• Lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II là lễ tang cấp nhà nước đầu tiên của Anh trong gần 6 thập kỷ qua. Hơn 2.000 khách mời dự kiến tham dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II tại Tu viện Westminster, London.

    Về phía các hoàng gia, Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima của Hà Lan, Vua Felipe VI và Hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha, Vua Philip và Hoàng hậu Mathilde của Bỉ, cựu vương Juan Carlos I của Tây Ban Nha và phu nhân là Sofia, Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch… đã xác nhận sẽ tới Anh.

    Về phía các lãnh đạo quốc gia, vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Thủ tướng Úc Anthony Albanese, … sẽ dự lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II.

    hoang gia nhat
    Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako chuẩn bị lên đường đến Anh hôm 17/9. Ảnh: AP.

    Các nhà lãnh đạo bắt đầu đến Anh dự lễ tang nữ hoàng 

    Các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu đến London từ ngày 17/9 để dự tang lễ của nữ hoàng. Cùng ngày, Hoàng tử William và Harry sẽ dẫn đầu lễ gác của nhóm cháu bên linh cữu nữ hoàng.

    Cảnh sát Anh đã triển khai hoạt động an ninh lớn nhất từ ​​trước đến nay để phục vụ cho quốc tang của nữ hoàng Elizabeth II diễn ra vào ngày 19/9. Dự kiến khoảng 500 quan chức nước ngoài tham dự, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, theo AFP.

    Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako cũng đã đến Anh vào ngày 17/9 để tham dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Theo AP, quyết định tham dự lễ tang của Nhật hoàng và hoàng hậu nhấn mạnh tầm quan trọng và mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa các gia đình hoàng gia.

    Vua Charles III cũng sẽ gặp gỡ thủ tướng của 14 nước trong Khối thịnh vượng chung vào ngày 17/9.

    Bên ngoài Đại sảnh Westminster, hơn 100.000 người xếp hàng dài hơn 8 km để được viếng linh cữu nữ hoàng. Ngày 16/9, giới chức Anh cũng tạm dừng tiếp nhận người xếp hàng trong vòng vài giờ, cũng như cảnh báo người dân sẽ phải chờ ít nhất 14 tiếng.

    Nhiều người dân cũng bất chấp cảnh báo có thể phải xếp hàng đến 24 giờ và nhiệt độ ban đêm xuống thấp để được vào viếng cố nữ hoàng.

    Khoảng 10.000 sĩ quan cảnh sát sẽ được điều động nhận nhiệm vụ ngăn chặn những hành vi phá rối hoặc lợi dụng lễ tang để phạm tội trong ngày 19/9 tới.

    Theo VnExpress/Zing

  • Một người đàn ông tìm cách xông về phía linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tại Đại sảnh Westminster đã bị cảnh sát quật ngã, khống chế trong vòng 2 giây.

    "Khoảng 22h ngày 16/9 (4h sáng 17/9 giờ Hà Nội), cảnh sát đã bắt một người đàn ông tại Đại sảnh Westminster sau vụ gây rối", cảnh sát Anh cho biết.

    Hình ảnh được phát trực tiếp từ trong Đại sảnh cho thấy người dân xôn xao khi thấy người đàn ông này lao về phía bục quàn linh cữu. Các cảnh sát bảo vệ cạnh linh cữu Nữ hoàng đã phản ứng rất mau lẹ, quật ngã người này xuống sàn nhà và khống chế, đưa ra phía sau.

    Sự việc xảy ra vài giờ sau khi Vua Charles III cùng Hoàng tử Andrew, Công chúa Anne và Hoàng tử Edward thực hiện nghi lễ canh thức bên cạnh linh cữu Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại Đại sảnh Westminster.

    canh sat anh quat nga
    Cảnh sát Anh khống chế người đàn ông xông lên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Twitter/SteveMcMillen5.

    Tracey Holland, người đang đứng trong hàng tại Đại sảnh Westminster để viếng Nữ hoàng Anh, kể rằng người đàn ông này đã gạt cháu gái 7 tuổi của cô rồi xông lên phía trước. "Ông ta định lật cờ hoàng gia phủ trên linh cữu", Holland kể với Sky News. "Cảnh sát khống chế người đó trong hai giây".

    "Hành động đó thật sự gây sốc và rất bất kính", nhân chứng khác chia sẻ.

    Các kênh tường thuật trực tiếp bên trong Đại sảnh Westminster đều chuyển sang phát hình ảnh bên ngoài tòa nhà trong 15 phút.

    Đại sảnh Westminster là nơi đang đặt linh cữu Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Linh cữu sẽ quàn tại đây từ ngày 14/9 đến sáng 19/9, người dân Anh được phép vào viếng Nữ hoàng trong thời gian này.

    Người phát ngôn quốc hội Anh mô tả sự việc ở Đại sảnh Westminster là "một người dân rời khỏi hàng và xông về phía bục cao". "Người này đã được đưa ra ngoài và dòng người tiếp tục di chuyển với gián đoạn tối thiểu".

    Hàng chục nghìn người đã vào viếng Nữ hoàng Anh từ khi linh cữu bà bắt đầu quàn tại Đại sảnh Westminster. Bất chấp cảnh báo về thời gian chờ đợi có thể hơn 24 giờ và nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, nhiều người vẫn tiếp tục xếp hàng chờ bên ngoài.

    "Chân tôi mỏi nhừ nhưng không sao. Mọi người ở đây rất đáng yêu và chúng tôi đã có khoảng thời gian khá tuyệt", Hyacinth Appah, một người chờ vào viếng, nói.

    Truyền thông Anh ước tính lượng người xếp hàng chờ viếng Nữ hoàng có thể hơn một triệu, nhưng chỉ khoảng nửa số này có cơ hội được vào Đại sảnh Westminster.

    VnExpress (theo Reuters)

  • Cựu danh thủ David Beckham đã gia nhập dòng người tiễn đưa Nữ hoàng Anh tại London. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Beckham lẫn trong dòng người đến nói lời tiễn biệt với Nữ hoàng.

    David Beckham ăn mặc nhã nhặn lịch sự trong một bộ suit với áo khoác blazer xanh nước biển. Gương mặt anh trầm tư nhưng thần sắc khá tươi sáng. 

    Cựu danh thủ 47 tuổi âm thầm gia nhập dòng người vào lúc 2h sáng ngày 16/9. Anh đội một chiếc mũ nhồi để che bớt gương mặt, nhưng sự xuất hiện của anh đã khiến người xung quanh khuấy động. Một số người bắt đầu chụp hình anh. 

    Phóng viên ITV cũng tranh thủ đến phỏng vấn. David Beckham cho biết: ''Tôi luôn nhớ một khoảnh khắc rất đặc biệt, đó là lúc tôi được trao huân chương OBE. Tôi đã đưa ông bà đi cùng. Ông bà là người đã nuôi dưỡng tôi trở thành một fan hâm mộ Hoàng gia''.

    david beckham vieng nu hoang anh 00
    David Beckham hòa vào dòng người đến tiễn đưa Nữ hoàng Elizabeth II ở London. Ảnh: Avalon

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Sự xuất hiện của cựu danh thủ đã khiến dòng người bị khuấy động. Ảnh: Avalon

    "Dịp đó tôi cũng đưa cả vợ theo cùng. Tôi đã có vinh dự được tiếp chuyện Nữ hoàng. Tôi thật may mắn vì đã có được những khoảnh khắc đáng nhớ như vậy trong cuộc đời''.

    ''Chúng ta đều thấy tình yêu mà mọi người dành cho Nữ hoàng và những di sản mà bà để lại cho đời. Hôm nay là một ngày buồn, nhưng chúng ta sẽ luôn ghi nhớ những cống hiến của bà đối với đất nước'', anh nói.

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Một số người nổi tiếng khác cũng đã gia nhập dòng người tiễn đưa. Ảnh: Avalon

    ''Tôi nghĩ đến đây vào lúc 2h sáng thì sẽ yên ắng hơn. Nhưng tôi lầm rồi, vì ai cũng nghĩ giống tôi. Mọi người ở đây đủ mọi lứa tuổi. Đằng kia có một cụ bà 84 tuổi, và một cụ ông 90 tuổi. Ai cũng muốn được hòa vào không khí này và chúc mừng những gì Nữ hoàng đã làm cho chúng ta'', anh nói.

    Tuần trước khi nghe tin về sự ra đi của Nữ hoàng, Beckham đã để lại những dòng tiếc thương trên Instagram: "Tôi đau đớn khi hay tin Nữ hoàng đã qua đời. Chúng ta vừa hân hoan kỷ niệm 70 năm trị vì của bà không lâu trước đây. Cảm giác vụn vỡ trong lòng chúng ta lúc này cho thấy Nữ hoàng quan trọng, thân thương thế nào với đất nước và người dân trên toàn thế giới. Sự lãnh đạo của bà đã truyền cảm hứng cho chúng ta. Bà an ủi khi chúng ta đối mặt tháng ngày gian khó. Cho đến ngày cuối đời, bà vẫn phụng sự đất nước bằng phẩm giá và sự tinh anh. Những năm tháng vừa qua, bà hẳn đã hiểu mình được yêu thương đến nhường nào. Xin được chia buồn với Hoàng gia..."

    Sau 12-13 tiếng chờ đợi, David Beckham đã vào tới Westminster Hall nơi đặt linh cữu của Nữ hoàng. Thần sắc của anh khá mệt mỏi, gương mặt đượm buồn và có người cho rằng anh đã khóc.

    david beckham vieng nu hoang anh 8
    Sau 12-13 tiếng chờ đợi, David Beckham đã vào tới Westminster Hall nơi đặt linh cữu của Nữ hoàng. Thần sắc của anh khá mệt mỏi, gương mặt đượm buồn và có người cho rằng anh đã khóc.

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Dòng người xếp hàng rồng rắn ở London. Ảnh: AP 

    Vào hôm thứ Năm, người dẫn chương trình Good Morning Britain, Susanna Reid cũng tham gia dòng người cùng với mẹ mình. Cô đến vào lúc 1h23 chiều gần Butlers Wharf và vào tới Westminster Hall lúc 8h43 tối, tức phải đợi 7h20 phút mới đến lượt. Cô khuyên mọi người nên mang đôi giày thật thoải mái và đi cùng với ai đó. Đừng xách túi quá nhiều đồ. Nước uống miễn phí và có rất nhiều quán cà phê dọc đường xếp hàng. Rất nhiều nhà vệ sinh. Điện thoại nên để chế độ tiết kiệm phin. 

