• nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Đội lính danh dự và các thành phần khác tháp tùng linh cữu

    Sau tang lễ tại tu viện Westminster, linh cữu nữ hoàng Elizabeth II được di chuyển qua nhiều địa điểm ở trung tâm London trước khi được đưa đến lâu đài Windsor, nơi bà được an táng cạnh chồng.

    Hàng chục nghìn người đã lặng lẽ theo dõi khi linh cữu nữ hoàng anh Elizabeth II di chuyển qua nhiều con phố ở London ngày 19.9 với đội lính danh dự, vua Charles III và các thành viên khác trong hoàng gia Anh đi cùng.

    Đó là khoảnh khắc ấn tượng nhất trong một ngày tràn ngập nghi thức, bắt đầu bằng lễ tang và sẽ kết thúc vào buổi tối khi nữ hoàng được an táng tại lâu đài Windsor ở ngoại ô London, bên cạnh chồng bà, hoàng tế Philip.

    tang le ket thuc 1

    tang le ket thuc 1
    "Committal Service" - Lễ Hạ Huyệt bắt đầu được diễn ra ở Lâu Đài Windsor

    Tang lễ bắt đầu lúc 11 giờ tại tu viện Westminster (17 giờ theo giờ Việt Nam) với sự tham dự của hơn 100 lãnh đạo chính phủ và thành viên hoàng gia trên khắp thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden và Nhật hoàng Naruhito, theo The New York Times.

    Sau khi một lính kèn chơi bài "The Last Post", báo hiệu sự kết thúc của tang lễ, tu viện và cả nước dành 2 phút mặc niệm để vinh danh nữ hoàng. Sau đó, ca đoàn hát bài quốc ca đã được sửa lời "God save the King", và linh cữu nữ hoàng được đưa ra trở lại xe kéo.

    Xe kéo đi ngược lại con đường mà linh cữu đã đi qua ít ngày trước khi linh cữu được đưa từ điện Buckingham, nơi nữ hoàng sinh ra, đến hội trường Westminster, nơi bà đăng cơ. Khi đến Cổng vòm Wellington, linh cữu được chuyển sang xe ôtô và bắt đầu hành trình tới lâu đài Windsor.

    Tại lâu đài hơn 1.000 năm tuổi này, nghi thức an táng sẽ diễn ra riêng tư. Nữ hoàng sẽ an nghỉ bên cạnh chồng bà tại nhà nguyện tưởng niệm vua George VI trong khuôn viên nhà nguyện thánh George.

    307559803 25333222072989583 7813874239766002135 n
    Trong ảnh là quan tài của Prince Philip - chồng Nữ Hoàng Anh. Ông mất Tháng 4/2021 nhưng chưa được chôn cất ngay - mà được bảo lưu trong Royal Vault. Hôm nay ông sẽ "đoàn tụ" với Nữ Hoàng - cả 2 sẽ cùng được chôn cất ngay cạnh bố mẹ của Nữ Hoàng Anh: King George VI và the Queen Mother

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Vua Charles III, vương phi Camilla và các con của cố nữ hoàng ngồi hàng đầu trong tang lễ. Ảnh: REUTERS

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Gia đình hoàng tử William trong tang lễ. Ảnh: Reuters

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Linh cữu nữ hoàng được di chuyển ra khỏi tu viện Westminster sau tang lễ. Ảnh: REUTERS

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Vua Charles và các thành viên hoàng gia Anh đi sau linh cữu

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Linh cữu di chuyển trên đường phố London

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Người dân theo dõi hành trình cuối cùng của nữ hoàng Anh

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Linh cữu được chuyển từ xe kéo sang xe ôtô

    nu hoang Anh ve noi an nghi cuoi cung 1
    Xe chở linh cữu về lâu đài Windsor

    Theo Thanh Niên

  • Giới chức Anh đã điều ít nhất 10.000 cảnh sát và 1.500 binh sĩ để thiết lập lớp bảo vệ xung quanh khu vực trung tâm London trước tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II.

    Theo Daily Mail, đây là “chiến dịch an ninh lớn nhất trong lịch sử nước Anh”. Để phục vụ công tác an ninh, cơ quan chức năng Anh đã cấm lưu thông trên hàng loạt tuyến đường và cây cầu. Khoảng 23 dặm (37 km) rào chắn cũng đã được thiết lập để kiểm soát đám đông và đảm bảo an ninh cho các khu vực quan trọng.

    xa thu ban tia
    Xạ thủ bắn tỉa Anh bảo vệ cung điện Holyrood (Scotland) trước khi linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được đưa về London. Ảnh: Reuters.

    Nhiều tay súng bắn tỉa cũng đã xuất hiện trên mái các tòa nhà, dọc tuyến đường mà thi hài Nữ hoàng Elizabeth II sẽ đi qua ngày 19/9.

    Một trong những địa điểm được đảm bảo an ninh cẩn mật là bệnh viện hoàng gia Chelsea. Đây là nơi tập hợp của các nguyên thủ quốc gia, trước khi được xe buýt của chính phủ Anh đón tới địa điểm tổ chức sự kiện.

    Từ 6h sáng, cảnh sát Anh đã cấm đường từ các khu vực cách địa điểm này hơn 500 m. Người dân địa phương cần xuất trình bằng chứng về nơi sinh sống nếu muốn đi qua. Chó nghiệp vụ cũng được sử dụng để tuần tra quanh khu vực.

    Daily Mail ghi nhận nhiều chiếc xe sang có cửa sổ tối màu chở người tới địa điểm này. Trong khi đó, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins được phát hiện đến nơi trên một chiếc xe không che cửa sổ.

    Tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II dự kiến bắt đầu lúc 11h ngày 19/9 tại Tu viện Westminster, London. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều lãnh đạo nước ngoài, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Nhật hoàng Naruhito.

    xa thu ban tia 2

    Daily Mail mô tả tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II là “chiến dịch an ninh lớn nhất trong lịch sử nước Anh”. Trong ảnh, hai xạ thủ bắn tỉa Anh theo dõi khu vực xung quanh bệnh viện hoàng gia Chelsea, nơi các nguyên thủ quốc gia tập hợp để di chuyển đến địa điểm tổ chức tang lễ. Ảnh: Daily Mail.

    xa thu ban tia 2

    Cảnh sát Anh canh gác trên nóc một cung điện ở trung tâm London. Ít nhất 10.000 cảnh sát đã được điều động để phục vụ tang lễ, theo Guardian. Ảnh: AFP.

    xa thu ban tia 2

    Một xạ thủ của cảnh sát nhìn xuống Quảng trường Quốc hội Anh từ nóc một tòa nhà. Ảnh: AFP.

    xa thu ban tia 2

    Bên cạnh cảnh sát, hơn 1.500 binh sĩ Anh cũng được huy động để bảo đảm an ninh cho lễ tang. Ảnh: PA.

    xa thu ban tia 2

    Một tốp binh sĩ Anh diễu hành tới vị trí ở trung tâm London sáng 19/9. Ảnh: Reuters.

    xa thu ban tia 2

    Giới chức Anh chắn một con đường gần bệnh viện hoàng gia Chelsea. Với việc tập trung nhiều lãnh đạo nước ngoài, đây là một trong những địa điểm được bảo vệ cẩn mật nhất tại London. Ảnh: Daily Mail.

    xa thu ban tia 2

    Rào chắn đã được thiết lập cách địa điểm này hàng trăm mét. Người dân địa phương cần có giấy tờ chứng minh nơi ở nếu muốn đi qua. Ảnh: Daily Mail.

    xa thu ban tia 2

    Hai viên cảnh sát tuần tra công viên Hyde, trung tâm London. Một màn hình lớn sẽ được thiết lập trong công viên để trực tiếp tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: AFP.

    xa thu ban tia 2

    Cảnh sát Anh diễu hành trên đại lộ The Mall, London, sáng 19/9. Theo Phó trợ lý thanh tra cảnh sát London Stuart Cundy, “không điều gì có thể so sánh” với công việc “phức tạp khổng lồ” mà họ phải xử lý trong sự kiện này, Evening Standard đưa tin. Ảnh: Reuters.

    xa thu ban tia 2

    Lực lượng kỵ binh của cảnh sát London được huy động làm nhiệm vụ. Ảnh: Reuters.

    xa thu ban tia 2

    Một viên cảnh sát Anh với chó nghiệp vụ tại bệnh viện hoàng gia Chelsea. Ảnh: Daily Mail.

    xa thu ban tia 2

    Một viên cảnh sát ngã gục và được các binh sĩ hải quân đưa đi bằng cáng. Ảnh: Reuters.

    Theo Zing

  • Mẹ, bà cùng đội ngũ bảo mẫu, gia sư là những người có trách nhiệm dạy dỗ cho cố Nữ hoàng Elizabeth II, đảm bảo bà được chuẩn bị đủ kiến thức để lên ngôi sau này.

    Trên thực tế, cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II chưa từng đến ngôi trường công lẫn trường tư nào trong suốt thời gian đi học, theo The List.

    Theo truyền thống lâu đời trước đó của Hoàng gia Anh, các thành viên nhỏ tuổi đều được dạy học ở nhà với đội ngũ gia sư riêng. Tuy nhiên, chính cố Nữ hoàng cũng là người chấm dứt truyền thống này, khi bà gửi con trai cả Charles ra bên ngoài học sau này.

    Theo đó, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và em gái bà, Công chúa Margaret, là những thành viên hoàng tộc cuối cùng được dạy học tại gia.

    nu hoang anh chua tung den truong 1
    Cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II thời còn là thiếu nữ. Ảnh: BBC.

    Cố Nữ hoàng chưa từng đến trường

    Những năm tháng đầu đời, Công chúa Elizabeth khi đó sống trong căn nhà trên một con phố ở London.

    Ban đầu, bà được mẹ dạy viết và đọc. Đến năm bà 7 tuổi, việc dạy học được chuyển cho nữ gia sư Marion Crawford phụ trách.

    Đội ngũ đảm nhận việc dạy dỗ cho nữ hoàng tương lai có ít nhất 4-5 người, bao gồm 2 gia sư dạy tiếng Đức và tiếng Pháp. Đây cũng là 2 ngôn ngữ mà bà sử dụng thành thạo sau này.

    Tổng giám mục Canterbury phụ trách dạy cho bà về tôn giáo. Sau khi cha bà lên ngôi vua vào năm 1936 và Elizabeth trở thành người đứng đầu danh sách kế vị, bà bắt đầu nghiên cứu lịch sử hiến pháp và luật pháp với Henry Marten, phó hiệu trưởng của Đại học Eton.

    Ngoài ra, bà được dạy về toán học, lịch sử, nghệ thuật và ca hát, khiêu vũ, đánh đàn piano. Chương trình học của cố nữ hoàng cũng bao gồm học cưỡi ngựa, bơi lội. Trong Thế chiến II, bà được học cách lái và hỗ trợ xe cứu thương và xe tải.

    nu hoang anh chua tung den truong 1
    Hai chị em Nữ hoàng Elizabeth II từng được dạy dỗ bởi mẹ, bà và nữ gia sư tên Marion Crawford. Ảnh: The Guardian.

