• Cơ quan cảnh sát Thung lũng Thames ở Anh cho biết, vụ việc xảy ra tại lâu đài Windsor lúc 8h30 sáng 25/12 (giờ địa phương).

    “Đối tượng 19 tuổi tới từ thành phố Southampton đã bị bắt giữ. Người đàn ông này bị bắt vì tình nghi có ý định vượt qua chốt bảo vệ và tiến vào trong với vũ khí tấn công. Chúng tôi có thể khẳng định, các quy trình an ninh đã được kích hoạt ở thời điểm người đàn ông tiến vào khu vực lâu đài. Người này không đột nhập vào bất kỳ tòa nhà nào”, Giám đốc cơ quan cảnh sát Thung lũng Thames, bà Rebecca Mears nói với tờ USA Today.

    ke trom dot nhap noi o nu hoang
    Cảnh sát Anh canh gác ngoài cổng lâu đài Windsor sáng 25/12. Ảnh: AP

    Cũng theo bà Mears, các thành viên Hoàng gia Anh đã được thông báo về vụ việc này. Theo tờ USA Today, vụ việc trên diễn ra trong lúc Nữ hoàng Anh Elizabeth II đang tận hưởng kỳ nghỉ lễ Giáng sinh tại lâu đài Windsor, thay vì dinh thự Sandringham ở vùng Norfolk như mọi năm.

    Ở một diễn biến khác, Nữ hoàng Elizabeth II cùng ngày đã gửi thông điệp Giáng sinh tới người dân Anh, đồng thời nhắc tới người chồng quá cố, Hoàng thân Phillip.

    "Dù đây là thời điểm dành cho niềm vui và hạnh phúc với nhiều người, Giáng sinh cũng có thể là giai đoạn khó khăn với những ai mất đi người thương yêu. Năm nay tôi đã hiểu rõ vì sao", Nữ hoàng Anh Elizabeth II trải lòng trong thông điệp Giáng sinh gửi người dân Anh, được phát sóng vào ngày 25/12.

    Hoàng thân Philip, phu quân của Nữ hoàng, qua đời hồi tháng 4. Đây là đầu tiên trong 74 năm qua bà đón Giáng sinh mà không có người chồng bên cạnh.

    Trong đoạn video được hoàng gia Anh công bố, Nữ hoàng Elizabeth mang theo trâm cài áo hình hoa cúc nạm lam ngọc, món trang sức bà từng mang trong tuần trăng mật với Hoàng thân Philip vào năm 1947. Nữ hoàng chia sẻ bà không bao giờ quên phong thái hoạt bát, khiếu hài hước của chồng.

    "Dù tôi và gia đình rất nhớ ông ấy, tôi hiểu rằng ông vẫn muốn chúng tôi có một mùa Giáng sinh an lành", bà nói.

    Nữ hoàng Anh cảm thông với nỗi buồn không được ở bên gia đình của nhiều người dân trong mùa Giáng sinh thứ hai sống cùng Covid-19, đặc biệt với sự bùng phát của biến chủng mới.

    nu hoang anh gui thong diep mua giang sinh
    Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong video gửi thông điệp chúc mừng Giáng sinh ngày 25/12. Ảnh: AFP.

    Bà nhắn nhủ rằng đại dịch có thể khiến dịp lễ không trọn vẹn như mong ước, nhưng mọi người vẫn có thể tìm thấy niềm vui nếu chọn lạc quan và "chạm đến đứa trẻ trong lòng mỗi chúng ta". Nữ hoàng gửi lời chúc Giáng sinh an lành cho mọi người dân.

    Truyền thống Giáng sinh của hoàng gia Anh năm nay tiếp tục xáo trộn vì đại dịch Covid-19. Nữ hoàng tuần qua quyết định hủy kỳ nghỉ cuối năm tại dinh thự Sandringham, miền đông đất nước, do lo ngại về biến chủng Omicron.

    Buổi lễ đón Giáng sinh được tổ chức ở lâu đài Windsor. Các thành viên hoàng gia trong những ngày tới sẽ lần lượt đến lâu đài thăm Nữ hoàng.

    Kỳ Giáng sinh năm ngoái, các thành viên hoàng gia Anh và Nữ hoàng Elizabeth không được gặp nhau khi nước này áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và giãn cách xã hội nhằm nhằm kiểm soát Covid-19.

    VnExpress (theo Manchester Evening News)

  • Vào năm tới, Lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng - Queen's Platinum Jubilee - sẽ được đánh dấu bằng sự ra mắt của đồng tiền xu năm mươi pence mới.

    1queenjulibeeMặt chữ của đồng 50p kỷ niệm

    Các thiết kế cho mặt chữ của đồng 50p đã được tiết lộ để thông báo còn 70 ngày nữa là tới ngày kỷ niệm lớn của Anh quốc.

    Đồng xu sẽ có số 70 - đại diện cho số năm trị vì của Nữ hoàng tính tới năm 2022. Gia huy và năm lên ngôi của Nữ hoàng được đóng khung trong số 0 ở trung tâm đồng xu.

    Nữ hoàng đã phê chuẩn thiết kế của đồng xu và đây là lần đầu tiên một sự kiện hoàng gia được kỷ niệm bằng thiết kế mới cho đồng 50p.

    Clare Maclennan - giám đốc bộ phận sản xuất tiền xu kỷ niệm, cho biết: “Xưởng đúc tiền Hoàng gia có lịch sử đáng tự hào khi làm ra những đồng tiền nổi bật dành cho các quốc vương nước Anh. Năm 2022 sẽ là một trong những lễ kỷ niệm lớn nhất của Nữ hoàng. Đánh dấu 70 ngày cho đến ngày kỷ niệm Nữ hoàng lên ngôi, Xưởng đúc Hoàng gia rất vui mừng khi được tiết lộ thiết kế của đồng 50p sẽ được ra mắt vào năm mới".

    "Để ghi nhận sự kiện mang tính bước ngoặt, đây là lần đầu tiên một cột mốc quan trọng của hoàng gia được ghi lại trên đồng xu 50p, cũng như đại diện cho lễ kỷ niệm phù hợp với vị nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh".

    Xưởng đúc Hoàng gia đã đánh dấu tất cả các cột mốc quan trọng của Nữ hoàng, bao gồm cả lễ kỷ niệm 25, 50 và 60 năm trị vì của bà.

    Đồng 50p mới thuộc một trong những bộ sưu tập lớn nhất từng được Xưởng đúc Hoàng gia thực hiện. Các nhà sưu tập hiện đã có thể đăng ký với xưởng đúc Hoàng gia để nhận được đồng 50p kỷ niệm này.

    Viethome (Theo Metro)

  • nu hoang anh bi am sat 2

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã trở thành mục tiêu của một số vụ ám sát hụt trong suốt hàng chục năm ngồi trên ngai vàng.

    Nữ hoàng Anh hiện là một trong những nhân vật hoàng gia được yêu thích nhất trên thế giới. Bà là một trong những người trị vì lâu nhất trên thế giới, cũng như di chuyển nhiều nhất để thực hiện các chuyến công du trong và ngoài nước.

    Ngoài nhận được những sự yêu thích của công chúng, bà cũng từng trải qua những tình huống nguy hiểm và đã vượt qua chúng, trong đó 3 âm mưu ám sát trong hàng chục năm qua.

    Australia - năm 1970

    nu hoang anh bi am sat 2
    Nữ hoàng Anh trong chuyến thăm Australia vào năm 1970 (Ảnh: QSArchives/Twitter).

    Năm 1970, Nữ hoàng cùng chồng, Hoàng thân quá cố Philip, công du Australia. Trong chuyến đi, Nữ hoàng di chuyển bằng đường sắt từ Sydney tới Orange ở New South Wales vào ngày 29/4/1970. 

    Theo sĩ quan cảnh sát Anh đã về hưu Cliff McHardy, nghi phạm vụ ám sát đã đặt một thanh gỗ lên đường ray nhằm mục tiêu làm trật bánh tàu khi nó tới gần khu vực Lithgow. Một giờ trước đó, một đoàn tàu đã đi tiền trạm qua tuyến đường ray và không phát hiện điều gì bất thường. Vì vậy, sự xuất hiện của thanh gỗ đã làm dấy lên nghi ngờ rằng đây là một âm mưu ám sát nhằm vào cặp đôi Hoàng gia Anh.

    Khúc gỗ đã kẹt vào bánh tàu chở Nữ hoàng nhưng do phương tiện này đi rất chậm nên không gây ra thiệt hại nào. Không có nghi phạm nào bị bắt sau vụ việc và câu chuyện này chỉ được tiết lộ vào năm 2009 khi McHardy kể lại.

    London, Anh - năm 1981

    nu hoang anh bi am sat 2
    Nữ hoàng Anh cưỡi ngựa tham gia lễ diễu hành ở London năm 1981 (Ảnh: BritishHistorym/Twitter).

    Ngày 13/6/1981, Nữ hoàng Anh đã cưỡi ngựa dự lễ diễu hành của quân đội mang tên "Trooping the Colour" tại khu trung tâm thương mại The Mall ở London.

    Trong đám đông, Marcus Sarjeant, 17 tuổi, đã bắn 6 viên đạn giả từ một khẩu súng lục về phía Nữ hoàng. Đây là khẩu súng chuyên được dùng để bắn chỉ thiên hoặc bắn khởi động cho các cuộc đua. Các viên đạn giả đã khiến cho con ngựa của Nữ hoàng hoảng loạn nhưng bản thân bà không hay biết và vẫn tiếp tục vỗ về con vật.

    Tuy nhiên, Sarjeant bị lực lượng an ninh bắt sau đó và phải ra hầu tòa. Người này thừa nhận thực hiện vụ việc vì muốn trở nên nổi tiếng và Sarjeant đã "học hỏi" nó từ vụ ám sát danh ca John Lennon vào năm 1980. Sarjeant sau đó bị phạt tù 5 năm vì vi phạm Đạo luật Phản quốc.

    New Zealand - năm 1981

    nu hoang anh bi am sat 2
    Nữ hoàng Anh thăm New Zealand vào năm 1981 (Ảnh: ProRoyalFamily/Twitter).

    Chỉ vài tháng sau vụ việc ở London, Nữ hoàng Anh tiếp tục đối mặt với một âm mưu ám sát khi tới thăm một bảo tàng ở thành phố Dunedin trong chuyến công du New Zealand vào tháng 10/1981. 

