• Bố mẹ Vương phi xứ Wales, ông bà Michael và Carole Middleton, bị bêu rếu trên những tấm áp phích dán quanh nhà sau khi để công ty gia đình rơi vào cảnh phá sản đầu năm nay.

    bo me kate 1
    Ông bà Michael và Carole Middleton - bố mẹ của Vương phi Kate. Ảnh: AFP

    Những lời nói xấu nhằm vào nhà Middleton được dán trên cột đèn và thân cây quanh làng Bucklebury, hạt Berkshire - nơi họ sống mấy chục năm nay. Em trai Kate, James (36 tuổi), được cho là rất tức giận khi thấy những tấm áp phích. James - đang sống gần đó với vợ bầu Alizee - đã xé những tờ giấy này. Trong khi đó, dân làng cũng bức xúc về các cuộc tấn công nhắm vào vợ chồng Michael và Carole Middleton.

    "Thật không công bằng khi gây ra những hành động kiểu đó ở chính ngôi làng của họ, cách nhà họ chỉ vài m", một người dân địa phương cho hay.

    Theo The Sun, các nhà cung cấp hàng hóa được cho là vẫn chưa được nhà Middleton trả nợ từ việc làm ăn thua lỗ của Party Pieces. Được Michael và Carole thành lập năm 1987, Party Pieces chuyên bán đồ trang trí và tiệc tùng dành cho các sự kiện của trẻ em. Mô hình kinh doanh của công ty được chuyển đổi nhờ cuộc cách mạng internet những năm 1990, giúp trang web của Party Pieces bán được sản phẩm cho cả khách hàng trong và ngoài nước.

    bo me kate 1
    Kate Middleton - Vương phi xứ Wales. Ảnh: PA

    Lợi nhuận tăng vọt giúp cặp vợ chồng nuôi ba con - gồm Kate, Pippa và James - học trường Marlborough College danh tiếng, nơi có mức học phí lên tới 42.000 bảng mỗi năm. Ngoài ra, họ còn đủ tiền mua và trang trải cho trang viên Georgia 7 phòng ngủ trị giá 5 triệu bảng ở Bucklebury.

    Tuy nhiên, Party Pieces bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 vì khi ấy, tiệc tùng đều bị hủy bỏ. Sau đó, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tiếp tục khiến doanh nghiệp nhà Middleton sụt giảm thê thảm. Tháng 6 vừa qua, sau 36 năm kinh doanh, Party Pieces tuyên bố phá sản, chỉ hai tuần sau khi việc công ty đã được bán cho một doanh nhân người Scotland tên James Sinclair bị phát hiện.

    Party Pieces phá sản với khoản nợ 2,6 triệu bảng. Thời điểm đó, Carole nói với một người bạn rằng bà "buồn và tuyệt vọng" về số phận công ty. Những người bạn khác cũng khẳng định cựu tiếp viên hàng không của British Airways đang cố gắng trả tiền cho các chủ nợ.

    bo me kate 1
    James Middleton - em trai Kate. Ảnh: Instagram James Middleton

    Mặc dù vậy, các nhà cung cấp hàng hóa vẫn không ngừng chỉ trích cặp vợ chồng. Họ tuyên bố các hóa đơn chưa hề được thanh toán trước khi công ty phá sản. Thậm chí, báo cáo tài chính còn cho thấy các chủ nợ không có khả năng nhận được khoản hoàn trả bằng tiền mặt. Do đó, các chủ nợ hiện kêu gọi nhà Middleton tự lấy tiền túi ra trả nợ.

    Ngôi Sao (theo Daily Mail)

  • Chiếc áo len màu đỏ mà Công nương Diana mặc ngay sau khi đính hôn với Thái tử Charles được trả 1,1 triệu USD trong phiên đấu giá.

    Chiếc áo len dệt kim hình một con cừu đen giữa hàng chục con cừu trắng được Công nương Diana mặc trong trận đấu polo hồi tháng 6/1981 với tư cách là thành viên tương lai của hoàng gia Anh.

    Chiếc áo trở thành mẫu trang phục biểu tượng, được bán với giá 1,1 triệu USD trong phiên đấu giá qua mạng ngày 14/9. Số tiền thu về cao hơn 10 lần so với ước tính ban đầu của nhà đấu giá Sotheby's là 50.000 - 80.000 USD.

    Theo Sotheby's, đây là mức cao nhất từng được trả trong một cuộc đấu giá trang phục của Công nương Diana, cao hơn bộ váy dạ hội kiểu Infanta đã thu về 604.800 USD hồi tháng 1. Đây cũng là chiếc áo len đắt nhất lịch sử đấu giá thế giới.

    ao len cong nuong diana
    Áo len hình cừu của Công nương Diana trong buổi họp báo tại nhà đấu giá Sotheby ở London ngày 17/7. Ảnh: AFP

    Áo len do Sally Muir và Joanna Osborne, hai nhà thiết kế ít tên tuổi khi đó, cùng công ty dệt may Warm and Wonderful của họ, sản xuất. Hai người và công ty sau này đều nổi tiếng.

    Vài tuần sau khi Diana mặc áo trong trận đấu polo, các nhà thiết kế nhận được thư giải thích tay áo bị lỗi và đề nghị sửa chữa hoặc thay mới. Họ gửi cho bà một chiếc áo len mới nhưng cứ nghĩ rằng chiếc cũ đã được sửa và gửi lại cho khách hàng. Tuy nhiên, hồi tháng 3, Osborne tìm thấy chiếc áo cất trong hộp trên gác mái nhà mình.

    Khoảng 40 năm sau, mẫu áo len Cừu đen được sản xuất lại và bán ra thị trường năm 2020 dưới sự hợp tác của thương hiệu thời trang Rowing Blazers và hai nhà thiết kế Muir và Osborne. Chiếc áo mang tính biểu tượng tới mức xuất hiện trong phần 4 bộ phim truyền hình The Crown về hoàng gia Anh chiếu trên Netflix.

    Công nương Diana sinh ngày 1/7/1961 trong một gia đình quý tộc ở làng Sandringham, Norfolk, phía đông nam nước Anh. Bà gặp Thái tử Charles lần đầu vào cuối năm 1977, đính hôn vào tháng 2/1981, tổ chức hôn lễ vào tháng 7 cùng năm và ly hôn năm 1996. Bà qua đời năm 1997 trong vụ tai nạn ôtô ở Paris, Pháp khi đang chạy trốn phóng viên.

    Diana được yêu mến bởi bà đã dùng danh tiếng để nâng cao nhận thức về nhiều vấn đề, từ bệnh phong, bạo lực gia đình cho tới sức khỏe tâm thần.

    Ông Charles năm ngoái trở thành Quốc vương Anh, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.

    VnExpress (Theo AFP)

  • Hoàng tử Louis thường xuất hiện trong trang phục đắt đỏ, được theo học tại ngôi trường danh giá.

    Hoàng tử Louis (5 tuổi) đứng thứ 4 trong danh sách kế vị ngai vàng tại hoàng gia Anh, sau Công tước xứ Cambridge - William (41 tuổi), Hoàng tử George (10 tuổi) và Công chúa Charlotte (8 tuổi).

    Theo chuyên gia hoàng gia Ingrid Seward, Louis "được hưởng những đặc quyền và đặc ân xa hoa từ vị trí của mình". Trong đó, hoàng tử bé đang theo học tại trường Lambrook ở Winkfield Row, Berkshire - một trong những trường tiểu học hàng đầu tại Anh. 

    Với chương trình giáo dục hàng đầu, được trang bị đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học phí tại ngôi trường danh giá có thể lên tới hơn 58.000 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng) mỗi năm.

    hoang tu louis 1
    Ngôi trường đắt đỏ mà Hoàng tử Louis đang theo học (Ảnh: PA Media).

    Tại đây, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động như lặn biển, chơi golf, nuôi ong và sáng tác nhạc.

    Tủ quần áo của Hoàng tử Louis cũng chứa đầy những món đồ thiết kế đắt đỏ. Cậu bé thường diện quần áo đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Amaia, Lallie London và Trotters.

    hoang tu louis 1
    Theo New York Post, trang phục của Hoàng tử Louis phản ánh địa vị của cậu trong gia đình hoàng gia (Ảnh: Millie Pilkington).

    Theo chuyên gia William Hanson - huấn luyện viên nghi thức xã giao hàng đầu tại Anh, việc mặc quần dài bị coi là "quá trung lưu" đối với hoàng gia. Điều này giải thích tại sao người ta thường thấy Hoàng tử Louis mặc quần ngắn, thay vì quần dài.

    Bên cạnh đó, chuyên gia cho biết, truyền thống quy định, quần dài thường dành cho nam giới trưởng thành, trong khi trẻ em sẽ mặc quần ngắn.

    Trong các dịp đặc biệt, Hoàng tử Louis sẽ nhận được những món quà tuyệt vời. Chú của Louis - Hoàng tử Harry - từng tặng cậu bản in đầu tiên vào năm 1926 của cuốn truyện Winnie the Pooh (gấu Pooh) trị giá 10.000 USD (khoảng 241 triệu đồng), được viết bởi nhà văn nổi tiếng người Anh A. Milne.

    Theo Us Weekly, vào sinh nhật lần thứ 5, Hoàng tử Louis được bố mẹ tổ chức bữa tiệc hoành tráng và đáng nhớ theo chủ đề phiêu lưu.

    Trong các kỳ nghỉ, gia đình Hoàng tử William - Công nương Kate thường xuyên bay tới hòn đảo tư nhân Mustique ở Caribe và nghỉ dưỡng trong căn nhà sang trọng có giá 35.000 USD (khoảng 843 triệu đồng) mỗi tuần.

    hoang tu louis 1
    Căn biệt thự sang trọng mà gia đình Hoàng tử William ở trong những lần nghỉ dưỡng (Ảnh: Getty).

    Theo Dân Trí

  • Ngày 4/9, công ty East India - thương hiệu nổi tiếng về phong cách sống sang trọng tại Anh - đã cho ra mắt đồng tiền vàng đặc biệt để tưởng nhớ cố Nữ hoàng Elizabeth II.

    East India đặt tên cho đồng tiền vàng này là “The Crown” (tạm dịch: Vương miện), đồng thời gọi đây là “tác phẩm nghệ thuật”.

    "The Crown" được chế tác từ gần 4kg vàng, cùng khoảng 6.426 viên kim cương. Đồng xu này có đường kính 24,3cm, lớn hơn đường kính của quả bóng rổ đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA).

    Một mặt của đồng tiền này có thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc vương miện của Nữ hoàng Elizabeth II, với 11 đồng xu vàng 24 cara nằm cân đối trên thảm kim cương dày.

    dong tien vang elizabeth 1

    Đồng xu ở giữa nặng gần 1kg, trong khi những đồng xu nhỏ hơn ở xung quanh nặng 0,02kg, khắc họa những hình ảnh khác nhau của cố Nữ hoàng hoặc mô tả những đức tính của bà như chính trực, công bằng và sự can trường.

    Ở mặt còn lại, hàng nghìn viên kim cương được sắp xếp giống với lá cờ của Vương quốc Anh. Đồng xu vàng lớn ở giữa là chân dung của Nữ hoàng Elizabeth II, dòng mệnh giá 10.000 bảng Anh - mặc dù không có giá trị tiền tệ về mặt pháp lý.

    dong tien vang elizabeth 1

    Các nghệ nhân tại East India đã mất hơn 1 năm để chế tác  “The Crown”. Điều này có nghĩa là việc sản xuất đồng tiền này được tiến hành trước khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời hồi tháng 9 năm ngoái.

    Thiết kế của "The Crown" đã được sự phê chuẩn của chính quyền St Helena (vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh ở Nam Đại Tây Dương) và chính Nữ hoàng Elizabeth II phê duyệt trước khi bà qua đời.

    Công ty East India định giá đồng tiền lưu niệm này "khoảng 23 triệu USD" do chất lượng của vật liệu và độ phức tạp trong quy trình chế tác (với sự tham gia của các nghệ nhân và chuyên gia từ Anh, Ấn Độ, Singapore, Đức và Sri Lanka).

    Theo BNews

  • Khoảnh khắc Hoàng tử Louis dùng tay bịt miệng mẹ Kate ở sự kiện mừng 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh năm ngoái lọt vào chung kết cuộc thi ảnh.

    Con út của vợ chồng Thân vương xứ Wales xuất hiện trong nhiều tấm hình được đề cử cho Giải thưởng Bức ảnh của năm do hãng ảnh IMAGO cộng tác với Hiệp hội Biên tập Ảnh Vương quốc Anh tổ chức. Trên thực tế, 9 trong số 20 nhân vật lọt vào vòng chung kết giải thưởng là thành viên của Hoàng gia Anh.

