• Ngày 21/7, một máy bay phản lực F-7 BGI của Không quân Bangladesh đã gặp sự cố kỹ thuật và đâm vào một trường học và khuôn viên trường đại học ở thủ đô Dhaka ngay sau khi cất cánh, khiến ít nhất 27 người thiệt mạng, trong đó có 25 trẻ em. Hai nạn nhân còn lại là phi công và 1 nữ giáo viên.

    Phụ huynh tới đón con bị máy bay cuốn theo

    Ngày 22/7, chia sẻ với hãng tin BBC Bangla, Farhan Hasan, học sinh lớp 10 của trường Milestone ở vùng ngoại ô phía Bắc thủ đô Dhaka vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại khoảnh khắc chiếc máy bay huấn luyện của Không quân Bangladesh lao xuống khuôn viên trường.

    "Chiếc máy bay đang bốc cháy đâm thẳng vào tòa nhà ngay trước mắt", Farhan nói.

    may bay bangladesh 1
    Binh sĩ và lính cứu hỏa Bangladesh làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ rơi máy bay huấn luyện của Không quân nước này tại thủ đô Dhaka, ngày 21/7/2025. Ảnh: REUTERS

    Farhan kể trong nước mắt: "Người bạn thân nhất của em, vừa thi cùng em trong phòng, đã thiệt mạng ngay trước mắt. Chiếc máy bay lướt qua đầu bạn ấy. Lúc đó, nhiều phụ huynh cũng đang đứng chờ đón con vì sắp hết giờ học… bị chiếc máy bay cuốn theo".

    Cũng chia sẻ với hãng tin BBC, giáo viên Rezaul Islam tận mắt thấy máy bay đâm vào tòa nhà.

    Một giáo viên khác, Masud Tarik nhớ lại: "Tôi nghe thấy tiếng nổ lớn. Khi quay lại, chỉ thấy lửa và khói… Rất nhiều phụ huynh và học sinh ở đây".

    Theo thông báo từ quân đội, chiếc tiêm kích F-7 gặp sự cố kỹ thuật sau khi cất cánh lúc 13h00 (giờ địa phương) khi đang huấn luyện. Phi công, Trung úy Md. Taukir Islam, là một trong số những người thiệt mạng, đã cố điều khiển máy bay hướng ra khu vực ít dân cư hơn sau khi gặp sự cố.

    Nhiều video được quay tại trường cho thấy ngọn lửa dữ dội và khói đen bốc cao sau khi máy bay đâm vào một tòa nhà hai tầng. Vụ việc khiến ít nhất 27 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương. Hiện nay, một ủy ban điều tra đã được thành lập để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

    may bay bangladesh 1
    Hàng trăm người dân kéo đến hiện trường, tụ tập xung quanh và trèo lên nóc nhà để quan sát sự việc (Ảnh: Reuters).

    Người thân đau lòng, không đứng vững

    Sau vụ việc, hàng trăm người dân đổ về hiện trường, trèo lên nóc nhà để quan sát. Giữa cảnh hỗn loạn, xe cứu thương và tình nguyện viên vật lộn đưa người bị thương và thi thể ra khỏi trường.

    Ít nhất 30 xe cứu thương đã được điều đến hiện trường. Một người mẹ có mặt tại đây cho biết con trai bà đã gọi điện ngay sau vụ tai nạn nhưng kể từ đó, bà không liên lạc được với con nữa.

    "Hơn 50 người bao gồm cả trẻ em và người lớn, đã được đưa đến bệnh viện với vết bỏng nghiêm trọng", bác sĩ tại Viện bỏng và phẫu thuật thẩm mỹ quốc gia nói, cho biết thêm phần lớn nạn nhân là học sinh từ 9 - 14 tuổi.

    may bay bangladesh 1
    Người thân nạn nhân đau lòng, không thể đứng vững tại bệnh viện (Ảnh: AFP).

    Tại bệnh viện, nhiều thân nhân của các nạn nhân không còn đứng vững. Ông Shah Alam, chú của em Tanvir Ahmed, học sinh lớp 8 cho biết: "Cháu trai yêu quý của tôi đang nằm trong nhà xác". Bên cạnh ông là người cha của Tanvir ngồi khụy xuống đất, không nói nên lời.

    Nhiều người dân đã tự nguyện đến bệnh viện để hiến máu, cứu chữa cho các nạn nhân. Các chính trị gia thuộc Đảng Dân tộc Bangladesh (BNP) và Jamaat-e-Islami cũng tới thăm hỏi nạn nhân.

    Bộ Y tế Bangladesh cho biết nạn nhân đang được điều trị tại 7 bệnh viện trên toàn thành phố Dhaka.

    Chính phủ lâm thời đã công bố quốc tang vào thứ Ba, quốc kỳ được treo rủ trên toàn quốc.

    Lãnh đạo chính phủ lâm thời Bangladesh, ông Muhammad Yunus, khẳng định sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để làm rõ nguyên nhân vụ việc và hỗ trợ tối đa cho nạn nhân.

    "Đây là khoảnh khắc tang thương của cả quốc gia. Tôi cầu chúc nạn nhân sớm bình phục và chỉ đạo tất cả các cơ quan, đặc biệt là bệnh viện, ưu tiên cao nhất cho công tác cứu chữa", ông chia sẻ trên mạng xã hội X.

    Theo Baoxaydung

  • Sân bay Gatwick, Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hai chuyến bay liên tiếp gặp sự cố khẩn cấp chỉ cách nhau đúng một phút, buộc lực lượng cứu hộ và kiểm soát không lưu phải căng mình xử lý.

    Chiều 15/7, chuyến bay BA2203 của British Airways đang trên đường đến Cancun, Mexico buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn phần khi phi hành đoàn phát hiện mùi khói lạ và chất độc trong khoang hành khách.

    Trước khi hạ cánh, máy bay phải bay vòng quanh London 45 phút để xả bớt nhiên liệu, đảm bảo an toàn khi tiếp đất tại sân bay Gatwick. Trong quá trình này, mặt nạ dưỡng khí được kích hoạt, thậm chí phi công phải mở cửa sổ buồng lái để lấy không khí trong lành.

    su co gatwick 1
    Chuyến bay BA2203 của hãng British Airways phải hạ cánh khẩn cấp sau khi phi hành đoàn phát hiện mùi khói lạ và chất độc trong khoang hành khách.

    Một số hành khách trên chuyến bay cho biết đã ngửi thấy mùi “tất cũ” khiến họ cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Lực lượng cứu hỏa, y tế và kỹ thuật hàng không đã trực chiến tại đường băng, hỗ trợ máy bay hạ cánh an toàn.

    Chiếc Boeing 777-200 chở theo 340 hành khách và phi hành đoàn đã hạ cánh lúc 15h29 cùng ngày, gần một giờ sau khi cất cánh. Sau sự cố, toàn bộ hành khách được sơ tán an toàn, một số người cần can thiệp y tế do ảnh hưởng bởi khí lạ.

    Chuyến bay đến Cancun bị hoãn 24 giờ, hành khách được bố trí lưu trú tại các khách sạn gần sân bay.

    Đại diện hãng British Airways xác nhận: “Máy bay đã hạ cánh an toàn sau khi phi công phát hiện một sự cố kỹ thuật. Tất cả hành khách rời máy bay bình thường. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này”.

    su co gatwick 2
    Cùng ngày, chuyến bay EZY8520 của hãng easyJet khởi hành từ Madeira, Bồ Đào Nha cũng hạ cánh khẩn cấp do nghi bị chim va phải động cơ.

    Chưa đầy 60 giây sau sự cố trên, chuyến bay EZY8520 của easyJet khởi hành từ Madeira, Bồ Đào Nha cũng tuyên bố “pan pan” - mức cảnh báo khẩn cấp thấp hơn “mayday” do nghi bị chim va phải động cơ.

    Phi công yêu cầu được hạ cánh ưu tiên khẩn cấp cùng một đường băng sạch, không có vật cản, để đảm bảo an toàn cho chiếc Airbus A320 chở khoảng 190 hành khách và tổ bay.

    Máy bay hạ cánh an toàn tại sân bay Gatwick lúc 15h30, lực lượng cứu hộ tiếp cận máy bay theo đúng quy trình phòng ngừa. Sau đó, đường băng tiếp tục được phong tỏa để kiểm tra, gây ảnh hưởng đến một số chuyến bay kế tiếp.

    Phía easyJet cho biết: “Đây là biện pháp phòng ngừa sau khi nghi ngờ có va chạm với chim. Đội ngũ cứu hộ có mặt theo quy trình an toàn. Chúng tôi luôn đặt an toàn của hành khách và phi hành đoàn lên hàng đầu”.

    Hai sự cố xảy ra gần như cùng lúc khiến sân bay Gatwick rơi vào tình trạng gián đoạn cục bộ. Các chuyến bay đến và đi bị hoãn trong thời gian ngắn để đảm bảo kiểm tra kỹ thuật và an toàn đường băng.

    Hiện cả hai hãng hàng không đều đang tiến hành điều tra nội bộ để làm rõ nguyên nhân cụ thể của các sự cố. Các cơ quan chức năng Anh cũng đã vào cuộc giám sát quy trình xử lý sự cố tại sân bay.

    Theo Tienphong

  • Nhà chức trách xác nhận 4 người đã thiệt mạng khi chiếc máy bay Beechcraft King Air B200 rơi và bốc cháy dữ dội ngay sau khi cất cánh tại sân bay London Southend vào khoảng 16h ngày 13/7/2025.

