• Di chúc của Nữ hoàng Elizabeth, nếu được công bố, sẽ cho công chúng một cái nhìn chi tiết về tài sản của nữ hoàng. Tuy nhiên, di chúc này sẽ bị niêm phong trong ít nhất 90 năm.

    Truyền thống niêm phong di chúc của những thành viên hoàng gia Anh đã tồn tại từ năm 1910, với bản di chúc đầu tiên thuộc về Hoàng tử Francis. Hiện nay, di chúc của hơn 30 thành viên hoàng gia Anh được cất giữ tại một địa điểm bí mật ở thủ đô London, dưới sự cai quản của một thẩm phán, theo Reuters ngày 13/9.

    Theo thông lệ, sau khi một thành viên cấp cao của hoàng gia Anh qua đời, người thực hiện di chúc sẽ gửi yêu cầu niêm phong lên người đứng đầu nhánh tòa gia đình của Tòa án Cấp cao London.

    di chuc cua nu hoang
    Di chúc của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được niêm phong trong ít nhất 90 năm. Ảnh: Reuters.

    Thông lệ trên chỉ được công chúng biết tới sau khi Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Elizabeth II, qua đời vào tháng 4/2021. Thẩm phán Andrew McFarlane khi đó là người chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu niêm phong di chúc của Hoàng thân Philip.

    Thẩm phán McFarlane đồng ý với yêu cầu trên nhưng đã công khai nội dung phán quyết để giúp người dân Anh hiểu được quá trình ra quyết định của mình.

    "Việc công bố di chúc sẽ thu hút sự chú ý không cần thiết từ công chúng, gây ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của nền quân chủ", phán quyết viết.

    Ông McFarlane, tuy là người đứng đầu Tòa Gia đình và chịu trách nhiệm cho các di chúc trên, cho biết mình không biết về nội dung của những văn bản đã bị niêm phong này.

    Di chúc của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được cất giữ cùng với di chúc của thân mẫu, Nữ hoàng Elizabeth và em gái của bà, Công chúa Margaret. Cả hai người đều qua đời vào năm 2002.

    Di chúc của Công chúa Margaret từng là tâm điểm của một vụ kiện vào năm 2007. Robert Brown, người tự xưng là con trai ngoài giá thú của công chúa, đã yêu cầu gỡ niêm phong di chúc của bà để chứng minh tuyên bố trên. Tòa án Anh sau đó đã từ chối yêu cầu của ông Brown.

    Theo Zing

  • sieu thi anh dong cua ngay tang le

    Cả siêu thị Lidl và Aldi sẽ đóng cửa vào ngày diễn ra tang lễ của Nữ hoàng Anh, tức thứ Hai ngày 19-9. Tesco cũng thông báo sẽ đóng các cửa hàng lớn, trong khi các cửa hàng Tesco Express vẫn hoạt động tới 5h chiều.

    Waitrose và Sainsbury's sẽ đóng cửa vào ngày đại tang. Nhiều siêu thị lớn khác, bao gồm Asda, Morrisons và Coop vẫn chưa công bố cụ thể. Theo The Sun, nhiều khả năng các siêu thị sẽ đóng cửa sớm. Cụ thể, các cửa hàng lớn có thể đóng cửa từ 10h sáng đến 2h chiều để nhân viên có thể theo dõi tang lễ.

    Argos, B&Q, Poundland, John Lewis và Primark cũng xác định họ sẽ không mở cửa vào ngày 19-9. 

    Sẽ có rất ít cửa hàng Waitrose nằm gần lộ trình diễn ra đám tang mở cửa. Waitrose nhấn mạnh họ sẽ đóng cửa các cửa hàng có vị trí gần khu vực diễn ra tang lễ. 

    Poundland cho biết tất cả 770 cửa hàng ở UK sẽ đóng cửa cả ngày, và nhân viên được lên lịch làm việc vào ngày 19-9 sẽ nhận được đủ lương. 

    Đại diện B&Q cho biết họ sẽ đóng tất cả cửa hàng ở UK vào ngày 19-9. Dịch vụ click and collect, và dịch vụ giao hàng cũng tạm ngừng trong ngày này. 

    Siêu thị nội thất Dreams cũng sẽ đóng tất cả cửa hàng và dịch vụ giao hàng vào ngày 19-9. 

    Trên Facebook, Lidl viết: ''Nhằm thể hiện sự tôn kính đến Nữ hoàng, và để các đồng nghiệp của chúng tôi tỏ lòng kính trọng đến Ngài, chúng tôi sẽ đóng tất cả cửa hàng ở England, Scotland và Wales vào ngày diễn ra đại tang. Cảm ơn sự thấu hiểu của Quý khách''.

    Aldi cho biết tất cả các cửa hàng sẽ đóng cửa để ''thể hiện lòng kính trọng'' và tạo điều kiện cho ''các đồng nghiệp của chúng tôi gửi lời tiếc thương đến Nữ hàng Anh''.

    CEO của Tesco UK, ông Jason Tarry cho biết: ''Chúng tôi muốn bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đến Hoàng gia, cũng như lòng biết ơn của chúng tôi đến Nữ hoàng vì những cống hiến to lớn của bà cho đất nước. Vào ngày thứ Hai 19-9, nhằm tạo điều kiện cho các đồng nghiệp gửi lòng tôn kính đến Nữ hoàng, các cửa hàng lớn của chúng tôi sẽ đóng cửa cả ngày. Trong khi các cửa hàng Express mở cửa tới 5h chiều''.

    Người đại diện Sainsbury's cho biết: ''Chúng tôi đau lòng sâu sắc trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II. Để tỏ lòng thành kính đến Nữ hoàng và tạo điều kiện cho đồng nghiệp của chúng tôi đến tiễn đưa, tất cả các siêu thị Sainsbury's và Argos sẽ đóng cửa vào ngày thứ Hai, 19-9. Bao gồm các dịch vụ Groceries Online và giao hàng Argos Fast Track. Các cửa hàng tiện lợi và cây xăng sẽ mở cửa từ 5h chiều tới 10h tối để khách hàng có thể mua những thứ thiết yếu. Một số cửa hàng ở central London sẽ mở cửa để phục vụ khách hàng dự đám tang''.

    Andrew Murphy, CEO Của John Lewis cho biết: ''Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Nữ hoàng. Chúng tôi sẽ đóng tất cả cửa hàng vào ngày đại tang để bày tỏ lòng tôn kính, và vì chúng tôi tin đây là điều đúng đắn nên làm đối với các đối tác và khách hàng của chúng tôi''.

    Các cửa hàng bán lẻ không bị bắt buộc phải đóng cửa vào ngày đại tang, và có thể chọn rút ngắn thời gian hoạt động giống như vào ngày bank holiday. 

    Hướng dẫn của Chính phủ như sau: ''Một số doanh nghiệp có thể muốn đóng cửa hoặc hoãn sự kiện, đó là tùy quyết định của doanh nghiệp''.

    Viethome (theo MyLondon)

  • Trợ lý bộ trưởng Ngân khố Australia cho biết hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth trên tờ tiền 5 AUD có thể sẽ được đổi bằng nhân vật của nước này, thay vì hình Vua Charles III.

    Trợ lý bộ trưởng Ngân khố Andrew Leigh ngày 13/9 cho biết Vua Charles III sẽ không “tự động” xuất hiện trên tờ tiền giấy 5 AUD. Ông cho hay việc in hình quốc vương lên tiền xu là "vấn đề liên quan tới truyền thống", trong khi hình bà Elizabeth II trên tiền giấy của nước này là do "vị thế cá nhân" của cố nữ hoàng, Guardian đưa tin.

    australia khong in tien
    Australia hiện lưu hành khoảng 15 tỷ đồng xu hình nữ hoàng Anh. Ảnh: Sydney Morning Herald.

    “Quyết định đưa hình nữ hoàng lên tờ 5 AUD liên quan tới cá nhân bà chứ không phải tư cách quốc vương. Do đó, việc chuyển đổi thành hình ông Charles trên tờ tiền không phải là ngẫu nhiên”, ông Leigh nói. “Chúng tôi sẽ bàn bạc hợp lý và đưa ra thông báo trong thời gian thích hợp”.

    Trong khi đó, xưởng đúc tiền Australia đang chuẩn bị đúc những đồng xu mới có hình Vua Charles III, dự kiến phát hành vào năm 2023. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thiết kế nào được phê duyệt. Tiền xu có hình Nữ hoàng Elizabeth II vẫn sẽ là đồng xu hợp pháp.

    Ở Australia hiện lưu hành 15 tỷ đồng xu hình nữ hoàng, nhưng chỉ có khoảng 110-150 triệu đồng xu được đúc mỗi năm. Do đó, trong nhiều năm tới, đồng xu hình nữ hoàng có thể sẽ nhiều hơn đồng xu hình tân vương.

    Trước đó, ông Leigh không loại trừ khả năng in hình một nhân vật Australia thay vì quốc vương mới trên tờ tiền giấy 5 AUD, nói thêm “trọng tâm hiện tại là vào các đồng tiền xu”. "Không có gì phải vội", ông nói.

    Giám đốc điều hành Xưởng Đúc tiền Hoàng gia Australia Leigh Gordon cho biết xưởng đã chuẩn bị đúc tiền xu với hình tân vương “trong thời gian khá dài”.

    Ông cho biết Australia không có ý định đệ trình thiết kế hình Vua Charles III mà sẽ sử dụng giống hình của Vương quốc Anh, mẫu mà được Cung điện Buckingham chấp thuận.

    Ông nói thêm tiền xu tồn tại trong khoảng 30 năm. Một số đồng xu đúc hình nữ hoàng còn ở trong kho vẫn sẽ được phát hành.

    Theo Zing

  • Anh nói rằng dù hướng dẫn chung là đề nghị các nguyên thủ nước ngoài đến lễ tang cố Nữ hoàng Elizabeth II bằng máy bay thương mại và xe buýt nhưng việc di chuyển của mỗi vị khách này sẽ có một thỏa thuận riêng.

    Gần đây, dư luận dấy lên thắc mắc về việc đi lại của các lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ tang cựu nữ hoàng Anh Elizabeth II vào ngày 19-9 tới, tờ Guardian đưa tin.

    Vào ngày 11-9, chính phủ Anh đã đưa ra hướng dẫn về việc các nguyên thủ nước ngoài sẽ cùng nhau đi bằng xe buýt đến Tu viện Westminster chứ không bằng ô tô riêng.

    Hướng dẫn này bao gồm những quy tắc an ninh nghiêm ngặt bảo vệ các tổng thống, vua, nữ hoàng và thủ tướng các nước tới dự lễ tang nữ hoàng và khuyến khích các vị khách này di chuyển bằng máy bay thương mại để tránh gây áp lực lên các sân bay London.

    joe biden the beast 8414
    Chiếc xe limousines bọc thép tên là "Quái thú" của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: REUTERS

    Theo hướng dẫn này, các vị khách quốc tế nên đảm bảo phái đoàn càng ít càng tốt và những người được mời dự tang lễ chỉ giới hạn là nguyên thủ và vợ hoặc chồng của họ.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận tham dự lễ tang. Tuy nhiên, ông Biden thường công du nước ngoài bằng trực thăng và đi xe ô tô bọc thép có tên là “Quái thú”.

    Trả lời phỏng vấn về thắc mắc quanh bản hướng dẫn này, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Liz Truss nhấn mạnh rằng sẽ có những thỏa thuận khác nhau về việc đảm bảo an ninh cho mỗi lãnh đạo và các tài liệu này chỉ nhằm mục đích hướng dẫn.

    Chuyên gia an ninh và cựu nhân viên mật vụ Mỹ Timothy Miller vẫn chưa rõ kế hoạch di chuyển của Tổng thống Mỹ ra sao. Ông nói: “Điểm mấu chốt là tổng thống Mỹ sẽ không bao giờ đi máy bay thương mại và/hoặc xe buýt. Có một lịch sử lâu đời về việc an ninh của tổng thống Mỹ được các quốc gia chủ nhà đáp ứng đầy đủ trong các sự kiện như thế này”.

    Thông thường, khi Tổng thống Mỹ tới London, chuyên cơ Không lực Một sẽ đáp ở sân bay Stansted thay vì sân bay Heathrow vì sẽ gây ra nhiều sự gián đoạn ở sân bay này. Trong chuyến công du Anh năm ngoái, chuyên cơ của ông Biden đã đáp ở sân bay của lực lượng không quân hoàng gia Mildenhall ở hạt Suffolk.

    Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận chỉ tổng thống và phu nhân được mời tới lễ tang. Khi được hỏi liệu ông Biden có cùng đi và có được dẫn theo cựu tổng thống Mỹ nào không, bà Jean-Pierre cho biết việc đó tùy thuộc vào lời mời của phía Anh.

    Theo Plo

  • Trong khi các thành viên hoàng gia Anh mặc quân phục dự lễ thắp nến cầu nguyện và tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth ngày 19/9, Hoàng tử Harry sẽ không được mặc trang phục tương tự, dù từng phục vụ cả thập kỷ trong quân đội Anh và chiến trường Afghanistan.

    Các nguồn tin cho biết chỉ có các thành viên chính thức của Hoàng gia Anh mới được mặc quân phục dự các hoạt động tôn vinh Nữ hoàng trong tuần này. Hai Hoàng tử Andrew và Harry là ngoại lệ.

    hoang tu andrew
    Vua Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward đứng khi xe chở linh cữu nữ hoàng đến nhà thờ St Giles ở Edinburg, Scotland hôm 12/9. Ảnh: Reuters.

    Khi Harry và Meghan Markle quyết định rời khỏi hoàng gia, Nữ hoàng Elizabeth đã tước bỏ quân hàm của hoàng tử này: Đại tướng thuỷ quân lục chiến hoàng gia, Tư lệnh không quân danh dự của RAF Honington, và Tổng tư lệnh lực lượng tàu nhỏ và tàu lặn. Những tước hiệu này được Nữ hoàng để phong cho những người khác trong gia đình.

    Hoàng tử Andrew bị tước hết quân hàm từ năm 2019 vì vụ bị cáo buộc cưỡng hiếp một thiếu nữ 17 tuổi, sau đó phải trả hàng triệu đô la cho nạn nhân trong vụ kiện tụng liên quan. Hoàng tử này cũng buộc phải từ bỏ hết các vai trò cộng đồng.

    Thế khó xử của người con không được mặc quân phục ở lễ tang nữ hoàng

    Việc ông Andrew - người không còn đảm nhận công việc hoàng gia - xuất hiện công khai trong thời gian quốc tang nữ hoàng khiến Hoàng gia Anh bối rối vì vai trò của vị hoàng tử.

    Hoàng tử Andrew - Công tước xứ York - là người con duy nhất của cố Nữ hoàng Elizabeth II mặc trang phục dân sự trong buổi lễ hôm 12/9. Trong khi đó, 3 người con còn lại là Charles, Anne và Edward đều mặc quân phục, AFP đưa tin.

    Ông Andrew đã không còn đảm nhận công việc hoàng gia từ tháng 1 sau khi vướng vào bê bối cáo buộc cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Ông sau đó bị tước bỏ các tước hiệu quân sự danh dự và không được tham gia vào mọi khía cạnh trong đời sống hoàng gia.

    Ông từng kêu gọi Nữ hoàng Elizabeth II phục tước đại tá đội cận vệ Grenadier, nhưng bị ngăn cản bởi ông Charles III và Hoàng tử William.

    Vai trò của hoàng tử trong những ngày quốc tang nữ hoàng là một trong những vấn đề khó xử đối với Hoàng gia Anh, khi họ cũng đối mặt với sự rạn nứt giữa 2 anh em Hoàng tử William và Harry.

    Nguồn tin từ Điện Buckingham cho biết Hoàng tử Andrew sẽ được mặc lễ phục khi cùng các thành viên hoàng gia túc trực bên linh cữu nữ hoàng lúc diễn ra lễ viếng tại Đại sảnh Westminster - theo nghi thức truyền thống được gọi là Các hoàng tử Canh thức (Vigil of the Princes).

    Ngoài nghi lễ canh thức cuối cùng trong lễ viếng, Hoàng tử Andrew nhiều khả năng sẽ không được mặc lễ phục trong phần còn lại của lễ tang, bao gồm ngày quốc tang 19/9 tại Tu viện Westminster.

    Cuối tuần qua, ông Andrew cũng cùng các thành viên hoàng gia cao cấp chào công chúng bên ngoài Lâu đài Balmoral - nơi nữ hoàng qua đời hôm 8/9 - và đón linh cữu bà khi tới Scotland.

    Robert Hazell - chuyên gia về hiến pháp tại Đại học College London - cho rằng Vua Charles III có thể sẽ để em trai tách biệt khỏi quyền lực, đặc biệt khi vị vua mới muốn thu gọn quy mô hoàng gia.

    “Do là thành viên gia đình, là con trai nữ hoàng, ông Andrew để tang mẹ là chuyện dễ hiểu”, ông Hazell nói. “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu công tước xứ York nắm vai trò gì đó trong tương lai”.

    Hoàng tử Andrew cũng từng gây bất ngờ khi xuất hiện cùng nữ hoàng trong xe của bà tại buổi lễ tưởng niệm Hoàng thân Phillip tháng 3 năm nay.

    Có nhiều đồn đoán việc nữ hoàng - người từ lâu được cho coi ông Andrew là "con trai yêu thích nhất" - tước bỏ tước vị của hoàng tử là vì áp lực từ ông Charles và Hoàng tử William.

    "Mọi quân vương đều lắng nghe ý kiến công chúng và có hành động phù hợp. Tôi cho rằng ông Charles sẽ có quyết định giống như mẹ mình", ông Hazell giải thích.

    Trong tuần này, nhà viết tiểu sử hoàng gia Robert Jobson cho biết Hoàng tử William kiên quyết phản đối mọi sự hiện diện trước công chúng của chú mình.

    Hôm 11/9, Guardian đưa tin Hoàng tử Andrew và vợ cũ của ông là Sarah Ferguson sẽ đảm nhận nhiệm vụ tiếp tục nuôi nấng 2 chú chó Muick và Sandy. Sandy là món quà từ Công chúa Beatrice và Công chúa Eugenie, hai con gái của Hoàng tử Andrew, dành tặng bà nội nhân dịp sinh nhật lần thứ 95.

    Theo Tiền Phong

  • Câu chuyện bắt nguồn từ một quy định bất thành văn từ vua Charles II thế kỷ 17.

    Câu chuyện đổi hình ảnh trên đồng tiền nước Anh đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian gần đây. Theo tờ New York Times (NYT), hiện Anh đang có 29 tỷ đồng xu in hình Nữ hoàng đang được lưu thông. Cục đúc tiền hoàng giá Anh (Royal Mint), nơi chịu trách nhiệm đúc tiền xu đã cho in hình Nữ hoàng lần đầu tiên vào năm 1953 và luôn là bên mặt phải.

    Thế nhưng tờ NYT cho biết theo quy định bất thành văn cũng như tuyên bố trên website hoàng gia Anh, hình ảnh vua Charles III kế vị sẽ là mặt bên trái nếu được in hình lên tiền xu.

    tien xu in hinh nu hoang

    Quy định này bắt nguồn từ vua Charles II thế kỷ 17 khi các đời kế vị thường in hình đối nghịch nhau trên tiền xu để thể hiện một triều đại mới đã bắt đầu. Bởi vậy khi Nữ hoàng in hình mặt phải thì Vua Charles III sẽ là mặt trái.

    Tuy nhiên chỉ có 1 ngoại lệ trong lịch sử là vua Edward VII, người lên ngai vàng chưa đến 1 năm trong năm 1936, cũng in hình mặt trái lên tiền xu tương tự người tiền nhiệm, vua George V. Lý do là vị vua này thích mặt bên trái của mình và yêu cầu như vậy.

    Đến người kế nhiệm tiếp theo là vua George VI, ông đã quay trở lại đúng quy định bất thành văn này khi vẫn để mặt trái.

    Với tiền xu là vậy nhưng tiền giấy lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Năm 1960, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành nhà lãnh đạo hoàng gia đầu tiên tại Anh xuất hiện trên tiền giấy. Bởi vậy chuyện mặt hướng nào hay quy định gì về việc xuất hiện trên tiền giấy là chưa từng có tiền lệ hay tiêu chuẩn trước đây.

    Tờ NYT cho biết hiện có hơn 4,7 tỷ đồng tiền giấy có in hình Nữ hoàng đang lưu thông tại Anh, tương đương tổng giá trị 82 tỷ Bảng hay 95 tỷ USD. Con số này chưa tính đến những đồng tiền lưu thông bên ngoài lãnh thổ Anh, tại những khu vực từng là thuộc địa. Ví dụ hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II cũng được in trên đồng 20 Dollar Canada (CAD) hay đồng 5 Dollar Australia (AUD).

    Hiện vẫn chưa rõ bao giờ thì hình ảnh Nữ hoàng sẽ được thay thế bằng Vua Charles bởi điều này cần thời gian thu hồi, in ấn cũng như phát hành tiền mới. Chúng cũng cần được chính phủ phê duyệt và cần vài năm trước khi tiền mới thay thế được tiền cũ. Phía Cục đúc tiền hoàng gia Anh và Ngân hàng trung ương Anh (BOE-Nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy) đều cho biết sẽ hoãn kế hoạch này cho đến sau khi kết thúc lễ tang.

    Điều thú vị là việc thay đổi hình ảnh Nữ hoàng trên đồng tiền diễn ra trong bối cảnh Anh đang đổi tiền mới và điều này có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch thay đổi tiền. Kể từ năm 2016, Anh đã cho phát hành tiền mới bằng đồng Polymer nhằm chống giả mạo. Kể từ sau ngày 30/9/2022, người dân Anh sẽ không thể tiêu đồng 20 và 50 Bảng cũ nữa và chỉ có thể đổi chúng tại ngân hàng để dùng tiền mới.

    Việc phải thu hồi tiền để thay đổi hình ảnh Nữ hoàng có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến trình đổi tiền này và hiện vẫn chưa rõ chính phủ Anh sẽ có kế hoạch như thế nào.

    "Tiến trình đổi tiền sẽ không thể nhanh chóng được đâu", phó giáo sư Ethan Ilzetzki của trường đại học kinh tế London nhận định.

    Cafebiz (Nguồn: New York Times)

  • Một tia nắng duy nhất chiếu xuống linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II khi hàng trăm ngàn người xếp hàng đễ tiễn biệt bà.

    Daily Mail ngày 13-9 đưa tin khoảnh khắc diệu kỳ kể trên được máy ảnh ghi lại trong lúc linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được rước về nhà thờ St. Giles, Edinburgh - Scotland. 

    Hàng trăm ngàn người được nhìn thấy xếp hàng dọc các đường phố trong cuộc diễu hành do Vua Charles III dẫn đầu để nói lời vĩnh biệt tới vị quốc vương Anh tại vị lâu nhất mọi thời đại.

    Khi Quốc ca vang lên, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống nhẹ nhàng từ chiếc xe tang trước sự chứng kiến ​​của Vua Charles III, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward - 4 người con của bà.

    khoanh khac ky dieu tang le nu hoang anh 1
    Khoảnh khắc diệu kỳ trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Story Picture Agency

    khoanh khac ky dieu tang le nu hoang anh 2
    Vua Charles III, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward theo sau chiếc xe tang. Ảnh: PA

    khoanh khac ky dieu tang le nu hoang anh 2
    Ảnh: Shutterstock

    Trong bài phát biểu ngắn tại Hội trường Westminster, Vua Charles III gửi lời cảm ơn hàng trăm chính trị gia - bao gồm tân Thủ tướng Anh Liz Truss và cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson - vì những lời tri ân của họ đối với Nữ hoàng Elizabeth II. 

    Ông nói thêm: "Như đại văn hào Shakespeare từng nói về Nữ hoàng Elizabeth II, bà là một khuôn mẫu cho tất cả hoàng tử, nêu gương về sự quên mình".

    Trước đó, một loạt dấu hiệu xuất hiện sau thông báo Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, bao gồm cầu vồng kép trên Điện Buckingham và một cầu vồng khác tại lâu đài Windsor. Một cư dân mạng xã hội Twitter chia sẻ: "Cầu vồng ở lâu đài Windsor khiến tôi bật khóc". Nhiều người xem đây là dấu hiệu cho thấy Nữ hoàng Elizabeth II đã thực sự rời xa trần thế.

    khoanh khac ky dieu tang le nu hoang anh 2
    Cầu vồng kép trên Điện Buckingham. Ảnh: Reuters

    Sau nghi lễ tại nhà thờ St. Giles, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được vận chuyển bằng máy bay từ Edinburgh về Điện Buckingham, nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh.

