• “Mấy cô mấy chú mua giúp con với”, Phước vừa khóc vừa chạy, tay hối hả dí xấp vé số khắp các bàn.

    Trong quán cà phê cóc sát nhà tôi, thi thoảng vào các buổi chiều lại có tiếng khóc lóc, năn nỉ của Phước.

    Chiều hôm đó, một vài khách mua giúp mấy tờ mà không bận tâm đến dãy số. Bác bảo vệ già của quán, chú xe ôm đang chờ khách cũng mỗi người mua 5 tờ.

    Nhưng trên tay còn hơn 10 tờ nên Phước vẫn vừa khóc vừa chạy. Chiếc đồng hồ trên quầy tính tiền tích tắc nhích dần về 16h15, thời điểm các công ty xổ số phía Nam bắt đầu mở thưởng. Vé không bán hết bị xem là vé ế, người bán phải ôm. Quy định của Bộ Tài chính cho phép thu hồi, trả lại lượng vé số không tiêu thụ hết trong ngày. Nhưng áp lực bị cắt vé nếu không tiêu thụ hết đã khiến các cấp trung gian áp dụng "luật ngầm" ép người bán dạo ôm vé ế, bất chấp các nỗ lực chống lại tình trạng này của Hội đồng Xổ số kiến thiết miền Nam.

    10 tờ có tiền vốn 89.000 đồng, gần bằng tiền lời cả ngày Phước ròng rã rảo khắp các con phố.

    Phước hơn 10 tuổi, không đi học, được mẹ bế theo bán vé số từ khi mới lọt lòng. Mấy năm nay, cậu tách mẹ đi bán riêng. Mỗi ngày, cậu đến đại lý nhận 120-150 tờ được xổ vào ngày hôm sau để đi bán. Mỗi tờ bán ra 10.000 đồng, cậu lời 1.100 đồng. Nếu bán hết, mỗi ngày Phước kiếm được 132.000-165.000 đồng, đóng góp 1,2-1,5 triệu đồng vào doanh thu của các công ty phát hành.

    May mắn không phải ngày nào cũng đến. Những ngày mưa, ế khách, Phước và mẹ phải ôm vé thừa. Lời không đủ bù vốn, mẹ con ở phòng trọ ăn mì gói thay cơm.

    Trong lúc đó, tỷ lệ tiêu thụ vé đã phát hành của các công ty vẫn đạt 98-100%.

    "Lúc lấy vé, đại lý nói trước, ai trả lại sẽ bị cắt, không cho bán nữa", người mẹ có tật ở chân, giải thích. Cho nên, khi gần tới giờ xổ, chị sẽ dồn vé sang con, dùng chiêu khóc lóc cuối cùng, đánh vào lòng thương của mọi người. Chị thừa nhận làm thế chẳng tốt đẹp gì nhưng ôm vé vài lần là cụt vốn, "chỉ cần không bán được 5 tờ là mẹ con phải cắt cơm".

    Mỗi tỉnh phía Nam có 4.000-6.000 người bán vé số dạo, góp phần giúp 21 công ty xổ số khu vực này đạt 68.843 tỷ đồng doanh thu sáu tháng đầu năm, tăng 16% cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận tăng 25%. Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam vì thế đề nghị Bộ Tài chính cho tăng lượng vé phát hành từ ngày 1/10.

    em be ban ve so

    Nửa đầu năm, các công ty xổ số miền Nam nộp ngân sách hơn 22.000 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch cả năm - là một trong những lĩnh vực hiếm hoi tăng trưởng 10% lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn như thế này. Không làm gì ra tiền, người mua càng trông chờ vào vận may.

    Ngoài số tiền đi vào ngân sách, mặt tích cực khác phải thừa nhận là các công ty xổ số đã mang đến cơ hội thu nhập cho người già, trẻ em, người khuyết tật... những lao động khó tìm được chỗ đứng ở thị trường việc làm chính thức. Nhưng tại sao báo cáo lợi nhuận của các công ty xổ số không hoàn toàn là một tin vui; tại sao đề nghị tăng doanh số phát hành lại gợi cho tôi ấn tượng về sự vô cảm?

    Vì những số phận như mẹ con Phước.

    Phước và mẹ đều xem bán vé số là công việc hàng ngày và gắn bó nhiều năm. Họ không có ngày nghỉ, chỉ khi nào "ốm không gượng nổi mới phải ở nhà".

    Tuy nhiên gần chục năm qua hai mẹ con ốm đau tự bỏ tiền thuốc, không bảo hiểm y tế, không phúc lợi, không có hợp đồng với bất kỳ bên nào. Thứ ít ỏi họ nhận được là khoản hoa hồng trên mỗi tờ vé, vừa đủ ăn uống ở mức cơ bản và trả tiền trọ.

    Tỷ lệ phát hành vé số lên đến mức 98-100% đạt được từ việc không cho người bán dạo cơ hội trả lại vé ế, không khác gì ép họ mua, đẩy rủi ro kinh doanh cho người yếu thế.

    Lợi nhuận đạt được đến mức nghìn tỷ nhưng chiết khấu cho người bán dạo rất thấp (1.000-1.200 đồng mỗi tờ), không kèm theo bất cứ cứ quyền lợi nào khác.

    Đầu năm nay, Bộ Tài chính đã cho phép Hội đồng xổ số miền Nam tăng doanh số phát hành. Nếu lượng vé phát hành tiếp tục được tăng, sẽ có nhiều hơn những cậu bé như Phước: không được đến trường mà đi bán vé số phụ cha mẹ.

    Bài toán mở rộng kinh doanh này cần được nhà quản lý giải quyết song song với bài toán về an sinh xã hội. Theo đó, nếu các công ty xổ số được tăng lượng vé phát hành, quy định về tỷ lệ phần trăm hoa hồng trả cho kênh phân phối, ra đời gần chục năm trước theo Thông tư của Bộ Tài chính, nên chăng được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Người bán vé số - hầu hết có vấn đề về sức khỏe như lớn tuổi, khuyết tật, trẻ em - cần được hưởng các chế độ nhất định, ít nhất là bảo hiểm y tế, để đảm bảo sinh tồn khi gặp rủi ro về sức khỏe.

    Nếu xem xổ số là một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận thì công việc của người bán vé số cần chính thức hóa. Trẻ em không được tham gia. Người trong độ tuổi lao động được đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo an sinh khi về già...

    Hàng chục năm qua, vé số truyền thống gắn với khẩu hiệu "ích nước lợi nhà". Nhưng liệu các tác động tiêu cực của kinh doanh vé số đã được khảo sát và nghiên cứu đầy đủ?

    Nếu không giải quyết các vấn đề an sinh cho lực lượng lao động đang tham gia vào ngành này, thì phía sau lợi ích bề nổi dễ thấy, là lơ lửng các hệ lụy xã hội dài lâu.

    Lê Tuyết / VnExpress

  • Sở hữu khối tài sản khổng lồ, người ăn xin ở Ấn Độ này đã trở thành 'huyền thoại' trong nghề.

    Ở trên nhiều đường phố khắp thế giới, có thể thấy không ít người nghèo đói đã phải kiếm phí sinh hoạt qua ngày bằng hoạt động ăn xin. Tuy nhiên, tại Mumbai (Ấn Độ), có một người ăn xin đã trở thành "huyền thoại" khi sở hữu số tài sản nhiều người mơ ước sau nhiều năm "hành nghề".

    huyen thoai an xin 1
    Bharat Jain được coi là "huyền thoại trong giới ăn xin"

    IndiaTimes cho biết người đàn ông này tên Bharat Jain, là một người ban đầu có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Do đó, anh phải bỏ học từ sớm và làm việc bán thời gian từ khi còn rất nhỏ. Vì không được học hành nên khi lớn lên, Jain gặp khó khăn rất lớn khi tìm kiếm công việc. Kể từ đó, anh đã trở thành một người ăn xin trên đường phố Ấn Độ.

    Sau khi anh tiết kiệm được một khoản tiền từ việc ăn xin, Jian đã dùng nó để mua một căn hộ hai phòng ngủ với tổng giá 12 triệu rupee Ấn Độ (khoảng 3,4 tỷ đồng) cho cả gia đình. Ngoài ra, Jian còn mua thêm hai cửa hàng nhỏ và cho thuê, từ đó ra thu nhập thụ động từ tiền thuê hàng tháng lên tới 30.000 rupee Ấn Độ (khoảng 8,5 triệu đồng)/tháng.

    huyen thoai an xin 1
    Công việc "ngồi yên cũng ra tiền" này đã giúp Jain sở hữu số tài sản khổng lồ (Ảnh minh họa)

    Ở thời điểm hiện tại, sau nhiều năm lang bạt khắp các con đường, Jain hiện có khối tài sản được nhiều người mơ ước. Theo đó, hiện tại anh ấy sở hữu khối tài sản lên tới 1 triệu đô (khoảng 23 tỷ đồng) cùng 1 căn hộ 2 phòng ngủ và 2 cửa hàng kinh doanh.

    Nhiều thông tin cho rằng, ngoài việc lo cho cả gia đình, Bharat Jain cũng cố gắng để 2 con được đi học và bù đắp lại quá khứ không được đến trường của cha chúng.

    Tuy nhiên, dù đã trở thành đại gia nhưng Jian vẫn không bỏ được thói quen ăn xin. Anh vẫn được nhìn thấy đang "làm việc" 10-12 tiếng mỗi ngày trên đường phố.

    Trang Indiatimes mô tả, Jian rất giỏi trong việc chọn địa điểm "làm việc". Thông thường, người đàn ông này sẽ "cắm trại" gần các nhà ga đông đúc, giúp anh ta kiếm được tới 60.000-75.000 rupee Ấn Độ (từ 17 đến 21 triệu đồng)/tháng từ công việc ăn xin.

    Kênh 14 (nguồn: Indiatimes)

  • Một nhà thám hiểm và cựu quân nhân Anh đã phải thốt lên rằng: “Trở thành một người vô gia cư sinh lợi hơn tôi tưởng”. Người này đã tăng gần 5 kg sau hai tháng “sắm vai” ăn mày trên phố.

    Nhà thám hiểm Ed Stafford đã trải nghiệm 60 ngày sống lang thang trên đường phố London, Manchester và Glasgow mà không có “một xu dính túi”. Và thật đáng ngạc nhiên, kết thúc thời gian trải nghiệm, ông đã tăng gần 5kg và lúc nào trong túi cũng “rủng rỉnh” tiền.

    Ed Stafford chia sẻ, khi chưa tiến hành cuộc thử thách, ông nghĩ chắc hẳn mình sẽ giảm cân và có những tháng ngày khá chật vật.

    an xin o anh 1
    Nhà thám hiểm Ed Stafford đã trải nghiệm hai tháng sống lang thang trên đường phố London, Manchester và Glasgow.

    “Nhưng trên thực tế có rất nhiều người muốn giúp đỡ tôi ở cả ba thành phố. Ở Glasgow, tôi đã chứng kiến 26 tình nguyện viên phát thức ăn trong một đêm. Thậm chí có một người đàn ông vô gia cư phàn nàn rằng “họ đã cho chúng ta ăn quá nhiều”, Ed Stafford  cho hay.

    Ông cũng cho biết thêm rằng, “ở London, mỗi người vô gia cư thường kiếm được khoảng 100 - 200 bảng Anh (132-250 USD) vào một buổi tối, nhiều hơn số tiền mà người có công việc bình thường kiếm được”.

    Theo Ed, một người đàn ông vô gia cư mà ông ngồi cạnh ở Manchester đã kiếm được 20 bảng Anh (khoảng 25 USD) trong 30 phút.

    an xin o anh 1
    Ed Stafford cho biết mỗi người vô gia cư thường kiếm được khoảng 132-250 USD vào một buổi tối.

