• Thượng viện Đức đã phê chuẩn một luật cho phép người trưởng thành mang theo tối đa 25 gram cần sa để sử dụng và cất giữ tối đa 50 gram cần sa ở nhà. Luật mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/4.

    Thượng viện Đức, Bundesrat, vào thứ Sáu đã thông qua việc hợp pháp hóa một phần cần sa cho mục đích sử dụng cá nhân trong một cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt khiến đất nước này có luật tự do nhất về cần sa ở châu Âu.

    hop phap hoa can sa o duc
    Kể từ ngày 1/4, người từ 18 tuổi trở lên tại Đức có thể mang theo tối đa 25 gram cần sa để sử dụng vào mục đích cá nhân. Ảnh: Al Jareeza

    Luật này đã được Chính phủ Đức ủng hộ và đã được Hạ viện Đức thông qua trước đó. Dù còn một số tranh cãi và phản đối, song cuối cùng Thượng viện Đức cũng đã thông qua, để giúp cần sa có thể được sử dụng hợp pháp tại Đức từ ngày 1 tháng 4.

    Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach là một trong những người ủng hộ luật này. Phát biểu với báo giới, ông Lauterbach cho rằng chính sách kiểm soát cần sa trước đây đã thất bại và dẫn đến việc loại chất gây nghiện này được tiêu thụ mạnh trên thị trường “chợ đen”.

    Theo luật mới về cần sa của Đức, người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên sẽ được phép mang theo tối đa 25 gram cần sa để sử dụng.

    Việc tiêu dùng cần sa tại nơi công cộng sẽ được phép, miễn là nó không nằm trong tầm nhìn của trẻ em hoặc gần các cơ sở thể thao. Cần sa cũng sẽ bị cấm ở khu vực dành cho người đi bộ trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối.

    Người từ 18 tuổi trở lên cũng sẽ được phép lưu trữ tối đa 50 gram cần sa ở nhà, cũng như giữ 3 cây để trồng tại nhà.

    Các CLB cần sa đặc biệt sẽ được phép trồng và mua loại ma túy này với số lượng hạn chế từ ngày 1 tháng 7. Các CLB có thể có tới 500 thành viên. Tuy nhiên, cần sa sẽ vẫn bị cấm đối với trẻ vị thành niên tại Đức.

    Congluan (theo DW, Al Jazeera)

  • Cụ ông ở Đức được mệnh danh là triệu phú tiết kiệm nhất thế giới khi sống nhờ thực phẩm và đồ đạc tìm trong thùng rác, dù sở hữu nhiều tài sản trị giá hàng triệu Euro.

    Nhìn bề ngoài, cụ Heinz B (80 tuổi) trông giống như người vô gia cư. Ông chỉ để 15 Euro (16 USD) trong tài khoản ngân hàng. Nhưng thực tế, trước đó, số tiền 700.000 Euro (756.000 USD) đã được người đàn ông rút để mua ngôi nhà thứ 10. Ngoài ra, 100.000 Euro còn lại được gửi tiết kiệm để lấy lãi. 

    Dù sở hữu khối tài sản trị giá hàng triệu USD và biết cách gia tăng giá trị tài sản, nhưng cụ ông vẫn sống nhờ thức ăn tìm thấy trong thùng rác, và tích trữ đủ thứ mà người khác vứt đi.

    trieu phu song kho
    Cụ Heinz B sở hữu 10 bất động sản nhưng vẫn sống như người vô gia cư. Ảnh: The Sun 

    “Có thể tôi sẽ mua một ít dầu để chiên thức ăn hoặc thứ gì đó nếu hết, nhưng tôi lại tìm thấy hầu hết thực phẩm trong thùng rác. Mọi người quá lãng phí, vứt nhiều đến mức có thể nuôi cả một gia đình. Ví dụ, mọi người mua một gói xúc xích, nhưng chỉ ăn một cái, và sau đó vứt phần còn lại vào thùng rác”, cụ ông sinh sống ở thành phố Darmstadt, phía tây nam nước Đức chia sẻ với tờ Bild.  

    Cụ Heinz B được dư luận chú ý vào năm 2021, khi có thông tin sở hữu tới 7 ngôi nhà và 2 căn hộ, và  khoảng 500.000 Euro (540.000 USD) trong tài khoản ngân hàng. Kể từ đó, tài sản của cụ vẫn không ngừng gia tăng. Gần đây, cụ ông còn đầu tư 700.000 Euro để mua thêm một ngôi nhà. Điều thú vị là cụ chọn mua các bất động sản trong khu vực sinh sống để có thể đi xe đạp tới sửa chữa khi cần. Cụ cho biết không sẵn lòng trả tiền thuê thợ sửa, mà thay vào đó tự làm. 

    Khoản lương hưu hàng tháng của cựu kỹ sư điện là 3.600 Euro (3.900 USD), cùng một khoản lương khác 156 Euro (169 USD) chủ yếu nằm nguyên trong tài khoản ngân hàng, do cụ không cần chi tiêu gì. Ngoài số tiền 5 Euro để mua thực phẩm hàng tháng, cụ chỉ chi thêm tiền cho dịch vụ internet để phục vụ chiếc máy tính xách tay và điện thoại di động. 

    Phần lớn thời gian, cụ Heinz B đi nhặt những thứ mà người khác vứt vào thùng rác. Số đồ này được cụ bán lại cho hàng xóm để đổi lấy thực phẩm.

    Điều đáng nói, cụ Heinz B. không có gia đình riêng để thừa kế tài sản khi cụ qua đời. Dù có họ hàng xa, nhưng cụ cho biết họ cũng không đủ khả năng trả thuế thừa kế tài sản. Do đó, cụ đang cân nhắc để lại một số tài sản cho người thuê nhà.

    Theo Vietnamnet

  • Dù thời gian đi làm ít hơn hẳn các quốc gia phát triển khác trên thế giới, người Đức vẫn có hiệu suất làm việc cao bậc nhất trên thế giới.

    Đức là một quốc gia có nền kinh tế đáng ngưỡng mộ. Là cỗ máy kinh tế của EU, Đức không chỉ là nhà sản xuất hàng đầu châu Âu, mà còn từng giúp khu vực này khỏi sụp đổ vào năm 2012. Sở hữu thành tích đáng nể như vậy nhưng Đức lại là nơi có số giờ làm việc ngắn hơn nhiều so với các nước láng giềng khác. 

    Chỉ phải làm việc 35 tiếng/tuần và còn được cấp 24 ngày nghỉ trong năm, người Đức vẫn làm việc năng suất đến kinh ngạc.

    Làm hết sức

    Trong văn hóa làm việc của người Đức, khi đến công ty, nhân viên không nên làm gì khác ngoài tập trung vào công việc của mình. Lướt facebook, nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, giả vờ mở trang làm việc khi sếp đi qua… đều được coi là những hành vi không thể chấp nhận được đối với người lao động Đức.

    Trong bộ phim tài liệu "Hãy biến tôi thành người Đức" của BBC, một người phụ nữ trẻ người Đức đã bị sốc văn hóa khi tới Anh để làm việc. Cô bất ngờ trước sự thoải mái của các đồng nghiệp người Anh.

    ung xu duc 15831335021231994129877

    "Tôi đến văn phòng và nhận thấy mọi người nói chuyện cả buổi về những điều rất riêng tư, chẳng hạn như ‘Tối nay có kế hoạch gì chưa?’. Họ cũng uống cà phê suốt", cô nhớ lại.

    Người phụ nữ này cũng cho biết, người Đức không được phép dùng Facebook tại nơi làm việc vì bất kỳ lý do gì. Thậm chí, email riêng tư cũng bị cấm.

    Chơi hết mình

    Người Đức khi làm việc nghiêm túc như thế này thì khi nghỉ ngơi họ cũng y như vậy. Cứ hết giờ làm việc, họ sẽ nghỉ ngơi liền một mạch 11 tiếng liên tiếp, không bị quấy rầy bởi công việc.

    Trong thời đại công nghệ như ngày nay, sếp hoàn toàn có thể liên lạc với nhân viên bằng smartphone. Để ngăn chặn điều này, chính phủ Đức đã ban hành luật cấm làm việc hay nhận email liên quan đến công việc sau 6h chiều.

    Cũng bởi vì môi trường và văn hóa làm việc nghiêm túc này mà người Đức không hay tụ tập đi chơi với nhau sau giờ làm việc. Họ luôn đặt ranh giới rõ ràng giữa cuộc sống riêng tư và công việc.

    Trong thời gian rảnh, họ thường đến các câu lạc bộ để gặp gỡ những người cùng sở thích với mình. Người Đức thường đam mê thể thao, ca hát, leo núi, chăm sóc động vật… Thay vì ngồi xem TV cả đêm, đa phần họ sẽ giao lưu với mọi người trong cộng đồng và cùng nhau học hỏi.

    Người Đức cũng có số ngày nghỉ phép thuộc nhóm cao nhất châu Âu. Mỗi năm, họ được phép nghỉ 25-30 ngày mà vẫn được trả lương đầy đủ. Nhờ vậy, các gia đình có thể tận hưởng những kỳ nghỉ dài bên nhau, thuê một căn hộ gần biển để nghỉ dưỡng hoặc đi du lịch xa tới một thành phố mới mẻ và hấp dẫn.

    Thẳng thắn và có mục tiêu

    Người Đức vốn nói chuyện rất thẳng thắn và rõ ràng. Nếu người Mỹ thường hay nói chuyện phiếm để tạo không khí vui vẻ, người Đức lại ít rất khi vòng vo. Họ sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với quản lý về chuyện đánh giá năng lực, tham gia xông xáo các cuộc họp, thẳng thắn yêu cầu không phải dùng những từ ngữ văn hoa lịch sự. 

    Nếu một người Mỹ nói “Tôi sẽ rất vui nếu bạn có thể nộp cái này cho tôi trước 3h” thì người Đức chỉ đơn giản là “Tôi cần cái này trước 3h”.

    Khi người Đức làm việc, họ sẽ rất tập trung và chăm chỉ, do đó có thể đạt hiệu suất cao chỉ trong thời gian ngắn.

    Đúng giờ

    Người Đức cũng nổi tiếng là luôn đúng giờ. Đối với họ, “đúng giờ” nghĩa là đến sớm 10 phút. Người Đức luôn hoàn thành mọi thứ đúng thời hạn, kể cả những dự án như xây sân bay quốc tế. Trong cuộc sống cá nhân họ cũng vẫn duy trì thói quen này, bằng chứng là các phương tiện công cộng như tàu hỏa, xe buýt, máy bay… ở Đức đều luôn đúng giờ. 

    Chính vì thế, việc đến trễ ở quốc gia này được xem như một hành động thiếu tôn trọng và kém lịch sự.

    Tôn trọng quyền làm cha mẹ

    Đức là một trong những quốc gia phát triển có nhiều chính sách hỗ trợ các bậc phụ huynh nhất. Trong thời gian người mẹ nghỉ thai sản, cả cha và mẹ đều có thể nhận được rất nhiều các phúc lợi, giúp họ có thể yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trước và sau khi đi làm trở lại.

    Bất kỳ ai có hợp đồng lao động trên 12 tháng đều được hưởng phúc lợi này, bao gồm việc được nghỉ phép tới 3 năm để ở nhà chăm con, chỉ cần họ cam kết đi làm trở lại sau khi nghỉ. Trong 3 năm này, họ sẽ được nhận lương 1 năm và được phép làm bán thời gian lên tới 30 giờ đồng hồ.

    Thêm vào đó, để duy trì hợp đồng của người lao động, chính phủ sẽ trả 67% tiền lương của người lao động (khoảng 1800 EUR/tháng ~ 41 triệu đồng) trong vòng 14 tháng của kỳ nghỉ. Cha mẹ có thể chia 14 tháng này một cách tùy ý. Ngay cả những cặp đôi đồng tính cũng được hưởng quyền lợi này.

  • Trung tâm mua sắm mang tính biểu tượng của Đức KaDeWe tuyên bố phá sản, cho biết giá thuê tăng vọt đã làm tổn hại đến lợi nhuận.

    KaDeWe pha san
    Trung tâm mua sắm KaDeWe nổi tiếng ở Berlin, Đức. Ảnh: Wiki

    Deutsche Welle đưa tin, KaDeWe Group - tập đoàn điều hành nhà bán lẻ cùng tên ở Berlin và hai trung tâm mua sắm cao cấp khác ở Hamburg và Munich (Đức) - đã nộp đơn xin phá sản theo cơ chế tự quản lý.

    KaDeWe Group cho biết, mặc dù các trung tâm mua sắm vẫn hoạt động ổn định nhưng họ buộc phải tái cơ cấu do chi phí thuê cắt cổ, khiến không thể hoạt động có lãi.

    Doanh thu của tập đoàn trong năm tài chính 2022-2023 đạt 728 triệu euro (786 triệu USD), cao nhất trong lịch sử và cao hơn gần 1/4 so với trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, giá thuê trong thời gian đó đã tăng vọt gần 37%.

    “Điều này có nghĩa là doanh nghiệp rõ ràng có lợi nhuận 'trước khi thuê' - nhưng chắc chắn không có lãi 'sau khi thuê'. Tập đoàn sẽ có tương lai vững chắc với giá thuê bình thường” - Giám đốc điều hành Michael Peterseim cho biết.

    Tập đoàn KaDeWe thuộc 50,1% sở hữu của Tập đoàn Central Thái Lan và 49,9% thuộc sở hữu của Signa Retail - một đế chế bất động sản có trụ sở tại Áo, vốn đã tuyên bố vỡ nợ vào năm ngoái, với lý do “áp lực kinh tế nghiêm trọng” do việc tăng lãi suất ở châu Âu.

    Signa cũng sở hữu các tòa nhà của Tập đoàn KaDeWe và được các trung tâm mua sắm thuê lại. Theo Central Group, họ không thể đạt được thỏa thuận về tiền thuê cửa hàng với Signa do “quan điểm không khoan nhượng của chủ nhà” - Bloomberg đưa tin, trích dẫn tuyên bố của công ty Thái Lan. Tuy nhiên, Central Group cho biết “vẫn cam kết cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho KaDeWe và các cửa hàng sang trọng khác ở châu Âu”.