    Christopher John Lewis, 17 tuổi, đứng phục kích ở một tòa nhà lân cận và bắn ra từ cửa sổ khi Nữ hoàng bước xuống từ một chiếc xe hơi. Lewis đã bắn trượt mục tiêu dù các nhân chứng nói rằng họ đã nghe thấy tiếng "rạn nứt lớn". Lewis bị bắt 8 ngày sau đó và sau đó bị tuyên phạt 3 năm tù.

    Dân Trí (Theo SCMP)

  • Thợ cắt thịt hoàng gia hay người bảo tồn vải lanh là những nghề chuyên biệt dường như chỉ có ở hoàng gia Anh.

    Hoàng gia Anh sử dụng hơn 1.000 nhân viên tại các lâu đài, dinh thự để thực hiện khối lượng công việc khổng lồ hàng ngày. Phần lớn trong số đó là những người làm công việc thường thấy ở hầu hết hoàng gia các nước, nhưng cũng có những nghề chỉ có tại hoàng gia Anh.

    Người bảo quản bộ sưu tập tem của Nữ hoàng

    nghe doc la o hoang gia anh 1
    5 con tem đặc biệt kỷ niệm ngày đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth. Ảnh: AP.

    Nữ hoàng Elizabeth được thừa hưởng bộ sưu tập tem của người cha quá cố, vua George V và bà chắc chắn có ý định giữ truyền thống này tồn tại lâu dài.

    Michael Sefi từng là người bảo quản tem bộ sưu tập tem của Nữ hoàng từ năm 2003 đến năm 2018. Ông đi khắp thế giới để tìm kiếm những con tem độc đáo bổ sung vào bộ sưu tập. Sau khi Sefi nghỉ hưu, một người khác đã thay thế ông, song không được nêu tên.

    Nghề bảo tồn đồ nội thất

    nghe doc la o hoang gia anh 1
    Một căn phòng trong 775 phòng tại Điện Buckingham cần được sắp xếp và quản lý hàng ngày. Ảnh: The Royal Family.

    Với vô số phòng tại mỗi cung điện được trang hoàng bằng những nội thất độc đáo, hoàng gia Anh cần một người chuyên nghiệp để bảo quản, bảo dưỡng và duy trì hình dạng cũng như chức năng của các món đồ này.

    Nghề bảo tồn nội thất ở hoàng gia Anh đòi hỏi ứng viên phải có đam mê với các món đồ nội thất chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, cũng như xác định được xu hướng trang trí. Năm 2019, Lâu đài Windsor từng đăng tin tuyển người cho vị trí này với mức lương thời điểm đó là khoảng 34.000 USD/năm.

    Nhạc sư cho Nữ hoàng

    Nhạc sư đầu tiên được hoàng gia Anh lựa chọn vào năm 1625, với thời hạn đảm nhiệm công việc trong 10 năm. Vị trí hiện do nhạc sĩ nổi tiếng Judith Weir đảm trách từ năm 2014 đến nay.

    Không có mô tả cụ thể về nhiệm vụ của nhạc sư của Nữ hoàng, nhưng người này có thể sáng tác các bản nhạc cho lễ lạt hoàng gia hay đất nước. Theo một bài viết trên Guardian, mức lương của một nhạc sư cho Nữ hoàng là khoảng 20.250 USD/năm.

    Nhà thiên văn học hoàng gia

    nghe doc la o hoang gia anh 1
    Martin Rees, nhà thiên văn học hoàng gia hiện tại. Ảnh: Twitter/@curatedcosmos.

    Tồn tại từ năm 1675, nhà thiên văn hoàng gia là một trong những vị trí lâu đời nhất tại cung điện. Họ có nhiệm vụ tư vấn cho vua và nữ hoàng về vũ trụ và các vấn đề thiên văn. Người được bổ nhiệm hiện tại cho vai trò này là Martin Rees hay Nam tước Rees vùng Ludlow.

    Sao chổi Halley được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley. Ông cũng là một nhà thiên văn học hoàng gia vào năm 1720. Người đảm trách vai trò này nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 134 USD với tư cách thành viên chính thức của hoàng gia.

    Người bảo tồn vải lanh hoàng gia

    Theo một danh sách năm 2017, người phụ trách vải lanh chịu trách nhiệm "đảm bảo vải trải bàn phù hợp với độ lộng lẫy của bàn tiệc hoàng gia", đồng thời giữ cho "mọi tấm trải bàn bằng vải lanh phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cao nhất", đồng thời bảo tồn vải lanh "cho các thế hệ tương lai".

    Người bảo tồn vải lanh hoàng gia nhận mức lương khoảng 24.000 USD/năm, được cung cấp nơi ăn ở miễn phí.

    Người bảo quản khung tranh

    Điện Buckingham có 775 phòng, vì vậy số khung tranh cần để chứa các tác phẩm nghệ thuật vô giá tô điểm cho các bức tường của dinh thự cũng lên tới con số hàng nghìn. Người bảo quản có nhiệm vụ đảm bảo rằng mọi khung tranh đều được chăm sóc kỹ lưỡng.

    Theo một danh sách việc làm năm 2018 của hoàng gia, cung điện có phòng làm việc riêng cho người bảo quản khung tranh. Họ không chỉ có mặt tại chỗ để đánh giá tình trạng khung tranh mà còn đề xuất thay đổi đối với những khung đã bị hao mòn, hư hại. Mức lương cho vị trí này là 36.800 USD/năm.

    Tổng đài viên Điện Buckingham

    Theo Forbes, hàng tuần, có khoảng 7.000 cuộc điện thoại gọi đến cung điện hoàng gia từ người hâm mộ và giới truyền thông. Do số lượng cuộc gọi lớn như vậy, người phụ trách phải có kỹ năng vận hành tổng đài thành thạo và cả kỹ năng giải quyết xung đột, theo mô tả công việc vào năm 2016. Mức lương cho vị trí này là khoảng 31.000 USD cách đây 5 năm.

    Thợ cắt thịt hoàng gia

    Với quy mô và mức độ sang trọng của các bữa tiệc hoàng gia và nhà nước được tổ chức tại Điện Buckingham, yêu cầu phải có một người đặc biệt phụ trách món thịt tại mỗi sự kiện là điều dễ hiểu. Những thợ cắt thịt hoàng gia có mặt để cắt lát các món thịt một cách hoàn hảo nhất có thể.

    Tuy nhiên, vị trí này không dành cho tất cả mọi người bởi nó được "cha truyền con nối". Công việc hiện do Alexander Fielding, Bá tước vùng Denbigh và Desmond, nắm giữ.

    Thợ đồng hồ hoàng gia

    Nhiệm vụ của người này là điều chỉnh giờ của tất cả đồng hồ tại các dinh thự hoàng gia hàng năm theo quy ước giờ mùa hè.

    Nữ hoàng Elizabeth yêu cầu một nhóm chuyên gia đồng hồ dành ngày cuối tuần để điều chỉnh giờ bằng tay từng chiếc đồng hồ trên khắp các dinh thự của bà vào dịp này.

    Hai lần một năm, nhóm chuyên gia dành tổng cộng khoảng 40 giờ tại các dinh thự của Nữ hoàng để điều chỉnh thời gian cho hơn một nghìn chiếc đồng hồ.

    Fjodor van den Broek, trưởng nhóm quản lý đồng hồ hoàng gia tại Lâu đài Windsor, cho biết ông được mệnh danh là "thợ đồng hồ của lâu đài". Ông từng được giới thiệu trong một video đăng trên tài khoản Twitter của hoàng gia vào năm nay, ngay trước thời điểm Anh bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè.

    "Tôi phải hiểu rõ từng chiếc đồng hồ", van den Broek nói trong video. "Chúng tôi có tới 400 chiếc đồng hồ tại lâu đài".

    VnExpress (theo SCMP)

  • chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Cặp chị em trên bìa tạp chí đình đám.

    Hai người cháu gái song sinh của Công nương Diana đều tài sắc vẹn toàn, mỗi lần xuất hiện khiến bao người mê đắm.

    Kitty Spencer là người cháu gái nổi tiếng nhất hiện nay và được ví là bản sao hoàn hảo của Công nương Diana. Ít ai biết rằng, ngoài cô cháu gái này, bông hồng nước Anh còn có hai cháu gái song sinh cũng tuyệt vời không kém đó là tiểu thư Amelia và Eliza Spencer, hai người em của Kitty Spencer.

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Kitty Spencer (ở giữa) cùng hai em gái sinh đôi.

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Amelia Spencer (trái) và Eliza Spencer trong sự kiện hôm 4/11/2021.

    Cặp chị em tài sắc vẹn toàn

    Amelia và Eliza Spencer sinh năm 1992 là con của Bá tước Spencer thứ 9, em trai cố Công nương Diana. Vào ngày 4/11, hai chị em song sinh đã xuất hiện nổi bật và quyến rũ trong bữa tiệc Little Black Book danh giá của tạp chí Tatler. Hai chị em từng gây ấn tượng mạnh mẽ khi có màn thể hiện xuất sắc trên trang bìa của tạp chí này vào đầu năm nay.

    Trong bữa tiệc, Amelia và Eliza lựa chọn trang phục có màu sắc tương phản nhau nhưng đều lôi cuốn, có sức hấp dẫn. Cả hai hiện là người mẫu trực thuộc công ty Storm Model Management. Cũng giống như chị gái Kitty, Amelia và Eliza đều xuất thân trong gia tộc danh giá Spencer. Vào năm 1995, khi mới 3 tuổi, cặp song sinh cùng với gia đình chuyển đến Nam Phi sinh sống để hạn chế sự soi mói của truyền thông khi công chúng đặt quá nhiều sự quan tâm đến Công nương Diana lúc bấy giờ.

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Cặp song sinh luôn đồng hành với nhau trong các sự kiện.

    Từ đây, Nam Phi trở thành quê hương thứ hai của cặp song sinh này. Mặc dù vậy, khi lớn lên, hai chị em vẫn thường xuyên trở về Vương quốc Anh để tham dự một số sự kiện hoàng gia. Họ đã tham dự hôn lễ của Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge tại Tu viện Westminster, năm 2011; hôn lễ của nhà Sussex năm 2018 hay lễ tưởng niệm Công nương Diana tại Nhà nguyện Vệ binh ở London...

    Amelia và Eliza đều sở hữu vóc dáng cân đối, mái tóc vàng rực, đôi mắt hút hồn cùng gương mặt khả ái, có nhiều nét giống với chị gái Kitty lẫn cố Công nương Diana. Họ đều là những gương mặt sáng giá trên các trang bìa tạp chí và sàn diễn thời trang. Vào tháng 9 vừa qua, cặp chị em song sinh xuất hiện nổi bật trên hàng ghế đầu show Alberta Ferretti thuộc khuôn khổ Milan Fashion Week.

