• Hôm qua ngày 30/11, trên Facebook của anh Hieu Nguyen, đại diện cho Ban tổ chức Chương trình Tình Người Viễn Xứ đã công bố những hình ảnh tiền quyên góp được trao tận tay gia đình các nạn nhân, cùng lúc thi hài, tro cốt của 39 người được đưa về với quê cha đất mẹ. 

    Anh Hieu Nguyen đã liệt kê chi tiết các khoản thu chi của chương trình như sau: 

    THU: 

    - Tiền đóng góp của các cá nhân: £84,700

    - Tiền thu được từ vật phẩm đấu giá: £14,600

    - Tiền ủng hộ thêm từ mỗi bàn: £17,700

    Tổng thu là: £117,000

    CHI: 

    - Tiền trả cho ca sĩ: £10,940

    - Tiền vé máy bay cho 5 ca sĩ: £6,050

    - Tổng chi phí cho sân khấu, âm thanh, ánh sáng: £2,015

    - Chi phí khách sạn cho ca sĩ và ban nhạc (3 ngày): £650

    - Tiền trả cho ban nhạc: £2,400

    - Tiền làm logo quảng cáo: £600

    Tổng chi là: £22,655

    Như vậy, trừ chi phí tổ chức thì chương trình còn lại £93,695. Tương đương mỗi gia đình nhận được £2,400 = 72 triệu VND.

    Các bạn có thể xem danh sách người ủng hộ tiền, vật phẩm đấu giá và những cá nhân, đơn vị đã hỗ trợ cho chương trình diễn ra thành công vào ngày 24/11 tại Hilton Hall, Birmingham, theo link https://www.facebook.com/100004465411379/posts/1514801408678692

    Dưới đây là hình ảnh trao tặng tiền quyên góp cho các gia đình ở VN: 

     

     

     

     

     

     

     

     

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

      

    Ban Tổ chức xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Anh, Chị, Em và cộng đồng đã đến từ mọi miền đất nước để đóng góp, ủng hộ chương trình, cũng như đã giúp đỡ gia đình của 39 nạn nhân. 

    Viethome (từ Facebook Hieu Nguyen)

    Link gốc: https://www.facebook.com/100004465411379/posts/1514801408678692

  • Sáng nay 30-11 (giờ VN), thi hài và tro cốt 23 nạn nhân còn lại trong vụ việc 39 nạn nhân thiệt mạng tại hạt Essex, đông bắc London, Anh đã được đưa về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội.

    Lực lượng chức năng đưa thi hài của các nạn nhân, chuẩn bị bàn giao cho các địa phương để vận chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

    Như vậy, trong các ngày 27 và 30-11, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương của Việt Nam và Anh hoàn tất việc đưa thi thể và tro cốt 39 nạn nhân về nước, bàn giao cho gia đình.

    Đây là kết quả của sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cùng nhiều cơ quan chức năng và địa phương trong nước trong việc phối hợp chủ động, chặt chẽ với phía Anh, hướng dẫn các gia đình có người bị nạn những thủ tục cần thiết, khẩn trương đưa thi thể và tro cốt các nạn nhân về nước. 

    Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thi thể và tro cốt các nạn nhân.

    Quá trình xác minh danh tính, bảo hộ công dân và đưa thi thể và tro cốt các nạn nhân về nước đều được tiến hành trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với luật pháp quốc tế, quy định pháp luật và tập quán của Việt Nam và Anh.

    Lực lượng chức năng kiểm tra tro cốt của các nạn nhân, chuẩn bị bàn giao cho các địa phương để vận chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
    Lực lượng chức năng kiểm tra tro cốt của các nạn nhân, chuẩn bị bàn giao cho các địa phương để vận chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
    Lực lượng chức năng đưa thi hài các nạn nhân lên ôtô từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
    Đoàn xe đưa thi hài và tro cốt các nạn nhân từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

    Theo Tuổi Trẻ

  • Đồng cảm với 39 gia đình có những người anh em đã nằm xuống trên bước đường đi tìm cuộc sống mới, Hội đồng hương Nghệ Tĩnh và FC SLNA Birmingham (lần này có thêm sự cộng tác của hội từ thiện Nối Vòng Tay Lớn) đã mở kênh quyên góp để phần nào chia sẻ sự mất mát đau thương ấy.

    Vào lúc 8h30pm ngày 28/11/2019 tại Miss Vietnam Quán, chúng tôi đã tổng kết số tiền quyên góp được là 89.600 Bảng Anh. Với tinh thần của những anh chị em đã có mặt tròn buổi tổng kết thì số tiền đã lên tới 100k (đã có tiền gửi). Một con số đẹp ngoài mong đợi.

    Số tiền này sẽ được chia đều cho gia đình 39 nạn nhân như tiêu chí ban đầu hội đã đề ra. Thay mặt hội xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến sự đồng cảm mà tình thương quý vị đã trao.

    Chúng tôi xin hứa sẽ minh bạch số tiền trên Page FC SLNA Birmingham. Xin chúc cộng đồng bình an và có cuộc sống tốt đẹp tại UK.

    Thông tin và hình ảnh được chia sẻ lại từ Facebook anh Duong Ngoc Nguyen:

    Viethome (theo Facebook anh Duong Ngoc Nguyen)

  • Khi thảm kịch ở Essex (Anh) được truyền thông đưa tin liên tục, câu hỏi tôi nhận được mỗi ngày là liệu sau khi ai cũng đã rõ nguyên nhân của những cái chết thương tâm này, câu chuyện người Việt di cư, tìm mọi cách để nhập cư trái phép vào Anh sẽ chấm dứt?

    Câu trả lời của tôi là “chắc chắn không”.

    Sự thật là nếu cuộc sống ở quê nhà không được cải thiện, nếu người dân không được trao nhiều cơ hội việc làm hơn, sẽ vẫn còn rất nhiều người ở các tỉnh nghèo giữ niềm tin rằng chỉ có trốn ra nước ngoài làm chui thì mới đem lại tương lai tươi sáng cho cả gia đình.

    Có chăng, sau thảm kịch ở Essex, khi những rủi ro và nguy hiểm đã được phơi bày, các bậc cha mẹ sẽ cẩn thận hơn và sẵn sàng trả thêm nhiều tiền cho những mạng lưới tổ chức di dân trái phép (hay còn gọi là buôn lậu người) để đảm bảo con họ vượt biên an toàn.

    Nếu muốn đẩy lùi vấn nạn này, điều cốt lõi là phá vỡ “hình thức kinh doanh” do các nhóm tội phạm có tổ chức điều hành và sở hữu “chân rết” trải khắp Việt Nam, Nga, Đông Âu, Tây Âu và Anh.

    Tất nhiên, đây không hề là một nhiệm vụ dễ dàng và có thể giải quyết mau chóng. Song, giờ chúng ta đều nắm được đâu là đối tượng tiềm năng, dễ bị lôi kéo vào con đường này nhất; cũng như do đâu mà họ trở thành mục tiêu nhắm tới của các mạng lưới buôn lậu người, cách họ di chuyển từ Việt Nam sang Anh.

    Từ đó, chúng ta có thể thiết lập và triển khai các giải pháp cụ thể, lâu dài, trên nhiều phương diện và có mục đích cụ thể để ngăn chặn cảnh người Việt bị bóc lột, bỏ mạng nơi đất khách quê người.

    Thuyết phục ở lại khó hơn cảnh báo về hiểm nguy nơi đến

    Ông Mike Dottridge, một chuyên gia kì cựu trong lĩnh vực chống buôn bán người trái phép, từng chỉ ra 5 yếu tố “móc xích” lẫn nhau, tác động đến việc một cá nhân trở thành đối tượng của kẻ buôn người.

    - Khả năng kinh tế: Hoàn cảnh gia đình khó khăn tỷ lệ thuận với nguy cơ dễ bị dẫn dụ đi lao động chui ở nước ngoài.

    - Trình độ học vấn: Những người bỏ học sớm hơn có nguy cơ bị buôn bán cao hơn.

    - Giới tính: Tại Trung Quốc, nơi hầu hết người Việt bị lừa bán sang, 80% số nạn nhân là phụ nữ và bé gái. Mặt khác, theo số liệu của cơ quan chính phủ Anh, 65% số người Việt Nam bị bóc lột sức lao động ở nước này là nam giới.

    - Định danh: Các nhóm đối tượng buôn người thường nhắm đến chủ yếu người dân tộc thiểu số, người nhập cư, công nhân nhà máy.

    - Pháp luật hiện hành: Mức độ được đào tạo để xác minh và ngăn chặn các tình huống vận chuyển người trái phép của hải quan, cảnh sát phụ trách vấn đề nhập cư, lực lượng biên phòng tại Việt Nam và cả Anh, các nước châu Âu trên đường di chuyển của di dân Việt. Khả năng phối hợp, hợp tác của các bên khi làm việc chung.

    Dựa trên các yếu tố liên quan mật thiết tới nhau này và câu chuyện thực tế của người trong cuộc, chúng ta có thể xác định “con mồi tiềm năng” mà các nhóm buôn người hướng đến.

    Những khó khăn kể trên đòi hỏi các giải pháp dài hạn. Các giải pháp này một mặt cần bám vào lý thuyết, phân tích, một mặt cần thích ứng với bối cảnh và văn hóa địa phương nhằm phát huy hết tính thiết thực và hiệu quả khi áp dụng vào thực tế.

    Những di dân Việt Nam tìm cách nhập cư trái phép vào châu Âu đều tin rằng hành trình vượt biên sẽ an toàn, ít rủi ro và chỉ cần đặt chân thành công vào nước Anh, cơ hội kiếm tiền của họ sẽ rộng mở hơn bao giờ hết. Ngay cả khi muốn quay về, họ cũng không thể vì gánh trên vai khoản nợ khổng lồ của gia đình.

    Cuộc sống “màu hồng” ở trời Tây hoàn toàn là mộng tưởng sai lầm. Tại quê nhà, người dân hoàn toàn có khả năng kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. Nếu muốn ra nước ngoài làm việc, vẫn luôn có những chương trình hợp pháp, chính thống của Chính phủ hỗ trợ người lao động.

    Đó là ba điều quan trọng mà những người làm công tác phòng chống nạn buôn người cần thuyết phục người dân đầu tiên trước khi tính đến các phương án khác.

    Trong thời gian làm công tác vận động tại Việt Nam, tôi nhận ra các thông điệp phòng chống buôn người phát huy tối đa hiệu quả khi có cách tiếp cận càng gần gũi càng tốt (tại nhà, trường học, những nơi tập trung đông người dân địa phương đến sinh hoạt).

