• Theo một báo cáo về thị trường nhà ở Vương quốc Anh, chi phí thuê nhà ở London đang đẩy các y tá và giáo viên trẻ tuổi ra khỏi thủ đô.

    Theo công ty tư vấn phân tích PwClahoma, điều này có thể dẫn đến việc thiếu nhân lực trong các lĩnh vực công cộng quan trọng của thủ đô vì chi phí cao khiến họ không thể sống ở đây.

    Báo cáo cho biết tại thủ đô, trung bình những người từ 22 đến 29 tuổi hiện phải chi 53% thu nhập của họ để thuê nhà. Con số này gần gấp đôi mức chi phí được coi là chấp nhận được, tức 30%.

    Jamie Durham, một nhà kinh tế tại PwC, cho biết: “Giá thuê nhà không phù hợp với nhiều người lao động chủ chốt ở London và khu vực miền Nam, khiến họ không muốn di chuyển đến đây.”

    Báo cáo chỉ ra: “Chi phí nhà ở cho thuê cao có thể ngăn những người làm việc trong các ngành nghề chủ chốt đến sống và làm việc tại London và khu vực Đông Nam, dẫn đến tình trạng thiếu y tá, giáo viên và người lao động trong các lĩnh vực quan trọng khác ở các khu vực này, cũng như hạn chế dòng chảy kinh tế và xã hội trên cả nước.”

    Cùng với việc ảnh hưởng đến các ngành nghề chính, nghiên cứu cho biết mức tiền thuê nhà quá cao so với thu nhập đồng nghĩa với việc nhiều công việc không đem lại mức lương đủ để giúp người lao động sống ở London.

    Để đối phó với tình trạng này, PwC đề nghị Chính phủ tăng nguồn cung nhà ở để “giảm áp lực đối với lạm phát giá nhà ở.”

    PwC cũng đề nghị xem xét các biện pháp kiểm soát tiền thuê nhà nhằm ngăn các chủ nhà tăng tiền thuê trong một khoảng thời gian nhất định.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Theo số liệu mới nhất, tốc độ sụt giảm giá nhà ở London đã tăng đáng kể và đang ở mức nhanh nhất trong gần một thập kỷ.

    Giá trung bình của một ngôi nhà ở thủ đô đã giảm 4,4% xuống còn 457.471 bảng vào tháng Năm, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2009 khi thị trường vẫn hỗn loạn vì sự tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính.

    Theo dữ liệu từ Land Registry, với xu hướng giảm đáng lo ngại này, trung bình 21.000 bảng đã bay khỏi giá trị của mỗi căn nhà ở London trong khoảng thời gian 12 tháng.

    Đây đã là tháng giảm thứ 15 liên tiếp và điều đó có nghĩa là giá thị trường hiện thấp hơn 6,4% so với mức đỉnh mà nó đạt được vào tháng 8 năm 2017.

    Dữ liệu cho thấy tháng Năm là một tháng đặc biệt nghiệt ngã với mức giảm 2,5%, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ khi con số 3,15% được ghi nhận vào tháng Năm năm 2011.

    Các chuyên gia cho biết các số liệu được ghi nhận tại Land Registry phản ánh thực tế rằng các vụ mua bán đã được thỏa thuận từ vài tháng trước đó, khi các cuộc chiến tại Nghị viện xoay quanh vấn đề Brexit đã phá tan mọi niềm tin còn sót lại trên thị trường bất động sản.

    Một số khu vực đã chứng kiến ​​mức giảm hàng năm rất lớn, bao gồm Barnet giảm 9,6%, City of London giảm 8,3% và Southwark giảm 5,8%.

    Mặc dù tình trạng hiện nay vẫn chưa nghiêm trọng bằng những năm đầu thập niên 90, hay gần đây hơn là trong cuộc khủng hoảng tài chính, nó vẫn khiến những người mới mua nhà lo sợ rằng họ có thể đã lao vào thị trường bất động sản tại thời điểm tồi tệ nhất.

    Nhưng đối với người mua, giá giảm cũng sẽ khuyến khích những người thuê nhà trẻ tuổi, những người nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ có đủ khả năng để sở hữu một ngôi nhà ở thủ đô.

    Một số nhà kinh tế của City cảnh báo rằng thị trường có thể tiếp tục thụt lùi đáng kể nếu Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận trong mùa thu.

    Ông Howard Archer, cố vấn kinh tế trưởng cho các nhà dự báo thuộc EY ITEM Club cho biết: “Sự thiếu hụt nhà rao bán trên thị trường và lãi suất rất thấp sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá nhà.

    “Nếu Vương quốc Anh rời khỏi EU với một thỏa thuận vào cuối tháng 10, chúng tôi tin rằng giá nhà sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2020 nhờ vào sự khởi sắc của nền kinh tế và chính trị bớt bất ổn.

    “Nhưng nếu Vương quốc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận - có thể là vào ngày 31 tháng 10 hoặc một thời điểm khác - chúng tôi tin rằng giá nhà có thể nhanh chóng giảm khoảng 5% trong bối cảnh bất ổn gia tăng và hoạt động kinh tế suy yếu.”

    Thị trường London đã chậm lại trong nửa thập kỷ do những thay đổi về thuế, ít người mua nước ngoài hơn, cho vay thế chấp thận trọng hơn và tình trạng bất ổn do Brexit.

    Số liệu mới cũng cho thấy số lượng nhà được bán ra vẫn đang giảm với chỉ 5.947 căn được ghi nhận trên toàn thủ đô vào tháng 3. Con số này đã giảm so với 7.350 căn của năm trước.

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Giá nhà trên khắp Vương quốc Anh có dấu hiệu tăng nhẹ vào năm ngoái - nhưng đối với những người mua nhà ở thủ đô, họ có thể chỉ phải bỏ ra số tiền ít hơn.

    Thông tin này được công bố bởi Cơ quan Đăng ký Đất đai – đơn vị chuyên theo dõi giá nhà ở Anh và so sánh nó với giá bán trước đó.

    Các số liệu cho thấy giá ở khu vực Tây Bắc nước Anh đang tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào khác so với năm ngoái, trong khi khu vực Tây Nam chứng kiến ​​mức gia tăng lớn nhất trong tháng.

    Nhưng tình hình ở London lại hoàn toàn khác biệt.

    Trong nhiều năm, giá thanh toán tại thủ đô tăng vọt, nhanh hơn so với phần còn lại của đất nước, và giờ đây những con số nhanh chóng tụt xuống.

    Giá một căn hộ trung bình hiện rẻ hơn 21.064 bảng so với năm ngoái, trong khi những ngôi nhà biệt lập được bán ra với giá rẻ hơn 55.090 bảng so với cách đây chưa đầy 12 tháng, giá bất động sản bán liền kề đã sụt 23.309 bảng và giá nhà dãy giảm 14.308 bảng.

    Jonathan Hopper, giám đốc điều hành Garrington Property Finders, cho biết: “Mức giảm lớn như vậy ở London là một lời nhắc nhở rằng tình hình ở thủ đô vẫn không ngừng biến đổi.

    Ông nói thêm: “Quy mô của sự sụp đổ giá ở London - lớn nhất kể từ thời kỳ suy thoái kinh tế gần một thập kỷ trước - cũng là một lời nhắc nhở về xu hướng vận động của thủ đô.

    “Chính người mua là những người quyết định tiến độ, đưa ra các điều khoản trong đàm phán giá và thường có thể được giảm giá thêm."

    Nhưng ngay cả sau khi giá nhà ở London giảm, chúng vẫn cao hơn nhiều so với phần còn lại của đất nước.

    Giá tất cả các loại nhà ở Lonodon cao gấp đôi so với mức trung bình của các khu vực khác, trong khi giá các căn hộ thường đắt hơn trung bình 177.751 bảng.

    Ngoài London, một số khu vực khác cũng đang trải qua thời điểm giảm giá, bao gồm East Midlands (-1,2%), Đông Bắc (-1%) và xứ Wales (-1,4%).

    VietHome (Theo Mirror)

  • Được biết đến là con đường triệu đô hay nơi đất đắt hơn vàng, một số căn nhà trên đường Đồng Khởi, Q.1 đang được rao bán với giá lên đến hơn 1,5 -2 tỷ đồng/m2, cao kỷ lục ở Việt Nam.

    Lần giở những trang sử về vùng đất Sài Gòn, mới thấy những thăng trầm qua từng thời đại của con đường này. Trước khi người Pháp đến, con đường này đã xuất hiện trong lịch sử của đất Sài Gòn với tên gọi là đường số 16.

    Ngày 1/2/1865 đường 16 được đổi tên thành rue Catinat. Cái tên Catinat được đặt theo tên một vị tướng Pháp thời vua Louis XIV, sau này là tên một chiến hạm đến Sài Gòn năm 1859 của hải quân Pháp. Sau hiệp định Genève 1954 thì được gọi là đường Tự Do và mang tên Đồng Khởi từ sau 1975.

    Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19, Catinat trở thành một trong hai đường chính của thành phố Sài Gòn (đường còn lại là Route National, sau 1901 có tên gọi là Paul Blanchy và hiện nay là Hai Bà Trưng). Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh của người Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp du nhập từ Pháp sang như: ngân hàng, in sách, thuốc tây, máy ảnh, dụng cụ âm nhạc, nữ trang,...

    Được biết đến là con đường triệu đô hay nơi đất đắt hơn vàng, một số căn nhà trên đường Đồng Khởi, quận 1 được rao bán với giá lên đến hơn 1,5 tỷ đồng/m2, cao kỷ lục ở Việt Nam.


    Nằm đầu đường Đồng Khởi là toà nhà văn phòng The Metropole.


    Cạnh đó là trung tâm thương mại - văn phòng cao cấp Vincom.

    Bốn mươi năm sau đó, tức từ những năm 1900, Sài Gòn với kiến trúc và văn hóa du nhập hệt như một thành phố của nước Pháp bước vào một giai đoạn mà người ta gọi là "Belle Epoque" ở châu Âu hay "Gilded Age" ở Mỹ với sự đua nở phát triển các phong trào, trào lưu mới trong nghệ thuật, âm nhạc, ballet, hội họa, kiến trúc...Vào thời điểm này, Sài Gòn bắt đầu cuốn vào dòng chảy của những phát minh thay đổi thế giới như: xe hơi, phim ảnh, diesel, đèn điện, điện thoại, điện tín, máy bay...

    Catinat lúc này không chỉ là vị trí thương mại mà nó còn là trung tâm kinh tế và văn hóa của Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có những cửa hàng mua bán, kinh doanh mà còn đó những khách sạn lớn, nhà hàng, tiệm cà phê, nhà in, tiệm bán sách, tòa soạn báo, rạp hát, tiệm băng đĩa,... Những khách sạn còn đến nay có thể kể tên Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930) hay Saigon Palace cũng đã ra đời vào giai đoạn này (năm 1998, đổi tên lại thành Grand Hotel Sài Gòn), khách sạn Caravelle (1957),...

    Con đường này cũng có hàng loạt khách sạn lâu đời và có giá trị về mặt kiến trúc như Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930) và cả những khách sạn mới xếp hạng 5 sao.


    Con đường tập trung nhiều khách sạn hạng sang bậc nhất TPHCM ngày nay.