    Sau đó, ngày 14-9, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tiếp tục được rước đến đặt và quàn tại Đại sảnh của Toà nhà Quốc hội Anh trong vòng bốn ngày để người dân trên khắp nước Anh có thể đến viếng.

    Ngày 19-9, Hoàng gia Anh sẽ tổ chức tang lễ chính thức với sự tham gia của rất nhiều nguyên thủ từ các nước.

    Theo Người Lao Động

  • Theo thông báo trên trang web của tổ chức Royal Parks, đơn vị quản lý các công viên Hoàng gia, người dân Vương quốc Anh muốn tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II đã được yêu cầu không mang gấu bông và bóng bay đến Cung điện Buckingham.

    “Rất tiếc, không có quà hoặc vật phẩm nào được nhận, vui lòng không mang đến công viên. Bạn không nên mang theo những vật dụng không liên quan đến hoa, chẳng hạn như gấu bông hoặc bóng bay”, thông báo viết.

    Tuy nhiên, bưu thiếp sẽ được chấp nhận. Đối với hoa, người dân được yêu cầu không bọc giấy gói. Theo các chuyên gia, yêu cầu này của Royal Parks là để bảo vệ môi trường.

    nguoi dan mang gau bong
    Người Anh được yêu cầu không mang theo gấu bông đến tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. (Ảnh: RIA)

    Như báo chí địa phương đưa tin, nhiều người dân Anh mang gấu bông Paddington đến các dinh thự của Hoàng gia để tưởng nhớ Nữ hoàng. Điều này là do vào dịp Lễ kỷ niệm Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II vào tháng 6 vừa qua, một đoạn video đã được chiếu trong đó Nữ hoàng uống trà với chú gấu này - người anh hùng trong cuốn sách của nhà văn Michael Bond.

    Trước đó, Điện Buckingham cho biết, theo kế hoạch, linh cữu của Nữ hoàng Elizabeth II được chuyển từ Lâu đài Balmoral đến Edinburgh vào ngày 11/9, sau đó tới London vào ngày 13/9. Linh cữu Nữ hoàng Anh sẽ được đặt tại Westminster Hall từ ngày 14/9 cho đến khi lễ tang diễn ra.

    Chính phủ Anh hôm 9/9 tuyên bố chính thức bắt đầu thời gian quốc tang tưởng niệm Nữ hoàng Elizabeth II. Chính phủ Anh khẳng định không bắt buộc phải hủy hoặc hoãn các sự kiện hay lịch thi đấu thể thao, hay đóng cửa các khu giải trí trong thời gian quốc tang. Tuy nhiên, ngày tang lễ sẽ là ngày nghỉ tại Anh.

    Điện Buckingham cho biết thêm, sau lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng gia Anh sẽ để tang kéo dài 7 ngày với nghi lễ treo cờ rủ tại các dinh thự của Hoàng gia.

    Bên cạnh đó, nghi lễ bắn súng đại bác của Hoàng gia sẽ được thực hiện tại Công viên Hyde ở thủ đô London vào lúc 13h, với mỗi loạt đại bác tượng trưng cho một năm tuổi đời của Nữ hoàng 96 tuổi.

    Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, ngày 10/9, Thái tử Charles đã chính thức được tấn phong ngôi vị tại buổi lễ diễn ra ở Cung điện St James, thủ đô London của Anh, trở thành Vua Charles III của Vương quốc Anh.

    Phát biểu trước Hội đồng Tấn phong, Vua Charles III nhấn mạnh ông "nhận thức sâu sắc sự kế thừa to lớn cùng những bổn phận và trách nhiệm nặng nề" mà ông sẽ đảm trách khi kế vị ngai vàng sau khi thân mẫu của ông là Nữ hoàng Elizabeth II băng hà và ông sẽ cố gắng noi theo "tấm gương truyền cảm hứng" của thân mẫu trong việc duy trì chính phủ hợp hiến, tìm kiếm hòa bình, đem lại thịnh vượng cho mọi người dân ở Vương quốc Anh cũng như Khối thịnh vượng chung và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

    Theo Infonet

  • Phong cách thời trang của cố Nữ hoàng Anh Elizabeth 'khó có thể bắt chước' với những bộ trang phục màu sắc sặc sỡ, đội mũ và đeo găng tay.

    Những bộ trang phục mang màu sắc sặc sỡ kết hợp với mũ đội đầu và đôi găng tay là phong cách thời trang quen thuộc gắn liền với cố Nữ hoàng Anh Elizabeth.

    Trong suốt 70 năm trị vì, cố Nữ hoàng Elizabeth đã mặc những bộ quần áo mang đủ loại màu sắc từ màu hoàng yến cho tới xanh lục nhạt, tím hồng và xanh navy.

    trang phuc nhieu mau sac cua nu hoang

    Phong cách thời trang “khó có thể bắt chước” của cố Nữ hoàng Anh được phát triển theo năm tháng dưới bàn tay của nhiều nhà thiết kế mà khởi đầu là ông Norman Hartnell, người đã tạo ra bộ váy cưới cho Nữ hoàng khi kết hôn với cố Hoàng thân Philip vào năm 1947.

    Lễ cưới được tổ chức tại tu viện Westminster, nơi được mệnh danh là "kho báu của Anh" và cũng là "Giáo khu riêng của Hoàng gia". Chiếc váy cưới được thiết kế cổ tim trang nhã cùng chất liệu lụa màu ngà và được 350 nữ nhân may trong suốt 7 tuần lễ.

    Chi tiết thêu đính dọc thân váy được lấy cảm hứng từng bức họa "Primavera" (tạm dịch: "Mùa Xuân") của họa sĩ Sandro Botticelli với hàm ý về sự tái sinh và phát triển qua hình họa ngôi sao, hoa hồng và lúa mạch.

    Điều ít ai biết là chiếc váy cưới rất nặng khi được đính tới 10.000 viên ngọc trai cùng pha lê và sequin. 

    Chiếc váy đã trở thành biểu tượng sáng chói cho nước Anh lúc bấy giờ khi còn đang phải vật lộn trong đống tro tàn sau Thế chiến thứ Hai. Chiếc váy còn trở thành một trong những bộ váy cưới biểu tượng trong lịch sử thời trang.

    Nhà thiế kế Hartnell cũng chính là người may chiếc váy lựa được cố Nữ hoàng mặc trong lễ trao vương miện vào năm 1953. Bộ váy có phần đuôi dài và được gắn nhiều vàng cùng kim cương.  

    Sau này, nhà thiết kế Hardy Amies trở thành người đảm nhận sản xuất chính các bộ trang phục của Hoàng gia Anh giai đoạn từ năm 1955 – 1990.

    “Nhiệm vụ may trang phục cho Nữ hoàng không hề dễ dàng”, ông Amies từng chia sẻ.

    Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong vài chục năm gần đây, nhà thiết kế Angela Kelly là người đứng đằng sau phong cách thời trang của Nữ hoàng Anh.

    Bà Kelly đã tham gia nhóm may trang phục cho Hoàng gia Anh vào năm 1993, và trở thành trợ lý riêng kiêm thợ may cao cấp của cố Nữ hoàng Anh vào năm 2002. Bà Kelly còn được biết tới là một thân tín của cố Nữ hoàng Elizabeth.

    “Chúng tôi là kiểu phụ nữ đặc trưng. Chúng tôi thảo luận về quần áo, trang điểm và trang sức”, bà Kelly cho biết.

    Trong giai đoạn nước Anh phải phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, bà Kelly thậm chí còn đảm nhận trọng trách cắt tóc và tạo kiểu tóc cho Nữ hoàng.

    Cựu quản gia của Hoàng gia Anh Grant Harrold cho hay, “Không có luật cụ thể về các kiểu trang phục, nhưng vẫn có các quy định gắn với phép xã giao lịch sự. Nữ hoàng luôn đi tất và màu tất sẽ là màu sáng, màu sơn móng tay là hồng nhạt. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy Nữ hoàng mặc váy ngắn trên đầu gối mà đặc biệt là ở tuổi của Nữ hoàng”.

    Về phần trang sức, cố Nữ hoàng thường đeo vòng cổ ngọc trai.

    Ngoài quy tắc trang phục riêng, cố Nữ hoàng vẫn luôn duy trì nét truyền thống là đội mũ và đeo găng tay khi xuất hiện trước đám đông.

    Với chiều cao 1m63, chiếc mũ có gam màu sáng giúp cố Nữ hoàng nổi bật hơn khi đứng giữa đám đông bên cạnh phụ kiện là chiếc ô và giày cao gót.

    Cũng theo ông Harrold, chiếc găng tay của cố Nữ hoàng còn có mục đích khác là “tránh bị dính sâu bọ”, bởi bà phải bắt tay hàng chục người khi tham gia các sự kiện.

    “Nữ hoàng nổi tiếng với những bộ trang phục phối màu, sử dụng màu sáng và đậm có độ tương phải cao để đảm bảo bà dễ được thu hút khi xuất hiện tại các dịp lễ quan trọng”, bà Caroline de Guitaut, người giám tuyển cuộc triển lãm “Lễ Đăng quang của Nữ hoàng” tại Cung điện Buckingham năm 2016 cho biết.

    Vào những dịp cuối tuần nghỉ ngơi tại tư dinh, cố Nữ hoàng Elizabeth sẽ thay đổi phong cách và thường đội khăm trùm đầu, áo mưa và đi bốt.

    “Mọi người thường ngạc nhiên với tốc độ thay đổi của Nữ hoàng chỉ trong một phút, bởi bà đang ở vườn với những chú chó corgi, nhưng một phút sau bà đã đổi sang bộ vest, đội mũ và đi găng tay”, ông Clapton nói.

    Ngoài ra, Nữ hoàng còn sử dụng trang phục để truyền tải thông điệp của bản thân trong mỗi lần xuất hiện tại các sự kiện khác nhau.

    Theo Infonet

  • Các nhà lãnh đạo thế giới được mời đến dự tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ không được sử dụng ô tô và trực thăng.

    Theo Politico, các nhà lãnh đạo thế giới được mời đến dự lễ tang Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ không được sử dụng ô tô và trực thăng, đồng thời sẽ phải đến nước này trên các chuyến bay thương mại.

    Các quy tắc này chủ yếu liên quan đến việc thiếu không gian trống tại sự kiện, cũng như số lượng lớn khách tham quan.

    Bên cạnh đó, sẽ có những hạn chế về thành phần của các phái đoàn. Tang lễ sẽ chỉ có thể có các nhà lãnh đạo thế giới và vợ/chồng của họ, những người còn lại sẽ được đưa đón tập trung bằng xe buýt. Sau lễ tưởng niệm, khách mời sẽ có thể để lại lời chia buồn trong sổ tang tại Lancaster House.

    nguyen thu vieng nu hoang anh
    Hoàng gia Anh đến viếng Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Los Angeles Times

    Trong khi đó, theo một quan chức Nhà Trắng cho biết, Điện Buckingham chỉ gửi lời mời riêng cho Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân tham dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Theo đó, Điện Buckingham không mời kèm theo một phái đoàn đi cùng Tổng thống Biden để tham dự lễ tang của Nữ hoàng.

    Nhà Trắng hôm 11/9 thông báo rằng, Tổng thống Biden đã chính thức nhận lời mời và sẽ cùng đệ nhất phu nhân tham dự buổi lễ.

    Như truyền thông đưa tin, nguyên nhân về sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II vẫn chưa được công bố chính thức.

    Trước đó, Cung điện Buckingham tối ngày 8/9 (giờ địa phương) thông tin, Nữ hoàng Elizabeth II đã qua đời ở tuổi 96 tại lâu đài Balmoral, Scotland. Cung điện Buckingham cho biết trong một tuyên bố trên Twitter: "Nữ hoàng đã thanh thản ra đi tại Balmoral vào chiều nay (8/9)”.

    Theo tuyền thông Anh, sau hành trình kéo dài 6 tiếng, chiếc xe chở linh cữu cố Nữ hoàng Elizabeth II đã tới Điện Holyroodhouse - tư dinh chính thức của bà ở thủ phủ Edinburgh của Scotland.

    Linh cữu nữ hoàng sẽ được đặt tại Điện Holyroodhouse qua đêm rồi sẽ tiếp tục lên đường tới Nhà thờ thánh Giles, cũng nằm trong Edinburgh, vào chiều ngày 12/9. Đồng thời, Vua Charles III hiện ở London nhưng sẽ tới Edinburgh vào ngày 12/9.