    Ngày 14/7, cảnh sát hạt Essex xác nhận bốn người đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay nhỏ tại sân bay London Southend, xảy ra vào chiều 13/7. Đây là thông tin thương vong chính thức đầu tiên được công bố sau vụ tai nạn nghiêm trọng này.

    roi may bay essex 1
    Maria Fernanda Rojas Ortiz là 1 trong 4 nạn nhân vụ rơi máy bay ở Essex. Ảnh: GoFundMe

    Các nạn nhân bao gồm cô Maria Fernanda Rojas Ortiz 31 tuổi, một nam nhân viên y tế chưa biết tên quốc tịch châu Âu, và 2 nam phi công người Hà Lan.

    Gia đình của Ortiz đã đăng thông tin thương tiếc về sự ra đi của cô. Được biết, cô đến Đức vào năm 2019 để bắt đầu công việc y tá khoa chấn thương. Một người bạn cho biết: "Cô ấy mới kết hôn vào năm ngoái. Cô ấy là y tá ở bệnh viện nhưng sau đó đã chuyển sang làm việc cho một công ty y khoa tư nhân. Vụ tai nạn xảy ra vào ngày đầu tiên cô ấy đi làm. Công ty chủ sở hữu chiếc máy bay, Zeusch Aviation, cho biết không có ai sống sót".

    Được biết, chiếc máy bay đã chở một bệnh nhân đến Anh, sau đó đang trên đường trở về trụ sở tại Lelystad, Hà Lan, thì đột nhiên bị rơi và bốc cháy dữ dội ngay sau khi cất cánh vào khoảng 4h chiều. Lúc đó máy bay chỉ vừa đạt tới độ cao 53m và vận tốc chỉ 2km/h.

    Danh tính 3 nạn nhân còn lại vẫn chưa được xác định. Phần còn lại của máy bay sẽ được đưa tới Farnborough, Hampshire, để cảnh sát tiến hành điều tra.

    london southend 1
    Quả cầu lửa bùng lên sau khi máy bay rơi ở sân bay London Southend, Anh, ngày 13/7. Ảnh: Sky News

    Nhân chứng cho biết chiếc máy bay “cắm đầu xuống đất” và phát nổ thành quả cầu lửa lớn. Một người có mặt tại hiện trường kể lại, ngay trước khi gặp nạn, phi công đã vẫy tay và mỉm cười với một nhóm trẻ em đang theo dõi máy bay cất cánh.

    Lực lượng cứu hỏa Essex đã điều động 5 xe chữa cháy đến hiện trường để khống chế đám cháy. Toàn bộ khu vực đã được phong tỏa, trong khi Cục Điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) đang phối hợp điều tra nguyên nhân vụ việc.

    Sân bay Southend vẫn tạm thời đóng cửa, toàn bộ các chuyến bay đến và đi đã bị hủy. Bộ trưởng Giao thông Anh Heidi Alexander gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và khẳng định đang theo dõi sát diễn biến.

    Viethome (theo Metro)

  • Máy bay hạng nhẹ lao xuống đất và phát nổ chỉ vài giây sau khi rời sân bay gần thủ đô London của Anh, chưa rõ thương vong liên quan.

    Cảnh sát Essex cho biết máy bay dài khoảng 12m gặp nạn lúc 16h ngày 13/7/2025 sau khi cất cánh từ sân bay London Southend ở thị trấn Southend-on-Sea, phía đông thủ đô London của Anh. Chưa rõ trên máy bay gặp nạn có bao nhiêu người, cũng như tình trạng của họ.

    Sân bay London Southend thông báo sẽ "đóng cửa do sự cố nghiêm trọng" cho tới khi có thông báo mới, khuyến cáo khách hàng dự kiến đi và đến tại đây liên hệ với hãng hàng không để biết thêm thông tin.

    Theo truyền thông Anh, máy bay gặp nạn là mẫu Beechcraft B200 Super King Air, được trang bị hệ thống y tế để vận chuyển bệnh nhân. Trang theo dõi hàng không dân sự Flightradar24 cho biết máy bay khi đó chuẩn bị tới thành phố Lelystad, Hà Lan.

    John Johnson, nhân chứng tại sân bay, cho biết các phi công đã vẫy tay chào gia đình ông khi máy bay di chuyển ra đường băng.

    "Chúng tôi vẫy tay chào lại họ. Máy bay di chuyển tới vị trí cất cánh rồi quay đầu. Phi cơ tăng tốc, chạy đà qua chỗ chúng tôi và cất cánh, nhưng nghiêng hẳn về bên trái chỉ sau vài giây, gần như bị lật ngược và lao xuống đất. Một quả cầu lửa lớn bùng lên", ông nhớ lại.

    london southend 1
    Quả cầu lửa bùng lên sau khi máy bay rơi ở sân bay London Southend, Anh, ngày 13/7. Ảnh: Sky News

    Beechcraft B200 là dòng máy bay đa dụng được sản xuất từ năm 1974 tới nay. Phi cơ được trang bị hai động cơ tua-bin cánh quạt, đạt tốc độ tối đa hơn 570 km/h với tầm bay gần 3.200 km.

    Máy bay có tổ lái 1-2 người và chở theo được 10 người, có thể làm nhiệm vụ cho chính phủ, quân đội và hoạt động chuyên biệt như khảo sát trên không, vận chuyển y tế đường không, kiểm tra và giám sát. Nhà sản xuất cũng phát triển phiên bản chở khách tầm ngắn Beechcraft 1900 trên nền tảng B200.

    london southend 2
    Khói bốc lên từ hiện trường.

    london southend 2
    Lực lượng cứu hỏa tại hiện trường.

    VnExpress (Theo CNN, Sky News, AFP)

  • Theo báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay làm 260 người thiệt mạng tháng trước, nhiên liệu cung cấp cho cả hai động cơ đã bị ngắt ngay khi cất cánh và máy bay rơi chỉ vài giây sau khi phi công cố khởi động lại động cơ.

    Ngày 12-7, Cục Điều tra Tai nạn Máy bay Ấn Độ (AAIB) đã công bố báo cáo điều tra sơ bộ về vụ rơi máy bay AI171 thuộc hãng hàng không Air India ngày 12-6.

    Đài CNN trích dẫn báo cáo của AAIB về vụ rơi máy bay rằng các công tắc điều khiển nhiên liệu trong buồng lái của chiếc Boeing 787 Dreamliner đã bị bật sang vị trí ngắt, khiến động cơ bị thiếu nhiên liệu.

    Báo cáo cũng cho biết hình ảnh thu thập được từ sân bay cho thấy tua-bin khí động (RAT) - máy phát điện khẩn cấp trên máy bay - đã được kích hoạt ngay trong quá trình máy bay bắt đầu leo cao sau khi cất cánh. Điều này càng chứng tỏ động cơ máy bay đã bị mất công suất và không thể hoạt động bình thường.

    roi may bay an do 5
    Một nhóm điều tra viên đang kiểm tra hiện trường vụ rơi máy bay AI171 của Air India, ngày 13-6. Ảnh: AFP

    Trong những khoảnh khắc cuối cùng, ghi âm buồng lái cho thấy một phi công đã hỏi phi công còn lại tại sao lại ngắt nhiên liệu động cơ. Phi công kia trả lời rằng anh ta “không làm điều đó”.

    Tại hiện trường vụ rơi máy bay, cả hai công tắc nhiên liệu đều được tìm thấy ở vị trí “chạy” và báo cáo cho biết có dấu hiệu phi công đã bật lại công tắc để khởi động lại hai động cơ trước khi máy bay rơi, theo hãng tin Reuters.

    “Khi các công tắc nhiên liệu được chuyển từ ‘ngắt’ sang ‘chạy’ trong lúc máy bay đang bay, hệ thống điều khiển kép toàn quyền của mỗi động cơ sẽ tự động xử lý quá trình tái đánh lửa và khôi phục lực đẩy thông qua việc đánh lửa và đưa nhiên liệu vào” - báo cáo cho biết.

    Tuy nhiên, chỉ vài giây sau khi các động cơ cố gắng khởi động lại, một trong hai phi công đã phát tín hiệu cầu cứu khẩn cấp “Mayday”. Kiểm soát viên gọi mã hiệu của máy bay nhưng không nhận được phản hồi và chứng kiến máy bay rơi ngay sau đó.

    Báo cáo sơ bộ của AAIB không nói rõ nguyên nhân vì sao công tắc nhiên liệu động cơ có thể chuyển sang vị trí ngắt như trên trong vụ rơi máy bay này.

    Theo chuyên gia phân tích an toàn David Soucie của CNN, các công tắc nhiên liệu này được thiết kế chỉ nhằm cho thao tác có chủ ý, các trường hợp tất cả các công tắc bị thay đổi một cách vô tình là “cực kỳ hiếm”

    “Trong suốt nhiều năm qua, các công tắc này đã được cải tiến để đảm bảo rằng chúng không thể bị chuyển vị trí một cách vô ý và chúng cũng không hoạt động tự động. Chúng không thể tự di chuyển theo bất kỳ cách nào” - ông Soucie nói.

    Các nhà điều tra cũng ghi nhận rằng các thiết lập khác trên các thiết bị được tìm thấy tại hiện trường vụ rơi máy bay đều ở trạng thái bình thường cho cất cánh. Trọng lượng cất cánh của máy bay nằm trong giới hạn cho phép và không có “hàng nguy hiểm” nào trên máy bay.

    Nhiên liệu trên máy bay cũng đã được kiểm tra và xác định đạt chất lượng tốt. Không phát hiện hoạt động đáng kể nào của chim trong khu vực đường bay.

    Hãng Air India xác nhận đã nhận được báo cáo và cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với nhà chức trách trong quá trình điều tra.

    “Air India sát cánh cùng các gia đình và những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn chuyến bay AI171. Chúng tôi thương tiếc những mất mát và cam kết cung cấp sự hỗ trợ trong thời điểm khó khăn này” - hãng đăng trên mạng xã hội X ngày 12-7.

