• Khi ông Lý đưa con đi xét nghiệm ADN, kết quả lại cho thấy hai người không phải cha con.

    Kể về trường hợp ấn tượng nhất trong hơn 20 năm làm việc, ông Hoàng - giám định viên tại trung tâm giám định ADN tại Hà Nam, Trung Quốc cho biết, từng làm xét nghiệm huyết thống cho người đàn ông là bố đẻ của cậu bé nhưng ADN của họ lại không giống nhau.

    Ông Lý (ở Hà Nam) kết hôn với Hoa cách đây 12 năm. Sau khi lấy nhau, cả hai thử nhiều cách nhưng không thể có con. Họ phải mất 10 năm đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để chữa bệnh hiếm muộn, may mắn mới có một cậu con trai.

    chua hiem muon 10 nam
    Sau 10 năm chữa hiếm muộn, ông Lý và vợ mới có một cậu con trai. (Ảnh minh họa: Sohu)

    Ông Lý vui vì có quý tử sau nhiều ngày chờ mong, thế nhưng trong lòng ông vẫn có chút hoài nghi khi thấy con trai càng lớn càng không có điểm nào giống mình.

    Vì vậy, ông Lý lén lấy mẫu tóc của con và đem tới trung tâm để xét nghiệm ADN xác định huyết thống. Kết quả xác nhận hai người không có quan hệ cha con.

    Mang tờ kết quả về, ông Lý nổi cơn điên và tra khảo vợ ngày đêm mặc mọi lời giải thích. Cuộc sống gia đình ngày càng nặng nề bởi những lời la mắng của ông Lý.

    Mãi về sau, ông Lý ngẫm lại thấy hai vợ chồng bên nhau bao năm nhưng vợ không có biểu hiện lạ gì nên ông tìm đến một trung tâm xét nghiệm khác ở thành phố. Lần này ông mang theo mẫu xét nghiệm của cả vợ và con trai.

    Kết quả phân tích cho thấy người mẹ và cậu con trai có quan hệ huyết thống, chỉ người cha là có hiện tượng bị nhiễm, không thể phân tích được. Các giám định viên kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong quy trình xét nghiệm nhưng không phát hiện sai sót. Do đó, trung tâm xét nghiệm lại tất cả mẫu.

    Mẫu của mẹ và con vẫn không thay đổi, chỉ mẫu của người cha mỗi lần lại đưa ra một kết quả khác nhau. Thậm chí, cùng mẫu tóc của ông nhưng mỗi lần xét nghiệm lại cho kết quả khác nhau.

    Các giám định viên phải kết hợp với đồng nghiệp ở các trung tâm khác nhau cùng tìm ra kết quả. Họ yêu cầu gia đình cung cấp mẫu máu và tinh trùng của người bố. Các mẫu được đưa tới hai trung tâm nghiên cứu di truyền để xét nghiệm độc lập và so sánh đưa ra kết quả chính xác nhất.

    Kết luận, ông Lý mắc chứng Chimerism - đây là hiện tượng xảy ra khi hai trứng được thụ tinh (tức hai phôi), có cấu trúc di truyền khác nhau, nhưng ngẫu nhiên kết hợp làm một trong thời kỳ đầu thai kỳ.

    Cụ thể, trong quá trình mang thai ông Lý trước đây, mẹ ông có thể đã mang hai phôi thai cùng lúc. Theo quy luật bình thường sẽ sinh ra hai người con cấu trúc di truyền khác nhau. Tuy nhiên do ngẫu nhiên, hai hợp tử này lại kết hợp làm một trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ông Lý được sinh ra có hai cấu trúc di truyền khác nhau (tức là 2 bộ gene khác nhau) trên cùng một cơ thể.

    Vì thế, khi ông Lý có con, người con không hưởng gene của ông nên khi xét nghiệm ở các mô khác nhau trên cơ thể lại cho ra kết quả khác nhau. Dù ông và con được xác định quan hệ huyết thống theo dòng nội (tức là có gene cùng họ).

    Hiện tượng Chimerism rất hiếm ít gặp, nó chỉ được phát hiện ngẫu nhiên trong một tình huống cụ thể nào đó, và để xác định được triệu chứng của Chimerism rất khó khăn. Cuối cùng, mọi thứ đã được sáng tỏ, gia đình ông Lý lại trở về với cảnh hạnh phúc thường ngày.

    Theo VTC News

  • Vợ chồng nên thay đổi lối sống, ngừng sử dụng biện pháp tránh thai và xác định thời điểm rụng trứng thích hợp để quan hệ.

    Theo Đại học Sản phụ khoa Mỹ, phụ nữ khỏe mạnh có 25% cơ hội thụ thai thành công trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi 20 và đầu 30. Đến 40 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 10% mỗi kỳ kinh. Dưới đây là những cách tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợ chồng.

    1. Ngừng sử dụng biện pháp tránh thai

    Vợ chồng có ý định sinh con nên dừng thuốc tránh thai vì cơ thể của phụ nữ phải mất một vài chu kỳ để rụng trứng đều đặn và sẵn sàng mang thai. Dừng biện pháp tránh thai một thời gian cũng là cách theo dõi chu kỳ và tìm thời điểm rụng trứng phù hợp.

    2. Xác định thời điểm rụng trứng

    Rụng trứng là hiện tượng trứng được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển vào trong các ống dẫn trứng để sẵn sàng cho quá trình thụ tinh. Phụ nữ dễ thụ thai nhất vào những ngày trước khi trứng rụng. Các dấu hiệu như chất nhầy cổ tử cung nhiều hơn, có màu trắng trong, dày và dai giống như lòng trắng trứng; tăng ham muốn tình dục; căng tức ngực...

    3. Quan hệ tình dục trước khi rụng trứng

    Tinh trùng có thể tồn tại trong đường sinh sản của phụ nữ tối đa 5 ngày trong điều kiện thích hợp, còn trứng chỉ tồn tại khoảng 12-24 giờ sau khi được phóng thích. Các chuyên gia thường khuyến khích các cặp vợ chồng nên quan hệ 1-2 ngày trước khi rụng trứng để tăng khả năng thụ thai thành công.

    Nếu quan hệ sau khi rụng trứng thì tỷ lệ thụ thai thành công thấp hơn vì tinh trùng không xuất hiện lúc trứng được phóng khỏi buồng trứng.

    sinh con nam giap thin
    Xác định thời điểm rụng trứng phù hợp giúp thụ thai thành công. Ảnh: Freepik

    4. Tránh thói quen xấu

    Để tăng khả năng có thai nhanh tự nhiên, nam và nữ giới cần tránh những thói quen làm giảm khả năng sinh sản như bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, caffeine, giảm căng thẳng và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (vitamin B12, C, E, kẽm, selen cho nam và axit béo omega-3, selen, vitamin E, B6, axit folic cho nữ).

    Căng thẳng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Duy trì cân nặng là giải pháp tốt cho người muốn làm cha mẹ nhưng cần hạn chế tập quá sức.

    Nhiều cặp vợ chồng dùng gel bôi trơn khi quan hệ để giảm khô âm đạo, hỗ trợ giao hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Dundee, Scotland và Đại học Porto, Bồ Đào Nha, cho thấy các thành phần trong chất bôi trơn có thể thay đổi độ cân bằng pH trong âm đạo, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng.

    5. Thử thai đúng cách

    Xét nghiệm mang thai sớm là phương pháp dùng que thử phát hiện hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG) trong nước tiểu. HCG chỉ được cơ thể sản xuất khi có thai. Trong vài tuần đầu sau khi thụ thai, nồng độ hormone này tăng nhanh. Kết quả có thể dương tính sau 8-10 ngày thụ thai, độ chính xác khoảng 75%. Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thể nhận kết quả âm tính giả do nồng độ hCG chưa đủ cao.

    Thời điểm thử thai tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi trễ kinh, vì nồng độ hormone thai kỳ tăng mạnh. Nước tiểu cũng cô đặc hơn khi thức dậy khiến hCG đậm đặc nên dễ phát hiện. Người đã tiêm một mũi kích hoạt hCG hỗ trợ sinh sản nên đợi hai tuần sau mới thử thai để thuốc hết tác dụng.

    Thụ thai thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tiền sử sức khỏe, chu kỳ kinh nguyệt và lối sống. Hầu hết phụ nữ đều trải qua vài chu kỳ trước khi nhận được kết quả thử thai dương tính.

    Theo Đại học Sản phụ khoa Mỹ, hơn một nửa số cặp vợ chồng khỏe mạnh thụ thai trong vòng 6 tháng kể từ khi cố gắng mang thai và khoảng 75% vợ chồng ngoài 30 tuổi thụ thai trong vòng một năm. Các chuyên gia khuyến nghị những vợ chồng khỏe mạnh dưới 35 tuổi nên đến bác sĩ khám nếu không thụ thai trong vòng 12 tháng và sau 6 tháng nếu trên 35 tuổi.

    VnExpress (theo Parents)

  • Các nhà khoa học Mỹ tiết lộ thông tin bất ngờ về nhóm máu được cho kháng bệnh tốt nhất nhưng người có nhóm máu này lại khó có con hơn các nhóm máu khác.

