• nhiep anh gia visa 1
    Stella Morais đã sống ở UK 20 năm nhưng cô vẫn phải tốn hàng ngàn bảng để được quyền ở lại. Ảnh: Stella Morais

    Stella Morais là một nhiếp ảnh gia người Brazil, hiện sống ở Tottenham Hale. Cô nói rằng mình rất căng thẳng khi phải đóng phí nhập cư để ở lại UK dù đã sống ở đây 20 năm. 

    Vào năm 2018 cô nhận được visa định cư tạm thời 10 năm sau một thời gian đấu tranh với Bộ Nội Vụ tại tòa án. Cứ mỗi 2 năm rưỡi, cô lại phải chi trả hàng ngàn bảng để gia hạn visa. 

    Một quỹ GoFundMe đã được một người bạn thiết lập để gây quỹ cho cô, vì Stalla là một nhiếp ảnh thời trang tự do nên thu nhập của cô khá bấp bênh. 

    Stella nói: "Tôi làm nghề tự do và phải tự lo mọi thứ, vì tôi không có quyền xin trợ cấp của chính phủ. Thật là mệt mỏi vì tôi vẫn phải đóng thuế như bất kì ai, nhưng tôi không được quyền lợi gì". 

    Stella cho biết cứ mỗi 2 năm cô phải đóng phí cho văn phòng nhập cư, chưa kể phí tăng thêm cho các dịch vụ công như NHS mặc dù cô đóng Bảo hiểm Quốc gia như bất kì ai khác. Những phí này, bao gồm phí luật sư và phí cho Bộ Nội Vụ, sẽ tăng thêm từ £1,500 lên £2,500. Vào tháng 10 năm ngoái, chính phủ đã áp dụng nhiều khoản tăng phí cho nhiều loại visa.

    "Phí gia hạn visa đã tăng rất nhiều và lần tới tôi nộp đơn, phí có thể sẽ tăng nữa. Vì thế tôi rất cần sự giúp đỡ của mọi người qua quỹ GoFundMe. Dù tôi có công việc, nhưng cuộc sống ở London quá đắt đỏ và tôi còn phải đóng thuế. Tôi không có gia đình ở đây, bố mẹ không thể giúp tôi. Thật buồn cười phải không, hệ thống visa này chẳng khác nào một cỗ máy kiếm tiền", Stella nói. 

    Stella đến UK khi cô 13 tuổi sau khi người bà nuôi dưỡng cô qua đời ở Brazil. Vào lúc đó, bố của Stella sống ở UK. Do đó cô đã chuyển đến Anh và chưa từng rời đi. "Đây là nhà vì tôi đã sống gần như cả đời ở đây", cô nói. 

    nhiep anh gia visa 1
    Stella nghĩ vấn đề nhập cư khiến cuộc sống của những người không phải công dân Anh vô cùng khốn khó. Ảnh: Stella Morais

    "Tôi nghĩ ai cũng được quyền sống. Nếu họ không làm hại bất cứ ai, họ chỉ đến Anh để làm việc và tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, những cơ hội tốt hơn, vậy chính phủ Anh nên tạo điều kiện cho họ. Giống như tôi, tôi chỉ muốn làm việc và có một cuộc sống bình thường, nhưng họ từ chối không cho tôi làm điều đó", cô nói. 

    Stella cho biết Bộ Nội Vụ khiến cô bị ám ảnh. Trước khi có visa, cứ mỗi 2 tuần cô phải trình diện ở văn phòng bộ. Cô phải xếp hàng bên ngoài văn phòng Bộ Nội Vụ ở London Bridge, luôn có một hàng người rất dài ở đây và cô luôn phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ, bất kể mưa gió hay băng tuyết. 

    Stella cũng rất cảm ơn những mạnh thường quân đã giúp đỡ cô. Hiện tại cô đã nhận được £2,588 trên số tiền mục tiêu £5,000. Bạn có thể giúp cô tại đây https://www.gofundme.com/f/pls-help-my-friend-extend-temp-immigration-status

    Viethome (theo MyLondon)

  • Một số nguyên nhân trong quá trình xin visa hoàn toàn có thể tránh được, chỉ cần du khách cẩn thận và trung thực khi làm hồ sơ.

    Nhiều du khách có điều kiện về kinh tế, nhưng khi làm visa để du lịch nước ngoài lại gặp khó khăn và bị đánh trượt. Khi các đại sứ quán gửi thư từ chối visa, đa số du khách chỉ biết một cách chung chung lý do "có nghi ngờ về việc quay lại Việt Nam", "mục đích nhập cảnh không đáng tin cậy". Nguyên nhân du khách bị từ chối tương đối đa dạng, nhưng phần lớn có thể tránh được nếu bạn có mục đích và khả năng thực sự cho việc đi du lịch nước ngoài.

    Hồ sơ lộn xộn

    nguyen nhan truot visa 1
    Khi xin visa châu Âu, du khách có lịch sử dày dặn là một điểm cộng. Ảnh: NVCC

    Chuẩn bị hồ sơ chính là việc tra chìa khóa vào "ổ khóa visa". Hồ sơ tốt đồng nghĩa với việc bạn tra được đúng chìa khóa vào ổ, và ngược lại.

    Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn lập hồ sơ xin visa trên website chính thức của đại sứ quán các nước tại Việt Nam. Thông thường hướng dẫn này có đầy đủ danh mục giấy tờ cần thiết, số lượng từng loại, có cần công chứng hay không, có cần nộp bản gốc hay không, ảnh thẻ cần chụp kích cỡ nào. Bạn làm chính xác theo hướng dẫn thì hồ sơ đã đạt hơn một nửa yêu cầu.

    Tuy vậy, nhiều du khách vẫn lúng túng khi chuẩn bị hồ sơ: cần nộp bản công chứng tiếng Anh nhưng chỉ nộp bản công chứng tiếng Việt, cần nộp bảng lương có dấu đỏ thì chỉ nộp bản photo, ảnh thẻ cần chụp nền trắng thì lại nộp ảnh nền xanh, mức bảo hiểm du lịch yêu cầu cao nhưng lại mua nhầm gói bảo hiểm thấp.

    Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự trong hướng dẫn cũng là cách để lấy điểm trong mắt người duyệt visa. Có những du khách nộp hồ sơ vài chục trang nhưng sắp xếp lộn xộn, khiến người duyệt mất kiên nhẫn hoặc không đọc hết được giấy tờ, khiến nguy cơ trượt visa tăng.

    Thông tin không trùng khớp

    Một yêu cầu cơ bản của việc xin visa là mọi thông tin trong các giấy tờ phải trùng khớp nhau. Nhiều du khách không cẩn trọng nên khai thông tin sai lệch, mà chỉ một chút sai lệch cũng khiến cho mục đích của chuyến đi bị nghi ngờ. Ví dụ: thời hạn trên giấy chứng nhận bảo hiểm không khớp với thời gian bay đi và bay về, số ngày đặt phòng khách sạn ít hơn hoặc nhiều hơn số ngày bạn ở nước đó, thời gian trên giấy nghỉ phép của bạn ngắn hơn thời gian của chuyến đi.

    Để bộ hồ sơ chính xác, chuẩn khớp và minh bạch không khó, chỉ cần bạn tỉ mỉ và tập trung trong quá trình làm hồ sơ. Tờ khai visa cần được điền đầy đủ và cẩn thận, mọi thông tin như ngày sinh, số hộ chiếu, địa chỉ hộ khẩu đều cần khớp đến từng chữ từng số như giấy tờ gốc của bạn.

    Lịch sử đi lại quá mỏng

    Không phải là yếu tố quyết định, nhưng việc bạn từng đi nhiều quốc gia trước đây sẽ là điểm cộng cho việc bạn đỗ visa. Nếu ngay lần đầu bạn đi nước ngoài mà cầm quyển hộ chiếu trắng trơn để xin visa các nước yêu cầu cao như Mỹ, Australia hay châu Âu thì khả năng đỗ visa có thể sẽ bị ảnh hưởng.

    Vì vậy, trong những chuyến "xuất ngoại" đầu tiên, bạn có thể đến những nước láng giềng Đông Nam Á, vốn có chính sách miễn visa cho du khách Việt Nam và cũng khá hấp dẫn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, sau đó là các nước Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Á có chính sách visa dễ chịu như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Khi lịch sử du lịch của bạn tương đối dày, bạn sẽ dễ xin visa của các nước yêu cầu cao.

    Chứng minh tài chính hoặc nhân thân không rõ ràng

    Nhiều du khách cho rằng giàu có, có gia đình và sự nghiệp thì dễ xin visa. Trên thực tế, các du khách thu nhập không cao, độc thân, thậm chí không làm trong một cơ quan, tổ chức nào vẫn có thể xin được visa du lịch, miễn là chứng minh tài chính và nhân thân rõ ràng.

    Trên hồ sơ, bạn cần thể hiện được mình có đủ tiền để chi trả cho chuyến đi và có đời sống tài chính cá nhân lành mạnh. Không nhất thiết bạn phải có nhiều sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hoặc giấy tờ xe nhưng trên bản sao kê tài khoản cá nhân (do ngân hàng cấp) cần có mức thu và chi tiền hàng tháng tương xứng với số tiền định bỏ ra cho chuyến đi. Nhiều du khách xin visa châu Âu nhưng tài khoản chi tiêu hàng tháng chỉ vài ba triệu đồng, như vậy người duyệt visa không thể tin tưởng người đó có đủ tiền đi du lịch và có mục đích du lịch thực sự.

    Học sinh, sinh viên, người lao động tự do hoàn toàn có thể xin visa, và cần chứng minh nhân thân rõ ràng bằng tất cả các giấy tờ hữu ích, cho thấy bạn đang có cuộc sống ổn định tại Việt Nam: thẻ học sinh, sinh viên, các loại giấy chứng nhận, bằng khen, chứng chỉ qua các cuộc thi hoặc hoạt động cộng đồng từng tham gia, các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp, trang bán hàng bạn đang quản lý, thư giới thiệu của người đang hợp tác hoặc đang thuê bạn làm việc. Những giấy tờ này thường không có trong danh mục yêu cầu của đại sứ quán, nhưng bạn bổ sung sẽ càng tốt cho việc tăng cường lòng tin của người xin visa đối với bạn.

    nguyen nhan truot visa 1
    Du khách nên đầu tư xây dựng lịch trình, thư xin visa và giấy tờ minh bạch, trung thực để hồ sơ được duyệt. Ảnh: NVCC

    Lười lên lịch trình

    Trên các diễn đàn, hội nhóm về du lịch, bạn có thể thường xuyên bắt gặp những du khách xin lịch trình để copy vào hồ sơ xin visa. Đây là một thao tác sai lầm, dễ khiến bạn bị trượt visa, bởi bạn rất dễ bỏ sót hoặc nhầm lẫn các chi tiết trong lịch trình. Lịch trình đó vốn không phải do bạn lập ra, bạn sẽ không nhìn thấy sự bất hợp lý.

    Việc lên lịch trình rất quan trọng cho mỗi chuyến đi nên hãy dành thời gian để chuẩn bị thật chi tiết, hoàn chỉnh. Người duyệt visa sẽ nhìn vào đó để đánh giá mục đích thật sự của bạn trong chuyến đi này có đúng là du lịch hay không, bạn có nghiêm túc hay không. Lịch trình hợp lý và càng chi tiết càng tốt: bay đến nước đó bằng chuyến bay của hãng nào, số hiệu, giờ bay đến và giờ về Việt Nam, tại đó bạn di chuyển giữa các địa điểm bằng tàu hoặc xe gì, mỗi thành phố tham quan bao lâu, địa chỉ khách sạn ở từng nơi, địa chỉ mỗi điểm tham quan, giá vé, giờ đóng mở cửa. Một số du khách chỉ lập lịch trình rất đơn giản cũng đỗ visa, bởi các yếu tố khác trong hồ sơ đã đủ "mạnh". Còn nếu hồ sơ của bạn mỏng thì lịch trình chi tiết là yếu tố quan trọng.

    Lười viết thư xin visa

    Tương tự như lịch trình chuyến đi, rất nhiều du khách chỉ muốn copy thư xin visa từ trên mạng để đưa vào hồ sơ cho đầy đủ mà không biết rằng đó là một điểm trừ khá lớn. Việc viết thư tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nói rõ mục đích chuyến đi, vì sao bạn lại chọn quốc gia đó làm điểm đến, và cam kết sẽ quay về sau khi kết thúc hành trình. Trong phạm vi một trang giấy, bạn có thể tạo lòng tin cho người duyệt hồ sơ bằng sự chân thành và trung thực của mình - đó là điều kiện quan trọng bậc nhất để bạn đỗ visa.

    Theo VnExpress

  • Ngưỡng lương yêu cầu để xin family visa chắc chắn sẽ tăng, nhưng thời gian biểu áp dụng luật mới đang gặp nhiều xáo trộn, khiến người dân hoang mang.

