• Thành viên cuối cùng trong đường dây buôn lậu người di cư, có liên quan tới vụ 39 người Việt tử vong trong container ở Anh hồi 2019 đã bị thẩm phán Anh kết án 7 năm tù.

    Theo ABC News, Caolan Gormley - chủ một công ty vận tải, người tuyên bố rằng ông ta buôn lậu rượu vào Anh, ngày 30/11 đã bị kết án 7 năm tù vì có vai trò trong đường dây buôn người làm 39 người Việt di cư chết ngạt trong một container hàng hóa. Gormley là người cuối cùng trong số 11 người bị kết án tại London trong vụ âm mưu vận chuyển lậu người di cư. 5 trong số các nghi phạm bị kết tội ngộ sát.

    Caolan Gormley
    Caolan Gormley

    Gormley, 26 tuổi, đến từ Armagh, Bắc Ireland, hôm 27/11 bị Tòa án Hình sự Trung ương, được gọi là Old Bailey, kết án vì tội âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp.

    Thẩm phán Richard Marks cho biết, Gormley bị cám dỗ và tham lam khi tham gia hoạt động vận chuyển lậu béo bở. Gormley cho biết, được trả 3.500 Bảng cho mỗi xe tải. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy, nhiều người phải trả tới 22.500 Bảng để được hưởng dịch vụ VIP.

    Theo các công tố viên, Gormley dính líu tới 3 vụ vận chuyển người di cư tới Anh. Một vụ kết thúc với cảnh hành khách nhảy ra khỏi phía sau một chiếc xe tải ở gần Orsett, Anh và được các phương tiện đang chờ sẵn chở đi.

    Trong vụ 39 người Việt chết ngạt trong container ở Anh, hơn 1/2 số nạn nhân là người ở tỉnh Nghệ An. Các nạn nhân thiệt mạng gồm 28 nam, 8 nữ và 3 trẻ em trong độ tuổi từ 15-44.

    Một số đối tượng liên quan tới vụ việc này đã nhận các mức án từ 10 tháng tới vài chục năm trong tù. Tài xế xe tải chở container chứa 39 người Việt đã tử vong bị kết án 13 năm tù trong khi một trong những kẻ cầm đầu là Ronan Hughes bị kết án 20 năm tù. Có 18 người khác đã bị kết án tại Bỉ và kẻ cầm đầu bị kết án 15 năm tù.

    Theo Vietnamnet

  • Kẻ đưa lậu người liên quan tới cái chết của 39 người Việt trong xe tải ở Anh phải bồi thường hơn 82.000 USD cho các gia đình nạn nhân.

    Hãng tin DPA ngày 25-11 đưa tin Gheorghe Nica - 46 tuổi, người gốc Romania sống tại Anh - nằm trong số 5 kẻ bị kết án liên quan cái chết của 39 người Việt trong xe tải ở Anh năm 2019.

    Hôm 24-11, Nica bị tuyên phải bồi thường hơn 65.000 bảng Anh cho các gia đình nạn nhân, đưa tổng số tiền bồi thường trong vụ án này lên hơn 280.000 bảng Anh (352.884 USD).

    Thẩm phán Mark Lucraft KC đã ra phán quyết rằng tổng số tiền mà Nica được hưởng lợi là 186.587 bảng Anh (235.155 USD). Sau khi đánh giá tài sản của bị cáo, thẩm phán đã ra lệnh cho Nica bồi thường 65.175 bảng Anh (82.140 USD) trong vòng 3 tháng, nếu không sẽ phải lãnh thêm 1 năm tù.

    yeu cau moi 39
    Gia đình John Hoang Van Tiep, 1 trong 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải ở Anh, tại Nghệ An năm 2019. Ảnh: Reuters

    Năm 2021, Nica bị kết án tù 27 năm về cái chết của 39 người Việt tuổi từ 15-44. Họ chết ngạt trong xe tải ở Essex - Anh vào tháng 10-2019. Các nạn nhân trước đó được vận chuyển trong một container kín từ Zeebrugge - Bỉ đến Purfleet - Anh.

    Một phiên điều trần hồi tháng trước cho thấy Nica đã kiếm được ít nhất 90.000 bảng Anh (113.427 USD) từ việc đưa người nhập lậu.

    Một người khác, tài xế xe tải Maurice Robinson, đến từ Craigavon - Bắc Ireland, kẻ đã tìm thấy các thi thể ở trong container của mình, đã bị tuyên án tù 13 năm 4 tháng. Người này phải bán chiếc xe tải của mình và đang bị xem xét bồi thường hơn 21.000 bảng Anh (26.466 USD).

    Theo cáo trạng của tòa án, mỗi người di cư muốn tới Anh phải trả 13.000 bảng Anh (16.383 USD) cho những kẻ buôn lậu. Họ lên xe tải tại một địa điểm xa xôi và được vận chuyển đến Anh. Nhà chức trách đã xác định được 7 vụ buôn lậu người kể từ tháng 5-2018 đến ngày 23-10-2019.

    Theo NLĐ

  • Tòa án Pháp tuyên án đối với 19 bị cáo là chủ hộ, tài xế taxi liên quan vụ 39 người Việt chết trong container ở Anh năm 2019.

    18 người trong số 19 bị cáo trong phiên tòa xét xử ở Pháp hôm 10/11 bao gồm công dân Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Algeria và Maroc, đã phải nhận bản án từ tòa.

    10 nam 39 nguoi
    Chiếc xe container chở 39 người Việt xấu số. (Ảnh: Getty)

    Bốn người trong số này - mang quốc tịch Việt Nam, bị kết tội ngộ sát và bị kết án 9 đến 10 năm tù. Bốn người mang quốc tịch Việt Nam khác, trong đó có 2 người vắng mặt - những người này đang bỏ trốn, bị kết án từ 1 đến 10 năm vì vai trò vận chuyển và cung cấp chỗ ở cho người di cư.

    Trong khi đó, những người khác gồm tài xế và chủ của những căn hộ được dùng làm nơi ở cho người di cư trong thời gian họ ở Paris để chờ vượt biên vào Anh, bị kết án tù treo.

    Tòa cũng tuyên vô tội đối với một bị cáo - tài xế trong vụ án.

    Tại phiên toà xét xử, nhiều bị cáo kêu oan, cho rằng họ bị các băng buôn người ép buộc. Tuy nhiên, trong thông cáo liên quan đến phiên tòa, các công tố viên Pháp cho rằng động cơ của nhóm bị cáo là vì tiền.

    Công tố viên Pháp tuyên bố: " Sự việc đã phơi bày những rủi ro mà mạng lưới buôn người gây ra cho những người nước ngoài tìm cách nhập cư bất hợp pháp và bị nhồi nhét vào trong xe đông lạnh".

    Năm 2021, Anh mở phiên tòa kết án một người Romania và một người Anh với mức án lần lượt là 27 và 20 năm tù vì cáo buộc cầm đầu đường dây buôn người.

    Các nghi phạm khác, đặc biệt là những tài xế, bị kết án 12-20 năm tù. Tòa án Bỉ năm ngoái cũng kết án một người đàn ông Việt Nam 15 năm tù vì tội cầm đầu đường dây buôn người ở địa phương.

    Thi thể 39 người Việt Nam được phát hiện trong xe container tại khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh, vào sáng 23/10/2019. Kết quả điều tra cho thấy họ trước đó được đưa lên xe ở phía bắc nước Pháp, sau khi nộp cho những kẻ buôn người 20.000 euro (hơn 23.000 USD) để vượt biên sang Anh.

    Container chở 39 người này được chuyển tới cảng Zeebrugge ở Bỉ, rồi đưa lên phà tới cảng Purfleet, Anh ngay trong đêm. Tại đây, một tài xế xe tải Anh đưa container rời cảng, nhưng các nạn nhân đã tử vong trong thùng xe vì thiếu oxy và quá nóng.

    Kênh 14 (Nguồn: AFP)

  • Cách đây 4 năm, thi thể của 39 người Việt Nam được tìm thấy trong container kín phía sau một chiếc xe tải. Lần đầu tiên, những người tham gia cuộc điều tra cho biết hình xăm, dấu vân tay và số điện thoại ‘mật’ đã giúp họ xác định được danh tính của các nạn nhân như thế nào.

    06:00 ngày 23/10/2019, Deidre Nowell, giám đốc văn phòng phụ trách thương vong của Cảnh sát Essex, đã ngồi trong xe hơi của mình.

    Khi đang lái xe, bà nhận được một cuộc gọi thông báo rằng một số lượng lớn thi thể được tìm thấy ở phía sau một xe kéo đông lạnh ở Grays, Essex.

    Bà Nowell cho biết, chiếc xe kéo đến Vương quốc Anh thông qua cảng Zeebrugge của Bỉ và các báo cáo về những gì mà cảnh sát thấy tại Grays chỉ đơn giản là "quá sức tưởng tượng”.

    van phong thuong vong essex 1
    Deidre Nowell đã giải quyết một số vụ việc lớn

    Mặc dù bà từng giải quyết đến một số vụ việc lớn trong suốt sự nghiệp của mình nhưng đây là vụ tai nạn gây thương vong hàng loạt đầu tiên của bà ở Essex với tư cách là giám đốc văn phòng.

    Trong khi các thám tử làm việc để xâu chuỗi những gì đã xảy ra và ai có thể chịu trách nhiệm, một nhóm khác làm việc suốt ngày đêm để cố gắng xác định danh tính các nạn nhân, không ai trong số họ có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào trên người.

    Lúc đầu, cảnh sát cho rằng tất cả 39 người được tìm thấy trong xe kéo đều là người Trung Quốc.

    Nhưng sau đó một thông dịch viên tiếng Việt tiết lộ rằng họ đã bắt đầu nhận được tin nhắn về những người Việt Nam có thể nằm trong số nạn nhân.

    Trong những ngày và giờ sau đó, người ta biết rằng tất cả những người thiệt mạng trong xe kéo đều không phải người Trung Quốc mà là người Việt Nam.

    van phong thuong vong essex 1
    Văn phòng thương vong được thành lập tại một khu vực hội trường được gọi là "The Pit". Nó hiện đang được Cảnh sát Essex sử dụng làm khu vực đào tạo và hướng dẫn.

    Văn phòng thương vong tập hợp các nhân viên và cảnh sát được đào tạo đặc biệt để đóng vai trò là đầu mối tiếp nhận và đánh giá thông tin về một vụ tử vong hàng loạt.

    Văn phòng điều tra các trường hợp tử vong trên xe tải Essex được thành lập tại một hội trường trước đây được sử dụng làm phòng kiểm soát lực lượng, được gọi là "The Pit".

    Khi phát hiện ra rằng hầu hết, nếu không phải tất cả, nạn nhân là người Việt Nam, một chiếc đồng hồ hiển thị thời gian ở Việt Nam được treo cùng với đồng hồ hiển thị thời gian của Vương quốc Anh.

    Bà Nowell cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng, do chênh lệch múi giờ giữa Anh và Việt Nam, đường dây nóng của chúng tôi phải hoạt động lâu hơn rất nhiều mỗi ngày."

    Vụ án tử vong trong container xe tải - được cảnh sát gọi là Chiến dịch Melrose - là lần đầu tiên hệ thống thông tin của cảnh sát có tên Cổng thông tin sự cố công cộng lớn (MIPP) được sử dụng để thu thập thông tin từ công chúng về một vụ tử vong hàng loạt hoặc khi một văn phòng thương vong được thành lập.

    MIPP được thành lập sau vụ đánh bom cuộc thi Marathon ở Boston. Vụ việc này đã cho thấy tầm quan trọng của việc thu thập thông tin, các đoạn phim và hình ảnh từ công chúng càng nhanh càng tốt.

    Bà Nowell nói: “Chúng tôi bắt đầu nhận được tin nhắn và các gia đình gửi cho chúng tôi chứng minh thư ở Việt Nam có hình dấu vân tay ở mặt sau.”

    van phong thuong vong essex 1
    MIPP có cả cả tiếng Việt và tiếng Anh.

    Tuy nhiên, công việc của văn phòng thương vong không phải là không có vấn đề.

    Ban đầu, nhân viên nhận thấy họ không thể thực hiện cuộc gọi quốc tế và không thể dùng bàn phím để gõ tiếng Việt.

