Người tị nạn phải nhận Universal Credit thay vì 5 bảng một ngày

Người từ Afghanistan đến Anh sẽ không còn nhận được 5 bảng để mua đồ ăn nhẹ, thuốc men và đồ vệ sinh cá nhân và thay vào đó sẽ được cấp Universal Credit.

Những người chạy trốn khỏi Taliban, một số từng làm việc cho quân đội hoặc chính quyền Anh, cảm thấy động thái này cho thấy Chính phủ “không quan tâm” đến họ nữa.

Trước đó, đã có tin Bộ Nội vụ đang chi 4.7 triệu bảng mỗi ngày cho người xin tị nạn trong các khách sạn - ước tính khoảng 127 bảng mỗi người.

Anh Faiz Mohammad Seddeqi - cựu bảo vệ tại Đại sứ quán Anh ở Kabul, đã ở tại một trong những khách sạn này được gần sáu tháng. Anh Faiz được sơ tán cùng vợ và con trai trong thời gian Taliban tiếp quản Afghanistan vào tháng 8.

"Khi chúng tôi thấy phản ứng và quyết định này từ bộ Nội Vụ, điều đó có nghĩa là” ‘từ giờ trở đi, chúng tôi không quan tâm đến các bạn - các bạn cần phải tự mình xoay xở mọi thứ'", anh Faiz nói.

10afhAnh Faiz cho biết khách sạn mình đang ở không sạch sẽ

Người đàn ông 30 tuổi cho biết khách sạn tại Watford mà anh và gia đình đang ở "không được sạch sẽ cho lắm" và đồ ăn họ nhận được "không ngon".

Bức thư anh Faiz nhận được, được gửi từ Dự án Tái định cư Afghanistan tại Bộ Nội vụ, có nội dung: “Cho đến nay, ngoài các khoản thanh toán Universal Credit, chỗ ở và bữa ăn được cung cấp tại các khách sạn, chúng tôi còn cung cấp thêm một số mặt hàng. Chúng tôi viết thư này để thông báo rằng kể từ ngày 11 tháng 2, chúng tôi sẽ không cung cấp các mặt hàng bổ sung nữa và bạn cần tự mua những mặt hàng này bằng cách sử dụng trợ cấp Universal Credit”.

Bức thư nêu rõ người xin tị nạn tiếp tục nhận được "bữa ăn chính", bao gồm "thức ăn và sữa trẻ em" nhưng sẽ không còn nhận được "đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân miễn phí (ngoài đồ vệ sinh cá nhân cơ bản) hoặc thuốc không kê đơn".

Thông báo cho biết thêm: "Bạn sẽ cần trả tiền đi lại hoặc tiền taxi”. Anh Faiz cho biết những người tị nạn khác đang ở trong khách sạn cũng nhận được thư với nội tương tự.

Anh trai của Faiz cũng chạy trốn khỏi Afghanistan và yêu cầu được giấu tên. Anh cho biết mình hy vọng những người xin tị nạn có thể cảm thấy  được Chính phủ chăm sóc “nhiều hơn một chút”: “Việc rời đất nước và đến đây đều rất khó đối với mỗi người Afghanistan, bởi vì mọi thứ đã bị phá hủy ở đất nước của chúng tôi - cơ sở hạ tầng, mục tiêu của chúng tôi… mọi thứ vừa sụp đổ”.

“Họ đến Vương quốc Anh … không có nơi nào khác an toàn để đi và đạt được ước mơ của mình. Hầu hết những người đến đây đã rời bỏ gia đình ở Afghanistan, giống như tôi - tôi đã bỏ lại hai con trai, vợ và cha mẹ tôi. Vì vậy, về cơ bản yêu cầu khiêm tốn của chúng tôi đối với Chính phủ Vương quốc là họ cần chăm sóc những người Afghanistan xin tị nạn hoặc những người sơ tán nhiều hơn một chút vì tình hình hiện đang diễn ra ở Afghanistan là kịch bản tồi tệ nhất".

10afhBức thư bộ Nội vụ gửi cho anh Faiz.

Theo Bộ Nội vụ, hiện có 25,000 người xin tị nạn và 12,000 người tị nạn Afghanistan trong các khách sạn.

Tại phiên họp của ủy ban hôm thứ Tư 2/2, Chính phủ cho biết họ “lạc quan” sẽ tìm ra phương pháp mới để làm việc với các hội đồng "nhằm quản lý những chi phí này".

Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cho biết chính sách là "hoàn toàn không phù hợp” và nói thêm: "Chúng tôi không muốn mọi người ở trong khách sạn".

Bà Patel cũng cho biết Chính phủ và chính quyền địa phương đang “đấu tranh” để chuyển những người tị nạn Afghanistan đến nơi ở lâu dài, phù hợp hơn vì đất nước không có đủ cơ sở hạ tầng.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói: "Sử dụng các khách sạn làm nơi ở cho người tái định cư từ Afghanistan là giải pháp ngắn hạn và chúng tôi đang làm việc với chính quyền địa phương để tìm chỗ ở lâu dài thích hợp cho họ. Vì các cư dân tại khách sạn hiện đang nhận được Universal Credit để trang trải chi phí cho các mặt hàng thiết yếu, chúng tôi cho rằng khoản tài trợ bổ sung không còn cần thiết. Tất cả cư dân của khách sạn tiếp tục nhận được chỗ ở đầy đủ tiện nghi, bao gồm lựa chọn ba bữa ăn mỗi ngày, quyền sử dụng nước uống liên tục, đồ vệ sinh cá nhân cơ bản và chi phí tiện ích của họ được đài thọ".

Viethome (Theo Metro)