    Hiện tại, ngưỡng lương yêu cầu để bảo lãnh người thân đến UK là £18,600/năm. Bộ Nội Vụ đã khẳng định con số này sẽ tăng lên £29,000 vào mùa xuân năm 2024, nhưng chưa rõ ngày nào. 

    Trước thông tin này, các nghị sĩ Đảng Bảo Thủ đã nổi giận và yêu cầu ông Rishi Sunak phải gắt gao hơn đối với cả family visa và work visa.

    Do đó vào hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Sunak đã vội vã tuyên bố rằng mức tăng cao nhất £38,700 sẽ được áp dụng vào năm 2025. Con số này thực sự ngoài tầm với so với thu nhập của 70% người lao động Anh. 

    Ông nói: "Chúng tôi nhất định sẽ tăng ngưỡng lương xin visa, chúng tôi nói được làm được, nhưng sẽ chia thành 2 giai đoạn. Nghĩa là vài tháng tới ngưỡng lương sẽ tăng, rồi lại tăng lần nữa lên £38,700 vào đầu năm 2025".

    sunak 2025

    Thời gian biểu mà ông Sunak đưa ra hơi khác với những gì Bộ Nội Vụ đã công bố vào tối thứ Năm. Bộ này nói rằng sẽ có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 ngưỡng lương sẽ tăng lên £29,000; và giai đoạn 2 là £34,500; cuối cùng là £38,700. Tuy nhiên Bộ không nói ngày cụ thể.

    Ông Sunak đang ở thế khó, vừa phải chiều lòng các nghị sĩ cánh hữu, họ muốn triệt giảm số người nhập cư thuần đến Anh xuống mức càng thấp càng tốt. 

    Tuy nhiên nếu ông làm quá quyết liệt thì các luật sư và tổ chức từ thiện sẽ phản đối. Ngay với ngưỡng lương £29,000 cũng đã vấp phải rất nhiều chỉ trích, bị coi là sự kì thị những người thu nhập thấp và góp phần chia rẽ các gia đình. Ước tính, mức lương tăng £29,000 này sẽ ảnh hưởng từ 10,000 - 20,000 người. Nhiều người sợ rằng đây sẽ là Giáng sinh cuối cùng họ được ở bên cạnh gia đình. 

    Theo thông báo trước đó, ngưỡng thu nhập £29,000 chỉ áp dụng cho những người nộp hồ sơ xin family visa lần đầu, và sẽ không ảnh hưởng tới những người gia hạn visa. 

    Mục tiêu của chính phủ Sunak là cắt giảm 300,000 người nhập cư thuần vào UK. Tuy nhiên, chính sách tăng ngưỡng lương xin family visa chỉ góp phần cắt giảm 10,000 người.

    Viethome (theo Guardian)

  • Bộ Nội Vụ dường như đã quyết định "quay xe" và tạm thời gác lại ngưỡng thu nhập £38,700 để đủ điều kiện xin family visa theo đề xuất trước đó. Thay vào đó, ngưỡng thu nhập này vẫn tăng nhưng chỉ dừng lại ở con số £29,000. Luật mới này sẽ được áp dụng từ mùa xuân 2024.

    Dù mức tăng đã giảm so với đề xuất cũ, nhưng nó vẫn lớn hơn đáng kể so với ngưỡng hiện tại là £18,600. Hiện con số mới đang chờ quốc hội phê duyệt. 

    Family visa cho phép công dân Anh bảo lãnh thành viên gia đình là người nước ngoài đến UK nếu tài chính của họ đủ điều kiện. 

    Hồi đầu tháng 12, Bộ Nội Vụ đã thông báo mức ngưỡng thu nhập đủ điều kiện bảo lãnh là £38,700. Con số này đã gây điêu đứng cho những cặp đôi và gia đình đang lên kế hoạch đoàn tụ ở UK. 

    Khoảng 75% người lao động ở UK đáp ứng được ngưỡng thu nhập hiện tại (£18,600) nhưng nếu con số này tăng lên £38,700 thì chỉ 30% người lao động đáp ứng được.

    Theo lộ trình mới, ngưỡng thu nhập ban đầu sẽ tăng lên £29,000 vào mùa xuân này, và sau đó sẽ tăng dần từng bước cho tới khi đạt mục tiêu cuối cùng là £38,700. Hiện vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể cho lộ trình này. 

    Các quỹ từ thiện cho rằng đề xuất mới của chính phủ vẫn không giải quyết được các khó khăn đối với những người bị ảnh hưởng. Việc chính phủ công bố thông tin này chỉ 4 ngày trước Giáng sinh, và 3 tuần sau khi đề xuất đầu tiên được đưa ra, khiến cho nhiều người rơi vào hoang mang. Điều đáng lo ngại nhất là, con số £29,000 vẫn rất cao so với thu nhập của phần lớn gia đình.

    shutterstock 2294191781

    Viethome (theo ITV News)

  • family visa chia cat gia dinh 1
    Công dân Anh Josie Ferrer Obiol (phải) nói cô khó mà kiếm được việc làm ở trường đại học tại Anh với thu nhập như Bộ Nội vu yêu cầu để có thể làm giấy mời chồng (bên trái) cùng sang Anh sống.

    Quy định mới nhằm giảm số người nhập cư vào Anh đang gặp phải phản đối từ một số cặp đôi người Anh đã hoặc sắp kết hôn với người nước ngoài vì “yêu cầu thu nhập quá cao” để có thể làm visa đoàn tụ gia đình.

    Từ tháng 4/2024, quy định mới - theo dự luật sắp được thông qua- yêu cầu các công ty muốn mời người lao động ở nước ngoài tới Anh làm việc thì cần phải trả lương tối thiểu 38.700 bảng một năm, tương đương 48,5 nghìn USD.

    Chính phủ tuy thế giữ biệt lệ về tiêu chuẩn thu nhập cho một số ngành nghề thiết yếu mà Anh Quốc cần, ở mức thấp hơn.

    Cùng lúc, quy định mà đảng Bảo thủ coi là trọng tâm của nghị trình lập pháp của mình cũng buộc công dân Anh hoặc người có thẻ định cư tại nước này phải chứng minh tài chính là có thu nhập năm, trước thuế lên tới 38.700 bảng thì mới có quyền đón vợ, chồng hoặc người phối ngẫu tới Anh chung sống.

    Đây là khoản tiền rất cao, tăng hơn 20 nghìn bảng so với mức từ trước tới nay: 18.600 bảng Anh/năm.

    'Không thể cưới vợ' hoặc 'đưa chồng về quê nhà sinh sống'

    Câu chuyện của một số cặp đôi Anh-ngoại kiều mà BBC News thu thập cho thấy tiêu chuẩn cấp thị thực để kết hôn, đoàn tụ gia đình mới sẽ gây khó khăn cho không ít người, thậm chí có thể khiến họ phải chia ly lâu dài.

    Một nam thanh niên ở Belfast, vùng Bắc Ireland là Lee cho BBC biết hiện anh làm nghiên cứu khoa học, có thu nhập 26 nghìn bảng/năm.

    Với quy định mới nay, khả năng Lee ngỏ lời cầu hôn với người yêu, tên là Sarah ở Malaysia rồi kết hôn đưa cô về Anh sinh sống là rất thấp.

    Năm nay 24 tuổi, anh cho hay để có thu nhập như Bộ Nội vụ yêu cầu là rất khó khăn và tình hình “thật là đen tối”.

    “Kế hoạch lập gia đình của tôi về cơ bản bị phá tan bởi quy định mới,” anh than thở.

    Josie Ferrer Obiol, một công dân Anh khác hiện đang sống với chồng người Ý là Joan ở Ancona, Ý.

    Cả hai đều làm khoa học và cưới nhau vào tháng 12/2020.

    Họ muốn về Anh sinh sống nhưng Josie cho biết để kiếm được việc trợ lý phòng thí nghiệm ở một đại học tại Anh với lương năm 38 nghìn 700 bảng “là chuyện bất khả thi”.

    family visa chia cat gia dinh 1
    Lee (phải) chỉ có đồng lương 26 nghìn bảng/năm ở Belfast nên sẽ không thể đón Sarah, hiện sống ở Malaysia về Anh sau khi cưới.

     

    Theo BBC tìm hiểu, lương cho các cấp trợ lý trong ngành giáo dục trung học, đại học đôi khi chỉ đạt trên dưới 25 nghìn bảng/năm.

    Các ngành nghề ở Anh từ hai năm qua đã đình công liên miên, đòi tăng lương nhưng chính phủ nói cần giới hạn mức tăng lương khu vực công để không đẩy lạm phát lên cao.

    Khó khăn có thể xảy đến cả với các cặp đôi đã sống ở Anh khi mà người vợ, hoặc chồng là ngoại kiều phải gia hạn visa.

    Bà Josephine Whitaker-Yilmaz, một phụ nữ Anh có chồng người Thổ Nhĩ Kỳ và hai con, hiện đang sống ở Anh nói với báo Evening Standard các quy định mới này “tàn ác”.

    Dù hiện có thu nhập cao hơn mức tối thiểu để trở thành người bảo trợ (sponsor) cho visa của chồng, bà lo rằng “nếu mất việc thì gia đình tôi phải chia ly, có thể phải đưa cả hai con đang là công dân Anh về Thổ Nhĩ Kỳ mà sống”.

    Bà nói quy định mới đã “nhắm sai chỗ” vì số các cặp đôi Anh-ngoại kiều chỉ khoảng 65-67 nghìn, và chẳng có ai được lợi gì ở đây.

    Ngoài tiền thu nhập phải cao lên, phí bảo hiểm y tế cho người xin thị thực sang Anh đoàn tụ gia đình hoặc đã ở Anh nhưng cầ gia hạn visa, cũng tăng 66%, lên trên 1000 bảng/người cho mỗi lần cấp.

    Hiện quy định mới còn chờ Quốc hội thông qua để có hiệu lực nhưng các phản ứng trong xã hội đã được truyền thông Anh ghi nhận khá nhiều.

    family visa chia cat gia dinh 1

    BBC Tiếng Việt (theo Gov.uk)

  • Chính phủ vừa đưa ra dự thảo luật 5 điểm nhằm hạn chế dòng người nhập cư hợp pháp. Theo luật này, 300.000 người đã đến Anh hợp pháp vào năm ngoái có khả năng sẽ không đủ điều kiện ở lại UK. Luật này ảnh hưởng tới visa của lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, visa của lao động kĩ năng, family visa, visa sinh viên và visa trong lĩnh vực thiếu hụt.

    1. Ngưỡng thu nhập tối thiểu đối với người xin skilled worker visa tăng gần 50%

    Những người xin skilled worker visa phải có thu nhập tối thiểu £38,700. Hiện tại, ngưỡng lương đối với hình thức visa này là £26,200/năm, tương đương £10.75/giờ.

    Như vậy, ngưỡng lương sẽ tăng 47.7% theo luật mới. Mức lương mới cao hơn mức lương bình quân toàn quốc là £34,963 tính đến tháng 4/2023.

    Dữ liệu thống kê cho thấy, chưa đến 70% người trong độ tuổi lao động có mức thu nhập thấp hơn £38,700. Như vậy, chính phủ tăng mức lương là nhằm khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm lao động tài năng ở Anh trước, thay vì phụ thuộc vào lao động nhập cư.

    - Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn có thể có thu nhập thấp hơn £38,700 vào thời điểm trước khi nộp đơn.

    - Những lao động nhận lương theo thang lương nhà nước, chẳng hạn giáo viên, cũng được miễn trừ (khỏi ngưỡng bắt buộc £38,700).

    Luật visa mới sẽ bắt đầu áp dụng vào mùa xuân tới nhưng ngày chính xác chưa được công bố.

    2. Ngưỡng thu nhập tối thiểu đối với người xin family visa cũng tăng

    Nếu muốn đưa người thân đến Anh quốc theo diện family visa thì bạn phải có mức thu nhập tối thiểu là £38,700. Con số này tăng hơn gấp đôi ngưỡng thu nhập hiện tại là £18,700.

    Family visa áp dụng cho công dân Anh hoặc Ireland, người đã có visa định cư vĩnh viễn (settled status) hoặc visa 5 năm (pre-settled status), hoặc người tị nạn được bảo vệ (refugees with protection status).

    Tính đến tháng 6/2023, có 70.000 người đến Anh quốc theo diện family visa - tăng so với con số 61.000 người vào năm trước đó.

    luat visa moi bop nghet

    3. Nhân viên chăm sóc không được mang người phụ thuộc đến UK

    Nhân viên chăm sóc khi đến Anh làm việc, sẽ không được mang theo người thân phụ thuộc (bao gồm vợ/chồng, người có quan hệ dân sự hoặc người yêu chưa cưới, và con cái dưới 18 tuổi).

    Tính đến tháng 9/2023, đã có 101.000 "health and care visa" được cấp, trong đó số lượng visa cho người phụ thuộc còn nhiều hơn nữa, lên tới 120.000 visa cấp cho người phụ thuộc.

