• Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Vương quốc Anh đang chìm trong tang tóc và dành ít nhất 10 ngày tới để triển khai các sự kiện tưởng niệm và tiễn đưa vị nguyên thủ trị vì hơn 70 năm qua.

    tang le hiem thay cua nu hoang anh
    Hình ảnh một phần tang lễ của mẹ Nữ hoàng Elizabeth II năm 2002.

    Rất ít người còn sống trên thế giới có cơ hội chứng kiến lễ tang được chuẩn bị chi tiết và bài bản như trong những ngày sắp tới, với màn bắn đại bác, rung chuông trên khắp vương quốc và hàng triệu người tập trung để tưởng niệm.

    Kế hoạch tổ chức tang lễ cho Nữ hoàng mang tên “Cầu London” đã được chuẩn bị trong nhiều năm qua, khi bà đã ở tuổi xưa nay hiếm. Dưới đây là những hoạt động trong 10 ngày tới:

    Ngày 1

    Nước Anh đang trong những ngày quốc tang chính thức cho đến khi lễ tang diễn ra.

    Từ khoảnh khắc Nữ hoàng Elizabeth băng hà tại cung điện Balmoral, Thái tử Charles chính thức trở thành vua của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đồng thời là nguyên thủ của các quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung như Úc và Canada.

    Nhà Vua mới sẽ rất bận rộn, vì phải họp với Thủ tướng Liz Truss, ra tuyên bố bằng văn bản và ghi hình bài phát biểu trên truyền hình để gửi thông điệp đến cả nước, dự kiến phát sóng trong ngày 9/9.

    Không gian sẽ được sắp xếp bên ngoài Cung điện Buckingham, trụ sở hành chính của Hoàng gia Anh, để người dân để đặt hoa và tưởng nhớ, trước khi đến khu vực dành riêng ở Công viên Xanh gần đó.

    Dự kiến sẽ có hàng ngàn người để lại lời chia buồn trước hai cung điện Buckingham và St James, cũng như ở London, và Lâu đài Windsor – nơi ở của các vị vua và nữ hoàng Anh trong hơn 1.000 năm qua.

    Chuông sẽ vang lên khắp London trong suốt 1 tiếng đồng hồ buổi chiều. Đại bác được bắn từ Lâu đài Edinburgh ở Scotland và Công viên Hyde ở London, với tần suất 10 giây một phát, mỗi phát tương đương với một tuổi của Nữ hoàng.

    Chuông Sebastopol (lấy từ Nga trong chiến tranh Crimea hồi thế kỷ 19) cũng được rung lên ở Lâu đài Windsor mỗi phút một lần, cho đến khi đủ số lần tương đương tuổi Nữ hoàng.

    Cờ trên các tòa nhà công sẽ treo rủ, còn cờ trước trụ sở Quốc hội và Chính phủ sẽ phủ đen. Một lễ tạ ơn diễn ra tại nhà thờ St. Paul, nhưng Vua Charles III dự kiến sẽ không có mặt.

    Ngày 2

    Thi thể Nữ hoàng sẽ được chuyển tới Holyrood, nơi ở của bà ở thủ phủ Edinburgh thuộc Scotland.

    Các thành viên của Hội đồng cơ mật sẽ chứng kiến Vua Charles III tuyên thệ và phát biểu. Buổi lễ được phát trên truyền hình.

    Sau khi nhà vua tuyên bố, 41 phát đại bác sẽ được bắn từ Công viên Hyde và 62 phát từ Tháp London. Hiệu trưởng Garter King of Arms sẽ giới thiệu chính thức nhà vua mới từ ban công Cung điện St. James.

    Dàn nhạc hoàng gia sẽ tấu bản quốc thiều tựa đề “God Save the King” (Chúa cứu rỗi Đức Vua).

    Từ thời điểm này, cờ trên các tòa nhà công cộng sẽ được treo bình thường.

    Ngày 3

    Một buổi lễ sẽ được tổ chức tại Nhà thờ St. Giles của Edinburgh với sự tham dự của các thành viên hoàng gia. Vua Charles dự kiến ​​sẽ gặp Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon tại trụ sở cơ quan lập pháp Scotland, còn được gọi là Holyrood, nơi ông sẽ được chào đón bằng 21 phát đại bác. Các thị trấn và thành phố trên khắp Vương quốc Anh sẽ đưa ra những tuyên bố của riêng họ, với những hoạt động, nghi lễ cụ thể tại các lâu đài, tượng đài…

    Ngày 4

    Linh cữu Nữ hoàng được xe đưa ra khỏi Nhà thờ St. Giles để chuyển lên tàu và đi chậm suốt đêm đến London.

    Nhà Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla sẽ nghe các thông điệp chia buồn từ Hội trường Westminster ở London.

    Ngày 5

    Sau khi đến London, quan tài sẽ được chuyển đến Cung điện Buckingham bằng ô tô.

    Nhà vua tiếp tục chuyến công du đất nước bằng một chuyến thăm tới Belfast, nơi ông sẽ thăm Lâu đài Hillsborough và Nhà thờ St. Anne.

    Hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu người, dự kiến ​​sẽ xếp hàng để đích thân bày tỏ lòng thành kính với Nữ hoàng Elizabeth khi thi hài của bà được đưa tới Hội trường Westminster sẽ được mời xếp hàng chờ đợi ở Vườn Tháp Victoria, một không gian xanh nhỏ bên cạnh Tòa nhà Quốc hội và dọc theo sông Thames.

    Tại đây sẽ có một buổi tổng duyệt.

    Ngày 6

    Thi thể của Nữ hoàng Elizabeth sẽ được đưa từ Cung điện Buckingham đến Cung điện Westminster trong một đoàn xe tang trang trọng, gồm xe kéo pháo. Trên quan tài có tấm đệm nhung đặt vương miện của Hoàng gia. Theo sau linh cữu là vị vua mới. Hai Hoàng tử William và Harry, cùng với những người con khác của bà và các thành viên của gia đình hoàng gia, sẽ đi bộ theo sau.

    Big Ben, chiếc chuông khổng lồ ở Tháp Elizabeth trong Tòa nhà Quốc hội (tên tháp và chuông thường bị nhầm lẫn), sẽ điểm chuông cách nhau một phút trong suốt thời gian diễn ra lễ rước cùng với tiếng đại bác ở Công viên Hyde.

    Quan tài sẽ được đưa đến Hội trường Westminster Hall. Tại đây, quan tài được bảo vệ có vũ trang trong 5 ngày tới. Đã có sự chuẩn bị cho hàng trăm nghìn người nộp đơn đến viếng.

    Các thi thể của Thái hậu, Vua George VI, cha của Nữ hoàng Elizabeth và nhà lãnh đạo thời chiến của Anh Winston Churchill đều từng xuất hiện trong hội trường này, nơi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống công chúng Anh kể từ thế kỷ 11.

    Ngày 7

    Các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu đến kính viếng tại Hội trường Westminster. Trong khi đó, tân vương gặp gỡ các thành viên gia đình hoàng gia tại Cung điện Buckingham.

    Ngày 8

    Nhà vua mới gặp thủ tướng vào buổi trưa cho buổi tiếp kiến ​​chính thức hằng tuần đầu tiên của ông. Theo một phong tục được hiến định, người đứng đầu chính phủ thông báo cho nguyên thủ quốc gia về hoạt động của Nghị viện.

    Ngày 9

    Không đến 10 ngày sau khi bà qua đời, Nữ hoàng Elizabeth sẽ được đưa tiễn chính thức tại Tu viện Westminster, với sự tham dự của các thành viên trong gia đình bà, nhân vật cấp cao của Anh và nguyên thủ quốc gia khắp thế giới.

    Trong suốt buổi sáng, Tu viện Westminster sẽ chật kín các chức sắc Anh và nước ngoài, bao gồm tất cả các cựu thủ tướng Anh.

    Những người đến viếng cuối cùng sẽ được vào Hội trường Westminster lúc 6h30 sáng. Lúc 11 giờ sáng, những người đưa linh cữu sẽ dừng lại ở Mộ chiến binh vô danh và Big Ben sẽ điểm chuông một lần để cả nước mặc niệm trong hai phút.

    Bài The Last Post, Reveille và quốc ca sẽ kết thúc lễ tang kéo dài một giờ, trước khi một lễ rước có thể dài tới 1,5 km, sau đó đưa quan tài đi qua Cung điện Buckingham đến Cổng cung Wellington và đến nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth tại Windsor.

    Tiền Phong (theo CNBC)

  • dam may giong nu hoang anh 1

    Một phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh đám mây giống Nữ hoàng Elizabeth II trôi qua một thị trấn ở Anh. Bức ảnh được chụp chỉ một giờ sau khi Nữ hoàng qua đời ngày 8/9.

    Leanne Bethell, sống ở Telford (Tây Midlands, Anh) đã chia sẻ hình ảnh này trên Facebook, nói rằng nó rất giống Nữ hoàng với chiếc mũ đặc trưng của bà.

    Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. “Bà đã cống hiến cả cuộc đời cho chúng ta. Hãy yên nghỉ, Nữ hoàng Elizabeth II”, một cư dân mạng viết.

    “Nữ hoàng luôn dõi theo chúng ta”, một người khác bình luận.

    dam may giong nu hoang anh 1
    Hình ảnh đám mây gợi nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Facebook

    dam may giong nu hoang anh 1
    Ảnh: Facebook

    dam may giong nu hoang anh 1
    Đám mây gợi nhớ hình ảnh Nữ hoàng cùng chiếc mũ quen thuộc. Ảnh: Reuters

    Trước đó, cầu vồng đôi đã xuất hiện trên Cung điện Buckingham và một cầu vồng khác tại Lâu đài Windsor sau khi quốc kỳ Anh được treo rủ để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. Nhiều người nói rằng sự xuất hiện của những chiếc cầu vồng “là lời nhắn từ Nữ hoàng, rằng bà đã thực sự ra đi”.