    Công chúa Elizabeth và Công chúa Margaret khi ấy còn được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trời.

    Gia sư Crawford tổ chức một nhóm "hướng dẫn các thiếu nữ trong cung điện Buckingham" dành cho các công chúa, anh em họ và con của những nhân viên làm việc tại cung điện.

    Hoạt động của nhóm này có mục đích đào tạo kỹ năng, tác phong hoàng gia và giúp các thành viên hoàng tộc có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài.

    Theo Cheat Sheet, trong phần lớn thời thơ ấu của mình, công chúa chỉ học bài từ 9h30 đến 11h mỗi sáng. Sau đó, thời gian còn lại trong ngày dành cho các trò chơi ngoài trời, các môn năng khiếu khác.

    Công chúa dành sự quan tâm lớn đến văn học Anh. Cố Nữ hoàng Elizabeth II đã đọc hầu hết tác phẩm của nhà văn Shakespeare và Conan Doyle.

    nu hoang anh chua tung den truong 1
    Công chúa Elizabeth (bên phải) và em gái bà, Công chúa Margaret (bên trái) là những thành viên hoàng gia cuối cùng được giáo dục tại nhà. Ảnh: BBC.

    Đào tạo để lên ngôi nữ hoàng

    Mặc dù đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình với các bảo mẫu, công chúa Elizabeth chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ của mình, Vương hậu Elizabeth Bowes-Lyon.

    Mẹ của cố Nữ hoàng Elizabeth II đã truyền cho bà đức tin sùng đạo Cơ đốc giáo, cũng như hiểu biết sâu sắc về những đòi hỏi của cuộc sống vương giả.

    Trong khi bà nội là Nữ hoàng Mary dạy chị em bà về những điểm "cần ghi nhớ trong các nghi thức hoàng gia". Những kiến thức về hoàng tộc mà Công chúa Elizabeth khi ấy được tiếp nhận từ mẹ và bà đã trở thành nền tảng để tiếp nhận ngai vàng.

    Giáo sư Kate William, tác giả cuốn sách Young Elizabeth viết về cố Nữ hoàng Anh ngày trẻ, cho biết: "Cha của Nữ hoàng Elizabeth rất ghét trường học trong khi mẹ của bà cho rằng các cô con gái nên có thời gian vui vẻ hơn. Nhưng khác với cha mình, nữ hoàng đã sớm bộc lộ sự thông minh và niềm đam mê học tập cũng như khả năng ghi nhớ sắc bén của mình".

    Vì học tại nhà riêng nên cả cố nữ hoàng Anh và em gái bà đều không có bất kỳ chứng chỉ học tập chính thức nào.

    nu hoang anh chua tung den truong 1
    Cố nữ hoàng Anh chịu nhiều ảnh hưởng trong suy nghĩ, lối sống từ người mẹ và người bà của mình. Ảnh: The Guardian.

    Dù có kiến thức uyên thâm, cố Nữ hoàng Anh II không phải vị nữ hoàng có học thức cao nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh.

    Theo Washington Post, người có trình độ học vấn cao nhất và trí tuệ sâu sắc nhất của hoàng tộc là Nữ hoàng Elizabeth I khi sớm bộc lộ tố chất thông minh.

    "Bà học tiếng Latin từ khi 5 tuổi và có thể nói thành thạo 6 ngôn ngữ. Nữ hoàng Elizabeth I còn thể hiện trình độ xuất sắc trong các lĩnh vực thần học, lịch sử, hùng biện, logic, triết học, toán học và văn học. Bà còn từng dịch nhiều ấn phẩm từ tiếng Italy sang tiếng Anh".

    Về phần cố Nữ hoàng Elizabeth II, sau 3 năm đầu con trai cả - Vua Charles III - học mẫu giáo trong cung điện, bà và chồng quyết định muốn cho con trai được tiếp cận nhiều hơn với cuộc sống bên ngoài gia đình hoàng gia.

    Đôi vợ chồng gửi người con cả tới Hill House, trường dự bị ở phía tây thành phố London. Vua Charles III trở thành người thừa kế ngai vàng Anh đầu tiên theo học đại học và lấy bằng cấp.

    Kể từ đó, các con và cháu, chắt của cố Nữ hoàng trải qua thời đi học ở các trường tư, đại học danh giá ở nước Anh.

    Theo Zing

  • Dù có tính cách ngỗ ngược và khao khát tìm kiếm tình yêu trong suốt cuộc đời, Công chúa Margaret đã luôn chọn đứng bên cạnh, ủng hộ chị gái, cố Nữ hoàng Elizabeth II. 

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0

    Theo thứ tự thừa kế ngai vàng ban đầu, Lilibet (tên gọi lúc nhỏ của cố Nữ hoàng Elizabeth II) và em gái Margaret sẽ sống cuộc đời xa hoa nhưng không có quá nhiều trách nhiệm phải gánh vác với Hoàng gia Anh, theo ABC News.

    Nhưng ngày 11/12/1936, khi người chú không con của họ từ bỏ ngai vàng, số phận của hai chị em hoàn toàn thay đổi.

    Lilibet đã trở thành Nữ hoàng Elizabeth II, quốc vương trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh. Còn Margaret, cô gái có trí thông minh và khao khát ánh đèn sân khấu, phải dành phần đời còn lại của mình trong bóng tối để nhường hào quang cho chị gái yêu quý.

    Sự khác biệt vị trí có thể khiến hai chị em dần xa rời nhau, giống như cách chiếc vương miện đã chia cắt rất nhiều anh chị em hoàng gia trong suốt lịch sử.

    Nhưng bằng sự gắn kết đặc biệt, Nữ hoàng Elizabeth II và Công chúa Margaret đã gìn giữ mối quan hệ thân thiết như những ngày đầu trong suốt quãng đời còn lại, theo Andrew Morton, nhà văn, nhà báo chuyên viết tiểu sử cho các nhân vật hoàng gia.

    Ông viết trong cuộc sách Elizabeth and Margaret: The Intimate World of the Windsor Sisters: "Margaret là bản ngã thay thế, người tri kỷ của Nữ hoàng Elizabeth II. Trong suốt cuộc đời, Elizabeth và Margaret luôn đối chọi về tính cách. Nhưng người chị nhạy bén lại rất hợp với cô em gái nghịch ngợm".

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Dù có tính cách và vai trò khác biệt, cố nữ hoàng và em gái vẫn giữ mối quan hệ thân thiết trong suốt cuộc đời. Ảnh: Ian Pretorius.

    Hoàn toàn khác biệt

    Vương tộc Windsor có lịch sử sản sinh ra một người thừa kế nghiêm túc, bảo thủ và một người anh chị em ưa mạo hiểm, nổi loạn.

    "Charles nhẫn nại so với Andrew bốc đồng. William thận trọng bên cạnh Harry liều lĩnh", Andrew Morton nói.

    Công chúa Margaret từng thừa nhận bà và chị gái nữ hoàng cũng rất vừa vặn với truyền thống này.

    "Khi có hai chị em gái, và một người là nữ hoàng, người phải là nguồn gốc của mọi danh dự và tất cả những gì tốt đẹp nhất, người còn lại phải là tâm điểm của sự xấu xa, đáng ghét", bà nói.

    Mặc dù có ngoại hình giống nhau đến kỳ lạ, nhưng hai chị em là những người cực kỳ khác biệt về tính cách.

    Buổi sáng của Nữ hoàng Elizabeth II tuân theo quy trình nghiêm ngặt phù hợp với một quốc vương: Bị đánh thức bởi tiếng kèn túi, uống trà một mình trước khi ngồi xuống để đọc thư từ và tài liệu.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret có tính cách đối lập với chị gái, Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: @womenshealthmag

    Ngược lại, em gái bà thức dậy lúc 9h, hút thuốc trên giường, uống rượu vào bữa trưa.

    Nữ hoàng đã dành nhiều thập kỷ để tìm hiểu và thảo luận nghệ thuật với hàng nghìn người tại các bữa tiệc ngoài vườn.

    Nhưng Công chúa Margaret được biết đến nhiều hơn với những bữa tiệc hoang dã trong nhà, nơi mọi người tự do hát hò, chơi piano, khiêu vũ, nói chuyện phiếm và uống rượu đắt tiền.

    "Không vâng lời là niềm vui của tôi", công chúa từng nói với nhà làm phim người Pháp Jean Cocteau.

    Với tính cách nổi loạn, Công chúa Margaret nổi tiếng với những câu nhận xét quá mức thẳng thắn.

    "Trông bạn không giống ngôi sao điện ảnh", bà nói với Grace Kelly khi họ gặp nhau vào những năm 1950.

    Bà nhận xét chiếc nhẫn đính hôn của minh tinh Elizabeth Taylor "thô thiển" và nói với người mẫu Twiggy biệt danh của cô là "không may mắn".

    Công chúa cũng phá bỏ nhiều quy tắc hoàng gia và được mệnh danh là "the house guest from hell" (tạm dịch: vị khách đến từ địa ngục).

    Bà thường đến muộn trong các bữa tiệc tối, dù hiểu rằng bữa ăn không thể bắt đầu cho đến khi mình tới.

    "Bữa tối diễn ra vào lúc 20h30 và 20h30, thợ làm tóc của Công chúa Margaret mới đến, vì vậy chúng tôi đã đợi hàng giờ đồng hồ trong khi ông ấy tạo ra một kiểu tóc gây sốc", tiểu thuyết gia người Anh Nancy Mitford nhớ về một bữa tiệc ở Paris vào năm 1959.

    Tình yêu bị ngăn cấm

    Sau khi mối tình giữa Vua Edward và Wallis Simpson, người phụ nữ từng 2 lần ly hôn, tạo ra khủng hoảng, Hoàng gia Anh muốn tránh mọi bê bối tình cảm sau đó.

    Vì vậy, khi Công chúa Margaret, lúc đó 22 tuổi, tuyên bố mình yêu Peter Townsend, người đàn ông hơn bà 16 tuổi và từng ly hôn, hoàng gia đã tìm mọi cách che đậy mối quan hệ này.

    Hầu như không có bất kỳ bức ảnh nào về cặp đôi này tồn tại, và các cận thần cung điện tiếp tục coi Margaret là một công chúa trẻ "độc thân".

    Nhưng vào ngày chị gái được tấn phong, hình ảnh Margaret thân mật bên Peter Townsend đã trở thành tâm điểm trên nhiều mặt báo. Chuyện tình của họ không còn là bí mật.

    Trong khi Nữ hoàng Elizabeth II yêu cầu cặp đôi cho bà một năm sau khi lên ngôi để ổn định cuộc sống trước khi chấp thuận hôn sự của họ, câu chuyện tình yêu trên các tờ báo lá cải đã khiến các cận thần và những thành viên khác của hoàng gia hoảng sợ.

    Hoàng gia Anh sau đó ra lệnh cho Đại úy Townsend chuyển đến Brussels để làm việc tại Đại sứ quán Anh.