    "Chúng tôi luôn thân thiết, thích làm những điều giống nhau và có chung nhóm bạn. Thật tuyệt vời khi chị em chúng tôi đều là người bạn tốt nhất của nhau", cặp song sinh trở lại trên Tatler.

    Cuộc sống như mơ

    Trên tài khoản mạng xã hội của Amelia và Eliza Spencer có thể thấy, họ có lối sống xa hoa, thường di chuyển bằng chuyên cơ riêng để đi lại giữa Nam Phi và Vương quốc Anh cũng như ra nước ngoài trong các kỳ nghỉ dưỡng sang chảnh. Trang phục và phụ kiện của họ cũng đều là những hàng hiệu cao cấp khiến nhiều người phải trầm trồ.

    Cặp chị em song sinh này đều có "nửa kia" của riêng mình. Amelia đã đính hôn với huấn luyện viên cá nhân Greg Mallett vào tháng 7/2020. Cặp đôi gặp nhau tại trường Đại học Cape Town và được nhận xét là vô cùng đẹp đôi.

    Amelia chia sẻ trên truyền thông: "Ngày Greg cầu hôn đó là ngày lãng mạn nhất trong cuộc đời tôi. Anh ấy là tri kỷ của tôi trong suốt 11 năm qua và mọi thứ về Greg khiến tôi luôn cảm thấy mình là người may mắn nhất".

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Greg Mallett và Amelia đã ở bên nhau được 11 năm.

    Vị hôn phu của Amelia là cháu trai của cựu huấn luyện viên bóng bầu dục quốc gia Nam Phi, Nick Mallett. Người đàn ông này từng làm công việc đại lý bất động sản và giờ hiện đang là huấn luyện viên thể thao.

    Eliza thì đang chìm đắm hạnh phúc bên bạn trai Channing Millerd được 4 năm. Người đàn ông này có một cậu con trai riêng tên là Nate. Cả 3 người họ đều thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau trên mạng xã hội. Eliza dành sự quan tâm và tình cảm đặc đến bé Nate, hiện 5 tuổi.

    Ít ai biết rằng, để có được hạnh phúc như ngày hôm nay Eliza từng trải qua nỗi mất mát rất lớn khi mối tình đầu của cô qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi vào năm 2008. Chàng trai ấy là Christopher Elliot qua đời ở tuổi 17, trong thời gian đó, Eliza thường bày tỏ nỗi nhớ đến bạn trai quá cố trên mạng xã hội.

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Channing Millerd và Eliza cũng đã yêu nhau được 4 năm.

    Trong một cuộc phỏng vấn với Tatler vào đầu năm nay, Eliza đã chia sẻ đôi điều về cố Công nương Diana: "Tôi lớn lên ở Nam Phi nên hồi nhỏ tôi thực sự ít được biết đến tầm quan trọng của Công nương Diana. Khi lớn hơn một chút, tôi đã biết bác mình có ý nghĩa như thế nào trên thế giới này. Công nương Diana luôn nỗ lực gắn kết với chúng tôi khi còn nhỏ và có biệt tài thấu hiểu, đọc vị được trái tim của trẻ em".

    Cặp chị em sinh đôi này còn có một người em trai út cực phẩm đó là Louis Spencer, người sẽ trở thành Bá tước, kế thừa di sản của gia tộc Spencer trong tương lai không xa.

    chau gai song sinh cua cong nuong Diana 1
    Cháu trai cực phẩm của Công nương Diana.

    Theo Kênh 14

  • Công chúa Charlotte có thể dễ dàng vượt qua anh trai George và em út Louis để trở thành người giàu nhất Hoàng gia Anh.

    Công chúa Charlotte con gái duy nhất của vợ chồng Công nương Kate ngay từ khi sinh ra đời đã nhận được nhiều ưu ái. Càng lớn, cô gái nhỏ càng được nhận xét là có ngoại hình và phong thái giống hệt Nữ hoàng Anh hồi bà còn trẻ. Tính cách sôi nổi và có phần khá táo bạo của Charlotte khiến cô bé trở nên nổi bật không kém gì cha mẹ mình.

    Mới đây, truyền thông Anh đưa tin Công chúa Charlotte được dự đoán sẽ trở thành tỷ phú khi lớn lên và giàu hơn tất cả thành viên còn lại của Hoàng gia Anh. Tờ Express đưa tin một nghiên cứu mới về tài chính gần đây cho thấy tài sản của Charlotte trong tương lai vượt xa anh trai George và em trai Louis.

    Theo đó, giá trị con gái Hoàng tử William và Công nương Kate có khả năng lên tới 3,6 tỷ bảng Anh. Trong khi đó, Hoàng tử George được cho là chỉ tích lũy được dưới 2,2 tỷ bảng Anh. Hoàng tử Louis có thể đạt được con số 721 triệu bảng Anh. Các thành viên cùng trang lứa khác với họ của Hoàng gia Anh, như con trai Archie của vợ chồng Harry - Meghan, được ước tính có tài sản trị giá 21,6 triệu bảng Anh khi lớn lên.

    Công chúa Charlotte (6 tuổi) hiện là một trong những thành viên được yêu thích nhất Hoàng gia Anh bởi vẻ ngoài trong sáng đáng yêu cùng sự tinh nghịch, dí dỏm. Về triển vọng sinh lợi của Charlotte, nhiều người cho rằng cô bé có tiềm năng kiếm được nhiều tiền hơn anh em mình nhờ "hiệu ứng Công nương Kate".

    Đó là hiện tượng cho thấy lựa chọn thời trang của thành viên hoàng gia có thể tác động rất lớn đến xu hướng thời trang thế giới. Chính điều này làm tăng giá trị của thành viên hoàng gia, cụ thể là tăng giá trị của Charlotte trong tương lai. Chắc chắn khi tiểu công chúa lớn lên, những trang phục và phụ kiện mà cô sử dụng sẽ nhanh chóng tạo thành một xu hướng, được người hâm mộ săn lùng.

    cong chua charlotte giau nhat hoang gia anh
    Công chúa Charlotte có nhiều nét giống Nữ hoàng Anh.

    "Hiệu ứng Công nương Kate" có sức ảnh hưởng tương tự biểu tượng phong cách của Công nương Diana năm xưa. Những món đồ Vương phi xứ Wales lựa chọn ảnh hưởng rất nhiều đến thời trang những năm 1990. Những trang phục mà Công nương Diana lựa chọn cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị và được người đời sao chép.

    Jack Carlson, người sáng lập thương hiệu thời trang Rowing Blazers, cho biết: "Công nương Diana đã đi trước thời đại. Bà ấy là sự pha trộn giữa giàu sang và bình dân, làm mờ ranh giới giữa trang phục nam và nữ. Diana đã dung hòa những thứ đối lập nhau. Đó là điều khiến Diana trở thành biểu tượng và cũng khiến thời trang của bà ấy vẫn mang tính ứng dụng cao đến nay".

    Ngoài Công chúa Charlotte, những đứa trẻ nổi tiếng khác cũng được xếp hạng trong nghiên cứu bao gồm North West - con của Kim Kardashian và Kanye West (ước tính trị giá khoảng 7,2 triệu bảng Anh) và TikToker 17 tuổi Charli D'Amelio (ước tính trị giá 5,7 triệu bảng Anh).

    Kênh 14 (theo DailyStar)

  • Barbados bầu một phụ nữ làm Tổng thống, xóa bỏ vị trí nguyên thủ Nữ hoàng Anh để tiến tới thể chế cộng hòa.

    Quốc đảo Barbados đang trong giai đoạn thay đổi lớn khi hai phần ba nghị sĩ quốc hội bỏ phiếu bầu Toàn quyền Sandrea Mason làm Tổng thống, theo thông báo của chính phủ hôm 20/10.

    Hồi tháng 9/2020, Barbados tuyên bố sẽ trở thành một nước cộng hòa, quá trình này yêu cầu xóa bỏ Nữ hoàng Anh Elizabeth khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia.

    "Đã tới lúc bỏ qua quá khứ thuộc địa của chúng ta", Mason nói trong bài phát biểu hồi tháng 9/2020 thay mặt Thủ tướng Mia Mottley. "Người dân Barbados muốn có nguyên thủ quốc gia người Barbados. Barbados sẽ thực hiện bước hợp lý tiếp theo hướng tới chủ quyền hoàn toàn và trở thành một nước cộng hòa trước thời điểm chúng ta kỷ niệm 55 năm Ngày Độc lập (30/11/2021)".

    Phát ngôn viên viên Cung điện Buckingham cho hay "đây là vấn đề của chính phủ và người dân Barbados". Bộ Ngoại giao Anh cũng nói rằng Barbados toàn quyền quyết định vấn đề này. Trước đó, mặc dù Nữ hoàng Elizabeth là nguyên thủ quốc gia của Barbados, bà hiếm khi đến thăm quốc đảo này. Toàn quyền là người đại diện cho Nữ hoàng tại các sự kiện chính thức của quốc đảo.

    quoc dao barbados
    Tân tổng thống Barbados Sandrea Mason. Ảnh: Cổng thông tin chính phủ Barbados

    Thủ tướng Mottley gọi cuộc bỏ phiếu chọn Mason hôm 20/10 là "thời điểm quan trọng" trên con đường trở thành nước cộng hòa. "Đã tới lúc chúng ta thể hiện sự tự tin hoàn toàn vào bản thân với tư cách là một dân tộc, tin rằng con người sinh ra từ đất nước này cuối cùng cũng thoát ra khỏi quá khứ".

    Barbados, quốc đảo Caribe có diện tích hơn 400 km2 và dân số chưa đến 300.000 người, trở thành thuộc địa của Anh năm 1625. Ngày 30/11/1966, Barbados trở thành quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung. Barbados dự kiến vẫn ở lại Khối Thịnh vượng chung sau khi trở thành nước cộng hòa.

    Nữ hoàng Elizabeth là nguyên thủ quốc gia của Anh và 14 nước từng là thuộc địa của Anh gồm Antigua và Barbuda, Australia, Bahamas, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo Solomon và Tuvalu.

    Theo VnExpress

  • Nữ hoàng Anh Elizabeth II được bắt gặp chống gậy lần đầu tiên kể từ năm 2004, khi tới dự một sự kiện quan trọng ở nhà thờ.

    Tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập nhóm từ thiện Quân đoàn Hoàng gia Anh ở Tu viện Westminster hôm nay, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đến dự cùng Công chúa Anne, con gái của bà. Sau khi bước khỏi xe, Nữ hoàng được đưa một cây gậy chống màu đen, nhưng dường như di chuyển khoan thai đến chỗ ngồi trong nhà thờ.

    nu hoang anh chong gay lai xe 1
    Nữ hoàng Anh Elizabeth II chống gậy tại sự kiện ở Tu viện Westminster, London, hôm nay. Ảnh: AFP.

    Nữ hoàng một lần nữa sử dụng cây gậy khi rời khỏi buổi lễ. Bên cạnh đó, Nữ hoàng không vào Tu viện Westminster bằng cửa chính ở phía tây như thông thường, mà đi qua một lối khác gần chỗ ngồi của bà hơn.

    Đây là hình ảnh hiếm thấy của Nữ hoàng 95 tuổi, người nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai. Lần gần đây nhất Nữ hoàng được bắt gặp chống gậy là vào tháng 1/2004, sau một cuộc phẫu thuật đầu gối. Điện Buckingham không đưa ra lý do nào cho việc bà phải sử dụng gậy hỗ trợ đi lại hôm nay.

    Nữ hoàng Elizabeth II nhìn chung vẫn duy trì sức khỏe tốt khi về già. Đợt ốm được biết đến gần đây nhất của Nữ hoàng là vào năm 2013, khi bà phải nhập viện vì bệnh dạ dày, nhưng cũng chỉ phải nằm viện trong thời gian ngắn.

    Bất chấp tuổi tác, Nữ hoàng Anh còn được nhìn thấy đi dạo với những con chó cưng, tự lái xe và cưỡi ngựa ngay cả khi trời mưa.

    nu hoang anh chong gay lai xe 1
    Nữ hoàng Anh Elizabeth II chống gậy tại sự kiện ở Tu viện Westminster, London, hôm nay. Ảnh: AFP.

    Nữ hoàng Anh từng tự lái chiếc Range Rover đến Triển lãm ngựa Hoàng gia Windsor hôm 2/7, sau khi vội vã trở về từ Scotland một ngày trước đó để kịp tham dự ngày thứ nhất của giải đua ngựa.

    Triển lãm ngựa Hoàng gia Windsor được tổ chức hàng năm tại Anh, bắt đầu từ năm 1943. Triển lãm bao gồm các cuộc thi cưỡi ngựa biểu diễn, cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật, đánh xe ngựa và cưỡi ngựa đường dài. Năm ngoái, sự kiện bị hủy do đại dịch Covid-19.

    nu hoang anh chong gay lai xe 1
    Nữ hoàng Anh tự lái xe đi xem đua ngựa.

    Nữ hoàng đã tham dự sự kiện này hầu hết các năm và thậm chí còn tham gia thi đấu khi còn trẻ.

    Trước đó, Nữ hoàng cũng tự lái xe tới Frogmore Cottage, nơi ở của Hoàng tử Harry, chỉ vài phút sau khi anh từ Mỹ trở về London. Harry về nước để dự lễ khánh thành tượng Công nước Diana hôm 1/7.

    Các nhà quan sát cho biết dù tuổi đã lớn, Nữ hoàng Elizabeth đang có sức khỏe rất tốt và chưa có ý định thoái vị để nhường ngôi cho con trai là Thái tử Charles.

    Theo VnExpress

  • Kế hoạch mật tổ chức tang lễ khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời bị rò rỉ với truyền thông, khiến Hoàng gia Anh giận dữ mở cuộc điều tra.

    Kế hoạch tổ chức tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II, hay còn được biết đến với mật danh Chiến dịch Cầu London, lần đầu được đăng trên tờ Politico và nhanh chóng xuất hiện trên loạt trang tin tức khác cuối tuần qua.

    Theo kế hoạch này, tang lễ của Nữ hoàng sẽ diễn ra trong 10 ngày và linh cữu của bà sẽ được đặt ở nơi tổ chức lễ tang ba ngày, cho phép công chúng tới viếng.

    Thủ tướng Anh sẽ phát biểu trực tiếp trên truyền hình toàn quốc và gửi lời tưởng nhớ đầu tiên tới Nữ hoàng. Sau đó, nghi thức bắn đại bác tiễn đưa sẽ được tiến hành trên khắp đất nước.

    dam tang nu hoang

    Kế hoạch còn tiết lộ chi tiết cách thức người kế nhiệm ngai vàng là Thái tử Charles lên nắm quyền cũng như kế hoạch công du khắp Vương quốc Anh của ông sau khi tang lễ của Nữ hoàng hoàn tất.

    Sau khi kế hoạch bí mật này bị rò rỉ khắp mặt báo cuối tuần qua, Điện Buckingham đã "vô cùng phẫn nộ". Một trong những cựu cố vấn thân cận của Nữ hoàng gọi đây là hành động vi phạm lòng tin và thiếu sự tôn trọng với Hoàng gia. Văn phòng Nội các Anh cũng nhanh chóng tiến hành điều tra về các thông tin bị rò rỉ.

    "Nếu kế hoạch này là bản phương án cũ đã được công bố rộng rãi và không bao gồm tài liệu nhạy cảm nhất, mọi chuyện sẽ không đi quá xa. Nhưng nếu đó là bản kế hoạch đầy đủ, chỉ 10 người biết, Văn phòng Nội các sẽ mở điều tra quyết liệt", nguồn thạo tin nói.

    Nghị sĩ David Amess gọi vụ rò rỉ kế hoạch tang lễ là "đáng hổ thẹn". "Như thể người phụ nữ tội nghiệp vẫn thiếu chuyện để xử lý vào lúc này, họ đang bàn tán về đám tang của bà. Tôi hy vọng số 10 phố Downing và Văn phòng Nội các sớm tìm ra người chịu trách nhiệm cũng như đảm bảo xử lý họ", Amess nói.

    Nữ hoàng Anh được đánh giá có sức khỏe tốt ở tuổi 95 và vẫn thường xuyên tự lái xe tới một số sự kiện. Bà đang có lịch trình làm việc bận rận cho mùa thu và mùa đông sắp tới, với nhiều sự kiện chính thức khắp đất nước.

    Theo VnExpress

  • Báo cáo của tờ Guardian cho thấy Điện Buckingham có một số quy định mang tính phân biệt đối xử với các cộng đồng thiểu số, khơi lại cuộc tranh luận xoay quanh Hoàng gia Anh.

    Cụ thể, tờ Guardian đã tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc rằng Hoàng gia Anh sử dụng một thủ tục hợp hiến phức tạp, được gọi là "cái gật đầu của nữ hoàng", để bí mật điều chỉnh nội dung bộ luật của Anh.

    Theo các tài liệu thu thập được tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh, ít nhất là đến cuối thập niên 1960, các cận thần của Nữ hoàng Elizabeth II được cho là vẫn cấm "người nhập cư da màu và người nước ngoài" đảm nhiệm các chức vụ văn thư trong gia đình hoàng gia.

    Số giấy tờ nói trên đồng thời phơi bày cách thức Nữ hoàng Elizabeth II tự miễn trừ bản thân và gia đình khỏi các đạo luật được ban hành nhằm ngăn chặn nạn phân biệt đối xử.

    hoang gia phan biet

    Không tuyển dụng người thiểu số

    Kết quả cuộc điều tra chỉ ra rằng vào năm 1968, giám đốc tài chính của Nữ hoàng Elizabeth II thông báo với các công chức trong Điện Buckingham "việc bổ nhiệm người nhập cư da màu hoặc người nước ngoài vào vị trí thư ký trong gia đình hoàng gia là trái với thông lệ".

    Dẫu vậy, quan chức này lưu ý rằng những đối tượng nói trên được phép đảm nhiệm vai trò người giúp việc cho Hoàng gia Anh.

    Hiện chưa rõ quy định này kéo dài đến giai đoạn nào. Điện Buckingham từ chối trả lời câu hỏi xoay quanh chi tiết trên, cũng không cung cấp thông tin về thời điểm thông lệ cấm bổ nhiệm người thiểu số bị vãn hồi.

    Tuy nhiên, Điện Buckingham khẳng định nhiều người nhập cư da màu và người nước ngoài được tuyển dụng vào làm việc cho Hoàng gia Anh trong thập niên 1990. Điện Buckingham thông tin thêm rằng cơ quan này không lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc sắc tộc của nhân viên trong giai đoạn trước năm 1990.

    Bất tuân luật định

    Vào thập niên 1960, một số bộ trưởng trong chính phủ Anh đã tìm cách phi hợp pháp hóa hành vi phân biệt sắc tộc trong quá trình tuyển dụng.

    Trong hơn bốn thập kỷ qua, quy định trên vẫn không được áp dụng với Nữ hoàng Elizabeth II. Điều này khiến phụ nữ hoặc người thuộc sắc dân thiểu số làm việc trong Hoàng gia Anh không thể khiếu nại lên tòa án ngay cả khi họ tin rằng bản thân bị phân biệt đối xử.

    Trong một thông cáo, Điện Buckingham không phủ nhận rằng Nữ hoàng Elizabeth II có thể bất tuân luật định. Cơ quan này nói thêm rằng các khiếu nại liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử có quy trình riêng để xử lý, tuy nhiên không cung cấp chi tiết về quá trình này.

    Sự miễn trừ luật đối với Nữ hoàng Elizabeth II bắt đầu có hiệu lực từ thập niên 1970, khi giới chính trị gia Anh ban hành hệ thống luật định nhằm xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc và giới tính.

    Các tài liệu tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia giúp làm sáng tỏ quá trình giới chức chính phủ Anh vào thập niên 1970 phối hợp với các cố vấn của Nữ hoàng Elizabeth II về cách trình bày và diễn đạt bộ luật nói trên.

    Kết quả điều tra của tờ Guardian được dự đoán sẽ khơi lại cuộc tranh luận xoay quanh những bê bối của Hoàng gia Anh liên quan đến vấn đề sắc tộc. Một số thành viên trong Hoàng gia Anh cũng từng nhận nhiều chỉ trích vì các bình luận mang tính phân biệt chủng tộc.

    Vào tháng 3, Công tước phu nhân xứ Sussex Meghan Markle, thành viên da màu đầu tiên của vương thất Anh, chia sẻ rằng bản thân từng có ý định tự tử trong khoảng thời gian sinh sống cùng Hoàng gia Anh.

    Công tước phu nhân xứ Sussex cũng cáo buộc một thành viên vương thất Anh từng tỏ thái độ lo lắng về màu da của con cô.

    Các cáo buộc của Công nương Meghan buộc Hoàng tử William phải công khai tuyên bố rằng Hoàng gia Anh "không hề" phân biệt chủng tộc.

