• bishop auckland 1
    Hai tiệm nail ở thị trấn Bishop Auckland đã bị truy quét, đây là một phần trong chiến dịch truy lùng người lao động không giấy tờ (Ảnh: DURHAM CONSTABULARY)

    Cảnh sát cho biết hai tiệm nail ở County Durham đã bị kiểm tra đột xuất trong một chuyên án truy quét người nhập cư bất hợp pháp.

    Vào ngày 15/4/2025, Sở Cảnh sát Durham đã kết hợp với Lực lượng di trú, Hội đồng hạt Durham, Dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ Durham & Darlington để tiến hành các cuộc truy quét trên đường Newgate Street thuộc thị trấn Bishop Auckland. 

    bishop auckland 1
    Xe cảnh sát đậu bên ngoài tiệm nail. Ảnh: DURHAM CONSTABULARY

    Cảnh sát đã chụp hình 2 tiệm nail khi cuộc kiểm tra diễn ra. 4 người đã bị bắt, trong đó 3 người đàn ông được đưa về đồn cảnh sát để thẩm vấn, trong khi người phụ nữ được thẩm vấn tại hiện trường.

    Đại diện Sở Cảnh sát Durham cho biết: "Vào sáng ngày 15/04, hai cơ sở kinh doanh ở Bishop Auckland đã bị kiểm tra vì tình nghi nơi đây có người nhập cư bất hợp pháp. 4 người lao động không giấy tờ đã bị bắt và thẩm vấn. Chủ của các tiệm nail này sẽ bị phạt một khoản đáng kể vì tội thuê mướn người lao động không giấy tờ".

    Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.

    bishop auckland 1
    Lực lượng di trú kiểm tra một tiệm nail ở Bishop Auckland. Ảnh: DURHAM CONSTABULARY

    Viethome (theo thenorthernecho)

  • Thẩm phán cho rằng Bộ Nội Vụ đã quá vội vàng khi ra quyết định trục xuất Thi Lam Thao Dao.

    Thi Lam Thao Dao là một chuyên gia đấu giá. Cô bị bắt khi đang làm việc bất hợp pháp tại một tiệm nail ở UK. Bộ Nội Vụ đã ra lệnh trục xuất cô, nhưng tòa án cho rằng quyết định này quá vội vàng. Tòa tuyên bố Dao được phép ở lại UK.

    Trước đó, lực lượng di trú đã ập vào tiệm F. Nails ở Whitley Bay, gần Newcastle. Họ bắt giữ Dao khi cô đang làm pedicure cho khách. Trong vòng vài giờ, cô nhận được thông báo mình bị trục xuất.

    Nhân viên Bộ Nội Vụ nói rằng cô phải rời khỏi Vương quốc Anh vì cô đã có hành vi sai phạm đối với tấm visa của mình. Thi Lam Thao Dao sở hữu visa skilled worker, Bộ cho rằng cô chỉ được phép làm việc ở nhà đấu giá, nơi đã bảo lãnh cho visa của cô. Nhưng cô lại bị bắt gặp khi đang làm bán thời gian ở tiệm nail. Được biết, Dao kiếm được £100 mỗi ngày tại tiệm nail.

    Khi bị bắt, Dao đã vô cùng hoảng sợ, lo lắng và không biết phải làm gì khi nhận được lệnh trục xuất.

    May mắn thay, sau khi trường hợp của cô được đệ trình tới Phòng Di trú và Tị nạn của Tòa án cấp cao (Upper Tribunal’s Immigration and Asylum Chamber), cô đã thắng cuộc chiến pháp lý với Bộ Nội Vụ và được ở lại UK.

    bnvbb

    Tòa án cho rằng Bộ Nội Vụ đã quá vội vã khi ban lệnh trục xuất đối với Dao. Tòa phán quyết có lợi cho Dao và cho phép xem xét lại vụ án.

    Hồ sơ trình lên tòa án về hoàn cảnh của Dao cho thấy cô từ Việt Nam đến UK vào tháng 01/2019 theo diện visa sinh viên. Năm 2024, cô được gia hạn visa 5 năm với tư cách là skilled worker.

    Theo đó, Dao phải làm việc cho công ty bảo lãnh mình là Cadmore Auctions, có trụ sở tại thị trấn Potters Bar, hạt Hertfordshire. Công việc của cô là định giá các tác phẩm nghệ thuật trước khi đem đi đấu giá.

    Vào tháng 7/2024, Bộ Nội Vụ ập vào tiệm F. Nails cách đó 270 dặm (435km). Họ phát hiện Dao đang làm pedicure cho khách.

    Khi được hỏi lý do có mặt tại Newcastle, Dao đã đưa ra những câu trả lời không thỏa đáng. Tại tòa án, Dao nói rằng cô trả lời lung tung vì quá sợ hãi, hoảng loạn khi bị giam giữ và thẩm vấn. Cô còn bị áp bức trong cuộc thẩm vấn.

    4 ngày sau, Bộ Nội Vụ thông báo sẽ trục xuất cô. Nhưng cô cho rằng Bộ làm vậy là không công bằng, quá cứng nhắc và cũng không điều tra lịch sử làm việc của cô tại nhà đầu giá.

    Thực tế Bộ Nội Vụ đã không thực hiện đầy đủ các bước để xác định rõ tình trạng lao động của cô Dao với nhà đấu giá. Bộ này chỉ nhăm nhe trục xuất cô.

    Sợ hãi, lo lắng và bối rối

    Dao nói rằng cô đã bị chèn ép và phải nói dối trong suốt cuộc thẩm vấn với Bộ Nội Vụ. Họ trấn an rằng cô sẽ được thả nếu cô chịu thừa nhận mình đã làm việc bất hợp pháp tại tiệm nail.

    Dao đã hoảng sợ, lo lắng và bối rối. Đó là hậu quả của việc bị bắt giữ và giam giữ. Cô đã vô cùng sốc và run rẩy trong suốt cuộc thẩm vấn. Nhân viên Bộ Nội Vụ đã đe dọa sẽ trục xuất cô ngay lập tức.

    Thẩm phán Leonie Hirst nói: “Trường hợp của Dao không phải là trường hợp khẩn cấp, và Bộ Nội Vụ cũng không đưa ra được lý do vì sao họ lại quyết định trục xuất cô chỉ trong vài giờ. Bộ Nội Vụ dường như cũng đồng ý rằng họ đã không xem xét vụ việc một cách thận trọng".

    Tuy nhiên, luật sư của Bộ cho rằng Bộ Nội Vụ không cần phải "điều tra vụ việc một cách chi tiết", vì Dao rõ ràng đã bị bắt gặp khi đang làm nail cho khách. Chưa kể lời khai của cô khẳng định cô đang làm việc bất hợp pháp.

    Thẩm phán tiếp tục tuyên bố: "Tôi không chấp nhận lời bào chữa của luật sư. Nếu Bộ Nội Vụ chịu cân nhắc đưa ra quyết định dựa trên các thông tin đầy đủ, thì chưa chắc Bộ đã dẫn tới quyết định hủy visa của cô Dao".

    "Việc không điều tra thận trọng và vội vàng ra quyết định khi chưa thu thập đủ thông tin, đã dẫn tới quyết định sai lầm", thẩm phán kết luận.

    Vậy là, quyết định hủy visa của Bộ Nội Vụ đã bị tòa đảo ngược. Thi Lam Thao Dao tiếp tục được ở lại UK.

    Viethome (theo Telegraph)

  • Hai Van Nguyen đã ra đầu thú. Người đàn ông này bị truy tố tội gi.ết người tại nhà của họ ở Lewisham, London. 

    Vào ngày 14/04/2025, một người đàn ông đã bị truy tố tội gi.ết vợ ở nam London. Nghi phạm là Hai Van Nguyen, 41 tuổi, đã s.át hại vợ của mình là chị Hien Thi Vu, 45 tuổi, tại nhà của họ ở New Cross Gate, Lewishiam. 

    Đội ngũ y tế trên xe cứu thương đã gọi báo cảnh sát về một phụ nữ bị thương nghiêm trọng ở Hatfield Close vào lúc 6h41 sáng ngày 13/04/2025. Con đường này có nhiều chung cư và nhà bán liền kề. 

    Bất chấp nỗ lực của các nhân viên y tế, người phụ nữ được tuyên bố đã trút hơi thở cuối cùng tại hiện trường. 

    Ngay sau đó, vào lúc 6h52 phút, Hai Van Nguyen đã ra đầu thú tại đồn Cảnh sát Lewisham. Anh này đã bị bắt và bị truy tố tội gi.ết người vào ngày hôm sau. 

    Công tác khám nghiệm tử thi đang được tiến hành. Nguyen vẫn đang bị tam giam và đã ra tòa Bromley Magistrates' Court vào chiều ngày 14/04. 

    Thông tin từ cộng đồng Việt ở Anh cho hay nạn nhân quê ở Hải Phòng, và nguyên nhân vụ án là do mâu thuẫn ghen tuông. 

    lewisham
    Con đường nơi xảy ra vụ án đau lòng.

    Bài liên quan: Cuồng ghen, thanh niên Việt gi.ết bạn gái cũ ở Manchester

    Thanh niên này quá ám ảnh với bạn gái cũ nên đã trả tiền cho hacker xâm nhập vào điện thoại của cô gái. Sau đó hắn di chuyển 200 dặm đến nơi cô sống và đ.âm cô cùng với bạn trai mới của cô, vì lý do cuồng ghen. 

    Viet Tran, 22 tuổi, trở nên ám ảnh về bạn gái cũ sau khi họ chia tay. Hắn đã lên mạng tìm kiếm những podcast nói về cách trả thù phụ nữ. 

    Hắn thậm chí còn theo dõi nạn nhân, hack điện thoại của cô để đọc các tin nhắn riêng tư khi cô đi từ London đến Manchester để gặp bạn trai mới. 

    Sau đó hắn theo dõi cặp đôi từ khoảng cách 100m khi họ đi dạo quanh thành phố. Cuối cùng hắn phục kích và tấn công các nạn nhân khi họ dừng lại trên một bãi cỏ ven sông gần Castlefield. 

    Viet Tran đã xịt sơn UV vào mắt của cặp đôi để họ mất phương hướng, sau đó đ.âm các nạn nhân. Sự việc diễn ra vào ngày 04/08/2024. 

    Đoạn phim ghi lại từ chuông cửa của một chiếc xà lan neo đậu gần đó cho thấy Viet Tran bỏ chạy khỏi hiện trường và tháo mũ trùm đầu. 

    Viet Tran
    Ảnh: Greater Manchester Police

    viet tran 2
    Hình ảnh từ CCTV cho thấy cặp đôi đã đi dạo quanh Manchester, không hề biết Viet Tran đang bám đuôi. Ảnh: Greater Manchester Police

    Viet Tran, cư trú ở Croydon, đã lên kế hoạch tấn công cặp đôi vài ngày trước. Hắn đã trả tiền thuê hacker xâm nhập vào điện thoại của cô gái để xem tin nhắn trao đổi của cặp đôi. 

    Hắn ngày càng ám ảnh và quyết định theo dõi cặp đôi khi cô gái chuẩn bị đi Machester cho cuộc hẹn hò đầu tiên. Hắn có thể nhìn thấy chi tiết vé đặt nhà hàng, quán bar và các địa điểm mà cô gái đã đặt ở trung tâm thành phố.

    Vào ngày 03/08/2024, hắn lên tàu đi từ London đến ga Manchester Piccadilly, sau đó dành cả ngày để theo dõi cặp đôi cũng là người quốc tịch Việt Nam. 

    Sau khi thực hiện cuộc tấn công, hắn tìm cách che giấu bằng chứng bằng cách vứt bộ quần áo và mũ trùm đầu cùng con d.ao gây án trong một khu rừng gần hiện trường. Sau đó hắn quay về London. 

    viet tran 2
    Tran bị ghi lại hình ảnh chạy trốn khỏi hiện trường. Ảnh: Greater Manchester Police

    Cảnh sát Thủ đô đã bắt Viet Tran vào sáng sớm ngày hôm sau. Hắn bị kết án 13 năm tù giam. Cả hai nạn nhân đều bị thương nghiêm trọng nhưng đã dần hồi phục. 

    Nam nạn nhân trình bày trước tòa: "Vào lúc bị đ.âm, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết. Tôi không thể hình dung được cuộc sống của 3 đứa con nhỏ khi không còn ba của chúng. Trí nhớ của tôi về những gì đã diễn ra vẫn còn khá mơ hồ, nhưng tôi nhớ rõ cảm giác đứng trước lằn ranh sinh tử. Sau khi sự việc xảy ra, tôi luôn có cảm giác lo sợ, dễ kích động và luôn cảnh giác khi đi ra ngoài. Tôi thất vọng vì sẽ không bao giờ tìm lại được cảm giác bình yên nữa".

    Thanh tra thám tử Sam Cullen thuộc Sở Cảnh sát Manchester cho biết: "Khi nhận được thông tin về vụ việc, chúng tôi đã quyết tâm phải nhanh chóng phá án. Bằng chứng cho thấy Viet Tran biết rõ hắn đang làm gì. Đó là sự ghen tuông mù quáng. Tôi vui mừng vì đã hỗ trợ được các nạn nhân trong giai đoạn truy tố và đòi lại được công bằng cho họ. Theo dõi và rình mò người khác là hành vi phạm pháp không thể tha thứ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy nhanh chóng báo cảnh sát. Chúng tôi luôn lắng nghe và cố gắng cùng bạn tháo gỡ vấn đề".

    Viethome (theo London Evening Standard)

  • Viet Tran
    Ảnh: Greater Manchester Police

    Thanh niên này quá ám ảnh với bạn gái cũ nên đã trả tiền cho hacker xâm nhập vào điện thoại của cô gái. Sau đó hắn di chuyển 200 dặm đến nơi cô sống và đ.âm cô cùng với bạn trai mới của cô, vì lý do cuồng ghen. 

    Viet Tran, 22 tuổi, trở nên ám ảnh về bạn gái cũ sau khi họ chia tay. Hắn đã lên mạng tìm kiếm những podcast nói về cách trả thù phụ nữ. 

    Hắn thậm chí còn theo dõi nạn nhân, hack điện thoại của cô để đọc các tin nhắn riêng tư khi cô đi từ London đến Manchester để gặp bạn trai mới. 

    Sau đó hắn theo dõi cặp đôi từ khoảng cách 100m khi họ đi dạo quanh thành phố. Cuối cùng hắn phục kích và tấn công các nạn nhân khi họ dừng lại trên một bãi cỏ ven sông gần Castlefield. 