    Người phát đi thông điệp cũng nên là các thành viên quen thuộc, có tiếng nói với cộng đồng đó và cùng hợp tác, làm việc với các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương hay khu vực tư nhân.

    Tuy nhiên, chỉ đơn giản cảnh báo về hiểm nguy - thậm chí nhắc nhở liên tục đến thảm kịch ở Essex - cũng chưa đủ để ngăn người dân tiếp tục những hành trình xuất ngoại lành ít dữ nhiều.

    Thứ có khả năng thuyết phục được họ là cơ hội việc làm ở Việt Nam, điều sẽ giúp họ kiếm sống, nuôi bản thân và gia đình.

    Cơ hội để thoát cảnh nghèo đói vẫn luôn tồn tại, song cũng như nhiều thị trường mới nổi khác, việc tiếp cận việc làm thường nằm ngoài tầm với của người dân nghèo ở khu vực nông thôn.

    Cách truyền tải thông điệp cũng đòi hỏi sáng tạo. Khi đảm nhận chức Giám đốc vận động chính sách của tổ chức chống buôn người Pacific Links (Mỹ), tôi từng tiến hành một chiến dịch truyền thông có sự tham gia của các ngôi sao bóng đá Việt Nam và cầu thủ của giải Ngoại hạng Tây Ban Nha La Liga.

    Lý do tôi chọn các ngôi sao bóng đá tham gia chiến dịch thật ra rất đơn giản. Các di dân Việt Nam chủ yếu là nam thanh niên trong độ tuổi 15-30, nhóm tuổi thường không coi trọng lời khuyên từ cha mẹ hay của một người lạ hoắc từ một tổ chức phi chính phủ nào đó, nhưng lại rất sẵn lòng dõi theo và học hỏi các thần tượng bóng đá của mình.

    Không chỉ là chuyện giữa Anh và Việt Nam

    Để thực hiện chiến dịch, không chỉ tổ chức tôi làm việc tham gia mà còn có sự chung tay của nhiều bên ở cả Anh và Việt Nam.

    Các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, chính phủ Anh, Việt Nam, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải cùng nhau tài trợ, phát triển và thực hiện các chương trình giúp tăng khả năng tiếp cận các cơ hội cho nhóm người này.

    Những cơ hội này cần được trao khi các cô bé cậu bé tại các tỉnh nghèo vẫn đang trong độ tuổi đi học, chẳng hạn như học bổng của trường kết hợp với thông tin phòng chống buôn bán người.

    Có vậy, những đứa trẻ lớn lên và chứng kiến người thân trong gia đình lần lượt ra nước ngoài lao động mới có thể rũ bỏ niềm tin rằng tương lai của chúng được định đoạt sẵn theo cách tương tự.

    Học bổng đào tạo nghề sẽ giúp những người trẻ bỏ học sớm có kỹ năng cần thiết, tăng khả năng có công việc với mức lương xứng đáng tại Việt Nam. Doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương có thể tổ chức các hội chợ việc làm, đóng vai trò cầu nối người dân với các nhà máy đang thiếu hụt công nhân.

    Chính phủ Anh, Việt Nam và các nước EU cũng có thể làm việc với khu vực tư nhân để tạo ra các chương trình trao đổi công nhân cho cả lao động tay nghề lẫn chưa có kỹ năng để được làm việc hợp pháp ở nước ngoài.

    Tại nhiều nước EU, một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn như điều dưỡng đang trong tình cảnh thiếu hụt lao động. Và một chương trình đào tạo lao động lành nghề theo con đường hợp pháp, với mức lương tương xứng sẽ tạo động lực cho người Việt tiếp tục học nghề lâu dài.

    Ngăn chặn nạn buôn người không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam hay Anh, mà còn của các quốc gia thuộc cung đường di chuyển của di dân Việt Nam.

    Chính phủ các nước này có thể không xem đó là vấn đề phải đối mặt vì người Việt chỉ đơn giản là đi ngang qua lãnh thổ của họ. Song, một sự thật không thể chối bỏ là các di dân Việt Nam đã bị đưa vào những nước này một cách trái phép và chịu cảnh bị bóc lột mỗi ngày.

    Nếu các quốc gia như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ và nhiều nước châu Âu muốn giảm số lượng di dân Việt Nam quá cảnh qua lãnh thổ của mình, họ cần san sẻ trách nhiệm và:

    - Coi việc buôn người Việt Nam là tội hình sự - thay vì chỉ là vấn đề kinh tế xã hội - trong bối cảnh tội phạm có tổ chức hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Cơ quan thực thi pháp luật từ các quốc gia quá cảnh EU phải chia sẻ thông tin và hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật từ Anh và Việt Nam để phá vỡ mạng lưới tội phạm rộng lớn mà nạn nhân không chỉ là con người - còn bao gồm cả ma túy, động vật hoang dã và nhiều loại hàng cấm khác.

    - Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam để ngăn chặn người Việt sa chân vào con đường nguy hiểm này. Nếu nhiều người quyết định ở lại, số người bỏ đi xa xứ cũng sẽ giảm đi.

    - Đẩy mạnh và chi nhiều tiền hơn cho việc đào tạo các nhân viên thuộc cơ quan thực thi pháp luật ở chính đất nước họ và Việt Nam về cách xác minh, hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân người Việt Nam.

    - Thắt chặt chính sách quản lý các tiệm làm móng (ngành kinh doanh do người Việt chiếm đa số ở khắp châu Âu và Anh) để xác định rõ hơn các tình huống người di cư Việt Nam bị bóc lột hoặc bị bắt làm nô lệ.

    - Xem xét lại chính sách của quốc gia về cần sa và tội ác hình sự.

    - Kết hợp với khu vực tư nhân và chính phủ Việt Nam để thiết lập các chương trình cho người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc hợp pháp, đồng thời cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động ở nước ngoài.

    Niềm tin về một cuộc sống “dễ thở”, tương lai tươi sáng khi làm việc bất hợp pháp tại các tiệm làm móng ở Anh đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam khi họ nhìn vào giá trị kiều hối đổ về quê nhà.

    Trước thảm kịch tại Essex, thật khó để thuyết phục người Việt rằng việc đến Anh hay châu Âu đầy rẫy hiểm nguy và chẳng thể biến giấc mộng đổi đời của họ trở thành sự thật. Người dân vẫn thường nghĩ tôi cố tình phóng đại để làm họ sợ hãi.

    Thực tế này xuất phát từ việc những di dân, người lao động chui hiếm khi chia sẻ sự thật với gia đình của họ về hành trình khắc nghiệt lẫn cuộc sống bủa vây trong khó khăn, đầy rẫy nước mắt nơi đất khách quê người.

    Tất cả chúng ta đều nợ các nạn nhân - những người con gái, con trai, chị gái, anh trai, cha mẹ của một gia đình bất hạnh nào đó - một lời đảm bảo rằng cái chết của họ sẽ giúp ngăn chặn thảm kịch tương tự xảy ra.

    Ánh sáng hy vọng vẫn hiện diện nếu các bên liên quan cùng bắt tay vào làm việc, hỗ trợ lẫn nhau. Mặc dù không thể ngăn cản tất cả những người có ý định mạo hiểm cuộc sống của chính mình để tìm kiếm một cuộc sống “tươi đẹp hơn” ở nước ngoài, chúng ta vẫn cần nỗ lực bằng mọi giá.

    Tác giả: Mimi Vũ - chuyên gia người Mỹ gốc Việt về lĩnh vực chống buôn người, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 13 năm. Bà từng là Giám đốc vận động chính sách của tổ chức chống buôn người Pacific Links (Mỹ). Trong vụ 39 thi thể ở Anh, bà được nhiều cơ quan truyền thông uy tín như Washington Post, BBC, Reuters trích dẫn ý kiến. Đây là bài viết riêng của bà cho Zing.

  • Thi hài/di hài các nạn nhân vụ 39 người Việt tử nạn trong container ở Essex, Anh được chở trên một máy bay của Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài ở Hà Nội rạng sáng 27-11.

    Nhân viên sân bay quốc tế Nội Bài vận chuyển thi thể các nạn nhân lên ôtô để đưa về quê nhà - Ảnh: TTXVN

    Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết sáng 27-11, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương trong nước đưa 16 trong tổng số 39 thi hài/di hài của các nạn nhân thiệt mạng tại hạt Essex, Anh về tới sân bay Nội Bài. 

    Ngay sau khi hạ cánh, đại diện các địa phương có người bị nạn là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã tiếp nhận và đưa 16 nạn nhân về địa phương để bàn giao cho gia đình. 

    Từ khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và địa phương của Việt Nam cũng như phía Anh hỗ trợ các gia đình nạn nhân trong giải quyết hậu sự, trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với luật pháp quốc tế, các quy định pháp luật và tập quán của hai nước. 

    Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam và Anh đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ để sớm đưa các nạn nhân còn lại về nước.

    Nhân viên sân bay quốc tế Nội Bài vận chuyển thi thể các nạn nhân lên ôtô để đưa về quê nhà - Ảnh: TTXVN
    Nhân viên sân bay quốc tế Nội Bài vận chuyển thi thể các nạn nhân lên ôtô để đưa về quê nhà - Ảnh: TTXVN
    Người của các địa phương tới nhận thi thể. (Ảnh: TTXVN)
    Người của các địa phương tới nhận thi thể. (Ảnh: TTXVN)
    Thi thể của 16 người đầu tiên đã được đưa về VN. (Ảnh: TTXVN)

    Theo TTXVN, máy bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã vận chuyển 16 thi hài/di hài trên. 

    Gia đình các nạn nhân nhận bàn giao và vận chuyển bằng ôtô về các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trước đó, Hãng thông tấn AFP dẫn một nguồn tin an ninh sân bay xác nhận các thi thể được vận chuyển về Việt Nam trên một chuyến bay thương mại. Xe cứu thương và lực lượng an ninh đã túc trực sẵn tại sân bay trước khi máy bay đáp.

    Đoàn xe đưa các thi thể nạn nhân thiệt mạng tại Anh rời sân bay quốc tế Nội Bài, trở về quê nhà - Ảnh: TTXVN
    Đoàn xe chở thi thể nạn nhân rời sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Thành

    Video: Đón 16 thi hài tử nạn ở Anh về quê nhà.

    Sáng 27-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Hải Dương - giám đốc Sở Ngoại vụ Nghệ An - xác nhận trong sáng nay có 5 nạn nhân quê Nghệ An tử nạn trong vụ container ở Anh được đưa về quê nhà, bàn giao cho gia đình mai táng. 

    Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An chuẩn bị lo hậu sự sáng 27-11 - Ảnh: DOÃN HÒA

    Trong đợt đầu này có 4 người ở huyện Diễn Châu và 1 người ở huyện Hưng Nguyên. 