    Công chúa Margaret đang ở Rhodesia vào thời điểm đó. Khi bà trở về, ông Townsend đã bị điều chuyển.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret tuyên bố sẽ từ bỏ Peter Townsend vào năm 1955. Ảnh: Derek Berwin/Fox Photos.

    Ba năm sau, khi ông Townsend trở về, câu hỏi về hôn nhân của Công chúa Margaret lại được đặt ra.

    Nữ hoàng, mặc dù lo lắng về sự phản đối của quốc hội và Giáo hội Anh, vẫn hết lòng ủng hộ em gái.

    "Nữ hoàng sẽ không muốn cản trở hạnh phúc của em gái mình", Thủ tướng Anthony Eden viết trong một bức thư gửi tới khối thịnh vượng chung.

    Nữ hoàng và ông Eden cùng nhau lập ra một kế hoạch để Công chúa Margaret có thể kết hôn với tình yêu của mình trong khi vẫn giữ tước vị hoàng gia và nhận tiền trợ cấp. Công chúa thậm chí có thể tiếp tục các nhiệm vụ của hoàng gia nếu công chúng chấp thuận.

    Nhưng kế hoạch không thành, Công chúa Margaret đứng giữa lựa chọn tình yêu và địa vị. Ba ngày sau đó, bà tuyên bố chia tay ông Townsend.

    "Cân nhắc đến lời dạy của Giáo hội rằng hôn nhân là bất khả phân ly và ý thức về bổn phận của mình đối với khối thịnh vượng chung, tôi đã quyết định đặt những điều này trước bất kỳ người nào khác", bà nói trong một tuyên bố.

    "Tôi rất biết ơn sự quan tâm của tất cả những người đã không ngừng cầu nguyện cho hạnh phúc của tôi".

    Bi kịch cuối đời

    Khi chia tay, Công chúa Margaret và Peter Townsend đã giao ước không bao giờ kết hôn với bất kỳ ai khác.

    Nhưng 4 năm sau, ông Townsend đã cầu hôn một phụ nữ Bỉ kém ông 25 tuổi. Đau lòng khi bị phản bội, công chúa biết đã đến lúc phải tiếp tục cuộc đời mình.

    Một năm sau đám cưới của tình cũ, công chúa bước vào Tu viện Westminster với 2.000 khách mời để kết hôn cùng nhiếp ảnh gia Antony Armstrong-Jones.

    Ông Armstrong-Jones là thường dân đầu tiên kết hôn với một công chúa trong 400 năm lịch sử hoàng gia. Nữ hoàng đã phong cho em rể của mình danh hiệu Bá tước xứ Snowdon.

    "Hoàng gia rất thích Tony. Ông ấy có sức quyến rũ tuyệt vời, rất biết cách cư xử", tác giả Anne de Courcy viết trong tiểu sử về bá tước.

    Nhưng mối quan hệ của cặp vợ chồng dần xấu đi.

    Vào đầu những năm 1970, cặp đôi mâu thuẫn đến mức bá tước sẽ giấu những tin nhắn thể hiện sự căm ghét trong đồ đạc của Công chúa Margaret.

    em gai noi loan cua nu hoang anh 0
    Công chúa Margaret làm đám cưới với thường dân Antony Armstrong-Jones tháng 5/1960. Ảnh: AP. 

    "Ông ấy đã để lại những dòng ghi chú khó chịu trên bàn của công chúa, trong đó có một dòng với tiêu đề '24 Reasons Why I Hate You', khiến bà Margaret đặc biệt khó chịu", nhà viết tiểu sử hoàng gia Craig Brown cho biết.

    Khi mối quan hệ với chồng trở nên tồi tệ, Công chúa Margaret, lúc đó 43 tuổi, đã bắt đầu hẹn hò với Roddy Llewellyn, người làm vườn 25 tuổi.

    Họ giữ kín chuyện tình cảm trong vài năm, nhưng một tay săn ảnh cuối cùng đã phát hiện ra cặp đôi trên bãi biển ở Mustique.

    Ông Llewellyn sau đó nói về mối quan hệ của mình với công chúa: "Tôi không nghĩ đến hậu quả của một cuộc tình như vậy. Tôi chỉ đang làm những gì trái tim mách bảo".

    Các tờ báo lá cải của Anh đã rất kinh ngạc trước mối quan hệ giữa một công chúa lớn tuổi đã lập gia đình và người đàn ông mà họ mỉa mai gọi là "boy toy".

    Các thành viên của quốc hội thậm chí gọi Công chúa Margaret là "kẻ ăn bám". Nhưng bất chấp sức ép từ chị gái và chính phủ, bà vẫn từ chối chia tay người tình.

    Năm 1978, Công chúa Margaret trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên kể từ thời Vua Henry VIII đệ đơn ly hôn.

    Công chúa nổi loạn giảm số lần xuất hiện trước công chúng và dành nhiều thời gian hơn ở Mustique với người tình.

    Tuy nhiên, cuộc sống ổn định của bà cũng không thể kéo dài. Năm 1981, sau 8 năm bên nhau, Roddy Llewellyn và Margaret chia tay.

    Bà dành phần đời còn lại của mình để đi nghỉ cùng bạn bè trên những hòn đảo nhiệt đới và chỉ thỉnh thoảng xuất hiện cùng chị gái.

    Trong khi cố nữ hoàng được biết đến với sức khỏe dẻo dai và tuổi thọ cao, Công chúa Margaret yếu dần khi bước vào tuổi 50. Năm 2002, bà qua đời vì đột quỵ.

    Tại tang lễ em gái, Nữ hoàng Elizabeth II, được biết đến với tính cách mạnh mẽ khi trải qua nhiều biến cố, đối mặt với chiến tranh, đã lấy khăn tay lau nước mắt. Đó là một trong số những lần hiếm hoi cố nữ hoàng khóc trước công chúng.

    Theo Zing

  • Trong 70 năm trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II có rất ít hành động bộc phát cơn tức giận. Bà luôn thể hiện sự điềm tĩnh khi thi hành công vụ.

    Sau khi mẹ là Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Vua Charles III đôi lần tỏ ra mất bình tĩnh, khiến nhiều người sửng sốt vì sự nóng nảy của ông.

    Tại cuộc gặp với Hội đồng Đăng cơ hôm 10/9, Vua Charles III tỏ ra cáu kỉnh khi ra hiệu cho trợ lý di chuyển ống đựng bút và những chiếc bút làm vướng tay ông khi ký các tài liệu.

    Sau đó 4 ngày, tại lâu đài Hillsborough, Bắc Ireland, Vua Charles III phản ứng với thái độ không hài lòng sau khi chiếc bút ông sử dụng để ký tên bị rớt mực lên người.

    Để biết cơn nóng giận nhất thời của Vua Charles III do áp lực hay là tính cách được truyền lại trong gia đình, The Guardian xem liệu cố Nữ hoàng có bao giờ mất bình tĩnh theo kiểu tương tự hay không.

    nu hoang anh noi nong 2
    Nữ hoàng và chồng là Hoàng thân Philip từng được bắt gặp tranh cãi. Họ có 73 năm bên nhau.

    Nữ hoàng Elizabeth II gần như luôn thể hiện sự điềm tĩnh khi thi hành công vụ. Một trong những lần hiếm hoi bà mất bình tĩnh trong phút chốc là khi trao đổi với Annie Leibovitz, nhiếp ảnh gia người Mỹ, năm 2007.

    Khi đó, máy quay của BBC bắt gặp khoảnh khắc Leibovitz khuyên Nữ hoàng rằng bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu bà tháo vương miện ra.

    “Hình sẽ trông đẹp hơn... nếu bớt đi chi tiết chưng diện... bởi vì chiếc áo choàng bằng vải lanh rất…”.

    Chưa để nhiếp ảnh gia nói hết câu, Nữ hoàng Elizabeth II đã thốt lên: “Bớt chưng diện đi?”. Bà vuốt ve trang phục của mình và nói tiếp: “Bạn nghĩ đây là gì? Tôi không thay đổi bất cứ điều gì. Tôi luôn mặc như vậy, cảm ơn rất nhiều”.

    BBC sau đó phải xin lỗi Nữ hoàng khi thừa nhận “xuyên tạc” câu chuyện bằng cách ám chỉ bà đã lao ra khỏi buổi chụp hình cùng với chuỗi sự kiện trong phim tài liệu của hãng đều không đúng sự thật.

    Một ví dụ khác được trích dẫn trong bộ phim tài liệu The Queen: A Remarkable Life (sản xuất năm 2002, Alan Scales đạo diễn) cho thấy Nữ hoàng Elizabeth II đi xem chồng mình, Hoàng thân Philip, tham gia lái xe ngựa.

    nu hoang anh noi nong 2
    Nhìn chung, Nữ hoàng Elizabeth II dường như thể hiện sự điềm tĩnh đáng kể trong các trường hợp.

    “Nữ hoàng xem chồng lái xe ngựa trong công viên Windsor Great. Tuy nhiên, bà không vui khi bị đám đông nhiếp ảnh gia cản đường”, người kể chuyện cho biết.

    Đoạn phim cho thấy Nữ hoàng Elizabeth II ra hiệu cho cánh săn ảnh giải tán trước khi hét lên: “Cảm phiền mọi người!”.

    Trong cuốn tiểu sử của Hoàng thân Philip, tác giả Ingrid Seward kể lại cuộc tranh cãi giữa vợ chồng Nữ hoàng trong chuyến công du Australia năm 1954.

    Theo đó, một nhóm đang quay phim tài liệu trông thấy Hoàng thân Philip lao ra khỏi ngôi nhà gỗ mà ông đang ở với vợ. Tiếp theo, “một đôi giày tennis và cây vợt bay ra cùng với tiếng hét giận dữ của Nữ hoàng yêu cầu chồng quay lại”.

    Năm 2016, Hoàng tử William, hiện là Thân vương xứ Wales, bị Nữ hoàng khiển trách trong đại lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 của bà.

    Khi đó, Hoàng tử William cúi xuống để nói chuyện với con trai cả của mình, Hoàng tử George, ở phía trước ban công Điện Buckingham trong khi xem máy bay chiến đấu trình diễn.

    Điều này khiến Nữ hoàng Elizabeth nhìn chằm chằm vào cháu trai trước khi nói: “William đứng lên” khiến ông ngượng ngùng và bắt đầu trò chuyện với bà.

    Theo Zing

  • Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến London dự lễ tang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

    Trước đó, ngày 10/9, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến nhà riêng Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam ghi sổ tang, chia buồn về việc Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã ghi sổ tang bày tỏ thương tiếc Nữ hoàng Elizabeth II; nhấn mạnh sự trân trọng đối với những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ của nữ hoàng đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh. Bộ trưởng gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới hoàng gia, chính phủ và toàn thể nhân dân Anh.

    bo truong bui thanh son vieng tang le nu hoang anh
    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ghi sổ tang, chia buồn về việc Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời, ngày 10/9. Ảnh: Thế giới & Việt Nam.

    Ngày 9/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Nhà vua Charles III, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Anh Liz Truss, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Thượng viện Anh John McFall và Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle.