    Riêng với Continental, khách sạn lâu đời nhất này không chỉ là nơi đón chào những danh nhân văn hóa thế giới như Rabindranath Tagore hay André Malraux, mà nó còn là cái nôi của truyền thông, báo giới Sài Gòn những năm giữa thế kỷ 20 khi toàn bộ những tin tức nóng nhất Sài Gòn đều từ khu vực này truyền đi khắp thành phố.

    Một vị trí đặc biệt, không thể không nhắc đến là quảng trường Francis Garnier (Quảng trường Nhà hát thành phố) được xây dựng năm 1898 và khánh thành 1/1/1900. Đây là một trong những công trình văn hóa đáng tự hào nhất của người dân thành phố đến nay còn tọa lạc trên đường Đồng Khởi.

    Khách sạn Majestic được xếp hạng 5 sao vào năm 2007. Khu mới (trên đường Nguyễn Huệ) của khách sạn Majestic được khởi công xây dựng vào tháng 7/2011, bao gồm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng, 4 tầng hầm, với 353 phòng mới. Sau khi hoàn thành, khách sạn Majestic mới có tổng cộng 538 phòng.


    Khách sạn Grand Hotel ngày nay

    Đến tận hôm nay, con đường Đồng Khởi với chiều dài khoảng 1,5km được kéo dài từ mặt tiền Nhà thờ Đức Bà đến Bến Bạch Đằng, đang là nơi được xem là con đường đắc đỏ nhất TPHCM. Tại đây, hàng loạt khách sạn hạng sang đã tồn tại hàng chục năm trước vẫn nườm nượp đón khách trong và ngoài nước, bên cạnh một số dự án mới đang được trùng tu và xây dựng. Dọc tuyến đường này, hàng loạt trung tâm thương mại hoạt động dày đặc, mọi sinh hoạt giao thương diễn ra xuyên đêm...

    Nét cổ kính chen lẫn những đổi thay mang hơi thở hiện đại, với các công trình như tòa tháp đôi Vincom Đồng Khởi, tòa nhà Union Square, tòa nhà Opera House - một trong những địa chỉ mua sắm, vui chơi giải trí với trung tâm mua sắm thời trang, nơi hội tụ của những thương hiệu cao cấp nhất, các hệ thống nhà hàng, cùng nhiều dịch vụ thượng hạng phục vụ cho khách du lịch giúp cho Đồng Khởi giữ vững vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng bậc nhất của Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.


    Tiếp nối nhịp sống sôi động đó, đường Đồng Khởi ngày nay cũng trở thành điểm đến náo nhiệt, quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người dân TP HCM với nhiều hoạt động, sự kiện hoành tráng thường được diễn ra tại đây trong những dịp lễ, hội lớn của thành phố: lễ hội đón Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tết Dương lịch, lễ Giáng sinh, ngày Thống nhất đất nước 30/4...

    Vị trí đắc địa của Đồng Khởi còn được thể hiện rõ ràng khi bao bọc chung quanh tuyến đường này là những con đường mệnh danh là trung tâm tài chính mới của thành phố như Nguyễn Huệ, Lê Lợi hay mang chất "ngoại giao" với nhiều văn phòng chính phủ, đại sứ quán các nước như Hai Bà Trưng, Lê Duẩn.

    Theo bảng giá đất trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM đưa ra và áp dụng cho giai đoạn 2015-2019, bất động sản trên đường Đồng Khởi được áp mức 162 triệu đồng/m2. Các tuyến đường lân cận như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng... cũng được quy định giao dịch ở mức giá tương tự.


    Nay con đường danh giá này mang thêm màu sắc đương đại từ những công trình đẳng cấp 5 sao như tháp đôi TTTM Vincom và khu căn hộ cao cấp Vinhomes Đồng Khởi, tòa nhà Opera House, tòa nhà Saigon Metrepolitant… Đây là những công trình hiện đại phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mua sắm cao cấp, tập trung những thương hiệu hàng đầu với hệ thống nhà hàng sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu.


    Với một vị thế độc tôn và tầm quan trọng bậc nhất đối với kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch, là sự kết hợp hoàn hảo, hòa quyện giữa lịch sử, hiện tại và tương lai; đường Đồng Khởi xứng đáng với danh xưng “con đường vàng”, “trái tim” không thể thay thế được của Sài Gòn - TP HCM

    Tuy nhiên, trên thực tế, nhà đất được rao bán trên những con đường này thường có giá không dưới 800 triệu/m2, cao gấp 7-8 lần so với mức UBND công bố. Khảo sát ở các trang bất động sản trực tuyến, mỗi mét vuông đất mặt tiền trên đường này dao động từ 850 triệu - 1,3 tỷ đồng, thậm chí có những ngôi nhà được chủ nhà rao bán với giá hơn 1,5 tỷ đồng/m2, một số vị trí đắc địa nhất như gần nhà ga metro số 1 hiện giá bán đã vượt qua con số 2 tỷ đồng/m2.


    Sau hơn 150 năm, qua nhiều tên gọi khác nhau từ đường số 16, Catinat, Tự Do và hiện là Đồng Khởi, nơi đây vẫn là con đường sầm uất bậc nhất.


    Sự hòa nguyện giữa lịch sử, hiện tại và tương lai của con đường này sẽ là giấc mơ về một nơi lưu trú mà bất kỳ người dân Sài Gòn cũng muốn có.


    Trong một tương lai không xa chỉ vài năm nữa, tuyến đường này càng trở nên cực kỳ quan trọng khi một góc Đồng Khởi từ Quảng trường Nhà hát Lớn nhìn ra Nguyễn Huệ, tuyến Metro đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động.

     Minh Tú

     Hương Xuân

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Kể từ khi đề xuất mở rộng sân bay Heathrow được Quốc hội phê duyệt vào năm ngoái, giá nhà ở các khu vực xung quanh đã giảm trung bình 2,6%.

    Theo phân tích của trang web so sánh đại lý bất động sản GetAgent, dự thảo được phê duyệt hồi tháng 6 năm ngoái cũng đã cho phép mở rộng North Terminal tại Gatwick và kể từ thời điểm này, giá cũng giảm trung bình 0,9%.

    Trang web cũng chỉ ra rằng trong năm 2008, đề xuất về một đường băng thứ hai tại Stansted dẫn đến giá nhà ở địa phương giảm trung bình 2,6% trong khoảng thời gian từ khi thông báo được đưa ra đến khi được rút lại trong năm 2010.

    Tuy nhiên, bất chấp các dự án mở rộng liên tục tại Stansted, giá đã tăng trở lại 56% kể từ thời điểm đó.

    Ngoài ra, kể từ khi đường băng thứ hai được hoàn thành tại Sân bay Manchester vào tháng 2 năm 2001, giá bất động sản đã tăng trung bình 26,6% trong khi giá nhà tại các khu vực xung quanh Sân bay Birmingham đã tăng 31,1% kể từ khi hoàn thành mở rộng đường băng vào tháng 5 năm 2014.

    Trong khi Luton chỉ vừa giới thiệu Terminal mới của mình vào tháng 12 năm ngoái, giá ở các khu vực xung quanh đã tăng trung bình 0,4%.

    Khi nói đến việc mở rộng Heathrow, Windsor và Maidenhead đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lớn nhất với mức giảm 6%, trong khi giá đã giảm 4,4% ở Wandsworth, 1,5% trên Hillingdon và 1% ở Richmond, và tăng trưởng giá tạm dừng ở Hammersmith còn ở Fulham gần như không có thay đổi.

    Trong khi Gatwick bỏ lỡ việc đấu thầu đường băng thứ ba, giấy phép cũng đã được cấp để mở rộng nhà ga phía Bắc vào tháng Sáu. Trong khi các hệ lụy không nghiêm trọng như nguy cơ xây dựng đường băng thứ ba, giá ở các khu vực xung quanh Gatwick cũng giảm trung bình 0,9%. Mức giảm tăng tới 4,2% ở Tandridge, giảm 3,2% ở Crawley và giảm 2,1% ở Thung lũng Mole.

    "Không còn nghi ngờ gì nữa, việc xây dựng đường băng thứ ba sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá nhà đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp, do chính việc mở rộng hoặc do ô nhiễm tiếng ồn cũng như sự gia tăng lưu lượng không khí trong khu vực", Colby Short, giám đốc giám đốc điều hành của GetAgent.

    “Với chiến dịch mới nhất phản đối mở đường băng thứ ba tại Heathrow hiện đã bị từ chối, chúng ta có thể thấy giá tiếp tục có xu hướng giảm khi thực tế đặt ra và nhu cầu của người mua giảm dần. Tuy nhiên, khi nhìn vào các khu vực khác của Vương quốc Anh để thấy những lần mở rộng tương tự, tác động lâu dài có thể không gây bất lợi cho thị trường nhà đất địa phương như dự đoán ban đầu,” ông giải thích.

    “Những cải tiến trong cơ sở hạ tầng du lịch thường mang lại lợi ích kinh tế rộng hơn cho khu vực địa phương và điều này có xu hướng mang lại lợi ích cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, những tác động của việc mở rộng này được cho là ở quy mô lớn hơn nhiều và vì vậy chỉ có thời gian mới có thể biết liệu thị trường bất động sản địa phương có thể phục hồi hay không,” ông nói thêm.

    VietHome (Theo Property Wire)

  • Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản gần đây có xu hướng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu do cả tín dụng và các quy định trong cấp dự án bị siết lại.

    Phát biểu tại Diễn đàn Bất động sản do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức sáng nay (16.5), ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, về trung và dài hạn, thị trường còn tốt, tỷ lệ đô thị hoá vẫn đang tăng, người dân vẫn có tâm lý tích góp mua nhà.

    Tuy nhiên, theo ông Nam, dù thị trường đang phát triển tốt nhưng thực tế giao dịch trong giai đoạn gần đây có xu hướng suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu bởi "đất và tiền đều giảm".

    "Chúng ta có lo lắng về bong bóng bất động sản. Từ năm 2017, tôi đã cảnh báo rằng Chính phủ đang rà phanh nhưng giờ đã nhấn và đạp phanh rồi. Tín dụng vào bất động sản đang bị siết mạnh và sắp tới còn bị siết tiếp", ông nói.

    Vị chuyên gia dẫn Thông tư 36 cho biết, từ tháng 1/2019, nguồn vốn tín dụng vào bất động sản giảm với quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 60% xuống còn 40%.

    Chưa dừng lại ở đó, hiện Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 theo hướng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn xuống 30%, đồng thời nâng hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỉ đồng gấp 3 lần lên 150%.

    "Tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã giảm từ năm 2017. Số liệu cho thấy, năm 2016, tín dụng chung tăng 12% thì bất động sản gấp rưỡi 18% nhưng sang tới năm 2017, con số này ngược lại, tín dụng chung tăng 18% nhưng bất động sản chỉ được 12%.

    Năm 2018, tín dụng chung 12%, bất động sản còn có 5% và tới quý IV/2018 thậm chí tín dụng bất động sản còn giảm 0,8%. Dòng vốn vào thị trường bất động sản với chiều hướng như vậy sẽ rất khó khăn", ông nói.

    Ông Nam nói: "Bất động sản thì cần tiền và đất. Trong khi tiền giảm thì đất cũng khó hơn khi gần đây quy định về quy hoạch, đấu thầu, đấu giá siết rất chặt, thủ tục hành chính kiểm tra chặt hơn. Đất và tiền giảm mạnh thì thị trường đi xuống là đúng thôi".