    Viet Tran đã xịt sơn UV vào mắt của cặp đôi để họ mất phương hướng, sau đó đ.âm các nạn nhân. Sự việc diễn ra vào ngày 04/08/2024. 

    Đoạn phim ghi lại từ chuông cửa của một chiếc xà lan neo đậu gần đó cho thấy Viet Tran bỏ chạy khỏi hiện trường và tháo mũ trùm đầu. 

    viet tran 2
    Hình ảnh từ CCTV cho thấy cặp đôi đã đi dạo quanh Manchester, không hề biết Viet Tran đang bám đuôi. Ảnh: Greater Manchester Police

    Viet Tran, cư trú ở Croydon, đã lên kế hoạch tấn công cặp đôi vài ngày trước. Hắn đã trả tiền thuê hacker xâm nhập vào điện thoại của cô gái để xem tin nhắn trao đổi của cặp đôi. 

    Hắn ngày càng ám ảnh và quyết định theo dõi cặp đôi khi cô gái chuẩn bị đi Machester cho cuộc hẹn hò đầu tiên. Hắn có thể nhìn thấy chi tiết vé đặt nhà hàng, quán bar và các địa điểm mà cô gái đã đặt ở trung tâm thành phố.

    Vào ngày 03/08/2024, hắn lên tàu đi từ London đến ga Manchester Piccadilly, sau đó dành cả ngày để theo dõi cặp đôi cũng là người quốc tịch Việt Nam. 

    Sau khi thực hiện cuộc tấn công, hắn tìm cách che giấu bằng chứng bằng cách vứt bộ quần áo và mũ trùm đầu cùng con d.ao gây án trong một khu rừng gần hiện trường. Sau đó hắn quay về London. 

    viet tran 2
    Tran bị ghi lại hình ảnh chạy trốn khỏi hiện trường. Ảnh: Greater Manchester Police

    Cảnh sát Thủ đô đã bắt Viet Tran vào sáng sớm ngày hôm sau. Hắn bị kết án 13 năm tù giam. Cả hai nạn nhân đều bị thương nghiêm trọng nhưng đã dần hồi phục. 

    Nam nạn nhân trình bày trước tòa: "Vào lúc bị đ.âm, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết. Tôi không thể hình dung được cuộc sống của 3 đứa con nhỏ khi không còn ba của chúng. Trí nhớ của tôi về những gì đã diễn ra vẫn còn khá mơ hồ, nhưng tôi nhớ rõ cảm giác đứng trước lằn ranh sinh tử. Sau khi sự việc xảy ra, tôi luôn có cảm giác lo sợ, dễ kích động và luôn cảnh giác khi đi ra ngoài. Tôi thất vọng vì sẽ không bao giờ tìm lại được cảm giác bình yên nữa".

    Thanh tra thám tử Sam Cullen thuộc Sở Cảnh sát Manchester cho biết: "Khi nhận được thông tin về vụ việc, chúng tôi đã quyết tâm phải nhanh chóng phá án. Bằng chứng cho thấy Viet Tran biết rõ hắn đang làm gì. Đó là sự ghen tuông mù quáng. Tôi vui mừng vì đã hỗ trợ được các nạn nhân trong giai đoạn truy tố và đòi lại được công bằng cho họ. Theo dõi và rình mò người khác là hành vi phạm pháp không thể tha thứ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy nhanh chóng báo cảnh sát. Chúng tôi luôn lắng nghe và cố gắng cùng bạn tháo gỡ vấn đề".

    Viethome (theo ITV News)

  • Anh bạn thân mến,

    Tôi nghe nói anh đang gom góp tiền bạc, vay mượn khắp nơi để lên đường sang Anh quốc theo diện… “tự túc vượt biên.” Nghe mà thương! Anh nghĩ bên đó là thiên đường? Là nơi cứ đặt chân đến là tiền bạc ào ào chảy vào túi, chỉ chờ anh đến hốt sao?

    Thôi để tôi nói thẳng: Anh đang lao vào một cuộc chơi mà phần thua chắc chắn thuộc về anh.

    1. Đường đi không phải trải hoa hồng, mà là biển dữ và thùng xe lạnh buốt

    Anh có biết bao nhiêu người đã bỏ mạng trên đường đi không? Có những người chết cóng trong xe container, chết chìm giữa biển, hoặc may mắn sống sót thì cũng trở thành kẻ vô hình trong xã hội, sống chui lủi, trốn chấp pháp như một tên tội phạm. Cái giá cho “giấc mơ Anh quốc” không chỉ là tiền, mà có thể là cả tính mạng của anh.

    2. Người Anh có mở vòng tay chào đón không?

    Anh tưởng họ cần lao động nhập cư lậu sao? Không đâu! Người bản địa ngày càng khó chịu vì những người đến không xin phép, không đóng thuế mà lại sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục của họ. Và khi người ta đã ghét, chính phủ sẽ siết luật nhập cư. Kết quả là những người thực sự cần được bảo vệ – như dân tị nạn vì chiến tranh, vì đàn áp – sẽ không còn đường mà đi. Nếu một ngày Việt Nam rơi vào khủng hoảng, liệu nước Anh có còn dang tay cứu giúp, hay sẽ nói: “Người Việt à? Không, chúng tôi đã thấy quá nhiều trường hợp lợi dụng lòng tốt của chúng tôi rồi!”

    gui nguoi anh em london

    3. Kiếm tiền gửi về nhà – tại sao phải như thế?

    Tôi biết anh nghĩ rằng đi Anh là để kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Nhưng thử nghĩ xem, tại sao gia đình phải sống nhờ vào đồng tiền từ một nơi xa lắc xa lơ? Anh có biết bao nhiêu người đã còng lưng làm việc quần quật ở xứ người, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, để rồi cuối cùng trắng tay vì bị bóc lột, bị lừa đảo, hoặc bị trục xuất?

    Lẽ ra, gia đình phải là nơi để anh trở về, chứ không phải là một khoản nợ mà anh phải nai lưng trả bằng máu và nước mắt. Nếu quê hương còn nghèo, thì hãy cố gắng làm giàu ngay tại đó. Nếu muốn đi, hãy đi một cách đường hoàng, để khi gửi tiền về, anh không phải giấu giếm, không phải sợ hãi, không phải sống kiếp người vô danh trên đất khách.

    Bạn tôi ơi, có rất nhiều con đường để đổi đời, nhưng con đường nguy hiểm nhất thì không bao giờ là con đường đúng. Đừng để bản thân trở thành một cái tên vô danh trên mặt báo ngày hôm sau.

    Thân ái,

    Một người không muốn thấy anh bỏ mạng nơi xứ người.

  • Các bãi sò thường đóng cửa vào thời điểm này trong năm.

    bat so o wirral
    :Lực lượng cứu hộ nhanh chóng có mặt sau khi nhận được nhiều cuộc gọi 999 thông báo có người mắc kẹt do thủy triều dâng gần Leasowe Lighthouse (Ảnh: Wirral Coastguard)

    3 người đã được giải cứu vào chiều ngày Chủ nhật, 23/3/2025 sau khi thủy triều dâng nhanh khiến họ bị mắc kẹt ở đụn cát trên sông. Đội cứu hộ bờ biển Wirral và Trạm cứu hộ RNLI Hoylake Lifeboat Station đã nhận được nhiều cuộc gọi 999 sau khi có 3 người mắc kẹt khi thủy triều dâng gần Leasowe Lighthouse.

    Khi đến nơi, đội cứu hộ nhìn thấy những người này đang mắc kẹt trên đụn cát, họ không biết rằng mình đã bị tách khỏi bờ do thủy triều dâng. Đội cứu hộ nhận thấy những người này dường như đang bắt sò.

    Đội cứu hộ dùng còi báo động và hệ thống loa để thông báo với họ, sau đó sử dụng ca-nô đệm khí để giải cứu an toàn cả 3 người và đưa họ vào bờ. Cảnh sát Merseyside đã trao đổi với từng cá nhân vì vào thời điểm này trong năm, các bãi sò luôn đóng cửa.

    Sò mà bọn họ bắt đã được thả về sông. 

    Theo thông tin từ bạn Dn Nguyenn trên nhóm Người Việt Liverpool, 3 người đi bắt sò là người Việt Nam. Dn Nguyenn đăng tải: "Chủ nhật tuần trước có 3 bạn Việt Nam đi bắt sò bên kia sông suýt nữa thì chết đuối do nước dâng nhanh quá. Để tránh điều đáng tiếc xảy ra, Ai ra biển nhớ xem giờ nước lên và xuống nhé".

    Bài liên quan: Bài phỏng vấn độc quyền của tờ The Sun đã cho thấy hiện thực tàn khốc của nạn buôn người đang diễn ra ngay tại Anh Quốc.

    Thảm họa Morecambe: Năm 2004, một nhóm người nhập cư Trung Quốc làm nghề thu hoạch sò ở Vịnh Morecambe đã bị mắc kẹt khi thủy triều dâng lên, khiến 21 người chết đuối, 2 người mất tích. Sự kiện được xem là một trường hợp điển hình của cái gọi là "thảm họa nhập cư" và "nô lệ thời hiện đại" diễn ra tại Anh Quốc vào những năm 2000.

    Năm 2002, Li Hua - một người lao động bình thường - đã phải chạy vạy để có cho được 14.000 bảng Anh nộp cho bang Đầu Rắn (Snakeheads) - băng đảng buôn người khét tiếng chuyên nghiệp tại Trung Quốc. 

    Anh cắn răng nộp, với lời hứa hẹn về một cuộc sống tươi đẹp hơn ở "miền đất hứa" trời Âu là nước Anh sau đó vài tuần. Nhưng thứ Li Hua nhận lại không phải vậy. Hành trình từ Á sang Âu kéo dài hơn 2 năm, cực khổ trăm bề, còn bản thân anh phải làm việc như một nô lệ để kiếm tiền trang trải cho quá trình này. 

    "2 năm trời di chuyển, chúng tôi đến hàng trăm địa điểm xa lạ mà không có chút thông tin nào về nó." - Li Hua chia sẻ trong một bài phỏng vấn độc quyền với The Sun Online. "Chúng tôi không được phép hỏi bất kỳ điều gì."

    Năm 2004, Li Hua cuối cùng cũng đặt chân đến Anh Quốc và cũng chỉ để tiếp tục làm nô lệ. Anh phải ở trong một căn phòng cực kỳ ọp ẹp, ngủ trên sàn bê tông cùng 25 người đàn ông khác, ngày ngày đi thu hoạch sò trên vịnh Morecambe thuộc vùng Lancashire.

    Thế rồi thảm họa xảy ra chỉ sau đúng 1 tuần bắt đầu công việc. Không một lời cảnh báo, Li Hua cùng 23 "nô lệ" khác đã phải giành giật sự sống khi mắc kẹt dưới vịnh lúc thủy triều dâng lên. 21 người chết đuối, 2 người mất tích, Li Hua là người duy nhất sống sót cùng vết thương không thể chữa lành trong ký ức.

    nguoi di nhat so 1
    Những nạn nhân trong thảm họa Morecambe rúng động Anh Quốc một thời.

    Nhập cư Anh Quốc - giấc mơ nhuốm màu nợ nần

    Li Hua sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của miền Nam Trung Quốc. Anh đặt chân lên nước Anh vào năm 26 tuổi, và cũng giống như rất nhiều lao động nhập cư người Trung Quốc khác, anh và cả gia đình phải oằn mình gồng gánh một khoản nợ khổng lồ cho giấc mơ đổi đời tại trời Âu.

    "Hồi ở làng, tôi mưu sinh bằng nghề trồng rau, nhưng cũng chỉ đủ để nuôi thân. Tôi muốn làm điều gì đó khá hơn cho gia đình."

    Vậy nên khi những kẻ buôn người mời chào anh về một cơ hội đổi đời ở Anh Quốc, Li Hua lập tức nắm lấy, dù chi phí phải trả lên tới 14.000 bảng Anh. Số tiền ấy nếu quy đổi ra giá trị thời điểm hiện tại sẽ là gần 700 triệu đồng - có thể xem là cả gia tài với người lao động nghèo.

    nguoi di nhat so 1
    Giấc mơ làm giàu trời Âu là thứ quá đỗi hấp dẫn với những người dân nghèo tại Trung Quốc.

    "Tôi đã phải trả rất nhiều tiền, và được hứa hẹn về một công việc tốt hơn. Chúng bảo rằng tôi sẽ được sống ở một nơi tươm tất, tiện nghi."

    Câu chuyện của Li Hua có thể xem là hết sức điển hình tại tỉnh Phúc Kiến, nơi được xem là có "truyền thống" gửi nam giới trẻ đi lao động tại châu Âu với kỳ vọng sẽ thu về được một khoản tiền lớn sau 3 - 4 năm.

    Lạc lối ở Chinatown

    Li Hua đến Anh bằng cách trốn sau một chiếc xe tải. Nhưng người ta bỏ anh lại giữa London, không tiền, và không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

    nguoi di nhat so 1
    Người nhập cư trái phép bị nhồi nhét trên những chuyến xe kinh khủng.

    "Họ bỏ tôi lại ở khu phố Tàu (Chinatown) tại London mà không được hỏi gì cả." - Li chia sẻ.

    "Một người đàn ông tiếp cận và hỏi tôi rằng có một công việc ở Liverpool. Tôi đồng ý ngay tắp lự. Và chỉ khi đến nơi, tôi mới biết công việc ấy là đi nhặt sò."

    "Trong số chúng tôi chẳng có ai từng làm việc tương tự như vậy cả. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm, để sống sót."

    Tiếc thay, đó là một công việc hết sức kinh khủng. Thay vì một cuộc sống dễ dàng như đã hứa, Li bị bắt phải lao động 7 ngày trong tuần, phải ngủ trên sàn bê tông lạnh cóng cùng hơn 20 người khác. 

    "Công việc rất vất vả, phải làm cả 7 ngày trong tuần. Bạn được đưa cho một công cụ để đào, cào được sò thì dùng tay nhặt và bỏ vào túi. Một người phải nhặt ít nhất 2 - 3 túi mỗi ngày."

    nguoi di nhat so 1
    Những túi sò khổng lồ họ phải thu hoạch. Mỗi người phải thu được 2 - 3 túi/ngày

    Giấc ngủ lạnh buốt đổi lấy 10 bảng mỗi ngày

    Nhóm của Li mỗi ngày chỉ được ăn bánh mì, uống nước suông, và ngủ trên sàn bê tông. Tất cả đều không dám kháng cự vì khoản nợ từ những kẻ buôn người. Mỗi ngày Li chỉ được trả 10 bảng (thu nhập tối thiểu của người Anh là 60 bảng mỗi ngày). Thậm chí có những ngày không được trả tiền.

    nguoi di nhat so 1
    Chỗ nằm bốc mùi hôi thối và lạnh lẽo

    "Chỗ ở bốc mùi và rất lạnh, chẳng có lò sưởi. Chúng tôi chỉ được ăn bánh mì, uống trà nguội hoặc nước suông mỗi sáng. 25 người 1 phòng, phải nằm sát cạnh nhau trên sàn bê tông, 2 người một tấm chăn mỏng."

