• Sau các cuộc bạo loạn, một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường và điều tra xã hội học YouGov cho thấy hơn một nửa người Anh đã chọn “người nhập cư và tị nạn” là một trong những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt - gần như ngang bằng với những lo lắng về nền kinh tế. Và, mức độ lo ngại đó của cử tri đã tăng lên cao nhất kể từ năm 2016 - thời điểm Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

    Nhưng than hồng vẫn âm ỉ cháy

    Thủ tướng Starmer quy kết các vụ bạo loạn vừa qua là “hành vi côn đồ cực hữu”. Nhưng, một số nhà phân tích chính trị cho rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ đổ lỗi cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoặc bỏ qua một số sự ủng hộ rộng rãi hơn dành cho những kẻ gây rối.

    Theo khảo sát của YouGov, 16% người được hỏi cho rằng những kẻ gây ra các bạo loạn có “mối quan ngại chính đáng” và một số lượng lớn hơn nhiều ủng hộ quan điểm rằng chính sách nhập cư là một lời giải thích cho các cuộc bạo loạn. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, có tới 57% người được hỏi cho biết tình trạng nhập cư tại Anh hiện tại là “quá cao” và chỉ 4% cho rằng “quá thấp”.

    Kể từ năm 2000, tỷ lệ dân số Vương quốc Anh sinh ra ở nước ngoài đã tăng gấp đôi, lên mức 17%. Để tiện so sánh, con số này cao hơn tỷ lệ 14% của Mỹ dù khác với Mỹ, Anh không phải là quốc gia nhập cư. Trong nhiều thập kỷ cho đến những năm 1990, số người rời đi bằng số người đến - duy trì tỷ lệ nhập cư ròng tại Anh ở mức khoảng 0. Tuy nhiên, kể từ thập kỷ đó, số người đến bắt đầu nhiều hơn số người rời đi, một quá trình diễn ra nhanh hơn khi Anh thu hút thêm nhiều người di cư hợp pháp từ khắp Liên minh châu Âu (EU): từ công nhân xây dựng Ba Lan cho đến bồi bàn Croatia. Vào thời điểm nước Anh chọn Brexit, tỷ lệ nhập cư ròng đã lên tới hơn 300.000 người/năm.

    than hong am i chay 1
    Cảnh sát chống bạo động đứng gác gần Nhà thờ Hồi giáo Southport ở Tây Bắc nước Anh sau khi những kẻ quá khích đốt phá nơi này ngày 30/7. Ảnh: New York Times.

    Brexit được kỳ vọng sẽ làm giảm lượng nhập cư hợp pháp ròng vì hầu hết công dân EU sẽ không còn có thể sống ở Anh mà không cần thị thực. Nhưng, trong khi Brexit trao cho Anh quyền kiểm soát nhiều hơn với những người nhập cư từ EU, các quy tắc về thị thực mà London đưa ra lại cho phép nhiều người hơn từ các nơi khác trên thế giới nhập cảnh vào Anh. Kết quả là lượng nhập cư hợp pháp ròng tăng nhanh, đạt mức kỷ lục là 764.000 người vào năm 2022 trước khi giảm nhẹ xuống còn 685.000 người vào năm 2023, theo số liệu thống kê của Chính phủ Anh.

    Điều này diễn ra bất chấp lời cam kết chính thức của chính phủ do đảng Bảo thủ đưa ra là sẽ giữ số lượng nhập cư ròng dưới 100.000 người/năm. Trong vài năm qua, một số người mới đến là một phần của chương trình nhân đạo giúp đỡ người Ukraine và công dân của cựu thuộc địa Hong Kong. Nhưng, tổng số đó chỉ là 102.000 người vào năm ngoái. Phần lớn người nhập cư vào Anh là những người lao động, sinh viên và những gia đình được cho phép đoàn tụ.

    Thuận lợi ít, thách thức nhiều

    Chính phủ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Sunak gần đây đã thắt chặt các quy định về thị thực, khiến những người đến Anh khó mang theo thân nhân. Điều đó có nghĩa là số lượng người nhập cư hợp pháp sẽ bắt đầu giảm trong năm nay và những năm tiếp theo. Các chương trình nhân đạo cho Ukraine và Hong Kong cũng đang dần kết thúc. Đấy là những bối cảnh thuận lợi để Thủ tướng Starmer đưa ra lời hứa giảm số người nhập cư ròng. “Chính quyền của ông Starmer sẽ thừa hưởng một làn gió thuận về số lượng di cư hợp pháp”, Rob McNeil, Phó Giám đốc Đài quan sát di cư tại Đại học Oxford, nhận định.

    Nhưng, thách thức vẫn còn rất nhiều. Thủ tướng Starmer sẽ phải cố gắng cân bằng giữa việc giảm người nhập cư ròng với thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế do tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như chăm sóc người già. Bên cạnh đó còn khả năng khôi phục quyền tự do đi lại với EU.

    Tờ Times dẫn nguồn tin từ Chính phủ Anh cho biết đảng Lao động sẽ nhượng bộ về vấn đề này như một phần trong nỗ lực thiết lập lại quan hệ với EU. Nhiều khả năng sẽ có một thỏa thuận cho phép công dân EU dưới 30 tuổi đến sống và làm việc tại Anh trong 3 năm và đổi lại, những người Anh dưới 30 tuổi có thể nhận được các quyền tương hỗ tại bất kỳ quốc gia EU nào được chỉ định.

    Việc đặt ra giới hạn thời gian và độ tuổi đối với công dân EU được làm việc tại Anh sẽ cho phép Thủ tướng Starmer tuyên bố rằng ông đã giữ lời hứa không mang lại quyền tự do đi lại hoàn toàn. Tuy nhiên, đây sẽ là một sự phân biệt mà không có nhiều khác biệt thực sự. Bởi, trong các khảo sát tại Anh chỉ ra rằng nhóm tuổi lớn nhất nhập cư ròng vào nước này là từ 20 đến 24 tuổi, tiếp theo là những người từ 25 đến 29 tuổi. Và, tự do di chuyển luôn là xu hướng của thanh niên trong khi tại EU nói chung và Nam Âu nói riêng, vấn đề thất nghiệp ở thanh niên đang rất nghiêm trọng.

    than hong am i chay 1
    Thủ tướng Keir Starmer ghi điểm khi nhanh chóng dẹp yên bạo loạn nhưng thách thức lớn hơn đối với ông là phải kiểm soát được tình trạng di cư vào Anh. Ảnh: GB News.

    Hiện tại, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý, Romania và Bồ Đào Nha đều nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 20%. “Vậy, có bao nhiêu người trẻ châu Âu có thể mong đợi đến Anh nếu một thỏa thuận như vậy được nhất trí?” - Patrick O'Flynn - cựu Nghị sĩ châu Âu và biên tập viên chính trị của tờ Daily Express đặt câu hỏi.

    Phần còn lại khó khăn hơn nữa là nhập cư bất hợp pháp, vốn đã tăng mạnh gần đây. Trong thập kỷ qua, Chính phủ Anh và Pháp đã cố gắng phối hợp để ngăn chặn người nhập cư đi qua đường hầm eo biển Manche bằng cách ẩn mình trong xe tải và các container. Nhưng, điều đó lại khiến một lượng lớn người nhập cư đi đến eo biển Manche để vượt qua biển tới Anh bằng thuyền hơi.

    Số lượng nhập cư bằng con đường này đã tăng nhanh, từ chỉ 299 người vào năm 2018 lên mức kỷ lục 45.774 người vào năm 2022 trước khi giảm xuống còn 29.437 người vào năm 2023. Nhưng, các cuộc vượt biển năm nay lại đang trên đà lập kỷ lục. Chỉ 6 tháng qua, đã có khoảng 31.000 người nhập cư vào Anh bất hợp pháp sau khi vượt Manche bằng những con thuyền mỏng manh.

    Thủ tướng Starmer đã hủy bỏ kế hoạch gửi những người xin tị nạn đến Rwanda của chính quyền trước và cho biết sẽ tập trung vào việc phá vỡ các băng nhóm tội phạm chuyên chở những người tị nạn tiềm năng. Ông cũng có kế hoạch đẩy nhanh quá trình xử lý những người xin tị nạn khi họ đã đến Anh.

    Nhưng, việc ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp luôn đi đôi với vấn đề đạo đức và áp lực từ các đảng đối lập cũng như các nhóm nhân quyền. Theo tờ Independent, Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội về kế hoạch mới nhất của chính phủ nhằm chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp vào Anh.

    Bà Cooper đã công bố việc mở rộng thêm 290 giường cho 2 trung tâm giam giữ người nhập cư (Campsfield House ở Hampshire và Haslar ở Oxfordshire) và trục xuất hơn 14.500 người nhập cư bất hợp pháp trong vòng 6 tháng tới, con số cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2018.

    Tuy nhiên, các quyết định này được mô tả là “một bước lùi” khi 2 trung tâm giam giữ người nhập cư kể trên từng bị đóng cửa do "gặp phải nhiều vấn đề" bao gồm cả tuyệt thực và tự tử. Trong khi đó, Giám đốc chương trình Quyền tị nạn và di cư của Tổ chức Ân xá quốc tế, Steve Valdez-Symonds, chỉ trích kế hoạch trục xuất người di cư là một sự “làm nóng lại” thông điệp cũ của đảng Bảo thủ về an ninh biên giới, đồng thời cảnh báo rằng cách tiếp cận “an ninh hóa” này có thể ngăn cản những người xin tị nạn thực sự tìm kiếm được nơi ẩn náu.

    Theo các nhà phân tích, kế hoạch trục xuất 14.500 người nhập cư bất hợp pháp cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho phe cực hữu. “Thay vì mở đường an toàn cho những người tị nạn cần được bảo vệ, chúng ta lại mở đường cho phe cực hữu phát triển. Kế hoạch này sẽ nuôi dưỡng cơn điên cuồng của những người cảm thấy có mối liên hệ giữa đói nghèo và nhập cư”, Weyman Bennett - đồng sáng tập tổ chức nhân quyền Stand Up To Racism, cảnh báo.

    Rõ ràng, giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp vào Anh một cách nhân đạo nhưng hiệu quả là thách thức rất lớn với chính phủ Thủ tướng Starmer, lớn hơn nhiều so với việc trấn áp những kẻ gây bạo loạn trên đường phố gần đây.

    Theo cand

  • Hội đồng Cảnh sát trưởng quốc gia Anh cho biết cảnh sát nước này đã bắt hơn 1.000 người liên quan các cuộc biểu tình bạo lực chống người nhập cư.

    Hãng Reuters dẫn thông tin từ Hội đồng Cảnh sát trưởng quốc gia Anh ngày 13-8 rằng cảnh sát nước này đã bắt hơn 1.000 người liên quan các cuộc biểu tình bạo lực chống người nhập cư.

    Trong bản cập nhật mới nhất, Hội đồng Cảnh sát trưởng Quốc gia Anh cho biết 1.024 người đã bị bắt và 575 người khác bị kết tội liên quan các cuộc biểu tình bạo lực. Trong số những người bị bắt có trẻ vị thành niên.

    “Vụ việc đáng báo động này sẽ gây ra nỗi sợ hãi thực sự cho những người có thể trở thành mục tiêu của những kẻ bạo loạn” - Công tố viên Thomas Power nói, đồng thời bày tỏ lo ngại khi nhiều người trẻ tham gia vào các vụ bạo lực.

