• Mỗi ngày Mã Nhã, người tốt nghiệp thạc sĩ ở Anh dành cả buổi sáng để dọn phân cho 64 con hươu sao, lợn hươu, dê núi tại Sở thú Thượng Hải.

    Mã Nhã, 25 tuổi tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh trước khi du học Anh. Cô lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Nghiên cứu Thú y thuộc Đại học Cambridge, sau đó về nước và làm việc tại Sở thú Thượng Hải.

    don phan so thu 1
    Mã Nhã, 25 tuổi, nhân viên tại Sở thú Thượng Hải. Ảnh: World Journal

    Hàng ngày, Mã Nhã bắt đầu công việc lúc 8h. Đầu tiên cô kiểm tra khu vực động vật ăn cỏ châu Á. Tại đây có 8 loài với 64 cá thể. Mã Nhã quan sát tình trạng sức khỏe và hành vi của chúng, sau đó dọn dẹp chuồng trại.

    "Mặc dù phân của động vật ăn cỏ không quá hôi, số lượng lại rất nhiều. Khi xong việc, cũng vừa đến giờ cho chúng ăn trưa", thạc sĩ này nói.

    Buổi chiều, công việc bận rộn hơn, cô phải kiểm tra sức khỏe động vật, trao đổi với bác sĩ thú y, thuyết minh và theo dõi khách tham quan đảm bảo họ cho động vật ăn đúng cách. Nếu có thay đổi trong khu vực triển lãm, cô cũng tham gia thiết kế và quy hoạch. Trước khi tan ca 5h chiều, cô đưa động vật về chuồng.

    Cô gái chia sẻ hồi mới vào được giao nhiệm vụ chăm sóc voi. Hằng ngày, cô phải nâng những thùng thức ăn đầy cỏ lên một độ cao nhất định. Công việc này vốn dành cho nam giới khỏe mạnh. Khi đó, cô là phụ nữ duy nhất trong nhóm.

    Dọn phân cũng là một thử thách đòi hỏi sức lực và kỹ năng. Không phải khu vực nào cũng có vòi xịt áp lực cao, đôi khi cô phải dọn bằng tay.

    Dù công việc vất vả, Mã Nhã cho biết học được rất nhiều điều nhà trường không dạy. Nhờ kinh nghiệm du học, cô đã góp phần thiết kế khu triển lãm gấu trúc đỏ được tổ chức quốc tế công nhận là một trong những khu trưng bày xuất sắc. "Đây là thành tựu lớn nhất của tôi sau một năm làm việc", cô tự hào nói.

    Trước câu chuyện này, cư dân mạng Trung Quốc có nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng những người trẻ như Mã Nhã đang "lãng phí tài năng", thậm chí châm chọc rằng "người thực sự giỏi đều đã ở lại nước ngoài". Ngược lại, nhiều người ủng hộ quan điểm cô đang làm đúng chuyên môn và đam mê của mình.

    Đại diện sở thú cho biết, không chỉ có Mã Nhã, tại đây còn có nhiều nhân viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng như Đại học Cornell (Mỹ), Đại học Melbourne (Australia). Tất cả đều phải trải qua ít nhất 6 tháng thử thách ở vị trí nhân viên chăm sóc động vật.

    "Số lượng ứng viên có bằng cấp cao ứng tuyển vào vị trí này đang gia tăng rõ rệt trong hai năm qua", đại diện sở thú nói.

    don phan so thu 1
    Mã Nhã ở cho động vật ở vườn thú ăn. Ảnh: World Journal

    Với Mã Nhã, công việc này cho phép áp dụng đúng chuyên môn thú y và học hỏi những điều ở Cambridge không dạy. "Tôi cảm thấy đầy thành tựu", cô nói.

    VnExpress (Theo World Journal)

  • Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 18/1, tại thành phố Oxford, Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Oxford (VOX) đã tổ chức chương trình lễ hội Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 với tên gọi 'Tết ở Oxford: Quê nhà và Chân trời', thu hút sự tham dự của các giáo sư, giảng viên Đại học Oxford và trí thức, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập làm việc tại thành phố Oxford và nhiều thành phố khác trên toàn nước Anh.

    que nha va chan troi oxford 1
    Đại sứ Đỗ Minh Hùng và phu nhân cùng các quan khách, kiều bào thực hiện nghi lễ bái tổ tiên tại lễ hội Tết Ất Tỵ.

    Đây là lần thứ tư lễ hội Tết cổ truyền được Hội sinh viên tổ chức tại Oxford và là sự kiện có quy mô lớn nhất, chương trình phong phú nhất từ trước đến nay.

    Trong không khí thân mật, đầm ấm và trang trọng, lễ hội Tết Ất Tỵ là dịp để cộng đồng sinh viên Việt Nam tại thành phố Oxford và trí thức, kiều bào Việt Nam ở nhiều vùng nước Anh gặp gỡ, giao lưu, cùng chia sẻ tâm tư, tình cảm hướng về quê hương, đất nước khi Tết đến Xuân về. Sự kiện cũng là cơ hội để cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Oxford quảng bá các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc quý báu tới bạn bè Anh và quốc tế.

    Tham dự lễ hội, khách mời được thưởng thức các món ăn đặc trưng ngày Tết của Việt Nam như phở, nem, bánh chưng, giò, thịt quay, nộm; trải nghiệm các trò chơi, tiết mục dân gian như múa lân, cờ tướng, nhảy sạp, nhảy bao bố. Điểm nhấn tại lễ hội là nghi lễ bái tổ tiên và cầu an cho quê hương, cộng đồng do Đại sứ Đỗ Minh Hùng chủ trì với sự tham dự của tất cả khách mời trước bàn thờ tổ tiên trang nghiêm.

    Bên cạnh các hoạt động đón Tết truyền thống của Việt Nam, Ban Tổ chức đã tổ chức hai phiên thảo luận về chủ đề “Con đường để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững và đạt được cam kết net zero vào năm 2050” và “Cơ hội cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài quay về nước làm việc”, thu hút sự tham dự của nhiều học giả nổi tiếng, uy tín và đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, chuyên sâu cho việc xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế, xã hội của Việt Nam.

    Phát biểu tại lễ hội, Đại sứ Việt Nam tại Anh Đỗ Minh Hùng bày tỏ vui mừng, đánh giá cao sự năng động và đổi mới cách làm của Hội sinh viên Việt Nam tại Oxford tổ chức hoạt động chào đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Đại sứ nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn kết, luôn hướng về quê hương, đất nước trong cộng đồng người Việt Nam và qua đó cũng góp phần quảng bá về truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam tới bạn bè Anh và bạn bè quốc tế.

    Đại sứ bày tỏ ấn tượng với việc Ban Tổ chức đã thiết kế 2 phiên thảo luận với sự tham dự của các chuyên gia uy tín hàng đầu của Anh về chủ đề phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về chuyển đổi năng lượng và về công nghệ cao, tài chính xanh và về các cơ hội dành cho các bạn trẻ, sinh viên Việt Nam sau khi học xong quay trở về quê hương để tham gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong nước.

    Đại sứ cũng thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, những thành tựu về đối ngoại của Việt Nam trong năm 2024, trong đó nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục giữ đà phát triển kinh tế tích cực, GDP tăng trưởng khoảng 7,9% và đang ở ngưỡng chuyển mình phát triển vào kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, văn minh. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên Việt Nam sau khi đã học tập ở nước ngoài, trong đó có Anh, có thể quay trở về và tham gia đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

    Trong khi đó, Chủ tịch VOX Đặng Nhã Trúc cho biết sự kiện chào đón Tết Ất Tỵ năm nay đã thu hút hơn 350 khách mời là các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh và các giáo sư đang nghiên cứu, giảng dạy tại Đại học Oxford cùng đến để giao lưu văn hóa, tôn vinh truyền thống, bản sắc của cộng đồng người Việt Nam.

    Trúc cho biết lễ hội Tết năm nay có hai phiên thảo luận về chủ đề “con đường để Việt Nam phát triển kinh tế bền vững và đạt được cam kết net zero vào năm 2050” và “cơ hội cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài quay về nước làm việc”. Đây đều là những chủ đề mang tính thời sự, thiết thực, thu hút sự quan tâm lớn của chính quyền trong nước và kiều bào.

    Trúc bày tỏ mong mọi người đến với Oxford đều cảm thấy được sự ấm áp, tình cảm và tâm sức mà tất cả các thành viên của cộng đồng Oxford đã đặt vào trong sự kiện này, đồng thời trải nghiệm không khí thân tình, cởi mở như được ở quê nhà, cùng nhau hướng về quê hương, tổ tiên khi Tết đến, Xuân về.

    que nha va chan troi oxford 1
    Các diễn giả tham dự phiên thảo luận "Việt Nam 2050 - Đường tới thu nhập cao và Net Zero" trong khuôn khổ lễ hội tết Ất Tỵ 2025.

    Bên lề lễ hội Tết năm nay, Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhà tài trợ chính cho sự kiện, đã công bố Biên bản hợp tác (MOU) về trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa với Đại học Oxford, góp phần thúc đẩy hợp tác song phương Việt - Anh trong đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giáo dục và đào tạo y dược. Đây là thỏa thuận hợp tác song phương đầu tiên của Đại học Oxford với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa tại Việt Nam, góp phần gắn kết, nâng cao uy tín của cộng đồng sinh viên, trí thức Việt Nam tại Oxford.

    Theo Baotintuc

  • Anh chính thức nâng mức yêu cầu về chứng minh tài chính để xin visa (thị thực) du học trong thời gian tới, trong bối cảnh muốn cắt giảm 300.000 lượng người nhập cư ròng mỗi năm.

    anh tang yeu cau tai chinh 1
    Để nộp đơn xin visa du học Anh, sinh viên quốc tế giờ đây phải chứng minh có nhiều tiền hơn. ẢNH: UCL

    Mức chứng minh tài chính từ 1.136 bảng/tháng

    Để xin visa du học Anh, ngoài việc đảm bảo có thể đóng đủ học phí một năm học, đương đơn còn phải chứng minh có đủ tiền để trang trải cuộc sống tùy thuộc vào nơi học. Từ hôm nay, 2.1, mức chứng minh tài chính là 1.136 bảng/tháng (36 triệu đồng) với các khóa học ngoài London và 1.483 bảng/tháng (47 triệu đồng) với các khóa học ở London, đều tăng 10% so với mức trước đó từng được áp dụng trong 5 năm qua.

    London được hiểu là khu vực gồm nội thành London và 32 quận, theo Bộ Nội vụ Anh.

    Cũng theo cơ quan này, người học phải chứng minh có đủ tài chính trong tối đa 9 tháng. Song người học được miễn yêu cầu này nếu đang ở Anh và có visa hợp lệ trong 12 tháng trước thời điểm nộp đơn xin visa du học; nộp đơn với tư cách cán bộ nghỉ phép của liên đoàn sinh viên; nộp đơn với tư cách bác sĩ hoặc nha sĩ đang được đào tạo; hoặc có quốc tịch nằm trong diện được miễn.

    Để chứng minh tài chính, Bộ Nội vụ Anh thông tin có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau, như khoản vay sinh viên, nguồn tài trợ chính thống, tiền của chính mình hoặc của phụ huynh, bạn đời. Ở mỗi hình thức, du học sinh cần phải nộp các giấy tờ liên quan để chứng minh tính hợp lý và hợp pháp. Tuy nhiên, khoản vay thấu chi (hình thức vay tiền có sử dụng tài sản đảm bảo có giá trị), tiền điện tử, lương hưu, cổ phiếu... là những hình thức không thể sử dụng, theo Bộ Nội vụ Anh.

    Bên cạnh đó, nếu mang theo thân nhân đi cùng, du học sinh cần phải chứng minh mình có thêm 680 bảng/tháng (21 triệu) mỗi người với các khóa học ngoài London và con số này với các khóa học ở London là 845 bảng/tháng (26 triệu đồng). Và nếu học nội trú ở các trường tư thục, du học sinh phải chứng minh có đủ tiền đóng học phí lẫn phí nội trú trong một năm học, Bộ Nội vụ Anh lưu ý thêm.

    Lý do nâng yêu cầu chứng minh tài chính

    Theo thông tin từ các văn bản chính thức của chính phủ Anh, mức chứng minh tài chính về sinh hoạt phí nêu trên tương đương mức mà sinh viên bản địa ở Anh được vay để chi tiêu hằng tháng trong năm học 2024-2025, và chính phủ tăng yêu cầu là do mức này đã không được cập nhật từ năm 2020. "Chính phủ cam kết tiếp tục điều chỉnh mức này để đảm bảo đồng nhất với khoản vay của sinh viên bản xứ trong tương lai", văn bản nêu.