    Theo thông báo của hoàng gia Anh, lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II được tổ chức tại Tu viện Westminster vào 11h ngày 19/9 (17h giờ Hà Nội). Buổi lễ dự kiến kéo dài một giờ với sự tham gia của hơn 2.000 khách mời, trong đó có nhiều lãnh đạo và quan chức nước ngoài.

    Nữ hoàng Elizabeth II qua đời hôm 8/9, hưởng thọ 96 tuổi, sau hơn 70 năm trị vì. Loạt sự kiện trong lễ quốc tang của Nữ hoàng diễn ra trong 10 ngày, kết thúc bằng tang lễ tại Tu viện Westminster ở London vào ngày 19/9.

    Theo Zing

  • Hơn 10.000 cảnh sát được huy động, hơn 1 triệu du khách và dòng người xếp hàng dài 8 km chờ đợi là những con số đáng kinh ngạc về tang lễ của nữ hoàng Anh.

    ky luc tang le nu hoang anh
    Nhiều người đến viếng Nữ hoàng phải chờ đợi suốt 24 giờ. Ảnh: AP.

    Hàng trăm nghìn người đổ ra đường phố London và hàng triệu người trên khắp thế giới dự kiến theo dõi các sự kiện xung quanh lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 19/9, kết thúc 10 ngày quốc tang.

    Đó chỉ là một vài trong số những con số đáng kinh ngạc về lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth sau 70 năm trị vì, theo AP.

    2.000 là số chức sắc và khách mời đến Tu viện Westminster để tham dự lễ tang. Từ Vua Charles III và các nhân vật hoàng gia đến các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, đến các công dân Anh đã giúp đất nước chống lại đại dịch Covid-19, sẽ có mặt tại đây.

    5.949 quân nhân đã được huy động trong một chiến dịch được dàn dựng tỉ mỉ kể từ khi nữ hoàng ra đi vào ngày 8/9. Trong đó bao gồm 4.416 người từ lực lượng lục quân, 847 từ hải quân và 686 từ không quân. Ngoài ra, khoảng 175 nhân viên lực lượng vũ trang từ các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung đã tham gia.

    Ít nhất 1650 quân nhân sẽ được tham gia vào lễ rước linh cữu của Nữ hoàng từ Tu viện Westminster đến Cổng Wellington sau lễ tang của bà. Hơn 1.000 quân nhân sẽ xếp hàng trên phố dọc tuyến đường. Khi quan tài đến lâu đài Windsor, 410 quân nhân sẽ tham gia lễ rước, 480 người xếp hàng trên đường phố và 130 người khác sẽ thực hiện các lễ nghi khác.

    Hơn 10.000 cảnh sát được huy động cho sự kiện đặc biệt này. Lãnh đạo cảnh sát Stuart Cundy cho biết nhiệm vụ đảm bảo an ninh “cực kỳ phức tạp” lần này là đợt huy động nhân sự lớn nhất trong lịch sử của lực lượng cảnh sát London, vượt qua Thế vận hội London năm 2012 với gần 10.000 cảnh sát túc trực mỗi ngày.

    36 km rào chắn được dựng lên chỉ riêng ở trung tâm London để kiểm soát đám đông và đảm bảo an ninh cho các khu vực quan trọng xung quanh Tòa nhà Quốc hội, Tu viện Westminster và Cung điện Buckingham.

    1 triệu du khách là con số mà các nhà chức trách giao thông dự kiến ​đến thăm thủ đô vào ngày 19/9. Khoảng 250 dịch vụ đường sắt sẽ được bổ sung để đưa người dân ra vào thành phố.

    8 km hàng người chờ đợi để được vào viếng Nữ hoàng tại Đại sảnh Westminster. Hàng người kéo dài từ Tòa nhà Quốc hội dọc theo bờ nam sông Thames đến Công viên Southwark.

    125 rạp chiếu phim sẽ mở cửa để phát trực tiếp lễ tang vào ngày 19/9.

    2.868 viên kim cương, cùng với 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo, 269 viên ngọc trai và 4 viên hồng ngọc trên Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh sẽ được đặt trên quan tài của nữ hoàng.

    2 phút mặc niệm sẽ diễn ra cuối tang lễ tại Tu viện Westminster.

    Theo Zing

  • Các nhà chức trách Anh đã tìm ra nguyên nhân chuông đồng hồ Big Ben trục trặc hôm 18/9. Tuy nhiên, một số người lo ngại vấn đề sẽ lặp lại trong ngày quốc tang.

    Theo Daily Mail, kế hoạch ban đầu là chuông đồng hồ Big Ben sẽ vang lên lúc 20h ngày 18/9, báo hiệu cả nước bắt đầu một phút im lặng để tưởng niệm nữ hoàng. Tuy nhiên, chiếc chuông đã gặp vấn đề và không kêu.

    Ngay sau đó, các quan chức đã mở cuộc điều tra khẩn cấp để tìm ra vấn đề của chiếc chuông nổi tiếng - được đặt trong tháp Elizabeth. Một phát ngôn viên của Quốc hội Anh chia sẻ: "Big Ben đã không kêu như kế hoạch. Đây là vấn đề cấp bách. Chúng tôi đã xác định được một lỗi nhỏ và khắc phục nó".

    Người này cho biết các quan chức tin chiếc chuông sẽ hoạt động bình thường trong ngày quốc tang (19/9).

    chuong dong ho big ben khong do
    Chuông đồng hồ Big Ben gặp sự cố hôm 18/9. Ảnh: AP.

    Tuy nhiên, Charlie Proctor, biên tập viên của một trang tin tức hoàng gia, vẫn nghi ngại về các phương án dự phòng. Proctor đặt câu hỏi liệu các quan chức đã chuẩn bị phương án phát ra âm thanh mô phỏng tiếng chuông nếu Big Ben tiếp tục gặp lỗi chưa?

    Theo kế hoạch, lễ tiễn biệt nữ hoàng sẽ diễn ra tại tu viện Westminster. Chuông đồng hồ Big Ben sẽ kêu trong một phút cho tới khi xe đưa linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II rời thủ đô.

    Trước đó, nhiều quan chức cấp cao trên thế giới đã đến Anh để đưa tiễn nữ hoàng. Văn phòng đối ngoại Anh cho biết có khoảng 500 khách mời từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này có gần 100 tổng thống hoặc người đứng đầu chính phủ các nước cùng hơn 20 hoàng gia.

    Theo Zing

  • Lễ viếng Nữ hoàng Elizabeth II đã kết thúc vào 6h30 sáng ngày 19/9 để chuẩn bị công tác đưa linh cữu nữ hoàng đến Tu viện Westminster, nơi tổ chức lễ quốc tang.

    Bà Chrissy Heerey là vị khách cuối cùng vào Đại sảnh Westminster để bày tỏ lòng thành kính trước linh cữu nữ hoàng Anh. Bà chia sẻ rằng nữ hoàng "là người phụ nữ tuyệt vời và không thể thay thế".

    Trả lời Sky News, bà Heerey nói rằng mình đã vào Đại sảnh Westminster để viếng một lần, sau đó quay trở lại phía sau hàng đợi và không nghĩ rằng mình là người cuối cùng.

    "Tôi cảm thấy vinh dự khi được vào và bày tỏ sự kính trọng. Tôi là thành viên của lực lượng lượng vũ trang, vì vậy đây là một cách để nói lời cảm ơn", bà chia sẻ.

    nguoi cuoi cung vieng nu hoang anh
    Bà Chrissy Heerey là người cuối cùng vào viếng nữ hoàng Anh: Ảnh: Sky News.

    Sau khi kết thúc lễ viếng, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được đưa đến Tu viện Westminster, nơi tang lễ dự kiến bắt đầu vào lúc 11h. Tu viện sẽ mở cửa trước đó 3 tiếng để đón các vị khách, bao gồm hàng trăm nguyên thủ và chức sắc nước ngoài.

    Sau tang lễ, kéo dài khoảng một tiếng, linh xa sẽ rước linh cữu của bà đi qua những địa điểm nổi tiếng ở London, trước khi dừng lại ở Cổng vòm Wellington. Tại đây, đoàn xe tang sẽ chở quan tài cố nữ hoàng đến lâu đài Windsor, nơi diễn ra lễ rước và an táng bà Elizabeth II.

    Ước tính có khoảng một triệu người có mặt tại London để theo dõi tang lễ nữ hoàng Anh. An ninh tại London được thắt chặt, với hơn 10.000 cảnh sát được điều động, con số kỷ lục và vượt qua số lượng an ninh chuẩn bị cho Olympic London 2012.

    Bài liên quan: Vòng tay xếp hàng vào viếng Nữ hoàng được bán với giá £70,000 trên eBay

    vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Người dân đang rao bán những chiếc vòng tay được cấp khi xếp hàng vào viếng Nữ hoàng. Ảnh: REX/SWNS/PA

    Ebay hiện đã cấm mặt hàng này khi giá của một chiếc vòng tay đã lên tới 70,000 bảng. Người ta chào bán vòng tay sau khi đã sử dụng nó để vào viếng linh cữu Nữ hoàng tại Westminster Hall.

    Hàng chục chiếc vòng tay đã được rao bán như một loại kỷ vật trên trang đấu giá eBay. Với chiếc vòng tay nay, người dân có thể đi mua đồ ăn thức uống, đi vệ sinh rồi sau đó quay trở lại vị trí của mình trong hàng.

    Nhưng sau khi đã thể hiện lòng tôn kính với Nữ hoàng, một số người lại muốn kiếm tiền từ nó.

    vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Một chiếc vòng tay được bán với giá 10,000 bảng. (Ảnh: eBay/rex)

    Cứ mỗi phút lại có những chiếc vòng tay mới được rao bán, số người đấu giá ngày càng tăng, nhiều người đấu giá hàng ngàn bảng cho một chiếc vòng tay. 

    Một số người thậm chí còn bán các loại vé, tờ rơi và tạp chí được phát hành vào những ngày xung quanh thời điểm Nữ hoàng qua đời. Tuy nhiên, eBay đã xóa những tin rao bán vòng tay. 

    Người đại diện của eBay nói: ''Những mặt hàng này vi phạm chính sách của chúng tôi, vì thế chúng tôi đã xóa các tin đăng này''.

    Chính sách của eBay nghiêm cấm buôn bán các loại vé, bao gồm vé cho các sự kiện miễn phí.

    vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Vòng tay giúp người dân có thể quay trở về hàng sau khi đi mua đồ ăn hoặc đi vệ sinh. (Ảnh: Shutterstock)

    Nhiều vật tưởng niệm khác đã được rao bán trên mạng sau khi Nữ hoàng qua đời, bao gồm những chiếc cốc và đồng xu kỷ niệm.

    Những kỷ vật này bắt đầu trở thành trào lưu từ thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, khi mặt dây chuyền và huy chương được tạo ra để kỷ niệm sự kết thúc của một triều đại. 

