• tiem nail tai nha 1
    Tiệm nail trong nhà kho của Lucy Fox

    Lucy Fox từng là nhân viên cho thuê nhà đất với mức lương 40,000 bảng/năm. Cô cho biết hiện tại cô hạnh phúc hơn rất nhiều, cô chỉ mất 1 năm để xây dựng một danh mục khách hàng thân thiết, giúp cô gắn bó với nghề nail. 

    Dù thu nhập hiện tại của cô vẫn chưa bằng trước đây dù cũng làm bằng đó thời gian, nhưng mục tiêu của Lucy không chỉ là tiền bạc. "Tôi chưa từng nghĩ nail sẽ trở thành nghề full-time của mình. Nhưng 1 năm sau khi bắt đầu mở tiệm, tôi đã có rất nhiều khách hàng trung thành đủ để làm cả ngày. Và điều tuyệt vời là tôi có thể làm việc ngay tại nhà mình". 

    Mỗi sáng, cô đi ra vườn, mở cửa gian nhà kho, chuẩn bị sẵn sàng và bắt đầu ngày làm việc. "Thay vì bị kẹt xe trên đường hay ngồi cả ngày ở văn phòng, công việc hiện tại của tôi thú vị hơn rất nhiều", cô nói. 

    tiem nail tai nha 1
    Cô quyết định từ bỏ công việc £40k/năm để theo đuổi nghề nail. Ảnh: Lucy Fox

    Tại nhà kho, cô có một bàn làm nail, một bàn tiếp khách, có quầy bếp, tủ lạnh đầy đồ uống và cà phê. Khách hàng rất thích đồ uống miễn phí khi đến làm nail. 

    "Cách đây hơn 1 năm, tôi mất tới 3 tiếng để làm xong một bộ nail. Không ngờ hiện tại tôi đã có một tệp khách hàng trung thành", cô nói.

    Lucy Fox đã chi ra £10k để chuyển đổi nhà kho thành một tiệm nail nhỏ xinh xắn ngay trong vườn. Cô dành 6 tháng để sắp xếp nội thất trong tiệm. Giờ cô đã được làm công việc mình yêu thích trong không gian mà cô yêu thích. 

    tiem nail tai nha 1
    Trước đây cô mất đến 3 tiếng để làm xong bộ móng. Ảnh: Lucy Fox

    Lucy kể, sau 6 năm làm việc trong lĩnh vực bất động sản, cô cảm thấy chán nghề và quyết định tham gia khóa học nail 3 ngày mỗi tuần ở The Gel Bottle, tại Brighton. 

    Lucy hạnh phúc vì được làm chủ thời gian và công việc của chính mình, tự thiết kế các dịch vụ cho khách hàng của mình. Cô cũng chăm chỉ nghiên cứu các mẫu nail mới trên TikTok và khách hàng sẵn sàng để cô thử trên móng của họ. 

    "Dĩ nhiên nếu bạn kinh doanh riêng thì bạn sẽ phải dành thời gian 24/7 cho nó, nhưng điều đó càng khiến tôi có động lực. Thu nhập của tôi lúc lên lúc xuống, tùy thuộc vào số giờ làm việc và chi phí mua nail supply. Thu nhập hiện tại của tôi chưa bằng trước đây nhưng tôi có thời gian và kiên nhẫn để tích lũy tệp khách hàng trung thành", cô nói.

    tiem nail tai nha 1
    Sau khi đổi nghề, cô cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Ảnh: Lucy Fox

    Xem clip giới thiệu tiệm nail trong vườn của Lucy Fox https://www.tiktok.com/@lucyslife303/video/7381769613278727456

    Viethome (theo The Sun)

  • Thường tiệm nail bị phạt, thợ cũng bị phạt do trách nhiệm liên đới. Vậy việc nhắc nhở lẫn nhau tuân thủ qui định trong nghề nail là cần thiết. Thợ nail quan niệm cái này là chuyện của chủ, cái nọ là trách nhiệm của chủ, bàng quan trước việc chung của tiệm, khi bị phạt, coi chừng chính mình cũng liên đới.

    Coi tiệm là của chung, việc của tiệm là việc nhà mình, có vậy mới có trách nhiệm cùng nhau xây dựng tạo thêm khách cho tiệm, nhắc nhau tuân thủ qui định của ngành nail, kinh doanh an toàn và vệ sinh, đó mới chính là tác phong của thợ nail chuyên nghiệp.

    1. “Làm ơn mắc oán” trong chính tiệm nail của mình là có thật

     

    Tại tiệm nail ở Indiana, chủ tiệm là 2 vợ chồng Việt Nam. Vợ lẫn chồng đều có tay nghề giỏi nên tiệm luôn đông khách. Khách thì có nam lẫn nữ và nhiều khi đến tiệm còn mang theo con nhỏ. Một hôm có khách da màu đem theo đứa con trai khoảng 6 tuổi rất hiếu động.

    Ông chủ tiệm luôn để mắt tới cậu nhóc với vẻ thân thiện. Người mẹ vừa chuẩn bị được làm móng chân thì cậu bé đòi đi tiểu. Ông chủ tiệm liền đưa cậu đến restroom, đẩy cửa cho cậu bước vào, khi người mẹ lên tiếng nhờ ông dẫn nó đi hộ. Vốn tính cẩn thận, ông đứng ngoài vì sợ nó loay hoay trợt té. Chợt thằng nhỏ nhô đầu ra, nói không thể kéo zipper quần.

    Ông nghĩ chuyện zipper bị vướng không kéo được là bình thường, nên ông đầy cửa vào kéo giúp nó xong bước ra liền. Người mẹ làm nail xong, vui vẻ dẫn con ra về. Vậy mà khoảng nửa tháng sau, có trát tòa báo bà khách kiện ông tội xâm phạm thân thể bé trai.

    Ông chủ tiệm tức lộn ruột, rõ ràng bà khách nhờ ông dẫn nó đi restroom dùm. May nó là con trai, nếu là con gái thì nguy to rồi. Ông chặc lưỡi, ở xứ Mỹ này thật phiền phức, chắc bà khách lại nghĩ ông như gã thượng nghị sĩ nào đó dụ dỗ bé trai làm chuyện bậy bạ mà báo chí từng nói. Hậu quả là ông vướng kiện tụng và phải nhờ luật sư giải quyết.

    Đây là tình huống mà chúng ta phải cảnh giác. Tốt nhất hãy để mẹ đứa bé dẫn đi vệ sinh xong rồi làm nail tiếp cũng được. Sự sốt sắng và cách hành xử kiểu người Việt mình với trẻ nhỏ, được cho là bình thường trong trường hợp này là không phù hợp với văn hóa Mỹ.

    2. Khách yêu cầu nặn mụn

    Vụ việc xảy ra tại cơ sở dạy nghề nail ở Los Angeles. Một bà khách người Mễ bỗng la lối ầm ĩ trong tiệm do thợ nail mới vào tiệm được 1 ngày từ chối yêu cầu nặn mụn đầu đen cho bà. Cô thợ thì lý giải thợ nail không có quyền nặn mụn cho khách. Bà khách thì nói những cô thợ khác trong tiệm vẫn thường nặn mụn hộ bà (do bà tip rất hậu).

    Việc này cần khôn khéo với khách, về luật thì không cấm thợ nail nặn mụn cám hay mụn đầu đen cho khách, miễn là an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, việc từ chối của thợ cũng không sai, nhưng cần khéo léo tránh làm khách phật ý. Cách hay là nhờ thợ nail khác làm giúp sau khi nhã nhặn giới thiệu cho khách thợ làm thay với lời giải thích phù hợp.

    3. Chủ tiệm không đứng tên Giấy phép kinh doanh

    Tại cơ sở dạy nghề nail ở Illinois, chủ tiệm mới lần đầu sang tiệm và làm chủ. Do sang tiệm của bà chị ruột, nên cô chủ mới không sang tên vì sợ tốn kém, hơn nữa tiệm là của chị em trong nhà. Hậu quả là sau khi bị State Board kiểm tra, tiệm bị rút giấy phép và bị phạt.

    Kinh nghiệm này rất rất quan trọng, sang tiệm phải gắn liền với sang tên. Khi đổi tên, không thể dùng giấy phép có tên người khác mà cần dùng đúng giấy có tên mình mà kinh doanh.

    4. Thợ bị phạt vì tiệm không có license kinh doanh nail

    Nghe có vẻ vô lý, nhưng lại có thật. Một thợ nail mới ra trường, xin vào một tiệm nail được 1 tháng thì tiệm bị phạt vì không có license. Rồi cô thợ này nhận được giấy phạt hơn $1,000. Cô rất ngạc nhiên, tiệm không có license thì phạt tiệm, sao phạt luôn thợ nail.

    Thường tiệm bị phạt, thợ cũng bị phạt do trách nhiệm liên đới. Vậy việc nhắc nhở lẫn nhau tuân thủ qui định ngành nail là cần thiết. Thợ nail quan niệm cái này là chuyện của chủ, cái nọ là trách nhiệm của chủ, bàng quan trước việc chung của tiệm, khi bị phạt, coi chừng chính mình cũng liên đới.

    Coi tiệm là của chung, việc của tiệm là việc nhà mình, có vậy mới có trách nhiệm cùng nhau xây dựng tạo thêm khách cho tiệm, nhắc nhau tuân thủ qui định của ngành nail, kinh doanh an toàn và vệ sinh, đó mới chính là tác phong của thợ nail chuyên nghiệp.

    5. Bị khách “complain” oan

    rot mong gel

    Có thợ làm lâu năm, tay nghề rất giỏi, khách hẹn rất đông. Một hôm bỗng một bà khách complain dữ dội, nói móng bột của bà do cô làm, bị bong sút ra mấy móng. Cô thợ vui vẻ xem lại tay khách, cô biết do khách mới làm nail về đã vội làm việc nặng hoặc ngâm tay vào hóa chất tẩy rửa mạnh hay nước nóng nên móng mới bị sút ra nhiều vậy nhưng cô vẫn vui vẻ sorry khách và tiến hành sửa móng ngay.

    Sau khi làm xong, cô vui vẻ nhắc nhở cách chăm sóc móng đúng cách. Đây là kinh nghiệm quý và cần có ở người thợ lành nghề. Thái độ hằn học, cự lại lời khách khi ấy chưa hẳn là khôn ngoan. Còn xử sự như người thợ trên, không phải là tự ti, mà là khôn khéo biến chuyển tình huống trước sự nóng giận của khách (dù bị complain oan) thành cơ hội tiếp cận khách, làm khách vừa lòng hơn.

    Theo Vnailpro

  • Kortney Hairston nói người thợ làm móng chỉ cầm điện thoại của bà trong vài phút rồi làm một việc bà không hề hay biết. Bây giờ bà cảm thấy bị xâm phạm và tổn thương. Đặc biệt là khi biết người thợ vẫn còn làm việc ở tiệm nail đó.

    “Tôi chỉ không muốn bất kỳ ai khác cảm thấy giống như tôi ngày hôm đó,” Hairston nói với Đài ABC7.

    Hairston cho biết buổi làm móng như thường lệ cùng nhóm bạn trở thành cơn ác mộng. “Tôi làm một việc thường làm ở tiệm làm móng. Tôi chưa bao giờ tự hỏi rằng tôi có thể tin tưởng ai đó rồi đưa điện thoại cho người ta cầm giùm hay không,” Hairston nói.

    Hairston nói bà và người bạn đang làm móng ở tiệm Gel Nails trên phố Farnam Street (Omaha, Nebraska, Mỹ) vào ngày 6 tháng 11/2023.

    “Người thợ nail nói cho ông ta xem mẫu móng mà tôi muốn làm rồi bảo tôi đi rửa tay. Tôi không nghĩ ngợi gì. Và cứ thế tôi đi rửa tay.”

    Bà để điện thoại mở cùng tấm hình mẫu bộ móng bà muốn làm, bà đi rửa tay rồi khi quay lại thì người thợ làm móng tên Adam Nguyễn xin đi vệ sinh.

    “Ông ấy bước ra từ phòng vệ sinh rồi đưa điện thoại cho tôi như thế này,” Hairston nói. “Lúc đó tôi vẫn không nghĩ gì, chỉ là tự hỏi vì sao ông ấy lại cầm điện thoại của tôi nhưng vì tôi biết ông ấy đang cần xem hình. Có lẽ ông ấy vừa đưa điện thoại ra khỏi ghế, dời nó ra khỏi bàn.”

    tiem lam mong xam pham khach

    Hairston cho biết sau khi Adam Nguyễn làm xong móng tay cho mình, bà trả tiền rồi rời đi, nhưng không thể thoát khỏi cảm giác có điều gì đó không bình thường.

    “Tôi về nhà, mọi thứ cứ lởn vởn trong đầu, và tôi chợt, ồ, hình như có điều gì đó không ổn thì phải,” Hairston nói. “Và tôi không thể tống khứ những suy nghĩ luẩn quẩn ra khỏi đầu.”

    Hairston quyết định kiểm tra tin nhắn. Đó là lúc bà phát giác có một tin nhắn bị xóa, với tập tin gồm bảy hình phô bày thân thể của chính bà. Gửi tới một số điện thoại mà bà không biết. Bà đưa số điện thoại đó vào Cash App.

    “Đó là lúc khuôn mặt ông ấy hiện lên trong cái vòng tròn nhỏ,” Hairston nói. “Rồi sau đó tôi tự nói, khoan đã. Tôi nhìn vào tin nhắn. Rồi tôi kiểu như, chờ đã. Bất giác, tôi nói, ‘thật ư?’ Và đúng, mọi chuyện đã xảy ra.”

    Ngày hôm sau, Hairston gọi cho Gel Nails, nhưng họ không muốn tiếp chuyện nên bà báo cảnh sát.

    Theo ghi nhận từ cảnh sát, họ tin rằng Adam Nguyễn gửi hình và băng thu hình khỏa thân của Hairston vào điện thoại di động của ông, cho nên họ buộc ông ta tội Xâm Nhập Bất Hợp Pháp, một khinh tội.

    “Một trong những đoạn clip ông mà ông ấy tải được tôi quay cách đây 2 năm,” Hairston nói.

    Phóng viên ABC7 đã tới Gel Nails để tìm lời giải thích. Adam Nguyễn đang ở bên trong làm móng cho một nữ khách hàng. Cả ông và người quản lý Gel Nails đều từ chối xuất hiện trước ống kính, nhưng Adam Nguyễn nói với phóng viên là ông đã phạm sai lầm và xin lỗi.

    Hairston đang cố gắng chữa lành vết thương lòng, bà muốn những người khác rút kinh nghiệm.

    Adam Nguyễn nói với phóng viên rằng ông ấy đã xóa tất cả hình ảnh và đoạn phim. Người quản lý ban đầu từ chối nói về sự việc vì ông ấy không có mặt ở đó khi sự việc xảy ra.

    Sau đó, Gel Nails đưa ra tuyên bố liên quan tới sự việc:

    “Các sự việc xảy ra vào đầu tuần này thực sự sửng sốt và không hề phản ảnh giá trị nhân viên hoặc doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi không bỏ qua cho hành động của Adam và sát cánh cùng người phụ nữ dũng cảm đứng lên bảo vệ chính mình và báo cảnh sát điều này. Adam đã bị khiển trách và sa thải khỏi tiệm của chúng tôi.”

    Đài ABC7 cũng liên lạc với Hiệp Hội Smart Gen của Omaha về việc khai thác kỹ thuật số. Tổng Giám Đốc và nhà sáng lập Amie Konwinski cho biết người dùng cần bảo đảm điện thoại được khóa bằng mật khẩu mạnh, đặc biệt nếu có hình ảnh riêng tư. Ngoài ra, hãy nhắc nhở nhau rằng không có gì sẽ thực sự bị xóa. 

    Theo Người Việt

  • Một phụ nữ gốc Việt cùng với 2 người khác bị đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố những tội danh liên quan đến việc tìm cách đốt một tiệm thẩm mỹ móng ở Monroe, Ohio (Mỹ).

    Kim Liên Vũ 45 tuổi ở Liberty Township, Cierra Marie Bishop 29 tuổi ở Hamilton, và Makahla Ann Rennick 18 tuổi ở Hamilton, bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho việc bật thiết bị gây cháy tại Bora Bora Nail Salon trên đường Hamilton-Lebanon Road ở thành phố Monroe, Ohio, với ý đồ phá hủy tiệm.

    Cơ sở này nằm trong một khu thương xá nhỏ bên đường cùng với một vài cơ sở thương mại khác. Làm chủ hai tiệm Allure Nails Vu LLC và Love Nail Vu LLC, bà Liên bị cáo buộc đã mướn hai nghi can còn lại chế và giúp gài đặt thiết bị gây cháy.

    Băng hình giám sát vào ngày 5 tháng 2/2022 cho thấy, Bishop và Rennick vào cơ sở nạn nhân. Rennick trước đó theo chỉ đạo của bà Liên đã lấy hẹn làm móng “bằng một tên khác, nghe sao cho giống Mỹ trắng.” Và Rennick lấy hẹn dưới tên “Katelynn.”

    anh minh hoa nail
    Ảnh minh họa

    Bishop bị cáo buộc ngồi gần Rennick trong thời gian làm móng, rồi cô ta đi về phía cuối tiệm, trong tay cầm 2 túi màu trắng. Người phụ nữ này đặt 1 túi đằng sau 1 cái bàn trước khi bước ra khỏi tiệm.

    Một nhân viên tiệm phát giác ra chiếc túi đáng ngờ có mùi xăng liền mở ra, trong đó có thiết bị giống thiết bị nổ. Người này liền đem đi bỏ vào thùng rác, một lúc sau quay trở lại kiểm tra thì thấy thiết bị này đang cháy. Tiệm liền gọi điện báo cảnh sát, và nhân viên thực thi công lực thành phố Monroe lập tức đến hiện trường vụ cháy thùng rác sát bên.

    Tin nhắn điện thoại qua lại giữa Bishop và Rennick cho thấy, hai phụ nữ trẻ này toan tính ra tay ít nhất 1 tuần trước. 3 nghi can được tòa cho phép tại ngoại sau khi cam kết sẽ ra trình diện, tuy nhiên phải mang vòng định vị và phải tuân thủ theo một số điều kiện giới nghiêm.

    Riêng bà Liên phải giao nộp hộ chiếu cho nhà chức trách. Trong thông cáo báo chí vào ngày 15 tháng 2, Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ Quận Nam Ohio không cho biết lý do và động cơ gây án, và những tội danh cụ thể đối với bà Liên và 2 nghi can đồng phạm.

    Làm hư hại hoặc phá hủy tài sản một cách ác ý, hoặc tìm cách làm hư hại hoặc phá hủy tài sản một cách ác ý, bằng thiết bị gây cháy hoặc chất nổ là một tội liên bang có khung hình phạt từ 5 đến 20 năm tù. Âm mưu thực hiện hành vi phá hủy có ác ý bằng cách gây cháy có khung hình phạt tới 5 năm tù. Cuộc điều tra được phối hợp giữa cơ quan thực thi công lực địa phương với FBI, Cơ quan Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ AFT, Bộ Nội An.

    Theo Baocalitoday

  • Chiêu marketing phản cảm bỗng... phản tác dụng khiến tiệm làm móng bị 'ném đá'.

    Một tiệm làm móng ở Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đăng tải đoạn video ghi lại cảnh những nam nhân viên cơ bắp đang phục vụ khách hàng trong tình trạng cởi trần. Trong video, một khách hàng nữ cảm thấy quá "nóng bức", đã... xịt cả máu mũi.

    tiem nail coi tran 1
    Một khách hàng xịt máu mũi khi được nam nhân viên cởi trần phục vụ.

