâm, cảm giác gần gũi.

    Một yếu tố rất quan trọng khác cần được xét đến là người già có xu hướng bị suy giảm nhận thức do tuổi cao, bệnh tật... Ít nhất một phần ba người từ 85 tuổi trở lên mắc chứng mất trí nhớ ở một số dạng, Forbes trích dẫn. Nghiên cứu cho thấy, bệnh Alzheimer có thể làm suy giảm khả năng phán đoán về tài chính đầu tiên trong giai đoạn mắc bệnh ban đầu.

    Một luật sư chuyên về luật người cao tuổi ở thành phố Chicago thông tin: "Tôi đã chứng kiến nhiều người lớn tuổi thế chấp nhà, vay những khoản tiền lớn từ hàng xóm, rút hết tiết kiệm hưu trí để gửi tiền cho kẻ lừa đảo".

    Ở Đông Nam Á, một nghiên cứu vào tháng 2 của Kaspersky đã chỉ ra gần một nửa người dùng từng là nạn nhân của các cuộc lừa tình qua mạng.

    Mặc dù hầu hết số tiền lừa đảo trong các vụ việc này đều dưới 100 USD. Điều đáng chú ý, tỷ lệ nạn nhân tập trung vào 2 thế hệ lớn tuổi nhất: Baby Boomer (sinh trong giai đoạn 1946 - 1964) và Silent Generation (1918 - 1945) chiếm tới 33%. Trong khi đó, chỉ có 8% người dùng thuộc thế hệ GenZ cho biết họ bị mất 10.000 USD vì các vụ lừa đảo tình ái trên mạng.

    Ông Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: "Càng trẻ, chúng ta càng tò mò và mạo hiểm. Đến khi về già, chúng ta có có quá nhiều thời gian và các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu. Tội phạm công nghệ cao biết rõ đối tượng lớn tuổi sẽ cảm thấy cô đơn và mong muốn sự quan tâm vì họ không thể ra ngoài nhiều như thời còn trẻ".

    Vậy bản thân người cao tuổi và gia đình của họ có thể làm gì để ngăn chặn nguy cơ mắc bẫy lừa đảo? Báo cáo của FTC cho thấy hình thức lừa đảo phổ biến nhất là qua điện thoại, thứ hai là qua những website trực tuyến. Do đó, chuyên gia khuyến cáo không tiếp những cuộc gọi quảng cáo, không chuyển tiền cho người lạ, không thanh toán dịch vụ gì bằng thẻ quà tặng...

    Còn với gia đình có người cao tuổi, con cháu nên thường xuyên trò chuyện với cha mẹ, ông bà hàng ngày để họ chia sẻ khi có điều gì khác thường xảy đến như thông báo giải thưởng, trúng xổ số, bốc thăm may mắn, bưu kiện từ người lạ...

    Bên cạnh đó, cách tốt nhất để giữ an toàn cho những khoản tiền của người lớn tuổi chính là giám sát hoạt động chi tiêu trực tuyến của họ. Những đứa con trưởng thành có thể là tuyến phòng thủ duy nhất của người cao tuổi trước hàng loạt bẫy lừa đảo tinh vi thời hiện đại.

    Theo Giadinh

  • David Checkley, 65 tuổi, gặp gỡ vài phụ nữ qua ứng dụng hẹn hò sau đó hỏi mượn tiền họ.

    gia lam chien binh vn 1
    David Checkley đã bị bỏ tù 11 năm sau khi lừa nhiều phụ nữ hàng trăm ngàn bảng. Ảnh: Metropolitan Police

    Người đàn ông này có rất nhiều nhân dạng, chẳng hạn ông ta giả vờ làm phi công chiến đấu, cựu chiến binh Việt Nam, kiến trúc sư... để lừa đảo phụ nữ hàng trăm ngàn bảng. David Checkley, 65 tuổi, thường trú tại St Albans, là kẻ chuyên lừa đảo tình cảm phụ nữ. Hắn luôn tỏ ra mình là người thông minh, hiểu biết, có quyền lực, để khiến họ tin hắn và gửi tiền cho hắn.

    Lần đầu tiên hắn bị cảnh sát Anh để ý là vào tháng 6/2021 sau khi nhiều phụ nữ báo cáo những hành vi đáng ngờ của hắn. Những phụ nữ này từ 40 - 70 tuổi.

