• Leanna North đã ngập trong nợ nần kể từ khi tham gia Buy Now Pay Later.

    Từ hóa đơn thẻ tín dụng cao ngất ngưởng, đến số nợ từ Buy Now Pay Later, cuộc sống hàng ngày của chị luôn đầy rẫy lo lắng: “Bây giờ tôi chỉ có thể nhìn lại và nghĩ, mình đã làm gì? Nhưng vào thời điểm đó, tôi không có ý thức về giá trị của bản thân mình. Cuộc sống của tôi đi xuống vì nợ nần".

    Vào cuối tháng 2 năm 2021, dân Anh nợ 1.7 tỷ bảng, tăng 286 bảng mỗi người so với một năm trước đó. Trong 4 tháng đầu năm 2021, cứ 5 phút lại có một người tuyên bố phá sản ở Anh.

    Tuy nhiên, vai trò của chính sách Buy Now Pay Later trong tình huống này là gì?

    no chong no vi buy now pay later
    Buy Now Pay Later xuất hiện từ thế kỷ 19 

    Buy Now Pay Later mang đến cho người tham gia cơ hội mua hàng theo hình thức tín dụng và thanh toán sau, thông qua trả góp thường xuyên không lãi suất hoặc sau một thời gian miễn lãi.

    Chỉ với một cú chạm vào màn hình, người sử dụng có thể mua quần áo, TV màn hình phẳng hoặc thậm chí đặt một kỳ nghỉ - và cảm thấy yên tâm khi biết tiền lương trong tương lai sẽ trang trải chi phí.

    Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đối với nhiều người, Buy Now Pay Later là một món quà, một cách để phân bổ chi phí cho các mặt hàng họ không thể chi trả nếu không sử dụng.

    Chuyên gia tài chính Kim Uzzell giải thích: “Có thể trả phí mua hàng trực tuyến trong vài tháng là điều vô cùng hấp dẫn. Buy Now Pay Later mang đến cơ hội mua thứ bạn muốn dù đã nhận lương hay chưa - và điều đó có thể mang tính tích cực về lâu dài. Việc này không nhất thiết có nghĩa là bạn tự đặt mình vào tình trạng khó khăn tài chính. Trên thực tế, nếu có kỷ luật tài chính, người sử dụng thực sự có thể hưởng lợi”.

    Theo nghiên cứu của Tổ chức Tư vấn Công dân, cứ 12 người thì có một người đang mua hàng thông qua hình thức Buy Now Pay Later.

    Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy những người trẻ tuổi, người đang mắc nợ và người nhận trợ cấp Universal Credit thường sử dụng chương trình này cho những thứ ít cần thiết nhất, con số này gấp đôi so với trung bình.

    Bà Kim cảnh báo về xu hướng đáng lo ngại này: "Nó chỉ thực sự có lợi cho người có khả năng mua hàng ngay từ đầu”.

    Khái niệm Buy Now Pay Later không có gì mới. Vào giữa thế kỷ 19, máy khâu Singer được bán với giá “một đô la một tuần”. Đến những năm 1980, với sự bùng nổ của việc hàng mua theo catalogue, việc các gia đình trả các khoản mua sắm lớn chỉ với 2 bảng một tuần trở nên phổ biến.

    Trong thị trường ngày nay, các công ty khởi nghiệp đang kiếm hàng triệu USD bằng cách mô phỏng lại mô hình Buy Now Pay Later cho người dùng thế kỷ 21.

    Các công ty như Klarna, Clearpay và Laybuy cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng hoặc trang web của nhà bán lẻ. Họ thường trả cho nhà cung cấp Buy Now Pay Later một tỷ lệ nhỏ giá trị giao dịch.

    Đây là điểm hấp dẫn các công ty Buy Now Pay Later, khi các chuyên gia dự báo thị trường Buy Now Pay Later có mức tăng trưởng hàng năm 13% và tổng giá trị giao dịch toàn cầu 680 tỷ đô la vào năm 2025.

    31bnpl1"Công ty phát hành thẻ tín dụng tăng hạn mức của tôi vì nghĩ tôi có thể trả nợ", Leanna nhớ lại.

    Tuy nhiên, sự đơn giản của mô hình này cũng khiến nhiều người dùng không thể trả lại các khoản vay.

    Theo chuyên gia Kim - người điều hành My Money Movement, mắc nợ dài hạn thường không bắt đầu bằng một khoản mua lớn: “Nguyên nhân thường là các giao dịch hàng ngày, có giá trị nhỏ mà chúng ta tự thuyết phục rằng mình cần. Những khoản thanh toán đó trải dài trong một vài tháng, tăng lên nhiều hơn họ nghĩ và bởi vì họ không quan tâm đến chúng giống như một khoản vay mua ô tô, nên bộ não khuyến khích họ tiếp tục vay để mua. Vì không thanh toán bằng tiền mặt, chúng ta cũng chủ quan hơn”.

    Theo kinh nghiệm của mình, Kim cho biết không có gì lạ khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán Buy Now Pay Later, khiến họ mắc thêm khoản nợ thứ hai: "Thẻ tín dụng hiếm khi được miễn lãi, vì vậy món hàng giá rẻ bạn tìm thấy trên mạng, rốt cuộc có giá không hề rẻ”.

    Leanna North cảm thấy rất rõ tác động của các khoản vay tín dụng. Trước đây, khi mới bắt đầu vào tuổi trưởng thành, chị đã phải sử dụng Universal Credit và đôi khi trôi dạt trên đường phố. Vào năm 30 tuổi, Leanna may mắn không phải ở ngoài đường nữa và được chấp thuận cấp thẻ tín dụng ngân hàng. Chị đã sử dụng thẻ để mua quần áo và các nhu yếu phẩm chung.

    Nhờ nhận trợ cấp thường xuyên, ban đầu Leanna có thể trả nợ hàng tháng. Nhưng khi hạn mức tín dụng tăng lên, Leanna thừa nhận việc tiếp cận với chiếc thẻ - thứ giống như máy bơm tiền không bao giờ cạn, đã khiến chi tiêu nhanh chóng tăng vọt.

    Ngoài việc mua những thứ thật sự cần, Leanna bắt đầu mua đồ trang sức, điện thoại di động mới nhất, một chiếc máy tính xách tay…“Về cơ bản, bất cứ thứ gì mà bất kỳ ai cũng muốn”, Leanna nhớ lại.

    Chị nhanh chóng nợ hàng nghìn bảng và một lần nữa không đủ khả năng chi trả tiền ăn ở. Ở tuổi 31, Leanna phải sống trong một nhà trọ.

    Đến tháng 4 năm 2020 - sức khỏe tâm lý của Leanna đã được cải thiện, và chị bắt đầu trả nợ. Mặc dù được trợ cấp, Leanna đã chuyển đến nhà riêng với người yêu và có đủ tiền để mua các mặt hàng thiết yếu cho gia đình bằng cách sử dụng phương tiện thanh toán trực tuyến tương đối mới khi đó: Buy Now Pay Later.

    Đối với Leanna, kế hoạch này giúp chị mua đồ mới và đem lại cảm giác về giá trị bản thân.

    Leanna giải thích: “Tôi đã sử dụng Buy Now Pay Later để biến ngôi nhà của mình thành tổ ấm. Tôi đến Home Essentials, Ambrose Wilson và Simply Be vì họ cung cấp Buy Now Pay Later. Điều này rất hữu ích bởi vì nếu nhận trợ cấp, quy trình cấp tín dụng sẽ khó khăn hơn. Nhưng ngay cả với gói phúc lợi hàng tuần, tôi vẫn có thể đủ thanh toán. Tôi mua quần áo cho người yêu. Cả hai chúng tôi đều đi lên từ sống trong nhà nghỉ đến có được nhà riêng, và chúng tôi có thể mua nhiều hơn một bộ quần áo mỗi tuần".

    31bnpl2Huấn luyện viên tài chính Kim Uzell (Trái) và Giám đốc điều hành nhóm hỗ trợ nợ PayPlan Rachel Duffy (Phải) 

    Tuy nhiên, với vô vàn cơ hội mua sắm, Leanna sớm đối mặt với thói quen chi tiêu cũ: mua sắm bốc đồng và mua những thứ không cần thiết. Tất cả chỉ vì cô ấy có thể.

    Leanna giải thích: “Tôi trả khoảng 15 bảng cho 4 món hàng tháng. Tôi có thể chi trả bằng trợ cấp - cho đến khi số tiền tăng lên. Công ty phát hành thẻ tín dụng tăng hạn mức vì nghĩ tôi có thể thanh toán, mặc dù tôi chưa trả hết nợ ban đầu. Sau đó, mức thanh toán tối thiểu tăng lên. Vì phải trả nợ Buy Now Pay Later, tôi không còn gì để mua sắm mỗi tháng".

    Trong khi các công ty Buy Now Pay Later thu hút những người chi tiêu dễ bị tổn thương, Leanna cho rằng các công ty tín dụng cũng phải chịu trách nhiệm: “Rất nhiều người trải qua điều tương tự như tôi. Thật không may, các công ty rất vui khi tiếp tục cung cấp tín dụng, nhưng không nhận ra việc này không mang lại lợi ích tốt nhất”.

    Rachel Duffy - Giám đốc điều hành của nhóm hỗ trợ nợ PayPlan, có cùng ý kiến.

    Bà Duffy nói: “Cần có sự giao tiếp tốt hơn giữa các công ty thẻ tín dụng và các tổ chức Buy Now Pay Later. Vấn đề lớn nhất là họ không có cùng tiêu chí cho vay như các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Không có đánh giá khả năng chi trả để kiểm tra xem liệu người sử dụng có thực sự có thể trả nợ hay không. Thật dễ dàng để mua một món đồ, bạn không nghĩ ngợi gì cả. Thực tế là người mua không phải nói chuyện với bất kỳ ai về xếp hạng tín dụng - họ không có cùng cách tiếp cận ra quyết định để mua hàng".

    Thật vậy, trong khi quá trình mua hàng trở nên quá dễ dàng đối với Leanna - người đã phải vật lộn với tài chính suốt cuộc đời trưởng thành của mình - hậu quả sau đó rất nặng nề: “Tôi và người yêu chia tay vì quá căng thẳng. Chúng tôi lúc nào cũng cãi nhau. Tôi không thể thanh toán bất kỳ hóa đơn nào khác của mình. Tôi tự làm hại bản thân và được đưa đến bệnh viện".

    Chỉ đến khi Leanna - lúc đó đang mắc nợ hơn 20,000 bảng - liên hệ với một nhóm hỗ trợ nợ được ngân hàng, mọi chuyện mới dần tiến triển. 

    Chị Leena nói: "Tôi rất biết ơn, bây giờ tôi sẽ chỉ phải trả một khoản hợp lý mỗi tháng. Tôi không cảm thấy mình vô dụng nữa, hoặc rằng mình không đủ giỏi".

    Với sự nhận thức muộn màng về việc tăng cường an toàn tài chính, Leanna cho biết về những hỗ trợ đang thiếu: “Họ yêu cầu các biểu mẫu thu nhập và chi tiêu để lên kế hoạch nợ - từ đó cho thấy những gì bạn có thể chi trả. Các công ty cung cấp tín dụng cần phải cẩn thận hơn khi làm điều tương tự, để đảm bảo số tiền họ cung cấp có thể được thu hồi. Sau đó, họ cần liên lạc với các công ty Buy Now Pay Later, để đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả. Trong tương lai, tôi sẽ không mua qua Buy Now Pay Later. Mọi việc có thể sẽ quay về vạch xuất phát”.

