• Lợi dụng người dân cần mua vé chuyến bay giải cứu trong đợt dịch COVID-19 để về nước, Anh đã lừa đảo chiếm đoạt gần 1,5 tỉ đồng.

    Ngày 22-1, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nữ giám đốc thành lập hai công ty để lừa đảo bán vé chuyến bay giải cứu.

    Theo cáo trạng, Trần Thị Hoàng Anh (31 tuổi, tỉnh Nam Định) làm dịch vụ du lịch từ năm 2018, đến năm 2020 thì thua lỗ. Thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát và nhu cầu đồng bào ở nước ngoài muốn mua vé chuyến bay giải cứu về Việt Nam lớn. Thấy vậy, Anh nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

    lua tien chuyen bay giai cuu
    Bị cáo Trần Thị Hoàng Anh. Ảnh: MT.

    Để thực hiện hành vi, Anh đã thành lập hai công ty có trụ sở ở Đà Nẵng và Hà Nội. Dù không được cấp phép đưa người từ nước ngoài về Việt Nam trong dịch COVID-19 nhưng Anh lại tiến hành quảng cáo và nhận tiền.

    Mức giá được Anh đưa ra từ 37 triệu đồng đến 95 triệu đồng tùy vào địa điểm như: Nhật Bản, Đức, Mỹ, Pháp…

    Để làm tin cho khách hàng, Anh đã lên mạng tải công văn của cơ quan nhà nước, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 rồi chỉnh sửa tên hành khách, thông tin người nhập cảnh và các điều kiện liên quan.

    Ngoài ra, Anh còn lừa nhận tiền đặt phòng khách sạn, tour du lịch, chạy giấy phép cho khách sạn được đón khách cách ly y tế với giá 200 triệu đồng.

    Từ tháng 6-2021 đến tháng 12-2022, Anh đã lừa đảo thành công chín vụ và chiếm đoạt gần 1,5 tỉ đồng. Khi bị các nạn nhân đòi tiền, Anh lại tiếp tục làm giả các lệnh chuyển tiền rồi gửi cho nạn nhân và cắt liên lạc.

    Từ các hành vi nêu trên, HĐXX đã tuyên phạt tuyên phạt Trần Thị Hoàng Anh 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Theo Plo

  • Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cùng cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan và cựu Phó Trưởng phòng thuộc Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an Vũ Anh Tuấn đều bị tuyên y án chung thân.

    Tòa án phúc thẩm đại án "chuyến bay giải cứu" tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với 21 bị cáo.

    Theo bản án phúc thẩm, bị cáo Phạm Trung Kiên được giao nhiệm vụ thư ký thứ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, ông Kiên đã lợi dụng chức vụ được giao để làm khó các bên tham gia thực hiện các chuyến bay combo và chuyến bay giải cứu.

    Các hành vi của ông Kiên, bà Lan và ông Tuấn bị cho là "xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước, gây bất bình và tạo dư luận xấu trong nhân dân".

    chung than chuyen bay giai cuu 1
    Ba bị cáo y án chung thân gồm (từ trái sang): Phạm Trung Kiên,Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Anh Tuấn.

    Theo bản án phúc thẩm, bị cáo Kiên và bị cáo Tuấn có hành vi "sách nhiễu", đưa ra giá "chung chi" và yêu cầu doanh nghiệp phải đưa tiền thì mới cấp phép.

    Bị buộc tội là người nhận số tiền hối lộ lớn nhất là 42,6 tỷ đồng, ông Kiên không được chấp nhận kháng cáo và bị tuyên y án chung thân. Bị cáo Kiên mới đây đã nộp thêm 400 triệu đồng khắc phục, sau khi đã nộp lại 42,2 tỉ đồng trước đó.

    Còn bà Lan bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 25 tỷ đồng của các doanh nghiệp. Tại phiên phúc thẩm, bà Lan nói mình đã khắc phục số tiền tổng cộng là 6,2 tỷ, trên tổng số 25 tỷ đồng nhận hối lộ.

    Báo Thanh Niên Online dẫn lời Hội đồng xét xử đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra tại nhiều bộ, ngành. Nhóm bị cáo nhận hối lộ đều là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng dịch bệnh, vị trí công tác để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho buộc doanh nghiệp phải đưa hối lộ.

    Bên cạnh đó, bị cáo Vũ Sỹ Cường, cựu cán bộ Phòng Tham mưu (Cục Quản lý xuất nhập cảnh), cũng bị tuyên y án sơ thẩm chín năm tù về tội nhận hối lộ.

    Tòa cũng tuyên y án sơ thẩm bị cáo Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP xây dựng Thái Hòa, 16 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hai năm tù về tội đưa hối lộ.

    chung than chuyen bay giai cuu 1
    Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng trong phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội ngày 28/7/2023.

    Trong số các bị cáo được tòa phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm có ông Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), người được giảm từ chung thân xuống còn 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Cùng chung một tội nhận hối lộ, ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị quy kết nhận hối lộ số tiền 21,5 tỷ đồng từ đại diện các doanh nghiệp. Tòa sơ thẩm tuyên ông Dũng 16 năm tù nhưng tòa phúc thẩm đã giảm án cho ông hai năm. Cuối cùng, cựu Thứ trưởng Dũng lãnh 14 năm tù.

    Ông Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng được giảm án một năm tù so với án sơ thẩm nên ông Tân chịu 5 năm tù giam.

    Ngoài ra, hầu hết các bị cáo trong nhóm doanh nghiệp phạm tội đưa hối lộ có kháng cáo đều được tòa phúc thẩm chấp nhận giảm một phần mức án.

    Theo Thanh Niên 

  • HĐXX đã tuyên mức án cho 54 bị cáo, trong đó cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên lĩnh chung thân, nhẹ hơn mức án Viện Kiểm sát đề nghị trước đó.

    Chiều 28/7, sau gần 1 tuần nghị án, TAND TP Hà Nội đã tuyên án 54 bị cáo trong vụ "Chuyến bay giải cứu" xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành phố.

    Trước khi đọc bản án, HĐXX thông báo danh sách những nhân chứng và người liên quan được triệu tập, trong đó nêu Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vắng mặt.

    tuyen an chuyen bay giai cuu
    Các bị cáo tại phiên tòa xét xử đại án "chuyến bay giải cứu".

    Nhóm bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ":

    1. Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao): 16 năm tù

    2. Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): Chung thân

    3. Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): 12 năm tù

    4. Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng): 7 năm tù

    5. Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội): 3 năm tù

    6. Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam): 6 năm tù

    7. Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 7 năm tù

    8. Nguyễn Thanh Hải (cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 năm tù

    9. Lê Tuấn Anh (cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự): 42 tháng tù

    10. Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế): Chung thân

    11. Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): Chung thân

    12. Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 9 năm tù

    13. Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 5 năm tù

    14. Nguyễn Mai Anh (cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 năm tù

    15. Nguyễn Hồng Hà (cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản): 4 năm tù

    16. Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải): 4 năm tù

    17. Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản): 30 tháng tù

    18. Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải): 4 năm tù

    19. Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola): 30 tháng tù

    20. Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao): 18 tháng tù

    21. Lý Tiến Hùng (cựu Chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo): 30 tháng tù

    Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 100 triệu đồng.

    Nhóm bị cáo phạm tội “Đưa hối lộ":

    22. Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 11 năm tù

    23. Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 10 năm tù

    24. Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Dịch vụ Hàng không An Bình): 7 năm tù

    25. Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại Du lịch Lữ Hành Việt): 7 năm tù

    26. Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty CP Thương mại Lữ Hành Việt): 3 năm tù treo

    27. Hoàng Anh Kiếm (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội): 6 năm tù

    28. Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam): 4 năm tù

    29. Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hàng không Minh Ngọc): 4 năm tù

    30. Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh): 3 năm tù

    31. Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife): 3 năm tù

    32. Lê Thị Ngọc Anh (cựu cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng): 3 năm tù

    33. Nguyễn Thị Hiền (ở quận Long Biên, Hà Nội): 30 tháng tù

    34. Đào Minh Dương (Giám đốc Công ty cổ phần Vijasun): 3 năm tù

    35. Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G19 Việt Nam): 30 tháng tù

    36. Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sao Hà Nội): 30 tháng tù treo

    37. Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty Đầu tư và Thương mại Thuận An): 30 tháng tù treo

    38. Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thương Mại Sang Trọng): 24 tháng tù treo

    39. Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng Nguồn nhân lực và Thương mại Quốc tế Sao Việt): 24 tháng tù treo

    40. Phạm Bích Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội): 20 tháng tù

    41. Trần Tiến (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường): 18 tháng tù treo

    42. Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 18 tháng tù treo

    43. Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Công đoàn Đường sắt): 18 tháng tù treo

    44. Đào Thị Chung Thúy (ở quận Hà Đông, Hà Nội): 15 tháng tù treo

    Nhóm bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:

    45. Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 4 năm tù

    46. Nguyễn Lê Ngọc Anh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù

    47. Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù

    48. Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 18 tháng

    Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 50 triệu đồng.

    Nhóm bị cáo phạm tội “Môi giới hối lộ”:

    49. Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội): 5 năm tù

    50. Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam): 3 năm tù

    51. Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế): 30 tháng tù

    52. Phạm Thị Kim Ngân (cựu cán bộ Phòng Trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ): 15 tháng tù

    Về hình phạt bổ sung, phạt tiền mỗi bị cáo 50 triệu đồng. Bị cáo Phạm Thị Kim Ngân và Trần Quốc Tuấn được miễn hình phạt bổ sung.

    Nhóm bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản":

    53. Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên): Chung thân 

    54. Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 16 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 2 năm tù về tội Đưa hối lộ, tổng 18 năm tù

    Với số lần đưa - nhận hối lộ lên tới 515 lần, tổng 165 tỷ đồng, hành vi nhận hối lộ của 21 cựu quan chức bị Viện Kiểm sát đánh giá là "tham nhũng cực kỳ nguy hiểm", "phản bội sự cố gắng của chính đồng nghiệp, đồng đội, đồng chí của mình".

    Vụ án xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử nhân loại, trong khi Chính phủ có phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" thì nhóm cán bộ này lại lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, "trong sự khó khăn cùng cực của người dân". Sai phạm của các bị cáo bị xác định đã làm mất tính nhân đạo của những chuyến bay giải cứu, Cơ quan công tố buộc tội.

    Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo - người dân tự trả phí toàn bộ.

    Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

    Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt tổng 372 chuyến bay combo. Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

    Tổng số công dân trên 372 chuyến bay combo là hơn 93.000 người.

    Theo VTC

  • Cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan phủ nhận "nhũng nhiễu" khi cấp phép chuyến bay giải cứu, luôn coi công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài như người thân trong gia đình.

    Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan bị VKS đề nghị 18-20 năm tù về tội Nhận hối lộ. Bà bị xác định nhận hối lộ 32 lần, tổng 25 tỷ đồng, nhiều thứ ba trong 21 cựu quan chức bộ ngành địa phương bị xét xử cùng tội danh.

    Bà Lan cùng các bị cáo thuộc Cục Lãnh sự bị cho là tạo thành nhóm lợi ích, gây khó khăn nhũng nhiễu, không minh bạch, buộc doanh nghiệp chi tiền để được giải quyết thủ tục. Với doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa hối lộ, họ sẽ gây khó dễ dưới nhiều hình thức.

    Ví dụ, bà Lan tự ý ra văn bản yêu cầu dừng triển khai chuyến bay khi doanh nghiệp đã bán hết vé và thuê tàu bay; sát ngày bay mới thông báo, thay đổi kế hoạch bay, số hành khách, để doanh nghiệp "phải gặp chi tiền", kết luận điều tra nêu.

    nhan hoi lo chuyen bay giai cuu 1
    Cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan. Ảnh: Ngọc Thành

    Tự bào chữa tại tòa chiều 18/7, bà Lan khẳng định luôn tạo điều kiện tối đa cho công dân ở nước ngoài về nước, đảm bảo "không để ai bị bỏ lại phía sau" như chính sách của Nhà nước trong thời gian Covid-19.

    "Tôi và các cán bộ Cục Lãnh sự luôn dựa trên các tôn chỉ này để cố gắng. Tôi luôn đặt công tác bảo hộ công dân và lợi ích công dân lên trên tất cả, luôn coi công dân bị mắc kẹt và gặp khó khăn ở nước ngoài như người thân của gia đình mình, cần hỗ trợ đưa về sớm và hiệu quả nhất", bà Lan phân trần.

    Bị cáo nêu, suốt năm 2021 có một số doanh nghiệp đề xuất bà cắt các chuyến bay giải cứu (miễn phí) để tăng lượng chuyến bay combo (công dân tự chi trả), song bà đều từ chối vì biết không phải công dân nào cũng đủ tiền chi trả.

    Với các chuyến bay combo, nhận phản ánh của công dân về giá các chuyến bay cao, dịch vụ không đúng cam kết, bà Lan khai chủ động liên lạc doanh nghiệp yêu cầu điều chỉnh, "giá vé đến tay công dân phải là giá đã công bố".