    Nhóm, bao gồm hàng trăm đồng nghiệp được đào tạo từ cả Essex và các lực lượng cảnh sát khác, cũng nhận ra rằng họ gặp vấn đề với việc có người gọi điện đến rồi cúp máy.

    Đây không phải là những cuộc gọi chơi khăm.

    Đây là cuộc gọi từ những người Việt, nghe lời chào bằng tiếng Anh chẳng có ý nghĩa gì với họ, đã dập máy.

    Ngay sau khi nhận thức được vấn đề, một lời chào bằng tiếng Việt đã được thu âm, và những người xử lý cuộc gọi được xếp làm việc chung với các phiên dịch viên tiếng Việt, Michelle McHugh, phó giám đốc văn phòng cho biết.

    van phong thuong vong essex 1
    Michelle McHugh, phó giám đốc văn phòng Essex cho biết: “Mỗi khi chúng tôi xác định được danh tính của một trong các nạn nhân, chúng tôi sẽ treo ảnh của họ lên tường”.

    Bà Nowell nói: “Sau đó, chúng tôi lấy thông tin chi tiết về số người thương vong mà chúng tôi có và đối chiếu chúng với các chi tiết khác”.

    Chìa khóa để xác định các nạn nhân là một nhóm được gọi là đơn vị hòa giải, nằm cách xa trụ sở chính của văn phòng trong một tòa nhà tạm, trước đây bị bỏ không.

    Bên trong tòa nhà có một tấm bảng trắng ghi đầy đủ 39 con số của các nạn nhân sau khi khám nghiệm tử thi. Trên một tấm bảng trắng khác là danh sách ngày càng dài những cái tên có thể có của các nạn nhân.

    Một trong những nạn nhân được xác định dựa vào răng của anh sau khi nó khớp với bức ảnh gia đình cung cấp, chụp anh đang cười. Những người khác được xác định bằng các hình xăm đặc biệt, số điện thoại viết bên trong thắt lưng, mũ hoặc dấu vân tay của họ.

    Bà McHugh nói: “Mỗi khi chúng tôi xác định được một trong những người, chúng tôi sẽ treo ảnh của họ lên tường. Công việc của chúng tôi là trả lại cho các nạn nhân tên và danh tính của họ."

    van phong thuong vong essex 1
    Dấu vết kẹo cao su dùng để dán ảnh các nạn nhân lên sau khi được xác định danh tính vẫn còn trên bức tường kính của khu vực được gọi là "The Pit" tại trụ sở Chelmsford của Cảnh sát Essex.

    Việc xác định từng nạn nhân là một quá trình cực kỳ chi tiết bao gồm việc đối chiếu hai loại bằng chứng riêng biệt.

    Một bên là tất cả những bằng chứng thu thập được về từng nạn nhân đã chết, một bên là tất cả những bằng chứng về người mất tích.

    Các thám tử sau đó ghép nối để thực hiện cái mà văn phòng gọi là "phân tích trường hợp so sánh".

    Quá trình này bắt đầu với giới tính, độ tuổi ước tính và quần áo mà một người mặc khi được tìm thấy trước khi chuyển sang các dấu vết, vết sẹo, hình xăm và đồ trang sức. Ở giai đoạn này, các thám tử cố gắng xây dựng một loạt các kết quả trùng khớp trước khi có bằng chứng khoa học - DNA, dấu vân tay hoặc bằng chứng nha khoa.

    van phong thuong vong essex 1
    Melissa Dark, người điều phối Cục Thương vong Quốc gia Vương quốc Anh, đã trực thuộc Essex trong Chiến dịch Melrose.

    Melissa Dark, người điều phối Cục Tai nạn Quốc gia Anh, cho biết: “Chúng tôi không bao giờ phỏng đoán trong những trường hợp này và chỉ xây dựng hồ sơ dựa trên bằng chứng xác thực.

    "Nếu chúng tôi không có bằng chứng để xây dựng hồ sơ - chúng tôi chỉ đơn giản là không xây dựng chúng và chờ đợi các kết quả khoa học để xác định các nạn nhân đó là ai."

    Sau khi bằng chứng khoa học cung cấp danh tính không thể nghi ngờ của nạn nhân, nó sẽ được ký bởi người quản lý hòa giải và được gửi cho người quản lý nhận dạng cấp cao, người sẽ trình bày bằng chứng cho một Ủy ban Nhận dạng do một viên chức phụ trách điều tra làm chủ tịch.

    ‘Hai tuần và một ngày’

    Bức tường ảnh đó dần dần được lấp đầy cho đến khi có đủ 39 bức ảnh. Nạn nhân gồm 28 đàn ông, 8 phụ nữ và 3 trẻ em. Họ ở độ tuổi từ 15 đến 44.

    Bà Dark nói: “Cuối cùng không có tên nào trên tấm bảng trắng của người mất tích và mỗi số tương ứng với một tử thi đều có tên và hình ảnh bên cạnh”.

    Quá trình xác định danh tính toàn bộ 39 người khởi hành từ bên kia thế giới đến Essex mà không có giấy tờ tùy thân đã hoàn tất.

    Quá trình nhận dạng mất hai tuần và một ngày.

    Phòng hòa giải im lặng như tờ, bà Dark và hai trung sĩ thám tử đôi khi không nói nên lời.

    van phong thuong vong essex 1
    Trong phòng điều hành của Cục Thương vong, một chiếc đồng hồ hiển thị thời gian ở Việt Nam được treo trên tường.

    "Việc viết cái tên cuối cùng lên bảng và nhìn thấy trước mặt bạn 39 hồ sơ có ảnh của những người mất tích, thật là ngoạn mục và vô cùng cảm động.

    “Vào cuối ca làm việc rất dài đó, phó giám đốc nhận dạng cấp cao đã đến nhận số hồ sơ này để chuyển đến Ủy ban ID vào ngày hôm sau.

    "Tôi biết bà ấy đã thức cả đêm để xem lại hồ sơ và do đó bà biết từng nạn nhân và học cách phát âm đúng từng tên để thể hiện sự tôn trọng nhất có thể tại Ủy ban ID.

    "Bây giờ nghĩ lại điều đó khiến tôi rất xúc động.

    "Đó sẽ là một trong những ngày đáng tự hào nhất trong sự nghiệp của tôi và tôi sẽ không bao giờ quên bất kỳ gia đình và nạn nhân nào - họ mãi mãi khắc sâu vào tâm hồn tôi."

    Sau đó, bà Dark quay sang những người còn lại trong nhóm để chia sẻ thông tin rằng đã xác định thành công danh tính 39 nạn nhân.

    Những người liên quan đã được thẩm vấn, được ra khỏi văn phòng hòa giải và trở lại vai trò cảnh sát.

    van phong thuong vong essex 1
    Bà Nowell kể về “sự nhẹ nhõm to lớn” mà bà cảm thấy sau khi cả 39 nạn nhân được xác định danh tính.

    Về phần bà Nowell, bà mô tả một cảm giác nhẹ nhõm vô cùng.

    Bà nói: “Trong thế giới của tôi, điều đó có nghĩa là công việc đã hoàn thành và chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đặt ra”.

    "Và vâng, tôi đã khóc - nhưng chỉ sau khi công việc của chúng tôi đã hoàn thành."

    van phong thuong vong essex 1
    [Trái sang phải] Eamonn Harrison, Ronan Hughes, Gheorghe Nica và Maurice Robinson đều bị bỏ tù vì tội ngộ sát.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Pháp bắt đầu mở phiên tòa xử 19 bị cáo là chủ hộ, tài xế taxi liên quan vụ 39 người Việt chết trong container ở Anh năm 2019.

    Phiên tòa được mở ở Paris hôm 16/10, dự kiến kéo dài đến 10/11, với các bị cáo gồm công dân mang quốc tịch Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Algeria và Morocco tuổi từ 21 đến 58.

    Các bị cáo bao gồm tài xế taxi và chủ của những căn hộ được dùng làm nơi ở cho người di cư trong thời gian họ ở Paris để chờ vượt biên vào Anh.

    Theo cáo trạng, khi liên lạc với nhau, nhóm bị cáo gọi các nạn nhân là "món hàng" hay thậm chí là "những con gà". Một số nói rằng họ bị băng nhóm buôn người gây sức ép, nhưng các công tố viên Pháp chỉ ra rằng những bị cáo này hành động vì tiền.

    Các bị cáo đối mặt mức án 10 năm tù vì liên quan tới hoạt động buôn người, trong đó 4 bị cáo cũng bị buộc tội vô ý giết người.

    "Sự việc đã phơi bày những rủi ro mà mạng lưới buôn người gây ra cho những người nước ngoài tìm cách nhập cư bất hợp pháp và bị nhồi nhét vào trong xe đông lạnh", các công tố viên Pháp ra tuyên bố.

    phap xu nguoi trong xe tai
    Cảnh sát tại hiện trường phát hiện 39 thi thể người Việt trong xe container ở Essex, Anh, hồi tháng 10/2019. Ảnh: Reuters

    Thi thể 39 người Việt được phát hiện trong xe container tại khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh, vào sáng 23/10/2019. Kết quả điều tra cho thấy họ trước đó được đưa lên xe ở phía bắc nước Pháp, sau khi nộp cho những kẻ buôn người 20.000 euro (hơn 23.000 USD) để vượt biên sang Anh.

    Container chở họ được chuyển tới cảng Zeebrugge ở Bỉ, rồi đưa lên phà tới cảng Purfleet, Anh, trong đêm. Tại đây, một tài xế xe tải Anh đưa container rời cảng, nhưng các nạn nhân đã tử vong trong thùng xe vì thiếu oxy và quá nóng.

    Năm 2021, Anh mở phiên tòa kết án một người Romania và một người Anh với mức án lần lượt là 27 và 20 năm tù vì cáo buộc cầm đầu đường dây buôn người. Các nghi phạm khác, đặc biệt là những tài xế, bị kết án 12-20 năm tù. Tòa án Bỉ năm ngoái cũng kết án một người đàn ông Việt Nam 15 năm tù vì tội cầm đầu đường dây buôn người ở địa phương.

    VnExpress (theo AFP)

  • Phóng viên ITV News, Peter Smith, vừa cung cấp cho người đọc một báo cáo đặc biệt về các đường dây buôn người, hàng ngàn người di cư Việt Nam đã được đưa đến Anh quốc mỗi năm.

    Ở VN có một câu nói để mô tả về tỉnh Nghệ An, đó là câu: "Chó ăn đá, gà ăn sỏi." Đây là một nơi nắng nóng, khó sinh sống làm ăn, đây cũng là cái nôi của nạn buôn người. 

    Khi 39 người VN được phát hiện trong chiếc xe tải ở Essex cách đây 4 năm, phần lớn họ đến từ Nghệ An. Phóng viên ITV News đã gặp một phụ nữ có anh trai là nạn nhân trên chiếc xe tải ấy. Gia đình cô đã vay mượn 20,000 bảng từ bọn buôn người. Dù anh cô đã thiệt mạng, nhưng món nợ vẫn phải trả. Cô không chỉ mất anh trai, mà chồng của cô cũng sắp lên đường tới Anh theo cách này. 

    "Dĩ nhiên tôi rất lo sợ cho sự an nguy của chồng. Nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác", cô nói. 

    Khoảng 70% người dân trong độ tuổi lao động ở Nghệ An đều đã xuất ngoại. ITV News thắc mắc họ lấy tiền đâu để đi. "Chúng tôi vay mượn. Mượn từ người thân, nếu không đủ thì mượn ngân hàng. Nếu vẫn thiếu thì đi vay nặng lãi", người chồng nói. 

    phong vien itv nghe an 1
    Phóng viên ITV News gặp gỡ một gia đình sẵn sàng đánh cược cho hành trình sang Anh.

    Chúng tôi cho 2 vợ chồng xem hình ảnh những chiếc xuồng ọp ẹp mà bọn buôn người dùng để đưa người di cư băng eo biển Anh. Người chồng nói anh biết đây là hành vi bất hợp pháp, anh có thể mất mạng. "Nhưng nếu tôi ở đây, món nợ sẽ ám ảnh gia đình tôi, rồi các con tôi sẽ phải gánh nợ, chúng tôi sẽ nghèo mãi. Tôi ước gì có một cách nào đó an toàn, hợp pháp để đến Anh. Nhưng nếu xuồng nhỏ là lựa chọn duy nhất, tôi sẵn sàng lên thuyền", anh nói. 

