• Tại châu Âu, khi dạy con, các bậc cha mẹ gần như không bao giờ quát mắng trẻ, dù luôn dõi theo chúng. Khi cần nói chuyện với trẻ, họ đứng dậy, lại gần để nói âm lượng bình thường thay vì cao giọng.

    day con ngoan ngoan
    Ở không gian công cộng, người châu Âu tin rằng mọi người cần có sự riêng tư ngay khi sử dụng chung - Ảnh minh họa: Momsranting

    Những hành vi liên quan đến giáo dục con cái không chỉ phụ thuộc vào cha mẹ, mà còn vào nền văn hóa. Người châu Âu thích đến công viên và sân chơi công cộng, nơi trẻ tự khám phá, còn họ ngồi đọc sách, uống cà phê và tận hưởng thiên nhiên.

    Dạy con nhưng không la mắng, quát tháo trẻ

    Ở không gian công cộng, người châu Âu tin rằng mọi người cần có sự riêng tư ngay khi sử dụng chung. 

    Nếu như cha mẹ Mỹ dạy con cái cách nhìn vào mắt mọi người và chào hỏi lịch sự, trẻ em châu Âu được dạy cách tương tác nhẹ nhàng để tránh làm phiền những người xung quanh.

    Trẻ được học những kỹ năng này từ khi còn nhỏ. Tại một trường công lập ở Berlin, Đức, trẻ được thực hành cuộc trò chuyện "một mét". Học sinh cùng bạn trò chuyện một cách yên tĩnh, sao cho có thể nghe thấy nhau nhưng người ở cách đó một mét sẽ không nghe được. Cách này đảm bảo những người xung quanh vẫn trò chuyện và sinh hoạt, có được sự riêng tư kể cả khi ở cùng nhau trong không gian công cộng đông đúc.

    Khác với các bậc cha mẹ châu Á chủ yếu quan tâm đến kết quả học tập của con cái, cha mẹ Thụy Điển coi trọng việc con họ không được thất bại ở cấp độ xã hội. 

    Họ tin rằng sức khỏe tâm thần và các chuẩn mực hành vi là nền tảng cho sự tiến bộ của một xã hội ổn định. Chính vì vậy, những vấn đề trong giáo dục trẻ em luôn được giải quyết một cách toàn diện.

    Nếu nhìn lại cách các bậc cha mẹ Thụy Điển đối xử với con cái ở những nơi công cộng, bạn sẽ không thường thấy phụ huynh mải mê đắm chìm trong thế giới riêng, trò chuyện hoặc dán mắt vào điện thoại.

    Khi trẻ cần giúp đỡ, cha mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng. Ở bất kỳ không gian công cộng nào, khi con mình làm phiền người khác, ngay cả khi không có ai phàn nàn, các bậc cha mẹ Thụy Điển sẽ ngay lập tức ngăn chặn hành vi của trẻ. Nhưng không phải theo cách coi thường trẻ và chỉ ra lỗi lầm của chúng một cách đe dọa. Thay vào đó, các bậc phụ huynh sẽ cúi xuống và nói với đứa trẻ bằng giọng ấm áp nhưng nghiêm khắc: "Con đang làm phiền người khác đấy".

    Trong nhà hàng, trẻ chạy nhảy không kiểm soát sẽ được yêu cầu ra ngoài để "giải nhiệt". Phụ huynh cũng sẽ lấy đồ chơi, đồ uống, đồ ăn nhẹ để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, kiên nhẫn gọi tên và nhắc nhở trẻ không được làm phiền người khác.

    Thay vì đánh đòn, các bậc cha mẹ Thụy Điển bắt đầu áp dụng thành thạo các hình thức kỷ luật nhẹ nhàng, rất khác với nền giáo dục của châu Á. Trẻ em được đối xử bình đẳng như người lớn, được tư vấn một cách kiên nhẫn, nói chuyện hợp lý và tự tìm ra lỗi lầm của mình.

    Điều gì thúc đẩy xã hội tiến bộ? Điểm tốt hay sự ấm áp của mọi người? Không thể thiếu một số quy tắc nhất định. Tuy nhiên, trách nhiệm về nền tảng hành vi của trẻ vẫn thuộc về cha mẹ. Nhà trường và chính sách xã hội chỉ là công cụ giúp đỡ phụ huynh.

    Bạn có thể cho rằng con mình còn nhỏ, không cần phải kiên nhẫn nói chuyện và chỉ cần kiểm soát chặt chẽ là đủ. Nhưng bạn có nghĩ rằng trẻ ổn không nếu chỉ chơi với đồ điện tử, miễn là bé im lặng? Bạn có tin rằng trẻ chỉ cần đạt điểm cao nhất và không cần phải biết bất kỳ quy tắc xã hội nào? Trong khi đang cúi đầu xem điện thoại, bạn có biết con mình đang làm gì không?

    Vì sao trẻ la hét?

    Lý do trẻ em la hét có thể rất đa dạng, từ nghịch ngợm đến biểu thị sự không đồng ý. Từ khoảng 17 tháng, trẻ mới biết đi sẽ học được kỹ năng phát âm mới, đó là la hét. Lần đầu tiên trẻ hét lên, các bậc cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên và thích thú. Nhưng rồi, việc trẻ la hét sẽ dần thường xuyên hơn.

    Trẻ có thể la hét vì phấn khích với điều gì đó, hoặc để thử nghiệm một việc mà chúng phát hiện mình có khả năng làm, trong trường hợp này là tạo ra âm thanh. Đơn thuần, đây giống như trò nghịch ngợm, và trẻ có thể thấy vui khi la hét.

    Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể đang tìm cách thu hút sự chú ý, hoặc thử nghiệm các giới hạn của bản thân và xung quanh mình. Cha mẹ và những người xung quanh sẽ phản ứng thế nào khi trẻ hét? Âm lượng nào sẽ khiến cha mẹ không thể phớt lờ yêu cầu của chúng?

    Vì trẻ còn nhỏ và vẫn đang xây dựng sự kiên nhẫn, học cách cư xử ở nơi công cộng, việc la hét báo hiệu khả năng kiểm soát bản thân của trẻ chưa cao. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của trẻ còn hạn chế, chưa hoàn toàn nắm vững cách truyền đạt những gì mình muốn và cần nên đôi khi phải la hét. Trong não trẻ mới biết đi, một tiếng hét có thể nói lên cả ngàn lời nói.

    Làm thế nào để trẻ ngừng la hét?

    Khi một đứa trẻ đang gào thét, cha mẹ cần thấp giọng, nhìn vào mắt trẻ và thì thầm trò chuyện. Cách này thu hút sự chú ý của trẻ, hướng sự tò mò và tập trung vào cha mẹ thay vì la hét.

    Trong trường hợp trẻ tìm cách diễn tả một mong muốn bằng cách la hét, hãy yêu cầu trẻ bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu. Phụ huynh có thể dạy trẻ cách biểu lộ ý muốn sao cho phù hợp hơn trong lần tới, hoặc dự đoán các lý do dẫn đến việc trẻ la hét để phòng tránh.

    Khi nhận thấy tiếng hét của trẻ đang làm phiền những người xung quanh, đặc biệt khi ở nơi công cộng như nhà hàng, thư viện, hãy đưa trẻ ra ngoài. Cố gắng không cao giọng và làm ầm ĩ trong lúc này. Sau đó, hãy nhẹ nhàng dạy trẻ những ứng xử chuẩn mực hơn ở nơi công cộng.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, chi phí cho kế hoạch chuyển người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda có thể tăng lên đến 3,9 tỷ bảng (5 tỷ USD) trong vòng 5 năm. Chính phủ của Thủ tướng Anh Rishi Sunak dự kiến trình dự luật lên Hạ viện trong tuần này.

    hang ti usd cho rwanda
    Người di cư được lực lượng biên phòng Anh áp giải về cảng Dover khi đang tìm cách vượt biên trái phép vào Anh qua Eo biển Manche, ngày 6/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

    Thông tin mới được Viện Nghiên cứu Chính sách công (IPPR) có trụ sở tại London công bố ngày 18/3 cho rằng số tiền thực tế mà Anh sẽ phải chi để đưa những người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda có thể lên tới 230.000 bảng cho mỗi người, tùy thuộc vào thời gian họ ở lại quốc gia châu Phi này. Con số này cao hơn rất nhiều so với chi phí ước tính 55.000 bảng/người mà Chính phủ của ông Sunak dự kiến chi cho những người tị nạn này trong 2 năm.

    Cũng theo nghiên cứu của IPPR, tổng số tiền nước Anh phải chi để chuyển khoảng 20.000 người nhập cư bất hợp pháp kể từ tháng 7/2023 sẽ là 1,1 tỷ bảng nếu những người này rời khỏi Anh ngay lập tức. Tuy nhiên, chi phí sẽ tăng lên 3,9 tỷ bảng nếu 90% số người vượt biên này ở lại Anh từ 5 năm trở lên.

    Sau khi Anh thông qua luật không cấp quy chế tị nạn đối với những người nhập cư trái phép vào Anh bằng đường biển vào tháng 7/2023, Chính phủ Anh trong tuần này dự kiến sẽ đệ trình Hạ viện dự luật về việc điều chuyển số người nhập cư trái phép hiện đang ở Anh đến Rwanda. Nếu dự luật được Hạ viện thông qua, chi phí cho kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép của Chính phủ Anh có thể thay đổi tùy theo số người được đưa đến Rwanda và thời gian lưu trú của họ.

    Cho đến nay, để triển khai kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp đến Anh bằng đường biển, nước này đã đồng ý trả trước cho Rwanda khoản tiền 490 triệu bảng, cùng với 80 triệu bảng cho chi phí thiết lập và thêm 20.000 bảng cho mỗi người tái định cư.

    Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng sẽ phải chi gần 151.000 bảng cho việc xử lý hồ sơ và hội nhập cho mỗi người xin tị nạn, đồng thời đóng góp 10.000 bảng để tạo điều kiện cho mỗi người xin tị nạn rời khỏi Rwanda.

    Hữu Tiến (TTXVN)

  • Phải chịu những áp đặt hà khắc từ bố mẹ là giáo sư đại học suốt tuổi thơ, khi trưởng thành cậu con trai Tiểu Hải đã cắt liên lạc với đấng sinh thành.

    Hai ba năm qua, vợ chồng ông Hoàng Lâm Sâm và bà Lưu Nhã Linh, nguyên giáo sư đại học thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) luôn nỗ lực tìm kiếm con trai duy nhất tên Hoàng Tiểu Hải. Người này đã không liên lạc với bố mẹ thời gian dài, cũng không ai biết hiện anh đang ở đâu.

    Theo hàng xóm, việc từ bỏ bố mẹ của Tiểu Hải xuất phát từ những ký ức ám ảnh thời thơ ấu.

    giao duc con qua nghiem khac 1
    Ông Hoàng Lâm Sâm và bà Lưu Nhã Linh lên một chương trình truyền hình để tìm gặp lại con trai. Ảnh: 163.com

    Là một gia đình trí thức nên ông Hoàng luôn muốn con trai trở thành người có tài năng xuất chúng. Cặp vợ chồng chưa bao giờ nghĩ đến việc cho Tiểu Hải những gì cậu muốn mà chỉ ép con làm theo điều cha mẹ thích. Mỗi lần con phạm lỗi dù nhỏ, ông bố giáo sư đều bắt cậu quỳ ở sân nhà, trước sự chứng kiến của nhiều người.

    "Quỳ ở đây để mọi người thấy bố biết dạy con hay không", ông Hoàng nói với con trai.

    Tiểu Hải vốn là cậu bé ngoan ngoãn, dù vậy có lần vô tình làm vỡ gạch nhà hàng xóm nên bị người này phàn nàn. Là giáo sư, ông Hoàng rất sợ bị ảnh hưởng danh tiếng, bởi vậy luôn lấy việc trừng phạt con để thể hiện với mọi người. Những lần bị phạt phải quỳ ở ngoài sân vì thế kéo dài vài tiếng, hàng xóm đi qua liên tục chỉ tay khiến Tiểu Hải xấu hổ.

    Lớn lên trong sự giáo dục hà khắc, mối quan hệ giữ ông Hoàng và Tiểu Hải ngày càng tồi tệ.

    Năm con trai học lớp 8, như thường lệ sau bữa tối, ông Hoàng kiểm tra bài tập. Thấy Tiểu Hải làm bài sai, đôi chỗ viết cẩu thả nên ông bố trách mắng, tuy nhiên cậu con trai lại dửng dưng. Cho rằng con đang chọc giận mình, người bố bất ngờ tát cậu hai cái. Phẫn uất trước hành động của bố, Tiểu Hải kể lại với mẹ. Thay vì an ủi, bà Lưu cho rằng trẻ phải được dạy dỗ như vậy mới thành người. "Là cha mẹ, việc đánh con cái là đương nhiên", người mẹ nói.

    Cô độc trong chính gia đình, Tiểu Hải luôn muốn thoát khỏi ngôi nhà này.

    Khi đến tuổi dậy thì, người cha yêu cầu con trai phải ăn số lượng gấp đôi bình thường với hy vọng cao lớn vượt trội. Số lượng thức ăn nhiều, nhưng nếu bỏ dở Tiểu Hải sẽ bị bố quát mắng. "Con không thể chống lại bố. Ở nhà này, ta là pháp luật", người cha khẳng định.

    Dần dà, bữa ăn cũng là sự chịu đựng với cậu bé này. Ngoài ra, mỗi ngày người cha còn bắt con đi bộ hai tiếng thay thế cho việc đi chơi với bạn bè hoặc làm những công việc yêu thích khác.

    Vào kỳ tuyển sinh, điểm số của Tiểu Hải đủ để chọn một trong hai trường đại học danh tiếng là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Song, vì bố giảng dạy ở đại học Nam Kinh nên ông một mực yêu cầu con trai nộp đơn vào trường này để tiện kiểm soát con.

    Không những vậy, người cha còn yêu cầu con trai phải theo đuổi cô gái mà ông đã chọn, đồng thời can thiệp vào các mối quan hệ khác của Tiểu Hải. Năm thứ hai đại học, vì con trai cho bạn mượn tiền không xin phép mà ông Hoàng đến tận trường gây náo loạn. Kết quả người bạn vì xấu hổ mà nghỉ học. Sau này bạn bè cũng dần xa lánh Tiểu Hải vì sợ động chạm tới người cha quyền lực của anh.