    Bà cho rằng mình và cán bộ Cục Lãnh sự không bao giờ lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để kiến nghị, đề xuất, ưu tiên các chuyến bay combo có trả phí. Bởi công tác bảo hộ công dân đã được triển khai thường xuyên từ rất lâu, có tiền lệ, "không phải đến dịch mới có chuyến bay giải cứu".

    nhan hoi lo chuyen bay giai cuu 1

    Bà dẫn chứng năm 2011, hơn 11.000 người Việt mắc kẹt trong nội chiến Libya đã được Cục lãnh sự và Bộ Ngoại giao trợ giúp hồi hương miễn phí. Năm 2019, 39 công dân chết trong container đông lạnh ở Anh, Bộ Ngoại giao cũng đã triển khai chuyến bay khẩn cấp, đưa thi thể trao trả cho người nhà nạn nhân trong thời gian sớm nhất.

    Bà Lan phản đối ý kiến của một số bị cáo là chủ doanh nghiệp cho rằng Cục Lãnh sự cố tình gây khó khăn bằng cách thông báo sát ngày, không cấp phép... Bà khẳng định mình và cán bộ Cục Lãnh sự luôn báo cho doanh nghiệp các chủ trương, phê duyệt trong ngày, không để chậm trễ "vì cũng biết doanh nghiệp cần thủ tục, thời gian".

    "Có lúc cán bộ cấp dưới bận quá, tôi còn làm thay họ để sớm có công văn gửi doanh nghiệp", bà nói.

    Giải thích lý do mới nộp khắc phục 1,2 tỷ đồng trong con số 25 tỷ đồng nhận hối lộ, luật sư của bà Lan cho biết, gia đình thân chủ có hoàn cảnh "đặc biệt khó khăn". Song bà Lan tự nguyện dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả.

    Các tài sản của bị cáo Hương Lan đang bị kê biên gồm: một căn chung cư tại Giảng Võ, quận Ba Đình, trị giá khoảng 15 tỷ đồng; một căn chung cư tại Golden Palace trị giá 4,4 tỷ đồng, một ôtô 3 tỷ, cổ phiếu trái phiếu 5 tỷ, tiền trong tài khoản ngân hàng 200 triệu đồng và tiền mặt bị cơ quan điều tra thu giữ 1,126 tỷ. Tổng giá trị tài sản bị kê biên thu giữ khoảng 29 tỷ.

    Luật sư cho rằng thân chủ phạm tội do bị cáo chưa thực sự nghiêm khắc tu dưỡng rèn luyện bản thân. Nhưng còn 3 nguyên nhân khách quan là: doanh nghiệp chủ động đưa tiền cho bà Lan; quy trình thủ tục cấp phép chuyến bay là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ; nhu cầu về nước của công dân quá lớn, áp lực công việc quá cao.

    nhan hoi lo chuyen bay giai cuu 1
    Bà Nguyễn Thị Hương Lan lúc còn tại vị.

    Xin gỡ kê biên nhà, thay đổi lời khai, thành khẩn nhận tội

    Tiếp tục phiên tòa vào ngày hôm nay (19/7), bà Nguyễn Thị Hương Lan mong Hội đồng Xét xử xem xét gỡ kê biên căn nhà tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để gia đình có nơi sinh sống.

    Ở giai đoạn điều tra, bà Lan bị cơ quan tố tụng đánh giá là một trong bốn bị cáo "không chịu hợp tác và làm khó cơ quan điều tra". Song tại tòa, bà Lan bất ngờ thay đổi thái độ, người này thành khẩn khai báo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết.

    "Việc nhận tiền của của bị cáo là sai…đây là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá các chuyến bay gây thiệt hại cho công dân”, Nguyễn Thị Hương Lan trả lời HĐXX.

    Quay trở lại với phần tự bào chữa, bà Lan đứng trên bục khai báo gửi lời xin lỗi nhân dân vì nhận thức của bị cáo chưa được đầy đủ nên nhận tiền của đại diện một số doanh nghiệp.

    Cuối cùng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự mong HĐXX xem xét tuyên hình phạt nhẹ hơn với đề nghị của Viện Kiểm sát để bản thân có cơ hội sớm trở về làm lại cuộc đời. Người này cũng xin giảm hình phạt cho nhóm bị cáo từng là cấp dưới ở Cục Lãnh sự.

    nhan hoi lo chuyen bay giai cuu 1

    Theo Tiền Phong / VnExpress

  • Theo VKS, các bị cáo đang làm công việc thuộc chức trách nhiệm vụ của mình, nên không thể coi là "cảm ơn" khi số tiền bằng cả một gia tài mà nhiều người mơ ước.

    10h ngày 17/7, sau khoảng 2 tiếng tạm dừng, phiên tòa xét xử đại án "chuyến bay giải cứu" làm việc trở lại. Đại diện VKSND công bố bản luận tội.

    Theo cơ quan công tố, hành vi phạm tội của 54 bị cáo trong vụ án là đặc biệt nguy hiểm. Các bị cáo nhận hối lộ với số tiền đặc biệt lớn, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Vì vậy, việc đưa vụ án ra xét xử thể hiện tính nghiêm minh.

    Đại diện VKS cho rằng, trước tình hình dịch bệnh, một số bị cáo đã lợi dụng chủ trương tốt đẹp của nhà nước để trục lợi, bằng cách gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu, tạo cơ chế xin - cho.

    chuyen bay giai cuu gia tai
    Đại diện VKS tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).

    Từ đó, giá vé máy bay tăng buộc phải tăng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, mất đi bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước.

    Đối với nhóm bị cáo bị xét xử tội Nhận hối lộ, VKS cho rằng, quá trình điều tra, truy tố, thẩm vấn, các bị cáo đã thừa nhận việc nhận tiền của doanh nghiệp để đề xuất, trình duyệt, phát hành công văn... tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước.

    "Có một số bị cáo lập lờ, đánh lộn việc nhận tiền là cảm ơn. Đây là khái niệm cực kỳ nguy hiểm, gây tiền lệ xấu cho xã hội. Cần phải nhận thức cho đúng đắn để phải loại bỏ văn hóa phong bì", đại diện VKS nói và nhấn mạnh, các hành vi của bị cáo là Nhận hối lộ.

    Đại diện cơ quan công tố khẳng định, các bị cáo đang làm công việc thuộc chức trách nhiệm vụ của mình, nên không thể coi là "cảm ơn" khi số tiền bằng cả một gia tài mà nhiều người mơ ước. Đặc biệt là trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp đang chắt chiu, gom góp từng đồng để chống dịch.

    VKS phân tích, hành vi nhận hối lộ của các bị cáo ở 2 thủ đoạn: Một là đưa ra yêu cầu, mặc cả, buộc doanh nghiệp đưa tiền; Hai là gây khó khăn trong việc cấp phép tổ chức chuyến bay, dẫn đến doanh nghiệp phải chi tiền theo luật bất thành văn.

    Theo Dân Trí

  • Sau đại án Việt Á, vụ thao túng và nhận hối lộ từ công tác tổ chức những chuyến bay giải cứu đồng bào Việt Nam về nước trong dịch Covid-19 một lần nữa khiến công luận bàng hoàng. Họ có thể trục lợi trên sự nguy khốn của đồng bào mình đến vậy sao?

    chuyen bay giai cuu noi dau hai ngoai 1
    Người lao động “chui” tại UAE cùng đường lên mạng xã hội xin giải cứu (tháng 6/2020).

    Tháng 3/2020, Hoàng Lê Giang – một người yêu du lịch mạo hiểm – đã thực hiện một cuộc hồi hương có lẽ là dài nhất trong số hàng trăm nghìn người Việt Nam bị kẹt lại nước ngoài vì dịch Covid-19.

    Từ Bắc Na-uy, Giang bay xuống Nam Na-uy. Từ Nam Na-uy, Giang bay sang Đức, rồi lại từ Đức bay qua Tây Ban Nha. Cuối cùng, qua một phòng vé trung gian (được giới thiệu bởi nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức), Giang mua được vé máy bay từ Tây Ban Nha về Việt Nam. Tại mỗi điểm di chuyển tới, Hoàng Lê Giang đều phải cách ly, vì thế tính cả thời gian cách ly tại Việt Nam, thì tổng thời gian của cuộc hồi hương này lên tới 3 tháng. Nếu không phải vì Covid-19, thì ở thời đại này kể cả đi đường bộ cũng không cam go đến vậy.

    Dẫu sao, là một nhà lữ hành, Giang biết cách biến hành trình hồi hương trở thành một chuyến du lịch dài. Hơn nữa, anh có cơ sở tài chính. “Em không ở hoàn cảnh khốn cùng, chứ du học sinh hay dân lao động mới lao đao” – Giang nhớ lại.

    Cũng khoảng thời gian đầu năm 2020 tại Nhật Bản, khoảng 10.000 người đã đến Đại sứ quán Việt Nam đăng ký xin về nước. Đổi lại là sự im lặng. Có những người lao động ở Nhật Bản đã phải đến xin tá túc nơi cửa chùa, khi mà cùng quẫn về nơi ăn chốn ở.

    Tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, người lao động Việt Nam cầm những miếng bìa các-tông viết thông điệp cầu cứu, đăng trên mạng xã hội trong vô vọng.

    Tại Châu Phi, người lao động Việt Nam bị kẹt lại do Covid-19 có lẽ là khó khăn nhất trong tất cả các khu vực khác trên thế giới. Điều kiện y tế thiếu thốn, có những người nhiễm bệnh nhưng được khám bởi bác sĩ… thú y.

    Trong bối cảnh ấy, những người nắm quyền quyết định phân phối các tấm vé máy bay “giải cứu” thực sự là nắm quyền sinh quyền sát.

    Những ai có người quen ở nước ngoài lên máy bay về được Việt Nam trong năm 2020 có lẽ đều biết 2 yếu tố: Không dễ - Không rẻ.

    Không dễ, đã đành rồi. Giữa hàng vạn người, mà mình lại có suất, thì “nó phải có lý do”. “Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu” ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin cho báo chí. Nhưng khi công chúng biết được những ưu tiên này, thì đã là tháng 12/2020.

    Không rẻ. Vì không phải gia đình nào cũng có thể làm như tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn – thuê riêng chuyến chuyên cơ hơn 8 tỉ đồng đưa con gái từ London về nước. Nhưng những con số trăm triệu để người thân có thể trở về trong cái năm khủng hoảng đó, là rất phổ biến.

    Không ai có thể chất vấn rằng số tiền chênh lệch rất lớn kia là vì sao, và vào túi ai. Tất cả đều tự giải thích, rằng để tổ chức một chuyến bay như thế không đơn giản, sẽ phải đắt (một sự tự lừa mình, vì chính phủ đâu có chủ trương thu lợi từ đồng bào đang mắc kẹt). Và tất cả đều tự ngầm hiểu rằng, nếu bây giờ mà thắc mắc thì chỉ có thiệt, còn bao nhiêu người xếp hàng đằng sau, sẵn sàng trả số tiền lớn để trở về nhà.

    Tại Châu Phi, người lao động Việt Nam bị kẹt lại do Covid-19 có lẽ là khó khăn nhất trong tất cả các khu vực khác trên thế giới. Điều kiện y tế thiếu thốn, có những người nhiễm bệnh nhưng được khám bởi bác sĩ… thú y.

    Trong bối cảnh ấy, những người nắm quyền quyết định phân phối các tấm vé máy bay “giải cứu” thực sự là nắm quyền sinh quyền sát.

    Những ai có người quen ở nước ngoài lên máy bay về được Việt Nam trong năm 2020 có lẽ đều biết 2 yếu tố: Không dễ - Không rẻ.

    Không dễ, đã đành rồi. Giữa hàng vạn người, mà mình lại có suất, thì “nó phải có lý do”. “Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu” ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin cho báo chí. Nhưng khi công chúng biết được những ưu tiên này, thì đã là tháng 12/2020.

    Không rẻ. Vì không phải gia đình nào cũng có thể làm như tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn – thuê riêng chuyến chuyên cơ hơn 8 tỉ đồng đưa con gái từ London về nước. Nhưng những con số trăm triệu để người thân có thể trở về trong cái năm khủng hoảng đó, là rất phổ biến.

    Không ai có thể chất vấn rằng số tiền chênh lệch rất lớn kia là vì sao, và vào túi ai. Tất cả đều tự giải thích, rằng để tổ chức một chuyến bay như thế không đơn giản, sẽ phải đắt (một sự tự lừa mình, vì chính phủ đâu có chủ trương thu lợi từ đồng bào đang mắc kẹt). Và tất cả đều tự ngầm hiểu rằng, nếu bây giờ mà thắc mắc thì chỉ có thiệt, còn bao nhiêu người xếp hàng đằng sau, sẵn sàng trả số tiền lớn để trở về nhà.

    chuyen bay giai cuu noi dau hai ngoai 1
    Hoàng Lê Giang liên hệ hãng Vietnam Airlines mua vé máy bay về Việt Nam, nhưng phải thông qua qua công ty Vinatours vì “nhiều quá làm không xuể.