    Trước khi xếp hàng bạn sẽ mất một giờ để được cấp vòng tay. Mọi người đều chờ đợi kiên nhẫn không chen lấn. Sau khi đeo vòng tay, bạn có thể rời hàng đi mua đồ ăn, đi vệ sinh rồi sau đó quay trở lại, không bị mất thứ tự. 

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Hàng ngàn người xếp hàng chờ vào viếng Nữ hoàng. (Ảnh: Getty)

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Trên Youtube có hẳn một kênh thông tin về dòng người. (Ảnh: AP)

    david beckham vieng nu hoang anh 1
    Dòng người xếp hàng bị tạm ngưng sau khi đã đạt đủ số lượng. Ảnh: PA

    Các đồng nghiệp nổi tiếng của Reid là Phillip Schofield và Holly Willoughby cũng có mặt ở Westminster Hall, cùng với Sharon Osbourne.

    Người dân đã được cảnh báo không tiếp tục gia nhập dòng người sau khi đã đủ người ở Southwark Park. Thời gian ước tính phải chờ để vào viếng là 14 tiếng. Sau khi số lượng người giảm tải thì bạn có thể tiếp tục gia nhập khoảng 6 tiếng sau đó. 

    Viethome (theo Metro)

  • Nữ bá tước xứ Wessex Sophie, cô con dâu nhưng được Nữ hoàng coi như con gái, được cho là sẽ nhận hàng loạt các bảo trợ Hoàng gia quan trọng nhất.

    nu hoang anh va con dau 1
    Nữ hoàng và con dâu Sophie năm 2019. Ảnh: PA

    Các nguồn tin nội bộ cho biết Sophie có thể tiếp quản các cơ quan bảo trợ gồm Viện Phụ nữ và Quỹ Dog's Trust - một tổ chức từ thiện vì quyền lợi động vật và xã hội nhân đạo của Anh chuyên chăm sóc sức khỏe của loài chó. Đây là tổ chức từ thiện phúc lợi cho chó lớn nhất ở Vương quốc Anh, chăm sóc cho hơn 15.000 con vật mỗi năm.

    Theo truyền thông Anh, món quà này như một sự công nhận của Nữ hoàng đối với Sophie vì đã trở thành "bạn tâm giao" của bà trong suốt hàng chục năm qua. Vợ của Hoàng tử Edward có mối quan hệ rất mật thiết với nữ vương quá cố và còn gọi mẹ chồng là "Mama".

    Hiện tại, nữ bá tước 57 tuổi làm việc không biết mệt mỏi với tư cách là người bảo trợ cho hơn 70 tổ chức và quỹ từ thiện. Đồng thời, cô cũng được ca ngợi vì sự cống hiến trong các nhiệm vụ Hoàng gia. Một người trong Hoàng gia nói: "Nữ hoàng và nữ bá tước có mối quan hệ vô cùng ấm áp và vui vẻ. Bệ hạ ngưỡng mộ tinh thần thực hiện nghĩa vụ một cách thầm lặng của Sophie, đạo đức làm việc của cô ấy và cách cô ấy cân bằng cuộc sống phục vụ cộng đồng với gia đình. Họ cũng có nhiều sở thích giống nhau nữa".

    Ngoài ra, nguồn tin cũng nói thêm Sophie ngày càng nổi tiếng trong lòng công chúng. Có khả năng dưới triều đại Vua Charles III, vợ của Hoàng tử Edward sẽ còn được biết đến rộng rãi hơn.

    nu hoang anh va con dau 1
    Sophie, Nữ bá tước xứ Wessex, mặc đồ đen trong những ngày chịu tang mẹ chồng, Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Tim Rooke

    Nữ hoàng và con dâu út bắt đầu thân thiết từ năm 2002, sau khi Thái hậu và Công chúa Margaret qua đời cách nhau chỉ trong một thời gian ngắn. Nữ hoàng Elizabeth II rất tin tưởng Sophie và họ cũng có khiếu hài hước giống nhau. Nữ hoàng quá cố thích trò chuyện và cười đùa với con dâu như cách bà từng làm với em gái mình. Đồng thời, cả hai lại càng khăng khít hơn sau cái chết của mẹ Sophie năm 2005 và Hoàng thân Philip năm ngoái.

    Giữa lúc truyền thông đang đổ dồn sự chú ý vào Harry, Meghan, nguồn tin cho rằng cách hành xử của Nữ bá tước xứ Wessex mới là thứ khiến Nữ hoàng hài lòng nhất. Nguồn tin cũng cho biết Sophie có thể cảm thấy tức giận với những tiết lộ về Hoàng gia của nhà Sussex nhưng cô rất tốt bụng và không ngạc nhiên khi thấy Meghan được ngồi chung xe với Sophie đến viếng linh cữu Nữ hoàng hôm 14/9.

    nu hoang anh va con dau 1
    Sophie và Meghan đi sau xe Camilla và Kate tới viếng linh cữu Nữ hoàng ở Điện Westminster hôm 14/9. Ảnh: EPA<

    Trước khi Nữ hoàng băng hà, con dâu út thường nói chuyện với bà mỗi ngày. Gần đây, Nữ bá tước xứ Wessex còn thường dắt chó đi dạo vào chiều thứ bảy với Nữ hoàng hoặc xem phim với mẹ chồng. Họ còn đến cả phòng lưu trữ Hoàng gia tại Windsor để cùng nhau nghiên cứu các tài liệu lịch sử cũ.

    Sophie đang chờ xem có được nhận danh hiệu Nữ công tước xứ Edinburgh hay không bởi điều này sẽ mang lại cho cô một vai trò trung tâm nhất định khi Vua Charles bắt đầu thu hẹp chế độ quân chủ. Tiếng nói cuối cùng thuộc về nhà vua - Công tước hiện tại của Edinburgh sau khi ông thừa kế nó từ Hoàng thân Philip. Chưa rõ Charles có muốn trao lại tước vị này cho em trai út của mình không. Hoàng thân Philip từng cho biết ông muốn con trai út đảm nhận danh hiệu này khi đến thời điểm thích hợp và con trai cả của ông - khi đó là Thái tử Charles - được cho là đã đồng ý.

    Gia đình Hoàng tử Edward, Nữ bá tước xứ Wessex Sophie, con gái Louis và con trai James. Ảnh: PA

    Tuy nhiên, một số người tin rằng Charles đã đổi ý sau cái chết của cha. Nhưng theo tờ Telegraph, gần đây các chuyên gia lại tin rằng Hoàng tử Edward sẽ nhận được tước hiệu Công tước xứ Edinburgh. Nếu vậy, động thái này sẽ là một kết nối cảm động và lâu dài giữa Nữ hoàng quá cố với người con dâu bà hết mực yêu quý, Sophie.

    Sophie đang sống cùng chồng con là Hoàng tử Edward, tiểu thư Louise, James - Tử tước Severn ở Bangshot Park. Hôm 15/9, bà đã dành thời gian ở Quảng trường St Ann, Manchester để ngắm những bông hoa, đọc các lá thư của người dân tưởng nhớ Nữ hoàng. Một người gặp Sophie trong sự kiện hôm cho cho biết nữ bá tước là người chân thành và dễ gần.

    Ngôi Sao (theo OK!)

  • Các đội cứu thương hôm 14/9 chăm sóc y tế cho gần 300 người dân, khi họ xếp hàng dọc các phố ở London để được vào viếng linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II.

    300 nguoi ngat xiu 1
    Hàng nghìn người tập trung xếp hàng để vào viếng linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tại London. Ảnh: PA

    Dịch vụ Cứu thương London (LAS) cho hay, ngoài việc tập trung để theo dõi lễ rước linh cữu Nữ hoàng Anh từ Điện Buckingham về Đại sảnh Westminster, hàng nghìn người dân cũng tham gia đoàn người xếp hàng dài để được vào viếng người trị vì ngai vàng lâu nhất lịch sử Anh.

    "Cùng sự hỗ trợ của các đối tác, trong ngày hôm qua chúng tôi đã chăm sóc cho 291 bệnh nhân, những người đã thức đến nửa đêm để xếp hàng dọc các con phố từ Hyde Park, Whitehall và Millbank. Có 17 người được đưa đến bệnh viện", đại diện LAS nói.

    Theo Independent, sẽ có hàng chục nghìn người sẵn sàng xếp hàng trong nhiều tiếng để có cơ hội viếng linh cữu Nữ hoàng Anh, người qua đời hôm 8/9 ở Lâu đài Balmoral, Scotland, hưởng thọ 96 tuổi.

    Hướng dẫn của chính phủ khuyến cáo những người xếp hàng sẽ cần "đứng trong nhiều giờ, có thể suốt đêm, và có rất ít cơ hội được ngồi xuống vì dòng người xếp hàng sẽ liên tục di chuyển".

    Trong khi đó, giới chức cũng sắp xếp một hàng khác ngắn hơn dành cho những người bị khuyết tật hoặc gặp vấn đề sức khỏe lâu năm, những người cần chăm sóc đặc biệt hoặc không thể đứng trong thời gian dài.

    300 nguoi ngat xiu 1
    Người dân đứng xếp hàng trên cầu Lambeth. Ảnh: Anadolu

    Tổ chức từ thiện St John Ambulance cho hay các chuyên gia y tế và tình nguyện viên của họ đã chăm sóc cho hơn 400 người quanh Cung điện Buckingham và các địa điểm khác, từ khi tổ chức này cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24h, hôm 9/9. 235 người trong số đó được chăm sóc ở London và Windsor hôm 14/9.

    St John Ambulance cho hay hầu hết các trường hợp cần hỗ trợ gặp tình trạng bỏng rộp da, mất nước và thấy chóng mặt. Tổ chức này hiện có 30 trung tâm ở London. Khoảng 600 tình nguyện viên của họ hiện được huy động để hỗ trợ người dân cho tới khi kết thúc tang lễ.

    LAS cho hay họ thấy "tự hào và vinh hạnh" khi được hỗ trợ, đồng thời đưa ra lời khuyên về việc người dân cần chuẩn bị gì khi tham gia dòng xếp hàng. Theo đó, người dân nên chuẩn bị thêm quần áo, chẳng hạn quần áo mỏng nhiều lớp, tất và các vật dụng chống nước, một chiếc ô để che nắng, đi giày thoải mái và các miếng dán trong trường hợp da bị tổn thương. Họ cũng cần đảm bảo mang theo đủ thức ăn và nước, ăn uống đều đặn và mang đủ thuốc nếu cần.