    Các công ty thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nếu muốn bảo lãnh cho lao động nước ngoài đến Anh thì phải tuân thủ luật của Ủy ban chất lượng sức khỏe Care Quality Commission.

    Tóm lại, nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ không được mang người thân đến UK nữa.

    4. Bãi bỏ đãi ngộ "giảm ngưỡng lương yêu cầu" đối với lĩnh vực thiếu hụt

    Hiện tại, những ngành nghề trong lĩnh vực thiếu hụt lao động đang được hưởng chế độ "lương thấp", nghĩa là ngưỡng lương yêu cầu đối với những ngành này sẽ thấp hơn 20% so với mức quy định chung đối với skilled worker visa. Chế độ này nhằm thu hút lao động kĩ năng đến Anh để lấp vào chỗ trống.

    Tuy nhiên, luật mới sẽ bãi bỏ đãi ngộ này. Và chính phủ cũng đang đánh giá lại để cắt bớt danh sách ngành nghề thiếu hụt.

    5. Lộ trình của sinh viên tốt nghiệp sẽ được đánh giá lại

    Graduate visa cho phép du học sinh được ở lại UK thêm 2 năm để tìm việc sau khi hoàn thành khóa học. Chính phủ sẽ xem xét lại lộ trình này để ngăn chặn sinh viên lạm dụng nó, nhằm đảm bảo chất lượng và tính liêm khiết của giáo dục cao học ở UK.

    Ngoài ra đầu năm nay chính phủ cũng đã hạn chế việc du học sinh mang người thân đến UK. Chính phủ sẽ yêu cầu Ủy ban Tư vấn Di cư (Advisory Committee) đánh giá lại lộ trình của sinh viên tốt nghiệp để ngăn chặn họ lợi dụng graduate visa.

    6. Phí xin visa và phụ phí sức khỏe tăng

    Người xin visa sẽ phải đóng phụ phí sức khỏe nhập cư cho NHS là £1,035. Số tiền này đã tăng 66% so với con số £624 vào năm ngoái. Mức phí mới được áp dụng từ ngày 16/1/2024.

    Từ ngày 4/10/2023, phí xin visa các loại đã tăng. Cụ thể:

    - Visa làm việc và visa thăm thân tăng 15%

    - Family visa, visa định cư và visa quốc tịch tăng 20%

    - Student visa tăng 35%.

    Tham khảo biểu phí mới tại đây https://www.gov.uk/government/publications/visa-regulations-revised-table/home-office-immigration-and-nationality-fees-4-october-2023

    Viethome (theo Sky News)

  • Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố danh sách 13 sân bay cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

    Theo đó, 13 cửa khẩu hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử bao gồm:

    1. Cửa khẩu Cảng hàng không Nội Bài; 2. Cửa khẩu Cảng hàng không Cát Bi; 3. Cửa khẩu Cảng hàng không Vân Đồn; 4. Cửa khẩu Cảng hàng không Thọ Xuân; 5. Cửa khẩu Cảng hàng không Đồng Hới; 6. Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Bài; 7. Cửa khẩu Cảng hàng không Phù Cát; 8. Cửa khẩu Cảng hàng không Đà Nẵng; 9. Cửa khẩu Cảng hàng không Cam Ranh; 10. Cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; 11. Cửa khẩu Cảng hàng không Liên Khương; 12. Cửa khẩu Cảng hàng không Cần Thơ; 13. Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Quốc.

    Theo Cục Hàng không Việt Nam, danh sách trên được công bố sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết áp dụng cấp thị thực cho công dân các nước, vùng lãnh thổ các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

    Chính phủ cũng quyết định thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày với công dân 13 nước (gồm: Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Belarus) được Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

    Công dân những nước nêu trên khi nhập cảnh Việt Nam được tạm trú 45 ngày kể từ khi nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    chap nhan thi thuc dien tu

    Theo Baotintuc

  • Chính phủ quyết định cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ nhập cảnh Việt Nam, từ 15/8.

    Theo nghị quyết của Chính phủ ngày 14/8, có 13 sân bay cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng e-visa, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi, Cần Thơ, Phú Quốc, Phú Bài, Vân Đồn, Thọ Xuân, Đồng Hới, Phù Cát, Liên Khương.

    16 cửa khẩu đường bộ áp dụng e-visa, gồm: Tây Trang (Điện Biên), Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai, Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), La Lay và Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum), Mộc Bài và Xa Mát (Tây Ninh), Tịnh Biên và Vĩnh Xương (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang).

    visa nhap canh vn
    Hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài, tháng 6/2022. Ảnh: Ngọc Thành

    13 cửa khẩu đường biển áp dụng e-visa, gồm: Hòn Gai và Cẩm Phả (Quảng Ninh), Hải Phòng, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), TP HCM, Dương Đông (Kiên Giang).

    Cùng ngày, Chính phủ quyết định thời hạn tạm trú từ 15 lên 45 ngày với công dân 13 nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

    Cụ thể, các nước gồm: Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Belarus. Công dân những nước này khi nhập cảnh Việt Nam được tạm trú 45 ngày kể từ khi nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh.

    Trước đó, Quốc hội cho phép nâng thời hạn tạm trú với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày, so với thời hạn quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

    Tháng 6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó cho phép nâng thời hạn e-visa từ 30 lên 90 ngày.

    Quốc hội giao Chính phủ quyết định danh sách nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp; danh sách cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng e-visa.

    Mở rộng diện cấp và nâng thời hạn e-visa được Chính phủ và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo đòn bẩy lớn thu hút du lịch, đầu tư, hợp tác doanh nghiệp và nghiên cứu khoa học.

    Hiện nay, e-visa do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị một lần. Trước khi có nghị quyết trên, Việt Nam cấp thị thực điện tử cho công dân 80 nước.

    Theo VnExpress

  • Bài viết tâm huyết tiếp theo về Global Talent Visa của bạn Trystan Nguyen, Viethome xin chia sẻ lại cho những ai quân tâm:

    "Bài này để giải tỏa tâm lý cho các bạn, tiếp nối bài viết trước về chương trình Global Talent Visa của chính phủ Anh, với kinh nghiệm cụ thể trường hợp của mình nên sẽ hơi dài, các bạn ráng đọc nhé

    Ban đầu mình cũng nghĩ như các bạn, dịch ra Tài Năng Toàn Cầu thấy ghê gớm lắm nên đọc cho biết thôi chứ mình là cái đinh gì, đọc danh sách giải thưởng toàn Quả Cầu Vàng, Oscar, MTV này nọ, nghĩ dẹp luôn ko có cửa!!!! Lúc đọc sơ các tiêu chí, mình nhẩm lại thì có đủ hết những cái họ cần. Mình đọc lại liên tục vì nghĩ chắc họ cho thông tin tóm tắt nên thiếu, lúc đăng ký chi tiết chắc sẽ khó hơn. Nhưng mình đã nhầm! Họ viết sao trên web là yêu cầu vậy thôi. Mình xin thư tiến cử họ cho kết quả trong 5 ngày, xin visa 2 ngày ra kết quả luôn trong nốt nhạc. Lúc nhận được visa trong tay mình vẫn còn chưa tin.

    Mình nói vậy vì mình khá chắc nhiều bạn cũng có cảm giác như mình lúc đó, bán tín bán nghi, cũng chùn chân chút. Nhưng không nên các bạn. Cứ tự tin đi. Mình sẽ giải thích thêm 2 chữ may mắn là đối với mình, còn với các bạn, nếu đã biết rồi thì cứ cái gì còn thiếu, các bạn bỏ thêm chút thời gian và lên kế hoạch để đạt được nó một cách "chủ động" và nhanh nhất có thể.

    May mắn với mình là sao? Là vì nghề nghiệp của mình là Marketing, Retails, Nhà hàng, Tài chính, Kế Toán, là khối ngành kinh tế, mình làm đủ hết. Nhưng may mắn mình nhận được lại đâm bang đến từ sở thích ca hát của mình các bạn ạ!

    Mình bắt đầu đi hát từ thời sinh viên ở đại học kinh tế TPHCM, không có qua trường lớp đào tạo nhạc hay ca hát, mình cũng ko biết chơi nhạc cụ luôn, cũng chỉ xem ca hát là thú vui mỗi cuối tuần để giải tỏa căng thẳng sau giờ làm, cũng có đi thi mấy cuộc thi từ thời sinh viên để thử cảm giác sân khấu lớn. Qua đây du học thì cũng có hát nhiều cho cộng đồng.

    Nói ra mang nhục, vì đó giờ mình chưa có một bản thu âm nào gọi là tử tế để lưu lại giọng, ngay cả thu clip cũng toàn bạn bè ngồi dưới thu lại chứ mình cũng chả có, mình hát trong âm thầm vậy đó, nhiều bạn bè còn chả biết là mình đi hát, gia đình mình thì khỏi lun, chỉ biết loáng thoáng phong phanh. Tạm gọi là ca sĩ mà ko có bản thu nghe hơi chói.

    Vậy đó mà mình đã thành Global Talent nhờ ca hát. Các bạn tin nổi ko?!!! Thêm nữa, loại visa này bắt đầu từ tháng 12/2020, các chứng cứ mình có hầu như là từ trước đó, cho nên khâu chuẩn bị hồ sơ nhanh cái rẹt, vì hầu hết là có sẵn. Thế mới nói trời ném cho cục hên!

    Nói cho dài, giờ thì mình chia sẻ đã cung cấp gì cho Arts Council England, là hội đồng xét duyệt tài năng thuộc lĩnh vực của mình. Lúc đăng ký mình không ghi talent là ca sĩ, mình ghi là Performing Art, nghe chung chung hơn. Vì mình toàn hát live và biểu diễn sân khấu, các bằng chứng mình có là liên quan đến nó nhất. Ở bài này là ví dụ của mình, các bạn trong nhóm nghệ thuật văn hoá sẽ có sự tương đồng nhiều hơn như: thiết kế thời trang, vũ công, sân khấu, điện ảnh, kỹ xảo hình ảnh, dựng phim…. nói chung là nghệ thuật.

    uk global talent visa

    CÓ 2 NHÓM GIẤY TỜ PHẢI CUNG CẤP

    1. 3 thư tiến cử từ người đứng đầu của các tổ chức văn hoá nghệ thuật mà mình đã từng cộng tác. Ít nhất đến từ 2 quốc gia, và 1 bắt buộc từ UK. Nội dung thì phải theo hướng dẫn họ ghi rất rõ trên web, không dc bỏ sót cái nào. Người viết thư phải là người đứng đầu tổ chức liên quan. Bạn phải nhờ họ cung cấp thêm CV (liệt kê tiểu sử để hội đồng biết người viết thư là ai). Quan trọng nhất là người viết phải cho biết tài năng của bạn sẽ được dùng và phát triển ở Anh như thế nào.

    Tổ chức càng lâu đời và uy tín ở quốc gia của họ càng tốt. Mình hoạt động 7 năm ở UK và các nước châu Âu, đi diễn nhiều nên quen nhiều. Nhiều tổ chức giới thiệu mình là tổ chức văn hoá cộng đồng, lịch sử 10/20/30 năm uy tín ở UK và EU. Người ta cần có 3 là đủ, mình sợ rớt nên trừ hao xin luôn 7 cái, ba đến từ UK, và 4 đến từ Châu Âu. Mình định xin thêm các tổ chức ở Việt Nam như Đài Truyền hình hay mấy công ty sự kiện, vì mình có từng làm show với họ. Nhưng thôi để tổ chức ngoài VN cho họ tin mình là Global.

    Vậy bí quyết là gì. Đi nhiều nước, quen nhiều người sẽ tăng cơ hội và nhận được sự trợ giúp. Mấy bạn nếu ở Việt Nam và chưa từng qua đây, nhưng có thể tự liên hệ với các tổ chức bên này, tạo mối quan hệ công việc với họ. Vì trên thư phải nói vì sao người viết quen bạn mà giới thiệu bạn.

    2. 10 bằng chứng chứng minh bạn là global talent thuộc 3 nhóm sau. Lưu ý bạn chỉ cần 2 trong 3 nhóm là đủ.

    2.1 Giải thưởng quốc tế

    Nếu có giải lớn theo danh sách họ cho thì bạn có thể đăng ký thẳng visa luôn. Còn nếu bạn thắng giải nhỏ hơn thì đó là lý do họ mở đường cho bạn bằng việc để một cơ quan xem xét trường hợp của bạn. Nếu ko có cái này thì bạn tập trung vào hai nhóm còn lại.

    Giải thưởng quốc tế cứ hiểu đơn giản là cuộc thi được tổ chức ở cấp quốc tế, hoặc quốc gia phạm vi rộng hơn nước Anh. Đừng làm quá nó lên. Các giải thưởng phải là cấp độ chuyên nghiệp làm nghề. Giành được trong vòng 5 năm trước khi đăng ký

    Mình thắng may mắn có 2 giải chuyên nghiệp:

    Quán Quân Giọng Hát Việt Toàn Cầu 2019: cái này mặt dù cuộc thi cho người Việt nhưng được tổ chức ở Đan Mạch và thí sinh là người Việt nhưng lại đến từ nhiều nước trên thế giới như Thuỵ Điển, Đức, Hà Lan, Nauy, Phần Lan, Anh, Việt Nam… nên vẫn được tính là giải thưởng quốc tế.