    "Cái gật đầu của nữ hoàng"

    Một số tài liệu được tờ Guardian tìm thấy hé lộ rằng Hoàng gia Anh sử dụng một cơ chế liên quan đến nghị viện ít người biết đến, được gọi là "sự phê chuẩn của nữ hoàng", để điều chỉnh các luật có ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của bà.

    Điện Buckingham cho biết quy trình nói trên chỉ mang tính hình thức. Dẫu vậy, tồn tại một số bằng chứng cho thấy Nữ hoàng đã nhiều lần sử dụng quyền lực để bí mật vận động các bộ trưởng Anh sửa đổi những luật mà bà không thích, theo Guardian.

    Các tài liệu mới được phát hiện làm sáng tỏ quá trình vuông thất Anh sử dụng thủ tục "sự phê chuẩn của nữ hoàng" để bí mật ảnh hưởng đến tiến trình hình thành dự thảo luật về quan hệ chủng tộc.

    Năm 1968, James Callaghan, Bộ trưởng Nội vụ Anh lúc bấy giờ, được cho là đã e ngại nữ hoàng và không yêu cầu sự chấp thuận từ bà để đưa vấn đề dự luật sắc tộc ra tranh luận trước quốc hội. Ông Callaghan và các công chức Bộ Nội vụ Anh chỉ thực hiện quy trình này sau khi các cố vấn của nữ hoàng hài lòng.

    Thời điểm đó, ông Callaghan muốn mở rộng luật chống phân biệt chủng tộc ở Vương quốc Anh. Bởi lẽ, vào thập niên 1960, bộ luật này ở Anh chỉ cấm hành vi phân biệt đối xử nơi công cộng.

    Theo Guardian, việc Nữ hoàng Elizabeth II tự miễn trừ bản thân và gia đình khỏi các quy định về chống phân biệt đối xử vẫn được duy trì đến tận ngày nay, khi Đạo luật bình đẳng 2010 được ban hành thay thế cho Đạo luật quan hệ chủng tộc 1976, Đạo luật phân biệt giới tính 1975 và Đạo luật trả lương bình đẳng 1970.

    Trong nhiều thập kỷ, giới quan sát thường xuyên chỉ ra rằng vương thất Anh sử dụng rất ít lao động gốc Phi, gốc Á và người thiểu số nói chung.

    Vào năm 1997, Điện Buckingham thừa nhận với tờ Independent rằng họ không thực thi chính sách giám sát số lượng nhân viên, vốn được khuyến nghị bởi chính phủ nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng.

    Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Điện Buckingham vẫn khẳng định: "Hoàng gia Anh và chính thể lập hiến tuân thủ các quy định của Đạo luật bình đẳng, cả trên lý thuyết lẫn thực tế. Điều này được thể hiện qua sự đa dạng, toàn diện và tôn trọng phẩm giá trong môi trường làm việc của hoàng gia".

    Khi được hỏi liệu Nữ hoàng Elizabeth II có buộc phải tuân theo nguyên tắc trên hay không, đại diện Điện Buckingham đáp: "Nếu có bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến đạo luật này, chúng tôi đều sẽ tìm cách cung cấp phương tiện và quy trình để xử lý".

    Zing (theo Guardian)

  • Kênh REN TV đưa tin hôm Chủ nhật (2/5), hai kẻ lạ mặt đã “đột nhập” vào khu dinh thự hoàng gia Anh ở Công viên Windsor Great tại Berkshire, Anh.

    Theo đó, sự việc diễn ra vào ngày 25/4. Cảnh sát đã bắt giữ những kẻ đột nhập. Hóa ra họ là một người đàn ông 31 tuổi và một cô gái 29 tuổi. Theo các nhân viên thực thi pháp luật, họ đã trèo qua hàng rào và vào công viên.

    cung dien hoang gia
    Công viên Windsor Great tại Berkshire của Hoàng gia Anh bị người lạ đột nhập. (Ảnh: Global Look Press)

    Được biết, những người đột nhập trái phép vào công viên của Hoàng gia Anh đã được tại ngoại. Đồng thời, một cuộc điều tra đang được tiến hành về việc xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoàng gia Anh.“Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đây là điều rất đáng lo ngại và có điều gì đó thực sự cần phải thay đổi”, ông Ken Wharf, người từng là vệ sĩ của Công nương Diana cho biết.

    Mới đây, hôm 19/4, một vụ việc khác đã xảy ra trong khuôn viên cung điện Hoàng gia Anh khi lính canh đã nhầm khi để một người lạ vào địa phận cung điện. Người này đến bằng taxi và tự giới thiệu mình là vợ sắp cưới của Hoàng tử Andrew. Tuy nhiên, người phụ nữ bị bắt giữ sau đó 25 phút.

    Trước đó, người được coi là nổi tiếng nhất với vụ thách thức an ninh Hoàng gia Anh là Michael Fagan, kẻ đã cả gan lẻn vào tận khu cấm cung của Nữ hoàng Elizabeth II trong Điện Buckingham vào sáng 9/7/1982, trong khi bà vẫn đang ngự trên giường.

    Ông bố thất nghiệp của 4 đứa con này đã trèo qua các bức tường bao quanh cung điện, rồi chui theo đường ống nước để vào khu dành riêng cho Nữ hoàng. Fagan qua mặt tất cả các nhân viên bảo vệ cùng hệ thống báo động điện tử để trèo qua cửa sổ, kéo rèm phòng ngủ của Nữ hoàng để gọi bà.

    Tại đây Fagan đã kịp nói chuyện với người đứng đầu Hoàng gia Anh trong suốt 10 phút theo cách chưa từng có tiền lệ. Nữ hoàng chỉ có thể phát tín hiệu báo động khi Fagan hỏi xin một điếu thuốc. Ngay sau đó một người hầu cận xông vào khống chế kẻ đột nhập liều lĩnh cho đến khi cảnh sát có mặt.

    Đáng lẽ có một cảnh sát có vũ trang luôn đứng bảo vệ ngay bên ngoài cửa phòng ngủ của Nữ hoàng. Nhưng vào thời điểm Fagan đột nhập, người này vừa bước ra để đổi gác, trong khi người thay thế anh lại đang dắt chó đi dạo nên chưa đến thay kịp, tạo một kẽ hổng đúng thời điểm kẻ liều lĩnh lọt vào phòng ngủ Nữ hoàng.

    Đây là một trong những sự kiện đáng quên nhất của lực lượng an ninh Anh. Vụ việc nghiêm trọng đến mức Bộ trưởng Nội vụ khi đó là William Whitelaw, người chịu trách nhiệm bảo vệ Hoàng gia Anh, đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Margaret Thatcher để nhận trách nhiệm, nhưng không được chấp thuận.

  • Tang lễ của Hoàng thân Philip, phu quân Nữ hoàng Elizabeth II, diễn ra vào hôm qua. Theo quy định phòng dịch, nữ hoàng cần giữ khoảng cách với những người tham dự.

    Theo người phát ngôn của Điện Buckingham, để tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19, quy mô lễ tang được giản lược rất nhiều. Chỉ 30 người được phép tham dự trực tiếp, chủ yếu là thành viên hoàng tộc có quan hệ trực tiếp với hoàng thân.

    "Hôm nay, chúng ta có mặt tại nhà nguyện St. George để giao phó linh hồn của Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, vào tay Chúa", tu viện trưởng Windsor nói tại buổi lễ, theo Guardian.

    "Lòng trung thành kiên định của Hoàng thân Philip đối với Nữ hoàng của chúng ta, sự cống hiến của ông đối với quốc gia và Khối thịnh vượng chung, lòng dũng cảm, lòng kiên cường và đức tin của ông ấy đã truyền cảm hứng cho chúng ta", tu viện trưởng nói thêm.

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Tuân theo các biện pháp phòng dịch, Nữ hoàng Elizabeth II mang khẩu trang và giữ khoảng cách với người tham dự. Ảnh: Reuters

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Các thành viên hoàng gia giữ khoảng cách trong tang lễ Hoàng thân Philip. Ảnh: Reuters

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Tuyến đường đưa linh cữu của Hoàng thân Philip từ Lâu đài Windsor đến Nhà nguyện Thánh George. Việt hóa: Phương Trâm.

    Các nghi thức của lễ tang được lên kế hoạch diễn ra trong khoảng 50 phút. Sau đó, linh cữu của Hoàng thân Philip được hạ huyệt. Quốc ca được cử hành, và nữ hoàng cùng đoàn người rời khỏi nhà nguyện St. George.

    Nữ hoàng được cho là đã tự chọn hoa hồng và hoa loa kèn đặt trên quan tài của người chồng quá cố. Hoa hồng biểu thị cho tháng 6 - tháng sinh vị hoàng thân.

    Trước đó, theo đúng di nguyện của Hoàng thân Philip, linh cữu của ông được đưa từ lâu đài Windsor đến nhà nguyện St. George trên chiếc Land Rover đặc biệt. Xe này từng được chính hoàng thân lái nhiều lần, và được chỉnh sửa lại theo thiết kế của ông.

    Bốn người con của ông, gồm Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Edward và Hoàng tử Andrew, đi sau xe chở linh cữu.

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Vợ chồng Hoàng tử William cúi đầu mặc niệm khi nghe thánh ca tại tang lễ Hoàng thân Philip. Ảnh: Chụp màn hình.

    Trong lúc linh cữu Hoàng thân Philip được đưa đến nhà nguyện, người dân khắp nước Anh cũng dành phút mặc niệm để tưởng nhớ ông. Trước lâu đài Windsor, hàng trăm người kéo về và xếp hàng quanh lâu đài.

    Hoàng tử William từng ca ngợi Hoàng thân Philip dành cả đời cống hiến cho Vương quốc Anh và cho vợ ông, Nữ hoàng Elizabeth II, theo NBC News.

    Hoàng tử William nói rằng ông nội Philip muốn hoàng gia Anh "tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ấy".

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Hoàng tử Harry và Hoàng tử William trên đường đưa linh cữu Hoàng thân Philip tới nhà nguyện St. George. Họ cũng được bố trí ngồi đối diện nhau bên trong nhà nguyện. Ảnh: PA.

    Hoàng tử Anh cũng bày tỏ trân trọng đối với vợ - tức Công nương Kate - vì có mối quan hệ tốt đẹp trong nhiều năm với Hoàng thân Philip.

    Hoàng tử Harry đã trở lại Anh để dự tang lễ ông nội. Cặp anh em Harry - William đi cùng nhau trên đường đưa linh cữu.