    "Đây là thời điểm khó khăn với nhiều người, tin buồn có thể tác động đến họ theo nhiều cách khác nhau. Vì thế, xin hãy quan tâm đến nhau. Nếu bạn đang buồn và bị xúc động mạnh, hãy tìm kiếm sự trợ giúp và chuyện trò cùng ai đó. Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, hãy đi thẳng đến trung tâm chăm sóc của St John Ambulance, tìm một tình nguyện viên của chúng tôi nếu bạn hoặc người mà bạn đi cùng bị thương hay thấy không khỏe", bác sĩ Lynn Thomas, giám đốc y tế của St John Ambulance, nói.

    Từ 17h ngày 14/9 đến 6h30 ngày 19/9, người dân trên khắp nước Anh và thế giới được xếp hàng vào viếng linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II, được đặt bên trong Đại sảnh Westminster. Tang lễ bà sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster vào 11h ngày 19/9 (17h Hà Nội). Buổi lễ dự kiến kéo dài một giờ với sự tham gia của hơn 2.000 khách mời, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức nước ngoài.

    Linh cữu sau đó tiếp tục được di chuyển đến Lâu đài Windsor, nơi tổ chức một buổi lễ riêng tư với khoảng 800 người tham gia, trước khi Nữ hoàng Elizabeth II được chôn cất bên cạnh chồng là Hoàng thân Philip tại Nhà nguyện Tưởng nhớ Vua George VI. Đây cũng là nơi an nghỉ của cha mẹ và em gái bà - Công chúa Margaret.

    Ngôi Sao (Theo Independent)

  • nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Linh cữu di chuyển trên đường phố London

    Cỗ linh xa trong tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II ngày 19/9 tới từng được sử dụng trong lễ tang các nhà vua Edward VII, George V, George VI và cựu Thủ tướng Winston Churchill.

    Khẩu pháo 76.2 mm gắn với cỗ linh xa được chế tạo năm 1896, nhưng chưa từng được đưa ra chiến trường. Thay vào đó, nó được nước Anh sử dụng trong các tang lễ lớn, theo Telegraph.

    Truyền thống sử dụng linh xa có gắn pháo trong lễ tang của một vị quân chủ Anh bắt đầu năm 1901, khi Nữ hoàng Victoria qua đời. Quyết định này được chính nữ hoàng đưa ra sau khi chứng kiến nghi thức tương tự trong lễ tang Hoàng tử Leopold, con trai bà.

    linh xa nu hoang anh
    Cỗ linh xa được sử dụng trong tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II ngày 19/9. Ảnh: PA

    Đặc biệt, cỗ linh xa sẽ không được kéo bởi động cơ hay ngựa. Thay vào đó, các thủy thủ trong lực lượng hải quân Anh sẽ tự tay kéo đi.

    Nguồn gốc của tục lệ này vẫn chưa rõ ràng, nhưng dường như đây vốn không phải là điều cố ý. Một phiên bản của câu chuyện cho rằng đàn ngựa kéo xe lồng lên, khiến quan tài có nguy cơ bị rơi.

    Một phiên bản khác - được kể lại bởi Công chúa Alice, cháu của Nữ hoàng Victoria - cho rằng những con ngựa đã phải chờ đợi dưới thời tiết lạnh giá quá lâu và không chịu kéo quan tài. Phiên bản thứ ba lại cho rằng dây buộc đàn ngựa bị đứt.

    Sau đó, Hoàng tử Louis xứ Battenberg - một người họ hàng của Nữ hoàng Victoria - đề nghị hải quân Anh cử các thủ thủy kéo linh xa.

    Sau tang lễ, hải quân Anh từ chối trả lại khẩu pháo cho lực lượng pháo binh. Năm 1910, Vua George V chính thức chuyển giao khẩu pháo này cho lực lượng hải quân.

    Tới tang lễ của Thủ tướng Winston Churchill năm 1965, việc sử dụng một cỗ xe pháo của hải quân đã trở thành nghi lễ chính thức trong lễ tang cấp nhà nước. Khi vị thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh qua đời, cỗ linh xa của ông được kéo bởi 98 thủy thủ qua đường phố London, với 44 thủy thủ khác đi đằng sau.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Linh cữu của nữ hoàng được đặt trên cỗ linh xa để rước từ Đại sảnh Westminster đến Tu viện Westminster. Cỗ xe này sẽ được kéo bởi 142 thủy thủ từ Hải quân Hoàng gia.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Đứng đợi linh cữu nữ hoàng ở Quảng trường Quốc hội là đội bảo vệ danh dự gồm 3 sĩ quan và 53 người lính, bên cạnh một ban nhạc thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Tang lễ cấp nhà nước chính thức bắt đầu từ 11h (tức 17h Hà Nội), do linh mục David Hoyle của Westminster chủ trì và Tổng giám mục Canterbury Justin Welby thuyết giảng.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Hàng triệu người trên khắp thế giới dự kiến theo dõi các sự kiện xung quanh lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 19/9, kết thúc 10 ngày quốc tang, theo AFP.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Sau khi kết thúc lễ viếng, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được đưa đến Tu viện Westminster. Tu viện mở cửa trước đó 3 tiếng để đón các vị khách, bao gồm hàng trăm nguyên thủ và chức sắc nước ngoài.

    linh cuu nu hoang tren co linh xa 1
    Các nhà lãnh đạo và quân vương từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại London vào ngày 19/9 để tiễn biệt Nữ hoàng Elizabeth II, trong số đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Đệ nhất phu nhân Jill Biden.

    Theo Zing

  • Những người muốn đến viếng nữ hoàng Anh được cảnh báo sẽ phải đợi lâu. Không ít người ngất xỉu giữa hàng chờ đợi, hiện đã dài hơn 8 km.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Nhiều người đã ngất xỉu trong khi chờ đợi viếng cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Chiều dài của hàng người chờ viếng nữ hoàng quá cố đã tăng gấp đôi và hiện kéo dài hơn 8 km qua Tower Bridge, theo Daily Mail. Ảnh: Backgrid.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Nhiều người khác dự kiến tham gia xếp hàng vào cuối tuần - một dấu hiệu cho thấy rất đông người dân muốn đến nói lời từ biệt với nữ hoàng Anh. Số lượng người đến viếng có thể lên tới hơn 350.000, với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới dự kiến đến thăm London để bày tỏ lòng thành kính. Ảnh: AFP.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Tuy nhiên, người dân hiện được cảnh báo phải xếp hàng trước 12h30 ngày 18/9 để có thể đến viếng nữ hoàng, nhiều nguồn tin cho biết. Linh cữu nữ hoàng quá cố sẽ được quàn tại Đại sảnh Westminster - tòa nhà lâu đời nhất trong khuôn viên nhà quốc hội - đến khi lễ tang chính thức diễn ra vào ngày 19/9. Ảnh: Getty.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Nhiều nguồn tin quốc hội còn tiết lộ rằng họ đã ngăn chặn 6 người cố gắng đưa vật nuôi vào Đại sảnh Westminster. Những người khác được nhìn thấy đưa theo con của họ cùng vào viếng nữ hoàng. Ảnh: Daily Mail.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Pesach Neussbaum, người đã bay đến Vương quốc Anh từ Montreal (Canada) hôm 14/9, mô tả việc nhìn chứng kiến linh cữu nữ hoàng là một trải nghiệm đặc biệt sau khi xếp hàng gần sáu giờ. “Nữ hoàng là nguồn cảm hứng không chỉ cho bản thân tôi mà cho toàn thế giới”, anh nói thêm. Ảnh: Shutterstock.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Hàng trăm nghìn người dự kiến tham gia xếp hàng chờ viếng nữ hoàng trong ba ngày tới. Nhiều nguồn tin cho biết người dân sẽ không được đến viếng nữ hoàng nếu họ đến cuối hàng đợi ở Công viên Southwark sau 12h30 ngày 18/9. Ảnh: Shutterstock.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Ban tổ chức chỉ định phần cuối của công viên này là điểm cuối của hàng chờ viếng, cách Đại sảnh Westminster hơn 8 km. Ảnh: Getty.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Trong ngày đầu tiên công chúng được phép đến viếng nữ hoàng, hàng đợi đã kéo dài đến Bermondsey Wall, cách công viên này gần một km, vào lúc 15h chiều 15/9. "Rõ ràng là chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này và dự đoán rằng đám đông sẽ đến kéo dài đến đây… chỉ là không sớm như vậy”, một nguồn tin cho biết. Ảnh: AFP.

    ngat xiu di vieng nu hoang 1

    Đám đông hầu hết mặc đồ đen đều trang trọng khi họ được vào Đại sảnh Westminster. Khi người dân bắt đầu đi qua quan tài của nữ hoàng đặt tại Đại sảnh Westminster vào lúc 17h ngày 15/9 nhiều người đã dừng lại để cúi đầu và lau nước mắt. Trong ảnh, người dân đang xếp hàng chờ viếng nữ hoàng. Ảnh: PA.

    Theo Zing

  • Hai sĩ quan cảnh sát đã bị đâm vào khoảng 6h sáng 16/9 (giờ địa phương) tại trung tâm thủ đô London (Anh), AFP đưa tin.

    Hai người này đã được đưa vào bệnh viện. Một nghi phạm đã bị khống chế bằng súng điện và bị bắt giữ. Người này cũng đang ở trong bệnh viện, cảnh sát London cho biết.

    “Chúng tôi đang chờ thông tin cập nhật về tình hình của họ”, Sở Cảnh sát London ra thông cáo, cũng như cho biết các cuộc điều tra đang được tiến hành.

    canh sat anh bi leicester
    Cảnh sát Anh tại hiện trường. Ảnh: Daily Mail.

    Theo Mirror, hai nạn nhân đều là nam giới. Họ bị thương khi cố gắng ngăn nghi phạm khi người này có mang dao tại quảng trường Leicester, trung tâm London. Trong số đó, một người bị thương nghiêm trọng.

    “Vụ tấn công nhằm vào các sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ qua đêm tại khu Soho là điều rất kinh khủng”, Thị trưởng London Sadiq Khan tuyên bố. “Các viên sĩ quan cảnh sát dũng cảm này đang làm nhiệm vụ và giúp đỡ công chúng trong thời khắc quan trọng này của đất nước”.

    Ông Khan cũng đề nghị người dân thông báo với cảnh sát nếu có thông tin “để hung thủ gây ra cuộc tấn công ghê tởm này phải đối mặt với pháp luật”.