    “Anh ta xin tiền để kiếm một ngà nghỉ ở qua đêm nhưng thực chất là để thỏa mãn thói nghiện ngập của anh ta”, Ed chia sẻ.

    Tuy nhiê, Ed cho biết điều khiến ông bất ngờ nhất là cách những người vô gia cư chấp nhận hoàn cảnh của họ.

    “Tôi đã cho rằng không ai muốn trở thành người vô gia cư nếu họ có lựa chọn tốt hơn, nhưng thực ra, một số người lại thích cuộc sống trên đường phố hơn là đến hệ thống nhà cộng đồng”, Ed Stafford chia sẻ.

    Shelter UK, một tổ chức từ thiện vận động giúp đỡ người vô gia cư, cho biết cứ 200 người ở Anh thì có một người vô gia cư, tương đương 320.000 người.

    an xin o anh 1
    Cứ 200 người ở Anh thì có một người vô gia cư.

    Ed Stafford sinh ngày 26/12/975 ở Peterborough, Cambridgeshire, Anh. Ông là một nhà thám hiểm và cựu đội trưởng quân đội Anh.

    Ed Stafford đã tham gia nhiều chương trình truyền hình thực tế được phát trên kênh Discovery Channel.

    Ngày 10/8/2010, sau 859 ngày đi bộ, Ed Stafford đã hoàn thành đoạn đường 9.600 km xuyên rừng Amazon và trở thành người đầu tiên trên thế giới đi xuyên qua khu rừng già này.

    an xin o anh 1
    Một phân cảnh trong chương trình "Bị bỏ rơi cùng Ed Stafford".

    Chương trình truyền hình thực tế “Bị bỏ rơi cùng Ed Stafford” cũng để lại nhiều ấn tượng với người xem.

    Những hình ảnh trong thử thách “60 Days on the Streets” của ông cũng sẽ được chiếu trên kênh Channel 4 trong tuần này.

    VietnamFinance (theo Mirror)

  • Dù có công việc toàn thời gian, Kayleigh Lindon vẫn không thể cáng đáng chi phí sinh hoạt và tìm một nơi ở ổn định hơn một năm nay.

    co viec lam nhu van vo gia cu 1
    Lindon là người vô gia cư dù có việc làm toàn thời gian.

    Kayleigh Lindon, sống tại Merseyside, Anh, cho biết bản thân là nhân viên dịch vụ chăm sóc tại nhà. Cô gây chú ý khi thường chia sẻ về thời gian biểu hàng ngày trên kênh video có hơn 40.000 người theo dõi.

    Lindon cho hay cô được chính quyền địa phương sắp xếp đưa vào chỗ ở tạm, gia hạn theo tuần, trong khi tìm kiếm một nơi ở lâu dài, theo New York Post.

    Trong một clip có 1,4 triệu lượt xem, Lindon kể lúc đầu, ngày trả phòng của cô là thứ 4. Cứ mỗi tuần vẫn chưa tìm được chỗ ở, cô lại được gia hạn.

    "Vào ngày trả phòng, tôi phải thu dọn đồ đạc từ sáng sớm, mang theo chúng vì người bên chỗ ở thường đến vào giữa ngày, lúc tôi đang đi làm. Tôi làm vậy cũng để đề phòng họ không có chỗ ngủ cho tôi vào tối hôm đó".

    Về ăn uống, vì chỗ ở tạm không thể nấu nướng, Lindon thường phải ăn ngoài hoặc đến ăn tối nhà bạn. Cô cũng phải đem quần áo bẩn tới tiệm giặt hoặc dùng nhờ máy giặt nhà bạn bè.

    Lindon hiếm khi ăn sáng vào các ngày trong tuần song sẽ tự thưởng cho bản thân một bữa đồ ăn nhanh vào thứ 6. Cô cũng uống cà phê ở chỗ làm, ăn một chiếc sandwich cho bữa trưa, fish and chips - loại thức ăn nhanh của người Anh - cho bữa tối ngày hôm đó.

    "Vì là thứ 6 nên sáng nay tôi đã ăn rất ngon. Tôi ăn khoảng 3 bữa nhưng có những ngày tôi chỉ ăn sữa chua cho đến 20h. Vào buổi tối, tôi có thể ăn một chiếc sandwich, nếu tôi may mắn", cô chia sẻ.

    co viec lam nhu van vo gia cu 1
    Lindon phải thu dọn đồ và rời đi từ sớm vào ngày trả chỗ ở tạm.

    Ở phần bình luận, nhiều người ngạc nhiên khi Lindon có công việc toàn thời gian song gần như không đủ khả năng nuôi sống bản thân, chứ chưa nói đến việc tìm nhà ở.

    Một số dân mạng lại bày tỏ sự khó hiểu khi một cô gái vô gia cư lại vẫn làm móng và mi. Lindon giải thích chúng là đồ miễn phí vì có bạn làm việc trong ngành này.

    Lindon trở thành người vô gia cư sau khi tốt nghiệp đại học và không thể trở về nhà của mẹ do mâu thuẫn. Ban đầu, cô sống với bạn bè song lâm vào cảnh nợ nần khi bạn không chịu thanh toán các hóa đơn thuê nhà. Từ một số trải nghiệm cá nhân và tính chất công việc, cô không thể chuyển đến chỗ ở thuê chung với người lạ.

    Sau thời gian chật vật, từng phải đến ngủ nhờ trên ghế sô pha nhà một số người bạn, Lindon nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ.

    "Tôi muốn ghi lại những hình ảnh này cho mình vì có lẽ tôi sẽ không bao giờ trải nghiệm lại điều này nữa, hy vọng là như vậy. Tôi cố nhìn vào mặt tốt của mọi thứ", Lindon nói lý do làm loạt video chia sẻ về tình trạng vô gia cư.

    Trong vài clip gần đây, Lindon cho hay đang tìm kiếm một căn hộ và bắt đầu một công việc mới. Các video của cô cũng tạo động lực cho nhiều người trẻ tuổi đang phải đối mặt với tình trạng bất an về nhà ở.

    "Điều này thật truyền cảm hứng. Tôi 18 tuổi và đang sống trong chỗ ở được hỗ trợ, không có việc làm, không thu nhập, không cả thức ăn, tôi cần động lực của bạn", một người xem viết. Nhiều người khác gửi lời chúc Lindon sẽ sớm tìm được nơi ở lâu dài.

    Zing (theo New York Post)

  • Có nhiều người đã mắc kẹt cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm tại sân bay. Có những người do hoàn cảnh mà phải sống dựa, có người lựa chọn trở thành người vô gia cư tại nơi này.

    song bam o san bay 1

    Tháng 1/2021, một người đàn ông tên là Aditya Singh đã bị bắt giữ sau khi sống 3 tháng tại sân bay quốc tế O'Hare của Chicago. Từ tháng 10/2020, ông đã sống vạ vật trong khu an ninh của sân bay, được những người tốt bụng mua đồ ăn, cho ngủ nhờ trong nhà ga và sử dụng phòng tắm. Cho đến khi một nhân viên sân bay yêu cầu ông xuất trình giấy tờ tùy thân, mọi việc mới bị vỡ lẽ.

    Tuy nhiên, ông không phải là người đầu tiên "sống bám” sân bay lâu đến như vậy. Đã có nhiều trường hợp tương tự, có người sống cả tuần, cả tháng, thậm chí cả năm, nhưng không phải ai cũng đều muốn rơi vào hoàn cảnh này.

    Hòa vào đám đông

    Sân bay luôn được ví như một thành phố thu nhỏ vì có đầy đủ các yếu tố như nơi thờ cúng, cảnh sát, khách sạn, nhà hàng cao cấp, khu mua sắm và hệ thống giao thông công cộng.

    Nhưng nếu coi đây là thành phố, thì chúng là những thành phố kỳ lạ vì những người quản lý không thích có cư dân nào sống tại đó.

    song bam o san bay 1
    Sân bay Quốc tế O'Hare, Chicago là nơi Aditya Singh đã sống 3 tháng. Ảnh: Wall Street Journal.

    Sống ở sân bay là điều khả thi, vì nơi này có nhiều tiện nghi cơ bản: thức ăn, nước, phòng tắm và nơi ngủ nghỉ. Nhiều sân bay lớn đến mức mà những người như ông Singh có thể ở lâu dài mà không bị phát hiện. Để tránh bị phát hiện, họ thường hòa mình vào đám đông.

    Trước dịch Covid-19, các sân bay Mỹ thường đón tiếp từ 1,5 triệu tới 2,5 triệu du khách mỗi ngày. Sau đại dịch, con số này giảm chỉ còn dưới 100.000 người trong những tuần đầu tiên của năm 2020. Người đàn ông sống tại sân bay O'Hare đã tới đây vào giữa tháng 10/2020 khi lượng hành khách tăng trở lại. Sau đó 3 tháng, ông ấy mới bị phát hiện và bắt giữ khi lượng khách giảm rõ rệt, sau mùa du lịch cao điểm vào cuối năm kết thúc và dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

    Mắc kẹt tại sân bay

    Mặt khác, một số người sống ở sân bay là do hoàn cảnh xô đẩy.

    Thường thì hành khách sẽ ở lại sân bay để quá cảnh qua đêm, nhưng sẽ có một vài người bị kẹt lại ở sân bay vì lỡ nối chuyến bay, bị hủy chuyến hoặc do thời tiết xấu. Những trường hợp này, hiếm khi nào khiến hành khách phải ở lại quá 1-2 ngày tại sân bay.

    song bam o san bay 1
    Một người đang nghỉ ngơi tại sân bay Mexico. Ảnh: Reuters.

    Thế nhưng có những người trở thành cư dân của sân bay vô thời hạn. Mehran Karimi Nasseri là một trường hợp như vậy.

    Năm 1988, ông Nasseri là một người tị nạn Iran, đang trên đường đến Anh qua Bỉ và Pháp thì bị mất giấy tờ xác minh tình trạng tị nạn của mình. Không có giấy tờ, ông không thể lên máy bay đến Anh. Ông cũng không được phép rời sân bay Paris và vào Pháp. Sự việc này đã thu hút dư luận quốc tế khi giới chức Anh, Pháp và Bỉ liên tục tranh cãi để giải quyết vấn đề.

    Chính quyền Pháp đề nghị cho phép ông được cư trú ở Pháp, nhưng Nasseri đã từ chối vì vẫn muốn đến Anh như ban đầu. Và cứ thế ông ở lại sân bay Charles de Gaulle gần 18 năm. Ông rời sân bay duy nhất vào năm 2006, khi phải nhập viện vì sức khỏe kém.

    Edward Snowden cũng từng mắc kẹt tại sân bay một tháng khi đến Nga vào năm 2013, trước thời điểm được tị nạn.

    Tháng 5/2004, Sanjay Shah đến Anh bằng hộ chiếu công dân nước ngoài của Anh. Tuy nhiên, cơ quan nhập cư đã từ chối cho ông nhập cảnh. Bị yêu cầu quay trở về Kenya, ông rất lo sợ vì ông đã từ bỏ quốc tịch Kenya. Sau một năm vật vờ sống tại sân bay, cuối cùng Shah đã được nước Anh cấp đầy đủ quyền công dân.

    Kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ngày càng xuất hiện nhiều “cư dân sân bay” một cách bất đắc dĩ. Roman Trofimov, người Estonia, bay đến Sân bay Quốc tế Manila từ Bangkok vào ngày 20/3/2020. Vào thời điểm anh đến, Philippines đã ra lệnh ngừng cấp thị thực nhập cảnh để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Trofimov đã có 100 ngày sống ở Sân bay Manila cho đến khi đại sứ quán Estonia sắp xếp được cho anh một chuyến bay giải cứu về quê hương.