    Lãnh đạo UBND huyện Diễn Châu cho biết địa phương đã cử các cán bộ, đoàn thể ở các xã có các nạn nhân tử vong trong cotainer ở Anh kịp thời đón các thi thể về quê mai táng, động viên hỗ trợ các gia đình sớm vượt qua đau thương, ổn định cuộc sống. 

    Tại Diễn Châu có 4 nạn nhân ở các xã Diễn Ngọc và Diễn Thịnh. Gia đình các nạn nhân đang chuẩn bị lo hậu sự ở quê nhà.

    Nghệ An là địa phương có 21 người trong số 39 nạn nhân tử nạn trong container ở Anh. Hầu hết các gia đình đều có nguyện vọng đưa thi thể con em mình về nước.

    Ngày 8-11, website Bộ Công an Việt Nam và website cảnh sát hạt Essex của Anh đã chính thức công bố danh tính 39 người chết trong container ở Anh hôm 23-10.

    Danh sách các nạn nhân được cảnh sát hạt Essex công bố gồm có 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, 3 người Quảng Bình, 3 người Hải Phòng, một người Thừa Thiên Huế, 1 người Hải Dương.

    Người lớn tuổi nhất: 44 tuổi ở Diễn Châu, Nghệ An. Hai người ít tuổi nhất: 15 tuổi ở Hải Phòng và Hà Tĩnh.

    Từ sáng sớm nhiều người dân đã tập trung dọc đường bê tông dẫn vào xóm 11, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An), chờ đón thi thể nạn nhân.

    Xóm 11 có hai nạn nhân, gia đình họ sống cạnh nhau. Từ sân bay Nội Bài, xe chở thi thể hai nạn nhân này về đến quê nhà lúc gần 12h. Ông Hoàng Lành, bố của một nạn nhân chia sẻ, "dù rất đau buồn nhưng gia đình đã chuẩn bị tâm lý trong hơn một tháng qua, sau khi xong thủ tục tiếp nhận thi thể, chúng tôi làm lễ tại nhà thờ và an táng cháu trong ngày".

    Xe chở thi hài nạn nhân về đến xóm 11, xã Diễn Thịnh, Diễn Châu. Ảnh: Nguyễn Hải

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Huy Cường, phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), cho biết vào tối 26-11, đoàn lãnh đạo huyện Can Lộc, các xã có nạn nhân đã lên đường ra Hà Nội, đi cùng đoàn có 8 xe cứu thương để chở thi thể các nạn nhân tử nạn ở Anh. 

    “Để kịp thời gian, đoàn chúng tôi đã đi trong cả đêm, tầm 3h sáng 27-11 thì đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Sau khi máy bay hạ cánh, chúng tôi đã được mời làm một số các thủ tục cần thiết, 6h thì xong thủ tục bàn giao” - ông Cường cho hay. 

    Về việc người nhà các nạn nhân không đi cùng đoàn thì ông Cường cho biết là vì lý do an ninh. “Khoảng 13h chiều nay, thi thể các nạn nhân sẽ được đưa về đến Hà Tĩnh, chúng tôi sẽ bàn giao thi thể các nạn nhân cho các gia đình”, ông Cường thông tin thêm.

    Trao đổi với bao chí bên hành lang Quốc hội ngày 25-11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam và Anh đang chờ khớp lại các thủ tục pháp lý lần cuối. 

    Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng lưu ý vấn đề thủ tục pháp lý chuyển thi thể nạn nhân phải có thủ tục chấp thuận của tòa án, thẩm phán bên Anh. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều muốn nhận thi hài, một số lại muốn chuyển tro cốt nên việc này sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương.

    Trước câu hỏi về dự kiến tổ chức bao nhiêu chuyến bay để đưa thi thể 39 nạn nhân về nước, ông Sơn cho biết hiện vẫn đang phải chờ thống nhất cụ thể giữa hai bên.

    Hãng tin AFP cũng đưa tin về việc 16 thi thể đầu tiên đã được đưa về sân bay Nội Bài.

    Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa gửi lời chia buồn> sâu sắc tới gia đình các nạn nhân; đồng thời yêu cầu Bộ Công an và các cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhà chức trách Anh khẩn trương điều tra xử lý nghiêm những kẻ phạm tội trong vụ này.

    Theo Tuổi Trẻ/VnExpress

  • Báo cáo mới đây cho biết một trong 39 nạn nhân Việt Nam được tìm thấy tử vong trong một chiếc xe tải đông lạnh ở Anh vào tháng trước là một trẻ vị thành niên từng biến mất khỏi nơi trú ẩn tị nạn ở Hà Lan trước đó.

    Thiếu niên này, tên và tuổi không được tiết lộ, là một trong những thi thể được tìm thấy gần cảng Purfleet phía đông nam nước Anh vào ngày 23 tháng 10, nhật báo Algemeen Dagblad đưa tin.

    Cậu bé tuổi teen đã bỏ trốn khỏi một cơ sở cực kỳ an toàn cho những người xin tị nạn dễ bị tổn thương, theo một nguồn tin tại COA, tổ chức xử lý người tị nạn của chính phủ Hà Lan.

    COA đã từ chối cung cấp tên của nạn nhân, nhưng tờ Algemeen Dagblad cho biết các cuộc điều tra cho thấy thiếu niên bị mất tích từ một trung tâm dành cho người xin tị nạn ở phía nam tỉnh Limburg.

    Sáu thanh thiếu niên Việt Nam cũng biến mất khỏi trung tâm vào tháng 8, dẫn đến một cuộc tìm kiếm quy mô lớn của cảnh sát.

    Tuy nhiên, COA đã từ chối khẳng định sự liên quan giữa vụ mất tích sáu thiếu niên với nạn nhân đã chết ở Anh.

    Thi thể của 8 phụ nữ và 31 người đàn ông được tìm thấy trong thùng xe đông lạnh tại một khu công nghiệp phía đông London, trong đó trẻ tuổi nhất là một thiếu niên 15 tuổi.

    Trước đó, chiếc xe tải đã di chuyển trên một chuyến phà chở hàng từ cảng Zeebrugge của Bỉ.

    Hàng trăm người di cư cố gắng vào Anh hàng năm thông qua tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới bằng cách sử dụng các loại tàu thuyền không an toàn.

    Vai trò của những kẻ buôn người trong các hoạt động như vậy đang được nghiêm túc điều tra sau thảm kịch của những người di cư Việt Nam.

    Các thám tử Anh điều tra vụ án mới đây đã thực hiện một vụ bắt giữ khác. Người bị bắt là một người đàn ông 23 tuổi từ Bắc Ireland với tội danh âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Tài xế xe tải người Bắc Ailen Mo Robinson, 25 tuổi, đã ra hầu tòa, trong khi một người đàn ông khác cũng đến từ Bắc Ailen, Eamonn Harrison, 22 tuổi, đang phải đối mặt với thủ tục dẫn độ ở Ailen.

    VietHome (Theo South China Morning Post)

  • Mạng xã hội Việt Nam đang xôn xao thông tin liên quan đến việc cấp thị thực đi châu Âu sẽ thắt chặt do ảnh hưởng từ thảm kịch 39 thi thể người Việt trong container đông lạnh ở Essex, Anh. Thực hư chuyện này ra sao?

    Thông tin trên mạng cho biết sau vụ 39 người chết thì từ ngày 18-11-2019, khi là công dân trong số các quốc gia sau đây: Afghanistan, Algeria, Syria, Iran, Iraq, Liên bang Nga, Pakistan, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên, Việt Nam.... xin visa Schengen (visa đi châu Âu) tại bất cứ sứ quán hay lãnh sự quán nước nào thì hồ sơ sẽ được đưa đi thẩm định qua tất cả 27 nước trong khối Schengen.

    Có nghĩa là nếu tới sứ quán Pháp làm thủ tục xin cấp visa thì ngoài hồ sơ đầy đủ, sẽ phải chờ sự đồng ý của tất cả 26 nước còn lại. Sứ quán Pháp sẽ phát công hàm điện tử đến tất cả các nước trong khối Schengen, nếu tất cả đồng ý thì sẽ có visa, ngược lại họ không cần đưa ra lời giải thích.


    Thông tin gây bất an được lan truyền trên mạng.

    Thông tin trên dẫn nguồn tham khảo từ trang web của Cục Di trú Na Uy (UDI). Theo UDI thì "công dân của một số quốc gia nhất định muốn xin thị thực đi Schengen thì đơn xin này phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen", và danh sách 37 "quốc gia nhất định" này có Việt Nam.

    Về cơ bản thông tin trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Theo trang web chính thức của Ủy ban châu Âu (https://ec.europa.eu), việc xét duyệt thị thực trong khối Schengen từ trước đến giờ luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối.

    Trong phần "xử lý đơn xin thị thực" trên trang web của Ủy ban châu Âu có nêu rõ các quốc gia trong khối Schengen có quyền "gửi đơn xin thị thực nộp cho họ từ một số quốc gia nhất định bao gồm Việt Nam" đến các quốc gia khác trong khối để thẩm định. Quá trình thẩm định này có thể kéo dài tới 7 ngày. 

    Trên trang web của UDI cũng có thông tin: "Khi đại sứ quán, lãnh sự quán hay UDI đã xem xét đơn của bạn, chúng tôi sẽ gửi nó đến các quốc gia Schengen khác. Chúng tôi không thể hoàn tất quá trình thẩm định đơn của bạn cho đến khi tất cả các quốc gia này đồng thuận. Quá trình này sẽ mất ít nhất 8 ngày".

    UDI khuyến cáo nếu người nộp đơn nằm trong danh sách các "quốc gia nhất định" này thì nên dự trù thời gian xét duyệt lâu và nộp đơn sớm.

    UDI cũng cho biết trong trường hợp thăm thân nhân đang bị bệnh hay tham dự lễ tang người thân trong gia đình và không thể chờ 8 ngày thì cơ quan này của Na Uy có thể xem xét để cấp thị thực chỉ có giá trị tại Na Uy cho công dân của các nước trong danh sách này.

    Một điểm khác so với thông tin trên mạng xã hội nữa là quá trình thẩm định này diễn ra trên hệ thống Thông tin Schengen (Schengen Information System - SIS) chứ không qua đường "công hàm điện tử".

    SIS là hệ thống chia sẻ thông tin lớn nhất, được sử dụng rộng nhất để quản lý biên giới và an ninh tại châu Âu. Hệ thống cho phép các cơ quan có thẩm quyền quốc gia như cảnh sát hay biên phòng đăng nhập để kiểm tra các cảnh báo tại châu Âu.