    Bây giờ, khi đại án mang tên “Những chuyến bay giải cứu” được lật lên, thì công luận mới hiểu rõ cái gì đằng sau sự “Không dễ - Không rẻ” 3 năm trước.

    Bộ Công an xác định để thực hiện các chuyến bay giải cứu, hơn 100 doanh nghiệp đã chi tiền bôi trơn trên 170 tỷ đồng cho 21 cán bộ của 5 bộ, địa phương để được "qua cửa".

    Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), khi triển khai các chuyến bay có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa các bộ, ngành. Một số cán bộ có thẩm quyền đã lợi dụng việc này để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để có tiền "bôi trơn, đưa hối lộ".

    Cơ quan điều tra phát hiện doanh nghiệp bị làm khó bởi một số cá nhân ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam. Nhà chức trách cũng phát hiện dấu hiệu nhận hối lộ xảy ra tại quân đội nên tách hành vi, chuyển hồ sơ để Bộ Quốc phòng xử lý theo thẩm quyền.

    Những chuyến bay giải cứu nhanh chóng trở thành miếng bánh béo bở, đến mức người ta đầu tư buôn bán giấy phép bay còn hơn cổ phiếu. Hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân hồi hương. Nhưng thực tế chỉ 20 doanh nghiệp thực sự triển khai, số còn lại là cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

    Ấy thế mà, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, khi đứng trước tòa vẫn có thể tự biện rằng không ý thức được việc nhận tiền là sai, đến khi bị bắt mới được cán bộ giải thích và nhận thức ra. Sự “vô ý thức” đúng lúc ấy, đem lại cho ông Dũng hơn 21,5 tỷ đồng, với hàng chục lần tiền mặt trao tay từ phòng làm việc tới… cổng văn phòng Bộ.

    Kho tàng cổ tích Việt Nam có chuyện Sự tích Thạch Sùng. Rằng một cặp vợ chồng nọ, vì biết trước sắp có trận lụt nên mua thóc gạo đầu cơ, sau đó bán lại với giá cao cho nạn dân, nhờ thế mà trở thành cự phú. Hỡi ôi, hóa ra thời nào cũng có những con thạch sùng…

    Theo NgayNay

  • Hôm 11/7, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu”; có 21/54 bị cáo bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, trong số này có 18 người bị truy tố theo điểm a khoản 4 Điều 354 BLHS, với khung phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    chuyen bay giai cuu tu hinh 2
    18 người bị truy tố tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình trong vụ "chuyến bay giải cứu".

    Cũng theo quyết định xét xử, trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa; các hội thẩm nhân dân gồm Tạ Quốc Hùng, Bùi Đăng Hiếu, Hồ Thị Xuân Hương; thư ký phiên là các ông Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Việt Hùng…

    Về phía Viện KSND TP Hà Nội đã phân công các kiểm sát viên Đỗ Mạnh Quang, Lê Huy Hoàn, Nguyễn Thị Châm, Tưởng Mạnh Toàn và Đỗ Minh Tuấn, giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử.

    Có 105 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo, trong đó, ông Vũ Hồng Quang, cựu cán bộ Cục Hàng không Việt Nam và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch Bầu trời xanh, mỗi người có đến 6 luật sư bào chữa…

    Tòa cũng triệu tập 16 công ty và hàng chục cá nhân khác là người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

    18 người bị truy tố tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình

    54 bị cáo trong vụ án bị Viện KSND Tối cao truy tố về các tội: “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Trong 21 bị cáo bị xét xử về hành vi "Nhận hối lộ" có 18 bị cáo (như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân...) bị viện kiểm sát truy tố theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

    4 bị cáo Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Lê Ngọc Anh - cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Hoàng Linh - cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Đặng Minh Phương - cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

    23 bị cáo bị xét xử về tội “Đưa hối lộ" trong đó có Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky; Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky; Hoàng Diệu Mơ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại Du lịch Dịch vụ Hàng không An Bình...

    4 bị cáo: Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội; Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam; Bùi Huy Hoàng - cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; Phạm Thị Kim Ngân - cán bộ Phòng Trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ bị truy tố về hành vi “Môi giới hối lộ”.

    Bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu cán bộ công an bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

    Bị cáo Trần Minh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Thái Hòa bị truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và “Đưa hối lộ".

    chuyen bay giai cuu tu hinh

    Số tiền hối lộ trong “chuyến bay giải cứu” lên đến hàng trăm tỷ đồng

    Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

    Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

    Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

    Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

    Theo VKS, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Các hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong Nhân dân".

    25 người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và gây thiệt hại 10 tỷ đồng. 23 người là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 người môi giới hối lộ gần 75 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng.

    Trong đó, Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng, nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận 49 lần 27,3 tỷ đồng; Nguyễn Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao 32 lần nhận 25 tỷ đồng; cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận 37 lần tổng 21,5 tỷ đồng...

    Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, VKS xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Theo cáo trạng, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.

    Ông Tuấn khai trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho bị can Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.

    Theo Tiền Phong / kinhtedothi

  • Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", có 8 bị cáo là cựu cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Malaysia, Liên bang Nga và Angola. Trong đó, có tới 4 người từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, gồm: ông Trần Việt Thái (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) và 3 cán bộ.

    Tại phiên tòa, ông Thái khai chính thức đảm nhiệm chức vụ đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ cuối năm 2020.

    Trước câu hỏi có quy định nào về việc thu tiền của chủ tàu, chủ lao động, người mãn hạn tù trong trại chờ về nước hay không, ông Thái cho rằng Nhà nước không có quy định nào cụ thể, đồng thời, trước khi có chủ trương giải cứu công dân về nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cũng chưa từng tổ chức công việc này.

    chuyen bay giai cuu
    Ông Trần Việt Thái (Ảnh: Nguyễn Hải).

    "Nói là vượt quy định cũng rất là khó", cựu đại sứ nói.

    Kể về bối cảnh khi bắt đầu có chủ trương "chuyến bay giải cứu", ông Thái cho biết từ ngày 11/1/2021, Malaysia ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia, yêu cầu 6 đại sứ quán vào trại chờ để giải tỏa người mãn hạn tù. Trong đó, Việt Nam có gần 2.000 người.

    Sau đó, ông Thái chỉ đạo Nguyễn Hoàng Linh và Lê Ngọc Anh (cán bộ đại sứ) đi khảo sát thực tế để lập kế hoạch dự trù kinh phí đưa những người Việt Nam mãn hạn tù về nước. Các khoản khảo sát có tiền vé máy bay, tiền hộ chiếu, thủ tục về nước, tiền xét nghiệm covid-19.

    "Ở chuyến bay đầu tiên, đại sứ quán phải đấu tranh với chủ tàu, chủ ghe, người sử dụng lao động sẽ chi trả tiền cách ly. Sau đó, vì phát sinh thêm nhiều vấn đề, đại sứ quán phát trực tiếp tiền trên tại sân bay", ông Thái khai.

    Theo lời khai của cựu đại sứ, sau khi khảo sát, đại sứ quán thống nhất 3 mức thu: 20,3 triệu đồng/người có hộ chiếu; 24,9 triệu đồng/người chưa có hộ chiếu; 30-34 triệu đồng/người ở đảo xa phải bay thêm chuyến nội địa.

    Riêng chi phí cấp hộ chiếu, đại sứ quán thu hơn 4,6 triệu đồng/cuốn nhưng thực tế chỉ 1,6 triệu đồng/cuốn.

    Về phương thức thu, tại tòa, ông Thái cho biết, do bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội, chủ yếu người nộp tiền sẽ chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng một người bạn của Ngọc Anh. Tổng số tiền mà đại sứ quán đã thu là 44,6 tỷ đồng. Số tiền này, chỉ 34,2 tỷ đồng được chi cho việc đưa công dân về nước.

    Số tiền dư còn lại, cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia cho biết trích một phần dùng để "bồi dưỡng" cho cán bộ tại đại sứ quán, theo tỷ lệ: Đại sứ hệ số 1,5; 2 cán bộ trực tiếp hệ số 1,2; còn lại hệ số 1, căn cứ vào mức phụ cấp của Nhà nước.

    Sau khi cân đối, ông Thái hưởng 580 triệu tiền "bồi dưỡng", cấp dưới hưởng 220-480 triệu đồng.

    "Bị cáo thừa nhận sai phạm. Nhưng ở Malaysia, việc chi bồi dưỡng là rất phổ biến. Bị cáo nhận thức thời điểm đó dịch bệnh căng thẳng, nếu không có tiền bồi dưỡng thì không thể huy động được anh chị em làm việc. Sau đó, bị cáo đã nhận thức được, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, mong muốn được xem xét về mức độ phạm tội", ông Thái khai.

    Theo cựu đại sứ, ngoài 4 bị cáo đã nộp lại tiền hưởng lợi, những nhân viên còn lại tại đại sứ quán không nộp vì cho rằng không vi phạm.

    Tại tòa, 3 bị cáo từng là cấp dưới của ông Thái tại đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia đồng ý với những lời khai trên của cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

    Theo Dân Trí

  • Sau khi chuyển tiền ra nước ngoài, Oanh và đồng bọn không làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, không khai báo thuế, cho giải thể công ty để che giấu hành vi phạm tội.

    Ngày 11/7, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 5 người về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, trong vụ án xảy ra tại TP Hà Nội, TPHCM và một số địa phương khác.

    Các đối tượng gồm: Đào Thị Oanh (Giám đốc các Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ADIA, Công ty TNHH Hỗ trợ dịch vụ khu công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH East Global Việt và Công ty TNHH Tư vấn du học DO Việt Nam), Nguyễn Hồng Anh (Giám đốc Công ty Phương Diễm; Kế toán trưởng Công ty FuTu), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Kế toán trưởng Công ty Phương Diễm), Vũ Thùy Linh (Giám đốc Công ty Alpha) và Mai Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty Earth Vibes).

    van chuyen tien ra nuoc ngoai
    Các đối tượng bị khởi tố (Ảnh: Bộ Công an).

    Theo Bộ Công an, Oanh và đồng phạm thành lập, điều hành hàng chục công ty, mở tài khoản ngân hàng để làm dịch vụ ra nước ngoài cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.

    Quá trình triển khai, các đối tượng lập các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa khống để làm thủ tục chuyển tiền điện tử qua ngân hàng theo hình thức tạm ứng thanh toán trước 50-70% giá trị hợp đồng.

    Sau khi chuyển tiền ra nước ngoài, Oanh và đồng bọn không làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, không khai báo thuế, cho giải thể công ty để che giấu hành vi phạm tội.

    Với thủ đoạn trên, trong 2 năm 2021 và 2022, các bị can đã chuyển trái phép hơn 4.355 tỷ đồng ra nước ngoài.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, các tổ chức, cá nhân liên quan, xác minh, kê biên tài sản để thu hồi.

    Theo Dân Trí

  • Bộ Công an xác định để thực hiện các chuyến bay giải cứu, hơn 100 doanh nghiệp đã chi tiền bôi trơn trên 170 tỷ đồng cho 21 cán bộ của 5 bộ, địa phương để được "qua cửa".

    Tháng 3/2020, khi tình hình Covid-19 phức tạp, Việt Nam tổ chức giải cứu 30 công dân đầu tiên từ Vũ Hán, Trung Quốc, về nước. Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly.

    Nhưng cơ sở cách ly của quân đội ngày càng quá tải, Chính phủ chấp thuận phương án cùng lúc thực hiện chuyến bay giải cứu và chuyến bay combo (người dân tự nguyện trả phí toàn bộ gồm vé máy bay, tiền cách ly...).

    Nhiệm vụ này được giao cho tổ công tác 5 Bộ: Ngoại giao, Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng. Với chuyến bay combo còn có thêm sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, UBND các tỉnh, thành phố.

    Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Khi được cấp tỉnh đồng ý tiếp nhận cách ly, doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ.

    Có ý kiến của tổ công tác liên bộ, Bộ Ngoại giao trình lãnh đạo Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ để phê duyệt chuyến bay. Doanh nghiệp nào qua các bước này sẽ được triển khai thực hiện.

    tien boi tron chuyen bay giai cuu
    Chuyến bay đưa công dân từ châu Âu về nước. Ảnh: VGP

    Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là "chủ trương nhân đạo, sự quan tâm về bảo hộ công dân" của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an cho hay.

    Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), khi triển khai các chuyến bay có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa các bộ, ngành. Một số cán bộ có thẩm quyền đã lợi dụng việc này để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để có tiền "bôi trơn, đưa hối lộ".

    Cơ quan điều tra phát hiện doanh nghiệp bị làm khó bởi một số cá nhân ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam. Nhà chức trách cũng phát hiện dấu hiệu nhận hối lộ xảy ra tại quân đội nên tách hành vi, chuyển hồ sơ để Bộ Quốc phòng xử lý theo thẩm quyền.