    Tội phạm nhỏ nhất là một bé gái 13 tuổi không được nêu tên vì lý do pháp lý. Em này có liên quan đến vụ biểu tình bên ngoài Khách sạn Potters International Hotel ở Aldershot vào ngày 31/7. Tại tòa án Basingstoke Magistrates’ Court vào ngày 13/8, em gái này đã nhận tội sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực. Việc kết án sẽ diễn ra vào ngày 30/9. 

    88228291 0 image a 30 1722967565276
    Chân dung một số người biểu tình phải ra hầu tòa.

    Các cuộc bạo loạn phần lớn đã dừng lại từ khi hàng nghìn người chống phân biệt chủng tộc xuống đường biểu tình, bảo vệ các nơi dễ bị tấn công như trung tâm tư vấn nhập cư, nhà thờ Hồi giáo và khách sạn dành cho người tị nạn.

    Hassan là công dân Thụy Sĩ gốc Somalia theo đạo Hồi. Cô chuyển tới Anh sinh sống từ năm 2008 bởi cảm thấy nơi đây chào đón cộng đồng sắc tộc thiểu số hơn nơi khác ở châu Âu. Cô đang tính mở thêm lớp dạy võ.

    Tại Manchester, miền bắc nước Anh, nhóm vận động về quyền lợi người Hồi giáo Three Hijabis (Ba chiếc khăn trùm đầu), tuần trước tổ chức một hội nghị trực tuyến lớn về chủ đề tác động tâm lý của tình trạng bạo lực kỳ thị Hồi giáo. Khán giả đa phần là phụ nữ Hồi giáo.

    Shaista Aziz, giám đốc nhóm, cho hay nhiều người không dám đi xa vì lo ngại. "Hôm nay, tôi khuyên một chị bạn mà tôi vô cùng yêu quý, rằng chị ấy nên cân nhắc bỏ khăn trùm đầu để đảm bảo an toàn khi đi qua vùng đông bắc", cô nói. "Các cuộc trò chuyện tương tự đang diễn ra trong cộng đồng người Hồi giáo ở Anh".

    Thủ tướng Anh Keir Starmer, người đã ra lệnh tăng cường bảo vệ cộng đồng Hồi giáo, gọi những kẻ bạo loạn là "côn đồ phe cực hữu". Khoảng 800 người đã bị bắt, một số người đã bị truy tố và phải ngồi tù.

    Các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc vẫn có xu hướng tiếp diễn. Đối với Maki Omori, 23 tuổi, lớp học võ giúp cô chuẩn bị tinh thần tham gia biểu tình.

    "Tôi cảm thấy sợ khi nghĩ tới việc mình sẽ phải bảo vệ bản thân như thế nào", Omori nói. "Tôi muốn chắc chắn nếu có chuyện xảy ra, tôi luôn sẵn sàng ứng phó".

    Viethome (theo Reuters)

  • giam bao loan
    Cảnh sát chuẩn bị chống bạo động trong một cuộc biểu tình phản đối nhập cư cực hữu ở Newcastle, ngày 10-8. Ảnh: Arabnews

    Theo AFP, Chính phủ Anh hoan nghênh việc giảm tình trạng leo thang bạo loạn tại các thị trấn và thành phố sau vụ tấn công bằng dao khiến 3 trẻ em thiệt mạng, nhưng nhấn mạnh rằng nước Anh vẫn trong tình trạng "báo động cao".

    “Chúng tôi hoan nghênh việc giảm leo thang vào cuối tuần qua. Nhưng chúng tôi chắc chắn không chủ quan và vẫn trong tình trạng báo động cao", một phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết.

    Theo tờ Arab News ngày 9/8, mùa hè năm 2024 đã chứng kiến một làn sóng bạo loạn chưa từng có ở Anh. Các cuộc bạo loạn này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản mà còn làm dấy lên một làn sóng tranh luận sâu rộng về nguyên nhân và ý nghĩa của chúng. Từ những vụ tấn công vào các cửa hàng và nhà thờ Hồi giáo đến việc đốt cháy các khách sạn đang tiếp nhận người xin tị nạn, tình trạng bạo lực này đã thu hút sự chú ý từ cả các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà bình luận quốc tế.

    Trong bối cảnh này, phản ứng từ các lãnh đạo chính trị đã phản ánh sự nghiêm trọng của tình hình. Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer đã lên tiếng chỉ trích hành vi bạo lực và cam kết sẽ sử dụng toàn bộ sức mạnh của pháp luật để trừng trị những kẻ bạo loạn. Ông nhấn mạnh rằng đây không phải là một cuộc biểu tình hợp pháp mà là hành vi "côn đồ có tổ chức". Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan công tố Stephen Parkinson đã cảnh báo rằng một số đối tượng có thể đối mặt với cáo buộc khủng bố.

    Mặc dù các nhà lãnh đạo Anh đã xác định rõ hành vi côn đồ là nguyên nhân chính, nhưng nhiều nhà bình luận và chuyên gia cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc bạo loạn không chỉ là hành vi bạo lực đơn thuần mà còn phản ánh sự bất mãn xã hội lớn hơn. Một số ý kiến cho rằng các cuộc bạo loạn này là kết quả của sự thất vọng về chính phủ và tình trạng xã hội hiện tại.

    Theo một nguồn tin giấu tên trong ngành giáo dục, các cuộc bạo loạn này xuất phát từ sự thất vọng tích tụ lâu dài đối với tình trạng quản lý đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình di cư và những chính sách của chính phủ. Thông tin sai lệch về danh tính của kẻ gây ra vụ tấn công tại Southport đã kích động sự phẫn nộ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhóm cực hữu.

    Một yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng bạo loạn là sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Zouhir Al-Shimale, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Valent Projects, cho biết các nhóm cực hữu và những người có ảnh hưởng trực tuyến đã sử dụng mạng xã hội để khuếch đại các thông tin sai lệch và kích thích sự phẫn nộ của công chúng. Các nền tảng như X và Facebook đã trở thành công cụ quan trọng trong việc truyền bá các tuyên bố chống nhập cư và chống Hồi giáo.

    Paul Reilly, Giảng viên cao cấp tại Đại học Glasgow, chỉ ra rằng các nhà bình luận chính trị cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy diễn ngôn độc hại xung quanh vấn đề di cư. Ông cho rằng các chính trị gia và nhà bình luận đã tạo ra một môi trường tranh luận tiêu cực, góp phần làm trầm trọng thêm tình hình.

    Một yếu tố khác là tình trạng bất bình đẳng xã hội và sự phân bổ không công bằng tài nguyên. Nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo đã tạo điều kiện cho sự lan truyền của thông tin sai lệch và sự bất mãn trong cộng đồng. Sự thất vọng với chính phủ về việc không giải quyết được các vấn đề xã hội cơ bản đã dẫn đến việc tìm kiếm những đối tượng để đổ lỗi, trong đó có những người nhập cư và người xin tị nạn.

    Mặc dù có những lo ngại về tình trạng nhập cư, dữ liệu cho thấy rằng hầu hết người dân Anh không coi đây là vấn đề ưu tiên trong cuộc bầu cử gần đây. Nghiên cứu từ Noah Carl chỉ ra rằng trong cuộc bầu cử quốc gia, nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho các đảng chính trị ủng hộ di cư hơn là các đảng chống di cư. Điều này cho thấy rằng sự bất mãn không hoàn toàn chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội khác như chi phí sinh hoạt và dịch vụ công.

    Tóm lại, các cuộc bạo loạn ở Anh mùa hè năm 2024 phản ánh một sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố, bao gồm sự thất vọng về chính phủ, thông tin sai lệch trên mạng xã hội, và tình trạng bất bình đẳng xã hội. Sự kết hợp giữa các yếu tố này đã tạo ra một môi trường dễ bị kích động và dẫn đến các cuộc bạo loạn mà chúng ta đang chứng kiến.

    Theo Baotintuc

  • Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc diễn ra tại nhiều thành phố trong bối cảnh Anh rung chuyển bởi bạo loạn liên quan đến thông tin sai lệch về người nhập cư.

    Bạo loạn bùng phát tại Anh sau vụ đâm dao hàng loạt ở thành phố Southport phía Tây Bắc nước Anh hồi cuối tháng 7, khiến 3 bé gái thiệt mạng và nhiều khác bị thương.

    Những bình luận cực hữu đã góp phần lan truyền thông tin sai lệch, cho rằng nghi phạm 17 tuổi bị bắt giữ trong vụ việc là một người Hồi giáo xin tị nạn.

    Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc hôm 10-8 (giờ địa phương) đã thu hút hàng nghìn người, nhằm mục đích phản đối làn sóng bạo loạn ở một số thành phố.

    bieu tinh ram ro 1
    Người dân tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Walthamstow, Anh, ngày 7/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Đám đông biểu tình tụ tập tại London, Glasgow, Belfast, Manchester, nhiều thị trấn và thành phố khác của Anh lần thứ hai chỉ trong một tuần. Đụng độ giữa người biểu tình và những kẻ kích động chống nhập cư may mắn đã không xảy ra.

    Tại London, hàng trăm người tụ tập bên ngoài văn phòng của đảng Cải cách Vương quốc Anh do ông Nigel Farage lãnh đạo, trước khi diễu hành đến Quốc hội. Kiến trúc sư Brexit và nhiều nhân vật cực hữu khác bị cáo buộc tiếp tay cho các cuộc bạo loạn thông qua những quan điểm chống người nhập cư.

    Tại thành phố Newcastle ở Đông Bắc, các chủ cửa hàng buộc phải gia cố cửa hàng để bảo vệ tài sản trước nguy cơ từ những người biểu tình cực hữu. Lực lượng cảnh sát đã giải tán một nhóm nhỏ biểu tình chống nhập cư tại chợ Bigg nổi tiếng của thành phố và một nhóm khác với quy mô lớn hơn gần đó.

    Tại Scotland, hàng trăm người biểu tình chống phân biệt chủng tộc tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Scotland ở Edinburgh và Quảng trường George ở thành phố Glasgow.

    bieu tinh ram ro 1
    Người dân tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Walthamstow, Anh, ngày 7/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Tại Belfast (Bắc Ireland), 15.000 người tham gia cuộc biểu tình do Liên minh chống phân biệt chủng tộc tổ chức. Nhiều người mang theo biểu ngữ với thông điệp ủng hộ người di cư. Một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn phía Đông Belfast đã bị tấn công bằng bom xăng.

    * Cùng ngày 10-8, theo Reuters, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã hủy kỳ nghỉ đã lên kế hoạch vào tuần tới để tập trung đối phó đối với các cuộc bạo loạn.

    Hàng nghìn cảnh sát vẫn túc trực trong suốt cuối tuần này để đề phòng bạo lực bùng phát trở lại.

    Chính phủ Thủ tướng Starmer đã hành động nhanh chóng để đẩy nhanh quá trình xử lý những người bị bắt và bị buộc tội liên quan đến các cuộc bạo loạn.

    bieu tinh ram ro 1
    Người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở thành phố London ngày 10-8. Ảnh: Reuters

    Hôm 9-8, các cơ quan chức năng cho biết đã có 741 vụ bắt giữ kể từ khi tình trạng bất ổn bùng phát và 302 người đã bị buộc tội. Cảnh sát Anh nhận định các vụ bắt giữ có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

    Ít nhất hai người đã bị kết án phạt tù trong những ngày gần đây vì kích động thù hận chủng tộc trong các tin nhắn trên mạng xã hội.