    Sự thiếu nhạy bén của các công ty Buy Now Pay Later là điều mà nhiều người khác như Leanna đã phải trải qua. Anh Aaron Paice đã sử dụng Buy Now Pay Later để mua quần áo cho sinh nhật lần thứ hai của con trai cùng các linh kiện cho chiếc máy tính của anh.

    31bnpl3Chị Leanna (Trái) và anh Aaron (Phải)

    Tuy nhiên, anh chưa bao giờ tưởng tượng số tiền 700 bảng qua Buy Now Pay Later sẽ tăng lên thành khoản nợ 10,000 bảng. Giống như Leanna, Aaron đã phải vật lộn với tài chính từ lâu; thiếu ý chí tiết kiệm và khả năng kiềm chế để ngừng mua sắm bốc đồng.

    Anh Aaron - 23 tuổi, nói: “Cuối cùng tôi nhận ra rằng cha mẹ mình không phải lúc nào cũng có thể giúp đỡ. Thực tế, những người trẻ tuổi nên được dạy cách tiết kiệm và chi tiêu có trách nhiệm”.

    Aaron bắt đầu mua thông qua các trang web như Very và Klarna, vì lý do giống như bất kỳ ai khác: sự hấp dẫn của các mặt hàng khi họ bỗng nhiên có thể chi trả ngay lập tức.

    "Tôi ảo tưởng mình đang có lợi", Aaron thừa nhận, “Thời gian trôi qua, và số lượng khoản vay Buy Now Pay Later tiếp tục chồng chất lên. Cuộc sống, công việc và sức khỏe tinh thần của tôi bắt đầu giảm sút. Chỉ sau một vài năm, tôi sử dụng hết một thẻ tín dụng và một vài khoản vay, tôi rất hoảng sợ về việc cần phải trả mọi thứ. Điểm tín dụng của tôi giảm mạnh, tâm trạng của tôi trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy”.

    Vào cuối năm 2020, Aaron cảm thấy lo lắng vì bị chủ nợ Buy Now Pay Later yêu cầu trả nợ - câu chuyện đã trở nên quá quen thuộc với Rachel tại PayPlan.

    Chị Rachel nói: “Chúng tôi nhận thấy khách hàng đến với Payplan khi nợ một lúc nhiều công ty Buy Now Pay Later. Bạn có thể thấy khá nhanh chóng, việc sử dụng thêm một khoản vay trở nên rất hấp dẫn”.

    Trong khi tất cả các công ty Buy Now Pay Later hoạt động theo cách khác nhau, nhiều công ty (ngoại trừ Klarna) tính lãi khi thanh toán chậm. Vì vậy, mặc dù Aaron đã cố gắng hết sức để trả hết phần gốc, anh ấy cũng chật vật để trả lãi.

    Aaron cảm thấy xấu hổ khi những lá thư yêu cầu trả nợ tiếp tục chất đầy hộp thư của mình.

    Cuối cùng, anh phải vay tiền để nuôi con, mua nhiên liệu và thức ăn, đồng thời thường xuyên lo sợ về việc công ty nợ gõ cửa nhà mình.

    Aaron nói: “Tôi sống trong lo sợ. Tình hình tài chính của tôi là nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ trầm cảm và tự tử, cùng với cảm giác thất bại. Tôi cảm thấy mình không thể nuôi sống gia đình".

    Cuối cùng, vào cuối năm 2021, Aaron biết rằng mình cần được giúp đỡ. Khi tìm thấy nhóm hỗ trợ nợ trực tuyến, Aaron hiện đăng ký kế hoạch quản lý nợ.

    Với nhận thức muộn màng, Aaron hối tiếc vì đã không hiểu biết nhiều hơn về Buy Now Pay Later: “Tôi ước mình biết mọi thứ về cách các công ty này kiếm tiền và chỉ mua sắm nếu đó là món đồ tôi thực sự muốn. Tôi có thể tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe tinh thần về lâu dài".

    Với sự tăng trưởng của thị trường Buy Now Pay Later - quy mô đã tăng hơn ba lần vào năm 2020, người tiêu dùng đang gặp rủi ro rất lớn.

    Người phát ngôn của FCA cho biết: “Điều quan trọng là luật cần được cập nhật khi thị trường đổi mới, để các sản phẩm và dịch vụ phát triển theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và có hành động để ngăn ngừa tác hại. Chúng tôi đang làm việc về mặt quy định đối với các công ty và cân nhắc những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng".

    Trong khi FCA muốn các công ty Buy Now Pay Later phải giải thích các điều khoản rõ ràng hơn cho khách hàng, một số biện pháp đã được thực hiện để cải thiện thị trường. Clearpay, Laybuy và Openpay đồng ý tự nguyện hoàn tiền cho những khách hàng đã bị tính phí thanh toán chậm trong một số trường hợp.

    Mặc dù quy định này có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, Leanna vẫn thận trọng: "Tôi muốn nói với bất kỳ ai muốn mua thông qua Buy Now Pay Later, hãy đảm bảo bạn có đủ khả năng trả nợ. Không cho phép các công ty tăng tín dụng mà không tìm hiểu bạn có thể trả được không".

    Chuyên gia tài chính Kim Uzzell có cùng nhận định: “Nhiều khách hàng Buy Now Pay Later là người trẻ và có thu nhập thấp. Giáo dục về hình thức vay này và nợ nói chung cần được cung cấp tại các trường học để họ không bị cuốn vào những thứ mình không hiểu. Chúng ta cũng cần giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc vay nợ một cách dễ dàng và không được xấu hổ. Đáng buồn thay, tiền và nợ vẫn là chủ đề cấm kỵ, vì vậy chúng ta phải tìm cách để giúp người vay nói về nó một cách thoải mái”.

    Ông Alex Marsh - Giám đốc Klarna Vương quốc Anh, cho biết: "Nợ dài hạn và chi phí cao có thể gây ra hậu quả không chỉ về mặt tài chính mà còn về tâm lý, đó là lý do chúng tôi phát triển các lựa chọn tín dụng miễn lãi và phí với kế hoạch trả nợ rõ ràng trong thời gian ngắn. Các biện pháp bảo vệ của chúng tôi dành cho người tiêu dùng bao gồm kiểm tra khả năng chi trả, giới hạn chi tiêu và đóng băng các dịch vụ sau khi chậm thanh toán. Đây là cách sử dụng tín dụng công bằng và bền vững hơn so với thẻ tín dụng có hạn mức cao ngất ngưởng, lãi suất và phí quá cao. Nếu đang gặp khó khăn trong việc thanh toán, chúng tôi khuyến khích người vay liên hệ với Klarna để được giúp đỡ”.

    Các công ty Buy Now Pay Later nói gì?

    Người phát ngôn của Clearpay cho biết: “Không phải tất cả các nhà cung cấp Buy Now Pay Later đều đưa ra các biện pháp bảo vệ và mức độ hỗ trợ giống nhau. Clearpay luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Nhiều biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của chúng tôi đã vượt lên trên những gì luật pháp yêu cầu. Chúng tôi không tính lãi suất và minh bạch về các khoản phí trả nợ chậm và chúng tôi sẽ tự động đóng băng tài khoản sau một lần thanh toán trễ. Trên toàn cầu, 96% khách hàng của chúng tôi thanh toán đúng hạn”.

    Người phát ngôn của Laybuy cho biết: “Buy Now Pay Later là hình thức tín dụng và chúng tôi không muốn bất kỳ ai nhận một khoản nợ họ không thể chi trả. Đó là lý do Laybuy kiểm tra tín dụng của mọi khách hàng mới để đảm bảo không mở rộng tín dụng cho người không đủ khả năng chi trả".

    "Chúng tôi cũng đặt giới hạn tín dụng nghiêm ngặt từ 120 bảng đến 1,500 bảng và nếu khách hàng lỡ một lần thanh toán, chúng tôi sẽ tạm khóa tài khoản của họ, gửi lời nhắc và cung cấp thời gian gia hạn 24 giờ trước khi tính phí trễ hạn. Laybuy không tính lãi suất và giới hạn phí trả chậm để ngăn nợ tích lũy. Nếu khách hàng gặp khó khăn bất ngờ về tài chính, chúng tôi cam kết phối hợp với họ để tìm ra giải pháp”.

    Viethome (Theo Metro)

  • Nếu đủ khả năng thử các biện pháp này cùng lúc, số tiền bạn tiết kiệm sẽ lên đến vài nghìn bảng. Còn nếu bạn chỉ có thể áp dụng 1 cách, cuối năm bạn cũng sẽ có rủng rỉnh cả nghìn bảng để tha hồ sắm sửa.

    Đã biết bao lần hạ quyết tâm tiết kiệm tiền nhưng lại thất bại. Có lẽ bởi vì bạn chưa biết đến những phương pháp tiết kiệm tiền hữu hiệu sau đây. Cùng với sự quyết tâm, kiên trì, chẳng mấy chốc, bạn sẽ sở hữu trong tay một số tiền lớn.

    viethome tien tiet kiem

    1. Mỗi ngày 1 bảng Anh

    Trong cuộc sống hiện nay, 1 đồng chẳng đáng là bao nhưng nếu chỉ cần mỗi ngày cất 1 đồng, cuối năm bạn sẽ có tiền trăm trong tay đấy. Chỉ cần hạ quyết tâm mỗi ngày cất 1 đồng vào ống heo hoặc vào một ngăn tủ nào đó, sau 365 ngày, bạn sẽ có trong tay số tiền lên đến 365 đồng, tha hồ sắm sửa những thứ mình yêu thích.

    2. Mỗi ngày 5 bảng Anh

    Theo toán học, 5 đồng lớn gấp 5 lần 1 đồng. Vậy nếu một ngày bạn tiết kiệm 5 đồng thay vì 1 đồng, cuối năm bạn sẽ có được nhiều hơn con số 365 đồng đến tận 5 lần.

    Cùng nhau tính thử nhé, lấy 365 nhân với 5 là 1,825 đồng đấy. Một con số không hề nhỏ để bạn có thể mua sắm thỏa thích không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, bạn bè nữa đấy. Bấy nhiêu đây chắc đủ động lực để bạn bắt đầu tiết kiệm 5 đồng mỗi ngày từ bây giờ rồi đó nhỉ.

    3. Không dùng tiền 2 ngày/tháng

    Ví dụ mỗi ngày bạn chi tiêu tằn tiện khoảng 25 bảng, vậy nếu một tháng bạn không sử dụng tiền trong 2 ngày thì bạn có thể tiết kiệm được 50 bảng.

    Một năm thì có 12 tháng, một tháng 50 bảng, sau 12 tháng, bạn đã có trong tay 600 bảng. Một số tiền không lớn nhưng cũng không hề nhỏ, rất đáng để cố gắng hạ quyết tâm.

    Và nếu áp dụng cả 3 cách trên cùng một lúc bạn đã tiết kiệm được 2,790 bảng sau 1 năm quyết tâm. Nếu như gửi tiền về VN thì đây quả là một con số lớn đến bất ngờ phải không nào.

    Còn nếu không có khả năng thực hiện cả 3 cách, hãy thử ít nhất một cách hay kết hợp cách 1 và 3. Sau 1 năm, bạn cũng có trong tay 1,000 bảng rủng rỉnh rồi.