    UBND tỉnh, thành phố là nơi đầu tiên doanh nghiệp phải xin chủ trương về cách ly y tế, đây là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ cấp phép chuyến bay. Thiếu giấy chấp thuận cho cách ly của địa phương, doanh nghiệp sẽ không thể hoàn tất hồ sơ. Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện tiêu cực trong cấp giấy này tại Hà Nội và Quảng Nam.

    Cụ thể, bị can Chử Xuân Dũng khi đương chức Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, từ tháng 4 đến 12/2021, đã ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa người từ nước ngoài về cách ly. Với trọng trách này, ông Dũng đã 9 lần nhận 2 tỷ đồng để ký chấp thuận cho cách ly với 4 công ty.

    Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân đã thay mặt lãnh đạo tỉnh ký chấp thuận cho công dân trên chuyến bay giải cứu được cách ly trên địa bàn. Khi thực hiện nhiệm vụ, ông Tân bị cáo buộc nhận 5 tỷ đồng của hai lãnh đạo Công ty Bầu Trời Xanh (hiện là bị can trong vụ án).

    tien boi tron chuyen bay giai cuu 2
    Cựu phó chủ tịch Chử Xuân Dũng (trái) và Trần Văn Tân. Ảnh: Bộ Công an

    Bộ Ngoại giao được xem là cơ quan quan trọng nhất với nhiệm vụ tham mưu, cấp phép chuyến bay. Kết quả sau hơn một năm điều tra cho thấy đây là đơn vị có nhiều cán bộ sai phạm nhất trong vụ án này, khi tới 13 người bị đề nghị truy tố về hành vi Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Theo cáo buộc của công an, một số cán bộ ở Bộ Ngoại giao đã tạo thành "nhóm lợi ích", nhũng nhiễu doanh nghiệp để buộc chi tiền. Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan "chỉ chọn các doanh nghiệp do cấp trên chỉ định xuống, người quen nhờ hoặc đã chi tiền". Bà Lan còn hướng dẫn các doanh nghiệp mượn nhiều pháp nhân khác nhau để được cấp nhiều chuyến bay. Doanh nghiệp nào chưa "bôi trơn" sẽ bị gây khó dễ bằng nhiều cách.

    Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được giao tập hợp danh sách công dân có nhu cầu về nước và doanh nghiệp muốn thực hiện chuyến bay. Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) chỉ ra tại Nhật Bản, Angola, Đại sứ và Tổng lãnh sự đã yêu cầu doanh nghiệp phải chia lợi nhuận hoặc chi tiền bồi dưỡng căn cứ số lượng công dân về trên các chuyến bay.

    Trong 13 bị can là cựu cán bộ của Bộ Ngoại giao, 4 người bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để hưởng lợi cá nhân, tổng cộng 1,76 tỷ đồng; 9 người nhận hối lộ tổng cộng 80 tỷ đồng. Ở nhóm nhận hối lộ, cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng bị cáo buộc 21,5 tỷ đồng, bà Lan nhận 25 tỷ đồng, cựu thứ trưởng Vũ Hồng Nam 1,8 tỷ đồng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka Nhật Bản Nguyễn Hồng Hà 2 tỷ đồng...

    Theo kết luận điều tra, để được cấp phép thực hiện, hồ sơ của chuyến bay phải qua Văn phòng Chính phủ, nơi tập hợp tham mưu để phê duyệt. Từ tháng 4/2020, khi đề xuất duyệt 162 chuyến bay, bốn cán bộ của Văn phòng Chính phủ đã nhận 14,6 tỷ đồng tiền hối lộ của doanh nghiệp.

    Trong đó, ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý của một phó thủ tướng, đã 5 lần nhận 4,2 tỷ đồng để giúp đỡ Công ty Lữ Hành Việt, ATA và Investco được duyệt 26 chuyến bay. Ông Linh đã nộp lại 4,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Do ông khai đưa một phần tiền nhận hối lộ cho người khác nên cơ quan điều tra tách xử lý ở giai đoạn sau của vụ án này.

    Ngoài các đơn vị trên, 3 cán bộ ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cũng bị cáo buộc nhận 44,2 tỷ đồng. Trong đó, cựu Cục phó Trần Văn Dự nhận 7,6 tỷ đồng, cựu Phó Phòng tham mưu Vũ Anh Tuấn nhận 27,3 tỷ đồng, cán bộ Vũ Sỹ Cường 9,3 tỷ đồng.

    Bộ Y tế được giao nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Bộ Ngoại giao về tần suất, số lượng chuyến bay, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Theo cáo buộc, lúc thẩm định, Phạm Trung Kiên (thư ký của một thứ trưởng) đã yêu cầu doanh nghiệp chi ít nhất 50 triệu đồng một chuyến bay combo hoặc 500.000 đến 2 triệu đồng một hành khách. Ông Kiên đã 251 lần nhận tiền của 19 cá nhân, doanh nghiệp, tổng cộng 42,6 tỷ đồng.

    Người còn lại tại Bộ Y tế bị đề nghị truy tố trong vụ án là ông Bùi Huy Hoàng, cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng. Ông Hoàng bị cáo buộc vì động cơ vụ lợi đã làm trung gian môi giới hối lộ 3,3 tỷ đồng và được hưởng lợi 670 triệu đồng. Như vậy, hai người ở Bộ Y tế bị cáo buộc đã nhận và môi giới hối lộ 45,2 tỷ đồng.

    Tại Bộ Giao thông Vận tải, Cơ quan An ninh điều tra xác định, vì động cơ vụ lợi, bị can Ngô Quang Tuấn khi là chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế đã nhận hối lộ 1,7 tỷ đồng để ưu ái doanh nghiệp. Bị can Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải thuộc Cục Hàng không Việt Nam, đã nhận hối lộ 1,9 tỷ đồng để đề xuất cấp phép bay vượt quá số lượng người được phê duyệt.

    Trong đại án này, cơ quan điều tra cáo buộc 21 người của 4 bộ và hai địa phương đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 170 tỷ đồng. Tất cả hiện bị đề nghị truy tố về các tội Nhận hối lộ  Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    tien boi tron chuyen bay giai cuu 2
    Giám đốc Công ty ATA Việt Nam (trái) và Giám đốc Công ty TNHH G19. Ảnh: Bộ Công an

    Hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân hồi hương. Nhưng thực tế chỉ 20 doanh nghiệp thực sự triển khai, số còn lại là cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

    Song song với việc xin cấp phép, doanh nghiệp phải ký hợp đồng đặt cọc tiền thuê máy bay với hãng hàng không, ký hợp đồng thuê khách sạn... Nếu không xin được "giấy phép", doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn về kinh tế nên dùng nhiều cách để làm bằng được.

    Theo kết luận điều tra, để có chi phí "bôi trơn", doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch. Kết luận điều tra không thể hiện thông tin về chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện chuyến bay. Tuy nhiên, cơ quan công an chỉ rõ nhóm bị can là công an tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đã yêu cầu doanh nghiệp chi 50-230 triệu đồng cho phần thủ tục "qua tay" họ với mỗi chuyến bay.

    Trong 54 người bị cáo buộc có sai phạm trong vụ án, 21 người là chủ doanh nghiệp, đại diện cho nhóm 20 doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay với cách chung là lợi dụng quan hệ hoặc thông qua trung gian đưa hối lộ.

    Minh chứng cho việc này là tại Công ty Bầu Trời Xanh, bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng khai quá trình xin thực hiện 109 chuyến bay và chủ trương cách ly y tế đã chi 38,5 tỷ đồng để hối lộ quan chức có thẩm quyền. Công ty An Bình để thực hiện 66 chuyến bay cũng phải chi 34,6 tỷ đồng.

    Bị can Võ Thị Hồng, giám đốc Công ty Minh Ngọc, khai đã chi 3,3 tỷ đồng cho chuyên viên Hoàng hối lộ giúp các cá nhân trong tổ công tác 5 bộ khi muốn xin cấp phép hai chuyến bay combo. Phi vụ này thất bại nhưng bà Hồng không dừng lại, thông qua Giám đốc Công ty Vitravo, đã nhờ đã hối lộ 7,4 tỷ đồng để được cấp phép 7 chuyến bay.

    Bị can Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA, đã đưa chi 11,8 tỷ đồng hối lộ quan chức để được xin cấp phép 32 chuyến bay cho nhóm 3 công ty của mình. Trong đó, Vy đưa nhiều nhất cho Nguyễn Mai Anh, chuyên viên của Văn phòng Chính phủ, 3 tỷ đồng. Tương tự, Giám đốc Công ty G19 cũng chi 3,1 tỷ đồng để xin cấp phép 12 chuyến.

    Sau hơn một năm điều tra vụ án, ngày 3/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người về 5 tội: Đưa hối lộMôi giới hối lộ,Nhận hối lộLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Bộ Công an cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. 54 bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi vì mục đích cá nhân.

    Theo VnExpress

  • Trong quá trình điều tra vụ "chuyến bay giải cứu", Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thu giữ 146 lượng vàng (hơn 5,4 kg), 670.000 USD, một tỉ đồng cùng nhiều tang vật khác trong nhà các bị can.

    Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố; chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 54 bị can.

    chuyen bay giai cuu
    Các bị can trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an cung cấp

    Trong đó, 54 người bị đề nghị truy tố ở 5 nhóm tội danh thì có 21 người bị đề nghị truy tố tội "nhận hối lộ". Số tiền 21 bị can nhận hối lộ lên tới hơn 180 tỉ đồng, trong đó người nhận nhiều nhất là Phạm Trung Kiên, cựu thư ký ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế lên tới gần 43 tỉ đồng.

    Các bị can Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ hơn 21 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 12 tỉ đồng; Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ nhận hơn 4 tỉ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng Phòng tham mưu (Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nhận hơn 27 tỉ đồng; Chử Xuân Dũng, cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hơn 2 tỉ đồng; Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận 5 tỉ đồng…

    Trong quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT đã thu giữ 146 lượng vàng (hơn 5,4 kg), 670.000 USD, một tỉ đồng; bốn điện thoại di động, hai thẻ ngân hàng tạm giữ khi khám xét ông Nguyễn Anh Tuấn cựu phó giám đốc Công an Hà Nội và Hoàng Văn Hưng cựu trưởng phòng điều tra Cục ANĐT, Bộ Công an. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng tạm giữ ba điện thoại di động của hai người khác và tám thiết bị ngoại vi chứa dữ liệu camera đã trích xuất, sao lưu.

    Cơ quan điều tra nhận định vụ án "chuyến bay giải cứu" là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Vụ án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng trong và ngoài nước và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

    Cơ quan ANĐT nhận định, các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm giảm sút lòng tin của nhân dân.

    Kết luận điều tra thể hiện việc tổ chức các chuyến bay giải cứu đã bị lợi dụng với mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân. Các bị can đã đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Nhà nước. Khi vụ án được điều tra, điều tra viên chính trong vụ còn lừa đảo, nhận tiền "chạy án".

    Theo Người Lao Động

  • Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Khánh Hòa sau khi khởi tố vụ vận chuyển trái phép lô hàng rượu và thuốc lá trên ‘chuyến bay giải cứu’ từ Nga về Việt Nam.

    dai su quan buon lau ruou va thuoc la 1
    Ảnh tang vật lô hàng nhập lậu trên chuyến bay giải cứu công dân từ Nga về Việt Nam - Ảnh: CTV

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 12-12, vị lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới" lô hàng rượu và thuốc lá trên 'chuyến bay giải cứu" công dân Việt Nam từ Nga về vào cuối năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Hành vi vi phạm quy định tại điều 189 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    Theo đó, ngày 5-12-2020, Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh (Cục Hải quan Khánh Hòa) đã kiểm tra, giám sát chuyến bay mang số hiệu QH9195 từ Matxcơva (Nga) về sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa).

    Qua kiểm tra, lực lượng hải quan phát hiện 724 chai rượu ngoại chủ yếu có nhãn hiệu Macallan, Beluga và 424 hộp thuốc lá điện tử HEETS. Tổng trị giá của hàng hóa vi phạm tại thời điểm ngày 5-12-2020 là hơn 9,2 tỉ đồng.

    Cụ thể, hàng hóa đứng tên hành khách A.N.B.L. gồm 35 kiện hành lý ký gửi có 472 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old; 6 chai rượu hiệu Macallan Rích Mahogany 25 years old; 7 chai rượu hiệu Beluga Transatlantic; 3 chai rượu hiệu Champane Martini; 122 hộp thuốc lá điện tử HEETS.

    Hàng hóa đứng tên hành khách H.T.G. gồm 19 kiện hành lý ký gửi có 217 chai rượu hiệu Macallan Double Cask 18 years old; 7 chai rượu hiệu Macallan Rich Mahogany 25 years old và 302 hộp thuốc lá điện tử HEETS.