    Hoàng tử Louis, hiện 5 tuổi, từng gây "sốt" vì những biểu cảm đáng yêu tại Đại lễ Bạch Kim, mừng 70 năm trị vì ngai vàng Anh của cố Nữ hoàng Elizabeth II hồi tháng 6/2022. Tại sự kiện, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào Louis khi cậu bé ngồi trên đùi ông nội, Vua Charles III, hay nhún nhảy theo điệu nhạc. Tuy nhiên, bức ảnh đang được đề cử cho giải thưởng của IMAGO chụp khoảnh khắc Louis lấy tay che miệng mẹ, Vương phi Kate Middleton.

    hoang tu be 9
    Louis dùng tay bịt miệng mẹ ở sự kiện mừng Đại lễ Bạch Kim của cố Nữ hoàng Anh năm ngoái. Ảnh: Max Mumby

    Một số hình ảnh khác lọt vào vòng chung kết được chụp tại sự kiện Trooping the Colour năm 2022. Hoàng tử Louis đã lần đầu xuất hiện trước công chúng khi ngồi xe ngựa cùng anh trai, Hoàng tử George, và chị gái, Công chúa Charlotte. Tuy nhiên, khoảnh khắc gây thích thú và chú ý nhất là khi ba đứa trẻ hoàng gia xuất hiện cạnh cố Nữ hoàng Elizabeth II trên ban công Điện Buckingham.

    Tại sự kiện, Hoàng tử Louis đã bịt tai và hét lên khi các máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia trình diễn trên bầu trời. Hành động này của cậu bé đem đến nụ cười trên khuôn mặt Nữ hoàng Anh. Hai bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi.

    Hôm 30/8, nhiếp ảnh gia Samir Hussein, tác giả một trong những bức ảnh lọt vào vòng chung kết, viết trên tài khoản X (trước đây là Twitter) rằng: "Tôi thực sự rất vui khi bức ảnh của cố Nữ hoàng và Hoàng tử Louis được đề cử Bức ảnh của năm tại Giải thưởng Biên tập Ảnh. Thật vinh dự khi nó được công nhận là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp ở giải thưởng này".

    hoang tu be 1
    Louis bịt tai khi đứng trên ban công Điện Buckingham tháng 6/2022. Ảnh: AFP

    Ngoài loạt ảnh chụp các thành viên Hoàng gia Anh, những tác phẩm được đề cử khác chụp khoảnh khắc một người bơi lội được cứu dưới nước; hai người đang xây dựng một hồ bơi trên đường phố trong đợt nắng nóng hay những hình ảnh trong cuộc chiến ở Ukraine.

    Người dân được mời bình chọn cho bức ảnh yêu thích của họ đến cuối ngày 5/9. Bức ảnh chiến thắng được công bố vào 16/10.

    Ngôi Sao (Theo People)

  • Vụ ly hôn thế kỷ đã phơi bày lối sống phóng túng của nữ công tước nổi tiếng bậc nhất nước Anh, khiến bà mang tiếng dơ muôn đời.

    Là một nữ thừa kế giàu có và nổi tiếng của những năm 60, bà Margaret Campbell kết hôn với Công tước xứ Argyll của Vương quốc Anh vào năm 1951. Để rồi 12 năm sau đó, Công tước Argyll đâm đơn ly hôn, cáo buộc vợ không chung thủy. Ông đã tung ra bằng chứng là những bức ảnh polaroid chụp vợ khỏa thân bên người đàn ông giấu mặt.

    Đây được mệnh danh là vụ ly hôn thế kỷ với vòng xoáy tin đồn, thị phi làm rúng động cả nước Anh. Đây là lần đầu tiên một người phụ nữ bị cả xã hội sỉ nhục công khai, lên án những mối quan hệ nam nữ của bà.

    Margaret Campbell 1

    Nữ thừa kế đam mê đàn ông

    Margaret Campbell sinh thời có tên Margaret Whigham, là con gái độc nhất của triệu phú vật liệu người Scotland. Trải qua thời thơ ấu tại thành phố New York, đến năm 14 tuổi, bà trở lại London và viết nên lịch sử tình trường khét tiếng.

    Trong thời đại mà phụ nữ quý tộc phải hội tụ đủ yếu tố xinh đẹp và giàu có, Margaret không thiếu người đến cầu hôn và trở thành người tình trong mộng của mọi đàn ông thời bấy giờ.

    Dù đã được mẹ cảnh báo về tình dục nhưng năm 15 tuổi, thiếu nữ Margaret đã nảy sinh quan hệ với nam diễn viên David Niven và mang thai. Để con gái không chịu điều tiếng, người bố giàu có của cô đã dùng tiền để xử lý vụ việc.

    Người ngoài nhìn vào có thể thấy Margaret được sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện tốt. Thực tế, mẹ cô là bà Helen luôn bị ám ảnh bởi chuyện chồng ngoại tình. Vì thế, bà hay bị kích động tâm lý và không quan tâm đến con cái. Năm 6 tuổi, Margaret đã phải gặp bác sĩ tâm lý và được chẩn đoán là thiếu khiếu hài hước, bị nói lắp.

    Không được mẹ yêu thương nhưng bù lại, Margaret được bố cưng chiều nhất mực. Chính vì thế mà cô gái trẻ rất thích bầu bạn và chơi với những người đàn ông.

    Margaret Campbell 1

    Sau khi ra mắt giới thượng lưu và trở thành một trong những người phụ nữ đẹp nhất nước Anh, Margaret đính hôn với Bá tước Warwick nhưng sau đó không có đám cưới nào diễn ra. Cô chạy theo tiếng sét ái tình với Charles Sweeny, một người Mỹ giàu có. Đám cưới của họ được tổ chức tại Brompton Oratory gây tắc nghẽn giao thông trong 3h và được nhiều người miêu tả là lễ cưới thế kỷ.

    Sau nhiều lần sảy thai, Margaret có 2 con với Charles. Vào năm 1943, bà sống sót sau một vụ ngã thang máy nhưng bị chấn thương nặng ở đầu. Nhiều người nói rằng cú ngã đã biến Margaret thành người phụ nữ khác. 4 năm sau đó, bà ly dị chồng.

    Cuộc hôn nhân thứ hai và vụ ly hôn thế kỷ

    Sau khi rời bỏ người chồng đầu tiên, Margaret lao vào cuộc tình với Joe Thomas, một nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, người đàn ông này sau đó không kết hôn với bà mà lại lựa chọn người phụ nữ khác. Đây giống như một vết thương lòng đối với một mỹ nhân vạn đàn ông mê đắm như Margaret. Do đó, bà bắt đầu lao vào yêu đương điên cuồng.

    Sau một loạt cuộc tình đình đám, Margaret kết hôn với Ian Douglas Campbell, Công tước thứ 11 của xứ Argyll, vào năm 1951. Họ tình cờ gặp gỡ nhau trên một chuyến tàu, Công tước Argyll đã kể cho Margaret nghe những trải nghiệm của mình khi bị bỏ tù trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, ông lại giấu chuyện chấn thương khiến mình phải phụ thuộc vào rượu và thuốc kê toa.

    Margaret Campbell 1

    Có thể cặp đôi đã phải lòng nhau ngay từ lần gặp đầu tiên nhưng tiền của Margaret mới chính là yếu tố quyết định dẫn đến cuộc hôn nhân này. Ngôi nhà tổ của ngài công tước, Lâu đài Inveraray đang đổ nát và rất cần tiền để tu sửa. Ian đã giả mạo chứng thư mua bán trước khi cưới để tiếp cận được với tiền của Margaret.

    Cuộc hôn nhân nhanh chóng tan vỡ khi cả hai vợ chồng họ đều không chung thủy. Công tước xứ Argyll đã tìm được những bức ảnh polaroid mà vợ ông chụp khi khỏa thân bên cạnh một người đàn ông bị khuất đầu. Vụ ly hôn sau đó được các báo lúc bấy giờ tung lên trang nhất. Chuyện bà Margaret ngoại tình khiến cả thế giới chấn động bởi vào năm 1963, xã hội đang ở đỉnh điểm của một cuộc cách mạng tình dục.

    Người đàn ông không đầu trong bức ảnh bằng chứng mà Công tước Argyll tung ra không bao giờ được xác định. Ông cáo buộc vợ ngoại tình với 88 người đàn ông, đính kèm với danh sách chi tiết gồm nhiều bộ trưởng, thành viên hoàng gia lúc bây giờ. Về sau, danh sách này được rút gọn xuống còn 3 người là diễn viên Douglas Fairbanks Jr, con rể của Thủ tướng Winston Churchill và Bộ trưởng chính phủ Duncan Sandys. Tuy nhiên, người ta vẫn không thể xác định được người đàn ông khuyết đầu trong bức ảnh đó là ai.

    Margaret Campbell 1

    Rất nhiều trong số 88 người được liệt kê đó thực chất là người đồng tính. Tuy nhiên, lúc bấy giờ đồng tính bị coi là bất hợp pháp tại Anh nên bà Margaret đã giữ im lặng, không phản bội họ công khai.

    Với bằng chứng không thể chối cãi, tòa chấp thuận yêu cầu ly hôn của Công tước xứ Argyll. Trong bản án dài 50.000 từ của mình, chủ tọa phiên tòa đã mô tả bà Margaret là một "người phụ nữ hoàn toàn lăng nhăng", "vô đạo đức" vì bà đã có những "hành vi tình dục kinh tởm".

    Thậm chí, có nhiều người còn cho rằng bà chính là người phụ nữ đầu tiên "làm đĩ" công khai. Mặc dù thuật ngữ này nghe có chút lỗi thời nhưng đây là lần đầu tiên mà "chuyện chăn gối" của một người phụ nữ bị lên án một cách công khai, rõ ràng như vậy. Sự riêng tư của Margaret bị xâm phạm, những ham muốn tình dục của bà bị lên án chỉ vì bà là một phụ nữ.

    Sau vụ ly hôn, cuộc sống giàu có của Margaret cũng chấm dứt, chuyển sang những chuỗi ngày chật vật về tài chính. Để tìm cách duy trì cuộc sống, bà biến căn nhà của mình thành khách sạn cho khách du lịch thuê nhưng không bao lâu thì thất bại. Rồi bà bán hết gia sản, quay sang viết bài cộng tác cho báo nhưng cũng đến lúc khánh kiệt bị đuổi khỏi nhà.

    Những năm tháng cuối đời, bà Margaret được các con đưa vào viện dưỡng lão tại Tatler, London. Năm 1993, nữ công tước "đáng khinh nhất nước Anh" qua đời trong cô độc, kết thúc cuộc đời đầy vàng son nhưng cũng lắm tủi hổ của mình.

    Theo Eva

  • Thân vương William đang cho thuê những dinh thự đồng quê xa xỉ của mình với giá còn rẻ hơn một căn phòng ở khách sạn Travelodge.

    dinh thu cho thue william 1
    Giá phòng cho thuê vào khoảng £35/đêm tại một số dinh thự nghỉ dưỡng của Thân vương xứ Wales. Ảnh: duchyofcornwallholidaycottages

    Thân vương William đang cho thuê hàng chục ngôi nhà nghỉ dưỡng nằm trong đế chế bất động sản Duchy of Cornwall trị giá 1 tỉ bảng ở Vương quốc Anh.

    Giá của những khu nghỉ dưỡng 5 sao đã hạ nhiệt đáng kể khi các gia đình phải chật vật mới đủ tiền trang trải cho 1 kì nghỉ hè. Hàng chục khuyến mãi đang được áp dụng, Thân vương hy vọng các dinh thự sẽ được book kín trong tháng 8 và 9 tới.

    Một tuần nghỉ dưỡng tại các dinh thự đồng quê của Thân vương tại Cornwall tiêu tốn khoảng £980 cho 4 người, tương đương chỉ £35/người/đêm - rẻ hơn so với ở Khách sạn Travelodge.

    dinh thu cho thue william 1
    Một căn nhà miền quê 2 phòng ngủ ở Thái ấp Diggery Restormel Manor tại Thung lũng Fowey Valley. Ảnh: Duchy of Cornwall

    dinh thu cho thue william 1
    Giá thuê dinh thự Restormel Manor đã giảm tới £2,328 cho tuần cuối cùng của tháng 8.

    Bất động sản của Thân vương William bao gồm các thái ấp lịch sử và những dinh thự đồng quê tách biệt ở Cornwall, cũng như quần đảo Isles of Scilly.

    3 trong số các bất động sản của William nằm ở thị trấn Lostwithiel, bao gồm dinh thự Diggery, Staniforth và Hext - đều đã giảm giá.