    Ngày 12-6, chiếc máy bay Boeing 787-8 Dreamliner mang số hiệu AI171, khởi hành từ Ahmedabad (Ấn Độ) đến sân bay Gatwick (London), đã rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh.

    Báo cáo của AAIB cho biết vụ rơi máy bay đã khiến tổng cộng 260 người thiệt mạng, trong đó có 241 hành khách và phi hành đoàn. Một số người chết dưới mặt đất là do máy bay rơi vào khu ký túc xá của một trường đại học y gần sân bay. Chỉ một hành khách trên chuyến bay sống sót.

    Theo Plo

  • Máy bay chở 191 hành khách trên hành trình từ Trung Quốc đến Nhật Bản bất ngờ giảm độ cao hơn 7.000m trong 10 phút, khiến mặt nạ dưỡng khí bung ra.

    Theo Global Times, sự cố xảy ra trên chuyến bay JL8696/IJ004 (liên danh giữa Japan Airlines và hãng hàng không giá rẻ Spring Airlines Japan) từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Narita (Nhật Bản) vào tối 30/6.

    Khi đó, máy bay đang trong hành trình thì một cảnh báo bất thường về hệ thống điều áp (bộ phận duy trì áp suất trong khoang hành khách) đã được kích hoạt, khiến phi công nghi ngờ có hiện tượng giảm áp suất và lập tức phát tín hiệu khẩn cấp đến kiểm soát không lưu.

    Chiếc Boeing 737-800 bất ngờ giảm độ cao liên tục, buộc phi công phải chuyển hướng hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Kansai (Osaka, Nhật Bản).

    Báo Essential Japan dẫn lời Cục Hàng không Osaka cho biết toàn bộ 191 hành khách và phi hành đoàn không ai bị thương hay có vấn đề sức khỏe.

    Theo trang Jimu News, dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy máy bay đã giảm độ cao đột ngột từ 11.000m xuống còn khoảng 3.200m chỉ trong vòng 10 phút.

    Một hành khách giấu tên kể lại: “Lúc đầu tôi không nhận ra tình hình nghiêm trọng, cho đến khi thấy tiếp viên như sắp khóc. Mặt nạ dưỡng khí bung xuống, ai cũng yên lặng đeo vào, trong khoang máy bay yên ắng đến rợn người”.

    Một hành khách khác cho biết: “Tôi cảm nhận được máy bay lao xuống, thân máy bay chúi hẳn xuống dưới. Tôi hoảng đến mức viết sẵn cả thư trăn trối, dặn chồng chăm sóc mẹ tôi, rồi tiết lộ hết mật khẩu bảo hiểm, thẻ ngân hàng”.

    may bay roi tu do
    Mặt nạ dưỡng khí bung ra

    Sau sự cố, hãng hàng không hỗ trợ mỗi hành khách 15.000 yên (khoảng 3 triệu đồng) chi phí di chuyển và cung cấp chỗ nghỉ qua đêm.

    Theo China Travel News, chuyến bay IJ004 là một trong những tuyến quốc tế bận rộn nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản, với hơn 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày.

    Chiếc máy bay gặp sự cố có tuổi đời 7,2 năm, đã thực hiện 28 chuyến bay trong 30 ngày gần nhất.

    Dòng 737-800 vẫn là mẫu máy bay phổ biến nhất của gia đình Boeing 737, với hơn 5.000 chiếc đang hoạt động toàn cầu - chủ yếu tại các hãng hàng không giá rẻ - nhưng trong những năm gần đây, dòng máy bay này liên tục bị đặt nghi vấn về độ an toàn.

    Trước đó, nhiều hãng hàng không khác từng ghi nhận sự cố mất áp suất buồng lái, buộc máy bay phải giảm độ cao khẩn cấp.

    Jimu News dẫn lời một cơ trưởng kỳ cựu cho biết ở độ cao hành trình 9.000-12.000m, không khí rất loãng và lạnh, cần có hệ thống tăng áp để duy trì áp suất và nhiệt độ phù hợp trong cabin. Nếu hệ thống này gặp trục trặc, máy bay phải lập tức hạ độ cao xuống khoảng 3.000m - mức có thể duy trì hô hấp bình thường mà không cần mặt nạ oxy.

    Thông thường, hệ thống oxy dự phòng trên máy bay chỉ cung cấp đủ trong 15-22 phút, thời gian tối đa để phi công đưa máy bay xuống độ cao an toàn.

    Trang web của Spring Airlines ngày 1/7 thông báo hủy nhiều chuyến bay của Spring Japan với lý do “điều phối năng lực vận hành”.

    Theo Dân Trí

  • Một sự trùng hợp kỳ lạ thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế khi hai người đàn ông sống sót sau hai vụ rơi máy bay nghiêm trọng – cách nhau hơn hai thập kỷ – cùng ngồi ở vị trí 11A.

    Tờ Daily Mail cho hay, ca sĩ người Thái Lan Ruangsak Loychusak (47 tuổi) vừa kể lại trải nghiệm cận kề cái chết của mình trong thảm kịch năm 1998, khi chuyến bay TG261 của Thai Airways rơi xuống một vùng đầm lầy ở tỉnh Surat Thani.

    Thời điểm đó, chiếc máy bay đang trên hành trình từ Bangkok đến miền nam Thái Lan thì bất ngờ bị mất kiểm soát khi chuẩn bị hạ cánh. Tai nạn khiến 101/132 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, 45 người bị thương.

    Ruangsak Loychusak 1
    Ruangsak Loychusak trong vụ rơi máy bay năm 1998 (Ảnh: ViralPress).

    Loychusak sống sót và anh ngồi ở vị trí 11A. Anh cho biết, ngày 13/6 vừa qua, anh rợn người khi đọc tin tức về vụ tai nạn tương tự khi máy bay Boeing 787-8 Dreamliner của hãng Air India rơi xuống một khu dân cư ở thành phố Ahmedabad (Ấn Độ), sau khi vừa cất cánh vài giây để bay đến London Gatwick.

    Vụ tai nạn khiến 243 người thiệt mạng. Duy nhất một người sống sót là anh Ramesh (40 tuổi, Leicester, Anh) ngồi ở ghế 11A.

    Loychusak cho biết anh đã trải qua một "cuộc đời thứ hai" kể từ sau vụ tai nạn năm 1998.

    "Tôi sợ bay suốt 10 năm sau đó. Tôi luôn bị khó thở dù không khí trong cabin hoàn toàn bình thường. Tôi tránh nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ chăm chăm nhìn ra cửa sổ. Nếu có ai định kéo rèm che lại, tôi sẽ ngăn họ lại để giữ cảm giác an toàn. Nếu thấy mây đen hay mưa ngoài trời, tôi có cảm giác như mình đang ở địa ngục", anh chia sẻ.

    Anh cho biết đến tận bây giờ vẫn không thể quên được những âm thanh, mùi hương, thậm chí cả vị của làn nước đầm lầy nơi chiếc máy bay gặp nạn. Suốt nhiều năm sau thảm kịch, những ký ức ấy luôn ám ảnh trong tâm trí anh.

    Tờ Mirror cũng dẫn lời ca sĩ người Thái cho biết anh không còn giữ vé máy bay ngày hôm đó, nhưng các bài báo thời điểm năm 1998 đã ghi rõ vị trí ghế của anh là 11A – trùng khớp với vị trí của hành khách sống sót kỳ diệu trong vụ tai nạn của Air India mới đây.

    Ruangsak Loychusak 1
    Anh Ramesh điều trị tại bệnh viện sau thảm họa (Ảnh: Getty Images).

    Trong khi đó, anh Ramesh hiện được điều trị tại bệnh viện ở Ahmedabad. Các bác sĩ cho biết anh bị thương ở nhiều nơi nhưng đã qua cơn nguy kịch.

    Anh kể lại khoảnh khắc kinh hoàng: “Sau khi máy bay cất cánh, chỉ trong vòng từ 5 đến 10 giây, tôi có cảm giác nó bị kẹt giữa không trung. Đèn bên trong nhấp nháy màu xanh và trắng. Rồi máy bay đâm vào một tòa nhà và phát nổ”.

    Ramesh cho hay anh ngồi ngay bên cạnh cửa thoát hiểm khi máy bay vỡ làm đôi và phát nổ, cửa thoát hiểm văng ra, tạo một lối thoát.

    “Tôi tháo dây an toàn, dùng chân đạp mạnh để chui ra ngoài. Khi tỉnh dậy, xung quanh tôi toàn là xác người. Tôi hoảng loạn, đứng dậy và chạy. Có ai đó túm lấy tôi, đưa tôi lên xe cứu thương đến bệnh viện”, anh kể.

    Theo Mirror, các chuyên gia hàng không nhận định vị trí ngồi sát cửa thoát hiểm có thể là một lợi thế lớn trong tình huống khẩn cấp.

    Ông Ron Bartsch – Chủ tịch công ty tư vấn hàng không AvLaw tại Sydney (Australia) – cho biết: “Trong trường hợp cụ thể này, vì hành khách ngồi cạnh cửa thoát hiểm nên đây là vị trí an toàn nhất. Nhưng không phải lúc nào ghế 11A cũng là ghế an toàn – điều này còn phụ thuộc vào thiết kế cụ thể của từng dòng máy bay”.

    Mới đây, thảm họa hàng không xảy ra vào ngày 12/6 trên chuyến bay Boeing 787-8 Dreamliner của Air India bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) đến London (Anh). Vụ tai nạn khiến ít nhất 290 người tử vong (gồm cả người trên máy bay và người dưới mặt đất). Thời điểm máy bay gặp nạn đang chở 242 hành khách và phi hành đoàn.

    Tuy nhiên, chỉ duy nhất vị khách ngồi ở ghế số 11A sống sót kỳ diệu, thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận thế giới, trong khi toàn bộ những người khác trên máy bay được giới chức địa phương xác nhận đã tử vong.