    “Các cuộc tấn công nhằm vào cảnh sát sẽ không được tha thứ và mọi hung thủ sẽ bị bắt giữ và truy tố”, ông Khan nói.

    Vụ tấn công diễn ra giữa lúc an ninh tại London được thắt chặt trước tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngày 19/9 tới. Thi hài của bà vẫn đang được quàn tại Điện Westminster, AFP cho biết.

    10,000 cảnh sát vào vị trí

    Tang lễ của Nữ hoàng sẽ là lễ tang cấp nhà nước đầu tiên của Anh trong gần 6 thập kỷ qua và các quan chức an ninh đang lên kế hoạch cho những gì được mong đợi là "hoạt động bảo vệ và an ninh lớn nhất" trong lịch sử Vương quốc Anh.

    Cảnh sát đang dùng tới các kế hoạch đã được thiết kế từ lâu để giữ an toàn cho những người tham dự - bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị toàn cầu và hoàng gia - tại lễ tang lịch sử, cũng như hàng triệu người được dự đoán sẽ đổ về London vào khoảng thời gian diễn ra sự kiện.

    Các sự kiện phức tạp, đặc biệt là đám tang, sẽ đòi hỏi một loạt các biện pháp an ninh cẩn mật vì hàng trăm nhà lãnh đạo và chức sắc thế giới cũng như hàng triệu người dự kiến sẽ đổ về London.

    canh sat London bao ve tang le nu hoang anh 1

    Các thông tin chính thức cho hay, những lãnh đạo cấp cao nhất sẽ bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và các nhà lãnh đạo từ các quốc gia nơi quốc vương Anh là nguyên thủ hoặc là thành viên của Khối thịnh vượng chung 56 quốc gia.

    Theo các báo cáo, Nhật hoàng Naruhito sẽ là một trong số các nhân vật hoàng gia của thế giới tham dự lễ tang và đây cũng sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi ông lên ngôi vào năm 2019 sau khi cha ông thoái vị.

    Nick Aldworth, cựu Điều phối viên Quốc gia về Chính sách Chống Khủng bố, cho biết: "Đây có lẽ sẽ là hoạt động bảo vệ và trị an lớn nhất mà Vương quốc Anh từng thực hiện. Chỉ cần một chiếc xe, một người làm điều gì đó bất thường, thì sự kiện này sẽ bị tổn hại".

    Ông Aldworth lưu ý rằng các sự kiện tang lễ sẽ được tổ chức trong một "thế giới có những mối đe dọa rất khác" so với các lễ tang hoàng gia trước đó, chẳng hạn như lễ tang của mẹ Nữ hoàng Elizabeth II hồi năm 2002 và của Công nương Diana.

    Nước Anh đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công khủng bố trong thập kỷ qua, bao gồm hàng loạt vụ khủng bố tàn bạo ở London, Manchester và các thành phố khác gây ra bởi các phần tử cực đoan thánh chiến.

    Mức độ đe dọa quốc gia hiện tại, do cơ quan an ninh nội địa MI5 của quốc gia này đặt ra và được thiết kế để cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về khả năng xảy ra một cuộc tấn công khủng bố, là ở mức "đáng kể".

    Đó là mức giữa trong hệ thống xếp hạng 5 bậc tăng từ "thấp" đến "nguy cấp".

    Cảnh sát London cho biết hôm 8/9 rằng họ đã bắt đầu triển khai các kế hoạch "đã được diễn tập kỹ lưỡng" cho thời gian quốc tang chính thức kéo dài 10 ngày, mà nhiệm vụ tối cao sẽ là cống hiến cho người cầm quyền lâu nhất của đất nước này.

    "Chúng tôi sẽ giữ an toàn cho mọi người bằng các cuộc tuần tra trên khắp London", lực lượng này cho biết. "Công chúng sẽ thấy các sĩ quan bổ sung được triển khai bên ngoài các địa điểm quan trọng, bao gồm các đầu mối giao thông, công viên hoàng gia và bên ngoài dinh thự hoàng gia ở London".

    Một chỉ huy cho biết, khoảng 10,000 cảnh sát sẽ làm nhiệm vụ hằng ngày khắp London vào dịp tang lễ. Trong thời gian này, mọi hoạt động huấn luyện cảnh sát bị hủy và không sĩ quan nào được nghỉ phép, trong khi cảnh sát những vùng lân cận được huy động thêm để tới bảo vệ buổi lễ.

    Cảnh sát phải tuần tra liên tục và đề phòng các vụ lao xe vào đám đông. Lính bắn tỉa được bố trí trên các nóc nhà, trong khi trực thăng sẵn sàng phối hợp. Các biện pháp giám sát an ninh như kiểm tra túi xách ngẫu nhiên sẽ được tiến hành tại một số khu vực.

    Zing (theo AFP)

  • dong nguoi xep hang vieng nu hoang keo dai 1
    Người dân xếp hàng ở nam London vào sáng ngày 15/9. Ảnh: Reuters

    Nếu bạn muốn viếng linh cữu Nữ hoàng, bạn sẽ phải gia nhập dòng người xếp hàng trước tối thứ Bảy. Việc viếng thăm sẽ kết thúc vào 6h30 sáng ngày thứ Hai, do đó Chính phủ đã giới hạn thời gian mà những người mới có thể gia nhập vào dòng người.

    Mỗi người được ước tính sẽ phải xếp hàng 30 giờ, do đó hạn chót để gia nhập dòng người là vào tối thứ Bảy. Giới chức muốn đảm bảo bất cứ ai đã tham gia xếp hàng đều có cơ hội vào viếng linh cữu của Nữ hoàng.

    Lộ trình xếp hàng hiện tại chưa đến 7 dặm nhưng Chính phủ sẽ nới rộng thành 10 dặm, để nhiều người có thể xếp hàng hơn. Rất nhiều người Anh đã xếp hàng tận hôm thứ Hai vừa rồi, tức 48 tiếng trước khi lễ viếng được mở cho người dân.

    Dòng người xếp hàng ở thủ đô dường như kéo dài vô tận, nhiều người đã xếp hàng xuyên đêm, thậm chí xếp hàng dưới trời mưa.

    dong nguoi xep hang vieng nu hoang keo dai 1
    Người Anh xếp hàng thâu đêm để được vào viếng Nữ hoàng. Ảnh: Getty

    dong nguoi xep hang vieng nu hoang keo dai 1
    Chính phủ đã để ra hạn chót để gia nhập dòng người, đảm bảo ai đã vào xếp hàng sẽ được viếng Nữ hoàng. Ảnh: Reuters

    dong nguoi xep hang vieng nu hoang keo dai 1
    Lộ trình xếp hàng sẽ được nới dài để nhiều người có thể tham gia. Ảnh: Gov.uk

    Tính đến 2h30 sáng ngày 15-9, dòng người đã kéo dài 3 dặm tới London Bridge, tốc độ di chuyển là 0.5 dặm/giờ. Viện phim ảnh British Film Institute đã dựng một màn hình lớn dưới cầu Waterloo, chiếu các thước phim tài liệu về cuộc đời Nữ hoàng, để những người đến viếng xem cho đỡ mệt mỏi.

    Cục Vận tải London (TfL) cũng dự đoán hơn một triệu người sẽ đổ về trung tâm thủ đô để gặp Nữ hoàng lần cuối. Ủy viên TfL Andy Byford gọi đây là "sự kiện lớn nhất, thách thức lớn nhất TfL đối mặt trong lịch sử".

    Theo Metro, lượng người đến viếng Quốc vương George VI, cha của Nữ hoàng, năm 1952 là hơn 300.000. Năm 2002, khoảng 200.000 người đã đến viếng Vương mẫu hậu Elizabeth, mẹ của Nữ hoàng.

    Người dân xếp hàng sẽ được phát vòng tay có gắn số thứ tự để họ có thể đi nhận đồ ăn hoặc đi vệ sinh mà không bị mất chỗ. Giới chức Anh cũng thiết lập một hàng riêng dành cho những người không thể đứng chờ trong thời gian dài. Họ kêu gọi mọi người không chen hàng và nên mang theo cả ô lẫn kem chống nắng.

    Viethome (theo Metro)

  • Hàng trăm người phản ánh họ nhìn thấy một "ngôi sao băng" trên bầu trời Scotland và Bắc Ireland trong tối 14/9 nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận vệt sáng đó là gì.

    UK Meteor Network, tổ chức quan sát sao băng Vương quốc Anh, cho biết họ bắt đầu nhận được báo cáo về vệt sáng vào lúc 22h ngày 14/9.

    Các nhà khoa học đang sử dụng các đoạn video do người dân quay được để tìm hiểu xem vật thể bay ngang qua bầu trời là sao băng hay rác vũ trụ và nó đến từ đâu. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể kết luận nó đã đáp xuống mặt đất hay đã bốc cháy trong khí quyển, theo BBC.

    vet sang tren bau troi nuoc anh 1
    Các tổ chức quan sát sao băng cho biết họ đã nhận được hàng trăm báo cáo về vệt sáng kỳ lạ bay qua bầu trời nước Anh. Ảnh: UK Meteor Network.

    UK Meteor Network cho hay họ đang "điều tra để xác định vật thể là thiên thạch hay mảnh vỡ không gian". Tổ chức này cũng nói thêm rằng hầu hết báo cáo mà họ nhận được là từ Scotland và Bắc Ireland, mặc dù vệt sáng cũng được nhìn thấy ở Anh Quốc.

    Tổ chức Sao băng Quốc tế đã nhận gần 800 báo cáo của các nhân chứng từ khắp Vương quốc Anh và Ireland. Phần lớn báo cáo đến từ miền Trung Scotland nhưng cũng có những người ở bán đảo Black Isle, đảo Skye, London nhìn thấy vệt sáng.

    Đá vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái Đất được gọi là sao băng nhưng những mảnh vỡ tồn tại sau hành trình vượt qua khí quyển và hạ cánh xuống mặt đất được gọi là thiên thạch.

    Steve Owens, nhà thiên văn học và truyền thông khoa học tại Trung tâm Khoa học Glasgow, cho biết cảnh tượng này là "không thể tin được".

    "Tôi đang ngồi trong phòng khách của mình vào lúc 22h và tôi nhìn thấy quả cầu lửa rực rỡ ở phía nam", ông nói.