    Tiết kiệm tiền là một việc khó nhưng kết quả nhận được lại vô cùng xứng đáng. Vì vậy, ngần ngại gì mà không quyết tâm tiết kiệm ngay hôm nay.

    Viet Home

  • tai khoan tiet kiem cho con junior ISA

    Những bậc phụ huynh bắt đầu tiết kiệm ngay khi con vừa chào đời, sẽ giúp tạo ra một tài sản an toàn trị giá hàng ngàn bảng cho con bạn khi bé 18 tuổi. 

    Cho tiền vào tài khoản junior ISA sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều hơn - chỉ với £70/tháng, con bạn sẽ có £21,000 khi bé 18 tuổi. Mở tài khoản junior ISA sẽ giúp bảo vệ tương lai của con bạn.

    Junior ISA là một tài khoản tiết kiệm miễn thuế cho trẻ dưới 18 tuổi, giúp bạn tiết kiệm tới £9,000/năm. Vì năm tài khóa sẽ kết thúc vào ngày 5/4 sắp tới đây, nên bạn chỉ còn 1 tháng để tận dụng điều kiện miễn thuế của năm nay. 

    Nếu bạn để dành £70/tháng trong vòng 18 năm, con bạn sẽ có một khoản tích lũy 21,000 khi bé đến độ tuổi trưởng thành. Tổng tiền này đã tính đến tiền lãi 5% và điều kiện là bạn mở tài khoản khi con vừa chào đời. 

    Bạn có thể dùng công cụ Hargreaves Lansdown's junior Isa calculator để tính toán, đã bao gồm khoản phí 1.5%. Số tiền nhận được tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn tiết kiệm và số tiền bạn nhét vào mỗi tháng. 

    Chẳng hạn, nếu bạn tiết kiệm tới đa £9,000/năm, con bạn sẽ có £228,919 khi bé 18 tuổi. Nghĩa là mỗi tháng bạn phải bỏ vào tới £750, con số này có thể quá sức đối với đa số mọi người.

    Cách mở tài khoản junior ISA cho con

    Bạn có mở tài khoản junior ISA tại hầu hết các ngân hàng, định chế tài chính (building society, friendly society), hiệp hội tín dụng (credit union), công ty môi giới chứng khoán (stock broker). 

    Hãy liên hệ với các nhà cung cấp này và so sánh các lựa chọn để tìm được loại tài khoản junior ISA phù hợp với bạn nhất. Bạn có thể dùng trang web Compare the Market or Moneysupermarket để so sánh các tài khoản junior ISA của các nhà cung cấp.

    Bất cứ ai cũng có thể nạp tiền vào tài khoản junior ISA, nhưng tổng số tiền nạp vào không thể quá £9,000 trong năm tài chính 2021-2022. Tiền thuộc về con bạn và không thể rút ra cho đến khi bé tròn 18 tuổi. 

    Viethome (theo The Sun)

  • Sau khi bị từ chối thế chấp lần thứ ba, Ricky Hunter nói với vợ rằng anh đã từ bỏ giấc mơ mua nhà.

    Lịch sử tín dụng tồi tệ của anh Ricky đã khiến mọi nỗ lực xin vay thế chấp thất bại. Tuy nhiên, một bên cho vay chuyên nghiệp đã đồng ý cho 2 vợ chồng vay 96,900 bảng để biến giấc mơ sở hữu nhà của họ thành hiện thực.

    17hunterAnh Ricky Hunter và chị Leane

    Anh Ricky Hunter - 34 tuổi và chị Leanne - 32 tuổi, gặp khó khăn trong việc vay thế chấp vì lịch sử vay nợ của họ. Hai người nợ 22,000 bảng cách đây 7 năm khi mới kết hôn và tiêu quá nhiều tiền mặt.

    Mặc dù đã trả hết nợ, sau đó họ tiếp tục mắc nợ, và còn phải trả 4,000 bảng. Do đó, các bên cho vay đã cảnh giác với đơn xin vay tiền để mua nhà của hai người. Nhưng một bên môi giới thế chấp chuyên nghiệp cuối cùng đã giúp họ có được một thỏa thuận.

    Anh chị Hunter cũng sử dụng chính sách Right to Buy - kế hoạch của chính phủ cho phép người thuê nhà trong hội đồng mua chính căn nhà họ đang thuê.

    Ngoài ra, người thuê cũng được mua nhà với giá ưu đãi - Ricky được giảm tới 73,100 bảng so với giá nhà ban đầu. Vì vậy, họ chỉ phải trả 96,900 bảng cho ngôi nhà được định giá 170,000 bảng.

    Chính sách cho phép 2 vợ chồng mua nhà nhanh hơn nhiều so với những gì họ nghĩ vì không cần đặt cọc. Căn nhà cuối cùng đã là của anh chị Hunter từ tháng 12 năm ngoái.

    Chúng tôi đã ngồi lại với anh Ricky để trò chuyện về cách anh ấy vượt qua khó khăn để có được căn nhà đầu tiên của mình:

    Anh có thể miêu tả căn nhà của mình được không? 

    Anh Ricky đã 3 lần bị từ chối cho vay

    Đó là một ngôi nhà ba phòng ngủ ở Corby, Northamptonshire. Có một phòng tắm, nhà bếp rộng và phòng ăn. Chúng tôi có một khu vườn khá rộng - một nửa trong số đó là sân trong và bãi cỏ. Gia đình có ba con chó, một con ba ba và một con cá cảnh, cùng với ba đứa trẻ, chúng tôi là một gia đình lớn.

    Anh đã tìm nhà như thế nào?

    Bởi vì chúng tôi mua ngôi nhà của hội đồng nên không phải căng thẳng về việc tìm nhà hoặc phải chuyển đến một địa điểm mới. Chúng tôi đã sử dụng chính sách Right to Buy để mua nhà - nó cho phép người thuê nhà hội đồng mua căn nhà họ đang ở và được giảm giá.

    Số tiền được giảm và liệu bạn đủ điều kiện tham gia chương trình hay không phụ thuộc vào thời gian thuê, giá trị nhà và liệu bạn muốn mua căn hộ hay nhà ở. Mức chiết khấu tối đa là 112,800 bảng ở London và 84,600 bảng cho nhà ngoài thủ đô.

    Mua nhà hội đồng là quyết định rất dễ dàng - nó gần trường học của bọn trẻ, gần nơi làm việc và chị gái tôi sống trên cùng một con phố.

    Anh chị đã phải trả bao nhiêu?

    Người mua nhà theo diện Right to Buy không cần đặt cọc

    Căn nhà được định giá 170,000 bảng nhưng chúng tôi được giảm giá 43% và chỉ phải trả 99,600 bảng. Bạn được giảm giá 35% nếu đã sống ở đó từ ba đến năm năm.

    Từ năm thứ sáu trở đi, bạn được chiết khấu thêm 1% cho mỗi năm. Tôi đã sống ở đây được 13 năm. Vì vậy, chúng tôi được giảm tổng cộng 43% - 73,100 bảng.

    Tôi đã thế chấp 96,900 bảng cho căn nhà và không phải trả tiền cọc vì nhiều người cho vay không yêu cầu đặt cọc cho nhà theo diện Right to Buy.

    Thời hạn thế chấp của tôi là 35 năm với lãi suất cố định hai năm là 3.59%. Hàng tháng, tôi phải trả 415.69 bảng - không nhiều hơn mức giá thuê 400 bảng.

    Mọi việc có phức tạp không?

    Có nhiều thách thức khi mua nhà hội đồng đến nỗi chúng tôi gần như từ bỏ ý định mua nhà. Lần đầu tiên chúng tôi nghĩ đến việc mua nhà là 3 năm trước.

    Chúng tôi đã xem xét kế hoạch Right to Buy và quyết định tham gia. Tuy nhiên, hội đồng đã thông báo chúng tôi cần phải có hợp đồng thế chấp.

    Chúng tôi bắt đầu sắp xếp một thỏa thuận nhưng đã bị từ chối ba lần vì lịch sử tín dụng của tôi kém. Khoảng bảy năm trước, chúng tôi nợ khoảng 22,000 bảng. Chúng tôi đã sử dụng thẻ tín dụng để mua đồ nội thất và đồ đạc khi mới lập gia đình và vung tiền vào những thứ ngớ ngẩn như trò chơi điện tử và các tiện ích không cần thiết.

    Tôi phải đối mặt tình hình và bắt đầu nghiêm túc trả nợ. Tôi liên hệ với tất cả các công ty mình nợ tiền và thỏa thuận về số tiền phải trả hàng tháng. Vợ tôi đi làm, vì lúc đó bọn trẻ đã đủ lớn để đi học.

    Chúng tôi cắt giảm mọi thứ, chuyển đổi nhà cung cấp để giảm hóa đơn và cắt giảm một nửa ngân sách mua sắm thực phẩm. Tôi trả hết nợ trong ba năm - đó là một thành tựu to lớn.


    Nhưng lúc đó chúng tôi đang nợ 4.000 bảng sau khi tôi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn và phải nghỉ làm 3 tháng vì lý do cá nhân. Do đó, những đơn vị cho vay chính thống không sẵn sàng cho tôi vay tiền.

    Sau lần thứ ba bị từ chối, tôi đã bỏ cuộc. Tôi cho rằng mình sẽ ở nhà thuê mãi mãi - ý nghĩ đó khiến tôi rất buồn. Nếu không có vợ khuyến khích tôi làm đơn xin lại, tôi không nghĩ chúng tôi có thể mua được nhà.

    Anh chị đã vượt qua những thử thách này như thế nào?

    Chúng tôi tìm một cố vấn thế chấp mới. Anh ấy có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giao dịch với khách hàng có lịch sử tín dụng kém. Anh ấy đã xem xét những bên cho vay chuyên nghiệp.

    Cuối cùng, chúng tôi đã nhận được đề nghị thế chấp từ Together. Tuy nhiên, những bên cho vay chuyên nghiệp thường tính lãi suất cao hơn so với thông thường.

    Bạn có thể phải trả lãi suất cao hơn một hoặc hai phần trăm so với một số dịch vụ cho vay lãi suất thấp nhất trên thị trường hiện tại. Lý do lãi cao hơn là khách hàng có điểm tín dụng kém được coi là rủi ro hơn. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu càng nhiều bên càng tốt để có được mức giá tốt nhất.

    Anh chị đã tiết kiệm tiền như thế nào?

    17hunter4

    Vì không phải đặt cọc, chúng tôi không cần phải cắt giảm quá nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi cần trả khoảng 6,000 bảng phí môi giới và luật sư. Tôi đi làm thêm vào cuối tuần, cũng như kiếm thêm việc làm quanh khu vực. Nhờ đó, tôi kiếm được thêm khoảng 400 bảng.

    Chúng tôi tạm dừng đi chơi và du lịch, cũng như mọi khoản chi tiêu cho những thứ không cần thiết trong khoảng 12 tháng, nhờ đó tiết kiệm thêm 500 bảng một tháng.

    Lời khuyên của anh cho những người mua nhà lần đầu?

    Ngay cả khi gặp một khó khăn tài chính, đừng từ bỏ ước mơ mua nhà. Nếu bạn muốn, bạn có thể có được nó - chỉ cần đảm bảo bạn có được một bên môi giới thế chấp tốt. Cắt bỏ tất cả những khoản chi tiêu ngớ ngẩn và không cần thiết, bao gồm quần áo và những thứ khác.