    Tiệm làm móng "chơi chiêu" ai ngờ bị "nghiệp quật"

    Đoạn clip được đăng tải từ một tháng trước ngày càng khiến dân tình phẫn nộ vì cho rằng phản cảm. Thậm chí, chủ tiệm đã phải đăng đàn giải thích "đoạn clip chỉ là chiêu quảng cáo" cũng không thể xoa dịu được tình hình.

    "Tiệm làm móng của tôi là hợp pháp. Đoạn video được làm nhằm mục đích tiếp thị, nên có phần hơi phóng đại mà thôi", chủ tiệm giải thích.

    Người này nói thêm: "Các nhân viên khi phục vụ khách vẫn mặc đầy đủ quần áo như những tiệm làm móng khác. Khách hàng nữ trong video cũng là nhân viên cửa hàng. Khi chúng tôi quay video, các nhân viên nam cởi trần để khoe vóc dáng, thu hút người xem".

    Một quan chức giám sát thị trường địa phương cho biết đã mở một cuộc điều tra sau khi nhận được những khiếu nại của người dân, theo SCMP.

    Nhân viên nam của tiệm phân trần: "Nhiều người đến cửa hàng chúng tôi nhờ chiếc video cực hot này. Nhưng chúng tôi chỉ có thể giữ chân được khách hàng nếu cung cấp dịch vụ tốt".

    Trên mạng xã hội, netizen liên tục "ném đá" chiêu trò marketing này. Một người bình luận: "Tôi dám chắc hầu hết các cô gái đều nhận định đoạn video thật thô tục. Ai ai cũng thích một người đàn ông đẹp trai, sạch sẽ nhưng với một hình ảnh tích cực hơn".

    tiem nail coi tran 1
    Sử dụng những chiêu trò phản cảm để quảng bá, nhiều doanh nghiệp bị "nghiệp quật" (Ảnh minh họa)

    Người khác nhận định: "Cửa hàng này đánh đổi đạo đức để có lợi nhuận. Tôi muốn tố cáo ghê!".

    Các cửa hàng sử dụng hình ảnh "tươi mát" của những nam thanh niên cơ bắp không còn là chuyện hiếm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, phản ứng của dư luận ngày càng gay gắt khi chiêu trò này lặp đi lặp lại và xuất hiện tràn lan.

    Hồi tháng 7, một nhà hàng ở tỉnh Vân Nam đã bị chính quyền yêu cầu đóng cửa sau khi xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh nam nhân viên phục vụ mặc "thiếu vải", nhảy nhót gợi cảm. Thậm chí, họ còn phục vụ thực khách nữ bằng việc "bón" thức ăn.

    Năm 2021, một nhà hàng lẩu ở tỉnh Thiểm Tây cũng gây tranh cãi khi tuyển người mẫu nam chịu "cởi áo" làm nhân viên phục vụ.

    Theo Tuổi Trẻ Cười

  • Bi kịch gia đình xảy ra tại San Antonio, Texas, với một vụ tranh chấp hùn hạp ở một tiệm nail đã kết thúc trong thảm cảnh đau lòng. Theo thông tin từ đài KSAT, phiên tòa tại Bexar County, Texas, đã đưa ra phán quyết vào Thứ Hai, ngày 28/8/2023, trong vụ án đối với Nguyễn Tuấn Kiệt, 42 tuổi, người đã bắn chết Võ Ryan, 46 tuổi, người anh rể của mình. Hình phạt cuối cùng cho bị can là 15 năm tù giam.

    sh chu tiem nail 1
    Nguyễn Tuấn Kiệt nhận tội trước tòa án.

    Sự kiện đáng buồn này bắt đầu vào ngày 5 Tháng Bảy năm 2021 tại tiệm làm móng Cozy Nails Lounge, nơi Nguyễn Tuấn Kiệt, chị gái của anh ta và Võ Ryan làm việc cùng nhau. Theo lời khai của Kiệt, căng thẳng trong mối quan hệ gia đình bắt đầu khi anh ta và Ryan không đồng ý về việc quản lý kinh doanh và chia lợi nhuận.

    Kiệt đã cho biết rằng mọi mâu thuẫn này xoay quanh tiền bạc và ý định của anh ta là lấy lại số tiền đã đầu tư vào tiệm. Ông đã đến tiệm vào ngày đó để thảo luận về khoản nợ và cách rút lui khỏi doanh nghiệp.

    Sự xúc động trong phiên tòa gia tăng khi Kiệt biết rằng Ryan đã thiệt mạng sau khi bị bắn. Theo giảo nghiệm, Ryan đã bị bắn năm lần, và hai viên đạn đã gây ra tổn thương trí não nghiêm trọng dẫn đến cái chết.

    sh chu tiem nail 1
    Camera an ninh ghi lại cảnh Nguyễn Tuấn Kiệt ra tay sát hại anh rể bằng súng.

    Trong phiên tòa, chị gái của Kiệt, Nguyễn Stacey, đã làm nhân chứng và cho biết rằng mặc dù cô có thỏa thuận hùn hạp với em trai, Kiệt không bao giờ thừa nhận sự lãnh đạo của Ryan trong doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, lời khai của Stacey đã bị phản đối mạnh bởi mẹ và người anh khác của Kiệt. Họ cho biết rằng mọi người trong gia đình đã biết về thỏa thuận hùn hạp từ đầu và Ryan chưa bao giờ được liên quan. Người anh khác, Nguyễn Vũ, còn đề cập đến việc thảo luận với em gái về việc trả lại số tiền và sẵn sàng giúp đỡ.

    sh chu tiem nail 1
    Bà Stacey Nguyễn, vợ nạn nhân và chị hung thủ

    Trong sự đau đớn và hỗn loạn của vụ án này, gia đình gốc Việt này đã phải đối mặt với sự mất mát và bi kịch khủng khiếp.

    American Gel Polish (theo Ksat)

  • Trong 1,000 tiệm Nail Việt Nam thì có đến 999 tiệm là vi phạm vào luật pháp. Hai vi phạm nghiêm trọng nhất là “bóc lột sức lao động” và “trốn thuế”.

    Gần đây, không ít những tiệm Nail của Việt Nam đã bị Bộ Lao Động “sờ gáy.” Có tiệm đã phải điều đình ngoài tòa và chi trả ra hơn $750,000 cho lương thợ. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là “Sở Thuế (IRS).” Bởi vì Sở Lao động chỉ phạt tiền, nhưng Sở Thuế thì có khả năng tịch biên tất cả tài sản của người vi phạm. Ngoài mất tiền của ra, vì là tội hình sự, nên sự tù tội khó mà tránh khỏi đối với người vi phạm. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn không hiểu tại sao các chủ tiệm Nail, và ngay cả thợ Nail lại nghĩ mình thông minh hơn Sở Thuế?

    Nước Mỹ được mệnh danh là nước đứng đầu trên thế giới, đó là nhờ hệ thống thuế khoá, thu góp chặt chẽ rõ ràng. Nhờ sự đóng góp thu thuế này mà chính phủ đã có nhiều ngân sách hơn để chi tiêu hữu dụng trong việc đối nội và đối ngoại. Vì vậy, muốn duy trì chỗ đứng đầu trên thế giới này, chính phủ Mỹ không thể nào lỏng lẻo trong khâu chốt thu thuế cả. Muốn như vậy, chắc chắc là những nhân viên phục vụ trong nghành thuế, họ phải được đào tạo một cách kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, mà không phải là những “tay mơ” không rõ luật, hay hiểu luật mù mờ. Luật của Sở Thuế đến ngay cả những người luật sư không chuyên nghiệp về thuế khoá cũng phải chịu thua, huống chi là những người bình thường thiếu hiểu biết về luật như chúng ta.

    tiem nail tron thue

    Chắc bạn còn nhớ, câu chuyện thuế của vợ chồng ông/bà Clinton lúc còn làm Tổng thống phải không? Câu chuyện bắt đầu khi hồ sơ thuế của ông/bà Clinton trong việc đầu tư vào công ty WhiteWater không rõ ràng, thì lập tức Sở Thuế đã “sờ gáy” ông bà, dù ông Clinton lúc đó đang là một vị nguyên thủ quốc gia. Cả hai vợ chồng ông bà Clinton đều là những luật sư, thế mà họ cũng phải “xính vính” để đưa ra những chứng cớ, và phải mướn những luật sư chuyên về thuế vụ để giải quyết vấn đề này. Và kết quả là, sau khi rời chức vụ tổng thống thì ông/bà Clinton vẫn còn nợ tiền luật sư lên đến hơn triệu đô.

    Vậy, xin hỏi Bạn những người chủ Nail của chúng ta lại là ai mà dám tự tin là có thể “trốn được thuế”? Chắc chắn họ chẳng là ai cả, ngoài việc họ tự nghĩ mình “quá thông minh”, nên có thể “vượt rào” mà không ai phát hiện. Sau đây là một vài vi phạm nghiêm trọng về luật pháp:

    1. Vi Phạm Của Thợ Nails

    Bất cứ một công dân nào có quyền đi làm trên nước Mỹ đều phải đóng thuế. Mức thuế qui định thường thay đổi theo hằng năm, và tỷ lệ phần trăm đóng thuế cũng khác nhau, tuỳ theo mức độ thu nhập. Bình thường, mỗi công nhân sẽ lãnh lương vào mỗi cuối tuần trên mẫu đơn W2 bao gồm: số lương được tính theo số giờ làm việc nhân cho mức lương tối thiểu theo qui định của chính quyền của tiểu bang hay liên bang. Số tiền tổng cộng đó, sẽ trừ đi số tiền đóng cho an sinh xã hội, tiền bảo hiểm thất nghiệp, tiền bảo hiểm y tế v.v. và người chủ sẽ phải gánh chịu một nửa số thuế của an sinh xã hội và bảo hiểm thất nghiệp (7.6%) này cho người thợ. Tùy theo một số nghành nghề, ngoài tiền lương lao động theo số giờ ra, thì những nhân công này còn nhận thêm những tiền thưởng khác (tip) qua phục vụ, và những tiền thưởng này cũng phải khai thuế như thường.

    Nghành Nail là một nghành trong phục vụ (service), nên thường, nhân công luôn có tiền thưởng (tips). Đa số thì tiền thưởng là tiền mặt, cho nên, thông thường những người thợ Nail thường giấu mà không khai. Cứ thử tưởng tượng, bạn làm trong một nghành “bắt buộc” có tiền thưởng, và giả dụ bạn khai với lợi tức thu nhập ít nhất là $1,000/1tháng hay $12,000/1năm. Nếu cứ bình quân một phục vụ của bạn là $30 thì bạn có ít nhất 400 phục vụ trong một năm. Chẳng lẽ trong 400 lần phục vụ đó, không có ai cho bạn một đồng tiền thưởng nào. Điều này có thể xẩy ra trên đất nước khác, nhưng với nước Mỹ thì hầu như khó có thể xẩy ra. Vậy mà trong những mẫu đơn khai thuế hằng năm của những người thợ Nail lại không có khai khoản này, Bạn nghĩ Sở Thuế họ có tin không?

    Vi phạm thứ hai khá phổ thông là “Khai Man Lương Bổng.” Đây cũng là một trong những việc thường xẩy ra giữa thợ và chủ Nail. Vì không muốn đóng thuế ra nhiều, hay vì muốn lãnh tiền trợ cấp và bảo hiểm sức khỏe, mà các thợ Nail thường làm “áp lực” với các chủ Nail theo hình thức 50/50. Nghĩa là 50% thì trả theo lương check để khai thuế và 50% còn lại được trả bằng tiền mặt (để trốn thuế). Không biết từ đâu, và từ ai chỉ dậy, mà những người thợ Nail lại nghĩ rằng họ lấy tiền mặt thì có thể “trốn thuế.” Trên căn bản, mặc dù chủ Nail chịu trả tiền mặt cho thợ, họ vẫn có thể khai thuế theo dạng tiền thưởng hay hoa hồng. Trách nhiệm của người thợ là khi nhận được tiền đó thì họ phải khai thuế. Vậy làm sao mà trốn thuế đây?

    2. Vi Phạm Của Chủ Nails

    Bất cứ một người chủ nào cũng phải có bổn phận phải khai báo thuế vụ cho nhân viên của mình bao gồm gồm mẫu đơn thuế, trừ thuế, giữ thuế và đóng tiền thuế cho Sở Thuế. Có muôn ngàn vấn đề mà

    người chủ cần phải làm. Nếu làm sai, Sở Thuế có thể phạt nặng hay tịch biên tài sản cả thương nghiệp lẫn cá nhân nếu người chủ vi phạm nghiêm trọng.

    Cách “lách luật” thông dụng mà các chủ Nail hay dùng là phương pháp IC (independent contractor) hay giới Nail gọi là “làm ăn chia.” Phương pháp IC tuy có nhiều điều, nhưng đơn giản thì không khác gì là phương pháp cho mướn chỗ.

    Theo qui định, người mướn chỗ sẽ không theo bất cứ một qui định nào liên quan đến công việc, chính sách hay cách thức phục vụ của tiệm Nail. Họ là những người mướn chỗ độc lập (Independent Contractor). Họ phải có trách nhiệm đóng thuế, điều hành, quản lý, tiếp thị, và phục vụ theo cách của họ. Thay vì họ phải mướn một chỗ quá rộng, họ phải trả chi phí cao, thì họ chịu mướn một phần nhỏ của tiệm Nail, thế thôi.

    Tiếc thay, các chủ tiệm Nail vì thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về luật thuế cộng thêm các nhà “khai thuế” cố vấn “tay mơ”, họ nghĩ rằng họ có thể qua mặt luật pháp bằng cách cứ “mướn thợ” theo dạng IC thì sẽ không gặp rắc rối về luật thuế.

    Nhưng họ lại không biết rằng, khi họ đã thuê mướn và phân công, hoặc trả lương cho thợ thì những người thợ đó không phải là IC nữa mà là nhân viên của họ. Khi đã là nhân viên của họ, thì họ phải có trách nhiệm khai thuế, giữ thuế và đóng thuế theo đúng qui định, nếu không họ sẽ vi phạm về luật thuế. Trong thời gian vừa qua, Sở Thuế vẫn tỏ ra “lơ là” với việc khai thuế của các chủ Nail và thợ Nail, khiến cho không ít các chủ và thợ Nail đều nghĩ rằng mình có thể “thông minh” hơn Sở Thuế và có thể qua mặt Sở Thuế dễ như trở bàn tay. Sự thật thì không phải vậy. Họ không biết rằng họ đang được “vỗ cho béo” để làm thịt ngon hơn, chính là chính sách mà Sở Thuế Mỹ vẫn ưa dùng.

    Để giúp Bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một “trường hợp đặt biệt” của một nghành nghề rất phổ biến trong cộng đồng người Việt lúc xưa, đã bị Sở Thuế dùng cách thức “Vỗ Cho Béo” như thế nào.

    Từ năm 1985-1993 nghành may mặc gia công được phát triển rầm rộ trong cộng đồng người Việt tại California. Đâu đâu bạn cũng thấy những cửa tiệm may gia công nằm san sát nhau. Có những khu phố mà cả con đường dài 4 đến 5 dặm không có cửa tiệm nào khác ngoài nghành may mặc.

    Cũng giống như các chủ tiệm Nail bây giờ, các chủ cơ sở may mặc cũng dùng dạng mướn nhân công Mễ và Việt theo dạng IC (Independent Contractor) và trả bằng tiền mặt. Sự làm ăn và phát triển mạnh mẽ của nghành may gia công đã tạo ra không ít những người Việt trở thành triệu phú trong khoảng vài ba năm.

    Ai cũng nghĩ, cứ đà này thì ai vào nghành may cũng đều giầu to cả. Và thế là họ cứ đua nhau đầu tư vào nghành may và cứ “copy nguyên xi cách làm” của người đi trước. Khoảng 8 năm sau, khi những người chủ các cơ sở may gia công đã bắt đầu có cơ ngơi, thì cũng chính là lúc Sở Thuế bắt tay vào làm việc.

    Chỉ trong vòng chưa đến 2 năm thì 99% các cơ sở may gia công đều bị đóng cửa. Các chủ cơ sở tiệm may, không những tài sản doanh nghiệp và cá nhân đều bị tịch biên, vì không trả đủ tiền thuế và tiền lời rất nặng (31% mỗi năm), mà không ít người đã phải chịu thêm cảnh tù đầy, tán gia bại sản. Bao nhiêu công sức đều tiêu tan theo mây khói, và từ đó nghành may gia công của người Việt tại California coi như tàn lụi.

    Nghành Nail của cộng đồng người Việt bây giờ cũng giống hệt như nghành may lúc trước. “Vỗ cho béo” của Sở Thuế Mỹ xem ra lại làm cho cộng đồng người việt nghành Nail khó tránh khỏi thảm hoạ diệt thân. (Nếu Bạn trong nghành Nail thì chắc chắn Bạn cũng nghe không ít thì nhiều, về tin những tiệm nail mà người chủ bị phạt trung bình lên đến $300,000-$400,000. Và nếu bạn để ý kỹ thì Bạn sẽ thấy bây giờ Sở Thuế đã bắt đầu phạt nhiều hơn, so với trước đây. Và đó chính là dấu hiệu mà Sở Thuế đang bắt đầu chiến dịch “Vỗ cho Béo” đối với nghành nail của người Việt.)

    3. Vi Phạm Luật Treo Bảng

    Theo luật pháp Mỹ, bất cứ một công ty nào trên nước Mỹ nếu có thuê mướn nhân công đều phải treo hai tấm poster trong đó phải bao gồm những điều khoản, đạo luật của Liên Bang và Tiểu Bang như: Luật Lao động, lương giờ, chống kỳ thị, luật thấp nghiệp, không hút thuốc lá v.v. Đây là việc bắt buộc chứ không phải được quyền tự chọn. Nếu công ty nào vi phạm (không treo) thì sẽ bị phạt vạ lên đến $17,000 theo mức phạt như sau:

    • Thiếu bảng niêm yết về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) là $ 7,000.
    • Thiếu Đạo luật Nhân viên Nói Dối Bảo vệ Liên Bang năm 1988, phải đối mặt với một khoản tiền phạt lên đến $ 10,000.
    • Không hiển thị các Cơ Hội Làm Việc Bình Đẳng tăng lên đến $ 210 trong năm 2014.v

    Tiếc thay, 98% tiệm Nail của Việt Nam chẳng hề thấy treo các bảng quy định bắt buộc nêu trên.

    Nguồn: viet.usdeltarealty.com

  • Trung bình, một bộ manicure thường có giá từ £30 - 40. Nhưng nếu bạn muốn những thiết kế nghệ thuật, thì bạn có thể phải bỏ ra tới £1k.

    Maddox (@ballpit_addict) là một nghệ nhân nail xuất sắc. Thông tin về cô viral trên Instagram sau khi cô tiết lộ mình tính bao nhiêu tiền cho một bộ nail phức tạp.

    tho nail tinh gia cao 1Bạn có sẵn sàng trả 1,000 bảng cho một bộ manicure? Ảnh: Instagram - @ballpit_addict

    tho nail tinh gia cao 1

    tho nail tinh gia cao 1Nhiều người sửng sốt với mức giá này, nhưng một số khác cho rằng tính giá như vậy là hợp lý. Ảnh: Instagram - @ballpit_addict

    Nghệ nhân nail Maddox được cho là định cư tại Mỹ. Những thiết kế tinh xảo và kỳ công của cô đã khuấy đảo cộng đồng nail. Một số thiết kế là hình ảnh những người nổi tiếng được vẽ rất chân thật, chẳng hạn ngôi sao nhạc rap Nicki Minaj, nhóm nhạc Blackpink hay hình ảnh bộ phim Home Alone

    Maddox có tới 230,000 fan trên Instagram. Tuy nhiên cô cũng bị chỉ trích khi tính tiền cả gia tài cho một bộ nail. Nhiều người thắc mắc ai sẽ trả 1,000 bảng chỉ để làm móng? Họ cho rằng cô chỉ nên tính phí đắt như thế nếu có thể đảm bảo bộ nail tồn tại lâu. 