    Năm 1994, Tiểu Hải tốt nghiệp đại học. Dù bố mẹ tìm mọi cách để cậu con trai duy nhất được làm việc tại Nam Kinh nhưng anh lại đến Bắc Kinh với mong muốn tránh xa bố mẹ mình.

    Làm việc xa nhà, Tiểu Hải bặt vô âm tín, không liên lạc với ai trong gia đình. Vợ chồng ông Hoàng đã tìm kiếm con khắp nơi nhưng vẫn không rõ tung tích. Vài tháng sau, Tiểu Hải gửi cho bố mẹ một lá thư, có đoạn viết: "Vì bố mẹ kiểm soát cuộc sống của con quá hà khắc nên con thấy ngạt thở. Từ giờ con quyết định cắt đứt mọi liên lạc với bố mẹ để có thể theo đuổi cuộc sống tự do".

    Đến nay đã 23 năm, Tiểu Hải không một lời hỏi thăm đấng sinh thành. Vợ chồng ông Hoàng vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm con trai. Nhờ vào một chương trình tìm kiếm người thân của đài truyền hình trung ương Trung Quốc, cặp vợ chồng đã gọi được cho Tiểu Hải nhưng khi nghe thấy giọng mẹ, người con đã lập tức ngắt liên lạc và khóa máy.

    Được biết, Tiểu Hải hiện sống một mình ở Bắc Kinh, không vợ con, tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống.

    giao duc con qua nghiem khac 1
    Tiểu Hải chụp ảnh cùng bố mẹ năm 8 tuổi. Ảnh: 163.com

    Thấy thái độ con trai vẫn cương quyết sau 23 năm, vợ chồng ông Hoàng nhận ra sai lầm trong phương pháp giáo dục trước đây của họ. Ông Hoàng Lâm Sâm, người luôn tỏ ra kiêu hãnh đã phải xin lỗi con trong chương trình tìm kiếm người thân, hy vọng Tiểu Hải xem được và tha thứ cho bố mẹ. Dù vậy, sau này người con trai vẫn không hồi đáp.

    Câu chuyện tìm con của gia đình giáo sư Hoàng đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dùng mạng Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, Tiểu Hải quá nhẫn tâm khi đoạn tuyệt với đấng sinh thành, khi họ đã tuổi cao sức yếu.

    "Dù thế nào họ cũng là cha mẹ mình, có nên tàn nhẫn như thế không?", một người bình luận. Nhiều người khác lại cho rằng, ông bà Hoàng đang phải nhận lấy hậu quả do phương pháp giáo dục sai lầm.

    "Sự oán hận phải sâu sắc tới mức nào thì Tiểu Hải mới hành động như vậy. Đây cũng là bài học cho nhiều cha mẹ khi luôn ép con phải làm theo ý mình", người khác nhận xét.

    VnExpress (theo Zhihu)

  • Căn phòng ọp ẹp 7m2 được cất trên nóc nhà vệ sinh chung ở phố Hàng Bạc một thời là phòng tân hôn nồng ấm của vợ chồng ông Hải. Nhưng khi các con trưởng thành, nó lại trở thành nỗi chua xót.

    song o pho co 2

    "Trời mưa thì dột, trời nóng thì như lửa đốt ấy. Vì hoàn cảnh gia đình mà con gái chưa thể lấy chồng được. Nhỡ đưa người yêu về, nhà cửa như này cũng khó, mà có lấy được chồng thì chật chội thế, ở vào đâu...". Trầm ngâm, ông Nguyễn Phùng Hải (92 tuổi, sống tại ngõ 107 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể về ngôi nhà của mình đầy chua xót.

    Nhà của gia đình ông Hải được cất trên nóc một nhà vệ sinh chung trong phố cổ náo nhiệt, "khu đất kim cương" của Hà Nội. Căn phòng rộng khoảng 7m2 từng là nơi sống và sinh hoạt của cả hộ gia đình 4 người: Vợ chồng ông Hải và hai người con.

    song o pho co 2
    Nơi gia đình ông Hải sống gần nửa thế kỷ là căn phòng xây trên nóc nhà vệ sinh

    Trái ngược với vẻ hào nhoáng ở ngoài phố Hàng Bạc, con ngõ 107 nhỏ đến nỗi chỉ một người đi lọt, xe cộ không thể dắt vào, lối đi tăm tối, ẩm thấp. Nơi đây có vài hộ gia đình sinh sống, nhưng đặc biệt nhất có lẽ là nhà ông Hải.

    "Căn nhà" giống như một túp lều xập xệ. Bên ngoài lợp bằng nhiều lớp tôn rỉ hoen, thủng lỗ chỗ đặt chồng lên nhau, đôi chỗ  "gia cố" bằng vỏ bao gạo. Cầu thang dẫn lên nhà được xây bằng xi măng, đổ dốc thẳng đứng 90 độ, chắc để tiết kiệm diện tích, rêu xanh rêu nâu bám quanh. Ở bên dưới vẫn là nhà vệ sinh và khu phơi phóng quần áo chung của cả khu.

    song o pho co 2
    Ông Hải không thể nhớ lần tu sửa mới nhất của nhà mình là cách đây bao nhiêu năm

    Người đàn ông 92 tuổi nhớ lại, quê gốc ông ở Sơn Tây (Hà Nội), thời trẻ chỉ có mỗi ông sống trong ngõ này, thuê được một căn nhà của Nhà nước. Kiếm tiền không đủ trả tiền thuê, ông dọn ra để người khác thuê lại; bản thân vẫn sống loanh quanh con ngõ này, làm lặt vặt mưu sinh.

    Đến năm 1975, ông tận dụng nóc nhà vệ sinh chung của cả khu để tạo căn phòng ở riêng một mình. Ông nhớ lại: "Hồi đó tôi ở một mình, chỉ quây cót ép, giấy dầu để ở. Nguyên tắc của thành phố thờ đó là không cho làm nhà tranh vách nứa để tránh hỏa hoạn, nên tôi được Nhà nước lợp cho cái mái, xây cầu thang, tu sửa để kiên cố hơn".

    song o pho co 2
    Cầu thang dốc khiến ông và vợ khá vất vả khi di chuyển

    Sau khi an cư trên nóc nhà vệ sinh, ông Hải lấy vợ, sinh con, hai thế hệ chung sống trong căn phòng 7m2. Bà Sâm quê gốc ở làng La Phù (huyện Hoài Đức), đến với ông qua mai mối. Mãi đến năm 37 tuổi bà mới lấy chồng nên không kén chọn, và cũng chẳng để tâm đến gia đình, nhà cửa của chồng ra sao. 

    Cả nhà hãnh diện vì bà lấy được chồng sống ở phố cổ. Đến khi tổ chức xong đám cưới ở nhà gái, về nhà tân hôn, bà mới biết đó là cái chòi tồi tàn, thường xộc lên mùi xú uế. Nhưng khóc một trận rồi thôi, bà vẫn quyết ăn đời ở kiếp với ông Hải, sinh hai người con đủ nếp đủ tẻ vào năm 1989 và 1993.

    song o pho co 2
    Bà Sâm xưa còn túc tắc đi bán bún kiếm sống, vài năm nay yếu hẳn, gần như chỉ ở nhà

    Dù căn phòng đã tàn tạ qua thời gian, trần nhà là những miếng xốp đan lại với nhau, vữa tường bong tróc vì ẩm, hai ông và vẫn vun vén cho nó ra hình ra vẻ của một tổ ấm. Họ cũng có quạt máy, giường tủ, nồi cơm điện... Trong nhà, chiếc tủ lạnh con trai mua cho là giá trị nhất.

    Chiếc ti vi đã hỏng màu là thứ để ông bà giải trí những lúc không đi làm, nghe ngóng tin tức thời sự. Chiếc bàn đặt tivi coi như là vách tường, chia không gian phòng khách và phòng ngủ. Nóc tủ quần áo tận dụng làm bàn thờ tổ tiên. 

    Phần sân và một bên nhà vệ sinh chung ở "tầng 1" là nơi ông bà tận dụng làm kho chứa đồ, bát đũa nồi niêu. Hiện tại các hộ dân xung quanh đã có vệ sinh khép kín trong nhà, không ai dùng chung nhà vệ sinh cũ nữa, nên cuộc sống của gia đình ông Hải cũng thoải mái hơn. 

    Ông kể, dù đã ngoài 90 tuổi, ông vẫn ngày ngày ra đầu ngõ bơm xe đạp cho có đồng ra đồng vào. Các con cũng đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Con trai ông bà đã có vợ, có con, xin phép được ở rể nhà vợ cho thuận tiện.

    Còn người con gái chưa chồng, ông bà rất trăn trở. Nhiều lần cô con gái ngỏ ý muốn chuyển sang thuê nhà chỗ khác thuận tiện hơn, cũng có chỗ tươm tất hơn để tiếp khách, để khi có bạn trai thì đưa về giới thiệu. Nhưng vì điều kiện gia đình, giờ cô vẫn phải ở chung với bố mẹ.

    song o pho co 2
    Ông Hải rất chăm dọn nhà vệ sinh để tránh mùi ảnh hưởng đến khu vực nấu nướng, phơi đồ

    Gắn bó với ngôi nhà 7m2 hơn nửa thế kỷ, ông Hải cũng thấy quen thuộc, không muốn chuyển đi đâu. Con trai đã yên bề gia thất, ông càng nghĩ càng xót con gái, và bảo, mong mỏi lớn nhất của mình hiện tại là con gái lấy được chồng. 

    Ông tâm sự thêm, từ hồi sống ở trong ngôi nhà này, từ khi còn độc thân đến lúc con cái đề huề, tới giờ đã ở tuổi gần đất xa trời, gia đình gần như không có mấy khách khứa đến chơi. Ông bà mặc cảm, ngại ngùng với cả anh em nhà mình lẫn gia đình bên ngoại, nên không có chuyện giao lưu gặp gỡ. 

    Họ chỉ gặp nhau ngoài phố, hoặc ông đưa vợ con về quê gốc. Họ hàng, bạn bè có thương có quý cũng chỉ gửi quà biếu kiểu bao gạo, rau củ quê chứ cũng không vào nhà ngồi uống nước chè, ăn bữa cơm như các nhà khác bao giờ.

    CafeF (Nguồn ảnh: Lao Động, Công an nhân dân)

  • Sự khác biệt quá rõ rệt ở trẻ cho thấy cách nuôi dạy khác nhau của bố mẹ.

    Phương pháp và quan điểm nuôi dạy trẻ ở các nước phương Đông và phương Tây có nhiều sự khác biệt, tương tự như vậy, ở Việt Nam, một bộ phận các bậc cha mẹ yêu thích và lựa chọn dạy con theo hướng phương Tây nhưng có phụ huynh vẫn theo quan niệm xưa cũ. Điều này được nhắc đến ở nhiều khía cạnh khác nhau như ăn, ở, mặc, đi lại...

    Mới đây, một đoạn clip về sự khác biệt này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội TikTok. Cụ thể, video được ghi lại bởi một tài khoản mạng xã hội có tên duongkhac... với không ngồi ở vị trí ghế chờ sảnh. Nhiều người nhanh chóng nhận ra có lẽ đây là khung cảnh trong khu vực chờ bay của sân bay Tân Sơn Nhất.

    san bay doc sach

    Một tình huống bất ngờ xảy ra đó là trong khi một gia đình 4 thành viên bao gồm bố mẹ và 2 đứa trẻ phương Tây. Khi người mẹ đang mải làm việc bằng máy tính, người bố không làm gì cả chỉ ngồi quan sát thì hai đứa trẻ rất ngoan ngoãn ngồi yên trên băng ghế để đọc sách.

    Phía đối diện bên kia cũng là những gia đình có 2 đứa trẻ là người Việt Nam, hai đứa trẻ cũng ngồi ngoan ngoãn trên băng ghế chờ nhưng thay vì đọc sách như trẻ phương Tây thì mỗi đứa trẻ được cha mẹ cho sử dụng một chiếc điện thoại để xem chương trình mà bé yêu thích.

    Sự khác biệt hoàn toàn giữa 2 đứa trẻ ngoại quốc và 2 đứa trẻ Việt đã thu hút sự chú ý của người quay clip và chia sẻ lên trang mạng xã hội của anh. Lập tức đoạn video thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, bên cạnh đó là những tranh cãi trái chiều.

    Họ cho rằng hành động của trẻ phản ánh cách giáo dục của cha mẹ chúng và phản đối việc 2 đứa trẻ này nói riêng và nhiều trẻ em Việt nói chung được cha mẹ cho sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh từ quá sớm, gây những ảnh hưởng không hề tốt.

    - Cháu mình bị rồi loạn phổ tự kỉ, giảm chú ý vì xem điện thoại quá nhiều, học can thiệp rất cực và tốn kém, mọi người nên chú ý cẩn thận nhé không đùa được đâu.

    - Tôi công nhận, trong những chuyến đi xa, công tác, du lịch, gặp gia đình người nước ngoài đa phần thấy trẻ con tô, vẽ, đọc truyện tranh.

    - Nói chứ cha mẹ không có thói quen đọc sách thì con cái khó mà hình thành được thói quen này từ sớm. Khi nó đã quen với điện thoại mà đùng cái bắt con đọc sách thì có trời mới bắt con đọc được.

    - Cha mẹ ông bà như nào thì con cháu y vậy thôi. Trẻ con thói quen tập tính phần lớn là do môi trường, dạy dỗ.

    Số khác dành lời khen ngợi cho cách nuôi dạy con hạn chế sử dụng điện thoại của người phương Tây.

    - Xác nhận nha, con nít Tây nó không chơi điện thoại, con chị tôi lai Tây nó còn không biết chơi điện thoại.

    - Đi kid cafe, thấy Tây họ chơi và giải thích cho con từng chút 1 luôn á, không hề đụng vô điện thoại.

    - Tôi làm với sếp Thuỵ Sỹ, ông quản con rất chặt. Cho xài ipad, cho xài chơi game trong khoảng thời gian nhất định trong tuần.

    - Đợt mình đi tàu gặp 2 bé người nước ngoài trên tay lúc nào cũng cầm sách đọc và rất yên lặng không hề cầm điện thoại luôn ấy....