    Trở thành người vô gia cư

    Trong khi nhiều người bất đắc dĩ phải sống ở sân bay, thì một số người cố gắng biến sân bay thành “nhà” của mình. Điều này thường xảy ra ở các sân bay lớn tại Mỹ và châu Âu.

    Từ năm 2018, số lượng người vô gia cư tại một số sân bay lớn của Mỹ đã tăng dần từ vài năm trước, tiêu biểu là Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta và tại Sân bay Quốc tế Thurgood Marshall của Baltimore/Washington.

    Đại dịch Covid-19 đã gây thêm mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng với nhóm người sống tại sân bay. Hầu như ban quản lý các sân bay đều cung cấp viện trợ cho những người cư dân hoàn cảnh này. Sân bay Quốc tế Los Angele từng triển khai các hoạt động hỗ trợ để kết nối người vô gia cư với nhà ở và các dịch vụ khác.

    Nhưng rõ ràng là mọi nhà điều hành sân bay đều không mong muốn sân bay của mình trở thành nơi cư trú cho người vô gia cư.

    Theo Zing

  • Hiện có hơn 274,000 người vô gia cư ở Anh, trong khi “làn sóng di cư dâng cao” khiến nhiều gia đình phải đối mặt với một mùa đông khó khăn.

    Cứ 206 người ở Anh thì có một người không có nhà ở, trong đó có 126,000 trẻ em - Shelter, tổ chức từ thiện cho người vô gia cư cho biết.

    Shelter lên án những con số này là "đáng xấu hổ" và cảnh báo "khi trợ cấp đại dịch kết thúc, hàng nghìn người sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự”.

    Trong số những người vô gia cư được ghi nhận, vào bất kỳ đêm nào cũng có 2,700 người phải ngủ ngoài đường, 15,000 người độc thân ở trong nhà nghỉ giá rẻ và gần 250,000 người sống trong các chỗ ở tạm thời - hầu hết là các gia đình.

    Theo nghiên cứu của Shelter, ở London, cứ 53 người thì có một người vô gia cư, nhiều người tập trung ở Brighton and Hove và Manchester.

    Tổ chức từ thiện cho biết đã nhận được rất nhiều cuộc gọi đến đường dây trợ giúp khẩn cấp từ những người phải đối mặt với tình trạng vô gia cư trong mùa đông này. 

    Một gia đình mất nhà là Tomasz, vợ và con nhỏ. Họ đã sống ở nhà kho trong vườn tại một nhà trọ khẩn cấp ở Ilford, phía đông London, kể từ khi bị đuổi khỏi nhà vào tháng 8.

    Tomasz - một nhân viên bảo trì phải làm việc nhiều giờ nhưng vẫn không có đủ tiền thuê nhà, nói:“Giáng sinh này, tôi nói với bọn trẻ rằng ông già Noel vẫn có thể tìm thấy chúng. Tôi đang cố gắng an ủi chúng bằng cách dựng một cây thông Noel nhỏ và đèn chiếu sáng ở cửa sổ. Tôi muốn cố gắng làm mọi việc bình thường nhất có thể nhưng thật quá căng thẳng và chán nản".

    Polly Neate, giám đốc điều hành của Shelter, cho biết: "Chúng tôi dự đoán đại dịch sẽ tạo ra làn sóng trục xuất và quả thật điều đó đang xảy ra". Cô Neate cho biết công việc của các nhân viên tuyến đầu của tổ chức từ thiện sẽ rất "quan trọng" trong mùa đông này.

    11homelessTình trạng vô gia cư có thể lan rộng trong mùa đông này

    Làm cách nào để giúp đỡ người vô gia cư trong mùa đông này

    Nếu đang ở Anh hoặc xứ Wales, điều tốt nhất bạn nên làm nếu thấy người vô gia cư là liên hệ với Streetlink.

    Nhờ vậy, bạn có thể gửi cảnh báo đến dịch vụ hỗ trợ địa phương - chẳng hạn như chính quyền địa phương hoặc tổ chức từ thiện cho người vô gia cư như St Mungo’s. Sau đó, họ sẽ có thể xác định vị trí người vô gia cư để đảm bảo họ biết về sự hỗ trợ mình được nhận.

    Bạn cần cung cấp vị trí chính xác của người vô gia cư bằng cách mô tả khu vực, cũng như xác định khu vực đó trên bản đồ - cộng với thời gian trong ngày bạn đã nhìn thấy hoặc tiếp xúc với họ. Bạn cũng cần mô tả về ngoại hình, tên, tuổi (nếu có thể) và các đặc điểm nhận dạng khác.

    Nếu cần liên hệ ngay bây giờ, hãy gửi cảnh báo Streetlink qua trang web hoặc gọi 0300 500 0914. Lời khuyên này chỉ áp dụng cho người trưởng thành. Nếu nghĩ người cần giúp đỡ dưới 18 tuổi, bạn nên liên hệ với cảnh sát.

    Gọi 999 trong trường hợp khẩn cấp nếu tin rằng người đó cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Cuối cùng, bạn có thể liên hệ với hội đồng địa phương để báo cáo hoặc đảm bảo người vô gia cư đang được hỗ trợ.

    Tìm số liên lạc hoặc địa chỉ email trên gov.uk

    11homelessCó nhiều cách để giúp đỡ người vô gia cư

    Nhiều chính quyền địa phương và tổ chức từ thiện áp dụng Nghị định thư khẩn cấp do thời tiết khắc nghiệt (SWEP). Được tạo ra bởi tổ chức từ thiện Homeless Link, SWEP sẽ đưa người vô gia cư tới chỗ ở khẩn cấp, có thể giúp ngăn ngừa tử vong trong thời tiết khắc nghiệt.

    Những cách khác để giúp đỡ người vô gia cư trong mùa đông này

    Nếu muốn giúp đỡ giải quyết tình trạng vô gia cư về lâu dài, có biện pháp khác cho mùa đông - và trong suốt cả năm.

    Tặng áo khoác và chăn

    Bạn có một chiếc áo khoác không bao giờ mặc? Hãy quyên góp cho một tổ chức từ thiện như Wrap Up UK. Tương tự, chăn, túi ngủ và quần áo ấm là những thứ rất cần quyên góp.

    Nếu không tìm thấy tổ chức từ thiện trong khu vực sinh sống, hãy tới khu tạm trú cho người vô gia cư tại địa phương hoặc dịch vụ tương tự qua Homeless Link, hoặc ghé thăm ngân hàng quần áo Salvation Army để xem họ đang cần gì.

    Cung cấp đồ uống và thức ăn ấm

    Nếu muốn trực tiếp đưa món gì đó cho người vô gia cư, bạn có thể hỏi họ có muốn ăn hoặc uống gì không.

    Hãy nói chuyện với họ trước để đảm bảo đó là thứ họ muốn hoặc cần. Shelter cũng khuyến cáo cung cấp chăn hoặc quần áo ấm - miễn là bạn đảm bảo phòng dịch.

    Nếu không thể quyên tặng, bạn luôn có thể đưa ra một lời chào thân thiện, kiểm tra xem họ có ổn không và liên hệ với Streetlink.

    Quyên góp cho tổ chức từ thiện hoặc làm tình nguyện viên

    Ngoài ra, bạn có thể đóng góp cho một tổ chức từ thiện dành cho người vô gia cư, tổ chức này sẽ hướng tới cung cấp chỗ ở và thực phẩm.

    Có một số tổ chức từ thiện của Anh quốc bạn có thể quyên góp, bao gồm:


    Truy cập các trang web chính thức của họ ở trên để biết thêm chi tiết - ví dụ: Crisis quảng cáo các cơ hội tình nguyện tại địa phương trên khắp Vương quốc Anh.

    Bác sĩ, y tá, thợ làm tóc, bác sĩ chuyên khoa chân, dược sĩ, vật lý trị liệu và nhân viên nhà bếp chỉ là một vài trong số những vai trò cần thiết. Người lái xe, tình nguyện viên chia sẻ lời khuyên và chung tay giúp đỡ cũng được coi trọng.

    Một cách khác để giúp đỡ là đăng ký The Big Issue - tạp chí hoạt động để chấm dứt tình trạng vô gia cư.

    Thông thường, người vô gia cư sẽ làm việc với tư cách là người bán tạp chí - bạn có thể mua số báo trực tiếp từ họ hoặc đăng ký trực tuyến.

    Viethome (Theo Metro)

  • Ed Stafford là một nhà thám hiểm, một nhà khám phá và cựu đội trưởng của Quân đội Anh. Để ghi hình cho dự án phim tài liệu truyền hình ‘60 Days on the Streets’ của kênh Channel 4, anh đã phải rời xa vợ con cùng mái nhà ấm cúng trong 2 tháng, trở thành một người vô gia cư “thực thụ”.

    Giữa mùa đông giá rét, anh phải sống trên đường phố như một người vô gia cư thực thụ: không thức ăn, không tiền bạc, không nơi ngủ cố định.

    Vấn nạn vô gia cư không chỉ tồn tại ở các quốc gia đang phát triển. Theo một nghiên cứu năm 2018, Vương quốc Anh có 320.000 người không có nhà ở, tức là cứ 200 người thì có một người như vậy. Hơn một nửa trong số này sống ở London và nhiều người là cựu quân nhân.

    nguoi vo gia cu o anh
    Anh Ed Stafford trên hè phố.

    60 ngày làm người vô gia cư

    Ed Stafford đã 43 tuổi nhưng anh vẫn quyết định sống trên đường phố London, Manchester, và Glasgow trong 60 ngày để tìm hiểu lý do tại sao con người ta lại rơi vào cảnh vô gia cư.

    Về mặt tài chính, anh Ed nghĩ rằng cuộc sống của một người đàn ông vô gia cư có nhiều lợi nhuận hơn. Chỉ trong một đêm, anh có thể kiếm được từ 100-200 bảng Anh, nhiều hơn mức trung bình mà người London kiếm được với công việc bình thường.

    Về ăn uống, rất nhiều tình nguyện viên phát bánh mì kẹp thịt và thức ăn nhanh miễn phí cho người vô gia cư, và số lượng thức ăn nhiều hơn những người thực sự cần.

    Ví dụ như ở Glasgow, anh Ed đếm thấy 26 tình nguyện viên phát đồ ăn nhưng chỉ có 2 người đàn ông vô gia cư. Một trong những người lang thang còn phàn nàn rằng anh ta phải ăn quá nhiều. Ban đầu anh Ed nghĩ rằng mình sẽ bị chết đói và sụt cân, nhưng thực tế cho thấy anh ăn quá nhiều nên đã đã tăng 5 kg trong suốt 60 ngày của dự án. Các cuộc kiểm tra sau đó cho biết anh sẽ mắc bệnh về tim nếu tiếp tục ăn uống như vậy. 

    Tuy được cung cấp thức ăn miễn phí, anh Ed vẫn đánh liều ăn thử salad vứt trong thùng rác. Thật không may, anh không thể thưởng thức bữa trưa này vì có một miếng kẹo cao su đã nhai lẫn trong đó. 

    Ngoài ra, thỉnh thoảng anh Ed phải tắm bằng nước từ bồn toilet. Anh chỉ có thể cởi quần áo và cọ rửa trong nhà vệ sinh công cộng.

    Nhiều người ăn xin giả trên đường phố

    Về nơi ở, anh Ed từng nghĩ rằng không ai muốn ngủ trong tiết trời lạnh cóng cả. Thực tế thì nhiều người vô gia cư lại chọn ngủ ngoài đường thay vì những chỗ ở dựng tạm thời cho họ. Một trong những người ăn xin có thể kiếm được 20 bảng Anh trong khoảng 20 phút bằng cách nói rằng anh ta cần tiền để chi trả cho chỗ ở. Nhưng sau đó anh ta sẽ tiêu hết tiền vào ma túy.