    "Thông thường nếu bạn nhìn thấy một thiên thạch hoặc một ngôi sao băng, chúng chỉ là những vệt sáng nhỏ kéo dài trong khoảnh khắc nhưng vệt sáng này kéo dài trên bầu trời ít nhất mười giây hoặc lâu hơn. Nó di chuyển từ phía nam sang phía tây. Đó là một cảnh tượng khá khó tin", ông Owens cho biết thêm.

    vet sang tren bau troi nuoc anh 1
    Một người dân ghi lại được hình ảnh của vệt sáng xuất hiện trên bầu trời tại Saltcoats, Scotland. Ảnh: Mark Rae/BBC.

    Tiến sĩ Aine O'Brien, làm việc tại Đại học Glasgow, kêu gọi mọi người báo cáo về những gì họ nhìn thấy.

    "Tại thời điểm này, chúng tôi không biết liệu những gì chúng ta nhìn thấy đêm qua có phải là một thiên thạch hay không. Có thể là vậy, nhưng một khả năng khác là nó có thể chỉ là một mảnh rác không gian”, cô nói.

    Các nhà khoa học sẽ sử dụng các đoạn video về vệt sáng để xác định vị trí của nó đến từ đâu và theo dõi nơi nó sẽ hạ cánh nếu nó không bốc cháy trong khí quyển, tiến sĩ O'Brien cho biết.

    Theo Zing

  • Bow Room từng là nơi tiếp đón những người có chức tước cao và gia đình hoàng gia trong các chuyến thăm. Đội bóng bầu dục New Zealand cũng từng biểu diễn haka tại đây.

    Phòng Bow Room tại Cung điện Buckingham, nơi linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được quàn qua đêm, từng là bối cảnh khi lần đầu tiên nữ hoàng lên sóng truyền hình chúc mừng Giáng sinh vào năm 1967, Telegraph đưa tin ngày 14/9.

    Trong bài phát biểu đó, bà nói với cả nước: “Nước Anh đang phải đối mặt với những vấn đề đáng sợ, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua”.

    baby room phong dat linh cuu nu hoang anh 1
    Năm 2007, đội bóng bầu dục New Zealand đã biểu diễn haka tại Bow Room. Ảnh: Tim Graham Picture Library.

    Căn phòng Bow Room được đặt tên theo cửa sổ có hình cánh cung lớn, cũng là nơi tiếp đón những người có chức tước cao và gia đình hoàng gia đến thăm.

    Năm 2000, mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II từng tổ chức một bữa trưa riêng tư với các thành viên gia đình tại đây để đánh dấu sinh nhật lần thứ 100 của bà.

    Một bức ảnh chụp Bow Room từ năm 1942 cho thấy Nữ hoàng Elizabeth II, khi đó còn là cô công chúa trẻ tuổi, cùng cha mẹ gặp cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt. Lúc này bà đến Anh để thăm quân đội Mỹ khi đó. 

    Ban đầu căn phòng được thiết kế như một thư viện, và được sử dụng để chiêu đãi, làm phòng chờ cho những người tiếp kiến ​​riêng với nữ hoàng. Đây cũng là căn phòng mà đi qua đó, các vị khách có thể đến khu vườn trong khi tham dự các bữa tiệc vườn thượng uyển.

    Nữ hoàng Victoria từng đích thân giám sát việc trang trí căn phòng, và những hình bầu dục trên tường mô tả mối quan hệ với châu Âu của bà.

    Các tủ trưng bày bộ ấm chén, đĩa Mecklenburg, do chính vua George III và Hoàng hậu Charlotte yêu cầu làm. Chúng sau đó được tặng cho anh trai của bà Charlotte, Công tước Adolphus Frederick vào năm 1764.

    Sau khi được truyền lại qua các thế hệ gia đình, bộ tủ được tặng cho thân mẫu của nữ hoàng vào năm 1947 để kỷ niệm "đám cưới bạc" của bà.

    Trong những năm qua, Nữ hoàng Elizabeth II chào đón những nhân vật thể thao đáng chú ý đến Bow Room, bao gồm đội Arsenal vào năm 2007. Cũng trong năm đó, đội bóng bầu dục New Zealand đã biểu diễn haka - điệu nhảy đầy mạnh mẽ của người Maori - cho nữ hoàng và Hoàng thân Philip.

    Lần gần đây nhất căn phòng được sử dụng là hôm 11/9 khi, khi Vua Charles III thực hiện một trong những nghĩa vụ đầu tiên của mình trên cương vị mới. Nhà vua đã tổ chức tiệc chiêu đãi những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao từ các quốc gia khối Thịnh vượng chung.

    Theo Zing

  • Hãng BBC ngày 15/9 đã phải tạm dừng phát trực tiếp lễ viếng Nữ hoàng Elizabeth II tại Đại sảnh Westminster sau khi một lính canh trước quan tài nữ hoàng bất ngờ ngất xỉu.

    Đoạn phim cho thấy người lính canh đã có một khoảnh khắc đứng không vững, trước khi đổ gục xuống sàn. Nhiều nhân viên an ninh và cảnh sát đã lập tức chạy đến hỗ trợ. Hiện chưa rõ mức độ chấn thương của người này.

    Đài BBC đã phải tạm dừng phát trực tiếp khung cảnh bên trong lễ viếng nữ hoàng Anh khi vụ việc xảy ra vào khoảng 0h30 ngày 15/9. Sự cố đã khiến nhiều người dùng mạng xã hội bàng hoàng và lo lắng.

    linh canh ngat xiu
    Các nhân viên an ninh đến hỗ trợ người lính canh bất ngờ ngất xỉu. Ảnh: Sky News.

    "Người lính này dường như ngất xỉu, ngã thẳng về phía trước và đập đầu xuống sàn. Tôi hi vọng ông ấy ổn. Đó có vẻ là một cú ngã rất đau đớn", Telegraph dẫn lời một tài khoản Twitter viết.

    Đại sảnh Westminster mở cửa liên tục cho công chúng vào viếng Nữ hoàng Elizabeth II từ 17h ngày 14/9 và kéo dài đến ngày 19/9, khi lễ tang chính thức được diễn ra. Lễ viếng cũng được các hãng truyền thông tại Anh phát sóng trực tiếp.

    Các quan chức ước tính 750.000 người được viếng linh cữu nữ hoàng tại Đại sảnh Westminster trước khi lễ viếng kết thúc vào sáng 19/9. Vào 17h45 ngày 14/9, chính phủ Anh cho biết dòng người xếp hàng đã dài khoảng 4,2 km.

    Một số người thậm chí đã dầm mưa và qua đêm trên vỉa hè để có thể giữ chỗ trong hàng. Hàng người trước Đại sảnh Westminster có thể kéo dài đến 16 km.

    Khi người dân bắt đầu đi qua quan tài của nữ hoàng đặt tại Đại sảnh Westminster vào lúc 17h (giờ địa phương), nhiều người đã dừng lại để cúi đầu và lau nước mắt.

    linh canh ngat xiu
    Người dân đi qua linh cữu của nữ hoàng được đặt tại Đại sảnh Westminster. Ảnh: AP.

    Kenneth Taylor (72 tuổi), một trong những người đầu tiên trong hàng chờ, cho biết cổ họng ông đã nghẹn ứ khi nhìn thấy linh cữu nữ hoàng được quàn trong Đại sảnh Westminster.

    “Chúng tôi đã mất một người đặc biệt. Sự phục vụ của bà ấy đối với đất nước này là kiên định và không thay đổi. Và bà ấy có lẽ là người mà tôi sẽ gọi là nữ hoàng của các nữ hoàng", ông Taylor nói trong nước mắt.

    Mark Bonser (59 tuổi), sống ở Doncaster, miền Bắc nước Anh cho rằng nữ hoàng là "người mẹ thứ hai của mọi người".

    "Nữ hoàng đã dành 70 năm cuộc đời của mình cho chúng tôi. Tôi chắc chắn rằng tôi có thể dành 24 giờ của mình để thể hiện sự tôn trọng cho bà ấy", ông nói.

    Khi xếp hàng, người dân sẽ được phát chiếc vòng tay màu có đánh số. Điều này cho phép họ rời khỏi hàng một thời gian ngắn để đi vệ sinh hoặc lấy thức ăn.

    Hơn 1.000 người phục vụ, tình nguyện viên, cảnh sát trưởng và nhân viên cảnh sát được huy động để có thể kịp thời giúp đỡ cho những người gặp vấn đề do phải chờ đợi quá lâu. Viện Phim Anh cũng có một màn hình ngoài trời chiếu cảnh quay về cuộc đời nữ hoàng và triều đại của bà.

    Đại sảnh Westminster là tòa nhà lâu đời nhất trong khuôn viên nhà quốc hội và là nơi linh cữu nữ hoàng quá cố sẽ được quàn cho đến khi lễ tang chính thức diễn ra vào ngày 19/9.

    Theo Zing

  • Quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II được sản xuất cách đây hơn 30 năm trước, bởi cùng một công ty làm quan tài lót bằng chì cho cố Hoàng thân Philip - phu quân của bà.

    Quan tài lót bằng chì - thực chất là một quan tài khác bên trong quan tài - được làm bởi Henry Smith, hãng đã đóng cửa vào năm 2005, Telegraph đưa tin.

    Hãng cũng là nơi đóng quan tài cho cố Hoàng thân Philip, cũng như của những người nổi tiếng bao gồm Diana Dors, Freddie Mercury và Jimi Hendrix.

    Cụ thể, Henry Smith làm ra chiếc quan tài cho nữ hoàng Anh bằng phương pháp được gọi là vỏ chì trong vỏ. Theo đó, một quan tài sẽ được đóng bằng gỗ, phủ chì, sau đó được đặt vào bên trong một quan tài khác.

    quan tai cua nu hoang anh 30 nam truoc
    Quan tài được làm bằng chì nên rất nặng.

    Quan tài phải được lót bằng chì vì thi thể nữ hoàng sẽ được quàn trong Hầm tưởng niệm Vua George VI, thay vì được chôn cất theo kiểu truyền thống. Nó nặng đến mức cần 8 người khiêng, thay vì 6 người như thông thường.

    Các tay cầm bằng đồng và những phụ kiện khác, bao gồm móc cài để giữ vương miện, quả cầu và quyền trượng nằm đúng vị trí khi chúng được đặt trong quan tài, được cho là do xưởng đúc Newman Brothers chế tạo. Xưởng đúc này hiện cũng không còn hoạt động.

    Theo truyền thống, quan tài ngoài của Hoàng gia Anh thường được đóng bằng gỗ sồi lấy từ khu Sandringham. Nhưng thông tin chính xác về quá trình sản xuất quan tài cho nữ hoàng quá cố được cho là đã bị thất lạc sau nhiều thập kỷ kể từ khi nó được đặt hàng.