    Tuy nhiên một bộ phận khác lại cho rằng dù trẻ đọc sách hay sử dụng điện thoại thì mỗi thứ sẽ mang lại những lợi ích riêng cho trẻ. Cũng từ đó, định hướng tương lai của trẻ sẽ khác biệt chứ không hoàn toàn "độc hại". Hơn nữa, việc quay chụp như thế này cũng chỉ phản ánh một khoảnh khắc nhất định, không nên "đóng khung" rằng cứ trẻ em nước ngoài thì đọc sách còn trẻ em Việt Nam hay xem điện thoại.

    Thực tế, nhìn chung việc trẻ sử dụng điện thoại cũng không hoàn toàn là "độc hại", quan trọng các bậc cha mẹ nên có những quy định khi cho trẻ sử dụng điện thoại để có thể giúp con giải trí mà không bị lệ thuộc quá nhiều.

    ĐẶT RA QUY TẮC RÕ RÀNG

    Bố mẹ nên giao tiếp với con cái và đặt ra một số quy tắc rõ ràng. Những quy tắc này có thể bao gồm thời gian sử dụng điện thoại di động, dịp sử dụng, mục đích sử dụng. Ví dụ, trẻ chỉ được sử dụng điện thoại di động một giờ mỗi đêm và có thể sử dụng ở nhà chứ không được dùng ở trường. Những quy tắc này nhằm hạn chế việc trẻ dùng điện thoại di động, cũng như giúp trẻ hiểu cuộc sống luôn cần những quy tắc, kỷ luật.

    SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH

    Hãy hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại di động đúng cách, bao gồm cách bảo vệ mắt, cách chọn ứng dụng phù hợp, cách bảo vệ quyền riêng tư,... Kiến thức này không chỉ có thể nâng cao nhận thức của trẻ, về điện thoại di động mà còn tránh được một số rủi ro an toàn tiềm ẩn.

    Ngoài ra, mẹ nên thảo luận với trẻ và giải thích rằng sử dụng điện thoại di động không nên chiếm quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các hoạt động khác như học tập, thể dục, giao tiếp xã hội và giấc ngủ.

    CÀI ĐẶT PHẦN MỀM KIỂM SOÁT

    Bố mẹ có thể cài đặt một số phần mềm kiểm soát như khóa giới hạn thời gian sử dụng, hạn chế quyền truy cập của vào một số ứng dụng nhất định.... Những phần mềm này có thể giúp phụ huynh kiểm soát việc trẻ sử dụng điện thoại di động và bảo vệ sự an toàn của con. Quan trọng nhất, việc sử dụng phần mềm kiểm soát chỉ là một phần trong quá trình hướng dẫn và giáo dục trẻ về việc sử dụng điện thoại di động. Bố mẹ cần tiếp tục thảo luận và giải thích cho trẻ về lý do tại sao cần có các giới hạn và quy định.

    TẠO MỐI QUAN HỆ TIN CẬY

    Bố mẹ nên xây dựng mối quan hệ tin cậy, giao tiếp, hiểu nhu cầu và tôn trọng quyền riêng tư của con. Điều này cho phép trẻ chấp nhận về mặt tâm lý sự kiểm soát và quy định của bố mẹ.

    Qua việc thiết lập một môi trường gia đình hỗ trợ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và tự tin trong việc tuân thủ các quy định và đồng thời phát triển một tư duy tự chủ, trách nhiệm đối với việc sử dụng công nghệ.

    Bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động có lợi khác như thể thao ngoài trời, đọc sách, học các kỹ năng mới,... Những hoạt động này khiến trẻ mất tập trung vào điện thoại di động, nuôi dưỡng sở thích và thú vui, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể.

    Các hoạt động như đạp xe, bơi lội, bóng đá, võ thuật, vẽ, múa... cũng là gợi ý tốt. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn rèn kỹ năng xã hội và tạo ra cơ hội để trẻ tương tác và kết nối với bạn bè.

    LÀM GƯƠNG CHO CON

    Bố mẹ nên làm gương cho con, không nên phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại di động, hãy cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời, sinh hoạt gia đình,... để hình thành lối sống lành mạnh. Việc kiểm soát việc trẻ sử dụng điện thoại di động là rất quan trọng. Bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp như đặt ra các quy tắc rõ ràng.

    Thông qua các biện pháp trên, dưới sự hướng dẫn của phụ huynh, trẻ có thể được giúp sử dụng điện đúng cách, đồng thời đảm bảo được sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, cần tích cực rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ vì nó mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

    Trẻ được rèn luyện thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng phát triển khả năng học tập lâu dài của trẻ và hình thành thái độ tích cực đối với việc học. Theo một số nghiên cứu, trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học.

    Trên thực tế, trẻ nhỏ chưa biết phải đọc từ trái sang phải, hoặc phải tiếp nhận các từ ngữ khác biệt với hình ảnh minh họa. Đọc sách sớm sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết này. Cùng với việc đọc hiểu, trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ. Đọc sách giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp và tư duy tốt hơn.

    Việc chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với bố mẹ trong thời gian đọc sách giúp bé học được các kỹ năng giao tiếp quý giá, cũng như sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi đến tuổi đi học. Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ đọc những cuốn sách giúp trẻ học hỏi có thể kể đến như sách về con vật và các âm thanh chúng tạo ra, về một chủ đề như ôtô, truyện cổ tích, những trải nghiệm của bé hàng ngày, hoặc những cuốn sách có hình nổi tự bung lên khi mở các trang sách.

    Theo Eva

  • Từ tháng 4 năm ngoái, phí gửi trẻ mà Fawn Hudgens phải trả đã tăng từ 1.200 bảng lên 1.335 bảng/tháng (từ 1.459 USD lên 1.698 USD). Hudgens, phó chủ tịch phụ trách tiếp thị tại một công ty phần mềm ở London, cũng phải trả 182 USD vào ngày thứ Sáu mỗi tuần để thuê bảo mẫu chăm sóc con gái 2 tuổi rưỡi của mình. Khi tính toán tất cả các chi phí này, Hudgens phát hiện chỉ riêng chi phí trông trẻ tiêu tốn hơn 19.000 USD/năm, tương đương 15% thu nhập của cô.

    Dù đã cân nhắc sinh thêm con, vợ chồng Hudgens chưa thể tìm được phương án tài chính để chi trả chi phí tăng thêm bởi việc chăm sóc trẻ sơ sinh còn tốn kém hơn. Giải pháp tốt nhất là Hudgens nghỉ việc để chăm sóc cả hai con hoặc đợi tới khi con gái đầu 3 tuổi mới sinh thêm. Theo chính sách của Chính phủ Anh, khi trẻ 3 tuổi, phụ huynh sẽ được miễn phí tối đa 30 giờ dịch vụ trông trẻ. Nhưng đó là những cân nhắc vào 1,5 năm trước.

    “Việc này phải trả giá quá lớn. Việc tôi phải ở nhà thay vì đi làm nếu chúng tôi muốn sinh thêm con không ổn chút nào”, người phụ nữ 39 tuổi chia sẻ.

    chi phi trong tre o anh
    Gần 40% nữ giới tại Anh phải giảm giờ làm để chăm sóc con - Ảnh: Reuters

    Trên thực tế, Anh là quốc gia có trợ cấp cho trẻ em và lao động nữ khá hào phóng với 6 tháng nghỉ thai sản được trả lương và trợ cấp phí trông trẻ cho trẻ em trên 3 tuổi bất kể thu nhập của cha mẹ. Những gia đình thu nhập thấp còn được trợ cấp thêm thông qua chương trình “Universal Credit”, hỗ trợ tối đa 15 tiếng trông trẻ miễn phí cho trẻ trên 2 tuổi, hỗ trợ tiền mặt hàng tháng từ Chính phủ và được hoàn tới 85% chi phí chăm sóc trẻ.

    Dù vậy, dữ liệu từ OECD cho thấy các bậc phụ huynh ở Anh vẫn phải chi bình quân 29% thu nhập của gia đình – tương đương 17.000 USD – mỗi năm cho việc chăm sóc con. Đây là tỷ lệ thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này khiến nhiều phụ nữ ở Anh rơi vào tình huống như Hudgens, đó là có thu nhập cao hơn mức điều kiện để nhận trợ cấp của Chính phủ dành cho gia đình thu nhập thấp, nhưng lại không đủ tài chính cho dịch vụ chăm sóc con toàn thời gian.

    Theo một khảo sát cho Bloomberg News của Deltapoll trong giai đoạn từ tháng 3/2022-3/2023, gần 40% nữ giới tại Anh phải giảm giờ làm để chăm sóc con. Ngoài ra, khoảng 20% phải nghỉ việc hoàn toàn vì lý do tương tự.

    Theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Center for Progressive Policy (Anh), chi phí chăm sóc trẻ tăng lên khiến nền kinh tế Anh thiệt hại ít nhất 32,7 tỷ USD khi nữ giới giảm giờ làm do phải chăm sóc con.

    Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang nỗ lực cải thiện tình hình. Gần 3/4 doanh nghiệp tại nước này hiện có chính sách “nghỉ thai sản tăng cường”, theo đó cho phép nữ giới mới sinh con nghỉ ít nhất 6 tuần được trả lương. Tháng 3 năm ngoái, Đảng Bảo thủ cầm quyền công bố kế hoạch tăng hỗ trợ tài chính cho các cơ sở chăm sóc trẻ trong vòng 2 năm tới. Tới tháng 9/2025, khi các chính sách của kế hoạch này được áp dụng đầy đủ, tất cả lao động có con dưới 5 tuổi sẽ được miễn phí 30 giờ trông trẻ mỗi tuần.

    Theo kế hoạch này, Hudgens ước tính chi phí chăm sóc trẻ của gia đình cô sẽ giảm xuống một nửa. Bà mẹ trẻ cho rằng điều này dù không giải quyết mọi vấn đề nhưng giúp ích khá nhiều.

    Theo VnEconomy

  • Nếu bà mẹ ấy không phát hiện ra sự thật sớm, không ai dám tưởng tượng chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra...

    Tôi luôn muốn có con. Đó là điều tôi chưa bao giờ nghi ngờ. Ngay cả ở tuổi 16, khi tôi và bạn trai bắt đầu gần gũi, tôi đã mơ mộng về việc làm mẹ sẽ như thế nào. Tôi thấy mình đang hạnh phúc ôm một đứa trẻ được quấn trong tã, biết cách chăm sóc nó vì tôi tin đó là điều mà tạo hóa ban cho con người.

    Nhưng giờ đây, tôi có thể khẳng định một cách dứt khoát rằng việc nuôi dạy con cái là điều không dễ dàng như bản năng. Nó cần nỗ lực, sự tự nhận thức, thời gian, sự chú ý, sự tận tâm, khiêm tốn, kiên nhẫn và quan trọng nhất là tình yêu thương vô bờ bến.

    Tôi có Amanda (9 tuổi) với người chồng đầu tiên nhưng sau đó tôi nhận ra anh ta không xứng làm cha của con tôi.

    Sau đó, khi tôi tìm được người chồng thứ 2, người mà tôi tin là người đàn ông hoàn hảo, chúng tôi nhanh chóng kết hôn và chuyển đến vùng ngoại ô sống.

    16 tháng sau, tôi sinh em bé tại nhà. Tôi quyết tâm làm điều đó trong lần sinh nở này và tin tưởng bằng cả trái tim mình rằng Amanda rất mong được nhìn thấy em mình chào đời.

    sinh con lan 2
    Hình ảnh cô bé Amanda.

    Chuyện không như tôi tưởng!

    Con bé trốn dưới gầm bàn ăn, dùng ngón tay bịt tai cố gắng chặn những âm thanh phát ra từ phòng ngủ khi tôi đang gào thét trong cơn đau của ca sinh nở. Con bé không thích nhìn thấy mẹ mình khỏa thân. Amanda còn với tôi rằng có thể con bé sẽ không bao giờ có con sau lần phải nghe tôi rên rỉ vì đau đớn.

    Điều tôi hy vọng sẽ là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời cho đứa con 9 tuổi hóa ra lại khiến con rơi vào ám ảnh đến thế.

    Điều bất ngờ nữa xảy ra khi tôi tin rằng Amanda đương nhiên sẽ thích được làm chị cả; rằng con bé sẽ yêu thương Emma, giúp tôi thay tã cho em, bằng khuôn mặt rạng rỡ với niềm tự hào và cả hãnh diện khi đẩy xe đưa em đi dạo phố.

    Tôi đã sai lần hai.

    2 tháng sau khi Emma chào đời, Amanda thường đi học về với bữa trưa còn bỏ dở. Mỗi khi tôi mở hộp cơm trưa của con thường thấy vài miếng giăm bông và bánh mì kẹp mù tạt, những quả dâu tây vẫn nguyên vẹn trong hộp, và những chiếc bánh quy socola bị bóp thành bột vụn ở đáy hộp.

    Ban đầu, tôi nghĩ có lẽ con đã chán những món ăn yêu thích và thay đổi thực đơn cho con. Tình trạng không cải thiện. Tôi không hiểu vì lý do gì, con bé không vứt đồ ăn vào thùng rác mà mang về nhà để tôi thấy. Khi tôi hỏi tại sao con không ăn trưa, câu trả lời của con lần nào cũng giống nhau: "Con không đói".

    Trong những tuần tiếp theo, con bé trở nên ủ rũ và thu mình hơn. Buổi sáng đi học, buổi chiều đóng kín cửa ở trong phòng.

    Bữa tối nào cũng trở nên nặng nề. Con bé ngồi nghịch đĩa đồ ăn, đẩy khoai tây nghiền sang một bên đĩa, và cuối cùng ăn đúng 2 hạt đậu. "Con no rồi", Amanda nói. Dù tôi có cất công chuẩn bị thế nào thì con cũng chỉ ăn được vài miếng.

    Tôi đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa. Sau khi kiểm tra toàn diện, bác sĩ không phát hiện ra vấn đề gì và bảo tôi đừng lo lắng. "Con bé sẽ ăn khi đói", ông nói và đưa cho con bé một cây kẹo mút.

    Giáng sinh đến. Vì phải chăm sóc cho bé con mới chào đời, con gái 9 tuổi và đứa con riêng 10 tuổi của chồng, tôi quá bận rộn và không thể theo sát Amanda. Những chiếc bánh Giáng sinh phải nướng, những món quà cần mua và gói, những tấm thiệp Giáng sinh cần viết và gửi đi. Tôi dần quên đi chuyện bữa trưa và tự nhủ Amanda đang trải qua một giai đoạn thay đổi. Con bé sẽ ăn vui vẻ khi ở nhà nghỉ lễ Giáng sinh.