    Trong thời gian được đặt tại Điện Holyroodhouse, các thành viên hoàng gia có thể thăm viếng linh cữu cố Nữ hoàng. Sau đó, trong 24 tiếng linh cữu được đặt tại Nhà thờ thánh Giles, người dân có thể tới thăm và tỏ lòng thành trước linh cữu của Nữ hoàng.

    Theo Infonet

  • dan cho cua nu hoang anh 1

    Đàn chó hơn 30 con của cố Nữ hoàng Elizabeth II có phần lớn là giống chó corgi chân ngắn dễ thương. 

    Sau 70 năm trị vì, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã băng hà vào ngày 8/9 (theo giờ địa phương), hưởng thọ 96 tuổi. Cố Nữ hoàng Elizabeth II nổi tiếng là người yêu động vật và rất thích loài chó corgi chân ngắn có vẻ ngoài dễ thương. Trong gian đoạn trị vì, cố Nữ hoàng đã nuôi hơn 30 chó corgi và chúng cũng thường xuyên có mặt trong các bức ảnh, cũng như tại các sự kiện quan trọng của Nữ hoàng.

    Cố Nữ hoàng Anh yêu thích chó corgi kể từ khi bà còn là một cô bé. Vào năm 1933 khi mới 7 tuổi, Elizabeth đã muốn được nhận nuôi một chú chó corgi sau những lần chơi với những người bạn có nuôi loài chó này, theo BBC. Chính cha của Nữ hoàng là Vua George VI là người đầu tiên đưa một chú chó corgi có tên Dookie vào nuôi trong Hoàng gia Anh.

    dan cho cua nu hoang anh 1
    Cố Nữ hoàng Elizabeth II chụp ảnh cùng đàn chó cưng trên bìa tạp chí Vanity Fair. (Ảnh: E! News)

    Tuy nhiên, hầu hết những con chó corgi trong đàn chó hơn 30 con sống trong Hoàng gia Anh là hậu duệ của cô chó corgi đầu tiên có tên Susan. Susan là món quà Nữ hoàng Elizabeth được tặng năm bà 18 tuổi vào năm 1944.

    Cô chó Susan còn có mặt trong quãng thời gian bà Elizabeth đi hưởng tuần trăng mặt sau khi làm đám cưới Hoàng thân Philip vào năm 1947. Tới năm 1952, thời điểm bà Elizabeth lên ngôi Nữ hoàng lúc 25 tuổi, Susan cũng góp mặt trong lễ nhận vương miện. Tuy nhiên, tới năm 1959, Susan đã qua đời và để lại niềm xót thương vô hạn cho Nữ hoàng.

    Đàn chó hơn 30 của cố Nữ hoàng Anh với đa phần là giống chó corgi và một phần là dorgi, con lai giữa giống chó dachshund và corgi. Theo cây phả hệ, hậu duệ của cô chó Susan có 60 con corgi và 5 con dorgi.

    Hoàng gia Anh không công khai thông tin chi tiết về đàn chó của Nữ hoàng Anh do xem đây là việc cá nhân, nhưng đàn chó này lại thường xuyên xuất hiện trong những bức ảnh và video gắn liền với cố Nữ hoàng Anh. Như vào năm 2016, cố Nữ hoàng đã chụp ảnh với 4 con chó của mình trên trang bìa tạp chí Vanity Fair.

    Thậm chí, những con chó corgi của cố Nữ hoàng từng xuất hiện trong đoạn video miêu tả bà tới tham dự lễ khai mạc Thế vận hội London 2012 với diễn viên nổi tiếng Daniel Craig.

    Con chó corgi cuối cùng mà cố Nữ hoàng nuôi có tên Willow cũng đã qua đời vào năm 2018 trước sinh nhật lần thứ 92 của bà. Được biết, Willow đã được giải thoát để tránh phải chịu đựng đau đớn bệnh tật do bị ung thư khi được gần 15 tuổi.

    Cái chết của Willow khiến cố Nữ hoàng vô cùng đau buồn, bởi nó là hậu duệ cuối cùng trong đàn chó corgi thuần chủng. 

    Theo tờ The Express đưa tin vào năm 2015, cố Nữ hoàng đã dừng nhân giống những chú chó corgi sau khi nhiều con qua đời. Nguyên nhân được cho là do cố Nữ hoàng lo lắng chúng chạy nhảy lung tung và thường xuyên cản bước chân khiến bà có thể bị vấp ngã.  

    Ngoài Willow là con chó corgi thuần chủng cuối cùng, cố Nữ hoàng còn có 2 con chó khác vào thời điểm bà băng hà đó là một con dorgi và một con chó Tây Ban Nha, theo Washington Post.

    Ông Ingrid Seward, chuyên gia về Hoàng gia Anh, từng chia sẻ với Newsweek rằng sau khi Nữ hoàng qua đời, những thú cưng của bà có thể được chuyển cho người thân trong Hoàng gia Anh chăm sóc mà có thể là Hoàng tử Andrew, vì ông ấy đã tặng chúng cho bà. 

    Theo Infonet

  • Vào ngày quốc tang 19/9, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được đưa đến Tu viện Westminster, nơi từng chứng kiến bà đăng quang cách đây 7 thập niên.

    Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đang được đặt tại Cung điện Holyroodhouse ở Scotland, và sẽ được chuyển đến nhà thờ St Giles vào ngày 12/9. Ngày hôm sau (13/9), linh cữu bà sẽ được đưa về London và đặt tại Cung điện Buckingham.

    Lễ đưa tang tại London sẽ diễn ra vào ngày 14/9, khi đoàn xe đưa quan tài nữ hoàng từ Buckingham đến Đại sảnh Westminster. Cùng ngày, lễ viếng sẽ bắt đầu và kéo dài 5 ngày. Người muốn vào viếng có thể phải xếp hàng trong nhiều giờ vì số lượng người tham dự dự kiến rất đông, theo Guardian.

    dien bien le tang nu hoang anh 1
    Những địa điểm diễn ra lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II tại London. Đồ họa: Guardian. Việt hóa: Trần Hoàng.

    Trong thời gian này, các thành viên cấp cao của hoàng gia được cho là sẽ đứng canh xung quanh quan tài theo truyền thống. An ninh tại lễ viếng cũng được thắt chặt, và sẽ hạn chế đem những vật dụng từ bên ngoài.

    Vào ngày 19/9, quốc tang Nữ hoàng Elizabeth II sẽ diễn ra vào lúc 11h (giờ địa phương). Linh cữu của bà sẽ được chuyển đến Tu viện Westminster, nơi nữ hoàng Anh đăng quang vào năm 1953, một năm sau khi bà kế vị ngai vàng từ Vua Geogre VI.

    Sau lễ tang, linh cữu của bà sẽ đi qua Cổng vòm Wellington trước khi đến lâu đài Windsor. Tại đây, bà sẽ được chôn cất bên cạnh chồng mình - Hoàng thân Philip - tại Nhà nguyện St George.

    dien bien le tang nu hoang anh 1
    Mốc thời gian lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II. Đồ họa: Trần Hoàng.

    Anh mở chiến dịch an ninh lớn nhất bảo vệ tang lễ Nữ hoàng

    Cảnh sát khắp nước Anh đang được huy động tới London phục vụ chiến dịch an ninh lớn nhất lịch sử, bảo vệ tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II.

    Hàng chục nguyên thủ, lãnh đạo thế giới sẽ tập trung ở Tu viện Westminster, London tham dự tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II vào tuần sau, trong lúc giới chức Anh đang chuẩn bị cho "hoạt động bảo vệ và trị an lớn nhất mà Vương quốc từng thực hiện".

    an ninh that chat tang le nu hoang 1
    Một người bị cảnh sát quật ngã sau khi nhảy qua rào chắn trước mặt Vua Charles III ở London ngày 10/9. Ảnh AFP

    Linh cữu Nữ hoàng sẽ được quàn tại Đại sảnh Westminster, tòa nhà lâu đời nhất trong khuôn viên tòa nhà quốc hội Anh, từ ngày 14/9, trước khi được rước về Tu viện Westminster sáng 19/9, nơi an nghỉ cuối cùng của bà.

    Nick Aldworth, người từng tham gia xây dựng chính sách chống khủng bố quốc gia của Anh trước khi nghỉ hưu hồi tháng 5/2019, cho biết các sự kiện trong lễ tang Nữ hoàng sẽ diễn ra trong "một thế giới có mối đe dọa khác hẳn" thời Công nương Diana qua đời.

    "Đây sẽ là chiến dịch an ninh lớn nhất mà Vương quốc Anh từng thực hiện", ông nói. "Chỉ cần một chiếc ôtô, một người nào đó làm điều cực kỳ xấu xa, lễ tang không chỉ có nguy cơ bị gián đoạn, mà còn có khả năng gây ra thương vong".

    Vài tháng trước, một người đàn ông cầm cung tên được cho là đã áp sát Lâu đài Windsor và đe dọa giết Nữ hoàng. Năm 2017, một phần tử ủng hộ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từng âm mưu tấn công khủng bố Điện Buckingham, trong khi hai thành viên một nhóm khủng bố tân phát xít bị kết án tù vì kích động tấn công Hoàng tử Harry năm 2019.

    Owen West, một chuyên gia an ninh đã nghỉ hưu, nhận định cảnh sát Anh sẽ hoạt động tích cực để đảm bảo người dân tham gia các sự kiện tưởng niệm Nữ hoàng một cách an toàn.

    "Công tác an ninh sẽ tập trung vào đối thoại và tiếp xúc với người dân, chia sẻ thông tin hữu ích, đảm bảo các tuyến đường chính được thông thoáng", West nói. "Đám đông lớn ngày nay luôn tiềm ẩn mối đe dọa. Do đó, sẽ luôn có người để mắt, đánh giá rủi ro và các biện pháp bảo vệ đám đông".

    an ninh that chat tang le nu hoang 1
    Một sĩ quan đứng gác tại The Mall, khu vực quảng trường bên ngoài Điện Buckingham ở London ngày 10/9. Ảnh AFP

    Nhiều tuyến đường đã được đóng cửa để tạo hành lang an ninh xung quanh những địa điểm đông người, với các rào chắn và biện pháp ngăn chặn "phương tiện thù địch" được triển khai. Chính quyền sẽ triển khai một chiến dịch lớn với để bảo vệ tang lễ, trong đó có bố trí lính bắn tỉa trên mái nhà nơi linh cữu Nữ hoàng đi qua, cũng như triển khai lực lượng tuần tra trên mặt đất.

    Scotland Yard, sở cảnh sát thủ đô London, cho hay đã đưa ra "kế hoạch trị an được diễn tập kỹ lưỡng" để bảo vệ sự kiện. Một phát ngôn viên cảnh sát Anh cho biết yêu cầu "hỗ trợ lẫn nhau" gần như chắc chắn sẽ được đưa ra trong những ngày tới. Trung tâm Điều phối Cảnh sát Quốc gia sẽ sắp xếp quá trình điều động sĩ quan từ các nơi khác tới London phục vụ chiến dịch an ninh.

    "Trong Chiến dịch Cầu London, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát dự kiến kéo dài 10-14 ngày, với sự hỗ trợ từ các lực lượng khắp vương quốc Anh và sử dụng nhiều đơn vị có năng lực khác nhau", phát ngôn viên nói thêm.

    "Do tính chất của sự kiện, chiến dịch phải đảm bảo an ninh cho một lượng lớn quan chức nước ngoài và dân chúng, nên nhiều đơn vị cảnh sát và đặc nhiệm sẽ được huy động để hỗ trợ Sở cảnh sát Thủ đô", người này cho biết.

    "Chiến dịch Cầu London" là tên một kế hoạch được xây dựng từ năm 1960 để chuẩn bị cho kịch bản Nữ hoàng Anh qua đời. Nó bao gồm tất cả mọi thứ, từ điều gì sẽ xảy ra với thi thể Nữ hoàng, cho đến cách thức tang lễ được tổ chức hay truyền thông sẽ phản ứng ra sao và được cập nhật suốt nhiều thập kỷ.