    Tổng diện tích của đế chế bất động sản Duchy Estate 685 năm tuổi chiếm tới 0.2% tổng diện tích đất của toàn Vương quốc Anh. Lợi nhuận từ việc kinh doanh bất động sản sẽ được dùng cho các hoạt động chính thức của William và Kate.

    Căn dinh thự nghỉ dưỡng xa hoa nhất, Restormel Manor 9 phòng ngủ ở Thung lũng Fowey Valley, đã giảm giá tới £2,328 cho tuần cuối cùng của tháng 8. Hiện chi phí cho 1 người là £517, tức chỉ £73/người/đêm.

    Dinh thự 500 tuổi có một spa và hồ bơi ấm trong nhà, ngoài ra còn có 1 sân tennis và khu cho phép câu cá ở con sông địa phương. Một vị khách trước đây ở dinh thự đã để lại review: "Chúng tôi không có gì để bắt bẻ, dinh thự này quá tuyệt vời ở tất cả mọi phương diện".

    Viethome (theo Metro)

  • Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh nếu không được cho phép thì sẽ không được đặt tên theo tên của cố Nữ vương.

    Đảm bảo sự tôn nghiêm cho tước hiệu hoàng gia

    Văn phòng Nội các Anh (Cabinet Office) thông báo tên của cố Nữ vương Elizabeth phải được sử dụng một cách trang nghiêm và phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc các tòa nhà, công viên, quán rượu, cơ sở kinh doanh đều không được đặt theo tên của bà nếu không có sự cho phép của chính phủ.

    Chỉ thị được công bố vào ngày 4/7 nêu rõ: “Việc sử dụng tước hiệu hoàng gia, hay tên và danh hiệu của các thành viên Vương thất, kể cả tên của cố Nữ vương hay bất kỳ cái tên nào được bảo vệ là sự ưu ái mà quốc vương ban cho, dựa trên tham vấn của các bộ trưởng”.

    dat theo ten nu hoang 1

    Trên thực tế, nhiều tổ chức hoặc nhóm cộng đồng địa phương mong muốn sử dụng tên của cố Nữ vương đặt cho công viên, doanh nghiệp hay đường phố với mục đích tôn vinh bà. Tuy nhiên, chỉ thị này quy định chỉ được sử dụng tên “Elizabeth II” đối với những bên có mối liên kết chặt chẽ với hoàng gia, và những tiêu chuẩn nghiêm ngặt sẽ được áp dụng. Ngoài ra, người đề nghị nên là người giữ chức vụ cao nhất trong tổ chức, ví dụ như chủ tịch hoặc giám đốc điều hành.

    Chỉ thị cũng nêu rõ, bất kỳ ai cũng có thể tạo dựng, trưng bày một bức tượng hoặc chân dung của cố Nữ vương, nhưng phải tuân theo các quy định và kế hoạch phê duyệt. Cơ quan này cho biết thêm, một đài tưởng niệm chính thức dành cho cố Nữ vương sẽ được khánh thành vào thời điểm phù hợp trong tương lai.

    Những thứ được đặt theo tên của cố Nữ vương

    Hiện đã có một số dự án được đặt tên Elizabeth, có thể kể đến tuyến tàu điện ngầm Elizabeth Line thuộc mạng lưới tàu điện ngầm London Underground. Vào tháng 5/2022, đích thân Nữ vương và Vương tử Edward đã xuất hiện tại lễ khánh thành của tuyến tàu tại ga Paddington. Được biết, tuyến tàu được đặt tên để vinh danh bà trong năm Đại lễ Bạch Kim. Tuyến tàu trị giá 19 tỷ bảng (hơn 577.000 tỷ VNĐ), được sơn màu tím - màu tượng trưng cho hoàng gia.

    dat theo ten nu hoang 1
    Tuyến tàu điện ngầm Elizabeth Line

    Công viên Olympic Park ở phía đông London là địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa hè năm 2012. Sau đó công viên đã được đổi tên thành Queen Elizabeth Olympic Park để kỷ niệm năm Đại lễ Kim Cương của bà.

    dat theo ten nu hoang 1
    Công viên Olympic Park

    Cây cầu Queen Elizabeth II ở Dartford cũng được đặt tên theo bà. Vào năm 1991, đó là cây cầu đầu tiên được xây dựng tại một địa điểm mới bên cạnh sông Thames trong hơn 50 năm.

    Thậm chí, một cụm đảo ở cực bắc bán cầu thuộc Canada, Queen Elizabeth Islands, cũng được đặt tên theo Nữ vương sau lễ đăng quang của bà vào năm 1953. Đây là một quần đảo rất xa xôi và là nơi sinh sống của 400 người Inuit.

    Đặc biệt, một loài hoa hồng cũng được đặt tên theo cố Nữ vương. Hoa hồng Queen Elizabeth được tiến sĩ Walter Lammerts lai tạo vào năm 1954, một năm sau khi Nữ vương đăng quang. Đây là loài hồng Grandiflora được nhiều người yêu thích, đã chiến thắng nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng hoa hồng được yêu thích nhất thế giới năm 1979.

    Kênh 14 (theo Guardian, Daily Mail)

  • kim cuong mau 1

    Những món trang sức của hoàng gia hoặc các công ty lớn có giá trị cao không chỉ vì viên đá khổng lồ gắn trên chúng mà còn bởi câu chuyện lịch sử ẩn chứa đằng sau.

    Từ chiếc vòng ngọc lục bảo của Công nương Diana đến mặt dây chuyền ngọc trai của Marie Antoinette, tất cả những món trang sức này đều có một câu chuyện hấp dẫn để kể cho chúng ta.

    1. Vòng cổ ngọc lục bảo của Nữ hoàng Mary

    kim cuong mau 1
    Công nương Kate Middleton đeo trang sức của cố Công nương Diana.

    Vào tháng 12 năm 2022, Kate Middleton, Công nương xứ Wales, tỏa sáng với chiếc vòng cổ ngọc lục bảo trong một sự kiện ở Boston, Hoa Kỳ. Trước đây Công nương Diana cũng từng đeo chiếc vòng này nhưng vị chủ nhân thực sự của nó là Nữ hoàng Mary. Chiếc vòng vốn là món quà mà Ấn Độ tặng cho bà vào năm 1911. Năm 1985, cả thế giới kinh ngạc khi thấy Công nương Diana đeo nó lên trán thay vì đeo vào cổ.

    Cách sử dụng khác thường này một lần nữa chứng minh rằng Công nương Diana thực sự là một nàng dâu nổi loạn. Bà không ngại đón nhận những rủi ro trong thời trang dù chúng có thể gây tổn hại cho danh hiệu cao quý của mình.

    kim cuong mau 1
    Công nương Diana rất thích chiếc vòng này.

    kim cuong mau 1
    Diana là một nàng dâu "nổi loạn" của hoàng gia.

    2. Viên kim cương Tiffany màu vàng

    kim cuong mau 1
    Viên kim cương đầy thị phi của Tiffany & Co.

    “Báu vật” của Tiffany là một trong những viên kim cương màu vàng lớn nhất và chất lượng nhất trên thế giới. Viên đá thô nặng 287,42 carat được phát hiện vào năm 1877 ở Nam Phi. Sau đó, nó được người sáng lập công ty trang sức Tiffany, Charles Lewis Tiffany, mua lại. Họ đã cắt gọt viên đá một chút để màu sắc của nó được tỏa sáng rõ nét hơn nên hiện tại viên đá nặng 128,54 carat. Mặc dù rất đẹp nhưng viên kim cương này cũng được gọi là "kim cương máu" do gắn liền với những câu chuyện bi thương về dân lao động da màu đào kim cương ở Nam Phi.

    Tính đến nay, mới chỉ có 4 người phụ nữ được đeo món trang sức quý giá này. Lần đầu tiên viên kim cương vàng Tiffany & Co xuất hiện trước công chúng là tại dạ vũ Tiffany Feather Ball năm 1957. Quý bà Mary Whitehouse, nhà hoạt động xã hội người Anh (từng nhận huân chương Hoàng gia) đã đeo nó khi tham dự sự kiện. Năm 1961, minh tinh Audrey Hepburn đã đeo viên kim cương này cho ảnh quảng cáo phim “Breakfast at Tiffany's”.

    Năm 2019, Lady Gaga đã đeo nó lên thảm đỏ Oscar. Năm 2021, trong chiến dịch mới của Tiffany&Co., Beyoncé đã trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên mang viên đá quý huyền thoại này.

    kim cuong mau 1
    Beyoncé đeo kim cương cho chiến dịch quảng cáo.

    kim cuong mau 1
    Lady Gaga tại Oscar 2021.

    3. Vòng tay báo của Wallis Simpson

    kim cuong mau 1
    Vua Edward VIII chấp nhận từ bỏ ngai vàng vì tình yêu.

    Mối tình giữa Wallis Simpson (một người có địa vị xã hội Mỹ) và Vua Edward VIII (người sau này trở thành Công tước xứ Windsor) đã dẫn đến việc Edward phải thoái vị ngai vàng. Simpson là một phụ nữ đã ly hôn nên hoàng tộc không muốn Edward qua lại với bà. Vua Edward đã chấp nhận ký thông báo thoái vị để được kết hôn với Wallis Simpson (sau này trở thành Nữ công tước xứ Windsor vào năm 1937).

    Chiếc vòng tay báo do Cartier thiết kế từng thuộc sở hữu của Công tước và Nữ công tước xứ Windsor sau này được bán đấu giá với mức giá kỷ lục, 7 triệu USD. Nó là món trang sức Cartier được trả giá cao nhất vào thời điểm đó.

    kim cuong mau 1
    Chiếc vòng nổi tiếng của Wallis Simpson.

    4. Viên kim cương Hy Vọng (Hope)

    kim cuong mau 1
    Viên kim cương được cho là có thể mang lại điềm rủi cho người đeo.

    Viên kim cương lớn 45,52 carat, màu xanh đậm này được hình thành sâu trong lòng đất khoảng 1,1 tỷ năm trước. Theo các chuyên gia, lịch sử của nó bắt đầu ở Ấn Độ vào thế kỷ XVII. Trong suốt thời gian tồn tại lâu dài của mình, viên đá liên tục đổi chủ và thậm chí bị đánh cắp. Nó từng dừng chân tại Ấn Độ, Pháp, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ. Hiện nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở thủ đô Washington, Mỹ.

    Xung quanh viên kim cương này có rất nhiều câu chuyện huyền thoại và mê tín. Một số người còn tin rằng nó sẽ mang đến vận xui cho chủ sở hữu. Trên thực tế, những huyền thoại như vậy chỉ làm tăng sức hấp dẫn cho viên đá khiến nó trở nên đắt đỏ hơn.

    kim cuong mau 1
    Hiện nó đang được trưng bày ở bảo tàng.

    5. Vòng cổ kim cương L’Incomparable

    kim cuong mau 1
    Chiếc vòng kim cương "đồ sộ" trí giá hàng chục triệu USD.

    Chiếc vòng cổ kim cương Mouawad L’Incomparable được coi là một trong những chiếc vòng cổ đắt nhất thế giới. Với mức giá 55 triệu USD, nó đã phá kỷ lục thế giới vào năm 2013 (theo Kỷ lục Guinness Thế giới). Chiếc vòng cổ này gồm phần lưới kim cương trắng 229,52 carat và viên kim cương màu vàng 407,48 carat. Các nhánh của vòng cổ được đính kim cương với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, tạo cho thiết kế vẻ duyên dáng vô cùng tự nhiên.

    6. Mặt dây chuyền ngọc trai của Marie Antoinette

    kim cuong mau 1
    Mặt dây chuyền quý giá của Marie Antoinette.

    Chiếc mặt dây chuyền này có từ thế kỷ 18 và từng thuộc về Nữ hoàng Marie Antoinette (Pháp). Người ta tin rằng mặt dây chuyền này là một trong các món trang sức mà Marie Antoinette và Louis XVI mang theo khi trốn khỏi cung điện. Những món đồ trang sức được đóng gói cẩn thận sau đó gửi đến Vienna cho cháu trai của Marie Antoinette cất giữ. Vào năm 2018, mặt dây chuyền được bán đấu giá với giá 36 triệu USD, xác lập kỷ lục thế giới đối với một viên ngọc trai.

    Theo Saostar

  • Người được cho là tình cũ của Ngọc Trinh - tỉ phú Hoàng Kiều - vỡ nợ 3 tỉ USD, không còn là tỉ phú, cuộc sống hiện tại khiến cư dân mạng ngỡ ngàng.

    ty phu hoang kieu vo no 1
    Tỉ phú Hoàng Kiều cho biết ông đang nợ như chúa chổm

    Từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới nhưng nay Hoàng Kiều đã không còn là tỉ phú nữa. Năm 2016, theo kết luận của tạp chí Forbes (Mỹ), tỉ phú Hoàng Kiều từng nằm trong danh sách top 400 tỉ phú giàu nhất thế giới. Thời điểm đó, tổng tài sản của ông lên đến 3,8 tỉ USD, là nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh thế giới.