    Nhưng không phải thế...

    Sang năm mới, tôi nhặt lại những bức ảnh đã in mà chúng tôi đã chụp trong kỳ nghỉ và trong khi đợi Amanda tan trường trong xe, tôi ngắm nghía những bức ảnh của con bé với vẻ hoài nghi.

    Tại sao trước đây tôi lại không nhận ra điều này? Đôi mắt đứa con đầu lòng của tôi có vẻ đờ đẫn, buồn rầu. Đôi má tròn hồng hào thường ngày của con giờ đã hóp lại và nước da tái nhợt. Từ phần tay của chiếc váy, đôi cổ tay gầy gò lộ rõ và đôi chân chẳng khác gì que diêm.

    Tôi bắt đầu khóc. Có vẻ như tôi chưa thực sự nhìn thấy tác động của việc Amanda bỏ ăn cho đến khi xem những bức ảnh. Điều này không bình thường! Có điều gì đó rất không ổn với con tôi.

    Ngày hôm sau, tôi tâm sự nỗi lo lắng của mình với mẹ. Bà đồng ý đưa Amanda đi nghỉ cuối tuần để tìm hiểu lý do tại sao con không thích ăn.

    Rồi câu trả lời mà tôi nhận được từ mẹ là: "Con bé muốn nhịn đói. Bởi vì con bé tin rằng càng ăn ít thì nó sẽ càng bé nhỏ".

    Tôi lắc đầu, mất kiên nhẫn. "Nhưng tại sao lại thế?".

    Mẹ tôi giải thích: "Trong suy nghĩ của Amanda, con bé nghĩ rằng nó càng bé nhỏ thì sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ con như cách con dành cho Emma. Điều này hoàn toàn hợp lý nếu con nhìn từ góc nhìn của một đứa trẻ 9 tuổi".

    Tôi bắt đầu cảm thấy cảm giác lâng lâng trong ngực mình. Kể từ khi Emma chào đời, mỗi lần tôi cảm thấy xúc động về những đứa con của mình, cơ thể tôi lại có cảm giác kỳ lạ đó và ngực tôi bắt đầu rỉ sữa.

    "Con bé ghét việc con gọi nó là con gái lớn", mẹ tôi tiếp tục nói. "Con bé không muốn bị nhắc nhở về tuổi của mình vào sinh nhật tiếp theo. Con bé chỉ muốn được nhỏ lại".

    Hóa ra, đó là cách con bé thu hút sự chú ý của tôi.

    Tôi đã làm mẹ đơn thân từ khi Amanda 2 tuổi. Tôi không có nhiều thời gian để làm một người mẹ đảm quan tâm đến con. Tôi còn phải làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tối đến, giây phút mẹ con thân mật là khi tôi đọc vội một câu chuyện để con ngủ và một cái hôn nhanh lên trán. Con bé không được sự quan tâm chăm sóc như cách tôi đang dành cho Emma.

    Tôi ngây thơ nghĩ rằng khi trở thành một phần của một gia đình với cha dượng, người anh không cùng cha mẹ và giờ là em gái cùng mẹ khác cha, con bé sẽ vui hơn. Tôi nghĩ con bé sẽ thích sống ở khu trung lưu vùng ngoại ô và theo học tại một trường sang trọng. Tôi tự đảm bảo với mình rằng con bé sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn. Tôi hoàn toàn bỏ mặc về mặt cảm xúc mà con đã trải qua khi lớn lên.

    Thật dễ dàng để tin rằng đó là tất cả những gì con bé cần để được hạnh phúc. Nhưng thực tế, đó là điều tôi cần - một ngôi nhà ổn định với một người chồng yêu thương và đáng tin cậy.

    Con bé mới chỉ là một đứa trẻ 9 tuổi khao khát tình yêu và sự quan tâm của mẹ.

    Sự xấu hổ cuộn lên trong tôi như từng đợt sóng. Tôi hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình và cảm giác tủi thân như thế nào lúc 8 tuổi khi em gái tôi chào đời. Tôi yêu vẫn yêu mẹ nhưng cảm xúc trong tôi cũng trở nên khô khan vì mẹ. Sau khi em gái tôi xuất hiện, tôi có cảm giác Trái đất đã nghiêng theo trục của nó và mọi thứ đột nhiên chỉ xoay quanh em gái.

    Chỉ qua một đêm sinh nở của mẹ, tôi đã trở thành người giúp việc cho mẹ và không còn là một đứa trẻ nữa. Tôi lờ mờ nhớ mẹ đã nói rằng mẹ không nhận ra tôi đã lớn thế nào cho đến khi nhìn thấy tôi bên cạnh em gái bé bỏng của mình. Tôi cảm thấy mình như một gã khổng lồ xấu xí và ghét bản thân mình vì điều đó.

    Sau khi biết được sự thật, trong vài tháng tiếp theo, tôi dành thời gian ngồi trên giường Amanda trước khi con đi ngủ và hỏi han về những chuyện xảy ra trong ngày. Tôi hôn lên trán con và nói với con rằng tôi yêu con vô cùng. Tôi để con chọn một hoạt động mà con muốn làm, chỉ với tôi.

    Tôi không nhớ chuyện này đã diễn ra bao lâu, nhưng điều tôi nhớ là cuối cùng, sắc hồng đã đã hiện diện trở lại trên má con gái tôi, đôi mắt con bé sáng lên và con dần dần trở lại là chính mình.

    Con gái lớn của tôi năm nay đã 32 tuổi. Có những lúc tôi vẫn cảm thấy dư âm tội lỗi cào xé bên trong lồng ngực mình. Tôi ước mình có thể là người mẹ chu đáo với con y như tôi đã làm với những đứa em của con.

    Trong những năm sau đó, tôi vẫn nỗ lực sửa chữa lỗi lầm. Tôi thấy tổn hại từ sự thiếu vắng sự quan tâm của tôi trong những năm đầu đời của con bé đã gây ra tác động cho bản thân con, cho những mối quan hệ mà con chọn và con bé cảm thấy yêu bản thân mình khó đến mức nào.

    Con gái tôi đã dạy cho tôi hiểu ra một điều rằng mặc dù chúng ta không thể quay lại sửa chữa những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái của mình, nhưng chúng ta có thể tha thứ cho bản thân ở hiện tại, thể hiện con người thật của chúng ta và yêu như không có quá khứ, không có tương lai, chỉ có khoảnh khắc hiện tại này.

    Lời tâm sự:

    Trên đây là chia sẻ của một bà mẹ tên Eliza Alves trên trang Your Tango ngày 28/12/2023 nhưng nó dường như là câu chuyện của rất nhiều gia đình khác dù ở bất kỳ đâu, trong nền văn hóa nào.

    Chúng ta thường có một cách suy nghĩ mặc định rằng con lớn thì phải nhường con bé. Con bé cần được che chở nhiều hơn vì bé bỏng, vì sinh sau đẻ muộn mà đôi khi quên mất rằng đứa trẻ nào cũng cần tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Đôi khi, chỉ một câu nói vô tình cũng có thể cứa nát tâm hồn của một đứa trẻ chỉ vì chúng "chót" chào đời trước em mình. Mà chúng nào đâu có lỗi trong chuyện ra đời trước hay sau.

    Chỉ mong rằng, các ông bố bà mẹ hãy yêu thương các con theo cách của mình nhưng hãy thật tinh tế trong cách cư xử để không em bé nào phải chịu tổn thương.

    Kênh 14 (nguồn: Your Tango)

  • Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy chỉ số IQ của trẻ có thể được nhìn thấy ngay từ khi 3 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là trẻ em có chỉ số IQ cao thường có 3 thói quen chung.

    Theo đó, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà tâm lý học và chuyên gia phát triển trẻ em tại Đại học Harvard. Họ đã quan sát và nghiên cứu hơn 1.000 trẻ 3 tuổi trong một năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ số IQ của những đứa trẻ này có liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt.

    dac diem cua dua tre thong minh
    Ảnh minh họa

    1. Trẻ có IQ cao thường có thói quen đọc sách tốt

    Các em tràn đầy niềm yêu thích đọc sách và có thể tìm thấy niềm vui khi đọc dù đó là sách truyện, sách khoa học phổ thông hay sách tranh.

    Thói quen đọc sách này không chỉ là một cách giải trí mà còn là một hình thức trau dồi và nâng cao trí tuệ. Nghiên cứu cho thấy việc đọc sách có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển trí não của trẻ.

    Thông qua việc đọc sách, trẻ có thể tiếp xúc với lượng kiến thức, thông tin phong phú, giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng tư duy logic. Đọc sách không chỉ có thể trau dồi trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ mà còn giúp trẻ học được khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

    Trẻ đọc sách hàng ngày có khả năng từ vựng, hiểu ngôn ngữ và trí nhớ tốt hơn so với trẻ đọc ít hơn.

    Bởi vì việc đọc có thể giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ vựng và cách diễn đạt ngôn ngữ hơn, từ đó cải thiện vốn từ vựng và khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ. Đồng thời, việc đọc còn có thể rèn luyện trí nhớ của trẻ, vì trong quá trình đọc, trẻ cần ghi nhớ những thông tin chi tiết như cốt truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật.

    Ngoài việc thúc đẩy sự phát triển trí não, đọc sách còn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc tốt.

    Thông qua việc đọc, trẻ có thể bước vào những cốt truyện, trải nghiệm nhiều cảm xúc và thay đổi cảm xúc khác nhau, đồng thời học cách hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình.

    2. Trẻ có IQ cao thường có thói quen ngủ tốt

    Trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm và có thể đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc. Trong khi ngủ, não tự sửa chữa và tích hợp thông tin, giúp duy trì sức khỏe của các tế bào thần kinh, điều này rất quan trọng để cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của trẻ.

    Ngoài ra, giấc ngủ còn giúp củng cố trí nhớ và kết quả học tập. Nghiên cứu cho thấy trong khi ngủ, não sẽ tổ chức lại và củng cố những kiến thức học được trong ngày, từ đó nâng cao tính bền bỉ và chính xác của trí nhớ.

    Thói quen ngủ tốt không chỉ tốt cho sự phát triển trí não mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

    Ngủ đủ giấc có thể tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, cải thiện sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy sự ổn định về cảm xúc và sức khỏe tinh thần, giúp trẻ đối phó tốt hơn với căng thẳng và khó khăn.

    3. Trẻ có IQ cao thường có thói quen ăn uống tốt

    Các em thích ăn rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, tránh ăn quá nhiều đường và đồ ăn vặt.

    Rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ.

    Vitamin C giúp tăng cường tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và thúc đẩy sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh; vitamin E giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương oxy hóa. Ngoài ra, carbohydrate phức hợp có trong ngũ cốc nguyên hạt cung cấp năng lượng lâu dài, giúp trẻ tập trung và tập trung khi học tập.

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ ăn sáng mỗi ngày có khả năng học tập và trí nhớ tốt hơn. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp cho trẻ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để bắt đầu ngày mới.

    Ngược lại, trẻ bỏ bữa sáng có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.

    Theo CafeF

  • Người đàn ông 44 tuổi cho rằng vợ cũ đã có gia đình mới, cho con học trường quốc tế dẫn đến bé không biết đọc, viết tiếng Việt... nên kiện giành quyền nuôi con.

    Vợ cũ của anh 37 tuổi, là giáo viên. 7 năm trước, sau khi đi du học về, chị quen anh (làm việc tại bệnh viện thẩm mỹ của gia đình) qua mai mối rồi kết hôn, có một con trai. Tuy nhiên, quá trình chung sống họ phát sinh nhiều mâu thuẫn. Khi con trai được hơn 6 tháng, anh chị quyết định đường ai nấy đi.

    Tháng 8/2017, TAND quận Bình Thạnh công nhận hai người thuận tình ly hôn. Cả hai thỏa thuận giao con cho chị nuôi dưỡng chăm sóc, anh được đến thăm con vào cuối tuần. Chị không yêu cầu anh cấp dưỡng.

    Hơn 6 năm sau, hồi tháng 7, bác sĩ làm đơn khởi kiện ra TAND quận Tân Bình, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Theo anh, lúc hai người ly hôn, vì con còn nhỏ nên anh đồng ý để vợ cũ nuôi. Nay cháu đã lớn, anh đề nghị tòa trao quyền trực tiếp nuôi con. Lý do nguyên đơn đưa ra là vợ cũ đã có gia đình mới, kết hôn với người nước ngoài và có con riêng; điều kiện chăm sóc con trai bị hạn chế, tình cảm bị san sẻ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cháu. Hơn nữa, con trai được vợ cũ cho học trường quốc tế - sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Pháp, giờ chuẩn bị vào lớp hai nhưng cháu không biết đọc và viết tiếng Việt.

    gianh quyen nuoi con

    Anh cũng cho rằng, hiện tại con trai có biểu hiện suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tinh thần so với bạn bè cùng lứa tuổi. Việc cháu được mẹ nuôi dạy bằng văn hóa nước ngoài, phát triển theo chiều hướng không phù hợp đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt.

    Theo nguyên đơn, lúc hai người mới ly hôn, anh đồng ý chỉ thăm nuôi vào 7-8h chủ nhật hàng tuần, vì con còn nhỏ. Nhưng sau này con lớn, vợ cũ vẫn chỉ cho anh được thăm con trong thời gian này là không phù hợp. Chị còn thường đưa con đi du lịch dài ngày, không tạo điều kiện cho anh được thăm con như phán quyết của tòa.

    Trình bày tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 9 của TAND quận Tân Bình, chị không đồng ý với yêu cầu của chồng cũ. Chị cho biết có điều kiện nuôi dạy con tốt, việc thay đổi người nuôi dưỡng sẽ làm xáo trộn cuộc sống đang tốt đẹp, vui tươi của cậu bé. Chị khẳng định không hạn chế quyền thăm nuôi con của anh, song việc anh đòi thăm con vào giờ học và lúc con đang đi du lịch là "làm xáo trộn cuộc sống" nên chị không đồng ý.