    Sau khi bị chỉ trích quá nhiều, Maddox đã giải thích lý do vì sao cô tính giá đắt đỏ như vậy: "Mục đích của tôi là nhằm khuyến khích các thợ nail khác hãy mạnh dạn yêu cầu mức giá xứng đáng với công sức của họ. Vì nhiều lý do mà nghề nail bị tụt hậu so với các dịch vụ làm đẹp xa xỉ khác. Thật đáng buồn khi nhiều khách hàng chỉ muốn trả dưới $100 cho một bộ nail phức tạp".

    "Dĩ nhiên mức giá $50 - 100 cho một bộ nail cũng là hợp lý thôi, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Nếu bạn có thâm niên và có kỹ năng vẽ nail nghệ thuật, vậy đừng ngại ngần tính giá cao", cô nói. 

    Một lý do quan trọng khác cho việc tính giá cao, đó là tổng thời gian phải bỏ ra để tạo nên những thiết kế đẹp. Chẳng hạn bộ nail Home Alone với hình ảnh Macaulay Culkin đã ngốn của cô hết 20 giờ đồng hồ. Còn bộ nail về nhân vật hoạt hình Coraline cũng tốn hết 18 tiếng, và cô tính giá £576.

    "Những tác phẩm nghệ thuật như thế này rất phức tạp, rất công phu, nên giá như vậy là hợp lý", cô nói. 

    Cũng có rất nhiều người đồng ý với Maddox. Một người nói: "Các bạn nên học cách phân biệt sự khác nhau giữa "các này quá đắt đối với tôi" và "cái này tính giá quá đắt"."

    Với thời gian và công sức, kỹ năng bỏ ra cho một tác phẩm nghệ thuật, người thợ nail hoàn toàn có thể tính giá cao.

    Dưới đây là một số tác phẩm của Maddox: 

    tho nail tinh gia cao 2

    tho nail tinh gia cao 2

    tho nail tinh gia cao 2

    tho nail tinh gia cao 2

    tho nail tinh gia cao 2

    tho nail tinh gia cao 2

    Viethome (theo The Sun)

  • Những mâu thuẫn giữa chủ tiệm nail và thợ có thể kể từ ngày này qua tháng nọ vẫn không hết. Nổi cộm nhất là vấn đề lương thưởng. Đại đa số các chủ tiệm cho rằng thợ đang đòi hỏi quá cao. Bạn có nghĩ vậy không?

    mang tho nail 5

    1. "Buồn dạo này thấy ace chủ shop lên toàn thấy tìm thợ với bán shop.nói thật mình cũng muốn bán shop đi làm thợ quá vì bây giờ thợ như cha như mẹ.kiếm dc người thợ có tâm khó quá hình như tuyệt chủng cmnr, thợ bây giờ lương cao chót vót dc mấy mẹ chủ shop thiếu thợ thì trả lương thật cao hi vọng kiếm dc thợ cho nhanh cộng với vào hè có tí khách thợ lấy cớ lên lương đồng loạt.tôi hỏi mấy ac chủ shop và mấy bạn thợ cứng thợ 1 ngày trung bình làm ra cho ac bao nhiêu ? Anh chị cộng tiền đồ tiền thuế bill ac còn dc đồng nào kg?trong khi thợ làm báo thuế theo kiểu đéo phải đóng thuế nhiều thợ còn ăn thêm tiền trợ cấp vậy thì tội đéo gì kg đi làm thợ.

    Hôm qua đọc thấy có em đi xin việc lại còn ưu tiên chỗ nào có người giúp việc ,chúng mày cần người giúp việc làm gì?nhà chỉ có thằng chồng làm việc nhà thôi có cần kg mấy chị tặng cho.

    Bây giờ lại có thêm kiểu tranh thủ lương bây giờ cao chủ nào cũng thiếu thợ đăng lên đi làm 1 ngày nhưng khi hỏi lương toàn thấy 160 với170. đm tưởng chúng nó đi học cả tuần rảnh 1 buổi hóa ra là tranh thủ đi thịt người cụ mày thiếu thợ thì thiếu cụ làm từ từ chứ rước mấy loại này về chúng nó đến shop làm mình còn lỗ thêm. Xin lỗi mấy ac làm có tâm có đạo đức nghề nghiệp.

    Tiện đây tôi đề nghị với cộng đồng nails lập ra ngày giỗ tổ nghiệp để tổ vật cm mấy đứa chủ thợ kg có tâm đi.thôi dài rồi chào các đồng chí", Chân Trời Mới.

    2. Á đù ! Đừng nói với tôi là ai mới ra nghề cũng như thế này nghen. Có bằng trong tay trước khi ra tiệm làm phải đem vợ con bạn bè nội ngoại làng xóm ra thực tập khi họ nói ok mới ra tiệm làm , đừng ra tiệm thực tập trên tay khách mà lấy tiền . Bộ nầy gel French 35 đồng có ai người Việt dám trả tiền cho ai đó làm cho minh không ?tui sẽ đi đầu xuống đất.

    mang tho nail 1
    Cre: Khôi Lê

    3. "Thợ chỉ được mỗi là có giấy tờ còn đâu chả được mặt nào, nói chuyện với khách thì cộc lốc, làm chảy máu tay khách, hoặc làm quá xấu quá ẩu, khách nó làm xong 1 ngày quay lại complain thì trả cho các bạn 800 tuần có xứng không hay là thuê các bạn chả khác gì họ phải ném tiền qua cửa sổ.

    mang tho nail 2

    Các bạn cậy mình có giấy tờ hoặc sổ đỏ, biết tiếng anh thì có quyền được kênh kiệu chảnh choẹ nghĩ rằng ta đây như thế được rồi thì các bạn nhầm to nhé. Người như các bạn được nhận rồi sớm muộn cũng sẽ bị đuổi không ai thèm nhận nữa. Như thế họ thà thuê người rơm nhưng ít ra họ chăm chỉ nhiệt tình biết điều còn hơn. Thuê người chỉ có mỗi được giấy tờ mà làm ăn không ra gì thì đừng có mà đòi hỏi lương phải hơn £700! Kể cả £200 các bạn cũng chả xứng đâu!!! Sống trên đời thì phải biết mình là ai. Có giấy tờ mà giỏi giang thì đã đi làm chủ rồi. Mà có đi làm thuê đi chăng nữa thì nên biết điều 1 chút đi còn nếu không thì ở nhà mà ôm lấy giấy tờ của các bạn mà ngồi mát ăn bát vàng há miệng chờ sung nhé", Hung Tran.

    4. "Một số bạn vào nói chủ thay vì kêu ca, sao không tăng dịch vụ, nâng cao tay nghề, nâng giá lên để lấy chi phí lạy các thánh phán, các thánh khi nào làm chủ nếu có nghĩ lại ngày xưa mình nói gì không biết có xấu hổ lương tâm không? Cái gì bạn nghĩ đc thì chủ họ nghĩ từ lâu rồi không đợi các bạn phải dậy, thời điểm suy thoái toàn cầu, có đọc báo, nghe đài của nước đang sinh sống không?? Mỗi ngày cả vài chục ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ xin phá sản, chi phí sinh hoạt tăng gấp đôi là ít.

    Khách hàng họ vẫn nói, trước 3,4 tuần làm móng 1 lần thì giờ nhiều người 6,7 tuần mới quay lại. Vậy là thu nhập giảm 40,50% nhưng chi phí thì tăng lên, tất cả là chủ lo.

    Bao ăn ở, các bạn ở bật lò sưởi cả ngày lẫn đêm các phòng, tắm thì các bạn ngày nào cũng ngâm bồn hưởng thụ, góp ý chút thì các bạn khó chịu, nói với nhau chủ keo kiệt bủn xỉn mà mình cũng chỉ góp ý các bạn giảm đi thôi chứ có cấm hẳn đâu, đi chợ mua đồ ăn các bạn nhặt đồ không cần xem giá, lại còn kiểu em chỉ ăn tôm với cá thôi chứ ăn nhiều thịt béo… chó nó lấy, lại buổi tối bọn em ít ăn cơm lắm… béo, luộc hộp tôm với đĩa salad là đủ.

    Trót thuê các em từ ngày đông khách, trả lương cao quen rồi, giờ giảm lương không đc. Nhiều bạn nói không kham nổi dẹp mịa nó tiệm mà đi làm thuê… phải chúng tôi cũng muốn đi làm thuê cuối tháng lĩnh lương lắm nhưng chúng tôi còn ràng buộc hợp đồng, tiền đầu tư chưa lấy đc lại, con cái, gia đình, không thể như nhiều bạn chỉ xách vali là lên đường.

    Bức xúc quá nói lên chút thôi, cũng mong các bạn thân yêu nhà tôi đọc đc mà biết điều 1 chút, chứ cứ tình trạng thế này thì hết hè này nhiều người khốn khó đấy… và cũng có thể… tình nghĩa anh em chắc khó bền lâu", Người Nhà Quê.

    5. Trong khi ở UK thợ kgt khó kiếm việc làm thì ở Đức, thợ kgt lại "ngáo lương": "Các bạn làm nails gtdl và kgt dạo này bị ngáo lương à ? Bạn mình trả 2k5 thợ chính gtdl, bao ăn ở. Ngày làm 8 tiếng, thứ 7 làm 4 tiếng. Vậy mà nó chê ít, mấy bạn dựa vô gì mà chê ít? Tiếng thì ko biết , giấy tờ thì ko có.

    May mà chê ít, cuối cùng bạn mình kiếm được 2 con Ucraine, biết làm nails về huấn luyện lại làm theo cách của tiệm, 2 tháng sau cũng ngon lành như mấy bạn. Trả Mindestlohn (12€/giờ) , khỏi bao ăn ở, tối chủ lại ngủ ngon khỏi phải lăn tăn vụ giấy tờ. Tác phong thái độ lại nghiêm túc, biết tự tìm việc để làm, làm gì dám cầm dt lướt khi không có khách.

    Mấy bạn phải biết vị trí mình ở đâu chứ.

    Mấy bạn chủ cũng vậy, đăng tin tuyển người chi cho cao để mấy ba mấy má ảo tưởng sức mạnh. Nào la lương cao ab3k-3k5 , bao ăn ở (nói rõ ràng luôn ngày làm mấy tiếng hoặc bao nhiêu khách mới được cái lương bác sĩ kỹ sư này) , nào là chủ ngoan như con, dễ tính. Làm vậy làm chi? Minh lam chủ mình ko có cơm thì còn có cháo mà ăn ko bị cảm lạnh, ai ko quần áo cảm lạnh biết liền.

    Tụi Đức nó tính hết rồi, trả lương Mindestlohn là đủ sống nha, lương này la khai cho những người có giấy tờ, chứ ko phải gtdl hoặc kgt, đằng này còn bao ăn ở nữa. Mai mốt cứ dựa vô đây mà phang cái lương, vậy đi cho cái nghề này bình yên. Khỏi phải ảo mộng tiền lương, giờ cái gì cũng đắt, tiền chứ có phải lá mít đâu.

    Nhiều lúc nghe mà ức chế ghê", Chung Mỹ Quyên.

    6. "Thật sự chủ shop cần thợ thật nhưng mong các đi làm thì nên có tâm 1 xíu . Em trước cũng làm thợ rồi mới lên chủ nhưng chưa bao giờ em có thái độ làm việc giống 1 vài bác thợ bây giờ . Thời buổi nay tìm thợ khó khăn quá nên các bác thợ đến shop làm việc mà thật sự như bố mẹ đời , lương thì đòi hỏi cao ngất ngưởng. Em hỏi các bác xíu có khi nào các bác nghĩ nếu chủ shop họ mở shop chỉ đủ cho gia đình họ làm thì các bác sẽ ra sao không ? nhất làm các bác KGT , CGT nhưng không muốn báo thuế vì sợ phải trả thuế ?

    Em chưa bao giờ thấy kiểu đâu thợ làm thì đòi lương cao trong khi đó rất lười và không có tâm với nghề ?? vậy xin hỏi đi làm làm gì vậy ạ ? lương đòi cao để làm gì ? thợ thời xưa bọn em đi làm là khách vào thì làm , hết khách thì dọn dẹp shop . Chứ không phải như bây giờ , vừa làm vừa đếm khách xem nay làm được bao nhiêu , làm xong thì kệ mẹ chúng mày đi mà dọn shop vì đây là shop của chúng mày chứ không phải shop của tao.

    Ngày vắng khách thì lương vẫn đủ vậy ngày đông tại sao cứ ề đít ra thế ? Xin lỗi các bác nếu các bác không làm thì có cứt tiền để trả lương cao cho các bác cũng có nghĩa là tiền nợ ở Vn thì cứ để lãi nhân lên thôi . Nói thật nếu các bác thợ có tư tưởng vậy thì tự tin mở shop ra mà làm đi ạ. Rồi gặp phải nhưng người thợ như bản thân mình coi nó ra làm sao.

    Em viết bài này mong các bác thay đổi suy nghĩ vì chính bản thân các bác cũng phải cảm ơn chủ vì họ đã mở shop để các bác qua nước bạn, đi kiếm được những đồng tiền chân chính để có thể gửi tiền về Vn để giúp đỡ gia đình! Và mong các bác hãy nhìn chủ mà sống vì không phải chủ nào cũng xấu, họ cũng đi làm có khi làm nhiều hơn vì họ phải trả rất nhiều loại tiền khi họ làm chủ. Họ làm chủ không có nghĩa họ sướng, họ cũng rất vất vả chẳng qua họ không nói thôi.

    Con người ai qua nước bạn cũng đều vất vả , mong các bác thay đổi suy nghĩ, hạ cái tôi của mình xuống và cùng giúp đỡ nhau trong công việc cũng như là cuộc sống. Thân ái chào quyết thắng", Lora Liver.

    7. Chủ tiệm phỏng vấn thợ hay thợ phỏng vấn chủ?

    Kể chuyện thời nay: Có một hôm có một người thợ Nails xin việc, gọi điện, nhắn tin liên tục . OK mình nhận vô . Nhưng cô ta liền hỏi:

    1. Ăn chia sao chị? Bao nhiêu check ? Bao nhiêu mặt?

    2. Tiệm có trừ tiền nếu em không muốn làm vệ sinh hay trong gói pedicure không?

    3. Thợ trong tiệm có vui vẻ không?

    4. Nhiều khách đen hay trắng?

    5. Em làm tay thôi không thích làm chân?

    6. Em làm chậm khi đông đừng hối em, Em nói trước.

    7.Tiệm chị cho xài máy bàn hay máy treo? Em thích máy treo

    8. Turn tua chia sao?

    9. Mặc đồ như thế nào?

    Sau khi mình được phỏng vấn, mình cũng nghĩ thợ này cũng giỏi nên cho thử. Người ta nói ‘ Ngựa giỏi là con ngựa chứng ‘

    Thứ sáu Em mang đồ vô chưa làm thứ hai xin nghỉ lấy đồ về. Mình hỏi tại sao?

    Em không thích ngồi bàn dài gần thợ, bàn không có máy treo. Em thích ngồi một mình không có nhiều người. Và lại tiệm chị có income, nhưng cái đó không quan trọng. Vì chồng Em lo hết Em chỉ cần tiền shopping nên em đi làm. Em thích làm tiệm gần nhà để em qua tiệm gần nhà, chủ mới gọi Em. Em xin lỗi chị . Mình ngỡ ngàng, bát ngát cười long bong. Chợt nghĩ vậy cũng tốt , đừng bắt đầu thì không có ngày kết thúc. XIN HỎI QUÍ DZỊ LÀM CHỦ SƯỚNG KHÔNG ?

    Cre: Tricia Nguyen DT

    8. Nội quy cho chủ và thợ

    Chủ : thứ nhất vắng có khách hay đông khách vẫn phải vui vẻ để cho thợ có thinh thần làm việc vì nghề nails của chúng ta ngày vắng,ngày đông(không nên xưng mặt nên với thợ,vì thợ không có lỗi)

    Thứ 2: đi làm thì chủ thợ = nhau nên khách vào thì chủ một khách,thợ một khách để thợ ko cảm thấy bị bóc lột sức lao động và tủi thân về thân phận làm thuê (trừ khi chủ bận việc gì đó miễn là ko phải đang ngồi chơi)

    Thứ 3: nên cho thợ ăn ít nhất 2 bữa trưa và tối(có người than chủ bảo uống redbull trừ bữa trưa)khi bận quá thì có thể thợ sẽ ăn muộn hơn bình thường nhưng vẫn phải cho ăn...hôm nào đông khách quá thì làm xong chủ và thợ dẫn nhau đi ăn "sì tếch" để tối về đỡ phải nấu cơm rửa bát vì ban ngày đã làm việc cật lực rồi,.. Còn ngày nào vắng thì ăn tạm mì tôm cũng được vì cuối tuần phải trả lương thợ và trăm thứ bà chằn...Chủ nhật nếu không đi đâu thì chủ và thợ dẫn nhau đi ăm dimsum... để duy trì tình cảm giữa chủ và thợ.

    Thứ 4: những thứ đồ làm ví dụ như giấy hoặc dao cạo...không nên tiết kiệm vì mất vệ sinh và không tốt cho Sk

    Còn thiếu gì nữa thì thợ bổ sung hộ mình

    Thợ: thứ nhất là phải vui vẻ với khách ít nhất cũng phải chào và hỏi thăm sức khỏe của khách (vì đó là thể hiện lịch sự tối thiểu của mình) không nói chuyện với khách thì thôi có thể thông cảm được vì tiếng anh hạn chế

    Thứ 2: khách có người này người kia nên chiều khách một chút thì mới giữ được khách cho chủ thì chủ mới có tiền và trả lương cho thợ (nghề này là làm dâu trăm họ nên trong bụng có ôm một cục tức thì vẫn phải cười, không nên xị mặt ra với khách,những con bựa quá thì bảo chủ giải quyết nốt)

    Thứ 3: khách có rất rất nhiều người tay cứng không thể relax được (80%) chúng ta có quyền nhắc nhở nhưng vẻ mặt và thái độ nên vui vẻ cho khách đỡ bị quê và ko nên nhắc quá 2 lần

    Thứ 4: khi về nhà thì nhìn nhau mà sống thì mới duy trì được ví dụ : chủ nấu cơm thì nên phụ dọn dẹp,rau cỏ,rửa chén bát còn ngược lại nếu thợ nấu ăn ngon thì thợ nấu và ngược lại chủ cũng thế. 

    Cre: Thuy Nhí Nhố

    9. Thợ nails thời 2023. Thợ phỏng vấn chủ:

    Alo tiệm cần thợ hả anh?

    Dạ tiệm em đang cần.

    Tiệm làm 1500/1 tuần không? Khách dễ không, tip cao không? có chổ ở không? Có bao ăn không? 10 giờ đi làm, 6 giờ về được không? giá nail cao không?

    Ủa Alo Alo , tới công chuyện thiệt.

    Chủ nails phải đi nhẹ, nói khẽ, nói lớn tiếng thợ cũng giận, chia lộn turn cũng buồn, đưa khách khó cũng hờn, chà chân lâu thợ mỏi tay,

    Chủ nail hiện cũng đang bị bệnh đa nhân cách cộng thêm rối loạn tiền đình.