    Ông Aldworth cho hay lần đầu xem Chiến dịch Cầu London hơn 20 năm trước và bây giờ, "các cách thức gây đe dọa" đã thay đổi. Mối đe dọa chính bây giờ là "những con sói đơn độc" khủng bố bằng lao xe hoặc đâm dao, thay vì đánh bom hay tiến hành các âm mưu tấn công phức tạp.

    an ninh that chat tang le nu hoang 1
    Một sĩ quan nhận hoa của người dân để đặt trước Điện Buckingham ngày 9/9. Ảnh AFP

    Theo Aldworth, trong đám đông chen chúc, cảnh sát "không có cơ hội phân biệt tốt hay xấu" khi có người tới quá gần đám tang hay các lãnh đạo nước ngoài.

    Trước lễ tang, cảnh sát được triển khai tới những địa điểm quan trọng ở vòng ngoài, bao gồm các nhà ga chính, công viên hoàng gia, bên ngoài dinh thự hoàng gia ở London.

    "Đây sẽ là thời khắc trọng đại với đất nước. Tôi biết người dân muốn bày tỏ lòng kính trọng và ca ngợi cống hiến của Nữ hoàng với người dân", Stuart Cundy, phó trợ lý cảnh sát trưởng London, nói.

    Ông cho hay lực lượng cảnh sát thủ đô đang điều phối kế hoạch đảm bảo an ninh với Cảnh sát Giao thông Anh và Cảnh sát Thành phố London để bảo vệ cho sự kiện trọng đại này.

    "Cảnh sát sẽ hiện diện khắp nơi, đặc biệt ở Westminster và các khu vực xung quanh Điện Buckingham và công viên St James", Cundy thông báo. "Một lượng lớn cảnh sát sẽ ứng trực trong thời gian này để đảm bảo an toàn cho những người tới London và ngăn chặn bất kỳ hành vi phạm tội tiềm tàng nào".

    VnExpress (theo Independent)

    Theo Zing

  • Chính phủ Anh hôm 11/9 đã công bố hướng dẫn cho những người muốn đến viếng linh cữu của nữ hoàng đặt tại cung điện Westminster từ 17h ngày 14/9 đến 6h30 ngày 19/9 (giờ địa phương).

    “Nếu bạn muốn đến viếng, xin lưu ý rằng sẽ phải xếp hàng chờ đợi, dự kiến ​rất dài. Bạn sẽ phải đứng trong nhiều giờ, có thể qua đêm, với rất ít cơ hội ngồi xuống vì hàng sẽ liên tục di chuyển”, Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao cho biết trong hướng dẫn của mình, theo AP.

    Quan tài được đậy kín của nữ hoàng sẽ được đặt trên một bục cao trong hội trường Westminster tại Tòa nhà Quốc hội.

    “Dự kiến có đám đông lớn, và có thể có sự chậm trễ đối với phương tiện giao thông công cộng và các tuyến đường xung quanh khu vực”.

    Khách đến viếng sẽ phải qua cửa an ninh và chỉ được mang theo một túi nhỏ có một khóa kéo. Các túi lớn hơn có thể được gửi lại tại nơi gửi đồ nhưng chỉ khi có chỗ trống.

    nguoi den vieng nu hoang anh 1
    Người hộ tang khiêng quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II, được phủ cờ hoàng gia Scotland, ở cung điện Holyroodhouse, Edinburgh, ngày 11/9. Ảnh: AP.

    Bộ khuyến cáo mọi người nên mang theo những thứ cần thiết trong thời gian chờ đợi lâu như ô hoặc kem chống nắng, sạc dự phòng điện thoại di động, và bất kỳ loại thuốc nào cần thiết.

    Thức ăn và chất lỏng sẽ không được phép đem qua cổng an ninh. Hoa hoặc các vật phẩm khác như nến, đồ chơi hoặc ảnh cũng không được phép.

    “Xin hãy tôn trọng sự trang nghiêm của sự kiện này và cư xử phù hợp. Bạn nên giữ im lặng khi ở bên trong cung điện Westminster”, hướng dẫn khuyến nghị, đồng thời nói rằng mọi người cần ăn mặc phù hợp và tắt điện thoại di động trước khi qua cổng an ninh.

    nguoi den vieng nu hoang anh 1
    Những địa điểm diễn ra lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II tại London. Đồ họa: Guardian. Việt hóa: Trần Hoàng.

    Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng liệt kê những điều không nên làm khi đến viếng, gồm “quay phim, chụp ảnh, sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị cầm tay khác trong khu vực kiểm tra an ninh hoặc trong cung điện Westminster; mang theo hoặc dựng lều; nướng đồ ăn hoặc đốt lửa".

    Danh sách đồ bị cấm gồm pháo hoa, pháo khói, pháo sáng, còi, thiết bị laser và các vật dụng khác có thể gây náo loạn, cũng như bất kỳ biểu ngữ, áp phích, cờ, thông điệp quảng cáo hoặc tiếp thị nào.

    Theo Zing

  • Giá trị khối tài sản của Nữ hoàng Elizabeth II ước tính khoảng 500 triệu USD. Ngoài ra, Nữ hoàng và các thành viên hoàng tộc còn điều hành một công ty hoàng gia.

    Theo Fortune, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời hôm 8/9 tại Lâu đài Balmoral, Thái tử Charles, nay là Vua Charles III, sẽ thừa kế khối tài sản trị giá hơn 500 triệu USD. Dẫu vậy, quá trình thừa kế tương đối phức tạp vì phần lớn tài sản của Nữ hoàng thuộc về Công ty Hoàng gia (Royal Firm), đế chế trị giá 28 tỷ USD được coi như doanh nghiệp gia đình của các thành viên hoàng gia Anh.

    "Công ty gia đình" trị giá 28 tỷ USD

    Công ty Hoàng gia còn được gọi là Monarchy PLC, gồm các thành viên cấp cao và đại diện Hoàng tộc Winsor, gia đình trị vì mà Nữ hoàng đứng đầu. Họ cùng nhau vận hành công việc kinh doanh toàn cầu và đầu tư hàng triệu bảng vào nền kinh tế Anh hàng năm thông qua sự kiện truyền hình và du lịch.

    Công ty được điều hành bởi Nữ hoàng Elizabeth II và 7 thành viên hoàng gia khác gồm vợ chồng Thái tử Charles và Nữ Công tước xứ Cornwall Camilla, vợ chồng Hoàng tử William và Nữ Công tước xứ Cambridge Kate, Công chúa Anne (con gái Nữ hoàng), Hoàng tử Edward (con trai út của Nữ hoàng) và vợ là Nữ bá tước xứ Wessex Sophie.

    doanh nghiep hoang gia anh 2
    Các bất động sản hoàng gia có giá trị lên tới 28 tỷ USD. Ảnh: Forbes.

    Theo Forbes, công ty Monarchy PLC đang nắm giữ gần 28 tỷ USD tài sản dạng bất động sản tính đến năm 2021, bao gồm tổ chức quản lý các bất động sản của Hoàng gia Anh Crown Estate (trị giá 19,5 tỷ USD), Cung điện Buckingham (trị giá 4,9 tỷ USD), Công quốc Cornwall (trị giá 1,3 tỷ USD), Công quốc Lancaster trị giá (748 triệu USD), Cung điện Kensington (trị giá 630 triệu USD) và Crown Estate ở Scotland (trị giá 592 triệu USD).

    Các thành viên không kiếm lợi nhuận cá nhân từ công việc kinh doanh. Thay vào đó, mục đích của công ty là thúc đẩy nền kinh tế Anh thông qua việc sử dụng hiệu ứng truyền thông và Royal Warrant, một loại chứng chỉ được phong tặng cho những thương nhân chuyên cung cấp hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho Hoàng gia.

    Crown Estate là tập hợp các vùng đất và tài sản thuộc chế độ quân chủ của Anh do Nữ hoàng Elizabeth II nắm giữ. Tuy nhiên đây không phải tài sản của riêng Nữ hoàng mà được quản lý bởi một hội đồng công cộng bán độc lập.

    Tháng 6, Crown Estate thông báo lợi nhuận ròng của năm tài chính 2021-2022 đạt 312,7 triệu USD, cao hơn 43 triệu USD so với kỳ liền trước.

    Thu nhập của Nữ hoàng

    Thu nhập của Nữ hoàng Elizabeth II chủ yếu đến từ khoản thuế hàng năm cho hoàng gia có tên Sovereign Grant. Khoản này được ấn định hơn 86 triệu bảng vào năm 2021 và 2022, được phân bổ cho hoạt động di chuyển chính thức, bảo trì tài sản, chi phí vận hành hoặc bảo trì Điện Buckingham.

    Nguồn trợ cấp của Sovereign Grant đến từ tỷ lệ phần trăm lợi nhuận, ban đầu được đặt ở mức 15% theo hoàng gia. Khoản trợ cấp đã tăng lên thành 25% trong giai đoạn 2017-2018 để có kinh phí tân trang Cung điện Buckingham và dự kiến giảm xuống 15% vào năm 2028.

    Khoản trợ cấp được sử dụng để chi trả cho các chi phí chính thức bao gồm lương nhân viên, an ninh, di chuyển, dọn phòng và bảo trì. Tuy nhiên, các chi phí riêng tư của Nữ hoàng và hoàng gia được chi trả thông qua một khoản trợ cấp riêng có tên “chiếc ví bí mật” (Privy Purse).

    Về cơ bản đây là danh mục tài sản và tài sản được ủy thác từ thế kỷ 14 mang lại thu nhập cá nhân cho Nữ hoàng từ Công quốc Lancaster.

    Theo website của Công quốc Lancaster, tính đến cuối tháng 3, tài sản ròng của Công quốc đạt 652,8 triệu USD, thặng dư ròng đạt 24 triệu USD dưới dạng của cải và tài sản tài chính.

    Trong đó, 24 triệu USD thặng dư bị đánh thuế và được sử dụng để để chi trả các khoản không được Sovereign Grant trợ cấp.

    Theo Business Insider, Nữ hoàng đã tích lũy được hơn 500 triệu USD tài sản cá nhân, phần lớn thông qua các khoản đầu tư, sưu tầm nghệ thuật, trang sức và bất động sản (gồm Dinh thự Sandringham và Lâu đài Balmoral). Phần lớn tài sản cá nhân sẽ được truyền lại cho Thái tử Charles sau khi ông lên ngôi.

    Nữ hoàng cũng thừa kế gần 70 triệu USD từ Thái hậu khi bà qua đời vào năm 2002, bao gồm các khoản đầu tư vào tranh, bộ sưu tập tem, đồ sành sứ, trang sức, ngựa và thậm chí là bộ sưu tập trứng Faberge.

    Nữ hoàng trước đó không phải trả thuế kế thừa nhờ điều khoản pháp lý đặc biệt mà sau này cũng sẽ áp dụng cho Thái tử Charles nhằm tránh xói mòn tài sản của hoàng gia. Thái tử Charles, nay là Vua Charles III, sẽ không thừa kế trực tiếp đế chế 28 tỷ USD, bao gồm bất động sản ở Scotland, Crown Estate, Công quốc Lancaster, Công quốc Cornwall, Cung điện Buckingham và lâu đài Kensington. Mặt khác, ông sẽ nhận được tài sản mà Nữ hoàng chỉ định trước đó.

    (Theo Zing)

  • Không chỉ vấn đề tiền mặt, Anh còn đang đau đầu với hàng loạt giấy tờ như hộ chiếu có in hình Nữ hoàng cần phải thay đổi sang ảnh vua Charles III.

    Theo hãng tin CNN, hàng triệu tiền mặt và tiền xu lưu hành trên thế giới có in hình Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được thay thế bằng chân dung vua Charles III sau khi bà qua đời. Tuy nhiên điều này lại đang khiến chính phủ Anh phải đau đầu.

    Trong gần 70 năm, hình ảnh Nữ hoàng đã xuất hiện trên các đồng xu và tiền mặt của nước Anh với nhiều kiểu dáng khác nhau cho từng thời kỳ và độ tuổi của bà. Anh cũng là quốc gia đầu tiên in hình Nữ hoàng của mình trên tiền mặt hơn 60 năm.

    anh dau dau vi doi tien 1

    Với thời gian trị vì lâu dài, Nữ hoàng Elizabeth II cực kỳ nổi tiếng cũng như có dấu ấn sâu đậm với cả kinh tế lẫn xã hội Anh. Bởi vậy lượng tiền in hình bà là vô cùng lớn.

    Đồng thời, hình ảnh Nữ hoàng cũng được in lên đồng tiền của một số vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh.