    Hiện cháu theo học trường quốc tế và có thể giao tiếp được 3 ngôn ngữ: Pháp, Anh, Việt. Hơn nữa, chị là giáo viên, luôn đồng hành cùng con trong quá trình phát triển, nên việc anh nói cháu "phát triển theo chiều hướng không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt" là không có căn cứ.

    Kết quả khám sức khỏe của bệnh viện kết luận cháu khỏe mạnh, phát triển bình thường so với bạn cùng lứa. Việc người cha nói cháu có biểu hiện suy dinh dưỡng, chậm phát triển về tinh thần, sức khỏe là không đúng.

    Chị đã lập gia đình mới, có thêm con hơn 2 tuổi. Chồng chị là người nước ngoài, có học vấn và là một người chồng, người cha tốt của cả 2 con. Con trai của chị đang được sống trong một gia đình trọn vẹn có tình thương đầy đủ của cha, mẹ, anh em và ông bà.

    Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận quan điểm và các chứng cứ của chị, tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn - giao đứa trẻ cho anh trực tiếp nuôi dưỡng.

    Theo bản án, người mẹ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé "bởi đã có gia đình mới, có con riêng". Việc chị trực tiếp nuôi bé sẽ không đảm bảo về mọi mặt của trẻ "vì tình thương bị chia sẻ, sẽ gây ra những tổn thương về tình cảm khi không có cha ruột bên cạnh". Hơn nữa, cháu bé là con trai, trong giai đoạn trưởng thành cần sự quan tâm, giáo dục, chia sẻ của người cha.

    Dẫn căn cứ Điều 81 của Luật hôn nhân và Gia đình (quy định sau khi ly hôn người cha vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con), tòa cho rằng bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng khi hạn chế quyền thăm nuôi của người cha, thường đưa con đi du lịch dài ngày; yêu cầu người cha thực hiện việc thăm nuôi con vào lúc 7-8h sáng ngày chủ nhật hàng tuần. Như vậy, người mẹ bị cho là đã vi phạm khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình.

    Không đồng ý với phán quyết của tòa, bị đơn kháng cáo. Bản án cũng bị VKSND quận Tân Bình kháng nghị toàn bộ nội dung; đề nghị TAND TP HCM xử phúc thẩm theo hướng bác yêu cầu của người cha.

    Theo VKS, tài liệu chứng cứ thu thập có cơ sở xác định các quan điểm của nguyên đơn là không đúng. Theo thỏa thuận của hai bên, lúc mới ly hôn, người cha được đến thăm nuôi con vào 7-8h sáng ngày chủ nhật hàng tuần. Về sau hai bên đã thỏa thuận cân đối lại thời gian thăm nuôi - tức nguyên đơn được đưa rước, thăm nom từ 10h sáng ngày thứ 7 đến 19h tối ngày chủ nhật (hôm sau). "Việc người cha đưa ra yêu cầu bất hợp lý, yêu cầu phải được gặp con khi con đang học hoặc đi du lịch, nên người mẹ từ chối là hợp tình hợp lý", VKS nêu quan điểm.

    Từ nhỏ đến lớn, cháu bé được học ở các trường quốc tế chất lượng của Việt Nam với điều kiện cao hơn các trẻ em cùng lứa. Tất cả các trường học được hoạt động, giảng dạy hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cháu còn nhỏ nhưng có thể giao tiếp được 3 ngôn ngữ, thành tích và điều kiện mà ít trẻ cùng lứa có được. Do đó, VKS xác định không có căn cứ nói cháu bé được nuôi dạy theo chiều hướng không phù hợp, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của người Việt. Mẹ cháu bé đã lập gia đình mới, nhưng chị và chồng đã tạo điều kiện để con riêng được quan tâm, nuôi dưỡng và phát triển trong một gia đình văn minh, có đầy đủ tình thân, cả cha và mẹ.

    VKS cũng cho rằng, người cha đã không nuôi dưỡng, chăm sóc con từ lúc bé, cũng không có kỹ năng chăm sóc trẻ. Hiện cháu bé đã quen với điều kiện môi trường sống được người mẹ chăm sóc. Việc thay đổi lập tức điều kiện, môi trường sống, thầy cô, bạn bè, phương pháp giáo dục... sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để người mẹ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là đảm bảo tính toàn diện về quyền lợi ích mọi mặt cho bé.

    Dự kiến, ngày 21/12, TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xem xét yêu cầu của các bên.

    Trước phiên phúc thẩm, cháu bé đã đủ 7 tuổi, nên thẩm phán đã có buổi gặp gỡ để hỏi về nguyện vọng của trẻ, theo quy định. Biên bản buổi làm việc ghi nhận bé trai bày tỏ mong muốn được sống với mẹ và vẫn được cha đến thăm, gặp.

    Chia sẻ với VnExpress, người mẹ cho biết, quá trình học ở trường cháu vẫn được dạy môn tiếng Việt. Thực tế cháu có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Trong buổi gặp với thẩm phán tòa thành phố mới đây cháu hoàn toàn nói bằng tiếng Việt mà không cần phiên dịch.

    Theo VnExpress

  • Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu sống một trường hợp tổn thương não, nguy kịch tính mạng do treo cổ tự tử.

    BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện mới tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhi 11 tuổi, nhập viện vì tự tử.

    Bệnh nhân là em N.Q.T, ngụ tại huyện Bình Chánh. Người nhà bệnh nhân cho biết, cách nhập viện 2 giờ, bé được cô ruột gọi dậy đi học. T ở trong phòng ngủ nói cô chờ khoảng 10 phút.

    Sau 10 phút, người cô gọi nhưng không thấy trả lời nên 2 phút sau đã phá cửa phòng, phát hiện em T treo cổ định tự tử. Người nhà lập tức tìm cách đưa trẻ nằm xuống, gỡ bỏ dây siết cổ.

    tu tu nhi dong tp 1702005505019139613431
    Bệnh nhi được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Ảnh: BVCC

    Lúc này, trẻ mê, không cử động, thở yếu nên được đưa đến phòng khám gần nhà. Trẻ được sơ cứu, thở oxy và chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng thở yếu, tím tái, được cấp cứu đặt nội khí quản, huyết áp tụt phải sử dụng thuốc vận mạch.

    Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngạt do treo cổ, tổn thương não do thiếu oxy. Bệnh nhân được chống phù não, an thần, chống co giật, điều chỉnh điện giải, kiềm toan.

    Sau gần 10 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, tri giác khá hơn. T được cai máy thở, chuyển sang Khoa Nội thần kinh tiếp tục điều trị và được tư vấn hỗ trợ tâm lý.

    Bác sĩ Tiến cho biết, qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động này là vì T bị nghi ngờ lấy tiền của bạn trên lớp nên em uất ức, suy nghĩ tiêu cực và hành động nông nổi, nguy hiểm đến tính mạng. 

    Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên gần gũi, chia sẻ, động viên trẻ, kịp thời giúp trẻ thoát được khủng hoảng tinh thần, tránh những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành động đáng tiếc.

    Theo Dân Việt

  • Để trừng phạt con gái 16 tuổi không đỗ trường đại học danh tiếng, ông bố cấm con ăn no, bắt tắm nước lạnh vào mùa đông; bà nội sợ hãi đâm đơn kiện để bảo vệ cháu.

    Sau khi bố mẹ ly hôn, nữ sinh họ Ngô (16 tuổi) sống với bố ở Thiên Tân, Trung Quốc. Trong kỳ thi đại học năm ngoái, cô bé trượt trường đại học danh tiếng theo quy chuẩn của Dự án 985 (Dự án các trường đại học hàng đầu thế giới) nhưng cũng đỗ vào một trường đại học chính quy, thuộc diện trọng điểm của địa phương.

    Tuy nhiên, kết quả này không đủ làm bố nữ sinh hài lòng. Ông bắt con gái thi lại, bao giờ đỗ vào trường danh tiếng mới thôi. Sau khi đưa ra yêu cầu, ông bắt đầu dạy kèm con gái tại nhà trong kỳ nghỉ hè.

    bat con tam nuoc lanh
    Ảnh minh họa

    Đến ngày khai giảng, Ngô bị bố cấm đi học. Ông tự tay cắt tóc con gái, tạo ra kiểu tóc nham nhở khiến cô bé xấu hổ, không thể ra ngoài. Không chỉ vậy, người bố này còn không cho con ăn đủ ba bữa một ngày, bắt cô bé tắm nước lạnh vào mùa đông. Đây là hình phạt để cô bé luôn ghi nhớ rằng mình đã thi trượt trường đại học danh tiếng, phải cố gắng hơn.

    Một khoảng thời gian sau, bà nội của Ngô phát hiện sự việc. Phát hoảng về tâm lý "vặn vẹo" của con trai, bà quyết định đâm đơn kiện con để xin lệnh bảo vệ cháu gái.

    Trong phiên toàn xét xử mới đây, thẩm phán nhận định nữ sinh Ngô bị bạo lực gia đình và chấp thuận đơn xin bảo vệ của bà nội cô. Thẩm phán cũng nhấn mạnh, trẻ vị thành niên là những cá nhân độc lập và có quyền được giáo dục, cha mẹ có trách nhiệm hỗ trợ. Ông bố trên mong muốn con gái làm bài thi tốt hơn nhưng cách dạy con lại quá cực đoan, dùng danh nghĩa yêu thương để gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của con gái, tòa yêu cầu chấn chỉnh ngay.

    Cư dân mạng hết sức bức xúc với hành động của bố nữ sinh Ngô và cho rằng quyết định xin lệnh bảo vệ của bà nội thực sự cần thiết: "Người bố có vấn đề về tâm thần, ám ảnh với trường đại học danh tiếng, may là bà nội sáng suốt, đã xin lệnh bảo vệ", "Nếu thích trường danh tiếng quá thì để bố đi thi nhé", "16 tuổi đã thi đại học, không phải hơn rất nhiều người rồi sao?", "May mắn được bà nội cứu giúp, nếu không cô bé này trầm cảm mất!". ..

    "Dự án 985" hay "Dự án trường đại học 985" còn được gọi là "Dự án các trường đại học hàng đầu thế giới", được Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đề ra vào ngày 4/5/1998 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Bắc Kinh. Mục tiêu của dự án này là Trung Quốc phải làm sao để xây dựng các trường đại học hạng nhất đẳng cấp thế giới.

    Hiện có 39 trường đại học lọt vào "Dự án 985" như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Vũ Hán, Đại học Sơn Đông, Đại học Thiên Tân, Đại học Cát Lâm, Đại học Trùng Khánh...

    Kênh 14 (Nguồn: Sina)

  • Trong suy nghĩ của nhiều người, những đứa trẻ con lai luôn có lợi thế hơn về mặt ngoại ngữ. Bởi ngay từ nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ của cả bố và mẹ. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào là con lại cũng sẽ giỏi ngoại ngữ. Chẳng hạn như một cậu bé ở Trung Quốc trong câu chuyện dưới đây!

    Theo đó, một ông bố người Anh đang sinh sống ở Trung Quốc, có vợ là người Trung Quốc đã chia sẻ lại câu chuyện dở khóc dở cười của mình. Vợ chồng anh này có một cậu con trai đang học cấp 1. Dù có bố là người Anh nhưng oái oăm thay, cậu con trai thi tiếng Anh lại được 7/100 điểm (nếu quy đổi sang thang điểm 10 thì cậu bé chỉ được 0,7 điểm, chưa nổi 1 điểm).

    Chính điều này đã khiến ông bố sốc nặng. Anh quyết định dành thời gian buổi tối, kèm thêm tiếng Anh cho cậu con trai 7 tuổi nhưng tình hình vẫn không hề khá khẩm hơn. Trong clip được ông bố chia sẻ lên mạng xã hội, không ít lần anh nhăn mặt, ôm trán tỏ ra bất lực vì dạy mãi mà con không nhớ được từ vựng.

    Cuối cùng, anh thốt lên: "Tôi tức quá!".

    day con tieng anh 1
    Ông bố bất lực khi dạy con học tiếng Anh

    day con tieng anh 1

    Nhiều cư dân mạng sau khi biết đến câu chuyện của ông bố này đã không thể nhịn cười. Một số người để lại bình luận: "Tôi biết việc cười là không nên, nhưng thực sự buồn cười quá đi mất"; "Đây có phải là ví dụ thực tế nhất của câu 'Bụt chùa nhà không thiêng' không?";...

    Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, không phải cứ có bố mẹ là người Anh thì trẻ sẽ chắc chắn học giỏi tiếng Anh. Điều này chỉ giúp trẻ có lợi thế nhất định trong việc học tiếng Anh, còn trong kỳ thi thì chưa chắc. Có lẽ sau này, đứa trẻ vẫn có thể nói thông thạo được nhưng để đạt điểm thi cao thì còn phải dựa vào các yếu tố khác như ngữ pháp,... Chẳng hạn, nhiều đứa trẻ nói tốt nhưng làm Văn, làm đề kiểm tra ngữ pháp vẫn kém là chuyện bình thường.

    Theo Soha

  • Cha mẹ nào cũng luôn yêu thương, chấp nhận thiệt thòi để cho con những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng, đôi khi phương pháp dạy dỗ không đúng cách dễ tạo ra những đứa trẻ không có lòng biết ơn. Mới đây, chị Kiều Trang (32 tuổi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện có tên "Đĩa thanh long chan đầy nước mắt" khiến nhiều người phải suy ngẫm.

    dia thanh long 1

    "Chuyện là cứ chiều đi học về, mẹ sẽ làm 1 đĩa trái cây cho cả mẹ và Sóc cùng ăn. Nay cũng vậy, mình cắt 1 đĩa thanh long đỏ và gọi con ra ăn. Sóc lúc ấy đang mải chơi nên chưa ra ăn cùng mẹ. Thế là mình ăn trước 1/2 đĩa thanh long và đứng dậy đi nấu cơm.

    Sóc chơi được 1 lát thì cũng đến bàn ăn và bắt đầu òa khóc:

    Sóc: Tại sao tại sao lại còn ít thế này?

    Mẹ: Mẹ vừa ăn 1 nửa đĩa rồi, đó là phần của con.

    Sóc: Sao mẹ lại ăn của con? (vừa nói vừa gào khóc).

    Mẹ: Mẹ không ăn của con mà đó là đĩa thanh long 2 mẹ con mình ăn chung.