    Hệ thống này còn là điểm để các cơ quan cấp thị thực và di trú trao đổi và tham vấn về việc cấp hay từ chối thị thực cho công dân nước thứ ba.

    Cả trang web của Ủy ban châu Âu lẫn UDI đều không đề cập đến lý do vì sao các nước, bao gồm Việt Nam, có tên trong danh sách 37 quốc gia này.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Phiên xử diễn ra chiều nay tại tại tòa hình sự Old Bailey, thủ đô London của Anh. Nghi phạm Robinson bị giam tại nhà tù Belmarsh và xuất hiện qua video trực tuyến, thừa nhận tội hỗ trợ nhập cư trái phép. Tuy nhiên, tòa án chưa yêu cầu nghi phạm thừa nhận 41 cáo buộc khác, trong đó có 39 cáo buộc ngộ sát.

    Robinson xác nhận danh tính và quốc tịch Anh, sau đó thừa nhận đã hỗ trợ hoạt động nhập cư trái phép từ ngày 1/5/2018 đến 24/10/2019. Nghi phạm cũng nhận tội vận chuyển tài sản, cụ thể là tiền mặt, do phạm tội mà có trong khoảng thời gian trên.

    Tòa án chưa công bố thời điểm ra phán quyết với tài xế này. Phiên xử tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 13/12.

    Maurice Robinson, tài xế xe container chở 39 thi thể. Ảnh: Facebook/Mo Robinson

    Container đông lạnh chở 39 người Việt được tài xế Eamon Harrison, 23 tuổi, đưa tới cảng Zeebrugge, Bỉ trước khi chuyển bằng phà tới cảng Purfleet, Anh đêm 22/10. Tài xế Maurice Robinson, 25 tuổi, nhận container và đưa tới khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, hạt Essex. Robinson thông báo với nhà chức trách khi phát hiện 39 người thiệt mạng bên trong container lúc 1h40 ngày 23/10.

    Công tố viên Iguyovwe Oghenerouna hôm 28/10 cho biết Robinson nằm trong mạng lưới toàn cầu nhằm đưa lượng lớn người nhập cư trái phép vào nước Anh và "tham gia hoạt động từ tháng 12/2018".

    Harrison bị bắt theo Lệnh Bắt giữ châu Âu hôm 31/10 và bị Tòa án Tối cao Ireland truy tố 41 tội danh, gồm ngộ sát 39 người, âm mưu tham gia buôn người và âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Cảnh sát Anh hôm 22/11 cũng bắt một người đàn ông Bắc Ireland liên quan tới sự việc do nghi ngờ âm mưu buôn người và âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát Anh hôm 8/11 công bố chi tiết về tên tuổi, quê quán của 39 nạn nhân, tất cả đều quốc tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh có nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và Hải Dương mỗi tỉnh một người.

    Theo VnExpress

  • Một số tiền rất lớn đã được gây quỹ bởi cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhằm giúp đỡ cho gia đình của những nạn nhân xấu số trong vụ 39 người Việt tử vong trong xe container.

    Vào hôm qua Chủ nhật ngày 24/11, sau đêm nhạc Tình Người Viễn Xứ diễn ra tại Birmingham, các nghệ sĩ và ban tổ chức đã quyên góp được 117 ngàn bảng Anh để ủng hộ gia đình 39 nạn nhân.

    Thông tin được Nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền đăng trên Facebook của cô. Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ đến từ Mỹ, châu Âu và ở Anh như Long Tran, Hoang Thuc Linh, Dương Đình Trí, Duc Antoine Nguyễn Thùy Dương, Lưu Việt Hùng, Liên Ha, Jean Baudouin Vu...

    Nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền bày tỏ lòng thương tiếc tới 39 nạn nhân xấu số.

    Số tiền này sẽ được sử dụng để giúp chi trả chi phí đưa thi thể các nạn nhân về với gia đình họ ở Việt Nam. Hiện người Việt ở Anh vẫn đang tiếp tục quyên góp cho đến khi những thi thể được đưa về Việt Nam.  

    Các nghệ sĩ tham gia chương trình và ban tổ chức.

    Chương trình diễn ra trong không khí gia đình thân thiện, một số clip ghi nhận:

    (Cre: Tuyet Pham)

    Quang cảnh nơi tổ chức đêm nhạc. (Cre: Hieu Nguyen)

    Trong khi đó, một số tổ chức tại Việt Nam cũng đã giúp gây quỹ cho gia đình các nạn nhân. Alexandra Thanh Mai Herbert (Sasha Mai), đại diện một nhóm gây quĩ qua trang gofundme đã huy động được hơn 25.000 USD tiền quyên góp cho gia đình các nạn nhân, mục tiêu của trang này là quyên góp được 60.000 USD và sẽ tặng 1.500 USD cho mỗi gia đình.

    Vingroup, tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, đã xác nhận họ sẽ tặng số tiền 620 triệu đồng cho một số gia đình có người thân tử nạn. Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup, thông qua Đài tiếng nói Việt Nam, đã gửi ủng hộ cho mỗi gia đình có nạn nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh 20 triệu đồng (tổng cộng 31 gia đình).

    Thi thể của các nạn nhân đang được sắp xếp để đưa về cố hương (ảnh: BBC News)

    Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết trong quá trình đàm phán đưa 39 người thiệt mạng ở Anh về nước, đa số gia đình nạn nhân muốn nhận thi hài, một số đồng ý nhận tro cốt.

    Bên hành lang Quốc hội sáng 25/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi nhanh với báo chí về công tác chuẩn bị để đưa 39 nạn nhân thiệt mạng ở Anh về nước.

    Ông cho biết Việt Nam và Anh đang đối chiếu lần cuối, chưa thống nhất hết thủ tục.

    “Việc di dời để đưa các thi hài về nước phải có sự chấp thuận của đoàn thẩm phán bên Anh. Đến hôm nay, hai bên vẫn đợi ý kiến của đoàn thẩm phán”, ông Sơn cho hay.

    Ông khẳng định Việt Nam và Anh đang có sự phối hợp chặt chẽ và cũng đã sẵn sàng, trong thời gian sớm nhất sẽ đưa các thi hài về nước.

    Về lịch trình dự kiến, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay chưa có thông tin chính thức. Việc đưa các thi hài về trong mấy chuyến bay cũng phụ thuộc vào sự phối hợp và chấp thuận của hai bên.

    Về câu hỏi có bao nhiêu gia đình muốn nhận thi hài, bao nhiêu gia đình đồng ý nhận tro cốt, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn không nêu con số cụ thể, song ông nói hầu hết gia đình đều muốn đưa thi hài về, một số đồng ý nhận tro cốt.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao đã gửi đến 6 địa phương có người tử vong ở Anh là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Hải Phòng thông báo chi phí về việc đưa 39 thi hài về nước.

    Theo thông báo, chi phí hỏa táng thi thể và vận chuyển lọ tro bằng đường hàng không từ Anh về Việt Nam là 1.370 bảng (hơn 41 triệu đồng); còn chi phí mang thi hài trong quan tài kẽm là 2.208 bảng (hơn 66 triệu đồng). Bộ Ngoại giao cũng đề nghị các tỉnh chủ động phương án tiếp nhận tro hoặc thi hài tại sân bay, đưa về địa phương bàn giao cho các gia đình.

    Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, trước mắt Chính phủ quyết định ứng tiền để hỗ trợ các gia đình đưa thi hài về an toàn, kịp thời. Sau đó, địa phương sẽ làm việc với các gia đình để hoàn trả cho Chính phủ.

    Viethome tổng hợp

  • Christopher Kennedy và Maurice Robinson sẽ cùng xuất hiện tại hai cấp tòa khác nhau trong ngày mai 25-11. Các bị cáo bị cáo buộc có dính líu tới đường dây tổ chức vượt biên "quy mô toàn cầu" vào Anh.

    Tòa hình sự sơ thẩm Chelmsford, nơi bắt đầu tiến trình tố tụng các nghi phạm trong vụ 39 thi thể chết trong container - Ảnh: REUTERS

    Cảnh sát Anh ngày 24-11 đã khởi tố điều tra Christopher Kennedy, nghi phạm bị bắt cách đây 2 ngày với cáo buộc buôn người và tổ chức đưa người vượt biên trái phép vào Anh.

    Trong thông báo tối 24-11, cảnh sát Essex - nơi đang điều tra vụ 39 người chết trong container ngày 23-10 - khẳng định nghi phạm Kennedy, 23 tuổi, đã sắp xếp và tổ chức đưa người vượt biên trái phép vào Anh "với mục đích bóc lột" và lợi dụng kẽ hở luật di trú của Anh.

    Nghi phạm dự kiến sẽ ra tòa lần đầu tiên vào ngày mai 25-11 tại tòa Chelmsford. 

    Maurice Robinson, tài xế lái container chứa 39 thi thể trên đất Anh, đã ra tòa Chelmsford hôm 28-10. 

    Phiên tòa đầu tiên kết thúc chóng vánh, trong đó bị cáo Robinson bị truy tố tổng cộng 42 tội danh, bao gồm 39 tội liên quan đến ngộ sát và 3 tội khác là âm mưu buôn người, hỗ trợ vượt biên trái phép và rửa tiền. 

    Luật sư của phía công tố Ogheneruona Mercy Iguyovwe khi đó xác nhận nhà chức trách vẫn đang ráo riết truy tìm các nghi phạm khác và nhận định vụ việc lần này cho thấy có một đường dây "quy mô toàn cầu" đưa người nhập cư vào Anh.

    Phiên tòa thứ hai xét xử Robinson sẽ diễn ra vào ngày 25-11 tại tòa Old Bailey đặt tại London

    Tòa Chelmsford, nơi bị cáo ra trình diện, thuộc tòa hình sự sơ thẩm (Magistrates Court) trong hệ thống tòa xét xử hình sự của Anh. Tất cả các thủ tục tố tụng hình sự ở Anh đều phải bắt đầu từ tòa này.

    Theo trang web chính thức của Chính phủ Anh, mọi vụ án nghiêm trọng được đưa tới Magistrates Court như vụ 39 thi thể trong container sẽ nhanh chóng được đẩy lên tòa cấp cao hơn là Crown Court, nơi sẽ có bồi thẩm đoàn quyết định bị cáo có tội hay không và thẩm phán sẽ là người đưa ra bản án.

    Trước đó, tài xế chở container đến cảng Zeebrugge của Bỉ, nơi container lên đường sang Anh ngày 22-10, cũng bị bắt giữ tại Cộng hòa Ireland. Y được xác định là Eamonn Harrison, 23 tuổi. Hiện tiến trình dẫn độ nghi phạm sang Anh vẫn đang được tiến hành.