    Ngoài ra, sinh viên quốc tế có thể chứng minh ít tiền hơn nếu đã thanh toán tiền đặt cọc cho chỗ ở tại Anh, chính phủ Anh lưu ý thêm.

    anh tang yeu cau tai chinh 1
    Sinh viên quốc tế tại ĐH Bristol. ẢNH: UNIVERSITY OF BRISTOL

    Trả lời The PIE News, ông Syed Nooh, Trưởng bộ phận thông tin toàn cầu và phát triển thị trường của ĐH East Anglia (Anh), nhận định trong bối cảnh những điểm đến du học có chi phí phải chăng hơn đang tích cực thu hút sinh viên quốc tế, Anh có thể tự định vị mình là một lựa chọn kém hấp dẫn hơn, đặc biệt là với sinh viên đến từ các quốc gia có thu nhập thấp qua việc tăng yêu cầu chứng minh tài chính.

    Trước đó, xuyên suốt những tháng đầu năm, Anh liên tục điều chỉnh chính sách visa với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm. Các biện pháp gồm: Nâng yêu cầu về mức lương để bảo lãnh người lao động ở lại làm việc, hạn chế sinh viên quốc tế mang theo thân nhân đến Anh (trừ những ai học khóa nghiên cứu sau ĐH hoặc các khóa do chính phủ tài trợ), rút ngắn danh sách các ngành nghề được bảo lãnh...

    Ngoài ra, du học sinh muốn tới Anh từ tháng 2.2024 phải chi phụ phí y tế (NHS) là 776 bảng/năm (24 triệu đồng), tăng 66% so với trước. Và ngoài khoản học phí phải đóng có khi cao gấp 3 lần mức áp dụng với sinh viên trong nước, sinh viên quốc tế còn phải nộp thuế khi làm việc tại Anh, đồng thời phải trả phí visa và sinh trắc học.

    Theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan thống kê giáo dục ĐH Anh, năm học 2022-2023 ghi nhận 3.240 người Việt du học Anh bậc ĐH, giảm hơn một nửa so với năm học trước đó (7.140 người) và thấp hơn thời điểm đại dịch diễn ra (3.725 vào 2020-2021). Trong khi đó, nhiều báo cáo gần đây từ IDP, AECC cho thấy các quốc gia Úc, Anh, Canada không còn là lựa chọn hàng đầu với du học sinh sau loạt thay đổi chính sách vừa qua.

    Theo Thanh Niên

  • Số lượng đơn xin thị thực du học năm 2024 giảm 14% so với năm trước đó, theo dữ liệu của Bộ Nội vụ Anh.

    Số liệu được cập nhật trên Cổng thông tin của Chính phủ Anh hôm 9/1. Theo đó, số đơn thị thực du học từ tháng 1 tới tháng 12/2024 khoảng 407.900.

    Một khảo sát của BUILA (Hiệp hội liên lạc quốc tế của các đại học Anh) với 70 cơ sở giáo dục, 80% cho biết bị giảm số lượng sinh viên quốc tế đăng ký chương trình sau đại học, năm học 2024-2025. Mức giảm trung bình khoảng 20%, mạnh nhất đến từ Nigeria (-65%), Ấn Độ (-34%), và Pakistan (-31%).

    Chuyên gia cho rằng điều này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả đặc biệt đến các chương trình sau đại học, bởi du học sinh hiện chiếm tới 71% tổng số sinh viên ở bậc học này.

    xin visa du hoc anh
    Khuôn viên Đại học Nottingham, Anh. Ảnh: University of Nottingham Fanpage

    Nhà chức trách nhìn nhận những thay đổi về chính sách trong suốt năm qua là một trong nhiều yếu tố có thể tác động đến lượng đơn xin thị thực. Chẳng hạn, du học sinh bị hạn chế mang theo người thân, không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Mức chứng minh tài chính hay tăng 10%, lên 1.130-1.480 bảng (36-37 triệu đồng). Yêu cầu về tiền lương để xin giấy phép lao động cũng tăng từ 26.200 bảng lên 38.700 bảng.

    Ngoài ra, các khóa học từ xa bị hạn chế, giới chức quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua đại lý môi giới. Việc này nhằm trấn áp các đại lý lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.

    Anh thu hút khoảng 600.000 sinh viên quốc tế mỗi năm. Lợi thế của du học Anh là thời gian lấy bằng cử nhân khoảng ba năm, thạc sĩ chỉ một năm, ít hơn một năm so với chương trình tương tự ở các quốc gia khác.

    VnExpress (theo Gov.uk, The Pie News)

  • Sau nỗ lực để đọc hàng trăm trang tài liệu mỗi tuần hay viết luận liên tục, Vũ Đỗ Khanh lấy bằng xuất sắc ở Đại học Oxford, Anh.

    Đỗ Khanh, 32 tuổi, người TP HCM, hiện là giám đốc điều hành đơn vị nghiên cứu và tư vấn chính sách quốc tế POLAB.

    Anh Khanh tốt nghiệp thạc sĩ Chính sách công (MPP), Đại học Oxford, năm 2017. Đây là ngôi trường số 1 trên bảng xếp hạng đại học thế giới của THE, suốt 8 năm qua.

    vu do khanh oxford 1
    Đỗ Khanh tại Vietnam Security Summit 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Anh Khanh kể ý thức được tầm quan trọng của chính sách hồi học năm thứ ba, ngành Đông Phương học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM. Đây là lĩnh vực nền tảng, chi phối hoạt động mọi mặt trong cuộc sống. Vì vậy, cậu sinh viên 21 tuổi đặt mục tiêu du học ngành Chính sách công ở bậc thạc sĩ.

    Với điểm học tập (GPA) xuất sắc 3.7/4, hai bài nghiên cứu cùng thư giới thiệu của Đại sứ quán Anh nhờ giành giải trong cuộc thi hùng biện 40 năm ngoại giao Việt Nam - Anh, năm 2016, Khanh trúng tuyển Oxford, được miễn 100% học phí.

    Tháng 8 mới tới Anh, nhưng từ tháng 3, khi biết kết quả, Khanh đã liên hệ với các câu lạc bộ, hội nhóm du học sinh để làm quen và tham gia một số hoạt động. Nhờ vậy, bước vào học kỳ chính thức, Khanh không bị khớp mà bắt nhịp được luôn.

    Song, học tập ở ngôi trường số 1 thế giới không dễ dàng. Khanh ví dụ các giáo sư không giải đáp trực tiếp thắc mắc của người học, mà chỉ gợi mở. Cường độ học nặng khi trung bình một tuần, sinh viên phải đọc vài trăm trang tài liệu, viết luận liên tục.

    Khi tìm cách vượt qua, Khanh nhận thấy nếu có kiến thức lập trình, thống kê để thu thập và phân tích số liệu thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Trước khi vào Oxford, Khanh hoàn toàn xa lạ với những điều này.

    "Tôi viết mail cho trường, chia sẻ khó khăn. Cứ nghĩ trường hỗ trợ gửi tài liệu thôi, nhưng tôi được xếp luôn một lớp học lập trình ngôn ngữ R và Python", Khanh kể.

    Từ đó, mỗi khi thấy cần bổ sung kiến thức của môn học nào, Khanh lại xin trường cho học thêm, từ lập trình tới phân tích dữ liệu, thương thuyết. Điều này giúp anh có thêm kỹ năng, bên cạnh chuyên môn chính.

    Khanh nói ưu điểm của mình là trí nhớ tốt, biết cách hệ thống kiến thức theo đề mục và liên kết những thứ liên quan. Anh cũng tìm hiểu phong cách nghiên cứu của mỗi giảng viên để có cách tiếp cận thích hợp.

    "Quá trình học vất vả nhưng có thể vượt qua dễ dàng hơn nếu có chiến thuật đúng", Khanh đúc rút.

    vu do khanh oxford 1
    Khanh (thứ hai từ trái qua) trong một sự kiện ở Học viện Quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Dù thời gian học thạc sĩ tại Anh chỉ hơn một năm, Khanh muốn tận dụng cơ hội để trải nghiệm nhiều nhất có thể. Anh tập ngủ theo pha, tức là thay vì ngủ một giấc dài buổi tối, anh chia thành ba giấc ngủ. Trong đó, giấc ngủ dài nhất là hai tiếng, còn hai giấc ngắn 45 phút, mỗi giấc cách nhau 8 tiếng.

    "Tôi hy sinh thời gian ngủ để học và tham gia các hoạt động xã hội. Vì ngủ ít, mọi người thường đùa rằng lúc nào cũng thấy tôi online", anh nhớ lại.

    Năm 2017, Khanh tốt nghiệp loại xuất sắc, được hiệu trưởng trường Blavatnik của Oxford và Thứ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Anh tiến cử làm việc tại Bộ Số hóa, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao - vị trí thường dành cho công dân Anh hoặc các nước thuộc Liên minh châu Âu.

    "Tôi là người Việt đầu tiên làm việc tại đây khi đó", Khanh cho hay.

    Sau ba tháng làm ở vị trí phân tích chính sách về khuyến học, truyền thông ở Bộ, Khanh chuyển sang làm chuyên viên phân tích chính sách cho Văn phòng Nội các Anh (UK Cabinet Office). Chàng trai người TP HCM cho biết thời gian làm việc tại các cơ quan này có nhiều ý nghĩa, giúp anh áp dụng ngay kiến thức vừa học vào thực tế. Đây là điều may mắn, bởi nhiều bạn bè của anh phải làm trái ngành.

    vu do khanh oxford 1
    Khanh (thứ ba từ trái qua) cùng bạn bè sau khi thi môn cuối ở Oxford. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Sau một năm, Khanh chuyển sang Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc, sau đó là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Năm 2022, anh về TP HCM.

    "Không phải ở Anh, Mỹ hay một nước phương Tây khác, công việc hiện tại ở Việt Nam khiến tôi tự hào nhất, vì thấy mình đóng góp thiết thực cho đất nước", anh nói.

    Thời gian qua, Khanh cùng cộng sự thực hiện nhiều dự án hỗ trợ doanh nghiệp. Chẳng hạn vào năm 2018, anh tham gia phân tích chính sách bảo hộ doanh nghiệp và các quy định chống bán phá giá của Thái Lan, hỗ trợ các công ty thép của Việt Nam trong vụ kiện với Bộ Thương mại nước này.

    Nguyễn Ngọc Đăng Khoa, Phó giám đốc liên doanh Samsung C&T - SCM, cho biết vừa là bạn bè, vừa là đồng nghiệp của Vũ Đỗ Khanh nhiều năm qua. Anh Khoa nhận xét Khanh tốt tính, luôn hết mình với bạn bè bất cứ khi nào có thể.

    Trong công việc, Khanh tích cực, luôn xác nhận rõ ràng và kỹ lưỡng những khả năng có thể xảy ra, từ đó đưa ra giải pháp với từng tình huống.

    "Khi có những điều bất ngờ thì Khanh đưa ra đối sách rất nhanh", anh Khoa cho hay.

    Vũ Đỗ Khanh cho rằng du học Oxford là bước ngoặt cuộc đời mình. Khi nộp hồ sơ, anh chưa dám chắc mình trúng tuyển, nhưng rồi nhận ra, mình sẽ thất bại ngay từ đầu nếu chỉ ngồi nghĩ và không làm gì.

    "Điều này gần như trở thành phương châm sống, cũng là động lực giúp tôi vượt qua nhiều thử thách", anh nói. "Trước mắt, tôi vẫn tiếp tục làm việc ở Việt Nam".

    Theo VnExpress

  • Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đang điều tra cáo buộc một nhân viên đã làm giả thư mời từ Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), dẫn đến việc 20 sinh viên bị từ chối đơn xin thị thực.

    dh cambridge gia thu moi
    Nhân viên này làm giả thư mời được cho là của một giáo sư Đại học Cambridge. Ảnh: SCMP.

    Theo South China Morning Post, đầu tháng 12, Đại học Chiết Giang đã báo cảnh sát sau khi các sinh viên phản ánh về gian lận liên quan đến đơn xin visa của họ.

    Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng nhân viên phụ trách chương trình trao đổi của Đại học Chiết Giang đã hợp tác với một đại lý visa, làm giả một thư mời được cho là của một giáo sư Đại học Cambridge.

    Trao đổi với Dutenews, người tố cáo - là một trong những sinh viên bị ảnh hưởng - cho biết Đại sứ quán Anh đã xác minh thư mời với Đại học Cambridge và phát hiện ra đó là thư giả.