    Sóc: Mẹ là người lớn, mẹ phải nhường con chứ. Mẹ phải chờ con ăn xong còn thừa mẹ mới được ăn chứ. Mẹ phải bổ thêm thanh long cho đầy đĩa đi.

    Mẹ: Sóc nghe mẹ này, đây là đĩa thanh long mẹ và con ăn chung. Lúc mẹ gọi con ra ăn, con đã mải chơi không chịu ra, nên mẹ ăn trước để mẹ còn đi nấu cơm cho kịp giờ. Nếu con không thích ăn nữa thì mẹ sẽ cất đi. Mẹ sẽ không bổ thêm thanh long nữa (mình vừa nói tay chạm vào cái đĩa ra vẻ sẽ mang đi).

    Sóc: Con ăn (vừa cầm đĩa vừa khóc).

    Mẹ: Và con cần nhớ là đồ ăn thì cả nhà sẽ chia sẻ với nhau, mẹ và con. Không được đòi ăn 1 mình và không cho người khác ăn. Như thế là ích kỉ đó.

    Sóc: Vâng, con nhớ rồi (vẫn còn nước mắt, nhưng đã ăn ngon lành)".

    dia thanh long 2
    Em bé Sóc đã có một bài học đáng nhớ.

    Câu chuyện mà chị Kiều Trang chia sẻ có lẽ đã trở nên quen thuộc ở nhiều gia đình, nơi bố mẹ yêu thương và coi con cái là quan trọng nhất. Những đứa trẻ được chiều chuộng, nâng niu và gần như ỷ lại vào bố mẹ. Con coi sự hy sinh của ba mẹ là lẽ dĩ nhiên. Không thể phủ nhận rằng cha mẹ lúc nào cũng muốn dành điều tốt nhất cho con, tuy nhiên đôi khi phải dạy con bài học về sự biết ơn trước khi quá muộn.

    "Vậy đó, làm 1 bà mẹ luôn hi sinh không phải luôn tạo ra những đứa con biết ơn. Mình đã giật mình vì suy nghĩ của con. Không biết các em bé khác như thế nào, nhưng Sóc có 1 suy nghĩ là người lớn thì phải nhường trẻ con, mẹ thì phải luôn chờ con ăn xong và ăn phần thừa, đi chơi thì mẹ phải ngồi trông đồ cho con chơi, mẹ phải chờ con ngủ xong mới đi tắm.

    Hoá ra không phải tự nhiên mà Sóc có suy nghĩ này. Lỗi cũng là ở mình. Mình hay nói với con là: "Con ăn xong chưa, con không ăn nữa à, mẹ ăn nốt nhé", "Con ăn đi, ăn được đến đâu thì ăn, mẹ sẽ ăn hộ phần còn lại", "Con chơi đi, mẹ ngồi đây trông đồ cho con", "Con ngủ đi để mẹ còn đi tắm gội tẩy trang"...

    Đúng là con còn nhỏ, con sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ sẽ luôn là người ăn phần thừa, là người trông đồ, là người phải ngủ muộn nhất, là người dọn dẹp mọi thứ bừa bãi trong nhà.

    Rõ ràng, đến giờ ăn, và đó là phần ăn chung thì ai không ra ăn thì sẽ ăn đúng giờ thì sẽ ăn phần còn lại thôi. Sóc vừa khóc vừa đòi hỏi thật vô lí. Mình có thể lấy thêm cho con 1,2 miếng thanh long nữa để "vỗ về" con nhưng mình sẽ không làm vậy", chị Trang tâm sự.

    7 cách dạy con lòng biết ơn cha mẹ nên áp dụng

    1. Cha mẹ làm gương cho con

    Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của cha mẹ và dần hình thành nhân cách của chúng. Vì vậy phụ huynh nên làm gương cho trẻ về lòng biết ơn để con noi theo.

    2. Khuyến khích con làm việc nhà

    Khi trẻ cùng cha mẹ làm việc nhà, chúng sẽ nhận ra rằng mình cũng cần nỗ lực và không nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Con sẽ sớm tự lập và biết ơn việc bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng mình là 1 điều thiêng liêng. Và con cần đền đáp công ơn nuôi dưỡng, giáo dục đó của cha mẹ.

    3. Dạy trẻ giúp đỡ người khác

    Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... sẽ tập cho trẻ thói quen hỗ trợ hoàn cảnh khốn khó, yếu thế trong cuộc sống.

    4. Tâm sự với bé về những vất vả của cha mẹ

    Nhiều phụ huynh thương con nên thường giấu sự vất vả của mình, chỉ để con cái thấy được những lúc mình an nhàn, không vất vả. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Con sẽ cảm thấy cha mẹ làm việc quá dễ dàng, kiếm tiền không mất nhiều công sức như chúng nghĩ... Từ đó con không coi trọng công sức của cha mẹ.

    5. Đừng đáp ứng mọi đòi hỏi của con quá dễ dàng

    Nhiều cha mẹ dễ dàng "đầu hàng" khi con mè nheo muốn đòi hỏi 1 thứ gì đó. Thái độ này của phụ huynh sẽ làm ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng lòng biết ơn ở con bạn. Cảm giác thỏa mãn dễ dàng sẽ khiến bé mất đi lòng biết ơn với những người đã làm ra thứ mình thích, những người đã đáp ứng mình.

    6. Cha mẹ hãy dạy con nói lời cảm ơn

    Cảm ơn, xin lỗi, vui lòng là câu nói mà cha mẹ cần phải dạy trẻ khi còn nhỏ. Dạy trẻ luôn phải cảm ơn người khác khi họ mang lại cho ta một điều tốt đẹp. Dạy trẻ nói lời xin lỗi khi làm phiền hoặc có lỗi với người khác.

    7. Cha mẹ hãy kiên nhẫn

    Trẻ không thể đột nhiên thấm nhuần những lời răn dạy của bố mẹ và chúng cần thời gian trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm sống. Vì vậy cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, lòng biết ơn với những thứ mình nhận được.

    Theo Kênh 14

  • Được coi là những đứa trẻ học giỏi nhất nước Anh, nhưng Wajih và Zohaib không hề 'đầu to mắt cận', có thời gian xem TV, chơi điện tử như thường. Các em được nuôi dạy như thế nào?

    Nhiều bậc cha mẹ thường quay phim những bước chân chập chững đầu tiên của con trẻ để lưu giữ. Nhưng với gia đình Usman Ahmed, không gì khiến anh tự hào bằng cảnh quay cậu con trai lớn giải những bài toán đầu tiên ở tuổi lên hai.

    Giờ đây, cậu con lớn, Wajih, 11 tuổi, đạt điểm A bậc ở cao nhất của Cuộc thi Toán cao cấp (A-level Further Mathematics) ở Anh. Cậu em trai 9 tuổi là Zohaib, còn đặc biệt hơn, cũng đạt điểm A trong kỳ thi toán tương tự, trở thành người trẻ tuổi nhất đạt kỷ lục này. Giống anh trai, Zohaib có kế hoạch tới trường ĐH vào tuổi 14 và học tiến sĩ ở tuổi 17.

    Ở trường, hai cậu bé tham gia tất cả các tiết học. Nhưng vào giờ toán, chúng ngồi nghiên cứu những bài toán cao cấp. “Khi các bạn bè cùng lớp nhìn qua vai cháu và thấy những trang sách về ma trận, lượng giác học… họ rất “choáng”, Zohaib cười khúc khích, kể lại.

    Wajih and Zohaib
    Wajih (trái) và em trai Zohaib.

    Không 'đầu to mắt cận'

    Hai cậu bé nhìn rất bình thường, không đeo kính, đầu cũng không to dị thường. Chúng thậm chí khá thảnh thơi. Trong phòng của hai cậu, bên cạnh sách giáo khoa, còn có một chiếc máy vi tính, một bộ máy chơi game PlayStation và Wii.

    Ông bố, Usman, 43 tuổi, gốc Pakistan, tiến sĩ môn Vật lý, đang làm việc cho Bộ Quốc phòng Anh. Còn bà mẹ, Saadia, 37 tuổi, gốc Abu Dhabi thuộc Tiểu vương quốc Arap thống nhất, ở nhà làm nội trợ.

    Trong căn nhà của họ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười, bọn trẻ mong muốn khi lớn lên làm việc tính toán tiền lương hay bảo hiểm, chứ không phải cầu thủ bóng đá, nhà du hành vũ trụ.

    “Chúng tôi cố gắng giúp các con không bị ảo tưởng về mình, không để tài năng khác thường trở thành một điều bất lợi cho chúng”, Saadia nói.

    Vẫn có thời gian chơi

    Gia đình Ahmed không tin rằng chỉ nền giáo dục đắt tiền mới giúp bọn trẻ phát triển tài năng. Wajih và Zohaib vẫn học ở trường địa phương. Vào tháng 9 tới, Wajih chuyển tới một trường phổ thông hỗn hợp, cho nhiều trình độ khác nhau, gần Thornden. Ông bố cho biết sẽ “không bỏ thêm một xu lẻ nào, vì hệ thống giáo dục ở đây rất tốt”.

    Hai cậu học quá 'siêu' nhưng vẫn có thời gian vui chơi

    “Không có năng khiếu tự nhiên, bọn trẻ cũng có thể giỏi giang bằng việc học hành có hệ thống và chăm chỉ", ông Usman Ahmed khẳng định.

    “Bọn trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Điều đó quan trọng hơn là gửi con tới một trường học đắt đỏ. Tôi thà dành thời gian cho các con, còn hơn là chỉ tiêu tiền cho chúng”, Usman nói.Dưới sự giám sát của bố mẹ, hai cậu học bài ba tiếng mỗi ngày vào buổi tối, 5 tiếng vào thứ 7 và chủ nhật. Chúng làm tất cả bài về nhà giống bạn bè cùng lớp, nhưng làm thêm một số bài tập khó.

    Usman khẳng định thời gian biểu của bọn trẻ không có gì bất thường. “Chúng còn thừa thì giờ để chơi điện tử, xem ti vi, nhưng điều khác biệt là có những khoảng thời gian tập trung học tập”.

    Wajih and Zohaib
    Dường hai vợ chồng nhà Saadia vô cùng tự hào vì hai cậu con trai giỏi nhất nước Anh này

    Saadia nói thêm: “Chúng tôi không quá nghiêm khắc, nhưng có những quy tắc và hệ thống. Bọn trẻ có thời gian để chơi game, khoảng một tiếng mỗi ngày. Tất nhiên chúng tôi cũng thận trọng với các bộ phim và chương trình TV mà chúng xem. Chúng chủ yếu xem phim tài liệu và game show. Chúng tôi khuyến khích các con xem bản tin lúc 22 h, trước khi đi ngủ, vì muốn chúng hiểu biết về thế giới”.

    Về nguyên nhân khiến hai đứa trẻ chịu học, ông bố Usman cho biết, trước hết, giải toán không chỉ là bài tập, mà là trò chơi yêu thích của bọn trẻ. Thứ hai, thay vì thỉnh thoảng cho tiền lẻ, các cậu bé được “trả lương” theo số giờ học. Khoảng 25 xu cho một giờ, nhưng tổng số tiền lên tới 10 - 15 bảng một tháng.

    “Nhiều người khuyên tôi nên để bọn trẻ ra ngoài khám phá thế giới theo cách của chúng và quyết định chúng muốn làm gì, nhưng câu trả lời của tôi là không”, Usman dứt khoát. “Nếu cha mẹ không ảnh hưởng đến chúng, chúng sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, hoặc những gì chúng xem trên truyền hình, trên báo chí. Chúng tôi sẽ khuyên bảo chúng một cách chân thành và hướng dẫn chúng theo hướng tốt nhất cho cuộc sống”.

    Báo Đất Việt (theo DailyMail)

  • Trẻ em chính là một trang giấy trắng, chưa hình thành tam quan, chưa hình thành hỷ nộ ái ố, cũng như chưa hình thành cho bản thân một nhận thức độc lập. Vào giai đoạn này, những thông tin mà trẻ tiếp thu hoặc được dạy là vô cùng quan trọng. Cho nên nhiệm vụ của cha mẹ là không hề dễ dàng chút nào.

    Về cơ bản cấu tạo sinh lý khiến cho cách giáo dục con trai và con gái cũng chia thành 2 hướng khác nhau. Con gái thường sẽ nhạy cảm, cẩn thận, hiền lành và dễ thương; con trai thường sẽ lý trí, ăn to nói lớn và cứng rắn quả cảm. Cho nên, con trai và con gái sẽ có con đường học tập và tiếp thu không giống nhau. 

    nuoi day con hieu qua

    Khi nói đến giáo dục con gái, cha mẹ nên ghi nhớ 3 nguyên tắc sau: 

    1. Tránh trọng nam khinh nữ 

    Khái niệm kế thừa đã rất quen thuộc đối với người Châu Á từ cổ chí kim. Đa số, người xưa chú trọng năng lực lao động và làm việc, nên hầu như họ đều để cho phái nam kế thừa gia sản, sự nghiệp. Từ đó hình thành nên quan niệm trọng nam khinh nữ. 

    Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong xã hội hiện đại. Không chỉ nam giới mới có thế mạnh trong lao động và làm việc, mà phái nữ cũng nổi trội không kém. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng được loại bỏ từ đây. 

    Nam và nữ đều là những phần tử quan trọng trong xã hội, song phương đều có thể đạt được những thành tích ngang nhau trong cuộc sống. Cho nên chúng ta không nên giữ lại ý nghĩ xem ai hơn ai. 

    2. Tránh lãng phí tiền của vô tội vạ 

    Người xưa có câu: "Nuôi con trai giả nghèo, nuôi con gái giả giàu." 

    Chứng tỏ con gái từ xưa đến nay luôn cần nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn các đấng mày râu. Bất luận là về vật chất hay tinh thần thì con gái luôn cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. 

    Mặc dù nói vậy, nhưng cũng đừng quá nuông chiều con. Thương yêu con đúng mực có thể giúp con bồi dưỡng nên tư tưởng và khí chất tốt. Nhưng nếu bạn nuông chiều quá mức thì sẽ vô tình mang đến thêm gánh nặng cho gia đình.

    Nếu chẳng may, sau này tạo cho con thói quen tiêu xài phung phí, đến lúc gia đình không còn có khả năng chu cấp nữa thì hậu quả thật sự rất gay go. Con gái sau khi trưởng thành cũng sẽ không hiểu chuyện, không chịu được cực khổ, tính tình kiêu ngạo. 