    Bị cáo Jordan Parlour, 28 tuổi, bị kết án 20 tháng tù. Trước đó, qua các bài đăng trên Facebook, đối tượng này đã ủng hộ những phần tử cực hữu tấn công vào khách sạn Britannia được sử dụng làm nơi tạm trú cho trên 200 người xin tị nạn ở thành phố Leeds. Bị cáo Tyler Kay, 26 tuổi, sống ở Northampton, bị kết án 6 năm 2 tháng tù vì các bài đăng trên mạng xã hội X kêu gọi phóng hỏa các khách sạn cho người tị nạn tạm trú và trục xuất toàn bộ người nhập cư. Hành vi của hai đối tượng này được cho là đã góp phần châm ngòi hàng chục cuộc biểu tình cực hữu tại hơn 20 thành phố và thị trấn trên khắp nước Anh trong hơn 10 ngày gần đây.

    Theo Hanoimoi

  • Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 9/8, tòa án Anh đã kết án tù 2 đối tượng nam giới có các hành vi kích động bạo lực cực hữu trên mạng xã hội liên quan vụ đâm dao tại thị trấn Southport.

    skynews derek drummond steven mailen 6651031
    Chân dung một số đối tượng bị bắt

    Bị cáo Jordan Parlour, 28 tuổi, bị kết án 20 tháng tù vì kích động thù hận chủng tộc. Trước đó, qua các bài đăng trên Facebook, đối tượng này đã ủng hộ những phẩn tử cực hữu tấn công vào khách sạn Britannia được sử dụng làm nơi tạm trú cho trên 200 người xin tị nạn ở thành phố Leeds.

    Trong khi đó, bị cáo Tyler Kay, 26 tuổi, sống ở Northampton, bị kết án 6 năm 2 tháng tù vì các bài đăng trên X kêu gọi phóng hỏa các khách sạn cho người tị nạn tạm trú và trục xuất toàn bộ người nhập cư. Đáng chú ý, Kay đã sử dụng hình ảnh và danh tính công khai của mình khi đăng tải các bài viết kích động bạo lực và gắn thẻ "cảnh sát Northamptonshire" vào một trong những bài đăng.

    Parlour và Kay là hai đối tượng đầu tiên bị kết án vì hành vi kích động thù hận và bạo lực trực tuyến sau khi xảy ra vụ tấn công ở Southport khiến 3 trẻ em thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Hành vi của hai đối tượng này được cho là đã góp phần châm ngòi hàng chục cuộc biểu tình cực hữu tại hơn 20 thành phố và thị trấn trên khắp nước Anh trong hơn 10 ngày gần đây.

    Cũng trong ngày 9/8, tòa án địa phương tại Anh đã kết án 5 đối tượng khác với các mức án tù từ 8 tháng tù đến 2 năm rưỡi vì các hành vi như đẩy thùng rác đang cháy vào cảnh sát, ném đá vào cảnh sát, mang dao trong cuộc biểu tình.

    Nhằm ngăn chặn nguy cơ tiếp diễn các cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc và bạo loạn, Chính phủ Anh đang xem xét yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xóa các bài đăng có nội dung “có hại”, mặc dù không vi phạm luật an toàn trực tuyến.

    Trong gần 2 tuần tính từ ngày 30/7, biểu tình đã xảy ra tại ít nhất 23 thành phố và thị trấn thuộc các vùng England, Wales và Bắc Ireland của Anh. Đụng độ đã xảy ra giữa những người biểu tình cực hữu và cảnh sát, dẫn đến ít nhất 483 đối tượng quá khích bị bắt và khoảng 104 cảnh sát bị thương.

    Tình trạng bất ổn cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Một số cuộc biểu tình cực hữu được lên kế hoạch trong ngày 10/8 gồm 8 cuộc biểu tình tại Newcastle, Basildon ở Essex, Wakefield ở West Yorkshire và Yeovil ở Somerset. Dự kiến sẽ có một số cuộc biểu tình khác vào ngày 11/8 tại Swansea và Aberystwyth ở Wales; và một cuộc biểu tình lớn phản đối bạo lực gần tòa nhà quốc hội ở thủ đô London.

    Anh lên kế hoạch triển khai 5.000 cảnh sát tại vùng England và Wales để duy trì trật tự và ngăn chặn nguy cơ xảy ra biểu tình bạo loạn trong 2 ngày cuối tuần.

    Theo Baotintuc

  • Nhận cảnh báo từ trường về làn sóng tấn công dân nhập cư, Thiên Mai chuyển sang học online, sống trong nhà như thời lockdown, tìm mua vật phòng thân.

    Hết ngày làm việc, Thiên Mai xuống đường mua đồ nhưng hàng quán đồng loạt đóng cửa. Cảnh sát xuất hiện khắp nơi và trực thăng bay trên đầu. Đây là hình ảnh chưa từng xuất hiện trong hơn 1 năm sống ở Liverpool của Mai.

    "Bình thường, các cửa hàng có thể đóng cửa lúc 6h tối vào cuối tuần. Nhưng mà đến cả siêu thị cũng đóng cửa vào lúc 5h chiều thì mình thấy rất lạ. Mình hơi hoảng hốt, cảnh sát và mọi người xung quanh cũng rất nháo nhác. Cảnh sát rất nhiều đến nỗi con đường gần nhà mình cũng bị tắc. Bao quanh các tuyến phố có cả trực thăng nữa".

    "Một số người bịt mặt đập phá các cửa hàng. Họ chia thành nhiều đoàn. Mỗi đoàn từ 20-30 người. Họ rất hung hăng. Lúc ấy rất đông người và mình nghe thấy một tiếng nổ rất to. Mình thấy người ta đập phá một cửa hàng điện thoại. Mình cũng quay đầu đi về luôn".

    bao loan tai noi tuong niem nan nhan
    Cảnh sát đụng độ với người biểu tình gần nơi tổ chức tưởng niệm nạn nhân vụ đ.âm d.ao ở Southport ngày 30/7. Ảnh: AP

    Sóng biểu tình và bạo loạn nổ ra và bao trùm khắp nước Anh hơn 1 tuần qua. Đây được xem là đợt bạo loạn tồi tệ nhất 13 năm với những đám đông đốt phá trên toàn quốc. Sự việc bắt nguồn từ ngày 29/7 khiến 3 bé gái thiệt mạng và 10 người khác bị thương trong một vụ đ.âm d.ao tại Southport. Nhiều thông tin trên MXH cho rằng thủ phạm là người nhập cư, điều này đã kích động các cuộc biểu tình trên cả nước phản đối người nhập cư.

    Giới chức ghi nhận hàng loạt vụ xô xát, đánh nhau xảy ra khắp nơi bất chấp sự hiện diện của cảnh sát chống bạo động. Khi trời tối, người biểu tình bắt đầu đốt pháo sáng, xô xát với cảnh sát và những người phản đối biểu tình. 

    Tại Birmingham, đám đông mang cờ Palestine chặn xe trên đường để gây rối, tất công tài xế, trong khi một người đàn ông dùng loa phóng thanh kích động người biểu tình.

    Quốc Thái, một chủ start-up, hiện đang sống ở London cho biết, dù đã quen với văn hóa biểu tình, song đây là lần đầu tiên anh cảm nhận bản thân bị đe dọa.

    "Trước đây biểu tình ở bên này rất là bình thường, và họ chỉ đi lại. Cảnh sát cũng dẫn lối cho họ đi. Và họ cũng chỉ hô hào như thế thôi, họ không làm gì cả. Cuối tuần vừa rồi, tất cả các con đường chính đều bị cảnh sát chặn, các chuyến xe buýt đều bị hủy, mình đi bằng tàu, nhưng tàu cũng không dừng ở các khu vực có bạo loạn. Một số cửa hàng đóng cửa tới vài ngày", anh nói.

    Nhóm ủng hộ cực hữu ở Anh kêu gọi đánh đuổi người nhập cư, với những khẩu hiệu: Chặn thuyền nhập cư, sống chết cùng nước Anh. Chúng ta phải đòi lại đất nước.

    Quốc Thái kể sau đợt bài trừ người nhập cư trong dịch Covid-19, đây là lần thứ 2 anh cảm thấy lo lắng như vậy khi bản thân là một người nhập cư.

    "Trong dịch Covid, cũng có những cuộc biểu tình như thế này và cũng có những cuộc tấn công trực tiếp vào người châu Á. Lần này còn là tấn công vào người nhập cư. Mình cũng từng bị tấn công nhưng mà bằng lời nói thôi. Mọi người đều lo sợ, vừa lo sợ vừa buồn, ít nhiều mình cũng cảm thấy có sự tổn thương nhất định", Quốc Thái nói.

    Anh quyết định hủy mọi lịch trình bên ngoài, làm việc ở nhà và chuẩn bị tinh thần sống trong trạng thái hiện tại trong 3-4 tháng tới. "Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, đặc biệt mình còn là người châu Á nữa. Giống như những người nhập cư khác, mình sẽ hạn chế ra đường, tranh thủ đi siêu thị xung quanh. Sáng nào mình cũng xem báo".

    "Ở thành phố (Hull), có một nhóm tấn công 1 người châu Á đang đi xe ô tô. Họ chặn xe và đánh, đập phá cái ô tô đấy luôn. Thế nên mọi người cũng dặn nhau tuần này ở nhà, không đi ra ngoài. Bạn bè mình ở các thành phố khác liên tục cập nhật với nhau. Một người bạn của mình ở Birmingham là chủ 1 quán cafe. Anh ấy phải đóng cửa cả ngày trong tuần này. Vì các cuộc biểu tình diễn ra ở trung tâm gần quán đấy. Mình cũng hơi bất an, cũng không biết làm sao cả, chỉ biết né những con đường có biểu tình, đi tới muộn hoặc cố gắng đi vào ban ngày".

    Thiên Mai ở Liverpool cũng nhận cảnh báo từ trường vì là người châu Á. Cô chọn sống trong nhà như thời lockdown, mua vật phòng thân trong trường hợp phải ra ngoài.

    "Người ta tấn công không có mục đích, mà Southport chỉ cách mình một đoạn 20 phút đi tàu. Mình cũng không dám kể vì sợ bố mẹ lo. Trường mình có gửi cảnh báo và cho phép mình chuyển sang học online, không biết sẽ kéo dài thế này đến bao giờ. Mình định mua những vật phòng thân khi đi ra ngoài. Các siêu thị đều đóng cửa nên mình cũng chưa mua được các vật phẩm thiết yếu".

    Làn sóng biểu tình tồi tệ nhất ở Anh đã kéo dài 7 ngày liên tiếp, 2.200 cảnh sát được huy động để trấn áp bạo lực. 340 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình trên khắp cả nước, hàng chục cảnh sát bị thương phải nhập viện do bị đám đông ném gạch đá, chai lọ, vật dụng lớn vào người. 

    Thủ tướng Anh ngày 5/8 tuyên bố thành lập đội quân thường trực gồm nhiều cảnh sát đặc nhiệm, tăng tần suất làm việc của hệ thống tư pháp để xét xử nhanh những người bị bắt giữ, cảnh báo bất kì ai gây rối sẽ phải đối mặt với luật pháp cứng rắn, kể cả người kích động trên MXH.

    Hiện một số nước đã cảnh báo công dân cẩn trọng, tránh du lịch tới Anh trong bối cảnh bạo loạn.