    "Đại sứ quán Anh khẳng định giấy tờ của chúng tôi đã bị làm giả", người tố cáo cho biết, bày tỏ lo ngại rằng tất cả sinh viên được nêu tên trong thư có thể phải đối mặt với hậu quả, ảnh hưởng đến nguyện vọng học tập của họ tại Anh.

    Hôm 19/12, Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh đã xác nhận rằng các ứng viên đã bị từ chối visa do "giấy tờ giả mạo". Họ cũng có thể đối mặt với lệnh cấm nhập cảnh vào Anh trong 10 năm.

    Đại học Chiết Giang đã thành lập một nhóm xác minh vụ việc, cam kết bảo vệ quyền lợi của sinh viên và "trừng phạt nghiêm khắc" bất kỳ ai vi phạm. Ngoài ra, trường đại học đang tích cực tìm kiếm các cách để giảm thiểu tác động đến sinh viên, tiếp tục đàm phán thông qua nhiều kênh khác nhau để giải quyết tình hình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    Theo ZNews

  • Ngày 8/12 đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2026. Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 gồm 17 anh, chị; hiệp thương bầu Ban Thư ký gồm 5 anh, chị. Anh Cao Quốc Dũng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

    Tham dự ở điểm cầu T.Ư Đoàn, có chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN. Tại Anh, có ông Đỗ Minh Hùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland.

    svuk 1
    Anh Cao Quốc Dũng - Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 phát biểu tại Đại hội.

    Dấu ấn của sinh viên Việt

    Phiên chính thức đã diễn ra với các nội dung chính như báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động khóa IX và phương hướng hoạt động khóa X của Hội Sinh viên Việt Nam (SVVN) tại Anh; báo cáo kết quả kiện toàn và ra mắt Ban Chấp hành Hội SVVN Việt Nam tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

    Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 gồm 17 anh, chị; hiệp thương bầu Ban Thư ký gồm 5 anh, chị. Anh Cao Quốc Dũng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

    svuk 1
    Chị Nguyễn Tuệ Minh - Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa IX đọc diễn văn khai mạc Đại hội.

    Nhiệm kỳ qua, Hội SVVN tại Anh đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa liên quan đến chuyển đổi số; chủ động đề xuất hợp tác với UBND TPHCM, các tổ chức mạng lưới trực thuộc nhằm hỗ trợ thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Anh.

    SVUK cũng đã phối hợp với Hội các chuyên viên Việt Nam tại Anh tổ chức chương trình nghệ thuật “A Love Letter To” tại London nhằm giới thiệu những tài năng xuất sắc trong cộng đồng người Việt tại Anh thông qua các tiết mục biểu diễn đa dạng, từ hát, nhảy, chơi nhạc cụ truyền thống và cổ điển, đến trình diễn áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam.

    Đặc biệt, SVUK đã tổ chức Hội trại Thủ lĩnh "Leader Camp 2024" tại London với chủ đề "Growth Begins, Breakthrough Within" giúp sinh viên khám phá tiềm năng cá nhân, phát triển kỹ năng mềm và chuẩn bị cho những bước tiến sự nghiệp…

    Nhịp cầu kết nối uy tín

    Phát biểu tại điểm cầu trực tuyến, chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN ghi nhận những kết quả đã đạt được của Hội SVVN tại Anh nhiệm kỳ qua.

    Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào sinh viên của Vương Quốc Anh trong nhiệm kỳ, là sự đóng góp nhiệt tình của các cán bộ Hội và cộng đồng sinh viên trong công tác triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông tin về du học Anh, triển khai hỗ trợ các hoạt động học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Vương Quốc Anh ngày một lớn mạnh, có độ phủ hơn.

    svuk 1
    Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Châu Linh

    Theo Hội SVVN tại Anh, mỗi năm có khoảng 3.800 học sinh, sinh viên Việt Nam đăng ký nhập học tại đây. Tính đến nay, tổng số sinh viên Việt Nam đang học tập tại Anh vào khoảng 14.000 người. Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh (SVUK) là tổ chức đại diện cho sinh viên Việt Nam tại Anh, với 42 Hội Sinh viên trực thuộc (Vietsocs) trải dài trên toàn quốc. Các Vietsocs này được phân chia thành 6 khu vực địa lý, gồm London, South East, South West, Northern England, East Midlands.

    svuk 1
    Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh lần thứ X nhiệm kỳ 2024 - 2026 diễn ra với hình thức trực tuyến từ điểm cầu T.Ư Đoàn và trực tiếp tại Anh. Ảnh: Châu Linh

    Trong thời gian tới, chị Nguyên đề nghị, Hội SVVN tại Anh cần có những giải pháp quyết liệt, sáng tạo hơn nữa để quy tụ toàn thể cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Anh.

    Theo chị Nguyên, công tác Hội và phong trào sinh viên Việt Nam ở ngoài nước là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của thanh niên, sinh viên Việt Nam. Hiện nay, có khoảng hơn 200.000 học sinh, sinh viên và lưu học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại 49 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, có 14 tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước, T.Ư Hội SVVN luôn quan tâm tới cộng đồng sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

    “Hội SVVN tại Anh cũng cần trở thành nhịp cầu kết nối uy tín, chặt chẽ giữa bạn trẻ đang học ở Anh và Đảng ủy, Đại sứ quán Việt Nam để các bạn một mặt luôn hiểu, nắm bắt định hướng phát triển đất nước ta. Mặt khác, các bạn sẽ có cơ hội được hiểu hơn, tuân thủ tốt nhất những quy định, luật pháp, văn hóa trên đất nước sở tại”, chị Nguyên nói.

    Từ thực tế mức độ tham gia phong trào “Sinh viên 5 tốt” tại Anh chưa đạt kỳ vọng và tiềm năng với lực lượng hiện có, số lượng sinh viên đăng ký xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp và cấp Trung ương hàng năm chưa cao, chị Nguyên đề nghị, Hội SVVN tại Anh cần phát hiện thêm được những nhân tố mới, tạo động lực, cơ hội phát triển cho các bạn tốt hơn để đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

    svuk 1
    Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, năm 2024 - 2026.

    Phát biểu tại Đại hội, anh Cao Quốc Dũng - Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 xin hứa, sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của sinh viên Việt Nam, không ngừng học tập, cùng nhau quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương Quốc Anh lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

    Theo Tienphong

  • Đại học ở Anh tăng học phí, chuyên gia giáo dục nhận định mức tăng có thể khiến nợ sinh viên tăng theo, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi ra trường.

    suc khoe sinh vien
    Tăng học phí không tác động đến sinh viên ngay lập tức, nhưng có thể ảnh hưởng sau khi sinh viên tốt nghiệp. Ảnh: Pexels

    Sau nhiều tháng thảo luận về cách các trường đại học Anh bù đắp thâm hụt ngân sách, mới đây Chính phủ Anh đã xác nhận học phí sẽ tăng lên 9.535 bảng/năm (hơn 12.300 USD) kể từ năm 2025.

    Hiện tại, mức học phí tối đa mà các trường được thu là 9.250 bảng (hơn 11.900 USD). Đây là mức trần được Anh áp dụng từ năm 2017.

    Theo The Guardian, chính phủ phê duyệt việc tăng học phí để giải quyết các vấn đề tài chính ở bậc giáo dục đại học. Mức tăng này sẽ áp dụng cho tân sinh viên khóa 2025 và những sinh viên tiếp tục học năm 2, năm 3.

    Các chuyên gia dự đoán mức trần học phí tại Anh có thể lên đến 10.680 bảng (khoảng 13.800 USD) vào năm 2029. Họ tính ra mức này bằng cách sử dụng thước đo lạm phát RPIX.

    "Nếu chính phủ tiếp tục tăng học phí mỗi năm, mức trần học phí có thể đạt mức như dự báo hiện tại. Nếu có kế hoạch tiếp tục tăng mức trần học phí theo lạm phát, họ nên thông báo sớm", Viện Nghiên cứu Tài chính nhấn mạnh.

    Bàn về vấn đề tăng học phí, PGS ngành Tâm lý học lâm sàng Thomas Richardson tại Đại học Southampton (Anh) nói rằng mọi người không nên đánh giá thấp tác động của việc tăng học phí vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên.

    PGS Richardson cùng đồng nghiệp thực hiện một nghiên cứu với 327 sinh viên tốt nghiệp ở Anh - những người học trước và sau khi nước này tăng học phí từ 3.500 bảng lên 9.000 bảng vào năm 2012.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy những người phải đóng học phí cao hơn có những triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thẳng nghiêm trọng hơn người đóng học phí thấp. Họ cũng có nguy cơ tự tử cao hơn nhóm còn lại.

    Nhóm nghiên cứu nhận định sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ việc sau khi ra trường, những người đóng học phí cao phải vật lộn để trả nợ sinh viên, dẫn đến khủng hoảng tài chính ở độ tuổi 30.

    Theo The Conversation, nợ sinh viên không giống như các khoản nợ khác vì gần như không thể xóa được. Nợ sinh viên cũng phải chịu lãi kép và lãi suất này đã tăng rất cao trong những năm gần đây. Dù đã được cố định ở mức 6,3% vào năm 2022, mức này vẫn khiến "quy mô" nợ của sinh viên tăng đáng kể.

    Dữ liệu được công bố đầu năm 2024 cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp - gần 1,8 triệu người - đang chịu hơn 50.000 bảng Anh tiền nợ sinh viên và một số người nợ hơn 200.000 bảng Anh.

    Trong nghiên cứu của PGS Thomas Richardson, chỉ 14% trong những người phải trả 9.000 bảng học phí trả được hết hoặc trả được một phần khoản vay, 20% chưa trả được khoản nào và những người còn lại đã trả nợ, nhưng khoản nợ lại tăng. Vì thế, ở độ tuổi 30, dù đã tốt nghiệp nhiều năm, những người này vẫn phải chịu khoản nợ như cũ hoặc tệ hơn.

    Từ nghiên cứu này, PGS nhận định đợt tăng học phí mới nhất có thể khiến mức nợ sinh viên ở Anh cao hơn, khiến hàng triệu người mắc kẹt với các khoản nợ trong tối đa 30-40 năm.

    "Đợt tăng học phí mới không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ngay lập tức, nhưng khả năng ảnh hưởng sau khi tốt nghiệp trong nhiều thập kỷ tới sẽ rất cao", PGS dự đoán.

    Theo ZNews

  • Những hạn chế về thị thực đang khiến các trường đại học tại Anh thu hút ít sinh viên quốc tế hơn, gây ảnh hưởng nặng nề đến tài chính sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

    Các trường đại học tại Anh nằm trong số những trường đại học danh giá nhất thế giới. Tuy nhiên những hạn chế về thị thực đang khiến những ngôi trường này thu hút ít sinh viên quốc tế hơn, gây ảnh hưởng nặng nề đến tài chính và là một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm các vấn đề sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) cách đây 4 năm.

    Năm 2022, gần 760.000 sinh viên nước ngoài đã đăng ký theo học tại các trường đại học ở Anh trong một thị trường cạnh tranh cao, khiến Xứ sương mù trở thành điểm đến phổ biến thứ hai sau Mỹ. Hầu hết là sinh viên đến từ Ấn Độ, tiếp đó là Trung Quốc và Nigeria.

    han che thi thuc

    Tuy nhiên, vào năm 2023, số lượng thị thực du học đã giảm 5%. Từ tháng Bảy đến tháng Chín năm nay, mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 16%.

    Xu hướng này trở thành nguyên nhân chính khiến các tổ chức giáo dục đại học lo ngại vì sinh viên nước ngoài phải trả học phí cao hơn nhiều so với sinh viên Anh.

    Theo Leo Xui, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc đến Anh vào tháng Chín năm nay, học phí của nam sinh viên 20 tuổi này cho cả năm học là 31.000 bảng Anh (37.200 euro), cao hơn ba lần so với mức học phí tối đa (9.250 bảng Anh) của các sinh viên Anh.

    Tuần trước, Chính phủ Anh đã công bố mức trần sẽ tăng lên 9.535 bảng Anh từ năm tới. Động thái này được các trường đại học hoan nghênh vì họ đã kêu gọi tăng học phí trong nhiều năm.

    Tại một hội nghị vào tháng Chín năm nay, Universities UK (UUK), đại diện cho 141 tổ chức giáo dục đại học của Anh, cảnh báo học phí mà mỗi sinh viên đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2004.

    Họ ước tính khoản 9.250 bảng Anh thực ra chỉ tương đương trị giá dưới 6.000 bảng Anh do lạm phát, dẫn đến thâm hụt ngân sách dành cho giảng dạy và nghiên cứu.