    Cầu vồng đôi hiện lên rõ nét giữa đám đông tập trung bên ngoài Điện Buckingham. Khi tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời được công bố, sau sự nín lặng trong khoảnh khắc, mọi người bắt đầu cất giọng bà quốc ca “God save the Queen” (tạm dịch: Chúa phù hộ Nữ hoàng), theo New York Times.

    Một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Samir Hussein được chia sẻ rộng rãi cho thấy cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời u ám bên ngoài Điện Buckingham.

    cau vong doi dien buckingham 06193991
    Đám đông bên dưới cầu vồng đôi bên ngoài Điện Buckingham ở London hôm 8/9. (Ảnh: Bloomberg)

    Peter Barnes, 31 tuổi, giám đốc chiến dịch làm việc ở trung tâm London, nói với hãng thông tấn PA: “Tại Điện Buckingham, tâm trạng rất trầm mặc”.

    "Nhiều người trong đám đông cũng chú ý chiếc cầu vồng, nhiều người ghi lại khoảnh khắc này".

    Tuy nhiên, đó không phải là nơi duy nhất trên nước Anh xuất hiện cầu vồng. Tại lâu đài Balmoral, nơi Nữ hoàng được chăm sóc trước khi băng hà, cầu vồng cũng xuất hiện kế bên lá cờ Liên minh.

    Ở Westminster, một cầu vồng đôi hiện lên phía sau Tháp Elizabeth, được đặt theo tên Nữ hoàng vào năm 2012 để đánh dấu Năm Kim cương của bà. Tòa tháp này, nơi đặt đồng hồ Big Ben, được xây dựng ngoài Tu viện Westminster bên bờ sông Thames.

    Một bó hoa đầu tiên xuất hiện tại dinh thự trung tâm London của Nữ hoàng vào khoảng 17h ngày 8/9, do một phụ nữ đặt ở đó, và đám đông bên ngoài Điện Buckingham nhanh chóng tăng lên khoảng 1.000 người.

    304993617 817856742720020 5211233646697890854 n
    Cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời lâu đài Windsor Castle. Ảnh: Chris Jackson/Getty Images

    Mọi người có thể nghe thấy tiếng một chiếc trực thăng bay phía trên vào thời điểm đáng đông nín lặng chờ đợi tin tức về tình trạng sức khỏe của Nữ hoàng.

    Đám đông ngày càng lớn hơn. Nữ hoàng có ý nghĩa rất lớn với rất nhiều người không chỉ ở đây - nước Anh - mà còn với khắp thế giới”, anh Barnes chia sẻ.

    Thế giới đã mất đi một con người luôn giữ vững sự ổn định và phẩm giá, đặt đất nước và trách nhiệm lên trên tất cả”, Barnes nói thêm.

    cau vong doi nu hoang qua doi
    Cầu vồng đôi xuất hiện bên trên Tháp Elizabeth (Big Ben) tại Westminster, London. Ảnh: Ian West/PA

    dam may giong nu hoang anh 1
    Phút tưởng niệm Nữ hoàng băng hà trước trận đấu West Ham United - FCSB trên sân vận động London ở thủ đô London tối 8-9 tại Giải Europa Conference League - Ảnh: REUTERS

    Viethome (theo Afamily)

  • Vương quốc Anh đã lên kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị cho sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Thi hài Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến ​​sẽ được an nghỉ tại Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI tại Lâu đài Windsor, phía tây London, nơi bà đã trải qua nhiều năm cuối đời.

    Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chôn cất bên cạnh vua George VI, em gái của bà - Công chúa Margaret, và người chồng quá cố của bà -  Hoàng thân Philip.

    noi chon cat nu hoang elizabeth ii 08394571
    Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI tại Lâu đài Windsor. (Ảnh: Getty)

    Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến ​​diễn ra 10 ngày sau khi bà qua đời. Các sự kiện thể thao lớn, bao gồm cả các trận đấu bóng đá và cricket, hiện có thể bị hoãn lại để bày tỏ sự tưởng nhớ Nữ hoàng. 

    Cờ rủ được treo tại điện Buckingham, tòa nhà Quốc hội và các tòa nhà trên khắp nước Anh, trong khi sổ tang sẽ được đặt tại các tòa thị chính để mọi người gửi lời tưởng nhớ Nữ hoàng.

    Trong những ngày tới, thi hài của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chuyển từ Balmoral đến nhà thờ St Giles ở Edinburgh, trước khi trở về điện Buckingham.

    Năm ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, linh cữu của nữ hoàng dự kiến ​​có hành trình dài từ điện Buckingham đến Westminster Hall và được quàn tại đây trước khi tang lễ chính thức diễn ra. 

    Linh cửu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được đặt tại Westminster Hall cho tới ngày tang lễ để công chúng đến viếng và bày tỏ lòng kính trọng. Dự kiến, địa điểm này sẽ mở cửa 23 giờ/ngày.

    Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II được tổ chức ở cấp nhà nước tại tu viện Westminster. Các thành viên của chính phủ, cựu thủ tướng và nguyên thủ quốc gia từ khắp Khối thịnh vượng chung và  thế giới sẽ tham dự tang lễ. 

    Tu viện Westminster có sức chứa 2.200 người, nhưng có thể bố trí thêm chỗ ngồi để chứa hơn 8.000 người.

    Sau tang lễ, linh cữu của Nữ hoàng Elizabeth II dự kiến ​​được rước qua trung tâm thủ đô London, trước khi tới lâu đài Windsor.

    Điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời hôm 8/9 (giờ địa phương), hưởng thọ 96 tuổi. 

    Nữ hoàng Anh đã gặp vấn đề về sức khỏe từ tháng 10/2021, buộc bà nằm một đêm trong bệnh viện. Kể từ đó, bà gặp khó khăn trong việc đi lại, nên không thường tham gia các sự kiện như trước.

    Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh từ ngày 6/2/1952, sau khi vua cha George VI qua đời cùng ngày. Lễ đăng quang được tổ chức vào ngày 2/6/1953, hơn một năm sau khi vua George VI mất.

    Trị vì trong 70 năm liên tục, Nữ hoàng Elizabeth II là người có thời gian cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. 

    VTC (theo ABC News)

  • Điện Buckingham thông báo về sự qua đời của Nữ hoàng Elizabeth II đi kèm với một bức ảnh tuyệt đẹp về Nữ hoàng đã được chụp cách đây 15 năm.

    Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 vào hôm 8/9, điện Buckingham thông báo trên Twitter và Instagram với một bức chân dung đen trắng tuyệt đẹp về người trị vì lâu nhất của nước Anh. Bức ảnh này được chụp cách đây hơn 15 năm, khi Nữ hoàng Elizabeth II kỷ niệm một cột mốc quan trọng.

    "Nữ hoàng đã qua đời một cách yên bình tại Balmoral vào chiều nay", thông báo của Điện Buckingham cho hay.

    nu hoang elizabeth ii 07423793 1662687120859 1662687122137693013545 1662687801436278348264
    Nữ hoàng Anh Elizabeth II. (Ảnh: Twitter)

    Bức chân dung được chụp tại điện Buckingham vào tháng 2/2006, nhân sinh nhật lần thứ 80 của Nữ hoàng Elizabeth II, do nhiếp ảnh gia quá cố Jane Bown - lúc đó Jane Bown đã 81 tuổi - thực hiện. Bức ảnh này đã được giới thiệu trong cuốn sách Exposures năm 2009 của Jane Bown.

    "Nữ hoàng Elizabeth II đã chọn Jane Bown để chụp một bức ảnh chân dung vào đầu năm sinh nhật thứ 80 của bà", Royal Collection Trust (RCT) - nơi lưu trữ thông tin hoàng gia Anh, cho biết về bức chân dung Nữ hoàng Elizabeth II.

    Hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II cũng được giới thiệu trong cuộc triển lãm của Royal Collection Trust: 60 bức ảnh trong 60 năm kỷ niệm Ngày Kim cương của Nữ hoàng vào năm 2012. Nữ hoàng Elizabeth II là người nắm giữ ngai vàng thứ 2 tại Anh được tổ chức lễ kỷ niệm này, sau bà cố của bà là Nữ hoàng Victoria ( 1837 - 1901) - người đã tổ chức lễ kỷ niệm Kim cương vào năm 1897.

    Ghi nhận cống hiến của nhiếp ảnh gia Jane Bown cho những bức ảnh chụp chân dung Nữ hoàng Elizabeth II, Royal Collection Trust cho biết Jane Bown là người có "kỹ thuật khiêm tốn, làm việc với tốc độ nhanh, chỉ sử dụng ánh sáng sẵn có và để làm việc với màu đen trắng".

    Jane Bown đã qua đời ở tuổi 89 vào tháng 12/2014. "Tôi đã dành cả đời để lo lắng về thời gian và ánh sáng. Nếu tôi có thời gian thì tôi sẽ làm được điều gì đó, nhưng nếu tôi có ánh sáng thì tôi sẽ làm điều đó còn tốt hơn", The Independent từng dẫn lời Jane Bown cho biết.

    Jane Bown đảm nhận công việc chụp ảnh cho tờ The Observer từ năm 1949. Jane Bown được trao bằng MBE vào năm 1985 và CBE vào năm 1995. Jane Bown cũng nhận học bổng danh dự tại Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh vào năm 2000.

    Tại lễ trao bằng CBE năm 1995, khi Nữ hoàng Elizabeth II gọi Jane Bown là một nghệ sĩ, Jane Bown đã trả lời: "Tôi không phải là một nghệ sĩ, tôi chỉ là một kẻ chơi đùa với ảnh".

    Điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời hôm 8/9 (giờ địa phương), hưởng thọ 96 tuổi.

    Nữ hoàng Anh đã gặp vấn đề về sức khỏe từ tháng 10/2021, buộc bà nằm một đêm trong bệnh viện. Kể từ đó, bà gặp khó khăn trong việc đi lại, nên không thường tham gia các sự kiện như trước.

    Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh từ ngày 6/2/1952, sau khi vua cha George VI qua đời cùng ngày. Lễ đăng quang được tổ chức vào ngày 2/6/1953, hơn một năm sau khi vua George VI mất.

    Trị vì trong 70 năm liên tục, Nữ hoàng Elizabeth II là người có thời gian cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.

    Theo VTC

  • Thời khắc Nữ hoàng Elizabeth II qua đời cũng là lúc kế hoạch mang mật danh "Chiến dịch Cầu London" được kích hoạt về những bước đi tiếp theo của nước Anh.

    "Chiến dịch Cầu London" là tên một kế hoạch được xây dựng suốt nhiều thập kỷ để chuẩn bị cho kịch bản Nữ hoàng Anh qua đời. Nó bao gồm tất cả mọi thứ, từ điều gì sẽ xảy ra với thi thể Nữ hoàng, cho đến cách thức tang lễ được tổ chức hay truyền thông sẽ phản ứng ra sao.

    Kế hoạch từng được Guardian giải thích trong một bài viết năm 2017, cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi Anh và thế giới phải đối mặt với việc mất đi một lãnh đạo được yêu mến gần như trên khắp toàn cầu.

    dam tang hoang than philip
    Hình ảnh linh cữu trong đám tang của Hoàng thân Philip. Ảnh: NYP

    'Cầu London bị sập'

    Điều đầu tiên xảy ra sau thời khắc Nữ hoàng qua đời là thư ký riêng của bà sẽ liên lạc với Thủ tướng Anh Liz Truss. Thông tin về Nữ hoàng ra đi sau đó sẽ tiếp tục được truyền đi trên các kênh liên lạc bảo mật của chính phủ Anh, với thông điệp mã hóa là "Cầu London bị sập".

    Thế giới bên ngoài biết đến thông tin theo nhiều cách khác nhau.

    Đầu tiên, thông tin sẽ được Hiệp hội Báo chí Anh phát đi tới tất cả các cơ quan truyền thông trên toàn thế giới. Điện Buckingham cũng ra thông báo về cái chết của Nữ hoàng trên mạng xã hội.

    Khi tin tức đã lan truyền rộng rãi, cáo phó chuẩn bị từ trước được các phát thanh viên trong trang phục đen công bố trên truyền hình. Các phi công cũng sẽ thông báo tin Nữ hoàng qua đời trên tất cả các máy bay đang hoạt động vào thời điểm đó.

    Một nhân viên mặc đồ đen sau đó bước ra khỏi Điện Buckingham, gắn bảng thông báo viền đen lên cổng cung điện.

    Leverton & Sons là những người đảm nhận cung cấp dịch vụ tang lễ cho hoàng gia và luôn sẵn sàng một "quan tài khẩn cấp" cho bất kỳ cuộc gọi nào từ Điện Buckingham.

    Thời điểm qua đời, Nữ hoàng đang ở lâu đài Balmoral, Scotland, nên thi thể bà sẽ được chuyển về London trên một chuyến tàu hỏa hoàng gia.

    Cả Thượng viện và Hạ viện Anh sẽ họp trong thời gian sớm nhất có thể. Cờ được treo rủ trên khắp đất nước và khối Thịnh vượng chung. Bất kỳ thành viên nào của hoàng gia đang công du hoặc không ở trong nước sẽ trở về nhà ngay lập tức. Chính vì lý do này, họ luôn được yêu cầu phải mang theo một bộ quần áo đen trong hành lý.

    Trước tang lễ

    Các Công tước xứ Norfolk đã chủ trì tang lễ hoàng gia kể từ năm 1672 và như vậy Công tước Norfolk thứ XVII, Bá tước Marshal, sẽ là người chủ trì tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II. Họ sẽ có văn phòng thường trực tại Cung điện St. James để chỉ đạo các công việc liên quan tới tang lễ cho tới ngày cuối cùng.

    Trong thời gian 10 ngày cả nước để quốc tang, quan tài của Nữ hoàng sẽ được quàn tại Tu viện Westminster. Công chúng có thể tới viếng và bày tỏ lòng thành kính 23 giờ mỗi ngày. Sau đó, tang lễ cấp quốc gia được tiến hành, do Tổng giám mục Canterbury phụ trách.

    Trong và sau tang lễ

    Vào ngày thứ 9 sau khi Nữ hoàng qua đời, lễ tang sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster.

    Lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia từ Khối thịnh vượng chung và các nước khác sẽ tham dự. Nhiều khả năng người dân sẽ xếp hàng dọc theo tuyến đường dẫn tới nhà tang lễ để vĩnh biệt Nữ hoàng lần cuối.

    Ngày tang lễ của Nữ hoàng có thể sẽ trở thành ngày lễ quốc gia và Sở giao dịch chứng khoán London cũng như hầu hết các ngân hàng Anh sẽ đóng cửa.

    Vào buổi sáng ngày diễn ra lễ tang, chiếc búa gõ chuông tại tháp đồng hồ Big Ben sẽ được bọc bằng da để không phát ra âm thanh và sẽ có 41 phát đại bác tiễn biệt Nữ hoàng được bắn từ Công viên Hyde.

    Khi buổi lễ bắt đầu, các tuyến tàu điện ngầm khắp London sẽ dừng thông báo, xe buýt cũng sẽ tấp vào lề đường.

    Cuối cùng, Nữ hoàng sẽ được an táng trong lăng mộ tại Nhà nguyện St George trong khuôn viên Lâu đài Windsor, bên cạnh 10 quân vương trước đây của Anh. Di hài chồng bà, Hoàng thân Philip, người qua đời hồi tháng 4 năm ngoái, sẽ được chuyển từ nơi an nghỉ ban đầu tại Nhà nguyện St George tới đặt cạnh Nữ hoàng.

    Một ngày sau khi Nữ hoàng qua đời, Hội đồng Đăng cơ sẽ họp tại Cung điện St James và Thái tử Charles sẽ được tấn phong Quốc vương. Tối cùng ngày, quốc hội Anh sẽ họp để tuyên thệ trung thành với nhà vua mới.

    Nữ công tước xứ Cornwall, phu nhân Thái tử Charles, sẽ chính thức trở thành Vương hậu. Hoàng tử William, với tư cách người thừa kế ngai vàng, sẽ được nhận tước hiệu mới là Thái tử xứ Wales.

    VnExpress (New Zealand Herald)

  • Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ở tuổi 96, gia đình hoàng gia triển khai một chiến dịch đặc biệt đã bắt đầu được lên kế hoạch từ những năm 1960.

    Chiến dịch mang tên "Operation London Bridge" (Chiến dịch Cầu London), lần đầu tiên được tiết lộ trong một phóng sự của Guardian năm 2017. Chiến dịch liệt kê những sự kiện sẽ diễn ra ở Vương quốc Anh sau sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

    Theo New York Times, chiến dịch đã được lên kế hoạch từ lâu và được xây dựng tỉ mỉ với sự phối hợp của cung điện, chính phủ, các phương tiện truyền thông báo chí, chính quyền địa phương và chính nữ hoàng.

    chien dich london bridge dam tang nu hoang anh
    Mã hiệu "Operation London Bridge" cho sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth bắt nguồn từ sự kiện vua George VI băng hà vào năm 1952. Ảnh: Vanity Fair.

    Chiến dịch London Bridge có từ khi nào?

    Việc đặt mã hiệu cho sự ra đi của hoàng gia bắt nguồn từ sự kiện vua George VI, cha của Nữ hoàng Elizabeth II, băng hà vào năm 1952. Vào thời điểm đó, mã hiệu của ông là "Hyde Park Corner" nhằm cảnh báo các quan chức chính phủ quan trọng về cái chết của ông.

    Kể từ đó, các mã hiệu khác cũng đã được đặt cho các thành viên nổi bật của gia đình hoàng gia, bao gồm "Operation Tay Bridge" cho Hoàng thái hậu và "Operation Forth Bridge" cho Hoàng thân Philip. Mã hiệu của Nữ hoàng Elizabeth là "Operation London Bridge", trong khi con trai của bà là Thái tử Charles được cho là "Operation Menai Bridge".

     

    Sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth, chiến dịch vạch rõ thư ký riêng của bà, Ngài Edward Young, sẽ là quan chức đầu tiên thông báo tin tức (ngoài người thân và đội ngũ y tế của bà), theo Guardian.

    Sau đó, Young sẽ liên lạc với thủ tướng đương nhiệm - hiện là Elizabeth Truss - và đưa ra mật mã "Cầu London bị sập" để báo hiệu sự ra đi của Nữ hoàng.

    Từ Trung tâm Phản ứng Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Anh, tin tức về sự ra đi của Nữ hoàng sẽ được truyền tới "15 chính phủ bên ngoài Vương quốc Anh, nơi nữ hoàng cũng là người đứng đầu nhà nước, và 36 quốc gia khác của Khối thịnh vượng chung", theo Guardian. Các lãnh đạo thế giới, đại sứ, tổng thống và nhiều nguyên thủ quốc gia khác cũng sẽ được thông báo.

    Những nội dung tiếp theo

    Sau bài phát biểu của Thái tử Charles, sẽ có 10 ngày để tang cho tới khi diễn ra tang lễ chính thức của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Theo Politico, tang lễ cấp nhà nước sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster, sau đó sẽ là nghi lễ cam kết tại Nhà nguyện Thánh George tại lâu đài Windsor. Nữ hoàng sau đó sẽ được chôn cất tại Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI của Lâu đài Windsor.