    Theo Tuổi Trẻ

  • Một trong số 39 người Việt chết trong container đông lạnh ở Anh hồi tháng trước là trẻ vị thành niên đã biến mất khỏi một trung tâm tị nạn ở Hà Lan trước đó, theo báo Algemeen Dagblad hôm nay 23.11.

    Cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể trong container đông lạnh ở hạt Essex hôm 23.10, các nạn nhân đều là người Việt. Ảnh: Reuters

    Báo Algemeen Dagblad dẫn một nguồn tin từ COA, cơ quan về người tị nạn của chính phủ Hà Lan, cho hay “Cậu bé trong độ tuổi vị thành niên đã trốn khỏi một cơ sở được bảo vệ nghiêm ngặt dành cho những người tị nạn”. 

    COA không tiết lộ danh tính của nạn nhân, trong khi Algemeen Dagblad đưa tin các cuộc điều tra cho thấy trẻ vị thành niên người Việt nói trên đã trốn khỏi một trung tâm dành cho người tị nạn ở tỉnh Limburg, miền nam Hà Lan, theo AFP.

    Cũng theo Algemeen Dagblad, có 6 trẻ vị thành niên người Việt đã biến mất khỏi trung tâm nói trên trong tháng 8, buộc cảnh sát triển khai chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn, huy động cả trực thăng. COA không nói rõ vụ 6 người này mất tích có liên quan đến nạn nhân thiệt mạng ở Anh hay không.

    Hà Lan điều tra băng nhóm Ireland đưa lậu người Việt vào châu Âu

    Tờ The Irish Sun ngày 4.11 đưa tin giới chức Hà Lan đã mở cuộc điều tra nhằm vào một băng nhóm tội phạm tại CH Ireland, theo sau vụ một tài xế người Ireland bị chặn lại kiểm tra tại thị trấn Hook of Holland ở miền tây nam nước này hồi đầu tháng 8. Lúc đó, cảnh sát phát hiện có 29 người Việt trên xe của tài xế.

    Tài xế ở độ tuổi 20 tuổi bị bắt giữ và thẩm vấn vì nghi dính líu đường dây đưa người nhập cư lậu trên. Người này sau đó đã được thả mà không đối diện bất cứ cáo buộc nào.

    Tuy nhiên, giới chức Hà Lan hiện đang xem xét truy tố tài xế về tội vận chuyển người trái phép.

    Theo giới chức sở tại, nhóm người Việt trên có thể được bọn tội phạm đưa đến Ireland để bắt đầu cuộc sống mới và mỗi người phải trả khoảng 10.000 euro (259 triệu đồng) cho hành trình này.

    Cảnh sát Ireland đã được thông báo về vụ việc trên và đang phối hợp với nhà chức trách Hà Lan mở rộng điều tra.

    “Đây là cuộc điều tra lớn tại Hà Lan, có liên quan đến tội phạm ở CH Ireland về đưa người nhập cư lậu vào các nước châu Âu. Trong trường hợp này, nạn nhân dường như được đưa đến Ireland”, tờ The Irish Sun dẫn một nguồn tin cho hay.

    Giới chức điều tra Hà Lan cũng nghi ngờ tài xế của một xe tải vận chuyển trái phép 20 người, được cho có đích đến là Anh, bị phát hiện ở cảng Zeebrugge (Bỉ) vào tháng 7 có dính líu băng nhóm tội phạm trên. Theo các nhà điều tra, bọn tội phạm đã dùng cùng một chiếc xe tải để chở người tại Bỉ lẫn Hà Lan. Chủ xe tải đã phủ nhận dính líu đến vụ đưa lậu người nhập cư.

    Động thái của giới chức Hà Lan xảy ra sau khi một chiếc xe container chứa 39 thi thể người nhập cư được phát hiện ở hạt Essex, Anh hôm 23.10.

    Bài liên quan: 16 người Châu Á bị phát hiện trong container khóa kín trên tàu từ Bỉ đi Ireland

    Phát hiện 25 người trong container đông lạnh trên phà đến Anh

    Theo Thanh Niên

  • Trong video được Tòa thánh Vatican công bố hôm 20/11, Giáo hoàng Francis kêu gọi tín đồ cầu nguyện cho các nạn nhân Việt Nam thiệt mạng trong xe container ở Anh hồi tháng 10.

    Giáo hoàng gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam. (Ảnh: Vatican News)

    "Cuối cùng, cùng với các tín đồ, tôi giao phó cho Chúa, người cha nhân hậu, 39 người Việt di cư đã chết ở Anh vào tháng trước. Thật đau lòng. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho họ", Giáo hoàng Francis nói trong video.

    Giáo hoàng Francis cũng nhấn mạnh hoàn cảnh của người di cư và tố cáo nạn buôn người là "tội ác chống lại loài người", theo Angelus News.

    Trước đó, phát biểu tại phiên bế mạc của hội nghị ở Vatican ngày 11/4, Giáo hoàng Francis cho rằng nạn buôn người, "dưới nhiều hình thức, là tội ác đối với những người phải hứng chịu và những người tham gia". 

    "Buôn người là hành vi vi phạm quyền tự do và nhân phẩm của nạn nhân... Đây là lý do tại sao nó phải bị coi là tội ác chống lại loài người", Giáo hoàng nhấn mạnh.

    Các tín đồ ở nhà thờ làng Mỹ Khánh, Nghệ An, giơ nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container ở Anh hôm 26/10. Ảnh: Reuters.

    Người tình nghi thứ 6 bị bắt

    Một người đàn ông ở Bắc Ireland vừa bị bắt giữ hôm 22/11 liên quan tới cái chết của 39 nạn nhân Việt Nam trong xe tải ở Essex hồi tháng trước.

    Theo Sky News, cảnh sát vùng Thames Valley, thay mặt cho cảnh sát Essex đã bắt giữ người đàn ông nói trên hôm 22/11 tại tuyến đường M40 thuộc thị trấn Beaconsfield, quận Buckinghamshire.

    Người này bị bắt giữ vì tình nghi âm mưu buôn lậu người và trợ giúp hoạt động nhập cư trái phép.

    Theo lời cảnh sát Essex, người bị bắt - chưa được tiết lộ danh tính, đang bị giam giữ.

    Đây là người thứ 6 bị bắt giữ trong vụ điều tra. Vụ bắt giữ diễn ra một tháng sau khi 39 thi thể được tìm thấy trong một xe tải đông lạnh ở khu công nghiệp Waterglade tại thị tấn Grays, thành phố Essex hôm 23/10.

    Đầu tháng này, cảnh sát Essex dưới sự hỗ trợ của các nhân viên chính phủ Việt Nam, đã xác nhận 31 đàn ông và 8 phụ nữ được tìm thấy bên trong xe tải đều là người Việt Nam. 

    Năm người khác cũng đã bị bắt do có liên quan đến vụ việc, bao gồm tài xế xe tải là Maurice Robinson, 25 tuổi, đến từ Craigavon ở Bắc Ireland. Người này bị buộc 39 tội ngộ sát, âm mưu buôn người và rửa tiền.

    Robinson đang bị giam giữ tại Anh và sẽ bị xét xử tại tòa trung ương về hình sự ở Old Bailey, London ngày 25/11.

    Eamonn Harrison, 22 tuổi, đến từ Mayobridge, Bắc Ireland, đang bị giam giữ tại Dublin và chờ được dẫn độ sang Anh sau khi lệnh bắt giữ châu Âu được ban hành. Cũng như Robinson, Harrison sẽ phải đối mặt với 39 tội danh ngộ sát, buôn người và vi phạm luật nhập cư.

    Ba người khác bao gồm một đàn ông 38 tuổi, một phụ nữ 38 tuổi và một đàn ông 46 tuổi đã được cho tại ngoại, chờ đợi thẩm vấn bổ sung vào ngày 24/1/2020.

    Hai anh em Ronan và Christopher Hughes từ quận Armagh ở Bắc Ireland đang bị truy nã với cáo buộc ngộ sát và buôn người.

    Theo Zing

  • Bên hành lang Quốc hội sáng nay 21/11, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Chính phủ sẽ ứng kinh phí để đưa thi hài, bình tro cốt của các nạn nhân tử vong ở Anh về nước.

    Báo Người Lao Động thông tin, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 21/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, cho biết trước mắt Chính phủ quyết định sẽ ứng ra kinh phí trước để hỗ trợ gia đình đưa thi hài về an toàn, kịp thời. Sau đó địa phương sẽ làm việc với các gia đình để hoàn trả lại chi phí cho Chính phủ.

    Thứ trưởng Sơn cũng cho biết, Việt Nam đang thống nhất về kỹ thuật với Anh, ví dụ hoàn thiện các thủ tục hoả thiêu với những gia đình mong muốn đưa tro cốt về, thu xếp các chuyến bay về cho hợp lý...

    Thông tin trên Dân Trí, ông Sơn xác nhận đã có một số doanh nghiệp lên tiếng nhận hỗ trợ chi phí để đưa 39 nạn nhân về nước. Nếu doanh nghiệp tài trợ kinh phí thì họ sẽ làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương và các gia đình nạn nhân, ông Sơn cho hay.

    Trước đó, ngày 14/11, Bộ Ngoại giao đã có văn bản gửi chính quyền các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thông báo về việc phối hợp giải quyết đưa thi hài/bình tro cốt 39 nạn nhân người Việt tử nạn tại Anh về nước, theo Tuổi Trẻ.

    Theo văn bản này, chi phí để mang tro cốt từ Anh về Việt Nam bao gồm: Chi phí tại Anh là 1.170 bảng Anh/bình tro cốt (tiếp nhận thi hài mang đi hỏa táng, vận chuyển ra sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan); phí vận chuyển hàng không là 200 bảng Anh/ bình tro cốt (50% so với thị trường). Như vậy, tổng chi phí để đưa một bình tro cốt từ Anh về Việt Nam khoảng 1.370 bảng Anh (tương đương 41,1 triệu đồng).

    Chi phí mang quan tài kẽm từ Anh về Việt Nam bao gồm: Chi phí tại Anh là 990 bảng Anh/quan tài (nhận thi hài mang đi đóng quan tài kẽm, vận chuyển đến sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan); phí vận chuyển hàng không là 1.218 bảng Anh/quan tài (50% so với giá thị trường). Tổng chi phí để đưa quan tài từ Anh về Việt Nam là khoảng 2.208 bảng Anh/quan tài (tương đương 66,2 triệu đồng).

    Các địa phương có nạn nhân tử vong tại Anh đang tập hợp nguyện vọng của các gia đình để gửi về tỉnh và Bộ Ngoại giao. Hầu hết các gia đình khi được lấy ý kiến đều bày tỏ nguyện vọng được đưa thi thể của người thân về nước.