    Phần lớn người dân đều chưa từng gặp tổ chức buôn người, họ chỉ trả tiền cho môi giới trung gian. Còn các tổ chức buôn người điều hành mọi thứ trong bóng tối. Nhưng bọn chúng lại có "người đại diện" ở đây. Những người đại diện này sẵn sàng cung cấp lời khuyên về việc đi sang Anh. 

    Phóng viên ITV News đã đóng vai một người dân muốn đi nước ngoài, phóng viên đã gặp "người đại diện" này và ghi âm lại cuộc trò chuyện bằng camera bí mật. 

    Người đại diện nói rằng họ có thể đưa chúng tôi thẳng đến Anh, không cần phải đi xuồng hay xe tải. "Lúc trước không đi thế được, nhưng bây giờ thì đi được em ạ", người này nói. 

    Rồi người này cho chúng tôi xem bằng chứng: đó là một video quay hình ảnh 1 thanh niên VN đã đến London an toàn. Thanh niên này chỉ khoảng 15 tuổi và đang làm việc trong một tiệm nail. 

    Chúng tôi hỏi: "Vậy còn cảnh sát thì sao?". "Không ai rảnh đi tìm nó đâu", người này trả lời.

    Nợ nần và nghèo đói là lý do cho sự phát triển của ngành công nghiệp buôn người ở Nghệ An - một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Hầu hết người dân đều không có việc làm. Nghề trồng lúa chỉ kiếm được chưa đến 1 bảng/ngày. 

    Nhờ xuất ngoại (bằng hình thức buôn người) mà dân làng phất lên. Người nào đã an ổn ở UK, sẽ tiếp tục giúp người khác vượt biên đến Anh. 

    phong vien itv nghe an 1
    Làm ruộng chỉ kiếm được chưa tới 1 bảng/ngày. Ảnh: ITV News

    Chúng tôi đến một ngôi làng đã từng là làng thuần nông, nhưng hiện nay nó được gọi là "làng tỉ phú". Nhà mới xây mọc lên san sát. Những ngôi nhà to lớn đồ sộ đã thay cho lời quảng cáo của bọn buôn người. Nhiều người đã học ngoại ngữ và tập làm móng trước khi xuất ngoại. Họ muốn làm việc ngay khi tới nơi để nhanh chóng trả nợ nần. 

    Chúng tôi thâm nhập vào một trong những viện đào tạo lớn nhất khu vực, nơi những thanh niên 17-19 tuổi háo hức theo học nghề để chuẩn bị vượt biên. 

    Viện đào tạo này được tổ chức rất chuyên nghiệp, và cung cấp dịch vụ tư vấn cho những người muốn đi UK. Một cô gái tâm sự với phóng viên ITV News rằng cô muốn làm việc ở Anh. "Em muốn mở một tiệm nail", đó là ước mơ của cô. 

    phong vien itv nghe an 1
    Một ngôi làng thuần nông nay đã trở thành "làng tỉ phú". Ảnh: ITV News

    Đối với những ai không đủ tiền để đi đường thẳng đến UK, họ có thể lựa chọn những hành trình rẻ và rủi ro hơn. Chúng tôi đã liên hệ được một người nhập cư, người này đã quay lại toàn bộ hành trình của anh từ VN. 

    Anh đến Hungary bằng visa lao động do đường dây buôn người VN cung cấp. Nhưng sau khi đến châu Âu, anh bị đùn đẩy qua những đường dây buôn người khác. Và không tránh khỏi bị bóc lột. Phụ nữ trẻ rất dễ bị lạm dụng tình dục, hoặc phải làm việc trong nhà thổ. 

    Trong một đoạn clip, chúng tôi nghe thấy một giọng nói hoang mang phía sau xe tải của bọn buôn người: "Có ai biết đây là nước nào không?". "Không biết", những người nhập cư khác trả lời. 

    Bọn buôn người nói tiếng Nga bằng phương ngữ Ukraine. Bọn chúng đang nói về việc đón thêm người di cư từ một chiếc xe khác.

    Có những tổ chức đưa người xuất ngoại hợp pháp ở VN, họ xin visa lao động và du học hợp pháp ở nước ngoài. Nhưng những người làm ăn hợp pháp lại phải cạnh tranh với những kẻ làm ăn bất hợp pháp.

    Hien, một đại lý hợp pháp, nói với ITV News: "Anh là quốc gia khắt khe nhất và khó nhất để xin visa lao động, nhưng đó cũng là mảnh đất đầy hứa hẹn với người lao động VN. Nhưng rất khó để đi con đường hợp pháp. Tại sao không tạo ra nhiều con đường hợp pháp và an toàn để người Việt có thể đến Anh làm việc? Chẳng phải nước Anh thiếu lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì họ có dân số già sao? Lao động Việt có thể lấp vào chỗ trống đó. Thiếu cơ hội hợp pháp đã đẩy người lao động vào con đường nguy hiểm".

    phong vien itv nghe an 1
    Hien đang vận động để tìm kiếm những con đường hợp pháp cho người lao động sang Anh. Ảnh: ITV News

    Trước khi rời khỏi VN, phóng viên ITV News quay trở lại ngôi nhà của cặp vợ chồng đã trả tiền cho đường dây buôn người. Người chồng đã nhận được thông báo sẵn sàng khởi hành. Hành lý đã được sắp xếp gọn ghẽ chỉ trong 1 ba lô. 

    "Ở bên Anh có dễ kiếm việc không", người chồng hỏi phóng viên ITV News. 

    "Rất khó. Thời gian đầu sẽ rất khó tìm việc", chúng tôi trả lời.

    Người chồng bịn rịn chia tay gia đình, chụp những tấm ảnh kỉ niệm. Liệu anh có bao giờ gặp lại con mình?... Tiếng điện thoại vang lên. Đã đến lúc đi rồi. 

    Chính phủ Anh đã cảnh báo những người di cư trái phép rằng họ sẽ bị bắt, bị giam giữ và trục xuất. Nhưng những lời cảnh báo đó có là gì đối với dân Nghệ An. Ngay cả cái chết cũng không ngăn cản được họ.

    Viethome (theo ITV News)

  • Theo Reuters, Marius Draghici là người thứ 8 trong nhóm buôn người bị nước Anh kết án, sau khi 7 kẻ khác liên quan đến băng đảng này nhận tổng cộng 92 năm tù vào năm 2021.

    12 nam tu
    Marius Draghici - Ảnh: BBC

    "28 người đàn ông, 8 phụ nữ và 3 trẻ em đã chết trong đau đớn... là hậu quả của âm mưu mà bị cáo tham gia" - thẩm phán Neil Garnham của Tòa hình sự trung ương Anh và xứ Wales nói với Draghici.

    Draghici đã nhận tội hồi tháng trước sau cáo buộc ngộ sát 39 người Việt Nam nói trên, hầu hết đến từ các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

    Trước đó, vào năm 2019, các thi thể được phát hiện ở thị trấn Grays, gần hạt Essex, bên trong thùng một chiếc xe tải lớn, khi nhóm buôn người cố che giấu các nạn nhân trên đường đưa họ bất hợp pháp đến Anh.

    Cảnh sát hạt Essex, đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra về những cái chết thương tâm trên, cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã hứa với gia đình 39 nạn nhân là sẽ đem lại công lý cho người thân của họ.

    "Chúng tôi chưa bao giờ quên lời hứa đó và các thành viên trong nhóm điều tra đã giữ lời" - Trưởng thanh tra Stuart Hooper cho biết.

    Việc phát hiện ra nhiều người chết tại khu công nghiệp phía Đông London này đã gây sốc cho người dân Anh lẫn Việt Nam.

    Đây đồng thời là hồi chuông báo động về tình trạng buôn người từ châu Âu, châu Phi và Trung Đông, đưa họ vào những hành trình nguy hiểm đến phương Tây.

    Theo Vietnamnet

  • Một người đàn ông Romania bị cáo buộc cầm đầu một đường dây buôn người hôm thứ Sáu (23/6) đã nhận tội ngộ sát 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy thiệt mạng trong một chiếc xe tải ở phía Đông Nam nước Anh hồi năm 2019.

    Marius Mihai Draghici, 50 tuổi, bị cảnh sát Romania giam giữ vào tháng 8 năm 2022 và bị các công tố viên Anh buộc tội 39 tội danh ngộ sát và âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Draghici đã nhận tội tại tòa án Old Bailey ở London và sẽ bị kết án vào một ngày ấn định.

    them 1 ke nhan toi vu 39 nguoi
    Hình ảnh những người di cư thiệt mạng trong vụ việc. Ảnh: AFP

    Các nạn nhân - người nhỏ tuổi nhất là hai cậu bé 15 tuổi - đã chết ngạt trong container của xe tải khi họ đang được chở đến nơi mà họ hy vọng sẽ có cuộc sống mới ở Anh.

    Thi thể không còn sự sống của những người di cư được phát hiện bên trong đơn vị niêm phong tại một cảng gần London vào tháng 10 năm 2019.

    Vụ việc hé lộ một tia sáng mới gây sốc về khoảng thời gian mà những người di cư sẽ đến Anh - và về cách các băng nhóm trục lợi từ những người di cư. Các nạn nhân đã trả tới 13.000 bảng Anh (gần 400 triệu VNĐ) cho chuyến đi đầy nguy hiểm này.

    Vào năm 2021, hai kẻ buôn lậu khác đã nhận bản án 27 năm và 20 năm tù vì vụ việc, trong khi hai tài xế xe tải lần lượt bị bỏ tù 13 năm và 18 năm.

    Bốn kẻ khác đã nhận án tù ở Anh vì âm mưu tạo điều kiện cho nhập cư bất hợp pháp, trong khi một người khác bị kết án 10 tháng sau khi thừa nhận vai trò hạn chế trong đường dây buôn lậu.

    Bỉ đã kết án 19 người vì tham gia đường dây buôn lậu người này, trong đó có người cầm đầu Võ Văn Hồng, bị kết án 15 năm tù.

    Congluan (theo AFP, CNA)

  • Các thẩm phán điều tra Pháp ra lệnh xét xử 19 nghi phạm, từ 21 đến 58 tuổi, liên quan vụ 39 người Việt Nam chết trong container năm 2019.

    Các nguồn thạo tin ngày 24/5 tiết lộ một cuộc điều tra xuyên quốc gia đã chỉ ra rằng 19 nghi phạm, gồm người gốc Việt, Pháp, Trung Quốc, Algeria và Morocco, là một phần trong mạng lưới buôn người từ Việt Nam sang châu Âu. Các thẩm phán điều tra Pháp ngày 23/5 đã ra lệnh xét xử 19 nghi phạm, chưa rõ phiên tòa sẽ được tiến hành khi nào.

    Nhóm nghi phạm bị cáo buộc tổ chức vận chuyển người di cư trái phép hoặc sở hữu căn hộ che giấu những người di cư này ở khu vực Paris. Khi liên lạc với nhau, nhóm nghi phạm gọi các nạn nhân là "món hàng" hay thậm chí là "những con gà".

    phap xu 39 nguoi
    Lực lượng chức năng đưa container chứa thi thể 39 người Việt Nam khỏi khu công nghiệp ở hạt Essex, Anh, tháng 10/2019. Ảnh: PA

    Toàn bộ nghi phạm sẽ bị xét xử với cáo buộc tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú bất hợp pháp trên lãnh thổ Pháp cũng như móc nối với nhau thực hiện hành vi phạm tội. Các nghi phạm có thể đối mặt án tù 10 năm. 4 người trong số đó cũng bị xét xử với cáo buộc ngộ sát, khi không đảm bảo an toàn cho các nạn nhân. Tội danh này có thể đối mặt án tù ba năm.

    Thi thể 39 người Việt được phát hiện trong xe container tại khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh, vào sáng 23/10/2019. Kết quả điều tra cho thấy họ trước đó được đưa lên xe ở phía bắc nước Pháp và nộp cho những kẻ buôn người 20.000 euro (hơn 23.000 USD) để vượt biên từ Pháp sang Anh.

    Container chở họ được chuyển bằng phà từ cảng Zeebrugge ở Bỉ tới cảng Purfleet, Anh, trong đêm. Các nạn nhân sau đó tử vong vì thiếu oxy và quá nóng trong không gian kín.

