• Vào hôm 20/10/2021, Nữ hoàng Anh Elizabeth II 95 tuổi đã nhập viện ở London sau khi đột ngột hủy chuyến bay tới Bắc Ireland. Tuy chỉ nhập viện 1 ngày và trở lại bàn làm việc vào ngày hôm sau, nhưng Nữ hoàng đã không tham dự Hội nghị khí hậu COP26 ở Scotland như dự kiến.

    Sẽ là tiêu cực nếu nghĩ về điều này, nhưng như nhiều người vẫn thường thắc mắc, điều gì sẽ xảy ra nếu Nữ hoàng Anh qua đời?

    nu hoang anh

    Nước Anh sẽ để tang ít nhất 12 ngày nếu Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.

    Việc ra đi của Nữ hoàng sẽ gây tác động rất lớn, điều sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ hệ thống tài chính cho đến lịch chiếu các chương trình tivi. Thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng hay nền kinh tế nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu Nữ hoàng qua đời.

    Việc này sẽ được công bố như thế nào?

    Việc công bố Nữ hoàng qua đời như nào sẽ phụ thuộc vào việc bà mất trong hoàn cảnh nào. Giả sử, nếu cái chết của Nữ hoàng đã được dự kiến từ trước, do những lý do như bệnh tật kéo dài, sức khỏe yếu kéo dài, thì việc đưa ra thông báo sẽ được lên kế hoạch từ trước đó.

    Tất cả các kênh BBC sẽ chỉ phát sóng duy nhất kênh BBC1 và đưa tin về sự ra đi của Nữ hoàng. Những kênh khác không nhất thiết phải thay đổi lịch chiếu của mình, nhưng thông thường, họ cũng sẽ thay đổi lịch chiếu và đưa tin về sự kiện này.

    Nếu Nữ hoàng ra đi một cách đột ngột, hay nếu bà mất tại một địa điểm công cộng, tương tự như trường hợp đã xảy ra với công nương Diana, thì Cung điện sẽ phải kiểm soát thông tin truyền thông. Sau khi đưa những tin ban đầu về cái chết của Nữ hoàng, kênh BBC sẽ phải hủy phát các chương trình giải trí cho đến khi tang lễ được tiến hành.

    Về thái tử Charles

    Là người sẽ kế vị ngai vàng, Thái tử Charles sẽ trở thành Vua Charles. Một số từ trong Quốc ca, tem thư và tiền tệ cũng sẽ được thay đổi để đánh dấu sự thay đổi quan trọng này. 

    Các nghị sĩ dự kiến sẽ tiến hành tuyên thệ trung thành với quốc vương mới, dẫu rằng theo truyền thống, nhiều nghị sĩ Cộng hòa cũng sẽ không “toàn tâm toàn ý” khi thực hiện lời thề này.

    Hoàng tử William sẽ trở thành Hoàng tử xứ Wales khi cha của ngài từ bỏ vương miện, bên cạnh đó, công nương Kate sẽ đón nhận chức Công chúa xứ Wales, hiện chức danh này vẫn đang được công nương Diana nắm giữ.

    Về tang lễ

    Trước khi tiến hành hỏa táng, thi hài của Nữ hoàng sẽ được đặt tại Westminster Hall trong vòng 23 tiếng cho đến khi tang lễ được tiến hành. Trước khi thi hài Nữ hoàng được đặt vào linh cữu, sẽ có một lễ tưởng niệm ngắn được tiến hành, trước đó, người dân có thể đến viếng để bày tỏ lòng thương tiếc trước sự ra đi của Nữ hoàng.

    Dự kiến, sẽ có rất nhiều người đến viếng và và tham gia đưa tang. Trước đó, đã có hơn 200,000 người đến viếng và bày tỏ sự kính trọng của mình trước sự ra đi của Mẹ Nữ hoàng, khi bà mất vào năm 2002. Trong tang lễ của Công nương Diana vào năm 1997, đã có hàng chục ngàn người đến trước cung điện để viếng và đặt hoa bày tỏ lòng tiếc thương. 

    Tang lễ dự kiến sẽ diễn ra 12 ngày sau khi Nữ hoàng qua đời và sẽ được tường thuật trực tiếp trên tivi. Nghi lễ quốc tang chính thức sẽ bắt đầu khi linh cữu được đưa đến Westminster Abbey bởi linh xa, và sẽ được tiến hành bởi Tổng giám mục Canterbury.

    Các nhà lãnh đạo và các nguyên thủ quốc gia từ khắp nơi trên thế giới dự kiến cũng sẽ tham dự tang lễ, bên cạnh đó, hàng dài người dân sẽ xếp hàng hai bên đường để tiễn đưa Nữ hoàng.