    Theo Zing

  • ngay 19 thang 9 tang le nu hoang anh 0

    Việc đóng cửa các cửa hàng, văn phòng cùng nhiều cơ sở khác khiến cuộc sống ở Vương quốc Anh gần như đứng yên vào hôm 19/9, khi lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II được tổ chức.

    Sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II đã khiến người dân Vương quốc Anh đau buồn tột độ, và theo sau đó là những nghi lễ tráng lệ trên quy mô lớn, theo AFP.

    Kể từ thời điểm vị quân vương trị vì lâu nhất của nước này qua đời, hành trình của nữ hoàng từ Aberdeenshire đến London đã được đánh dấu bằng nhiều nghi thức hoàng gia và hầu như phủ sóng trên các phương tiện truyền thông Vương quốc Anh.

    Việc chuẩn bị cho thời gian quốc tang kéo dài 10 ngày dành cho nữ hoàng cũng là một thành tựu lớn. Hàng trăm cảnh sát địa phương trên khắp nước Anh tham gia cùng cảnh sát Met của London để đảm bảo hàng trăm nghìn người xếp hàng trật tự dọc theo bờ sông Thames để viếng nữ hoàng.

    Một chiến dịch an ninh chưa từng có được triển khai để hộ tống khoảng 500 chức sắc nước ngoài, bao gồm tổng thống, nguyên thủ quốc gia và quốc vương. Họ có kế hoạch tham dự lễ tang của nữ hoàng ở London hôm 19/9.

    Một ngày không bao giờ quên

    "Có rất nhiều cảnh sát, và tôi chưa bao giờ thấy nhiều quân đội như vậy", bà Pat, 70 tuổi, người đã đến London hôm 14/9 để thăm Cung điện Buckingham, cho biết. Đám đông khổng lồ và các biện pháp an ninh khiến bà Pat chỉ có thể tiếp cận nơi ở của hoàng gia trong vòng một km.

    Tuy nhiên, trung tâm của một chiến dịch hậu cần cũng là trung tâm của sự tĩnh lặng. Bầu trời London không có máy bay đi qua vào hôm 14/9 để đảm bảo sự yên lặng khi một đoàn rước đưa linh cữu của nữ hoàng từ Cung điện Buckingham đến Đại sảnh Westminster. Linh cữu của bà được quàn tại đây để cho công chúng thăm viếng.

    Nhiều video đã phát sóng trực tiếp cảnh công chúng lặng lẽ thăm viếng nữ hoàng. Những người đi viếng đã được yêu cầu không gây ồn ào khi vào bên trong Đại sảnh Westminster.

    “Họ đột nhiên bị bao trùm bởi sự im lặng và yên tĩnh”, phóng viên Bénédicte Paviot của AFP đưa tin từ London cho biết.

    Sự im lặng được dự đoán lên đến đỉnh điểm khi lễ tang của nữ hoàng diễn ra vào sáng 19/9, khi cuộc sống hàng ngày ở phần lớn nước Anh sẽ tạm thời dừng lại. Người dân nước này cũng dành hai phút mặc niệm nữ hoàng quá cố.

    Ngày diễn ra tang lễ đã được tuyên bố là một ngày lễ quốc gia đặc biệt. Điều này đồng nghĩa các trường học và nhiều nơi làm việc sẽ đóng cửa.

    Mặc dù chính phủ Anh cho biết nhiều tổ chức không có nghĩa vụ phải hủy bỏ các sự kiện hay đóng cửa, nhiều nơi đang làm như vậy vì sự tôn trọng với nữ hoàng.

    Các chuỗi siêu thị hàng đầu sẽ đóng cửa cùng với các nhà bán lẻ, nhà hàng, chuỗi cà phê và phòng tập thể dục trên toàn quốc. Việc giao hàng trên Amazon sẽ bị tạm dừng vào buổi sáng, McDonalds sẽ đóng cửa cho đến 17h. Chuỗi quán rượu nổi tiếng Wetherspoons sẽ chỉ mở cửa sau khi lễ tang kết thúc.

    Các địa điểm giải trí, bảo tàng, phòng trưng bày và địa điểm du lịch cũng sẽ đóng cửa, ngoại trừ khoảng 150 rạp chiếu phim sẽ mở cửa để chiếu miễn phí tang lễ của nữ hoàng.

    Dịch vụ bưu chính quốc gia sẽ bị tạm dừng trong ngày này, cùng với hầu hết phiên tòa và tất cả buổi trình diễn của Tuần lễ thời trang London. Các trận đấu của giải bóng đá Ngoại hạng Anh dự kiến ​​diễn ra vào tối 18/9 cũng đã được dời lịch.

    Các chuyến bay đến và ra khỏi London một lần nữa sẽ bị gián đoạn để đảm bảo một lễ rước yên bình từ Tu viện Westminster đến Lâu đài Windsor, nơi nữ hoàng sẽ an nghỉ.

    AFP nhận định tần suất đóng cửa và hủy bỏ sự kiện cũng đã nhấn mạnh cảm giác về việc một sự kiện bất thường đang diễn ra trên khắp nước Anh.

    “Nhiều người đã cảm thấy sự gián đoạn, nhưng tất cả sẽ rõ rệt hơn vào ngày 19/9”, tiến sĩ Luke Blaxill, một nhà sử học về nước Anh hiện đại tại Đại học Oxford, cho biết.

    "Ngay cả vào những ngày nghỉ của ngân hàng hay những dịp lễ lớn, chúng tôi đã quen với việc cuộc sống bình thường vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, đây rõ ràng sẽ là một ngày mà mọi người không bao giờ quên", ông nói thêm.

    Cuộc sống bị tạm dừng hoàn toàn

    Đối với hầu hết cư dân Vương quốc Anh, đám tang của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ là sự kiện quốc gia duy nhất khiến cuộc sống hàng ngày tạm dừng hoàn toàn trong ký ức của họ, ngoại trừ việc phong tỏa do Covid-19.

    Ở Anh, chỉ những người già mới có ký ức tuổi thơ về những cảnh tương tự, khi cha của nữ hoàng, Vua George VI, qua đời vào năm 1952.

    Hầu hết đều cho rằng việc đóng cửa các trường học, cửa hàng và viện bảo tàng để đánh dấu lễ tang của nữ hoàng là đúng đắn, dù có một vài tranh cãi về việc điều đó sẽ gây ra sự gián đoạn.

    Đối với bà Pat, việc đóng cửa phù hợp với tâm trạng đặc biệt kể từ khi tin tức về sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II được công bố. “Tất cả đều góp phần tạo nên bầu không khí yên bình, tĩnh lặng”, bà nói.

    Việc đóng cửa cũng sẽ nhằm tập trung sự chú ý vào các sự kiện ở London và mang đến trải nghiệm chung cho những người sống trên khắp Vương quốc Anh - cho dù có ủng hộ chế độ quân chủ hay không.

    Đây cũng là một khoảnh khắc để quan sát một vị vua mới, điều mà các cuộc thăm dò cho thấy nhiều người Anh rất muốn làm. Sau cái ra đi của mẹ ông, 63% người Anh cho biết họ tin rằng Vua Charles III sẽ trở thành một vị quân vương tốt, so với 32% vào tháng 5.

    Theo ông Blaxill, mặc dù vua Charles III mới lên ngôi, nhiều người vẫn coi coi vị vua mới là “một sự thay đổi lớn lao”.

    “Những kỳ vọng đang đặt trên vai của vị vua mới là khá đáng kể. Và chúng ta càng tạm ngưng cuộc sống để từ biệt Nữ hoàng Elizabeth và chào vị vua mới, kỳ vọng đó càng tăng lên”.

    Theo Zing

  • vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Người dân đang rao bán những chiếc vòng tay được cấp khi xếp hàng vào viếng Nữ hoàng. Ảnh: REX/SWNS/PA

    Ebay hiện đã cấm mặt hàng này khi giá của một chiếc vòng tay đã lên tới 70,000 bảng. Người ta chào bán vòng tay sau khi đã sử dụng nó để vào viếng linh cữu Nữ hoàng tại Westminster Hall.

    Hàng chục chiếc vòng tay đã được rao bán như một loại kỷ vật trên trang đấu giá eBay. Với chiếc vòng tay nay, người dân có thể đi mua đồ ăn thức uống, đi vệ sinh rồi sau đó quay trở lại vị trí của mình trong hàng.

    Nhưng sau khi đã thể hiện lòng tôn kính với Nữ hoàng, một số người lại muốn kiếm tiền từ nó.

    vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Một chiếc vòng tay được bán với giá 10,000 bảng. (Ảnh: eBay/rex)

    Cứ mỗi phút lại có những chiếc vòng tay mới được rao bán, số người đấu giá ngày càng tăng, nhiều người đấu giá hàng ngàn bảng cho một chiếc vòng tay. 

    Một số người thậm chí còn bán các loại vé, tờ rơi và tạp chí được phát hành vào những ngày xung quanh thời điểm Nữ hoàng qua đời. Tuy nhiên, eBay đã xóa những tin rao bán vòng tay. 

    Người đại diện của eBay nói: ''Những mặt hàng này vi phạm chính sách của chúng tôi, vì thế chúng tôi đã xóa các tin đăng này''.

    Chính sách của eBay nghiêm cấm buôn bán các loại vé, bao gồm vé cho các sự kiện miễn phí.

    vong tay xep hang vieng nu hoang 1
    Vòng tay giúp người dân có thể quay trở về hàng sau khi đi mua đồ ăn hoặc đi vệ sinh. (Ảnh: Shutterstock)

    Nhiều vật tưởng niệm khác đã được rao bán trên mạng sau khi Nữ hoàng qua đời, bao gồm những chiếc cốc và đồng xu kỷ niệm.

    Những kỷ vật này bắt đầu trở thành trào lưu từ thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, khi mặt dây chuyền và huy chương được tạo ra để kỷ niệm sự kết thúc của một triều đại. 

    Bài liên quan: Hơn 800 thương hiệu mất quyền dùng quốc huy Anh sau khi Nữ hoàng băng hà

    Hơn 800 thương hiệu phải thiết kế lại sản phẩm của mình, sau khi mất quyền sử dụng quốc huy trên các sản phẩm, bởi Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà.

    Theo Hiệp hội Những người nắm giữ chứng quyền hoàng gia (RWHA), khoảng 875 thương hiệu hiện đã mất quyền in huy hiệu hoàng gia trên bao bì.

    Nổi bật trong số các thương hiệu này có hãng thực phẩm Heinz nổi tiếng với món tương cà chua và cả nhãn hiệu nước giải khát Coca-Cola.

    quoc huy hoang gia

    Các thương hiệu này đã có Chứng quyền hoàng gia (Royal Warrant) để sử dụng quốc huy dưới thời của Nữ hoàng Elizabeth II. Song giấy phép này nay đã vô hiệu sau khi Nữ hoàng băng hà.

    Giờ đây, họ phải nộp lại đơn đăng ký dưới thời Vua Charles III, bằng cách chứng minh hoàng gia sử dụng sản phẩm của họ.