    Tòa án Bỉ năm ngoái kết án một người đàn ông Việt Nam 15 năm tù vì tội cầm đầu đường dây buôn người. Anh năm 2021 kết án 4 người 13-27 năm tù vì liên quan đến âm mưu buôn người dẫn đến cái chết của 39 người Việt Nam.

    VnExpress (theo AFP)

  • Những người tham dự phiên tòa xử Roman Hughes ở Old Bailey Court đã nghe thuật lại quá trình phát hiện các thi thể trong một chiếc xe tải được vận chuyển bằng phà từ cảng Zeebrugge đến Purfleet. 

    39 nan nhan vu essex 1
    Ronan Hughes. Ảnh: Essex Police/PA

    Một tay trùm vận tải đã bị bỏ tù vì liên quan đến 39 cái chết trong đường dây buôn người sang Anh. Tên này đã bị tòa án tuyên phạt phải trả cho gia đình các nạn nhân £182,078.

    Ronan Hughes, 43 tuổi, thường trú tại Armagh, Northern Ireland, đã bị kết án 20 năm tù giam vì tội ngộ sát 39 nạn nhân quốc tịch Việt Nam, tuổi từ 15 đến 44. 

    Vào hôm thứ Sáu ngày 6-1-2023 tại Old Bailey, Thẩm phán Mark Lucraft KC đã tuyên bố tịch thu những tài sản Hughes có được từ hoạt động buôn người.

    Những tài sản hiện hữu bao gồm tiền mặt, tiền trong tài khoản ngân hàng, các xe tải giá trị, bao gồm chiếc chở 39 nạn nhân, và cổ phần của Hughes trong một bất động sản ở Ireland đều bị tịch thu. Thẩm phán phán quyết rằng tổng số tiền trưng thu được £182,078.90p sẽ được dùng để trả cho gia đình của các nạn nhân. 

    Trong vụ đưa 39 người Việt vào UK, Hughes đã thuê một số tài xế, trong đó có Maurice Robinson 28 tuổi. Chính người này phát hiện các nạn nhân đã chết ngạt sau khi tiếp nhận chiếc xe tải ở Purfleet, Essex. 

    Ngay trước khi Robinson mở thùng container, Hughes đã nhắn tin cho hắn với nội dung "mau cho họ không khí" nhưng "đừng để họ ra ngoài".  

    Trong quá trình điều tra, cảnh sát xác định được ít nhất Hughes đã thực hiện 6 chuyến buôn người, với mỗi người nhập cư phải trả £13,000 để được đưa sang với "dịch vụ VIP". Chỉ riêng tháng 10/2019, những kẻ buôn người đã bỏ túi hơn 1 triệu bảng. 

    Những người nhập cư sẽ lên xe tải ở một địa điểm rất xa nước Anh, trong lục địa châu Âu. Một khi đặt chân tới Anh, họ sẽ được những chiếc xe nhỏ hơn đón đi. Họ sẽ được đưa tới những ngôi nhà an toàn, rồi sau đó mới nhờ người thân ở VN trả tiền cho bọn buôn người.

    Một số chuyến đi đã bị lực lượng biên phòng phát hiện. Người dân sống ở Orsett, Essex, không ngừng trình báo tình trạng người nhập cư được thả xuống đây. Nhưng hoạt động buôn người vẫn không ngừng lại cho tới khi xảy ra vụ việc thảm khốc.

    Trước đó, 3 người đàn ông đã bị bỏ tù từ 13 đến 27 năm vì tội ngộ sát và âm mưu buôn người. Những kẻ khác trong băng nhóm cũng đã bị kết án.

    Viethome (theo Evening Standard)

  • Đã có 39 người trở thành nạn nhân trong bi kịch ở Essex, nhưng chỉ 2 người được chôn cất cùng nhau. 

    Chi Nguyen Thi Van và anh Tran Hai Loc là đôi vợ chồng duy nhất trong chuyến xe định mệnh. Họ được tìm thấy tay vẫn nắm tay nhau. 

    Vào tháng 12/2020, ITV News đã liên lạc với gia đình họ ở Nghệ An. Đây là lần đầu tiên gia đình Van chia sẻ về sự ra đi của con gái và con rể. ''Chúng tôi không biết hai đứa mất mà vẫn nắm tay nhau'', Nguyen Xuan Thuy, anh của Van cho biết.

    ''Đây là lần đầu tiên gia đình chúng tôi nghe được điều đó. Cả hai rất yêu thương nhau. Dù đi đâu hay làm gì, cả hai cũng làm cùng nhau. Giờ tôi mới biết ngay cả khi sắp rời xa cõi đời, cả hai vẫn dành trọn tình cảm cho nhau. Điều đó giúp gia đình tôi vơi bớt nỗi đau''.

    doi vo chong nam tay nhau o essex 1
    Van và Loc là đôi vợ chồng duy nhất trong bi kịch ở Essex.

    Đôi vợ chồng có 2 con nhỏ vẫn ở Việt Nam. Cậu con trai nay đã 9 tuổi, con gái nay được 7 tuổi. Vào thời điểm ITV News tiếp xúc gia đình, cả hai đứa trẻ vẫn chưa biết bố mẹ đã qua đời. Hai bé chỉ biết bố mẹ đi làm kiếm tiền ở nước ngoài để nuôi gia đình, và cả hai sẽ được đoàn tụ với bố mẹ ở Anh khi tình hình đã an toàn.

    Gia đình Van nói rằng ở nông thôn Việt Nam, trẻ con thường bị bỏ lại với ông bà trong khi bố mẹ đi lao động nước ngoài để gửi tiền về cho các con ăn học.

    ''Van và Loc ra đi để tìm kiếm một tương lai tốt hơn, để con cái có được cuộc sống và nền giáo dục tốt hơn. Hiện giờ hai đứa trẻ còn quá nhỏ để biết sự thật. Chúng sống với ông bà, nhưng ông bà đã lớn tuổi lắm rồi'', người nhà kể với phóng viên ITV.

    Gia đình Van chia sẻ những bức ảnh của hai vợ chồng khi họ rời Việt Nam. Họ hạnh phúc chụp ảnh cùng nhau ở sân bay Nội Bài, sẵn sàng cho một cơ hội đổi đời. Hành lý của họ chất cao trên 2 xe đẩy. Tên họ được viết in đậm. Có lẻ họ không lường được hành trình phía trước gian nan và nguy hiểm đến mức nào.

    doi vo chong nam tay nhau o essex 1
    Một năm sau khi con mất, mẹ Van vẫn chưa hết đau buồn. Ảnh: ITV News

    ''Cả hai rời Việt Nam vào ngày 10/9/2019'', Thuy nói. Chỉ sáu tuần sau khi vẫy tay chào tạm biệt gia đình tại sân bay, họ được phát hiện đã chết ngạt trong thùng xe container ở Essex. 

    ''Đầu tiên cả hai đi đến Bulgari'', Thuy nói và cho phóng viên ITV xem hình ảnh cả hai chụp selfie như du khách ở châu Âu. 

    ''Sau khi làm việc 1 tháng ở Bulgari, họ tìm cách vượt biên đến Anh. Tốn gần £13,000 để cả hai đến Bulgari, và thêm £16,000 để đến Anh''.

    Đường dây tính phí mỗi người gần £30,000 cho một lộ trình an toàn. Tiền này Van và Loc phải đi vay nặng lãi, và họ dự tính trả nợ khi bắt đầu làm việc tại UK.

    ''Cả hai đã học cách làm nail ở Việt Nam trước khi đi'', Thuy nói, ''Họ lên kế hoạch làm việc trong một tiệm nail ở UK''.

    Gia đình Van cho phóng viên xem hình ảnh cô thực tập tại một tiệm nail trước khi đi. Đường dây hứa với cô mỗi tháng sẽ kiếm được £3,000 từ việc làm nail ở UK.

    doi vo chong nam tay nhau o essex 1
    Đôi vợ chồng chụp những tấm ảnh cuối cùng với nhau. Ảnh: ITV News

    Van đã nghỉ việc tại một khách sạn. Số tiền kiếm được 1 tháng ở Anh còn nhiều hơn tiền cô kiếm 1 năm ở Việt Nam. Đó là một khoản đầu tư sanh lời, cô sẽ trả nợ nhanh thôi. Và chỉ trong vòng 2-3 năm gia đình họ sẽ kiếm được số tiền đổi đời.

    Nhưng giấc mơ màu hồng đã nhanh chóng tan vỡ. Con cái giờ trở thành trẻ mồ côi và gia đình ở Việt Nam vẫn đang mắc nợ.

    Thuy cho biết đường dây buôn người tìm đến họ như những đại lý du lịch ở Việt Nam, tô vẽ hy vọng cho những người không thể nào có được tấm visa hợp pháp đến Anh. 

    Đường dây này hứa hẹn những hành trình an toàn, nói rằng khoản phí cao dùng để trả tiền taxi để đưa người đến UK. Đường dây không hề đề cập rằng họ phải trốn trong những thùng xe đông lạnh thiếu khí qua một hành trình dài và vô cùng rủi ro.

    ''Chỉ sau khi bị kịch xảy ra, tôi mới biết họ đã phải đi bằng xe tải'', Thuy nói, ''Gia đình tôi tìm hiểu thì biết được còn rất nhiều đường dây đưa người bất hợp pháp sang Anh''.

    ''Các đường dây này vẫn hứa hẹn đưa người sang Anh qua các nước như Hungary, và nói là rất an toàn, giống như từng hứa hẹn với Van và Loc. Nhưng chẳng có hành trình bất hợp pháp nào là an toàn cả. Vì vậy tôi khuyên các bạn trẻ, nếu muốn tìm việc ở nước ngoài, thì hãy đi theo đường hợp pháp. Đừng đưa tiền cho những đường dây buôn người đội lốt đại lý du lịch. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra''.

    Mỗi Chủ nhật gia đình đều đến thắp nhang ở mộ của Van và Loc, cầu nguyện công lý. Giờ đây rất nhiều kẻ trong đường dây buôn người đã bị bắt và kết án.

    doi vo chong nam tay nhau o essex 1
    Nguyen Thi Van và Tran Hai Loc được chôn cất cùng nơi với nhau. Ảnh: ITV News

    Mẹ của Van vẫn khóc mỗi khi ra mộ. Một ngày nào đó bọn trẻ sẽ được đưa đến đây thắp nhang cho bố mẹ, để cầu nguyện cho bố mẹ, những người đã nắm tay nhau đến hơi thở cuối cùng và được chôn cất bên nhau với hương khói đủ đầy.

    Viethome (theo ITV)

  • Cảnh sát Anh vừa công bố hình ảnh nghi phạm, có tên Marius Mihai Draghici, hiện đang bị truy nã, liên quan đến cái chết của 39 người Việt trong xe tải đông lạnh ở Essex năm 2019.

    Cảnh sát đã treo thưởng lên tới £10,000 cho ai có thể cung cấp thông tin giúp bắt được Marius Mihai Draghici, 48 tuổi. Nghi phạm làm việc trong ngành vận tải và có quan hệ với Bacau ở Romania và Tây Ban Nha. 

    Marius Mihai Draghici bị nghi ngờ là một phần của âm mưu dẫn đến cái chết của 39 công dân Việt Nam, những người được phát hiện trong thùng xe tải ở Essex vào năm 2019.

    39 nạn nhân, gồm 31 nam giới và 8 phụ nữ, trẻ em, tuổi từ 15 đến 44 tuổi - đã chết ngạt sau khi bị nhốt bên trong container bịt kín gần 12 giờ. Xe tải đã được vận chuyển bằng phà từ Zeebrugge ở Bỉ đến Purfleet vào ngày 23/10/2019.

    Cảnh sát nghi ngờ Draghici, quốc tịch Romania, là một phần của mạng lưới điều phối hành trình của những người nhập cư đến Vương quốc Anh.

     126067139 draghic.jpg
    Marius Mihai Draghici bị truy nã, do bị tình nghi liên quan đến cái chết của 39 người Việt

    Cảnh sát cho biết họ đang tìm kiếm người đàn ông 48 tuổi này, liên quan đến hành trình chết người gây chấn động thế giới năm 2019 khiến 39 người Việt thiệt mạng, và một số sự kiện dẫn đến thảm họa này.