    Hàng hóa đứng tên hành khách B.X.T. gồm 1 kiện hành lý ký gửi có 12 chai rượu Macallan Sherry OAK CASK 18 year old.

    Sau thời gian điều tra, cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định ba người là nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nga có hành vi lợi dụng "chuyến bay giải cứu" công dân Việt Nam ở Nga về nước để vận chuyển trái phép lượng lớn hàng hóa nói trên.

    Hiện tại hồ sơ vụ việc cùng tang vật đã được Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa để điều tra theo thẩm quyền.

    Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát các chuyến bay giải cứu công dân từ Nga về Việt Nam, theo vị lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, hiện mới khởi tố vụ việc nêu trên. 

    Theo Tuổi Trẻ

  • Ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, Thứ trưởng Ngoại giao, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ trong khi thực hiện "chuyến bay giải cứu".

    Ngày 14/4, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ.

    Bị bắt cùng tội danh có ông Phạm Trung Kiên (41 tuổi, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) và Vũ Anh Tuấn (43 tuổi, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an).

    thu truong to anh dung bi bat 1
    Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. Ảnh: Baoquocte

    Ông Dũng bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1991 khi làm việc tại Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương. Ông sau đó trải qua nhiều chức vụ ở bộ này và đến năm 2019 được bổ nhiệm là Thứ trưởng Ngoại giao.

    Bị can Kiên từng có thời gian giúp việc cho một Thứ trưởng. Việc bắt những người này nằm trong tiến trình điều tra mở rộng vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra ở Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và các tỉnh, thành phố liên quan.

    thu truong to anh dung bi bat 1
    Bị can Phạm Trung Kiên (trái) và Vũ Anh Tuấn.

    Từ khi Covid-19 bùng phát, Việt Nam tổ chức gần 800 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Khi các chuyến bay được mở, nhiều người dân phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà.

    Vào cuộc điều tra, ngày 28/1, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố, bắt bà Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự) cùng ba thuộc cấp là Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Cục phó); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự). Cả bốn bị điều tra tội Nhận hối lộ.

    Hai tháng sau, bà Nguyễn Diệu Mơ (42 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình) bị bắt với cáo buộc Đưa hối lộ.

    Người phát ngôn Bộ Công an cho biết những người này có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân. Vụ án xảy ra trong thời gian dài, nghi can "đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tốn thời gian điều tra, xác minh".

    Bài liên quan: Hành trình hồi hương nhớ đời của một Việt kiều và câu hỏi: “Ai giải cứu ai?”

    Việt kiều về nước qua ngã Campuchia vì chuyến bay giải cứu đắt cắt cổ

    Bắt tổng giám đốc đưa hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu

    Theo VnExpress

  • Cơ quan điều tra khởi tố bị can Hoàng Diệu Mơ vì liên quan vụ án "nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    hoi lo chuyen bay giai cuu
    Bị can Nguyễn Diệu Mơ tại cơ quan điều tra.

    Theo đó, mở rộng điều tra vụ án "nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "đưa hối lộ".

    Đồng thời, Cơ quan an ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với bị can Hoàng Diệu Mơ, tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình.

    Bị can Mơ bị bắt để điều tra về tội "đưa hối lộ" theo quy định tại điều 364 Bộ luật hình sự.

    Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên.

    "Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", trung tướng Tô Ân Xô cho biết.

    hoi lo chuyen bay giai cuu 2
    Từ trái sang phải: Bà Nguyễn Thị Hương Lan - cục trưởng Cục Lãnh sự, ông Đỗ Hoàng Tùng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự và các bị can Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng - Ảnh: Công an cung cấp

    Trước đó, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án "nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.

    Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, phó phòng bảo hộ công dân của cục này.

    Đồng thời, cơ quan điều tra cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận đề xuất, xét duyệt cho các hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay "giải cứu".

    Cơ quan điều tra đề nghị Bộ Giao thông vận tải cung cấp các tài liệu làm rõ căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ Giao thông vận tải xét, duyệt cấp chuyến bay; quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay "combo", "giải cứu" như thế nào, cũng như điều kiện để công dân được về nước theo các chuyến bay này.

    Danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay và các công ty, doanh nghiệp đã được cấp phép triển khai các chuyến bay "giải cứu", "combo"; cung cấp danh sách cá nhân được phân công để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay "combo", "giải cứu"…

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

    Tuy nhiên, thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.

    Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay "giải cứu".

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo, công dân không liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào.

    "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

    Theo VnExpress

  • Các mức phí ''bí ẩn'' luôn là vấn đề thường trực ở những lãnh sự quán, đại sứ quán VN ở nước ngoài. Dù đã bị người Việt phản ánh nhiều lần, nhưng dường như vấn đề lạm thu chỉ ngày càng tinh vi và quá quắt hơn chứ không hề đi vào quỹ đạo như những gì được công khai trên website đến cộng đồng kiều bào.

    Mới đây trên nhóm SEA Lean In Circle - Điểm Tựa, bạn Vuong Dinh Khanh Nhu ở Hoa Kỳ đã chia sẻ về câu chuyện đi làm hộ chiếu của mình. Bạn không thông qua dịch vụ (phí khoảng $170 - $200) mà lên tận Lãnh sự quán nhưng cũng không thoát kiếp bị vòi tiền:

    pass

    ''Review làm passport VN tại LSQ VN. Vì nhà mình cách Lãnh sự quán VN ở DC (Washington) có 15 phút lái xe, lại thấy giá niêm yết trên web có $70 nên đi lên tận chỗ làm save được ít tiền uống trà sữa. Lên đó lấy tờ khai họ để ở quầy mình điền thông tin xong đem lại đưa anh nhân viên đẹp trai tờ giấy kèm pasport cũ và 2 tấm hình, thẻ xanh để đối chiếu. Mình thấy anh này ko có dấu hiệu gì "hành chính" hay vòi vĩnh gì nên mừng trong bụng nói thầm ơ thiệt là nhanh gọn lẹ, không đòi hỏi giấy tờ gì rườm rà. Sau khi ảnh kiểm tra giấy tờ và trả lại thẻ xanh, mình đưa thẻ credit card để charge. Lúc này mình thấy ảnh đã charge tiền nhưng không hề nói mình giá bao nhiêu và chưa đưa receipt cho mình, mình thấy có gì đó bất thường nên hỏi:

    - Anh ơi phí bao nhiêu vậy anh?

    Anh trả lời nhẹ nhàng lí nhí trong miệng $155 em ạ! 

    Mình thì miền Tây Nam Bộ nên họng to tiếng lớn - Ủa em thấy trên website đăng có $70 mà anh. - Ơ thì anh gửi về tận nhà em nên giá $155.

    - Thế thì em lên tận nơi pick up thì sao anh?

    - Thì $70 em.

    Ảnh kêu mình đưa lại thẻ cà lại, lần này đưa receipt. Mình chửi trong bụng, mịa ăn thì cũng phải ỉ* chứ, gửi chuyển phát nhanh gì mà phí $85. Mà thôi lỡ qua Mỹ rồi cũng ráng lịch sự, tự mình rủa trong bụng chứ có dám chửi thẳng ra đâu. Nhờ vậy mà mấy người làm trước mình nghe thấy mình nói chuyện với anh í phí chính thức $70 họ liền hồi gửi về tận nhà, lên tận nơi pick up.

    Tuần tới mình đi pick up passport không biết anh LSQ có ghim mình mà hành mình gì ko đây? Vì họng mình to mà anh lỡ mấy con nhạn''.

    Cũng từng bị vòi tiền, bạn Hannah Nguyen chia sẻ: ''Ông xã em tới tận nơi làm 2 bộ, anh ấy charge $205/1bộ. Em ngồi dưới xe đợi dặn trước chỉ trả $70 nha. Tới chừng bị tính $410/ 2bộ không hiểu luôn. Xuống xe bị vợ hỏi mới khai ra. Em lên làm cho 1 trận lấy lại được $200. Cho ăn $30 là vì nể tình làm lấy liền, chứ không là miễn ăn với me. (P/s: Nhớ đợi cầm passport trong tay rồi hãy làm việc nha các anh chị, chứ để nó ghét không làm cho mình thì khổ''. 

    Bạn Nguyen Doan cho biết: ''Mình cũng làm y như bạn, in ra highlight giá chính thức $70. Xong họ giam hồ sơ mình 6 tháng mới gởi về. May mà mình cũng không định đi đâu gấp''.

    Bạn Hoa Tran đồng cảnh ngộ: ''Mình lên trang web LSQ và gởi mail rằng mình muốn renew passport. Hôm sau có người trả lời yêu cầu mình cung cấp số giấy tờ qua email. Sau khi gởi mail lại họ gọi mình và báo giá $235/bộ. Mình bảo sao cao vậy, dịch vụ báo $180 mà sao LSQ lại cao ghê vậy. Nó bảo vậy thì $180 và $35 tiền chuyển phát. Ăn từ trong nước ra tới nước ngoài. Ăn không chừa thứ gì''.

    Bạn Mikim Tran bình luận: ''Em renew passport ở LSQ VN trên San Francisco cho 1 người, lất liền hết $300 nè anh chị ơi. Charge tiền trong credit từ LSQ chứ không phải thông qua bên thứ ba (bên dịch vụ) đâu nhe''.

    Bạn Thao Huu Huynh cũng từng có kinh nghiệm bị thâm túi: ''Năm trước nhà mình lên tận LSQ làm cho 3 người, 170$ một người người. Đau cả ruột''.

    Bạn Tracy TG chia sẻ: ''Mình cũng làm passport cho mẹ qua mail, liên lạc tới lui thì sau 3 tuần cũng nhận được passport đúng giá $70 nè. Ai muốn cửa sau, dịch vụ thì dịch vụ, còn nếu mình không cần gấp thì cứ đàng hoàng làm đúng giá. Càng nhân nhượng bọn họ càng ăn hiếp trắng trợn''.

    Bạn Chi Mai cho biết: ''Lúc trước chị làm cho con lớn chị, in giá ra highlight chỗ 70$ rồi gửi cho họ kèm theo bì thư sẵn tem usps priority. Gọi điện rồi email tá lả cuối cùng 5 tuần nhận được''.

    Be Nguyet Nina cho biết: ''Mình mới làm xong, hỏi giá thì nói chị cứ gửi theo qui trình, xong mình gửi hết các giấy tờ anh ấy nói $250, xong trả giá anh nói $170''.

    Tại Mỹ, nếu muốn nhanh tay cầm được tấm hộ chiếu trong vòng 2-3 ngày thì bạn phải thông qua dịch vụ với mức giá từ $170-200. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị chặt chém dù không thông qua dịch vụ mà lên thẳng Lãnh sự quán. Tình trạng này vẫn chưa chấm dứt, nhưng Việt kiều hiện đang bàn tán về vụ án Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao và 3 đồng cấp nhận hối lộ liên quan các chuyến bay giải cứu. Cộng đồng người Việt cho rằng hiện tại đang là thời điểm nhạy cảm đối với các lãnh sự quán và đại sứ quán, do đó nếu muốn làm passport thì nên tranh thủ giai đoạn này để tránh bị vòi tiền. 

    Liệu sau vụ các cấp cao bị bắt giữ, các đại sứ quán và lãnh sự quán có bỏ được thói quen ''xin đểu'' người dân? Chúng tay hãy cùng chờ xem. 

    Bài liên quan: Hành trình hồi hương nhớ đời của một Việt kiều và câu hỏi: “Ai giải cứu ai?”

    Vụ án Cục Lãnh sự: Lời kể và bằng chứng của người về VN phải mua vé giải cứu giá cao

    Đôi vợ chồng già từ bỏ việc sửa nhà, sửa mộ, làm răng để mua vé về VN

    Việt kiều về nước qua ngã Campuchia vì chuyến bay giải cứu đắt cắt cổ

    Lãnh sự quán VN ở nước ngoài ''vẽ bậy'' lên hộ chiếu công dân?

    Viethome tổng hợp

  • Chuyến hồi hương bao gồm cả di chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, chờ các chuyến bay... hết tổng thời gian hơn 36 giờ với nhiều lo lắng và rủi ro trên đường.

    Hành trình hồi hương ăn Tết nhớ đời

    Tôi vừa từ Úc trở về Việt Nam với 1 hành trình nhớ đời. Nhưng có hàng nghìn người cũng đã chọn đi cung đường tương tự để về quê ăn Tết. Từ Úc, tôi bay đến Singapore. Qua một đêm vạ vật ở sân bay Singapore, tôi tiếp tục bay về Phnompenh (Campuchia). Sau khi xét nghiệm nhanh âm tính, tôi được nhập cảnh vào Campuchia.

    Từ Thủ đô nước bạn, chúng tôi đi đường bộ về cửa khẩu Bavet, giáp cửa khẩu Mộc Bài của Tây Ninh. Tiếp theo là di chuyển về sân bay Tân Sơn Nhất để bay ra Hà Nội, trước khi leo taxi đi về nhà, thực hiện cách ly tại nhà 3 ngày.