    Ban quản lý KaDeWe lưu ý, mặc dù doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cơ cấu nhưng các trung tâm mua sắm vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, Bild đưa tin hôm 2.2 rằng, toàn bộ KaDeWe Berlin đã ngừng bán và đóng cửa, kèm theo các biển thông báo “tạm thời” đóng cửa vì lý do kỹ thuật.

    KaDeWe Berlin hay Kaufhaus des Westens (cửa hàng bách hóa của phương Tây) có tuổi đời 116 năm, là một trung tâm mua sắm mang tính biểu tượng của cảnh quan kiến trúc và thương mại ở Thủ đô Berlin. Quần thể này có diện tích bán lẻ hơn 66.000 mét vuông và bán các thương hiệu bao gồm Yves Saint Laurent, Prada, Boss, Lacoste, Chloé và Ralph Lauren.

    KaDeWe Berlin từng được coi là lớn nhất ở lục địa châu Âu và là một trong năm trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới.

    Theo Lao Động

  • Tôn trọng lẫn nhau không chỉ là một đức tính quan trọng mà còn là nền tảng cần thiết để xây dựng mối quan hệ bền vững. Một mối quan hệ thiếu sự tôn trọng thì sẽ không thể tồn tại được, một xã hội thiếu sự tôn trọng sẽ rất khó để phát triển lâu dài. Tôi đã sống một thời gian dài ở Đức, và sự tôn trọng lẫn nhau giữa họ vẫn luôn khiến tôi học hỏi được nhiều điều.

    Tôn trọng không nhất thiết phải nói thành lời

    Vào buổi xế chiều một ngày mùa đông, như thường lệ, tôi xếp hàng vào dòng người chờ xe buýt để trở về nhà. Có khoảng năm, sáu người cũng đang xếp hàng lặng lẽ và yên tĩnh cùng tôi. Lúc ấy, một người đàn ông dắt theo một chú chó, từ phía xa tiến đến.

    Khi họ đi đến gần, tôi nhận ra đó là một chàng trai cao lớn. Nắm chặt trong tay anh là sợi dây kết nối với chú chó chỉ đường chuyên nghiệp của Đức dành cho người mù. Tôi thoáng có chút suy nghĩ trong đầu: “Ồ, thì ra là một người mù!” Chàng trai từ từ đi về hướng trạm xe buýt, sau đó cùng xếp hàng với dòng người đang chờ đợi xe.

    hoc hoi nguoi duc 1
    (Ảnh minh họa: William Perugini, Shutterstock)

    Không có một ai bắt chuyện với chàng trai mù, còn tôi cũng đang do dự: “Không biết có nên tiến về phía trước dắt anh ta hay không?” Thế nhưng ngay lúc đó tôi nhìn thấy, một người đàn ông trung niên đứng ở hàng đầu tiên đã rất nhanh gập cuốn sách đang đọc dở trên tay. Ông ấy bước về phía sau chàng trai mù xếp hàng. Những người còn lại cũng lần lượt lặng lẽ đứng về phía sau của chàng trai.

    Đứng cạnh tôi là một cô gái có mái tóc ngắn màu đỏ liếc nhìn chú chó chỉ đường, có lẽ cô sợ mùi thuốc lá ảnh hưởng đến thị giác của nó nên vội dập tắt điếu thuốc lá vừa mới châm xong. Lại có thêm một người nữa xếp hàng đợi xe, người này cũng lẳng lặng đứng phía sau. Những người xa lạ mặc dù không nói với nhau một lời nào nhưng lại rất hiểu ý của nhau, quả thực khiến tôi kinh ngạc.

    Cứ như vậy, cho đến khi xe buýt tới. “Đợi một chút…”, tôi vừa buột miệng nói chưa hết câu thì người tài xế đã rời khỏi ghế lái chuẩn bị bước xuống để dắt chàng trai mù lên xe. Chàng trai liền lịch sự từ chối: “Cám ơn ông, không cần đâu!” Chàng trai tiếp tục theo sự dẫn đường của chú chó, tự mình bước lên xe. Đúng lúc giờ cao điểm tan sở, trên xe khách đã chật kín người.

    Ngồi sau lưng tài xế, là một cậu bé khoảng 5-6 tuổi, cạnh đó là mẹ của cậu. Bà mẹ nhanh chóng bế bổng cậu bé ra khỏi chỗ ngồi để nhường ghế cho chàng trai kia. Chú chó chỉ đường nhìn lên thấy chỗ trống liền nhanh chóng dẫn chàng trai mù ngồi vào ghế, sau đó lặng lẽ nằm bên cạnh chủ. Tất cả những sự việc diễn ra này, chàng trai mù không hề biết.

    “Xin hỏi anh muốn đến đâu?” “Tôi muốn đến đường Moore.” “Vâng, thưa bệ hạ!” Câu trả lời đầy hài hước của tài xế khiến mọi người trong xe đều bật cười vui vẻ. Cứ thế chiếc xe chở đầy sự hân hoan vui vẻ của mọi người tiếp tục tiến về phía trước.

    Trên xe, mọi người đều thầm quan sát chú chó chỉ đường. Cho dù những lúc xe phanh gấp hay cua rẽ , chú chó cũng vẫn giữ được tư thế rất tập trung và mắt hướng nhìn về phía trước. Khác hẳn với những chú chó khác, không có ai có ý định đến vuốt ve hoặc dùng điện thoại để chụp nó.

    Bên cạnh tôi là cậu bé xếp nhường vị trí cho chàng trai mù, cậu lấy tay bẻ một nửa chiếc bánh định cho chú chó ăn, thế nhưng mẹ cậu bé đã nhanh chóng ngăn lại và nói nhỏ: “Chú chó đang làm công việc của nó, đừng làm ảnh hưởng đến nó.”  Nghe thấy vậy, cậu bé rút tay lại từ bỏ ý định cho chú chó ăn.

    Thành phố không quá lớn, rất nhanh đã đến trạm cần đến, chàng trai mù chào tài xế, sau đó cùng chú chó chỉ đường xuống xe. Không khí trầm lặng bao trùm trong xe. Còn tôi lúc đó cảm nhận sâu sắc được đằng sau tất cả những hành động ấy là sự yêu thương, tôn trọng không nói lên lời.

    Từ 6 cent nhìn ra sự tôn trọng lẫn nhau

    Dresden là thủ phủ của bang Saxony, cũng là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế quan trọng của miền đông nước Đức. Cách đây không lâu, tôi đến thăm Dresden. Nơi đây đã để lại cho tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc.

    Cách khách sạn nơi tôi nghỉ không đến 1km, có một cái siêu thị tên là Plus. Tôi đã cùng đồng nghiệp đi tới đó mua sắm một số đồ dùng sinh hoạt và tôi cũng tiện thể mua bao thuốc lá. Sau khi chọn được hai bao thuốc lá Davidoff, tôi đứng xếp hàng chờ tính tiền thanh toán. Nhân viên bán hàng nhanh chóng thao tác quét mã vạch, trên màn hình lập tức hiện ra số tiền thanh toán, hai bao thuốc lá tổng cộng là 6,2 Euro, chúng tôi thanh toán xong rồi ra về.

    Theo lịch trình, hai ngày tiếp theo chúng tôi sẽ đi tới tham quan trường đại học kỹ thuật Dresden. Trong lúc gấp quần áo, tôi phát hiện chiếc cà vạt của mình không biết từ lúc nào bị phai màu hỏng mất, bất đắc dĩ đành phải đi thật nhanh ra siêu thị Plus chọn một chiếc cà vạt.

    Khác với lần trước khi tôi đến mua, lần này mỗi nhân viên bán hàng trước khi quét mã vạch hàng hóa đều cầm một tấm hình chiếu vào mặt khách hàng để đối chiếu. Tôi thầm nghĩ: “Dùng loại biện pháp này để trợ giúp cục cảnh sát tra tìm tội phạm truy nã thì cũng chỉ là việc phí công vô ích.”

    Lúc tôi mang chiếc cà vạt tới, cô nhân viên bán hàng trung niên dáng người có phần hơi mập đột nhiên thốt lên một tiếng và nói với những nhân viên khác bằng tiếng Đức: “Này, chính là anh này!” Vừa nói dứt lời, mọi người lập tức đưa ánh mắt nhìn tôi, tôi ngay lập tức cảm thấy luống cuống, xòe hai tay ra ý nói với họ rằng mình không làm việc gì trái pháp luật cả. Nửa phút sau, tôi đi đến phòng chờ.

    Nhân viên siêu thị mang cho tôi một cốc nước rồi hướng về phía tôi nói lời xin lỗi chân thành, thái độ của nhân viên đó khiến tôi càng không hiểu gì!

    Chỉ chưa đầy một phút sau, một nhân viên quản lý tới ngồi đối diện tôi mà nói: “Cách đây hai ngày, vào buổi tối, anh đã từng đến siêu thị của chúng tôi mua hai bao thuốc lá Dresden. Lúc đó nhân viên bán hàng đã thu của anh 6,2 Euro. Nhưng lúc 8 giờ tối hôm đó siêu thị chúng tôi nhận được thông báo là từ 8 giờ 15 phút trở đi, mỗi một bao thuốc nhãn hiệu Dresden được giảm giá 3 cent. Thời gian tính tiền của anh hôm đó là 8 giờ 15 phút 17 giây. Nhưng khi ấy máy tính tiền của siêu thị lại bị trục trặc mất, nên đã không thể kết nối kịp thời dữ liệu giá đã giảm. Chúng tôi thành thật xin lỗi anh, chúng tôi phải trả lại cho anh số tiền thừa là 6 cent.”

    Sau khi nghe xong, tôi thực sự thấy thật kinh ngạc. Mặc dù chỉ có 6 cent, nhưng tôi cảm thấy rõ ràng người Đức rất tôn trọng mình, cũng chính bởi 6 cent này, tôi lại càng thêm kính trọng người Đức hơn.

    Đối với người Đức, đồng tiền nên phải tiêu thì một đồng cũng không tiết kiệm. Nhưng với họ, nếu không phải tiền kiếm được từ lợi nhuận kinh doanh thì một đồng cũng không lấy, thái độ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm. Tôi cho rằng chính điều này đã làm nổi bật tiêu chuẩn kinh doanh và thái độ xử thế của một dân tộc!

    Theo TrithucVN

  • 29 tấn tiền xu phế liệu được băng đảng ở Trung Quốc gia công thành tiền mới, thuê các nữ tiếp viên hàng hàng không xách tay suốt 4 năm tới Đức, đổi lấy 8,5 triệu USD.

    Đây không phải là vụ cướp ngân hàng hào nhoáng theo phong cách Hollywood, không có đào hầm, không được thả từ trực thăng, thậm chí không có một chiếc mặt nạ hay khẩu súng nào. Vụ gian lận trị giá 8,5 triệu USD chỉ bắt đầu từ những tiếp viên hàng không xinh đẹp.

    Tháng 11/2010 ở sân bay Frankfurt, một nữ tiếp viên hàng không của Lufthansa, hãng hàng không lớn nhất của Đức, vừa kết thúc chuyến bay từ Trung Quốc và chật vật với những túi xách, valy hành lý nặng nề, dáng điệu thiếu tự tin. Điều này đã thu hút sự chú ý của các nhân viên an ninh hải quan sân bay.

    be boi tiep vien hang khong 1
    Phi hành đoàn trong đồng phục hãng hàng không Lufthansa. Ảnh: Luxury Travel Expert

    Với đặc quyền của phi hành đoàn, những người như cô hầu như không bị kiểm soát an ninh như hành khách thường. Song lần này, cô bị yêu cầu mở hành lý kiểm tra. Bên trong là hàng nghìn đồng xu mệnh giá 1 và 2 euro. Tuy nhiên, nhà chức trách nhận thấy nhiều đồng xu có hình dạng kỳ lạ, bị biến dạng hoặc thậm chí cong vênh.

    Việc khám xét đã mở ra cuộc điều tra về một trong những vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử từ khi đồng tiền này được đưa vào sử dụng. Vụ án cũng gây ảnh hưởng tới Bundesbank - ngân hàng trung ương uy tín của Đức vốn từ lâu đã là biểu tượng cho sự thận trọng và ổn định tiền tệ của không chỉ quốc gia này mà cả châu Âu.

    Các ngân hàng trung ương của châu Âu hằng năm đều loại bỏ một lượng lớn tiền xu xước mờ, cong gãy. Trước khi bán lại xu cho thị trường phế liệu, họ đều thuê một số nhà thầu phụ tiêu hủy chúng, biến thành tiền tệ vô giá trị. Ví dụ, ngân hàng Bundesbank sẽ bẻ cong, đóng rãnh sâu vào đồng xu. Một số ngân hàng khác sẽ đục lỗ ở giữa.

    Đồng 1 và 2 euro có hai phần: một lõi hình tròn bằng hợp kim đồng thau và niken, màu trắng, được bao quanh bởi một vòng niken và đồng, màu vàng ở bên ngoài. Một số ngân hàng ở châu Âu tách rời hai phần này ra khỏi nhau, trước khi kim loại được bán cho các công ty tái chế Trung Quốc.

    be boi tiep vien hang khong 1
    Lõi và viền của đồng 1 euro sau khi bị tách rời để bán phế liệu. Ảnh: Twitter

    Nhà chức trách xác định, băng nhóm tội phạm có tổ chức ở Trung Quốc mua lại hai phần riêng rẽ này và tỉ mỉ gia công bằng một cách nào đó và ghép chúng lại. Trong 4 vụ bắt giữ của cảnh sát Trung Quốc sau đó, nhà chức trách còn thu được 3 tấn đồng xu đang đợi gia công, cùng toàn bộ các máy móc để ghép chúng lại với nhau.

    Bước tiếp theo trong kế hoạch là đổi tiền. Do Bundesbank là ngân hàng duy nhất ở châu Âu còn duy trì chính sách đổi tiền cũ lấy tiền mới nên sau khi "gia công" xong, băng đảng này sẽ cần ai đó mang những đồng xu này đến Bundesbank.