    Và thật ngạc nhiên, anh Ed không phải là người duy nhất giả làm ăn xin. Một số người có nhà riêng nhưng vẫn cố tình ngồi trên phố. Họ kiếm sống bằng cách xin tiền người khác, nhưng rồi lại tiêu vào ma túy và rượu. Darren – một trong những người ăn xin giả, nói rằng anh ta có thể kiếm được tới 600 bảng Anh mỗi đêm bằng cách xin tiền từ những người đi nhậu say xỉn. Nhưng thường thì sau khi kiếm được 100 bảng, Darren sẽ về nhà ăn tối và tắm nước nóng.

    Một người ăn xin giả khác đã nhận được một căn hộ từ chính phủ sau khi anh ta mãn hạn tù. Lúc đầu, anh chỉ muốn một công việc bình thường. Nhưng các nhà tuyển dụng đưa ra mức lương chỉ 8 bảng một giờ, với anh ấy thì mức lương như vậy là quá thấp, không thể chấp nhận được. Vậy là anh ta quyết định chọn cách dễ dàng hơn để kiếm tiền – đó chính là ăn xin.

    Trong quá trình thực nghiệm, anh Ed gặp phải rất nhiều kẻ hung hãn và nghiện ma túy. Anh từng chứng kiến cuộc chiến giữa 2 người ăn xin để giành chỗ tốt hơn. Một lần, anh còn bị cảnh sát dọa bắt vì tội ăn xin. Lần khác, chiếc túi ngủ của anh bị ai đó tè vào. Nhưng đó vẫn chưa phải là trường hợp tệ nhất, vì có người còn bị đốt mất túi ngủ.

    Trong giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm, anh Ed bắt đầu tận hưởng cuộc sống tự do, không lịch trình, không hạn chót của mình. Tuy nhiên, anh cũng nhấn mạnh rằng những người chấp nhận cuộc sống vô gia cư không hề muốn sống lang thang mãi mãi.

    Một số người trong số họ phải chạy trốn khỏi cha mẹ nghiện ma túy hoặc bạo lực gia đình. Ví dụ, tại Manchester, anh Ed đã gặp Dina – bà mẹ của 6 đứa trẻ. Cô là người mẫu từng xuất hiện trong chiến dịch của Debenhams và M&S. Cuộc đời bắt đầu đi sai hướng khi cô 13 tuổi. Cha mẹ ly hôn và cô phải sống với người mẹ nghiện ma túy.

    Lên 15 tuổi, cô yêu một chàng trai và đó chính là cha của những đứa con cô sau này. Hiện tại, các con cô sống với cha chúng, còn cô sống trong một căn nhà tạm bợ bằng lều cũ và xe đẩy. Dina là một người nghiện ma túy nhưng trong lòng vẫn luôn nhớ nhung các con của mình. Cô vui vẻ mời anh Ed đến nơi trú ẩn và còn chia bánh quy cho anh. Sau một thời gian, anh Ed quay trở lại nơi trú ẩn của Dina nhưng nó đã biến mất cùng với chủ nhân của mình.

    Theo anh Ed, ngay cả những người vô gia cư thực thụ cũng không thực sự cần tiền nhiều, mà họ cần sự hỗ trợ tâm lý để có thể thích nghi với xã hội. Anh Ed cũng nói rằng mặc dù thực tế là anh đã tìm thấy một số người bạn tốt trên đường phố London, nhưng anh sẽ không bao giờ đưa tiền cho người ăn xin dù thật hay giả nữa. Còn bạn thì sao?

    Theo Trithucvn

  • Umberto Quintino Diaco – một người vô gia cư 75 tuổi, được tìm thấy đã chết giữa đống bìa hộp tại nhà ga Polfer ở Porta Garibaldi, Italy, để lại hàng trăm nghìn đô-la, chứng khoán, bất động sản và xe ô tô.

    nguoi ngheo chet giau
    Khu vực các nhân viên nhà ga phát hiện ra thi thể của ông Umberto.

    Thi thể trong bộ quần áo đã sờn, rách nát của Umberto Quintino Diaco, một người vô gia cư 75 tuổi, được tìm nhân viên nhà ga Porta Garibaldi phát hiện lúc rạng sáng ngày 2/2 giữa đống hộp bìa. Theo nhân viên điều tra, ông có thể đã chết từ nhiều giờ trước đó.

    Nhưng báo chí địa phương của Italy cho hay, Umberto không đơn giản là một người vô gia cư chết vì quá túng quẫn – như kết luận ban đầu của nhà chức trách, bởi các nhà điều tra đã lần ra hơn 100.000 euro trong tài khoản ngân hàng của ông. Ông còn sở hữu 19 nghìn euro cổ phiếu và một khoản lương hưu 750 euro mỗi tháng được trả từ Munich (Đức). 

    Ông cũng sở hữu một ngôi nhà ở quê hương Calabria (Italy) của ông và hai chiếc xe tải có đăng ký, nộp bảo hiểm đầy đủ.

    Trong đống quần áo rách nát ông mang theo người, nhà chức trách còn tìm thấy một phong bì chứa 1.235 euro tiền mặt.

    Rõ ràng, số tài sản trên hoàn toàn đảm bảo cho ông một cuộc sống sung túc, khác hẳn tình trạng cuộc sống thực tại của ông và hoàn cảnh khó khăn khiến ông lìa đời.

    Umberto Quintino Diaco sinh ngày 5/5/1945 tại Paludi  - một thị trấn hơn nghìn dân trên sườn núi Sila. Ông rời khỏi nơi này khi mới 17 tuổi. “Anh ấy trốn khỏi nhà, từ chối gia đình và biến mất vĩnh viễn. Chúng tôi đã cố gắng tìm anh ấy, nhưng dường như anh ấy không hề muốn được gia đình tìm thấy”, em gái Chiarina của ông kể lại.

    Các công chứng viên đang làm thủ tục chuyển giao tài sản của ông cho những người thừa kế.

    Theo baophapluat

  • Người dân đã gọi xe cứu thương để đưa người phụ nữ và 2 đứa trẻ sinh đôi mới chào đời vào Bệnh viện Rosie vào hôm thứ Hai, ngày 23/12.

    Những người đi đường đã cố gắng trợ giúp khi người phụ nữ sinh con ngay bên ngoài Trinity College, được biết đến là trường giàu có nhất của Đại học Cambridge. Hơn £25,000 đã được quyên góp cho ba mẹ con. 

    Trinity College thuộc Đại học Cambridge.

    Họ gọi cứu thương đưa 3 mẹ con vào bệnh viện vào lúc 7h sáng thứ Hai trước Giáng sinh.

    Một người chứng kiến nói với tờ Cambridge News rằng người phụ nữ sinh con ở tuần thứ 29, sớm hơn 11 tuần so với dự tính. Khi đi xe đạp ngang qua, cô đã nhìn thấy mấy mẹ con được quấn chăn ấm bên trong xe cứu thương.

    Người này nói: ''Họ đều đã được đưa lên xe cứu thương lúc tôi đi ngang qua. Đồng nghiệp của tôi đã có mặt ở đó đầu tiên, thật may là siêu thị Sainsbury's mở cửa sớm nên cô ấy đã chạy vào đó xin được trợ giúp. Tôi hy vọng người mẹ sẽ được cấp nơi ở và mấy đứa bé được chăm sóc''. 

    Người phát ngôn của Quỹ NHS Các bệnh viện Đại học Cambridge nói: ''Chúng tôi đã biết về trường hợp người phụ nữ sinh con bên vệ đường trước trường Đại học Cambridge. Chúng tôi muốn trấn an công chúng rằng mẹ con cô ấy đã nhận được mọi sự trợ giúp cần thiết từ Bộ phận Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội trong thời điểm khó khăn này''.

    Một trang gây quỹ trên JustGiving đã được lập cho gia đình bé nhỏ này, số tiền quyên góp đã vượt mục tiêu là £22,000.

    Jess Agar, người lập trang này, viết rằng có một sự ''bất bình đẳng khó chấp nhận'' ở thành phố Cambridge.

    Cô viết: ''Sinh con lẽ ra phải là khoảnh khắc hạnh phúc và tuyệt diệu nhất. Sẽ như thế nào khi bạn phải rặn đẻ một mình bên vệ đường, trong bóng tối nhập nhoạng bên ngoài ngôi trường giàu có nhất Cambridge?''

    "Rồi thì chúng ta đều sẽ quen với câu chuyện Giáng sinh về một người mẹ sinh con trong đói nghèo, tìm kiếm một nơi để ủ ấm. Đó là thực tế của những người sống trên hè phố''. 

    Một bản báo cáo của Shelter vào đầu tháng này cho biết cứ 8 phút, một đứa trẻ ở Anh lại trở thành vô gia cư. Ít nhất 135,000 người phải sống trong nhà tạm vào ngày Giáng sinh.

    Bạn có thể quyên góp cho mẹ con cô ấy ở đây: https://www.justgiving.com/crowdfunding/homeless-new-mother

    Viethome (theo Sky News)

  • 'Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm việc này khi đến Mỹ. Khó khăn tới mức mẹ chồng tôi còn phải gửi tiền sang đây', bà Lin bật khóc khi nghĩ đến người chồng bệnh đang nằm ở nhà và cảnh trắng tay ra về sau một đêm vất vả lượm ve chai...

    Phần lớn người lượm ve chai ở thành phố New York là dân gốc Á và Nam Mỹ - Ảnh: NYT

    Giấc mơ Mỹ đã vỡ tan thành bong bóng với nhiều người gốc Á. Ở bước gần như tận cùng, họ đành chọn cách đi nhặt ve chai để sống đắp đổi qua ngày.

    3h sáng, hơn chục người đứng lố nhố dưới chân cầu Manhattan (New York), trên vai là bao đựng lon ve chai. Điểm tập kết phế liệu tự phát này chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng là nơi kiếm cơm của nhiều người cơ nhỡ, cố bám lấy chốn phồn hoa.

    Không ít trong số đó là người gốc Á không còn đủ sức đi "làm hãng", hoặc bị đẩy ra khỏi nhà máy sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Tiếng Anh kém và không có giấy tờ, nhiều người dạt về các thành phố lớn như New York, nơi có thể giúp họ sống sót. 

    Họ chấp nhận mọi công việc và ngủ trên lề đường, miễn là đừng ai hỏi "giấy tờ của ông bà đâu?".

    Chính quyền làm ngơ

    Theo báo New York Times, về lý thuyết, tất cả rác thải trên đường phố, kể cả ve chai, đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền thành phố bởi họ phải bỏ tiền ra thuê công ty thu gom và đem đi xử lý. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, nhà chức trách New York đã "nhắm mắt" để nhiều người nhặt ve chai. 

    "Chúng tôi không thể phản đối nếu người ta đang kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình" - một đại diện của Sở Vệ sinh môi trường New York giãi bày.

    Nghề lượm ve chai ở khu nhà giàu như Manhattan tính ra cũng "nhàn", như lời đùa của một người trong nghề, vì dân nhà giàu phân loại rác rất tốt nên chẳng tốn công bới móc và "họ đủ giàu để chẳng mảy may nghĩ rằng mình vừa ném vài đồng lẻ qua cửa sổ". Giá của mỗi bao 200 vỏ lon dao động 20 - 30 USD, tùy theo mối thu mua.

    Người giỏi có thể kiếm được 400 hoặc 500 lon mỗi đêm, rồi lại có người chọn nghề làm trung gian, mua lại từ những người đi lượm trực tiếp và bán nó cho các chủ vựa. Người trung gian sẽ chờ tới giờ xe tải của chủ vựa vào thành phố thu gom, thường là khoảng 3h sáng, để bán lại.  

    Cũng có không ít người đi lượm trực tiếp kiên nhẫn chờ xe tải bởi với họ, kiếm thêm được 3 USD hay 5 USD cho mỗi bao cũng là nhiều.