    Viethome (Theo Sun)

  • Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài tâm sự của 1 cô gái về vấn đề tích trữ vàng. Cụ thể, FB D.L cho biết, cô nhận ra việc dành tiền mua 1 chỉ vàng mỗi tháng có thể giúp bản thân có 36 cây vàng sau 30 năm, từ đó thấy yên tâm hơn khi về già.

    Để làm rõ hơn quan điểm của mình, D.L trích dẫn lại câu chuyện được đăng tải trên VnExpress cách đây không lâu. Người phụ nữ được đề cập đến 31 tuổi, tuy có thu nhập không cao nhưng so với mặt bằng chung thì khá ổn. Ngay từ đầu, chị không có mong muốn lập gia đình nên tiết kiệm được nhiều chi phí về việc hẹn hò hoặc nuôi con. Đổi lại chị sẽ phải tự lên kế hoạch tài chính kĩ lưỡng, để khi về già không phải lo lắng về vấn đề cơm ăn áo mặc.

    Để thực hiện được điều này, người phụ nữ chia mức lương mỗi tháng thành 3 phần: Tiền ăn uống, nhà ở; tiền dành cho các nhu cầu sinh hoạt, giải trí và gửi tặng cha mẹ; tiền mua vàng. Sau khi nhận lương, chị liền nhanh chóng mua ngay 1 chỉ vàng và điều này đã được thực hiện đều đặn suốt 6 năm qua.

    Cũng trong quãng thời gian đó, không phải lúc nào nhân vật chính cũng có đủ tiền để thực hiện mong muốn. Vào thời điểm cần chi tiền đột xuất cho các công việc khác, chị sẽ mua tạm nửa chỉ vàng; vào tháng sau lại cố gắng tiết kiệm để bù phần thiếu hụt của tháng trước. Theo dự định, sau 30 năm đi làm, chị sẽ sở hữu 36 cây vàng. Được biết, ở thời điểm hiện tại, mỗi cây vàng trị giá khoảng 56 triệu đồng.

    mua moi thang 1 chi vang
    Mua vàng tích trữ là thói quen của khá nhiều bạn trẻ. (Ảnh minh họa: Báo Pháp Luật)

    Sau khi chia sẻ câu chuyện này, D.L cũng bày tỏ quan điểm cá nhân: “Nhiều người vốn sinh ra ở vạch đích, không quá thiếu thốn về tiền bạc. Song không phải ai cũng may mắn như vậy. Thực tế cuộc sống buộc họ phải nỗ lực kiếm tiền và tiết kiệm, để khi về già cũng cảm thấy yên tâm hơn”.

    Chỉ sau ít ngày đăng tải, bài đăng của D.L đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Netizen chủ yếu chia thành 2 luồng quan điểm, người đồng tình, kẻ phản đối. Khá đông người cho rằng, việc tích trữ vàng là 1 kế hoạch khá hay, chỉ cần cố chi tiêu khéo léo thì đến khi nghỉ hưu sẽ có một khoản kha khá.

    Trong khi đó, số khác nhận định đây là kế hoạch không dễ thực hiện. Nhất là khi những vấn đề phát sinh thường ngày đã tiêu tốn số tiền kha khá, không phải bạn trẻ nào cũng có đủ tài chính để mua thêm vàng. Ngoài ra, trong cuộc sống cũng nên học cách hưởng thụ, nếu chi tiêu tiết kiệm quá sẽ dễ khiến bản thân bị stress, căng thẳng…

    Một số ý kiến của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)

    “- Nói đúng đấy, cứ lo trước có mất gì đâu. Về già có tiền cũng thấy yên tâm, không cần quá phụ thuộc vào con cháu. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.

    - Tôi cũng thích vàng. Nhưng vì phải chăm lo cho gia đình, con cái nên không thực hiện được. Dù sao cũng chúc mừng bạn vì có kế hoạch tài chính cho tương lai rõ ràng, cố gắng duy trì nhé!

    - Bạn tính vậy cũng được, nhưng với điều kiện là cuộc sống không xảy biến cố nào. Ví dụ như việc người thân bất ngờ đau ốm hoặc đi đường gặp va quệt nhẹ, phải chi tiền mua thuốc thang chẳng hạn… Lúc này kế hoạch của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng đó. Nói chung nói là một chuyện còn làm được hay không là chuyện khác. Cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu”.

    Được biết, mỗi người đều có cách đầu tư tiền bạc riêng. Có những ông bố, bà mẹ chỉ muốn dồn tiền cho con cái học hành ổn định; người lại chọn mua bất động sản, hoặc có ít tiền hơn thì mua bảo hiểm để yên tâm về sức khoẻ... Bạn có quan điểm gì về vấn đề đầu tư, tiết kiệm? Hãy cùng chia sẻ nhé.

    Theo YAN

  • Mục tiêu của Hashimoto là mua được nhà, và tìm cách làm điều đó với một lối sống hà tiện đến cùng cực.

    The Sun mới đây đã đưa tin về một nhân vật kỳ lạ. Đó là một người phụ nữ tên Kate Hashimoto, với điểm đặc biệt là một lối sống... hà tiện đến vô cực.

    Cụ thể, Kate Hashimoto là nhân vật trong chương trình truyền hình thực tế Extreme Cheapskates (tạm dịch: Đỉnh Cao Hà Tiện) của đài TLC (Mỹ). Chương trình Hashimoto tham gia vốn đã lên sóng từ năm 2012, nhưng gần đây bỗng... trồi lên và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Tất cả đều ngạc nhiên về cái cách Hashimoto đã tồn tại giữa thành phố New York hoa lệ, với mức chi tiêu chỉ... 200 đô mỗi tháng. Thậm chí cô còn mua được nhà, ở thành phố nổi tiếng đắt đỏ nhất hành tinh.

    boi rac tiet kiem 1
    Hashimoto lục thùng rác để kiếm bất kỳ thứ gì hữu ích cho cuộc sống của mình.

    boi rac tiet kiem 1
    Kate Hashimoto - người phụ nữ có lối sống hà tiện đến đỉnh cao.

    Theo thống kê, 2000 - 2500 đô là mức chi tiêu cơ bản của 1 người tại New York, và đã phải là rất tằn tiện với việc phải ở chung nhà và chi tiêu thật tiết kiệm. Vậy nên, con số 200 đô của Hashimoto - nhân viên của một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới với mức thu nhập trên 100.000 USD mỗi năm - thực sự khiến tất cả phải giật mình.

    Đỉnh cao của hà tiện

    "Tôi sống ở New York được 3 năm. Dù là thành phố đắt đỏ bậc nhất, tôi vẫn tìm ra cách để sinh tồn ở đó" - trích lời Hashimoto trong chương trình phát sóng.

    "Tôi hạn chế chi tiền hết mức có thể. Nếu phải trả tiền, thì cũng là càng ít càng tốt."

    Hashimoto cho biết, cô chưa từng chi tiền cho bất kỳ món nội thất nào. Thay vào đó, cô sẽ đi lục ở các bãi rác, thu nhặt những món đồ vứt đi bên lề đường, rồi trang hoàng căn hộ của mình với chúng.

    "Tôi trang hoàng chỗ ở bằng những món nội thất bỏ đi trên đường phố trước khi các công ty rác thải đến thu gom. Nhờ vậy mà tiết kiệm được hàng ngàn đô."

    Với Hashimoto, cô sẽ không bỏ ra hàng trăm đô để mua một chiếc giường thực sự. Thay vào đó, cô gom những tấm thảm tập yoga cũ tìm được ở bãi rác hoặc trên phố, xếp lại với nhau thành nệm. Còn bàn ăn trong ngôi nhà được tận dụng từ những cuốn tạp chí cũ xếp chồng lên.

    Người phụ nữ có bằng kiểm toán cao cấp còn có một chiếc ghế đi-văng trong phòng khách, được cô tạo ra từ một chiếc khung giường và một tấm nệm nhỏ nhặt được ngoài bãi rác trường học. Cô thậm chí chẳng mua giấy hay các vật dụng vệ sinh cá nhân nào cả. Tất cả đều có thể kiếm miễn phí

    Nhưng nội thất không phải là thứ duy nhất giúp Hashimoto tiết kiệm được tiền. Suốt 8 năm trời, Hashimoto không mua bất kỳ quần áo mới nào. Thậm chí đồ lót, cô cũng chưa mua mới đến một chiếc kể từ năm 1998, và cũng nói không với vật dụng vệ sinh cá nhân.

    "Tôi không thích trả tiền cho chúng" - Hashimoto nhấn mạnh. "Tôi đã đăng ký vào rất nhiều trang web có tặng quà miễn phí rồi.'

    Đó là những website có thông tin về những sự kiện quảng bá sản phẩm. Hashimoto nắm thông tin, tới đó và gom về một lô hàng miễn phí - gồm bàn chải, kem đánh răng, xịt khử mùi, dao cạo...

    "Tôi cực mê mấy sản phẩm dùng thử miễn phí. Có lẽ tôi là dạng đỉnh cao của dùng thử."

    Điều đáng nói là Hashimoto thậm chí còn không mua giấy vệ sinh. Dành cho những ai chưa biết, Mỹ nổi tiếng là quốc gia khá bảo thủ trong việc dùng giấy vệ sinh, khi thậm chí cả những khách sạn 5 sao cũng chưa chắc trang bị vòi xịt. Vậy mà ngần ấy năm, Hashimoto nói không với giấy.

    "Tôi không nghĩ mình nên chi tiền vào những thứ dùng xong chỉ để vứt đi."

    Không mua giấy, Hashimoto tận dụng lại những tờ giấy vệ sinh thu được trong toilet công cộng để lau tay. Khi đi tắm, cô chỉ sử dụng xà phòng và nước từ một chiếc bình xịt.

    boi rac tiet kiem 1
    Chiếc áo Hashimoto mặc 8 năm không vứt bỏ.

    Còn về nhu cầu giặt giũ, Hashimoto cho biết cô không thể chịu được việc phải trả đến 3 đô cho 1 lần giặt giũ ngoài tiệm. Thay vào đó, cô sẽ kết hợp giặt đồ với lúc đi tắm (lúc này thì dùng vòi nước). Chỉ cần dùng xà phòng thoa lên người, rồi tận dụng bọt để giặt đồ là được.

    "Tôi không đem đồ đi giặt, vì tốn khá nhiều tiền. Nên mỗi khi quần áo bẩn, tôi sẽ cố làm sạch chúng lúc đi tắm."

    "Lần gần nhất tôi mang đồ đi giặt có lẽ là từ 3 năm trước."

    Máy vắt và sấy quần áo với Hashimoto cũng là đồ xa xỉ. Cô quyết định vắt và phơi đồ bằng tay mà thôi. Cũng nhờ phương pháp "tiết kiệm" như vậy, cô tiết kiệm được 6 đô tiền giặt giũ mỗi tháng.

    Tránh chi tiền ăn hết mức có thể

    Một phương pháp thể hiện sự hà tiện đỉnh cao của Hashimoto nằm ở thói quen ăn uống. Cô hạn chế chi tiêu ở khoản này hết mức có thể.

    "Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhận ra mình tiêu khoảng 20 - 25 đô (hơn 500 ngàn đồng) vào thực phẩm mỗi tuần. Nghĩa là mỗi tháng sẽ mất khoảng 100 đô."

    "Lúc đó tôi kiểu 'Làm sao mình có thể chi quá nhiều tiền chỉ để ăn như thế được."

    boi rac tiet kiem 1
    Cô sẵn sàng lục thùng rác để kiếm ăn.