    Trong khi đó, các trường đại học đã tiếp nhận nhiều sinh viên nước ngoài nhằm phần nào lấp khoảng trống ngân sách, đến mức nhiều cơ sở trong số này phụ thuộc vào nguồn thu chính từ học phí của sinh viên nước ngoài.

    Theo một báo cáo của quốc hội, sinh viên nước ngoài chiếm hơn 50% số sinh viên tại Đại học Nghệ thuật London và Đại học Cranfield, phía Bắc thủ đô London của Anh.

    Đầu năm nay, báo Financial Times đưa tin một số đại học, trong đó có Đại học York, đã hạ tiêu chí tuyển sinh để thu hút thêm sinh viên nước ngoài.

    Tuy nhiên, nhiệm vụ của các trường đại học trở nên khó khăn, phức tạp hơn khi chính phủ tiền nhiệm lại áp đặt các hạn chế đối với thị thực sinh viên trong nỗ lực giảm số người nhập cư, vốn ở mức kỷ lục, theo đó cấm sinh viên nước ngoài đưa người thân đi cùng, ngoại trừ một số ít trường hợp, đồng thời cấm những sinh viên này chuyển đổi sang thị thực làm việc khi còn đang đi học.

    Theo số liệu thống kê chính thức, trong bốn tháng đầu năm 2024, số đơn sinh viên nước ngoài đăng ký học ít hơn 30.000 đơn so với cùng kỳ năm 2023.

    Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách giáo dục đại học của Anh nhấn mạnh rằng những con số này càng củng cố cho những quan ngại của giới chuyên môn về việc thay đổi chính sách của chính phủ tiền nhiệm đã khiến Anh trở thành điểm đến du học kém hấp dẫn hơn.

    Sự sụt giảm của sinh viên quốc tế đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với đội ngũ giảng viên, khi nhiều vị trí giảng dạy đã bị cắt giảm.

    Theo TTXVN

  • Sau 10 năm, không ít sinh viên quốc tế từng bị cáo buộc gian lận trong kỳ thi tiếng Anh TOEIC tại Anh vẫn đang đấu tranh để minh oan trước quyết định của Bộ Nội vụ Anh.

    Vụ việc trên kéo dài một thập kỷ và cho đến nay, nhiều sinh viên bị ảnh hưởng vẫn đang tiếp tục đấu tranh để chứng minh rằng mình không liên quan đến hành vi sai trái này, theo The Guardian.

    35.000 thị thực sinh viên bị thu hồi
    Năm 2014, chương trình điều tra Panorama của đài BBC phát một phóng sự về gian lận tại các trung tâm kiểm tra tiếng Anh Educational Testing Service (ETS) - một tổ chức lớn của Mỹ chuyên tổ chức kỳ thi TOEIC (Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) cho sinh viên quốc tế.

    du hoc anh toeic 1
    Hàng nghìn sinh viên đã phản đối việc bị cáo buộc oan và dành nhiều năm để chứng minh rằng các bằng chứng chống lại họ là sai. Ảnh: Victoria Jones/PA.

    Báo cáo Panorama đã phát hiện các bằng chứng rõ ràng về gian lận tại một số trung tâm ETS: nhân viên giúp thí sinh thay thế bài thi của họ bằng bài của người thi hộ.

    Tuy các vụ gian lận này không diễn ra ở tất cả 90 trung tâm ETS tại Anh nhưng Bộ Nội Vụ nước này quyết định hủy visa của khoảng 35.000 sinh viên quốc tế đã tham gia kỳ thi TOEIC của ETS từ 2011 đến 2014 với lý do nghi ngờ kết quả thi.

    Việc này khiến nhiều sinh viên phải đối mặt với việc bị trục xuất, một số bị bắt giữ. Nhiều nơi còn đột kích vào ký túc xá lúc sáng sớm, trục xuất 2.500 sinh viên, hàng nghìn người khác phải tự nguyện rời Anh.

    Trong các cuộc phỏng vấn do The Guardianthực hiện suốt những năm qua, nhiều sinh viên cho biết họ bị tạm giam trước khi bị trục xuất về nước.

    Những người ở lại trở thành vô gia cư và không có tiền, vật lộn để kiếm sống trong khi vẫn cố gắng đấu tranh chống các cáo buộc. Nhiều người rơi vào trầm cảm vì mất cả tiền và danh tiếng.

    Trường hợp đặc biệt đau lòng là của một sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân văn học Anh. Nam sinh bị cáo buộc thuê người thi hộ dù anh khẳng định mình lớn lên trong môi trường song ngữ và có khả năng sử dụng tiếng Anh rất tốt. Anh đã bị mất việc.

    Cuộc chiến 10 năm
    Chỉ một số ít sinh viên tìm cách kháng cáo thông qua các thủ tục pháp lý bởi các khoản chi phí có thể lên tới hơn £20,000 (khoảng 654.6 triệu đồng).

    Tính đến nay, hơn 3.600 sinh viên đã kháng cáo thành công, nhưng đối với nhiều người, thiệt hại đã quá lớn: tương lai bị hủy hoại, danh tiếng bị hoen ố và sự nghiệp học tập bị đổ vỡ.

    du hoc anh toeic 1
    Hơn 3.600 sinh viên quốc tế đã kháng cáo thành công nhưng tổn thất tinh thần và vật chất quá lớn. Ảnh: Appily

    Người đàn ông 36 tuổi Sabtain Umer đến từ Pakistan đã dành 9 năm đấu tranh để được ở lại Anh, theo The Pie News.

    Năm 2013, Umer đã vượt qua kỳ thi TOEIC như một phần trong yêu cầu cấp thị thực để theo đuổi khóa học sau đại học. Tuy nhiên, vào năm 2014, Bộ Nội vụ cáo buộc Umer thuê người làm bài hộ. Anh bị thu hồi thị thực và được lệnh phải rời khỏi Anh ngay lập tức.

    Umer khẳng định mình vô tội và quyết định ở lại theo đuổi pháp lý. Mặc dù Umer được xóa mọi cáo buộc hình sự vào năm 2017 nhưng anh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như bị chậm trễ cấp thị thực và rắc rối khi đăng ký học. Vụ bê bối đã khiến Umer rơi vào trầm cảm và không thể gặp gia đình trong suốt một thập kỷ.

    Cách xử lý vụ việc này của Bộ Nội vụ Anh bị chỉ trích mạnh mẽ vì chỉ dựa vào các bằng chứng sai và không đầy đủ. Mặc dù báo cáo Panorama đã phát hiện các vụ gian lận rõ ràng tại một số trung tâm kiểm tra nhưng kết luận của Bộ Nội vụ rằng 97% các kết quả thi đều có nghi ngờ đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi.

    Các nhà lập pháp Anh đã lên tiếng ủng hộ sinh viên bị ảnh hưởng từ quyết định của Bộ Nội vụ. Nghị sĩ Đảng Lao động Stephen Timms đã giúp đỡ nhiều sinh viên trong khu vực của mình kháng cáo. Ông mô tả hành động của Bộ Nội vụ Anh là "hoàn toàn không công bằng" và cho rằng nhiều sinh viên đã bị "hủy hoại cuộc đời" vì những cáo buộc sai trái.

    Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Chúng tôi không chấp nhận việc lạm dụng hệ thống nhập cư. Những ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng, bao gồm cả hành vi gian lận trong các bài kiểm tra tiếng Anh. Các tòa án đã xác nhận có đủ bằng chứng để hành động và chúng tôi tin rằng các quy trình pháp lý cần được tiến hành đầy đủ và đúng đắn”.

    Theo Vietnamnet

  • Theo công bố của Bộ trưởng Giáo dục Bridget Phillipson trước Quốc hội, mức học phí sẽ tăng 3%, tương đương 285 bảng Anh, từ 9.250 bảng lên 9.535 bảng (khoảng 290 triệu đồng) cho năm học tới.

    Chính phủ Công đảng Anh đã quyết định tăng học phí đại học tại Anh lần đầu tiên sau 8 năm, trong bối cảnh các trường đại học đang đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nghiêm trọng.

    Theo công bố của Bộ trưởng Giáo dục Bridget Phillipson trước Quốc hội, mức học phí sẽ tăng 3%, tương đương 285 bảng Anh, từ 9.250 bảng lên 9.535 bảng (khoảng 290 triệu đồng) cho năm học tới. Trước đó, mức học phí này đã được giữ nguyên từ năm 2017.

    Quyết định tăng học phí được đưa ra trong bối cảnh các trường đại học Anh đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Số lượng sinh viên quốc tế - nguồn thu nhập chính của nhiều trường - sụt giảm mạnh do chính sách thắt chặt thị thực của chính phủ tiền nhiệm.

    anh tang hoc phi 2
    Bộ trưởng Giáo dục Bridget Phillipson trình bày vấn đề học phí trước Hạ Viện.

    Thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2024, số lượng đơn đăng ký từ sinh viên nước ngoài giảm 30.000 so với cùng kỳ năm 2023.

    Theo Hiệp hội các trường Đại học Anh (UUK), đại diện cho 141 cơ sở giáo dục đại học, ngành giáo dục đại học nước này đang phải đối mặt với khoản thâm hụt lên tới 1,7 tỷ bảng Anh cho hoạt động giảng dạy và 5 tỷ bảng cho nghiên cứu.

    GS. Sally Mapstone, Chủ tịch UUK nhận định tình hình tài chính khó khăn có thể buộc một số trường phải cắt giảm chương trình đào tạo, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng cửa.

    Giáo sư Shitij Kapur, Hiệu trưởng Đại học King's College London cho rằng nếu theo kịp lạm phát, mức học phí hiện nay đáng ra phải từ 12.000-13.000 bảng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tại Scotland, phần lớn sinh viên bản địa được miễn học phí khi theo học tại các trường đại học Scotland.

    Quyết định tăng học phí của chính phủ Công đảng dường như đi ngược lại với cam kết xóa bỏ học phí đại học mà Thủ tướng Keir Starmer từng đưa ra khi tranh cử lãnh đạo đảng năm 2020. Công đảng từng chỉ trích Đảng Bảo thủ để lại "món nợ" nặng nề trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, y tế công cộng đến hệ thống nhà tù.

    Trước đó, đảng cầm quyền theo đường lối trung tả này đã công bố kế hoạch tăng thuế mạnh nhằm bổ sung 40 tỷ bảng Anh cho ngân sách.

    Theo BNews

  • bo roi con hop ngu coc
    Jia Xen Teo, 22 tuổi, giữ bí mật chuyện mang thai. Kể cả cha cô ở Malaysia cũng không biết. Ảnh: PA/West Midlands Police

    Một nữ sinh đã giấu đứa con mới chào đời của mình trong hộp ngũ cốc. Sau khi bị kết tội gi.ết người, cô có khả năng bị tuyên án chung thân. 

    Jia Xen Teo, 22 tuổi, đã giữ bí mật chuyên mang thai. Kể cả cha cô ở Malaysia cũng không biết. Cô đến Vương quốc Anh vào đầu năm 2024 để theo học tại Đại học Coventry. 

    Đến ngày 4 tháng 3/2024, cô sinh ra một em bé đầy đủ tháng. Sau đó cô tự đến bệnh viện để khám, nhưng khi bác sĩ nghi ngờ và hỏi có phải cô vừa sinh con không, thì cô nói là không. 

    Lo ngại cô gái đã bỏ rơi đứa con của mình, cảnh sát đến nhà cô và phát hiện thi thể một em bé sơ sinh nhét trong một túi zip, đặt trong hộp ngũ cốc và giấu trong vali.

    Để tìm cách chối tội, Teo bịa ra rằng cô nghe thấy giọng nói văng vẳng trong đầu. Giọng nói mơ hồ dụ dỗ cô hãm hại đứa bé. Nhưng bồi thẩm đoàn không tin câu chuyện bịa đặt này. 

    Tại Tòa án Warwick Crown Court vào ngày 24/10, bồi thẩm đoàn cho rằng cô có tội. 

    Công tố viên nói: "Jia Xin Teo đã giấu chuyện mang thai với tất cả mọi người ở quê nhà và đến UK học tập, cô hiểu rõ mình sẽ sinh con ở đây. Dù có cơ hội để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng Teo quyết định giữ bí mật và sinh con một mình. Sau khi sinh, cô cũng không kể gì với bất kì ai. Cô nói dối những người bạn quan tâm đến mình, nói dối bác sĩ và cảnh sát".