    Giải Khuyến Khích Ngôi Sao Tiếng Hát Truyền Hình HTV 2011: cái này thì để trừ hao vì nó hơn 5 năm, phạm vi Việt Nam nhưng là cấp quốc gia ngoài nước Anh nên cũng tạm gọi là quốc tế đối với họ.

    Lúc đi thi mình chỉ đi cho vui thôi để được hát sân khấu lớn thôi, chứ ai ngờ có ngày lại thắng và dùng nó đâu. Các bạn có thể tìm kiếm các cuộc thi tương tự hay được tổ chức ở Châu Âu, Mỹ…. mạnh dạn thi kiếm giải, nhất nhì ba tư gì cũng dc, miễn có giải thì vui hơn

    2.2 Sự ghi nhận của truyền thông quốc tế

    Bạn phải được truyền thông ở ít nhất hai quốc gia viết bài bình luận về bạn và tài năng của bạn. Có thể là báo giấy, báo mạng, tạp chí ngành nghề…

    Mình có một số bài viết về mình trên báo, từ các trang web cộng đồng ở Anh, châu Âu, Việt Nam. Cái này rất dễ. Nếu bạn có tư liệu thì có thể liên hệ các trang báo để đưa bài đánh giá về bạn. Báo tiếng Việt cũng được. Chỉ cần dịch ra tiếng anh và chứng thực là ok

    2.3 Các bằng chứng về hoạt động làm nghề của bạn: như các xuất bản, phân phối sản phẩm, các buổi biểu diễn… phải ít nhất từ hai quốc gia giống như trên

    Có hàng chục loại bằng chứng. Có thể là các Poster/tờ rơi chương trình bạn tham gia, các hợp đồng biểu diễn chuyên nghiệp, các phát hành đĩa, link nhạc online, video clips… Họ có viết rất cụ thể về các quy định này trên web

    Trường hợp của mình thì mình không có thu âm hay phát hành nhạc, sản phẩm của mình là những chương trình tiết mục mình biểu diễn ở sân khấu. Cái này đơn giản với mình, vì mình đi diễn nhiều năm, hay đi show ở Việt Nam, Anh, Châu Âu nên mình có hàng chục poster quảng cáo có mặt mình và địa điểm tổ chức trên đó. Họ chỉ cần ít nhất 2-3 cái từ 2-3 nước, nhưng mình edit thu nhỏ trên các trang A4 cho họ 3 files 30 chục cái, toàn show ở Anh và Châu Âu nên dư lun.

    Các bạn lưu ý, những chương trình và giải thưởng ở cấp độ sinh viên sẽ không được tính là bằng chứng. Nó phải ở cấp chuyên nghiệp hết các bạn nhé. Ngoài các bằng chứng trên ra thì những cái bên dưới sẽ không được tính là bằng chứng, nhưng nó sẽ là chỉ dẫn và hỗ trợ thêm cho hội đồng đánh giá. Cho nên đây là những thứ mình đã kèm thêm:

    -CV: Liệt kê tiểu sử nghề nghiệp liên quan, số lượng events, chương trình mình từng diễn, cho họ thấy lợi ích kinh tế và tạo giá trị về văn hóa của mình.

    -Cover letter: Cái này nên thắm thiết và viết rõ thêm bạn là ai, kế hoạch làm gì trong tương lai, ko có cũng chả sao, CV cũng ok rồi.

    -Các giải thưởng huy chương vàng, giải nhất ca hát sinh viên, bằng khen trung ương hội sinh viên, giấy khen làm tình nguyện 4 năm mùa hè xanh ở Việt Nam, nói chung bao nhiêu giấy khen liên quan đến leadership, thiện nguyện, âm nhạc, văn hóa và cộng đồng… mình cung cấp hết để cho họ biết quá trình mình lăn lộn như thế nào mặc dù ko có học nhạc.

    Global Talent visa là chính sách cũ được đổi tên từ visa Tier 1 (Exceptional Talent) nhưng mở rộng để thêm loại Exceptional Promise dành cho những bạn đang ở giai đoạn đầu sự nghiệp và cần thời gian hơn để chín muồi. Có thể nói đây là cách UK làm dễ hơn chính sách nhập cư nhằm thu hút nhân tài, ko cho lọt ai luôn. Ban đầu mình đinh ninh nếu may mắn họ sẽ cho mình dạng 5 năm là Exceptional Promise nên mình làm giấy tờ toàn trừ hao làm thêm. Ai dè họ cho mình luôn Exceptional Talent loại 3 năm. Cảm giác nếu mình biết trước mình khỏi tốn 3-4 năm đi học ở UK, 2 cái bằng thạc sĩ coi như bỏ ^^, họ cũng chả cần chứng minh tiếng Anh. Nhưng nói chứ nếu bạn chọn sống ở UK thì vẫn phải biết và thậm chí nên biết giỏi một tí để mà làm hồ sơ cho chuyên nghiệp, đằng nào lúc đăng ký định cư cũng phải cần. Có visa này mình thấy rất vui, kiểu những thứ mình làm trước giờ chơi chơi nhưng lại được công nhận, nhưng công việc chính của mình vẫn là ngành kinh tế, chỉ là cuối tuần mình sẽ được tự do ca hát cho cộng đồng, bay đi đâu cũng được thoải mái nên sẽ bớt ràng buộc hơn so với hồi visa lao động T2.

    Qua ví dụ của mình thì năng khiếu vài tài năng của mình chỉ là phần nhỏ thôi, lúc mới bắt đầu hát năm 17-18 ở trường kinh tế, nhiều người la mình vì hát phô, sai chính tả… nên cũng phải tự mài và trau dồi chứ để tự nhiên là ko sài được các bạn ơi. Hầu hết những cái mà mình cho họ thấy đó là thời gian mình cọ sát và tôi luyện từ cuộc sống. Ngay cả bây giờ mình vẫn chưa dám gọi mình là ca sĩ, chỉ là người hát rong thôi, và mình giữ như vậy để tạo cảm xúc cho riêng mình.

    Còn với các bạn, nếu bạn có tham vọng lớn, bạn nghĩ mình giỏi một thứ nào đó trong những thứ mình đăng, vì còn chần chừ gì nữa, lên kế hoạch và chủ động thôi. Bài này là tham khảo cho các bạn khối văn hóa nghệ thuật. Nhưng về tinh thần và cách nhìn của các hội đồng về định nghĩa hai chữ Global Talent sẽ là khá giống nhau: là khả năng phát triển cá nhân của chính bạn và tạo giá trị cho cộng đồng. Ở những bài sau, mình sẽ chia sẻ thêm về các kỹ năng mình nghĩ các bạn trẻ sẽ cần và có thể là tham khảo thêm từ những lĩnh vực khác nếu các bạn gợi ý, mình sẽ tìm hiểu và trả lời. Còn bây giờ chúc các bạn may mắn nhé^^

    Nguồn: Trystan Nguyen (https://www.facebook.com/TrystanNguyen.Global) 

  • Công dân Việt Nam sở hữu một cuốn hộ chiếu khá hạn chế trong việc nhập cảnh tới các quốc gia khác. Với sự thiệt thòi đó, việc xin visa trở thành một nỗi e ngại. Xin visa nói chung kết quả cuối cùng cũng chỉ là “đỗ” hoặc “trượt”. Tất nhiên không ai mong muốn mình bị từ chối, nhưng nếu không chấp nhận dấn thân làm sao có hưởng thụ sau này?

    Điều lo lắng nhất của người xin visa hẳn là bị trượt. Nhưng đó không phải là con đường cùng. Bởi vì sao?

    Có thể xin visa lại ngay lập tức

    Rất nhiều người trượt visa nhưng vẫn quyết tâm xin lại. Điều này có thể do mục đích đi rất cần kíp hoặc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ lần trước, việc cung cấp các giấy tờ đã không được đảm bảo, chưa đủ bằng chứng để thuyết phục được đại sứ quán.

    Việc xin lại là hoàn toàn bình thường. Có thể lần sau phỏng vấn , nộp hồ sơ mới, bạn vẫn không được cấp visa, nhưng đó là một cơ hội để bạn giải trình rõ ràng hơn về điều kiện và mục đích lưu trú của mình. Để làm gì? Để sau này bạn có nộp lại đơn xin visa một lần nữa, bạn sẽ có cơ sở lý do để giải trình trường hợp của mình.

    Trượt visa không có nghĩa là cấm vĩnh viễn

    Lịch sử xấu, là một hạn chế khi lần sau xin visa, nhưng đó không có nghĩa là sẽ không thể xin visa đi nước khác hoặc xin lại chính nước đó. Một số nước không hề đóng dấu từ chối lên hộ chiếu, một số nước cho phép người trượt nộp lại luôn, phỏng vấn đến khi nào thuyết phục dược đại sứ quán thì thôi.

    Có thể đơn cử như Mỹ, khá khó khăn trong việc xét cấp visa nhưng các trường hợp trượt đều có thể xin một cuộc hẹn phỏng vấn mới mà không có bất cứ hạn chế gì.

    Xin visa là phải “liều”

    Khi làm visa nghĩa là bạn chấp nhận dấn thân vào một cuộc tuyển lựa. Tất nhiên sẽ có một tiêu chí sẵn để đánh giá và có chỉ tiêu về số lượng visa sẽ cấp. Như vậy, cơ hội cho mỗi người là như nhau nhưng không phải ai cũng được chọn, bạn buộc phải chấp nhận rủi ro với sự sàng lọc đó.

    Bạn bị từ chối, nghĩa là bạn chưa đáp ứng được yêu cầu của họ, về điều kiện chi trả, về mục đích chuyến đi, về người bảo lãnh, về khả năng ứng phó trong điều kiện không gian khác biệt…Đến cuối cùng, làm visa chỉ là câu chuyện của sự tin tưởng.

    Hãy chuẩn bị cho mình một con đường lui khi xin visa

    Nghe có vẻ to tát, nhưng người xin visa chỉ cần thực hiện một số thao tác cơ bản thôi:

    - Trừ các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng như việc về thăm bố mẹ lâm bệnh, công tác đột xuất thì hầu như ai cũng vạch sẵn cho mình một kế hoạch khi đi nước ngoài. Vậy thì hãy chuẩn bị thật sớm và nộp hồ sơ vào thời gian mà cơ quan lãnh sự cho phép. Đa số các nước đều cho phép nộp hồ sơ trước ngày khởi hành 3 tháng, có nước cho phép nộp hồ sơ trước 6 tháng như Úc.

    - Hãy chắc chắn về hồ sơ của mình. Tất cả các điều kiện có lợi bạn nên bổ sung đầy đủ, các đơn khai, các thông tin về sự bảo lãnh hãy hoàn thiện một cách chính xác nhất. Chúng là tất cả bằng chứng để đại sứ quán đánh giá điều kiện cũng như mục đích thật sự của chuyến đi. Nếu không chắc chắn hãy sử dụng các bên dịch vụ uy tín, hồ sơ của bạn sẽ chỉn chu hơn và đạt tỉ lệ cấp xét visa cao hơn.

    - Trường hợp trượt sẽ có đủ thời gian để cân nhắc xin visa lại, trường hợp được cấp visa rồi cũng bạn cũng sẽ an tâm để chuẩn bị chu đáo hơn cho các công việc khác trong chuyến đi của mình.

    Đừng để nước đến chân mới nhảy, hãy giữ một chút thời gian để có thể chủ động thay đổi hướng đi phù hợp hơn nhé!

     

    Viethome (theo tinnuocmy)

  • Ông Michael Gove hứa sẽ tạo cơ hội cho công dân châu Âu sống ở Anh trở thành công dân Anh miễn phí nếu ông trở thành thủ tướng.

    Bộ trưởng môi trường, người đã ném mũ vào khu vực vòng tròn cho lãnh đạo Tory hồi cuối tuần, sẽ đưa ra cơ hội này cho các công dân EU từng sống ở Anh tại thời điểm trưng cầu dân ý tháng 6 năm 2016.

    Các trợ lý của ông xác nhận lệ phí nhập tịch 1.330 bảng sẽ được miễn như một cử chỉ thiện chí. Có ba triệu công dân EU ở Anh sẽ đủ điều kiện do đáp ứng được điều kiện đã cư trú được năm năm.

    Đề xuất này sẽ chính thức được công bố vào tuần tới và đánh dấu chiến thắng cho nghị sĩ bảo thủ Alberto Costa, người đã vận động cho các quyền của công dân EU sau Brexit trong suốt nhiều tháng.