    Danh tính người sống sót được xác nhận là ông Vishwash Kumar Ramesh, 40 tuổi, quốc tịch Anh. Hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy ông Kumar bị thương nhưng vẫn có thể tự đi lại, cho thấy ông không bị chấn thương nghiêm trọng đến tính mạng. Sự sống sót của ông là điểm sáng hiếm hoi giữa một thảm kịch tang thương.

    Dân Trí (theo Daily Mail, Mirror)

  • Pratik Joshi đã sống ở London được 6 năm. Là một chuyên gia phần mềm, anh đã mơ ước xây dựng cuộc sống ở nước ngoài cho vợ và 3 đứa con nhỏ của mình, những người vẫn còn đang ở lại Ấn Độ.

    Sau nhiều năm chờ đợi để được chấp thuận visa đoàn tụ, giấc mơ cuối cùng đã trở thành hiện thực. Chỉ 2 ngày trước, vợ anh là Komi Vyas, một bác sĩ nổi tiếng ở Udaipur, đã từ bỏ công việc. Gói ghém hành trang cho cả gia đình, những lời tạm biệt đã nói, để chuẩn bị tương lai đã ở trong tầm tay.

    Sáng ngay 12/6/2025, gia đình 5 người tràn đầy hy vọng và những đứa trẻ phấn khích cho tương lai, đã lên chuyến bay 171 của Air India đến London. Họ chụp một bức ảnh tự sướng, gửi cho người thân, bắt đầu hành trình một chiều đến miền đất hứa. Nơi mà họ đã không bao giờ đến được. 

    Chiếc máy bay gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh từ Sân bay Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ.

    Chiếc Boeing 787 Dreamliner đang trên hành trình tới sân bay Gatwick (Anh) đã lao xuống khu vực dân cư đông đúc Meghani vào khoảng 13h40 chiều (giờ địa phương) và phát nổ dữ dội. Dù chỉ chở 242 hành khách nhưng số người thiệt mạng đã lên tới ít nhất 290, bao gồm cả những nạn nhân dưới mặt đất. 

    buc anh cuoi cung 1

    Bức ảnh cuối cùng, do Tiến sĩ Joshi chụp, ghi lại khoảnh khắc cả gia đình mỉm cười rạng rỡ trong khoang máy bay: vợ chồng anh ngồi một bên, ba đứa trẻ – hai cậu con trai sinh đôi Nakul và Pradyut (5 tuổi), cùng con gái lớn Miraya (8 tuổi) – ngồi bên kia lối đi, ánh mắt tràn đầy háo hức trước chuyến đi.

    Anh họ của bác sĩ Joshi – anh Nayan – chia sẻ: “Họ vừa rời Ahmedabad hôm qua để sang London. Prateek mới đến đây hai ngày trước để đưa vợ và các con đi cùng. Một số người thân trong hai gia đình cũng đã đến tiễn họ.”

    Anh trai của bác sĩ Komi, ông Prabuddha, cho biết hai vợ chồng đã kết hôn được 10 năm, cả hai đều là bác sĩ có uy tín và rất yêu thương con cái.

    Đoạn phim từ camera giám sát gần hiện trường ghi lại khoảnh khắc đáng sợ khi máy bay vừa cất cánh đã mất kiểm soát và lao thẳng xuống đất, phát nổ như quả cầu lửa khổng lồ.

    buc anh cuoi cung 1

    Theo các chuyên gia hàng không, chiếc máy bay có thể đã bất ngờ mất điện đúng vào "giai đoạn quan trọng nhất" – thời điểm sau khi cất cánh – khiến phi hành đoàn không kịp phản ứng.

    Trong khi đó, một điều kỳ diệu đã xảy ra khi một người Anh, anh Vishwash Kumar Ramesh (40 tuổi) may mắn sống sót sau vụ tai nạn. Từ giường bệnh, anh cho biết bản thân “không thể tin được là mình còn sống” khi chứng kiến cảnh tượng máy bay nổ tung và mọi thứ quanh anh chìm trong biển lửa.

    Đến thời điểm hiện tại, hãng hàng không cũng đã xác nhận toàn bộ 241 người còn lại trên máy bay đã thiệt mạng. Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

    Soha (theo Daily Mail)

  • Dù một số báo cáo cho rằng vị trí đuôi máy bay có tỉ lệ sống sót cao hơn và các vị trí đầu dễ chịu tác động va chạm, người ngồi ghế 11A sống sót thần kỳ.

    Trong thảm kịch tàn khốc liên quan đến chiếc Boeing 787-8 Dreamliner của Air India, sự sống sót của một hành khách thu hút sự chú ý của cả nước. Chiếc máy bay chở 242 người bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad trên đường đến London, khiến ít nhất 290 người, bao gồm người trên máy bay và trên mặt đất, tử vong. Tuy nhiên, hành khách ngồi ở ghế 11A sống sót một cách kỳ diệu.

    Video ghi lại khoảnh khắc tại hiện trường khi anh có thể đứng lên đi ra khỏi máy bay và được đưa đến xe cấp cứu. Vẫn chưa rõ làm thế nào mà anh sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc sau khi chiếc máy bay, đang trên đường đến London, Gatwick, đâm vào ký túc xá của trường y ở vùng ngoại ô thành phố Ahmedabad của Ấn Độ và bốc cháy.

    Ghế 11A trên máy bay Boeing 787-8 Dreamliner ở đâu?

    Một số thông tin về vị trí chỗ ngồi của hành khách trên có thể đóng vai trò trong điều này.

    Theo cấu hình máy bay, ghế 11A nằm ở hàng ghế đầu tiên của hạng phổ thông, ngay sau hạng thương gia. Đây là ghế cạnh cửa sổ ở phía mạn trái (port) của máy bay, nằm gần phía trước hơn - "vị trí có thể góp phần vào sự sống sót của hành khách khi máy bay rơi", theo India TV News.

    Ghế 11A cũng nằm ngay sau cửa đóng vai trò là lối thoát hiểm trong các tình huống khủng hoảng.

    11 a news 1749739131 00274094 1749772013932 1749772014937715631568
    Sơ đồ chỗ ngồi máy bay của Air India.

    Cảnh sát tìm thấy hành khách ngồi ở ghế 11A khi máy bay rơi xuống tại một khu dân cư ở Gujarat, và chuyển anh đến một bệnh viện gần đó để điều trị.

    Phát biểu với phương tiện truyền thông địa phương từ giường bệnh, anh Ramesh cho biết anh trai anh ngồi ở một hàng ghế khác nhưng "không thể tìm thấy anh ấy nữa".

    Ba mươi giây sau khi cất cánh, có một tiếng động lớn và sau đó máy bay rơi. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh ", anh nói thêm.

    Khi tôi đứng dậy, xung quanh tôi toàn là xác chết. Tôi sợ hãi. Tôi đứng dậy và chạy. Có những mảnh vỡ của máy bay xung quanh tôi. Có người đã túm lấy tôi và đưa tôi vào xe cứu thương rồi đưa tôi đến bệnh viện ".

    Ramesh, sống tại London cùng vợ và con, đang trên đường về nhà sau chuyến thăm gia đình ở Ấn Độ thì máy bay rơi, đâm vào các tòa nhà ở thành phố Ahmedabad.

    99305609 14806301 image m 37174 00551573 1749772018438 1749772018823536640840
    Ramesh bị thương nhưng đã qua nguy hiểm.

    Vị trí chỗ ngồi ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót?

    Khác với ghế 11A ở trên (gần đầu máy bay nhưng gần cửa thoát hiểm), trong thảm kịch rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan khiến 38 người thiệt mạng hồi tháng 12/2024, những người còn sống sót chủ yếu ngồi ở đuôi máy bay.

    Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB), dựa trên những vụ tai nạn máy bay từ năm 1971 đến nay, tỷ lệ sống sót của hành khách ngồi ở phía đuôi máy bay cao hơn 40% so với hành khách khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra vị trí kém an toàn nhất là ghế gần lối đi ở khu vực giữa hai cánh với tỷ lệ thương vong lên tới 44 %.

    Tương tự, báo cáo từ tạp chí Popular Mechanics và Time phân tích dữ liệu về những vụ tai nạn trong vòng 35 năm tính đến năm 2015 nhận thấy về mặt thống kê, số người ngồi ở phía sau máy bay thiệt mạng ít hơn vị trí khác.

    Nhà nghiên cứu an toàn hàng không tại Đại học Bắc Dakota, ông Daniel Kwasi Adjekum cho biết phần phía trước máy bay được nhiều người lựa chọn hơn, vì chúng cách xa phần động cơ, ít gây ra tiếng ồn. Tuy nhiên, nếu máy bay xảy ra va chạm thì đây là phần chịu tác động đầu tiên. Trong khi đó phần sau của máy bay có khả năng giữ được sự nguyên vẹn sau vụ va chạm.

    Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ chung dựa trên những vụ tai nạn máy bay trước đó và có nhiều trường hợp ngoại lệ đã xảy ra. Ví dụ, chuyến bay 232 của United Airlines bị rơi ở thành phố Sioux, Iowa (Mỹ) vào năm 1989, hầu hết 184 người sống sót đều ngồi ở phần giữa máy bay.

    Trong thảm họa Tenerife năm 1977, vụ tai nạn gây chết người nhiều nhất trong ngành hàng không với 583 người thiệt mạng cũng ghi nhận 61 người sống sót chủ yếu ngồi ở phía trước máy bay.

    Theo nghiên cứu được công bố năm 2008 của Đại học Greenwich về việc sử dụng lối thoát hiểm sau tai nạn, những người ngồi gần lối thoát hiểm sẽ có nhiều khả năng thoát ra ngoài an toàn hơn người ngồi ở vị trí khác.