    "Băng đảng tiền xu" Trung Quốc bị cáo buộc đã lợi dụng một trong những đặc quyền dành cho tiếp viên hàng không là không bị giới hạn trọng lượng hành lý cá nhân để thuê họ xách tay hơn 29 tấn tiền giả suốt chặng đường từ Trung Quốc đến Đức trong gần 4 năm, đến khi bị phát hiện vào tháng 11/2010.

    Sau khi xách thành công số tiền xu từ Trung Quốc về Đức, những tiếp viên này có nhiệm vụ mang xu đến ngân hàng để đổi sang tiền giấy, sau đó gửi lại cho người thuê họ qua tài khoản ngân hàng, hoặc đưa tiền mặt cho các đồng đảng của băng nhóm đang trú quanh Frankfurt.

    Để qua mắt nhân viên soát, đổi tiền xu của ngân hàng Bundesbank, các tiếp viên được dặn phải trộn thêm một ít xu thật. Số tiền thường chỉ được cân, không đếm, và kiểm tra ngẫu nhiên. Đây là lý do, hành vi gian lận đã không bị phát hiện suốt 4 năm.

    Cảnh sát Đức xác định, trong 4 năm, nhóm này đã đổi trót lọt tới hơn 6 triệu euro, tương đương 8,5 triệu USD khi đó.

    Trong cuộc điều tra kéo dài suốt một năm, cảnh sát Đức bắt nhiều người, trong đó có 4 tiếp viên hàng không, 4 người gốc Hoa sống ở Frankfủt hơn 20 người bị truy nã quốc tế.

    be boi tiep vien hang khong 1
    Trụ sở Bundesbank. Ảnh: FAZ

    Nữ tiếp viên bị bắt quả tang ở sân bay Frankfurt vào tháng 11/2010 đã nói với các nhà điều tra rằng cô không biết mình làm gì sai, đồng thời cho biết những người bạn Trung Quốc đã yêu cầu cô đổi tiền xu ở Đức vì các ngân hàng địa phương không chấp nhận tiền xu. Cô sau đó được tạm thả vì chưa đổi được đồng xu nào. Trong khi 6 người bị bắt còn lại không nói gì, không ai hợp tác với chính quyền.

    Không rõ số tiền phế liệu được băng nhóm Trung Quốc được mua lại từ ngân hàng trung ương nào của châu Âu. Bundesbank cho biết không thể là nguồn cung cấp tiền xu phế liệu vì họ "vô hiệu hóa" tiền xu theo kiểu tạo rãnh sâu chứ không phải tách lõi.

    Sau những tuyên bố của giới điều tra từ năm 2011, hiện không có thêm thông tin nào về vụ án cũng như các nghi can được xử lý ra sao. Theo luật Đức, nếu bị kết tội Gian lận hay Làm hàng giả, án tù tối đa cho họ là 10 năm. Theo luật pháp Đức, danh tính của các nghi phạm không được tiết lộ.

    Vào tháng 1/2011, các quy định mới của Liên minh Châu Âu đã có hiệu lực, đặt ra những hạn chế chặt chẽ hơn với việc mua lại tiền xu. "Mô hình kinh doanh gian lận này sẽ không còn đất tồn tại nữa", lãnh đạo Bundesbank nói.

    VnExpress (Theo NYT, Scotman, SMH, The Local Germany, Bend Bulletin, Spiegel)

  • Đi chợ ở Đức như thế này liệu có rẻ hơn cả Việt Nam?

    Trước và cả sau khi đến một quốc gia khác sinh sống, học tập, điều mà nhiều người quan tâm nhất chính là giá cả, sinh hoạt phí để có kế hoạch trước, tránh bị rơi vào tình cảnh cháy túi. Và nếu đến Đức, bạn có tự tin mình sẽ biết cách để chi tiêu tiết kiệm?

    Mới đây, một bà mẹ người Việt hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Đức đã có chia sẻ thú vị về cách chi tiêu cho các bữa ăn của cô ở Đức. Bà mẹ này đã gây sốc cho nhiều người khi tự tin tuyên bố rằng mình chỉ phải bỏ ra số tiền tương đương 150.000 VNĐ cho 3 ngày ăn của 2 người (6 bữa).

    tiet kiem tien an 1

    Đây quả thực là một con số gây choáng bởi, kể cả ở Việt Nam thì số tiền này cũng chỉ đủ cho 1 gia đình ăn trong 1 ngày. Nếu bà nội trợ đảm đang, khéo léo có thể chi cho 2 ngày. Nhưng ở một đất nước có mức sống cao và mọi thứ sinh hoạt phí, giá cả lương thực, thực phẩm đắt đỏ như Đức, thì điều đó liệu có tin được không? Lý do sau cùng sẽ "thật bất ngờ!".

    Cụ thể, trên tài khoản TikTok @thuytitoduc279 với 76.000 lượt theo dõi và hơn 1,3 triệu lượt thích, bạn Thủy đã chia sẻ về một lần đi chợ "cực rẻ" của mình.

    Thủy cho biết, cô không đến tận siêu thị mà mua qua ứng dụng của Hello Fresh - một dịch vụ đi chợ hộ dành cho những người cực kỳ bận rộn mà không thể tự đi chợ ở Đức. Cô đã mua tổng cộng chỉ hết số tiền tương đương 150.000 VNĐ cho 1 lần đi chợ.

    tiet kiem tien an 2
    Thủy lựa chọn dịch vụ đi chợ hộ để tiết kiệm thời gian

    Với dịch vụ này, người ta sẽ lên món sẵn cho người mua, ai thích món gì thì sẽ đặt mua. Thủy lấy ví dụ bản thân cô đã chọn 3 món cho 4 người ăn. Nhà cô chỉ có 2 vợ chồng nên có thể chia thành 6 bữa (3 ngày).

    Khi shipper mang thùng đồ đến tận nhà, Thủy mở ra và thấy nguyên liệu vừa đủ nấu cho mỗi món ăn cô đã đặt. Kèm theo đó là 1 tờ giấy có chỉ rõ công thức nấu chi tiết. Có cả hình ảnh minh họa bắt mắt và giá trị dinh dưỡng của từng món.

    Về nguyên liệu, bà mẹ 1 con đánh giá mọi thứ đều khá tươi ngon. Điểm trừ duy nhất đối với cô là chỉ có món Tây mà không có món Á để lựa chọn.

    Sau đó, Thủy giải thích vì sao đồ ăn tốt vậy mà lại rẻ thế. Hóa ra, cô có mã giảm giá cho lần đầu dùng thử. Cô được miễn phí tiền hàng và chỉ mất 6 euro (tương đương 150.000 VNĐ) cho phí vận chuyển.

    tiet kiem tien an 2
    Nguyên liệu nấu ăn được giao đến tận nhà

    Thực tế, giá trị của đơn hàng này là 90 euro (tương đương hơn 2 triệu VNĐ) cho 2 người, 6 bữa ăn. Vậy là, bà mẹ này đã tiết kiệm được khá nhiều tiền cho những bữa ăn của gia đình, vừa đảm bảo đủ chất lại không mất công đi siêu thị hoặc ra chợ. Thủy cũng không quên nhắc nhở mọi người rằng sau khi dùng mã giảm giá xong thì nên huỷ, nếu không lần sau họ tự động gửi về nhà và trừ tiền trong tài khoản của mình.

    tiet kiem tien an 2
    Cô đã dùng mã giảm giá nên mới có giá rẻ như vậy

    Ở một đất nước khu vực châu Âu với mức sống cao và mọi thứ sinh hoạt phí, giá cả lương thực, thực phẩm đắt đỏ như Đức, nếu không tiết kiệm và biết cách chi tiêu thì sẽ thật khó để thích nghi và duy trì cuộc sống, đặc biệt là các bạn du học sinh - những người chưa có công việc ổn định, lại phải đóng học phí, thuê nhà...

    Cô cũng tiết lộ một chi tiết cực đặc biệt khi mua hàng tiêu dùng ở Đức. Cụ thể, chính Thủy đã rơi vào tình huống phải trả lại hàng và cô không khỏi ấn tượng về quyền lợi người tiêu dùng ở quốc gia này. Mua hàng cả năm rồi hỏng vẫn được hoàn lại tiền đầy đủ.

    Cô nói: "Mình có mua một chiếc máy làm mì dùng được gần năm rồi mình vô tình làm hỏng cái nắp. Mình báo cho bên hãng sản xuất với mong muốn được bảo hành thôi, nào ngờ họ xin lỗi vì chất lượng sản phẩm và trả lại tiền nguyên vẹn như hồi mình mua mới. Quá là sốc".

    Thủy cho biết, chuyện trả hàng và bảo hành hàng ở châu Âu nói chung và Đức nói riêng, đều rất dễ. Chẳng hạn, bạn mua hàng xong rồi về nhà không thích nữa thì bạn được quyền trả lại hàng miễn phí trong vòng 1-3 tháng (tùy hãng). Phí vận chuyển trả lại hàng cũng thường do bên người bán chịu.

    Theo luật của Đức, mọi tổn thất, thất lạc trong quá trình vận chuyển trả lại hàng là do bên bán chịu. Bạn chỉ cần đi gửi lại hàng, còn hàng có đến hay không, hoặc hỏng hóc như thế nào thì bạn không phải lo nữa. Nói chung, quyền lợi người tiêu dùng ở Đức và các nước châu Âu được bảo vệ cực kỳ tốt. Vậy nên, hàng hóa ở châu Âu tiêu chuẩn rất cao và các doanh nghiệp cũng làm việc cẩn thận.

    Theo Afamily

  • Đức đang cải cách luật công dân, nhằm đơn giản hóa thủ tục để những người ngoài Liên minh châu Âu (EU) có được quốc tịch Đức.

    Dự luật do Bộ trưởng Nội vụ Đức, Nancy Faeser, đề xuất sẽ giúp việc có hai quốc tịch cũng như việc nhập tịch trở nên dễ dàng hơn đối với các công dân ngoài EU.

    Bà Faeser nhấn mạnh rằng việc cải cách luật công dân sẽ được xem xét trong bối cảnh luật nhập cư của Đức đang được cải tổ trên diện rộng, chủ yếu nhằm khuyến khích nhiều lao động lành nghề hơn đến Đức và lấp đầy sự thiếu hụt lớn trên thị trường lao động.

    cong dan duc
    Nhiều người nhập cư giờ đây sẽ có thể được nhập tịch trong khi vẫn giữ quốc tịch ban đầu của mình. 

    Faeser nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ chỉ thu hút những người có trình độ cao nhất trên thế giới nếu họ có thể trở thành một phần hoàn toàn của xã hội chúng ta...”.

    Những người nhập cư sống hợp pháp ở Đức sẽ được phép nộp đơn xin quốc tịch sau 5 năm, thay vì 8 năm như hiện nay; và nếu họ có thành tích đặc biệt thì thời gian này có thể giảm xuống chỉ còn 3 năm.

    Trẻ em sinh ra ở Đức có ít nhất cha hoặc mẹ đã sống hợp pháp ở nước này từ 5 năm trở lên sẽ tự động có quốc tịch Đức. Những người nhập cư trên 67 tuổi sẽ có thể làm bài kiểm tra tiếng Đức bằng kỹ năng nói thay vì viết.

    Những người sống hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước sẽ không đủ điều kiện để trở thành công dân Đức. Quyền công dân Đức sẽ bị từ chối đối với những người có hành vi chống Do Thái, phân biệt chủng tộc, bài ngoại hoặc các tội phỉ báng khác.

    Luật mới sẽ được tranh luận tại Quốc hội Đức và có thể có hiệu lực vào mùa thu tới.

    Theo Bộ Nội vụ Đức, khoảng 14% người dân sống ở nước này không có hộ chiếu Đức - tức là hơn 12 triệu người. Năm triệu người trong số họ đã sống ở Đức ít nhất 10 năm. Vào năm 2022, 168.545 người nộp đơn xin quốc tịch Đức, thấp hơn mức trung bình của EU.

    Những cải cách sẽ đưa Đức ngang hàng với các nước châu Âu khác. Tại EU, Thụy Điển có tỷ lệ nhập tịch cao nhất vào năm 2020, với 8,6% tổng số người nước ngoài sống ở đây được nhập tịch. Ở Đức, tỷ lệ này đang chỉ là 1,1%.

    Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, có khoảng 2,9 triệu người có nhiều hơn một quốc tịch hiện đang sống ở Đức. Đó là khoảng 3,5% dân số. Những người có hộ chiếu Ba Lan, Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách.

    Greta Agustini, một luật sư chuyên về nhập cư ở Đức, nói vào tháng 12: “Luật quốc tịch Đức dựa trên nguyên tắc tránh có nhiều quốc tịch. Các nước châu Âu khác, như Ý, Thụy Điển, Ireland, Pháp v.v., cho phép có hai quốc tịch và họ có luật ít quan liêu hơn về vấn đề này".

    Aslihan Yeşilkaya-Yurtbay, đồng lãnh đạo của tổ chức Cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức (TGD), cho biết những cải cách đã đến "quá muộn" đối với nhiều người thuộc thế hệ ban đầu, "nhưng muộn còn hơn không".

    Yeşilkaya-Yurtbay nói rằng Đức sẽ trở thành một quốc gia khác nếu cuộc cải cách được thực hiện sớm hơn. Cô giải thích: “Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ quan tâm đến chính trị hơn và tích cực hơn trong xã hội nếu cơ hội này có từ 20 hoặc 30 năm trước”.

    Theo Congluan

  • Thông báo từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên bang Đức Nancy Faeser dự định thắt chặt luật trục xuất người tị nạn khỏi Đức.

    Hiện Bộ này đang đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có việc kéo dài thời hạn giam giữ chờ trục xuất, trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp vi phạm quy định nhập cảnh và cư trú cũng như đẩy mạnh việc trục xuất các trường hợp xin tị nạn là tội phạm hoặc bị từ chối tị nạn ở Đức.