    Cre: Anh Quang Vo

    10. Đây là ảnh bộ móng của 1 bác đã 57 tuổi rồi, tuy lớn tuổi phải đeo kính lão để thấy rõ hơn nhưng bác ý rất cần cù chăm chỉ và ham học hỏi. Không bao giờ cậy mình lớn tuổi hơn người khác mà bảo thủ cố chấp. Rất chịu khó tiếp thu và nghe người khác góp ý.

    Không như các cô bác lớn tuổi khác đi làm thuê cho người ta mà chỉ mỗi cái sơn thôi còn làm không xong, xấu đến ma chê quỷ hờn! Ừ thì các bác già rồi mắt kém rồi đi ai cũng hiểu điều đó, nhưng mà còn bảo thủ cãi lại không coi sự góp ý của người khác ra gì lại còn càng cố ý làm mất khách nhà người ta và làm khách không hài lòng vì sự thô lỗ của ông hay bà!

    mang tho nail 3

    Từ trước đến giờ cứ nghĩ là càng lớn tuổi càng phải biết suy nghĩ hơn, càng phải đứng đắn hơn nhất là trong việc làm ăn hay đi làm thuê cũng thế thôi.

    Các cô bác ah! Để người khác coi thường thì rất là dễ, chứ để được người khác tôn trọng thì rất là khó thế cho nên cháu khuyên 1 số các cô bác nên sống tốt hơn và cố gắng chuyên tâm trong công việc của mình nhiều hơn..

    Như bác mà làm bộ móng này đã khiến mình cảm thấy khâm phục và tôn trọng! Không phải vì người ta lớn tuổi bằng bố mẹ mình đâu, mà là cách đối nhân xử thế và tinh thần trách nhiệm và chịu khó nên bác ý đã làm rất tốt thậm chí chưa chắc gì 1 số các bạn thanh niên trẻ tuổi đã bằng bác ý đâu.

    Các bạn có ai chửi thì mình cũng chả quan tâm! Những bài mình viết là chỉ muốn dằn mặt những thành phần xấu tính từ già đến trẻ mà thôi. Bộ móng tuy chưa đẹp bằng những bộ của mấy bạn trẻ khác làm, nhưng từ 1 người làm theo kiểu thời xưa toàn full set sơn thường hoặc white tip vuông tròn mà học làm được ombre và sơn rất đẹp đối với 1 người 57 tuổi gần 60 mà chịu khó học hỏi làm được như vậy liệu có đáng nể phục không?

    Cre: Hung Tran

    Viethome tổng hợp từ Bộ Tộc Nail UK

  • "Có quyết tâm cứu Sơn không?", câu nói của điều tra viên Hoàng Văn Hưng tại nhà Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn đã "bật đèn xanh" cho hai doanh nhân 13 lần chi tiền để không bị bắt.

    Người tên Sơn được đề cập là Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh. Để thu lợi từ việc tổ chức 109 chuyến bay giải cứu trong Covid-19, ông Sơn cùng Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng bị nghi đã chi 38,5 tỷ đồng hối lộ các quan chức.

    Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ký ngày 3/4, đầu năm 2022, khi phát hiện việc này, cán bộ cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã gặp, động viên bà Hằng tự thú về hành vi đưa hối lộ. Bà Hằng ngay sau đó liên hệ với người quen là thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Công an Hà Nội.

    hoi lo chuyen bay giai cuu 1
    Bị can Lê Hồng Sơn. Ảnh: Bộ Công an

    Bà Hằng cùng ông Sơn thống nhất nhờ ông Tuấn lo cho cả hai thoát lao lý. Mọi việc do bà Hằng làm đầu mối. Ông Tuấn lại quen Hoàng Văn Hưng, điều tra viên chính của cuộc điều tra này, đang là Trưởng phòng điều tra của Cục An ninh điều tra (Bộ Công an)

    Khi bà Hằng đến nhà, ông Tuấn bốc máy gọi ông Hưng. Một tháng sau, Phó giám đốc Công an Hà Nội "thiết kế" năm cuộc gặp giữa bà Hằng và ông Hưng tại hai căn nhà riêng của mình ở quận Tây Hồ và Đống Đa.

    Cơ quan điều tra cho rằng khi chỉ có ba người, bà Hằng trình bày toàn bộ việc đưa hối lộ để thực hiện chuyến bay combo (người dân phải tự nguyện trả phí toàn bộ gồm vé máy bay, tiền cách ly...). Đánh giá tình hình, điều tra viên Hưng bày cách bà Hằng "nhận mọi tội lỗi để cứu Sơn". Theo phân tích của ông Hưng, bà Hằng trực tiếp xin cấp phép và đưa tiền nên không thể "thoát". Còn ông Sơn dù là Tổng giám đốc nhưng đưa hối lộ ít hơn vì thế có thể khai "dựng" ông này giữ chức vụ đó để làm "bù nhìn".

    Theo kịch bản của điều tra viên Hưng, khi làm việc với Cơ quan An ninh điều tra, bà Hằng sẽ thành khẩn khai báo, còn ông Sơn "đổ mọi tội lỗi lên đầu Hằng". Ông Hưng hướng dẫn bà Hằng viết tường trình về quá trình đưa hối lộ, đưa xem trước. Qua chỉ dẫn của trưởng phòng điều tra, bà Hằng gửi đơn xin được làm việc đến Cơ quan An ninh điều tra. Cùng lúc, bà chi 200.000 USD để ông Tuấn đưa ông Hưng lo trước chi phí.

    hoi lo chuyen bay giai cuu 1
    Cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: UBND huyện Thường Tín

    Trong một vài lần gặp tại nhà ông Tuấn, ông Hưng tiếp tục hướng dẫn bà Hằng và thông qua bà này hướng dẫn Sơn cách khai báo. Các cuộc gặp đều sau 20h và lần nào ông Hưng cũng gợi ý chi tiền, cơ quan điều tra nêu.

    Từ tháng 3 đến 7/2022, ông Hưng tiết lộ với bà Hằng quan điểm điều tra là ông Sơn buộc phải biết công ty đã chi tiền hối lộ, vì thế phải chịu trách nhiệm. "Có quyết tâm cứu Sơn không?", ông Hưng hỏi thẳng bà Hằng.

    Bà Hằng hiểu đây là gợi ý chi tiền nên trả lời "đồng ý", sẵn sàng lo chi phí. Kịch bản "chạy án" lúc này không thay đổi: Bà Hằng nhận hết tội, còn Sơn đổ tội cho Hằng.

    Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, tại nhiều cuộc gặp sau đó, từ tháng 3 đến 9/2022, bà Hằng nhiều lần đưa tiền cho ông Tuấn, tổng cộng 2,6 triệu USD, để chuyển cho điều tra viên Hưng. Mọi giao dịch đều thông qua Phó giám đốc Công an Hà Nội. Bà chưa có cuộc gặp tay đôi hay gọi điện thoại riêng cho ông Hưng.

    Đầu tháng 9/2022, dù nhiều lần xuống tiền "cứu Sơn" nhưng bà Hằng và ông Sơn vẫn liên tục bị triệu tập lấy lời khai. Hai người vì thế nhờ ông Tuấn "thiết kế" tiếp cuộc gặp với ông Hưng.

    Khi nghe bà Hằng trình bày, ông Hưng hướng dẫn: "Sơn hãy chỉ khai rằng thấy Hằng đưa túi quà cho cán bộ Văn phòng Chính phủ, chứ không biết trong túi là gì". Ông Hưng dặn khi làm việc, nếu điều tra viên ghi không đúng nội dung thì phải yêu cầu chỉnh sửa trước khi ký. Tưởng mọi việc êm xuôi, bà Hằng tiếp tục đưa cho ông Tuấn 2 lần, tổng 600.000 USD để chuyển đến Hưng, kết luận điều tra nêu.

    Thời gian này, ông Hưng bị chuyển từ Trưởng phòng Phòng Điều tra sang làm Trưởng phòng Phòng Chính trị Hậu cần. Ông không còn nhiệm vụ gì trong vụ án nhưng khi trao đổi với bà Hằng luôn nói "đây chỉ là luân chuyển về hành chính", mình "vẫn chỉ đạo án".

    Ông Hưng liên lạc, nhờ ông Tuấn thiết kế nhiều cuộc gặp với bà Hằng để tạo niềm tin. Có lần, ông đưa ra lý do "VKS làm rất căng" để nhờ ông Tuấn đánh tiếng với Hằng, buộc chi thêm 350.000 USD.

    Cuối tháng 11/2022, vẫn tại cuộc gặp ở nhà ông Tuấn, ông Hưng thông báo đã đưa 350.000 USD nhưng VKS chê ít. Từ gợi ý "đây chỉ mới được một nửa" của ông Hưng, bà Hằng hiểu phải là 700.000 USD nên chuẩn bị thêm 350.000 USD, kết luận điều tra nêu.

    Thế nhưng, ông Hưng sau đó gọi cho ông Tuấn báo bà Hằng chuẩn bị 450.000 USD do phát sinh khoản chi 100.000 USD riêng cho lãnh đạo cấp Vụ. Theo cơ quan điều tra, đây là lý do tạo ra để vòi tiền bà Hằng.

    Sau khi nhận đủ 450.000 USD, ông Tuấn làm theo yêu cầu của ông Hưng, chuyển thành hai túi, cho vào một chiếc cặp số Samsonite vỏ cứng, cài mã khóa 104.

    6h43 ngày 5/12/2022, ông Hưng dùng ứng dụng bảo mật gọi bảo ông Tuấn đưa tiền đến trụ sở Cơ quan An ninh điều tra. Do bận việc nên từ nhà riêng ở phố Đặng Thai Mai, ông Tuấn đưa cặp tiền cho người cháu mang lên ôtô, nhờ chuyển đến cho Hưng.

    Hơn hai tiếng sau, ông Hưng dùng sim rác gọi cho cháu ông Tuấn hướng dẫn chỗ đỗ xe, đối diện trụ sở Cơ quan An ninh điều tra trên phố Trần Bình Trọng. Khi xác định được vị trí, Hưng đến lấy tiền rồi mang ra ôtô của mình.

    Ông Hưng ngồi tiếp trên xe khoảng 8 phút và trở lại trụ sở cơ quan, không mang theo cặp tiền. Lái xe của Hưng rời đi cùng chiếc cặp đựng tiền.

    Ba ngày sau lần cuối cùng chi tiền chạy án, ông Sơn bị bắt về tội Đưa hối lộ. Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc, lúc này ông Hưng khẳng định vẫn "kiểm soát được tình hình". Để tạo niềm tin, ông vẽ ra kế hoạch sẽ lo cho Sơn được tội nhẹ nhất hoặc được đình chỉ điều tra, nếu giữ nguyên lời khai. Ông Hưng vẫn không quên gợi ý bà Hằng cần tiếp tục đưa tiền vì "phải gặp một số lãnh đạo để báo cáo, xin chủ trương".

    Theo kết quả xác minh, do ông Tuấn lo sợ khi bị bắt Sơn sẽ khai ra việc chi tiền chạy án, ông Hưng trấn an, nói đã bảo Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tại TP HCM fax lời khai của Sơn để xem. Ông Hưng còn nói: Hai điều tra viên làm việc với Sơn còn trẻ nên sẽ không đủ kinh nghiệm để buộc được Sơn phải khai hết; nếu khai là do bản lĩnh quá kém.

    Đến ngày 6/1 và 11/1, lần lượt ông Tuấn và Hưng bị bắt.

    Theo cáo buộc, trong năm 2022, nhóm Hằng và Sơn đã 13 lần đưa cho ông Tuấn, tổng cộng 2,65 triệu USD, tương đương 61,6 tỷ đồng. Ông Tuấn khai, trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho ông Hưng theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.

    Ngược lại, ông Hưng khai không nhận bất kỳ khoản nào. Cơ quan điều tra cũng chỉ có đủ căn cứ xác định ông Hưng nhận hai lần, tổng cộng 800.000 USD của bà Hằng thông qua ông Tuấn.

    Do những sai phạm trên, bà Hằng, ông Sơn bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ; ông Tuấn về tội Môi giới hối lộ và Hưng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Cơ quan An ninh điều tra đánh giá dù ông Hưng khai không nhận tiền của ai nhưng đủ cơ sở kết luận cựu điều tra viên này đã nhận 800.000 USD của bà Hằng thông qua ông Tuấn. Ông Hưng đã "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bởi thực tế không có khả năng can thiệp vào vụ án để "chạy án" cho hai doanh nhân Hằng, Sơn.

    Bà Hằng và ông Sơn hiện là bị can, nằm trong số hàng chục chủ doanh nghiệp liên quan đại án chuyến bay giải cứu. Trong vụ án này, ngày 3/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố tổng cộng 54 người, trong đó 21 nghi can về tội Nhận hối lộ, 23 người tội Đưa hối lộ và 4 người tội Môi giới hối lộ. Ông Hưng là người duy nhất bị đề nghị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Theo VnExpress

  • Theo quan sát của tôi, khi ở Việt Nam bạn có thể là kỹ sư, giáo viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh, nông dân nhưng lúc qua Mỹ đều có thể làm nail. Vì đây là nghề mưu sinh nơi đất khách xem ra thích hợp với người Việt ở sự tỉ mỉ, khéo léo và tính nghệ thuật không đòi hỏi quá cao và cả không cần phải biết tiếng Anh.

    nghe nail tieu nong 1
    Một tiệm nail ở Mỹ. Ảnh: Vo Ngoc Anh

    Thói quen ‘chợ VN’ ở các tiệm nail

    Do trong tiệm nail thợ vừa làm vừa nói chuyện, các thói tiểu nông từ VN mang qua được thể hiện rất rõ. Chuyện vợ chồng nhà người ta, chuyện ai đó bị tai nạn, chuyện con cái nhà ai không ngoan, chuyện nhà bị trộm…chuyện nào cũng dễ dàng được kể đi kể lại, bàn tán, bình phẩm với nhau.

    Ở tiệm nail, chuyện từ nhà ra phố được truyền đi một cách nhanh chóng. Cách nhìn hiện đại có thể thấy, mỗi tiệm nail như một tờ báo. Chỉ khác thông tin thường thiếu sự xác minh, theo kiểu nghe kể lại.

    Nói một cách khác, các tiệm nail giữ cho cộng đồng người Việt tại Mỹ dù sống trong khu vực vài thành phố cạnh nhau vẫn có tính thông tin như một làng quê truyền thống của người Việt.

    Tính lắm điều, nhiều chuyện trong các tiệm nail như không gian để người Việt gần gũi với thói quen không khác ở quê nhà. Nhưng không phải người phụ nữ Việt nào cũng thích điều này.

    Gần nhà tôi ở Tacoma, bang Washington có chị Hân, qua Mỹ lúc gần 50 tuổi. Ngay khi đến Mỹ chị chọn cách đi làm nail như nhiều đồng hương. Làm hơn 6 tháng chị nghỉ, xin chuyển tới một công ty dù thu nhập ít hơn.

    Chị Hân nói, không thể tiếp tục làm nail là vì tính người Việt với nhau. Mới vào chưa giỏi nghề bị ăn hiếp theo kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”.

    Người làm lâu hơn, họ biết ai là khách sộp (tip nhiều) dùng chiêu để dành, dù người khách đó theo lượt sẽ là đến phiên mình. Đến việc chia phe, người này nói xấu những người họ không ưa. Đây cũng là những lý do phổ biến tôi nghe được từ nhiều người phải chia tay với nghề nail.

    Mặt trái nữa là không ít tiệm nail của người Việt cũng là nơi thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt không giấu giếm trong người Việt về màu da nào cho tiền tip cao. Phân biệt chủng tộc công khai trên không gian mạng với tiếng Việt khi giới thiệu “tiệm khu Mỹ trắng”, thay vì nói khu khách sang để tuyển thợ. Cũng may cho họ, dân Mỹ chẳng có mấy người biết tiếng Việt.

    Và con số không nhỏ người Việt vẫn tiếp tục sang Hoa Kỳ, góp phần thêm đông đảo vào lực lượng làm nail, duy trì nuôi dưỡng tiếp những định kiến, thói quen phát ngôn, suy nghĩ, hành xử “từ quê” đem sang.

    nghe nail tieu nong 1
    Một tin quảng cáo tìm thợ. Ảnh: Vo Ngoc Anh

    Nước Mỹ ‘khát’ thợ nail

    Trên cả nước Mỹ đang có hơn 10 triệu việc làm cần người làm, trong đó có cả việc chờ người tại các tiệm nail.

    Mấy năm đại dịch vừa qua, số hồ sơ được xét duyệt để vào Mỹ chậm lại, trong đó có người Việt, làm cho nguồn thợ nail mới trở nên ít hơn. Điều này dẫn đến nhiều tiệm nail đều trong tình trạng thiếu thợ, giữa bối cảnh người Mỹ vẫn tiêu tiền nhiều từ năm 2021 đến nay.

    Trên các trang Facebook của cộng đồng người Việt ở Mỹ ngày nào cũng có tin từ các tiệm nail tuyển thợ.

    Người từ Việt Nam mới qua Mỹ dễ dàng bắt đầu công việc mới với nghề làm nail. Họ có thể chọn cách học xong trong vòng 3 – 6 tháng rồi làm, hoặc chỉ ghi danh lấy giờ và họ đi làm rèn tay nghề ngay tại tiệm nail.

    Cách thứ hai này không đúng luật cho cả trường dạy và chủ tiệm nail. Dù vậy, tại các thành phố có sự dễ dãi, các trường dạy nail chấp nhận điều này để có học viên và tiệm nail có người làm. Học phí để có được bằng nail không quá cao, chỉ khoảng hai nghìn USD.

    Nhiều bạn trẻ gốc Việt ngày thường đi học, nhưng cuối tuần, dịp hè họ gắn với nghề nail. Đây là cách các bạn trẻ này có thêm thu nhập bằng nghề tạm thời tốt hơn so với nhiều công việc khác.

    Có không ít người đã ra trường, đi làm với công việc đúng chuyên môn, cuối tuần, ngày nghỉ họ vẫn gắn với việc đi làm nail để thêm thu nhập.

    Không ít bạn trẻ từ Việt Nam sang Mỹ với lý do du học, nhưng trên thực tế thời gian tại các tiệm nail của họ nhiều hơn ở trường. Các bạn này thường ở lại hợp pháp sau đó bằng cách kết hôn với người cư trú hợp pháp ở Mỹ. Và thường sau đó họ không bao giờ tốt nghiệp được trường đại học nào tại Mỹ.

    Nghề nail không phải trả lương cao, nhưng nhờ có tiền tip (tiền bo) nên tổng thu nhập trong ngày không thấp, có thể nói là đồng lương hậu hĩnh.

    Bên cạnh trả lương theo ngày (bao lương), tại nhiều tiểu bang còn có cách thợ chia tiền với chủ tiệm nail trên số tiền khách hàng trả cho chi phí dịch vụ họ được làm (ăn chia). Thường thợ nail lấy 60%, chủ lấy 40% từ số tiền của khách.

    Nghề nail góp phần không nhỏ vào sự khấm khá của cộng đồng người Việt trên đất Mỹ. Tôi có người quen đến Mỹ hơn chục năm, cả hai vợ chồng đi làm nail. Giờ họ làm chủ hai tiệm nail lớn, nắm trong tài sản hàng triệu đô. Khối tài sản mà nhiều người Mỹ mơ ước.