    Cũng trong thời điểm này, tỉ phú Hoàng Kiều sáng nhất mạng xã hội khi công khai chuyện tình lãng mạn với Ngọc Trinh. Cặp đôi cách nhau đến 45 tuổi, người ở Mỹ, người ở Việt Nam nhưng vẫn tỏ ra rất mặn nồng.

    Thậm chí ông còn không ngần ngại bày tỏ dự định "rước nàng về dinh". Đáng tiếc, khi chưa kịp thực hiện lời hứa thì cả hai lại chia tay trong ồn ào. Những lời qua tiếng lại sau đó khiến dư luận càng có cơ hội chế giễu hai người.

    Cũng kể từ sau mối tình ồn ào với Ngọc Trinh, ông Hoàng Kiều không công khai yêu thêm ai nữa.

    Mới đây, chính ông Hoàng Kiều tiết lộ, bản thân đang mắc nợ vô kể, đã không còn nằm trong danh sách tỉ phú giàu nhất thế giới. "Bây giờ tôi nợ nần như chúa chổm, bị lọt khỏi danh sách 400 tỉ phú ở Mỹ. Tôi rớt đài rồi. Từ một tỉ phú đứng thứ 148 với tài sản 3,8 tỉ USD, bây giờ nợ 3 tỉ USD và không còn là tỉ phú nữa", ông cho biết.

    Hiện ông không chia sẻ đã trả hết nợ chưa nhưng ông vẫn thường xuyên khoe cuộc sống sang chảnh của mình trên trang cá nhân.

    Ông đi trực thăng riêng, thưởng thức sơn hào hải vị và cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Năm 2021, Hoàng Kiều bày tỏ nguyện vọng được nhận nuôi 23 người con nuôi của cố ca sĩ Phi Nhung.

    Ông cũng thành công khi xây dựng được công ty rượu vang nổi tiếng tại thung lũng Napa, California, Hoa Kỳ.

    Hiện tại, nam doanh nhân không còn xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, ông tận hưởng cuộc sống bình yên, an nhiên tự tại bên căn biệt thự triệu đô của mình.

    Qua những hình ảnh được Hoàng Kiều chia sẻ trên trang cá nhân, có thể thấy vị tỷ phú sống ở một nơi rất rộng rãi, thoáng đãng. Ông thường xuyên khoe thiên nhiên, những loài hoa độc lạ trong khu vườn do chính tay mình chăm sóc.

    ty phu hoang kieu vo no 1

    ty phu hoang kieu vo no 1

    ty phu hoang kieu vo no 1

    ty phu hoang kieu vo no 1

    ty phu hoang kieu vo no 1
    Không gian sống của tỷ phú Hoàng Kiều tại Mỹ.

    Tỷ phú người Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều được công chúng Việt Nam biết đến kể từ năm 2007 khi ông về nước thực hiện dự án resort tại Nha Trang nhằm mục đích phục vụ cuộc thi Hoa hậu thế giớ nhưng sau đó thất bại.

    Năm 1975, khi mới 31 tuổi nhưng ông Hoàng Kiều đã có 5 người con, ông cùng gia đình đến Mỹ. Sau nhiều năm lăn lộn nơi xứ người, Hoàng Kiều đã thành lập công ty chuyên về huyết tương tên Rare Antibody Antigen Supply Inc – chuyên cung cấp kháng nguyên kháng thể hiếm, cũng như bắt đầu mua lại các trung tâm huyết tương trên khắp nước Mỹ.

    Đến năm 1985, ông đã có 11 trung tâm về huyết tương trải khắp nước Mỹ. Hoạt động kinh doanh chủ chốt của ông ở Mỹ trong giai đoạn đầu là thu thập và cung cấp huyết tương đặc trị, bao gồm Anti-D, Viêm gan B, Cytomegalovirus (CMV) và Varicella Zoster Virus (VZV).

    Trong vài năm tiếp theo, việc kinh doanh của ông trải rộng ra toàn cầu và bắt đầu tìm kiếm cơ hội tại Trung Quốc. Ở thời điểm đó, rất ít doanh nghiệp nghĩ rằng đầu tư tại Trung Quốc sẽ sinh lời nhiều và Hoàng Kiều là một trong những người hiếm hoi đó.

    Vào năm 1987, không có công ty nước ngoài nào được phép sở hữu hơn 50% cổ phần của một công ty Trung Quốc, thế nên, ông đã hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải để làm ăn tại thị trường này. Tiếp theo, vào năm 1992, Hoàng Kiều tiếp tục hợp tác với nhiều đối tác bản địa để mở Shanghai RAAS, bắt đầu bán abumin "AlbuRAAS" - là một nguồn tập trung huyết tương và các loại thuốc khác có nguồn gốc từ huyết tương.

    Năm 2014, Shanghai RAAS tiến hành IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, Trung Quốc. Do giới giới đầu tư đã đánh giá rất cao doanh nghiệp chuyên sản xuất huyết tương này, nên thương vụ IPO thành công mỹ mãn. Lúc đó, ông Hoàng Kiều là Phó chủ tịch Shanghai RAAS, nắm giữ 37% cổ phần công ty với 80 triệu cổ phiếu - tương đương có khối tài sản quy đổi ra tiền trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Ngay lập tức, ông có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes.

    Đến năm 2014, ông Hoàng Kiều bắt đầu kinh doanh đa ngành, dấn sâu vào mảng F&B, trong đó có công ty rượu vang do ông mua lại và đổi tên thành Kieu Hoang Winery.

    Năm 2015, ông chi 33 triệu USD để mua lại phức hợp tổ chức sự kiện hạng sang Hummingbird Nest Ranch tại Simi Valley với tham vọng biến nơi đây thành một trung tâm chăm sóc sức khỏe và tổ chức tiệc cưới, cũng như trở thành phim trường mini cho Hollywood.

    Năm 2016, ông mở cửa hàng Q Sushi & Kieu Hoang Wine Lounge tại Shoppes – Westlake Village. Ngoài ra, ông cũng cho ra mắt thương hiệu KHKMY – chuyên về thời trang và mỹ phẩm cao cấp phong cách Ý cho cả nam và nữ.

    Theo Người Quan Sát

  • Viên kim cương đắt nhất hiện nay là Cullinan với trị giá 400 triệu USD, thế nhưng trên thế giới có một viên kim cương được cho là vô giá. Nếu như định giá thì nó có thể lên tới 20 tỉ USD, lớn hơn GDP của gần trăm quốc gia. Đó chính là viên Koh-i-Noor, được đính trên vương miện của các đời Nữ hoàng Anh, và hiện tại đã được trao cho Hoàng hậu Camilla. 

    Kohinoor 1

    Nước Anh đã cướp viên kim cương đắt nhất lịch sử như thế nào?

    Bạn có biết mọi thứ được trưng bày trong British Museum đều không phải của người Anh, mà đều là đồ cướp được từ các quốc gia khác, bao gồm cả viên kim cương này. 

    Chiếc vương miện của hoàng gia Anh được gắn viên kim cương huyền thoại đã trở thành một trong những vật báu đáng khao khát nhất.

    Kohinoor 1
    Tranh vẽ Tổng giám mục trao vương miện đính viên kim cương Koh-i-Noor cho hoàng hậu Elizabeth trong lễ đăng quang của vua George VI

    Có gì tượng trưng cho một bậc nữ đế vương tốt hơn chiếc vương miện của bà? Thậm chí, hậu thế có thể quên đi gương mặt của nữ hoàng, nhưng vẫn nhớ mãi về chiếc vương miện. Câu chuyện về chiếc vương miện truyền đời của các nữ hoàng Anh sau đây chính là một trong những trường hợp ấy.

    Đó là chiếc vương miện đã được hoàng hậu Elizabeth đội trong lễ đăng quang của chồng, vua George VI năm 1937 . Đây là chiếc vương miện đầu tiên của hoàng gia Anh được làm từ bạch kim. Tuy nhiên, điều khiến chiếc vương miện trở thành huyền thoại là vì nó gắn viên kim cương nổi tiếng thế giới: Koh-i-Noor, được truyền lại từ thời nữ hoàng Victoria thế kỷ 19. Nó là tâm điểm của những tranh cãi giữa Anh Quốc và Ấn Độ về quyền sở hữu.

    Koh-i-Noor, ngọn núi ánh sáng…hay ngọn núi bất hạnh

    Kohinoor 1
    Chưa cần gắn lên chiếc vương miện, bản thân viên kim cương Koh-i-Noor (hình tròn, ở chính giữa) đã là một biểu tượng lớn của quyền lực. Ảnh: Sotheby’s

    Koh-i-Noor, hay còn viết là Koh-i-Nur hoặc Koohinoor, hiện nặng gần 106 carat. Khi mới phát hiện, viên kim cương có kích thước lớn hơn một quả trứng chim.

    Một trong số các phu nhân của hoàng đế Nader Shah, người từng sở hữu Koh-i-Noor, từng nói: “Nếu một người đàn ông mạnh khỏe quăng một viên đá về phía Bắc, một viên đá về phía Nam, một viên đá về phía Tây, một viên về phía Đông và một viên lên trời, thì toàn bộ châu báu lấp đầy khoảng không gian giữa năm viên đá ấy mới đánh đổi được với viên kim cương này”.

    Vì thế, các hoàng đế, thủ lĩnh đều khao khát có được viên đá quý có một không hai này. Nó trở thành nguồn cơn của không ít xung đột, binh biến.

    Kohinoor 1
    Một phiên bản phục chế của viên kim cương Koh-i-Noor. Ảnh: Wikimedia Commons

    Qua dòng chảy của lịch sử, viên kim cương này truyền tay qua những đế chế Ấn Độ, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan, và Anh Quốc. Để sở hữu nó, con người lao vào những cuộc chiến đẫm máu. Và bất kỳ ai sở hữu nó đều thua cuộc chiến và mất mạng.

    Tất cả những bi kịch ấy được người xưa giải thích bằng một giai thoại lạ lùng. Khi viên kim cương này được phát hiện, đã có một lời tiên tri tiếng Phạn gắn liền với nó: “Người đàn ông sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng nhận về toàn bộ nỗi bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời hoặc phụ nữ mới có thể đeo nó một cách bình yên”.

    Lời tiên tri thành sự thật bởi khi Koh-i-Noor đến tay nữ hoàng Victoria của nước Anh, mọi vận đen xui rủi cũng kết thúc. Sau bao nhiêu thăng trầm, tắm trong máu và nước mắt, viên kim cương đã được vị nữ hoàng cho gọt cắt lại, trở nên lung linh, rực sáng. Thoạt đầu, nó được nữ hoàng gắn lên ghim cài áo, rồi sau đó được đặt ở đúng vị trí đế vương của mình: Trên chiếc vương miện.

    Dẫu vậy, hoàng gia Anh chỉ để nữ hoàng và đương kim hoàng hậu được đội chiếc vương miện quý giá này. Phải chăng chỉ có trái tim người phụ nữ mới có thể thuần hóa được viên đá quý?

    Koh-i-Noor đã đến với Anh Quốc ra sao?

    Kohinoor 1
    Viên kim cương Koh-i-Noor thật bên cạnh một phiên bản phục chế làm từ đá Zircon. Ảnh: Bloomberg/Getty Images

    Nguồn gốc đích thực của viên kim cương này vẫn đang còn là một đề tài tranh cãi. Nhưng chắc chắn, nó đến từ Ấn Độ.

    Từ hàng nhiều thế kỷ, Ấn Độ là nguồn khai thác kim cương duy nhất trên thế giới – cho đến tận năm 1725, khi một quặng mỏ mới được phát hiện ở Brazil.

    Tại Ấn Độ cổ đại, không có kỹ thuật khai thác kim cương phức tạp. Người ta chỉ cần đi ra bờ sông là sẽ tìm được những viên đá trôi nổi theo làn nước. Tuy vậy, số lượng cực kỳ ít ỏi khiến người Ấn Độ cổ đại đã biết về giá trị của kim cương từ thuở xa xưa.

    Lần đầu tiên viên kim cương Koh-i-Noor xuất hiện trong sách sử là vào năm 1628.

    Kohinoor 1
    Shah Jahan trên ngai vàng dát đầy đá quý của mình. Ảnh: Agra vẽ năm 1645, tại bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo ở Doha

    Lúc này nó thuộc sở hữu của Shah Jahan, vị vua của đế quốc Mughal thống trị miền Bắc Ấn Độ 330 năm.