    Vậy là cô quyết định thay đổi. Sau mỗi ca làm buổi đêm, Hashimoto lượn lờ ở quanh các thùng rác ở những nhà hàng và siêu thị lớn trong vùng. "Các cửa hàng như vậy thường vứt bỏ rất nhiều thực phẩm chất lượng cao, thậm chí có cả thực phẩm hữu cơ và đồ ăn nấu nướng khá kỳ công."

    Hashimoto cho biết, cô chỉ lấy những món ăn trông còn "sạch" ra khỏi thùng rác. Nghĩa là chúng phải được gói trong túi, và không bị vấy bẩn bởi rác thải xung quanh.

    "Tôi thậm chí còn được nếm những món ăn cực kỳ sang trọng mà chẳng phải trả đồng nào," - cô tự hào khoe. 

    "Nếu bạn bè rủ đi ăn nhà hàng, tôi sẽ cố gắng từ chối. Tôi chỉ đi nếu... được bao thôi." 

    Mọi chuyện đều có nguyên nhân

    Hashimoto trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp. Cô có một người mẹ khá "ác khẩu", thường xuyên chê bai ngoại hình của cô, dẫn đến những thương tổn nặng nề trong tâm lý ngay từ khi còn bé.

    Cô học đại học rồi tốt nghiệp, với suy nghĩ rằng cuộc đời này sẽ chỉ toàn màu hồng, học xong là xin được việc ngay. Nhưng bi kịch, cô tốt nghiệp vào đúng thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên dù có xin được việc cũng bị sa thải sau đó ít lâu. 

    "Thì ra không có công việc nào là mãi mãi. Vậy nên tôi quyết định phải sống như thể mình bị sa thải ngay ngày mai."

    Đó là lý do vì sao Hashimoto lựa chọn một lối sống tiết kiệm đến... hà tiện. Cô giảm toàn bộ các khoản chi tiêu được cho là không cần thiết, đồng thời đặt mục tiêu mua được căn nhà cho riêng mình.

    Kênh 14 (Nguồn: The Sun)

  • Sau khi tiết kiệm đủ tiền, Amanda nghỉ việc, du lịch khắp nơi và khởi nghiệp với công ty dạy phụ nữ tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.

    Amanda Holden 1

    Amanda Holden, một người phụ nữ 32 tuổi đến từ Mỹ cho biết cô đã tiết kiệm được hơn 32.000 USD (khoảng 750 triệu đồng) chỉ trong vòng 8 tháng. Tuy nhiên, cách mà cô áp dụng khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.

    Amanda được đặt biệt danh là Dumpster Dog sau khi cô bị bắt quả tang đang lục thùng rác của văn phòng để tìm đồ ăn thừa do đồng nghiệp bỏ lại. Thói quen này được cô duy trì trong nhiều tháng, bất chấp những ánh mắt không mấy thiện cảm của người xung quanh. Bằng cách tận dụng bữa ăn bỏ đi của người khác, cô đã cắt giảm được phần lớn chi phí mua thực phẩm.

    Amanda Holden 1
    Chân dung Amanda Holden

    Sau khi tích góp được khoản tiền trên, Amanda đã bỏ việc và bắt đầu một chuyến du lịch để đời vòng quanh khu vực Nam Mỹ trong 1 năm.

    Nhớ lại quãng thời gian còn đi làm, Amanda chia sẻ: "Tôi làm việc tại một văn phòng có rất nhiều đồng nghiệp có thói quen bỏ phí bữa ăn. Vì vậy, tôi đã ăn phần thức ăn thừa của họ. Cũng có lúc tôi không tìm thấy thứ gì còn thừa nên phải đi mua. Tôi không tra tấn bản thân mà chỉ làm những điều có thể để tránh lãng phí thực phẩm và tiết kiệm được tiền".

    Amanda Holden 1
    Amanda đi du lịch khắp thế giới.

    Amanda cho biết cô không cảm thấy phiền hay xấu hổ khi bị sếp bắt gặp ăn đồ ăn thừa của đồng nghiệp đến hai lần. Cô nói: "Khi tôi xin nghỉ việc và báo trước 2 tuần, sếp của tôi đã sững người mất 1 phút. Sau đó, ông ấy nhìn tôi với ánh mắt ái ngại và hỏi liệu đó có phải lý do tôi ăn thức ăn trong thùng rác".

    Thời điểm hiện tại, cô viết blog về lối sống của mình thông qua trang Dumpster Dog để truyền cảm hứng sống tiết kiệm cho mọi người. Bên cạnh đó, cô còn điều hành công việc kinh doanh riêng đồng thời dạy phụ nữ cách tiết kiệm tiền và đầu tư khôn ngoan.

    Amanda Holden 1
    Amanda cùng các học viên.

    Trên thực tế, trước khi hình thành thói quen này, vào những năm 20 tuổi, Amanda là một cô gái đam mê tiệc tùng và shopping. Kết quả là sau nhiều năm đi làm, cô không có bất cứ khoản tiết kiệm nào.

    Đến năm 27 tuổi, cô chợt thức tỉnh và quyết định rằng mình cần một cuộc "đại tu" tài chính triệt để để không còn ở trong tình trạng bấp bênh về tài chính nữa.

    Ban đầu, kế hoạch của Amanda là tiết kiệm 20.000 USD để đi du lịch. Cô chia sẻ: "Điều đầu tiên tôi từ bỏ là đi mua sắm. Mặc dù tôi chưa bao giờ bị nghiện shopping nhưng thật khó để phụ nữ không tiêu tiền vào quần áo, giày dép và các sản phẩm làm đẹp.

    Điều thứ hai là các khoản không thực sự cần thiết. Tôi hạn chế cắt tóc, đăng ký phòng tập gym đắt tiền hay thậm chí chỉ là mua cà phê. Cuối cùng là thực phẩm. Tôi cắt giảm bằng cách mà mọi người coi là kỳ dị nhưng không sao cả, miễn là nó giúp tôi đạt được mục tiêu đề ra".

    Khi thấy rằng khoản tiết kiệm đã đủ nhiều, cô nghỉ việc và bắt đầu chuyến hành trình của mình. Trong quá trình này, cô phát hiện ra niềm đam mê dạy cách lập kế hoạch tài chính cho phụ nữ. Quay trở lại Mỹ, cô thành lập công ty kinh doanh mang tên Invested Development để giúp các bạn trẻ tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn.

    Chia sẻ về vị trí mới, Amanda nói: "Thật may là có nhiều cách khác nhau để tiết kiệm tiền mà không cần phải dùng đến phương pháp cũ của tôi".

  • Tiệc tùng hàng đêm khiến Verena Hallam nợ tới 13.000 bảng. Lúc này cô nhận ra năng lực kiếm tiền có hạn, chỉ có tiết kiệm mới là cứu cánh.

    Verena Hallam, 31 tuổi, là nhà tư vấn viết SEO tự do ở Lancaster, Anh, thường chi 400 bảng mỗi tháng cho việc giao lưu bạn bè. "Tôi thường xuyên đi chơi đêm và tất cả các cuộc giao lưu đều diễn ra ở quán bar", cô gái chia sẻ.

    Năm 2013, cô nợ 13.000 bảng Anh vì thói quen chi tiêu của mình. Từ đó đến nay cô vừa làm vừa trả nợ. "Tình trạng của tôi đã tới mức hoàn toàn không có dư sau khi trả các thuế, hóa đơn và nợ. Đó là khoảnh khắc tôi thức tỉnh", cô chia sẻ.

    thoat canh con no
    Cũng như nhiều người khác, Verena Hallam đã tiết kiệm được tiền nhờ đại dịch. Ảnh: Dailymail.

    Chính đại dịch đã góp phần thay đổi ví tiền của Verena. "Bởi vì tôi không thể ra ngoài ăn trưa hoặc uống rượu với bạn, tôi đã để dành được khá nhiều tiền. Tôi nhận ra tiết kiệm ở các lĩnh vực khác cũng dễ dàng hơn với một vài thay đổi thói quen", cô nói.

    Cách hành động tiết kiệm của cô bao gồm: chuyển đổi các loại tài khoản ngân hàng vào lúc có ưu đãi; bán và mua đồ đạc cũ trực tuyến; thường xuyên tận dụng các bữa ăn thử miễn phí hoặc giá rẻ. Cô chỉ mua quần áo cũ và mua mỹ phẩm đắt tiền đã qua sử dụng. "Tôi đã kiếm được kha khá tiền trong sáu tháng qua nhờ bán đồ gia dụng và nội thất cũ trên mạng xã hội", cô nói.

    Verena đã học các công thức làm món ăn yêu thích ngon như nhà hàng tại nhà trong thời Covid-19. Một hành động giúp tiết kiệm đáng kể là bỏ phòng tập đắt tiền, chuyển sang tập tại nhà và đạp xe cùng bạn trai. Hiện tại cô chi 300-400 bảng mỗi tháng cho thực phẩm, nhiên liệu và đồ gia dụng nếu cần bổ sung.

    Bằng các cách này, cô đã trả hết nợ vào tháng 10/2020 và hiện tại đã để dành được 4.000 bảng.

    Nhờ kỹ năng trên, Verena cũng đã kiếm được các kỳ nghỉ giá rẻ. Gần đây cô đã đi chơi với một người bạn đến Cologne (Đức) vào cuối tuần, chỉ tiêu hết 100 bảng và 10 bảng tiền vé. Trước đó năm 2019, Verena và bạn trai cũng có một tuần nghỉ ở Crete (Hy Lạp), tiêu chưa đến 200 bảng mỗi người.

    "Sau nhiều năm tiêu xài bốc đồng và 6 năm trả nợ, cắt bỏ hoàn toàn mọi chi tiêu không thiết yếu để khắc phục hậu quả, giờ tôi có mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc", cô gái nói.

    VnExpress (theo DailyMail)

  • Martin Lewis nói rằng cha mẹ có thể nhận được 2.000 bảng mỗi năm cho chương trình chăm sóc trẻ miễn thuế - nhưng nhiều người đang bỏ lỡ ưu đãi tuyệt vời này.

    Chuyên gia tư vấn tài chính, người sáng lập trang web bí quyết tiết kiệm tiền nổi tiếng MoneySavingExpert.com, đã đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ vào ngày 24 tháng 10 vừa qua.

    Ông Lewis, người có riêng cho mình một chương trình truyền hình trên kênh ITV1 và thường xuyên xuất hiện trong Good Morning Britain và This Morning, đã tiết lộ bí quyết bất ngờ này.

    Ông Lewis nói với người xem: "Hãy cùng trò chuyện về dịch vụ chăm sóc trẻ em. Đây là hệ thống của Chính phủ  giúp những người đang phải chi trả phí trông nom trẻ em nhận được một số hỗ trợ. Thành thật mà nói, có rất nhiều vấn xung quanh chương trình này.

    "Tôi hiểu lý do tại sao nhiều người không yêu cầu hỗ trợ nhưng cũng có hàng trăm ngàn người đang bỏ lỡ nó. Bạn có thể nhận được tới 2.000 bảng cho mỗi trẻ em mỗi năm, cho dịch vụ chăm sóc trẻ em."

    Làm thế nào để đăng ký chương trình Chăm sóc trẻ em miễn thuế ( Tax-Free Childcare) của Chính phủ?

    Để xin hỗ trợ, bạn cần mở một tài khoản trực tuyến và đăng ký trên trang web Tax-Free Childcare của Chính phủ.