    Theo VnExpress

  • Bản chất của tình trạng hỗn loạn và bạo lực ở nước Anh bây giờ đã biến dạng trở thành chuyện thù địch và bài xích người theo đạo Hồi, người tị nạn và người không phải là người da trắng trên đảo quốc. Gắn liền với đấy là sự trỗi dậy rất mạnh mẽ của các lực lượng cánh hữu, cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Công bằng và khách quan mà nói thì thảm trạng hiện tại ở nước Anh không phải là kết quả cầm quyền của ông Starmer và công đảng Anh mà là hậu quả của thời đảng Bảo thủ cầm quyền trước đấy.

    Đảng này trong 14 năm cầm quyền ở Anh không những không để ý, cũng như không ngăn cản sự trỗi dậy của các lực lượng cực hữu và dân túy, mà còn tạo bầu không khí chính trị - xã hội nội bộ thuận lợi cho các lực lượng này trỗi dậy bằng những chính sách kinh tế và xã hội khoét sâu khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa miền Bắc và miền Nam nước Anh; về mức độ phát triển kinh tế - xã hội; giữa người Anh và người nước ngoài, đặc biệt giữa người Anh và người theo đạo Hồi và người tị nạn.

    hau qua cua chinh sach thu dich nhap cu

    Để có được lá phiếu bầu của cử tri Anh, đảng Bảo thủ trong suốt thời gian cầm quyền đã chủ ý chơi con bài người tị nạn và di cư với những khẩu hiệu và bằng những phương cách đậm bản chất dân túy.

    Thời điểm chuyển giao chính quyền ở Anh là thời điểm chính trị không còn kiểm soát được tình hình nữa. Cho nên, hệ lụy của thời trước trở thành thách thức đối với thời sau.

    Hơn mười năm qua cũng là khoảng thời gian cả châu Âu dậy sóng và sôi động dữ dội bởi cuộc khủng hoảng tỵ nạn và di cư cũng như bởi làn sóng thù địch và bài xích người nước ngoài và đạo Hồi.

    Điều bi hài là người tị nạn và di cư cho rằng họ bị phân biệt đối xử trong khi các lực lượng cực hữu, cánh hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa lại cho rằng chính phủ đã quá ưu ái và thiên vị người nước ngoài, người di cư.

    Thủ tướng Starmer và Công đảng Anh bị bất ngờ khi cái ung nhọt bục ra quá nhanh như thể chỉ chờ có cớ và dịp để bung ra. Những biện pháp chính sách ứng phó mới được ông Starmer công bố chỉ có thể xử lý được biểu hiện chứ chưa thể giải quyết được vấn đề và vụ việc tận gốc rễ, chưa thể đưa lại được yên bình cho đảo quốc.

    Theo Hanoimoi

  • Quốc vụ khanh phụ trách cảnh sát và phòng chống tội phạm của Anh, bà Diana Johnson, ngày 8/8 cảnh báo các cuộc biểu tình có khả năng tiếp tục diễn ra trong những ngày tới, mặc dù lo ngại về bạo lực vào đêm 7/8 đã không diễn ra như dự kiến.

    canh giac bao loan tiep tuc
    Một cửa hàng bị đốt cháy trong cuộc biểu tình bạo lực tại Sunderland, Anh, ngày 2/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Phát biểu trên kênh Sky News, bà Johnson cho biết cần thận trọng sau những diễn biến đêm 7/8 khi mức độ bạo loạn và tội phạm trên đường phố không nghiêm trọng như những ngày trước.

    Tuy nhiên, bà Johnson cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu và hiện có thêm thông tin tình báo về các sự kiện được lên kế hoạch trong những ngày tới, song không nêu cụ thể số lượng và địa điểm dự kiến của các cuộc biểu tình này.

    Cảnh sát Anh ngày 7/8 đã triển khai chiến dịch quy mô lớn sau khi có thông tin về khoảng 100 cuộc biểu tình của các nhóm cực hữu được lên kế hoạch trên khắp Vương quốc Anh, với việc triển khai gần 4.000 cảnh sát chuyên về trật tự công cộng sẵn sàng ứng phó với bất ổn trong khi 2.000 cảnh sát khác được đặt trong tình trạng trực chiến.

    Lực lượng cảnh sát hùng hậu cùng số lượng áp đảo người biểu tình chống phân biệt chủng tộc khiến những người biểu tình cực hữu chùn bước. Theo ước tính của tổ chức chống kỳ thị chủng tộc "Stand up to Racism", ngày 7/8 đã có khoảng 25.000 người xuống đường phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực ở nhiều thành phố trên cả nước, trong đó có London, Birmingham, Sheffield, Liverpool, Newcastle, Bristol và Brighton. Trong khi đó, những người biểu tình cực hữu chỉ xuất hiện thành các nhóm nhỏ ở các thành phố như London, Southamption, Portsmouth, Belfast… trong đó những kẻ quá khích đụng độ cảnh sát, ném chai lọ, pháo sáng vào lực lượng này.

    Bà Johnson cho rằng những người biểu tình cực hữu không xuất hiện số lượng lớn là nhờ sự hiện diện của cảnh sát cũng như việc bắt giữ và nhanh chóng truy tố những đối tượng gây bạo loạn.

    Tuy nhiên, gần 6.000 cảnh sát trật tự công cộng sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ và trực chiến vào cuối tuần này trong bối cảnh có bằng chứng cho thấy các nhà hoạt động cực hữu đang lên kế hoạch huy động lực lượng tại các thành phố trên khắp vùng England và xứ Wales.

    Chủ tịch Hội đồng Cảnh sát trưởng quốc gia (NPCC) Gavin Stephens cảnh báo, bạo lực và phá hoại chưa kết thúc khi vẫn còn nhiều hoạt động tiềm ẩn đang được quảng cáo và lan truyền trực tuyến. Có bằng chứng cho thấy ít nhất 8 sự kiện được lên kế hoạch tại nhiều thành phố và thị trấn, trong đó có Newcastle, Basildon, Wakefield, và Yeovil vào ngày 10/8, và Swansea và Aberystwyth, xứ Wales vào ngày 11/8. Một cuộc biểu tình lớn cũng dự kiến sẽ diễn ra tại London trong ngày 11/8.

    Trong khi đó, nỗ lực truy quét và xét xử tội phạm đang tiếp tục được đẩy nhanh. Theo số liệu mới nhất, gần 500 người đã bị bắt, trong đó, 149 đối tượng bị cáo buộc phạm tội và một số người đã lĩnh án. Cảnh sát dự báo những con số hiện nay sẽ tăng lên đáng kể khi các nghi phạm sớm được đưa ra xét xử nhằm răn đe và ngăn chặn các hành vi bạo lực tiềm tàng.

    Ông Stephens nhấn mạnh ngoài việc xét xử hành vi bạo lực, nhiệm vụ quan trọng không kém là xử lý mạnh tay đối với những kẻ kích động bạo lực trực tuyến. Theo Chủ tịch NPCC, làn sóng bạo lực tuần qua là minh chứng điển hình về sự lan rộng vào thế giới thực của những hành vi kích động thù hận trực tuyến, qua đó gây mất an toàn cho cộng đồng.

    Theo TTXVN

  • Hàng nghìn người chống phân biệt chủng tộc tại nhiều thành phố Anh xuống đường phản đối chuỗi ngày bạo loạn của phe cực hữu.

    Những cuộc bạo loạn ban đêm, trong đó nhiều nhà thờ Hồi giáo và nơi cư trú của người di cư bị tấn công, diễn ra nhiều ngày liên tục ở nhiều thành phố Anh và Bắc Ireland do những tin đồn thất thiệt xung quanh vụ sát hại ba bé gái hồi cuối tháng 7.

    Nhưng vào tối 7/8, những người phản đối chống phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phát xít, với số lượng đông hơn, đã tổ chức tuần hành tại nhiều thành phố khắp nước Anh trong đó có London, Birmingham, Bristol, Liverpool và Newcastle.

    "Đường phố này là của ai? Của chúng ta!" đám đông hô vang trong cuộc biểu tình tập trung vài nghìn người ở Walthamsotw, đông bắc London. Một số người cầm biểu ngữ đề chữ "Hãy ngăn phe cực hữu lại".

    "Tôi sống ở khu vực này và chúng tôi không muốn những người đó gây rối trên đường phố nữa. Họ không đại diện cho người dân ở đây", Sara Tresilian, 58 tuổi, nhắc đến phe cực hữu. "Chúng tôi phải biểu đạt thái độ, phải nói lên quan điểm. Quan trọng nhất là phải đứng lên vì bạn bè và hàng xóm".

    nguoi anh phan doi cuc huu
    Người dân ở Westcliff, miền đông nước Anh, giơ biểu ngữ chào đón người nhập cư và phản đối phân biệt chủng tộc, ngày 7/8. Ảnh: AFP

    Andy Valentine, phó trợ lý ủy viên cảnh sát Vùng đô thị London, cảm ơn "cộng đồng dân cư đã thể hiện tinh thần đoàn kết khắp thủ đô tối nay".

    Tại Sheffield, các nhà hoạt động hô vang "Hãy nói to, hãy nói rõ, ở đây chào đón người tị nạn". Còn ở Birmingham, hàng trăm người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã tụ tập bên ngoài một trung tâm hỗ trợ người di cư, trong khi ở Brighton, khoảng 2.000 người đã xuống đường biểu tình ôn hòa.

    Một số vụ chạm trán xảy ra như tại thành phố Aldershot ở phía nam nước Anh, cảnh sát phải can thiệp khi người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đụng độ với một nhóm cực hữu la hét khẩu hiệu "Hãy ngăn chặn thuyền chở người nhập cư".

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Tại một số khu vực của London, Bristol, Oxford và Birmingham, đám đông biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc đã tụ tập với số lượng lớn. Ảnh: Getty Images.

    Chính phủ đã triển khai 6.000 cảnh sát ứng phó khoảng 100 cuộc biểu tình của phe cực hữu và phe chống phân biệt chủng tộc. Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper gửi lời cảm ơn "toàn thể lực lượng cảnh sát đang làm việc để bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng địa phương".

    Bạo lực đã nổ ra tại nhiều thành phố Anh sau khi 5 bé gái bị thương và ba bé gái 9 tuổi, 7 tuổi và 6 tuổi, bị đâm chết trong lớp học múa ở Southport, tây bắc nước Anh hôm 29/7. Thông tin thất thiệt về nghi phạm tấn công là người tị nạn Hồi giáo được chia sẻ khắp mạng xã hội. Thực tế, cảnh sát Anh thông báo nghi phạm là Axel Rudakubana, 17 tuổi, sinh ra ở Wales.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Cảnh sát Anh đang chuẩn bị cho một đêm bạo lực khác trong bối cảnh lo ngại các nhóm chống nhập cư đã lên kế hoạch nhắm mục tiêu vào hàng chục địa điểm trên khắp đất nước. Ảnh: Getty Images.

    Người biểu tình ném gạch đá, pháo sáng vào cảnh sát, phóng hỏa ôtô, tấn công nhà thờ Hồi giáo và hai khách sạn là nơi ở của người xin tị nạn. Thủ tướng Keir Starmer cảnh báo bất kỳ ai gây rối sẽ phải đối mặt với "luật pháp cứng rắn", kể cả người kích động trên mạng xã hội.