    Cạnh tranh trong nghề

    Chưa có thống kê chính thức cho thấy có bao nhiêu người sống nhờ nghề lượm ve chai ở thành phố New York nhưng theo Eunomia (một công ty về môi trường), con số có thể khoảng 4.000 - 8.000 người. Một trong số đó là bà Lin, người gốc Trung Quốc nhỏ nhắn. 

    Vẻ khắc khổ hằn lên khuôn mặt khiến người ta không khỏi bất ngờ khi biết bà chỉ mới 52 tuổi. Làm nhân viên tạp vụ tại một khách sạn nhỏ trong khu phố Tàu không đủ sống, bà Lin nghĩ tới việc lượm ve chai để kiếm thêm thu nhập. Chân cầu Manhattan trở thành điểm tập kết tự phát cho những người lượm ve chai ở Phố Tàu của New York vài năm trở lại đây.

    Chiếc xe tải thu gom đã rời đi trước khi bà Lin tới. "Bà ta luôn tới trễ" - ông Farias, tài xế xe tải, càu nhàu lúc đánh xe sang khu khác để lấy ve chai. Ở khu này, Farias, 55 tuổi, coi vậy mà là cứu tinh của vài người khi đã đứng ra bảo vệ họ khỏi những kẻ bắt chẹt và thỉnh thoảng mua ve chai với giá cao hơn những chỗ khác.

    Nghĩ đến người chồng vừa phẫu thuật não đang nằm ở nhà và cảnh trắng tay ra về sau một đêm vất vả, bà Lin bật khóc. 

    "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm việc này khi đến Mỹ. Tình cảnh khó khăn tới mức mẹ chồng tôi ở Trung Quốc còn phải gửi tiền sang đây" - bà Lin nghẹn ngào chia sẻ bằng tiếng Hoa phổ thông. May mắn là bà cũng bán được 3 bao ve chai cho một chiếc xe tải khác do ông Farias đã gọi điện giúp.

    Cầm 90 USD trên tay - số tiền kiếm được trong 3 ngày lượm ve chai, bà Lin rảo bước lên phố. Đồng hồ lúc này đã điểm hơn 5h sáng. Chợt nhớ tới người chồng đang nằm co ro ở nhà, nước mắt bà lại rơi...

    Bài liên quan: Tâm sự của những người Việt sống bằng nghề lượm ve chai ở Little Saigon

    Một phụ nữ Việt nhặt ve chai gây bất ngờ ở Canada

    Theo Tuổi Trẻ

  • Vào đêm 23 tháng 4 năm 2018, Paul trải qua đêm đầu tiên của mình như một người vô gia cư trong một công viên giữa khu phố giàu có với những ngôi nhà trị giá tới 1,5 triệu bảng.

    Anh xoay xở tìm được một chỗ ở quảng trường Sidney, Whitechapel, phía đông London.

    Paul thường đi tới đi lui chỗ trạm xe buýt nơi mà việc ngủ chỉ là để giữ ấm. Ảnh: UniquePictures.co.uk

    Một chuỗi sự kiện xảy ra trong vài năm trước đó, bao gồm cái chết của mẹ anh và chứng trầm cảm do chấn thương tâm lý, dẫn đến việc anh bị đuổi khỏi căn nhà gần đó.

    Kể từ đó, Paul, 45 tuổi, đã có một hành trình đáng nhớ để tìm lại bản thân và chuẩn bị chuyển vào căn hộ của chính mình.

    Sau thời gian thử thách vào năm ngoái, anh cuối cùng cũng tìm được công việc nhân viên chăm sóc tại một trường tiểu học.

    Anh muốn chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người có thể hiểu người ta có thể dễ dàng lâm vào cảnh vô gia cư như thế nào và nên làm gì để giúp đỡ họ.

    Sau khi cuộc sống của anh sụp đổ, Paul trở thành một trong số 170.000 người lang thang ở thủ đô, một con số cao kỷ lục.

    Sidney Square, Whitechapel là nơi Paul trải qua 3 tuần rưỡi không nhà. Ảnh: w8media/metro.co.uk

    Anh tâm sự: “Tôi mất việc vào năm 2014, mẹ tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và tôi cần phải chăm sóc bà ấy. Tôi có một số tiền tiết kiệm và tôi muốn chăm sóc bà. Sáu tháng sau, bà qua đời. Tôi được thừa hưởng một số tiền, nhưng cảm thấy tâm trạng vô cùng tồi tệ.”

    Anh nói thêm: “Nhìn lại, lúc đó tôi đang bị trầm cảm. Tôi đã không nộp đơn xin trợ cấp hay làm bất cứ điều gì. Tôi không biết làm thế nào, hoặc biết liệu tôi được phép làm gì.”

    Anh tìm đến rượu và số tiền tiết kiệm ít ỏi còn lại được dành cho việc nhấn chìm bản thân trong nỗi buồn.

    Paul lang thang giữa những ngôi nhà trị giá 1,5 triệu bảng. Ảnh: UniquePictures.co.uk

    Sau nhiều tháng, Paul được đưa vào bệnh viện, nơi anh được thông báo bị suy gan và thận.

    Anh dần hồi phục, nhưng khi được ra viện, thế giới của anh bắt đầu sụp đổ. Anh đã cạn túi và không còn đủ khả năng trả tiền thuê căn hộ của mình.

    Sau khi bị đuổi, Paul nói đêm 23 tháng 4 năm 2018 là một trong những đêm anh sẽ không bao giờ quên.

    Sau thông báo trục xuất, anh nhét tất cả đồ đạc vào một vài chiếc túi nhỏ và làm một chiếc giường từ quần áo trên ghế đá công viên.

    Đó là đêm đầu tiên trong ba tuần rưỡi anh phải ngủ trên đường phố, với rất ít ý tưởng về tương lai.

    Anh nói: “Ở Sidney Square, tôi dành phần lớn thời gian trong công viên và ngủ ở một trạm chờ xe buýt gần đó. Một đêm trời rất lạnh, tôi thức dậy và không thể di chuyển rồi tôi rớt xuống đất. Tôi thật may mắn khi không bị vỡ mặt.”

    Tình trạng vô gia cư có xảy ra với bất kì ai. Ảnh: UniquePictures.co.uk

    Paul nói rằng anh không bao giờ xin tiền trên đường phố. Nhưng anh kể lại một người phụ nữ đã mua cho anh một chiếc chăn và gối, và hành động tốt đẹp này đã khôi phục lại niềm tin của anh vào tình người.

    Và Paul đã có đủ quyết tâm để tìm kiếm sự giúp đỡ tại Whitechapel Mission, tổ chức đã giúp đỡ người vô gia cư trong suốt 140 năm.

    Anh nói: “Điều tuyệt vời nhất là bạn được nói chuyện với mọi người, gặp gỡ mọi người và họ chỉ dẫn bạn đến nơi bạn có thể nhận được sự giúp đỡ. Họ giúp bạn điền vào các biểu mẫu mà bạn cần, ví dụ, để gặp bác sĩ.”

    Tình trạng nghiện ngập đã đẩy anh vào cảnh vô gia cư. Ảnh: UniquePictures.co.uk

    Sau đó, Paul nhớ lại một ngày đặc biệt khác.

    Vào ngày 16 tháng 5 năm 2018, khi đang ngồi trong công viên, anh đã được một nhân viên từ tổ chức từ thiện vô gia cư St Mungo's tiếp cận. Đó là sự can thiệp làm thay đổi cuộc đời anh.

    Anh kể lại: “Họ hỏi tôi về nơi tôi ở và nói rằng họ sẽ tìm một đội ngũ giúp đỡ tôi.

    “Cuối cùng, họ thực hiện một cuộc đánh giá và quyết định tôi đủ điều kiện để được cấp chỗ tạm trú, nơi bạn có thể đến và ở lại, họ đánh giá nhu cầu của bạn.”

    Tổ chức cũng có một nhóm tình nguyện viên chuyên tìm kiếm những người vô gia cư vào ban đêm và sáng sớm và kết nối họ với những đội ngũ hỗ trợ.

    Paul sau đó đã được liên lạc với một dịch vụ có tên gọi ‘No Second Night Out,’ hợp tác với St Mungo's, và được ủy quyền bởi chính quyền Greater London.

    Dịch vụ này tập trung vào việc giúp đỡ những người lần đầu tiên phải ngủ trên đường phố thủ đô.

    Paul vất vưởng ở công viên, được một người phụ nữ tốt bụng mua cho chăn và gối. 

    Paul đã dành năm đêm để ở trong nhà ở khẩn cấp trước khi một nhân viên của hội đồng địa phương quyết định đưa anh vào một cơ sở thay thế ở Hackney, phía đông bắc London, nơi được điều hành một phần bởi St Mungo's.

    Anh nói một trong những điều tuyệt vời nhất khiến anh tự hào là đã bỏ được rượu trong vòng ba ngày sau khi được cấp chỗ ở.

    Paul hiện đã trải qua gần 17 tháng không uống rượu, điều mà trước đây anh chưa từng nghĩ tới.

    Anh đã sống trong một ký túc xá từ tháng hai, kiếm được một công việc và chuẩn bị có được một căn hộ của riêng mình.

    Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, anh luôn nói về công việc và sự bận rộn của mình và rằng điều đó đã giúp cải thiện sự tự tin và lòng tự trọng của anh ấy như thế nào.

    Tuy nhiên, anh cũng nhận thức được sự may mắn đóng vai trò như thế nào trong việc giúp anh tìm lại chính mình và cả sự hỗ trợ quan trọng của St Mungo's.

    Những người ở tổ chức từ thiện St Mungo's đã giúp anh tìm lại cuộc đời. Ảnh: alarmy

    Paul muốn cho mọi người thấy việc trở thành người vô gia cư có thể xảy ra dễ dàng đến thế nào và có thể làm gì để giúp những người kém may mắn hơn mình.

    Anh đề xuất một tổ chức có tên StreetLink. Nó cho phép các thành viên của cộng đồng kết nối những người vô gia cư với các dịch vụ hữu ích, bằng cách khuyến khích người dân gửi thông báo qua trang web hoặc ứng dụng của StreetLink khi họ thấy ai đó đang ngủ ngoài đường.

    Anh cho biết: “Tôi đã khuyến khích những người vô gia cư khác đăng ký vào StreetLink, lúc đầu tôi không biết đó là gì, nhưng họ có thể giúp mọi người tìm đến với bạn, ngay cả khi không phải ngay lập tức.

    “Thông tin đó sau đó được gửi đến chính quyền địa phương hoặc dịch vụ tiếp cận khu vực để giúp họ tìm cá nhân gặp khó khăn và hỗ trợ họ.”

    Paul nói rằng chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào các tổ chức từ thiện và các dịch vụ hỗ trợ giúp đỡ những người vô gia cư, để những người khác không phải trải qua những gì anh đã trải qua.

    Beatrice Orchard, Trưởng phòng Chính sách, Chiến dịch và Nghiên cứu tại St Mungo's, cho biết: “Ngủ ngài đường có hại và nguy hiểm bất kể ở thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mức độ nguy hiểm tăng lên khi nhiệt độ giảm đáng kể trong thời gian lễ hội.

    “St Mungo đang kêu gọi chính phủ mới nhanh chóng thực hiện cam kết chấm dứt tình trạng vô gia cư trong vòng 5 năm tới.

    “Điều này sẽ cần đến một chiến lược liên chính phủ mới, được tài trợ dài hạn với gói hỗ trợ 1 tỷ bảng.”

    Một phát ngôn viên của Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương nói: “Chính phủ đang nỗ lực chấm dứt tình trạng vô gia cư, đó là lý do tại sao trong tuần này chúng tôi đã công bố chi thêm 260 triệu bảng tài trợ để các hội đồng trên khắp đất nước có thể cung cấp các dịch vụ quan trọng phù hợp với khu vực của họ.