    Để đăng ký, bạn sẽ cần cung cấp thông tin chi tiết về bạn và vợ/chồng (nếu có), bao gồm National Insurance Number hoặc Unique Taxpayer Reference của bạn nếu bạn là cá nhân tự doanh.

    Trong quá trình đăng ký, bạn sẽ biết liệu bạn có đủ điều kiện nhận cả hỗ trợ Tax-free Childcare và hỗ trợ chăm sóc trẻ em miễn phí 30 giờ hay không. Trang web của Chính phủ cho biết bạn có thể tìm ra thông tin này ngay lập tức, nhưng một số trường hợp có thể mất đến 7 ngày.

    Tôi có đủ điều kiện tham gia chương trình Tax-free Childcare của Chính phủ không?

    Cha mẹ đang làm việc và đang kiếm được tối thiểu £131 mỗi tuần đủ điều kiện để nộp đơn xin hỗ trợ.

    Một yêu cầu khác là tổng thu nhập của họ phải ít hơn 100.000 bảng mỗi năm.

    Để biết thêm thông tin, xin trợ giúp hoặc hướng dẫn, bạn có thể truy cập trang web chính thức của Chính phủ.

    VietHome (Birmingham Live)

  • Charlotte và John chi khoảng 135 bảng Anh mỗi tháng để làm đồ ăn đóng gói, bằng một nửa chi tiêu của gia đình khác.

    John Clark, 40 tuổi, sống tại Greater Manchester, dành 6 giờ mỗi chủ nhật để nấu ăn. Bù lại, cả tuần gia đình anh không phải nấu nướng gì thêm.

    Chế độ ăn uống của họ đa số là những món ăn có thể đóng gói mang đi như bánh mì kẹp thịt, thịt viên, xúc xích, bánh rán... Vợ anh, Charlotte Deniz, 37 tuổi , trong một năm đã giảm được 40 kg.

    Anh John từng nặng 135 kg, còn vợ chạm mức 100 kg. Ảnh: NYP.

    John và vợ mua đồ ăn vào thứ 6, bao gồm bánh mì, thịt, cá, trái cây, rau... Sau đó họ bỏ vào 56 hộp riêng biệt và giữ mát trong tủ lạnh ăn dần. Ngoài lượng thức ăn này, họ tuyệt đối không ăn thêm những món khác.

    "Tôi yêu những gì tôi ăn, không cần phải kiêng gì. Nhưng mấu chốt là chúng tôi tự làm dù nó giống thực phẩm fastfood (thức ăn nhanh)", John nói.

    Hai vợ chồng có hàng chục nghìn người theo dõi trên mạng xã hội nhờ chia sẻ những món ăn được làm bắt mắt. Nhiều người nghĩ đây là chế độ ăn không lành mạnh vì họ ăn nhiều thịt. Tuy nhiên, họ vẫn có vóc dáng cân đối.

    Những khẩu phần ăn của John và Charlotte. Ảnh: NYP.

    Năm 2003, John bị béo phì vì hay ăn fastfood mua sẵn. Để giảm béo, anh tập thể dục 5 lần một tuần, điều này khiến anh stress. John đã quan tâm tới việc ăn uống hơn từ 2004. Sau 4 năm, anh giảm xuống còn 80 kg. Chế độ ăn của anh hướng tới việc ăn nhanh, không ăn các loại súp, đồ xào...

    Lúc này, anh nhận ra, fastfood có lợi khi chính tay mình tự nấu. Anh đã cùng vợ mình thực hiện chế độ ăn đóng gói sau khi kết hôn vào năm 2017. Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc đóng hộp thức ăn sẽ giúp cân bằng trao đổi chất, cơ thể sẽ thích nghi tốt hơn so với việc ăn kiêng.

    Thân hình sồ sề của họ trước đây.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Với lương trung bình, Saki tiết kiệm từng xu để mua tới 3 căn nhà, cho thuê và nghỉ hưu sớm.

    Saki (33 tuổi) đến từ thành phố Tokorozawa, tỉnh Saitama mới đây đã nổi tiếng khắp đất nước mặt trời mọc sau chương trình giới thiệu về cô. Truyền thông Nhật gọi người phụ nữ này là "cô gái tiết kiệm nhất Nhật Bản" bởi khả năng dành dụm và lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận.

    Từ năm 18 tuổi, Saki đã xác định mục tiêu của bản thân là "Trước 34 tuổi sẽ mua được 3 căn nhà, sau đó sẽ về hưu". Để đạt được mục tiêu đề ra, cô gái đã tập trung làm việc để kiếm tiền và tiết kiệm với tôn chỉ "Dành dụm phần lớn tiền lương, chỉ để một ít ra chi tiêu".

    Saki bắt đầu tiết kiệm từ năm 18 tuổi, sau 15 năm cô đã mua được 3 căn nhà trị giá 55 triệu yên.

    Khi tốt nghiệp trung học, Saki vào làm tại một công ty bất động sản với mức lương 200.000 yên/tháng (khoảng 44 triệu VNĐ). So với mặt bằng chung tại Nhật thì đây là mức lương trung bình. Thế nhưng cách mà người phụ nữ này chi tiêu khiến nhiều khán giả bình luận "Thán phục".

    Theo đó, phần lớn đồ đạc và vật dụng trong nhà Saki đều xin của người khác. Trong 15  năm, cô chưa khi nào bỏ ra một đồng để mua quần áo, giày dép mới cho mình, mà đều dùng đồ người khác thải loại hoặc bạn bè cho. Đồ dùng trong nhà cô cũng áp dụng phương thức "tăng xin giảm mua". "Đồ đạc của tôi cũ nhưng vẫn dùng được, tại sao lại vứt bỏ những vật dụng vẫn còn đủ chức năng như thế", Saki chia sẻ.

    Đồ đạc trong nhà của cô chủ yếu là đi xin.

    Về ăn uống, Saki đưa ra một quy định nghiêm ngặt cho chính bản thân mình: "Mỗi ngày không tiêu vượt quá 200 yên (43.000 đồng)". Bữa sáng của cô thường là một miếng bánh mì nhỏ với giá khoảng 77 yên (17.000 đồng). Bữa trưa thường là một miếng cá hồi và cơm trắng mang từ nhà, thỉnh thoảng sẽ thêm một ít nước sốt. Tổng chi phí cho bữa trưa là khoảng 154 yên (34.000 đồng). Bữa tối Saki ăn rất đơn giản với mỳ udon chay và một đĩa rau nhỏ giá khoảng 3 yên (7.000 đồng). Thậm chí người phụ nữ này còn không mua cả bát mà trực tiếp ăn trong nồi nhằm tiết kiệm nước rửa cũng như tiền... mua bát.

    Để tiết kiệm tiền đi tàu điện ngầm hay xe bus, Saki chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển chính. Cô ít khi tụ tập ăn uống với bạn bè, nếu có thì cô tiết kiệm đến từng đồng yên nhỏ: "Nếu đi ăn liên hoan cùng cả hội toàn con trai, người ta trả phần lớn thì tôi sẽ trả phần lẻ. Chẳng hạn tiền khi ấy thiếu 1 yên, thì tôi sẽ trả 1 yên", Saki kể.

    Một lát bánh mì giá 154 yên (34.000 đồng) Saki hay ăn trong bữa trưa.

    Sau 15 năm áp dụng cách tiết kiệm trên, Saki đã thu được thành quả xứng đáng khi mua được 3 bất động sản với tổng giá trị lên tới 52 triệu yên (12 tỷ đồng). Vào năm 27 tuổi, Saki đã mua được căn nhà đầu tiên cho mình trị giá 10 triệu yên (khoảng 2,2 tỷ VNĐ), ở một phòng và cho thuê 2 phòng.

    2 năm sau cô tiếp tục tậu một căn nhà nữa với giá trị 18 triệu yên (khoảng 3,9 tỷ), và lại cho thuê. Trong năm 2019, Saki tiếp tục mua thêm một căn nhà thứ 3 trị giá 27 triệu yên (khoảng 5,9 tỷ VNĐ).

    Sau khi hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 18 tuổi, Saki nghỉ làm, sống bằng số tiền cho thuê những căn nhà tự mua. Nhưng do thói quen tiết kiệm đã thực hiện 15 năm nay, cô vẫn có thói quen ăn mì undon mỗi tối, thậm chí tóc cắt đi cũng gom lại để bán.

    Ba căn nhà mà Saki mua trong 15 năm tiết kiệm.

    Là một người rất yêu động vật, đặc biệt là những chú mèo, khi nghỉ làm ở công ty bất động sản, Saki đã mở một quán cà phê mèo tại ngôi nhà thứ 3 và chi khá nhiều tiền để cứu giúp những chú mèo hoang. Người phụ nữ này đã chi hơn 340 triệu đồng để mua thức ăn, thuốc thang cho những con mèo có trong quán cà phê của mình.

    Giờ đây mỗi khi quán cà phê vắng khách, niềm vui của Saki là bật tivi xem tin tức và chơi với mèo. "Tôi yêu những con mèo. Tôi sử dụng đồng tiền bản thân làm ra để chi tiêu cho những thứ có ích với cuộc sống, với tôi đó là hạnh phúc", cô chia sẻ.

    Bài liên quan: Mới 25 tuổi, vợ chồng tôi đã tiết kiệm hơn 100.000 USD chỉ với mức lương trung bình

    Nhờ tiết kiệm tiền ăn, cặp vợ chồng trả hết nợ và còn sắm được xe mới

    Viethome (theo VnExpress)

  • Tôi định cư cùng chồng và 2 con ở Bỉ đã hơn 10 năm. Khoảng 2-3 năm tôi về thăm gia đình, họ hàng, mỗi lần về khoảng 2 tuần. Quê tôi ở Bình Dương, nhưng thường ở nhà em gái tại Sài Gòn để tiện đưa các con đi chơi, dễ bắt xe ra sân bay, đi du lịch những thắng cảnh trong nước. Nhà em tôi, hầu như ngày nào cũng dắt díu nhau ra ăn phở, hủ tiếu, rẻ nhất cũng 30.000 đồng/người, chị Ngọc Anh chia sẻ.

    Chị Ngọc Anh, sinh sống cùng chồng và 2 con ở thủ đô Bruxelles, Bỉ 11 năm nay. Chị làm giáo viên tại một trường mẫu giáo, còn chồng làm trong một cơ quan nhà nước. Không phải quá lo lắng đến tài chính, nhưng chị luôn chi tiêu cân đối, hợp lý, luôn cố gắng nấu ăn cho gia đình bữa sáng và bữa tối. Chị khá bất ngờ khi biết gia đình em gái ở Việt Nam chi tiền ăn sáng còn nhiều hơn mình ở Bỉ, dù thu nhập không phải cao. Dưới đây là chia sẻ của chị:

    Tôi định cư cùng chồng và 2 con ở Bỉ đã hơn 10 năm. Khoảng 2-3 năm tôi về thăm gia đình, họ hàng, mỗi lần về khoảng 2 tuần. Quê tôi ở Bình Dương, nhưng thường ở nhà em gái tại Sài Gòn để tiện đưa các con đi chơi, dễ bắt xe ra sân bay, đi du lịch những thắng cảnh trong nước.