    3. Tránh lơi lỏng: Nhất định phải dạy con cách tự vệ 

    Trong quá trình trưởng thành, con gái sẽ có khả năng gặp nhiều nguy hiểm hơn con trai. Cho nên, dạy con cách tự vệ là một nhiệm vụ tuyệt đối không được quên của các bậc cha mẹ, cho dù là trên phương diện giáo dục an toàn giới tính hay an toàn cá nhân. 

    Các cô gái sống trong xã hội thường sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn chẳng hạn như bắt cóc, buôn người, tấn công tình dục và các loại tấn công khác,... Một khi những sự việc không mong muốn này xảy ra sẽ lưu lại vết thương sâu sắc đối với phái nữ, vì thế việc giáo dục trẻ cách tự vệ để ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra là điều vô cùng quan trọng. 

    Khi nói đến giáo dục con trai, cha mẹ nên ghi nhớ 3 nguyên tắc

    1. Không ôm đồm nhiều việc 

    Cha mẹ luôn liên tục mang đến cho con những gì mà họ cho là tốt, nhưng lại quên hỏi rằng con cái có thật sự muốn điều đó hay không. Lo liệu hết mọi thứ trong cuộc sống thay con sẽ vô tình tước đi khả năng tự lập của chúng. Loại tình yêu như vậy giống như một cái lồng ngột ngạt, mượn danh nghĩa tình yêu để buộc con trẻ chấp nhận sự giám sát cùng sắp đặt của cha mẹ. 

    Trong xã hội, con trai luôn là người được kỳ vọng cao hơn. Ai cũng mong muốn chúng có thể gánh vác nhiều trách nhiệm, có bản lĩnh riêng. Cho nên, việc ôm đồm hết mọi thứ thay con sẽ chỉ hại chúng không có cơ hội phát triển năng lực bản thân mà thôi. 

    2. Không đàn áp cảm xúc con 

    Bởi vì con trai thường phải sống dưới sự kỳ vọng của rất nhiều người trong gia đình, cho nên cha mẹ thường yêu cầu chúng phải lý trí, khôn ngoan trong mọi tình huống. Như câu "nam nhi đổ máu, không đổ lệ", có thể thấy rõ sự đàn áp về mặt cảm xúc của mọi người đối với phái mạnh. 

    Kiềm chế cảm xúc không phải là một cách sống lành mạnh. Gặp chuyện không được phép khóc vốn là một chuyện vô lý. Giải phóng cảm xúc là một nhu cầu bình thường của mọi người, bất luận là nam hay nữ thì đều là những cá thể độc lập. Cảm xúc là thứ mà từ khi sinh ra, mỗi cá thể đã có trong người. Hỷ nộ ái ố đều là một phần không thể tránh trong cuộc sống. 

    3. Không chiều hư 

    Bởi vì tư duy truyền thống cổ xưa, con trai thường là những người được ưu ái, nên nhiều thế hệ người lớn có xu hướng yêu thích con trai hơn, thậm chí cưng chiều con và cháu trai quá mức. 

    Chiều chuộng đôi khi không phải là một loại yêu thương, mà là một loại tổn thương. Nếu một đứa trẻ sống quá thuận lợi trong một thời gian dài, chúng sẽ không biết cái khổ của cuộc sống, sau khi trưởng thành sẽ mất đi năng lực và dũng khí đối mặt với khó khăn. Chúng sẽ chán ghét sự khắc nghiệt của cuộc sống, sợ chịu tổn thương, quen với việc nấp sau cái bóng hậu thuẫn của gia đình. 

    Tuy nhiên, gia đình không thể che mưa chắn gió mãi cho chúng được. Rồi cũng sẽ có ngày chúng buộc phải bị đẩy ra trước cơn bão, lúc đó, những đứa trẻ bị chiều hư chắc chắn sẽ thất bại vì không chịu được khổ, không có khả năng sinh tồn. 

    Vấn đề giáo dục trẻ em là một vấn đề rất quan trọng và cần nhiều thời gian để tìm tòi học hỏi. Giáo dục không chỉ là dạy cho con kiến thức mà còn dạy con biết cách làm người, dạy chúng trở thành bông hoa đẹp, tỏa hương cho chính cuộc đời của mình và làm rạng rỡ khu vườn chung của mọi người.

    Theo Cafebiz

  • Cách đây một thời gian, một bức ảnh đã lan truyền trên mạng, khiến nhiều phụ huynh bàn tán. Trong hình xuất hiện hai bà mẹ trên tàu điện ngầm, mỗi người đi cùng hai đứa con của mình. Tuy nhiên, cảnh tượng mỗi bên mỗi khác:

    Người mẹ bên trái cùng các con đọc sách, hai bé đọc rất tập trung;

    Người mẹ bên phải đưa điện thoại cho con chơi, hai bé cũng rất vui vẻ.

    buc anh tau dien ngam
    Bên mỗi bà mẹ là một khung cảnh khác nhau

    Nhìn hình ảnh, một số cư dân mạng bình luận: “Tại sao sau khi lớn lên, giữa những đứa trẻ lại có sự khác biệt lớn đến vậy?”.

    Tuy nhiên, thực tế chúng ta không có quyền phán xét bất kỳ người mẹ nào trong ảnh. Bạn phải hiểu rằng trẻ không nghe lời chúng ta, chúng bắt chước chúng ta.

    Có một trích đoạn rất thú vị trong bộ phim hoạt hình Building Block Chicken :

    Hai cha con đang ngồi ở bàn, một người ăn đậu phộng, một người ăn kem. Đột nhiên người cha chỉ vào mấy bức tranh hình học trước mặt con trai rồi nói: “Giờ mà con còn ăn?! Làm xong bài tập về nhà chưa?”.

    Nhưng đứa trẻ không hề sợ hãi: “Bố cũng đang ăn mà… Sao bố không học bài ạ?”.

    Đó là một phân đoạn mới xem bạn sẽ bật cười nhưng khi ngẫm lại lại thấy nó hàm chứa một ý nghĩa khác.

    Chúng ta thường thấy những hình ảnh thế này:

    Cha mẹ cắm mặt vào điện thoại, con cái cũng ôm máy tính bảng xem say sưa ở bên cạnh;

    Cha mẹ vừa đu phim vừa ngáp, con cái cũng ôm điện thoại vui vẻ chơi game;

    Cha mẹ không bao giờ tổng kết lại công việc sau một ngày, nên con cái họ đi học về cũng chẳng chịu ôn bài…

    Vậy mà chúng ta thường trách trẻ chỉ biết chơi game, không chịu học hành, không biết cố gắng. Nhiều khi cha mẹ cố gắng hết sức để ép con vào, luôn cảm thấy phiền lòng trước những hành vi nghịch ngợm của con ở một khía cạnh nào đó, nhưng họ ít biết rằng lời nói và việc làm của con thực chất chỉ là đang mô phỏng lại cha mẹ.

    Thay vì thúc giục, đòi hỏi con làm thế này làm thế kia, cha mẹ nên làm gương trước, muốn con trở thành người thế nào thì cha mẹ cần trở thành người như thế trước.

    Con cái là bản sao của cha mẹ, việc giáo dục con cái bằng giới luật hành động, ngôn ngữ của chính mình là điều vô cùng quan trọng.

    Trẻ nhìn người lớn nói chuyện và bắt chước. Dạy bằng cách làm gương là một kiểu giáo dục thầm lặng, tầm quan trọng của nó thậm chí còn lớn hơn nhiều so với những gì trẻ học được từ giáo viên ở trường.

    Mỗi lời nói, việc làm, hành động của người lớn đều in sâu vào tâm trí trẻ, ảnh hưởng đến những lựa chọn, quyết định quan trọng của trẻ trong tương lai. Chúng ta không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời nhưng phải làm gương tốt cho con. Biết đâu đấy một trong những quyết định trong lúc vô tình của chúng ta lại có thể ảnh hưởng đến số phận cuộc đời của con cái chúng ta.

    Theo Cafebiz

  • Cuộc sống của hai đứa con gái khiến phụ huynh hối hận vì cách nuôi dạy của mình.

    Cô Vương (Trung Quốc) có hai cô con gái sinh đôi. Áp lực làm việc và mưu sinh ở thành phố quá căng thẳng nên hai vợ chồng quyết định gửi bớt 1 đứa con về nhà bà ngoại ở quê. Gia đình chỉ được đoàn tụ trong dịp nghỉ hè hay năm mới. Sau nhiều năm, tình hình tài chính của gia đình được cải thiện, cô Vương mới đưa con về sống chung.

    Khi lớn lên, mặc dù cả hai cô con gái đều được nhận vào đại học và chỉ chênh nhau 5 điểm nhưng sự khác biệt về môi trường sống đã dẫn đến sự tương phản rất lớn trong tính cách và cuộc đời của họ.

    Cô em gái thường tham gia các hoạt động của trường và đạt được nhiều giải thưởng. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tìm được một công ty tốt với mức lương cao. Cô chị là người sống nội tâm, tự ti nên ít kết bạn ở trường đại học, phỏng vấn xin việc cũng gặp trục trặc nhiều lần. Cuối cùng, cô chỉ có thể làm một công việc lương thấp ở một thị trấn nhỏ.

    nuoi 2 dua tre
    Ảnh minh họa

    Sự nội tâm, tự ti của cô phần lớn là do việc phải sống xa cha mẹ, từ nhỏ, cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương, quan tâm bằng người em. Bên cạnh đó, môi trường ở nông thôn, thiếu thốn hơn thành phố cũng khiến cô chị cảm thấy mình có nhiều điều không sánh được bằng cô em. Ngoài ra cách nuôi dạy của ông bà và bố mẹ cũng có phần khác biệt.

    Thấy hai đứa con khác nhau quá nhiều, người mẹ không khỏi hối hận vì quyết định lúc trước của mình

    Tại sao nhiều cặp song sinh ngoại hình giống hệt nhau nhưng lại có tính cách khác nhau đến vậy?

    Cặp song sinh có sự khác biệt lớn về tính cách, điều này liên quan nhiều đến cha mẹ.

    1. Cha và mẹ có tính cách rất khác nhau

    Nếu tính cách của cha mẹ rất khác nhau thì sự khác biệt này sẽ được truyền sang hai đứa trẻ sinh đôi. Đặc biệt đối với những cặp song sinh khác trứng, rất có thể khác biệt về ngoại hình, chiều cao và tính cách.

    Ngay cả khi sự khác biệt về tính cách của cặp song sinh không phải do di truyền gây ra thì cũng có thể một đứa theo mẹ và một đứa theo bố thường xuyên hơn. Khi đó, tính cách của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến con cái.

    2. Sở thích của cha mẹ khác biệt

    Ở một số gia đình có con sinh đôi, cha mẹ có thể thích một trong hai đứa vì ngoại hình hoặc thứ tự chúng được sinh ra. Đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc thiếu quan tâm hơn sẽ trách móc cha mẹ.

    Việc bị thiếu quan tâm trong một thời gian dài không chỉ khiến trẻ thù ghét anh chị em của mình còn khiến trẻ cảm thấy tự ti, tự coi thường bản thân. Bên cạnh đó, đứa trẻ được chiều hơn có thể nảy sinh tính kiêu căng, ích kỷ, coi thường người khác.

    Gia đình có cặp song sinh cần lưu ý những vấn đề gì?

    - Nên đối xử bình đẳng với cả hai đứa trẻ

    Trong một gia đình đông con, đứa trẻ nào không được quan tâm, không được yêu thương sẽ mất đi sự kỳ vọng đối với người thân. Trẻ sẽ không học được cách yêu bản thân, không học được cách tin tưởng người khác, thậm chí không cảm nhận được giá trị tồn tại của chính mình. Sự thiên vị của cha mẹ chính là một kiểu hành hạ tinh thần trẻ.

    Đừng ưu ái bất kỳ đứa trẻ nào, hãy để chúng có cơ hội phát triển như nhau. Cha mẹ nên xây dựng kế hoạch giáo dục tương ứng dựa trên tính cách và sở thích khác nhau của các con. Đồng thơi khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh, tài năng của bản thân, giúp trẻ trở thành người độc lập, tự tin và có trách nhiệm.

    Trong những gia đình có cặp song sinh, cha mẹ phải học cách điều phối mối quan hệ giữa các con và lắng nghe ý kiến, nhu cầu của con. Khi mâu thuẫn và vấn đề nảy sinh, cha mẹ nên hiểu sự thật một cách khách quan và đưa ra phán xét dựa trên đúng sai, thay vì chỉ dựa trên độ tuổi và sở thích.

    Cố gắng không nuôi riêng từng đứa trẻ

    Như câu chuyện ở trên, do điều kiện tài chính, vợ chồng chị Vương phải gửi một đứa về nhà bà ngoại ở quê. Vì vậy, môi trường sống của hai đứa trẻ rất khác nhau.

    Điều này không chỉ dẫn đến sự khác biệt về tính cách mà còn tạo khoảng cách tâm lý giữa hai đứa trẻ. Đứa trẻ bị mang đi sẽ cảm thấy mình bị đối xử bất công, đồng thời có thể nảy sinh oán hận với cha mẹ.

    Dù biết rằng còn tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng khi lên kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng đã phải lường trước những vất vả, tốt nhất là con mình mình nuôi. Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen. Chính cha mẹ mới là người chăm con toàn diện nhất, trao cho con một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tươi vui.

    Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng cho các con gần gũi nhau và tạo sự gắn kết với gia đình. Trường hợp phải xa con, cha mẹ cần thường xuyên liên lạc, thể hiện sự quan tâm để con thấy mình không bị bỏ rơi.

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • Hai cảnh sát đến nhà McKenna kiểm tra sau khi nhận tin tố cáo nặc danh chỉ vì bà mẹ cho các con tắm trong bể bơi sau nhà.

    cho be tam
    Stephen (trái) và Elizabeth, hai con của McKenna. Ảnh: FB

    Beth McKenna, một bà mẹ ở Newcastle, cho biết cô đang yêu cầu lời xin lỗi từ những người hàng xóm vì đã gọi báo cảnh sát chuyện các con cô "tắm truồng" trong bể bơi bơm hơi ở vườn nhà.