    “Nhưng chúng tôi còn tiến xa hơn nữa, đó là đảm bảo hoạt động tích hợp hơn giữa các dịch vụ y tế và nhà ở địa phương, bao gồm cam kết hơn 30 triệu bảng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho những người vô gia cư.”

    VietHome (Theo Metro)

  • Theo một nghiên cứu mới đây, cứ 200 người ở England lại có một người vô gia cư.

    Số người vô gia cư ở England đã lên đến 280.000 người, tăng 23.000 kể từ năm 2016, nghiên cứu của tổ chức từ thiện Shelter cho thấy.

    Những thông tin này là kết quả phân tích các số liệu người phải ngủ ngoài đường phố hoặc ở nhà tạm, cùng với hồ sơ dịch vụ xã hội.

    Báo cáo mang tên This Is England: A Picture of Homlessness In 2019 chỉ ra rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều bởi lẽ người vô gia cư thường không có giấy tờ.

    Khi phân tích dữ liệu theo khu vực, bản đánh giá cho thấy tình trạng ở London là tồi tệ nhất với một trên mỗi 52 người hiện đang vô gia cư.

    Quận Newham đứng đầu danh sách với tỷ lệ 1/24, theo sát là Haringey và Kensington & Chelsea, cả hai đều có tỷ lệ 1/29.

    Báo cáo của tổ chức từ thiện cũng cho thấy ngoài thủ đô, tỷ lệ vô gia cư đặc biệt cao ở các khu vực như Luton (một trên 46), Birmingham (một trên 66), và Brighton và Hove (một trên 75).

    Giám đốc điều hành Polly Neate cho biết: “Đây là sự thật nghiệt ngã mà Chính phủ mới của chúng ta phải thẳng thắn đối mặt và có hành động để thay đổi triệt để.

    “Cho đến khi Chính phủ có thể hành động để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này, công việc của các cố vấn trực tiếp của chúng tôi vẫn rất quan trọng.

    “Với sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để giúp mọi người tìm một nơi an toàn và ổn định cuộc sống - bất kể mất bao lâu.”

    Tổ chức từ thiện cảnh báo Chính phủ mới phải thực hiện hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở xã hội, mấu chốt của vấn đề, trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.

    Người phát ngôn của Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương cho biết họ đang hỗ trợ các hội đồng giảm số lượng người ở tạm.

    Phát ngôn viên nói thêm: “Chúng tôi đầu tư 1,2 tỷ bảng để giải quyết tất cả các vấn đề vô gia cư.

    “Mọi người nên có một nơi an toàn để sống và các hội đồng có nghĩa vụ cung cấp chỗ ở cho những người cần nó, bao gồm những gia đình có trẻ em.”

    VietHome (Theo Evening Standard)

  • Lần đầu tiên, việc không có địa chỉ cố định sẽ không còn ngăn cản bạn mở 1 tài khoản ngân hàng, cụ thể là tài khoản HSBC. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về dịch vụ ''no fixed address'' (không có địa chỉ cố định) của HSBC.

    Tài khoản ‘No fixed address’ 

    Kết hợp với Shelter, một tổ chức từ thiện giúp đỡ người vô gia cư hoặc không có chổ ở đàng hoàng, HSBC đã giới thiệu một dịch vụ tài khoản mới gọi là No Fixed Address Service. Dịch vụ này chỉ phục vụ ở một số chi nhánh mà thôi (liệt kê bên dưới).

    Theo chương trình này, những người không có ID hoặc một địa chỉ cố định vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng.

    CEO của Shelter, cô Polly Neate cho biết: ''Không có nhà thật sự rất khổ cực, phải sống vất vưởng ngày này tháng nọ trên hè phố trong cái lạnh cắt da, hoặc bị mắt kẹt với con cái trong phòng trọ tồi tàn. Do đó, việc không có tài khoản ngân hàng còn khiến khó khăn thêm chồng chất''. 

    ''Đó là lý do Shelter đã làm việc với HSBC để tạo ra một sản phẩm thay đổi số phận của hàng triệu người. Sở hữu 1 tài khoản không chỉ cho phép người vô gia cư nhận lương và trợ cấp, mà còn cho họ sự độc lập thiết yếu''.

    Mở tài khoản bằng cách nào?

    Bạn phải đi cùng với một nhân viên xử lý hồ sơ của Shelter tới một chi nhánh HSBC có hỗ trợ dịch vụ này (danh sách liệt kê cuối bài). Trên website của HSBC đã ghi rõ các bước cần làm như sau: 

    - Đầu tiên, bạn truy cập website Shelter hoặc website của một tổ chức từ thiện có tham gia chương trình này. Nếu bạn không thể làm điều này, hãy đến một chi nhánh HSBC để xin trợ giúp. 

    - Kế tiếp, bạn phải có một người đại diện từ Shelter (hoặc tổ chức từ thiện khác) để sắp xếp việc hỗ trợ mở tài khoản.

    - Sau khi tài khoản được mở, các thông tin mật liên quan đến tài khoản sẽ được gửi về địa chỉ của tổ chức từ thiện địa phương, bao gồm: Thẻ ngân hàng, Mã PIN, Các nội dung cập nhật khác.

    Các chi nhánh HSBC cho mở ''No Fixed Address'' 

    - Belfast City

    - Bishopsgate, City of London

    - Birmingham New Street  

    - Blackpool Oxford Square

    - Bournemouth Old Christchurch Road

    - Bradford Market Street

    - Bristol Cabot Circus  

    - Bristol Filton

    - Cardiff Queen Street

    - Croydon Central

    - Dover  

    - Glasgow City

    - Leeds City

    - Liverpool Lord Street

    - Manchester St Anns  

    - Middlesbrough St Alberts Road

    - Newcastle City

    - Nottingham Clumber Street

    - Peterborough 

    - Sheffield City

    - Southampton

    - Swindon

    Viethome (theo edinburghnews)

  • Theo một báo cáo mới đây, cứ mỗi tám phút lại có một đứa trẻ trở thành người vô gia cư ở Anh, số liệu cao nhất trong 13 năm qua.

    Báo cáo "Thế hệ vô gia cư" của Shelter cho thấy có 183 trẻ em mất nhà mỗi ngày và đây là lần đầu tiên tổ chức này xác định được tỷ lệ chính xác.

    Ít nhất 135.000 trẻ em sẽ phải sống trong chỗ ở tạm thời vào ngày Giáng sinh, nghiên cứu cũng cho thấy.

    Nội dung cũng nhấn mạnh tác động của chỗ ở tạm thời như khách sạn khẩn cấp và nhà trọ, nơi 5.683 gia đình vô gia cư có trẻ em hiện đang sinh sống.

    Báo cáo cho thấy một trên 107 trẻ em ở Vương quốc Anh là người vô gia cư và đang ở trong nhà tạm.

    Shelter nhận thấy các cơ sở này thường không đạt tiêu chuẩn và thiếu sự riêng tư cũng như bảo mật cho các gia đình.

    Cậu bé Will phải sống vạ vật trong khách sạn.

    Báo cáo dẫn chứng câu chuyện của Will, đứa trẻ có gia đình bị đẩy vào cảnh vô gia cư do bị trục xuất theo Điều 21 và hiện đang sống trong một căn phòng đơn tại một khách sạn ở Ilford, phía đông London.

    "Cuộc sống trong khách sạn thật kinh khủng, còn tệ hơn cả trong một bộ phim kinh dị ngoài đời thực", cậu bé 10 tuổi nói.

    "Không có chỗ để làm bất cứ việc gì, ngay cả việc đọc một cuốn sách, bởi vì chắc chắn sẽ có ai đó làm phiền đến cháu. Cháu đã bị ai đó mắng chỉ vì chạy trong hành lang nhỏ.

    "Cháu không thể làm gì nhiều, cũng không thể chơi gì nhiều. Cháu không hay được chơi đùa.

    "Đôi khi cháu và em trai Harry tranh cãi vì một chiếc ghế, bởi vì cả hai chúng cháu đều muốn ngồi vào bàn, và đôi khi nó thắng và đôi khi cháu thắng.

    "Cháu cảm thấy rất khó để làm bài tập về nhà khi bị phân tâm bởi em trai và cháu không có một phòng khác để yên tĩnh làm bài."

    Tổ chức từ thiện chỉ ra rằng số trẻ em vô gia cư và sống trong nhà ở tạm thời đã tăng 51% ở Vương quốc Anh trong 5 năm qua.

    Riêng ở nước Anh, có thêm 4.470 gia đình có trẻ em vô gia cư nhưng đã có chỗ ở tạm thời. Những gia đình này không được tính đến trong số liệu của Shelter, nhưng họ cũng không có nhà ở chính thức.

    Polly Neate, giám đốc điều hành của Shelter cho biết: "Thực tế, con số 183 trẻ em trở thành vô gia cư mỗi ngày là một con số gây nhức nhối, và nó nhắc nhở chúng ta rằng những lời hứa chính trị về việc giải quyết tình trạng vô gia cư cần phải được biến thành hành động thực sự".

    VietHome (Theo Sky News)

  • Nhà chức trách Dubai (UAE) cho biết một số ăn xin tại thành phố giàu có nhất Trung Đông có thể kiếm tới 2.450 USD/ngày, tương đương 73.500 USD/tháng. Thu nhập khủng lại nhàn hạ, ăn xin đã trở thành một nghề chuyên nghiệp ở Dubai. Một số khách châu Á thường đến “du lịch” tại Dubai để ăn xin. 

    Theo tờ Khaleej Times, hồi tháng 7 năm nay cảnh sát Dubai đã bắt giữ một nữ ăn mày kiếm được tới 50.000 USD chỉ trong vỏn vẹn 17 ngày. Cũng trong thời điểm đó, nhà chức trách bắt giữ tổng cộng 128 ăn mày, bao gồm 108 người nước ngoài.

    Được biết khi có visa du lịch, những người từ Trung Đông hay một số quốc gia châu Á khác kéo tới Dubai, với hy vọng kiếm tiền nhanh và dễ dàng. Hầu hết nhóm này đến từ những quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá như Libya, Syria, Iraq, Palestine hay Pakistan.

    Trước đó, cảnh sát Dubai phát hiện một ăn mày kiếm được trung bình 2.450 USD/ngày. Điều đó có nghĩa là người ăn xin này bỏ vào tài khoản ngân hàng tới 73.500 USD/tháng và 900.000 USD/năm.

    Những người ăn xin thường được thấy ở tàu điện ngầm hay bến xe bus, nhóm người này đều có bề ngoài sáng sủa, ăn mặc chỉnh tề và thậm chí đưa gia đình đi theo. Họ tiếp cận mọi người ở mọi nơi, từ trên phố, bãi đỗ xe, hay thậm chí khu dân cư và sẵn sàng tỏ thái độ nếu nhận được 1-2 USD.

    Những người ăn xin ở Dubai thường kiếm được nhiều tiền hơn vào ngày thứ 6. Họ tới đứng trước các nhà thờ Hồi giáo, đánh vào tâm lý của những người vừa đi lễ về để xin tiền. Tại đây, sự bố thí (hay còn gọi là Zakat) là một trong 5 bổn phận của người theo đạo. Do đó, hầu hết người dân ở Dubai luôn sẵn sàng chi tiền cho người ăn xin.

    Còn có cả những người hành khất còn ăn mặc khá chỉnh tề, thậm chí đưa cả gia đình đi theo. Ngoài nhà thờ Hồi giáo, họ còn tập trung ăn xin ở bãi đỗ xe, trên đường phố hay các khu dân cư.

    Theo thống kê năm 2017 từ chính quyền Dubai, 34.881 người bị bắt vì lưu trú quá hạn và bán hàng rong. Trong đó, có 2.355 người bán hàng rong và 1.840 trường hợp hành nghề ăn xin. Con số này đã giảm so với mức 49.205 người bị bắt năm 2016.