    Chương trình Tình trạng Định cư của Bộ Nội vụ, theo đó công dân EU phải chứng minh rằng họ đã sống ở Anh trong năm năm nếu không sẽ mất quyền lưu lại sau Brexit, cũng sẽ được đổi thành một chương trình đăng ký, theo kế hoạch của ông Gove.

    Ông Costa, người đang ủng hộ ông Gove trở thành người lãnh đạo, nói: "Những gì Michael đề xuất là một sự khích lệ đối với các công dân EU, những người có thể đăng ký để có được quốc tịch Anh miễn phí.

    "Họ, cũng như các công dân Anh, sẽ được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chung, do đó, con số cử tri sẽ lên tới ba triệu người trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào năm 2022.

    "Chính Đảng Bảo thủ đã khơi mào cho toàn bộ sự thất bại này, khi đề nghị tước quyền các công dân EU. Chúng tôi cần sắp xếp lại mọi việc. Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi xin lỗi và muốn nói rằng chúng tôi hoan nghênh bạn, chúng tôi muốn bạn gia nhập gia đình Anh."

    Phí nhập tịch đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, vấp phải những chỉ trích cho rằng mức phí đó trở thành rào cản cho việc đăng ký nhập tịch.

    Ông Costa đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc vào đầu năm nay rằng Chương trình Tình trạng Định cư có thể tước đi quyền của những người đã sống ở Anh trong nhiều thập kỷ nếu họ không biết rằng họ cần phải nộp đơn.

    Ông đã trao đổi với Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid về các đề xuất về quyền công dân của mình, nhưng cho biết ông Javid đã thông báo hai tuần trước rằng ông ấy sẽ không chấp thuận.

    "Bà Theresa May chưa bao giờ được chuẩn bị để làm điều này, bà ấy coi công dân EU là những con tốt có thể mặc cả và là những người đã tạo ra một bầu không khí độc hại", ông Costa nói.

    "Và Bộ trưởng Nội vụ cũng không sẵn sàng để làm điều đó. Michael Gove, người lãnh đạo chiến dịch Rời đi, đang thực hiện một cách tiếp cận khác.

    "Đây là một đề xuất hào phóng, quảng đại, và miễn phí. Đó là điều đúng đắn về mặt đạo đức và sẽ giúp Đảng Bảo thủ giải quyết tình trạng bế tắc hiện tại."

    Các nguồn tin trong nhóm của ông Gove nói rằng đề nghị này có mục đích hàn gắn sự chia rẽ do cuộc trưng cầu dân ý gây ra.

    Một nguồn tin thân cận với ông nói: "Michael Gove đã sẵn sàng thống nhất đất nước. Đảm bảo quyền của các công dân EU tại Anh thông qua một kế hoạch công khai, và đưa ra lời đề nghị cấp quyền công dân đầy hào phóng cho những người sống hợp pháp tại đây vào thời điểm trưng cầu dân ý. Đây là bước đi đầu tiên theo hướng đó.

    "Việc này hoàn toàn đúng đắn - tôn trọng lời hứa trong chiến dịch ủng hộ Rời đi rằng các công dân EU học tập, làm việc và sinh sống tại Vương quốc Anh được chào đón ở lại. Michael Gove dẫn đầu chiến dịch đó và giờ ông sẵn sàng thực hiện quy trình Brexit."

    Người nước ngoài sống ở Anh đã bày tỏ rằng họ cảm thấy họ đang ở trong tình trạng lấp lửng, vì họ hy vọng chính phủ của họ sẽ đáp lại cách tiếp cận của Anh.

    Tư cách ứng viên của ông Gove đã được công bố vào cuối tuần này và đây sẽ là một cuộc đua căng thẳng có sự tham gia của cả cựu ngoại trưởng, ông Boris Johnson.

    VietHome (Theo Sky News) 

  • Bộ Ngoại Giao Mỹ nay đòi hầu như tất cả những người nộp đơn xin visa vào Mỹ phải cho biết tên dùng cho các trang mạng xã hội, các địa chỉ email và điện thoại đã dùng.

    Đây là một sự mở rộng lớn lao trong nỗ lực của chính phủ Tổng Thống Donald Trump nhằm thanh lọc cả di dân lẫn khách du lịch Mỹ.

    Bộ Ngoại Giao Mỹ nói đã thay đổi mẫu đơn xin visa cho di dân và không di dân để yêu cầu cung cấp thêm chi tiết, gồm cả các chi tiết để “nhận diện trên mạng xã hội,” từ hầu hết những người nộp đơn, theo bản tin của AP hôm Thứ Bảy, 1 Tháng Sáu.

    Mọi di dân hay khách viếng thăm nước Mỹ đều phải qua các cuộc thanh lọc an ninh kỹ càng. (Hình minh họa: AP)

    Việc thay đổi này được đề nghị hồi Tháng Ba, 2018, dự trù sẽ ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người ngoại quốc xin visa vào Mỹ mỗi năm.

    “An ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi khi duyệt xét hồ sơ xin visa, và mọi di dân hay khách viếng thăm nước Mỹ đều phải qua các cuộc thanh lọc an ninh kỹ càng,” theo Bộ Ngoại Giao.

    “Chúng tôi thường xuyên tìm cách cải thiện tiến trình thanh lọc để bảo vệ công dân Mỹ, trong lúc cũng hỗ trợ những người muốn tới Mỹ hợp pháp,” cũng theo bản thông cáo.

    Tên đã và đang dùng trên mạng xã hội, email và các số điện thoại từng dùng trước đây chỉ đòi hỏi từ những người bị coi là phải xem xét kỹ càng hơn, thí dụ như những người từng đến các vùng do khủng bố kiểm soát. Có khoảng 65,000 người xin vào Mỹ mỗi năm được coi là ở trong thành phần này.

    Trong đòi hỏi mới của chính phủ Mỹ, những người nộp đơn xin visa vào Mỹ phải khai các tên sử dụng trên mạng xã hội, từ năm năm trở lại đây, cũng như đề nghị tình nguyện cho biết chi tiết nếu mạng sử dụng không nằm trong danh sách trên đơn.

    Ngoài ra họ cũng phải cung cấp các số điện thoại từng sử dụng, các điện thư, các chuyến đi ra ngoại quốc hay những nơi bị trục xuất trong thời gian năm năm trở lại, cùng là có người thân nào trong gia đình hoạt động cho khủng bố hay không.

    Chỉ có những người thuộc giới ngoại giao hoặc visa chính phủ mới được miễn các đòi hỏi này.

    Viethome (theo Người Việt)

  • Các cố vấn chính phủ cho biết luật di trú cần được nới lỏng đối với những người đến từ bên ngoài Châu Âu làm việc trong các lĩnh vực thú y, thiết kế trang web, tâm lý và kiến trúc.

    Ủy ban Tư vấn Di cư cho biết những công việc đó nên nằm trong danh sách cần lấp lỗ hổng trên thị trường lao động ở Anh.

    Các công việc nằm trong Danh sách Nghề nghiệp Thiếu hụt (SOL) nên được ưu tiên khi xem xét hồ sơ của các nhân công đến từ bên ngoài Khu vực Kinh tế Châu Âu.

    Đánh giá từ các cố vấn cho biết danh sách việc làm này cần được mở rộng. Theo các đề xuất này, danh sách nên chiếm 9% số việc làm trong thị trường lao động, so với khoảng 1% hiện tại.

    Tại sao phải có SOL?

    Chỉ những công nhân từ Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) - bao gồm tất cả các nước EU và Vương quốc Anh, cũng như Na Uy, Iceland và Lichtenstein - được hưởng quyền tự do di chuyển, đi lại và làm việc trong khu vực mà không cần thị thực.

    Chương trình hiện tại dành cho người di cư không thuộc EEA có tay nghề cao - được gọi là visa Tier 2 - cho phép 20.700 lao động có tay nghề cao vào Vương quốc Anh mỗi năm.

    Mức lương hiện tại cho người mang loại visa này là 30.000 bảng và ưu tiên hàng đầu được dành cho các công việc trong "Danh sách nghề nghiệp thiếu hụt".

    Nếu một chức danh công việc được bao gồm trong SOL, điều đó có nghĩa là:

    • Nhà tuyển dụng không cần phải đăng quảng cáo tuyển dụng với người lao động ở Anh. 
    • Người lao động ngoài EEA Không cần phải đáp ứng ngưỡng lương 35.800 bảng để được định cư sau 5 năm
    • Phí xin visa thấp hơn cho người lao động và gia đình họ
    • Nếu đã đủ hạn mức 20.700 người thì nghề nghiệp trong SOL được ưu tiên

    Năm ngoái, Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid đã ủy quyền cho Ủy ban Cố vấn Di cư (MAC) tiến hành đánh giá đầy đủ danh sách sau khi số người được cấp visa đã chạm hạn mức chung của Tier 2, dẫn đến một số nghề nghiệp bị từ chối.

    MAC khuyến nghị nên có một "đánh giá đầy đủ" về các thỏa thuận nghề nghiệp thiếu hụt sau khi hệ thống nhập cư trong tương lai được vạch rõ.

    Chính phủ trước đây đã nói rằng sau Brexit, những người từ EU phải tuân thủ các quy tắc nhập cư giống như những người từ nơi khác.

    Những công việc nào có / không có trong danh sách?

    Các ngành nghề trong danh sách bao gồm:

    • Nhà địa vật lý
    • Kỹ sư khai thác
    • Thiết kế hoạt hình máy tính 3D
    • Nhà thiết kế trò chơi
    • Chuyên gia an ninh mạng
    • Tư vấn thuốc cấp cứu
    • Tư vấn nhi khoa

    Báo cáo của Ủy ban Tư vấn Di cư (MAC) cho biết các ngành nghề khác đã được liệt kê nên được mở rộng để bao gồm tất cả các nghề nghiệp nằm trong nhóm danh mục, bao gồm các bác sĩ, nghệ sĩ và kỹ sư dân sự.

    Giáo sư Alan Manning, chủ tịch MAC, cho biết: "Thị trường lao động ngày nay rất khác so với thị trường mà chúng tôi đã xem xét khi bản SOL cuối cùng được công bố vào năm 2013. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã khuyến nghị mở rộng SOL để bao quát một loạt các ngành nghề trong lĩnh vực y tế, thông tin và kỹ thuật."

    Các công việc khác được đề xuất thêm vào danh sách bao gồm chuyên gia trị liệu nghề nghiệp, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp.

    Tại Scotland, danh sách này nên được mở rộng để bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư hóa học trong ngành công nghiệp hạt nhân và giáo viên tiếng Gael Scotland.

    SOL mang lại ích lợi gì cho nước Anh?

    Danh sách nghề nghiệp thiếu hụt có lợi ích thiết thực và quan trọng.

    Nó loại bỏ một số rào cản mà các nhà tuyển dụng phải vượt qua để tuyển dụng lao động từ bên ngoài EEA, cũng như giúp người lao động nước ngoài vào và định cư ở Anh dễ dàng và đỡ tốn kém hơn.

    Nhưng danh sách cũng có một chức năng khác. Nó là một lời nhắc nhở - một hồi chuông cảnh báo - cho chính phủ, ngành công nghiệp và ngành giáo dục về các lĩnh vực mà Vương quốc Anh đang thiếu hụt nhân công có kỹ năng.

    Một số thiếu hụt thị trường lao động, đặc biệt là về kỹ thuật và y tế, đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và rõ ràng đang trở nên tồi tệ hơn.

    Nó đặt ra những câu hỏi về số lượng và chất lượng đào tạo kỹ thuật và dạy nghề trong nước – liệu các trường đại học và cao đẳng đã cung cấp đầy đủ và hợp lý các môn học chưa, và liệu chúng ta đã cân nhắc đủ để lập kế hoạch cho nhu cầu lâu dài của nền kinh tế .

    Các quy tắc hiện hành đối với công dân ngoài EU là gì?

    Bất cứ ai muốn chuyển đến Vương quốc Anh từ bên ngoài EU, cũng như từ Na Uy, Iceland, Liechtenstein và Thụy Sĩ, để làm việc hoặc học tập cần phải xin một trong số các loại visa.

    Từ Visa Tier 1, dành cho các nhà đầu tư và "tài năng đặc biệt", đến Visa Tier 5 cho các chương trình giáo dục và tình nguyện ngắn hạn.

    Hai loại phổ biến nhất là visa công nhân lành nghề Tier 2 và visa sinh viên Tier 4. Hiện tại, Bộ Nội vụ không còn tiếp tục cấp Visa Tier 3 – dành cho lao động không có trình độ.

    Một số thị thực này cho phép mọi người nộp đơn mang theo người phụ thuộc như con cái và bạn đời. Một số loại visa được quyết định dựa trên hệ thống tính điểm và các tiêu chí đã trở nên hà khắc hơn trong những năm gần đây.

    Ví dụ, đối với thị thực "công nhân lành nghề" Tier 2, người xin visa hiện cần có mức lương ít nhất 30.000 bảng để có thể nộp hồ sơ, tăng gần 10.000 bảng so với năm 2011. Người xin visa sẽ nhận được nhiều điểm hơn cho mức lương cao hơn hoặc nếu công việc của họ nằm trong danh sách nghề nghiệp thiếu hụt.