    Cảnh sát cho rằng tình trạng hỗn loạn hiện nay liên quan tới những người từng thuộc Liên đoàn Phòng vệ Anh (EDL), tổ chức cực hữu bài Hồi giáo được thành lập cách đây 15 năm và hiện không còn tồn tại. Những người ủng hộ tổ chức này từng có liên quan đến nạn hooligan bóng đá.

    Hỗn loạn kéo dài hơn một tuần đã khiến gần 430 người bị bắt và ít nhất 120 người bị truy tố, đồng thời khiến một số quốc gia cảnh báo công dân thận trọng khi tới Anh.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Cảnh sát ngăn chặn đám đông phản đối cuộc biểu tình cực hữu chống nhập cư được lên kế hoạch tại Walthamstow, London. Ảnh: Alberto Pezzali/AP.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Người đứng đầu Sở Cảnh sát Thủ đô London cho biết các sĩ quan tập trung vào việc bảo vệ các luật sư và dịch vụ di trú. Ảnh: EPA.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Ngoài hàng nghìn sĩ quan đã được triển khai, khoảng 1.300 lực lượng chuyên trách đã túc trực để phòng trường hợp xảy ra rắc rối nghiêm trọng ở London. Ảnh: Getty Images.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Thủ tướng Keir Starmer đã mô tả các vụ bạo loạn trước đó là "hành vi côn đồ cực hữu", bác bỏ mọi gợi ý rằng các cuộc bạo loạn liên quan đến chính sách nhập cư của chính phủ. Ảnh: EPA.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Các thành phố và thị trấn đã bị tàn phá bởi bạo loạn và cướp bóc trong tuần qua khi đám đông giận dữ, được những kẻ cực đoan cực hữu khuyến khích, đã đụng độ với cảnh sát và những người phản đối. Ảnh: Getty Images.

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Vài trăm người ủng hộ người nhập cư xuất hiện bên ngoài một văn phòng luật trên một con phố dân cư ở khu phố North Finchley của London. Ảnh: AP

    bieu tinh chong phan biet chung toc 1
    Cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 người và đang cân nhắc sử dụng luật "chống khủng bố" để truy tố một số kẻ bạo loạn. Ảnh: Reuters.

    VnExpress (theo AFP)

  • Du khách châu Á có thể sẽ thận trọng khi đến thăm Anh sau khi các cuộc bạo động gần đây, dẫn đến cảnh báo du lịch trước thời điểm quan trọng trong năm mà các gia đình thường lên kế hoạch cho kỳ nghỉ, các nhà phân tích cho biết.

    du khach chau a e ngai
    Khách du lịch chụp ảnh tại Piccadilly Circus ở London. Ảnh: Getty

    Bạo lực bùng phát ở Southport, miền Tây Bắc nước Anh sau vụ đâm dao khiến ba bé gái tử vong và 10 người khác bị thương dẫn đến lan truyền thông tin sai lệch rằng kẻ tấn công là người nhập cư và nhận dạng sai nghi phạm là người Hồi giáo.

    Phe ủng hộ cực hữu và những kẻ cực đoan chống nhập cư đã tấn công các khách sạn dành cho người xin tị nạn, đụng độ với cảnh sát, dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ.

    Tình trạng bất ổn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua đã khiến một số quốc gia Đông Nam Á, như Malaysia và Indonesia có đa số dân theo đạo Hồi, phải ban hành cảnh báo du lịch. Ấn Độ và Australia cũng đã cảnh báo công dân của họ tới Anh.

    "Đây là một thử thách khó khăn đối với chính phủ mới và danh tiếng của nước Anh về sự đa dạng chủng tộc và lòng khoan dung - buộc chính phủ thực hiện các bước pháp lý mạnh mẽ," Gary Bowerman, Giám đốc công ty phân tích du lịch Check-in Asia có trụ sở tại Kuala Lumpur và là đồng dẫn chương trình podcast du lịch The Southeast Asia Travel Show cho biết.

    Các điểm đến ở châu Âu đang tìm cách xây dựng lại thị trường du khách châu Á của họ, với Tuần lễ vàng của Trung Quốc vào tháng 10 và các kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới, ông nhấn mạnh.

    Tuần lễ Vàng của Trung Quốc, bắt đầu vào ngày 1/10 với Ngày Quốc khánh của nước này, là một trong những thời điểm du lịch bận rộn nhất trên toàn cầu khi hàng triệu người Trung Quốc tỏa đi khắp nơi trong nước và quốc tế.

    Tác động đến lượng du khách sẽ phụ thuộc vào "mức độ hiệu quả của chính phủ Anh trong việc ngăn chặn sự lây lan của bạo lực", chuyên gia Bowerman cho biết.

    "Cho đến nay, bạo loạn chủ yếu xảy ra ở những nơi mà khách du lịch hiếm khi đến thăm, mặc dù có những điểm nóng ở các thành phố như London và Bristol," nhà phân tích này khẳng định.

    Thủ tướng Anh Keir Starmer đã cam kết với các cộng đồng về sự an toàn, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper khẳng định chính phủ sẽ hỗ trợ cảnh sát bằng cách tăng thêm chi phí cho các sĩ quan làm thêm giờ.

    Cơ quan phòng chống tội phạm của Anh và Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ được cho là đang điều tra vai trò của các tác nhân trong việc phát tán thông tin sai lệch về các cuộc bạo loạn.

    An toàn là vấn đề

    “Nhận thức của công chúng về một điểm đến là yếu tố quan trọng trong du lịch, đặc biệt là trong thời kỳ hậu đại dịch,” ông Bowerman cho biết, đồng thời khẳng định các cuộc khảo sát người tiêu dùng ở Châu Á cho thấy sự an toàn và an ninh là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn hoặc giới thiệu một điểm đến du lịch.

    Hậu quả đối với du lịch có thể được hạn chế nếu bạo lực được ngăn chặn, vì “khách du lịch có trí nhớ ngắn hạn,” Wolfgang Georg Arlt, Giám đốc Trung tâm Du lịch Ý nghĩa có trụ sở tại Đức cho biết.

    “Nếu những điều nghiêm trọng hơn không xảy ra, thì lượng khách đến sẽ chỉ giảm trong thời gian ngắn,” nhưng an toàn và an ninh sẽ là ưu tiên hàng đầu.

    Một bộ phận du khách từ châu Á có thể không quá lo ngại về tình trạng bạo lực miễn là không lan sang các thành phố như London, Rajeev Kohli, Giám đốc điều hành chung của Creative Travel có trụ sở tại New Delhi cho biết.

    Các cuộc bạo loạn cũng xảy ra vào cuối kỳ nghỉ ở Ấn Độ, ông cho biết thêm rằng khuyến cáo du lịch của chính phủ Ấn Độ đối với Anh không ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Du khách Ấn Độ thường lên kế hoạch ít nhất 6 tháng trở lên cho các điểm đến đường dài như Anh.

    Theo Kinhtedothi

  • Ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram đang bị cáo buộc là đóng vai trò thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo loạn tại Anh sau khi một số nhóm cực hữu đã sử dụng ứng dụng này để trao đổi thông tin nhằm tổ chức và kích động biểu tình.

    telegram 2

    Theo dữ liệu của công ty phân tích trực tuyến Similarweb, số người sử dụng Telegram “trực tuyến” đã tăng vọt lên con số 3,7 triệu người vào ngày 30/7, ngày nổ ra cuộc biểu tình bạo loạn đầu tiên tại Anh khiến ít nhất 50 cảnh sát bị thương.

    Trước đó, cũng theo Similarweb, vào ngày 29/7, thời điểm xảy ra vụ đâm dao khiến 3 trẻ em thiệt mạng và 10 người khác bị thương ở thị trấn Southport, số người dùng Telegram cũng đã tăng từ mức trung bình 2,7 triệu người mỗi ngày kể từ đầu năm 2024 lên tới 3,1 triệu người.

    Các nhà chức trách, cảnh sát cũng như các nhà phân tích tại Anh cho rằng cuộc bạo loạn bắt đầu từ thị trấn ven biển ở phía Tây Bắc vùng England sau đó châm ngòi cho một làn sóng bạo lực trên khắp nước Anh được thúc đẩy và tổ chức thông qua các nền tảng trực tuyến gồm Telegram, TikTok và X.

    Ngày 7/8, tổ chức chống khủng bố Tech Against Terrorism đã ban hành cảnh báo khẩn cấp về việc Telegram được những kẻ cực đoan cánh hữu sử dụng để tổ chức các cuộc bạo loạn ở Anh. Theo tổ chức này, việc Telegram kiểm duyệt không đầy đủ các nội dung cực đoan đang góp phần gây ra bạo lực và bất ổn trên khắp nước Anh.

    Trong khi đó, cơ quan giám sát truyền thông của Anh (Ofcom) đã thúc giục các nền tảng công nghệ “chủ động” gỡ bỏ các nội dung liên quan đến các hành vi bạo lực, kích động thù hận chủng tộc hoặc thúc đẩy bạo lực.

    Telegram cho biết đội ngũ kiểm duyệt của nền tảng công nghệ này đang tích cực theo dõi tình hình và đang xóa các kênh và bài đăng có nội dung kêu gọi bạo lực. Đội ngũ kiểm duyệt sử dụng sự kết hợp giữa việc chủ động theo dõi các phần công khai của nền tảng, các công cụ AI tinh vi và báo cáo của người dùng để đảm bảo xóa các nội dung vi phạm các quy định của Telegram.

    Theo cơ quan chức năng của Anh, trong khi một số nền tảng trực tuyến đã nhanh chóng phản hồi lời kêu gọi của chính phủ Anh bằng cách xóa các bài đăng bị gắn cờ, mạng xã hội X (trước đây là Twitter) được xác định là ít phản hồi hơn và vẫn tiếp tục đăng nội dung đáng lo ngại.

    Một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các nền tảng như X, vốn thu hút lượng người dùng rộng rãi hơn, đang được sử dụng để lôi kéo người tham gia vào các mạng lưới các tổ chức cực hữu bí mật trên các nền tảng như Telegram, trong đó có các nhóm riêng tư khó theo dõi.

    Hữu Tiến (TTXVN)

  • Theo tờ The National (UAE) ngày 7/8, lực lượng cảnh sát Anh đang áp dụng một chiến thuật đặc biệt để xử lý các cuộc biểu tình bạo lực.

    canh sat dung tu xa
    Cảnh sát được triển khai để giữ trật tự khi xảy ra biểu tình sau vụ đ.âm d.ao ở Southport. Ảnh: X

    Thủ tướng Anh Keir Starmer đã cam kết rằng chính quyền nước này sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để chấm dứt những đêm bất ổn liên tiếp, đặc biệt khi người Hồi giáo và người tị nạn bị đe dọa bởi các đối tượng kích động và côn đồ cực hữu. Tuy nhiên, chiến thuật của cảnh sát Anh hiện tại chủ yếu là tránh can thiệp trực tiếp trừ khi có nguy cơ nghiêm trọng về tính mạng, được gọi là "tránh xa/quan sát từ xa".

    Lực lượng cảnh sát Anh, vốn có số lượng mỏng nhất châu Âu khi chỉ có 150.000 người bảo vệ 60,9 triệu người, đã áp dụng phương pháp này do lo ngại về nhân lực. Dù các sĩ quan chuyên trách đã sẵn sàng, nhưng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng vốn là các biện pháp ứng phó điển hình ở nhiều quốc gia khác lại không phải là lựa chọn ưu tiên tại Anh.