    Theo Guardian, các tài liệu cũng cho thấy quan tài của nữ hoàng sẽ được đưa đi trong một cuộc diễu binh từ Điện Buckingham đến Điện Westminster. Quan tài sẽ được đặt trong nhà táng được mở cửa cho công chúng 23 giờ/ngày trong ba ngày. Tang lễ cấp nhà nước sẽ được tổ chức 10 ngày sau khi nữ hoàng băng hà và được công bố là "ngày quốc tang".

    Một trong những hoạt động ứng phó nổi bật của chiến dịch là chiến lược truyền thông xã hội, bao gồm việc chuyển website hoàng gia sang màu đen cùng thông báo ngắn về sự ra đi của nữ hoàng.

    Website của các cơ quan chính phủ Anh cũng chuyển màu nền và có banner màu đen. Những nội dung không thiết yếu sẽ không được đăng trong giai đoạn này. Tính năng chia sẻ lại thông tin cũng sẽ được tắt, trừ khi được trưởng bộ phận truyền thông hoàng gia chấp thuận.

    Các tài liệu cũng đề cập những vấn đề mà Bộ Ngoại giao Anh sẽ phải đối mặt, như thách thức về cách sắp xếp việc nhập cảnh cho một lượng lớn khách du lịch, của Bộ Nội vụ về cách đối phó với các tình huống khủng bố tiềm ẩn và của Bộ Giao thông Vận tải về tình trạng quá tải ở thủ đô.

    Trong nội bộ Vương quốc Anh, ngày nữ hoàng băng hà sẽ được gọi là “D-day". Những ngày tiếp theo cho đến ngày diễn ra tang lễ được gọi là “D+1”, “D+2”,... Quốc hội Vương quốc Anh và các cơ quan lập pháp ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland sẽ được hoãn lại và quốc hội sẽ được triệu tập nếu không họp.

    Bộ Quốc phòng sẽ chuẩn bị cho các nghi thức chào súng ở tất cả đài chào và thông báo về hai phút mặc niệm trên toàn quốc.

    Cờ trên khắp cả nước sẽ được hạ xuống còn một nửa cột cho đến sáng hôm sau lễ tang của nữ hoàng. Vào ngày Thái tử Charles được tuyên bố công khai làm vua, các lá cờ sẽ được kéo lên cho đến chiều hôm sau và sau đó kéo xuống nửa trượng.

    Theo Zing

  • buckingham palace queen elizabeth one pound 1

    Nữ hoàng Elizabeth II băng hà vào ngày 8/9, ở tuổi 96, tại lâu đài Balmoral, để lại khối tài sản cá nhân trị giá hơn 500 triệu USD. Điều gì sẽ xảy ra với khối tài sản này?

    Những gì sẽ xảy ra với khối tài sản của Nữ hoàng Elizabeth II hiện rất phức tạp. Phần lớn những gì thuộc sở hữu của bà trên thực tế thuộc về Công ty Hoàng gia - đế chế trị giá 28 tỷ USD mà các thành viên hoàng gia Anh như Vua George VI và Hoàng thân Philip từng gọi là “doanh nghiệp gia đình”.

    Dưới đây là những gì có thể xảy ra với tài sản của Nữ hoàng sau khi bà qua đời.

    Nữ hoàng Elizabeth II gây dựng số tài sản này như thế nào?

    Nữ hoàng nhận được khoản thu nhập thông qua quỹ đóng thuế được gọi là trợ cấp hoàng gia (Sovereign Grant), chi trả hàng năm cho hoàng gia Anh.

    Nó bắt nguồn từ một thỏa thuận của Vua George III về việc từ bỏ thu nhập từ Nghị viện để nhận một khoản thanh toán cố định hàng năm cho bản thân và các thế hệ tương lai của gia đình hoàng gia.

    Khoản trợ cấp này được ấn định ở mức hơn 86 triệu bảng Anh vào năm 2021 và 2022. Các khoản tiền này được phân bổ cho việc đi lại, bảo trì tài sản và chi phí vận hành Điện Buckingham.

    Song nữ hoàng không chỉ nhận lương hàng năm.

    Người kế thừa tài sản là ai?

    Theo Business Insider, Nữ hoàng đã tích lũy được khối tài sản cá nhận trị giá hơn 500 triệu USD, phần lớn nhờ các khoản đầu tư, sưu tầm nghệ thuật, đồ trang sức và bất động sản, trong đó có dinh thự Sandringham và Lâu đài Balmoral.

    Giờ đây, khi bà qua đời, phần lớn tài sản cá nhân của bà sẽ được truyền lại cho Thái tử Charles khi ông lên ngôi.

    Nữ hoàng cũng được thừa kế gần 70 triệu USD từ Hoàng thái hậu Elizabeth khi bà qua đời vào năm 2002, bao gồm các khoản đầu tư vào tranh, bộ sưu tập tem, đồ sành sứ, đồ trang sức, ngựa và thậm chí là bộ sưu tập trứng Faberge giá trị.

    Những bức tranh trong bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm của Monet, Nash và Carl Fabergé.

    Có một điều khoản pháp lý đặc biệt được áp dụng nhằm miễn trừ khoản thuế kế thừa đối với tài sản mà Nữ hoàng Elizabeth II được kế thừa.

    Điều khoản này cũng sẽ được áp dụng cho Thái tử Charles. Việc chuyển giao tài sản này sẽ được miễn khoản thuế thừa kế 40%, theo thỏa thuận với cựu Thủ tướng John Major vào năm 1993 để tránh hao mòn tài sản của gia đình hoàng gia.

    Tuy nhiên, Thái tử Charles sẽ không trực tiếp thừa kế đế chế trị giá 28 tỷ USD, bao gồm điền trang Scotland, Crown Estate, Duchy of Lancaster, Duchy of Cornwall, Buckingham và Kensington Palaces. Ông sẽ chỉ nhận được những tài sản cá nhân được Nữ hoàng Elizabeth II chỉ định cụ thể.

    Đế chế 28 tỷ USD

    Công ty Hoàng gia, còn được gọi là Monarchy PLC, là một nhóm các thành viên cấp cao và gương mặt đại diện của Hoàng tộc Windsor - gia đình hoàng gia trị vì do Nữ hoàng đứng đầu.

    Họ cùng vận hành đế chế kinh doanh toàn cầu bơm hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm vào nền kinh tế Vương quốc Anh, thông qua các sự kiện truyền hình và du lịch.

    Nữ hoàng và 7 thành viên hoàng gia khác bao gồm Thái tử Charles và phu nhân Camilla (nữ công tước xứ Cornwall), Hoàng tử William và vợ Kate (nữ công tước xứ Cambridge), Công chúa Anne (con gái của nữ hoàng), Hoàng tử Edward và vợ Sophie (nữ bá tước xứ Wessex), là thành viên của công ty.

    Theo Forbes, công ty này nắm giữ gần 28 tỷ USD bất động sản tính đến năm 2021, bao gồm Crown Estate (tập hợp các vùng đất và tài sản ở Vương quốc Anh thuộc về Nữ hoàng) trị giá 19,5 tỷ USD, Điện Buckingham 4,9 tỷ USD, Công quốc Cornwall 1,3 tỷ USD, Công quốc Lancaster 748 triệu USD, Điện Kensington 630 triệu USD và Crown Estate of Scotland 592 triệu USD.

    Gia đình hoàng gia không thu được lợi nhuận cá nhân từ việc kinh doanh. Mục đích của công ty này là thúc đẩy nền kinh tế thông qua hiệu ứng truyền thông khi một sản phẩm được dán nhãn “royal warrants” - loại “tem” chứng nhận các sản phẩm được cung cấp cho hoàng gia, từ đó đem lại sự giàu có cho Hoàng tộc Windsor.

    Theo Zing

  • Trước khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà hôm 8/9, Hoàng tử Harry đã không đến kịp lâu đài Balmoral để gặp bà mình lần cuối.

    Theo New York Post, Hoàng tử Harry lúc này đã đến lâu đài Balmoral, Scotland. Vợ của hoàng tử - Công nương Meghan Markle - được cho là không có mặt bên cạnh chồng.

    Hoàng tử đã không đến kịp lâu đài Balmoral để gặp mặt Nữ hoàng lần cuối. Một quan chức tại lâu đài Balmoral cho biết Thái tử Charles khi ấy (nay là Quốc vương) đã ở bên cạnh mẹ mình tại lâu đài.

    Các thành viên khác trong gia đình hoàng gia cũng đã đến lâu đài Balmoral, bao gồm cả Hoàng tử William - người hiện xếp thứ nhất trong danh sách kế vị.

    hoang tu Harry khong den kip
    Hoàng tử Harry đến lâu đài Balmoral sau khi Nữ hoàng Elizabeth II băng hà. Ảnh: TheImageDirect.

    Hoàng tử Harry và Công nương Meghan Markle sống ở California, Mỹ, nhưng gần đây đã đến Anh và Đức để tham dự một số sự kiện.

    Theo tổ chức từ thiện WellChild (Anh), họ đã chuẩn bị để tham dự một lễ trao giải của tổ chức này diễn ra vào ngày 8/9.

    Đại diện của Công nương Meghan Markle trước đó cho biết cô sẽ đến Scotland cùng chồng để gặp Nữ hoàng, nhưng sau đó cho biết kế hoạch đã không thể thực hiện vì tình hình "thay đổi".

    Những người trong cuộc nhấn mạnh rằng khi quyết định không đến lâu đài Balmoral sau khi Nữ hoàng băng hà, Công nương Meghan Markle không có ý định xấu.