    Theo ông Nam, cần phải nhìn thấy điều đó và có giải pháp bởi sức mua của dân thực ra vẫn rất mạnh. "Bất động sản bị siết thì người ta đầu tư vào cái gì? Giờ đi mua chung cư Hà Nội nhiều vì không nhiều sản phẩm lựa chọn, họ dồn tiền vào mua đất, lao vào Phú Quốc, Bình Thuận, thậm chí cả những nơi hẻo lánh như Mũi Né", ông nói.

    Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, một đồng đầu tư vào bất động sản có tác động kéo theo 2,5 đồng vào các ngành khác, theo hàng nghìn mặt hàng, bao gồm: vật liệu xây dựng, nội thất, thậm chí cả hàng phong thuỷ…

    "Mua đất là chôn tiền vào đấy, đợi giá lên rồi đền bù giải phóng, đồng tiền chết trên đất và không kéo nền kinh tế. Hạn chế là phải hạn chế cái đó chứ không phải hạn chế mua nhà. Hoặc các nhà đầu tư lao về tỉnh lẻ như Hưng Yên, Hải Dương, Bình Thuận, Cần Thơ... để đầu tư nhưng về các tỉnh có biển, phát triển bất động sản du lịch thì tốt chứ các nơi khác mà xây nhà cũng có rủi ro không có người mua", ông đánh giá.

    Về giải pháp, ông Nam kiến nghị: "Cần có lộ trình khoảng 5-10 năm thay vì giảm đột ngột. Đồng ý phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn giảm xuống 30% nhưng triển khai trong 5 năm, mỗi năm giảm 2% thôi. Giảm chậm hơn êm ái hơn, mượt mà hơn, đỡ sốc với thị trường, doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị vốn".

    Với khoản vay trên 3 tỉ đồng, ông Nam cho rằng không nên áp dụng, thay vào đó ông kiến nghị giảm khoản vay mua đất. "Quan trọng người ta có trả nợ được không, cho người nghèo vay không trả nợ được còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Đừng can thiệp vào vấn đề đó, đưa yếu tố giàu nghèo vào thành ra phân biệt", ông Nam bình luận.

    "Bối cảnh hàng hoá không có, sức mua tốt, doanh nghiệp bất động sản làm sao giữ sức, thậm chí chiến đấu? Lòng tin của người đầu tư vào thị trường bất động sản đang có phần giảm sút, do đó các nhà phát triển (doanh nghiệp đầu tư xây nhà) cần giữ được lòng tin của người đầu tư tức người mua nhà", ông nhấn mạnh.

    Ở góc nhìn khác, TS Cấn Văn Lực lại khá lạc quan cho rằng, thị trường vẫn có triển vọng phát triển tốt. Ông dự báo, phân khúc cho vay mua nhà, sửa nhà dưới 1,5 tỉ đồng sẽ "yên tâm" phát triển bởi trọng số rủi ro chỉ ở 50%.

    Trong khi đó, các khoản vay từ 1,5-3 tỉ đồng có hệ số rủi ro 100%, khoản vay trên 3 tỷ đồng là 150% sẽ "nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều chứ không phải tiêu cực".

    "Ngân hàng chỉ cho vay 70%, nếu cho vay 3 tỉ đồng thì giá căn hộ đó phải là 4,5 tỉ đồng. Người có tiền đầu tư 4,5 tỉ đồng trở lên thì cũng ở mức thu nhập cao. Đồng ý là phải xét tiếp bởi ông giàu cũng cần khuyến khích cho vay nhưng có nhiều hiện tượng đầu cơ, nhu cầu thực chưa có", ông Lực nói.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Cần phải nhìn vào lợi ích chung của xã hội, ai cũng đi buôn đất thì ai sản xuất, kinh doanh?

    Tôi cũng từng buôn đất đai nhà cửa, có thắng, có thua nên cũng có cái nhìn riêng. Lúc đầu buôn đất, sau buôn nhà rồi đến buôn căn hộ chung cư. Bán, cho thuê, lướt sóng đầu cuối kiểu gì cũng "chơi".

    Càng tham gia nhiều thì càng kiếm được nhiều tiền. Nhưng tiền ấy chỉ làm lợi cho mình không làm lợi cho xã hội. Mình phải nhìn vào lợi ích chung của xã hội trước. Xã hội có tiến bộ thì các loại hình kinh doanh mới sẽ mở ra nhiều hơn, càng kiếm được nhiều tiền hơn.

    Xã hội chậm chạp, có vài kiểu kinh doanh làm đi làm lại hoài thì kiếm tiền sẽ ngày càng khó khăn. Nhiều người chen vào lĩnh vực cũ vì không biết phải đầu tư vào đâu. Nhìn ra nước ngoài, ít thấy nơi nào buôn đất như Việt Nam. Nếu bây giờ Việt Nam cấm buôn đất nền và đánh thuế đất bỏ hoang thì sao? Người thiệt là người có nhiều đất nền chứ chỉ vài cái gọi là "chuẩn bị cho con cái sau này" thì tiền thuế ấy thấm vào đâu. Dòng tiền đầu tư sẽ đi đúng hướng của nó – tạo lập tài sản trên đất.

    Nếu không kinh doanh cho thuê hay gì đó thì người ở sẽ phải là "chính chủ". Cho nên, tạo lập tài sản trên đất chỉ là bước đầu tiên. Bước tiếp theo là làm sao kinh doanh cái tài sản ấy. Giá bất động sản ở nước ngoài được tính dựa vào cơ sở nào? Tôi đã đi tìm hiểu và biết được, dựa trên giá trị lợi nhuận mà tài sản ấy mang lại. Trừ nhà ở ra, mọi loại nhà khác phải đem lại lợi tức.

    Ví dụ, bạn cho thuê cả căn nhà thì tiền cho thuê ấy chính là lợi tức. Lợi tức càng cao thì giá bất động sản cũng càng cao (giá ban đầu đúng bằng chi phí xây dựng + lợi nhuận định mức). Sẽ có người nói, nhiều người muốn mua cùng một căn nhà thì sao? Thì đấu giá xem ai trả cao hơn và người trả bao giờ cũng căn trên lợi tức của cái nhà.

    Còn cái gọi là "giá thị trường" ở ta là dựa vào cơ sở nào? Chả dựa vào cơ sở nào cả, hét được bao nhiêu cứ hét. Việc cho phép mua bán đất nền và không đánh thuế đất, tài sản bỏ hoang đã dẫn đến phá vỡ quy luật kinh tế này. Đất nền mang lại lợi tức gì? Không có. Tiền chỉ chạy từ túi người này sang túi người kia còn tài sản trên đất cũng như việc kinh doanh sau đó là bằng 0.

    Giá trị gia tăng cũng bằng 0 – giá trị gia tăng chỉ xuất hiện ở lần giao dịch đầu tiên khi cái nền ấy từ đất tự nhiên được đo đạc và san nền, từ lần giao dịch thứ 2 trở đi là bằng 0 vì chả ai bỏ tiền ra đầu tư thay đổi công năng của nó. Càng chậm thay đổi sẽ càng khó thay đổi vì sẽ càng có nhiều người bỏ tiền ra mua đất xong bỏ hoang và những người đó cũng không phải là người dân bình thường.

    Với luật này, sẽ không có chuyện trả tiền đền bù giải tỏa giá trên trời. Tài sản trên đất của anh có giá trị lợi tức bao nhiêu, cứ thế mà tính. Với luật này, sẽ không có chuyện "quy hoạch treo".  Nền kinh tế tư bản "hoang dã" dựa trên sự đầu cơ, nền kinh tế tư bản hiện đại dựa vào tốc độ quay vòng vốn. Muốn quay vòng vốn nhanh phải chống đầu cơ thổi giá. Người ta đã xây dựng luật chống đầu cơ từ cả nửa thế kỷ trước còn ta bao giờ mới có luật này? 

    Viethome (theo VnExpress)

  • Gần một tháng nay, thị trường bất động sản ở Đà Nẵng trải qua cảnh tượng tiêu điều, giá đất rớt thảm hại làm cho nhiều người ôm mộng đổi đời đứng trước cảnh vỡ nợ.

    “Cò đất” tung hoành

    Có rất nhiều lý do khiến đất ở Đà Nẵng tăng phi mã rồi tụt dốc không phanh, mà lý do đầu tiên là “cò đất”. Chính đối tượng này đã tạo ra thị trường ảo, đẩy giá đất lên cao, làm khách hàng lao đao trong việc mua bán.

    Có ngày, giá đất tăng cao điểm lên đến 100 triệu đồng trên một lô nên khách hàng nóng lòng phải mua ngay để ôm đất bán kiếm lời, “cò đất” được thời tăng giá, đôn giá trị đất thành “bong bóng” vốn đang chực trờ vỡ.

    Thị trường đất ở Đà Nẵng thời điểm năm 2016, một lô đất có diện tích khoảng 100m2 tại khu đô thị Hòa Xuân có giá từ 1-1,3 tỷ đồng, tại khu đô thị Phước Lý khoảng 400-500 triệu đồng, Golden Hills 500 triệu đồng.

    Thị trường đất ở Đà Nẵng đang trong thời gian trầm lắng.

    Cũng diện tích này, giá bán vào tháng 2 đã cao gấp 4-6 lần. Chẳng hạn, tại khu đô thị Hòa Xuân đang giao dịch giá 4 tỷ đồng, khu đô thị Phước Lý là 2,5-3 tỷ đồng, khu đô thị Golden Hills là 3 tỷ đồng. Riêng khu vực đất nền ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, 1m2 thời điểm tháng 2 lên đến 100-500 triệu đồng.

    Nhưng đến nay, cơn sốt đất tại Đà Nẵng đã xuống dốc không phanh, rất nhiều cò đất tháo chạy, khiến thị trường bất động sản thành phố miền Trung này ảm đạm.

    Nhiều người ôm mộng đổi đời đã vay ngân hàng hàng chục tỷ đồng về để mua đất, khi “bong bóng” đất vỡ thì quay lại bán chịu lỗ để có tiền trả nợ cả lãi lẫn gốc tiền vay vốn.

    Làm nghề môi giới bất động sản và đất nền các dự án, chị Hoàng Lan cho hay, “cò đất” tạo những chiếc bẫy để mọi người chui vào, khi đã ôm được một khối tiền lớn thì chúng bỏ chạy làm cho thị trường nhà đất Đà Nẵng giảm sút trầm trọng, nhiều người điêu đứng theo đất cát.

    Mất niềm tin từ chủ đầu tư

    Một lý do khác khiến giá nhà đất Đà Nẵng lao đao là việc nhiều chủ đầu tư không cam kết bàn giao dự án như đúng với hợp đồng đã ký kết, tạo nên tâm lý e ngại, mất niềm tin của khách hàng khi đi mua đất.

    Gần đây nhất là vụ việc Bách Đạt An đơn phương chấm dứt hợp đồng với Hoàng Nhất Nam trong khi khách hàng đã đặt cọc theo tiến độ đến 95% giá trị lô đất tại các dự án KĐT Bách Đạt 1, 7B mở rộng Hera Complex Riverside nhưng vẫn chưa được ký công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vụ việc được đẩy lên cao trào khi hàng trăm người dân tập trung trước trụ sở Bách Đạt Corp ở số 42 Nguyễn Du (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đòi quyền lợi và làm đơn khiếu nại lên TAND quận Hải Châu, Đà Nẵng.