    Theo đó, quy định mới được đề xuất nâng thời hạn giam giữ tối đa người tị nạn vi phạm từ 10 ngày hiện nay lên 28 ngày. Người tị nạn sau đó có thể bị giam giữ tại khu vực quá cảnh của sân bay hoặc nơi ở nếu bị nghi ngờ sẽ trốn lệnh trục xuất. Các trường hợp vi phạm lệnh cấm nhập cảnh và cư trú sẽ là một trong những lý do bị giam giữ. Điều này được thực hiện khi chính quyền chỉ định nơi lưu trú cho người xin tị nạn và họ không được phép ra khỏi khu vực này.

    that chat ti nan

    Bên cạnh đó, cảnh sát cũng sẽ được tạo điều kiện rộng hơn về pháp lý để tìm kiếm những người tị nạn vi phạm luật nhập cảnh và cư trú.

    Bộ Nội vụ Đức cũng muốn cho phép lực lượng thực thi công vụ đọc dữ liệu từ điện thoại thông minh hoặc dịch vụ đám mây nếu người tị nạn không thể xuất trình hộ chiếu, gây khó khăn cho việc xác định danh tính của người đó.

    Bộ trên cho biết, các biện pháp này cùng nhiều quy định nghiêm ngặt khác hiện đang được thảo luận với các bang và chính quyền địa phương, sau khi thống nhất sẽ chuyển sang thủ tục lập pháp.

    Một dự thảo khác đang được Bộ Nội vụ Đức chuẩn bị là việc cải thiện truyền dữ liệu tới các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và xã hội. Trong tương lai, hệ thống đăng ký người nước ngoài trung tâm (AZR) cũng sẽ chứa thông tin về việc liệu những trường hợp liên quan có được nhận trợ cấp hay không, cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp và được cấp trong khoảng thời gian nào.

    Các sở ngoại kiều, cơ quan phúc lợi và việc làm sẽ được giải tỏa khối lượng công việc bằng cách loại bỏ các truy vấn thủ công về phúc lợi xã hội như hiện nay.

    Số người tới Đức xin tị nạn gần đây đã tăng mạnh trở lại. Trong nửa đầu năm 2023, giới chức nước này ghi nhận gần 150.200 đơn xin tị nạn lần đầu, tăng 77,5% so cùng kỳ năm ngoái. Nhiều bang ở biên giới phía đông và phía nam nước Đức cảnh báo có thể tự thực hiện kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nếu chính phủ liên bang không siết chặt quy định đối với việc tiếp nhận và trục xuất người tị nạn.

    Trong khi đó, ngày 6/8, Chính phủ Anh công bố một thỏa thuận đối tác mới giữa cơ quan thực thi pháp luật nước này và các công ty truyền thông xã hội nhằm ngăn chặn các nội dung đăng tải trực tuyến khuyến khích di cư bất hợp pháp. Văn phòng Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận giữa Cơ quan phòng, chống tội phạm quốc gia và các công ty gồm Meta, TikTok và X (Twitter trước đây) sẽ giúp hạn chế các nội dung liên quan đến hỗ trợ di cư trái phép như cung cấp giấy tờ giả, giảm chi phí đối với di cư theo nhóm, hay thông tin sai về việc di cư an toàn.

    Theo Người Đưa Tin

  • 34% nam thanh niên thừa nhận từng sử dụng vũ lực với bạn gái trong quá khứ để buộc đối phương “biết tôn trọng”. 33% nghĩ chấp nhận được nếu lỡ tay đánh bạn gái.

    Kết quả khảo sát này vừa được tổ chức Plan International Germany thực hiện và công bố trên tờ Westdeutsche Allgemeine Zeitung, đầu tháng 6, dựa trên câu trả lời của 1.000 nam giới và 1.000 nữ giới trong độ tuổi 18-35.

    Nhóm vận động Tổ chức bình đẳng liên bang cho rằng đây là các phát hiện gây sốc và việc 1/3 nam thanh niên thấy bạo lực với phụ nữ là "chấp nhận được" cần phải thay đổi gấp.

    danh nguoi

    Khảo sát còn cho thấy, 50% đàn ông nói không muốn yêu đương với một người phụ nữ có nhiều bạn tình, 20% đồng ý với phương án này.

    Kỳ vọng trong một mối quan hệ cũng khác biệt giữa nam và nữ. Hơn 52% nam giới muốn xây dựng một gia đình theo mô hình "chồng là trụ cột gia đình, vợ nội trợ". Hơn 2/3 phụ nữ không muốn như vậy mà muốn quan hệ bình đẳng, cùng chia sẻ.

    48% không thích các hành vi đồng tính luyến ái nơi công cộng vì cảm thấy "bị làm phiền".

    Nói về kết quả cuộc khảo sát, chuyên gia Karsten Kassner ở tổ chức vận động bình đẳng giới Federal Forum Men cũng kêu gọi thay đổi. Ông cho rằng "có vấn đề khi 1/3 người được khảo sát bình thường hóa hành động bạo lực với phụ nữ".

    Theo dữ liệu từ Cảnh sát hình sự liên bang Đức (BKA), 115.000 phụ nữ nước này là nạn nhân của bạo lực bạn tình năm 2021. Đức cũng là một trong những nước có tỷ lệ sát hại nữ giới cao nhất châu Âu, vấn đề càng trầm trọng hơn trong suốt dịch Covid-19, theo BKA.

    Báo cáo của chính phủ Đức công bố tháng 11/2022 chỉ ra số nạn nhân của bạo lực gia đình ở Đức đã tăng 3,4% trong năm năm qua, từ 138.893 năm 2017 lên 143.604 năm 2021. Năm 2021, 80,3% nạn nhân là phụ nữ, còn 78,8% nghi phạm là đàn ông.

    Khi trình bày báo cáo tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser khẳng định không bao giờ chấp nhận bạo lực với phụ nữ. Thay vào đó, "phải kiên quyết đối đầu với nó vì Đức là quốc gia cởi mở và dân chủ, bình đẳng nam nữ là một phần không thể thiếu trong nền tảng giá trị xã hội". Bà gọi những người có hành vi bạo lực với phụ nữ, dù là tâm lý hay thể chất, đều là tội phạm.

    "Những gì họ làm là đáng ghê tởm và đối lập với các giá trị xã hội cơ bản của chúng ta", bà nói.

    Theo Bộ trưởng Gia đình Lisa Paus, mỗi giờ có trung bình 13 phụ nữ bị bạn tình đánh đập. Gần như mỗi ba ngày, lại có một phụ nữ chết dưới tay của người yêu hiện tại hoặc người yêu cũ. Tuy nhiên, sự thật là nhiều nạn nhân không dám xin giúp đỡ.

    VnExpress (Theo CNN, AP, AA)

  • ke giong het minh 1
    Sharaban K (trái) và Khadidja O. Ảnh: De.knews

    Một cô gái sống tại Đức bị cáo buộc giết người có ngoại hình giống mình trên mạng xã hội để thực hiện một mưu đồ đáng sợ.

    Tờ The Guardian ngày 30-1 cho biết vụ án xảy ra tại TP Ingolstadt, bang Bayern, miền Nam Đức, vào tháng 8 năm ngoái. Nghi phạm được xác định là Sharaban K, chuyên gia thẩm mỹ 23 tuổi, người Đức gốc Iraq.

    Muốn bỏ trốn vì mâu thuẫn gia đình, Sharaban K đã sát hại một người có ngoại hình giống hệt cô ta để làm giả cái chết của chính mình.

    Tờ The Guardian đưa tin thi thể đầy máu của nạn nhân được tìm thấy trong chiếc xe hơi đậu ở Ingolstadt vào ngày 16-8-2022. Khi đó, danh tính nạn nhân được xác định là Sharaban K (23 tuổi), chuyên gia làm đẹp, sống tại Munich và là người gốc Iraq.

    Một số thành viên gia đình Sharaban K nhận diện thi thể. Tuy nhiên, báo cáo khám nghiệm tử thi sau đó dấy lên nghi ngờ về danh tính nạn nhân. Thi thể cuối cùng được xác định tên là Khadidja O, một blogger ngành làm đẹp người Algeria.

    Cô này cũng 23 tuổi, sống tại TP Heilbronn, bang Baden-Wurttemberg cạnh bên bang Bayern.

    Theo cảnh sát, hai người phụ nữ trông rất giống nhau vì đều có tóc đen dài thẳng, cùng màu da, trang điểm đậm. Báo chí Đức gọi đây là "vụ giết người bản sao".

    Vào ngày 19-8-2022, Sharaban K bị bắt tạm giam cùng một người Kosovo 23 tuổi tên Sheqir K (23 tuổi). Đến đầu tuần này, động cơ giết người của hai người này mới được hé lộ.

    Theo đó, vào sáng 30-1, công tố viên Veronika Grieser nói: "Cuộc điều tra dẫn chúng tôi đến kết luận bị cáo muốn lẩn trốn vì gia đình mâu thuẫn và giả chết để đạt được mục đích đó".

    ke giong het minh 1
    Cảnh sát Đức tìm kiếm tại khu rừng gần nơi thi thể Khadidja O được tìm thấy. Ảnh: Polish News

    Cảnh sát cho biết Sharaban K liên hệ với nhiều phụ nữ có ngoại hình giống mình một tuần trước vụ giết người. Sharaban K sử dụng nhiều tên giả để hoạt động trên các trang mạng xã hội.

    Tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung đưa tin nạn nhân Khadidja O bị hấp dẫn bởi một món quà mỹ phẩm và đồng ý gặp mặt. Sau đó, Sheqir K và Sharaban K lái xe đến nhà đón nạn nhân rồi chở đến một khu rừng nằm giữa Heilbronn và Ingolstadt, dụ cô gái ra khỏi xe và đâm chết.

    Người phát ngôn cảnh sát Andreas Aichele nói với tờ Bild: "Chúng tôi chưa tìm được hung khí gây án nhưng tìm được rất nhiều bằng chứng". Nạn nhân bị đâm hơn 50 nhát và khuôn mặt bị biến dạng.

    Hai hung thủ sau đó đưa xác nạn nhân lên ghế sau xe và chở về Ingolstadt, đậu xe tại một khu dân cư bên bờ sông Danube.

    Cha mẹ của Sharaban phát hiện thi thể vào khuya 16-8-2022.

    Người phát ngôn của văn phòng công tố bang Ingolstadt cho biết cuộc điều tra đang tiếp diễn và nhiều nhân chứng đang được phỏng vấn.

    Lệnh bắt giữ chính thức đối với Sheqir và Sharaban được đưa ra vào ngày 26 và ngày 27-1. Hai người này đang đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.

    Theo người phát ngôn cảnh sát Andreas Aichele, "đây là vụ án rất đặc biệt. Vào ngày tìm được thi thể, chúng tôi không ngờ vụ án sẽ diễn biến theo hướng này".

    Theo Người Lao Động

  • Tại Berlin và Brandenburg, theo một báo cáo truyền thông, ngày càng nhiều trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam bị mất tích – và có thể bị ép buộc lao động nô lệ. Theo báo cáo mới đây của kênh Berlin-Brandenburg (RBB), tại Brandenburg hiện có 32 trẻ vị thành niên Việt Nam bị mất tích không dấu vết.

    Kể từ năm 2013, những trẻ em và thanh thiếu niên đã bị cảnh sát tiểu bang và cảnh sát liên bang bắt giữ trong khi cố gắng xâm nhập bất hợp pháp vào Đức và đã được bàn giao cho các văn phòng phúc lợi thanh niên. Nhưng ngay sau khi được bàn giao, những đối tượng này đều nhanh chóng biến mất.

    Kể từ năm 2012, RBB đã báo cáo tổng cộng 474 người Việt Nam chưa đủ tuổi vị thành niên đã đến Berlin, rồi được báo cáo là mất tích..

    Theo RBB, cảnh sát Berlin có thông tin cho biết "trẻ em và thanh thiếu niên được các đường dây có tổ chức đưa đến Cộng hòa Liên bang Đức. Các chi phí cho chuyến đi sẽ được thanh toán qua hình thức lao động hoặc hoạt động phạm tội."

    Theo Cảnh sát Liên bang, số người Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp vào Đức vẫn tăng đều đặn. Những kẻ buôn người quốc tế đã đưa lậu người Việt Nam từ Moscow qua các nước Baltic và Ba Lan đến Đức và sang Tây Âu. Theo các nhà điều tra Ba Lan và Đức, Trung tâm Berlin Dong Xuan ở Lichtenberg là một trung tâm đầu mối trung chuyển.

    Người Việt Nam đến Đức bất hợp pháp sau đó sẽ phải trả chi phí 10.000 đến 15.000 euro cho những kẻ buôn lậu bằng cách làm việc. Trong vài tháng qua, các quan chức hải quan đã liên tục gặp phải những người lao động bất hợp pháp, bao gồm cả trẻ vị thành niên, trong các cuộc đột kích vào các tiệm nail Việt Nam. Theo Văn phòng Hải quan Gießen, đây không chỉ là một trường hợp riêng lẻ. Có bằng chứng cho thấy đó là một hiện tượng trên toàn quốc.

    Tổ chức Liên bang cho Trẻ em Không có Người Chăm Sóc phát biểu, "Những trẻ em và thanh thiếu niên này phải được chính phủ chăm sóc. Sự thờ ơ trước các trường hợp mất tích là không thể chấp nhận. Đặc biệt, những trẻ vị thành niên tị nạn biến mất sẽ gặp phải nhiều nguy cơ hơn. Do đó, các tổ chức phúc lợi thanh niên và cảnh sát cần tạo ra nhiều nguồn lực hơn để giải quyết vấn đề.”

    VietHome (Theo Archy Sport)

  • Các bạn trẻ thân mến, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê, sẵn sàng đương đầu với thử thách, cộng với thời giờ đã có điệu kiện hơn rất nhiều. Việc các bạn muốn lao ra đại dương, đương đầu với sóng lớn thiệt là rất tốt, rất mạnh mẽ. Nhưng khi xác định mục tiêu, các bạn đã biết gì về nước Đức, về chương trình học của Đức chưa? Tôi xin kể đôi điều về trải nghiệm của tôi ở nước Đức, dù nó không còn mới, tức là trải nghiệm này cũng lâu rồi, nhưng mong nó mang lại cho các bạn những hình dung ban đầu.