    Hầu hết các loại visa đều đi kèm với các điều kiện khác, bao gồm kiến thức về tiếng Anh, cần một nhà tài trợ và người xin visa phải chấp nhận không xin trợ cấp trong một khoảng thời gian.

    VietHome (Theo BBC)

  • Khi phỏng vấn, người làm thủ tục xin visa chỉ có vài phút, và tất cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, thái độ…) sẽ được phân tích sát sao. Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi ngờ nào, dù là vô tình hay cố ý, khả năng rớt visa sẽ… rất cao.

    Vậy những dấu hiệu cơ thể nào dễ bị nghi ngờ nhất khi bạn đi phỏng vấn xin visa? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    1. Cơ thể căng cứng

    Một người nói dối sẽ lăng xăng, cơ thể bồn chồn, tay chân múa may lung tung nhưng một người nói dối cũng có thể cứng đơ, căng mình chịu trận. Tốt nhất là bạn nên thả lỏng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế một cách tự nhiên, thoải mái.

    2. Nhịp thở thay đổi

    Khi bạn quá lo lắng và căng thẳng, nhịp thở sẽ gấp gáp và nặng nề, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thả lỏng tinh thần, giữ nhịp thở đều đặn.

    3. Lắc đầu 4 phương 8 hướng, không yên

    Nếu trước khi trả lời câu hỏi mà bạn bất ngờ thay đổi tư thế và vị trí của đầu thì có thể là bạn đang nói dối. Không nên rụt đầu lại, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang một bên liên tục.

    4. Nói lặp đi lặp lại một cụm từ hoặc nói lắp bắp

    Thí dụ lãnh sự hỏi “Nếu trong lúc đi du lịch mà chính phủ có chính sách nào đó cho chị ở lại thì chị có ở không?” mà bạn trả lời liên tục lặp đi lặp lại cụm từ “tôi sẽ không…bởi vì…..”, “tôi sẽ không…..bởi vì….”, “ tôi sẽ không…..bởi vì…” thì khả năng bị đánh giá nói dối là cao.

    Nói lắp (cà lăm) cũng là một thảm họa, nếu như những câu hỏi khác bạn không lắp bắp nhưng lại bị lắp ở một câu hỏi nào đó cho thấy đó là một triệu chứng nói dối rõ rệt.

    5. Hay lấy tay che miệng lại

    Không nên lấy tay che miệng hoặc lấy ngón tay chạm môi. Hành động này không được xem là làm duyên mà bị xem là nói dối.

    6. Bàn chân không đứng yên

    Tại sao phỏng vấn bắt đứng mà không cho ngồi? Là tại vì nhìn bàn chân đoán được nhiều điều, bàn chân càng di chuyển nhiều chứng tỏ người đó đang muốn trốn thoát tình huống hiện tại.

    7. Cung cấp quá nhiều thông tin dư thừa

    Lãnh sự hỏi “Đi Mỹ/Anh bao lâu?” mà nói lan man tới tình yêu nước Mỹ/Anh ra sao, ước mơ đến Mỹ/Anh làm gì thì cũng không được đánh giá cao.

    8. Nhìn trân trối người đối diện

    Không dám nhìn thẳng thì là nói dối nhưng nhìn chằm chằm, trân trối vào người khác cũng là biểu hiện nói dối.

    Các nhân viên lãnh sự đều được huấn luyện đọc các hành vi phi ngôn ngữ vì họ đều được thông báo là tất cả giấy tờ đều có thể làm giả cho nên buổi phỏng vấn là họ muốn xem đương đơn trước mặt “có thể tin được” hay không. Do đó bạn hãy giữ cho dáng điệu tự nhiên, trả lời trực tiếp vào câu hỏi nhưng đừng như kiểu học thuộc trả bài nhé.

    Chúc các bạn thành công!

    Viethome sưu tầm

  • Bộ Nội vụ cuối cùng cũng đồng ý cấp thị thực cho cha của giám đốc điều hành Hội đồng Tị nạn Scotland sau khi quyết định từ chối trước đó bị báo chí công khai khiến dư luận phẫn nộ và trở thành tiêu điểm tranh cãi tại quốc hội.

    Ông Sabir Zazai, người chiến thắng giải thưởng Lord Provost vì nhân quyền năm 2019, muốn cha mình được nhìn thấy ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Glasgow cho các cống hiến của mình với xã hội trong 20 năm qua ở Anh.

    Nhưng Bộ Nội vụ đã từ chối, nói rằng họ không tin rằng cụ 79 tuổi sẽ trở về quê nhà Afghanistan sau buổi lễ.

    “Mẹ tôi đã qua đời vào năm ngoái mà không được gặp ba đứa cháu của mình vì Bộ Nội vụ liên tục từ chối cho bà đến thăm chúng tôi ở Anh,” ông Zazai nói. “Con gái chín tuổi của tôi tuần trước đã hỏi tôi rằng điều tương tự có xảy ra với ông của con bé không: rằng ông ấy sẽ chết trước khi các cháu được gặp lại ông ấy.”

    Mặc dù thư ký riêng của tổng giám đốc Cơ quan Nhập cư và Visa UK (UKVI) đã xác nhận quyết định từ chối trong một email cá nhân hồi đầu tháng này, nhưng Bộ Nội vụ đã gọi điện cho ông Zazai vào hôm thứ Ba (21/5) để thông báo rằng cha ông có thể đến thăm ông.

    “Họ chỉ nói rằng đã có một cuộc đánh giá và quyết định đã bị đảo ngược,” ông Zazai nói. Tôi thấy hơi ngạc nhiên vì nếu bạn đã nhận được câu trả lời không từ thư ký riêng của tổng giám đốc UKVI, sau đó dư luận lên tiếng và từ không trở thành có, điều đó cho thấy đang có tình trạng hỗn loạn trong Bộ Nội vụ.”

    Ông Zazai, một người tị nạn, là một người bạn của giám mục thành phố Coventry và chủ tịch của City of Sanctuary UK. Trường hợp của cha ông - người đã bị từ chối visa thăm thân ba lần trong tám năm qua - đã nhận được sự chú ý của các nghị sĩ và nhiều nhân vật của công chúng. Hai nghị sĩ đã đưa vấn đề này ra thảo luận trước Hạ viện.

    “Sự phản đối của người dân xung quanh trường hợp của tôi cho thấy rằng mọi người không muốn sống trong một xã hội nơi quyền cơ bản của con người - trong trường hợp của con tôi và tôi là quyền được đoàn tụ gia đình - lại phụ thuộc vào mức độ phản kháng công khai mà bạn có thể tạo ra,” ông nói.

    Hầu hết các quyền kháng cáo chống lại các quyết định nhập cư đã bị bãi bỏ vào năm 2013 dưới chính phủ liên minh Dân chủ Bảo thủ và Tự do. Chỉ một số khiếu nại liên quan đến tị nạn, hủy bỏ tình trạng tị nạn hoặc yêu cầu nhân quyền có thể được kháng cáo. Mọi người không thể kháng cáo đối với quyết định từ chối visa thăm gia đình.

    Ông Zazai nói: “Điều này đã thực sự ảnh hưởng đến tôi. Tôi đã làm việc chăm chỉ trong 20 năm qua để trở thành một phần của xã hội Anh. Tôi đã vượt qua những rào cản lớn nhưng sau đó tôi lại bị cho là không đáng tin.

    “Tuy nhiên, cuộc chiến này không chỉ là vấn đề của riêng tôi,” ông nói thêm, “Toàn bộ quá trình nộp đơn xin nhập cư được thiết kế để dẫn đến quyết định từ chối. Tôi là người có chút tiếng nói nhưng có hàng ngàn người khác phải chấp nhận sự bất công khi gia đình họ không được phép đến thăm họ.

    “Giáo sư Sir Anton Muscatelli, hiệu trưởng và phó chủ tịch hội đồng của Đại học Glasgow, cho biết: “Chúng tôi rất vui vì Bộ Nội vụ đã đảo ngược quyết định trước đó và cha của ông Sabir Zazai sẽ có thể đến Đại học Glasgow để xem con trai mình được trao bằng tiến sĩ danh dự vì những cống hiến của mình cho xã hội.”

    Bộ Nội vụ từ chối đưa ra bình luận.

    VietHome (Theo Guardian)

  • Thời gian qua VietHome nhận được nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề đăng kí visa hay xin Quốc Tịch Anh cho trẻ em đẻ ra tại đây. Nếu bố mẹ của trẻ có quốc tịch Anh thì đây là câu trả lời rất dễ dàng, nhưng nếu cả 2 "sắp được" hoặc 1 trong 2 người có Visa Vĩnh Viễn thì sao?

    Dưới đây là những thông tin Viethome tìm hiểu được xin được chia sẻ cùng các bạn.

    xin quoc tich cho tre em anh quoc

    Một trẻ sinh ra tại Anh không tự động trở thành công dân Anh. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào tình trạng của cha mẹ đứa trẻ.

    1) Nếu cha mẹ của đứa trẻ (một hoặc cả hai) là người Anh thì đứa trẻ cũng sẽ là một công dân Anh.

    2) Nếu cha mẹ của đứa trẻ (một hoặc cả hai) không phải là công dân Anh nhưng được phép định cư vĩnh viễn tại Vương quốc Anh, ví dụ Visa Vĩnh Viễn (Indefinite Leave to Remain ) hoặc Permanent Residency European theo luật chung châu Âu (EEA), thì đứa trẻ sẽ là công dân Anh (thậm chí khi cả hai cha mẹ không phải là công dân Anh).

    3) Nếu cả cha mẹ đứa trẻ không có quyền định cư Vĩnh Viễn ở Anh mà chỉ có thị thực ngắn hạn như Tier 1, Tier 2, Work Permit…thì đứa trẻ sẽ không phải là công dân Anh, mặc dù cho đứa trẻ được sinh ra tại Anh. Đứa trẻ này cũng không bắt buộc phải xin visa ngay. Bạn có thể xin visa Phụ Thuộc (Dependant) khi bố/mẹ xin gia hạn lần tiếp theo. Tuy nhiên nếu bạn có ý định cho bé du lịch ra khỏi Anh và quay lại, thì khi quay lại Anh Quốc, bé cần phải có visa.

    3.1) Nếu cha hoặc mẹ đứa trẻ có visa Vĩnh Viễn Indefinite Leave to Remain, thì đứa trẻ có thể đăng kí quốc tịch Anh, dù cho cha hoặc mẹ không đủ điều kiện để đăng kí quốc tịch Anh.

    Lấy ví dụ, mẹ và cha đứa trẻ có Tier 1 General và một thị thực phụ thuộc. Họ sinh em bé tại Anh. Vào thời điểm cha/mẹ gia hạn Tier 1, trẻ cũng sẽ có thị thực phụ thuộc Tier 1. Sau này, nếu cha/mẹ trẻ đăng kí xin Visa Vĩnh Viễn Indefinite Leave to Remain và được chấp nhận, thì trẻ có quyền xin vào công dân Anh, mặc dù cả bố mẹ vẫn chưa vào quốc tịch.

    3.2) Trẻ có cần phải xin Visa Phụ Thuộc hoặc Indefinite Leave to Remain hay không? Có tốn thêm phí lệ phí cho Bộ Nội Vụ hay không?

    Xin trả lời: Không. Nếu bạn sắp gia hạn visa của bạn, bạn có thể đợi đến lúc đó rồi làm cho bé luôn. Nhưng nếu bạn có dự đi mang bé ra khỏi Anh và quay lại trong quãng thời gian đợi đó, bạn phải xin visa vì khi quay lại Anh, hải quan sẽ cần kiểm tra thị thực visa của bé

    Với ví dụ ở trên, nếu bạn sắp xin Visa Vĩnh Viễn, bạn cũng không cần phải cho thêm bé vào hồ sơ, vì như vậy bạn phải đóng thêm lệ phí. Bạn có thể đợi sau khi bạn có Visa Vĩnh Viễn, thì đi xin vào Quốc Tịch Anh cho bé.

    4) Có gì khác nhau giữa “sẽ thành công dân Anh” và “có thể đăng kí là công dân Anh” ?

    Có 2 khái niệm mà người Việt hay nhầm lẫn. Đó là Quốc Tịch Anh và Hộ Chiếu ( Sổ Đỏ)

    Cuốn Hộ Chiếu không phải là thứ duy nhất để chứng minh bạn có quốc tịch Anh. Nó chỉ được để dùng để đi du lịch giữa các nước mà thôi.

    Giấy chứng nhận vào quốc tịch Anh mới là thứ chứng minh quyền quốc tịch của 1 người. Và phải có giấy này thì bạn mới xin được Hộ Chiếu Anh.

    Chính vì vậy, 1 người không có Hộ Chiếu Anh, không có nghĩa là họ không mang quốc tịch Anh. Chỉ đơn giản họ là công dân Anh nhưng không có nhu cầu đi lại giữa các nước.