    Đà Nẵng tháo dỡ những kios bất động sản trái phép (ảnh SGGP).

    Trước đó, một số dự án như Kim Long City (đối diện UBND quận Cẩm Lệ), Gaia City (sau lưng Cocobay) cũng không làm đúng với hợp đồng mua bán khi cam kết trong vòng 1 năm sẽ bàn giao, nhưng hiện tại đã gần 2 năm cơ sở hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện.

    Nhận thấy được quả “bong bóng” đất sắp vỡ, UBND thành phố Đà Nẵng đã có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh lại thị trường đất.

    Cụ thể, các quận, huyện đã mạnh tay không việc tháo dỡ các kios bất động sản trái phép. Trong tháng 3 vừa qua, quận Ngũ Hành Sơn tháo dỡ hơn 400 kios, quận Sơn Trà khoảng 45 kios, quận Liên Chiểu 300 kios, tất cả những kios trên đều trái phép. Động thái đó giúp cho thị trường bất động sản ở Đà Nẵng giảm nhiệt rất nhiều.

    Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, nhận định, những động thái vừa qua của Đà Nẵng là rất đáng hoan nghênh. Các cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc trước những hành vi gây nhiễu loạn, làm méo mó thị trường, tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng, đặc biệt khiến thị trường không phát triển lành mạnh.

    Nhận định về bất động sản thời gian tới tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Đức, Tổng giám đốc công ty bất động sản Protech, cho hay: “Thị trường rất khó dự đoán. Tuy nhiên, bất cứ thị trường nào dù tài chính hay BĐS đều có quy luật. Dựa trên quy luật cung cầu thì thời gian tới có lẽ thị trường sẽ còn một đợt điều chỉnh giá nhẹ theo hướng tăng trong ngắn hạn, tuy nhiên 2 năm tới, điều cần thiết là phải có một nhịp điều chỉnh giảm của thị trường để đáp ứng giá cho người có nhu cầu ở thật tại địa phương.”

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Đất tăng 20 lần sau 10 năm thì còn ai muốn sản xuất kinh doanh nữa?

    Trong vòng 10 năm đất đai khu vực tôi ở tăng gấp 20 lần khiến nhiều người trước đây bán đất lấy tiền kinh doanh hối tiếc và đau khổ. Một chú gần nhà tôi thời điểm 2008 bán 10.000 m2 đất nhà xưởng lấy 9 tỷ đồng để kinh doanh. Hiện nay công ty của chú có giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

    manh dat 9 ty

    Nhưng người mua miếng đất đó vừa mới bán cho người khác 200 tỷ đồng. Trong 10 năm kinh doanh, chú đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước là hơn 20 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 50 người.

    Từ 9 tỷ đồng thành 100 tỷ đồng sau 10 năm cũng là sự nỗ lực rất lớn vì nó cao gấp 2 lần tốc độ tăng GDP. Tuy vậy nó chẳng là gì so với tốc độ tăng giá của bất động sản, từ 9 tỷ đồng thành 200 tỷ đồng.

    Theo luật hiện hành thì bán 200 tỷ đồng đóng thuế thu nhập cá nhân 2% là 4 tỷ đồng. Có rất nhiều câu chuyện tương tự như vậy, cứ mua đất, ung dung chờ hạ tầng nhà nước và hưởng lợi với mức thuế rất là nhẹ nhàng.

    Hơn nữa, nó không hề giảm mà liên tục tăng ấn tượng. Điều đó khiến không ít người kiếm được đồng nào từ hoạt động sản xuất kinh doanh là đem ra mua đất như một cách để bảo toàn giá trị tài sản của họ.

    Đất nước muốn phát triển thì dòng vốn cần phải được luân chuyển để tạo ra giá trị và tăng nguồn thu thuế. Tuy nhiên, chúng ta không có cách gì đánh thuế hợp lý với hoạt động đầu cơ đất đai thì ai cũng muốn tham gia đầu cơ để kiếm lời chứ không muốn thiệt thòi. 

    Nguyễn Tiến Đạt

    Viethome (theo VnExpress)

  • Một nền đất trống không được mua đi bán lại để rồi cuối cùng giá quá cao, chẳng ai mua nổi. 

    Mọi người đều biết quy hoạch đô thị ở VN hiện nay đang có nhiều vấn đề. Ta thử nhìn ra thế giới xem họ làm thế nào.

    New York, New Delhi, New Mexico City... họ xây một thành phố mới kế bên thành phố cũ với quy hoạch hiện đại. Người dân sẽ từ từ chuyển sang thành phố mới mà sống. Khi lượng dân cư của thành phố cũ còn rất ít ỏi, họ quy hoạch lại thành phố cũ cho đồng bộ với thành phố mới.

    Để làm được điều này họ dùng chính sách "đất nền đổi căn hộ". Một đất nền sẽ được đổi ra một căn hộ có cùng giá trị hoặc nhiều căn hộ sao cho tổng giá trị cộng lại bằng giá trị của cái đất nền ấy. Bệnh viện, trường học được di dời đến nơi mới. Song song với việc đó họ cấm mua bán sang nhượng đất đai bất động sản ở thành phố cũ.

    Bệnh viện, trường học dời đi thì thành phố cũ có khác gì ngoại ô. Một lượng dân cư rất lớn sẽ di dời theo rất nhanh trong thời gian rất ngắn. Thành phố cũ sẽ dần giống như thành phố ma. Đến lúc đó, các nhà quy hoạch sẽ ra tay xử lý lại toàn thành phố hay từng phần như Thủ Thiêm, kiểu gì cũng được. Khi đổi đất như vậy, nhà nước sẽ nợ các nhà đầu tư bất động sản ở thành phố mới giá trị trao đổi tương đương.

    Quy hoạch càng chậm, nợ càng to vì lãi mẹ đẻ lãi con. Phải quy hoạch thật nhanh để các nhà đầu tư quay lại thành phố cũ xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Hạ tầng xây dựng xong thì thành phố cũ và mới sẽ đồng bộ với nhau, việc cấm mua bán bất động sản được dỡ bỏ. Bởi vì thành phố cũ có nhiều nhà mặt tiền, diện tích rất lớn nên người ta sẽ "chêm" vào quy hoạch một diện tích kha khá công viên cây xanh.

    Như vậy, sức chứa dân cư của thành phố cũ sẽ bị giảm đi rất nhiều. Khác với Việt Nam, trừ những nơi đất đai rộng rãi, dân cư thưa thớt, người ta cấm mua bán đất nền mà chỉ được mua bán nhà ở hoặc công trình trên đất.

    Tức là đất nền phải được đầu tư xây dựng gì đó và mua bán giá trị của cái đầu tư trên đất ấy mà thôi. Diện tích đất to mà giá trị đầu tư thấp thì chỉ có thể bán với giá thấp. Từ đó hạn chế việc hét giá đất trên trời. Cùng một mảnh đất anh xây một cái nhà lá thì anh chỉ được bán cái giá trị xây dựng của cái nhà lá ấy, xây khách sạn 5 sao thì bán cái khách sạn 5 sao ấy.

    Chứ không cho phép mua bán đất nền thoải mái dẫn đến phá vỡ quy hoạch, giá cả bất động sản tăng chóng mặt mà giá trị thật của cái bất động sản ấy lại gần như không có. 

    Anh bán cái nhà 100m2 thì cái nhà ấy phải xây trên cái nền đất có diện tích tối thiểu là 100m2 chứ chả lẽ cái nhà có thể lơ lửng trong không khí sao? Việt Nam mình là cố tình nhầm lẫn giữa "sở hữu toàn dân" và "sở hữu cá nhân". Sở hữu cá nhân là nội hàm, sở hữu toàn dân là ngoại biên. Ngoại biên bao trùm lên nội hàm bằng chính sách luật nhưng không phá vỡ nội hàm.

    Cái nhà là của anh nhưng cái nền nhà là của nhà nước. Chính sách luật chỉ cho phép anh bán cái nhà mà không cho phép anh bán cái nền nhà là đã phân biệt rạch ròi rồi. Cái nhà của anh cũ nát thì nó chỉ được bán với giá "cũ nát" còn cái đất nền là của nhà nước, không ai được phép mua bán.

    Anh sở hữu cái nhà nhưng mỗi năm anh phải đóng thuế đất cho nhà nước, chính là tiền thuê cái nền nhà (cũng là tiền anh phải trả cho cơ sở hạ tầng xung quanh cái nhà ấy). Ở chung cư thì tiền thuế này rất thấp (vì nhiều tầng, nhiều người cùng sống trong một không gian diện tích chung) mà ở nhà trệt thì thuế rất cao vì chỉ có mình anh trả, tùy anh chọn. Nhà nước muốn lấy lại đất thì phải mua lại cái nhà của anh rồi muốn làm gì thì làm. Luật của nước ngoài là như vậy.

    Khi ai đó cần đất đai để đầu tư, họ sẽ đăng ký với chính quyền. Chính quyền khoanh một vuông đất chưa quy hoạch cho họ. Việc của họ là tìm các vị chủ nhân của các công trình trên đất ấy để thương lượng giá cả. Bởi vì chỉ được phép bán công trình trên đất mà không được phép bán đất nên giá cả là rất mềm nếu so với ta. Ai không muốn bán bất động sản của mình giá cao?

    Muốn giá cao thì phải đầu tư vào đó chứ không phải mua rồi chờ giá cao hơn bán lại. Đầu tư càng nhiều, bất động sản giá càng cao, càng đúng với giá trị thật và nền kinh tế càng phát triển.

    Thử nghĩ mà xem, mua đi bán lại cái nền đất trống không để rồi cuối cùng giá quá cao, người cần đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh mua không nổi còn đất thì cứ để hoang ra đó vì bán không được. 

    Có đầu tư kinh doanh thì mới tạo ra việc làm, mọi người nuôi sống lẫn nhau chứ đất đai bỏ hoang thì ai có lợi? Thành phố ngày càng phình to về mọi hướng nhưng đất bỏ hoang vẫn chiếm một diện tích không nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là tốc độ quay vòng vốn toàn xã hội là rất, rất, rất (tôi cố tình nhấn mạnh 3 chữ "rất") chậm chạp.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Trong khi giá đất thị trường ở cùng vị trí lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi m2 thì chính quyền Đà Nẵng lại áp giá đền bù lấy đất của dân với giá chỉ tương đương một ký cá nục.

    Nhận được đơn kêu cứu cùng tập hồ sơ dày cộp, PV Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu chuyện tưởng như đùa về việc UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) đã ra quyết định thu hồi hơn 1.200m2 đất ở mặt đường Lê Hữu Trác và áp giá đền bù cho gia đình ông với mỗi m2 đất chỉ tương đương với một ký cá nục.

    Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Côi (61 tuổi, trú phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng), có đất nằm trên đường Lê Hữu Trác, con đường nằm trong khu vực du lịch biển phát triển nhanh nhất nhì TP.Đà Nẵng với trị giá mỗi m2 đất ở đây lên đến cả trăm triệu đồng.