    Cảnh sát Essex cho biết họ đang sử dụng một số "chiến thuật" để lần theo dấu vết của người này, và cũng đã công bố một bức ảnh của Draghici với hy vọng mọi người có thể giúp nhận dạng anh ta.

    Mười người khác đã bị tòa án Anh kết án liên quan đến vụ việc 39 người Việt chết trong xe tải đông lạnh.

    Mỗi nạn nhân và gia đình của họ, đã trả một số tiền đáng kể cho một nhóm tội phạm có tổ chức - những kẻ hứa hẹn rằng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và một hành trình an toàn đến Vương quốc Anh.

    Một phát ngôn viên của cảnh sát Essex cho biết: "Draghici còn có các bí danh Marius Mihai Selaru và Marius Lupu và sinh ra ở thành phố Romania, Onesti.

    "Chúng tôi biết anh ta có các mối quan hệ cụ thể ở khu vực Bacau của Romania cũng như ở Tây Ban Nha. Anh ta cũng được biết đến là người làm việc trong ngành vận tải."

    Ông Louise Metcalfe, người chỉ huy cuộc điều tra, cho biết: "Cuộc điều tra về cái chết thương tâm của 39 công dân Việt Nam là cuộc điều tra phức tạp nhất từ trước đến nay của Cảnh sát Essex.

    "Cho đến nay, chúng tôi đã đưa 10 tội phạm ra trước công lý với án tù tổng cộng gần 100 năm. Nhưng chúng tôi đã hứa với gia đình những người đã mất mạng ở Essex vào tháng 10/2019 rằng chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi công lý được thực hiện trọn vẹn."

    "Draghici bị truy nã liên quan đến một hành vi phạm tội rất nghiêm trọng. Chúng tôi thực sự tin rằng anh ta có liên quan đến âm mưu đã chia cắt gia đình của 39 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội Việt Nam một cách thảm khốc - những người đã chết ở biên giới của chúng tôi năm 2019."

    Hàng chục tội phạm bị bắt và kết án ở nhiều quốc gia

     126067139 draghic.jpg
    Bị cáo Long Nguyen và Vo Van Hong trong phiên tòa sơ thẩm hôm 19/1/2022 tại Bỉ, xử 23 người liên quan đến vụ 39 người chết trong xe tải đông lạnh tại Anh năm 2019

    Ông Vo Van Hong, 45 tuổi, bị kết tội cầm đầu hoạt động buôn người có liên quan đến vụ 39 người, và bị tuyên 15 năm tù trong một phiên tòa tại Tòa án Hình sự Bruges, Bỉ, hồi giữa tháng 1/2022.

    17 người khác đã bị kết án trong phiên tòa này, từ một đến 10 năm. Toàn bộ 23 bị cáo bị đưa ra xét xử trong phiên tòa này là những người mang quốc tịch Bỉ hoặc Việt Nam.

    Băng nhóm mà ông Van Hong nghi cầm đầu được cho là có hai ngôi nhà ở ngoại ô Brussels, là điểm để nhóm người di cư này ẩn náu.

    Các công tố viên cho biết băng nhóm được "tổ chức rất bài bản", chuyên đưa người lậu vào châu Âu với điểm đến sau đó là Anh với tổng chi phí mỗi người phải trả là 24.000 euro (27.000 USD).

    Theo các công tố viên, băng nhóm này chịu trách nhiệm với "ít nhất 130 chuyến vận chuyển người" vào Anh.

    Một số người khác đã bị kết án và bị bắt giam ở Anh và Việt Nam liên quan đến vụ án này. Riêng ở Anh, khoảng 10 người đã bị kết án với tổng mức án tù hơn 100 năm.

    Hồi giữa tháng 7/2022, chín người, được cho là thuộc một băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia đưa lậu người Việt vào châu Âu đã bị bắt giữ, sau nỗ lực hợp tác điều tra chung do năm nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thực hiện.

    Theo BBC News Tiếng Việt

  • container 39 16

    ''Container 39 là phim bộ độc quyền từ Galaxy Play dựa trên câu chuyện có thật thương tâm về 39 thi thể của người lao động Việt được tìm thấy trong một thùng xe tải tại Anh.

    Nội dung phim xoay quanh cặp vợ chồng Đạo (Lãnh Thanh đóng), Lan (Khánh Tiên Leona đóng) bị tống vào xe container và sớm vỡ mộng vì sự tàn bạo, khốc liệt ngoài sức tưởng tượng trên hành trình đi tìm miền đất hứa. Phim sẽ ra mắt tập 1 vào ngày 21.05.2022 trên Galaxy Play''.

    container 39 16

    Trên đây là nội dung mà Galaxy Play giới thiệu về bộ phim Container 39. Còn dưới đây là nội dung mà Công ty Sammedia đăng tải khi tuyển diễn viên đóng phim này:

    ''Những ngày ở nhà nhàm chán vì dịch Covid đang hoành hành, hãy thử tưởng tượng bạn đang trên một chuyến xe vượt biên đi tìm vùng đất hứa, nơi khát vọng đổi đời trở thành hiện thực. Tuy nhiên trên hành trình đó, bạn sẽ gặp nhiều biến cố, thậm chí có thể còn mang tính sống còn, một chuyến đi đầy gay cấn với nhiều cao trào đỉnh điểm của cảm xúc và sức chịu đựng của con người. Thật giống với nhiều bộ phim hành động đúng không?

    container 39 16

    Sẽ không còn chỉ là tưởng tượng nữa khi tham gia dự án phim CONTAINER 39 trong năm nay cùng Galaxy Play! Đây là dự án mới nhất thuộc thể loại hình sự - trinh thám - tội phạm, dựa trên những sự kiện có thật gây bão dư luận trong và ngoài nước.

    CÁC VAI DIỄN CẦN CASTING:
    1/ BÌNH - Tuổi: trên 40
    Nghề nghiệp: Cựu Bộ đội đặc công. Vợ chồng trốn truy nã, trốn giang hồ truy sát
    Tính cách: trầm tĩnh, cộc tính khi gặp chuyện, nghĩa khí.

    2/ VỢ BÌNH - Tuổi: 40
    Nghề nghiệp: Vợ chồng trốn truy nã, trốn giang hồ truy sát
    Tính cách: biết quan tâm người xung quanh..

    3/ Ông MINH
    Nghề nghiệp: chủ doanh nghiệp KANSAS (chuyên Container lạnh)
    Tính Cách: Thương người

    4/ NGHIỆP
    Nghề nghiệp: sửa điện lạnh công nghiệp. Đồng nghiệp của Đạo.
    Tính Cách: Hài hước, biết quan tâm người khác.

    5/ TÀI PHỤ
    Nghề nghiệp: tài phụ, đàn em của Beo
    Tính cách: kẻ cả, tham, háo sắc''

    container 39 16

    Trailer phim Contaner 39

    Sau khi thông tin ít ỏi về bộ phim được công bố, cộng đồng mạng đã ném đá không thương tiếc vì cho rằng các bên liên quan đang lợi dụng cái chết của người khác để trục lợi. 

    Một bạn bình luận: ''Làm không tới đâu lạng quạng bị nói là kền kền ăn tiền trên nỗi đau của người khác''.

    Bạn An Nhiên cho rằng: ''Dù làm ra gì hay không thì vẫn thấy không ổn với cái đề tài này! Ngay cái vấn đề mà chính bản thân nó đã có nhiều tranh cãi rồi! Lại còn đi làm phim!!!!''.

    Bạn Hà Tùng Lâm viết: ''Nếu đã làm phim dựa trên một thảm họa có thật thì phải làm cho thật hay để tri ân người đã mất, còn bôi mèo ra thì xin để người thân họ yên lòng''.

    Bạn Bạch Vân: "Nghĩ sao vậy trời, kiểu người ta không biết được lúc đó con người ta đau đớn sợ hãi ra sao lên phim cho hình dung rõ hơn hay sao á''.

    container 39 16

    container 39 16

    Bạn Tân Võ bình luận: ''Thôi xin. Có gì hay ho khi các anh chị lại bới móc, khơi lại nỗi đau của gia đình họ??? Nếu muốn cảnh tỉnh thì phải đưa lên phương tiện truyền thông có tính lan tỏa chứ chẳng phải đưa lên galaxy play và tính phí. Làm ơn''.

    Bạn Minh Kim nêu ý kiến: ''Không nên chiếu, chỉ sợ người nhà nạn nhân lỡ ai có xem xong sẽ buồn, rất buồn mà thấy thương con cái mình thôi. Ám ảnh cả gia đình họ là đủ rồi, không nên xét duyệt thì tốt hơn''.

    Bạn Thu Ngân bình luận: ''Mấy bạn nói làm phim cảnh tỉnh những người dưới quê, để cảnh tỉnh thì lên hẳn thời sự trực tiếp, chứ đã “ quê “ mù thông tin thì làm gì có cơ hội tiếp cận galaxy play để xem phim, để biết có bộ phim này''.

    container 39 16

    Bạn Nhim Xinh viết: ''Làm phim về vấn đề này mà không cẩn thận là hậu quả khó mà lường được. Và chắc chắn tập cuối các diễn viên.chính+ phụ đều chết hết. Méo ai dám coi''.

    Bạn Tú Bùi: "Người mất thì cũng mất rồi, làm phim như thế này để giúp cảnh tỉnh nhiều người khác là tốt. Nhưng đừng cho yếu tố hài hước nào vào như mấy bộ phim nào đó là được''.

    Bạn Khánh Nguyên Lưu: ''Có nhiều đề tài để làm film, hà cớ gì đi lấy 1 nỗi đau mà không ai muốn khơi gợi lại để làm. Rồi làm không tới thì nỗi đau nó còn nhiều hơn nữa''.

    Bạn Trinh Ngoc: ''Chưa biết nội dung phim như thế nào. Nhưng cảm thấy thân nhân 39 gia đình kia sẽ đau lòng khi thời gian chưa đủ để họ vơi đi nỗi đau thì lại thêm 1 bộ phim cày sâu thêm vào sự mất mát của gia đình họ''.

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16

    container 39 16 

    container 39 16

    container 39 16 

    Còn bạn, những người Việt sống ở Anh và hiểu rõ nhất hành trình đau đớn của 39 người, liệu bạn có chấp nhận một bộ phim thương mại như thế này?

    Viethome

  • xet xu vu 39 nguoi o essex

    Ngày 22-3, các công tố viên Anh đã hoan nghênh phán quyết mới nhất của tòa án Anh trong việc điều tra và xét xử đường dây buôn người dẫn đến cái chết thương tâm của 39 công dân Việt Nam trong xe lạnh năm 2019.

    Theo Hãng tin AFP, trước đó một ngày, một tòa án tại Anh đã kết án Stefan Dragos Damian, công dân Romania, 28 tuổi, 3 năm 10 tháng tù sau khi kẻ này thừa nhận tiếp tay cho hoạt động nhập cư bất hợp pháp. 

    Trong tuyên bố đưa ra sau khi tòa ra phán quyết, Cơ quan Công tố Crown (CPS) - cơ quan xử lý các vụ truy tố ở vùng England và Xứ Wales - cho biết đã có thêm một kẻ buôn người phải ngồi tù vì liên quan đến cái chết của 39 người Việt Nam trong thùng xe đông lạnh. 

    Theo CPS, tòa đã tiến hành xét xử Damian sau khi có kết quả của một cuộc điều tra liên ngành, trong đó có sự phối hợp của Cơ quan Tội phạm quốc gia, cảnh sát Essex, Bộ Nội vụ Anh cùng các lực lượng thực thi pháp luật ở khắp châu Âu. 

    Cảnh sát Ý đã bắt giữ Damian vào tháng 5-2021 tại Milan (Ý) sau nhiều tháng truy nã. Tên này được dẫn độ sang Anh vào tháng 9-2021. Giới chức Anh xác định Damian là một thành viên chủ chốt của đường dây buôn người nói trên và y đã trốn khỏi Anh ngay sau vụ 39 người Việt Nam tử vong trong xe đông lạnh bị phát giác. 

    Chánh thanh tra Louise Metcalfe hy vọng bản án này sẽ là lời cảnh tỉnh cho những kẻ tham gia các đường dây buôn người. 

    Ngày 23-10-2019, nhà chức trách Anh đã phát hiện 39 thi thể người Việt Nam trong một thùng xe container đông lạnh đỗ tại khu công nghiệp ở thị trấn Grays, vùng Essex. Chiếc xe này được đưa từ Bỉ đến Anh qua phà. 