    Khi đề cập đến vấn đề vô sinh, nhiều người cho rằng nguyên nhân thường xuất phát từ các vấn đề sức khỏe, chấn thương hay các yếu tố lối sống. Tuy nhiên, có một yếu tố ít ai ngờ lại có thể ảnh hưởng đến khả năng có con, đó chính là nhóm máu.

    Đối với nam giới

    Một nghiên cứu của Pakistan đối với 1.521 người vô sinh nam và 460 ông bố cho ra kết quả tỷ lệ vô sinh nam ở nhóm máu O luôn cao hơn so với tất cả các nhóm máu khác. Điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa nhóm máu O và vô sinh nam. Theo đó, nhóm máu O có tỷ lệ vô sinh cao nhất, tiếp theo là nhóm máu A và B, trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là nhóm máu AB.

    kho co con

    Một nghiên cứu khác của Viện Khoa học y tế Ấn Độ và Đại học Barkatullah (Ấn Độ) thực hiện năm 2015 bao gồm 88 người vô sinh cũng cho thấy nam giới nhóm máu O có tỷ lệ vô sinh cao hơn.

    Lâu nay, nhóm máu O được coi là nhóm máu có thể lực tốt hơn các nhóm máu khác. Nhóm máu O có khả năng kháng bệnh mạnh hơn, do trong máu có các thành phần thúc đẩy hoạt huyết, giảm hình thành huyết khối nên người thuộc nhóm máu này có khả năng kháng bệnh tốt hơn, khả năng chống chọi với ung thư gan, ung thư dạ dày.

    Vậy nên việc nhóm máu O khó có con làm nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng cần có các nghiên cứu quy mô lớn hơn để xác minh mối tương quan này và có chiến lược can thiệp phù hợp.

    Đối với nữ giới

    Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng nhóm máu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cơ hội mang thai của phụ nữ.

    Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học trường Y Albert Einstein (New York, Mỹ) và Đại học Yale (Mỹ), cơ hội thụ thai của phụ nữ tuổi 30, 40 không chỉ do tuổi quyết định mà còn do nhóm máu. Đặc biệt, phụ nữ nhóm máu O - nhóm máu phổ biến nhất - không những ít trứng hơn mà chất lượng trứng cũng kém hơn. Trong khi những người có nhóm máu A dường như dễ thụ thai hơn.

    Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã xem xét về nhóm máu của 560 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 35 đang điều trị hiếm muộn. Họ lấy mẫu máu của những người tham gia nghiên cứu này để đo nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH). Đây là loại hormone có khả năng ức chế quá trình phóng noãn của phụ nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Những người phụ nữ có nồng độ FSH cao hơn 10 sẽ khó thụ thai hơn những người có nồng độ FSH dưới 10. Vì mức FSH càng cao cho thấy buồng trứng dự trữ giảm, đồng nghĩa với việc chất lượng trứng giảm và số lượng trứng còn lại ít.

    Kết quả thu được cho thấy phụ nữ nhóm máu O có mức FSH lớn hơn 10 nhiều nhất so với các nhóm máu còn lại. Không những thế, ngay cả khi tính đến độ tuổi thì kết quả này cũng vẫn đúng và dù những người tham gia nghiên cứu không hề có huyết thống với nhau.

    Trong khi đó, những phụ nữ có nhóm máu A lại ít có khả năng có mức FSH cao hơn 10, vì nhóm A mang kháng nguyên A - một protein trên bề mặt tế bào nên đã bảo vệ số lượng trứng tốt hơn. Điều này hoàn toàn không có ở những người phụ nữ nhóm máu O.

    Hơn nữa, một số chuyên gia cho rằng nhóm máu ảnh hưởng đến những phản ứng của hệ miễn dịch trong việc nỗ lực để thụ thai. Điều này đã được chỉ rõ trong quá trình thụ tinh ống nghiệm bởi hệ miễn dịch luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công của việc cấy trứng vào tử cung người mẹ.

    “Phụ nữ nhóm máu O là những người ít có khả năng thụ tinh ống nghiệm thành công. Điều này là do phản ứng miễn dịch của họ quá mạnh, không “bỏ qua” những chất lạ, dù đó là tinh trùng của người cha”, TS Joyce Harper (Bệnh viện Đại học College London) nói.

    Các chuyên gia cũng cho biết, mặc dù nhóm máu có ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn kích thích nang trứng, song tuổi của phụ nữ mới là yếu tố quyết định nhất đến khả năng thụ thai. Do đó, dù là nhóm máu A hay O, phụ nữ cũng nên chuẩn bị mang thai càng sớm càng tốt.

    Giadinhonline (theo DailyMail)

  • Nhận “đẻ thuê” bằng hình thức quan hệ trực tiếp, khi thông báo rằng mình đã có thai, chị Thu không nhận được gì ngoài sự thờ ơ của "đối tác".

    de thue 1

    Tố bị quỵt tiền sau khi nhận "đẻ thuê"

    Chiều 19.7, trên các trang mạng xã hội chia sẻ nội dung phản ánh của một người phụ nữ tên Phùng Mai Thu (36 tuổi, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc), tố cáo anh Nguyễn Đình V. (30 tuổi, trú tại Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội) quỵt tiền sau khi chị nhận "đẻ thuê".

    Dòng trạng thái được chia sẻ với nội dung "Em với anh này có làm hợp đồng mang thai hộ với nhau. Khi em với anh ăn ngủ với nhau, mang bầu được rồi thì anh này lại không trả tiền và bỏ mặc 2 mẹ con".

    PV Lao Động đã liên hệ với người phụ nữ theo thông tin trên bài đăng và được biết, chị Thu và anh V. quen nhau trên hội nhóm có tên "Đẻ thuê có hợp đồng" vào cuối tháng 4.2023.

    Chị Thu chia sẻ, cuối tháng 4, V. có đăng thông tin cần người đẻ con thuê. Do đang cần tiền nuôi con và trả nợ ngân hàng nên Thu đã liên hệ để trao đổi.

    "Ngày 28.4, tôi có về quê V. ở Đại Áng, Thanh Trì để thăm nhà. Chiều 3.5, V. đến nhà tôi ở Vĩnh Phúc nói chuyện và xin phép mẹ để đón tôi về nhà V. ở để tiện việc mang thai", chị Thu tâm sự.

    de thue 1
    Bài đăng tìm người đẻ thuê. Ảnh: NVCC

    Theo chị Thu, từ 28.5 và khoảng 3-4 ngày sau đó, chị và anh V. có quan hệ với nhau. Đến 11.6, sau khi chưa thấy có hiện tượng đậu thai, lại ra máu, chị đã bảo với anh V. rằng khả năng vẫn chưa có thai.

    "V. có nhắc mình đi khám nhưng tôi nói không cần, sau đó có xin phép để về nhà. Đến 15.6, khi chưa thấy có kinh nguyệt, tôi đi khám và nhận được thông tin đã có thai. Khi biết tin đã đậu thai, tôi gọi điện thông báo cho V., nhưng chỉ nhận lại được câu trả lời rằng "anh không tin tưởng em" và những lời nói khó nghe" - chị Thu thông tin.

    Cũng theo chị Thu, khi không tìm được tiếng nói chung trong cuộc giao dịch này, chị và anh V. có viết cam kết rằng sẽ giữ đứa bé và anh sẽ phải có trách nhiệm với hai mẹ con.

    de thue 1
    Bản hợp đồng được anh V. và chị Thu lập ra. Ảnh: NVCC

    Tuy nhiên, khi chị nói đến việc đi khám thai và mua thuốc thì anh V. chỉ chuyển cho 100.000 đồng tiền khám và 900.000 đồng tiền ăn.

    Nói về bản hợp đồng, chị Thu cho biết, bản hợp đồng được lập vào ngày 5.5.2023, sau khi chị xuống nhà anh V. ở và được đưa đi khám sức khỏe tổng quát.

    "Trong bản hợp đồng có ghi, trước khi thực hiện hợp đồng, bên anh V. đồng ý đặt cọc cho tôi 50 triệu đồng, nhưng đến nay, anh ấy mới chỉ chuyển cho tôi 30 triệu đồng" - chị Thu cho hay.

    Liên quan đến vấn đề này, anh Nguyễn Đình V. (30 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội - người đàn ông bị tố cáo trong bài viết trên) xác nhận sự việc giữa anh và chị Thu là có xảy ra.

    Anh V. cho biết: "Tôi đã chuyển cho Thu 30 triệu, có biên lai chuyển tiền đầy đủ. Nhưng sau khi biết tin mang thai Thu vẫn chưa xuống gặp tôi. Bây giờ nó (chị Thu - PV) phải gặp tôi để tôi nói chuyện đã. Tôi người thật việc thật, tôi có lừa nó đâu".

    Rủi ro pháp lý với dịch vụ "đẻ thuê" tràn lan trên mạng

    Theo Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (IVF) và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (có hiệu lực từ ngày 15.3.2015), những cặp vợ chồng hiếm muộn phải mất từ 6 tháng đến hơn 1 năm chờ xét duyệt hồ sơ mới có cơ hội được phép cho mang thai hộ.