    Một cựu cảnh sát Anh cho biết phương pháp đang được áp dụng là tránh can thiệp trừ khi có nguy cơ bị thương hoặc tử vong, đồng thời sẽ thu thập bằng chứng để truy tố những kẻ bạo loạn sau sự kiện. Điều này khác biệt so với các quốc gia như Đức, Pháp và Tây Ban Nha, nơi cảnh sát có thể sử dụng vũ lực ngay từ đầu.

    Graham Wettone, cựu cảnh sát và hiện là chuyên gia kiểm soát đám đông, giải thích rằng việc can thiệp vào đám đông có thể khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Ông nhấn mạnh rằng cảnh sát Anh thường quan sát và hy vọng có thể xoa dịu tình hình bằng các chiến thuật truyền thông. Nếu tình hình leo thang, cảnh sát sẽ phản ứng lại nhưng chủ yếu bằng cách thu thập bằng chứng và không can thiệp ngay lập tức.

    Về phần mình, nghị sĩ Công đảng Afzal Khan, cựu sĩ quan cảnh sát của Greater Manchester chỉ trích việc cắt giảm biên chế trước đây đã dẫn đến việc mất nhiều nhân viên cảnh sát giàu kinh nghiệm. Số lượng nhân viên cảnh sát đã được phục hồi gần đây, nhưng thiếu hụt kinh nghiệm và nhân lực vẫn là vấn đề lớn.

    Anh là một trong số ít quốc gia mà cảnh sát thường không mang theo súng. Chỉ 4% cảnh sát ở Anh và xứ Wales được trang bị vũ khí. Bộ trưởng Nội vụ Anh trước đây Theresa May đã bác bỏ việc sử dụng vòi rồng vào năm 2015 với lý do có thể gây thương tích và làm gia tăng bất ổn xã hội. Hiện tại, một số cảnh sát chuyên trách có thể mang theo súng điện, nhưng không có báo cáo nào về việc sử dụng chúng trong các cuộc bạo loạn đang diễn ra trong mùa Hè này.

    Một cuộc thăm dò của YouGov cho thấy đa số người dân Anh ủng hộ việc sử dụng vòi rồng và hơi cay đối với những người biểu tình, nhưng chỉ có 19% ủng hộ việc sử dụng súng. Thủ tướng Starmer đã sử dụng thuật ngữ “gây rối loạn” thay vì “bạo loạn” để chỉ các hành vi có thể bị phạt tù 5 năm, điều này phản ánh sự phân biệt trong cách xử lý các tình huống bạo lực.

    Tóm lại, chiến thuật “quan sát từ xa” của cảnh sát Anh trong các cuộc biểu tình bạo lực phản ánh một cách tiếp cận cẩn trọng, với mục tiêu giảm thiểu tình trạng leo thang và thu thập bằng chứng cho các hành động pháp lý sau đó.

    Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo thenationalnews.com)

  • Làn sóng biểu tình bạo loạn đường phố ở các thị trấn và thành phố của nước Anh có nguy cơ để lại 'vết sẹo' đối với các cửa hàng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ tại nước này.

    Cảnh báo trên được Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhỏ (FSB), ông Martin McTague, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với báo giới. Ông nói rằng tình trạng phá hoại và hôi của tại các doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19 là rất đáng lên án.

    Vào cuối tuần, các cửa hàng đã bị đốt cháy còn các khách sạn là nơi trú ngụ của những người xin tị nạn đã trở thành mục tiêu trong các cuộc biểu tình bạo lực. Các cửa hàng bán lẻ nổi tiếng trong nước như Sainsbury’s, Greggs và Iceland cũng nằm trong tầm ngắm của những kẻ phá hoại, chịu thiệt hại đáng kể về tài sản và mất mát hàng hóa.

    Ông McTague cho hay sự hỗn loạn đang gây ra tác động tàn phá đối với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, trong khi các chuỗi cửa hàng lớn cũng phải chịu thiệt hại.

    Ông nói thêm rằng có thể sẽ mất nhiều tháng và hàng triệu bảng Anh để khắc phục các tổn thất này. Đồng thời, ông kêu gọi chính quyền trung ương và địa phương hợp tác để hỗ trợ các công ty nhỏ hơn.

    bieu tinh qua khich
    Người biểu tình quá khích đụng độ với cảnh sát Anh. Ảnh: GETTY IMAGES

    Ngoài tác động tài chính tức thời, các cuộc bạo loạn còn tạo ra bầu không khí sợ hãi cho những người lao động ngành bán lẻ và cả khách hàng.

    Khi người mua sắm lựa chọn ở trong nhà, các nhà bán lẻ đang phải đối mặt với một đòn giáng kép: Doanh số giảm và chi phí liên quan đến an ninh và sửa chữa tăng. Những thách thức này đang gây áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp vốn vẫn phải vật lộn với chi phí tăng cao và bất ổn kinh tế.

    Tiến sỹ Rachel Doern từ Đại học Goldsmiths cho biết, tác động chung của các cuộc biểu tình bạo loạn trên khắp các thị trấn và thành phố của Anh sẽ là "rất lớn".

    Bà cho biết các doanh nghiệp nhỏ, độc lập nói riêng có thể buộc phải đóng cửa vĩnh viễn, trong khi những doanh nghiệp khác có thể phải vật lộn về mặt tài chính và niềm tin trong nhiều năm tới.

    Nghiên cứu trước đây của bà về cuộc bạo loạn ở London hồi năm 2011 cho thấy hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ và độc lập bị ảnh hưởng. Cuộc bạo loạn đã khiến năm người tử vong, trong khi nhiều tài sản và cửa hàng trên khắp nước Anh bị phá hủy. Nghiên cứu ước tính rằng bốn ngày bạo loạn đó đã gây thiệt hại từ 200-500 triệu bảng Anh cho nước này do thương mại gián đoạn.

    (Nếu doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng, hãy làm theo hướng dẫn này để được bồi thường https://www.gov.uk/government/publications/riot-compensation-guidance-leaflet/riot-compensation-claims-quick-guide-for-claimants)

    Bên cạnh đó, ông McTague cũng đặt câu hỏi về cách các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hoạt động dọn dẹp cần thiết như thế nào.

    Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các công ty bảo hiểm Anh cho biết, các thiệt hại vật chất đối với nhà cửa hoặc doanh nghiệp đã được bảo hiểm theo tiêu chuẩn của hầu hết các hợp đồng bảo hiểm hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

    Một số hợp đồng cũng sẽ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có địa điểm không bị hư hại nhưng có thể phải đóng cửa và mất doanh thu sau đó. Người phát ngôn của hiệp hội cho biết tốt nhất là các công ty nên trao đổi với công ty bảo hiểm của họ càng sớm càng tốt.

    Thiệt hại không chỉ giới hạn ở các cửa hàng riêng lẻ. Các nhà bán lẻ quốc tế có thể không muốn tham gia thị trường Anh hoặc mở rộng hoạt động của mình trước tình hình bất ổn như vậy.

    Điều này có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa đến nền kinh tế, dẫn đến tình trạng mất việc làm và giảm doanh thu thuế cho chính phủ. Khi mọi chuyện lắng xuống, ngành bán lẻ Anh sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là tái thiết và phục hồi.

    Theo giới quan sát, Chính phủ Anh và chính quyền địa phương phải hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ để cung cấp hỗ trợ và nguồn lực giúp họ phục hồi sau những tổn thất này. Ngoài ra, chính phủ cần phải giải quyết ngay các yếu tố kinh tế và xã hội cơ bản góp phần gây ra bạo loạn để ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra trong tương lai.

    Chưa thể ước tính ngay mức độ thiệt hại mà các cuộc biểu tình bạo loạn gây ra đối với ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế Anh nói chung. Tuy nhiên, rõ ràng là các cuộc bạo loạn đã gây ra một vết thương đáng kể và lâu dài cho một nền kinh tế vốn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

    (Nếu doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng, hãy làm theo hướng dẫn này để được bồi thường https://www.gov.uk/government/publications/riot-compensation-guidance-leaflet/riot-compensation-claims-quick-guide-for-claimants)

    Các vụ biểu tình bạo loạn xảy ra trên khắp nước Anh sau vụ đâm dao khiến ba bé gái thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Nghi phạm Axel Rudakubana, 17 tuổi, sinh ra tại Cardiff và sống tại làng Banks, hạt Lancashire cách Southport vài dặm về phía Bắc, đã bị buộc tội ba tội giết người và 10 tội cố ý giết người.

    Tuy nhiên, trước khi danh tính của nghi phạm được xác nhận, trên mạng xã hội đã lan truyền các thông tin sai sự thật rằng đối tượng là người Hồi giáo đến Anh bất hợp pháp bằng thuyền và đang xin tị nạn. Sau những thông điệp này, các thành viên cực hữu đã xuống đường biểu tình phản đối nhập cư và bài Hồi giáo tại các thành phố trên khắp nước Anh. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa phe biểu tình cực hữu với cảnh sát hoặc với các nhóm biểu tình đối lập.

    Trong đợt bùng phát bất ổn dân sự tồi tệ nhất tại Anh trong 13 năm qua, tập trung tại nhiều thành phố của vùng England và Bắc Ireland, cho đến nay cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 đối tượng có các hành vi gây rối trật tự công cộng.

    Hương Thủy/TTXVN (Tổng hợp)

  • Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chỉ trích tuyên bố của tỉ phú Elon Musk rằng 'nội chiến ở Anh là điều không thể tránh khỏi', đề cập đến tình trạng biểu tình bạo loạn ở Anh cuối tuần qua.

    thu tuong anh chi trich ong musk
    Tình nguyện viên dọn dẹp đường phố sau bạo loạn ở Middlesbrough, Anh, ngày 5-8 - Ảnh: AFP

    Hơn một chục thành phố và thị trấn ở Anh chìm trong các cuộc biểu tình bạo loạn vào cuối tuần qua, bắt nguồn từ một vụ tấn công bằng dao gây chết người ở thị trấn Southport, vùng Merseyside.

    Trong hoàn cảnh đó, tỉ phú Elon Musk bình luận về một video biểu tình trên mạng xã hội X (Twitter) rằng "nội chiến ở Anh là điều không thể tránh khỏi". Video cho rằng nguyên nhân gốc rễ là do tình trạng nhập cư ồ ạt vào Anh và các chính sách mở cửa biên giới.

    Ngày 5-8, Phố Downing (Văn phòng Thủ tướng Anh) phản pháo nhận xét của tỉ phú Elon Musk.

    "Không có lý do chính đáng nào để đưa ra những bình luận như vậy", người phát ngôn của Thủ tướng Starmer nói với báo giới, gọi các cuộc bạo loạn là "hành vi côn đồ có tổ chức, bất hợp pháp không có chỗ đứng trên đường phố và trên mạng".

    Thủ tướng Starmer đã chỉ trích hành động của những kẻ gây rối và cam kết sẽ triển khai lực lượng cảnh sát để đáp trả. "Luật hình sự áp dụng cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến, và tôi chắc chắn rằng đó là cách tiếp cận của chúng tôi", ông Starmer viết trên X.

    "Bất kể động cơ rõ ràng là gì, đây không phải là cuộc biểu tình. Đây là bạo lực thuần túy và chúng tôi sẽ không dung thứ cho các cuộc tấn công vào nhà thờ Hồi giáo hoặc cộng đồng Hồi giáo của chúng tôi", Thủ tướng Anh nhấn mạnh.