    Checkley bắt đầu mối quan hệ với một phụ nữ vào năm 2020. Chỉ sau vài lần hẹn hò, hắn hỏi mượn người phụ nữ £3,200 để lắp cửa sổ mới cho căn nhà mà hắn mới mua. Hắn hứa sẽ trả tiền cho người phụ nữ trong vòng 48 giờ, nhưng chẳng bao giờ trả.

    gia lam chien binh vn 1
    Cảnh sát tìm thấy 2 chiếc motor Harley Davidson trị giá £40,000. Ảnh: Metropolitan Police

    Vào cuối tháng đó, hắn lại hỏi mượn người phụ nữ £400,000 nhưng cô này từ chối vì số tiền quá lớn. Hắn thường khoe khoang với cô về sự giàu có của mình, nói rằng hắn sở hữu một công ty kiến trúc thành công, hắn thường xuyên đi công tác và du lịch nghỉ dưỡng.

    Nhưng người phụ nữ càng thêm nghi ngờ về Checkley, và báo cáo hắn với ngân hàng, hy vọng có thể yêu cầu ngân hàng dừng chuyển khoản một phần tiền vay cho hắn mua cửa sổ.

    Cuối năm đó, lại có một phụ nữ báo cáo với cảnh sát rằng mình bị một kẻ tên Checkley lừa.

    Người phụ nữ này gặp hắn qua app hẹn hò vào tháng 7/2019. Trong khoảng thời gian quen nhau, cô này đã đưa cho hắn £1,000 sau khi hắn "nổ" rằng hắn đang đợi tiền của nhà đầu từ nước ngoài. Hắn hứa sẽ trả lại tiền cho cô sau khi nhận được tiền từ nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi bị cô nhiều lần đòi nợ, hắn miễn cưỡng chuyển cho cô £100 từ tài khoản tên thật của hắn, thay vì cái tên giả David Cohen mà hắn dùng khi hẹn hò với cô. Lúc này, người phụ nữ tìm kiếm cái tên David Checkley và nhận ra mình đã bị lừa.

    Một nạn nhân khác đã gặp Checkley qua mạng. Hắn thường khoe khoang với cô về khoảng thời gian phục vụ trong Không quân Mỹ, và hiện tại hắn là một kiến trúc sư chuyên xây dựng nhà cho triệu phú. Rồi hắn nói hắn bị ngã xe trên cao tốc và hỏi mượn cô £130. Sau đó lại hỏi mượn £500 để trả tiền cho công nhân đang cải tạo dinh thự của hắn.

    Sau khi nhận được những báo cáo này, cảnh sát bắt đầu điều tra và phát hiện Checkley có liên quan đến nhiều tội giả mạo trên khắp cả nước. Trong vòng 1 tuần, cảnh sát lại phát hiện thêm 2 nạn nhân tiềm năng của Checkley, cùng nhiều địa chỉ nhà mà hắn đang sử dụng.

    Vào lúc đó Checkley đang đi du lịch ở Ibiza. Khi trở về UK vào tháng 7/2021, hắn ngay lập tức bị bắt ở Harrow, ngay tại nhà của một phụ nữ. Người phụ nữ này cho biết mối quan hệ giữa cô và Checkley đã kéo dài 5 năm và hắn ở tại nhà cô 3 ngày mỗi tuần.

    Tuy nhiên, cô không biết gì về các hành vi lừa đảo của Checkley. Cảnh sát lục soát căn nhà và phát hiện một hóa đơn mua đồng hồ Rolex vào năm 2018, trị giá £7,250. Hóa đơn ghi tên một người phụ nữ là nạn nhân của hắn. Cảnh sát cũng phát hiện ra các hóa đơn mua trang sức đắt tiền, chưa kể 2 chiếc motor hiệu Harley Davidson mới cứng trị giá khoảng £40,000, được chi trả bằng tài khoản của Checkley. Một chiếc Mini Cooper, 3 chiếc Mercedes được tìm thấy ở bãi đậu xe gần đó, cũng có liên quan đến Checkley.

    Cảnh sát cũng lục soát một căn nhà khác ở Westminster, nơi Checkley sống cùng một người phụ nữ khác cũng đã 5 năm. Và cô này cũng không biết về những việc hắn làm.