    Kể từ năm 1953 đến nay, Anh đã cho ra đời 5 phiên bản tiền xu có in hình nữ hoàng, trong khi tiền mặt in hình bà xuất hiện vào năm 1960.

    Tuy nhiên sau khi Nữ hoàng qua đời, Ngân hàng trung ương Anh (BoE-nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy) và Cục đúc tiền hoàng gia (Royal Mint-Nơi phụ trách đúc tiền xu) lại đang đau đầu để thu hồi lại những đồng tiền trên nhằm thay thế bằng chân dung vua Charles III kế vị.

    Số liệu chính thức cho thấy hiện đang có khoảng 4,7 triệu tiền mặt, tương ứng 82 tỷ Bảng-95 tỷ USD, và 29 tỷ đồng xu có in hình Nữ hoàng đang lưu thông tại Anh. Con số này chưa tính đến những đồng tiền được lưu thông bên ngoài lãnh thổ Anh.

    Đồng tiền mới sẽ được phát hành trong khi đồng tiền cũ vẫn được lưu thông trong khoảng thời gian nhất định để thu hồi. Điều này đã từng diễn ra vào năm 2017 khi Cục đúc tiền hoàng gia phát hành đồng 1 Bảng mới lưu hành cùng tiền cũ trong vòng 6 tháng trước khi loại bỏ hoàn toàn.

    Tuy nhiên không chỉ vấn đề tiền mặt, Anh còn đang phải đau đầu với hàng loạt giấy tờ như hộ chiếu có in hình Nữ hoàng cần phải thay đổi sang ảnh vua Charles III.

    Hoãn đổi

    Trước tình hình phức tạp này, Cục đúc tiền hoàng gia đã thông báo tiền in hình Nữ hoàng vẫn được phép lưu thông trên thị trường và hoạt động sản xuất của họ vẫn giữ nguyên trong thời điểm hiện nay.

    Phía BoE cũng có thông báo tương tự.

    anh dau dau vi doi tien 1
    Hình ảnh Vua Charles III sẽ được thay thế Nữ hoàng trên tiền mặt và một số giấy tờ của Anh

    Cả 2 cơ quan phụ trách in tiền cho biết họ sẽ có kế hoạch thay đổi tiền sau khi kỳ lễ tang cho Nữ hoàng Elizabeth II chấm dứt.

    Xin được nhắc là hình ảnh Nữ hoàng cũng được in trên tiền của khoảng 54 khu vực từng là thuộc địa của Anh. Ví dụ tại Canada, hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II được in trên đồng 20 Dollar Canada (CAD).

    Người phát ngôn Amelie Ferron Craig của Ngân hàng trung ương Canada cho biết họ vẫn sẽ lưu thông đồng 20 CAD có in hình Nữ hoàng bất chấp sự thay đổi tại hoàng gia Anh.

    Phía Canada cho biết việc thay thế hình in trên tiền cần có sự phê chuẩn của bộ tài chính và sẽ mất khoảng vài năm cho đến khi phát hành được đồng tiền mới.

    Tương tự, hình Nữ hoàng Anh cũng xuất hiện trên đồng 5 Dollar Australia (AUD) và Ngân hàng trung ương nước này cũng cho biết tạm thời chưa có kế hoạch đổi tiền. Đồng tiền này vẫn sẽ được lưu hành trong vài năm tới trước khi có kế hoạch thay đổi chính thức.

    (Theo CNN/ Nhịp sống kinh tế)

  • Trong khi truyền thông tập trung vào Chiến dịch Cầu London - mật danh của kế hoạch tang lễ kéo dài 10 ngày của Nữ hoàng, không phải ai cũng biết rằng có một "kế hoạch B" nữa cũng sẽ được thực hiện song song trong trường hợp Nữ hoàng băng hà tại Scotland.

    "Kế hoạch B" khi Nữ hoàng băng hà tại Scotland

    Chiến dịch Cầu London nguyên gốc vốn dành cho trường hợp Nữ hoàng băng hà tại Anh. Bản kế hoạch này miêu tả chi tiết 10 ngày sau sự ra đi của bà, miêu tả tỉ mỉ về cách tiến hành các nghi lễ và cả sự lên ngôi của tân vương. Do Nữ hoàng dành vài tháng mỗi năm tại Balmoral, các nhà lập kế hoạch cũng đã dự trù cả phương án này với mật danh "Chiến dịch Kỳ lân - Operation Unicorn" với một số điều chỉnh nhỏ vào giai đoạn đầu của quốc tang.

    cac chien dich tang le nu hoang anh 1

    Chiến dịch Kỳ lân được hé lộ vào năm 2019 khi vài phút trao đổi của các lãnh đạo Quốc hội Scotland được đăng tải lên một diễn đàn dành cho các thành viên cấp cao của cơ quan này. Tên của nó được đặt theo quốc thú của Scotland - con kỳ lân trong truyền thuyết.

    Ngoài Chiến dịch Kỳ lân, một số kế hoạch tỉ mỉ khác cũng được soạn sẵn, chẳng hạn như "Chiến dịch Overstudy" khi vị quân chủ băng hà ở nước ngoài.

    Theo Chiến dịch Kỳ lân, ngày đầu tiên sau khi Nữ hoàng qua đời (Thứ Sáu, 9/9), linh cữu của bà sẽ được mang từ Balmoral tới thành phố lân cận Alberdeen, sau đó tiếp tục được mang lên Tàu hỏa Hoàng gia đi dọc bờ biển phía Đông của Scotland đến Thủ đô Edinburgh.

    Những đoàn người thương tiếc được cho là sẽ tiễn đưa Nữ hoàng dọc tuyến đường sắt, trong khi các đơn vị cận vệ Hoàng gia Scotland sẽ lập hàng rào danh dự tại các nhà ga.

    Khi đến Edinburgh, linh cữu của Nữ hoàng sẽ được quàn tại một tư gia Hoàng gia, một lâu đài từ thời trung cổ tên Holyroodhouse trong 1 ngày.

    Sau đó, nghi lễ rước linh cữu sẽ diễn ra từ Holyroodhouse dọc theo dãy phố lịch sử Royal Mile đến Nhà thờ cổ St Giles, gần lâu đài Edinburgh. Tại đây, các thành viên Hoàng gia sẽ có một buổi lễ tưởng niệm.

    Điện Holyroodhouse và Nhà thờ St Giles là các địa danh dành riêng cho người dân Scotland đến tưởng niệm và tri ân vị quân chủ.

    Lễ tưởng niệm tại Nhà thờ St Giles sẽ diễn ra 1 ngày, và hôm sau đó linh cữu của bà sẽ tiếp tục được đưa trên chuyến hành trình về phía Nam đến London trên Tàu hỏa Hoàng gia. Con tàu sẽ đi từ Nhà ga Waverley ở Edinburgh về ga St Pancras ở London.

    Một khi linh cữu Nữ hoàng đi qua biên giới Scotland và Anh, Chiến dịch Kỳ lân sẽ kết thúc và phần còn lại của Chiến dịch Cầu London sẽ bắt đầu.

    cac chien dich tang le nu hoang anh 4
    Lộ trình di chuyển theo kế hoạch với điểm đầu trên phía Bắc ở Aberdeen và phía Nam tại London.

    Nữ hoàng đã dành phần lớn các mùa hè trong đời của mình trên khu đất cao nguyên của Hoàng gia ở Aberdeenshire, khi các thành viên trong gia đình theo truyền thống ở đó từ tháng 7 đến tháng 9 và tháng 10. Balmoral, giống như Sandringham, là nơi ở riêng của Nữ hoàng chứ không phải là dinh thự của hoàng gia thuộc về vương miện.

    Nhiều năm ký ức Hoàng gia đã được hình thành ở đó, bao gồm nhiều bữa tiệc nướng gia đình, nơi Công tước xứ Edinburgh nấu ăn và Nữ hoàng giặt giũ. Vào tháng 9 hàng năm, họ sẽ mời các Thủ tướng tại vị tới cùng nghỉ tại đây.

    Sau khi Philip và Công chúa Elizabeth kết hôn vào năm 1947, họ đã dành một phần tuần trăng mật tại Birkhall - một nhà nghỉ săn bắn trên khu đất Balmoral được Hoàng tế Albert mua cho Nữ hoàng Victoria vào năm 1852, và lưu truyền qua nhiều thế hệ Hoàng gia.

    Các kế hoạch được đặt mật danh đáng chú ý khác

    Chiến dịch Overstudy

    Chiến dịch Overstudy là bản kế hoạch chi tiết dành cho trường hợp Nữ hoàng băng hà tại nước ngoài. Trong trường hợp này, bà sẽ được phi đội Hoàng gia số 32 thuộc Không quân Anh đón trên một chiếc máy bay C17 về doanh trại Brize Norton hoặc Norholt gần London.

    Lần cuối Nữ hoàng công du nước ngoài là vào năm 2015 đến một trong số những quốc gia ưa thích nhất của bà, đảo quốc Malta. Đó là một chuyến đi tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo của Khối Thịnh vượng chung. Malta là địa điểm ưa thích của Nữ hoàng, gắn với nhiều kỷ niệm cùng Hoàng thân Philip.

    Địa điểm này vô cùng đặc biệt vì bà từng cùng chồng, Hoàng tế Philip, dành 2 năm sinh sống tại đó khi mới cưới. Hoàng tế Philip từng phục vụ cho Hải quân Anh tại nước này, do đó cặp đôi Hoàng gia đã có nhiều kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc tại đây. Họ thường đi xem phim, tới rạp hát và đi dạo khắp nơi một cách dễ dàng.

    Sau khi lên ngôi, Nữ hoàng có tổng cộng 6 lần tới thăm Malta. Từ sau chuyến đi năm 2015, bà nhường lại các nhiệm vụ công du Hoàng gia tại nước ngoài cho con cháu, đặc biệt là vợ chồng cựu Thái tử Charles và vợ chồng William.

    Trong 70 năm trị vì, bà đã tới thăm 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quãng đường tương đương 42 lần vòng quanh Trái đất, theo Express.

    Chiến dịch Quả cầu Vàng

    Đây là mật danh cho kế hoạch lên ngôi của Vua Charles III, gồm nhiều hoạt động tôn giáo tại Tu viện Westminster trong nhiều tháng, với sự đồng hành của Vương hậu Camilla. Các nghi lễ được cử hành theo truyền thống Anh giáo nhưng được cho là cũng sẽ phù hợp với người dân các tín ngưỡng khác tại Anh.

    Khi Nữ hoàng lên ngôi năm 1953, nước Anh tổ chức một buổi đăng cơ rất linh đình vì đó là cơ hội để khôi phục tinh thần cho người dân sau chiến tranh.

    Tuy nhiên, hiện tại, nghi lễ lên ngôi và đăng cơ của Thái tử Charles được cho là sẽ giản lược hơn nhiều để phù hợp với tình hình hiện tại.

    Theo Daily Mail, lễ đăng cơ được cho là sẽ diễn ra sớm nhất vào mùa xuân năm sau, nhưng sẽ sớm hơn khoảng thời gian 16 tháng Nữ hoàng phải đợi năm xưa. Và nó có thể sẽ ngắn hơn và ít tốn kém hơn đáng kể so với trước đây, bắt đầu tinh thần mới của triều đại Vua Charles III.

    Người ta ước tính rằng lễ đăng cơ năm 1953 trị giá 1,57 triệu bảng - tương đương 46 triệu bảng ngày nay.

    Nhà vua đã nói rõ rằng ông ủng hộ một chế độ quân chủ gọn gàng hơn, hiện đại hơn và lễ đăng quang của ông sẽ phản ánh điều đó, các nguồn tin cho biết. Với việc đất nước đang đối mặt với suy thoái và áp lực mới đối với hầu bao của công chúng, mong muốn của ông về một nghi lễ tinh gọn triệt để có thể sẽ được nhiều người hoan nghênh.

    Tuy nhiên, việc lập kế hoạch sẽ rất tỉ mỉ, xem xét từng chi tiết. Lễ đăng cơ mang đậm ý nghĩa tôn giáo - một nghi lễ trang trọng và thiêng liêng, nơi vị tân vương được xức dầu và tuyên thệ trước Chúa và đất nước của mình.