    "Cô không nói với cảnh sát nơi giấu em bé cho đến 2 ngày sau, thời điểm mà chắc chắn đứa bé đã chết. Em bé còn sống khi chào đời nhưng Teo đã quyết định nhét con vào hộp ngũ cốc, biết rõ rằng hành động này sẽ gi.ết ch.ết con".

    "Bồi thẩm đoàn đã quyết định Jia Xin Teo có tội và tôi rất cảm ơn sự quyết đoán của họ trong vụ án phức tạp và nhạy cảm này".

    Teo sẽ bị tuyên án vào một ngày khác. 

    Viethome (theo Metro)

  • Theo gia đình sang CH Séc từ bé, chứng kiến mẹ phải làm việc không ngừng nghỉ mỗi ngày, nam sinh gốc Việt luôn biết ơn những ngày tháng nghèo khó đã giúp em có thêm động lực và quyết tâm để cố gắng.

    Trần Ngọc Gia Khoa, sinh 2004, hiện sống ở thủ đô Praha, CH Séc. Chỉ còn vài ngày nữa, Khoa sẽ lên đường sang Anh, theo học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE). Đây là một trong những trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội.

    Gia Khoa là học sinh duy nhất nhận được học bổng toàn phần (Cato Stonex Undergraduate Scholarship) của trường dành cho học sinh EU. Học bổng này sẽ chi trả cho em toàn bộ học phí hơn 41.000 bảng Anh/năm cùng khoản trợ cấp sinh hoạt.

    “Đây là món quà tuyệt vời nhất em muốn dành tặng mẹ, như một sự bù đắp cho những vất vả, hy sinh mẹ đã âm thầm chịu đựng trong suốt những năm tháng qua”, Gia Khoa nói.

    hoc bong Anh 1
    Trần Ngọc Gia Khoa hiện sống ở thủ đô Praha, Séc (Ảnh: NVCC)

    Khoa cho biết, sau khi cha mẹ ly hôn, mẹ em quyết định đưa hai con trai rời khỏi Việt Nam, bắt đầu cuộc sống mới tại Séc. Nơi đầu tiên cả ba mẹ con chuyển tới là Ústecký kraj, một trong những vùng kinh tế khó khăn nhất của đất nước này.

    Ra đi với số tiền ít ỏi lại không biết tiếng bản địa, Khoa nhớ lại, đó là quãng thời gian cả nhà phải vật lộn với những thiếu thốn về tiền bạc.

    Để có thể lo cho hai con, mẹ Khoa thường xuyên làm các công việc chân tay vất vả, từ 5 giờ sáng tới 10 giờ đêm. “Cứ cái gì ra tiền là mẹ làm và làm không biết mệt mỏi”.

    Trong khi đó, anh trai Khoa mắc bệnh tim bẩm sinh. Không ít lần Khoa chực trào nước mắt khi nhìn mẹ và anh trai phải dậy từ 3 giờ sáng để bắt chuyến tàu sớm lên thủ đô điều trị bệnh. Nhưng cũng chính những vất vả của mẹ lại là động lực để Khoa chăm chỉ đi học, đi làm.

    11 tuổi, Khoa bắt đầu nhận một vài công việc nhỏ kiếm tiền phụ giúp mẹ như dạy thêm Toán và Vật lý ở khu người Việt khoảng 2-3 buổi/tuần, tìm kiếm nguồn dịch thuật thêm... Dẫu chỉ có thể hỗ trợ mẹ một khoản nhỏ, nhưng điều đó cũng giúp Khoa học cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống.

    “Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, em hiểu rằng chỉ khi cố gắng, bản thân mới đạt được những điều mình muốn”, Khoa nói.

    Năm Khoa học hết cấp 2 cũng là lúc anh trai vào đại học, mẹ em quyết định đưa cả nhà chuyển tới thủ đô Praha để thuận tiện hơn cho việc học của con. Lúc này, Khoa cũng thi đỗ vào một ngôi trường cấp 3 chuyên về tài chính ở Praha.

    15 tuổi, khi đủ tuổi hợp lệ hóa việc đi làm thêm, Khoa xin mẹ cho đi bán hàng thuê tại một cửa hàng quần áo. Một thời gian sau, nam sinh xin làm cộng tác viên cho Hội đồng Anh, cũng là công việc em duy trì cho đến hiện tại.

    Theo học tại một ngôi trường cấp 3 chuyên về tài chính, điều này cũng mang đến cho Khoa nhiều thuận lợi. Ngoài những môn nền tảng được học trong năm lớp 10-11, năm lớp 12-13, học sinh được học các môn chuyên sâu như Xã hội học, Kinh tế, Kế toán, Luật...

    Từ lớp 12, học sinh bắt buộc phải tham gia một kỳ thực tập ngắn hạn. Thời gian này, Khoa được thực tập ở ban Đầu tư tại Ủy ban thủ đô Praha. Lớp 13, nam sinh được đi thực tập ở ngân hàng lớn nhất Đông Âu và Trung Âu - Česká spořitelna (thuộc Erste Group) và một số tổ chức quốc tế khác.

    “Những trải nghiệm này giúp em có thêm hiểu biết và nền tảng về kinh tế, nhờ đó chắc chắn hơn với lựa chọn theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai”, Khoa nói.

    hoc bong Anh 1
    Khoa chụp cùng Phó Thủ tướng Séc Ivan Bartos (Ảnh: NVCC)

    Quyết định lựa chọn học về tài chính, ban đầu Khoa mong muốn học tập tại Đức hoặc Hà Lan để mẹ không phải “nặng gánh” với khoản học phí đắt đỏ. Nhưng sau đó, nam sinh vẫn quyết định thử sức thêm với một số trường top đầu của Anh, dẫu mức học phí phải chi trả gấp tới 20 lần.

    Cuối cùng, Khoa trúng tuyển 9 trường đại học ở các nước Anh, Hà Lan, Đức, Séc, Na Uy, trong đó có Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London cấp cho em học bổng toàn phần.

    Theo nam sinh gốc Việt, thực tế có rất nhiều ứng viên xuất sắc, thậm chí xứng đáng hơn em. Nhưng điều khiến Khoa tự tin rằng mình có cơ hội là sự gắn kết sâu sắc với giá trị mà ngôi trường này theo đuổi - cam kết về việc tạo ra cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người.

    “Mặc dù em biết chính phủ Séc đã làm rất tốt việc miễn phí giáo dục cho tất cả học sinh, nhưng thực tế vẫn còn nhiều gia đình nghèo vấp phải nạn phân biệt chủng tộc. Như em trước đây từng sống tại một tỉnh nghèo, cũng từng chứng kiến nhiều gia đình thậm chí không thể chi trả tiền cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa hay mua bút vở. Do đó, mong ước của em là được học tập và áp dụng những kiến thức mình có được để tạo ra cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người”.

    Ngoài ra, trong bài luận, Khoa cũng nhắc nhiều đến sự hy sinh của mẹ. “Trong suốt nhiều năm, tôi đã chứng kiến mẹ làm việc không ngừng nghỉ chỉ để đảm bảo anh em tôi có đầy đủ điều kiện sinh hoạt. Mẹ luôn đặt nhu cầu của chúng tôi lên trên sức khỏe và mong muốn của chính mình. Dù mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, mẹ chưa bao giờ để gánh nặng của mình trở thành gánh nặng của chúng tôi.

    Chính những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy đã ảnh hưởng sâu sắc, góp phần định hình nên những ước mơ và khát vọng học tập của tôi. Cùng nhau, chúng tôi đã vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, từng bước tiến về phía trước”, Khoa viết trong bài luận.

    hoc bong Anh 1
    Khoa và mẹ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp tại Trường Obchodní Akademie Heroldovy Sady. (Ảnh: NVCC)

    Chứng kiến những nỗ lực của em trai, Trần Ngọc Khiêm (25 tuổi), anh trai Khoa, cho biết, từ khi còn rất nhỏ, Khoa đã hiểu chuyện và chín chắn hơn so với tuổi. “Khi những đứa trẻ khác vui chơi hồn nhiên, Khoa lại dành phần lớn thời gian để đi học và làm. Lúc nào, Khoa cũng ý thức rõ ràng về trách nhiệm với gia đình. Chính hoàn cảnh và môi trường sống đã tôi luyện cho em một ý chí mạnh mẽ và bản lĩnh vững vàng”, Khiêm nói.

    Nhưng Khoa lại nhìn nhận, những điều em làm không có gì to tát. “Mẹ đã dành mọi thứ cho em, do đó em phải cố gắng biến ước mơ thành hiện thực. Sự vất vả làm lụng cả đời của mẹ chính là động lực thôi thúc em phải thành công”, Khoa chia sẻ.

    Theo Vietnamnet

  • Du học sinh phải chứng minh có ít nhất 1.130-1.480 bảng Anh (36-47 triệu đồng) mỗi tháng, khi xin thị thực du học Anh, tăng 10% so với hiện nay.

    Thông tin được Bộ Nội vụ Anh công bố hôm 10/9, áp dụng từ đầu năm sau. Số tiền mà du học sinh cần có trong tài khoản tương ứng với học phí và sinh hoạt phí một năm học (9 tháng), đã trừ học bổng (nếu có).

    Tùy trường và khu vực, mức này sẽ khác nhau. Chẳng hạn, nếu ở London, du học sinh phải có nhiều tiền hơn ở nơi khác. Nếu sinh viên đã đặt cọc chỗ ở trước khi xin thị thực, mức yêu cầu sẽ được giảm.

    Syed Nooh, Trưởng phòng nghiên cứu toàn cầu và phát triển thị trường tại Đại học Bắc Anglia, nhận định chính sách mới nhằm phù hợp tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng. Trong khi, nhiều chuyên gia khác lo ngại điều này có thể làm khó du học sinh từ các thị trường trọng điểm thuộc châu Á, châu Phi.

    anh tang hoc phi
    Khuôn viên Đại học Manchester, Anh. Ảnh: The University of Manchester Fanpage

    Anh là một trong những cường quốc du học với khoảng 600.000 sinh viên quốc tế, theo một số thống kê. Chi phí bậc cử nhân với du học sinh khoảng 22.000 bảng một năm. Với ngành Y, con số lên tới gần 68.000 bảng. Nguồn thu từ sinh viên quốc tế chiếm 1/5 thu nhập của nhiều đại học.

    Việc tăng yêu cầu chứng minh tài chính được chính phủ đưa ra hồi tháng 5, dù lượng đăng ký thị thực du học giảm. Trong quý I, số đơn xin thị thực là 34.000, ít hơn 27% so với cùng kỳ hai năm trước.

    Nhà chức trách cũng đề xuất hạn chế các khóa học từ xa và quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua đại lý môi giới. Việc này nhằm trấn áp các đại lý lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.

    Hồi giữa năm ngoái, du học sinh bị hạn chế đưa người thân nhập cảnh, không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Đầu năm nay, chính phủ yêu cầu họ phải kiếm được 38.700 bảng mỗi năm, thay vì 26.200 bảng như trước, nếu muốn xin visa lao động tay nghề cao (ở lại 5 năm). Trong khi đó, Đại học danh tiếng Oxford trả lương cho nghiên cứu viên sau tiến sĩ chỉ 36.000 bảng (bậc đầu tiên).

    Lợi thế của du học Anh là thời gian lấy bằng cử nhân khoảng ba năm, ít hơn một năm so với ở các quốc gia khác. Tương tự, chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài một năm, thay vì hai năm. Nhóm ngành học được yêu thích nhất ở đây là Kinh doanh và Quản lý, thu hút hơn 1/3 tổng số sinh viên quốc tế.

    VnExpress (theo The Pie, Gov.uk)

  • Trần Nguyễn Hoàng Long (sinh năm 2002) là một trong 90 đại biểu thanh niên và đại diện Việt Nam xuất sắc giành 'tấm vé' tham dự chương trình 'Mạng lưới Kết nối thanh niên toàn cầu' của Hội đồng Anh (90 Youth Voices for the Future).

    Trần Nguyễn Hoàng Long là sinh viên năm cuối, chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Môi trường, thuộc trường ĐH Cần Thơ. Đồng thời, Long đang là thực tập sinh tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, trường ĐH Cần Thơ.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1
    Trần Nguyễn Hoàng Long.

    Với vai trò thủ lĩnh thanh niên trong các dự án thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu, Long đã đồng hành cùng Hội đồng Anh trong nhiều dự án như “Dòng sông của sự sống” và “Thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” từ năm 2020 đến nay. Ngoài ra, Long đã triển khai hai dự án là “Salty” và “Green View”. Mục đích chính giúp nâng cao năng lực và nhận thức của giới trẻ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu.