    "Hôi thối, bẩn thỉu, đó là nơi chúng tôi nghỉ ngơi."

    "Mỗi ngày làm việc chúng tôi đều cảm thấy kiệt sức, chẳng còn muốn nấu nướng hay ăn uống tắm rửa. Chỉ ngủ thôi."

    Dành cho những ai chưa biết, nhặt sò tại các vùng biển của Anh là một công việc khá mạo hiểm, đòi hỏi phải có các công cụ an toàn như áo phao. Nhưng cả nhóm chẳng được cấp bất kỳ thứ gì, thậm chí còn không được cảnh báo về mối nguy đến từ thủy triều và hố cát sụt.

    "Họ bảo gì, chúng tôi làm nấy. Chẳng ai nghĩ gì đến nguy hiểm cả, vì làm gì có lựa chọn nào khác việc nghe lời họ."

    Thảm kịch nhập cư và nô lệ thời hiện đại

    Một đêm đông lạnh giá vào tháng 2/2004, Li cùng 24 người khác đã bị nhấn chìm dưới làn nước triều lạnh buốt của vịnh Morecambe khi đang làm việc. Li nhớ lại, anh đã bị những con sóng dữ khủng khiếp quật lên xuống, cũng không thể bơi nổi vì triều dâng quá mạnh.

    "Tất cả hoảng sợ, la hét và than khóc. Tôi chứng kiến tận mắt cảnh nhóm của mình đuối dần, chìm xuống làn nước sâu và không bao giờ nổi lên nữa."

    "Tôi đã cực kỳ hoảng sợ, và quan trọng hơn là cảm giác bất lực. Tôi đã nghĩ mình sẽ chết."

    "Thế rồi mọi thứ bỗng trở nên tĩnh lặng. Tôi không nghe thấy gì nữa, không cảm thấy gì xung quanh. Không còn ai kêu khóc nữa, chỉ còn tiếng sóng biển mạnh bạo."

    "Toàn thân tôi tê dại, thậm chí còn không cảm thấy lạnh nữa khi nhận ra tất cả những người cạnh tôi ngày ấy đã chết đuối cả rồi."

    nguoi di nhat so 1

    nguoi di nhat so 1

    nguoi di nhat so 1
    Một số hình ảnh cứu hộ tại Morecambe

    May mắn thay, Li được đội cứu hộ bờ biển phát hiện và đưa vào bờ. Trước mắt anh lúc ấy là những thi thể không có lấy mảnh vải che thân. Quần áo bảo hộ của họ đã bị làn sóng dữ lột sạch.

    Thảm họa ngày ấy đã khiến dư luận Anh Quốc cảm thấy sốc tột độ, bởi nó hé lộ một sự thật tàn khốc về cái gọi là "nô lệ thời hiện đại" ở ngay giữa quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu. Sau khi điều tra, những ông chủ của họ có thể kiếm được hàng triệu bảng mỗi ngày. Nếu so với những gì nhóm của Li được nhận, đó quả thực là một sự bóc lột quá sức tàn nhẫn.

    Cơn ác mộng không thể xóa bỏ

    Thậm chí sau thảm họa, Li vẫn sợ các ông chủ đến mức anh phải khai với cảnh sát rằng mình và cả nhóm đang đi dã ngoại thì bị thủy triều cuốn trôi. Dĩ nhiên, các điều tra viên không tin điều đó. Họ nhận ra anh đã quá sợ hãi, nên đưa anh vào chương trình bảo vệ nhân chứng.

    Li sau này được đưa ra tòa với tư cách là nhân chứng. Nhờ có anh mà Lin Liang Ren - ông chủ của hệ thống "nô lệ hiện đại" này đã bị kết án với tội danh ngộ sát 21 người, chứa chấp người nhập cư bất hợp pháp và cung cấp điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn. Tên này bị kết án 14 năm tù giam - một mức án được đánh giá là quá nhẹ.

    nguoi di nhat so 1
    Lin Liang Ren bị kết án 14 năm tù nhờ sự làm chứng của Li Hua

    Li Hua, nay đã 46 tuổi, có vợ và 2 con. Nhưng đến tận giờ phút này, anh cũng không thể quên được những gì đã xảy ra ngày hôm ấy.

    "Tôi chỉ muốn đòi lại công bằng cho những người đã khuất. Chúng tôi chỉ muốn kiếm đủ tiền để sống, muốn được đối xử công bằng. Còn gã đó, hắn chỉ quan tâm đến tiền mà thôi."

    Viethome (theo Liverpool Echo)

  • toi anh tra no 1

    Một thanh niên Việt Nam chia sẻ rằng anh không chắc mình có thể hồi phục sau khi bị buôn lậu vào Anh trong một xe tải và bị ép làm việc tại trang trại cần sa để trả nợ cho gia đình.

    Nam (không phải tên thật) đến từ Hà Tĩnh. Anh kể mình bị đánh đập, ép làm việc 19 tiếng mỗi ngày và không có cách trốn thoát. Nhưng trường hợp của Nam không phải duy nhất.

    Gần một phần ba trong số 3.602 người di cư Việt Nam đến Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ vào năm 2024 được xác định có thể là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, và con số này có thể tăng lên khi nhiều nạn nhân khác được phát hiện.

    Chính phủ Anh cho hay họ đang tăng cường thực thi luật nhập cư để trấn áp các băng nhóm tội phạm chuyên bóc lột nạn nhân.

    Do thiếu các tổ chức cho vay uy tín, người dân ở Việt Nam thường tìm đến các "tín dụng đen" với lãi suất cắt cổ. Những kẻ cho vay nặng lãi này làm việc với các băng nhóm buôn người, ép buộc nạn nhân làm việc nếu không trả được nợ.

    Khi cha của Nam mắc ung thư phổi, gia đình anh đã vay số tiền khoảng 6 tỷ đồng từ một kẻ cho vay nặng lãi. Nam và chị gái mình đều bị các băng nhóm ép buộc ra nước ngoài làm việc để trả nợ.

    Nam bị đưa đến Nga bằng hộ chiếu giả, sau đó vận chuyển qua châu Âu. Tại Pháp, Nam kể rằng những kẻ buôn người đã ép anh vào một xe tải đông lạnh, dọa giết anh nếu không tuân theo.

    toi anh tra no 1
    Khi cảnh sát tìm thấy Nam ở trại cần sa, anh đã bị gãy xương ở cột sống

    Nam đến Anh qua Dover và bị ép dọn dẹp nhà cửa mà không được trả công, sau đó bị đưa đến xưởng trồng cần sa. Anh nói rằng anh thường nghĩ: 'Mình có thể chết ở đó mà không ai biết'.

    Cuối cùng cảnh sát đã tìm thấy Nam, nhưng trải nghiệm đó đã để lại cho anh những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. "Tôi không biết khi nào mình mới có thể hồi phục hoàn toàn," anh nói.

    toi anh tra no 1
    Vân, một người nhập cư khác ở Anh, không được phép rời khỏi trang trại cần sa và bắt đầu bị bệnh và chảy máu mũi nhiều lần khi bị giữ ở đó

    Vân, tên tuổi được giữ kín để bảo vệ danh tính, là một nạn nhân khác của nạn buôn người tại Anh, cũng bị ép làm việc trong một trang trại cần sa.

    Vân đến Anh hợp pháp với tư cách du học sinh, nhưng khi visa sắp hết hạn, gia đình báo tin anh không thể về Việt Nam vì họ đã vay tiền từ "tín dụng đen". Anh phải làm việc hai năm để trả nợ.

    "Họ đe dọa đánh đập tôi, và đe dọa gia đình tôi ở Việt Nam sẽ không được sống yên ổn," anh kể.

    Vân sau đó bị lực lượng Biên phòng phát hiện khi băng nhóm tìm cách đưa anh sang Ireland trái phép. Ban đầu, anh không được chính quyền tin là nạn nhân buôn người, và bị thông báo sẽ bị trục xuất về Việt Nam, điều mà lúc đầu anh nghĩ là tin tốt.

    "Nhưng rồi tôi nhận ra chúng tôi vẫn còn mắc nợ, bọn xã hội đen sẽ tìm tôi ở Việt Nam, và chúng vẫn sẽ khiến cuộc sống của tôi và gia đình tôi khốn khổ," Vân nói. "Lúc đó, tôi không muốn sống nữa."

    Tổ chức từ thiện Cứu thế Quân cho biết có nguy cơ các nạn nhân tiềm năng có thể bị "nhận diện sai, bị hình sự hóa và bị từ chối tiếp cận" sự hỗ trợ họ cần.

    Cuối cùng, Vân và Nam được giới thiệu vào Cơ chế Tham khảo Quốc gia - quy trình tìm kiếm sự hỗ trợ cho những người là nạn nhân của nạn nô lệ hiện đại - và hiện được các tổ chức từ thiện ở Anh hỗ trợ.

    'Ngay trước mắt'

    Người phát ngôn Bộ Nội vụ Anh cho biết họ có "cam kết không lay chuyển" trong việc chống lại nạn nô lệ hiện đại, và họ rất quan ngại khi nghe về trải nghiệm của Vân.

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Dame Angela Eagle trả lời phỏng vấn của BBC South East rằng chính phủ phải "gây áp lực lên các băng nhóm tội phạm có tổ chức này trên toàn bộ đường dây của chúng ngay từ đầu".

    Chính phủ cũng đã mở rộng các chiến dịch truyền thông xã hội tại Việt Nam để cảnh báo về "những rủi ro và thực tế" của việc di cư bất hợp pháp.

    Tổ chức Cứu thế quân cho biết nạn nô lệ hiện đại "ẩn mình ngay trước mắt" và kêu gọi công chúng chú ý đến các dấu hiệu, chẳng hạn như những người lao động trông sợ hãi, lôi thôi, suy dinh dưỡng hoặc có những vết thương không được điều trị.

    Còn có những dấu hiệu tinh vi hơn, ví dụ như có người khác trả tiền đi lại cho người lao động, nói thay họ, đưa đón họ đi làm vào những giờ giấc bất thường hoặc người lao động không biết rõ địa chỉ của mình.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • Cup nguoi Viet Birmingham 1

    Thông báo giải bóng đá cộng đồng Cúp Người Việt Birmingham 2025 sẻ được tổ chức vào 2 ngày Chủ nhật 04/05/ 2025 và thứ 2 ngày 05/05/2025.

    Giải bóng đá thường niên Cúp Người Việt Birmingham luôn luôn nhận được sự quan tâm cũng như ủng hộ của bà con người Việt sinh sống tại Vương quốc Anh. Nhằm đảm bảo thời gian cho nhiều hoạt động cộng đồng như:

    - Bóng đá nam

    - Bóng đá nữ

    - Bóng đá trẻ em

    - Kéo co

    ...

    Và phần nào tăng tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng của giải, năm nay Ban tổ chức sẽ triển khai giải trong 2 ngày là 04 và 05/5. 

    Cơ cấu dự kiến:

    - Ngày 1 cho vòng loại bóng đá nam và các môn thi đấu khác

    - Ngày 2 dành cho các vòng tứ kết, bán kết và chúng kết bóng đá nam. (Ban tổ chức sẽ họp và có phương án cụ thể trong thời gian tới)

    Các đội bóng có thể đăng ký qua:

    - Anh Nam Hà https://www.facebook.com/erichenryvn.le

    - Anh Giang He https://www.facebook.com/profile.php?id=61559998738887

    Ban tổ chức xin thông báo! https://www.facebook.com/profile.php?id=100057535865570

    Cup nguoi Viet Birmingham 1 

    Cup nguoi Viet Birmingham 1

    Cup nguoi Viet Birmingham 1

    Cup nguoi Viet Birmingham 1

    Viethome

  • Hân Lê, nhà làm phim trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng tại Anh, dành nhiều kỳ vọng cho dự án The Long Dress - bộ phim tài liệu nổi bật với sứ mệnh tôn vinh áo dài và khám phá di sản văn hóa Việt Nam.

    the long dress 1
    Hân Lê chụp ảnh cùng Đại sứ Việt Nam tại Anh Đỗ Minh Hùng. (Ảnh: NVCC)

    Khởi quay từ tháng 7/2024, bộ phim là sự giao thoa giữa thời trang, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa; quy tụ ê-kíp làm phim đến từ Việt Nam và quốc tế, cùng chung mục tiêu tôn vinh vẻ đẹp và giá trị của tà áo dài Việt Nam, thể hiện sức mạnh của sự kết nối qua những trang phục và câu chuyện đằng sau...

    Tình yêu văn hóa Việt dẫn lối

    The Long Dress xoay quanh nhân vật chính đến từ Mỹ, Anh và Việt Nam có chung tình yêu với tà áo dài: Thái Nguyễn - nhà thiết kế người Mỹ gốc Việt, người đầu tiên đưa áo dài Việt Nam lên thảm đỏ Oscar; Anna Hoàng - cô gái trẻ bắt đầu sáng tạo những mẫu áo dài độc đáo từ năm 10 tuổi tại Anh và một nhà thiết kế áo dài nổi tiếng trong nước, đại diện cho sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại.

    Qua bộ phim, Hân Lê mong muốn giới thiệu đến thế giới vẻ đẹp và sự tinh tế của áo dài, đồng thời kể câu chuyện về cách những người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới gìn giữ và phát huy giá trị của trang phục truyền thống này. Áo dài không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là sợi dây kết nối giữa các thế hệ và cộng đồng người Việt, dù họ sinh sống ở bất cứ đâu.

    Với Hân Lê, áo dài không đơn thuần là trang phục truyền thống mà là biểu tượng của bản sắc, lịch sử và sự kiên cường của phụ nữ Việt Nam. Cô nhớ lại khoảnh khắc đặc biệt vào mùa Hè năm 2022 khi trở lại trường đại học của mình ở Cheltenham, Anh. Khi được yêu cầu mặc trang phục truyền thống đại diện cho văn hóa của mình, Hân Lê đã chọn áo dài.