     Theo như điều 1) và 2) ở trên, trẻ “sẽ thành công dân Anh” từ lúc sinh có nghĩa là em bé đó đã là công dân Anh, mang quốc tịch Anh sau khi đẻ ra. Cha mẹ đứa trẻ có thể xin cho trẻ hộ chiếu Anh quốc luôn, cách làm cũng tương tự như với trường hợp cha mẹ là người Anh: gửi các giấy tờ đến IPS (Identity and Passport Service), trả phí và nhận hộ chiếu.

    Theo điều 3) ở trên, trẻ sinh ra không có quyền quốc tịch Anh ngay lập tức, mà phải làm đơn xin đăng kí công dân Anh. Cha mẹ trẻ cần đăng kí thông tin với UK Border Agency, việc này tương tự như quá trình xin thị thực, trả một khoản phí và đợi quyết định. Nếu được đồng ý, cha mẹ trẻ có thể xin thị hộ chiếu Anh quốc cho trẻ bằng cách gửi thông tin cho IPS, các bước tương tự như bước bên trên.

    5)  Đơn xin quốc tịch cho trẻ dưới 18 tuổi

    Bạn có thể nộp đơn online tại đây: https://visas-immigration.service.gov.uk/product/mn1

    Còn đây là form để hướng dẫn cách điền: https://www.gov.uk/government/publications/form-mn1-guidance

    Viethome (theo Gov.uk)

  • Từ ngày 29 tháng 3 năm 2019, visa start-up mới của chính phủ đã bắt đầu được áp dụng cho người đăng ký mới. Được công bố vào tháng 6 năm ngoái, loại visa này ra đời nhằm mục đích thay thế cho Tier 1 (Graduate Entrepreneur) nhưng mang theo kỳ vọng rằng nó có thể giúp Vương quốc Anh thu hút những tài năng toàn cầu và duy trì vị thế điểm đến hàng đầu thế giới cho sáng tạo và kinh doanh của nước Anh.

    Nói một cách đơn giản, mục đích là visa khởi nghiệp sẽ giúp thu hút những người có tham vọng thành lập doanh nghiệp, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng mức năng suất và tạo việc làm lương cao cho cư dân địa phương, mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế.

    Vì vậy, hy vọng rõ ràng rất cao - nhưng loại visa này có đáp ứng được kỳ vọng?

    Đầu tiên, tin tốt là Bộ Nội vụ đã có một cách tiếp cận tiến bộ hơn trong cách đối xử với doanh nhân nước ngoài. Đối với người mới bắt đầu, những người xin visa khởi nghiệp không cần phải chứng minh rằng họ đã có tiền đầu tư vào doanh nghiệp để đảm bảo thị thực.

    Và trong khi visa Tier 1 (Graduate Entrepreneur) chỉ dành cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học thuộc Vương quốc Anh, visa khởi nghiệp dành cho bất kỳ ai có ý tưởng chuyển thành kế hoạch kinh doanh khả thi, có nghĩa là các doanh nhân tài năng và đầy tham vọng không còn bị ngăn cản thành lập doanh nghiệp ở Anh do thiếu vốn hoặc bằng cấp của Vương quốc Anh.

    Người xin visa có thể nộp đơn từ bên ngoài Anh hoặc chuyển sang lộ trình visa start-up từ visa Tier 1 (Graduate Entrepreneur), trong khi đó Tier 2 và Tier 4 phải chịu một số hạn chế nhất định. Mọi người cũng có thể chuyển từ loại visa viếng thăm nếu họ đã thực hiện các hoạt động được phép như một doanh nhân tương lai.

    Ai có thể nộp đơn?

    Người xin thị thực khởi nghiệp cần phải hoàn thành hai bộ tiêu chí, đó là Phần W3 và Phần W5 của Quy tắc Nhập cư.

    Phần W3 bao gồm các yêu cầu chung (nghĩa là chúng áp dụng cho cả các loại visa khác và không chỉ đối với visa start-up). Người nộp đơn cần trên 18 tuổi và vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh ở cấp độ B2. Quy định trước đây là cấp độ trung cấp B1.

    Người nộp đơn cũng cần phải đáp ứng yêu cầu tài chính bằng cách cho thấy họ đã tiết kiệm được £945 trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi nộp đơn. Họ không cần cung cấp bằng chứng về các khoản tiết kiệm nếu thư từ đơn vị bảo chứng của họ xác nhận rằng họ đã được tài trợ ít nhất £945.

    Phần W5 nói về sự cần thiết phải được bảo chứng bởi một tổ chức chấp nhận ý tưởng kinh doanh của ứng viên. Điều này chính là rào cản lớn nhất cho các ứng viên tiềm năng.

    Ai sẽ đánh giá ý tưởng kinh doanh?

    Giống như người tiền nhiệm visa Tier1, visa khởi nghiệp sẽ thuê các đơn vị độc lập bên ngoài đánh giá ý tưởng kinh doanh. Họ sẽ nghiên cứu kỹ một ý tưởng dựa trên tiêu chí về sự đổi mới, khả năng tồn tại và khả năng mở rộng của nó.

    Bộ Nội vụ đã lên danh sách một nhóm các đơn vị thúc đẩy và ươm mầm kinh doanh có kỹ năng hỗ trợ các doanh nhân xây dựng các doanh nghiệp và mở rộng quy mô. Bên cạnh đó là các trường đại học và các tổ chức giáo dục đại học khác.

    Các tiêu chí để trở thành đơn vị bảo chứng là gì?

    Điểm nổi bật trong hướng dẫn của Bộ Nội vụ cho các đơn vị bảo chứng là sự tự do và linh hoạt.

    Đầu tiên, họ có thể chọn chỉ bảo lãnh cho những cá nhân quen thuộc với họ hoặc những người mà họ đã làm việc cùng. Đối với danh sách các đơn vị bảo chứng bị chi phối bởi các trường đại học, các sinh viên tốt nghiệp có khả năng bị hạn chế nếu các tổ chức chỉ xác nhận sinh viên cũ của họ. Điều này cũng làm suy yếu mục tiêu mở cửa cho tất cả các nhà sáng tạo và doanh nhân của loại visa mới.

    Thứ hai, trong khi Bộ Nội vụ đã đưa ra ba tiêu chí chính cho các đơn vị bảo chứng  - sáng tạo, mức độ khả thi và khả năng mở rộng - hướng dẫn cũng thừa nhận rằng các đơn vị sẽ có tiêu chí riêng cho ý tưởng kinh doanh thành công và khuyến khích họ thực hiện phương pháp của riêng mình. Mặc dù điều này sẽ cho phép các đơn vị đánh giá ý tưởng theo cách quen thuộc với họ, nhưng nó sẽ dẫn đến các tiêu chí rất khác nhau được áp dụng bởi các đơn vị bảo chứng khác nhau và có thể tạo ra nguy cơ không công bằng và lạm dụng.

    Các tiêu chí chính đã được bổ sung trong Phần W5.2 của Quy tắc nhập cư:

    • Sáng tạo - ứng viên có kế hoạch kinh doanh độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường mới hoặc hiện có và / hoặc tạo ra lợi thế cạnh tranh không?
    • Mức độ khả thi - người nộp đơn có, hoặc họ đang tích cực phát triển, các kỹ năng, kiến ​​thức, kinh nghiệm và nhận thức thị trường cần thiết để điều hành doanh nghiệp thành công?
    • Khả năng mở rộng - có bằng chứng về kế hoạch có cấu trúc và tiềm năng tạo việc làm và tăng trưởng vào thị trường quốc gia hay không?

    Đây rõ ràng là một bước tiến đáng kể so với các yêu cầu của visa Tier 1, loại visa chỉ yêu cầu một ý tưởng chính chủ và đáng tin cậy. Chính phủ chỉ muốn những ý tưởng tham vọng và thành công nhất được chứng thực. Nhưng phát triển ý tưởng kinh doanh non trẻ vốn dĩ rất rủi ro. Phần lớn sẽ thất bại, các cơ sở ươm tạo và thúc đẩy kinh doanh hàng đầu thường nhận hỗ trợ rất nhiều doanh nhân, bởi họ chỉ cần một tỷ lệ nhỏ thành công để có thể mang lại lợi nhuận tài chính đáng kể cho các khoản đầu tư của họ.

    Với suy nghĩ này, chính phủ nên suy nghĩ lại về việc có cần thiết chỉ phân phối cho các đơn vị 25 chỉ tiêu bảo lãnh mỗi năm. Bộ Nội vụ đang đặt niềm tin rất lớn vào các đơn vị chứng thực, tin tưởng họ có thể đánh giá các hồ sơ dựa trên kỹ năng trong việc nuôi dưỡng các ý tưởng kinh doanh. Do đó, việc hạn chế số lượng là vô nghĩa.

    Visa sẽ được cấp trong bao lâu?

    Visa được cấp trong khoảng thời gian hai năm hoặc thời gian còn lại của hai năm nếu người nộp đơn trước đó đã có visa Tier 1 hoặc các hạng mục khởi nghiệp. Sau khi hết hai năm, người đó có thể chuyển sang danh mục nhà kiến tạo (innovator) dựa trên cùng một ý tưởng kinh doanh, miễn là họ vẫn có được sự chứng thực. Nhưng quá trình chuyển đổi sẽ không tự động vì các tiêu chí cho một visa innovator nghiêm ngặt hơn.

    Cố vấn và kiểm tra tiến độ

    Chính phủ cũng muốn các cơ quan bảo chứng đảm nhận vai trò cố vấn cho các doanh nhân mà họ hỗ trợ. Đối với visa khởi nghiệp, các đơn vị sẽ được yêu cầu kiểm tra tiến độ từ sáu đến 12 tháng sau khi doanh nhân nhận được visa.

    Chắc chắn các cuộc gặp mặt này có thể đảm bảo rằng ý tưởng của doanh nhân vẫn đi đúng hướng, giúp tăng cơ hội thành công. Tuy nhiên, các cuộc gặp mặt này còn có một mục đích khác. Bộ Nội vụ muốn các đơn vị bảo chứng có thể hài lòng rằng người xin visa đã duy trì tiến độ hợp lý và đang tiếp tục thực hiện nó, hoặc đang theo đuổi các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, khả thi và có thể mở rộng khác. Nếu họ không hài lòng về điều này, đơn vị bảo chứng được Bộ Nội vụ yêu cầu rút lại bảo chứng của họ. Dựa vào đó, Bộ Nội vụ có thể cân nhắc thu hồi visa của doanh nhân.

    Các cuộc gặp gỡ này sẽ rất quan trọng vì doanh nhân chỉ được ở lại Vương quốc Anh khi đơn vị bảo lãnh đồng tình với tiến độ. Hướng dẫn của bộ không đưa ra giải thích cụ thể thế nào là tiến trình hợp lý, do đó người xin visa có thể cảm thấy mơ hồ về việc liệu dự án họ đưa ra có hợp lý hay không. Điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy rất bất an về tương lai của họ và có nguy cơ bị đánh giá một cách bất công cùng rất ít cơ hội để khắc phục.

    Bộ Nội vụ có thể tính đến điều gì khác khi đưa ra quyết định?

    Một khi người nộp đơn nhận được sự bảo chứng, họ vẫn chưa chắc chắn nhận được visa. Họ vẫn phải làm đơn xin visa và rõ ràng Bộ Nội vụ sẽ không chỉ đơn giản đóng dấu visa chỉ dựa trên sự chứng thực từ các đơn vị bên ngoài. Phụ lục W chỉ ra rằng Bộ Nội vụ sẽ xem xét các yếu tố khác sau khi nhận đơn xin visa:

    • Các tài liệu người xin visa đã nộp và độ tin cậy của chúng
    • Lịch sử học hành, công việc và tình trạng nhập cư của người nộp đơn
    • Tuyên bố gửi cho các cơ quan chính phủ khác về công việc trước đây và hoạt động khác ở Anh của người nộp đơn
    • Bất kỳ thông tin liên quan nào khác

    Bộ Nội vụ cũng có thể yêu cầu thêm bằng chứng từ cơ quan bảo chứng và có thể yêu cầu người nộp đơn tham dự một cuộc phỏng vấn.

    Kết luận

    Việc Visa Start-up nhờ tới các chuyên gia bên ngoài để đánh giá ý tưởng là một cách tiếp cận táo bạo và tiến bộ nhưng nếu Bộ Nội vụ bỏ qua các khuyến nghị của họ thì tham vọng lớn và lợi ích kinh tế có thể sẽ không thành hiện thực. Hiện nay, các hồ sơ đã bắt đầu được chuyển tới hệ thống, chúng ta hãy cùng xem liệu đây chỉ là một hình thức đổi tên visa hay là một thay đổi thực sự trong thái độ, hướng tới thu hút doanh nhân nước ngoài đến Vương quốc Anh.