    Chiến dịch Triều cường

    Kế hoạch này bao gồm các chuyến đi đầu tiên của Vua Charles III với tư cách là tân vương đến các vùng Liên hiệp Anh gồm, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, sẽ diễn ra trước tang lễ Nữ hoàng. Có các tên mã riêng trong Triều cường cho mỗi chuyến thăm: Chiến dịch Chim bói cá ở Scotland, Chiến dịch Rồng ở Wales và Chiến dịch Cỏ ba lá ở Bắc Ireland - đều là các loài vật mang tính biểu tượng của mỗi vùng.

    Triều cường là hiện tượng xảy ra vào trăng non và trăng tròn, khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất tạo thành một đường thẳng (sóc vọng), khiến lực thủy triều mạnh nhất trong tháng. Một đợt triều cường đặc biệt cao còn được gọi là "thủy triều vua".

    Theo Phụ nữ Việt Nam

  • nhiep anh gia chup buc anh cuoi cung cua nu hoang 4

    Nữ nhiếp ảnh gia Jane Barlow kể bà có cuộc trò chuyện ngắn với Nữ hoàng Elizabeth II ở lâu đài Balmoral, trước khi chụp bức ảnh cuối cùng của nữ vương nước Anh hôm 6/9.

    Theo báo Dailymail, nhiếp ảnh gia Jane Barlow là người đã chụp bức ảnh cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II khi Nữ hoàng gặp tân thủ tướng - bà Liz Truss tại lâu đài Balmoral vào ngày 6-9, chỉ 2 ngày trước khi bà băng hà.

    Nhiếp ảnh gia Barlow được Hãng thông tấn PA cử đến lâu đài Balmoral (Scotland) để chụp lại khoảnh khắc Nữ hoàng Elizabeth gặp lãnh đạo Đảng Bảo thủ Liz Truss.

    nhiep anh gia chup buc anh cuoi cung cua nu hoang 1
    Bức ảnh chụp Nữ hoàng Elizabeth II tại buổi gặp mặt tân Thủ tướng Anh Liz Truss chỉ hai ngày trước khi Nữ hoàng băng hà được nữ nhiếp ảnh gia Jane Barlow chụp lại - Ảnh: DAILYMAIL

    "Được chụp ảnh cho Nữ hoàng là một đặc ân và một niềm vinh dự đối với tôi", bà Barlow bộc bạch.

    Nhiếp ảnh gia Barlow kể lại ngay khi bà bước vào phòng, Nữ hoàng cười rất tươi, di chuyển đến vị trí của mình và ngồi xuống. Bà Barlow đã chụp một vài bức ảnh và có một cuộc trò chuyện ngắn cùng Nữ hoàng trong lúc đợi tân Thủ tướng Liz Truss đến diện kiến.

    Nữ nhiếp ảnh gia cũng kể thêm: “Nữ hoàng trông có vẻ yếu hơn hẳn khi tôi chụp ảnh cho bà vào mùa hè”.

    Trong số những bức ảnh bà Barlow chụp lại ngày hôm đó, bức ảnh để lại nhiều cảm xúc với nữ nhiếp ảnh gia nhất chính là bức ảnh bà chụp Nữ hoàng một mình.

    “Nữ hoàng chẳng tạo dáng gì cả. Chỉ là một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tự nhiên đẹp đẽ của bà. Nữ hoàng chỉ nhìn thẳng vào ống kính và nở một nụ cười thật tươi. Và bây giờ bức ảnh này càng trở nên trân quý hơn bao giờ hết vì đây chính là bức hình cuối cùng của Nữ hoàng”, nhiếp ảnh gia Barlow nói.

    Ông Fergus Mutch, ứng cử viên Đảng Dân tộc Scotland (SNP) trong cuộc bầu cử Quốc hội Scotland năm 2021, đã dành lời khen cho nữ nhiếp ảnh gia Jane Barlow trong một bài đăng trên trang mạng xã hội Twitter về bức ảnh cuối cùng chụp Nữ hoàng Elizabeth.

    Nữ hoàng Elizabeth qua đời chiều 8-9 (giờ địa phương) trong yên bình ở tuổi 96, sau khi bà thực hiện nhiệm vụ cuối cùng là bổ nhiệm bà Liz Truss làm tân thủ tướng Vương quốc Anh.

    nhiep anh gia chup buc anh cuoi cung cua nu hoang 1
    Khoảnh khắc Nữ hoàng Elizabeth II gặp bà Liz Truss (tân thủ tướng Anh) vào ngày 6-9 tại lâu đài Balmoral - Ảnh: INDEPENDENT

    Bức ảnh cho thấy Nữ hoàng Anh đã phụng sự đất nước đến hơi thở cuối cùng

    Những bức ảnh trong cuộc gặp gỡ của hai người là khoảnh khắc cuối cùng chụp Nữ hoàng Anh, cho thấy bà kiên định thực hiện nhiệm vụ hoàng gia của mình dù dáng vẻ yếu ớt và đau đớn.

    Nữ hoàng Elizabeth II, chỉ 2 ngày trước khi băng hà, nở nụ cười trong lúc thực hiện nhiệm vụ hoàng gia cuối cùng. Bà chống gậy và nắm chặt chiếc túi xách màu đen quen thuộc. Đáng chú ý, tay phải của nữ hoàng xuất hiện vết bầm lớn, khiến những người dõi theo gia đình hoàng gia Anh lo lắng.

    nhiep anh gia chup buc anh cuoi cung cua nu hoang 1
    Chân dung Jane Barlow, nữ nhiếp ảnh gia với 15 năm kinh nghiệm chụp ảnh cho các thành viên thuộc gia đình Hoàng gia Anh cũng như các chính trị gia - Ảnh: DAILYMAIL

    Theo Tuổi Trẻ

  • Một bức thư bí mật của Nữ hoàng Elizabeth II được cất giữ tại một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của Úc và không được mở ra trong 63 năm nữa.

    Daily Mail ngày 9-9 cho biết bức thư viết tay của Nữ hoàng Elizabeth II dành cho "các công dân Sydney" nằm bên trong tòa nhà Nữ hoàng Victoria mang tính biểu tượng của thành phố này.

    Không ai được phép mở bức thư cho đến năm 2085. Nữ hoàng Elizabeth II đã viết bức thư sau đợt đại trùng tu tòa nhà Nữ hoàng Victoria vào tháng 11-1986. Nó được đóng khung bên trong tủ kính ở khu vực mái vòm phía trên cùng của toà nhà.

    Bức thư được gửi cho "Ngài Thị trưởng đáng kính của Sydney", bên ngoài đề dòng chữ: "Vào một ngày thích hợp do ngài lựa chọn vào năm 2085, vui lòng mở bức thư này và chuyển thông điệp của tôi tới các công dân của Sydney". Tiếp đến là chữ ký của Nữ hoàng Elizabeth II.

    buc thu bi mat nu hoang anh 1

    buc thu bi mat nu hoang anh 1
    Bức thư gửi thị trưởng Sydney đặt tại toà nhà Nữ hoàng Victoria. Ảnh: History of Sydney

    Tin tức Nữ hoàng Elizabeth II qua đời được công bố vào khoảng 3 giờ 30 phút sáng 9-9 (giờ địa phương) ở Úc. Các chương trình truyền hình buổi sáng của Úc thông báo tin tức này một giờ sau đó, tiếp theo là tuyên bố của Thủ tướng Anthony Albanese lúc 4 giờ 47 phút cùng ngày.

    Trong khi đó, ngày 11-9, chiếc xe tang chở quan tài bằng gỗ sồi chứa thi thể của Nữ hoàng Elizabeth II đã rời lâu đài Balmoral ở Scotland, bắt đầu hành trình dài 280 km về dinh thự chính thức Holyrood ở Edinburgh.

    Vòng hoa trên quan tài được kết bằng hoa từ lâu đài, bao gồm hoa cúc đại đóa, hoa đậu ngọt và hoa phlox trắng. Holyrood là dinh thự chính thức của Nữ hoàng Elizabeth II ở Edinburgh.

    Bài liên quan: Vua Charles III chính thức thành nguyên thủ quốc gia của Úc, New Zealand và Canada

    Các buổi lễ được tổ chức tại Quốc hội Úc và New Zeland ngày 11-9, chỉ một ngày sau khi Hội đồng Đăng cơ chính thức tuyên bố Vua Charles III là quân vương mới của nước Anh, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà hôm 8-9.

    Trong buổi lễ được tổ chức tại Quốc hội New Zealand ngày 11-9, Thủ tướng Jacinda Ardern mô tả tân vương Charles III là một người dành nhiều sự quan tâm cho New Zealand.

    buc thu bi mat nu hoang anh 1
    Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trong lễ tấn phong ngày 10-9 - Ảnh: REUTERS

    Bà khẳng định người dân New Zealand vô cùng trân quý tình cảm của Vua Charles III và tin rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng sâu sắc hơn nữa.

    Tại Úc, sau tuyên bố của Toàn quyền David Hurley rằng Vua Charles III là nguyên thủ quốc gia, 21 phát đại bác đã được bắn để đánh dấu một thời đại mới đã bắt đầu.

    Trước đó, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tuyên bố ngày 22-9 tới sẽ là ngày quốc tang ở Úc để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II.

    Nhà lãnh đạo Úc xác nhận sẽ đến London dự lễ tang của Nữ hoàng vào ngày 19-9, sau đó trở về Úc vào ngày 21-9. Theo Hãng tin Reuters, ông Albanese cũng đã đề nghị đưa 10 người đồng cấp của ông ở các quốc đảo Thái Bình Dương và New Zealand đến Anh để dự lễ tang Nữ hoàng.

    Quốc vương Anh là nguyên thủ quốc gia ở Úc, New Zeland và 12 quốc gia khác thuộc Khối thịnh vượng chung.

    Canada, một nước cũng thuộc Khối thịnh vượng chung, đã tuyên bố Vua Charles III là nguyên thủ quốc gia trong một buổi lễ được tổ chức hôm 10-9.

    Mặc dù được xem là người đứng đầu nhà nước, Vua Charles III - cũng giống như mẹ ông - giữ vai trò biểu tượng hạn chế, không thể can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ các nước.

    Trong bài phát biểu hôm 10-9 sau khi được tấn phong, Vua Charles III chia sẻ ông nhận thức sâu sắc "sự kế thừa to lớn cùng những bổn phận và trách nhiệm nặng nề" mà ông đảm trách trên cương vị mới.

    Tân vương của Anh cam kết sẽ noi theo "tấm gương truyền cảm hứng" của thân mẫu trong việc duy trì chính phủ hợp hiến, tìm kiếm hòa bình, đem lại thịnh vượng cho mọi người dân ở Vương quốc Anh cũng như Khối thịnh vượng chung và thế giới.

    Theo Người Lao Động

  • Công chúa Anne sẽ ngồi trên chiếc ôtô đi phía sau xe chở linh cữu nữ hoàng Anh trong hành trình kéo dài sáu giờ từ Balmoral đến Edinburgh.

    Công chúa Anne, con gái duy nhất của Nữ hoàng Elizabeth II, cũng sẽ đi cùng linh cữu của nữ hoàng Anh trên chuyến bay từ Edinburgh đến London. Công chúa được cho là đã túc trực bên giường của nữ hoàng khi bà qua đời vào ngày 8/9, theo Telegraph.

    Bà dự kiến cùng anh chị em đi sau Nữ hoàng Elizabeth II trong nhiều tuyến đường ở Edinburgh và London, đồng thời tổ chức lễ cầu nguyện tại Nhà thờ St. Giles và Westminster Hall.

    anh mat buon cua cong chua anna 1
    Công chúa Anne trong chiếc xe limousine ngay sau linh cữu của nữ hoàng Anh. Ảnh: Camera Press.

    Công chúa Anne đặc biệt gần gũi với mẹ mình và đã lặng lẽ dành thời gian với bà ở Scotland trong kỳ nghỉ hè cuối cùng của nữ hoàng.

    Sáng 11/9, bà và chồng là Phó đô đốc Timothy Laurence đã có mặt trong đoàn xe đi ngay phía sau xe tang chở linh cữu nữ hoàng quá cố.

    Louise Tait, Thư ký truyền thông của Nữ hoàng Elizabeth ở Scotland, cho biết bà rất vui mừng khi thấy Công chúa Anne tháp tùng nữ hoàng quá cố trong chặng đầu tiên trên hành trình cuối cùng của nữ hoàng.

    "Nhìn thấy (Nữ hoàng Elizabeth II) một mình, tôi cảm thấy rất đau lòng", bà nói với Sky News và cho biết Công chúa Anne đã dành nhiều thời gian ở Scotland.