    Tuy nhiên, RWHA cho biết các thương hiệu có thể tiếp tục sử dụng quốc huy trong tối đa hai năm nếu "không có thay đổi đáng kể nào trong nội bộ công ty liên quan".

    Với tư cách là vị vua mới, Vua Charles III sẽ có quyền xem xét và cấp phép các chứng quyền mới.

    Theo trang Business Insider, Chứng quyền hoàng gia là một tài liệu cho phép các thương hiệu sử dụng quốc huy trong thiết kế sản phẩm, nếu họ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho gia đình hoàng gia.

    Theo trang web của RWHA, để đủ điều kiện đăng ký chứng quyền, các công ty và doanh nghiệp phải cung cấp "sản phẩm hoặc dịch vụ một cách thường xuyên và liên tục cho các hộ gia đình hoàng gia của người cấp phép (trong trường hợp này là Nữ hoàng Elizabeth và Vua Charles) trong vòng ít nhất 5 năm, kể từ 7 năm trở lại đây".

    Các thương hiệu đăng ký chứng quyền cũng phải cho thấy họ có các chính sách và kế hoạch hành động về môi trường và tính bền vững.

    Đi kèm quốc huy hoàng gia sẽ là một dòng chú thích bên dưới cho biết thành viên nào của gia đình hoàng gia đã cấp chứng quyền cho thương hiệu. Ví dụ như: "Được chỉ định bởi Nữ hoàng".

    Các chứng quyền này có thời hạn tối đa là 5 năm và có thể gia hạn vào 1 năm trước khi hết hạn. Theo RWHA, khoảng 20-40 chứng quyền được cấp mỗi năm.

    Viethome (theo Metro)

  • the kho khi doi tien nu hoang anh

    Thông thường, đồng xu của Anh có thể lưu thông 30 năm trước khi bị hỏng và hiện có vô số những phiên bản in hình các vị vua tiền nhiệm vẫn còn trên thị trường.

    Theo hãng tin CNBC, Nữ hoàng Elizabeth II được in hình lên 29 tỷ đồng xu của Anh cũng như nhiều đồng tiền của các nước từng là thuộc địa. Thế nhưng sau khi Vua Charles lên ngôi, hình của ông sẽ được thay thế nhưng việc đổi tiền này không hề đơn giản.

    "Tôi không nghĩ rằng sẽ có động thái cố gắng loại bỏ đồng tiền in hình Nữ hoàng. Dù đồng xu này sẽ biến mất dần theo thời gian nhưng chúng vẫn sẽ còn tồn tại trên thị trường trong nhiều thập niên nữa", chuyên gia Dominic Chorney của A.H. Baldwin&Sons.

    the kho khi doi tien nu hoang anh
    5 phiên bản chân dung Nữ hoàng Elizabeth II được đúc trên tiền xu

    Thông thường đồng xu Anh có thể lưu hành khoảng 30 năm trước khi bị hỏng. Kể từ khi Anh có sự chuyển đổi hệ thống tiền tệ vào đầu năm 1971, việc in hình người đứng đầu hoàng gia lên đồng xu đã trở thành một thông lệ.

    "Hiện thị trường vẫn còn những đồng xu in hình vua George VI, George V hay thậm chí là cả đồng xu được đúc để vinh danh Nữ hoàng Victoria", chuyên gia Chorney nói.

    Bởi vậy với việc đồng xu in hình Nữ hoàng Elizabeth II vẫn được công nhận thì chuyên gia Chorney cho biết có rất ít lý do để người dân tích cực đi đổi chúng.

    "Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có đồng xu in hình Vua Charles II lưu thông cùng với đồng xu in hình Nữ hoàng. Chuyện này trong lịch sử khá bình thường bởi chẳng ai nhớ được sự khác nhau giữa 2 triều đại liền kề", ông Chorney nhận định.

    Mặt nào?

    Việc in hình quân chủ lên đồng xu đã tồn tại từ rất lâu nhằm khẳng định triều đại mới cũng như đảm bảo tính hợp pháp của đồng tiền.

    Tại Anh, truyền thống người thừa kế in hình có hướng mặt ngược với người tiền nhiệm lên tiền xu đã có từ năm 1659. Nghĩa là vị vua hay nữ hoàng kế nhiệm sẽ được đúc chân dung mặt bên trái hoặc phải lên đồng xu ngược với người tiền nhiệm.

    Khi vua Charles II lên kế nhiệm vào năm 1661 thay thế cho Nhiếp chính vương Oliver Cromwell, đồng xu của triều đại mới đã in hình chân dung mặt bên trái của ông, trái ngược với chân dung mặt phải của Cromwell.

    Nhiều lời đồn đoán cho rằng động thái này là nhằm thể hiện sự rũ bỏ những chính sách của Cromwell dưới thời vua Charles II nhằm đưa đất nước sang một trang mới. Kể từ đó, truyền thống này được tiếp diễn dưới các thời trị vì tại Anh.

    Ngoại lệ duy nhất là thời vua Edward VIII khi ông ra lệnh in chân dung cùng hướng mặt với người cha tiền nhiệm. Dẫu vậy Vua Edward chỉ tại vị chưa đến 1 năm nên đồng tiền này cũng không kịp phát hành. Người kế vị sau đó là vua George VI, người anh em của Edward đã tuân theo truyền thống là cho đúc chân dung trái mặt với vua cha lên đồng tiền.

    Kể từ khi Nữ hoàng Elizabeth kế vị vào năm 1952, khoảng 5 phiên bản chân dung của bà đã được in lên tiền xu. Phiên bản gần đây nhất được tạo bởi nhà thiết kế Jody Clark và đây cũng là mẫu đầu tiên trong lịch sử được vẽ dựa trên ảnh chụp chứ không ngồi họa trực tiếp với nhân vật.

    Cục đúc tiền hoàng gia Anh (Royal Mint), nơi chịu trách nhiệm đúc tiền xu, cho biết họ vẫn sẽ lưu hành tiền có in hình Nữ hoàng và việc đổi tiền sẽ được thảo luận sau khi kết thúc lễ tang của bà.

    Phía Ngân hàng trung ương Anh (BoE), nơi chịu trách nhiệm in tiền giấy, cũng cho biết vẫn lưu hành đồng tiền có in hình Nữ hoàng cho đến khi có quyết định mới.

    Nhịp sống thị trường (Nguồn: CNBC)

  • James Mountbatten Windsor 0

    Lễ canh thức bên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II là lần hiếm hoi công chúng quan sát thấy Tử tước James Mountbatten-Windsor, cháu nội của cố nữ hoàng.

    Trong lễ canh thức bên quan tài cố Nữ hoàng Elizabeth II tối 16/9, ngoài những nhân vật quen thuộc của Hoàng gia Anh, công chúng còn nhận thấy một gương mặt trẻ ít được biết tới, đó là James Mountbatten-Windsor, cháu nội của Nữ hoàng Elizabeth, theo Independent.

    James là con trai của Vương tử Edward - Bá tước xứ Essex và Nữ bá tước Sophie. Danh hiệu của James là Tử tước xứ Severn.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James trong lễ canh thức tối 16/9. Ảnh: AFP.

    8 nguoi chau thuc hien le canh thuc nu hoang
    8 người cháu của Nữ hoàng Elizabeth II thực hiện nghi lễ canh thức hôm 17/9. Ảnh AFP.

    Vương tử Edward và Nữ bá tước Sophie kết hôn tháng 6/1999. Cặp đôi sinh hai người con là Tiểu thư Louise năm 2003 và Tử tước James năm 2007.

    Trong khi Tiểu thư Louise đã nhiều lần xuất hiện trước báo giới, truyền thông Anh hiếm khi chú ý tới Tử tước James.

    Lễ canh thức bên thi hài Nữ hoàng Elizabeth II là lần hiếm hoi công chúng quan sát thấy Tử tước James bên cạnh các thành viên khác trong hoàng gia Anh.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James. Ảnh: Getty.

    James Mountbatten Windsor 0
    Tử tước James và chị là Tiểu thư Louise. Ảnh: AFP.

    Khi hai con chào đời, Vương tử Edward lựa chọn không mặc nhiên trao tước vị hoàng gia cho các con. Đến năm 18 tuổi, James cũng như Louise sẽ có quyền lựa chọn có chấp nhận tước vị hay không.

    "Chúng tôi cố gắng nuôi dạy để các con hiểu chúng sẽ phải làm việc để kiếm sống", Nữ bá tước Sophie nói.

    James hiện xếp thứ 13 trong hàng kế vị ngai vàng của nước Anh. Trước đó, James từng tham dự một số sự kiện quan trọng khác của nước Anh như Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung, đám cưới Hoàng tử Harry hay đám cưới Công chúa Eugenie.

    Theo Zing

  • 8 cháu nội ngoại, trong đó có Thái tử William và Harry, thực hiện nghi lễ canh thức cạnh linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong Đại sảnh Westminster.

    Thái tử William và Harry, Công chúa Beatrice và Eugenie, hai con của Công chúa Anne gồm Peter Phillips và Zara Tindall, cùng con của Hoàng tử Edward là Louise và James tối 17/9 đứng im, cúi đầu xung quanh linh cữu Nữ hoàng Elizabeth trong 15 phút tại Đại sảnh Westminster.

    Harry xuất hiện với bộ lễ phục quân đội Anh. Đây là lần duy nhất Harry được mặc quân phục trong 10 ngày lễ tang của Nữ hoàng, dường như là động thái hòa giải của Vua Charles III sau khi con trai thứ và vợ Meghan cáo buộc thành viên hoàng gia phân biệt chủng tộc.

    8 nguoi chau thuc hien le canh thuc nu hoang
    8 người cháu của Nữ hoàng Elizabeth II thực hiện nghi lễ canh thức hôm 17/9. Ảnh AFP.

    Sophie, vợ Hoàng tử Edward, tỏ ra lo lắng khi chứng kiến hai đứa con tuổi 14 và 18 đảm nhận nhiệm vụ công chúng khó khăn nhất từ trước đến nay.

    Công chúa Beatrice và Công chúa Eugenie cũng bày tỏ thương nhớ "người bà yêu quý" trước lễ canh thức. "Chúng cháu, giống như nhiều người, nghĩ rằng bà sẽ sống mãi. Tất cả đều nhớ bà. Bà là người chỉ lối, nâng đỡ chúng cháu đi trên cuộc đời này. Xin cảm ơn bà và thật mừng khi bà được gặp lại ông", hai công chúa cho biết trong thông cáo trước sự kiện.

    Nghi lễ canh thức lần đầu được thực hiện vào năm 1936, khi 4 người con của Vua George V đứng bên cạnh linh cữu của ông.

    Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đang được quàn tại Đại sảnh Westminster, thuộc khuôn viên quốc hội Anh, mở cửa cả ngày lẫn đêm cho công chúng tới viếng cho đến sáng 19/9, trước khi được rước về Tu viện Westminster, nơi tang lễ chính thức diễn ra.

    Nữ hoàng Elizabeth II qua đời hôm 8/9, hưởng thọ 96 tuổi, sau hơn 70 năm trị vì. Loạt sự kiện trong lễ quốc tang của Nữ hoàng diễn ra trong 10 ngày sau khi bà qua đời, kết thúc bằng tang lễ tại Tu viện Westminster ở London ngày 19/9.