    Chuyến đi ấy tính tổng thời gian (bao gồm cả di chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, chờ các chuyến bay...) là hết hơn 36 giờ với nhiều lo lắng và rủi ro trên đường. Ai cũng nói đấy là hành trình hành xác. Nhưng cá nhân tôi vẫn thấy mình may mắn. Tôi may hơn những người thậm chí còn phải bay tới 3-4 chặng mới đến được Campuchia, để tìm đường về Việt Nam. Tôi may hơn những người chỉ trước đó 2-3 hôm vẫn phải cách ly 14 ngày tập trung hoặc tại khách sạn.

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Từ Úc, tác giả phải bay về Singapore chờ một đêm, tiếp tục bay về Phnompenh, sau đó đi bộ đến cửa khẩu Bavet (giáp cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh). Ảnh minh họa

    Tôi biết đến con đường "quá cảnh" ở Campuchia rồi đi đường bộ về Việt Nam qua 1 group (nhóm) chia sẻ kinh nghiệm trên Facebook. Không có con số chính xác, nhưng chắc chắn có hàng nghìn người Việt ở nước ngoài đã chọn cách "hành xác" như vậy để "về nhà".

    Bởi tuy đã chuyển sang chế độ "riêng tư", group hiện đã có gần 30 nghìn thành viên, số bài đăng trong 28 ngày gần nhất là hơn 3000 bài. Những con số cho thấy nhu cầu tìm đường về Việt Nam của bà con ở nước ngoài là cực lớn. Cho dù 28 ngày trở lại đây là quãng thời gian các hãng hàng không Việt Nam đã bắt đầu mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

    Trước khi các đường bay thương mại quốc tế được mở lại thì quá cảnh Campuchia là cách duy nhất để những người Việt xa xứ tự chủ được thời gian hồi hương. Bằng không họ sẽ buộc phải trông chờ vào các chuyến bay giải cứu hay các chuyến bay charter - được thuê trọn gói nguyên chuyến bay theo hành trình yêu cầu của bên thuê. Ban đầu thì đầy tính may rủi (với các chuyến bay giải cứu) rồi sau đó lại đắt cắt cổ (với các chuyến charter).

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Những chuyến bay charter có chi phí gấp 3-4 lần chi phí bay thương mại thông thường. (Ảnh minh họa)

    Trước khi quyết định chọn hành trình 36 giờ việt dã, tôi đã tìm hiểu về 1 chuyến charter do 1 hãng lữ hành có tiếng đứng ra thực hiện. Khách hàng hoàn toàn không có quyền lựa chọn về gói khách sạn cách ly cho phù hợp với ngân sách của bản thân. Họ bắt buộc phải ở tại 1 khách sạn 4 sao được chỉ định sẵn với giá đắt đỏ. Chi phí trọn gói lên tới khoảng 70-80 triệu đồng/người, tức là gấp tới 3-4 lần chi phí bay thương mại thông thường.

    Chính vì sự đắt đỏ và có phần cưỡng ép đó mà nhiều người Việt đã lựa chọn cách chủ động đi về hợp pháp qua đường Campuchia. Theo nhiều người chia sẻ trên group, họ thừa khả năng chi trả khoản chi phí bay charter, nhưng không chấp nhận bị chặt chém một cách vô lý.

    Ai giải cứu ai?

    Có lẽ, chính cách vận hành đầy cứng nhắc ấy đã đẩy các hãng hàng không lẫn lữ hành Việt tiếp tục có 1 năm đầy khó khăn. Theo báo cáo tài chính Quý III của Vietnam Airlines được công bố tháng 11/2021, hãng đã lỗ thêm hơn 3500 tỷ đồng. Có giảm so với các Quý trước đó, nhưng vẫn tăng hơn 500 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu tiếp tục giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngược lại, nhìn sang Singapore Airlines. Cũng theo một báo cáo được đưa ra vào tháng 11/2021 thì tính đến 30/9, khoản lỗ trong 3 tháng gần nhất của hãng này là 315 triệu USD, đã giảm đáng kể từ mốc hơn 1,7 tỷ USD 1 năm trước đó. Doanh thu của Singapore Airlines đã tăng gấp đôi trong Quý và dự kiến sẽ đạt đến mốc hòa vốn trong tháng 12.

    Tất nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ của Singapore Airlines so với Vietnam Airlines có liên quan đến các chính sách cho phép bay thương mại của Chính phủ 2 nước. Nhưng một điều quan trọng không kém là chính Singapore Airlines rất biết cách giành lấy niềm tin ở khách hàng. Họ vận hành các chuyến bay thương mại với chi phí không tăng nhiều so với lúc không dịch, trong khi chất lượng phục vụ vẫn được đảm bảo.

    chuyen bay giai cuu tai hoa 1
    Nếu chậm thay đổi cách nhìn về việc "ai đang giải cứu ai", vẫn cung cấp dịch vụ theo kiểu mùa dịch thì rất có thể các hãng hàng không Việt Nam sẽ lại sớm cần phải giải cứu. (Ảnh minh họa)

    Ngược lại, có vẻ như các hãng hàng không Việt Nam vẫn đang giữ tư duy kinh doanh mùa dịch. Nhiều người về Việt Nam qua đường Campuchia đã hi vọng có thể bay thẳng từ Phnompenh về TP Hồ Chí Minh từ đầu tháng 1.

    Nhưng giá vé chuyến bay thương mại đầu tiên đã khiến phần đông thất vọng. Giá vẫn cao hơn vé thương mại trước dịch 2-3 lần. Quan trọng hơn giá vé chiều bay về Việt Nam đắt hơn chiều bay ra rất nhiều. Nó dễ tạo cho bà con cảm giác tiêu cực rằng các hãng hàng không muốn tranh thủ "chặt chém", "bắt chẹt"... Nên nhiều người tiếp tục đi đường bộ về Việt Nam.

    Mới đây, 1 người bạn của tôi bay thương mại từ Úc về Việt Nam đã phàn nàn rằng chất lượng đồ ăn khá tệ. Bay quốc tế dài tiếng mà cả chuyến bay toàn bánh mì nguội lạnh, nuốt không nổi. Khi hỏi tiếp viên thì được trả lời ráo hoảnh "quy định thế".

    Khi dịch mới bùng phát, các hãng hàng không đóng vai trò giải cứu công dân mắc kẹt ở nước ngoài. Nhưng trong điều kiện bình thường mới, thì chính khách hàng mới là những người giải cứu các hãng hàng không vốn đang chìm trong khó khăn, chứ chẳng phải các gói cứu trợ chỉ mang tính hà hơi thổi ngạt từ Nhà nước.

    Nếu chậm thay đổi cách nhìn về việc "ai đang giải cứu ai", vẫn cung cấp dịch vụ theo kiểu mùa dịch thì rất có thể các hãng hàng không Việt Nam sẽ lại sớm cần phải giải cứu.

    Theo Soha

  • Sau vụ bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước, nhiều người đã lên tiếng về việc mình bị ép mua vé giá cao trong thời gian đại dịch.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Thông tin ban đầu ngày 28/1 nói đây vụ án Cục lãnh sự liên quan tố cáo nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

    Tuy nhiên, một số người phản ánh với BBC News Tiếng Việt rằng ngay từ đầu dịch, những chuyến bay hồi hương đã có những tình trạng phải 'mua suất' và những chuyến charter (thuê bao phi cơ) thì đã bị "hét giá cao".

    Đối với các chuyến bay hồi hương, giải cứu, người dân phải thuộc diện ưu tiên như các trang Đại sứ quán Việt Nam liệt kê là khoảng ba nhóm đối tượng. Và những người đủ tiêu chuẩn để lên các chuyến bay này thường là do nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài lập danh sách từ những đơn nguyện vọng.

    Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Hoàng Hùng, một trong những quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán, trang web thường ghi nhận các phản ánh về khúc mắc, tiêu cực liên quan đến hoạt động lãnh sự của VN ở nước ngoài cho biết:

    "Trong hai năm đại dịch vừa qua diễn đàn chúng tôi nhận được các lời than phiền về việc các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài gây khó khăn cho người dân. Cụ thể như việc lạm thu, hạch sách giấy tờ, tạo ra các thủ tục để gây khó khăn cho người dân. Thế nhưng cái mà gây nhức nhối nhất là những lời kêu cứu của những người Việt đi lao động, đi du lịch, đi học, trên khắp thế giới, không thể đăng ký mua vé trên các chuyến bay do nhà nước Việt Nam tổ chức."

    "Khi viết đơn lên các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước đó không được xét duyệt để trở về nước. Bản thân tôi ngay từ ngay từ tháng 4/2020 đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước về việc tổ chức các hỗ trợ với người Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong mùa dịch bệnh. Thế nhưng rất tiếc là kiến nghị, đề nghị của tôi không được lắng nghe." ông Hùng bộc bạch.

    Chuyện 'mua suất' trên các chuyến hồi hương

    Việc bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba cán bộ tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước là liên quan đến những chuyến bay charter trong thời điểm dịch bệnh.

    Tuy nhiên, trước khi có các chuyến bay charter, công dân muốn về nước chỉ có thể đăng ký với Đại sứ quán để về trên các chuyến hồi hương. Vì vậy, nhiều người phản ánh có khi họ phải mua vé chợ đen hoặc mua suất để có thể lên được các chuyến hối hương này.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Theo lời kể của một người giấu tên, thời điểm Tết 2021, khi Mỹ đang bùng dịch và nhiều người chết vì Covid thì những chuyến bay hồi hương từ bờ Đông, tiền mua suất có giá là khoảng 8.000 đô la, từ bờ Tây là khoảng 11.000 đô la.

    Sau đó, một người phải chi trả thêm khoảng 2.000 đô la nữa.

    Người này cũng nói, các suất trên chuyến bay hồi hương này không phải người nào cũng là mua suất mà có thể là thuộc diện "xin-cho" từ quan hệ quen biết. Số còn lại là những người đăng ký nguyện vọng với Đại sứ quan và thuộc nhóm đối tượng như nhà nước đề ra nên được lên máy bay.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Từ đó, người này bình luận: "Điều này cho thấy, có những thời điểm mà suất bay về nước là an nguy tính mạng thì người ta cũng sẵn sàng chi 10-11.000 đô la để mua suất. Theo luật, cơ quan công quyền nên không được thu tiền ngoài ngân sách cho nên Đại sứ quán làm việc thông qua một số công ty mà họ chỉ định - như chặng ở Mỹ là công ty An Bình. Công ty này sẽ yêu cầu người dân gửi đúng số tiền Đại sứ quán yêu cầu và khi nộp đủ, họ xuất vé cho mình về."

    "Thế nên, đoạn tham nhũng là việc mua suất để có tên trong danh sách mà công ty gửi email xác nhận mình có quyền được trả tiền để đi về trên chuyến bay giải cứu. Điều này có nghĩa là ai đi theo diện này sẽ phải trả tiền hai lần: tiền mua suất để được lên chuyến bay và tiền vé." người này phân tích.

    Một nhân chứng khác cung cấp các hóa đơn cho BBC News Tiếng Việt thì nói rằng, vào khoảng một tháng trước khi có các chuyến bay charter, ở Mỹ cũng bán những chuyến bay giải cứu thông qua dịch vụ. Theo đó, giá vé một chiều từ Mỹ mà Đại sứ quán VN tại đây thông báo là 2.500 đô la Mỹ nhưng mua qua các phòng vé thì 5.000 đô la Mỹ.

    chuyen bay giai cuu gia cat co 2

    Đăng ký với sứ quán không được, mua vé ngoài gấp đôi

    Ông Ngọc Sơn, người đã có hơn 17 năm làm việc tại Cộng hòa Czech nói với BBC News Tiếng Việt anh về nước vào tháng 11/2021 trên chuyến bay giải cứu với giá vé 2.000 euro, chưa tính tiền cách ly.

    "Tất cả những người ở CH Czech muốn về vào thời điểm đó đều phải qua dịch vụ chứ không đăng ký được với Đại sứ quán. Họ bán đầy, quảng cáo đầy và tôi liên hệ vì có nhu cầu về. Nếu so với con số Đại sứ quán thông báo, thì giá hơn 2.000 euro mà tôi mua là gấp đôi, nhưng vẫn được coi là thuộc dạng rẻ vì nhiều người đi cùng chuyến về, cách ly chung với tôi nói rằng họ phải mua 2.800 - 3.000 euro. Tất cả kiều bào ở châu Âu có thuộc diện ưu tiên hay không thì không đăng ký với Đại sứ quán được mà đều phải qua các phòng vé dịch vụ này."

    Ông Sơn mô tả ông được đưa đi cách ly ở Trung Đoàn 126, tỉnh Hưng Yên với giá 120.000 VND/ngày nhưng điều kiện sinh hoạt và ăn ở thì "quá tồi tệ", phòng ốc không đủ vệ sinh và tiêu chuẩn.