    Về cơ duyên giành tấm vé tham dự chương trình 90 Youth Voices for the Future, Long cho biết, anh đã chủ động điền đơn ứng tuyển từ rất sớm và may mắn được ban tổ chức lựa chọn cùng hai thanh niên trẻ Việt Nam đến London (Vương quốc Anh) tham dự chương trình trong thời gian 7 ngày.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1
    Hoàng Long (bên trái, ngoài cùng) và các đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future, tại Anh quốc

    Trở về sau chương trình Mạng lưới Kết nối thanh niên toàn cầu của Hội đồng Anh - 90 Youth Voices for the Future, Hoàng Long chia sẻ những kinh nghiệm bản thân học hỏi được. 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại London để cùng thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1
    Hoàng Long (hàng ngồi, thứ hai, từ phải sang) giao lưu với các bạn trẻ đến từ những quốc gia khác trên khắp thế giới

    Long cho biết: “Mình thấy rất tự hào khi là một trong ba đại diện của Việt Nam tham dự hội thảo năm nay. Tại chương trình, chúng mình dành thời gian thảo luận về sự hợp tác, kinh nghiệm, giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, các bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau rất tự tin, hòa động, khao khát được chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng cá nhân và sẵn sàng kết nối với mọi người nhằm tìm ra ý tưởng, hoạt động thiết thực, có ý nghĩa với xã hội’.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1

    Cũng theo Long, chương trình 90 Youth Voices for the Future tập trung vào các nội dung như xây dựng các cộng đồng và không gian hòa nhập, sử dụng công nghệ kỹ thuật số với mục đích tích cực và giới thiệu không gian xanh tới các thành phố. Các đại biểu trẻ sẽ được lắng nghe chia sẻ từ các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức thanh niên trên khắp Vương quốc Anh. Đồng thời, các lãnh đạo trẻ được trải nghiệm chuyến thăm quan các di tích lịch sử ở những thành phố mà họ ghé thăm.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1

    Chuyến đi 7 ngày ở London giúp Long có cơ hội khám phá những địa danh nổi tiếng, mở rộng mối quan hệ bạn bè mới và cải thiện khả năng giao tiếp ngoại ngữ. “Những trải nghiệm này chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng và động lực để tôi tiếp tục hành trình khám phá và tự học hỏi trong tương lai”, Long nói thêm.

    Từ góc nhìn thực trạng hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển quá nóng của nền công nghiệp, ý thức về bảo vệ môi trường, rác thải chưa được thu gom, xử lý là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Long mong rằng, giới trẻ Việt Nam sẽ tích cực thực hành sống xanh, giảm phát thải thông qua sử dụng năng lượng tiết kiệm, các phương tiện giao thông xanh, giảm tiêu thụ rác thải nhựa dùng một lần, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng và đại dương.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 1

    Long bày tỏ: “Những việc nhỏ sẽ góp phần lan tỏa thông điệp đến nhiều người, để mỗi người trong chúng ta có ý thức tốt hơn về bảo vệ môi trường sống. Từ đó góp phần chung tay xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, phát triển xanh và bền vững vượt qua các thách thức về biến đổi khí hậu”.

    Khi theo học chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Môi trường, Long cũng gặp một vài hiểu lầm phổ biến từ mọi người rằng, ra trường thì các bạn sinh viên chỉ có thể làm việc tại các công ty môi trường, các nhà máy thu gom - xử lý rác thải. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, chuyên ngành môi trường có nhiều hướng để sinh viên nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.

    Hiện Long đang là sinh viên năm cuối nên anh dành thời gian thực tập tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, trường ĐH Cần Thơ. Tại đây, anh được các thầy cô tạo điều kiện tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học để trau dồi kinh nghiệm, tiếp thu thêm kiến thức chuyên ngành học.

    mang luoi ket noi thanh nien toan cau 9
    Long và nhóm sinh viên trường ĐH Cần Thơ đoạt giải Nhì tại cuộc thi của Ủy hội Sông Mekong

    Trong các thành tích học tập, Long ấn tượng về Giải Nhì vòng chung kết “Cuộc thi Thiết kế - Chế tạo thiết bị quan trắc môi trường” do Ban Thư ký Ủy hội Sông Mekong (MRC) tổ chức tại Vientiane – Lào.

    Long chia sẻ: “Thiết bị đo độ ẩm đất đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu đến từ các viện trường, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhà quản lý và các doanh nghiệp tham gia hội nghị. Mình và các thành viên nhóm tự tin giới thiệu, trả lời các câu hỏi và thảo luận với những đại biểu quan tâm đến dự án. Ban tổ chức đánh giá cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp từ dự án. Điều đó giúp nhóm đạt giải Nhì ở hạng mục độ ẩm đất. Cuộc thi đã mang đến cho mình rất nhiều kỷ niệm và trải nghiệm đáng nhớ”.

    Ngoài học tập và nghiên cứu, Hoàng Long còn dành thời gian cho sở thích thể thao như đá bóng và cầu lông. Dự định trước mắt, anh sẽ tập trung học tốt các học phần cuối kỳ, hoàn thành tốt kỳ thực tập. Đồng thời, anh trau dồi kiến thức chuyên ngành vững chắc để hiện thực hóa ước mơ trở thành nhà khoa học nghiên cứu về môi trường trong tương lai.

    ThS Phan Kỳ Trung, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - trường ĐH Cần Thơ nhận xét: “Trong học tập, Hoàng Long là sinh viên nổi bật với sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong việc tiếp thu các kiến thức mới. Em chịu khó và sẵn sàng hỗ trợ những người xung quanh. Tính cách này giúp em dễ kết nối và gắn kết, làm việc nhóm hiệu quả. Tôi tin, em sẽ tiếp tục ghi dấu các cột mốc mới trên hành trình tri thức của mình".

    Theo SVVN

  • Theo thông tin từ Bộ Nội vụ Anh, số đơn xin cấp thị thực du học vào tháng 6/2024 giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Cụ thể, số sinh viên quốc tế nộp đơn xin cấp thị thực là 28,2 nghìn người, giảm so với 38,9 nghìn người vào tháng 6/2023.

    Tháng 6 là thời điểm sinh viên quốc tế nộp đơn xin cấp thị thực du học vào Anh nhiều nhất cả năm để chuẩn bị cho năm học mới bắt đầu vào tháng 9.

    Enroly, dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế, cho biết 31 trường đại học Anh ghi nhận số lượng sinh viên đặt cọc và số lượng sinh viên được cấp thị thực giảm 41% tính đến tháng 7. Còn số lượng sinh viên đại học nhập học vào tháng 9 này giảm 23% trong khi học viên các khóa thạc sĩ, tiến sĩ giảm 55% so với cùng kỳ năm 2023.

    tuyen sinh vao anh kho khan
    Sinh viên quốc tế bị hạn chế vào Vương quốc Anh.

    Tình trạng sụt giảm bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2024, khi Chính phủ Anh áp dụng các hạn chế về thị thực nhằm giảm số người nhập cư vào nước này. Theo đó, từ tháng 1 năm nay, sinh viên quốc tế bậc cử nhân bị cấm đưa người thân đến nước này.

    Ngoài ra, chính phủ đang rà soát các chương trình thị thực làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên quốc tế nhằm giảm số người đủ điều kiện nhập cảnh xuống giới hạn 300 nghìn người.

    Ông Jeff Williams, Giám đốc Enroly, cho biết: “Các hoạt động tuyển sinh quốc tế đến tháng 9 có xu hướng giảm từ đầu năm. Các trường đại học Vương quốc Anh đang làm việc không mệt mỏi nhằm thu hút sinh viên nước ngoài”.

    Nhiều chuyên gia cảnh báo các hạn chế thị thực đánh vào sinh viên quốc tế có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế và lĩnh vực giáo dục Anh.

    Theo Giaoducthoidai

  • Phạm Thanh Hằng (sinh năm 1997) hiện đang nắm giữ vị trí quản lý mảng Lập chiến lược truyền thông tại AKA - một công ty quảng cáo toàn cầu với thế mạnh ở mảng văn hoá, nghệ thuật và giải trí. 27 tuổi, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã được thăng chức liên tiếp 2 cấp từ chuyên viên lên quản lý và được công ty bảo lãnh để ở lại làm việc tại London, Anh.

    Tuổi chập chững, Hằng cũng mang trong mình nhiều những nỗi sợ…

    Cô tâm sự: “Năm 21 tuổi, lần đầu mình thấy sợ những ngã rẽ trong cuộc đời vì không biết mình nên làm gì. Khi không còn thứ gì sắp đặt sẵn cho mình như kỳ thi Đại Học, mình như con bò lạc đường, không biết phải đi đâu về đâu”. Thế nhưng, may mắn thay, trong khoảng thời gian vô định ấy, câu nói này đã tạo lực đẩy kéo cô tiến về phía trước: “Làm gì cũng được, miễn là con cố gắng và biết chịu trách nhiệm cho quyết định của mình”. Đó là điều mà bố mẹ Hằng mong mỏi mỗi khi cô đứng trước những quyết định lớn của cuộc đời.

    pham thanh hang aka 1

    “Miễn là con cố gắng” là tấm bùa hộ mệnh nâng bước chân Thanh Hằng trên suốt chặng đường chập chững truy tìm giấc mơ riêng, kiếm tìm con đường phát triển phù hợp cho bản thân. Nhờ sự động viên từ bố mẹ mà cô luôn tin rằng chỉ cần mình cố gắng, nỗ lực của mình sẽ được đền đáp xứng đáng. Vì vậy, khi cơ hội đến, dù có sợ hãi khi sợ bản thân không đủ tốt, cô vẫn nắm bắt và cố gắng hết sức tiến về phía trước. Đó chính là lý do cô đã có được cơ hội thực tập tại Deloitte Vietnam - 1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới khi mới bước vào năm 3 Đại học. Ở đây, cô được học cách một thương hiệu lớn vận hành, được quan sát quy trình làm việc chuyên nghiệp để biết tình yêu của mình với Marketing là thật.

    Hành trình sau đó, cô cùng nhóm bạn tham gia cuộc thi Startup của trường Đại học Kinh tế quốc dân và vinh dự đạt giải Nhất. Dự án ấy tiếp tục được giải Nhất toàn thành phố và TOP 3 toàn quốc. Đặc biệt, nhóm dự thi của Phạm Thanh Hằng khi ấy còn được Shark Nguyễn Xuân Phú “thưởng nóng” tại SV. Startup mùa đầu tiên và nhận được bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bước sang tuổi 22, cô bắt đầu sự nghiệp quảng cáo với vị trí Thực tập sinh tại Dentsu Vietnam - công ty hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị tại Việt Nam, thuộc tập đoàn Dentsu (mạng lưới đại lý quảng cáo lớn thứ năm trên thế giới về doanh thu). Đây cũng là khoảng thời gian cô thử sức với việc viết nghiên cứu khoa học và may mắn được xuất bản 2 bài trên tạp chí quốc tế với cơ sở dữ liệu uy tín ISI + Scopus. Tuổi 23 chào đón Hằng với mức học bổng cao nhất từ 3 trường Đại học tại Anh quốc cho bậc học Thạc sĩ.

    pham thanh hang aka 1
    Thanh Hằng cùng đồng đội đạt giải Nhất cuộc thi Startup năm 2018.

    Từ nỗi sợ đến vị trí người đứng sau những chiến dịch quảng cáo của top địa điểm nổi tiếng nhất UK

    Vào kỳ học cuối cùng trong khóa Thạc sĩ, Thanh Hằng đã được nhận làm Thực tập sinh Marketing tại một Công ty Luật tại Anh (lọt top The Times “Best Law Firms 2023”) và ngay sau đó nhận được việc làm toàn thời gian tại London trước khi tốt nghiệp. Năm 2022, cô làm việc tại OOH agency (công ty chuyên lên chiến lược quảng cáo ngoài trời) lớn nhất trên thế giới, trực thuộc WPP và được lên kế hoạch về quảng cáo ngoài trời cho các nghệ sĩ của Sony Music, Warner Music như Beyonce, Justin Bieber, Ed Sheeran, cùng nhiều nghệ sĩ khác…

    pham thanh hang aka 1
    Ảnh chụp một trong những vở nhạc kịch Thanh Hằng chịu trách nhiệm lên kế hoạch truyền thông quảng cáo trong năm 2024.