    Ông đặt nghệ nhân khảm nó vào trong ngai vàng, được chế tác theo hình dáng của ngai vàng truyền thuyết của vua Solomon. Ngai vàng của Shah Jahan mất bảy năm để chế tác, đắt gấp bốn lần so với điện Taj Mahal ngày nay. Nó được dát toàn đá quý, trong số đó hai viên to cực đại là hồng ngọc Timur Ruby và kim cương Koh-i-Noor.

    Sự giàu sang của đế quốc Mughal khiến những vị vua ở xung quanh nhòm ngó.

    Kohinoor 1
    Nader Shah đeo kim cương Koh-i-Noor như vòng đeo tay. Ảnh: Manu Kaur Saluja vẽ năm 2009, Wikimedia Commons

    Thèm khát sự thịnh vượng này, hoàng đế Nader Shah của Ba Tư đã tấn công thủ phủ Delhi của đế quốc Mughal năm 1739.

    Ông ta đã mang theo đội quân hùng hậu để bóc lột tài sản của Delhi. Sách sử ghi chú đoàn quân gồm 700 con voi, 4.000 con lạc đà và 12.000 con ngựa dùng để vận chuyển vàng bạc châu báu. Nader Shah cũng gỡ hai viên hồng ngọc Timur Ruby và kim cương Koh-i-Noor khỏi ngai vàng, biến nó thành trang sức đeo tay.

    Suốt 70 năm sau, viên kim cương Koh-i-Noor ngụ lại tại đế quốc Ba Tư (Iran, Afghanistan ngày nay). Nó truyền tay nhau qua những cuộc chiến giành ngôi báu đẫm máu. Tương truyền, có một vị vua đã móc mắt con trai mình chỉ vì nó thèm khát viên kim cương này!

    Khi Đế quốc Anh xâm chiếm Ấn Độ vào thế kỷ 19, thực dân Anh đã để ý tới viên kim cương này.

    Kohinoor 1
    Bản phác thảo viên kim cương Koh-i-Noor trên vòng tay của Nader Shah, trước khi về tay thực dân Anh. Ảnh: Wikimedia Commons

    Lúc này, viên kim cương Koh-i-Noor đã trở về Ấn Độ, dưới sự cai trị của đế chế Sikh do vua Ranjit Singh đứng đầu. Ông xem nó như một biểu tượng cho quyền lực và sự tự hào, vì đã có thể đưa nó về mảnh đất khai sinh sau nhiều năm lưu lạc ở những đế quốc khác.

    Người Anh đã bị mê hoặc trước biểu tượng của quyền lực này. Nếu họ có thể sở hữu nó, viên kim cương sẽ chứng tỏ cho sức mạnh không gì sánh bằng của đế quốc Anh!

    Người Anh rất khôn ngoan. Họ không đánh nhau trực diện với đế chế Sikh. Mà họ chờ cho đến khi ông hoàng Ranjit Singh qua đời năm 1939. Sự chuyển giao quyền lực khiến nội bộ đế chế Sikh đấu đá lẫn nhau, tan rã và trở nên yếu ớt.

    Năm 1849, ngai vàng lúc này thuộc về cậu bé Duleep Singh, con trai út của vua Ranjit Singh quá cố với vợ Rani Jindan. Nhân cơ hội này, người Anh tổng tiến quân, giam cầm người mẹ Rani Jindan, bắt Duleep Singh phải ký hiệp ước giao quyền lực cho đế chế Anh, cùng với viên kim cương Koh-i-Noor. Lúc ấy, cậu bé mới 10 tuổi.

    Viên kim cương Koh-i-Noor lúc này được chuyển về cho nữ hoàng Victoria.

    Kohinoor 1
    Koh-i-Noor trước và sau khi mài giũa. Ảnh: Wikimedia Commons

    Nó được trưng bày năm 1851 ở Triển lãm Thế giới ở London. Tuy vậy, sự thô mộc của viên kim cương chưa qua mài giũa khiến đám đông xem thường. “Họ cho rằng nó chỉ là thủy tinh”, viết The Times năm 1851.

    Để thay đổi suy nghĩ của đám đông, Vương tế Albert, chồng của nữ hoàng Victoria, quyết định mang viên đá đi cắt lại. Quá trình này giảm kích cỡ của Koh-i-Noor xuống còn một nửa, nhưng lại tăng độ lấp lánh quý giá cho nó.

    Sau đó, nữ hoàng Victoria đã dùng nó cho cài áo. Nhưng rồi cuối cùng bà thay đổi quyết định, gắn nó lên vương miện. Và nó vẫn yên vị ở đó từ thế kỷ 19 cho đến bây giờ.

    Kohinoor 1
    Nữ hoàng Victoria đeo viên kim cương Koh-i-Noor như cài áo trước ngực. Ảnh: Wikimedia Commons

    Người Anh có tin vào lời đồn đoán mê tín về sự nguyền rủa của viên kim cương Koh-i-Noor?

    Có lẽ là có. Vì từ khi về tay nữ hoàng Victoria đến bây giờ, Hoàng gia Anh chỉ cho phép viên Koh-i-Noor đến tay các quý nữ. Sau nữ hoàng Victoria, nó được đeo bởi hoàng hậu Alexandra (vợ Edward VII, con trai cả của Victoria); hoàng hậu Mary (vợ George V, cháu trai Victoria); hoàng hậu Elizabeth và bây giờ là nữ hoàng Elizabeth II.

    Kohinoor 1

    Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc

    Tuy không còn bị coi là viên đá mang lời nguyền cho chủ nhân, nhưng số phận của Koh-i-Noor thực ra vẫn chưa ngã ngũ. Từng là thuộc địa của Anh, nhưng Ấn Độ đã giành được độc lập hơn 60 năm nay. Với người Ấn, điều ấy có nghĩa là mọi báu vật của dân tộc họ phải được trả về với chủ, bao gồm cả viên kim cương Koh-i-Noor.

    Ấn Độ đã tham gia một chiến dịch quốc tế được Liên hiệp quốc hậu thuẫn nhằm đòi lại các báu vật lịch sử cho vài quốc gia. Từ nhiều năm nay, người dân Ấn lại lên tiếng đòi lại viên kim cương quý giá.

    Tuy nhiên, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Anh tại Ấn Độ tuyên bố rằng nước Anh sở hữu hợp pháp viên đá quý này. Còn riêng nữ hoàng Anh, từ trước đến sau, bà vẫn chỉ giữ nụ cười nhẹ nhàng. Viên kim cương vẫn ở trên vương miện thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng, như một sự khẳng định cho quyền lực của nước Anh. Xem ra, dù không còn trở thành nguyên nhân gây ra chiến tranh, nhưng số phận kỳ lạ của Ngọn núi ánh sáng vẫn chưa đến hồi ngã ngũ.

    Theo Bazaar Vietnam

  • Những người viết về Hoàng Gia Anh nói rằng phía sau cánh cửa cung điện, cặp đôi William và Kate rất khác với những gì bên ngoài công chúng nhìn thấy.

    kate william chia tay 1

    Cuộc hôn nhân của Kate và William trong ánh mắt người dân là một sự hoàn hảo của trai tài gái sắc, con đẹp, giàu có. Những gì đang diễn ra là những gì đã được sắp xếp hoàn hảo, họ không nói về cá nhân và đời tư như Harry và Meghan.

    Cuộc hôn nhân đã vấp phải tin đồn William ngoại tình mà người phụ nữ đó lại là bạn gái của Kate. Rose Hanbury bạn thân của công nương Kate bị bắt gặp là có những cử chỉ quá mức thân mật với William. Theo đó năm 2019 có tin công nương đã mang con về nhà bố mẹ đẻ cả tháng trời và hai bên đã tìm luật xử để trao đổi về thủ tục ly hôn.

    Những hình ảnh William và Rose, cũng như những hình ảnh chơi bời của William bị phát tác. Mặc dù cả hai không chính thức lên tiếng về hôn nhân của mình nhưng nguồn tin thân cận hoàng gia đã tiết lộ với báo chí rằng một khoản tiền ly hôn được đưa ra là 250 triệu USD, cuộc ly hôn sẽ làm rung chuyển hoàng gia, thậm chí kinh khủng hơn cả vụ ly hôn của Charles và Diana trước đây.

    Những tin đồn xoay quanh mối quan hệ của William và cô bạn gái của Kate khiến người ta nhớ tới bi kịch của Diana trong cuộc hôn nhân với Charles. Phía sau cung điện hoành tráng là những giọt nước mắt của người vợ bị phản bội, không được yêu thương, là những cuộc cãi vã, là những stress.

    kate william chia tay 1

    Rose bị cho là thua kém Kate về nhan sắc cũng như danh tiếng. Kate để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng tương tự công nương Diana ngày trước. Cô là hình ảnh hoàng gia Anh nổi bật nhất từ phong cách thời trang tới những công việc phụng sự cộng đồng. Sự xuất hiện của Kate luôn thu hút được sự quan tâm của công chúng y như mẹ chồng. Thái độ lịch lãm, trang nhã, phong cách thời trang tinh tế của cô đều gợi nhớ tới mẹ chồng. Kate có nhiều điểm tương đồng với Diana. Còn Rose Hanbury không có gì nổi trội cả về ngoại hình và danh tiếng, cũng như Camilla trước đây.

    Tuy nhiên có thể nói những mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân hoàng gia là do cả hai đều cá tính mạnh và người vợ đều đang nổi trội hơn chồng. Diana trước đây đã từng lấn át hình ảnh và địa vị của chồng. Bây giờ đối với công chúng, hình ảnh Kate cũng tương tự vậy, có sự ảnh hưởng lớn. Trong khi đó theo có thể William giống cha Charles của mình, đều mong muốn một người vợ biết lùi lại phía sau, nhẫn nhịn đơn giản và ít ánh hào quang hơn.

    kate william chia tay 1

    Mặc dù những người liên quan không lên tiếng về tin đồn trên nhưng mối quan hệ của Kate và Rose có rạn nứt sau tin đồn đó. Hơn nữa nhiều lần William từng khen Rose là người duyên dáng và xinh đẹp. Có nguồn tin cũng cho biết Kate đã nổi ghen và chất vấn chồng nhưng William chỉ cười trừ và không giải thích. Cho tới thời điểm hiện tại, William và Kate vẫn giữ cuộc hôn nhân của mình bình yên nhưng phía bên ngoài cung điện, tin đồn William ngoại tình vẫn chưa dứt.

    Theo Baophunu

  • Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mới đây công bố tài liệu đề cập đến âm mưu ám sát Nữ hoàng Elizabeth II khi bà cùng chồng thực hiện chuyến công du đến Mỹ năm 1983.

    Đây là lần đầu tiên tài liệu mật liên quan tới một âm mưu sát Nữ hoàng Elizabeth II tại Mỹ được tiết lộ. Khi đó, Nữ hoàng Anh cùng chồng là Hoàng Thân Philip nhận lời mời của Tổng thống Ronald Reagan đến thăm Califonia. Vợ chồng Nữ hoàng Anh đến Mỹ bằng Du thuyền Hoàng gia Britannia vào ngày 26/2/1983 và dành một tuần khám phá California.

    Theo hồ sơ, FBI phát hiện ra âm mưu ám sát Nữ hoàng vào đầu tháng 2/1983, khi một sĩ quan Sở Cảnh sát San Francisco - người thường lui tới quán rượu của di dân Ireland - cảnh báo các đặc vụ liên bang về cuộc gọi của một người đàn ông. Người đàn ông nói rằng con gái ông ta "đã bị giết ở Bắc Ireland bởi một viên đạn cao su" và ông ta lên kế hoạch trả thù nước Anh bằng cách nhắm vào các thành viên Hoàng gia.

    muu sat nu hoang
    Nữ hoàng Elizabeth II trong chuyến công du Mỹ năm 1983. Ảnh: Tim Graham

    "Người đàn ông này cũng tuyên bố ông ta sẽ cố gắng làm hại Nữ hoàng Elizabeth II bằng cách thả một vật từ Cầu Cổng Vàng xuống du thuyền hoặc sẽ cố gắng sát hại khi bà đến thăm Công viên Quốc gia Yosemite", tài liệu viết.

    Cơ quan Mật vụ sau đó đóng các lối đi trên Cầu Cổng Vàng trước khi du thuyền Hoàng gia đi qua. Tuy nhiên, tài liệu không tiết lộ có bất kỳ vụ bắt giữ nào liên quan vụ việc hay không. Tài liệu chỉ cho biết chuyến thăm của Nữ hoàng Anh đã diễn ra suôn sẻ và vụ việc đã được khép lại.