    Người Việt đa phần vẫn chỉ chọn nghề nail

    Phở là món ăn nổi tiếng nhất của người Việt ở Mỹ. Nhưng nghề phổ biến nhất của cộng đồng gốc Việt tại Mỹ thì đó là nghề làm nail. Tiệm nail có mặt ở hầu hết các khu buôn bán, trung tâm thương mại ở Mỹ.

    Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, theo khảo sát cộng đồng người Mỹ của Cục điều tra dân số ước tính, khoảng 12% người Mỹ gốc Việt tham gia lao động trong ngành nail.

    Thống kê của Hội Nghề Làm tóc và Thẩm mỹ của tiểu bang California có 80% thợ nail và thợ thẩm mỹ được cấp phép trong tiểu bang là người gốc Việt.

    Còn tại Texas, trong một báo cáo được đăng trên trang website của Đại học Rice ở Houston, Texas năm 2021, con số này khoảng 76%. Các tiểu bang có đông người gốc Việt khác, số người Việt gắn với làm nail cũng không hề nhỏ.

    Ở những tiểu bang có ít người Việt sinh sống hơn lại có kiểu làm gọi là làm nail xuyên bang. Theo đó, người Việt này từ tiểu bang khác đến một tiểu bang ít người Việt sinh sống để làm nail.

    Làm nail xuyên bang phải chịu cảnh xa gia đình, nhưng bù lại có mức thu nhập cao hơn. Trong tất cả thợ nail có gốc gác nhập cư ở Mỹ, người Việt chiếm 74%.

    Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Võ Ngọc Ánh, sinh sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.

    Theo BBC Vietnamese

  • tho tay chan nuoc 2

    Câu chuyện do bạn A. N chia sẻ trên nhóm Người Việt Florida - USA để cảnh báo về một tiệm nail tại thành phố Naples. Cặp vợ chồng chủ tiệm nail đã có thái độ rất ''vô học'' khi bạn A. N xin nghỉ việc:

    ''Chuyện là em từng làm thợ nail chân tay nước cho một tiệm nail ở Missions Hills, Naples, Florida. Em làm cho họ từ tháng 5 năm 2021 cho đến đầu tháng 2 năm nay.

    Trong thời gian làm việc tại đây lúc đầu thì họ cũng ra vẻ tử tế vì thấy em làm việc chịu khó và nhiệt tình. Thậm chí vợ chồng chủ tiệm năn nỉ đi làm chủ nhật vì chủ nhật rất đông khách mà không có thợ làm, em cũng đồng ý đi làm. Vậy nên em làm 7 ngày một tuần luôn và chỉ về khi tiệm hết khách. Có những hôm em phải làm đến hơn 9h đêm luôn.

    Nhưng sau một thời gian khi em bắt đầu build được khách hẹn cho mình thì họ bắt đầu trở mặt. Em thiết nghĩ nếu là một người chủ tốt và có tài kinh doanh họ phải nên cảm thấy vui vì điều đó. Vì khi thợ của mình có khách hẹn nhiều thì đồng nghĩa với việc người thợ đó làm rất tốt. Nếu vậy thì lý do gì mà lại không cảm thấy vui vẻ về điều đó. Em phải nói thêm đây là một tiệm nhỏ chỉ có 8 bàn và 8 ghế.

    Thế nên tháng 10 năm ngoái em đã xin nghỉ vì em thấy thái độ của họ rất khó chịu với em. Lúc đó vợ chủ tiệm lại năn nỉ khóc lóc với em là cố gắng ở lại để giúp họ và hứa sẽ thay đổi. Nhưng chứng nào vẫn tật đó sau 1 tháng lại đâu vẫn hoàn đó. Em buồn lắm nhưng nghĩ mình đã build được số lượng khách hẹn kha khá bây giờ bỏ thì thấy tiếc nên ráng nhịn. Nhưng đó là sai lầm của em khi để cho họ có cơ hội chà đạp mình các anh chị ạ.

    Đỉnh điểm là khách hẹn của em gọi vào đặt lịch hẹn với em họ không nói năng gì mà lẳng lặng đưa cho người thợ họ nhận bao lương làm. Nhiều lần em thấy như vậy nhưng em nghĩ chắc là khi khách gọi vào đặt lịch hẹn không nói rõ là đặt lịch hẹn với ai nên thôi kệ. Nhưng lần đó bà khách hẹn của em làm chân tay gel đặt lịch hẹn với em nhưng họ quen thói cũ lại tiếp tục đưa cho thợ bao lương của họ làm. Thế là bà đó vẫy em lại hỏi:" Ủa tao đặt hẹn với mày sao con nhỏ này lại làm cho tao?. Em ngạc nhiên lắm nên hỏi lại " Có đúng vậy không hay bà quên không nói là đặt lịch hẹn với tôi? ". Bà đó khẳng định là bà đã nói rõ khi làm lịch hẹn rồi. Khi đó em hỏi chủ tiệm sao lại như vậy thì chủ tiệm nói với em "Ồ vậy à? Thế thì hẹn you thì You làm đi" .

    Và còn nhiều vấn đề khác nữa...Em chán chả buồn nói nên tự nhủ sẽ xin nghỉ để đi làm chỗ khác nhưng chưa kịp xin nghỉ thì họ lại tiếp tục trong 3 ngày liên tiếp mặc dù tiệm vắng khách nhưng lượt ai người đó làm thế nhưng cứ đến lượt em mà có khách làm chân tay là chủ tiệm bắt em phải chia cho người khác làm tay còn em làm chân. Em thắc mắc thì vợ chủ tiệm quay qua nạt nộ em rằng làm thợ thì phải nghe theo sắp xếp của chủ chứ không được thắc mắc. Em ức quá dọn đồ báo nghỉ luôn thế là hai vợ chồng lại giở bài năn nỉ hứa hẹn nhưng em chán quá rồi nên chẳng thèm ở lại nữa.

    Và câu chuyện gay cấn từ khi em có nghe mấy người trong tiệm gọi cho em và nói với em rằng hai vợ chồng họ bàn với nhau sẽ giữ lương của em để em phải đi lại nhiều lần cho bõ ghét. Em biết vậy nhưng vẫn muốn thử coi họ sẽ bày trò gì?

    Thế là em nhắn tin cho vợ chủ tiệm nói là chủ nhật em sẽ đến lấy lương (sau hơn một tuần em đã nghỉ). Họ không thèm trả lời tin nhắn của em luôn. Ok em vẫn đến mặc dù biết họ sẽ không trả nhưng khi em hỏi rất tử tế là cho em lấy tiền lương của em đi. Thì chủ tiệm nói chưa có thời gian làm vậy là em nói ok vậy chủ nhật tới em lại đến.

    Thế là sáng chủ nhật hôm qua em gọi điện cho vợ chồng chủ tiệm nhưng họ không thèm bắt máy, em nhắn tin cũng không thèm trả lời. Em vẫn đến như đã hẹn và khi em hỏi thì chủ tiệm trả lời rất thản nhiên quên rồi không đem phong bì lương của em. Em vẫn bình tĩnh, em nói: ''Vậy thì cuống phiếu của em đây, anh làm luôn cho em cái chứ em đâu có thời gian đi lại nhiều lần''.

    Vậy là bây giờ cho em gọi là "thằng" nha các anh chị . Thằng đó quạo với em luôn nó nói "đã bảo quên rồi lần sau đến lấy đi " . Em lúc này chỉ nhẹ nhàng nói "em không có thời gian đi lại nhiều (nhà em cách tiệm 40 phút lái xe) nên nếu anh không trả em hôm nay em sẽ gọi cảnh sát đến để họ giúp em".

    Ui là trời nó chỉ tay thẳng vào mặt của em mà chửi: ''Đ.M mày con chó này tao thách mày gọi cảnh sát đó. Đ.M mày cút ra khỏi tiệm của tao ngay''.

    Em vẫn bình tĩnh nha em nói: ''Anh này anh bỏ tay xuống đi đừng có chỉ vào mặt em như vậy. Em đến để lấy tiền lương của em chứ em không xin của anh đâu ạ''.

    Thằng đó gào mồm lên chửi em mày là đồ con nọ con kia và nó còn đưa ngón tay giữa của nó lên trước mặt em và nói: ''Tao không chỉ có chỉ vào mặt mày mà tao còn làm như vậy nè''. Nói thêm là lúc đó nó đang làm tay cho bà khách người Mỹ luôn

    Thế là em ra bên ngoài gọi cho cảnh sát đến. Khi cảnh sát đến em cũng trình bày rõ ràng. Cảnh sát vào nói chuyện với chúng nó vậy là nó nói nó quên nên ngày mai sẽ trả. Em nói với cảnh sát vậy ngày mai tôi đến lấy nếu chúng nó không trả thì sao? Cảnh sát nói họ sẽ đến lập biên bản và giúp em kiện chúng nó.

    Vậy là em về nhưng các anh chị ạ. Thế nhưng khi em còn đứng ngoài cửa tiệm chờ cảnh sát đến thì con đó ở trong vỗ phành phạch nói: "Đ.M nó cho nó gọi đi để coi thằng nào con nào đến tao bẻ l...

    Em cũng định bỏ qua nếu như hôm nay theo đúng hẹn em đến lấy tiền nó đưa đàng hoàng cho em nhưng không . Em vừa mở cửa bước vào chào hello mọi người, con đó xông ra quát vào mặt em " GET OUT, GET OUT " và sau đó nó cầm phong bì tiền ném vào mặt em luôn mới sợ chứ''.

    Trên đây là một câu chuyện không lấy gì làm hay về cách đối xử phân biệt giữa các thợ trong tiệm. Hy vọng đây chỉ là trường hợp thiểu số và các chủ lẫn thợ sẽ luôn có cách hành xử thông minh khi nói lời chia tay, cũng như chủ luôn đối xử công bằng với những người thợ đã dày công build khách cho tiệm.

    Viethome (theo FB A. N, nhóm Người Việt Florida - USA)

  • Dưới đây là bài viết rơi nước mắt của bạn Ngan Minh Ngo đăng trên nhóm All About "Nghề" Nails : Bán tiệm - Cần thợ - License - Tax - Training, xin được lưu lại và chia sẻ cùng bạn đọc.

    ''Ngân có gặp một người bạn cùng làm chủ tiệm nail. She tâm sự với Ngân She có hai đứa con gái học rất giỏi từng được Tổng Thống Bush tới trường học tặng giấy khen. Nhưng lúc đó She vì mê tiệm nail nên để đứa lớn giữ đứa nhỏ. She nói đứa lớn 12 tuổi giữ đứa nhỏ 7 tuổi. Hai chị em lớn lên với nhau. Lúc nhỏ chỉ có hai chị em ở nhà, suốt 18 năm She làm 1 tuần 7 ngày.

    She là mẹ đơn thân, chồng thì có người khác lúc She mới qua Mỹ. She phải đi qua thành phố khác để làm nail và giúp việc nhà kiếm tiền. Có lần She buồn quá tự tử nhưng cứu kịp!

    Sau này do mê kiếm tiền từ tiệm nail nên She bắt hai đứa nhỏ nghỉ học ra làm nail. Đứa nhỏ vì không muốn làm nail nữa nên đã uống thuốc tự tử (không chết). 

    Cô chị lớn thì cũng không được bình thường, cũng đã từng tự tử vì bị trầm cảm. Giờ hai chị em không đi làm gì cả mà người mẹ đó nuôi cả hai đứa. Vì cả hai đều có vấn đề về tâm lý không đi làm được. Một đứa ở chung một đứa ở riêng nhưng vẫn xài tiền mẹ cho. Giờ cô chị 30 tuổi, người em 25.

    Ngân hỏi vậy lúc con còn nhỏ, chị đi làm nhiều tiền để làm gì? She nói để gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam! Bây giờ She muốn bù đắp cho con, She cho con tiền đi chơi khắp nơi, nuôi con rể học đại học! Nhưng rồi con gái She cũng ly dị với anh đó.

    Vô tình người con gái lớn lại là khách hàng nối mi của Ngân. Cô con gái tâm sự mẹ em lúc nào cũng nói làm để dành tiền cho tụi em, nhưng không lúc nào quan tâm tới tụi em. Mẹ nói làm để dành tiền cho tụi em nhưng mẹ đâu có nghĩ mẹ cứ để dành nhưng nhiều khi tụi em chết trước khi mẹ cho tụi em tiền.

    con cai chiu nhieu bat hanh

    Người mẹ cũng kể với Ngân hai cô con gái từng trách She. "Nếu con không thương mẹ con đã kêu cảnh sát bắt mẹ vì mẹ đánh con bắt con làm nail. Nếu mẹ không bắt con làm nail cho con ăn học thì bây giờ con đã thành tài chắc con đã là bác sĩ rồi. Ngân thấy tội nghiệp cả mẹ lẫn con nghe mà nhói lòng.

    Người mẹ hiểu ra chuyện thì hai đứa con đã bị tổn thương về tâm lý, cũng không biết sau này sẽ ra sao? Ngân cũng buồn vì không giúp được gì, chỉ biết nói với cô con gái người mẹ nào cũng thương con, em nói chuyện nhiều với mẹ sẽ hiểu nhau hơn. Cô con gái nói không muốn nói chuyện với mẹ mình nữa vì lúc nào nói chuyện mẹ cũng la em. Người mẹ thì than she gọi điện không đứa nào trả lời điện thoại. 

    Lâu rồi cô khách hàng đó cũng không tới Ngân nối mi, người mẹ đó mình cũng không có liên lạc nữa. Ngân cầu mong hạnh phúc sẽ đến với họ dù muộn màng, và cũng rút ra bài học cho chính mình.

    Có những người cha mẹ vì bận bịu công việc làm nail một tuần 6-7 ngày và chúng ta phải gửi con cho hàng xóm hay babysis giữ con mỗi ngày hơn 10 tiếng. Khi mình về nhà là chỉ kịp cho con ăn uống rồi ngủ, không có nhiều thời gian để nói chuyện với con, chơi với con đặc biệt là lúc con mình còn nhỏ.

    Chưa kể là mình phải đi làm cuối tuần hay những ngày lễ. Lúc con mình ở nhà thì mình đi làm, lúc con mình đi học thì mình mới có ngày off.

    Con gái Ngân từng nói với bà: ''Ngoại ơi, mẹ thương tiền hơn thương con. Sao mẹ đi làm hoài không ờ nhà chơi với con?'' Lúc nó còn nhỏ dù mỗi Chủ nhật Ngân đều dành thời gian cho con, nhưng bây giờ nó lớn hơn một chút mình có ở nhà nó cũng không dành thời gian cho mình mà thích nói chuyện với bạn.

    Khoảng 10 năm trước, Lúc Ngân mới có hai nhóc đứa đầu hơn một tuổi đứa thứ hai được ba tháng là Ngân đem con gửi để đi làm nail. Buổi tối đi làm về mình nấu đồ ăn, sáng dậy sớm tất bật chuẩn bị áo quần tả sữa thức ăn rồi đem con đi gửi. Chỗ gửi cách nhà nửa tiếng nên mình phải đi sớm một tiếng để quay lại tiệm nail làm. Chồng mình là lính nên đi deploy thường xuyên, Ngân không khác gì single mom.

    Lúc đó Ngân chưa có quốc tịch nên mẹ Ngân chỉ qua du lịch sáu tháng đi sáu tháng về. Mình cũng chưa rành cách xài Facebook nên cũng không biết vào những nhóm có người Việt để hỏi thăm, nên gia đình cũng rất đơn chiếc, cũng không có bạn nhiều chỉ biết những người làm chung trong tiệm nail.

    Mỗi lần chạy tới đèn xanh đèn đỏ gần nhà cô giữ trẻ là con gái khóc và đòi về nhà. Rồi có lần con mình chui vô cái ghế chơi bị mắc kẹt, cô giữ trẻ thay vì bế đứa trẻ dọc theo cái ghế thì lại kéo cái ghế lên đầu và kéo mãi không ra được. Cuối cùng chị hàng xóm chạy qua bồng ra. Cái đầu của con mình sưng chù vù phía sau gáy. Nhưng lúc đó mình đến đón con trời tối nền không biết, cũng không nhìn thấy vì con không còn khóc nữa.

    Về nhà con gái lớn hơn 2 tuổi chưa biết nói đủ nhưng về méc mẹ. Mình kiểm tra chở con đi ER. Cũng may là con mình không sao nhưng từ đó mình quyết định ở nhà chờ mẹ mình qua giữ con mình mới đi làm! Và hứa với lòng không gửi con nữa.

    Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nếu chọn lựa giữa tài chính, thời gian dành cho gia đình và con cái những người mình yêu thương Ngân vẫn chọn cả hai nhưng cần phải biết chắc chắn cân bằng mọi thứ là một điều tuyệt vời !

    Ngân đọc được câu nói bạn chính là điểm xuất phát của con bạn! Gia tài để lại cho con không phải là tài sản mà là cách sống !!!. Chúc anh chị làm nail luôn hạnh phúc, nuôi dạy những người con thành danh là niềm tự hào của mình.

    Nguồn: Fb Ngan Minh Ngo / Group All About "Nghề" Nails : Bán tiệm - Cần thợ - License - Tax - Training

  • Bài viết dựa trên quan điểm của anh Le Hai -  một chủ shop lâu năm tại Anh chia sẻ:

    Cuối năm là mùa ăn nên làm ra của các tiệm nail, tuy nhiên để chờ đến ngày này, các chủ tiệm đã phải méo mặt gồng gánh nguyên cả năm xập xình. Tuy cả năm ế là thế, nhưng chỉ cần vài ngày lễ lạc cuối năm khách ra vào nườm nượp, thay vì ráng giúp chủ hốt khách để chia sẻ gánh nặng thì các thợ nail bắt đầu tính toán thiệt hơn.

    Mới đây, một thợ nail đã chia sẻ rằng: ''Chả là tuần rồi thiếu thợ, chủ shop mở cửa thêm 1h/ ngày và bảo các thợ đi làm sớm hơn và về muộn hơn để vợt hết khách vào. Với lương của mình tính ra cũng £15/ giờ, tuần rồi làm muộn thêm ít nhất 6 tiếng mà còn không được nghỉ ngơi ăn uống vì khách vào dồn dập.

    Hôm qua nhận lương cuối tuần mà suýt khóc - chủ bảo thưởng thêm cho em … £40. Em tính nhanh trong đầu £15 x 6h mở thêm = £90. Tức nếu trả lương đúng, không thưởng thì phải là thêm £90. Đằng này lại còn dõng dạc tuyên bố thưởng nữa chứ.

    Em muốn hỏi mọi người xem có nên nói chuyện lại với chủ hay nghỉ luôn - chứ càng làm càng thiệt thì đi làm làm gì?"

    Câu chuyện đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các thợ nail và chủ. Đây là vấn đề dài tập giống như mẹ chồng nàng dâu, khá nhiều thợ mắng chủ keo kiệt, ăn chặn mồ hôi công sức của thợ và cho rằng ''Tiệm vắng quá thì thuê thợ làm gì? 1 năm 12 tháng chắc vắng hết hả? Tiệm vắng quá không đủ trả thợ sao không bán đi?''

    Còn đa phần các chủ tiệm thì phản biện: ''Lúc vắng ngồi chơi từ sáng đến tối thì thợ vẫn nhận đủ lương đấy thôi''. 

    tiem nail lam depẢnh minh họa ( photo by Giorgio Trovato ) 

    Dưới đây là câu trả lời của bạn Tara Nguyen mà tôi hy vọng có thể giúp chủ và thợ bớt gay gắt với nhau trong 2 tuần đông khách này:  

    Trên group TÌM VIỆC NAILS UK💅🏻MUA BÁN SHOP🇬🇧THUÊ NHÀ🏴󠁧󠁢󠁥󠁮󠁧󠁿RAO VẶT🇻🇳TIN TỨC ANH QUỐC, bạn Tara Nguyen nhắn nhủ các thợ nail:

    "Mình xin được nhắn nhủ với các bạn thợ đang đứng ngồi không yên vì lương thưởng. Trước mình đi làm thợ cũng chỉ hay nghĩ đến số tiền mình làm ra được nhưng mình mua shop rồi bây giờ quá nhiều thứ phải lo.