    Ông Bùi Huy Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, Hà Tĩnh thông tin với tờ VTC: "Trong sáng 19/11, đơn vị chức năng đã mời 5 gia đình tại xã Thiên Lộc lên trụ sở để lấy ý kiến, nguyện vọng. Cả 5 gia đình này đều mong muốn đưa thi hài của các nạn nhân về quê nhà. Sau này khi đưa thi thể về đến sân bay Nội Bài, nếu được thì huyện sẽ tổ chức đưa các gia đình có nạn nhân này ra sân bay và đón nhận các thi thể về quê để mai táng".

    Bộ Ngoại giao đề nghị các địa phương chủ động triển khai phương án tiếp nhận thi hài/bình tro cốt tại sân bay và vận chuyển về địa phương để bàn giao cho các gia đình nạn nhân. Thời gian và số lượng thi hài/bình tro cốt sẽ được Bộ Ngoại giao thông báo sau.

    Đại Kỷ Nguyên tổng hợp

  • Nhằm chia sẻ nỗi mất mát, chia sẻ bớt một phần đau thương với gia đình các nạn nhân, Hội từ thiện Mái Ấm Việt Nam (MAVN) phối hợp với nhà hàng Việt Quán khởi động kêu gọi "Hỗ trợ, ủng hộ gia đình 39 nạn nhân Việt Nam qua đời trên xe đông lạnh ở hạt Essex, Vương quốc Anh".

    Cùng với việc kêu gọi online, đêm nhạc từ thiện với mục đích trên đang được lên kế hoạch, thời gian, địa điểm, nội dung chương trình dự kiến thông báo sớm nhất có thể trên facebook của hội.

    Xin thông báo tổng số tiền quyên góp sẽ được chia ra 2 phần và dùng vào 2 mục tiêu. 60% số tiền trao gửi 39 gia đình nhằm hỗ trợ phần nho nhỏ vào việc mai táng và hậu sự, 40% còn lại trao gửi 10 gia đình 39 nạn nhân đang rơi vào hoàn cảnh thực sự khó khăn. Số tiền tặng gửi mỗi gia đình tùy thuộc vào sự đóng góp ít nhiều của quý vị.

    Hội từ thiện MAVN sẽ cử đại diện về nước, kết hợp với thành viên trong nước đến nhà nạn nhân chia buồn, động viên an ủi, và trao tận tay cho thân nhân số tiền quyên góp.

    Hội từ thiện rất mong muốn và hy vọng tiếp tục nhận được những sự giúp đỡ và ủng hộ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong những ngày sắp tới.

    Để ủng hộ, xin vui lòng làm theo một trong 3 cách sau đây:

    1) Ủng hộ bằng thẻ ngân hàng, vào trang web:

    https://www.justgiving.com/crowdfunding/mavncharity2019

    Ghi reference: MAVN39Deaths

    2) Gọi điện thoại qua số đại diện 2 đơn vị:

    - 07734 305513 đại diện Hội từ thiện MAVN (anh Ty);

    - 07874 038685 đại diện nhà hàng Việt Quán (anh Sơn)

    Quý vị có thể gọi theo số đại diện của từng vùng và lân cận London, Birmingham, Manchester, Bristol, Wales, Cambridge vv; số điện thoại cung cấp đầy đủ trên facebook và trang web của hội: www.mavn.org.uk; facebook: mavncharity | groups/hoituthienmavn

    3) Gửi ủng hộ tại ngân hàng, xin vui lòng gửi vào tài khoản sau:

    - Ngân hàng: Barclays, số code: 20-81-11, số tài khoản: 20841099 - Ghi reference: MAVN39Deaths

    - Cần sự hỗ trợ xin gọi điện chúng tôi để được giúp đỡ thêm

    ♥ Mọi quan tâm, chia sẻ ý tưởng, góp ý kiến, ủng hộ hoặc muốn đồng hành cùng chúng tôi thực hiện dự án xin liên hệ qua:

    Email: info@mavn.org.uk;

    website: www.mavn.org.uk

    facebook: mavncharity | groups/hoituthienmavn

    Viethome

  • "Đằng sau những con người này, là câu chuyện vô cùng cảm động. Mỗi người khi ra đi, họ đều có ước nguyện."

    Đông đảo bà con kiều bào London tham dự lễ tiễn đưa 39 nạn nhân trong thảm nạn tại Essex. Ảnh: Nguyễn Đình

    Đồng loạt các cơ sở sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại London, Birmingham thực hiện nghi thức nguyện cầu, tiễn đưa 39 nạn nhân trước ngày thi thể họ được hồi hương. Lại hơn một lần, nước mắt lăn dài trên gương mặt cộng đồng người Việt.

    Sau 18 ngày làm việc đầy căng thẳng, nỗ lực của cảnh sát Essex (Anh) để xác minh chính xác danh tính các nạn nhân Việt, công tác điều tra đã hoàn tất. Nhưng công việc của cảnh sát Essex vẫn chưa dừng lại, họ đang tiếp tục không mệt mỏi thực hiện ý nguyện còn lại của thân nhân, phối hợp giới chức liên quan của Việt Nam nhằm chuyển các thi thể về lại Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể.

    Mong sớm trở về đất mẹ

    Lịch chính xác ngày về của các nạn nhân Việt Nam chưa được công bố, nhưng cộng đồng người Việt thuộc các tôn giáo khác nhau tại Anh quyết định thực hiện nghi thức tiễn đưa, mong các nạn nhân sớm hồi hương.

    Di ảnh các nạn nhân được gia đình cho phép công bố trong lễ tiễn đưa tại nhà thờ Thánh danh Chúa và Đức Mẹ Thánh Tâm. Ảnh: Nguyễn Đình

    Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng, phụng vụ tại nhà thờ Thánh danh Chúa và Đức Mẹ Thánh Tâm chia sẻ với phóng viên Thanh Niên: “Tôi có thỉnh cầu được làm nghi thức tiễn đưa 39 nạn nhân tại bệnh viện (Broomfields - nơi đang quàn thi hài 39 nạn nhân Việt - PV), hoặc trước khi các thi hài lên máy bay về nước, nhưng đang chờ sự đồng thuận của cảnh sát Essex. Trong lúc chờ đợi, cộng đoàn công giáo chúng tôi tại London quyết định tổ chức một lễ cầu nguyện chung cho các nạn nhân, những người đã chết đau thương nơi đất khách, mong họ được sớm trở về yên nghỉ trong bình an của đất mẹ”.

    [VIDEO] Ngậm ngùi lễ tiễn đưa 39 nạn nhân trong xe container

    Ước tính khoảng 300 kiều bào Việt cùng những người bạn bản xứ đã tụ họp lại thánh đường Thánh danh Chúa và Đức Mẹ Thánh Tâm ở Bow Common Lane cùng hợp lời khấn nguyện dành cho 39 nạn nhân.

    Trong lúc cử hành nghi thức, linh mục Nguyễn Đức Thắng kể lại với cộng đoàn câu chuyện những ngày ông đến bệnh viện giúp nhận diện thi thể: “Thứ 2 (4.11), khi tôi đến các thi thể vẫn trong tình trạng bảo quản tốt, khuôn mặt các em tươi tỉnh như đang ngủ. Nhưng sang đến ngày thứ 4 (6.11), đã thấy dấu hiệu thay đổi, thi thể xuống màu, sang thứ 5 (7.11) bắt đầu có mùi nên cũng từ ngày đó, cảnh sát chấm dứt việc đến nhận diện, đưa các thi thể lưu trữ đặc biệt ở nhà xác để đảm bảo vấn đề vệ sinh, sức khỏe”.

    39 bạn trẻ cùng quê hương với nạn nhân đại diện cộng đoàn thắp nén nhang tiễn biệt. Ảnh: Nguyễn Đình

    Buổi lễ có hình ảnh của 8 nạn nhân đã được gia đình từ Việt Nam đồng thuận chia sẻ đến cộng đồng, và đằng sau hình ảnh ấy, không chỉ là câu chuyện đau buồn của hành trình gian khổ trên đường vào Anh, câu chuyện tử nạn thương tâm, mà còn nhiều nỗi đau khác. Đó là sự ra đi của người mẹ, để lại chồng và đứa con thơ, đó là cặp vợ chồng cùng cảnh ngộ trong container, để lại hai đứa con 4 tuổi và 2 tuổi nơi quê nhà.

    Cộng đồng chung tay 

    Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng nói trong xúc động: “Anh chị em luôn nhớ, đằng sau những con người này, là câu chuyện vô cùng cảm động. Mỗi người khi ra đi, họ đều có ước nguyện. Tôi được biết hai vợ chồng này có mong ước sau này sẽ bảo lãnh hai đứa con sang Anh để chúng có điều kiện ăn học tốt hơn. Nhưng ước mơ ấy không thành. Cộng đoàn chúng ta ở đây có thể thay mặt cho hai em ấy để giúp họ hoàn thiện ước mơ. Mỗi người chung tay, đóng góp, lập quỹ, nhờ các nhà chuyên môn về tài chính tư vấn, tính cách thu chi, giúp cho các cháu nhỏ khi lớn lên có điều kiện ăn học đầy đủ”.

    Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng và các bạn trẻ đến từ Quảng Bình, Hà Tĩnh trong nghi lễ tiễn biệt. Ảnh: Nguyễn Đình

    Có mặt trong buổi lễ hôm ấy, có rất đông các bạn trẻ đến từ quê hương của những người bị nạn. Nhiều trong số họ qua Anh bằng con đường tương tự, nhưng may mắn hơn khi chuyến đi được cập bến bình an. Đứng rất lâu trước bàn thờ lập nên, đặt ngay gian cung thánh, một bạn nam hai tay bưng mặt, giàn giụa nước mắt.

    Câu chuyện vào Anh được bạn kể: “Em vào Anh cách đây 2 năm, cũng ngồi container. Chuyến đi ấy suôn sẻ, khi đi không có hình dung nhiều về sự nguy hiểm. Khi biết tin các bạn đi chuyến này tử nạn, từ hôm ấy đến giờ, những giờ phút ngồi container cứ ám ảnh em. Nhắm mắt lại em có thể hình dung rõ trong đầu vị trí mình ngồi container ngày ấy, và mỗi lần nghĩ vậy em lại đặt bản thân vào không gian bít bùng, thấy rõ cảm giác chật người, ngột ngạt, tưởng tượng sự chết dần mòn của các bạn, thật khủng khiếp”.