    Chuyến thăm của Nữ hoàng Elizabeth II diễn ra trong thời kỳ cuộc xung đột kéo dài 30 năm ở Bắc Ireland về việc liệu Bắc Ireland nên ở lại Vương quốc Anh hay gia nhập Cộng hòa Ireland. Khi đó, quân đội Anh được triển khai tới Bắc Ireland. Hơn 3.500 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực liên quan trong cuộc xung đột kéo dài nhiều năm, bao gồm cả chú của Hoàng thân Philip - Lãnh chúa Louis Mountbatten, người bị ám sát bằng bom vào năm 1979. Cuộc xung đột kết thúc khi thỏa thuận Ngày thứ Sáu tốt lành giữa chính phủ Cộng hòa Ireland, Vương quốc Anh và các đảng phái ở Bắc Ireland được ký kết năm 1998.

    Ngôi Sao (theo People)

  • Hoàng tử Ethiopia Alemayehu bị đưa tới Anh năm 7 tuổi, lớn lên cô độc giữa hoàng gia rồi qua đời vì bệnh tật, nhưng di hài vẫn chưa thể hồi hương.

    Câu chuyện về hoàng tử trẻ người Ethiopia được chôn cất trong Lâu đài Windsor của Anh, cách quê hương hơn 8.000 km, vẫn được lưu truyền tới ngày nay và Điện Buckingham đang phải đối mặt với không ít áp lực khi từ chối trả lại di hài của hoàng tử.

    Hoàng tử Dejatch Alemayehu là người thừa kế ngai vàng của vương quốc Abyssinia, nay được gọi là Ethiopia. Năm 1868, cha hoàng tử, hoàng đế Tewodros II, chỉ huy quân đội chiến với thực dân Anh. Trong trận Magdala, khi thất thế, ông đã tự kết liễu đời mình thay vì đầu hàng, biến ông trở thành anh hùng dân tộc Ethiopia.

    hoang tu chau phi
    Hoàng tử Dejatch Alemayehu khi còn nhỏ. Ảnh: Victoria and Albert Museum

    Sau khi chiếm vương quốc Abyssinia và cướp phá hoàng cung, quân đội Anh đưa Hoàng tử Alemayehu về London. Mẹ của hoàng tử đi cùng con trai, nhưng bà đã chết trên đường. Hoàng tử Alemayehu đã phải đơn độc nơi xứ lạ khi vừa lên 7 tuổi.

    Alemayehu được sĩ quan quân đội Anh Tristram Charles Sawyer Speedy chăm sóc. Speedy đã đưa Alemayehu đến Ấn Độ, sau đó đăng ký cho hoàng tử học tại các trường nội trú danh tiếng của Anh, trong đó có Rugby và cao đẳng quân sự Sandhurst.

    Nữ hoàng Victoria, người đứng đầu chế độ quân chủ Anh lúc bấy giờ, cũng rất thích Alemayehu sau khi gặp hoàng tử tại nhà nghỉ mát của bà trên đảo Wight. Nữ hoàng trở thành người bảo trợ, chi trả học phí cũng như hỗ trợ tài chính cho hoàng tử.

    Theo dữ liệu từ kho lưu trữ của Ủy ban Quản lý Bộ sưu tập Hoàng gia Anh, "Nữ hoàng rất quan tâm đến đứa trẻ" khiến "công chúng cũng chú ý đặc biệt đến hoàng tử mồ côi".

    Cháu gái nữ hoàng Victoria, công chúa Victoria, thậm chí vẫn nhớ từng chơi với hoàng tử Alemayehu tại Lâu đài Windsor khi hai người còn nhỏ.

    Nhưng theo nhiều lời kể, dù sống giữa nhiều đặc quyền, hoàng tử Alemayehu vẫn phải đối mặt với nhiều năm đau khổ ở Anh. Các nhà sử học nói rằng hoàng tử bị phân biệt chủng tộc và cảm thấy "vô cùng bất hạnh" khi theo học tại Rugby và Sandhurst. Bên cạnh đó, yêu cầu được trở về Ethiopia của hoàng tử đã bị phớt lờ.

    Hoàng tử Alemayehu qua đời năm 18 tuổi vì bệnh viêm màng phổi. Theo yêu cầu của Nữ hoàng Victoria, hoàng tử được chôn cất tại Nhà nguyện St. George ở Lâu đài Windsor. Trên văn bia của hoàng tử có viết: "Tôi là một người xa lạ và các bạn đã tiếp nhận tôi".

    Nhưng các câu chuyện về lòng tốt thời thực dân như vậy những năm gần đây đang bị đào xới lại. Dù cuộc viễn chinh của 13.000 binh sĩ quân đội Anh tới vương quốc Abyssinia ban đầu là nhằm giải cứu các con tin châu Âu bị vua Tewodros II giam giữ, sau khi giành chiến thắng, họ đã để tình trạng cướp bóc quy mô lớn diễn ra.

    Phần lớn chiến lợi phẩm được chuyển đến các bảo tàng ở London. Nhiều người Ethiopia nói rằng Alemayehu là một hoàng tử bị "đánh cắp" khỏi quê hương từ khi còn nhỏ và chính phủ nước này đã yêu cầu Anh trả lại di hài của hoàng tử.

    "Chúng tôi muốn di hài của hoàng tử trở lại với tư cách một một người Ethiopia, bởi Anh không phải là đất nước mà ông sinh ra", Fasil Minas, chắt họ của hoàng tử Alemayehu, nói với BBC. "Việc ông bị chôn cất ở Anh là vô nghĩa và điều đó không đúng".

    Tác giả người Mỹ gốc Ethiopia Maaza Mengiste đã mô tả tình cảnh của hoàng tử Alemayehu là một "vụ bắt cóc" xuất phát từ "tâm lý kiêu ngạo của chủ nghĩa đế quốc".

    "Không có lý do gì để tiếp tục giữ thi hài của ngài. Hoàng tử đã trở thành một vật sở hữu, giống như những đồ vật thiêng liêng và có giá trị vẫn còn trong các viện bảo tàng hay thư viện Anh", bà nhấn mạnh.

    Điện Buckingham tuần qua đã gây chú ý khi từ chối một yêu cầu khác về việc đưa di hài Alemayehu về nước, lần này đến từ gia đình hoàng tử, với lý do quá trình khai quật có thể ảnh hưởng đến các ngôi mộ khác tại khu chôn cất.

    "Rất khó có khả năng khai quật di hài mà không làm ảnh hưởng đến nơi an nghỉ của một số lượng đáng kể những người xung quanh", Điện Buckhingham cho biết trong thông báo hôm 23/5, thêm rằng giới chức trách nhà thờ "rất đồng cảm với nhu cầu tôn vinh ký ức về hoàng tử Alemayehu" nhưng phải cân bằng điều đó với "trách nhiệm giữ gìn phẩm giá của những người đã khuất".

    Thông báo cho hay trong những dịp trước đó, Lâu đài Windsor vẫn tiếp nhận yêu cầu viếng thăm từ các phái đoàn Ethiopia và sẽ tiếp tục làm như vậy.

    Trong một bức thư gửi cho báo Washington Post, Bộ Ngoại giao Ethiopia gọi hoàng tử Alemayehu là "tù nhân chiến tranh". "Chúng tôi tin rằng hoàng tử Alemayehu xứng đáng được chôn cất tại quê hương của mình", bức thư có đoạn.

    Đối với nhiều người dân Ethiopia, những thông điệp từ Điện Buckingham không thể bù đắp được quá khứ thuộc địa của Anh và những gì họ tin rằng hoàng tử Alemayehu đã phải chịu đựng. Kearyam Agegnehu Yideg, nhân viên kế toán tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, cho biết cô "rất đau lòng" khi yêu cầu đưa di hài hoàng tử về nước bị từ chối.

    "Hoàng tử đã ra đi với trái tim tan vỡ", cô nói. "Người ta vẫn giữ hoàng tử như một kỷ vật ngay cả khi ông đã chết".

    Ngay cả Nữ hoàng Victoria trong một đoạn nhật ký vào năm 1879 dường như cũng thừa nhận về tình cảnh cô đơn của hoàng tử Alemayehu.

    "Rất đau buồn và bàng hoàng khi nhận được điện báo rằng Alamayou tốt bụng đã qua đời sáng nay. Thật đáng buồn! Một mình trên đất nước xa lạ, không một người thân thích nào.... Tất cả đều tiếc thương", bà viết.

    VnExpress (theo Washington Post)

  • Bà Penny Mordaunt, lãnh đạo Hạ viện Anh, thu hút sự chú ý của truyền thông khi đảm nhận vai trò là người mang thanh gươm biểu trưng cho quyền lực tân vương trong lễ đăng quang.

    Bà Penny Mordaunt - lãnh đạo Hạ viện kiêm Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Anh - xuất hiện nổi bật tại lễ đăng quang của Vua Charles III ở Tu viện Westminster với đầm xanh, khoác áo choàng và mũ có thêu hình dương xỉ vàng. Bà Mordaunt đảm nhận vai trò quan trọng khi là người phụ nữ đầu tiên giữ thanh gươm đất nước (Sword of State) trong buổi lễ đăng quang của Vua Anh.

    Penny Mordaunt le dang quang vua charles 1
    Bà Penny Mordaunt cầm thanh gươm Sword of State trong lễ đăng quang. Ảnh: WPA

    Bà Mordaunt cầm thanh gươm nặng hơn 3,5 kg và dài 120 cm với phong thái trang nghiêm, song song trước ngực và mũi kiếm hướng lên trời, dẫn đầu đoàn rước vào Tu viện Westminster, sáng 6/5. Sau khi Vua Charles III ngồi vào ghế giữa đại sảnh, bà Mordaunt đổi sang thanh gươm lễ vật nạm ngọc (Jewelled Sword of Offering) và trao nó cho Vua Charles III. Khi trao gươm, bà nói với tân vương rằng "thanh gươm nên được sử dụng để bảo vệ cái thiện và trừng phạt cái ác", theo Royal Collection Trust.

    Sau khi khi Vua Charles III được trao vương miện, bà Mordaunt cầm thanh gươm lễ vật nạm ngọc dẫn đầu, đưa tân vương đến ngai vàng đăng quang.

    Nhà chính trị Anh được truyền thông trong nước và quốc tế chú ý nhờ phong thái đĩnh đạc uyển chuyển. Trước lễ đăng quang của Vua Charles III, bà Mordaunt nói với truyền thông Anh rằng bà "có thể xử lý" hiện vật nặng nhờ kinh nghiệm huấn luyện trong Hải quân Hoàng gia. Bà cho biết đã chuẩn bị cho nhiệm vụ trên bằng cách "thực hiện một số động tác chống đẩy".

    Penny Mordaunt le dang quang vua charles 1
    Bà Penny Mordaunt cầm thanh gươm Jewelled Sword of Offering sau lễ tấn phong của Vua Charles III. Ảnh: WPA

    Nói về vai trò trong lễ đăng quang, bà Mordaunt cho biết: "Thật vinh dự khi được tham gia lễ đăng quang cùng hàng nghìn người - mỗi người đều có vai trò riêng. Tôi biết rất rõ các lực lượng vũ trang, cảnh sát và những người khác đã diễu hành, đứng hàng giờ đồng hồ trong buổi lễ và giữ an toàn cho tất cả chúng ta. Trong khi đó, công việc của tôi dễ dàng hơn một chút".

    Bà Mordaunt (50 tuổi) đứng đầu Hạ viện và Hội đồng Cơ mật Anh vào tháng 9/2022. Bà từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao về Phát triển Quốc tế vào năm 2017. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên giữ chức bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2019. Chính trị gia dày dặn kinh nghiệm này cũng từng thay thế cựu Thủ tướng Liz Truss xử lý một vấn đề cấp bách tại Quốc hội vào tháng 102022.

    Penny Mordaunt le dang quang vua charles 1

    Penny Mordaunt le dang quang vua charles 1
    Hình ảnh cao lãnh của Chủ tịch Hội Cơ mật Anh. Ảnh: Getty

    Ngôi Sao (theo People)

  • Một người đàn ông đã bị bắt giữ hôm 2/5 ở London sau khi ném các vật phẩm - nghi là hộp đạn súng săn - vào khuôn viên Điện Buckingham.

    dien buckingham bi tan cong
    Cảnh sát tại hiện trường bên ngoài Điện Buckingham. Ảnh: Belinda Jiao/Telegraph

    Cảnh sát thủ đô đã bắt giữ người đàn ông vào khoảng 19h sau khi người này đến gần cổng cung điện ở trung tâm London, cầm một chiếc túi khả nghi và ném đồ vật vào bên trong khuôn viên cung điện, Guardian đưa tin.