    VnExpress (theo AFP)

  • Lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới đã đến Anh để dự lễ tang cấp quốc gia dành cho Nữ hoàng Elizabeth II.

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng đệ nhất phu nhân đã hạ cánh xuống sân bay London Stansted ở ngoại ô thủ đô Anh lúc 22h ngày 17/9 (giờ địa phương). Ảnh: Reuters

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Ông Biden sẽ viếng linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II và gặp Vua Charles III trong sáng 18/9 (giờ địa phương), trước khi tham dự lễ tang chính thức ở Tu viện Westminster vào ngày 19/9. Văn phòng thủ tướng Anh thông báo, lãnh đạo Nhà Trắng đã hủy cuộc gặp dự kiến với bà Truss hôm 18/9 do hai bên đã lên lịch cho "cuộc tiếp xúc song phương toàn diện" bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21/9. Ảnh: AP

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã tới London, Anh hôm 17/9. Ông Albanese cùng Đệ nhất phu nhân Jodie Haydon và vợ chồng Toàn quyền Australia David Hurley đã đến viếng linh cữu của nữ hoàng quá cố tại Đại sảnh Westminster. Ảnh: BBC

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Ông Albanese viết trong sổ tang ở London, bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: BBC

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Thủ tướng Australia gặp và chia buồn với Vua Anh Charles III. Ảnh: The West Australian

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Cùng ngày, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã đến viếng linh cữu cố nữ hoàng Anh tại Đại sảnh Westminster. Ảnh: ZUMA Press

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Bà Ardern tham dự buổi họp báo sau lễ viếng sáng 17/9. Theo báo The Independent, Thủ tướng New Zealand cũng có cuộc tiếp xúc riêng với người đồng cấp Anh Liz Truss tại nhà khách chính phủ Chevening. Ảnh: AP

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Thủ tướng Anh Truss đã tiếp đón Thủ tướng Ireland Micheal Martin đến London dự tang lễ hôm 17/9. Ảnh: Daily Mail

    nguyen thu quoc gia vieng nu hoang anh 19 1

    Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau viết và ký tên trong sổ tang dành cho nữ hoàng quá cố tại Dinh thự Lancaster phía tây London, Anh. Ảnh: AP

    Lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II là lễ tang cấp nhà nước đầu tiên của Anh trong gần 6 thập niên qua. Hơn 2.000 khách mời dự kiến tham dự lễ tang của bà, trong đó có cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, thành viên cấp cao của các hoàng gia châu Âu như vua và nữ hoàng từ Nhật, Tây Ban Nha, Bỉ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan.

    Truyền thông Anh sẽ cho phát sóng trực tiếp các hoạt động trong lễ tang chính thức ngày 19/9. Dự kiến hàng triệu người trên khắp toàn cầu sẽ theo dõi sự kiện qua truyền hình.

    Theo Vietnamnet

  • rap chieu phim nu hoang Anh

    Lễ tang cấp nhà nước của cố nữ hoàng sẽ được chiếu tại 125 rạp, cùng nhiều màn hình lớn tại các công viên, quảng trường và nhà thờ trên khắp nước Anh, vào ngày 19/9.

    Chính phủ Anh cho biết tang lễ tại Tu viện Westminster và các lễ rước trên khắp London cũng sẽ được BBCITV và Sky truyền hình trực tiếp vào ngày 19/9.

    Các tổng thống, thủ tướng và thành viên hoàng gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến dự lễ tang Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương trị vì lâu nhất của nước Anh, Reuters đưa tin.

    Trước đó, chính phủ đã quyết định tang lễ của nữ hoàng là ngày nghỉ lễ chung. Do đó, số lượng người dân đến tham dự có thể sẽ cao hơn so với những sự kiện lớn khác của Anh, bao gồm cả tang lễ Công nương Diana vào năm 1997, Thế vận hội London 2012 và đám cưới hoàng gia.

    Vào ngày 15/9, Hiệp hội Điện ảnh Vương quốc Anh cũng cho biết các rạp chiếu phim sẽ miễn phí vé vào cửa khi chiếu trực tiếp lễ tang của nữ hoàng.

    Trong tuần này, hàng trăm nghìn người đã xếp hàng nhiều giờ để bày tỏ lòng kính trọng trước linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II tại Đại sảnh Westminster.

    Vào tối 17/9, 8 người cháu của nữ hoàng, bao gồm Hoàng tử William, Hoàng tử Harry, Tiểu thư Louise Windsor, Công chúa Beatrice, Công chúa Eugenie, Tử tước Severn, Zara Tindall và Peter Phillips - con của Công chúa Anne - đã tề tựu quanh linh cữu của bà để tiến hành lễ canh thức.

    8 cháu nội ngoại, trong đó có Thái tử William và Harry, thực hiện nghi lễ canh thức cạnh linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong Đại sảnh Westminster.

    Thái tử William và Harry, Công chúa Beatrice và Eugenie, hai con của Công chúa Anne gồm Peter Phillips và Zara Tindall, cùng con của Hoàng tử Edward là Louise và James tối 17/9 đứng im, cúi đầu xung quanh linh cữu Nữ hoàng Elizabeth trong 15 phút tại Đại sảnh Westminster.

    Harry xuất hiện với bộ lễ phục quân đội Anh. Đây là lần duy nhất Harry được mặc quân phục trong 10 ngày lễ tang của Nữ hoàng, dường như là động thái hòa giải của Vua Charles III sau khi con trai thứ và vợ Meghan cáo buộc thành viên hoàng gia phân biệt chủng tộc.

    8 nguoi chau thuc hien le canh thuc nu hoang
    8 người cháu thực hiện lễ canh thức

    Nghi lễ canh thức lần đầu được thực hiện vào năm 1936, khi 4 người con của Vua George V đứng bên cạnh linh cữu của ông.

    Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đang được quàn tại Đại sảnh Westminster, thuộc khuôn viên quốc hội Anh, mở cửa cả ngày lẫn đêm cho công chúng tới viếng cho đến sáng 19/9, trước khi được rước về Tu viện Westminster, nơi tang lễ chính thức diễn ra.

    Theo Zing

  • 90 phút sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, nhiều đơn đặt hàng những lá cờ Anh bắt đầu tràn vào một nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

    Hơn 100 nhân viên tại nhà máy Shaoxing Chuangdong Tour Articles, ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã tạm hoãn mọi công việc và dành 14 giờ mỗi ngày để làm những lá cờ của nước Anh, AP đưa tin hôm 17/9.

    Theo Tổng giám đốc Fan Aiping, họ đã sản xuất ít nhất 500.000 lá cờ trong tuần đầu tiên.

    Một số lá cờ được người mua mang theo khi đưa tang hoặc treo bên ngoài nhà. Những lá cờ khác in hình chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II kèm theo năm sinh và mất của bà. Chúng có kích thước rộng khoảng 21-150 cm và được bán với giá 7 nhân dân tệ (1 USD).

    nha may o chiet giang tang ca
    Tổng giám đốc Fan Aiping (phải) giơ cao lá cờ có hình Nữ hoàng Elizabeth II được sản xuất tại nhà máy Shaoxing Chuangdong Tour Articles ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, vào ngày 16/9. Ảnh: AP.

    Khách hàng đầu tiên đã gửi đơn đặt hàng lúc 3h (giờ địa phương) vào ngày nữ hoàng băng hà, với giá hàng chục nghìn nhân dân tệ, bà Fan cho biết.

    Bà nói thêm rằng 20.000 lá cờ có sẵn trong kho nhà máy cũng đã được chuyển đi vào sáng hôm đó.

    “Khách hàng đã đến trực tiếp nhà máy để mua sản phẩm. Nhiều lá cờ thậm chí chưa kịp đóng gói”, bà nói.

    Chuangdong đã tham gia vào ngành công nghiệp này từ năm 2005, và tập trung sản xuất cờ cho World Cup, các sự kiện thể thao hoặc lễ kỷ niệm quốc khánh. Công ty này cũng sản xuất khăn quàng cổ và biểu ngữ theo chủ đề thể thao.

    Do đó, các nhân viên trong công ty thường chú ý đến tin tức về các sự kiện có thể gia tăng đơn đặt hàng.

    “Cơ hội kinh doanh nổi lên đằng sau mỗi sự kiện”, vị tổng giám đốc nhận định.

    Theo Zing

  • Năm 1942, Nữ hoàng Elizabeth II là công chúa 16 tuổi. Mặc dù là thành viên hoàng gia Anh nhưng bà đăng ký "tòng quân" vì muốn góp sức cho quốc gia trong cuộc chiến chống ph.át x.ít.

    nu hoang anh tong quan 1

    Nữ hoàng Elizabeth II là vị quân vương có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh. Cuộc đời bà gắn liền với nhiều kỷ lục. Trong số này có việc tính đến nay, bà là thành viên nữ đầu tiên của hoàng gia Anh phục vụ trong quân đội.

    nu hoang anh tong quan 1

    Cụ thể, khi Thế chiến 2 nổ ra năm 1939, Nữ hoàng Elizabeth II lúc này là công chúa 13 tuổi. Do tình hình chiến sự khắc nghiệt nên hiều người kiến nghị Vua George VI và Vương hậu Elizabeth sơ tán hai con gái là công chúa Elizabeth và công chúa Margaret đến Canada. Tuy nhiên, Vương hậu Elizabeth từ chối vì gia đình bà sẽ không rời nước Anh trong bối cảnh người dân đối mặt với những đợt ném bom nguy hiểm của kẻ địch.

    nu hoang anh tong quan 1

    Vào năm 1942, khi 16 tuổi, công chúa Elizabeth đăng ký nhập ngũ theo lời kêu gọi của quốc gia. Hai năm sau, công chúa Elizabeth quyết tâm "tòng quân" chống ph.át x.ít bất chấp sự can ngăn của vua cha.