    Đền bù thấp hơn giá thị trường gần... 1.000 lần

    Ngôi nhà cũ kỹ trong mảnh vườn hiếm hoi còn sót lại của cơn lốc quy hoạch đô thị quận Sơn Trà, bên cạnh những ngôi nhà cao tầng và tiếng khoan đục liên hội của các khách sạn, ông Nguyễn Văn Côi Ngồi lần giở tập tài liệu dày cộp, kể lại hành trình mỏi mòn tìm công bằng cho mảnh đất cha ông để lại.

    “Gần 20 năm nay tôi xin chính quyền chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng cái nhà kiên cố cho gia đình sinh sống mà có được đâu. Tôi cũng không hiểu lẽ vì sao những nhà bên cạnh đều đã được xây dựng hết cả rồi còn riêng tôi thiếu sót thứ gì nữa. Anh thấy đấy, cả khu vực đã xây nhà cao tầng, khách sạn... chỉ mỗi nhà tôi đang hoang vu thế này” - ông Côi trình bày

    Để chứng minh cho mình, ông Côi giỡ xấp tài liệu với đủ loại giấy tờ khẳng định nguồn gốc lô đất hơn 2.068m2 là do gia đình ông quản lý sử dụng hơn 55 năm nay. Trong đó, có giấy Chứng thư kiến điền của chính quyền cấp năm 1963, biên lai thu phí đất phi nông nghiệp do gia đình ông đóng đều đặn từ năm 1999 đến nay...

    Cụ thể: Từ năm 1999 gia đình ông đều đóng thuế nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2003, ông có xin phép để cải tạo đất và đã được UBND phường Phước Mỹ xác nhận và đăng ký hộ kinh doanh cà phê giải khát, mua bán hoa và cây cảnh, nộp thuế môn bài hàng năm.

    Theo ông Côi, toàn bộ diện tích đất của gia đình ông hoàn toàn đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhiều lần gia đình ông đề nghị được cấp giấy chứng nhận thì không được. Nay chính quyền áp giá đền bù để thu hồi diện tích 1.212m2 của gia đình ông đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm là không thỏa đáng, không đúng quy định.


    Sát vách mảnh đất của ông Nguyễn Văn Côi, hàng xóm đều đã xây nhà kiên cố, cao tầng. Ảnh: Đình Thiên

    Theo bảng tính giá trị đền bù ngày 29.11.2018 của Ban GPMB quận Sơn Trà, 1.212m2 đất của gia đinh ông Côi được xác định là “đất trồng cây hàng năm phường, xã – đồng bằng HĐ 1” được áp với giá 70.000 đồng/m2, tương đương hơn 84 triệu đồng. Ngoài ra, nhà cửa được áp giá hơn 12 triệu đồng, vật kiến trúc hơn 52 triệu đồng, cây cối hoa màu hơn 28 triệu đồng. Theo dự thảo ngày 12.12.2018, về phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với gia đình ông Côi không đủ điều kiện bố trí đất tái định cư.

    Trong khi đó, vào năm 2015, UBND quận Sơn Trà trong thông báo thu hồi 1.824m2 đất của gia đình ông làm dự án lại cho biết sẽ bố trí tái định cư trên địa bàn quận Sơn Trà. Quyết định 175 ngày 15.1.2019 ký kèm bảng áp giá đền bù nói trên được phê duyệt, ông Côi đã có văn bản trả lời không đồng ý với mức giá này do không thỏa đáng. Liền sau đó, ngày 13.2.2019, Ban GPMB quận lại có thông báo giải quyết hỗ trợ đối với gia đình ông số tiền 18,7 triệu đồng (hỗ trợ trượt giá).

    “Từ năm 1980, cá nhân tôi đã cải tạo để thay đổi mục đích sử dụng và làm nhà ở ổn định từ đó đến nay. Gần 20 năm tôi đều đóng thuế đất theo quy định của pháp luật. Theo tìm hiểu của tôi và nhìn từ thực tế những nhà bên cạnh thì mảnh đất của tôi đủ điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất sang đất ở. Mặc dù vậy, nhiều lần đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đều bị chính quyền từ chối. Lần cuối cùng họ từ chối là năm 2018, họ nói đất này nằm trong quy hoạch ”, ông Côi nói.

    Vào năm 2018, UBND quận Sơn Trà đã có quyết định thu hồi hơn 1.200 m2 đất của gia đình ông Côi và đưa ra bảng tính giá trị đền bù với đơn giá chỉ 70 ngàn đồng/m2 đất, với tổng số tiền 84 triệu đồng. Tuy nhiên, với phương án giải tỏa đền bù và bảng giá đền bù của UBND quận Sơn Trà thấp hơn giá thị trường cả ngàn lần nên ông Côi không đồng ý và gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.

    “Đất tôi đang ở mà UBND quận Sơn Trà áp giá đất trồng cây hàng năm là không thỏa đáng, không đúng quy định. Tôi gửi đơn khiếu nại tới Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Nội chính, UBND quận…thì đến ngày 2.4 vừa qua Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh đã ký quyết định và hỗ trợ thêm 30% giá đất ở cùng vị trí với số tiền gần 384 triệu đồng…Tiền hỗ trợ cao hơn tiền đền bù đất tôi không thấy vui mà thấy thêm sự vô lý”, ông Côi bức xúc nói.

    Ngay trong khi PV Dân Việt đang tiếp xúc với ông Côi, một cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng quận Sơn Trà xuống nhà, cấp cho ông Côi thông báo kết quả giải quyết kiến nghị, trong đó hỗ trợ thêm tiền hoa màu 39,2 triệu; hỗ trợ thêm tiền đất là 383,9 triệu.


    Trong khi PV đang tiếp xúc với ông Côi, cán bộ đưa thông báo hỗ trợ xuống cho ông ký nhận (ảnh: Nam Cường)

    "Tôi muốn mọi chuyện rõ ràng và công bằng chứ không phải kiện tụng để hưởng mấy đồng hỗ trợ như kiểu bố thí của chính quyền. Vì sao đất bao nhiêu năm nay mà gia đình tôi không thể làm sổ đỏ. Số tiền đền bù lại rẻ mạt, trong khi những nhà bên cạnh, chỉ giải tỏa 100m2 lại được cấp ngay 1 lô đất đường Hồ Nghinh, trị giá thương mại những hơn 150 triệu/m2"? - ông Côi day dứt hỏi.

    Sẽ thanh kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ

    Để tìm hiểu sự việc của ông Nguyễn Văn Côi phản ánh, PV Dân Việt đã làm việc bà Trần Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, bà Tâm cho rằng, theo nguồn gốc đất mà phường xác nhận thì đất của gia đình ông Nguyễn Văn Côi là đất nông nghiệp được quản lý sử dụng từ trước năm 1963. Vì đây là đất nông nghiệp nên phải đền bù theo giá đất nông nghiệp.

    “Quận đã đền bù 100% giá đất trồng cây hàng năm và 80% nhà tạm, vật kiến trúc, cây hoa màu. Ngoài ra, trường hợp này UBND thành phố còn được hỗ trợ thêm 30% đất ở xen lẫn trong khu dân cư. Việc hỗ trợ này là do chính quyền vận dụng để người dân được hỗ trợ thêm vì đền bù đất nông nghiệp của dân với giá thấp”, bà Tâm nói.


    Bà Trần Thị Thanh Tâm trao quyết định thành lập Ban Giải phóng mặt bằng quận Sơn Trà. Ảnh: KT

    Chủ tịch UBND quận Sơn Trà còn nói rằng, việc đền bù đất của ông Côi thấp hơn cả ngàn lần so với giá trị trường cốt lõi vẫn là do nguồn gốc đất.

    Tuy nhiên, bà Trần Thị Thanh Tâm cũng cho biết, đây là những thông tin ban đầu bà nắm được và trả lời sơ bộ với phóng viên. Còn cụ thể mọi việc sẽ được kiểm tra lại và thông tin cụ thể hơn.

    Nếu là đất nông nghiệp thì áp giá đền bù 70 ngàn đồng là đúng. Tuy nhiên, hiện quận đang giải quyết đơn khiếu nại của ông Côi và thanh tra cũng chưa báo cáo lại cụ thể sự việc. Khi thanh tra, sẽ cho kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ khiếu nại, có kết quả tôi sẽ làm việc cụ thể với người dân và thông tin lại”, bà Tâm nói.

    Còn rất nhiều những điều khó hiểu, khuất tất trong các quyết định về thu hồi đất, vẽ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch KDC Bàu Gia Phước mà với những văn bản thể hiện, có thể nói, những kêu cứu của ông Nguyễn Văn Côi không phải là vô lý

    Viethome (theo Dân Việt)

  • Brexit vẫn bị coi là nguyên nhân gây ra tình trạng bấp bênh của thị trường nhà đất, với mức giá dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.

    Theo Viện khảo sát Hoàng gia (RICS), nhu cầu từ người mua đang giảm, với số lượng người ngỏ ý muốn mua nhà giảm trong tháng thứ tám liên tiếp. Và thời gian trung bình để bán được một căn nhà là 19 tuần. Đây là thời gian dài nhất kể từ năm 2017. Khu vực đông nam nước Anh có thời gian bán nhà dài nhất - trung bình 21,5 tuần.

    Cùng với London, giá bất động sản ở khu vực South East đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá ở những nơi khác đang giảm nhưng xu hướng có dấu hiệu ​​sẽ đảo ngược trong tương lai dài hạn.

    Thị trường nhà ở của Anh đã chậm lại kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit tháng 6 năm 2016. Dù một số chỉ số gần đây cho thấy nó có thể sẽ chạm đáy, tuy nhiên cũng xuất hiện khá nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường có khả năng khởi sắc trở lại.

    Một số khu vực có chút khởi sắc là Scotland và Bắc Ireland, những nơi duy nhất ở Vương quốc Anh có ​​sự tăng trưởng giá cả bền vững trong hai tháng qua.

    Cuộc khảo sát cũng cho thấy số nhà được rao bán trung bình gần đạt mức thấp kỷ lục với hơn 42 căn nhà trên mỗi chi nhánh bất động sản trong tháng 3 - tăng nhẹ so với tháng 2.

    Trong số các ý kiến ​​từ các đối tượng được khảo sát, từ Brexit thường xuyên xuất hiện.

    John Halman ở Wilmslow nói: "Đáng buồn thay khi câu chuyện dài kỳ Brexit vẫn diễn tiến không như ý, chúng tôi đã thấy sự sụt giảm giá trị và doanh số tại chính thời điểm trong năm khi hoạt động vốn vẫn thường sôi nổi.

    Tại Nottingham, David Hammond nói: "Người bán và người mua vẫn thận trọng do sự không chắc chắn của viễn cảnh Brexit."

    Và David Knights ở Ipswich cho biết thị trường tiếp tục "bị chi phối bởi các cuộc thảo luận về Brexit".

    John Frost tại Beaconsfield cho biết: "Thị trường vẫn rất bất ổn với giá tiếp tục giảm và người mua không sẵn sàng chi trả như những gì người bán mong đợi. Chắc hẳn còn rất lâu nữa thị trường mới chạm đáy!"