    Sau tang lễ, thi hài của Nữ hoàng sẽ được an táng tại một số địa điểm nhất định. Nhiều suy đoán cho rằng thi hài của Nữ hoàng sẽ được hỏa thiêu và an táng tại Balmoral hoặc Sandringham. Trong khi đó, nhiều nguồn tin khác lại cho rằng việc hỏa thiêu có thể diễn ra gần mộ của cha Nữ hoàng, Vua George VI tại St. George’s Chapel ở Windsor.

    Những ảnh hưởng nặng nề hơn

    Những hậu quả dây chuyền sau cái chết của Nữ hoàng có thể còn mạnh mẽ hơn thế. Với sự ra đi của Nữ hoàng, các nước trong số 53 quốc gia có thể chọn cắt đứt mối quan hệ và trở thành một quốc gia cộng hòa.

    Sự ra đi của Nữ hoàng cũng sẽ làm gia tăng “chủ nghĩa cộng hòa” tại Anh, trong khi nhiều người vẫn sẽ ủng hộ mạnh mẽ gia đình hoàng gia, thì cũng có nhiều người coi hình thức này là một truyền thống đã lỗi thời. Phụ thuộc vào các điều lệ mới của vua Charles mà người dân có thể kêu gọi xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ.

    Viethome

  • Ngày 30/4/1555, người dân London đổ xuống đường ăn mừng Nữ hoàng Mary I đã hạ sinh hoàng tử, trên thực tế không hề có đứa bé nào chào đời.

    Một mục sư khẳng định hoàng tử nhỏ là bé trai xinh đẹp chưa từng thấy. Thư chúc phúc từ khắp châu Âu được gửi tới gia đình hoàng gia. Thế nhưng, Nữ hoàng Mary chưa từng sinh con. Ca mang thai của bà đã kết thúc trong bê bối và trở thành nỗi xấu hổ cho gia tộc Tudor.

    nu hoang mary 1
    Chân dung Nữ hoàng Mary I

    Theo Levine Carole trong cuốn sách "Thai kỳ ma của Mary I", tin đồn Nữ hoàng mang bầu xuất hiện ít lâu sau đám cưới giữa bà và vua Tây Ban Nha Phillip II tháng 9/1554. Mary khi đó 37 tuổi đã dừng kinh nguyệt. Những tháng tiếp theo, bụng bà lớn lên và các bác sĩ phát hiện bà ốm nghén vào buổi sáng. Ngay lập tức, Nữ hoàng chắc chắn mình có thai. Bà hạ lệnh cho hầu cận chuẩn bị đón người thừa kế, thậm chí viết sẵn những lá thư thông báo chỉ chờ điền nốt ngày sinh cùng giới tính đứa trẻ.

    Tháng ngày dần trôi qua. Đã quá thời điểm lâm bồn dự tính mà Nữ hoàng vẫn chưa sinh. Tháng 6/1555, Mary I tuyên bố Đức Chúa Trời không cho phép con bà chào đời chừng nào tất cả những kẻ dị giáo chưa bị trừng phạt nên thẳng tay tàn sát người vô tội. Trước tình hình đó, giáo hội dấy lên hoài nghi về thể trạng Nữ hoàng. Giovanni Michieli, sứ giả Veneto (Italy) còn dự báo bào thai Mary đang mang sẽ "bay đi theo gió".

    Tháng 8/1555, mọi chuyện đã rõ ràng. Mary không hề có con. Bụng bà phẳng lại như cũ và cơ thể chẳng còn dấu vết nào của thai kỳ. Các đối thủ chính trị ăn mừng, khẳng định đây là sự trừng phạt Thiên chúa giáng xuống người phụ nữ với biệt danh "Mary khát máu".

    Hàng loạt lời phỏng đoán được đưa ra. Người nói Nữ hoàng đổ bệnh, người tin bà sảy thai. Tuy nhiên, giả thuyết được tán đồng nhất là Mary đã bị pseudocyesis hay hội chứng mang thai giả.

    Ca mang thai tai tiếng của một nữ hoàng AnhChân dung Nữ hoàng Mary I. Ảnh: Wikipedia.

    Pseudocyesis được ghi nhận lần đầu chính vào thời Tudor. Bác sĩ William Harvey nổi tiếng với phát hiện về lưu thông máu quanh tim đã gặp gỡ vài trường hợp mang thai giả vào thế kỷ XVI. Ông cho rằng hầu hết các ca này do "đầy hơi và mỡ bụng". Một số thầy thuốc khác như Guillaume Mauqeust de la Motte lại nghĩ pseudocyesis xuất phát từ huyễn hoặc bản thân của phụ nữ lớn tuổi, "tin rằng mình có thai thay vì đối diện với sự thật bản thân đang già đi".