    Lục soát phòng của hắn, cảnh sát phát hiện các sao kê ngân hàng với những tài khoản mà hắn đã yêu cầu các nạn nhân chuyển tiền vào. Cảnh sát cho biết tổng số tiền bị lừa đảo trong vụ án này lên tới £100,000.

    gia lam chien binh vn 1
    1 trong 3 chiếc xe Mercedes của Checkley. Ảnh: Metropolitan Police

    Vào ngày 29/11/2023 tại Tòa án Old Bailey, David Checkley bị bỏ tù 11 năm vì 19 tội giả mạo và 1 tội trộm cắp.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Cảnh sát đang kêu gọi người dân ở Hampshire và Isle of Wight cần hết sức cảnh giác sau khi nhận được 17 báo cáo về các vụ lừa đảo giống nhau kể từ đầu tháng 8/2023. Trong đó, một cặp đôi đã bị lừa tới £70,000.

    Vào ngày 27/8/2023, cảnh sát đã nhận được báo cáo về một cặp đôi ngoài 70 tuổi ở Gosport, họ bị một người đàn ông giả làm cảnh sát London lừa tới £70,000.

    Ban đầu họ nhận được một cuộc gọi thông báo rằng các thẻ ngân hàng của họ đã bị sử dụng cho một hoạt động giả mạo, liên quan tới những tờ tiền giả. Họ được yêu cầu rút một lượng tiền mặt lớn để hỗ trợ điều tra. Sau đó một người đàn ông đến nhà họ nhiều lần để lấy tiền. Người đàn ông này nói với đôi vợ chồng đây là tiền giả. 

    Trong một vụ khác, một phụ nữ ngoài 80 tuổi ở New Forest đã nhận được cuộc gọi từ một người giả làm cảnh sát từ London. Người này nói rằng mình đang điều tra một vụ án tiền giả và yêu cầu bà đến nhiều ngân hàng và cửa hàng khác nhau ở Southampton để rút tiền. Sau đó có một nhân viên chuyển phát đã đến lấy tiền. 

    lua dao chuyen tien

    Hình thức lừa đảo courier fraud là gì?

    Đối với hình thức lừa đảo này, nạn nhân sẽ nhận được một cuộc gọi bất ngờ từ một người giả làm nhân viên cảnh sát, nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên viễn thông.  

    Bọn lừa đảo sẽ nói rằng tài khoản của nạn nhân có liên quan đến hoạt động giả mạo và yêu cầu nạn nhân hỗ trợ điều tra. Cụ thể:

    - Nạn nhân được yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng và tài khoản tài chính.

    - Được yêu cầu đi tới ngân hàng để rút tiền, hoặc được yêu cầu thực hiện việc mua hàng có giá trị cao. 

    - Được yêu cầu tải một ứng dụng để bọn lừa đảo có thể xâm nhập vào máy tính và điện thoại của bạn. 

    Sau đó nạn nhân được yêu cầu giao tiền hoặc hàng hóa đắt tiền cho kẻ lừa đảo. Tên này thường đến thẳng nhà họ để lấy hàng. Nạn nhân cũng được yêu cầu không tiết lộ chuyện này với bạn bè, gia đình hay nhân viên ngân hàng. Nạn nhân có thể thuộc mọi lứa tuổi, nhưng thường là người từ 70-89 tuổi. 

    Nên làm gì nếu bạn tin rằng đó là cuộc gọi giả mạo?

    - Cảnh sát, nhân viên ngân hàng và các tổ chức khác (như HMRC) sẽ không bao giờ gọi cho người dân như vậy, cũng sẽ không yêu cầu bạn rút tiền hay tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin tài chính cá nhân. 

    - Nếu ai đó gọi điện cho bạn nói rằng họ là cảnh sát, vậy bạn hãy yêu cầu họ cung cấp số ID và đơn vị mà họ đang làm việc. Chờ ít nhất 5 phút trước khi xác nhận thông tin với lực lượng cảnh sát thật bằng cách gọi 101. Đừng bao giờ gọi bất cứ số nào mà kẻ lừa đảo cung cấp trừ khi bạn biết rằng số đó là đúng. Một cảnh sát thực sự sẽ không phiền chờ bạn kiểm tra danh tính của họ. (Sẽ là dấu hiệu của scam nếu người đó tỏ ra hối thúc hay nhấn mạnh sự khẩn cấp).

    - Hãy dành thời gian để suy nghĩ. Nói chuyện với một người quen đáng tin cậy trước khi làm theo lời kẻ lừa đảo. Chiến lược của bọn lừa đảo là khiến nạn nhân rối rắm không kịp suy nghĩ. Bọn chúng thường dọa nạn nhân không được kể với ai về cuộc gọi lừa đảo. 