    McKenna rất kinh ngạc khi hai cảnh sát mặc đồng phục hôm 4/7 xuất hiện tại nhà cô sau khi nhận được cuộc gọi bày tỏ lo ngại về vấn đề chăm sóc con cái của cô đối với hai bé Stephen, 5 tuổi, và Elizabeth, hai tuổi. Tuy nhiên, những gì cảnh sát nhận thấy là hai đứa trẻ vui vẻ chơi đùa trong bể bơi dưới ánh nắng hè.

    "Tôi nghĩ cảnh sát đã rất bối rối khi họ nhận ra sự thật. Tôi rất sốc nhưng hơn tất cả, tôi cảm thấy vô cùng tức giận. Có những người bị giết, những tội ác và đó mới là những gì cảnh sát nên dành thời gian để điều tra, không phải chuyện này", McKenna nói.

    Bà mẹ hai con cũng chỉ trích "những người hàng xóm tò mò" vì cô tin chính họ đã báo cảnh sát. "Tôi là một người mẹ tốt và tôi rất tức giận khi có ai đó xét đoán về con tôi. Không ai có quyền thực hiện điều đó và tôi muốn người gọi điện báo cảnh sát phải xin lỗi và phải bị xử lý. Con gái tôi có mặc bỉm, không phải cởi truồng", McKenna cho hay.

    Người phát ngôn của cảnh sát cho biết mỗi năm họ nhận được hàng chục nghìn cuộc gọi nặc danh báo cáo về các trường hợp bỏ bê, lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục đối với trẻ em. Cảnh sát sẽ xem xét những báo cáo này và quyết định có hành động hay không.

    VnExpress (theo Daily Mail)

  • Hóa ra việc người mẹ trao đổi với nhân viên của quán cà phê chỉ là bức bình phong che đậy cho hành vi đáng xấu hổ của đứa trẻ. Câu chuyện xảy ra tại thủ đô London (Anh) mới đây không chỉ khiến cho cộng đồng mạng cảm thấy phẫn nộ trước hành vi của 2 mẹ con, mà một số người còn lo lắng cho sự phát triển của đứa trẻ trong tương lai. 

    Mẹ đánh lạc hướng nhân viên để con thực hiện hành vi đáng xấu hổ

    trom dien thoai 1
    Người mẹ bắt đầu hỏi han để thu hút sự chú ý của nhân viên.

    Theo thông tin được đăng tải trên tờ Daily Mail, sự việc mới xảy ra hôm thứ Sáu, 18/8 vừa qua tại một quán cà phê ở Lewisham, phía Đông Nam thủ đô London của Anh. Camera an ninh đã ghi lại được toàn bộ diễn biến vụ việc và hành vi đáng xấu hổ của 2 mẹ con. 

    Người mẹ đeo túi xách đã chọn 2 chai nước quả và đang hỏi giá tiền của món đồ với nhân viên ở quầy thu ngân, để xem mình nhận lại được bao nhiêu tiền trả lại. Sự việc cũng thu hút sự chú ý của một nhân viên khác đứng cạnh đó. Trong khi đó, đứa trẻ mặc áo màu xanh, có vẻ là một bé trai tầm 5, 6 tuổi và đang đứng cạnh mẹ mình. 

    trom dien thoai 1
    Đứa trẻ lợi dụng cơ hội, lén lút cầm chiếc điện thoại trên bàn.

    Thế nhưng, cả 2 cô gái trẻ không ngờ được rằng đây chỉ là một bước trong kế hoạch đánh lạc hướng của người phụ nữ. Vì chỉ vài giây sau, khi người mẹ bước hẳn vào trong quầy thu ngân để trao đổi với nhân viên thì đứa trẻ đã lợi dụng cơ hội này để lấy chiếc điện thoại của nữ nhân viên thu ngân.

    trom dien thoai 1
    Đứa trẻ cẩn thận lùi dần về phía sau.

    Không hề nghi ngờ gì, nữ nhân viên vẫn tiếp tục công việc của mình mà không biết rằng điện thoại của cô đã bị đánh cắp. 

    Ngay sau đó, có vẻ như người mẹ cũng không mua 2 chai nước quả nữa, mà đi ra bên ngoài, nhìn thấy đứa trẻ cho chiếc điện thoại vào túi, biết rằng kế hoạch của họ đã thành công và dẫn đứa trẻ nhanh chóng rời khỏi quán cà phê.

    trom dien thoai 1
    Người mẹ ra hiệu cho con đi ra khi đứa trẻ đang cất chiếc điện thoại vào túi.

    Đoạn clip được đưa lên mạng xã hội với lời chú thích: Chuyện này đã xảy ra vào hôm nay ở Lewisham, những kẻ lừa đảo lợi dụng chuyện đổi tiền, đứa trẻ đã lấy cắp điện thoại. 

    Bài đăng đã nhận được sự quan tâm lớn, nhiều netizen cảm thấy sững sờ trước hành vi đáng lên án của 2 mẹ con. 

    "Thật kinh khủng, những kẻ trộm cắp còn đang lợi dụng trẻ con để làm chuyện này. Thật đáng buồn khi lũ trẻ được dạy những mánh khóe ở độ tuổi còn nhỏ như vậy", một người viết. 

    "Đứa trẻ thật đáng thương, tôi không biết sau này lớn lên nó sẽ trở thành người như thế nào", một netizen bình luận. 

    "Người mẹ thật đáng lên án", một người nữa cho hay. 

    Theo các số liệu do Sở Cảnh sát London cung cấp, năm ngoái ở London có tới hơn 90.000 chiếc điện thoại bị đánh cắp, nghĩa là mỗi ngày có 250 chiếc bị đánh cắp. 

    Gia đình cố tình chọn bàn ngay cửa, xem camera chủ quán mới hiểu lý do

    Việc bố mẹ lên kế hoạch cùng những đứa con để thực hiện hành vi trộm cắp hoặc trốn trả tiền khi đi ăn nhà hàng không còn là chuyện quá hiếm. Cũng theo thông tin mà tờ Daily Mail đăng tải, vào khoảng hơn 7h tối ngày 23/4 vừa qua, có 4 vị khách bước vào quán ăn của ông Vito Ciaraolo, 59 tuổi ở Sheffield, Nam Yorkshire, Anh, gồm 1 cặp đôi và 2 đứa trẻ. 

    Nhìn từ cách hành xử, có vẻ như họ là một gia đình. Họ gọi các món chính gồm oliu, 3 cái piza, cà tím cùng 1 ly nước quả và 3 nước ngọt. Tổng hóa đơn là 60,95 bảng (tương đương gần 1,8 triệu VNĐ). 

    Sau khi ăn xong món chính, camera an ninh cho thấy người phụ nữ mặc đồ đen bỗng đứng dậy và dắt 2 đứa trẻ đi ra khỏi nhà hàng.

    trom dien thoai 1
    Người phụ nữ mặc áo đen đã dẫn 2 đứa trẻ rời đi trước.

    Người đàn ông mặc áo phông màu xanh sau đó gọi thêm đồ tráng miệng. Thế nhưng, lợi dụng lúc người phục vụ không để ý, anh ta cũng đã lẻn ra về lúc nào không hay mà chẳng hề thanh toán cho những thứ mà họ đã ăn. 

    trom dien thoai 1
    Người đàn ông mặc áo xanh gọi đồ tráng miệng, nhưng sau đó cũng rời đi.

    Ông Vito, đầu bếp kiêm chủ nhà hàng cho biết ông đã sở hữu nhà hàng Ý này được 32 năm. Khi xem lại camera an ninh, ông mới hiểu ra là họ đã có âm mưu ngay từ đầu. Dấu hiệu đầu tiên là họ cố tình chọn chiếc bàn ngay gần cửa trước khi gọi đồ với mục đích dễ dàng rời đi mà không để bị phát hiện.

    Ngoài ra, họ còn cẩn thận quan sát xem ở góc đó của nhà hàng có camera không. Tuy nhiên họ có lẽ đã không nhìn thấy 1 chiếc camera được gắn ở nơi rất cao.

    Vị đầu bếp 59 tuổi này cho biết, cặp đôi đã hành động vô cùng xấu xí và là một tấm gương tồi cho các con của họ. Ông cũng đoán rằng từ hành động của họ, có lẽ họ đã áp dụng chiêu thức này với các nhà hàng khác. 

    Tuy nhiên, ông Vito chia sẻ ông chưa báo cảnh sát mà hy vọng cặp đôi sẽ nhận ra lỗi lầm và quay trở lại cửa hàng trả lại tiền cho ông. Nếu họ làm vậy, ông sẽ dành số tiền này để làm từ thiện.

    Phunuvietnam (theo DailyMail)

  • Người ta thường nói: "Đừng làm điều ác cả khi chúng nhỏ bé". Vì những hành vi nhỏ bé đó có thể gây ra hậu quả nặng nề gấp trăm nghìn lần.

    Lý Nhược Tư, chỉ mới 15 tuổi, là một học sinh giỏi. Ở độ tuổi này, cô gái có phần đề cao mình hơn bởi thành tích học tập xuất sắc. Đồng thời, Lý Nhược Tư rất coi trọng sự riêng tư của mình. Vì vậy, một ngày của năm 2013, phát hiện em họ Lý Thành Vân nhìn lén ngoài cửa khi mình đang tắm, Lý Nhược Tư lập tức nổi trận lôi đình.

    Cô gái trẻ không chỉ mắng Lý Thành Vân mà còn trút giận sang cô và dượng (tức bố mẹ của Lý Thành Vân).

    “Nhỏ tuổi không lo học hành cho tốt, mà lại đi nhìn lén con gái người ta đang tắm. May mà lần này là người thân trong nhà, nếu như nhìn con gái nhà người khác thì không biết hậu quả như thế nào”, Lý Nhược Tư nói với bố mẹ của em họ.

    nhin len tam
    Hình minh họa

    Vốn tưởng rằng cô dượng sẽ dạy dỗ lại và trừng phạt Lý Thành Vân, nhưng điều mà Lý Nhược Tư không ngờ tới là khi nhìn thấy con trai khóc bù lu bù loa, họ lại quay ngược chỉ trích cô gái.

    “Nếu không phải con không đóng chặt cửa lại, thằng bé sao có thể nhìn vào được, huống chi con cũng chẳng đẹp chỗ nào, làm chị mà không biết nghĩ cho em trong nhà”, Lý Nhược Tư bị cô mắng.

    Lý Thành Vân chỉ kém Lý Nhược Tư một tuổi, cô tin chắc mình đã đóng chặt cửa khi đi tắm, nhưng bây giờ lại bị cô và dượng mắng mỏ, xem như đổ mọi tội lỗi về phía mình, điều này khiến cô uất nghẹn.

    Vì bố mẹ làm việc ngoại tỉnh nên Lý Nhược Tư phải ở tại nhà cô. Bản thân cô gái cũng hiểu đứa em họ này là “cục vàng, cục bạc” trong lòng cô dượng nên chỉ đành nuốt cơn giận này xuống mà chịu đựng.

    Nhưng nhờ có sự dung túng của cha mẹ, Lý Thành Vân chẳng những không hề cảm thấy có chút áy náy nào về hành vi trước đó mà thậm chí còn cho rằng Lý Nhược Tư đang cố tình làm xấu mặt mình, nên cậu ta đã nhen nhóm ý định trả thù trong lòng.

    Một ngày sau đó, Lý Thành Vân biết chị họ chuẩn bị ra ngoài nên biết chắc cô sẽ thay quần áo. Thế là cậu lén tìm chìa khóa phòng, mở cánh cửa mà Lý Nhược Tư đã khóa trái bên trong.

    Cứ như vậy, Lý Nhược Tư đang thay quần áo thì bị hành động đột ngột của cậu em họ làm cho vừa xấu hổ vừa sợ hãi. Cô không nghĩ em họ lại có thể nghịch ngợm đến mức xấu xa như vậy. Lúc này, Lý Nhược Tư nhận ra chỉ có bản thân mới có thể đòi lại công bằng cho mình. Vì nếu chỉ nhờ vào bố mẹ thì không khả thi vì họ nhất định chỉ bảo cô cố nhẫn nhịn, còn cô và dượng thì càng không có hy vọng hơn.

    Để dạy cho Lý Thành Vân một bài học và cho cậu bé này biết rằng mình không dễ bị bắt nạt, Lý Nhược Tư đã gọi những người bạn vây quanh Lý Thành Vân trên đường đi học về, dùng gậy sắt đe dọa cậu. Lúc đầu, Lý Nhược Tư chỉ là muốn hù dọa em trai họ bị “chiều chuộng thành quen” này, nhưng cô không bao giờ nghĩ rằng Lý Thành Vân lại sợ hãi đến mức ngất xỉu tại chỗ và tử vong ngay sau đó.

    Theo pháp luật Trung Quốc, người vô ý làm chết người thì bị phạt tù có thời hạn từ ba năm đến bảy năm; nếu tình tiết tương đối nhẹ thì bị phạt tù không quá ba năm. Tuy nhiên, cần lưu ý, người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi thì khi phạm tội cố ý giết người, cố ý gây thương tích gây thương tích nặng hoặc tử vong, hiếp dâm, cướp tài sản... phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Vào thời điểm xảy ra vụ việc, Lý Nhược Tư mới 15 tuổi, bị nghi ngờ vô ý làm chết người, nhưng không nằm trong độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, hành vi của Lý Nhược Tư chỉ mang tính răn đe bằng lời nói, không có hành vi nào trực tiếp gây ra sự tổn thương về thể xác của Lý Thành Vân, và cậu bé bị đột tử vì khả năng chịu được áp lực quá thấp.

    Ngày 20/2/2014, tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng, Lý Nhược Tư không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của Lý Thành Vân, nhưng người giám hộ của cô bé phải bồi thường dân sự tương ứng.

    Mặc dù kết quả của vụ án này là không thể chấp nhận được đối với cha mẹ đã mất con trai của Lý Thành Vân, nhưng khi họ có thể kịp thời ngăn chặn hành vi của con trai mình thay vì dung túng hết lần này đến lần khác, Lý Nhược Tư có thể đã không nhờ người khác giúp đỡ mình. Nhưng chính vì lời chỉ trích và trách ngược của họ đối với Lý Nhược Tư đã khiến Lý Thành Vân càng tự đắc hơn, từ đó bi kịch xảy ra.

    Afamily (nguồn: Sohu, Toutiao)