    Tôi, bước chân vào Đức khi đã có một tấm bằng đại học Mỹ và bằng C1 Đức, lúc đấy tôi từng nghĩ oách xà lách lắm, tiếng Anh tốt rồi, tiếng Đức với C1 chỉ chút xíu cố gắng là tôi ok à nghen. Vậy mà, mọi thứ đột nhiên khác hẳn.

    Thứ tiếng Đức C1 bập bõm của tôi, chỉ đủ nghe TV thời sự, chứ nghe dân (dân nhé, chứ sinh viên nói thì vẫn hiểu) nói chuyện hay nghe giáo sư giảng bài coi như lỗ tai của tôi như bị hỏng luôn rồi. Đứt cước các bạn ạ, cả nửa kỳ đầu tôi loay hoay, bài đọc và đọc tài liệu thì tất nhiên vẫn hiểu. Nhưng để nói rõ ràng cho người khác hiểu lại khác hẳn và để giao tiếp thì đúng là tôi thấy mình ngất ngơ, sao lại có thể họ cười mà tôi cũng ngoác mõm tôi ra, nhưng thực ra tôi chẳng 1 tí teo gì hiểu. Trời ơi, tôi thấy mình ngốc như 1 con bò luôn, y chang phomai bò cười. Tôi cảm thấy bị sỉ nhục.

    Trong tâm trí người Đức, chỗ đứng của người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, quán nhỏ, và moi móc mọi thứ, mọi ngóc ngách để tìm cách ở lại.

    Tôi đi học nhóm dành cho sinh viên nước ngoài, bình thường, là 1 Dozent (tức là kiểu master hay phd giảng bài tập hoặc bài thực hành cho sinh viên thôi). Hôm ý chắc giáo sư bị rảnh ý, hay là đầu óc không thông được vấn đế, đến nhóm nói chuyện.

    Lúc ý đã gần thi, nhóm 10 người, toàn nước ngoài, khoảng 1 chú Nga, 1 chú Ba Lan, 3 Trung Quốc, 1 Việt Nam là tôi, và vài người nước Ý gì đấy. Giáo sư hỏi, chúng mày có hiểu không, ờ, giáo sư hỏi thì trả lời, cũng tạm, hỏi bọn mày từ đâu đến, trả lời. Rồi đột ngột lão hỏi, mấy đứa Trung Quốc, mày học xong kế hoạch thế nào. Bọn nó bảo, tao muốn làm công ty lớn, học tập kĩ thuật của chúng mày rồi về nước, (vâng nó trắng trợn thế đấy), lão hỏi, nếu không có công ty nhận, bọn mày làm sao, 3 đứa bảo, về thôi. Lão gật gật cái đầu, mặt trầm ngâm.

    Quay sang tôi, giáo sứ hỏi, còn mày? Tao về, tôi trả lời thế thôi, đơn giản chỉ là tôi nghĩ nói thêm họ cũng chẳng hiểu.

    Vậy mà, Giáo sư hỏi lại, thế không phải là dù mày kém hay giỏi, ra trường hay không, mày đều tìm cách ở lại như bao người Việt khác à?

    Ôi, mặt tôi đỏ bừng bừng, tức vãi cả kèn ra luôn. Tôi trả lời luôn bằng tiếng Anh. Người Việt mày gặp không đại diện cho toàn bộ người Việt Nam. Tao không giỏi nhất, nhưng tao sẽ khá hơn phần đông. Và tao chưa bao giờ nghĩ tao sẽ ở lại đây, có làm việc tao sẽ chọn 1 nước nói tiếng Anh. Lão ý chỉ cười mỉm một cái, cái cười đó là cái gì, là mỉa mai hay chấp nhận, tôi không rõ. Nhưng tất cả các môn khác có trượt, môn ý của tôi cũng phải cao nhất, và vỗ vào mặt lão ý, cả cái đề tài của tôi luôn, rồi tôi cắp vali về nước. Đúng thời hạn, với điểm không cao nhất toàn khoa, nhưng cao nhất trong năm ấy tại module của lão.

    Tôi kể ra, không để khoe, nhưng tôi muốn nói rằng, trong tâm trí người Đức, chỗ đứng của người Việt chỉ là lau nhà, quét dọn, quán nhỏ, và moi móc mọi thứ, mọi ngóc ngách để tìm cách ở lại. Các bạn trẻ, các bạn thế hệ mới chính các bạn là người sẽ quyết định, tương lai con các bạn được người ta nhìn như thế nào. Em các bạn, con các bạn, cháu các bạn sẽ được nhìn nhận ban đầu là công nhân, là kỹ sư, là nhà khoa học hay không? Phụ thuộc đầu tiên vào việc các bạn như thế nào, cố gắng ra sao, nhân cách như nào.

    Hãy nghĩ đến bố mẹ các bạn, bố mẹ các bạn nuôi các bạn ăn, dạy các bạn học 18-20 năm trời, có điều kiện cho các bạn đi học là mong các bạn trở thành người giúp ích cho xã hội, cho đất nước và là để các bạn ngẩng cao đầu mà sống, chứ không ai muốn các bạn cúi mặt trở thành người quét rác, lau toiilet, hay làm việc chui lủi, ở một đất nước khác.

    Bởi vậy, khi bước chân vào nước Đức bạn hãy học cách sống thẳng, nếu là đi học, hãy bỏ công sức, quyết tâm và nghị lực ra học, nếu thấy không kham nổi, thì tìm hiểu chương trình Ausbildung để mà sang, khi sang thì phải quyết tâm là thực hiện mục tiêu đề ra, đừng sang chỉ vì nghĩ nước họ tốt hơn nước mình. Vì sao?

    Học tại nước Đức, các bạn phải hiểu, học ở đây rất nặng, có rất nhiều người Việt học 10 năm chưa ra được trường, hoặc phải chuyển trường liên tục. Khó khăn lớn nhất là do tiếng Đức có nhiều từ, nhiều nghĩa bóng hơn tiếng Anh rất nhiều, và người Đức nói chuyện cũng rất mỉa mai.

    Bản chất người Đức, thực sự, họ không quá phân biệt chủng tộc, không kì thị giàu nghèo, nhưng họ rất coi trọng bằng cấp và họ phân biệt tầng lớp nặng nề. Ngoài ra do lòng tự tôn với dân tộc họ rất cao, nên họ rất coi thường những người nước ngoài không có lòng tự trọng, không có nỗ lực để vươn lên. Ngoài ra, họ cũng rất thực tế, thực tế đến mức thực dụng, nếu bạn không giỏi bằng và hơn họ, họ sẽ không muốn tiếp xúc với bạn, vì tiếp xúc với bạn không đem lại cái gì cho họ. Họ sống lạnh lùng, khép kín, và chỉ mở lòng với những người thực sự hợp với họ. Nên việc giao tiếp hay không, đối với họ không quá quan trọng. 

    Thứ 2, các bạn đừng gào lên ở VN không có công ăn việc làm, đầy. Vấn đề chỉ là các bạn chê, lương thấp, nhưng tôi nói, lương VN lại đang là quá cao so với sức lao động bỏ ra. Lương ra trường có thể 3 tr, 5 tr. Nhưng sau 3 năm bạn cố gắng hết mình, mức lương đấy đã gấp đôi, thậm chí gấp 3, và sau 5-7 năm, lương ở VN cao hơn ở bên này.

    Lương bên này, khởi điểm của người nước ngoài khoảng 1200-1500eur sau khi thuế và các thể loại, thuê cái nhà ở chung với hàng tá người khác, đã khoảng 300-400, chưa kể ăn uống, chơi bời, bảo hiểm. Và sau 5 năm, nếu hết sức ưu tú, chỉ khoảng 2000-2200eur. Tiết kiệm chả được là bao nếu mỗi năm các bạn muốn về VN thăm nhà 1 lần. Chưa kể, để được đi làm bên này, các bạn phải học giỏi, điểm tốt, giao tiếp tốt. Thật sự là rất thách thức. P/S: Nhiều bạn thắc mắc về lương quá nhỉ? Thực ra tôi, chưa hề nghĩ nó quan trọng, tôi chỉ nghĩ là các bạn sang học, thì hãy học cho tốt, và làm gì để học tốt đã.

    Còn mức lương kia, là mức lương trung bình đã tính thuế bậc 4 (lương sau thuế dành cho người độc thân)

    Vậy các bạn sang bên này làm gì? Làm nhà hàng? tớ chỉ nói thế này thôi, có quá nhiều người Việt làm quán, nhưng vẫn hưởng trợ cấp cho người nghèo. Đánh giá thế nào tùy các bạn đối với tớ là XẤU. Nhưng điểm xấu mà tớ còn không thể chấp nhận được ở cái nghề này là quá PHŨ, có những người sang bên này mở nhà hàng 10 năm rồi không dám về VN vì sợ mất khách. Bố mẹ CHẾT khóc qua máy tính, vâng. Các bạn muốn con đường đi của các bạn thế nào???????

    Tôi kể ra, chỉ mong các bạn hãy trang bị cho mình, đầy đủ tâm lý và kiến thức để bước vào thực hiện giấc mơ của bạn thôi. Tôi mong thế hệ trẻ Việt Nam ra nước ngoài càng nhiều càng tốt, nhưng trước khi đi, phải tìm hiểu thật rõ, nơi mình đến, nên tôn trọng luật pháp và kỉ luật của nước mình cũng như nước sở tại. Ở Đức, tính kỉ luật rất cao, ngay cả tàu điện chỉ chậm khoảng 1 phút thôi là vô số khuôn mặt thất vọng và khó chịu rồi. Các bạn có kỉ luật không? có làm việc đúng giờ không? có thực hiện mục tiêu đúng lúc, đúng kỉ luật, đúng thời hạn hạn không?

    Điều đặt ra cho các bạn khi các bạn bước chân vào nước Đức là phải học và đặc biệt phải học tiếng Đức thật tốt. Chỉ có tiếng Đức tốt, bạn mới học được và đi làm thêm được. Xét một cách tổng quan, chương trình học ở Việt Nam cũng rất nặng lý thuyết, và nếu bạn học tốt ở Việt Nam, lượng kiến thức mới ở Đức bạn sẽ dễ dàng tiếp thu. Thế có nghĩa là tất cả chỉ là tiếng Đức của bạn, tốt nhất có thể, với tôi, nên là ở C1 trở lên hãy đi học.

    Đối với người Đức ” Lý thuyết là tối ưu của thực tế” ngược hẳn với câu ” Lý thuyết muôn đời là màu xám”. Nếu muốn được họ coi trọng, bạn phải là người hiểu họ nói, nói họ hiểu, và có kiến thức, mục tiêu sống mạnh mẽ với nghị lực bền bỉ. Và người Đức cũng có câu, “chúng tôi không muốn có một vì sao sáng, vì chúng tôi có cả một bầu trời sao”. Điều đó, có nghĩa là gì, họ không cần 1 cá nhân nổi bật, họ cần tất cả đều thành công như nhau, tất cả đều được hưởng những điều tốt đẹp, đây cũng trả lời cho câu hỏi “Vì sao kinh tế họ phát triển bền vững”.

    Về quan điểm cá nhân, tôi thấy nên tốt nghiệp đại học, ít nhất ở Việt Nam rồi hãy đi Đức, vì ít nhất các bạn đã có bằng đại học. Trong thời gian các bạn học đại học, tầm từ năm thứ 2 trở đi, hãy dành thời gian học tiếng Đức nếu muốn đi, học ở trung tâm hoặc ở trường đại học.., học thuộc lòng tất cả những gì bạn có bằng tiếng Đức, hiểu rõ từ, xem phim, ảnh, ti vi,…..Khi đó, tôi hi vọng con đường đi của các bạn sẽ đỡ gập ghềnh hơn. Tỉ lệ ra trường đúng hạn và thành công sẽ cao hơn.

    Nếu các bạn sang đây học tiếng, học DSH, các bạn sẽ đứng trước tình trạng học tiếng không thành, rồi bị về nước, như thế quả thực là rất tiếc, rất tốn thời gian, tiền bạc, các bạn xấu hổ với gia đình, bạn bè và các bạn lại muốn làm liều, lại một thế hệ Việt Nam liều khác ….. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ai cũng bị trượt DSH, ai cũng bị về nước. Chỉ là, dù các bạn có đỗ DSH, nhưng từ DSH đến việc học tốt, và ra trường nó cũng khác nhau rất nhiều, nó cũng là một con đường rất dài và khó khăn. Hãy cố gắng cẩn thận xây tương lai của bạn từ viên gạch đầu tiên, bởi thời gian qua không bao giờ lấy lại được, và xây lại lần thứ hai bao giờ cũng khó hơn lần đầu.

    Đôi lời chia sẻ.

    Viethome (theo Mai Popo)

  • Những năm đây, trên mạng xã hội có một bài viết đã thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi người với tiêu đề “Tại sao nước Đức không dám làm đồ giả, đồ dùng đến cả trăm năm”.

    Tác giả viết: Đầu những năm 90 của thế kỷ 19, nước Đức đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển, trong nửa thế kỷ đã tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật bậc nhất, dẫn đầu “cuộc cách mạng động cơ đốt trong và điện khí hóa”, làm cho nền kinh tế công nghiệp của Đức có một bước phát triển nhảy vọt.

    Từ đó, máy móc, hóa chất, đồ điện, quang học cho đến những đồ dùng trong nhà bếp, đồ dùng thể thao của Đức đã trở thành những sản phẩm có chất lượng vượt trội, dòng chữ “Made in Gemany” đã trở thành sự khẳng định chất lượng và lòng tin. Những công ty nổi tiếng nhất nước Đức dường như đều trưởng thành từ thời kỳ đó, đến nay họ vẫn duy trì danh tiếng của mình trên thế giới.