    Năm nay có nhiều bài đăng tìm thợ tìm việc lương cao ngất. Có số ít là thật, còn số nhiều toàn nick ảo diệu đăng lên nhiễu loạn. Vào inbox gọi số điện thoại lại toàn không hồi âm hoặc không đúng số điện thoại. Từ khi dịch và sau dịch, đói kém đến khi Noel được mấy ngày đến mà có những người thợ đã biến đổi bản chất một cách chóng mặt. Vì hơn được mấy chục bạc trong mấy ngày mà mất đi đạo đức lương tâm chạy theo chỗ trả cao hơn. Nhưng mà nói thật kể cả chỗ trả cao hơn thì ăn được tiền của người ta cũng trầy da tróc vẩy. Yêu cầu cũng cao. Người ta đăng trả Noel cao nhưng về làm không đủ chỉ tiêu, tay nghề không được như các bạn nói thì họ cũng không trả được như thế.

    Làm chủ shop bây giờ chi trả gì cũng nhiều cũng cao hơn, các supply nails đồ gì cũng lên giá cũng đắt, đủ thứ tiền thuê mặt bằng, rate, thuế, kế toán, quảng cáo, bảo hiểm, đồ nails, điện, nước, internet, lisence, rác recycle… trăm thứ loằng ngoằng. Còn các bạn mà đi làm cứ chỉ nghĩ mình làm được ngần ấy chứ có nghĩ được người ta phải chi trả bao nhiêu không?

    Mấy cái bài đăng tìm thợ trả cao ngất ngưởng rồi tìm việc trả mấy nghìn tuần ấy làm mấy người thợ đang yên ổn cũng đứng ngồi không yên xong thái độ ra mặt với chủ. Thưởng bao nhiêu hay trả thêm bao nhiêu cũng phụ thuộc lượng khách, income, độ gắn bó. Chạy theo đồng tiền thì sẽ nhảy shop miết thôi. Nghề này mùa đông khách nuôi mùa vắng khách mà. Có lúc chủ cần thợ và có lúc thợ cần chủ. Đừng vì mấy ngày đông tí mà mất giá trị con người".

    Thật ra đa phần các thợ cũng không nhất thiết phải quan tâm đến các chi phí mà chủ phải gánh, bởi vì đó là chuyện của chủ. Ở các doanh nghiệp phương Tây cũng vậy, người nhân viên chẳng bao giờ quan tâm các chi phí mà chỉ quan tâm lương và quyền lợi của mình. 

    Tuy nhiên trọng tâm vấn đề như bạn Tara Nguyen đã nói, các thợ đừng vì các thông tin nhiễu loạn, thông tin ảo của các shop ảo nói rằng sẽ trả lương cao, mà từ đó quay ra cắn đắng chủ. Bởi tiệm nail mà bạn đang làm, chắc hẳn có sự thuận tiện lớn đối với bạn. Chẳng hạn tiệm nail gần nhà, gần trường con học...chỉ 2 yếu tố đó thôi cũng đủ khuyên thợ không nên vì mấy đồng tiền thưởng mà suy nghĩ chuyện nhảy shop. Huống chi hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới này sẽ không phát tiền thưởng cho nhân viên vào cuối năm nay, nói chi tiệm nail.

    Noel là mùa chủ cần thợ, kể cả thợ không giấy tờ. Nhưng qua Noel rồi sẽ đến lúc thợ cần chủ, và rất nhiều thợ không giấy tờ còn phải xin chủ cho mình được tiếp tục làm việc, chẳng hạn tâm sự của bạn Nguyen Ngọc như sau:

    ''Em biết là hiện tại bây giờ tất cả shop nail trên đất UK đều cần thợ cgt và kể cả kgt vì em biết trong thời gian này là thời điểm làm ăn của ngành nail chúng ta. Cho nên anh chị có thể bất chấp nhận thợ kgt, tay nghề khá, yếu hoặc kém như tụi em. Vì 1 năm chỉ thu hoạch được vào thời điểm này. NHƯNG một khi anh chị đã chấp nhận thợ như tui em rồi thì nếu mà có ý định cho tụi em nghỉ thì ra hè rồi cho nghỉ cũng được. Vì xong Noel mà anh chị cho nghỉ thì bọn em không biết đi về đâu ạ''.

    Tóm lại, như bạn Viet Anh Luu bình luận: ''Chủ đã cố gắng nuôi thợ đến ngày Noel, có chủ chịu thiệt một tí để thợ có lương, shop nào mà ăn chia vắng quá chủ cũng không dám làm để nhường thợ cố nuôi tới Noel hi vọng có khách để bù vào những lúc như vậy. Rồi dịch như này sau Noel lại ngồi há mồm cả lũ với nhau lúc đó chủ không có mấy ngày Noel đỡ thì xin lỗi các bạn nhé, các bạn cũng xách vali và đi thôi. Muốn chủ biết điều thì thợ cũng phải biết ý nâng cao tay nghề để tốt cho cả mình và cả shop chứ đừng cứ vác cái giấy tờ ra để nạt nhau''.

    Bạn Moon Story cho rằng ''Nail là nghề nuôi sống các bạn có đủ chi phí trang trải và chờ đợi thanh toán để được giấy tờ khi ngay từ đầu chân ướt chân ráo tiếng Anh không có''. Bạn Kevin Vu cũng đồng tình: ''Người không giấy tờ nếu rủi ro thì chủ shop è cổ ra mà trả tiền cho Bộ Nội Vụ, lúc đấy thì ai mang ơn ai hãy nhìn lại đi mấy bạn thợ ơi''.

    Nếu mùa vắng khách, chủ không cắt ngày làm nào của bạn. Thì mùa Noel, thợ cũng nên bớt tính toán thiệt hơn vài chục - vài trăm đồng tiền thưởng hay tiền làm thêm giờ. Bởi vì chúng ta còn phải nghĩ cho sau này, khi mùa đông khách đi qua. Còn nếu thợ tự tin với tay nghề của mình, với vốn tiếng Anh và khả năng tiếp khách tốt, không bị ràng buộc chuyện giao thông nhà cửa trường học con cái...thì cứ vui vẻ tìm kiếm một người chủ có cùng tiếng nói và sẵn sàng chi lương thưởng hợp lý cho bạn. Chủ và thợ nên có sự trao đổi tôn trọng nhưng đủ thẳng thắn với nhau, dù trong hoàn cảnh nào, hãy tạo một chút không gian để cả hai thương lượng trước khi quyết định ra đi hay ở lại. 

    Bài viết dựa trên quan điểm của anh Le Hai -  một chủ shop lâu năm tại Anh chia sẻ.

    Viethome

  • Một phụ nữ đã bị bỏ tù hôm thứ Ba ngày 14/12/2021 sau khi các nhân chứng nói rằng cô này có hành vi phân biệt chủng tộc và rút dao tại một tiệm làm móng.

    Chuyện xảy ra tại một tiệm nail ở North College Hill, Ohio (Mỹ) nơi Jessica Franco, 40 tuổi, có một cuộc hẹn làm móng vào khoảng 2 giờ chiều. Theo báo cáo của cảnh sát, tại cuộc hẹn, Franco đã nổi cơn thịnh nộ trước một thợ làm móng mà cô tin rằng đang nói về cô bằng tiếng Việt.

    “Cô ấy phát điên lên vì họ đang nói bằng ngôn ngữ của họ, và cô ấy dường như biết họ đang nói gì, và cô ấy bắt đầu bỏ đi,” một phụ nữ đang làm móng chân vào thời điểm đó cho biết. 

    tho nail noi tieng viet
    Vị khách hàng có máu côn đồ.

    Không rõ Franco có hiểu tiếng Việt không, nhưng nhân chứng nói rằng Franco bắt đầu la hét và đưa ra những lời phân biệt chủng tộc.

    “Cô ta tiếp tục la hét và nói với nhân viên làm nail hãy quay về nước của tụi mày” vị khách hàng kể lại. Mọi việc trở nên nghiêm trọng khi Franco được cho là đã rút dao chỉa vào người thợ nail.

    “Cô ta nói rằng cô ta sẽ đâm vào mắt tôi”, vị thợ nail cho biết. Franco đã lao vào cô hai lần và suýt đâm cô. “Tôi đã ngừng tranh cãi với cô ta vì một thực tế đơn giản là cô ta đã rút dao.”

    Một thợ nail đã gọi 911 và cho rằng Franco đang “cố gắng đâm mọi người” trong tiệm. “Tôi rất sợ nhưng phải cố gắng bình tĩnh và báo cảnh sát,” người thợ nail nhớ lại. Chủ tiệm nail không muốn bình luận về vụ việc.

    Franco bị buộc tội tấn công trọng tội. Cô đã được thả khỏi nhà tù Hamilton County sau khi đóng tiền bảo lãnh 10,000 USD. Cô này sẽ trở lại tòa án vào ngày 27 tháng 12.

    Bài liên quan: Khách hàng tát thợ nail vì nói chuyện tiếng Việt

    Cảnh sát thành phố Oklahoma đã bắt giữ Candace Nicole Muzny, 43 tuổi, vì hành hung và dùng dao đe dọa hai thợ nail chỉ vì họ nói tiếng Việt. 

    Muzny bị bắt tối 12/1/2020 với cáo buộc tấn công bằng hung khí trong sự việc xảy ra vào tại tiệm Creative Nail, thành phố Oklahoma, bang Oklahoma (Hoa Kỳ).

    Nghi phạm Candace Nicole Muzny. Ảnh: Oklahoma City Police

    Theo báo cáo của cảnh sát, Muzny đang làm móng tay tại cửa tiệm thì một nhân viên quay sang nói chuyện bằng tiếng Việt với đồng nghiệp. Người phụ nữ trở nên tức giận, quát tháo họ rồi tát vào mặt của một nhân viên. Khi một người khác định gọi cảnh sát, Muzny rút dao bấm từ trong túi ra và chĩa vào mặt anh ta đe dọa. 

    Khi một cảnh sát có mặt ở tiệm nail để bắt Muzny, con chó của người phụ nữ này cắn vào chân anh. Muzny còn lia dao tấn công cảnh sát, khiến người này bị một vết cắt nhỏ sau tai.

    Khu vực nơi có tiệm làm móng xảy ra sự việc. Ảnh chụp màn hình LoopNet

    Nghi phạm đã được thả vào hôm 13/1 với số tiền bảo lãnh 20.000 USD. Người phụ nữ này chưa bị truy tố chính thức và hồ sơ tòa án cho thấy bà ta cũng không có luật sư. 

    Từ trước tới nay, không hiếm những trường hợp thợ nail nhận gạch đá vì nói xấu khách bằng tiếng Việt.

    Vào năm 2019, một khánh hàng nói tiếng Anh đến từ Sydney (Úc), đã đưa người bạn trai biết tiếng Việt của mình đến cửa hàng để tìm hiểu xem các nhân viên đang bí mật nói với nhau những gì. Và những gì cô nghe được khiến cô rất sốc.

    “Tôi luôn cảm giác rằng họ đang nói xấu về khách hàng nhưng không có bằng chứng nên tôi đã thuyết phục bạn trai mình đi cùng”, cô viết trên Facebook.

    Người phụ nữ kể rằng cô nhân viên đã bỏ qua bước sơn lót. Khi cô lịch sự nhắc nhở, nhân viên đã quay sang đồng nghiệp của mình và bắt đầu nói điều gì đó bằng tiếng Việt.

    “Bạn trai của tôi phiên dịch rằng cô nhân viên không muốn làm móng cho tôi và gọi tôi là “bitch”. Tôi cảm thấy bị xúc phạm, trong khi tôi đã tỏ ra rất lịch sự. Bạn trai tôi sau đó hỏi nhân viên kia rằng có vấn đề gì không bằng tiếng Việt”. Và người nhân viên trông có vẻ hoảng loạn khi cô nhận ra người bạn trai có thể hiểu mọi lời họ nói.

    "Không ai đáng bị đối xử theo cách đó dù họ có hiểu tiếng hay không", cô nói. Người phụ nữ cũng cho biết không phải tất cả các tiệm làm móng nào cũng như vậy. Cô đã nhận được sự đón tiếp thân thiện và chuyên nghiệp tại các cửa hàng khác.

    Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội nhiều người đã nhanh chóng chia sẻ câu chuyện tương tự về việc bị nhân viên nói xấu bằng tiếng nước ngoài.

    Baocalitoday (theo Fox19)

  • “Người Việt thường khéo tay, chịu khó nhưng giao tiếp kém nên không được chủ Mỹ nhận làm. Ở nội đô New York, thợ Hàn Quốc, Trung Quốc thường được coi trọng hơn, còn thợ Việt Nam, Lào, Campuchia hay người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mexico luôn ở tầng đáy. Họ phải làm việc nhiều giờ hơn với mức thu nhập tính ra chỉ bằng một nửa”, Phạm Thảo Ly, người đã có 15 năm làm nail trên đất Mỹ đúc kết.

    Thị trấn Greece, quận Monroe thuộc xứ lạnh của nước Mỹ, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt. Tháng 5 đến tháng 9, trời ấm áp nên các tiệm nail khá đông khách. Thời gian còn lại là mùa đông lạnh giá, có khi cả ngày không có khách, những người thợ buồn chán chỉ ngồi chơi không, thu nhập giảm đáng kể. Họ mong chờ được bận rộn vào mấy tuần lễ Giáng sinh – mùa người dân đi làm đẹp, rồi lại ngồi chơi đến mùa hè. Rất nhiều thợ nail người Việt không chịu được nên bỏ về xứ nóng để kiếm tiền quanh năm.

    Có một thời điểm quá buồn chán, Ly chuyển xuống Dallas (Texas). Ở đây tiệm nail còn nhiều hơn quán cà phê Starbucks. Đi vài bước lại gặp ông chủ và thợ người Việt. Thời tiết ấm áp nên kinh doanh nail ở vùng này đông khách hơn hẳn, song giá dịch vụ cũng rất rẻ nên muốn kiếm nhiều thì phải làm nhiều hơn.

    Thợ ở đây thường làm cật lực 10-12 tiếng mỗi ngày, thời gian nghỉ ngơi rất hiếm hoi, họ thường phải tranh thủ nhắm mắt, ngả lưng ngay trên ghế ngồi của khách hoặc gục xuống bàn làm móng. Sự cạnh tranh giữa các cửa tiệm vô cùng gay gắt. Làm hơn 2 năm trong một spa rất lớn có gần 30 thợ, vì không chịu được cuộc sống quá bon chen, Ly quay về Greece, tự mở một tiệm riêng.

    noi kho nguoi viet la kho tam
    “Không hiểu sao cùng là người Việt mà trên đất khách không có tình với nhau?”

    Làm nail giá rẻ là đặc điểm của tiệm nail người Việt. Nếu bạn thấy bảng giá 60-80 đô la cho mỗi bộ móng thì chắc chắn đó là tiệm của người Mỹ hoặc Hàn Quốc trong khu phố lớn, nếu giá chỉ bằng một nửa, biết ngay chủ tiệm là người Việt Nam.

    Đó là cách người ngoài nhìn vào, còn Ly thường nhận ra đồng nghiệp của mình qua đôi bàn tay, cái bụng, tấm lưng và da mặt. Nếu bạn nghĩ người làm nail phải sơn móng cầu kỳ, tay chân nõn nà để lấy được lòng tin của khách hàng thì đã nhầm. Những người làm nail thường có đôi bàn tay thô ráp, bong tróc, ngón cái bị chai và sưng to. Nhìn vào cơ thể mình, Ly còn chắc chắn người làm nail đa phần béo bụng, lưng gù vì cả ngày ngồi cắm mặt vào tay, vào chân của khách.

    15 năm trên đất Mỹ gắn liền với kìm, giũa và đủ loại hóa chất, Ly đã gặp nhiều người đồng nghiệp có vùng trán và cằm nổi đầy mụn, bôi đủ loại thuốc cũng không khỏi. Tất cả bọn họ đều bị dị dứng với hóa chất từ sơn móng, nước tẩy. Vùng da nào khẩu trang không che được, vùng da đó sẽ mọc mụn.

    Cơ địa da của Ly may mắn tốt hơn nhưng cô rất sợ mùi hóa chất, đeo ba bốn lớp khẩu trang vẫn thấy váng vất đau đầu. Mùa hè năm 2004, ngày đầu tiên bước chân vào cửa tiệm nail của dì và chú ruột ở Greece, Ly ngay lập tức bị mùi sơn móng và nước tẩy nồng nặc xộc thẳng vào mũi khiến đầu óc quay cuồng như say bia, mắt cay xè. Dì của Ly bảo cô ngồi xuống massage chân cho khách, cô lập cập làm theo, khách nói gì cũng chỉ hiểu bập bõm, không dám ngẩng mặt lên nhìn họ.

    Nhưng khó khăn chỉ thực sự đến khi Ly phải đi làm thuê trong một tiệm nail xa lạ vì người dì chuyển qua tiểu bang khác. Cửa tiệm đó có chủ và 15 thợ đều là người Việt Nam. Ly được chủ quý vì giỏi tiếng Anh nhất lại có khả năng vẽ móng. Có hôm thợ cứng nghỉ, Ly được làm thế chỗ. Thấy cô làm nhanh, cười nói với khách vui vẻ, những người thợ còn lại nói máy nói móc sau lưng cô bằng tiếng Việt. Đó là ngày đầu tiên Ly ôm gối khóc vì uất ức, không hiểu sao cùng là người Việt mà trên đất khách không có tình với nhau.

    15 năm trước Ly 19 tuổi, một mình bay qua Mỹ tìm việc. Cô mang theo 300 đô la, tiếng Anh đủ để giao tiếp cơ bản và ước mơ có nhiều tiền đón em qua du học.

    Giờ thì Ly đã là chủ một tiệm nail, có nhà riêng và xe hơi. Ước mơ đón mẹ và em qua Mỹ cô đã thực hiện được. Song con đường hơn một thập kỉ sống và làm giàu nhờ nghề nail trên đất Mỹ vẫn chưa khi nào dễ dàng. Với Ly, nỗi khổ lớn nhất của người Việt khi đi làm nail là khổ tâm. Vừa phải làm thợ ở bên này, vừa phải lo cho gia đình ở Việt Nam, chịu áp lực từ cả chủ, đồng nghiệp và khách hàng. Những ích kỉ, tranh giành có lẽ cũng đến từ gánh nặng cơm áo và cả gia đình mà mỗi người Việt xa xứ đều phải gánh vác trên lưng.