    Trong một sự kiện quan trọng tại trường, khi bước vào sảnh, cô nhận được những ánh mắt ấm áp và sự tò mò từ các bạn bè quốc tế, họ đều hỏi cô: “Đẹp lắm, Hân! Bạn đang mặc gì thế?". Đây là khoảnh khắc đầu tiên trong hành trình của cô, khi cảm nhận được sự kết nối mạnh mẽ và niềm tự hào thầm lặng trào dâng.

    the long dress 1
    Hân Lê cùng nhà thiết kế Thái Nguyễn tại Mỹ. (Ảnh: NVCC)

    Tuy nhiên, hành trình thực hiện The Long Dress không hề đơn giản. Hân Lê đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong suốt quá trình làm phim, đặc biệt là về mặt sáng tạo và logistics. Việc ghi hình tại ba châu lục với múi giờ, điều kiện địa lý và bối cảnh khác nhau khiến quá trình sản xuất trở nên vô cùng phức tạp.

    Cô nhớ lại: “Mọi thứ diễn ra cùng lúc ở khắp nơi. Hãy tưởng tượng tôi có cảnh quay vào sáng sớm ở London, tìm kiếm địa điểm ở Los Angeles vào giờ ăn trưa, rồi nửa đêm lại trò chuyện với nhà sử học ở TP. Hồ Chí Minh”.

    Ngoài thách thức về thời gian và không gian, Hân Lê gặp khó khăn về cảm xúc, khi phải đối diện với những câu hỏi sâu sắc về việc cân bằng giữa bản sắc truyền thống và xu hướng toàn cầu.

    “Có phải tôi đang tập trung quá nhiều vào truyền thống, hay tôi đang làm loãng đi bản sắc của áo dài khi cố gắng đưa nó ra thế giới?”. Đây là câu hỏi mà Hân Lê luôn tự vấn trong quá trình làm phim. Cô thừa nhận có những lúc cảm thấy giằng xé, nhưng chính những trăn trở ấy lại làm cho bộ phim chân thật và giàu cảm xúc.

    Điều đặc biệt trong hành trình của Hân Lê chính là những khoảnh khắc vui vẻ và cảm động khi cô gặp gỡ những con người giàu sáng tạo và đam mê. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là cuộc trò chuyện với Anna Hoàng, nhà thiết kế thời trang trẻ tuổi tại London.

    Khi gặp Anna, cô bé mới chỉ 10 tuổi và đang phác họa một thiết kế áo dài kết hợp giữa văn hóa Anh và họa tiết Việt Nam. Hân Lê chia sẻ: “Với Anna, áo dài là hành trình khám phá bản sắc của một người Anh gốc Việt. Sự sáng tạo của cô bé nhắc tôi rằng văn hóa có thể không ngừng phát triển mà vẫn giữ được cốt lõi bản sắc riêng”.

    Qua những cuộc gặp gỡ như vậy, Hân Lê nhận ra những câu chuyện nhỏ về áo dài lại có thể truyền tải những thông điệp lớn về sự kết nối văn hóa và tôn vinh di sản. Bộ phim của cô không chỉ phản ánh sự duyên dáng, thanh thoát của áo dài mà còn là câu chuyện về những người trẻ - những người đang tiếp nối truyền thống và làm cho văn hóa Việt Nam thêm phần sống động trong thế giới hiện đại.

    Phát hiện lịch sử bất ngờ

    Một trong những khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong quá trình làm phim là khi Hân Lê phát hiện đoạn phim về Hoàng hậu Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam đến Vatican vào năm 1939. Bà diện chiếc áo dài thêu rồng, khăn quàng đỏ và vương miện vàng, kết hợp với chiếc quần bạc tinh xảo, tạo nên một vẻ đẹp trang trọng và uy nghiêm.

    Hân Lê cho biết: “Diện mạo này không chỉ mang tính thời trang, đó là lời khẳng định về bản sắc của Hoàng hậu Việt Nam và trở thành biểu tượng của văn hóa. Trong một thế giới bị thống trị bởi các lý tưởng phương Tây, Hoàng hậu Nam Phương đã thu hút sự chú ý của toàn cầu nhờ sự kết hợp giữa truyền thống và sự đổi mới”.

    Đoạn phim về Hoàng hậu Nam Phương đã làm Hân Lê suy nghĩ về tính đại diện trong bộ phim của mình. Điều này nhắc nhở cô rằng tính đại diện là trọng tâm của bộ phim. Cô hy vọng bộ phim sẽ là lời khẳng định rằng mỗi chúng ta, dù đến từ đâu, đều có những giá trị riêng biệt và quan trọng cần được thế giới biết đến.

    the long dress 1
    Đoàn làm phim tài liệu The Long Dress. (Ảnh: NVCC)

    Không quên hình ảnh quê hương

    Mặc dù The Long Dress chủ yếu xoay quanh áo dài, Hân Lê vẫn khéo léo lồng ghép những hình ảnh về văn hóa Việt Nam, giúp khán giả cảm nhận sâu sắc hơn về bản sắc dân tộc.

    Chính vì thế, bộ phim không chỉ nói về áo dài mà còn là câu chuyện về con người, về những vùng đất của Việt Nam, từ thành phố nhộn nhịp cho đến làng quê thanh bình, từ phố phường sầm uất đến đồi núi hùng vĩ”.

    Qua đây, cô muốn tái hiện một Việt Nam đang trên đà phát triển, nơi những giá trị truyền thống như áo dài vẫn song hành với xu hướng thời trang toàn cầu.

    Dự án phim vẫn đang trong quá trình thực hiện và dự kiến ra mắt vào tháng Bảy tới. Hân Lê muốn truyền tải thông điệp mạnh mẽ: Việt Nam không chỉ là đất nước có quá khứ vĩ đại, mà còn đang vươn mình mạnh mẽ tiến vào tương lai.

    Nhà làm phim “muốn đưa khán giả khám phá quê hương nơi tôi sinh ra qua mọi khía cạnh, có cả sự nhộn nhịp, thanh bình và tinh thần sôi nổi của con người nơi đây.

    Việt Nam không còn mắc kẹt trong quá khứ mà đang vươn mình nhanh chóng với những câu chuyện vang dội thế giới. Tôi mang theo Việt Nam bên mình, kể những câu chuyện tôn vinh sự kiên cường và bản sắc của dân tộc”.

    Có thể nói, bộ phim The Long Dress giống như bức thư tình mà Hân Lê gửi tới Việt Nam, đất nước đang phát triển, dần trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho thế giới. Cô hy vọng khi bộ phim hoàn thành sẽ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là động lực để mọi người trân trọng và lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

    Hân Lê sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện đang sống và làm việc tại London, Anh; tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật chuyên ngành sản xuất phim điện ảnh tại Goldsmiths, University of London.

    Tham gia nhiều dự án phim tài liệu uy tín trên toàn cầu, cô từng làm việc trực tiếp với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Hội nghị Tương lai Vương quốc Anh 2022, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice cùng lãnh đạo tập đoàn lớn như TikTok, Planet, Khosla Ventures và Zero Avia. Cô từng thực hiện hơn 15 bộ phim tương tác cho Bảo tàng Khoa học Anh quốc.

    Đối với Hân Lê, làm phim không chỉ là sáng tạo nghệ thuật mà còn là phương thức thúc đẩy mạnh mẽ sự thấu hiểu, kết nối văn hóa và trao quyền cho các cộng đồng. Với The Long Dress, cô khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

    Theo Baoquocte

  • Tài năng Việt kiều Jariyah Shah thể hiện ấn tượng trong chiến thắng của U18 Man United trước U18 Wolves ở giải U18 Premier League.

    Vừa qua, cầu thủ gốc Việt Jariyah Shah đã có trận ra mắt U18 Man United trong trận đấu với U18 Wolves ở giải U18 Premier League. Tiền vệ sinh năm 2009 được đá chính ngay từ đầu và có 64 phút thể hiện khá ấn tượng trước khi bị thay ra. Chung cuộc, U18 Man Utd giành chiến thắng với tỷ số 2-1 và hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

    jariyah shah 1
    Jariyah Shah (trái) thi đấu ấn tượng ở tuyển trẻ Man United.

    Jariyah Shah là 1 trong số những cầu thủ ở đội trẻ U16 được đôn lên U18 Man Utd trong bối cảnh các đội tuyến trên đang thiếu lực lượng. Dù không trực tiếp ghi bàn nhưng tài năng gốc Việt vẫn được tờ Centredevils đánh giá cao về màn trình diễn tự tin và hiệu quả dù phải thi đấu với các bậc đàn anh hơn tuổi.

    Jariyah Shah cao khoảng 1,80 m, đá tiền vệ trung tâm, cùng đội trưởng Tyler Fletcher - con trai của cựu tiền vệ Darren Fletcher.

    Chiến thắng 2-1 trước Wolves giúp U18 Manchester United tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trên BXH U18 Premier League. Sau 15 vòng đấu, U18 Man Utd giành tới 12 chiến thắng và chỉ thua duy nhất 1 trận, song vẫn đang kém đội đầu bảng Man City 2 điểm.

    Man Utd là đương kim vô địch, nhưng không dễ để bảo vệ ngôi vương ở mùa này với thành phần chủ yếu là những cầu thủ sinh năm 2007 và 2008. Shah là cầu thủ duy nhất sinh năm 2009 đã chơi cho U18 Man Utd mùa này. Tiền đạo Kai Rooney, con trai của cựu danh thủ Rooney hiện vẫn chưa có cơ hội lên đội U18 MU.

    Shah từng khoác áo U16 và sát cánh cùng Kai Rooney. Gia đình Shah chuyển tới Anh định cư khi cậu bé còn nhỏ, nên chân sút 16 tuổi đang là một công dân Anh. Vì thế, Shah hiện có thể khoác áo cho bốn đội tuyển là Anh (nhờ quốc tịch Anh), Pakistan, Việt Nam và Úc.

    Với sự tiến bộ trong sự nghiệp tại United, anh đang thu hút nhiều sự chú ý về khả năng lựa chọn quốc gia thi đấu quốc tế.

    Ngoài ra, với một cuộc khủng hoảng chấn thương đang diễn ra ở đội một thời điểm hiện tại, HLV Ruben Amorim đã phải gọi lên một số cầu thủ trẻ để lấp đầy băng ghế dự bị của mình trong trận đấu với Tottenham, nơi 1 cầu thủ trẻ như Chido Obi (17 tuổi) có trận ra mắt.

    jariyah shah 1
    Jariyah Shah là chấn sút trẻ Man United với nửa dòng máu Việt

    Jariyah Shah sinh năm 2009, có bố là người Pakistan và mẹ là người gốc Việt, sinh ra ở Úc, nhưng lớn lên ở Anh và đang có quốc tịch Anh. Khả năng cầu thủ này có thể thi đấu cho các đội tuyển Việt Nam trong tương lai vẫn còn bỏ ngỏ.

    Sinh năm 2009, Jariyah Shah vẫn chưa được gọi lên các lứa U của tuyển Anh, dẫu vậy, việc ra mắt đội U18 Man Utd ở tuổi 16 cũng là 1 thách tích đáng khích lệ với sao mai này.

    Theo Giaoducthoidai

  • Bị nhốt ngày đêm, đơn độc và ngạt thở vì khói trong nhà máy cần sa tại Anh, người di cư Việt còn bị những kẻ buôn người dọa giết nếu vụ thu hoạch không thành công.

    Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, 3.307 người Việt Nam di cư bất hợp pháp từ tháng 1 đến tháng 9/2024, tăng 177% so với năm trước, vượt qua người Afghanistan, Iran và Syria. Những người này chủ yếu vượt eo biển Manche vào Anh bằng thuyền nhỏ.

    Họ được cho là nằm trong số những đối tượng dễ bị rơi vào "chế độ nô lệ hiện đại". Chính quyền Anh ghi nhận hơn 1.000 nạn nhân được báo cáo vào năm 2023.

    Xuân, 58 tuổi, một người di cư Việt Nam từng mắc kẹt trong một trang trại cần sa tại Anh, kể lại những ngày tháng bị nhốt, đơn độc và ngạt thở vì khói, đôi khi bị những kẻ buôn người đe dọa giết chết nếu vụ thu hoạch không thành công.

    trai thuoc phien o anh 1
    Bị nhốt ngày đêm, đơn độc và ngạt thở vì khói trong nhà máy cần sa tại Anh, người di cư Việt còn bị những kẻ buôn người dọa giết.

    Từ mắc nợ đến bị đẩy vào trại cần sa

    Ông James Fookes, thành viên tổ chức phi chính phủ Anti-Slavery International cho biết, những con số đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Ông nhận định, mạng lưới buôn người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã được "thiết lập tốt" đến mức có thể so sánh với "tuyến đường thương mại quốc tế".

    Giống như Xuân (nhân vật đã được đổi tên), nhiều người di cư Việt Nam sa vào đường dây buôn người và bị đưa đến các trang trại cần sa ở Anh sau khi mắc nợ ở nhà.

    Xuân, ông bố có hai cậu con trai, cho biết bản thân ông nợ "bọn côn đồ" sau khi đầu tư bất động sản thất bại và không có khả năng trả nợ. Những người đó đưa ra cho ông hai lựa chọn: bán nội tạng hoặc đi làm việc ở Anh.

    Vào năm 2015, Xuân bay tới Nga, sau đó tới Hà Lan trước khi bắt tàu tới Pháp. Sau đó, ông trốn trong một chiếc xe tải, cùng với khoảng 10 người khác, chủ yếu là người Việt Nam, vượt eo biển Manche.

    Cảnh sát tìm thấy họ và Xuân được đưa vào một trung tâm tị nạn trước khi chuyển đến sống với một người cháu trai ở London. Nhưng chuyện không kết thúc ở đó.

    Vào mùa xuân năm 2016, khi ông vừa làm thủ tục ở đồn cảnh sát và đang về nhà thì bị hai người lạ mặt đẩy vào một chiếc ô tô. Họ đưa cho ông điện thoại di động. Đầu dây bên kia có tiếng một người đàn ông Việt Nam bảo Xuân "đi theo hai người đàn ông này nếu không sẽ bị bắn chết", ông nhớ lại.

    Họ lái xe nhiều giờ về phía bắc nước Anh. “Tôi rất sợ hãi”, Xuân nói.

    Sau đó, Xuân phải làm việc tại một nhà kho trong nhiều tháng. Ông xếp dỡ các thùng hàng chứa những loại hàng hóa bí ẩn cùng với những người đàn ông khác. Ông không được phép giao tiếp, cũng không được trả tiền.

    "Họ đánh tôi rất nhiều", Xuân vừa khóc vừa nói. "Tôi chỉ cố gắng khỏe mạnh và sống sót với hy vọng một ngày nào đó có thể gặp lại các con".

    Cuối cùng, ông bị đưa đến trang trại cần sa. Đó là một ngôi nhà ba tầng bình thường, cây cối mọc khắp nơi ngoại trừ nhà vệ sinh và nhà bếp.