    Nghị định số 10 cũng quy định chặt chẽ, người mang thai hộ phải là người thân thích cùng họ hàng của bên vợ hoặc bên chồng.

    Chính vì vậy, các "dịch vụ" đẻ thuê, mang thai hộ tràn lan trên mạng hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro pháp lý cho cả người nhờ mang thai hộ lẫn người thực hiện dịch vụ; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về sức khỏe, danh dự và cuộc sống lâu dài.

    Tính đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác về những vụ việc đẻ thuê, mang thai hộ. Nhưng mạng xã hội phát triển càng khiến cho hoạt động môi giới này diễn ra mạnh mẽ.

    Liên quan đến vụ việc nhận “đẻ thuê” bằng hình thức quan hệ trực tiếp trên đây, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, vụ việc này không có yếu tố cấu thành tội phạm bởi việc quan hệ là do hai bên tự nguyện.

    Song về mặt dân sự, hợp đồng đẻ thuê giữa chị Thu và anh V. là vô hiệu cả về mặt hình thức lẫn nội dung, bởi hành động này pháp luật không cho phép. Đồng nghĩa với việc thỏa thuận giữa người đàn ông và người phụ nữ trong sự việc trên là không có hiệu lực.

    "Về mặt đạo đức thì rất có thể gặp đối tượng lừa gạt phụ nữ, cũng là sự nhẹ dạ, cả tin của người phụ nữ. Còn câu chuyện sau này đứa con sinh ra, nếu đúng là con của người đàn ông đó thì người cha phải có trách nhiệm nuôi dưỡng" - Luật sư Nam lí giải thêm.

    Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

    Theo Lao Động

  • Nhận kết quả xét nghiệm ADN, chị Lệ sốc khi đứa trẻ trong bụng chị là con của người chồng, không phải con mình.

    Chị Tú Lệ (40 tuổi, Quảng Ninh) kết hôn với người đàn ông ngoại quốc nhưng mãi không có con. Dự trữ buồng trứng của chị suy giảm, khó mang thai tự nhiên. Để có con, chị buộc phải xin trứng sau đó kết hợp với tinh trùng của chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

    Biết tin chị có bầu, bố mẹ chồng của chị ở nước ngoài ai nấy đều vui mừng, háo hức chờ tới ngày cả gia đình đoàn tụ bên trời Tây.

    Để làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài với chồng, chị Lệ phải có tờ xét nghiệm ADN trong hồ sơ. ADN giữa người bố và đứa trẻ đang trong bụng mẹ là căn cứ để quyết định chị có được xuất cảnh theo chồng hay không.

    thai nhi hiem muon

    Ngày đến trung tâm lấy kết quả xét nghiệm ADN, chị Lệ hồ hởi, vui vẻ nhưng sau khi xem xét kỹ tờ kết quả, chị kinh ngạc thốt lên: “Sao kết quả lại thế này? Đứa bé nằm trong bụng tôi, nước ối lấy ra từ bụng tôi thì đương nhiên phải là con của tôi. Rõ ràng đã là con của chồng tôi rồi cơ mà. Đứa trẻ phải là con của tôi nữa chứ?”.

    Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền giải thích, đứa trẻ là con chị vì chị đang mang bầu và sinh bé ra nhưng không phải là “máu mủ” của chị. Nghĩa là bé được hình thành từ trứng của người phụ nữ khác chứ không phải trứng của chị. Do đó, em bé là con của người chồng.

    Lúc này chị Lệ mới thành thật thú nhận hoàn cảnh của bản thân với các chuyên gia của trung tâm. Chị cũng bày tỏ lo lắng sắp tới khó được đi theo chồng ra nước ngoài, nên đề nghị trung tâm gạch bỏ giúp dòng chữ “Không phải con của mẹ”.

    Việc sửa đổi hoặc thêm bớt là gian dối. Theo các chuyên gia, các ca xét nghiệm ADN để làm thủ tục đi nước ngoài đều phải đầy đủ cả bố, mẹ và con.

    Phương pháp xét nghiệm ADN để tìm quan hệ huyết thống khi trẻ còn là thai nhi nhờ vào một lượng nước ối nhỏ được hút từ túi ối trong bụng người mẹ. (Ảnh: CGAT)

    Bà Nga cho biết, trung tâm từng làm xét nghiệm để tìm quan hệ huyết thống trước sinh cho hơn 1.000 ca. Trường hợp thai nhi không phải là con của bố khá nhiều nhưng chưa bao giờ cho ra kết quả thai nhi không phải là con của mẹ. Kết quả này khiến những người làm giám định có chút lúng túng.

    “Chúng tôi đã rà soát lại các khâu nhưng không hề có sự nhẫm lẫn. Ca này vẫn được kết luận: Thai nhi là con của bố, không phải con của mẹ”, bà Nga nói.

    Phương pháp xét nghiệm ADN để tìm quan hệ huyết thống khi đứa trẻ còn là thai nhi nhờ vào lượng nước ối nhỏ được hút từ túi ối trong bụng người mẹ. Nước ối mang nhiều ADN của đứa trẻ nên cho ra kết quả chính xác.

    Theo VTC

  • Một năm sau khi "hy sinh" triệt sản để chiều ý bạn gái cũ, chàng Việt kiều Mỹ có người mới và rơi vào bi kịch, khi không thể sinh con.

    Đó là câu chuyện oái oăm của anh H., Việt kiều sống tại Mỹ. Kể với bác sĩ, anh H. cho biết vào năm 32 tuổi đã được một người bạn rủ đi triệt sản, sau khi pháp luật ở Mỹ không cho phép phá thai. Vì thấy bạn gái căng thẳng, lo lắng chuyện có thai ngoài ý muốn, anh quyết định "hy sinh" để chiều ý bạn gái.

    Nhưng chỉ một thời gian ngắn thực hiện thắt ống dẫn tinh, H. và bạn gái chia tay. Sau đó, anh có người yêu mới. Ngày biết chàng trai không thể sinh con vì đã triệt sản, cô người yêu suy sụp. Vì tình yêu và mong ước có con chung, họ đăng ký kết hôn, về Việt Nam tìm kiếm biện pháp hỗ trợ sinh sản.

    hiem muon 1
    Nam Việt kiều cùng vợ mới đăng ký kết hôn đến bệnh viện để tìm cách có con, sau khi triệt sản (Ảnh: BV).

    Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học một Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tại TPHCM cho biết, ông khá bất ngờ khi biết anh H. chưa từng có con vẫn quyết định triệt sản. Bởi những trường hợp trước đây ông từng tiếp nhận hầu hết đều đã làm cha, chọn triệt sản như một phương pháp ngừa thai.

    Một số trường hợp hôn nhân đổ vỡ, gặp khó khăn khi muốn có con với người mới. Hay cũng có những người mất khả năng có con do bệnh tật hoặc tai nạn, biến chứng sau phẫu thuật vùng chậu, bẹn bìu… làm tổn thương đường ống dẫn tinh.

    "Trong khoảng 16 năm tôi điều trị hiếm muộn, rất ít trường hợp nam giới chưa có con quyết định đi triệt sản như bệnh nhân trên. Có lẽ do ảnh hưởng văn hóa phương Tây vì ở Mỹ, phương pháp thắt ống dẫn tinh diễn ra khá phổ biến (khoảng 500.000 ca/năm). Bệnh nhân cũng thường có tâm lý thắt được thì chắc sẽ tháo ra dễ dàng", bác sĩ Khoa nhận định.

    Cũng theo bác sĩ Khoa, thắt ống dẫn tinh để triệt sản là biện pháp mang lại hiệu quả tránh thai cao nhất (gần như 100%). Dù vậy, điểm yếu phương pháp này là tính chất vĩnh viễn. Khi muốn có con, việc khôi phục ống dẫn tinh trở về ban đầu sẽ khó khăn và tốn kém.

    Tỷ lệ thành công nối ống dẫn tinh (90-95%) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp thực hiện, vị trí nối, thời gian triệt sản, các bệnh lý nam khoa kèm theo, trang thiết bị y tế và trình độ tay nghề bác sĩ.

    Tại bệnh viện, anh H. đứng trước 3 lựa chọn: phẫu thuật nối ống dẫn tinh rồi chờ đợi để có con tự nhiên, thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc phẫu thuật nối ống dẫn tinh kết hợp trữ tinh trùng dự phòng (trong trường hợp nối ống dẫn tinh thất bại vẫn có thể sử dụng tinh trùng trữ đông để thực hiện IVF). Cuối cùng, gia đình anh H. quyết định chọn phương án thứ ba.

    hiem muon 1
    Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nối ống dẫn tinh cho bệnh nhân (Ảnh: BV).

    Sau một tuần nối lại ống dẫn tinh, nam Việt kiều đã có tinh trùng trở lại. Vì thời gian đầu "mối nối" còn mới, nên dù lượng tinh trùng của bệnh nhân nhiều nhưng khả năng di động kém. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân không cần quá lo lắng, có thể chủ động tăng cường giao hợp để tống tinh trùng cũ, kích thích tái tạo lứa tinh trùng mới và tăng độ di động, từ đó, tăng khả năng mang thai tự nhiên.

    Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, hiện nay đã có nhiều phương pháp tránh thai an toàn, ít xâm lấn, nam giới không nhất thiết phải triệt sản. Nếu vẫn quyết tâm chọn phương pháp này, phái mạnh có thể cân nhắc trữ tinh trùng trước khi triệt sản.

    Theo Dân Trí

  • mang thai
    Ảnh minh họa: Unsplash

    Một người hiến tinh trùng đã làm cha 60 đứa trẻ với nhiều cái tên khác nhau. Mới đây thân phận của anh đã bại lộ vì tất cả những đứa con của anh đều trông giống nhau. 

    Người đàn ông này đến từ Australia. Anh này dùng 4 tên giả để hiến tinh trùng cho cộng đồng LGBTQ+. Nhưng thân phận của anh bị bại lộ khi một vài cặp phụ huynh gặp nhau tại một bữa tiệc BBQ, và nhận ra con của họ giống y chang nhau.

    Sau khi gọi điện cho các trung tâm hiếm muộn khắp đất nước, họ phát hiện ra người hiến không chỉ dùng một trung tâm hiếm muộn chính thức, mà còn bán tinh trùng trên Facebook. 

    Tiến sĩ Anne Clark thuộc Trung tâm hiếm muộn Fertility First ở Sydney, xác nhận rằng phòng khám của cô đã sử dụng tinh trùng của anh này chỉ 1 lần. Nhưng bà Clark cho biết anh này đã bán tinh trùng trên mạng để đổi lấy "quà". 

    Ở Australia, sẽ là bất hợp pháp nếu bạn trả tiền hoặc tặng quà cho người hiến tinh trùng. Người vi phạm có thể bị phạt tù đến 15 năm. Nhưng ngày càng nhiều cặp đôi hiếm muộn tìm đến các diễn đàn trên mạng để xin tinh trùng.

    Các nhóm FB như Sperm Donation Australia và Australian Backpackers Seeking Sperm Donation thường xuyên xuất hiện bài đăng của những cặp vợ chồng hiếm muộn, cầu xin sự giúp đỡ. 

    Aimee Shackleton thuộc Tổ chức từ thiện Donor Conceived Australia, cho rằng luật pháp cần nghiêm khắc hơn: "Đôi khi người ta gặp nhau ở bãi đỗ xe hay khách sạn và chuyền tay một mẫu tinh dịch mới xuất. Hành vi này không chỉ làm suy đồi phẩm giá con người mà còn là giao dịch ẩn danh không ai kiểm soát".

    Bài liên quan: Thanh niên gốc Việt 23 tuổi bị điều tra vì hiến tinh trùng quá nhiều

    Một gia đình người Úc đang đối mặt với việc phôi thai mà họ khó khăn lắm mới có được thông qua thụ tinh nhân tạo bị hủy vì hậu quả của một cuộc điều tra liên quan tới người hiến tinh trùng.

    Người đàn ông gốc Việt Alan Phan - 23 tuổi, hiện đang sinh sống tại Brisbane được cho là đã hiến tinh trùng cho hoạt động thụ tinh nhân tạo và hiện đã có 23 đứa trẻ ra đời nhờ nhận tinh trùng từ anh này.

    Được biết, Alan Phan đã có gia đình với hai con nhỏ và anh này đã thực hiện hoạt động hiến tinh trùng, theo một cách “riêng tư” hoặc thông qua dịch vụ tại các phòng khám ở bang Victoria và Queensland.

    hien tinh trung 1
    Người đàn ông làm cha đến 23 lần trong 1 năm.

    Chỉ trong một năm, anh này được cho là đã làm cha của tận 23 đứa trẻ và đã bị báo cáo tới Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản Victoria (Victorian Assisted Reproductive Authority - VARTA).

    Trong cuộc phỏng vấn, Alan Phan cho biết anh ta không thể nào ngừng hiến tinh trùng sau khi biết mình đã giúp đỡ 09 người phụ nữ mang thai.

    Anh mô tả việc hiến tinh trùng của mình như một “thú vui”. Có đêm, anh “giúp đỡ” tận 3 người phụ nữ và 02 người trong số đó đã mang bầu.

    Alan Phan kể rằng sau khi anh ta đạt tới con số 9, anh đã nghĩ đến việc chấm dứt hiến tinh trùng. Thế nhưng vào dịp Giáng sinh năm ấy, một phụ nữ gọi anh và báo rằng việc hiến tinh trùng đã thành công và cô là người thứ 10 được anh giúp đỡ. Anh đã nghĩ: “Thôi lỡ quá giới hạn rồi, giúp thêm vài người nữa cũng không sao”.

    RỤNG TRỨNG CÓ NGƯỜI HỨNG

    Alan bày tỏ, thật khó để có thể nói “Không!” với phụ nữ, những người đang tuyệt vọng trong mong muốn có con. Có những lần anh ta còn rời các cuộc gặp mặt gia đình sớm để có thể đến giúp đỡ một người phụ nữ khi cô ấy gọi và báo rằng mình đang tới kỳ 'rụng trứng'.

    Anh còn cho biết mình là người Việt đầu tiên tham gia hiến tinh trùng trên một Hội nhóm trên Facebook, Sperm Donation Australia và vì tỉ lệ thành công cao của mình, anh này khá là nổi tiếng với những phụ nữ đang muốn có con.

    Alan chia sẻ, anh coi đây như một công việc toàn thời gian, anh phải chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất và bổ sung vitamins để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh.

    hien tinh trung 1
    Alan Phan đã có gia đình riêng.

    CƠ QUAN CHỨC NĂNG NÓI GÌ?

    Theo pháp luật Victoria, một người hiến tinh trùng chỉ được giúp đỡ tối đa là 10 người phụ nữ - kể cả bạn đời của anh ta.

    Chủ tịch VARTA, Louise Johnson cho biết, sau khi đạt tới con số giới hạn, lượng tinh trùng của người hiến cũng như các phôi thai đã được hình thành và đang được đông lạnh sẽ không được sử dụng nữa.

    Bà Johnson cũng cho biết đây là một trường hợp cá biệt. VARTA có chính sách quản lý con số người hiến tinh trùng thông qua các phòng khám nhưng nếu ai đó thực hiện việc này ngoài luồng thì rất khó để biết họ đã hiến tinh trùng cho bao nhiêu người rồi.

    Bà đồng thời cũng cảnh báo phụ nữ nên thận trọng với những người đề nghị hiến tinh trùng cho họ mọt cách “riêng tư”, không thông qua dịch vụ phòng khám. Việc này tiềm tàng rủi ro pháp lý và sức khỏe.

    Giáo sư Fiona Kelly thuộc Đại học Luật La Trobe cho rằng những người này cố tình hiến tinh trùng cho một số lượng lớn người nhận nhằm đạt ‘năng suất’ hơn là mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người được nhận tinh trùng.

    Thường thì phụ nữ trong hoàn cảnh này hay cảm thấy lo lắng, cảm thấy như mình sắp hết thời gian nên họ không quá quan tâm đến việc thảo luận và thấu hiểu đối phương.

    “Hơn nữa, việc hiểu rõ người hiến tinh trùng sẽ có lợi cho đứa trẻ được sinh ra và chúng có thể được biết người hiến tinh trùng ngay từ khi chúng còn nhỏ”, Giáo sư khuyên.

    Nguồn: Cố Vấn Tạ Quang Huy - Fellow, Viện Di Trú Úc

    Viethome (theo Metro)

  • Người phụ nữ sinh con ở tuổi 61 vui mừng khi chứng kiến 2 con gái lớn khôn từng ngày, nhưng đằng sau đó là biết bao vất vả, nguy hiểm và nhọc nhằn.

    Nỗi đau mất con gái duy nhất

    Bà Sheng Hailin (73 tuổi, sống ở An Huy, Trung Quốc) từng là bác sĩ quân y. Người phụ nữ này và chồng quen nhau trong quân đội rồi tiến tới hôn nhân.

    Sau khi kết hôn, ông bà có cuộc sống hạnh phúc. Một thời gian sau, bà chuyển về công tác ở một bệnh viện địa phương. Tuy cuộc sống không phải giàu sang nhưng tổ ấm nhỏ luôn rộn rã tiếng cười. 

    Hai ông bà có một cô con gái xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn. Lớn lên, con gái theo học ngành y, nối nghiệp mẹ rồi kết hôn cùng một chàng trai quân nhân. Tết đầu tiên sau khi cưới, cặp vợ chồng trẻ về quê chồng ăn Tết với niềm vui và sự háo hức. 

    sinh con o tuoi 60 1
    Bà Sheng Hailin không ngờ quá trình mang thai, sinh con, nuôi con vất vả và gập ghềnh như vậy (Ảnh: QQ).

    Giây phút bà Sheng Hailin chia tay con cũng là khoảnh khắc cuối cùng họ nhìn thấy nhau, do thảm kịch không ai có thể ngờ tới. Chỉ 2 ngày sau đó, bà Sheng Hailin nhận hung tin, con gái đã qua đời do ngộ độc carbon monoxide. 