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Các thành viên trong Hoàng gia Anh đi phía sau xe tang của Hoàng thân Philip. Ảnh: PA.

    Đi đầu trong lễ đưa tiễn Hoàng thân Philip là ban nhạc vệ binh hoàng gia Anh, nơi ông từng giữ chức đại tá trong 42 năm.

    Khi linh cữu của Hoàng thân Philip được hạ huyệt, đội kèn của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh sẽ thể hiện tiếng báo động chiến đấu của Hải quân Anh. Đây là một trong những điều mà hoàng thân yêu cầu thực hiện trong tang lễ của mình, theo AP.

    Theo New York Times, hàng trăm người Anh đã tập trung bên ngoài Cung điện Buckingham hôm 17/4 để trực tiếp thể hiện sự kính trọng của họ với Hoàng thân Philip.

    Mark Elphick, một kĩ sư nghỉ hưu của Hải quân Hoàng gia Anh, đứng trên vỉa hè đối diện Cung điện Buckingham trong sự trầm mặc. "Ông ấy thực sự là một người đàn ông của hải quân, và rất đáng được kính trọng", ông Elphick nói. Ông từng gặp trực tiếp vị hoàng thân 3 lần.

    nu hoang ngoi mot minh 1
    Nghị viện Anh dành phút mặc niệm tưởng nhớ Hoàng thân Philip. Ảnh: NBC

    Maria Magureva, một người Bungaria đã ở Anh hơn 10 năm, cho biết bà mong muốn nữ hoàng "hãy mạnh mẽ". "Nữ hoàng chắc chắn rất đau buồn - (sự qua đời của Hoàng thân Philip) giống như việc bà ấy bị mất cánh tay phải vậy", bà Magureva nói.

    Một số người có mặt tại Điện Buckingham cảm thấy buồn vì đại dịch khiến các hoạt động tưởng nhớ Hoàng thân Philip phải ngừng lại, và người dân không thể bày tỏ sự đau buồn của mình như trong tang lễ của Công nương Diana hay Vương mẫu hậu - mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II.

    Zing tổng hợp

  • Kết thúc tang lễ của Hoàng thân Philip, Hoàng tử Harry cùng vợ chồng anh trai rời nhà nguyện. Ba người trò chuyện trên đường đi, như động thái phủ nhận tin đồn quan hệ rạn nứt.

    tin don ran nut 1

    Đoạn video được quay bên ngoài nhà nguyện St. George cho thấy Hoàng tử Harry cùng vợ chồng Hoàng tử William rời đi sau khi tang lễ Hoàng thân Philip kết thúc. Hoàng tử Harry đi giữa, trò chuyện cùng anh trai và chị dâu. Đây là lần đầu Harry gặp lại gia đình, kể từ khi rời Anh để sang Mỹ sống cùng vợ. Sự thân mật giữa Harry và vợ chồng anh trai như hành động phủ nhận mối quan hệ rạn nứt, từ sau vụ Meghan lên truyền hình chia sẻ về sự phân biệt đối xử khi sống trong hoàng gia Anh, theo GuardianẢnh chụp màn hình/Skynews.

    tin don ran nut 1

    Trước đó, Hoàng tử Harry cùng với các thành viên trong Hoàng gia Anh, đến dự lễ tang của Hoàng thân Philip vào chiều ngày 17/4 (giờ địa phương). Theo The Sun, Hoàng tử Harry từ Los Angeles trở lại London vào ngày 11/4. Công nương Meghan, vợ Hoàng tử Harry, không đi cùng chồng do bác sĩ khuyến cáo về vấn đề sức khỏe khi đang mang thai. Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    Hoàng tử Harry dự lễ tang Hoàng thân Philip trong nhà nguyện St George. Theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizabeth II, các thành viên cấp cao của Hoàng gia Anh mặc trang phục dân sự, không mặc quân phục như truyền thống, trong đám tang Hoàng thân Philip. Động thái được cho là "giữ thể diện" cho Hoàng tử Harry, vì anh từ bỏ vai trò trong Hoàng gia Anh và mất các chức vụ, cấp hàm danh dự trong quân đội từ tháng 1/2020. Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    Khi đi theo sau xe tang chở linh cữu ông nội, Hoàng tử Harry và anh trai William không đi cạnh nhau. Đi giữa hai hoàng tử là Peter Phillips, con trai của Công chúa Anne. Lần cuối anh em William và Harry xuất hiện cùng nhau trước công chúng là tại ngày lễ của Khối thịnh vượng chung vào tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 vào ngày 9/4. Trước tang lễ vài ngày, Hoàng tử Harry chia sẻ rằng ông nội của anh là "một bậc thầy về món thịt nướng, một huyền thoại về khiếu hài hước" cho đến tận khi an nghỉ. Harry nói ông nội là kiểu người luôn sống đúng với bản thân, "có sự dí dỏm và có thể thu hút sự chú ý trong bất kỳ căn phòng nào nhờ sức quyến rũ của ông". Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    "Meghan, Archie, và tôi (cũng như cháu gái tương lai của ông) sẽ luôn luôn nhớ về ông. Ông có một vị trí đặc biệt trong trái tim chúng tôi", Hoàng tử Harry nói. Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    Khi đi theo linh cữu vào nhà nguyện St. George, Hoàng tử William sẽ di chuyển lên trước, đứng song song với Peter Phillips; trong khi đó, Hoàng tử Harry đứng ở hàng sau. Khi buổi lễ bắt đầu, Hoàng tử Harry và Hoàng tử William cũng ngồi đối diện nhau ở hai bên hàng ghế. Ảnh: Reuters.

    tin don ran nut 1

    Hoàng tử Harry (giữa) cùng Hoàng tử William (phải) và Công nương Kate (trái) rời nhà nguyện St. George sau khi tang lễ kết thúc. Hình ảnh được truyền hình trực tiếp trên CNN cho thấy hai hoàng tử và Công nương Kate cùng trò chuyện khi đi bộ rời khỏi nhà nguyện. Ảnh: ITN.

  • Do đại dịch Covid-19, tang lễ của Hoàng thân Philip sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với kế hoạch từ lâu. Trùng hợp thay, đây lại là điều mà chính hoàng thân mong muốn.

    Theo nhiều tờ báo Anh, mỗi khi nói về tang lễ của mình với Nữ hoàng Elizabeth, Hoàng thân Philip thường đùa rằng "Hãy cứ chất tôi lên sau một chiếc Land Rover rồi chở tôi đến Windsor".

    Vị hoàng thân quá cố luôn muốn tang lễ của mình ít phiền phức nhất, song điều này khó có thể xảy ra khi ông là một thành viên quan trọng trong gia đình hoàng gia Anh. Việc dịch Covid-19 hoành hành đã kiến tang lễ của ông phải tổ chức ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với dự kiến - và điều đó lại đúng với mong ước của ông.

    le tang 30 khach 1
    Chiếc xe Land Rover sẽ được sử dụng trong tang lễ của Hoàng thân Philip. Ảnh: Reuters

    Một tang lễ đặc biệt

    Vào chiều 17/4 (giờ địa phương), lễ tang của Hoàng thân Philip sẽ diễn ra ở lâu đài Windsor, hạt Berkshire, Anh. Do các hạn chế chống dịch Covid-19, tang lễ của ông sẽ chỉ có 30 khách, thay vì 800 khách như dự kiến. Kế hoạch đưa tang dọc London hoặc Windsor cũng bị hủy.

    Tất cả người tham dự đều phải mang khẩu trang và ngồi cách xa nhau 2 m.

    Theo đúng di nguyện của hoàng thân, thi thể của ông sẽ được chuyển từ nhà nguyện riêng tại lâu đài Windsor đến Nhà nguyện Thánh George bằng chiếc Land Rover được sửa đổi đặc biệt theo yêu cầu của ông.

    Ban nhạc vệ binh hoàng gia - nơi Hoàng thân Philip từng giữ chức đại tá trong 42 năm - sẽ dẫn đầu đoàn đưa tiễn ông, theo sau đó là các tướng lĩnh quân đội và chiếc xe chở quan tài của ông. Tổng cộng khoảng 700 binh sĩ sẽ tham gia vào các nghi thức của buổi lễ.

    le tang 30 khach 1
    Khung cảnh bên trong Nhà nguyện Thánh George.

    Nữ hoàng Elizabeth sẽ đi cuối đoàn đưa tang, nhưng khác với mọi người, nữ hoàng sẽ không đi bộ mà sẽ di chuyển trên xe hơi cùng một trợ lý. Nữ hoàng cũng sẽ ngồi một mình ở cuối Nhà nguyện Thánh George.Bốn người con của ông, gồm Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Edward và Hoàng tử Andrew, sẽ đi sau xe của ông. Cặp anh em Hoàng tử Harry và Hoàng tử William đi ngay sau, nhưng giữa họ sẽ là Peter Phillips - con trai của Công chúa Anne.

    Lễ tang của Hoàng thân Philip dự kiến kéo dài khoảng 50 phút, theo New York Times. Đám tang bắt đầu vào lúc 14h20 (giờ địa phương), và kết thúc vào lúc 15h với một phút mặc niệm trên toàn quốc.

    Người dân được yêu cầu không tới viếng

    Chính quyền Anh khuyến khích người dân Anh không đến Windsor để viếng Hoàng thân Philip, và cho biết tang lễ sẽ được phát trực tuyến.

    John Story, Thị trưởng Windsor và Maidenhead, cho biết họ mong người dân "đặt sức khỏe của họ và những người khác lên hàng đầu, và không đến Winsor".

    "Tang lễ được diễn ra bên trong những bức tường với lâu đài, và nếu bạn đến, bạn chẳng thể thấy được gì cả", ông Story nói thêm.

    le tang 30 khach 1
    Người dân Anh tập trung bên ngoài Cung điện Buckingham sau cái chết của hoàng thân. Ảnh: Reuters.

    Một số người Anh lại kiên quyết muốn bày tỏ sự kính trọng trực tiếp. Mike Fulton, một người dân 55 tuổi tại Windsor, cho biết: "Việc đến viếng rất quan trọng với tôi. Hoàng thân Philip là một nhân vật biểu tượng và luôn là một phần cuộc sống của chúng ta. Sẽ rất sai nếu tôi không đến viếng".Ông Ben Snuggs, người chỉ huy của lễ tang, nói rằng: "Chúng tôi hiểu người dân muốn thể hiền sự kính trọng đối với Công tước xứ Edinburgh và gia đình hoàng gia. Tuy nhiên, chúng tôi mong mọi người tôn trọng ý muốn của hoàng tộc và lời khuyên của chính phủ bằng cách hạn chế di chuyển và tập trung đông người".