    Cho đến những năm 1990, quan tài vẫn được cất giữ ở công ty tang lễ JH Kenyon ở London. Công ty này đã lo tang lễ cho Vua George VI năm 1952 và Thủ tướng Winston Churchill năm 1965.

    Tuy nhiên, khi một công ty khác ở London, Leverton and Sons, nhận trách nhiệm tổ chức các tang lễ hoàng gia từ năm 1991, quan tài của nữ hoàng Anh đã được chuyển giao cho công ty này. Vì thế, Leverton and Sons không có thông tin đầy đủ về thời gian hoặc cách thức đóng quan tài của nữ hoàng.

    “Nó làm bằng gỗ sồi Anh, nên rất chắc chắn”, Andrew Leverton, người điều hành công việc kinh doanh của gia đình, nói với The Times vào năm 2018.

    “Quan tài gỗ sồi hiện nay đều được làm từ gỗ sồi Mỹ. Tôi không nghĩ chúng ta có thể dùng gỗ sồi Anh cho một chiếc quan tài nữa, vì nó quá đắt”, ông cho biết thêm.

    Khi Henry Smith đóng cửa vào năm 2005, công ty này được tiếp quản bởi hãng T Cribb & Sons, ở Beckton, phía đông London. Tuy nhiên, sổ đặt hàng không được giữ lại sau khi tiếp quản, nên họ không biết chính xác thời điểm chiếc quan tài được đóng, người phát ngôn của công ty cho biết.

    Chiếc quan tài được cho là mất khoảng một tuần để chế tạo và được cất giữ trong thời gian dài đến nỗi những chiếc tay cầm bằng đồng, được thiết kế theo kiểu "gothic hoàng gia", đã được thay thế bởi Levertons sau khi công ty mới tiếp nhận.

    Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II sẽ là tang lễ vinh dự nhất mà Levertons đảm trách. Công ty thành lập từ năm 1789 này cũng từng tổ chức tang lễ cho mẹ Nữ hoàng Elizabeth, Công nương Diana, Công chúa Margaret, Thủ tướng Margaret Thatcher, tiểu thuyết gia nổi tiếng George Orwell, lãnh đạo Công đảng Michael Foot và tài tử Peter O’Toole.

    Theo Zing

  • Anh sẽ mời khoảng 500 lãnh đạo, đại diện các quốc gia, vùng lãnh thổ tới London dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 19/9, nhưng không có Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko, do hai nước này liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine, theo một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Anh.

    Nguồn tin chính phủ Anh cho biết London không mời lãnh đạo Nga và Belarus tới lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II, nhưng ông Putin trước đó đã bác khả năng dự sự kiện. Quốc gia thứ 3 không nhận được thư mời là Myanmar.

    Tổng thống Putin đã gửi thông điệp chia buồn sâu sắc sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời tuần trước. Tuy nhiên, ông nhanh chóng bác bỏ khả năng tham dự lễ tang.

    Nga và Belarus đều có đại sứ quán ở London, dù quan hệ ngoại giao với Anh đã xuất hiện nhiều rạn nứt do cuộc chiến ở Ukraine mà Nga phát động và được Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ủng hộ. Hai lãnh đạo này cũng phải bị áp lệnh cấm đi lại như một phần lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine.

    3 quoc gia khong du dam tang nu hoang anh
    Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tại nhà thờ St Giles ở Edinburgh hôm 12/9. Ảnh: PA.

    Quốc tang của Nữ hoàng Elizabeth II tại Tu viện Westminster đầu tuần tới được coi là một sự kiện ngoại giao lớn, đặt ra những thách thức về an ninh và quy trình thực hiện.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận sẽ tham dự lễ tang. Ông được cho là có thể tới sự kiện bằng chiếc xe bọc thép "Quái thú" nổi tiếng.

    Trước đó, một số nguồn tin tiết lộ ông Biden phải đi chung xe với các lãnh đạo thế giới khác khi đến dự lễ tang, nhưng ban tổ chức đã đính chính rằng các lãnh đạo đồng minh thân cận nhất của Anh được phép di chuyển bằng phương tiện riêng.

    Ngoài ông Biden, danh sách này còn bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Nhật hoàng Naruhito.

    "Đó sẽ là thời gian cực kỳ bận rộn và chúng tôi tin rằng lãnh đạo thế giới cùng những khách tham dự khác tới Anh sẽ hiểu đây là thời điểm đầy thử thách và là một tình huống không bình thường", một phát ngôn viên chính phủ Anh nói ngày 13/9.

    Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được đưa về Điện Buckingham ở thủ đô London, Anh, tối 13/9. Nữ hoàng qua đời hôm 8/9, hưởng thọ 96 tuổi, sau hơn 70 năm trị vì. Loạt sự kiện trong lễ quốc tang của Nữ hoàng diễn ra trong 10 ngày sau khi bà qua đời, kết thúc bằng tang lễ tại Tu viện Westminster ở London vào ngày 19/9.

    VnExpress (theo AFP)

  • Khoảng 500 quan khách nước ngoài dự kiến tham dự sự kiện được xem là nhiệm vụ lớn nhất mà ngành ngoại giao Anh phải đảm trách kể từ quốc tang Thủ tướng Churchill.

    hau can tang le nu hoang anh
    Thành viên đội danh dự trong sự kiện tại Scotland hôm 13.9. Ảnh: REUTERS

    Bộ Ngoại giao Anh đang chuẩn bị để tiếp đón khoảng 500 nguyên thủ quốc gia và các nhân vật cấp cao khác tới dự lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II, công tác mà các quan chức cho rằng tương đương với việc tổ chức hàng trăm chuyến thăm cấp nhà nước chỉ trong 2 ngày.

    Lời mời đã được gửi đến mọi quốc gia mà Vương quốc Anh có quan hệ ngoại giao, ngoại trừ Nga, Belarus và Myanmar, theo The Guardian.

    Những người dự kiến có mặt bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Nhật hoàng Naruhito và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

    Tây Ban Nha có thể được đại diện bởi Vua Felipe VI, người có quan hệ huyết thống với hoàng gia Anh từ thế kỷ 19. Thành viên của các hoàng thất khác ở châu Âu bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển cũng sẽ có mặt.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được mời nhưng chưa rõ ông có tham dự hay không. Tuần này, ông Tập lần đầu công du nước ngoài kể từ khi Covid-19 bùng phát, với hai điểm đến là Uzbekistan và Kazakhstan, nơi ông dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng sẽ tham dự, bất chấp cuộc tranh luận âm ỉ trong năm qua về việc liệu EU có được hưởng quy chế ngoại giao đầy đủ ở Vương quốc Anh thời hậu Brexit hay không.

    Thủ tướng Úc Anthony Albanese dự kiến ​​sẽ khởi hành đến London vào tối 15.5 và Canberra đã đưa ra đề nghị chuyên chở lãnh đạo một số nước trong khối Thịnh vượng chung ở Thái Bình Dương để đảm bảo họ có thể tham dự.

    Tổng thống Iran Ebrahim Raisi không được mời, nhưng Iran đã được đề nghị cử đại sứ tới dự lễ tang. Iran hiện không có đại sứ tại London, nhưng có thể cử đại biện lâm thời Seyed Hosseini.

    Bộ Ngoại giao Anh đã huy động thêm 300 nhân sự cho sự kiện này, và có thể tăng cường lực lượng trong những ngày tới. Sự kết hợp giữa an ninh, ngoại giao, lễ tân và hậu cần dịp này có thể được xem là nhiệm vụ lớn nhất mà ngành ngoại giao Anh phải tổ chức thực hiện trong ngắn hạn kể từ quốc tang Thủ tướng Winston Churchill vào năm 1965.

    Thời gian tổ chức tang lễ - 11 giờ ngày 19.9 - sẽ giúp các nhà lãnh đạo dự kiến ​​trực tiếp phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày hôm sau có đủ thời gian để bay xuyên Đại Tây Dương. Ông Macron và ông Biden là 2 người trong số đó. Trong một số trường hợp, nguyên thủ quốc gia tham dự lễ tang không phải là chính khách sẽ phát biểu tại LHQ.

    Theo Thanh Niên

  • Gần 4,8 triệu người đã theo dõi chuyến bay chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II vào hôm 13/9.

    Chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng Anh từ Edinburgh đến London đã trở thành chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử, Reuters đưa tin.

    Flightradar24 - website nổi tiếng cung cấp dữ liệu hàng chục nghìn chuyến bay trên thế giới theo thời gian thực - cho hay có tổng cộng 4,79 triệu người đã theo dõi trực tuyến chuyến bay này, với hơn 1/4 triệu người xem trên kênh YouTube của hãng.

    Thậm chí, trong phút đầu tiên khi chiếc Boeing C17A Globemaster bật bộ phát đáp (thiết bị liên lạc đặc biệt) tại sân bay Edinburgh), hãng cho biết họ đã chứng kiến số người cố gắng theo dõi chuyến bay ở mức chưa từng có - 6 triệu người - làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nền tảng.

    chuyen bay cho nu hoang anh
    Chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng Anh từ Edinburgh đến London đã trở thành chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử. Ảnh: Flightradar24.

    "70 năm sau chuyến bay đầu tiên của bà với tư cách là nữ hoàng trên BOAC Argonaut 'Atalanta', chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II là chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử Flightradar24", giám đốc truyền thông Flightradar24 cho biết trong một email.

    Flightradar24 cho biết thêm số người theo dõi chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng cao hơn gấp đôi so với chuyến bay từng lập kỷ lục trước đó. Gần 2,2 triệu người dùng đã dõi theo chuyến bay gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8.

    Máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đã hạ cánh tại trạm không quân RAF Northolt, ở London, vào ngày 13/9, sau khi cất cánh từ Edinburgh.

    Chiếc máy bay sẽ chở linh cữu nữ hoàng Anh từ Edinburgh đến London từng được được sử dụng để sơ tán hàng nghìn người chạy trốn khỏi Taliban ở Kabul, Afghanistan vào năm 2021.

    Công chúa Anne, con gái duy nhất của nữ hoàng, đã tháp tùng trên chuyến bay.

    Lễ đưa tang tại London sẽ diễn ra vào ngày 14/9, khi đoàn xe đưa quan tài nữ hoàng từ Buckingham đến Đại sảnh Westminster. Cùng ngày, lễ viếng sẽ bắt đầu và kéo dài 5 ngày.