    Người biểu tình bạo loạn đã tấn công các nhà thờ Hồi giáo và khách sạn nơi những người xin tị nạn đang ở. Các thông điệp trên mạng cho biết các trung tâm nhập cư và các công ty luật hỗ trợ người di cư sẽ bị tấn công trong ngày 7-8.

    Chính phủ đã tăng cường sức chứa của nhà tù để đối phó với số lượng lớn người bị bắt trong các cuộc bạo loạn. Việc này khiến một số quốc gia khuyến cáo công dân của họ về nguy cơ khi du lịch tại Anh.

    Hiện nay đã có hơn 400 người bị bắt, 100 người đã bị buộc tội và chuẩn bị xét xử. "Bất kỳ ai tham gia vào tình trạng bất ổn này sẽ phải chịu toàn bộ sự trừng phạt của pháp luật", ông Starmer cảnh báo. Dù vậy, Thủ tướng Anh thừa nhận rằng việc các cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau gây khó khăn cho cảnh sát.

    Tuổi Trẻ tổng hợp

  • Tình trạng bạo loạn trên các con phố của nước Anh đã khiến khách du lịch lảng tránh đất nước này, một cuộc khảo sát mới đây cho biết.

    Theo cuộc thăm dò khách du lịch ở Đức, Pháp và Mỹ do Công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện, có đến 42% du khách thấy nước Anh kém hấp dẫn. Trong số những người đã lên kế hoạch đi nghỉ tại Anh trước thời gian cuối năm nay, 25% người Mỹ, 14% người Đức và 5% người Pháp được hỏi cho biết họ không còn có ý định đến đó nữa.

    Ở cả ba nước, 1/3 số người được hỏi cho biết họ cảm thấy ít tự tin về khả năng của London trong việc tổ chức một Thế vận hội Olympic không lộn xộn, bất chấp lời hứa của các quan chức ở ủy ban tổ chức sẽ xem xét lại các sắp xếp an ninh trước bối cảnh trỗi dậy các cuộc bạo loạn.

    bao loan xua duoi du khach
    Khách du lịch xếp hàng tham quan cung điện Buckingham. Những hình ảnh thế này liệu có còn lặp lại? - Ảnh: flickr.com

    Một phát ngôn viên của cơ quan du lịch được chính phủ tài trợ VisitBritain nói cuộc khảo sát được thực hiện quá sớm sau các cuộc bạo loạn, và kết quả của nó đại diện cho một phản ứng tự nhiên. Ông cho rằng về lâu dài ngành du lịch sẽ không bị ảnh hưởng.

    "Ngành du lịch của Anh rất mau hồi phục - ông nói - Không có điểm du lịch lớn nào là mục tiêu của những kẻ nổi loạn và tình hình sẽ trở lại bình thường. Kinh nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng ngoài việc phải giải quyết với các cuộc gọi từ những người thân muốn trở về nhà, khách du lịch ở London trong thời gian bạo loạn không bị ảnh hưởng".

    Ông cho biết con số chính thức về số lượt khách nước ngoài trong tháng 8 sẽ có trong tháng 10-2011.

    Hiệp hội Lữ hành châu Âu (ETOA) cho biết tác động của bạo loạn đến số lượng khách thăm Anh "không đáng kể". Trong hậu quả trực tiếp của tình trạng bất ổn, các thành viên của ETOA đã báo cáo có ít hơn 100 hủy bỏ đặt phòng khách sạn một đêm, và điều đó không phải là chuyện bất thường.

    ”Người ta hủy đặt phòng vì vô số lý do - ông Tom Jenkins, giám đốc điều hành của ETOA, nói - Olympic là một sự kiện trong nước. Người Anh sẽ không bị ngăn cản đến Olympic ở quận Stratford vì một năm trước đó các cửa sổ của cửa hàng đã bị phá vỡ ở quận Hackney".

    Trong khi đó, thêm nhiều khách sạn ở London công bố giá phòng trong khoảng thời gian diễn ra thế vận hội, với chuỗi khách sạn giá rẻ Travelodge tăng giá phòng gần gấp ba tuần này. Một phòng đôi tiêu chuẩn tại khách sạn Covent Garden của Travelodge, lưu trú trong tháng 8 và 9-2011, giá ít hơn 70 bảng Anh/đêm. Cũng phòng trong khách sạn đó vào dịp thế vận hội mùa hè năm sau có giá từ 192,5 bảng Anh/đêm.

    Đầu tháng này, trang Du lịch của Telegraph đã đưa tin du khách có thể phải trả gấp 10 lần giá thông thường cho một phòng khách sạn, với các khách sạn W London, Sheraton Park Tower, Berjaya. Thậm chí Hiệp hội Nhà trọ thanh niên cũng thông báo tăng giá lớn.

    Tuổi Trẻ (theo Telegraph)

  • Ngày 6/8, Thủ tướng Anh Keir Starmer thông tin, đã có hơn 400 người bị bắt và khoảng 100 người bị buộc tội do tham gia vào các cuộc bạo loạn kéo dài một tuần qua trên khắp nước Anh, trong đó có một số đối tượng có liên quan đến hoạt động trực tuyến.

    100 nguoi bi buoc toi
    Khách sạn Holiday Inn Express, nơi tạm trú của những người xin tị nạn đã bị những đối tượng tham gia bạo loạn tấn công, Rotherham, Anh, ngày 5/8/2024. (Ảnh: Reuters)

    Trong số này, đã có một số người phải ra hầu tòa vào thứ ba, bao gồm một người đàn ông trở thành người đầu tiên bị kết tội vì "đăng bài trực tuyến liên quan đến tình trạng mất trật tự công cộng".

    Theo đó, Jordan Parlour, 28 tuổi, đã bị kết tội “sử dụng lời lẽ hoặc hành vi đe dọa để kích động lòng hận thù chủng tộc” sau khi đưa ra những bình luận trên Facebook "ủng hộ một cuộc tấn công vào một khách sạn ở Leeds".

    Ngoài ra, Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh (CPS) cho biết, 3 người khác sẽ bị kết án vào thứ tư tại Liverpool sau khi nhận tội gây rối bạo lực.

    Nick Price, Giám đốc pháp lý tại CPS nhấn mạnh, bất kỳ ai tham gia vào hành vi côn đồ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

    Sau vụ tấn công bằng dao hôm thứ hai tuần trước ở Southport khiến 3 trẻ em tử vong và nhiều người bị thương, thông tin sai lệch về quốc tịch của nghi phạm thực hiện vụ tấn công đã lan truyền trực tuyến, gây ra một loạt các cuộc biểu tình bạo lực phản đối nhập cư kéo dài trong một tuần và lên đến đỉnh điểm vào cuối tuần qua.

    Người biểu tình đã ném vật thể lạ, tấn công cảnh sát, cướp bóc các cửa hàng và xông vào các khách sạn có người xin tị nạn ở các thành phố lớn như London, Manchester, Liverpool, Bristol, Leeds, Nottingham, Plymouth và Belfast, cũng như ở các thị trấn như Middlesbrough, Bolton và Rotherham. Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 400 người kể từ khi các vụ bạo loạn nổ ra.

    Trong một cuộc phỏng vấn cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Heidi Alexander cho biết, Chính phủ Anh đang làm tất cả để bảo đảm rằng “công lý có thể được thực thi nhanh chóng”, đồng thời nói thêm rằng những đối tượng gây ra "sự hỗn loạn này" sẽ phải chịu hậu quả.

    Bà thông tin, chính phủ đang đẩy nhanh việc mở rộng sức chứa của các trại tạm giam thêm gần 600 chỗ để bảo đảm khả năng tiếp nhận những người biểu tình bạo lực bị tạm giữ.

    Theo thông tin từ truyền thông Anh, sẽ có thêm các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào thứ tư, trong đó các trung tâm nhập cư và văn phòng công ty luật hỗ trợ người di cư có khả năng bị nhắm tới.

    Khuya 6/8, Thủ tướng Starmer đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp thứ 2 trong tuần, nhằm chuẩn bị tốt hơn để ứng phó đợt bùng phát bạo lực đầu tiên trên diện rộng ở Anh trong 13 năm qua.

    Trấn an người dân trước làn sóng bạo lực mới có thể diễn ra, Thủ tướng Starmer cho biết, sẽ tăng cường thêm lực lượng cảnh sát trên đường phố và bảo đảm lực lượng này có mặt kịp thời để xử lý các cuộc bạo loạn trong những ngày tới.

    Tình hình bất ổn ở Anh đã khiến Ấn Độ, Australia, Nigeria và một số quốc gia khác ban hành cảnh báo an toàn cho công dân của họ đang sống tại Anh hoặc đến thăm đất nước này, cũng như khuyến cáo người dân cảnh giác và tránh xa các khu vực có biểu tình.

    Vào cuối tháng 12/2023, có 111.132 cá nhân nhận được hỗ trợ tị nạn tại Anh, với 45.768 người lưu trú tại khách sạn. Trong năm ngoái, cơ quan thống kê của Chính phủ Anh ước tính rằng lượng người di cư ròng vào nước này là 685 nghìn người.

    Nhân Dân (Theo Reuters, Xinhua)

  • Sau khoảng 50 cuộc biểu tình bạo loạn đường phố xảy ra trên khắp nước Anh trong 7 ngày vừa qua, cảnh sát nước này đang lên phương án đối phó với khoảng 30 cuộc biểu tình cực hữu dự kiến sẽ diễn ra trong ngày 7/8.

    canh sat 30 cuoc bao dong
    Cảnh sát gác bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo nhằm ngăn người biểu tình quá khích tại Liverpool, Anh ngày 2/8/2024. Ảnh: Getty

    Vào tối 6/8, Thủ tướng Keir Starmer đã chủ trì cuộc họp thứ hai của Ủy ban khẩn cấp Cobra cùng với các thành viên chủ chốt của Nội các, lãnh đạo quân đội, cảnh sát và quản lý nhà tù để bàn biện pháp ứng phó với các cuộc biểu tình bạo loạn chưa hề có dấu hiệu giảm bớt.

    Để đối phó với tình trạng bạo lực, Bộ Tư pháp Anh cho biết các phiên tòa sẽ được mở suốt đêm để nhanh chóng đưa những kẻ bạo loạn ra xét xử. Bên cạnh đó, các nhà tù sẽ bố trí thêm hơn 560 phòng giam sớm nhất là vào tuần tới để tiếp nhận các đối tượng tham gia bạo loạn bị kết án.

    Ngoài ra, khoảng 2.200 cảnh sát chống bạo động sẽ được bổ sung để ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực của các đối tượng cực hữu.

    nhung noi dien ra bieu tinh
    Danh sách những địa điểm có khả năng xảy ra biểu tình trong ngày hôm nay. Nguồn: Đại sứ quán Nepal

    Đáng chú ý, sau hai đêm xảy ra biểu tình bạo loạn trên các đường phố của thủ phủ Belfast, chính quyền Bắc Ireland quyết định triệu tập phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Lập pháp vào ngày 8/8 để thảo luận các biện pháp giải quyết.

    Cũng trong ngày 6/8, Cơ quan Công tố Hoàng gia (CPS) đã quyết định truy tố một người đàn ông với tội danh kích động thù hận trực tuyến. Jordan Parlour, 28 tuổi, bị cáo buộc đăng tải các bài viết có những lời lẽ đe dọa, lăng mạ và kích động thù hận chủng tộc trên Facebook trong thời gian từ ngày 1/8 đến ngày 5/8. Đối tượng Parlour đã phải trình diện trước tòa án thành phố Leeds trong ngày 6/8.