    An ninh được thắt chặt

    Theo BBC, cảnh sát Anh đã lập ra một "vành đai thép" quanh lâu đài Windsor nhằm bảo vệ Nữ hoàng Elizabeth II và các thành viên trong gia đình hoàng gia.

    Cảnh sát vùng Thames Valley, đơn vị chịu trách nhiệm về an ninh xung quanh khu vực tang lễ, cho biết họ đã triển khai các sĩ quan và chó nghiệp vụ nhằm lục soát xung quanh khu vực lâu đài Windsor.

    le tang 30 khach 1
    Cảnh sát mang vũ trang được triển khai đến Windsor. Ảnh: Reuters.

    Vì thế, nhiều khối bê tông lớn đã được dựng lên quanh lâu đài Windsor. Các phương tiện cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, và bị cấm lưu thông trên những trục đường chính dẫn đến lâu đài Windsor từ 14h đến 15h30 ngày 17/4.Các vụ đâm xe khủng bố cũng là một mối đe dọa lớn đối với an ninh của tang lễ, khi hai vụ việc như vậy từng xảy ra vào năm 2017 tại cầu London và khu vực gần điện Westminster.

    "Mục tiêu của lực lượng an ninh là tạo ra một khu vực tuyệt đối an toàn, và tang lễ sẽ được tổ chức ở trong khu vực đó. Không sĩ quan nào muốn mọi chuyện diễn ra khác dự kiến, và vì thế họ sẽ không bỏ qua bất kỳ mối đe dọa nào", ông Chris Phillips, cựu Giám đốc Văn phòng Quốc gia về Chống khủng bố Anh, trả lời phỏng vấn của Evening Standard.

  • Với 100.000 đơn khiếu nại, việc đưa tin tang lễ của Hoàng thân Philip trở thành chương trình bị phàn nàn nhiều nhất trong lịch sử hãng BBC.

    "Đài BBC nhận kỷ lục 100.000 lời phàn nàn do đưa tin về sự ra đi của Hoàng thân Philip", The Sun đưa tin ngày 12/4, theo The Hill.

    Đài BBC từ chối xác nhận con số này hôm 12/4 và cho biết sẽ chính thức công bố số đơn khiếu nại vào ngày 15/4.

    Với con số 100.000 đơn khiếu nại, việc đưa tin về sự ra đi của Hoàng thân Philip sẽ trở hành chương trình phát sóng bị phàn nàn nhiều nhất trong lịch sử của BBC. Kỷ lục trước đây vốn thuộc về bộ phim “Jerry Springer: The Opera” với hơn 63.000 đơn khiếu nại vào năm 2005.

    “Chúng tôi tự hào đối với những tin mà chúng tôi đưa ra cũng như vai trò của mình trong những giờ khắc quan trọng của đất nước”, BBC cho biết ngày 12/4.

    3113
    Tang lễ Hoàng thân Philip sẽ chỉ giới hạn 30 người tham dự và sẽ đươc phát sóng trực tiếp. Ảnh: PA

    Đài BBC đã tạm ngưng các chương trình nổi tiếng như EastEnders và MasterChef để ưu tiên đưa tin về sự ra đi của hoàng thân kể từ ngày 9/4, khi Điện Buckingham thông báo Hoàng thân Philip qua đời tại lâu đài Windsor, Berkshire. Đây là nơi ông và Nữ hoàng Elizabeth II dành phần lớn thời gian vào năm ngoái vì đại dịch.

    Không chỉ BBC, các đài truyền hình lớn khác của Anh, như ITV và Kênh 4, đều ưu tiên đưa tin về sự ra đi của Hoàng thân Philip.

    Theo kế hoạch, tang lễ Hoàng thân Philip được tổ chức vào ngày 17/4, và chỉ giới hạn 30 người được phép tham dự để đảm bảo các yếu tố phòng dịch Covid-19. Lễ tang này sẽ được phát sóng trực tiếp.

    Zing (theo The Hill)

  • Dù đau buồn về sự ra đi của người bạn đời gắn bó và đã cao tuổi, Nữ hoàng Elizabeth được cho là rất ít khả năng sẽ thoái vị.

    Hoàng thân Philip qua đời ngày 9/4 ở tuổi 99. Ông kết hôn với bà Elizabeth vào năm 1947 và đã ở bên Nữ hoàng trong suốt 69 năm bà trị vì. Ông là người đã báo tin khi họ ở Kenya vào năm 1952 rằng cha bà, Vua George VI, đã qua đời và bà lên ngôi nữ hoàng ở tuổi 25.

    Sự ra đi của ông Philip sẽ để lại khoảng trống lớn cho Nữ hoàng 94 tuổi. Tuy nhiên, các trợ lý và các chuyên gia hoàng gia cho rằng điều đó sẽ không khiến Nữ hoàng, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, từ bỏ ngai vàng và truyền ngôi cho Thái tử Charles.

    nu hoang co thoai vi
    Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip tại Hampshire năm 2007. Ảnh: AFP.

    "Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Nữ hoàng sẽ không thoái vị", nhà sử học hoàng gia Hugo Vickers nói. "Mọi dấu hiệu đều cho thấy rằng Nữ hoàng đang có sức khỏe rất tốt và bà sẽ tiếp tục là nữ hoàng của chúng ta càng lâu càng tốt".

    Ngay cả khi ông Philip nằm viện 4 tuần vào đầu năm nay, bà Elizabeth vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chính thức, mặc dù chủ yếu bằng hình thức từ xa vì các hạn chế chống dịch.

    Các nhà quan sát hoàng gia Anh cho biết một phần lý do Nữ hoàng Elizabeth không thoái vị là lời hứa khi bà lên ngôi. Khi Elizabeth chào đời năm 1926, mọi người không ngờ rằng bà rồi sẽ trở thành nữ hoàng, bởi bà là người thứ ba trong danh sách kế vị ngai vàng, sau bác của mình, Vương tử Edward, Thân vương xứ Wales, và cha bà là Vương tử Albert, Công tước xứ York.

    Nhưng sau khi lên ngôi, bác bà, Vua Edward VIII, đã thoái vị vì mối tình với người phụ nữ Mỹ có một đời chồng Wallis Simpson, người mà giới bảo thủ và Giáo hội Anh cho là không thể được trở thành hoàng hậu. Quyết định của Vua Edward VIII gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp, khiến ngai vàng được trao cho cha bà khi bà 10 tuổi, biến Elizabeth trở thành người đứng thứ hai trong danh sách kế vị.

    Trong thông điệp gửi tới người dân khi nối ngôi, bà nói: "Tôi tuyên bố trước tất cả các bạn rằng toàn bộ cuộc đời tôi, dù dài hay ngắn, sẽ nhằm phụng sự các bạn và phụng sự hoàng gia vĩ đại".

    Bà lặp lại cam kết đó vào dịp kỷ niệm 60 năm cầm quyền. Khi các trợ lý cấp cao của Cung điện Buckingham được hỏi liệu bà có dự định thoái vị hay không, họ đều có câu trả lời giống nhau: "Suốt đời là suốt đời".

    Điều đó có nghĩa là bà sẽ không theo chân các quốc vương châu Âu khác như Vua Tây Ban Nha Juan Carlos, người thoái vị năm 2014, Vua Bỉ Albert, người từ bỏ ngai vàng năm 2013 và Nữ hoàng Hà Lan Beatrix, người cũng truyền ngôi năm 2013.

    Là người đứng đầu Giáo hội Anh, bà Elizabeth coi lời thề mà bà đưa ra trong ngày đăng quang là không thể phá vỡ, theo các nhà bình luận hoàng gia. Tuy nhiên, bà có thể sẽ bàn giao nhiều nhiệm vụ chính thức hơn cho Thái tử Charles, 72 tuổi và các thành viên khác của gia đình Windsor, những người đã đảm nhận phần lớn khối công việc của bà.

    Trong thập kỷ qua, bà gần như dừng công du quốc tế và giảm lượng người xin tiếp kiến, chuyển lại vai trò của mình tại hàng chục tổ chức từ thiện, học viện và cơ quan thể thao cho các thành viên khác trong hoàng gia.

    Nhà sử học hoàng gia Robert Lacey nhắc đến việc chính phủ Anh đã thông báo kế hoạch kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng trị vì vào mùa hè năm sau. "Dù Nữ hoàng giảm xuất hiện và Thái tử Charles cùng Hoàng tử William đảm nhiệm nhiều công việc hơn, Nữ hoàng vẫn sẽ là nữ hoàng", Lacey nói.

    VnExpress (theo AFP)

  • Lễ tưởng niệm Hoàng thân Philip đang được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Canterbury, ở hạt Kent, trong khi quốc tang được ban bố trên khắp Vương quốc Anh.

    Tổng giám mục Canterbury, ông Justin Welby, là người chủ trì lễ tưởng niệm. Ông cũng là người sẽ cử hành tang lễ của Hoàng thân Philip vào ngày 17/4 tới tại nhà nguyện St George ở lâu đài Windsor.

    "Công tước xứ Edinburgh luôn sẵn lòng làm những công việc được giao phó trong cuộc đời", Tổng giám mục Canterbury phát biểu. "Cuộc đời của chúng ta không hoàn tất trước khi chết, nhưng sự vĩnh hằng luôn chờ đón. Chúng ta hãy cầu nguyện để Công tước xứ Edinburgh an nghỉ và lên thiên đường trong vinh quang".

    Vào lúc 15h cùng ngày 17/4, cả Vương quốc Anh sẽ dành một phút im lặng mặc niệm để tưởng nhớ Hoàng thân Philip. Thời gian quốc tang sẽ khép lại sau ngày này.

    Trong thời gian quốc tang, chính phủ Anh cho phép các doanh nghiệp lựa chọn đóng cửa kinh doanh hoặc không, và ban tổ chức các sự kiện thể thao có thể tự quyết định lùi ngày tổ chức sự kiện nếu muốn.

    Giải vô địch bóng đá Anh (EFL) tuyên bố sẽ dời lịch các trận đấu vào 15h ngày 17/4, như một động thái thể hiện "sự kính trọng" đối với hoàng thân quá cố.

    quoc tang philip
    Người dân đặt hoa tưởng nhớ Hoàng thân Philip bên ngoài Lâu đài Windsor kể từ khi tin ông qua đời được công bố vào ngày 9/4. Ảnh: Getty.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ không dự đám tang của Hoàng thân Philip, nhường lại ghế cho một thành viên hoàng gia.Quy mô tang lễ của Hoàng thân Philip phải thu hẹp đáng kể do đại dịch và để tuân thủ các quy tắc chống dịch của chính phủ Anh. Theo kế hoạch tổ chức tang lễ đã được nữ hoàng phê duyệt lần cuối, tuân thủ các biện pháp hạn chế của chính phủ, sự kiện chỉ giới hạn 30 người.