    Tin "sét đánh" báo về khiến trời đất như sụp đổ trước mắt bà Sheng Hailin. Những tưởng, sau khi con gái kết hôn, vợ chồng bà sẽ được tận hưởng giây phút an nhàn. Vậy mà, chỉ trong giây lát, tất cả đã hoàn toàn tan vỡ. 

    Cảnh kẻ "đầu bạc" tiễn đưa người "đầu xanh" về nơi an nghỉ cuối cùng khiến mọi người không khỏi xót xa. Dẫu trăm lần trấn an bản thân phải mạnh mẽ, nhưng cú sốc đó vẫn khiến nữ bác sĩ rơi vào cảnh trầm cảm, khóc cạn nước mắt suốt nhiều tháng. Sau nhiều lần suy nghĩ và trăn trở, bà tính đến chuyện nhận con nuôi để tuổi già bớt cảnh quạnh hiu nhưng kế hoạch này không thực hiện được.

    sinh con o tuoi 60 1
    Vợ chồng bà Sheng Hailin đón 2 bé gái năm 2010 (Ảnh: QQ).

    Sau khi được một người bạn là bác sĩ sản khoa chia sẻ về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp vợ chồng sinh con, bà Sheng Hailin khấp khởi hy vọng. Bà đem câu chuyện này chia sẻ với mọi người, ai cũng cho rằng đó là ý tưởng khó thực hiện. 

    Mặc cho mọi người cản ngăn, nữ bác sĩ công tác trong ngành y lâu năm vẫn quyết tâm thực hiện. Bà tự tin vì có thể tự lắng nghe được sức khỏe của bản thân và có kinh nghiệm trong việc sinh nở, chăm sóc, nuôi dạy con cái.

    sinh con o tuoi 60 1
    Các con đang dần trưởng thành, bà Sheng Hailin luôn cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho các bé (Ảnh: QQ).

    Tuy vậy, vợ chồng bà phải đối diện với vô vàn những khó khăn. Bên cạnh quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không hề đơn giản thì việc chăm sóc con khi cha mẹ đã cao tuổi cũng không hề dễ dàng. 

    Sẽ không mạo hiểm lần nữa

    Bằng mối quan hệ của mình, bà Sheng Hailin liên hệ với nhiều bệnh viện có công nghệ tiên tiến ở Thượng Hải, Bắc Kinh nhưng các bác sĩ đều lắc đầu.

    Các chuyên gia cho rằng, bà đã nhiều tuổi, sức khỏe không đảm bảo. Nếu mang thai sẽ đối mặt nhiều rủi ro, chưa kể trẻ sinh ra yếu ớt, hay ốm đau và có thể tỷ lệ sống sót không cao.

    Tuy nhiên, nhận thấy sự quyết tâm và thương hoàn cảnh của Sheng Hailin, bác sĩ sản khoa cũng đồng ý. Khi biết tin vui này, nữ bác sĩ đã cố gắng tập luyện, ăn uống, bổ sung các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và nội tiết. 

    Sự nỗ lực cũng được đền đáp, tháng 10/2009, bà vui mừng khôn xiết khi biết đã mang thai đôi.

    Do mang thai ở tuổi cao, bà Sheng Hailin phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Sản phụ xuất hiện nhiều triệu chứng như phù chân, đau khớp, mất ngủ, giảm albumin máu, acid uric và huyết áp cao... Thậm chí, chỉ 20 ngày sau khi mang thai, bà đã có hiện tượng ra máu phải nhập viện cấp cứu.

    Suốt cả thai kỳ, chồng bà chăm sóc vợ tận tình, giữ gìn cẩn thận, không để bất cứ sai sót nào.

    Bà Sheng Hailin sinh hạ 2 bé gái ở tháng thứ 7 của thai kỳ vào ngày 25/5/2010. Các bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt do sinh non, thiếu tháng nên sức khỏe yếu.

    Để có được niềm vui làm cha, làm mẹ sau cú sốc con gái đầu lòng qua đời, bà Sheng Hailin và chồng đã phải chi rất nhiều tiền. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm, nuôi cấy phôi thai, chăm sóc thai kỳ... đều tốn kém. Tổng chi phí cho quá trình này lên đến 700.000 tệ - 800.000 tệ (2,4 tỷ đồng - 2,7 tỷ đồng).

    Chuyện sinh con vốn đã khó khăn, nguy hiểm thì quá trình chăm sóc cùng lúc 2 bé cũng vất vả không kém. Để có tiền lo cho gia đình, bà Sheng Hailin đi khắp nơi để nói chuyện về quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và chia sẻ hành trình mang thai, chăm sóc con cái. Còn chồng bà phải làm ở công trường xây dựng với mong muốn có thêm thu nhập lo cho cả nhà. 

    "Tôi dành hơn chục tiếng mỗi ngày ở bệnh viện và phải làm việc rất bận rộn. Ngày nào, tôi cũng phải làm đến khuya mới về nhà", nữ bác sĩ nhớ lại.

    Năm 2015, chồng bà bị tai biến, nằm liệt giường, bà Sheng Hailin một mình cáng đáng mọi việc, vừa chăm chồng vừa lo cho các con còn bé bỏng. Hiện nay, bà đã kiếm được số tiền tiết kiệm 7 triệu tệ (24 tỷ đồng), đủ để trang trải các chi phí nuôi 2 con gái đến khi trưởng thành.

    Chia sẻ với báo chí, người phụ nữ làm mẹ ở tuổi ngoài 60 cho hay, bà chưa bao giờ nghĩ con đường mang thai, làm mẹ lại gập ghềnh, gian khổ như vậy. Nếu có kiếp sau, chắc chắn bà không bao giờ dám mạo hiểm thêm một lần nữa do quá mệt mỏi.

    Hằng ngày, bà vẫn quay các clip về cuộc sống của gia đình nhỏ cùng 2 cô con gái để chia sẻ với cư dân mạng. Các clip của bà nhận được hàng triệu lượt xem. Đằng sau sự vất vả trên hành trình nuôi con thì người ta luôn thấy nụ cười, niềm hạnh phúc vô bờ sau những biến cố đã trải qua của gia đình bà. 

    Theo Dân Trí

  • Một gia đình người Úc đang đối mặt với việc phôi thai mà họ khó khăn lắm mới có được thông qua thụ tinh nhân tạo bị hủy vì hậu quả của một cuộc điều tra liên quan tới người hiến tinh trùng.

    Người đàn ông gốc Việt Alan Phan - 23 tuổi, hiện đang sinh sống tại Brisbane được cho là đã hiến tinh trùng cho hoạt động thụ tinh nhân tạo và hiện đã có 23 đứa trẻ ra đời nhờ nhận tinh trùng từ anh này.

    Được biết, Alan Phan đã có gia đình với hai con nhỏ và anh này đã thực hiện hoạt động hiến tinh trùng, theo một cách “riêng tư” hoặc thông qua dịch vụ tại các phòng khám ở bang Victoria và Queensland.

    hien tinh trung 1
    Người đàn ông làm cha đến 23 lần trong 1 năm.

    Chỉ trong một năm, anh này được cho là đã làm cha của tận 23 đứa trẻ và đã bị báo cáo tới Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản Victoria (Victorian Assisted Reproductive Authority - VARTA).

    Trong cuộc phỏng vấn, Alan Phan cho biết anh ta không thể nào ngừng hiến tinh trùng sau khi biết mình đã giúp đỡ 09 người phụ nữ mang thai.

    Anh mô tả việc hiến tinh trùng của mình như một “thú vui”. Có đêm, anh “giúp đỡ” tận 3 người phụ nữ và 02 người trong số đó đã mang bầu.

    Alan Phan kể rằng sau khi anh ta đạt tới con số 9, anh đã nghĩ đến việc chấm dứt hiến tinh trùng. Thế nhưng vào dịp Giáng sinh năm ấy, một phụ nữ gọi anh và báo rằng việc hiến tinh trùng đã thành công và cô là người thứ 10 được anh giúp đỡ. Anh đã nghĩ: “Thôi lỡ quá giới hạn rồi, giúp thêm vài người nữa cũng không sao”.

    RỤNG TRỨNG CÓ NGƯỜI HỨNG

    Alan bày tỏ, thật khó để có thể nói “Không!” với phụ nữ, những người đang tuyệt vọng trong mong muốn có con. Có những lần anh ta còn rời các cuộc gặp mặt gia đình sớm để có thể đến giúp đỡ một người phụ nữ khi cô ấy gọi và báo rằng mình đang tới kỳ 'rụng trứng'.

    Anh còn cho biết mình là người Việt đầu tiên tham gia hiến tinh trùng trên một Hội nhóm trên Facebook, Sperm Donation Australia và vì tỉ lệ thành công cao của mình, anh này khá là nổi tiếng với những phụ nữ đang muốn có con.

    Alan chia sẻ, anh coi đây như một công việc toàn thời gian, anh phải chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất và bổ sung vitamins để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh.

    hien tinh trung 1
    Alan Phan đã có gia đình riêng.