    Cảnh sát Dubai khuyến cáo người dân không nên bố thí cho người ăn mày và cần báo cáo những hoạt động xin tiền cho chính quyền. “Những người thực sự cần giúp đỡ có thể tìm đến các tổ chức từ thiện”, một cảnh sát nói.

    Theo Luxury-inside

  • Một bà mẹ đơn thân vô gia cư cho biết cô bị buộc phải ngủ trong chiếc Ford Fiesta của mình cùng hai con trai và 1 con mèo của họ trong suốt hai tuần.

    Những cậu con trai tuổi teen của Tracey Maragh đã phải rửa mặt và đánh răng trong nhà vệ sinh của McDonald's còn thú cưng của họ, Domino, sống trên thùng xe hơi.

    Người phụ nữ 45 tuổi và các con hiện đang 'sống bằng mì gói' tại một khách sạn của Travelodge ở Birmingham do được hội đồng thành phố Birmingham sắp xếp.

    Nhưng cô nói rằng họ dự kiến ​​sẽ phải chuyển đến một chi nhánh khác cách đó 20 dặm vào cuối tuần này, nơi họ sẽ trải qua lễ Giáng sinh.

    Tuy nhiên, điều này có nghĩa là các con trai của cô sẽ gặp khó khăn khi đến trường, nên rất có thể gia đình phải quay trở lại sống trên xe.

    Cơn ác mộng của họ bắt đầu khi họ mất ngôi nhà ở Kingstand vào ngày 17 tháng 10 vì nợ số tiền thuê nhà lên tới hàng ngàn bảng.

    Tracey cho biết cô đã cố gắng hết sức để giải quyết tình huống nhưng bị cản trở vì cô không phải là người thuê nhà hợp đồng.

    Cô nói rằng cô đã tìm đến hội đồng vào ngày mất nhà nhưng vẫn phải sống trong chiếc Fiesta, đậu bên ngoài nhiều công viên khác nhau, vì cô không thể tìm được chỗ ở khẩn cấp.

    Cuối cùng, họ đã chuyển đến khách sạn Travelodge vào ngày 2 tháng 11.

    Hội đồng thành phố Birmingham lại khẳng định cô Tracey được cấp chỗ ở vào ngay trong ngày cô liên lạc, 25 tháng 10.

    Tracey nói: ‘Tôi không cảm thấy ổn chút nào, cảm giác như tôi đã thất bại với những đứa con của mình. Tôi không thể ngủ nổi, tôi muốn đảm bảo rằng con tôi được an toàn.'

    Tracey, mắc bệnh viêm khớp, ngồi ở ghế lái. Còn một cậu con trai thì ngủ ở ghế hành khách bên cạnh và đứa con còn lại nằm trên ghế sau.

    Cô xé thùng các tông để hứng chất thải góc chuồng mèo.

    Các con trai của cô, 16 và 17 tuổi, còn đang đi học và phải đến một cửa hàng McDonald's gần đó để rửa mặt và đánh răng trước khi chúng đến lớp.

    ‘Đó là một trải nghiệm khủng khiếp’, cô nói.

    'Chúng ở độ tuổi thiếu niên và ở độ tuổi đó, bạn không muốn bị bối rối và xấu hổ như vậy.

    'Tôi đã cố gắng hết sức để giữ cho các con ổn định nhất có thể, chúng đã phải trải qua rất nhiều chuyện.'

    Trong một nỗ lực để thoát khỏi việc phải ngủ trong xe, Tracey nói rằng cô và các con đã ngủ trên sàn kho trong nhà của người thân nhưng rồi không thể chịu nổi và lại quay trở lại xe.

    Cô nói: 'Nó khiến tôi cảm thấy có lỗi với bọn trẻ. Tôi đã khóc trước mặt các con, đó là một cơn ác mộng.'

    Tracey cho biết cô đã tiếp cận hội đồng ngay khi bị đuổi nhưng được thông báo họ không thể làm gì trước khi cấp cho cô chỗ ở tại một chi nhánh Travelodge vào ngày 25 tháng 10.

    Cô nói rằng cô đã từ chối vì đỗ xe gần nơi đó sẽ tiêu tốn của cô 12 bảng mỗi ngày - số tiền mà cô không có - và cô không muốn mất chiếc xe vì còn cần nó để đưa các con đi học.

    Cô cũng từ chối lời đề nghị một chỗ ở lâu dài tại Winson Green vì lý do an toàn và an ninh.

    Ngay cả sau khi chuyển đến Travelodge, Tracey cho biết gia đình cũng vẫn phải vật lộn để sống vì họ chỉ được cung cấp một bữa sáng nhỏ gồm bánh mì, nước trái cây và ngũ cốc.

    Tracey nói: 'Trừ khi tôi kiếm được một ít tiền, chúng tôi sống bằng mì gói.

    'Tôi có thể sống mà không có thức ăn nhưng còn bọn trẻ.

    ‘Tôi cố gắng đảm bảo chúng có ít nhất hai bữa tối đầy đủ mỗi tuần, nhưng nếu bệnh của tôi trở nặng thì tôi không thể di chuyển. '

    Gia đình được sắp xếp chuyển đến một Travelodge khác cách nơi cũ 20 dặm vào ngày 30 tháng 11, nơi họ sẽ sống 27 ngày tiếp theo.

    Cô nói: 'Bọn trẻ nói rằng chúng không muốn đi.

    'Tôi sẽ không thể đưa con đến trường và cả hai đều có giờ học vào những thời điểm khác nhau.

    'Chúng tôi cãi nhau rất nhiều, chúng tôi cáu gắt với nhau và điều đó không hay.'

    Tracey từng làm nhân viên hỗ trợ nhà ở.

    Cô nói: 'Tôi đã chứng kiến chuyện này từ cả hai phía, tôi đã làm việc trong lĩnh vực đó nhưng bây chính tôi lại ở trong hoàn cảnh tương tự, thật kinh khủng.

    'Tất cả điều này đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn, tôi rất mạnh mẽ.'

    Người phát ngôn của Hội đồng thành phố Birmingham cho biết: 'Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhà ở quốc gia. Điều này có nghĩa là chúng tôi không sở hữu hoặc có quyền truy cập vào đủ số lượng nhà ở xã hội lâu dài để cung cấp cho các gia đình, những người thường xuyên sống trong cảnh tuyệt vọng.

    'Kết quả là, chúng tôi phải dựa vào những chỗ ở khẩn cấp và mỗi lần chỉ có thể ở trong bốn tuần. Sắp tới Giáng sinh, những cơ sở tạm trú này trở nên bận rộn hơn và chúng tôi có ít lựa chọn hơn và ít phòng trống hơn.

    'Trong tháng vừa qua, chúng tôi đã có thể tìm được chỗ ở khẩn cấp trong khu vực được yêu cầu của cô Maragh và cô ấy đã được cung cấp một chỗ ở lâu dài hơn ở Birmingham, tuy nhiên, lời đề nghị này đã bị từ chối.

    'Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cô ấy, để tìm chỗ ở thay thế cho cô ấy và gia đình trong thành phố ngay khi có sẵn.

    'Để hỗ trợ hiệu quả cho các cá nhân và gia đình, chúng tôi cần họ hợp tác với chúng tôi. Hợp tác bao gồm đăng ký nhà ở của hội đồng một cách chủ động nhất có thể ở càng nhiều khu vực trong thành phố càng tốt, trao đổi với các hiệp hội nhà ở hoặc tìm hiểu các lựa chọn trong khu vực cho thuê tư nhân.'

    VietHome (Theo Daily Mail)

  • Thống kê chỉ ra rằng, mỗi năm chỉ riêng thủ đô Tokyo cũng đã có khoảng 2.000 người vô gia cư, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh họ ngửa tay ăn xin, cầu khẩn lòng thương hại. Lý do là gì?

    Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng không phải vì vậy mà đất nước này lại không có sự phân cấp giàu – nghèo. Tại đây, vẫn luôn tồn tại những người vô gia cư phải sống tạm bợ ở những tầng hầm ẩm mốc với tài sản là bộ áo quần cũ kỹ, vài ba tấm bìa các-tông và bữa ăn thiếu thốn.

    Nhưng tuyệt nhiên, khi đến với Nhật Bản, bạn sẽ không bao giờ thấy bóng dáng người đi xin ăn hay nằm la liệt trên đường phố, để cầu khẩn sự thương hại của mọi người. Vì sao lại vậy?

    Theo giáo sư Shimada tại đại học Keio, nguyên nhân chính là do người Nhật Bản có lòng tự trọng rất cao. Với quan niệm: “Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí”, họ có thể chết vì đói chứ không bao giờ làm nhục bản thân khi phải ngửa tay xin của bố thí.

    Mặc dù người vô gia cư là đối tượng bị coi thường và được xem là thành phần thấp kém trong xã hội, nhưng không vì vậy mà họ hạ thấp cái tôi của mình chỉ vì miếng cơm manh áo.

    Lòng tự trọng được xem là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật. Đây cũng là tinh thần được kế thừa từ các võ sĩ đạo – biểu tượng của xứ sở hoa anh đào. Không chỉ đối với người giàu mà ngay cả kẻ nghèo đói cũng hiểu rằng, sự tự tôn làm nên một con người đúng nghĩa, chứ không phải là tiền bạc hay chức vị.

    Mặt khác, họ cảm thấy việc không làm gì mà vẫn được hưởng của cải là một điều đáng xấu hổ. Nếu “ăn không ngồi rồi” mà vẫn có thể kiếm tiền thì thật quá bất công với những người phải làm việc vất vả để mưu sinh. Chưa kể đến việc này còn tạo ra tính lười biếng và sự ỷ lại vào lòng thương hại của người khác để trục lợi.

    Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng luôn thực thi chính sách “trợ cấp nhân sinh” với mục đích giúp đỡ và góp phần cải thiện cuộc sống của những người vô gia cư. 

    Ngoài ra, những người nghèo tại xứ sở hoa anh đào còn được hưởng các dịch vụ công cộng và nhiều tiện ích khác như: quán cafe internet, phòng ngủ trưa miễn phí,....  Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 4.000 người vô gia cư tại nước này tá túc ở đây. Do đó, mặc dù phải lang bạt nay đây mai đó nhưng họ vẫn sống khá đầy đủ.

    Được biết, những người vô gia cư ở Nhật Bản đa số là người già, trẻ em khuyết tật, chủ doanh nghiệp bị phá sản,....Nhưng đối với họ, thất nghiệp hay lang thang cơ nhỡ không phải là điều tồi tệ nếu biết phấn đấu và tin vào một tương lai tốt đẹp.

    Viethome (theo Dân Trí)

  • Hơn 500.000 trẻ em tại Anh là trẻ vô gia cư hoặc phải đối mặt với nguy cơ không có nơi trú ngụ. Đây là cảnh báo được đưa ra trong báo cáo của ủy viên Hội đồng Trẻ em Anh Anne Longfield công bố ngày 21-8.

    Trong báo cáo có tựa đề “Bleak House”, bà Longfield nêu rõ 120.000 trẻ em tại Anh đang phải sống trong những container chở hàng chật hẹp, trong khi khoảng 90.000 em khác phải qua đêm trên những chiếc ghế sofa cũ kỹ. Bà cảnh báo khoảng 585.000 em khác hiện là trẻ vô gia cư hoặc có nguy cơ rơi vào tình cảnh này.  

    Theo thống kê của chính phủ, tính đến cuối năm 2018, có khoảng 62.000 hộ gia đình tại Anh đang sống cảnh vất vưởng, vô gia cư, trong số này có 124.000 trẻ em, tăng 80% so với con số của năm 2010.