    Tại khu vực Merton ở London, Andrew Scott Robertson cho biết tháng 3 là "tháng bận rộn nhất cho việc đăng ký mới và số lượt xem nhà". Nhưng ông nói thêm: "Kết quả thật đáng thất vọng, chỉ có một lần trả giá sau mỗi 15 lượt xem và một căn nhà được bán trên mỗi 20 lượt xem."

    VietHome (Theo Sky News)

  • Tay không bắt giặc”, “bán lúa non” chỉ hai trong số rất nhiều chiêu trò các doanh nghiệp bất động sản tại Đà Nẵng sử dụng để chiếm dụng vốn của khách hàng.

    Khoảng 1 tháng qua, thị trường bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam “nóng như lửa”. Ở mọi ngóc ngách, người ta đều nghe thấy những lời bàn tán về giá đất, chuyện đặt cọc, giữ chỗ, sổ đỏ,… Những vùng quê yên bình ven đô bỗng nhiên nườm nượp người về chỉ trỏ, ngã giá từng thửa đất còn nguyên cả bụi tre, vườn tược.

    Cùng thời gian này, thị trường đón nhận những “gáo nước lạnh”, tuy không đủ để dập đi cái nóng hừng hực của cơn sốt đất nhưng cũng khiến nhiều nhà đầu tư giật mình.

    Thứ nhất, đó là thông báo của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (CA Đà Nẵng) liên quan đến nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán đất nền, cụ thể là việc doanh nghiệp “tay không bắt giặc”, chiếm dụng tiền của khách hàng. Hậu quả đau đớn, dù trước đó mấy ngày các nhà đầu tư lũ lượt mang cả bao tải tiền đến đặt cọc thì nay nguy cơ mất trắng chỉ sau 1 đêm say máu.

    Bao tải tiền tươi lao về Đà Nẵng: Cú lừa đau đớn, mất sạch sau 1 đêm
    Các dự án đất nền nam Đà Nẵng được quảng cáo rầm rộ, mời gọi đặt chỗ với số tiền lớn, chiết khấu khủng (ảnh minh họa)
    Thông tin từ công an cho thấy, thời gian qua, Công ty CP đầu tư và phát triển Quảng Đà đã nhận tiền đặt cọc, giữ chỗ dự án Khu dân cư nam Cẩm Lệ và 121 lô đất mặt tiền đường Đô Đốc Lân (phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ). Tuy nhiên, đây chỉ là “dự án ma”. Khu đất ở vị trí nêu trên lâu nay vẫn do Trung tâm phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng quản lý mà không bàn giao cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào thực hiện dự án có tên như trên.

    Hay mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu dừng tất cả các giao dịch tại 3 dự án tại khu đô thị nam Đà Nẵng do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư và Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối. Trước đó, khoảng 1.000 khách hàng đặt chỗ, mua đất tại các dự án này đã phản ứng quyết liệt vì không được giao sổ đỏ theo đúng hợp đồng. Hiện chủ đầu tư và đơn vị phân phối các dự án đang xảy ra tranh chấp.

    Các vụ việc trên là ví dụ điển hình cho thấy việc huy động vốn đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ở Đà Nẵng và khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc (thuộc TX. Điện Bàn, Quảng Nam) đang rất phức tạp, đặc biệt khi chính các khu vực này cũng là nơi diễn ra tình trạng sốt nóng.

    Khách hàng tỉnh táo kẻo rước “của nợ”

    Theo dõi trên các sàn giao dịch và diễn đàn bất động sản hiện nay, có thể nhận thấy các chủ đầu tư đang huy động vốn rầm rộ cho nhiều dự án tại khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc.

    Đặc biệt theo ghi nhận, các chủ đầu tư đang mời gọi khách hàng đặt chỗ số tiền rất lớn, từ 300-500 triệu đồng/lô thay vì chỉ 20-30 triệu/lô như trước đây. Để thêm phần hấp dẫn, có chủ đầu tư còn tặng thêm 3% chiết khấu so với giá ngày mở bán, ngoài ra còn kèm các ưu đãi khác như được chọn lô đẹp, được trả theo lãi ngân hàng nếu không mua sản phẩm đó nữa.

    Bao tải tiền tươi lao về Đà Nẵng: Cú lừa đau đớn, mất sạch sau 1 đêm
    Những lời mời chào đặt chỗ ưu đãi khủng được quảng cáo rầm rộ trên các diễn đàn bất động sản ở Đà Nẵng
    Ông P.H.C., Giám đốc một sàn giao dịch ở Đà Nẵng, cho hay, một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện pháp lý, chưa đủ điều kiện mở bán, đặt chỗ thì tìm cách huy động vốn bằng việc ký kết với khách hàng biên bản xác nhận “tiền đầu tư”, “chính sách đầu tư”,… vào dự án. Số tiền khách hàng góp vào theo các biên bản này cũng rất lớn, tương đương các hợp đồng đặt chỗ, các ưu đãi kèm theo cũng vậy.

    “Nam Đà Nẵng có hàng loạt dự án đất nền đã và đang mời gọi đặt chỗ, đầu tư nhưng không phải dự án nào cũng đã hoàn thiện về pháp lý. Các nhà đầu tư, nhà phân phối muốn bán lúa non thì vẽ ra các chính sách với ưu đãi khủng. Khách hàng không tỉnh táo, thiếu thông tin thì sẽ nếm quả đắng”, ông C. nói.

    Ông C. cho rằng với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, tài chính ít hoặc vay mượn thì rủi ro càng cao, bởi một khi “mắc kẹt” vào các dự án có tranh chấp pháp lý thì có khi cả năm trời cũng chưa thể giải quyết.

    Trong bối cảnh bát nháo như hiện tại, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân, nhà đầu tư cần tỉnh táo kẻo mua phải các dự án chưa đủ điều kiện về pháp lý.

    Ngày 8/3, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Nguyễn Văn Nam đã ký công văn 1667 khuyến cáo người dân khi thực hiện giao dịch mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ để mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đất nền trong các dự án phát triển đô thị cần phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh thiệt hại có thể xảy ra.

    VietHome (Theo Dân Trí)

  • Dù phải đối mặt với một thị trường đang suy yếu và thách thức Brexit, bất động sản London vẫn được xếp hạng là điểm nóng đầu tư sinh lợi hấp dẫn nhất nước Anh trong thập kỷ qua, theo báo cáo của Benham & Reeves.

    Báo cáo của công ty địa ốc Benham & Reeves cho biết giá nhà trung bình tại London vào tháng 11 năm 2018 là 472.901 bảng Anh (627.144 USD) mỗi căn, tăng 86% so với mức 250.596 bảng ghi nhận vào tháng 6 năm 2009 - thời điểm suy thoái kinh tế.

    Cụ thể, giá nhà tại các quận thuộc trung tâm London đã tăng tới 94% trong một thập kỷ qua, cao hơn 6% so với mức trung bình 88% trên toàn London. Tính trên cả nước, mức giá trung bình tăng 45%, từ 159.561 lên 230.630 bảng mỗi căn.

    Ông Marc von Grundherr, Giám đốc công ty Benham & Reeves cho biết: "Dù tốc độ tăng trưởng giá nhà đã suy giảm cùng những lo ngại từ sự kiện Brexit, London vẫn là trụ cột của thị trường bất động sản Vương quốc Anh, cũng là viên ngọc quý trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trên thực tế, số lượng cư dân EU mua nhà đất ở London đã tăng từ 10% vào năm 2015 lên 14% vào năm 2018."

    Theo ông Grundherr, sự kiện Brexit sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường nhà đất, tuy nhiên, đây chỉ là một “quãng nghỉ chính trị ngắn hạn”. Lịch sử của thị trường cho thấy sau thời gian biến động này, giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng.

    Benham & Reeves dự báo đến năm 2052, người mua nhà có thể sẽ phải trả hơn 4 triệu bảng để mua ngôi nhà đầu tiên của họ ở London.

    Ngoài London, các khu vực miền Đông và Đông Nam nước Anh cũng ghi nhận mức tăng trưởng giá nhà cao nhất trong thập kỷ qua, lần lượt tăng 69% và 62%. Chỉ riêng khu vực Bắc Ireland vẫn chưa phục hồi, giá nhà đất hiện thấp hơn 5% so với thời điểm trước suy thoái.

    Viethome (theo batdongsan)

  • Thuê nhà không phải việc dễ dàng – vừa đắt đỏ lại vừa khó để tìm một căn hộ xinh xắn, rộng rãi. Nhưng đem chút dấu ấn của bạn vào ngôi nhà có thể sẽ giúp đem lại cảm giác ấm cúng hơn, ngay cả khi bạn không được phép sơn lại tường.

    Hãy cùng gặp cặp đôi Pippa, 27 tuổi, làm việc trong lĩnh vực marketing, và tư vấn viên Michael, 32 tuổi. Họ sống trong một căn nhà hai phòng ngủ ở Walthamstow, London. Chúng tôi đã trò chuyện với họ về sinh hoạt hàng ngày trong căn nhà xinh xắn này.

    Căn nhà có hai phòng ngủ nhưng có thêm một gác lửng

    Xin chào Pippa và Michael. Các bạn phải trả bao nhiêu tiền thuê nhà?

    Michael: Chúng tôi trả 1500 bảng mỗi tháng.

    Còn các hóa đơn thì sao?

    Pippa: Chúng tôi mới chuyển đến đây nên không chắc các hóa đơn còn dao động đến mức nào, nhưng tất cả các chi phí nằm vào khoảng 200 bảng một tháng.

    Và căn nhà thuê có những gì?

    Pippa: Đúng ra chúng tôi có tất cả hai phòng ngủ, nhưng một trong hai nằm trên cả hai tầng vì chúng tôi có một căn gác lửng, vì vậy có thể tính là ba phòng.

    Các bạn sống ở đây được bao lâu rồi?

    Michael: Chúng tôi mới chuyển đến thôi! Mới được một tháng.

    Các bạn có cảm thấy vui vẻ không? Điều gì khiến bạn thích nơi này?

    Pippa: Chúng tôi rất yêu nơi này, đặc biệt là trong ngôi nhà xinh xắn của chúng tôi. Walthamstow là một khu vực tuyệt vời và tiện đi lại cho cả hai chúng tôi.

    Ở đây có rất nhiều cửa hàng, một ga tàu ngầm và một ga Overground, những nhà hàng và quán bar dễ thương, cùng rất nhiều không gian xanh. Khi chúng tôi không có kế hoạch đi đâu, chúng tôi có thể thoải mái giải trí ngay ở Walthamstow này cho cả dịp cuối tuần.

    Các bạn có cảm thấy nơi này đủ rộng không?

    Michael: Chúng tôi cảm thấy may mắn vì có đủ không gian sinh hoạt ở ngay London, nhưng chúng tôi cũng phải bỏ ra kha khá. Tất nhiên chúng tôi muốn một nơi rộng rãi hơn nữa, nhưng với ngân sách trong tay, chúng tôi nghĩ đây là lựa chọn ổn nhất.

    Làm thế nào các bạn tìm được ngôi nhà này?

    Pippa: Chúng tôi tìm thấy nó trên Rightmove. Khi chúng tôi quyết định chuyển nhà, tôi đã tải ứng dụng và nhận được thông báo về những địa điểm phù hợp với các tiêu chí của chúng tôi.