    VietHome (Theo Free Movement)

  • Số liệu cho thấy Bộ Nội vụ kiếm được 2 triệu bảng mỗi tháng từ phí làm quốc tịch cho trẻ em trong khi các nhà vận động cảnh báo các khoản phí đang khiến cha mẹ mắc nợ và thậm chí buộc họ phải nhịn ăn.

    Dữ liệu có được thông qua yêu cầu tự do thông tin của tổ chức cộng đồng Citizens UK cho thấy Bộ Nội vụ đang kiếm được 24 triệu bảng mỗi năm – tương đương khoảng 500.000 bảng mỗi tuần – nhờ vào chi phí cho trẻ em đăng ký quốc tịch Anh. Con số này cũng tương đương với 71.429 bảng mỗi ngày. 

    Chi phí cho một đơn xin nhập tịch cho một đứa trẻ là £1,012 trong khi chi phí xử lý là £372. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ kiếm được lợi nhuận ước tính £640 trên mỗi hồ sơ. Tất cả các khoản phí đều không được hoàn lại kể cả khi hồ sơ bị từ chối.

    Các luật sư và quỹ từ thiện cảnh báo nếu không có giấy tờ, các trẻ em đến từ những gia đình nghèo sẽ có thể không được đặt chân vào cánh cửa đại học, có nguy cơ thua thiệt khi xin việc và không thể xây dựng cuộc sống trên chính đất nước duy nhất mà các em biết.

    Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Chánh Thanh tra Biên giới và Nhập cư Độc lập (ICIBI) đề nghị Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá đầy đủ về quy trình dừng thu lệ phí.

    Ông David Bolt cũng đề nghị rằng tất cả các khoản phí nhập cư trẻ em sẽ được miễn cho những người không có khả năng chi trả.

    Nhiều người trẻ sinh ra ở đây không có bất kỳ vai trò công dân nào ở Vương quốc Anh, mặc dù các em có đủ điều kiện để nộp đơn xin quốc tịch hoặc đang trên con đường trở thành công dân. Việc này cũng ảnh hưởng đến những người đã lớn lên ở Anh và vẫn sống ở nước này.

    Cô Anathi Ngceba cho biết cô rất muốn đăng ký nhập quốc tịch Anh cho con trai Daniel 10 tuổi của mình. Nhưng đơn xin nhập cư đang chờ xử lý của người mẹ 42 tuổi này đồng nghĩa với việc cô không thể làm việc và cô đang phải vật lộn để tiết kiệm đủ tiền cho con trai của mình, người sinh ra ở Anh và chưa bao giờ rời khỏi đất nước này.

    Người phụ nữ đến từ Nam Phi này cho biết cô đã ăn ít hơn và kiềm chế không đi ra ngoài để tiết kiệm tiền.

    “Tôi cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ về chuyện này. Những người như chúng tôi không thể đủ khả năng cho những thứ này, đặc biệt khi bạn là cha mẹ đơn thân, "cô nói. "Chính phủ không cho chúng tôi cơ hội."

    Cô nói thêm: “Tôi biết sẽ đến lúc con tôi đi học đại học và nó sẽ sớm đi học trung học. Tôi biết đôi khi các trường tổ chức các chuyến đi học ở nước ngoài. Con tôi sẽ bị bỏ lại phía sau vì nó không thể tham gia. Tôi lo lắng nó sẽ cảm thấy bị cô lập. Tôi đã cố gắng hết sức để tiết kiệm. Tôi không đi ra ngoài, tôi ít chi tiêu cho mọi thứ, tôi ăn ít hơn. Tôi đến cửa hàng từ thiện để mua đồng phục cho Daniel.”

    Christine Bernard, giáo viên chủ nhiệm của trường St Mary, ở Lewisham, cho biết chi phí xin nhập tịch đã ảnh hưởng đến nhiều học sinh của cô "và gia đình họ không đủ khả năng trả phí nhưng các em sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu không có giấy tờ."

    Cô nói thêm: "Chúng tôi yêu cầu Bộ Nội vụ hãy cố gắng thấu hiểu và cho trẻ em cơ hội các em cần để có thể vươn lên và thành công.”

    Citizens UK, tổ chức đang tiến hành vận động giảm phí nhập tịch, đã phát hiện ra rằng vào năm ngoái, phí công dân trẻ em của Anh là cao nhất trong nhóm EU-15 của các nước châu Âu và cao hơn 10 lần so với Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển và Bỉ.

    Luật sư chuyên về nhập cư Colin Yeo cho biết mức phí cao sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em sau này.

    Ông nói thêm: “Việc trẻ em bị tính phí cao để trở thành công dân Anh rõ ràng có thể cô lập một số em nhỏ dựa trên thu nhập của cha mẹ các em. Điều này rõ ràng là không công bằng, thật khó hiểu tại sao Bộ Nội vụ lại áp dụng chính sách này.

    Bộ trưởng Nội vụ đảng đối lập, bà Diane Abbott, hoan nghênh các khuyến nghị của cơ quan thanh tra, và nói thêm: “Các khoản phí Bộ Nội vụ đang gây thêm áp lực lớn cho các gia đình vốn đã phải trả số tiền quá cao để xin quyền công dân.”

    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ cho biết: “Để giảm gánh nặng cho người nộp thuế ở Vương quốc Anh, mức phí phải tính đến chi phí lớn hơn liên quan đến việc điều hành hệ thống biên giới, nhập cư và quyền công dân của chúng ta, để cho những người trực tiếp hưởng lợi từ nó phải có đóng góp tài chính. Bộ trưởng Nội vụ cam kết sẽ cân nhắc việc nên hay không nên giữ khoản phí này.

    “Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có nghĩa vụ hỗ trợ những người yếu thế. Đó là lý do tại sao chúng tôi có miễn trừ phí cho những người cần nó nhất, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên đã dành một phần đáng kể cuộc sống của họ ở Vương quốc Anh.”

    VietHome (Theo Independent)

  • Bộ Giáo dục Vương quốc Anh cho biết: “Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên đại học và thạc sĩ sẽ được ở lại nước Anh thêm 6 tháng, và thời gian đối với sinh viên học tiến sĩ là 1 năm.”

    Theo thông báo của Bộ Giáo dục Anh, sinh viên quốc tế sẽ được gia hạn thị thực lên đến 1 năm để tìm việc ở quốc gia này. Quyết định này nằm trong gói các biện pháp của chính phủ nhằm tăng số lượng sinh viên nước ngoài sau khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

    Động thái này là một bước đi đột phá so với chính sách hiện tại, cho phép sinh viên ở lại nước Anh chỉ 4 tháng sau khi tốt nghiệp.

    Trong một tuyên bố mới đây, Bộ Giáo dục Anh cho biết: “Không có giới hạn về số lượng sinh viên quốc tế có thể đến học tập tại Vương quốc Anh, và để đảm bảo London có thể tiếp tục thu hút và chào đón người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu, sau khi kết thúc khóa học, sinh viên đại học và thạc sĩ sẽ được ở lại nước Anh thêm 6 tháng, và thời gian đối với sinh viên tiến sĩ là 1 năm”.


    Sinh viên quốc tế theo học tại Vương quốc Anh sẽ được ở lại thêm từ 6 tháng đến 1 năm sau khi tốt nghiệp. (Nguồn: QS)

    Ngoài ra, Chính phủ Anh cho biết sẽ xem xét các biện pháp “cải thiện quy trình cấp thị thực và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Điều này nhiều khả năng sẽ đưa ra một vài gợi ý về việc thay đổi chính sách.

    Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Bộ Thương mại Quốc tế cũng lên kế hoạch công bố chiến lược giáo dục quốc tế, trong đó có việc thu hút thêm 30% số sinh viên nước ngoài đến học tập tại Vương quốc Anh từ bậc giáo dục đại học trở lên trong vòng 10 năm tới.

    Chiến lược giáo dục này được kì vọng sẽ nâng số lượng du học sinh tại các trường đại học Anh từ 460.000 – trong đó có gần 140.000 sinh viên đến từ EU - lên 600.000 người vào năm 2030. Đây được coi là một mục tiêu đầy tham vọng trong bối cảnh các sinh viên EU sắp phải trả mức học phí cao hơn và không được hưởng các khoản vay ưu đãi sau Brexit.

    “Thời hạn Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU đang đến gần, và điều quan trọng hơn bao giờ hết là việc tiếp cận với các đối tác toàn cầu và tối đa hóa tiềm năng của Anh, bao gồm việc thu hút các sinh viên quốc tế đến Vương quốc Anh học tập thông qua những lời đề nghị giáo dục hấp dẫn,” Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh Damian Hinds cho biết.

    Phó Hiệu trưởng của Đại học Liverpool kiêm Chủ tịch Hội các trường Đại học của Vương quốc Anh Janet Bia cho biết, tổ chức nói trên đã thảo luận về chiến lược giáo dục với Chính phủ Anh trong sáu tháng qua.


    Phó hiệu trưởng của Đại học Liverpool kiêm Chủ tịch các trường Đại học của Vương quốc Anh Janet Bia. (Nguồn: University of Liverpool)

    “Sinh viên quốc tế đã và đang đóng góp đáng kể cho Vương quốc Anh, không chỉ về mặt kinh tế mà còn làm phong phú thêm môi trường giáo dục quốc tế trong các trường đại học của Anh cho tất cả các sinh viên,” Phó Hiệu trưởng Janet Bia khẳng định. Sự hiện diện của du học sinh nước ngoài tại Vương quốc Anh ước tính trị giá khoảng 26 tỷ Bảng Anh (tương đương 34 tỷ USD), và giúp duy trì hơn 200.000 việc làm ở quốc gia này.

    Bà Janet Bia nhấn mạnh: “Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh các bước đi cải thiện cơ chế cấp thị thực của chính phủ, trong đó có việc mở rộng cơ hội cho sinh viên quốc tế làm việc tại Vương quốc Anh sau khi tốt nghiệp. Chúng tôi mong muốn chính phủ sẽ có những bước đi thiết thực và mở rộng cơ hội này trong vòng ít nhất hai năm nữa.”

    VietHome (Theo Baoquocte)

  • Bộ Nội vụ đã công bố kế hoạch giới thiệu hai loại hình visa Tier 1 mới để mời gọi các doanh nhân đến với nước Anh và thu hút thêm nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

    Hai loại hình visa Tier 1 – Start-up và Innovator – sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 29/3 năm 2019, thời điểm nước Anh dự kiến rời khỏi Liên minh Châu Âu.

    Visa Start-up

    Visa Start-up là loại hình visa dành cho những người lần đầu khởi nghiệp kinh doanh ở Anh. Visa Start-up thay thế cho visa Tier 1 Graduate Entrepreneur hiện tại và sẽ được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng thay vì người mới tốt nghiệp như hiện giờ.

    Thay đổi quan trọng nhất là các doanh nhân sẽ có gấp đôi thời gian  - hai năm thay vì một năm – để gây dựng việc kinh doanh trước khi phải xin cấp lại visa. 

    Visa Innovator

    Visa Innovator là loại hình hoàn toàn mới dành cho những nhà kinh doanh đã có kinh nghiệm và có nguồn vốn đầu tư vào việc kinh doanh của mình. Họ sẽ cần khoản đầu tư 50,000 bảng thay vì 200,000 bảng như yêu cầu hiện tại đối với visa Tier 1 Entrepreneur. Sau ba năm, họ có thể xin visa lưu lại Anh nếu việc kinh doanh thuận lợi.

    Thay đổi đối với visa Tier 1 Investor

    Bộ Nội vụ cũng sẽ cải tiến loại hình visa Tier 1 Investor, bắt đầu từ 29/3. Giờ đây, người xin visa được yêu cầu chứng minh họ nắm trong tay khoản đầu tư 2 triệu bảng trong vòng hai năm thay vì 90 ngày như hiện tại, hoặc họ sẽ phải chứng minh nguồn tiền đầu tư của mình.

    Loại hình Tier 1 Investor đã được cải tiến sẽ không tính đến các khoản đầu tư dưới hình thức trái phiếu chính phủ, đồng nghĩa với việc chỉ những người đầu tư vào các doanh nghiệp Anh mới được xin cấp loại visa này.

    Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh ra sao?

    Những thay đổi lớn trong chế độ visa Tier 1 được thiết kế để khuyến khích các nhà kinh doanh quốc tế đến với nước Anh hậu Brexit và có mục đích giảm nhẹ những chỉ trích đối với các nhà đầu tư nước ngoài có các khoản đầu tư với nguồn gốc không rõ ràng.

    Việc giảm nhẹ yêu cầu đối với cả hai loại hình visa mới sẽ khuyến khích nhiều doanh nhân quốc tế gây dựng sự nghiệp kinh doanh ở Anh.

    Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cũng cần phải cẩn trọng để tránh việc quá ưu ái các doanh nghiệp mới, bởi lẽ các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng quan trọng đối với nước Anh không kém các cơ sở kinh doanh mới mẻ và nhộn nhịp.

    VietHome (Theo IM Business)