Nghề nail: Những câu chuyện “dở khóc dở cười” với khách

Thường tiệm nail bị phạt, thợ cũng bị phạt do trách nhiệm liên đới. Vậy việc nhắc nhở lẫn nhau tuân thủ qui định trong nghề nail là cần thiết. Thợ nail quan niệm cái này là chuyện của chủ, cái nọ là trách nhiệm của chủ, bàng quan trước việc chung của tiệm, khi bị phạt, coi chừng chính mình cũng liên đới.

Coi tiệm là của chung, việc của tiệm là việc nhà mình, có vậy mới có trách nhiệm cùng nhau xây dựng tạo thêm khách cho tiệm, nhắc nhau tuân thủ qui định của ngành nail, kinh doanh an toàn và vệ sinh, đó mới chính là tác phong của thợ nail chuyên nghiệp.

1. “Làm ơn mắc oán” trong chính tiệm nail của mình là có thật

 

Tại tiệm nail ở Indiana, chủ tiệm là 2 vợ chồng Việt Nam. Vợ lẫn chồng đều có tay nghề giỏi nên tiệm luôn đông khách. Khách thì có nam lẫn nữ và nhiều khi đến tiệm còn mang theo con nhỏ. Một hôm có khách da màu đem theo đứa con trai khoảng 6 tuổi rất hiếu động.

Ông chủ tiệm luôn để mắt tới cậu nhóc với vẻ thân thiện. Người mẹ vừa chuẩn bị được làm móng chân thì cậu bé đòi đi tiểu. Ông chủ tiệm liền đưa cậu đến restroom, đẩy cửa cho cậu bước vào, khi người mẹ lên tiếng nhờ ông dẫn nó đi hộ. Vốn tính cẩn thận, ông đứng ngoài vì sợ nó loay hoay trợt té. Chợt thằng nhỏ nhô đầu ra, nói không thể kéo zipper quần.

Ông nghĩ chuyện zipper bị vướng không kéo được là bình thường, nên ông đầy cửa vào kéo giúp nó xong bước ra liền. Người mẹ làm nail xong, vui vẻ dẫn con ra về. Vậy mà khoảng nửa tháng sau, có trát tòa báo bà khách kiện ông tội xâm phạm thân thể bé trai.

Ông chủ tiệm tức lộn ruột, rõ ràng bà khách nhờ ông dẫn nó đi restroom dùm. May nó là con trai, nếu là con gái thì nguy to rồi. Ông chặc lưỡi, ở xứ Mỹ này thật phiền phức, chắc bà khách lại nghĩ ông như gã thượng nghị sĩ nào đó dụ dỗ bé trai làm chuyện bậy bạ mà báo chí từng nói. Hậu quả là ông vướng kiện tụng và phải nhờ luật sư giải quyết.

Đây là tình huống mà chúng ta phải cảnh giác. Tốt nhất hãy để mẹ đứa bé dẫn đi vệ sinh xong rồi làm nail tiếp cũng được. Sự sốt sắng và cách hành xử kiểu người Việt mình với trẻ nhỏ, được cho là bình thường trong trường hợp này là không phù hợp với văn hóa Mỹ.

2. Khách yêu cầu nặn mụn

Vụ việc xảy ra tại cơ sở dạy nghề nail ở Los Angeles. Một bà khách người Mễ bỗng la lối ầm ĩ trong tiệm do thợ nail mới vào tiệm được 1 ngày từ chối yêu cầu nặn mụn đầu đen cho bà. Cô thợ thì lý giải thợ nail không có quyền nặn mụn cho khách. Bà khách thì nói những cô thợ khác trong tiệm vẫn thường nặn mụn hộ bà (do bà tip rất hậu).

Việc này cần khôn khéo với khách, về luật thì không cấm thợ nail nặn mụn cám hay mụn đầu đen cho khách, miễn là an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, việc từ chối của thợ cũng không sai, nhưng cần khéo léo tránh làm khách phật ý. Cách hay là nhờ thợ nail khác làm giúp sau khi nhã nhặn giới thiệu cho khách thợ làm thay với lời giải thích phù hợp.

3. Chủ tiệm không đứng tên Giấy phép kinh doanh

Tại cơ sở dạy nghề nail ở Illinois, chủ tiệm mới lần đầu sang tiệm và làm chủ. Do sang tiệm của bà chị ruột, nên cô chủ mới không sang tên vì sợ tốn kém, hơn nữa tiệm là của chị em trong nhà. Hậu quả là sau khi bị State Board kiểm tra, tiệm bị rút giấy phép và bị phạt.

Kinh nghiệm này rất rất quan trọng, sang tiệm phải gắn liền với sang tên. Khi đổi tên, không thể dùng giấy phép có tên người khác mà cần dùng đúng giấy có tên mình mà kinh doanh.

4. Thợ bị phạt vì tiệm không có license kinh doanh nail

Nghe có vẻ vô lý, nhưng lại có thật. Một thợ nail mới ra trường, xin vào một tiệm nail được 1 tháng thì tiệm bị phạt vì không có license. Rồi cô thợ này nhận được giấy phạt hơn $1,000. Cô rất ngạc nhiên, tiệm không có license thì phạt tiệm, sao phạt luôn thợ nail.

Thường tiệm bị phạt, thợ cũng bị phạt do trách nhiệm liên đới. Vậy việc nhắc nhở lẫn nhau tuân thủ qui định ngành nail là cần thiết. Thợ nail quan niệm cái này là chuyện của chủ, cái nọ là trách nhiệm của chủ, bàng quan trước việc chung của tiệm, khi bị phạt, coi chừng chính mình cũng liên đới.

Coi tiệm là của chung, việc của tiệm là việc nhà mình, có vậy mới có trách nhiệm cùng nhau xây dựng tạo thêm khách cho tiệm, nhắc nhau tuân thủ qui định của ngành nail, kinh doanh an toàn và vệ sinh, đó mới chính là tác phong của thợ nail chuyên nghiệp.

5. Bị khách “complain” oan

rot mong gel

Có thợ làm lâu năm, tay nghề rất giỏi, khách hẹn rất đông. Một hôm bỗng một bà khách complain dữ dội, nói móng bột của bà do cô làm, bị bong sút ra mấy móng. Cô thợ vui vẻ xem lại tay khách, cô biết do khách mới làm nail về đã vội làm việc nặng hoặc ngâm tay vào hóa chất tẩy rửa mạnh hay nước nóng nên móng mới bị sút ra nhiều vậy nhưng cô vẫn vui vẻ sorry khách và tiến hành sửa móng ngay.

Sau khi làm xong, cô vui vẻ nhắc nhở cách chăm sóc móng đúng cách. Đây là kinh nghiệm quý và cần có ở người thợ lành nghề. Thái độ hằn học, cự lại lời khách khi ấy chưa hẳn là khôn ngoan. Còn xử sự như người thợ trên, không phải là tự ti, mà là khôn khéo biến chuyển tình huống trước sự nóng giận của khách (dù bị complain oan) thành cơ hội tiếp cận khách, làm khách vừa lòng hơn.

Theo Vnailpro