    - Ngân hàng và cảnh sát thực sự sẽ không bao giờ gửi người tới nhà bạn để thu tiền mặt, thẻ ngân hàng, số PIN hay mặt hàng có giá trị. 

    Nếu bạn là nạn nhân của lừa đảo, hãy gọi báo cảnh sát ở số 101. Nếu kẻ lừa đảo đang trong quá trình tiếp cận bạn, hãy gọi 999.

    Viethome (theo ITV News)

  • Tối 8/9, nguồn tin của phóng viên Báocho biết, bà Dương Thị Thanh (SN 1950), nơi đăng ký HKTT: Thôn Cốc, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; chỗ ở: Tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, là bị cáo trong vụ lừa đảo gần 14 tỷ đồng đã tử vong.

    Theo nguồn tin, bị cáo Thanh sẽ được TAND tỉnh Gia Lai đưa ra xét xử vào ngày 7/9 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lừa đảo lên đến gần 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, chiều ngày 6/9, Thượng tá Trần Văn Thanh, Giám thị trại giam CA tỉnh Gia Lai thông báo, bà Dương Thị Thanh đã tử vong vào lúc 16h45’ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.

    Thẩm phán được phân công giải quyết và xét xử vụ án, cho biết ngày 8/9, TAND tỉnh Gia Lai nhận được thông báo từ phía trại giam Công an tỉnh. Vì vậy, sau khi nhận được thông tin bị cáo tử vong, HĐXX sẽ xem xét và đình chỉ vụ án theo đúng quy định pháp luật.

    Trước đó, cáo trạng truy tố, vào năm 2012, bị cáo Thanh từ thôn Cốc, xã Cẩm Thạch, chuyển đến cư trú tại thị trấn Đak Đoa, rồi ở trọ tại nhà trọ của ông Lê Khả N.

    lua dao 14 ty
    Bà Dương Thị Thanh

    Trong thời gian sinh sống tại đây, Dương Thị Thanh làm nghề buôn bán rau, trái cây tại Trung tâm thương mại huyện Đak Đoa và đã quen biết với bà Trịnh Thị Ph. (SN 1977), Nguyễn Thị V. (SN 1971), Hoàng Thị Thu H. (SN 1986) và ông Lê Khả N. cùng trú tại thị trấn Đak Đoa.

    Thông qua mối quan hệ quen biết, từ năm 2019 đến tháng 6/2021, Dương Thị Thanh nhiều lần vay mượn tiền của các ông, bà đã quen biết ở trên với lý do vay tiền để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Các lần vay đầu, bà Thanh đều trả đầy đủ tiền gốc, lãi đúng thời hạn cam kết nên đã tạo sự tin tưởng cho các bị hại.

    Từ tháng 06/2021 đến tháng 11/2021, bị cáo Dương Thị Thanh tiếp tục đưa ra thông tin gian dối là cần tiền đáo hạn ngân hàng cho khách hàng để hỏi vay mượn tiền của bà Nguyễn Thị V. và bà Trịnh Thị Ph. nhiều lần với tổng số tiền gần 14 tỷ.

    Trên thực tế, bà Thanh không sử dụng số tiền này để đáo hạn cho ai, mà mục đích chính nhằm chiếm đoạt tiền để tiêu xài cá nhân, đến ngày 19/11/2021 thì bỏ trốn khỏi địa phương.

    Sau đó, người dân đã làm đơn tố cáo bà Thanh lên Công an tỉnh Gia Lai. Quá trình điều tra, bị cáo Dương Thị Thanh không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Thanh khai có mượn tiền của các bị hại trên rồi cho người khác vay lại để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng nhưng khi những người này đáo hạn xong đã trả lại tiền cho bị cáo và bị cáo đã trả lại tiền cho các bị hại.

    Khi trả tiền cho các bị hại thì bị cáo quên lấy lại các Giấy mượn tiền, bị cáo không còn nợ gì các bị hại, còn cụ thể đáo hạn cho ai thì không nhớ.

    Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tại các ngân hàng trên địa bàn huyện Đăk Đoa như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), kết quả cho thấy bị cáo Dương Thị Thanh không làm dịch vụ đáo hạn nợ cho người vay tại các ngân hàng này.

    VKSND tỉnh Gia Lai xác định, hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác đã nêu ở trên do Dương Thị Thanh thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, xâm phạm trật tự trị an xã hội trên địa bàn.