    Theo Đẹp

  • Ngày đầu làm nail tại Mỹ, Bảo Anh có mặt ở cửa hàng lúc 8 giờ sáng, mang theo hộp cơm trưa mẹ nấu và bộ dụng cụ chuyên dùng của thợ làm móng. Chàng trai 19 tuổi mất hai tiếng để làm xong bộ móng đầu tiên, lâu gấp đôi người thợ ngồi bên cạnh. Vì chưa quen cầm kìm bấm móng nên tay cậu run bần bật, chỉ sợ làm khách chảy máu. Ngồi cả ngày dài, lưng cậu mỏi nhừ, đêm trằn trọc không ngủ được, chỉ mong sáng mai thức dậy được quay về Việt Nam…

    Sống ở Mỹ còn khổ hơn ở nhà

    Bảo Anh sinh ra tại thành phố Vinh. Năm 2007, mẹ cậu sang Mỹ làm ăn với mong muốn gia đình có cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng từ sau năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ở Mỹ, người dân cắt giảm chi phí làm đẹp. Các chủ tiệm người Việt sẵn sàng đẩy giá xuống cực thấp để hút khách, thợ làm nail như mẹ của Bảo Anh vì vậy cũng không có thu nhập tốt. Suốt 7 năm liền không thấy mẹ về thăm, Bảo Anh cũng không biết mẹ khó khăn thế nào vì: “Mẹ tôi không dám kêu ca nhiều, sợ người nhà ở Việt Nam lo lắng”.

    Khi Bảo Anh đang là sinh viên năm nhất ngành Quản trị Kinh doanh Đại học Ngoại Thương Hà Nội, mẹ cậu gợi ý con trai qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình để tiếp tục học đại học và lập nghiệp. “Tôi đi ngay, không nghĩ ngợi nhiều vì nghĩ qua Mỹ sẽ rất sướng. Xem qua TV, sách báo thấy Mỹ toàn nhà cao tầng, đường phố sạch đẹp, đời sống dân trí cao nên tò mò muốn khám phá”, cậu nhớ lại.

    Trong mắt chàng trai 19 tuổi lúc đó, nước Mỹ là nơi dễ kiếm tiền: “Thợ nail như mẹ tôi mỗi ngày thu nhập lên tới 130-150 đô (khoảng hơn 3 triệu đồng tiền Việt), ở nhà làm gì để ra ngần đó?”. Vậy là bỏ dở đại học, Bảo Anh qua Mỹ.

    Đặt chân đến vùng đất mơ ước nhưng xa lạ, chuỗi ngày vỡ mộng mới bắt đầu. Bảo Anh cùng mẹ và cậu ruột thuê một căn hộ chung cư hai phòng ngủ, giá 1.500 đô mỗi tháng để sinh sống. Hai mẹ con ở chung phòng, buổi tối Bảo Anh trải một tấm chăn mỏng xuống đất để ngủ. Mẹ và cậu của cậu đi làm từ 7 giờ sáng đến tối muộn mới về.

    “Cuộc sống quá vất vả! Điều kiện ăn ở còn khổ hơn ở quê mình. Tôi muốn tự lập nên xin đi học nghề nail trong lúc chờ nhập học đại học. Mẹ tôi cũng ủng hộ vì nghề này vất vả nhưng dễ kiếm tiền”.

    Bảo Anh qua trường dạy nghề, đăng ký khóa 4 tháng, học phí 1.200 đô la nhưng không lên lớp vì bài thực hành ở trường khác hoàn toàn so với thực tế đi làm. “Tôi học tài liệu trường đưa, học một vài bài ‘tủ’ để thi đỗ lấy chứng chỉ. Sau này tôi mới biết nhiều người Việt Nam qua đây cũng không học nghề ở trường mà chỉ thi lấy chứng chỉ hợp pháp. Họ học từ lúc ở Việt Nam hoặc được thợ chính của các tiệm bên này dạy cho, như vậy nhanh và dễ làm hơn”. Có chứng chỉ nghề trong tay, Bảo Anh cũng không thể ngờ con đường làm nghề của mình vẫn gian nan đến thế.

    nguoi viet kho song voi nhau

    “Muốn làm ăn tử tế thì vào khu ít người Việt thôi!”

    Bảo Anh tổng kết sau hơn 5 năm làm nghề: “Nếu ai hỏi sang Mỹ làm gì nhanh ra tiền nhất, sẽ có 9/10 người nói làm nail. Nhưng với tôi, nghề này cực khổ và phức tạp dù có thể thu nhập lên tới cả ngàn đô mỗi tuần”.

    Làm thợ tại một cửa tiệm của người Việt, Bảo Anh mới được chứng kiến cảnh bà con tranh giành khách, bất đồng, thù ghét nhau. “Tôi được khách thuê làm dịch vụ móng bột với giá 40 đô, bạn chỉ làm sơn nước 20 đô là nảy sinh ganh tị. Chủ xếp khách cho người này nhiều hơn, người kia ít hơn cũng dẫn đến ẩu đả. Tiệm tôi làm có vài lần thợ đánh nhau vì giành khách. Không ít người còn bảo tôi: muốn làm ăn tử tế thì vào khu ít người Việt thôi”.

    Ban đầu Bảo Anh bất ngờ vì người Việt ích kỉ, coi nhau như kẻ thù trên đất khách. Nhưng sau này cậu hiểu, thợ làm nail ở đây đa phần là phụ nữ, họ phải chấp nhận xa quê, xa gia đình, đối mặt với muôn vàn nguy cơ nơi xứ người, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc cố gắng kiếm tiền, kể cả phải đạp lên bát cơm của người khác. Ai cũng làm 12 tiếng liên tục mỗi ngày, khi khách đông, chỉ dám ăn vội ăn vàng ngày một bữa để tranh thủ thời gian kiếm thêm. “Tôi cũng như mọi người, nhìn mỗi bộ móng làm ra được vài chục đô là nhân lên gần triệu tiền Việt, bỏ hoặc bị mất lượt thấy tiếc rẻ”.

    Làm chủ có dễ hơn làm thợ?

    Làm thợ hai năm, Bảo Anh quen với việc còng lưng ngồi giũa móng cả ngày cho khách nhưng không chịu được môi trường tranh giành khách quá phức tạp, cậu bỏ hết vốn liếng để mua lại một cửa tiệm nhỏ giá 40.000 đô. Nhưng làm chủ cũng đâu có sướng hơn: “Tiệm mới mở, chưa quen khách nên thợ không có thu nhập, bỏ đi gần hết. Gặp phải nhiều khách trái tính, họ làm móng rồi vài ngày sau ra bắt đền. Được 2 năm thì tôi nhượng lại tiệm, ôm về một đống nợ nhưng cũng có kha khá kinh nghiệm quản lý”.

    Bảo Anh một lần nữa mua lại tiệm lớn hơn, chung vốn cùng mẹ và hai người bạn. Lần này cậu chọn mặt bằng ở khu mua sắm đông người qua lại và quản lý thợ chặt chẽ hơn. “Tôi và mẹ ít vốn nên không dám thuê nhiều người làm. Sáng sáng, hai mẹ con phải đến sớm quét dọn, chuẩn bị ghế, đồ nghề và chờ thợ đến”. Bảo Anh lo từ việc sắp xếp khách sao cho thợ không tị nạnh nhau đến chào mời, chăm sóc khách hàng.

    Những năm gần đây, nghề nail dần thịnh trở lại ở California. Các tiệm mới mọc đầy đường, trong các khu mua sắm lẫn trung tâm thương mại. Dễ hơn mà cũng khó hơn. Dễ vì khách nhiều; khó vì thợ kiêu, lúc nào cũng có nơi chào đón, các chủ tiệm thì chơi xấu lẫn nhau. “Có ngày ngủ dậy tôi giật mình vì trang Facebook của tiệm có vài trăm bình luận chê bai, đánh giá tiêu cực. Tìm hiểu ra thì toàn tài khoản ảo do chủ tiệm khác lập để giành khách”.

    Không người Mỹ nào chịu làm nail với giá “bèo” như người Việt vì phải chiều chuộng bao lượt khách lạ lẫn quen, ngày ngày hít hóa chất độc hại hay cắn răng chịu đựng sự chèn ép của đồng nghiệp, chưa kể những khi khách đông, chủ cũng phải lao vào làm như thợ, bữa trưa ăn lúc 6 giờ tối là chuyện bình thường.

    Bảo Anh cho rằng người Việt chấp nhận làm nghề này vì: “Mình hay nhân tiền đô ra tiền Việt nên thấy kiếm khá chứ thực ra là bán sức lao động giá rẻ. Ngồi cả ngày làm gãy lưng mới kiếm được tiền. Môi trường nhiều hóa chất độc hại, ai cũng biết nhưng đều tự lừa mình: có chết ngay đâu mà lo”.

    Theo Đẹp

  • Hai vợ chồng cùng "song kiếm hợp bích", hỗ trợ nhau trong các công ty gia đình là kịch bản không hề mới ở Việt Nam. Với nhiều trường hợp, việc này không gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thậm chí còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trơn tru, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều câu chuyện ngoại lệ. Chẳng hạn câu chuyện của một vị đại gia ngành kềm nổi danh một thời, ông Trần Vĩnh Bảo. 

    Ông Bảo quê gốc ở Cần Thơ, sau đó ông lên Sài Gòn làm thợ sản xuất kềm. Nhờ đam mê với ngành, cộng thêm khả năng nắm bắt cơ hội và học hỏi nhanh, năm 2000, ông Bảo thành lập Kềm ViBa, viết tắt của Vĩnh Bảo.

    Đến 2006, Kềm ViBa bước vào giai đoạn huy hoàng khi xây dựng hệ thống với khoảng 400 nhân sự. Cùng với một hãng kềm khổng lồ đang rất thành công hiện nay, ViBa trở thành thương hiệu sản xuất kềm nổi tiếng nhất nhì Việt Nam.

    Lúc này, ông Bảo nghĩ đến chuyện gọi vốn đầu tư. Ông bán 30% cổ phần cho một nhà đầu tư Singapore, còn mình giữ lại 70%. Chỉ có điều về sau ông chia thêm 35% cổ phần cho vợ và đây cũng chính là lúc bị kịch bắt đầu.

    "Nhà đầu tư đó là người Hoa nói tiếng Anh, tôi không biết tiếng nên nhờ bà xã tôi làm việc. Đâu ngờ hai người đó phát sinh tình cảm. Ông đầu tư muốn chiếm đoạt luôn công ty, nên tôi phải ra đi…", ông Bảo chia sẻ.

    "Ông gài tôi phải bán công ty, kèm cam kết không làm kềm trong vòng 5 năm kể từ ngày bán công ty. Lúc đó danh dự tôi lớn lắm, tôi chỉ nghĩ đến cái chết thôi. Nhưng tôi nghĩ mình phải quyết tâm đứng lên làm lại, lấy lại danh dự đó".

    Giữ đúng cam kết, trong 5 năm, ông Bảo không bước chân trở lại ngành kềm. Nhưng ông đã tận dụng 5 năm đó để nghiên cứu thị trường kềm trên toàn thế giới, tìm cách lấy lại danh dự ngày nào.

    teknail 1
    Ông Trần Vĩnh Bảo

    Ông nhận thấy cách sử dụng cây kềm ở nước ngoài và Việt Nam không giống nhau. Nhân viên làm móng (nail) ở Mỹ phải kỳ công giữ vệ sinh cây kềm sau một lần sử dụng, bị phạt 500 - 1000 USD nếu quên bảo quản kềm. Để giải quyết bất cập cho họ, ông Bảo nghĩ đến một mô hình sản xuất kềm sạch, đồng thời tự mày mò, chế tạo máy móc cho riêng mình.

    Năm 2015, ông chủ ViBa ngày nào tiếp tục tái khởi nghiệp, sản xuất kềm ở tuổi gần 60 với thương hiệu kềm sạch TekNails. Đồng thời, ông vẫn cho ra đời những cây kềm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của một số khách hàng trong và ngoài nước.

    Ông cũng tâm sự: Ngành kềm có đặc thù là không có thiết bị máy móc dành riêng cho nó, mà khuôn mẫu phải tự chế tạo, muốn chế tạo phải am hiểu.

    "Đã có nhiều người mon men làm việc với tôi nhưng họ không thành tâm khi cộng tác, làm được dăm ba tháng thấy ngành kềm béo bở quá, họ tìm cách hạ tỷ lệ góp vốn xuống. Quỹ thời gian của tôi chỉ còn 5 năm nữa, nên tôi đi tìm những bạn trẻ. Tôi ước mơ 5 năm nữa, sẽ chuyển giao toàn bộ bí mật ngành kềm cho lớp trẻ", ông Bảo tâm sự.

    Ông đã từng mang mô hình kềm TekNails lên gọi vốn trong Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Shark Trần Anh Vương. Tuy nhiên vì số vốn ban đầu đặt ra quá cao nên startup của ông phải ra về tay trắng.

    Ở thời điểm cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra (2019), nghĩa là ngay sau khi TekNails lên sóng truyền hình, CEO Trần Vĩnh Bảo cho biết ông đang nỗ lực mở rộng, hoàn thiện quy trình sản xuất bằng công nghệ. Ông đặt mục tiêu cho ra đời 9 triệu sản phẩm/tháng.

    35 năm sản xuất kềm làm móng của doanh nghiệp Việt

    Sinh ra trong gia đình có 9 anh em, lại là con trưởng, tại Thành phố Cần Thơ, anh Trần Vĩnh Bảo tự tạo hướng đi cho gia đình - sơn sửa xe đạp và xe máy. Vì không hứng thú với nghề này, chàng trai trẻ lên Sài Gòn lập nghiệp vào năm 1980 với mong muốn tìm công việc có ý nghĩa hơn và kiếm thật nhiều tiền.

    Cơ duyên đến với nghề sản xuất kềm làm móng khá tình cờ khi anh làm lao công cho một lò kềm tại Phú Nhuận - nghề gia truyền của dòng họ Võ. Sau nhiều tháng được ông chủ hướng dẫn phục hồi cây kềm bằng cách cắt miếng thép tháp lại 2 mũi kềm đã mòn, chàng trai trẻ say mê mày mò cách làm công cụ này. Sau 6 năm học nghề từ Sài Gòn xuống tận Bến Tre cùng số tiền dành dụm, anh mở một xưởng nhỏ sản xuất kềm và dạy nghề cho các anh em trong nhà.

    Quy trình sản xuất từ một cây sắt thô để thành chiếc kềm hoàn thiện trải qua nhiều công đoạn với 78 chi tiết quan trọng như: dập đầu, dập cán, chặt rìa, mài bụng, mài lưng, ngấn rãnh, mài mang, khoan lớn, khoan nhỏ... Riêng phần con ốc để kết nối hai thân kềm được xem là linh hồn của sản phẩm. Tất cả đều làm bằng thủ công. Các em của ông mỗi người đảm nhiệm một khâu - từ chế tạo máy, chế tạo khuôn, mài bén, đánh bóng và ráp các chi tiết lại với nhau...

    "Những thành phẩm đầu tiên ra đời được đem phân phối cho thị trường, mang theo hy vọng và ước mơ của cả tập thể", ông nói.

    Năm 2000, ông quyết định thành lập công ty ViBa (viết tắt từ tên "Vĩnh Bảo"), do không đủ tài chính để thuê người thiết kế logo, anh em của ông tự sáng tạo. Sau đó, ông hợp tác cùng một người bạn để tuyển nhân công, mở rộng dây chuyền sản xuất.

    Giai đoạn 2001-2006 là thời điểm thịnh vượng nhất của ViBa - với hàng trăm nhân công và sản xuất 5.000 chiếc kềm mỗi ngày. Các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Singapore, Philippines và Colombia... cũng gọi điện đặt hàng. Cung không đủ cầu, công nhân phải tăng ca bất kể đêm ngày.

    Ông chia sẻ: "Trước đó, tôi ao ước có thể sản xuất được 50 cây mỗi ngày, tôi nói với các em mình khi nào mỗi ngày làm ra được 500 cây thì chúng ta sẽ giàu. Thế nhưng khi làm 500 cây, 1.000 rồi đến 5.000 cây cũng không thấy giàu. Các em tôi đều nản, muốn từ bỏ nhưng vì thương anh, chúng lại tiếp tục".

    Do thiếu kinh nghiệm về pháp lý, về phương pháp quản lý nhân sự, tài chính chưa đúng cách, ông liên tiếp 5 lần gặp thất bại. Mỗi lần vấp ngã, ông quyết đứng dậy để làm lại từ đầu với nghề này, tuy nhiên, sai lầm lớn trong quản lý khiến ông đánh mất thương hiệu ViBa, các mối quan hệ có được sau mấy chục năm đều tan biến.

    Trải qua nhiều biến cố, ông nhận ra khâu yếu kém nhất là quy trình vận hành bộ máy nhân sự, marketing bán hàng và chăm sóc khách hàng. Ông tâm sự: "Khi ấy tôi chỉ chăm chăm hoàn thiện sản phẩm và kỹ thuật mà không biết gì về Internet, bán hàng online hay quảng bá sản phẩm, khiến thương hiệu bị bó hẹp, không phát triển được".

    teknail 1
    Ông Bảo giám sát từng quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

    Ông vừa thành lập công ty Teknails và định hướng cho doanh nghiệp mình công nghệ hóa quy trình sản xuất cũng như kỹ thuật bán tự động thay thế thủ công, tạo nên sản phẩm đồng đều và giảm thiểu khấu hao lớn và chỉ còn phụ thuộc một ít tay nghề thợ lâu năm. Ông mong muốn kết nối cộng đồng nails trên toàn thế giới để trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa và học tập lẫn nhau.

    Theo ông Trần Vĩnh Bảo, marketing truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ cách mạng 4.0. Vì vậy ông đã trang bị thêm trang thiết bị sản xuất và hệ thống "điện tử hóa" từ Website, App, Erp, Crm... để quản trị doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh bán hàng tiếp thị liên kết, xây dựng cộng đồng nail bền vững. Điểm nổi bật là hệ thống này trang bị cho tất cả thành viên tham gia từ thợ nail, chủ tiệm nail một website thông minh, cùng nhau liên kết chia sẻ giá trị.

    Theo Cafef

  • Một hệ thống tiệm nail của người Việt ở Nam California đã kiện chính quyền địa phương và tiểu bang $5 triệu vì tiếp tục bị cấm mở cửa lại, theo Yahoo.

    Hôm thứ Tư ngày 23/9/2020, Images Luxury Nail Lounge nộp đơn kiện chính quyền 3 thành phố nơi họ mở tiệm là Irvine, Newport Beach và Long Beach, cũng như 2 quận hạt Orange và Los Angeles, cùng tiểu bang California.

    Images Luxury Nail Lounge
    Một tiệm nail của Images Luxury Nail Lounge ở Irvine, Nam California. Ảnh: Yelp

    Hệ thống tiệm nail này cáo buộc chính quyền vi phạm quyền hiến định của họ như trong Hiến pháp Liên bang và California, qua việc thực thi lệnh hành pháp mà Thống đốc Gavin Newsom ban hành hôm 19/3/2020. Trong khi đến nay, nhiều doanh nghiệp tương tự được phép mở lại, tiệm nail vẫn phải đóng cửa.

    Ông Tony Nguyễn, tổng giám đốc Images Luxury Nail Lounge, lưu ý ''cộng đồng người Việt bị phân biệt đối xử trong lệnh hành pháp bất công và tùy tiện này''.

    Trong số 11,000 tiệm nail ở California, 80% là của người Việt. Ông Tony chỉ ra rằng ''vì tiểu bang, quận hạt và thành phố đã cho phép tiệm tóc mở lại bình thường, rõ ràng chính quyền thực thi các quy định theo kiểu phân biệt sắc tộc. Chẳng hạn, với tiệm tóc, người thợ đứng rất gần mặt khách. Còn với tiệm nail, người thợ có thể ngồi cách cả cánh tay. Tuy nhiên, tiệm tóc đã được phép mở lại bình thường, còn tiệm nail của người Việt thì chưa''.

    Mặc dù tiệm nail này đã được phép làm bên ngoài, nhưng ông Tony nhấn mạnh: ''Chúng tôi không thể làm bên ngoài. Hầu hết khu mua sắm mà chúng tôi mở tiệm không cho phép làm bên ngoài, rồi ghế và thiết bị của chúng tôi phải gắn xuống đất nữa''.