    1. Coi trọng danh tiếng chứ không tham lợi trước mắt

    Nước Đức không phải là một dân tộc “có mới nới cũ”, người Đức thích những đồ vật đã được sử dụng có ký ức lịch sử, có ký ức văn hóa. Tác giả bài viết có quen một giáo sư người Đức, trong nhà ông có một cái máy radio to như cái thùng gỗ được sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay ông vẫn sử dụng.

    Khi được hỏi: “Ông vẫn dùng cái món đồ cũ kỹ này ư?”, vị giáo sư trả lời: “Đúng vậy, tôi vừa nhìn thấy nó, liền nghĩ tới câu chuyện thời thơ ấu gắn với cái máy radio này, đối với tôi nó quý giá hơn mọi thứ!”

    Người Đức sản xuất bút bi rơi cắm xuống đất hơn 10 lần vẫn còn dùng tốt. Người Đức xây nhà hơn 120 năm vẫn chưa đổ, dù bị chiến tranh tàn phá, họ vẫn xây lại theo nguyên dạng ban đầu.

    Có một bức ảnh về kiến trúc Đức có tên “nước Đức không thay đổi”, nội dung là căn nhà người Đức sửa lại sau chiến tranh thế giới thứ 2 hoàn toàn là phong cách Baroque và kiến trúc Rococo cuối thời Trung cổ .

    Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, tất cả các thành phố của Đức đều trở thành một đống hoang tàn, những căn nhà cổ đều bị chiến tranh tàn phá, người Đức đã rất đau lòng, bởi người Đức yêu thích văn hóa của chính họ.

    Người Đức nhất định phải tìm ra bức ảnh chụp khi xưa, tìm bản vẽ thiết kế khi xưa, nhất định phải trùng tu từng ngôi nhà một theo đúng nguyên dạng ban đầu. Ngày nay khi bạn đến Đức, phần lớn thành phố đều không có kiến trúc hiện đại, hầu như đều là phong cách Baroque và kiến trúc Rococo.

    Nước Đức có một nhà hát opera hoàng gia, trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy, người Đức vô cùng đau xót, một công trình được xây dựng 200 năm mới hoàn thành mà kết cục lại bị phá hủy trong phút chốc.

    Sau Thế chiến 2, người Đức đã khoanh vùng đống đổ nát lại, tập hợp một nhóm hơn 100 nhà khoa học, nhà văn hoá học, khảo cổ học, kiến trúc sư, nhân viên kỹ thuật, họ mất thời gian 35 năm để lợp lại những viên ngói, lát lại những viên gạch bị vỡ nát, hiện nay nhìn thấy nhà hát opera này, bạn không thể biết được nó từng bị bom phá nát rồi được tu sửa lại, và toà kiến trúc này đã trở thành “di sản văn hoá thế giới”.

    Người của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nói: “Bản thân hành động này chính là di sản văn hoá thế giới”. Chính vì người Đức yêu quý và tôn trọng văn hoá của họ đến mức độ như vậy, do đó mới gọi là “nước Đức không thay đổi”.

    Do kinh tế Đức phát triển không dựa vào thị trường bất động sản, cho nên một kiến trúc sư người Đức rất khó để có được một công trình, không dễ trúng thầu, nên nhất định phải chuyên tâm thiết kế, nhất định phải làm công trình trở thành kiệt tác nghệ thuật, nhất định phải để nó lưu danh trăm đời. Do vậy, ở Đức, bạn không thể nào nhìn thấy 2 toà kiến trúc giống hệt nhau. Người ta nói: Kiến trúc sư Đức họ không coi trọng cái lợi trước mắt, mà là danh tiếng phía sau công trình.

    2. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm thiêng liêng

    Trong một buổi họp báo, một phóng viên nước ngoài đã hỏi người đứng đầu Công ty Siemens rằng: “Tại sao một nước Đức với 80 triệu dân lại có tới 2.300 thương hiệu nổi tiếng thế giới?”

    Người đứng đầu Công ty Siemens trả lời thế này: “Điều này dựa vào thái độ làm việc của người Đức chúng tôi, đó là sự coi trọng tới từng chi tiết nhỏ của công nghệ sản xuất, nhân viên của công ty Đức chịu trách nhiệm phải sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, nghĩa vụ cần cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt nhất!”

    Phóng viên lại hỏi ông: “Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chẳng phải là tối đa hoá lợi nhuận sao? Có cần quan tâm tới nghĩa vụ gì đó không?”

    Ông trả lời: “Không phải thế, đó là kinh tế học của Anh-Mỹ, người Đức chúng tôi có kinh tế học của mình. Kinh tế học của người Đức chúng tôi chính là đi theo 2 điểm sau: thứ nhất, quá trình sản xuất hài hoà và an toàn; thứ hai, tính thực dụng của sản phẩm công nghệ cao. Đây chính là linh hồn của các doanh nghiệp, chứ không phải là tối đa hoá lợi nhuận. Sự vận hành của doanh nghiệp không chỉ là vì lợi nhuận, trên thực tế, tuân thủ đạo đức doanh nghiệp và sản xuất các sản phẩm chất lượng ngày càng tốt hơn, là “trách nhiệm thiêng liêng” và nghĩa vụ của doanh nghiệp Đức!” “Trách nhiệm thiêng liêng” là gì, chính là việc mà Thượng Đế muốn bạn làm”.

    Tại Đức, không có doanh nghiệp nào bỗng dưng giàu có sau một đêm, cũng như nhanh chóng trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới. Họ thường bắt đầu từ những “công ty nhỏ”, “công ty chậm”, chuyên về một lĩnh vực, một sản phẩm nào đó, nhưng hiếm có “công ty kém” nào, chắc chắn không có “công ty giả”. Họ thường là các công ty nổi tiếng có trên 100 năm lịch sử, chú trọng chất lượng sản phẩm và giá cả, được gọi là “quán quân ẩn mình”.

    Sản phẩm của Đức không tham gia cuộc chiến cạnh tranh giá cả, không cạnh tranh với các công ty cùng ngành, nguyên nhân là do có được sự bảo hộ trong ngành và do giá cả không quyết định được tất cả. Tạo ra cuộc chiến giá cả sẽ làm cho cả ngành rơi vào vòng tuần hoàn tồi tệ hơn. Doanh nghiệp Đức cũng cần có lợi nhuận, nhưng chỉ cần có thể đảm bảo mức lợi nhuận cơ bản, có thể kiếm được tiền, người Đức họ không tham lam, không chạy theo lợi nhuận một cách thái quá, mà họ nghĩ tới những vấn đề xa hơn và sự phát triển bền vững hơn.

    Do vậy, người Đức thà “đồng thời giữ mức lợi nhuận cơ bản, và lấy một phần lợi nhuận chuyển thành sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn thiện hơn”.

    Tác giả đã từng ở Berlin và nói chuyện với giám đốc cửa hàng đồ dùng nhà bếp cao cấp Fissler, tác giả hỏi: “Người Đức làm ra cái nồi có thể sử dụng trên 100 năm, vì thế mỗi lần bán một cái, trên thực tế họ mất đi một khách hàng, và người ta không tìm đến mua nữa. Người Nhật sản xuất xoong nồi, dùng đến 20 năm là hỏng, 20 năm sau khách hàng lại tìm đến lần nữa. Nghĩ kỹ hơn, anh có làm thế không? Tại sao anh lại làm ra những đồ dùng bền như vậy? Làm cho thời gian sử dụng rút ngắn lại, chẳng phải anh có thể kiếm được nhiều tiền hơn sao?”

    Vị giám đốc trả lời: “Đâu có, tất cả những người mua xoong nồi của chúng tôi đều không cần mua lần thứ 2 nữa, như thế sẽ tạo nên thương hiệu, sẽ có nhiều người khác đến mua đồ của chúng tôi hơn, và hiện giờ công việc của chúng tôi đều đang rất tất bật! Nhà máy sản xuất đồ dùng gia dụng trong nhà bếp của chúng tôi được chuyển từ xưởng chế tạo vũ khí sau chiến tranh thế giới thứ 2, mới chỉ khoảng mấy chục năm thôi nhưng đã bán được hơn 100 triệu xoong nồi, anh có biết dân số trên thế giới là bao nhiêu không ? Gần 8 tỷ người, vẫn còn thị trường với 7 tỷ người đang đợi chúng tôi đấy!”

    Cách nghĩ cửa người Đức hoàn toàn khác, chiến lược kinh doanh của họ cũng khác với đại đa số, với một vụ buôn bán thì cả đời bạn chỉ làm một lần, họ làm cho bạn khen đồ của họ tốt, như vậy người khác cũng sẽ biết đến, và sẽ lại trở thành khách hàng của họ, sau đó lại truyền đến tai người thứ 3, họ đã làm như thế.

    3. Tìm tòi bản chất, cân nhắc lâu dài

    Ngày nay nước Đức chỉ có 3 thành phố được gọi là “thành phố quốc tế hóa” gồm Berlin, Hamburg, Frankfurt, còn những thành phố khác đều là thành phố vừa và nhỏ. Phần lớn người dân Đức đều sống trong các thành phố có 50, 100, 150, 200 ngàn người, ngay cả thành phố có 500 ngàn người sinh sống, họ đã cảm thấy là quá lớn. Phong cảnh của các thành phố ở Đức đều có đặc điểm thế này: Nơi cao nhất của thành phố chắc chắn là đỉnh của nhà thờ, những công trình khác không được vượt qua độ cao này.

    Tác giả từng nói chuyện với một giáo sư người Đức về vấn đề này: Vì sao người Đức lại có thể đúng giờ như vậy?

    Vị giáo sư nói: “Thành phố nhỏ thì rất dễ dàng giữ đúng giờ!
    Vì để giữ đúng giờ, nên cũng cần phải thiết kế cho thành phố nhỏ lại một chút. Anh cần biết, trong thời đại ‘đại chúng hóa ô tô’ thế này, nếu muốn thành phố không bị tắc đường, cần có 2 điều kiện: Thứ nhất là bất cứ căn nhà nào cũng không quá 5 tầng, ở Đức, anh muốn xây căn nhà cao 6 tầng, cần phải có hội nghị bỏ phiếu thông qua. Thứ 2, bất cứ thành phố nào đều cần có một nửa không gian là đường xá. Chỉ cần anh làm được đồng thời 2 điều này, chắc chắn sẽ không có tình trạng kẹt xe”.

    Hiện nay, người Đức thường xây nhà cao tầng tại Berlin, Hamburg, Frankfurt, đó cũng là nơi có các tòa nhà cao lớn tầm cỡ thế giới, nhưng có một điều kiện, loại nhà cao tầng này nếu đổ xuống từ bất kỳ hướng nào cũng không được đè lên các tòa nhà khác. Cho nên các tòa nhà càng cao thì không gian trống xung quanh càng lớn. Đây được gọi là “tìm kiếm bản chất của sự vật, xác định chiến lược lâu dài”. Khi người Đức xây nhà, họ phải tính toán nếu nó đổ xuống thì chuyện gì sẽ xảy ra.

    Thành phố của Đức vẫn tràn đầy phong cảnh của thời kỳ trung cổ, nơi cao nhất của thành phố đều là nhà thờ, thành phố Heidelberg là kinh đô của văn hóa du lịch Đức.

    4. Người Đức không tin có “hàng tốt giá rẻ”

    Ưu thế của hàng “Made in Germany” không phải là giá cả, chính người Đức cũng thừa nhận “hàng Đức là hàng tốt giá không hề rẻ”. Bạn có thể mặc cả giá với người Nhật, nhưng bạn mặc cả với người Đức thì không được. Người Đức không chấp nhận có chuyện “hàng tốt giá rẻ”. Ưu thế của hàng “Made in Germany” chính là chất lượng, công nghệ đặc biệt, dịch vụ hậu mãi ưu việt.

    Những sản phẩm thông thường của các doanh nghiệp Đức đều là sản phẩm có trình độ hàng đầu thế giới, độ khó cao, nước khác không thể nhanh chóng làm theo được. Khoảng 30% các sản phẩm xuất khẩu của Đức trên thị trường quốc tế đều là sản phẩm độc nhất không có đối thủ cạnh tranh. Công nghiệp gia công chế tạo của Đức, lớn thì có máy khoan đất làm tàu điện ngầm, nhỏ thì có ghim giấy, từ góc độ chất lượng mà nói thì là bậc nhất thế giới.

    Adidas là thương hiệu Đức, nhưng dường như nhiều người không biết.

    Tại Đức, tất cả các sản phẩm đồ ăn dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi không được chứa bất cứ chất phụ gia thực phẩm nhân tạo nào, bắt buộc phải là chất tự nhiên. Tất cả các sản phẩm sữa bột đều bị quản lý như thuốc; tất cả sản phẩm dành cho mẹ và trẻ sơ sinh chỉ được phép bán tại các tiệm thuốc, không được bán tại các siêu thị; tất cả socola đều được quy định phải sử dụng bơ ca cao tự nhiên làm nguyên liệu sản xuất; tất cả các thương hiệu sản phẩm chăm sóc bảo vệ da đều phải có phòng thực nghiệm và khu gieo trồng thực vật để đảm bảo nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên.

    Người Đức sản xuất sản phẩm hóa học không dùng trong công nghiệp, ví như nước lau rửa, nước rửa tay, dầu rửa tay, ngoài có công hiệu diệt khuẩn ra, đa số đều sử dụng công nghệ phân giải sinh học, tức là sử dụng vi sinh vật để phân giải thành phần hóa học trong đó. Trong tương lai, tác hại của chất hóa học đối với cơ thể con người sẽ được giảm thiểu tối đa. Bình lọc nước do Đức sản xuất có thể lọc các chất vô cơ có hại, cũng có thể lọc các chất hữu cơ có hại, đồng thời có chứa nguyên tố magie. Nước được lọc bởi bình lọc nước do Đức sản xuất sẽ có vị hơi hơi ngọt.

    Người Đức sản xuất một cái nồi, có thể dùng đến cả trăm năm, do đó những xoong nồi người Đức dùng rất nhiều đều là từ thời ông bà để lại.

    Viethome (theo trithucvn)

  • Ông Nguyễn Văn Hiền được coi là người Việt giàu nhất nước Đức. Ông là chủ nhân của khu trung tâm thương mại rộng lớn và sầm uất ở Đức mang tên Đồng Xuân Center.