    Theo kết quả điều tra, trong quá trình vận chuyển, những người trên xe đã bị ngạt khí và nhiệt độ tăng cao trong không gian kín là nguyên nhân trực tiếp khiến họ tử vong. Vụ việc này được kết luận có liên quan đến hoạt động buôn người và vận chuyển người trái phép qua biên giới. 

    Đến ngày 22-1-2021, Tòa án hình sự Old Bailey ở trung tâm thủ đô London đã tuyên án tổng cộng 78 năm tù giam cho 4 bị cáo phạm tội ngộ sát trong vụ việc này. Nhà chức trách Bỉ cũng đưa ra xét xử 23 nghi can liên quan. 

    Vụ án đã phơi bày sự thật kinh hoàng về quãng đường mà những người nhập cư trái phép phải trải qua để đến được nước Anh, cũng như cách thức các băng nhóm trục lợi từ niềm hy vọng đổi đời của các nạn nhân.

    Nguồn: AFP

  • lam mong o amsterdam 1
    Triển lãm "Nghề làm móng tay": Sự lắp đặt nghệ thuật tương tác với các nhà tạo mẫu móng di cư người Việt Nam được tổ chức ở Amsterdam ngày 21 và 22/3/2022

    Trong hai ngày 21 và 22 tháng Ba, 'triển lãm nghệ thuật' mang tên "Nghề làm móng tay": Sự lắp đặt nghệ thuật tương tác với các nhà tạo mẫu móng di cư người Việt Nam ("Nails": an Interactive Art Installation with Vietnamese Migrant Nail Stylists) được tổ chức tại Học viện Nghệ thuật Gerrit Rietveld nổi tiếng của Amsterdam, Hà Lan.

    Cùng với các nhà tạo mẫu và chủ tiệm nail (móng tay) người Việt, Pauline Oosterhoff - một nghệ sĩ thị giác (visual artist) và là nhà khoa học xã hội người Hà Lan đã dựng một tiệm nail trong một không gian bằng kính tại Học viện Nghệ thuật Gerrit Rietveld.

    lam mong o amsterdam 1
    Tiệm nail được xây dựng trong một không gian bằng kính tọa lạc trong Học viện Nghệ thuật Rietveld nổi tiếng của Amsterdam

    Pauline đã làm việc với mọi thành phần người Việt ở Việt Nam và nước ngoài từ năm 2003. Bà cũng là chuyên gia về di cư tự nguyện và không tự nguyện, bao gồm buôn bán người lớn và trẻ em trong và ngoài biên giới, trong đó tập trung vào Châu Á.

    Khác với các triển lãm nghệ thuật thông thường, khách đến triển lãm nail này có thể trải nghiệm thực tế bằng cách để cho các nhà tạo mẫu móng người Việt làm đẹp cho chính bộ móng tay của họ.

    lam mong o amsterdam 1
    Người đến dự triển lãm vừa được trải nghiệm làm đẹp trên chính bộ móng tay của mình hôm 21/3

    Trong thông tin cung cấp cho báo giới, triển lãm cho biết làm móng tay là một sự lắp đặt nghệ thuật tương tác khám phá những động lực mạnh mẽ của ngành công nghiệp làm đẹp, chủng tộc và di cư. Thông qua video tư liệu và tương tác cá nhân, người xem được giới thiệu về nguồn gốc di cư của các nhà tạo mẫu trong khi được làm móng. Đặc biệt, triển làm này là một phần để tri ân 39 người lao động Việt Nam nhập cư, nhiều người trong số họ là những nhà tạo mẫu móng tay đầy tham vọng, những người đã chết trong một thùng xe tải ở Essex, Anh vào tháng 10/2019.

    lam mong o amsterdam 1
    Người xem có thể trực tiếp được các nhà tạo mẫu móng làm đẹp cho bộ móng tay của mình.

    Trả lời BBC, Pauline Oosterhoff cho biết vì sao bà quan tâm đến câu chuyện và muốn đạt được gì từ triển lãm này:

    "Tôi có mối liên hệ sâu sắc với Việt Nam trong gần 20 năm. Cả gia đình tôi sống và làm việc tại Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2011 và tôi vẫn làm việc với người Việt.

    "'Nghề làm móng tay' là một câu trả lời đối với lịch sử di cư của người Việt. Đây vừa là sự tôn vinh tinh thần doanh nhân Việt Nam đã làm thay đổi ngành nail toàn cầu, vừa là một sự tưởng niệm.

    lam mong o amsterdam 1
    Hai nhà tạo mẫu nail người Việt tại buổi triễn lãm được tổ chức ở Amsterdam, Hà Lan từ ngày 21 đến 22/3/2022.

    "Lý do trước mắt khiến tôi tham gia dự án này là cái chết đau đớn vì ngạt thở của 39 người Việt Nam trên một container trên đường từ Bỉ đến Purfleet, Vương quốc Anh vào năm 2019. Nhiều người đang trên đường đi để làm dịch vụ móng tay. Do dịch Covid mà buổi triển lãm này đã bị trì hoãn," bà Oosterhoff giải thích.

    lam mong o amsterdam 1
    Người đến dự triển lãm vừa được trải nghiệm làm đẹp trên chính bộ móng tay của mình.

    "Là một nghệ sĩ và nhà nghiên cứu về vấn đề di cư, tôi muốn tạo ra một không gian thân thiện, nơi nghệ sĩ nail Việt Nam và khách hàng giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Tôi hy vọng sẽ đưa dự án này vào các không gian khác, chẳng hạn như các tiệm nail, lễ hội và bảo tàng ở Hà Lan và các nước châu Âu khác, nơi người Việt Nam không được biết đến nhiều nhưng lại là những người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp nail," bà nêu nguyện vọng của mình từ triển lãm lần này.

    "Thứ hai, tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ khác cộng tác với những người di cư để tạo ra thứ nghệ thuật có thông tin, sắc thái và hòa nhập. Ẩn sâu bên dưới, nó là tất cả niềm hy vọng và tình yêu của tôi dành cho đất nước và con người Việt Nam."

    lam mong o amsterdam 1

    Trong thông tin gửi cho báo giới, triển lãm cho biết tiệm nail là một ngành kinh doanh béo bở và ngày càng phát triển. Trước dịch Covid, họ đã mang về hơn 5 tỷ USD doanh thu hàng năm ở Mỹ; ở Anh Quốc, họ là danh mục cửa hàng phát triển nhanh nhất.

    Người lao động trong các tiệm nail đến phương Tây để tìm kiếm việc làm ổn định và cuộc sống tốt hơn. Nhiều người được học hành bài bản và có bằng đại học hoặc làm nail để trang trải chi phí học tập ở phương Tây. Đối với những người khác, nghề nail trở thành một nghề mà họ tự hào.

    lam mong o amsterdam 1

    lam mong o amsterdam 1
    Không chỉ phụ nữ mà rất nhiều nam giới làm việc trong các tiệm nail ở phương Tây

    Phần lớn họ di cư qua các con đường hợp pháp. Nhưng một số đến bất hợp pháp và dễ bị bóc lột bởi những kẻ buôn người - như trường hợp của 39 người di cư đã chết ở Essex.

    Theo BBC Tiếng Việt

  • Thêm một bị cáo bị kết án 46 tháng tù vì tham gia vào vụ buôn lậu người khiến 39 người Việt thiệt mạng trong container đông lạnh 3 năm trước.

    Theo PA Media, trong phiên xét xử tại tòa án Old Bailey ở thủ đô London (Anh) hôm 21/3, Dragos Stefan Damian, 28 tuổi, công dân Romania, thừa nhận đã nhận thù lao 1.000 bảng Anh để thực hiện nhiệm vụ chờ tại điểm hẹn, chở người 39 người Việt vào thủ đô London. Nhưng những người này đã tử vong trong container ở hạt Essex trước khi xe tới điểm hẹn.

    Dragos Stefan Damian 39 nguoi chet
    Chiếc xe tải đông lạnh chở 39 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh

    Damian cho biết, anh ta bị đẩy đến bước đường cùng nên không dám từ chối Gheorghe Nica - kẻ cầm đầu đường dây buôn lậu. Trong lúc chờ tại điểm hẹn, Damian nhận được tin từ lái xe tải Maurice Robinson rằng 39 người trong container đã tử vong. Vì hoảng loạn và sợ hãi, Damian đã chạy khỏi hiện trường.

    Hắn bị bắt giữ ngay ngoại ô Milan (Italy) và đưa trở lại Anh từ tháng 9 năm ngoái. Tháng 11 năm ngoái, hắn nhận tội âm mưu hỗ trợ đường dây buôn lậu người trái phép từ ngày 1/5/2018 đến ngày 24/10/2019.

    Tại phiên tòa, Công tố viên Jonathan Polnay cho biết: "Bị cáo liên quan tới âm mưu tinh vi, lâu dài và kiếm lời từ hoạt động đưa lậu người di cư, chủ yếu là người Việt Nam vào Anh bằng xe tải, cố tình vi phạm luật biên phòng".

    “Vai trò của bị cáo là cho phép sử dụng xe van để đưa những người di cư trái phép từ xe container tiếp tục vào bên trong Anh và có một lần trực tiếp chở họ tới trang trại Collingwood”, ông Polnay nói. Cuối cùng, Damian nhận bản án 46 tháng tù giam.

    Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện có ít nhất 6 chuyến buôn lậu, trong đó, người nhập cư trái phép phải trả tới 13.000 bảng Anh (17.000 USD) để có dịch vụ “VIP” vào Anh trót lọt. Riêng trong tháng 10/2019, những kẻ buôn lậu đã kiếm hơn 1 triệu bảng Anh (1,3 triệu USD).

    Người di cư sẽ lên xe tải đến một điểm xa xôi hẻo lánh ở châu Âu, sau đó tới Anh và chia thành nhiều nhóm nhỏ di chuyển trên một đội xe nhỏ hơn tới một địa điểm an toàn.

    Một số chuyến bị lực lượng biên phòng phát hiện; Người dân tại Orsett, Essex cũng liên tục trình báo về tình hình người di cư bị bỏ lại, nhưng hoạt động đưa lậu người vẫn tiếp diễn cho tới khi xảy ra thảm kịch.

    Trước Damian, hồi tháng 1, đã có bốn người bị kết án tù từ 27 năm tới 13 năm và 4 tháng vì tội ngộ sát và buôn người. Ba người nữa thuộc đường dây đưa lậu người di cư cũng đang phải thi hành án.

    Bài liên quan: Thêm 1 người Việt bị bắt giữ ở Birmingham vì tội buôn người

    Nhiều mức án và tiền phạt đối với 18 bị cáo trong vụ 39 người Việt gặp nạn ở Essex

    15 năm tù cho người Việt cầm đầu đường dây buôn người vụ 39 thi thể xe container

    Theo Essex Police

  • Một người đàn ông Việt Nam ở Vương quốc Anh vừa bị bắt vì liên quan đến mạng lưới buôn lậu đồng hương sang Anh.

    Mai Van Nguyen, 32 tuổi, bị bắt hôm 8/2 tại Birmingham trong một cuộc truy quét của cảnh sát nhắm vào mạng lưới buôn người từ Việt Nam sang Anh, một phần trong chiến dịch trấn áp các mạng lưới buôn người ở Anh sau khi xảy vụ 39 người Việt bị chết ngạt trong xe tải vào năm 2019.

    Mai Van Nguyen bị buộc tội với hai tội danh: âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và rửa tiền, The Natinal News đưa tin. Vụ bắt Mai Van Nguyen là khởi đầu của giai đoạn mới nhất trong cuộc điều tra của Anh sau khi xảy ra thảm kịch đối với 39 di dân Việt Nam.

    Cơ quan Tội phạm Quốc gia (NCA) của Anh đã khởi động đợt truy quét mới ở Liverpool, miền bắc nước Anh, vào ngày 8/2. Một số người đã bị bắt trước đó và có hai người bị buộc tội. Trong số này có Hồ Sỹ Quốc, 22 tuổi, ở Birmingham, bị bắt vào tháng 9/2021 và sắp phải hầu tòa tại Tòa án Birmingham Crown vào ngày 28/2.