    "Tôi ở đó một mình. Những người đưa tôi đến đó kiểm tra tôi hầu như mỗi ngày. Ngôi nhà bị khóa". Xuân phải ngủ trên một tấm nệm trên sàn bếp, chăm chỉ tưới nước và bón phân cho cây cần sa, đảm bảo cây phát triển tốt dưới ánh đèn và trong điều kiện nhiệt độ ẩm ướt 36 độ C.

    Xuân bị bệnh vào năm 2021 trong thời kỳ đại dịch và cây chuyển sang màu vàng do bị bỏ bê. "Tôi không thở được, không làm được, không chăm sóc được cây. Tôi sợ nếu không làm tròn nhiệm vụ, họ sẽ đánh chết tôi", Xuân kể.

    Một đêm nọ, Xuân trốn thoát bằng cách đập vỡ cửa sổ và chạy đến một nhà ga xe lửa, mua vé đến London. Xuân gục trên phố khi vừa tới thủ đô.

    Sau một thời gian nằm viện, Xuân kể cho cảnh sát câu chuyện của mình và được gửi đến Salvation Army, một tổ chức được chính phủ giao nhiệm vụ giúp đỡ các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Tính từ năm 2021, đã có 135 người Việt Nam được tổ chức này tiếp nhận, hầu hết đều ở độ tuổi 30.

    Người bị bắt chủ yếu là nạn nhân

    Mặc dù Xuân trốn thoát khỏi những kẻ bắt giữ, nhưng tình trạng lao động cưỡng bức thường chỉ chấm dứt khi cảnh sát đột kích vào trang trại.

    trai thuoc phien o anh 1
    Một căn nhà trồng cần sa bị phát hiện ở Anh. (Ảnh: Daily Mail)

    Các quan chức Anh hôm 10/2 cho biết các đội thực thi luật di trú bắt giữ hơn 600 người trong các cuộc đột kích vào tháng 1/2025, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ mới nhằm giải quyết tình trạng di cư không có giấy tờ và các băng nhóm buôn người.

    Kathy Betteridge, phụ trách chống buôn người và chế độ nô lệ hiện đại tại Salvation Army, giải thích rằng thường nạn nhân là những người bị bắt giữ "vì họ là những người duy nhất ở đó".

    Vương quốc Anh và Việt Nam ký một thỏa thuận vào tháng 4/2024 nhằm chống nạn buôn người. Mitsue Pembroke, người đứng đầu Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam, cho biết "Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể" trong việc giúp người dân tránh trở thành nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.

    Xuân hiện đang sống trong một ngôi nhà an toàn ở vùng ngoại ô London, tại một địa chỉ không được tiết lộ. Ông vẫn khó ngủ khi những ký ức ùa về. Ước mơ của ông là được ở lại Vương quốc Anh và để con cái của ông được đoàn tụ với ông.

    Nhưng đơn xin tị nạn của ông bị bác bỏ vào năm ngoái và hiện ông đang chờ quyết định kháng cáo.

    VTC News (Nguồn: Japan Times, AFP )

  • Mới đây tờ New York Times đã dẫn lời Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Minh Quang Pham, 41 tuổi, đã bị kết án 44 năm tù vì cố gắng thực hiện vụ tấn công tự sát tại sân bay quốc tế Heathrow ở London.

    minh quang pham
    Minh Quang Pham - Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ

    Minh Quang Pham là một người Anh gốc Việt. Theo Hãng tin Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Minh Quang Pham đã đi từ Anh đến Yemen vào tháng 12-2010 và tuyên thệ trung thành với tổ chức al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập. Tổ chức này bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.

    Bị cáo đã dành 1 năm ở Yemen, được huấn luyện và giúp chuẩn bị cho tạp chí Inspire của tổ chức này. Bị cáo được cho là đã làm việc trực tiếp với Samir Khan - một công dân Mỹ từng là biên tập viên của tạp chí này và đã bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2011.

    Minh Quang Pham đã bị chính quyền Anh bắt giữ vào năm 2011, và bị dẫn độ đến Mỹ 4 năm sau đó để đối mặt với các cáo buộc khủng bố. Bị cáo trước đó đã nhận tội với các cáo buộc bao gồm cung cấp hỗ trợ vật chất cho tổ chức khủng bố. 

    Ngày 4-2-2025, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Minh Quang Pham đã bị kết án 44 năm tù vì âm mưu thực hiện một vụ tấn công tự sát tại sân bay quốc tế Heathrow ở London, Anh.

    "Bản án hôm nay nhấn mạnh quyết tâm chung của chúng ta trong việc ngăn chặn khủng bố trước khi nó xảy ra và đưa những kẻ khủng bố tiềm tàng vào tù", luật sư quận Nam New York, bà Danielle R. Sassoon, cho biết trong một tuyên bố.

    Minh Quang Pham - Người VN đầu tiên bị Anh tước quốc tịch và VN không nhận

    Sinh ra ở VN, Phạm Quang Minh chỉ mới một tháng tuổi trước khi cùng ra gia đình rời sang Hong Kong vào năm 1983. Sáu năm sau, gia đình Minh xin tỵ nạn ở Anh và năm 1995, Minh chính thức được cấp quốc tịch Anh.

    Cuộc sống của Phạm Quang Minh ở Anh trên thực tế cũng nhiều khó khăn. Trong bức thư gửi thẩm phán Mỹ, Minh chia sẻ về cuộc sống khó khăn của một đứa trẻ nhập cư xa quê hương, với khả năng ngoại ngữ hạn chế.

    ''Là một trẻ châu Á thấp bé, tôi thường xuyên bị bắt nạt ở trường," Minh viết, ''Và tôi và cha mẹ chẳng thể làm gì, vì chúng tôi đâu biết tiếng.''

    Tuy nhiên, Phạm Quang Minh đã tìm được đam mê của mình trong môn hội họa. Sau khi hoàn tất Level A ở trường Cao Đẳng Lewisham (London), Minh tiếp tục theo học để lấy chứng chỉ mới ở Cao Đẳng Thiết kế Ravensbournes vào năm 2004.

    Đây cũng là năm mà Minh cải đạo sang Hồi Giáo, qua giới thiệu của người bạn Morocco cùng lớp. Minh thường xuyên có mặt ở các đền thờ của người Hồi Giáo khắp nước Anh. Đặc biệt Minh thay đổi sau chuyến đi Bangladesh và Ấn Độ năm 2006.

    Sau khi trở về Anh, cuộc sống của Phạm Quang Minh diễn ra bình thường. Anh ta làm công việc thiết kế đồ họa và cưới một cô gái gốc Bangladesh vào đầu năm 2010. 

    Trung thành với Al Qaeda

    Theo điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, vào cuối năm 2010, Phạm Quang Minh đến Yemen, nguyện trung thành với tổ chức khủng bố Al Qaeda, A.Q.A.P và làm việc ở tạp chí tuyên truyền của tổ chức, Inspire. Cũng ở Yemen, Minh được đào tạo cách chế tạo bom và sử dụng vũ khí.

    Tháng 7 năm 2011, Phạm Quang Minh trở về Anh, và bị bắt ở sân bay Heathrow khi phát hiện có sở hữu vũ khí đạn dược, cùng với một số dụng cụ làm bom trong người. Theo BBC News, một người là Ahmed Abdulkadir Warsame mô tả gặp Minh, lấy tên Hồi Giáo là Amin, trong điểm trú ẩn của AQAP ở Yemen năm 2011. Amin, theo lời kể, luôn mang trong mình một khẩu AK và sẵn sàng trở thành "người tử đạo". 

    Tháng 12, Bộ Nội vụ Anh thông báo tước quyền công dân của Minh mà các văn bản của Anh gọi là Mr Pham. Trường hợp của Phạm Quang Minh được cho là bất thường, vì đa số các lệnh tước quyền công dân khác chỉ đưa ra khi đối tượng đang cư trú ở nước ngoài, ngăn chặn họ trở về Anh.

    Chính quyền Hoa Kỳ yêu cầu Anh Quốc dẫn độ Minh sang Mỹ, với các tội danh liên quan đến khủng bố, bao gồm âm mưu đánh bom sân bay Heathrow, London.

    Năm 2014, Minh kháng cáo lệnh dẫn độ của Mỹ lên toà Anh nhưng không thành và sang năm 2015, Phạm Quang Minh chính thức bị dẫn độ sang Hoa Kỳ và nhận án tù, và hiện bị giam ở New York.

    Câu chuyện 'quốc tịch Việt Nam'

    Trở lại tháng 12 năm 2011, Bộ Nội vụ, với bộ trưởng lúc đó là bà Therasa May, thông báo tước quyền công dân của Phạm Quang Minh, với các cáo buộc của bên an ninh rằng người này có liên kết với một số phần tử cực đoan Hồi Giáo, và lên âm mưu đánh bom sân bay Heathrow.

    Tuy nhiên, điều này gặp nhiều trở ngại.

    Đạo luật Quốc tịch Anh năm 1981 viết rõ Bộ Nội vụ Anh có quyền tước quốc tịch nhưng cũng phải để người bị tước quốc tịch quyền kháng cáo qua hệ thống tư pháp là các tòa án Anh.

    Để tước quốc tịch một người, Bộ Nội vụ cần đảm bảo chắc chắn rằng người đó sẽ không rơi vào tình trạng ''vô tổ quốc'' (stateless) sau đó.

    Năm 1961, Anh đã ký vào Công ước về tình trạng không tổ quốc năm 1961. Theo đó, các quốc gia tham gia không thể tước quốc tịch của một công dân nếu như không thể đảm bảo họ sẽ còn một quốc tịch khác.

    Theo lập luận của bà Theresa May, Phạm Quang Minh sau khi bị tước quốc tịch vẫn sẽ còn quốc tịch Việt Nam của mình. Năm 2012, vụ việc được đưa ra tòa án Anh với một bên là Phạm Quang Minh, một bên là Cục Di trú, Bộ Nội vụ.

    Phạm Quang Minh đã sử dụng quyền kháng cáo trên cở sở pháp lý tại các toà án ở Anh để bảo vệ quốc tịch Anh của mình. Căn cứ pháp lý của Minh nêu anh ta đã kết hôn với một người phụ nữ là công dân Anh và họ đã có con.

    Phạm Quang Minh cho rằng quyết định của Bộ Nội vụ vi phạm Công ước châu Âu về quyền con người.

    Ngoài ra, nguyên đơn cho biết mình đã rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, và chưa bao giờ cầm trên tay cuốn hộ chiếu Việt Nam. Vì vậy, Minh phủ nhận mình có quốc tịch Việt Nam.

    Trong phiên toà kháng cáo đầu tiên năm 2013 của Cục Di trú, Đại sứ Đặc mệnh của CHXHCN Việt Nam ở Vương Quốc Anh lúc bấy giờ, là ông Nguyễn Quý Bình đã phát biểu nêu ra quan điểm của Việt Nam về vụ việc. Bên đại diện cho Bộ Nội vụ Anh là tiến sĩ Nguyễn Thị Láng.

    Theo Luật Quốc tịch năm 1988 của Việt Nam, công dân Việt Nam chỉ có một và duy nhất một quốc tịch, đó là Việt Nam.

    Do đó, Phạm Quang Minh đã mất quốc tịch Việt Nam của mình khi trở thành công dân Anh vào năm 1993, lập luận của phía chính phủ Việt Nam nêu ra như vậy.

    Không bằng lòng, Bộ Nội vụ quyết định kháng cáo với Toà Phúc thẩm.

    Phiên xử nổi tiếng với hội đồng thẩm phán của Supreme Court gồm Lord Neuberger (chủ tọa), Lady Hale (nữ phó chủ tọa), Lord Mance, Lord Wilson, Lord Sumption, Lord Reed và Lord Carnwath vào hôm 18 và 19 tháng 11 năm 2014 đã ra ra bản án hôm 25 tháng 3 năm 2015.

    Bộ Nội vụ Anh cho rằng Việt Nam không thể đưa ra các cơ sở thuyết phục để không công nhận quốc tịch của Phạm Quang Minh.

    Sắc lệnh 53, năm 1945 của VNCDCH (sau là CHXHCN Việt Nam) ghi rằng, bất cứ người nào sinh ra ở Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam. Phạm Quang Minh sinh ra ở Việt Nam năm 1983, vậy nghiễm nhiên anh ta là công dân Việt nam.

    Cũng như đã nói ở trên, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 1988 ghi nhận rằng người Việt Nam chỉ có một quốc tịch duy nhất, là Việt Nam.

    Tuy nhiên, nghị định 37, năm 1990 về Luật Quốc tịch có điều khoản bao gồm:

    ''Những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác (do chưa mất quốc tịch Việt Nam mà đã vào quốc tịch khác hoặc do xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sinh ra), khi ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam."

    Phạm Quang Minh khi nhập quốc tịch Anh năm 1995 đã không xin thôi quốc tịch Việt Nam của mình, như điều lệ trong Luật Quốc tịch 1988.

    Để từ bỏ quốc tịch gốc, người này phải tuân theo các thủ tục do các đạo luật Việt Nam đặt ra và bảo đảm sự đồng ý của chính phủ Việt Nam, phía Anh nói.

    Ngoài ra, theo các Luật Quốc tịch từ năm 1988 đến lần bổ sung mới nhất, 2009, không có điều luật nào bao gồm điều khoản rằng người Việt Nam khi nhập quốc tịch khác sẽ tự động mất quốc tịch Việt Nam.

    Do vậy, việc tước quốc tịch hay không là do chính phủ Việt Nam lựa chọn, trong đó người có quyết định là chủ tịch nước, chứ không phải là điều tự nhiên xảy ra trong hệ thống pháp lý.

    Ông Nguyễn Quý Bình cũng thừa nhận điều này. Đáng lưu ý, ông là một trong những người góp phần vào sửa đổi Luật Quốc tịch năm 1988, theo các tài liệu mà Anh Quốc công bố trên mạng.

    Trong phúc trình của thẩm phán Lord Jackson ở phiên tòa đầu tiên có ghi:

    ''Việt Nam vận hành theo cách của chính quyền cộng sản, trong đó bên hành pháp kiểm soát các toà án chứ không phải ngược lại."

    ''Phạm Quang Minh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam của mình sau tất cả các sự kiện của những năm 1980 và 1990. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 không thay đổi tư cách pháp lý của anh ta. Theo tôi, cho dù chính phủ Việt Nam có thể tự tiện đưa ra những điều luật riêng của mình, thì nó không mang ý nghĩa cấu thành hiệu lực và hoạt động của luật pháp quốc gia đó thể theo nội dung của điều 1.1 của Công ước 1954 về người vô tổ quốc.''