    Đồng Xuân Center nằm ở phố Herzbergstrasse thuộc quận Lichtenberg, Đức, là một trong 2 trung tâm thương mại lớn nhất nước Đức của người Việt, nằm ở nơi có gần 4.000 người Việt Nam định cư sinh sống.

    Doanh nhân Đức gốc Việt – ông Nguyễn Văn Hiền. Ảnh: Internet

    Trong đó, diện tích kinh doanh gồm 4 dãy nhà lớn rộng khoảng 40.000 m2. Tại đây, các hộ kinh doanh hầu hết là người Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều người ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Đức thuê…

    Tại đây, có đầy đủ các loại hình kinh doanh, từ hệ thống nhà hàng ăn uống vui chơi giải trí tới các cửa hàng thực phẩm châu Á phục vụ thịt thà, tôm cá, gạo mì, bún phở khô đến các loại rau muống, rền, cần, cải, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, khoai sọ, khoai lang, sắn và các loại hành, răm, kinh giới, mùi, tía tô, ngổ, gừng, tỏi, riềng, sả, ớt… đến bánh chưng, bánh tét, giầy giò, nem chua… gần như mặt hàng nào cũng có, vừa tươi mới vừa phong phú đến ngập mắt.

    Được biết, khu công nghiệp này cách đây 150 năm là nơi sản xuất các thiết bị đo lường của hãng Siemens nổi tiếng. Sau đó là nhà máy VEB Elektrokohle (than điện) với 3.000 công nhân làm việc.

    Quy mô chợ Đồng Xuân của ông Hiền ở Đức. Ảnh: Internet

    Nói về độ hot của “chợ Đồng Xuân” tại Đức, ở đây có gần 400 doanh nghiệp kinh doanh. Doanh thu hàng năm của mỗi doanh nghiệp đạt từ 250.000 đến 3 triệu Euro. Hiện tất cả các gian hàng đều đã hết chỗ. Với việc cho thuê các gian hàng, ông Nguyễn Văn Hiền có thể thu về khoảng 300.000 – 400.000 Euro hàng tháng.

    Được biết, Đồng Xuân Center từng được nhiều công ty Đức muốn mua lại nhưng ông Hiền kiên quyết không bán.

    Sang xứ người từ những năm 1980, ông Hiền từng là đội trưởng trong một Xí nghiệp liên hợp xây dựng ở Potsdam.

    Về sau, trải qua thời kì biến đổi xã hội khi thống nhất nước Đức, ông phải chuyển sang bán hàng may mặc như một cách để tồn tại.

    Năm 2003, ông Hiền có đã có một cơ sở thương mại dệt may ở gần khu vực. Sau đó ông vay vốn các ngân hàng để xây trung tâm thương mại, nhưng các ngân hàng không tin tưởng rằng ông sẽ tìm được người thuê cửa hàng cho một trung tâm thương mại châu Á.

    Tiếp đó nhờ các công ty xây dựng tư nhân mà ông có quan hệ từ trước tin tưởng cho vay tiền, ông đã có thể mua thêm đất và xây dựng Trung tâm Đồng Xuân của mình.

    Sau khi xây dựng hoàn tất, ông đã cho thuê được kín chỗ và lúc này các ngân hàng lại tìm đến ông để đề nghị được cho vay tiền. Từ năm 2004 đến năm 2013, ông Hiền đã đầu tư tổng cộng 35 triệu Euro vào khu “chợ” này.

    Không chỉ là chủ nhân của Đồng Xuân Center, ông Hiền còn là một nhà phát triển bất động sản danh tiếng. Được biết, ông đang ấp ủ nhiều kế hoạch phát triển ở phố Herzbergstrasse.

    Trong những tâm huyết của ông bao gồm việc xây dựng một khách sạn, một trung tâm hội nghị với các nhà hàng. Ngoài ra, ông Hiền có kế hoạch xây dựng một nhà máy đầu tiên của Đức“ sản xuất mỳ châu Á.

    Bên cạnh đó, ông còn đầu tư 30 triệu Euro vào dự án xây dựng trung tâm văn hóa, kinh tế tại quận Lichtenberg, Berlin với mong muốn quảng bá văn hóa, ẩm thực và truyền thống của người Việt Nam tới bạn bè Đức.

    Ông đã từng chia sẻ, thời kì đầu mới thành lập TTTM Đồng Xuân ông gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vượt lên mọi khó khăn đó, đặc biệt là nhờ sự ủng hộ của bà con ông mới có được thành công như ngày hôm nay.

    Viethome (theo tienphong)

  • Ở Đức, nơi lái xe được “chăm sóc” không thể kỹ hơn, có đầy đủ hệ thống pháp lý buộc lái xe “ngoan”.

    Phần lớn người Đức coi xe hơi là cuộc sống. Như rượu vang đối với người Pháp và bia hơi với người Việt Nam.

    Mỗi chiếc xe trong 46 triệu ô tô ở nước này đều thể hiện cá tính của các chủ nhân. Họ nổi tiếng kỷ luật. Luôn tuân thủ quy định giao thông. Bạn có thể tìm thấy trên youtube hàng ngàn clip những ngã năm hỏng đèn giao thông cũng không có cảnh sát chỉ đường, xe qua lại nườm nượp mà không hề ách tắc như ở Việt Nam.

    Ấy là ở phố, còn trên đường cao tốc, 62% có tốc độ khuyến cáo 130km/h, sàn 80km/h và trần thì nghe đâu bảo 331 km/h. Tắc đường hàng trăm km trên đó, mọi người vẫn luôn để một đường khẩn cho xe cứu hộ.

    Tôi nhớ có lần tắc đường ở gần Magdeburg cách đây chừng 4 năm, có xe cấp cứu bị 27 ô tô chiếm dụng làn đường khẩn. Cảnh sát phạt mỗi xe từ 200-2.000 euro (tùy mức độ vi phạm), được “tặng” 2 điểm phạt ở Flensburg và 1 tháng đi tàu điện ngầm.

    Giới hạn sử dụng rượu bia ở Đức là 50mg trên một lít máu. Những người có bằng lái xe trong thời gian “thử lái” 2 năm, và thanh niên dưới 21 tuổi thì không được giọt nào. Vi phạm sẽ bị phạt từ 500 euro và tịch thu bằng lái 1 tháng. Tái phạm là 1.000 euro và 2 tháng đi bộ. Nghiêm cấm vừa lái xe vừa cầm-xem-bấm điện thoại...

    Tóm lại phần là vì mỗi khoản phạt đều kéo theo hệ lụy sau đó nên lái xe ở Đức khá nghiêm chỉnh và được đào tạo tốt ở trường dạy lái.

    Thi cử nghiêm túc đến… phát điên

    Việc đào tạo lái xe ở Đức chặt chẽ bậc nhất châu Âu. Bạn phải trải qua đào tạo lý thuyết và thực tế trên mọi loại địa hình. Lái xe chủ động luôn là tiêu chuẩn. Xác định người khác có thể sai luật một cách vô tình hay cố ý để phòng ngừa đối phó. Thi cử nghiêm túc.

    Người Việt Nam ở Berlin trượt vài ba lần là thường. Cá nhân tôi bị trượt 2 lần dù đều đã hoàn thành tốt bài thi thực hành trên đường.

    Lần thứ nhất, xe về đến sân sở giao thông, liếc thấy người sát hạch lấy bút ra đang điền vào tờ biên bản và cười, tôi thở phào mở cửa châm điếu thuốc lá. Vừa châm lửa thì được gọi vào xe. Anh vào ghế lái đi. Xé cái biên bản cũ. Ghi vào một tờ biên bản mới là trượt. Xin chia buồn. Hẹn kỳ thi tới. Mặt tái nhợt, tôi hỏi sao trượt.

    Bất cẩn gây tai nạn chết người. Tôi hỏi lại, ở đâu ra, ai chết? Một người đi xe đạp vừa đâm vào cái cửa anh mở ra. Ngã xuống đường và bị xe ngược chiều đâm chết. Sao thế? Không hiểu. Mô tả kỹ hơn: Anh mở cửa xe mà không quay lại nhìn nên không thấy xe đạp đi đến từ ngay sau xe. Và… anh biết hậu quả rồi chứ.

    Đau khổ. Xót tiền. Thêm 10 giờ lái nữa. Lại đi thi. Chạy thực hành tốt. Lại liếc mắt đã thấy hí hoáy viết biên bản và cái màu bằng lái yêu mến. Tôi cẩn thận nhìn về phía sau xem có xe đạp không, mở cửa và đi ra ngoài châm điếu thuốc lá. Vị sát hạch nhìn một cách âu yếm và gọi: Vào xe đi. Rất tiếc, tôi nghĩ là tôi chưa thể chúc mừng anh được.

    Làm tốt hơn ở lần sau nhé. Tôi nói như gào lên, tôi có làm gì sai đâu. Tất cả đúng quy trình. Sao đánh trượt tôi. Ông phân biệt chủng tộc à? Hỏi: Anh muốn nghe nguyên nhân tôi đánh trượt không? Có, tôi trả lời như muốn khóc. Chỉ tay xuống ngã tư: Xe của anh vừa đâm vào cái xe khách dưới kia, gây tai nạn nghiêm trọng khiến 2 người đi bộ chết. Anh quên không kéo phanh tay khi đỗ xe ở dốc. Nó lăn xuống ngã tư... Phát điên. Thi lần 3 mới xong.

    Mất bằng lái trong 3 phút

    Chuyện khác hay được kể ở các trường lái xe về một chàng trai trẻ vừa đỗ bằng lái, đi về nhà từ sân sở giao thông, chưa đầy 3 phút đã bị tịch thu bằng vì mất 8 điểm như sau: Vượt xe cảnh sát chạy cùng chiều ở làn bên phải (3 điểm), sau đó sợ quá bỏ chạy và vượt tốc độ 15km (1 điểm), vượt luôn đèn đỏ gây tai nạn (3 điểm) và khi vừa chạy trốn cảnh sát vừa điện thoại cho người thân (1 điểm). Học 3 tháng. Mất bằng lái trong 3 phút.

    Từ năm 2014, tổng điểm phạt tối đa là 8. Từ 4-5 điểm sẽ có nhắc nhở và đến 6-7 điểm thì nhận được cảnh cáo. 8 điểm thì bằng lái xe bị treo. Hệ thống giúp giảm số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông từ 21.000/năm xuống khoảng 3.500 người/năm.

    Quy định về “tẩy điểm” buộc ta nghiêm túc nhìn nhận và chỉnh sửa, ngoan ngoãn không vi phạm từ 2,5-10 năm để được trừ 1-3 điểm.

    Các lỗi tái phạm uống rượu bia vượt quy định cho phép bị cảnh sát tịch thu bằng lái xe 3 tháng và phải qua kiểm tra tâm lý y tế (MPU). Những đối tượng vi phạm về sử dụng chất có cồn và ma túy, chất gây nghiện chiếm 70% tổng số khách hàng MPU.

    Năm 2012, có 94.176 người đi kiểm tra MPU thì chỉ gần 50% đạt trong lần thi thứ nhất. MPU thường kéo dài 150-180 phút và gay go nhất là bài kiểm tra tâm lý dài hơn 60 phút.

    Quá khứ sặc mùi rượu thiếu trách nhiệm của bạn sẽ được các nhà tâm lý lão luyện bóc trần trụi. Gây ức chế.  Mất kiểm soát. Chỉ cần như vậy là đủ để bạn ra về trắng tay.

    Kinh nghiệm của 50% lái xe vượt qua thử thách này là… cứ ngoan ngoãn và hợp tác ắt sẽ có quà.  

    Viethome (theo Vietnamnet)

  • Dân số đang dần già hóa đe họa tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy chính phủ Đức nới lỏng luật nhập cư nhằm thu hút nhiều lao động lành nghề nước ngoài.

    Nội các của Thủ tướng Angela Merkel ngày 19/12 đã thông qua dự luật nhập cư mới, tập trung vào việc thu hút lao động lành nghề nước ngoài, kể cả người không phải công dân Liên minh châu Âu (EU), để bổ sung cho lực lượng lao động đang dần già hóa. Dự luật mới này dự kiến được Quốc hội phê chuẩn vào năm tới.

    Theo đó, dự thảo đã đề xuất nới lỏng các thủ tục cấp thị thực cho lao động nước ngoài. Những người muốn làm các công việc như nấu ăn, luyện kim hoặc trong ngành công nghệ thông tin, sẽ được phép lưu lại tại nền kinh tế lớn nhất EU trong 6 tháng để tìm việc và thử việc, với điều kiện họ có thể tự trang trải chi phí cho cuộc sống. 

    Một điều khoản gây tranh cãi là cho phép một chỗ ở cố định đối với những người đã bị từ chối đơn xin tị nạn nếu họ tìm được một công việc toàn thời gian trong vòng 18 tháng, nói tiếng Đức ít nhất ở trình độ trung cấp, hòa nhập tốt với xã hội, không có tiền án tiền sự, và có thể chứng minh được danh tính.

    Luật mới ra đời cũng đồng nghĩa với việc những người xin tị nạn hiện tại đã tìm được việc làm sẽ phải đối mặt với việc bị trục xuất vì không đủ đáp ứng những tiêu chuẩn trong lao động. 

    Bộ trường Kinh tế Đức Peter Altmaier đã ca ngợi đây là “một ngày lịch sử”. Ông Altmaier nhận định dự luật này sẽ đặc biệt giúp ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn trước đây phải chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, thường hút hết các lao động lành nghề. 

    Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết: “Nước Đức cần nhân lực từ các nước thứ ba để đảm bảo sự thịnh vượng của mình và có thể bổ sung vào những công việc chưa có người làm”.

    Nhập cư là một vấn đề chính trị “nóng bỏng” tại Đức sau khi nước này đã “hấp thụ” hơn 1 triệu người tị nạn và người di cư, chủ yếu là người Hồi giáo từ năm 2015.

    Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5%, con số thấp kỷ lục kể từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, các doanh nghiệp trong nền kinh tế đông dân nhất châu Âu từ lâu đã vận động chính phủ nước này hạ bớt tiêu chuẩn trong luật nhập cư vì tình trạng thiếu lao động kinh niên đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

    Trong các lĩnh vực toán học, điện toán, khoa học tự nhiên và công nghệ đã có tới 339.000 chỗ trống không được “lấp đầy“. Ngoài ra, theo Văn phòng Lao động Đức, nước này đang thiếu khoảng 1,2 triệu lao động trong các lĩnh vực như lái xe tải, làm mộc và điều dưỡng.

    Viethome (theo Công luận)

  • Mới đây, Tòa án Neuruppin đã tuyên phạt Ngọc T., một phụ nữ Việt Nam 41 tuổi 3 năm và 11 tháng tù vì tội buôn lậu thuốc lá.

    Hải quan và Cảnh sát Đức tìm thấy lượng thuốc lá lớn được đưa lậu vào Đức.

    Theo bản cáo trạng, từ tháng 12/2016 tới tháng 4/2018, tại Hennigsdorf, bị cáo đã buôn thuốc lá nhập lậu, trốn thuế từ Ba Lan với quy mô lớn, tạo ra một nguồn thu không nhỏ. Mặc dù đã hai lần bị cảnh báo, nhưng bị cáo vẫn tiếp tục buôn lậu.

    Một lần là vào tháng 6/2017, khi một trong những người cung cấp hàng cho bị cáo bị phát hiện. Lần khác là tháng 1 năm nay, khi hai người vận chuyển hàng cho bị cáo bị bắt quả tang chuyên chở hàng lậu ở Hennigsdorf.

    Khi đó, nhân viên thuế vụ để ý tới hai người đi xe đạp ở Hennigsdorf chở theo những túi hình chữ nhật và thùng carton. Khi kiểm tra, họ tìm thấy 440 tút thuốc lá lậu giấu trong đó.

    Nhưng chỉ mấy ngày sau, bị cáo Ngọc lại tiếp tục đặt hàng cho tới khi bị bắt trong tháng tư năm nay và bị tạm giam để điều tra. Toàn bộ số tiền 815.572 Euro là tiền có được từ buôn lậu thuốc lá đã bị tịch thu. Từ đó tới nay, đứa con trai 14 tuổi của bị cáo được đưa vào sống trong trại trẻ. Chánh án phiên tòa cho biết, về nguyên tắc, bị cáo có thể bị bắt trước đó rồi, vì đã bị theo dõi từ lâu.

    Khai trước Tòa, bị cáo Ngọc T. cho biết, không phải toàn bộ số hàng đó là của thị, mà thị có đặt hàng hộ cho một người đồng hương. Nữ thẩm phán cho biết, mặc dù chỉ coi một nửa số hàng lậu là của bị cáo, nhưng toàn bộ bức tranh cho thấy đây là việc buôn lậu được tổ chức một cách chuyên nghiệp, có nhiều người cung cấp hàng lậu và nhiều người trợ giúp.

    Ngọc T. cho biết sang Đức năm 2009 để "tìm kiếm hạnh phúc". Tại Việt Nam, người phụ nữ góa chồng này đi bán bún để nuôi sống gia đình. Mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho con mình, nên Ngọc đã bán nhà để tìm cách sang Đức. Ngọc xin tị nạn, nhưng đơn bị bác nên không được làm việc. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn của người mẹ ở Việt Nam đã là lý do để Ngọc phải tìm cách kiếm tiền bằng hành động tội phạm này.

    Với phán quyết ba năm và 11 tháng tù giam này, Tòa án đã giữ đúng thỏa thuận giữa hai bên là bị cáo sẽ thành thực khai báo và để đổi lại, bị cáo sẽ chỉ phải chịu hình phạt tối thiểu so với tội danh.

    Thuốc lá lậu được đóng gói trong những túi nylon đen (Ảnh: Cảnh sát Berlin).

    Viethome (theo thoibao.de/maz-online.de)

  • “Không áo quần” là từ lóng để chỉ tình trạng người Việt nam không có giấy tờ tùy thân ở Đức. Chẳng biết ai đã nghĩ ra cái từ này, cũng như “ Họ Tị” để chỉ những người tị nạn, nghe thật xót xa. Vậy hiện trạng người không giấy tờ tùy thân ngày nay ra sao?

    Theo báo Berliner của Đức thì hiện có khoảng hơn 40.000 người Việt đang sống bất hợp pháp ở Đức và riêng địa phận Berlin là khoảng 20.000 người. Tất nhiên đây chỉ là con số dự đoán còn thực tế khác hơn nhiều.

    Bà B. sang thăm con gái cách đây đã hơn mười năm còn bà H. lâu hơn. Thật kinh ngạc khi hai bà chỉ ở trong nhà chăm sóc con cháu mà không bao giờ ra đường cả. Đau ốm chỉ vài viên thuốc giảm đau hoặc mua thuốc từ Việt Nam sang điều trị. Ơn trời các cụ vẫn bình an.

    Khác với các bà những người đã có tuổi, thì lực lượng thanh niên và trung niên lại rất xông xáo. Có người thuê cửa hàng cửa hiệu “nhờ” người đứng tên hẳn hoi. Phần còn lại đi làm cho các ông bà chủ Việt với nhiều cái tên A, B, C… gì đó. Muôn vàn hoàn cảnh khác nhau của số người này, họ là ai? Đến đây theo con đường nào? Cảnh sát sở tại có biết không? Và biết thì làm gì? Không phải ai cũng thành thạo những thông tin bí ẩn này.

    Trước hết phải kể đến con đường vượt biên đầy gian nan, nguy hiểm và tốn kém để đến được nước Đức. Mỗi người sẽ đi theo một con đường khác nhau nhưng tựu trung là qua môi giới theo nhiều hình thức.

    Số lượng người đi du lịch hoặc du học rồi bỏ trốn là những người đi sung sướng nhất. Còn lại là theo đường rừng từ các nhánh Đông Âu sang Đức, và Tây Âu.

    Con đường này không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà nhiều lúc phải trả bằng mạng sống bởi nhiều lý do khác nhau. Con số mất tích bí ẩn gần như không có số liệu điều tra vì quá mông lung trên con đường bất hợp pháp. Cũng như không thể không nhắc qua về lực lượng “ trẻ em” Việt trồng cần sa ở Anh và nhiều nước khác. Con số thật khó nắm bắt cụ thể.

    Trở lại bà B. và bà H. Theo lời kể của con các bà, đại diện cho những người không giấy tờ nhưng vẫn sống ổn trong gia đình cùng con cháu. Cô con gái kể là bà không muốn nhập trại vì sợ phải về dù nhiều lần thấy mẹ ốm cô cũng lo. Còn con gái bà B cũng đưa ra lý do tương tự. Tôi hỏi thăm thì bà cụ trả lời “kệ nó thôi, ốm đau thì mua thuốc uống, nặng quá thì đưa vào viện khai nhặt được cụ ngoài đường thế là xong. Ở quê cũng vậy thôi, tôi trời thương chả ốm đau gì sất chỉ cảm cúm nhức đầu chút thôi”.

    Với quan niệm giản đơn như thế của cả mẹ và con, họ vẫn sống bình an như chẳng có chuyện gì trong khi lực lượng sang Tây với nhiệm vụ kiếm tiền không đơn thuần như thế.

    Không giấy tờ nên việc di chuyển của họ rất mạo hiểm, ra đường là lo lắng mà trong nhà cũng không phải đã an tâm. Nhất là khi đau ốm không có nơi mà khám bệnh nên nhiều người tránh để bệnh nặng mới nhập trại thì đã muộn rồi. 

    Ngày 29/6/2018, công an Berlin kiểm tra một căn hộ ở tầng năm, khi mọi người trong nhà đang ăn cơm. Nghe “rầm” một cái, cửa bị phá tung. Cảnh sát đặc nhiệm súng ống đầy mình tràn vào. Bốn người Việt không giấy tờ đã chạy ra ban công định leo xuống tầng bốn trốn. Trong cơn hoảng loạn, hai trong số bốn người bị rơi xuống đất, một người chết tại chỗ, một người đưa vào viện mới mất.

    Tháng trước, cô gái trẻ tên N.T.T cũng chạy trốn cảnh sát bị ngã rồi mất trong bệnh viện trong tình trạng không có giấy tờ tùy thân. Đây chỉ là vài ví dụ phải bỏ cả mạng sống của mình vì tình trạng không có giấy tờ.

    Phần còn lại trong tảng băng chìm ấy là gì? Hàng ngày họ vẫn chăm chỉ đi làm, mức lương đương nhiên ít hơn người bình thường vì tính chất rủi ro đối với cả người làm và chủ thuê. Ngoài việc đi làm, rất nhiều người trông con kiêm làm việc vặt trong nhà cho các ông bà chủ Việt. Họ được lo mọi thứ thiết yếu, ăn ở luôn trong nhà, tiền lương hàng tháng dắt túi. Kiếm được tiền phần lớn trước mắt gửi về nhà để trả nợ và giúp gia đình. Rất nhiều người cắm sổ đỏ nhà đất vay tiền để đi, vì thế sức ép kiếm tiền để trả nợ là rất lớn, sau thì gom góp tiết kiệm như có thể để làm giấy tờ.

    Trong thời gian chờ đợi đó họ sẽ tìm nhiều con đường khác để có thể ở lại. Thường là nhận con hay cưới giả, khi đã có đủ tiền và có mối. Họ sẽ vào nhập trại để làm giấy tờ.

    Trở lại câu hỏi là cảnh sát sở tại có biết không? Đương nhiên là biết, số liệu báo chí đưa ra đều do cảnh sát cung cấp. Họ không chỉ biết mà còn nắm rất rõ con đường người nước ngoài tràn vào nước họ ra sao. Nhưng với nhiều chính sách thầm kín về nhân công cũng như nhân đạo, nước Đức không hẳn là kiên quyết với chính sách tị nạn như nhiều nước khác ở châu Âu.

    Người nhập cư, tuy gặp không biết bao nhiêu là khó khăn nguy hiểm nhưng ngọn lửa hy vọng vẫn còn khi có những cánh cửa mở ra như đã kể. Từ tìm được đối tượng sang Đan Mạch kết hôn cho nhanh đến những con đường khác là làm giấy tờ ở các nước Đông Âu và các nước trong khối Schengen. Nhiều trường hợp thành công thì cũng không thiếu người thất bại, con đường đến đích thường rất gian nan nhiều khi tiền mất tật mang mà không biết kêu ai. 

    Cảnh sát đã tìm thấy nhiều dịch vụ kể trên cũng như bắt giữ người làm giấy tờ. Trong đó có hồ sơ giả, khi chẳng may cảnh sát hỏi mà phát hiện giấy tờ giả thì bị bắt rồi cho về Việt Nam ngay. Giấy tờ giả không phải nạn nhân nào cũng biết, cho đến khi bị bắt ra sân bay về nước nhiều người mới ngỡ ngàng. Mỗi con người không giấy tờ là một hoàn cảnh nhưng có cái chung là sống một cuộc sống rất bất an và nguy hiểm nhưng không phải trước lúc rời Việt Nam ai cũng biết.

    Viethome (theo thoibaovietduc)

  • Ra tay giết hại dã man một thiếu nữ 17 tuổi ở địa phương, thanh niên người Kenya, 19 tuổi sống trong trại tị nạn ở thị trấn Saint Augustin, gần thành phố Bonn, Tây Đức khiến công chúng bàng hoàng, phẫn nộ.

    Thi thể của thiếu nữ 17 tuổi vừa được tìm thấy 2 ngày sau khi bố mẹ nạn nhân báo cảnh sát về việc con gái mất tích bí ẩn.

    150 cảnh sát đã được triển khai để tìm kiếm thiếu nữ. Thi thể của nạn nhân sau đó được phát hiện tại căn phòng của nghi phạm gốc Kenya, hiện mang cả quốc tịch Đức lẫn Kenya trong trại tị nạn ở thị trấn Saint Augustin, gần thành phố Bonn, miền Tây Đức hôm 2/12.

    (Ảnh minh họa)

    Nghi phạm 19 tuổi đã nhanh chóng thừa nhận gây ra tội ác tày trời. Tổng chưởng lý của Bonn, Robin Fassbender cho biết, lệnh bắt giữ đã được ban hành đối với nghi phạm.

    Ông cũng thừa nhận rằng, nghi phạm 19 tuổi "từng lọt vào tầm ngắm của cảnh sát" nhưng không tiết lộ thêm chi tiết vì thời điểm đó nghi phạm chưa đủ tuổi thành niên.

    Tuy nhiên, đài truyền hình WDR cho biết, nghi phạm khi đó bị buộc tội lạm dụng tình dục và truyền bá nội dung khiêu dâm.

    Nghi phạm đã hẹn gặp thiếu nữ vào ngày 30.11 và cả 2 đã đến một quán rượu với nhau. Sau đó thiếu nữ đến phòng của nghi phạm. Tại đây, cặp đôi cãi nhau và nghi phạm ra tay sát hại thiếu nữ. Đồ đạc của nạn nhân cũng được tìm thấy trên bờ hồ nằm gần trung tâm tị nạn.

    Theo đài truyền hình địa phương WRD, nạn nhân tới trại tị nạn vì muốn thăm bạn tại đây. Cái chết của thiếu nữ đã gây sốc cho người thân và thị trấn nơi cô sống. Nhiều người đã mang nến và hoa đến trung tâm tị nạn ở Saint Augustin để tưởng niệm thiếu nữ.

    "Chúng tôi bị sốc, toàn bộ khu vực bị tê liệt", Thị trưởng Karsten Fehr cho biết.

    Vụ việc xảy ra trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel gần đây phải đối mặt với những lời chỉ trích công khai về chính sách mở cửa đối với người di cư từ Trung Đông, vì một số người cho rằng họ chịu trách nhiệm về tỷ lệ tội phạm ngày càng tăng ở Đức, đặc biệt là hãm hiếp, giết người.

    Viethome (Theo Kiến Thức)