    Khá ngạc nhiên là mọi việc thực sự dễ dàng. Khó khăn duy nhất chúng tôi gặp phải là chúng tôi chỉ có thể chuyển đi khá lâu sau khi bắt đầu tìm kiếm và chỉ có một vài ngôi nhà hiện ra với nhiều thông báo.

    Lời khuyên của tôi là hãy tìm kiếm hàng ngày để đảm bảo bạn không bỏ lỡ điều gì vì nhà ở London được cho thuê đi rất nhanh.

    Sống chung có ổn không?

    Pippa:Ở hiện tại thì mọi thứ đều ổn. Chúng tôi quan tâm đến những điều khác nhau nên chỉ cần đảm bảo là chúng tôi đã thông báo cho nhau. Michael nấu ăn rất ngon, và tôi thì thoải mái với việc rửa bát, vì thế chúng tôi hợp tác rất nhịp nhàng.

    Michael:Chúng tôi đều bận rộn và thật tốt có thể về nhà gặp nhau mỗi tối và cảm thấy như đây là một mái ấm thực sự, kể cả khi đó là nhà thuê.

    Căn bếp rộng rãi dành cho Michael, người yêu thích nấu nướng.

    Các bạn đã làm gì để biến nơi này trở thành mái ấm?

    Pippa: Ngay khi tìm ra địa điểm thích hợp, chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch trang hoàng.

    Pinterest đóng vai trò rất quan trọng trong việc này. Chúng tôi tìm kiếm phần lớn đồ đạc trong nhà qua gumtree, eBay, từ cả bạn bè và người thân và một số ít được mua từ IKEA, và chúng tôi đã phải bỏ ra ít hơn ước tính ban đầu.

    Bày biện một căn nhà trống không là một nhiệm vụ khó khăn. Tôi nghĩ từng chiếc chăn, cái gối, đồ trang trí, nến và hoa đều khiến tôi cảm thấy như ở nhà vì đây là những thứ tôi luôn tưởng tượng ra từ khi còn nhỏ.

    Michael: Tôi nghĩ cô ấy bị cuồng đồ nội thất trước khi chúng tôi chuyển đến đây, nhưng rồi mọi thứ thật ăn khớp với nhau và chúng mang lại cảm giác ấm cúng hơn là hợp mốt. Còn rất nhiều thứ chúng tôi muốn làm nhưng việc có những món đồ nhỏ xinh thể hiện cá tính của mình bày biện trong nhà khiến nó thực sự trở thành nhà.

    Góc nhìn từ gác lửng.

    Ngôi nhà này có vấn đề gì không ổn mà các bạn buộc phải chịu đựng không?

    Pippa: Tôi không thấy có vấn đề gì lớn, nhưng người thuê nhà trước chúng tôi không được sạch sẽ lắm nên chúng tôi buộc phải gọi công ty vệ sinh chuyên nghiệp đến. Nếu xét theo tình trạng nhà thuê ở London này, chúng tôi cảm thấy nơi này chẳng có vấn đề gì cả. Trước đó, ngôi nhà như một tờ giấy trắng và chúng tôi có thể sửa chữa tất cả mọi thứ.

    Michael: Có vài thứ vỡ hỏng khi chúng tôi đến đây, nhưng công ty môi giới cũng trợ giúp khi chúng tôi chỉ ra vấn đề. Tường không thủng lỗ nào và cũng không có chỗ nào bị rò rỉ.

    Các bạn có định chuyển nhà nữa không? Khi nào? Các bạn muốn tìm một căn nhà ra sao?

    Michael: Chúng tôi sẽ không chuyển trong vài năm tới, chúng tôi thích chỗ này vì thế trừ khi có điều gì thay đổi, tôi nghĩ chúng tôi có thể ở đây một thời gian dài.

    Các bạn có nghĩ đến việc mua một căn nhà không?

    Pippa: Nào có ai sống ở London mà không nghĩ đến việc mua một căn nhà?  Nhưng rồi bạn phải đối mặt với thực tế là thị trường nhà đất London vô cùng đắt đỏ và chúng tôi có thể thuê được một căn nhà to đẹp hơn nhiều so với nhà mua. Đó là một giấc mơ mà chúng tôi sẽ không nghĩ đến trong một vài năm tới.

    VietHome (Theo Metro)

  • Nhờ vào chương trình được chính phủ hỗ trợ Help to Buy, Claire Lockey và Steven Champion đã mua được ngôi nhà đầu tiên của mình ở Barking – và họ đã nhận ra rằng sở hữu một căn nhà có thể còn rẻ hơn đi thuê.

    Cặp đôi đã từng phải bỏ ra 950 bảng mỗi tháng để thuê một căn hộ một phòng ngủ ở South Woodford. Sau đó, họ quyết định đã đến lúc đầu tư vào một giải pháp nhà ở bền vững hơn.

    Claire Lockey và Steven Champion trong căn hộ hiện đại của mình

    Họ chọn khu vực đông London vì giá nhà đất ở đây khá hợp túi tiền.

    Với khoản vay cầm cố 40% từ Chính phủ, khoản đặt cọc 5% nhờ sự trợ giúp của cha mẹ và khoản vay thế chấp nhờ vào hãng môi giới trực tuyến habito.com, Claire, 31 tuổi, một nhân viên xã hội, và Steven, 37 tuổi, nhân viên quỹ từ thiện, giờ đây đã có trong tay một căn hộ hai phòng ngủ hiện đại có giá 366,000 bảng.

    Họ không phải trả lãi cho khoản vay từ chính phủ trong năm năm đầu và khoản vay thế chấp hàng tháng phải trả là 863 bảng.

    Cộng thêm các khoản phí dịch vụ, số tiền cặp đôi phải bỏ ra giờ đây bằng với khi họ còn đi thuê nhà – có điều căn nhà của họ rộng hơn nhà thuê.

    Lời khuyên của Steven dành cho những người muốn theo chương trình Help to Buy là hãy đọc hướng dẫn thật cẩn thận.

    “Ví dụ, chúng tôi không nhận ra rằng nếu chúng tôi định rời khỏi nhà và đi du lịch một năm, chúng tôi không được phép cho thuê căn hộ,” anh nói.

    Bất chấp hạn chế này, Claire và Steven vẫn rất vui vẻ trong căn nhà mới, và họ chỉ mất 15 phút đi tàu để di chuyển từ Barking vào thành phố.

    Khu vực này đang nhận được đầu tư lớn nhưng vẫn trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, cặp đôi đã kịp khám phá ra vài quán rượu và nhà hàng địa phương có chất lượng tốt, và những cửa hàng trong khu vực cũng đã đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ.

    Tuy nhiên, đến năm thứ sáu, họ sẽ bắt đầu phải trả lãi cho khoản vay chính phủ, tương đương 1.75 phần trăm tổng giá trị, và tăng 1% mỗi năm do lạm phát. Điều này khiến cuộc sống có thể bất ổn định hơn.

    “Kế hoạch của chúng tôi là chúng tôi sẽ chỉ ở đây tối đa năm năm rồi bán nhà,” Steven nói. “Chúng tôi cho rằng giá trị căn nhà sẽ tăng nhẹ, và khi đó chúng tôi sẽ có đủ điều kiện để kiếm nhà ở nơi khác.

    “Nhưng chúng tôi hiểu rằng có thể chúng tôi sẽ không kiếm được chút lãi nào.”

    VietHome (Theo Homes & Property)

  • Giá nhà quá cao so với thu nhập của người Việt Nam là câu chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, có 1 điều khiến bạn tôi, Việt kiều Mỹ, phải kinh ngạc khi về nước, là giá nhà mặt tiền quá cao, trong khi ở Mỹ thì ngược lại.

    Điều trái ngược giữa nhà mặt tiền ở Việt Nam và Mỹ: Để sở hữu được một căn nhà mặt tiền đường ở Việt Nam là mơ ước của rất nhiều người. Bởi giá có thể gấp từ hai đến năm lần, thậm chí đến hàng chục lần so với nhà trong ngõ, hẻm. Vậy nhưng ở một đất nước phát triển như Mỹ, những căn nhà càng ở xa đường thì giá thành càng đắt đỏ.

    Giá nhà mặt phố ở Việt Nam vô cùng đắt đỏ.

    Người Mỹ chọn một căn nhà với mục tiêu duy nhất là để ở, điều đó có nghĩa là căn nhà phải đảm bảo các yếu tố an toàn, an ninh, yên tĩnh, có tính riêng tư, môi trường sống trong lành. Một căn nhà ở gần đường, với tốc độ lái xe cho phép ở Mỹ, không thể đảm bảo được sự an toàn, và dĩ nhiên không thể nào yên tĩnh, riêng tư, trong lành với mật độ giao thông của những con đường lớn.

    Thế nhưng ở Việt Nam, tiêu chí chọn nhà không như vậy. Người Việt, đặc biệt là những người sống ở những thành phố lớn, họ chấp nhận ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn như một điều hiển nhiên. Họ chọn những căn nhà càng gần đường càng tốt, để có được nhiều điều thuận tiện hơn.

    Thuận tiện đầu tiên phải nói đến là giao thông đi lại. Việc di chuyển, giao nhận hàng hóa chắc hẳn ở gần đường sẽ thuận tiện hơn nhiều lần, so với những căn nhà trong những ngõ ngách chật chội, khó đi, chưa kể việc đánh số nhà mới - cũ lẫn lộn. Thuận tiện tiếp theo là ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp, những căn nhà gần đường sẽ dễ dàng được các cơ quan chức năng tiếp cận hơn là những căn nhà xa đường, trong những con hẻm nhỏ, không đủ để hai xe máy tránh nhau.

    Ngoài những thuận tiện thì một lợi ích mà ai cũng biết của những căn nhà gần đường đem lại là lợi ích về kinh tế. Nếu có được một căn nhà gần những con đường lớn ở Việt Nam, chủ nhà thường nghĩ đến việc kinh doanh hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ căn nhà của mình. Trong những tin rao bán nhà tại Việt Nam, cụm từ “tiện kinh doanh” được sử dụng để tăng giá bán của căn nhà. Lợi ích này không nằm trong các tiêu chí chọn nhà của người Mỹ bởi lẽ họ không được phép kinh doanh tại căn nhà họ ở.

    Câu chuyện tầm nhìn về quy hoạch

    Ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo, những ngõ nhỏ chỉ đủ một người đi bộ không phải là chuyện khó tìm. Đó là kết quả của quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu chuẩn.

    Khi tắc đường trở thành nỗi ám ảnh của dân thành phố thì xu hướng người dân ngày càng muốn chen chúc vào mua nhà đất gần trung tâm. Điều này khiến đô thị ngày càng nén chặt và bài toán giao thông ngày càng nan giải. Vòng luẩn quẩn này rất khó gỡ nếu như thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn về giao thông và quy hoạch. Câu chuyện giãn dân đã được các chuyên gia cũng như chính quyền đưa ra trao đổi khá nhiều nhưng vẫn chưa thực sự triển khai hiệu quả trên thực tế.

    Bên cạnh xu hướng tiến vào trung tâm là câu chuyện chen ra mặt đường. Vừa ở vừa kinh doanh, nhất cử lưỡng tiện là điều ai cũng thấy. Tuy nhiên sự tiện lợi này cũng gây ra nhiều hệ lụy như: Lấn chiếm vỉa hè, gây tắc đường cục bộ, đường phố nhếch nhác… Đây cũng là lý do mà Bắc Kinh đã thí điểm quy định 1 số tuyến phố, nhà mặt tiền không được kinh doanh mà chỉ để ở.