    Khi được hỏi về hoàn cảnh, ông Sơn chia sẻ: "Chuyện mua vé máy bay mang tiếng là giải cứu nhưng phải bỏ ra số tiền gấp 2-3 lần chứ không đăng ký được với Đại sứ quán đã là điều mà ai cũng hiểu và chấp nhận ở bên đây rồi. Nhưng ai có công việc như bố mẹ ốm đau thì phải chịu cái giá đó để về vì thời điểm đó không có cách nào khác. Dù chúng tôi có thuộc diện ưu tiên mà sứ quán thông báo trên trang thì vẫn không thể nào đăng ký được ngay, nên phải chịu thôi. Nếu chờ Đại Sứ quán duyệt thì có khi cả mấy tháng trời, mà công việc cấp bách vậy ai chờ được."

    Ông Hoàng Hùng, người đang cung cấp bằng chứng cho cơ quan điều tra về tình trạng nâng giá máy bay, nói với BBC:

    "Các chuyến bay hồi hương có mục đích là giúp đỡ những người Việt đang bị khó khăn ở nước ngoài trở về nước. Những người Việt Nam tại nước ngoài có nhu cầu về nước, viết đơn đăng ký lên cơ quan đại diện Việt Nam, sau đó họ sẽ xét duyệt theo các mức ưu tiên. Khi được phía cơ quan đại diện chấp nhận, họ sẽ gửi email và chỉ định ra một phòng vé máy bay để trả tiền.

    Thế nhưng phần lớn là không nhận được trả lời của cơ quan đại diện Việt Nam cho phép về nước. Những người có nhu cầu về nước phải thông qua các phòng vé, để mua vé về Việt Nam với giá rất cao. Thông thường là khoảng 4.000 đô la Mỹ và có giai đoạn là 8.000 đô la Mỹ cho chuyến bay một chiều từ Czech về Việt Nam. Phía các phòng vé sẽ lo mọi khoản giấy tờ, kể cả việc lo chạy giấy trên các cơ quan đại diện Việt Nam. Còn cụ thể họ chia chác tiền như thế nào thì tôi không biết cụ thể."

    Từ đó, ông Hoàng Hùng đặt câu hỏi: "Nếu không có tham nhũng thì tại sao người dân đăng ký về Việt Nam không được? Thế nhưng nộp tiền cho các phòng vé, họ lại đăng ký được với các cơ quan đại diện Việt Nam."

    Quản trị viên của trang Tôi và Sứ quán cũng thông tin thêm:

    "Việc bắt giữ bốn đối tượng ở Cục Lãnh sự là quá chậm, nhưng chậm còn hơn không. Vụ việc đã có dấu hiệu tội phạm rõ ràng, được nhiều người nói tới, các đơn thư, các đề nghị, kiến nghị, … được gửi cho các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, nhưng không ai giải quyết. Ngay cả chỉ đến tận bây giờ, nhiều lá đơn tố cáo của những nạn nhân trong vụ án cũng không biết gửi qua địa chỉ email nào của phía cơ quan điều tra."

    Nhìn chung, tình trạng thiếu minh bạch trong các hoạt động của cơ quan lãnh sự, ngoại giao VN ở nước ngoài đã có từ lâu, như bình luận của TS Lê Hồng Hiệp trong một bài đăng trên BBC News Tiếng Việt, kèm lời kêu gọi cải cách cơ quan này.

    "Vì liên quan nhiều lợi ích nên bộ phận lãnh sự trong nước cũng như ở các đại sứ quán thường là nơi mang lại nhiều tiếng xấu nhất cho Bộ Ngoại giao. Lên mạng chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bao nhiêu phàn nàn, lên án, tố cáo… của cư dân mạng, nhất là người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài, nói về việc họ bị gây khó dễ, ăn chặn, lạm thu… bởi cán bộ lãnh sự ở các đại sứ quán của Việt Nam như thế nào,' TS Hiệp từ Singapore viết.

    Nhắc lại rằng nhiều vấn đề đã có "từ 20 năm qua", TS Lê Hồng Hiệp nhận xét: "Điều mình ngạc nhiên là sau gần mấy chục năm, mọi thứ vẫn như vậy, và không thấy có những nỗ lực đáng kể nào từ Bộ Ngoại giao trong việc khắc phục tình trạng này để giữ uy tín, hình ảnh cho Bộ."

    Còn ông Hoàng Hùng chỉ ra sự im lặng trong việc giải quyết khiếu nại của Bộ Ngoại giao, cụ thể là trong vụ lạm thu, đội giá vé máy bay này:

    "Chính cái khoảng trống trong việc tiếp nhận đơn thư tố cáo, lại tiếp tay cho các nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay. Nực cười hơn nữa là các đơn tố cáo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài được gửi về cho Cục Lãnh sự, nơi mà vừa bị bắt giữ từ Cục trưởng trở xuống." Ông cũng nêu yêu cầu chấn chỉnh, cải tổ:

    "Tôi mong muốn chính quyền Việt Nam, cần phải có các hướng cải cách trong việc tiếp nhận đơn thư tố cáo của người dân. Người dân có quyền kiện bất cứ cơ quan nhà nước nào và toà án Việt Nam phải đưa ra toà xét xử các vụ khiếu kiện đó."

    Cho đến nay (04/02/2022), chưa thấy các lãnh đạo cao nhất của Bộ Ngoại giao lên tiếng trả lời trực tiếp về vụ việc tại Cục Lãnh sự.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác tin rằng chỉ "xử lý bốn cán bộ" xem ra không đủ để giải quyết điều mà có người cho là "vụ án thế kỷ", vì "niềm tin mất cả rồi", và nhất là khi người dân phải gánh chịu đau thương của dịch Covid.

    Bài liên quan: Lãnh sự quán VN ở nước ngoài ''vẽ bậy'' lên hộ chiếu công dân?

    Theo BBC Tiếng Việt

  • khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lan (trái) và Tùng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

    HÀ NỘI - Bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.

    Ngày 28/1, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết bà Lan bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam trong vụ án Nhận hối lộ.

    Cùng tội danh, nhà chức trách khởi tố, tạm giam ông Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).

    Theo ông Xô, các bị can này bị cáo buộc có hành vi "trục lợi cá nhân" khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Hiện, sai phạm cụ thể chưa được Bộ Công an công bố.

    Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can theo lý lịch và tội danh đã viện dẫn nêu trên.

    Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo để các cá nhân, đơn vị có liên quan biết, chủ động liên hệ làm việc.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    khoi to cuc truong lanh su bo ngoai giao 1
    Bị can Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.

    Tuy nhiên thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.

    Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo công dân không liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào.

    "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

    Theo VnExpress / Người Lao Động / Tuổi Trẻ

  • Từ bỏ dự định sửa nhà, phần mộ con trai và làm răng, vợ chồng ông Tám quyết chi 10.000 USD dành dụm được trong hai năm mắc kẹt ở Mỹ để mua vé về.

    Ông Nguyễn Văn Tám và vợ, cùng 67 tuổi, quê Thừa Thiên Huế, sang Mỹ thăm con gái từ sau Tết năm 2020. Chuyến đi tưởng chỉ một tháng, không ngờ kéo dài thành hai năm bởi Covid-19.

    Ở cùng gia đình con nhưng ngày nào ông bà cũng than buồn. "Nhiều lúc bố mẹ khóc mình thương lắm, cũng cố gắng tìm cách để ông bà về", chị Vân Nguyễn, 29 tuổi, con gái ông bà Tám chia sẻ.

    Chị không thống kê được từ tháng 5/2020 đến nay đã hỏi đại lý vé máy bay bao nhiêu lần. "Lần nào họ cũng báo giá 4.000-5.000 USD mỗi người, tiền đâu ra", Vân than thở.

    chuyen bay hoi huong qua nga campuchia
    Nhóm người thăm thân và du học sinh Việt từ Canada và Mỹ gặp nhau tại sân bay Hàn Quốc, cùng về qua đường Campuchia. Cả nhóm đã hết thời hạn cách ly hôm 7/12 và về nhà an toàn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Tại bang California, chị Vân làm nghề nail, thu nhập khoảng 4.000 USD mỗi tháng. Một mình phải lo cho sáu người, kinh tế rất eo hẹp. Vài tháng qua, ông bà mâu thuẫn với con rể, buộc chị phải thuê nhà ra ở riêng, đồng nghĩa càng nặng gánh hơn.

    Thương con gái, vợ chồng ông Tám động viên nhau chờ đường bay thương mại mở cửa. Nhưng càng trông càng không thấy. Cuối năm 2020, họ nhận được thư báo đăng ký hồi hương từ lãnh sự quán Việt Nam, giá vé vẫn 4.000 USD mỗi người. Một lần nữa cặp vợ chồng già kìm nén sự nóng ruột, đợi tin từ quê nhà.

    "Gần đây bố mẹ nhất quyết muốn về, giá mấy cũng chịu", chị Vân nói.

    Sau gần hai năm ở Mỹ, ông bà Tám đi làm thêm và tích cóp được 10.000 USD. Họ tính dùng số tiền này về sửa ngôi nhà cấp bốn đã xuống cấp, một ít sửa phần mộ cho con trai cả và một ít để lại làm răng. "Nhưng chứng kiến con gái một mình gồng gánh nuôi chồng con và hai thân già này, chúng tôi gạt mọi dự định", ông Tám giãi bày.

    Cuối tuần trước, chị Vân xem được một video trên YouTube chia sẻ cách về Việt Nam qua đường Campuchia. Theo hướng dẫn, chị gia nhập một group có hơn 10.000 thành viên và mới biết từ khi Campuchia mở lại đường bay với các nước ASEAN, đã có cả nghìn người Việt về nước theo lối này. Hai đêm gần đây chị gần như thức trắng đọc mọi bài viết và liên lạc nhiều người hỏi thêm về độ an toàn.

    Cùng lúc, chị đọc được thông tin chính phủ Việt Nam dự kiến mở lại đường bay thương mại quốc tế. Nhưng bố mẹ muốn về càng sớm càng tốt, chị quyết định vẫn để ông bà về qua ngả Campuchia. Nếu tính tổng từ vé, bảo hiểm, đi lại tới cách ly... chỉ khoảng 3.000 USD cho cả hai người. "Con số này giúp bố mẹ tiết kiệm được một khoản lớn", chị chia sẻ.

    Bài liên quan: Việt kiều về nước qua ngã Campuchia vì chuyến bay giải cứu đắt cắt cổ

    Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), khoảng 5,3 triệu người Việt sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để phòng chống dịch Covid-19, từ cuối tháng 3/2020, Việt Nam dừng toàn bộ các chuyến bay thương mại. Hàng trăm nghìn người Việt mắc kẹt ở nước ngoài kể từ thời điểm đó.

    Tối 10/12, chính phủ đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với địa bàn có hệ số an toàn cao, bắt đầu từ 1/1/2022. Trước mắt là mở đường bay với Bắc Kinh/Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles (Mỹ).

    Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, nhu cầu về nước đang rất lớn đối với những lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài. Việc mở lại đường bay cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc tại các dự án.

    Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế "là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới, đặc biệt trước nhu cầu đi lại tăng cao vào cuối năm".

    Lúc đọc được thông tin này, Vân Giang, 35 tuổi, quê Hải Phòng lóe lên tia hy vọng mới. Nữ lao động ở Slovakia vừa phải hủy vé về qua đường Campuchia, bởi vì cô chưa tiêm vaccine nên không thể nhập cảnh. "Tiếc lắm, giá vé chưa đến 800 euro", cô nói. Khi hủy, cô bị trừ 200 euro, số tiền còn lại được thông báo sẽ hoàn sau sáu tuần.

    Vân Giang đi lao động ở quốc gia ở Đông Âu này từ tháng 10/2019, ba tháng sau cô bảo lãnh thêm chồng. Covid-19 đã khiến cặp vợ chồng rơi vào cảnh khốn đốn. Giấy tờ đi làm của chồng Giang không xử lý được, đồng nghĩa không được đi làm cho tới đầu tháng này mới được nhận vào một công ty bánh mỳ. Còn cô, không chịu được công việc nặng nhọc trong nhà máy ôtô đành phải nghỉ gián đoạn vài tháng, hiện làm trong một công ty gói quà.

    Xác định Covid-19 ở đâu cũng khó, cặp vợ chồng chắt bóp chi tiêu, cố bám trụ. "Nhưng hoàn cảnh như thêm thử thách, mình phát hiện mang bầu", Giang, hiện bầu tháng thứ bảy, chia sẻ.

    Nghĩ đến ít nhất một năm nằm nhà ôm con, trong khi tất cả đồng hương ra khỏi xóm trọ từ sáng sớm đến đêm, cô muốn stress. Hiện tại mỗi lần đi khám thai, cô tốn 50 euro mỗi giờ thuê phiên dịch. "Nhỡ may con ốm đau, thật không dám hình dung nữa", Vân Giang giãi bày.