    Các vụ biểu tình bạo loạn xảy ra trên khắp nước Anh sau vụ đâm dao khiến ba bé gái thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Nghi phạm Axel Rudakubana, 17 tuổi, sinh ra tại Cardiff và sống tại làng Banks, hạt Lancashire cách Southport vài dặm về phía Bắc, đã bị buộc tội ba tội giết người và 10 tội cố ý giết người.

    Tuy nhiên, trước khi danh tính của nghi phạm được xác nhận, trên mạng xã hội đã lan truyền các thông tin sai sự thật rằng đối tượng là người Hồi giáo đến Anh bất hợp pháp bằng thuyền và đang xin tị nạn. Sau những thông điệp này, các thành viên cực hữu đã xuống đường biểu tình phản đối nhập cư và bài Hồi giáo tại các thành phố trên khắp nước Anh. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra giữa phe biểu tình cực hữu với cảnh sát hoặc với các nhóm biểu tình đối lập.

    Trong đợt bùng phát bất ổn dân sự tồi tệ nhất tại Anh trong 13 năm qua, tập trung tại nhiều thành phố của vùng England và Bắc Ireland, cho đến nay cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 đối tượng có các hành vi gây rối trật tự công cộng.

    Theo TTXVN

  • Một số quốc gia đã ban hành cảnh báo an toàn đối với công dân của họ giữa lúc bạo loạn và biểu tình chống nhập cư đang bùng nổ ở Vương quốc Anh. 

    Các nước Nigeria, Malaysia, Úc, Indonesia, UAE và Ấn Độ đều đã gửi cảnh báo, khuyên công dân đang sống ở Anh hoặc sắp tới Anh nên tránh xa các cuộc biểu tình.

    Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 6 cảnh báo công dân nên thận trọng khi đi tới Anh trong những ngày bạo loạn. Cao ủy Ấn Độ tại London cho biết họ đang quan sát chặt chẽ tình hình và khuyên công dân nên cảnh giác cao độ khi đi tới Anh.

    Hôm qua, Australia cũng đã khuyên công dân nên tránh những khu vực có biểu tình và nên cập nhật tin tức thường xuyên. 

    bieu tinh quoc gia canh bao
    Những cuộc biểu tình của phe cánh hữu diễn ra khắp Vương quốc Anh trong 6 ngày qua. Ảnh: PA Wire

    Đại sứ quán Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE ở Anh đã khuyên công dân phải đề cao cảnh giác trước tình hình bất ổn hiện tại. 

    Bộ Ngoại giao Nigeria cũng cảnh báo tình trạng nguy hiểm và khó kiểm soát ở Vương quốc Anh.

    Cao ủy Malaysia ở London đã gửi đi một thông điệp vào hôm Chủ nhật, khuyên công dân tránh xa các khu vực bạo loạn và cập nhật tin tức, làm theo hướng dẫn an toàn của chính quyền địa phương. 

    Đại sứ quán Indonesia ở London cũng ban hành cảnh báo, khuyên công dân tránh xa các đám đông và tăng cường đề cao cảnh giác. 

    Bạo loạn đã nổ ra ở nhiều thị trấn và thành phố tại England và Bắc Ailen. Gần 400 người đã bị bắt ở Liverpool, Bristol, Manchester, Hull, Belfast, Stoke, Birmingham và nhiều thành phố khác.

    Viethome (theo Independent)

  • Ngày 6/8, Chính phủ Anh cho biết đã huy động 6.000 cảnh sát đặc nhiệm để ứng phó với tình trạng bạo loạn cực hữu xảy ra sau vụ đâm dao làm 3 trẻ em thiệt mạng hồi tháng trước.

    Phát biểu trên đài phát thanh BBC Radio 4, Bộ trưởng Tư pháp Heidi Alexander cho biết Chính phủ Anh đã chuẩn bị nhà tù để giam giữ những kẻ gây bạo loạn và mất trật tự, đồng thời huy động 6.000 cảnh sát đặc nhiệm để giải quyết tình trạng bạo lực đang xảy ra. Cảnh sát cho biết đến nay đã bắt giữ 378 người và sẽ đưa ra xét xử các đối tượng liên quan. 

    Ngày 5/8, Thủ tướng Keir Starmer đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp Cobra để bàn biện pháp đối phó với tình trạng bất ổn lan rộng. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper, Tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Anh Tony Radakin, Cảnh sát trưởng khu vực Đại London Mark Rowley. Phát biểu sau cuộc họp, ông Starmer nhấn mạnh chính phủ sẽ tăng cường tư pháp hình sự nhằm bảo đảm các biện pháp trừng phạt được thực hiện nhanh chóng.

    6000 canh sat dac nhiem
    Đám đông biểu tình tại Rotherdam, Anh, ngày 4/8. Ảnh: AFP

    28 người phải ra hầu tòa vào hôm nay

    Vào ngày 6/8, 28 người tham gia bạo loạn ở Middlesbrough đã phải ra hầu tòa. Đó là một phiên tòa duy nhất tại Tòa án Teesside Magistrates' Court. Trong số này có 1 trẻ em. 

    Trước đó cảnh sát xác nhận có 43 người đã bị bắt liên quan tới vụ của phe cánh hữu vào hôm thứ Bảy. 

    Sóng biểu tình bắt đầu từ ngày 29/7, sau vụ nghi phạm Axel Rudakubana, 17 tuổi, đâm dao một lớp học múa ở thành phố Southport, khiến ba bé gái thiệt mạng, 5 trẻ và hai người lớn trọng thương.

    Dù cảnh sát cho biết nghi phạm sinh ra và lớn lên ở Anh, nhiều thông tin giả lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Rudakubana là người nhập cư không giấy tờ, làm dấy lên làn sóng bài nhập cư và phản đối Hồi giáo.

    "Bất kể động cơ là gì, thì đây là bạo lực thuần túy và giới chức sẽ không tha thứ cho các hành vi tấn công cộng đồng Hồi giáo", Thủ tướng Anh Keir Starmer nói ngày 5/8. Hàng chục cảnh sát bị thương phải nhập viện trong 6 ngày qua, khi bị đám đông ném gạch đá, chai lọ, vật dụng lớn như bàn ghế vào người.

    Viethome (theo Baotintuc)

  • 6  người đã bị bắt ở Plymouth vào hôm thứ Hai giữa lúc cảnh sát cố gắng chế ngự đám đông quá khích. 

    Bạo lực đã nổ ra ở Plymouth và Belfast nối tiếp 6 ngày trước đó. Tính đến nay đã có hơn 378 người bị bắt. 2 người dân đã phải nhập viện và nhiều cảnh sát bị thương sau khi những người biểu tình đốt pháo hoa và ném gạch ở cảng Devon vào tối thứ Hai, ngày 5/8. 

    Cảnh sát đã cố gắng tách những nhóm biểu tình đối lập nhau. Một chiếc xe cảnh sát đã bị phá hủy. Những người bịt mặt theo trường phái chống nhập cư đã ném mìn tự chế vào những người chống biểu tình đang giương các tấm biển ghi "Không có chỗ cho sự thù ghét", "Nói không với ph.át x.ít".

    Cảnh sát Ryan North Moore cho biết: "Đã có 6 người bị bắt. Đây không phải là một cuộc biểu tình. Đây là bạo loạn, một cuộc bạo lực kéo dài. Hôm nay họ đến rất đông. Chúng tôi không đủ nhân lực để đối phó". Khoảng 150 cảnh sát đã được huy động đến trung tâm thành phố. 

    belfast bieu tinh
    Bạo lực đã nổ ra ở nhiều nơi trên khắp nước Anh. Ảnh: Getty Images

    Cùng lúc đó, Cảnh sát Bắc Ailen cho biết họ đang giải quyết đám đông bạo loạn trên đường Donegall Road ở nam Belfast. Cảnh sát bị ném đá và bom xăng rất nguy hiểm. 

    Biểu tình cũng được ghi nhận ở Birmingham. Cảnh sát West Midlands cho biết họ đang tiến hành điều tra sau khi một đám đông tụ tập ở khu Bordesley. 

    Đám đông mang cờ Palestine chặn xe cộ trên đường để đập phá, hành hung tài xế, trong khi một người đàn ông dùng loa phóng thanh, hò hét kích động người biểu tình. Một số ôtô phải lao qua đám đông, băng qua bãi cỏ để rẽ vào đường khác để tháo chạy.

    Giới chức ghi nhận hàng loạt vụ xô xát, đánh nhau xảy ra khắp nơi, bất chấp sự hiện diện của cảnh sát chống bạo động. Khi trời tối, người biểu tình bắt đầu đốt pháo sáng, xô xát với cảnh sát và những người phản đối biểu tình.

    Một nhóm cánh hữu cũng tập trung ở Huddersfield khiến nhiều doanh nghiệp không dám mở cửa, biến trung tâm thành một thành phố ma mặc dù không hề có biểu tình hay bạo loạn.

    Tại Southport, hàng trăm người đã tham dự một buổi cầu siêu yên bình 1 tuần sau vụ s.át hại 3 bé gái Bebe King, Elsie Dot Stancombe và Alice Dasilva Aguiar. Cảnh sát Merseyside cho biết hầu hết nạn nhân trong vụ tấn công đã xuất viện, chỉ trừ một bé vẫn còn phải điều trị ở bệnh viện.

    Anh xem xét yếu tố nước ngoài và mạng xã hội trong vụ bạo loạn

    Chính phủ Anh cho biết họ đang tìm hiểu xem các yếu tố nước ngoài đã gây ra tác động như thế nào trong việc truyền bá những thông tin sai lệch.

    Người phát ngôn của Thủ tướng Keir Starmer nói: "Chúng tôi đã thấy hoạt động của bot trực tuyến, phần lớn trong số đó được khuếch đại hoặc có sự tham gia của các tác nhân nhà nước, khuếch đại một số thông tin sai lệch mà chúng ta thấy".

    Davey cho biết thông tin sai lệch không chỉ được lan truyền bởi những người muốn gây rắc rối mà còn bởi chính các mạng xã hội vì thuật toán trong mô hình kinh doanh của các nền tảng này được thiết lập để khuếch đại nội dung tranh cãi trực tuyến.

    "Trong các chủ đề thịnh hành ở Vương quốc Anh, người dùng mạng xã hội có thể thấy thông tin sai lệch xuất hiện khi tìm kiếm Southport...", ông nói.

    Năm ngoái, Vương quốc Anh đã ban hành Đạo luật An toàn Trực tuyến mới để giải quyết các vấn đề như lạm dụng tình dục trẻ em và thúc đẩy tự tử, nhưng giáo sư Matthew Feldman, chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan cánh hữu tại Đại học York, cho biết đạo luật này có thể không giúp ích gì trong tình hình hiện tại.

    Giáo sư cho biết, luật này dường như không đề cập đến "hành vi kích động trực tuyến dẫn đến tội phạm hoặc mất trật tự ngoài đời" dù chúng rất dễ thấy. Ông nói thêm rằng công nghệ hiện đại đang bị những kẻ cực đoan và người có sức ảnh hưởng lợi dụng để thu hút sự chú ý.

    Viethome (theo ITV News)