    Nhà thờ Thánh danh Chúa và Đức Mẹ Thánh Tâm, nơi sinh hoạt của cộng đồng công giáo Việt ở London. Ảnh: Nguyễn Đình

    Trong nghi thức nguyện cầu, tiễn đưa, 39 bạn trẻ có cùng quê hương với các nạn nhân ở Quảng Bình, Hà Tĩnh... đại diện cho cộng đoàn dâng nén hương lên bàn thờ tưởng niệm với ý nguyện: “39 người chúng tôi, cũng cùng tuổi các bạn, cùng quê hương như các bạn, nhiều người trong số chúng tôi cũng vào Anh bằng con đường như các bạn, chúng tôi có mặt nơi đây hôm nay vì may mắn hơn. Xin thắp nén hương tiễn biệt, mong ngày về của các bạn được suôn sẻ, bình an”.

    Cùng ngày, các cơ sở tôn giáo khác như chùa Linh Sơn ở London, chùa Từ Đàm ở Birmingham… đồng loạt tổ chức lễ cầu siêu dành cho 39 nạn nhân trong thảm kịch Essex. Cảnh sát Essex cũng sẽ làm buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân với sự tham gia của kiều bào London vào 14.11 sắp tới. 

    Cộng đồng Việt cũng bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ những vất vả và mong muốn gửi lời cảm ơn đến cảnh sát Essex, những người đã làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ, liên lạc, hỗ trợ và kết hợp cùng Chính phủ Việt Nam trong việc xác định danh tính cho các nạn nhân từ ngay sau khi vụ việc được phát hiện ở khu công nghiệp Waterglade, Essex. Chính phủ hai nước vẫn tiếp tục làm việc, xúc tiến thủ tục nhằm giúp các nạn nhân hồi hương nhanh nhất có thể theo nguyện vọng thân nhân.

    Theo Thanh Niên

  • Mấy ngày nay, rất đông người dân đã đến nhà anh Nguyễn Thọ T. (26 tuổi), trú tại xóm Tây Hồ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An để cùng nhau lợp lại mái ngói đã dột nát, giúp gia đình chuẩn bị mọi thứ chờ thi thể nạn nhân trở về.

    Ước mong sớm đón thi thể trở về quê nhà

    Gia đình anh T. thuộc hộ nghèo, là một trong những nhà khó khăn nhất xóm. Ngoài người con đầu mới 3 tuổi thì vợ anh T. hiện đang mang bầu người con thứ hai khoảng 7 tháng. Nghe được thông tin anh T. không may tử vong, người dân đã góp tiền, góp ngày công để giúp gia đình.

    Người dân đến giúp đỡ gia đình anh T.

    Ông Nguyễn Đăng Hoàn (65 tuổi), một người dân địa phương cho biết: “Từ khi biết tin, mẹ anh T. thì nằm lả, còn vợ anh T. đang mang bầu 7 tháng cũng không thể gượng nổi. Do căn nhà quá lụp xụp, mối mọt ăn hết, mấy hôm trước trời mưa còn dột nên người dân mới chung tay giúp đỡ”.

    Anh Nguyễn Thọ Tài (42 tuổi, anh trai anh T.) cho hay, từ khi anh T. mất liên lạc từ ngày 21/10 thì gia đình đã đoán được anh là một trong 39 nạn nhân. Tuy nhiên, do một phần vẫn còn hi vọng, và cũng không muốn người em dâu quá đau buồn khi đang mang thai nên mọi người chưa lập bàn thờ. Tuy nhiên, sau khi bộ Công an thông báo thì hiện nay gia đình đang chuẩn bị tất cả mọi thứ, chỉ chờ thi thể được mang trở về sớm nhất.

    Nghệ An yêu cầu công an đấu tranh, triệt phá các đường dây đưa người xuất cảnh trái phép

    Mới đây, ông Đặng Thanh Tùng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn hỏa tốc gửi các sở, ngành, địa phương xử lý các thông tin liên quan đến 39 người tử vong ở Anh.

    Trong công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý chỉ đạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương rà soát số người địa phương đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài liên quan đến thông tin nêu trên, xác định rõ danh tính, thân nhân để kịp thời động viên, thăm hỏi...

    Rất đông người dân tới nhà thăm hỏi, chia sẻ.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu cơ quan Công an tỉnh tiến hành điều tra, đấu tranh, triệt phá các đường dây đưa người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

    Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Hải Dương, Giám đốc sở Ngoại vụ Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ quan này đã nhận được 2 văn bản từ huyện Nghi Lộc và huyện Diễn Châu về việc nhờ xác nhận danh tính người mất liên lạc.

    Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, chỉ chờ thi thể nạn nhân.

    Tính đến thời điểm hiện nay, có 21 gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An báo có trường hợp người mất tích khi đi xuất khẩu lao động. Trong đó, Diễn Châu 7 trường hợp, Yên Thành 7 trường hợp, TP Vinh 3 trường hợp, Nghi Lộc 2 trường hợp, Hưng Nguyên 1 trường hợp, Cửa Lò 1 trường hợp.

    Theo Người Đưa Tin

  • Khăn gói ra đi tìm đường sang châu Âu mưu sinh với lời hứa sẽ cho vợ con có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Thế nhưng, khi ước mơ ấy còn chưa thành thì nay vợ con ở quê nhà lại đón tin dữ.

    Lỡ cuộc gọi cuối cùng

    Sáng 8/11, căn nhà nhỏ ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An của vợ chồng chị Thạch Thị Bền (35 tuổi) có đông người dân tới hỏi thăm, sẻ chia cùng gia đình khi chồng chị là anh Cao Tiến D. (38 tuổi) mất liên lạc nhiều ngày qua được xác định là một trong số 39 người gặp nạn ở Anh.

    Đôi mắt đỏ hoe, chị Bền cho hay một thời gian dài mất liên lạc với chồng sau thông báo lên đường sang Anh, gia đình quyết định chưa lập bàn thờ vọng cho chồng vì vẫn muốn níu hi vọng. Thế nhưng, tất cả đều đã dập tắt khi gia đình nhận được điện thoại chia buồn, cũng thư thống báo làm các thủ tục nhận thi thể từ phía Bộ Ngoại giao.

    Bàn thợ vọng anh D. đã được lập sau khi có thông báo chính thức.

    Vốn là một thợ cắt tóc lâu năm ở địa phương. Song do quán ngày càng vắng người, thu nhập chẳng đủ chi tiêu trong nhà nên anh D. bàn với vợ và gia đình tìm đường sang châu Âu tìm kiếm việc làm.

    Đầu năm 2019, anh D. đặt chân tới Đức rồi xin vào làm việc tại một nhà hàng. Tuy nhiên, được chừng vài tháng thì người đàn ông này lại gọi về thông báo với vợ sẽ sang Anh kiếm việc làm mới.

    “Anh ấy chỉ bảo sẽ sang Anh làm việc vì ở Đức công việc bấp bênh, lương cũng không ăn thua” - chị Bền nghẹn ngào nói và cho biết, ngày 22/10, anh D. gọi về nhà trước khi lên đường nhưng chị đã bỏ lỡ cuộc gọi ấy vì bận công việc.

    Chị Bền bày tỏ nguyện vọng mong được nhìn mặt chồng lần cuối nhưng cho rằng đó là điều khó thực hiện.

    Gọi vợ không được, anh D. đành nhờ một người bạn thân trong xóm đi trong chuyến vượt biên từ Pháp sang Anh thông báo với người thân rằng “bắt đầu hành trình”. Đó cũng là lời nhắn cuối cùng chị Bền nhận được từ chồng.

    Cách đó không xa, chị Thái Thị Giang (25 tuổi) ôm con nhỏ liên tục ngất xỉu trên chiếc giường cũ kỹ khi chồng chị là anh Cao Huy T. (37 tuổi) đã được xác nhận gặp nạn ở Anh.

    Theo người thân, anh T. và anh D. là đôi bạn thân cùng xóm từ bé. Cuộc sống ở quê nhà khó khăn, anh T. đã quyết định cắm bìa đất của gia đình vay 500 triệu đồng để làm lộ phí sang Đức rồi cùng anh D. vượt biên sang Anh.

    Người mẹ trẻ 4 con kiệt sức vì khóc thương chồng.

    “Chỉ mong nhìn mặt anh lần cuối”

    Ngồi gục đầu dưới ghế, chị Bền cho hay, sau khi nhận được thông báo và hướng dẫn từ phía Bộ Ngoại giao, chị cùng chị Giang đã tới UBND xã Diễn Ngọc làm các thủ tục cần thiết. Cả hai cũng đã cùng đề xuất nguyện vọng của mình gửi UBND xã.

    “Điều không mong thì nó cũng đã đến, giờ tôi chỉ mong sao có thể nhìn mặt anh lần cuối. Nhưng biết sẽ rất khó trong hoàn cảnh bây giờ. Chúng tôi cũng đã đề xuất nguyện vọng là đưa thi thể về nguyên vẹn, nhưng nếu không thể thì cũng đành chấp nhận” - chị Bền nói.

    Nhiều người tới hỏi thăm, động viên các gia đình có người thân gặp nạn ở Anh.

    Ôm lấy đứa con trai út mới 11 tháng tuổi đang gào khóc vì khát sữa, chị Giang cũng òa khóc theo khi đọc đến tin nhắn cuối chồng gửi về nửa tháng trước.

    Vợ chồng chị Giang kết hôn 7 năm trước và có 4 người con chung. Hai vợ chồng sống trong căn nhà cấp bốn rộng chỉ hơn vài chục mét vuông đã cũ kỹ. Tháng 4 vừa qua, anh T. bàn với vợ vay tiền người thân để qua Rumani lao động với hi vọng thoát nghèo, giúp vợ con có được cuộc sống đỡ thiếu thốn hơn.

    “Mấy tháng làm việc ở bên đó, hôm nào anh cũng tranh thủ ít nhất vài phút giờ nghỉ trưa để gọi về hỏi thăm vợ và các con. Nhiều hôm chỉ kịp gọi điện để cho anh nhìn mặt con chút rồi phải vào làm việc ngay. Giờ thì các con không còn gặp cha nó được nữa rồi...” - chị Giang bỏ dở câu nói.

    Cậu con trai út mới 11 tháng tuổi của anh T. vẫn hồn nhiên nô đùa giữa sân nhà.

    Bà Cao Thị Uyên - 66 tuổi, mẹ anh T. - rầu rĩ cho hay, nghe con trai bàn chuyện sang nước ngoài làm việc để vợ con đỡ vất vả nên bà cũng không can thiệp mà gom toàn bộ hơn 20 triệu đồng dành dụm cho con làm “lộ phí”. Điều may mắn đã không đến, thương con trai một thì giờ bà lo cho con dâu và các cháu hai.