    Công chúng sẽ không được tham dự đám tang. Thay vào đó, đám rước và buổi lễ sẽ được phát trên truyền hình.

    Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 hôm 9/4, 12 ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của Nữ hoàng.

    Hoàng thân Philip được cho là không muốn một tang lễ tang quá lớn tại Westminster Hall, theo The Times of London. Di hài ông dự kiến được đặt tại Cung điện St. James.

  • Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ không dự đám tang của Hoàng thân Philip, nhường lại ghế cho một thành viên hoàng gia, khi sự kiện chỉ giới hạn 30 người.

    Một người phát ngôn của văn phòng Thủ tướng Anh ngày 10/4 cho biết Thủ tướng Boris Johnson "muốn làm điều tốt nhất cho hoàng gia, vậy nên để có càng nhiều thành viên hoàng gia dự lễ tang càng tốt, ông sẽ không tham dự", theo The Hill.

    Quy mô tang lễ của Hoàng thân Philip phải thu hẹp đáng kể do đại dịch và để tuân thủ các quy tắc chống dịch của chính phủ Anh. Theo kế hoạch tổ chức tang lễ đã được nữ hoàng phê duyệt lần cuối, tuân thủ các biện pháp hạn chế của chính phủ, sự kiện chỉ giới hạn 30 người.

    Công chúng sẽ không được tham dự đám tang. Thay vào đó, đám rước và buổi lễ sẽ được phát trên truyền hình.

    thu tuong anh tang le
    Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ không dự đám tang của Hoàng thân Phili. Ảnh: Getty.

    Hoàng thân Philip được cho là không muốn một tang lễ tang quá lớn tại Westminster Hall, theo The Times of London. Di hài ông dự kiến được đặt tại Cung điện St. James.Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 hôm 9/4, 12 ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của Nữ hoàng.

    Thủ tướng Johnson đã vinh danh Hoàng thân Philip sau khi ông qua đời, nói rằng hoàng thân đã "giành được tình cảm của nhiều thế hệ ở Anh, trên khắp Khối thịnh vượng chung và trên toàn thế giới". Theo nhà lãnh đạo Anh, Hoàng gia mất đi "không chỉ một người được công chúng yêu mến và kính trọng, mà còn là người chồng tận tụy, người cha, người ông và người cụ đầy tự hào và yêu thương".

    Đảng Bảo thủ của Anh cũng ra thông báo ngưng chiến dịch vận động toàn quốc cho đến 13/4 và đình chỉ một lần nữa vào17/4, ngày diễn ra tang lễ.

    Theo kế hoạch, tang lễ bắt đầu tại nhà thờ Thánh St George lúc 15h ngày 17/4, với một phút mặc niệm toàn quốc.

    Đám tang sẽ diễn ra tại Lâu đài Windsor sau một lễ rước kéo dài 8 phút trong khuôn viên lâu đài.

    Zing (theo The Hill)

  • Mỗi khẩu đội pháo binh trên khắp nước Anh bắn 41 phát với tốc độ một phát/phút để tưởng nhớ Hoàng thân Philip, người vừa qua đời ở tuổi 99.

    Các khẩu đội khai pháo từ 12h hôm nay (18h giờ Hà Nội) tại các thành phố London, Edinburgh, Cardiff, Belfast, từ các căn cứ hải quân Anh trên khắp thế giới, các chiến hạm trên biển và cả tại vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh.

    Một chiếc trực thăng lượn vòng phía trên cây cầu khi các thành viên Đại đội Pháo binh Danh dự bắn đại bác trên sông Thames tại thủ đô London.

    ban dai bac
    Trung đoàn 104 thuộc đội Pháo binh Hoàng gia bắn đại bác tưởng nhớ Hoàng thân Philip tại Xứ Wales hôm nay. Ảnh: AFP.

    Hàng trăm người đã xếp hàng trên Cầu Tháp London để xem bắn đại bác. Tuy nhiên, đa phần người dân được khuyến khích xem qua các kênh tin tức do hạn chế ngăn Covid-19.

    Sự kiện tương tự cũng được tổ chức ở Canberra và Wellington, vì Nữ hoàng Elizabeth là nguyên thủ của 15 nước từng là thuộc địa của Anh, trong đó có Australia và New Zealand.

    41 là số phát đại bác dài nhất được bắn để tiễn biệt theo nghi thức quân đội. Các khẩu đội pháo binh Anh từng bắn 41 phát đại bác để tưởng nhớ Nữ hoàng Victoria và Thủ tướng Winston Churchill.

    Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 hôm 9/4, 12 ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của Nữ hoàng. Hiện chưa có thông tin chi tiết về đám tang của Hoàng thân Philip, nhưng lễ tang sẽ được tổ chức theo nghi thức hoàng gia chứ không phải tang lễ cấp nhà nước, theo nguyện vọng của ông.

    Một quy trình được chuẩn bị kỹ lưỡng mang tên mã "Forth Bridge", gồm hàng loạt hoạt động tưởng niệm diễn ra tại Anh và nhiều nơi trên thế giới, đã được kích hoạt. Các tòa nhà chính phủ treo cờ rủ và sẽ duy trì trạng thái này đến sau lễ tang của ông.

    Hai phút mặc niệm sẽ được tổ chức trước cuộc đua ngựa nổi tiếng Grand National ở trường đua Aintree gần Liverpool. Nhiều hoạt động tưởng nhớ sẽ diễn ra tại giải Ngoại hạng Anh và các sự kiện thể thao, trong đó Hiệp hội Bóng đá Anh đề xuất các cầu thủ đeo băng tay màu đen và mặc niệm một phút trước những trận đấu vào cuối tuần này.

    Các đài truyền hình Anh sẽ cắt giảm nhiều chương trình để phát những phóng sự đặc biệt về cuộc đời Hoàng thân Philip. Trang nhất các báo tại Anh đều bày tỏ tiếc thương vì Hoàng thân Philip qua đời, đồng thời chia buồn với Nữ hoàng Elizabeth và hoàng gia Anh.

    Tu viện Westminster, nơi Hoàng thân và Nữ hoàng Elizabeth kết hôn năm 1947, sẽ rung 99 loạt chung để kỷ niệm 99 năm cuộc đời ông.

    Toàn bộ hoạt động vận động cho cuộc bầu cử địa phương vào tháng 5 sẽ bị đình chỉ. Các lãnh đạo chính trị ở Bắc Ireland, nơi đang xảy ra bạo loạn và xung đột căng thẳng suốt nhiều ngày qua, đã kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực sau thông tin Hoàng thân Philip qua đời nhằm "thể hiện sự tôn kính với Nữ hoàng".

    VnExpress (theo AFP, Guardian)

  • Nhiều thành phố và chiến hạm Anh sẽ bắn pháo trong suốt 41 phút, trong khi tu viện Westminster sẽ rung chuông 99 lần để tưởng niệm Hoàng thân Philip.

    Hoàng thân Philip, chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời ở tuổi 99 hôm 9/4,. Một quy trình được chuẩn bị kỹ lưỡng mang tên mã "Forth Bridge", trong đó bao gồm hàng loạt hoạt động tưởng niệm diễn ra tại Anh và nhiều nơi trên thế giới, bắt đầu kích hoạt.

    Các tòa nhà chính phủ đã bắt đầu treo cờ rủ và sẽ duy trì trạng thái này đến sau lễ tang của ông, thời điểm tổ chức sự kiện chưa được công bố.

    tuong nho hoang than 1
    Cờ rủ trên nóc cung điện Buckingham hôm 9/4. Ảnh: AFP.

    Từ 12h hôm nay (18h giờ Hà Nội), các khẩu đội pháo binh sẽ bắn 41 phát với tốc độ một phát/phút tại nhiều thành phố lớn như London, Edinbergh, Cardiff và Belfast, cũng như tại vùng lãnh thổ Gibraltar và trên những chiến hạm Anh đang làm nhiệm vụ.

    Hai phút mặc niệm sẽ được tổ chức trước cuộc đua ngựa nổi tiếng Grand National ở trường đua Aintree gần Liverpool. Nhiều hoạt động tưởng nhớ sẽ diễn ra tại giải Ngoại hạng Anh và các sự kiện thể thao, trong đó Hiệp hội Bóng đá Anh đề xuất các cầu thủ đeo băng tay màu đen và mặc niệm một phút trước những trận đấu vào cuối tuần này.

    Các đài truyền hình Anh sẽ cắt giảm nhiều chương trình để phát những phóng sự đặc biệt về cuộc đời Hoàng thân Philip. Trang nhất các báo tại Anh đều bày tỏ tiếc thương vì Hoàng thân Philip qua đời, đồng thời chia buồn với Nữ hoàng Elizabeth và hoàng gia Anh.

    Tu viện Westminster, nơi Hoàng thân và Nữ hoàng Elizabeth kết hôn năm 1947, sẽ rung 99 loạt chung để kỷ niệm 99 năm cuộc đời ông.

    tuong nho hoang than 1
    Hình ảnh tưởng nhớ Hoàng thân Philip trước trận đấu giữa Fulham và Wolverhampton hôm 9/4. Ảnh: AFP.

    Toàn bộ hoạt động vận động cho cuộc bầu cử địa phương vào tháng 5 sẽ bị đình chỉ. Các lãnh đạo chính trị ở Bắc Ireland, nơi đang xảy ra bạo loạn và xung đột căng thẳng suốt nhiều ngày qua, đã kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực sau thông tin Hoàng thân Philip qua đời nhằm "thể hiện sự tôn kính với Nữ hoàng".

    Australia cũng treo cờ rủ và dự kiến bắn 41 loạt đại bác ở thủ đô Canberra trong ngày 10/4 để tưởng nhớ Hoàng thân.

    Công tước xứ Edinburgh, sinh năm 1921, qua đời 12 ngày trước sinh nhật lần thứ 95 của Nữ hoàng Elizabeth vào 21/4. Nữ hoàng thường gọi ông là "sức mạnh và trụ cột của tôi". Hiện chưa có thông tin chi tiết về đám tang của Hoàng thân Philip, nhưng lễ tang sẽ được tổ chức theo nghi thức hoàng gia chứ không phải tang lễ cấp nhà nước, theo nguyện vọng của ông.

    VnExpress (theo AFP)