    Chính vì vậy, khả năng tử vong trong vụ tai nạn máy bay ít liên quan đến vị trí ngồi mà liên quan nhiều hơn đến tình huống xung quanh vụ tai nạn. Nếu đuôi máy bay chịu lực tác động lớn nhất, những hành khách ở giữa hoặc phía trước có thể sống sót tốt hơn những người ở phía sau.

    Cục Hàng không Liên bang (FAA) và nhiều chuyên gia an toàn hàng không khác nhấn mạnh không có chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay.

    Theo CafeF

  • Những mảnh vỡ còn lại của chiếc trực thăng xuống sông Hudson đang được trục vớt lên..

    Một chiếc trực thăng đã rơi thảm khốc xuống sông Hudson vào chiều 10/4 (giờ địa phương).

    Sáu người đã tử nạn trong vụ tai nạn, bao gồm một gia đình năm người, trong đó có ba trẻ em, đến từ Tây Ban Nha. Những hình ảnh đau lòng cho thấy gia đình tươi cười tạo dáng bên ngoài trực thăng vài phút trước vụ tai nạn chết người.

    roi truc thang siemens 1

    roi truc thang siemens 2

    Nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật cho biết, các nạn nhân bao gồm Agustin Escobar, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Siemens tại Tây Ban Nha, vợ và ba đứa con của ông vừa mới đến thành phố New York từ Barcelona vào đầu ngày.

    Sở Cứu hỏa Thành phố New York nói với tờ The Post rằng các nhân chứng đã nhìn thấy chiếc trực thăng "bị chẻ đôi" trước khi rơi xuống gần Bến tàu 40 trên Phố West Houston và Phố West.

    Thị trưởng Jersey City, ông Steven Fulop cho biết hoạt động cứu hộ liên quan đến chiếc trực thăng bị hỏng nặng rơi xuống sông Hudson vào đêm thứ năm sẽ kéo dài sang thứ sáu. Ông cho biết mặc dù thân máy bay chính đã được kéo lên khỏi mặt nước, vẫn còn nhiều việc phải làm.

    roi truc thang siemens 3

    roi truc thang siemens 3
    Mảnh vỡ máy bay, đồ dùng của các nạn nhân trôi nổi trên sông.

    Giám đốc điều hành của New York Helicopter Tour, Michael Roth cho biết trực thăng đang trên đường trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu trước khi gặp nạn

    “Anh ấy [phi công] đã gọi báo rằng anh ấy đang hạ cánh và cần nhiên liệu, và anh ấy sẽ mất khoảng ba phút để đến nơi, nhưng 20 phút sau, trực thăng vẫn chưa đến”, ông nói với tờ The Telegraph.

    Roth cũng đã nói với The Post trước đó rằng ông "hoàn toàn suy sụp" sau vụ tai nạn xảy ra. 

    “Điều duy nhất tôi biết khi xem video trực thăng rơi xuống là cánh quạt chính không nằm trên trực thăng. Và tôi chưa từng thấy điều gì như vậy trong 30 năm kinh doanh trực thăng của mình. Điều duy nhất tôi có thể đoán – tôi không có manh mối nào – là nó đã đâm phải chim hoặc cánh quạt chính bị hỏng. Tôi không có manh mối nào. Tôi không biết”, ông nói tiếp. 

    roi truc thang siemens 3

    roi truc thang siemens 3

    roi truc thang siemens 3
    Các mảnh vỡ trực thăng xấu số.

    Kênh 14 (Nguồn: NYPost)

  • Một máy bay của hãng hàng không American Airlines đã va chạm trên không với một trực thăng quân sự Mỹ gần sân bay Ronald Reagan ở Washington (DCA) vào tối 29/1.

    Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) xác nhận rằng một chiếc Bombardier CRJ700 của PSA Airlines, thực hiện chuyến bay 5342 của American Airlines từ Wichita, Kansas, đang tiếp cận đường băng 33 tại Sân bay Reagan National đã va chạm với một trực thăng Sikorsky H-60 vào khoảng 21h (giờ địa phương).

    Hoạt động cứu hộ đang diễn ra sau khi máy bay rơi xuống sông Potomac. Cơ quan chức năng hiện đã tìm thấy ít nhất 18 thi thể. Chưa rõ số lượng người thương vong và sống sót. 

    may bay va truc thang 1
    Mảnh vỡ máy bay trên sông Potomac ngày 29/1. Ảnh: CNN

    Chiếc trực thăng xảy ra vụ va chạm khi đang trong nhiệm vụ huấn luyện. Có 3 binh sĩ trên chiếc trực thăng. Nước sông tương đối lạnh khiến việc cứu hộ cần khẩn cấp để có thể cứu nhiều người sống sót nhiều nhất có thể. 

    Ari Schulman, cư dân tại thủ đô Washington, chứng kiến sự việc khi đang về nhà. Mọi thứ ban đầu có vẻ bình thường khi Schulman lái xe trên đường cao tốc chạy qua sân bay và nhìn các phi cơ hạ cánh, song một chiếc đã thu hút sự chú ý của anh.

    "Thoạt nhìn phi cơ trông không có vẻ gì bất thường. Lúc đó nó sắp bay vào đất liền, có lẽ ở độ cao khoảng 37 mét so với mặt nước", Schulman cho hay.

    Chỉ ba giây sau, máy bay đột ngột nghiêng hẳn sang bên phải theo góc hơn 90 độ. "Tôi có thể nhìn thấy phần bụng phi cơ. Nó phát ánh sáng vàng chói và có tia lửa ở dưới", Schulman cho hay, thêm rằng máy bay khi đó vẫn còn ở khá cao so với mặt đất.

    may bay va truc thang 1
    Xe cứu hỏa gần hiện trường vụ rơi máy bay ở sông Potomac, Mỹ ngày 29/1. Ảnh: AP

    Schulman khẳng định khi đó trời rất tối và anh không thấy chiếc trực thăng nào. "Tôi đã thấy máy bay nghiêng ở góc bất thường, kèm theo nhiều tia lửa bắn ra", cư dân này cho hay, thêm rằng mọi thứ diễn ra rất nhanh và không thấy khoảnh khắc máy bay lao xuống đất.

    "Tôi nghe thấy hai tiếng nổ bất thường, chưa từng nghe thấy bao giờ", nhân chứng Abadi Ismail cho biết, mô tả âm thanh này giống như "trong vùng chiến sự". Ismail lập tức chạy đến cửa sổ nhưng không thấy gì ngoài cột khói. Anh nói trực thăng và thuyền cứu nạn được triển khai dày đặc tại khu vực.

    Roy Best, nhân viên chính phủ, ở trên nóc tòa nhà bên cạnh sân bay khi sự việc xảy ra. "Có một tiếng động lớn. Khi quay sang nhìn, tôi trông thấy tia lửa lớn và thứ gì đó rơi xuống. Tôi không biết chính xác đó là gì vì trời khá tối. Không rõ đó có phải pháo hoa không", Best cho hay.

    Hamaad Raza cho biết vợ của anh là một trong các hành khách có mặt trên máy bay của PSA Airlines. "Cầu mong ai đó đang cứu được cô ấy ngay lúc này", anh nói.

    Raza nhận được tin nhắn của vợ trước khi máy bay dự kiến hạ cánh. "Cô ấy báo là phi cơ sẽ đáp xuống sau 20 phút nữa", anh cho biết, thêm rằng tin nhắn hồi đáp của mình vẫn chưa được trả lời.

    Dòng CRJ700 do hãng Bombardier của Canada chế tạo trong giai đoạn 1999-2020 với tổng cộng 924 chiếc đã xuất xưởng, được sử dụng phổ biến trong các chuyến bay nội địa Mỹ hoặc khu vực Bắc Mỹ.

    Máy bay có tổ lái hai người, chở được tối đa 78 hành khách. Hãng PSA Airlines đang vận hành 61 chiếc CRJ700 phiên bản 65 ghế ngồi, gồm 44 ghế tiêu chuẩn, 12 ghế thêm chỗ duỗi chân và 9 ghế khoang hạng nhất.

    UH-60 Black Hawk là trực thăng đa năng hạng trung thuộc dòng S-70 do hãng Sikorsky chế tạo từ năm 1974 tới nay. Biến thể mới nhất là UH-60M với tổ bay 4 người, gồm hai phi công và hai thợ máy kiêm xạ thủ súng máy.

    Mẫu UH-60 có thể mang theo 1,4 tấn hàng hóa trong khoang hoặc 4,1 tấn hàng trên giá treo bên ngoài, có tốc độ hành trình 282 km/h, trần bay gần 6 km và bán kính chiến đấu 590 km.

    VnExpress (Theo CNN, WSJ, Reuters)

  • Điều gì đã khiến một chiếc máy bay phản lực lớn đột ngột rơi trong một ngày quang đãng, không mây?

    roi may bay phu si 1

    Vào ngày 5/3/1966, chuyến bay BOAC 911 chở 124 người từ Tokyo đến Hồng Kông (Trung Quốc) đã gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Chỉ vài phút sau khi cất cánh, phi công đã đưa máy bay đến gần núi Phú Sĩ để ngắm cảnh thì một thảm hoạ kinh hoàng xảy ra. Chiếc 707 bị xé toạc giữa không trung và rơi xuống ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản trong sự chứng kiến của hàng trăm người.

    Khi tìm hiểu kỹ về vụ tai nạn, các nhà điều tra đã phát hiện ra mối nguy thực sự từ một hiện tượng ít được biết đến lúc bất giờ. Vụ tai nạn trở thành một bài học cảnh tỉnh cho ngành hàng không toàn cầu.

    roi may bay phu si 1
    Chiếc máy bay liên quan đến vụ tai nạn.