    Người đàn ông không mang theo súng nhưng bị nghi ngờ sở hữu vũ khí tấn công sau khi cảnh sát lục soát người anh ta và tìm thấy một con dao.

    Cảnh sát đã dựng hàng rào tạm thời xung quanh khu vực để đề phòng một vụ nổ có thể xảy ra. Các con đường hiện mở trở lại và hầu hết hàng rào đã được dỡ bỏ.

    “Cảnh sát đã ngay lập tức bắt giữ người đàn ông và anh ta đã bị tạm giữ. Không có báo cáo về bất kỳ vụ nổ súng hoặc bất kỳ sĩ quan hay người dân nào bị thương. Cảnh sát vẫn ở hiện trường và chúng tôi đang điều tra thêm”, cảnh sát Joseph McDonald cho biết.

    Nhà vua và vương hậu không có ở Điện Buckingham vào thời điểm xảy ra sự việc.

    Cảnh sát không cho rằng đây là một vụ khủng bố. Họ đang kiểm tra tiền sử sức khỏe tâm thần của nghi phạm. Người đàn ông bị bắt được cho là đã hành động một mình.

    Vụ việc diễn ra trong bối cảnh cung điện đang chuẩn bị cho lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tại Tu viện Westminster ở London, với hàng nghìn sĩ quan từ khắp Vương quốc Anh sẽ được điều động để đảm bảo an ninh cho sự kiện.

    Zing (theo Guardian)

  • Nữ hoàng Mary I từng hành quyết hàng trăm người chống đối, trong đó có các lãnh đạo và giám mục, trong 5 năm trị vì nước Anh. 

    bloody mary 1
    Chân dung "Mary khát máu - Bloody Mary", nữ hoàng đầu tiên cai trị nước Anh. Ảnh: Wikipedia

    Nữ hoàng Mary I sinh ngày 18/2/1516, là con gái của vua Henry VIII với với người vợ đầu, Vương hậu Catherine xứ Aragon. Mary là người con duy nhất trong cuộc hôn nhân này bởi trước khi sinh Mary, bà Catherine nhiều lần bị sảy thai. Mary I trở thành Nữ hoàng trị vì nước Anh từ năm 1553 đến 1558, khi bà qua đời ở tuổi 42. 

    Những năm tháng đầu đời của Mary trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Đầu tiên là việc bà phải sống xa bố sau khi vua Henry VIII và Catherine ly hôn. Do cuộc hôn nhân không còn hợp lệ nữa, Mary I bị tước bỏ một số đặc quyền hoàng gia, khiến bà tức giận. Mary cũng bất bình với vua cha sau khi Henry VIII lên án Giáo hội công giáo Roma (RCC), những người phản đối chuyện ly hôn của ông với Catherine. 

    Theo Mary, nếu vua cha làm theo lời khuyên của RCC, không ai có thể chất vấn quyền thừa kế ngai vàng của bà. Hiểu được hoàn cảnh đó, Mary càng sùng theo Công giáo Roma. Khi vua Henry VIII qua đời, Mary trở thành người thứ hai trong danh sách thừa kế sau Edward, em trai cùng cha khác mẹ. Tuy nhiên Edward lúc này đang lâm trọng bệnh. 

    Sau khi Edward qua đời, Mary bắt tay vào kế hoạch trở thành người cai trị nước Anh vào năm 1553. Thời điểm này, Công nương Jane Grey, mẹ của Edward, được tôn lên làm làm Nữ hoàng Anh vào ngày 30/11/1553. Mary bèn tập hợp lực lượng, yêu cầu phế truất và hành quyết Công nương Jane Grey vì sợ trong tương lai sẽ bị lật đổ. Hành động này khiến Mary bị những người chống đối đặt cho biệt danh là "Mary khát máu - Bloody Mary".

    bloody mary 1

    Trong 5 năm trị vì, Mary I ra sức phản đối Đạo Tin Lành, tín ngưỡng được duy trì dưới thời vua Henry VIII, và nỗ lực khôi phục sự ảnh hưởng của Công giáo Roma tại Anh. Bà hành quyết hàng trăm người chống đối mình, trong đó có các lãnh đạo và giám mục. 

    Mary I cũng đưa ra một loạt các cải cách xã hội nhưng đều bị phản đối dữ dội. Nhiều người thậm chí còn không thừa nhận cuộc hôn nhân của Nữ hoàng này với Phillip II của Tây Ban Nha, diễn ra vào năm 1554. Bà trở thành Vương hậu Tây Ban Nha khi chồng bà đăng quang năm 1556.

    Tuy nhiên cuộc hôn nhân diễn ra không suôn sẻ do Mary I bị Phillip ruồng bỏ vì không thể sinh con. Bà qua đời vì ung thư buồng trứng và tử cung năm 1558 ở tuổi 42. 

    Sau cái chết của "Mary khát máu", em gái bà là Elizabeth I kế vị, xóa bỏ hầu hết những cải cách không thành công trước đó của người chị cùng cha khác mẹ. Bà cũng đưa nước Anh trở về cục diện trước kia do bà ủng hộ Đạo Tin Lành. 

    Theo Ngôi Sao

  • Xung quanh cuộc đời “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I tồn tại những giả thuyết thú vị, trong đó có thông tin rằng bà thật ra là nam giới.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 1

    Xương của Nữ hoàng Elizabeth I dường như có những điểm khác thường so với người chị em của bà là công chúa Bloody Mary khi nằm trong cùng một ngôi mộ duy nhất tại tu viện Westminster. Nhưng liệu họ có thực sự là thành viên hoàng gia còn lại hay đó là chứng cứ về âm mưu vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh?

    Nếu như đó không phải là bộ xương của Nữ hoàng Elizabeth thì trong suốt 4 thế kỷ qua, lịch sử nước Anh được viết lên theo một lời nói dối.

    Theo một cuốn sách mới xuất bản gây tranh cãi, lời nói dối bắt đầu vào một buổi sáng mùa thu 470 năm trước. Công chúa Elizabeth là con gái cưng nhất của vua Henry VIII Vương quốc Anh, được gửi từ London về làng Cotswold, hạt Gloucestershire để tránh cơn bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm. Không may là sức khỏe công chúa vốn không tốt nên bà bị ốm, sốt, nôn mửa và dần dần không còn đủ sức chiến đấu bệnh tật rồi qua đời vào buổi sáng trước khi vua cha đến thăm.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Nữ diễn viên Cate Blanchett hóa thân vào vai Nữ hoàng Elizabeth trong phim “Elizabeth: The Golden Age”.

    Đúng lúc đó, vua Henry VIII từ London đến thăm con gái yêu đang ở vùng quê. Vị vua 52 tuổi béo phì, tính tình dễ nóng giận sẽ xử trảm tất cả kẻ dưới nếu biết đứa con gái mà ông đang hết mực yêu thương và quan trọng nhất đối với ông đã qua đời.

    Gia sư của công chúa Kat Ashley và người giám hộ Thomas Parry không muốn để chuyện đau lòng trên truyền đến tai nhà vua. Trong số 7 người con của vua Henry VIII, 4 người đã chết từ lúc còn ẵm ngửa. Trong số những người con còn lại, hoàng tử Edward mới lên 5 tuổi thường xuyên ốm yếu và công chúa Mary tính tình khó chịu do chưa lập gia đình khi đã ngoài 20 tuổi.

    Chỉ có công chúa Elizabeth khi đó mới 10 tuổi là người con mà nhà vua đặt nhiều kỳ vọng nhất. Nhà vua muốn gả Elizabeth cho hoàng tử Pháp hoặc Tây Ban Nha để Anh có thêm đồng minh. Từ đó, những đứa con do công chúa sinh ra sẽ góp phần củng cố thế lực của triều đại Tudor Henry đang rất khao khát.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Nữ diễn viên Helen Mirren đóng vai Nữ hoàng Elizabeth I trong bức ảnh quảng cáo.

    Do công chúa Elizabeth qua đời đột ngột nên ông Parry và bà Ashley chắc chắn sẽ bị nhà vua luận tội. Nếu chuyện công chúa qua đời bị phát giác, họ có thể không phải chịu hình phạt chặt đầu nhưng mất mạng là điều khó tránh khỏi trong quá trình tra tấn khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

    Họ sẽ bị trói lại và kéo qua vũng bùn dài một dặm về phía giàn giáo. Ở đó, họ sẽ bị treo cổ. Ruột của họ sẽ được kéo ra từ các cơ quan trong cơ thể trong lúc còn sống, tay chân của họ cũng sẽ bị để trên hàng rào cây gai để cho các loài chim rỉa thịt.

    Do không muốn trải qua tình huống ghê sợ đó, cơ hội sống sót duy nhất của họ là lừa dối nhà vua và có thêm vài ngày để chuẩn bị cho cuộc đào tẩu khỏi đất nước.

    Suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu của gia sư Ashley là cố tìm thấy một cô bé ở làng Cotswold có thể đóng giả làm công chúa. Tuy nhiên, không có một bé gái nào trạc tuổi công chúa, chỉ có một bé trai tên là Neville ở ngôi làng nhỏ đó.

    Vì không còn thời gian tìm người thay thế, ông Ashley và bà Parry cải trang cho cậu bé Neville nhút nhát, gầy gò thành công chúa Elizabeth xinh đẹp.

    Kế hoạch cho người khác đóng giả công chúa của hai kẻ hầu cận cuối cùng đã phát huy tác dụng. Bởi lẽ nhà vua vốn không thường xuyên gặp con gái nên chẳng thể nhận ra điều gì bất thường. Trong căn phòng thênh thang được chiếu sáng bằng ánh nến, nhất là sau một chuyến hành trình vất vả từ London đến vùng nông thôn, nhà vua béo phì rất mệt mỏi để phát hiện ra điểm khả nghi.

    Kế hoạch liều lĩnh này cuối cùng cũng thành công trót lọt. Sau đó, nhà vua nhanh chóng trở về London.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Họa sĩ William Scrots vẽ chân dung của “Nữ hoàng đồng trinh” Elizabeth I trong thời gian năm 1546 -1547.

    Công chúa Elizabeth từ nhỏ không được các thành viên trong Hoàng gia để ý, quan tâm nhiều do mẹ của bà là hoàng hậu Anne Boleyn bị nhà vua xử trảm từ khi bà còn rất bé.

    Chính vì vậy, những người thường xuyên cận kề với công chúa Elizabeth là gia sư và giám hộ. Sau hơn một năm sống ở vùng nông thôn, khi trở về London chẳng có thành viên nào trong Hoàng gia đủ nhanh nhạy để nhận ra sự khác biệt giữa công chúa cũ với người mới trở về hoàng cung.

    Từ đây, hai người hầu dạy cho cậu bé Neville mọi thứ để dần trở thành công chúa Elizabeth đích thực khi không tìm được cô bé nào trong làng để thay thế cũng như đảm bảo an toàn tính mạng của họ và người thân trong gia đình.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Lý do thực sự khiến Nữ hoàng Elizabeth I ở giá cả đời mà không kết hôn vì bà là nam giới?

    Cuộc đời của công chúa Elizabeth - "Nữ hoàng đồng trinh" nước Anh từ xưa đến nay vẫn luôn được dân chúng hiếu kỳ đưa ra những nhận định khác nhau.

    Thậm chí, một số người còn kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIX, thầy tu tìm thấy hài cốt của một bé gái trong trang phục quý tộc ở ngôi làng Cotswold.

    Nhiều người từ đó đồn đoán rằng, nữ hoàng hiện tại là nam giới nên mới vĩnh viễn không kết hôn với bất cứ hoàng tử của các nước khi đến cầu hôn. Trong cả cuộc đời của Nữ hoàng Elizabeth, người ta cũng chưa từng thấy nữ hoàng có quan hệ đặc biệt với bất cứ người đàn ông nào.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Chân dung của Nữ hoàng Elizabeth I do nghệ sĩ không rõ tên tuổi vẽ trong giai đoạn năm 1580-1590.

    Nữ hoàng Elizabeth được biết tới với những chính sách cai trị cứng rắn, có phần độc đoán. Khi còn sống, bà từng nói: “Ta có trái tim của người đàn ông, không phải của một phụ nữ và không bao giờ biết e sợ điều gì”.

    Tác gia người Ailen Bram Stoker (1847-1912) và tác gia người Mỹ Steve Berry (1955) là hai người trong giới văn chương đặc biệt quan tâm tới những câu chuyện ly kỳ về Nữ hoàng Elizabeth. Họ dành ra nhiều năm để nghiên cứu các sử liệu viết về nữ hoàng. Cả hai đều ủng hộ giả thuyết cho rằng công chúa Elizabeth đã bị đánh tráo từ nhỏ và Nữ hoàng về sau thực chất là một người đàn ông.