    CƠ QUAN CHỨC NĂNG NÓI GÌ?

    Theo pháp luật Victoria, một người hiến tinh trùng chỉ được giúp đỡ tối đa là 10 người phụ nữ - kể cả bạn đời của anh ta.

    Chủ tịch VARTA, Louise Johnson cho biết, sau khi đạt tới con số giới hạn, lượng tinh trùng của người hiến cũng như các phôi thai đã được hình thành và đang được đông lạnh sẽ không được sử dụng nữa.

    Bà Johnson cũng cho biết đây là một trường hợp cá biệt. VARTA có chính sách quản lý con số người hiến tinh trùng thông qua các phòng khám nhưng nếu ai đó thực hiện việc này ngoài luồng thì rất khó để biết họ đã hiến tinh trùng cho bao nhiêu người rồi.

    Bà đồng thời cũng cảnh báo phụ nữ nên thận trọng với những người đề nghị hiến tinh trùng cho họ mọt cách “riêng tư”, không thông qua dịch vụ phòng khám. Việc này tiềm tàng rủi ro pháp lý và sức khỏe.

    Giáo sư Fiona Kelly thuộc Đại học Luật La Trobe cho rằng những người này cố tình hiến tinh trùng cho một số lượng lớn người nhận nhằm đạt ‘năng suất’ hơn là mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người được nhận tinh trùng.

    Thường thì phụ nữ trong hoàn cảnh này hay cảm thấy lo lắng, cảm thấy như mình sắp hết thời gian nên họ không quá quan tâm đến việc thảo luận và thấu hiểu đối phương.

    “Hơn nữa, việc hiểu rõ người hiến tinh trùng sẽ có lợi cho đứa trẻ được sinh ra và chúng có thể được biết người hiến tinh trùng ngay từ khi chúng còn nhỏ”, Giáo sư khuyên.

    Nguồn: Cố Vấn Tạ Quang Huy - Fellow, Viện Di Trú Úc

  • Chiều Chủ nhật, Louise, 36 tuổi, ngồi trong khách sạn ở West London. Một người đàn ông bước đến vội vàng nhét thứ gì đó vào tay cô.

    "Chúc may mắn", người đàn ông nói rồi rời đi, để lại Louise và vợ Mary, 35 tuổi, một ống tiêm đầy tinh dịch. Cặp đồng tính này là một trong hàng nghìn người tìm kiếm tinh dịch trên mạng.

    Các hồ sơ người hiến tặng thường yêu cầu phải khai báo và có xác nhận về tuổi tác, nghề nghiệp, bệnh lây lan qua đường tình dục, khả năng xác thực sinh sản. Một bài đăng điển hình của người hiến tặng có nội dung: "Tài trợ qua AI hoặc NI, sống ở London, mang hai dòng máu Anh và Tây Ban Nha, tóc nâu sẫm, không gặp vấn đề gì về sức khỏe, không bao giờ hút thuốc, uống rượu, 129 điểm IQ, không có bệnh tình dục".

    hien tang tinh trung 1
    Kyle Gordy, 28 tuổi là người duy nhất trong bài báo công khai danh tính. Trong 7 năm qua, anh đã giúp 29 phụ nữ có con. Ảnh: Metro.

    Trong khi người hiến tặng có xu hướng chỉ có thông tin cơ bản thì người nhận thường chi tiết hơn, gồm ảnh cưới, ảnh gia đình, thông tin tài chính. Một người đăng: "Xin chào tôi và vợ tôi đang tìm người hiến tặng AI (thụ tinh nhân tạo). Chúng tôi muốn nhà tài trợ hoàn toàn không liên hệ với đứa trẻ. Chúng tôi sẽ trả tiền cho chuyến đi của bạn. Hoan nghênh tất cả các sắc tộc".

    AI hoặc NI là từ viết tắt cho các phương pháp thụ tinh khác nhau, đó là thụ tinh ống nghiệm, nửa tự nhiên (thủ dâm và xuất tinh trong) hoặc hoàn toàn tự nhiên. Người hiến tặng của vợ chồng Louise đồng ý AI. Họ mô tả anh ta là một người "thực sự muốn giúp đỡ mọi người". Và đó là cách họ ngồi trong quán bar khách sạn chờ, trong khi người hiến tặng "sản xuất" trên lầu.

    Không may mắn như Louise, Michelle và vợ lại chỉ gặp bộ phận người hiến tặng công khai NI (thụ tinh tự nhiên, còn được gọi là quan hệ tình dục thâm nhập).

    "Bất cứ ai nói rằng họ chỉ làm NI thì họ chỉ làm vì tình dục. Những người tôi đã giúp đỡ đã nói với tôi họ đã gặp những người tài trợ ban đầu thì đồng ý làm AI, nhưng khi gặp mặt chỉ đồng ý làm bằng NI", Michael, 45 tuổi, một người hiến tặng tinh trùng qua AI nói.

    Những khảo sát trên mạng của tờ Metro cho thấy, có một bộ phận nam giới rất "hăng hái" trong hiến tặng tinh trùng và không ít người chỉ muốn hiến tặng thông qua NI. Khi được hỏi lý do làm việc này, đại đa số đều nói "muốn giúp đỡ người khác đạt được ước mơ có một gia đình".

    Steve, 40 tuổi, một tài xế xe tải đến từ Hampshire cho biết anh quyên góp "Bởi vì tôi chẳng mất gì để giúp đỡ mọi người và IVF thì rất tốn kém".

    Vincent, 44 tuổi, đến từ Preston nói: "Làm bố là điều tuyệt vời nhất của tôi, vì vậy tôi muốn giúp đỡ những người khác không thể để có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ".

    Theo các chuyên gia, nhu cầu sinh sản luôn là một phần bẩm sinh của đàn ông và lòng trắc ẩn thực sự có thể là động lực thúc đẩy họ hiến tặng tinh trùng. Chuyên gia về quyền làm cha Armin Brott giải thích: "Mọi người muốn có con để họ có thể tạo ra thứ gì đó theo hình ảnh của chính mình và truyền lại thế giới quan của mình. Đó là những gì mọi sinh vật sống làm. Bạn muốn tạo bản sao của chính mình".

    Nhà sinh vật học Richard Dawkins giải thích trong cuốn sách The Selfish Gene rằng mong muốn "gieo hạt giống" có từ trong bộ não nguyên thủy của nam giới.

    hien tang tinh trung 1
    Một quảng cáo của người hiến tặng trên nhóm Facebook. Ảnh: Metro.

    Sự thôi thúc này dường như mạnh mẽ đến mức một số người hiến tặng giữ bí mật với vợ. Michael đã không nói với vợ vì anh sợ cô có thể "phát điên". "Theo cách tôi thấy là tôi thực sự không làm gì sai. Nhưng từ phía cô ấy thì rõ ràng là sai", anh nói.

    Vincent cũng giấu giếm "thú tiêu khiển" này với người vợ gần 30 năm. Anh nói: "Đó là cơ thể của tôi và tôi sẽ sử dụng như tôi muốn. Việc quyên góp không vi phạm lời thề hôn nhân, nhưng tôi hoàn toàn có thể thấy rằng cô ấy sẽ nhìn nhận mọi thứ khác đi".

    Steve, người tại thời điểm phỏng vấn đã giúp 17 phụ nữ mang thai, nói rằng vợ anh không biết về việc anh hiến tặng.

    Một nhà tài trợ đặc biệt hăng hái khác tên là Kyle Gordy, 28 tuổi đến từ California nói: "Tôi sẽ không bao giờ có con cho riêng mình nên điều này giống như một sự đảm bảo, rằng ít nhất tôi cũng có những đứa con mà tôi đã tạo ra và phụ nữ cũng có thể có con. Một điều tốt khác là tôi không phải trả tiền cho bất kỳ đứa trẻ nào".

    Là một người hiến tặng từ năm 22 tuổi, Kyle Gordy theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Anh có một blog thường xuyên chia sẻ các mẹo về khả năng sinh sản và cung cấp kiến thức về luật hiến tặng. Vào thời điểm phỏng vấn, Kyle đã giúp 29 phụ nữ sinh con và 8 phụ nữ khác đang trong quá trình.

    Kyle quyên góp bằng mọi phương thức, điều kiện chính là người nhận phải ổn định về tài chính. Anh đã quyên góp trên khắp nước Mỹ, nước ngoài và nói rằng muốn quyên góp xa hơn nữa, miễn là chuyến đi được trả tiền. Điều đáng chú ý ở Kyle là việc anh ta sử dụng ngôn ngữ sở hữu khi gọi "những đứa trẻ của tôi" hay "tôi đã có một đứa con với cô ấy". Anh đã gặp một số đứa con của mình và dường như đang tận hưởng một kiểu tình phụ tử thoáng qua mà không phải chịu trách nhiệm gì.