    Từ tháng 6, cô đã tìm hiểu các chuyến bay về nước. Nhưng dù chuyến bay giải cứu hay charter (chuyến bay được thuê trọn gói theo hành trình đề nghị), giá đều gấp hai đến ba lần thu nhập của cô. Một người đồng hương từng đặt vé về nhưng bị lừa, mất sạch 3.000 euro khiến Giang càng không dám mạo hiểm.

    Bài liên quan: Việt kiều về nước qua ngã Campuchia vì chuyến bay giải cứu đắt cắt cổ

    Tuần trước biết nhiều người đã thành công về nước qua đường Campuchia. Hành trình phải di chuyển nhiều chặng, kết hợp nhiều phương tiện, rất vất vả với bà bầu bảy tháng, Giang vẫn đặt vé ngay lập tức. Hy vọng vỡ vụn khi cô không đủ điều kiện lên máy bay. "Mình buồn và lo, không ngủ được cả tuần nay", cô chia sẻ.

    Với đường bay thương mại mở, không yêu cầu tiêm hai mũi, Giang dự định sẽ về được quê nhà với chi phí khoảng 2.500 euro. Về tới đất quê hương và có người thân đùm bọc, mẹ con cô sẽ không còn phải lo lắng nữa.

    Đường về nhà của Nguyễn Hồng Quang, 26 tuổi, nghiên cứu sinh tiến sĩ Vật lý tại Đại học bang Iowa (Mỹ) cũng gian nan không kém. Khi đại dịch hoành hành, các trường đại học đóng cửa là cơ hội hiếm có để Quang được đoàn tụ với người vợ kết hôn năm 2018. Nhưng hai năm chờ đợi, trên 5 lần mừng hụt trước các dự kiến mở lại đường bay, anh nản.

    Đầu tháng 11, đọc được thông tin Campuchia mở lại đường bay, Quang lên kế hoạch để về. "Về bằng chuyến charter mất cả trăm triệu, mấy ai chi nổi. Bất đắc dĩ tôi mới phải về đường Campuchia thôi", Quang nói.

    Tổng cộng mọi chi phí cho chuyến bay, bảo hiểm và cách ly bảy ngày tại Tây Ninh mất khoảng 40 triệu đồng, theo Quang đã rẻ được hơn một nửa. Không như một số người miêu tả hành trình vất vả, anh chọn đường bay từ Iowa, transit ở Hàn Quốc rồi về Campuchia, tổng thời gian 27 tiếng. Khi vào Campuchia, vì cùng khối ASEAN và đông người Việt nên đi lại càng thuận tiện.

    chuyen bay hoi huong qua nga campuchia
    Ảnh chụp từ nơi cách ly của Hồng Quang, tại một khách sạn ở Tây Ninh, hôm 10/12. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

    Chỉ vài ngày nữa chuyến bay của ông bà Tám sẽ cất cánh. Chị Vân đã lo chu toàn mọi thủ tục cho bố mẹ. Chị cũng tham gia hai nhóm nhỏ, nơi tập hợp những người về cùng khung giờ và chuyến bay để gửi gắm. Ông bà lớn tuổi, không biết tiếng Anh, nay lại đi chuyến bay phức tạp hơn thông thường. "Mọi thứ có vẻ ổn thỏa rồi nhưng tôi vẫn không thể yên lòng được cho đến lúc bố mẹ được an toàn trong khu cách ly ở Việt Nam", chị nói.

    Còn Hồng Quang, chưa có dự định gì khi hết thời gian cách ly ba ngày tới. "Chỉ cần được hít hơi thở đất quê hương, còn gì cần hơn nữa", anh nói. Dù vậy Quang biết sắp tới khoảng thời gian đầy mong chờ. Cái Tết sum họp với vợ đang đến gần.

    Vân Giang xác định phải lên được máy bay trước tuần 36 của thai kỳ (thời điểm các hãng hàng không nhận chuyên chở). Hôm nay cô vẫn tranh thủ đang kỳ Giáng sinh để đi gói quà. Đường phố khắp nơi đã trang hoàng lấp lánh, còn cô đang chờ tàu bị kẹt tuyết không thể lăn bánh, về tới nhà ít nhất cũng quá 23h đêm.

    Bài liên quan: Việt kiều về nước qua ngã Campuchia vì chuyến bay giải cứu đắt cắt cổ

    Theo VnExpress

  • Thay vì chấp nhận trả trăm triệu để hồi hương, người Việt ở nước ngoài tìm cách về nước qua Campuchia. Tuy khổ nhưng rẻ hơn. Trong khi đó, nhà chức trách đang vẫn rập rình câu chuyện mở bay thương mại.

    Hành trình về quê mẹ...

    Ngày 29/11, tôi mua vé hãng Korean Air từ Los Angeles (Hoa Kỳ) về Phnôm Pênh (Campuchia) với giá 1.140 USD.

    Sáng 4/12, tôi lên máy bay từ phi trường, chuyến bay hầu như không còn chỗ trống. Máy bay lớn nhưng ước tính có tới 35-40% là người Việt Nam vì thấy nói tiếng quê hương ríu rít. Họ đều về Phnôm Pênh cả.

    Chuyến bay hạ cánh tại sân bay tầm 22h50 tối. Sau khi lấy hành lý, mọi người xếp hàng lấy mẫu test nhanh Covid-19 mất 25-30 phút. Khi có kết quả test sẽ đọc tên và được ra ngoài.

    0h20 sáng, tôi được test xong. Nhìn chung, người Campuchia nhiệt tình và hào hứng với khách du lịch hay người nhập cảnh. Bàn nhập cảnh ghi rõ “nothing to pay here” (không phải trả bất cứ chi phí gì) và cũng không ai hỏi về bảo hiểm hay tiền ký quỹ gì.

    Ra khỏi cửa sân bay, rất nhiều taxi xếp hàng chờ khách. Tôi trả 15 USD cho cuốc taxi của mình. Người Campuchia thích USD nên chịu khó mang theo nhiều đồng đô la Mỹ lẻ để thuận tiện thanh toán, chắc Euro cũng đc chấp nhận.

    Tôi book (đặt) trước một resort sân vườn 5 sao nằm trong thủ đô, giá một đêm đã bao gồm ăn sáng là 45 USD. 10h sáng, tài xế người Việt Nam chở tôi ra cửa khẩu và tính phí mỗi chuyến 80-90 USD. 14h chiều, xe tới cửa khẩu.

    Khi tới cửa khẩu bên Campuchia, tôi thuê xe tuktuk hết 1.000 Riel Campuchia tức khoảng 55.000 đồng và tip thêm 2 USD. Tôi đưa thêm 10 USD cho nhân viên cửa khẩu nước bạn. Họ đóng dấu và cho đi. Do tôi về bằng hộ chiếu, khai y tế đầy đủ nên được cho vào rất nhanh, nhiều người bị khó khăn trong khai báo y tế và về qua đường Thái Lan, Campuchia không đi bằng hộ chiếu nên phải xếp hàng đóng phạt rất đông.

    Sau khi vào làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, nhân viên cửa khẩu thu và cầm hộ chiếu và nhân viên ý tế lấy mẫu test nhanh. Hộ chiếu được giữ và đưa cho khách sạn cầm tới khi nào cách ly xong mới được trả lại.

    Tưởng phải chờ đi xe buýt lớn của địa phương nên tôi không đặt xe trước của khách sạn, vì vậy, phải gọi xe riêng và mất tới 150 USD cho xe 4 chỗ chở mình tôi về khách sạn cách ly. Một mình ở, khách sạn tính 1,2 triệu đồng/ngày. Tới ngày thứ 7 sẽ lấy mẫu test PCR.

    Tính ra, tổng chi phí về nước hết khoảng 1.800 -1.900 USD (khoảng 44 triệu đồng). Mà lỡ không may tới ngày test Covid có trục trặc gì là sẽ mất luôn tiền không được trả lại một đồng nào.

    Bài liên quan: Đôi vợ chồng già từ bỏ việc sửa nhà, sửa mộ, làm răng để mua vé về VN

    chuyen bay giai cuu gia cat co 1
    Đoàn người Việt về nước "nhờ" đường Campuchia ngày 3/12

    Sao quá gian truân ?

    Trên đây là toàn bộ hành trình hồi hương của một công dân Việt Nam có nhà tại TP.HCM. Chị vẫn đang ở một khách sạn cách ly tại Tây Ninh. Diễn đàn nơi chị trao đổi thông tin hiện đã có gần 10.000 thành viên tham gia. Họ ở khắp các quốc gia trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Đức,... cùng chia sẻ nhau những kinh nghiệm tự về nước qua đường Campuchia. Diễn đàn thống nhất nội quy nói không với quảng cáo và nói không với những chuyến bay charter. Họ cùng giúp nhau tìm đường về quê mẹ và đã có rất nhiều người Việt trở về theo cách này.

    Không may mắn như nhiều thành viên của diễn đàn, trước đó, bạn của TS. Lương Hoài Nam từ Hoa Kỳ về Việt Nam phải trả số tiền lên tới 150 triệu, 240 triệu đồng. So sánh với mức giá các chuyến bay giải cứu của Vietnam Airline giai đoạn tháng 3-4/2020, có chi phí 1.200 USD từ Hoa Kỳ và 1.600 USD từ Canada thì số tiền để công dân Việt hồi hương đã tăng lên 3-4-5-6 lần.

    Đó là giá gói “combo về nước” mà khách hàng trả cho đại lý. Câu hỏi được đặt ra, với sự chênh lệch lớn như vậy thì tiền sẽ chảy vào túi ai  Túi của các hãng hàng không hay túi của các cơ sở lưu trú? Các đại lý sẽ hưởng lợi bao nhiêu từ hành trình hồi hương của đồng bào ta.

    “Chúng ta thừa hiểu câu chuyện ở đây là gì. Không thể vì lợi ích của một số đường dây chặt chém như vậy”, ông Nam nói.

    Sở dĩ có hành trình “khổ sở” tìm đường về quê mẹ là do Việt Nam thiếu đường bay thương mại quốc tế thường lệ. Trái ngược với đó, nhiều nước trong khu vực đã sớm mở lại các đường bay này.

    Ông Nguyễn Hữu Y Yên, TGĐ Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist chỉ ra, nhiều Việt kiều muốn về nước nhưng khi về phải đi đường vòng rồi đi đường bộ qua cửa khẩu, rất khó khăn. Trong khi, chuyến bay hồi hương thì chắc được 20 chuyến/tháng. Lợi nhuận từ các chuyến bay này chỉ đem về cho một nhóm nhỏ còn mở sớm đường bay quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ hưởng nhiều lợi ích.

    Bài liên quan: Đôi vợ chồng già từ bỏ việc sửa nhà, sửa mộ, làm răng để mua vé về VN

    chuyen bay giai cuu gia cat co 1
    Trạm xe buýt gần Cửa khẩu Quốc tế Bavet (Campuchia), bên kia là Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Người Việt có thể đi buýt từ Phnôm Pênh đến đây, mức giá khoảng 6 USD.

    TS. Trần Du Lịch khẳng định, nếu ngành hàng không cứ bay charter kiểu này thì đừng bàn chuyện mở cửa. Bởi, ai cũng biết mức giá charter đắt đỏ ra sao.

    Chủ tịch Vietravel - ông Nguyễn Quốc Kỳ kiến nghị, đã đến lúc Chính phủ mở lại càng sớm càng tốt giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến bay quốc tế. Campuchia hiện đang làm rất tốt việc mở cửa, chúng ta nên học. Đã đến lúc kết thúc số phận lịch sử, vai trò lịch sử của các chuyến bay giải cứu bằng việc mở đường bay thương mại quốc tế.

    Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Võ Huy Cường thông tin, việc mở cửa đường bay vướng vấn đề về phòng, chống dịch. Đó là quy định cách ly hay không cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, F0 khỏi bệnh hoặc người chưa đủ tuổi tiêm vắc xin nhưng có xét nghiệm âm tính. Ứng xử với họ ra sao? Nếu cách ly thì trong thời gian bao lâu?

    Nếu cách ly thì nhà chức trách phải đàm phán với các nước đối tác để điều chỉnh tần suất bay vì liên quan đến năng lực cách ly, cơ sở vật chất y tế ở địa phương. Còn nếu không quy định cách ly mà chỉ có yêu cầu xét nghiệm thì không cần đàm phán.

    “Giữa Hà Nội và TP.HCM, tình hình dịch nội địa còn căng, mỗi ngày có chục chuyến bay áp dụng cho hành khách có Thẻ xanh Covid, không phải xin xỏ, không phải cách ly. Trong khi, công dân từ nước ngoài cũng có thẻ xanh, có xét nghiệm âm tính tại sao phải xin phê duyệt để được bay về?. Tôi không thấy có logic nào ở đây cả”, TS Nam nêu nghịch lý.

    Bài liên quan: Đôi vợ chồng già từ bỏ việc sửa nhà, sửa mộ, làm răng để mua vé về VN

    Theo Vietnamnet