    Năm nay tôi về với cậu con trai lớn, 9 tuổi, đầu tháng 8 vừa qua. Trong thời gian ở nhà em gái, ngày nào em cũng rủ tôi ra quán ăn sáng, không phải có tôi về mới vậy, mà đó là thói quen của nhà em. Hôm thì ăn phở, hôm ăn bánh canh, hủ tiếu, mỳ Quảng, rẻ nhất là 30.000 đồng, còn trung bình là 40.000 đến 45.000 đồng/bát. Như vậy, 4 người nhà em, nguyên tiền ăn sáng đã hết từ 120 đến khoảng 180.000 đồng. Vì lâu lâu mới về nên tôi tranh trả tiền cho mọi người, thêm hai mẹ con tôi nữa, mỗi lần tôi trả khoảng 280.000 đồng, chưa kể thêm tiền nước ngọt.

    Hai vợ chồng em mỗi tháng thu nhập được khoảng 12 triệu, riêng tiền ăn sáng đã chiếm khoảng 1/3 lương. Hỏi vài nhà họ hàng, ít hơn một chút, họ cũng dành tới 1/5 tới 1/6 cho khoản này. Tôi thấy như thế là quá nhiều. Tôi có nói chuyện với em, hỏi tại sao em không nấu ăn ở nhà, như thế sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng em nói tự nấu cách rách chuẩn bị đồ, rồi lại phải rửa xoong nồi, bát đĩa, tốn thời gian mà ăn không ngon như ngoài hàng.

    Tôi ra quán thấy hàng ăn sáng nào cũng đông, từ cháo, miến, đến bún, phở... Ăn xong nhiều người còn ngồi uống cà phê, hút thuốc, lại tốn thêm khoản nữa. Nhiều đàn ông còn tụ tập thành hội nhóm, ăn uống rồi thêm cả rượu, bia. Hình như, ăn sáng ngoài hàng trở thành thói quen của nhiều người.

    Nhiều người Việt có thói quen ăn sáng ngoài hàng. Ảnh: Tuệ Minh.

    Tôi thấy điều này khác với bên Bỉ nhiều. Hầu hết các gia đình Bỉ đều tự ăn ở nhà, hoặc làm đồ xong mang tới chỗ làm để ăn, vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ. Các cửa hàng ăn sáng như Việt Nam hầu như không có.

    Bữa điểm tâm 4 người nhà tôi bên Bỉ tốn rất ít tiền. Chúng tôi thường ăn bánh mỳ với mứt. Một ổ bánh mỳ xắt lát hết khoảng 2 euro (khoảng 54.000 đồng), ăn được trong hai ngày. Một hũ mứt cũng sẽ khoảng 2 euro, ăn được khoảng 4 ngày. Nhưng nhà tôi hay được bố mẹ chồng cho mứt tự làm từ dâu hái trong vườn nên hầu như không tốn. Chồng tôi ăn bánh mỳ xong, uống thêm 2 tách cà phê rồi đi làm, ngày nào cũng vậy. Tôi cũng thường lót dạ bánh mỳ, phệt một ít mứt là xong.

    Các con có thể ăn bánh mỳ hoặc ăn ngũ cốc với uống sữa... Ngũ cốc chưa tới một euro cho 500g, ăn được trong một tuần. Một lít sữa hết có 0,67 euro (18 nghìn) uống trong khoảng 2 ngày. Thi thoảng tôi làm bánh xèo Bỉ, tốn khoảng 4 euro tiền nguyên liệu và cả nhà ăn khoảng 3 ngày cho bữa sáng, hoặc trưa, tối. Nhà tôi rất ít khi mua đồ ăn nhanh ở ngoài, bạn bè, đồng nghiệp tôi hầu như cũng vậy.

    Tính tất cả các chi phí, mỗi tháng tôi tốn khoảng 75-85 euro tiền ăn sáng cho cả nhà (khoảng hơn 2 triệu - 2,3 triệu/tháng). Nếu so với nhà em tôi ở Việt Nam, tiền ăn sáng mỗi tháng tôi phải bỏ ra ít hơn gần một nửa, dù cùng với 4 người, 2 người lớn, 2 trẻ em.

    Ở Việt Nam cũng sẽ có những người ăn sáng không tiêu tốn nhiều tiền đến vậy, họ cũng ở nhà nấu mỳ tôm, ăn cơm nguội, tự nấu bún ở nhà hay ăn bánh mỳ... Chi phí mỗi nhà bỏ ra là khác nhau nên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng với tôi, một gia đình Việt đã định cư ở Bỉ hơn một thập kỷ, tôi luôn muốn chuẩn bị bữa sáng cho chồng và các con ở nhà, không chỉ vì tiết kiệm, mà còn không phải lo lắng các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy ở đây mọi người không có văn hóa ăn sáng ngoài hàng nhiều như bên mình. Cùng nhau dậy, ngồi quây quần bên bàn ăn, rồi chúc nhau một ngày tốt lành, ấm áp hơn nhiều.

    Tháng 3/2017, khảo sát của tờ Bloomberg cho thấy người Việt chi cho bữa sáng tốn kém bậc nhất thế giới. Nếu tính tỷ lệ chi phí bữa sáng trên thu nhập ngày, các thành phố tại Việt Nam (Hà Nội, TP HCM) nằm ở nhóm cao nhất (4,4% trở lên). Cụ thể tại Hà Nội, tỷ lệ này là 12%. Con số tại Osaka (Nhật) chỉ là 1%. Trong khi thu nhập trung bình của người Hà Nội chỉ bằng 1/8 thu nhập trung bình của người dân ở Osaka.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Kristy Epperson từ bỏ thẻ tín dụng để trả hết 20.000 USD nợ học phí và mua ôtô trong một năm.

    Sau khi tốt nghiệp Đại học Wright State khoa điều dưỡng năm 2017, Kristy Epperson (23 tuổi) nợ 16.000 USD học phí, lãi suất từ 3,6% đến 6,8% một năm. Cô cũng còn 4.000 USD nợ mua ôtô, lãi suất 4,2%.

    Và khi vẫn còn đang trả nợ, Epperson lại có mục tiêu tài chính khác - mua nhà. Cô mua được một căn nhà ở Dayton (Ohio) mà chỉ phải trả trước 5% giá trị. Dù vậy, việc này cũng khiến cô phải xem lại chi tiêu và thói quen mua sắm của mình. Epperson quyết tâm trả xong nợ học phí và mua ôtô càng sớm càng tốt.

    "Nếu có chuyện gì xảy ra, như mất việc chẳng hạn, tôi sẽ chẳng có cách nào chi trả cuộc sống", Epperson cho biết, "Tôi cần một kế hoạch dài hạn hơn".

    chi dung the ko dung tien mat 1
    Kristy Epperson bên ngoài căn nhà của mình. Ảnh: Kristy Epperson

    Ngoài việc làm thêm, giúp cô kiếm được 100 - 300 USD mỗi tháng, Epperson còn lập một bảng theo dõi chi tiêu để tăng tốc trả nợ. Cô cũng lập một tài khoản mạng xã hội để chia sẻ các hành động, chiến lược và mục tiêu của mình. "Tôi nhận ra có rất nhiều người cùng cảnh ngộ với mình, và họ cảm thấy được truyền cảm hứng. Họ không biết rằng thoát nợ là một sự lựa chọn", Epperson nói.

    Việc theo dõi chi tiêu giúp Epperson nhận ra vấn đề chính của cô nằm ở việc dùng thẻ tín dụng. "Tôi nhìn sao kê và thậm chí chẳng nhớ một số khoản là gì nữa", cô nói, "Tôi ăn hàng quá nhiều, mua quần áo mới ở siêu thị, rồi mua hàng online nữa".

    Vì thế, cô bỏ thẻ tín dụng. "Tôi cảm thấy dùng tiền mặt sẽ giúp mình chi tiêu có trách nhiệm hơn", cô giải thích.

    Mỗi tháng, Epperson rút tiền từ tài khoản, chia ra các mục cần tiêu như ăn ngoài, mua thực phẩm hay tiền gas. Khi hết tiền chia cho một mục, cô sẽ ngừng tiêu hoạt động đó. Dù vậy, thi thoảng, Epperson vẫn vay tiền từ mục khác và chấp nhận hy sinh. "Có tháng, tất cả bạn bè của tôi đi xem ca nhạc. Tôi thì hết tiền tháng đó rồi, nên thôi", cô nhớ lại.

    chi dung the ko dung tien mat 1
    Số tiền chi tiêu hàng tháng được Epperson chia vào các mục. Ảnh: Kristy Epperson

    Khi không thể trả tiền mặt, như mua sắm online, Epperson phải dùng thẻ tín dụng. Nhưng sau đó, cô chuyển tiền từ tài khoản để trả nợ thẻ ngay lập tức, tránh phát sinh thêm nợ.

    Khi bạn bè của Epperson nhận ra cô đang tiết kiệm, họ cũng cố gắng thích nghi. Họ tổ chức các bữa tiệc ở nhà thay vì ăn ngoài. Tất cả góp tiền mua đồ và cùng nấu nướng.

    Sau một năm, nỗ lực của cô đã thành công. Tháng 9 năm ngoái, Epperson trả xong nợ vay mua ôtô. Tháng 5 năm nay, cô hết nợ học phí.

    Hiện tại, mục tiêu trung hạn của cô là tiết kiệm tiền để mua xe hơi và TV mới, bằng tiền mặt. Nhưng ưu tiên trước mắt là lập quỹ dự phòng khẩn cấp, đủ chi tiêu trong 6 tháng. Đến nay, cô đã có gần một phần ba số tiền này.

    Epperson cho biết chiến lược chỉ tiêu tiền mặt sẽ tiếp tục được sử dụng. Đã nhiều tháng qua, cô không cần đến thẻ tín dụng nữa.

    Viethome (theo VnExpress)

  • Dù đi du lịch thường xuyên nhưng anh chàng này vẫn kiếm được một khoản tiền kha khá từ công việc làm từ xa.

    Anh ấy là một nhân tố tham gia "gig-economy", tức là làm việc tự do, có thể làm nhiều công việc cùng một thời điểm, không cần thường xuyên có mặt tại văn phòng. Lối làm việc này phù hợp với thế hệ Y, thích sự xê dịch, không ràng buộc, trải nghiệm đa dạng… Đồng thời, anh ấy cũng là một "digital nomad" – dân du mục công nghệ có thể làm việc ở bất cứ đâu, miễn là có wifi mạnh.

    Và trong cuộc sống thường ngày, anh ấy cũng đang theo đuổi chủ nghĩa tối giản.

    Akerman, 25 tuổi, 7 năm qua rong ruổi làm việc trên khắp châu Á và châu Âu chỉ với một chiếc vali. "Bạn càng tối giản đồ đạc bao nhiêu, bạn càng chừa lại nhiều khoảng trống cho những gì thực sự quan trọng. Tôi đã gặp vô số gia đình trên đường, họ chẳng có gì nhưng họ vẫn rất vui".

    Từ khi tốt nghiệp trung học, Akerman luôn cố gắng xê dịch và chưa hề nghĩ tới việc mua một căn hộ ở cố định. Thời điểm hiện tại, anh dành một tuần đến vài tháng để khám phá các vùng đất khác nhau, như Thái Lan hay Nhật Bản. Vì là một công dân Mỹ nên Akerman vẫn nộp thuế bình thường ở Hoa Kỳ.

    Henry Akerman – một ví dụ điển hình cho hiện thân sống và làm việc theo xu hướng của người trẻ.