    "Bà ấy (Công chúa Anne) là khách thường xuyên nhất đến Cung điện Holyroodhouse”, bà Tait nói.

    anh mat buon cua cong chua anna 2
    Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew, Hoàng tử Edward và các thành viên hoàng gia khác tại Lâu đài Balmoral. Ảnh: SN

    Anh em của Công chúa Anne, gồm Vua Charles III, Hoàng tử Andrew - Công tước xứ York, và Hoàng tử Edwards - Bá tước xứ Wessex, cũng sẽ tham gia các sự kiện khác nhằm tôn vinh những kỷ niệm về nữ hoàng quá cố.

    Chiếc xe tang chở linh cữu nữ hoàng đã khởi hành vào khoảng 10h ngày 11/9 (tức 16h Việt Nam). Chuyến đi tạo cơ hội cho công chúng được nói lời vĩnh biệt và tưởng nhớ tới vị quốc vương đã qua đời sau bảy thập kỷ trị vì nước Anh.

    Công chúa Anne là một trong những thành viên gia đình hoàng gia đã bước ra ngoài cổng Balmoral vào hôm 10/9 để cảm ơn công chúng vì những lời chúc của họ.

    Theo Zing

  • Phi công hãng British Airways thông báo cho hành khách trên chuyến bay tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, trong khi một số tiếp viên xúc động bật khóc.

    "Nữ hoàng Elizabeth đã qua đời hôm nay, khi gia đình ở bên cạnh bà", phi công British Airways thông báo cho hành khách trong chặng cuối chuyến bay từ Sân bay Quốc tế John F. Kennedy, New York đến Sân bay Heathrow, London hôm 8/9.

    "Tôi nghĩ ít nhất nên thông báo cho mọi người tin này trước khi máy bay hạ cánh. Nhiều người sẽ rất buồn về tin tức này", phi công nói thêm.

    thong bao tin nu hoang british airways
    Giây phút thông tin về sự ra đi của Nữ hoàng được thông báo trên máy bay. Ảnh: https://us.knews.media/

    Video do hành khách Laerke Christensen chia sẻ cho thấy giọng điệu phi công nghiêm nghị, đượm buồn, trong khi hai nữ thành viên phi hành đoàn dùng khăn chấm nước mắt. Máy quay lia xung quanh để ghi lại phản ứng của những người khác trên phi cơ.

    "Mọi người sẽ có khoảng thời gian suy ngẫm khi chúng ta còn 40 phút để hạ cánh. Lúc này chúng ta sẽ nghĩ về gia đình Nữ hoàng", phi công nói thêm. "Nếu bất kỳ ai trong số các bạn đang cực kỳ đau buồn, xin vui lòng biết rằng một số thành viên tổ bay chúng tôi cũng vậy".

    Thời khắc trước khi Nữ hoàng Anh qua đời

    Ngày 8/9 tại nước Anh, nhiều dấu hiệu chẳng lành kéo tới, và tiếp sau đó một thông báo không ai ở đất nước sương mù chờ đợi: Nữ hoàng Elizabeth II đã từ trần.

    Ngay sau buổi trưa 8/9, chủ nhiệm Văn phòng Nội các Anh Nadhim Zahawi vội vã đi vào cuộc họp của Hạ viện để chuyển cho tân Thủ tướng Liz Truss một bức thư.

    Ông đã nán lại để thì thầm với nữ thủ tướng trong khi lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer phát biểu, theo Guardian.

    Một lúc sau, bà Angela Rayner, phó lãnh đạo Công đảng Anh cũng nhận được một tờ giấy. Bà đọc hết nội dung của tờ giấy trước khi ngước mắt lên với thái độ nghi ngờ và lo lắng.

    Cuộc tranh luận về giá năng lượng vẫn tiếp tục, nhưng đột nhiên gói cứu trợ trị giá 150 tỷ bảng Anh của chính phủ không còn là câu chuyện quan trọng nhất trong ngày.

    giay phut truoc khi nu hoang anh qua doi 1
    Người dân nín lặng chờ tin trước Điện Buckingham.

    Các phóng viên có mặt đã nhanh chóng nhận ra sự bất thường này. Họ biết rằng đó phải là một vấn đề gì đó quan trọng nên diễn biến mới khác thường như vậy.

    Các suy đoán nhanh chóng chuyển sang tình trạng sức khỏe của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Vị quân vương 96 tuổi trông có vẻ không khỏe với vết thâm tím trên tay phải khi làm lễ bổ nhiệm chức thủ tướng cho bà Liz Truss tại lâu đài Balmoral hai ngày trước đó.

    Không cần phải đợi lâu, ngay sau 12h30, Điện Buckingham đưa ra một tuyên bố bất thường. "Các bác sĩ của Nữ hoàng quan ngại sức khỏe của bà và khuyến cáo rằng bà nên tiếp tục được giám sát y tế".

    Thông báo từ nơi ở chính thức của Nữ hoàng Elizabeth II cho biết thêm rằng: “Nữ hoàng vẫn cảm thấy thoải mái” nhưng không có gì chứng tỏ điều tích cực hơn về tình trạng sức khỏe của bà.

    Vài phút sau, cuộc tranh luận tại Hạ viện bị gián đoạn một thời gian ngắn khi Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle lên tiếng.

    Theo thông lệ, Hạ viện Anh thường không tranh luận hoặc thậm chí là đề cập đến nữ hoàng, nhưng tiền lệ lần này đã bị phá vỡ. Ông Hoyle gửi đến Nữ hoàng Elizabeth II "lời chúc tốt đẹp nhất của chúng tôi" trong một phát biểu ngắn trước khi yêu cầu nghị sĩ Ian Blackford tiếp tục phần trình bày.

    Những thông điệp được đưa ra sau đó đều đề cập đến tình trạng sức khỏe của Nữ hoàng Elizabeth II. Bà Truss cho biết bà “quan tâm sâu sắc”, trong khi ông Starmer bày tỏ “lo lắng chân thành” đến Nữ hoàng Elizabeth II.

    Trên Twitter, Giám mục trưởng Giáo hội Anh Justin Welby viết: "Cầu mong sự hiện diện của Chúa sẽ tiếp thêm sức mạnh và phù hộ cho Nữ hoàng, gia đình của bà và những người đang chăm sóc bà tại lâu đài Balmoral".

    Tại tòa nhà Quốc hội Anh, nhiều nguồn tin cho biết “những người có vai trò trong hiến pháp” được yêu cầu chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra.

    Một trợ lý của một trong những người trên cho biết họ đã phải trả lời một loạt "cuộc gọi khẩn cấp" vào giờ ăn trưa khi các cơ quan chính thức tiến hành công tác chuẩn bị cho “Chiến dịch Cầu London”.

    “Chiến dịch Cầu London” là kế hoạch liệt kê những sự kiện sẽ xảy ra tại Vương quốc Anh sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà. Theo đó, nước Anh sẽ bắt đầu với 10 ngày tang lễ.

    Một cựu lãnh đạo của phe đối lập cho biết cảnh báo chính thức từ cung điện và các tuyên bố sau đó phù hợp với giao thức mà ông đã từng được thông báo trước đó, theo Guardian.

    Trong lúc đó, các phóng viên hoàng gia nhận được thông báo "cây cầu không bị sập" - có nghĩa là dù tình huống nghiêm trọng xảy ra, Nữ hoàng Elizabeth II vẫn còn sống trong lâu đài tại Scotland.

    Lúc này, đài BBC đã đột ngột tạm dừng chương trình Bargain Hunt vào khoảng 12h40. Màn hình trong phút chốc chuyển sang màu đen trước khi người dẫn chương trình thời sự Joanna Gosling xuất hiện và đọc tuyên bố của Điện Buckingham.

    Đài BBC chuyển sang đưa tin chính thức, người dẫn chương trình Huw Edwards, đeo cà vạt đen, sau đó đưa tin về các sự kiện.

    Gia đình của Nữ hoàng Elizabeth II bắt đầu tập hợp tại lâu đài Balmoral.

    Thái tử Charles cùng vợ là Công nương Camilla trước đó ở tòa nhà Birkhall gần đó, trong điền trang Aberdeenshire. Theo nhiều nguồn tin, ông thường xuyên đến thăm Nữ hoàng Elizabeth II vào buổi sáng trong suốt mùa hè.

    Công chúa Anne đang ở Scotland cũng nhanh chóng đi đến lâu đài Balmoral. Chẳng bao lâu sau đó, những người con cháu của Nữ hoàng cũng lên đường hướng về lâu đài.

    Hoàng tử William cùng với Hoàng tử Andrew và những người khác đã đáp một chiếc máy bay đặc biệt từ Northolt ở phía tây bắc London đến Aberdeen, sau đó đến Balmoral trên một đoàn xe sau 17h.

    Hoàng tử Harry đã hủy bỏ việc tham dự sự kiện trao giải của một tổ chức từ thiện và đến lâu đài Balmoral. Công nương Meghan không đi cùng Hoàng tử khi đó.

    Công nương Kate - vợ Hoàng tử William cũng vẫn còn ở Windsor.

    Thời tiết dù khắc nghiệt nhưng các nhóm người bắt đầu tập trung tại Cung điện Buckingham và ở lâu đài Balmoral khi trời chập tối.

    Trong cuộc họp qua video với tân Thủ tướng Liz Truss, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông và phu nhân “hướng về Nữ hoàng Elizabeth II và gia đình của bà trong từng suy nghĩ của họ”.

    Vài giờ trước, mọi người vẫn mơ hồ không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng giờ đây, truyền thông đã tràn ngập tin tức về điều tồi tệ nhất: Nữ hoàng Anh đã băng hà.

    Người trị vì triều đại kéo dài 70 năm đã qua đời sau một trận ốm ngắn.

    Thư ký nội các Simon Case nói cho Thủ tướng Liz Truss biết tin dữ vào lúc 16h30 và phải hai giờ nữa tin tức mới được công bố khắp cả nước.

    Như thông lệ của Điện Buckingham, các phóng viên hoàng gia nhận được một cảnh báo ngay trước khi có một thông báo quan trọng. Và các phóng viên nhận được thông báo ngay trước 18h30. Tiếp theo là tuyên bố mà mọi người đã hy vọng không nghe được.

    “Nữ hoàng qua đời trong yên bình tại Balmoral vào chiều nay”, Điện Buckingham cho biết.

    Điện Buckingham cũng cho hay: "Vua và Hoàng hậu sẽ ở lại Balmoral vào tối nay và sẽ trở lại London vào ngày mai".

    Đài BBC cho lên hình lá cờ tại Điện Buckingham được treo rủ. Người dẫn chương trình Edwards sau đó đưa ra thông báo xúc động nhất trong sự nghiệp phát sóng của mình. Lúc đó, dường như ông gần rơi nước mắt.

    Ông nói: “Một vài phút trước, Điện Buckingham đã ra thông báo về sự qua đời của Nữ hoàng Elizabeth II”. Ông nhắc đi nhắc lại thông báo đó như thể nếu chỉ nghe một lần thì người ta sẽ không thể tiếp nhận nổi.

    Sau đó, bài quốc ca vang lên và tiếp sau là một vài khoảnh khắc để người xem tin tức lắng đọng.

    Khoảng 20 phút sau, Quốc vương Charles III phát biểu: “Sự hiểu biết, tôn trọng và tình cảm sâu sắc mà nhiều người dành cho Nữ hoàng sẽ giúp tôi được an ủi và có thể tiếp tục công việc của mình”.

    Bà Liz Truss sau đó cũng có bài phát biểu tại Phố Downing.

    “Sự ra đi của nữ hoàng là một cú sốc lớn đối với nước Anh và toàn thế giới. Nữ hoàng Elizabeth II là nền móng của nước Anh hiện đại. Đất nước Anh đã phát triển mạnh mẽ dưới triều đại của nữ hoàng”, bà Truss nói trước công chúng.

    Kết thúc bài phát biểu, vị tân thủ tướng cũng kêu gọi người dân ủng hộ Vua Charles III. “Chúa phù hộ quốc vương”, bà nói.

    Đám đông lên đến hàng nghìn người bắt đầu tập trung tại Điện Buckingham và lâu đài Balmoral.

    Trong khi đó, phía ngoài sân thượng của lâu đài Windsor, trong một vài khoảnh khắc, máy quay của đài BBC đã đứng yên, ghi lại hình ảnh cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời nước Anh giữa một ngày ảm đạm.

    Theo VnExpress