    Việc di chuyển từ những những căn nhà trong khu vực hẻm hóc đến chỗ làm việc, trung tâm thương mại hay các cơ sở dịch vụ công ích, dĩ nhiên là khó hơn rất nhiều so với những căn nhà gần đường, do quy hoạch giao thông thiếu khoa học, thiếu đồng bộ. Vì vậy, giá một căn nhà ở gần đường cao hơn hẳn những vị trí xa đường là điều hiển nhiên ở Việt Nam.

    Ngược lại ở Mỹ, việc quy hoạch và tầm nhìn về quy hoạch hiệu quả hơn hẳn. Những con đường nội bộ trong các khu dân cư luôn đảm bảo đủ rộng cho hai ô tô có thể tránh nhau. Điều này giúp xe cảnh sát, cứu thương, cứu hỏa có thể tiếp cận dễ dàng khi cần. Trong mỗi khu dân cư đều được quy hoạch đầy đủ khu thương mại, và dịch vụ công ích đi kèm. Quy hoạch giao thông cũng rất khoa học và chỉn chu. Người Mỹ không phải lo ngại việc di chuyển từ nhà đến nơi làm việc dù họ ở xa đường bởi lẽ họ có hệ thống giao thông công cộng được quy hoạch tốt.

    Rõ ràng, câu chuyện giá nhà mặt tiền trái ngược giữa Việt Nam và Mỹ chỉ là câu chuyện bề nổi. Đằng sau đó là nhiều vấn đề đặt ra đối với những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam.

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Thị trường nhà đất Anh đang tăng trưởng chậm lại trong khi người dân chuyển dần sang những phương thức tìm kiếm trực tuyến. Do đó, Your Move đã đi đến quyết định đóng cửa 124 chi nhánh môi giới bất động sản của mình.

    Chủ nhân của Your Move, các thương hiệu JNP và Reeds Rains, LSL Property Service, cho biết quyết định đóng cửa trên là một trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy lợi nhuận.

    Động thái này khiến hàng trăm nhân viên đang làm việc tại Your Move và Reed Rains có nguy cơ mất việc, dù công ty vẫn bày tỏ hy vọng có thể phân công lại công việc cho những người bị ảnh hưởng.

    Từ con số 404 chi nhánh, LSL sẽ chỉ còn 280 chi nhánh.

    Chỉ hơn một nửa trong số đó – 144 chi nhánh – hoạt động với tư cách “chi nhánh chính” ở những địa điểm trọng yếu. Chiến lược mới này nhằm đảm bảo mỗi chi nhánh sẽ mang lại lợi nhuận ít nhất 80,000 bảng.

    Thông báo đóng cửa này đã gia tăng thêm áp lực cho thị trường kinh doanh trên phố lớn trong bối cảnh hàng loạt hãng bán lẻ đã sụp đổ và nhiều thương vụ cứu nguy cho các chuỗi cửa hàng vừa diễn ra trong năm ngoái.

    Các ngân hàng cũng đang tiếp tục cắt giảm số lượng các chi nhánh và thể hiện mục đích chuyển dần sang dịch vụ ngân hàng điện tử.

    Nghiên cứu được thực hiện bởi công ty Local Data hồi cuối năm ngoái cho thấy các công ty bất động sản là khu vực bán lẻ có tốc độ sụt dốc nhanh thứ hai trên phố lớn, theo sau các chuỗi quán rượu.

    Các chuyên gia cho hay hoạt động của thị trường nhà đất ngày càng trì trệ do người mua và người bán đều cố gắng chờ đợi kết quả Brexit.

    Nghiên cứu mới nhất của chính công ty cho thấy tốc độ tăng trưởng giá nhà đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.

    Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự lên ngôi của các công ty trực tuyến, như Purple Bricks, cũng gây ảnh hưởng lớn đến mô hình kinh doanh truyền thống.

    LSL phát biểu: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng các công ty môi giới bất động sản truyền thống vẫn sẽ đại diện cho phần lớn doanh số bán nhà và thị trường cho thuê trong tương lai gần, và rằng các chi nhánh của chúng tôi sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt lõi trong việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng.

    “Thay đổi chúng tôi công bố ngày hôm nay sẽ giúp Your Move và Reeds Rains rở thành hai thương hiệu bất động sản hàng đầu ở nước Anh.

    “Chúng tôi vẫn sẽ hỗ trợ các chi nhánh và nhân viên của chúng tôi để duy trì độ phủ sóng thương hiệu và giúp định hình vị trí tại thị trường địa phương trong tương lai.”

    VietHome (Theo Sky News)

     

  • Gói hỗ trợ nhà ở trị giá gần 250 triệu bảng đã được Chính phủ thông qua với mục tiêu xây mới 25,000 căn nhà trên khắp nước Anh.

    Gói hỗ trợ này bao gồm hơn 10,000 căn nhà mới đang được xây trên đất của Bộ Quốc phòng tại bảy căn cứ quân sự khác nhau.

    Khoảng 157 triệu bảng sẽ được sử dụng để xây cơ sở hạ tầng nhà ở ở Cumbria và Devon, làm đường và tạo không gian xanh tự nhiên cho các dự án phát triển. Trong khi đó, ở London, hơn 1,500 căn nhà mới sẽ được xây tại Công viên Olympic Queen Elizabeth nhờ vào khoản vay 78 triệu bảng.

    Quan chức chịu trách nhiệm vấn đề nhà ở của Chính phủ, ông James Brokenshire, cho biết gói hỗ trợ này góp phần thực hiện mục tiêu của chính phủ, đó là giúp nhiều người dân được tiếp cận với thị trường nhà ở và cung cấp thêm nhiều nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân trên khắp đất nước.

    “Trong năm ngoái, chúng tôi đã mang đến 222,000 căn nhà, con số lớn nhất trong một thập kỷ qua, nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục công việc này bởi mục tiêu chúng tôi muốn đạt được là 300,000 nhà mới cho đến giữa năm 2020.

    “Bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tận dụng đất công đang để không và đưa ra các gói cho vay có mục tiêu, chúng tôi đang dần củng cố thị trường nhà ở. Những gói hỗ trợ ngày hôm nay sẽ giúp chúng tôi xây thêm gần 25,000 nhà ở nữa và đây là một bước tiến lớn tới mục tiêu xây dựng của chúng tôi,” ông bày tỏ.

    Homes England đã đồng ý hợp tác cùng Tổ chức Hạ tầng Quốc phòng để phát triển các khu đất được Bộ Quốc phòng cho phép và có thể sẽ còn nhiều đất của quân đội được khai thác trong tương lai.

    “Trong khi chúng tôi đang cố gắng biến các căn cứ quân sự trở nên hiện đại và hiệu quả hơn, việc quan trọng là các khu đất quân sự cũ cũng sẽ được sử dụng để phục vụ người dân và nền kinh tế địa phương. Sự hợp tác này thể hiện cam kết của chúng tôi, đó là giúp đỡ việc xây dựng nhà ở trên đất nước này, và nó sẽ mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân,” Bộ trưởng Cựu Chiến binh và Lực lượng Quốc phòng, ông Tobias Ellwood, phát biểu.

    Nhờ vào Quỹ Hạ tầng Nhà ở, gói đầu tư cho các chương trình ở Devon và Cumbria sẽ chi trả cho việc xây dựng một con đường mới nối liền khu vực nam Carlisle với đường M6, mở đường cho hơn 10,000 căn nhà mới ở St Cuthbert’s Garden Village.

    Ở Devon, khoảng 55 triệu bảng sẽ được dùng cho việc cải tạo đường xá và các cơ sở hạ tầng khác, tạo điều kiện cho việc xây dựng 2,500 căn nhà mới ở tây nam Exeter.

    Hai khu vực dân cư với 1,500 nhà sẽ được xây tại công viên Olympic Queen Elizabeth nhờ vào gói cho vay 78 triệu bảng từ Homes England, một phần của Quỹ xây dựng nhà ở trị giá 4.5 tỷ bảng của chính phủ.

    Dự kiến, giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành vào mùa hè năm 2021, trong đó việc xây dựng ở East Wick và Sweetwater sẽ được hoàn tất vào năm 2028. Giai đoạn một đã bắt đầu khởi công tại đây và khu vực này sẽ mang đến 130 nhà ở giá rẻ và 105 nhà ở cho thuê, cùng với khu vực sáng tạo và kinh doanh rộng hơn 33,000 feet vuông.

    Thêm vào đó, 650 căn nhà mới sẽ được xây dựng tại ba khu vực ở Welwyn Garden City, Hatfield và Hertfordshire, sử dụng phương pháp Xây dựng hiện đại, đồng nghĩa với việc các căn nhà sẽ được xây cất với tốc độ nhanh hơn.

    Kế hoạch này nhận được hỗ trợ 10.6 triệu bảng từ Homes England và là dự án đầu tiên được hưởng lợi từ Chương trình Đẩy mạnh Xây dựng trị giá 450 triệu bảng của chính phủ. Dự kiến, dự án được động thổ ở khu vực đầu tiên là Hatfield vào tháng Sáu.

    VietHome (Theo Property Wire)

  • Báo cáo của công ty bất động sản Your Move cho biết do ảnh hưởng của tình hình chính trị thiếu ổn định, giá nhà đất tại một số khu vực vốn nổi tiếng đắt đỏ nhất London đang giảm mạnh.

    Theo phân tích của Your Move, tình hình chính trị tiềm ẩn nhiều bất ổn như sự kiện Brexit, vấn đề người nhập cư, ảnh hưởng của khách hàng nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Anh đã dẫn đến tâm lý cảnh giác của người dân, thị trường trầm lắng, kém sôi động.

    Trong tháng 12-2018, giá nhà trung bình trên toàn London là 624.434 bảng Anh, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu xét riêng những khu vực đắt đỏ nhất thủ đô nước Anh, mức độ sụt giảm lớn hơn rất nhiều.

    Tại hai quận đắt nhất London là Kensington và Chelsea, giá bất động sản trung bình trong tháng 12-2018 là 1,7 triệu bảng, giảm tới 21,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tại Westminster, giá thậm chí còn lao dốc nhanh hơn, giảm 24,8% xuống còn 1,45 triệu bảng.

    Các khu vực Camden và Hammersmith-Fulham cũng ghi nhận giá bất động sản tháng 12-2018 sụt giảm lần lượt 11,5% và 19% so với một năm trước. 

    Riêng khu vực trung tâm London nằm ngoài xu hướng giảm giá nói trên. Giá bất động sản trung bình tại khu vực này tăng 13.4% lên 966.315 bảng.

    Oliver Blake, Giám đốc điều hành của Your Move và đại lý bất động sản Reed Rains nhận định: "Với tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế hiện nay, có thể hiểu được tại sao cả người mua và người bán đều có chung tâm lý 'án binh bất động', chờ đợi những diễn biến mới của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi nhu cầu của thị trường sụt giảm, bất động sản sẽ trở về mức giá hợp lý hơn đối với nhiều người".

    Viethome (theo Tuổi Trẻ)