    Khác với phụ nữ ngày nay, Mary I sống trong thời đại thiếu thốn các phương pháp kiểm tra thai kỳ chính xác. Thêm vào đó, suốt thời niên thiếu, kinh nguyệt của bà không đều và gây đau đớn. Hormone dao động bất thường nhiều khả năng là nguyên nhân khiến Nữ hoàng ngừng kinh vào năm 1554, dẫn đến lầm tưởng suốt 9 tháng về sự chào đời của một thành viên hoàng tộc.

    Biết vợ không sinh con, chồng của Mary rời khỏi Anh lên đường chinh chiến. 2 năm sau, ông trở về cùng với tình nhân. Đúng lúc này, Mary một lần nữa mang thai giả. Nhiều học giả suy luận Nữ hoàng đã tuyệt vọng về cuộc hôn nhân cũng như thiên chức làm mẹ của mình. Một số ý kiến nghiêng về khả năng Mary mang một khối u trong tử cung.

    Năm 1558, Nữ hoàng Mary I qua đời. Thời gian tại vị của bà chỉ vỏn vẹn 4 năm. Những người mai táng bà không tìm thấy dấu hiệu của khối u hay bất cứ nguyên nhân sinh học nào cho hai lần mang thai "ma". Dù thế nào, cuộc đời của Nữ hoàng cũng đã kết thúc trong đau khổ.

    VietHome (theo Vnexpress)

  • Nữ Hoàng Anh sở hữu nhiều bất động sản đáng ghen tị mà các thành viên hoàng gia thường tới tá túc, từ các cung điện, lâu đài đến những ngôi nhà đồng quê.

    Nổi tiếng nhất trong số các bất động sản này là nơi ở của Nữ hoàng tại London, Cung điện Buckingham, và nhiều lâu đài tuyệt đẹp trên khắp cả nước. Một trong những biệt thự thuộc sở hữu của Nữ hoàng là Llwynywermod Estate, một bất động sản tư nhân rộng 192 héc-ta tọa lạc gần Công viên quốc gia Brecon Beacons ở Wales. 

    dinh thu hoang gia Llwynywermod 1
    Thái tử Charles và Công nương xứ Cornwall chụp ảnh bên ngoài biệt phủ Llwynywermod. Ảnh: Chris Jackson/WPA Pool/Getty Images

    Hai khu vực mở rộng ở dưới tầng trệt sẽ được đem cho thuê nếu hoàng gia không có việc dùng đến. Bạn có thể thuê cho mục đích nghỉ dưỡng, dù hơi đắt một chút nhưng bạn sẽ được trải nghiệm không khí hoàng gia. 

    Ngôi nhà này luôn kín khách và từ tháng Ba cho đến những tháng mùa hè đều đã có người đặt phòng. Chi phí cho 1 tuần ở đây vào tháng Ba là 450 bảng, và tháng Bảy là 500 bảng. 

    Giá thuê các ngôi nhà nghỉ dưỡng của hoàng gia thường từ 500 bảng đến 4,000 bảng/tuần. Hiện tại, hoàng gia chia các bất động sản thành 2 dạng: 1 dạng thuộc sở hữu của Crown Estate và 1 dạng thuộc sở hữu tư nhân.

    Crown Estate thuộc sở hữu của người đang trị vì Vương quốc Anh và người này sẽ nắm giữ toàn bộ bất động sản của Crown Estate trong suốt thời gian trị vì.

    dinh thu hoang gia Llwynywermod 1
    Sân vườn của biệt thự Llwynywermod. Ảnh: Chris Jackson/Pool/Getty Images 

    Nữ hoàng có thể sở hữu nhiều bất động sản nhưng tất cả tiền thu được từ chúng không phải đều vào túi riêng của bà. Bà chỉ nhận 25% lợi nhuận từ việc kinh doanh bất động sản để chi trả cho hoạt động văn phòng và bảo dưỡng các cung điện, nhà ở mà bà lui tới. Nhiều thành viên hoàng gia sống trong các ngôi nhà của Crown Estate và họ phải trả tiền thuê nhà.

    Nữ hoàng cũng có những lâu đài riêng, chẳng hạn Duchy of Lancaster. Đây là 1 trong 2 lâu đài của hoàng gia. Cái còn lại là Duchy of Cornwall giúp đem lại nguồn thu độc lập cho Thái tử Charles. 

    Nhìn chung, Gia đình Hoàng gia Anh sở hữu nhiều bất động sản cá nhân với trị giá ước tính khoảng 13 tỉ bảng Anh. 

     Công ty Tư vấn thiết kế và thi công O&D (theo MyLondon)