    Khi nghe tin Nữ hoàng băng hà, Hoàng tử Harry và vợ đang ở nhà cũ của họ tại Frogmore Cottage, Windsor, Anh. Nhiều thành viên trong gia đình hoàng gia cũng không đến kịp trước lúc nữ hoàng băng hà.

    Theo những hình ảnh ghi lại, Hoàng tử William đã lái chiếc Range Rover đến Balmoral để đến gặp nữ hoàng vào chiều 8/9, cùng với Hoàng tử Andrew. Có vẻ như họ cũng không đến đủ sớm để gửi lời chào cuối cùng đến nữ hoàng.

    Hoàng tử Harry kết hôn với Meghan Markle, một nữ diễn viên người Mỹ, vào năm 2018. Vợ chồng hoàng tử có hai con, trong đó có một cô con gái được đặt tên theo tên của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Hồi đầu năm 2020, vợ chồng Hoàng tử Harry công bố ý định rút khỏi tư cách thành viên cấp cao của gia đình hoàng gia. Các nhiệm vụ hoàng gia của họ sau đó đã bị tước bỏ.

    Zing (theo NYP)

  • Khoảnh khắc đầy trang trọng của Nữ hoàng Elizabeth II cho thấy bà phụng sự đất nước cho đến giây phút cuối đời.

    Nữ hoàng Elizabeth II “qua đời trong yên bình” ở tuổi 96 tại Scotland, chỉ 48 tiếng sau khi công khai bổ nhiệm bà Liz Truss làm tân Thủ tướng Anh.

    Bà đã triệu tập chính trị gia bảo thủ đến Lâu đài Balmoral hôm 6/9 để tham gia nghi lễ tuyên thệ cổ xưa được gọi là “hôn tay”, theo NY Post.

    Nữ hoàng đã bổ nhiệm 13 thủ tướng Anh trong suốt 70 năm trị vì và thường tiến hành các nghi lễ lịch sử tại Cung điện Buckingham ở London. Tuy nhiên, do “vấn đề di chuyển”, nữ hoàng không thể đi từ Scotland về thủ đô của Anh, thay vào đó bà Liz Truss tới diện kiến người trị vì đất nước.

    buc anh cuoi cung chup nu hoang anh 1
    Tân Thủ tướng Anh Liz Truss diện kiến Nữ hoàng Elizabeth II tại Balmoral (Scotland) ngày 6/9. Ảnh: Jane Barlow/AP.

    Những bức ảnh trong cuộc gặp gỡ của hai người là khoảnh khắc cuối cùng chụp Nữ hoàng Anh, cho thấy bà kiên định thực hiện nhiệm vụ hoàng gia của mình dù dáng vẻ yếu ớt và đau đớn.

    Nữ hoàng Elizabeth II, chỉ 2 ngày trước khi băng hà, nở nụ cười trong lúc thực hiện nhiệm vụ hoàng gia cuối cùng. Bà chống gậy và nắm chặt chiếc túi xách màu đen quen thuộc. Đáng chú ý, tay phải của nữ hoàng xuất hiện vết bầm lớn, khiến những người dõi theo gia đình hoàng gia Anh lo lắng.

    Trên Twitter, một chuyên gia chia sẻ hình ảnh từ buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của cựu Thủ tướng Boris Johnson vào năm 2019 để cho thấy dáng vẻ của Nữ hoàng Elizabeth II đã thay đổi như thế nào trong 3 năm.

    Sức khỏe của nữ hoàng Anh được truyền thông đưa tin liên tục kể từ tháng 10/2021 khi bà được phát hiện sử dụng gậy chống lần đầu tiên kể từ năm 2004. Một người trong cuộc cho biết vào thời điểm đó, sự trợ giúp là để giúp bà “thoải mái”.

    Nữ hoàng phải nhập viện vào cuối tháng đó và hủy chuyến đi đến Ireland trước khi quay trở lại các nhiệm vụ hoàng gia.

    buc anh cuoi cung chup nu hoang anh 1
    Nữ hoàng Elizabeth II đợi trong phòng khách của Lâu đài Balmoral trước khi tiếp lãnh đạo đảng Bảo thủ mới đắc cử Liz Truss ngày 6/9. Ảnh: WPA Pool/Getty.

    Tháng 5, Cung điện Buckingham tuyên bố Nữ hoàng Elizabeth II sẽ “miễn cưỡng” bỏ lỡ sự kiện của hoàng gia do “vấn đề di chuyển”. Quyết định được đưa ra với sự tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ.

    Trong khi đó, vào tháng 6, nữ hoàng bỏ lỡ lễ hội đua ngựa Royal Ascot lần đầu tiên kể từ khi đăng quang cách đây 7 thập kỷ. Bà cũng rút lui khỏi các sự kiện của Đại lễ Bạch kim vì cảm giác “không thoải mái”.

    Người trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh băng hà tối 8/9 (giờ địa phương), chỉ vài tiếng sau khi Cung điện Buckingham thông báo các bác sĩ “đang chăm sóc sức khỏe của nữ hoàng”.

    Người thừa kế của nữ hoàng là con trai lớn Charles, hiện đã trở thành Vua Charles III, đưa ra tuyên bố sau sự ra đi của người mẹ đáng kính.

    “Chúng tôi thương tiếc trước sự ra đi của nữ hoàng đáng kính và người mẹ được nhiều người yêu mến. Tôi biết sự mất mát này sẽ được cảm nhận sâu sắc trên khắp Vương quốc và Khối thịnh vượng chung cũng như người dân trên toàn thế giới”, ông nói.

    Theo Zing

  • Sau hơn 70 năm trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II ra đi “thanh thản” tại lâu đài Balmoral trong vòng tay của gia đình vào ngày 8-9, hưởng thọ 96 tuổi.

    Theo Daily Mail, hôm nay là một quốc gia khóc thương cho sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II. Hàng ngàn người đã tập trung bên ngoài Điện Buckingham và những tòa nhà hoàng gia khác vào tối 8-9 (giờ địa phương).

    Hoa được người dân đặt bên ngoài Lâu đài Windsor - nơi Nữ hoàng Elizabeth II đã dành phần lớn thời gian của mình sau khi người chồng yêu quý - Hoàng thân Philip - qua đời vào tháng 4 năm ngoái.

    quoc tang nu hoang anh 1
    Nhiều người không kìm được nước mắt. Ảnh: Reuters

    Những người mến mộ Hoàng gia Anh cũng đã đặt hoa bên ngoài các tòa Đại sứ quán Anh trên thế giới, bao gồm ở Washington (Mỹ), Berlin (Đức) và Oslo (Na Uy)...

    Ngay cả những người giúp việc cho Hoàng gia Anh cũng không kìm được nước mắt. "Nữ hoàng là người không thể thay thế. Tôi không thể tin rằng chúng ta sẽ không còn thấy nụ cười đó nữa" – một người nghẹn ngào chia sẻ.

    quoc tang nu hoang anh 1
    Hàng ngàn người dân Anh đã tập trung bên ngoài Điện Buckingham và những tòa nhà hoàng gia khác vào tối 8-9. Ảnh: Shutterstock

    Nước Anh và Khối thịnh vượng chung sẽ để quốc tang trong 10 ngày để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. Quan tài của bà sẽ được chuyển đến thủ đô London trên chuyến tàu hoàng gia đi qua Edinburgh, trước khi được đặt bên trong Hội trường Westminster trong 4 ngày để người dân đến viếng.

    Tang lễ dự kiến diễn ra tại Tu viện Westminster ở London vào ngày 19-9, với sự tham dự của các thành viên Hoàng gia Anh, cũng như 2.000 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng và tổng thống, hoàng gia châu Âu và các nhân vật có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.

    quoc tang nu hoang anh 10
    Hoa được đặt bên ngoài Đại sứ quán Anh ở Oslo. Ảnh: EPA

    Thái tử Charles, người trở thành Vua Charles III của Vương quốc Anh, ngày 8-9 chia sẻ: "Sự ra đi của Nữ hoàng, người mẹ kính yêu của tôi, là khoảnh khắc đau buồn lớn nhất đối với tôi và tất cả thành viên trong gia đình"

    "Chúng tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của một quân vương đáng kính và một người mẹ được nhiều người yêu mến. Tôi biết sự mất mát này sẽ được cảm nhận sâu sắc trên khắp cả nước, Khối thịnh vượng chung và vô số người trên khắp thế giới" - ông nói tiếp.

    Một số hình ảnh khác liên quan đến sự kiện Nữ hoàng Elizabeth II băng hà:

    quoc tang nu hoang anh 1
    Ảnh chụp tại Đại sứ quán Anh ở Berlin. Ảnh: EPA

    quoc tang nu hoang anh 1
    Người dân đặt hoa tại Đại sứ quán Anh ở Washington. Ảnh: AP

    quoc tang nu hoang anh 1
    Cầu vồng xuất hiện phía trên Đài tưởng niệm Nữ hoàng Victoria trong lúc người tập trung trước Điện Buckingham ở London - Anh, không lâu trước khi cái chết của Nữ hoàng được thông báo. Ảnh: EPA

    quoc tang nu hoang anh 1
    Thông báo chính thức về cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II ở Điện Buckingham. Ảnh: AP

    quoc tang nu hoang anh 1
    Các thành viên Hoàng gia Anh, gồm Hoàng tử William, Hoàng tử Edward, Nữ bá tước xứ Wessex Sophie và Thái tử Charles tức tốc đến lâu đài Balmoral khi được báo tin sức khỏe Nữ hoàng Elizabeth xấu đi. Ảnh: Pixel8000

    Theo Người Lao Động

  • Cầu vồng đôi xuất hiện trước đám đông tập trung bên ngoài Điện Buckingham ở London khi sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II được công bố hôm 8/9.