    Đơn kiện của Images Luxury Nail Lounge nêu rõ, 6 tháng qua, tiệm nail không làm ra đồng nào dù vẫn phải trả những chi phí cố định như thuê mặt bằng, lệ phí bằng hành nghề và thuế...

    Hơn nữa, tiệm nail cũng thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa Covid-19 để bảo đảm an toàn cho khách như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, giảm số lượng khách vô bên trong, làm thủ tục check-in và check-out không cần chạm tay, cứ 2 ghế mới sử dụng 1 ghế... Những biện pháp đó giúp tiệm nail an toàn bằng hoặc hơn những doanh nghiệp khác.

    Ông Tony cho hay ''Images Luxury Nail Lounge chỉ muốn được trả lại số tiền mà chính quyền lấy của họ qua việc thực thi các quy định tùy tiện theo kiểu phân biệt sắc tộc''.

    Theo Người Việt

     

     

  • Gắn bó với cộng đồng nghề nail ở California 15 năm, bà Đoàn Phương An nói dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với ngành này trong nhiều thập niên.

    nganh nail tieu dieu 1

    Làm móng (nail) là ngành kinh doanh tỷ đô tại Mỹ. Một báo cáo của Trung tâm Lao động thuộc Đại học California tại Los Angeles (UCLA) phối hợp cùng Liên hiệp ngành móng lành mạnh California (CHNSC) công bố cuối tháng 11/2018 cho biết doanh thu ngành nail tăng dần từ năm 2008, từ dưới 2 tỷ USD để đạt khoảng 4,5 tỷ USD vào năm 2015, và dự kiến đạt gần 6 tỷ USD trong năm 2020.

    Tuy nhiên, viễn cảnh tăng trưởng của ngành nail bị đảo lộn hoàn toàn bởi dịch Covid-19. Tại California, chính quyền bang áp dụng giới nghiêm và yêu cầu đóng cửa những dịch vụ phi thiết yếu và những ngành có khả năng truyền nhiễm cao kể từ ngày 15/3.

    Bà Đoàn Phương An, chuyên viên quan hệ cộng đồng của CHNSC và cũng là một trong những người đầu tiên cùng sáng lập hội này, nói rằng Covid-19 là thiệt hại nặng nề đầu tiên với ngành nail mà bà từng chứng kiến.

    “Thấy nhiều chủ tiệm phải đóng cửa thì tôi buồn lắm... Ngành nail bây giờ rất là tiêu điều. Tội nghiệp lắm”, bà nói.

    nganh nail tieu dieu 1
    Bà Đoàn Phương An hướng dẫn các thành viên về thực hành làm móng an toàn. Ảnh: CHNSC.

    Nỗ lực cầm cự

    Chị Cát Mỹ, chủ tiệm nail đã hoạt động hơn 3 năm ở Los Angeles, nói: “Tôi nghĩ với những lứa 7X, 8X, 9X hoặc thậm chí những thế hệ trước như 4X, 5X thì chắc lần đầu tiên họ đối mặt với khủng hoảng như thế này”.

    Khảo sát 90 chủ tiệm nail ở California do Trung tâm Lao động thuộc UCLA và CHNSC cùng công bố đầu tháng 6 cho biết hơn một nửa chủ tiệm khó có thể thanh toán tiền mặt bằng trong hai tháng tới nếu tiếp tục ngưng hoạt động.

    Trong thời gian đóng cửa, chị Mỹ phải dùng tiền tiết kiệm để trả tiền thuê mặt bằng trong tháng 4 và 5. “Tiền tháng 6 thì tôi tạm ngưng đóng để theo dõi tình hình. Chủ đất có thể cho lùi, nhưng đến cuối năm thì mình vẫn phải trả dồn”.

    Tương tự, tiệm của chị Amy Nguyễn ở Hungtington Beach cũng phải đóng suốt 3 tháng qua, dù tiệm chỉ mới thành lập được hơn một năm. “Chi phí thuê mặt bằng của tiệm tôi khoảng 3.000 USD/tháng nên tôi cũng còn cầm cự được bằng tiền túi”.

    Trong khi đó, toàn bộ 14 nhân viên tại tiệm chị Cát Mỹ và 3 người thợ ở tiệm chị Amy buộc phải nghỉ không lương. Hơn 90% chủ tiệm ở California, trong khảo sát của UCLA và CHNSC, buộc phải ra quyết định tương tự.

    “Làm việc cộng đồng 15 năm nay, tôi rất thương những người thợ nail. Làm cái việc phải nâng tay, nâng chân người khác. Người Mỹ họ cũng to con hơn mình”, bà Phương An nói.

    Hơn nữa, thợ thỉnh thoảng phải đấm bóp cho khách chứ không chỉ là làm móng. Đó là những dịch vụ cộng thêm mà các tiệm tung ra để giữ khách hàng. “Khi đông khách thì chủ cũng phải lao ra làm chung với thợ chứ đâu phải ngồi không. Nên đồng tiền từ ngành nail là những đồng tiền mồ hôi nước mắt”.

    Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cho biết mức lương trung bình của thợ nail năm 2018 vào khoảng 25.000 USD/năm. Sau khi phải tạm ngưng việc do dịch, tất cả thợ tại tiệm của chị Cát Mỹ và chị Amy Nguyễn, cùng khoảng 30 triệu người Mỹ (số liệu đến đầu tháng 5, theo CNN) đã làm hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp.

    “Mỗi người thợ được nhận 150 USD của tiểu bang và 600 USD từ liên bang, là thành 750 USD mỗi tuần. Như vậy cũng đủ trang trải, nhiều khi còn dư. Nhưng hình như trợ cấp chỉ đến khoảng cuối tháng 7 là hết”, chị Cát Mỹ nói.

    Bên cạnh hỗ trợ tài chính cho người thợ, chủ tiệm nail cũng là đối tượng nằm trong các khoản cho vay ưu đãi của chính phủ liên bang để ứng phó với đại dịch, gọi là Đạo luật CARES. Khảo sát của UCLA và CHNSC cho biết hơn 60 chủ tiệm đã nộp đơn cho các chương trình này, nhưng một số người không đạt tiêu chuẩn để xem xét.

    Hai chương trình chính được nhiều người quan tâm, theo chị Cát Mỹ và Amy Nguyễn, là Chương trình vay vốn phục hồi thiệt hại kinh tế do thiên tai (EIDL) và Chương trình bảo vệ tiền lương (PPP), do Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) quản lý.

    EIDL cho vay có thể lên đến 2 triệu USD dùng để trang trải chi phí thiệt hại do đại dịch, với lãi suất hàng năm cho doanh nghiệp là 3,75% và thời hạn trả nợ tới 30 năm.

    Trong khi đó, chương trình PPP vốn là để cho doanh nghiệp vay trả lương cho nhân viên trong mùa dịch, trả lãi thế chấp hoặc trả tiền thuê cơ sở… Lãi suất cho vay của chương trình PPP chỉ 1%/năm, nhưng điểm đặc biệt là doanh nghiệp có thể được xoá nợ nếu chứng minh được 75% số tiền vay là dùng để trả lương.

    Chị Cát Mỹ đã nắm đến thông tin nhưng quyết định không nộp hồ sơ. “Bây giờ nhà nước giúp đỡ, cho mình mượn vài chục nghìn. Nhưng đó là cái nợ chứ không phải là cho không. Rồi cũng phải trả”. Do vậy, chị quyết định tiếp tục cầm cự bằng tiền cá nhân và đợi ngày mở cửa tiệm trở lại. “Họ cũng không có lý do gì để mà neo mình hoài. Tôi nghĩ việc mở cửa lại không thể muộn hơn tuần đầu tháng 7”.

    Lời nói hớ của thống đốc

    Năm 2018, toàn nước Mỹ có hơn 54.000 tiệm nail (làm móng chân, tay) với hơn 395.000 kỹ thuật viên có chứng chỉ hành nghề, theo Nails Magazine. Trong số này, hơn 70% là người Việt Nam và gốc Việt.

    Họ cũng là lực lượng chính, và áp đảo những sắc dân còn lại tại những bang chủ lực như California, Texas, Florida hoặc Georga. Riêng ở bang New York thì cộng đồng nail người Việt vẫn chiếm đa số nhưng ở tỷ lệ khiêm tốn hơn do sự cạnh tranh gay gắt của nhóm người Hoa và người Hàn.

    nganh nail tieu dieu 1

    Tuy nhiên, so với những tiểu bang khác, sự bức xúc của cộng đồng nail tại bang California với chính quyền gay gắt hơn, xuất phát từ một tuyên bố của thống đốc bang Gavin Newsom.

    Trong kế hoạch mở cửa của bang California, tiệm cắt tóc, làm tóc và tiệm làm móng nằm trong giai đoạn 3 của lộ trình. Dẫu vậy, từ ngày 26/5, các tiệm cắt tóc tại 47 trên tổng số 58 hạt ở California đã được cho phép đón khách trở lại.

    Nhìn nhận từ góc độ y tế, anh Wynn Huỳnh Trần, một bác sĩ hành nghề ở Los Angeles, cho rằng nếu so sánh giữa hai công việc thì làm móng có yếu tố rủi ro cao về truyền nhiễm hơn là làm tóc.

    Tuy nhiên, ngày 7/5, ông Newsom khẳng định trước giới truyền thông rằng “Sự lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên là xuất phát từ một tiệm làm móng”.

    Trong các diễn đàn trên Facebook của những nhóm cộng đồng người Việt ở California, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc vì phát biểu này của ông thống đốc.

    “Tôi nghĩ là ổng nói dóc. Ổng nói như vậy nhưng khi người ta hỏi là tiệm nào, vùng nào, hoặc xảy ra khi nào thì ổng không chỉ ra được. Ổng nói chuyện nhưng mà không có bằng chứng cụ thể để củng cố lời nói của ổng thì làm sao người ta tin, nói như mấy đứa con nít nói chuyện chơi thôi”, chị Amy Nguyễn bày tỏ bức xúc với Zing.

    Từ góc nhìn người chuyên gắn kết với cộng đồng nail, bà Phương An cho rằng ông thống đốc đã “nói hớ”.

    Bà không nghĩ ca bệnh đầu tiên thực sự xuất phát từ ngành nail, bởi vì phần lớn chủ-khách trong ngành này đều quen nhau. “Khách đi làm nail luôn là đi trong khu phố của họ, đi tiệm quen thôi. Làm nail thì mình không thể đi tiệm lạ được. Bởi vì đi tiệm lạ thì có thể gặp những vấn đề như tiền thì lấy đắt hơn, thợ có thể làm ẩu hơn hoặc không đúng ý mình.”

    Bác sĩ Wynn Trần cũng cho rằng Thống đốc Newsom đã không cung cấp được lý do thuyết phục cho phát biểu của mình.

    “Tôi nghĩ (phát biểu của thống đốc) là không nên. Nếu (phát biểu) không thay đổi được cách nhận thức, không thay đổi được kiểm soát dịch bệnh, cũng không thay đổi được cách chữa trị, thì không nhất thiết phải nói ra là từ đâu. Vì nếu như ông thống đốc nói là xuất phát từ đâu chăng nữa thì sẽ ảnh hưởng đến ngành đó”, anh nói với Zing.

    Khi không tìm được cơ sở để tin vào phát biểu của thống đốc bang, chị Cát Mỹ nói đây có thể là một chiêu để hạ uy tín ngành nail, vốn có lực lượng lao động là người Việt chiếm áp đảo. “Tiểu bang này theo phe Dân chủ, mà người Việt thì ủng hộ đảng Cộng hoà, ủng hộ Trump, nên ổng ghét”, chị nói.

    Khảo sát cử tri người Mỹ gốc Á năm 2018, một điều tra do nhóm nghiên cứu tại Đại học California-Riverside (UCR) thực hiện và được nhiều hãng thông tấn lớn của Mỹ dẫn lại, cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông Trump trong cộng đồng người gốc Việt đến 64%.

    Con số này cao hơn hẳn những nhóm dân khác như gốc Philippines (48%), gốc Hàn (32%), gốc Ấn (28%) hay gốc Hoa (24%). Người gốc Việt cũng có xu hướng bầu cho các ứng viên đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Hạ viện liên bang.

    nganh nail tieu dieu 1

    Cuộc bầu cử tháng 11/2018 tại Quận Cam, nơi tập trung đông người gốc Việt sinh sống nhất ở Mỹ, ghi nhận 24 ứng viên là người gốc Việt ứng cử vào các cơ quan công quyền khác nhau. Báo Los Angeles Times cho biết gần như hầu hết người thắng cử là đảng viên đảng Cộng hoà.

    Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cử tri của báo CalMatters (trụ sở ở Sacramento, California) năm 2016 dự báo xu hướng lòng trung thành với đảng Cộng hoà trong nhóm cử tri gốc Việt đang dịch chuyển theo độ tuổi. Cụ thể, tỷ lệ ủng hộ đảng này giảm dần từ mức 37% ở nhóm tuổi trên 55 còn 27% ở nhóm tuổi 35-44, và chỉ còn 12% ở nhóm tuổi 18-34.

    Trong khi đó, để cố gắng làm giảm tác hại từ lời “nói hớ” của thống đốc, bà Phương An và các cộng sự “phải trấn an các chị em ngành nail là khách sẽ không nghe theo đâu”.

    Một tháng sau, Sở Y tế cộng đồng California (CDPH) gửi đến đài NBC lời giải thích cụ thể hơn: “Ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên là từ một tiệm nail. Tuy nhiên, khi các hạt đang xem xét lại, chúng tôi nhận thấy lây nhiễm trong cộng đồng có thể diễn ra từ sớm hơn so với các mốc đã biết, và trước cả khi CDC thiết lập bộ quy tắc và năng lực xét nghiệm”.

    Tuy nhiên, những nỗ lực giải thích của chính quyền tiểu bang không xoa dịu được cơn bức xúc của cộng đồng ngành nail.

    Cuối tuần đầu tháng 6, nhiều nhóm người Việt tổ chức biểu tình đòi được mở cửa hoạt động lại. Hiệp hội ngành nail Pro Nails Association (trụ sở ở Irvine) thậm chí tuyên bố sẽ đâm đơn kiện Thống đốc Newsom vào tuần này. “Rất nhiều người đã sợ đến nỗi không dám bước vào tiệm nail. Phát biểu của ông thống đốc hoàn toàn vô căn cứ”, NBC ngày 8/6 dẫn lời ông Mike Võ, luật sư đại diện của hội.

    Mở cửa trong phập phù

    Vài ngày sau các cuộc biểu tình ở thành phố Westminster, đến ngày 12/6, Cơ quan y tế bang California cho biết hàng nghìn tiệm nail, tiệm xăm và massage sẽ được mở cửa trở lại trên phần lớn bang này kể từ ngày 19/6.

    Những chính sách phòng ngừa cũng tương tự như các cơ sở kinh doanh khác, đó là chủ tiệm và khách đều phải đeo khẩu trang, nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh, và giới hạn số lượng khách được vào tiệm.

    Khi Zing liên lạc lại với chị Amy Nguyễn sau khi có thông tin này, chị cho biết đã báo cho khách hàng về việc mở cửa lại và đang “xếp lịch mỏi tay luôn”.

    Cửa tiệm của chị Amy từ khi mở cửa đến nay đều tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn, như khi chủ hay thợ khi làm cho khách đều mang bao tay và đeo khẩu trang. Khi chuẩn bị mở cửa lại vào thứ 6 tới, chị cho biết áp dụng triệt để hơn, đồng thời yêu cầu khách phải đeo khẩu trang hay khi khách vào tiệm sẽ được đo thân nhiệt.

    Đặc biệt, khách cũng sẽ được yêu cầu ký tờ khai đồng thuận (consent form). “Chẳng hạn họ sẽ xác nhận là việc đến tiệm là hoàn toàn tự nguyện, hoặc điều kiện sức khoẻ đến nay là bình thường, họ cũng không lại gần hay tiếp xúc những người nhiễm Covid-19, chưa từng ra khỏi nước Mỹ trong 14 ngày qua".

    Biện pháp này nhằm bảo vệ cửa tiệm không phải chịu trách nhiệm nếu lời khai của khách không đúng sự thật.

    Chị Cát Mỹ cũng quyết định mở cửa tiệm dù tâm trạng phức tạp hơn. “Lúc chưa cho mở thì mình nôn nóng, mà bây giờ sắp được mở lại thì cũng sợ. Mình không chỉ giữ cho khách mà phải giữ cho cả thợ nữa. Chuyện gì xảy ra trong tiệm thì mình đều phải chịu trách nhiệm, khi đó còn rắc rối hơn”.

    nganh nail tieu dieu 1

    Để bảo đảm tuân thủ chỉ dẫn an toàn của chính quyền, chị Cát Mỹ cho biết sẽ giới hạn số lượng khách trong thời gian tới, và chỉ nhận những khách quen thân trước, rồi mới nhận những khách khác. “Hồi xưa mình còn nhận thêm khách vãng lai. Nhưng mà bây giờ sẽ giới hạn lại”.

    Bà chủ tiệm nail ở Los Angeles dự đoán lượt khách trong khoảng hai tuần đầu sau khi mở cửa lại sẽ rất nhiều, “vì quá lâu rồi họ không được đi làm móng, nhưng rồi sẽ giảm dần thôi vì họ vẫn còn lo ngại dịch”.

    Khi liên lạc lại với khoảng 15 chủ tiệm nail thân thuộc, bà Phương An cho biết nhiều người vẫn chưa định mở cửa lại ngay mà sẽ đợi thêm một thời gian nữa để theo dõi diễn biến của dịch.

    “Tôi nghĩ tình hình vẫn còn bấp bênh. Nếu mình sợ quá thì mình không nên làm. Chứ nếu đi làm mà sợ thì có hại cho tinh thần lắm”, bà Phương An nói.

    Những cảnh báo về làn sóng thứ 2, khi các ca nhiễm bệnh có thể tăng nhanh trở lại trong thời gian tới, là nguyên nhân chính khiến các chủ tiệm lo lắng.

    nganh nail tieu dieu 1

    Ở góc nhìn lạc quan hơn, bác sĩ Wynn Trần (ảnh bên) nói mở cửa lại cũng là cơ hội để người Việt cải tổ việc kinh doanh, và quan trọng hơn là để giữ vững thị phần nghề nail.

    “Bởi vì nếu gấp gáp hoạt động lại nhưng không đạt các tiêu chuẩn an toàn thì cũng sẽ bị buộc đóng cửa thôi. Sẽ có một số tiệm vượt qua kiểm định an toàn, nhưng một số tiệm có thể bị rớt. Mà nếu rớt đợt này thì sẽ rất khó để được cấp phép lại”, anh nói với Zing.

    Trong thời gian tới, vị bác sĩ cũng bày tỏ “sẽ không ngạc nhiên” nếu Bộ Y tế bang (CDPH) sẽ cùng với Bộ Bảo vệ người tiêu dùng (DCA) kiểm tra chéo các tiệm nail.

    Trước đây, việc đăng ký, kiểm định chất lượng và cấp phép hoạt động cho tiệm nail là trách nhiệm của Cơ quan nghề tóc và thẩm mỹ (CBBC) thuộc DCA. Tuy nhiên, “khi thống đốc đã cho rằng tiệm nail là nơi khởi nguồn của lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng thì các cơ quan y tế sẽ có trách nhiệm theo dõi tiếp, để chắc chắn rằng sẽ không còn rủi ro lây nhiễm nữa”, theo bác sĩ Wynn Trần.

    Theo Zing