    ''Tôi hiểu rằng (ở Việt Nam) bên hành pháp kiểm soát tòa án và rằng các tòa án sẽ không bãi bỏ các hành vi trái pháp luật của hành pháp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những hành vi đó không vi phạm pháp luật.''

    ''Chính phủ Việt Nam giờ quyết định không coi Phạm Quang Minh là công dân Việt Nam nữa. Họ đi đến quyết định này mà không cần thông qua bất kỳ thủ tục từ bỏ, tước quyền hoặc hủy bỏ quốc tịch Việt Nam như được quy định trong Luật 2008,'' thẩm phán Jackson kết luận.

    Cuối cùng, phiên kháng cáo với hội đồng thẩm phán đông đảo đã đồng ý rằng việc Bộ Nội vụ Anh tước quốc tịch Anh của Phạm Quang Minh là đúng.

    Đây là lần thứ nhì ở Anh, một vụ tước quốc tịch người Anh sinh ra ở nước khác được đưa lên Tòa Tối cao.

    Lần trước là vụ Hilal al-Jedda, người sinh ra ở Iraq nhưng đã thành công dân Anh và cũng bị chính Bộ trưởng Nội vụ Theresa May tước quốc tịch năm 2013.

    Án tù nhiều năm

    Tháng 2 năm 2015, Phạm Quang Minh chính thức bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.

    Trong phiên xét xử, Minh thừa nhận anh ta đã phạm một "sai lầm khủng khiếp" và gửi bức thư cho thẩm phán nói đã từ bỏ mọi hành vi khủng bố và tư tưởng cực đoan.

    Các công tố viên Hoa Kỳ bác bỏ lời nhận tội của Minh, và yêu cầu ra bản án đặc biệt nghiêm khắc. Rơm rớm nước mắt, Phạm Quang Minh cho rằng bản án dài và khắc nghiệt sẽ khiến anh ta phải xa gia đình trong nhiều năm.

    "Tôi chưa bao giờ gây ra hành động bạo lực nào," Minh nói, "Nhưng tôi đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Tôi rất hối hận."

    Tháng 2/2025, Phạm Quang Minh, người mà Anh Quốc và Việt Nam đều không muốn nhận là công dân của mình, bị kết án tới 44 năm tù giam.

    Viethome (theo BBC)

  • Một đôi vợ chồng chủ tiệm người Việt đã bị bắt khi cảnh sát ập vào một tiệm nail ở Cheshire. 

    vo chong viet no le yi
    (trái) Hoang T.K.A, 29 tuổi, và Doan K.T, 38 tuổi (Ảnh: Cheshire Police)

    Cảnh sát đã ập vào khám xét một tiệm nail ở Cheshire. Tại đây họ phát hiện vợ chồng chủ tiệm đã đưa 2 thiếu niên từ Việt Nam vào Vương quốc Anh trái phép. 

    Cuộc điều tra cho thấy Hoang T.K.A 29 tuổi, và chồng là Doan K.T 38 tuổi, đã tạo điều kiện cho 2 thiếu niên 14 và 16 tuổi, ở lại UK một cách bất hợp pháp trong vài tháng trước khi bị bắt. 

    2 thiếu niên này đã từ VN đến Anh quốc vào ngày 27/6/2023. Cùng chuyến bay còn có Doan K.T. Anh này đã bay từ Frodsham (Cheshire) về VN trước đó không lâu.

    Khi kiểm tra giấy tờ, cảnh sát phát hiện 2 thiếu này đã bay đến Anh theo dạng visa ngoại khóa kéo dài 2 tuần. Cùng đi còn có 9 học sinh khác, với địa điểm dừng chân là Oxford. 

    Ban đầu, 2 thiếu niên này đến Oxford cùng với 9 học sinh khác, trong khi đó Doan quay trở về Frodsham. Tuy nhiên, lúc mới đặt chân đến UK, 2 thiếu niên đã được cung cấp điện thoại di động. Và 2 em đã vài lần liên lạc với một số điện thoại, được biết đó là số của Doan. 

    Vào ngày 29/6/2023, Doan đi từ Frodsham đến London. Cùng lúc đó, 2 thiếu niên đi từ Oxford lên London trong khuôn khổ chuyến thăm ngoại khóa của các em. Ngày hôm đó, Doan rời khỏi London lúc sau 5h chiều. Cảnh sát tin rằng Doan đã sắp xếp để đón 2 thiếu niên và chở họ về Frodsham. 

    Vài tháng sau, vào ngày 29/9/2023, một nhân viên địa ốc đã đến một ngôi nhà ở Frodsham. Ngôi nhà này do Hoang và Doan thuê. Nhân viên này đã tình cờ gặp cô gái 14 tuổi. 

    Vào tháng 12/2023, nhân viên của Đội chống Bóc lột khu vực miền Tây (Western Exploitation Team) đã đến tiệm nail của đôi vợ chồng trên đường Church Street, Frodsham. Cùng đi còn có nhân viên sở di trú. Đây chỉ là một chuyến viếng thăm bình thường để kiểm tra xem các nhân viên trong tiệm có được đối xử tốt hay không. 

    Lúc đó Hoang T.K.A có mặt ở tiệm. Cậu bé 16 tuổi cũng có mặt ở tiệm. Sau khi kiểm tra, cảnh sát phát hiện chàng trai này trước đó đã được báo cáo mất tích. 

    Hoang là chủ tiệm nail, cô nói rằng không biết cậu bé là ai, và nói rằng cậu ta chỉ mới bước vào tiệm nail một lúc thì cảnh sát tới. Tuy nhiên, Hoang vẫn bị bắt theo Luật Phòng chống Nô lệ hiện đại (Modern Slavery Act). Cậu bé 16 tuổi cũng được cảnh sát ban hành Lệnh Bảo vệ (Police Protection Order - PPO).

    Lúc đó Doan cũng có mặt ở tiệm, nhưng anh này không bị bắt vì cảnh sát tưởng anh chỉ là nhân viên. Không có dấu hiệu gì cho thấy anh có mối quan hệ vợ chồng với Hoang. 

    Sau đó ít lâu, vào ngày 14/1/2024, Doan đã liên lạc với số điện thoại của cô gái 14 tuổi. Cả hai cùng đi đến London, nhưng Doan đã quay trở lại Frodsham mà không có cô gái. Mục đích của Doan là để cảnh sát không lần ra cô gái. 

    Nhưng ngày hôm sau, cô gái đã liên hệ với cảnh sát xin được giúp đỡ, nói rằng cô đã sống vô gia cư suốt 6 tháng. Một cuộc điều tra nhanh chóng được tiến hành, và cảnh sát ngay lập tức tìm ra Doan. Hậu quả là Doan cũng bị bắt và bị truy tố cùng với Hoang. 

    Đôi vợ chồng, thường trú tại Sandfields (Frodsham), đã thừa nhận tội tổ chức đưa người trái phép vào Vương quốc Anh. Họ đã ra tòa án Chester Crown Court vào ngày 04/02/2025. Hoang bị kết án 27 tháng tù giam, Doan bị 54 tháng tù giam. 

    Một người thứ 3 cũng bị truy tố vì có liên quan đến các hành vi phạm tội trên, nhưng sau đó người đàn ông này đã được phóng thích và không bị truy xét gì thêm. 

    Điều tra viên Huxley thuộc Sở Cảnh sát Cheshire cho biết: "Rõ ràng Hoang và Doan đã đưa 2 thiếu niên này đến Vương quốc Anh với mục đích bóc lột. Các em còn nhỏ tuổi, dễ bị thao túng. Các em cho rằng đây là chuyến đi đổi đời, nhưng thực tế chỉ là bóc lột sức lao động".

    "Sau khi chúng tôi lần đầu kiểm tra tiệm nail vào tháng 12/2023, Hoang và Doan cho rằng họ có thể che đậy hành vi của mình bằng cách phủ nhận mọi mối liện hệ với cậu bé 16 tuổi và đưa cô gái 14 tuổi đến London. Nhưng nhờ sự phối hợp với các cộng sự, chúng tôi đã có thể kết nối các mảnh ghép và có đủ bằng chứng chống lại đôi vợ chồng, khiến họ phải thừa nhận tội trạng".

    "Dù vụ án đã khép lại, nhưng chúng tôi vẫn sẽ không ngừng đấu tranh chống lại loại hình tội phạm này, nhưng chúng tôi không thể hoàn thành sứ mệnh một mình. Chúng tôi cần nguồn thông tin tố giác từ cộng đồng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy báo cho cảnh sát. Chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ những người yếu thế và trừng phạt kẻ có tội".

    Viethome (theo Manchester Evening News)

  • nguoi viet scotland 1
    Cảnh sát phong tỏa đường cao tốc Clydeside vào chiều 29/1. Ảnh: Garry F McHarg FOCAL Scotland

    nguoi viet scotland 1
    Việc phong tỏa khiến giao thông nhanh chóng ùn tắc. Ảnh: News Group Newspapers Ltd

    Một người đàn ông đã bị một chiếc xe tải đ.âm trúng trên đường cao tốc Clydeside Expressway, Glasgow, vào chiều ngày 29/1/2025. Dịch vụ khẩn cấp đã nhanh chóng có mặt trên con đường đông đúc vào lúc 1h35 phút chiều.

    Vụ tai nạn liên quan đến một người đi bộ và 1 chiếc xe đầu kéo. Rất đáng tiếc người đàn ông đã thiệt mạng tại hiện trường. Thông tin từ cộng đồng Việt cho hay nạn nhân là anh Hiếu (tên Thánh: Anton). 

    Cảnh sát đã phong tỏa đường Clydeside tại ngã ba 19, khiến giao thông tắc nghẽn. Đến 7h20 tối, đường mới được dở phong tỏa. Hiện cảnh sát đang thu thập hình ảnh từ camera hành trình và những người chứng kiến. 

    Bất cứ ai có thông tin vui lòng liên hệ Sở Cảnh sát Scotland tại số 101, trích dẫn mã số vụ việc "1688 of 29 January, 2025.”

    Cũng tại Scotland vào ngày 18/1 đã diễn ra một vụ nổ pháo hoa nghiêm trọng khiến một thanh niên 21 tuổi tử vong. 

    Chiều 18/1, cư dân ở đường Maree, khu phố Lochbroom Drive, Paisley, ngoại ô thành phố Glasgow, Scotland gặp phen khiếp hãi khi chứng kiến cảnh pháo hoa nổ tán loạn trên đường phố, rơi vào trong cả sân vườn, bãi đỗ xe và trong nhà.

    Nhiều xe cảnh sát và xe cứu thương đến hiện trường sau khi được báo về vụ việc. Họ phát hiện chàng trai 21 tuổi Robert McNally chết ngay trên đường phố do bị pháo hoa bắn trúng, trên cơ thể có nhiều vết thương nghiêm trọng. Cơ quan vẫn đang xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm kịch này.

    Trong đoạn video được người dân ghi lại, có thể thấy những quả pháo hoa từ tầng 3 của một căn nhà bắn thẳng vào người đi đường. Nhiều quả pháo cũng phát nổ sau rơi vào vườn và điểm đỗ xe. Người dân trên phố chạy tán loạn, cố né tránh để không bị pháo hoa bắn vào người. Clip cũng cho thấy một quả pháo hoa dường như nổ bên trong chính căn nhà bắn pháo, trước khi hàng xóm lao đến gõ cửa gọi gia chủ.

    Cảnh sát Scotland đã bắt một chàng trai 19 tuổi bị tình nghi là người đã gây ra tai nạn pháo hoa.

    Thanh tra cảnh sát Euan McMillan chia sẻ: "Chúng tôi đang điều tra để xác định đầy đủ các tình tiết của vụ việc này. Hiện nay đã không còn có mối đe dọa nào đối với người dân nói chung. Cảnh sát sẽ tiếp tục túc trực ở khu vực để giải quyết hậu quả".

    Công đồng tại khu phố Lochbroom Drive bị sốc. Lewis Cameron, một người dân tại đây cho biết: "Đây quả là một thảm kịch. Thật tội nghiệp, nạn nhân còn quá trẻ, cả cuộc đời vẫn ở phía trước. Tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình của thanh niên xấu số".

    Trên mạng xã hội, gia đình và bạn bè bày tỏ lòng tiếc thương đối với Robert. Chị họ Nicole Adam chia sẻ "Trái tim tôi tan vỡ thành hàng triệu mảnh khi nghe thấy hung tin này. Tôi sẽ không bao giờ vượt qua được nỗi đau mất đi người em Robert. Một người đã mãi mãi dừng lại ở tuổi 21".

    Viethome (theo The Sun)

  • Đại sứ quán Việt Nam tại Anh ngày 25/1 đã tổ chức buổi gặp mặt mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại London với sự tham gia của hơn 200 kiều bào tại Anh và các bạn bè quốc tế.

    kieu bao anh mung xuan 1
    Đông đảo kiều bào và các quan khách, bạn bè Anh và quốc tế tham dự chương trình đón Tết Ất Tỵ. (Ảnh: Phong Hà/TTXVN)

    Ngày 25/1, hơn 200 kiều bào tại Anh đã tham dự buổi gặp mặt mừng Xuân Ất Tỵ 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức ở thủ đô London. Tham dự sự kiện có đại diện Bộ Ngoại giao Anh, ngoại giao đoàn các nước tại Anh, cùng các bạn bè Anh và quốc tế.

    Buổi gặp mặt là sự kiện thường niên của Đại sứ quán và được cộng đồng người Việt tại Anh mong chờ mỗi khi Xuân về, bởi đây là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu, cùng hướng về cội nguồn và tận hưởng không khí đón Tết như đang ở quê nhà.

    Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Anh Đỗ Minh Hùng bày tỏ tự hào khi cộng đồng người Việt tại Anh trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết cùng hướng về quê hương. đất nước.

    Đại sứ Đỗ Minh Hùng khẳng định trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng cộng đồng người Việt ở nước ngoài, coi đây là bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và từng bước bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tạo cơ sở củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giúp kiều bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.

    Nhân dịp này, Đại sứ cập nhật với bà con kiều bào tình hình phát triển kinh tế-xã hội, thành tựu đối ngoại cũng như vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng hơn 7%, mức cao hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, với quy mô nền kinh tế đạt gần 500 tỷ USD. Việt Nam thuộc nhóm 35 nền kinh tế lớn nhất thế giới và top 20 thế giới về quy mô thương mại quốc tế.

    Đối ngoại là một điểm sáng trong thành tựu phát triển của đất nước, đặc biệt ngoại giao kinh tế đã đóng góp tích cực vào thành tựu kinh tế chung của đất nước trong năm qua. Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế.