    Thu nhập của Akerman mỗi tháng đều khác nhau, bao gồm khoảng 25% thu nhập từ những mảng việc này:

    - Công việc diễn xuất 

    - Công việc kinh doanh bán áo phông do chính Akerman thiết kế

    - Các start-up mà anh cộng tác

    - Các khoản đầu tư khác như tiền điện tử

    Anh chia sẻ: "Chủ nghĩa tối giản, nhìn một khía cạnh nào đó, cũng giống như thiền định. Bạn chấp nhận có những bất ổn bên ngoài nhưng điều quan trọng là cách bạn tập trung vào những gì mà thôi. Đối với tôi, sức khỏe, tính cộng đồng và mục tiêu là những điều tôi ưu tiên."

    Tất nhiên, lối sống nào cũng có ưu và nhược điểm.

    Anh cho biết việc đi du lịch thường xuyên khiến anh khó duy trì các mối quan hệ. Vì thế, anh đánh giá cao tầm quan trọng của tính cộng đồng. Việc làm quen, kết bạn trên mạng xã hội cũng giúp anh có thêm những người bạn.

    Trong chiếc vali rong ruổi cùng Akerman đi khắp các quốc gia vỏn vẹn chỉ có vài thứ: 3 đôi giày (1 đôi giày tây, 1 đôi giày thể thao và 1 đôi dép), 1 bộ suit khi anh ấy muốn mặc đẹp và nổi bật. Anh ấy nhấn mạnh: "Chỉ những thứ đơn giản".

    Với những người đang có ý tưởng giống Akerman, anh chia sẻ: "Lời khuyên của tôi là bán tất cả mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu. Hãy suy nghĩ về những gì bạn thực sự cần, dừng lại suy nghĩ một chút, sau đó đánh giá lại nên giữ món đồ gì nếu bạn vẫn cần món đồ đó sau này."

    Viethome (theo Trí Thức Trẻ)

  • Bạn đã bao giờ ngồi tính xem mình chi tiêu bao nhiêu tiền cho thực phẩm mỗi tháng chưa? Đó có phải một con số nhỏ?

    Cô Grainne McNamee, 33 tuổi, sống ở Belfast (Bắc Ailen) cùng với chồng Ryan và chú chó nhỏ Jessie, đã bị sốc khi phát hiện ra rằng họ đã chi hơn 500 bảng Anh mỗi tháng cho việc mua thực phẩm. Trong khi đó, anh Ryan đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp từ ngân hàng và cả hai đang có khoản nợ lên đến 16.000 bảng Anh.

    "Biến cố xảy đến vào năm 2017, chồng tôi phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Lúc đó chúng tôi mới nhận ra rằng mình đã vô tâm với việc chi tiêu thế nào", Grainne  nói. 

    Hai vợ chồng đã từ bỏ đặt gọi món ăn tại nhà hay đi ăn ở nhà hàng bên ngoài để bắt đầu học cách tự nấu ăn với giá chỉ khoảng 1 bảng Anh mỗi phần.

    Grainne thường mua thịt với số lượng lớn qua mạng để giảm giá thành.

    Để giảm giá thành, cô Grainne mua thịt với số lượng lớn từ nhà cung cấp trên mạng, rau theo mùa. Kết hợp với đồ hộp và gia vị tươi, cô nấu ra khoảng 45 phần ăn với giá chưa đến 60 bảng Anh.

    Grainne thường chọn mua ức gà, bò xay, thịt lợn và thịt bò để có thể nấu ra được nhiều món ăn ngon, lại tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như thịt còn thừa từ bữa trưa sẽ được cô dùng để làm pizza cho bữa tối chẳng hạn.

    Với cách tận dụng hết thực phẩm thừa như vậy, một chiếc pizza to dành cho 3 người ăn được cô làm ra chỉ có giả khoảng 5 bảng Anh, rẻ hơn bất so với mua tại bất kì siêu thị nào.

    Thịt ăn thừa buổi trưa được cô tận dụng làm pizza cho bữa tối.

    Nhờ tính toán tỉ mỉ, giờ đây họ đã mua được 1 chiếc xe mới giá 11.000 bảng Anh theo phương thức trả dần. Sau đó lại thu xếp trả hết số nợ 16.000 ngàn bảng đã vay, điều mà ban đầu họ không dám nghĩ tới. 

    Grainne cho biết cho đã lập hẳn một trang Instagram chuyên dụng, @WannaBeDebtFree, để nhập chi tiêu hàng ngày, thanh toán khoản vay và tài chính khác nói chung.

    "Hầu hết mọi người đều kiêng dè khi nói mọi thứ liên quan đến thu nhập, chi tiêu hay nợ nần, nhưng giờ tôi đã tìm nhiều người giống tôi qua cộng đồng trực tuyến khổng lồ và rất hữu ích ở hashtag #DebtFreeCommunity", Grainne nói.

    Grainne nói tiếp: "Mua sắm trực tuyến là cách giúp bạn có thể cẩn thận với chi tiêu cũng như tận dụng tối đa số tiền mình có.

    Thường xuyên kiểm tra tủ lạnh để chắc chắn bạn không có để sót bất kì thực phẩm thừa nào sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm được tiền bạc, vừa cắt cắt được rác thải sinh hoạt, có lợi cho môi trường.

    Grainne hiện làm việc hai ngày một tuần, điều này cũng giúp cô có thời gian tập trung vào viết blog của riêng mình. Grainne chia sẻ: "Hành trình giải thoát khỏi nợ nần của chúng tôi không hề dễ dàng, nhưng chắc chắn là đáng giá.

    Giờ Grainne và Ryan đều rất thoải mái vì không còn có khoản nợ nần nào.

    Khi tôi và Ryan kết hôn vào năm ngoái, cả hai đều không có nợ nần. Mỗi tháng chúng tôi còn tiết kiệm được đủ tiền để chi trả sinh hoạt dù chỉ làm việc 2 ngày mỗi tuần.

    Điều này giúp tôi có thời gian để tập trung vào blog Instagram của mình và thậm chí còn viết được một cuốn sách xuất bản vào tháng 12 năm ngoái với tiều đề "Cách thoát khỏi nợ nần: Chiến lược 8 giai đoạn để trả hết nợ nần và khắc phục tài chính của bạn cho tốt".

    Mọi người sẽ cho rằng sống đạm bạc sẽ rất khổ nhưng tôi nghĩ mình chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như lúc này.

    Tất cả những gì bạn cần làm là dành chút thời gian để chấn chỉnh lại, thực hiện vài thay đổi trong vấn đề tài chính và về lâu dài, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt".

    Viethome (theo Đời sống & Pháp luật)

  • Đằng sau mức lương 15 triệu của một người quen của tôi là gia đình ba người cần hỗ trợ hàng tháng.

    Cách đây vài năm, tôi từng ở ghép với một bạn trẻ xuất thân từ quê. Bạn này đi làm với lương vượt con số 8-10 triệu đồng mà tôi giả định (đâu đó quãng 15 triệu đồng) nhưng vẫn không tài nào tiết kiệm nổi 50 triệu chứ đừng nói đến con số 100 triệu đồng.

    luong 25 tuoi

    Vì sau khi trừ hết các khoản ăn ở, sinh hoạt để duy trì cuộc sống thì mỗi tháng bạn ấy phải gửi tiền về nhà cho bố mẹ và em út.

    Trên một trang mạng, một người đặt câu hỏi "Nhiều người không có 100 triệu đồng tiết kiệm là thật hay đùa?". Giữa những luồng ý kiến khác nhau, tôi ấn tượng với cột mốc 100 triệu đồng tiết kiệm.

    Tính theo lương cơ bản ở TP HCM là 4,68 triệu đồng mỗi tháng, vậy 100 triệu đồng tương đương hơn 1,78 năm. Trên thực tế, tôi giả định một nhân viên văn phòng ở thành phố đi làm từ năm 22 tuổi (tốt nghiệp đại học) với mức lương từ 8-10 triệu đồng mỗi tháng, sau khi để dành 4,68 triệu đồng (theo lương cơ bản) thì chỉ còn 3,32 triệu - 5,32 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt. Như vậy, khi bước sang tuổi 25, hoàn toàn có thể tích được 100 triệu đồng tiết kiệm.

    Nhưng đó chỉ là giả định theo điều kiện lý tưởng mọi thứ. Trong suốt thời gian đó không bị mất việc, không có sự cố đột xuất, không ốm đau và với số tiền chưa đến 5,5 triệu đồng để chi tiêu ở TP HCM thì người đó phải hết sức tiết kiệm, chi ly tính toán đến mức khắc kỷ. Bạn trẻ đó hầu như sẽ phải từ chối mọi cuộc vui bên ngoài.

    Theo lẽ này, để trả lời câu hỏi "thật hay đùa", tôi nghĩ đó là hoàn toàn là thật, nếu công cuộc tiết kiệm tiền chỉ đến từ những đồng lương ít ỏi.

    100 triệu đồng 'tiền chết' ở tuổi 25

    Đi làm từ tuổi 22, ăn dè xẻn tích được 100 triệu đồng sau ba năm, trong khi nhiều cơ hội rèn luyện bản thân lại bị bỏ phí.

    Tôi đồng ý với tác giả bài viết Trên 25 tuổi chưa tiết kiệm được 100 triệu đồng. Trong bài viết vừa kể, tác giả đã giải thích có quá nhiều lý do để việc tiết kiệm được 100 triệu đồng sau ba năm đi làm là điều không hề dễ dàng.

    Về phần mình, tôi muốn cung cấp thêm một góc nhìn khác. Xin dẫn lại tính toán của tác giả Quang Dũng trong bài viết trên để làm rõ hơn:

    "Tính theo lương cơ bản ở TP HCM là 4,68 triệu đồng mỗi tháng, vậy 100 triệu đồng tương đương hơn 1,78 năm. Trên thực tế, tôi giả định một nhân viên văn phòng ở thành phố đi làm từ năm 22 tuổi (tốt nghiệp đại học) với mức lương từ 8-10 triệu đồng mỗi tháng, sau khi để dành 4,68 triệu đồng (theo lương cơ bản) thì chỉ còn 3,32 triệu - 5,32 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt. Như vậy, khi bước sang tuổi 25, hoàn toàn có thể tích được 100 triệu đồng tiết kiệm".

    Theo quan điểm của tôi, nếu chi tiêu như phân tích trên, tiết kiệm 100 triệu đồng ở tuổi 25 là một sự hạn chế.

    Tôi cho rằng tuổi 22, khi mới ra trường là độ tuổi cần đầu tư vào kỹ năng, kiến thức chứ không phải ăn dè, ăn đong giữ khư khư tiền để rồi tích được 100 triệu đồng. Ở tuổi 25, có 100 triệu đồng trong tay, người có đầu óc kinh doanh nhạy bén có thể phất lên nhờ số vốn đó.

    Nhưng liệu mấy ai làm được như thế? Hay là khi có trong tay số tiền đó, ăn không dám, tiêu cũng không dám tiêu? Hay mua những vật dụng khác như chiếc xe máy mấy chục triệu, cái điện thoại hơn chục triệu đồng cũng đã làm hư hại số tiền này rồi?

    Tôi không phủ nhận tinh thần tiết kiệm phòng thân theo điều kiện lý tưởng hoá như thế. Nhưng nếu làm như vậy có nghĩa là đang để đồng tiền "chết" trong độ tuổi còn rất trẻ. Tại sao không trích lương, thu nhập hàng tháng, ngay từ lúc mới đi làm ở độ tuổi 22 để đi học thêm kiến thức, ngoại ngữ thứ hai, học các kỹ năng đàn, hát...? Đây mới chính là những đôi cánh để độ tuổi 25, 26 bay lên những mức thu nhập mới cao hơn nhiều lần.

    Theo VnExpress