    “Các cháu tôi còn nhỏ quá, nó chưa hiểu chuyện gì xảy ra cả. Giờ chỉ mong sao nhà nước tạo điều kiện sớm đưa thi thể con về để lo hậu sự. Chứ cứ kéo dài mong đợi thế này tôi sợ con dâu ngã bệnh nữa thì khổ” - bà Uyên chia sẻ.

    Theo Báo Phụ nữ

  • Tờ Herald của Cộng hòa Ireland cho biết 2 nghi phạm "vô cùng bình tĩnh" khi thấy cảnh sát bố ráp căn nhà nhưng do không có lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu nên không thể bắt giữ hai người này.

    Hai anh em Ronan Hughes và Christopher Hughes - Ảnh: cảnh sát Essex

    Ronan Hughes (40 tuổi) và em trai Christopher (34 tuổi) bị truy nã vì nghi ngờ ngộ sát và buôn bán người bởi cảnh sát Essex của Anh.

    Tuy nhiên chính quyền London đã không phát lệnh bắt giữ toàn Liên minh châu Âu như trường hợp của tài xế xe tải Eamon Harrison, người bị bắt tại cảng Dublin của Cộng hòa Ireland. Cảnh sát Anh hôm 1-11 đã gọi điện thuyết phục 2 người này ra đầu thú và hợp tác điều tra.

    Các nguồn tin từ cảnh sát CH Ireland cho biết hai nghi phạm đã "vô cùng bình tĩnh" khi cảnh sát xông vào nhà trong đợt bố ráp quy mô lớn sáng 7-11 tại hạt Monaghan của nước này.

    Cả hai nghi phạm người Bắc Ireland "không hề bị bất ngờ và tỏ ra không quan tâm dù biết rằng cảnh sát Anh đang săn lùng họ như thế nào.

    Họ thậm chí còn ngồi yên trên ghế, không chạy trốn hay ẩn nấp. Cả hai vẫn tiếp tục sống và điều hành công việc như chưa hề biết cảnh sát Anh đang săn lùng họ", tờ Herald thuật lại lời một sĩ quan cấp cao.

    Một cảnh sát khác tham gia cuộc đột kích còn cho biết hai tên tỏ ra "tỉnh bơ như thách chúng tôi tìm được cái gì bất hợp pháp trong nhà của chúng". 

    Trong một tuyên bố sau đó, cảnh sát CH Ireland cho biết vụ bố ráp không hề liên quan đến vụ 39 người chết trong container ở hạt Essex của Anh ngày 23-10.

    Cảnh sát không phát hiện thứ gì phi pháp trong nhà hai nghi phạm, nhưng tịch thu một số phương tiện, bao gồm một chiếc Mitsubishi SUV được đăng ký cho Mo Robinson - tài xế phát hiện 39 nạn nhân trong container.

    Một chiếc container được tìm thấy tại nhà hai nghi phạm ở CH Ireland - Ảnh: Cảnh sát CH Ireland

    Nhà chức trách cũng thu giữ một chiếc BMW X5 M Sport, một chiếc BMW X5 2016, một chiếc VW 2014, một số tài liệu và hồ sơ tài chính. Họ cũng được tòa án cho phép đóng băng 19 tài khoản ngân hàng với số tiền khoảng 250.000 euro.

    Đây là một phần trong cuộc điều tra đường dây đưa lậu người quốc tế kéo dài một năm qua. Cảnh sát Ireland mới đây xác nhận cuộc điều tra được "tăng cường trong hai tuần qua".

    Theo tờ Mirror của Anh hôm 30-10, sau khi Robinson bị cảnh sát bắt giữ, "Ronan Hughes đã gọi cho cảnh sát Anh bằng điện thoại di động sau khoảng 2h sáng 23-10. Anh ta nói rằng cần nói chuyện với ai đó về Maurice Robinson và tuyên bố Robinson không liên quan đến hoạt động bất hợp pháp, không biết gì về container".

    Theo Tuổi Trẻ

  • Vào 13h29 ngày 8/11 (giờ địa phương), cảnh sát Essex đã công bố chính thức tên tuổi và quê quán của 39 nạn nhân. Quy trình Nhận dạng Chính thức đã được thẩm phán cấp cao Caroline Beasley-Murray xem xét cẩn trọng. 

    Phó cảnh sát trưởng hạt Essex Tim Smith nói: ''Điều cực kỳ quan trọng với chúng tôi là việc thông báo trước tin buồn đến từng gia đình nạn nhân, để họ có thể giải tỏa phần nào nỗi đau trước khi chúng tôi công bố thông tin ra ngoài với công chúng''.

    Cùng với nhà chức trách Việt Nam, cảnh sát Anh đã xác định được tên tuổi và quê quán 39 nạn nhân, trong đó có 10 người từ 19 tuổi trở xuống.

    Khu vực Hà Tĩnh (9 nam + 1 nữ):
    Phạm Thị Trà My, nữ 26 tuổi
    Nguyễn Đình Lượng, nam 20 tuổi
    Nguyễn Huy Phong, nam 35 tuổi
    Võ Nhân Du, nam 19 tuổi
    Trần Mạnh Hùng, nam 37 tuổi
    Trần Khánh Thọ, nam 18 tuổi
    Võ Văn Linh, nam 25 tuổi 
    Nguyễn Văn Nhân, nam 33 tuổi
    Bùi Phan Thắng, nam 37 tuổi 
    Nguyễn Huy Hùng, thiếu niên 15 tuổi 

    Khư vực Nghệ An: (15 nam + 6 nữ)
    Trần Thị Thơ, nữ 21 tuổi 
    Bùi Thị Nhung, nữ 19 tuổi
    Võ Ngọc Nam, nam 28 tuổi
    Nguyễn Đình Tứ, nam 26 tuổi
    Lê Văn Hà, nam 30 tuổi
    Trần Thị Ngọc, nữ 19 tuổi
    Nguyễn Văn Hùng, nam 33 tuổi
    Hoàng Văn Tiếp, nam 18 tuổi
    Cao Tiến Dũng, nam 37 tuổi
    Cao Huy Thành, nam 33 tuổi
    Trần Thị Mai Nhung, nữ 18 tuổi
    Nguyễn Minh Quang, nam 20 tuổi
    Lê Ngọc Thành, nam 44 tuổi
    Phạm Thị Ngọc Oanh, nữ 28 tuổi
    Hoàng Văn Hợi, nam 24 tuổi
    Nguyễn Thọ Tuân, nam 25 tuổi
    Đặng Hữu Tuyên, nam 22 tuổi
    Nguyễn Trọng Thái, nam 26 tuổi
    Nguyễn Văn Hiệp, nam 24 tuổi
    Nguyễn Thị Vân, nữ 35 tuổi
    Trần Hải Lộc, nam 35 tuổi

    Khu vực Quảng Bình (3 nam):
    Dương Minh Tuấn, nam 27 tuổi
    Nguyễn Ngọc Hà, nam 32 tuổi
    Nguyễn Tiến Dũng, nam 33 tuổi

    Khu vực Hải Phòng (2 nam + 1 nữ):
    Phan Thị Thanh, nữ 41 tuổi
    Đinh Đình Thái Quyền, nam 18 tuổi
    Đinh Đình Bình, thiếu niên 15 tuổi

    Khu vực Thừa Thiên - Huế (1 nam):
    Nguyễn Bá Vũ Hùng, nam 34 tuổi

    Khu vực Hải Dương (1 nam):
    Trần Ngọc Hiếu, thiếu niên 17 tuổi

    Hiện hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc đang làm việc với nhau để tiến hành các bước đưa các nạn nhân hồi hương. 

    Ông Tim Smith nói: ''Đây là một quy trình vô cùng quan trọng và chúng tôi đã làm việc không nghỉ để tìm ra câu trả lời cho những gia đình đang mong ngóng ngày đêm tin tức về người thân của họ. Ưu tiên của chúng tôi là nhận dạng các nạn nhân, bảo vệ nhân phẩm những người đã khuất và hỗ trợ, động viên gia đình và bạn bè của các nạn nhân''. 

    Viethome (theo Cảnh sát Essex)

  • Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An ngày 7/11/2019 đã đến đặt hoa tưởng niệm 39 người Việt Nam tử nạn trong xe container tại nhà Hội đồng Thurrock Council thuộc thị trấn Grays, hạt Essex.

    Đại sứ Trần Ngọc An viết sổ tang.

    Cụ thể, chiều ngày 7/11/2019 tại nhà Hội đồng Thurrock Council thuộc thị trấn Grays, Essex diễn ra lễ tưởng niệm 39 người Việt Nam tử nạn trong xe container hôm 23/10/2019. Có mặt tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An đã đặt vòng hoa tưởng niệm và viết trong sổ tang lời chia buồn sâu sắc nhất tới các thân nhân người bị nạn.

    Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.
    Những dòng lưu bút trong sổ tang của Đại sứ Trần Ngọc An.

    Đại sứ quán Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chắt chẽ với các cơ quan chức năng của Anh và Việt Nam để thực hiện việc bảo hộ công dân và hỗ trợ các gia đình nạn nhân, đưa thân nhân về nước. Đại sứ gửi lời cảm ơn tới cảnh sát và các cơ quan chức năng của Anh đã nỗ lực phối hợp giải quyết vụ việc.

    Đại sứ Trần Ngọc An cùng các thành viên trong Ban chấp hành Hội người Việt và bà con Việt kiều cũng đi đặt hoa tưởng niệm ở trong khu vườn phía sau tòa nhà ủy ban, nơi vài ngày trước Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tới đây đặt hoa chia buồn.

    Vũ Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh, Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh cũng xin gửi tới gia đình các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc nhất. Trước đó, Cộng động người Việt tại Anh Quốc tổ chức cầu nguyện cho 39 nạn nhân tại công viên Speakers Corner Hyde London hôm 3/11. 

    Một số hình ảnh khác về lễ tưởng niệm 39 người Việt Nam tử nạn trong xe container:

    Mọi người cuối đầu trang trọng tiễn biện các nạn nhân.
    Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho biết sẽ nhận thi thể các nạn nhân tại sân bay Nội Bài.
    Thông cáo của đại sứ quán cũng cho biết các gia đình có người bị nạn cần trợ giúp về thủ tục đưa di hài/thi hài người thân về nước có thể liên hệ theo số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84 981 84 84 84 hoặc số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh là: +44 7713 181 501..
    39 ngọn nến đại diện cho 39 người đã khuất.
    Sau thông báo mang tính xác nhận của Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát Essex, các hãng thông tấn quốc tế và báo Anh đưa tin ngắn gọn và tránh bình luận như trước đó.
    Cảnh sát Essex đã liên hệ trực tiếp để thông báo cho gia đình nạn nhân sự việc, trước khi công bố thông tin chính thức ra bên ngoài.

    Theo vauk