    Cất cánh trong một ngày thời tiết tuyệt đẹp

    Vào thập niên 1960, chuyến bay 911 của hãng hàng không British Overseas Airways Corporation (BOAC) nổi tiếng là “chuyến bay marathon” kéo dài với nhiều chặng nghỉ. Hành trình bay từ London đến Hồng Kông sẽ có các điểm dừng là Montreal, San Francisco, Honolulu và Tokyo. Hãng khai thác chuyến này bằng máy bay Boeing 707 bốn động cơ, thân hẹp.

    Ngày 4/3, máy bay từ Honolulu đến Tokyo mà không gặp sự cố nào. Nhưng đêm đó, thời tiết ở Tokyo rất xấu, sương mù dày đặc che khuất tầm nhìn. Vào lúc 6h chiều, chiếc 707 phải chuyến hướng đến căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Fukuoka gần đó.

    Một số chuyến bay khác vẫn cố gắng đáp xuống Sân bay Haneda của Tokyo, bất chấp thời tiết xấu. Chuyến bay 402 của Canadian Pacific Airlines tối đó đã gặp tai nạn khi hạ cánh và bốc cháy. Vụ va chạm khiến 64/72 người trên máy bay thiệt mạng.

    Sáng ngày 5/3, áp thấp khiến di chuyển qua Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, một vùng áp cao ở lục địa châu Á di chuyển đến. Không khí tự nhiên đi từ vùng áp cao đến vùng áp ấp, tạo ra gió mạnh, đặc biệt là ở độ cao lớn. Luồng không khí mát và khô tạo ra thời tiết trong xanh tuyệt đẹp, khác hẳn đêm hôm trước.

    Đến 1h50 chiều, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu và 113 hành khách cùng 11 phi hành đoàn đã ổn định vị trí, chuyến bay 911 của BOAC cất cánh rời Haneda để hoàn thành chặng cuối đến Hồng Kông. Chiếc Boeing 707 đi ngang qua đống đổ nát của chuyến bay 402 của hãng Canadian Pacific hôm trước. Cảnh tượng này hẳn đã trở thành chủ đề bàn tán của hành khách trên chiếc 707.

    roi may bay phu si 1
    Với độ ẩm không khí cao, gió mạnh thổi qua núi có thể tạo ra những đám mây dạng thấu kính, giống như những đám mây được chụp gần núi Phú Sĩ này. Nguồn ảnh: AeroTime

    Chuyến tham quan ngoài lộ trình bay trở thành thảm hoạ

    Lộ trình bay của chuyến bay 911 đi về phía nam, sau đó rẽ phải 40 độ về phía tây nam hướng đến Hồng Kông. Tuy nhiên, nhiều phi công khi rời Tokyo thường cho hành khách cơ hội ngắm cận cảnh núi Phú Sĩ.

    Cơ trưởng là Đại úy Dobson lại càng không thể bỏ lỡ trong một ngày thời tiết đẹp như vậy. Trước khi cất cánh, ông đã yêu cầu trạm kiểm soát không lưu cho phép bay gần ngọn núi hùng vĩ này trước khi quay trở lại tuyến đường đã định. Yêu cầu này nhanh chóng được chấp thuận.

    Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm ngay trên luồng gió thổi từ tây sang đông. Tại một trạm thời tiết trên đỉnh núi, các nhà khí tượng học đã ghi nhận tốc độ gió liên tục trong ngày hôm đó vượt 110 km/giờ. Giống như một tảng đá chặn dòng nước chảy, núi Phú Sĩ chia đôi luồng gió, tạo ra xoáy vô hình gọi là sóng núi.  

    roi may bay phu si 1
    Mô tả sóng núi.

    Tất cả các máy bay bay gần Núi Phú Sĩ vào ngày 5/3 đều báo cáo nhiễu động mạnh, nhưng máy bay chở khách thường xử lý được nhiễu động này. Khi hạ độ cao, các phi công đã chuẩn bị đối mặt với nhiễu động. Nhưng họ không ngờ rằng mối nguy vô hình dữ dội hơn nhiều so với tưởng tượng.

    Khi sóng núi cuộn thành các luồng xoáy, gió có thể giật theo phương thẳng đứng với vận tốc trên 100 km/h. Những chiếc máy bay chở khách thông thường sẽ không chịu được những cơn gió cực hiếm này. Chúng có thể dễ dàng xé toạc một chiếc máy bay.

    Chuyến bay 911 xấu số đã bay vào đúng xoáy do sóng núi tạo ra. Một cơn gió giật mạnh đã xé toạc đuôi của máy bay 707, khiến nó đập mạnh vào bộ ổn định máy bay ở bên trái. Bộ ổn định vỡ, khiến máy bay đột ngột lao lên trong tích tắc. Điều này gây quá tải cả bốn động cơ và khiến chúng tách rời khỏi cánh.

    roi may bay phu si 1
    Mô phỏng tai nạn của chuyến bay 911 của BOAC.

    Xa xa phía dưới núi Phú Sĩ, nhiều nhân chứng đã thấy máy bay mất độ cao, để lại vệt trắng dài và nhiều mảnh vỡ rơi. Chiếc máy rơi như chiếc lá, liên tục xoay tròn từ độ cao 4.876 mét xuống ngọn núi phủ đầy tuyết. Phần đầu máy bay gần như đứt rời, nhiều hành khách ngã khỏi máy bay. Chỉ vài phút sau khi gặp sóng núi, BOAC 911 đã rơi xuống sườn núi Phú Sĩ. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

    roi may bay phu si 1
    Hình ảnh máy bay rơi được nhân chứng ghi lại.

    Vào thời điểm đó, hiện tượng sóng núi chưa được nghiên cứu rõ. Vì thế, các nhà điều tra đã gặp không ít khó khăn khi máy bay bị phá huỷ nặng mà không có máy ghi dữ liệu chuyến bay. Nhưng đối với các phi công trên toàn thế giới, chuyến bay 911 của BOAC đã để lại một bài học đơn giản: khi gió thổi, hãy tránh xa những ngọn núi cao.

    roi may bay phu si 1
    Đống đổ nát sau tai nạn.

    Nếu phi hành đoàn của chiếc 707 tuân thủ lộ trình bay thay vì đưa hành khách đi tham quan, tai nạn thảm khốc có thể đã không xảy ra. Chuyến bay 911 chỉ là một trong số rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do đi vòng tham quan. Nhưng sau này, rất ít vụ việc liên quan đến nguyên nhân tương tự vì sự cố của chuyến bay 911 trở thành một bài học đắt giá cho ngành hàng không.

    Theo CafeF

  • Theo New York Times, chiếc máy bay cánh quạt đã đâm vào một nhà kho thương mại gần sân bay thành phố Fullerton (Mỹ) gây ra hỏa hoạn và khiến nhiều người thương vong.

    Theo truyền thông địa phương, vụ tai nạn máy bay xảy ra vào lúc 2 giờ 09 phút chiều ngày 2/1 (giờ địa phương), cách sân bay thành phố Fullerton (bang California) khoảng 800m. Các báo cáo ban đầu cho biết ít nhất 2 người thiệt mạng và 18 người khác bị thương trong sự cố này.

    Theo phát ngôn viên của Sở Cảnh sát Fullerton, các nạn nhân bị thương với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó có 10 người được đưa đến bệnh viện để theo dõi. Lực lượng chức năng đã phải thành lập một khu vực phân loại gần đó để điều trị cho những người bị thương.

    may bay canh quat
    Một lỗ hổng bốc khói được nhìn thấy trong nhà kho gần sân bay thành phố Fullerton sau vụ tai nạn ngày 2/1. (Ảnh: NBC4 Los Angeles – KNBC)

    Cảnh sát Fullerton cũng tiến hành sơ tán hơn 100 người bên trong kho hàng.

    Cảnh sát kêu gọi người dân và phương tiện tránh khu vực này vì một số con đường gần hiện trường vụ tai nạn tạm thời bị đóng cửa.

    Video chia sẻ trên mạng xã hội sau vụ tai nạn cho thấy một luồng khói đen lớn bốc lên từ một lỗ hổng lớn trên mái tòa nhà, xe cứu hỏa đang lao nhanh về hiện trường và lính cứu hỏa đang đánh giá tình hình từ một mái nhà gần đó.

    Còn một cảnh quay khác từ trên cao cho thấy dường như chiếc máy bay cánh quạt đã đâm xuyên qua mái nhà của kho hàng và dẫn đến hỏa hoạn sau đó.

    Cục Hàng không Liên bang Mỹ bước đầu xác định chiếc máy bay trong vụ tai nạn là Van's Aircraft RV-10 - dòng máy bay cá nhân bốn chỗ ngồi khá phổ biến ở Mỹ. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ hiện đang điều tra vụ nguyên nhân dẫn đến sự cố này.

    Theo VTC News

  • Sự cố kỹ thuật nghiêm trọng đã xảy ra khiến phi công phải hạ cánh khẩn cấp.

    Vào ngày 23/12, chuyến bay Airbus A220-300 của hãng hàng không Swiss International Air Lines đang trên đường từ Bucharest (Romania) đến Zurich (Thụy Sĩ) thì gặp sự cố kỹ thuật nghiêm trọng. Một trong các động cơ gặp trục trặc, khiến khói dày đặc lan tỏa khắp khoang hành khách và buồng lái. Phi hành đoàn đã nhanh chóng quyết định hạ cánh khẩn cấp xuống Graz (Áo).

    Trên máy bay có tổng cộng 79 người, bao gồm 74 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán ngay sau khi máy bay hạ cánh. Trong đó, 12 người đã được điều trị y tế tại hiện trường. Hai thành viên phi hành đoàn bị thương nặng đã được đưa đến bệnh viện, một người trong tình trạng nguy kịch phải chăm sóc đặc biệt.

    may bay nha khoi 1

    may bay nha khoi 1
    Hình ảnh khói bốc lên trong máy bay

    may bay nha khoi 1
    Sự cố khiến 1 tiếp viên qua đời.