    Cầu vồng đôi hiện lên rõ nét giữa đám đông tập trung bên ngoài Điện Buckingham. Khi tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời được công bố, sau sự nín lặng trong khoảnh khắc, mọi người bắt đầu cất giọng bà quốc ca “God save the Queen” (tạm dịch: Chúa phù hộ Nữ hoàng), theo New York Times.

    Một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Samir Hussein được chia sẻ rộng rãi cho thấy cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời u ám bên ngoài Điện Buckingham.

    cau vong doi dien buckingham 06193991
    Đám đông bên dưới cầu vồng đôi bên ngoài Điện Buckingham ở London hôm 8/9. (Ảnh: Bloomberg)

    Peter Barnes, 31 tuổi, giám đốc chiến dịch làm việc ở trung tâm London, nói với hãng thông tấn PA: “Tại Điện Buckingham, tâm trạng rất trầm mặc”.

    "Nhiều người trong đám đông cũng chú ý chiếc cầu vồng, nhiều người ghi lại khoảnh khắc này".

    Tuy nhiên, đó không phải là nơi duy nhất trên nước Anh xuất hiện cầu vồng. Tại lâu đài Balmoral, nơi Nữ hoàng được chăm sóc trước khi băng hà, cầu vồng cũng xuất hiện kế bên lá cờ Liên minh.

    Ở Westminster, một cầu vồng đôi hiện lên phía sau Tháp Elizabeth, được đặt theo tên Nữ hoàng vào năm 2012 để đánh dấu Năm Kim cương của bà. Tòa tháp này, nơi đặt đồng hồ Big Ben, được xây dựng ngoài Tu viện Westminster bên bờ sông Thames.

    Một bó hoa đầu tiên xuất hiện tại dinh thự trung tâm London của Nữ hoàng vào khoảng 17h ngày 8/9, do một phụ nữ đặt ở đó, và đám đông bên ngoài Điện Buckingham nhanh chóng tăng lên khoảng 1.000 người.

    304993617 817856742720020 5211233646697890854 n
    Cầu vồng đôi xuất hiện trên bầu trời lâu đài Windsor Castle. Ảnh: Chris Jackson/Getty Images

    Mọi người có thể nghe thấy tiếng một chiếc trực thăng bay phía trên vào thời điểm đáng đông nín lặng chờ đợi tin tức về tình trạng sức khỏe của Nữ hoàng.

    Đám đông ngày càng lớn hơn. Nữ hoàng có ý nghĩa rất lớn với rất nhiều người không chỉ ở đây - nước Anh - mà còn với khắp thế giới”, anh Barnes chia sẻ.

    Thế giới đã mất đi một con người luôn giữ vững sự ổn định và phẩm giá, đặt đất nước và trách nhiệm lên trên tất cả”, Barnes nói thêm.

    cau vong doi nu hoang qua doi
    Cầu vồng đôi xuất hiện bên trên Tháp Elizabeth (Big Ben) tại Westminster, London. Ảnh: Ian West/PA

    Truyền thông Anh ngày 8/9 (giờ London) đồng loạt đưa tin Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã băng hà, hưởng thọ 96 tuổi.

    Sau khi nữ hoàng băng hà, Thái tử Charles, cựu Thân vương xứ Wales, trở thành nhà vua của Vương quốc Anh và 14 vùng lãnh thổ trong khối Thịnh vượng chung.

    Trong tuyên bố mới nhất trên vai trò tân vương Anh do Điện Buckingham đăng tải, Vua Charles cho biết: “Sự ra đi của thân mẫu kính yêu của tôi, nữ hoàng điện hạ, là khoảnh khắc đau buồn nhất đối với tôi và toàn bộ thành viên gia đình”.

    Chúng tôi tiếc thương sâu sắc sự ra đi của một vị quân vương kính mến và một người mẹ được yêu quý. Tôi biết rằng nỗi mất mát này sẽ lan tỏa khắp nước, khắp các vùng lãnh thổ và khối Thịnh vượng Chung, cũng như trong vô số người dân khắp thế giới”, tân vương nước Anh bày tỏ.

    Zing News/Bloomberg

  • Lãnh đạo các nước trên thế giới gửi lời chia buồn sau khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời hôm 8/9 (giờ địa phương), hưởng thọ 96 tuổi.

    Tổng thống Biden ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng. Ông và đệ nhất phu nhân Jill Biden đã đến thăm Đại sứ quán Anh ở Washington DC để bày tỏ lòng kính trọng đối với Nữ hoàng Elizabeth II. 

    "Chúng tôi thương tiếc cho tất cả các bạn. Bà ấy là một phụ nữ tuyệt vời. Chúng tôi rất vui mừng được gặp bà ấy", Tổng thống Joe Biden nói với nhân viên Đại sứ quán Anh sau khi ông và đệ nhất phu nhân ký sổ chia buồn với Nữ hoàng. 

    nu hoang anh bang ha 1
    Nước Anh và các quốc gia khác mà Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia sẽ công bố quốc tang trong vòng 10 ngày. Thông tin chi tiết về lễ tang cấp quốc gia của Nữ hoàng sẽ được công bố chi tiết sau khi Nhà vua chính thức phê duyệt.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gửi lời chia buồn tới Quốc vương Anh Charles III sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Tổng thống Putin mong tân quốc vương Anh "can đảm và kiên cường" sau khi Nữ hoàng qua đời, theo AFP.

    "Những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử gần đây của Vương quốc Anh gắn bó chặt chẽ với tên của Nữ hoàng. Trong nhiều thập kỷ, Nữ hoàng Elizabeth II đã nhận được sự yêu mến và tôn trọng của người dân, cũng như uy tín trên trường quốc tế", ông Putin cho biết, theo tuyên bố của điện Kremlin.

    Trong tuyên bố trên Twitter, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cho biết ánh sáng trên Tháp Eiffel sẽ được tắt vào đêm 8/9 (giờ địa phương) để để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II.

    Phủ Tổng thống Pháp đã bày tỏ lòng thương tiếc về cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II, cảm ơn bà về vai trò của bà trong lịch sử hiện đại và mối quan hệ Pháp - Anh. 

    “Bà ấy có một địa vị đặc biệt ở Pháp và một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Pháp”, tuyên bố điện Élysée cho biết.

    nu hoang anh bang ha 1
    Đám đông tập trung ở Đài tưởng niệm Nữ hoàng Victoria, đối diện Cung điện Buckingham, để tưởng nhớ Nữ hoàng Elizabeth II. (Ảnh: NYT)

    Tại Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro tuyên bố tổ chức quốc tang 3 ngày dành cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Tổng thống Bolsonaro cho biết động thái này là "để chia buồn về sự ra đi của Nữ hoàng”. Chia sẻ trên Twitter, ông Bolsonaro nhận định Nữ hoàng Elizabeth II là "một nữ hoàng không chỉ đối với người Anh, mà với tất cả”.

    Bà ấy là một người phụ nữ phi thường. Tấm gương lãnh đạo, sự khiêm nhường và tình yêu đất nước của bà sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng ta và thế giới mãi mãi”, Tổng thống Bolsonaro chia sẻ thêm, AFP đưa tin.

    Trong khi đó, Thủ tướng Australia Anthony Albanese bày tỏ sự cảm thông và lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II. Ông Albanese ca ngợi một "cuộc sống lâu dài cống hiến cho nghĩa vụ, gia đình của Nữ hoàng".

    Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tôi gửi lời chia buồn chân thành tới hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cũng như các quốc gia Khối thịnh vượng chung".

    Ông António Guterres nói rằng "Nữ hoàng Elizabeth II là một người bạn tốt của Liên hợp quốc", đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ hoàng vì sự cống hiến bền bỉ, suốt đời của bà để phục vụ người dân Anh. "Thế giới sẽ ghi nhớ mãi mãi về sự tận tâm và khả năng lãnh đạo của bà", ông Guterres nói.

    nu hoang anh bang ha 1
    Tân Thủ tướng Liz Truss có bài phát biểu bên ngoài số 10 phố Downing. Khẳng định Nữ hoàng Elizabeth II là nền móng của nước Anh hiện đại, bà Truss nói rằng sự ra đi của nữ hoàng là một cú sốc lớn đối với nước Anh và toàn thế giới. (Ảnh: Getty Images)

    Trên Twitter, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ lời chia buồn tới toàn thể Vương quốc Anh. "Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết tin về cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II. Thay mặt cho người dân Ukraine, chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành tới hoàng gia, toàn thể Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung trước mất mát không thể bù đắp này", ông Zelensky cho biết.

    Giáo hoàng Francis bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, và gửi lời chúc phúc đến Vua Charles III.

    Nữ hoàng Anh đã gặp vấn đề về sức khỏe từ tháng 10/2021, buộc bà nằm một đêm trong bệnh viện. Kể từ đó, bà gặp khó khăn trong việc đi lại, nên không thường tham gia các sự kiện như trước.

    nu hoang anh bang ha 1
    Thông tin nữ hoàng qua đời được treo ở cổng Cung điện Buckingham. (Ảnh: NYT)

    nu hoang anh bang ha 1
    Nhà Trắng treo cờ rủ bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của nữ hoàng. (Ảnh: NYT)

    nu hoang anh bang ha 1
    Tòa thị chính Tel Aviv ở Thổ Nhĩ Kỳ để cờ Liên hiệp Anh vào tối 8/9. (Ảnh: AP)

    nu hoang anh bang ha 1
    Đám đông đổ về cung điện Buckingham. (Ảnh: AP)

    nu hoang anh bang ha 1
    Sự qua đời của Nữ hoàng đánh dấu sự ra đi của vị nữ vương được tôn kính bậc nhất thế giới. (Ảnh: NYT)

    Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh từ ngày 6/2/1952, sau khi vua cha George VI qua đời cùng ngày. Lễ đăng quang được tổ chức vào tháng 6/1953, hơn một năm sau khi vua George VI mất.