    Đại sứ cũng điểm lại những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Anh trong năm qua, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại-đầu tư, giáo dục-đào tạo, quốc phòng, an ninh. Trong giai đoạn tới, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác về tài chính, năng lượng tái tạo, công nghệ cao…, tạo động lực mới cho quan hệ song phương.

    Đại sứ khẳng định những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Anh có phần đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt tại Anh, bày tỏ mong muốn kiều bào tại Anh tiếp tục giữ gìn các truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức dạy tiếng Việt và các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên đán, Tết Trung Thu…, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt tại Anh đoàn kết, hội nhập và đóng góp cho sở tại, cho quê hương.

    Đại sứ khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Anh luôn coi công tác cộng đồng là trọng tâm và sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Anh, góp phần phát triển cộng đồng ngày một vững mạnh, gắn bó với quê hương, thực sự là cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

    Diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, sự kiện là dịp để bà con kiều bào ôn lại những phong tục, tập quán tốt đẹp của Tết Nguyên đán và thưởng thức các món ăn phong phú, mang hương vị Tết cổ truyền như bánh chưng, giò lụa, giò xào, chả quế, nem rán, thịt đông, xôi gấc…

    Buổi lễ cũng có sự đóng góp của tiết mục trình diễn văn nghệ sôi động của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Anh, mang đến không khí Xuân rộn ràng cho những người con xa xứ.

    kieu bao anh mung xuan 1
    Tiết mục biểu diễn văn nghệ chào Xuân Ất Tỵ 2025 của các cháu thiếu nhi Việt Nam tại Anh trong chương trình. (Ảnh: Phong Hà/TTXVN)

    Một điểm nhấn của sự kiện là lễ bốc thăm trúng thưởng cho những người tham dự với các phần quà hấp dẫn như bánh chưng Tết, vé máy bay chặng Việt Nam-Anh..., tạo không khí hồi hộp, vui nhộn cho ngày lễ lớn nhất trong năm đối với bà con kiều bào tại Anh.

    Trước buổi gặp mặt đón Xuân Ất Tỵ, Đại sứ quán Việt Nam cùng các cơ quan đại diện Việt Nam tại Anh tổ chức lễ gói bánh chưng, tạo không khí thân tình, đoàn kết trong thành viên các cơ quan đại diện và gia đình khi Tết đến, Xuân sang.

    Theo Vietnamplus

  • Nghề nails từ lâu đã trở thành biểu tượng của cộng đồng người Việt sinh sống tại Anh Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Với hình ảnh những tiệm nails sáng đèn, khách ra vào nhộn nhịp, nhiều người lầm tưởng rằng công việc này đồng nghĩa với sự giàu có, dễ dàng kiếm tiền. Đặc biệt, có không ít thợ nails đến Anh Quốc bất hợp pháp, mang trong mình suy nghĩ rằng đây là nơi có thể “hái ra tiền,” đồng thời đặt kỳ vọng cao vào các chủ tiệm nails, cho rằng họ phải trả lương cao và chăm sóc thợ như “vua.”

    Nhưng thực tế liệu có như mơ?

    Ngộ nhận 1: Đến Anh Quốc làm nails là con đường “hái ra tiền”

    Sự thật là, làm nails không phải lúc nào cũng dễ dàng như mọi người tưởng tượng. Công việc này đòi hỏi sức lao động liên tục, áp lực từ khách hàng, và thậm chí đối mặt với các vấn đề sức khỏe như đau lưng, đau cổ, hoặc tiếp xúc hóa chất.

    • Với những thợ không có giấy tờ hợp pháp, tình trạng còn khó khăn hơn vì họ thường không được hưởng quyền lợi lao động như bảo hiểm, ngày nghỉ có lương hoặc sự bảo vệ pháp lý.
    • Bên cạnh đó, để “hái ra tiền” tại Anh Quốc, một người không chỉ cần chăm chỉ, mà còn phải hiểu rõ cách tiết kiệm và quản lý tài chính, điều mà không phải ai cũng làm được.

    tho nail bat hop phap sss

    Ngộ nhận 2: Chủ tiệm nails có trách nhiệm trả lương cao và “nâng niu” thợ

    Nhiều người làm nails bất hợp pháp cho rằng chủ tiệm phải trả lương hậu hĩnh, cung cấp điều kiện làm việc tốt nhất, và thậm chí chăm sóc họ như những “ông vua.” Tuy nhiên:

    • Chi phí kinh doanh cao: Tại Anh Quốc, chủ tiệm nails phải gánh nhiều chi phí như thuê mặt bằng, thuế doanh nghiệp, bảo hiểm, hóa đơn điện nước và các chi phí khác. Vì vậy, lợi nhuận không phải lúc nào cũng dư dả như người ngoài nhìn vào.
    • Trách nhiệm đôi bên: Chủ tiệm cần trả lương xứng đáng với công sức lao động của thợ, nhưng điều này cũng đi kèm với thái độ làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ từ phía thợ. Việc đòi hỏi lương cao mà không có tinh thần hợp tác, thậm chí làm việc cẩu thả, chỉ khiến quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng.
    • Tâm lý đòi hỏi vô lý: Một số thợ nghĩ rằng chỉ cần họ xuất hiện, chủ tiệm phải “trọng dụng” họ. Nhưng trong một ngành nghề cạnh tranh, mọi người đều cần chứng minh giá trị của mình qua chất lượng và thái độ làm việc.

    Hệ lụy từ suy nghĩ sai lầm

    Suy nghĩ “đến Anh Quốc để đổi đời ngay lập tức” hoặc “chủ tiệm phải chiều chuộng thợ” dẫn đến nhiều hệ lụy:

    1. Mâu thuẫn giữa thợ và chủ: Thợ không hài lòng với lương, chủ không hài lòng với cách làm việc, dẫn đến cãi vã và bất mãn.

    2. Pháp lý và an ninh: Thợ nails bất hợp pháp thường đối mặt với nguy cơ bị phát hiện và trục xuất, ảnh hưởng đến cả họ lẫn chủ tiệm.

    3. Làm xấu hình ảnh cộng đồng: Những trường hợp lừa đảo, tranh chấp, hoặc làm việc bất hợp pháp khiến ngành nails của người Việt bị gắn mác tiêu cực trong mắt chính quyền và người dân địa phương.

    Lời khuyên dành cho thợ và chủ

    Với thợ nails:

    • Đừng nghĩ rằng nghề nails là con đường dễ dàng để làm giàu; mọi thành công đều cần sự nỗ lực và kiên trì.
    • Nếu có cơ hội, hãy cố gắng hoàn thiện giấy tờ pháp lý để được làm việc hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của mình.
    • Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, chăm chỉ, và biết ơn cơ hội được làm việc.

    Với chủ tiệm:

    • Đối xử công bằng, minh bạch với thợ, đảm bảo họ nhận được mức lương xứng đáng với công sức.
    • Xây dựng mối quan hệ tốt với thợ bằng cách lắng nghe, hỗ trợ khi cần thiết.

    Kết luận

    Làm nails tại Anh Quốc không phải là “giấc mơ màu hồng” cho tất cả mọi người, đặc biệt với những người không có giấy tờ hợp pháp. Cả thợ và chủ cần có sự hiểu biết và hợp tác để xây dựng một môi trường làm việc công bằng, bền vững. Hãy từ bỏ những suy nghĩ ảo tưởng và cùng nhau tạo dựng một hình ảnh tích cực cho nghề nails của cộng đồng người Việt ở Anh.

    Tác giả: Ẩn Danh / Tìm Việc Nails UK, Tim Viec Nails ở Anh

  • buon nguoi trong tap lo 1
    Một phụ nữ Việt Nam được nhét trong hộc đựng đồ của một chiếc ô tô. Ảnh: MEN Media

    Các thành viên của một đường dây buôn người đang phải đối mặt án tù sau khi bị phát hiện giấu một phụ nữ trong hộc đựng đồ (glovebox) của xe hơi để băng qua eo biển Anh.

    Những người đàn ông đến từ Yorkshire là thành viên của một băng đảng tội phạm có tổ chức, chuyên giấu người trong những không gian nguy hiểm của phương tiện để đưa lậu họ vào Vương quốc Anh. 

    Âm mưu của đường dây này đã bị vạch trần khi lực lượng biên phòng phát hiện ra một phụ nữ Việt Nam bị nhét trong hộc đựng đồ xe ô tô vào tháng 6/2022. 

    5 thành viên cư trú tại UK thuộc đường dây này đã bị bắt và truy tố. Cả 5 đều đã thừa nhận tội buôn người, bao gồm Dlawar Omar đến từ Hull, và Yassen Jalal Mohammed đến từ Huddersfield. 3 thành viên còn lại vẫn đang bị xét xử.

    Đường dây này cũng cung cấp giấy tờ giả cho phép công dân ngoài EU đi du lịch đến UK hoặc châu Âu bằng đường hàng không.

    Cảnh sát mô tả đây là một mạng lưới tội phạm tinh vi, đã buôn người vào UK từ năm 2022 - 2024. Giấy tờ giả mà bọn chúng sử dụng là do một cơ sở giả mạo ở Hy Lạp thực hiện. 

    Omar, 40 tuổi, đã thừa nhận 1 tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Trong khi Mohammed, 43 tuổi, đã thừa nhận 3 tội liên quan đến hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp,.

    buon nguoi trong tap lo 1
    Dlawar Omar là 1 thành viên của đường dây buôn người. Ảnh: MEN Media

    Trong khi đó, Mukhlis Jamal Hamadamin, 43 tuổi, cư trú tại Stockport, đã thừa nhận 4 tội danh tương tự, thêm 1 tội danh làm giả và tội sở hữu giấy tờ giả với mục đích không chính đáng. 

    Muhamad Jamal Hamadamin, 27 tuổi, cư trú tại Stockport, đã thừa nhận 2 tội làm giả và 1 tội sở hữu giấy tờ giả với mục đích không chính đáng. 

    Emily Etherington, 37 tuổi, đến từ Kennington, đã thừa nhận 1 tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Redar Curtis, 30 tuổi, đến từ Kennington; Jozef Kadet Kadet, 25 tuổi, đến từ Manchester; và Khales Akram Jabar, 44 tuổi, đến từ Middlesborough, đều bị truy tố tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Đội Điều tra Hình sự và Tài chính của Bộ Nội Vụ đã phanh phui hoạt động của đường dây này vào tháng 6/2022 khi Jozef Balog (cư trú tại Manchester) bị dừng xe tại biên giới Anh trên đường từ Pháp trở về.

    Khi tiến hành lục soát phương tiện, các sĩ quan phát hiện một phụ nữ Việt Nam được giấu trong hộc đựng tiền chật chội phía dưới táp-lô. Balog đã thừa nhận tội hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và bị bỏ tù 2 năm rưỡi hồi tháng 1/2024. 

    Một tháng sau, tức tháng 7/2022, đến lượt Emily Etherington bị dừng xe ở biên giới cũng vì giấu một phụ nữ trong táp-lô.

    Khi tiến hành thẩm tra Etherington, các sĩ quan phát hiện ra chồng của cô này là Redar Curtis cũng liên quan tới hoạt động buôn người.

    Sau khi liên kết 2 vụ việc, các sĩ quan mở rộng quy mô điều tra và đã phát hiện ra một mạng lưới tội phạm. 7 lệnh khám xét đã được tiến hành ở nhiều địa chỉ khắp UK, rất nhiều giấy tờ giả bị phát hiện cùng với hơn 20,000 điếu thuốc lá lậu và 6,000 bảng tiền mặt.

    Vào ngày 19/11/2023, lực lượng biên phòng bắt Mukhlis Jamal Hamadamin, nghi phạm chính, tại Sân bay Manchester. Trước đó các sĩ quan đã đánh chặn một gói hàng từ Hy Lạp, chứa một bằng lái xe giả của Hy Lạp. Gói hàng này được gửi tới một địa chỉ ở Bolton với số điện thoại của Mukhlis Jamal Hamadamin.

    Khi rà soát điện thoại của tên này, các sĩ quan phát hiện ra hàng trăm ảnh chụp hộ chiếu và vé máy bay, các tin nhắn liên quan tới việc làm giả và phân phối giấy tờ giả, các video được cho là ghi lại hình ảnh trong cơ sở tại Hy Lạp.

    Viethome (theo ITV News)

  • Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 18/1, tại thành phố Oxford, Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Oxford (VOX) đã tổ chức chương trình lễ hội Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 với tên gọi 'Tết ở Oxford: Quê nhà và Chân trời', thu hút sự tham dự của các giáo sư, giảng viên Đại học Oxford và trí thức, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập làm việc tại thành phố Oxford và nhiều thành phố khác trên toàn nước Anh.

    que nha va chan troi oxford 1
    Đại sứ Đỗ Minh Hùng và phu nhân cùng các quan khách, kiều bào thực hiện nghi lễ bái tổ tiên tại lễ hội Tết Ất Tỵ.

    Đây là lần thứ tư lễ hội Tết cổ truyền được Hội sinh viên tổ chức tại Oxford và là sự kiện có quy mô lớn nhất, chương trình phong phú nhất từ trước đến nay.

    Trong không khí thân mật, đầm ấm và trang trọng, lễ hội Tết Ất Tỵ là dịp để cộng đồng sinh viên Việt Nam tại thành phố Oxford và trí thức, kiều bào Việt Nam ở nhiều vùng nước Anh gặp gỡ, giao lưu, cùng chia sẻ tâm tư, tình cảm hướng về quê hương, đất nước khi Tết đến Xuân về. Sự kiện cũng là cơ hội để cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Oxford quảng bá các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc quý báu tới bạn bè Anh và quốc tế.

    Tham dự lễ hội, khách mời được thưởng thức các món ăn đặc trưng ngày Tết của Việt Nam như phở, nem, bánh chưng, giò, thịt quay, nộm; trải nghiệm các trò chơi, tiết mục dân gian như múa lân, cờ tướng, nhảy sạp, nhảy bao bố. Điểm nhấn tại lễ hội là nghi lễ bái tổ tiên và cầu an cho quê hương, cộng đồng do Đại sứ Đỗ Minh Hùng chủ trì với sự tham dự của tất cả khách mời trước bàn thờ tổ tiên trang nghiêm.

    Bên cạnh các hoạt động đón Tết truyền thống của Việt Nam, Ban Tổ chức đã tổ chức hai phiên thảo luận về chủ đề “Con đường để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững và đạt được cam kết net zero vào năm 2050” và “Cơ hội cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài quay về nước làm việc”, thu hút sự tham dự của nhiều học giả nổi tiếng, uy tín và đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, chuyên sâu cho việc xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế, xã hội của Việt Nam.