    Một trong hai tiếp viên hàng không đã không qua khỏi. Hãng hàng không Swiss International Air Lines đã xác nhận thông tin này. Giám đốc điều hành Jens Fehlinger gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình nạn nhân: "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của đồng nghiệp thân yêu. Suy nghĩ của chúng tôi hướng về gia đình anh ấy, nỗi đau mà chúng tôi không thể tưởng tượng được. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình anh ấy thay mặt cho toàn thể Swiss."

    Giám đốc vận hành Oliver Buchhofer cũng bày tỏ sự đau buồn và khẳng định hãng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân vụ việc. Điều tra ban đầu cho thấy lỗi kỹ thuật ở một trong các động cơ là nguyên nhân khiến khói tràn vào khoang hành khách và buồng lái. Công tố viên Áo đã mở cuộc điều tra về khả năng gây thương tích do sơ suất.

    Kênh 14 (Nguồn: The Sun)

  • Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok đã tuyên bố quốc tang cho đến ngày 4/1 sau vụ tai nạn máy bay tại sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng, Guardian đưa tin ngày 29/12.

    "Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất và sự cảm thông đến gia đình của người đã thiệt mạng trong thảm kịch bất ngờ này", theo tuyên bố.

    BBC đưa tin cờ tại các văn phòng chính phủ Hàn Quốc sẽ được hạ xuống và các công chức sẽ đeo ruy băng đen.

    Quyền tổng thống Hàn Quốc cũng chỉ định Muan là vùng thảm họa đặc biệt. Theo đó, nhà nước sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho nỗ lực khắc phục hậu quả, hỗ trợ gia đình có người thân thiệt mạng và điều trị y tế cho người bị thương.

    quoc tang han quoc 1
    Quyền Tổng thống Choi Sang-mok đã trực tiếp đến sân bay

    Lãnh đạo nhiều nước, bao gồm Trung Quốc và Đức, đã gửi lời chia buồn, bày tỏ sẻ chia mất mát với thân nhân các nạn nhân, mong những người bị thương sớm hồi phục.

    179 người đã thiệt mạng và 2 người sống sót đang điều trị tại bệnh viện sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại sân bay quốc tế Muan ngày 29/12, Yonhap trích dẫn nguồn tin từ cơ quan cứu hộ.

    Điều này đồng nghĩa nhà chức trách đã xác nhận 175 hành khách trên máy bay, cùng 4 nhân viên chuyến bay, đã thiệt mạng.

    "Trong số 179 người thiệt mạng, 65 người đã được xác định danh tính", cơ quan cứu hỏa Hàn Quốc cho biết.

    quoc tang han quoc 1

    Một nhà xác tạm thời cũng đã được thiết lập tại Sân bay Quốc tế Muan cho các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay chở khách.

    Tỉnh Jeonnam đã thành lập Trụ sở Biện pháp đối phó thiên tai và an toàn và đội kiểm soát cứu hộ khẩn cấp tại chỗ để xử lý vụ tai nạn, đồng thời thành lập một nhà xác tạm thời tại địa điểm Sân bay Muan, nơi đặt 94 thi thể.

    Đại diện cơ quan chức năng cho biết đã chuẩn bị 400 bộ cứu trợ khẩn cấp, 1.500 chăn, 1.000 túi chườm nóng và 800 bữa ăn cho các gia đình tang quyến.

    quoc tang han quoc 1
    Số người tử vong vẫn được báo cáo tăng lên theo thời gian

    360 quan chức nhà nước đã tham gia hỗ trợ các gia đình tang quyến đã được chỉ định, đồng thời các trung tâm tình nguyện đã được mở tại Sân bay Quốc tế Muan và Trường Tiểu học Muan Mangwoon.

    Tỉnh Jeonnam có kế hoạch tổ chức lễ thắp hương chung tại Công viên Thể thao Muan và cung cấp chỗ ở cho các gia đình tang quyến.

    Cùng ngày, các đài truyền hình Hàn Quốc lần lượt thông báo hủy bỏ các chương trình giải trí và quyết định không phát sóng lễ trao giải cuối năm.

    CafeF (Nguồn: Yonhap)

  • Hai người sống sót sau vụ máy bay của hãng Jeju Air trượt khỏi đường băng ở Muan sáng 29/12 đều là tiếp viên hàng không và ở khu vực phía sau máy bay vào thời điểm xảy ra tai nạn.

    Máy bay bị thiêu rụi và vỡ nát sau tai nạn (Ảnh: Reuters).

    Báo Korea Herald dẫn thông tin từ lực lượng cứu hộ cho biết, tính đến đầu giờ chiều nay 29/12, ít nhất 124 người được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ máy bay của hãng Jeju Air chở 181 người gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan sáng cùng ngày.

    Hiện chỉ có 2 người được tìm thấy sống sót, trong khi những người còn lại có thể đã thiệt mạng.

    Báo cáo của cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương cho hay, 2 người may mắn sống sót đều là tiếp viên trên máy bay, gồm một nam tiếp viên 22 tuổi và một nữ tiếp viên 25 tuổi.

    Hai người bị một số vết thương nhưng đều tỉnh táo vào thời điểm được giải cứu. Họ đang được điều trị tại bệnh viện ở Mokpo, thành phố cách sân bay quốc tế Muan khoảng 20km về phía Nam. Vết thương của họ không đe dọa đến tính mạng.

    roi may bay han quoc tiep vien
    Khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc cháy như cầu lửa, khiến 124 người thiệt mạng (Video: MBC).

    Sáng 29/12, một máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air, chở tổng cộng 181 hành khách từ Bangkok (Thái Lan), gặp sự cố với càng đáp khi tìm cách hạ cánh xuống sân bay quốc tế Muan, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 288km.

    Sau lần hạ cánh đầu tiên thất bại, phi cơ bay lòng vòng và quyết định hạ cánh bằng bụng. Tuy nhiên, theo lời các nhân chứng, trong lần hạ cánh này đã có những tiếng nổ, máy bay không thể giảm tốc độ, trượt khỏi đường băng, lao vào hàng rào và bốc cháy.

    Các hình ảnh tại hiện trường cho thấy máy bay bốc cháy dữ dội và bị vỡ thành nhiều phần.

    "Sau khi máy bay va vào hàng rào, hành khách bị văng ra khỏi máy bay. Cơ hội sống sót là cực kỳ thấp", một quan chức cơ quan cứu hỏa cho biết.

    Theo quan chức này, máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn và rất khó xác định danh tính người thiệt mạng. "Chúng tôi đang trong quá trình tiếp cận và đưa các thi thể ra ngoài, xác định danh tính và việc này sẽ mất thời gian", ông nói.

    Giới chức trách cho biết, hiện mới xác định được 54 nạn nhân là nam, 57 người là nữ. Một nhà xác tạm thời đã được thiết lập bên trong sân bay Muan để đặt thi thể các nạn nhân.

    Giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae đã gửi lời xin lỗi và chia buồn đến gia đình các nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình các nạn nhân.

    "Bất kể nguyên nhân là gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với tư cách là Giám đốc điều hành của Jeju Air", ông Kim nói.

    Một số nhà phân tích nhận định về nguyên nhân có thể khiến máy bay gặp nạn, trong đó có giả thuyết về một vụ va chạm với chim gây hỏng càng đáp. Một số ý kiến cho rằng thời tiết xấu cũng là một phần nguyên nhân.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không nên đưa ra kết luận quá sớm. Chính phủ Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ công bố nguyên nhân chính xác vụ tai nạn sau khi hoàn tất điều tra toàn diện.

    Dân Trí (theo Korea Herald)

  • Chiếc máy bay hạng nhẹ chở 10 người trong cùng một gia đình bị rơi hôm 22/12 khiến tất cả thiệt mạng.

    10 nguoi 1 nha 1
    Hiện trường máy bay rơi ở Gramado hôm 22/12. Ảnh: Reuters

    Theo Thống đốc bang Rio Grande do Sul Eduardo Leite, chủ sở hữu kiêm phi công, Luiz Claudio Galeazzi, đã tử nạn cùng 9 hành khách khác - đều là thành viên trong gia đình ông.

    Ngoài ra, tại cuộc họp báo diễn ra sau tai nạn, ông Leite cho biết có 17 người trên mặt đất bị thương, trong đó12 người đang nằm viện, hai người trong tình trạng nguy kịch.

    10 nguoi 1 nha 1
    Những cửa hàng trong khu mua sắm ở Gramado bị ảnh hưởng bởi vụ rơi máy bay. Ảnh: Reuters

    Trước đó, chiếc máy bay hai động cơ Piper PA-42-1000 được sản xuất năm 1990 đã cất cánh vào khoảng 9h (giờ địa phương) từ sân bay Canela. Máy bay dự kiến đến Jundiai ở bang Sao Paulo. Tuy nhiên, khi bay qua thành phố Gramado, do thời tiết không thuận lợi, tai nạn bất ngờ xảy ra. Ban đầu, chiếc máy bay đâm vào ống khói của một tòa nhà, sau đó là tầng hai một ngôi nhà khác rồi lao tiếp vào một cửa hàng nội thất. Các mảnh vỡ của máy bay cũng bắn tung tóe vào một khu nhà trọ gần hiện trường.

    10 nguoi 1 nha 1
    Ngôi nhà hai tầng bị tàn phá vì máy bay đâm vào. Ảnh: Reuters

    Gramado là điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Rio Grande do Sul. Đầu năm nay, thành phố miền núi này từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi trận lũ lụt chưa từng có khiến hàng chục người thiệt mạng, phá hủy cơ sở hạ tầng và làm gián đoạn đáng kể nền kinh tế. Vụ tai nạn ở Gramado xảy ra chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh, thời điểm đông khách du lịch đến thăm thành phố.