    Trị vì trong 70 năm liên tục, Nữ hoàng Elizabeth II là người có thời gian cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. 

    Theo VTC

  • Thái tử Charles đã chính thức trở thành Quốc vương của Vương quốc Anh vào ngày buồn nhất trong cuộc đời ông, khi Nữ hoàng Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ở tuổi 96.

    Điện Clarence House ngày 8-9 xác nhận Thái tử Charles, 73 tuổi và là trưởng nam của Nữ hoàng Elizabeth II - trở thành vua mới của Vương quốc Anh, gọi là Vua Charles III. Nhà vua cũng sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia của 14 nước khác trong khối Thịnh vượng chung. Tuy nhiên thông báo không công bố thời điểm tổ chức lễ đăng quang cho nhà vua.

    Thai tu Charles thanh Vua nuoc Anh
    Thái tử Charles đã chính thức trở thành Quốc vương của Vương quốc Anh. Ảnh: Dan Kitwood/POOL

    Thông báo trên đưa ra ngay sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 tại lâu đài Balmoral ở Scotland. Trong thông báo trước đó của Điện Buckingham về sự qua đời của Nữ hoàng cũng đề cập danh hiệu Nhà vua và Hoàng hậu dành cho tân vương Charles và phu nhân Camilla - Nữ Công tước xứ Cornwall.

    “Nữ hoàng đã ra đi yên bình tại Balmoral vào chiều nay. Nhà vua và Hoàng hậu sẽ ở lại Balmoral trong tối nay và sẽ quay về London vào ngày mai” - thông báo cho hay.

    Sau đó không lâu, Hoàng gia Anh đăng tải tuyên bố đầu tiên của Quốc vương Charles III về sự ra đi của Nữ hoàng. Vị tân vương chia sẻ: “Sự ra đi của Người mẹ kính yêu, Nữ hoàng điện hạ, là một khoảnh khắc đau buồn nhất với tôi và tất cả thành viên gia đình".

    “Chúng tôi vô cùng thương tiếc về sự ra đi của một vị Quân chủ đáng kính và Người mẹ được nhiều người yêu mến. Tôi biết sự ra đi của bà ấy sẽ được cảm nhận sâu sắc trên khắp đất nước, các vùng lãnh thổ và Khối Thịnh vượng cũng như vô số người dân trên khắp thế giới” - ông cho hay.

    Thái tử Charles là người kế thừa ngai vàng lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Anh.

    Trong bài phát biểu về sự ra đi của Nữ hoàng, Thủ tướng Anh Liz Truss, người được Nữ hoàng bổ nhiệm hôm 6-9, kêu gọi người dân ủng hộ tân vương.

    “Trong lúc chúng ta thương tiếc [về sự ra đi của Nữ hoàng], chúng ta cần phải đoàn kết cùng nhau để ủng hộ nhà vua, giúp ngài gánh vác trách nhiệm tuyệt vời mà ngài hiện đang nắm giữ. Chúng ta cống hiến lòng trung thành và sự tận tâm đối với ngài ấy giống như mẹ của ngài đã cống hiến trong một quãng thời gian dài" - bà Truss phát biểu.

    Nhà vua Charles III sinh vào ngày 14-11-1948 tại Cung điện Buckingham vào năm trị vì thứ 12 của Vua George VI, cha của Nữ hoàng Elizabeth II. Vào năm ba tuổi, ông đã trở thành người thừa kế ngai vàng sau khi mẹ của ông trở thành Nữ hoàng vào năm 1952.

    Theo Plo

  • thu tu thua ke ngai vang 1

    5 trong số 7 người gần nhất sẽ kế vị ngai vàng nước Anh chỉ mới là những đứa trẻ, đến từ hai gia đình của Hoàng tử William và Hoàng tử Harry.

    Thái tử Charles đã trở thành Quốc vương sau khi mẹ ông qua đời ở lâu đài Balmoral, Scotland vào tối 8/9. Ông sẽ thừa kế tước vị chủ quyền và sẽ là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, cũng như thừa kế đất đai và tài sản khác.

    Trong quá khứ, Nữ hoàng Elizabeth đã bày tỏ mong muốn ông Charles sẽ tiếp quản Khối thịnh vượng chung.

    “Đó là mong muốn chân thành của tôi rằng Khối thịnh vượng chung sẽ tiếp tục mang lại sự ổn định và tính liên tục cho các thế hệ tiếp theo, và một ngày nào đó Hoàng tử xứ Wales sẽ tiếp tục công việc do cha tôi bắt đầu vào năm 1949”, Nữ hoàng Elizabeth nói vào năm 2018.

    thu tu thua ke ngai vang 1
    Thứ bậc kế vị ngai vàng Anh. Đồ họa: Telegraph. Việt hóa. Trần Hoàng.

    Trong gia đình hoàng gia, thứ tự kế vị có thể thay đổi khi một thành viên qua đời, quốc vương thoái vị, hay khi những người kế vị sinh con. Những thành viên gia đình hoàng gia đã đảm nhận nhiều công việc hơn khi sức khỏe của Nữ hoàng suy giảm.

    Bà Camilla - nữ công tước xứ Cornwall - sẽ trở thành hoàng hậu khi Thái tử Charles chính thức nối ngôi Nữ hoàng Anh dựa trên “mong muốn chân thành” trước đó của bà Elizabeth II.

    Người kế vị lâu nhất nước Anh

    Thái tử Charles đã lập tức trở thành vua ngay sau sự ra đi của Nữ hoàng Anh, nhưng lễ đăng quang chính thức có khả năng phải mất nhiều tháng nữa mới diễn ra.

    Ông Charles là người thừa kế tại vị lâu nhất trong lịch sử nước Anh. Ông là con cả trong số 4 người con của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip.

    Ông trở thành người thừa kế khi mới 3 tuổi, và đã trải qua 70 năm trước khi trở thành quốc vương nước Anh.

    thu tu thua ke ngai vang 1
    Vua Charles III (trái) đứng cùng mẹ mình, cố Nữ hoàng Elizabeth II, tại Đại lễ Bạch kim của nữ hoàng hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.

    Trước khi đăng quang, ngoài Hoàng tử xứ Wales, Vua Charles III cũng có nhiều tước hiệu khác như Công tước xứ Cornwall, Công tước Rothesay và Bá tước Carrick.

    Ông Charles kết hôn với Công nương Diana Spencer vào năm 1981. Họ có hai người con là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry. Hai người ly hôn vào năm 1992. Sau khi bà Diana qua đời năm 1997, ông Charles đã kết hôn với Camilla Parker Bowles, Nữ công tước xứ Cornwall, vào năm 2005.

    Vua Charles từ lâu đã vận động thúc đẩy môi trường tốt hơn, hướng đến sự bền vững toàn cầu. Công việc của ông bao gồm mở rộng giáo dục và cơ hội cho giới trẻ ở Anh.

    Người kế vị Vua Charles III

    Là con cả của Vua Charles và cố Công nương Diana, Hoàng tử William trở thành người đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng nước Anh. Ông William sẽ trở thành vua nếu Quốc vương Charles qua đời, nghỉ hưu, hoặc thoái vị và truyền ngôi lại cho con.

    Trong trường hợp Hoàng tử William lên ngôi, vợ ông - bà Catherine, Nữ công tước xứ Cambridge - sẽ trở thành vương hậu nước Anh. Con cả George sẽ kế thừa tước vị công tước của cha.

    thu tu thua ke ngai vang 1
    Hoàng tử William và Nữ công tước Catherine đưa con đi học. Ảnh:AP.

    Ông William sẽ trở thành Công tước xứ Cornwall, kế thừa từ Vua Charles. Theo đó, ông cũng kế thừa Công quốc Cornwall, rộng hơn 60.000 ha, có thu nhập hàng năm khoảng 20 triệu bảng Anh. Bà Catherine cũng trở thành Nữ công tước xứ Cornwall.

    Những đứa trẻ có thể trở thành quốc vương?

    5trong số 7 người kế vị gần nhất là những đứa trẻ, ngoại trừ Hoàng tử William và Hoàng tử Harry. Người thừa kế sau ông William là người con cả - Hoàng tử George, 9 tuổi.

    Quy định không giới hạn độ tuổi đăng quang, nhưng trẻ em sẽ không được làm các nhiệm vụ của một quốc vương cho đến khi 18 tuổi. Do đó, nếu Hoàng tử George đăng quang trước 18 tuổi, việc nhiếp chính sẽ được giao lại cho người kế vị gần nhất trong hàng chờ đủ tuổi quy định.

    thu tu thua ke ngai vang 1
    Biểu cảm của Hoàng tử Louis trong Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

    George đang học tại Trường Lambrook gần Windsor, cùng hai người em, cũng là hai người kế vị sau George, là Công chúa Charlotte (7 tuổi) và Hoàng tử Louis (4 tuổi) - người đã tạo dấu ấn trong Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II với nhiều biểu cảm đáng yêu.

    Hoàng tử Harry ở vị trí thứ 5

    Hoàng tử Harry vẫn ở trong danh sách kế vị bất chấp quyết định rời xa các công việc hoàng gia và chuyển đến Mỹ cùng vợ Meghan Markle gây tranh cãi.

    Ông Harry từng được huấn luyện trong quân đội. Năm 2008, Bộ Quốc phòng Anh nói rằng ông Harry đã bí mật phục vụ tại Afghanistan cùng với đơn vị lục quân Anh.