    Tháng trước, Bỉ đã bỏ tù một người Việt cầm đầu một băng đảng buôn người vì liên quan đến cái chết của 39 nạn nhân Việt Nam. Võ Văn Hồng, 45 tuổi, người cầm đầu một băng đảng buôn lậu người ở Bỉ đã bị kết án 15 năm tù về tội ngộ sát.

    mai van nguyen birmingham 39 nguoi che
    Thi thể 39 nạn nhân được đưa về Việt Nam.

    Tòa án còn buộc bị cáo Hong phải nộp 920.000 euro (23,7 tỉ đồng) tiền phạt và tuyên án tù giam từ 18 tháng đến 10 năm đối với 17 bị cáo khác có vai trò trong vụ buôn người quy mô lớn từ Việt Nam sang Anh.

    Trong phán quyết dài 234 trang, các thẩm phán cho rằng các bị cáo đã bóc lột những nạn nhân, trong đó mỗi người phải trả 25.000 euro cho chuyến đi đến Anh, và đối xử với họ như hàng hóa chứ không phải con người.

    Trong số những người bị kết án có 11 người Việt Nam hoặc gốc Việt đã đóng vai trò trung gian và cung cấp nhà cho băng nhóm sử dụng làm nơi gặp gỡ những người nhập cư, sắp xếp tài liệu, thẻ SIM cho các nạn nhân.

    Đường dây sử dụng một công ty vận tải đường bộ của Ireland thường xuyên nhập khẩu bánh quy Việt Nam để đưa người qua eo biển Anh, còn các thành viên băng nhóm người Việt phụ trách người di cư khi họ đặt chân tới Anh.

    Có 6 tài xế taxi chở những người di cư chủ yếu từ Brussels đến điểm hẹn trong các đợt buôn người khác nhau cũng bị kết án, trong đó kẻ cầm đầu là một người đàn ông Ma Rốc vẫn tiếp tục các hoạt động sau khi vụ án xảy ra vào tháng 10.2019.

    Thi thể của 39 người Việt được tìm thấy trong xe container từng lên tàu tại cảng Zeebrugge ở Bỉ. Hồi tháng 1/2021, 7 nghi phạm trong vụ án 39 người bị xét xử tại Anh và nhận án tù từ ba năm tới 27 năm cho tội ngộ sát. Tại Việt Nam, tháng 9/2020, 4 người nhận mức án từ 2,5 năm tới 7,5 năm vì liên quan tới vụ án.

    “Những nhóm người này coi mọi người như một thứ hàng hóa để thu lợi và (họ) khá vui vẻ khi đặt tính mạng của người khá vào tình thế rủi ro”, The National News dẫn lời Giám đốc Chi nhánh của NCA, Paul Boniface, cho biết, đồng thời nói thêm rằng NCA quyết tâm ngăn chặn các nhóm buôn người “bằng mọi giá”.

    NCA là cơ quan đứng đầu của Anh chuyên đối phó với các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn lậu và buôn người.

    Truyền thông Anh nói trong khi phần lớn sự chú ý tập trung vào cuộc khủng hoảng người di cư đi trên các tàu thuyền nhỏ vốn đang ngày càng gia tăng ở eo biển Manche, thì có hàng ngàn người vẫn bị đưa lậu vào Vương quốc Anh trên các xe tải mỗi năm.

    Theo VOA News

  • Tòa án ở Bỉ tiếp tục tuyên án đối với 18 bị cáo, trong đó có kẻ chủ mưu người Việt trong vụ 39 người Việt chết ngạt trong container tại Anh.

    anh cat 000 9WH4MT 7820 1642601805
    Các nghi phạm trong vụ án 39 người Việt tử vong trên xe tải trong phiên tòa tại Bruges, Bỉ, hôm 19/1. Ảnh: AFP

    Hãng Reuters ngày 19.1 đưa tin tòa án ở Bruges (Bỉ) tuyên án 15 năm tù giam đối với Vo Van Hong (45 tuổi), kẻ chủ mưu người Việt trong băng nhóm buôn người liên quan vụ 39 người Việt chết ngạt trong container tại Anh vào năm 2019.

    Tòa án còn buộc bị cáo Hong phải nộp 920.000 euro (23,7 tỉ đồng) tiền phạt và tuyên án tù giam từ 18 tháng đến 10 năm đối với 17 bị cáo khác có vai trò trong vụ buôn người quy mô lớn từ Việt Nam sang Anh.

    Trong phán quyết dài 234 trang, các thẩm phán cho rằng các bị cáo đã bóc lột những nạn nhân, trong đó mỗi người phải trả 25.000 euro cho chuyến đi đến Anh, và đối xử với họ như hàng hóa chứ không phải con người.

    Trong số những người bị kết án có 11 người Việt Nam hoặc gốc Việt đã đóng vai trò trung gian và cung cấp nhà cho băng nhóm sử dụng làm nơi gặp gỡ những người nhập cư, sắp xếp tài liệu, thẻ SIM cho các nạn nhân.

    Đường dây sử dụng một công ty vận tải đường bộ của Ireland thường xuyên nhập khẩu bánh quy Việt Nam để đưa người qua eo biển Anh, còn các thành viên băng nhóm người Việt phụ trách người di cư khi họ đặt chân tới Anh.

    Có 6 tài xế taxi chở những người di cư chủ yếu từ Brussels đến điểm hẹn trong các đợt buôn người khác nhau cũng bị kết án, trong đó kẻ cầm đầu là một người đàn ông Ma Rốc vẫn tiếp tục các hoạt động sau khi vụ án xảy ra vào tháng 10.2019.

    Thi thể của 39 người Việt được tìm thấy trong xe container từng lên tàu tại cảng Zeebrugge ở Bỉ. Hồi tháng 1/2021, 7 nghi phạm trong vụ án 39 người bị xét xử tại Anh và nhận án tù từ ba năm tới 27 năm cho tội ngộ sát. Tại Việt Nam, tháng 9/2020, 4 người nhận mức án từ 2,5 năm tới 7,5 năm vì liên quan tới vụ án.

    phien xu 18 bi cao trong vu 39 nguoi chet xe container
    Phiên tòa tại Bỉ vào ngày 19.1.2022. Ảnh: REUTERS

    Việt Nam ủng hộ trừng trị thích đáng tội phạm buôn người

    Việt Nam khẳng định tội phạm buôn người cần bị trừng trị thích đáng, sau khi Bỉ tuyên án kẻ cầm đầu đường dây trong vụ 39 người chết trong container.

    "Chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp và trật tự, đẩy mạnh hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn, điều tra các trường hợp buôn người và di cư trái phép", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo hôm nay.

    Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi được đề nghị bình luận về thông tin tòa án Bỉ kết án người đàn ông Việt Nam 15 năm tù vì tội cầm đầu đường dây buôn người trong vụ 39 người chết trong container. Người phát ngôn khẳng định "quan điểm của chúng tôi là hành vi vi phạm pháp luật cần bị trừng trị thích đáng".

    Theo Thanh Niên

  • Ngày 19/1, tòa án Bỉ đã ra phán quyết phạt tù 15 năm đối với một công dân Việt Nam, sau khi cáo buộc đối tượng này là kẻ cầm đầu đường dây buôn người trong vụ 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải từ Bỉ sang Anh cách đây 3 năm.

    Theo hãng tin AFP, đối tượng Vo Van Hong, 45 tuổi, bị cáo buộc điều hành đường dây buôn người qua eo biển tại Bỉ có liên quan đến thảm kịch năm 2019. Tòa án Bỉ đã mở phiên xét xử 23 nghi phạm liên quan đường dây buôn người đứng sau vụ việc vào ngày 15/12/2021.

    Phiên xét xử diễn ra tại thành phố Bruges, trong đó tập trung vào chi tiết chiếc xe tải đã rời Anderlecht, thuộc vùng ngoại ô phía Tây của thủ đô Brussels vào ngày 22/10/2019, để đến Anh. Đây được cho là nơi đường dây buôn người bố trí hai ngôi nhà để phân nhóm những người di cư trước khi khởi hành.

    15 nam tu ke chu muu 39 nguoi viet xe container

    Trước đó, ngày 23/10/2019, nhà chức trách Anh đã phát hiện 39 thi thể người Việt trong một thùng xe container đông lạnh đỗ tại khu công nghiệp ở thị trấn Grays. Chiếc xe này được đưa từ Bỉ đến Anh qua đường phà. Vụ việc liên quan đến hoạt động buôn người và vận chuyển người trái phép qua biên giới.

    Theo kết quả điều tra, trong quá trình di chuyển, những người trên xe đã bị ngạt khí và đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến họ tử vong. Trong số nạn nhân có 31 đàn ông và 8 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44.

    Sau vụ việc, giới chức Anh và Bỉ đều đã tiến hành các cuộc điều tra. Hồi tháng 5/2020, giới chức Bỉ đã bố ráp một số địa điểm, chủ yếu ở vùng Brussels, để tìm những đối tượng tình nghi liên quan.

    Hầu hết các bị cáo là thành viên của đường dây buôn người. Những người còn lại bị cáo buộc là đồng phạm, có vai trò bảo vệ 2 ngôi nhà để phân nhóm những người di cư trước khi khởi hành hay mua đồ dùng cá nhân.

    Các công tố viên cho biết băng nhóm "được tổ chức rất tốt", chuyên vận chuyển bí mật người vào châu Âu và Anh với chi phí 24.000 euro/người (khoảng 27.000 USD).

    Bài liên quan: Phim về '39 người Việt chết ở Anh' giành giải thưởng tại Mỹ

    One Year On: The Essex Lorry Tragedy (Một năm sau thảm kịch xe tải Essex) giành giải Phim tài liệu ngắn hay nhất ở Liên hoan phim quốc tế Erie 2021 ở Mỹ.

    Chiều 21-12, nhà báo Paul Kennedy, tác giả phim tài liệu One Year On: The Essex Lorry Tragedy (Một năm sau thảm kịch xe tải Essex) thông báo tin này trên trang cá nhân. Bộ phim do nhà báo, nhà điều hành sản xuất Paul Kennedy và nhà báo Hồ Hoàng của Việt Nam News thực hiện.

    Theo trang web của Liên hoan phim quốc tế Erie (Pennsylvania, Mỹ), One Year On: The Essex Lorry Tragedy giành giải Phim tài liệu ngắn hay nhất. Phim giành chiến thắng trước Everything in Hardware, một phim tài liệu ngắn của đạo diễn Jamie Wright, Mỹ.

    Giới thiệu về One Year On: The Essex Lorry Tragedy, Liên hoan phim Erie cho biết đây là lấy thời điểm một năm sau thảm kịch 39 người Việt Nam được tìm thấy trong khoang xe đông lạnh ở Essex, Anh vào năm 2019.

    Đoàn phim đã tìm đến và lắng nghe câu chuyện từ gia đình của những người tử nạn ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai. Họ là những người mẹ mất con gái, con trai, một người phụ nữ mất chồng và người cha của hai đứa con còn trẻ tuổi.

    hinh anh trong phim one year on the essex lorry tragedy
    Hình ảnh trong phim One Year On: The Essex Lorry Tragedy (Một năm sau thảm kịch xe tải Essex) - Ảnh: VIỆT NAM NEWS

    Ông Frank Leczner, Jr., giám đốc của liên hoan phim, chúc mừng báo Việt Nam News vì đã làm nên bộ phim tài liệu tốt và bày tỏ niềm vui khi giới thiệu bộ phim với khán giả quốc tế.

    Liên hoan phim quốc tế Erie 2021 diễn ra từ ngày 10 đến 19-12 tại Pennsylvania, Mỹ. Sự kiện thu hút hàng trăm bộ phim gửi dự thi nhưng không phải tất cả đều được chấp nhận và trình chiếu. Liên hoan phim có tuổi đời 7 năm.

    Trước đó, One Year On: The Essex Lorry Tragedy đã được trình chiếu tại một số liên hoan phim quốc tế ở Ấn Độ, Singapore và Bhutan.

    Theo Vietnamplus

  • * Bài viết thể thiện văn phong và quan điểm riêng của cựu đạo diễn Song Chi, người hiện sống ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh.

    Thảm kịch 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh hôm 24/11, trong đó có phụ nữ, bà bầu và trẻ em, một lần nữa, lại làm rúng động lương tâm thế giới về nạn buôn lậu người, nạn nhập cư lậu và bi kịch của những người sẵn sàng liều chết rời bỏ quê hương ra đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ớ nước khác.