    Ngoisao (Theo Reuters)

  • Một máy bay chở 72 người phát nổ rồi rơi xuống Kazakhstan, hiện trường phủ đầy khói lửa và những mảnh vỡ ám ảnh kinh hoàng.

    Ngày 25/12, một vụ tai nạn máy bay thương tâm đã xảy ra khi chiếc Airbus mang số hiệu J2-8243 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines gặp sự cố trên hành trình từ Baku (Azerbaijan) đến Grozny (Nga). Theo thông tin ban đầu, máy bay đã phải đổi hướng do sương mù dày đặc ở điểm đến và rơi gần thành phố Aktau, Kazakhstan.

    may bay no tung 1
    Máy bay phát nổ giữa trời, rơi xuống đất.

    Máy bay chở theo 72 người, bao gồm 62 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Bộ Y tế Kazakhstan xác nhận 25 người may mắn sống sót, trong đó 22 người đang được điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, con số thương vong rất lớn, với 42 người được cho là đã thiệt mạng.

    may bay no tung 1
    Hiện trường vụ rơi máy bay thảm khốc khiến 42 người thiệt mạng.

    Theo các nguồn tin từ Interfax, chiếc máy bay thực hiện hạ cánh khẩn cấp cách Aktau khoảng 3km, nhưng không thành công. Sau khi một số hệ thống điều khiển bị hỏng, máy bay lao thẳng xuống đất, nổ tung và vỡ vụn.

    Tại hiện trường, các đoạn video và hình ảnh ghi lại cho thấy cảnh tượng ám ảnh: lửa bốc cháy dữ dội, khói đen ngút trời, và xác máy bay bị phá hủy thành nhiều mảnh nhỏ. Một đoạn phim khác ghi lại nỗ lực bất thành của phi công khi cố kéo máy bay thoát khỏi cú rơi thẳng đứng trước khi xảy ra vụ nổ lớn.

    may bay no tung 1
    Lửa cháy ngút trời, thi thể nằm la liệt tại hiện trường.

    Lực lượng cứu hộ với hơn 50 nhân viên đã nhanh chóng có mặt, dập tắt đám cháy và tìm kiếm người sống sót. Một số hành khách may mắn thoát khỏi thảm kịch, trong tình trạng hoảng loạn, đầy máu và bị sốc nặng.

    Hình ảnh từ hiện trường cho thấy họ ngồi bệt xuống đất hoặc cố gắng lê bước ra khỏi chiếc máy bay bị cắt đôi.

    may bay no tung 1
    Cận cảnh chiếc máy bay gặp nạn.

    may bay no tung 1
    Một vài hành khách đã được cứu sống.

    Hiện tại, nguyên nhân chính thức dẫn đến tai nạn vẫn đang được điều tra. Vụ việc xảy ra gần Aktau – một trung tâm dầu khí quan trọng bên bờ đông Biển Caspi, khiến cả khu vực chìm trong tang thương. Những mảnh thi thể nằm rải rác trên mặt đất là bằng chứng ám ảnh cho sự khốc liệt của thảm kịch này.

    Theo Saostar

  • Một chuyến bay của hãng Loganair đến Scotland buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi bị sét đánh khiến kính chắn gió bị nứt.

    Chuyến bay LM26 khởi hành từ sân bay Manchester khoảng 16h35 và dự kiến hạ cánh tại Aberdeen vào khoảng 17h30 ngày 5/12. Sau 10 phút cất cánh, phi công nhận được mã 7700, báo hiệu tình trạng khẩn cấp trên máy bay nên lập tức chuyển hướng quay trở lại sân bay xuất phát. Tín hiệu khẩn cấp này được sử dụng để xác định máy bay có thể gặp sự cố và cho phép máy bay được ưu tiên hơn các máy bay khác.

    may bay set danh
    Một chiếc máy bay của hãng Loganair. Ảnh: The Sun

    Ảnh chụp từ FlightRader24 cho thấy máy bay buộc phải quay lại vào khoảng 16h45 ngay khi vừa bắt đầu bay qua Skipton. Máy bay hạ cánh xuống Sân bay Manchester vào lúc gần 17h.

    Các phi hành đoàn tại Flight Emergency cho biết lý do đằng sau tiếng kêu khẩn cấp: "Chuyến bay LM26 của Loganair đã phải quay trở lại Manchester cách đây không lâu trong tình trạng khẩn cấp do kính chắn gió bị nứt vì khả năng bị sét đánh". Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng không có mối đe dọa nào đối với sự an toàn của hành khách hoặc phi hành đoàn.

    Nhân viên tại Logainair sau đó đã xác nhận sự việc này và cho biết máy bay đã hạ cánh an toàn, không có sự cố nào xảy ra. Người phát ngôn cho biết: "Loganair có thể xác nhận chuyến bay LM26 từ Manchester đến Aberdeen đã phải chuyển hướng trở lại Manchester sau khi bị sét đánh. Máy bay đã hạ cánh bình thường và hiện nhân viên đang sắp xếp chuyến bay tiếp theo cho khách hàng đến đích cuối cùng".

    Trước đó, cơ quan dự báo thời tiết Anh cũng đưa ra cảnh báo màu vàng cho các ngày 5, 6 và 7/12 trên khắp nước Anh và đảo Man, có thể gây ra những hình thái thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới các chuyến bay.

    Ngôi Sao (theo The Sun)

  • Khoảng 5h30 sáng ngày 25/11/2024 (giờ địa phương), chiếc máy bay chở hàng của DHL đã bị rơi và gây ra vụ nổ kinh hoàng tại Litva.

    Được biết, chiếc máy bay Boeing 737-400 - máy bay chở hàng của DHL đã bay từ thành phố Leipzig của Đức đến thủ đô Vilnius của Litva. Khi chỉ còn cách đường băng hạ cánh khoảng một dặm, chiếc máy bay đã bất ngờ lao thẳng xuống và gây ra một vụ nổ kinh hoàng.

    Theo hình ảnh camera an ninh gần hiện trường vụ tai nạn ghi lại, có thể thấy chiếc máy bay lướt sát mặt đất ở độ cao nguy hiểm khi đang dần về phía sân bay Vilnius. Đột nhiên, máy bay lao thẳng xuống đất và gây ra một vụ nổ lớn tựa như quả cầu lửa khổng lồ.

    Tuy nhiên trước đó, việc liên lạc giữa buồng lái và kiểm soát không lưu hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường. Phi công không hề đưa ra bất kỳ cảnh báo nào trước khi thảm họa ập đến.

    Thậm chí, chỉ vài phút trước khi gặp nạn, phi công còn chào buổi sáng kiểm soát viên không lưu và dự kiến điều khiển máy bay vào đúng đường băng một cách thuận lợi. Nhưng sau đó, máy bay đột ngột nghiêng về phía nam, hệ thống liên lạc trở nên im lặng và hoàn toàn không liên lạc được với phi công.

    Kiểm soát không lưu nhanh chóng nhận ra chiếc máy bay của DHL đã lao xuống mặt đất, cách sân bay khoảng một dặm. Kiểm soát không lưu đã vội vàng phát đi các thông báo cảnh báo các máy bay khác huỷ bỏ việc cất - hạ cánh.

    Marius Baranauskas, người đứng đầu Cục Hàng không Quốc gia Litva, đã nhấn mạnh bản chất kỳ lạ của bản ghi âm cuộc trò chuyện giữa phi công và kiểm soát không lưu.

    'Trong bản ghi âm cuộc trò chuyện giữa phi công và kiểm soát viên, cho đến tận những giây cuối cùng, phi công không hề báo cáo về bất cứ điều bất thường nào. Chúng ta cần kiểm tra hộp đen để biết chuyện gì đã xảy ra trên máy bay.”

    may bay lao vao nha dan 1

    Tại hiện trường, có thể thấy các mảnh vỡ nằm rải rác trên mặt đất phủ đầy tuyết. Chiếc máy bay đã đâm thẳng vào khu rừng thay vì xa lộ lớn gần đó và trượt đi vài trăm mét trước khi lao vào một căn nhà hai tầng.

    Điều kỳ diệu là ba trong số bốn người trên máy bay đã sống sót sau vụ tai nạn dù phải nhập viện trong tình trạng bị thương nặng. Họ đã được lực lượng cứu hộ kéo ra khỏi đống đổ nát. Người duy nhất được cho là đã tử vong tại hiện trường là người đàn ông mang quốc tịch Tây Ban Nha. 12 người khác đã được sơ tán khỏi căn nhà bị sập.

    Nguyên nhân vụ tai nạn hiện vẫn đang được Trung tâm Quản lý Khủng hoảng Quốc gia Lithuania điều tra làm rõ.

    may bay lao vao nha dan 1

    may bay lao vao nha dan 1

    Trong khi đó, Thị trưởng Vilnius Valdas Benkunskas đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tai nạn, hạn chế giao thông trên một số tuyến đường gần sân bay và địa điểm xảy ra tai nạn.

    Benkunskas cho biết: “Chúng tôi sẽ khẩn trương ban bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực để đảm bảo nhanh chóng khắc phục hậu quả của vụ tai nạn - dọn dẹp khu vực, thu gom các vật liệu có hại”

    Được biết, chiếc máy bay này là một chiếc Boeing 737-400, được vận hành bởi Swiftair, một nhà thầu có trụ sở tại Madrid, với tuổi đời là 31 năm. Dù được các chuyên gia coi là một thân máy bay cũ nhưng điều này không phải sự bất thường đối với các máy bay chở hàng.

    Ông Ausra Rutkauskien, một quan chức của DHL, xác nhận chiếc máy bay thuộc sở hữu của công ty. Boeing đưa ra tuyên bố ngắn gọn rằng họ sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ tai nạn.

    Kênh 14 (Nguồn: Daily Mail)