    Phát biểu tại lễ hội, Đại sứ Việt Nam tại Anh Đỗ Minh Hùng bày tỏ vui mừng, đánh giá cao sự năng động và đổi mới cách làm của Hội sinh viên Việt Nam tại Oxford tổ chức hoạt động chào đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Đại sứ nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn kết, luôn hướng về quê hương, đất nước trong cộng đồng người Việt Nam và qua đó cũng góp phần quảng bá về truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam tới bạn bè Anh và bạn bè quốc tế.

    Đại sứ bày tỏ ấn tượng với việc Ban Tổ chức đã thiết kế 2 phiên thảo luận với sự tham dự của các chuyên gia uy tín hàng đầu của Anh về chủ đề phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về chuyển đổi năng lượng và về công nghệ cao, tài chính xanh và về các cơ hội dành cho các bạn trẻ, sinh viên Việt Nam sau khi học xong quay trở về quê hương để tham gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong nước.

    Đại sứ cũng thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, những thành tựu về đối ngoại của Việt Nam trong năm 2024, trong đó nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục giữ đà phát triển kinh tế tích cực, GDP tăng trưởng khoảng 7,9% và đang ở ngưỡng chuyển mình phát triển vào kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, văn minh. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên Việt Nam sau khi đã học tập ở nước ngoài, trong đó có Anh, có thể quay trở về và tham gia đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

    Trong khi đó, Chủ tịch VOX Đặng Nhã Trúc cho biết sự kiện chào đón Tết Ất Tỵ năm nay đã thu hút hơn 350 khách mời là các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh và các giáo sư đang nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Oxford cùng đến để giao lưu văn hóa, tôn vinh truyền thống, bản sắc của cộng đồng người Việt Nam.

    Trúc cho biết lễ hội Tết năm nay có hai phiên thảo luận về chủ đề “con đường để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững và đạt được cam kết net zero vào năm 2050” và “cơ hội cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài quay về nước làm việc”. Đây đều là những chủ đề mang tính thời sự, thiết thực, thu hút sự quan tâm lớn của chính quyền trong nước và kiều bào.

    Trúc bày tỏ mong mọi người đến với Oxford đều cảm thấy được sự ấm áp, tình cảm và tâm sức mà tất cả các thành viên của cộng đồng Oxford đã đặt vào trong sự kiện này, đồng thời trải nghiệm không khí thân tình, cởi mở như được ở quê nhà, cùng nhau hướng về quê hương, tổ tiên khi Tết đến, Xuân về.

    que nha va chan troi oxford 1
    Các diễn giả tham dự phiên thảo luận "Việt Nam 2050 - Đường tới thu nhập cao và Net Zero" trong khuôn khổ lễ hội tết Ất Tỵ 2025.

    Bên lề lễ hội Tết năm nay, Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhà tài trợ chính cho sự kiện, đã công bố Biên bản hợp tác (MOU) về trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa với Đại học Oxford, góp phần thúc đẩy hợp tác song phương Việt - Anh trong đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giáo dục và đào tạo y dược. Đây là thỏa thuận hợp tác song phương đầu tiên của Đại học Oxford với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa tại Việt Nam, góp phần gắn kết, nâng cao uy tín của cộng đồng sinh viên, trí thức Việt Nam tại Oxford.

    Theo Baotintuc

  • tim tho xay tot

    Gần đây nhiều phốt xây dựng, thấy nhiều bạn không biết phải tin tưởng ai, tiện bạn Leon Trịnh cũng đang sửa nhà nên có vài chia sẻ trên nhóm Tìm Việc Nails UK, Tim Viec Nails ở Anh, hy vọng có nhiều bạn sẽ thấy hữu ích.

    1. Tìm ở đâu?

    Bạn chỉ cần mua nhà xong là 2 tuần sau các đội thợ local đã gửi leaflet đến đầy nhà rồi. Ngoài ra thì có các platform như Checkatrade, Findmybuilder. Cá nhân mình thì theo recommend của hàng xóm. Ngoài ra các bạn có thể đi xung quanh xem các nhà gần đó đang sửa, các công ty xây dựng sẽ thường treo banner của họ ở công trình.

    2. Chọn đội nào?

    Các bạn hãy cố gắng liên hệ khoảng 3 công ty, với các hạng mục giống nhau để so sánh giá. Nhớ đòi họ cho đi xem những công trình họ đã làm rồi, cả cái gần đây (để xem thành phẩm) và cái 5-7 năm trước (xem độ bền). Hỏi riêng chủ nhà xem họ đánh giá công ty đó thế nào.

    3. Lưu ý

    Hãy khoán theo công trình, và kí hợp đồng rõ ràng. Đảm bảo là họ có insurance. Đội xây dựng lớn thì họ sẽ tự sắp xếp dàn giáo (scaffolding), skip, máy xúc v.v. Mình chỉ việc trả tiền 1 cục, nhàn.

    Công ty đang sửa nhà mình là Ấn Độ. Sau khi thống nhất giá, mình sẽ phải làm việc với architect. Người này là bên thợ xây recommend, sau khi khảo giá google thấy cũng same same nên mình dùng luôn. Ưu điểm là thợ xây và architect sẽ trao đổi với nhau dễ dàng, mình đỡ mất công. Architect sẽ hỗ trợ hướng dẫn mình về mặt giấy tờ planning permission các kiểu, vẽ bản vẽ, submit lên council, làm việc với structure engineer giúp mình luôn. Nhàn.

    Trong quá trình sửa, nhà mình sẽ được kiểm tra bởi Building Control. Họ là người đảm bảo nhà mình được thi công đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng theo luật (regulations). Việc sửa chữa đúng quy định rất quan trọng để ngoài việc tăng công năng sử dụng, các bạn còn add value cho căn nhà của mình. Sau này khi bán nhà phải có đủ các giấy tờ này. Mình tiếp tục dùng công ty building control theo recommend của thợ xây. Nhàn tiếp.

    Công ty xây dựng cho mình chỉ cho rất nhiều chỗ mua đồ rẻ. Ví dụ cùng 1 loại gạch, bạn mua ở Topps Tiles sẽ đắt gấp 2-3 lần những supply đó. Đồ nhà tắm mà bạn ra Easy Bathroom thì cũng xác định là đắt gấp 2-3 lần những chỗ họ chỉ. Gần như không dùng gì mua từ B&Q hay Wickes, vì chất lượng không tốt. Lát gạch hay là gas, điện, nước họ đều thuê bên thứ 3 chuyên nghiệp. Vì builder thì chỉ có xây dựng thôi, những cái kia phải có chuyên môn. Tiền thì include hết trong giá mình thỏa thuận ban đầu với thợ xây rồi.

    Mình cũng chỉ là người tiêu dùng, hiểu biết về xây dựng gần như bằng 0. Nhưng mình thấy là dân Ấn có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng ở UK, các supply về xây dựng cũng toàn người Ấn luôn. Nhà mình thì vẫn chưa xong, trộm vía là trong quá trình làm mấy tháng qua họ cho mình được sự yên tâm, làm việc cẩn trọng tỉ mỉ. Làm đến đâu sạch đến đó, không nhạc nhẽo ầm ĩ. Trong quá trình thi công đoạn nào trao đổi không hiểu nhau lắm thì cứ chịu khó tìm ảnh đưa họ làm giống là được.

    Dưới bài chia sẻ của Leon Trịnh, một bạn giấu tên đã chia sẻ như sau:

    Mình là người trong nghề và đây là kinh nghiệm của mình.

    1. Mua đồ ở đâu cũng như nhau, nhưng thợ tốt sẽ biết mua đồ gì, ở đâu để có chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý. Nếu nói Wickes và B&Q chất lượng không tốt thì không hoàn toàn đúng, quan trọng phải biết tìm đúng đồ và phải có quan hệ với manager. Nếu nói Easy bathroom đắt tiền thì cũng không hẳn, mình toàn dùng đồ của Easy bathroom và thấy giá OK và chất lượng bảo hành rất tốt, xứng đáng với đồng tiền chủ nhà bỏ ra. Nếu thợ của bạn là người trong hội kín thì còn được giảm giá khá nhiều.

    2. Mua đồ ở những shop không có tiếng về cơ bản đồ của họ nhìn rất đẹp và long lanh nhưng độ bền thì không có. Cái này là mình cảm nhận theo kinh nghiệm của mình đó là tiền nào của nấy.

    3. Building control công tâm nhất vẫn là building control của council. Nếu builder dùng building control ngoài thì 100% họ ăn dơ với nhau để làm ẩu. Cái này mình rất hiểu vì đã làm cho nhiều chủ Tây.

    4. Dùng thợ điện và gas bên thứ 3 là rất đúng, nhưng nếu không đúng cách thì vẫn sai. Nhiều chủ nhà tin tưởng thợ xây và không kiểm tra người thợ điện và gas nên vẫn bị lừa, khi làm xong không cấp được certificate, hoặc bên thợ xây họ không trả tiền nên thợ điện, gas không cấp certificate. Mình đã thấy rất nhiều trường hợp bị như vậy.

    5. Nếu khoán toàn bộ công trình cho 1 đội thợ thì 100% sẽ có vấn đề. Kinh nghiệm của mình là không để 1 đội làm toàn bộ vì nếu xảy ra chuyện gì họ thường dấu diếm cho nhau. Vì vậy nên tách ra thuê từng tốp thợ, từ kỹ sư đến building control, thợ xây chỉ làm về xây dựng, thợ điện, thợ gas riêng (những tốp thợ này chủ nhà tự thuê). Tất cả những công trình mình làm hầu hết không ai biết ai, có lỗi gì họ thông báo về cho mình để sửa chữa.

    Một bạn khác cũng cho rằng các đội thợ Đông Âu làm khá tốt: "Trước khi chọn đội xây dựng nào. Đến công trình họ ĐANG LÀM mà xem cái cách họ thi công. Chứ nhà hay shop làm xong hết mới đến xem thì họ lấp liếm hết rồi. Shop mình làm đội Ba Lan… đắt nhưng sắt ra miếng.. 8 năm nay, shop chưa bao giờ bị rỉ nước hay nhảy điện, mà toàn dùng với cường độ cao và nhiều..."

    Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm tìm đội thợ có tâm trên đất UK.

    Viethome / theo Leon Trịnh

  • “Tôi đã quyết định tới Anh do gia đình tôi gánh khoản nợ lớn. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nghèo, hẻo lánh ở miền núi. Sau khi bố tôi mất, tôi đã trở thành trụ cột của gia đình. Gần đây, tôi đã đính hôn. Tôi còn phải nuôi năm cô em gái, nên đã quyết định tới Anh để cố gắng kiếm tiền gửi về nhà.

    Tôi đã gặp một người đàn ông khoảng 30 tuổi. Anh ta đưa một vài người, bao gồm tôi, đi ăn uống. Anh ta bảo là anh ta đưa người đi theo hình thức này nhiều lần rồi. Sống ở Anh cũng dễ dàng hơn nhiều, còn có thể kiếm được nhiều tiền nữa.

    Tôi đã thuyết phục bố mẹ vợ thế chấp căn nhà vì được hứa rằng tôi sẽ có công việc ngay lập tức và chỉ trong vòng 3 tháng là có thể kiếm đủ tiền trả nợ.

    Hành trình không dễ dàng như những gì họ nói. Ở Pháp, vào buổi chiều trước khi lên thuyền hơi, có một gã cò mồi kéo tôi sang một bên, bảo rằng thuyền hơi không an toàn lắm, nhưng nếu trả thêm thì tôi có thể lên thuyền lớn hơn một chút và sẽ an toàn hơn nhiều. Tôi cũng không lường trước việc này, nhưng vì nghĩ là an toàn hơn nên tôi đã trả tiền.”

    gateway 0006 cs 8
    Ảnh: immigrationfacts.campaign.gov.uk

    Buổi tối, khi chúng tôi đến điểm đón khách thì ở đó rất náo nhiệt và tấp nập. Cuối cùng, tôi bị buộc lên một chiếc thuyền hơi. Tôi cố gắng tranh cãi là tôi đã trả tiền để lên thuyền lớn hơn, nhưng đám cò mồi cười nhạo tôi, nổ súng và lờ đi yêu cầu của tôi. Họ kêu lên là cảnh sát đang tới, nhanh chân lên, khiến chúng tôi hoảng sợ, im lặng và vội vã khởi hành ngay.

    Tôi đã nghĩ cuộc sống tại Anh sẽ rất dễ dàng, Chính Phủ sẽ hỗ trợ nhà hay ít nhất là có căn phòng để ở. Tôi sẽ không phải trả tiền thuê nhà và có thể gửi hầu hết số tiền kiếm được về quê. Tôi sẽ kiếm rất nhiều tiền, không cần phải nấu ăn và ngày nào cũng đi ăn hàng.

    Trải nghiệm cuộc sống ở Anh hoàn toàn không giống những gì tôi đã nghĩ. Tôi không được hỗ trợ để tìm chỗ ở.

    Để duy trì công việc cũng vô cùng khó khăn, vì tôi vừa chưa từng làm việc trong ngành xây dựng, không thể làm việc theo ca dài và cũng không có tay nghề nữa. Tôi thấy quá sức khi di chuyển 2 giờ mỗi ngày bằng phương tiện công cộng để đến nơi làm việc.

    Tôi thấy quá vất vả. Đồng nghiệp khuyên tôi nên nghĩ đến việc chuyển sang trồng cần sa ở ngoại ô London. Họ bảo việc này dễ lắm, cảnh sát đều biết cả và sẽ không làm gì chúng tôi. Tôi vẫn sẽ được trả lương hàng tháng. Tuy nhiên, sau khi tôi bắt đầu làm việc và yêu cầu được trả công để gửi tiền về quê nhà thì ông chủ bảo là họ sẽ cung cấp đồ ăn cho chúng tôi, nhưng bao giờ bán hết hàng thì mới được trả tiền.

    Tôi hoảng sợ khi biết mình có thể bị đuổi về quê nhà mà không kiếm được số tiền mình cần. Tôi cảm thấy mình như bị hoang . Khi đi bất cứ đâu, trên xe buýt, đi mua sắm, uống cà phê đặc biệt là khi tôi đang lái xe cùng mấy người bạn, nghe tiếng còi báo động mà tôi cứ nghĩ mình bị bắt.

    Nếu được chọn lại, tôi sẽ không quyết định đến Anh bằng thuyền. Tôi đã lừa dối gia đình ở quê nhà. Tôi vẫn đang ngập trong nợ nần và tôi mất đi sự tôn trọng, thể diện, cũng như tiếng nói của một đàn ông trong gia đình.”

    Theo immigrationfacts.campaign.gov.uk