    Từ nhiều năm nay, các nước châu Âu đã phải đối phó với tình trạng nhập cư lậu, trong đó vương quốc Anh được nhiều di dân bất chấp hiểm nguy tìm đến. Dùng thuyền nhỏ, thuyền cao su vượt qua eo biển hẹp English Channel (trong tiếng Pháp là La Manche), giữa Anh và Pháp, là một trong những cách mà những kẻ buôn lậu người sử dụng để đưa người nhập cư lậu vào nước Anh.

    Còn đối với người Việt, thảm kịch này gợi nhớ lại thảm kịch hai năm trước, với 39 đồng bào người Việt chết trong chiếc container đông lạnh tại một khu công nghiệp ở Grays, hạt Essex, London, vào ngày 23/10/2019, cũng đang trong hành trình tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh.

    nguoi viet tim moi cach o lai anh
    Một phụ nữ người Việt mang thai được cứu trợ ở Calais, Pháp sau khi chiếc xuồng chở 60 người gặp nạn trên biển khi tìm đường vượt sang Anh, tháng 4/2021.

    Nhập cư lậu và buôn người - câu chuyện cũ đã hàng chục năm nay

    Ngoài con đường "xuất khẩu lao động", sau này, người lao động Việt lại lũ lượt rủ nhau tìm đường đi lao động "chui". Các tổ chức buôn lậu người trong đó có cả người Việt tham gia hoặc cầm đầu, ngày càng hoạt động tinh vi, mức độ quy mô, với những đường dây nối dài từ Nga hay Trung Quốc sang các nước châu Âu.

    Từ năm bảy năm trước, nước Anh và thế giới đã được biết đến những câu chuyện bi thảm về "người rơm" (người nhập cư lậu), những con người đã phải trải qua những hành trình dài gian khổ, nguy hiểm rồi ăn chực nằm chờ ở trong những khu rừng của thành phố cảng Calais, Pháp trước khi tìm đường vào nước Anh. Chính phủ Pháp đã cố gắng càn quét, dẹp sạch khu vực này vào tháng 10/2016 nhưng cho đến bây giờ, vẫn có những lán trại người Việt và người nước khác tìm cách nhập cư lậu vào Anh ở đây.

    Sau thảm kịch chết trong container, người Việt vẫn tiếp tục tìm đường nhập cư lậu vào Anh. Tờ Telegraph hồi tháng 8/2021 có bài "Vietnamese migrants fueling record rises in Channel crossing" ("Người Việt di cư góp phần đẩy tỷ lệ người vượt Kênh cao kỷ lục"). Sau vụ 39 người chết, các tuyến đường quen thuộc bị kiểm soát gắt gao hơn, các băng nhóm người Việt có mạng lưới buôn người mở rộng khắp châu Âu được cho là đã chuyển từ xe tải sang các chuyến hành trình bằng ô tô nhằm tránh bị phát hiện, hoặc cho người nhập cư lậu đi bằng thuyền bơm hơi.

    Số liệu của Hội đồng di dân Anh cho biết, trong top 10 quốc gia có số người đến Anh bằng thuyền nhỏ từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021, Việt Nam đứng thứ 5 - sau Iran, Iraq, Sudan, Syria.

    Tại sao nhiều người Việt muốn đến Anh?

    Tôi không rõ lý do của các sắc dân khác khi họ nhất quyết muốn đến Anh, ngay cả khi được Pháp và các quốc gia EU khác cung cấp một nơi an toàn để xin tị nạn, là gì. Nhưng với người Việt, việc lựa chọn Anh ngoài yếu tố ngôn ngữ-tiếng Anh dù khó, vẫn phần nào quen thuộc và tương đối dễ học với người Việt hơn tiếng Pháp, tiếng Đức, các thứ tiếng Đông Âu, Bắc Âu…, thì là vì tìm việc làm chui (cho đồng bào) dễ hơn.

    So với các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… dân số ít-chỉ có chừng 5-8 triệu, thị trường lao động nhỏ, người nhập cư khó tìm việc làm, một phần vì phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, phần khác các ngành kinh doanh, dịch vụ tư nhân nhỏ cũng không phát triển, trong khi đó ở Anh dân số khoảng 66-67 triệu, thị trường kinh doanh buôn bán nhỏ tràn lan như nấm (chưa kể thị trường lao động "chui"), người nhập cư dễ tìm việc hơn nhiều.

    Cũng cần phải thấy rằng những quốc gia nào mà cộng đồng người Việt đông đảo, làm ăn nhiều, như Anh, Đức, Ba Lan, Tiệp…thì càng thu hút đồng bào trong nước tìm đến vì họ có thể làm việc cho người Việt, không cần học ngôn ngữ. Không hiếm người sống ở Anh nhiều năm, thậm chí 30 năm, nhưng vẫn không sử dụng được tiếng Anh ở mức độ đơn giản.

    Vì sao nhiều người Việt làm nails và kinh doanh nghề nails ở Anh và nhiều nước khác? Với một người không giỏi ngoại ngữ, làm nails là một nghề không nặng nhọc lại dễ học, dễ làm, không cần phải sử dụng ngôn ngữ nhiều, học bằng thực tế, không cần phần lý thuyết. Trong khi đó nếu học nghề cắt uốn tóc, thời gian kéo dài 1-2 năm, học và thi cả lý thuyết lẫn thực hành. Học trang điểm, massage, hay chăm sóc da, cái gì cũng có phần lý thuyết, thi lấy giấy chứng nhận, hoặc có bằng mới làm được. Không có nhiều chủ người Việt kinh doanh mở tiệm tóc hay làm đẹp, vì nhiều người trong số họ cũng không giỏi tiếng Anh, không "điều khiển" thợ bản xứ được, nên tốt nhất là cứ mở tiệm nails, thuê người Việt.

    Báo chí trong nước từng có những bài viết về "mặt tối" của thị trường làm móng tay của người Việt ở Anh, rằng thợ Việt bị trả lương rất thấp, vài chục bảng một tuần, sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, lao động 6 ngày/tuần, mỗi ngày có khi 10 tiếng, như nô lệ. Những cảnh tượng đó nếu có chắc là hiếm, xin khẳng định là người Việt làm nails ở Anh kiếm sống rất khá.

    Một thợ nails người Việt tùy theo tay nghề, kinh nghiệm sẽ được trả từ £1,800-£2,800, thậm chí £3,000/tháng, trước thuế. Mức lương này phải nói là quá cao, nếu so với nhiều người có bằng đại học, đi làm công chức, cũng chỉ chừng £1,800-2000/tháng trước thuế.

    Nếu như mặt tốt là vì người Việt nổi tiếng với nghề nails nên các tiệm nails Việt thường là đông khách, nhưng mặt khác, những người kinh doanh cũng biết tìm đủ cách để lách thuế, để có thể có lời. Mà chuyện này thì không chỉ người Việt. Các cộng đồng nhập cư đến từ các quốc gia đang phát triển khác cũng vậy thôi.

    Bên cạnh các tiệm nails người Việt làm ăn hoàn toàn đúng luật, một số tiệm nails và thợ Việt đã nằm trong "tầm ngắm" của cảnh sát Anh và các tổ chức nhân quyền vì họ biết người Việt mở tiệm nails thường tìm nhiều cách để lách thuế và sử dụng một số thợ không có giấy phép lao động ở Anh - những việc mà theo luật Anh là bất hợp pháp và bóc lột sức lao động.

    Nhưng với người Việt, cho dù có phải ở chật chội, làm nhiều giờ, ngày Chủ nhật còn lại chỉ dành để giặt giũ, dọn dẹp và ngủ, thì mức lương đó vẫn là quá tuyệt vời.

    Đó là lý do tại sao nhiều người Việt tìm đến Anh và nhiều quốc gia phát triển có cộng đồng đang ăn nên làm ra khác, bất chấp cái giả phải trả không chỉ là hàng chục ngàn bảng mà có khi còn cả tính mạng! Và cũng không ít trường hợp rơi vào tay bọn buôn người, bị bán vào các trang trại trồng cần sa hoặc buôn bán tình dục ở Anh, điều cũng xảy ra với người Việt nhập cư lậu ở một số quốc gia khác từ Malaysia cho tới Đông Âu.

    Tìm mọi cách để ở lại

    Tìm mọi cách để ra đi, nhiều người Việt mình cũng tìm mọi cách để ở lại Anh và một số nước châu Âu khác. Nếu không đủ điều kiện để ở lại một cách hợp pháp, có người sẽ "chạy" để có thể ở lại một cách hợp pháp. Ví dụ bỏ tiền ra làm giấy tờ kết hôn giả, bỏ tiền ra "thuê" một ông bố có quốc tịch nước ngoài để làm giấy khai sinh cho đứa con sinh ra ở nước ngoài, khai là nạn nhân buôn người để được tỵ nạn nhân đạo, thậm chí khai là nhà hoạt động dân chủ bị nhà nước cộng sản Việt Nam truy lùng, gây khó khăn nên xin tỵ nạn chính trị v.v…

    Ở Anh này chẳng hạn, có nhiều trường hợp các cô gái Việt qua Anh làm việc, chưa có giấy tờ chính thức nhưng vẫn mang bầu, sinh con, được chăm sóc y tế trong điều kiện tốt. Người ta có thể thắc mắc tại sao đang đi làm thuê, đời sống bấp bênh, giấy tờ chưa có mà còn sinh con làm gì cho khổ, sau mới biết nhiều người sinh con xong sẽ tìm cách khai sinh cho con với một người có quốc tịch Anh, để đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch Anh. Cứ người này làm trước rồi vẽ đường cho người sau.

    Cô nào sinh con cũng có một kịch bản như nhau, là mẹ đơn thân, ông bố của đứa trẻ chỉ đứng tên, khai nhận con trên khai sinh còn mọi việc là người mẹ phải tự lo nên các nhân viên xã hội lại động lòng trắc ẩn. Mới đây, ngày 14/9, ở Đức, cảnh sát Berlin đã phá được một đường dây "nhận cha giả" cho các phụ nữ VN có thai để họ được quyền lưu trú tại Đức.

    Bài liên quan: Bắt người Việt cầm đầu băng nhóm tổ chức 80 vụ nhận cha con giả mạo

    Một kịch bản giống nhau nữa là khai mình là nạn nhân của một đường dây buôn người. Nhưng một người Việt sống ở Anh lâu năm từng nói với người viết bài này rằng chỉ có khoảng 1% thực sự là nạn nhân buôn người, còn lại toàn tự nguyện bỏ tiền sang đi làm việc "chui", nhưng khai như vậy để xin tỵ nạn nhân đạo.

    Con gái tôi đi làm phiên dịch part-time cho người Việt ở Leeds cũng nói rằng, trong bao nhiêu trường hợp, chỉ có một, hai trường hợp có vẻ là nạn nhân buôn người thật, có dấu hiệu bị đánh đập và kể cả bị ảnh hưởng về sức khỏe, thần kinh.

    Việc khai là nhà hoạt động dân chủ cũng thế, không phải không có một số trường hợp khi ở VN người đó không hề có bất cứ hoạt động gì phản kháng lại nhà cầm quyền, nhưng sau khi đặt chân đến nước khác thì khai là bị nhà nước VN truy cùng giết tận, nếu về là sẽ bị cầm tù, bị giết, đi kèm theo là những bằng chứng ngụy tạo cách này cách khác.

    Có những người lên tiếng chỉ trích những người tìm cách nhập cư lậu, cho rằng họ tham tiền nên mới đi, và họ chưa chắc đã nghèo khổ, bởi nếu nghèo đã không có hàng chục ngàn bảng Anh để trả cho bọn buôn lậu người như thế. Nhưng thật ra chỉ trích như thế cũng không hẳn công bằng. Chẳng ai muốn liều mình ra đi, sống và làm việc vất vả, cực nhọc ở xứ người nếu như có thể sống tốt ở VN. Và số tiền đó thường là họ phải vay mượn lãi suất cao hoặc cầm cố sổ đỏ, bán đất … và đi làm quần quật nhiều năm sau mới trả hết.

    * Bài viết thể thiện văn phong và quan điểm riêng của cựu đạo diễn Song Chi, người hiện sống ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh.

    Theo BBC Tiếng Việt