    Đối với hình thức hiến tặng tinh trùng qua mạng, chuyên gia luật sinh sản Natalie Gamble cho biết, việc xác nhận các mong đợi của đối phương trước khi tiến hành là rất quan trọng, do tính pháp lý xung quanh việc hiến tặng vẫn còn mù mờ. Hai yếu tố cần quan tâm nhất là tình trạng quan hệ của người mẹ và phương pháp thụ tinh có thể khiến người hiến tặng phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý. "Người hiến tinh trùng hiến qua quan hệ tình dục luôn là cha hợp pháp của bất kỳ đứa trẻ nào được thụ thai, bất kể cha mẹ đồng ý hay những gì được ghi trên giấy khai sinh", Natalie Gamble nói.

    Tuy nhiên, nếu người nhận đến phòng khám sinh sản có giấy phép của Cơ quan thụ tinh và phôi thai thì luật quy định rằng người hiến tặng hoàn toàn được miễn mọi nghĩa vụ tài chính hoặc phải làm cha mẹ. Song nhược điểm lớn nhất là chi phí. Để cặp đồng tính nữ được cung cấp dịch vụ Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) thì trước tiên họ phải trải qua sáu lần IUI không thành công, tốn 1.600 bảng/lần. Còn vợ chồng dị tính phải cố gắng thụ thai tự nhiên trong hai năm hoặc đã trải qua 12 vòng IUI. Tìm nhà tài trợ trực tuyến nhanh hơn, đơn giản hơn, ít tốn kém, đi kèm là những rủi ro riêng.

    Về phần Louise và vợ, sau khi người hiến tặng của họ đến rồi đi, đáng buồn là quá trình thụ thai không thành công. Việc tạo ra đứa trẻ đang phải đình chỉ do đại dịch. Nhưng một khi cuộc sống trở lại bình thường, cặp đồng tính này sẽ có cuộc hẹn khác với những người đàn ông mà họ gặp trên mạng.

    VnExpress (Theo Metro)

  • Ailin Cubelo Naval xem việc có con là 'phản tự nhiên', rằng 'không phải ai có tử cung thì bắt buộc phải sinh đẻ'.

    Với Ailin, sinh viên ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Buenos Aires, "bản năng làm mẹ" không còn giá trị và cô không coi thiên chức làm mẹ là đích đến bắt buộc của cuộc đời. "Đối với một số người mong muốn được làm mẹ là tự nhiên, riêng với tôi đó là điều phản tự nhiên. Tôi thắt ống dẫn trứng của mình bởi vì không muốn có con, bây giờ và sau này cũng vậy", cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Infobae.

    triet san
    Ailin Cubelo Naval mới 22 tuổi đã thắt ống dẫn trứng. Quan điểm của cô trên báo mới đây đang gây ra tranh cãi. Ảnh: Infobae.

    Từ thời trung học cô đã nhận ra mình không muốn làm mẹ và quyết định này được củng cố theo thời gian vì nhiều lý do. Cô thấy ngày nay nhiều ông bố bà mẹ đi dạo bên chiếc xe đẩy mang theo những đứa con đồ chơi. "Đó là lý do tôi tin rằng thiên chức không phải là điều gì đó tự nhiên mà chỉ là thói quen. Có nhiều người không bao giờ đặt câu hỏi về vấn đề trở thành cha mẹ hay không, họ đã đi theo một lối mòn: là phụ nữ thì phải sinh sản. Nói cách khác, nếu bạn có tử cung bạn phải sinh con, đó là định mệnh".

    Trong 5 năm qua, cô và bạn trai đã dùng thuốc tránh thai và bao cao su, song đã có lúc cô tự nhủ "dù sao mình cũng không bao giờ muốn có con, đã đến lúc phải lựa chọn một biện pháp tránh thai lâu dài hơn".

    Tháng 4/2019, lúc 21 tuổi, Ailin đến gặp bác sĩ phụ khoa trình bày mong muốn thắt ống dẫn trứng. Đây là thủ thuật để triệt sản nữ trong đó ống dẫn trứng bị tắc hoặc loại bỏ vĩnh viễn. "Người đó hẹn tôi quay lại sau 6 - 7 tháng nữa khi đã suy nghĩ kỹ hơn vì tôi trông còn rất trẻ. Ông ấy nói có con là rất tốt và bản thân ông ấy có hai con", cô kể.

    Trước quyết định triệt sản của Ailin quá mãnh liệt, người này nói cô có vấn đề tâm lý và khuyên đi gặp bác sĩ tâm lý. Cô rời văn phòng người này và khóc rất nhiều. Lần thứ hai cô tìm đến bác sĩ làm thủ thuật cô cũng bị từ chối.

    Sau đó Ailin tham gia vào một nhóm Facebook "Thắt ống dẫn trứng - Argentina", nơi có ít nhất 1.200 phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm của họ. Vào đây Ailin sốc khi biết thủ thuật này là quyền được pháp luật đảm bảo từ năm 2006. Cô đã tìm kiếm một bác sĩ khác và cuối cùng đã được triệt sản.

    Ailin cho biết đã đến lúc ngừng phán xét những người không muốn sinh đẻ. Đời chỉ sống một lần, hãy sống đúng với mong muốn của mình. Nếu sau này thay đổi quyết định - điều rất khó xảy ra - cô sẽ nhận con nuôi. "Điều này phù hợp với niềm tin của tôi, rằng việc mang một đứa trẻ vào thế giới đã quá đông đúc này là điều không nên làm. Đặc biệt đang có rất nhiều trẻ mồ côi cần được chăm sóc và quan tâm", nữ sinh này nói thêm.

    VnExpress (Theo Infobae)

  • Một người mẹ luôn mơ ước có một gia đình lớn cuối cùng cũng được như ý sau khi trải qua 18 lần sảy thai đầy đau đớn.

    Kate Ingram Woolf luôn mơ ước có một gia đình đông đúc. Sau khi người phụ nữ 44 tuổi có hai con với người chồng đầu tiên vào giữa những năm 90, cô vô cùng đau khổ khi sảy thai trong nỗ lực sinh tiếp đứa con thứ ba.

    Nhưng mãi đến 23 năm sau, cô mới sinh được đứa con thứ năm và là đứa con cuối cùng sau hai thập kỷ cố gắng – với 20 lần mang thai, 18 lần trong số đó kết thúc trong đau khổ.

    Bế trên tay con gái Edith sáu tháng tuổi của mình, Kate nói rằng cô không thể hạnh phúc hơn và không thể tin rằng cô đã có gia đình mà cô mơ ước khi còn là một thiếu nữ.

    Kate, đến từ Herefordshire, nói: "Tôi đã luôn muốn có một gia đình lớn và khi tôi trải qua những lần sảy thai, điều đó càng khiến tôi muốn có con nhiều hơn.

    "Tôi bị ám ảnh với việc xây dựng một gia đình lớn hơn. Sau khi trải qua 18 lần sảy thai, tôi chỉ muốn tiếp tục cố gắng và hy vọng rằng một ngày nào đó, tôi sẽ có một gia đình hoàn hảo như bây giờ.

    "Tôi ghét phải mang thai vì tôi rất sợ những gì có thể xảy ra và tôi không tin rằng đó là sự thật.

    "Tôi phải siêu âm hai tuần một lần để giúp ổn định tinh thần và tự trấn an rằng mọi thứ đều ổn.

    “Chồng tôi, Steve, rất phấn khích nhưng tôi không muốn quá phấn khích vì tôi không có niềm tin.

    "Sau khi tôi bị sảy thai, tôi mắc chứng trầm cảm sau sinh mặc dù không bao giờ sinh con.

    "Tôi không thể tin Edith đang ở đây và khỏe mạnh và cuối cùng tôi cũng có một gia đình hoàn hảo mà tôi luôn mơ ước."

    Kate bắt đầu cố gắng sinh con thứ ba vào năm 1997 sau khi có hai lần sinh nở thành công - Jasmine, 25 tuổi và Kristopher, 23 tuổi - với người chồng đầu tiên.

    Trong 21 năm tiếp theo, Kate bị sảy thai 18 lần và có thêm 2 lần mang thai thành công với những người chồng sau.

    Cô ly dị người chồng đầu tiên và tiếp tục có một đứa con, Freya, 14 tuổi, với người bạn đời tiếp theo.

    Ít lâu sau, Kate chia tay và tiếp tục có Olivia, 10 tuổi.

    Kate đã kết hôn được ba năm với người bạn đời hiện tại, Steve, 52 tuổi, và cuối cùng cũng nhận được tin cô đã mong đợi kể từ khi họ kết hôn vào năm 2017. Cô mang thai một lần nữa và vào tháng 8 năm 2019, Kate đã hạ sinh em bé Edith khỏe mạnh.

    Kate và người chồng thợ mộc bắt đầu cố gắng sinh em bé vào năm 2017.

    Trong khi cô đã có bốn đứa con từ các mối quan hệ trước đó, cô vẫn muốn có một đứa con với Steve để tạo ra gia đình mơ ước của mình.

    Sau lần sảy thai đầu tiên của Kate vào năm 1997, một số xét nghiệm đã được thực hiện nhưng đều không chỉ ra vấn đề gì, khiến Kate tin rằng đó là chỉ là ngẫu nhiên.