    Ông nhanh chóng rút khỏi Afghanistan với lý do an ninh, nhưng đã quay lại làm phi công trực thăng vào năm 2012. Đến năm 2015, Hoàng tử Harry tuyên bố rời khỏi lực lượng vũ trang.

    thu tu thua ke ngai vang 1
    Hoàng tử Harry và vợ Meghan tham dự buổi phỏng vấn vào năm 2021. Ảnh: New York Times.

    Hoàng tử Harry cũng là người sáng lập Invictus Games, một cuộc thi thể thao quốc tế dành cho quân nhân và phụ nữ bị thương, được tổ chức lần đầu vào năm 2014.

    Người ở danh sách kế vị sau Hoàng tử Harry sẽ là hai người con Archie và Lilibet.

    Hoàng tử Andrew

    Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York, là con thứ ba của Nữ hoàng Elizabeth II. Năm 2019, ông tuyên bố sẽ rút khỏi nghĩa vụ công sau khi vướng vào bê bối quấy rối tình dục.

    Một phụ nữ người Mỹ nói rằng nhà tài chính Jeffrey Epstein đã ép cô quan hệ tình dục với Hoàng tử Andrew 3 lần. Ông Andrew phủ nhận các cáo buộc.

    Dù vẫn là hoàng tử, ông Andrew hiện không có vai trò chính thức nào, và xếp thứ 8 trong danh sách kế vị, khó có khả năng đăng quang.

    Theo Zing

  • Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch, em họ của Nữ hoàng Elizabeth II, giờ đây trở thành người quân vương trị vì lâu nhất tại châu Âu sau khi chị họ qua đời.

    Nữ hoàng Margrethe II, 82 tuổi, là một người có tính cách nghệ sĩ và nghiện thuốc lá nặng. Bà được coi là người đã hồi sinh nền quân chủ tại Đan Mạch và có công lớn trong việc hiện đại hóa đất nước. Là người lãnh đạo nền quân chủ Đan Mạch trong 50 năm, Nữ hoàng Margrethe II luôn xuất hiện với mái tóc xù được búi lên.

    Sau khi nghe tin Nữ hoàng Elizabeth II đã qua đời vào hôm 8/9, Nữ hoàng Margrethe II tuyên bố giảm bớt quy mô các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày bà lên ngôi.

    Nữ hoàng Margrethe II lên ngôi vào tháng 1/1972 ở tuổi 31 sau khi cha của bà, Vua Frederik IX, qua đời. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vai trò người đứng đầu nền quân chủ tại Đan Mạch.

    Hồi sinh nền quân chủ Đan Mạch

    Bà lấy vương hiệu là Margrethe II như một sự tôn vinh dành cho Margrethe I, người đã trị vì Đan Mạch trong khoảng thời gian từ năm 1375 đến năm 1412 nhưng chưa bao giờ được chính thức công nhận là nữ hoàng.

    Khi Nữ hoàng Margrethe II lên ngôi, chỉ khoảng 45% người dân Đan Mạch ủng hộ duy trì chế độ quân chủ. Phần lớn người dân của nước này cho rằng chế độ này không có chỗ trong một nền dân chủ hiện đại.

    nu hoang dan mach 1
    Trong suốt triều đại của mình, Nữ hoàng Margrethe II luôn được người dân Đan Mạch yêu quí và kính trọng. Ảnh: Per Morten Abrahamsen.

    Trong suốt thời gian trị vì của mình, Nữ hoàng Margrethe II đã luôn tránh xa những scandal và giữ gìn hình ảnh của mình. Bà cũng đưa ra những quyết định giúp đổi mới nền quân chủ tại Đan Mạch như cho phép hai con trai của mình kết hôn những người không có dòng dõi quý tộc.

    Ngày nay, nền quân chủ của Đan Mạch được biết đến trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân Đan Mạch ủng hộ nền quân chủ của nước này giờ đây luôn duy trì ở mức trên 80%.

    Với triều đại kéo dài 50 năm và 7 tháng cho tới thời điểm hiện tại, Nữ hoàng Margrethe II là quân vương có thời gian trị vì lâu nhất tại lục địa già.

    Đứng sau Nữ hoàng Margrethe II là em họ của bà, Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển với thời gian trị vì kéo dài 48 năm.

    Bên cạnh đó, Nữ hoàng Margrethe II hiện là người phụ nữ duy nhất đứng đầu một nền quân chủ tại châu Âu. Mặc dù vậy, có 4 quốc gia Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Điển có người thừa kế ngai vàng là nữ.

    "Tôi sẽ làm nữ hoàng cho đến hết cuộc đời"

    Nữ hoàng Margrethe II sinh ra tại thủ đô Copenhagen vào ngày 16/4/1940, chỉ một tuần sau khi Đan Mạch bị Đức Quốc xã xâm lược.

    Bà là người lớn tuổi nhất trong số 3 người con gái của Vua Frederik IX. Tuy nhiên, khi Nữ hoàng Margrethe II chào đời, tại Đan Mạch tồn tại một đạo luật không cho phép các công chúa được thừa kế ngai vàng.

    Dưới áp lực của chính phủ, đạo luật này sau đó được thay đổi sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1953 nhằm hiện đại hóa xã hội Đan Mạch.

    nu hoang dan mach 1
    Nữ hoàng Margrethe II hiện là quân vương có thời gian trị vì lâu nhất tại châu Âu. Ảnh: AFP.

    "Bà đã trị vì và thống nhất người dân Đan Mạch trong một thời đại có nhiều đổi thay như quá trình toàn cầu hóa, sự xuất hiện của những quốc gia đa văn hóa.

    Bà đã lãnh đạo đất nước qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trong các năm 1970 và 1980, trong cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2008 đến năm 2015 và cuối cùng là trong thời kỳ bùng phát và lan truyền của đại dịch Covid-19", nhà sử học Lars Hovebakke Sorensen trả lời phỏng vấn AFP.

    "Sự nổi tiếng của Nữ hoàng Margrethe II xuất phát từ việc bà không tham gia vào chính trị", ông Sorensen bổ sung.

    Do tác động của đại dịch Covid-19, Nữ hoàng Margrethe II bắt đầu năm trị vì thứ 50 của mình bằng một buổi lễ kỷ niệm với quy mô nhỏ vào tháng 1.

    Các hoạt động kỷ niệm dự kiến chính thức bắt đầu vào cuối tuần này. Tuy nhiên, quy mô của những hoạt động trên đã bị đang được thu hẹp sau khi thông tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời được công bố.

    Trong số các hoạt động bị hủy bỏ bao gồm một buổi diễu hành qua đường phố thủ đô Copenhagen và một buổi gặp mặt công chúng từ ban công của cung điện hoàng gia.

    Nữ hoàng Margrethe II, được người dân và gia đình gọi bằng tên thân mật là Daisy, đã giúp nền quân chủ trở thành một yếu tố quan trọng trong xã hội Đan Mạch đồng thời vẫn giữ được sự tôn nghiêm của chế độ này trong mắt người dân.

    Mất đi người chồng vào năm 2018, Nữ hoàng Margrethe II khẳng định sẽ không rời bỏ những nghĩa vụ và trách nhiệm của bà với người dân.

    "Tôi sẽ làm nữ hoàng cho đến hết cuộc đời", bà tuyên bố.

    Trong lịch sử Đan Mạch chưa từng ghi nhận trường hợp một người đứng đầu nền quân chủ thoái vị. Bên cạnh đó, do Nữ hoàng Margrethe II đang trong tình trạng sức khỏe tốt nên điều này chưa từng được đem ra bàn luận.

    Vào tháng 5, Nữ hoàng Margrethe II đã thăm công viên giải trí nổi tiếng Tivoli ở thủ đô Copenhagen, nơi bà đã có trải nghiệm đi tàu lượn siêu tốc.

    Thái tử Frederik, 54 tuổi là người con cả của Nữ hoàng Margrethe II và sẽ lên ngôi khi bà qua đời.

    Một nữ hoàng đa tài

    Với đôi mắt xanh và nụ cười tươi, Nữ hoàng Margrethe II được công chúng yêu quý không chỉ vì tính cách niềm nở và vui tươi của bà, mà còn vì những đóng góp của bà trong nền văn hóa Đan Mạch.

    Là một họa sĩ, nhà thiết kế trang phục và thiết kế sân khấu, Nữ hoàng Margrethe II đã từng nhiều lần làm việc với đoàn múa ballet Hoàng gia Đan Mạch và Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch.

    nu hoang dan mach 3
    Nữ hoàng Margrethe II thiết kế trang phục cho vở ballet Kẹp hạt dẻ của nhà soạn nhạc Tchaikovsky. Ảnh: AFP.

    Bà cũng từng học tại nhiều trường đại học danh tiếng thế giới như Đại học Cambridge, Đại học Sorbonne và thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức và Thụy Điển.

    Bà từng tham gia dịch sang tiếng Đan Mạch các cuốn sách phức tạp. Trong số này có tiểu thuyết All Men are Mortal của triết gia người Pháp Simone de Beauvoir được Nữ hoàng Margrethe II và chồng là Hoàng tử Henrik dịch sang tiếng Đan Mạch vào năm 1981.

    Tuy nhiên, tài năng hội họa của Nữ hoàng Margrethe II là thứ thu hút được sự chú ý lớn nhất của công chúng.

    Bà đã vẽ minh họa cho rất nhiều cuốn sách, nổi bật nhất là phiên bản tiếng Đan Mạch của tiểu thuyết Chúa tể những chiếc nhẫn của nhà văn J.R.R. Tolkien được xuất bản năm 2002.

    Bên cạnh đó, rất nhiều bức tranh của bà cũng từng được trưng bày trong các bảo tàng và phòng tranh tại Đan Mạch và ở nước ngoài.

    Theo Zing