    Một trong những dẫn chứng mà tác gia Steve Berry đưa ra trong cuốn sách của mình đó là khi công chúa gần trưởng thành, một vị gia sư tên là Roger Ascham (người được giao công việc giảng dạy kiến thức cho bà thay cho người làm nhiệm vụ trước đó là bà Ashley) đã rất bất ngờ khi tiếp xúc với công chúa Elizabeth trong quá trình dạy bà.

    Trong nhật ký, Ascham từng viết: “Cách tư duy và lối suy nghĩ của công chúa không hề có chút mềm lòng, yếu đuối thường thấy ở phái đẹp. Cô ấy còn có sức mạnh như của một đấng nam nhi. Khi nhìn công chúa Elizabeth, tôi cảm thấy nàng toát lên vẻ nam tính hơn là nữ tính”.

    Vào thời kỳ đó, phe ủng hộ hoàng tử Edward lên ngôi vua đã cử người âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của hai công chúa Mary và Elizabeth. Một số thư tín bí mật còn lưu lại cho tới hôm nay cho thấy, các mật thám của phe hoàng tử Edward nghi ngờ giới tính thực sự của công chúa Elizabeth.

    Tác giả Bram Stoker từng viết: “Những nét nam tính ở nữ hoàng bị đổ lỗi cho quá trình trưởng thành. Tuy vậy, bên cạnh diện mạo, tính cách của Elizabeth cũng thay đổi rất nhiều. Lúc nhỏ, công chúa Elizabeth vốn nhút nhát nhưng khi lên ngôi bà rất cứng rắn và có những chính sách không khoan nhượng. Thuở nhỏ, công chúa sáng dạ, ham đọc và học rất nhanh nhưng về sau công chúa Elizabeth bỗng nhiên tiếp thu chậm hơn khiến gia sư Roger Ascham tốn không ít công sức dạy bà và phải cắt bớt nội dung dạy. Roger Ascham trước đó được biết công chúa là người ham kiến thức, tựa như miếng bông khát nước nhưng khi trực tiếp dạy công chúa ông thấy nàng như một chiếc chén nhỏ, nếu rót nhanh tay thì tràn ngay lập tức”.

    nu hoang dong trinh elizabeth i 2
    Một bức chân dung khác về Nữ hoàng Elizabeth I được vẽ vào khoảng năm 1575.

    Đương thời, Nữ hoàng thường ám chỉ rằng, do cha bà là nhà vua Henry VIII có tới 6 người vợ và việc ông xử trảm mẹ bà từ khi bà còn nhỏ đã khiến nữ hoàng không có ý định kết hôn.

    Khi qua đời ở tuổi 70, thay vì tổ chức một lễ tang trọng thể cho bà, thi thể của Nữ hoàng Elizabeth I được chôn cất chung với chị gái là nữ hoàng Mary I ở tu viện Westminster.

    Từ bấy đến nay, người Anh vẫn tiếp tục đồn đại về những bí ẩn xung quanh Nữ hoàng Elizabeth qua đời vào năm 1603 mà không hề khám nghiệm tử thi.

    Chỉ cần sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN sẽ giúp lý giải chính xác về giới tính của "Nữ hoàng đồng trinh" và dẹp tan những truyền thuyết tồn tại bấy lâu. Nhưng cho tới nay, mọi thứ vẫn chưa được sáng tỏ.

    Mộ của Nữ hoàng Elizabeth chưa bao giờ bị xâm phạm. Theo ông Berry: "Bây giờ là lúc để mở nắp ngôi mộ của Nữ hoàng và kiểm tra những thứ ở bên trong đó".

    Theo Kiến Thức

  • Nằm cách điện Buckingham chưa đầy 300 mét, là nơi ăn ở và sinh hoạt của gần 500 người lính thuộc các Lực lượng Vệ binh Coldstream, Grenadier, Ai-len, Scotland và xứ Wales.

    ve binh vua charles 1

    Điều kiện sống xuống cấp

    Doanh trại nổi tiếng Wellington Barracks, nằm cách điện Buckingham chưa đầy 300 mét, là nơi ăn ở và sinh hoạt của gần 500 người lính thuộc các Lực lượng Vệ binh Coldstream, Grenadier, Ai-len, Scotland và xứ Wales. Đây là nơi đóng quân của năm trung đoàn cao cấp của quân đội: The Coldstream, Grenadier, Irish, Scots và Welsh Guards. Những binh lính tại đây làm nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và Cung điện từ năm 1660. Hàng triệu du khách trên thế giới đã chụp ảnh cùng những người lính khi họ đứng gác và mặc quân phục chỉnh tề bên ngoài điện Buckingham và điện St James.

    Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài hào nhoáng, những người lính phải sống dưới điều kiện “thấp kém” và “tệ hơn nhà tù”. Những bức ảnh chuột bò lổm ngổm, rác thải chất thành đống ở các khu nhà ở, nhà vệ sinh bị tắc và bẩn thỉu cùng những vật dụng hỏng hóc đã phơi bày điều kiện sống tồi tệ của đội Vệ binh Hoàng gia tại một trong những doanh trại quân đội uy tín nhất nước Anh.

    ve binh vua charles 1
    Khu vực đầy rác thải và trong thang máy thậm chí có vũng nước đọng

    Một người lính giấu tên tiết lộ rằng gần đây anh ta đã rời lực lượng Coldstream Guards vì không chịu được điều kiện sống ở doanh trại. Anh cho rằng người dân Anh cần được biết về những điều này.

    Theo một cựu cảnh vệ thuộc trung đoàn Coldstream Guard, họ sẽ phải dọn dẹp xác chuột vào buổi sáng khi vệ sinh nội khu. Mặc dù có nỗ lực dọn dẹp nhưng điều kiện sống vẫn khá tệ.

    Đây quả là một sự xúc phạm đối với doanh trại Wellington Barracks vì nơi đây đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Cầu Luân Đôn (Operation London Bridge), kế hoạch tang lễ cho Nữ hoàng Elizabeth II. Được biết, có hàng trăm binh sĩ diễu hành trong tang lễ của cố Nữ hoàng đã từng sinh hoạt tại đây năm ngoái. Bên cạnh đó còn có 8 người khiêng quan tài từ đại đội Queen’s Company thuộc tiểu đoàn 1 của lực lượng Grenadier Guards cũng từng ở đây. Họ đã được ca ngợi vì sự bình tĩnh và chuyên nghiệp tại đám tang của cố Nữ hoàng.

    Các cựu binh lính vén màn về cuộc sống tại Wellington Barrack

    Theo tờ Marca, một trong số những người lính tiết lộ rằng anh ta nhận được mức lương 30.400 đô la mỗi năm và hiện anh kiếm được nhiều hơn gấp đôi so với khi còn tại ngũ. Anh ta khẳng định có 32 binh nhất sống ở mỗi tầng và phải dùng chung sáu nhà vệ sinh và hai phòng tắm.

    Một cựu binh lính khác bày tỏ sự bất bình khi cho rằng cuộc sống của các tù nhân còn tốt hơn cuộc sống trong doanh trại: “Bên ngoài thì rất sạch đẹp, nhưng bên trong doanh trại Wellington Barracks thì không như vậy. Du khách chỉ đứng ngoài để chụp ảnh chứ họ không vào trong để biết điều kiện ăn ở khổ cực của người lính”. Anh cũng cho biết một vài binh lính đã kiến nghị lên các sĩ quan về tình hình nơi sinh hoạt của họ, nhưng đều bị phớt lờ hoặc bị từ chối. Anh cảm thấy những người lính không được tôn trọng ở đây.

    ve binh vua charles 1

    Đầu năm nay, có thông tin cho biết một vài nhà thầu phụ trách việc sửa chữa và bảo trì của Bộ Quốc Phòng Anh đã bỏ lỡ rất nhiều cuộc hẹn gấp về vấn đề tu sửa. Dữ liệu khác tiết lộ rằng hơn 44.000 binh lính thuộc Lực lượng Vũ trang đã được bố trí chỗ ở trong các toà nhà “cấp 4” vào năm 2021, tiêu chuẩn thấp nhất do Bộ Quốc phòng đưa ra.

    Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng cho biết, việc cung cấp chỗ ở chất lượng tốt, an toàn cho quân nhân là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù 95% loại hình nhà ở này đáp ứng Tiêu chuẩn Decent Homes Standard, nhưng họ vẫn chi hơn 2,2 tỷ đô la trong thập kỷ tới để cải thiện và xây dựng các khu nhà ở mới.

    Hiện tại điện Buckingham vẫn chưa có bình luận gì về sự việc này.

    Thể thao & Văn hóa (theo Marca)

  • Vua Charles có sở thích sưu tầm những thứ độc đáo. Ông sở hữu chiếc ô duy nhất trên thế giới được làm từ một thân tre nguyên vẹn.

    chiec o cua vua charles 1

    Tháng 1, Vua Charles đến nhà thờ ở giáo xứ Sandringham, Norfolk, Anh. Vị quân vương nước Anh cầm chiếc ô khác biệt với những người xung quanh.

    Sau đó, Mario Talarico, thợ làm ô thủ công đời thứ 5 ở Napoli (Italy), chuyên tạo ra những chiếc ô đắt nhất thế giới, đăng bài trên Facebook: “Thực sự mãn nguyện! Vua Charles III đến thăm điền trang Sandringham và ngài ấy mang theo chiếc ô mà tôi làm cho ngài ấy”.

    Theo Daily Mail, chiếc ô do Nunzio Alfredo D'Angieri, Đại sứ Belizean tại Italy, tặng Vua Charles khi ông còn là Thân vương xứ Wales. Hai người quen biết nhiều năm, từng chơi polo với nhau.

    chiec o cua vua charles 1
    Vua Charles cầm chiếc ô khác biệt với những người xung quanh. Ảnh: SplashNews.

    Charles yêu thích món quà đặc biệt. Ông ủy quyền cho phó thư ký riêng Chris Fitzgerald thay mặt mình gửi thư cảm ơn ngài đại sứ. Trong thư, Thái tử Charles bày tỏ niềm vui khi nhận được chiếc ô chế tác tinh xảo.

    “Thân vương đánh giá cao cử chỉ hào phóng như vậy, đặc biệt để hồi tưởng những ngày chơi polo đáng nhớ cùng nhau. Ngài ấy mong ngài chuyển lời cảm ơn đến ông Talarico vì tạo ra nghệ thuật tuyệt đẹp như vậy trên tay cầm bằng tre. Ngài thật tử tế khi đặt chiếc ô thiết kế tỉ mỉ như vậy tặng Thân vương. Xin hãy nhận những lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn nồng nhiệt nhất từ ngài ấy”, thư viết.

    Các thành viên khác trong gia đình Hoàng gia Anh, bao gồm cố Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thái hậu, chủ yếu dùng ô do công ty Fulton's ở London sản xuất. Tuy nhiên, Vua Charles thường để mắt tới những thứ độc đáo hơn.

    Chiếc ô của ông độc nhất vô nhị trên thế giới vì phần cán làm từ một thân tre nguyên vẹn duy nhất. Ông Talarico phải mất 5 tháng để tìm ra loại gỗ ưng ý này từ châu Á. Tán ô được làm từ chất liệu kết hợp lụa và polyester chống thấm nước đặc biệt. Giá bán của những mẫu ô thủ công tương tự lên tới 20.000 bảng Anh (567 triệu đồng).

    “Tôi biết Vua Charles có rất nhiều ô và ngài ấy yêu nước Italy nên tôi muốn tạo ra cho ngài ấy chiếc ô chưa từng xuất hiện trước đây trên thế giới. Đó là chiếc ô làm từ một thân tre duy nhất còn nguyên vẹn”, nhà chế tác chia sẻ.

    chiec o cua vua charles 1
    Ông Mario Talarico sở hữu cửa hàng tạo ra những chiếc ô đắt nhất thế giới. Ảnh: SplashNews.

    Ông Talarico được cho là thợ làm ô duy nhất trên thế giới tạo ra những chiếc ô từ một miếng gỗ duy nhất bằng cách dùng hơi nước để tạo hình đường cong 180 độ.

    Ông kế thừa công việc gia truyền từ đời ông cố, bắt đầu kinh doanh năm 1860. Những vật liệu chủ yếu để làm ô lấy từ các loại cây có ở địa phương, bao gồm hạt dẻ, cây bách xù và lemonwood.

    Ông có thể mất tới 5 tháng để tạo khung cho chiếc ô và thêm 6-7 giờ cho việc hoàn thiện các phần khác. Mỗi năm, cửa hàng của Talarico chỉ bán ra thị trường vài trăm chiếc.

    Tiền Phong (theo Daily Mail)