    Hành vi của Thanh đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 174 của Bộ Luật hình sự với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Theo Congly

  • Thông qua một số phần mềm hoặc trang web chuyên dụng, kẻ gian có thể làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng, từ đó thực hiện hành vi lừa đảo.

    Theo thông tin từ Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), tình trạng lừa đảo bằng chiêu trò làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng đã xuất hiện trở lại trong thời gian gần đây.

    lua dao bien lai ngan hang 1
    Nhiều trang web cho phép làm giả biên lai ngân hàng với mức phí chỉ 20.000 đồng mỗi lần (Ảnh: Thế Anh).

    Cụ thể, khi thanh toán một đơn hàng, các đối tượng lừa đảo sẽ đề nghị trả tiền thông qua hình thức chuyển khoản Internet Banking cho người bán. Tuy nhiên, chúng sẽ không thực hiện việc chuyển tiền.

    Thay vào đó, những đối tượng này sẽ sử dụng một số phần mềm hoặc trang web chuyên dụng để làm giả biên lai chuyển khoản. Tiếp theo, kẻ gian sẽ dùng hình ảnh giả mạo trên để chứng minh bản thân đã thực hiện việc chuyển tiền và yêu cầu giao hàng gấp.

    Đối tượng mà nhóm lừa đảo này nhắm đến thường là những người bán hàng online và shipper. Không ít người cho biết đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này.

    "Tuần trước, tôi có giao một đơn hàng trị giá 500.000 đồng. Người nhận nói rằng không có đủ tiền mặt nên đã thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng.

    Sau khi họ đưa ảnh chụp màn hình chuyển khoản thành công, tôi đã tin tưởng và rời đi. Tuy vậy, đến tối tôi vẫn không nhận được tiền, khi liên lạc lại thì phát hiện số máy đã thuê bao", anh Trịnh Tuấn, một shipper tại TPHCM, chia sẻ.

    lua dao bien lai ngan hang 1
    Giao diện của một trang web hỗ trợ làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng (Ảnh chụp màn hình).

    Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, hiện có rất nhiều ứng dụng và trang web khác nhau hỗ trợ việc làm giả biên lai chuyển khoản ngân hàng. Thậm chí, người dùng có thể làm giả biên lai của nhiều ngân hàng khác nhau với mức giá chỉ 20.000 đồng mỗi lần.

    Do đó, để tránh bị lừa đảo khi giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng, người dân cần kiểm tra thật kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng.

    Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo với các chiêu trò khác nhau. Vì thế, người dân cần hết sức cảnh giác, tránh bị sập bẫy của kẻ gian.

    Theo Dân Trí

  • Sau cuộc gọi lạ xưng danh cơ quan chức năng, người phụ nữ ở Bình Dương làm theo hướng dẫn thì bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng.

    Thông tin từ Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương hôm nay (17/7) cho hay, Cơ quan CSĐT Công an huyện này vừa tiếp nhận thông tin trình báo về người phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng sau cuộc gọi lạ.

    Nạn nhân trong vụ việc này là bà N (ngụ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)

    Theo cơ quan công an, vào ngày 26/6, bà N nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ tự xưng là Viện kiểm sát, Công an TP Đà Nẵng thông báo bà N liên quan đến đường dây ma tuý, các đối tượng yêu cầu bà cung cấp tài khoản ngân hàng để xác minh.

    bi lua ng xua

    Tiếp đó, các đối tượng hướng dẫn bà N đến chi nhánh một ngân hàng thương mại ở huyện Dầu Tiếng để mở tài khoản mới. 

    Sau khi mở tài khoản, bà N cung cấp mã OTP cho các đối tượng. Tuy nhiên do bà N không có tiền trong tài khoản nên đối tượng hướng dẫn bà này đến thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương để cầm “sổ đỏ” vay tiền.

    Sau khi có tiền, từ ngày 4/7 đến ngày 8/7 bà N đã chuyển vào số tài khoản mới mở hơn 1 tỷ đồng. 

    Ít ngày sau, không thấy các đối tượng liên hệ tiếp nên bà N đến ngân hàng để kiểm tra tài khoản thì tá hỏa khi biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Biết mình bị lừa, bà N đã đến cơ quan công an trình báo.

    Hiện cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng đã chuyển hồ sơ đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương để điều tra theo thẩm quyền.

    Theo Vietnamnet