    Chuyển sang làm Media Planner (người lập kế hoạch truyền thông) vào năm 2023, Thanh Hằng là một trong những người đứng sau chiến lược quảng cáo của những địa điểm nổi tiếng nhất tại UK như TATE Galleries, British Museum, Natural History Museum, National Portrait Gallery, Tower of London, Stonehenge,...

    pham thanh hang aka 1
    Ảnh chụp một trong những OOH posters Hằng lên kế hoạch và book gần đây cho Tate Galleries

    Trò chuyện với phóng viên về điều giúp cô có được công việc mình yêu thích và tự hào tại một trong những thị trường lao động cạnh tranh nhất trên thế giới như Anh, cô chia sẻ đó là:

    “Một chút may mắn

    Một chút liều lĩnh

    Một chút quyết đoán

    Một chút sợ hãi

    Một chút hy sinh

    Một chút lì lợm

    Một chút tích cực

    Một chút niềm tin

    Cùng với nhiều sự giúp đỡ

    Nhiều chút cố gắng

    Nhiều chút nỗ lực”.

    Trong đó, cô cho rằng, điều quan trọng nhất là độ bền và sự tích cực. Bởi “bền”, cô đã có thể vượt qua được mặc cảm tự ti khi nhận nhiều sự từ chối trước khi mình có được công việc đầu tiên tại UK, có thể đối mặt với những áp lực chất đống trong công việc,... Với sự tích cực - “vũ khí tối thượng” của mình, Hằng đã có thể khiến nhà tuyển dụng tin vào tư duy và cách xử lý vấn đề với một tinh thần tích cực; khiến đồng nghiệp tin tưởng và thích làm việc với mình hơn hay khiến sếp cảm thấy yên tâm mỗi khi để cô xử lý một công việc khó khăn hoặc vấn đề hóc búa nào đó. Đặc biệt, nó giúp cô yêu công việc của mình hơn qua từng ngày gắn bó.

    27 tuổi, Hằng giữ vị trí quản lý tại công ty lớn trong ngành quảng cáo tại Anh

    Hiện tại, Thanh Hằng - 27 tuổi đảm nhiệm vị trí quản lý mảng Lập chiến lược truyền thông tại AKA - một công ty quảng cáo toàn cầu với thế mạnh ở mảng văn hoá, nghệ thuật và giải trí. “Việc được công ty thăng chức và bảo lãnh cho ở lại làm việc tại London, Anh không tự nhiên đến với mình, mình đã có kế hoạch cho ngày này vào một năm trước”, Thanh Hằng chia sẻ.

    Trong ngành Quảng cáo - Truyền thông, nhu cầu tuyển dụng vị trí cho Media Planner đang ngày càng tăng trong những năm gần đây (theo Indeed). Tuy nhiên, việc có nhiều bạn sinh viên ra trường với kiến thức nền Marketing ngày càng tăng khiến cho việc xuất phát từ vị trí này trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Vì vậy, các công ty lại càng khắt khe hơn trong việc tìm kiếm nhân sự tài năng. Với vị trí này, cô chịu trách nhiệm lên chiến lược quảng cáo và quản lý dự án xuyên suốt từ giai đoạn nhận đề bài đến khi kết thúc chiến dịch. Bởi thế, để có chỗ đứng vững chắc trong ngành - nghề, cô cần làm tốt cả kĩ năng hoạch định chiến lược và kỹ năng mềm khi phải làm việc với rất nhiều đầu mối bao gồm khách hàng, nhóm nội bộ và cả phía nhà cung cấp.

    pham thanh hang aka 1

    "Sự sáng tạo trong giải pháp” là điểm nổi bật mà khách hàng luôn ấn tượng về Thanh Hằng. Đây cũng chính là điều khiến cô yêu thích công việc hiện tại bởi đó là cơ hội và thử thách để cô rèn luyện sự sáng tạo hằng ngày. Nhờ sự sáng tạo của cô cùng đồng đội, khách hàng đã có được những thành tích và giải thưởng xuất sắc trong suốt 5 năm vừa qua. Điển hình như: 2 bảo tàng đứng đầu danh sách “Most visited attractions in the UK 2023” (Top điểm đến được ghé thăm nhiều nhất tại UK) (thống kê được đưa ra bởi ALVA - Association of Leading Visitor Attractions). Ngoài ra 8/10 cái tên trong Top 10 ấy cũng chính là khách hàng của đội nhóm Hằng thuộc về.

    Không chỉ vậy, chiến dịch quảng cáo mà Thanh Hằng và sếp thực hiện cùng National Portrait Gallery đã đạt giải High Commendation hạng mục Marketing & Communications campaign of the year tại Museums & Heritage Awards 2024. Đây là giải thưởng quốc tế hàng năm nhằm tôn vinh những triển lãm, cá nhân, công nghệ xuất sắc nhất trong lĩnh vực Bảo tàng và Di sản văn hóa trên thế giới.

    pham thanh hang aka 1
    Một hình ảnh trong chuỗi chiến dịch quảng cáo Thanh Hằng lên kế hoạch cùng team.

    Từ những lời khen đến từ khách hàng và năng lực thực sự của bản thân, trong lần cân nhắc vị trí gần nhất, cô được phía lãnh đạo đánh giá rất cao và được thăng chức 2 bậc từ Executive (chuyên viên) lên Manager (Quản lý).

    Đôi lời nhắn gửi cho tuổi trẻ chênh vênh

    “Mình tin hầu hết chúng mình đều sợ bản thân không đủ giỏi để làm một điều gì đó lớn hơn bản thân mình. Nhưng nếu nghĩ lại, thì những lúc mình phát triển nhanh nhất là những lúc mình chớp lấy cơ hội dù mình chưa sẵn sàng”, cô nhắn gửi.

    Với cô, những trải nghiệm đáng nhớ nhất mà bản thân có được, đều là vì “liều mình làm tới” thay vì sợ hãi đợi lúc sẵn sàng. Cô đã thi khởi nghiệp khi mình còn chưa có ý tưởng gì trong đầu, cô đã nhận lời làm diễn giả Webinar khi mình thậm chí chưa biết nói gì hay đã quyết đi du học khi chưa từng ở một mình. Nhờ vậy, mà cô đã có thể “lớn” nhanh hơn rất nhiều.

    Nhìn lại hành trình đã qua, trải nghiệm làm việc mảng truyền thông tại Anh với cô là một điều tuyệt vời mà từ đó, cô đã học được những bài học thực sự giá trị. Đó cũng chính là lý do Hằng lập ra trang cộng đồng Gin the Planner để chia sẻ kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng về ngành quảng cáo nói chung cũng như công việc Media Planning (lập kế hoạch truyền thông) nói riêng, bởi một lẽ duy nhất, cô biết, ở ngoài kia, có rất nhiều bạn trẻ cần những lời chia sẻ.

    pham thanh hang aka 1
    Trang cộng đồng Gin the Planner mà Thanh Hằng đã lập.

    Sau cùng, qua những chia sẻ của mình, cô mong muốn được gửi tới các bạn trẻ đang loay hoay giữa đại lộ đông tây của cuộc đời, rằng: “Tuổi trẻ là như vậy đấy, đừng nghĩ nhiều và cứ đi thôi, chúng ta sẽ nhận lại được những phần thưởng xứng đáng. Phần thưởng đó có thể là sự công nhận, là công việc mơ ước, là giải thưởng, cũng có thể là những trải nghiệm và cảm xúc vô cùng đáng giá mà chúng mình sẽ không bao giờ quên”.

    Theo SVVN / Ảnh: NVCC

  • truot dai hoc oxford 1

    Thiếu định hướng nghiên cứu, than thở quá nhiều về hoàn cảnh hay sa đà liệt kê thành tích là những điều dễ khiến ứng viên bị Đại học Oxford đánh trượt.

    Tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, ngày 13/5, nhóm tác giả cuốn sách Oxford: Giấc mơ có thật đã chia sẻ trải nghiệm trong quá trình ứng tuyển, học tập và hỗ trợ ứng viên nộp hồ sơ vào Đại học Oxford, trường top 1 thế giới, theo QS.

    Trong đó, các diễn giả chỉ ra ba lỗi hồ sơ có thể khiến ứng viên bị ngôi trường này từ chối.

    Thiếu định hướng nghiên cứu

    Trần Mỹ Ngọc, thạc sĩ ngành Giáo dục, Đại học Oxford, năm 2021, cho biết nhìn chung các đại học Anh đề cao yếu tố học thuật trong hồ sơ, dù ở bậc đại học hay sau đại học.

    Theo chị Ngọc, yêu cầu này một phần xuất phát từ việc chương trình học tại Anh tương đối ngắn với ba năm đại học, một năm thạc sĩ và ba năm tiến sĩ. Trong khi ở Mỹ, chương trình đại học kéo dài 4 năm, thạc sĩ khoảng 2 năm, còn tiến sĩ thường từ 4 năm trở lên.

    "Như vậy, bạn chỉ mất 7 năm để lấy được tấm bằng tiến sĩ ở Anh, nên phải có định hướng nghiên cứu từ sớm, không có thời gian học thử hay trải nghiệm rồi mới chọn", chị Ngọc nói.

    truot dai hoc oxford 1
    Thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc tại buổi chia sẻ sáng 11/5. Ảnh: Thanh Hằng

    Theo Vũ Đỗ Khanh, thạc sĩ ngành Chính sách công năm 2016, việc chú trọng định hướng nghiên cứu còn xuất phát từ đặc thù chương trình phổ thông A-Level tại Anh. Khi học A-Level, học sinh đã bước đầu định hướng theo lĩnh vực gì, thể hiện ở việc học môn tự chọn nào.

    Từng làm thư ký trong vòng phỏng vấn tuyển sinh của các giáo sư Oxford, anh Khanh thấy rằng gần như câu đầu tiên hội đồng hỏi ứng viên là về định hướng nghiên cứu.

    "Một người chưa có hướng đi gần như không bao giờ được chọn. Đơn giản là trường sẽ cho rằng tại sao tôi phải nhận bạn trong khi bạn còn không biết mình sẽ làm gì ở đây", anh Khanh chia sẻ.

    Vì vậy, các cựu sinh viên cho rằng nếu chưa có định hướng, ứng viên chưa nên nộp Oxford, dù hồ sơ nhiều thành tích. Theo anh Khanh, việc xác định mình sẽ theo đuổi lĩnh vực gì là một câu hỏi không dễ trả lời, nên một hồ sơ chất lượng để ứng tuyển Oxford nên được đầu tư trong 3-4 năm. Đây không chỉ là thời gian hoàn thành hồ sơ, mà còn là thời gian để ứng viên chắc chắn về hướng đi, tham gia các hoạt động, nghiên cứu liên quan lĩnh vực đó.

    Nói quá nhiều về thất bại, khó khăn

    TS Chu Công Sơn, tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu, Đại học Oxford, năm 2020, cho biết trong nhiều năm hướng dẫn ứng viên nộp hồ sơ, anh thường bắt gặp bài luận theo motif: Tôi làm một điều gì đó rồi thất bại một hoặc nhiều lần, sau đó làm lại và thành công.

    "Bài luận dạng này quá dễ trượt", anh Sơn nói.

    truot dai hoc oxford 1
    TS Chu Công Sơn chia sẻ về quá trình apply Đại học Oxford, sáng 11/5. Ảnh: Thanh Hằng

    Đồng tình, thạc sĩ Đỗ Khanh cho biết với vị thế là đại học top 1 thế giới, Oxford luôn chú trọng tuyển sinh viên xuất sắc, thậm chí tinh hoa.

    "Từ góc nhìn của trường, một người thất bại nhiều lần không phải là người xuất chúng", anh Khanh nhìn nhận.

    Tương tự với việc "kể khổ" trong bài luận, các cựu sinh viên thấy rằng không nên than thở quá nhiều. Việc này sẽ phản tác dụng, không giúp bạn trúng tuyển hay giành học bổng, mà thường bị đánh trượt.

    "Hội đồng tuyển sinh có thể cho rằng một người giỏi, có nhiều kỹ năng sống sẽ không để cuộc sống của mình rơi vào tình cảnh tệ như vậy. Nếu không tự giải quyết và tìm được hướng đi cho bản thân, sao bạn có thể trông chờ trường làm giúp việc này?", anh Khanh đặt câu hỏi.

    Vì vậy, ứng viên chỉ nên đề cập khó khăn, nếu điều này liên quan và tác động trực tiếp tới nhận thức, đóng vai trò là bước ngoặt để thay đổi bản thân. Khi viết về khó khăn, bạn cũng không nên sa đà, mà coi đây là một cái cớ để viết sâu hơn về những gì mình thay đổi, cố gắng hơn.

    Sa đà liệt kê thành tích

    Anh Sơn cho rằng việc quá chú trọng liệt kê thành tích nhỏ trong hồ sơ, thậm chí bài luận chính cũng khiến ứng viên trượt Oxford.