    Chỉ sau lần sảy thai thứ 16, các bác sĩ mới tiến hành nhiều xét nghiệm hơn và phát hiện ra rằng Kate bị dị tật tử cung bẩm sinh, khiến tăng nguy cơ sảy thai.

    "Tôi đã tự trách mình quá lâu, nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó sai trái, vì vậy biết được đây có thể là lý do khiến tôi nhẹ nhõm vừa buồn vì tôi không thể làm gì khác được", cô nói.

    Trong cuộc hôn nhân đầu tiên của Kate, cô bị sảy thai khi thai đã lớn, dẫn đến đổ vỡ mối quan hệ.

    Kate nói: "Tôi phát hiện ra mình mất đứa bé lúc 16 tuần và đó có lẽ là điều khó khăn nhất đối với tôi.

    "Đó chắc chắn là một phần lý do tại sao cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi kết thúc - tôi bị ám ảnh với việc mang thai và đó là tất cả những gì tôi muốn".

    Giữa năm 2017 và 2018, Kate đã có thêm hai lần sảy thai với người đàn ông hiện tại của mình, khiến họ muốn từ bỏ.

    “Chúng tôi hoàn toàn suy sụp nhưng chúng tôi quyết định sẽ thử lại và đó là cách Edith được sinh ra", cô nói thêm.

    Vào tháng 8 năm 2019, Kate và Steve cuối cùng đã có câu trả lời mong muốn khi một bé gái khỏe mạnh chào đời.

    "Tôi đã nói với Steve rằng dù có thế nào, đây cũng là lần cuối" Kate nói.

    "Không đời nào tôi mang thai một lần nữa.

    "Chúng tôi được thông báo Edith có thể gặp vấn đề về ruột, thận và bàn chân nhưng con bé hoàn toàn khỏe mạnh và thật tuyệt vời.

    "Tôi thật may mắn khi có gia đình nhỏ hoàn hảo của mình sau tất cả thời gian này".

    "Bọn trẻ vô cùng phấn khích khi chúng phát hiện ra tôi có thai và thậm chí còn hơn thế khi cuối cùng tôi sinh con và em bé vẫn khỏe mạnh.”

    VietHome (Theo Mirror)

  • Sau khi nhận tinh trùng hiến tặng từ ngân hàng tinh trùng, người mẹ này cứ nghĩ rằng sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh nhưng mọi chuyện hoàn toàn trái ngược.

    Cô Danielle Rizzo, sống tại Mỹ, có hai cậu con trai lần lượt 6 và 7 tuổi. Không giống những đứa trẻ bình thường, hai cậu bé này đều mắc chứng tự kỷ khiến cuộc sống của cô Danielle gặp rất nhiều khó khăn. Trước đó, cô Danielle đã nhận tinh trùng hiến tặng từ ngân hàng tinh trùng để sinh ra 2 cậu con trai này. 

    Hội chứng tự kỷ ảnh hưởng đến 1/59 trẻ em ở Mỹ, là một dạng rối loạn gây ra sự khó khăn trong việc điều hướng các tình huống xã hội và hạn chế hành vi. Thực tế, có không ít người tự kỷ vẫn thành công trong cuộc sống nhưng điều đó không có nghĩa là cô Danielle sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ với 2 cậu con trai của mình. Một người mẹ dạy dỗ 2 con trai tự kỷ là không dễ dàng nhưng cô Danielle còn phải đối mặt với một sự thật còn khủng khiếp hơn.

    Hai con trai của cô Danielle đều mắc chứng tự kỷ.

    Ba năm trước, trong quá trình nghiên cứu các liệu trình điều trị cho 2 đứa con của mình, cô Danielle đã phát hiện ra một sự thật kinh hoàng. Không chỉ có 2 đứa con trai của cô mà có khoảng 10 đứa trẻ khác sống rải rác ở Mỹ, Canada và châu Âu cùng nhận tinh trùng hiến tặng của một người. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những đứa trẻ này đều mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng khó đọc, động kinh hoặc các khuyết tật thần kinh khác.

    Trước đó, vào tháng 6/2011, cô Danielle đã cùng chồng tìm kiếm đối tượng thích hợp nhất trong ngân hàng tinh trùng để nhận tinh trùng hiến tặng. Họ đã nhận tinh trùng mang số hiệu H898, được miêu tả là một người đàn ông tóc vàng và mắt xanh, cao 1m85, nặng 108 kg, có vẻ thông minh và thành đạt. Hồ sơ của người đàn ông này có ghi anh ta có bằng thạc sĩ, đang làm nhiếp ảnh gia y tế. Sở thích của người này là chạy bền, đọc sách và nghệ thuật. Tuy nhiên khi phát hiện sự thật trên, cô Danielle nghi ngờ đã có sự nhầm lẫn và khởi kiện đơn vị cung cấp tinh trùng.

    Cô Danielle đã tìm kiếm trên mạng và biết được tinh trùng của người đàn ông trên được phân phối bởi ít nhất 4 đơn vị. Tuy nhiên khi cô Danielle hỏi, những người đại diện ở đây đều nói rằng họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về tinh trùng hiến tặng có liên quan tới tự kỷ.

    Cô Danielle tin rằng tinh trùng của người hiến tặng có vấn đề.

    Cô Danielle tiếp tục gửi thắc mắc tới cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe ở New York và California, trụ sở của ngân hàng tinh trùng nhưng không nhận được câu trả lời. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nói với cô Danielle rằng việc sàng lọc tinh trùng chỉ giới hạn ở các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Không có bất cứ sàng lọc nào liên quan tới tự kỷ.

    Vậy vấn đề có phải nằm ở người đàn ông hiến tinh trùng hay không? Theo Tiến sĩ Wendy Chung thuộc Trường ĐH Columbia, Mỹ, cho biết: "Chúng ta gọi chung là chứng tự kỷ nhưng ở mỗi người chứng bệnh này một khác. Ở một số người, đây hoàn toàn là về vấn đề gene. Ở một số người khác lại là kết hợp giữa gene và môi trường, và ở một số người khác nữa thì không thể biết được là gì".

    Hai con trai của cô Danielle.

    Stephen Scherer - nhà khoa học người Canada chuyên nghiên cứu về sự biến đổi gene ở người, cũng cho rằng gene của người đàn ông hiến tinh trùng có vấn đề. Tuy nhiên, ông Stephen không khẳng định rằng những gene này có liên quan tới tự kỷ hay không. 

    Sau khi xét nghiệm, các chuyên gia nhận thấy hai con trai của cô Danielle có hai đột biến gene liên quan đến tự kỷ, bao gồm đột biến MBD1 và SHANK1. Bảy anh chị em cùng cha khác mẹ với hai cậu bé đều có ít nhất một trong hai đột biến này.

    Tới ngày 14/3/2019, cô Danielle đã đồng ý chấm dứt vụ kiện bằng cách nhận 250.000 USD từ đơn vị cung cấp tinh trùng hiến tặng. 

    Viethome (theo Khám phá)

  • Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu… và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trước khi phát hiện vận dụng sai phương pháp chữa hiếm muộn.

    Giống như các cặp vợ chồng khác, Marissa và Trent Laslett sống ở thành phố Adelaide (Úc) cũng mong muốn gia đình có thêm nhiều tiếng cười trẻ nhỏ. Thế nhưng, con đường sinh con của họ lại đầy rẫy chông gai khi Marissa phải trải qua 2 lần sảy thai và 10 lần thụ tinh nhân tạo mới hạ sinh được nàng công chúa đầu lòng tên Eliza.

    Thời điểm chuẩn bị mang đứa con thứ 2, vợ chồng cô đổi bác sĩ và phát hiện từ trước đây, họ sử dụng sai phương pháp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình đậu thai .

    Marissa và con gái đầu lòng.

    Sau khi sinh con gái đầu lòng, vợ chồng Marissa mong muốn mang thai đứa tiếp theo. Cô thực hiện thụ tinh nhân tạo 8 lần tại bệnh viện trước giờ vẫn lui tới nhưng mãi không có kết quả. Marissa mô tả thất bại nối tiếp nhau khiến cô mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần. Thêm nữa, vì tính chất công việc thường ngày phải tiếp xúc với những đứa trẻ khiến cô càng thêm khao khát có con. Sau một thời gian nỗ lực, vợ chồng Marissa quyết định đổi chuyên gia điều trị và nhanh chóng nhận được tin vui.

    Bác sĩ mới đề xuất Marissa vận dụng phương pháp kích thích buồng trứng để mang thai. Đây là cách điều trị sinh sản đơn giản, bao gồm uống thuốc và tiêm chích nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Chỉ trong vòng 4 tháng, Marissa đã đậu thai lần lượt 2 cậu con trai.

    Tính đến thời điểm trước khi mang thai đứa con thứ 2, Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu… và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng). May mắn là cuối cùng, vợ chồng cô cũng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

    Theo lời Tiến sĩ Michelle Wellman, chuyên gia thụ tinh nhân tạo, đôi khi các chuyên gia y tế cần phải quay lại vận dụng các phương pháp cơ bản và tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự của bệnh nhân là gì để đưa ra cách thức điều trị hợp lý.

    Viethome (theo Helino)