    Theo Zing

  • Chuyên gia dự đoán rằng với tính cách khiêm nhường của cố Nữ hoàng Elizabeth II, bà sẽ được an nghỉ cùng với chỉ hai món trang sức có ý nghĩa đặc biệt lúc sinh thời.

    “Nữ hoàng trong thâm tâm là người rất khiêm nhường. Nhiều khả năng bà sẽ không được chôn cất cùng bất cứ món trang sức nào khác ngoài nhẫn cưới bằng vàng xứ Wales và đôi khuyên tai ngọc trai”, Lisa Levinson, Giám đốc truyền thông thuộc tổ chức Hội đồng Kim cương Tự nhiên, nói, Metro đưa tin ngày 13/9.

    Bà Levinson nói chiếc nhẫn đính hôn của nữ hoàng, vốn thuộc về thân mẫu của Hoàng thân Philip, nhiều khả năng sẽ được trao cho Công chúa Anne.

    hai mon trang suc di theo nu hoang 1
    Chiếc nhẫn cưới vàng xứ Wales được nữ hoàng đeo bên dưới nhẫn đính hôn. Ảnh: Getty

    “Hoàng thân Philip đã tham gia sát sao vào quá trình thiết kế nhẫn đính hôn của nữ hoàng. Chiếc nhẫn này được làm bằng platinum và có 11 viên kim cương tự nhiên, gồm một viên tròn 3 carat ở giữa và 5 viên nhỏ hơn ở hai bên”, bà Levinson nói.

    Bộ sưu tập trang sức cá nhân của cố nữ hoàng có 300 món đồ, bao gồm 98 chiếc trâm cài áo, 46 vòng cổ, 34 đôi khuyên tai, 15 chiếc nhẫn, 14 chiếc đồng hồ và 5 mặt dây chuyền.

    Nhưng theo ông Mok O’Keeffe của GayAristo - một công ty theo chủ trương bảo hoàng, Nữ hoàng Elizabeth II khó có khả năng sẽ được chôn cất với những món đồ xa xỉ vì bà là người giản dị.

    “Nhiều món đồ trang sức bà đã sử dụng đã trở thành lịch sử của đất nước và sẽ được truyền lại cho quốc vương và vương hậu tương lai”, ông O’Keefe nói.

    hai mon trang suc di theo nu hoang 1
    Những vật phẩm sẽ trang trí linh cữu nữ hoàng trong 4 ngày quàn tại Đại sảnh Westminster. Ảnh: Daily Mail

    Những món đồ mang tính nghi thức ấy sẽ được trưng bày khi linh cữu cố nữ hoàng được quàn tại Đại sảnh Westminster trong 4 ngày để người dân tới thăm viếng.

    Phủ bên trên linh cữu là Lá cờ Hoàng gia đại diện cho quân vương và Vương quốc Anh. Bên cạnh lá cờ là Vương miện Imperial State được khảm hơn 3.000 viên đá quý, nặng hơn 2 kg, cùng quyền trượng và quả cầu cắm thánh giá của quốc vương.

    Theo Zing

  • Vua Charles III đã đi dọc các tuyến đường ở London vào ngày 12/9 trên chiếc Rolls-Royce từng được thiết kế cho Nữ hoàng Elizabeth II 72 năm trước.

    Một trong 18 chiếc Rolls-Royce Phantom IV từng được sản xuất là dành cho Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1950. Từ đó, chiếc xe này đã cùng nữ hoàng xuất hiện trong một loạt sự kiện của nhà nước, Telegraph đưa tin.

    Theo nhà sản xuất, hoàng gia đã tìm kiếm chiếc xe cho bà Elizabeth II vào năm 1949, khi phu quân Philip lái chiếc Bentley với động cơ của Rolls-Royce và đã ấn tượng với nó.

    "Với Rolls-Royce, ước nguyện hàng thập kỷ sắp được thực hiện. Cuối cùng, hãng cũng được yêu cầu chế tạo 'chiếc xe tốt nhất thế giới' cho hoàng gia", theo thông tin trên website của tập đoàn BMW, công ty mẹ của Rolls-Royce.

    rolls royce phantom iv
    Chiếc Rolls-Royce Phantom IV đi cùng Nữ hoàng Elizabeth II trong 70 năm trị vì. Ảnh: Autoevolution.

    Hãng xe sang trọng đến từ Anh đã bàn giao mẫu xe đầu tiên của chiếc Phantom IV cho bà Elizabeth II vào năm 1950, với thiết kế và nội thất được đánh giá cao, bao gồm "mọi thứ sang trọng có thể nghĩ đến".

    "Trong thế giới xe hơi, Phantom IV là chiếc tốt nhất", nhà sản xuất cho biết.

    Một trong nhiều điểm nhấn trên các mẫu xe Rolls-Royce là bức tượng Spirit of Ecstasy trang trí ở mũi xe. Tuy vậy, chiếc xe dành riêng cho nữ hoàng Anh đã thay thế bằng bức tượng Thánh George cưỡi ngựa, hướng mũi kiếm về phía con rồng - tác phẩm được điêu khắc bởi họa sĩ Edward Seago vào năm 1952, thời điểm bà Elizabeth II kế vị ngai vàng.

    Vào hôm 19/9, khi đến Edinburgh, Scotland, Vua Charles III đã được hộ tống trên mẫu xe mới trong bộ sưu tập Rolls-Royces của hoàng gia - chiếc Phantom VI.

    Để phù hợp với truyền thống, bức tượng trên mũi xe chiếc Phantom VI được thay bằng tượng Sư tử Scotland, cũng được dùng trên những chiếc xe của cố nữ hoàng khi bà đến nơi này.

    Bài liên quan: Soi chi tiết chiếc Bentley State Limousine đắt nhất mọi thời đại của Nữ hoàng Anh

    chiec bentley cua nu hoang anh 1

    Nhà sản xuất xe hơi Anh Bentley đã cho ra đời chiếc xe cấp nhà nước – Bentley State Limousine đắt nhất thế giới trị giá hơn 15 triệu USD và là chiếc Bentley đắt nhất mọi thời đại.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1

    Vào năm 2002, hãng Bentley đã cho ra đời chiếc xe cấp nhà nước đắt nhất thế giới nhân dịp Nữ hoàng Elizabeth kỷ niệm 50 năm trị vì. Chiếc xe có tên Bentley State Limousine trị giá hơn 15 triệu USD và là chiếc Bentley đắt nhất mọi thời đại.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1

    Không chỉ có giá đắt đỏ mà chiếc Bentley State Limousine là mẫu thiết kế duy nhất, được sản xuất 2 chiếc do hãng độ Mulliner của Bentley thực hiện và chỉ dành riêng cho Nữ hoàng Elizabeth II.

    Chiếc xe có chiều dài 6.324 mm, rộng 2.006 mm và cao 1.778 mm, đồng thời nặng tới gần 4 tấn do áp dụng các công nghệ bọc thép chống đạn ở vỏ. Chiếc xe này còn lớn hơn so với chiếc Mulsanne sedan sản xuất sau này của Bentley.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1
    Trên thế giới chỉ có 2 chiếc Bentley State Limousine và chúng đều phục vụ nữ hoàng Anh

    Mái của Bentley State Limousine được đặt cao để nữ hoàng dễ dàng đứng vẫy tay chào. Ngoài thân xe bọc thép thì cabin kín khí giúp chống các cuộc tấn công hóa học, lốp xe chống nổ.

    Cửa xe có thể mở theo góc 90 độ, để người trong xe có thể ra vào dễ dàng. Một vách ngăn khoang hành khách và người lái có thể chuyển mờ đục nhằm tăng sự riêng tư.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1
    Nước sơn đặc biệt trên Bentley State Limousine cũng không hề đụng hàng.

    Thân vỏ chiếc Bentley State Limousine được sơn màu đỏ tía nhưng sẽ nhìn thành màu đen ở những góc độ nhất định.

    Lớp kính có cảm giác trong suốt khi nhìn từ ngoài vào giúp người dân dễ dàng nhìn thấy Nữ hoàng nhưng được chế tác đặc biệt để chống được đạn súng trường, súng máy.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1
    Trên logo Bentley là biểu tượng linh vật của hoàng gia Anh.

    Khi Nữ hoàng ở trên xe, logo Bentley được thay thế bằng linh vật cá nhân của Nữ hoàng như “Thánh George giết rồng” hoặc biểu tượng sư tử. Chiếc xe cũng không có biển số bởi ai đi cùng xe luôn là một đội hộ tống hùng hậu.

    Nội thất của Bentley State Limousine không được tiết lộ nhằm bảo vệ an toàn cho Nữ hoàng, nhưng các chi tiết đều được làm lớn hơn so với bình thường để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Ghế sau được bọc bằng vải lambswool sateen, mềm mại và rất thoải mái.

    chiec bentley cua nu hoang anh 1
    Hàng ghế sau của Bentley State Limousine được thiết kế đặc biệt để phù hợp người lớn tuổi như nữ hoàng Anh.

    Bentley State Limousine sử dụng động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 6.75 lít, cho công suất 400 mã lực, mô-men xoắn 835 Nm. Tốc độ tối đa 210 km/h. Máy phát điện cho xe được chế tạo riêng để có thể tạo nhiều điện năng hơn cho nhu cầu trên xe.

    Năm 2009, Bentley State Limo được tinh chỉnh động cơ để chuyển đổi dùng nhiên liệu sinh học giúp giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường.

    Theo Vietnamnet

    Theo Zing

  • Những con thiên nga trắng muốt thuộc quyền sở hữu của cố Nữ hoàng Elizabeth II sẽ thuộc về một vị chủ nhân mới, thông qua thừa kế.

    Những con thiên nga bơi dọc theo khúc quanh co của dòng sông Thames nổi tiếng, thu hút du khách trên khắp nước Anh, đã có chủ nhân mới, theo Straits Times. Sau khi Nữ hoàng Elizabeth băng hà, Quốc vương kế vị Charles III đã được thừa kế rất nhiều thiên nga.

    Ông David Barber, là một swan marker (người chăm sóc thiên nga hoàng gia) của Nữ hoàng khoảng 30 năm, cho biết: "Quốc vương có quyền sở hữu bất kỳ con thiên nga nào bơi trên vùng nước mở, nếu như nó không có dấu".

    thien nga anh
    Quốc vương Charles được thừa hưởng rất nhiều thiên nga. Ảnh: Reuters.