    "Nhiều bạn sa đà kể thành tích cấp ba, học trường chuyên, được các giải thưởng cấp quận, thành phố và dành cả đoạn để kể lể về nó", anh Sơn nói. "Điều này không hiệu quả".

    truot dai hoc oxford 1
    Thạc sĩ Vũ Đỗ Khanh. Ảnh: Thanh Hằng

    Do chú trọng tính học thuật và định hướng nghiên cứu, Oxford cũng cần ứng viên có những thành tích nổi bật, thống nhất hoặc ít nhất bổ trợ cho định hướng đó, theo các cựu sinh viên.

    Anh Khanh nhìn nhận không có công thức chung cho việc này, nhưng ứng viên nên ưu tiên thành tích gần với thời điểm nộp hồ sơ, ở cấp quốc gia trở lên. Với các chứng chỉ chuẩn hóa, trừ khi đó là tiêu chí bắt buộc, còn nếu không lọt top 1-2% điểm cao nhất, ứng viên cũng có thể cân nhắc không đưa vào hồ sơ.

    Theo VnExpress

  • Từ cậu học trò hay trốn tiết, 20 tuổi mới bắt đầu học tiếng Anh, Công Sơn tốt nghiệp tiến sĩ Oxford, tham gia dự án máy MRI hiện đại nhất thế giới.

    Chu Công Sơn, 34 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oxford (Anh) - ngôi trường số 1 thế giới, năm 2020. Anh hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Glasgow, Scotland, đồng thời quản lý dự án tại MR CoilTech, một công ty chuyên sản xuất cuộn dây RF cho máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Trước đó, anh là thủ khoa đầu ra bậc cử nhân và thạc sĩ của Đại học Sheffield Hallam, Anh.

    Giữa tháng 5, anh Sơn tham gia một số sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Anh. Chàng trai Hà Nội lần đầu có dịp kể về hành trình từ một học sinh không ít lần trốn tiết tới sinh viên người Việt duy nhất trong lịch sử hơn 250 năm của phân viện Harris Manchester, thuộc Đại học Oxford.

    "Đường tới Oxford không dễ dàng, nhưng 'con nhà người ta' chắc chắn không phải tôi", anh Sơn nói. "Cuộc sống có nhiều điều bất ngờ, và tôi cho mình cơ hội được mơ lớn".

    2 lan thu khoa 1
    Anh Sơn tại phòng nghiên cứu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Công Sơn là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, khóa 2005-2008. Đam mê bóng rổ, là thành viên đội tuyển Hà Nội dự Hội khỏe Phù Đổng 2008, cậu học trò 15 tuổi từng nhiều lần trốn tiết, nghịch ngợm nhiều hơn học hành.

    Bậc cử nhân, Sơn chọn ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, học ba năm tại trường Đại học Giao thông Vận tải, rồi chuyển tiếp hai năm còn lại ở Đại học Sheffield Hallam. Một năm trước khi sang Anh, Sơn mới bập bẹ nói được đôi câu tiếng Anh và bắt đầu học ngoại ngữ.

    Lần đầu xa gia đình, lại trong một môi trường cạnh tranh, chàng trai Hà Nội dần nhận thức được phải có điểm nổi bật hơn người khác thì mới phát triển được. Anh dồn cả thời gian cho việc học.

    "Chú tâm học, tôi mới thấy mình cũng có khả năng mà trước đây không nhận ra. Hồi cấp ba, tôi có thể vừa xem TV, vừa nghe nhạc và học thuộc 4 mặt giấy trong 15 phút nhờ khả năng ghi nhớ tốt", anh Sơn kể. "Tôi quyết định dùng khả năng học để cạnh tranh với người khác".

    Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cả bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam, Sơn nộp hồ sơ học tiến sĩ tại Đại học Oxford. Anh cho biết đã quen với môi trường tại Anh và nghĩ chẳng có gì để mất khi ứng tuyển vào ngôi trường số 1 thế giới.

    "Tôi bước ra khỏi vùng an toàn, tin tưởng và thử thách bản thân với lựa chọn Oxford, và thành công", anh Sơn nhớ lại.

    Trở thành sinh viên người Việt duy nhất của phân viện Harris Manchester, chàng trai sinh năm 1990 bị sốc ngay từ đầu. Sơn kể, các giáo sư thường không hướng dẫn kiến thức cơ bản, chỉ đề cập đến các môn hay lĩnh vực, rồi sinh viên phải tự tìm đọc.

    Theo đuổi nghiên cứu ứng dụng của siêu vật liệu với việc truyền thông tin trong môi trường dẫn điện, Sơn gần như phải học lại từ đầu môn Sóng trường điện từ. Anh tìm các lớp bậc đại học ở Oxford đang dạy môn này để vào nghe từ đầu tới cuối khóa.

    "Đây là môn khiến tôi chật vật nhất. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi cải thiện được khả năng tự học, nghiên cứu độc lập", Sơn nói. Trong thời gian ở đây, anh có 6 bài báo khoa học đăng trên tạp chí, 11 bài công bố ở hội thảo.

    Cuộc sống tại Oxford cũng giúp Sơn có trải nghiệm sống phong phú. Trong các buổi giao lưu, anh ấn tượng với những người bạn xuất thân quý tộc, từ cách họ dùng dao, dĩa tới phong thái nói chuyện, kể một cách chừng mực về bản thân nhưng vẫn toát lên sự khác biệt.

    "Tôi thay đổi nhân sinh quan rất nhiều. Tôi không tự ti về xuất thân hay những gì mình đang có, nhưng hiểu rằng phải nhìn cái hay của họ để học và phát triển, hoàn thiện hơn", anh nói.

    2 lan thu khoa 1
    TS Chu Công Sơn hiện sống và làm việc tại Vương quốc Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2020, Sơn tới Đại học Glasgow, Scotland, để tiếp tục nghiên cứu. Tại đây, anh chuyển hướng sang lĩnh vực thiết bị y tế, và có thành tựu "tự hào nhất từ trước đến giờ".

    Sơn cho biết hiện nay, máy MRI dùng cho người chủ yếu là loại dùng từ trường 1,5-3 Tesla. Máy có từ trường mạnh nhất đến nay chỉ có một, do Pháp chế tạo trong 20 năm với từ trường 11,7 Tesla. Tham gia vào dự án phát triển máy MRI 11,7 Tesla, nhiệm vụ của anh là chế tạo cuộn dây RF dùng để chụp não tương thích với máy này.

    Sơn dò dẫm từng bước đi. Không chỉ đảm bảo về hiệu quả, anh còn phải tuân thủ các nguyên tắc về kích thước, cân nặng, mẫu mã sản phẩm, vì thiết bị này được dùng trong lĩnh vực y tế với nhiều tiêu chuẩn y khoa. Anh mất hai năm ngày đêm ở phòng nghiên cứu, nhiều lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, trước khi cuộn dây đầu tiên thành hình.

    "Được biết cuộn dây hoạt động tốt trong ngày chạy thử nghiệm, tôi sung sướng", anh Sơn nói.

    Anh giải thích, máy MRI 1,5-3 Tesla có thể phát hiện các bệnh thông thường, nhưng với 11,7 Tesla, điểm ảnh giảm xuống 0,2 mm, máy có thể chụp tất cả mao mạch nhỏ nhất của não. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cấu trúc thần kinh của não, từ đó phát triển các giải pháp chữa bệnh. Nghiên cứu của anh được công bố, đồng thời được in lên trang bìa tạp chí Y khoa Magnetic Resonance in Medicine.

    Gần một năm sau, tháng 9/2023, anh hoàn thành cuộn dây thứ hai, khắc phục một số hạn chế về cấu trúc, hiệu suất, tăng độ tín hiệu và giảm nhiễm.

    Với kết quả này, Sơn nhận lời mời nghiên cứu từ Đại học Nottingham, Anh - nơi cũng đang phát triển máy MRI 11,7 Tesla.

    10 năm quen biết Sơn, thạc sĩ Vũ Đỗ Khanh, cựu sinh viên Oxford, cho biết ấn tượng của mình với đàn anh từ ngày đầu đến giờ không đổi. Với Khanh, Công Sơn là người nhiệt tình, kiên trì, quyết tâm và có đủ tham vọng, dù không hay thể hiện.

    "Anh Sơn thường tự đùa "ngày xưa rách lắm", nhưng tôi không nghĩ vậy. Trước khi vào Oxford, anh có thể chưa phải hình mẫu ưu tú điển hình, nhưng tố chất lãnh đạo, khả năng học thuật đã xuất hiện. Ở những thời điểm quan trọng, anh luôn có mục tiêu và quyết tâm lớn để đạt được những gì đặt ra", Khanh chia sẻ.

    2 lan thu khoa 1
    Nghiên cứu của TS Chu Công Sơn trên bìa tạp chí Magnetic Resonance in Medicine, số tháng 8/2023. Ảnh chụp màn hình

    Ngoài nghiên cứu, Sơn cùng Lê Quốc Minh, bạn học cũ tại Oxford, hỗ trợ sinh viên tìm cơ hội vào các trường danh tiếng và công ty đa quốc gia. Anh cho rằng Oxford hay những đại học, công ty hàng đầu thế giới đầy thách thức nhưng cũng phải là cánh cửa đóng chặt. Anh muốn chia sẻ những trải nghiệm và bài học mình đã có, mong giúp nhiều bạn trẻ vươn ra thế giới.

    "Điều tuyệt vời nhất tôi có được trên hành trình này không chỉ là sinh viên của đại học hàng đầu thế giới, mà còn cảm thấy mình được hiện diện trong dòng chảy tri thức nhân loại", anh nói.

    Theo VnExpress

  • Chính phủ dự kiến tăng yêu cầu chứng minh tài chính, có thể cả năng lực tiếng Anh của sinh viên quốc tế, nhằm ngăn chặn việc lợi dụng du học để nhập cư.

    Thông tin được Bộ trưởng Nội vụ và Giáo dục Anh đưa ra chiều 23/5, nhưng không nêu mức cụ thể.

    Hiện tại, số tiền mà du học sinh cần có trong tài khoản tương ứng với học phí và sinh hoạt phí một năm học (9 tháng), tùy trường và khu vực. Số này đã trừ các loại học bổng và khoản đặt cọc nộp cho trường, thường khoảng 1.300 bảng (42 triệu đồng) một tháng. Về tiếng Anh, yêu cầu là trình độ B1 trở lên trong Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu.

    Các khóa học từ xa cũng bị hạn chế, đảm bảo du học sinh chủ yếu tham gia học trực tiếp.

    Ngoài ra, nhà chức trách quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua đại lý môi giới ở các trường. Tuy nhiên, việc rà soát các chương trình thị thực việc làm sau tốt nghiệp (Graduate Route) vốn được dự kiến từ cuối năm ngoái sẽ tạm hoãn.

    Theo chính phủ Anh, những chính sách này nhằm trấn áp các đại lý lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.

    "Vì thị thực du học được chuyển trực tiếp sang thị thực việc làm sau tốt nghiệp nên cần phải hành động ngay lập tức", Bộ Nội vụ cho biết.

    anh tang muc chung minh tai chinh
    Khuôn viên Đại học Glasgow, Anh. Ảnh: University of Glasgow Fanpage

    Các đề xuất mới được đưa ra giữa lúc lượng đăng ký thị thực (visa) du học Anh trong quý I là 34.000, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Số đơn của người nhà du học sinh cũng giảm, từ 23.800 xuống còn 6.700. Tuy vậy, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết vẫn cần áp dụng quy định chặt chẽ hơn để "đảm bảo các tuyến đường nhập cư không bị lạm dụng".

    Chính phủ Anh có nhiều động thái siết visa du học sinh, từ tháng 5 năm ngoái. Sinh viên quốc tế bị hạn chế đưa người thân nhập cảnh, không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Từ đầu năm 2024, họ phải kiếm được 38.700 bảng (hơn 49.000 USD), thay vì 26.200 bảng như trước, nếu muốn xin visa lao động tay nghề cao (được ở lại 5 năm).

    Anh được coi là một trong những cường quốc du học, thu hút khoảng 680.000 du học sinh trong năm học 2021/22. Chi phí bậc cử nhân với sinh viên quốc tế hiện khoảng 22.000 bảng (gần 27.500 USD), cao gấp đôi so với mức 9.250 bảng của sinh viên trong nước. Với ngành Y, con số lên tới gần 68.000 bảng. Một số cuộc khảo sát cho thấy nguồn thu từ sinh viên quốc tế chiếm 1/5 thu nhập của nhiều đại học.

    VnExpress (theo Gov.uk, The Guardian)