    Vào tháng 11/2018, một chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc cũng đã công bố báo cáo chỉ ra rằng, chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ trong thời gian gần đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng vô gia cư, đồng thời gây khó khăn đối với nhiều người nghèo nước này.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tại Westminster, trung tâm của London, cứ 11 trẻ em thì có một trẻ vô gia cư. Trong khi đó, ở Kensington và Chelsea - nơi có giá nhà trung bình cao nhất ở Anh, cứ 12 trẻ vị thành niên thì có một em không được ở trong một căn nhà vĩnh viễn.

    Các nhà hoạt động xã hội cho biết, mức gia tăng của số lượng trẻ em vô gia cư chủ yếu bắt nguồn từ việc cắt giảm phúc lợi nhà ở và giảm trợ cấp cho các nhóm hỗ trợ người vô gia cư. Bên cạnh đó, thiếu nhà ở giá rẻ cùng các quy định khắt khe trong khu vực cho thuê nhà ở tư nhân cũng là yếu tố của vấn đề này.

    Theo tờ The Independent, đây là kết quả trực tiếp của các quyết định bảo thủ từ chính quyền trong các việc cắt giảm đầu tư cho nhà ở giá rẻ, cắt giảm trợ cấp nhà ở và từ chối bảo vệ người thuê nhà.

    Viethome (theo TTXVN)

  • Theo cổng thông tin bất động sản Zoopla, giá nhà ở London đang giảm 71 bảng mỗi ngày do thị trường bất động sản ở thành phố đắt đỏ nhất nước Anh tiếp tục chậm lại. Cũng theo nguồn tin này, trên khắp nước Anh, giá trị bất động sản đã tăng thêm 11 bảng mỗi ngày trong nửa đầu năm nay.

    Nghiên cứu mới của Zoopla chỉ ra rằng giá nhà ở Anh tăng trung bình 2.046 bảng trong nửa đầu năm 2019, tương đương 11 bảng mỗi ngày.

    West Midlands là khu vực có thị trường sôi nổi nhất của Anh, trong đó giá trị nhà trung bình tăng thêm 6,695 bảng Anh (37 bảng mỗi ngày).

    Theo sau là khu vực Đông Nam nước Anh, với mức tăng 6.463 bảng (35 bảng mỗi ngày). Giá tăng ở phía đông nam có thể cho thấy nhu cầu gia tăng vì những người làm việc ở London đã mở rộng khu vực tìm kiếm để có lợi hơn khi mua nhà.

    Ở đầu kia của thang đo, nhà ở London đã giảm giá trị đến 13.035 bảng Anh (71 bảng một ngày), trong khi nhà đất ở Scotland ghi nhận khoản lỗ 3.768 bảng (21 bảng mỗi ngày).

    Trong một năm bị chi phối bởi viễn cảnh không chắc chắn từ Brexit, không nhiều người muốn mua và bán tài sản.

    Và có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường bất động sản đắt đỏ nhất nước Anh đang cảm nhận hậu quả rõ rệt nhất.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực ở London đều trở nên rẻ hơn. Giống như bất cứ nơi nào khác trên cả nước, giá nhà có thể thay đổi theo từng vùng, từng mã bưu điện hoặc thậm chí từ đường này sang đường khác.

    Nghiên cứu của Zoopla cho thấy một số khu vực ở phía Tây London đang trở thành xu hướng và chứng kiến mức tăng giá đáng kể, dẫn đầu là Notting Hill với mức tăng 25.888 bảng (tương đương 144 bảng/ngày), theo sau là Paddington/Bayswater (17.403 bảng) và Shepherds Bush (16.594 bảng).

    Những mức giảm đáng kể nhất ghi nhận từ đầu năm đến nay tập trung ở các khu vực giàu có của Hampstead và Belsize Park.

    Tin xấu cho người hùng bóng đá Gary Lineker, vì tài sản của anh ở Barnes, Tây Nam London, đã giảm tới 91 bảng mỗi ngày.

    Dữ liệu của Zoopla đã vẽ nên một bức tranh về giới chủ nhà ở Luân Đôn, nhưng điều quan trọng là phải đặt hiện trạng này trong bối cảnh rộng hơn.

    Dữ liệu đăng ký đất đai cho thấy trong năm năm qua, giá nhà trung bình ở London đã tăng từ khoảng 383.000 bảng lên 457.000 bảng – tương đương 19%. Do đó, mức giảm khiêm tốn được ghi nhận trong năm nay, tương đương chỉ 1,94%, không phải là lý do chính đáng để hoảng loạn.

    Thị trường bất động sản luôn có đỉnh và đáy, và thời kỳ bất ổn kinh tế (như trưng cầu dân ý và tổng tuyển cử) có thể khiến ít người muốn di chuyển, đồng nghĩa với việc giá nhà có nhiều khả năng tăng và giảm mạnh ở một số khu vực nhất định.

    Thông điệp quan trọng nhất ở đây là tốt nhất không nên quá bận tâm vào các chỉ số giá nhà hàng tháng, vì có thể trong thời gian một năm, thị trường sẽ khác biệt đáng kể.

    Dữ liệu của Zoopla đưa ra cái nhìn toàn cảnh về một số khu vực phổ biến và giàu có hơn ở quanh London.

    Bạn có thể nghĩ rằng giá giảm ở London có nghĩa là chúng sẽ tăng vọt ra ngoại ô, nhưng đó chỉ là một phần hiện trạng.

    Ba khu vực có mức tăng giá lớn nhất trong báo cáo của Zoopla, - Berkhamsted, Reigate và Epping - đều là những khu vực phổ biến dễ di chuyển đến trung tâm London.

    Nếu bạn hy vọng sẽ bỏ túi một món hời ở vùng ngoại ô đầy cây lá, bạn có thể đã bỏ lỡ cơ hội. Dữ liệu của Zoopla cho thấy nhà đất ở Berkhamsted đã tăng 33.875 bảng về giá trị trong nửa đầu năm – tương đương 185 bảng mỗi ngày.

    Nhưng đi cùng với sự bùng nổ của Berkhamsted là sự sụt giảm của Surrey. Hai thị trấn có thị trường ảm đạm nhất trên toàn nước Anh là Leatherhead và Weybridge. Giá nhà ở những khu vực phổ biến này giảm khoảng 16.000 bảng, tương đương 89 bảng mỗi ngày.

    Nếu bạn làm việc ở London và đang xem xét bước chân lên chiếc thang bất động sản, bạn sẽ cần nhìn xa và rộng hơn để có giá trị tốt nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn rời bỏ thủ đô. Hãy cùng xem xét các lựa chọn của bạn.

    Giá bất động sản trung bình ở London (theo Cơ quan đăng ký đất đai) là 457.000 bảng, nhưng con số này không đặc biệt hữu ích.

    Đó là vì giá nhà ở London ở các khu vực có sự phân hóa tương đối lớn, từ dưới 300.000 bảng ở Barking và Dagenham đến hơn 1,25 triệu bảng ở Kensington và Chelsea.

    Chương trình London Help to Buy cho phép bạn vay 40% giá trị tài sản từ Chính phủ, bên cạnh khoản thế chấp của bạn, mặc dù có một số hạn chế nhất định. Điều này có thể khiến mọi việc trở nên dễ thở hơn với những người mua nhà lần đầu.

    Như đã đề cập trước đó, nhiều người London cũng chọn rời khỏi thủ đô để tìm kiếm giá bất động sản rẻ hơn.

     Tất nhiên, bạn sẽ cần phải tính đến chi phí đi lại từ khu vực bạn chọn và xem xét chất lượng dịch vụ giao thông công cộng vào thành phố.

    Cũng nên nhớ rằng chương trình Help to Buy ngoài khu vực thủ đô sẽ chỉ cho bạn vay 20%.

    VietHome (Theo Which)

  • Một người đàn ông vô gia cư đã tử vong tại một trạm xe buýt nơi ông đã sống trong nhiều tháng.

    Trạm dừng xe buýt ở Dalston, phía đông London, đã được cảnh sát phong tỏa vào khoảng 6.15 sáng hôm thứ Ba, 30/7, và người đàn ông được cho là đã chết tại hiện trường.

    Một phát ngôn viên của Cảnh sát London đã xác nhận vụ việc không được coi là đáng ngờ.

    Tuy nhiên, cái chết bi thương này đã khiến cộng đồng địa phương bị sốc và nhiều người dân tự hỏi tại sao cảnh sát không hề chú ý đến những cuộc gọi cảnh báo từ cộng đồng.

    Hội đồng Hackney cho biết họ "rất buồn" trước cái chết này và khẳng định đội ngũ tiếp cận người vô gia cư của họ đã làm việc với người đàn ông nhưng không thể thuyết phục ông chấp nhận sự giúp đỡ.

    Ngozi Fulani, người sáng lập mạng lưới hỗ trợ bạo hành gia đình Sistah Space, nói rằng cô đã bày tỏ mối quan tâm về an nguy của người đàn ông này trong một thời gian dài.

    “Tất cả những gì tôi yêu cầu là đừng để mặc ông ấy chết,” cô nói.

    “Ông ấy đã sống ở đó hàng tuần hoặc thậm chí nhiều tháng nhưng gần đây tôi nhận thấy tình trạng của ông ấy bắt đầu xấu đi. Ông ấy không còn đứng dậy nổi và bị bỏ mặc ở đó.

    “Lúc đó, tôi rất tức giận vì trong một khu vực đang phát triển mạnh mẽ như Hackney, một người đàn ông lớn tuổi lại có thể bị bỏ rơi trên hè phố như một con chó. Việc này sẽ khiến cho tất cả chúng ta phải xấu hổ.”

    Cô Fulani cho biết các nhà chức trách cam đoan với cô rằng họ “nắm rõ tình hình” nhưng cô đã bị sốc khi thấy người đàn ông vẫn ở trạm dừng “ngay cả vào ngày nóng nhất trong năm.”

    Sáng nay, khi đến gần trạm xe buýt Princess May, cô ngay lập tức nhận ra điều tồi tệ nhất đã xảy đến.

    Cô bày tỏ: “Tôi đã cố trấn an bản thân mình rằng có lẽ ông ấy sẽ được chuyển đến bệnh viện nhưng tôi nhận ra ông ấy đã qua đời. Tôi đã hỏi cảnh sát và họ đã xác nhận điều đó.”

    Hội đồng Hackney cho biết người đàn ông liên tục từ chối nhận hỗ trợ từ các nhóm tiếp cận, nhưng xác nhận họ đã khởi động một quy trình đánh giá để đảm bảo rằng nạn nhân đã được cung cấp hỗ trợ hợp lý.

    "Mọi người trong hội đồng đều vô cùng đau buồn khi nghe tin về cái chết của người đàn ông này và chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè của ông ấy vào thời điểm khó khăn này,” Chủ tịch Phil Glanville nói.”

    Ông Glanville cho biết nhóm tiếp cận người vô gia cư của tòa thị chính đã làm việc với người đàn ông và đã đề nghị cho ông chỗ ở vào đầu mùa hè, nhưng không thể thuyết phục ông chấp nhận sự giúp đỡ.

    Sau vụ việc, cô Fulani đã lập một trang gây quỹ để quyên góp 2.000 bảng cho việc dựng một băng ghế hoặc tấm bia tưởng niệm người đàn ông xấu số.

    “Tôi đã quay trở lại trạm xe buýt khoảng 2 giờ trước,” cô đăng trên Twitter vào chiều thứ ba, “không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy còn sống.

    “Mười phút trước, tôi quay lại với những bông hoa và thấy một lời nhắn. Chúa phù hộ cho bạn dù bạn là ai, tôi đã đặt những bó hoa của chúng tôi bên cạnh bó hoa của bạn.

    “Hãy yên nghỉ nhé, người đàn ông vô gia cư, tôi rất tiếc vì xã hội này đã làm ông phải thất vọng."

    VietHome (Theo Evening Standard)