    Cũng theo ông: "Nhưng không phải tất cả thiên nga đều của nhà vua". Ông David từ chối cung cấp số lượng thiên nga thuộc sở hữu hoàng gia ước tính được.

    Sở hữu thiên nga là truyền thống đã có từ thời trung cổ, khi loài chim này được coi là một món ngon.

    “Thời điểm đó, thiên nga là một loại thịt cực kỳ quan trọng và được phục vụ trong các bữa tiệc và yến tiệc, chỉ dành cho những người thực sự giàu có, có địa vị", ông David cho hay.

    "Thời gian trôi qua, nhiều người có quyền sở hữu thiên nga. Vương quyền cho họ quyền sở hữu chúng. Khi chúng đẻ ra những con thiên nga con, họ sẽ vỗ béo chúng để làm thịt cho lễ Giáng sinh. Còn ngày nay, thiên nga không còn bị ăn thịt nữa mà để dành cho việc bảo tồn và giáo dục", ông giải thích.

    Quốc vương chia sẻ quyền sở hữu những con thiên nga trắng muốt với các hiệp hội thương mại cổ, những người sở hữu thiên nga có đánh dấu riêng của họ.

    Trong hơn 30 năm làm việc với tư cách là người chăm sóc thiên nga cho nữ hoàng, ông David đã nhiều lần gặp bà tại các sự kiện công khai và không chính thức.

    Ông mặc một chiếc áo khoác màu đỏ, đội mũ lông thiên nga, đã được nữ hoàng trao tặng Huân chương Hoàng gia Victoria vào năm 2014.

    "Nữ hoàng là một người gần gũi. Bạn có thể trò chuyện thân mật với bà. Nữ hoàng quan tâm đến tất cả loài động vật hoang dã, chứ không riêng mỗi thiên nga", ông nói.

    Ông hy vọng Vua Charles III cũng sẽ tiếp nối như vậy.

    "Nhà vua rất quan tâm đến việc bảo tồn và những điều như thế này. Đối với chúng tôi là rất tuyệt vời. Vì vậy, hy vọng ông ấy sẽ quan tâm đến quần thể thiên nga. Điều đó sẽ giúp chúng tôi làm tốt công việc của mình", ông nói.

    Theo Zing News

  • Hàng nghìn người dân Scotland, từ lãnh đạo cấp cao đến những người lao động bình thường, hôm 12/9 đã tề tựu tại nhà thờ St Giles để nói lời vĩnh biệt với Nữ hoàng Elizabeth II.

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1

    Những bài thánh ca mà nữ hoàng từng hát ở nhà thờ Crathie Kirk trên điền trang Balmoral cũng đã vang lên theo tiếng đàn organ bay bổng, trong khi hàng trăm chức sắc tham dự buổi lễ tạ ơn bà tại nhà thờ nơi nữ hoàng được trao vương miện lần đầu tiên vào 69 năm trước.

    Hàng nghìn người dân trong đám đông lớn mà mục sư Calum MacLeod của nhà thờ St Giles mô tả là “vùng đất đau buồn”, với ba lô chứa bánh mì và ghế xếp, kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt được đi ngang qua quan tài và nói lời từ biệt.

    Nghi lễ thiêng liêng

    Trong số những người đến viếng có cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown. Ông cùng những chức sắc khác yên lặng chứng kiến Vua Charles III và 3 người con khác của nữ hoàng đang đứng cúi mặt quanh chiếc quan tài phủ cờ hoàng gia.

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1
    Quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II được đưa vào nhà thờ St Giles. Ảnh: Guardian.

    15h15, chiếc quan tài được 8 quân nhân hộ tang từ từ đưa lên bục cao, đặt giữa một rừng cột bằng sa thạch.

    Khi Vua Charles III, Vương hậu Camilla và những người khác đưa mắt dõi theo quá trình, chiếc vương miện Scotland có từ năm 1540 được đặt nhẹ nhàng trên quan tài ở phần đầu. Bên cạnh đó là một vòng hoa kết bằng hoa hồng trắng, hoa cúc, hoa oải hương trắng khô từ Balmoral và hương thảo.

    Mục sư MacLeod nhắc nhở hội chúng rằng nhà thờ chính là nơi nhà thần học John Knox đối đầu với Nữ vương Mary I của Scotland, và là nơi thuyết pháp của Oliver Cromwell - nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh.

    Trong không khí long trọng của buổi lễ vang lên nền nhạc hợp xướng Thou Knowest, Lord, the Secrets of Our Hearts có từ thế kỷ XVII của nhà soạn nhạc Henry Purcell, trước khi chìm vào im lặng hoàn toàn trong 45 phút.

    Karen Matheson, ca sĩ nổi tiếng với nhóm nhạc dân gian Capercaillie, đã hát bằng tiếng Gaelic, một phiên bản đầy ám ảnh của bài thánh ca 118:17 (“I shall not die, but live, and shall the works of God discover”) trong tiếng đàn hạc.

    “Chúng ta tề tựu để chia tay vị quân vương quá cố của chúng ta, người mà tình yêu của bà dành cho Scotland đã trở thành huyền thoại”, mục sư MacLeod nói.

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1
    Vua Charles III cùng các em đứng 4 góc quanh linh cữu của Nữ hoàng Elizabeth II để cầu nguyện, ngày 12/9. Ảnh: PA.

    Tiến sĩ Iain Greenshields, người điều hành đại hội đồng của Giáo hội Scotland, đã mô tả “trái tim nhân hậu và khiếu hài hước nhã nhặn” của nữ hoàng và nhấn mạnh rằng khi ở Balmoral, bà là “hàng xóm và bạn bè” đối với nhiều người. “Chúng ta biết ơn những mối liên hệ sâu sắc của bà với vùng đất và con người của chúng ta”, ông nói.

    Ở phía bên kia của quan tài là Thủ tướng Liz Truss, người cách đây chưa đầy một tuần đã bắt tay nữ hoàng. Giờ đây, bà đang để tang vị quân vương trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh.

    Ở ghế tiếp theo là Nicola Sturgeon, nhà lãnh đạo Scotland, người đã được trao nhiệm vụ đọc Giảng sư 3 trong buổi lễ. “For everything there is a season, and a time for every matter under heaven, a time to be born and a time to die…”, bà đọc, và cúi đầu trước quan tài của nữ hoàng trước khi về chỗ ngồi.

    Trong số đoàn thể xã hội Scotland hiện diện bên trong nhà thờ có đại diện từ các tổ chức từ thiện Scotland mà nữ hoàng là người bảo trợ, bao gồm Chest Heart & Stroke Scotland, Dàn nhạc Quốc gia Hoàng gia Scotland, và Hiệp hội Bóng đá Scotland.

    Sau khi đoàn quan chức, bao gồm cựu lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland Alex Salmond, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do David Steel và Menzies Campbell, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng George Robertson, đến viếng, nhà thờ đã được mở cửa cho công chúng và sẽ vẫn mở cửa cho đến trưa 13/9.

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1
    Thủ tướng Anh Liz Truss (ở giữa, bên trái) và Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon trước khi bắt đầu lễ cầu nguyện. Ảnh: Reuters.

    Ngay sau khi công chúng bắt đầu tiến vào, nhà vua và những người con còn lại của nữ hoàng - Hoàng tử Andrew, Công chúa Anne và Hoàng tử Edward - có 10 phút mặc niệm quanh quan tài. Đứng cúi đầu trang nghiêm bốn phía của quan tài bằng gỗ sồi, họ cùng với bốn thành viên Đại đội Cung thủ Hoàng gia tạo thành một vòng bao quanh linh cữu nữ hoàng.

    Vương hậu và nữ bá tước xứ Wessex ngồi đối diện với quan tài, dõi theo lễ cầu nguyện, bắt đầu lúc 19h46 và kết thúc lúc 19h56.

    Dòng người không ngủ

    Gary Birsdall, một người vô gia cư, đứng trong dòng người dài dằng dặc kiên nhẫn nhích từng bước trong nhiều giờ chỉ để “nói lời cảm ơn” vị nữ hoàng.

    Lẫn trong đám đông, một ông bố tên Simon Cook đã đưa ba đứa con tuổi teen của mình đến từ Livingston để chứng kiến ​​điều mà cậu con trai 18 tuổi Conor gọi là “lịch sử”.

    “Bà ấy là nữ hoàng của chúng tôi, nhưng bà cũng là một phần của điều lớn lao hơn rất nhiều. Đây là một sự thay đổi lớn đối với đất nước và thế giới”, Simon Cook nói.

    Trong số những người xếp hàng từ sớm có thể kể đến Jo Williams, 41 tuổi, lái xe từ Manchester vào đêm 11/9 và đã xếp hàng để đợi vào nhà thờ từ lúc 5h45 sáng sớm 12/9.

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1

    nguoi Scotland khong ngu tien dua nu hoang Anh 1
    Người dân xếp hàng trong đêm chờ vào viếng nữ hoàng ở nhà thờ St Giles. Ảnh: Reuters, Guardian.

    “Tôi rất tôn trọng hoàng gia. Tôi thích Vua Charles III. Có một vài điểm tôi không chắc về ông ấy, nhưng ông ấy bây giờ trông thật tuyệt vời. Ông ở giữa công chúng bên ngoài Điện Buckingham sáng hôm 9/9. Ông ấy vẫn có những giá truyền thống của mẹ mình, nhưng cũng có tư duy khá cầu tiến”.

    Pete Binder (60 tuổi), đã lái xe từ bờ biển phía bắc của Scotland đến đây, chia sẻ cảm xúc: “Tôi rất kính trọng nữ hoàng, và cả Vua Charles. Tôi nghĩ ông ấy sẽ trở thành một vị vua đáng kính. Tôi nghĩ ông thân thiện với mọi người”.

    Jen Cresswell đến vào khoảng 9h sáng với ba người bạn, ghế xếp nhỏ, một túi xúc xích và sách để đọc giết thời gian.

    “Không có phẩm chất nào nổi bật hơn mà tôi có thể nghĩ ra về người Anh ngoài việc xếp hàng rất văn minh”, bà nói.

    Cresswell, sống ở Edinburgh, tin rằng việc nữ hoàng ra đi tại Balmoral đã cho phép bà có "lời tạm biệt Scotland". "Những sự kiện như thế này có thể tập trung ở London, nhưng nữ hoàng có một mối liên hệ rất riêng với người dân Scotland. Dù cao quý, bà ấy cũng là một trong số chúng tôi".

    Theo Zing News