    Sau khi thuyết phục được vua cha, công chúa Elizabeth nhập ngũ. Bà gia nhập lực lượng hỗ trợ hậu cần (ATS), nhánh nữ binh của Lục quân Hoàng gia Anh.

    nu hoang anh tong quan 1

    Tại đơn vị này, công chúa Elizabeth học cách trở thành tài xế xe tải và là công nhân cơ khí, chuyên sửa chữa các dòng xe quân sự. Nhờ vậy, về sau, công chúa có thể thay bánh xe và tháo, ráp các loại động cơ khác nhau một cách thành tthạo. Bà cũng điều khiển tốt xe cứu thương.

    nu hoang anh tong quan 1

    Số hiệu của công chúa Elizabeth khi phục vụ trong quân đội là thợ cơ khí số 230873, đóng tại Camberley, Surrey.

    nu hoang anh tong quan 1

    Trong thời gian công chúa Elizabeth phục vụ trong quân đội, Vua George VI đảm bảo rằng con gái mình không được hưởng bất kỳ đặc quyền nào. Công chúa Elizabeth không ngủ trong trại lính mà lái xe quay về lâu đài Windsor vào ban đêm và trình diện tại đơn vị vào 9h sáng hôm sau.

    nu hoang anh tong quan 1

    Công chúa Elizabeth bắt đầu phục vụ trong quân đội như mọi nữ binh khác. Dù bà không phục vụ quân ngũ trên vai trò chiến đấu nhưng việc tham gia lực lượng ATS không có nghĩa là không gặp bất cứ rủi ro, nguy hiểm nào đến tính mạng. Một thống kê chỉ ra, vào thời đỉnh điểm, lực lượng ATS có 210.308 nữ thành viên và 335 người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

    nu hoang anh tong quan 1

    Năm 1947, trong cuộc phỏng vấn với báo chí, công chúa Elizabeth tiết lộ rất thích công việc dù vất vả của một người thợ cơ khí khi phục vụ trong quân ngũ thời Thế chiến 2.

    nu hoang anh tong quan 1

    "Một trong những niềm vui chính của tôi là làm việc đến mức móng tay đầy đất, tay lấm đầy dầu mỡ và khoe những vết tích lao động nặng nhọc đó cho bạn bè", công chúa Elizabeth tâm sự về khoảng thời gian nhập ngũ.

    Theo Kiến Thức

  • Sau tang lễ, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được chuyển xuống hầm mộ trong Nhà nguyện St George, nơi 25 thành viên Hoàng gia Anh đang an nghỉ.

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II, con gái của Vua George VI, qua đời hôm 8/9, hưởng thọ 96 tuổi. Sau giai đoạn quàn 4,5 ngày tại Đại sảnh Westminster, linh cữu Nữ hoàng sẽ được chuyển đến Tu viện Westminster để tổ chức tang lễ vào ngày 19/9.

    Linh cữu Nữ hoàng Anh sau đó được rước tới Nhà nguyện St George bên trong khuôn viên Lâu đài Windsor. Nhà nguyện này là nơi tổ chức nhiều nghi lễ hoàng gia, đám cưới và tang lễ từ thế kỷ 15, thay thế cho Tu viện Westminster.

    Sau những nghi lễ cuối cùng, linh cữu Nữ hoàng Anh được chuyển xuống Hầm mộ Hoàng gia bên dưới khu vực hiện là Nhà nguyện Tưởng niệm Albert. Trong tang lễ, thứ duy nhất sẽ được phủ lên linh cữu Nữ hoàng là đất đỏ đựng trong một âu bằng bạc, do Vua Charles III, con trai bà, rải xuống. Nữ hoàng Elizabeth II cũng là người từng rải đất đỏ lên linh cữu vua cha George VI.

    ham mo hoang gia anh 1
    Tranh vẽ bên trong Hầm mộ Hoàng gia năm 1873. Ảnh: Anglophile.

    Hầm mộ Hoàng gia được xây dựng trong thời gian từ năm 1804 đến 1810 theo lệnh của Vua George III. Nhà nguyện Tưởng niệm Albert được hoàn thành năm 1863, là nơi an nghỉ của Nữ vương Victoria và Hoàng thân Albert.

    Theo Mirror, hầm mộ là một căn phòng lát đá có kích thước 7 x 25 m. Các bức tường đá được thiết kế thêm giá đỡ để đặt linh cữu. Cũng có một số thông tin cho rằng hầm mộ có kích thước 8,5 x 21,3 m, có thể đặt 32 linh cữu dọc hai bên tường và 12 linh cữu ở phần giữa.

    Hầm mộ ban đầu được thắp sáng bằng đèn dầu, sau đó chuyển sang sử dụng đèn điện từ thế kỷ 20. Hầm mộ có một bục đá ở lối vào, nơi đặt linh cữu thành viên hoàng gia vừa qua đời.

    Tại tang lễ, linh cữu thành viên hoàng gia sẽ được hạ từ Nhà nguyện St George, thông qua một khoảng hở trên sàn, xuống hành lang sâu 4,8 m ở phía dưới bằng hệ thống thang nâng điện. Linh cữu sau đó được di chuyển qua hành lang ngầm dài 15 m trước khi đưa vào hầm mộ.

    ham mo hoang gia anh 1
    Lính canh đi qua Nhà nguyện St George năm 2020. Ảnh: AP.

    Bên trong Hầm mộ Hoàng gia đang đặt 25 linh cữu, trong đó có thi hài Vua George III, IV và V, Vua William IV và Nữ hoàng Charlotte. Thành viên hoàng gia đầu tiên được an táng tại đây là Công chúa Amelia, con gái út của Vua George III.

    Người được an táng gần đây nhất tại Hầm mộ Hoàng gia là Công chúa Alice, mẹ của Hoàng thân Philip, vào năm 1969, nhưng mộ của bà đã được chuyển đến Jerusalem sau đó.

    Trong nhiều thập kỷ gần đây, hầm mộ giữ vai trò chính là nơi an nghỉ tạm thời của thành viên hoàng gia trước khi có nơi an táng phù hợp. Linh cữu Vua George V đã được đặt tại hầm mộ trong vài thập niên, trước khi được chuyển lên phía trên Nhà nguyện St George để an táng cạnh vợ, Mary xứ Teck.

    Linh cữu Vua George VI nằm chờ 17 năm trong hầm mộ trước khi được chuyển lên Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI năm 1969. Linh cữu vợ ông, Vương hậu Elizabeth, và tro cốt con gái Công chúa Margaret, đều qua đời năm 2002, đã được chuyển tới đây.

    Hầm mộ Hoàng gia không phải nơi an nghỉ lâu dài của Nữ hoàng Elizabeth II. Linh cữu của bà sẽ được đặt tạm ở đây trong thời gian chờ chuẩn bị chỗ an táng tại Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI.

    ham mo hoang gia anh 1
    Vị trí Hầm mộ Hoàng gia bên trong Nhà nguyện St George. Đồ họa: Sun.

    Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II cùng chồng bà, Hoàng thân Philip. Hoàng thân Philip qua đời tháng 4/2021 và linh cữu ông cũng đang được đặt tạm thời tại Hầm mộ Hoàng gia.

    Hoàng gia Anh trước đó đã lên kế hoạch đặt thi hài hai người cạnh nhau, linh cữu người qua đời trước sẽ được đưa xuống chờ tại hầm mộ.

    VnExpress (Theo National Post, Metro, Sun)

  • Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh, được đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II, được coi là một báu vật với 2.868 viên kim cương và nhiều đá quý.

    Linh cữu Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngày 14/9 được rước từ Điện Buckingham đến quàn tại Đại sảnh Westminster, London trong bốn ngày để người dân đến viếng.

    Phủ bên trên linh cữu của Nữ hoàng là lá cờ quân vương, tiếp đó là Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh, đặt trên một chiếc gối nhung tím, bên cạnh một vòng hoa trắng.

    vuong mien hoang gia anh 3000 vien kim cuong 1
    Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong lễ rước tại London ngày 14/9. Ảnh: AFP.

    Nữ hoàng đã đội chiếc vương miện này trong lễ đăng quang năm 1953 và các lễ khai mạc quốc hội thường niên. Cha bà là Vua George VI cũng từng đội nó khi lên ngôi năm 1937.

    Hoàng gia Anh cũng có một vương miện khác tên là St Edward, được chế tác bằng vàng ròng năm 1661 để phục vụ lễ đăng quang của Vua Charles II. Nó chỉ được Vua Charles II đội trong lúc lên ngôi và được cho là quá nặng, bởi có trọng lượng lên tới 2 kg.

    Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh mà Nữ hoàng Elizabeth II sử dụng nặng khoảng một kg. Nữ hoàng từng nói đùa rằng nó nặng đến nỗi "sẽ làm gãy cổ nếu người đội cúi xuống". "Khi đội nó, tôi không thể nhìn xuống để đọc diễn văn, mà phải giơ bài phát biểu lên cao", bà từng nói.

    Nữ hoàng đã ngừng đội vương miện này trong các lễ khai mạc quốc hội từ những năm 1990. Kể từ đó, nó được đặt trên một tấm đệm nhung mỗi lần xuất hiện cùng Nữ hoàng, sau đó được lưu giữ cùng nhiều trang sức giá trị khác ở Tháp London

    Báu vật này đính tổng cộng 2.868 viên kim cương, 269 viên ngọc trai, 17 viên ngọc bích và 11 viên ngọc lục bảo, trong đó có những viên đá nổi tiếng nhất của hoàng gia, như viên hồng ngọc Black Prince, viên ngọc bích St Edward và viên kim cương Cullinan II.

    vuong mien hoang gia anh 3000 vien kim cuong 1
    Nữ hoàng Elizabeth II ngồi cạnh vương viện St Edward bằng vàng ròng nặng 2 kg trong cuộc phỏng vấn năm 2018. Ảnh: BBC

    Cullinan II là viên kim cương chính ở mặt trước vương miện, được cắt từ viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Phi năm 1905.

    Trong khi đó, hồng ngọc Black Prince và ngọc bích St Edward được cho là hai viên ngọc quý giá nhất trên vương miện. Chúng từng được hoàng gia Anh gỡ ra và giấu trong hộp bánh quy, chôn dưới đất để tránh lọt vào tay phát xít Đức trong Thế chiến II, theo lệnh Vua George.

    Chiến dịch chôn giấu này được tiến hành hoàn toàn bí mật tại Lâu đài Windsor, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, lúc đó mới là công chúa 14 tuổi, cũng không hay biết.

    Quá trình cất giấu hai viên ngọc phải được hoàn thành ngay trong đêm. Những người thực hiện phải đào hố và che bằng vải dầu để máy bay Đức bay qua vào ban đêm không phát hiện dấu vết gì. Lối vào hầm chứa những viên ngọc được khóa trái lại, chỉ có thể tiếp cận thông qua một cửa sập.

    Nữ hoàng chỉ được báo cáo về việc các viên ngọc được chôn giấu vào năm 1940, nhưng không biết chúng được cất trong hộp bánh quy hay vị trí chôn. Bà cũng không biết toàn bộ về chiến dịch này cho đến khi BBC thực hiện một bộ phim tài liệu về lễ đăng quang của bà.

    Nữ hoàng Elizabeth II cho hay do bà và vua cha có cùng một cỡ đầu, nên bà không gặp vấn đề gì khi đội Vương miện Nhà nước Hoàng gia. "Ngay khi đội vào, nó sẽ ở nguyên vị trên đầu, do sức nặng của chính nó", bà nói trong cuộc phỏng vấn năm 2018.

    Bà thừa nhận có nhiều bất tiện khi đội vương miện này, nhưng nhấn mạnh "nó là vật rất quan trọng" với hoàng gia Anh.

    Vương miện Nhà nước Hoàng gia sẽ được đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II cho đến khi lễ an táng bà diễn ra tại hầm mộ ở Nhà nguyện St George. Trước khi quan tài được hạ xuống hầm mộ, người phụ trách bảo quản vương miện hoàng gia sẽ thu hồi báu vật này và mang trở lại Tháp London.

    VnExpress (theo AFP, People)